"NGÀY TẬN THẾ" CỦA KI-TÔ GIÁO
(Christian Apocalypse)
Trần Chung Ngọc ngày 26 tháng 5, 2008
2. "Ngày Tận Thế" Của Ki-tô Giáo.. 4
4.-7 bức thư mà Giê-su truyền cho John phải ghi chép. 10
5.- Ngày Tận Thế trong Khải Huyền 6-11. 13
6.-Nhiều người tin vào những chuyện trong sách Khải Huyền. 18
7.-Những tiên đoán láo của các nhà "tiên tri". 19
"NGÀY TẬN THẾ" CỦA KI-TÔ GIÁO
(Christian Apocalypse)
Hay
Tín Đồ Ki-tô Việt Nam Có Được Chúa "Cứu Rỗi" Không?
Đó Là Câu Hỏi. Vậy Câu Trả Lời Là Gì?
Tháng 7 năm 1999, trước những khám phá xác tín nhất của khoa vũ trụ học, và trước những hiểu biết của con người ngày nay về cấu trúc của trái đất, Giáo Hoàng John Paul II đã bắt buộc phải tuyên bố: “thiên đường không phải là một nơi trừu tượng mà cũng chẳng phải là một nơi cụ thể ở trên các tầng mây" (Heaven is neither an abstraction nor a physical place in the clouds), và "Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thượng đế, mà là trạng thái hậu quả của những thái độ và hành động mà con người đã làm trong đời này" (Hell is not a punishment imposed externally by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life). Như vậy là Giáo Hoàng đã bác bỏ phần giáo lý quan trọng nhất của giáo hội Ca-Tô: "người nào tin Chúa thì sẽ được Chúa cho lên thiên đường sống cuộc sống đời đời bên ngài, kẻ nào không tin sẽ bị Chúa phán xét đày vĩnh viễn xuống hỏa ngục ở trong lòng đất". Củ cà-rốt thiên đường thường dùng để khuyến dụ những người nhẹ dạ cả tin, và cây gậy hỏa ngục để hù dọa những người yếu bóng vía, sau cùng đã không còn tác dụng gì đối với nhân loại trong thời đại văn minh tiến bộ ngày nay.
Dù vậy, không thiếu gì tín đồ Ki Tô Giáo ngày nay vẫn mơ tưởng đến "ngày tận thế" để Chúa Giê-su của họ có thể làm cho phần hồn của họ nhập với xác chết của họ, bất kể là họ đã chết từ bao giờ, ở đâu, chết trên giường hay tan xác ngoài mặt trận v..v.. và cho họ lên "thiên đường" ở trên các tầng mây, hưởng nhan thánh Chúa. Đó là tín ngưỡng, là quyền tin của mọi người, nhưng trong vấn đề học thuật, tôi tự hỏi: "Thực ra thì các tín đồ Việt Nam theo Ki-Tô-Giáo có được Chúa "cứu rỗi" hay không? Căn cứ vào đâu? Và thực ra thì những gì sẽ xẩy ra trong "ngày tận thế"? Chúng ta không có cách nào khác là tìm hiểu về "ngày tận thế" trong Thánh Kinh của Ki Tô Giáo. Thực ra thì chúng ta không cần tìm hiểu về "ngày tận thế" cũng có thể khẳng định là theo huyền thoại của dân Do Thái về Giê-su thì Giê-su xuống trần chỉ để cứu người Do Thái mà thôi. Trong Tân Ước, chính Giê-su đã khẳng định như vậy và còn coi người phi Do Thái là chó. Vậy thì, dựa theo Thánh Kinh thì những lời các "bề trên" dạy cho tín đồ Việt Nam về một sự "cứu rỗi" của Giê-su chỉ là những lời lừa dối để khuyến dụ những kẻ nhẹ dạ cả tin. Bài viết này nằm trong chủ trương giải hoặc, giúp con người bỏ đi những điều huyễn hoặc mà ngày nay không còn thích ứng với kiến thức của nhân loại.
Vậy chúng ta hãy tìm hiểu chút ít về "ngày tận thế" để có thể có một câu trả lời chính xác về câu hỏi: "Các tín đồ Ki Tô Giáo Việt Nam có được cứu rỗi trong ngày tận thế không?"
Trước thế kỷ 16, trước khi Martin Luther bắt đầu dịch Kinh Thánh [Kinh mà Ki Tô Giáo cho là do các thánh viết theo sự mạc khải của Thiên Chúa chứ không phải là Kinh về những điều thánh thiện] ra tiếng Đức và từ đó Kinh Thánh được dịch sang tiếng các nước khác, tín đồ Ca-tô không được phép đọc Kinh Thánh. Vi phạm có thể bị tịch thu tài sản hay xử tử hình. Tại sao vậy? Giáo hội Ca-tô giải thích là sợ tín đồ thấp kém đọc Kinh Thánh hiểu sai ý Chúa. Hiểu ý Chúa là độc quyền của giới giáo sĩ, từ giáo hoàng xuống tới linh mục [sự thực thì linh mục cũng chỉ nhắc lại những gì mà các "bề trên" muốn họ phải nhắc cho tín đồ ở dưới], tuy rằng "giáo hội dạy rằng": "Thiên Chúa không thể hiểu được" (God is incomprehensible). Thật ra thì giáo hội sợ tín đồ thấy rõ những chuyện sai lầm và hoang đường trong Kinh Thánh, và những giáo lý ngụy tạo của giáo hội, đưa đến tình trạng giáo hội mất đi quyền lực trên đám tín đồ, và lẽ dĩ nhiên, thu hoạch giảm sút. Điều này đã xảy ra trong những nước Âu Mỹ văn minh tiến bộ. Linh mục, nữ tu, và giáo dân bỏ đạo hàng loạt. Các nhà thần học đã lên tiếng phê bình, chất vấn giáo hội về những tín lý như Đức Mẹ Thụ Thai Vô Nhiễm, Giáo hoàng không thể sai lầm, Chúa sống lại và bay lên trời, Tuyệt thông v..v.. đến độ Giám mục Tin Lành John Shelby Spong đòi phải dẹp bỏ vai trò cứu thế của Giê-su. [Xin đọc bài "Giê-su Như Là Đấng "Cứu Thế": Một Vai Trò Cần Phải Dẹp Bỏ" trên trang nhà Giao Điểm trước đây].
Nhìn vào số tín đồ trong các nước kém mở mang ở Phi Châu, Nam Mỹ và Phi Luật Tân ở Á Châu, chiếm hơn 70% tổng số tín đồ Ca-tô hiện nay trên thế giới, chúng ta thấy ngay tại sao Ca-tô Giáo có đông tín đồ: Vì tuyệt đại đa số các tín đồ này thuộc những thành phần thấp kém nhất trong xã hội, ít học, kém hiểu biết, ngây thơ, ngờ nghệch. Số tín đồ này có thể trong nhà có cuốn Kinh Thánh nhưng chỉ dùng nó làm vật hứng bụi (dust collector), chưa bao giờ mở cuốn Kinh Thánh ra đọc vì có đọc cũng không hiểu, và, ngoài việc đã bị nhồi sọ từ nhỏ, chỉ được nghe giảng trong nhà thờ những đoạn chọn lọc ngoài toàn bộ vấn đề (out of context) thuộc loại mê tín dị đoan của các linh mục chuyên nghề mê hoặc các tín đồ vốn không có nhiều đầu óc. Cũng vì vậy mà nhiều chuyên gia về tôn giáo đã phân tích vấn đề Ki-tô Giáo và cho rằng Ki-tô Giáo, đặc biệt là Ca-tô Giáo Rô-ma, chỉ gồm có ba hạng người:
1). Tuyệt đại đa số tín đồ thuộc giai cấp cùng dân, thấp kém, ít hiểu biết. Đối với hạng người này, niềm tin vào lời hứa hẹn được Chúa làm cho sống lại, bất kể là đã chết từ bao giờ, cùng "Chúa" bay lên thiên đường, trong ngày phán xét là một sự an ủi lớn.
2). Giới giáo sĩ (từ giáo hoàng trở xuống) xảo quyệt lợi dụng sự ngờ nghệch và lòng mê tín của đám giáo dân thấp kém để tự tạo quyền lực, ăn trên ngồi trước (đưa ra những tín lý như rửa tội, xưng tội, tha tội, ban thánh thể [ăn thịt và uống máu Chúa], quyền tuyệt thông [excommunication] v..v…) , vơ vét của cải (gia tài của Vatican nay lên đến trên một ngàn tỷ đô-la, các giáo xứ ở Mỹ đã phải tiêu trên 2 tỷ đô-la để bồi thường cho các nạn nhân của trên 4000 linh mục loạn dâm).
3.) Những học giả, nhà thần học thuộc loại bất lương trí thức (intellectual dishonesty) theo như nhận định của Alfred Loisy, Giáo Sư tại Viện Đại Học của Ca-tô Giáo Rô-ma ở Pháp từ 1889 đến 1908. Alfred Loisy thấy khó có thể tin là những học giả hiểu biết (learned scholars), đặc biệt là những đồng nghiệp Ca Tô của ông (his Catholic colleagues), vẫn tiếp tục biện hộ cho những điều mê tín thuộc loại siêu nhiên. Chúng ta hãy đọc một đoạn ngắn của Loisy:
"Trong vấn đề siêu nhiên được hiểu như vậy (như viết trong Kinh Thánh) chúng ta không thể tin vào phần nào, vì lý do rõ ràng là nó không có thực, là nó đã bị tan ra từng mảnh nhỏ, những mảnh này chỉ được giữ lại với nhau cho đến ngày nay bởi sự ngu đần của đám người cả tin, và bởi sự chủ tâm mù quáng của những nhà thần học không chịu nhìn vào những gì ở ngay trước mắt; chúng ta cũng không tránh khỏi nghi ngờ là những nhà thần học này đôi khi đã dự vai trò có thể xếp họ vào loại những kẻ theo chủ nghĩa cơ hội, những chính trị gia biện giải cho Ki Tô Giáo, những chiến thuật gia lý giải Kinh Thánh, thay vì xếp họ vào hạng những người thực sự và chính mình tin vào thuyết siêu nhiên giả dối này, cái thuyết mà có vẻ như họ đã quyết định áp đặt nó như một gánh nặng trường tồn trên những đầu óc cả tin. Chúng tôi bảo cho họ biết, một lần dứt khoát, rằng những tham vọng của họ là phi lý và cho rằng Kinh Thánh và Giáo hoàng không sai lầm là một sự chống lại, mà họ không được phép, đối với kiến thức đúng." 1
Nhận định của Alfred Loisy như trên có phải là để "bôi nhọ" Ki-tô Giáo hay không? Chắc chắn là không, vì chúng ta có thể chứng minh sự chính xác của những nhận định trên qua lịch sử của Giáo hội Ca-tô Rô-ma, qua những tín lý mà tuyệt đại đa số tín đồ vẫn còn tin trong thời đại ngày nay, và nhất là qua sự phân tích cuốn sách mang tên "Kinh Thánh" của Ki-tô Giáo.
Một trong những sự ngu dại của đám người cả tin, nhất là những người không phải là Do Thái, là tin vào ngày tận thế, thường được rao giảng trong các nhà thờ, hứa hẹn một sự "cứu rỗi" của Giê-su. Trong bài này tôi xin luận về điều "tiên tri" về "Ngày Tận Thế" của Ki-tô Giáo, viết trong sách "Khải Huyền" ở cuối Tân Ước, và chứng minh rằng sách này thuộc loại cực kỳ mê tín hoang đường còn sót lại trong thế giới văn minh tiến bộ ngày nay, và sách này đã từng gây bao khổ nạn cho nhân loại, kéo dài cho đến tận ngày nay..
ooooo ۩ ooooo
2. "Ngày Tận Thế" Của Ki-tô Giáo.
Niềm tin vào "Ngày Tận Thế" của Ki-tô Giáo nằm rải rác trong Cựu Ước, trong nửa cuốn sau của sách Daniel (nửa cuốn trước chỉ thích hợp với trẻ con trong những lớp học sáng chủ nhật ở nhà thờ) và trong sách Khải Huyền (Revelation) ở cuối Tân ước.
Sách Khải Huyền đã được Tổng Thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson "khen tặng" một cách rất chính xác như sau: "Sách Khải Huyền là những lời nói dốt nát của một kẻ điên khùng" [President Thomas Jefferson referred to the Book of Revelation as "the ravings of a maniac", West County Times, California, USA, Editor Steven Morris, 14 August, 1995].
Kẻ điên khùng dốt nát này là ai? Kinh Thánh viết rõ tên sách Khải Huyền: "The Revelation of Jesus Christ", có nghĩa là "Lời khải thị của Giê-su Ki Tô", và câu đầu trong sách Khải Huyền viết rõ: "Rev. 1: 1: The Revelation of Jesus Christ, which God gave Him to show to His servants – things which must soon take place, He made it known by sending his angel to his servant John…." [TCN tạm dịch: Lời khải thị, hay mạc khải, của Giê-su Ki-tô mà Chúa Cha đã ban cho ông ta để tỏ cho các tôi tớ của ông ta thấy những điều sắp phải xảy ra. Giê-su tỏ điều khải thị này (cho các tôi tớ) bằng cách sai thiên sứ của ông ta đến với kẻ tôi tớ của ông ta là John (Gio-an hay Giăng)...].
Chúng ta thấy, trong đạo Giê-su không có tín đồ mà chỉ toàn là tôi tớ rất hãnh diện được làm tôi tớ. Vậy theo tổng thống Jefferson và theo khẳng định ở đầu sách Khải Huyền thì Giê-su chính là kẻ dốt nát, điên khùng. Nếu Giê-su dốt nát điên khùng, thì chuyện những tôi tớ của ông ta, thí dụ như các linh mục, mục sư không phải là người Do Thái, cũng như các tín đồ hoặc tân tòng như Đỗ Mạnh Tri, Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng, Nguyễn Huệ Nhật, Khuất Minh, Phan Như Ngọc, Trần Long v..v.. còn dốt nát điên khùng hơn ông ta không phải là chuyện lạ. Bởi vì Kinh Thánh viết rõ, Matthew 10:24, Giê-su phán: "Tôi tớ không hơn được chủ" (a servant is not above his master). Chúng ta nên hiểu, dốt nát điên khùng ở đây là nói về phương diện hiểu biết trí thức chứ không phải về vấn đề tín ngưỡng, một quyền căn bản của con người.
Khổ nạn của Ki-tô giáo là hầu hết tín đồ đều tin những điều John kể lại trong sách Khải Huyền chính là những lời khải thị của Giê-su, do đó không thể sai lầm. Nhưng họ lại không đọc sách Khải Huyền bằng một đầu óc phân tích để thấy rằng cuốn sách này chỉ thích hợp với những đầu óc thuộc thời bán khai, thời mà đầu óc của tuyệt đại đa số quần chúng chưa được mở mang, đầy mê tín dị đoan, sợ thần sợ thánh, cho nên họ chỉ tin vào vài điều hứa hẹn viển vông trong sách này mà các giới chăn chiên bịp bợm đã chọn lọc lấy ra để giảng cho họ. Họ chỉ cần có vậy, còn sự dốt nát điên khùng của Giê-su, hay của chính họ, thì họ chẳng bao giờ quan tâm đến hoặc không đủ khả năng để nhận ra.
Nhận định của Tổng Thống Thomas Jefferson như trên đúng hay sai? Muốn trả lời câu hỏi này, không gì bằng đi vào chính nội dung của sách Khải Huyền. Và đây chính là mục đích của tôi khi viết bài phân tích này.
Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ thế nào là "khải thị" hay "mạc khải" (revelation). Trong Ki- tô Giáo, khải thị có nghĩa là "bật mí" hay "tiết lộ bí mật" (disclosure), những lời mà Chúa Cha trực tiếp tiết lộ với con người. Điều kiện cần và đủ để tin vào những lời "khải thị" này là trước hết chúng ta phải tin là đích thực có một God. Phiền một nỗi, trong mấy ngàn năm nay, không một nhà thần học nào có thể đưa ra một luận cứ có thể thuyết phục người đời là đích thực có một ông God, lẽ dĩ nhiên là God của Ki Tô Giáo. Nhưng chúng ta hãy bỏ qua việc thảo luận về sự hiện hữu hay không hiện hữu của God của Ki Tô Giáo, và tạm chấp nhận sách Khải Huyền chính là những lời mạc khải của Giê-su Ki-tô cho người tôi tớ John.
Về vấn đề "mạc khải", trong cuốn Thời Đại Lý Trí, Thomas Paine có cho chúng ta biết thế nào là ý nghĩa đích thực của từ "mạc khải", đại khái như sau. Mạc khải là lời "bật mí" trực tiếp của God (giả thử là có God) cho người nào đó. Nhưng đó chỉ là những lời "mạc khải" đối với cá nhân đó. Khi cá nhân đó tuyên bố đó là những lời "mạc khải" của God thì đối với chúng ta không còn là "mạc khải" nữa, vì cá nhân đó có thể mắc bệnh hoang tưởng, hay cố tình lừa dối, hay nói láo. Cho nên chúng ta không cần phải tin đó là những lời mạc khải của God, giả thử là có God. Trong cuốn Những Sai Lầm Của Môi-Se (The Mistakes of Moses), Robert G. Ingersoll, nhà tư tưởng tự do vĩ đại nhất của Mỹ vào cuối thế kỷ 19 đã viết:
"Người ta bảo tôi rằng cuốn sách đó (cuốn Kinh Thánh) là những lời mạc khải của God. Tôi cóc cần biết là nó có phải là được mạc khải hay không. Vấn đề là trong đó viết có đúng hay không. Nếu đúng thì không cần phải được mạc khải. Không có gì cần đến sự mạc khải trừ phi đó một sự giả tạo hay một sự sai lầm." 2
Thật vậy, vì là giả tạo hoặc sai lầm, nên người ta đã lôi God ra làm con ngoáo ộp để dọa những kẻ đầu óc yếu kém với tâm cảnh luôn luôn ở trong tình trạng sợ hãi God, phải tin đó là những lời của God. Đã là của God thì không thể sai lầm, và không tin thì không được lên thiên đường. Đây là xảo thuật của giới giáo sĩ lừa dối đám tín đồ thấp kém, vì ngày nay đa số nghiên cứu của các học giả chuyên gia về tôn giáo, cộng với thực tế, đã chứng tỏ rằng sách Khải Huyền, nói về "Ngày Tận Thế", là để cho những đầu óc thuộc loại Oxymoron tin, và cũng chính vì vậy mà trên thế gian này đã xẩy ra bao nhiêu thảm trạng bắt nguồn từ niềm tin nhảm nhí này, như tôi sẽ chứng minh qua vài tài liệu trong một phần sau.
"Ngày Tận Thế" là niềm tin đặc thù của truyền thống Do-Thái – Ki-tô (Judea-Christian tradition). Trong khi truyền thống Hi Lạp, Phật Giáo, Ấn Độ Giáo đều quan niệm sự vận hành của vạn pháp trong vũ trụ, kể cả vũ trụ, có tính cách tuần hoàn theo từng chu kỳ, thí dụ bốn mùa, hết năm cũ sang năm mới; sinh, tử, rồi lại tái sinh v..v.. thì Kinh Thánh Do-Thái – Ki-tô quan niệm vũ trụ theo đường thẳng: bắt đầu bằng một sự "sáng tạo" của Thiên Chúa và tận cùng bằng "Ngày Tận Thế", đặc biệt chỉ áp dụng cho loài người trên trái đất. Nhưng ngày nay, trước những khám phá của khoa học về vũ trụ và con người, thuyết "sáng tạo" như được viết trong cuốn Kinh Thánh đã chứng tỏ đó chỉ là một sản phẩm dẫn xuất từ những sự mê tín trong thời bán khai (a product derived from primitive superstitions), cho nên "ngày tận thế" trở thành sự hoang tưởng dốt nát của một kẻ điên khùng, đúng như Tổng thống Thomas Jefferson đã nhận định. Thật vậy, từ chính Giê-su, và sau Giê-su, đã có biết bao các nhà tiên tri thuộc truyền thống Do-Thái – Ki- tô (kể cả Hối Giáo), tin vào Kinh Thánh, tiên đoán là ngày tận thế đã gần kề, nhưng tất cả đều trật lất. Chính Chúa đã trật thì tôi tớ của Chúa làm sao mà trúng cho được. Đọc những sách tiên đoán về ngày tận thế, chúng ta thấy có cả trăm vụ khác nhau. Tất cả các vụ này đều có một đặc tính chung: đó là tiên đoán bậ! y, trật lất. Tại sao? Vì tất cả đều dựa trên một niềm tin nhảm nhí, mù lòa tin bướng tin càn.
