Thông tư
của bộ giao thông vận tải số 06/2004/TT-BGTVT
ngày 31 tháng 3 năm 2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định
số 23/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quy định niên hạn
sử dụng của ô tô và ô tô chở người
Thi hành khoản 1 Điều 11 của Nghị định số 23/2004/NĐ-CP ngày 13/01/2004 của Chính phủ (sau đây gọi là Nghị định 23) về quy định niên hạn sử dụng của ô tô tải và ô tô chở người (sau đây gọi chung là ô tô), Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc thực hiện như sau:
I. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh về niên hạn sử dụng của ô tô nêu tại Điều 1 của Nghị định 23 bao gồm ô tô tải (ô tô chở hàng), ô tô tải chuyên dùng (ô tô chở hàng chuyên dùng) và ô tô chở người tham gia giao thông đường bộ:
a. Ô tô tải là ô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu dùng để chuyên chở hàng gồm: ô tô tải thông dụng có thùng hàng dạng hở (có thể có mui phủ) hoặc dạng hộp, ô tô tải tự đổ, ô tô tải có cần cẩu (bao gồm cả ô tô tải có thiết bị nâng hạ hàng), ô tô tải bảo ôn (bao gồm cả ô tô tải đông lạnh), ô tô tải VAN (ô tô tải thùng kín có khoang chở hàng liền với cabin);
Ô tô vừa chở người vừa chở hàng (ô tô bán tải) có tải trọng (trọng lượng chuyên trở cả người và hàng) từ 950kg trở lên;
b) Ô tô tải chuyên dùng là ô tô tải có kết cấu và trang bị đặc biệt để chuyên trở một loạt hàng hóa nhất định gồm: ô tô chở ô tô con, ô tô chở xe máy thi công, ô tô chở rác, ô tô xi tec, ô tô đầu kéo, ô tô chở bê tông ướt, ô tô chở bình ga;
c) Ô tô chở người là ô tô có kết cấu và trang bị để trở người không kinh doanh vận tải, có số chỗ ngồi từ 10 trở lên (kể cả chỗ người lái) và ô tô chở người chuyên dùng;
d) Các loại ô tô khác không nêu tại điểm a, b, c, khoản 1 Điều 2 của Nghị định 23.
2. Trong các đối tượng không áp dụng quy định về niên hạn sử dụng nêu tại các điểm b và điểm c Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 23 thì ô tô vừa trở người vừa chở hàng (ô tô bán tải) loại nhỏ và ô tô chuyên dùng được hiểu như sau:
a. Ô tô vừa chở người vừa chở hàng loại nhỏ là ô tô có kết cấu nguyên thủy thành hai khoang riêng biệt: khoang trước là cabin chở người có hai hàng ghế, khoang sau chở hàng dạng hở hoặc kín có thể liền hoặc không liền với cabin; có tải trọng (trọng lượng chuyên chở cả người và hàng) dưới 950Kg;
b. Ô tô chuyên dùng là ô tô có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng, công dụng nhất định như: ô tô chữa cháy, ô tô quét đường, ô tô hút chất thải, ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô bơm bê tông, ô tô cần cẩu, ô tô thang, ô tô khoan, ô tô cứu hộ (ô tô kéo xe hỏng), ô tô chở tiền, ô tô truyền hình lưu động, ô tô dò sóng lưu động, ô tô rải nhựa đường, ô tô kiểm tra và bảo dưỡng cầu, ô tô kiểm tra cáp điện ngầm, ô tô chụp X-quang, ô tô phẫu thuật lưu động.
II. Xác định niên hạn sử dụng của ô tô
1. Niên hạn sử dụng của ô tô được tính theo năm.
2. Năm sản xuất của ô tô được xác định theo thứ tự ưu tiên sau:
a. Số nhận dạng ô tô (số VIN);
b. Các tài liệu kỹ thuật: Catalog, sổ tay thông số kỹ thuật, phần mềm nhận dạng hoặc các thông tin của Nhà nước sản xuất;
c. Thông tin trên nhãn mác nguyên thủy của Nhà nước sản xuất được gắn hoặc đóng trên ô tô;
d. Hồ sơ lưu trữ như: Giấy chứng nhận chất lượng; Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với ô tô sản xuất trong nước; Biên bản kiểm tra hoặc nghiệm thu. Giấy chứng nhận chất lượng phương tiện cơ giới đường bộ cải tạo đối với ô tô cải tạo; Hồ sơ gốc do cơ quan công an quản lý; Chứng từ nhập khẩu.
3. Ô tô không có đủ tài liệu, hồ sơ, cơ sở nêu tại mục 2 trên đây được xem là không đủ căn cứ xác định năm sản xuất và phải ngừng hoạt động từ ngày 01/2/2005 theo quy định tại các điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 của Nghị định 23.
III. Lộ trình thực hiện
1. Từ ngày 01/2/2005 ngừng hoạt động đối với:
a. Ô tô tải (bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng) có thời gian sử dụng trên 29 năm (ô tô sản xuất trước năm 1976) hoặc không đủ căn cứ xác định năm sản xuất;
b. Ô tô chở người (bao gồm cả ô tô chuyển đổi công năng) có thời gian sử dụng trên 23 năm (ô tô sản xuất trước năm 1982) hoặc không đủ căn cứ xác định năm sản xuất.
2. Từ ngày 01/2/2006 ngừng hoạt động đối với:
a. Ô tô tải (bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng) có thời gian sử dụng trên 27 năm (ô tô sản xuất trước năm 1979);
b. Ô tô chở người (bao gồm cả ô tô chuyển đổi công năng) có thời gian sử dụng trên 22 năm (ô tô sản xuất trước năm 1984).
3. Từ ngày 01/2/2007 áp dụng qui định về niên hạn sử dụng đối với:
a. Ô tô tải (bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng) có thời gian sử dụng trên 25 năm (ô tô sản xuất trước năm 1982);
b. Ô tô chở người có thời gian sử dụng trên 20 năm (ô tô sản xuất trước năm 1987);
c. Ô tô chở người đã chuyển đổi công năng từ các loại ô tô trước ngày 01/1/2002 có thời gian sử dụng trên 17 năm (ô tô sản xuất trước năm 1990).
IV. xử lý ô tô chở người quá niên hạn sử dụng
Ô tô chở người không kinh doanh vận tải quá niên hạn sử dụng theo lộ trình thực hiện nêu trên được phép chuyển đổi thành ô tô tải nhưng niên hạn sử dụng của ô tô tải đã chuyển đổi vẫn phải tuân theo quy định tại Nghị định 23 và Thông tư này.
V. Tổ chức thực hiện
1. Các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý đang khai thác sử dụng ô tô trong việc thực hiện Nghị định 23 và Thông tư này, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng ô tô sắp hết niên hạn có kế hoạch đầu tư, đổi mới phương tiện.
2. Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a. Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Nghị định 23 và Thông tư này đến mọi tổ chức, cá nhân đang khai thác sử dụng ô tô tại địa phương;
b. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt
3. Cục Đăng kiểm Việt
a. Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra đối với các đơn vị Đăng kiểm xe cơ giới trong toàn quốc trong việc thực hiện:
a.1. Gửi Nghị định 23 và Thông tư này đến tất cả chủ phương tiện để biết và thực hiện:
a.2. Xác định năm sản xuất, lập danh sách ô tô hết niên hạn sử dụng theo lộ trình thực hiện của Nghị định 23;
a.3. Thông báo cho chủ phương tiện có ô tô sắp hết niên hạn sử dụng ít nhất 02 lần trong thời gian 06 tháng trước khi ô tô hết niên hạn sử dụng:
a.4. Thông báo danh sách ô tô hết niên hạn sử dụng cho Phòng Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông các địa phương để theo dõi, kiểm tra, quản lý đồng thời thông báo công khai trên báo chí để có cơ sở cho nhân dân và chính quyền địa phương giám sát:
a.5. Giải quyết các thắc mắc, khiếu nại xung quanh việc xác định năm sản xuất của ô tô;
a.6. Báo cáo kịp thời danh sách ô tô đã và sắp hết niên hạn sử dụng về Cục Đăng kiểm Việt
b. Định kỳ hàng năm tập hợp danh sách ô tô đã và sắp hết niên hạn sử dụng theo lộ trình thông báo cho Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt để phối hợp theo dõi, kiểm tra, quản lý.
c. Giải quyết, xử lý các trường hợp có khiếu kiện theo đúng các quy định hiện hành.
d. Định kỳ 06 tháng một lần tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải việc thực hiện Nghị định 23 và đề xuất các giải pháp cần thiết.
4. Các Vụ: Khoa học công nghệ, Pháp chế, Vận tải, Cục Đường bộ Việt
5. Báo Giao thông vận tải, Báo Bạn đường, Tạp chí Giao thông vận tải và các Tạp chí khác thuộc ngành giao thông vận tải có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Nghị định 23 và Thông tư này, kịp thời đưa tin phản ánh việc thực hiện quy định về niên hạn sử dụng của ô tô.
6. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Giao thông vận tải để xem xét bổ sung, sửa đổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét