Phạm Hổ
Nàng Tiên Nhỏ Thành Ốc
Nhà văn Phạm Hổ
Thông tin ebook
Tên truyện : Nàng Tiên Nhỏ Thành Ốc
Tác giả : Phạm Hổ
Thể loại : Kịch – Sân khấu
———————————-
Nguồn : http://docsach.dec.vn
Chuyển sang ebook (TVE) : santseiya
Ngày hoàn thành : 30/10/2007
Nơi hoàn thành : Hà Nội
Mục Lục
Giới thiệu
Thân yêu gửi tặng các bạn đọc nhỏ tuổi và trước hết các em ở vùng Cổ Loa, quê hương của câu chuyện truyền thuyết về chiếc nỏ thần của An Dương Vương và mối tình của Mỵ Châu-Trọng Thủy.
P.H (Giải thưởng cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 1978-1979)
Nhân vật
Thần núi
Thần Kim Quy
Các nàng tiên
Nàng tiên nhỏ
An Dương Vương
Bà cụ (mẹ nàng tiên nhỏ)
Người đánh mõ các bô lão đám đông gà tinh
Cú Tinh
Anh Thế Lữ với bản thảo nàng tiên nhỏ thành ốc
…Không hiểu do đâu, một hôm tôi bỗng nảy ra cái ý định: nhờ anh Thế Lữ đọc hộ cho cái bản thảo tôi đã viết đi viết lại bốn lần. Đó là vở “Nàng Tiên nhỏ Thành ốc”. Hôm ấy, anh Thế Lữ đang ngồi trên chiếc ghế xích đu, thì tôi gõ cửa bước vào (Hồi ấy, không có tê lê phôn để báo trước xin gặp như bây giờ – cứ đánh du kích cả trong truyện đi thăm như vậy thôi) chị Song Kim đang ngồi đọc báo ở trong nhà. Anh nhận lời đọc giúp tôi và hẹn ngày gặp lại. Tôi hồi hộp, nhưng vẫn hy vọng – vì hai người đọc trước đều không chê vở kịch của tôi. Nhưng đó là hai nhà thơ – còn bây giờ là một nhà thơ kiêm một nhà viết kịch bậc thầy! Đúng ngày hẹn, tôi trở lại, vừa thấy tôi, anh Thế Lữ đã nói ngay:
– Tôi đã đọc xong trước ngày hẹn gặp lại anh! Anh không cười vui vẻ như hôm trước. Chết rồi! Chuẩn bị tư tưởng mà nghe anh ấy chê. Anh vẫn nhìn tôi với đôi mắt to, cách xa nhau hơn mắt người thường, nên nhìn lúc nào cũng như đang mơ về đâu đâu. Anh mời tôi uống nước rồi vào chuyện luôn.
– Tôi đã đọc rất nhiều những vở kịch viết về các nàng tiên… Tôi thích nàng tiên này của anh lắm -Vì đây đúng là một nàng tiên Việt Nam -Tôi không nói quá đâu -Hình như anh viết vở này cũng khá công phu nhỉ?
– Vâng, tôi viết đi viết lại đến bốn lần rồi – Mong anh cho nghe ý kiến để tôi sửa thêm – Tôi viết kịch chưa nhiều, chưa có chút kinh nghiệm nào cả.
– Nhưng trước khi viết, anh chuẩn bị có lâu không?
– Tôi có đọc những tài liệu về Cổ Loa và các Vu! a Hùng mà tôi mua được.
– Nhưng còn nàng tiên nhỏ?
– Tôi yêu các em bé nên tôi muốn có một nàng tiên nhỏ trong số các nàng tiên đến giúp An Dương Vương.
– Anh bảo đã viết đi viết lại bốn lần à? Lần đầu anh viết thế nào?
– Tôi dàn ra thêm mấy hồi, mấy cảnh… Nhưng viết được hai hồi thì tôi dừng lại. Tôi cảm thấy hơi bị gò thế nào ấy – Tôi sực nhớ lại Puskin cũng có viết bốn vở kịch cho thiếu nhi, tôi bèn đến Hội Nhà văn mượn tuyển tập Puskin và đọc cả bốn vở. Đọc đến vở thứ ba tôi vẫn chưa rút ra được gì cả. Đến vở tứ tư, vừa dở ra đọc, tôi bỗng phát hiện ra một điều trong cả bốn vở của Puskin, không có vở nào, tác giả dàn thành hồi, thành cảnh cả. Mà toàn là cảnh… Vì sao thế nhỉ. Nghĩ mãi tôi mới tạm suy ra như thế này: có lẽ vì Puskin muốn vở kịch của mình uyển chuyển, mềm mại hơn là nếu dàn thành hồi, thành cảnh chăng? … Thế là sau đó, tôi phá vỡ cái bố cục cũ và dàn ra thành chín cảnh (Tôi rất thích con số chín có lẽ do hai chữ cửu trùng đã nhập vào đầu từ bé).
– Hay đấy! Còn mấy lần sau? Tôi có cảm giác rất rõ là không phải anh nghi ngờ về việc tôi nói đã viết đi viết lại bốn lần, mà xem cách làm việc của tôi như thế nào để anh dễ góp ý.
– Ba lần sau chỉ là chữa về câu, về lời đối thoại và thêm chi tiết, thêm ý, cho nó thơ hơn, sâu hơn thôi và tô đậm nét hơn về các nhân vật chứ không đụng gì đến bố cục nữa.
– Tôi đọc thôi, cũng đã thấy được công sức anh đã bỏ ra… Anh dừng lại, như để cân nhắc thêm điều anh sắp nói với! tôi. An! h lại nhìn tôi. Ại đôi mắt anh lúc ấy, đến giờ, còn như đang trước mắt tôi… To và trong sáng, đầy vẻ nhân hậu và bao dung, bỗng anh nói luôn một hồi.
– Tôi nói lại là tôi rất thích nàng tiên của anh, nhưng vì tôi yêu vở kịch của anh, tôi muốn nói với anh một điều. Vở kịch của anh về hai mặt bi và tráng đều đạt – Nhưng anh nhớ lại mà xem, tuồng ở trong anh, chèo ở ngoài này bao giờ bên cạnh cái bi, cái tráng cũng có cái hài – Tuồng thì có hề tuồng, chèo thì có hề chèo… Mà cả thế giới cũng vậy: Trong kịch Sếchpia anh hề thường có một vị trí rất đáng kể… Anh lại nhìn tôi, bưng lấy cái tách uống một ngụm nước. (Tôi sực nhớ ngay đến một điều anh thường tâm sự anh yêu nghệ thuật bắt đầu từ yêu cách cầm cái cốc uống nước rất sang trọng của Sa-li-a-pin, một nghệ sĩ mà anh rất hâm mộ).
– Vì vậy, tôi rất mong trong vở kịch có thêm tiếng cười! Tôi rất sợ là tôi đòi hỏi ở anh nhiều quá – Hoặc không đúng nữa là khác – Nhưng tôi nghĩ thế nào, cứ nói với anh thế ấy…
– Tôi rất cám ơn anh đã chỉ cho tôi thấy một thiếu sót quan trọng, một cái lỗ hổng trong vở kịch của tôi. Nhưng không biết rồi tôi có thêm nổi một tiếng cười vào đây không?
– Không sao! Như thế này thôi, cũng đã quý rồi – Đây là vì tôi yêu vở kịch của anh nên tôi cứ muốn cho nó thật hoàn hảo… Lời khen của anh làm tôi mừng lắm. Nhưng lời chê của anh vừa làm tôi thấm thía chuyện “non tay”, ít hiểu biết về kịch của mình, vừa thúc đẩy tôi phải gắng thêm lần nữa. Và chính lời chê ấy đã giúp tôi, ! sau rất! nhiều ngày đêm tìm tòi, suy nghĩ, tạo ra được một bác đánh mõ chuyên môn hát câu đố để thách mọi người đáp lại – Và lúc nào, bác cũng là người gây cười cho đám đông (những người đi đắp đất xây thành Cổ Loa). Tôi nhớ hôm ấy, tôi đang đi trên đường Nguyễn Du. Đến gần ngã năm Bà Triệu, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương… tôi bỗng thấy như có ai đang vẫy tôi. Tôi nhìn kỹ và suýt reo lên: anh Thế Lữ! Anh đi bộ một mình. Anh bắt tay tôi và hỏi:
– Anh đi làm việc về à?
– Vâng ạ!
– Này tôi thật lạ lùng không hiểu sao anh lại tạo được một bác đánh mõ đáng yêu như thế trong vở kịch của anh – tôi chúc mừng anh nhé! Tôi vui sướng đến bàng hoàng cả người. Tôi theo anh về nhà, anh đưa lại tôi bản thảo và nói:
– Tôi mà dựng vở này của anh thì tôi sẽ chỉ dùng chủ yếu là ánh sáng… Anh dừng lại một giây rồi nói tiếp.
– Ví dụ như cái đoạn các nàng tiên đổ đất từ trên cao xuống. Tôi sẽ dùng toàn những tấm vải trắng thả xuống và cho ánh sáng các ngọn đèn đỏ chiếu vào – Vừa đẹp vừa hoành tráng, vừa rất thần tiên… Buổi chiều hôm ấy là một trong những buổi chiều hạnh phúc nhất trong đời viết văn của tôi… Tôi đi, người lâng lâng như đang bay… Vở kịch của tôi sau đó được Xuân Quỳnh mang về cho Lưu Quang Vũ đọc và sau đó đăng trên tạp chí Sân Khấu – và sau đó được in thành sách (1981). Anh Thế Lữ lúc này đã vào Nam ở. Tôi không còn được gặp anh sau đó nữa. Nhưng mỗi lần in kịch (hai vở tiếp theo) và lần in toàn bộ ba vở, tôi đều có gửi tặng anh… Lần tái bản tập này n�! �m 1994 t! hì anh đã đi xa, xa mãi. Cứ mỗi lần nhìn thấy bìa tập sách, tôi lại nhớ đến anh, và lạ lùng chưa lúc nào tôi cũng thấy đôi mắt to hơi xa nhau của anh đang nhìn tôi, đầy tình cảm, đầy nhân hậu.
Hà Nội 4-1996
Cảnh một
Trên đất Phong Khê
(Màn mở)
Cạnh sông Hoàng
Vua An Dương Vương
Bà cụ (mẹ nàng Tiên nhỏ)
Gà tinh
Cú Tinh
An Dương Vương (Đang đi đi lại, rồi ngẩng đầu lên nhìn trời và nhìn ra bốn xung quanh): Trời đêm nay yên tĩnh quá. Lại nhiều sao. Có sông Hoàng soi chiếu, sao lạ càng nhiều. Giá không có giặc, đất nước này còn làm thêm được bao nhiêu chuyện tốt lành. Cái vùng Phong Khê này còn đẹp nhiều hơn nữa. Nhưng thôi, giặc giã là chuyện không tránh được. Ạng cha ta đã bao lần đánh giặc rồi. Bây giờ là đến lượt ta! Rồi từ nay về sau, ai mà biết trước được người nước này còn phải đánh nhau với bao nhiêu loài giặc dữ khác… (lại đi và nhìn lên trời. Bỗng vua dừng lại và nhìn theo một dải sương trắng mỏng đang bay nhanh). Ồ! Lạ thật! Trời không có gió sao lại có dải sương bay nhanh như thế kia? Ta chưa hề thấy có dải sương nào bay nhanh và đẹp như vậy. Sương hay không phải là sương? (lắc đầu). Đêm bao giờ cũng bí ẩn. Trên trời cao… Dưới đất sâu… (lại dừng lại và nhìn ra phía gò xa). Kìa lại có vật gì trắng trắng, nhờ nhờ, chạy vút đi rất nhanh ở phía đằng kia. Con vật gì đó hay chỉ là một đám bụi không đâu? (lại đi đi lại lại). Trời Sinh đêm, lại Sinh ngày. Cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào tiếp theo cái nào? Hay ngày và đêm lại có cùng một lúc? Cái nào thuận cho việc đắp thành, giữ nước? Cái nào lợi cho việc giặc nấp giặc vào? ại, ta làm sao ngủ được khi thành kia chưa xây xong mà giặc giã thì đã đến gần từng canh một… May mà việc xây thành cũng chưa thấy có kẻ nào chống phá. Đáng mừng là ta đã trừ sạch loài gian.
(Dừng lại nhìn về phía cây đa to). Hai ! năm trước, tại gốc đa kia, ta đã chặt đầu mấy tên bán nước. Từ bấy đến nay, cũng tạm yên lòng. Nhưng ai mà biết được! Hoa thơm, hoa thối, quả lành, quả độc, người tốt, người xấu, không thể thiếu trên mặt đất này! (Lại đi) Thôi ta phải tìm các bô lão để xem việc tế trời và cầu thần đã lo được đến đâu. (vào)
(Sân khấu im lặng một lúc lâu. ánh sáng từ màu xanh nhạt chuyển sang màu vàng đục. Gà tinh lù lù xuất hiện. Mình người nhưng đầu gà. Mào cao, tím bầm, rủ qua một bên. Một con mắt bị chột, một túm lông trắng lòa xòa ở cổ – Như từ xa mới về, Gà tinh có vẻ mệt nhọc, mỏ há ra để thở, cổ phập phồng rất rõ và gấp…)
Gà Tinh: (Nhìn theo phía An Dương Vương vừa đi vào) Đúng là lão ta rồi! Lão có thấy ta không? Có thấy, lão cũng không thể nào ngờ được. Lão chặt đầu ta, tưởng ta đã chết rồi, dứt được ta ra rồi! Còn ta ư? Dẫu xa bao năm, bao dặm, ta vẫn không hề rời lão! Ta luôn thấy lão ở trước mắt ta! Lão vung gươm chém vào đầu ta! (Cười gằn) Làm sao mà quên được! Chưa trả được thù này, gan ta còn như lửa đốt! (Nhìn quanh) ồ, mới có hai năm mà đã khác thế này ư? Phong Khê! Nền nhà của ta trước ở cạnh cái gò. Cái gò bây giờ đâu rồi? Nhà cửa đâu mà mọc lên nhiều quá (Giật mình) Thôi! Đúng rồi! Đúng cái gốc đa kia là nơi lão An Dương Vương đã chém vào đầu ta ba nhát… May mà có con gà trắng lúc ấy chạy qua, hồn ta mới kịp nhập vào! Thôi, nhà cửa hãy tìm sau. Bây giờ phải đi theo rình xem lão định làm gì. Ta về đây chỉ có mỗi việc ấy: Phải phá cho được cái thành ốc lão đang xây. Phá sạch! (Giận giữ) Lão An Dương Vương kia! Một ngày mà ta không làm cho người mất ăn, mất ngủ thì làm sao ta vui được! Mà không trừ được ngươi thì coi như ta đã tự giết ta! Hừ! Ngươi đã chém ta ba nhát, nhớ chứ An Dương Vương (Bỗng cười sằng sặc) Chắc lão ta không hề hay biết là ta đã về đây, tai họa đã kề ngay say ót lão (Lại cười sằng sặc, bỗng dừng lại, rùng mình nhìn trước nhìn sau) Nhưng còn ta, liệu sau ót ta có tai họa nào đã chực sẵn không? (Lại nhìn quanh, rồi rướn cao người lên). Nhưng lẽ thường là như vậy. Ai mạnh thì người ấy được! Triệu Đà bây giờ mạnh gấp mấy An Dương Vương. Th�! �i, phải đuổi theo nhanh không lão đi mất hút. (Vào)
(Sân khấu lại lặng im một giây. ánh sáng chuyển sang màu tím. Có tiếng hát từ xa vẳng lại, tha thiết:)
Mẹ chưa một lần được bế con
Tay mẹ như cành cây không trái
Mẹ chưa được một lần hôn con
Da con thơm như quả hồng vừa chín tới
Mẹ chưa một lần được cho con bú
Mắt con nhìn mẹ, môi nhoẻn nhoẻn cười
Con ơi con mới ra đời
Con chim nào đã giữa trời tha đi
Con chim nào sẽ đưa về
Nhìn lên chỉ thấy bốn bề mây bay
Tìm đâu cho thấy con đây!
(Bà cụ hiện ra ánh sáng xanh mát trở lại. Bà cụ đỡ cái sọt đang đội trên đầu, để xuống đất)
Bà cụ: Chè ban đêm sao mà thơm! Ban đêm cái gì cũng như có hồn. (Ngẩng nhìn lên cao) Ồ, sao có cái đám sương trắng, mỏng, cứ bay theo già này, bay quanh già này? Hay mắt già lòa rồi nhìn cái gì cũng không còn đúng nữa! Trời! Trời cao quá! Có cái thang nào bắc tới trời không? (Lấy miếng trầu ra ăn) Giá mà lên được, già này sẽ hỏi trời bao nhiêu là chuyện. Hỏi trời tại sao lại cứ hết giặc này lại Sinh giặc khác? Ai Sinh ra giặc cho con người phải khổ. (Lại đội sọt chè lên đầu) Hỏi trời xem người dưới này có thể sống ở trên ấy được không? Sống được thì con của già này bây giờ còn, mất, hiện ở phương nào?
(Vua An Dương Vương ra)
An Dương Vương: Chào bà cụ! Bà cụ lại đi hái chè đêm đấy à?
Bà cụ: Lạy nhà vua, vâng, tôi đi hái về nấu cho anh chị em người ta có nước uống để đắp thành.
An Dương Vương: Ra bà cụ vẫn nhận, vẫn nhớ ra tôi nhỉ?
Bà cụ: Không nhớ nhà vua thì nhớ ai lúc đang có giặc này!
An Dương Vương: Bà cụ còn nhớ đêm nọ, bà cụ khuyên tôi điều gì không?
Bà cụ: Thưa đức vua, có chứ ạ! Già này có khuyên nhà vua nên làm lễ tế trời và cầu thần xuống giúp. Phải có người dưới đất, người trên trời hợp sức, thì mới dẹp xong giặc dữ.
An Dương Vương: Bà cụ ạ, tôi đã làm theo lời cụ, theo lời người âu Lạc, lập đàn rồi. Đêm canh hai này tôi sẽ làm lễ cầu thần xuống giúp cho người Âu Lạc ta đấy.
Bà cụ: (Mừng rỡ) Nhà vua làm theo lời dân thì trời và thần kia sẽ làm theo lời nhà vua!
An Dương Vương: Bà cụ nói hay lắm! (Đổi giọng) Nhưng sao tôi thấy bà cụ cứ hay nhìn lên trời thế nhỉ? Bà cụ đã thấy trời chưa?
Bà cụ: (Cười đau khổ) Nhà vua còn chưa được thấy nữa là (Đổi giọng). Thưa nhà vua, đúng là già này hay có cái tật nhìn lên trời. Vì, ngày trước, lâu lắm, già này có Sinh được một đứa con gái, Sinh ngay ở giữa rừng, khi đi lấy củi. Vừa Sinh xong, sờ được tay chân của cháu thì già này mệt quá, ngất đi. Lúc gắng tỉnh lại thì đã thấy loáng thoáng có con chim phượng cắp mất đứa con gái nhỏ của già bay tít lên trời… Già này hay nhìn lên trời là vì như vậy đấy, thưa nhà vua!
An Dương Vương: (ái ngại) Thế lúc ấy ông cụ nhà ở đâu?
Bà cụ: (Lắc đầu) Già này không có ông cụ nào hết. Hồi còn trẻ, một buổi sáng, già này đi hái cà, thấy một dấu chân to ở trong vườn, già này lấy làm lạ, thử đặt chân vào thì sau đấy, lạy nhà vua tha lỗi cho, già này có mang cháu và Sinh ra cháu…
An Dương Vương: Tôi nghe chuyện bà cụ mà kinh ngạc vô cùng. Thế thì con bà cụ đúng là người của trời rồi! Vì vậy chim phượng mới đến tha đi.
Bà cụ: Thưa nhà vua, già này cũng nghĩ như vậy. Mà người của trời thì chắc chẳng bao giờ còn thích xuống đất. Thưa nhà vua, liệu con gái của già này có biết nhớ mẹ nó ở dưới này không?
An Dương Vương: Bà cụ ạ, tôi cũng không biết nữa! Nhưng tôi chắc là nhớ chứ! Càng ở xa nhau, càng nhớ, có phải không bà cụ?
Bà cụ: (Buồn rầu) Nếu có nhớ, sao nó không cho tôi gặp, nó không xuống đây thăm tôi. (Thở dài rồi lại ngẩng lên nhìn trời. Bỗng bà cụ như sực nhớ ra điều gì) Lạy nhà vua, Nước có giặc mà già này toàn nói những chuyện đâu đâu, xin nhà vua tha tội và cho phép già này mang chè về cho kịp nấu…
An Dương Vương: Nói chuyện với bà cụ, tôi chỉ thấy quý mến và kính yêu. Bà cụ cứ thong thả mà đi, đừng có vội vàng! Trời tối lắm!
Bà cụ: Xin nhà vua đừng lo ngại gì cho tôi! (Cúi chào nhà vua rồi đội sọt chè lên đầu, đi vào. Nhà vua nhìn theo cảm mến rồi cũng đi vào theo. Gà tinh từ trong một lùm cây tối chui ra, ánh sáng trở lại vàng đục).
Gà Tinh: (Vẻ lo lắng) Thế là lão ta sẽ làm lễ tế trời, cầu thần xuống giúp. (Bỗng chuyển qua giận dữ) Lại thêm cái mụ già kia nữa! Thật không ngờ đêm nay vừa trở về ta lại gặp luôn cả mụ ta. Đúng là mụ mười mươi rồi! Chính mụ đã chạy đi mách với tên mõ, để tên này gióng mõ lên, gọi quân lính của An Dương Vương đến vây bắt ta! Lần này, phải trả thù cả cái mụ già này luôn. (Trở lại lo lắng) Lão sẽ cầu thần nào? Thần nào sẽ giúp lão? Nhưng ta sẽ có cách của ta. Cứ gắng tránh lão ta vài ngày, khi Đại Binh của Triệu Đà đến đây thì đến trời cũng phải khoanh tay bó gối! (Bỗng có tiếng cú kêu. Gà Tinh vẻ mừng rỡ) à, đúng là nó đây rồi, ta phải gọi nó đến ngay. (Giả tiếng cú, kêu lên bốn tiếng – Lặng im một lúc rồi có hai con mắt xanh lè hiện ra, bay đến gần dần).
Cú Tinh: (Mừng quýnh) Trời ơi! ạng đã về đấy à! Tôi chờ ông đỏ cả mắt ra đây này.
Gà Tinh: Vừa về! Tao cứ lo mày không còn nữa. (Cười khoái chí) Mày thấy không, cứ nghe theo tao, nhập hồn vào con cú là khỏi tiêu vong!
Cú Tinh: ạng về, định để làm gì đây?
Gà Tinh: Còn để làm gì nữa! Phá việc xây thành! Giúp Triệu Đà diệt lão An Dương Vương – Mày phải ra sức giúp tao.
Cú Tinh: Sống chết tôi xin theo ông. Bấy nay, chỉ bạn bè với loài chồn, cáo, tôi buồn, có lúc không muốn sống nữa!
Gà Tinh: Trước hết, mày hãy kiếm lời lẽ thật hay rồi luyện thêm khí lạnh trong tiếng kêu của mày. Làm sao khi kêu lên là mọi người thấy lạnh gáy, đầu óc bải hoải, tay chân rã rời. Còn bọn chồn, cáo thì tao sẽ bảo chúng nó lo cho tao chuyện khác.
Cú Tinh: ạng cứ nói, tôi sẽ bay đi, lệnh cho chúng nó làm theo!
Gà Tinh: Chúng nó sẽ lo tìm tha cho tao thật nhiều những rác rưởi, xú khí để lấp trước những cửa hang tao ở. Để không ai biết được có tao đang ở trong hang.
Cú Tinh: ạng sẽ ở hang nào?
Gà Tinh: Được rồi! Tao sẽ nói sau!
Cú Tinh: Tôi bay đi báo tin cho tất cả bọn chồn, bọn cáo được biết! ạng cứ tin ở tôi! Nhưng liệu phen này có thật diệt được An Dương Vương không?
Gà Tinh: Mày cứ cầm bằng chắc: đại binh của Triệu Đà đến trời cũng phải bó gối khoanh tay. (Cười đắc chí, bỗng nín bặt. Bóng một người cưỡi ngựa, tay cầm đuốc phi như bay vút qua. Vó ngựa xa dần…)
Cảnh hai
Trên một chóp núi cao, Thần núi thất diệu, Nàng tiên nhỏ
(Thần núi đang ngồi trên chóp núi thì có bóng nàng Tiên nhỏ bay về)
Thần Núi: Con đã về đấy ư? Đã gặp được mẹ con rồi chứ?
Nàng Tiên Nhỏ: Thưa Thần, con vừa bay xuống đến nơi thì thấy mẹ con đang đi hái chè đêm về. Sau đó con lại thấy mẹ con xách một ấm nước to đi ra chỗ đông người, đông lắm… vẻ mặt như đang lo lắng điều gì.
Thần Núi: Ta đoán biết được cả rồi…
Nàng Tiên Nhỏ: Thưa có việc gì thế ạ?
Thần Núi: Rồi các con khắc hiểu.
Nàng Tiên Nhỏ: (ấp úng) Chao ôi…
Thần Núi: Gì vậy con?
Nàng Tiên Nhỏ: (Mắt rơm rớm ướt) Thế là đã ba đêm con được nhìn thấy mẹ con mà mẹ con thì chưa được nhìn thấy con… Nếu biết là con còn sống, chắc mẹ con mừng lắm…
Thần Núi: Con nhớ dưới kia lắm nhỉ?
Nàng Tiên Nhỏ: Thưa Thần vâng! Con nhớ mẹ con lắm. Con nhớ túp lều nhỏ ở dưới lùm tre to rậm của mẹ con… Con nhớ cái dáng mẹ con khi quét sân, khi đi kín nước ở dưới trăng… Chỉ nghĩ đến chừng ấy thôi, con đã thấy nóng lòng muốn gặp lại ngay mẹ con, sống bên cạnh mẹ con… Thưa Thần, mẹ con cứ hay ngẩng đầu nhìn lên trên này. Hay chính là mẹ con cũng biết là con vẫn còn, con vẫn sống ở trên đây?
Thần Núi: Bây giờ thì bà cụ chỉ há vọng như vậy. Nhưng nay mai thì bà cụ sẽ được gặp con thôi.
Nàng Tiên Nhỏ: ại mẹ con sẽ sung sướng xiết bao khi được nhìn con, cầm lấy tay con…
Thần Núi: (Nhìn nàng Tiên nhỏ, vừa yêu quý, vừa như đã nhớ thương vì sắp để nàng về lại dưới trần) ý hẳn con lại muốn xin ta cho con đặt chân xuống đất sớm hơn chứ gì?
Nàng Tiên Nhỏ: Thưa Thần (Hy vọng, tha thiết) dù có phải đau đớn đến mấy, con cũng xin vui lòng chịu. Miễn là con được đứng trên mặt đất với mẹ con, được ôm lấy mẹ con. (Khóc thút thít)
Thần Núi: (Xúc động vuốt tóc nàng Tiên nhỏ) Ta rất hiểu lòng con. Con là người của trời, nhưng tình gửi nơi lòng đất. Con cũng phải hiểu lòng ta! Vừa được biết mẹ con còn sống là ta cho con xuống với mẹ con ngay. Con chỉ còn chờ có bảy hôm nữa, đủ ngày đủ tháng là con được đặt chân xuống đất mà không phải đau đớn gì nhiều. Lại khỏi gặp sự không may… Con xa mẹ con đã nhiều năm. Mười lăm năm ở trên này là đến mấy chục năm ở dưới trần… Nay chỉ còn có bảy ngày, con hãy nghe ta, đừng sốt ruột…
Nàng Tiên Nhỏ: Đối với con bây giờ, một ngày thật dài như cả một năm!
Thần Núi: Ta hiểu lắm. Nhưng nếu ta chiều con, rủi xảy ra chuyện gì không may, lòng ta sẽ ân hận suốt đời. Con hãy cố gắng chờ nhé! Ta cũng rất khổ tâm để con phải chờ. Nhưng chính vì ta yêu quý con. Người trên này muốn xuống dưới kia không phải là dễ. Chúng ta sống về đêm. Người dưới đó sống về ngày. Người dưới ấy luôn luôn bám vào đất, còn chúng ta thì lơ lửng giữa trời mây. Tuy vậy, trên và dưới vẫn gắn bó với nhau, vẫn thương yêu nhau. Nhưng dưới đó muốn lên trên này, trên này muốn xuống dưới đó, phải tập tành, khổ luyện. Lúc con mới lên, các chị cũng phải tập cho con rất nhiều, nhất là tập bay… Còn bây giờ trở xuống lại dưới kia, con cũng phải tập tành khổ luyện nữa. Con sẽ hiểu thế nào là đi, là chạy, là gánh, là bưng, là mồ hôi, là nắng… Ta cũng đã lo tất cả cho con rồi đấy. Con cứ yên tâm… Thôi, bây giờ thì con hãy vào gọi chị Mây Xanh ra đây cho ta! (Nàng Tiên nhỏ vào. Thần núi nhìn theo khẽ gật đầu) Con bé này nhỏ người mà gan dạ lắm. Có lẽ những đứa bé nào biết yêu mẹ đều gan dạ như nhau. Chính tấm lòng của nó đã làm ta cảm thấy quý đất và yêu người của đất hơn nhiều. (Ngẩng mặt nhìn các vì sao xa như tìm kiếm một dấu hiệu gì trên đó. Nàng Tiên nhỏ ra).
Nàng Tiên Nhỏ: Thưa, chị Mây Xanh bị chạm phải lửa lưỡi búa của thần Sét lúc đầu đêm đến giờ còn mệt ạ.
Thần Núi: Con gọi chị Mây Vàng ra đây cho ta vậy. (Nàng Tiên nhỏ quay vào bỗng quay ra)
Nàng Tiên Nhỏ: Thưa, có phải Thần định bảo chị Mây Vàng bay xuống dưới kia không ạ?
Thần Núi: (Nhìn Nàng Tiên nhỏ) Con muốn xin đi thay phải không?
Nàng Tiên Nhỏ: (Cười e thẹn) Dạ…
Thần Núi: Ta chỉ lo con mệt… Nhưng thôi, con đã muốn thì ta cho con đi.
Nàng Tiên Nhỏ: (Mừng rỡ) Con xin đa tạ ơn Thần…
Thần Núi: Ta dặn con điều này: Cây phất trần trong tay ta mới đây đã rung lên khe khẽ và hơi nghiêng về phía đông. Như thế là ở phía đông sắp có người muốn cầu ta xuống giúp. Con hãy bay theo hướng đó và xem người ấy là ai.
Nàng Tiên Nhỏ: Con xin làm đúng theo lời Thần dạy.
Thần Núi: Thôi con đi.
Nàng Tiên Nhỏ: (Vừa bay đi, vừa hát)
Trời cao, mây bay
Mây ơi có nghe
Mà em mê hát
Tiếng hát không hay
Mà em hay hát
Em bạn cùng chim
Mà chim không biết
Mây không bay hết
Trời mãi xanh xanh…
Ồ, ta lại thấy đất đang bay đến với ta. Đất ơi! Chỉ bảy ngày nữa thôi, ta sẽ đặt chân lên đất rồi. Ta sẽ được đi như bao người ở dưới kia, như ta ngày trước ấy. mà ngày trước, ta đã đặt chân xuống đất lần nào đâu. Mẹ ta đi lấy củi, vừa Sinh ta ra ở giữa rừng thì người đã ngất đi. Chim phượng thương ta đã tha ta lên đỉnh non cao, thần đã thương ta nhận ta làm con út. Ta đã sống với đôi cánh của thần cho này… Đất ơi, đất đấy rồi mà ta phải nóng lòng chờ đợi… A! Có người đang phi ngựa! Ngựa kia cũng được đập vó xuống đất mà ta vẫn còn chỉ được bay lướt ở trên. Có lẽ có việc gì gấp lắm nên người và ngựa mới phi như bay thế kia. (Người phi ngựa tay cầm bó đuốc nhỏ vút qua. Vó ngựa cồm cộp gõ rất nhanh. Nàng Tiên nhỏ nhìn theo) Nhà mẹ ta cũng ở phía ấy. Giờ mẹ ta có còn ở chỗ đám đông nữa không? Mẹ ơi! Bảy ngày nữa thôi, con sẽ được đứng ngay trước mặt mẹ, con ôm lấy mẹ, rồi con nói to: Mẹ ơi con đây mà! Con chưa chết đâu! Con sẽ đưa bàn chân trái của con cho mẹ xem để mẹ phải tin ngay, để mẹ mừng… Rồi mẹ cũng ôm lấy con… ại chưa bao con được ôm mẹ đâu! (Nhìn chăm chăm về một nơi) ồ bây giờ người lại càng đông hơn! Có việc gì sắp xảy ra thế nhỉ! Sao Thần chưa cho chúng ta biết ngay…? Lại có cả khói trầm bốc lên. Lại có cả tiếng hát… (Tiếng hát văng vẳng từ xa đến, chỉ nghe được điệu không nghe được lời) Chắc mẹ ta vẫn đang còn ở đấy thôi! Nào tay bay nhanh lên tí nữa…
Cảnh ba
An Dương Vương, các bô lão, thần núi và nàng tiên nhỏ
(Các bô lão râu tóc bạc phơ đang chống gậy kéo đi tìm vua. Cũng vừa lúc vua đi ra. Hai bên gặp nhau, vui mừng)
Các Bô Lão: (Vào) Thưa nhà vua đã sắp đến canh hai. Mời nhà vua ra thì vừa…
An Dương Vương: Cám ơn các bô lão! Ta xin ra ngay! à, ta nhờ Cao Lỗ lo việc đúc trống đồng. Không biết đã đến đâu rồi?
Các Bô Lão: Thưa, cũng chỉ trong vài ngày nữa là xong. Quân giặc sẽ được nghe tiếng sấm rền lên lần thứ nhất của chiếc trống đồng lớn nhất trên đất Phong Khê này.
An Dương Vương: Hay lắm! Như vậy là trống đồng kia sẽ nói thay cho người âu Lạc, cho núi sông âu Lạc; và sẽ làm cho lũ giặc kia lạnh gáy, kinh hồn!
(Có tiếng vó ngựa phi gấp đến, gấp dần. Người lính phi ngựa lúc nãy chạy vào, người đầm đìa mồ hôi. Thấy vua, người lính quỳ ngay xuống).
Người Lính: Thưa nhà vua, chúng tôi xin dâng nhà vua tin gấp từ xa về.
An Dương Vương: (Nhận thư, rút mở ra, đôi mày hơi nhíu lại rồi đọc to) Thậm cấp! Thậm cấp!
Xin tâu lên nhà vua
Giặc đã tràn qua, đen cả đất
Thế giặc cuốn đi như bão lốc
Chúng tôi đâu đấy sẵn sàng
Thà chết vì nước non.
(Nhà vua quay ra các bô lão) – Các bô lão, giặc đã như nước đến bên chân, lửa kề bên mái. Chậm lắm cũng chỉ vài ngày nữa chúng có thể kéo đến đây… các bô lão hãy gấp cho báo tin để thần dân xa gần được rõ: Chúng ta phải đắp cho xong thành thì mới mong chặn trừ được giặc!
Các Bô Lão: Xin tuân lệnh!
An Dương Vương: Bây giờ thì chúng ta phải ra ngay chỗ cầu thần thôi.
(Mọi người cùng rảo bước đi. Đàn tế thần hiện ra. Đèn và khói trầm bốc cao. Phía xa xa là đám đông đang đào đắp. Tiếng hát to và rõ dần)
Hò dô! Dô hò! Hò dô! Dô hò!
Sông sáng cùng sao
Trời rung cùng đất
Chân tay không ngơi
Mắt tai cùng thức
Đất lên đắp thành
Thành kia phải chắc
Đất sâu thành hào
Hào ta đợi giặc
Hò dô! Dô hò! Hò dô! Dô hò!
An Dương Vương: (Với các bô lão) Các bô lão xem kia! Thần dân ta một lòng một dạ. Đó là công của các bô lão đã dạy dỗ cháu con. Ta xin thay mặt trời đất cám ơn các bô lão.
Các Bô Lão: Thưa nhà vua! Đó chính là nhờ công đức của nhà vua!
An Dương Vương: Bây giờ thì xin mời các bô lão cùng ta vào làm lễ cầu thần
(Vừa cùng các bô lão bước vào đứng trước đàn tế thần, tất cả cùng quỳ xuống. Vua đọc bài hát khẩn cầu:)
Chín tầng mây thẳm
Xin trời lắng nghe
Tiếng hèn từ đất
Cất lên gửi về
Giặc đến bên hè
Cầu trời phù hộ
Họa đến bên chân
Cầu thần giúp đỡ!
Muôn tạ ân trên
Muôn tạ ân trên!
Nàng Tiên Nhỏ: (Từ trên cao) – ại, bây giờ thì ta hiểu rồi. Nước này sắp có giặc. Ta phải bay về báo ngay cho Thần biết để Thần xuống giúp vua.
(Định bay đi thì Thần núi hiện ra, tay cầm phất trần, vẻ mặt trang nghiêm)
Thần Núi: Con cứ ở đây, đợi ta cùng về!
(Vừa thoáng thấy Thần núi, An Dương Vương và các bô lão đều mừng rỡ và vái chào)
An Dương Vương: Người âu Lạc xin cảm tạ thần đã xuống với chúng tôi.
Thần Núi: Nhà vua đã cần đến, lẽ nào tôi lại dám chối từ… Bây giờ nhà vua hãy cho biết ý định của nhà vua.
An Dương Vương: Thưa với Thần, giặc dữ sắp kéo đến đây. áp tai xuống đất, chúng tôi đã có thể nghe tiếng vó ngựa của chúng giày xéo lên đất nước này rồi. Tôi và các bô lão cùng thần dân đêm ngày lo xây thành đắp đá để đánh giặc. Chúng tôi mỗi người cũng chỉ có hai tay. Thành chúng tôi định đắp lại lớn. Dân chúng tôi xin nhờ phép Thần giúp đỡ.
Thần Núi: Nhà vua định xây thành thế nào?
An Dương Vương: Giặc đông như kiến, gươm giáo chúng như rừng. Một vài vòng thành không tài nào chặn được. Chúng tôi định sẽ xây đủ chín vòng thành lớn, giặc có đông có tài, cũng không cách nào vượt được hết.
Thần Núi: Nhưng nếu giặc vây kín xung quanh, nhà vua liệu có đủ lương thực sống mãi trong chín vòng thành kia không?
An Dương Vương: Chúng tôi sẽ có cửa mở ra sông. Thần dân chúng tôi đánh trên bộ được, đánh dưới nước cũng không kém. Con đường nước cũng là con đường chuyển lương trăm ngả, tắc ngả này chúng tôi có ngả khác.
Thần Núi: Thế các cửa thành nhà vua định qua lại với nhau ra sao?
An Dương Vương: Đường dễ dành cho ta, đường khó dành cho giặc. Các cửa thành sẽ qua lại với nhau bằng những con đường chéo ngạnh. Vào đến đấy tướng giặc sẽ lạc quân, quân giặc sẽ lạc tướng.
Thần Núi: Thật là hay! Vậy thì chắc hẳn nhà vua chỉ cần chúng tôi giúp nhà vua trong việc xây thành…
An Dương Vương: Thưa với Thần, đắp chín vòng thành kia, ngày rộng tháng dài chúng tôi đắp được, nhưng trong vài đêm thì không tài nào đắp nổi. Chúng tôi xin Thần hãy dùng phép giúp người âu Lạc.
Thần Núi: (Gật đầu) Nhà vua cứ yên lòng, tôi đã có cách. Tôi sẽ nhờ các nàng tiên của chúng tôi đi tải đất giúp nhà vua… Nhưng xin nhà vua hãy làm theo đúng những điều tôi dặn.
An Dương Vương: Xin Thần cứ dạy bảo.
Thần Núi: Các nàng tiên của chúng tôi có thể bay đi lấy đất ở các ngọn núi quanh đây, mang về giúp nhà vua. Nhưng việc đắp thành thì phải là người của nhà vua lo lấy. Vì phải là người đứng vững hai chân trên mặt đất thì mới nện đất và đắp thành chắc được.
An Dương Vương: Thần dân chúng tôi xin lo làm việc ấy, miễn là có đủ đất.
Thần Núi: Các nàng tiên chỉ có thể tải đất trong đêm. Gà gáy canh năm, trời sắp sáng, là phải bay về. Nếu bay về mà thành chưa xây xong thì đất các nàng tiên lấy ở đâu lại lập tức về ở đấy. Vì vậy phải xây cho xong thành ngay trong một đêm. Liệu nhà vua có làm kịp được chăng?
An Dương Vương: (Suy nghĩ giây lâu) Việc này thật là khó. Nhưng chúng tôi tin là tất cả thần dân chúng tôi, già trẻ lớn bé cùng đồng tâm hiệp lực suốt mấy trống canh, chúng tôi vẫn có thể làm được. (Quay sang các bô lão) Các bô lão thấy thế nào?
Các Bô Lão: Thưa với Thần và nhà vua, thần dân từ tám hướng đã nghe lệnh nhà vua kéo đến mỗi lúc một đông. Bây giờ chỉ lo thiếu đất chứ người thì có đủ. Trong vài canh, nếu có đất, thành có thể xây xong.
Thần Núi: Có thật như vậy thì đầu canh hai này, ta thử bắt đầu xem.
An Dương Vương: Thưa với Thần, được như vậy thì còn gì bằng!
Thần Núi: Xin nhà vua và các bô lão cứ đợi ở đây nhé. Đúng đầu canh hai, các nàng tiên sẽ bắt đầu tải đất, và đổ xuống đây. Mỗi sọt đất của các nàng tiên đổ xuống sẽ biến thành trăm sọt…
An Dương Vương: Người âu Lạc xin cảm tạ ơn Thần và các nàng tiên.
(An Dương Vương và các bô lão cùng quỳ xuống. Thần núi cúi chào đáp lễ rồi vẫy phất trần một cái bay đi. Nàng Tiên nhỏ đợi sẵn, bay theo. Đất xa dần)
Thần Núi: Canh hai này chúng ta bắt đầu tải đất giúp vua. Nhưng về phần con, ta thấy con mệt rồi, con cần phải được nghỉ…
Nàng Tiên Nhỏ: (Lo lắng, sửng sốt) Thưa Thần con không thấy mệt chút nào cả.
Thần Núi: (Mỉm cười và lắc đầu) Ta chỉ cần nghe giọng con nói cũng đủ biết là con mệt rồi!
Nàng Tiên Nhỏ: (Càng lo lắng hơn) Con hồi hộp quá mà thôi. Thưa Thần, chưa bao giờ con dám nói dối với Thần… Con mà không được đi giúp vua thì con khổ quá… Lúc nãy nhìn thấy mẹ con vẫn xách ấm nước to chạy hết chỗ này đến chỗ kia tiếp nước cho những người đào và đắp đất, con đã có ý muốn xin Thần ở lại để tìm một việc gì mà làm… Huống là bây giờ tất cả các chị con đều được đi giúp vua…
Thần Núi: (Cười tủm tỉm) -Ta chỉ muốn thử lòng con cho vui đấy thôi. Nhưng con không mệt thật đấy chứ!
Nàng Tiên Nhỏ: (Quả quyết) Xin Thần hãy tin con.
Thần Núi: (Dừng lại) Thế thì con cứ ở lại đây mà chờ các chị con.
Nàng Tiên Nhỏ: (Càng mừng rỡ hơn) -Vâng ạ! (Thần núi bay xa dần. Nàng Tiên nhỏ nhìn theo, vẻ mặt tràn ngập lòng kính yêu Thần. Nàng bỗng bay vòng lại quen mồm hát: “Trời cao, mây bay”) Ta lại có dịp bay đến gần chỗ mẹ ta, xem mẹ ta xách cái ấm nước to chạy chỗ này sang chỗ kia… ừ nhỉ, nay mai rồi mình có xin được Thần cho mình xuống sống luôn bên cạnh mẹ mình không nhỉ?… Nhưng nếu phải sống xa trên kia, mình cũng sẽ nhớ Thần và các chị bao nhiêu… Thôi, trước mắt hãy lo chuyện giúp vua, giúp mẹ xây trong thành… à mà mẹ ta đang đi kia rồi.
(Bay chậm lại. Dưới đất, bà cụ mẹ nàng Tiên nhỏ đang xách một cái ấm nước to đi trước, hai bà cụ khác gánh hai vò nước đi sau. Cả ba người vội vàng và náo nức đi về phía đám đông, đi ngang qua sân khấu rồi đi khuất.)
Cảnh bốn
Cảnh đắp thành ở ngoài trời. An Dương Vương, các bô lão, bà cụ, đám đông
An Dương Vương: (Với các bô lão) Các bô lão nói đúng lắm! Thần dân của chúng ta trăm ngả kéo về như nước trăm sông đổ lại. Chúng ta chỉ sợ đêm còn lại ngắn quá.
Các Bô Lão: Miễn là đầu canh hai các nàng tiên kịp tải đất đổ xuống đây! Còn thì trong ba canh, thưa nhà vua, chúng tôi nghĩ là cũng đủ để đắp xong thành!
An Dương Vương: Thế các bô lão đã cho người đi truyền tin là khi nào đắp xong thành, chúng ta sẽ nổi hiệu lửa ở trên đỉnh thành cho thần dân xa gần được biết chưa?
Các Bô Lão: Thưa nhà vua, lính truyền lệnh sắp loa tin đi khắp chốn.
An Dương Vương: Trong lúc chờ các nàng tiên đến, chúng ta cùng ra chỗ đào móng đắp thành đi.
Các Bô Lão: Xin rước nhà vua đi trước!
(Bà cụ xách ấm nước to và hai bà cụ gánh hai cái vò nước đi đến. Thấy An Dương Vương và các bô lão, ba bà cụ tránh qua một bên nhường đường và cùng lên tiếng chào nhà vua. An Dương Vương chào đáp lại).
An Dương Vương: Các cụ bà vất vả quá!
Các Bà cụ: Thưa nhà vua, nước có việc, làm sao có thể ngồi yên!
An Dương Vương: Xin phép các cụ bà cho chúng tôi đi trước!
Các Bà cụ: Xin rước nhà vua đi lên cho! (Mời các bô lão) Mời các cụ xơi nước chè nóng nhé!
Các Bô Lão: Cám ơn các cụ. Để các cụ còn đem tiếp cho anh chị em đang đào móng đắp thành. Chúng tôi còn phải theo cho kịp nhà vua. (Rảo bước đi nhanh, tiếng hát to và rõ dần)
Hò dô! Dô hò! Hò dô! Dô hò!
Sông sáng cùng sao
Trời rung với đất
Chân tay không ngơi
Mắt tai cùng thức
Đất lên đắp thành
Thành kia phải chắc
Đất sâu thành hào
Hào ta đợi giặc
Hò dô! Dô hò! Hò dô! Dô hò!
An Dương Vương: (Với một người đang đào đất) Nào, anh bạn cho ta đào thử một lúc xem nào.
Người đang đào đất: (Quay lại, nhận ra nhà vua, xúc động mừng rỡ) Thưa nhà vua, việc đào đất là của thần dân. Xin nhà vua để sức còn lo nhiều việc lớn hơn.
An Dương Vương: Hiện nay chỉ có việc này là lớn nhất (Tươi cười). Nào! Các anh các chị cứ hò tiếp đi, hò cho to lên.
(Đám đông lại hò, An Dương Vương hăm hở đào đất với mọi người. Bỗng có tiếng cười rất to rồi một người xách một cái mõ tre rất lớn đi ra… Không biết là có An Dương Vương ở đây, người mới đến cứ bô bô nói chuyện với người đang đào đất.)
Người đánh mõ: ại này, cái đám người đang vật lộn với đất kia, có muốn nghe tiếng mõ ta điểm canh không thì bảo nào. (Đổi giọng rồi đằng hắng) Mà không muốn nghe, ta cũng bắt phải nghe. Phép vua còn thua lệ làng nữa cơ mà! Rõ chửa! (Nhiều tiếng cười. An Dương Vương cũng cười rất vui vẻ. Người đánh mõ có vẻ khoái chí tợn. Anh ta lại nói to hơn). Nói vậy chứ phép vua có thua lệ làng thì lệnh của các nàng lại còn hơn lệnh thằng mõ. Các anh có biết các nàng là ai không nào. (Lại đằng hắng) không phải là các nàng người trần, mắt thịt, chân vịt, đuôi gà, này đâu nhé. (Sờ tay vuốt tóc đuôi gà của một cô gái đang đắp thành rồi rụt nhanh tay lại như chạm phải lửa. Cả đám đông lại cười ầm ĩ. Người đánh mõ lại càng phấn chấn.) Mà… đấy là các nàng tiên; đúng mười mươi là tiên. Mà đã gọi là tiên! Thì nàng nào chả đẹp. Vậy là mõ tôi cứ ngồi im thin thít hết ngắm cô này lại ngắm cô kia bay lượn quanh mình, nhìn quên cả đánh mõ đi ấy chứ! Thế là các nàng lo cho mõ này bị làng xóm quở mắng, các nàng lại giục “này anh mõ của chúng em ơi, anh quên công việc của anh rồi sao. Chuyển canh rồi đấy! Anh đánh mõ lên cho làng xóm biết là canh mấy rồi! Cho kẻ gian nó rõ là anh vẫn đang thức với đất với trời chứ”. Thế là mõ tôi mới tỉnh lại cái hồn, lại chụp lấy cái mõ mà đánh. (Chợt thấy An Dương Vương liền quỳ xuống) Mõ này không biết… Thật là có tội với nhà vua.
An Dương Vương: Anh có tội gì đâu! Anh là người rất đáng trọng và đáng mến yêu! Nhưng anh mõ này, ta nghe các bô lão kể chuyện khen anh có tài đặt nhiều câu hát câu đố rất hay, vậy anh hát, anh đố vài câu bà con nghe cho vui, có thêm sức để đào, để đắp!
Người đánh mõ: (Gãi đầu gãi tai) Thưa nhà vua, chỉ sợ mõ này nói sai thì phải tội với nhà vua thôi.
An Dương Vương: Đừng lo! Anh cứ hát, cứ đố đi! Hát hay đố giỏi, bà con ở đây sẽ thưởng.
Người đánh mõ: Thưa nhà vua, mõ này còn muốn được nhà vua thưởng nữa kia. (Cả đám đông cười. An Dương Vương cũng cười) Bây giờ nhà vua đã dạy thế thì mõ này xin đố mấy anh bạn chị bạn đang đào đất này một câu (Hát to) Cốc! Cốc! Tiếng mõ, Nhắn gần, nhắn xa, Cốc! Cốc! Tiếng mõ Phát từ đâu ra?
Một anh: Từ tay anh chứ đâu nữa.
Người đánh mõ: Sai! Dạ thưa là sai rồi đấy ạ!
Một chị: Thế thì từ cây tre, vì mõ anh là mõ tre!
Người đánh mõ: Có khá hơn một tẹo, nhưng thưa vẫn là sai! đám đông: Vậy thì từ đâu, anh nói đi!
Người đánh mõ: (Lại hát to)
Cốc! Cốc! Cốc ! Cốc!
Cái gốc cây tre
Đánh lên từng tiếng
Xa gần đều nghe
Cốc! Cốc! Cốc ! Cốc!
Cái gốc cây tre
Mọc từ lòng đất
Cốc! Cốc! Cốc ! Cốc!
Tiếng cái mõ này
Ngẫm kỹ thấy ngay
Chính là tiếng đất!
Một chị: Dào! Nói như anh thì cái gì chẳng là của đất!
Người đánh mõ: Đúng thế đấy! Nhưng mà nói vậy vẫn chưa đủ đâu ạ!
Đám đông: Thế thì sao nữa?
Người đánh mõ: (Lại hát to)
Mõ chôn dưới đất
Đánh có kêu đâu
Mõ kêu cốc cốc
Nhờ xách lên cao
Tiếng mõ, của đất
Mà cũng của trời
Hai bên góp lại
Mõ này gióng vui!
An Dương Vương: (Gật đầu) Anh mõ nói hay mà đúng lắm! Tiếc là không có rượu để thưởng cho anh một chén!
Bà cụ: (Xách ấm nước to vừa đi tới) Thưa nhà vua, thế thì để chúng tôi thưởng cho anh ấy một bát nước chè xanh, anh ấy uống cho mát giọng ạ!
(Cả đám đông cười ồ.)
Nhiều tiếng: Phải đấy! Phải đấy!
(Chợt có tiếng cú kêu, lạnh lẽo, âu sầu: Cú! Cú!… Cú! Cú Ta báo điềm xấu Tránh trước thì hơn! Tránh trước thì hơn! Cú! Cú!… Cú! Cú)
Tiếng nhiều người: ồ! Có tiếng cú kêu! Điềm gở à?
Tiếng nhiều người khác: Tiếng cú nghe lạnh cả gáy! Mà tay chân sao cứ muốn rã rời.
Người đánh mõ: ừ! Cái tiếng cú này nghe cũng yêu quái thật. Nhưng không sao! Để mõ này vừa nhịp mõ vừa hát một bài có trăm tiếng cú cũng cứ tiêu tan: Cốc! Cốc! Tang! Tang! Cái củ khoai lang thì đem vùi bếp Còn cái ngô nếp thì đem bỏ nồi Đem ra mà chén ai ơi! Răng nhai, lưỡi đẩy thì cái miệng nó sẽ cười thâu đêm. (Mọi người cùng cười. Bỗng có tiếng gà gáy xa xa…) A, con gà này gáy rất đúng canh! Mõ này phải gióng ngay theo mới được. (Giơ cao mõ đánh một hồi dài, rồi tiếp theo hai tiếng).
Các Bô Lão: (Lo lắng) Thưa nhà vua canh hai rồi! Sao vẫn chưa thấy động tĩnh gì cả!
An Dương Vương: (Từ dưới hào bước lên) Các bô lão cứ yên tâm! Thần núi đã hứa thì không bao giờ sai hẹn! Kìa có tiếng gì rào rào ấy nhỉ? (Từ một góc phía trên, có tiếng reo hò ầm ĩ…)
Tiếng reo: à đất đến rồi! Đất đến rồi! Đúng là trời đã giúp vua, bà con ơi! Nhanh tay lên mà đắp thành!
(An Dương Vương, các bô lão đều cùng ngẩng mặt lên trời rồi cùng quỳ xuống để cảm tạ. Không khí trang nghiêm, và thiêng liêng. Một người lính vác loa đi qua. An Dương Vương liền đứng dậy mượn cái loa và ghé mồm nói lớn…)
An Dương Vương: (Xúc động) Hỡi thần dân âu Lạc đã đến trên đất Phong Khê, ta là An Dương Vương, ta xin được hỏi thần dân một điều: Trời đã thương chúng ta, giúp chúng ta đánh giặc. Đất các nàng tiên sẽ tải đến không ngừng; chín vòng thành lớn phải đắp xong trước canh năm, liệu thần dân có dốc lòng, dốc sức, quyết đắp cho được không?
Tiếng đám đông: (Rền như sấm) Thưa nhà vua! Có!
Tiếng hát đám đông:
Chín vòng thành lớn
Xây xong trong đêm
Chuyển đất có các tiên
Đắp thành ta phải liệu
Hãy nghe kia đất mình
Giặc bắt đầu giày xéo
Một người thành trăm người
Nước bận không ai yếu
Đỉnh Thành ốc xây xong
Có lửa hồng báo hiệu!
Có lửa hồng báo hiệu!
An Dương Vương: Bây giờ thì xin các bô lão hãy chia đi khắp các ngả để đôn đốc bà con đắp thành. Tôi xin đi về phía này. Cuối canh tư chúng ta lại gặp nhau ở đây.
Các Bô Lão: Xin tuân lệnh!
Tiếng đám đông lại hát:
Chín vòng thành lớn
Xây xong trong đêm
Chuyển đất có các tiên
Đắp thành ta phải liệu
Hãy nghe kia đất mình
Giặc bắt đầu giày xéo
Một người thành trăm người
Nước bận không ai yếu
Đỉnh Thành ốc xây xong
Có lửa hồng báo hiệu!
Có lửa hồng báo hiệu!
(An Dương Vương và các bô lão chia đi ra khắp các ngả trong tiếng hát hò sôi nổi)
Cảnh năm
Cảnh trên cao ở lưng chừng trời – Núi đồi nhấp nhô ở bên dưới – xa xa… các nàng tiên, nàng tiên mây hồng, Nàng tiên nhỏ, gà tinh
Gà Tinh: (ở dưới đất, gần một cái hang sâu) ờ! ờ! ờ! ờ! Chúng nó đang hí hửng lắm. Cứ tha hồ mà hí hửng. (Tiếng hò hát từ chỗ xây thành vẳng lại, mơ hồ…) Còn cái đám tiên nữa, chỉ mà uổng công chúng mày bay đi bay về, hết tải đất núi gần lại tải đất núi xa… ờ! ờ! ờ! ờ!… Mà chúng nó đắp chúng nó xây cũng nhanh thật: Cái thành cứ cao lên trông thấy. Dễ bây giờ nó chạm đã đến gần đọt tre rồi! Không lo! Chỉ cần ta cất giọng lên là bao nhiêu công sức của chúng mày sẽ thành công dã tràng xe cát… Chúng mày sẽ hiểu, sẽ thấy sức mạnh của Gà tinh này (Cười đắc chí) Cái giống gà tẹp nhẹp, chui vào trong chuồng ngủ kia, phải gáy nối từ canh hai, canh ba, canh tư sang đến canh năm thì mới bay đến tai mặt trời! Chứ còn tiếng gáy của ta ấy à? Ta chỉ cần cất giọng lên, là bất cứ lúc nào, mặt trời cũng phải nghe thấy lúc ấy, là như có gậy thọc vào tai, có ngủ say mấy cũng phải choàng dậy. Còn đám tiên kia, nghe tiếng gáy của ta sẽ như có lửa thổi vào đầu, vào cánh, lập tức phải bay trốn cho nhanh. (Nhìn quanh) Bây giờ thì hãy tìm chỗ nấp cái đã… Vùng này ta nhớ rõ là có bảy cái động đất. Ta cứ lúc động này, lúc động khác, chúng nó có tài thánh cũng không tìm ra.. (Sực nhớ điều gì) ờ! ờ! được đấy. Thằng Cú Tinh và lũ Chồn, Cáo đã tỏ ra hết dạ cùng ta. Phải thưởng công lũ nó mới được! (Lại quay nhìn thành ốc) Hẳn lão An Dương Vương phải chắc mẩm là sẽ xây xong thành trước khi trời sáng! (Đổi giọng, hằn thù) Hừ, hai năm trước đây, lão đã chém ! ta để không cho ta đưa người nước ngoài về làm vua nước này. Nhưng bây giờ thì ai chặn được ta! Bây giờ thì lão sẽ biết tay ta. (Nhìn lên trời) Cái đám tiên này chúng nó dốc lòng giúp lão ta thật. (Rụt cổ lại, hơi lo lắng) Sao chúng nó lại có thể đông như thế nhỉ? Mình mà chậm một cái chúng nó xây xong thành là hỏng bét. (Lại quay nhìn thành ốc. Thành ốc lại vừa nhô lên thêm một vòng nữa) Dễ chúng nó đã đắp được hơn một nửa rồi… Cái đám tiên kia nó tải đất mà ca hát luôn mồm, nghe cứ điên cả ruột. (Văng vẳng tiếng hát từ trên cao xuống) Thôi, ta hãy vào cái động này nấp xem một lát đã…
(Chui vào động.
Bóng tối loãng dần và chìm xuống. ánh sáng dâng cao mãi lên. Tiếng hát các nàng tiên nhỏ rồi to dần. ánh sáng dịu mát hẳn. Mấy đám mây nhỏ bay ngang chầm chậm. Thấp thoáng bóng những nàng tiên áo trắng, áo vàng, áo xanh, áo tím bay đi bay lại, rõ dần, gần dần…)
Các nàng tiên tốp một: (Vừa bay vừa hát)
Sinh ra từ hương hoa
Trên núi lạ, rừng xa
Sinh ra trên mây trắng
Bay giữa trời cao rộng
Sinh ra từ ánh trăng
Từ những làn sương mỏng
Chúng tôi bay giữa trời
Mong dưới kia đất lặng
Tiếng người hát và cười
Hoa thơm và gạo trắng
Các nàng tiên tốp hai:
Không ai thấy chúng tôi!
Ai cũng thấy chúng tôi
Chúng tôi là hương hoa
Chúng tôi là mây trắng
Chúng tôi là ánh trăng
Chúng tôi là sương mỏng.
Các nàng tiên tốp ba:
Dưới kia đất không lặng
Chúng tôi làm sao vui
Chúng tôi bay giữa trời
Giúp cho người dưới đất
Một sọt này thành trăm
Chục sọt này thành nghìn
Thành ốc xây cho vững
Đất trời này mới yên.
Nàng mây hồng: Út ơi, mệt nhất đêm nay có lẽ là em của chị đấy nhỉ?
Nàng Tiên Nhỏ: Nhưng chắc không ai vui sướng bằng em! Chị cả ơi, xong việc rồi, em đưa chị đi xem cho biết mặt mẹ em nhé!
Nàng mây hồng: Ừ phải đấy! (Lặng im một giây) Nhưng em hãy kể cho chị nghe vì sao em tin chắc đấy là mẹ em?
Nàng Tiên Nhỏ: Ồ chị chưa biết à, đêm thứ hai em được Thần cho xuống nhìn thấy mẹ em, chính em đã nghe mẹ em kể với mọi người rằng: Nếu gặp lại em, mẹ em sẽ nhận ra ngay, vì bàn chân trái của em có đến những sáu ngón. (Khẽ giơ cao chân lên) Chị xem đây này, đúng sáu ngón nhé!
Nàng mây hồng: (Gật, gật đầu) Nếu thế thì hay thật! Chị nghe nói càng mừng cho em… Thôi ta trút đất xuống đi
(Hai người cùng trút đất xuống. Đất chảy rào rào thành hai dòng suối đỏ hồng).
Nàng Tiên Nhỏ: Chị cả ơi, kể từ lúc này chị biết em gốc là người của đất, chị có yêu em như trước nữa không?
Nàng mây hồng: Càng yêu hơn ấy chứ! Chị cứ lo…
Nàng Tiên Nhỏ: Chị lo em xin xuống hẳn dưới kia với mẹ em chứ gì?
Nàng mây hồng: Ờ chả nhẽ chị em mình lại sống mỗi người một ngả hay sao hả em? Các chị sẽ nhớ em, làm sao mà chịu được!
Nàng Tiên Nhỏ: (Xúc động) Nhưng thỉnh thoảng em sẽ lại bay lên với các chị chứ! Em làm sao quên được trên này, sống xa Thần và các chị mãi mãi.
Nàng mây hồng: Chị chỉ lo là mỗi người chỉ được sống ở một nơi… ồ em xem kìa, thành ốc đã nổi lên cao lắm rồi!
Nàng Tiên Nhỏ: Ta bay nhanh lên tí nữa chị nhé!
Nàng mây hồng: Chị chỉ lo em mệt!
Nàng Tiên Nhỏ: Không sao đâu, em vẫn khỏe như lúc đầu đêm!
(Hai nàng bay ra. Mấy tốp tiên khác bay vào. Nàng Mây Xanh và Mây Tím)
Nàng mây tím: Em nghe Thần nói lúc nãy, bây giờ nhớ lại vẫn thấy lo lo là!
Nàng mây xanh: Em lo gì?
Nàng mây tím: Dưới kia sắp đánh nhau to, khói lửa sẽ bay lên cao mờ cả trời!
Nàng mây xanh: Ta giúp vua dẹp được giặc sớm, khói lửa sẽ chóng tan đi.
Nàng mây tím: Người ở dưới kia họ gan thật nhỉ…
Nàng mây xanh: Mà cô út nhà mình không ngờ lại đúng là người dưới ấy!
Nàng mây tím: Thế có ai dưới ấy là người trên này không hả chị?
Nàng mây xanh: Chị nghe bảo ngày trước cũng có người trên này xuống ở dưới ấy nhưng sau rồi cũng bay về lại trên này…
Nàng mây tím: Đến nơi rồi chị ạ! Ta trút đất xuống đi.
(Đất lại chảy rào rào thành hai dòng suối đỏ hồng… Tiếng hát một tốp tiên vừa bay vào)
Tiếng hát:
Dưới kia đất không lặng
Chúng tôi làm sao vui
Chúng tôi bay giữa trời
Giúp cho người dưới đất
Một sọt này thành trăm
Chục sọt này thành nghìn
Thành ốc xây cho vững
Đất trời này mới yên…
Nàng mây xanh: Em xem kìa! Hình dáng ngôi thành nom lạ thật.
Nàng mây tím: Lạ mà lại đẹp! Thôi ta bay đi lấy chuyến khác đi chị ơi!
(Hai nàng bay ra. Nàng Mây Hồng và nàng Tiên nhỏ lại bay vào)
Nàng Tiên Nhỏ: (Mừng rỡ) Chị cả ơi! Thành cao lắm rồi! Chị ơi, chị xem đấy, đất trên này trút xuống như là bụi, vậy mà xuống tới nơi thì trở nên thành quách. À mà chị này, cái ấm nước của mẹ em cũng bằng đất, nhà dưới kia cũng bằng đất. Đất kỳ lạ thật đấy chị nhỉ?
Nàng mây hồng: Ừ! Đất của em kỳ lạ thật! Em yêu đất lắm phải không?
Nàng Tiên Nhỏ: Em cứ tưởng tượng lúc được đặt chân lên đất đã thấy vui mừng khôn xiết!
Nàng mây hồng: Chị nghe bảo thành kia lúc xây xong, sẽ giống y như một con ốc ấy em ạ!
Nàng Tiên Nhỏ: Một con ốc lớn thế kia chắc chẳng ở đâu có chị nhỉ! Sướng quá, sắp xong thật rồi!
(Chợt có tiếng gà gáy)
Gà Tinh:
Ò ó o
Giọt sương nhỏ
Đĩa lửa to
Trời sắp sáng!
Trời sắp sáng!
Nàng mây hồng: (Giật mình, sửng sốt) Canh năm rồi ư? Thế thì phải bay ngay về núi các em ạ. Thần đã dặn kỹ rồi. Nghe gà gáy đầu canh năm là phải bay về ngay mới kịp… (Gọi to) Các em ơi! Theo chị cùng bay về nhé… (Bỗng quay lại, tiếc ngẩn ngơ) Thế là Thành ốc không xây kịp trong đêm nay rồi!
Nàng Tiên Nhỏ: (Thất vọng, thẫn thờ) Chả nhẽ không kịp thật ư?
Tiếng Gà Tinh: (Giục giã hơn)
Ò ó o
Giọt sương nhỏ
Đĩa lửa to
Trời sắp sáng!
Trời sắp sáng!
Nàng mây hồng: Bắt đầu hơi chậm quá! Đành đến mai vậy: Đêm mai phải làm thật sớm kia. Thôi ta đành bay về thôi các em!
(Tất cả theo nàng Mây Hồng bay đi. Nàng Tiên nhỏ chần chừ quay lại, nhìn Thành ốc và bay đi cuối cùng, đầu vẫn ngoảnh lại)
Nàng Tiên Nhỏ: Các chị ơi! Thế là trong chốc lát, đất ở núi nào lại bay về núi ấy. Thành ốc kia sẽ đổ xuống ầm ầm. Em tiếc quá, em không bay về đâu (Bay chậm hẳn lại)
Nàng mây xanh: (Quay lại với nàng Tiên nhỏ) út ơi, em phải nghe chị cả, vâng lời Thần dạy chứ! Em ở lại phỏng có ích gì. Lát nữa đĩa lửa nhô lên, em sẽ tan thành mây khói…
Nàng mây hồng: (Bay vòng lại) Út ơi! Đêm mai chúng ta lại xin Thần xuống giúp người xây lại thành. Thế nào rồi cũng xong sớm em đừng lo!
(Nàng Tiên nhỏ đành lau nước mắt bay đi theo các chị… ánh sáng mờ dần -Bóng tối từ từ lan đến – Bóng Gà Tinh lặng lẽ nhô ra).
Gà Tinh: Ta nói không sai mà! Chỉ cần ta cất giọng lên là mọi việc sẽ tiêu tan hết. Lão An Dương Vương kia! Bây giờ lão chỉ mới phải thở dài thôi. Mai kia khi Triệu Đà dẫn quân đến đây, lão sẽ còn phải khóc. Lúc đó ta mới hả dạ ờ ờ, ờ, ờ… (Há mỏ ra cười) Phải tự thưởng cho ta lấy dăm con rết béo, mấy bát rượu ngon mới được (Lôi trong túi ra mấy con rết bỏ vào mỏ nuốt ực rồi rót rượu ra bát, cắm mỏ vào uống sạch). Khà! rượu của viên tướng đi tiên phong của Triệu Đà ngon có một không hai. (Cười sằng sặc) Ta như thế này mà có đứa lại khuyên ta là nên ăn thóc ré và ngô hạt. Những cái thứ ấy với ta bây giờ chẳng có mùi vị gì nữa. Chỉ có rết béo và rượu (Lại rót rượu ra lại cắm mỏ vào uống sạch).
Cảnh sáu
Trở lại nơi đắp thành: An Dương Vương, các bô lão, bà cụ, người đánh mõ, thần núi.
An Dương Vương: (Sửng sốt) Đúng là không còn nghe tiếng đổ đất từ trên xuống nữa. (Lại có tiếng cú kêu lạnh lẽo, âu sầu): Cú! Cú!… Cú! Cú! Ta báo điềm xấu Tránh trước thì hơn Chớ làm dã tràng Uổng công xe cát! Cú! Cú!… Cú! Cú! Sao lại có thứ tiếng cú kêu nghe phát điên cả ruột lên thế này nhỉ! Phải tìm cách mà diệt nó đi. Các bô lão ạ! Các nàng tiên nghe tiếng gà gáy canh năm đã bay về núi cả rồi. (Đổi giọng) Đã canh năm chưa hả các bô lão?
Các Bô Lão: Thưa nhà vua, hình như chưa đến canh năm… Sao lại có con gà nào gáy sớm quá như vậy.
(Người đánh mõ từ trong đi ra, dáng vội vàng bứt rứt)
Người đánh mõ: Xin nhà vua tha tội cho tôi! Từ khi tay tôi cầm mõ, mõ tôi cầm canh cho làng nước gần xa, đây là lần đầu tôi thấy tôi quả là vô dụng – Cái mõ này trước làm cho tôi vui, bây giờ chỉ làm tôi xấu hổ. Tôi đã chịu thua một con gà gáy gở thật rồi. Bây giờ đâu đã hết canh tư!
An Dương Vương: Anh mõ này! Anh không có tội gì cả – mà anh cũng đừng buồn, không nên buồn. Đây chỉ là một sự không may, một chuyện bất ngờ. Và ta không tin đây là điềm trời không thuận lòng giúp ta nữa, các bô lão nghĩ thế nào?
Các Bô Lão: Thưa nhà vua, chỉ cần nhà vua ra lệnh giết hết những con gà gáy gở đi. Rồi đêm mai, ta lại xây thành…
An Dương Vương: Các bô lão nói rất hợp ý ta. Quân lính đâu!
Quân Lính: Dạ!
An Dương Vương: Hãy mang lệnh của ta truyền đi mười dặm quanh cõi Phong Khê này. Phải giết hết những con gà gáy gở. Nhà nào không tuân lệnh sẽ bị khép vào tội lớn!
Quân Lính: Xin tuân lệnh!
(Có tiếng vó ngựa – lính đi ngựa vào)
Lính đi ngựa: Chúng tôi xin dâng lên nhà vua tin khẩn cấp, khẩn cấp!
An Dương Vương: (Đón lấy và rút ra xem) Hừ! Quân của Triệu Đà đã vượt sang đất nước ta hơn mười dặm rồi. Quân ta đã đón đánh mấy nơi. Đêm mai mà thành không xây xong thì không kịp nữa!
Các Bô Lão: Xin nhà vua cứ tiếp cho lệnh chặn đánh, chặn được giặc khắc nào hay khắc ấy…
An Dương Vương: Chao! Các bô lão và anh mõ xem kìa!
(Có tiếng chuyển động… Rồi cả khu thành mới xây xong đổ xuống ầm ầm… Tiếng cú lại kêu. Nghe càng lạnh lẽo và âu sầu hơn):
Cú! Cú!… Cú! Cú!
Ta báo điềm xấu
Tránh trước thì hơn
Chớ làm dã tràng
Uổng công xe cát!
Đắp chi sập nhào!
Xây chi đổ nát!
Cú! Cú!… Cú! Cú!
(Trời sáng – Chân trời ửng đỏ…)
Các Bô Lão: Thưa nhà vua, đất núi còn đó, người chúng ta còn đây nhất định chúng ta sẽ xây được thành!
An Dương Vương: Biết trước rồi mà khi nhìn cảnh thành đổ, lòng chúng ta vẫn như đứt ra từng đoạn. Nhưng ta cũng nghĩ như các bô lão, chúng ta quyết thì thành sớm muộn cũng phải xây xong. Còn tiếng cú kia ta nghe như là tiếng của yêu quái muốn phá ta!
(Thần núi hiện ra)
Thần Núi: Tôi nghe tiếng thành đổ vội vàng bay xuống đây với nhà vua. Đêm mai các nàng tiên lại sẽ xin đến đây đủ mặt!
An Dương Vương: Người âu Lạc xin đời đời tạ ơn Thần và các nàng tiên.
Thần Núi: Nhà vua khỏi phải bận tâm… Nhưng đêm mai cũng không phải là mọi sự đều như ý ta muốn…
An Dương Vương: Thưa Thần chắc lại có chuyện gì…
Thần Núi: Lúc nãy đấy thôi, Thần Mưa trong cơn say đã quên mất lời tôi dặn, lấy tay vốc nước vung vãi ra khắp nơi. Vì vậy đến đêm, mưa sẽ lan đến đây. Việc chuyển đất sẽ lại khó khăn đấy…
An Dương Vương: Thưa với Thần, chúng tôi chỉ lo các nàng tiên sẽ bị mệt hơn nhiều.
Thần Núi: Thưa nhà vua, điều ấy không đáng lo. Nhưng có mưa thì các nàng tiên không bay đi được. Phải đợi tạnh mưa thì công việc mới bắt đầu được.
An Dương Vương: Nếu không may lại mưa suốt đêm thì sao?
Thần Núi: Tôi đã tính rồi, chỉ khoảng giữa canh một nước của Thần Mưa sẽ thôi rơi xuống đất Phong Khê.
An Dương Vương: Thế thì Thần khỏi phải lo! Thần dân chúng tôi quyết đắp xong thành trước khi canh năm đến.
Thần Núi: Bây giờ thì trời sáng thật rồi. Tôi xin phép cáo từ nhà vua và các bô lão về núi cho kịp.
An Dương Vương: (Cùng các bô lão và người đánh mõ quỳ xuống) – Chúng tôi xin cảm tạ ơn Thần!
(Thần núi bay đi. Bà cụ xách ấm nước to đi vào)
Bà cụ: Thưa nhà vua, thưa các cụ, từ lúc ngớt tiếng đất của các nàng tiên đổ xuống, tôi cứ như người mất hồn. Bây giờ thành lại biến mất, gò bãi lại trống trơn. Thưa nhà vua, liệu rồi có cách gì xây lại được thành, chặn trừ được giặc dữ không?
An Dương Vương: (Cảm động) Xin mời bà cụ hãy yên tâm về nghỉ. Đêm nay chúng ta lại xây thành. Bà cụ biết lo đánh giặc như vậy thì nhất định chúng ta sẽ chặn trừ được giặc.
Bà cụ: Thưa nhà vua, các con gà nào mới đầu canh tư đã gáy gở như vậy thì phải tìm cho ra. Tôi sợ lại giết sót chính cái con gà yêu quái ấy thì đêm nay còn tai hại gấp mấy!
An Dương Vương: Bà cụ lo như vậy là phải lắm. Nhưng ta tin là khi thần dân đã một lòng một dạ quyết tâm xây thành thì con gà quái ác kia không thể nào sót được!
Bà cụ: Lạy trời cứ được như vậy. (Thở dài) Thưa nhà vua, thưa các cụ, đêm nay nhìn lũ con trai con gái đắp đất, nện đất để xây thành, tôi cứ tiếc là tôi không có được lấy thật nhiều con để chúng nó giúp vua, giúp các cụ cùng lo đánh giặc. (Mắt rơm rớm ướt) Tôi chỉ được có một chút bé gái, thì chim phượng lại tha nó đi mất, lúc mới đẻ ra…
An Dương Vương: Bà cụ cứ xem đám trai trẻ ở đây như là con cháu của mình. (Nhìn cái ấm nước bà cụ xách ở tay) Bà cụ xách cái ấm nước to và nặng thế?
Bà cụ: Giờ tôi chỉ có cái ấm nước này để góp cái phần của tôi vào việc xây thành! Thưa nhà vua, tôi cứ mong cho nó to hơn một tí nữa. Tôi còn đủ sức để xách cái to hơn. Nó chỉ nặng lúc đầu, rót ra cho anh chị em uống là cứ nhẹ dần thôi.
An Dương Vương: Lời bà cụ nói làm chúng tôi cảm kích khôn cùng. (Quay sang các bô lão) Thần dân từ trăm nơi về, cơm gạo mang theo đầy đủ cả chứ các bô lão?
Các Bô Lão: Thưa nhà vua, lệnh trên bảo mang cơm gạo năm ngày, thần dân nhiều người đã mang đến mười ngày. Nhà vua khỏi phải bận tâm… Kìa, thần dân họ biết nhà vua ở đây nên họ kéo đến cả kia kìa…
(Đám đông kéo đến. Mặt trời lấp ló, rực rỡ ở đằng sau. An Dương Vương và các bô lão cùng tiến về phía họ).
Đám đông: Xin chúc nhà vua muôn tuổi!
An Dương Vương: Ta xin cùng các bô lão cám ơn và khen ngợi bà con đã vất vả suốt đêm mà không hề tỏ ra mệt nhọc.
Đám đông: Chúng tôi chỉ lo nhà vua quá lo việc nước mà mình rồng không an.
An Dương Vương: Bà con đừng lo! Cứ nhìn vẻ mặt của bà con, bao nhiêu nỗi mệt nhọc của ta đều bay biến cả. Đêm nay ta lại tiếp tục xây thành. Liệu bà con có còn đủ sức không?
Đám đông: Thưa nhà vua! Sức chúng tôi có thừa! Chỉ lo chuyện không may ở đâu lại xảy đến.
An Dương Vương: Miễn là chúng ta đừng sợ những chuyện không may. Không sợ cái không may thì cái may sẽ đến!
(Lính cầm loa vào)
Lính cầm loa: Thưa nhà vua, thưa các bô lão, chúng tôi đi truyền lệnh nhà vua thì được biết bà con khắp cõi Phong Khê nghe vì có tiếng gà gáy gở không xây được thành, nên bà con đã bảo nhau giết sạch những con gà trống đi rồi!
An Dương Vương: (Gật gật đầu, xúc động) Đó là điềm chúng ta nhất định sẽ xây được thành. Phải xây xong sớm để khỏi phụ lòng thần dân. (Mặt trời lên hẳn – Phương đông chói lọi tưng bừng). Buổi sáng đẹp quá! Ngày mai, cũng vào lúc này ta há vọng Thành ốc sẽ đứng sừng sững, ngay trước mặt chúng ta, soi bóng xuống dòng sông Hoàng này… Thôi xin mời các bô lão, các bà cụ bà con về nghỉ đi lấy sức cho đêm nay.
Đám đông: Xin chúc nhà vua muôn tuổi!
Cảnh bảy
Cảnh trên cao ở lưng chừng trời. Núi đồi nhấp nhô ở phía dưới xa xa… các nàng tiên, nàng tiên nhỏ, Gà tinh, bà cụ
Các nàng tiên tốp một:
Sinh ra từ hương hoa
Trên núi lạ rừng xa
Sinh ra trên mây trắng
Bay giữa trời cao rộng
Sinh ra từ ánh trăng
Từ những làn sương mỏng
Chúng tôi bay giữa trời
Mong dưới kia đất lặng
Tiếng người luôn hát cười
Hoa thơm và gạo trắng…
Nàng mây hồng: Thôi! Mây Tím bay đi cùng với Mây Xanh nhé! Để nàng út bay cùng với chị. Thần đã dặn như vậy rồi!
Nàng mây tím: Vâng ạ. Em bay đi đây! Chào út nhé!
Nàng Tiên Nhỏ: Chào chị ạ. (Cười) Các chị lúc nào cũng xem em như là còn bé lắm!
(Nàng Mây Hồng và nàng Tiên nhỏ cùng bay đi. Những đỉnh núi đất hiện ra gần dần. Các nàng tiên từng tốp, từng tốp bay đi bay lại. Tiếng hát rộn ràng văng vẳng lúc gần lúc xa).
Nàng mây hồng: Đất vừa bị mưa, nặng hơn đêm trước nhiều em nhỉ?
Nàng Tiên Nhỏ: Vâng, cũng có nặng hơn! Nhưng, chị cả ơi, sao em cứ thấy lo lo thế nào ấy! Lo hơn cả đêm qua là khác!
Nàng mây hồng: Gần đây, các chị thấy hình như em có bớt hát đi mà lại lo lắng nhiều hơn.
Nàng Tiên Nhỏ: Em nghe chị Mây Tím bảo người dưới kia phải lo nhiều hơn người trên này. Em hay lo có lẽ tại vì em gốc là người dưới kia chăng?
Nàng mây hồng: Thế em chỉ mới có cái gốc là người dưới ấy từ mấy đêm nay thôi ư?
Nàng Tiên Nhỏ: Chị nói đúng thật! Thế thì chị bảo em cứ nên vui hát luôn mồm như trước chứ!
Nàng mây hồng: Khi người ta biết lo nghĩ cũng là khi người ta bắt đầu lớn lên đấy em ạ! Nhưng em đừng quá lo lắng. Cứ nên vui, nhất là chỉ còn sáu hôm nữa, em đã được đặt chân xuống đất gặp mẹ em rồi!
Nàng Tiên Nhỏ: Chị ơi, hình như cái thích có mẹ, được mẹ yêu quý có sẵn trong em từ lâu. Đến lúc biết mình có mẹ thì vừa lạ lùng, vừa mừng rỡ, và cái thích kia lại càng lớn mãi lên và lớn rất nhanh.
Nàng mây hồng: Em nói thế là chị hiểu cả rồi
Nàng Tiên Nhỏ: Chị Mây Tím còn bảo cho em biết, người dưới kia phải làm việc nhiều nên họ có những giọt mồ hôi rất mặn mà chúng mình ở trên này không có. Em cứ muốn được xem cái giọt mồ hôi ấy của mẹ em, của người dưới ấy như thế nào? Có trong như giọt nước mắt không hả chị?
Nàng mây hồng: Chị có được thấy đâu mà biết!
Nàng Tiên Nhỏ: Nhưng chắc khi em xuống đó ở lâu thì em cũng có những giọt mồ hôi kia chị nhỉ?
Nàng mây hồng: Chắc là như vậy! Đã đến nơi rồi, ta trút đi em!
(Hai nàng tiên trút đất xong liền bay đi. Các nàng tiên khác bay vào).
Các nàng tiên tốp hai:
Chúng tôi là hương hoa
Chúng tôi là mây trắng
Chúng tôi là ánh trăng
Chúng tôi là sương mỏng…
Các nàng tiên tốp ba:
Dưới kia đất không lặng
Chúng tôi làm sao vui
Chúng tôi bay giữa trời
Giúp cho người dưới đất
Nàng mây xanh: ồ! Em xem kìa, chỉ mấy chuyến nữa là xây xong thành thôi! Thành cao dễ đến hai ngọn tre rồi!
Nàng mây tím: Thế mà nhìn vẻ mặt cô em út vừa rồi, em thấy thương nó quá.
Nàng mây xanh: Bây giờ nó càng lo bao nhiêu thì lát nữa, thành xây xong, nó càng được sung sướng bấy nhiêu.
(Bỗng có tiếng gà gáy)
Tiếng Gà Tinh:
Ò ó o
Giọt sương nhỏ
Đĩa lửa to
Trời sắp sáng!
Trời sắp sáng!
Các nàng tiên: (Sửng sốt) – kìa! Chị cả ơi! Lại sắp sáng rồi. Chả nhẽ chỉ còn một tí nữa là xong, chị em ta lại bay về…
Nàng mây hồng: (Lắc đầu) Thật là khó nghĩ! Thần dặn chị rất kỹ: hễ có tiếng gà gáy canh năm là phải bay về. Thần bảo: Có khi mải làm, chúng ta thấy đêm ngắn lại. Về chậm, cái đĩa lửa của mặt trời mà hiện ra thì chúng ta sẽ tan thành mây khói cả… Đầu đuôi cũng tại thần Mưa. Cứ mưa mãi, sốt cả ruột! Thôi ta đành phải tuân lời Thần dạy. Đêm mai không có mưa, ta sẽ giúp vua lần nữa, chắc chắn là xong thôi?
Nàng Tiên Nhỏ: (Đau khổ) Chả nhẽ thành đã thế kia rồi, mà chốc nữa lại sập đổ xuống lần nữa hay sao?
(Lại tiếng gà gáy. Rồi tiếng cú kêu – Tiếp đó là tiếng mõ đánh như để làm bạt tiếng cú kêu và tiếng gà gáy kia đi. Nhưng tiếng cú tiếng gà vẫn lạnh lẽo cất lên…)