Trong bài này, hiển nhiên tôi không thể liệt kê ra hết những vụ tiên đoán này, mà chỉ có thể đưa ra vài trường hợp điển hình, bắt đầu bằng "Chúa" Giê-su, "vua của các vua", "ánh sáng của ánh sáng" (sic).
Trước hết, đọc Kinh Thánh chúng ta thấy rõ là Giê-su tin rằng mình sẽ trở lại trần trong một tương lai rất gần để "bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết" theo như Kinh Tin Kính của các Tông Đồ mà các tín đồ Ki-tô Giáo đều phải tin. Ngày Giê-su trở lại trần báo hiệu ngày tận thế trong tương lai theo quan niệm của Ki-tô Giáo và được viết rõ trong sách Khải Huyền mà chúng ta sẽ bàn về sau. Những đoạn sau đây trích dẫn từ Kinh Thánh: Cựu Ước Và Tân ước, Hội Quốc Tế Xuất Bản, 1994; Holy Bible: The New King James Version, American Bible Society, New York, 1982; Holy Bible: New International Version, International Bible Society, Colorado Springs, 1984; có thể chứng minh cho điều nhận xét trên:
Matthew 16: 27-28: "Vì Ta (Con của người: Giê-su) sẽ trở lại với các thiên sứ trong vinh quang của Cha Ta để thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm. Chắc chắn là, Ta cho các con biết: một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi thấy Ta vào trong Vương quốc của Ta."
Matthew 24: 34: "Chắc chắn là, Ta cho các con biết, thế hệ này chưa hề qua các biến cố ấy [về ngày trở lại của Giê-su] đã xảy ra rồi."
Mark 9: 1: Chúa bảo các môn đệ: "Chắc chắn là, Ta cho các con biết, một vài người đang đứng đây sẽ còn sống khi nhìn thấy Nước Trời với uy quyền"
Mark 13: 30: "Chắc chắn là, thế hệ này chưa hề qua các biến cố ấy đã xảy ra rồi.".
Luke 21: 27, 32: "Rồi nhân loại sẽ thấy ta giáng xuống trong mây trời với vinh quang và uy quyền to lớn.. Chắc chắn là, Ta cho các con biết, thế hệ này chưa hề qua các biến cố ấy đã xảy ra rồi."
John 14: 3: "Và nếu Ta đi chuẩn bị chỗ ở cho các con, Ta sẽ trở lại đón các con về với ta; ta ở đâu các con cũng sẽ ở đấy"
Chúng ta thấy, trong cả 4 Phúc Âm: Matthew, Mark, Luke và John, Giê-su đều nói chắc chắn là ông ta sẽ trở lại trong một ngày rất gần, khi mà thế hệ của ông chưa qua, và vài đệ tử của ông còn sống. Nhưng điều chắc chắn của Giê-su thì lại chẳng chắc chút nào, vì điều này đã không hề xảy ra, chứng tỏ rằng Giê-su bị bệnh tâm thần, mắc bệnh chứng hoang tưởng (paranoia), vì bản thân có một lý lịch không mấy tốt đẹp (là đứa con hoang), và một tâm cảnh cuồng tín tôn giáo khi đọc và tuyệt đối tin những điều trong Cựu Ước, do đó sinh ra nhiều ảo giác và tự cho mình chính là "con duy nhất của God", "có nhiệm vụ chuộc tội cho nhân loại", "là đấng cứu thế", "sẽ trở lại trần phán xét kẻ sống cũng như kẻ chết" v..v.. như nhiều nhà phân tâm học, điển hình là các Bác sĩ phân tâm Albert Schweitzer, George de Loosten, William Hirsch, và Binet-Sanglé, và Tiến sĩ Emil Rasmussen đã chứng minh. [Xin đọc cuốn Chúa Giê-su Là Ai? Giảng Dạy Những Gì? của Trần Chung Ngọc, Giao Điểm xuất bản, 2002, chương I).
Nói tóm lại, những lời hứa hẹn của Giê-su về ngày trở lại của ông ta chỉ là hứa hão, sai lầm. Nếu Giê-su sai lầm về điều này cũng như nhiều điều khác rải rác trong Tân Ước, thì có gì bảo đảm là những lời hứa hẹn khác của ông ta về vai trò cứu thế, về quyền phán xét người sống cũng như người chết v..v.. là đúng. Nếu chính những lời của Giê-su không có gì để đảm bảo là đúng, thì những gì mà các giáo hội Ki Tô Giáo giảng dạy về Giê-su chẳng qua chỉ là những luận điệu thần học để dụ dỗ con người vào vòng mê tín, một vũ khí để giới giáo sĩ ngự trị trên đám tín đồ thấp kém. Giáo điều Ca-Tô Giáo Rô-ma và Tin Lành đã chứng tỏ như vậy. Một số không nhỏ các Giáo hoàng, Hồng Y, Tổng Giám mục, Giám mục, Linh Mục Ca-tô, Mục sư Tin Lành phạm đủ thứ tội ác, kể cả giết người, loạn luân, loạn dâm v..v.. nhưng vẫn tự nhận là "đức thánh cha", là đại diện của Giê-su, là "cha cũng như Chúa", là "người có nhiệm vụ đi rao giảng Tin Lành (sic) của Chúa", có quyền cho hay không cho tín đồ hiệp thông với Chúa, có quyền tha tội cho con chiên v..v.. Sau khi xưng thú 7 núi tội lỗi trước thế giới, Giáo hội Ca-tô Rô-ma vẫn tự nhận là công cụ duy nhất để đưa "cả thế giới" đến "cứu rỗi". Chỉ tội nghiệp cho đám tín đồ thấp kém, nhẹ dạ cả tin, ngờ nghệch, tiếp tục tin vào quyền năng tự tạo của Giáo hội và vào một cái bánh vẽ trên trời.
3.-Sách Khải Huyền
Trước khi đi vào việc phân tích vài đoạn trong sách Khải Huyền, tôi xin tóm lược nội dung sách này với vài lời bàn ngắn. Sau khi đọc xong phần tóm lược này, nếu quý độc giả còn có can đảm và còn có hứng thú thì xin đọc tiếp, còn nếu sợ lãng phí thì giờ vô ích thì thôi. Riêng đối với tôi, đọc và phân tích Kinh Thánh là một điều thú vị, vì đó là những dịp để tôi cười thoải mái, do đó sức khỏe tăng cường để tiếp tục làm công việc mà tôi đang làm.
Ngoài cuốn King James Version, tôi còn có vài cuốn Kinh Thánh khác, trong số này có cuốn Holy Bible , New International Version, trong đó Tân Ước được in hai màu chữ: đen và đỏ. Những hàng chữ đỏ là đích thực của Giê-su nói. Còn những hàng chữ đen thì của người khác. Ở cuối cuốn Holy Bible này có những đoạn tóm tắt nội dung các sách trong Holy Bible và sau đây là tóm tắt Sách Khải Huyền, nguyên văn như sau:
"Sách Khải Huyền là loại sách duy nhất trong Tân ước. Đó là cuốn sách nói về ngày tận cùng của thế giới hiện nay và sự bắt đầu của "một thiên đường mới và một trái đất mới." [Trái đất chỉ là một mảnh văng ra từ mặt trời và trải qua trên 4 tỷ năm mới có tình trạng ngày nay. Một trái đất mới mà không có một mặt trời mới là chuyện của những người thuộc thời bán khai] Sách Khải Huyền được viết bởi tông đồ John trong khi đang bị đi đày ở đảo Patmos. Khi John đang ở đó thì Giê-su [đã chết và táng xác trước đó ít ra là 30 năm] ban cho ông ta một viễn kiến về những gì sắp sửa xảy ra trong tương lai. John viết cuốn sách này để cho những tín đồ Ki Tô đang bị bạo hành tin tưởng rằng Thiên Chúa kiểm soát tất cả mọi sự xảy ra trên trái đất này. [Nếu vậy thì tại sao Thiên Chúa lại để cho những tín đồ của Thiên Chúa bị bạo hành? Ngoài ra, phải chăng tất cả những bệnh tật, những sự xấu ác, những sự tàn bạo v..v.. xảy ra trên trái đất này đều là "tác phẩm" của Thiên Chúa cả? Thực tế cho thấy Thiên Chúa chẳng kiểm soát được cái gì xảy ra trên trái đất này cả, nhất là kiểm soát được trang nhà Giao Điểm hay TCN đang viết bài này.] Viễn kiến [hay ảo tưởng?] của John chứng tỏ Giê-su là người nắm quyền ngự trị trên mọi người và trên mọi thứ trên trái đất – ngay cả những chính phủ mạnh của con người - [Thật vậy hay sao?? Thực tế cho thấy Giê-su chỉ có thể ngự trị trong những đầu óc thiếu oxy. Trong vụ án Nguyễn Văn Lý vừa qua, có một người đã đưa ra một nhận xét rất thú vị về cái gọi là "Chúa nắm quyền ngự trị ngay cả những chính phủ mạnh của con người" như sau: "Ông Marx đã bịt miệng Chúa" ] và ông ta sẽ phán xét và trừng phạt tất cả những gì xấu ác. Nó cũng cho các tín đồ Ki Tô một hình ảnh của thiên đường [mù, theo John Paul II], nơi mà chúng ta sẽ ở cùng Giê-su." 3
Ai đọc đoạn trên mà không phì cười tôi cho là đã tu thiền đến trình độ cao cấp. Nhưng đoạn tóm tắt trên quá ngắn cho nên tôi xin tóm tắt sách Khải Huyền dài hơn để cho các bạn đọc có những trận cười thỏa thích cho khỏe người:
Mở đầu, ông John [các học giả phân tích Tân Ước cho rằng, trái với quan niệm thông thường, ông John này không phải là ông John, một trong 12 tông đồ đầu tiên của Giê-su, người viết Phúc Âm John, vì văn phong trong Phúc Âm John thì trong sáng và đúng văn phạm, còn văn phong trong sách Khải Huyền thì đầy những lỗi về văn phạm, dùng từ sai và đầy tính cách man rợ (full of gramatical errors, poor word choice, and general "barbarisms"), nhưng đây là vấn đề của các học giả, không phải của chúng ta] khẳng định đây chính là những lời Khải Thị của Giê-su ban cho ông ta và truyền cho ông ta ghi chép những điều "khải thị" của Giê-su và gửi cho 7 "hội thánh" ở vùng Tiểu Á (Minor Asia). Chúng ta hãy nghe "thánh John" kể lại, Khải Thị 1 : 10-16, và nên nhớ rằng thánh John khi đó đang…bị đi đày ở đảo Patmos:
"…Tôi được linh cảm và nghe có tiếng gọi sau lưng vang dội như tiếng kèn đồng (trumpet): Hãy ghi chép những điều con thấy và gửi cho 7 hội thánh tại….. [xin xem đoạn sau].
Quay lại xem ai vừa nói, tôi thấy 7 giá đèn bằng vàng. Giữa các giá đèn có ai giống như Chúa Giê-su [xin nhớ là Giê-su đã chết và táng xác trước đó ít ra là 30 năm], mặc áo dài, ngực thắt đai vàng. Tóc ngài trắng như lông chiên, như tuyết, mắt sáng như ngọn lửa, chân như đồng sáng loáng trong lò, tiếng nói vang ầm như thác đổ. Tay phải ngài cầm "7 ngôi sao", "miệng có thanh gươm hai lưỡi sắc bén", mặt sáng rực như mặt trời chói lọi giữa trưa…" [Đây có phải là hình ảnh của một Chúa nhân từ hay không hay đúng là hình ảnh của một Hung Thần? Và chúng ta nên nhớ: mặt trời chỉ là một ngôi sao nhỏ, đường kính chỉ vào khoảng "1 triệu 3 trăm 90 ngàn cây số" và nhiệt độ ngoài biên khoảng 6000 độ, và Chúa Giê-su của Ki Tô Giáo đã cầm trong tay một lúc 7 ngôi sao (chắc là bằng giấy của các em mẫu giáo trong các lớp học Kinh Thánh ở nhà thờ sáng chủ nhật vẽ)] và rồi Chúa đọc cho John chép 7 bức thư viết cho 7 hội thánh…
Chép xong, thánh John nhìn lên và thấy có một cánh cửa mở ra ở trên trời. [Tầm mắt của thánh John nhìn được bao xa trên trời??] Rồi thánh John nghe tiếng Giê-su gọi: "Lên đây, ta sẽ chỉ cho ngươi thấy những gì sắp phải xảy ra trên thế gian." Lập tức, xuyên qua cánh cửa trên trời, thánh John thấy God ngồi trên ngai, [không thấy nói là thánh John "lên đây" bằng cách nào, và ngai đặt ở đâu, hay lơ lửng trên trời. Thượng đế, Chúa Giê-su và Thánh John tuyệt đối không biết rằng, trái đất thực sự đang di chuyển trong không gian với một vận tốc khoảng 100000 cây số/giờ và quay xung quanh trục Nam Bắc khoảng 1600 cây số/giờ] xung quanh có 24 trưởng lão mặc áo trắng ngồi trên 24 ngai khác. Gần nơi ngai giữa, chỗ God ngồi, có 4 sinh vật, có mắt phủ khắp trước và sau. 4 sinh vật này, một giống như con sư tử, một giống con bò đực, một giống như mặt người, và một giống như con chim ưng đang bay. Mỗi sinh vật này đều có 6 cái cánh, và khắp thân có mắt phủ, ngay cả dưới cánh. (each of the 4 living creatures had six wings and was covered with eyes all around, even under his wings).�! � 4 sinh vật này ngày đêm ca tụng [không thấy nói ca tụng bằng thứ tiếng nào, Hebrew, Phú Lăng Sa, Ý Tà Lồ, hay tiếng Việt Bùi Chu Phát Diệm] không ngớt: "Thánh thay, thánh thay, thánh thay, Là God toàn năng, là đấng đã có, hiện có, và sẽ có." (Day and night they never stop saying: Holy, holy, holy is the God Almighty, who was, and is, and is to come)…
Rồi thánh John thấy trên tay God có một cuộn giấy trên cả hai mặt đều có chữ viết, có 7 chỗ được gắn xi niêm phong. [Nếu thấy một cuộn giấy có chữ viết trên cả hai mặt thì cuộn giấy đó đã được mở ra rồi, vậy gắn xi niêm phong ở 7 chỗ nào? và niêm phong cái gì? 7 cái bao thơ gắn trên cuộn giấy?] Ai là người hay vật xứng đáng để mở những chỗ niêm phong gắn xi này. Một trưởng lão nói với John: "Chỉ có Chúa Giê-su: con sư tử của đại tộc Judah, chồi của David, đã chiến thắng (the lion of the tribe Judah, the Root of David, has triumphed) mới có thể mở được những niêm phong này." Rồi thánh John thấy nơi ngai chính giữa, Chúa Giê-su hiện thân ra như một con chiên trông như đã bị giết, có 7 sừng và 7 mắt, là 7 thần linh của God phái xuống trần. (Then I saw a Lamb, looking as if it had been slain, standing in the center of the throne… He had seven horns and seven eyes, which are the seven spirits of God sent out into all the earth). [Tất cả các học giả ngày nay đều đồng ý ở một điểm: con Chiên ở đây chính là Giê-su đã bị đóng đinh trên thập giá (Scholars are in agreement that "a Lamb" refers to the crucified Christ), và đó chính là hình ảnh của một thiên chúa mà các tín đồ tôn thờ, và rất hãnh di�! �n được làm tôi tớ của con chiên này] Rồi con chiên, tức Chúa Giê-su, bắt đầu mở từng chỗ niêm phong gắn xi một cho thánh John thấy những gì sẽ xảy ra trong "Ngày lịch sử con người dẹp tiệm" alias "Ngày Tận Thế", alias "Ngày Chúa Trở Lại Trần Lần Thứ Hai" (Second Coming), alias "Ngày một số nhỏ, vô cùng nhỏ, các tín đồ của 12 bộ lạc Do Thái (tuyệt đối không có người Việt Nam trong số này) được lên thiên đường ở cùng Chúa, như được viết rõ trong sách Khải Huyền 7: 4-8, mà tôi sẽ trích dẫn trong một phần sau, nếu các bạn còn đủ can đảm và hứng thú đọc tiếp.
Đó là tóm tắt phần đầu của sách Khải Huyền. Nếu bạn nào không phát phì cười lắc đầu khi đọc đoạn tóm tắt trên thì chắc là trình độ thiền định của bạn đó đã khá cao rồi. Nếu bạn nào tin tất cả những điều trong đoạn tóm tắt trên thì trình độ làm tôi tớ Chúa của bạn đó phải cao đến mức tột đỉnh, cao đến độ không còn oxy trong óc, có nghĩa là đầu óc thuộc loại oxymoron.
Sau đây, chúng ta đi vào phần phân tích sách Khải Huyền, phân tích sơ sơ thôi, chứ phân tích kỹ thì là cả một chuyện lãng phí thời gian vô ích. Trước hết là đoạn mở đầu:
"Khải Huyền 1: 1: Lời khải thị của Giê-su Ki Tô mà Chúa Cha đã ban cho ông ta để tỏ cho các tôi tớ của ông ta thấy những điều sắp phải xảy ra. Để bày tỏ điều này, ông ta (Giê-su) sai thiên sứ của ông ta đến với tên tôi tớ John, ghi chép đầy đủ tất cả mọi điều thấy – nghĩa là, lời của Chúa Cha và ghi chép bởi Giê-su Ki Tô. Phúc cho ai đọc được những lời tiên tri này, và phúc cho những kẻ nào nghe được và tin những gì viết trong đó, vì thời điểm (Chúa trở lại) đã gần kề"
Do đó, thực ra những lời khải thị của Giê-su là vô giá trị. Tại sao? Vì phân tích câu đầu trong sách Khải Huyền, Rev. 1 : 1, chúng ta thấy rõ là những lời khải thị của Giê-su là do tên tôi tớ Giăng của Giê-su được một thiên sứ của Giê-su [nếu thực sự có một thiên sứ, nhưng, như được viết trong sách Khải Huyền, chính Giê-su đã khải thị cho John] viết lại những điều trong sách Khải Huyền. Nhưng vấn đề là, ai có thể biết rằng đây chính là những lời khải thị của God Cha ban cho God Con (Giê-su) ngoài Giê-su ra? Vậy đây chỉ là những lời Giê-su tự nhận là đã được God Cha ban cho, và tên tôi tớ John của Giê-su tin là thật và viết lại. Điều này không lấy gì làm lạ, vì ngay trong thời đại này, có nhiều kẻ tự nhận là "Con của God Cha" (Son of God) như David Koresh ở Waco, Texas, mà vẫn có nhiều người tin, huống chi là cách đây gần 2000 năm. Hơn nữa, có những giáo hoàng loạn luân, gian ác như trong quá khứ, hay xảo quyệt, đạo đức giả, vô đạo đức tôn giáo như John Paul II, Benedict XVI ngày nay, tự nhận là "đại diện của Ki Tô" (Vicar of Christ) trên trần, mà vẫn có người tin, cảm thấy hãnh diện được hôn chân, hôn nhẫn của ông ta, thì chuyện tin những chuyện John kể lại không phải là khó hiểu.
Ngay trong đoạn đầu này chúng ta đã thấy có vài vấn đề. Thứ nhất, căn cứ vào đâu và dựa vào quyền năng uy tín nào mà chúng ta phải tin đây là "Lời khải thị của Giê-su Ki Tô"? Phải chăng vì John viết nên chúng ta phải tin? Nếu John viết láo thì sao? Thứ nhì, nếu tin rằng đó là Chúa Cha đã ban cho Chúa Con thì thuyết Chúa Ba Ngôi cần phải vứt vào xọt rác. Tại sao? Vì có thể chăng, điều mà Chúa Cha biết nhưng Chúa Con lại không biết, mà Chúa Cha cần phải "khải thị" cho Chúa Con, rồi Chúa Con lại "khải thị" cho tôi tớ John?. Thứ ba, Giê-su đã chết ít nhất là 30 năm trước, và ngày nay không còn người nào có đầu óc còn tin vào chuyện Giê-su sống lại và bay lên trời rồi lại hiện thân ra trước một mình John. Mặt khác, những lời tiên tri trong đoạn trên đã chứng tỏ là láo khoét, vì không có điều nào đã được thực hiện. Và sau cùng, đọc những lời tiên tri của Chúa trong sách Khải Huyền và tin thì đó là điều bất hạnh chứ chẳng phải là phúc như sẽ được chứng minh trong một đoạn sau.
4.-7 bức thư mà Giê-su truyền cho John phải ghi chép
Bây giờ, chúng ta hãy tóm tắt rất sơ lược nội dung của 7 bức thư mà Giê-su truyền cho John phải ghi chép và gủi cho 7 "hội thánh" ở Tiểu Á. May quá khi đó chưa có "hội thánh" ở Việt Nam chứ nếu có thì Việt Nam đâu còn là Việt Nam. Trong mỗi thư, tôi chỉ trích ra những câu điển hình của Giê-su, bạn nào muốn đọc nguyên cả bức thư xin vào Tân Ước mà đọc.
1.- Bắt đầu bằng hội thánh Ephesus: "Ta khiển trách các con vì các con đã đánh mất tình yêu ban đầu khi mới theo Ta [có nghĩa là đã theo Ta, yêu Ta rồi lại bỏ Ta]; vậy các con phải ăn năn yêu Ta trở lại [Điều này hơi khó, vì ngày nay có cả triệu người bỏ đạo, không còn tin Giê-su nữa. Xin đọc bài về Sự Suy Thoái Của Ki Tô Giáo trên giaodiemonline]. Tuy nhiên các con còn có một điều đáng khen: các con ghét những việc hành trì của dân Nicolait, điều mà Ta cũng ghét (which I also hate)." [Trên nước Mỹ có nhan nhản những bảng quảng cáo "Jesus Loves You", không có một bảng nào viết "Jesus Hates You" nếu you không theo Jesus. Tân ước viết rõ, Giê-su ghét nhiều thứ lắm, ghét cha ghét mẹ, ghét em trai, em gái ruột, và nhất là ghét thậm tệ những người không tin Giê-su, không muốn làm tôi tớ của Giê-su, đến độ luôn luôn thốt ra những lời nguyền rủa họ].
2.- Hội thánh Smyrna: "Ta biết nỗi gian khổ, sự nghèo thiếu của các con – nhưng thật ra các con giàu có" [Theo Giê-su thì giàu có là theo Giê-su và yêu Giê-su chứ không phải là giàu có về tiền bạc hay của cải] "Đừng sợ những nỗi gian khổ sắp đến…Hãy trung thành với Ta dù phải chết. Ta sẽ cho các con mũ miện của sự sống đời đời" [Không lạ gì, những người mù lòa tin bướng tin càn sẵn sàng chết để làm thánh tử đạo, do đó được sống đời đời trên thiên đường cùng với Giê-su].
3.- Hội thánh Pergamum: "Ta biết thành phố của các con là ngai của Satan. Tuy nhiên các con đã giữ vững đức tin, không chối bỏ danh Ta…" "Nhưng ta phải khiển trách các con vài điều: Trong các con có những người theo giáo phái Balaam, nó kéo dân Israel vào tội lỗi như ăn đồ cúng các thần tượng và phạm tội gian dâm. Trong các con cũng có những người theo giáo phái Nicolait. Vậy hãy thống hối. Nếu không Ta sẽ đến với các con một ngày gần và dùng thanh gươm ở miệng ta đánh nhau với chúng" [Câu trước mâu thuẫn với câu sau: đã giữ vững đức tin mà lại đi theo các giáo phái khác. Và nếu họ đi theo các giáo phái khác thì sao Giê-su không giết họ đi mà lại ngậm gươm đi đánh nhau với các giáo phái khác. Chẳng trách là trong 2 ngàn năm nay, Ki Tô Giáo đã thay Chúa ngậm gươm giáo đi diệt các giáo phái khác. Thời buổi này thì Giê-su phải xin ông Bush một quả bom nguyên tử, ngậm vào miệng để đi đánh nhau với hàng trăm giáo phái khác. Kinh Thánh tiếng Mỹ viết là "fight against", Kinh Thánh tiếng Việt dịch là "đánh dẹp". "Đánh nhau với" thì chưa biết bên nào thắng, nhưng "đánh dẹp" thì có nghĩa là thắng rồi. Thực tế cho thấy Giê-su đã thua và thua đậm vì trên thế gian ngày nay số người ăn đồ cúng thần tượng và gian dâm [trong đó có một số linh mục và tín đồ Việt Nam mới được phép thờ cúng tổ tiên] nhiều gấp không biết bao nhiêu lần số tín đồ "giữ vững đức tin"]
4.- Hội thánh Thyatira: "Đây là điều ta khiển trách: Các con đã dung túng cho người phụ nữ Jezebel, kẻ tự xưng là tiên tri , nhưng dạy dỗ và quyến rũ các tôi tớ của Ta phạm tội gian dâm và ăn của cúng thần tượng…Ta sẽ khiến nó chịu đau đớn cùng cực trên giường bệnh, cũng như những kẻ gian dâm với nó.. Ta sẽ đánh chết con cái nó (I will strike her children dead), và mọi hội thánh sẽ biết là Ta sẽ lục soát tâm trí (search hearts and minds) các con và sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm.. Với người nào chiến thắng (Satan) và làm theo ý Ta cho đến cùng, Ta sẽ cho nó uy quyền thống trị các nước – Nó sẽ cai trị những nước này bằng một cây gậy sắt và đập tan chúng (những kẻ không làm theo ý Ta) ra từng mảnh như là đập tan đồ gốm, cũng như ta đã nhận uy quyền thống trị từ Cha Ta… Ta cũng cho nó ngôi sao mai.." [Đây là tình yêu của "Chúa lòng lành vô cùng" đối với những người Chúa không ưa thích. Chúa giữ độc quyền gian dâm và lấy cô gái Mary Magdalene (Một Giáo hoàng trong thế ! kỷ 7 gì đó đã ra "Nghị Quyết" [giá trị tương đương với Nghị Quyết của Hạ Viện Mỹ về đạo luật Nhân Quyền cho Việt Nam] để hạ bệ Mary Magdalene làm sáng danh Chúa quyết định Mary Magdalene và cô gái điếm viết trong Tân ước là một, và mọi tín đồ bắt buộc phải tin theo Nghị Quyết này, ai không tin thì không được lên Thiên đường. Chỉ khác có một điều là các tín đồ nhắm mắt tin tất cả những "Nghị Quyết" của Giáo hoàng, còn Việt Nam thì vứt Nghị Quyết của Hạ Viện Mỹ vào Recycle Bin. Thuyết Giê-su lấy Mary Magdalene là một thuyết có nhiều bằng chứng, nhất là dựa trên Phúc Âm Thomas và Phúc Âm Mary Magdalene mới tìm thấy ở Ai Cập khoảng 50 năm trước, còn sót lại sau cuộc hủy diệt những chứng tích về đời sống thật của Giê-su, của giáo hội Ca-tô Rô-ma trong những thế kỷ đầu, theo như trong chương trình 20/20 của đài ABC tối ngày Thứ Tư 4 tháng 8, 2004, với đề tài: Jesus, Mary and Da Vinci,). Giê-su không muốn ai gian dâm với "gái điếm" trừ ông ta ra. Đoạn văn trên chứng tỏ Jezebel cũng là một cô gái điếm như Mary Magdalene và đã gian dâm với nhiều người. Nếu Chúa trừng phạt những người gian dâm với gái điếm thì các "hội thánh" Ca-tô, Tin-lành còn lại mấy người? Gian dâm với gái điếm hiển nhiên là nhẹ tội hơn tội loạn dâm của các linh mục đã bị truy tố trước tòa án nhân dân. Còn trước tòa án của Chúa thì các "Cha cũng như Chúa" loạn dâm này vẫn vô tội, vì họ tin Chúa nên tất cả các tội lỗi ! thế gia! n đều không có ảnh hưởng gì đến cuộc sống đời đời của họ với Chúa trên thiên đường. Bởi vậy nên trong lịch sử nhân loại, Ki Tô Giáo làm đủ thứ tội ác mà vẫn thản nhiên mong đến ngày tận thế để được Chúa bốc lên thiên đường]
5. Hội Thánh Sardis: Ta biết công việc của các con; các con nổi tiếng là sống, nhưng các con đã chết [vì không tin Ta]. Hãy thức tỉnh! Hãy củng cố những gì còn lại [một chút niềm tin] và chết đi, vì Ta thấy việc làm của các con không được hoàn toàn [phải tuyệt đối tuân phục Ta] dưới mắt Thượng đế.
Vậy, hãy nhớ những gì các con đã nhận và nghe: hãy tuân phục và ăn năn.
Tuy nhiên, có vài người trong số các con chưa làm hoen ố quần áo [vẫn còn tin Ta]. Họ sẽ đi cùng Ta, mặc quần áo trắng, vì họ thật xứng đáng.
6. Hội Thánh Philadelphia: Ta biết công việc của các con. Dù năng lực kém cỏi [đồng nghĩa với ngu si], các con đã vâng giữ lời Ta, không chối bỏ danh Ta. Ta đã mở rộng trước mặt các con một cánh cửa [thiên đường (mù)] chẳng ai có quyền đóng lại. Một số thuộc hạ của Satan mạo nhận là người Do Thái (có cuốn Tân Ước thay hai chữ Do Thái bằng Thượng đế] sẽ rơi mặt nạ. Ta sẽ khiến họ đến quỳ dưới chân các con và họ sẽ biết Ta yêu mến các con. Vì các con theo lệnh Ta chịu khổ nạn nên Ta sẽ bảo vệ các con trong kỳ đại nạn sắp xảy ra [ngày tận thế] trên thế giới để thử thách mọi ngời. Ta sẽ sớm đến! Hãy giữ vững điều con có [tin vào Ta] để không ai cướp mất mũ miện của các con [trên thiên đường, Giê-su sẽ đội mũ miện cho những nguời được chọn].
7. Hội Thánh Laodicea: Ta biết công việc của các con. Các con không lạnh cũng không nóng [không hoàn toàn bỏ Ta cũng không hoàn toàn tin Ta]. Ta muốn các con hoặc nóng hoặc lạnh thì hơn. Nhưng vì các con chỉ ấm, không nóng cũng không lạnh, nên Ta sẽ nhả các con ra khỏi miệng Ta. [Miệng của Giê-su quả thật là rộng].
Đọc những đoạn trên trong sách Khải Huyền, chúng ta thấy Giê-su là người như thế nào? Chẳng cần phải thông minh cho lắm cũng có thể nhận thấy cái "Ta" của Giê-su lớn như con bò, và từ cái "Ta" đó, ông ta muốn cho mọi người phải tin và tuân phục, làm tôi tớ cho ông ta, nếu không ông ta sẽ ghét bỏ và có những hành động trả thù khủng khiếp như được viết trong các phần sau của sách Khải Huyền. Phải có một đầu óc dốt nát và điên khùng, đúng như nhận định của Tổng Thống Thomas Jefferson, mới có thể thốt ra những lời huênh hoang vô trí như trên.
Như chúng ta đã biết ở một đoạn trên, thánh John nhìn qua một cánh cửa mở trên trời và thấy gần nơi ngai giữa, chỗ God ngồi, có 4 sinh vật, có mắt phủ khắp trước và sau. 4 sinh vật này, một giống như con sư tử, một giống con bò đực, một giống như mặt người, và một giống như con chim ưng đang bay. Mỗi sinh vật này đều có 6 cái cánh, và khắp thân có mắt phủ, ngay cả dưới cánh. Rồi thánh John thấy trên tay God có một cuộn giấy trên cả hai mặt đều có chữ viết, có 7 chỗ được gắn xi niêm phong mà chỉ có Giê-su mới mở được những chỗ niêm phong này. Bây giờ chúng ta hãy xem Giê-su, hiện thân là một con chiên 7 mắt, 7 sừng, mở 7 chỗ niêm phong này và "bật mí" cho thánh John thấy những gì? Những đoạn sau đây là từ Khải Huyền 6-11 nói về những hiện tượng nằm trong mỗi niêm phong và chúng ta đừng quên rằng những chỗ niêm phong này là ở trên một cuộn giấy: