Tác giả: Stefan Wolf
Tác phẩm: Tứ quái TKKG
Tập 45: Tiếng Nói Của Thế Giới Ngầm
Nguyên bản tiếng Đức: "Hilfe! Gaby in Gefahr"
Nhà xuất bản Pelikan Hanover 1993
Dịch giả: Vũ Hương Giang
Phóng tác: Bùi Chí Vinh
Tủ sách: Truyện trinh thám Văn học nước ngoài
Nhà xuất bản Kim Đồng
Đánh máy: chichan, Foli
Soát chính tả: aivy007
Ảnh, bìa: huyvu, o0AmI0o
Thực hiện ebook: o0AmI0o
Chịu trách nhiệm: annsuri
ooO TVE Ooo
MỤC LỤC
MỘT: BỨC HỌA NHẬN DẠNG TRÊN BÁO
TARZAN NGƯỜI HÙNG
Tên thật của Tarzan là Peter Carsten, kẻ thành lập băng tứ quái TKKG, đại ca của Karl, Kloesen, Gaby… mười sáu tuổi, đẹp trai, cao một thước bảy mươi, sở trường Judo và võ dân tộc. Hắn đặc biệt thành danh với biệt hiệu Tarzan nhờ là một vận động viên ngoại hạng của trường trung học trong các môn bóng chuyền, điền kinh, riêng điền kinh, hắn có khả năng chạy nước rút và phóng gọn lên cây trong một thời gian kỷ lục không thua gì Tarzan… người khỉ .
Tarzan mất cha từ thuở nhỏ, hắn đang học lớp 10A và nương náu trong một trường nội trú ngoại thành nhờ đồng lương còm cõi của người mẹ làm nghề kế toán. Hắn biết an ủi mẹ qua những thang điểm cao nhất ở hầu hết các môn học. Hắn cũng biết đáp tạ hương hồn người cha kính yêu qua những cuộc phiêu lưu mạo hiểm để chống lại cái ác còn diễn ra ở khắp mọi nơi. Hắn luôn luôn sôi sục dòng máu hiệp sĩ và bao giờ cũng là kẻ có mặt đầu tiên ở chỗ hiểm nghèo nhất; còn phải hỏi, hắn là đại ca của TKKG kia mà.
TKKG là gì ư? Nếu chúng ta viết tắt bốn chữ cái khởi đầu của bốn nhân vật Tarzan, Karl, Kloesen, Gaby, chúng ta sẽ hiểu thế nào là tứ quái. Tứ quái TKKG ba nam một nữ, trọng nghĩa khinh tài sẽ dẫn chúng ta tham chiến vào những đặc vụ bất tận mà có khi chính chúng ta trong đời cũng đã trải qua ít ra là một lần.
Nào, mời các bạn hãy đồng hành với Tarzan gia nhập cuộc chơi thám tử thứ năm ba của TKKG.
KARL MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Được tuyên dương một cách thân mật là… Máy Tính Điện Tử, Karl hơn mười lăm tuổi một chút, rất xứng đáng với vị trí quân sư trong tứ quái TKKG. Hắn là bạn đồng lớp với Tarzan nhưng không lưu lạc trong trường nội trú mà ở thành phố với gia đình. Họ của Karl là Vierstrein và có lẽ nhờ dòng họ danh giá đó, hắn đã thừa hưởng của người cha, đang là giáo sư toán Trường đại học tổng hợp, một trí nhớ hoàn hảo.
Máy Tính Điện Tử Karl trang bị ngoài cái đầu tinh quái của một robot là cặp kính cận thị rất… trí thức. Hắn có dáng vẻ cao nghều và ốm nhách như một cây sậy, thù ghét mọi sự xung đột về cơ bắp. Hắn đứng cạnh Tarzan trong cuộc đối đầu với bạo lực bằng sức mạnh… máy tính điện tử của một vị quân sư.
KLOESEN TRÒN VO
Tên cúng cơm là Willi Sauerlich với ngoại hiệu Tròn Vo, vốn là con trai thừa kế một gia tài khổng lồ của ông chủ nhà máy sản xuất kẹo sôcôla có thường trực trong nhà chiếc xe Jaguar mười hai trục. Hắn sắp… mười sáu tuổi.
Kloesen có tất cả tương lại trong tay và cũng sẵn sàng buông tất cả trong tay chỉ vì mê Sherlock Holmes như điếu đổ. Hắn thực hiện ước mơ thám tử của mình bằng cách nhất định trú ẩn cùng phòng với Tarzan ở trường nội trú mặc dù mới đầu mẹ của hắn đã khóc hết nước mắt. Chỉ tội nghiệp cho Kloesen một điểm: qua cái bụng to kềnh của một viên thịt băm Tròn Vo thường xuyên ngốn kẹo sôcôla, hắn chưa bao giờ vượt quá điểm hai trong môn thể thao. Nhưng có hề gì với Tròn Vo Kloesen, mỗi lần sát cánh cùng Tarzan, hắn đã dám can đảm lao vào những cuộc đụng độ nhất sinh thập tử.
Hắn đúng là một anh hùng bất đắc dĩ của TKKG.
GABY CÔNG CHÚA
"Người phụ nữ" duy nhất trong tứ quái TKKG là "công chúa" Gaby Glockner năm nay mới mười lăm tuổi .
Tóc vàng, mắt xanh, hành mi dài, chiếc răng khểnh khiêu khích… cô bé Gaby đã từng làm đại ca Tarzan trở thành… thi sĩ như chơi sau những cuộc phiêu lưu rùng rợn đến… xiêu lòng. Giống trường hợp Karl, cô công chúa lớp 10A sống cùng cha mẹ trong thành phố nhưng tâm hồn thì lãng mạn tới chân mây.
Này nhé, cha của Gaby là thanh tra hình sự, mẹ là chủ tiệm bán thực phẩm nên việc cô bé mê truyện trinh thám và nấu nướng giỏi là đương nhiên. Vấn đề quan trọng hơn là chỗ khác, với chức vô địch bơi ngửa trường trung học và đứng đầu môn tiếng Anh trong lớp, cô đã góp phần không nhỏ làm cho bốn chữ TKKG trở nên huyền thoại của lứa tuổi mới lớn trong hành loạt đặc vụ bí mật.
Sẽ thật là thiếu sót nếu không nhắc đến Oskar. Con chó trắng khoang đen giống truyền thống Tây Ban Nha của Gaby đã khiến thế giới loài chó sửng sốt bằng những chiến công không thua kém cô chủ chút nào. Chính con chó Oskar của Gaby đã từng "hạ" một anh chàng bec-giê khổng lồ trong một trận đánh vô tiền khoáng hậu trước đó .
Nào, chúng ta hãy cùng theo dõi hành trình của con Oskar khôn ngoan cùng cô chủ Gaby có biệt danh Công Chúa trong chuyến viễn du thứ năm ba của Tứ quái TKKG.
MỘT: BỨC HOẠ NHẬN DẠNG TRÊN BÁO
Chỉ vài phút sau khi cái gã phì nộn ấy gieo mình xuống ghế đánh "sầm" một cái, Tarzan đã linh cảm rằng thế nào cũng có chuyện.
Sau hai ngày cuối tuần về thăm mẹ hiền, Tarzan đáp tàu tốc hành quay lại thành phố có ngôi trường nội trú yêu dấu. Hắn chọn số ghế ngồi bên cạnh cửa sổ như thường lệ, ở vị trí này khi tàu chạy thiên nhiên sẽ hiện ra như một bức tranh.
Trong khoang chỉ còn có một bà cụ ngồi sát cửa ra vào. Bà chăm chú nhìn phong cảnh bên ngoài đang lùi về phía sau.
Và gã phì nộn ấy xuất hiện.
Gã mở cửa bước vào không chào hỏi, giẫm luôn lên chân bà già mà không một lời xin lỗi, không đóng cửa và gieo cái tấm thân thừa ký xuống ghế như bom tấn.
Bà già ném một cái nhìn khó chịu đầy khinh bỉ trước hành vi thiếu văn hoá của gã.
Gã xoay ngang, xoay dọc trên ghế như đang ngồi trên tổ kiến lửa, và cuối cùng rút trong túi ra bao thuốc lá và cái bật lửa.
Tarzan ngồi dựa vào thành cửa sổ ngó gã chằm chằm. Đây là khoang tàu dành cho người không hút thuốc. Coi, trên vách toa sờ sờ một tấm bảng "Cấm hút thuốc" vậy mà gã chẳng coi có gờ-ram nào cả. Tên này bộ từ Hoả Tinh rớt xuống chắc?
Bà cụ bực mình lên tiếng:
- Ông không nhìn thấy tấm biển kia sao?
Gã phì nộn thản nhiên trả lời:
- Tôi là dân nghiện.
- Nhưng không phải ở đây.
- Các khoang được hút thuốc thì chật như nêm, ngồi sao được.
Gã vẫn rút một điếu và lăm le bật lửa.
Bà già dằn từng tiếng:
- Tôi nhắc lại, ông không được hút thuốc trong toa này. Tôi mắc bệnh dị ứng khói thuốc lá.
- Đừng lo, tôi phả khói sang phía khác.
Nói rồi gã bật lửa, châm thuốc.
Tarzan xoay người, nhanh như cắt giật điếu thuốc vừa bén lửa ném xuống sàn tàu và lấy chân di nát.
- Nếu ông ghiền quá thì ra hành lang hoặc qua những toan cho phép hút thuốc. Ông mà đốt tiếp là tôi sẽ có biện pháp cứng rắn hơn đó.
Gã rống lên:
- Oắt con! Mày là cái chó gì chứ?
- Cấm nói tục. Chúng tôi có quyền đẩy ông ra ngoài nếu ông hút thuốc.
Bàn tay thép của Tarzan bóp chặt vào vai gã phì nộn như một gọng kềm sắt.! Gã đau rúm người, nhìn Tarzan như đổ lửa rồi đứng dậy:
- Liệu hồn đấy, chọi con!
Lúc gã xách gói thuốc lá sang toa khác, bà cụ mới hoàn hồn. Bà nhìn Tarzan đầy thán phục rồi nói:
- Thật là quá thể, sao lại có loại người lì lợm đến thế. Càng ngày nhân loại càng tha hoá.
Tarzan đính chính:
- Không phải tất cả đều thế bà ạ. Ở trường cháu, học sinh đều được giáo dục chu đáo và biết cách xử sự có văn hoá.
- Cháu đúng là một thanh niên quả cảm.
- Lẽ phải ở mình mà, thưa bà. Các bạn của cháu gặp tình huống vừa rồi cũng hành động như vậy thôi ạ.
Tarzan làm một hơi về những kỳ tích của Tứ quái TKKG. Hắn móc tấm hình của Gaby, một báu vật bất ly thân, ra khoe.
- Ái chà, cô bé thật xinh đẹp.
Tarzan đỏ mặt:
- Một cô gái đầy cá tính và rất thông minh.
Đúng lúc đó tàu dừng lại ở một ga phố huyện cho hành khách lên xuống. Một người đàn ông trạc 40 tuổi, ăn vận lịch sự, nhẹ nhàng đẩy cửa bước vào toa. Ông ta nghiêng đầu nở một nụ cười xã giao chào hai bà cháu rồi cất tiếng:
- Trong toa còn chỗ ngồi không, thưa cụ?
Bà lão gật đầu. Tarzan vẫn say sưa kể về Công Chúa Gaby.
- Bạn cháu tên là Gaby có biệt danh là Công Chúa. Tên khai sinh cô ấy là Gabriele Glockner, cô vốn là một thiên thần che chở hết mình cho súc vật.
- Còn tên của cháu?
- Peter Carsten ngoại hiệu là
Tarzan! bà ạ.!
Người đàn ông vừa lên tàu nở một nụ cười thân thiện làm quen. Lúc này hệ thống truyền âm trên tàu đã vang lên giọng người nhân viên ngành đường sắt thông báo về ga sẽ đỗ sắp tới. Bà già rối rít:
- Ôi chao, bà phải xuống ga này.
- Để cháu xách vali giùm bà.
Tàu dừng lại. Bà cụ vui vẻ rút tờ báo chưa kịp đọc đưa cho Tarzan:
- Cám ơn lòng tốt của cháu. Cháu giữ tờ báo mới ra hôm nay đọc đỡ buồn. Bà đi nhé.
Tarzan quay về chỗ ngồi bên cửa sổ. Người đàn ông lại nở một nụ cười thiếu muối. Tarzan cười đáp lễ rồi ngắm nhìn phong cảnh đang vùn vụt lướt qua. Đoạn hắn giở tờ báo ra xem, mắt lướt nhanh qua các đề mục lớn.
Bỗng hắn dừng lại ở một trang, chăm chú đọc rồi lại ngước nhìn người đàn ông ở trong ảnh. Cuối cùng Tarzan hỏi:
- Ông là người trong ảnh này phải không?
Mặt gã biến sắc khi nhìn vào bức ảnh. Tarzan giải thích:
- Đây là bức ảnh nghiệp vụ hình sự được phác hoạ theo sự mô tả của các nhân chứng.
Người đàn ông cầm lấy tờ báo, lúc này gã đã trấn tĩnh trở lại, và gật gù:
- Cậu nói có lý. Trông cũng na ná đấy.
Nói rồi gã chăm chú đọc những dòng chữ ghi chú dưới ảnh. Bằng giọng rất bình tĩnh, gã bình luận:
- Chà, một tên tội phạm nguy hiểm.
Tarzan nhấn mạnh:
- Phạm tội dã man. Bị truy nã khẩn cấp.
Người đàn ông trả lại tờ báo:
- T! rên thế gian này có hàng vạn người mặt mày từa tựa nhau. Tấm ảnh này dù sao cũng chỉ là những nét vẽ.
Tarzan đọc rành rọt:
- Thông tin về tên tội phạm bị truy nã đây: Cao 1 mét 80, tóc cắt ngắn màu hung sáng, ngoài 30 tuổi.
- Thế thì sao?
- Tôi cho rằng, ông chính là tên tội phạm bị truy nã khẩn cấp.
Người đàn ông cười ha hả:
- Vợ tao mà nghe được là mày cụt lưỡi như chơi.
Gã rút khăn tay xoa mặt để giấu bớt những giọt mồ hôi. Tarzan linh cảm thấy nét căng thẳng ở vẻ mặt người đàn ông. Hắn hỏi:
- Ông đến từ đâu vậy?
- Tao đến từ thành phố
Tarzan chới với. Té ra là thành phố có ngôi trường thân yêu của hắn. Hắn ngẫm nghĩ rồi nói:
- Nơi ấy cũng là nơi tôi đến. Từ đây về đến đó còn xa. Tôi muốn ông xuống trình diện đồn công an với tôi ở ga tới. Nếu người giống người, ông sẽ nhận được lời xin lỗi và được tự do tức khắc.
Những nét lịch lãm trên khuôn mặt người đàn ông biến mất. Mặt gã lộ hung quang:
- Tao không rỗi hơi mà ôm rơm cho rặm bụng. Để tao yên, nghe chưa? Ả đàn bà bị giết trong lệnh truy nã chẳng có liên quan gì đến tao cả.
- Tôi vẫn muốn ông xuống tàu vào ga tới.
- Không có chuyện ruồi bu ấy đâu nhóc ạ.
- Vậy ông hãy đưa chứng minh thư cho tôi xem.
- Sao, mày là cái thớ gì mà đòi kiểm tra giấy tờ tao hả?
- Theo luật. Ai phát hiện ra tội phạm đang bị truy nã phải kịp thời báo cho ngành bảo vệ pháp luật.
- Tao chẳng việc gì phải đưa.
Tarzan dằn từng tiếng:
- Tôi không doạ ông đâu, nhưng tôi đủ sức trong năm giây đốn đổ ông.
Người đàn ông cựa quậy. Tarzan lập tức thế thủ, sẵn sàng ra đòn phủ đầu.
Gã đàn ông thọc tay vào túi, rút ra một cái ví có chứa giấy thông hành du lịch đã cũ nát. Gã chìa tấm giấy gấp làm bốn cho Tarzan.
Người đàn ông trong ảnh tên là Wolfgang Beukert sinh năm 1959 mắt màu nâu.
- Ông đấy à?
- Là tao đấy.
- Chẳng giống một chút nào.
- Hơn mười năm thì phải khác đi chớ. Đúng không nhóc?
Trong khi Tarzan đang lưỡng lự thì người soát vé đi vô toa kiểm tra vé. Wolfgang Beukert tỏ vẻ thân thiện:
- Đưa vé tàu cho người kiểm vé kìa.
Ông kiểm soát viên đánh dấu vào vé, cảm ơn rồi đi ra. Beukert ngồi phịch xuống ghế thở phào nhẹ nhõm. Tarzan khẳng định chắc chắn kẻ bị truy nã đang ngồi trước mặt mình.
Beukert nói rất chân tình:
- Mày biết tao đang nghĩ gì không?
Tarzan im lặng, vì biết thể nào gã cũng nói ra.
Beukert gật gật:
- Tao thấy mày tốt bụng nên tính chi một ít "địa" cho mày.!
Tarzan nhướng mày nhìn:
- Ông đi guốc vô bụng tôi nhé. Quả này nhẹ nhàng thôi, cỡ một triệu mark.
- Hà hà, mỡ đấy mà húp. Trên báo có ghi tiền thưởng là 1.000 mark cho ai có công phát giác tội phạm thôi đó.
- Chả bõ, dưới 4.000 đồng tôi không tha ông đâu.
- Mày đúng là không biết điều, của đâu mà dễ thế.
Tarzan nghiêm giọng:
- Nghe đây, tội ác của ông thì cả triệu mark cũng không chuộc lại được. Ông hành hạ đàn bà con nít như một kẻ loạn trí.
- Tao thích thế. Kể cả mày nữa, sẽ có ngày tao làm cái gì đó cho mày điêu đứng.
Tarzan nhìn gã đàn ông, rõ ràng người này khác với người trong hộ chiếu.
Loa truyền thanh thông báo tàu sắp vào ga Velseppstetten. Địa danh ấy Tarzan từng ngao du một vài lần. Hắn hiểu rằng đây là cơ hội ngàn năm một thuở có thể bắt sống gã đàn ông tàn bạo này. Hắn tiến tới sau lưng gã, giọng rắn rỏi:
- Xuống ga này với tôi.
- Chọi con, mày có quyền đếch gì chớ?
- Nhanh lên! Đừng để tôi phải điểm huyệt.
- Mày
Tarzan vặn ngược cánh tay gã và đẩy mạnh.
- Á
mày, mày
- Xuống tàu mau lên!
- Rồi mày sẽ ân hận, thằng nhãi ạ.
Sân ga ầm ỹ náo nhiệt bởi một đám cổ động viên bóng đá đang hò hét, chen lấn, xô đẩy nhau lên tàu. Chỉ chờ dịp ấy, tên tội phạm đánh gót giày vô ống đồng Tarzan một cú cực mạnh. ! Tarzan nhăn mặt đau đớn và buông cánh tay đối thủ vì đòn tấn công bất ngờ. Nhanh như một con lươn, gã tội phạm vùng chạy vô đám đông mất hút. Trong khoảng khắc ấy, đám cổ động viên điên loạn lao tới. Tarzan lọt vào giữa sóng người điên loạn. Một gã thanh niên bấu chặt vai hắn cười hềnh hệch:
- Ê này, mày có cái áo bludong đẹp đấy nhỉ?
Tarzan dướn người nhìn theo hút tên tội phạm:
- Buông tôi ra!
Thêm một gã nữa sấn sổ chặn đường Tarzan:
- Hề hề, đi đâu mà vội thế.
Không ngần ngại, đại ca TKKG phóng luôn một quả đấm vô cằm tên gần nhất và quai cùi chỏ vào thằng bên cạnh.
Hai tên bị ăn đòn rống lên như heo bị chọc tiết. Cả đám đông nháo nhào, còn Tarzan lao vút đi như một mũi tên.
Phía sau Tarzan, cả đám người như cơn cuồng phong đang rầm rập đuổi theo. Hắn mở hết tốc độ chạy vô một con hẻm nhỏ. Chắc chắn bọn người kia không đuổi theo được nữa. Còn Tarzan cũng mất hút tên tội phạm.
Trong tay hắn lúc này có một chiếc cúc áo mạ vàng.
- Hừ, té ra là cái cúc áo của thằng Beukert. Gã vùng chạy làm rơi vật này vô tay mình.
Sân ga đã trở lại im ắng. Đám cổ động viên đã dồn hết lên hai chiếc tàu đi về hai phía mất tăm. Tarzan sục sạo muốn nát những ngóc ngách chung quanh nhà ga nhưng làm sao thấy được dấu vết tên tội phạm.
Hắn gõ cửa đồn công an địa phương với vẻ mặt ỉu xìu.
Thanh tra Bohme tiếp hắn khá thân mật. Sau khi nghe cặn kẽ câu chuyện, ông lập tức nhấc điện thoại hỏi thăm nơi vừa xảy ra vụ án mà báo chí đã tường thuật.
Tarzan quan sát nét mặt ông thanh tra trong lúc trao đổi điện thoại. Xem ra có nhiều thông tin chẳng lành.
Ông buông máy xuống trầm ngâm:
- Cháu Peter Carsten à, tấm hộ chiếu cũ mà cháu đã thấy trong ví tên tội phạm vốn được cấp ở Branninghausen, gần với Wehmstedt, nơi xảy ra vụ án. Ở Branninghausen hai ngày trước đây, gia đình Wolfgang Beukert bị kẻ gian cậy cửa lấy đi một món tiền lớn cùng một số giấy tờ, trong đó có giấy thông hành. Người trong hộ chiếu nhác trông từa tựa như tên tội phạm.
- Cháu cũng đã nghĩ như vậy.
- Ngoài ra gã còn phạm tội ở nhà bà Barbara O. mà chú tạm giấu tên. Nếu không có hàng x! óm tình cờ gõ cửa nhà bà thì giờ này có lẽ bà ấy cũng đã bị gã giết chết. Bà Barbara O. chống cự ác liệt và trong lúc giằng giật, đã bứt đứt một chiếc cúc áo của gã.
Tarzan sững sờ:
- Vậy là tên mọi rợ đã bỏ lại tất cả hai cái cúc áo. Cháu một, bà Barbara O. một. Cháu e là trước sau gì gã cũng trở lại thủ tiêu bà ấy bởi bà ấy đã biết mặt gã.
Thanh tra Bohme gật đầu:
- Cháu nhận định rất chính xác. Sẽ có một cái bẫy chờ tên cuồng sát đó.
Tarzan đấm tay xuống bàn, khẽ và chắc:
- Vậy mà cháu đã để xổng khỏi tay.
- Cháu cũng đã làm hết sức mình rồi. Chỉ tại lũ điên khùng đó thôi. Chú sẽ cho phong toả ngay khu vực nhà ga. Cháu cứ ở đây. Nhà ga sẽ báo cho cháu biết giờ chạy của chuyến tàu tiếp theo để cháu đi đến trường.
*
Không khí nơi đây sặc mùi khí thải. Bên cây xăng, ôtô ra vào kìn kìn. Dãy kiôt bán sách báo ít người ghé qua. Cạnh đó là một quán cà phê đứng.
Julia Kramer là một phụ nữ thon thả, tóc vàng nhạt, nét mặt khả ái, vai đeo túi xắc, từ quán cà phê đi ra, tay cầm chìa khoá ôtô. Chiếc BMW loại nhỏ của cô đang sẵn sàng tiếp tục cuộc hành trình.
Bất ngờ từ phía sau một giọng đàn ông nhẹ nhàng cất lên:
- Xin lỗi chị.
Julia giật mình quay lại. Coi, trước mặt cô là một người đàn ông trạc tuổi trung niên ăn mặc bảnh bao nhưng không hiểu sao bị đứt tới hai chiếc cúc. Gã đã bám theo cô từ khi mới bước vào quán ư?
Tiếng gã thật dịu dàng:
- Chị cho tôi quá giang một quãng đến ga Tretzburg được không hả chị?
Julia ú ớ:
- Ồ, không
không
- Tôi có hẹn với bà xã tôi ở đấy nhưng bà đến sớm hơn giờ hẹn một tiếng còn tôi lại đến trễ giờ so với hẹn, thế là chẳng gặp được nhau. Tôi sẽ gửi chị 30 mark gọi là góp tiền xăng.
- Không được. Không phải vì vậy.
- Chỉ đến Tretzburg thôi mà
Giọng năn nỉ của người đàn ông thật dễ xiêu lòng.
- Vì
vì ông đề nghị đường đột quá. Và
vì tôi chưa chở đàn ông xa lạ trên xe bao giờ.
Gã xin quá giang cười dụ khị:
- Coi, mặt mũi tôi đâu đến nỗi nào, chị thấy không?
- Tôi đã biết những chuyện tệ hại mà người đi nhờ xe gây ra cho phụ nữ. Trên báo đã đề cập nhiều về vấn đề này. Chào ông.
Julia thảy túi xắc vô trong xe rồi phóng tuốt vào chiếc BMW, đóng sầm cửa rất cương quyết.
Gã đàn ông có xống áo bị đứt tới
hai cúc đứng như trời trồng. Trong khi gã đang thất vọng thì một giọng trầm trầm vang lên phía sau lưng kèm theo tiếng cười thông cảm:
- Đàn bà bây giờ vậy đó.
Gã đàn ông quay lại. Tiếng cười ấy là của một ông già cường tráng, cao dễ tới hai mét. Ông già nhún vai:
- Nãy giờ tao đứng nghe chú em năn nỉ muốn gãy lưỡi mà vẫn thất bại thảm hại. Tội nghiệp hả?
Gã đàn ông bắt chuyện:
- Cũng dễ hiểu thôi.
Ông già gật gù:
- Phụ nữ họ cảnh giác cũng phải. Đã quá nhiều người xin đi nhờ xe rồi tấn công họ.
Gã đàn ông nói:
- Báo chí cũng nói quá nhiều về chuyện này bởi thế họ sợ. Này ông già, cho tôi quá giang xe được không?
- Cho thì cho chứ ngán gì. Tao đang muốn có người đồng hành cho đỡ buồn ngủ. Chú mày biết không, tuần sau là tao tròn chín mươi mốt tuổi. Nhẽ ra tao đang định mua một chiếc xe tử tế hơn nhưng biết chắc sang tuổi chín mươi hai là phải kiểm tra lại sức khoẻ. Không biết có đủ sức khoẻ không mà mua cái mới. Thôi lên xe đi.
- Cảm ơn cụ. Tôi tin rằng cụ còn chắ! c tay lái.
- Hà hà, dư sức qua cầu. Tao bẻ vô lăng thuộc loại nhà nghề, chỉ hơi rầu là bốn má phanh quá mòn mà tao chưa có thì giờ thay được.
Còn phải nói, gã đàn ông xin quá giang vã mồ hôi.
Con tàu rúc một hồi dài báo hiệu đã về tới sân ga. Đèn ở đây rực rỡ như một cung điện, Tarzan chờ sẵn ở cửa lên xuống, mắt hoa lên trước vô số bảng quảng cáo lấp lánh đèn màu.
Gaby căng mắt dõi nhìn từng ô cửa. Cô bé vẫy rối rít khi nhìn thấy Tarzan. Coi, tàu chưa dừng hẳn, hắn đã phóng xuống lao về phía cô bé. Khỏi phải nói, Công Chúa đổ tự do trong vòng tay khoẻ mạnh của hắn.
Oskar sủa váng lên như muốn báo hiệu sự có mặt của mình.
Karl và Tròn Vo lặng lẽ đứng nhìn.
Tarxan xoa đầu quái cẩu. Hắn nheo mắt rồi đấm bùm bụp vào Karl và Kloesen thay cho lời chào.
Gaby tỏ vẻ giận dỗi:
- Tại sao đại ca lại trễ hẹn tới một tiếng rưỡi hả? Nếu không gọi điện báo chắc tụi này đứng chờ ở đây đến giờ này thì hoá đá hết rồi.
Tarzan cười xoà:
- Sẽ giải thích sau. Tụi mình rời khỏi đây đã.
Bốn đứa và Oskar rồng rắn bước ra cửa ga, Tarzan vừa đi vừa kể lại mọi tình tiết đã làm hắn dở dang chuyến tàu.
Karl hỏi ngay:
- Thế đợt vây bắt của thanh tra Bohme ra sao?
- Cho tới lúc lên tàu, tao vẫn chưa thấy có gì sáng sủa.
Máy Tính lập luận:
- Vậy thì sẽ có giông tố những ngày tới đấy. Bởi vì loại tội phạm mà mày vừa kể thuộc dạng bệnh lý. Bản năng giết chóc bẩm sinh đã xâm nhập người gã cực kỳ nguy hiểm. Gã bị bệnh phải hành hạ phụ nữ và trẻ em mới tho�! �� mãn cơn say máu của mình. Đó là một thứ bệnh hoạn.
Kloesen hỏi:
- Thế gọi nó là bệnh gì?
- Mày nghe nhé. Thuật ngữ hình sự gọi nó là tội phạm sinh lý bản năng.
Tròn Vo lý sự:
- Nói tóm lại, tội phạm sinh lý bản năng hay tội gì khác cũng là
tội phạm cả.
Gaby cắt ngang:
- Đại ca nói rằng gã sẽ đến đây thành phố của chúng ta sao?
Tarzan gật đầu:
- Ít ra thì mình cũng đã nghe tên khốn kiếp đó nói trên tàu như vậy. Tụi mình lại bận bịu đây.
Cả đám đi tới chỗ để xe đạp. Tarzan nhìn thấy chiếc xe đua yêu dấu trụ lừng lững kế bên ba con ngựa sắt.
Thằng mập cười hãnh diện:
- Tao đấy, tao đạp một chiếc bằng chân, dắt một chiếc bằng tay từ ký túc xá đến đây. Mày nghĩ thế nào?
Tarzan nín cười khi nghĩ đến cảnh thằng mập đã phải vật lộn với hai chiếc xe trên đường để đưa được tới đây. Hắn khen:
- Mày siêu thật, Kloesen ạ. Tao cảm thấy như đã được ở nhà rồi.
Gaby chọc quê người hùng:
- Mình tưởng bạn vừa từ nhà đến đây mà.
- Đúng vậy, mình vừa từ nhà đi, ở nhà có mẹ bên cạnh nhưng vẫn thấy trống vắng sao đó. Có lẽ sự thân thiết ở đây nhiều hơn thì phải. Nè Gaby, má mình có gửi một cục xà bông thượng hạng cho bạn đó. Có phải bạn và "bà" Susanne đã từng ca ngợi loại xà phòng thơm này không?
- Ừa. Xưa lắm rồi mà "bà ! cụ" v�! ��n nhớ. Cảm động thật.
Cả bọn dừng lại chờ Tarzan mua một ổ bánh mì thay cho bữa tối. Giờ này nhà ăn đã đóng cửa lâu rồi.
Ba thằng con trai hộ tống Gaby về nhà. Cửa hàng thực phẩm Công Chúa lúc này vắng khách, chỉ còn bà Margot ngồi cộng số tiền bán hàng trong ngày. Mắt bà sáng lên khi thấy lũ trẻ.
- Ồ, chào các con. Sao? Bộ tàu bị trục trặc hay sao mà về trễ thế Tarzan?
Tarzan tươi cười chuyển lời thăm hỏi của mẹ tới bà rồi cả bọn kéo vào trong nhà.
Công Chúa hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, ba đâu rồi. Con muốn gặp ba gấp.
- Ba con đêm nay trực ở Tổng nha.
Tứ quái ùa đến bàn điện thoại. Tarzan quay số văn phòng thanh tra Glockner và nhanh chóng báo cáo những phát hiện mới nhất của mình về tên tội phạm đang bị truy nã và những nhận định của TKKG.
Glockner có vẻ hài lòng:
- Cảm ơn cháu. Chú không biết tên đó có liên quan gì đến băng cạy cửa chuyên nghiệp không. Hiện giờ chú bận theo dõi bọn trộm đang tác yêu tác quái đây.
- Băng đảng nào hả chú?
- Một bọn ăn trộm chuyên nghiệp chuyên cạy cửa trộm đồ. Gaby biết chúng đấy. Con bé sẽ kể cho cháu.
Gaby kể ngay:
- Theo như nhận định của phía điều tra, trong vòng một năm rưỡi qua đã xảy ra hơn 50 vụ trộm có cùng một kiểu cạy cửa. Tất cả đều nhắm vào những biệt thự giàu có vắng chủ. Nhưng từ thứ ba đến giờ không xảy ra thêm vụ nào nữa.
Karl hỏi:
- Nghĩ! a là có một tổ chức, hoặc một nhóm tội phạm?
- Đúng vậy. Thậm chí chúng còn để lại biệt danh sau mỗi vụ và cách đột nhập là khoan chốt cửa sổ. Khi chốt cửa bật ra, chúng đẩy cánh cửa nhảy vào.
*
Tên thật của gã đàn ông đi quá giang là Manfred Diel chớ nào phải Beukert. Giờ đây gã đang ngồi cạnh một ông già chín mươi mốt tuổi gần đất xa trời lái chiếc xe cà khổ. Diel thậm chí còn lấy làm tiếc rằng mình đã chọn xe ông lão để đi nhờ.
Chớ gì nữa. Ông già lái xe chạy như một con gà bị quáng. Ông lão vượt bên phải, rẽ trái trước mũi xe người khác. Tốc độ thì như điên kèm theo những quả phanh gấp cháy đường. Đã vài bận Diel xin ông già cho xuống nhưng ông cười hềnh hệch: "Chết có số, sợ gì". Và cứ thế, ông già tiếp tục phóng. Diel hết bị hất tung bên này lại đập đầu vào thành xe chỗ nọ đau điếng mà không dám ca cẩm một tiếng. Mẹ kiếp, gã hiểu thân phận kẻ quá giang của mình. Rên rỉ không đúng lúc lỡ ông già lên cơn khùng nhấn hết tốc độ trong khi xe thắng không ăn chỉ có nước chu du địa phủ lẹ lẹ.
Diel cầu nguyện liên tục trong khi ông lão chín mươi mốt tuổi cười ngất:
- Chú mày nhát thiệt. Đến Tretzburg rồi kìa.
Ông lão thiệt tình đưa Diel đến tận cửa ga. Không nhận tiền uống nước và thân thiện chia tay với tên tội phạm.
Diel đón được tàu đi về thành phố thân thương củ! a TKKG. Năm phút sau Diel đã yên vị trên toa tàu khách mà trong bụng còn đánh lô tô thình thịch. Khốn nạn, thoát ông già thì đến phiên
thằng nhóc. Mắt gã đảo sòng sọc xem Tarzan có thấp thoáng trên toa không, còn phải hỏi, nếu có thì gã phóng xuống tàu đào tẩu là cái chắc.
Gã ngồi nép vào một góc, kéo mũ sụp quá mắt.
Tàu vào ga, Diel lẻn nhanh xuống, chạy ra bãi đỗ taxi rồi biến luôn. Nơi gã tới là số 11 đường Zecken.
Xe taxi dừng lại tại một ngôi nhà tồi tàn, vôi lở lói như người bị ghẻ ruồi. Diel bước xuống xe hấp háy ngắm chiếc Mercedes màu xám cũ mèm đang đậu trước gara. Gã chưa kịp giơ tay bấm chuông thì cánh cửa đã mở.
Chủ nhân chồm đầu ra vặn hỏi thay cho lời chào:
- Sao mày giờ này mới về?
- Tôi bị lỡ chuyến trước. Giờ mới có tàu về đến đây.
Gia chủ có tên là Molnitzka. Lão lớn tuổi hơn Diel nhiều nhưng bự con dư sức nhấc thằng đàn em lên bằng một cánh tay thần lực. Cánh tay lão có cơ bắp cuồn cuộn, cổ lão to cỡ một gốc chuối, chòm ria hải cẩu chìa ra hai bên mép. Đôi mắt kính dày như hai cái đít chai lúc nào cũng trễ xuống tận mũi. Lão phải mặc quần có dải chứ cái bụng hình chum kia thì thắt lưng bằng dây thép cũng tụt.
Molnitzka đứng kế bên Diel như võ sĩ Sumo Nhật đứng kế em bé. Lão cười sặc sụa khiến sợi dây đeo dính liền quần với đôi vai nảy lên từng chặp trên cái bụng nhấp nhô.
- Vô trong đi, Manfred.
Diel nhún vai bước vào sào huyệt. Gã ngao ngán ngó đống �! �ồ đ�! �c ăn cắp ăn trộm chưa tiêu thụ hết đang nằm lềnh khênh ngả ngớn trong phòng. Thái độ hờ hững của gã làm Molnitzka điên tiết.
- Ê, mày bực tức gì vậy?
- Hãy mặc cho tôi yên.
- Nhưng mày phải trả lời tao. Mày đang điên tiết vì việc gì vậy?
Diel thả người rớt phịch xuống chiếc ghế bành.
- Chỉ thất vọng.
Molnitzka ngồi trước đĩa gà rán rưới nước sốt mới nhai xong cái đùi gà. Gia chủ bắt đầu gặm xương rau ráu. Lão thừa tới 30 kí lô so với chiều cao và mắc bệnh đái đường kinh niên. Bác sĩ khuyên lão phải kiêng khem cả bột lẫn đạm trong phần ăn nhưng lão phớt lờ. Mỗi ngày lão xơi tới năm bữa và tu đủ ba lít bia cho xứng đáng với cái bụng.
Lão cất tiếng:
- Chờ tao ăn xong rồi đi luôn.
Diel gật đầu. Đó là lệnh của sếp, không được hỏi đi đâu. Molnitzka lại hỏi vặn:
- Nhưng mày làm sao ấy, làm tao ăn mất cả ngon.
- Đừng dò xét, vặn vẹo tôi mà.
- Tao linh cảm có chuyện bất ổn. Tao tinh lắm.
- Này, ông chỉ cần biết rằng tôi về đây bình an vô sự và sẵn sàng lên đường với ông, được chưa?
- Thôi được, để tao nói cho mà nghe. Trong bụng mày đang sôi lên vì cú một chuyện gì đó. Mày bị dồn nén đến mức có thể bị nổ tung lên bất cứ lúc nào. Tao chỉ cần nhìn thoáng qua là biết. Nói thật đi, cái gì đã xảy ra ở Wehmstedt hả?
Diel cố lấy giọng bình thản:
- Chả có quái gì cả, tôi chỉ đi thăm cô người yêu cũ ở đó.
- Giấu tao vô ích, Manfred.
Mẹ kiếp, người gã bằng thuỷ tinh hay sao mà lão già nhìn thấu tim gan vậy cà? Đúng, gã quá cú thằng chọi con đó. Làm sao lúc đó gã nghe theo nó dễ dàng làm vậy? Còn đưa cả tấm hộ chiếu ăn cắp cho nó nữa. Bằng thú nhận rồi còn đếch gì. Gã trở thành tù nhân của một đứa vắt mũi chưa sạch. Nhục ơi là nhục.
Diel hạ giọng cho đàn anh bớt tò mò.
- Hồi nãy trên tàu, tôi uống phải một ly cà phê chua loét.
Molnitzka cười hô hố:
- Thôi được. Giờ tao cho mày uống bia bù lỗ nhé?
- Không. Thích thì tôi đã hỏi.
Molnitzka nhổ một bãi nước bọt rồi với tay lấy chiếc áo khoác. Lão trỏ túi đồ nghề bảo Diel mang theo. Diel lê gót vào toilet chúi đầu xuống vòi nước. Nước lạnh làm gã tỉnh táo thấy rõ.
Hừ, con mẹ ấy đã tả lại gã quá chính xác nên chỉ bằng mấy nét họa đã thấy giống mình như in. Biết thế này lúc đó bóp cổ mạnh hơn m�! �t chút nữa cho mụ ấy tắc thở luôn đi. Và còn thằng chọi con ấy nữa. Thằng chọi! Trời ơi thằng chọi! Tao sẽ xé mày làm đôi, bằng mọi giá.
Gã lầm bầm rủa.
Đúng lúc đó bàn tay chuối mắn của Molnitzka gõ vào cửa rầm rầm:
- Diel! Đi thôi!
*
Tarzan lục trong túi ra tờ báo có đăng ảnh và lệnh truy nã tên tội phạm. Hắn chỉ vào tấm ảnh:
- Đó, gã đó. Các bạn nhìn đi.
Gaby bình luận:
- Trông ảnh thì không đến nỗi nào, phải không? Hình như mình đã gặp gã này một đôi lần thì phải.
Tarzan giật mình:
- Thế thì quả nguy hiểm. Một tên tội phạm nguy hiểm như vậy mà vẫn được nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Sự việc ở Wehmstedt mà báo đưa tin là sự việc giết người đó.
Karl xen vào:
- Báo nói về gã như một tên khát máu. Ở một thành phố lớn như thế này, loại trừ gã quả là không dễ.
Gaby bỗng rùng mình.
Tarzan nhìn thấy, hắn vội nắm bàn tay Công Chúa thật chặt. Cô bé hiểu rằng: đừng lo.
Tarzan nói:
- Vụ băng trộm "Khoan cửa sổ" ngày mai chúng ta sẽ bàn tiếp. Tụi mình chia tay đây, mệt lắm rồi.
Gaby nói:
- Có thể đêm nay bọn trộm sẽ thực hiện phi vụ thứ 51. Bởi vì lại có thêm gã trộm đó ở đây. Phần thưởng bây giờ sẽ đặt là 40.000 mark.
Karl cười mỉm:
- Một khoản được đấy. Tôi chỉ còn đúng 6 mark cho cả tháng.
Tròn Vo nhắc nhở:
- Mà lại mới đầu tháng.
Tarzan cười:
- Có gì nhà công nghiệp Sauerlich sẽ tài trợ mà.
- Ôkê. Lãi thì không lấy nhưng gốc thì phải trả đó, nghe cận?
! *
Phi vụ thứ 51 của bọn chuyên nghiệp đã diễn ra đúng theo phương pháp truyền thống: khoan bật chốt cửa rồi nhảy vào. Đáng thương cho ngài bác sĩ tai mũi họng Bachmuller, bao nhiêu tiền thu hoạch của bệnh nhân chỉ trong một đêm vắng nhà bị bay theo mây gió.
Ông bác sĩ này nổi danh từ cuối những năm 60 và nghề của ông ta đúng là hái ra tiền.
Molnitzka và Diel đã thực hiện phi vụ quá ngon lành. Vớ được vô số đồ vật quý hiếm, chưa kể đến xấp hồ sơ chứng nhận bảo hiểm tài sản của toàn gia ngài bác sĩ.
Molnitzka cười thỏa mãn. Trước đây lão là thanh tra bảo hiểm nên biết hết những ngóc ngách của nghề này cũng như những trò ma bùn mà khách hàng sử dụng để bắt bảo hiểm phải bồi thường.
Sau khi xem xét những món đồ vừa trộm được, Molnitzka phác ngay một phương án tống tiền nhà ông bác sĩ vừa bị chúng ăn trộm.
Hai gã đánh xe đi đến một trạm điện thoại, Molnitzka quay số và giao phôn lại cho thằng đàn em. Lão ghé sát đàn em để theo dõi cuộc đối thoại. Đầu dây kia có người thưa máy.
Diel hỏi rất xấc xược:
- Ê, ông là thầy thuốc Bachmuller hả? Mới đi du hí về phải không? Nhà còn ai ngoài ông đã nào? Chỉ vợ ông là người thứ hai biết chuyện này thôi đó.
Giọng ông bác sĩ chưa hết thất thần vì vụ mất trộm vừa xảy ra:
- Ai đấy? Ai hỏi gì đấy?
- Ta là ngư�! ��i vừa! tiến hành xong phi vụ đột nhập vào nhà ông đây.
- Trời đất. Ông mới ăn cắp của cải tôi xong lại còn cả gan gọi điện tới báo?
- Bình tĩnh nào, ông bác sĩ, kẻo lại hỏng hết việc. Việc tôi muốn nói bây giờ chỉ có lợi cho ông. Ông nên hiểu như vậy.
Bác sĩ Bachmuller đã trấn tĩnh lại được. Ông hỏi lại:
- Ông muốn gì?
Diel nghiêng ống nghe cho sếp Molnitzka thưởng thức và vô vấn đề mà hồi nãy sếp chỉ đạo.
- Kiểm kê hết đồ đạc bị mất chưa thầy lang?
- Rồi.
- Kể cả tập chứng từ đăng ký bảo hiểm?
- Đương nhiên.
- Ông khá cẩn thận. Ông đã đóng tiền bảo hiểm mọi thứ có giá trị trong nhà.
- Chứ sao. Để ngăn ngừa hậu họa, tôi chỉ còn cách đó để bảo vệ tài sản.
- Tôi đếm tới mười mấy trang kê chi tiết các đồ đạc được đăng ký bảo hiểm.
- Muốn gì thì nói mẹ cho xong đi, vòng vo như giẻ rách.
Diel tuôn ào ào:
- Có đó, Bachmuller. Hồ sơ đăng ký bảo hiểm của mày gồm 77 báu vật với tổng giá trị lên tới 645.000 mark. Nhưng tụi tao tìm hoài hủy cũng chỉ có 58 thứ các loại. Mày giấu đâu 19 món trang sức còn lại nào, tao muốn nói đến dây chuyền kép Smaragd, cái lắc gắn kim cương, đôi tòn teng đá saphia hình giọt nước, chiếc nhẫn kim cương 2 cara
19 thứ còn lại của mày trị giá hơn phân nửa tổng số tiền ấy. Chúng ở đâu vậy? Chắc là vợ mày mang theo người, đúng không?
- Đúng thì sao?
- Này đồ lang băm, tao biết tỏng là mày đã báo với hãng bảo hiểm là 77 món đồ bị mất sạch để lấy 645.000 mark bồi thường, đúng không?
Ông bác sĩ ậm ừ không nói.
- Hê hê, mày đâu có tử tế gì hơn tụi tao, Bachmuller?
Bachmuller lắp bắp:
- Tôi
tôi sẽ đính chính lại với họ. Vì rằng lúc thấy nhà bị trộm đột nhập, tôi hết cả hồn vía.
- Chẳng ai tin mày đâu, lang băm. Hãng bảo hiểm sẽ nghi ngờ tính nhất quán trong lời khai của mày và điều tra mày. Mày sẽ phải ra tòa về tội nói dối, hê hê
- Thế ông muốn gì?
- Tụi tao sẽ im lặng không tiết lộ với hãng bảo hiểm nếu mày chuyển toàn bộ số tiền 645.000 mark cho tụi tao. Bù lại tụi tao sẽ hoàn lại mày số đồ nữ trang lấy trộm. Sòng phẳng quá chứ gì nữa. Coi như mày đâu có mất mát gì. Của mày vẫn còn, tiền tao, tao nhận. Đứa nào chết mặc mẹ chúng.
Bachmuller quả là tay bản lãnh. Ông gằn từng tiếng:
- Tụi bay đụng cao! thủ rồi. Tao sẽ giấu số nữ trang còn lại có trời mới tìm thấy. Giữa tao và tụi bay, hãng bảo hiểm sẽ nghe ai. Mày chỉ là một thằng ăn cắp còn tao là một bác sĩ có tiếng tăm. Thôi chào.
Diel cười đểu:
- Đừng tưởng bở, thưa ông. Tôi đã dự kiến tình huống này nên đã ghi âm cuộc đối thoại từ nãy rồi. Ông có nhu cầu nghe thì tôi sẽ bật nút hầu một đoạn, hê hê
Viên bác sĩ im lặng, người đờ ra. Hồi lâu mới nói trong hơi thở:
- Nghĩa là ông đòi tiền?
- Đúng vậy. Chỉ có tiền. Thực ra ông không mất gì trừ hai lỗ khoan ở bệ cửa sổ.
- Tôi
tôi
đề nghị
- Khoan đã. Bao giờ ông được nhận tiền ở hãng bảo hiểm?
- Có thể tuần sau.
- Tuần sau tôi sẽ phôn cho ông hẹn giờ giao tiền để lấy hàng. Chào.
Hai thằng cười ha hả lúc Diel nện máy. Thật là một chiêu tuyệt diệu. Chỉ hù sơ sơ một nhát là ôm gọn hơn nửa triệu mark qua điện thoại ngon ơ.
Molnitzka hớn hở vỗ vai Diel:
- Mày siêu lắm, Diel. Ra xe, tao chở mày về nhà.
Diel từ chối:
- Tôi muốn đi bộ một đoạn để thư giãn.
Chúng chào nhau rồi Molnitzka ra xe. Diel lững thững đi bộ. Chờ xe rồ máy phóng đi, gã lập tức quay lại, nhào vô buồng điện thoại.
Màn đêm đã buông xuống, nhưng đêm mùa hè không đen đặc như đêm mùa đông. Những cơn gió lạnh thổi đủ làm cho người ta biết sắp khuya rồi.
Dưới ánh sáng lờ mờ của ng! ọn đè! n trần, trong buồng điện thoại, Diel lật từng trang cuốn danh bạ để sẵn, mắt dán vào như bị thôi miên. Gã dò tìm số điện thoại của ký túc xá khu trường nội trú phía nam thành phố. Gã quay số. Máy đổ chuông và một giọng ngái ngủ ở bên kia đầu dây cất lên:
- Ký túc xá học sinh nội trú đây
- Xin chào buổi tối. Tôi tên là Beukert. Phiền ông cho tôi gặp học sinh Peter Carsten, có việc rất quan trọng.
- Được, để tôi xem cậu ấy đã về chưa. Ông vui lòng đợi máy nhé.
Tarzan và Tròn Vo vừa về được chừng mười phút. Lẽ ra hắn phải tới trình diện với thầy giáo trực ký túc xá, nhưng hắn muốn quẳng cái túi vào phòng, rửa mặt mũi chán rồi mới đi.
Tarzan vừa mở cửa Tổ Đại Bàng đã há hốc mồm. Trời ạ, hắn mới đi vắng có hai ngày mà căn phòng đã lộn xộn và bề bộn như chuồng heo. Tarzan la:
- Mập, mày thật quá thể. Biết đến bao giờ mày mới tự lập được?
Thằng mập gãi đầu cười hềnh hệch:
- Thông cảm đi đại ca. Tao đâu có thì giờ.
Tarzan suýt phì cười:
- Lý do không thể chấp nhận được. Mày làm gì mà bận chứ?
Hắn đang lui cui lục ba lô tìm chiếc khăn mặt thì cánh cửa bật mở sau một tiếng gõ mạnh. Thầy giám thị trực ký túc xá hiện ra khá bất ngờ:
- Về hồi nào vậy Peter?
- Dạ, em đang định
qua bên thầy trình diện đây ạ.
- Thôi khỏi. Có người gọi điện thoại cho em, tôi đã chuyển qua máy dưới tầng một rồi.
- Ai gọi em giờ này vậy thầy? Tarzn ngạc nhiên hỏi.
- Một người đàn ông tên là Eukel hoặc Reukert gì đấy.
Tarzan thấy dựng tóc gáy:
- Beukert? Chắc là Beukert?
- Đúng đó, Peter.
Tròn Vo xô cửa lao vào:
- Gì vậy? À, em chào thầy ạ.
Tarzan lao như cơn lốc xuống buồng điện thoại tầng một. Hắn kinh dị cũng phải. Lý do gì tên tội phạm bị truy đuổi lại biết chỗ ở và số phô! n của nơi hắn ở chớ?
Hắn nhấc phôn:
- Alô, tôi là Peter Carsten đây ạ.
Im lặng. Có tiếng thở nhẹ trong ống nghe rồi có tiếng cười gằn.
Chính là gã, Tarzan khẳng định.
- Thế nào, mày đã về bình an hả nhóc?
- Thì ra là ông! Cao tay thật đó.
- Mày ngạc nhiên à? Tao cũng đến thành phố mày rồi nhé. Bình an vô sự.
- Ngạc nhiên thì không. Nhưng tôi đã biết thêm khá nhiều thông tin về ông.
- Bọn cớm chỉ có mỗi bức họa chân dung chứ có đếch gì nữa.
- Hơn chứ. Ít ra là tôi có hai cúc áo. Một chiếc người đàn bà đáng thương mà ông định giết đang giữ. Một chiếc tôi có trong tay.
Gã im lặng năm giây. Tarzan hỏi:
- Thế à? Ông chột rồi à?
- Mày làm tao bực mình rồi đấy, chọi con ạ.
- Bực mình thế thì nhằm nhò gì. Tôi thành thực khuyên ông nên ra đầu thú đi, càng sớm càng nhẹ tội.
- Mày đúng là một thằng vắt mũi chưa sạch mà láo toét. Mày có biết tao gọi điện cho mày với mục đích gì không?
Tarzan cười:
- Ông định xin lại cái cúc áo chớ gì?
- Chuyện vặt, mày cần nữa tao bứt nốt bốn chiếc còn lại quẳng cho. Dọa vớ dọa vẩn. Nghe đây, nghe cho rõ đây.
- Thì tôi đã bỏ máy đâu.
- Vậy thì mày bình tĩnh mà nghe này. Cái con nhỏ gì tên là Gaby Glockner ấy. Hẳn nó đẹp ghê gớm nên mày mới đi đâu cũng đem hình nó ra khoe hả? Hề hề, tao vừa có địa chỉ con bé trong tay rồi.
- Cái gì? Tôi vặn cổ bất cứ đứa nào động đến đuôi tóc cô gái ấy.
- Ồ, bình tĩnh đi chú em. Tao gọi điện trước cho mày, có nghĩa là chơi bài ngửa còn gì. Đừng đánh giá đối phương thấp quá, kẻo hối không kịp đâu. Nghe thủng không, Peter Carsten? Nạn nhân sắp tới của tao chính là con bồ của mày. Tao đã nói là làm. Có thể là ngày mai, tuần tới, tháng sau hoặc năm sau
chưa biết chừng, nhưng chắc mẩm là người đẹp của mày sẽ lọt vào tay tao. Và đó là do tội của mày, vì mày đã làm tao bực mình nên
hiểu chưa? Ha ha ha
Chỉ vì mày thôi.
Gã cúp máy.
Tarzan bước ra khỏi buồng điện thoại như người mất hồn. Sân trường mờ ảo dưới những bóng đèn chỗ sáng chỗ không. Hắn sợ. Lần đầu tiên đại ca Tứ quái sợ đến cứng hàm, lạnh xương sống. Sợ cho an toàn của Gaby. Gaby thật là quan trọng, hết sức quan trọng đối với hắn. Làm thế nào bây giờ?
Tarzan quyết định gọi điện báo tin cho thanh tra Glockner, xui cho hắn là bố già vừa rời khỏi Tổng nha trong một đặc vụ đột ngột. Sớm mai mới về. Chúa ơi, hắn phải làm gì bây giờ?!
Tròn Vo nhổm lên hỏi:
- Thế nào? Ông Beukert tìm lại được hộ chiếu gọi điện cảm ơn à?
- Không phải Beukert mà chính là tên tội phạm đó.
Tròn Vo trợn mắt:
- Gã muốn gì?
- Bắt cóc và tra tấn Gaby để trả thù tao.
- Trời đất. Bệnh hoạn đến vậy sao?
- Vậy đó. Gã đang ở trong thành phố rồi.
- Tính sao đây, đại ca?
- Ừ. Tao biết chắc gã sẽ làm thật. Cho dù ngày mai các báo có đăng lệnh truy nã kèm theo chân dung gã, gã cũng mặc kệ. Gã thừa khả năng biến thành một bộ mặt khác. Gắn thêm râu giả, tóc giả, độn bụng phình lên hoặc đeo kính râm chẳng hạn…
- Gã lắm tiền không?
Tarzan lắc đầu:
- Có vẻ là không.
- Gã giết người có để cướp của không?
- Không biết được. Lần đầu tiên gã bị phát hiện nhận dạng là vụ gã định giết một phụ nữ ở Wehmstedt.
- Đại ca gọi điện cho chú Glockner chưa?
- Đã gọi mà không gặp. Nhưng tao sẽ thông báo cho cô Margot và Gaby. Tội nghiệp, đêm nay họ sẽ mất ngủ mất.
Tròn Vo trăn trở:
- Tụi mình phải làm gì bây giờ?
- Vậy là cả một chuỗi ngày nặng nề đeo bám chúng ta. Gã chỉ cần buông một lời đe dọa là chúng ta sẽ chết dần chết mòn vì căng thẳng. Làm sao có thể bố trí một thám tử lúc nào cũng đi theo Gaby được.
Tarzan đứng dậy:
- Tao sẽ gọi điện cho cô Margot đây. Chúa ơi, cô ấy sẽ đau tim vì cái tin sét đánh này. Ước gì tao sớm gặp được cái thằng khốn nạn đó…
Cằm Tarzan run lên. Hắn phải nghiến chặt răng lại để giữ bình tĩnh.
Tròn Vo trách:
- Làm sao mày lại khoe tên Gaby với gã chớ?
- Bắt đầu từ sự vô tình thôi, Kloesen. Trên toa tàu, tao trò chuyện với một bà cụ và gã đã nghe được. Gã quả là một đối thủ kh�! �ng vừa. Thôi, để tao đi gọi điện đã.
Trong khi thằng mập bận than vãn thì Tarzan quay số máy. Hắn nghe tiếng bà Margot kêu lên rộn rã:
- Tarzan đó hả cháu. Gaby đang trong bồn tắm, cháu có gì nhắn lại không?
- Dạ… cháu muốn nói chuyện với cô về sự việc cháu gặp trên đường. Không biết Gaby đã kể cho cô nghe chưa ạ?
- Rồi, Tarzan ạ. Có phải cháu tính nói đến gã quỷ đó cũng đến đây rồi chăng?
- Đúng thế, thưa cô. Tên mọi rợ đó đang có mặt tại thành phố này, gã đã gọi điện cho cháu và đe dọa tính mạng… Gaby. Xin cô hay bình tĩnh, cô Margot ạ.
- Lạy Chúa. Tại sao lại liên quan đến Gaby?
- Đây là tên tội phạm hết sức nguy hiểm, gã đã biết tìm ra chỗ yếu nhất của chúng ta.
Bà Margot im lặng.
- Cháu đã gọi điện cho chú Glockner mà không gặp. Vì Chúa, cô hãy lưu ý Gaby, bạn ấy không nên bước chân ra khỏi nhà.
- Đến thế kia ư?
- Cô cứ bình tĩnh. Chúng cháu sẽ sớm tóm được thằng khốn kiếp ấy.
Margot thở dài.
- Cô lo quá. Thôi, cô đi kiểm tra cửa nẻo rồi khóa lại đây.
Bà Margot đặt máy.
Tarzan thất thểu trở lại phòng. Tổ ấm của hắn đã ngăn nắp qua sự tổng vệ sinh của Kloesen. Thằng mập nhấp nhổm trông ngóng Tarzan. Nhưng hắn còn lòng dạ đâu mà biểu dương thằng mập. Hắn biết rằng đêm nay mình sẽ không tài nào ngủ được, cho dù sáng nay đã phải dậy từ 5 giờ và phải trải qua một ngày căng thẳng.
! span>Tarz! an lặng lẽ thay đồ thể thao, đi giày vải rồi đến phòng thể dục. Hắn luyện Judo, Karate, võ phương Đông với
bao cát. Mồ hôi túa ra như tắm mà hắn vẫn chẳng thấy mệt chút nào. Hắn tắm nước nóng cho tinh thần thư giãn rồi xuống nhà bếp lôi trong tủ lạnh ra một túi sữa, bật bếp hâm lên uống. Bài thuốc này có thể giúp hắn ngủ.
Sau một giờ rưỡi, Tarzan trở về Tổ Đại Bàng, Tròn Vo vẫn ôm quyển sách nằm đợi. Thằng mập cũng căng thẳng không sao ngủ được. Đúng là một hiện tượng hiếm thấy ở Kloesen. Nó hỏi Tarzan:
- Đại ca đi đâu vậy? Tao tưởng mày đi tìm thằng khốn kiếp đó.
Tarzan không trả lời.
Biết tìm gã ở đâu? Không một tia le lói về dấu vết gã.
Tarzan lặng lẽ tắt đèn. Hắn chắp tay làm gối kê đầu ngắm nửa vầng trăng treo đơn côi giữa trời. Bên phòng giáo viên trực đèn vẫn sáng, cửa sổ hé mở, vọng ra tiếng đàn piano của thầy giám thị làm cho đêm khuya càng huyền ảo.
Tarzan vẫn tỉnh như sáo. Mọi cố gắng để nhắm mắt đều vô ích. Hắn bắt đầu đếm, đếm không biết bao nhiêu nghìn mà kể. Lo lắng, căng thẳng, hình dung cảnh Gaby bị bắt cóc cứ như những thước phim chạy qua đầu hắn. Mãi sau hắn cũng thiếp đi được. Lúc đó đâu khoảng 9 giờ sáng.
Hắn mở mắt lúc 5 giờ 35 phút. Trời còn tối om om. Tarzan rón rén ngồi dậy thay đồ rồi đi xuống cầu thang.
Ông gácdan đã mở cổng. Sáng nào cũng vậy, ông dậy từ buổi sáng, chạy vòng quanh các dãy nhà để mở cửa. Nhìn thấy Tarzan, ông hỏi:
- Bây g! iờ chá! u mới về hay định đi đâu sớm thế?
- Chúc bác một buổi sáng tốt lành. Cháu vào phố một lúc rồi về ngay.
Tarzan chạy đến khu nhà để xe. Hắn leo lên yên ngựa sắt cắm cổ đạp đến khu phố cổ, nơi có cửa hàng thực phẩm mang tên "Công Chúa". Tarzan lẳng lặng dừng xe trước ngôi nhà quen thuộc, hắn định bấm chuông nhưng lại thôi. Tarzan định bụng sẽ đợi cho đến lúc Gaby xuống đi học.
*
Đường sá lúc này rất ít người qua lại. Vài con chim nhỏ nhảy nhót trên các mái nhà cất tiếng hót lảnh lót chào mừng buổi sớm mai.
Đại ca băng Tứ quái ngồi yên trên chiếc xe đạp đua, một chân chống lên bậc thềm nhà Gaby. Hai tay đút túi quần, mắt lim dim, toàn thân không động đậy. Ngó hắn ai cũng ngỡ là một chàng trai đang "trồng cây si".
Coi bộ Tarzan như ngủ nhưng thực ra hắn đang theo dõi một gã đứng nép bên kia. Tarzan cảm thấy trống ngực, đánh thình thình, hắn phải hít thở mạnh vài lần để điều hòa nhịp thở, giữ bình tĩnh.
Chả lẽ thằng khốn kiếp ấy đã vội vã đến nơi này nhanh vậy sao?
Gã đàn ông đứng tựa vô bức tường ở con hẻm bên kia đường. Gã có khuôn mặt hình ô van, đội mũ rộng vành, để râu xồm xoàm như rễ bèo và đeo kính râm đen kịt.
Đầy nghi ngờ, Tarzan đi sang bên kia đường. Hắn nhìn về các nẻo đường! quan sá! t người qua lại và dự đoán tình huống sẽ xảy ra khi tấn công gã kia.
Nhẹ như mèo rình chuột, Tarzan tiến mỗi lúc một gần gã đàn ông và bằng cú nhảy thế "hổ vồ mồi", phắt một cái Tarzan đã đứng trước mặt gã đàn ông. Bằng bàn tay rắn như thép, Tarzan bóp chặt vai gã, tay kia nắm chặt, sẵn sàng quai phủ đầu đánh gục đối phương.
Tarzan nhìn chòng chọc vào mặt gã đàn ông dằn từng tiếng:
- Đã đến vị trí rồi hả? Đúng địa chỉ đấy. Nhưng xem ra không gặp may. Đồ cặn bã.
Người hùng TKKG túm chòm râu tua tủa của gã giật mạnh, cố tình cho bộ mặt hóa trang của gã rớt ra. Nhưng
lạy Chúa, bộ râu rễ bèo bám vào cằm gã cứng ngắc. Gã la lên như bộng:
- Ô
ô.. ô
cướp
cướp, cướp
bớ bà con ơi
cứu
cứu!!!
Tarzan buông chòm râu và lột phăng cặp kính râm to đùng xuống.
Chết rồi!
Tarzan lùi lại một bước và khẳng định chắc chắn là mình đã nhầm.
Trước mặt hắn không phải là tên tội phạm bị truy nã mà là một người lớn đáng kính. Hắn lắp bắp:
- Cháu
xin lỗi. Cháu cứ tưởng
ông tha lỗi cho. Cháu đang phục một tên tội phạm mà rất có thể gã mang ria giả và đeo kính mát.
- Mắt với mũi lộn xộn thế mà đòi đi bắt cướp. Ông là người của công ty vệ sinh. Hiểu chưa?
- Ông đã già thế này mà vẫn đi làm sao ạ?
- Ông về hưu lâu rồi. Hơn 40 năm quét đường còn gì. Nhưng công ty đang thiếu người làm, mà không tuyển được người mới. Chẳng ai muốn làm những công việc bình thường này. Ngồi nhà chán lắm, thế là ông đi làm thêm. Sáng nào cũng phải dậy sớm để chờ xe rác công cộng đến. Ông phụ trách làm vệ sinh khu vực này mà.
- Một lần nữa cháu xin lỗi ông vì đã túm râu ông.
- Túm? Cháu nhổ gần bật cả gốc lẫn rễ lên rồi đó.
- Cháu nhầm mà. Xin lỗi ông.
Tarzan chào người dọn rác và rút lui về chỗ để xe đạp. Bỗng có tiếng gọi hắn. Cùng lúc nghe tiếng sủa của Oskar:
- Gấu, gấu, gấu
Tarzan quay lại. A, cô Margot, mẹ của Gaby, đã xuất hiện đằng sau quái cẩu. Sáng nào, cô cũng dẫn Oskar đi dạo chứ sao.
- Cháu đi đâu mà sớm th�! � Tarzan?
Tarzan lễ phép:
- Dạ, cháu đón Gaby đi học.
- Để Gaby không phải đi một mình?
- Vâng ạ. Cháu nghĩ rằng kể từ ngày mai Gaby nên đi xe buýt đưa rước học sinh của nhà trường cho chắc ăn cô ạ.
- Ôi, cháu đã là một người lớn rồi. Cô thực sự yên tâm khi Gaby có cháu bên cạnh. Cháu vô nhà cùng ăn sáng nhé. Chú Glockner vẫn còn ở Tổng nha. Cô và Gaby đã quen với cảnh vắng bóng đàn ông trong nhà rồi.
- Cháu có làm phiền không ạ?
- Ồ, không bao giờ. À có chuyện gì vừa xảy ra thế?
- Do cháu nhầm lẫn, thưa cô. Cháu lộn ông già công nhân vệ sinh là tên tội phạm bị truy nã.
- Trời đất. Cái bác có râu ria xồm xoàm, đeo kính mát phải không? Người quen của cả khu phố đấy.
Bà Margot mở cửa, Tarzan theo sau. Gaby từ trong phòng ăn ngó ra, tròn mắt ngạc nhiên:
- Trời đất, mặt mày đại ca hốc hác thế? Bộ đêm qua mất ngủ hở?
Đố Tarzan dám giải thích gì, chẳng lẽ lại khai rằng hắn quá lo sợ cho Gaby chăng? Nói vậy thì
quê độ quá. Hắn cười:
- Mình đến đánh giậm bữa sáng, đồng ý không?
Bữa ăn sáng đầm ấm. Tarzan thấy mình sảng khoái như chưa hề trải qua một đêm căng thẳng và khắc khoải.
Gaby đặt ly sữa nóng xuống bàn rồi nói:
- Tối nay tụi mình được mời dự hội vườn. Đại ca thấy thế nào?
Margot hoảng hồn nhìn con gái:
- Sao, hội hè ở nhà ai?
Tarz! an đỡ ! lời:
- Dạ, bạn Christian Rubler học cùng lớp tụi cháu đã thay mặt gia đình mời cả nhóm cách đây một tháng.
Bà Margot do dự:
- Bình thường thì không sao, nhưng lúc này khó mà nhận lời được.
- Cháu hiểu, nhưng gia đình Christian kín cổng cao tường lắm, không có chỗ nào cho gã lọt vào đâu ạ.
Bà Margot ngần ngừ.
- Thôi được, có điều ba sẽ đón vậy, Gaby.
Gaby giao hẹn:
- Đúng 11 giờ đêm nha mẹ.
- 10 giờ thôi con.
- Ngày mai con nghỉ hai tiết đầu, con được ngủ thêm mà mẹ.
- Thôi được, vậy thì 10 giờ 30 nghe.
Chuông điện thoại bỗng reo inh ỏi. Bà Margot cầm lấy ống nghe cau mày.
- Gia đình Glockner đây. Xin lỗi, ông là ai?
Tarzan giật mình. Hắn linh cảm có chuyện. Hắn tới sau lưng cô Margot.
Giọng đàn ông lịch lãm cất lên trong máy:
- Tôi là tiến sĩ Peszeck, người cùng quê với Peter Carsten. Vừa rồi nhân dịp ghé đến thành phố, tôi có gọi điện cho Peter vì muốn gặp cậu ấy, nhưng cậu ấy bận. Cậu ta nhờ tôi đón Gaby đến trường giùm rồi sẽ gặp sau. Nếu Gaby đồng ý thì tôi sẽ thực hiện ngay.
Hai bàn tay Tarzan co lại thành nắm đấm. Hắn gật đầu. Bà Margot hiểu:
- Vâng, được ông đón chắc Gaby mừng lắm.
Có tiếng cười trong máy:
- Hề hề. Hiện giờ tôi đang trọ tại khách sạn Hofgarten không xa gia đình ta lắm. Bà có thể dặn cháu đi bộ đến c�! �a khách! sạn để tôi đưa đến trường nhé. Tôi còn phải thanh toán tiền nữa mà.
- Được, ông ạ. Tôi sẽ nói cháu đợi ông ở quầy tiếp tân. Cháu sẽ đi ngay bây giờ.
- Chào bà. Tôi đủ sức nhận ra cháu Gaby.
- Cảm ơn ông tiến sĩ.
Bà Margot gác máy, Gaby hỏi:
- Ai đó mẹ?
Tarzan nói:
- Gã định bẫy bạn vô tròng.
Bà Margot nói:
- Vậy thì chúng ta báo tin cho ba đi.
Tarzan ngăn lại:
- Khoan đã cô. Trước sau nó cũng gọi lại để kiểm tra, thấy máy chúng ta bận, gã sẽ biết ngay là có động, và thay đổi kế hoạch bắt cóc.
Gaby mặt tái mét:
- Trời đất! Mình tưởng gã chỉ dọa suông thôi.
- Gã chẳng chừa ai đâu, Gaby. Gã đã trinh sát đoạn đường này khá kỹ. Gã chấm cái khách sạn đó là có tính toán hết. Đường từ đây qua chỗ khách sạn nhiều quãng hẹp, hai bên đường đều là nhà cao tầng không cửa sổ lại ít ai qua lại. Bạn có thể bị bắt cóc ở bất cứ đoạn đường nào chứ không phải tới tận khách sạn đâu.
Đúng lúc này, chuông điện thoại lại réo lên. Tarzan đợi đến hồi chuông thứ ba mới nhấc máy. Hắn nghe từ bên kia đầu dây một tiếng "cạch" cụt ngủn.
Đầu dây bên kia cúp máy.
Tarzan xốc lại áo khoác:
- Cô và Gaby thấy chưa, gã vừa kiểm tra đấy. Cô và Gaby cứ đợi ở nhà nhé.
Nói rồi hắn lao ra cửa.
Tarzan nhảy lên xe đạp phóng ra đường. Cách nhà Gaby chừng 200 mét rẽ tay trái là ngõ hẻm tên là Hofgarten. Ở đây còn rơi rớt lại bức tường thành cao tới bốn mét được xây bằng nhiều phiến đá lớn. Trên mặt thành mọc đầy cây dại um tùm. Bức tường nghe đồn đã ra đời từ thời trung cổ và hiện được nhà nước khoanh vùng thành di tích lịch sử cấm xâm phạm.
Một bên đường là bức tường thấp hơn, chỉ cao cỡ hai mét nhưng cũng đã tồn tại ngót trăm năm. Vì vậy con hẻm rộng hơn 3 mét lọt thỏm giữa hai bức tường cao trông như một con đường hầm hun hút thiếu ánh sáng.
"Thằng khốn kiếp ấy ở đâu?". Tarzan ngó dáo dác đề phòng.
Cả đoạn hẻm vắng người nên những công dân "có ý thức tiện tay" vứt đủ thứ phế thải dưới chân tường.
Lại một khúc cua nữa. Nhiều cua gấp đến chóng hết cả mặt. Xe máy mà đi vô đây thì va nhau là cái chắc.
Kìa, có một người đàn ông đang đứng úp mặt vào tường. Đó là một người to cao, ăn mặc lịch sự, vậy mà dám đứng tương bậy vào di tích lịch sử.
Tarzan buông một câu khá rõ lúc đi qua:
- Vô văn hóa!
Vẫn không thấy tên tội phạm đâu. Phía trước khách sạn Hofgarten hiện ra thấp thoáng. Đó là một tòa nhà xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại nhưng lại phù hợp với cảnh quan của khu vực cổ cần bảo tồn. Ngay cổng chính vào khách sạn, một chiếc xe du lịch đang đậu sẵn.
Tarzan quan sát hết các hướng. Không một dấu hiệu khả nghi. Hắn đ�! ��p thẳng đến khách sạn, dựng xe ngoài vỉa hè, rồi đẩy cửa xoay đi vào.
Khách sạn vắng hoe khách trừ một nhân viên thường trực ngồi ở quầy tiếp tân.
Tarzan hỏi nhân viên tiếp tân:
- Tôi muốn gặp ông tiến sĩ Peszeck. Ổng hẹn gặp tôi ở đây.
Cô gái ngồi quầy lắc đầu:
- Ở đây không có khách thuê phòng nào tên Peszeck cả. À, mà cậu có phải Peter Carsten không nhỉ?
- Ồ, sao chị biết tên tôi ạ?
- Có người gửi một lá thư cho cậu đây.
Lá thư không đề tên người gửi. Tarzan ngạc nhiên:
- Ai gửi cho tôi vậy?
- Tôi không biết. Lá thư do bác bảo vệ chuyển vào. Bác bảo vệ ơi!
Một ông già tuổi lục tuần chạy vào sau tiếng gọi của cô nhân viên lễ tân, ông bảo vệ giải thích:
- Tôi cứ tưởng cậu trọ trong khách sạn, nên khi một thằng nhóc mang thư đến nhờ trao lại, tôi đã chuyển vô quầy.
Tarzan hỏi:
- Thằng nhóc ra sao hả bác?
- Cỡ 8 tuổi. Nó sống ở dãy nhà đằng kia.
- Cám ơn bác và chị.
Tarzan bước ra ngoài hồi hộp khui phong thư. Mắt hắn trợn ngược trước một mảnh giấy nhỏ có ghi bằng bút dạ hai chữ to tổ bố: "ĐỒ NGU!".
Tarzan tím mặt. Hắn gập lá thư đút vào túi. Bợm thật! Gã đã giỡn mặt mình. Một không cho gã. Vậy là gã đã chơi gác hắn, nhìn thấu được sự việc. Cuộc chơi đã bắt đầu.
Tarzan nhảy lên xe đạp thì một thằng nhóc trư�! ��t patin! hiện ra. Thằng nhỏ trượt hồn nhiên trên con đường lát đá không cần biết hắn đang đạp xe đến kế bên, thằng nhỏ cỡ 8 tuổi.
- Đường này trượt té bể mặt đó.
Thằng nhóc cười:
- Thà "lỗ mũi ăn trầu" còn hơn trượt đường nhựa. Đường đá mới có sóng chớ.
- Không mang đệm đầu gối sao?
- Cần gì, ngã thì chống tay chớ.
- Em là người chuyển lá thư vào khách sạn hồi nãy đó hả?
- Chính em đây. Vậy anh là Peter Carsten hả?
- Ờ. Ai giao cho em lá thư đó?
- Một người đàn ông thuê em 5 mark.
- Tả mặt mày ổng cho anh nghe coi? Xem có giống người anh đang cần tìm không?
- Ê, đâu có khơi khơi vậy anh. Trong phim hình sự, kẻ cung cấp thông tin cho cảnh sát phải có tiền thù lao. Hai mark nhé, ôkê?
Tarzan phì cười. Hắn móc túi lấy ra đồng 2 mark và bức họa tên tội phạm.
- Giống người trong hình không nhóc?
- Y chang.
- Tên này đang bị truy nã đó.
- Vì sao?
- Một tên chuyên hành hạ phụ nữ và trẻ em.
Thằng nhóc le lưỡi:
- Trong phim người ta gọi loại tội này là
bệnh hoạn gì ấy.
Tarzan thở dài:
- Ừ, có thể.
Chú bé hăm hở:
- Hừ, lần sau gặp lại chả, em sẽ chơi luôn bàn trượt patin này vô mặt chả để ngăn ngừa hậu họa cho chị gái em.
Tarzan cười:
- Chí phải đó nhóc.
Chú nhóc nhún mình trượt đi, giơ tay vẫy lại:
- Bái bai.
*
Tứ quái lên kế hoạch truy tầm tên đồ tể khá qui mô. Chúng năn nỉ bác trưởng phòng hành chính để mượn máy photocopy của nhà trường nhân ra 190 bức ảnh gã tội phạm rồi phân phát cho toàn thể học sinh từ lớp 9 đến lớp 12. Khỏi phải nói, thằng nào mê truyện trinh thám đều xin hình hung thủ tới tấp.
Khi phân phối ảnh, bốn quái đều ! dặn kỹ:
- Ai phát hiện ra tội phạm phải cố bám cho chặt và tìm cách báo ngay cho Tổng nha cảnh sát, văn phòng thanh tra Glockner hoặc bất kỳ một đồn cảnh sát nào.
Buổi trưa tại nhà ăn tập thể, người hùng Tarzan và Ông Địa Tròn Vo phải giải quyết liên tục các thắc mắc của đám bạn cùng trường. Hai thằng luôn mồm trả lời về chân tướng, nhân dạng của tên tội phạm.
Christian Rubler, cậu bạn học đã mời cả băng Tứ quái về nhà mình dự hội vườn tối nay, tỏ ra xăng xái hơn cả. Cậu ta to con bằng Tarzan, thích gia nhập băng lắm nhưng Tứ quái chưa muốn mở rộng thành viên.
Christian đợi bằng được đủ cả băng để cùng xuất phát từ sân trường. Nó giải thích:
- Cuộc vui đêm nay ngoài ý nghĩa "good bye" mùa hè còn là cuộc hội ngộ sau cùng tại tòa nhà đang ở. Các bạn chớ ngạc nhiên, bởi ông già mình vừa tậu một miếng đất 200 mét vuông để xây một biệt thự xịn. Ngôi nhà này đang được rao bán, thành thử suốt ngày có người gọi cửa xem nhà.
Băng Tứ quái được chào đón nồng nhiệt tại nhà Rubler. Ông Robert Rubler, cha của công tử Christian vồn vã bắt tay đám nhóc rồi khua tay giới thiệu ngôi nhà:
- Coi, ngôi nhà thân yêu này đã bị rao bán rồi đó.
Tarzan đùa Gaby:
- Mình mua luôn ngôi nhà này vậy. Ý bạn thế nào, Gaby? Tòa biệt thự này có vừa lòng Công Chúa không hả?
Gaby cũng chẳng kém:
- Một mình thì được, thêm đại ca nữa e rằng chật.
Đúng lúc đó ngoài cổng ! vang lên! tiếng chuông reo, Robert Rubler oang oang:
- Christian đưa các bạn vào phòng ăn đi. Có người đến xem nhà đấy.
*
Kẻ đến xem nhà tuổi cỡ lục tuần, dừng chiếc Limousine kềnh càng bóng lộn trước cổng nhà bệ vệ bước xuống. Lái một chiếc xe như vậy là thuộc diện ông chủ cỡ bự rồi. Làm sao biết được lão là kẻ chuyên mướn xế hộp theo giờ ở các trung tâm cho thuê xe hơi chớ.
Gia chủ, kiến trúc sư Rubler mở cửa đón khách.
Lão khách mua nhà khom người rất điệu:
- Tôi là nhà thương gia
- Mời ông. Ông là người đến xem nhà đầu tiên.
- Ông quyết định bán căn nhà này thực chứ?
- Đúng thế. Tôi đã sẵn sàng dọn đến chỗ ở mới, rộng hơn và có nhiều cây xanh.
Lão khách lấm lét ngó các ngóc ngách của ngôi nhà. Rubler hướng dẫn lão đi tham quan một vòng và giới thiệu:
- Như ông thấy đó, trên 200 mét vuông diện tích sử dụng, móng, tường, gỗ
toàn loại tốt. Có tới 6 phòng bố trí hợp lý.
Xem ra ông khách không được tập trung lắm. Lão có vẻ như đang tính toán gì đó trong đầu.
Ông Rubler nói:
- Phòng ăn thì ông xem sau vậy. Gia đình tôi đang có khách.
Khách gật gù:
- Quả là một biệt thự hoàn hảo.
*
Tứ quái được gia chủ chiêu đãi một bữa ăn trưa vô cùng thịnh soạn khiến Tròn Vo ngây ngất
dạ dày. Tarzan dùng bữa mà đầu óc để tận đâu đâu. Hai người đàn ông vẫn đi qua đi lại trên hành lang, đàm đạo về căn nhà sắp được mua bán.
Tarzan đứng dậy mở cửa bước ra ngoài. Bên tai hắn, ông chủ nhà Robert Rubler vẫn nhiệt tình giới thiệu:
- Hàng xóm ở đây có ông Minkmann tốt lắm. Thứ hai tới cả nhà tôi đi nghỉ mát một tuần ở Lugano. Tôi sẽ giao mọi thứ ở đây cho ông Minkmann coi giùm.
Tarzan cảm thấy không ổn. Hắn bước lên ngó lão khách nhưng vờ hỏi ông Rubler:
- Bác ơi, bác gái hỏi bác sắp xong chưa ạ?
Trước cái nhìn như xoáy của Tarzan, vị thương gia giả đò quay sang nghía bức tranh treo tường.
Tiếng ông Robert Rubler trầm ngâm:
- Cháu nói bác gái đợi bác khoảng 5 phút nữa.
Tarzan trở lại phòng ăn, để ngỏ cửa.
Ngoài hành lang, tiếng hai người đàn ông chia tay nhau.
*
- Mày xỉn chưa, Edgar. Chưa xỉn thì nghe tao nói đây. Đóng giả thương gia để trinh sát căn nhà đánh quả là sáng kiến của tao. Vô mánh căn nhà này nữa là mình thành công cả thảy 25 vụ. Bở quá hả? Một phần tư của 100 là số hên của tao đó.
Edgar hỏi lại:
- Sao mà may mắn chớ?
- Này Edgar, ngày mai, vợ chồng thằng Rubler sẽ giao nhà cho hàng xóm để đi nghỉ mát là vì gã ỷ y vào hệ thống báo động hiện đại trong nhà. Tối nay chúng sẽ tổ chức hội vườn cuối mùa hè. Không phải cái vườn của Rubler mà là khu vườn mênh mông của lão hàng xóm Minkmann.
- Em hiểu.
- Mày hiểu cái chó gì?
- Đêm nay mình hành động, đúng không?
- Đúng. Mày sẽ vào theo đường cửa sổ bếp và phải làm mò. Tuyệt đối không được phát ra một tia sáng.
Edgar dán mắt vào bản vẽ:
- Yên tâm đi, chuyện vặt.
*
Tứ quái chia tay gia chủ vào lúc 3 giờ chiều. Chủ nhà bận chuẩn bị cho buổi tối. Tarzan và Tròn Vo còn hai giờ tự học buổi chiều, Gaby phải về để thay đồ dạ hội cho buổi tối.
Tarzan gợi chuyện khi cả bọn đã rong ruổi trên đường:
- Ngôi nhà bác Rubler có vẻ cao giá đó. Trong nhà có một bức tranh cổ rất đắt tiền nữa. Ô! ng chủ hiệu buôn đồ cổ đã năn nỉ bác Rubler để lại với giá rất cao.
Gaby cười vui vẻ:
- Không biết chủ nhà có phải bán bức tranh để thêm tiền cho buổi tối nay không? Vớ được ba ông khách như Tròn Vo chắc sạt nghiệp.
Máy Tính bồi thêm:
- Ba lần rụt rè gọi thêm bữa chính. Khiêm tốn với hai xuất tráng miệng. Đơn giản là bằng năm người rồi đấy.
Tròn Vo phát khùng:
- Không ăn thì bảo làm khách, bảo chê. Ăn ngon miệng là tỏ ra tôn trọng gia chủ. Hiểu không lũ ngốc?
- Trời đất!
Tarzan cắt lời:
- Bớt ồn ào một chút các vị. Lão khách mua nhà theo tôi là có "vấn đề" đó. Lúc tôi ra ngoài, đụng phải lão khách xem nhà. Coi mòi bộ dạng đáng nghi lắm. Trông lão cứ như bồi bàn ở khách sạn vậy. Tôi nghi đó là khách dỏm lắm.
Gaby hỏi:
- Vậy lão là ai?
- Là một tên trộm cao tay.
Gaby hỏi tiếp:
- Hay là một thành viên của băng "Khoan cửa sổ"?
- Chưa biết được. Nhưng cho dù lão thuộc băng nào, gia đình Rubler cũng cần phải đề phòng. Một người bán vạn người mua. Trong số khách xem nhà, biết đâu có kẻ giả đò để dò xét.
Gaby khen:
- Quả là một ý kiến đáng nể. Có điều là nhà Rubler đã lắp đặt hệ thống báo động tối tân nên chắc cũng không phải lo lắng.
Tarzan im. Phản đối Công Chúa ích gì kia chứ. Cô bé tiếp tục:
- Đêm nay chúng ta cần c�! � hai bó! hoa để tặng hai bà: bà Rubler và bà Minkmann.
Bốn đứa tấp lẹ vào gian hàng hoa chớ còn phải hỏi.
*
Hai giờ tự học chiều nay xem ra Tròn Vo thiếu tập trung. Trong đầu nó tưởng tượng ra đủ các món ăn buổi tối. Còn Tarzan vẫn hết học ngữ pháp tiếng la tinh lại chuyển sang làm bài tập toán và cuối cùng là nghiền ngẫm môn lịch sử.
Mặt trời chiều cuối mùa hè đỏ như quả cầu lửa treo lủng lẳng ngoài ô cửa sổ.
Hôm nay đến phiên thầy Miedermacher. Thầy cũng vào ngồi trong lớp và đọc báo. Mặt sau tờ báo có đăng hình một cô gái xinh đẹp gặp tai họa làm Tarzan lại nghĩ ngay đến tên tội phạm.
Hắn ngồi trầm tư bên cuốn sách lịch sử. Vô số câu hỏi quay cuồng trong đầu. Chỉ có một câu trả lời duy nhất về sự an toàn của Gaby là hắn phải có mặt bên cạnh cô bé 24 trên 24. Hoặc nếu có thay đổi thì sẽ chỉ đổi ca với chú Glockner.
Tròn Vo ghé lại gần hắn:
- Nghĩ gì vậy đại ca? Liệu tối nay có xúc xích nướng không?
Tarzan chọc quê thằng mập háu ăn:
- Tối nay nướng cả một con heo sữa.
- Hả? Tối nay có cả heo sữa à? Bá phát.
Vừa hết giờ tự học.
Thầy giám thị Miedermacher cũng được mời dự dạ tiệc. Lúc ông đánh xe hơi lại rước hai quái để cùng đi chung đến nhà Rubler thì Tròn Vo cũng đã sửa soạn xong. Coi, bữa nay cu cậu chơi áo len vàng, chải tóc bóng mượt nhìn bảnh bao cực.
Nó nhe răng thấy mà ghét:
- Chào thầy Lothar. Tarzan còn tân trang nhan sắc trên lầu ạ.
Miedermacher cố gắng nín cười. Ông chết tên "Lothar" cũng là do đám học trò "nhất quỷ, nhì ma
" đặt. Thực ra ông dạy tới ba môn học: hóa, lý lẫn thể dục. Trong khi chơi bóng chuyền, bao giờ ông và Tarzan cũng rất ăn ý. Hễ Lothar nêu banh là Tarzan đập cháy lưới ngay.
Đến lúc này Tarzan mới ló dạng. Trong chiếc áo len trắng, trông hắn chững chạc hẳn lên.
Hắn vừa ngồi vào xe là Lothar hỏi liền:
- Có phải Gaby đang bị đe dọa bởi một tên loạn trí hả?
- Dạ. Đầu đuôi cũng tại em.
Tarzan kể vắn tắt sự việc. Ông thầy nghe xong rùng mình, sởn da gà:
- Kinh khủng quá. Thế thanh tra Glockner đối phó ra sao hở em?
- Em nghĩ rằng cảnh sát đã dàn trận đâu vào đó.
Tròn Vo góp chuyện:
- Nhưng với một tội phạm điên khùng như gã thì bố ráp đâu phải dễ. Gã đâm sau lưng thì cách chi đỡ được.
Lothar chép miệng:
- Chắc Gaby sợ lắm hả?
Tarzan cười méo xệch:
- Ngược lại ạ, bạn ấy chẳng lo lắng chút nào. Bạn ấy chưa hình dung được h�! �t sự nguy hiểm đâu ạ.
Trời đã nhá nhem tối. Chiếc xe cà tàng của thầy Lothar chồm lên như cóc nhảy trên đường. Xe đi qua thành phố, quẹo trái là đến con lộ dẫn đến nhà Rubler. Có ánh đèn pha rọi phía sau, và cùng một lúc, hai chiếc xe hơi đậu trước cổng gia chủ.
Chiếc xe sau là một chiếc BMW trắng. Xe của thanh tra Glockner. Ông thanh tra thân hành đưa con gái đến tận chỗ vui chơi với bạn bè.
Ba thầy trò bước xuống chào ông thanh tra. Glockner nói ngay:
- Hiện giờ tên tội phạm đang bị truy nã khắp nơi. Cảnh sát đã tung hình vẽ chân dung gã với số lượng lớn trên toàn thành phố. Cháu thấy tấm ảnh thế nào, có giống hung thủ không Tarzan? Chỉ mình cháu là rõ mặt gã.
- Dạ, giống ạ.
- Chú nghe Gaby nói rằng tụi cháu photo hình tên tội phạm đó và phân phát cho bạn học trong trường. Việc ấy có thực không?
Tròn Vo ưỡn ngực:
- Có ạ, thưa chú. Tụi cháu chẳng những phổ biến mặt mũi gã mà còn thông tin về tội ác của đối tượng.
Gaby bổ sung:
- Bây giờ thì màng lưới thám tử đã đông đảo.
Trên tay cô bé là hai bó hoa. Đêm nay với chiếc áo khoác màu khói, váy ngắn bằng vải Jeans và mái tóc mượt như tơ vàng dưới ánh đèn đường, cô bé xinh như
Công Chúa là cái chắc.
Tarzan tránh cái nhìn của Gaby. Ông Glockner nói thêm:
- Còn thế này nữa, kết quả xét nghiệm cho thấy trên giấy chỉ có vân tay của Tarzan và vân tay của thằng nhóc trượt patin. Điều này ch�! �ng tỏ ! tội phạm vô cùng cáo già. Gã đã dùng găng tay hoặc nhúng tay vô một dung dịch hóa chất để tạo nên lớp màng siêu mỏng che kín hết vân tay. Đây là một kỹ thuật mới mà bọn đầu sỏ gần đây hay áp dụng. Ưu điểm của loại hóa chất này là ngón tay trông vẫn bình thường.
Tarzan ngẩn ngơ:
- Thảo nào vụ án ở Wehmstedt mà gã gây ra không để lại dấu vết gì.
Thanh tra Glockner gật đầu:
- Đây quả là một tên tội phạm hết sức nguy hiểm.
Bố già từ biệt mọi người để lên xe cũng vừa lúc con ngựa sắt của quân sư Karl xồng xộc lao đến. Thằng cận khóa xe vào rào sắt rồi nhanh chóng nhập bọn thành một phái đoàn dưới sự hướng dẫn của thầy Lothar.
Khu vườn mênh mông của nhà Minkmann đêm nay ngập ánh đèn. Khách khứa đến từ trước đang tụm năm tụm bảy thành đám. Có cả bóng mấy cậu bé trạc ít tuổi hơn Tứ quái.
Phái đoàn đi xuyên qua thế hệ cao niên. Người nào người nấy đều cầm trong tay một ly rượu. Có người mặt mũi đã đỏ gay. Rượu vào lời ra là chuyện khỏi cần bàn.
Tarzan cặp kè không rời Gaby nửa bước. Hắn vừa đi vừa đánh giá địa thế xung quanh, lối vào, lối ra không sót một chi tiết nào. Hắn thừa hiểu trước một tên tội phạm đáng gờm như vậy, chỉ cần một sơ hở nhỏ đủ đưa đến thảm họa. Và biết đâu gã chẳng ngụy trang làm khách để len lỏi vô đây?
Bà Martha, phu nhân gia chủ Rubler vui mừng nhận bó hoa của Gaby và giới thiệu phái đoàn với các quan khách cùng bà bạn hàng xóm. Khỏi phải nói, bà b! ác sĩ n! ha khoa Minkmann nhận bó hoa thứ hai cảm động đến chừng nào.
Gaby phấn khởi:
- Quả là một đêm hội vườn đúng nghĩa.
Trên giàn nướng bằng than củi, một con lợn sữa đã được tẩm ướp đang nằm phủ phục chờ nướng. Chỉ vài phút nữa thôi, từ chỗ than đó sẽ bốc lên mùi thơm khét của mỡ cháy.
Thằng mập ứa nước miếng, dán mắt vào con vật bị hy sinh chẳng màng đến kiến trúc sư Rubler đang cầm bao diêm sửa soạn châm lửa. Ông Minkmann chịu trách nhiệm phần đồ uống.
Ban nhạc đồng quê bắt đầu dạo đàn.
*
Đã 10 giờ đêm. Trong tiếng đàn trống của ban nhạc đồng quê, cuộc vui trở nên bất tận và có vẻ như chẳng biết khi nào mới chịu chấm dứt.
Gia chủ Rubert lúc này đã chếnh choáng. Ông đề nghị thầy Lothar, vốn rất khá môn thể dục dụng cụ biểu diễn một vài động tác nhào lộn.
Thật là đánh đố nhau, Tarzan nghĩ. Cơm no rượu say mà làm cái trò này quả là gay go.
Bọn trẻ vỗ tay rầm rầm cổ vũ.
Giọng Tròn Vo gào lớn nhất:
- Buổi biểu diễn bắt đầu!
Thầy Lothar lườm, Tròn Vo tỏ vẻ lúng túng, nó đổi tông ngay. Cu cậu rống lên:
- Sư phụ từ chối thì có đệ tử thế chỗ vậy. Xin mời Tarzan.
Thầy Lothar ! như vớ! được cọc:
- Đúng, đúng rồi. Tôi làm sao múa rìu qua mắt thợ được.
Tarzan không còn cách nào khác, đành phải xả thân cứu thầy.
Tarzan đứng dậy xách một cái ghế dựa đặt vào khoảng trống. Hắn chống một tay trồng cây chuối thật nhẹ nhàng. Hắn giữ thăng bằng rồi bật người lên cao chuyển tay chống lên thành ghế. Đúng 5 giây, Tarzan lại hạ cánh xuống mặt ghê, giữ thăng bằng 5 giây nữa.
Trong lúc trồng cây chuối, mặt hắn hướng sang phía nhà Rubler. Lạy Chúa, rõ ràng có bóng người lấp ló sau cửa kính.
Tarzan bật xuống trong tiếng vỗ tay rầm rầm, hắn nhắm mắt lại rồi mở lớn lần nữa để kiểm tra coi mình có bị quáng gà hay không? Ôi trời, cái bóng ma sau cửa kính nhà Rubler bỗng mất tiêu.
Nhạc nổi lên ầm ĩ hơn bao giờ hết. Giọng nha sĩ Minkmann, người láng giềng của Rubler oang oang:
- Chúng ta phải bắt chước Tarzan. Mỗi vị ở đây đều phải trình diễn một trò chơi tự chọn.
Băng nhạc dừng để cho cuộc vui lựa chọn trò chơi mới. Các vị khách lại nâng cốc. Đúng lúc đó Tarzan nghe loáng thoáng tiếng động cơ xe hơi khởi động rồi phóng vút đi.
Tarzan đi đến chỗ Rubler.
- Bác Rubler ơi, cháu có chuyện muốn nói với bác.
- Gì đó Tarzan?
- Cháu đảm bảo chắc chắn vừa có người ở trong nhà bác.
- Làm gì có chuyện ấy. Mọi người ở đây hết mà.
- Lúc đang trồng cây chuối cháu thấy có bóng người.
- Cháu nghĩ là có trộm ch�! �ng?
! - Vâng, đúng vậy.
Rubler vừa cười ha hả vừa rút chùm chìa khóa dễ đến hơn hai chục chiếc trong túi ra.
- Chắc là cháu bị hoa mắt đấy thôi. Nhưng
bác cháu ta về thử xem sao.
Karl đứng bên cạnh Rubler thấy sắc mặt bất thường của Tarzan là biết ngay có biến. Nó phóng theo hai người bén gót.
Men rượu làm cho Rubler lâng lâng. Ông chẳng lo lắng gì cả, vẫn vừa cười vừa tra chìa khóa vào ổ, mãi mới mở được cửa. Tiếng Karl vang lên từ phía sau:
- Đại ca! Có thật mày nhìn rõ mặt người không?
- Cũng ngờ ngợ vậy. Hồi nãy tao nghe rõ ràng tiếng ôtô khởi động và phóng vút đi sau đó có một chiếc nữa vù theo.
- Ờ há, tao cũng nghe thấy tiếng xe chạy.
Ba người xồng xộc vào tiền sảnh. Ngay căn phòng đầu tiên sát hành lang, Tarzan phát hiện ngay bức tranh treo tường biến mất. Giọng ông Rubler la hoảng hồn từ buồng kế cạnh:
- Trời đất quỷ thần ơi, mọi thứ trong phòng khách mất hết rồi!
Trong phòng khách bị mất chiếc bình sứ cổ Trung Hoa, cái đèn bàn cổ, bức thảm quý phương Đông, bộ bình trà cổ v.v
Máy Tính kêu lên:
- Kẻ trộm là một tên khá rành nghệ thuật.
- Ờ ờ
để tao coi chúng đột nhập bằng lối nào đã.
Tarzan bay thẳng ra sau bếp. Hắn há hốc mồm trước một ô kính vỡ ngọt lịm. Chậc, tên đạo chích nào phải hạng xoàng. Gã đã dùng dao kim cương cắt gọn rồi thò tay vào mở chốt. Karl chạy sang vườn bên thông báo tin sé! t đánh ! cho mọi người. Lúc này thì hầu như chẳng còn ai say rượu. Mọi người rầm rộ kéo sang.
Tarzan bật đèn sáng trưng tất cả các căn phòng.
Rubler run lên bần bật. Ông á khẩu hoàn toàn.
Bà Rubler chạy như bay lên tầng hai, xông vô phòng ngủ của mình và hét lên rùng rợn át cả mọi âm thanh huyên náo:
- Rubler! Mất hết! Đồ trang sức! Chúng lấy hết rồi!
Ông Rubler đã kịp lao tới lúc bà vợ vừa quỵ xuống:
- Bình tĩnh em, đồ đạc chúng ta đều có bảo hiểm. Không mất hết đâu.
Bà vợ nức nở:
- Trời ơi, bộ trang sức đặc biệt của em! Có tiền cũng không mua được.
Tarzan nói như ra lệnh:
- Bọn chúng sẽ không thoát đâu. Chúng ta cần liên lạc ngay với thanh tra Glockner.
*
Diel, tên tội phạm nguy hiểm trải qua một đêm không ngủ. Có lẽ tính tàn bạo và cực kỳ hiếu thắng của gã đã dằn vặt gã suốt cả đêm. Đúng vậy, hình ảnh gã phải nghe theo và quy phục Tarzan diễn đi diễn lại trong đầu gã. Máu trong huyết quản gã sôi lên vì uất và nhục nhã. May mà đám cổ động viên điên loạn đã vô tình giúp gã thoát thân, nếu không, chắc hẳn giờ này gã đã yên vị sau song sắt rồi.
Diel ngồi trong ôtô, xe riêng của gã. Chiếc xe nhỏ cũng tàu tàu cũ như vẻ bề ngoài khiêm nhường và lịch lãm của gã.
Đêm đã qua từ lâu và ngày cũng đã sắp tàn. Lúc này Diel sắp sửa lên đường thực hiện những âm mưu đen tối. Tựa cằm vào vô lăng, gã nở nụ cười khi nhớ rằng ngày xưa gã cũng có nghề nghiệp. Không hiểu sao trước kia gã lại ngu ngốc chọn nghề thú y trong khi bản thân gã thù súc vật kinh khủng. Sau đó gã bỏ sang nghề đào tường khoét vách, gã tự tu nghiệp chuyên sâu bằng môn
cạy cửa. Môn xã hội đen này quả thích hợp với năng khiếu của gã. Cái nghề nhẹ nhàng mà vào cầu giàu lên vùn vụt.
Diel nhếch mép. Không nghĩ ngợi dằn vặt gì nữa. Phải hành động, hành động và hành động. Nhanh chóng trả thù cho hả giận. Một mũi tên bắn hai con chim. Bắt được con Gaby Glockner là thằng Peter Carsten nằm trong tay gã.
Gã lấy mái tóc giả ra đội, dán thêm bộ râu nữa, trời cũng đố nhận ra gã là ai. Suốt ngày hôm nay Diel đã rình mò và đánh hơi được cuộc di chuyển của Tứ quái.
Tất nhiên khi Gaby đến dự hội vườn, Diel cũng đã có mặt để rình rập chờ đợi thời cơ.
Đậu xe bên ngoài nhà Rubler, Diel cũng tận mắt thấy được tụi ăn trộm nhà ông kiến trúc sư.
Gã nâng ống nhòm hồng ngoại tuyến lên quan sát. Chúng có hai thằng, từ trong xe đít vuông bước ra, một thằng cỡ 60 tuổi tướng tá như nghệ sĩ, thằng còn lại mặt ngầu hết biết. Để rồi coi.
Hai thằng vào theo lối cổng chính rồi vòng ra cửa sau mất hút. Chừng 15 phút sau,! lão đàn ông có tướng nghệ sĩ ung dung ra trước mở cốp xe, đút hai tay vô túi quần đứng đợi. Hai phút sau đó, thằng mặt ngầu lễ mễ ôm bọc lớn đi ra.
Hai thằng làm ăn có vẻ hợp nhau. Bỏ đồ ăn trộm vào trong xe, hai thằng thong thả lên xe rồ máy, phóng đi. Hừm, Diel nghĩ, đâu phải chỉ có gã là cao thủ trong ngành khoét ngạch.
Chiếc xe đít vuông của bọn trộm vừa rồ máy sau khúc ngoặt là Diel nhấn ga bám theo.
Hai tên trộm ngừng xe trước một ngôi nhà vườn. Tên chỉ huy đứng tuổi xộc thẳng vào trong nhà bỏ lại thằng đàn em mặt
xí ngầu ra mở cốp xe, chổng mông ra ngoài, rúc đầu vào bên trong để nhặt nhạnh đồ vừa ăn trộm.
Diel lủi chiếc xe của gã vào một chỗ trống giữa hàng trăm ôtô đậu ven đường. Gã khoái chí vì mặt mũi mình đã được ngụy trang từ trước. Gã rút cây côn sắt dài 35 cm, một vũ khí rất lợi hại đi lại phía tên trộm vẫn đang mê mải nhặt đồ.
Diel rón rén như mèo mò lại gần chiếc xe đít vuông, nhìn thấy chìa khóa điện vẫn còn cắm trong ổ.
Gã lớn tuổi đã vào trong nhà bật sáng đèn.
Gã mặt ngầu bây giờ mới thấy động, vội đẩy sâu bọc đồ vào dưới ghế rồi quay lại, đứng thẳng người nhìn trân trân vào bộ dạng kỳ quặc của Diel.
Diel bước tới sát tên mặt ngầu:
- Xin lỗi ông bạn, tôi muốn hỏi thăm
Peng!
Một nhát vụt nhanh như ánh chớp.
Thân hình khỏe mạnh của nạn nhân đổ sầm xuống đường. Ngay tức khắc, Diel tót lên xe, "đ�! ��" máy! chiếc xe đít vuông của đối phương không một chút do dự.
Gã lớn tuổi có dáng nghệ sĩ bây giờ mới hộc tốc chạy ra. Chiếc xe đã lao vút vào bóng đêm, chỉ còn thằng đồng bọn nằm quằn quại trên vỉa hè lổn nhổn đất đá.
Bữa dạ tiệc vắng hoe người. Khách dự hội vườn thấy gia chủ bị mất trộm đều hoảng hồn. Họ lần lượt chia tay chủ nhà đang thất thần trước cú sốc kinh hoàng. Hơn nữa cảnh sát sắp tới. Các vị đang chếnh choáng hơi men mà ngồi vào xe trước mũi cảnh sát thì chỉ có dại.
Bà chủ nhà Martha Rubler là người trên bậc thềm khóc ròng.
- Trời ơi! Đồ trang sức của tôi! Chẳng bao giờ
Chẳng bao giờ
Thanh tra Glockner đã có mặt cùng với các tùy tùng. Cuộc khám nghiệm hiện trường của đội hình sự chưa tìm ra một vết tích nào.
Glockner nghiến răng:
- Không một dấu tích, không một sơ xuất. Này Tarzan, cháu nhìn thấy chúng à?
- Cháu chỉ thấy một cái bóng sau cửa kính. Mới đầu cháu tưởng đó là bóng người từ vườn hắt lên qua ánh đèn. Cho đến khi nghe thấy tiếng khởi động ôtô thì
Glockner quay sang chủ nhà:
- Ông đã liệt kê số đồ bị mất rồi chứ?
- Dạ, thằng trộm phải là tên rất am hiểu nghệ thuật, gã chỉ chọn những thứ có giá trị cao. Những cổ vật có giá trị vài trăm năm mà tôi mất tới 20 năm và vô số tiền của mới sưu tập được.
- Ông cứ liệt kê thật tỉ mỉ ra.
- Vâng, còn phải báo cho bên bảo hiểm nữa. Cũng may tôi đã đóng tiền bảo hiểm tất cả tài sản.
Tarzan hỏi:
- Bác Rubler ạ, cháu không thấy bức tranh cổ ở tiền sảnh. Nó cũng bị mất à bác? Xin lỗi bác, vì trưa nay cháu có thấy bác trao đổi điện thoại về chuyện mua bán bức tranh đó.
Rubler ngạc nhiên nhìn Tarzan:
- Cháu nói đến bức họa Manet ấy à? Chiều nay bác đã bán nó cho cửa hàng mỹ nghệ Meier Lischowski. Tên trộm đã lấy đi bức tranh thay thế.
Ông Glockner yêu cầu:
- Ông hãy nói rõ hơn coi.
- Bức Manet đã treo ở tiền sảnh hàng chục năm nay nên khi gỡ đi, bức tường ở chỗ đó lộ ra một khoảng sơn khác màu. Vợ tôi đã treo vào chỗ đó một bức ảnh nghệ thuật chụp đồng cỏ mùa xuân, cốt để lấp chỗ trống. Thằng trộm đã lấy đi bức ảnh không đáng giá này.
Tarzan vội vã nói xen vào như sợ quên mất lời nói của mình:
- Vậy thì cháu xác định được tên trộm là ai rồi.
Mọi người trong nhà sửng sốt nhìn Tarzan. Hắn nói:
- Việc này rất dễ hiểu. Tên trộm đã vào nhà q! uan sát trước khi tiến hành phi vụ. Vừa rồi, tên trộm đã lấy được hết các báu vật mà không cần ánh sáng vì sợ bị lộ, bởi chúng ta ở ngay bên cạnh. Chính vì vậy mà gã đã lột luôn cả bức họa thay chỗ cho bức Manet.
Glockner hỏi:
- Thủ phạm đến đây bao giờ?
- Dạ, gã đến hồi trưa nay. Gã chính là kẻ đã ngắm say mê bức họa Manet ngoài tiền sảnh, gã còn được bác Rubler dẫn đi thăm từng phòng một trong ngôi biệt thự. Gã đủ thông minh để vẽ lại sơ đồ và ra tay đạo tặc. Bây giờ thì gã sẽ giật mình khi lôi các thứ từ trong bao tải ra.
Rubler tự đấm vào đầu mình:
- Tarzan, cháu quả là một thám tử có thâm niên.
- Cháu chỉ tập hợp các hiện tượng lại thôi ạ.
Gaby ngước hàng mi dài nhìn Tarzan bằng con mắt long lanh đầy khích lệ.
Máy Tính nói tiếp:
- Chắc bác thể nào cũng có điện thoại hoặc địa chỉ của gã?
- Ồ, có có
lão tên là Ubrich
Thanh tra Glockner xoa tay:
- Tốt rồi. Chúng ta sẽ bao vây nhà của
Tarzan ngập ngừng:
- Cháu cho rằng, sẽ rất nguy hiểm nếu trong lúc chú hành động, Gaby chỉ có một mình.
Glockner cười:
- Đồng ý. Cháu được phép theo xe làm vệ sĩ.
Hai cái mồm còn lại la lên:
- Thế còn tụi cháu thì sao?
- Ừ
ừm, Kloesen và Karl hả? Thì
quá giang luôn cho đủ bộ tứ vậy.
Ông quay sang Rubler cười:
- Tôi trở thành thành viên của Tứ quái chứ không phải Tứ quái được thu nạp làm những đội viên điều tra.
*
Chiếc BMW phóng vun vút trên đường Kafweber. Giọng Tarzan oang oang với viên trợ lý của bố già:
- Số 22, anh ạ. Sắp đến rồi.
- Ờ ờ
Cuối cùng chiếc BMW cũng dừng lại trước một ngôi nhà vườn. Phía đằng sau, một xe cảnh sát bám theo cũng bung đội đặc nhiệm chốt chặn ở các ngóc ngách.
Karl nhận xét:
- Không có chiếc xe nào đậu trước cửa.
Glockner hỏi lại Tarzan:
- Nhưng rõ ràng cháu nghe tiếng ôtô rời khỏi nhà Rubler, đúng không?
- Dạ đúng. Không riêng gì Tarzan mà cháu cũng nghe rất rõ. Karl khẳng định.
Ông thanh tra đi thẳng đến cửa chính bấm chuông.
Cánh cửa kẹt mở, một dán! g người dong dỏng cao ló ra. Thanh tra Glockner hỏi:
- Ông là
- Vâng, tôi đây. Có chuyện gì vậy? Ông là ai?
Tấm thẻ hành sự được chìa ra chớp nhoáng:
- Thanh tra Glockner. Tôi tới đây vì ông có liên quan đến vụ trộm vừa xảy ra.
- Cái gì? Ông nói sao? Ông có nhầm không hả?
Tarzan ngồi ngoài xe nghe rõ tiếng gầm gào của
- Chúng tôi cần khám xét nhà ông. Đề nghị ông để chúng tôi vào nhà thi hành phận sự.
- Vào hay không là quyền của tôi. Nếu ông xâm phạm vào thân thể và nhà cửa của tôi thì tôi sẽ gọi luật sư riêng đến. Chúng ta đang ở một đất nước có nhân quyền cơ mà. Tôi xin nói: tôi là một công dân hợp pháp.
Trong lúc
Tarzan nói thật nhanh vào tai Gaby:
- Ngồi yên nghe.
Hắn lao khỏi chiếc BMW như tên bắn. Thử hỏi chạy nước rút còn ai qua nổi người hùng. Trong nháy mắt, Tarzan đã đeo dính cái bóng.
Bằng một động tác gạt rất nhẹ nhàng, bóng đen đằng trước gã đã ngã dập mặt. Tên chạy trốn rống lên như bò bị chọc tiết và đưa hai tay ôm đầu. Lúc này Tarzan mới nhìn kỹ, đầu gã quấn băng cứng ngắc.
Thanh tra Glockner và hai cảnh sát mặc thường phục lập tức có mặt. Tarzan báo cáo:
- Thưa chú, tên này vừa chạy trốn bằng lối cửa sổ
Glockner nhìn kỹ mặt tên trộm rồi nói như reo:
- Ố là là, té ra là Edgar. Chúng ta biết nhau quá mà. Sao? Ngựa quen đường cũ hả?
Edgar nhăn nhó:
- Vâng, chào ông thanh tra, nhưng bây giờ chẳng có gì để ông phải bận tâm đâu ạ.
- Vậy tại sao anh tháo chạy?
- Hừ ư ư… nhưng lần này tôi không phạm tội. Tôi chạy… vì nghe tiếng nói của ông.
- Ghê nhỉ. Tiếng nói của tôi có gì đâu mà anh phải sợ thế? Hay là đang dở phi vụ với Plauen?
*
Edgar được hai nhân viên hình sự áp tải vào. Plauen! dòm trân trối thằng đàn em với bộ mặt hết thời. Mẹ kiếp, làm ăn với thằng này chỉ có nước vào tù sớm. Chiến lợi phẩm thì bị phỗng tay trên, còn vác mặt mốc về đây hại lây cả lão.
Coi, tên đàn em hệt một gã tù binh với vòng băng quấn trên đầu xộc xệch chốc chốc lại rỉ máu. Gã nặng nề lê từng bước chân.
Ông Glockner hỏi:
- Thế nào, hai chiến hữu vừa phang nhau à?
Hai thằng lấm lét nhìn nhau. Mãi sau Plauen mới ấp úng:
- Làm gì có chuyện đó. Ông bạn Edgar của tôi dọc đường bị bọn đầu trọc trấn lột, một mình chơi không lại. May mà còn mò được về đây.
Thanh tra Glockner hỏi độp ngay:
- Thế còn bao tải vừa vơ vét ở nhà Rubler đâu?
Plauen phản ứng rất nhanh:
- Cái gì ạ? Ông nói "bao" gì vậy?
- Đừng giả dạng thường dân nữa Plauen. Đi ăn trộm mà để lại chứng cứ. Thật là
- Ồ, tôi luôn luôn là một thường dân gương mẫu. Chúng tôi không trộm cắp cái gì của ai cả.
- Ông quan hệ với Edgar, một gã đầy tiền án tiền sự là sạch sẽ đấy hả. Chúng tôi sẽ khám nhà.
Plauen mặt câng câng:
- Yêu cầu ông làm theo luật pháp.
Tarzan bặm môi. Lão già này có vẻ tự tin ghê gớm. Cứ xem cách đối phó của lão thì việc khám nhà hẳn là vô ích, lão đã kịp thời tẩu tán số của cải ăn trộm vào một chỗ nào khác rồi chăng?
Hắn không ngạc nhiên khi thấy lão ung dung xoa bàn tay
sạch trong lúc hai viên! cảnh s! át lùng sục khắp phòng. Hừ, mình phải làm thế nào bây giờ?
Đúng lúc đó hắn giật mình vì tiếng chuông điện thoại. Ôkê, chắc tên đồng minh của lão già gọi tới. Nhanh như cắt, Tarzan vọt đến bên máy. Nếu mọi chuyện đúng như hắn dự đoán thì bên kia đầu dây chỉ có thể là gã tòng phạm đã tẩu tán đồ ăn trộm của lão Plauen.
Tarzan bóp mũi nhái giọng nhừa nhựa của Plauen.
- Alô!
- Hê hê, chào chú mày.
Hai ngón tay trên sống mũi hắn muốn sút ra vì một âm thanh quen thuộc. Trời ạ, giọng nói muôn đời không bao giờ thay đổi của tên
ác thú. Tarzan rùng mình nghe gã tiếp tục:
- Nhận ra tao chưa, chú em? Đau hả? Cốc mò cò xơi. Ai bảo mày không biết bảo quản chiến lợi phẩm để tao phỗng tay trên, hê hê.
Tarzan ra hiệu cho bố già lại gần và nghiêng ống nghe. Coi, thằng khốn kiếp nói tiếp:
- Mày là thằng nào thế sao không lên tiếng? Thằng bị đòn hay thằng già lái xe hả?
- Ừ
ừm
- Hê hê, cái giọng già chát của mày, tao đoán là thằng cầm lái rồi. Mày tên là Plauen phải không? Giấy tờ xế hộp của mày, tao đang giữ đây. Số tụi bay con rệp thiệt. Đi đánh quả mà không coi ngày tốt nên bị tao theo sát nút. Ờ ờ mà không, tao thấy tụi bay nhập nha chẳng qua là chuyện tình cờ. Tao đến đó để làm vụ khác. Ê, mày chưa nhận ra tao là ai hả?
- Khô..ông.
- Thế đã nghe về nghệ thuật khoan cửa sổ chưa?
- Có.
- Chúng mày còn ngớ ngẩn lắm. Không thể "siêu" như tụi tao được. Tao là "Thợ khoan cửa sổ" cơ mà.
Tarzan liếc nhanh thanh tra Glockner và cất tiếng:
- Chúng ta thương thuyết với nhau được chớ?
Tên tội phạm cười khùng khục trong cổ họng. Gã liếm mép:
- Phù, tụi bay định gài bẫy tao à?
- Tụi em nào dám vuốt râu hùm. Chỉ xin sếp thương tình chia chác chút ít cho đàn em hưởng sái.
- Hừm, để tao tính đã. Những món đồ cổ béo đấy. Tao gọi để hỏi thăm sức khỏe thằng bị bể đầu. Ít ra thì tao cũng phải an ủi nó vài lời cho đỡ tủi chớ. Dù sao tụi mình cũng cùng hội cùng thuyền.
- Nó sống nhưng đầu gần vỡ.
- Hê hê, tội nó quá. Sẽ khỏi thôi. Chuyện vặt ấy mà.
- Thế còn cái xe và mớ giấy tờ của tôi?
- Tao sẽ thảy nó đại ở một chỗ nào rồi phôn cho mày đến lấy. Ôkê?
- Tôi cần nó để chở thằng đệ tử đi bệnh viện đây.
- Cứ từ từ. Từ từ là cái gì cũng xong hết. Mày phải cho tao thời giờ giấu cái bao tải đã. Rồi tiếp tục từ từ để tao kiếm chỗ đậu xe có sẵn bảng cấm rồi gọi cớm đến cho tụi cớm phạt ná thở tụi bay chơi, hê hê hê
Tarzan chửi:
- Đồ đểu!
Im lặng đúng một giây bên kia phôn. Sau đó là tiếng gã:
- Mẹ kiếp, mày không phải là lão
Thanh tra Glockner đặt một ngón trỏ lên môi ra hiệu im lặng.
Đầu dây bên kia cúp máy cái rụp.
Tarzan nhìn ông thanh tra:
- Chú nghe rõ chưa ạ? Thằng chó chết đã đến phục ém ở nhà ông Rubler đó.
- Và không phải ém để hốt tay trên vụ này mà là
Thanh tra Glockner thấy ớn lạnh xương sống. Ông không nói được hết câu.
Tarzan nắm chặt tay ông.
*
Thanh tra Glockner dừng trước mặt lão, hất hàm hỏi:
- Ông có cần tôi nhắc lại cuộc đàm thoại không?
Thanh tra Glockner cho tìm kiếm một lần nữa trong căn nhà xem còn đồ ăn cắp nào khác không rồi ra lệnh niêm phong sào huyệt trộm cẩn thận.
Lúc ra đến đường cái, Tarzan kêu khẽ:
- Thôi rồi!
Glockner quay lại:
- Gì vậy?
- Chú nhìn kìa, thiếu một chiếc ôtô.
- Cháu định nói gì?
- Khi chúng ta đến, bên kia đường có đúng 3 chiếc xe đậu, nhưng bây giờ chỉ có hai.
Glockner sững sờ. Ông gục gặc:
- Đúng rồi, cháu phán đoán đúng. Tên tội phạm không thể chạy bộ đuổi theo xe của hai thằng trộm được. Nghĩa là gã bám theo rồi đậu sau hai chiếc xe kia. Vừa rồi gã đã quay lại chỗ này lấy xe để phủi sạch dấu vết.
Karl nãy giờ đứng đợi ở ngoài cung cấp thêm:
- Lúc xe cứu thương rời khỏi đây thì một chiếc taxi băng đến. Cháu thấy một người đàn ông bước xuống trả tiền taxi, bước lên chiếc xe đỗ cuối cùng rồi vội vã lái đi.
Ông thanh tra đấm mạnh tay này vào lòng bàn tay kia:
- Chúng ta đã chậm suy luận ra tình huống này. Trượt mất một cơ hội hiếm có rồi. Cháu có nhìn rõ người đàn ông đó không?
Karl nói giọng không chắc chắn:
! - Trời lúc đó tối lắm. Khoảng cách lại tới 50 mét. Cháu chỉ có thể thấy một mái tóc đen kèm bộ râu dê và bộ comple màu lông chuột. Chỉ có vậy.
Tarzan khẳng định:
- Vậy là gã đã hóa trang rồi.
- Vậy còn chiếc ôtô? Loại gì?
Không ai còn nhớ được đó là loại xe gì. Thanh tra Glockner tuyên bố:
- Công việc hôm nay chấm dứt. Karl để xe đạp vào cốp, chú sẽ đưa về nhà luôn.
Tarzan và Tròn Vo lại ngồi vào xe thầy Lothar để đi về ký túc xá.
Molnitzka, sếp của tên tội phạm nguy hiểm Diel đi qua đi lại trong phòng khách, hai tay ấn mạnh lên ngực. Chưa bao giờ lão đau như vậy, chứng đau tim từ đêm hôm qua lại tái phát. Mỗi lần trái tim trở chứng, lão cảm thấy cuộc đời phù du biết chừng nào. Khốn nạn, cũng đầu đuôi do tối qua, khi không thằng em Diel tay xách nách mang ôm về một đống của cải gia bảo khiến lão nổi hứng ăn mừng bất tử. Thì
trúng số độc đắc khơi khơi mà. Thế cho nên lão lên cơn hưng phấn nốc cạn 3 chai bia và lãnh ngay những cú giật đau điếng trong lồng ngực.
Suốt đêm qua lão rên rỉ luôn mồm vì đau đớn.
Tranh thủ lúc trái tim bớt co thắt, Molnitzka dừng lại trước đống chiến lợi phẩm phỗng tay trên của băng trộm
- Cái thằng Diel này coi vậy lại được việc. Mẹ kiếp, đi chơi vòng vòng cũng thu hoạch khẳm. Chỉ có điều phải hạn chế nó đánh quả kèo những trường hợp này. Đâm sau lưng đồng bọn để kiếm chác là không đúng luật.
Molnitzka phán xong là xộc vô tủ lạnh lôi ra một chai bia. Hừ, đau lỡ cho đau luôn. Với trái tim hư hỏng này cần phải lấy độc trị độc. Lão cắp chai bia đi ra ngoài vườn ngồi xuống băng ghế. Nào, bây giờ thì tu một hơi rồi nghe ngóng thử.
Molnitzka hết hồn khi thấy trái tim giựt thon thót. Chết mẹ, cứ nhói, nhói hoài thì mất toi buổi sáng rồi.
Lão thất thểu mò ra kiôt sách báo đằng trước mua tờ "Tin tức buổi trưa" rồi đáo về băng ghế, hy vọng nhâm nhi thời sự cho đến khi thằng đệ tử khứ hồi.
Coi, mới lật tờ báo, Molnitzka đã giật bắn mình, tóc dựng ngược.
- Hả? Thằng nào chình ình trên mặt báo y chang thằng Diel.
Molnitzka trợn trắng tròng mắt. Ê, đúng là nó. Hừ hừ, hình dạng tóc tai tên tuổi rành rành. Bỏ cối mà giã cũng không trật.
Lão run rẩy đọc dòng tin ngắn ngủi:
"
Cảnh sát khẳng định chắc chắn rằng, người có nhận dạng như ảnh đăng kèm theo là một tên tội phạm nguy hiểm, chuyên trộm cắp, giết người, cướp của không gớm tay. Được mệnh danh là "Thợ khoan cửa sổ". Ai phát hiện ra nơi ẩn náu
, ai chứa chấp
".
Molnitzka buông tờ báo. Lão gần như bay vào nhà. Thân hình khổng lồ của lão chồm xuống máy điện thoại.
- Mày lại đây ngay lập tức, Diel.
Diel đang ngủ bất ngờ bị sếp dựng dậy.
- Để
tôi
Việc gì vậy?
- Đến đây rồi sẽ biết.
- E
hèm, làm gì mà nóng quá vậy sếp?
- Mày không được hỏi. Huyết áp tao đang lên đây.
Molnitzka cúp máy. Lão ôm ngực lảo đảo cố ngăn nỗi xúc động. Mẹ kiếp, làm ăn phải có luật, đằng này cứ tối mắt lại mà làm, bất kể hậu quả liên lụy đến ai.
Tiếng xe của Diel đã dừng ở trước cổng. Gã hùng hục bước vào với kính râm che gần nửa mặt, râu ria tua tủa như rễ tre.
Không chào hỏi, Diel hất hàm:
- Làm gì mà nhặng xị lên vậy?
- Mày
mày đọc báo chưa?
- Đã có tin về phi vụ hôm qua à?
Molnitzka liệng tờ báo bay vô mặt tên tội phạm.
Diel bắt tờ báo và nhìn thấy ngay lệnh truy nã khẩn cấp.
- Mở lớn mắt mà dòm hình mày chình ình kìa Diel. Tao tởm mày quá. Mày lại gây chuyện thối rồi.
- Thì sao?
- Mày là một thằng trộm, cướp và giết! người dã man.
- Đó là việc của tôi!
- Việc của mày? Sao mày ngu thế! Mày tưởng là một mình mày chết thôi à? Nước lụt thì lút cả làng. Mày làm cái gì cũng phải nghĩ đến người khác chứ. Bây giờ mày bị truy nã, thoát sao được. Mày chỉ cần bị cớm tẩn vài trận đòn là phun ra tao ngay.
- Hồn ai nấy giữ.
- Mẹ kiếp! Mày giữ sao bọn cớm lại biết được biệt danh "Thợ khoan cửa sổ" của mày chớ? Hừ chưa giấu được đầu đã hở đuôi. Hiểu chưa?
Trái tim Molnitzka đau nhói. Lão phều phào thở không ra hơi.
Diel sa sầm:
- Có thể tôi bị hớ đêm qua.
- Sao?
- Đêm qua tôi gọi điện đến nhà
- Cái gì?
- Sau khi nẫng quả đậm, tôi tính trêu trọc chúng chút chơi.
- Sao mày ngu thế?
- Nếu chính
Cái bàn rung lên trước nắm đấm của Molnitzka. Lão nghiến răng kèn kẹt. Diel tiếp:
- Lúc tôi quành lại nhà
Molnitzka lắc đầu đau khổ:
- Trời ơi là trời. Thế là hết. Hết vĩnh viễn. Tao với mày đang sống trên tiền, tiền ngày càng nhiều, vậy mà mày phá, mày huỷ hoại hết.
- Sếp "rét" hơi quá đấy.
- Chết đến nơi rồi. Cái bản mặt của mày thì trộn vào đâu được. Kết thúc nhé. Kết thúc kể từ giờ phút này. Tao với mày không còn làm ăn gì nữa.
- Nhưng mà
- Nhưng cục cứt. Xẻ tiền ra và gô đi. Tao không muốn thấy mặt mày trong quốc gia này nữa. Mày phắn ra nước ngoài mà trốn. Châu Phi, châu Mỹ hay châu nào đó. Kệ thây mày!
- Nhưng còn phải theo nốt vụ 645.000 mark, bảo hiểm ở nhà Bachmuller nữa. Chúng ta phải đánh quả chót chứ?
- Quên đi! Không còn gì nữa mà đợi.
Diel nổi khùng. Gã xẵng giọng:
- Mày tính ôm trọn gói vụ đó không chia tao sao?
- Đừng hỗn với tao. Ngay ngày mai, tao cũng lặn khỏi thành phố.
- Hả? Mày sợ tụi cớm đến thế à, việc quái gì phải trốn? Nếu tao bị bắt, tao không khai, tao thề.
- Hừ hừ, tao trốn vì tao đếch còn tin mày. Thân tao, tao lo. Ai mà tin vào lời thề của một thằng cướp của giết người.
- Vậy được. Tao cũng có quyền của tao.
- Nếu ba ngày nữa, mày còn có mặt ở đây là tao giết mày. Đây mới là lời thề.
Diel trợn mắt nhìn gã đồng đảng. Lão nói là làm thật. �! �ó là bản chất của Molnitzka. Tất cả chỉ tại thằng chọi con ấy mà ra. Phải trả thù, trả thù bằng được, kể cả trước khi chết.
*
Giờ ra chơi Tứ quái kéo nhau lại một góc sân trường. Hội nghị TKKG bắt đầu với sự có mặt của Christian Rubler. Nó thông báo tổng giá trị tài sản bị mất đêm qua và bố mẹ nó cãi nhau ghê quá.
Tarzan đảo mắt qua các thành viên một lượt:
- Vừa rồi chúng ta đã thất bại trong vụ phân phối 190 bản photocopy. Biết làm sao được, tôi rất buồn khi thấy khá nhiều bản nằm trong các sọt rác và gầm bàn. Tiếc cái công sức và hy vọng của tụi mình.
Karl an ủi:
- Chuyện phát hiện được đối tượng không phải vì lúc nào cũng khư khư ôm một bản vẽ tên tôi phạm trong túi. Tôi tin rằng bạn bè chúng ta vẫn có thiện chí. Có khi họ đã thuộc lòng gương mặt đối tượng nên chỉ cần 30 phần trăm người giữ lại là được.
Tròn Vo cắt ngang:
- Hai lập luận của nhị vị đều dẫn đến một con số không to tổ bố. Tại sao chúng ta không nghĩ đến việc tên tội phạm thay hình đổi dạng chứ, gã đã ngụy trang thì một tỉ bản photo cũng như không.
Gaby hôm nay xem ra kém sắc. Mắt quầng thâm, tóc xõa, nét căng thẳng hiện rõ. Cô bé nói:
- Chừng nào tên tội phạm bản năng ấy còn ngoài vòng pháp luật thì mình còn mất ăn mất ngủ, nói chi đến chuyện học h�! �nh.
! Không biết Công Chúa nghĩ ra trò gì vậy?
Tarzan phỏng đoán:
- Gaby có ý định gì chăng?
- Dụ gã vào bẫy chứ sao.
- Dụ bằng cách nào? Không phải lấy Công Chúa ra làm con mồi đâu nghe.
- Không còn cách nào khác. Chắc chắn như vậy.
Cả đám bàng hoàng. Tuy nhiên giọng cô bé cực kỳ chắc nịch:
- Gã là một tên tội phạm nguy hiểm nhưng lại hành động bản năng, man rợ. Máu gã đang sôi lên, thèm khát được trả thù. Vậy chỉ có mình, mình mới làm gã bất chấp.
- Không! Tarzan kêu lên Còn nguy hiểm hơn cả sa vào tay quỷ dữ.
- Sao lại thế hở Tarzan, các bạn luôn ém bên mình cơ mà. Chỉ cần các bạn nấp khéo và phản ứng nhanh mà thôi.
Tarzan lắc đầu:
- Không được. Nếu định như vậy thì phải bàn với chú Glockner đã. Phải có kế hoạch phối hợp hoàn hảo và chính xác.
Gaby cười:
- Sao đại ca nhát gan thế? Chỉ diễu võ giương oai ở đâu đâu, đến lúc việc động đến mình thì rúm tứ túc lại. Hãy tỏ ra là đại ca của một băng chống tội phạm có tiếng đi.
- Nhưng trách nhiệm?
- Bản thân mình chịu trách nhiệm về mình.
Tarzan cứng họng. Gaby tiếp tục hùng hồn:
- Chúng ta phải chấp nhận trò chơi sinh tử này để nhanh chóng chấm dứt sự căng thẳng. Trời đất! Các bạn là dân húi cua chớ nào phải dân mít ướt mà chưa chi đã bấn xúc xích.
Tarzan vẫn lo lắng:
- Chẳ! ng lẽ chúng ta lờ ba của bạn chuyện hệ trọng này sao?
- Đành vậy, đại ca ạ. Ông già mà biết là coi như mình bị cấm. Thậm chí phải bỏ học đó.
Máy Tính nãy giờ nghe theo kiểu chầu rìa nhưng tưởng vậy mà không phải vậy. Bộ óc điện tử của nó cố tìm ra một giải pháp dung hòa. Nó vỗ trán:
- Tôi không phản đối sự liều lĩnh của Gaby nhưng chúng ta phải đề phòng tình huống xấu nhất. Đó là bắt buộc bạn phải có vũ khí phòng thân. Một bình xịt thuốc mê chẳng hạn. Lỡ bạn bè không can thiệp kịp thì bạn cũng đủ thời gian tự vệ.
Tarzan gãi cằm:
- Tôi vẫn thấy bất ổn sao đó. Ý Gaby thế nào?
Gaby tỉnh bơ:
- Tối mai tụi mình đi xem xinê để áp dụng kế hoạch này.
-
- Sau khi tan rạp tụi mình chia tay nhau, mình sẽ đi về phía bến xe buýt.
- Rạp Lâu Đài hả?
- Đúng. Đối diện rạp là bến xe buýt. Khu vực chung quanh rạp khá vắng vẻ, kế bến xe buýt lại là một công viên.
Karl bổ sung:
- Mùa này cây cối xanh um tùm. Tan phim, chỗ này tối lắm.
Tarzan nói:
- Nếu thế thì chúng ta sẽ chấm sẵn một gốc cây nào đó trước và tôi sẽ trèo lên cây còn bạn thì sau đó tiến lại. Khi gã xuất hiện, tôi nhảy bổ từ trên cây xuống người gã.
Tròn Vo nãy giờ vẫn lắng nghe, bật hỏi:
- Còn tụi này sao hả?
Gaby nói:
- Công việc của bạn là
gây lộn. Bạn giả vờ to tiến! g khiến! mình vùng vằng với Karl và bạn rờii bỏ đi một mạch đến gốc cây có Tarzan phục sẵn ở trên. Có thế tên tội phạm mới tin được.
Tarzan tiếp:
- Mình sẽ huýt sáo, quân sư và Ông Địa phải tiếp ứng thật nhanh nghe.
Bốn bàn tay đặt lên nhau thay lời chúc chiến thắng. Christian đứng ngoài kinh ngạc nghe kế hoạch hết sức mạo hiểm của Tứ quái. Cu cậu rụt rè:
- Các bạn cho tôi tham gia với.
Tarzan gật đầu:
- Ôkê. Mày sẽ thế chân tao trước rạp Lâu Đài để tên tội phạm tưởng rằng đó là tao.
Máy Tính hóm hỉnh:
- Miễn Gaby không nhầm là ổn.
*
Thanh tra Glockner đang vùi đầu trong đống hồ sơ về các vụ trộm do băng khoan cửa sổ thực hiện. Tất cả các tài liệu có được đều chỉ nói về số tài sản, thời gian và hình thức đột nhập. Ngoài ra không một chút dấu vết nào hết.
Cánh cửa phòng xịch mở, viên sĩ quan trực ban bước vào báo cáo:
- Báo cáo sếp, hai nạn nhân của một vụ trộm mới muốn vào gặp sếp. Bác sĩ tai mũi họng Bachmuller và vợ. Họ xin đến báo một số tình tiết đáng nghi vấn.
- Anh mời họ vào đây.
Viên trực ban ra và hai vợ chồng bác sĩ tai mũi họng rón rén bước vào, vẻ thiếu tự nhiên. Thanh tra Glockner mời ngồi và rót trà mời khách.
- Tôi đang điều tra về vụ m! ất cắ! p ở nhà ông bà nãy giờ. Liệu có tin tức gì mới chăng?
Ông ngừng lại vì thấy Bachmuller có vẻ co rúm hơn thường lệ. Vị bác sĩ run giọng trình bày:
- Thưa ông thanh tra, vợ chồng tôi đã suy nghĩ cặn kẽ trước khi tìm đến ông. Con người ta ai cũng có lúc sai lầm. Có điều họ có biết ăn năn hối lỗi hay không.
Trời đất. Glockner chưng hửng. Ông nào phải là linh mục cho ông ta xưng tội.
- Ông cứ trình bày, nhưng làm ơn ngắn gọn. Tôi đang rất bận.
- Dạ, tôi xin nói ngay. Thưa ông, vừa qua trong lúc quá bối rối vì bị mất cắp, tôi đã khai với hãng bảo hiểm là bị mất sạch 77 báu vật. Cho đến khi hội ý với bà xã, tôi mới hoảng hồn là mình vẫn còn tới 19 món trang sức trong nhà. 19 trong số 77 thứ. Ôi, tôi có phạm tội gian lận trong việc này không, thưa ông thanh tra?
Glockner trả lời sau năm giây im lặng:
- Có. Nhưng dù sao ông bà đã thành khẩn khai báo nên được hưởng sự khoan hồng. Này, tôi có cảm tưởng sự bối rối của ông bà nãy giờ không chỉ thuần túy là vấn đề
gian lận với hãng bảo hiểm. Ông cần thẳng thắn hơn, ông bác sĩ. Có phải ông bà bị một thế lực nào đó đe dọa và khống chế nên mới gõ cửa tôi chăng?
Bachmuller thở phào:
- Ông làm tôi thấy nhẹ người. Cứ như là soi thấu ruột gan tôi vậy.
Glockner khuyến khích:
- Tôi nghe đây.
- Dạ. Tên trộm xâm nhập nhà tôi phải là tên rất rành mánh khóe bảo hiểm. Tối thứ hai vừa qua, gã phôn đến hứa trả lại tôi 58 món đồ đã ăn cắp với điều kiện là tôi phải giao sạch tiền của hãng bảo hiểm đền bù cho gã.
- Làm sao gã biết được số tiền bảo hiểm của ông là bao nhiêu?
- Gã biết rõ, thưa ông. Và chính là ở chỗ đó. Gã nhắc đến tập danh mục bảo hiểm dày tới 14 trang với tổng số 645.000 mark có đóng dấu bảo hiểm của gia đình tôi. Đấy là trước đây 6 tháng kia. Vừa qua vợ tôi đã tặng con gái 19 món đồ trang sức và đã tách 3 trang trong tập hồ sơ chuyển cho con gái tôi. Vậy mà tên trộm vẫn biết tên những món trang sức không còn nằm trong danh mục còn lại nữa. Chứng tỏ tên trộm từng xuất thân từ hãng bảo hiểm mà tôi là khách hàng trực tiếp của gã ta.
- Tôi bắt đầu hiểu rồi. Theo ông thì công ty bảo hiểm Euro Varia còn hồ sơ lưu 14 trang danh mục chớ?
- Dạ, chắc chắn họ có bản phôtôcopy.
- Vậy là rõ. Tên trộm phải có thời gian làm việc ở công ty Euro Varia mới rành số lượng và giá trị tiền bồi thường những tài sản mà ông ký thác.
Bachmuller nói nhanh:
- Phải, phải, ông nghĩ nhanh quá. Hai vợ chồng tôi đã sực nhớ rằng tên trộm có thể là một nhân viên từng đến thu tiền bảo hiểm tại nhà mình. Hắn rõ vị t! rí từng thứ một. Thậm chí gã biết cả nhà tôi chưa lắp hệ thống báo động.
Glockner gật đầu:
- Tôi cảm ơn ông bà. Những vụ trộm do băng khoan cửa sổ tiến hành vừa qua đều nhắm vào những khách hàng của công ty Euro Varia. Và tất cả các nạn nhân đều không có hệ thống chống trộm tư gia như ông vậy. Tên kẻ từng thu phí bảo hiểm nhà ông là gì?
- Hubert Molnitzka, người to béo, địa chỉ số 11 đường Zecken.
Mới hồi sáng đứa nào cũng canh cánh lo giăng bẫy tên tội phạm để cứu Gaby thế mà lúc này buổi chiều Tứ quái đã quên mất. Mà tụi nó mau quên cũng có lý do. Chiều nay bốn quái đều biến thành thợ sơn bất đắc dĩ bởi tầng hầm nhà Gaby đang cần bàn tay chăm sóc của chúng.
Bốn thợ sơn đều đội nón làm bằng giấy báo gấp lại. Chúng bảo vệ nhan sắc kỹ như vậy mà mặt mày Gaby cũng bị dính những bụi sơn trắng tèm lem. Cô bé nhăn nhó ngộ nghĩnh đến nỗi Tarzan nhìn không chớp mắt. Hắn trêu:
- Chà, Gaby bị rỗ trắng lại xinh thêm mấy chân kính nữa đấy.
Công Chúa nghiêng đầu làm duyên:
- Thực vậy hả? Vậy thì mình sẽ không bao giờ làm sạch sơn nữa.
Tròn Vo ưỡn ngực:
- Nàng có thêm mấy cái chân kính nữa cũng chẳng bận gì đến Willi này. Nếu có thêm mấy cái chấm ấy, Công Chúa ăn ít đi mới là vấn đề tôi cần phải suy nghĩ.
Căn hầm như sáng trưng lên lúc bốn đứa phết xong một lớp sơn. Máy Tính trầm trồ:
- Đẹp nhưng vẫn chưa đủ. Phải quét thêm một lớp sơn nữa.
Tròn Vo la lên:
- Tại sao dzậy?
- Để đến tận khi Công Chúa vu quy, tụi mình mới phải làm thợ chứ sao.
- Ờ há.
Đúng lúc đó bà Margot đi xuống cầu thang.
- Tarzan ơi, chú Glockner vừa gọi điện về dặn cháu lát nữa đi cùng chú để nhận dạng hung thủ. Nhớ nghe, cô phải trở lại cửa hàng bởi khách đang đợi.
Tarzan đang đứng trên thang để quét trần, mừng quá suýt ngã lăn xuống đất.
- Nhận dạng ạ?
Bà Margot vừa biến mất ở đầu cầu thang là Tarzan đã hớn hở:
- Hy vọng đó chính là gã. Nếu vậy thì khỏi phải triển khai kế hoạch "thả chim mồi" nữa.
Karl tham gia:
- Nếu đúng là gã thì tụi mình trút được gánh nặng.
- Thôi. Dọn đồ nghề đi anh em.
Tứ quái ngâm chổi vào nước rửa, chỉnh đốn trang phục, rửa mặt rồi kéo cả lũ ra ngoài đường chờ. Chúng chờ đợi không lâu đã thấy chiếc BMW bon tới. Trên xe có thêm ông thẩm phán Schulze Staubfenger. Ông thẩm phán ngoài 50 tuổi tóc cắt cua, trán cao, mắt sáng. Ở Tổng nha thường gọi ông là thẩm phán "Vỏ Đạn".
Cả bọn chen nhau lên xe. Có nghĩa là cả lũ cùng đi. Ông thanh tra vừa lắc đầu vừa cười.
Gaby hỏi luôn:
- Đã bắt được tên tội phạm rồ! i hả ba?
- Không, nhưng có một phát giác quan trọng.
Thanh tra Glockner bắt đầu kể lại cuộc đối thoại với bác sĩ Bachmuller. Tarzan nêu ý kiến:
- Cái tên Molnitzka này, hình như cháu đã nghe rồi thì phải.
Glockner gật đầu:
- Ở nhà ông Rubler, khi liệt kê các món đồ bị mất để đòi hãng bảo hiểm bồi thường, ông ta có nhắc đến một nhân viên thu tiền bảo hiểm to béo tên là Molnitzka.
- Nhưng tên tội phạm đâu có to béo, phải không chú?
Karl nhận định:
- Có thể gã làm bảo hiểm là tay do thám và chỉ điểm.
Xe đã vào đường Zecken.
Gaby chỉ tay:
- Đây là số 55, số 11 ở đằng kia lận.
Tarzan nôn nóng:
- Ủa, tại sao khoảng số nhà 11 đó lại có một chiếc xe cấp cứu nhá đèn hiệu lia lịa. Chuyện gì vậy cà?
Viên thẩm phán kêu ghẽ:
- Đúng rồi! Biết đâu lại đúng người mình định đến.
Chiếc BMW táp cực lẹ vào đuôi xe cứu thương. Hai người đàn ông phóng ra khỏi xe. Thanh tra Glockner lên cabin xe hồng thập tự trong lúc ông thẩm phán vọt vô căn hộ số 9 hỏi thăm tình hình.
Hai người lớn trở lại cùng lúc và kể lại chuyện xảy ra.
Molnitzka khi không bị xỉu trên băng ghế ngoài vườn. Người hàng xóm tình cờ nhìn thấy vội phôn ngay đến bệnh viện. Qua sự chẩn đoán của bác sĩ, lão bị nhồi máu cơ tim. Hiện tại vẫn bất tỉnh nhân sự. Ông Glockner xin phép cho Tarzan chui vô xe cứu thương nh! ận mặ! t. Hắn lắc đầu:
- Cháu chưa hề gặp ông này.
Ông thanh tra nói:
- Bác sĩ cho hay sẽ chuyển bệnh nhân về bệnh viện đường Neubert. Chú cần phải kiểm tra căn nhà đã.
Vừa đặt mông xuống nệm chiếc BMW, Tarzan đã ngao ngán thở dài:
- Tình hình có vẻ xấu lắm.
Tròn Vo lo lắng:
- Lão mà ngoẻo mất thì toi đặc.
Karl đồng tình:
- Lại cụt hướng điều tra.
Tứ quái đang bồn chồn nôn nóng thì thanh tra Glockner và ông thẩm phán đi đến. Bố già thông báo:
- Molnitzka quả là một tên trùm. Trong nhà gã đầy đồ ăn trộm. Chú đã tìm thấy toàn bộ báu vật mà Rubler bị mất đêm qua. Cả số của cải nhà bác sĩ Bachmuller nữa.
Tarzan hỏi:
- Có dấu vết gì về tên đồng bọn không ạ?
Thẩm phán "Vỏ Đạn" nói:
- Người hàng xóm của Molnitzka báo rằng sáng nay có một gã đàn ông ngoài 30 tuổi, tóc nâu, dáng dong dỏng vẫn thường đến thăm Molnitzka xuất hiện.
Ông Glockner nhận định:
- Như vậy thì hình dạng khá gần với tên tội phạm rồi đó.
*
Một ngày nữa trôi qua.
Thanh tra Glockner thiết lập ngay đường dây nóng với bệnh viện mà Molnitzka đang nằm. Ông đề nghị các bác sĩ và y tá phải canh gác thật cẩn mật lão. Bất cứ lúc n! ào lão ! mở mắt, mở mồm đương nhiên nhân viên hình sự đóng vai hộ lý bệnh viện sẽ có mặt để khai thác cấp tốc.
TKKG tạm chia tay nhau.
Tarzan và Tròn Vo trở lại Tổ Đại Bàng, tắm rửa sạch sẽ rồi đánh một giấc say như bí sau một ngày lao động chân tay nặng nhọc.
Ngày hôm sau, ngày có sự kiện quan trọng và nguy hiểm trong đời sống của TKKG nói chung và của Gaby nói riêng, đã bắt đầu.
Gaby đến trường bằng xe buýt đưa đón học sinh. Cô bé trở về cùng với ba quái vào buổi trưa để thực hiện cho xong chiến dịch quét nước sơn lần thứ ba dưới tầng hầm.
Khác với ngày hôm trước vui như Tết, hôm nay đứa nào cũng trang bị đồ bảo hộ lao động quyết tâm làm cho xong việc. Không ai nhắc đến kế hoạch thả chim mồi tối nay nhưng quả thật có một cái gì đó đè nặng trong tâm can chúng.
5 giờ chiều, thanh tra Glockner cũng có mặt dưới tầng hầm. Ông tranh thủ nghỉ sớm để có thời giờ dành cho lũ trẻ. Sự xuất hiện của ông làm cho những nhát chổi quét nhanh hơn.
Xong. Karl thu dọn thùng sơn thở phào.
- Cuối cùng căn hầm đã có một bộ mặt mới.
Đúng lúc đó Oskar nhào xuống cầu thang múa tít đuôi mừng ông chủ. Con chó quậy bạo đến nỗi thùng sơn Karl để kế bên đổ lăn. Quái cẩu khoái chí giẫm hết bốn chân lên khiến phía dưới bàn chân nhuộm màu trắng toát.
Thanh tra Glockner vui vẻ:
- Các con nghe đây. Phía điều tra đã tiến thêm được một bước. Một nhân viên đội đặc nhiệm ở bệnh viện vừa báo c! áo về,! rằng Molnitzka trong lúc mê sảng đã nhắc tới một cái tên. Chứng tỏ băng tội phạm có biệt danh "Thợ khoan cửa sổ" có ít nhất hai tên.
Tarzan nôn nóng:
- Gã tên gì hả chú?
- Hình như là Ritschie Lechmann. Cái tên nghe lạ hoắc phải không. Hệ thống vi tính của Tổng nha không tìm ra một nhân sự nào có tên như vậy đăng ký hộ khẩu ở thành phố.
- Thế chú thấy sao ạ?
- Thật khó mà đưa ra được kết luận gì.
Karl gật gù:
- Và cũng có thể đó là tên của một nhân vật thứ ba. Một mối lái chuyên tiêu thụ hàng ăn cắp của Molnitzka chẳng hạn.
Tròn Vo thở phì phò:
- Hay đấy là một đối tượng chuyên ẩn náu dưới các cống rãnh.
Tarzan lắc đầu:
- Không thể thế được. Các dữ kiện đều khá rõ. Thứ nhất, thằng đồng bọn hớt tay trên băng trộm
Glockner trầm ngâm:
- Cũng rất mong đợi ở sự phát giác của nhân dân vì các bản phát lệnh truy nã có số lượng rất lớn.
Gaby thản nhiên:
- Hình như tự chúng ta làm cho tình hình căng thẳng hơn thì phải. Thực tế có lẽ không tồi tệ đến như vậy.
Karl nhắc nhở:
- Chớ chủ quan như vậy Gaby. Tội phạm bệnh lý khác xa tội phạm có đầu óc bình thường. Thần kinh gã lúc nào cũng căng như dây mìn chờ chộp được con mồi là
phát nổ. Bạn phải tuyệt đối cẩn thận.
*
Tên tội phạm Diel lồng lộn đi qua đi lại trong sào huyệt riêng của gã. Gã gầm như một con thú dữ bị nhốt cũi.
Đến giờ này Diel hoàn toàn chưa biết tình trạng nguy kịch của Molnitzka. Gã cứ bị ám ảnh lời đe dọa của sếp. Rằng gã phải rời thành phố này trong vòng ba ngày nếu không sếp sẽ cắt tiết như chơi. Trời hỡi, hôm nay đã là ngày thứ hai theo mệnh lệnh sếp ban hành. Gã chỉ còn một ngày để hành động.
Diel điên tiết. Gã cảm thấy như bị dính một búa vào đầu. Tình chiến hữu xây dựng bao nhiêu năm đùng m�! �t cái tiêu tán chỉ vì thằng nhãi Peter Carsten kỳ đà cản mũi. Gã phải đi, gã phải đi đâu đó khỏi thành phố này nhưng chỉ đi khi gã đã trả được mối hận, bắt cóc bằng được Gaby Glockner.
Ý đồ rửa hận sôi sục trong máu gã. Phải trả thù được mới đáng ra đi.
Diel lảm nhảm:
- Tao chấp hết cảnh sát và đám cận vệ bạn mày Gaby ạ. Tao cứ đeo theo mày như hình với bóng thế nào cũng chộp được. Mày phải có lúc sơ hở chớ, thậm chí khi đi đổ rác, hê hê hê.
Óc của gã như mụ mẫm đi. Máu phục thù sôi sùng sục. Và vừa chập tối nay, gã đã lủi như ma về phía chiếc xế xấu xí đậu ngoài cửa và nhấn ga vọt như một thằng phát rồ. Gã lại đi rình.
Gã nhìn đồng hồ: 19 giờ 06 phút. Chiếc xe cà rịch cà tang của gã đang trụ cách nhà Gaby 300 mét. Trong tay gã là cái ống nhòm hồng ngoại tuyến nhìn xuyên màn đêm. Gã kiên nhẫn chờ đợi.
*
19 giờ 30 phút, thầy Lothar mới tóm được Tarzan trong nhà ăn. Giọng ông hổn hển:
- Trời, thầy kiếm em muốn nổ con mắt. Tối nay Ban học sinh tự quản họp với giáo viên trực đấy. Năm phút nữa ở phòng đọc.
Tarzan gãi đầu. Hắn không ngờ bị vướng vô cuộc họp quái gở này. Mấy bữa nay hắn làm gì có thì giờ mà nhớ đến cơ chứ.
- Thầy thông cảm, em không thể họp được.
- Tại sao?
- Tối nay em có vé xem xinê. 20 giờ 30 phút là bắt đầu ạ.
- Em gọi các bạn em họp sớm đi để xong sớm.
- Trời ơi, em còn phải đón Gaby mà. - Em hãy phôn cho bạn ấy đi. Em biết việc gì quan trọng hơn rồi chớ?
Tarzan buộc lòng phải gọi điện báo cho Gaby biết. Giọng cô bé tỉnh queo:
- Không sao đâu Tarzan, mình sẽ đạp xe đến đó một mình được. Mối nguy hiểm qua rồi mà.
- Đừng có chủ quan Gaby. Bạn hãy bảo ba đưa đến rạp đi.
Gaby cười hì hì:
- Mình đã xúi đôi uyên ương Emil Glockner và Margot đi ăn tối ở tiệm rồi đại ca ạ. Phải cho phép họ hưởng hạnh phúc tí chút chớ.
- Thế thì phải gọi taxi. Mình sẽ đưa tiền.
- Khỏi cần, tiền taxi thì mình có đủ. Nhớ họp nhanh mà đi nghe.
- Ờ ờ, tôi sẽ nói Tròn Vo và Máy Tính lại đó trước để đón bạn.
- Hẹn gặp!
*
19 giờ 55 phút, Oskar chồm lên vì biết cô chủ để nó ở nhà.
Gaby diện bộ cánh đẹp nhất, tạm biệt Oskar rồi khóa cửa đi xuống lòng đường.
Taxi ư? Việc quái gì phải rối lên thế? Từ đây đến rạp đi bằng xe đạp chỉ tốn 20 phút tội gì phải vẫy taxi cho tốn tiền chứ. Vả lại lúc này trời còn sáng, người đi đầy đường, thừa tiền mà quẳng qua cửa sổ. Công Chúa quyết định vẫn đi xe đạp.
Công Chúa không ngờ một chiếc ôtô đã lặng lẽ bám đuôi.
Vô tư, bình thản, Gaby đạp xe tới đoạn vườn hoa Erwin Heitermann. K! hông ch�! � ý đến mặt đường, bánh xe của Gaby lăn qua chính giữa đám mảnh chai vỡ vụn.
Bánh trước xì
xì
rồi kế tiếp bánh sau cũng xì
xì
Công Chúa hoảng hồn nhìn quanh. Trời ạ, chung quanh đây làm gì có bóng người qua lại. Không một chỗ vá xe, chỉ có mỗi vườn hoa cây cối um tùm. Cô bé rùng mình chưa biết phải làm thế nào bây giờ, hai bánh xe dẹp lép dắt đi cũng khó. Chỉ còn cách đứng chờ xe buýt. Xe số 23 đi thẳng tới rạp chiếu phim.
Gaby ngồi trên yên xe, chống chân đứng chờ. Một phút trôi qua dài bằng cả giờ đồng hồ.
Một chiếc xe ôtô đi qua, người đàn ông nhìn Gaby rồi lái xe biến sau quãng đường cua.
Gaby thấy hai đầu gối rung rung như muốn long ra. Hai bên thái dương vã mồ hôi hột. Tarzan có lý, mình đi taxi thì đến nỗi nào. Karl chắc chắn đi qua đây mà, cả Kloesen nữa. Sao các bạn ấy chậm thế nhỉ.
Một bóng đen chui từ bụi cây ra.
Diel, tên tội phạm man rợ, không ngờ thời cơ trả thù lại đến một cách mau lẹ và dễ dàng đến thế.
Nhoằng một cái, tên cướp đã bịt chặt mồm và mũi Gaby, còn tay kia quàng quặp lấy Công Chúa.
Chiếc xe đạp đổ rầm xuống lòng đường.
Gaby chỉ đạp được mấy cái rồi lịm hẳn.
Alê hấp, Diel cắp Công Chúa lủi vô vườn hoa và thảy cái thân hình mềm nhũn lên xe.
*
Cuộc họp Ban tự quản học sinh ký túc xá đang sôi nổi thì thầy Lothar hớt hải chạy vào.
- Tarzan! Karl gọi điện cho em, giọng hốt hoảng lắm!
Tarzan bay ra vồ lấy máy.
- Karl?
- Tarzan! Nguy rồi. Tao nhận được phôn của mày là lên ngựa sắt phóng đến nhà Gaby ngay. Lúc đi ngang công viên Heitermann, tao gặp một chiếc xe đạp xẹp bánh nằm chỏng gọng. Đó là xe của Gaby. Tao hoảng quá hỏi thăm những căn hộ gần đó thì được một cụ già cho biết rằng đã nhìn thấy Gaby bị bắt cóc. Tao đã cố gọi điện cho chú Glockner nhưng không được.
- Mày đã xem xét vườn hoa kỹ chưa, quân sư?
- Rồi. Không nhìn thấy gì.
Tarzan cắn môi muốn bật máu.
- Thôi được, mày phôn lại trực ban Tổng nha nghe. Tao sẽ tìm hướng giải quyết khác đây.
Hắn gác máy và quay ra thì đụng đầu thầy Lothar đứng như trời trồng. Giọng Tarzan như mếu:
- Thưa thầy, Gaby bị tê! n tội phạm bắt cóc rồi. Thầy lấy xe chở em đi gấp được không ạ?
Lothar như người có lỗi, vội vã gật đầu:
- Đi đâu em?
- Đến ngay bệnh viện. Một giây lúc này là có tính quyết định đến mạng sống của Gaby.
*
Ôtô vừa ngừng lại ở bệnh viện, hai thầy trò vội vã chạy vào. Cô y tá trực giải thích:
- Ông Molnitzka nằm ở khoa nội. Hơi hơi tỉnh như vẫn chưa nói được. Chỉ được phép thăm 5 phút thôi nghe.
Thầy Lothar gật đầu.
Phòng bệnh nhân ánh điện lờ mờ. Molnitzka đang níu sự sống bằng bình thở oxy và nước biển. Tarzan nhào tới. Hắn lay thật mạnh Molnitzka. Lão từ từ mở mắt.
- Molnitzka, đồng bọn của mày đang phạm tội nguy hiểm. Mày phải nói ngay tên và chỗ ở. Nếu không mày sẽ thêm tội tòng phạm.
Lão nhắm mắt lại.
- Nói ngay! Nếu không tao rút cái ống này ra là mày nghỉ thở luôn. Nói đi! Nó tên gì? Ở đâu?
Molnitzka hoảng hốt mở mắt ra. Lão thều thào.
Tarzan nghe rõ được hết số nhà. Hắn lập tức lao đi. Thầy Lothar vội vã chạy theo.
*
Chiếc xe của thầy Lothar thả Tarzan xuống một ngôi nhà tồi tàn sát cánh đồng rộng lớn rồi vọt lẹ. Còn phải hỏi, thầy Lothar còn phải kiếm trạm điện thoại công cộng để báo cảnh sát sào huyệt tên đồ tể chứ sao.
Tarzan tiếp cận ngôi nhà. Đèn trong phòng sáng trưng, rèm cửa buông kín.
Giữa hai cánh rèm, Tarzan nhìn thấy Gaby bị trói giật cánh khỉ nhấp nhổm ngồi trên ghế bành. Tên tội phạm dùng chân đá mạnh vào người cô.
Tarzan không còn thời gian lựa chọn. Hắn lùi lại năm bước lấy đà rồi lao người đạp tung cửa sổ bay vào.
Bằng tất cả lòng phẫn nộ, cùng với đám mảnh kính vỡ bay như mưa rào, Tarzan lao thẳng vào tên tội phạm. Cùng với hai nhát chém thẳng vào cổ, rồi tiếp theo m�! �t loạt cú đấm trời giáng vào bụng và mặt tên ác thú trong vòng 5 giây, tên tội phạm giết người cướp của dã man đã nhũn ra như nắm giẻ rách. Gã không kịp có một phản ứng chống đỡ nhỏ nào.
Gaby thét lên sung sướng vì được giải thoát. Đúng là đã kề cận cái chết!
Gaby ôm chặt cố Tarzan, nét mặt đầy vẻ hối hận và lòng biết ơn. Cô bé hỏi nhẹ như hơi thở:
- Nó chết chưa?
- Nó còn sống. Nhưng trận đòn này sẽ còn ngấm tới 10 năm sau.
*
Cuối cùng Tứ quái và thầy Lothar cũng về đến nhà Gaby. Mọi người ngồi nhìn nhau trong phòng khách mà chẳng ai nói được câu nào. Nhưng ai cũng hiểu mỗi người đang nghĩ gì.
Đúng là mạng sống và cái chết chỉ còn cách nhau một sợi tóc mỏng manh. Ai cũng biết một phút một giây mạng sống Gaby nằm trong tay tên tội phạm dã man sẽ phải trả cái giá đắt đến chừng nào.
Gaby qua tai họa khủng khiếp này thấm được một bài học nhớ đời về sự chủ quan khinh suất của mình.
Hai quái Tarzan và Kloesen về đến Tổ Đại Bàng thì trời đã khuya lắm. Không kịp tắm rửa gì, hai gã phi thẳng lên giường.
Người Tarzan sặc mùi nước hoa, hắn nghĩ mãi mà không biết từ đâu. Mãi đến khi gần thiếp ngủ, hắn mới sực nhớ rằng trong suốt thời gian ngồi ở nhà Gaby, bà Margot Glockner cứ ôm chặt lấy gã mà cảm ơn.
Mời các bạn đón đọc: Tứ quái TKKG – tập 54 – Bà Susane mất tích. Tarzan y hẹn gọi điện về cho mẹ nhưng không thể gặp được bà. Rồi hắn được biết một sự thật kinh hoàng: mẹ hắn đã đột nhiên biến mất, không một dấu vết. Giữa đêm tối mù sương, Tarzan lại leo thang dây ra khỏi trường nội trú, đi tìm mẹ… Tất nhiên Gaby, Karl và Tròn Vo, hơn lúc nào hết, lại sát cánh bên chàng thủ lĩnh đang tuyệt vọng của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét