Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Nhom Lua.html

Nhom Lua.html

Thông tin ebook

Tên truyện : Nhóm Lửa

Tác giả : Nguyễn Thái Hải

Thể loại : Văn học trong nước

Nhà xuất bản : Tuổi Hoa

Năm xuất bản : 1972

Tủ sách : Tuổi Hoa – Hoa Tím

Số quyển / 1 bộ : 1

Hình thức bìa : Bìa mềm

———————————-

Nguồn: http://tuoihoa.hatnang.com

Đánh máy : ĐÈN BIỂN

Chuyển sang ebook (TVE) : santseiya

Ngày hoàn thành : 10/01/2009

Nơi hoàn thành : Hà Nội

http://www.thuvien-ebook.com

Mục Lục

01 – Trí

02 – Lan Anh

03 – Tuấn

04 – Lan Hương

05 – Nhật

06 – Lan Phương

07 – Dũng

08 – Ông Khóm Trưởng

09 – Thầy An

10 – Huy

11 – Hoà

12 – Ông Long

13 – Ông Sơn

14 – Cường

15 – Người ghi thuật

01 – Trí

Lúc thấy mặt Dũng cũng là lúc mà tôi thấy bực mình hơn bao giờ hết. Hắn "nhà quê" quá. Con Lan Phương đã bấm tôi, khúc khích cười khi nhìn Dũng đứng khép nép bên bác Sơn. Chao ơi ! Hắn đó ! Cái dáng vẻ tỉnh lỵ, áo dài tay không manchette, quần tergan ống rộng, chân đi sandale, thêm nữa, đôi kính cận trên gương mặt làm nghiêm chẳng khác nào một "ông cụ đạo mạo". Thế đó, hắn thế đó mà ba má tôi bắt anh em tôi tối nay phải ở nhà để đón hắn, để tiếp chuyện với hắn. Hỏi sao không bực mình ?
Tôi hỏi Lan Phương :
– Mầy điện thoại cho nhà hàng Tiên Cảnh chưa ?
Lan Phương :
– Em gọi rồi.
– Họ có phàn nàn gì không ?
– Sao không ? Họ bảo mình cố thu xếp xem sao, chứ thiếu ban nhạc của mình, họ phải cáo lỗi phiền phức lắm…
– Rồi mầy trả lời sao ?
– Thì… thì em bảo là sẽ cố… nhưng không hứa chắc…
– Rồi bọn Cường, Huy ? Mầy đã gọi đến hai đứa nó chưa ?
– Rồi. Hai anh ấy ngạc nhiên lắm, đang sửa soạn đến rủ mình cùng đi đó…
Tôi thở dài, tiếc nuối một buổi trình diễn. Chúng tôi có bốn người : Cường, Huy và anh em tôi họp thành một ban nhạc trẻ trình diễn tại nhà hàng Tiên Cảnh vào các tối thứ ba, năm, bảy mỗi tuần. Gia đình Cường, gia đình Huy cũng như gia đình tôi đều là những nhà khá giả, hẳn nhiên, chúng tôi không cần tiền ; ban nhạc của chúng tôi đặt nặng về nghệ thuật và cạnh đó, chúng tôi muốn nêu cao tên tuổi mình trong giới nghệ sĩ. Có lẽ bởi thế, chúng tôi được nhiều nhà hàng mời hợp tác. Lúc đầu, chúng tôi có ý định sẽ nhận lời tất cả, nhưng sau đ�! �, suy tính kỹ, chúng tôi đi đến quyết định "đóng đô" ở nhà hàng Tiên Cảnh – chúng tôi dành độc quyền cho nhà hàng này –. Quyết định đó sở dĩ có vì Lan Phương, em gái tôi, năm vừa qua chẳng may rớt phần một. Phần tôi, phải đến khoá hai, tôi mới giật được mảnh bằng toàn phần. Cường và Huy cũng thế, điêu đứng chẳng kém. Dù sao, chúng tôi cũng phải lo học chứ. Con gái như Lan Phương thì chẳng nói gì, có rớt thì buồn ít lâu rồi cũng quên đi, chứ bọn con trai chúng tôi, rớt một năm là thấy con đường vào Thủ Đức rút ngắn hẳn đi. Chúng tôi vẫn thường đùa với nhau : "Thằng nào thi rớt mà lại hết tuổi hoãn dịch thì chỉ còn một đường lả lướt : Quang Trung — Thủ Đức — Bốn Vùng . . . ". Nghe mà thảm !
Thời gian này, chúng tôi còn nghỉ học. Tôi và Cường đút đơn vào Luật, Huy ghi danh ở Văn Khoa. Chúng tôi dành được nhiều thì giờ tập dượt. Tôi lead, Cường bass, Huy trống và Lan Phương hát ; ban Four Stars của chúng tôi hiện đang là một trong số những ban nhạc trẻ được nhắc nhở nhiều nhất. Hàng đêm, sau khi trình diễn, chúng tôi đã đón nhận được bao nhiêu tiếng vỗ tay khen ngợi, bao tiếng bis đầy khích lệ…
Thế mà đêm nay, chúng tôi phải ở nhà chỉ vì hắn, Dũng, con trai bác Sơn.
Bác Sơn và ba tôi là đôi bạn cố tri từ dạo hai ông còn ở trong quân ngũ. Giải ngũ, ba tôi ở Sàigòn lập nghiệp, nay trở thành một thương gia tăm tiếng; bác Sơn về Cần Thơ lo canh tác ruộng vườn, nghe đâu cũng là một trong những người khá ở dưới ấy. Với bác Sơn, thỉnh thoảng bác có ghé lại nhà tôi chơi, anh em tôi còn biết, chứ Dũng, chúng tôi chỉ được n! ghe nói ! về hắn. Dũng vừa đậu phần hai, có điều hắn đậu khoá một và lại đậu đến mention bien. Theo lời ba tôi kể, hắn đòi bác Sơn cho học ở Cần Thơ, nhưng bác không bằng lòng vì thấy viện đại học dưới ấy mới mở, bác chưa tin tưởng; lại nữa, bác muốn Dũng làm quen với Sàigòn để sau này ra đời, có sống ở đây thì khỏi bị bỡ ngỡ. Dũng viện cớ này nọ xin ở lại nhưng không được, đành ghi danh ở Khoa học Sàigòn. Bác Sơn lên nhà tôi ngỏ ý muốn gởi Dũng trọ học. Ba má tôi cũng bằng lòng, và sáng nay, theo lời hẹn, bác đưa Dũng lên Sàigòn…
… và bây giờ, anh em tôi phải ở nhà để đón hắn !
Mọi người ngồi cả ở phòng khách, chỉ thiếu má tôi đang bận dưới bếp lo bữa tối. Bác Sơn đang tranh luận với ba tôi về một vấn đề thời sự. Dũng ngồi trò chuyện với hai em tôi và Lan Phương : thằng Tuấn và con Lan Anh, xem dáng như tương đắc lắm. Gì chứ thằng Tuấn thì nhất định là hợp với Dũng lắm rồi : ít nhất cũng hợp nhau ở đôi kính cận dày cộm !
Lan Phương khều tôi :
– Này, anh ra nói chuyện với hắn ta đi chứ !
Tôi nhăn mặt :
– Thôi mầy. Tao thấy hắn… khó ưa quá… Hay là… mày ra đi…
– Ơ hay, cái anh này… Em là con gái, ai lại đi làm… kỳ vậy… anh ra đi…
Tôi miễn cưỡng bước vào phòng khách. Bác Sơn :
– Kìa, cháu Trí ! Nãy giờ cháu trốn đâu thế ?
Tôi lên tiếng chào bác. Ba tôi đỡ lời :
– Cháu nó có chút việc bận trong nhà đấy bác ạ…
Rồi quay sang Dũng, ba tôi giới thiệu :
– Bác giới thiệu với cháu Dũng : đây là Trí, con trai của bác…
Quay sang tôi :
– Dũng, con bác Sơn…
Tôi! bước ! lại bên Dũng, hắn đứng lên vụng về đưa tay cho tôi bắt. Tôi nói :
– Hân hạnh được biết anh Dũng !
Dũng lí nhí theo :
– Tôi cũng hân hạnh được biết anh !
Ba tôi :
– Chúng mày sao khéo khách sáo thế ? Từ nay, ở chung với nhau một nhà rồi, tập tự nhiên cho quen đi chứ. Ngồi nói chuyện với nhau đi nhé, cứ tự do…
Rồi nói với bác Sơn :
– Thế nào bác ? Tôi với bác trở lại vấn đề mình đang tranh luận dở dang chứ ?
Bác Sơn cười. Hai người lớn lại tiếp tục câu chuyện. Đằng này, con Lan Anh đứng dậy nhường chỗ cho tôi. Tôi vừa định gợi chuyện với Dũng thì con bé đã "đòi nợ" ngay :
– Anh Trí ! Anh mua hộ em cuốn sách Toán Hình học chưa ?
– … Ơ… cuốn Toán Hình học hở ?
– Chứ còn cuốn nào nữa, em nhờ anh cả tuần nay rồi còn gì…
– Tao quên rồi…
– Anh thì chỉ quên…
– Chứ cái chuyện lặt vặt ấy mày cũng bắt tao phải nhớ nữa sao ?
– Vậy thì thà anh đừng nhận lời mua hộ em…
– Thế bây giờ mày định đứng đấy bắt tội tao đấy phải không ? Không sợ anh Dũng anh ấy cười tao hở ?
Dũng nhìn tôi :
– Anh nói thế chứ…
Tôi phân bua :
– Anh nghĩ xem, mình còn biết bao nhiêu việc đáng nhớ…
Thằng Tuấn xen vào :
– Việc gì anh phải nhớ, phải làm đâu nào ?
Lạ chưa, sao tự nhiên tối nay, hai đứa em tôi tranh nhau hỏi vặn tôi thế này ? Tuấn tiếp :
– Chỉ có mỗi chuyện chẳng bao giờ em thấy anh quên cả…
– Chuyện gì đâu nào ?
– Thì chuyện tập nhạc để thứ ba, thứ năm, thứ bảy đi trình diễn ở nhà hàng chứ chu! yện gì! .
Dũng có vẻ ngạc nhiên :
– Anh Trí có chân trong ban nhạc à ?
Tôi hãnh diện khoe :
– Chắc anh Dũng có nghe nói đến ban nhạc trẻ Four Stars chứ ?
– À… có… tôi đọc báo thấy họ viết rằng Four Stars khá lắm…
– Tôi chơi Lead guitar, em gái tôi, con Lan Phương là ca sĩ của Four Stars đó…
Dũng càng ngạc nhiên hơn :
– Thế à ? Vậy thì hân hạnh cho tôi quá rồi… Ở đây, thế nào chẳng có dịp tôi được thưởng thức tài nghệ của ban nhạc nổi tiếng này…
Tôi hứng chí :
– Nếu anh không chê thì… thì ngay bây giờ, tôi xin mời anh sang phòng của anh em tôi, tôi sẽ trổ nghề mọn để anh thưởng thức…
Dũng cười, xoa hai tay vào nhau :
– Thế thì còn gì bằng…
Tôi đứng lên. Tuấn, con Lan Anh :
– Tụi em đi luôn nghe anh Trí ?
– Ừ, thì vào luôn cho vui…
Ba tôi hỏi :
– Này, định dẫn nhau đi đâu đấy ?
Tôi :
– Xin phép ba với bác cho tụi con về phòng có chút việc…
– … về phòng để dễ "tâm sự" phải không ? Được rồi, đi đâu thì đi, nhưng nhớ lúc nào nghe má mầy gọi thì ra ăn cơm nghe, không thôi bà ấy cằn nhằn…
Tôi đưa Dũng đến phòng học của anh em tôi. Căn phòng mười sáu thước vuông này vừa dùng làm phòng học, cũng được dùng làm nơi tập nhạc của Four Stars nữa. Dĩ nhiên, thì giờ tập dượt đó không trùng với thời gian học hành. Các nhạc cụ, chúng tôi để một phía. Kệ sách, bàn học ở phía kia.
Dũng kêu lên :
– Trời ơi ! Nhiều dụng cụ quá !
Tôi kể :
– Lúc đầu, bốn đứa chúng tôi phải mượn tiền của ba má để mua nhạc cụ đó. Bây giờ, nợ tr! ả hết! rồi, chúng mới thực sự trở thành vật sở hữu của chúng tôi…
– Ban Four Stars các anh có bốn người ?
– Thì bốn mới Four chứ ! Tôi cười.
Dũng :
– Ờ há, có thế mà tôi nghĩ không ra…
– Ngoài hai anh em tôi, hai người bạn tôi là Cường chơi bass, Huy sử dụng dàn trống…
Con Lan Phương lấp ló ngoài cửa. Tôi giới thiệu nó với Dũng :
– Ca sĩ Lan Phương của Four Stars đấy !
Giới thiệu Dũng với em gái tôi :
– Anh Dũng, sinh viên Khoa học !
Dũng mỉm cười chào em tôi. Lan Phương vốn dạn dĩ, nhưng trước người lạ, nó cũng có vẻ thẹn. Tôi bảo nó :
– Anh Dũng đang muốn được thưởng thức tài nghệ của Four Stars đó…
Lan Phương :
– Nhưng bây giờ chỉ có hai anh em mình thì làm sao trình diễn được ? Hay là để em gọi điện thoại cho anh Cường, anh Huy cùng đến, nhân tiện giới thiệu cho anh Dũng và hai anh ấy biết nhau luôn ?
Tôi định gật đầu, nhưng Dũng đã cản :
– Thôi… ch… chị à… làm như vậy phiền cho hai anh ấy quá…
Tôi cười lớn :
– Lan Phương nó còn nhỏ mà anh Dũng gọi nó bằng "chị" bộ anh không sợ nó giận sao ? Này, tôi báo cho anh biết trước đấy nhé : cô em gái của tôi không giận thì thôi, chứ đã giận thì… giận dai ghê lắm đó…
Lan Phương :
– Anh chỉ được cái bộ nói xấu em…
Tôi bảo Dũng :
– Anh Dũng cứ gọi tên nó và xưng anh ngọt sớt đi, bạn bè tôi, ai cũng gọi nó như thế cả…
Dũng ấp úng :
– Nếu… nếu Lan Phương cho phép thì… thì tôi mới dám chứ.
Lan Phương khoanh tay làm trò :
– Vậy thì… thưa anh Dũng… em "cho phép" anh rồi! đấy&#! 8230;
Mọi người cùng cười vui vẻ. Tôi tiến lại chỗ để nhạc cụ, với lấy cây guitare quen thuộc của mình, gắn ampli, mở điện, thử dây. Dũng, Tuấn, Lan Anh ngồi cả ở bàn học làm khán giả.
So dây xong xuôi, tôi mới quay sang Dũng :
– Bây giờ, Four Stars chỉ còn có… Two Stars thôi… Two Stars sẽ trình bày một bản nhạc ngoại quốc cho anh Dũng thưởng thức nhé, anh Dũng chịu không ?
Dũng vỗ tay :
– Tôi xin hoan nghinh Two Stars trước…
Tuấn và con Lan Anh bắt chước, vỗ tay theo. Tự nhiên lúc này, tôi bắt đầu bớt dần nỗi bực mình vì Dũng. Xem ra hắn cũng biết điều và vui vẻ đáng mến đấy chứ !
Lan Phương hỏi tôi :
– Bản gì anh Trí ?
– Superstar !
– Cao mà dài lắm, Without love nghe !
– Rồi ! Để tao dạo trước một đoạn đã…
Lan Phương quay sang Dũng :
– Phương hát, anh Dũng đừng cười nghe !
Dũng… cười, hắn nói :
– Được mà… anh hứa sẽ không… không cười Phương đâu…
Tôi trổi nhạc, những âm thanh đầu tiên của bản Without love trầm thấp, nhưng qua ampli, đủ vang vọng trong căn phòng kín đáo. Tôi để hồn vào điệu nhạc, dồn hết tài nghệ vào năm ngón tay trái lướt trên sáu sợi dây đàn. Tôi quyết chiếm lòng khâm phục của Dũng.
Có lẽ Lan Phương cũng nghĩ như tôi, nó thận trọng từng lời hát :
I a wakened this morning.
I was filled with despair
All my dream turned to ashes and gall…

Thỉnh thoảng, tôi lại liếc về phía Dũng. Dường như hắn ít để ý đến giọng hát của em tôi bằng đôi tay tôi và cây đàn. Tôi càng hứng chí thêm…
Đã đến những lời ca cuối của bản nhạc :
… Without lo! ve I had ! nothing at all…
Tôi dạo thêm một đoạn nhạc rồi mới chấm dứt. Dũng, Tuấn, Lan Anh vỗ tay rào rào. Con Lan Anh :
– Nữa đi anh Trí, chị Phương…
Dũng :
– Lan Phương hát hay mà anh Trí đàn cũng tuyệt nữa…
Tôi khiêm nhượng :
– Anh Dũng quá khen…
Dũng tiếp :
– Chỉ tiếc một điều là thiếu tiếng bass…
Tôi chỉ thằng Tuấn :
– Anh xem thằng Tuấn đấy, tôi dỗ mãi mà nó nhất định không chịu học đàn là không chịu. Nếu như nó nghe lời tôi, có phải bây giờ tiện quá không ? Anh tiếc là không có tiếng bass, biết tìm đâu ra người đệm bass bây giờ ?
Tuấn phùng má nói :
– Em còn phải học chứ ! Làm gì có thì giờ rỗi mà đàn với hát…
Dũng cười :
– Tôi đề nghị với anh Trí điều này nhé !
– Gì đó anh ?
– Tôi đề nghị anh và Lan Phương trình bày lại bản Without love một lần nữa, nếu anh cho phép, tôi sẽ xin lãnh phần đệm bass…
Tôi ngạc nhiên :
– Anh Dũng cũng biết chơi đàn nữa à ?
Dũng vẫn giữ nguyên nụ cười :
– Vâng, tôi biết sơ sơ…
Tôi làm sao tin được lời Dũng. Trong trí tôi, tôi vẫn nghĩ hắn là một thanh niên tỉnh lỵ quê mùa…
Lan Phương vỗ tay :
– Vậy thì hay lắm… anh Dũng cứ việc "ra tay"…
Tôi muốn xem tài nghệ Dũng ra sao, với cây đàn thứ hai trao cho hắn, vừa nói :
– Được anh đệm bass, chắc con Lan Phương sẽ hát hay hơn…
Dũng so dây. Tôi dạo trước để hắn dễ thử âm thanh. Sau đó, chúng tôi bắt đầu vào bản nhạc. Con Lan Phương, một lần nữa, trổi giọng hát. Và tiếng bass của Dũng đã đánh tan ý nghĩ ban đầu của tôi về h�! �n. Khi n! gỏ ý muốn trình bày cho hắn thưởng thức, tôi hy vọng sẽ chiếm được ở hắn lòng khâm phục, giờ đây, chính tôi mới là kẻ cảm mến… Hắn đàn chẳng thua gì Cường…
Dứt bản nhạc, trong lúc thằng Tuấn, con Lan Anh vỗ tay khen ngợi, tôi đặt tay lên vai Dũng thành thật nói :
– Không ngờ anh Dũng đệm bass khá quá…
Dũng cười :
– Cám ơn anh…
Tôi :
– Đó là ý nghĩ thành thật của tôi đấy…
Lan Phương :
– Chắc anh Dũng cũng là một tay nhạc trẻ ở Cần Thơ ?
Dũng lắc đầu :
– Không đâu Lan Phương à… Thú thật là loại nhạc này, anh chỉ biết qua vài ba bản chứ anh không mấy thích…
Tôi :
– Chắc anh Dũng thích nhạc Việt ? Và có lẽ nhạc tiền chiến ?
– Không hẳn là nhạc Việt, mà cả nhạc ngoại quốc nữa… Có điều nhạc Việt thì tôi ưng nhạc tiền chiến đúng như anh nghĩ đó, còn nhạc ngoại quốc, tôi chỉ ưng loại dân ca…
– Nếu vậy thì sẵn đây, anh cho anh em tôi được thưởng thức một bản dân ca ngoại quốc đi nào…
Dũng từ chối :
– Thôi, xin anh dịp khác…
– Đâu được ! Anh Dũng phải nhớ rằng anh đã "bắt" anh em tôi trình bày, thì bây giờ, anh em tôi cũng phải được quyền "bắt" anh trình bày chứ… Có đi có lại mới toại lòng nhau… phải không anh ?
Dũng không còn cách nào từ chối, hắn nói :
– Vâng thì có đi có lại… tôi xin nghe lời anh… Nhưng tôi nói trước là tôi hát dở lắm đó nghe, đừng có cười…
Tôi khích lệ Dũng bằng một tràng pháo tay. Các em tôi bắt chước vỗ tay theo. Dũng sửa thế ngồi, hắn nói :
– Như anh Trí đã biết đấy, tôi chỉ ưng loại! nhạc t! iền chiến Việt Nam và loại dân ca ngoại quốc…
Lan Phương :
– Anh Dũng có tinh thần "hoài cổ" quá…
– Có lẽ đúng đấy Lan Phương à… Mà thôi… để xem nào… được rồi, tôi sẽ hát bản Five hundred miles, một bản dân ca Hoa Kỳ thông dụng vào thời dân Mỹ tiến về miền Tây lập nghiệp…
– Hoan hô anh Dũng… Hoan hô…
Tuấn nói :
– Phải chi có cái mũ cao bồi để anh Dũng đội thì hợp quá…
Dũng luôn cười đáp, hắn cúi xuống đệm một đoạn nhạc ngắn. Rồi sau đó, hắn mới bắt đầu hát. Tiếng hắn ấm và hay không ngờ :
If you miss the train I'm on
You will know, that I am gone
You can hear the Whistle blow a hundred miles…

Thằng Tuấn nổi hứng bất ngờ, nó vỗ tay nhè nhẹ rồi hát theo :
…a hundred miles…
Dũng ngước nhìn Tuấn, hắn nhếch mép cười, tiếp tục :
… a hundred miles, a hundred miles…
Tiếng đàn bập bùng của Dũng tuy làm tôi thích thú, nhưng chắc chắn không khiến tôi ngạc nhiên bằng giọng hát của hắn. Giọng hát trầm ấm và vững không thua một ca sĩ nào. Giọng hát hắn đã lôi cuốn tôi đến nỗi bản nhạc dứt lúc nào, tôi cũng không biết.
Tiếng Dũng vang lên trong tiếng vỗ tay của các em tôi :
– Anh Trí thấy thế nào ?
Tôi giật mình :
– Hay lắm… anh Dũng hát không khác gì một ca sĩ…
– Anh ngạo tôi hoài…
– Tôi thành thật đấy…
Dũng cười, có lẽ hắn cho là tôi khen xã giao. Không, tôi rất thành thật. Lúc này, tôi như đã bị hắn chinh phục hoàn toàn. Tôi bỗng thoáng nghĩ đến một điều : phải chi tôi rủ được hắn gia nhập ban Four Stars của chúng tôi ? Chúng tôi ! sẽ có thêm một ca sĩ kiêm một tay guitare…
Tiếng má tôi từ phòng khách vọng vào :
– Mấy anh em chúng mày có ra ăn cơm không thì bảo ?
Tôi đáp :
– Vâng, tụi con ra ngay…
Rồi quay sang Dũng :
– Mình đi dùng cơm, anh Dũng nhé. Ăn cơm xong, tôi có chuyện muốn nói với anh đấy…
Tôi miên man nghĩ đến dự định mời Dũng vào ban nhạc. Chà, khi đó, chắc Four Stars sẽ phải đổi tên thành… Five Stars. Dũng sẽ là một ngôi sao trong bọn.

02 – Lan Anh

Nhà có năm anh chị em thì chị Lan Hương đi dạy ở Bình Dương xa tít, mấy tuần mới về thăm nhà một lần ; anh Trí, chị Lan Phương thì quanh quẩn với bộ trống, cây đàn; em chỉ còn biết làm bạn với anh Tuấn. Khổ nỗi, anh Tuấn lại ham học quá, cả ngày cắm cúi học bài, làm toán, anh rất sợ mất thì giờ, nhất là mất thì giờ vì những chuyện không đâu. Em cô đơn và buồn quá.
Anh Dũng xuất hiện như một tin tưởng và hy vọng nơi em. Anh như một người tổng hợp mọi người trong gia đình em. Anh đàn, anh Trí thích ; anh hát, chị Lan Phương ưa; anh học, anh Tuấn mến và anh bày trò chơi, anh kể chuyện, em vui. Anh Trí chừng như ưng tiếng đàn, giọng hát của anh Dũng lắm, ngay tối hôm anh Dũng lên đây, anh đã ngỏ ý mời anh ấy gia nhập ban nhạc của mình. Anh khen anh Dũng không tiếc lời. Anh nói ít về những quyền lợi vật chất, mà nói nhiều đến những phần thưởng tinh thần, đến danh tiếng cá nhân. Anh Dũng có vẻ dè dặt, anh không nhận lời mà cũng không từ chối ngay. Anh hẹn sẽ trả lời dứt khoát sau khi suy nghĩ kỹ càng.
Chị Lan Phương, hễ mở miệng là chê anh Dũng "nhà quê". Chị nói với anh Trí :
– Phải kéo hắn vào ban nhạc thì may ra mới đổi lốt cho hắn được…
Anh Trí :
– Tao xem chừng Dũng không muốn nhận lời. Hắn mà từ chối thì uổng quá, uổng cho hắn mà cũng uổng cho ban nhạc của mình nữa… Nhưng tao đã quyết, tao nhất định phải rủ cho bằng được hắn…
Anh Trí, chị Lan Phương tìm gặp anh Cường, anh Huy để dọ ý hai anh này. Bốn người đều đồng ý sẽ mời anh Dũng nhập bọn. Họ tìm cách để lôi kéo anh ấy. Chiều nay, ban Four Stars mời anh Dũng ! đến nhà hàng Tiên Cảnh dự khán một buổi trình diễn của họ.
Chừng như anh Dũng không muốn đi, nhưng có lẽ sợ anh Trí buồn, nên anh miễn cưỡng nhận lời với điều kiện phải có em hoặc anh Tuấn đi theo nữa. Anh Tuấn từ chối ngay, viện cớ bận học –. Em đành theo anh Dũng đi; phần vì không muốn anh đi một mình buồn, phần có lời năn nỉ của anh Trí và chị Lan Phương.
Mọi người đến Tiên Cảnh vào lúc bảy giờ rưỡi tối. Vào giờ này, chương trình văn nghệ của nhà hàng mới sửa soạn bắt đầu. Ban Four Stars, theo chương trình, đến khoảng tám rưỡi mới trình diễn. Cả bọn ngồi quanh một bàn nước nhỏ, vừa uống nước, vừa tán gẫu.
Các anh chị trong ban đang đua nhau khen tặng anh Dũng; anh Cường :
– Nghe nói anh Dũng đậu mention bien kỳ rồi thì phải ?
Anh Dũng :
– Vâng, ấy cũng nhờ may mắn…
Anh Huy :
– Anh Dũng khiêm nhượng thì thôi. Cứ xem cặp kính cận của anh thì đủ biết anh là người "gạo" bài đến mức nào rồi…
Chị Lan Phương :
– Thằng Tuấn nhà Phương chẳng khác nào anh Dũng, cặp kính càng dầy, nó càng học dữ dội. Năm nay thế nào nó cũng bắt chước anh Dũng đậu cao cho mà xem…
Anh Trí bĩu môi :
– Mầy định so sánh thằng Tuấn với anh Dũng đấy phải không ? Nói mà không biết ngượng…
– Ngượng gì ?
– Thằng Tuấn không bằng một góc anh Dũng !
– …
Anh Dũng pha trò :
– Anh Trí nói thế mà không sợ tôi khoái chí quá, phồng to mũi rồi nó… nổ bùng một cái sao ?
Mọi người cùng cười ồ. Anh Trí nói :
– Tôi nói thật đó mà… Này nhé, thì cứ cho là thằng Tuấn nó chăm ! học đi! , cứ cho là cuối năm nay nó sẽ đậu cao đi, nhưng thử hỏi, nó biết gì về đàn, về hát ?
Anh Huy vỗ tay :
– Trí nói đúng lắm, tao đồng ý với mầy đó… Thằng Tuấn làm sao bằng anh Dũng được !
Anh Cường :
– Tôi đề nghị với anh Dũng điều này nhé. Chút nữa, sau khi bọn tôi trình diễn xong, tôi sẽ giới thiệu anh lên trình bày một bản nhạc, anh đồng ý chứ ?
Anh Dũng lắc đầu quầy quậy :
– Thôi, cho tôi xin đi… Tôi không dám đâu… Lại nữa, ai cho mình lên mà hát với hò…
Chị Lan Phương giải thích :
– Anh Dũng chưa biết đấy chứ ở các nhà hàng có ca nhạc ở Sàigòn này, việc giới thiệu bạn bè lên hát là thường. Nhiều người sau đó đã gây được tiếng vang rồi trở thành ca sĩ đó…
Anh Dũng cười :
– Vậy chắc anh Cường muốn tôi thành… ca sĩ ?
Anh Cường cười không nói thêm. Em tưởng anh chỉ đề nghị cho vui vậy thôi, chẳng ngờ anh làm thật.
Chuyện trò một lúc đến phiên Four Stars trình diễn. Nơi bàn nước chỉ còn em với anh Dũng. Khán giả vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt, họ đòi bis đến hai lần. Four Stars chiều ý khách, say sưa trình diễn.
Bản nhạc thứ ba vừa dứt với tràng pháo tay tán thưởng của mọi người, thì anh Cường tiến đến bên ông Vân Long, người giới thiệu chương trình, nói nhỏ gì đó. Ông Vân Long tiến ra sân khấu :
– Thưa quý khách, chúng tôi vừa được biết đêm nay, tại đây, có hiện diện một giọng ca điêu luyện, truyền cảm của một người bạn ban Four Stars. Thể theo lời đề nghị của ban này, chúng tôi xin giới thiệu với quý khách người bạn mới của chúng ta… Anh Dũng…
Anh Dũng đ�! � bừng ! mặt khi từ trên sân khấu, anh Trí hướng về phía bàn nước vẫy anh. Và bao nhiêu cặp mắt của mọi người đều dồn vào anh. Anh còn đang nhìn em cầu cứu thì anh Cường đã rời khỏi sân khấu, tiến đến, kéo anh đi. Ông Vân Long giới thiệu :
– Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu với quý khách… đây, anh Dũng, người bạn mới của chúng ta…
Một tràng pháo tay vang lên khích lệ. Anh Dũng nhìn anh Trí, anh Cường, anh Huy và chị Lan Phương với ánh mắt thầm trách. Chị Lan Phương mỉm cười, trao micro cho anh rồi lui khỏi sân khấu, về bàn nước với em. Anh Dũng cầm micro ngượng ngập. Ông Vân Long tinh ý, nói :
– Thưa quý khách, có lẽ anh bạn Dũng của chúng ta hơi… khớp. Vậy để trấn tĩnh tinh thần của anh, chúng tôi đề nghị quý khách cho thêm một tràng pháo tay nữa…
Anh Dũng đứng trước cái thế không thể chối từ, khi tiếng vỗ tay vừa dứt, anh lấy giọng, nói :
– Thưa quí vị… Thật là ngoài ý muốn của tôi… Các bạn tôi vì quá yêu mà đã dồn tôi vào thế… chẳng đặng đừng…
Mọi người cười ồ. Anh Dũng :
– … nhưng đã lỡ lên đây, thì… đành vậy… Tôi sẽ xin cố gắng hết sức… Sau đây, tôi xin trình bày một bản nhạc Việt Nam : bài "Nhớ người ra đi" của Phạm Duy…
Ban Four Stars chuyên trình bày nhạc trẻ, nhưng không vì thế mà không đệm nhạc Việt được. Nhất là anh Trí, từ khi biết anh Dũng thích nhạc tiền chiến, đã cố tập được vài bài. Tiếng đàn của anh Trí nổi lên dạo một đoạn. Sau đó, giọng hát của anh Dũng mới cất. Trong đoạn đầu, có lẽ vì hồi hộp, giọng anh hơi run :
Ai có nghe
Tiếng hát hành quân xa…

Nhưng sau đó, khi đã lấy lại bình tĩnh, giọng anh thật êm ở những đoạn nhạc trầm, và thật vang ở những đoạn nhạc cao…
Con bước đi
Khi trống làng dồn xa
Mẹ đưa mắt trông về, ngọn cờ
Cầu cho đứa con trai
Ở đâu đó con ơi… được vui…

Chị Lan Phương ngồi bên em chăm chú lắng nghe. Mọi người chung quanh cũng vậy, như bị lôi cuốn bởi tiếng hát của anh Dũng, hướng cả lên sân khấu…
Khi những lời ca cuối cùng chấm dứt, tràng pháo tay vang lên thật lâu, thật dài. Anh Dũng cúi đầu chào rồi định bước xuống sân khấu. Nhưng những tiếng bis vang vọng từ dưới khán giả và đôi tay của ông Vân Long đã ngăn anh lại. Ông Vân Long quay xuống phía dưới :
– Thưa quý khách, theo tôi nhận thấy thì dường như quý khách chưa muốn anh bạn Dũng đây rời khỏi sân khấu… Phải thế không ạ ?
Dưới hàng khán giả :
– Đúng thế !
– Anh bạn Dũng hát hay quá… yêu cầu hát thêm bản nữa…
– Bis !
Ông Vân Long quay sang anh Dũng :
– Chắc anh Dũng đã nghe và thấy sự mến mộ của mọi người dành đến anh, một giọng ca truyền cảm, vâng, truyền cảm vô cùng ! Vậy thì chắc anh chẳng hẹ! p hòi gì mà không trình bày thêm một bản nhạc nữa chứ ?
Anh Cường tiến ra nói nhỏ gì đó với ông Vân Long. Ông ta hướng xuống phía khán giả :
– Thưa quý khách, chúng tôi vừa được biết thêm một điều rất lý thú. Đó là anh bạn Dũng của chúng ta đây chẳng những hát nhạc Việt rất hay mà còn hát dân ca ngoại quốc cũng tuyệt nữa… Chắc quý khách cùng đồng ý với chúng tôi là chúng ta sẽ yêu cầu anh Dũng hát một bản dân ca ngoại quốc chứ ?
Anh Dũng nhăn nhó đến tội nghiệp. Trong tiếng vỗ tay của khán giả, anh lên tiếng xin được hát bản Five hundred miles một mình. Four Stars lui xuống và ông Vân Long vào hậu trường tìm được cây guitare thùng ra trao cho anh Dũng. Tiếng đàn đệm bập bùng xen lẫn lời ca êm ái :
… Lord I'm one
Lord I'm two
Lord I'm three
Lord I'm four
Lord I'm five…hundred miles
Away from home…

Nơi bàn nước, anh Cường nhìn lên, khẽ mỉm cười :
– Dũng hát hay tuyệt…
Anh Trí :
– Hy vọng mình sẽ thành công…
Anh Huy :
– Hẳn đi rồi… Kế hoạch của tao thì làm sao thất bại được…
Bây giờ em mới hiểu việc giới thiệu anh Dũng lên hát là một việc đã được các anh trong ban Four Stars trù liệu trước. Và việc đó nằm trong kế hoạch lôi kéo anh Dũng nhập bọn ?
Anh Dũng trình bày xong, hối hả bước khỏi sân khấu ngay. Ông Vân Long lên tiếng cám ơn anh Dũng đã giúp cho phần văn nghệ thêm sôi động rồi giới thiệu tiết mục kế tiếp. Anh Dũng vừa về đến bàn nước, những người khán giả ngồi gần đó đã tiến lại bắt tay khen ngợi. Hai ba người đưa sổ tay xin chữ ký. Anh Dũng đỏ mặt cám ơn, dáng đầy cảm! động.! Lúc những khán giả ái mộ về chỗ họ, anh Dũng vừa kéo ghế ngồi thì một ông ăn mặc sang trọng tiến đến. Anh Cường giới thiệu :
– Xin giới thiệu với anh Dũng : ông Lê Nguyễn, trưởng ban văn nghệ của nhà hàng Tiên Cảnh…
Anh Dũng bắt tay ông Lê Nguyễn :
– Xin chào ông.
Anh Huy lấy thêm ghế cho ông Lê Nguyễn ngồi. Ông Lê Nguyễn nói với anh Dũng :
– Tôi được ban Four Stars giới thiệu về anh đã lâu rồi, thú thật với anh là tôi chưa có chút tin tưởng vào những lời giới thiệu đó. Nhưng mới rồi đây, được chứng kiến anh trên sân khấu, tôi thấy rằng những lời Four Stars đã giới thiệu với tôi quả không sai. Vì thế, tôi đến gặp anh để đề nghị với anh một chuyện… Số là, nhà hàng chúng tôi đang có chương trình khuyến khích, tìm tòi các tài năng mới…
Anh Dũng :
– Ông định mời tôi hợp tác ?
– Anh thật thông minh… Vâng, quả chúng tôi có ý đó… Nếu anh bằng lòng, chúng ta có thể ký giao kèo ngay từ bây giờ… Điều kiện rất dễ dãi : anh sẽ trình bày chung với Four Stars hoặc hợp tác với chúng tôi bằng tư cách một ca sĩ độc lập đều được cả…
Anh Dũng có vẻ bối rối. Anh Trí :
– Anh Dũng nên nhận lời đi anh Dũng ạ…
Anh Cường :
– Ông Lê Nguyễn đây nổi tiếng là người khó khăn trong việc chọn lựa ca nhạc sĩ, thế mà ông đã chọn anh, như thế đủ tỏ rằng ông mến anh đến mực nào rồi…
Anh Dũng :
– Thật ra, tôi chưa hề bao giờ có ý nghĩ rằng mình sẽ trở thành một nghệ sĩ trình diễn…
Ông Lê Nguyễn :
– Nếu thế thì anh có thể về suy nghĩ lại cho chín chắn rồi sẽ trả lời. C! húng tô! i lúc nào cũng sẵn lòng đón anh hợp tác…
Chị Lan Phương ;
– Theo Phương nghĩ, anh Dũng bỏ qua cơ hội bằng vàng này thì uổng lắm đó…
Anh Dũng nói với ông Lê Nguyễn :
– Vâng, vậy xin ông chờ đợi tôi một ít lâu để tôi suy nghĩ đã…
Tự nhiên, em sợ anh Dũng nhận lời. Không biết có phải vì em nghĩ đến lúc anh nhận lời, anh sẽ như anh Trí, chị Lan Phương, xa dần em, để em trở lại tâm trạng buồn chán lúc trước; hay vì một ý nghĩ rất lạ và mơ hồ trong em : con người anh, em thấy anh không thể tạo tương lai bằng giọng hát, lời ca trong bầu không khí vui chơi của một nhà hàng ca nhạc…
Tiếng ông Lê Nguyễn :
– Tôi hy vọng một ngày không xa, tôi sẽ nhận được lời đồng ý của anh…
Anh Dũng hơi cúi đầu, dáng suy tư :
– Vâng, tôi cũng hy vọng sẽ không làm ông phật ý.

03 – Tuấn

Ba má tôi ngỏ ý muốn anh Dũng kèm thêm cho chúng tôi về việc học, anh đã vui vẻ nhận lời. Nhưng thay vì có ba học trò, anh chỉ còn hai. Chị Lan Phương tôi không học, viện cớ năm nay chị học lại, thêm nữa, không muốn làm phiền anh Dũng. Ba má tôi nghe thế thì biết thế thôi. Ba tôi nói : "Học hay không tuỳ mày". Má tôi : "Hay là mày xấu hổ ?"
Phần tôi và Lan Anh, chúng tôi biết lý do từ chối của chị Lan Phương không phải chỉ đơn giản thế. Nguyên nhân chính bởi chị ấy đang "cay" anh Dũng ! Anh đã thẳng thắn từ chối lời mời hợp tác của ban Four Stars, dĩ nhiên, cũng khước từ luôn sự cộng tác với nhà hàng Tiên Cảnh với tính cách ca sĩ tự do.
Không học với anh Dũng, đó là một cách phản đối của chị Lan Phương. Nhưng anh Trí thì không thế. Vì anh chưa tin là mình đã thất bại. Anh tôi rất ham chuộng âm nhạc – đó là một điều lạ vì tôi, tôi lại không ưa ca nhạc chút nào – anh có một ước muốn duy nhất khi quyết định thành lập nhóm Four Stars : nêu cao tên tuổi ban nhạc và cá nhân mình trong giới mộ điệu ! Ham chuộng âm nhạc, mong muốn tiếng tăm, nhưng anh cũng mến những người cùng ý thích với mình, cũng muốn người có tài được tiếng tăm như mình. Đức tính này, tôi cho là một đức tính tốt, và tôi rất kính mến đức tính này của anh. Không được như ý trong dự tính đầu tiên để đưa anh Dũng vào ban nhạc với mình, anh không như chị Lan Phương, hờn dỗi, trả thù rất con gái ! Anh như đang nghĩ đến một kế hoạch khác để lôi cuốn anh Dũng cho bằng được !
Đại học đã bắt đầu tựu trường. Trong lúc anh Trí học ở luật còn nhàn, thì tôi thấy anh Dũn! g đã như con vụ xoay tròn quanh thời khoá biểu nào lý thuyết, nào thực tập… Ngoài giờ học, giờ kèm tôi và Lan Anh, tôi tưởng anh Dũng chỉ còn một số thời gian rất ít để nghỉ ngơi. Giải trí thì tôi chắc là không rồi. Thế mà không ngờ, anh còn có một hoạt động khác nữa !
Anh kể cho tôi biết, anh vừa gặp được người bạn thân ở Cần Thơ, cũng lên đây học và nhà trọ anh ta – anh Nhật – trong một khu xóm cách nhà tôi chừng cây số. Gặp nhau, hai anh mừng rỡ hàn huyên. Rồi một ước mộng ngày ở trung học được hai anh nhắc lại, bàn tính và quyết định bắt tay vào việc thực hiện…
Tôi hỏi :
– Ước mộng gì vậy anh Dũng ?
Anh cười lắc đầu :
– Một ước mộng nhỏ thôi… nhưng chưa tiện nói ra bây giờ…
– Anh giữ bí mật cả với em nữa sao ?
– À không… gọi là giữ bí mật thì không đúng lắm đâu. Tính anh thích làm hơn nói vì anh nghĩ, nếu nói cho người khác biết mình sẽ làm cái này, mình sẽ làm cái nọ, rồi đến khi vì hoàn cảnh hoặc trở ngại nào đó, mình không làm được điều mình đã nói… Có phải là… kỳ lắm không ? Chi bằng cứ… không nói gì hết, mà làm…
– Như vậy chắc em còn phải chờ một thời gian rồi… Mà… bao giờ hai anh mới bắt đầu thực hiện giấc mộng đó?
– Anh Nhật và anh đang chuẩn bị…
– Em có thấy anh làm gì đâu mà anh nói là đang chuẩn bị ?
Anh Dũng cười :
– Làm sao mà Tuấn thấy được. Cả ngày Tuấn chỉ mải miết với sách vở, có để ý gì đâu…
Tôi hơi thẹn :
– Em chỉ sợ thi rớt…
– Thế bây giờ Tuấn có muốn biết bọn anh đang chuẩn bị nh�! ��ng gì ! không nào ?
– Sao không…
– Vậy thì… chiều mai, chiều thứ bảy, anh mời Tuấn đi chơi chung với anh và anh Nhật một chuyến… Nhé ?
– Đi chơi ?
– Đúng ra là đi viếng thăm một nơi mà anh và anh Nhật đang chọn làm môi trường để chuẩn bị khả năng…
– Anh nói có vẻ bí mật quá, em chẳng hiểu gì cả.
– Thì để anh nói rõ hơn cho Tuấn hiểu vậy : anh mời Tuấn đi chứng kiến những hoạt động của anh và anh Nhật tại cô nhi viện Từ Tâm…
Tôi reo lên :
– Thì ra hai anh đang làm một việc thiện ?
– Các anh làm gì có tiền bạc nhiều mà làm phước…
– Chứ không thì các anh đến cô nhi viện làm gì ?
– Thì… cứ đợi đến lúc đó rồi Tuấn sẽ biết… Mà trước hết, anh muốn biết Tuấn có nhận lời hay không đã ?
Tôi chần chờ khi nghĩ đến mấy bài tập toán lý hoá đang chờ đợi. Tôi dự định sẽ thanh toán chúng nội trong chiều thứ bảy để chủ nhật, tôi còn làm thêm ít bài nữa. Nhận lời của anh Dũng thì chắc chắn phải dời mấy bài toán ở lớp sang chủ nhật rồi… Nhưng thôi, chiều ý anh ấy một phen xem sao. Vả, cái vẻ bí mật của anh làm tôi thắc mắc quá ! Tôi hỏi :
– Anh có cho Lan Anh đi không ?
– Lan Anh thì hẳn là phải có mặt rồi…
– Được đi chơi những chỗ như cô nhi viện, chắc nó vui lắm.
– Anh cũng mời cả anh Trí và chị Lan Phương của Tuấn…
– Thế à ?
– Nhưng chỉ có anh Trí đi thôi…
Tôi nhớ lại chuyện không chịu học của chị Lan Phương. Tôi cười với anh Dũng :
– Chị Lan Phương có vẻ như… giận anh rồi đó !
Anh Dũng :
– Giậ! n hẳn �! �i rồi chứ "có vẻ" gì nữa. Nhưng đành thế chứ biết làm sao bây giờ Tuấn ! Thật lòng, anh không muốn làm mất lòng ai trong gia đình Tuấn cả. Nhưng… nhiều khi mình phải chọn lựa, Tuấn ạ…
Lại bí mật rồi ! Anh Dũng này khó hiểu quá đi !

***

Mãi đến khi đứng trên thảm cỏ xanh trong cô nhi viện Từ Tâm, và trước mặt là các em cô nhi ngồi xếp bằng ăn bánh kẹo, tôi mới lờ mờ hiểu việc làm của anh Dũng.
Chừng như việc anh mời anh Trí và chị Lan Phương đi dự buổi viếng thăm này là để "đáp lễ" tối đi nhà hàng Tiên Cảnh hôm trước. Họ đang ăn miếng trả miếng nhau hay đang muốn lôi kéo nhau ?
Anh Dũng, anh Nhật, mỗi người một cây guitare, vừa đàn, vừa hát :
… chúng con xin yêu đàn trẻ thơ
Xin yêu đàn trẻ thơ
Chúng con xin biến thành người làng
Xin làm con xóm làng…

Con người nhiều khả năng của anh Dũng lại một phen làm tôi ngạc nhiên. Lần đầu tiên, khi nghe anh hát nhạc trẻ, tôi đã có ý không tốt về anh. Ý nghĩ đó mất dần khi tôi nghe anh hát dân ca Hoa Kỳ, rồi nhạc tiền chiến Việt Nam, và kia : những bài du ca. Nữa : nhi đồng ca… anh Dũng khoác đàn tiến tới trước các em cô nhi :
– Bây giờ, anh sẽ tập cho các em hát một bài hát vui. Các em ngồi lại thành vòng tròn đi nhé. Kẹo bánh thì để… khoan đã, tập hát xong mình sẽ tiếp tục ăn. Chứ vừa ăn, vừa hát, xem kỳ lắm, phải không các em ?
Lũ trẻ vừa trả lời vừa đứng lên đổi chỗ nhau, quây thành một vòng tròn quanh anh Dũng. Anh Nhật xách đàn lại nhập bọn với anh em tôi và Soeur giám đốc :
– Soeur thấy anh bạn con thế nào ? Nó hăng quá Soeur nhỉ ?
Soeur giám đốc mỉm cười :
– Còn phải hỏi ! Có hai anh em mà phải xoay quanh với mấy mươi em nhỏ suốt mấy tiếng đồng hồ hỏi sao không mệt. Giá có được bốn năm người…
Anh Nhật quay sang anh Trí :
– Chúng tôi hy vọng sẽ được anh hợp tác đó anh Trí !
Câu nói của anh Nhật nửa đùa, nửa thật làm anh Trí khó trả lời, anh chỉ còn biết cười trừ.
Đằng kia, tiếng anh Dũng vang lên :
– Anh sẽ hát trước một lần cho các em nghe rồi sau đó, anh sẽ tập cho các em từng câu một nhé, các em chịu không ?
– Chịu ! Chịu !
– Tập rồi mình ăn kẹo nghe anh Dũng ?
– Anh Dũng cũng phải ăn kẹo luôn đó !
Tôi nhìn sang anh Trí, anh đang hướng mắt về phía anh Dũng, tia nhìn đầy chăm chú và mông lung, chừng như anh đang suy nghĩ gì đó…
Tiếng hát của anh Dũng vang vang :
Ta học nhiều lắm rồi
Nào anh em ơi
Xếp sách ta ra
Ngoài sân ta chơi…

04 – Lan Hương

Sàigòn, ngày… tháng… năm…
Chị Lan Hương mến,
Hai tuần rồi, không thấy chị về, ba má và bọn em mong chị ghê vậy đó. Ba má bảo em viết thư hỏi thăm chị xem tại sao thế ? Có bận việc gì chỉ cũng phải viết thư về cho gia đình yên tâm chứ ! Nếu thu xếp để về được cuối tuần này thì hay lắm, em có chuyện muốn hỏi ý kiến chị đó.
Tiện đây, em kể lại chị nghe câu chuyện đã khiến em phải suy nghĩ không ngơi suốt mấy ngày nay. Chị đọc và suy nghĩ rồi khi về, cho em biết ý kiến nhé !
Chị nhớ Dũng chứ ? Con trai bác Sơn ở Cần Thơ đấy ! Em nhớ thì dường như chị mới tiếp xúc với hắn có hai ba lần gì đó thì phải ! Có một lần, chị đã nói với em : con người của Dũng như mang nặng một hoài bão nào đó… Chị nhận xét thật đúng, hắn có một nếp sống định hướng và rất tin tưởng vào hướng đi của mình. Hôm nọ, mấy ngày sau khi từ chối lời mời hợp tác với ban Four Stars của chúng em, hắn mời em và con Lan Phương cùng đi thăm một cô nhi viện, nơi mà hắn và người bạn tên Nhật đang hoạt động. Lan Phương bực mình vì lời từ chối của hắn, nó không chịu học với hắn, từ chối luôn chuyến đi. Phần em, thực sự, em cũng bực mình không kém – làm sao vui được khi có kẻ khác làm phật ý mình, mà ý mình nào phải là ý có hại cho hắn – nhưng vì lịch sự, vả, em muốn xem hắn định toan tính gì ? Em nhận lời đi cùng hắn. Thằng Tuấn, con Lan Anh cũng có mặt trong chuyến đi này. Dũng và Nhật mới đến Sàigòn, và bọn hắn cũng mới đến cô nhi viện Từ Tâm này đâu hai ba lần, vậy mà bọn trẻ ở đó đối với bọn hắn thật thân mật như đã quen bi�! ��t nhau từ lâu. Bọn hắn chung tiền mua bánh, kẹo đến chia cho bọn trẻ, hát cho bọn trẻ nghe, dạy bọn trẻ hát, bày trò chơi với bọn trẻ. Nhật có tài kể chuyện rất hấp dẫn, hắn kể những chuyện lịch sử khô khan mà bọn trẻ nghe say mê. Chính em, đôi lúc, em đã thấy mình như bé nhỏ hẳn, như trở lại cái tuổi lên mười, mười một, cái tuổi say mê những chiến công oanh liệt của anh hùng dân tộc. Dũng không nói, Nhật cũng không nói rõ, nhưng em biết, ý bọn hắn muốn được em giúp một tay…
Chắc chị chưa quên những ý tưởng của em ngày xưa. Cho đến bây giờ, em vẫn còn cho những ý tưởng đó là đẹp. Em hình dung lại những tối nhàn hạ cách đây hai năm, khi chị còn đang học sư phạm và em đang sửa soạn thi phần nhất, em với chị hay ra ngồi trên ghế xích đu trước vườn tâm sự, vẽ vời mộng ước cho nhau nghe. Chị em mình cùng có những ước vọng thật đẹp. Chị em mình cùng thấy tương lai là một màu xanh tràn đầy hy vọng, cùng tưởng chừng khi lớn lên, sẽ làm được những việc phi thường, cải tạo hoàn toàn cái xã hội đau thương này… Rồi lớn lên, ngày chị ra trường, ngày em thi phần hai… Chị bắt đầu chán nản vì phải va chạm với thực tế ngoài đời, em cũng khởi sự buồn bực, nếu không muốn nói là bất mãn trước sự thực. Em cho rằng lý tưởng chỉ là không tưởng. Lập Four Stars, em muốn tạo cho mình một tên tuổi, em cũng muốn đưa đẩy mình vào những giờ phút tìm quên. Em chưa đến nỗi có ý tưởng như một số bạn bè : còn sống ngày nào, cứ hưởng thụ ngày ấy, nhưng cũng gần như vậy. Lý tưởng của chị em mình tưởng chừng đã chắp cánh về hẳn miền dĩ vãng… Sau ch! uyến đi thăm cô nhi viện với Dũng, bỗng nhiên, em thấy những mộng đẹp ngày xưa đang vỗ cánh bay về. Bao nhiêu lần em muốn khuất phục Dũng, rồi cuối cùng, em chịu thua hắn. Lần này, hắn đã gieo vào lòng em một chút tin tưởng, rằng mình vẫn có thể làm được những gì mình cho là cao đẹp và ước muốn làm được. Em sắp thua hắn rồi chị ạ… Sắp thua vì em thấy rằng rồi em sẽ phải chọn lựa, một đàng là thụ hưởng tìm quên, một đàng là dấn thân hành động. Dù sao, em cũng phải học, em không thể ôm đồm cả hai…
Viết thư này đến chị, viết những ý nghĩ của em đến chị, em mong chị đọc với tâm hồn của chị em mình hai năm về trước…
Chị cố thu xếp để về cuối tuần này. Em mong lắm. Chúc chị an vui.
Mến.
Em trai của chị
TRÍ

***

Người tài xế quay lại hỏi :
– Thưa cô, biệt thự Trần Long ?
Tôi giật mình, gấp lá thư của Trí lại :
– À… vâng… Biệt thự Trần Long… Sắp đến rồi đó ông à… Đó, căn biệt thự có cái cổng sắt xanh lá cây…
Chiếc taxi dừng lại trước cổng. Tôi trả tiền rồi bước khỏi xe, tiến đến bên cổng. Chưa kịp bấm chuông gọi, em gái út tôi, Lan Anh, đã trông thấy, chạy vội ra mở cổng. Nó tíu tít hỏi thăm :
– Chị Hương, sao lâu quá chị không về ? Ba má và tụi em ở nhà mong chị ghê vậy đó !
– Chị có việc bận quá…
– Bận đến nỗi không viết thư về được nữa ?
– Trách oan chị rồi đấy… Làm gì lại bận đến thế. Nhưng vì công việc không ước chừng được thời gian, cứ định viết thư nhưng lại sợ xong việc thình lình, chị về được thì thành ra lá thư… là lá thư vô duyên mất !
Trí lấp ló nơi cửa sổ phòng học. Thấy tôi, nó mừng rỡ chạy ra. Trí đỡ hộ cái va li nặng. Nó trách Lan Anh :
– Mầy hư quá đi thôi, sao không xách hộ chị Hương ?
Lan Anh :
– Tại em thấy chị Hương về, em mừng quá, em quên chứ bộ…
Trí :
– Em mong chị quá chừng, nhưng chị về hôm nay thì hơi đáng tiếc một chút…
– Sao vậy ?
– Dũng về Cần Thơ thăm bác Sơn từ chiều qua rồi… Chiều ngày kia hắn mới xuống…
– Ừ, thế thì tiếc thật…
Lan Phương chạy ra :
– Có quà cho em không đó chị Hương ?
Tôi cười :
– Gớm, mới gặp mặt đã đòi quà rồi… Chị không quên đâu… Mà này, má với thằng Tuấn đâu rồi ?
Trí :
– Sao chị chỉ hỏi má với thằng Tuấn ? – Thì ba làm gì chị không biết giờ này ông còn đang ngủ khò…
Trí cười :
– Chị nhớ dai quá… Em tưởng xa nhà rồi chị quên mất cái tật sáng chủ nhật thức dậy trễ của ba rồi chứ !
– Làm sao quên được em. Nhớ nhiều hơn nữa là khác. Nhất là vào những lúc ở không, nhớ nhà đến phát khóc được… Ờ, mà em chưa cho chị biết, má và thằng Tuấn đâu không thấy ?
Lan Phương :
– Thằng Tuấn đang học…
Tôi lắc đầu :
– Cái thằng đến thành… con mọt sách mất thôi… Còn má ?
– Má đang… mà kìa, má ra kìa !
Má tôi bước vào phòng khách. Tôi chạy lại ôm chầm lấy má. Má tôi hỏi :
– Sao kỳ này ở trên ấy lâu thế con ?
– Con có việc bận bất ngờ má à… Chắc má mong lắm… Con xin lỗi má nghe má…
– Lỗi phải gì, thấy con về là má mừng rồi… Dạo này con hơi gầy đó nghe…
Trí :
– Phải đấy, chị dạo này hơi gầy đấy… Chị bận việc gì vậy ?
– Chút nữa rồi chị sẽ kể cho em nghe. Bây giờ, để chị đi rửa mặt cái đã chứ…

***

Vắng mặt Dũng, có đáng tiếc thật đấy, nhưng nhờ thế, chị em tôi dễ dàng trò chuyện, tâm sự hơn. Trong thư, Trí viết hỏi ý kiến tôi về hai con đường mà nó đang phân vân chọn lựa. Tôi không trả lời thẳng câu hỏi đó khi nó lập lại với tôi. Tôi kể cho nó nghe công việc đã cầm chân tôi ở lại Bình Dương hai tuần nay :
– Chi tiếp tay với một đoàn hướng đạo lo giúp đỡ một số dân tị nạn chiến tranh tại một làng nọ. Chị lãnh phần ghi chép lý lịch, công việc dễ dàng lắm nhưng dân tị nạn đông quá, nhiều người lại không biết chữ, gây khó khăn quá…
Trí ngắt lời tôi :
– Chị chưa trả lời câu em hỏi ?
Tôi nhìn sâu vào mắt Trí :
– Chị vừa trả lời với em rồi đó…
– Em… em chưa hiểu rõ…
– Ý nghĩa việc làm của chị hai tuần nay có khác gì ý nghĩa việc hoạt động của Dũng ở cô nhi viện Từ Tâm…
Giọng em tôi trầm trầm :
– Em hiểu chị muốn nói gì rồi…
Tôi nói với cảm tưởng rằng mình đang ở địa vị một giáo sư Sử Địa và em trai tôi, đang là đứa học trò ngoan :
– Kinh nghiệm cho chị thấy rằng ở tuổi còn cắp sách đến trường, trong đà hăng say, nếu có những ước vọng đẹp, hãy cố gắng thực hiện đi. Đừng để dành đến khi ra đời như chị… Ra đời rồi, thật khó cho mình làm những gì mình muốn làm…
Trí hơi cúi đầu. Tôi thấy bờ môi em tôi mím lại. Dường như nó đang bị dằng co dữ dội giữa hai ngã đường và vẫn chưa quyết định được. Thốt nhiên, tôi nhớ đến những tối cách đây hơn hai năm, khi chị em tôi còn xây bao mộng đẹp, những mộng ước của tuổi trẻ Việt Nam đang muốn dựng lại căn nhà Hồng Lạc…

05 – Nhật

Là bạn thân của Dũng, tôi hiểu nó hơn ai hết. Mời Trí đến thăm cô nhi viện Từ Tâm, một đàng Dũng muốn đem việc làm của mình ra để cho Trí thấy rằng lý do nó từ chối hợp tác với ban Four Stars là chính đáng, đàng khác, Dũng muốn lôi cuốn Trí vào hoạt động của mình.
Dũng nhận xét về Trí như sau : một thanh niên có chí hướng nhưng đứng trước sự thật bất như ý, đã chùn chân, thu mình vào nếp sống an nhàn. Dũng ước ao sẽ đem việc làm của mình ra hầu gây một niềm tin nơi Trí. Nó thích được là cái gạch nối liên kết những tuổi trẻ có tâm hồn đẹp.
Chính tôi, tôi cũng là người đã bị Dũng lôi cuốn. Chúng tôi học chung lớp nhau từ đệ thất, nhưng đến năm đệ nhị, chúng tôi mới thân nhau. Chính trong những ngày học thi đầy lo âu, chúng tôi đã tâm sự với nhau rất nhiều. Và Dũng đã tỏ lộ ý hướng của nó cho tôi biết : nó say mê một con đường xây dựng. Dũng rất thích một câu chuyện. Chuyện căn nhà mục nát, xiêu vẹo nọ giữa cơn bão lớn. Kể chuyện này, giọng Dũng đầy say mê :
– … trong căn nhà đó, có những người bi quan, nghĩ rằng trước sau gì căn nhà cũng sụp đổ, vội đi tìm một chỗ trú an toàn. Nhưng cũng có nhiều người không nghĩ thế, họ đã ra tay sửa chữa, chống đỡ căn nhà. Những người này thật đáng cổ võ, khích lệ. Nhưng có một điều đáng tiếc : Sửa chữa, chống đỡ căn nhà cũ, họ lại không chịu nghĩ đến việc xây dựng một căn nhà mới ; hoặc nếu có nghĩ đến, phần đông lại chỉ muốn mình làm bức tường, cái cột, mái ngói, cánh cửa của căn nhà, chứ ít ai chịu làm hòn đá vụn nơi chân móng…
Ý hướng của bạn tôi! nhắm vào việc dựng xây căn nhà Việt Nam mới. Hẳn nhiên, đó chẳng phải là ý nghĩ độc quyền của Dũng, mà có thể, đã có rất nhiều người đã nghĩ tương tự thế. Nhưng nghĩ, nói là một chuyện. Có dám làm những gì mình nghĩ, mình nói hay không, đó mới là quan trọng…
Từ thuở đệ nhị, tôi đã mê say với ý hướng của Dũng. Suốt một năm đệ nhất, chúng tôi sống trong những ước vọng tuyệt vời, trong giấc mơ sẽ thực hiện được những gì mình mong ước. Môi trường trung học chỉ giúp chúng tôi trau dồi tài năng, nuôi luyện ý chí. Chúng tôi cùng hẹn nhau khi bước chân lên đại học, chúng tôi sẽ thực hiện những ước mơ đó. Cả hai cùng muốn ở Cần Thơ để dễ hoạt động, nhưng cả hai đều gặp cản trở của gia đình, may mà lên đây, chúng tôi lại ở gần nhau. Chúng tôi đã bắt đầu việc thực hiện giấc mơ xưa bằng những buổi thăm viếng các cô nhi viện…
Tiếng Dũng vang lên :
– Sao ? Mầy thấy hy vọng không ?
Tôi hỏi lại nó :
– Hy vọng chuyện gì ?
– Chuyện Trí !
– Tao thấy ít hy vọng lắm… hắn ta chưa xiêu lòng đâu…
– … nhưng ít ra mình cũng gợi lại trong tâm tưởng hắn những gì tốt đẹp mà bấy lâu nay hắn đã lãng quên… Tao nghĩ như vậy cũng là tốt lắm rồi… Mà thôi, mình tập bài "Tập tầm vông" đi chứ !
Tôi với tay lấy cây đàn. Tội nghiệp cây guitare cũ của tôi, đã mấy lần định đem đi đánh lại lớp verni sờn loang lổ mà rồi bận việc này, việc nọ quên đi.
Dũng hát :
Tập tầm vông, tay không tay có
Tập tầm vó, tay có tay không
Tay nào có ? Tay nào không ?
Tay nào có ? Tay nào không ?

Tôi tiếp :
Tập tầm vông, tay không tay có
Tập tầm vó, tay có tay không…

Vừa hát, tôi vừa chỉ vào một trong hai tay của Dũng. Dũng thôi đàn, cười bảo tôi :
– Bài này, mình bày trò chơi được đấy !
– Hẳn là phải được rồi. Cứ chia bọn trẻ làm hai, bên này hát đố thì bên kia trả lời. Bên nào thua sẽ phải trả lời lần nữa và cứ thế tiếp tục…
Tôi cười, vẽ vời trong óc những hình ảnh vui vẻ. Dũng :
– Mầy đã xin phép chưa ?
– Rồi ! Tao mới gặp ông Trưởng Khóm sáng nay. Vừa trình bày xong, ông ta đã vui vẻ cho phép…
– … miệng thôi chứ gì ?
– Ừ, thì khẩu lệnh thôi chứ ở trong xóm làm gì có giấy tờ với ấn ký…
– Rồi mầy có xin trợ giúp phương tiện gì không ?
– Không, nhưng ông ấy tự ý cấp phương tiện…
– Gì ?
– … cho mấy anh lính đằng đó đi loan báo khắp xóm hộ mình.
– Thế thì tốt quá !
– Địa điểm là sân cỏ trước trụ sở khóm, xem cũng khá rộng…
Dũng bỗng nổi hứng, hắn cất giọng :
– Hy vọng đã vươn lên…
Nét mặt rạng tươi và niềm tin của Dũng khiến tôi thấy hăng hái quá !

***

Giữa tôi và Dũng, không chuyện gì nó dấu tôi cả. Bạn tôi có cái tật mà tôi cho là đáng yêu vô cùng : không bao giờ giữ kín một mình bất cứ chuyện vui buồn gì, dù nhỏ nhặt đến đâu.
Dũng kể cho tôi nghe về Lan Phương, em gái Trí. Nó kết luận :
– Cô bé giận dai kinh khủng !
Tôi đùa :
– Sao mày không "vuốt giận" người ta đi !
Dũng lắc đầu :
– Mấy lần định làm quen rồi đó chứ… nhưng…
– … hỏng chuyện phải không ?
Dũng cười không đáp. Tôi hỏi :
– Rồi sáng chủ nhật này, "nàng" có đáp lời mời của mày không ?
– Chưa biết nữa… nhưng theo tao, có đến chín mươi chín phần trăm là Lan Phương không dự rồi…
– Mày luôn luôn là đứa lạc quan, thế mà lần này, sao sớm bi quan thế ? "Chàng" ?
Dũng nhếch mép khó hiểu :
– Với mấy cô thì cũng nên… bi quan là vừa !

***

Nhưng Dũng đã đoán sai. Sáng chủ nhật, Lan Phương có mặt và lại có mặt trước cả Trí, Tuấn, Lan Anh nữa !
Trên sân cỏ rộng, lũ trẻ trong khóm được loan báo, đã tề tựu đông đủ. Hai đứa tôi chạy đôn chạy đáo sắp xếp chỗ ngồi cho chúng (hẳn là ngồi trên cỏ rồi). Ông Trưởng Khóm thật tốt bụng, phái hai nhân viên đến giúp chúng tôi giữ gìn trật tự. Vì ngoài đám trẻ, dân xóm thấy lạ, cũng kéo nhau đến dự khán nữa. Quả là ngoài dự tính của chúng tôi.
Lan Phương đến bên Dũng. Dũng tròn mắt :
– Lan Phương đấy à ?
Lan Phương :
– Chứ không phải em thì còn ai nữa ? Em đến để giúp các anh một tay chứ ! Anh Trí, Tuấn, Lan Anh có chút việc bận, họ sẽ tới sau…
Tôi pha trò :
– Ai bận gì thì tôi không biết chứ anh chàng Tuấn thì nhất định là… bận học rồi !
Lan Phương cười không đáp. Dũng, sau những phút ngạc nhiên đầu, đã thích nghi ngay với sự thật, dàn xếp công việc :
– Vậy thì Lan Phương giúp bọn anh việc này nhé. Em là gái, ăn nói chắc chắn là có duyên hơn bọn anh rồi. Em làm ơn đến chỗ mấy người lớn sắp xếp chỗ của họ cho gọn gàng một chút được không ?
Lan Phương le lưỡi :
– Chắc em không dám đâu…
– Thử một phen xem nào ! Nhớ lựa lời nói cho khéo nghe !
Ánh mắt khuyến khích của Dũng đã khiến Lan Phương vui vẻ đi làm nhiệm vụ. Một lúc sau, Trí, Tuấn, Lan Anh và đặc biệt, có cả Cường và Huy cùng tới. Tôi và Dũng tiếp đón tất cả và mời họ tiếp tay. Dũng bảo nhỏ với tôi :
– Lạ quá Nhật à ! Toàn ban Four Stars kéo đến giúp bọn mình dù rằng mình chỉ mời anh em Trí! ! Họ có hảo ý thật sự hay đang toan tính gì đây ? Sao tao lo quá !
– Tao cũng đang thắc mắc… Nhưng thôi, cứ lo việc đi, tới đâu, mình sẽ liệu bề đối phó đến đó…
Mọi việc xong xuôi, Dũng tiến đến mời ông Trưởng Khóm ra trước đám đông ngỏ vài lời giới thiệu. Tôi chạy ra giữ trật tự đám trẻ đang trò chuyện ồn ào. Ông Trưởng Khóm nói :
– Thưa bà con trong khóm, cùng các em, hôm nay, tôi hân hạnh xin giới thiệu với bà con và các em một nhóm bạn trẻ có thiện chí, anh bạn Dũng, anh bạn Nhật và các bạn của hai anh. Những người trẻ này sẽ xin phép được sinh hoạt chung với mọi người suốt buổi sáng hôm nay…
Trong lúc ông Trưởng Khóm giới thiệu chúng tôi, Dũng chờ đợi đến phiên mình trình bày, tôi ngồi xem lại bản chương trình thảo sẵn.
Những tiếng vỗ tay rào rào khi ông Trưởng Khóm nói dứt. Dũng mời ông về chỗ rồi tiến ra. Về phương diện ăn nói trước đám đông, Dũng có vẻ mạnh dạn và tự nhiên hơn tôi nhiều, nó nói thật chững chạc :
– Chúng tôi, một số người trẻ, với khả năng và một chút thiện chí, hôm nay, đứng ra tổ chức buổi sinh hoạt này không ngoài mục đích đem lại cho các em trong xóm những giờ phút giải trí thoải mái, tập nếp sống cộng đồng, ôn học những gì đã thu gặt ở nhà trường, hướng tâm hồn về nguồn tộc Việt Nam…
Tôi chuẩn bị đàn, so dây cẩn thận. Lúc Dũng nói xong, giữa tràng pháo tay tán thưởng, tôi bước ra làm nhiệm vụ. Bài hát tôi giới thiệu đầu tiên là bài "Hỏi tên" :
– Anh sẽ hát trước một lần, sau đó các em sẽ cùng hát theo…
Đám trẻ át giọng tôi :
– Bài hát ! có dài ! không anh ?
– Rất ngắn và rất dễ !
Bài hát ngắn và dễ này đã gây không khí sôi động ngay từ đầu. Dũng hợp sức với tôi điều khiển đám trẻ. Tiếng hát của chúng vang lên :
Này người bạn tên chi cho tôi biết để gọi này
Này người bạn tên chi ?

Tôi hoặc Dũng sẽ chỉ một em trong bọn. Em đó tự giới thiệu tên mình. Tất cả lại hát tiếp :
À người bạn tên chi, tôi đã biết để gọi rồi
Chào người bạn thân yêu…

Với những tên có vần bằng, cả bọn thay chữ "chi" bằng tên đó, vào câu cuối cùng, cả bọn sửa lại là "Chào người bạn tên…". Nhiều cái tên vần trắc khó gọi, nhưng một lúc quên biệt, đám trẻ đem ghép vào và bài hát bị trở ngại ngay. Nhưng cũng chính những trở ngại đó đã làm cho sự vui vẻ gia tăng. Một lúc cắc cớ, tôi chỉ ngay Dũng :
… này người bạn tên chi ?
Bị bất ngờ, Dũng buột miệng :
– Nhật !
Liền đó, nó bụm miệng, đính chính ngay :
– Ý quên ! Dũng !
Đám trẻ và mọi người cùng cười ồ !
Dũng cười theo mọi người. Nụ cười mà tôi nghĩ, không phải là nụ cười thẹn, nhưng là nụ cười sung sướng. Vì chúng tôi đã tạo được niềm vui hoà đồng với mọi người.
Sau bài "Hỏi tên", chúng tôi bị đám trẻ "Hỏi bánh kẹo" lại. Dũng chạy lăng xăng lo chia bánh, kẹo. Four Stars, Tuấn và Lan Anh giúp chúng tôi khá đắc lực. Chỉ một loáng, mấy gói bánh kẹo lớn do tôi và Dũng chung nhau mua đã cạn sạch. Lan Anh nhanh trí, giữ lại cho chúng tôi mỗi người được một viên kẹo hoặc một cái bánh để gọi là… có phần !
Dũng hát "Trường làng tôi", rồi sau đó, Lan! Phương! hát "Viễn du". Một em trong đám trẻ, hứng chí xin ra hát "Cái nhà là nhà của ta" với sự phụ hoạ của hàng… mấy chục giọng khiến tiếng đàn tôi trở thành vô duyên quá chừng !
Nắng lên, nhưng trời như chiều lòng chúng tôi, dịu mát. Chúng tôi bắt đầu trò chơi học hỏi. Dũng ra điều lệ :
– Các anh sẽ đặt câu hỏi để các em trả lời. Ai cũng được quyền trả lời hết. Muốn trả lời, các em chỉ việc giơ tay lên. Sau một số câu hỏi, các anh sẽ chọn một em xuất sắc nhất để trao phần thưởng…
Bọn trẻ nhao nhao lên :
– Phần thưởng gì vậy anh Dũng ?
– Nhiều không anh Dũng ?
Dũng khoa tay :
– Chút nữa rồi các em sẽ biết mà. Bây giờ anh bắt đầu nhé !
Đám trẻ ngồi im lặng đợi nghe. Xem Dũng chẳng khác nào một ông thầy. Nó cất tiếng :
– Đây là câu thứ nhất : Hình dáng nước ta thế nào ?
Bọn trẻ đua nhau giơ tay và trả lời :
– Giống chữ ét sờ…
Dũng cười thật tươi :
– Các em giỏi quá đi !
Bọn trẻ :
– Em đáp trúng nghe anh ! Anh nhớ ghi tên em nghe anh !
– Em nữa anh ơi !
– Em nữa…
Dũng quay sang tôi :
– Mầy làm phận sự đi chứ !
Tôi lấy giấy bút ra làm… giám khảo. Tôi hỏi :
– Đâu nào, em nào đáp trúng đâu, cho anh biết tên đi ?
– Hoà !
– Thanh !
– Lộc !
– Ý ! Thằng Lộc ăn gian anh Nhật ơi ! Em thấy hồi nãy nó đâu có trả lời…
Dũng đặt câu hỏi thứ hai :
– Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày nào ?
Lần này thì chỉ có hai đứa giơ tay. Thằng Hoà :
– Mồng mười tháng ba…
Thằng Thanh :
– … âm! lịch. Dũng :
– Đúng lắm ! Mồng mười tháng ba là ngày Giỗ tổ Hùng Vương… Các em khác đã nhớ chưa ? Nào ! Các em lập lại xem nào !
Bọn trẻ rập theo nhau :
– Giỗ tổ Hùng Vương, mồng mười tháng ba…
Câu thứ ba :
– Lê Lai tên thật là gì ?
Bốn năm đứa tranh nhau :
– Nguyễn Thân !
Thằng Thanh "trả bài" :
– Lê Lai tên thật là Nguyễn Thân, nhờ lập được công trận, Lê Lợi mến thương ban cho họ Lê và đổi tên là Lê Lai…
Câu thứ tư :
– Vậy thì ngày giỗ của Lê Lai ?
Bọn trẻ lặng thinh. Thằng Hoà nửa muốn giơ tay, nửa lại không. Chừng như nó biết nhưng không chắc ý. Tôi hỏi :
– Em Hoà nói thử xem nào ?
– Dạ… hăm mốt tháng tám…
Dũng vỗ tay :
– Giỏi quá… Làm sao em biết vậy ?
– Dạ, tại em nghe nói "Hăm mốt Lê Lai, Hăm hai Lê Lợi" mà hai mươi tháng tám lại là giỗ Trần Hưng Đạo, vậy thì Lê Lai phải hăm mốt tháng tám…
Tôi :
– Các em khác có biết câu "Hăm mốt Lê Lai, Hăm hai Lê Lợi" không ?
– Dạ có !
– Em biết từ… khuya lận !
– Nhưng có em nào biết chuyện Lê Lai cứu Chúa rành rọt không ?
Thằng Thanh đưa tay :
– Em biết !
– Vậy thì em ra kể cho các bạn cùng nghe nhé !
Thanh có vẻ "khớp", nhiều lúc tôi phải đỡ lời cho nó đỡ ngượng. Sau đó, những câu hỏi sử địa lại được đặt ra. Bọn trẻ có câu trả lời được, có câu không. Ở những chỗ có thể kể chuyện được, tôi không bỏ lỡ cơ hội… Và kết quả, Hoà được chấm là đứa xuất sắc nhất ! Dũng công bố phần thưởng :
– Phần thưởng của em Hoà gồm c�! � năm cu! ốn tập một trăm trang…
Bọn trẻ vỗ tay mừng cho bạn.
– … một hộp phấn màu…
Lại vỗ tay reo hò.
– … và đặc biệt…
Dũng nhỏ giọng cố ý để bọn trẻ chú ý ;
– Đặc biệt, em Hoà được thưởng thêm… một tràng pháo tay của mọi người. Nào, xin tất cả cho một tràng pháo tay…
Tiếng vỗ tay vang dội làm mặt thằng Hoà đỏ bừng. Tôi đem phần thưởng của Hoà ra, nhờ ông Trưởng Khóm trao lại cho nó. Thằng bé đón lấy. Ông Trưởng Khóm vui vẻ chìa tay cho nó bắt. Hoà vụng về nắm lấy tay ông trong tiếng hò reo của bọn trẻ.
Cuộc sinh hoạt lại tiếp tục với các bài hát, các trò chơi vui…
Mồ hôi tôi bắt đầu nhỏ giọt. Trán Dũng cũng lấm tấm, lưng thì ướt nhẹp. Nhưng nụ cười nở mãi trên môi Dũng, trên môi tôi, trên môi mọi người.
Không biết mọi người nghĩ gì, nhưng tôi chắc, Dũng đang nghĩ như tôi : đang nghĩ đến dự định sắp tới… ước mơ của chúng tôi…

06 – Lan Phương

Four Stars lại thất bại thêm lần nữa. Ngày mới gặp Dũng, tôi đã thấy mến anh qua giọng hát, qua tư cách và sự đối xử khéo léo của anh với mọi người. Quý mến anh, tôi mong anh trở thành một người bạn thân. Quý mến anh, tôi mong anh nhận lời hoạt động chung với Four Stars. Thế mà anh đã từ chối. Buổi trình diễn ở nhà hàng Tiên Cảnh rồi sự sắp đặt để giới thiệu anh, tất cả đã được anh trả lời bằng chuyến đi thăm cô nhi viện Từ Tâm ! Lúc đầu, tôi còn cho là anh ỷ tài, anh hợm mình ; nhưng bây giờ, tôi đã hiểu, anh có một con đường đi của riêng anh.
Nhưng nếu anh có con đường riêng anh, anh muốn lôi kéo anh Trí theo anh, chẳng lẽ Four Stars chịu thua. Chưa bao giờ tôi thấy anh tôi xuống tinh thần như dạo này. Anh tôi nói :
– Có lẽ tao phải nghe lời chị Lan Hương mất…
Tôi giận run lên :
– … để theo Dũng chứ gì ? Bộ anh muốn xoá bỏ cái tên Four Stars mà bấy lâu nay anh em mình đã tốn bao công lao tạo dựng lên sao ?
Lời khích động của tôi có hiệu quả ngay. Anh tôi mím môi lại, mắt sáng lên :
– Xoá bỏ tên Four Stars ? Không ! Không đời nào…
Giọng anh dịu xuống rồi im bặt. Tôi nói :
– Đằng nào thì anh cũng phải chọn lựa. Nhưng em tin là anh không nỡ bỏ Four Stars…
Anh tôi dõi mắt về phía trước ;
– Có thể nào mình vừa làm việc này, lại làm cả việc kia được không ?
– Anh định bắt cá hai tay ?
– …
– Em không tin là anh đủ sức…
– Tao không đủ sức thì cả Four Stars…
– Nghĩa là sao ?
– Nghĩa là có một điều kiện giữa hai bên : Dũng gia nhập vào ban nhạc để lập Five ! Stars, và ban nhạc mới này sẽ vừa hoạt động tên sân khấu nhà hàng, vừa hoạt động trên sân cỏ…
Ý kiến của anh Trí được đưa ra bàn cãi. Cuối cùng, bốn người trong ban cùng đồng ý với nhau về ý kiến đó. Và tất cả đã làm một việc ngoạn mục : cùng tham dự buổi sinh hoạt với Dũng để tỏ cho anh thấy rằng, Four Stars lúc nào cũng quý mến anh, lúc nào cũng cố gắng hoà đồng với anh.
Để rồi cuối cùng, khi anh Trí bày tỏ ý định :
– … Four Stars chúng mình sẽ thành Five Stars, và mình sẽ làm lại từ đầu với số vốn nghệ thuật đảm bảo…
Dũng đã lắc đầu thẳng thắn từ chối ngay :
– Tôi xin thay mặt Nhật thành thật cảm ơn các anh và Lan Phương đã giúp sức chúng tôi trong buổi sinh hoạt vừa qua. Nhưng với đề nghị vừa rồi, tôi tự thấy mình khó thể kham nổi cả hai việc. Vả lại, nếu chỉ là những cuộc sinh hoạt thế này thôi, thì có lẽ tôi đã dễ quyết định. Đằng này, chúng tôi còn đang tiến đến một việc khác, đòi hỏi nhiều cực nhọc và thì giờ hơn…
– Việc gì thế anh Dũng ?
– Chừng ít lâu nữa rồi mọi người sẽ biết…

***

Với một người thích làm hơn nói, chúng tôi chỉ còn biết chờ xem Dũng sẽ làm gì ? Tôi để ý từng hoạt động của Dũng, hẳn nhiên, anh không hề hay biết. Nhưng cho đến giờ, tôi vẫn chưa hiểu rõ hoạt động sắp tới của anh là gì ? Có điều, trong những ngày qua, sao tự dưng trong tôi, hình ảnh buổi sinh hoạt chung với Dũng và Nhật cứ lởn vởn không rời. Lòng tôi như có một cảm kích lạ. Tôi nhớ lại những tiếng vỗ tay sau khi Dũng hát hết bản, sau khi Nhật, Dũng hợp ca vừa dứt… Không có những tiếng bis như khán giả đã dành cho ban chúng tôi, mà là những lời khen trẻ con rất thành thật ;
– Anh Dũng ca "chì" quá !
– Anh Nhật hát giống mấy "ông ca sĩ" ghê !
– Cái đàn cũ rích mà coi bộ còn hay ghê chớ !
Hình ảnh ban Four Stars chúng tôi hiện ra tiếp nối, bốn người trong ban với áo quần sang trọng, đúng mode, nhạc cụ trong tay bóng loáng, tất cả rực sáng dưới ánh đèn mầu…
Tại sao những hình ảnh đó không hấp dẫn được Dũng ? Tại sao anh chọn sự thân mật với một đám trẻ con trên sân cỏ mà từ chối tên tuổi với đám đông người lớn thưởng ngoạn ?
Tôi thấy Dũng có vẻ "cứng đầu" quá ! "Cứng đầu" còn hơn tôi nhiều ! Nhưng có lẽ vì thế mà đôi khi, tôi thấy mình thật khó hiểu. Tôi giận anh vô cùng, nhất là lúc anh lên tiếng từ chối gia nhập ban nhạc chúng tôi, nhưng giận anh, tôi vẫn không sao oán ghét anh được…

***

Tuấn hỏi tôi :
– Chị đã biết gì chưa ?
– Biết gì là biết gì ?
– Anh Dũng !
– Sao ?
– Luôn anh Nhật nữa !
– Có gì thì mày nói ngay ra đi, cứ úp úp mở mở mãi… Họ lại tổ chức buổi sinh hoạt nữa chứ gì ?
Tuấn lắc đầu :
– Nếu là chuyện ấy thì có gì là quan trọng… Em có thằng bạn ở cùng xóm với anh Nhật…
Tôi ngắt lời :
– Thì ăn thua gì ?
– Chị để từ từ em nói nào… Thằng bạn em mới kể cho em biết rằng ít hôm nay, có hai thanh niên đi đến nhiều nhà trong xóm để nói chuyện về một ý định của họ…
– Anh Dũng và anh Nhật ?
– Thì họ chứ còn ai nữa. Họ đang đi thăm dò dân xóm xem mọi người nghĩ thế nào về dự định mở một lớp tiểu học miễn phí của họ ?
– Một lớp tiểu học miễn phí ?
Tôi ngạc nhiên vô cùng. Đó là công việc mà hôm nọ, Dũng đã nói là đòi hỏi nhiều cực nhọc và thì giờ ? Mở một lớp miễn phí ! Tôi tưởng chừng chuyện đó chỉ có thể có với trường Đông Kinh Nghĩa Thục ngày xưa… Dũng và Nhật dám làm công việc khó khăn này ?
Tuấn :
– Chị có rảnh không ?
– Chứ mày xem tao có bận gì đâu ?
– Chị theo em sang phòng anh Dũng, em chỉ cho chị xem cái này…
Tôi ngần ngừ. Tuấn :
– Anh ấy đi học rồi… Vả lại, nhà của mình mà ngại gì ?
Rồi không cần đợi tôi đồng ý, Tuấn kéo tay tôi về phía phòng Dũng. Nhà tôi rộng, mỗi người có riêng một phòng. Trong gia đình, nhỏ nhất là con Lan Anh cũng đã mười bốn, ngoài ra, bà bếp rất hiền lành ; không bao giờ có chuyện mất mát đồ đạc. Vì thế, cửa p! hòng thường bỏ trống không khoá. Tuấn đẩy cửa phòng Dũng, chỉ xuống dưới nền :
– Đó, chị xem !
Trên nền nhà, một tấm giấy cứng khổ lớn được chặn bốn góc bằng bốn vật nặng, trên đó, Dũng viết những hàng chữ bằng bút màu. Đó là tấm bích chương quảng cáo :

LỚP MIỄN PHÍ
Dành cho các em lớp ba, lớp nhì, lớp nhất
Do Nhật, Dũng phụ trách, sẽ thu nhận học sinh từ…

Cạnh tấm bích chương là mấy tấm giấy cứng khác và la liệt những cây viết màu, thước, compas…
Tuấn bảo tôi :
– Chị xem, thế này hỏi sao anh ấy không chịu vào ban nhạc với chị và anh Trí !
Tôi không đáp lời Tuấn vì đang mải nghĩ đến việc làm của Dũng. Anh đã bắt đầu một việc khó khăn, tôi còn cho là quan trọng nữa. Mở một lớp miễn phí, tôi biết, anh và Nhật không làm một việc phước thiện, mà hai người bạn này đang hợp sức để gieo rắc tinh thần dân tộc trong tâm hồn của đám trẻ trong xóm. Liệu họ có thành công không ? Trước mắt tôi, tôi thấy hiện ra rất nhiều khó khăn, trở ngại… Cái khó khăn gần nhất là việc học tập của Dũng. Tôi biết rõ là anh rất bận… Nếu chẳng may vì ham hoạt động mà cuối năm nay, anh… Tôi không dám nghĩ tiếp nữa… Sao lạ quá… sao tự dưng tôi lo cho Dũng quá…

07 – Dũng

Từ thật lâu, tôi vẫn mong muốn làm được một việc gì đó giúp ích phần nào cho những người chung quanh, để thấy mình đã góp được một phần rất nhỏ trong việc xây dựng một Việt Nam kiêu hùng, để thấy rằng cuộc sống của mình có ý nghĩa, để thấy rằng mình đã sống một đời đáng sống…
Tôi và Nhật đang gặp những khó khăn. Đôi khi, trở ngại làm chúng tôi thoáng chán nản. Nhưng rồi chúng tôi đã bảo nhau không được quyền thối chí. Chúng tôi đã tổ chức được những buổi thăm viếng một cơ quan từ thiện ; chúng tôi đã điều động được vài buổi sinh hoạt với trẻ em trong xóm; chẳng lẽ bây giờ, chúng tôi thất bại trước việc tổ chức một lớp học mộng ước…
Phần đông dân xóm tán thành ý định của chúng tôi, nhưng ai cũng tỏ ý lo ngại. Một vài người còn nhìn chúng tôi với ánh mắt nghi ngờ…
Vừa rồi, Nhật bảo tôi :
– Tao sợ mình phải bó tay…
Tôi khích lệ Nhật, cũng để khích lệ chính tôi :
– Không, nhất định mình sẽ thành công…
Vâng, nhất định lớp học của chúng tôi phải thành hình. Mộng ước của chúng tôi phải thành hình…

08 – Ông Khóm Trưởng

Đó là hai người bạn trẻ trong rất nhiều người tuổi trẻ hôm nay – tôi tin như thế — đang trên đường làm đẹp quê hương.
Ngay khi nghe hai em trai đó ngỏ lời, tôi đã sốt sắng chấp thuận. Và rồi buổi sinh hoạt đầu tiên tổ chức cho các em nhỏ trong xóm đã thành công. Thật khó mà tôi quên được những hình ảnh đẹp ngày hôm ấy. Dưới nắng mai, một nhóm người trẻ tuổi và các em nhỏ quây quần bên nhau, ca hát những bài hát ngợi ca quê hương, những bài hát vui tươi, hào hùng. Họ kể những câu chuyện lịch sử, họ thuật những gương danh nhân… Có những lúc trên môi mọi người nụ cười ươm tươi, có những khi, ánh mắt mọi người rực sáng niềm tin, những lúc khác, tiếng vỗ tay theo nhịp hát như hồi trống thúc giục lòng người tiến lên trên đường xây dựng…
Khó khăn chỉ ở buổi đầu tiên, những lần sau đó, những buổi sinh hoạt tiếp nối với sự thân mật sẵn có, đã làm khu xóm bừng sống hẳn mỗi buổi sáng chủ nhật. Một đôi khi, như buổi đầu tiên, hai người bạn trẻ nọ có những người bạn giúp sức, bằng không, họ cũng hết sức điều động, chung vui với các em nhỏ, đối tượng để họ hy sinh ngày chủ nhật đáng lẽ dành cho nghỉ ngơi, giải trí.
Tôi nhìn hai người trẻ đó như hai người thợ vườn đang chăm bón vun xới cho cây đơm bông, hoa kết trái; những người trong âm thầm, tự thấy sung sướng với việc làm của mình. Tôi mến và phục hai tâm hồn hướng thượng đó.
Nhưng… dù mến hai em thế nào đi nữa, tôi vẫn phải đành lắc đầu khi các em ngỏ lời xin một khoảng đất cạnh Trụ sở Khóm để dựng một lớp học miễn phí.
Dĩ nhiên,! không phải tôi sợ các em làm mất an ninh, cũng không sợ sự ồn ào của lớp học, càng không phải vì không muốn giúp đỡ các em. Mà bởi tôi không đủ thẩm quyền quyết định. Người có quyền là ông Phường Trưởng. Tôi đã trình lên ông, xin quyết định ở ông. Tôi ngỏ ý muốn được ông chấp thuận. Nhưng…
– … làm sao anh tin được họ ? Anh phải nhớ rằng hiện giờ bọn phá hoại và những thành phần tranh đấu đang vận dụng đủ mưu mẹo để quấy phá chúng ta… Biết đâu chừng…
Hai người bạn trẻ mà tôi mến phục ơi ! Tôi xin hai em đừng oán trách người đã nói những lời vừa rồi. Mà hai em hãy thông cảm, hãy thương dùm miếng cơm, manh áo của gia đình người đó, người đồng thế hệ với tôi, thế hệ đàn anh các em, đã trót là những con vít của xã hội máy móc và đầy rẫy nghi ngờ này. Ông Phường nhờ tôi thông báo cho các em biết :
– Chính quyền địa phương bằng lòng cho các em tổ chức một lớp học trong xóm, nhưng với điều kiện, các em phải có một chỗ dạy tự túc, xa trụ sở Khóm…
Tôi thiết tha muốn giúp các em. Phải chi gia đình tôi khá, nhà tôi rộng rãi, thì các em đâu phải tìm kiếm, lo lắng chạy một chỗ làm lớp học ? Đằng này, một vợ, tám đứa con nheo nhóc, tôi, với đồng lương khiêm nhượng của một viên chức địa phương, với căn nhà chật chội, thiếu tiện nghi, đành bất lực nhìn các em đang phải dừng bước trước khó khăn.
Em Dũng nói với tôi :
– Anh em tôi chỉ cần một khu đất nhỏ, chỉ chừng đó thôi. Còn lại những vật dụng cần thiết để trang bị cho lớp học, chúng tôi sẽ tự túc…
Em Nhật thêm :
– Nếu chính ! quyền c! ần điều tra về chúng tôi, hoặc muốn chúng tôi làm giấy tờ cam kết, chúng tôi đều sẵn lòng…
Tôi chỉ còn biết an ủi hai em :
– Hai em cố tìm cách khác xem sao, chứ ông Phường đã quyết định thì tôi không thể cãi lời. Hay là… các em lên gặp chính ông Phường xin xem sao ?
Nhật và Dũng nhìn nhau, lắc đầu chán nản. Rồi sau đó, hai em kiếu ra về.
Tôi nhìn theo hai em, hai người đang muốn đi về hướng nắng, nhưng ngõ hẹp, nhà cửa chật chội, chất chồng đã che khuất nắng sớm, đã khiến hai em phải đi trong ẩm ướt hôi hám của rác rưới, bùn lầy. Bất giác, tôi chép miệng :
– Tội nghiệp !
Để rồi phải lắc đầu khi nghĩ rằng : ích gì khi những người đáng tội nghiệp nói tội nghiệp nhau ?
Tiếng thằng Tân, con trai lớn của tôi :
– Hai anh ấy về rồi hả ba ?
– Ừ, về rồi.
– Rồi chừng nào lớp học mới "khai giảng" hả ba ?
– Bộ mày ham học với hai anh ấy lắm hả ?
Tân cười chúm chím :
– Chớ sao không ham, ba !
Tôi dò ý con :
– Tại được hai anh ấy cho ăn bánh kẹo hoài chớ gì ?
– Đâu có ! Con còn ham cái khác kìa…
– Ham gì ?
– Con kể ra, mà ba đừng cười con nghe !
– Ờ, tao không cười đâu…
– Bữa nọ, anh Nhật kể cho tụi con nghe chuyện ông Trần Quốc Toản, cái ông này ngộ lắm ba ơi ! Ông ấy còn nhỏ tuổi mà đã ham đi đánh giặc rồi. Người lớn không cho, ông tức quá, tay bóp nát trái cam hồi nào không hay. Sau đó, ông mộ quân, tự mình chỉ huy đi đánh giặc, lập được rất nhiều chiến công…
– Rồi sao nữa ?
– Rồi anh Nhật hỏi tụi con : Mấy! đứa c! ó muốn được như Trần Quốc Toản không ? Tụi con đáp muốn ầm trời…
– Mầy chịu làm như Trần Quốc Toản lắm hả ?
– Dạ chịu… nhưng mà chưa chịu mấy… Con ưng ông Quang Trung hơn ba à. Con có hỏi anh Nhật vậy chớ… vậy chớ muốn làm được như Quang Trung có được không ?
– Anh ấy trả lời sao ?
– Anh ấy nói được. Nhưng muốn được vậy, còn nhỏ phải ráng học cái đã. Mà ba coi, vô trong trường, cô giáo dạy gì cứ rề rề, chán ngắt, làm sao giỏi được ba ? Phải có lớp học của hai anh ấy, con đi học thêm cho mau giỏi…
– …
Giọng con tôi mơ màng :
– Làm được ông Quang Trung, chắc là sướng lắm ba há ?
Tôi cười vì niềm mơ của con tôi vĩ đại quá. Tôi không tin rằng sau này nó sẽ đạt thành mơ ước, nhưng tôi chắc, với ước mơ đó, khi lớn lên, nó đổi thành những mộng ước thiết thực hơn, rồi khi thực hiện được, ít ra cũng là những việc như hai em Nhật, Dũng, nó sẽ thấy sung sướng, và còn sung sướng hơn cả được trở thành một Quang Trung nữa…
Tôi lại nhớ đến hai người bạn trẻ rồi. Họ đang gieo vào lòng bọn trẻ xóm này những tư tưởng đẹp. Họ đã giúp con tôi, họ đã giúp con em dân xóm, vậy mà… Nghĩ lại, tôi tự thẹn, tôi đã không giúp được gì cho họ. Và không biết dân xóm này, có ai giúp được gì cho họ không ? Và nếu chẳng may, không ai giúp họ gì, họ sẽ làm sao ? Họ có bỏ dở dang dự định đẹp đó không ?
Tôi cầu mong cho họ khắc phục được khó khăn…

09 – Thầy An

Tôi dạy học đã được cả chục năm, nhưng ngôi trường hiện nay, tôi mới chỉ xây dựng được cách đây bốn năm. Thật ra, gọi là trường vì không biết dùng chữ gì, chứ trường học của tôi chỉ là một căn nhà ngăn ba bằng những tấm phên đan, trong đó, bàn học, ghế ngồi đều làm bằng loại gỗ xấu, càng ngày càng cũ kỹ ọp ẹp. Trường tôi dạy từ mẫu giáo đến lớp nhất, nghĩa là gồm sáu lớp, luân phiên nhau hai buổi trong ba ngăn phòng. Học sinh là các em ngụ trong xóm, tổng cộng được khoảng hơn trăm. Ngoài tôi đảm nhận lớp nhất, tôi phải tìm thêm ba cô và hai thầy nữa để phụ trách các lớp khác. Học phí của học sinh, sau khi trang trải chi phí, lương bổng cho các thầy cô, chỉ còn vừa đủ cho gia đình tôi, một vợ, chín con chi dụng, tuy không đến nỗi chật vật, nhưng cũng chẳng khá chút nào.
Tôi quen Nhật ngay khi em mới lên đây trọ học. Nghe đâu quê em ở Cần Thơ, hiện đang theo đuổi Dự bị Lý Hoá ở Đại học Khoa Học. Nhà trọ của em – căn gác xép nhà bà Năm Tiến — chỉ cách nhà tôi chừng mười căn. Tối hôm đó, dẫn thằng con ra đầu ngõ uống sinh tố về, tôi nghe được tiếng đàn bập bùng trên căn gác xép vọng xuống. Dù đã đứng tuổi, nhưng tâm hồn tôi vẫn chuộng âm nhạc lắm. Xóm tôi ở là một khu xóm mà hầu hết dân chúng đều là dân lao động, đàn hát bị xem như xa hoa, có vài cậu em chung nhau mua được cây đàn gẫy tình tang cho nhau nghe, nhưng chỉ có tính cách giải trí, chứ không điêu luyện như tiếng đàn trên căn gác xép nhà bà Năm Tiến. Thằng con tôi dừng bước, ngước nhìn lên đó :
– Ai đờn nghe hay quá ba há ?
Tôi dừng lại theo n�! �, đứng lắng nghe. Người trên căn gác xép đang chơi bản "Cầu sông Kwai". Tiếng đàn ru tôi mê mẩn đến nỗi bà Năm Tiến phải gọi đến lần thứ hai, tôi mới giật mình lên tiếng chào hỏi bà. Và tối hôm đó, tôi quen Nhật.
Nhật có một người bạn, trong một lúc tâm sự với tôi, em kể rằng chính người bạn đó đã ảnh hưởng sâu đậm đến hướng sống của em. Tiếng đàn điêu luyện của Nhật và của bạn em nữa, không phải tự nhiên mà có được. Mà là kết quả hàng năm trời, hai em tập luyện với nhau. Nhật khoe ngoài tiếng đàn, bạn em còn có giọng hát rất khá.
Giọng hát đó, vào một buổi sinh hoạt sáng chủ nhật nọ, tôi đã được thưởng thức. Và tôi thấy, Nhật quảng cáo không sai chút nào. Thật vững vàng và phong phú không kém bất cứ ca sĩ nào.
Tạo một luồng sinh khí mới cho khu xóm, hai người bạn mới của khu xóm chúng tôi đã chiếm được cảm tình của mọi người. Chúng tôi, ai như nấy, đều phải thầm khen sáng kiến của hai em. Trong những buổi sinh hoạt sáng chủ nhật, có thể nói là thường xuyên từ hơn tháng nay, không những trẻ con trong xóm được dịp tập sống cộng đồng, tập hát những bài ca vui tươi, lành mạnh, mà còn học hỏi được rất nhiều điều hữu ích. Một trong những điều mà tôi cho là có lợi nhất là bọn trẻ đang được hai người anh tinh thần của chúng hướng về một tình yêu thiêng liêng, cao đẹp : tình yêu dân tộc !
Dân xóm, và chính tôi, đều công nhận một điều này : con em chúng tôi đang được hai người bạn trẻ hun đúc, nuôi chí, luyện tài. Họ đã tiếp tay với chúng tôi rất nhiều trong nhiệm vụ giáo dục cao cả.
Thế mà thực ân ! hận, ch! úng tôi không giúp lại họ được gì cả.
Nhật và bạn em vừa đến nhà tôi. Hai em cho tôi biết ý định muốn mở một lớp học và mong được tôi giúp đỡ. Dũng :
– Bọn em nghĩ rằng nếu tổ chức được lớp học, việc dạy dỗ các em nhỏ sẽ được đầy đủ hơn là những buổi sinh hoạt sáng chủ nhật…
Nhật :
– Bọn em chỉ xin thầy cho mượn lớp vào buổi tối chừng hai tiếng đồng hồ…
Tôi còn ngạc nhiên vì lời yêu cầu của hai em, có lẽ em Nhật tưởng tôi suy tính lợi hại, nói ngay :
– Em biết lớp học không có điện, thầy khỏi lo chuyện đó, hai đứa em sẽ mắc điện lấy…
Dũng thêm :
– Hoặc nếu thầy sợ bọn trẻ phá phách lớp học, bọn em xin hứa sẽ đền bù những gì hư hao…
Tôi lắc đầu :
– Không, hai em đừng nghĩ thế…
Vâng, hai em đừng nghĩ thế. Mà hai em hãy nghĩ đến điều này : từ ngày hai em đi hỏi dò ý kiến của dân xóm về ý định của mình, tôi đã nghe nhiều lời xầm xì, bàn tán. Bàn tán về việc làm của hai em, rồi bàn tán cả đến những lớp học hiện đang hoạt động của tôi nữa. Họ so sánh hai em và các thầy cô của tôi. Họ chê bai, trách phiền sự chểnh mảng của những người dưới quyền tôi. Tôi biết chứ, nhưng tôi hiểu, với đồng lương chẳng ra gì, làm sao họ hăng hái làm việc được ? Mà tăng lương cho họ, làm sao tôi sống ? Thu học phí cao, tránh sao được phụ huynh than van …
Dân nghèo thường vẫn thực tế. Do đó, tôi không ngạc nhiên trước những câu nói, như :
– Có lớp miễn phí, tôi cho tụi nhỏ học đằng ông An nghỉ hết. Học đâu mà chẳng vậy. Ở đằng này còn hơn được cái �! �ỡ tố! n tiền… mà các cậu ấy coi bộ cũng tận tâm…
Không ngạc nhiên, nhưng tôi sợ. Vì không phải chỉ một người có ý đó, mà tôi biết, nhiều người đã có ý đó. Khổ cho tôi biết bao, càng mến, càng đồng ý với dự định của hai em bao nhiêu, tôi càng phải nghĩ đến miếng ăn, đến cuộc sống của tôi, của năm thầy cô dưới quyền tôi bấy nhiêu.
Đó là một lẽ, lẽ khác nữa là chuyện cho các em mượn lớp học. Giả dụ như tôi cho các em mượn lớp đi, thì nếu chẳng may có gì hư hỏng, nỡ nào tôi lấy tiền đền bù của các em. Mà không nhận thì… còn gì ngoài tiền túi, tôi móc ra để sửa chữa.
Tôi đã không dám trả lời dứt khoát với hai em Nhật, Dũng. Nhưng tôi nghĩ rằng, các em thừa thông minh để hiểu rằng, lời hẹn suy nghĩ lại của tôi là một lời từ chối…
Hai em đừng giận tôi, xin thông cảm cho tôi, một người đang cần đến những lợi tức nuôi sống gia đình…

10 – Huy

Tôi thấy anh em Trí dạo này đổi khác hẳn. Trí dường như lúc nào cũng chỉ nghĩ đến những việc làm của Dũng. Lan Phương cũng thế, luôn miệng nhắc đến hắn. Với anh em Trí, trước kia, tôi tự hào là hiểu họ bao nhiêu thì bây giờ, tôi càng thấy họ khó hiểu bấy nhiêu.
Anh em Trí buồn vì Dũng không chịu gia nhập Four Stars chăng ? Tôi thấy buồn như vậy là vô lý. Đâu phải không có Dũng rồi Four Stars không làm nên trò trống gì ? Hàng đêm, chúng tôi vẫn nhận được những tràng pháo tay tán thưởng, những lời khen của khán giả, những bó hoa đầy khích lệ. Ông Lê Nguyễn lại vừa thông báo quyết định tăng tiền thù lao trình diễn cho Four Stars. Chúng tôi không thành công đó sao ? Và sự thành công này có cần đến Dũng đâu ?
Tôi bảo Cường :
– Lúc nào tao với mày phải hỏi anh em Trí cho rõ đầu đuôi mới được.
Cường :
– Chưa chắc tụi nó chịu nói cho tụi mình biết.
– Không chịu nói thì mình buộc phải nói. Chứ cứ tình trạng này, tao hết cả hăng hái để tập luyện rồi. Gì đâu ban nhạc có bốn đứa mà mất hai cứ để hồn ở đâu không ! Thà rã đám còn hơn…
Cường bịt miệng tôi :
– Lại sắp nói bậy đi ! Không lẽ chỉ vì chuyện này mà Four Stars tan rã…
Tôi lắc đầu, khoa tay tỏ vẻ thất vọng. Cường :
– Được rồi, để lúc nào thuận tiện, mình sẽ hỏi anh em nó xem sao ?

***

Nhưng chúng tôi chưa kịp hỏi, Trí đã cho chúng tôi biết :
– Từ ngày có Dũng lên trọ học, anh em tao thấy bị mất khá nhiều những săn sóc nơi ba má…
Cường phá lên cười :
– Mầy to đầu thế kia mà cũng cần đến ba má "săn sóc" nữa cơ à ?
Trí nghiêm nét mặt :
– Không phải chuyện đùa đâu !
– Vậy thì xin lỗi mày…
– Dũng đã làm lu mờ địa vị của tao và Lan Phương trong gia đình… Lại nữa, luôn luôn ba má tao đem hắn ra mà đề cao như một cái gương để anh em tao noi theo…
Tôi :
– Dũng thật khó ưa…
Tôi tưởng Trí sẽ hài lòng vì câu nói của mình. Ngờ đâu, nó nói :
– Tao lại thấy hắn rất đáng mến… Hắn rất xứng đáng với lời khen của ba má tao. Những hành động của hắn và thái độ của ba má tao đã khiến anh em tao phải suy nghĩ…
– Mày đang nghĩ gì ?
Trí cúi đầu không đáp. Thật lâu, nó mới nói nhỏ :
– Tao không đủ can đảm để nói với tụi mày…
Tôi nhận thấy điều mà Trí sắp nói với tôi và Cường như có một tầm quan trọng lắm. Tôi nắm tay Trí :
– Chuyện gì thì mày cũng phải cho tụi tao biết chứ ! Bạn bè với nhau, chẳng lẽ tụi tao không giúp được gì mày sao ?
Trí ngước lên :
– Tụi mày chỉ có một cách để giúp anh em tao thôi… Đó là… tụi mày đừng phiền giận anh em tao…
Cường :
– Hôm nay mày khó hiểu quá Trí ạ, có gì thì cứ nói thẳng ra đi…
Trí :
– Được rồi, tao sẽ nói… Anh em tao vừa có một quyết định mà tao tin chắc là tụi mày sẽ buồn lắm… Tụi tao… Tao và Lan Phương sẽ… từ giã Four Stars…
Cường kêu lên :
&! #8211; Mày nói gì ? Trí !
Tôi sửng sốt muốn rụng rời tay chân. Anh em Trí bỏ Four Stars… Cũng có nghĩa là Four Stars tan rã… Chỉ vì Dũng sao ?
Giọng Trí :
– Tao chỉ mong tụi mày hiểu cho anh em tao… Sở dĩ anh em tao có quyết định đó vì một đằng, chúng tao muốn chiếm lại tình thương gia đình, đằng khác, chúng tao cùng công nhận là Dũng đã tạo cho chúng tao niềm vui trong việc làm của hắn… Từ giã Four Stars, anh em tao sẽ tiếp tay cùng hắn…

***

Tôi giận anh em Trí đến độ không còn muốn gặp mặt hai đứa nó nữa. Trí đến nhà thăm tôi, tôi cho người nhà ra trả lời là tôi đi vắng. Lan Phương gọi điện thoại đến tôi, tôi giả giọng khác, đáp tôi không có nhà. Một đôi lúc, cơn nóng giận kéo đến, tôi trút tất cả giận dữ vào Dũng. Tôi đã nghĩ đến một cuộc thanh toán hắn. Chỉ vì hắn tất cả… Nhưng may mà Cường đã khuyên can. Nó cũng vừa điện thoại đến tôi :
– Sao ? Còn buồn về vụ Four Stars không ? Bỏ qua đi ! Buồn làm quái gì ! Tao vừa rủ được hai người bạn mới, họ đã bằng lòng hợp tác với mình để tái lập Four Stars. Đang cần gặp mầy để bàn tính vài điều kiện. Đến tao nghe : họ và tao đang ở địa chỉ…
Tôi mặc quần áo, lấy xe đến chỗ hẹn với Cường. Nhưng đi được nửa đường, tôi chợt nghĩ đến một điều. Phải rồi, tại sao tôi lại không tạt qua nhà Trí để báo tin cho nó biết rằng chúng tôi sắp tái lập được Four Stars, để trả lời cho anh em nó biết rằng không phải vì sự rút lui của anh em nó mà tôi và Cường không làm được gì !
Tôi cho xe rẽ về phía nhà Trí.
Trước cổng biệt thự Trần Long, tôi xuống xe, bấm chuông rồi đứng đợi. Chị Lan Hương chạy ra, khệ nệ với mấy gói bánh kẹo lớn. Chị rối rít :
– A ! Huy đấy à ? Đến thăm Trí phải không ? Nó không có nhà… đang bận với bọn trẻ dưới xóm. Chị cũng vậy, bù đầu vì chúng đấy… Sao ? Rảnh chứ ? Xuống đấy chơi với Trí nghe ! Nhân tiện, cho chị quá giang luôn thể, được chứ ?
Tôi nhớ đến lời hẹn với Cường, muốn từ chối, nhưng chẳng hiểu sao, lại gật đầu. Chị Lan Hương bỏ bánh k�! �o ở băng sau, ngồi cạnh tôi kể :
– Hôm nay bọn Dũng tổ chức sinh hoạt tất niên, có lẽ kéo dài đến chiều mới chia tay nhau… Chẳng biết mấy ông tướng chạy chọt ở đâu được hai cái dù màu để che nắng mà cái nào cái nấy đều lỗ chỗ từng mảng lớn… mang tiếng là để che nắng mà chỗ rợp thì ít, chỗ nắng lại… quá nhiều…
Tôi bật cười. Chị Lan Hương :
– Huy biết sao không ? Chúng nó gọi hai cái dù ấy là hai cái… máy điều hoà ánh sáng… Chỗ nào nắng, chúng nó bảo chỗ ấy được… rọi đèn !
Tôi lại phì cười. Và bỗng thấy vui vui.
Hai cái dù "điều hoà ánh sáng" của bọn Dũng đã hiện ra trước mắt tôi. Một đám trẻ ngồi xếp hàng ngay ngắn trong những chỗ rợp. Vài người lớn hiện diện, có lẽ là nhân viên trong Khóm. Trí đang đàn và Lan Phương hát. Tôi đậu xe dưới một bóng mát. Chị Lan Hương bước xuống vẫy gọi Dũng đang loay hoay cột lại sợi dây căng dù. Dũng chạy lại, vừa đỡ mấy gói bánh kẹo từ tay chị, vừa chào hỏi tôi :
– Lâu quá mới gặp anh Huy, anh vẫn mạnh chứ ?
– Cám ơn Dũng, tôi vẫn như thường…
Chị Lan Hương :
– Huy nó đến thăm Trí, chị kéo lại đây luôn đấy.
Dũng mau mắn :
– Chắc sáng nay anh Huy cũng rảnh, vậy tiện đây, xin mời anh ở lại chung vui với chúng tôi nhé… Hôm nay, chúng tôi tổ chức buổi sinh hoạt tất niên…
Tôi ngần ngừ. Chị Lan hương :
– Huy xem chị đây nhé ! Cả tuần chỉ có ngày chủ nhật được nghỉ mà chị còn dám bỏ cả ngày vào việc này nữa mà…
Tôi không còn cách nào từ chối ;
– Vâng… thì em xin nghe lời chị vậy…
Dũng cười mừ! ng, trao ! ngay cho tôi một gói kẹo rồi một tay ôm gói bánh, tay kia kéo tôi về phía đám đông.
Nhật chạy ra chào đón tôi. Trí và Lan Phương cũng vừa dứt bản hát. Trí đưa tay vẫy tôi. Tôi theo chân Dũng, Nhật, chị Lan Hương tiến lại. Lan Phương ra dấu cho bọn trẻ rồi bắt giọng :
– Mau đến đây bồ nghe các em…
Bọn trẻ vừa vỗ tay vừa hát, chúng gọi tôi là "bồ" :
Này mau đến đây vui cười
Mình vui ca hát với nhau
Mang đến cho nhau an bình
Này mau đến đây bồ ơi…

Tôi cười đáp bọn trẻ rồi tự nhiên, hứng chí, tôi vỗ tay theo nhịp hát của chúng :
Này mau đến đây chơi bồ…
Tuấn và Lan Anh từ xa khệ nệ khiêng một túi lớn bánh mì ổ. Nhật phụ một tay đem túi bánh đến trước bọn trẻ :
– Cũng sắp đến trưa rồi, chúng mình sẽ dùng bữa bằng… bánh mì gà ! Nhưng trước khi dùng bữa, ai còn bánh kẹo gì thì phải cố gắng mà thanh toán cho hết đã, được không các em ?
Bọn trẻ đáp vang :
– Được hẳn đi rồi !
– Bánh ngọt muôn năm !
– Bánh mì gà hạng nhất !
Nhật vỗ tay hát, bọn trẻ hát theo thật vui :
Kiến bò bụng rồi chúng mình ơi
Kiến bò bụng rồi chết thật thôi
Nào ta đi đánh đánh đánh
Nào ta đi chén chén chén…

Những người có mặt đều vỗ tay hát theo, và vừa hát, vừa vỗ tay, lại vừa… ăn ! Chỉ mình tôi, không biết bài hát này, đành chỉ biết vỗ tay và… và cảm thấy quả thật, kiến đã bò bụng rồi !
Tôi sực nhớ đến cái hẹn của Cường. Chắc là nó mong tôi lắm. Tôi cũng nhớ đến ý định của mình khi ghé tạt qua nhà Trí… Tôi thấy thẹn…

11 – Hoà

Em hỏi anh Dũng :
– Bao giờ lớp học mới mở, anh ?
Anh Dũng đáp thật buồn :
– Chưa biết bao giờ nữa, các anh đang cố gắng tìm lớp nhưng chưa được…
Hỏi là hỏi vậy thôi, chứ làm gì em không biết chuyện anh và anh Nhật xin đất nơi ông Trưởng Khóm, xin lớp nơi thầy An và hai anh đã bị từ chối. Má em phê bình về chuyện này :
– Hai em trai đó tốt lắm, nhưng đâu phải ai cũng tốt như hai em đó…
Ngoại em :
– Tao chỉ tiếc một điều là nhà mình chẳng những chật chội, lại không có chút xíu đất dư nữa… Chớ không…
Ba em :
– Đằng bà Tám Giàu có căn nhà bỏ trống, treo bảng cho mướn, phải chi bả giúp căn nhà đó thì tốt biết bao… Nghe đâu hai em trai đó có tới hỏi mướn, nhưng bả đòi cao quá, họ không đủ tiền…
Buổi sinh hoạt tất niên vừa rồi, không như nhiều lần trước, lần này, em được lãnh thưởng rất nhiều. Một ôm đến hơn gang tay lận ! Em mừng quá đi ! Và hãnh diện nữa ! Trong các cuộc đố về lịch sử, địa lý, em vẫn thường trả lời được nhiều câu hỏi và được chọn trao phần thưởng. Việc này đã khiến nhiều đứa bạn em ganh, nhưng có lẽ chính nhờ đó mà tụi nó chịu học hơn trước. Hai ba lần, thằng Thành, thằng Ngọc, con oanh đã khiến em… hụt giò, giành của em phần thưởng nơi anh Nhật, anh Dũng.
Được biết hai anh có ý định mở một lớp học cho tụi em, tụi em mừng ghê đi. Không phải tụi em ham được thưởng, mà tụi em nghĩ rằng có lớp, chắc tụi em sẽ học được nhiều thứ hơn. Có lần, anh Nhật bảo em đánh vần chữ ngoằn ngoèo, em ấp úng hoài… Anh nói, nếu có lớp, thế nào anh cũng dạy! cho em môn chính tả. Anh nói có lý chớ, chữ nước mình mà viết không trúng thì nói gì đến việc học chữ nước khác. Một lần nữa, anh hỏi tụi em chớ đứa nào cũng biết hát nhiều bản nhạc rồi, nhưng có đứa nào biết nốt nhạc là gì không ? Thằng Thanh hỏi :
– Son lá mì đó phải không anh ?
Anh gật đầu :
– Phải rồi… Em biết hả ?
Thanh lắc đầu :
– Dạ không… em chỉ nghe người ta nói rồi bắt chước nói lại…
Anh :
– Nếu có giờ âm nhạc, anh sẽ chỉ cho các em cách đọc nốt nhạc. Rành nốt nhạc rồi, các em sẽ dễ dàng trong việc học hát, và nếu có thể, các em tiến đến việc học đàn cũng được…
Con Oanh rất mê cây đàn của anh Nhật, cười híp mắt :
– Hì hì… tới hồi đó, em sẽ xin anh Nhật dạy em đàn để tối tối, em về gảy từng tưng cho má em nghe, chắc má em ưng lắm…
Những môn học khác nữa, như môn Toán, môn Luận chẳng hạn, trong những buổi sinh hoạt, các anh không sao dạy tụi em được, dù rằng các anh, và tụi em đều muốn.
… Lớp học…
Đó không phải chỉ là niềm mơ của hai anh đâu, mà còn là ao ước của tụi em nữa, của ba má tụi em nữa. Ngoại em nói :
– Không hiểu hai em đó có nghĩ đến chuyện mở lớp học rồi, các em ấy làm mích lòng thầy An không ?
Ba em :
– Má lo chi chuyện đó, con tin là hai em đó dư hiểu rằng hai em ấy có làm gì thì cũng phải tránh va chạm quyền lợi của người khác chớ…
Rồi ba em chép miệng :
– Tới má là người ngoại cuộc mà còn nghĩ vậy huống gì thầy An, thẩy chẳng sợ lớp học của hai em kia giành hết học trò của thẩy…
Nhưng lớp học ! của anh! Nhật, anh Dũng đã thành hình đâu ? Và biết có thành hình không ? Cứ nhớ đến nét mặt buồn buồn của anh Dũng khi nhắc đến chuyện lớp học là em thấy buồn lây…

12 – Ông Long

Cho đến bây giờ, đối với tôi, Dũng không còn chỉ là con trai của người bạn chí thân của tôi, cũng không chỉ là một người trọ học trong gia đình tôi, mà còn là một ân nhân của gia đình tôi nữa.
Tôi là một thương gia tăm tiếng ở Sàigòn này, hẳn nhiên, công việc giao dịch, bán buôn chiếm rất nhiều thì giờ của tôi trong ngày. Tôi rất ít khi để ý được đến hoạt động của con cái. Năm đứa con, ngoại trừ con Lan Hương đã ra trường, là một giáo sư, bốn đứa còn lại, tôi trông cậy vào sự dạy dỗ của mẹ và chị chúng. Nhưng thằng Trí, con Lan Phương mải mê với đàn hát, danh vọng; thằng Tuấn lại miệt mài với sách vở, và chỉ sách vở; con Lan Anh đâm ra buồn chán, cô đơn. Tôi bận việc quá nhiều, nhà tôi lại dễ dãi với con cái – mà có lẽ, phần đông đàn bà Việt Nam đều như thế — Con Lan Hương đi dạy xa, nếu không có Dũng xuất hiện, thì chưa biết chừng nào, gia đình tôi có được sự vui vẻ như ngày nay.
Trí và Lan Phương đã bỏ hẳn được mộng cầu danh, giúp sức Dũng trong những việc hữu ích. Tuấn đã nhìn được ở Dũng một điều : ngoài việc học, cũng nên có những phút giải trí, hoặc nếu có thể được, những hoạt động vì người. Lan Anh có niềm vui mới : hoà đồng với các anh chị trong những sinh hoạt vui tươi…
Tôi tiếc là không được biết sớm ý định của Dũng và người bạn trong việc mở lớp học cho trẻ em ở khu xóm gần đây. Thế nào tôi chẳng giúp được chút phương tiện.
Những ngày tết vắng Dũng, tôi thấy hiện diện rõ ràng một sự thiếu thốn trong gia đình. Các con tôi quây quần trò chuyện, một lúc hứng chí, chúng vác đ�! �n ra ca hát với nhau và không quên, mời cả tôi và má chúng tham dự. Lũ con chúng tôi đã "dạy" chúng tôi hát những bài hát hùng mạnh, vui tươi mà chúng thường hát trong các buổi sinh hoạt với đám trẻ trong xóm. Chúng "dạy" tôi hát "Trả lại tôi tuổi trẻ", dạy tôi "Đời lên hương",… Tôi hát ồm ồm mà chúng khen hay, vỗ tay muốn bể nhà. Tôi thấy mình như trẻ lại và bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ xa xưa bấy lâu nay nguội lạnh vì những lăn lộn nơi trường đời, giờ như được hâm nóng lại.
Chính trong buổi họp mặt này, lũ con tôi đã cho tôi biết ý định của Dũng về một lớp học. Tôi trách chúng :
– Thế mà chúng mày không cho tao biết sớm ?
Trí :
– Hồi Dũng mới có ý định, tụi con còn đang "kình địch" nhau mà ba !
Lan Phương :
– Hồi đó, con "tức" anh ấy không biết đâu mà kể. Nếu như anh ấy có ngỏ lời muốn được ba giúp đỡ, con cũng nhất định chống tới cùng…
Tôi mỉm cười :
– Thế còn bây giờ thì sao ?
Con bé cười mỉm không đáp. Chị nó nói với tôi :
– Con bé cứng đầu này bị thầy giáo của nó gõ đầu nên giờ hiền lắm rồi đó ba…
Tôi cười, nhớ lại hôm Lan Phương khép nép bên má nhờ má nói với tôi xin Dũng cho làm "học trò", "ông thầy" mà trước đó, nó đã chê.
Tuấn kể :
– Con biết một chuyện bí mật lắm ba à !
– Chuyện gì thế ?
Tuấn liếc Lan Phương :
– Chuyện của chị ấy đó ba !
Lan Phương :
– Chuyện gì của tao mà mày gọi là bí mật ?
Tuấn cười hì hì :
– Thì chuyện mấy cái chữ tắt ấy chứ còn chuyện gì ?
Mặt Lan Phương bỗng! ửng đ! ỏ. Tuấn nói với mọi người :
– Chị ấy viết trong tập nháp không biết bao nhiêu là những chữ tắt… Ba má với các anh chị biết chữ gì không ?
Lan Phương chồm tới lấy tay bịt miệng Tuấn, nhưng thằng bé đã tránh thoát, nó to giọng :
– Toàn là hai chữ P.D.
Lan Phương ấp úng :
– Tại… tại tao mê Phương Dung nên tao viết vậy chứ bộ…
Trí ghé tai Tuấn nói nhỏ, nhưng cố ý để mọi người cùng nghe được :
– Nó vừa nói gì mà tao nghe không rõ vậy. Phương Dung hay… Phương Dũng ?
Tội nghiệp con gái tôi, mặt nó đỏ bừng…

13 – Ông Sơn

Đến bây giờ tôi mới hiểu rõ vì sao con tôi nhất định xin học ở Cần Thơ. Thì ra từ ngày ấy, nó đã có ý nghĩ rằng muốn thực hiện những điều mong muốn, chỉ có cách đem khả năng và phương tiện của chính mình ra làm. Ở Cần Thơ, nhất định con tôi có nhiều phương tiện hơn ở Sài-gòn rồi.
Mấy ngày tết vừa rồi. Nhật đến chơi với con tôi luôn. Tôi mừng cho con tôi có một người bạn tốt. Hai đứa bàn tính gì đó rồi kéo nhau lên gặp tôi, sau những lời rào đón, chúng đã kể cho tôi nghe hết những gì chúng đã làm được ở Sài-gòn và những dự định của chúng đang gặp khó khăn cản trở.
Tôi ngạc nhiên rồi cảm động trước việc làm của chúng. Nhật:
– Con mong bác bằng lòng cho Dũng được đi dạy để chúng con có thêm ít tiền hầu thuê căn nhà của bà Tám làm lớp học…
Con tôi :
– Trước khi về quê, Trí có nói với con là nó sẽ cho bác Long biết để xin bác giúp một khoảng đất trong nhà làm lớp học, nhưng con nghĩ địa điểm đó không thuận lợi bằng nhà của bà Tám, vả lại, con không muốn nhờ vả bác Long, sợ phiền bác ấy…
Tôi cười :
– … và con cũng không chịu nhờ vả cả ba nữa phải không ?
Con tôi ấp úng :
– Thưa ba…
Tôi ;
– Ba đã quyết định xong về việc hai đứa vừa xin…
Nhật nôn nóng :
– Sao bác ? Bác bằng lòng cho Dũng đi dạy phải không bác ?
Tôi lắc đầu :
– Không ! Bác không bằng lòng. Chẳng những Dũng, mà chính cháu nữa đó Nhật. Bác cũng không muốn cháu đi dạy chút nào cả…
Gương mặt Nhật và con tôi thất vọng xem thật buồn. Tôi biết chúng đã hiểu lầm ý tôi. Tôi! nói :
– Hai đứa phải nghỉ dạy để lo cho lớp học miễn phí chứ 1
Con tôi :
– Ủa ! Ba nói gì con không hiểu ?
Nhật gãi đầu gãi tai :
– Bác làm con hồi hộp quá !
– Có thế mà hai đứa chưa hiểu à ? Này nhé, ba sẽ tình nguyện làm nguồn tài trợ tài chánh cho hai đứa thuê nhà, mở lớp học miễn phí. Như thế, hai đứa còn phải đi dạy làm gì nữa ?
Nhật reo lên:
– Trời ơi ! Nếu được thế thì còn gì bằng…
Nó ôm chầm lấy con tôi :
– Mừng chưa Dũng ơi ! Thuê được nhà rồi, mày ở luôn với tao nhé !
Tôi xua tay :
– A ! Điều này thì không được rồi đấy ! Dũng phải ở nhà bác Long, bộ hai đứa quên rằng bác Long là bạn thân của ba sao ? Gởi Dũng cho bác ấy rồi bây giờ lại cho Dũng đi chỗ khác, coi sao được… Căn nhà thuê của bà Tám gì đó, thằng Nhật phải đặc trách trông coi…
Nhật :
– Nghĩa là con sẽ thành ông gác dan, giám thị, và kiêm luôn… thầy giáo… ?
Hai đứa trẻ cười thật vui. Trong niềm vui đó, tôi không quên nhắc nhở chúng :
– Nhưng làm gì thì làm, cuối năm nay, hai đứa cũng phải cố làm sao lấy cho được cái chứng chỉ dự bị về làm quà cho ba đấy nhé !
Nhật và con tôi :
– Tụi con không dám quên điều đó đâu.

14 – Cường

Tôi bỗng thấy bất mãn, không phải vì sự lỗi hẹn của Huy hôm trước tết mà vì tự nhiên, nó yếu tinh thần quá đáng.
Hôm trước tết, vì thiếu Huy, cuộc bàn luận với hai người bạn về việc thành lập Four Stars mới thất bại. Sau đó, gặp lại nhau, chúng tôi lại bất đồng ý kiến, việc không thành.
Huy, trong nỗi chán nản của tôi, đã kể cho tôi nghe buổi tham dự của nó với bọn Dũng :
– Không hiểu sao tao thấy mến họ. Vì những bài hát lạ tai ? Vì những lời hát hào hùng ? Vì những bài hát vui tươi ? Hay vì tiếng cười đùa của lũ trẻ… vì những nụ cười trên môi mọi người…
Tôi cũng thấy bâng khuâng lạ. Tôi hình dung ra Dũng và Nhật, mỗi người một cây guitare bên nhau, vừa đàn vừa hát trước đám đông. Hình ảnh đôi bạn đẹp đó chứ ! Nếu tôi và Huy… Phải rồi… Đã có đôi bạn Nhật, Dũng, tại sao không thể có đôi bạn Cường, Huy ?
Tôi nói :
– Tao vừa nghĩ ra một điều hay hay…
– Gì ?
– Mình sẽ lập một ban song ca…
– Tao với mày ? Và Two Stars ?
– Không ! Không phải Two Stars mà là "Đôi bạn Cường, Huy".
– …
– Mình sẽ xin hợp tác lại với Tiên Cảnh vì tao thấy chỉ có ở đó, tương đối nghệ thuật được đặt nặng… Và mình sẽ không trình bày nhạc trẻ nữa, mình hát nhạc Việt Nam loại ngợi ca, xây dựng… Biết đâu nhờ nét lạ đó mà mình được chú ý. Vừa nêu cao tên tuổi, vừa có một hướng đi xây dựng rõ ràng…
Huy lắc đầu :
– Mầy mơ mộng quá, tao không tin mình sẽ thành công.
Tôi bất mãn Huy vì vậy.
Tôi hỏi nó :
– Mày xem giọng hát của mày thế nào ?
– Tạm được.
– Còn của tao ?
– Kha khá !
– Như vậy chưa đủ để mình tin tưởng sao ?
Huy lắc đầu không nói. Tôi bỗng nghĩ đến Dũng. Phải rồi, hắn là kẻ lôi kéo người khác rất hay…

***


Và Dũng đã thành công khi thuyết phục được Huy. Tôi và Huy bắt đầu xúc tiến việc tập dượt với một số tài liệu do Dũng cung cấp. Trí và Lan Phương biết chuyện, rất mừng cho chúng tôi. Huy đề nghị :
– Hay là Trí và Lan Phương nhập bọn với tụi này luôn ?
Trí cười :
– Chắc là không được rồi. Vì… bộ hai đứa mày quên rồi sao… tao đã thành… thầy giáo Trí rồi… còn thì giờ đâu nữa…
Chúng tôi thông cảm và cùng mừng cho Trí. Lớp học miễn phí của Dũng, Nhật đã thành hình vào một tối nọ. Hôm ấy, bọn Dũng tổ chức một buổi lễ đơn sơ nhưng không kém phần trang nghiêm. Họ mời ông Trưởng Khóm, thầy An, một số phụ huynh học sinh đến dự. Dĩ nhiên, chúng tôi cũng có mặt. Theo lời Dũng trình bày, lớp học này gồm toàn những học sinh được thầy An giới thiệu – có lẽ như thế để thầy An yên lòng, không sợ chuyện mất học trò – và chương trình học sẽ không giống chương trình hiện hành, mà có tính cách bổ túc và ôn tập. Những môn học như Chính tả, Âm nhạc, Hội hoạ, Chuyện Lịch sử được nâng lên hàng quan trọng…
Dự buổi lễ khai giảng của lớp học Nhật, Dũng, Trí, chúng tôi có cớ để mời cả ba, thêm Lan Phương, Tuấn và Lan Anh, dự buổi trình diễn ra mắt của ban song ca chúng tôi. Không phải là ban song ca "Đôi bạn Cường, Huy" – nghe có vẻ cải lương quá – mà là ban song ca Việt Dũng. Hai chữ Việt Dũng để kỷ niệm, nhắc chúng tôi nhớ đến Dũng, người đã đưa chúng tôi đến hướng sống ngày nay, đồng thời, hai chữ Việt Dũng cũng được chúng tôi hiểu là " lòng can đảm của dân Việt", của những người trai Vi�! ��t, của tuổi trẻ Việt Nam.
Tôi và Huy đã hát liên tiếp năm bản. Và chúng tôi mừng đến chực rơi lệ khi nhận thấy khán giả đã tán thưởng chúng tôi nhiệt liệt, vượt hẳn sự tán thưởng dành cho Four Stars trước kia…
Tôi bỗng nhớ đến ngày nào, khi Four Stars mời Dũng đến đây, và tôi đã gài Dũng vào thế không thể chối từ, lên sân khấu trình diễn. Để khơi lại kỷ niệm xưa, tôi xin phép nhà hàng được giới thiệu Dũng.
Không còn dáng e ngại ngày xưa, bây giờ, Dũng rất dạn dĩ, tự nhiên. Dũng xin phép được giới thiệu thêm Nhật, Trí và Lan Phương cùng lên hát…
Hình ảnh bốn người khiến tôi nhớ lại hình ảnh Four Stars. Four Stars ngày xưa giờ chỉ còn là kỷ niệm…

15 – Người ghi thuật

Thật may mắn, tôi đã gặp Dũng tại lớp học của anh. Và thật hân hạnh cho tôi, khi tôi được anh kể lại cho nghe từng diễn tiến trong việc thành lập lớp học. Anh cũng đã giới thiệu tôi với từng người liên hệ trong câu chuyện để tôi tìm hiểu thêm. Anh nói với tôi :
– Tôi hy vọng với những điều anh vừa biết, và với ngòi viết, anh có thể giúp chúng tôi một tay trong ý hướng gieo rắc vào tâm hồn những người trẻ Việt Nam một niềm tin mãnh liệt rằng với thiện chí, với khả năng và với kiên nhẫn, tuổi trẻ vẫn có thể làm được những gì mình mong ước, dĩ nhiên, đó là những mong ước hướng thiện, vị tha, xây dựng…
Dũng cũng ngỏ ý với tôi rằng, nếu có viết, anh muốn tôi sẽ không viết về anh và về các bạn anh. Tôi hiểu, anh muốn nói đến "cái tôi đáng ghét". Nhưng tôi đã viết về anh, về các bạn anh. Vì tôi nghĩ, trước hết, ghi lại chuyện này, tôi không có ý đề cao những việc làm của anh, sau nữa, tôi cho là không gì chứng minh hùng hồn bằng sự thật. Và sự thật là anh và các bạn đã dựng được một lớp học, nơi trau dồi khả năng, đồng thời, hướng tâm hồn học trò về một hướng đẹp : dân tộc !
Trong công việc nhóm lại ngọn lửa dũng của tuổi trẻ Việt Nam, tôi tin là đã, đang và sẽ có rất nhiều người trẻ khác đã, đang và sẽ có những việc làm xây dựng như Dũng.
Truyện này, tôi xin được làm một ánh lửa rất nhỏ, cùng góp vào ngọn lửa xây dựng mà những người trẻ đầy thiện chí trên khắp Việt Nam đang cùng nhau nhóm lên…

Biên Hoà, tháng 10, 11-1971

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét