Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Nhat Ky.html

Franz Kafka

Nhật Ký

Mục Lục

Thông tin ebook

Lời nói đầu

Phần 1

Phần 2

Phần 3

Phần 4

Thông tin ebook

Tên truyện : Nhật Ký

Tác giả : Franz Kafka

Dịch giả : Ðoàn Tử Huyến

Nguồn : http://vnthuquan.net

Convert : Bùi Xuân Huy (santseiya_TVE)

Ngày hoàn thành : 30/03/2007

Nơi hoàn thành : Hà Nội

http://www.thuvien-ebook.com

Lời nói đầu

Franz Kafka là một trong những nhà văn phức tạp nhất của thế kỉ XX – phức tạp ngay trong chính tư tưởng sáng tác của ông, phức tạp cả ở sự tiếp nhận, đánh giá ông của công chúng và các nhà nghiên cứu, phê bình khắp thế giới. Ðể hiểu ông hơn phải cần đến những chìa khoá dẫn vào cánh cửa tâm hồn ông. Nhật kí của Kafka, nhiều trăm trang, được viết rải rác trong nhiều năm, là một trong những chìa khoá quan trọng đó. Vì vậy, trong khi làm Tuyển tập tác phẩm Kafka, chúng tôi cố gắng chọn dịch một số trang nhật kí của ông, nhằm giúp bạn đọc có thêm tư liệu tìm hiểu cuộc đời và tác phẩm của nhà văn “bí ẩn” này. Dịch nhật kí rất khó, đặc biệt là nhật kí Kafka, chúng tôi là người đầu tiên làm việc này, – nghĩa là dịch nhật kí Kafka sang tiếng Việt, mà lại qua một thứ tiếng trung gian, – nên chắc chắn không thể nào tránh khỏi sai sót (ngay ở hai bản tiếng Nga của cùng một dịch giả mà chúng tôi sử dụng đã có những khác biệt nhiều khi trái nghĩa nhau, nên rất khó xử lí). Chúng tôi chỉ hi vọng rằng đây mới là bước đầu có ích cho người khác về sau tiếp tục công việc hoàn chỉnh, tốt hơn. Mong được bạn đọc thông cảm, các nhà nghiên cứu, phê bình chỉ bảo, giúp đỡ.
Bản dịch nhật kí này được Ðoàn Tử Huyến thực hiện từ bản tiếng Nga (của E. Caxeva in trong tạp chí Những vấn đề văn học số 3 năm 1968, tham khảo thêm văn bản lấy từ Internet), có sử dụng một số đoạn do Nguyễn Văn Thảo và Nguyễn Kiều Diệp phác dịch và Ðoàn Tử Huyến hiệu đính. Người dịch cám ơn dịch giả tiếng Ðức Lê Chu Cầu, hiện đang sống v! à làm việc ở Cộng hoà Liên bang Ðức, đã nhiệt tình đọc đối chiếu với nguyên bản tiếng Ðức và góp nhiều ý kiến sửa chữa cho bản dịch này.

Phần 1

1910

19 tháng 7


Tôi thường nghĩ đến điều này và lần nào cũng đi đến kết luận: sự giáo dục tôi được nhận đã mang hại cho tôi rất nhiều. Lời trách móc này liên quan đến vô số người, quả thật, họ đang đứng ngay đây, và như trên những bức ảnh chụp chung đã cũ, họ không biết phải làm gì với nhau: họ không nghĩ đến việc cúi nhìn xuống, mà mỉm cười vì chờ đợi căng thẳng cũng không dám. Ở đây có cha mẹ tôi, một số là họ hàng, thầy giáo của tôi, chị làm bếp mà tôi còn nhớ, một vài cô học trường múa, một vài người khách trước kia thường đến thăm nhà tôi, một vài nhà văn, thầy giáo dạy bơi, người soát vé, viên thanh tra học đường, rồi những người tôi chỉ mới gặp một lần trên phố, và còn thêm những người nào đó mà bây giờ tôi không thể nhớ ra, và cả những người tôi sẽ không bao giờ nhớ đến, và cuối cùng là những nguời mà giờ lên lớp của họ, vì mải nghĩ đến một chuyện gì đó mà tôi hầu như không chú ý tới, – tóm lại, họ nhiều đến nỗi cần phải gắng ghi nhớ để không nhắc tới một người nào đó hai lần. Và tôi hướng lời trách móc của mình tới tất cả bọn họ, bằng cách đó giới thiệu họ với nhau, và không chấp nhận bất cứ lời phản đối nào. Thật sự là tôi đã nghe chúng quá đủ rồi và bởi vì phần lớn những lời phản đối này tôi không thể tranh cãi nổi, nên tôi chẳng làm được điều gì khác ngoài việc ghi chúng vào sổ nợ và nói rằng, hệt như sự giáo dục tôi được nhận, những lời phản đối của họ cũng mang hại cho tôi nhiều lắm.
Có thể, mọi người nghĩ dường như tôi được nuôi dạy ở một nơi khỉ ho cò g�! �y nào đó? Không, tôi đã được nuôi dạy ở thành phố, ở chính trung tâm thành phố. Không phải nơi bãi hoang, không phải nơi rừng rú, không phải trên bờ hồ. Cha mẹ tôi và những người quanh họ tới giờ cau có và tái xám mặt mày vì những lời trách móc của tôi, nhưng rồi họ dễ dàng bỏ qua và mỉm cười, vì rằng tôi đã thu hai tay về và đặt lên trán và nghĩ: giá như tôi là một cư dân nhỏ bé của bãi hoang, tai lắng nghe tiếng quạ kêu, phơi mình dưới ánh trăng lạnh – cứ cho là đầu tiên tôi còn quá yếu dưới sức nặng của những đức tính tốt đẹp mà chúng sẽ phải phát triển thật mạnh mẽ trong tôi như loài cỏ dại được sưởi ấm bởi ánh nắng từ mọi phía xuyên qua những khe đổ nát và chiếu sáng chỗ nằm của tôi được kết lại bằng dẫy trường xuân[1]


27 tháng 11


Bernhard Kellermal đọc thành tiếng: “Một vài đoạn chưa in trong bản thảo của tôi”, – ông ta bắt đầu như vậy. Có vẻ ông ta là một người dễ thương: bộ tóc gần như bạc trắng, dựng ngược, mũi nhọn, mày râu nhẵn nhụi và đôi lưỡng quyền chuyển động như những đỉnh sóng trên đôi gò má. ông ta là một nhà văn tầm tầm nhưng cũng có những đoạn khá. (một người đàn ông đi ra hành lang, húng hắng ho và nhìn quanh xem có ai ở ngoài đó không); một người trung thực, muốn đọc hết những gì đã hứa, nhưng thính giả không muốn, vì câu chuyện đầu tiên về bệnh viện tâm thần làm cho họ sợ: vì buồn chán bởi cách đọc, những người nghe, mặc dù câu chuyện có nội dung ít nhiều hấp dẫn, vẫn từng người một hăng hái bỏ ra khỏi phòng như thể việc đọc sách đang xảy ra ở phòng bên cạnh chứ không phải ở đây. Khi ông ta đọc xong một phần ba câu chuyện, dừng lại để uống cốc nước, có khối người đã bỏ đi. Ông ta lo lắng: “Sắp hết rồi”, – ông ta nói dối. Khi ông ta kết thúc, mọi người đứng dậy, có tiếng vỗ tay rời rạc như thể giữa đám đông đã đứng cả dậy, có người nào đó vẫn ngồi và vỗ tay cho chính mình nghe. Kellermal muốn đọc tiếp – thêm một hoặc thậm chí vài truyện nữa. Nhưng nhìn thấy mọi người đều ra về hết, ông ta há hốc miệng. Cuối cùng, nghe theo lời khuyên của ai đó, ông ta nói: “Tôi muốn đọc thêm một chuyện cổ tích ngắn nữa, chỉ mất mười lăm phút. Sẽ nghỉ giải lao năm phút”. Một số ở lại, và ông đọc câu chuyện cổ tích khiến cho người nghe như thể được quyền leo qua đầu mọi người để chạ! y bán sống bán chết ra cửa.


15 tháng 12


Tôi khó có thể tin vào những kết luận được rút ra từ tình trạng kéo dài đã một năm nay của mình – tình trạng của tôi quá ư là nghiêm trọng. Tôi thậm chí còn không biết liệu tôi có thể nói rằng đây là tình trạng mới? Ðúng ra tôi nghĩ: đây là tình trạng mới, tôi đã từng gặp phải những điều tương tự, nhưng như thế này thì chưa bao giờ. Tôi dường như là một phiến đá, dường như là tấm bia mộ của mình, không có đến cả một kẽ hở để tin hay nghi ngờ, để yêu hay căm ghét, để can đảm hay sợ hãi trước một điều gì đó đặc biệt hay nói chung – chỉ có một mảnh hi vọng bấp bênh, chẳng hơn gì những lời văn bia trên mộ. Hầu như không có một từ nào tôi viết ra được kết hợp với các từ khác, tôi nghe thấy các phụ âm cọ vào nhau loảng xoảng, còn các nguyên âm hát phụ hoạ theo như những gã da đen trên sân khấu. Những hoài nghi vây chặt từng từ, tôi nhìn thấy chúng trước khi nhìn thấy các từ, – mà tôi nói gì vậy! – tôi hoàn toàn không thấy từ, tôi chỉ bịa ra nó. Nhưng đấy vẫn chưa phải là điều bất hạnh nhất, – giá mà tôi có thể bịa ra được những từ có thể xua tan đi mùi tử khí, để nó không xộc vào mũi tôi và mũi độc giả.
Khi ngồi vào bàn viết, tôi cảm thấy tình trạng của mình còn tồi hơn cả người bị ngã gãy cả hai chân trong dòng xe cộ ở Place de l Opéra. Những cỗ xe lặng lẽ, mặc cho tiếng động do chúng gây ra, kéo đến và tản về mọi hướng, và cái trật tự, – còn tốt hơn cái trật tự do cảnh sát lập nên, – khiến cho người đó đau đớn, bịt mắt anh ta lại và xua trống quảng trường và đường phố &! #8211; không cho xe cộ quay lại. Cuộc sống sôi động làm anh ta đau đớn bởi vì anh ta đang cản trở sự hoạt động, nhưng cả sự trống vắng cũng không kém khổ sở vì nó bỏ mặc anh ta cho sự đau đớn.


16 tháng 12


“Con đường cô đơn” của W. Fred[2]. Những cuốn sách loại này được viết như thế nào? Một người vừa đạt được một cái gì đấy nho nhỏ đã đem tài năng của mình rải căng lên cả một cuốn tiểu thuyết lớn khiến đến buồn nôn, thậm chí cả khi ta thán phục sự hăng hái mà anh ta dùng để cưỡng hiếp tài năng của mình.
Ðể làm gì cái lối coi thường các nhân vật phụ mà tôi đã đọc trong các cuốn tiểu thuyết, kịch và v.v? Tôi cảm thấy thật gần gũi với họ! Trong cuốn “Những cô gái ở Bishofsberg”[3] (nó được gọi như thế thì phải?) có nói về hai cô thợ may may đồ cho cô dâu. Cuộc sống của hai cô gái ra sao? Họ sống ở đâu? Họ đã làm cái gì nên tội để người ta không cho họ vào vở kịch? Họ chỉ được phép chìm nghỉm trong cơn mưa rào, từ phía ngoài một lần cuối áp mặt vào ô cửa sổ của con tàu Noe để khán giả ngồi ở hàng ghế của tầng trệt trong thoáng chốc nhìn thấy một cái gì đó lờ mờ.


17 tháng 12


Nếu người Pháp mà có tính cách của người Ðức, thì hẳn là người Ðức sẽ khâm phục họ lắm!
Việc tôi vứt bỏ và gạch xoá quá nhiều – mà đó là cái tôi đã làm với hầu hết những gì tôi viết ra trong năm nay – cũng rất cản trở việc viết lách của tôi. Ðó là cả một ngọn núi, nhiều gấp năm lần những gì nói chung tôi đã từng viết trước đây. Và chỉ riêng bằng cái khối lượng ấy nó đã hút đi mất tất cả những gì tôi đang viết từ ngay dưới ngòi bút của tôi.


19 tháng 12


Bắt đầu đi làm. Sau bữa trưa tôi đến nhà Max[4]
Ðọc một ít nhật kí của Goethe[5]. Thời gian đã tráng một lớp lặng tờ lên cuộc đời ông, những cuốn nhật kí làm cho nó toả sáng. Sự rõ ràng của tất cả các sự kiện làm chúng trở thành bí ẩn, cũng như hàng rào công viên làm dịu mắt khi ta quan sát những bãi cỏ rộng và đồng thời khiến sự ngưỡng mộ của chúng ta được tăng lên.
Bà chị gái vừa lập gia đình đến thăm chúng tôi lần đầu tiên.


20 tháng 12


Tôi lấy gì để biện hộ lời nhận xét ngày hôm qua về Goethe (gần như nó không đúng, cũng như cái cảm giác đã được ghi lại, bởi vì cảm xúc thật đã bị tan đi khi chị gái tôi đến)? Không có gì cả. Tôi lấy gì để biện hộ việc hôm nay tôi chưa viết được chữ nào? Không có gì cả. Hơn nữa tình trạng của tôi không phải là xấu nhất. Bên tai tôi lúc nào cũng vang lên lời kêu gọi: “Hãy đến đi, hỡi toà án vô hình.”

21 tháng 12


Ở nhà Baum[6], tôi đã nghe những đoạn tuyệt vời. Tôi đuối sức như xưa nay vẫn thế. Một cảm giác như tôi đang bị trói chặt và đồng thời lại một cảm giác khác, giống như nếu tôi được cởi trói ra thì còn tồi tệ hơn.
Những chỗ đáng chú ý trong truyện “Những chiến công của Alecxander Ðại đế” của Mikhail Kuzmil[7]: “Ðứa trẻ, nửa trên của nó đã chết, còn nửa dưới cho thấy tất cả dấu hiệu của sự sống. Một cái xác sơ sinh với đôi chân nhỏ đỏ hỏn đang động đậy”. “Những ông vua tà giáo Gog và Magog ăn sâu và ruồi bị đẩy vào những bãi đá chìm và bị dán đạo bùa Salomon cho đến ngày tận thế”. “Những dòng lũ đá, thay vào nước là những luồng cát đá chạy ầm ầm, ba ngày chạy xuống phía Nam, ba ngày chạy lên hướng Bắc”. “Những ngưòi đàn bà Amazon, ngực phải bị đốt cháy, tóc cắt ngắn, đi ủng đàn ông”. “Những con cá sấu đốt cháy cây bằng nước tiểu của mình.”


22 tháng 12


Hôm nay tôi thậm chí không dám trách móc mình. Nếu những lời trách móc ấy vang lên trong ngày trống rỗng này thì chúng sẽ có tiếng vọng thật tởm lợm.


27 tháng 12


Tôi không còn sức để viết một câu nào nữa. Và nếu nói về lời, nếu như có thể thêm một lời đủ để quay đi trong nhận thức thanh thản rằng lời đó chứa đầy bản thân ta.

1911

12 tháng 1


Chân dung Schiller, do Schadow[8] vẽ năm 1804 tại Berlin, nơi ông được long trọng tổ chức lễ mừng. Không thể tóm được khuôn mặt vào đâu chắc hơn là vào cái mũi này. Nó hơi bị kéo dài xuống dưới do thói quen vuốt mũi trong lúc làm việc. Một người dễ mến, đôi má hơi hóp, gương mặt cạo nhẵn khiến trông như một ông già.


14 tháng 1


Tiểu thuyết “Hai vợ chồng” của Beradt[9]. Dùng không đúng nhiều từ Do Thái. Thường xuyên tác giả xuất hiện bất ngờ không hiểu để làm gì, chẳng hạn: “Tất cả mọi người đều vui vẻ, nhưng có một người ngồi không vui”. Hoặc: “Và có một ngài Stern nào đó đến (người mà chúng ta đã biết đến tận xương tuỷ)”. Những đoạn tương tự như vậy cũng có ở Hamsun[10], nhưng ở đó rất tự nhiên, như những cành lá mọc trên cây. Còn ở đây nó bị cấy ghép vào hành động như người ta trộn thuốc vào đường. Một cách vô cớ, sự chú ý bị hút vào những câu kì quái nào đó. Ví dụ như: “Anh ta loay hoay trên mái tóc cô này, loay hoay, loay hoay mãi.” Những khuôn mặt riêng rẽ, mặc dù không được chiếu rọi bằng một luồng ánh sáng mới, nổi lên khá rõ, rõ đến mức đôi chỗ nếu có những sai sót thì cũng chẳng ảnh hưởng gì. Các nhân vật phụ phần lớn là vô vọng.


19 tháng 1


Có lẽ vì tôi đã kiệt sức đến tận cùng – năm vừa qua tôi chỉ tỉnh táo được chưa đầy năm phút, ngày nào tôi cũng mong mỏi được biến khỏi mặt đất này, hay, – mặc dù điều này không cho tôi một hi vọng nào – bắt đầu tất cả lại từ đầu như một đứa bé con. Bề ngoài tôi sẽ dễ dàng hơn khi đó. Bởi vì hồi đó tôi chỉ có thể mơ hồ hình dung làm cách nào để đạt được điều đó, cố hướng đến một hình ảnh mà bằng mỗi lời nói gắn chặt với cuộc đời tôi, mà tôi có thể ép chặt vào lồng ngực và có thể kéo tôi ra khỏi chỗ. Tôi bắt đầu với những nỗi thống khổ thật khủng khiếp (thật ra, chúng không thể so sánh với những nỗi thống khổ hiện tại). Những điều viết ra đã ám ảnh tôi bao nhiêu ngày bằng sự lạnh lẽo! Nhưng sự nguy hiểm ẩn trong nhận thức của tôi lớn tới mức những quãng nghỉ mà nó giành cho tôi nhỏ nhoi đến nỗi tôi đã hoàn toàn không còn cảm nhận sự lạnh lẽo đó, – điều này tất nhiên chẳng làm tôi thấy đỡ bất hạnh hơn.
Một lần tôi định viết cuốn tiểu thuyết nói về hai anh em thù địch lẫn nhau. Một người bỏ đi sang Mỹ, trong khi người kia phải ngồi tù ở Châu Âu. Tôi chỉ thỉnh thoảng viết được một đôi câu là đã cảm thấy mệt. Một chiều chủ nhật chúng tôi đến nhà ông bà chơi; sau khi ăn no bánh mì đặc biệt mềm với bơ mà ông bà luôn đưa ra mời khách, tôi bắt đầu viết về cái nhà tù đó. Hoàn toàn có thể là tôi làm điều đó vì hiếu danh, và bằng tiếng sột soạt của tờ giấy trên khăn trải bàn, bằng tiếng gõ bút chì, bằng cái nhìn quanh lơ đãng dưới ánh đèn, tôi muốn gợi cho ai đ! ó ý muốn cầm lấy những gì tôi vừa viết ra, đọc nó và tỏ ra khâm phục tôi.
Trong một đoạn tôi tập trung mô tả hành lang nhà tù, chủ yếu là bóng tối và sự lạnh lẽo; tôi viết những lời đầy thông cảm về người em trai bị bỏ tù, vì anh ta là người tốt. Có thể tôi cảm thấy mình miêu tả không được biểu cảm lắm, nhưng từ ngày đó tôi không bao giờ còn để ý đến những cảm giác như thế mỗi khi ngồi bên chiếc bàn tròn trong căn phòng quen thuộc giữa những người thân quen (sự rụt rè trong tôi lớn đến nỗi giữa những gì thân quen tôi đã thấy mình hạnh phúc một nửa), và không một phút nào tôi quên rằng mình còn trẻ và cuộc sống bình lặng hiện nay không phải để cho tôi) – có điều gì đó lớn lao đang gọi tôi đến.
Cuối cùng, một người chú vốn thích giễu cợt cầm lấy một trang giấy tôi viết, – tôi chỉ giữ lại một cách yếu ớt – liếc nhìn qua rồi trả lại tôi, thậm chí chẳng buồn cười lấy một tiếng; ông quay sang những người khác đang theo dõi cử chỉ của ông, phán: “Toàn chuyện cũ rích.” Còn với tôi ông chẳng nói một lời nào. Tôi vẫn ngồi im như cũ, mặt cúi xuống trang giấy hoá ra là vô dụng của mình, nhưng thực sự tôi đã bị đẩy ra khỏi cộng đồng bằng một cú đá; nhận xét của người chú về sau bám rễ trong tôi, một thế giới lạnh lẽo của cuộc sống chúng tôi đã mở ra trước mặt tôi ngay trong gia đình, cái thế giới mà tôi cần phải dùng lửa để sưởi ấm, nhưng ngọn lửa ấy tôi chỉ mới đang dự định đi tìm.


19 tháng 2


Hôm nay khi tôi muốn dậy khỏi giường thì lại ngã vật xuống. Nguyên nhân rất đơn giản: tôi đã làm việc quá sức. Không phải vì phải đi làm ở công sở, mà vì công việc khác của tôi. Ði làm chỉ chỉ chiếm một phần khiêm tốn vì rằng: giá như tôi không phải đi đến công sở để có thể bình thản sống vì công việc của mình và hàng ngày không phải tiêu phí sáu tiếng đồng hồ ở đấy, tôi cực kì chán các ngày thứ 6 và thứ 7 bởi vì tôi có nhiều việc phải làm, tôi chán đến mức Ông không thể tưởng tượng nổi đâu. Xét cho cùng – tôi biết – đây là chuyện vớ vẩn, chỉ mình tôi có lỗi, công việc ở Sở chỉ đưa ra những yêu cầu chính đáng và đơn giản. Nhưng đối với tôi đó là cuộc sống hai mặt đáng sợ, lối thoát của nó, có lẽ, chỉ có một – là tôi sẽ hoá điên. Tôi viết ra điều này vào buổi sáng rạng rỡ, và chắc là tôi đã không viết ra nếu đó không phải là sự thật và nếu tôi không thương Ông như một người con thương cha.

Tuy nhiên, ngày mai có lẽ tất cả lại như cũ, và tôi sẽ đi làm, ở đó câu đầu tiên tôi nghe thấy là Ông muốn tống tôi ra khỏi phòng do ông phụ trách.


20 tháng 12


Những chàng trai trẻ, trông chỉn chu, ăn mặc đẹp đang đi dạo bên cạnh tôi khiến tôi nhớ lại thời trẻ của mình và vì thế họ gây cho tôi cảm giác khó chịu.
Những bức thư của anh chàng Kleist[11], 22 tuổi. Từ chối không theo đường binh nghiệp. Ở nhà mọi người hỏi: Ðể theo nghề kiếm ăn nào? – người ta chỉ có thể nghĩ về một nghề như vậy mà thôi. Cậu có thể lựa chọn – luật sư hay tài chính. Nhưng cậu có quan hệ nào ở trong triều không? “Thoạt đầu tôi bối rối trả lời là không có, nhưng sau đó tôi tuyên bố đầy tự hào rằng, giả sử nếu tôi có những quan hệ nào đấy, tôi, theo quan điểm hiện nay của mình, sẽ lấy làm xấu hổ nếu phải hi vọng vào chúng. Mọi người cười; tôi cảm thấy mình đã trả lời một cách xốc nổi. Cần phải tránh nói to lên những chân lí như vậy.”


28 tháng 3[12]


“Dường như có một sức hút mạnh kéo tôi đến với thần trí luận, nhưng đồng thời tôi cảm thấy rất sợ nó. Tôi sợ nó sẽ gây cho tôi một cơn hoảng loạn mới, nó có thể rất nguy hiểm đối với tôi, bởi vì tình trạng bất hạnh hiện nay của tôi chính là do hoảng loạn mà ra. Nguyên nhân của sự hoảng loạn là: hạnh phúc của tôi, tất cả những khả năng và cơ hội trở thành có ích của tôi đã từ lâu rồi nằm trong việc viết lách của tôi.Và ở đây tôi thấy xuất hiện những trạng thái (không thường xuyên), theo tôi rất giống với những trạng thái thấu thị tiên tri mà Ngài đã mô tả, thưa tiến sĩ; lúc đó tôi sống hoàn toàn với từng mơ tưởng và mỗi một mơ tưởng đó tôi thể hiện và cảm nhận không chỉ nơi tột cùng sức lực của riêng tôi, mà của con người nói chung. Nhưng những trạng thái này lại bị tước đi, mặc dù không hoàn toàn, sự yên ổn vốn thường mang lại cho nhà tiên tri niềm hưng phấn. Tôi cảm thấy như thế vì những tác phẩm khá nhất của tôi được viết ra không phải trong các trạng thái đó.
Nhưng tôi đã không thể hiến hết mình cho việc sáng tác như lẽ ra phải thế, vì nhiều lí do: không kể hoàn cảnh gia đình, tôi sẽ không thể tồn tại được chỉ bằng lao động văn học ít ra là vì tôi viết các tác phẩm của tôi rất chậm và vì tính chất đặc biệt của chúng; ngoài ra, sức khoẻ và bản tính của tôi không cho phép tôi hiến mình cho một cuộc sống mà trường hợp tốt nhất vẫn là bất ổn định. Chính vì vậy tôi trở thành nhân viên của một Sở Bảo hiểm xã hội. Nhưng hai nghề này không bao giờ có thể dung hoà được với nhau và cho phép t�! �i cảm thấy hạnh phúc đồng thời với cả hai. Một chút hạnh phúc nhỏ nhoi nhất do nghề này đem lại sẽ gây ra một bất hạnh lớn từ nghề kia. Nếu buổi tối tôi viết được cái gì đó hay ho, thì hôm sau đi làm sẽ như phát sốt suốt ngày và không thể làm được gì cả. Tâm trạng bị giằng co như vậy ngày càng trở nên không chịu nổi. Khi đến nhiệm sở, vẻ ngoài tôi thực hiện chức trách của mình; nhưng chức trách bên trong của mình tôi không thực hiện được, mà mỗi một chức trách bên trong không được thực hiện lại biến thành nỗi bất hạnh trong tôi, và nỗi bất hạnh đó từ đấy không rời bỏ tôi nữa. Và thế rồi thêm vào hai lực kéo không bao giờ dung hoà được này phải chăng giờ đây tôi lại phải chịu thêm một lực kéo nữa – thần trí học? Liệu nó có cản quấy hai công việc kia và hai công việc kia có cản quấy nó hay không? Liệu tôi có thể, ngay cả bây giờ đã bất hạnh nhường ấy, ôm cả bộ ba này đến tận cùng? Tôi đến đây, thưa tiến sĩ, để hỏi Ngài điều này, vì tôi cảm thấy rằng nếu Ngài cho là tôi có khả năng, tôi quả thật có thể gánh vác tất cả…”


2 tháng 10


Ðêm mất ngủ. Ðã là đêm thứ ba liên tiếp. Tôi thiếp đi dễ dàng, nhưng sau một tiếng thì tỉnh dậy, dường như chui đầu vào một lỗ hư ảo. Giấc ngủ hoàn toàn tan biến. Tôi có cảm giác như thể mình chưa ngủ được chút nào hoặc chỉ mới nửa thức nửa ngủ; tôi cần làm lại tất cả từ đầu để thiếp đi, và tôi cảm thấy mình đã bị đuổi khỏi giấc mơ. Và từ đó trở đi, suốt đêm đến khoảng năm giờ tôi dường như vẫn ngủ và đồng thời vừa thức vừa mộng mị. Tôi có vẻ như ngủ “bên cạnh” mình, – còn trong khi đó chính tôi lại đang phải vật lộn với những giấc mơ. Khoảng đến năm giờ sáng thì những tàn tích cuối cùng của giấc ngủ đã bị tiêu diệt, tôi chỉ mộng mị thảng thốt và điều này khiến tôi kiệt sức nhiều hơn cả khi không ngủ được. Nói tóm lại, suốt đêm tôi ở trong trạng thái mà người khoẻ mạnh chỉ cảm thấy một phút trước lúc ngủ. Khi tôi tỉnh dậy, tất cả những giấc mơ vây lấy tôi, nhưng tôi tránh nghĩ đến chúng. Rạng sáng, tôi thả đầu vào gối, vì rằng tất cả hi vọng vào đêm hôm trước đã tan biến rồi. Tôi nghĩ đến những đêm mà khi đêm tàn tôi tỉnh dậy sau giấc ngủ rất sâu như là tôi đã bị nhốt lại trong vỏ một quả hồ đào vậy.
….Có lẽ, tôi mất ngủ chỉ vì tôi viết. Mà dù tôi viết được ít và viết chẳng ra gì, thì những chấn động nhỏ này vẫn làm tôi trở nên dễ bị tổn thương, tôi cảm thấy – nhất là vào các buổi tối, và các buổi sáng thì còn hơn thế nữa – cái hơi thở, sự lại gần của trạng thái mãnh liệt khiến tôi có thể làm mọi thứ chuyện, và sau đó tôi không th�! �� nào tìm thấy sự yên tĩnh vì tiếng âm vang kéo dài; nó gào xé nặng nề trong tôi, nhưng để chế ngự nó tôi không có thời gian. Nói cho cùng, tiếng âm vang đó không phải cái gì khác mà chính là sự hài hoà bị đè nén và kìm hãm; được thả tự do chắc nó sẽ hoàn toàn xâm chiếm tôi, mở rộng ra rồi lại tràn ngập trong tôi. Còn bây giờ cái tình trạng này, chỉ tạo ra những hi vọng yếu ớt, lại mang hại cho tôi, bởi vì tôi không đủ sức để chịu đựng sự pha trộn hiện nay, thế giới nhìn thấy được ban ngày hỗ trợ tôi, còn ban đêm thì nó thoả sức xén tôi ra thành từng mảnh. Trong khi đó tôi lúc nào cũng nghĩ về Paris, nơi vào thời kì bị bao vây và cả sau đó, đến thời công xã, dân ngoại thành phía Bắc và phía Ðông, trước kia xa lạ đối với dân Paris, nhiều tháng trời, từng nhích, từng nhích như kim đồng hồ, cứ từng giờ từng giờ một tiến gần về trung tâm Paris qua các đường phố nhỏ.
Niềm an ủi của tôi – mà tôi nằm xuống ngủ cùng với nó – là lâu rồi tôi không viết, và việc viết lách còn chưa thể có chỗ trong cuộc sống hiện nay của tôi, tuy vậy nó cần phải – với đôi chút quả cảm – có chỗ dù chỉ tạm thời.


4 tháng 10


Tôi lo lắng và cay cú. Hôm qua trước lúc ngủ tôi cảm thấy có một đốm lửa mát lạnh chập chờn trong phần nửa trên của đầu. Một sức nặng bị dồn ép nào đó đã đồn trú một cách chắc chắn trên mắt trái. Khi nghĩ về điều này tôi cảm thấy không thể chịu nổi nơi nhiệm sở thậm chí cả khi người ta bảo tôi rằng tôi sẽ được nghỉ việc sau một tháng. Thế nhưng tôi vẫn hoàn thành chức trách của mình, và khá yên tâm nếu tôi có thể tin rằng sếp hài lòng về tôi, và tôi không cho rằng tình trạng của mình đến mức kinh khủng: Thêm vào đó, chiều hôm qua tôi cố tình biến thành một kẻ vô cảm, đi dạo, đọc Dickens[13], sau đó tôi cảm thấy khoẻ hơn đôi chút và không còn sức mà buồn nữa, nỗi buồn này tôi cho là cũng phải chăng khi nó hơi bị lùi ra xa để tạo cho tôi hi vọng có một giấc ngủ ngon. Giấc ngủ đã sâu hơn, nhưng vẫn chưa đủ và thường đứt quãng. Tôi tự an ủi rằng, đổi lại tôi đã chế ngự được nỗi xúc động lớn nảy sinh trong tôi, rằng tôi không muốn đánh mất khả năng điều khiển bản thân như trước đây sau những thời kì như thế, rằng chính những cơn đau sau khi sinh nở của nỗi xúc động này gây ra sẽ không làm tôi mất sáng suốt như vẫn thường xảy ra trước kia. Có thể bằng cách ấy tôi sẽ biết tìm ra được một lực đề kháng nào đó còn tiềm ẩn trong mình.


9 tháng 10


Nếu tôi sống đến 40 tuổi, có lẽ tôi sẽ lấy một cô gái vẩu quá lứa làm vợ… Nhưng tôi khó lòng sống được đến 40 tuổi lắm và minh chứng cho điều này, chẳng hạn, là cảm giác dường như có cái gì đó trương lên trong nửa đầu bên trái của tôi, nó giống như một vết lở bên trong, khi tôi cố quên đi sự khó chịu và chỉ muốn quan sát cảm giác này, nó như hình cắt ngang của cái đầu trong các quyển sách giáo khoa phổ thông, hay giống như ca mổ không gây đau đớn nơi một cơ thể sống, khi mũi dao lạnh, rất thận trọng, chốc chốc lại dừng, quay lui, có lúc nằm yên một chỗ, tiếp tục tách các lớp mô mỏng gần các bộ phận chức năng của não.

17 tháng 10


Tôi chợt nhớ ra một giai thoại do Napoléon kể tại bữa ăn trong hoàng cung ở Erfurt: “Khi tôi còn là một thiếu uý quèn của trung đoàn thứ năm…(Các quan trong triều bối rối nhìn nhau, Napoléon nhận ra điều đó và sửa lại)… khi tôi còn vinh hạnh là một thiếu uý… ” – những đường gân trên cổ tôi nổi phồng lên vì một sự tự hào nhỏ giả tạo của tôi.


28 tháng 10


“Những định đề về kịch” của Max trên tạp chí “Sân khấu”. Mang tính của một chân lí viển vông, chính cái tên “Ðịnh đề” nói lên điều đó. Nó càng được thổi lên viển vông chừng nào, thì việc tiếp nhận nó càng phải thận trọng chừng ấy. Những nguyên tắc sau đây được đưa ra:
_ Thực chất của kịch nằm trong một thiếu hụt nào đó của con người, đó là luận đề.
_ Kịch (trên sân khấu) nói được nhiều hơn so với tiểu thuyết, vì chúng ta nhìn thấy được tất cả những gì mà trong tiểu thuyết chúng ta chỉ đọc.
Nhưng đó chỉ là cảm thấy thế, vì trong tiểu thuyết tác giả chỉ có thể đưa ra cho chúng ta điều quan trọng nhất, còn trong kịch, ngược lại, chúng ta nhìn thấy tất cả – diễn viên, cảnh trí – và vì vậy không chỉ những gì quan trọng, có nghĩa là chúng ta thấy ít hơn. Vì vậy, xét từ góc độ tiểu thuyết, thì một vở kịch hay nhất là vở kịch không gợi nên điều gì cả, ví dụ như một vở kịch triết lí, do các diễn viên ngồi trong một căn phòng với bất kì một cảnh trí nào đọc lên thành tiếng.
Nhưng dù sao vở kịch tốt nhất là vở kịch, phụ thuộc vào thời gian và địa điểm, gợi ra nhiều cảm hứng nhất, thoát ra khỏi những đòi hỏi của cuộc sống, chỉ giới hạn bằng những lời nói, những suy nghĩ trong độc thoại, bằng những thời điểm kịch tính của sự kiện, còn tất cả những điều còn lại, được điều khiển bằng những cảm hứng, bệ trên một tấm khiên do các diễn viên, hoạ sỹ, đạo diễn nâng lên theo các cảm hứng tối cao.
Cái sai trong lập luận này là: nó thay đổi vị trí ! quan sát – mà không chỉ ra điều đó, – xem xét các sự vật lúc thì từ phòng làm việc của nhà văn, lúc thì từ chỗ ngồi của khán giả. Cứ cho là công chúng không nhìn thấy tất cả bằng con mắt của tác giả, cứ cho là vở diễn khiến chính tác giả ngạc nhiên, nhưng bởi vì tác giả mang trong mình toàn bộ vở kịch với tất cả các chi tiết, đi từ chi tiết này đến chi tiết khác, và chỉ vì ông ta tập hợp tất cả các chi tiết vào trong lời thoại, nên mới tạo cho chúng trọng lượng và sức mạnh. Chính vì thế, vở kịch trong điểm đỉnh phát triển của nó được nhân cách hoá đến không chịu nổi, và trách nhiệm của người nghệ sĩ là giảm thiểu, để nó được chấp nhận, làm cho vai diễn sôi lên hoặc lắng lại, mang theo hơi thở của nó. Bằng cách ấy, vở kịch bay lượn trên không nhưng không giống như mái nhà bị bão cuốn lên, mà như cả một toà nhà bị một sức mạnh, cho đến ngày hôm nay vẫn còn giống như sự điên loạn, giật tung khỏi mặt đất và nhấc bổng lên không trung.
Ðôi khi có cảm tưởng rằng vở diễn lơ lửng mãi trên trần nhà, các diễn viên xén nó ra từng dải băng, để biểu diễn họ cầm chặt các đầu giải trong tay hoặc quấn quanh mình, và chỉ đây đó một dải băng nào đó kéo người diễn viên lên cao khiến cho khán giả lo sợ.


1 tháng 11


Quá trưa ngày hôm nay, cơn đau vì sự cô đơn của tôi hoành hành tôi dữ dội đến nỗi tôi nhận ra: chính bằng cách đó đã tan biến đi cái sức lực mà tôi có được nhờ sự viết lách, cái sức lực mà tôi định dùng, trong bất kì trường hợp nào, không phải cho việc này.

5 tháng 11


Nỗi đau mà hôm qua tôi cảm thấy khi Max đọc một truyện ngắn về xe hơi của tôi ở nhà Baum. Tôi thu mình lại và ngồi, không dám ngẩng đầu lên, cằm dí sát vào ngực. Những câu văn lủng củng với nhiều chỗ trống có thể nhét được cả hai tay vào. Một câu cao, một câu thấp, tuỳ tiện; câu nọ chèn câu kia, như lưỡi chèn vào răng sâu hoặc là răng giả vậy; có câu còn thô thiển chòi lên trước khiến cả truyện cứng đơ trong sự ngơ ngác đáng buồn, đôi chỗ sự bắt chước Max lại chồi nổi lên như một con sóng (cốt truyện khi thì bị khoả lấp, khi thì phô nổi ra), đôi khi điều này trông như những bước chân thiếu tự tin trong 15 phút đầu tiên của giờ học khiêu vũ. Tôi tự giải thích điều đó, rằng tôi có quá ít thời gian và sự yên tĩnh để có thể bộc lộ hết những khả năng của mình. Chính vì vậy mà tôi chỉ luôn luôn tạo ra được cái phần mở đầu, nó ngay tức khắc bị cắt ngang; chẳng hạn như toàn bộ câu chuyện về chiếc ô tô cũng bị cắt ngang. Nếu như tôi có thể lúc nào đó viết được cả một truyện dài được kết cấu hoàn chỉnh từ đầu đến cuối, thì khi đó câu chuyện ấy sẽ không bao giờ có thể bị tách hẳn ra khỏi tôi và tôi sẽ có quyền bình thản ngẩng cao đầu, như cha ruột của tác phẩm lành mạnh, nghe đọc nó; còn giờ đây, những mẩu con câu chuyện, như những kẻ vô gia cư, chạy nhông khắp thế giới, và dồn tôi sang phía bên kia (thêm vào đó, tôi còn phải hài lòng, nếu cách giải thích này là đúng).


21 tháng 11


Bà vú trước đây của tôi, mặt vàng xạm, mũi thẳng và một mụn cơm đâu đó trên má có thời tôi đã từng rất thích, hôm nay đến thăm tôi lần thứ hai. Lần trước tôi không có nhà, còn hôm nay tôi muốn được yên và ngủ nên bảo mọi người nói tôi đi vắng. Tại sao bà ấy nuôi dạy tôi tồi thế, bởi vì trước kia tôi là một đứa trẻ ngoan, bây giờ chính bà ấy đang nói thế với chị làm bếp và chị phục vụ ở phòng ngoài, tôi dễ tính và dễ bảo. Tại sao bà ấy lại không sử dụng điều này có lợi cho tôi và tạo dựng cho tôi một tương lai tốt đẹp? Bà ấy đã có chồng hay đang ở goá, có con, nói luôn mồm không cho tôi ngủ, bà ấy nghĩ rằng tôi là một quí ngài cao to, khoẻ mạnh đang ở độ tuổi 28 tuyệt vời, tôi thích thú nhớ lại thời thơ trẻ của mình và nói chung tôi biết, nên làm gì với mình. Còn tôi thì nằm đây trên ghế đi văng, bị đá văng ra khỏi thế giới, đợi chờ giấc ngủ không buồn đến, còn nếu đến, thì cũng chỉ chạm phớt qua tôi với các khớp xương đau nhức vì mệt mỏi. Tấm thân tôi bị vò nát trong cơn run rẩy của những lo lắng mà nó không dám nhận thức rõ ràng, thái dương như bị ai gõ mạnh. Mà ở đây có ba người phụ nữ đứng ngoài cửa, một người khen tôi thủa nhỏ, hai người kia khen tôi hiện tại. Chị nấu bếp nói rằng tôi, ngay lập tức – ý chị ta là đi thẳng, không phải qua đường vòng – sẽ lên thiên đường. Rồi sẽ như thế thôi.


8 tháng 12


Thậm chí nếu không tính đến tất cả những trở ngại khác (thể trạng, cha mẹ, tính cách), những lời biện hộ rất tốt cho việc tôi, bất chấp tất cả, không tập trung vào văn học, tôi đứng trước một tình trạng hai mặt: đến tận khi nào tôi chưa viết được một tác phẩm lớn khiến tôi hoàn toàn hài lòng, tôi sẽ không dám làm một điều gì cho bản thân. Ðó là điều chắc chắn.


13 tháng 12


Tôi bắt đầu viết lại sau một thời gian nghỉ, tôi dường như kéo từng từ một ra từ chỗ trống. Tôi nhận được một từ – thì tôi chỉ có một từ đó mà thôi, và lại phải bắt đầu tất cả lại từ đầu.



16 tháng 12


Vào những lúc giao thời, – mà đối với tôi đó là một tuần vừa qua và, ít ra cũng là cả thời điểm hiện nay, – tôi thường cảm thấy một sự ngạc nhiên buồn bã nhưng lặng lẽ trước sự vô cảm của mình. Tôi bị tách ra khỏi tất cả bởi một không gian trống rỗng, mà tôi thậm chí không tìm cách vượt qua biên giới của nó.
Khi nào tôi thôi việc, tôi sẽ lập tức thực hiện mong muốn viết cuốn sách tự thuật của mình. Ðể biết cách sắp xếp một khối lớn các sự kiện, mục tiêu đầu tiên khi bắt đầu viết cần phải là chính sự thay đổi triệt để đó. Tôi không thấy có sự thay đổi nào hiệu quả hơn – tự nó đã là quá không hiện thực. Lúc đó việc viết một cuốn sách tự thuật sẽ là một niềm vui lớn, bởi vì tôi sẽ viết nó dễ dàng, giống như việc ghi lại các giấc mơ, nhưng đồng thời nó sẽ đem đến một kết quả lớn hoàn toàn khác, nó sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tôi và sẽ đến được với trí tuệ và tình cảm của mỗi người.


24 tháng 12


Thủa nhỏ tôi cảm thấy sợ hãi, còn nếu như không phải là nỗi sợ, thì là một cảm giác khó chịu, khi bố tôi nói về ngày cuối cùng của tháng, về Ultimo, mà vốn là một nhà doanh nghiệp, ông thường xuyên nói về điều này. Bởi vì tôi không phải là một đứa trẻ tò mò, – còn nếu như có một lần nào đó tôi hỏi, thì do khả năng tư duy chậm tôi sẽ không thể hiểu đủ nhanh câu trả lời, và nếu đôi khi tôi có hơi tò mò, thì chính bản thân câu hỏi và câu trả lời sẽ thoả mãn trí tò mò của tôi mà không cần đến ý nghĩa của chúng, – nên khái niệm “ngày cuối cùng” với tôi vẫn là một bí ẩn đầy day dứt, nếu nghe chăm chú hơn tôi đã phân biệt được từ “Ultimo” nhưng nó không gây cho tôi ấn tượng mạnh đến vậy. Tệ hơn nữa là tôi chưa bao giờ có thể làm chủ được cái “ngày cuối cùng” được chờ đợi lâu với nỗi sợ hãi đó, vì rằng, nó chỉ vừa mới trôi qua – không một dấu hiệu đặc biệt nào, thậm chí không một sự chú ý đặc biệt nào (việc nó luôn đến khoảng sau 30 ngày mãi về sau tôi mới nhận ra) – và ngày đầu tháng đã bình yên đến, và người ta lại bắt đầu nói về “ngày cuối tháng”, thật ra họ không tỏ ra quá sợ hãi, nó vô hình lẫn vào những điều khó hiểu khác.


25 tháng 12


Những gì Leowy[14] cho tôi biết về văn học Do Thái hiện đại ở Varsava và những gì tôi phần nào có thể tự mình biết được trong văn học Sec hiện đại chứng minh rằng, rất nhiều đóng góp lớn của văn học là sự đánh thức trí tuệ; là sự bảo tồn tính trọn vẹn ý thức dân tộc thường không thể hiện rõ ra ở cuộc sống bên ngoài và thường xuyên tan rã; là lòng tự hào và chỗ dựa mà mỗi dân tộc thấy được cho mình trong văn học và trước sự bao vây của kẻ thù; là việc ghi lại như một quyển nhật kí dân tộc, nhưng hoàn toàn không phải là viết sử, nhờ nó mà diễn ra quá trình phát triển nhanh hơn, nhưng vẫn luôn luôn được đánh giá có phê phán một cách toàn diện hơn; là sự khởi hứng sâu sắc đời sống xã hội rộng lớn; là sự thu hút những phần tử bất mãn mà ngay tức khắc trở nên có ích ở nơi mà sự thiếu trách nhiệm có thể gây nên tổn thất; là sự tập trung sự chú ý của dân tộc vào việc nghiên cứu những vấn đề của mình và sự tiếp nhận những điều lạ chỉ dưới dạng được phản ánh; là sự khơi gợi lòng kính trọng đối với những người hoạt động văn học; là sự thôi thúc những khát vọng cao cả, tuy nhất thời nhưng mang lại kết quả trong thế hệ trẻ; là sự đưa các hiện tượng văn học vào vấn đề thời sự chính trị; là việc khuyến khích và tạo ra khả năng bàn luận về mâu thuẫn giữa hai thế hệ cha và con; là sự phô bày đầy đau đớn những khuyết tật dân t�! ��c nhưng gợi nên sự thông cảm, thanh lọc; là sự xuất hiện một cách sôi động và vì thế ý thức được giá trị của mình của nghề buôn sách và lòng thèm khát sách – toàn bộ những điều trên có thể đạt được thậm chí đối với một nền văn học mà do thiếu vắng tài năng kiệt xuất có bề ngoài mạnh mẽ phát triển nhưng trên thực tế lại không phát triển mạnh mẽ. Tính tích cực của nền văn học tương tự thậm chí còn lớn hơn nền văn học nhiều tài năng, bởi vì ở đây không có nhà văn nào bằng tài năng của mình có thể khiến phần lớn người đa nghi ít ra phải im tiếng, nên cuộc luận chiến văn học thực sự có tính chính đáng. Chính vì vậy trong một nền văn học không bị những tài năng lớn bóp chẹt sẽ không có kẽ hở để những kẻ thờ ơ chui vào. Sự đòi hỏi được quan tâm của nền văn học như vậy sẽ càng cấp bách hơn. Tính độc lập của từng nhà văn được bảo đảm tốt hơn – tất nhiên, chỉ trong giới hạn các ranh giới dân tộc. Sự thiếu vắng các uy tín dân tộc tuyệt đối sẽ loại hẳn những kẻ thực sự bất tài khỏi việc sáng tác văn học. Nhưng có được những khả năng bình thường cũng chưa đủ để rơi vào ảnh hưởng của các nhà văn hiện đang thống lĩnh văn đàn không có những đặc điểm riêng biệt, hay để tiếp nhận thành tựu của các nền văn học khác, hay bắt chước nền văn học khác đã được tiếp nhận, điều có thể nhận thấy được, thí dụ, ở bên trong một nền văn học giầu tài năng lớn như văn học Ðức, các nhà văn kém tài nhất tìm cách sao chép những đề tài lớn lồng vào khung cảnh trong nước. Cũng trong hướng đó, sức sáng t! ạo và ! khả năng chuyển đổi của một nền văn học, cho dù có ít nhiều yếu kém, được thể hiện mãnh liệt nhất khi người ta bắt đầu công việc đưa các nhà văn quá cố vào văn học sử. Ảnh hưởng không thể tranh cãi đương thời và hiện nay của họ trở thành một cái gì đó hiện thực đến mức có thể lẫn lộn điều đó với sự nghiệp sáng tác của họ. Người ta nói về tác phẩm nhưng lại hàm ý về ảnh hưởng của họ, hơn thế nữa – thậm chí đang đọc tác phẩm mà lại chỉ nhìn thấy ảnh hưởng. Nhưng vì cái ảnh hưởng đó không bị quên đi, còn tác phẩm thì không tự tác động lên kí ức nên không có cả sự lãng quên lẫn không có sự sống lại. Lịch sử văn học mang đến một cơ sở bất biến, có sức thuyết phục, mà tính thời thượng ít có thể gây hại được.
Kí ức của một dân tộc nhỏ không nhỏ hơn kí ức của một dân tộc lớn, chính vì thế nó lĩnh hội tư liệu có được tốt hơn. Quả thật, số các nhà hoạt động văn học sử ít hơn, nhưng văn học là sự nghiệp không chỉ của ngành văn học sử, mà còn là của cả dân tộc, chính nhờ vậy nó được gìn giữ rất chắc chắn, mặc dù không ở dạng ban đầu thuần tuý. Bởi vì những đòi hỏi mà ý thức dân tộc của một dân tộc nhỏ đưa ra đối với mỗi người bắt mỗi người phải luôn sẵn sàng biết, gánh vác và bảo vệ cái phần văn học của anh ta – bảo vệ trong bất kì trường hợp nào, thậm chí cả khi anh ta không biết đến và không gánh vác nó.
Các tác phẩm cũ nhận được nhiều cách bàn luận, những bàn luận này ứng xử với các “chất liệu” non yếu một cách khá hăng hái, thật ra sự hăng ! hái này! còn bị kìm bớt bởi vì e ngại, có vẻ như để không quá dễ dàng đào đến bản chất, cũng như bởi sự kính trọng mà người ta đã nhất trí với nhau. Tất cả đều diễn ra một cách hết sức trung thực, nhưng chỉ với một sự rụt rè nào đó không bao giờ hết, nó loại trừ mọi sự mệt mỏi, và bằng cử động của một cánh tay khéo léo của ai đó truyền xa nhiều dặm xung quanh. Nói cho cùng, sự rụt rè này không chỉ cản trở việc nhìn thấy viễn cảnh, mà còn cản trở việc đi sâu vào các tác phẩm, vì điều này làm tất cả những nhận xét trên bị xoá hết.
Bởi vì không có những con người hoạt động chung nên không có cả những hoạt động văn học chung. (Một hiện tượng nào đó được đẩy sâu đến độ sâu để có thể quan sát nó từ trên cao, hoặc là được đưa lên cao để có thể tự khẳng định mình ở trên đó cùng với nó. Sai.) Tuy một hiện tượng riêng lẻ đôi khi được xem xét một cách bình tĩnh, thì dù sao người ta vẫn không đạt đến những ranh giới của nó, nơi nó được tiếp nối với các hiện tượng đồng loại khác, người ta thường đạt được ranh giới đối với chính trị, hơn nữa người ta gắng nhìn thấy cái ranh giới này thậm chí trước cả khi nó xuất hiện, và thường tìm thấy cái ranh giới hẹp này khắp nơi. Sự hạn hẹp của không gian, rồi việc nhìn lại tính đơn giản và đều đặn, cuối cùng, sự toan tính rằng, do tính độc lập bên trong của văn học mà mối quan hệ bên ngoài của nó với chính trị khá an toàn, – kết quả của tất cả những cái đó là văn học được truyền bá trong nước là nhờ nó bám chắc vào các khẩu hiệu chính trị.
Nói ch! ung, ngư! ời ta sẵn lòng soạn các tác phẩm văn học đề tài nhỏ, những đề tài này chỉ có quyền lớn đến mức có thể tạo ra một sự thán phục nhỏ, và có được những chỗ dựa và viễn cảnh mang tính luận chiến. Những lời nhiếc mắng được đưa ra một cách văn học lăn qua lăn lại, còn trong lãnh địa những tính cách mạnh mẽ thì chúng bay như tên bắn. Những gì ở các nền văn học lớn diễn ra ở bên dưới và tạo thành tầng hầm của một toà nhà, tầng hầm mà không có nó cũng chẳng sao, thì ở đây lại diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật; những gì mà ở kia chỉ tạo ra một tập hợp chốc lát, thì ở đây ít ra dẫn đến một quyết định sống chết đối với tất cả.


29 tháng 12


Những khó khăn của việc kết thúc ngay cả một tác phẩm nhỏ không phải là ở chỗ cảm xúc của chúng ta đòi hỏi phải có lửa đối với đoạn kết tác phẩm, ngọn lửa mà chính nội dung thực sự cũng không thể nhóm lên được; những khó khăn này xuất hiện trước hết bởi vì ngay cả một tác phẩm nhỏ cũng đòi hỏi ở tác giả sự tự thoả mãn và thâm nhập sâu vào bản thân, ra khỏi trạng thái đó để quay trở lại không khí thường nhật quen thuộc mà không cần đến quyết tâm lớn và tác động bên ngoài là rất khó, vậy nên trước khi hoàn thiện tác phẩm và lặng lẽ tách ra khỏi nó, tác giả trong cơn bồn chồn lo lắng đã rời bỏ vị trí và sau đó buộc phải từ bên ngoài, bằng đôi tay cần không chỉ để làm việc mà còn để bám víu vào một cái gì đó, làm nên đoạn kết.


Chú thích

[1] Ðoạn viết ngày 19/7 được ghi lại trong “Nhật kí” thành ba dị bản (ở đây dịch theo bản thứ ba). Trong ba dị bản, chỉ có một câu trong bản thứ hai tương đối khác: “Nói ngắn gọn, lời trách móc này như một con dao găm đâm vào cả xã hội, và không một ai, – tôi lặp lại: rất tiếc, không một ai, – có thể tin rằng mũi dao nhọn sẽ không bất ngờ đâm vào phía trước, hay từ đằng sau, hay từ bên cạnh”.
[2] W. Fred. (1879 – 1922) – nhà viết tiểu luận và phê bình nghệ thuật.
[3] “Những cô gái vùng Bishofsberg”: – vở hài kịch của nhà văn Ðức Gerhart Hauptmann (1862 – 1946).
[4] Max Brod (1884 – 1968) – nhà văn và nhà phê bình người Áo, bạn thân nhất và là người được ủy thác thực hiện di chúc Kafka, in và xuất bản những tác phẩm và Nhật kí của Kafka; nghiên cứ! u và viết tiểu sử Kafka.
[5] Johann Wolfgang Goethe (1749 – 1832) – đại văn hào Ðức.
[6] Oskar Baum (sinh năm 1883) – nhà văn áo, bạn thân của Kafka.
[7] Mikhail Alecxandr Kuzmin (1875 – 1936) – nhà văn Nga; “Những chiến công của Ðại đế Alecxandr” được đăng năm 1910 (“Tuyển tập truyện ngắn thứ hai”. M. và “Nhện độc”). Tuyển tập của M. Kuzmin lần đầu bằng tiếng Ðức (năm 1912), những ghi chép trong nhật kí ngày 21/12/1910 của Kafka được dịch rất chính xác, có thể nói như là nguyên bản.
[8] Johann Golttfried Schadow (1764 – 1850) – nhà điêu khắc người Ðức.
[9] Martin Beragd (1881 – 1949) – cộng tác viên của tờ tuần báo Berlin “Chứng k! hoánR! 21; (1911 – 1914).
[10] Knut Hamsun, tên thật là Pedersen (1859 – 1952) – nhà văn Nauy, giải thưởng Nobel năm 1920.
[11] Có lẽ là Heinrich von Kleist (1777 – 1811) – nhà viết kịch, nhà văn và nhà thơ Ðức.
[12] Ðoạn trước trong “Nhật kí” miêu tả cuộc viếng thăm nhà thần trí học Rudolf Steiner của Kafka. Ở đây chúng tôi trích dịch “Những câu nói đã chuẩn bị trước” của Kafka để trả lời câu hỏi của tiến sĩ Steiner “Ông là nhà văn Kafka?” “Ông nghiên cứu thần trí luận đã lâu chưa?”
[13] Charles Dickens (1812 – 1870) – nhà viết tiểu thuyết người Anh nổi tiếng thế giới.
[14] Icak Loewy – diễn viên một đoàn kịch Do Thái lưu đ�! �ng, chơ! i thân với Kafka.

Phần 2

1912

3 tháng 1


Trong tác phẩm tự thuật không thể tránh được việc nhiều khi đáng ra phải viết “một lần” mới đúng với sự thật thì người ta lại viết “thường thường”. Bởi vì bao giờ ta cũng hiểu rằng cái vừa được lôi ra từ bóng tối bằng hồi tưởng sẽ bị huỷ diệt ngay bằng từ “một lần”, và mặc dù từ “thường thường” cũng không hẳn bảo vệ được nó nguyên vẹn, thì ít nhất trong mắt người viết, nó cũng được giữ lại và đưa anh ta đến với các sự kiện mà có thể không xảy ra trong cuộc đời anh ta, nhưng đối với anh ta lại như một vật thay thế cho điều mà trong kí ức của mình thậm chí anh ta không thể tiếp cận.


5 tháng 2


Hôm qua ở nhà máy. Những cô gái ăn mặc cực bẩn thỉu và cẩu thả, tóc rối bù như vừa ngủ dậy, mặt đờ đẫn – vì tiếng động không ngừng của máy truyền động và một vài cái máy khác dừng lại tự động nhưng đột ngột, – họ dường như không phải là người, không ai nói chuyện với họ, không ai xin lỗi khi đụng phải họ; nếu bị sai đi làm những việc lặt vặt – họ làm, nhưng ngay tức khắc quay lại máy, người ta hất đầu ra hiệu bảo họ việc phải làm, họ đứng đây trong những chiếc váy lót, một thế lực nhỏ nhất cũng có quyền hành đối với họ và họ thậm chí không có lấy chút hiểu biết tỉnh táo để nhìn nhận cái thế lực đó là ai để bằng một cái nhìn hay một lần cúi chào tỏ lòng biết ơn nó. Nhưng khi đồng hồ vừa mới điểm 6 giờ, họ liền hét toáng lên để thông báo cho nhau điều này, cởi khăn ra khỏi đầu và cổ, đánh bụi trên người bằng cái bàn chải được chuyền từ người này sang người kia và bị những người thiếu kiên nhẫn réo gọi, họ lột váy qua đầu, rửa tay qua loa, – dù sao thì họ cũng là phụ nữ, mặc dù mặt tái nhợt và răng xấu vẫn biết mỉm cười, họ vươn thẳng cơ thể cứng đơ của mình, bây giờ thì không thể xô đẩy họ, không nhìn thấy họ, bây giờ ta phải nép sát vào những cái thùng bẩn thỉu để nhường đường cho họ, phải bỏ mũ xuống khi họ nói “chào anh” và không biết phải làm sao khi ai đó trong số họ giữ sẵn áo bành tô để ta mặc nó vào.


2 tháng 3


Ai khẳng định cho tôi tính chân lí hoặc tính hiển nhiên rằng chỉ do thiên hướng văn học của tôi mà tôi không quan tâm đến điều gì khác và chính vì thế, là một kẻ vô cảm.


18 tháng 3


Có thể, tôi là một kẻ khôn ngoan, bởi vì bất cứ lúc nào tôi cũng sẵn sàng chết, nhưng không phải vì đã thực hiện tất cả những trách nhiệm đặt ra cho tôi, mà là vì tôi không làm được một cái gì trong số trách nhiệm đặt ra cho tôi và không thể thậm chí hi vọng lúc nào đó sẽ làm dù chỉ một phần điều đó.

26 tháng 3


Ðừng quá đánh giá những gì tôi đã viết, nếu không tôi sẽ không viết được cái mà tôi cần phải viết.

1 tháng 4


Lần đầu tiên trong suốt một tuần gần như thất bại hoàn toàn trong việc viết. Tại sao? Mà trong tuần trước tôi cũng gặp phải đủ thứ tâm trạng và tôi đã giữ gìn để chúng không tác động đến sáng tác của tôi; nhưng tôi sợ viết về điều này.


3 tháng 4


Một ngày trôi qua như sau: trước bữa trưa – ở nhiệm sở, sau bữa trưa – đến nhà máy, bây giờ buổi chiều – những tiếng la hét trong căn hộ cả hai bên trái và phải, sau đó – đón chị gái xem kịch “Hamlet” về, – và không có một khoảng khắc nào tôi biết phải làm gì.


9 tháng 5


… Bất chấp mọi lo lắng, tôi giữ chặt cuốn tiểu thuyết của mình, – hệt như một tượng đài mắt hướng nhìn ra xa và gắn chặt vào bệ tượng[1].


6 tháng 6


Tôi đọc trong những bức thư của Flaubert[2]: “Cuốn tiểu thuyết của tôi là một tảng đá, tôi bám vào đó và không biết tí gì về những chuyện đang xảy ra trên thế giới”. Thật giống như tôi viết về mình hôm mồng 9 tháng 5.
Nhẹ bẫng, không cảm thấy thân thể, xương cốt, hai tiếng đồng hồ tôi lang thang các phố và suy ngẫm về những gì tôi đã trải qua khi ngồi viết suốt nửa ngày qua.

11 tháng 8


Không có gì. Hoàn toàn không có gì. Tôi mất bao nhiêu thời gian để in được một cuốn sách nhỏ, và bao nhiêu là sự tự tin có hại và lố bịch khi đọc lại những tác phẩm cũ định đem ra xuất bản. Chỉ riêng điều này đã kìm hãm tôi viết. Nhưng dù sao trên thực tế tôi chưa đạt được điều gì, sự ngưng trệ là một chứng cớ của điều đó. Sau khi được in sách rồi, trong mọi trường hợp, bây giờ tôi sẽ cần phải tiếp tục tránh xa hơn các tạp chí và phê bình, nếu như tôi không muốn thoả mãn bằng việc chạm đến sự thật bằng các đầu ngón tay. Tôi đã trở nên thật nặng nề! Trước đây chỉ cần nói với tôi một từ ngược lại với cái khuynh hướng được đưa ra vào thời điểm đó, là tôi đã ngay lập tức bay sang hướng khác, còn bây giờ tôi chỉ đơn giản đứng nhìn mình và ngồi im như cũ.


14 tháng 8


Thư gửi Rowohlt[3]
Thưa ông Rowohlt vô cùng kính mến!
Tôi gửi đến ông những truyện ngắn mà ông muốn xem; chúng có lẽ sẽ làm thành một cuốn sách nhỏ. Khi tôi tập hợp chúng cho mục đích này, đôi khi tôi buộc phải lựa chọn giữa một bên là tinh thần trách nhiệm và một bên là khao khát được nhìn thấy tập sách nhỏ của mình giữa những cuốn sách tuyệt vời của ông. Tất nhiên, sự lựa chọn không phải lúc nào cũng tuyệt đối trung thực. Nhưng bây giờ hiển nhiên là tôi sẽ sung sướng nếu các tác phẩm của tôi được ông thích, ít ra là đủ để ông xuất bản chúng. Nói cho cùng, những thiếu sót trong các truyện ngắn này kể cả những độc giả có kinh nghiệm và hiểu biết cũng không phát hiện ngay được, Tính độc đáo phổ biến nhất của các nhà văn chủ yếu thể hiện ở chỗ mỗi người biết cách che giấu những thiếu sót bằng cách riêng của mình.
Kính thư.

23 tháng 9


Truyện ngắn “Lời tuyên án” tôi viết một mạch từ đêm 22 đến sáng 23, từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng. Hai chân tê cứng lại vì ngồi lâu, tôi phải khó khăn lắm mới duỗi ra được dưới bàn viết. Một sự căng thẳng khủng khiếp và một niềm vui khi câu chuyện mở ra trước mặt tôi giống như có một dòng nước cuốn tôi về phía trước. Nhiều lần trong đêm nay tôi mang tất cả sức nặng của mình trên lưng. Có thể nói, có một ngọn lửa lớn đã được nhóm lên cho tất cả, cho những điều hoang tưởng lạ kì nhất, chúng chết đi rồi hồi sinh trong ngọn lửa đó. Trời xanh dần ngoài cửa sổ. Một chiếc xe tải chạy qua. Hai người đàn ông đi qua cầu. Lần cuối cùng tôi nhìn đồng hồ đã là 2 giờ. Tôi viết xong câu cuối cùng khi cô người làm đi qua tiền sảnh lần đầu tiên. Tắt đèn, trời đã sáng như ban ngày. Những cơn đau nhẹ trong tim. Sự mệt mỏi tan biến trong đêm. Tôi run rẩy bước vào phòng các chị em gái. Ðọc thành tiếng. Trước đó tôi đứng trước mặt cô người làm và nói: “Tôi viết cho đến tận giờ”. Giường chăn còn chưa động tới như thể người ta mới mang nó đến. Một niềm tin đã được khẳng định rằng bằng việc viết cuốn tiểu thuyết của tôi, tôi đang ở trong vực sâu nhục nhã của sự sáng tác[4]. Chỉ như thế mới có thể viết, chỉ trong tình trạng như thế, chỉ trong sự trải mở tâm hồn và thể xác đến tận cùng như thế. Tôi nằm trong giường đến bữa ăn trưa. Hai mắt luô! n mở chong. Rất nhiều cảm xúc tôi đã trải qua khi viết, ví dụ niềm vui vì sẽ có một cái gì đó kha khá để gửi đến “Arcadia”[5] của Max, dĩ nhiên, những ý nghĩ về Fred, về một đoạn trong “Arnold Beer”[6], đoạn khác trong “Wassermann”[7], trong “Mụ khổng lồ” của Werfel[8], dĩ nhiên, cả về “Thế giới đô thị” của tôi nữa.

1913

11 tháng 2


Nhân sửa bản in thử “Lời tuyên án”, tôi ghi lại tất cả những mối quan hệ mà giờ đây tôi nhìn thấy chúng ngay trước mắt mình trong câu chuyện này. Ðiều này cần thiết, bởi vì truyện ngắn từ tôi mà ra, như khi sinh nở, mang theo trên mình đủ thứ bẩn thỉu, nhầy nhụa mà chỉ tay tôi mới có thể và muốn đụng đến thân thể.
Người bạn là mối quan hệ giữa cha và con, là cái chung lớn nhất của họ. Khi ngồi một mình bên cửa sổ, Goerge khoái trá đào bới trong cái chung này, anh ta nghĩ anh ta mang ông bố trong mình và cho rằng tất cả, ngoại trừ một thoáng đăm chiêu buồn bã, đều bình yên. Và sự phát triển câu chuyện chỉ ra, từ cái chung, – từ người bạn, – ông bố tách ra và trở thành đối cực với Goerge và được củng cố bằng những cái chung khác kém quan trọng hơn như: tình yêu, sự chung thuỷ với người mẹ, việc luôn nhớ đến bà, đám khách hàng mà ông bố thoạt tiên giành được cho xí nghiệp. Goerge không có gì cả; cô vợ chưa cưới bị ông bố dễ dàng đuổi đi, – cô ta có mặt trong truyện chỉ nhờ mối quan hệ với người bạn, nghĩa là với cái chung, và vì đám cưới chưa được tổ chức, cô ta không thể tham gia vào vòng tròn huyết thống bao quanh ông bố và người con. Cái chung vây kín quanh ông bố, Goerge cảm nhận nó như một cái gì đó xa lạ trở nên độc lập, không bao giờ được anh ta bảo vệ đầy đủ và bỏ mặc cho các cuộc cách mạng Nga, và chỉ vì chính anh ta không còn gì hơn nữa, ngoài việc nhìn lại ông bố, nên lời tuyên án hoàn toàn ngăn trở anh ta tiếp xúc với người bố đã tác động đến anh ta mạnh đến như vậy.


2 tháng 5


Câu chuyện của cô con gái người làm vườn làm gián đoạn công việc của tôi vào hôm kia. Tôi đang dự định lấy công việc để chữa bệnh suy nhược thần kinh của mình, thì lại phải lắng nghe chuyện về người anh trai của cô ta, – tên là Jan, thật ra đã là một người làm vườn, thậm chí đã là chủ một vườn hoa, là người sẽ kế nghiệp ông già Dvorsky, – hai tháng trước ở tuổi 28 đã rơi vào căn bệnh trầm uất và uống thuốc độc tự tử. Mùa hè, mặc dù có tính ẩn dật, anh ta cảm thấy mình tương đối thoải mái, bởi vì dù sao cũng cần phải tiếp xúc với khách hàng; còn mùa đông, anh ta chui hẳn vào vỏ ốc của mình. Người yêu của anh ta cũng là một cô gái đa sầu. Họ thường hay cùng nhau đi đến nghĩa trang.


4 tháng 5


Tôi không ngừng tưởng tượng về một con dao làm bếp rộng bản, rất nhanh và đều đặn như máy chém đâm vào sườn tôi và xẻ tôi ra thành từng lát hết sức mỏng, với tốc độ nhanh chúng bắn văng ra và cuộn tròn lại.


24 tháng 5


….Rất tự đắc, vì tôi coi “Người thợ lò”[9] là một thành công lớn. Buổi chiều đọc cho bố mẹ nghe; khi tôi đọc một điều gì đó cho một người rất không muốn nghe là cha tôi, thì không có nhà phê bình nào tốt hơn tôi. Có nhiều chỗ quá nông cạn trước những độ sâu rõ ràng là không đạt đến.


21 tháng 6


Một thế giới thật khủng khiếp chật cứng trong đầu tôi! Nhưng làm sao để tôi thoát ra khỏi nó và giải thoát cho chính nó mà không làm nó nổ tung. Nhưng dù sao thì nổ tung nó ra nghìn lần còn tốt hơn là giữ nó lại hoặc chôn cất nó trong đầu. Chính vì việc đó mà tôi sống trên đời này, đó là điều tôi hoàn toàn biết rõ.

1 tháng 7


Khao khát cô đơn không giới hạn. Ðược ở riêng với chính bản thân mình. Có thể tôi sẽ có được điều này ở Riva[10].


2 tháng 7


Tôi nức nở trước bản báo cáo về vụ án cô Marie Abraham 23 tuổi vì nghèo và đói đã thắt cổ đứa con gái nhỏ chín tháng Barbara bằng chiếc caravat đàn ông được cô ta dùng làm vải quấn chân. Một câu chuyện cũ mèm.


3 tháng 7


Một ý nghĩ khi được tôi nói ra thành tiếng ngay lập tức mất hẳn giá trị; khi được ghi lại, ý nghĩa nó cũng luôn luôn bị mất, nhưng đôi khi nó lại có được ý nghĩa mới.

21 tháng 7


Ðừng tuyệt vọng, đừng tuyệt vọng cả với cái cớ là mi không tuyệt vọng. Khi tưởng như tất cả đã chấm hết, thì từ đâu đó xuất hiện những nguồn sức mạnh mới, và điều đó có nghĩa là mi còn sống. Còn nếu chúng không xuất hiện nữa, khi đó quả thật tất cả đã chấm hết, và chấm hết thực sự.
Không ngủ được. Chỉ toàn mộng mị, không có giấc ngủ…
Ðây là bản liệt kê tất cả những điều ủng hộ và phản đối việc tôi lấy vợ:
1. Không có khả năng chịu đựng cuộc sống một mình, không có khả năng sống, hoàn toàn ngược lại, thậm chí có vẻ khó tin rằng tôi có thể sống chung với ai đó, nhưng tôi không có khả năng chịu đựng áp lực của cuộc sống của chính mình, những đòi hỏi của chính cá nhân tôi, của những đòn tấn công của thời gian và tuổi tác, của cơn khát khao mơ hồ được viết, của những đêm mất ngủ, của tình trạng sắp hoá điên, – tất cả những cái đó tôi không có khả năng chịu đựng một mình. Lấy F[11]. sẽ tạo thêm cho tôi sức mạnh để chống đỡ.
2. Tất cả đều cho tôi cớ để suy nghĩ. Câu chuyện cười trong tờ báo cười, hồi tưởng về Flaubert và Grillparzer[12], hình dạng những chiếc áo ngủ trên giường ngủ của cha mẹ tôi, đám cưới của Max. Hôm qua chị gái tôi nói: “Tất cả những ng�! �ời có gia đình (những người quen của chúng tôi) đều hạnh phúc, chị không thể hiểu được điều này”, – câu nói này cũng buộc tôi phải suy nghĩ, tôi lại cảm thấy sợ.
3. Tôi cần nhiều thời gian để ở một mình. Tất cả những gì tôi đã làm được đều là kết quả của sự cô đơn.
4. Toàn bộ những gì không liên quan đến văn học tôi đều căm ghét, tôi cảm thấy buồn chán khi phải nói chuyện với ai đó (thậm chí về văn học), tôi cảm thấy buồn chán phải đến thăm ai đó, những buồn vui của người thân làm tôi buồn đến chết. Những câu chuyện làm cho những suy nghĩ của tôi mất đi tính nghiêm túc, chân thực và quan trọng.
5. Nỗi sợ hãi trước sự kết hợp, hoà nhập. Sau đó tôi sẽ không bao giờ có thể ở một mình.
6. Khi đứng trước chị em gái của tôi, tôi thường là một người hoàn toàn khác hơn là trước những người khác, đặc biệt trước đây đã thế. Dũng cảm, cởi mở, mạnh mẽ, đầy bất ngờ, hứng khởi hệt như khi tôi viết. Giá mà tôi có thể nhờ vợ để trở nên như vậy trước tất cả mọi người! Nhưng điều đó liệu có phải có được nhờ trả giá cho việc viết lách? Chỉ cần không phải, chỉ cần không phải thế!
7. Nếu tôi sống một mình, có thể đến một lúc nào đó tôi nhất định sẽ bỏ việc ở nhiệm sở. Lấy vợ rồi tôi sẽ chẳng bao giờ có thể thực hiện được điều này.
Một người thảm hại!
Quật con ngựa khéo ra trò! Từ từ chọc những cái đinh thúc ngựa vào nó, sau đó giật phắt chúng ra, rồi lại dùng toàn lực đâm vào thịt nó một lần nữa.
Thật là khốn khổ!
Không sao, không sao, không sao cả. Sự ! hèn yế! u, sự tự huỷ diệt, những lưỡi lửa địa ngục xuyên qua tầng đất.


15 tháng 8


Tôi sẽ lẩn tránh tất cả, sẽ trốn vào cô đơn đến vô cảm. Sẽ cãi nhau với tất cả, sẽ chẳng chuyện trò với ai hết.

21 tháng 8


Hôm nay tôi nhận được cuốn “Sách của quan toà” của Kierkegaard[13]. Ðúng như tôi nghĩ, trường hợp anh ấy, mặc dù có những nét khác biệt lớn, vẫn giống tôi; ít ra anh ấy cũng ở cùng một phía của thế giới. Anh ấy như một người bạn đã giúp tôi khẳng định bản thân.
Tôi viết vội lá thư sau đây gửi bố của cô ấy[14], ngày mai tôi sẽ gửi nếu có đủ can đảm.
“Bác chần chừ trả lời yêu cầu của cháu, điều này rất dễ hiểu, bất kì người cha nào cũng xử xự với con rể tương lai như thế, và cháu viết thư cho bác hoàn toàn không phải vì điều đó, điều mà cháu hi vọng nhất là muốn bác xem xét lá thư của cháu một cách bình tĩnh. Cháu viết vì e rằng sự ngần ngại và băn khoăn của bác có nhiều nguyên nhân nói chung lớn hơn chứ không phải chỉ vì một chỗ duy nhất, – chỉ có nó mới gợi ra những băn khoăn trên, – trong lá thư đầu tiên khiến cháu có thể bộc lộ mình. ý cháu muốn nói về công việc ở nhiệm sở đối với cháu là không chịu đựng nổi.

Có thể bác không chú ý đến điều này, nhưng đáng ra không nên như thế. Ngược lại, bác cần phải hỏi thật kĩ về điều này và khi đó cháu sẽ phải trả lời bác thật ngắn gọn và chính xác như sau. Cháu không chịu đựng nổi công việc ở nhiệm sở bởi vì nó đối l! ập hẳn với thiên hướng và công việc của cháu – đó là văn học. Vì cháu là nhà văn chứ không phải là ai khác, không thể và không muốn là ai khác. Công việc ở nhiệm sở không bao giờ cuốn hút cháu, nhưng nó có thể làm cháu bị suy sụp hoàn toàn. Cháu sắp đến nước đó rồi. Những trạng thái tinh thần tồi tệ nhất luôn dày vò cháu, những vướng bận và buồn khổ vây kín tương lai của cháu và con gái bác suốt một năm nay đã chứng tỏ rằng cháu không có khả năng chống đỡ. Bác có thể hỏi tại sao cháu không bỏ công việc ở nhiệm sở và thử – tài sản thì cháu không có – sống bằng những công việc văn học. Về điều đó cháu chỉ có thể đưa ra một câu trả lời thảm hại rằng cháu không có sức để làm điều đó và, trong chừng mực mà cháu có thể phán xét tình trạng của mình, công việc ở nhiệm sở sẽ giết chết cháu, hơn nữa sẽ giết chết thật nhanh.

Bây giờ bác hãy so sánh cháu với con gái bác, một cô gái khoẻ mạnh, yêu đời, tự nhiên và mạnh mẽ. Dù cho cháu có nhắc đi nhắc lại với cô ấy trong năm trăm lá thư và dù cho cô ấy thường xuyên trấn an cháu bằng cái từ “không”không được thuyết phục
- vấn đề vốn là thế này: trong chừng mực cháu nhận thấy, thì với cháu cô ấy sẽ bất hạnh. Không chỉ vì hoàn cảnh khách quan, mà chủ yếu tính cách của cháu là người cô độc, ít nói, không chan hoà, rầu rĩ, nhưng đối với riêng cháu thì đó không phải là điều bất hạnh, bởi vì điều này chỉ phản ánh mục đích của cháu. Có thể rút ra một vài kết luận từ cách sống của cháu ở nhà. Chẳng hạn, cháu sống trong gia đình mình giữa nh�! ��ng ngư! ời thân yêu và tử tế nhất mà còn xa lạ hơn cả người xa lạ. Trong một vài năm gần đây cháu nói với mẹ trung bình không nổi hai mươi từ một ngày, với bố có lẽ không nói gì khác ngoài những lời chào hỏi. Còn với các bà chị đã lấy chồng và các ông anh rể cháu hầu như không nói chuyện, mặc dù cháu chẳng xích mích gì với họ. Nguyên nhân đơn giản là cháu hoàn toàn chẳng có gì để nói với họ cả. Tất cả những gì không phải là văn học khiến cháu buồn và căm ghét tại vì nó cản trở hoặc kìm hãm cháu, mặc dù đó chỉ là do cháu nghĩ ra. Cháu không có lấy một chút hiểu biết nào về cuộc sống gia đình, khá nhất cháu chỉ có thể làm một người quan sát. Cháu hoàn toàn không cảm nhận được tình thân, cháu thấy trong sự thăm viếng ý đồ độc ác chống lại cháu.

Hôn nhân có lẽ cũng không thể thay đổi cháu, cũng như công việc ở nhiệm sở vậy.


20 tháng 10


Từ sáng buồn không chịu nổi. Chiều đọc “Sự nghiệp Jacobson” của Jacobson[15]. Khả năng sống, khả năng quyết định của ông, thích thú được đặt chân lên đúng nơi, đúng chốn. Ông ngồi vững chãi trong bản thân mình như người chèo thuyền tài ba trong con thuyền của mình. Tôi muốn viết thư cho ông. Nhưng thay vào đó lại đi dạo, sau khi đã dập tắt tất cả những tình cảm chi phối tôi bằng cuộc nói chuyện với Haas[16] mà tôi gặp trên đường, những người phụ nữ kích động tôi, bây giờ tôi đang ở nhà đọc “Hoá thân” và thấy nó tồi. Có lẽ không gì cứu đuợc tôi nữa rồi, nỗi buồn ban sáng quay trở lại, tôi sẽ không thể chống chọi với nó lâu, nó cướp đi hết mọi hi vọng của tôi. Tôi thậm chí còn chẳng muốn viết nhật kí, có thể vì trong đó thiếu quá nhiều điều, có thể vì tôi lúc nào cũng phải miêu tả những thứ nửa vời và có vẻ không tránh khỏi những hoạt động nửa vời, có thể chính việc viết lách làm tăng thêm nỗi buồn trong tôi…

26 tháng 10


“Tôi là ai đây?” – tôi trách mắng mình. Tôi nhổm dậy khỏi ghế đi văng mà tôi co hai đầu gối, ngồi thẳng lên. Cánh cửa dẫn thẳng vào phòng tôi từ một đoạn cầu thang mở toang ra và một người đàn ông trẻ bước vào, đầu cúi xuống và mắt nhìn dò xét. Anh ta đi tránh, vừa đủ mức có thể trong một căn phòng chật hẹp, qua ghế đi văng và dừng lại ở một góc tối om cạnh cửa sổ. Tôi muốn xem đấy có phải là ma không, tôi đi đến đó và cầm lấy tay anh ta. Ðó là người sống, thấp hơn tôi một chút, anh ta dướn mắt nhìn tôi và mỉm cười, và chính cái vẻ vô tư lự khi anh ta gật đầu và nói: “Ông cứ kiểm tra đi” lẽ ra phải trấn an tôi. Thế nhưng, tôi túm lấy đằng trước áo gi lê và đằng sau áo khoác của anh ta, và lắc mạnh. Ðập vào mắt tôi là chiếc dây chuyền đồng hồ vàng dầy, đẹp và tôi giật nó xuống mạnh đến nỗi bung cái khuy áo móc chặt sợi dây chuyền. Anh ta bình thản chịu đựng điều này, chỉ nhìn vào vết toác và hoài công cố gắng cài lại cúc áo gi lê vào cái khuy áo vừa bị giật ra. “Anh làm gì vậy?” – cuối cùng anh ta nói và chỉ tay vào áo gi lê. “Im!” – tôi gằn giọng đe doạ.
Tôi bắt đầu chạy quanh phòng, mỗi lúc một nhanh hơn và mỗi lần chạy qua kẻ đột nhập lại dứ nắm đấm vào anh ta. Anh ta cứ loay hoay với cái áo gi lê, chẳng chú ý gì đến tôi cả. Tôi cảm thấy mình rất tự do, tôi thở nhẹ khác thường, và chỉ mỗi bộ quần áo là cản trở lồng ngực tôi đang phồng to lên một cách lạ thường.


6 tháng 11


Sự tự tin đột ngột này ở đâu ra? Ước gì nó sẽ ở lại! Giá như tôi có thể đi vào đi ra tất cả các cánh cửa như một con người tương đối lương thiện! Tôi chỉ không biết mình có muốn điều này hay không.

18 tháng 11


Tôi sẽ lại viết, nhưng việc viết lách đã gây cho tôi quá nhiều nghi ngờ. Về cơ bản tôi như một kẻ bất tài, dốt nát, người mà nếu như không bị bắt phải đến trường (thêm vào đó đến trường cũng chẳng có chút công cán nào, nhưng cũng không chắc đã nhận ra sự bắt buộc), thì đúng là phải nằm bẹp nơi ổ chó, chỉ nhảy ra khi người ta mang thức ăn đến, rồi lại nhảy vào sau khi đã nuốt hết thức ăn.


19 tháng 11


Tôi đọc nhật kí suốt. Liệu có phải nguyên nhân là giờ đây tôi chẳng có lấy một chút nào niềm tin vào thực tại? Tôi cảm thấy tất cả được gá ghép. Mọi nhận xét, mọi cái nhìn tình cờ đều đảo lộn trong tôi, thậm chí cả điều đã bị lãng quên hoàn toàn vô nghĩa. Tôi chưa bao giờ mất lòng tin vào bản thân nhiều như vậy, chỉ cảm nhận được sức ép của cuộc sống. Và tôi hoàn toàn trống rỗng. Tôi giống như con cừu bị lạc trong đêm trên núi, hay như con cừu đang chạy theo con cừu kia. Bị lạc mất và không còn sức để khóc cho điều đó.


4 tháng 12


Từ ngoài nhìn điều này thật kinh khiếp – chết khi đã là người lớn nhưng hãy còn trẻ và hoặc giả lại là tự tử. Chết trong cơn hoảng loạn tột cùng mà chắc nó sẽ có ý nghĩa nếu như nó phải kéo dài sau khi để mất tất cả mọi hi vọng, ngoại trừ một hi vọng duy nhất là việc sinh ra trên đời được xem như không có trong sự toan tính vĩ đại. Lúc này đây tôi như đang ở trong tình trạng ấy. Chết không có nghĩa gì khác là đưa cái hư không cho cái Hư không, nhưng lí trí chống lại điều này, bởi vì làm sao có thể trao mình – cho dù chỉ là hư không – cho cái Hư không, hơn nữa không đơn thuần là cho cái Hư không trống rỗng, mà là một Hư không đang sôi réo, cái mà chúng ta cảm thấy nó Hư không chỉ vì không thể nào đạt tới nó.
Nỗi sợ hãi trước cái ngu xuẩn, cái ngu xuẩn hiển hiện trong mỗi một mong muốn hướng tới mục đích, khiến quên đi tất cả những điều khác. Khi đó cái gì là không – ngu xuẩn? Không – ngu xuẩn là đứng như một gã ăn mày ở bên lối vào, đứng cho đến khi chết… Có lẽ có những cái ngu xuẩn lớn hơn cả những kẻ thể hiện chúng. Nhưng tởm lợm biết mấy những kẻ ngu xuẩn nhỏ bé lại gắng sức làm những điều ngu xuẩn lớn. Chẳng phải trong mắt những kẻ Pharisei[17] Ðức Chúa Christ không là như vậy sao?


9 tháng 12


Tôi ghét sự tự quán tỉ mỉ. Những giải thích tâm lí tương tự như: hôm qua tôi như thế này thế nọ là vì thế nọ thế này… còn hôm nay tôi thế nọ thế này là vì thế này thế nọ…Không đúng, không phải vì thế và vì thế, không phải vì vậy mà tôi như thế này thế nọ. Cần bình tĩnh chấp nhận và chịu đựng, không vội vã kết luận, sống như cần phải sống, chứ không loay hoay như con chó chạy quanh cái đuôi của mình.


10 tháng 12


Không thể tính hết và đánh giá hết tất cả hoàn cảnh lúc này hay lúc khác ảnh hưởng đến tâm trạng hay thậm chí xác định chính cả tâm trạng, cả việc đánh giá nó, và sẽ là không đúng khi nói rằng hôm qua tôi cảm thấy tự tin, còn hôm nay tôi tuyệt vọng. Những sự nhận biết như thế chỉ chứng minh một điều là con người muốn tự kỉ ám thị và sống một cuộc sống tách biệt khỏi bản thân, trốn vào sau những thiên kiến và ảo tưởng, phần nào ngụy tạo, giống như kẻ ngồi trong một góc quán rượu, nấp sau cốc rượu, tự tiêu sầu bằng những hoang tưởng và những mơ ước hết sức viển vông và giả dối.

16 tháng 12


Tôi ngồi trên ghế xích đu nhà Weltsch[18], chúng tôi nói về tình trạng bất ổn trong cuộc sống của hai chúng tôi, anh ấy dù sao vẫn còn chút hi vọng nào đấy (“Cần phải mong điều không thể”), còn tôi – không chút hi vọng nào, dán mắt vào những ngón tay của mình với một cảm giác dường như tôi là kẻ đại diện cho cái khoảng trống trong mình, một khoảng trống hoàn toàn đặc biệt và thậm chí không phải là quá lớn.

Chú thích

[1]Ở đây nói đến cuốn “Nước Mĩ” của Kafka.
[2]Flaubert (1821 – 1880) – nhà văn Pháp, tác giả cuốn “Bouvard và Pécuchet”.
[3]Ernst Rowohlt (1887 – 1960) – người đã xuất bản cuốn sách đầu tiên của Kafka, tập truyện “Quan sát”, tháng 1 năm 1913 tại Leipzig.
[4]Vào thời gian này Kafka đang viết cuốn tiểu thuyết “Nước Mĩ” của mình.
[5]“Arcadia” – tạp chí xuất bản hàng năm do M. Brod xuất bản (chỉ xuất bản một số, năm 1913); lần đầu tiên cho đăng truyện vừa “Lời tuyên án” của Kafka.
[6]“Arnold Beer” – tiểu thuyết của M. Brod (1912).
[7]Jacob Wassermann (1873 – 1934) – nhà văn Ðức.
[8]Franz Werfel (1890 – 1945) – nhà văn Áo, bạn của Kafka.
[9]Ðây là tiểu thuyết “Nước Mĩ”, sinh thời Kafka in chương đầu dưới tên “Người thợ lò” (năm 1913).
[10]Một thị trấn ở Thuỵ Sĩ, nơi Kafka mấy lần đến nghỉ.
[11]Ở đây nói về Felice Bauer (1887 – 1960), – một cô gái Berlin, Kafka làm quen vào tháng 8 năm 1912; cuối tháng 5 năm 1914 hai người đính hôn tại Berlin, nhưng cuối tháng 7 lại huỷ hôn; năm 1915 hai người quan hệ trở lại, tháng 7 năm 1917 họ làm lẽ đính hôn lần thứ hai nhưng đến tháng 12 lại huỷ hôn. Nhiều trang nhật kí của Kafka nói đến F.
[12]Franz Grillparzer (1791 ! – 1! 872) – nhà viết kịch lớn và là nhà văn cổ điển Áo, viết tiếng Ðức.
[13]Soeren Kierkegaard (1813 – 1835) – nhà văn Ðan Mạch, triết gia và nhà thần học.
[14]Ý nói bố vợ tương lai của Kafka, F. (Felice) đã được nhắc đến.
[15]Siegfried Jacobson (1881 – 1926) – nhà báo Ðức và nhà phê bình sân khấu.
[16]Willy Haas – nhà báo người Ðức; sau này đã cho đăng những bức thư của Kafka gửi Milena esenskaia.
[17]Pharisei: nguyên là một tổ chức tôn giáo – chính trị của Giêđa cổ đại (thế kỉ II tr. CN – thế kỉ II sau CN). ở đây có nghĩa là những kẻ đạo đức giả.
[18]Felics Veltre (sinh năm 1884) – nhà văn và là một triết gia, bạn của Kafka.

Phần 3

1914

5 tháng 1


…Mỗi người đều bị đánh mất không tìm lại được ở ngay trong chính bản thân mình, và chỉ sự suy ngẫm về những người khác và về những qui luật thống trị trong họ và khắp cả mọi nơi mới có thể mang lại niềm an ủi…
Tại sao những người Tructri[1] không rời bỏ xứ sở khủng khiếp của họ, ở bất cứ nơi nào họ cũng có thể sống tốt hơn so với cuộc sống hiện tại của họ và những nhu cầu của họ. Nhưng lại không thể; tất cả những gì có thể, đều đang diễn ra; chỉ những gì đang diễn ra mới có thể.


12 tháng 1


Tất nhiên, đối với tôi cũng tồn tại những cái có thể. Nhưng chúng nằm dưới tảng đá nào?
Sự vô nghĩa của tuổi trẻ. Nỗi kinh hoàng trước tuổi trẻ, nỗi kinh hoàng trước sự vô nghĩa, trước sự sung mãn vô nghĩa của cuộc sống phi nhân.

19 tháng 1


Nỗi kinh hoàng luân phiên với sự tự tin nơi nhiệm sở. Nói chung đã trở nên tự tin hơn. Một nỗi kinh tởm to đùng đối với “Hoá thân”. Một kết cục rối rắm. Hầu như tất cả không hoàn thiện. Thiên truyện có thể tốt hơn nhiều nếu hồi đó mình không bị xáo trộn do chuyến đi công tác.


15 tháng 3


Sinh viên muốn mang chiếc còng của Doxtoevxki đi theo quan tài của ông. Ông mất trong một khu công nhân, trên tầng bốn khu chung cư.


5 tháng 4


Nếu như có thể định cư ở Berlin, trở thành người độc lập; có thể sống ngày này qua ngày khác, mặc cho đói khát, nhưng giá mà có thể tạo lối thoát cho toàn bộ sức lực của mình thay cho việc làm ăn kinh tế ở đấy, hay còn tốt hơn, thay cho việc hoá thành hư không.


8 tháng 4


Hôm qua không thể viết nổi một từ. Hôm nay cũng chẳng khá hơn. Ai sẽ giải thoát cho tôi? Và sự chen lấn bên trong tôi, nơi sâu thẳm, không nhìn thấy được. Tôi như một cái chấn song sống, cái chấn song đang đứng và muốn đổ sập xuống…


27 tháng 5


Nếu như tôi rất không lầm, tôi bắt đầu có được sự rõ ràng. Cảm giác như ở đâu đó nơi khoảng rừng thưa đang xảy ra một trận chiến tinh thần. Tôi lẻn vào rừng, không tìm thấy gì vì yếu sức nên nhanh chóng quay ra; thường thường, khi rời bỏ rừng tôi nghe thấy, – hay cảm tưởng như nghe được, – tiếng loảng xoảng của vũ khí trong trận đánh đó… Có thể, những ánh nhìn của các chiến binh tìm tôi trong bóng tối của rừng, nhưng tôi biết quá ít về họ, và những điều biết được lại không chắc chắn.
Hãy tiếp tục đi, lũ lợn, điệu nhảy của mình; tôi có liên quan gì với điều đó.


29 tháng 5


Ngày mai đi Berlin[2]. Tình trạng của tôi đơn giản chỉ là một cơn phấn chấn tinh thần hay thực sự có hi vọng? Ðiều gì sẽ đến? Liệu có đúng là nếu một lần ta nhận thức được bản chất của sự sáng tạo, thì sẽ không có gì bị chết đi, sẽ không có gì bị chìm xuống, mặc dù, quả thật, hiếm khi có gì đạt được những tầm cao khác thường. Có thể, cuộc hôn nhân sắp tới với F. sẽ như thế? Một trạng thái kì lạ, mặc dù qua những hồi tưởng không phải là không quen thuộc đối với tôi.
Thư của Doxtoevxki gửi anh trai kể về cuộc sống ở nơi lao động khổ sai.


6 tháng 6


Từ Berlin trở về. Bị cùm như một tên tội phạm. Giả sử tôi bị cùm bằng những chiếc cùm thật, đặt ngồi ở một góc với những gã sen đầm trước mặt, và chỉ trong tình trạng như thế mới cho phép tôi nhìn vào những gì đang diễn ra, thì có lẽ cũng không kinh khủng hơn. Lễ đính hôn của tôi đã diễn ra thế đấy! Tất cả mọi người thử tìm cách làm cho tôi lạc quan yêu đời hơn, nhưng vì không thành công họ đành cố gắng thoả hiệp với con người tôi như hiện nay. Thật ra, không kể F. – điều này hoàn toàn có cơ sở, vì cô ấy là người đau khổ hơn tất cả. Bởi vì những gì người khác cảm thấy đơn thuần là biểu hiện bên ngoài, đối với cô ấy ẩn chứa cả một mối đe doạ.


11 tháng 6


Ðã gần nửa đêm. Năm người đàn ông chặn tôi lại, người thứ sáu từ phía sau lưng họ vươn tay ra để túm lấy tôi. “Thả tôi ra”, – tôi kêu lên và quay người như con quay khiến tất cả bọn họ phải buông tôi ra. Tôi cảm thấy như có những qui luật nào đó đã bắt đầu tác dụng, tôi biết, khi cố gắng lần cuối, rằng qui luật này sẽ thắng, tôi nhìn thấy những người đàn ông vung tay lên nhảy lùi về phía sau, và hiểu rằng chỉ một khoảnh khắc nữa thôi tất cả bọn họ lại cùng xông vào tôi, tôi quay người tiến về phía cánh cổng, – tôi ở bên cạnh nó, – mở ổ khoá dường như hết sức dễ dàng và vội vã, rồi chạy dọc theo cầu thang tối đen lên phía trên.
Lên trên, ở tầng cuối cùng, người mẹ già của tôi tay cầm nến đứng ở cửa ra vào. “Mẹ cẩn thận, cẩn thận, – tôi kêu lên từ dưới tầng áp cuối, – chúng đang lùng bắt con”.
– Ai? Ai cơ? – Mẹ tôi hỏi. – Ai có thể lùng bắt cậu bé của mẹ chứ?
– Sáu gã đàn ông, – tôi đáp, vừa thở hổn hển.
– Con biết chúng không? – Mẹ tôi hỏi.
– Không, toàn người lạ, – tôi đáp.
– Trông bọn chúng thế nào?
– Con nhìn không rõ. Một gã có râu quai nón màu đen, gã khác tay đeo một cái nhẫn to, gã thứ ba đeo thắt lưng đỏ, gã thứ tư hai bên đầu gối quần bị rách, gã thứ năm bị chột và gã cuối cùng răng nhe ra.
– Bây giờ con đừng nghĩ gì về việc này nữa, – mẹ nói, – vào phòng con ngủ đi, mẹ đã trải giường rồi.
Mẹ tôi, một người phụ nữ đã già, đã xa lạ với tất cả hiện thực, v�! �i một nếp nhăn ranh mãnh bao quanh cái miệng làm tái hiện những dại dột tám mươi năm qua một cách vô thức.
– Bây giờ ngủ? – tôi thốt lên…(Ðoạn ghi chép bị ngắt)


12 tháng 6


Thư của Doxtoevxki gửi một nữ hoạ sĩ.
Ðời sống xã hội vận động theo vòng tròn. Chỉ những người bị cùng một căn bệnh mới hiểu nhau. Nhờ đặc điểm của nỗi khổ đau của mình họ tạo thành một vòng tròn và giúp đỡ nhau. Họ trượt đi trong vòng tròn đó, nhường đường cho nhau hay trong đám đông thận trọng nương đẩy nhau. Người này an ủi người kia với hi vọng sự an ủi đó sẽ có tác động trở lại với chính mình, hay ngay tức khắc tận hưởng đến quên mình tác động trở lại đó. Mỗi người chỉ có một kinh nghiệm do nỗi đau khổ của người đó đưa lại, thế nhưng trong những câu chuyện kể của những người bạn cùng cảnh ngộ kinh nghiệm xem có vẻ vô cùng phong phú. “Sự việc của anh như thế, – họ nói với nhau, – và đừng có than khóc, hãy tạ ơn Chúa, là sự việc của anh chỉ là như thế, bởi vì nếu nó khác đi, nó hẳn sẽ gây cho anh những bất hạnh hay sự nhục nhã còn lớn hơn nhiều”. Vì sao anh ta biết điều đó? Xét theo điều anh ta nói, thì dẫu sao anh ta cũng thuộc về vòng tròn đó như người đối thoại của anh ta, và anh ta cũng có nhu cầu được an ủi như thế. Mà sự nhận thức của những người trong một vòng tròn luôn giống nhau. Tình trạng của người an ủi hoàn toàn không một tẹo nào khá hơn người được an ủi. Chính vì thế, các buổi tâm sự của họ chỉ là sự tập hợp những lời ám thị, sự trao đổi những lời cầu chúc. Lúc thì một người cúi đầu xuống, còn người kia nhìn chim bay trên trời (đây chính là toàn bộ sự khác nhau giữa họ). Khi thì có một hi vọng liên kết họ lại, và cả hai vai kề vai cùng nhìn ra những chân tr�! �i xa vô tận. Nhưng họ chỉ hiểu được tình trạng của mình khi hai người cùng cúi đầu xuống và bị một cái búa giáng xuống cả hai.


29 tháng 7


Josef K., con trai của một thương gia giàu có, một lần vào buổi chiều sau trận cãi vã gay gắt với bố, – ông bố quở mắng cậu ta vì cuộc sống bừa bãi của cậu ta và yêu cầu cậu ta nhanh chóng chấm dứt nó, – đã đi không mục đích, hoàn toàn thiếu tự tin và mệt mỏi, đến một câu lạc bộ thương nhân ở gần bờ biển. Người gác cửa rạp mình chào cậu ta. Josef gần như không nhìn ông ta, không chào hỏi. “Những kẻ tôi tớ lầm lì này làm tất cả những gì người ta muốn, – cậu ta nghĩ. – Một khi mình nghĩ gã lén lút theo dõi mình, thì quả gã làm việc đó thật”. Và cậu ta lại nhìn người gác cửa, vẫn không chào hỏi gì, ông ta đã quay mặt ra phố và nhìn lên bầu trời đầy mây.
Tôi ghi chép về chuyến du lịch trong một quyển vở khác. Những tác phẩm mà tôi bắt đầu viết, không thành công. Tôi không chịu đầu hàng, bất chấp đêm mất ngủ, đau đầu, suy nhược toàn thân. Ðể làm được như thế đòi hỏi phải tập trung những sức lực cuối cùng. Tôi đi đến kết luận rằng tôi trốn tránh mọi người không phải để được sống yên ổn, mà để chết thanh thản. Nhưng tôi sẽ tự vệ. Tôi có cả một tháng không có sếp.


31 tháng 7


Tôi không có thời gian. Một cuộc tổng động viên. K. và P. bị gọi nhập ngũ. Giờ đây tôi đang có được phần thưởng của sự cô đơn. Tuy nhiên, chắc gì có thể gọi đó là phần thưởng, sự cô đơn thường chỉ mang lại hình phạt. Dù sao đi nữa, tai hoạ chung ít động đến tôi, tôi tràn đầy quyết tâm hơn bao giờ hết. Sau buổi trưa tôi cần phải đến nhà máy, tôi sẽ không sống ở nhà vì E[3].. cùng hai con đến ở đó. Nhưng tôi sẽ viết, bất chấp tất cả, đó là cuộc đấu tranh của tôi vì sự sống còn[4].


6 tháng 8


Những khẩu pháo vượt qua hào. Những bông hoa, những tiếng kêu “Hoan hô!” nhiệt liệt. Một khuôn mặt rám nắng mắt đen đột nhiên đờ ra, sửng sốt, trố nhìn căng thẳng.
Ðáng ra phải cảm thấy khoẻ hơn tôi lại bị tê liệt hoàn toàn. Một cái bình rỗng, vẫn còn nguyên, nhưng đã bị chôn sâu dưới những mảnh vỡ, hay đã là một mảnh vỡ nhưng vẫn còn mang sức nặng của cái bình còn nguyên. Ðầy dối trá, lòng căm ghét và ghen tị. Ðầy bất tài, ngu si, tối dạ. Ðầy lười biếng, yếu đuối và bất lực. Tôi 31 tuổi. Tôi thấy hai gã quản lí trong bức ảnh của Ottla[5]. Hai con người tươi trẻ, biết một vài điều gì đó và đủ mạnh mẽ để áp dụng kiến thức của mình giữa những kẻ phản đối yếu ớt theo thói quen. Một người dắt những con ngựa tuyệt vời, người kia nằm trên cỏ, đầu lưỡi thò ra ngịch ngợm giữa cặp môi trên khuôn mặt thường bất động và chắc chắn gợi nên sự tin cậy của anh ta.
Tôi phát hiện trong mình chỉ có sự nhỏ nhen, do dự, ganh tị và căm ghét, muốn tất cả tai hoạ đổ lên đầu những kẻ đang đánh nhau.
Từ góc độ văn học số phận tôi rất đơn giản. Cái ý muốn mô tả một cuộc sống nội tâm hoang tưởng của tôi đã làm tất cả những cái khác trở thành không quan trọng, bị cằn cỗi đi và tiếp tục cằn cỗi một cách thảm hại nhất. Không bao giờ có một cái gì khác làm tôi thoả mãn. Nhưng tôi không biết liệu tôi còn có sức cho sự mô tả đó hay không, có thể, sứ! c lực của tôi đã cạn kiệt mãi mãi, có thể nó lại quay trở lại với tôi, mặc dù điều kiện sống của tôi không thuận lợi cho điều này. Cứ như thế tôi bị quẳng qua quẳng lại, tôi không ngừng bay lên đỉnh núi, nhưng không thể trụ lại trên đó lấy một khoảnh khắc. Những ngưòi khác cũng bị quăng qua quăng lại, nhưng là ở dưới các thung lũng, và họ còn nhiều sức lực hơn; họ chỉ mới bắt đầu rơi xuống thì có ngay một ngưòi thân đỡ lấy, người đó đi theo họ là vì mục đích ấy. Tôi thì bị quẳng qua quẳng lại ở trên cao, – và thật đáng tiếc, đó không phải là cái chết, mà là nỗi đau khổ muôn thủa của hấp hối.
Cuộc diễu hành yêu nước. Diễn văn của thị trưởng. Biến mất, xuất hiện, kết thúc bằng những tiếng hô của người Ðức “Ðức vua yêu quí của chúng ta muôn năm, ura!” Tôi đứng và nhìn bằng đôi mắt ác cảm. Những cuộc diễu hành này là một trong những trò ghê tởm đi kèm theo chiến tranh…Dĩ nhiên, nó thu hút nhiều người. Nó được tổ chức tốt. Nó sẽ được lặp lại mỗi buổi chiều, còn ngày mai, chủ nhật, sẽ lặp lại hai lần.


30 tháng 8


Lạnh và trống rỗng. Tôi cảm nhận quá rõ đường ranh giới hạn khả năng của tôi, những đường ranh rõ ràng được vạch quá sát nếu tôi không xúc động đến tận đáy lòng. Tôi nghĩ ngay cả khi xúc động tôi cũng chỉ bị kéo vào không gian hạn hẹp của những lằn ranh giới hạn mà bản thân tôi không cảm nhận vì chính tôi bị kéo vào. Tuy nhiên giữa những lằn ranh đó vẫn có đủ chỗ để sống được và do đó tôi sẽ tận dụng cho tới mức kinh tởm.


30 tháng 11


Tôi không thể viết được nữa. Tôi đang ở giới hạn cuối cùng, mà trước nó, có lẽ tôi sẽ lại phải dừng lại nhiều năm trời để rồi có thể bắt đầu tác phẩm mới mà thế nào cũng bị bỏ dở dang. Số phận đó cứ đeo đuổi tôi. Tôi lại trở nên lạnh lùng và vô cảm, chỉ còn lại tình yêu già cỗi với sự yên tĩnh tuyệt đối. Và, như một con vật hoàn toàn tách khỏi con người, tôi lại sẵn sàng giơ cổ ra và muốn thử cố gắng có được F. trong thời gian này. Thực sự tôi sẽ cố thử làm điều đó, nếu sự ghê tởm đối với bản thân mình không cản trở tôi.


13 tháng 12


Tôi vừa ở chỗ Felix. Trên đường về nhà, tôi nói với Max rằng vào lúc lâm chung, chỉ cần những cơn đau không quá dữ dội, tôi sẽ cảm thấy mãn nguyện. Tôi quên nói thêm, nhưng sau đó chủ định không nói, rằng, những gì khá nhất trong sáng tác của tôi đều xuất phát từ chính khả năng chết một cách mãn nguyện này. Ở tất cả những đoạn hay và có sức thuyết phục luôn nói về ai đó đang chết, rằng điều này làm anh ta rất khổ sở; rằng anh ta cho như thế là bất công với mình hay ít ra cũng là sự nhẫn tâm, – điều này, ít ra tôi cảm thấy, cũng khiến độc giả cảm động. Còn đối với tôi, người nghĩ rằng lúc lâm chung tôi có thể sẽ mãn nguyện, thì trong thâm tâm những mô tả kiểu ấy là trò chơi, tôi thậm chí còn vui mừng với khả năng được chết trong kẻ đang hấp hối, tôi tận dụng một cách đầy tính toán sự chú ý vào cái chết của độc giả, trí tuệ của tôi còn sáng suốt hơn nhiều so với độc giả, người mà như tôi đoán, sẽ than khóc trong lúc lâm chung, và sự than khóc của tôi chính vì thế hoàn thiện hơn, nó không bị cắt ngang đột ngột như sự than khóc thật sự, mà được kết thúc bằng một nốt nhạc thuần khiết và đẹp đẽ. Ðiều này cũng giống như tôi luôn kêu ca với mẹ về những đau đớn còn lâu mới ghê gớm như trong những lời kêu ca của tôi. Quả thật, trước mặt mẹ tôi không cần phải quá khéo léo như trước mặt độc giả.


19 tháng 12


Bắt đầu một truyện ngắn thoạt đầu bao giờ cũng có vẻ nực cười. Có vẻ thật khó tin việc một thực thể mới, còn chưa hình thành, hết sức nhạy cảm này có thể đứng vững được trong cái cơ cấu đã ổn định của thế giới, cái cơ cấu mà, như bất kì một cơ cấu đã ổn định nào, đều có khuynh hướng khép kín. Trong lúc đó, ta quên rằng truyện ngắn, nếu nó đã có được quyền tồn tại, đã mang trong mình một cơ cấu ổn định của mình, cứ cho là cơ cấu này chưa phát triển hoàn toàn; chính vì vậy nỗi tuyệt vọng loại đó trước khi ta bắt tay vào một truyện ngắn mới là vô căn cứ; với một căn cứ tương tự hẳn những bậc cha mẹ sẽ tuyệt vọng trước một đứa con vừa sinh ra, vì họ muốn cho ra đời đâu phải một sinh vật nực cười và thảm hại như vậy. Thật ra, ta không giờ biết được nỗi tuyệt vọng ta cảm thấy là có căn cứ hay không. Nhưng ý nghĩ này có thể mang lại một sự nâng đỡ nhất định; việc thiếu một kinh nghiệm như vậy đã mang hại cho tôi.

20 tháng 12


Nhận xét của Max về Doxtoevxki, rằng trong tác phẩm của ông có quá nhiều những kẻ tâm thần. Hoàn toàn không đúng. Ðó không phải là những kẻ tâm thần. Mô tả bệnh tật chính là một thủ pháp định tính, hơn nữa là một thủ pháp rất mềm dẻo và hữu hiệu. Thí dụ, khi người ta thường xuyên và rất kiên trì nhắc đi nhắc lại với ai đó rằng anh ta thiển cận và ngu ngốc, thì nếu như anh ta có hạt nhân của chủ thuyết Doxtoevxki, điều đó sẽ trực tiếp kích động ngay anh ta bộc lộ hết những khả năng của mình. Xét từ góc độ này, sự biểu thị đặc điểm của anh ta cũng có ý nghĩa như những lời mắng chửi bạn bè với nhau. Khi họ nói: “Anh ngu lắm” thì không có nghĩa người bị mắng là một kẻ ngu thực sự và họ tự hạ thấp mình bằng cách kết bạn với anh ta; thưòng thường, – nếu đây không phải là một câu đùa, nhưng thậm chí kể cả đó là một câu đùa, – thì điều này chứa đựng trong mình sự đan xen vô tận những ý đồ khác nhau. Chẳng hạn, ông bố của anh em nhà Karamazov hoàn toàn không phải là một người ngu ngốc, ông ta rất thông minh, trí tuệ của ông ta không kém gì Ivan, nhưng là một kẻ độc ác, và ít ra ông ta cũng thông minh hơn những kẻ, – mà ngưòi kể chuyện không bác bỏ, – chẳng hạn như người anh họ hay người cháu địa chủ vẫn cho rằng mình tôn quí hơn ông ta.


23 tháng12


Ðọc một vài trang trong “Sương mù London” của Gersen. Hoàn toàn không hiểu nói về điều gì, thế nhưng trước mắt tôi lại xuất hiện một con người – quyết đoán, tự hành hạ bản thân, có nghị lực nhưng rồi lại ngã lòng.


31 tháng 12


Làm việc từ tháng 8, nói chung không ít và cũng không tồi, nhưng cả về chất lượng lẫn số lượng tôi đều chưa đạt mức tột cùng giới hạn khả năng của mình, như lẽ ra phải thế, đặc biệt vì thấy trước rằng qua các triệu chứng (mất ngủ, đau đầu, yếu tim) thì khả năng của tôi sẽ nhanh chóng cạn kiệt. Viết tiếp các tác phẩm đang dở dang: “Vụ án”, “Những hồi tưởng về tuyến đường sắt đến Kalda”, ” Thầy giáo nông thôn”, ” Viên thẩm phán trẻ” – và phần đầu của những truyện ngắn hơn. Chỉ mới hoàn chỉnh “Trại lao cải” và một chương cuốn tiểu thuyết “Người mất tích”[6], cả hai được hoàn thành trong kì nghỉ phép mười bốn ngày. Không biết tôi liệt kê ra để làm gì, – đây hoàn toàn không phải tính cách của tôi.

1915

6 tháng 1


“Thầy giáo nông thôn” và “Viên thẩm phán trẻ” tạm thời để sang một bên. Nhưng tôi gần như không thể tiếp tục cả “Vụ án”. Những ý nghĩ về cô gái ở Lamberg. Hi vọng vào một hạnh phúc nào đó, tương tự như những hi vọng về cuộc sống vĩnh hằng. Nhìn từ một khoảng cách nhất định chúng nghe chừng có cơ sở, còn lại gần thì ta không dám.


18 tháng 1


Cho tới sáu giờ ba mươi, làm việc trong nhà máy, đọc, đọc cho viết, nghe và viết với một sự vô nghĩa không đổi. Sau đó cũng không đổi một cảm giác vô nghĩa của sự thoả mãn. Ðau đầu. Ngủ kém. Không đủ sức làm một công việc ít nhiều căng thẳng kéo dài. Thêm vào đó lại quá ít khi ra ngoài thở không khí trong lành. Mặc dù vậy, đã bắt đầu một truyện ngắn mới, tôi sợ làm hỏng những truyện ngắn cũ. Và đây, chúng đang đứng trước mặt tôi, bốn hay năm truyện ngắn dàn hàng như những chú ngựa đứng trước ông bầu xiếc Schuman trước giờ biểu diễn.

19 tháng 1


Chừng nào tôi còn đến nhà máy, tôi sẽ không thể viết được. Tôi nghĩ, sự bất lực trong công việc hiện tôi đang cảm thấy này cũng giống như tình trạng đặc biệt tôi đã trải qua khi làm việc ở “Generali”[7]. Việc tiếp xúc trực tiếp cuộc sống lao động, mặc dù bên trong tôi cố hết sức lãnh đạm đến mức có thể, vẫn che mất tầm nhìn của tôi, tôi như đang ở trong một cái khe, hơn nữa lại cúi đầu xuống. Thí dụ, hôm nay báo đăng phát ngôn của giới có thẩm quyền Thuỵ Ðiển về việc bất chấp những đe doạ của “Hoà ước ba bên”, đường lối trung lập tất yếu phải được duy trì. Ðể kết luận họ nói: “Các thành viên của “Hoà ước ba bên” sẽ gãy răng ở Stockholm”. Hôm nay tôi chấp nhận điều đó gần giống như điều được nói ra. Còn ba ngày trước đây chắc tôi đã cho rằng đấy là do một bóng ma Stockholm nào đó nói ra, rằng “những đe doạ của “Hoà ước ba bên”, “đường lối trung lập”, “các giới có thẩm quyền Thuỵ Ðiển” – tất cả chỉ là những công trình bằng không khí, có thể nhìn thấy, chứ không bao giờ có thể chạm tay vào.

24 tháng 1


Gặp F. ở Bodenbach. Tôi cảm thấy việc chúng tôi lấy nhau là không thể, nhưng tôi không có can đảm nói với cô ta điều này, và – trong thời điểm quyết định – cả với chính mình nữa. Và tôi lại gieo hi vọng cho cô ta một cách điên rồ, vì tôi càng ngày càng già hơn và bảo thủ hơn. Khi tôi cố hiểu xem cô ta sẽ đau khổ như thế nào và đồng thời vẫn tỏ ra thản nhiên và vui vẻ, thì những cơn đau đầu trước đây quay trở lại với tôi. Chúng ta không nên hành hạ nhau bằng những lá thư dài, tốt hơn hết là để cho cuộc gặp không đi đến đâu; hoặc có thể là tôi lại tin rằng ở đây tôi sẽ có thể thành người tự do, có thể sống bằng lao động văn học, hay có thể đi ra nước ngoài hay một nơi nào đó và bí mật sống ở đó với F? Chúng tôi thấy cả hai đều không có gì thay đổi. Mỗi người đều im lặng thú nhận với mình rằng người kia sắt đá và nhẫn tâm. Tôi không bỏ những dự định sống một cuộc đời hoang tưởng, hoàn toàn được tạo ra bởi công việc của mình; còn cô ta, điếc đặc trước những yêu cầu câm lặng của tôi, muốn một cuộc sống bình lặng, một căn hộ ấm cúng, lo lắng đến nhà máy, những bữa ăn thịnh soạn, đi ngủ từ 11 giờ tối, một căn phòng được sưởi ấm, cô ta vặn lại kim đồng hồ của tôi, – đã ba tháng nay chạy nhanh hơn một tiếng rưỡi, chính xác đến từng phút. Và cô ta đúng, và cô ta sẽ luôn luôn đúng, cô ta đúng khi phê bình tôi lúc tôi nói với người phục vụ: “Anh đưa báo lại đây khi cô ấy còn chưa đọc hỏng cả báo”, – và tôi không thể đưa ra bất cứ lời đính chính nào khi cô ta nói về “tính ! cách riêng” (từ này luôn được nói ra với một âm rít) của việc bố trí căn hộ tương lai. Hai bà chị gái đầu của tôi bị cô ta cho là “nhạt nhẽo”, về cô em út cô ta không hỏi gì cả, cô ta chẳng tỏ vẻ quan tâm công việc của tôi và rõ ràng không hiểu gì về nó.
Tôi bất lực và trống rỗng, như thường vẫn vậy, và đúng ra không có thì giờ để suy nghĩ về điều gì khác hơn là vì sao mà vẫn có ai đó có được ý muốn, cho dù rất nhỏ, giao tiếp với tôi.
Tôi tỏ thái độ lạnh nhạt với ba người hoàn toàn khác nhau, thứ tự từng người một…
F. nói: “Chúng ta ở bên nhau thì thật tuyệt vời”. Tôi im lặng như không nghe thấy câu nói hân hoan đó. Hai tiếng đồng hồ chúng tôi ngồi riêng trong phòng. Tôi cảm thấy buồn chán và tuyệt vọng. Chúng tôi chẳng có lấy một giây phút tốt đẹp nào để tôi có thể thở hít một cách tự do. Bên F. tôi, ngoại trừ trong những lá thư, chưa bao giờ cảm nhận được vị ngọt ngào trong mối quan hệ với người mình yêu như là đã từng ở Zuckmantel và Riva, – chỉ có những lời thán phục, sự vâng lời, lòng thương hại, nỗi tuyệt vọng và khinh rẻ chính bản thân mình. Tôi thử đọc thành tiếng cho cô ta nghe. Các câu văn dẫm chân tại chỗ một cách rời rạc, không có sự giao tiếp nào với người nghe đang nằm trên ghế đi văng nhắm mắt lại và im lặng lắng nghe. Hờ hững xin đưa bản thảo về chép lại. Câu chuyện về người gác cổng còn có vài chỗ được chú ý hơn, một vài nhận xét chính xác. Với tôi chỉ trong khi đọc ý nghĩa của câu chuyện mới được mở ra, cô ta cũng đã hiểu đúng nó, nhưng sau đó, quả thật, ch�! �ng tôi ! xéo bừa lên nó với những nhận xét thô bạo mà chính tôi là kẻ khai mào.
Nguyên nhân của những khó khăn tôi gặp phải khi nói chuyện với mọi người mà những người khác hoàn toàn không hiểu được là ở chỗ tư duy của tôi, đúng hơn, nội dung nhận thức của tôi rất mù mờ, – khi sự việc chỉ liên quan tới mình tôi, thì tự tôi có thể bình tĩnh và thậm chí đôi khi còn tự mãn thoả mãn với điều này, nhưng những cuộc trò chuyện với người khác lại đòi hỏi sự sắc sảo, nhanh nhạy và giao tiếp kéo dài – những điều tôi không có. Chẳng có ai muốn mơ màng viển vông với tôi trên mây mù, mà thậm chí nếu có muốn thì tôi cũng không thể lôi đám mù ấy ra khỏi đầu: giữa hai người nó lớn lên và hoá thành hư không…

 
7 tháng 2


Trong mức độ nhất định của sự tự nhận thức và trong những điều kiện thuận lợi khác để quan sát mình bạn sẽ không thể tránh khỏi đôi khi cảm thấy mình thật xấu xa. Bất kì một tiêu chí nào của điều tốt đẹp – dù ý kiến về điều này có khác nhau – sẽ được hình dung quá cao. Buộc phải thừa nhận rằng mình chẳng qua là cái hang chuột của những ẩn ý thảm hại. Ngay cả một hành động nhỏ nhất cũng phụ thuộc vào những ý nghĩ thảm hại đó. Những ẩn ý này sẽ nhơ nhuốc đến nỗi, khi phân tích hành vi của mình, bạn thậm chí không muốn nghĩ rốt ráo, mà giới hạn bằng cái nhìn từ xa. Những ẩn ý này sẽ được xác định không phải bởi một sự hám lợi nào đó – đem so sánh với chúng sự hám lợi sẽ là lí tưởng của cái thiện và cái đẹp. Sự nhơ nhuốc mà ta tìm thấy sẽ tồn tại vì chính nó, ta hiểu rằng ta sinh ra trên đời đã bị thấm đẫm nó, vì nó ta sẽ rời khỏi thế gian không được ai biết đến hoặc được biết đến quá rõ. Sự nhơ nhuốc này là tầng đất sâu nhất mà ta có thể đạt đến được, nhưng cái tầng sâu nhất này sẽ không phải là nham thạch, mà là bùn nhơ. Nó sẽ là sâu nhất và cao nhất, và ngay cả những hoài nghi được sinh ra từ việc tự phân tích cũng sẽ rất nhanh chóng trở nên đờ đẫn và tự mãn, như những ả lợn nằm lăn lóc trong nước phân chuồng.


9 tháng 2


Hôm qua và hôm nay viết được một ít. Về một con chó. Bây giờ đọc xong phần mở đầu. Nó thật tệ hại và gây nên cơn đau đầu. Mặc dù rất hiện thực, nó rất độc ác, giáo điều, máy móc – như một con cá thoi thóp thở trên bãi cạn. Tôi đã viết cuốn “Bouvard và Pécuchet”[8] của mình quá sớm. Nếu cả hai yếu tố này – chúng được thể hiện rõ ràng nhất trong “Người thợ lò” và “Trại lao cải”, – không hoà hợp thống nhất với nhau, thì tôi chết. Nhưng liệu sự hoà trộn này có thể được thực hiện?


10 tháng 2


…Ngay lập tức tuyệt vọng một cách vô nghĩa, tốt hơn là tìm ra một lối thoát, cho dù…- không, điều này không mâu thuẫn với tính cách của tôi, trong tôi vẫn còn một cái gì đó của tính ngoan cường của tín đồ Do Thái giáo, nhưng nó luôn mang đến kết quả ngược lại.


14 tháng 2


Nước Nga có một sức hấp dẫn vô cùng. Ðẹp hơn cả cỗ xe tam mã của Gogol, nước Nga được vẽ lên trong bức tranh về một con sông lớn mênh mông nước ngả vàng, nước dồn đi khắp bốn phía những ngọn sóng của mình, những ngọn sóng không cao lắm. Một vùng thảo nguyên hoang vắng, xác xơ dọc theo hai bên bờ cỏ rũ.
Không, điều này không thể hiện gì cả, đúng hơn là nó dập tắt tất cả.


15 tháng 2


Tất cả ngưng trệ. Việc xắp xếp thời gian kém và ngớ ngẩn.


16 tháng 2


Ngồi đứng không yên. Dường như tất cả những gì tôi có đã từ bỏ tôi, còn nếu chúng quay trở lại, chắc gì tôi đã vui.


22 tháng 2


Một sự bất lực – hoàn toàn và trong mọi ý nghĩa.


25 tháng 2


Sau những cơn đau đầu liên tục kéo dài suốt nhiều ngày trời cuối cùng tôi cảm thấy mình tự do và tự tin hơn. Nếu tôi là người ngoài cuộc quan sát mình và quá trình sống của mình, tôi sẽ phải nói rằng tất cả sẽ phải chấm dứt một cách vô ích, phải tan đi trong những nỗi hoài nghi liên tiếp nẩy sinh chỉ trong lúc tự giày vò. Nhưng tôi vẫn sống bằng hi vọng.


1 tháng 3


Sau nhiều tuần chuẩn bị và những nỗi khiếp sợ, tôi khó khăn lắm mới từ bỏ căn hộ, từ bỏ mà không có những nguyên do đặc biệt nào, – vì ở đây khá yên tĩnh, – tôi đơn giản không làm việc một cách thực sự và chính vì thế không trải qua cả sự yên tĩnh lẫn sự lo lắng. Tôi từ bỏ có lẽ là vì nỗi lo riêng. Tôi muốn tự giày vò, muốn những thay đổi không ngừng, tôi cảm thấy cứu cánh của tôi là ở trong sự thay đổi, và tôi còn cảm thấy rằng những thay đổi nhỏ như vậy người khác tạo ra dường như trong lúc mơ ngủ, còn tôi thì phải gắng toàn lực trí tuệ, – chúng có thể chuẩn bị cho tôi đến một thay đổi lớn mà có lẽ là tôi đang cần. Tất nhiên, tôi sẽ chuyển đến một căn hộ kém hơn về mọi mặt. Nhưng dù sao hôm nay là ngày đầu tiên (hay ngày thứ hai), khi tôi, giá đừng có cơn đau đầu dữ dội đến thế, đã có thể làm việc khá tốt. Tôi viết nhanh một trang giấy.


13 tháng 3


… Viết trang rưỡi thảm hại một truyện ngắn mới nhưng đã hoàn toàn vứt đi, sau đó trong nỗi tuyệt vọng bị cơn đau dạ dày bồi thêm bắt tay vào đọc Gersen[9], để bằng cách nào đấy tìm được ở ông một lối thoát cho mình. Hạnh phúc của năm đầu tiên ông cưới vợ, và nỗi kinh hoàng khi tôi hình dung hạnh phúc ấy giành cho mình, đời sống cao trong giới của ông, và Belinxki, và Bakunin, suốt ngày mặc áo lông nằm trên giường.
Ðôi khi một cảm giác tuyệt vọng xé nát tâm hồn, và cùng với nó là niềm tin rằng nó là cần thiết, rằng bất kì một bất hạnh đang đến nào cũng giúp ta tạo nên mục đích (trong thời điểm này điều đó xảy ra dưới ảnh hưởng của những hồi tưởng về Gersen, nhưng có khi nó cũng diễn ra không có những nguyên do này).


3 tháng 5


Một sự thờ ơ và đờ đẫn tuyệt đối. Một cái giếng cạn, nước chỉ ở dưới đáy sâu không thể chạm tới, mà cũng chẳng rõ là nó có hay không ở đấy nữa. Chẳng sao, chẳng sao. Tôi không hiểu cuộc sống trong “Ðoạn tuyệt” của Strindberg[10]; điều mà ông gọi là tuyệt diệu lại gây nên ở tôi sự tởm lợm, nếu như nó liên quan tới tôi. Thư gửi F. là giả dối, không thể gửi nó đi được. Tôi sống bằng quá khứ hoặc tương lai nào đây? Hiện tại đầy ảo ảnh, tôi không ngồi cạnh bàn, mà tôi đang quay quanh nó. Chẳng sao, chẳng sao. Trống rỗng, buồn tẻ, không, không phải buồn tẻ mà chỉ có trống rỗng, vô nghĩa, yếu đuối …

4 tháng 5


Trạng thái đã khá hơn, bởi vì tôi đọc Strindberg (“Ðoạn tuyệt”). Tôi đọc ông không phải chỉ để mà đọc, mà là để nằm tựa lên ngực ông. Ông giữ tôi như giữ một đứa trẻ, trên cánh tay trái. Tôi ngồi ở đấy như một người ngồi trên bức tượng. Mười lần bị đe doạ nỗi nguy tuột xuống, nhưng đến lần thứ mười một tôi đã bám chắc, lấy được niềm tin và có một trường rộng để quan sát.

5 tháng 5


Không sao, đầu đờ đẫn và hơi đau. Sau buổi trưa ở vườn Hotecpe đọc Strindberg, người nuôi dưỡng tôi.


16 tháng 9


Tôi mở cuốn kinh thánh. Về những quan toà không công chính. Bằng cách đó, tôi đã tìm ra ý kiến của tôi, hay ít ra là ý kiến mà từ trước tới nay tôi ủng hộ. Thực ra, điều này không có ý nghĩa, trong những chuyện như thế chẳng bao giờ tôi bị thuyết phục lắm, các trang kinh thánh không phải là định hướng của tôi.


28 tháng 9


Sự vô nghĩa của những lời than vãn. Tiếng búa gõ trong đầu như đáp lại chúng.
Tại sao những câu hỏi là vô nghĩa? Than vãn có nghĩa là: đặt câu hỏi và đợi lời giải đáp. Nhưng những câu hỏi không tự mình trả lời cho mình ngay lúc nảy sinh sẽ không bao giờ nhận được câu trả lời. Không có khoảng cách giữa người hỏi và người trả lời. Không cần phải vượt qua khoảng cách nào. Vì vậy, các câu hỏi và sự chờ đợi là vô nghĩa.


29 tháng 9


Các quyết định mờ mịt khác nhau. Tôi lại đạt được chính những quyết định như thế. Tình cờ trông thấy trên đường Ferdinand một bức tranh có quan hệ phần nào đối với việc ấy. Một phác thảo tranh ghép tồi. Phía dưới nó là châm ngôn Sec, ý nghĩa đại ý: “Bị loá mắt, bạn để bình lại vì cô gái, bạn sẽ nhanh chóng sáng mắt ra và quay lại”.
Trước đây tôi nghĩ: sẽ chẳng có gì làm hại cái đầu cứng rắn, sáng tỏ, hoàn toàn trống không của mi, chẳng bao giờ mi phải nheo mắt bất ý hoặc vì đau, không nhíu trán, không vung tay – bao giờ mi cũng chỉ có thể miêu tả điều đó.


30 tháng 9


Rossman và K.[11] vô tội và có tội, cuối cùng cả hai đều bị trừng phạt như nhau bằng cái chết – kẻ vô tội nhẹ nhàng hơn, y coi như bị loại bỏ hơn là bị giết.


7 tháng 10


Một vấn đề chưa được giải quyết: tôi đã bị quị hay chưa? Tôi sẽ chết hay không? Tất cả các dấu hiệu đều nói lên điều đó (cái lạnh, sự đờ đẫn, trạng thái thần kinh, tính lơ đãng, sự vô tích sự ở nhiệm sở, những cơn đau đầu, mất ngủ), chỉ có hy vọng là nói ngược lại.


21 tháng 11


Một sự vô tích sự tuyệt đối. Chủ nhật. Ðêm mất ngủ trọn vẹn. Nằm trên giường đến 11 giờ 15, trong ánh sáng ngày. Dạo chơi. Ăn trưa. Ðọc báo, lật giở những catalog cũ. Cuộc đi dạo trên đường Hyberner, công viên thành phố, sau đó tới Podol. Khó khăn lắm mới kéo cuộc dạo được hai giờ. Thỉnh thoảng cảm thấy những cơn đau đầu dữ dội, một lần buốt đến không chịu nổi. Ăn tối. Bây giờ tôi ở nhà. Ai có thể ở trên cao nhìn từ đầu tới cuối điều này bằng cặp mắt mở to?


25 tháng 12


Mở nhật ký với mục đích cố ý gọi giấc ngủ. Nhưng trông thấy đoạn ghi ngẫu nhiên cuối cùng[12] – tôi có thể tưởng tượng ra hàng nghìn đoạn ghi có nội dung tương tự trong ba bốn năm cuối này. Tôi vắt kiệt sức mình một cách vô nghĩa, tôi hẳn ở tuyệt đỉnh của hạnh phúc nếu như có thể viết, nhưng tôi không viết. Những cơn đau đầu không buông tha tôi. Thực sự tôi đã kiệt quệ.
Hôm qua nói chuyện thẳng thắn với sếp – bằng quyết định sẽ nói, bằng lời hứa không lùi bước tối qua tôi đã ngủ lại được hai tiếng, thực ra là giấc ngủ không yên. Tôi đề nghị với sếp bốn phương án:
1. Giữ nguyên mọi thứ như tuần vừa rồi, một tuần khủng khiếp nhất, đau đớn nhất, và kết thúc bằng một cơn động kinh, cơn điên hoặc một cái gì đó tương tự.
2. Xin nghỉ phép tôi không muốn, vì một ý thức trách nhiệm nào đó, mà điều này cũng chẳng giúp được gì.
3. Xin thôi việc lúc này tôi không thể – vì cha mẹ và nhà máy.
4. Còn lại mỗi một khả năng: vào lính.
Lời đáp: một tuần nghỉ phép và khoá chữa trị chứng huyết thũng mà sếp cũng đi chữa với tôi. Chính ông hình như cũng đang rất ốm. Nếu tôi bỏ đi, phòng làm việc sẽ trống vắng.
Sự nhẹ nhõm bởi đã nói được một cách thẳng thắn. Lần đầu tiên dẫu sao tôi cũng đã làm không khí văn phòng rung chuyển bởi cái từ “thôi việc.”
Nhưng thế mà hôm nay tôi hầu như không ngủ.
Vẫn cái nỗi lo lắng! chủ yếu này: giá như năm 1912 tôi đã bỏ đi lúc sung sức nhất, với cái đầu rõ ràng, chưa bị kiệt quệ bởi những cố gắng kìm hãm sức sống!

Chú thích

[1]Một dân tộc ít người của khu vực tự trị Tructri, thuộc Nga.
[2]Trong chuyến đi này Kafka đính hôn với Felice lần thứ nhất.
[3]Elli – chị gái Kafka.
[4]Những đoạn nhật kí này được viết sau khi xẩy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).
[5]Ottla – em gái của Kafka.
[6]Ðây là tên mà Kafka đã tạm gọi cuốn tiểu thuyết sau này là “Nước Mĩ”.
[7]Công ty bảo hiểm “Assicurazioni Generali”, nơi làm việc đầu tiên của Kafka.
[8]“Bouvard và Pécuchet ” – tiểu thuyết của Flaubert.
[9]Ý nói đến cuốn “Quá khứ và suy nghĩ” của Gersen (1812 – 1870), nhà văn, nhà tư tưởng cách mạng dân chủ Nga.
[10]August Strindberg (1849 – 1912) – nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch Thuỵ Ðiển.
[11] Karl Rossmann – nhân vật trong tiểu thuyết “Nước Mĩ”; Josef K. – nhân vật trong tiểu thuyết “Vụ án” của Kafka.
[12] Ở đây là đoạn ghi chép ngày 21 tháng 11.

Phần 4

1916

20 tháng 4


Giấc mơ: hai nhóm đàn ông đánh nhau. Nhóm có tôi tham gia đã bắt được một đối thủ, một gã đàn ông khổng lồ trần truồng.
Năm người trong số chúng tôi giữ hắn, một giữ đầu, hai người giữ tay, hai người giữ chân. Thật tiếc, chúng tôi không có dao để đâm hắn, chúng tôi hỏi nhanh khắp cả lượt những người đứng quanh ai có dao không – chẳng một ai có cả. Nhưng không hiểu tại sao lại không thể để phí thời giờ, mà gần đó lại có một cái bếp lò, cánh cửa bằng gang to lớn khác thường của nó bị nung đỏ rực, chúng tôi lôi hắn tới đó, ép một chân hắn sát vào cánh cửa cho đến lúc chân bốc khói, sau đó kéo ra cho nguội đi để rồi lại đẩy tới cánh cửa. Chúng tôi làm trò đó suốt thời gian mãi tới khi tôi tỉnh giấc không những khắp người đầm mồ hôi lạnh mà hai hàm răng còn đánh cầm cập vì sợ.


4 tháng 7


Mi là gì? Tôi thực thê thảm. Hai miếng gỗ xiết ốc vào hai thái dương.


5 tháng 7


Nỗi thống khổ của cuộc sống lứa đôi. Xa lạ, thảm hại, dục vọng, hèn nhát, háo danh, và chỉ ở tận dưới đáy có thể còn một dòng suối con đáng được đặt tên là tình yêu, không thể tìm thấy được, chỉ một lần loé lên trong tích tắc.

6 tháng 7


Hãy đón nhận tôi vào vòng tay của mình, ở đó có chiều sâu, hãy đón nhận tôi vào chiều sâu, không muốn ngay giờ – thì muộn hơn cũng được.
Hãy đón nhận tôi, hãy đón nhận tôi – một hỗn hợp nỗi đau và ngu xuẩn.


20 tháng 7


Hãy xót thương tôi, tôi tội lỗi đến tận cùng bản thể. Nhưng ở tôi đã từng có những mầm mống không đến nỗi tầm thường, ít nhiều những khả năng tốt đẹp, – mà tôi ngu xuẩn đã phung phí chúng một cách vô ích, và giờ đây đúng lúc khi bề ngoài mọi thứ có thể trở nên tốt đẹp đối với tôi, thì đời tôi đã sắp hết. Xin đừng đẩy tôi vào hàng những kẻ lạc loài. Tôi biết, đó là tiếng nói của lòng tự ái nực cười, nực cười từ ngoài nhìn vào, thậm chí cả ở gần cạnh cũng nực cười, nhưng một khi tôi đang sống thì tôi vẫn có cái quyền tự yêu mình của một sinh vật sống, và nếu sự sống không là nực cười, thì tất cả những biểu hiện bình thường của nó cũng là không nực cười. Một phép biện chứng thảm hại!
Nếu như số phận tôi đã được định đoạt, thì tôi được định đoạt không chỉ phải chết, mà còn được định đoạt phải kháng cự cho đến tận khi chết.


27 tháng 8


Kết luận cuối cùng sau hai ngày đêm khủng khiếp: hãy cảm ơn thói xấu quan liêu của mi, thói xấu yếu đuối, tằn tiện, không quyết đoán, chi li và cả lo v.v…vì rằng mi đã không gửi bưu thiếp cho F. Có thể mi sẽ không đoạn tuyệt với nàng, tôi đồng ý, rằng điều đó có thể. Kết quả liệu sẽ ra sao? Hành động, vượt lên? Không. Ðã có lần mi đã thực hiện cái hành động ấy, nhưng không có gì tốt lên. Ðừng có cố lí giải điều ấy; tất nhiên, mi biết cách lí giải mọi điều quá khứ, thậm chí mi không dám đi tới tương lai nếu trước đó chưa lí giải nó. Mà điều đó lại đúng là không thể! Cái gọi là tinh thần trách nhiệm và nó xứng đáng mọi sự tôn trọng, nói cho cùng chính là tính quan liêu, thói trẻ con, là ý chí bị ông bố bẻ gãy. Hãy chọn lấy cái gì là tốt nhất trong con người mi, hãy hoàn thiện nó, – điều đó nằm trong tay mi. Ðiều đó có nghĩa là: đừng thương tiếc bản thân (hơn nữa còn làm hại F. yêu quí của mi nữa), bởi thương tiếc là không thể, sự thương tiếc giả tạo hầu như đã giết chết mi. Vấn đề thương tiếc không chỉ liên quan đến F., đến đám cưới, con cái, trách nhiệm vv….vấn đề thương tiếc liên quan đến cả nhiệm sở, nơi mi ì ạch mãi, đến căn hộ tồi mà mi không thể từ bỏ. Tất thảy. Vậy thì thôi nói chuyện này. Không thể thương tiếc bản thân, không thể tính toán trước mọi chuyện. Mi không biết gì về bản thân để mà đoán trước điều gì là tốt hơn đối với mi. Ðêm nay, chẳng hạn, trong mi đã diễn ra cuộc đấu giữa hai mô típ ngang giá và ngang sức làm hao tổn tâm trí của mi, mỗi mô típ đều đem lại những lo ! toan – điều đó có nghĩa là không thể lường trước được. Vậy làm gì đây? Ðừng hạ mình, đừng biến mình thành một loại trường đấu nơi người ta chiến đấu mà không cần biết mi sống hay chết ra sao và mi không cảm thấy gì ngoài những cú đánh của các đấu sĩ đáng sợ. Vậy thì hãy tập trung toàn lực. Hãy sửa chữa bản thân, hãy bỏ thói quan liêu, hãy bắt đầu hiểu mi đang là ai thay vì việc suy tính nên thành loại người nào. Nhiệm vụ gần nhất là đi lính. Mi đang phạm phải một sai lầm rồ dại khi so sánh, chẳng hạn, với Flaubert, Kierkegaard, Grillparzer – hãy chấm dứt điều đó. Ðó là kiểu hết sức trẻ con. Như mắt xích trong chuỗi những tính toán, các thí dụ, tất nhiên, có thể có ích, hoặc chính xác hơn, vô ích đồng thời với tất cả các tính toán còn được xếp riêng lẻ trong sự so sánh, ngay từ đầu chúng đã chẳng ích gì. Flaubert và Kierkegaard biết rất rõ tình cảnh này, họ có ý chí kiên định, đó không phải là sự tính toán, đó là hành động. Ở mi thì một chuỗi bất tận những tính toán, suốt bốn năm trời cứ hết cố sức vươn lên rồi lại chìm nghỉm. So sánh với Grillparzer có thể là đúng, nhưng mi lại không cho Grillparzer là xứng đáng bắt chước, đó là một thí dụ khốn khổ mà hậu thế cần phải cám ơn, vì ông ta đã đau khổ vì họ.

1917

3 tháng 8


Thêm một lần tôi hét toáng bằng toàn bộ sức mạnh của lá phổi. Sau đó người ta tọng giẻ vào mồm tôi, đeo gông lên tay và chân, dùng khăn bịt lấy mắt. Tôi bị lôi đi lôi lại mấy lần, dựng lên đè xuống cũng mấy lần, nắm chân kéo đau đến nỗi tôi phải bật dậy, cho nằm yên một chốc, rồi sau đó đã đâm một vật gì đó rất nhọn, rất sâu chỗ này chỗ nọ một cách tuỳ hứng.


4 tháng 8


Văn học, khi được sử dụng để trách móc, là một sự giản lược ngôn ngữ mạnh đến mức dần dần tự nó dẫn theo, – có thể, ngay từ đầu nó đã được dự tính sẵn như vậy – cả sự giản lược tư duy, điều đó làm mất đi viễn cảnh đúng đắn và khiến cho sự chỉ trích bắn chệch mục tiêu rất xa.


15 tháng 9[1]


Mi có một khả năng, – trong trường hợp thật sự có một khả năng như thế – bắt đầu từ đầu. Ðừng bỏ qua nó. Nếu nhất quyết muốn đi đến tận cùng thì không thể tránh khỏi bị vấy bẩn bởi những thứ bẩn thỉu từ trong con người của chính mi tuôn ra. Nhưng đừng lăn lộn trong đó. Nếu như mi khẳng định, vết thương trong phổi chỉ là biểu tượng, biểu tượng của sự tổn thương mà sự viêm cấp của nó có tên là F., độ sâu của nó có tên là sự Bào chữa, nếu đúng như thế, thì cả lời khuyên của bác sĩ (ánh sáng, không khí, mặt trời, sự yên tĩnh) – cũng là biểu tượng. Hãy bám chặt lấy biểu tượng này.


18 tháng 9


Xé tan hết tất cả.


19 tháng 9


Tôi luôn luôn không thể hiểu nổi, rằng hầu như mỗi người biết viết đều có thể khách quan hoá cái đau trong cơn đau, rằng tôi, nói thí dụ, trong cơn bất hạnh, có thể với cái đầu hãy còn đang bốc hoả vì bất hạnh, lại ngồi viết thư cho ai đó rằng: tôi đang bất hạnh. Hơn thế nữa, thậm chí với các đường lượn khác nhau, tuỳ cái tài năng dường như chẳng liên quan gì tới sự bất hạnh, vẽ vời về nó một cách đơn giản, hoặc đối chọi, hoặc với cả một dàn hợp xướng của sự liên tưởng. Và điều đó hoàn toàn không phải là sự dối trá và không làm dịu cơn đau, mà đó chỉ đơn giản là một chút sức lực may mắn còn sót lại vào thời điểm khi nỗi đau đã bào đến cạn kiệt thấy rõ toàn bộ sức lực của tôi đến tận đáy tâm hồn tôi. Vậy cái còn sót lại ấy là gì?
Trong thời bình mi không tấn tới, lúc chiến tranh mi lại chảy máu.

25 tháng 9


Sự thoả mãn tạm thời tôi vẫn còn có thể có được từ những tác phẩm như “Một thày thuốc nông thôn”, – với điều kiện tôi vẫn còn làm được những điều tương tự (rất ít khả năng). Nhưng tôi chỉ hạnh phúc khi tôi có thể nâng thế giới tới được sự trong sạch, sự thật và ổn định.
Những cái roi chúng ta dùng để quất nhau, qua năm năm đã trổ đầy những cái mấu chắc nặng.


28 tháng 9


Trích thư gửi F; có thể là thư cuối cùng.
Khi tôi kiểm tra lại bản thân bằng mục tiêu cuối cùng của mình, thì hoá ra rằng tôi, thật ra không hướng đến việc trở thành người tốt và có thể chịu trách nhiệm trước một toà án tối cao nào đó, mà hoàn toàn ngược lại, tôi muốn nhìn tổng quát toàn bộ cộng đồng người và động vật, nhận biết những mối quan tâm, những mong muốn, những lí tưởng đạo đức của nó, giản lược chúng thành những tiêu chuẩn đơn giản, tự mình làm sao có thể phát triển tương ứng nhanh nhất khiến mình có thể trở thành một kẻ vừa ý tất cả, và hơn nữa (đây mới là mấu chốt) vừa ý đến mức, không để mất đi tình yêu toàn thể, tôi trở thành kẻ có tội duy nhất mà không bị ném vào vạc dầu; được phép công khai, phơi bày những tật xấu của mình trước mắt tất cả. Nói tóm lại, tôi chỉ quan tâm tới toà án của con người, hơn nữa tôi còn muốn đánh lừa, – tất nhiên, không bằng sự lừa đảo.


8 tháng 10


Việc trong thời gian qua: những bức thư ca thán của F., G..B. doạ gửi thư đến. Một trạng thái chẳng vui sướng gì. Cho dê ăn, ruộng bị chuột đào bới, nhặt khoai tây (“Gió thốc vào mông đít chúng tôi”), hái hoa kim anh, gia đình nông dân F. (bảy cô bé, một cô nhỏ với ánh mắt đáng yêu, trên vai là một chú thỏ trắng), trong phòng treo bức tranh “Hoàng đế Franz Josef trong hầm mộ của những tu sĩ dòng tu khổ hạnh”, người nông dân K (khổng lồ, sự trình bày dông dài về lịch sử thế giới của nền kinh tế của ông ta, nhưng vui tính và dễ mến). Ấn tượng chung về những người nông dân: những ngài quý tộc tìm được sự cứu rỗi trong công việc nhà nông, ở đó họ tổ chức công việc của mình một cách thông minh và khiêm tốn, khiến nó hoà hợp khít khao với toàn thể và gìn giữ họ khỏi mọi dao động và bệnh say sóng. Những công dân thật sự của đất.
“Copperfield”[2] của Dickens (“Người thợ lò” là sự bắt chước hoàn toàn Dickens, cuốn tiểu thuyết đang thai nghén còn hơn thế nữa). Câu chuyện với chiếc vali, người mang lại hạnh phúc và kẻ quyến rũ, những công việc thấp hèn, người yêu ở thái ấp, những ngôi nhà nhớp nhúa,vv…, nhưng trước hết là phong cách. Ý đồ của tôi, như bây giờ tôi thấy, là viết một cuốn tiểu thuyết kiểu Dickens, nhưng được làm phong phú bằng những nguồn sáng gay gắt hơn mà tôi sẽ mượn ở thời gian, hoặc yếu hơn nếu tôi lấy ở chính mình. Sự phong phú ! của Dickens và dòng trần thuật sôi nổi, mạnh mẽ, nhưng đồng thời là những chỗ thiếu sinh động đến kinh khủng, nơi ông chỉ uể oải khuấy trộn những cái đã có sẵn. Một thể thống nhất vô nghĩa tạo ra một ấn tượng dã man, cái dã man mà tôi đã tránh được, thật ra, nhờ sự yếu đuối của mình và tôi là kẻ hậu sinh. Một sự vô tình đằng sau phong cách tràn đầy cảm giác. Ðó là khối biểu lộ đặc tính còn thô được gán ghép giả tạo vào từng nhân vật và nếu không có chúng thì có lẽ Dickens không đủ sức, dù chỉ một lần, leo nhanh lên công trình của mình…

1921[3]

17 tháng 10


Cái sự tự huỷ hoại chính tôi một cách có hệ thống trong suốt nhiều năm này thật đáng kinh ngạc, nó giống như con đập cũ nát cứ sụt dần – một hành vi đầy ý đồ. Cái tinh thần đã thực hiện việc này chắc bây giờ phải ăn mừng thắng lợi; tại sao nó không cho tôi tham dự vào cuộc lễ đó? Nhưng có thể nó còn chưa thực hiện xong ý đồ của mình và vì vậy nó không thể nghĩ đến chuyện gì khác.

18 tháng 10


Ta hoàn toàn có thể hình dung rằng sự tuyệt vời của cuộc sống vẫn hiện hữu trong mỗi sinh vật từ muôn đời toàn diện. Thế nhưng nó nằm khuất ở nơi sâu thẳm hay chốn xa xôi, không nhìn thấy được. Nhưng mà nó nằm đó, không thù địch, không miễn cưỡng, không điếc. Nếu gọi nó đúng lời, đúng tên, thì nó sẽ đến. Ðó là bản chất của phép mầu, nó không tạo ra, nó gọi đến.


19 tháng 10


Người nào khi sống không thể xoay xở được với cuộc đời, thì một tay cần cản phần nào nỗi thất vọng về số phận của mình – việc này rất không trọn vẹn, – còn tay khác anh ta có thể ghi lại những gì anh ta thấy dưới đống đổ nát, bởi vì anh ta nhìn thấy nhiều hơn và khác hơn những người khác: anh ta đã chết ngay sinh thời và là kẻ thật sự sống sót. Với điều kiện để chống chọi với nỗi tuyệt vọng anh ta không cần dùng đến hai tay và không nhiều hơn những gì anh ta có.


21 tháng 10


Anh ta không thể bước vào nhà được vì đã nghe thấy một giọng nói ra lệnh: “Hãy chờ, ta sẽ dẫn anh vào!” Và anh ta vẫn cứ nằm trong bụi đất trước ngôi nhà, mặc dù tất cả có lẽ đã trở thành vô vọng.
Tất cả đều là hoang tưởng – gia đình, công việc, bạn bè, đường phố; tất cả đều là hoang tưởng – xa hơn hay gần hơn, – và vợ cũng là hoang tưởng; còn cái sự thật gần gũi nhất chỉ là việc anh đập đầu vào bức tường của gian xà lim không cửa sổ lẫn cửa ra vào.

6 tháng 12


Trích từ một lá thư: “Nhờ đó mà tôi sưởi ấm, chịu đựng cái lạnh trong mùa đông u uất này”. Ẩn dụ là một trong nhiều điều khiến tôi lâm vào tuyệt vọng khi viết.
Sự gò bó khi viết, sự phụ thuộc vào cô người làm đốt lò sưởi, vào con mèo nằm sưởi cạnh lò, thậm chí vào ông già nghèo sưởi ấm. Tất cả những cái đó là những hành động độc lập có qui luật riêng, chỉ có việc viết là bất lực, không tự tồn tại, nó chỉ là một trò giải trí và nỗi tuyệt vọng.
Hai đứa trẻ ở nhà một mình, leo vào cái hòm lớn, nắp hòm đóng sập lại, chúng không thể mở ra được và chết ngạt.

1922

16 tháng 1


Tuần lễ cuối này như một sự suy nhược, một sự suy nhược hoàn toàn đến thế chỉ xảy ra vào một đêm hai năm trước đây, và tôi không gặp phải một lần nào như vậy nữa. Dường như tất cả đã chấm hết, mà ngay đến tận bây giờ mọi việc vẫn còn chưa có gì thay đổi. Ðiều đó có thể cảm nhận khác nhau và, có lẽ, cũng chỉ cảm nhận đồng thời như thế mà thôi.
Thứ nhất: bất lực, không thể ngủ, không thể thức, không thể chịu đựng cuộc sống, hay đúng hơn, sự tuần tự của cuộc sống. Thời gian trôi đi khác nhau, bên trong phi lên phía trước với một nhịp điệu quỉ dữ, hay là ma quái, hay ít ra là không phải của con người; còn bên ngoài thì vừa đi vừa chựng lại theo nhịp điệu thường nhật. Còn có thể xảy ra chuyện gì khác hơn là hai thế giới khác nhau đó tách rời nhau ra, và chúng quả đang tách nhau, hay ít nhất cũng đang giằng xé khỏi nhau một cách khủng khiếp nhất. Bước chạy điên cuồng của thời gian bên trong có thể có nhiều căn cứ, và căn cứ hiển nhiên nhất trong số đó là sự tự quán, nó không để cho bất cứ ý niệm nào được lắng đọng lại, dồn đuổi hết lên bề mặt, để rồi tự trở thành một ý niệm và lại bị một sự tự quán mới tiếp tục xua đuổi.
Thứ hai, chiều hướng của cuộc săn đuổi này là từ nhân loại. Nỗi cô đơn mà đã từ lâu một phần tôi bị áp đặt, một phần do tôi tìm kiếm – nhưng tìm kiếm chẳng lẽ không phải do bắt buộc? – nỗi cô đơn đó giờ đã trở nên tuyệt đối rõ ràng và đạt đến giới hạn. Nó sẽ dẫn tới đâu? Nó có thể dẫn đến mất trí – điều đó có lẽ là hiển nhiên nhất ! và không thể nói gì về điều đó thêm nữa, cuộc săn đuổi xuyên qua tôi và xé tôi ra từng mảnh. Hoặc giả tôi có thể – liệu có thể không? – cho dù là ở mức độ ít nhất – đứng vững, nghĩa là để cuộc săn đuổi mang tôi đi. Lúc đó thì tôi sẽ đi tới đâu? “Cuộc săn đuổi” chỉ là hình ảnh, cũng có thể nói “cuộc tấn công vào giới hạn trần gian cuối cùng” và chính là một cuộc tấn công từ phía dưới, từ phía mọi người, và vì đây cũng chỉ là hình ảnh, có thể thay nó bằng hình ảnh một cuộc tấn công từ trên xuống, nhằm vào tôi…


21 tháng 1


Không tổ tiên, không hôn nhân, không con cháu, với một nỗi khát khao điên cuồng tổ tiên, hôn nhân, con cháu. Tất cả chìa tay cho tôi: tổ tiên, hôn nhân, con cháu, nhưng quá xa tôi.
Ðối với tất cả đều có thế phẩm nhân tạo thảm hại: đối với tổ tiên, hôn nhân, con cái. Người ta tạo ra trong những cơn co giật, và, nếu người ta không chết bởi những cơn co giật, thì cũng chết bởi sự buồn thảm của cái thế phẩm đó.


27 tháng 1


Một sự an ủi kì lạ, bí ẩn, có thể nguy hiểm, có thể cứu nguy của việc viết lách: thoát ra khỏi hàng ngũ kẻ giết người, cho phép thường xuyên quan sát các hành động. Sự quan sát hành động, trong đó nẩy sinh một kiểu quan sát khác cao cả hơn, không sắc bén hơn, và nó càng cao cả hơn thì càng khó đạt tới hơn đối với “hàng ngũ”, càng không phụ thuộc, càng thẳng hướng đi theo các qui luật vận động riêng, và con đường của nó càng bất ngờ, vui sướng và thăng tiến hơn.
Mặc dù tôi đã viết tên tôi rất rõ ràng ở khách sạn, mặc dù họ cũng đã hai lần viết đúng tên tôi, nhưng trên tấm bảng ở phía dưới vẫn viết là Josef K. Tôi phải khai sáng cho họ hay để họ khai sáng mình?


2 tháng 2


Hạnh phúc biết bao được cùng với mọi người.


3 tháng 2


Sự yếu đuối, khiếm khuyết là hiển nhiên, nhưng thật khó mà tả, đó là hỗn hợp của sự rụt rè, dè dặt, ba hoa, hờ hững, tôi muốn bằng hợp chất đó mô tả một cái gì đó không xác định, một nhóm các điểm yếu trong một phương diện nào đó đại diện cho một điểm yếu được xác định chính xác (nó không hoà lẫn với những tật xấu lớn như dối trá, hiếu danh vv…) Nhược điểm này giúp tôi khỏi mất trí, cũng như khỏi các cơn hứng khởi. Vì nó tránh cho tôi khỏi mất trí, tôi nuôi nấng nó; vì sợ phải mất trí tôi hi sinh những cơn hứng khởi, và, tất nhiên, sẽ thua thôi trên cái lĩnh vực không biết đến sự thoả hiệp này. Nếu như sự ngái ngủ không can thiệp vào và bằng tác động ngày đêm không phá huỷ tất cả những gì cản trở, và dọn sạch đường. Nhưng lúc đó tôi lại vẫn bị mất trí, bởi vì tôi không muốn sự hứng khởi mà ta chỉ đạt tới khi ta muốn có nó.


4 tháng 2


Lạnh đến tuyệt vọng, mặt biến dạng, những nét mặt khó hiểu của những người khác.
Những gì M.[4] nói về niềm vui được chuyện vãn cùng người khác, nói mà không hiểu hết sự thật về điều đó (có một thái độ ngạo mạn tuy đáng buồn nhưng lại có cơ sở). Sao lại có người khác ngoài tôi lấy làm sung sướng khi được trò chuyện nhỉ? Tôi quay trở về với con người nhưng chắc đã quá muộn và lại lần theo con đường vòng rất quanh co khúc mắc.


15 tháng 3


Còn chưa sinh ra – và đã bị định mệnh buộc lang thang ngoài phố và nói chuyện với mọi người.


14 tháng 11


Buổi tối thân nhiệt cứ 37.6, 37.7. Tôi ngồi sau bàn làm việc, chẳng được gì, gần như không ra khỏi nhà. Dù sao đây cũng là thói vờ vĩnh kêu ca về bệnh tật.

1923[5]

12 tháng 6


Những nỗi kinh hoàng của thời gian gần đây không kể xiết, gần như không dứt. Những cuộc dạo, đêm, ngày, tôi không còn khả năng gì nữa, ngoài khả năng đau.
Nhưng dù sao. Không, không dù sao nào cả…
Càng ngày càng sợ khi viết. Ðiều đó dễ hiểu. Mỗi từ, được bàn tay thần linh xoay chuyển, – cái vung tay đó là cử động đặc trưng của họ – trở thành ngọn giáo chống lại người nói ra. Ðặc biệt là những nhận xét kiểu như vậy. Và như vậy đến vô cùng. Chỉ có một an ủi là điều đó sẽ xảy ra, anh có muốn hay không cũng vậy. Còn nếu như anh cũng muốn, điều đó chỉ giúp anh rất ít. Nhưng còn hơn sự an ủi là ý thức: anh cũng có vũ khí.


Chú thích

[1]Trước ghi chép này ít lâu, lần đầu tiên các bác sĩ xác định Kafka bị bệnh lao, ông quyết định huỷ hôn với F., thôi việc và chuyển về sống với em gái Ottla ở nông thôn.
[2]David Copperfield – tiểu thuyết của nhà văn Anh Charles Dickens.
[3]Suốt năm 1918 trong nhật kí không có ghi chép gì; năm 1919 viết chỉ trang rưỡi; năm 1920: một trang; từ ngày 9 tháng 1 năm 1920 đến 15 tháng 10 năm 1921 không ghi chép gì.
[4]M: Milena Esenskaia – nữ nhà văn người Sec, bạn thân của Kafka trong thời gian 1920 – 1922, dịch giả cuốn “Người thợ lò”.
[5]Nhật kí của Kafka kết thúc vào năm 1923, trong năm này ông chỉ ghi lại đoạn được trích dẫn ra ở đây.

- Hết -


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét