Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Nhung ky vat cua tuong linh QDND Viet Nam.html

Mục lục

Bài 1: Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên và chiếc đồng hồ in hình Bác Hồ

Bài 2 : Chiếc đài và vị tướng trở về từ “cõi chết”

Bài 3: Bốn kỷ vật của Đại tướng Văn Tiến Dũng

Bài 4 : “Chiến lợi phẩm”  của vị tướng anh hùng thu được của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

Bài 5: Tấm bản đồ chỉ đường cho Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu

Bài 6: Tám huy hiệu của Bác Hồ tặng Thượng tướng Phạm Thanh Ngân

Bài 7 : Khẩu thần công dưới nhà Đại tướng Chu Huy Mân

Bài 8 : Vị đại tướng đầu tiên và những kỷ vật vô giá

Bài 9: cây “đèn thần” của tướng Nguyễn Ngọc Doanh

Bài 10: “Phi đội quyết thắng” và kỷ vật của tướng Nguyễn Văn Tri

Bài 1: Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên và chiếc đồng hồ in hình Bác Hồ


Lần theo dấu chân và những kỷ niệm, nhà sưu tập Trần Thu Hằng, nhân viên Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã sưu tập được hàng ngàn kỷ vật của tướng lĩnh Việt Nam.

Quân đội ta là quân đội của dân, từ nhân dân mà ra. 60 năm qua, từ trong lòng dân, đã có bao người trở thành những vị tướng. Trên con đường trở thành những vị tướng ấy, biết bao gian khó, hy sinh. Lần theo dấu chân và những kỷ niệm, nhà sưu tập Trần Thu Hằng, nhân viên Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã sưu tập được hàng ngàn kỷ vật của tướng lĩnh Việt Nam. Mỗi kỷ vậy mà chị thu thập chứa đựng một câu chuyện đầy cảm động. Nhân dịp 60 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tiền Phong lần lượt kể về những kỷ vật ấy…

Là một trong số những tiến sỹ luật đầu tiên của nước ta, ông cũng là một trong số những người đầu tiên sáng lập ra tờ báo Thanh Nghị, tiếng nói của trí thức và sinh viên yêu nước Việt Nam lúc bấy giờ…Không một ngày qua trận mạc, nhưng ông lại được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin cậy, mời giao trọng trách Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ã"ng là tiến sỹ luật Phan Anh.

Từ nhà yêu nước trở  thành Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên

Vợ ông, bà Nguyễn Hồng Chỉnh kể rằng, sinh thời, chưa bao giờ ông nghĩ mình sẽ là Bộ trưởng Quốc phòng. Sau khi từ Pháp trở về, đi đến đâu, ông cũng cảm nhận khí thế sục sôi của nhân dân cả nước nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám, đối với giới trí thức

Sinh ngày 1 tháng 3 năm 1912, ở làng Tùng ảnh, xã Châu Phong, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Cha ông là cụ Phan Điện, một nhà nho yêu nước. Mẹ ông là cụ Võ Thị Cưu, làm nghề dệt lụa. Thủa nhỏ ông học hành chăm chỉ25, ông nhận bằng certificat ở Hải Phòng. Năm 1930, ông nhận bằng diplom tại Trường Bưởi. Năm 1933, ông nhận ba bằng tú tài, sau đó học trường Luật. Trong thời gian học trường Luật từ năm 1934-1937, ông tham gia hoạt động xã hội, là Chủ tịch Tổng hội Sinh viên và vào Đảng Xã hội Pháp. Vừa học, ông vừa tham gia dạy học ở trường Gia Long và trường Thăng Long. Năm 1937, ông sang Pháp du học, rồi nhận bằng tiến sỹ luật. Năm 1940, chiến tranh thế giới lần thứ hai xảy ra, ông quyết định rời nước Pháp trở về nước. Ã"ng tham gia đoàn luật sư Hà Nội và nhận làm luật sư cho toà đại hình quân sự. Ã"ng là một trong số những người đầu tiên sáng lập ra tờ báo Thanh Nghị, tiếng nói của trí thức và sinh viên yêu nước Việt Nam lúc bấy giờ.

trong đó có ông như là một sự kiện đột phá những mối lo âu, trăn trở, mở ra một chân trời mới, một con đường đầy hy vọng cho những người yêu nước Việt Nam. Trong những ngày cả nước bừng bừng khí thế nổi dậy giành chính quyền, ông từ Huế trở ra Hà Nội. Trên đường ra Bắc, ông được chứng kiến những đoàn thanh niên rầm rộ biểu tình, hô khẩu hiệu đả đảo chính phủ bù nhìn. “Được tận mắt chứng kiến khí thế cách mạng sục sôi của người dân Hà Nội, khái niệm về sức mạnh quần chúng đã thấm dần vào ông”, bà Chỉnh tâm sự.

Ngày 2 tháng 3 năm 1946, Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ nhất họp tại thủ đô Hà Nội. Trước ngày đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho gọi Phan Anh đến Bắc Bộ phủ. Chủ tịch nói: “Chúng ta cần phải thành lập Chính phủ Liên hiệp nhằm đoàn kết nhân dân, thống nhất hành động. Để thành lập Chính phủ Liên hiệp, Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng cần giao cho những người ở vị trí trung lập. Tôi đề cử chú nhận nhiệm vụ quan trọng đó”. Ã"ng xúc động nói với Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng: “Tôi rất cảm kích về sự gợi ý đó, nhưng để đáp ứng tinh thần của Chủ tịch, tôi xin đề cử một trí thức có cảm tình với cách mạng, đã từng học qua trường quân sự cao cấp Polytechnique ở Paà ông Hoàng Xuân Hãn”. Chủ tịch Hồ Chí Minh không tán thành và thuyết phục ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Chủ tịch Hồ Chí Minh an ủi: “Chú đừng ngại, tuy chú đảm nhận trọng trách Bộ trưởng Quốc phòng, nhưng không phải tập trung công việc vào chuyên môn quân sự vì đã có chú Võ Nguyên Giáp. Nhiệm vụ của chú là tập trung vào vấn đề chính trị, nhằm đoàn kết trong ngoài”. Thế là tiến sỹ Phan Anh trở thành Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.

Được Bác tặng đồng hồ, vì làm việc tốt

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Anh (bên trái) cùng Bác Hồ tại Việt Bắc năm 1950

Nhậm chức Bộ trưởng, việc đầu tiên ông Phan Anh cùng các cộng sự làm là thống nhất các lực lượng vũ trang, đặc biệt đưa những lực lượng vũ trang của phe đối địch với cách mạng vào sự quản lý thống nhất của Chính phủ. Ã"ng và ông Tạ Quang Bửu (khi đó là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) đã kiến nghị với Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư cách là Chủ tịch nước ban hành những sắc lệnh về tổ chức quân đội, bổ nhiệm những người phụ trách. Sau đó, hàng loạt sắc lệnh ra đời: Sắc lệnh số 34 ngày 25/3/1946, về tổ chức Bộ Quốc phòng; Sắc lệnh 35 ngày 25/3/1946,  cử các chức vụ: ông Nguyễn Ngọc Minh là Chủ nhiệm Bộ Quốc phòng, ông Hoàng Đạo Thuý- Chính trị cục trưởng, ông Phan Tử Lăng- Quân chính cục trưởng, ông Phan Văn Phác- Quân huấn Cục trưởng, ông Vũ Anh- Quân nhu cục trưởng, ông Vũ Văn Cẩn – Quân y cục trưởng, ông Lê Văn Chất – Quân pháp cục trưởng… Sắc lệnh 33/QP ngày 23/3/1946 xác định Vệ Quốc đoàn là Quân đội quốc gia nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngoài ra, ông còn đề xuất với Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc thành lập trường Võ bị Trần Quốc Tuấn.

Về công tác đối ngoại, ông nổi tiếng là người giỏi Pháp ngữ, nên được Bác Hồ trực tiếp cử tham gia phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đi dự hội nghị Fontainebleau ở Pháp cuối tháng 3 đến tháng 9 năm 1946, với tư cách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng thuyết trình viên chuyên về pháp luật. Ã"ng làm Bộ trưởng Quốc phòng cho đến năm 1947 thì chuyển qua làm Bộ trưởng Bộ Kinh tế.

Ngày 13 tháng 10 năm 1954, tại Sơn Tây, trong một cuộc họp Chính phủ trước khi về tiếp quản Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng thưởng Huân chương Độc lập cho linh mục Phạm Bá Trực, đồng thời tặng phần thưởng cho một số cán bộ trong Chính phủ có thành tích xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Riêng Tiến sỹ Phan Anh được Bác tặng chiếc đồng hồ Thuỵ Sỹ, hiệu Movado có hình Bác Hồ. Bác nói: “Với những đóng góp của chú trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhất là trong thời gian giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chú đã thực hiện tinh thần đoàn kết trong nước và quốc tế “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Nêu cao chính nghĩa vì độc lập, tự do của Tổ quốc… Chú xứng đáng được tặng phần thưởng này”. Từ đó, ông đã sử dụng và giữ gìn chiếc đồng hồ như một kỷ vật thiêng liêng trong suốt cuộc đời đi theo cách mạng. Năm 1985, chiếc đồng hồ bị hỏng, nhân chuyến công tác tại Thuỵ Sỹ, ông đã tìm đến tận nơi sản xuất ra chiếc đồng hồ để sửa chữa. Ã"ng mất vào ngày 28 tháng 6 năm 1990, khi trái tim ông ngừng đập, chiếc đồng hồ dừng nhằm lúc 1h15 phút.

Hiện chiếc đồng hồ của Bác Hồ tặng cố Bộ trưởng Phan Anh đang được lưu giữ như một kỷ vật quý hiếm tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Chị Trần Thanh Hằng, cán bộ sưu tập tâm sự: “Rất khó khăn, bà Nguyễn Hồng Chỉnh, vợ của cố Bộ trưởng mới trao kỷ vật đó cho chúng tôi. Chúng tôi hiểu đây là kỷ vật vô giá của gia đình”. Để trao kỷ vật đó, nhân ngày giỗ lần thứ 14 của ông, bà Chỉnh đã phải họp mặt toàn thể gia đình gồm 40 con cháu, sau khi mọi người đồng ý, bà mới quyết định trao chiếc đồng hồ này cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. “Ai đã Bác Hồ chiếc đồng hồ có hình ảnh Người và vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại tặng cố Bộ trưởng Phan Anh chiếc đồng hồ, chứ không phải là thứ khác. Đó vẫn là điều bí ẩn?”, chị Hằng tâm sự.                                       

Bài 2 : Chiếc 3;ài và vị tướng trở về từ “cõi chết”


Tướng Trần Văn Trân

Năm 1968, khi chiến trường miền Nam bước vào thời kỳ ác liệt nhất, Đại tá Trần Văn Trân được triệu về Bộ chỉ huy miền  ở Lộc Ninh để nhậm chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn 1. Nhân dịp  này, ông được tướng Hoàng Văn Thái tặng chiếc radio. Chiếc đài nhỏ đã theo ông đi khắp các chiến trường… Ngày được tin ông hy sinh, vợ ông đặt chiếc rađio lên bàn thờ mà hương khói. Chỉ sau này bà mới biết, chính trong thời gian đó, ông vẫn đang sống và hoạt động trong nhà tù của địch…

Thoát chết nhờ giả danh là lính thường…

Sau khi nhận chức vụ Sư đoàn trưởng Sư đoàn 1, Đại tá Trân được lệnh cơ động xuống đồng bằng chiếm lại vùng Bẩy Núi- An Giang. Để chuẩn bị cho trận đánh, một bộ phận từ biên giới Cămpuchia vượt sông đi trước. Còn ông cùng mấy anh em trinh sát và một trung đội đi nghiên cứu chiến trường, chuẩn bị cho đánh lớn. Hôm đó, địch lùng sục rất dữ. Trên trời, máy bay rình ngó, dưới sông tàu bo bo kiểm tra gắt gao. Phía trước, dọc sông Vĩnh Tế cách 1 km có trạm gác của bọn bảo an, mật độ gác dày đặc. Chờ mãi, đến sẩm tối, nghe tiếng tàu bo bo thưa dần, Sư trưởng Trân quyết định vượt kênh Vĩnh Tế. Với chiếc quần xà lỏn, ông cùng một số anh em men ra phía bờ kênh. Không ngờ, một đi đội biệt kích Mỹ đã ém sẵn ở đó. Ã"ng chỉ huy anh em đánh trả nhưng quân ta ít, lại phải đối mặt với lực lượng địch quá đông, nên hầu hết anh em hy sinh và bị thương. Ã"ng cũng bị thương nặng. Sư trưởng Trân quờ tay sang bên cạnh, đồng chí y tá đi theo bị trúng đạn đã tắt thở. Ã"ng với lấy túi thuốc của y tá quàng lên người. Bọn địch đến gần, rà soát thấy ông còn thở, chúng đưa ông về Cần Thơ. Chúng thu được trên người ông một khẩu CKC, một túi y tá có cao hổ cốt, cao khỉ với giấy tờ mang tên Nguyễn Văn Thương, Thượng sỹ đông y.
 Khi một số anh em đi cùng còn sống quay trở lại tìm không thấy thủ trưởng đâu, nghĩ rằng Trần Văn Trân đã hy sinh, liền báo về c! ho đơn vị.  Chính ủy sư đoàn Nguyễn Viên,  cử trinh sát  tiếp tục  đi tìm. Nhân dân vùng đó cho biết đã chôn cất một số anh em. Theo mô tả, có một người giống như ông Trân. Đơn vị đề nghị cho khai quật mộ kiểm tra, nhưng nhân dân cho biết nếu làm như vậy, bọn địch sẽ tàn sát, phá phách vùng này, gây khó dễ cho nhân dân. Đơn vị quyết định báo lên trên. Một thời gian sau, Bí thư Trung ương Cục Phạm Hùng nhận được giấy mật báo từ cơ sở cách mạng ở Cần Thơ. Giấy viết mấy chữ nguệch ngoạc: “Hiện trong nhà tù Cần Thơ có một tù binh tên là Thương, có em là Viên, Uynh. Nghĩ mãi, cuối cùng ông Phạm Hùng cũng luận ra đó chính là Sư trưởng Trần Văn Trân, vì Viên là Chính uỷ Sư đoàn 1, Uynh là Sư đoàn phó Sư đoàn 1. “Không thể để bọn địch biết Trân là cán bộ cao cấp”, ông Hùng ra lệnh phải nghi binh bọn địch, cho đơn vị làm lễ truy điệu cho Sư trưởng Trân bình thường, đồng thời thông báo về gia đình biết và cấp chế độ liệt sỹ.

Và mưu trí

Chiếc đài của tướng Hoàng Văn Thái tặng tướng Trân

Ba năm bị bắt làm tù binh, hơn 1.000 ngày trong nhà tù của địch. Chúng hết tra tấn lại dụ dỗ nhưng không thể khuất phục. Tại nhà tù Cần Thơ, ông được đồng đội tin cậy giao trọng trách Bí thư chi bộ nhà tù. Ã"ng được anh em tù nhân che giấu nên địch không hay biết.
Sinh thời, ông Trân kể rằng, có lần tên Vui là nhân viên nhà tù, quê ở Bến Tre bắt ông chữa bệnh di tinh. Ã"ng trả lời: lấy cái gì mà chữa, tôi làm gì có thuốc. Lần khác tên trung tá Mã Khắc Quy thẩm vấn ông: “Mày là Bí thư Đảng uỷ nhà tù Cần Thơ, phải không Thương?”. Ã"ng trả lời: “Các thầy bắt tôi, giấy tờ trong người là thượng sỹ đông y còn gì”. Mã Khắc Quy thử: “Có mấy thằng Việt cộng nói với tao tiêm nước dừa, huyết gà là tốt hơn xe rom, mày nghĩ sao?”. Ã"ng trả lời: “Tôi không thạo thuốc tây lắm nhưng đứng trước cái sống, cái chết và thiếu thốn, dùng nó là cần thiết, song có lẽ về khoa học không bằng thuốc tây, cao hổ cốt, cao khỉ. Hắn lại hỏi: “Mày nói xem, dụng cụ nấu cao gồm có gì?”. Ã"ng đáp: “ Hai cái chảo gang, một nồi đồng, một cưa sắt và một cái môi vớt bọt”. Đó là những câu trả lời của anh em tù nhân bày cho ông. Nghĩ lại mà phát hoảng, nếu ông chỉ trả lời sai những câu hỏi “cài bẫy” của chúng, dễ gì chúng tha cho ông. Không chỉ bị giam ở Cần Thơ, sau một lần đấu tranh, toàn trại Cần Thơ tuyệt thự! c trước lúc bầu cử tổng thống Thiệu, 800 tù nhân bị chúng đày ra Phú Quốc, Sư trưởng Trân là thương binh nên bị đưa về nhà tù Hố Nai- Suối Máu. 

Năm 1973, sau khi ra tù, Đại tá Trân được bố trí ra Hà Nội gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, và các đồng chí trong Quân uỷ Trung ương, được Ban tổ chức Trung ương cấp giấy chứng nhận toàn bộ tuổi Đảng trong tù. Nằm viện Quân y 108, ông được Tổng Bí thư Lê Duẩn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng tới thăm, động viên. Được 3 tháng, ông xin ra viện để gặp các tướng Song Hào, Lê Quang Đạo đề nghị cho ra đơn vị chiến đấu. Tướng Song Hào vỗ vai ông nói: “Vội gì, cậu cứ nghỉ ngơi, khôi phục sức khoẻ đã!”. Ã"ng trả lời: “ Thưa các anh, sức khoẻ của tôi hồi này hơn hồi đi B năm 1964. Vả lại, tôi được nghỉ ròng 3 năm trong tù rồi”. Tháng 11 năm 1973, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Sư đoàn 341, ông nhận quyết định Sư đoàn trưởng. Trước khi vơn vị, ông về thăm gia đình, lúc đi mang theo chiếc radio mà tướng Hoàng Văn Thái tặng. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, ông đã chỉ huy đơn vị tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, tham gia quân quản thành phố. Năm 1976, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó tư lệnh Quân đoàn 4. Năm 1979, ông giữ chức Phó viện trưởng Học viện Lục quân Đà Lạt. Năm 1985, ông là Tham mưu phó mặt trận 719, chỉ huy bộ đội chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn. Cũng năm này, ông được Nhà nước phong quân hàm thiếu tướng. Năm 1995, ông nghỉ hưu và qua đời năm 1997.

Với sự mưu trí của vị Sư trưởng, bọn địch không phát hiện được ông là cán bộ cao cấp của quân đội. Cho đến ngày18 tháng 3 năm 1973, ông được địch trao trả tại sông Thạch Hãn, Quảng Trị. Cởi bỏ quần áo tù, ông bơi một mạch sang bờ Bắc sông Thạch Hãn, không qua trạm liên hợp. Xe và cán bộ của Quân khu 4 đã chờ sẵn. Anh em đưa ông về Bộ tư lệnh B5. Lúc xe chạy vụt đi, bọn địch mới phát hiện được ông là cán bộ cao cấp, chúng biết đã trao trả nhầm nhưng đã muộn. Thế là sau 3 năm, 1 tháng 16 ngày, ông lại được mặc bộ quân phục Quân đội nhân dân Việt Nam. Tại Bộ tư lệnh B5, ông gặp lại những người anh em thân thiết như Lê Tự Đồng, Cao Văn Khánh, Nguyễn Hữu An,  được chiêu đãi một bữa tiệc thịnh soạn, nhưng nào ông có ăn nổi. Bát cơm chan đầy nước mắt bởi ông xúc động trước tình cảm sâu sắc của đồng đội, người thân.

Kỷ vật một thời

Bà Võ Bích Hà, vợ tướng Trân nhớ lại: “Mùa hè năm 1970, tôi nhận được giấy mời của Tổng cục Chính trị. Trong giấy mời chỉ ghi tóm tắt: “Đồng chí đại tá Trần Văn Trân, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 1, đã anh dũng hy sinh ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, trong lúc đang làm nhiệm vụ”, mời gia đình ra Hà Nội dự lễ truy điệu. Đọc xong tờ giấy, tôi bàng hoàng, sững người. Tim đau nhói, ông đi chiến trường biền biệt, lúc mất chẳng gặp vợ con. Tôi vừa thương ông ấy, vừa thương đàn cừa lo cho mình. Làm sao nuôi được các con khôn lớn, đứa bé nhất mới có 6 tuổi. “Nghĩ vậy, tôi nuốt nỗi đau, để tang thờ chồng. Ngày truy điệu ông ấy, bà Hồ Thị Bi ở Cục Chính sách- Tổng cục Chính trị trao chiếc radio lại cho gia đình. Tôi đặt chiếc radio, vật kỷ niệm còn lại của ông lên bàn thờ từ đó”, bà Hà tâm sự. Năm 1973, sau khi ra tù, chiếc radio lại theo ông suốt những ngày ra trận. “Suốt từ năm 1973, đến lúc mất  năm 1997, chiếc radio ông dùng mở nghe tin tức qua Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, tin tức quốc tế, trong nước, nắm tình hình phổ biến cho anh em đơn vị, bè bạn, người thân”, bà Hà nhớ lại.

Hôm chúng tôi vào thành phố Hồ Chí Minh, đến thăm bà cũng là để xin chiếc đài của ông về làm vật lưu niệm tại bảo tàng, chiếc radio do Nhật sản xuất lại được bà đặt trên bàn thờ, gần với ảnh ông. “Chỉ khác là lần này ông ra đi mãi mãi!”. Kể đến đây, bà Hà lấy khăn lau nước mắt. Bà đưa cho chúng tôi xem lại cuốn sổ tang. Những bức ảnh, những lời của đồng đội, người thân khắp mọi miền đất nước, ở nước bạn đến chia buồn, khóc thương, ca ngợi ông – một vị tướng trưởng thành từ liên lạc viên, với những trận đánh “xuất quỷ nhập thần”. Trên bàn thờ, bức ảnh ông,  vầng trán rộng, đôi mắt sáng, đầy vẻ hiên ngang. Đồng đội viếng ông hai câu: “Sống anh dũng, thác trường tồn”…

Lặng đi một hồi, bà quay ra bàn thờ thắp nén nhang, cúi xin ông, rồi lấy chiếc radio xuống. Bà ôm chặt nó vào lòng như muốn giữ lại hơi ấm từ kỷ vật thiêng liêng ấy. Bà rút chiếc khăn lau mấy giọt nước mắt lăn trên gò má nhăn nheo…Trao kỷ vật cho nhân viên bảo tàng, bà nói: “Nếu vì việc nghĩa, các cháu đưa về bảo tàng giáo dục các thế hệ sau, chắc ông cũng mãn nguyện”. Từ đó, chiếc radio mang ký hiệu 9350-K 1066, được trân trọng trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trong phần “Kỷ vật kháng chiến”.

Bài 3: Bốn kỷ vật của Đại t Văn Tiến Dũng

Ngay cả lúc chỉ huy chiến dịch ông cũng đội “mũ mềm”

Đại tướng Văn Tiến Dũng được giao trọng trách chỉ đạo trực tiếp nhiều chiến dịch lớn: từ chiến dịch Đường 9 Nam Lào (1971), Trị Thiên (1972), Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên (1975), Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh (4/1975)… Cũng bởi thế, ông là vị tướng đã để lại khá nhiều kỷ vật cho Bảo tàng Quân đội Việt Nam. Mỗi kỷ vật ông để lại, là một câu chuyện giản dị nhưng đầy ý nghĩa.

Tướng ra trận mang theo… nồi

Sinh ngày 2/5/1917, ở xã Cổ Nhuế (Hà Nội), ngoài cái tên Văn Tiến Dũng, ông còn có bí danh Lê Hoài. Hoạt động cách mạng từ thời còn đang là anh công nhân của Xưởng dệt Hà Nội. Sau này, có lần ông tâm sự: “Chuyện tôi theo cách mạng cũng là chuyện tình cờ. Thời ấy, Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939) sôi nổi lắm, phong trào công nhân đấu tranh đòi tự do, dân chủ càng mạnh, nó cứ hút mình vào…”. Ã"ng trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương khi vừa tròn 20 tuổi. Nhìn cái vẻ thư sinh của chàng trai gốc Hà Nội, không ai nghĩ, cậu thanh niên Văn Tiến Dũng lại là một  người Cộng sản gan lì có tiếng. Trong đời hoạt động của ông, hơn ba lần bị giặc Pháp bắt giam, từng bị chúng kết án tử hình vắng mặt…

 Đầu những năm 1990, một số nhân viên Bảo tàng Quân đội đến nhà ông xin số ảnh ông chụp chung với Bác Hồ để trưng bày. Gạ mãi, ông dẫn chúng tôi đi thăm phòng lưu giữ những kỷ vật suốt thời kỳ hoạt động cách mạng: từ những kỷ vật thời kỳ ông làm Uỷ viên Thường vụ Uỷ Ban Quân sự Cách mạng Bắc Kỳ (Bộ Tư lệnh Quân sự miền Bắc Đông Dương), thời kỳ chỉ đạo vũ trang giành chính quyền ở các tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá tháng 8/1945… đ̓ những kỷ vật của thời kỳ ông là Cục trưởng Cục Chính trị Quân đội Quốc gia Việt Nam, Phó bí thư Quân uỷ Trung ương. Và nhất là những kỷ vật thời kỳ đầu năm 1948, khi ông được phong quân hàm thiếu tướng, lúc mới 31 tuổi.

Mỗi kỷ vật của ông, đều gắn với một câu chuyện đời thường nhưng đầy ý nghĩa. Chỉ tay vào hai chiếc nồi, ông kể: “Cuối năm 1974, đầu năm 1975, ăn tết xong, tôi trực tiếp đi thị sát chiến trường Tây Nguyên, để chuẩn bị cho chuyến đi, người cần vụ mang theo hai chiếc xoong (một xoong có cán, một không). Vào đến Quảng Bình thì người dân tặng tôi một con gà mái làm thịt, chú cần vụ định giết thịt luôn, nhưng tôi bảo “chú đừng thịt mà cứ mang theo”. Chú cần vụ cho gà vào lồng xách. Trên đường vào chiến trường, lúc đi xe, khi đi bộ. Dừng chân ở đâu thì cần vụ lại cho gà ăn, để nó đẻ trứng. Trong khẩu phần ăn ở chiến trường hồi đó, dù mình là Đại tướng, Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh nhưng cũng chỉ toàn lương khô và thịt hộp. Nên gà đẻ trứng nào thì cần vụ lại hấp trứng với cơm, coi như đó là một bữa ăn tươi”. Con gà mái đẻ ấy là nguồn sản sinh trứng bồi dưỡng cho Đại tướng trong suốt chiến dịch Tây Nguyên.

“Tướng mũ mềm”

Những người ở gần ông thường thấy tướng Dũng gắn bó rất chặt chẽ với chiếc mũ lưỡi trai mềm: kể cả khi đi họp, lúc ở chiến trường…thì ông đều đội. Bởi thế, có người vẫn thân thiện gọi ông là “Tướng mũ mềm”. Khi ông đã nghỉ, nhân viên bảo tàng đến hỏi xin chiếc mũ mềm mà ông vẫn thường đội về trưng bày, ông bảo “đó là vật bất li thân, làm sao cho được”. Rồi ông kể: “Năm 1965, máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc, ông đi thăm các đơn vị bộ đội pháo cao xạ ở Khu 4. Nắng Khu 4 cháy bỏng, nhưng bộ đội trực chiến phải ngồi trên mâm pháo, dưới cát nóng, trên trời nắng cháy, nhưng chiến sỹ lại phải đội trên đầu mũ sắt. Hỏi “anh em đội mũ sắt có nóng không?”, anh em bảo cũng, lại hỏi “thế có chịu được không?”, trả lời “chịu được!”. Sau chuyến đi ấy, hình ảnh những người lính pháo binh phải đứng giữa trời chống chọi với cái nóng cứ ám ảnh ông mãi. “Tôi cứ day dứt, phải nghĩ ra cái gì đó bọc chiếc mũ sắt cho anh em đỡ nóng”, ông tâm sự. Ã"ng liên tưởng đến chiếc mũ mềm, có lưỡi trai cứng bên ngoài của quân đội Pháp. Rồi quân đội của một số nước cũng có chiếc mũ lưỡi trai kiểu như vậy. Nghĩ vậy, ông gọi Cục quân trang lên hỏi: “Các anh xem có thể cải tiến được cái mũ không?”, rồi ông gợi ý những kiểu mũ có lưỡi trai của quân đội các nước. Cục quân trang về may một chiếc mũ cho Ã�! �ng đội thử, ông khen: “Thế này là tốt, chỉ cần chỉnh sửa chút ít và gắn sao vàng phía trước là đẹp”. Đội bình thường cái lưỡi trai có thể che nắng phía trước đỡ chói mắt, còn khi cần chỉ cần quay lưỡi trai ra phía sau thì sẽ che nắng được sau gáy. Từ đó, khắp các chiến dịch Tây Nguyên, Hồ Chí Minh, đi đâu ông cũng đội mũ mềm. Tại Đại hội Anh hùng chiến sỹ thi đua toàn miền Nam 1966-1967, chiếc mũ mềm bắt đầu được sản xuất hàng loạt cho bộ đội. Chiếc mũ được giữ trong quân đội đến năm 1992, thì được thay bằng mũ kêpi. 

Và đôi giày vạn dặm

Chị Trần Thanh Hằng, nhân viên Bảo tàng Quân đội kể rằng, trong một lần đến xin tướng Dũng những đôi giày mà

Những chức vụ Đại tướng Văn Tiến Dũng từng đảm nhiệm
Bí thư Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ 1944. Tháng 4 năm 1945, đồng chí được cử làm Uỷ viên Thường vụ ủy ban Quân sự Cách mạng Bắc Kỳ (Bộ Tư lệnh Quân sự miền Bắc Đông Dương), được phân công phụ trách tổ chức Chiến khu Quang Trung, kiêm Bí thư Khu uỷ Chiến khu Quang Trung. Tháng 8 năm 1945, đồng chí chỉ đạo vũ trang giành chính quyền ở các tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá. Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, đồng chí được giao nhiệm vụ lập chiến khu II (gồm 8 tỉnh phía Tây Bắc vàNam Bắc Bộ), làm Chính uỷ Chiến khu, tham gia Quân uỷ Trung ương. Tháng 12 năm 1946, đồng chí là Cục trưởng Cục Chính trị Quân đội Quốc gia Việt Nam, Phó bí thư Quân uỷ Trung ương. Đại đoàn trưởng kiêm Chính uỷ Đại đoàn 320. Tháng 11 năm 1953 đến năm 1954, đồng chí là Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1954, đồng chí là Trưởng đoàn đại biểu của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam trong ủy Ban Liên hiệp đình chiến thi hành Hiệp định Giơnevơ. Được thăng quân hàm Đại tướng năm 1974. Từ năm 1954 đến năm 1978, đồng chí là Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong kháng chiến chống Mỹ, đồng chí đã cùng các đồng chí trong Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo trực tiếp việc tổ chức huấn luyện xây dựng lực lượng vũ trang. Đồng chí, trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch: Đường 9 Nam Lào (1971), Trị Thiên (1972), đánh bại cuộc tập kích đường không của Mỹ đối với miền Bắc Việt Nam tháng 12 năm 1972, Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên (1975), Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh (4/1975). Từ tháng 5 năm 1978 đến năm 1986, đồng chí được Bộ Chính trị, Trung ương Đảng giao nhiệm vụ làm Phó bí thư thứ nhất Quân ủy Trung ương. Tháng 2 năm 1980, đồng chí là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

ông đã đi trong các chiến dịch Đường 9 – Nam Lào, Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh về làm vật trưng bày, mới nghe được câu chuyện khá thú vị: trong suốt những chiến dịch ấy, Đại tướng chỉ sử dụng đúng một đôi giày, do chính ông đặt một người thợ ở Hà Nội đóng. Hỏi vì sao? ông nói: “Vì kiểu chân tôi hơi khác loại, nên không đi được giày theo cỡ chung mà phải đặt đóng”.  Cũng chính thế, ông rất quý đôi giày đó. Trong suốt các chiến dịch mà ông trực tiếp chỉ huy, đôi giày đã được ông thay đế đến 5 lần. Cứ mòn đế ông lại đóng lại. “Chúng tôi phải năn nỉ mãi, Đại tướng mới “rút ruột” mang đôi giày tặng bảo tàng”, chị Hằng nói.

Trước khi mất, tướng Dũng còn tự tayng tặng Bảo tàng Quân đội khẩu súng ngắn K59, do Liên Xô viện trợ giúp Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, được Bộ Tổng tham mưu trang bị khi ông làm Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Khẩu súng ấy được ông dùng từ năm 1970 để tự vệ trên đường đi công tác tại các chiến trường. Ã"ng bảo: “Tuy khẩu súng được ông mang theo trong suốt các chiến dịch, nhưng chưa khi nào ông phải dùng nó”. Một lần, nhân ngày 30-4, ông đến Bảo tàng mang theo bộ quân phục, còn nguyên cả quân hàm Đại tướng tặng Bảo tàng. Sau đó một năm thì ông mất…     

Bài 4 : “Chiến lợi phẩm”  của vị tướng anh hùng thu được của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

Ã"ng Võ Viết Thanh năm 1970 , khi ông mới được phong Anh hùng LLVTND

Điều gây chú ý với chúng tôi là bộ sưu tập vũ khí cá nhân treo trên tường, trưng bày trong tủ. Toàn súng là…súng.

Mê súng từ nhỏ, trưởng thành từ một người lính “Biệt động Sài Gòn”, ông là một trong những người đầu tiên đặt chân vào Dinh Độc Lập, giải phóng Sài Gòn. Được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Với mỗi chiến công, ông đều có những kỷ vật là…súng. Ã"ng chính là cựu Chủ tịch UBNDTP Hồ Chí Minh Võ Viết Thanh.

“Bảo tàng” súng trong… nhà

Ngôi biệt thự số 9, đường Tú Xương, phường 7, quận 3 là nhà ông. Cánh cửa sắt hé mở. Biết chúng tôi hẹn trước, người giúp việc nói: “ông đang đợi trong nhà”. Mặc dầu ông đã rời nhiệm sở từ mấy năm nay, nhưng ông vẫn khá bận rộn. Sau hai lần lỡ hẹn, lần này chúng tôi gặp được ông, khi đó kim đồng hồ đã chỉ 21 h.

Dáng cao gầy, đi lại nhanh nhẹn, vầng trán rộng trên khuôn mặt cương nghị. Ã"ng nói vừa mới từ Tây Nguyên về, rồi sáng mai lại phải đi tiếp Cần Thơ. Công việc quá bận nên lỡ hẹn, mong chúng tôi thông cảm vì sự chậm trễ. Ã"ng đưa chúng tôi lên căn phòng lưu niệm của gia đình. Ã"ng cho biết, vật gì ở đây cũng gắn với ông, với những kỷ niệm về các trận đánh, về đồng đội, người thân, trong đó người còn, người mất. Chúng tôi ngạc nhiên vì ý thức giữ gìn và sự cẩn thận, tỷ mỷ của gia chủ.

Điều gây chú ý với chúng tôi là bộ sưu tập vũ khí cá nhân treo trên tường, trưng bày trong tủ. Toàn súng là…súng. Như đoán được ý nghĩ đó, ông lấy ra từng khẩu rồi kể: “Đây là Khẩu M-79 mang số hiệu A-90951, chiến lợi phẩm tôi thu được của bọn Mỹ năm 1963, khi chúng càn quét công xưởng ở Cồn Rừng, xã Thanh Phong, huyện Thanh Phú. Đây là khẩu AK kiểu báng gập Liên Xô sản xuất, mang số súng 61 K2615, do Xưởng sản xuất vũ khí của tỉnh đội Bến Tre trang bị cho, khi tôi là đại đội phó của xưởng năm 1964. Đây là khẩu súng ngắn K-59 do Liên Xô sản xuất mang số súng 6237, tỉnh đội Bến Tre trang bị năm 1968… “Tất cả các loại súng này là vật bất ly thân, lúc nào tôi cũng mang theo sử dụng khi chiến đấu”, ông tâm sự. Khẩu AK dùng ắn thẳng, khẩu M-79 dùng bắn cầu vồng, khẩu K-59 dùng tự vệ hoặc khi chỉ huy bộ đội chiến đấu. Với các loại vũ khí này, ông đã cùng đồng đội chiến đấu nhiều trận, diệt hơn 180 tên Mỹ Ngụy, bắn hỏng một tàu chiến, bắn rơi và phá huỷ 5 máy bay lên thẳng của địch, góp phần bảo vệ căn cứ, đảm bảo an toàn cho xưởng sản xuất vũ khí từ năm 1964 đến khi tiến hành chiến dịch Hồ Chí Minh.
Và khẩu súng bắn tỉa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

Hai trong số 4 khẩu súng tướng Thanh trao tặng bảo tàng (súng dài thu được của Nguyễn Văn Thiệu)

Cầm khẩu súng bắn tỉa trên tay, ông say sưa giới thiệu: “Còn khẩu súng bắn tỉa này do Bỉ sản xuất ( Made in Belgium), kính ngắm của Mỹ sản xuất số 5×32393 ( Made in USA). Khẩu súng dài 108cm; cỡ nòng 7,62. Khẩu súng tuyệt đẹp, thậm chí bảo tàng Lịch sử quân sự cũng chưa có khẩu súng kiểu này. Trên thân, báng súng có chạm khắc hoa văn hình hoa lá, cò súng đặc biệt mạ kim loại màu vàng”. Ã"ng kể rằng, trong chiến dịch Hồ Chí Minh với cấp bậc trung uý, chức vụ Chính trị viên Tiểu đoàn 4, Lữ đoàn đặc công biệt động 316. Ã"ng cùng đơn vị thực hiện nhiệm vụ đánh chiếm các mục tiêu Dinh Độc lập, Bộ tổng tham mưu ngụy, cầu Sài Gòn, cầu Rạch Chiếc và Trung tâm huấn luyện Quang Trung. Từ ngày 28 tháng 4, các mũi tiến công của đơn vị đã triển khai theo các hướng đánh chiếm các mục tiêu. Đêm 29 tháng 4, tôi cùng 3 cán bộ, chiến sỹ trinh sát đi hai chiếc xe hon đa 90 từ Tân Phú Trung đến Củ Chi, chỉ huy đơn vị đánh Trung tâm huấn luyện Quang Trung rồi từ đó phát triển mũi thọc sâu vào sân bay Tân Sơn Nhất… Khoảng 10 giờ ngày 30 tháng 4, nhóm trinh sát dưới sự chỉ huy của ông tới bên ngoài Dinh Độc Lập. Khi quân ta vào Dinh, ông nhờ một người trong Dinh chỉ đường lên lầu. Trước khi đến đây, ông không hề biết Nguyễn Văn Thiệu đã cao chạy xa bay, ở đây giờ chỉ còn tổng thống Dương Văn Minh cùng nội các chính phủ Việt Nam cộng hoà. Trong phòng Nguyễn Văn Thiệu đồ đạc bừa bộn, có rất nhiều súng ống, trang bị. Vốn mê súng từ nhỏ, khi nhìn thấy cây súng bắn tỉa khác lạ, ông bèn bảo chiến sỹ trinh sát thu giữ (sau này, ông đề nghị cấp trên c! ho phép ông được lưu giữ khẩu súng này-TG). Biết được tình hình ở đây có vẻ yên ổn, các công việc tiếp theo giao lại cho một trinh sát biệt động, ông cùng nhóm lao đến tư dinh của Nguyễn Văn Thiệu ở 161 Pasteur, Thiệu đã trốn chạy mấy ngày trước đó, ông gọi một trung đội đến chốt giữ, còn mình sang tư dinh của Trần Văn Hương…

Đứa con mồ côi trở thành Trung Tướng-anh hùng

Ã"ng sinh ra trên quê hương Bến tre, rợp bóng dừa. Tuổi thơ theo cha vào xưởng quân giới học chữ, học nghề lúc mới tròn 7 tuổi. Những năm tháng sống cùng cha ở Xưởng quân giới, “máu” thích súng đã ngấm trong ông. Lớn lên, tham gia Đội võ trang tuyên truyền. Năm 1959, cha mẹ ông đều bị địch bắt giam tại nhà tù Phú Lợi. Ngày 26 tháng 8 năm 1962, chúng giết hại, ném xác cha, mẹ xuống sông. Chuyện này ba năm sau ông mới được biết qua bà Ba Định, nguyên Phó tư lệnh quân giải phóng miền Nam. Từ đó, lòng căm thù nguỵ quyền sôi sục trong ông. Rồi ông tham gia Đội biệt động, bị địch bắt. Ra tù, lại về binh công xưởng, được đề bạt làm Phó giám đốc công trường Bến Tre, chuyên sửa chữa vũ khí, làm mìn thuỷ lôi. Ã"ng đã cùng đồng đội chiến đấu dũng cảm tiêu diệt nhiều phương tiện địch. Ã"ng được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 5 tháng 9 năm 1970.

Từ một cậu bé con mê súng, anh lính “biệt động”, ông trở thành Anh hùng, được thăng tới quân hàm Trung tướng. Ã"ng từng làm đến chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục An Ninh. Trước khi nghỉ hưu, ông là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dầu rất yêu quý những kỷ vật của mình, nhưng ông đã trao tặng cả bốn khẩu súng đó (ông đều có giấy phép sử dụng-TG) cho Bảo tàng lịch sử quân sự, trong đó c khẩu súng bắn tỉa thu được của Nguyễn Văn Thiệu. “Vì mỗi người dân cần phải có nhiệm vụ đóng góp hiện vật cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam cho các thế hệ sau, nhất là thế hệ trẻ”, ông nói.           

Bài 5: Tấm bản đồ chỉ đường cho Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu

Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu (thứ 2 từ phải qua) đang được má Sáu (thứ 3 từ phải qua) chỉ nơi đồn trú của địch trên bản đồ.

Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Huy Hiệu có lần kể rằng, trong cuộc đời “binh nghiệp” của mình, ông không bao giờ quên được hình ảnh má Sáu Ngẫu. Hình ảnh bà má miền Nam này đã in  đậm trong tâm trí của những người lính Trung đoàn 27 (do ông làm Trung đoàn trưởng), kể từ cái đêm má mở cửa cho ông cùng đồng đội vào nhà, rồi má lục đục lấy ra tấm bản đồ chỉ nơi đồn trú của địch…

Má Sáu Ngẫu và tấm bản đồ

Lúc này đã sẩm tối. Đội hình hành quân của Trung đoàn 27 tạm dừng ở một vạt cao su bên lộ. Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu ra lệnh cho mọi người tản ra theo đội hình chiến đấu, cử trinh sát đi kiểm tra khu vực tạm dừng, rồi triệu tập đồng chí Trịnh Văn Thư, Chính uỷ Trung đoàn, và tổ trinh sát hội ý. Ngồi phệt xuống bãi cỏ nghỉ chờ mọi người đến, Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu cau mày suy nghĩ. Anh tỏ vẻ lo lắng: Ngày mai Trung đoàn sẽ tiến công cửa Lái Thiêu để tiến vào Sài Gòn, vậy mà giờ này đơn vị vẫn chưa nắm được tình hình địch ở Lái Thiêu và tuyến tử thủ Sài Gòn. Trán ông lấm tấm mồ hôi, có giọt chớt vào mắt làm cay xè…

Theo lệnh của Sư đoàn, Trung đoàn của Nguyễn Huy Hiệu có nhiệm vụ là mũi tiến công, thọc sâu vào mở cửa Lái Thiêu. Dưới sự chỉ huy của Phó tư lệnh Sư đoàn Lê Quang Thuý, Trung đoàn theo đường Tân Uyên – Tân Ba vào đánh chiếm Lái Thiêu, bảo đảm thông đường đúng thời gian quy định. “Khó khăn lớn nhất đối với Trung đoàn lúc này là chưa nắm được địch và tình hình khu vực. Vậy mà chỉ có đêm nay nữa thôi, mọi việc phải quyết định rồi”, Chính ủy Trịnh Văn Thư nhớ lại.

Tấm bản đồ của má Sáu (ảnh phải)

Nhá nhem tối ngày 29 tháng 4, đội hình Trung đoàn đã đến Búng, triển khai sẵn sàng chiến đấu. Chính uỷ Trịnh Văn Thư, Tham mưu trưởng và trinh sát đã có mặt. Trung đoàn trưởng mở bản đồ, trải xuống đất rồi khoanh một vòng tròn đỏ, năm mái đầu chụm lại tìm cách đánh sao cho nhanh gọn và ít đổ máu. Để đảm bảo chắc thắng, chỉ còn một cách là phải quan hệ chặt chẽ với lực lượng tại chỗ của địa phương. Trung đoàn trưởng cùng Chính uỷ quyết định trực tiếp đi với trinh sát vào quận lỵ, phải dựa vào nhân dân để nắm địch. Trong lúc chưa biết bắt đầu từ đâu, thì tin từ Quân đoàn cho biết, ở chợ Búng, cách Lái Thiêu 3 km, có một gia đình cơ sở cách mạng. Đó là nhà má Sáu Ngẫu. Nhà má là một ngôi nhà tranh lụp xụp nằm ở giữa làng, bên cạnh đường 13. Trung đoàn trưởng quyết định phải vào quận lỵ ngay, tìm bằng được má Sáu Ngẫu.

Đêm đó, trời bỗng đổ mưa rào. Con đường vào quận lỵ chìm trong bóng tối và nước mưa. Tổ trinh sát đội mưa, lặn lội vượt qua bãi tha ma, bám theo hàng cây ven đường vào quận lỵ. Đến ngôi nhà nhỏ le lói ánh sáng đèn, Trung đoàn trưởng Hiệu, Chính uỷ Thư dừng lại phía ngoài, trinh sát vào nhà gõ cửa. Tiếng một bà già hỏi vọng ra: “Ai gọi gì đó!?”. Trinh sát trời: “Chúng tôi là Quân giải phóng, là bộ đội Cụ Hồ!”. Nghe đến tên Cụ Hồ, bà má mạnh dạn ra mở cửa, giơ cao ngọn đèn, nhìn kỹ từng chiến sỹ. Nhận ra là người của ta, má khẽ reo lên: “Hồ Chí Minh!”. Nhận được “mật khẩu”, biết chắc chắn đây là cơ sở cách mạng của ta, đồng chí trinh sát đáp lại mật khẩu: “Muôn năm!”. Má mừng quýnh lên, cầm tay từng chiến sỹ kéo vào nhà rồi khép cửa lại. Má kể, chồng má là ông Hai Nhượng trước đây hoạt động cách mạng bị địch bắt và giết hại hồi Tết Mậu Thân. Trong nhà hiện có con gái tên Phước 17 tuổi và cậu Đức 13 tuổi. Má cùng hai con tham gia hoạt động ở đây. Má đề nghị Trung đoàn trưởng có yêu cầu gì cần giúp thì cứ nói. Trung đoàn trưởng Hiệu đề nghị má cho biết tình hình địch và địa hình, đường đi vào quận lỵ Lái Thiêu. Rồi ông trải tấm bản đồ lên bàn, đối chiếu với lời má kể. Má khêu to ngọn đèn, nhìn tấm bản đồ rồi nói: “Bản đồ này má không quen, để má lấ! y bản đồ của má!”. Nói rồi, má vào nhà lấy tấm bản đồ đô thành Sài Gòn đưa cho chúng tôi. Má chỉ cho chúng tôi các trục đường, các vị trí đóng quân của địch và cho biết tình hình. Vừa nói, má vừa đánh dấu các vị trí: Hôm qua, địch đưa một tiểu đoàn bảo an từ Sài Gòn ra và hai khẩu pháo 175 từ Bình Dương về tăng cường cho Lái Thiêu. Từ trục lộ 13 vào Sài Gòn vấp trại Trung tâm huấn luyện Huỳnh Văn Lương. ở đây có khoảng 2.000 tên, có 2 chi đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn pháo. Ngoài ra còn có một số tàn quân từ nơi khác chạy về. Các vị trí trong khu vực được cấu trúc kiên cố liên hoàn, ngoài có nhiều lớp dây thép gai, xen kẽ chướng ngại vật. Ban đêm địch thiết quân luật. Cầu Vĩnh Bình địch gài mìn, chất đầy chướng ngại vật, cầu Lái Thiêu mới làm lại, hẹp, xe tăng ta khó qua được…

“Chúng con hứa sẽ trả thù cho má !”

Trung đoàn trưởng Hiệu và Chính ủy Thư cùng các trinh sát xin phép má lên đường. Má “xin” trực tiếp dẫn đường cho đơn vị. Thấy má đã ngoài 60 tuổi, lại đêm hôm mưa gió, Chính uỷ Thư động viên má và hứa: “Anh em trong đơn vị sẽ quét sạch bọn địch ở Lái Thiêu, trả thù cho má và bà con cô bá.

Có bản đồ, nắm được tình hình địch, Chính uỷ Thư và Trung đoàn trưởng Hiệu nhận định: Địch tuy đông, phòng thủ có chiều sâu, nhưng tổ chức ô hợp. Tàn binh chạy về gây tâm lý hoang mang. Trận đánh qua Lái Thiêu đập tan tuyến tử thủ Sài Gòn là hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ của Sư đoàn. Trung đoàn 27 đánh nhanh hay chậm đều ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian thọc sâu của Sư đoàn trong việc đánh chiếm mục tiêu. Vì vậy, bằng giá nào cũng phải tiến công đánh qua Lái Thiêu và tuyến tử thủ Sài Gòn theo đúng kế hoạch, thời gian. Quyết tâm của Trung đoàn là: “Nhanh chóng tiêu diệt địch ở chi khu và quận lỵ Lái Thiêu, bao vây chia cắt cô lập và bức hàng trung tâm huấn luyện của địch. Đồng thời nhanh chóng đánh chiếm cầu Bình Phước, cầu Vĩnh Bình và cầu Lái Thiêu, tạo điều kiện thuận lợi cho Sư đoàn thọc sâu, đánh vào các mục tiêu chủ yếu trong Sài Gòn”.

Nắm được tình hình địch, Trung đoàn lên phương án tác chiến và bắt đầu tiến công Lái Thiêu lúc 4h15’ sáng 30/4/1975. Sau 2 giờ liên tục chiến đấu, Trung đoàn 27 đã hoàn toàn làm chủ Lái Thiêu. Cánh cửa Bắc Sài Gòn đã mở nhưng quân địch ở cầu Vĩnh Bình vẫn chống cự ác liệt. Đánh chiếm cầu Vĩnh Bình, ngoài Trung đoàn 27 có Đại đội xe tăng của tiểu đoàn 66 tăng cường. Dưới sự chỉ huy dũng cảm mưu trí của đại đội trưởng Hoàng Thọ Mạc, đại đội đã phát huy tối đa sức đột phá của xe tăng. Đồng chí Hoàng Thọ Mạc nhảy xuống xe chỉ huy bộ đội chiến đấu, tiêu diệt địch giành giật với chúng từng mét đường để quân ta tiến qua cầu. Hoàng Thọ Mạc đã anh dũng hy sinh trước lúc quân ta làm chủ cầu Vĩnh Bình. (Sau chiến dịch này, Hoàng Thọ Mạc đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND).

Hoàn thành nhiệm vụ mở đường, Trung đoàn liên lạc với lực lượng địa phương do đồng chí Sáu Châu và nữ đồng chí Hai Mỹ dẫn đường cho Trung đoàn vào Sài Gòn đánh chiếm 13 mục tiêu của địch ở Gò Vấp.

“Trận đá Lái Thiêu, đập tan tuyến tử thủ Sài Gòn đánh chiếm các mục tiêu thắng lợi của Trung đoàn 27 có sự đóng góp của má Sáu Ngẫu. Với tấm bản đồ nội đô Sài Gòn do má Sáu Ngẫu cung cấp, Trung đoàn 27 cùng với các đơn vị trong Sư đoàn tiến đánh các mục tiêu chính xác, làm giảm rất nhiều thương vong cho Trung đoàn”, cựu Chính uỷ Thư khẳng định.

Sau trận đánh này, tấm bản đồ được Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu giữ lại làm kỷ niệm. Sau này, cứ đến ngày kỷ niệm 30 tháng 4, chiến sỹ các thế hệ Trung đoàn 27 lại truyền nhau câu chuyện năm xưa về má Sáu Ngẫu với cái tên rất đỗi thân thương trìu mến “Bà má tham mưu” của Trung đoàn. Với sự tích đó nhạc sỹ Văn Thành Nho sau này đã viết bài hát “Tấm bản đồ má trao”. Tấm bản đồ và bài hát đã đi vào truyền thống Trung đoàn.
Nguyễn Huy Hiệu được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1973. Bây giờ ông là Thượng tướng, ủy viên Trung ương Đảng, ủy viên thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Mới đây, đơn vị đã trao tặng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tấm bản đồ Sài Gòn và bức ảnh chụp tại nhà má Sáu Ngẫu. Tấm bản đồ đã trải qua chiến đấu, nhiều năm tháng nó không còn được nguyên vẹn nhưng nó vẫn là một kỷ niệm sâu sắc gắn với cuộc đời chiến đấu và ký ức của những người lính Trung đoàn 27, Trung đoàn Triệu Hải Anh hùng. Chị Trần Thanh Hằng, nhân viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết: “Tấm bản đồ, bức ảnh giờ trở thành hiện vật của Bảo tàng. Nó sẽ được trưng bày trân trọng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhân kỷ niệm 30 năm ngày hoàn toàn giải phóng miền Nam”.

Bài 6>

ze=”3″ face=”Times New Roman”>

Thượng tướng Phạm Thanh Ngân (thứ 2 từ trái qua) đón nhận Huân chương Sao Vàng do Nhà nước trao tặng Tổng cục Chính trị năm 2000 .

Bác Hồ tặng Ã´ng tám huy hiệu cho tám lần bắn rơi máy bay, được trực tiếp gặp Bác Hồ và Bác tặng ông chiếc đồng hồ có khắc chữ….

Trong cuộc đời binh nghiệp của tướng Phạm Thanh Ngân, có một điều khá thú vị là phần lớn những kỷ vật của ông đều gắn với những kỷ niệm về Bác Hồ: Ã"ng được Bác Hồ tặng tám chiếc huy hiệu, vì tám lần bắn rơi tám chiếc máy bay. Ã"ng cũng là một trong những Anh hùng không quân được trực tiếp gặp Bác Hồ, được Bác tặng chiếc đồng hồ có khắc chữ ở mặt sau “Bác Hồ tặng Phạm Thanh Ngân, tháng 12 năm 1968”…

Ã"ng khệ nệ  mang chiếc cặp đựng những kỷ vật của mình ra tìm chọn những thứ trao cho nhân viên bảo tàng. “Đây là 8 chiếc Huy hiệu Bác Hồ tặng sau mỗi lần bắn rơi máy bay Mỹ. Còn đây là chiếc đồng hồ do Liên Xô sản xuất, mặt sau khắc chữ” Bác Hồ tặng Phạm Thanh Ngân, tháng 12 năm 1968”. Còn đây là bức ảnh Bác Hồ chụp với Anh hùng chiến sỹ thi đua tiêu biểu hai miền Nam Bắc tại Phủ Chủ tịch ngày 20 tháng 7 năm 1968…”, Tướng Ngân bắt đầu câu chuyện với chúng tôi bằng những kỷ vật mà cả cuộc đời chinh chiến trận mạc ông gắn bó.

 Ã"ng kể: “Dạo đó đang là đầu mùa thu, 15 Anh hùng, chiến sỹ thi đua, thanh niên xung phong, du kích tiêu biểu, có nhiều thành tích chiến đấu và phục vụ chiến đấu xuất sắc ở hai miền Nam Bắc được mời đến Phủ Chủ tịch gặp Bác. Nhận được giấy triệu tậm của Quân chủng, tôi mừng lắm. Chỉ mong sao cho đến ngày được gặp Cụ, thế rồi ngày đó cũng đến”.

Bước chân vào Phủ Chủ tịch, một dãy bàn dủ khăn trắng, dưới vòm cây xanh mát, quanh vườn tràn ngập hương hoa ngọc lan và tiếng chim ríu rít. Bác ngồi giữa bàn, hai bên là hai chiến sỹ gái ở miền Nam mới ra. ở dãy đối diện có bác Phạm Văn Đồng. Đứng dưới gốc cây là nhà báo Bớc-sét. Chúng tôi kế tiếp nhau ngồi quanh hai bác. Trên bàn bày hoa, nước. Bác đã chuẩn bị sẵn mời chúng tôi. Bác hỏi thăm sức khoẻ của bộ đội và du kích, hỏi những khó khăn trong sinh hoạt và chiến đấu. Mỗi người đều được Bác hỏi chuyện. “Khi đến lượt tôi, Bác hỏi: “ Cháu kể chuyện đi?”. Tôi bẽn lẽn: “Thưa Bác, cháu kể chuyện về không quân ạ !”. Tôi lần lượt kể cho Bác nghe những trận chiến đấu của mình…
 Phạm Thanh Ngân bắt đầu tham gia chiến đấu từ tháng 6 năm 1966, khi địch đánh kho xăng Đức Giang ( Hà Nội) và Thượng Lý (Hải Phòng)…mở đầu bước leo thang mới đánh phá hệ thống xăng dầu và Thủ đô Hà Nội. Lúc đầu Phạm Thanh Ngân rất bỡ ngỡ, vì ngay cả ở dưới mặt đất còn chưa đánh địch bao giờ huống chi đánh chúng ở trên trời. Được đồng chí Trần Hanh truyền đạt cho một số kinh nghiệm, nhưng khi gặp địch trận đầu, địch rất đông, gấp hàng chục lần máy bay của ta, lần đầu tiên tham gia chiến đấu, Ngân không bắn rơi được máy bay Mỹ nào. Đến khoảng tháng 10, tháng 11 năm 1967, Phạm Thanh Ngân tham gia các trận chiến đấu dồn dập hơn. Lại được Nguyễn Văn Cốc bay cùng. Hai người thường bay yểm hộ cho nhau.

Chiếc đồng hồ Bác Hồ tặng
Phạm Thanh Ngân

Máy bay Mỹ mỗi khi đi đánh phá miền Bắc, tốp đi đầu là bọn cường kích F-105, theo sau là máy bay F-4, F-4C để yểm hộ. Thời gian đầu, Phạm Thanh Ngân không bắn được máy bay cường kích của địch. Mục tiêu lúc đó đặt ra là phải làm sao bắn rơi được bọn cường kích để chúng không ném bom phá hoại miền Bắc được, nhất là Hà Nội. Trận ngày 18 tháng 11 năm 1967, Phạmân phối hợp với tên lửa đánh một trận rất hay. Hôm đó một tốp máy bay của địch gồm 12 chiếc F-105 và 4 chiếc F-4 bám sau, xuất hiện trên bầu trời Yên Bái- Phú Thọ. Chúng bay từ Thái Lan sang, vòng xuống núp sau dãy núi Tam Đảo hướng vào Hà Nội. Sau khi phát hiện mục tiêu, Ngân nhanh chóng thông báo và lệnh cho máy bay số 2 công kích tốp  cường kích bên phải còn mình xông thẳng vào tốp bên trái, mặc dù biết phía sau máy bay F-4 của địch đang bám theo. “Tôi đột ngột tăng tốc độ, phóng một quả tên lửa thứ nhất vào tốp đi đầu, sau ít giây, máy bay địch bốc cháy. Lúc này tốc độ tiếp cận rất lớn, tôi cho máy bay vọt  lên rồi phóng quả tên lửa số 2 tiêu diệt chiếc F-105 thứ 2 của địch. Cùng lúc, máy bay số 2 cũng phóng tên lửa vào tốp máy bay bên phải, một máy bay địch trúng đạn bốc cháy”, ông nhớ lại. Trận đó biên đội của Ngân bắn rơi 3 chiếc, tên lửa đối không của ta cũng hạ được 6 chiếc, trong đó có một chiếc F-105 do một tên đại tá phi công Mỹ lái. Đây lÃ!   trận đánh hiệp đồng tuyệt đẹp của không quân và tên lửa phòng không. Trong 2 ngày tiếp theo, biên đội của Ngân bắn rơi thêm 2 chiếc nữa…”.

Với thành tích bắn rơi 8 máy bay Mỹ, chỉ huy đơn vị bắn rơi 8 chiếc khác, Phạm Thanh Ngân được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang năm 1969. Từ năm 1989 đến năm 1996, ông là Tư lệnh Quân chủng Không quân. Từ năm 1998 đến năm 2001, ông là Chủ nhiệm Tổng cục Chinh trị. Khi đã là Uỷ viên Bộ Chính trị, Thượng tướng- Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, ông vẫn nhớ như in những ngày tháng chiến đấu oanh liệt đó. Hiện ông là Trưởng ban chỉ đạo tổng kết chiến lược về quân sự và quốc phòng trực thuộc Bộ Chính trị. 

Thượng tướng Phạm Thanh Ngân hồi tưởng: “Tôi kể xong, bác Phạm Văn Đồng hỏi tiếp: “Thế đồng chí lái được loại máy bay gì?” Tôi trả lời: “Thưa Bác, cháu lái được MIG 17 và MG-21”. Bác Đồng lại hỏi: “Thế đồng chí lái máy bay nào tốt hơn”. Tôi trả lời: “Thưa bác, cháu lái máy bay MiG-21 tốt hơn ạ”. Bác Đồng lại hỏi: “Thế đồng chí bay được bao nhiêu giờ rồi?”. Tôi đáp: “Thưa, được khoảng 200 giờ ạ!”. Thế số anh em mới về lái có tốt không?. Tôi trả lời: “Dạ thưa, số anh em mới về trẻ, khoẻ có kiến thức nhưng chưa có kinh nghiệm thực tiễn. Các đồng chí ấy tương lai sẽ rất giỏi ạ !”…

Nghe tôi báo cáo xong, Bác Hồ căn dặn: “Các chú phải chăm  học tập, rèn luyện hơn nữa, càng học tập, càng tiến bộ, càng tiến bộ thì đánh địch càng giành thắng lợi”. Tôi nhìn Bác lòng dâng trào cảm động.

Ã"ng lấy từng kỷ vật. Chiếc đồng hồ đeo tay nhìn như còn mới. Ã"ng nói: “đây là chiếc đồng hồ của Bác Hồ tặng cho những người bắn rơi nhiều máy bay Mỹ khi Người đến thăm Quân chủng Phòng không-Không quân. Tôi giữ nguyên trong hộp làm kỷ niệm từ đó đến giờ. Chợt nhớ ra điều gì, ông chạy vào buồng lấy ra chiếc mũ bay. Ã"ng nói: “Còn đây nữa, chiếc mũ này cùng tôi lập chiến công bắn rơi 8 máy bay Mỹ từ năm 1966-1969. Tất cả những gì quý nhất trong cuộc đời chiến đấu, tôi trao cho bảo tàng để góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ Bộ đội Cụ Hồ.

Bài 7 : Khẩu thần công dưới nhà Đại tướng Chu Huy Mân

>

Đại tướng Chu Huy Mân

Trong số tướng lĩnh Việt Nam, Đại tướng Chu Huy Mân có niềm tự hào riêng, ông là vị tướng duy nhất có “thâm niên” tuổi Đảng trùng với “thâm niên” của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng bao nhiêu tuổi, tuổi Đảng của ông cũng bấy nhiêu năm. Chuyện ông phát hiện được khẩu thần công ở ngay dưới ngôi nhà mình cũng là cả một câu chuyện kỳ thú…

Súng thần công dưới nhà Đại tướng

Từ cái đận, nhà văn Chu Lai cho ra đời tác phẩm “Hà Nội Phố”, người dân Hà Nội vẫn thường gọi phố Lý Nam Đế là “phố nhà binh”. Nhiều năm nay, Đại tướng Chu Huy Mân và gia đình đã sống với cái vui, cái buồn của con phố nhỏ này. Nhà ông ở số 36, Lý Nam Đế.

Năm 2001, gia đình ông đang sửa nhà để chuẩn bị cho lễ mừng thọ lần thứ 90 của vị tướng già. Buổi sáng ngày 25 tháng 5, tốp thợ đào đường ống cũ sau nhà, đến độ sâu 80 cm, phát hiện một vật gì rất rắn, họ lấy xà beng chọc xuống không nhầm nhò gì. Họ càng đào, càng thấy vật này khá dài bèn báo với gia đình.

Tốp thợ tiếp tục đào rộng ra. Đến khi chiếc hố đào rộng ra, chu vi dễ gần đến 2 mét, thì vị tướng già phát hiện đó là một khẩu thần công. “Tôi gọi anh tổ trưởng, tổ chức hơn 10 người dùng chão, ròng rọc đưa lên khỏi mặt đất rồi khênh ra đây, rửa sạch. Tôi loay hoay tìm trên súng có đặc điểm gì không? không thấy chữ gì, lâu quá, súng han gỉ, không còn nhìn ra chữ gì nữa…”, Đại tướng nhớ lại.

Người dân Lý Nam Đế biết chuyện ai cũng ngỡ ngàng: súng thần công của các bậc tiền bối

Khẩu súng thần công của tướng Chu Huy Mân đang được trưng bày tại bảo tàng

để lại ngay dưới lòng đất, thuộc khuôn viên ngôi nhà của đại tướng, ở “phố nhà binh”. Phải chăng các bậc tiền bối đã ban cho đại tướng súng thần công này (?).

Còn con trai ông, dự định sẽ rửa sạch khẩu thần công, xây một bệ đá thật đẹp ở trước cửa đặt khẩu thần công lên đó, để mọi người đến đây có thể chiêm ngưỡng nó.  “Nhưng buổi trưa ăn cơm xong, tôi bật ti vi xem bản tin thời sự của Đài truyền hình Việt Nam thấy Quốc hội đang thảo luận về Luật Di sản Văn hoá. Tôi nghĩ đây là tài sản quốc gia, mọi người dân phải có trách nhiệm đóng góp hiện vật cho bảo tàng, để giữ gìn, bảo quản được lâu dài, phát huy tác dụng trong công tác nghiên cứu và giáo dục. Tôi nghĩ ngay đến chuyện phải chuyển ngay khẩu súng thần công này đến Bảo tàng Quân đội (nay là Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam) theo Luật di sản. Đầu giờ buổi chiều, tôi lập tức gọi điện cho anh Lê Mã Lương, Giám đốc bảo tàng, để anh ấy cử cán bộ tới chuyển về bảo tàng trưng bày”, đại tướng nói.

Chị Trần Thanh Hằng, nhân viên được Bảo tàng cử đến nhận khẩu súng thần công kể: “Chiều đó, ông đưa chúng tôi tới góc vườn, nơi khẩu súng thần công đã được đưa lên khỏi mặt đất và được rửa sạch bùn đất. 15 giờ 30 phút cùng ngày, khẩu súng thần công được cẩu lên xe chuyển về bảo tàng, được đặt trưng bày dưới chân kỳ đài Hà Nội.

Trước khi đưa ra trưng bày, Bảo tàng mời các chuyên gia về súng thần công của Bảo tàng Lịch sử và Viện Khảo cổ học đến xác định niên đại. Các nhà nghiên cứu căn cứ vào hình dáng cấu tạo, chất liệu, cỡ nòng, độ dài đưa ra kết luận: Súng thần công được chế tạo từ thời Nguyễn có niên đại khoảng cuối nửa thế kỷ XIX. Khẩu thần công này có khả năng các cụ xưa dùng bảo vệ thành Hà Nội.Sau đó ít lâu, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Đại tướng Chu Huy Mân đến thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã chụp ảnh lưu niệm cạnh khẩu thần công này.

Và chiếc đồng hồ Bác tặng

  Chu Huy Mân (bên trái) tại đài quan sát chiến dịch F2 tháng 6/1972

Với vóc dáng đậm, nhanh nhẹn, vầng trán rộng, nước da hồng hào, nét mặt cương nghị, khó ai đoán được ông đã ở tuổi ngoài 90. ở ông toát lên một phẩm chất đặc biệt, một tính cách mạnh mẽ. Ngoài khẩu súng thần công, ông đã hiến tặng bảo tàng 5 kỷ vật quý giá của cuộc đời quân ngũ, cuộc đời của vị tướng cầm quân đánh giặc gan góc, lừng lẫy một thời ở chiến trường Khu 5.

Trong số kỷ vật đó có chiếc đồng hồ Wyler do Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng ông tháng 5 năm 1957. Hỏi vì sao Bác Hồ lại tặng đồng hồ cho ông, ông bảo: “Hồi đó ông Cụ chỉ nói ngắn gọn “Bác tặng đồng hồ cho chú vì chú có thành tích giúp Đảng, nhân dân cách mạng Lào xây dựng lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống Pháp”. Mặt sau chiếc đồng hồ khắc chữ Hồ Chí Minh bằng chữ  Hán. Đây là một trong ba chiếc đồng hồ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho ba cán bộ quân đội có đóng góp công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp (Đại tướng Chu Huy Mân, đồng chí Nguyễn Chánh- Tổng cục trưởng Tổng cục Cán bộ và đồng chí Nguyễn Bá Phát- Cục trưởng Cục bờ biển).

Ã"ng cười hiền hậu và nói với chúng tôi, đã có lúc nghĩ lại, tôi muốn đề nghị bảo tàng cho mượn lại chiếc đồng hồ, tôi sẽ đặt làm một chiếc hộp sơn son thếp vàng thật đẹp đặt trên bàn thờ gia đình, để tôi luôn được nhớ lại những kỷ niệm của những năm tháng đánh giặc dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự dìu dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi tôi đi theo Bác Hồ, gia đình sẽ gửi lại bảo tàng. “Nghĩ vậy, nhưng làm sao mình phạm Luật di sản văn hoá được.

Hiện vật bảo tàng là tài sản vô giá của quốc gia, của dân tộc, nó có những nguyên tắc riêng. Hiện vật được lưu giữ và trưng bày ở bảo tàng có tác dụng giáo dục lòng yêu nước và những tình cảm cách mạng trong sáng cho các thế hệ đặc biệt là thế hệ trẻ là tốt lắm”, ông tâm sự.


Vị Đại tướng duy nhất vào Đảng
từ năm 1930

Ã"ng tên thật là Chu Văn Điều, quê ở xã Yên Lu, tổng Yên Trường, phủ   Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Nay là xã Hưng Hóa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Tham gia cách mạng từ năm 1929, được phân công làm Phó đội Tự vệ đỏ. Cuối năm 1930, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Ã"ng từng bị thực dân Pháp bắt giam lần thứ nhất vào tháng 6 năm 1931. Tháng 5 năm 1935, ông  đổi tên là Chu Huy Mân. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1954, ông là Chính ủy Đại đoàn 316. Trưởng đoàn Cố vấn chuyên gia giúp Cách mạng Lào xây dựng lực lượng vũ trang, giữ cương vị Đoàn trưởng Đoàn 100 (Đoàn chuyên gia Quân sự Việt Nam  tại Lào).
Từ năm 1967 đến năm 1975, ông là Tư lệnh Quân khu 5, Phó bí thư Đảng ủy Quân khu, Chính ủy chiến dịch Huế- Đà Nẵng. Sau ngày giải phóng miền Nam, từ năm 1975 đến năm 1976, ông là Chính uỷ, kiêm Tư lệnh, Bí thư Đảng uỷ Quân khu 5. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, năm 1976, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Trung ương bầu làm Uỷ viên Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị giao trọng trách Phó bí thư Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (1977-1986), phụ trách công tác giúp Cách mạng Lào, Giám đốc Trường Nguyễn ái Quốc. Ã"ng là đại biểu Quốc hội khoá II,VI,VII, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước khoá VII, được Quốc hội bầu làm Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1981-1986), là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá III, IV, V, Uỷ viên Bộ Chính trị khoá IV,V.
Với những cống hiến to lớn đối với dân tộc, với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ông được Đảng, Nhà nước trao tặng: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất và nhiều huân chương cao quý khác. Đặc biệt ông là vị đại tướng duy nhất được Đảng, Nhà nước tặng huy hiệu 70
năm tuổi Đảng.

Bài 8: Vị đại tướng đầu tiên và những kỷ vật vô giá

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trao cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam 128 hiện vật lịch sử trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Ã"ng là vị đại tướng đầu tiên của quân đội ta, là người giữ trọng trách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng  suốt 30 năm. Mỗi kỷ vật của ông đều gắn với những câu chuyện đầy cảm động…

Đại tướng tuổi 37

Những năm gần đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao cho bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khá nhiều hiện vật lịch sử gắn với ông và quân đội trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Trong số đó có bộ quân phục đại lễ ông mặc trong lễ phong quân hàm cấp tướng của quân đội ta và bức ảnh Bác Hồ, cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước chụp với các đồng chí được phong quân hàm cấp tướng năm 1958, tại Bộ Quốc phòng ở Hà Nội. Các tướng lĩnh được phong trong bức ảnh hồi đó còn rất trẻ, nhiều người sau này trở thành Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng, Tư lệnh các mặt trận, Quân khu…những vị tướng lừng danh đến kẻ thù khi nghe tên cũng phải nể trọng.

Cầm bức ảnh trên tay, vị tướng già bồi hồi nhớ lại kỷ niệm sâu sắc nhất suốt cuộc đời mình, một lễ phong quân hàm cấp tướng diễn ra trước sự kiện trong tấm ảnh 10 năm trời. “Đó là vào một buổi chiều ngày 25 tháng 1 năm 1948, ở Việt Bắc, tôi vinh dự được dự lễ phong quân hàm cấp tướng. Dưới vòm lá xum xuê của cây rừng, ven dòng suối nhỏ, một hội trường mới được dựng lên, trên lợp bằng phên nứa. Trong hội trường, hai bên tường là hai hàng khẩu hiệu cắt bằngấy: “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi; thống nhất độc lập nhất định thành công”. Dưới lá cờ đỏ sao vàng, là bàn thờ Tổ quốc. Bác Hồ và cụ Bùi Bằng Đoàn, Trưởng ban Thường trực Quốc hội đứng hai bên. Hàng ghế trên cùng là các vị trong Hội đồng Chính phủ, phía sau là các đại biểu quân, dân, chính, đảng. Bác Hồ đọc Sắc lệnh 111/ SL, ngày 20 tháng 1 năm 1948, phong quân hàm cấp đại tướng cho tôi khi đó giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia và nhiều đồng chí khác như: phong quân hàm trung tướng cho đồng chí Nguyễn Bình- Khu trưởng chiến khu 7, kiêm uỷ viên Quân sự Nam bộ; phong quân hàm thiếu tướng cho các đồng chí Hoàng Văn Thái- Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam, Nguyễn Sơn- Khu trưởng khu 4, Chu Văn Tấn- Khu trưởng khu 1, Huỳnh Phan Hộ- Khu trưởng chiến khu 9, Trần Tử Bình- Trưởng phòng Kiểm tra cán bộ, Văn Tiến Dũng- Cục trưởng Cục! Chính trị, Lê Hiến Mai- Chính trị viên chiến khu 2, Trần Đại Nghĩa- Quân giới cục trưởng, truy phong thiếu tướng cho đồng chí Dương Văn Dương- Khu phó chiến khu 7 hy sinh năm 1946.

Bức ảnh kỷ luật lễ phong tướng năm 1958 mà Tướng Giáp tặng Bảo tàng.

Tôi được mời lên nhận sắc lệnh. Bằng một giọng trang nghiêm, Bác nói: “Hôm nay, thay mặt Chính phủ và nhân dân, nhân danh Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Bác trao cho chú quân hàm đại tướng để chú điều khiển binh sỹ làm tròn nhiệm vụ mà quốc dân phó thác cho”. Đồng chí Phan Anh, thay mặt Hội đồng Chính phủ phát biểu lời chúc mừng. Đồng chí Tạ Quang Bửu, thay mặt Bộ Quốc phòng bày tỏ lời chúc mừng và đọc lời hứa của toàn thể bộ đội nêu cao tinh thần chiến đấu anh dũng dưới sự lãnh đạo của đại tướng.
Kể đến đây, ông xúc động: “Cứ nhớ lại ngày ấy, tôi lại hồi hộp, mình còn quá trẻ, mới 37 tuổi nhận quân hàm đại tướng… Không thể diễn tả hết nỗi xúc động của lòng mình lúc bấy giờ, tôi phát biểu cảm tưởng với những ý nghĩ chân thành tận đáy lòng thương tiếc, biết ơn các liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc, biết ơn sự dìu dắt của Bác, sự quan tâm của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã dành cho tôi vinh dự cao cả này. Tôi nói: “Nhận trọng trách lớn lao mà Đảng, Bác giao cho, tôi hứa sẽ đem hết tinh thần, nghị lực làm tròn nhiệm vụ phục sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đóng góp cống hiến nhỏ của mình vào sự nghiệp cách mạng vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa”.

Sau buổi lễ, vị Đại tướng trẻ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà và mọi người ngồi quây quần quanh Bác. Bác nhìn tướng Giáp căn dặn: “Việc phong tướng cho chú Giáp và các chú khác hôm nay là kết quả biết bao hy sinh chiến đấu của đồng bào, đồng chí…. Các thế hệ đi trước chiến đấu cho độc lập mà sự nghiệp không thành, nhắm mắt mà còn chưa thấy độc lập, tự do. Chúng ta ngày nay may mắn hơn, nhưng trước mắt còn nhiều khó khăn. Nghĩ tới hàng nghìn, hàng vạn người ngã xuống cho ngày hôm nay, chúng ta càng phải cố gắng giành cho được độc lập, tự do để thoả mãn vong linh những người đã khuất”. Kể đến đây, giọng ông lặng đi: “Những lời nói tuy mộc mạc của Bác như người cha đối với những đứa con, cho đến giờ tôi vẫn thấm từng lời căn dặn của Người”.

Và tấm Huân chương Sao vàng

Còn đây là Huân chương Quân công hạng nhất, đây là Huân chương Hồ Chí Minh, tôi được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng năm 1954. Đây là Huân chương Sao vàng, tôi được Nhà nước trao tặng dịp sinh nhật lần thứ 80. Đại tướng chậm rãi kể lại: “Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời được hai năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh xét rằng những người có công với nước phải được Chính phủ và Quốc dân nhớ ơn. Hội đồng Chính phủ đã ra Sắc lệnh số 58 â€"SL đặt ra 3 thứ huân chương: Huân chương Sao vàng, Huân chHồ Chí Minh, Huân chương Độc lập. Những loại huân chương này để dùng thưởng hoặc truy tặng cho đoàn thể hay những người có công với nước với dân, cũng có thể dùng tặng các nhân vật ngoại quốc đã có công với nước Việt Nam. Ba loại huân chương này đều do Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tặng. Trong đó, Huân chương “Sao vàng” là huân chương quý nhất của nước ta.

Đây là tấm Huân chương Sao vàng, ông chỉ tay lên ngực, lặng lẽ cúi xuống tháo huân chương trao cho nhân viên bảo tàng, ông kể lại: “Chiều ngày 20 tháng 8 năm 1992, tại Phủ chủ tịch, Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tổ chức lễ trao Huân chương Sao vàng cho tôi nhân dịp sinh nhật lần thứ 80. Chiều hôm đó, tôi đến Phủ chủ tịch sớm hơn giờ trong giấy mời. Đến nơi, tôi đã thấy đông đủ các đồng chí: Đỗ Mười, Tổng Bí thư, Ban chấp hành Trung ương Đảng; Phạm Văn Đồng, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Võ Văn Kiệt, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Lê Quang Đạo, Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Ngoài ra còn nhiều đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Hội đồng Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc. Sau lời tuyên dương công trạng về những thành tích đặc biệt xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, đồng chí Nguyễn Việt Dũng, Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước đọc quyết định tặng thưởng của Hội đồng Nhà nước. Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công thay mặt Hội đồng Nhà nước gắn Huân chương Sao vàng lên ngực cho tôi”.

Hôm đó, cũng như lần nhận Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Hồ Chí Minh, tôi thực sự xúc động nhớ tới Bác Hồ, các vị tiền bối cách mạng, đồng bào chiến sỹ, các bà mẹ Việt Nam trên cả nước đã hy sinh chiến đấu cho dân tộc để có ngày hôm nay. Công lao của cá nhân dù quan trọng mấy cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Những tấm huân chương c quý đó vị tướng già luôn đeo trên ngực, nơi trái tim mình để luôn nhớ tới lời dạy của Bác Hồ: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì người tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

Ã"ng nắm tay nhân viên Bảo tàng lịch sử Quân sự, căn dặn: “Những kỷ vật quý giá nhất của cuộc đời tôi trao cho bảo tàng để góp phần giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cho thế hệ trẻ. Tôi tin tưởng rằng lớp con cháu chúng ta sẽ làm sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”.

Trong cuộc đời tham gia cách mạng, hoạt động trong quân đội, đại tướng Võ Nguyên Giáp có nhiều tên nhưng đồng đội thường gọi ông với cái tên thân mật: anh “Văn”. Ã"ng sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, quê ở làng An Xá, xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Thân sinh ông là  cụ Võ Nguyên Thân, một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, dòng dõi khoa bảng. Chuyện kể rằng, vào khoảng năm 1946-1947, ở Huế, thực dân Pháp bắt được cụ, chúng tra tấn dã man và giam cầm cụ tại nhà lao thừa phủ. Tên mật thám Pháp mắng cụ: “Không biết dạy con để con dám chống lại quân đội Pháp hùng mạnh”. Cụ cười hiên ngang, vuốt râu nói rằng: “Tôi đẻ con ra, chưa kịp dạy thì con đã bỏ nhà đi làm cách mệnh. Chừ tôi có muốn dạy con thì còn mô mà dạy? Vậy tôi nhờ quân đội Pháp hùng mạnh đi bắt giúp con tôi về đây để tôi dạy thử, coi con tôi có chịu nghe không?”. Tên mật thám Pháp tức giận, tát cụ và nhốt cụ vào “ca sô âm phủ”. Rồi sau đó, chúng đem thủ tiêu cụ, bí mật chôn cụ lẫn lộn với thi hài của nhiều người khác bị chúng giết hại. Sau này, gia đình, cơ quan không tìm được hài cốt của cụ nữa.
Lúc còn nhỏ, trước khi cắp sách đến trường làng, Võ Nguyên Giáp được cha dạy chữ ở nhà. Ã"ng thông minh và hiếu học. Năm 13 tuổi, ông vào Hu�! �� học ở trường Quốc học, sau đó học  Luật. Ã"ng đỗ bằng cử nhân luật và kinh tế chính trị học vào loại ưu (năm 1937). Ã"ng tham gia cách mạng năm 1925, khi đó mới 14 tuổi. Năm 1929, ông tham gia cải tổ Tân Việt Cách mạng Đảng thành Đông Dương Cộngản liên đoàn. Năm 1930, ông bị thực dân Pháp bắt giam vì tham gia các cuộc biểu tình chống Pháp. Sau mấy tháng bị cầm tù, do không có chứng cứ, địch buộc phải thả ông ra. Năm 1934, ông kết duyên cùng bà Nguyễn Thị Minh Thái, sống ở nhà số 46 phố Nam Ngư, Hà Nội. Sau này, bà bị Pháp bắt và bị tra tấn chết trong lao tù của chúng (Sau này Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết hôn với bà Đặng Bích Hà, con GS Đặng Thai Mai). Hai người sinh được bốn người con: Điện Biên, Hồng Nam, Hòa Bình, Hạnh Phúc. Cộng với người con gái Hồng Anh (con của đại tướng và bà Nguyễn Thị Minh Thái), tướng Giáp có 5 người con â€" PV) . Năm 1936-1939, ông tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Uỷ ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Năm 1939, với bí danh Dương Hoài Nam, ông cùng đồng chí Phạm Văn Đồng sang Trung Quốc gặp Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc. Được sự dìu dắt của Người, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1940. Năm 1941, ông từ Trung Quốc trở về Cao Bằng hoạt động, tham gia lập Mặt trận Việt Minh. Từ đó, ông cống hiến cả cuộc đời mình vì độc lập, tự do cho Tổ quốc…

 

Bài 9: cây “đèn thần” của tướng Nguyễn Ngọc Doanh

=”00017″/>

Cây đèn dầu và một số kỷ vật của tướng Nguyễn Ngọc Doanh

Trong cư xá Bình Thạnh, mỗi khi đêm về ngắm nhìn thành phố sáng ánh điện, bất giác thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh lại nghĩ về ánh đèn dầu leo lét dưới hầm trong những đêm mưa lạnh giữa cánh rừng cao su bạt ngàn thời chiến tranh ở miền Đông Nam bộ.

Khi đó, vị tướng già lại mang cây đèn ra ngắm nghía, như để nhớ về những người đồng đội đã vĩnh viễn ra đi những trận chiến…ở chiến trường miền Đông Nam bộ trong những năm đánh Mỹ, chẳng ai bảo ai, mỗi chiến sỹ Trung đoàn 141 đều tìm cách làm cho mình một chiếc đèn dầu để thắp sáng mỗi khi màn đêm phủ xuống cánh rừng. Đèn dầu được chiến sỹ làm bằng đủ các chất liệu: lọ dầu thuỷ tinh, hộp dầu lau súng, vỏ đạn M-79…Sau mỗi trận đánh, mỗi người về góc hầm nhỏ chìm sâu dưới lòng đất hay nửa chìm, nửa nổi, nằm bò ra, căng mắt, ngấu nghiến đọc thư nhà, làm thơ, viết thư cho người yêu, vá lại miếng áo rách trên vai, lau vết thương dẫu bằng chút ánh sáng đèn chỉ đủ toả sáng cho riêng mìmh. ánh sáng ngọn đèn là nơi người lính gửi gắm nỗi niềm tâm sự riêng về quê hương, người thân, hoặc thả hồn theo những dòng kỷ niệm.

Có nhiều chiến sỹ khéo tay, dưới ánh sáng đèn còn chịu khó, tỉ mẩn cắt, gò giũa từ những mảnh xác máy bay, xe bọc thép, vỏ đạn M-79  những thứ vũ khí giết người của địch làm thành những chiếc lược chải tóc, ấm đựng nước, khay, chén… xinh xắn và tinh xảo để làm kỷ niệm. Trên mỗi sản phẩm, người chiến sỹ còn khắc ghi tên của mình, tên người yêu, một mái nhà có rặng dừa, cánh cò thấp thoáng, một tháp rùa giữa hồ Hoàn Kiếm, gợi nhớ tới một miền quê xa. Cảm xúc thể hiện trên mỗi đồ vật chính là tình yêu quê hương, đất nước, một giấc mơ đẹp của người lính giữa chiến trường miền Đông.

Trong rất nhiều trận đánh mà tướng Nguyễn Ngọc Doanh và đồng đội của ông đã trải qua, trận đánh trên đường 13 để lại trong ông kỷ niệm sâu sắc nhất. Năm 1972, ta mở chiến dịch Nguyễn Huệ. Chiến dịch tiến công giải phóng miền Đông Nam bộ  đánh vào một bộ phận quân đội Sài Gòn ở các tỉnh Bình Long, Phước Long, Tây Ninh, Bình Dương, nhằm giải phóng tỉnh Bình Long (cửa ngõ phía Bắc Sài Gòn), khôi phục và mở rộng địa bàn “đứng chân” ở miền Đông Nam Bộ. Trung đoàn 141 trong đội hình Sư đoàn 7 được giao nhiệm vụ chốt chặn địch trên đường số 13, đoạn đường kéo dài 25 km từ thị xã Bình Long đến Chơn Thành. Đây là khu vực địa hình rất trống trảiể chốt chặn đoạn đường này, Trung đoàn và các đơn vị trong sư đoàn phải xây dựng nhiều cụm trận địa chốt liên hoàn, tổ chức lực lượng giữ chốt và cơ động.

Để đảm bảo bí mật, lệnh của Trung đoàn tuyệt đối không để lộ một chút ánh sáng dù là đèn pin hay đèn dầu. Trong hoàn cảnh ấy dù khó mấy, người lính vẫn có cách để có ánh sáng, có lửa. Những ngọn đèn dầu tự tạo kia vẫn toả sáng dưới chiến hào, đủ để những mái đầu chụm lại xác định vị trí trên bản đồ tác chiến, phổ biến nghị quyết lãnh đạo của Trung đoàn. Một chút ánh sáng trong đêm diễn ra những cuộc giằng co một mất, một còn, giữa làn phi pháo địch đối với người lính được ghi nhớ như một kỷ niệm khó quên. Trong những phút căng thẳng, chờ đợi giữa hai trận đánh, cây đèn làm cho những người lính nhớ lại thời thơ bé, ngọn đèn dầu giữa mâm cơm, cả nhà quây quần, tiếng gà lên chuồng, tiếng chó sủa vườn sau và bóng mẹ quấn vào làn khói bếp chiều mưa….

Sau mấy tháng chốt chặn và vận động tiến công, Trung đoàn đã góp phần đánh thiệt hại nặng sư đoàn 21, và sư đoàn 25 ngụy, trung đoàn 9 thiết giáp bị tiêu diệt, thị xã Bình Long tiếp tục bị quân ta bao vây. Đường số 13 trở thành con đường “sấm sét” đối với quân ngụy. Để ghi nhớ trận đánh này, những người lính Trung đoàn 141 đã nhặt những mảnh xe bọc thép bị cháy của địch rồi gọt giũa, làm thành cây đèn dầu tặng Trung đoàn trưởng Nguyễn Ngọc Doanh, cũng là quà mừng trận thắng Trung đoàn 9 Thiết giáp của Nguỵ trên đường 13 năm 1972.

Cây đèn được làm rất công phu, cách trang trí mỹ thuật trên đèn có chủ đề định trước: thân đèn hình trụ tròn, có nắp xoắn đóng mở, một vỏ đạn con con được làm thành ống bấc. Trên thân đèn khắc ghi dòng chữ: Ba Vì-Quyết thắng. Kỷ niệm chiến trường miền Đông. Kính tặng Thủ trưởng Nguyễn Ngọc Doanh.Cây đèn đã từng thao thức trong đêm, theo ông đi khắp mọi nẻo đường, nhưng vinh dự nhất là nó đã thắp sáng cho ông theo dõi bản đồ những đêm hành quân thốc trong đội hình Quân đoàn 4, tiến theo hướng đông, phát triển theo trục đường 1 đánh tiêu diệt chi khu Trảng Bom, Hố Nai trong chiến dịch Hồ Chí Minh.

Sống giữa đời thường khi chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống hiện tại cũng khá tươm tất, ít ai còn giữ lại những cái không dùng đến. Nhưng với thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh, thì từ cái thời ông làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 141, cho đến khi được thăng quân hàm thiếu tướng, Phó tư lệnh Quân đoàn 4 thì gia tài của người lính năm xưa, tất cả vẫn còn nguyên vẹn trong chiếc ba lô trận mạc. Thỉnh thoảng ông lại mở kho gia tài ấy của mình ra ngắm nghía lại từng thứ. Ã"ng bảo: “để nghĩ lại chuyện xưa”.

Câu chuyện chiếc đèn và ánh sáng kỳ diệu của nó  chính là “cây đèn thần” soi đường cho người lính đi đánh giặc năm nào bỗng hiện ra trước mắt. Ký ức về một thời đã qua như vẫn còn hừng hực cháy trong lòng ông. Trao bộ đèn dầu cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự, ông tâm sự: “Tôi mong không chỉ thế hệ mình biết về những câu chuyện xưa mà phải để ánh sáng của ngọn đèn này mãi toả sáng trong lòng những người lính các thế hệ”. Ã"ng bộc bạch, đó cũng là lý do khiến ông tự nguyện trao cho bảo tàng.

Bài 10: “Phi đội quyết thắng” và kỷ vật của tướng Nguyễn Văn Tri

der=”0″ recindex=”00018″/>

Đ/c Lê Văn Tri – (thứ 3 từ trái qua) báo cáo đ/c Lê Duẩn và Thượng tướng Văn Tiến Dũng kế hoạch đánh máy bay B52 1972

Trong lịch sử quân chủng Phòng không – không quân Việt Nam, trận đánh vỗ mặt chính quyền Mỹ – ngụy ngày 28-4-1975 của “Phi đội quyết thắng” là một trang sử hào hùng.

Trung tướng Nguyễn Văn Tri, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân đã trao bức ảnh “Phi đội quyết thắng”…… Bảo tàng lịch sử quân sự. Điều thú vị là trong phi đội này ngoài 5 phi công của QĐND Việt Nam, còn có cả một phi công của ngụy được ta cảm hóa…
Bức ảnh do phóng viên Xuân át, Cục Chính trị Quân chủng Phòng không- Không quân chụp tại sân bay Thành Sơn- Phan Rang, chiều tối ngày 28 tháng 4 năm 1975. Trên ảnh, 6 phi công vừa rời máy bay, trong tay mỗi người cầm mũ bay, nét cười rạng rỡ, thể hiện nỗi vui mừng khôn xiết sau khi thắng trận trở về. 30 năm trôi qua, không chỉ những phi công tham gia trận này coi đây là trận đánh đáng nhớ. Mà nó là ký ức không bao giờ quên của Trung tướng Lê Văn Tri, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không, không quân (từ năm 1971-1977). Nhìn vào bức ảnh, vị tướng già sau hơn 50 năm ra trận, cầm quân bồi hồi nhớ lại: “Ngày ấy, “Phi đội quyết thắng” ngoài phi công Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Văn Lục, Từ Đễ, Mai Xuân Vượng, Hán Văn Quảng là của ta, còn có một phi công của Nguỵ ít được biết đến  là Nguyễn Văn On”.

 Ngày 19 tháng 4 năm 1975, Bộ tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh lệnh cho Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân chuẩn bị cho không quân tham gia chiến dịch. Bộ tư lệnh Quân chủng quyết định “sử dụng máy bay mới thu được của địch để đánh địch” và giao cho Bộ tư lệnh Không quân gấp rút tổ chức thực hiện. Nhưng cái khó, phần lớn máy bay ta thu được của địch là máy bay A-37 còn khá xa lạ với phi công của ta.

Tướng Tri kể: “Tôi quyết định cho hai phi công và một số thợ máy của không quân ngụy mà trước đó mình bắt được ra trình diện, hướng dẫn các phi công ta về kỹ thuật và cách sử dụng máy bay A-37, trong số này có Nguyễn Văn On. Ngày 24 tháng 4, sau hai ngày học tập, các phi công của ta lần lượt tập bay thử thành công”.

Ngày 25 tháng 4 năm 1975, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh điện cho Bộ Quốc phòng đề nghị Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Cho không quân ta dùng máy bay vừa lấy được của địch ném bom vào sào huyệt quân ngụy ở Sài Gòn ngày 28 tháng 4, chỉ đánh ngày này, chậm nữa không được”. Ngay lập tức, chiều 25 tháng 4, Cục Tác chiến chuyển điện cho đồng chí Lê Văn Tri â€Ãºng 8 giờ sáng ngày 26 tháng 4 lên chỉ huy sở Bộ Tổng tư lệnh nhận nhiệm vụ của anh Văn giao”. Tại Bộ Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hỏi tôi: “Hiện ta thu được bao nhiêu máy bay A-37 của địch có thể dùng được?”. Tư lệnh Lê Văn Tri báo cáo: “Thưa Đại tướng, tại Đà Nẵng có một chiếc, phi công đang học lái, còn sân bay Phù Cát, Bình Định có 5 chiếc còn nguyên vẹn, chưa cho bay thử”. Tướng Giáp nói: “Bộ Chính trị đã đồng ý cho không quân ném bom xuống sào huyệt địch nhưng phải sử dụng chính máy bay chiếm được của địch”. Ngay chiều ngày 26 tháng 4 năm 1975, Lê Văn Tri nhận được điện của Đà Nẵng báo ra: “Đồng chí Văn Tiến Dũng đã cho Nguyễn Thành Trung ra sân bay Đà Nẵng”.

Lê Văn Tri được Quân chủng giao nhiệm vụ trực tiếp tổ chức, chỉ huy trận đánh. Bộ tư lệnh Quân chủng quyết định thành lập “Phi đội quyết thắng”, do phi công Nguyễn Văn Lục chỉ huy. 14 h 30 phút ngày 28/4, “Phi đội quyết thắng” được triệu tập để nhận mệnh lệnh chiến đấu tại sở chỉ huy. Tất cả chỉnh tề trong bộ bay với tư thế sẵn sàng ra trận. Mục tiêu oanh tạc là khu vực để máy bay chiến đấu, đường băng, khu để bom đạn của không quân ngụy trên sân bay Tân Sơn Nhất. ý định của Bộ Chỉ huy chiến dịch phải đánh trúng, gây tiếng nổ liên tiếp, làm sao cho cột khói bốc cao để làm ám hiệu phối hợp với quần chúng nổi dậy. Đánh mục tiêu này là một đòn rất hiểm, nhất là lúc Mỹ ngụy chỉ còn đường hàng không duy nhất để di tản. Ngoài việc thực hiện ném bom xuống mục tiêu, một điều tối quan trọng đối với phi đội là phải đảm bảo an toàn cho nhân dân và hai phái đoàn đại biểu quân sự của ta đang trú tại David-Tân Sơn Nhất.

Theo kế hoạch đường bay của phi đội được tính toán và lựa chọn phải bảo đảm bí mật, bất ngờ đối với địch, tránh hoả lực phòng không của ta. Đường bay theo hướng Vũng Tàu rồi từ Vũng Tàu vòng về Sài Gòn. Nguyễn Thành Trung thuộc địa hình được phân công bay trước dẫn đường. Các phi công khác bay trong đội hình theo cự ly đã định, bảo đảm canh gác, cảnh giới, có công kích, có yểm hộ.

16 h 15 phút ngày 28 tháng 4 năm 1975, sỹ quan trực chỉ huy trên đài chỉ huy sân bay Thành Sơn bắn hai phát pháo hiệu cho phép phi đội cất cánh, 5 chiếc A-37 lao lên bầu trời. Phi đội tập hợp đội hình Nguyễn Thành Trung (số 1); Từ Đễ (số 2); Nguyễn Văn Lục (số 3); Mai Xuân Vượng và Nguyễn Văn On (số 4); Hán Văn Quảng (số 5). Tất cả phi đội bay vút về phía Nam. Qua sông Sài Gòn khoảng 30 giây, các phi công đã nhìn rõ mục tiêu là sân bay Tân Sơn Nhất. Nguyễn Văn Lục phát hiện hai chiếc AD-6 ở hướng Biên Hoà. Các phi công còn nghe rõ tiếng hỏi dồn dập của địch từ sở chỉ huy sân bay Tân Sơn Nhất: “A-37 của không đoàn nào? A-37 của phi đoàn nào?”. Nguyễn Thành Trung và Từ Đễ bổ nhào xuống mục tiêu, cắt bom. Từ Đễ vừa ấn nút phóng bom vừa trả lời: “Máy bay của Mỹ đây!”. Sau loạt bom, lửa khói trùm lên khu vực máy bay địch đang đỗ. Nguyễn Văn Lục, Mai Xuân Vượng, Nguyễn Văn On và Hán Văn Quảng cũng lần lượt vào công kích, cắt hết bom họ quay ra yểm hộ cho nhau. Lửa khói bốc lên dữ dội. Tiếng bom nổ rung chuyển cả thành phố Sài Gòn. Lúc này tất cả các phi công đều nghe thấy tiếng la hét, hoảng loạn của quân ngụy từ sở chỉ huy sân bay: “Chết cha rồi! Việt cộng, pháo kích, Việt cộng oanh kích”. Quân địch kinh hoàng vì bị bất ngờ, không quân và pháo cao xạ sân bay không kịp phản ứng gì.

“Phi đội quyết thắng”, trong đó có Nguyễn Văn On (thứ 3 từ trái qua)

Tại đài chỉ huy sân bay đã chuẩn bị sẵn sàng cho phi đội hạ cánh. Đồng chí trợ lý tác chiến cách mấy chục giây lại gọi một lần: “Sao băng” đâu? “Sao băng” đâu? “Bắc đẩu” gọi nghe rõ trả lời! Lúc này, trời đã tối sẫm, kim đồng hồ chỉ 18h 15phút. Từ Đễ và Nguyễn Thành Trung hạ cánh trước. Tiếp đó là Mai Xuân Vượng và Nguyễn Văn On, Hán Văn Quảng, Nguyễn Văn Lục. Tất cả hạ cánh an toàn. Tất cả mọi người ùa ra ôm hôn các phi công, mừng đến nỗi chẩy cả nước mắt, t là một trận đánh hiếm có. Kết quả trận đánh đã vượt qua con số 24 máy bay bị phá huỷ, hàng trăm binh lính và sỹ quan ngụy bị tiêu diệt. Ngày 29 tháng 4, Mỹ buộc phải tổ chức “chiến dịch” di tản mang tên “Người liều mạng” bằng máy bay lên thẳng để đưa những người Mỹ cuối cùng và một số tay sai ra khỏi Sài Gòn.
Trong niềm vui lớn ấy, Tư lệnh Lê Văn Tri đã viết trong hồi ký của mình những câu thật xúc động “Đợi chờ một ngày, chờ có một ngày và hôm nay ngày ấy đã đến”. Rồi vị Tư lệnh lẩm nhẩm đọc vài câu thơ: “Một tiếng bom nổ từ sân ga/Vang lên tiếng hát bản hùng ca/ Nhớ mãi không quân ngày đại thắng/Thống nhất muôn đời Tổ quốc ta…”.

Bá Kiên – Trần Dương

Sưu tầm và tạo e-book: txbfull (main_main)

Email: txbfull@yahoo.com