Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Samuel Beckett

SAMUEL BECKETT

(1906-1989)

Samuel Beckett sinh ngày 13 tháng 4 năm 1906 ở Dublin, Ái nhĩ lan. Sau thời gian học ở Portora Royal School và Trinity College (Dublin), ông ra trường với bằng Master of Arts, dạy Anh ngữ ở trường Cao đẳng Sư phạm Paris (1928-1931) và Đại học Dublin (1931). Năm sau ông từ chức và sống bốn năm lang thang ở Anh, Đức và Pháp. Cuối 1937 ông sống một thời gian ngắn ở Paris, trong một căn nhà tồi tàn riêng biệt ở khu Montparnasse. Lần thứ hai qua Pháp (1940) ông bị kẹt lại vì tình hình chiến sự. Năm 1941 ông tham gia Kháng chiến cùng một người bạn cũ ở Cao đẳng Sư phạm, và qua năm sau phải trở về lánh nạn ở Vaucluse. Ba năm sau đó ông phục vự trong Hồng thập tự Anh, rồi tiếp tục sống rất lẻ loi ở Paris cho đến năm 1949, khi ông cưới vợ và kết thân với những nhà văn siêu thực, các nhạc sĩ và họa sĩ ở thủ đô nước Pháp. Bắt đầu viết từ 1945, vở kịch đầu tiên của ông, En attendant Godot, diễn lần đầu tiên trên sân khấu Babylone ngày 3.1.1953, là một thành công lớn và làm ông nổi tiếng khắp thế giới. Nhưng ông vẫn sống "trốn tránh" xã hội và chỉ lui tới trong vòng những bạn bè thân thiết. Là người ít nói, ông không thích những cuộc bàn cãi văn chương. Thỉnh thoảng (và rất ít khi) ông chịu nhận trả lời phỏng vấn, rồi sau đó tiếp tục… im lặng. Gần như toàn bộ tác phẩm của Samuel Beckett đều được viết trước tiên bằng tiếng Pháp, rồi sau đó chính ông viết một bản khác bằng (hoặc dịch qua) tiếng Anh – hay ngược lại, trừ một vài trường hợp đặc biệt như kịch All That Fall, với bản Pháp ngữ Tous ceux qui tombent của Robert Pinget. Ông được trao Giải Nobel Văn chương năm 1969. Danh sách tác phẩm của ông dài, ghi ra cuốn này thì tội cho cuốn kia, nên chúng tôi xin được để dành toàn bộ sự tò mò cho người đọc. Samuel Beckett mất ngày 22 tháng 12 năm 1989, để lại trong lòng người đọc ông những sự thương tiếc… im lặng.

 

Beckett thường được coi là một bậc thầy viết ngắn (minimalist master) một phần là do nhiều vở kịch ngắn hoặc cực ngắn (playlets), hoặc kịch câm của ông, viết để trình diễn sân khấu, hoặc truyền thanh, truyền hình – những màn kịch trong đó thường khi ông đem đời sống, nhận thức và cả chuyện viết lách thu nhỏ và gói gọn vào một nội dung dày đặc thân phận hẩm hiu, khắc nghiệt, mệt mỏi, vô vọng của con người. Cái giới hạn chữ nghĩa của ông, như thế, mở ra cái mênh mông bị dồn ép của đời sống.

* * * * *

Mối tình đầu (Premier amour) là một trong những tác phẩm quan trọng đầu tiên của Samuel Beckett. Ông khởi sự viết truyện ngắn này, có thể nói là truyện thật ngắn đầu tiên, năm 1945, nhưng có nhiều tư liệu – như của nhà Grove Press ở New York chẳng hạn, là nơi hầu như toàn bộ tác phẩm của Beckett đã được xuất bản – ghi là 1946. Nguyên tác tiếng Pháp (Nhà xuất bản Les Éditions de Minuit, 1970) được chính ông đem dịch qua tiếng Anh, nhưng bản dịch này (First Love) mãi đến năm 1972 mới được hoàn tất, và đã được xuất bản lần đầu tiên ở Nxb. Calder and Boyars, London, 1973.

 

Hai mươi bốn năm (1946 –1970) là một thời gian khá dài, nhưng thắc mắc của người đọc cũng như của các nhà xuất bản về sau đã được chính tác giả giải đáp: người đàn bà trong Mối tình đầu là người có thật, có nghĩa sách là một tự thuật, và ông đã muốn chờ cho đến khi "người đàn bà trong truyện qua đời", cho đến khi "nó không thể làm cho người ấy cảm thấy đau" (theo Patrick Magee, 24.3.1976, New Haven, Conn.) mới cho phổ biến.

 

Mối tình đầu*, với giọng kể mơ màng, trầm ngâm của một người đàn ông nhân đi thăm mộ cha ở nghĩa trang thuật lại một câu chuyện tình của mình (gặp một người con gái trên một chiếc băng ở công viên, về sống với cô, rồi bỏ ra đi khi cô cho ra đời đứa con của anh – nhưng thực tế người ta đã biết không phải là của tác giả Beckett!), có thể là một khúc dạo đầu cho thế giới những gương mặt hom hem, những con người khắc nghiệt, cô đơn, ương ngạnh, mệt mỏi, biếng lười, những nhân vật tự kể chuyện mình, trong khuôn khổ một nơi chốn bốn phía bị dồn ép (đến độ người ta tự hỏi đó còn đuợc gọi là nơi chốn?), mà sự hiện diện trên trái đất không có một ý nghĩa nào – tác thành bằng những chữ, của Beckett?

___________________

MỐI TÌNH ĐẦU

Tôi vẫn thường liên hệ, hoặc đúng hoặc sai, cuộc hôn nhân của tôi với cái chết của cha tôi, về thời gian. Hai việc ấy, trên những bình diện khác, còn có những mối liên hệ nào khác chăng, không phải là chuyện không thể có. Nói ra điều mình tưởng là mình biết, việc ấy với tôi đã là chuyện không dễ.

Cách nay không lâu, tôi có viếng mộ cha tôi, đó là điều tôi biết chắc, và có ghi lại ngày tháng cha tôi mất, chỉ là ngày mất mà thôi, bởi lẽ cái ngày ấy, ngày sinh của ông, tôi không thấy có gì đáng để ý. Tôi ra đi buổi sáng và trở về vào buổi tối, ăn trưa nhẹ ở ngay nghĩa trang. Thế nhưng mấy hôm sau, khi muốn biết xem ông mất lúc bao nhiêu tuổi, tôi phải trở lại ngôi mộ, để ghi ngày sinh của ông. Hai cái ngày làm mốc giới hạn đó, tôi có ghi vào một miếng giấy, mà bây giờ đi đâu tôi cũng đem theo. Chính bởi thế mà tôi có thể xác định là khi lấy vợ tôi hẳn phải vào khoảng hăm lăm tuổi. Bởi vì ngày sinh của tôi, tôi xin nói lại, ngày sinh của chính tôi, tôi chưa bao giờ quên nó, tôi chưa bao giờ buộc phải viết ra, nó vẫn khắc sâu trong trí nhớ của tôi, ít ra là cái năm, với những con số mà đời sống khó làm sao xóa nổi. Chính cái ngày cũng thế, tôi chỉ cần làm một cố gắng là nhớ ra ngay, và tôi vẫn thường tổ chức ăn mừng nó, theo cách của tôi, tôi sẽ không nói là mỗi lần nó trở lại, không, bởi vì nó cứ trở lại hoài, cứ trở lại hoài.

Cá nhân tôi không có gì chống các nghĩa trang, tôi đi dạo ở đấy một cách tự ý, có lẽ còn tự ý hơn là ở nơi khác, khi tôi phải đi chơi. Mùi các xác chết, mà tôi ngửi thấy rất rõ dưới mùi cỏ và mùn, tôi chẳng thấy nó khó chịu tí nào. Có lẽ nó hơi quá ngọt một chút, hơi nồng một chút, nhưng thích hơn mùi người sống rất nhiều, hơn cái mùi bốc lên từ nách, từ bàn chân, từ đít, từ những bao qui đầu nhớp nháp và những cái noãn tuyệt vọng. Và khi xác cha tôi đến đóng góp vào đó, dù chỉ là đóng góp khiêm nhường thôi, tôi hầu như đã có thể nhỏ một chút nước mắt. Những người sống, họ có tắm rửa cũng vô ích, có xức nưóc hoa cũng vô ích luôn, họ vẫn bốc mùi thối. Vâng, nói đến chỗ đi dạo, khi ta cần phải đi chơi ngoài, hãy dành cho tôi những nghĩa trang đi, còn các bạn, các bạn cứ dạo chơi ở các công viên, hay ở đồng quê. Miếng bánh mì kẹp nhân của tôi, trái chuối của tôi, tôi ăn thấy ngon miệng hơn khi tôi ngồi ăn trên một ngôi mộ, và khi mắc tiểu, mà tôi thì cứ mắc tiểu hoài, tôi tha hồ chọn. Hoặc tôi tản bộ, hai tay chắp sau lưng, giữa những phiến đá mỏng, những phiến đá đứng thẳng, nằm dẹp, để nghiêng và tôi tuyển lọc những câu khắc trên bia mộ. Những câu khắc trên bia mộ chưa hề làm tôi chán ngán bao giờ, lúc nào cũng có ba bốn câu buồn cười tới độ tôi phải níu vào cây thánh giá, hay tấm bia, hay tượng thiên thần, để khỏi ngã. Những câu viết cho tôi, tôi đã viết từ lâu và lúc nào tôi cũng hài lòng về nó, khá bằng lòng. Những cái viết khác, mực viết chưa kịp ráo tôi đã thấy chán ghét chúng, thế nhưng văn bia của tôi thì tôi vẫn c! ứ thích mãi. Nó minh họa một điểm về ngữ pháp. Không may là nó có ít cơ hội sẽ được đưa lên cao khỏi cái bộ óc đã quan niệm nó, trừ phi là Nhà nước sẽ lo việc đó. Thế nhưng để có thể đào xác tôi lên, trước tiên phải tìm ra tôi, và tôi e rằng mấy ông Nhà nước tìm ra tôi khi sống khó khăn ra sao thì khi chết cũng khó khăn bằng ấy. Chính vì thế mà tôi vội vàng ghi nó ngay vào chỗ này, trước khi quá trễ:

Nơi đây yên nghỉ kẻ khật khờ

Chết liên miên tới độ sống mãi tới giờ

Có một âm tiết thừa trong câu thơ thứ nhì và là câu cuối, nhưng cái này chẳng có gì quan trọng, theo ý tôi. Người ta sẽ tha thứ cho tôi còn hơn thế nữa, khi tôi chết đi. Thế rồi chỉ may mắn một chút xíu, ta có thể được chôn cất đàng hoàng, với những người sống để tang và đôi khi còn có một góa phụ đòi đâm đầu xuống huyệt, và hầu như lúc nào cũng có câu chuyện hay ho về cát bụi, mặc dù tôi từng để ý là chẳng có gì bụi bặm hơn những cái lỗ đào loại ấy, đất hầu như lúc nào cũng là thứ đất bầy nhầy, và cả người chết cũng chẳng có gì đặc biệt cho thấy là cát bụi, trừ phi hắn, hay thị, chết cháy thành than. Dù sao cái vở hài kịch cát bụi đó coi cũng đẹp. Thế nhưng nghĩa trang của cha tôi, tôi không thấy có gì thích đặc biệt. Nó ở xa quá, giữa chốn thôn quê, nằm bên sườn đồi, và cũng quá nhỏ, quá nhỏ đi. Vả lại nó cũng coi như đã đầy, chỉ thêm vài bà góa phụ nữa là hết chỗ. Tôi thích Ohlsdorf hơn, đặc biệt là về phía Linne, trên đất Phổ, với bốn trăm mẫu xác người chật cứng, dù tôi không quen ai ở đó, trừ người dạy thú tên Hagenbeck, mà tôi chỉ biết tiếng thôi. Người ta có khắc một con sư tử trên mộ ông ta, nếu tôi nhớ đúng. Cái chết với Hagenbeck hẳn là có khuôn mặt một con sư tử. Những chuyến xe đò đi đến đến đi, đầy ắp các ông chồng góa, các bà vợ góa và những đứa con mồ côi. Những lùm cây, những hang động, những hồ nước với những con thiên nga, đem an ủi đến cho những người đau khổ. Dạo ấy là vào tháng Chạp, tôi chưa bao giờ cảm thấy lạnh đến thế, món canh cá chình ăn còn nằm trong bụng, tôi sợ chết, tôi dừn! g chân lại để ói, và tôi thấy thèm được như họ.

Thế nhưng, bây giờ để bước qua một đề tài ít buồn hơn, ngày cha tôi mất tôi đã phải đi ra khỏi nhà. Ông chính là người muốn tôi ở lại. Đó là một con người kỳ lạ. Một ngày nọ ông bảo, Hãy để nó yên, nó đâu làm phiền ai. Ông không biết là tôi đang lắng nghe. Cái ý nghĩ đó ông hẳn là đã nói ra hoài, nhưng những lần khác tôi không có mặt ở đấy. Người ta chưa bao giờ muốn cho tôi xem di chúc của ông, người ta chỉ nói với tôi là ông để lại cho tôi nhiều tiền lắm. Dạo ấy tôi tin, và ngày nay tôi vẫn còn tin, là, trong di chúc của ông, ông đã yêu cầu người ta để cho tôi căn phòng tôi vẫn ở lúc ông còn sống, yêu cầu người ta đem đồ đến phòng cho tôi ăn, y như trước đó. Có lẽ đây còn là điều kiện tiên quyết của mọi chuyện còn lại. Bởi vì ông hẳn là thích có cảm tưởng tôi còn sống dưới mái nhà của ông, nếu không ông đã không chống lại việc người ta đuổi tôi ra ngoài. Có lẽ chỉ là ông thương hại tôi. Nhưng tôi không tin điều này. Lẽ ra ông nên để hết ngôi nhà cho tôi, như thế tôi được yên thân, mà những người khác vả lại cũng sẽ yên thân, bởi vì như thế tôi sẽ nói với họ, Các người cứ ở lại đi, hãy coi như nhà của các người vậy! Đây là một ngôi nhà rộng mênh mông. Vâng, ông quả đã bị lừa, ông cha tội nghiệp của tôi, nếu như thật sự ông có ý định bảo bọc tôi, ngay cả khi đã ở bên kia nấm mồ. Còn về tiền bạc, công bằng mà nói, họ đã đưa tiền cho tôi, ngay hôm sau ngày chôn cất cha. Có lẽ trong thực tế họ không thể làm khác hơn. Tôi bảo họ, Các người hãy giữ tiền ấy đi, và hãy cho tôi tiếp tục sống ở đây, trong căn! phòng của tôi, như lúc cha còn sống. Tôi nói thêm, Xin Chúa đón nhận linh hồn cha, với hi vọng làm cho họ vui lòng. Nhưng họ không muốn thế. Tôi đề nghị với họ xin cho được phục vụ họ, vài giờ trong ngày, làm những công việc thu dọn vụn vặt mà nhà nào cũng cần có, nếu như người ta không muốn nhà mình sập xuống thành cát bụi. Làm việc vặt, đó là chuyện còn có thể làm được, tôi không biết tại sao. Tôi đề nghị với họ đặc biệt để tôi lo săn sóc cái nhà kính trồng cây. Ở đấy tôi sẵn lòng làm việc ba hay bốn giờ một ngày, trong hơi nóng, chăm sóc những cây cà chua, những cây cẩm chướng, những cây lan dạ hương, những cây giống. Trong nhà này, chỉ có cha tôi và tôi mới hiểu được những cây cà chua. Thế nhưng họ không muốn. Một ngày nọ, khi từ phòng vệ sinh trở về, tôi thấy cánh cửa phòng tôi đóng khóa và đồ đạc tôi chất đống trước cửa. Đó là để nói cho các bạn biết tôi bị táo bón như thế nào, vào cái thời ấy. Chính sự lo âu làm cho tôi bị bón, tôi nghĩ thế. Nhưng tôi có thật bị táo bón không? Tôi không nghĩ thế. Bình tĩnh nào, bình tĩnh nào. Thế tuy nhiên, tôi hẳn là có bị bón, bởi vì làm sao cắt nghĩa được cách khác hơn những buổi ngồi cầu kéo dài, những buổi ngồi cầu khủng khiếp, trong phòng vệ sinh? Hồi đó tôi không đọc bao giờ, trong cầu cũng như ở những nơi khác, tôi không mơ mộng cũng chẳng suy nghĩ, tôi mơ hồ nhìn cái cuốn lịch treo trên một cái đinh trước mắt tôi, trên đó ta thấy hình in màu một thanh niên râu ria đứng giữa một bầy cừu, hẳn đó là Giêsu, tôi lấy hai bàn tay banh hai bên mông ra và tôi rặn, một! hậy! hai! hậy!, với những! động ! tác ch ?huyền, và tôi chỉ có gấp mỗi một chuyện, là trở về phòng mình và nằm duỗi người ra. Đó chính là táo bón, phải không? Hay là tôi đã nhầm nó với chứng ỉa chảy? Mọi thứ đều lộn xộn trong đầu óc tôi, những nghĩa trang và những lễ cưới và đủ thứ loại phân khác nhau. Đồ đạc tôi không nhiều lắm, họ đem chất đống dưới đất, sát ngay cửa, giờ đây tôi còn thấy cái đống đồ nhỏ xíu nằm đó, trong một thứ hố tường tối hù ngăn hành lang với phòng tôi. Chính trong cái khoảng trống nhỏ tí bít kín cả ba phía đó tôi phải thay quần áo, tôi muốn nói là thay cái áo khoác dài mặc trong nhà và áo ngủ để mặc vào bộ đồ đi xa, tôi muốn nói là vớ, giày, quần, áo, áo khoác, áo choàng và nón, tôi hi vọng tôi không quên cái gì khác. Tôi thử nhiều cánh cửa khác, bằng cách vặn quả nắm và đẩy ra, trước khi ra khỏi nhà, nhưng không cánh cửa nào mở được cả. Nếu tôi tìm thấy một căn phòng cửa mở tôi nghĩ là tôi sẽ cố thủ trong đó, chỉ có hơi ngạt mới lôi tôi ra khỏi phòng mà thôi. Tôi cảm thấy trong nhà có nhiều người như thường lệ, nhưng tôi không nhìn thấy ai cả. Tôi mường tượng mỗi người đều tự giam mình trong chỗ ở riêng, đang vểnh tai nghe ngóng. Thế rồi thoắt một cái mọi người ló ra ở cửa sổ, hơi lùi ra sau một chút, núp kỹ sau màn trướng, khi nghe tiếng cánh cửa hướng ra đường khép lại sau lưng tôi, lẽ ra tôi nên để cửa mở. Và thế là những cánh cửa mở và mọi người đổ ra, đàn ông, đàn bà, trẻ con, mỗi người bước ra từ phòng mình, và những tiếng nói, những tiếng thở dài, những nụ cười, những bàn tay, những chùm chìa khóa nắm trong! tay, m�! �t tiếng reo lớn nhẹ nhõm, rồi đến những câu nói cảnh giác nhắc nhở, nếu như thế này thì thế kia, nhưng nếu như thế kia thì thế này, cả một bầu không khí ngày hội thật sự, ai nấy đều hiểu rõ, xin ngồi vào bàn, xin ngồi vào bàn ăn, việc xông căn phòng đợi được mà. Tất cả những cái ấy dĩ nhiên đều là chuyện tưởng tượng, bởi lẽ tôi không còn ở đó nữa. Những sự việc có lẽ đã xảy ra khác hẳn, nhưng cái cách những sự việc xảy ra thì có gì quan trọng đâu, một khi chúng xảy ra? Và tất cả những cái môi từng hôn tôi, những trái tim từng thương tôi (đúng là người ta thương yêu bằng trái tim, có phải vậy không, hay tôi lại nhầm lẫn với cái gì khác rồi?), những bàn tay từng đùa chơi với những bàn tay của tôi và những cái đầu suýt nữa đã chiếm hữu tôi! Con người thật là lạ lùng. Người cha tội nghiệp, ngày hôm ấy ông hẳn là rất bực mình, nếu như ông có thể nhìn thấy tôi, nhìn thấy chúng tôi, bực mình cho tôi, tôi muốn nói. Trừ phi là, trong cái đạo lý cao siêu thoát tục của ông, ông nhìn xa hơn thằng con trai mình, là kẻ mà thân xác chưa hoàn toàn đủ sức đối phó với mọi khó khăn.

Thế nhưng bây giờ để bước qua một đề tài vui hơn, tên người đàn bà mà tôi sắp lấy làm vợ ít lâu sau đó, tên tục, gọi là Lulu. Ít nữa là nàng xác nhận với tôi như thế, và tôi không thấy nàng có thể có lợi lộc gì khi nói dối tôi, về chuyện này. Dĩ nhiên là ta không làm sao biết chắc được mà nói. Không phải là người Pháp, nàng gọi là Loulou. Tôi cũng vậy, cũng không phải là người Pháp, tôi gọi là Loulou như nàng. Cả hai chúng tôi đều gọi là Loulou. Nàng còn cho tôi biết cả họ nàng, nhưng tôi quên mất rồi. Lẽ ra tôi nên ghi lại, trên một mẩu giấy, tôi không thích quên những danh từ riêng. Tôi làm quen với nàng trên một chiếc ghế dài, trên bờ kênh, một trong những con kênh, bởi vì thành phố chúng ta có tới hai con kênh, nhưng tôi chưa hề biết phân biệt kênh này với kênh kia. Đó là một chiếc ghế dài đặt rất đúng chỗ, lưng dựa vào một đống đất và rác rưởi khô cằn, đến độ nguyên cả bàn mông tôi được phủ kín. Hai bên sườn cũng vậy, từng phần, nhờ hai cái cây già cỗi, có thể nói là đã chết, cặp hai đầu này và đầu kia chiếc ghế dài. Chắc hẳn chính những cái cây ấy, một ngày đẹp trời nọ khi những tán lá rì rào gợn sóng, đã gợi ý, cho một người nào đó, để một cái ghế dài ở đây. Trước mặt, cách vài mét, con kênh chảy, nếu như những con kênh đều chảy, tôi thì tôi chẳng biết gì cả, thế nên ngay cả về phía ấy tôi cũng khó bị ai bắt gặp. Thế mà nàng đã bắt gặp tôi đấy. Tôi nằm dài, trời đêm dịu quá, tôi nhìn qua những cành cây trụi lá, nhờ những cành ấy mà hai cây nọ chống đỡ cho nhau trên đầu tôi, và qua những đám mây trôi rời r�! �c đứt đoạn, tôi thấy một góc trời đầy sao đi qua đi lại. Nhích ra cho em ngồi với, nàng nói. Động tác đầu tiên của tôi là đứng dậy bỏ đi, thế nhưng vì cơn mệt, và vì thật tình không biết đi đâu, tôi đổi ý không làm vậy. Thế là tôi rút chân lại một chút và nàng ngồi xuống. Không có gì xảy ra giữa chúng tôi, buổi tối hôm ấy, và nàng sau đó cũng bỏ đi ngay, chẳng nói với tôi một câu. Nàng chỉ hát, như cho chính nàng, và may là không hát lời, vài bài dân ca xưa, hát từng đoạn rất rời rạc, nhảy từ bài này qua bài khác, và trở lại bài nàng vừa dứt nửa chừng trước khi hát hết bài mà nàng thích hơn bài kia. Nàng hát lạc giọng nhưng nghe dễ chịu. Tôi cảm thấy tâm hồn ấy sớm mang một nỗi buồn chán không đi tới đâu, nhưng trong mọi tâm hồn đây có lẽ lại là thứ tâm hồn ít gây rầy rà hơn hết. Ngay cả chiếc ghế dài, nàng cũng mau chán nó, và về phần tôi, thì chỉ một cái liếc thôi với nàng là đã đủ. Đây thật ra là một người đàn bà cực kỳ kiên trì. Nàng trở lại ngày hôm sau và ngày hôm sau nữa và mọi việc xảy ra gần như cùng một kiểu. Một vài lời đã được trao đổi có lẽ. Ngày kế đó trời mưa và tôi nghĩ là tôi sẽ được yên thân, nhưng tôi đã lầm. Tôi hỏi nàng có phải nàng có ý định đến làm phiền tôi mỗi tôi hay không. Em làm phiền anh sao? nàng nói. Tôi cảm thấy nàng nhìn tôi. Nhưng hẳn là nàng chẳng thấy gì hơn. Hai hàng lông mi có lẽ, và một chút mũi và trán, thấy trong tối, bởi vì trời tối. Em nghĩ chúng ta thế này là thoải mái chứ, nàng nói. Cô làm phiền tôi, tôi nói, tôi không thể duỗi người khi cô ở đây. Tôi nói trong chiếc cổ áo khoá! c ngoài ! của t ??hưng dù thế nàng vẫn nghe được. Bộ anh thích duỗi người như vậy lắm sao? nàng nói. Cái sai nhầm mà con người vẫn mắc phải, là lên tiếng nói chuyện với người khác. Thế thì anh cứ việc gác chân lên đầu gối của em, nàng nói. Tôi không đợi nàng yêu cầu lần nữa. Tôi cảm giác dưới những bắp chân tôi cặp đùi béo tròn của nàng. Nàng bắt đầu vuốt ve hai mắt cá của tôi. Hay ta đá nàng một đá vào đít nhỉ, tôi tự hỏi. Ta nói với họ về chuyện duỗi người và thế là họ nhìn thấy ngay một thân hình nằm dài. Cái mà tôi quan tâm, tôi, ông vua không có quần thần, cái mà với nó việc tôi có một thân xác đúng chỉ là chuyện tai nạn xa xôi và phù phiếm nhất trong những tai nạn, cái đó chính là sự biếng nhác trong đầu, là sự làm lắng dịu ý nghĩ về bản ngã và ý nghĩ về cái cặn bã những chuyện tầm phào rầy rà mà người ta gọi là phi ngã, và còn gọi là thiên hạ, vì làm biếng. Thế nhưng vào tuổi hăm lăm mà con người hiện đại là hắn còn phải thủ dâm, cả về mặt thể xác, thỉnh thoảng, ấy chính là phần số chung của mỗi người, chính tôi đây tôi cũng không được miễn, nếu việc ấy ta có thể gọi là thủ dâm. Nàng dĩ nhiên nhận ra ngay điều này, đàn bà họ đánh hơi dương vật lửng lơ cách xa họ tới mười kilômét và họ tự hỏi, Làm thế nào mà nó phát hiện ra mình ở đây được nhỉ? Ta không còn là ta nữa, trong những hoàn cảnh như thế, và ta mà không còn là ta nữa thì thật là vất vả, còn vất vả hơn cả khi ta là ta, dù mọi người có nói sao chăng nữa. Bởi lẽ khi ta là ta thì ta biết ta phải làm gì, để ít là ta hơn hết, còn khi ta không còn là ta thì ta lại ! là bất! cứ ai, không thoát đi đâu được. Cái mà người ta gọi là tình yêu đó chính là lưu đày, với một tấm bưu thiếp từ quê nhà thỉnh thoảng nhận được, đó là những gì tôi cảm nghĩ, buổi tối hôm ấy. Khi nàng chấm dứt, và khi cái bản ngã của tôi, con người đã thuần hóa, hồi phục được nhờ một khoảnh khăc vô thức ngắn ngủi, tôi chỉ còn một mình. Tôi tự hỏi có phải mọi chuyện đều chỉ là do mình bịa đặt, có phải thật tình là sự việc đã xảy ra hoàn toàn khác, theo một sơ đồ mà tôi phải quên đi chăng. Thế tuy nhiên hình ảnh của nàng vẫn gắn liền với hình ảnh chiếc ghế dài, đối với tôi, không phải với chiếc ghế dài ban đêm, mà là chiếc ghế dài vào buổi tối, đến độ nói về chiếc ghế dài, y như khi nó đã hiện ra trước mặt tôi buổi tối, đối với tôi, là nói về nàng. Điều này chẳng chứng minh đuợc gì, nhưng tôi chẳng muốn chứng minh điều gì cả. Còn về chiếc ghế dài ban ngày, ta chẳng phải mất công nói tới, tôi không có ở đó nữa, tôi bỏ nó đi từ sáng sớm và chỉ trở lại đó khi hết buổi chiều. Vâng, ban ngày tôi lục lạo kiếm cái ăn, và đánh dấu những chỗ trú. Nếu các bạn hỏi tôi, và chắc chắn là các bạn muốn hỏi, tôi đã dùng số tiền cha tôi để lại vào việc gì, tôi sẽ nói cho các bạn biết là tôi chẳng dùng làm gì cả, tôi vẫn giữ nó trong túi đây. Bởi vì tôi biết rằng tôi sẽ không trẻ mãi, và mùa hè sẽ không kéo dài vĩnh viễn, cả mùa thu cũng vậy, cái tâm hồn trung lưu của tôi nói cho tôi biết vậy. Rốt cuộc tôi bảo nàng là tôi chán lắm rồi. Nàng làm phiền tôi vô cùng, cả khi vắng mặt cũng vậy. Vả lại nàng vẫn còn làm phi! ền tôi! hoài, hưng nó cũng như những chuyện khác mà thôi. Vả chắng bị làm phiền với tôi bây giờ cũng chẳng làm sao nữa, hoặc có làm sao thì cũng chỉ một chút, thế thì bị làm phiền, nó có nghĩa là gì vậy, tôi còn cần bị làm phiền nữa là đàng khác, tôi đã đổi hệ thống, tôi nắm đầu dây, đây là lần thứ chín hay thứ mười gì rồi, và thế là sắp chấm dứt, những cái làm phiền, những cái dàn xếp, rồi người ta sẽ không còn nói về nó nữa, không nói về nàng cũng chẳng nói về những người khác, không nói chuyện cứt ỉa cũng chẳng nói chuyện trời đất. Thế là anh không muốn em đến nữa? nàng hỏi. Thật không tin nổi là người ta có thể cứ lặp lại cái người khác vừa nói với mình, y như họ sợ phải lên dàn thiêu nếu cứ tin vào tai mình. Tôi bảo nàng thỉnh thoảng cứ đến. Thời ấy, tôi không hiểu rõ đàn bà. Vả chăng đến nay tôi vẫn không hiểu rõ họ. Cả đàn ông cũng vậy. Cả thú vật cũng vậy. Cái mà tôi hiểu rõ hơn cả, không nói ra nhiều, ấy chính là những nỗi đau của tôi. Tôi suy nghĩ hết những nỗi đau ấy, ngày nào cũng vậy, mà nghĩ mau lắm, tư tưởng nó đi mau quá, thế nhưng không phải mọi nỗi đau đều đến từ tư tưởng. Vâng, có những giờ, nhất là vào buổi chiều, tôi cảm thấy tâm trí lờ mờ, kiểu Reinhold. Thật là cân bằng. Vả lại những nỗi đau của tôi, tôi không hiểu chúng rõ. Nó hẳn là do chỗ tôi không chỉ là sự đau khổ. Cái khó là ở chỗ đó. Thế nên tôi rút lui xa dần, đến độ tôi đã phải thấy kinh ngạc và sửng sốt, nhìn từ một hành tinh khác. Rất hiếm, nhưng thế cũng đã đủ. Đời sống, cái cũng không tệ lắm. Không có gì khác hơn là đau kh! ổ, đi�! ��u này làm đơn giản biết bao nhiêu sự việc! Đâu đâu cũng là chuyện buồn thảm! Như vậy thì đây đúng là cạnh tranh rồi, và còn bất chính nữa. Tôi sẽ cho các bạn biết hết, một ngày nào đó, nếu tôi nghĩ tới, và nếu tôi có thể nói, hết tất cả những nỗi đau lạ lùng của tôi, nói chi tiết, và phân biệt từng loại riêng, để cho được sáng tỏ. Tôi sẽ nói cho các bạn biết những nỗi đau của lý trí, những nỗi đau của trái tim hay những nỗi đau cảm xúc, những nỗi đau của tâm hồn (đẹp lắm, những nỗi đau của tâm hồn), rồi đến những nỗi đau của thân thể, những nỗi đau nội tâm hoặc âm ỉ lúc đầu, rồi đến những nỗi đau hiện ra trên bề mặt, bắt đầu từ những sợi tóc và đi lần một cách có phương pháp và không có gì vội vã xuống tới tận những bàn chân, cái chỗ yêu quí của những vết chai, những chuột rút, những vết loét nẻ, những móng chân thụt, những mụn mủ bị rộp, những chỗ da lột và những chứng kỳ cục khác. Và với những ai dễ thương chịu lắng nghe tôi thì cùng dịp này, tôi sẽ kể cho nghe, y như một hệ thống mà tôi quên mất tên tác giả, những lúc không say thuốc, chẳng say rượu, cũng chẳng có ngất ngây gì, mà con người không cảm thấy gì hết. Tiếp đó dĩ nhiên là nàng muốn biết tôi hiểu chữ thỉnh thoảng như thế nào, như thế mới biết mở miệng ra nói ta sẽ mắc phải cái gì rồi. Tám ngày một lần? Mười ngày một lần? Mười lăm ngày một lần? Tôi bảo nàng hãy đến ít hơn, ít hơn nhiều, đừng đến hẳn nếu có thể, và nếu nàng không thể thì hãy đến ít được chừng nào hay chừng ấy. Vả chăng ngày hôm sau tôi bỏ không đến chỗ chiếc ! ghế dà! i, do nàn thì ít mà, tôi phải nói thôi, do chiếc ghế thì nhiều, vì tình trạng của nó không đáp ứng được những yêu cầu của tôi, dù những yêu cầu ấy chỉ là tầm thường, bởi lẽ những cơn lạnh đã bắt đầu làm người ta rét run, và còn bởi những lý do khác quả là phù phiếm nếu đem nói với những đồ ngốc như các bạn, và tôi đã đến trú trong một cái chuồng bò bỏ hoang tôi phát hiện được trong những chuyến chạy lùng kiếm. Chuồng bò nằm ở góc một cánh đồng mà trên mặt tầm ma ló ra nhiều hơn cỏ và bùn nhiều hơn tầm ma, nhưng dưới đất thì có lẽ lại có nhiều đặc điểm đáng kể. Chính trong cái chuồng đầy phân bò khô và rỗng, khi tôi lấy tay chọc thủng vào nó phát ra một thứ tiếng thở dài, chính trong cái chuồng bò đó lần đầu tiên trong đời tôi, tôi sẽ sẵn sàng nói là lần cuối cùng nếu tôi có đủ mocphin trong tay để mà phung phí, tôi đã phải đấu tranh với một thứ tình cảm bấy giờ đang tự khoác cho mình, giữa lúc đầu óc tôi vẫn lạnh băng, cái tên khủng khiếp là tình yêu. Cái tạo nên vẻ đẹp của đất nước chúng ta, tất nhiên không kể sự kiện là nó có ít người, dù ở đây không ai có cách gì tìm cho ra được một cái bọc dương vật nhỏ xíu, là mọi thứ người ta đều bỏ phế không ai nhận chỉ trừ những đống phân cũ của lịch sử. Những đống phân ấy, người ta hăm hở nhặt chúng lên, người ta nhồi rơm cho chúng và đưa chúng đi trong đám rước. Bất cứ nơi nào thời đại thả xuống một cục phân mũm mĩm ghê tởm các bạn sẽ thấy có những nhà yêu nước của chúng ta, ngồi xổm xuống đất và lấy mũi hít hít, mặt mày nẩy lửa. Đây là thiên đư�! ��ng củ! a những kẻ không nhà không cửa. Là cái rốt cuộc đã cắt nghĩa tại sao tôi thấy hạnh phúc. Mọi thứ đều giục ta cúi mình xuống. Tôi không thấy có cái gì liên hệ giữa những nhận xét ấy. Nhưng nếu có một liên hệ, không những một mà nhiều, thì phần tôi, tôi chẳng chút nghi ngờ. Thế nhưng những liên hệ nào? Vâng, tôi yêu nàng, đó là chữ mà tôi đã dùng để gọi, và than ôi bây giờ tôi vẫn còn dùng để gọi, cái việc mà tôi vẫn làm, hồi ấy. Tôi không có những dữ kiện về việc này, vì trước đây chưa hề yêu bao giờ, nhưng tôi có nghe người ta nói tới chuyện này, tất nhiên, ở nhà, ở trường, ở nhà thổ, ở nhà thờ, và tôi đã đọc những cuốn tiểu thuyết, viết bằng văn xuôi và văn vần, dưới sự hướng dẫn của ông thầy dạy kèm, bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Đức, trong đó người ta nói rất nhiều về vấn đề này. Thế nên tôi cũng đủ tư cách đặt một cái tên gọi cho điều tôi đang làm bấy giờ, khi tôi bất chợt thấy mình đang viết chữ Lulu trên một đống phân bò cái lâu ngày, hay khi nằm dài dưới trăng, giữa đống bùn, tôi cố nhổ nguyên gốc những cây tầm ma. Đó là những cây tầm ma bự tùa, có những cây cao tới một mét, tôi nhổ chúng lên, và việc này làm tôi thấy khuây khỏa, mà bản chất tôi thì có bao giờ thích nhặt cỏ dại đâu, ngược lại, tôi mà có cỏ dại trong tay tôi còn đem tống hết vào làm phân bón. Hoa, thì lại là chuyện khác. Tình yêu làm ta đau khổ, đó là cái chắc rồi. Nhưng nói đúng, thì tình yêu nàng thuộc loại gì vậy? Tình yêu đam mê? Tôi không tin thế. Bởi vì tình yêu đam mê chính nó là cuồng dâm, có phải vậy không? Hay tôi lại! nhầm n! ó với mỊt loại nào khác? Có nhiều loại lắm, có phải vậy không? Loại nào cũng đẹp hơn loại nào, có phải vậy không? Tình yêu thuần khiết, chẳng hạn, nó lại cũng là một loại mới trở lại với tôi đây. Nó không vụ lợi. Hay có lẽ tôi yêu nàng bằng một tình yêu thuần khiết? Tôi khó tin được điều này lắm. Liệu tôi có vẽ tên nàng lên chỗ cứt bò năm nắng ấy không nếu tôi không yêu nàng bằng một tình yêu trong sáng và không vụ lợi? Và thêm vào đó, là vẽ với ngón tay của tôi, ngón tay sau đó tôi đã cho vào miệng mút? Coi kìa, coi kìa. Tôi cứ nghĩ tới Lulu, nếu nói thế chưa phải là đã nói hết, thì cũng đã là nói khá nhiều, theo ý tôi. Vả chăng tôi đã chán cái tên Lulu ấy rồi và tôi sẽ cho nàng một cái tên khác, lần này chỉ có một âm tiết thôi, Anne, chẳng hạn, tên này không phải chỉ một âm tiết nhưng cái ấy cũng không sao. Thế là tôi cứ nghĩ tới Anne, tôi, con người đã học được cách không nghĩ tới gì hết, có chăng là nghĩ tới những nỗi đau của tôi, rất mau, rồi tới những biện pháp cần sử dụng để không phải chết đói, hay chết lạnh, hay chết vì xấu hổ, nhưng không bao giờ bất cứ vì cớ gì nghĩ tới những người sống với tư cách là người sống (tôi tự hỏi từ này có nghĩa là gì), dù tôi có thể đã nói gì chăng, hoặc dù tôi có thể có lúc sẽ nói gì chăng, về vấn đề này. Bởi vì tôi vẫn thường nói luôn, và lúc nào tôi cũng sẽ nói những chuyện chưa bao giờ có thật hoặc đã có thật nếu các bạn muốn, và có lẽ là lúc nào cũng sẽ có thật, nhưng không phải là sự có thật mà tôi gán cho chúng. Những cái mũ kêpi, chẳng hạn, đúng là có thật, và ít c�! � hi vọ! ng là chúng sẽ biến mất, thế nhưng tôi chưa bao giờ đội một cái mũ kêpi, không, sai rồi. Tôi có viết đâu đó, Họ cho tôi một… cái mũ. Sự thật là "họ" chưa bao giờ cho tôi một cái mũ, tôi vẫn luôn bảo quản cái mũ của chính tôi, cái cha tôi đã cho tôi, và tôi chưa hề có một cái mũ nào khác cái ấy. Vả lại, nó đã theo tôi đến tận mồ. Thế là tôi cứ nghĩ tới Anne, rất nhiều, rất nhiều, hai chục phút, hăm lăm phút và lâu tới nửa giờ một ngày. Tôi có được những con số này là nhờ cọng những số khác nhỏ hơn. Đó hẳn là cách yêu của tôi. Như vậy có phải kết luận là tôi yêu nàng bằng loại tình yêu trí thức đã khiến tôi phát ngôn biết bao nhiêu điều bậy bạ, ở một nơi khác? Tôi không thể nào tin chuyện đó. Bởi vì, nếu tôi yêu nàng theo cách ấy, liệu tôi có thể thích thú khi vẽ ra chữ Anne trên những đống cứt bò lâu ngày? Có thích thú khi nhổ đầy tay những cây tầm ma? Và liệu tôi có cảm thấy dưới cái đầu mình cặp đùi nàng rung liên hồi, như hai chiếc gối dài bị ma ám? Để chấm dứt, để cố gắng chấm dứt cảnh ngộ này, một tối nọ tôi đi đến chỗ có chiếc ghế dài, vào cái giờ ngày trước nàng vẫn đến gặp tôi. Nàng không có đó và tôi hoài công chờ đợi nàng. Bấy giờ đã là tháng Chạp, hoặc không nữa là tháng Giêng, và đang giữa mùa lạnh, nghĩa là rất đúng, rất hợp lý, hoàn hảo, như bất cứ cái gì đúng mùa. Nhưng khi trở về tới chuồng bò là tôi dựng ngay ra một lý lẽ để cho mình một đêm thật ngon lành, và dựa trên sự kiện là giờ giấc chính thức có nhiều cách ghi khắc, trong không khí và trong bầu trời, cả trong lòng người nữa, cũng nh! ư một ! năm có nhiều gày. Vậy thì ngày hôm sau tôi đến chỗ chiếc ghế dài sớm hơn, sớm hơn rất nhiều, hầu như ngay từ đầu hôm, thế mà vẫn là quá trễ, bởi nàng đã ở đó, trên chiếc ghế dài, dưới những cành cây đóng băng kêu răng rắc, trước hồ nước lạnh buốt. Tôi đã nói với các bạn đây là một người đàn bà cực kỳ kiên trì. Ngôi mộ trắng cả sương. Tôi không cảm giác gì hết. Nàng theo đuổi tôi như thế có được lợi lộc gì nào? Tôi hỏi nàng thế nhưng không ngồi xuống, mà cứ đi lui đi tới và dậm chân. Trời lạnh nên đường đi đã nhấp nhô chỗ cao chỗ thấp. Nàng trả lời tôi là nàng không biết. Nàng có thể thây gì nơi tôi? Tôi xin nàng cho tôi biết điều này, nếu có thể. Nàng ăn mặc coi bộ ấm. Nàng đút hết hai bàn tay vào một bao tay lông. Tôi còn nhớ khi tôi nhìn cái bao tay ấy tôi đã bật khóc. Thế mà tôi không nhớ ra màu của nó. Tình hình lúc bấy giờ thật là tệ. Tôi từ trước vẫn khóc dễ, khóc mà chẳng đem lợi lộc gì về cho mình, cho tới mới đây. Nếu tôi cần phải khóc vào một giờ nào đó tôi sẽ nén không để rơi xuống một giọt nước mắt, tôi thành thật tin như thế. Tình hình bây giờ đây thật tệ. Chính những sự việc làm cho tôi khóc. Thế mặc dù tôi chẳng có gì buồn phiền. Và khi tôi bất chợt thấy mình khóc không có cớ gì rõ ràng, ấy là tôi đã nhìn thấy cái gì, thấy mà không biết. Đến độ tôi tự hỏi phải chăng chính cái bao tay phụ nữ đã làm tôi khóc, tối hôm đó, chứ đúng ra không phải là lối đi, bây giờ đất cứng và lồi lõm, nhắc tôi nhớ những viên đá lát đường, hoặc cái gì khác nữa, một cái gì đó mà có lẽ tôi đã nhìn thấy, ! thấy m�! � không biết. Có thể nói là tôi nhìn thấy nàng lần đầu. Nàng ngồi co ro và ủ kín khăn áo, đầu cúi xuống, cái bao tay với hai bàn tay để trong lòng, hai chân khép vào nhau, gót chân lơ lửng. Nàng không hình dạng, không tuổi, gần như không sống, có thể là một bà già hoặc một cô bé. Và cái cách trả lời ấy, Em không biết, Em không thể. Chỉ có tôi mới không biết mà cũng không thể. Có phải em đến là vì tôi? tôi hỏi. Vâng, nàng đáp. Vậy thì, tôi đây, tôi nói. Thế còn tôi bộ không phải vì nàng mà tôi đã đến đây? Tôi đây, tôi đây, tôi tự nhủ. Tôi ngồi xuống bên cạnh nàng nhưng lại đứng dậy ngay, đứng phắt dậy, y như vừa ngồi trên một cái bàn ủi nóng. Tôi muốn bỏ đi, để xem có phải chuyện như thế là chấm dứt hay không. Thế nhưng để an toàn hơn, trước khi bỏ đi, tôi yêu cầu nàng hát cho tôi nghe một bài hát. Tôi tưởng nàng sẽ từ chối, tôi chỉ muốn nói là không chịu hát, nhưng không, sau một lúc nàng bắt đầu cất tiếng hát, và cứ thế hát một lúc lâu, vẫn hát hoài một bài tôi nghĩ vậy, không thay đổi tư thế. Tôi không biết bài hát, tôi chưa bao giờ nghe ai hát nó và tôi sẽ không bao giờ nghe ai hát nó nữa. Tôi chỉ nhớ là nó nói về những cây chanh, hay những cây cam, tôi không còn biết là cây gì, và còn nhớ được nó nói về những cây chanh, hay những cây cam, đối với tôi thế là đã thành công rồi, vì trong số những bài hát tôi đã nghe trong đời mình, và tôi quả là có nghe hát, vì ta có thể nói là thực tế không thể có chuyện sống, ngay cả sống như tôi sống đây, mà không nghe ai hát, trừ phi là ta điếc, tôi không còn nhớ gì cả, không một chữ, không một nốt, hoặc! ít ch�! �, ít nốt đến độ, đến độ sao, đến độ không gì cả, bởi câu này đã kéo khá dài rồi. Thế là tôi bỏ đi và vừa bỏ đi tôi vừa nghe nàng hát một bài khác, hay là đoạn tiếp của vẫn bài hát ấy, bằng một giọng nhỏ và tôi càng đi xa nó càng nhỏ dần càng nhỏ dần, và rốt cuộc im bặt, hoặc là nàng đã hết hát, hoặc là tôi đã đứng quá xa nên không thể nghe nàng được. Tôi không thích cứ phải ôm một sự bất định loại ấy, vào thời ấy; tất nhiên tôi vẫn sống trong sự bất định, bằng sự bất định thôi, thế nhưng những bất định tủn mủn ấy, thuộc lĩnh vực thể xác như người ta vẫn nói, tôi rất muốn tống khứ chúng ngay tức khắc, chúng có thể quấy rầy tôi như những con ruồi trâu, suốt mấy tuần lễ liền. Vậy nên tôi bước lùi mấy bước và dừng lại. Thoạt đầu tôi không nghe gì cả, rồi tôi nghe giọng hát, nghe một tí thôi, bởi nó vọng đến nhỏ lắm. Tôi không nghe nó, rồi tôi nghe nó, vậy nên tôi lại phải bắt đầu nghe nó, vào một lúc nào đó, thế nhưng không, vẫn không có chuyện bắt đầu, bởi lẽ nó nhẹ nhàng ra khỏi sự im lặng và bởi lẽ nó rất giống sự im lặng. Khi giọng hát rốt cuộc ngừng lại tôi vẫn còn bước về phía nó, để được biết chắc là nó đã ngừng chứ không phải chỉ hạ giọng xuống mà thôi. Rồi khi thấy thất vọng, tự nhủ, Làm sao biết được, trừ phi là mình ở bên nàng, cúi sát nàng, tôi quay trở lại và bỏ đi luôn, lòng đầy bất định. Thế nhưng vài tuần lễ sau đó, thừa sống thiếu chết, tôi lại trở lại chỗ chiếc ghế dài, như thế là lần thứ tư hay thứ năm gì đó kể từ khi tôi bỏ nàng lại, gần như cũng cùng giờ đ! ó, tôi ! muốn nói là gần như dưới cùng bầu trời đó, không, cả điều này cũng không phải, bởi vì lúc nào cũng vẫn cùng bầu trời đó mà không bao giờ cùng là bầu trời đó, làm sao cắt nghĩa được điều này, tôi sẽ không cắt nghĩa nó, thế thôi. Bấy giờ nàng không có đó. Nhưng đột nhiên nàng lại có đó, tôi không biết làm sao như thế, tôi không nhìn thấy nàng đi đến, cũng chẳng nghe nàng đi đến dù tôi đã hết sức nghe ngóng. Hãy cứ bảo là trời đang mưa, để cho có cái gì thay đổi, một chút thôi. Nàng che dù, tất nhiên, nàng hẳn là phải có nhiều quần áo lắm. Tôi hỏi nàng có phải đêm nào nàng cũng đến không. Không, nàng đáp, thỉnh thoảng thôi. Chiếc ghế dài ướt quá không ai dám ngồi lên. Chúng tôi đi bách bộ tùm lum, tôi cầm tay nàng, vì tò mò, để xem làm vậy tôi có thấy thích thú gì không, nhưng tôi chẳng thấy có gì thích thú, nên tôi bỏ tay nàng ra. Nhưng tại sao lại phải có những chi tiết ấy? Để làm chậm lại cái kỳ hạn này. Bấy giờ tôi nhìn thấy mặt nàng rõ hơn một chút. Gương mặt nàng, tôi thấy nó bình thường, một gương mặt như hàng triệu những gương mặt khác. Mắt nàng lé, nhưng cái này chỉ về sau tôi mới biết. Gương mặt nàng, nó dường như không trẻ cũng chẳng già, nó như lửng lơ giữa sự tươi mát và sự héo úa. Tôi chịu đựng rất dở, vào thời ấy, cái kiểu nhập nhằng không rõ như vậy. Còn về việc gương mặt của nàng, nó co đẹp hay không, hoặc xưa nó có từng đẹp hay không, hoặc liệu nó có may mắn gì sẽ trở nên đẹp hay không, tôi thú thật là tôi không sao có ý kiến được. Tôi từng thấy những gương mặt trên ảnh chụp mà có lẽ tôi có thể gọi là ! đẹp, n! ếu tôi có được dăm ba dữ kiện về cái đẹp. Và gương mặt của cha tôi, trên giường ông nằm khi chết, có ló ra cho tôi thấy khả năng một kiểu thẩm mỹ của con người. Nhưng những gương măt người sống, lúc nào cũng nhăn nhó, với làn da đỏ ửng, đó có phải là những đồ vật không? Tôi nắm nghía chỗ nước bất động, hay đang chảy chậm, lan tới nước trên trời rơi xuống, như thể chính nó đang khát vậy. Nàng hỏi tôi có muốn nàng hát cho nghe bài gì không. Tôi trả lời không, rằng tôi muốn nàng nói với tôi một cái gì đó. Tôi tưởng đâu nàng sắp nói với tôi là nàng không có gì để nói với tôi, tính cách nàng lẽ ra là như vậy đó. Vậy nên tôi đã ngạc nhiên một cách dễ chịu khi nghe nàng bảo là nàng có một căn phòng, ngạc nhiên một cách rất dễ chịu. Vả chăng tôi lấy làm nghi ngờ. Ai mà không có một căn phòng của mình? A, tôi nghe tiếng la ó. Em có hai phòng, nàng nói. Cô có mấy phòng, nói đúng ra? tôi hỏi. Nàng trả lời là nàng có hai phòng và một phòng bếp. Vậy là mỗi lần nói nó lại tăng lên. Cứ thế rốt cuộc nàng sẽ nhớ ra là có một phòng tắm. Có đúng là cô nói có hai phòng? tôi hỏi. Vâng, nàng trả lời. Hai phòng cạnh nhau? tôi hỏi. Rốt cuộc đã có một cuộc nói chuyện đúng nghĩa. Phòng bếp nằm ở giữa, nàng nói. Tôi hỏi nàng tại sao nàng không nói với tôi điều này sớm hơn. Phải tin là tôi không còn kiềm chế được nữa, vào thời ấy. Tôi không cảm thấy thoải mái bên cạnh nàng, trừ mỗi chuyện là tôi cảm thấy tự do nghĩ tới điều gì đó không phải là nàng, và thế là đã lớn lao lắm rồi, tới những chuyện cũ đã sống qua, hết chuyện này đến chuyện khác, và! như v�! �y dần dà chẳng nghĩ tới gì hết, y như qua những nấc thang đi xuống một dòng nước sâu. Và tôi biết là khi rời bỏ nàng tôi sẽ mất đi cái tự do ấy.

Quả đúng đây là hai căn phòng, cách biệt nhau bởi một phòng bếp, nàng không hề dối tôi. Nàng nói lẽ ra tôi nên đi lấy đồ đạc của tôi. Tôi cắt nghĩa cho nàng biết là tôi không có đồ đạc gì. Chúng tôi ở tầng trên một ngôi nhà cũ và từ cửa sổ người nào muốn nhìn thấy núi, có thể nhìn thấy núi. Nàng đốt một ngọn đèn dầu. Em không có điện à? tôi hỏi. Không, nàng đáp, nhưng nước và hơi đốt thì có. A, tôi nói, em có hơi đốt. Nàng bắt đầu cởi quần áo. Khi đàn bà họ không có việc gì làm, họ cởi áo quần, có lẽ đó lại là điều hay hơn hết cho họ làm. Nàng cởi ra hết, với một sự chậm rãi đến voi thấy cũng phải bực tức, trừ đôi vớ dài, chắc hẳn cố ý để kích thích ham muốn của tôi lên tới tột đỉnh. Chính lúc đó tôi mới thấy là nàng lé. May đây không phải là lần đầu tiên tôi nhìn thấy một người đàn bà trần truồng, vậy nên tôi có thể ngồi lại, tôi biết là nàng sẽ không nổi giận. Tôi bảo nàng là tôi muốn xem căn phòng kia, bởi tôi chưa nhìn thấy nó. Nếu tôi đã nhìn thấy nó, tôi hẳn đã nói là tôi muốn nhìn lại nó. Anh không cởi áo quần ra sao? nàng hỏi. Ô, em biết đấy, tôi nói, tôi ít khi cởi áo quần lắm. Quả đúng thế, tôi chưa bao giờ là loại người có thể cởi quần áo bất cứ lúc nào. Thường tôi vẫn cởi giày ra khi nằm ngủ, tôi muốn nói là khi tôi chuẩn bị tư thế (tư thế!) ngủ, và sau đó là những áo quần ngoài tùy theo nhiệt độ bên ngoài. Thế là, vì không muốn làm mếch lòng, nàng buộc phải khoác đại lên người một chiếc áo ngủ và, tay cầm đèn, nàng đi theo tôi. Chúng tôi đi băng qua phòng bếp. Chúng tôi cũng vẫn có thể đi ! qua hành lang, về sau tôi đã nhận ra điều này, nhưng chúng tôi đã đi băng qua phòng bếp, tôi không biết vì sao. Có lẽ đó là lối đi ngắn nhất. Tôi nhìn căn phòng một cách khủng khiếp. Đồ đạc dày đặc đến độ vượt cả mọi tưởng tượng. Vậy là căn phòng này, tôi đã có nhìn thấy nó ở đâu đó rồi. Căn phòng gì lạ vậy? tôi la lên. Đây là phòng khách, nàng đáp. Phòng khách. Tôi bắt đầu tống hết đồ đạc ra qua cánh cửa đi ra hành lang. Nàng nhìn tôi làm. Nàng buồn, ít ra tôi đoán thế, bởi vì sự thật là tôi chẳng biết gì cả. Nàng hỏi tôi tôi làm gì vậy, nhưng không đợi một câu trả lời tôi nghĩ vậy. Tôi đưa ra ngoài hết món này đến món khác, có khi tới hai món cùng một lúc, và tôi chất đống chúng ngoài hành lang, sát cạnh chỗ tường tận cùng. Có cả trăm món, lớn có nhỏ có. Rốt cuộc đồ đạc lan tới ngay trước cửa, đến nỗi chúng tôi không thể ra khỏi phòng được, lại càng không thể đi vào phòng, qua cửa ấy. Chúng tôi có thể mở cửa và đóng cửa, bởi lẽ nó mở về phía bên trong, nhưng cửa thì không sao đi qua được. Nói khoa đại, là không đi qua được. Ít ra anh nên bỏ nón xuống chứ, nàng nói. Tôi sẽ nói với các bạn về cái mũ của tôi một lần khác có lẽ. Bây giờ trong căn phòng rốt cuộc chỉ còn mỗi một thứ ghế trường kỷ và vài ngăn kệ dính trên vách tường. Chiếc ghế trường kỷ, tôi kéo nó về phía cuối phòng, gần chỗ cửa lớn, còn những ngăn kệ thì ngày hôm sau tôi tháo chúng và tống hết ra ngoài hành lang, với chỗ đồ đạc còn lại. Trong khi tháo chúng ra, tôi còn nhớ cái lạ lùng, là tôi nghe chữ u xơ hay u xưa gì đó, tôi không biết chữ nào, tôi ! chưa bao! giờ iết, tôi không biết chữ ấy có nghĩa gì và cũng chưa bao giờ tò mò tìm hiểu. Ôi những việc con người nhớ lại! Và kể lại! Khi mọi thứ được sắp xếp đâu đó tôi buông mình xuống ghế trường kỷ. Nàng không hề nhấc một ngón tay, để giúp tôi. Em mang khăn trải giường và mền cho anh đây, nàng nói. Thế nhưng khăn trải giường, tôi chẳng muốn tí nào. Em không muốn kéo màn lại sao? tôi hỏi. Chiếc cửa sổ đầy sương giá. Nó không trắng, là vì lúc ấy ban đêm, nhưng dù sao cũng có sáng lên một chút. Tôi có nằm để chân ra phía cửa lớn cũng vô ích, vì cái ánh sáng mờ và lạnh kia, nó vẫn cứ làm rầy tôi. Tôi đột ngột ngồi dậy và đổi vị trí chiếc ghế trường kỷ, nghĩa là phía lưng dài, trước đó tôi để dựa sát vào tường, tôi đưa nó trở ra ngoài. Nghĩa là cái phía hướng ra trước, để ngồi, nay quay sát vào tường. Sau đó tôi trèo vào trong, như một con chó leo vào cái rổ của mình. Em để đèn cho anh, nàng nói, nhưng tôi xin nàng đem nó đi. Thế nhỡ anh cần đi giữa đêm thì sao? nàng nói. Nàng sắp bắt đầu bàn cãi vặt rồi, tôi cảm thấy như vậy. Anh có biết phòng vệ sinh ở đâu không? nàng hỏi. Nàng có lý, tôi quên mất. Tiêu tiểu ngay trên giường, đó là cái khoái của chỉ một lúc mà thôi, còn sau đó ta cảm thấy khó chịu lắm. Em cho anh một cái bô đi tiểu đêm đi, tôi nói. Tôi xưa nay vẫn thích, nghĩa là khá thích, trong một thời gian khá lâu, những chữ bô đi tiểu đêm, nó làm tôi nhớ tới Racine, hay Baudelaire, tôi không còn biết là ai, có lẽ là cả hai, vâng, tôi lấy làm ân hận, tôi có đọc sách, và qua họ tôi đã đi tới chỗ động từ dừng lại, có thể nói là của Dante. T! hế như! ng nàng không có bô đi tiểu đêm. Em có một loại ghế ngồi có đục lỗ, nàng nói. Tôi đã thấy bà cụ ngồi trên đó, ngồi cứng đơ như một cái cọc và hãnh diện, bà vừa mua nó, ấy xin lỗi, vừa nhặt nó được tại một buổi bán hàng từ thiện, trong một cuộc xổ số có lẽ, đó là một món đồ mang tính thời đại, và bà cụ dùng nó lần đầu, đúng hơn là bà cố dùng nó, và hầu như mong có ai đó nhìn thấy mình. Ta hãy hoãn lại nào, hoãn lại nào. Thế thì hãy cho tôi một cái gì làm đồ đựng thường thôi, tôi nói, tôi không có bị kiết lỵ. Nàng trở lại với một thứ soong, không phải là một cái soong thật sự tại vì nó không có cán, nó hình bầu dục và có hai quai với một cái nắp đậy. Đây là cái soong hầm thịt, nàng nói. Tôi không cần nắp đậy, tôi nói. Anh không cần nắp đậy? nàng nói. Nếu tôi nói tôi cần nắp đậy nàng hẳn sẽ nói, Anh cần nắp đậy? Tôi chuồi cái dụng cụ nhà bếp xuống dưới mền, tôi vẫn thích cầm một cái gì đó trong tay khi ngủ, như thế tôi ít sợ hơn, mà cái mũ của tôi thì hãy còn ướt mèm. Tôi quay mặt vào tường. Nàng lấy cây đèn trên mặt lò sưởi là nơi nàng vừa để nó xuống, ta hãy nói chính xác, hãy nói chính xác, phía trên tôi cái bóng nàng cử động múa may, tôi nghĩ nàng sắp bỏ tôi lại đó, nhưng không, nàng đến cúi xuống trên người tôi, trên chỗ lưng ghế. Tất cả những thứ đó, đều là của gia đình, nàng nói. Nếu tôi là nàng tôi đã bỏ đi ra rồi, đi rón rén. Nhưng nàng không nhúc nhích. Cái chủ yếu là lúc ấy tôi đã bắt đầu không còn yêu nàng nữa. Vâng, tôi đã cảm thấy dễ chịu hơn, hầu như sung sức cho những chuyến tuột dốc chậm! rãi, nh! ững cuኙc đắm chìm kéo dài mà từ lâu lắm tôi bị tước đoạt, lỗi vì nàng. Và tôi thì chỉ mới tới đây thôi. Thế nhưng trước tiên ngủ cái đã. Bây giờ hãy thử đuổi ta ra khỏi cửa xem, tôi nói. Với tôi dường như ý nghĩa những lời nói ấy, và ngay cái tiếng động mà chúng phát ra, tôi chỉ nhận thức được có vài giây đồng hồ sau khi đã thốt ra. Tôi ít có thói quen nói đến độ thỉnh thoảng buột ra, từ miệng, những câu nói không chê vào đâu được về phương diện ngữ pháp nhưng lại hoàn toàn thiếu, tôi không nói là về ý nghĩa, bởi vì nếu ta xem xét kỹ những câu ấy ta sẽ thấy là chúng có một, và đôi khi nhiều ý nghĩa, mà là về cơ sở. Thế nhưng tiếng nói, lúc nào tôi cũng nghe nó, tôi phát ra đến đâu tôi nghe đến đó. Đây đúng là lần đầu tiên tiếng nói của tôi vang đến tai tôi chậm tới như thế. Tôi xoay người nằm ngửa, để xem cái gì xảy ra. Nàng mỉm cười. Một lát sau nàng bỏ đi, đem theo cây đèn. Tôi nghe tiếng nàng đi băng qua phòng bếp và khép cánh cửa phòng nàng lại sau lưng. Rốt cuộc tôi lại một mình, rốt cuộc lại nằm trong bóng tối. Tôi sẽ không nói dài dòng về chỗ này. Tôi tưởng mình sẽ có một đêm ngủ ngon lành, dù ngủ lạ chỗ, nhưng không, cái đêm của tôi quả là cực kỳ rộn ràng. Sáng hôm sau tôi thức dậy mệt nhoài, quần áo xốc xếch, mền gối cũng vậy, và Anne nằm cạnh tôi, tất nhiên là trần truồng. Nàng hẳn là đã ra sức quá nhiều! Tôi vẫn còn cầm cái soong trong tay. Tôi nhìn vào bên trong. Tôi chưa dùng tới nó. Tôi nhìn cái giống của tôi. Phải chi nó biết nói. Tôi sẽ không dài dòng về việc này. Đây là đêm yêu đương của tôi.

Dần dần cuộc sống tôi ổn định, trong căn nhà này. Nàng dọn ăn cho tôi vào những giờ tôi đã chỉ định cho nàng, thỉnh thoảng nàng đến xem tôi có khỏe không và có cần gì không, nàng đổ bô cho tôi mỗi ngày một lần và dọn dẹp phòng mỗi tháng một lần. Nàng vẫn không cưỡng được cái cám dỗ muốn nói chuyện với tôi, nhưng nói chung tôi không có gì phải than phiền về nàng. Thỉnh thoảng tôi nghe tiếng nàng hát trong phòng nàng, bài nàng hát vang qua cửa phòng nàng, rồi phòng bếp, rồi cửa phòng tôi và như thế đến tận chỗ tôi nghe nhỏ đi nhưng vẫn rõ. Trừ phi là tiếng hát ấy đi qua ngả hành lang. Thỉnh thoảng nghe hát như thế, với tôi không có gì là phiền phức quá đáng. Một ngày nọ tôi xin nàng đem cho tôi một cây lan dạ hương, một cây còn sống, để trong chậu. Nàng đem cây lại cho tôi và để trên mặt lò sưởi. Trong phòng tôi, nay chỉ có chỗ trên lò sưởi là nơi ta còn có thể để những đồ vật, nếu không để chúng dưới đất. Cây lan dạ hương của tôi, tôi nhìn nó mỗi ngày. Nó màu hồng. Tôi thì tôi thích cây màu xanh hơn. Lúc đầu nó tốt lành, còn mọc ra vài cái hoa nữa, thế rồi nó chịu không nổi và rất chóng nó chỉ còn là một cái cọng cây nhão nhẹt giữa những chiếc lá ủ rũ. Cái củ của nó, ló một nửa ra khỏi đất, như đi tìm dưỡng khí, đã bốc mùi hôi. Anne muốn bứng nó đi nhưng tôi bảo nàng cứ để nó đó. Nàng muốn mua cho tôi một cây khác nhưng tôi bảo nàng tôi không muốn cây nào khác nữa. Điều làm tôi càng thấy phiền hơn, là những tiếng động khác, những tiếng cười và tiếng rên nhỏ, nghe âm ỉ đầy cả căn nhà vào những giờ nào đó, ban ngày cũng như ban! đêm. Tôi không còn nghĩ tới Anne nữa, hoàn toàn không nghĩ tới, thế nhưng dù sao tôi cũng cần yên tĩnh để sống cuộc sống của tôi. Tôi có lý luận cũng vô ích, khi tôi tự nhủ không khí làm ra là để chuyên chở những tiếng động của thế giới, và những tiếng cười và tiếng rên dự phần nhiều trong số đó, tôi vẫn không bớt buồn phiền về việc ấy tí nào. Tôi không sao định được có phải là lúc nào cũng vẫn cùng một tên ấy hay là có nhiều người. Những tiếng cười và tiếng rên nhỏ kia nghe quá giống nhau! Vào thời ấy, tôi sợ những trạng huống phức tạp khốn khổ kia đến độ lần nào tôi cũng bị mắc lừa, tôi muốn nói là tôi cũng cố tìm cách biết rõ ràng đích xác. Tôi đã để rất nhiều thì giờ, suốt cả cuộc đời có lẽ, để hiểu rằng màu của một con mắt thoáng thấy, hay nguồn gốc của một tiếng động xa, đều gần với Giudecca, trong địa ngục của ngu dốt, hơn là sự hiện hữu của Thượng đế, hay sự hình thành chất nguyên sinh, hay sự hiện hữu của bản thể, và nó đòi hỏi, nhiều hơn, cái khôn ngoan hiểu biết phải chuyển hướng. Suốt một cuộc đời, kể cũng hơi nhiều, để đi tới cái kết luận an ủi ấy, ta không còn thì giờ để lợi dụng nó nữa. Vậy nên tôi đã đi tới khá xa, khi tra hỏi nàng, và nàng cho biết đấy là những người khách nàng tiếp luân phiên. Tất nhiên là tôi có thể đứng dậy và đến nhìn qua lỗ khóa, tỉ như nó không bị bịt kín, nhưng ta có thể thấy gì, qua những cái lỗ ấy? Thế ra em sống bằng nghề làm điếm? tôi hỏi. Chúng ta đang sống bằng nghề làm điếm, nàng trả lời. Em không thể bảo họ bớt gây tiếng ồn một chút sao? tôi nói! , tựa n! hư tô đương nhiên tin điều nàng vừa nói với tôi. Tôi nói thêm, Hoặc là một loại tiếng ồn khác? Họ phải sủa ăng ẳng như vậy, nàng nói. Vậy là tôi buộc sẽ phải đi, tôi nói. Nàng tìm những cái màn phủ tường trong mớ đồ ngổn ngang của gia đình và treo lên trước cửa phòng chúng tôi, cửa phòng tôi và phòng nàng. Tôi hỏi nàng có cách gì, thỉnh thoảng, tôi có thể ăn một củ cần không. Một củ cần! Nàng la lên, làm như tôi đã vừa cho nàng hay là tôi muốn nếm một đứa bé con Do thái. Tôi lưu ý nàng là mùa củ cần sắp hết đến nơi và nếu, từ đây đến đó, nàng có thể chỉ cho tôi ăn củ cần không thôi thì tôi sẽ biết ơn nàng lắm. Chỉ ăn củ cần! nàng la lên. Củ cần có cái vị của những cây hoa tím, đối với tôi. Tôi thích củ cần bởi chúng có cái vị của hoa tím và thích hoa tím bởi chúng thơm mùi củ cần. Nếu không có củ cần trên mặt đất này thì tôi đã không thích hoa tím và nếu hoa tím không có thì đối với củ cần tôi cũng sẽ dửng dưng như với củ cải, hay cải củ. Và ngay trong hiện trạng hệ thực vật của chúng, tôi muốn nói trong cái thế giới mà củ cần và hoa tím tìm được cách sống chung, thì tôi vẫn có thể dễ dàng nhịn cả hai thứ, rất dễ dàng, cả thứ này lẫn thứ kia. Một ngày nọ nàng dám cả gan báo cho tôi biết là nàng có thai, và có thai đã bốn hay năm tháng, với tôi. Nàng đứng nghiêng bên hông và mời tôi ngắm cái bụng nàng. Nàng còn cởi áo quần ra, chắc hẳn là để chứng tỏ cho tôi thấy là nàng không có giấu một cái gối dựa dưới váy, và dĩ nhiên là để được có cái thú cởi áo quần mà thôi. Có lẽ đây chỉ là một chứng trướng bụng thư�! �ng thôi! , tôi nói, để trấn an nàng. Nàng nhìn tôi bằng đôi mắt to mà tôi quên mất màu gì, đúng ra là bằng con mắt to, bởi vì mắt kia rõ ràng là đang chĩa về cái xác cây lan dạ hương. Nàng càng trần truồng, mắt nàng càng lé. Anh xem này, nàng nói, đầu cúi xuống trên đôi vú, cái quầng vú nó đã đậm lên rồi đấy. Tôi thu hết tàn lực còn lại và bảo nàng, Em phá thai đi, phá thai đi, thế thì nó khỏi có đậm lên nữa. Nàng vén hết màn trướng ra để khỏi làm mất đi những chỗ tròn trĩnh khác nhau trên người. Tôi nhìn thấy ngọn núi trơ trơ, đầy hang động, bí ẩn, nơi từ sáng tới chiều tôi chỉ nghe tiếng gió, những con chim mỏ nhát và những tiếng búa xa nghe sang sảng của những người đẽo đá hoa cương nghe sang sảng. Ban ngày tôi đi dạo chơi ngoài các bụi thạch thảo nóng bức, bụi đậu kim bốc mùi thơm và mọc dại và ban đêm tôi nhìn thấy những ngọn đèn thành phố xa xa, nếu tôi muốn, và những ngọn đèn khác nữa, những ngọn hải đăng và những thuyền có đèn hiệu, mà cha tôi từng đọc tên cho tôi biết, khi tôi còn nhỏ, những tên gọi mà tôi có thể tìm thấy lại, trong trí nhớ của tôi, nếu tôi muốn, là tôi biết. Bắt đầu từ ngày hôm đó mọi chuyện trở nên xấu đi, trong căn nhà này, đối với tôi, ngày càng xấu, không phải vì nàng bỏ bê tôi, mà là theo nghĩa nàng tối ngày cứ đến báo hại tôi với đứa con của chúng ta, đưa bụng và vú ra cho tôi coi và bảo tôi rằng đứa bé sắp ra đời vào bất cứ lúc nào, nàng đã thấy nó nhảy nhót trong bụng rồi đấy. Nếu nó nhảy nhót, tôi nói, nó không phải là của tôi. Ở trong nhà này tôi chưa hề cảm thấy có gì tệ lắm, chắc chắn là vậy rồ! i, dĩ nh! iên đâ không phải đã là cái lý tưởng, thế nhưng tôì không coi thường những chỗ lợi. Tôi lưỡng lự không bỏ đi, lá đã rụng rồi, và tôi sợ mùa đông. Không nên sợ mùa đông, mùa đông cũng có những cái tốt, tuyết giữ ấm và làm giảm bớt tiếng ồn, và những ngày nhợt nhạt của nó lại qua mau. Thế nhưng tôi, vào thời ấy, tôi chưa biết là đất đai có thể dễ thương với những ai chỉ có nó, và khi còn sống, người ta có thể tìm thấy không biết bao nhiêu là mộ phần. Tôi đến chỗ kết thúc, là khi đứa bé ra đời. Nó làm tôi sực tỉnh. Thằng bé ấy, nó mắc chứng gì vậy. Tôi nghĩ là nàng có một người đàn bà bên cạnh, dường như thỉnh thoảng tôi nghe có những tiếng chân bước trong bếp. Bỏ một căn nhà ra đi khi không có ai đuổi mình ra đường, chuyện ấy làm tôi đau lòng. Tôi trườn người lên lưng ghế trường kỷ, tôi mặc áo vét, áo khoác ngoài và đội nón, tôi không quên gì hết, tôi buộc dây giày và tôi mở cánh cửa hướng ra hành lang. Một đống đồ cũ linh tinh chắn lối tôi di qua, nhưng dù thế tôi vẫn bước qua được, bằng cách leo lên, xô đẩy ầm ĩ. Tôi có nói về hôn nhân, dù sao đó cũng là một thứ kết hợp. Tôi bận tâm như vậy có lẽ là sai nhầm, những tiếng la hét kia thực là chưa có gì sánh kịp. Đây với nàng có lẽ là lần đầu. Những tiếng la hét theo tôi đến tận ngoài đường. Tôi dừng lại trước cửa nhà và lắng tai nghe ngóng. Tôi vẫn nghe những tiếng la hét đó. Nếu tôi không biết người ta la hét như thế trong nhà, thì chắc hẳn có lẽ tôi đã không nghe chúng. Nhưng vì biết rồi nên tôi nghe rõ lắm. Tôi không biết chắc lắm là mình đang ở đâu. Tôi tìm, gi�! ��a nhữ! ng ngôi sao và những tinh tú khác, chùm Đại hùng, nhưng tôi không nhìn thấy chúng. Tuy nhiên hẳn chúng phải ở đấy. Chính cha tôi là người đầu tiên đã chỉ chúng cho tôi. Ông cũng đã chỉ cho tôi nhiều ngôi sao khác, nhưng một mình tôi và không có ông thì lúc nào tôi cũng chỉ tìm ra được mỗi chùm Đại hùng. Tôi bắt đầu đùa với những tiếng la hét đại loại giống như trước đây tôi đã đùa với bài hát, bước tới, dừng lại, bước tới, dừng lại, nếu ta có thể gọi như thế là đùa. Hễ tôi bước đi, thì tôi không nghe chúng, nhờ tiếng bước chân của tôi. Nhưng vừa dừng chân là tôi tức khắc nghe chúng trở lại, dĩ nhiên mỗi lần nghe lại nhỏ hơn, thế nhưng một tiếng la nó to hay nó nhỏ thì ăn thua gì? Điều cần thiết, là nó ngừng. Trong nhiều năm sau đó tôi vẫn tưởng là chúng sẽ ngừng. Bây giờ thì tôi không còn tin điều ấy nữa. Lẽ ra tôi có thể có nhiều mối tình khác nữa, có lẽ. Thế nhưng tình yêu, không phải cứ muốn là có được.

 

(1945)

 

 


Bản dịch Hoàng Ngọc Biên

 KẺ BỊ TRỤC XUẤT

SAMUEL BECKETT

(1906-1989)

 

… Cái thế giới vô nghĩa đó, mấy năm trước, là kẻ tiên phong – như một nhà phê bình đã đặt tên – và là kẻ đồng hành vô tình của Kafka, Beckett đã dựng lên trong tác phẩm, với câu chuyện cũng vô nghĩa (hay bao gồm mọi ý nghĩa trên trái đất náy), tự tạo đến đâu là dần dần tự hủy diệt đến đấy, trước mắt chúng ta, và rốt cuộc tiêu tan thành bụi thành khói.

 

“L'Expulsé”, truyện ngắn được coi như tác phẩm cần đọc trước tiên khi muốn đi sâu hơn vào thế giới – vào tiếng nói, vào tác phẩm – của Beckett, kể lại ở ngôi thứ nhất chuyện một anh chàng bị một người chủ tính hay giận trục xuất ra khỏi nhà trọ không có lý do rõ ràng, đi nhờ trên một chiếc xe ngựa, lang thang không mục đích trong thành phố, được gã đánh xe ngựa bấy giờ trở thành bạn đồng hành cho tá túc đêm trong nhà chứa xe của hắn ta, rồi tờ mờ sáng hôm sau lại bỏ trốn, lại tiếp tục lang thang, hướng về phía mặt trời mọc "để được sáng rõ càng sớm càng tốt". Câu chuyện được kể một cách nồng nàn và đầy tích hài hước (mang ít nhiều chất Kafka) như vậy, thật ra chẳng có gì đáng kể, bởi vì chính Beckett (hay kẻ bị trục xuất) đã nói, "chuyện nào cũng giống nhau cả". Nói chính là bịa đắt – dire c'est inventer. Thế thì tại sao lại phải viết, tại sao lại phải nói? Bởi nói là thân phận thảm thương của nhân vật, của con người, nói lảm nhảm, nhắc đi nhắc lại mãi, nói có rồi lại nói không, hay ngược lại…

 

… Je suis fait de mots, người ta nghe đâu đây tiếng rên rỉ trong L'Innommable…

 

[trích "Ghi nhận về một chuyển biến trong văn chương Pháp",

trong Hoàng Ngọc Biên, Tuyển tập các nhà văn Pháp hiện đại, 328 trang, Nhà xuất bản Trình bầy, 1969]

 

Minh họa của Avigdor Arikha cho “Kẻ bị trục xuất”

Thềm nhà không cao. Tôi đã đếm các bực đến cả ngàn lần, lúc đi lên cũng như lúc đi xuống, nhưng bây giờ trong trí không còn nhớ được con số nữa. Tôi chưa bao giờ biết được là có phải nói một khi bàn chân để trên lề, nói hai khi bàn chân sau để trên bực thứ nhất, và cứ tiếp tục mãi như vậy, hay trên lề không phải kể. Lên đến những bực trên cao, tôi lại vấp phải cùng một nỗi khó nghĩ như vậy. Khi bước ngược chiều, tôi muốn nói khi bước từ trên xuống dưới, lại cũng y như vậy, nói thế không có gì là quá đáng. Tôi không biết bắt đầu ở đâu, mà cũng chẳng biết chấm dứt ở đâu, sự vật ra sao ta cứ bảo vậy thôi. Vậy nên đếm đến ba số hoàn toàn khác nhau mà tôi chẳng hề biết được số nào là đúng. Và khi bảo rằng tôi không còn nhớ được con số trong trí nữa, tôi muốn nói là trong trí tôi không còn nhớ được một con số nào trong ba con số cả. Thật tình là khi tìm lại được trong trí nhớ một số thôi trong ba số, mà chắc chắn là nó nằm trong trí rồi, tôi cũng chỉ tìm ra được có mỗi số đó thôi, mà không thể suy ra hai số kia được. Và dù tôi có nhớ ra được hai số, tôi cũng sẽ không biết được con số thứ ba. Không, tôi phải tìm nhớ lại cả ba số, để biết được chúng, cả ba số. Ký ức thật là mệt nhọc. Vậy thì ta không được nghĩ tới một số sự vật, những chuyện mà ta vẫn ghi trong lòng, hay đúng hơn ta phải nghĩ đến chúng, vì nếu không nghĩ đến chúng vô tình ta lại dễ có thể gặp lại chúng dần dần trong trí nhớ. Nghĩa là ta phải nghĩ đến chúng trong một lúc, một lúc nào thuận tiện, ngày nào cũng vậy và nhiều lần trong mỗi ngày, cho �! �ến khi nào bùn lầy phủ lấp chúng, bằng một lớp mỏng ở ngoài không gì qua thấu được. Đó là một mệnh lệnh.

Dù sao thì con số các bực thềm cũng chẳng làm gì trong chuyện này cả. Việc phải ghi nhớ, chính là việc cái thềm nhà không cao, và việc đó thì tôi đã nhớ rồi. Ngay với trẻ em nó cũng không cao, đối với những thềm nhà khác mà nó đã biết, vì mãi nhìn thấy chúng mỗi ngày, vì đã từng đi lên đi xuống ở đó, đã từng chơi đùa trên các bực thềm, chơi trò xương bàn chân cừu và những trò khác mà ngay cả tên trò chơi nó cũng đã quên mất rồi. Vậy thì bực thềm đâu có nghĩa gì đối với một người trưởng thành, một người còn hơn trưởng thành nữa?

Vậy nên té xuống cũng không nặng lắm. Trong khi té tôi nghe cánh cửa đập, là điều an ủi cho tôi, ngay giữa lúc tôi bị té. Vì như vậy có nghĩa là người ta không đuổi theo tôi ra tận ngoài đường, với một chiếc gậy, để đập cho tôi mấy gậy, trước mắt những người qua lại. Vì nếu họ có ý định như vậy thì họ đã không đóng cửa lại, mà lại để cửa mở ra, để những người tụ lại ở phòng trước có thể thưởng thức sự trừng phạt và rút ở đó ra một bài học. Như vậy là lần này họ chỉ ném tôi ra ngoài, không làm gì hơn. Trước khi giữ thăng bằng được trong cái rãnh này, tôi đã có thì giờ để lý luận được như vậy.

Trong trường hợp này không có gì bắt buộc tôi phải đứng dậy liền cả. Tôi chống cùi chỏ trên lề, kỷ niệm thật lạ lùng, đặt lỗ tai tôi nằm gọn trong lòng bàn tay và tôi bắt đầu suy nghĩ về hoàn cảnh của tôi, dù nó cũng đã quen thuộc rồi. Tuy nhiên tiếng động của cánh cửa đang đập lại lần nữa, nhỏ hơn nhưng chắc chắn rõ ràng hơn, kéo tôi ra khỏi giấc mơ trong đó cả một khung cảnh đẹp đẽ đã được sắp xếp rồi, cả một khung cảnh với hoa bụp và hoa hồng hoang dã, rất là mộng mị, và tiếng động đó làm tôi ngẩng đầu lên, hai bàn tay để nằm xòe trên lề và hai nhượng chân căng thẳng ra. Nhưng đó chỉ là chiếc nón của tôi, đang bay lượn trên không về phía tôi, vừa bay vừa quay tròn. Tôi chụp được nó và đội lên đầu. Theo Chúa của họ thì như vậy là họ rất đứng đắn. Họ có thể giữ lại chiếc nón này, nhưng vì nó không phải của họ, mà là của tôi, vậy nên họ trả lại cho tôi. Nhưng niềm hân hoan kia đã tan mất.

Làm sao tả chiếc nón kia? Và tại sao? Khi đầu tôi lớn dần lên đến cái kích thước của nó mà tôi không nghĩ sẽ là kích thước nhất định, nhưng là tối đa, cha tôi bảo tôi, Đến đây, con ạ, ta sẽ mua nón con cho con, tựa như chiếc nón ấy đã có sẵn trước từ đời nào rồi, ở một nơi đã định. Ông đi thẳng đến chiếc nón. Tôi thì tôi chẳng có quyền phát biểu ý kiến gì cả, người bán nón cũng vậy. Tôi vẫn thường tự hỏi không hiểu cha tôi có ý định làm nhục tôi hay không, không hiểu ông có ganh với tôi vì tôi còn trẻ và đẹp, tóm lại, vì tôi tươi trẻ, trong khi ông đã già rồi và người thì phì nộn và tím ngắt. Bắt đầu từ ngày đó, ra đường tôi không còn được phép để đầu trần nữa, không còn được để những sợi tóc đẹp màu hạt dẻ của tôi bay theo gió nữa. Đôi khi đang đi trên một con đường khuất xa, tôi bỏ nón ra và cầm ở tay, nhưng vẫn run run. Tôi phải chải nón mỗi sáng và mỗi tối. Những thanh niên đồng lứa tuổi tôi, những kẻ thỉnh thoảng dù sao tôi cũng bắt buộc phải giao thiệp chế nhạo tôi. Nhưng tôi tự nhủ, cái nón đâu có gì đáng kể, chẳng qua chúng chỉ móc vào những câu nói đùa mà thôi, cũng như đối với một thằng lố bịch rõ rệt nhất, vì chúng không tế nhị thôi. Tôi vẫn luôn luôn ngạc nhiên về sự thiếu tế nhị của những người đồng lứa tuổi tôi, tôi với một tâm hồn quặn thắt tối ngày chỉ vì cứ mãi tìm hiểu mình. Nhưng có thể đó là sự tử tế, thuộc loại tử tế mà người ta đem chế giễu một người gù về chiếc mũi to của hắn. Khi cha tôi mất tôi có thể giải thoát mình được khỏi chiếc nón, không gì còn cản trở đư! ợc nữa, thì tôi đã không làm gì hết. Nhưng làm sao tả chiếc nón? Để một lần khác vậy, một lần khác vậy.

Tôi lại đứng dậy và bắt đầu bước đi. Tôi chẳng biết được lúc đó tôi có thể bao nhiêu tuổi. Việc vừa xảy ra cho tôi cũng chẳng có gì để phải đánh dấu ngày tháng trong cuộc sống của tôi. Đó chẳng phải là cái nôi cũng chẳng phải là ngôi mộ của bất cứ cái gì. Đúng hơn nó giống như nhiều cái nôi khác, nhiều ngôi mộ khác đến nỗi tôi bị lạc trong đó. Nhưng tôi không nghĩ đã nói quá khi bảo rằng lúc đó tôi đang ở tuổi tráng niên, tuổi mà tôi nghĩ người ta gọi là có đầy đủ các năng khiếu. Đúng vậy, có đủ năng khiếu thì tôi có đủ đấy. Tôi đi qua đường và quay lại nhìn ngôi nhà vừa tống khứ tôi ra, tôi xưa nay khi bước đi lại không hề quay đầu lại bao giờ cả. Ngôi nhà đẹp biết bao! Trên các cửa sổ có những cây phong lữ. Suốt mấy năm nay tôi vẫn nghiêng mình trên những cây phong lữ đó. Chúng thật là tinh quái, mấy cây phong lữ kia, nhưng rốt cuộc tôi cũng thu xếp được theo ý tôi. Cửa lớn của ngôi nhà này, tuốt trên cao thềm nhà, tôi vẫn thường hay say sưa chiêm ngưỡng nó. Làm sao tả nó? Nó rất là đồ sộ, sơn màu xanh lá cây, và vào mùa hè người ta bọc cho nó một thứ vải bọc có sọc xanh lá cây và trắng với một cái lỗ có ló ra một cái búa kinh khủng bằng sắt luyện và một khe hở tương đương với khe hở của thùng thư với một tấm đồng có lò xo dùng để che bụi, sâu bọ và chim bạc má. Như vậy đó. Bên cạnh cửa có hai cột trụ cùng một màu, trụ bên phải có gắn chuông bấm. Các bức màn cửa thì thật là đẹp. Ngay làn khói tỏa lên từ một ống khói, ống khói ở nhà bếp, cũng dường như duỗi mình dài ra và tan biến đi với một vẻ buồn hơn! khói những ngôi nhà lân cận, và xanh hơn nữa. Tôi nhìn cánh cửa sổ tôi ở tầng lầu ba, và là tầng chót, đang mở toang ra. Người ta đang lau chùi náo nhiệt ở bên trong. Trong vài giờ nữa người ta sẽ đóng cửa sổ lại, sẽ kéo màn xuống và người ta sẽ cho xịt formol. Tôi biết họ mà. Tôi sẵn sàng chết trong ngôi nhà này. Như trong một cơn ảo tưởng, tôi thấy cánh cửa lớn mở và hai chân tôi bước ra.

Tôi nhìn không chút ngại ngùng, vì tôi biết họ không rình tôi sau những bức màn cửa, như họ vẫn có thể rình nếu họ muốn. Nhưng tôi biết họ mà. Họ đã trở vào hết trong lỗ tổ ong của họ và mỗi người đang làm công việc của mình.

Thế tuy nhiên tôi có làm gì họ đâu.

Tôi không biết rõ thành phố, nơi sinh của tôi và nơi tôi đã bước những bước đầu tiên trong đời, và cả những bước chân khác nay đã xóa mờ dấu bước của tôi. Tôi ít ra đường quá! Thỉnh thoảng tôi đến chỗ cửa sổ, tôi vén màn lên và tôi nhìn ra ngoài. Nhưng liền sau đó tôi lại trở về phía cuối phòng, nơi có để chiếc giường. Tôi cảm thấy lúng túng, ở sâu trong bầu không khí đó, và lạc lõng bên lề những viễn ảnh vô số và mơ hồ. Nhưng hồi đó, tôi vẫn còn biết hành động, khi tuyệt đối cần thiết. Nhưng trước hết tôi đưa mắt nhìn lên trời, ở đó có sự cứu rỗi phi thường đến với ta, ở đó người ta không đánh dấu các đường đi, người ta đi dạo thênh thang tự do, như giữa một sa mạc. Ở đó dù nhìn về phía nào đi nữa cũng không có gì ngăn cản ta thấy, trừ giới hạn của tầm mắt. Cũng vì vậy nên khi nào mọi việc đều hỏng, tôi hay ngước mắt lên, thật ra thì điều này cũng tẻ nhạt thật nhưng tôi chẳng làm gì được, tôi hay ngước mắt lên nhìn cái bầu trời đang ngơi nghỉ kia, dù nó có mây, dù nó tối sẫm, dù nó bị che mờ bởi cơn mưa, bởi cái hỗn độn và mù tối của thành phố, của đồng quê, của mặt đất. Hồi còn trẻ tôi nghĩ là sống ở giữa đồng quê vẫn tốt, tôi đến miền đồng hoang Lunebourg. Tôi đến miền đồng hoang đó đầu óc đầy dẫy cả đồng quê. Cũng có những miền đồng hoang khác gần hơn nhiều, nhưng có một giọng nói nói với tôi, Chính Lunebourg là miền đồng hoang cần thiết cho ông, tôi vẫn không hay gọi xưng mình bằng anh anh tôi tôi. Phần tử lune chắc hẳn cũng có ý nghĩa gì đó. Vậy mà, miền đồng hoang Lunebourg chẳng có gì! thích thú cả. Tôi từ đó trở về lòng đầy thất vọng và đồng thời cũng cảm thấy nhẹ nhõm. Vâng, tôi không biết vì sao, chứ tôi không bao giờ thất vọng, và lúc ban đầu tôi đã thường hay bị thất vọng, chưa bao giờ tôi bị thất vọng mà không cảm thấy đồng thời, hay một lúc sau đó, một sự nhẹ nhõm hiển nhiên.

Tôi bèn bước đi. dáng đi thật lạ lùng. Đôi chân cứng nhắc, tựa như là thiên nhiên đã từ chối không cho tôi hai đầu gối, hai bàn chân cách khoảng nhau một cách lạ lùng hai bên trục bước. Thân mình, trái lại, thì như do một lối cấu tạo bù trừ, nó mềm dẻo như một cái bao chứa đầy ngổn ngang những thứ vải xấu và nó đu đưa cuống cuồng theo những cái giật mạnh bất ngờ từng hồi ở mông. Tôi vẫn thường cố chữa những tật nói trên, cố duỗi thẳng ngực ra, bẻ gập đầu gối lại và kéo những bàn chân này ra trước những bàn chân kia, vì tôi có ít nhất là năm hay sáu bàn chân, nhưng lúc nào rốt cuộc cũng vẫn vậy, tôi muốn nói là bị mất thăng bằng, rồi sau đó bị ngã xuống. Ta phải bước đi mà không nghĩ đến điều ta đang làm, như ta thở dài, vậy mà khi tôi bước đi không suy nghĩ đến điều tôi đang làm thì tôi bước đi như tôi vừa mới nói ở trên, và khi tôi bắt đầu thận trọng giữ gìn thì tôi bước được vài bước khá chững chạc và rồi tôi lại ngã. Vậy nên tôi quyết định buông trôi. Theo ý tôi, cái dáng điệu đó, ít nhất cũng có một phần, là do một khuynh hướng mà tôi không bao giờ hoàn toàn thoát ra được, khuynh hướng mà những năm dễ cảm xúc của tôi, những năm đã hướng dẫn việc chế định tính tình, dĩ nhiên đã hết lòng đóng góp, tôi muốn nói đến thời kỳ kéo dài xa tít mù, giữa những bước sẩy chân, đàng sau một chiếc ghế, và lớp đệ tứ, lớp cuối cùng ban cổ điển của tôi. Vậy thì chính khi đái vãi hay ỉa đùn ra trong quần, là việc vẫn thường xẩy ra với tôi đều đều khoảng bắt đầu buổi sáng, vào mười giờ hay mười rưỡi, tôi đã có ! cái thói quen đáng buồn, là nhất quyết muốn tiếp tục và kết thúc ngày đó, như không có gì xẩy ra cả. Chỉ ý nghĩ thay áo quần, hay thổ lộ cho mẹ biết, mà mẹ thì lại vẫn chỉ muốn giúp tôi, tôi cũng đã không chịu nổi rồi, tôi không biết tại sao, và cho đến khi đi ngủ tôi vẫn kéo lê mình đi với cái kết quả sự phóng uế của tôi, ở giữa hai bắp vế nhỏ thó, hoặc dát vào hai mông, nóng bỏng, dòn rúm, hôi hám. Do đó mới có những động tác thận trọng kia, cứng nhắc và dang rộng hai chân và có sự đu đưa tuyệt vọng của cái ngực, chắc hẳn là để lừa phỉnh người khác, để làm cho người ta tin rằng tôi không có điều gì lo lắng, tôi vô cùng vui vẻ và linh hoạt, và cũng để làm cho hợp lý hơn những lời giải thích của tôi về sự cứng đơ vốn có cũa tôi mà tôi đã gán cho bệnh phong thấp gia truyền. Sự hăng hái trẻ trung của tôi, trong phạm vi mà tôi có được, vì thế đã tiêu hao đi, tôi trở nên chua cay, đa nghi, hơi sớm một tí, chỉ ham mê lủi trốn và nằm dài. Những cách giải quyết vụng kém của tuổi trẻ thật chẳng giải quyết được gì cả. Vậy nên ta chẵng có gì phải ngại ngùng. Chúng ta hãy cứ suy luận đừng có sợ hãi, sương mù sẽ vẫn không tan đâu.

Trời hôm ấy đẹp. Tôi tiến đi giữa đường phố, cố hết sức để đi sát lề đường. Cái lề đường lớn nhất không bao giờ lớn đủ đối với tôi, khi tôi hoạt động, và tôi sợ kinh khủng phải làm khó chịu những người lạ. Một viên cảnh binh chận tôi lại và bảo, Mặt đường dành cho xe cộ, lề đường dành cho bộ hành. Nghe vậy người có thể sẽ bảo là một câu trong kinh cựu ước. Vậy thì tôi lên lề đường, và gần như xin lỗi, và trên lề, giữa một cuộc xô lấn không làm sao tả được, tôi giữ mình được chừng hai mươi bước, cho đến lúc tôi phải ngã xuống đất, để khỏi đè bẹp một đứa bé. Nó mang một bộ yên cương nhỏ, tôi nhớ như vậy, với những quả chuông bé tí, chắc hẳn nó tưởng mình là một con ngựa con, hay một con ngựa xứ Perche,[1] tại sao không thể được. Lẽ ra tôi đã thích thú đè bẹp nó rồi, tôi ghét thậm tệ trẻ con, vả lại như vậy cũng để giúp ích cho nó, nhưng tôi sợ trả thù. Mọi người đều là họ hàng bà con, chính điều đó đã cấm không cho ta hy vọng. Trên các đường phố có nhiều người qua lại, ta phải đặt những lối đi dành riêng cho lũ trẻ con khốn nạn đó, cho những chiếc xe của chúng, những vòng lăn, những kẹo mút, những chiếc xe hai bánh, bàn đạp có bánh, ba, má, vú em, những quả bóng, cả cái hạnh phúc khốn nạn bé nhỏ của chúng ấy mà. Vậy thì tôi ngã xuống và đã kéo ngã theo một bà già mặc áo kết đầy ren và kim tuyến, chắc hẳn cân cũng vào khoảng hai trăm cân. Những tiếng la thất thanh của bà chẳng mấy chốc đã gây ra được một n! hóm người tụ lại. Tôi hy vọng bà ta bị gãy xương đùi, những bà già thì vẫn thường hay dễ bị gãy xương đùi, nhưng mong không nặng lắm, không nặng lắm. Tôi lợi dụng sự hỗn độn để bỏ trốn, miệng thốt ra những lời nguyền rủa khó hiểu, làm như chính tôi là nạn nhân, và tôi là nạn nhân thật đấy, nhưng lại không thể chứng tỏ điều đó. Không bao giờ người ta lại xử tại trận tụi con nít, những em bé, dù chúng có làm gì chăng nữa chúng cũng được minh oan trước rồi. Tôi thì tôi muốn treo cổ chúng chết một cách vui thú, tôi không muốn bảo là tôi sẽ bắt tay vào việc đâu, không, tôi không phải là một thằng hung hăng, nhưng tôi sẽ khuyến khích những người khác và tôi sẽ đãi họ một chầu khi xong xuôi. Nhưng vừa mới bắt đầu lại cuộc chạy bọc hậu vờn qua vờn lại thì tôi bị chận lại ngay bởi một viên cảnh sát thứ nhì, hoàn toàn giống viên cảnh sát thứ nhất, đến nỗi tôi đã tự hỏi phải chăng ông này cũng chính là ông kia. Ông ta lưu ý tôi rằng lề đường dành cho mọi người, làm như dĩ nhiên là tôi không thể được đồng hoá với loại này vậy. Thế, tôi nói mà không hề nghĩ một phút nào đến Héraclite, chắc ông muốn tôi xuống dưới mương mà đi? Ông muốn xuống đâu thì xuống, ông ta bảo, nhưng đừng có đi khắp cùng cả như vậy. Tôi nhắm môi trên của ông ta, môi có ít nhất là ba phân bề dày, và tôi thổi vào. Tôi làm như vậy một cách tự nhiên, tôi nghĩ thế, cũng như một người bị những biến cố dồn ép dữ dội thốt ra một tiếng thở dài não nuột. Nhưng ông ta không nhúc nhích. Chắc hẳn ông đã quen với những vụ mổ khám tử thi, hay những vụ khai quật. N! ếu ông! bất cần đi lại như mọi người, ông ta bảo, thì tốt hơn ông nên ở nhà. Chính Ċó cũng là ý kiến của tôi. Và việc ông ta thêm cho tôi một ý kiến như vậy chẳng có gì làm phật lòng tôi. Vừa lúc đó có một đoàn xe tang đi qua, như thỉnh thoảng ta vẫn thấy. Những chiếc nón đảo lên đảo xuống náo động đồng thời với muôn ngàn ngón tay nhấp nhánh. Riêng tôi, nếu tôi phải làm dấu thánh giá thì tôi sẽ cố làm dấu một cách đúng đắn, phía trên mũi, rốn, vú bên trái, và bên phải. Nhưng họ, với những cái lướt qua vội vàng và mơ hồ của họ, họ làm dấu bằng một loại thánh giá hình cầu, chẳng giữ ý một tí nào cả, đầu gối để dưới cằm và hai bàn tay đưa lung tung. Những người hăm hở nhất đứng bất động và thốt ra những tiếng lầm bầm trong miệng. Còn viên cảnh sát, ông ta đứng đông cóng lại, mắt nhắm nghiền, bàn tay để trên nón képi. Trong các cỗ xe ngựa của đoàn xe tang, tôi thoàng thấy người ta đang nói chuyện náo nhiệt, chắc hẳn họ đang gợi lại những đoạn đời của ông hay bà gì đã chết đó. Dường như tôi có nghe nói rằng yên ngựa cỗ xe tang không được sửa soạn cùng giống nhau trong hai trường hợp, nhưng tôi chưa bao giờ biết là khác nhau ở chỗ nào. Những con ngựa đánh rắm và vấy đầy phân như chúng ỉa chảy vậy. Tôi chẳng thấy ai quỳ gối cả.

Nhưng ở đây chuyến đi cuối cùng mau lắm, ta có bước vội cũng vô ích, chiếc xe ngựa cuối cùng, chiếc dành cho gia nhân, bỏ ta lại một mình, không còn chuyện nghỉ ngơi nữa, mọi người trở lại cuộc sống, ta lại phải lo chừng mọi thứ. Thế là tôi lại dừng lại một lần thứ ba, hoàn toàn theo ý tôi, và lên một chiếc xe ngựa. Những xe tôi vừa thấy đi qua, chở đầy những người đang bàn luận sôi nổi, chắc hẳn đã làm tôi khích động mạnh. Chiếc xe là một cái hộp lớn màu đen, nhún nhẩy trên những chiếc lò xo, những cửa sổ thì nhỏ, người ta ngồi co quắp trong một góc, nó có mùi hôi mốc. Tôi cảm thấy cái nón tôi chạm nhẹ trên mui xe. Một lúc sau, tôi cúi mình về phía trước và đóng các cửa kính lại. Rồi tôi lại về chỗ cũ, quay lưng ra hướng xe đi. Tôi sắp thiu thiu ngủ thì một giọng nói làm tôi giật nẩy mình, giọng của tên đánh xe ngựa. Hắn đã mở cửa rồi, chắc hắn đã thất vọng vì qua cửa kính không làm sao nói cho tôi nghe được. Tôi chỉ thấy được bộ râu mép của hắn. Đi đâu? hắn hỏi. Hắn đã xuống khỏi chỗ ngồi của hắn cốt ý để hỏi tôi như vậy. Thế mà tôi lại cứ tưởng là đã đi xa rồi chứ! Tôi suy nghĩ, cố tìm trong trí nhớ tên một con đường, hay một đền đài nào đó. Xe ông có bán không? tôi hỏi. Tôi nói thêm, Không kể con ngựa ấy. Tôi sẽ làm gì với một con ngựa? Nhưng tôi sẽ làm gì với một chiếc xe ngựa chứ? Hay tôi chỉ có thể nằm dài trong đó thôi? Ai sẽ mang đồ ăn đến cho tôi? Đến Sở thú, tôi bảo. Ít khi trong những thành phố chính mà lại không có Sở thú. Tôi nói thêm, Ông đừng đi nhanh quá đấy. Hắn cười. Gợi ra nơi hắn cái ý n! ghĩ là hắn có thể đi nhanh đến Sở thú chắc đã làm hắn thích thú. Trừ phi hắn thấy trước rằng sẽ không có xe. Trừ phi đó chỉ là tôi, là chính con người tôi, mà sự hiện diện trong chiếc xe ngựa chắc đã biến hoá nó, đến độ khi trông thấy tôi, cái đầu nằm trong bóng tối của mui xe và hai đầu gối để sát nơi cửa kính, tên đánh xe có lẽ đã tự hỏi phải chăng đó thật là chiếc xe ngựa của mình, phải chăng đó thật là một chiếc xe ngựa. Hắn nhìn ngay con ngựa, yên tâm. Nhưng có bao giờ người ta biết được tại sao chính mình cười không? Cái cười của hắn dù sao cũng ngắn, là điều dường như đã làm tôi không bàn cãi nữa. Hắn đóng cửa lại và bước lên chỗ ngồi. Một lúc sau, con ngựa chuyển động.

Vâng, hồi đó tôi còn một ít tiền. Số tiền nho nhỏ mà cha tôi đã để lại cho tôi, như một món quà, không điều kiện, hồi ông mất, bây giờ tôi tự hỏi không hiểu người ta có đánh cắp của tôi không. Sau đó tôi không còn tiền nữa. Đời sống tôi không vì vậy mà bớt kéo dài, và nó lại còn kéo dài theo như ý tôi, nghĩa là đến một điểm. Cái bất tiện lớn của tình trạng nói trên, mà người ta có thể định nghĩa như sự tuyệt đối không thể mua gì được, là nó bắt ta vận động. Tỉ dụ, khi ta thật không có tiền, ít khi ta có thể bảo người khác thỉnh thoảng mang đồ ăn lại cho ta đến tận nơi ta ẩn náu. Vậy thì ta bắt buộc phải đi ra ngoài và vận động, ít nhất là mỗi tuần một ngày. Trong trường hợp đó, ta chẳng có một chút gì khéo léo cả, vì bị bắt buộc. Bởi vậy nên tôi đã biết hơi trễ một tí là người ta đang kiếm tôi, về một việc liên quan đến tôi. Tôi không biết là do đường nào nữa. Tôi không đọc báo và tôi cũng không nhớ đã có nói chuyện với bất cứ ai, trong những năm đó, có lẽ trừ ba hay bốn lần, về vấn đề thức ăn. Rốt cuộc chắc tôi đã phong phanh biết được chuyện đó, bằng cách này hay cách khác, nếu không tôi đã không đến có mặt ở văn phòng Luật sư Nidder, có nhiều tên mà người ta không thể quên được kể cũng lạ, và ông ta cũng đã không bao giờ tiếp tôi. Ông ta coi kỹ lý lịch tôi. Cũng khá lâu. Tôi chỉ cho ông xem những chữ đầu tên tôi bằng kim loại bên trong chiếc nón tôi, chúng chẳng chứng tỏ được gì hết, song cũng làm mạnh thêm những gì có thể tin là đúng. Ông ký vào đi, ông ta bảo. Ông đùa nghịch trên tay một cái thước hìn! h trụ người ta có thể dùng đập chết một con bò. Ông đếm đi, ông ta bảo. Một người đàn bà còn trẻ, có lẽ thuộc loại kiếm tiền, đã có tham dự cuộc nói chuyện này, chắc hẳn với tư cách là người chứng. Tôi nhét đống giấy vào túi. Ông lầm đấy, ông ta bảo. Tôi nghĩ lẽ ra ông ta nên bảo tôi đếm trước khi bảo tôi ký, như vậy chắc là đúng hơn. Khi cần, ông ta bảo, tôi có thể tìm gặp ông ở đâu? Khi xuống dưới cầu thang tôi chợt nghĩ đến một điều. Một lúc sau tôi trở lên hỏi ông ta tiền này do đâu mà đến tay tôi, và nói thêm là tôi có quyền biết điều này. Ông ta nói một tên đàn bà mà tôi đã quên mất. Có lẽ bà ta đã từng đặt tôi ngồi lên đùi khi tôi hãy còn bọc tã và có lẽ tôi cũng đã từng vuốt ve bà ta. Có khi như thế cũng đã đủ. Tôi nói rõ, là còn bọc tã, vì sau đó thì những chuyện vuốt ve cũng đã chậm trễ quá rồi. Vậy thì nhờ có số tiền đó mà tôi còn lại được một ít. Rất ít. Đem chia cho những năm sắp tới của đời tôi, thì số tiền chẳng có gì cả, trừ phi những dự đoán của tôi vì bi quan mà đi quá xa. Tôi đập vào miếng ván ngăn bên cạnh chiếc nón tôi, ngay sau lưng tên đánh xe ngựa nếu như tôi đã tính đúng. Một đám bụi từ trong đệm nhồi bông bay ra. Tôi lấy trong túi một hòn đá và tôi cầm nó đập cho đến khi chiếc xe ngựa dừng lại. Tôi để ý thấy chiếc xe không đi chậm từ từ lại, như phần đông các xe cộ ta vẫn thấy, trước khi đứng bất động. Không, chúng tôi dừng lại ngay. Tôi chờ đợi. Chiếc xe ngựa rung rung. Trên chỗ ngồi cao của mình, chắc hẳn tên đánh xe đang lắng tai nghe. Tôi trông thấy con ngựa như là thấy bằng m�! ��t trầ! n của mình. Con vật không có cái dáng điệu phờ phạc của những lúc nghỉ chân ngắn ngủi nhất, nó vẫn chăm chú, hai tai dựng đứng. Tôi nhìn qua cửa sổ, chúng tôi lại chuyển động. Tôi lại đập vào tấm ván ngăn, cho đến khi chiếc xe ngựa ngừng lại lần nữa. Tên đánh xe vừa bước xuống khỏi chỗ ngồi vừa nguyền rủa. Tôi hạ kính xuống để hắn khỏi nghĩ đến việc mở cửa ra. Nhanh hơn nữa, nhanh hơn nữa. Mặt hắn đỏ hơn, bảo rằng tím thì cũng thế. Vì cơn giận, hay vì gió tạt khi xe chạy. Tôi bảo hắn là tôi thuê hắn nguyên ngày. Hắn trả lời rằng hắn phải đưa một đám ma đi vào ba giờ. Ôi những người chết. Tôi bảo hắn là tôi không muốn đến Sở thú nữa. Thôi ta đừng đến Sở thú nữa, tôi bảo vậy. Hắn trả lời đi đâu đối với hắn cũng vậy thôi, miễn là đừng xa quá, vì sợ con vật của hắn không đi được. Và thế là hắn ta ba hoa với tôi về đặc tính của ngôn ngữ của những người cổ lỗ. Tôi hỏi hắn có biết một tiệm ăn nào không. Tôi nói thêm. Ông sẽ ăn với tôi. Tôi cũng thích ngồi ăn với một khách quen, ở những nơi như thế. Có một cái bàn dài nằm giữa hai chiếc băng nhỏ cùng y chiều dài. Qua chiếc bàn hắn kể cho tôi nghe về cuộc đời hắn, về vợ hắn, về con vật, rồi lại về cuộc đời hắn, cuộc đời tàn bạo của hắn, cái chính là do tính tình của hắn. Hắn hỏi tôi có biết câu này nghĩa là gì không, mưa nắng gì cũng ở ngoài đường. Tôi biết được là còn có những tên đánh xe ngựa khác cả ngày chỉ ủ thân trong chiếc xe ngựa ngồi bến, đợi có khách đến lay dậy. Ngày xưa có thể làm như vậy, nhưng bây giờ phải có những phương pháp khác n! ếu ta c! òn muốn sống đến ngày cuối cuộc đời. Tôi phác hoạ cho hắn biết hoàn cảnh của tôi, những gì tôi đã mất và những gì tôi đang tìm kiếm. Cả hai chúng tôi đã cố hết sức để hiểu, để giải thích. Hắn hiểu được là tôi đã mất căn phòng và tôi cần có một căn phòng khác, nhưng phần còn lại thì hắn chẳng hiểu gì cả. Hắn đinh ninh trong trí, và không gì có thể làm hắn bỏ được ý nghĩ đó, là tôi đang kiếm một căn phòng có cả đồ đạc. Hắn móc trong túi ra một tờ báo chiều hôm trước, hay có lẽ hôm kia nữa, và cho mình có bổn phận phải đọc khắp hết các mục rao vặt mà hắn lấy một cây bút chì nhỏ xíu gạch dưới năm hay sáu mục, cũng cây bút chì mà hắn vẫn run run gạch tên những người sẽ thắng cuộc. Chắc hẳn hắn gạch dưới những mục mà nếu ở địa vị tôi hắn cũng sẽ gạch, hay có lẽ những mục đưa chúng tôi trở lại cùng khu phố này, vì con vật của hắn không đi xa được. Chắc tôi chỉ làm hắn bối rối khi bảo với hắn rằng, về đồ đạc trong phòng tôi, tôi chỉ chấp nhận có mỗi cái giường và trước khi tôi thuận đặt chân vào đó, những đồ khác phải được đem ra hết, cho đến cái bàn nhỏ đầu giường cũng vậy. Vào khoảng ba giờ, chúng tôi đánh thức con ngựa dậy và lại lên đường. Tên đánh xe đề nghị tôi lên ngồi trên chỗ bên cạnh hắn, nhưng từ nãy đến giờ tôi đã nghĩ đến chỗ bên trong chiếc xe ngựa rồi và tôi lại vào ngồi chỗ cũ. Chúng tôi đi viếng hết chỗ này đến chỗ khác, một cách có phương pháp, tôi hy vọng thế, những địa chỉ mà hắn có gạch ở dưới. Một ngày đông ngắn ngủi đã sắp tàn. Thỉnh thoảng tôi thấy dường n! hư chỉ! có nhữ g ngày đó là những ngày mà tôi biết đến, và nhất là những giây phút êm đẹp này, phút giây đến trước lúc tàn đêm. Những địa chỉ mà hắn đã gạch ở dưới hay nói đúng hơn hắn đã đánh dấu chữ thập, như những người bình dân vẫn thường làm, hắn tuần tự đem gạch chéo một đường mỗi khi thấy không vừa ý. Hắn đưa tờ báo cho tôi sau đó, và bảo tôi giữ nó cho tôi để chắc chắn khỏi tìm lần nữa đến những nơi mà tôi đã phí công tìm đến rồi. Dù những cửa kính đã đóng, dù có những tiếng kẽo kẹt của chiếc xe và tiếng ồn ào của xe cộ qua lại, tôi vẫn nghe hắn hát một mình trên cao nơi chỗ ngồi của hắn. Hắn thích đưa tôi đi hơn đi đưa một đám ma, đó là một sự kiện sẽ vĩnh viễn kéo dài. Hắn vẫn hát. Nàng ở xa miền đất mà chàng thanh niên oai hùng của nàng đang an nghỉ, lời ca tôi chỉ nhớ có bấy nhiêu đó thôi. Mỗi khi dừng xe hắn bước xuống khỏi chỗ ngồi hắn và giúp tôi bước xuống khỏi chỗ ngồi tôi. Tôi bấm chuông ở chỗ cửa hắn chỉ cho tôi và đôi khi tôi biến mất phía trong nhà. Lại đứng giữa một ngôi nhà bao quanh mình, sau một thời gian quá lâu như thế, tôi còn nhớ, cảm giác tôi bấy giờ thật là kỳ cục. Hắn đợi tôi trên lề đường và giúp tôi bước lên xe lại. Tôi bắt đầu thấy mệt vì tên đánh xe này rồi. Hắn lại trèo lên chỗ ngồi và chúng tôi lại đi. Có một lần nào đó một chuyện đã xảy ra như thế này. Hắn ngừng lại. Tôi giật mình tỉnh dậy và sửa soạn cách bước xuống. Nhưng hắn không đến mở cửa và đưa cánh tay cho tôi, nên tôi bắt buộc phải bước xuống xe một mình. Hắn thắp các cây đèn treo. Tôi thích nh! ững ng�! ��n đèn dầu lửa, dù cùng với những ngọn nến đó là những thứ ánh sáng đầu tiên mà tôi đã được biết, nếu tôi không kể đến những ngôi sao. Tôi hỏi hắn tôi có thể thắp ngọn đèn thứ hai không, vì ngọn đén thứ nhất chính hắn đã thắp rồi. Hắn đưa cho tôi bao diêm của hắn, tôi mở tấm kính nhỏ mặt lồi đặt trên đường bản lề, tôi thắp đèn và tôi đóng lại liền, để cho bấc đèn cháy êm thắm và xán lạn ấm áp trong căn nhà nhỏ tí của nó, nằm kín gió. Tôi có được niềm vui đó. Dưới ánh sáng những ngọn đèn treo, chúng tôi chẳng trông thấy gì cả, chỉ mơ hồ thấy hình dáng hai bên con ngựa, nhưng đứng từ xa người ta cũng thấy được, hai vệt vàng cách nhau lả lướt di động một cách chậm chạp. Khi con vật trước xe quẹo, người tay thấy một con mắt, đỏ hay xanh tuỳ trường hợp, con mắt hình thoi mặt lồi trong sáng và sắc sảo như trong một cánh cửa sổ lớn có lắp kính màu.

Sau khi kiểm xét địa chỉ cuối cùng, tên đánh xe đề nghị giới thiệu tôi vào một khách sạn quen của hắn, ở đó tôi sẽ được dễ chịu. Như vậy là vững rồi, tên đánh xe, khách sạn, y như có thật vậy. Được hắn gửi gắm tôi sẽ không thiếu gì cả. Có đủ mọi tiện nghi, hắn vừa nói vừa nháy mắt. Tôi định vị trí cuộc nói chuyện này trên lề đường, trước ngôi nhà mà tôi vừa bỏ đi ra. Tôi còn nhớ, dưới ngọn đèn treo, cái sườn hũng sâu và hơi ẩm của con ngựa và bàn tay của tên đánh xe đeo găng len trên chỗ nắm cánh cửa xe. Tôi cao hơn mui chiếc xe ngựa hẳn một cái đầu. Tôi đề nghị hắn vào uống một ly. Con ngựa suốt cả ngày nay chưa ăn uống gì cả. Tôi lưu ý tên đánh xe điều đó và hắn trả lời ngựa hắn chỉ ăn nghỉ lại sức một khi trở về chuồng thôi. Nếu nó ăn một cái gì, dù là một trái táo hay một miếng đường, trong khi kéo xe, nó sẽ bị đau bụng và ỉa chảy làm nó không thể đi xa hơn và còn có thể giết chết nó nữa. Vậy nên hắn buộc phải thắt hai hàm con vật bằng một sợi dây đai da, mỗi khi vì lý do này hay vì lý do nọ hắn ở xa không nhìn thấy con vật, để hắn khỏi bị hại bởi lòng tốt của những người qua lại. Sau vài ly, tên đánh xe yêu cầu tôi cho hắn và vợ hắn cái hân hạnh được mời tôi đến nghỉ đêm tại nhà hắn. Nhà không xa. Khi suy nghĩ lại, bằng cái lợi thế tính ngược về trước mà ai cũng biết, tôi cho rằng ngày hôm đó hắn chỉ đi quanh quẩn quanh nhà hắn. Gia đình hắn sống bên trên một căn nhà để xe ở phía cuối một cái sân. Chỗ rất tốt, đối với tôi như vậy là được rồi đấy. Sau khi giới thiệu tôi với vợ hắn, m�! �t người đàn bà mông lớn kinh khủng, hắn bỏ chúng tôi lại đó. Một mình với tôi, bà ta không có vẻ tự nhiên. Tôi hiểu bà ta, trong những trường hợp đó tôi không lúng túng. Không có lý do gì để cảnh này chấm dứt hay kéo dài cả. Vậy thì cần phải chấm dứt. Tôi bảo là tôi đi xuống nhà để xe và ngủ. Tên đánh xe ngựa phản đối. Tôi vẫn cố nài. Hắn lưu ý vợ hắn xem một cái nhọt của tôi trên chóp đầu, vì do lịch sự tôi đã bỏ nón ra. Phải đem mổ đi, bà ta bảo. Tên đánh xe nêu tên một vị bác sĩ mà hắn ta rất kính phục và đã từng chữa cho hắn hết bón. Nếu ông ta muốn ngủ trong nhà để xe, bà ta nói, thì ông ta cứ việc ngủ trong nhà để xe. Tên đánh xe lấy cây đèn trên bàn và đi trước dẫn tôi đến cầu thang đi xuống nhà để xe, đúng hơn đó là một cái thang, bỏ mặc vợ hắn đứng trong bóng tối. Hắn trải một tấm vải phủ ngựa trong một góc dưới đất, trên đống rạ, và để lại cho tôi một bao diêm, trong trường hợp tôi cần thấy rõ trong đêm tối. Tôi không còn nhớ con ngựa đã làm gì trong suốt thời gian đó. Nằm dài trong bóng tối, tôi nghe tiếng động nó gây ra khi nó uống nước, tiếng động rất đặc biệt, tiếng những con chuột đột ngột chạy vụt ra và phía trên đầu tôi những tiếng nói bị nghẽn giọng của tên đánh xe và vợ hắn đang còn phê bình tôi. Tôi cầm bao diêm ở tay, một bao diêm Thuỵ điển lớn. Nửa đêm tôi thức dậy và quẹt một que. Ngọn lửa ngắn ngủi của que diêm cho phép tôi định chỗ chiếc xe ngựa. Đột nhiên tôi thấy muốn đốt căn nhà để xe, rồi ý muốn lại biến đi liền. Tôi tìm thấy chiếc xe ngựa trong bóng tối, tôi mở cửa, nhữn! g con chu! ột Ị trong chạy ra, tôi bước vào. Khi nằm xuống tôi để ý thấy liền là chiếc xe ngựa không còn thăng bằng nữa, chắc chắn nó phải như vậy thôi, khi càng xe dựng xuống đất. Như vậy càng tốt, tôi có thể nằm ngả người, chân để cao hơn đầu bên chiếc băng kia. Nhiều lần trong đêm tôi cảm thấy con ngựa nhìn tôi qua cửa sổ xe, và hai mũi nó thở phì phì. Dây cương tháo hết chắc hẳn nó thấy sự hiện diện của tôi trong xe là lạ lùng lắm. Tôi lạnh, vì tôi quên không cầm theo tấm vải phủ, nhưng không lạnh lắm để có thể đi kiếm để đem lại đây. Từ cửa sổ chiếc xe ngựa, tôi trông thấy cửa sổ căn nhà để xe, mỗi lúc một rõ hơn. Tôi đi ra khỏi xe. Nhà xe giờ đây ít tối hơn, tôi thoáng thấy cái máng chứa đồ ăn, máng cỏ, bộ yên cương được treo lên, còn gì nữa, những cái thùng và những cái bàn chải. Tôi đi đến cánh cửa lớn nhưng không mở ra được. Con ngựa đưa mắt nhìn theo tôi. Vậy chẳng lẽ những con ngựa, chúng không bao giờ ngủ sao? Tôi thấy dường như lẽ ra tên đánh xe nên buộc nó lại, trước máng đồ ăn chẳng hạn. Vậy nên tôi bắt buộc phải trèo cửa sổ ra. Không phải dễ đâu. Nhưng có gì mà lại dễ? Tôi đưa đầu ra trước, bàn tay tôi đã để xoè trên mặt đất ngoài sân mà hai hông tôi hãy còn quằn quại, bị kẹt giữa khung cửa. Tôi còn nhớ những cụm cỏ mà tôi đã đưa hai tay kéo bứt để thoát ra được. Đáng lẽ tôi nên bỏ áo choàng ra và vứt nó qua cửa sổ, nhưng phải nghĩ ra trước mới được. Vừa mới ra khỏi sân thì tôi chợt nghĩ đến một điều gì đó. Cơn mệt. Tôi nhét một tờ giấy bạc trong bao diêm, tôi trở vào trong sân và tôi để bao diêm l�! �n thành! cửa sổ mà tôi vừa mới leo qua. Con ngựa đứng ngay nơi cửa sổ. Nhưng mới bước được vài bước ngoài đường, tôi quay trở vào trong sân và lấy lại tờ giấy bạc. Diêm thì tôi để lại, không phải của tôi. Con ngựa vẫn còn đứng ở cửa sổ. Tôi thấy rõ cả cái lưng con ngựa này. Bình minh hơi ló dạng. Tôi không biết tôi đang ở đâu nữa. Tôi theo phía mặt trời mọc đi tới, nhắm chừng qua loa thôi, để mau được sáng rõ. Tôi muốn thấy chân trời ngoài khơi hay trong sa mạc hơn. Buổi sáng, khi tôi ở ngoài trời, tôi ra đón mặt trời, và buổi chiều, khi tôi ở ngoài trời, tôi đi theo nó, và theo đến tận thế giới của người chết. Tôi không hiểu tại sao tôi đã kể câu chuyện này. Tôi cũng có thể kể một chuyện khác được lắm chứ. Có lẽ một lần khác tôi sẽ có thể kể một câu chuyện khác. Hỡi các người sống trên trần gian, các người sẽ thấy là chuyện nào cũng giống nhau cả.

 

 

———————–

Dịch từ nguyên tác tiếng Pháp “L'expulsé” của Samuel Beckett – trong Nouvelles et Textes pour rien (Les Editions de Minuit, 1958), với 6 minh họa bằng bút sắt của họa sĩ Avigdor Arikha, cũng là một trong những bạn thân thiết của Beckett… “L'expulsé” là một truyện ngắn viết trong vòng một tuần lễ, khoảng 1945-1946, được đăng lần đầu tiên trên tạp chí văn nghệ Fontaine, số 57, Paris, 12.1946 – 01.1947. Samuel Beckett có lần phát biểu là ba truyện ngắn viết năm 1946 của mình, “L'expulsé”, “Le Calmant” và “La fin”, có thể tuần tự được gọi là "Son trẻ", "Chết", và "Mơ hồ". Ba truyện ngắn này thường được các nhà phê bình, và cả những người đọc tài tử, ghép chung với “Premier amour” bởi nhiều lý do: bốn truyện kể sui generis [độc nhất vô nhị] này cùng kể chuyện bằng ngôi thứ nhất [với nhân vật độc thoại đều là những người cô đơn và ít nhiều đều ở trong hoàn cảnh bị trục xuất hay bị ruồng bỏ], cùng có thứ ngôn ngữ hài bất hủ, và nhất là đều buồn cái buồn man mác của con người. Có thể nói bốn truyện kể trên, cùng với “Mercier et Camier”, đánh dấu một khám phá mới về ngôn ngữ, khái niệm, và quang cảnh Beckett trong nghệ thuật truyện ngắn và tiểu thuyết, mở ra những Molloy, Malone meurt, L'Innommable sau đó.

——————————— 

Bản dịch “Kẻ bị trục xuất” đã được đưa vào Tuyển tập các nhà văn Pháp hiện đại, 328 trang, Nhà xuất bản Trình bầy, Saigon, 1969.


Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn

CHIỀU TÀ

Một trong những bức ảnh cuối cùng của Samuel Beckett,

trên đại lộ St.-Jacques, Paris, 1989.

Ông được phát hiện đang nằm trên mặt đất. Không ai nhớ ông. Không ai tìm kiếm ông. Một bà già phát hiện ông. Nói bâng quơ là thế. Chuyện này xảy ra cách đây quá lâu rồi. Bà đang đi lang thang tìm hoa dại. Chỉ hoa vàng thôi. Không nhìn thấy nhưng khi lang thang thì bà vấp vào ông đang nằm ở đó. Ông nằm úp mặt xuống và hai cánh tay dang ra. Ông mặc một áo choàng dày bất kể thời tiết lúc ấy trong năm. Khuất sau thân hình bà là một dãy nút dài được cài dọc từ trên xuống dưới. Những chiếc nút đủ hình thể và đủ cỡ khác nhau. Đứng thẳng người bộ váy vẫn dài quét đất. Trông như váy và mặt đất dính liền nhau. Gần đầu ông có một chiếc mũ nằm lăn lóc trên mặt đất. Cả vành và chóp mũ đều chạm đất. Ông nằm như khuất hẳn trong tấm áo choàng màu lục nhạt. Nếu đứng từ xa dõi mắt tìm chỉ thấy có cái đầu tóc trắng. Phải chăng trước kia bà đã thấy ông đâu đó? Thấy ông đi đứng đâu đó? Không phải thoáng qua quá nhanh. Bà mặc toàn màu đen. Riềm chiếc váy đen dài của bà kéo lê trong cỏ. Ngày đã tàn. Nếu lúc này bà đi về phương đông thì cái bóng của bà đi trước. Một cái bóng đen dài. Lúc ấy là mùa cừu đẻ. Nhưng chẳng có cừu. Bà không thể thấy con cừu nào cả. Nếu có một người thứ ba tình cờ đi về hướng đó thì y chỉ thấy có hai hình hài ấy. Hình hài đầu tiên là của bà già đang đứng. Rồi đến gần thì thấy cái hình hài đang nằm trên mặt đất. Dường như dính liền với nhau. Những cánh đồng bỏ hoang. Bà già mặc toàn màu đen đứng bất động. Cái thân xác bất động trên mặt đất. Màu vàng ở đầu cánh tay đen. Mớ tóc trắng trong cỏ. Phương đông �! �ang chìm vào đêm tối. Không quá nhanh. Thời tiết ấy. Bầu trời u ám suốt ban ngày cho đến chiều hôm. Ở hướng tây-tây-bắc ánh dương rốt cuộc cũng sáng hừng lên cuối chân trời. Mưa? Vài giọt nếu bạn muốn. Vài giọt vào buổi sáng nếu bạn muốn. Lúc này là để kết thúc. Chuyện ấy đã xảy ra cách đây quá lâu. Giam mình trong nhà suốt ngày bà ra ngoài với ánh mặt trời. Bà vội vã băng qua những cánh đồng. Ngạc nhiên vì không thấy ai trên đường đi bà hăm hở bước lang thang tìm những cành hoa dại. Nao nức thấy đêm đang đến. Bà ngạc nhiên nhận ra sự vắng mặt của đàn cừu đông đúc vào lúc này trong năm. Bà đang mặc bộ y phục đen bà đã mặc từ khi trở thành goá phụ ở tuổi đương xuân. Để thay hoa trên mộ bà đi lang thang tìm những loài hoa ngày trước ông yêu thích. Nhưng cần nhặt những cành hoa vàng thì lại chẳng thấy đâu. Chỉ có vài ba cành lác đác. Đây là điều ngạc nhiên thứ ba kể từ lúc bà rời nhà. Bởi mọi năm chúng vẫn mọc xum xuê ở đây vào mùa này. Người bạn cố tri là cái bóng của bà làm bà khó chịu. Thật khó chịu nên bà xoay về hướng mặt trời. Bất kỳ cành hoa nào ngoài lối đi của bà thì bà quơ ngang tay để hái. Bà mong ánh chiều tắt hẳn để bà lại được tự do lang thang trong khoảng tối chạng vạng dài lâu. Tiếng lào xào quen thuộc của tấm váy đen dài chạm vào cỏ làm bà bực dọc thêm. Bà bước đi với đôi mắt khép hờ như tránh tia nắng chói. Có lẽ bà tự nhủ một buổi chiều tà tháng Ba hay tháng Tư thế này thật là quá lạ lùng. Không một ai quanh đây. Không một con cừu. Hiếm hoi một cành hoa dại. Cái bóng và tiếng lào xào phiền nhiễu. Và tột cùng ! sự kinh! ngạc là khi bàn chân bà vấp vào một thi thể. Ngẫu nhiên. Không ai nhớ ông. Không ai tìm kiếm ông. Màu đen và màu lục của hai bộ y phục giờ đây đang chạm vào nhau. Kề bên mái đầu trắng là màu vàng của vài cành hoa đã hái. Khuôn mặt già nua trong tia nắng hửng. Một tư thế tịnh vị[1] sinh động nếu bạn muốn. Theo cách riêng của nó. Từ lúc này trở đi tất cả đều im lặng. Im lặng cho đến chừng nào bà không thể rời bước. Mặt trời rốt cuộc cũng tan biến cùng với mọi cái bóng. Mọi cái bóng nơi này. Khoảng tối chạng vạng chậm rãi trôi qua. Đêm không trăng sao. Tất cả dường như dính liền nhau. Nhưng không còn gì nữa.

——————————

Nguyên tác: “One Evening”, trong Samuel Beckett, The Complete Short Prose, 1929-1989 [S. E. Gontarski, ed.] (New York: Grove Press, 1997), 253-254.

 _________________________

[1]Tư thế tịnh vị (tableau): tư thế bất động trong kịch, khi các diễn viên ngưng mọi động tác trong một khoảnh khắc, và giữ im lặng như một bức tranh.


Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường

CÁI HÌNH ẢNH

SAMUEL BECKETT

(1906-1989)

 

Cái hình ảnh là dòng ý thức / độc thoại nội tâm của một người sắp hoà lẫn vào bùn đất lúc tàn cuộc, muốn sáng tạo lại hay sáng tạo ra “cái hình ảnh” đó cùng với mối tình đầu trên quê hương Ái-nhĩ-lan nông nghiệp xa xưa có những hình ảnh thơ mộng nghe lóm hoặc cóp nhặt trong sách vở, vừa trữ tình vừa hài hước, nhưng rất thực.

 

Bản dịch này bổ sung bản đăng trên Tạp chí Thơ, dịch theo nguyên tác tiếng Pháp L'image (Paris: Les Éditions de Minuit, 1988).

 

Nguyễn Đăng Thường

____________

 Cái lưỡi đóng đầy bùn đất liều thuốc duy nhất vậy thời rúc nó vô miệng đảo bùn đất qua lại rồi nuốt hoặc khạc ra vấn đề cần phải rõ là nó có bổ dưỡng hay không và với viễn cảnh không bị ép buộc phải uống nước thường xuyên tôi nuốt thử một miếng đó là một trong vài điều tôi còn làm được tôi giữ nó trong miệng một lúc vấn đề cần phải rõ là nuốt nó vào người rồi nó có nuôi dưỡng tôi không và với các viễn cảnh đang hé mở phí sức như vậy không gây khó chịu tất cả vẫn còn đấy cái lưỡi lại le ra hồng tươi trong bùn đất đôi tay đang làm gì trong lúc ấy ta phải luôn luôn ngó xem tay ta đang làm gì ừ thì tay trái vẫn cầm cái bị và tay phải ừ thì tay phải sau một chập tôi thấy nó ở đằng kia nơi đầu cánh tay hắn dang ra tối đa trên trục xương bả vai nếu có thể bảo vậy hay đúng hơn nếu có thể làm vậy mở ra và nắm lại trong bùn đất mở nắm là một điều khác mà tôi còn làm được cái động tác nhỏ đó nó giúp đỡ tôi rất nhiều không biết sao tôi vẫn có những mẹo vặt hữu ích như vậy kể cả việc men sát theo các bức tường dưới vòm trời xao xuyến chắc lúc đó tôi cũng đã khôn lanh rồi và bàn tay thì cũng không quá xa chỉ cách chừng một mét thôi nhưng tôi cảm thấy nó như đã thật xa xôi rồi một ngày nào đó nó sẽ tự bò đi trên bốn ngón kể luôn ngón cái vì đã mất một nhưng không phải ngón cái và nó bỏ tôi lại tôi thấy nó đang vươn bốn ngón tới trước như những cái vấu sử dụng các đầu để bám trườn lùi xa bằng những cú phục sức ngang mặt đất tôi cũng thích được ra đi như vậy lần hồi từng đỗi ngắn và đôi chân ch! úng nó đang làm gì ôi đôi chân và đôi mắt chúng nó đang làm gì đôi mắt thì chắc là đang nhắm lại nhưng không bởi vì bất chợt tôi ngó thấy mình đang ở dưới bùn đất tôi nói mình cũng như tôi nói tôi cũng như tôi có thể nói hắn vì nói vậy khiến tôi thấy vui tôi tự gán cho mình số tuổi mười sáu với một ngày khí hậu tuyệt vời để niềm hạnh phúc được thêm trọn vẹn bầu trời xanh màu vỏ trứng có những cụm mây nho nhỏ lướt bay tôi quay lưng về phía mình y như con bé mà tôi lấy tay rờ mông và suy đoán qua những bông hoa rải rác trên thảm cỏ ngọc bích thì lúc đó phải vào khoảng tháng tư hay tháng năm tôi không rõ nhưng với một niềm hân hoan khôn xiết kể những câu chuyện hoa và trời ấy chộp được ở đâu tôi cũng không biết chỉ biết rằng tôi có chúng vậy thôi và nếu suy gẫm qua vài thứ lặt vặt khác nữa như cái rào gỗ sơn trắng và cái khán đài một màu đỏ tuyệt vời thì chúng tôi đang ở ngoài trường đua đầu ngã ngửa ngước nhìn thẳng tới đằng trước hình như vậy im ắng như tượng ngoại trừ các bàn tay đan ngón nơi đầu cánh tay đu đưa trên bàn tay rảnh rỗi hay tay trái của tôi có một món đồ khó tả và hệ quả là trong bàn tay phải của nàng có mép đầu sợi dây xích ngắn cột một con chó săn màu tro thân hình khá to ngồi bệt đầu rũ và bất động phía trước những bàn tay và những cánh tay tương xứng vấn đề là tại sao đã có sợi xích trong cái khung cảnh xanh rờn bao la ấy kế đến là sự hiển hiện lác đác của những cái đốm trắng và xám mà tôi cần phải bảo ngay là những con chiên bé giữa các bà mẹ cừu chẳng rõ mình đã chộp được những mẩu chuyệ! n khuyể! n và chiên ấy ở đâu chỉ biết rằng tôi có chúng vậy thôi gặp một ngày tốt họa may tôi có thể kể tên vài giống chó khác nhau tôi hình dung như vậy thôi đừng tìm hiểu mà làm chi nhất là trong trường hợp một cảnh trí ở tít xa bốn năm dặm ngay trước đầu mũi là cái khối xanh xanh của một ngọn núi dài và thấp đầu của hai đứa tôi ló trên đỉnh núi như do tác động của cùng một cái lò xo hay nếu muốn thì như đầu của hai vật được điều chỉnh cho cử động ăn khớp chúng tôi buông tay quay bước trở lại tôi dextrorsum[1] nàng senestro[2] nàng chuyển dây xích sang tay trái và tôi đồng thời cũng đưa qua tay mặt cái món đồ một gói nhỏ trăng trắng có dáng vẻ của một viên gạch rất có thể là một gói bánh xăn-uých thay đổi chắc là để có thể tiếp tục tay đan tay và chúng tôi quả thật đang làm như thế hai cánh tay lại đu đưa con chó không cục cựa tôi có cái cảm tưởng rất phi lý rằng hai đứa tôi đang nhìn tôi thụt lưỡi múm mím mỉm miệng khi nhìn thẳng vào mặt con bé nó có vẻ ít xấu xí hơn nhưng tôi không bận tâm vì nó tôi với cái mái tóc bàn chải màu tái tê và cái mặt mo đỏ đầy mụn cám cái bụng lòi ra ngoài cửa quần mở hé ống chân cong vẹo dang ra theo dạng chữ v ngược để giữ thăng bằng đầu gối chùn hai chân dạt ra ít nhất là một trăm ba mươi lăm độ nhếch mép ngu ngơ mỉm cười nơi chân trời đít mông hình dáng cuộc đời đang lên áo vải len màu lá xanh giầy bốt ngắn màu chim cu vàng hay t�! �ơng t�! � nơi khuy áo trở bước một lần nữa vào bên trong với chủ đích xích lại gần nhau trong thoáng chốc không mông đụng mông mà mặt đối mặt chín mươi độ đổi động tác và tay nối tay cánh tay đu đưa sự bất động của con chó cái bàn toạ mà tôi đang có ba hai một trái phải chúng tôi lại lên đường mũi trong gió cánh tay đu đưa con chó lon ton chạy theo đầu cúi đuôi cụp trên hai hòn dái chẳng phải tại chúng tôi nó cũng có chung một ý nghĩ cùng một lúc như một thứ triết lý kiểu Malebranche nhưng các con chữ ít hồng hơn của tôi lúc đó nếu có muốn đái thì nó không cần đứng lại tôi gần như muốn thét mày cứ bỏ mặc con nhỏ đó tại cái chỗ đó mà chạy đến chỗ khác cắt mạch máu nơi cườm tay ba tiếng đồng hồ bước chân nhịp nhàng và đây hai đứa tôi trên chóp đỉnh con chó ngồi bệt bên cạnh những cành thạch thảo mũi chúi xuống nhìn dương vật đen và hồng không còn sức để liếm chúng tôi thì ngược lại đã quay gót trở vào bên trong đổi động tác và tay nối tay cánh tay đu đưa hai đứa im lặng thưởng thức biển và đảo hai mái đầu đều quay lại như cùng chung một cái đầu hướng về những cụm khói tỏa trong châu thành tìm kiếm những tượng đài kỷ niệm hai mái đầu quay lại cùng một lúc như gắn liền nhau trên một cái trục bánh xe một thoáng sương mù và chúng tôi lại ngồi thay phiên nhau vừa cắn nhai miếng bánh xăn-uých của mình vừa trao đổi những lời dịu ngọt em yêu quý tôi cắn nàng nuốt anh yêu quý nàng cắn tôi nuốt chúng tôi chưa thì thầm những lời oanh yến vì mồm miệng đang đầy ắp em là tình yêu của anh tôi cắn nàng nuốt anh là kho báu của em nàng cắn tôi nuốt! một th! oáng sương mù và chúng tôi lại băng qua cánh đồng tay cầm tay cánh tay đu đưa đầu ngẩng nhìn rặng núi càng lúc càng xa tôi không còn thấy con chó tôi khÊng còn thấy chúng tôi sàn diễn phong cảnh đã được thu dọn chỉ còn vài con vật tựa những con chiên bằng đá gần chạm vào người một con ngựa tôi chưa từng thấy im lìm đứng khom lưng cúi đầu các con thú biết cảm nhận màu xanh và màu trắng của bầu trời một buổi sáng tháng tư dưới bùn đất thôi đã hết thôi đã xong đèn đóm đã phụt tắt sàn diễn phong cảnh đã trống vắng chỉ còn vài ba con vật rồi cũng lụn tắt luôn không còn màu xanh nữa tôi đang nằm tại cái chỗ đó ở đằng xa phía bên tay phải trong bùn đất bàn tay mở ra và nắm lại phải chi nó bỏ đi luôn thì đỡ khổ cho tôi biết mấy tôi ý thức được rằng mình vẫn mỉm cười nhưng đâu cần nữa từ lâu lắm rồi không cần cười nữa cái lưỡi lại le ra và ấn xuống bùn đất tôi cứ nằm im như vậy và thấy đã hết khát cái lưỡi lại rúc vô và cái miệng lại khép lại bây giờ chắc hẳn nó đang kẻ một đường thẳng ngang thôi đã xong tôi đã sáng tạo được cái hình ảnh.

 (những năm 50)

 ——————————–

Chú thích của người dịch:

L’image có bản dịch tiếng Anh với nhan đề “The Image” in trong tuyển tập As the Story Was Told: Uncollected and Later Prose by Beckett do John Calder và Edith Fournier chuyển ngữ và biên tập (London: John Calder, 1990; New York: Riverun Press, 1990). Một bản dịch khác gồm 20 trang, không ghi tên người dịch nhưng có thể do John Crombie, của nxb Kickshaws Press, do Antonio đóng bìa da, ghi giá bán là $US850 trên website www.polybiblio.com/pjbooks/9739.html

 

_________________________

[1]dextrorsum: theo chiều kim đồng hồ, di chuyển vòng về bên phải. (chú thích của HN-T)

[2]senestro, hay senestrorsum, sinistrorsum: ngược chiều kim đồng hồ, di chuyển vòng về bên trái. (chú thích của HN-T)


Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường

CỦA MỘT TÁC PHẨM BỎ DỞ

Tuy bị gián đoạn nhưng văn bản của Beckett tự nó cũng khá đầy đủ rồi. Ở đây cách kể chuyện chưa thực sự bứt phá, và dù đến sau Nouvelles et Textes pour rien, nhưng theo Robert Cochran, From an Abandoned Work có thể là lời mở đầu tuyệt vời cho các tác phẩm sau.[1]

 _____________

Đứng trong buổi sáng sớm của ngày hôm ấy, tôi còn rất trẻ, và trong tình trạng bất an, và bên ngoài, mẹ lủng lẳng trong chiếc áo ngủ nơi cửa sổ khoa tay và khóc than. Buổi sáng đẹp và mát, trời vẫn trong xanh rất sớm như nhiều khi, nhưng trong tình trạng bất an và hung hãn. Bầu trời chẳng mấy chốc sẽ u ám và mưa sẽ rơi và rơi mãi, cả ngày, cho tới chiều. Rồi bầu trời lại xanh và mặt trời lại xuất hiện trong một giây, rồi tối. Cảm nhận những điều ấy, sự mãnh liệt ấy và biết trước rằng cái ngày hôm ấy nó rồi sẽ như thế nào, tôi dừng lại và quay gót. Bước trở về như thế, đầu cúi xuống để tìm một con ốc sên, ốc đất hay giun. Một mối tình lớn như vậy trong quả tim mình cho các thứ không xê dịch và có rễ, các viên sỏi, các bụi cây và các loại tương tự, không thể kể ra hết. Trong khi một con chim chẳng hạn, hay một cánh bướm, có thể bay lượn xung quanh tôi trên lối đi, tất cả các thứ biết cử động, trên lối đi, một con ốc đất chẳng hạn, đang bò dưới bước chân tôi, không, tôi không có chỗ cho chúng nó. Bảo rằng tôi đổi hướng đi để tìm bắt chúng, thì cũng không đúng, thường thường nhìn từ xa chúng dường như bất động, nhưng chỉ một lát sau là chúng đã tấn công tôi rồi. Chim thì tôi đã nhìn thấy chúng bay tít cao, tít xa, như là đang nghỉ ngơi, qua cái nhìn rất tinh của tôi, nhưng chỉ một lát sau chúng nó đã bủa vây tôi rồi, lũ quạ đã chơi xỏ lá như vậy đó. Vịt thì còn tệ hơn thế nữa kia, bỗng dưng chợt ngó thấy mình trượt bước sẩy chân giữa một bầy! vịt, hay một đàn gà, hay bất kể một loại gia cầm nào khác, thì chẳng có gì tệ hại hơn. Mà dẫu cho đó có là chuyện rất dễ tránh đi nữa thì tôi cũng không thể chuyển hướng để né tránh, không, chỉ bởi cái lý do rất giản dị, là tôi không bao giờ đổi hướng, mặc dù trong đời tôi tôi chưa bao giờ biết định hướng mà chỉ bước đi thôi. Bởi thế mà lộ trình đã khiến tôi phải đổ máu xuyên qua những chồi cây dầy và những đầm lầy sâu, cũng có khi nó đâm đầu xuống nước hay xuống biển tuỳ tiện, khiến tôi mất dấu hay phải lùi bước để khỏi bị chết chìm. Và có thể cuối cùng rồi tôi cũng sẽ chết như vậy nếu không bị chúng níu giữ lại, tôi muốn nói rằng tôi có thể chết chìm, hay chết cháy, dạ phải, có thể tôi rồi cũng sẽ đi tới chỗ đó, hung hăng lao mình vào đống lửa và chết như một bó đuốc người. Rồi tôi ngước mắt nhìn và thấy mẹ vẫn còn ở chỗ cửa sổ lấy tay ra dấu bảo tôi phải về nhà hay là đi luôn, tôi không biết, hoặc là không có lý do, không có lý do nào khác hơn là tình yêu bất lực và đáng thương của bà, và tôi thoáng nghe những tiếng gọi rất khẽ của mẹ. Khung cửa sổ màu xanh lợt, tường màu xám và mẹ tôi trắng và quá mảnh nên cái nhìn của tôi, cái nhìn rất tinh lúc ấy, đã lọt vào tận chỗ tối tăm của căn buồng, và chiếu rọi lên khắp các thứ ấy là ánh mặt trời vẫn còn thấp nơi hướng đông, và tất cả đều rất bé nhỏ vì ở quá xa, tất cả đều tuyệt đẹp, tôi vẫn còn thấy lại như vậy, cái màu xám cũ và cái viền cửa xanh rất mỏng và cái màu trắng mỏng trên cái nền sậm, nếu mẹ chịu đứng im để cho tôi được n! gắm nh�! �n. Nhưng không, trong cái dịp duy nhất mà tôi muốn đứng im tại chỗ để ngắm nghía một v ?gì thì lại không thể thực thi được chỉ vì sự huyên náo của mẹ nơi cửa sổ với những cử động loạn xạ của tay chân mình mẩy lắc lư như thể mẹ đang tập thể dục và cũng có thể lúc ấy mẹ đã làm vậy, tôi rất mong như vậy, bởi tôi không bận tâm về chính mình. Ý nghĩ thiếu liên tục trong đầu là một khía cạnh không hay khác của mẹ. Đã có tuần lễ tập thể dục, rồi tuần lễ cầu kinh và đọc thánh kinh, rồi tuần lễ chăm nom vườn tược, rồi tuần lễ chơi đàn dương cầm và hát, cái này mới thật là rùng rợn, rồi một tuần lễ lười biếng lè phè. Mẹ vẫn luôn luôn thiếu sự kiên trì. Ôi như vậy cũng được thôi, vì tôi thường hay vắng nhà. Nhưng nhanh lên cái phần kế tiếp của câu chuyện trong ngày hôm ấy bỗng chợt hiện về để cho tôi được kể lại, tuy một ngày nào khác vẫn có thể được như thường, phần kế và phần cuối để bước sang một ngày khác, hãy cho mẹ tạm de trong lúc này. Xem nào, trước tiên thì không có chuyện gì cả, như vậy lại càng hay, không có chim rượt đuổi tôi, không có gì trên lối đi ngoại trừ một thằng bé bước sau một con ngựa trắng ở đằng xa, mà cũng có thể là một người đàn ông nhỏ thó hay một người đàn bà. Ấy là con ngựa toàn trắng mà tôi còn nhớ được, một giống ngựa mà người Đức gọi là Schimmel nếu tôi còn nhớ rõ, a chú bé linh hoạt, chú nhỏ ham học, Schimmel, một cái từ rất xinh, cho một lỗ tai Anh. Mặt trời chiếu rọi lên thân hình của nó, như đã chiếu rọi trên thân hình của mẹ, và dường như mặt trời đã rạch một đư! ờng v�! �n đen hay đỏ trên bụng ngựa, có thể là một sợi giây đai, có thể nó đang được người ta dẫn đến một nơi nào đó, để cột vào một cỗ xe hay một cái gì tương tự. Nó băng qua cái lối đi của tôi ở đằng xa, rồi nó biến mất, có thể nó đã lẫn vào màu xanh của cây lá, tôi chỉ được thấy sự xuất hiện đột ngột và sự biến mất của con ngựa. Nó trắng ngời trong ánh nắng, tôi chưa từng thấy được một con ngựa như vậy, từ lúc nghe nói đến, và không còn được thấy lại nữa. Màu trắng, tôi phải bảo ngay rằng màu trắng đã gây một ấn tượng mạnh nơi tôi, tất cả các thứ có màu trắng, như các tấm ra, và các bức tường, và vân vân, kể luôn những đoá hoa, hay chỉ là cái màu trắng đơn thuần, cái ý niệm về màu trắng thôi, không hơn không kém. Nhưng nhanh lên cái phần kế tiếp của ngày hôm ấy và để kết thúc với nó. Xem nào, thảy đều êm xuôi, trước tiên thì không có chuyện gì cả, chỉ có sự hung hăng và con ngựa trắng đó, khi bất thình lình tôi bỗng nổi nóng, một cơn nóng giận hung tợn nhất, rất choá loà. Nhưng tại sao đã có sự nóng giận bất ngờ đó tôi quả thật không rõ, những cơn nóng giận đột ngột đó, chúng biến đời tôi thành một hoả ngục. Nhiều chuyện khác cũng có thể đưa đến kết quả tương tự, như chứng viêm yết hầu của tôi chẳng hạn, tôi chưa từng được thử nghiệm một tình trạng không sưng yết hầu, nhưng tệ nhất vẫn là những cơn nóng giận, tựa như một cơn gió lớn chợt bùng dậy trong tôi, không, tôi không tìm ra lời lẽ để diễn tả. Dù gì thì đó cũng không phải là một sự hung tợn được gia tăng, không phải vậy đâu, có những hôm! tôi c�! �m thấy rất hung dữ từ sáng đến tối mà chẳng có tí nóng giận nào cả, có những ngày khá thì tôi lại tương đối hiền lành như một chú cừu non mà đã nổi nóng tới bốn năm bận. Không, cái ấy rất là khó hiểu, tất cả đều vượt quá sức hiểu biết, mà một cái lý trí kiểu như tôi thường hay vướng phải, luôn luôn rình rập để tự chống đối, có thể tôi sẽ trở lại với cái chuyện này khi đã cảm thấy bớt yếu đuối. Có một dạo tôi đã thử làm cho vơi bớt bằng cách đập đầu vào một vật gì đó, nhưng tôi đã thôi. Tốt hơn cả là cứ bỏ đi, cứ sải chân mà bước cho thật mau. Tới đây tôi thấy cần phải bảo ngay rằng tôi là một kẻ bước đi rất chậm. Tôi không bước lê, tôi không bước lang thang, không phải vậy, tôi chỉ bước những bước thật chậm, thế thôi, những bước rất ngắn và bàn chân khi đã nhấc lên rồi thì phải rất lâu nó mới tìm thấy lại mặt đất. Ngược lại và đại khái thì vẫn có thể bảo rằng tôi là một trong những thằng chạy nhanh nhất trên trái đất, trên từng đỗi ngắn, năm hay mười thước, chỉ sau một giây là tôi đã chạy tới đích rồi. Nhưng tôi không thể tiếp tục làm vậy, không phải vì hụt hơi, mà vì tâm trí, tất cả đều do tâm trí, ảo mộng. Thêm vào đó là sự không thể chạy lắt nhắt vì tôi thuộc loài vạn chân. Không, nơi tôi tất cả đều rị mọ, và đùng một cái, lằn chớp, hồ hởi, vượt ra ngoài, như là một trong những điều mà tôi còn tiếp tục lải nhải trên đường đi, vượt ra ngoài, vượt ra ngoài. May là cha tôi đã qua đời lúc tôi còn trẻ, nếu không thì tôi có thể đã trở thành một ông giáo sư, như đã từng ước ! mơ. Mộ! t anh học trò quá đỗi thật thà, đầu rỗng, nhưng có trí nhớ của một con bò. Một hôm, tôi giảng vũ trụ luận của Milton cho cha nghe, chúng tôi đang ngồi trên đỉnh núi, tựa người vào một tảng đá lớn trực diện biển cả ngoài xa, cha đã phục tôi sát đất. Tình yêu cũng vậy, thời trẻ tôi hay nghĩ ngợi về tình yêu, nhưng không nhiều nếu so sánh với những chuyện khác, vì suy gẫm riết về tình yêu khiến tôi rồi bị mất ngủ. Chưa từng yêu ai cả, vì nếu có thì chắc tôi còn nhớ. Ngoại trừ trong những giấc mơ, nhưng trong mơ chỉ có các con thú, những con thú đẹp như mơ, không có liên hệ với đàn thú ở ngoài đồng, tôi không tìm ra lời lẽ để diễn tả, những sinh vật rất tuyệt vời, phần lớn chúng đều trắng cả. Và nghĩ cho cùng thì đó là một chuyện đáng tiếc, nếu có được một bà hiền thê để giúp đỡ thì bây giờ chắc tôi đã là một nhân vật quan trọng, tôi có thể đang nằm lăn ngoài nắng ngậm ống vố và vỗ những cái mông của các thế hệ thứ ba hay thứ tư, được mọi người khâm phục và nể kính, thầm hỏi trong bữa tối sẽ có những món gì, thay vì kéo lê mãi đôi dép trên những con đường cũ trong mọi thời tiết, bởi tôi chẳng hề thích các chuyện thám hiểm phiêu lưu. Không, tôi không hối tiếc điều gì cả, tôi chỉ nuối tiếc rằng mình đã được thấy ánh sáng mặt trời, ôi sao mà lê thê quá, cái chết, tôi đã bảo như thế rồi mà, nói mãi, thêm mệt. Nhưng mà nhanh lên cái phần kế tiếp, sau chú ngựa trắng, tới cơn nóng giận, mà tôi nghĩ chắc là không có liên hệ với nhau. Tuy nhiên sao lại cứ phải tiếp tục cái câu chuyện này nhỉ, tôi không rõ, nếu một ngày nào đó tôi phải kết thúc nó, thì tại sao lại không làm phứt ngay bây giờ đi? Nhưng đó chỉ là ! những Ê tưởng, không phải những ý tưởng của chính tôi, ôi mặc kệ, xấu hổ ghê. Bởi vì tôi nay đã già yếu lắm rồi, chính trong sự đau khổ và yếu đuối mà tôi đã thì thào tại sao rồi ngừng nói, và những ý tưởng cũ như một cơn lũ trong người tôi dâng lên đến tiếng nói, những ý tưởng cũ đã sinh ra đã trưởng thành với tôi rồi bị dồn nén xuống đáy vực, a ta lại được thêm một ý tưởng nữa. Thôi, chúng ta hãy trở về với cái ngày xa xưa ấy, hay bất cứ một ngày xưa xa nào, và những đôi mắt ngước nhìn từ mặt đất được trao tặng đến những vật trên mặt đất rồi nhìn lên khoảng trời trên cao, rồi lại nhìn xuống, ngước lên và nhìn xuống, và những bàn chân không đi đến nơi nào cả, mà chỉ ráng bước trở về nhà, những bàn chân trong buổi sáng đã rời nhà và đã quay về nhà trong buổi tối, và cái thanh âm của tiếng nói tôi từ sáng đến tối lằm bằm những câu chuyện xưa cũ từ muôn đời tôi không buồn nghe, tiếng nói của tôi trong buổi tối nhưng không phải tiếng nói của mình mà cũng chẳng là một tiếng nói, như một con vượn đuôi xoè đang ngồi hầu chuyện trên vai tôi. Những câu nói thấp và khàn, với cái chứng bệnh viêm yết hầu của tôi thì chẳng phải là một điều đáng để ngạc nhiên. Tới đây tôi phải bảo ngay rằng tôi chẳng hề trò chuyện với một ai, ngoại trừ cha tôi, có thể là kẻ cuối cùng đã được nghe tôi nói. Mẹ tôi cũng vậy, bà cũng đã thôi nói chuyện, thôi trả lời, nếu không thì bà chỉ lằm bằm một mình, từ ngày cha tôi mất. Tôi đã xin tiền mẹ, tôi đâu muốn giấu giếm cái chuyện này, chắc đó là những tiếng nói cuối cùng tôi đã d! ành cho ! mẹ. Đôi khi bà đã tru tréo đằng sau lưng tôi, hay van xin, nhưng không lâu, chỉ vài tiếng thôi, rồi cặp môi già lại mím lại thật chặt nếu tôi có ngước nhìn, và bà xoay nghiêng liếc về phía tôi, nhưng chẳng mấy khi được như vậy. Có khi tôi nghe bà nói chuyện một mình trong đêm tối, hay là tôi chỉ đoán phỏng thôi, hoặc có thể là bà đang đọc kinh lớn tiếng, hoặc có thể là bà đang đọc sách lớn tiếng, hoặc có thể là bà chỉ ôn lại những bài hát cũ, mụ già đáng thương. Hỡi ôi, sau con ngựa và cơn nóng giận tôi hết biết rồi, nhưng cứ tiến tới thôi, rất giản dị như vậy đó, rồi có thể sẽ là sự từ từ quay ngược lại, từ từ tách rẽ từ mé phải hay mé trái, cho tới khi quay hẳn lại, rồi quay trở về. A thầy và mẹ, đức hạnh như vậy đó, chắc là bây giờ họ đang ở trên thiên đường. Sa xuống địa ngục là cái đặc ân mà tôi đang khẩn nguyện, và ở nơi ấy tôi sẽ tiếp tục nguyền rủa các đấng sinh thành, và mong cho họ sẽ ngó thấy và nghe thấy tôi từ trên ấy, điều này dám có thể khiến cho ổng bị nghẹn họng trong niềm hạnh phúc lứa đôi. Dạ đúng, tôi đã tin những lời phỏng định tào lao về cái đời sau, nhờ vậy mà tôi đã thấy hứng khởi, trời ơi đối với một nổi thống khổ như của tôi thì chẳng có cái hư vô nào là thật đáng kể. Dĩ nhiên tôi đã điên rồ vào thuở ấy cũng như vào lúc này, nhưng tôi vô hại, người ta đã nghĩ rằng tôi vô hại, nghĩ bậy nhưng nghe rất hay. Ồ thật ra thì tôi đã không điên rồ, mà chỉ kỳ cục, kỳ cục lai rai, năm này qua năm nọ càng ngày càng tăng, ở những cái chỗ được hít thở tự do chẳng có ai kỳ cục hơn tôi ng�! �y hôm n! ay. Ông giÊ tôi, có phải tôi đã giết ổng như tôi đã giết bà má của tôi không, rất có thể lắm chứ, nhưng không nên bận tâm với cái câu hỏi bể đầu này, bởi vì tôi nay đã già yếu lắm rồi. Các câu hỏi đang dội về làm xáo trộn đầu óc tôi trên đường đi, một cuộc tẩu tán. Bỗng nhiên chúng nó hiển hiện, nhưng không, chúng nó đã trồi lên từ cái đáy vực cũ, rồi nổi và trôi trước khi tan biến, những câu hỏi chắc chắn đã bị đập bể, nghiền nát ngay tức khắc trước khi chúng nó có thể hình thành nếu đầu óc tôi vẫn còn nguyên, nghiền nát. Chúng thường đến từng cặp, bốp, câu này trên câu nọ. Tỉ dụ, Làm sao để tôi tiếp tục thêm một ngày nữa? và rồi, Tôi đã có thể tiếp tục thêm một ngày nữa bằng cách nào vậy? Hoặc là, Có phải là tôi đã giết cha? và rồi, Tôi đã từng giết ai chưa? Như vậy đó, đại khái là từ cái chung đến cái riêng, câu hỏi là câu đáp có thể hiểu như vậy đó, rõ gàn. Tôi tìm đủ mọi cách để chống trả, bước nhanh khi bị tấn công, hung hăng lắc cái đầu lên xuống qua lại, con mắt bấn loạn bắn vào các vật thể, đẩy tiếng thì thầm lên thành một tiếng la, đó là những cách để mình tự giải nguy. Nhưng chúng cũng không cần thiết, còn một cái tật xấu đang ẩn ở một nơi nào đó, nếu là kết cuộc thì tôi có thể dàn xếp được, nhưng tôi đã từng nói biết bao lần rồi, khi đối diện một sự tàn khóc mới, Đây là chung cuộc, nhưng mà vẫn chưa là chung cuộc, tuy rằng chung cuộc chắc cũng chẳng còn xa lắm đâu, tôi sẽ ngã quỵ trên đường đi để không thể đứng dậy được nữa hoặc sẽ nằm cuộn tròn ngủ qua đêm không một bóng ng! ười la! i vãng cho tới lúc trời bừng sáng. Ồ tôi cũng biết rằng mình sẽ chấm dứt và sẽ trở về trạng thái của trước lúc mình hiện hữu, ngoại trừ sự đã nốc cạn hết thay vì sẽ còn được nâng ly, đó là cái hạnh phúc của tôi, và tiếng thì thầm của tôi thường yếu dần và chết dần và tôi khóc vì hạnh phúc trong lúc tiếp tục bước trên đường và vì yêu thương trái đất già nua này đã ấp ủ tôi suốt bao năm tháng không một lời than van như tôi rồi cũng sẽ không còn than van nữa. Tôi sẽ bắt đầu ở chỗ gần sát mặt đất, rồi tan rã và trôi giạt khắp nơi trên quả địa cầu và có thể cuối cùng từ một ghềnh đá vút bay ra biển, một chút gì còn lại của tôi. Một tấn trùn cho mỗi mẫu đất, ôi cái ý nghĩ tuyệt vời, một tấn trùn, tôi không bảo không. Nó đã đến với tôi từ đâu, từ một giấc mơ, hay một cuốn truyện thời thanh xuân đọc trong một xó phòng, hay là một con chữ bất ngờ đã bay đến trên đường, hay là đã ở trong tôi từ bấy lâu nay ẩn núp chờ dịp mang đến cho tôi niềm vui, thế đấy cái thứ ý nghĩ đê hèn mà tôi đã phải phấn đấu lại bằng cách thế tôi đã kể. Nhưng chẳng có gì để thêm vào cho cái ngày với con ngựa trắng và bà mẹ trắng nơi cửa sổ, à xin các bạn xem lại các mô tả về họ ở bên trên, trước khi bước qua một ngày khác xa hơn, chẳng có gì để thêm vào trước khi tiến xa thêm trong thời gian bằng cách nhảy vọt qua hàng trăm hoặc hàng nghìn những chuỗi ngày như tôi đã không thể làm được ở cái thời mà tôi phải lôi chúng ra từng ngày một từng ngày một cho đến cái ngày mà tôi đang tới trong cái lúc này, không, chẳng có gì cả, tất cả ! đã bi�! �n mất ngoạ trừ bà má tôi đứng nơi cửa sổ, con ngựa, sự hung bạo, cái nóng giận, cơn mưa. Nhưng hãy nhanh lên đi chứ, với cái ngày thứ hai và chấm dứt với nó và giải thoát tôi ra khỏi nó và bước qua cái ngày kế tiếp. Ờ thì tôi đây, tôi bị một gia đình hay một bộ lạc hành hung và rượt đuổi để bắt đầu, tôi không biết rõ, một gia đình hay một bộ lạc chồn trắng, chuyện gần như không thể tin được, nhưng hình như là những con chồn bạch. May mà tôi đã, nếu tôi dám nói như vậy, thoát chết, cái mệnh đề này đọc nghe kỳ cục, chắc có trục trặc ở đâu đó. Một kẻ khác rất có thể đã bị cắn và chảy máu đến chết, có thể bị hút trắng máu như một con thỏ, a đây nữa cái từ trắng. Tôi chưa từng nghĩ đến, tôi biết vậy, nhưng nếu tôi đã biết, và đã làm vậy, thì tôi đã chỉ cần nằm xuống để bị vét sạch máu, hệt như một chú thỏ. Nhưng buổi sáng trước hết như thường lệ và cái lúc khởi hành. Khi có một ngày trở lại, vì lẽ này hay lẽ nọ, cái buổi sáng và cái buổi tối của nó cũng sẽ có mặt, dù cho tự bản thân chúng không có gì đáng chú ý, cái lúc khởi hành và cái lúc trở về, ấy là cái mà tôi cho là đặc biệt. Đứng như vậy trong buổi hừng đông xám, yếu và lả tới mức không thể chấp nhận được sau một đêm kinh khủng, không thể ngờ trước được rằng những chuyện sẽ xẩy đến cho mình, ở ngoài và trên đường. Vào khoảng thời gian nào của năm, tôi quả thật không rõ, nhưng cũng không quan trọng? Không phải một cơn mưa thực sự, mà chỉ vài ba giọt, lưa thưa khắp các nơi, một thời gian để cho ta có thể thức dậy, nhưng không, giọt giọt từ! sáng t�! ��i tối, không có mặt trời, cùng một cái ánh sáng xám, sự im lặng chết chóc, không có gì cựa động, không một cơn gió, cho đến tối mò, rồi đen, và một chút gió, tôi có thấy vài cái ngôi sao khi sắp tới gần nhà. Cây gậy của tôi tất nhiên, diệu kỳ thay, tôi sẽ không nói lại nữa, ngoại trừ nếu có thêm ý kiến mới cây gậy của tôi cầm trong tay. Song không có chiếc áo rộng, chỉ có cái áo vét, tôi không chịu nổi cái áo rộng, thùng thình và cứa vào chân, hay đúng hơn một hôm tôi bỗng dưng đâm ghét nó, một sự căm thù bất ngờ và hung bạo. Có rất nhiều bận, áo quần mặc đã xong để lên đường, tôi lại lôi chiếc áo rộng ra và khoác nó vào người, rồi cứ đứng trân giữa phòng không còn những cử động chờ tới lúc có thể cởi nó ra đem mắc vào tủ áo. Nhưng khi vừa xuống tới chân cầu thang và bước ra ngoài đường thì cây gậy tuột khỏi tay và tôi ngã quỵ trên hai đầu gối và ngon trớn ngã té sấp trên bụng, chuyện gần như không thể tin được, và một lúc sau lăn ngược nằm ngửa, tôi không thể nằm sấp mặt chạm đất được lâu, dù có thích chuyện ấy, nằm vậy khiến tôi nghe buồn nôn, và tôi đã nằm xoải người ở đó có thể khoảng nửa giờ, hai tay buông xuôi theo mình và lòng bàn tay chạm vào các viên sỏi và hai con mắt mở to lang thang trên trời. Hay đó chỉ là một cuộc thí nghiệm đầu tiên kiểu đó, đó là câu hỏi thường hay vồ lấy ta ngay tức khắc. Cái ngã tòm xuống đất theo kiểu cổ điển là một chuyện rất quen thuộc đối với tôi, sau đó nếu không bị gãy chân ta lại có thể nhổm dậy tức khắc và tiếp tục vừa bước vừa nguyền rủa Thượng đế và con người! , không ! liên quan tới ái chuyện bị té. Lọt ra ngoài cái đầu tất cả những cái đã từng hiện hữu có cách nào để trở về cái nọc độc duy nhất đề tài của những sự biến đổi vô tận đã luân phiên kéo tới suốt đời để chơi ta bằng những liều lượng nhỏ dần dần cho tới khi cũng gây ra cái chết. Bởi thế cho nên và nghĩ cho cùng thì ở mỗi trận xung kích cái cũ là cái mới, không thể có hai hơi thở giống hệt nhau, không có chuyện tái diễn không ngừng và không có cái gì sẽ trở lại một lần thứ hai. Nhưng bây giờ thì hãy đứng dậy và nhanh lên phần kế tiếp của cái ngày tai hại ấy để chấm dứt với nó và bước qua cái ngày kế. Nhưng mà tiếp tục cái câu chuyện này để làm gì nhỉ, chẳng để làm gì cả. Những chuỗi ngày ở ngoài trí nhớ ngày này qua ngày kia cho tới cái chết của mẹ, rồi một cái chỗ mới chóng thành cũ cho đến cái chết của tôi. Và cuối cùng đã đi đến cái đêm hôm ấy ở giữa những phiến đá với hai cuốn sách của tôi và cái ánh sáng rõ ràng của các ngôi sao nó rồi sẽ xa tôi, như trong cái ngày hôm qua, hai cuốn sách của tôi, cuốn nhỏ và cuốn lớn, tất cả đã biến mất ở nơi xa, nếu không thì có thể là vài khoảnh khắc tản mác, có thể là cái tiếng động nho nhỏ ấy mà tôi không hiểu được bởi thế mà đã gom góp các thứ lại và chui vào trong cái lỗ của tôi, những khoảnh khắc đã thực sự qua lâu rồi nên ta có thể bảo vậy. Đã qua, đã qua, trong trái tim tôi có một chỗ dành cho tất cả những cái đã qua, chứ không cho một người của quá khứ, tôi yêu cái từ này, các chữ đã là những mối tình duy nhất của tôi, vài chữ. Tôi vẫn thường hay sáng tối t! hốt lê! n cái chữ đó khi bước trên đường, và đôi khi tôi thoáng nghe, Vàqua, vàqua.[2] Ồ nếu không mắc cái chứng không ngồi yên một chỗ kinh niên thì có thể tôi đã sống trọn cuộc đời mình trong một căn phòng trống và rộng để bắt những âm vọng, với một chiếc đồng hồ xưa lớn, chỉ để được lim dim đôi mắt và lắng nghe những tiếng gõ, cánh cửa của đồng hồ mở ra để tôi nhìn cái quả lắc, đưa mắt theo dõi động tác qua lại, và những cục chì lòng thòng càng lúc càng xuống thấp cho tới khi tôi rời chiếc ghế bành đứng dậy vặn chìa khoá lên giây, mỗi tuần một lần. Cái ngày thứ ba thì có con mắt của người phu lục lộ nhìn tôi, tôi chợt nhớ lại, cái thằng cộc cằn áo quần rách rưới đứng trong chiếc hố gập người lại làm đôi trên cái mai nếu cái đó là cái mai và nhìn xéo về phía tôi dưới vành nón nỉ cũ, mồm đỏ, vẻ mặt sững sờ vì tôi đã nhìn thấy nó, a, đây rồi, cái ngày mà tôi bắt gặp cái nhìn của Balfe, hồi nhỏ tôi đã kinh như một cái nhìn ác cảm. Nhưng hắn đã chết rồi và bây giờ tôi giống y như hắn. Nhưng nhanh lên cái phần kế tiếp và kết thúc với những cái cảnh xưa cũ ấy và đi đến cái này và cái phần thưởng của tôi. Lúc ấy sẽ không còn như bây giờ, ra ngoài, bước đi, rẽ lối, quay về, từng ngày từng ngày lật qua như những trang sách hay vò nát trong tay ném ra chỗ xa, mà chỉ là một cái ngày hôm nay thật dài không có lúc trước lúc sau, ánh sáng hay bóng tối, từ ấy hay tới khi, cái nửa-ý thức đã ở chỗ nào bị xoá, và từ lúc nào hay bởi cớ chi, mà những thứ tạp nhạp như vậy nữa, lẫn lộn lại thành một, và cứ x! oá mờ ! dần, cho đến khi không còn ì nữa, đã chẳng có gì cả, không thể có được một cái gì ở nơi ấy, sự sống và cái chết hoàn toàn không, các thứ như vậy đó, chỉ là một tiếng nói mơ màng và lằm bằm khắp xung quanh, coi đó như đã là một cái gì rồi, tiếng nói ngày xưa đã từng ở trong miệng. Ờ thì khi đã vượt qua chiếc cổng sắt rồi và đã ở trên đường đi rồi thì sẽ xảy ra chuyện gì, tôi thực tình không biết, khi tìm thấy tôi lại thì tôi đã ở trên ấy giữa những cành lá dương xỉ, quất gậy qua bên phải và qua bên trái đến rướm nước và văng tục, đồ rác rưởi, cũng những lời thô tục đó không ngừng, hy vọng chẳng có ai nghe. Cổ họng bỏng rát, nuốt là một cực hình, và còn thêm cái lỗ tai đã bắt đầu lảng, dù tôi đã ngoáy tận đáy, vô phương cứu chữa, chắc là màng nhĩ đã bị những cục cứt ráy già đè lên. Êm ả lạ thường trên vạn vật và trong tôi cũng hoàn toàn yên tĩnh, một sự trùng hợp, nhưng cớ chi cái tràng tiếng chửi rủa đó tôi thật tình không rõ, không, đừng nói bậy bạ, và chém chặt với cây gậy như tôi đã làm vậy, cơn điên cuồng nào đã xâm chiếm tôi, tôi một kẻ rất hiền lành và yếu đuối và không thể tiếp tục bước trên con đường của mình nữa. Lúc này có những con chồn trắng không, không, trước tiên tôi lại ngã quỵ, như vậy, và mất hút trong những cành lá dương xỉ, cao đến thắt lưng tôi, trong lúc tôi đi đường tôi. Chúng nó thật là tợn những cành lá dương xỉ ấy, như bị hồ cứng, gần như là gỗ, những cành cây thật gớm ghiếc, xước da đùi qua ống quần, rồi thì những cái lỗ sâu chúng nó che lấp, trật giò là té xuống gãy ! chân, v�! �n chương chữ nghĩa [3] kỳ cục, hy vọng sẽ chẳng có ai đọc, té không ai hay, nằm đấy mấy tuần lễ không ai nghe, tôi đã nghĩ như vậy ở trên ấy, trên ngọn núi cao ấy, không, đừng nói bậy nói bạ, luôn luôn chỉ đi trên đường tôi thôi, cái thân hình của tôi nó cố hết sức lúc tôi vắng mặt.

 

(1957)

 

Nguyễn Đăng Thường dịch từ nguyên tác “d’un ouvrage abandonné”

trong tuyển tập của Samuel Beckett, Têtes-Mortes (Paris: Les Éditions de Minuit, 1967).

 _________________________

Chú thích của người dịch:

[1]Robert Cochran, Samuel Beckett, A Study of the Short Fiction (New York: Twayne Publishers, 1991).

[2]Trong nguyên tác: Épassé, épassé, tân ngữ do Beckett sáng chế, có thể là “Eh + passé” (“Ê + đã qua” hay “Ê + quá khứ”) hoặc “Et + passé”(“Và + đã qua” hay “và + quá khứ”).

[3]Trong nguyên tác: quel français (tạm dịch: “tiếng tây tiếng u quái gở”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét