(Lê Nguy ễn – Lê Xuân Sơn d ch)
VAN GA
HAY LÀ NH NG BÍ N C ỦA NHÀ TIÊN TRI
T Ủ SÁCH T Ử VI LÝ Sh p ://www.tuv ilyso .com
LỜI GIỚI THIỆU
CUỘC PHỎNG VẤN SIÊU NHÂN
Hỏi: Bác ơi, bác có thấy gương mặt cụ thể của những người bác tiếp xúc
không, bác có hình dung được bức tranh chung không? Trả lời: Có, bác thấy rõ. Hỏi: Khi xảy ra một việc nào đó – trong hiện tại, trong quá khứ hoặc trong
tương lai thì nó có ý nghĩa gì đối với bác không?
Tr ả lời: Những điều vớ vẩn đó chẳng có ý nghĩa gì đối với bác cả. Bác không biết loại "máy thời gian" là gì nhưng cả quá khứ lẫn tương lai đều vẽ ra trước mắt bác rõ như nhau.
Hỏi: Những gì bác thấy là những thông tin về con người hay là chính con
ng ười đó ạ? Trả lời: Cả thông tin về con người lẫn chính bản thân người đó. Hỏi: Mỗi con người có "mã số", "mật mã" riêng, mà nếu biết được thì có thể
đ oán được "đường đời" của người đó, tức số phận của anh ta hay không? Không trả lời. Hỏi: Tương lai của một người nào đó hiện lên như thế nào – chỉ những sự kiện
chính, hay toàn bộ cuộc đời cứ tuần tự diễn ra trước mắt bác? Tóm lại có
giống như một cuộn phim không?
Trả lời: Bác nhìn thấy cả cuộc đời của một con người giống như một cuốn
phim. Hỏi: Bác có đọc được ý nghĩ không? Trả lời: Có Hỏi: Ngay cả khi ở xa? Trả lời: Khoảng cách chẳng có ý nghĩa gì cả. Hỏi: Bác có đọc được ý nghĩa của những người nói các thứ tiếng khác mà
không biết tiếng Bungari hay không? (Vanga không biết các thứ tiếng khác).
Trả lời: Không có trở ngại nào trong ngôn ngữ cả. Khi bác nghe giọng nói thì
bao giờđó cũng là tiếng Bungari.
Hỏi: Bác có "gọi" được những thông tin bác cần biết trong bất kỳ thời điểm
nào không? Trả lời: Được. Hỏi: Sức mạnh tiên tri của bác có phụ thuộc vào tính nghiêm túc của câu hỏi
đặ t ra hoặc vào sức mạnh tư cách của người đối thoại với bác không? Trả lời: Có, điền đó là quan trọng. Hỏi: Vậy nó có phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ không chỉ của bác mà là cả
tr ạng thái thần kinh của người đến hỏi hay không? Trả lời: Không, không phụ thuộc. Hỏi: Nếu bác nhìn thấy tai hoạ sắp đến với một người, hoặc thậm chí thấy
người đó sắp chết thì bác có thể làm một cái gì đó để tránh tai hoạ được
không? Trả lời: Không, chẳng có ai có thể giúp gì được, kể cả bác. Hỏi: Số phận của một người có phụ thuộc và sức mạnh nội tâm và các khả
n ăng sinh lý không? Có thể tác động tới số phận không? Trả lời: Không thểđược. Mỗi con người phải đi đúng đường riêng của mình? Hỏi: Làm thế nào bác xác định được người đến với bác đang phiền muộn về
điều gì?
Trả lời: Bác nghe có tiếng nói thông báo về người đó, trước mắt bác hiện lên
hình ảnh của người đó, và nguyên nhân của nỗi ưu tư trở nên rõ ràng. Hỏi: Thế bác có cảm giác là khả năng của bác được định từ trên không? Trả lời: Có. Được định bởi những sức mạnh tối cao. Hỏi: Những sức mạnh đó là gì? Không trả lời. Hỏi: Thế tín hiệu từ những sức mạnh tối cao đó thường ở hình thức gì? Trả lời: Thường là giọng nói. Hỏi: Thế bác có nhìn thấy những cái mà bác gọi là sức mạnh tối cao hay
không? Trả lời: Có. Cũng rõ như con người nhìn thấy bóng của mình trong nước. Hỏi: Chúng hình thành từ những đốm sáng trong không khí? Trả lời: Đúng như vậy đấy. Hỏi: Những sức mạnh đó có vật chất hoá được không, mang hình dạng con
ng ười chẳng hạn? Trả lời: Không, không thể. Hỏi: Nếu bác muốn liên lạc với họ, thì bác làm bất kỳ lúc nào được không?
Hay họ mới là bên chủđộng?
Tr ả lời: Thường thì mối liên hệ do họ chủ động. Nhưng bác có thể gọi được. Họở khắp mọi nơi. Hỏi: Người chết mà người ta thường hỏi bác hiện lên trước mắt bác như thế nào? Đó là một hình ảnh xác định hay là một cái gì khác?
Trả lời: Hiện ra hình ảnh thấy được của người chết và nghe thấy được tiếng
nói c ủa người đó. Hỏi: Như vậy là người chết có thể trả lời các câu hỏi. Trả lời: Người đó có thểđặt câu hỏi cũng như trả lời các câu hỏi được đặt ra. Hỏi: Nhân cách của con người có tồn tại sau cái chết thể xác của anh ta hay
không? Trả lời: Có. Hỏi: Nghĩa là bác coi cái chết của con người chỉ là sự ngừng tồn tại của thể
xác anh ta? Trả lời: Đúng thế. Chỉ là cái chết của thể xác. Hỏi: Con người có "tái sinh"sau cái chết thể xác hay không? Vanga không trả lời. Hỏi: Có tồn tại một loại trí tuệ khác hoàn hảo và cao hơn trí tuệ con người
không? Trả lời: Có. Hỏi: Thế cái siêu trí tuệđó có nguồn gốc từđâu? Nó thấm nhuần chỉ khoảng
không c ận Trái đất hay toàn bộ Vũ trụ? Nó đến với chúng ta từ những nền văn minh trong quá khứ bị tuyệt diệt hay từ tương lai? Nó từđâu tới và đang ở đâu?
Trả lời: Trí tuệ khởi đầu và kết thúc trong Vũ trụ. Nó vĩnh cửu và vô hạn, nó là
toàn n ăng. Hỏi: Trên trái đất, đã từng có những nền văn minh lớn, tổ chức cao? Trả lời: Đúng. Hỏi: Có bao nhiêu nền văn minh tất cả, và chúng kết thúc khi nào? Không trả lời. Hỏi: Trong vũ trụ có nền văn minh nào đắt ngang trình độ phát triển với văn
minh Trái đất? Trả lời: Có. Hỏi: Có đúng là có những con tàu vũ trụ có người ngoài hành tinh khác, được
g ọi một cách thô thiển là"đĩa bay"đến thăm Trái đất hay không? Trả lời: Đúng, có. Hỏi: Chúng bay từđâu tới? Trả lời: Từ hành tinh mà những người dân trên đó gọi là–Vaphim. Ít ra là bác
nghe tên nó là như vậy. Đó là hành tinh thứ ba kể từ Trái đất.
H ỏi: Nếu người Trái đất muốn thì có thể giao tiếp với cư dân của hành tinh bí hiểm đó được không? Bằng các phương tiện kỹ thuật hay bằng thần giao cách cảm?
Trả lời: Người trái đất bất lực. Sự giao tiếp là do họ chủđộng tuỳ theo ý muốn
của họ.
Tôi cho r ằng cái đặc biệt nhất trong khả năng Siêu nhiên (mà có thể là tự nhiên?) của Vanga là sự dễ dàng chuyển dịch trong không gian và thời gian của trí não bà: từ quá khứ xa xăm đến tương lai xa tít tắp. …Cạnh làngPrepetrere nằm giữa hai thành phố Xandanxki và Petritri có thung lũng Rupite nổi tiếng ở Bungari nhờ những nguồn nước khoáng của mình. Aùn ngữ phíaTây của nó là một ngọn núi lớn được bao phủ bằng những bụi cây rậm rạp như tấm lông cừu gọi là núi Kojiuc. Ngày trước, dưới chân dãy núi này có một con sông sâu tên là sông Dt.ruma, giờ đây dòng của nó chỉ có nước khi có những trận mưa lớn đổ xuống gây ngập lụt. Còn thường thì lòng sông cạn khô và các dải cát trong đó ánh lên dưới nắng mặt trời. Ởđó có một ngôi nhà nhỏ của Vanga, nơibà sốngnhữngngày tĩnh lặngtrongcáiyên ổn của thiên nhiên không bị con người phá hoại. Bà cũng tiếp khách đến thăm ởđó.
H ằng năm vào ngày 15 tháng 10, ngày mà trên các lịch nhà thờ ghi là ngày thángPitơ, Vanga lại mời khách khứa đến với mình. Những người hàng xóm, bạn bè và người quen đến ngồi chật sau cái bàn ăn khiêm tốn. Mọi người lặng lẽ, không ai thốt lên một lời chúc tụng nào. Vanga kỷ niệm ngày tháng Pitơư? Không đâu. Lý do của cuộc gặp hoàn toàn khác và chẳng ai đoán được cả. Tôi đọc những ghi chép đề năm 1985. Đây là những gì Vanga kể: "Một nghìn năm trước, vào đúng ngày này đã xảy ra một vụ núi lửa phun khủng khiếp. Những dòng nham thạch đã chôn vùi một thành phố to lớn và giàu có. Hàng nghìn người chết trong núi lửa. Những người dân ở đây cao lớn lịch duyệt, vô cùng đẹp đẽ. Họ mặc những bộ quần áo trắng lấp lánh ánh kim loại…Trong thành phố có những nhà hát và thư viện. Công dân của thành phố coi trí thức là cao hơn tất cả, họ rất tôn kính sự thông tuệ. Họ cảm thấy họ không thua kém gì vua chúa. Một dòng sông sâu chảy qua thành phố. Dòng sông của nó trôitrên lòngcát vàng óngánh. Trẻ em mớisinh được rửa tộitrong dòng nước ấy và trở nên khoẻ mạnh, lớn lên thành những thanh niên mạnh mẽ cả thể xác lẫn tinh thần… Cổng thành chính được trang hoàng bằng những con vật đầu sư tử mình rồng bằng vàng – biểu tượng bảo trợ của thành phố. Gần đó vượt lên ba ngọn tháp lớn. Cái vực thẳm nóng bỏng ấy đến bây giờ vẫn còn thở. Hơi thởđó hâm nóng các nguồn nước khoáng. Các vị hãy lắng nghe đi, các vị sẽ nghe thấy tiếng thở dài của những con người đã chết từ xa xưa. Tôi xin được đề nghị các vị khách của tôi: Trong khi đang còn sống, ch! úng ta hãy thấu hiểu lời nguyện lặng lẽ của những người đã đột ngột phải chết giữa lúc cuộc đời đang độ tươi đẹp nhất. Liệu họ có nhất thiết phải chết không? Liệu trong đó có ẩn giấu một thiên mệnh sâu xa nào đó không? Thung lũng Rupite bao giờ cũng thu hút Vanga rất mạnh – bà em của Vanga làLiupka nói– và tôikhông hiểu là cái gì đã thu hút chịấy. Nếu ởđó có một cuộc đối thoại xa xưa nào đó thì chúng ta liệu có liên quan gì? Không nên để cho một thảm hoạ xa xưa ảnh hưởng đến chúng ta. Nhưng nó có một ảnh hưởng đấy, cả tôi và nhiều người khác đều có cảm giác rất nặng nềởđó. Còn Vanga thì nghe thấy những giọng nói mà ở chỗ khác chịấy không nghe thấy được. Chúng làm chịấy xúc động. Chịấy rất tập trung nghe cái giọng nói vọng về từ ngàn xưa. Chịấy còn nói là ngôi nhà của chịấy được cất lên từ chính chỗ thánh đường ngày xưa, nghĩa là một nơi rất tốt.
Em trai tôi là Đimitrơ cũng sẵn sàng góp lời mỗ khi câu chuyện xoay
quanh bác Vanga:
Tôi ch ẳng phải là nhà sử học, cũng chẳng phải là nhà khảo cổ. Nhưng dù vậy tôi thích lục tìm trong các cuốn sách cổ. Thậm chí tôi đã đưa ra một vài giả thiết về một số di tích lịch sử cổ. Tôi thành thật thú nhận là thường thấy rất sung sướng nếu những giảđịnh khiêm tốn của tôi được các cuộc khai quật khẳng định. Tôi đã từng đọc thấy là trong thung lũng Rupite quả thật từng có những thánh đường cổ. Không chỉ các nhà khảo cổ mà cả dân thường cũng tìm được ở đây nhiều mảnh vỡ của các đồ thờ cúng. Tôi thấy hình như kỹ nghệ đồ gốm, nghề thủ công, và khắc gỗ trongthung lũngnày đã đạt tới một trình độ khá cao. Nếu chịu khó một chút thì có thể tìm được trong các đống đổ nát những đồng tiền La Mã. Cuộc sống trong thung lũng từng sôi động. Những kẻ hành hương xa gần lần lượt kéo vềđây để cầu kinh trong những thánh đường sáng sủa và sang trọng cũng nhưđể chữa các vết loét trên thân thể của mình trong dòng nước khoáng của thung lũng. Nhữngngườigià thích kể lạinhữngchuyện họđược nghe từ thưởấu thơ về cách thức hành lễ chữa bệnh bằng nước suối khoáng. Từ chiều, người hành hương đào cật lực một cái hố trong cát. Sáng hôm sau, trong hốđã dâng đầy nước khoáng. Lúc mặt trời mọc, nhất thiết phải là lúc mặt trời mọc, khi những tia nắng đầu tiên lấp lánh trên đỉnh núi Kôguic, người ta múc nước bằng những cái bầu làm bằng vỏ quả bí đã già để khô và dội lên mình. Họ nhìn khuôn mặt trời sáng dịu lúc bình minh cầu chúa ban cho mình sức khoẻ và tinh thần. Họ liệm thần chú, bề ngoài hoàn toàn im lặng. Người ta ! cho rằng những ai thành tâm thì bệnh khỏi rất nhanh. Còn một huyền thoại khác nữa: Em trai tôi tiếp tục "phán". Nó tác động rất mạnh lên tâm lý của tôi, buộc tôi phải dấn thân vào cái mê cung của những giảđịnh lạ kỳ, đưa ra những lời dựđoán ngày càng khó ngờ. Chẳng hạn người ta cho rằng (khi được hỏi người ta là ai và những dựđoán này được đưa ra khi nào, Đimitrơ im lặng đầy ý nghĩa), trên quảng trường thành phố từng có một bức tượng kỵ sĩ khổng lồ. Người kỵ sĩđó không phải là ai khác mà chính là thánh Cônctantin. Bức tượng bị dỡ khỏi bệ khi nhữngngườiIanưtratơđến vùng này. Cá nhân tôithì tôicho rằng đó có thể là tượngthần Hesos của ngườiFraki, bởi chính ởđây, các nhà cổđã phát hiện các tấm đúc có hình vị thần này. Lúc nào đó khoa học sẽ xác định được chắc chắn. Nhưng vấn đề không phải ở chỗ đó. Tôi muốn nói đến những gì liên quan đến bác gái Vanga của tôi. Điều lạ lùng là ở chỗ những lần tiên đoán đầu tiên của bà liên quan đến một kỵ sĩ. Họ "gặp nhau" cỗ giếng, khi Vanga đi lấy nước. Người kỵ sĩđã báo trước cho Vanga những thử thách sắp đến, về cuộc chiến tranh sẽ nổ ra. Chính người đó đã thông báo cho Vanga rằng chính bà sẽ có sứ mệnh trở thành nhà tiên tri để "tiên đoán số phận cho những người sống và lắng nghe giọng nói của người đã chết". Những cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ diễn ra lâu rồi, ba mươi năm về trước. Khi Vanga chuyển đến sống ở thung lũng. Bà không bao giờ muốn chuyển đi nơi khác. Nói chung những người Bungari chúng tôi không thờơ với những huyền thoại mà các kỵ sĩ là nhâ! n vật t! rong đó. Đến tận bây giờ, các nhà khoa học vẫn chưa xác định ai là người đã tạc lên đá bức chân dung giờ có tên gọi là "Kỵ sĩ Mađarơ" và tạc bao giờ. Các chuyên gia đưa ra giả thiết là hình người được tạc trên đá chính là quốc vương Terơven hoặc một chiến binh nào đó vào thời nhà nước Bungari đầu tiên được thành lập. Nhưng tôi cứ suy nghĩ liệu có phải chính người kỵ sĩđã từng đứng giữa quảng trường của thành phố tuyệt vời đã hiện lên với Vanga và thường hiện lên trước một sự kiện quan trọng nào đó xảy ra? Tôi thấy hình như không phải ngẫu nhiên mà bác Vanga đã chọn chính thung lũng Rupite, trong khi ngay gần đó có những nơi phong cảnh đẹp hơn nhiều. Vanga nói rằng ở đây và ngập mình trong nguồn năng lượng Vũ trụ. Dòng năng lượng hút về phía lòng cạn khô của sông Xtruma, bởi ở đó, dưới lòng đất sâu đang chôn chặt một điều bí mật lớn lao mà nếu khám phá được chúng ta sẽ có được chìa khoá đểđọc lại toàn bộ lịch sử cổ xưa của nhân dân Bungari. Tôi không định bàn ở đây về nguồn năng lượng bí ẩn đã thu hút những người hành hương thời xa xưa đến thung lũng và giờđây nuôi dưỡng tài tiên tri của Vanga, nhưng tôi muốn bước lên một diễn đàn thật cao và kêu lên với các viện sĩ, các tiến sĩ khoa học của chúng ta: hãy tới đây, hãy đào cát, hãy phá đá, hãy giải cho được mật mã mà Đấng tối cao đã viết lên trời cao – thứ mẫu tự tinh tú vĩnh hằng, hãy bay bằng đôi cánh của trí tưởng tượng bay bổng được nuôi dưỡng bằng các dự kiện và các vị sẽ khám phá ra, nhất định sẽ khám phá ra bí mật cổ xưa.
Đimitrơ, em trai tôi đã suy luận như vậy đấy
Nhi ều khi chúng tôi hỏi Vanga: Tại sao bác sống chính tại nơi đây trong khi biết bao chỗ tốt đẹp hơn ngay gần cạnh? Tại sao bác lại buộc chặt mình với cái vùng hoang vắng buồn thiu này? Hầu như bao giờ chúng tôi cũng chỉđược nghe câuTrả lời : bí ẩn và khó hiểu đối với người trần mắt thịt đấy. Bác còn phải ởđây trong một thời hạn nữa. Ởđây, bác cảm thấy dễ chịu: năng lượng cuộn chảy từđất qua người bác, và năng lượng từ Vũ trụ truyền xuống theo một chiếc cầu vô hình, bác sống bằng nó, thở bằng nó như một thứ thánh dược. Trước mắt bác bập bùng ngọn lửa địa ngục đã thiêu huỷđất này vào cái ngày xa xưa mịt mùng đó. Ngọn lửa đã nung chảy và biến thành tro bụi tất cả, tất cả những gì không trong sạch đều được ngọn lửa gột rửa khỏi sự bẩn thỉu. Các ngọn núi đang che dấu điều bí mật tẩy rửa bằng ngọn lửa. Chúng đang ở gần đây, bác cảm thấy sự tồn tại của chúng.
Bác ơi, chỉ có bác mới thấy chiếc cầu truyền năng lượng hay cả những
người khác cũng có thể "bước"trên nó?
Ch ỉcó bác và chim chóc. Chẳng lẽ taicác cháu lại khôngnghe thấytiếng đập cánh cửa vô số những đàn chim, tiếng kêu giã từ buồn thảm của chúng độ thu về và những tiếng kêu vui khi xuân đến? Những chỗ như miền đồi núi này thu hút nguồn năng lượng và chim chóc biết cách thu nhận nó, chúng nạp năng lượng vào người. Bởi vì mà chúng bay liên miên từ nơi này sang nơi khác mà không hề mệt mỏi (cuộc nói chuyện năm 1988).
Vanga ít lời, nhưng khi bà cảm thấy hồ hởi thì lúc đó phải mở rộng tai ra
mà nghe bà.
Bác được đặt chính ởđây! – Vanga nói. Những người lầm lạc và những người đánh mất niềm tin sẽđến đây. Họ hướng đến đây giống như chú chim tìm vật định hướng, bác ở đây chỉđể đọc thông điệp của tâm hồn họ. Bác không chỉđọc cái quá khứ và hiện tại mà còn phải chỉđúng hướng cho tương lai. Nhưng bác mệt lắm rồi (Hè năm 1988). Chúng tôi rời chỗ, Vanga lúc đó đã hướng mặt lên trời và lui vào nội tâm không một chút thớ thịt rung động, tóc cũng không đung đưa. Trong phút nhập định, và như hoá đá và một niềm tin kinh sợ sâu xa xâm chiếm những trái tim ngờ nghệch của chúng tôi. Giờ bà đang ởđâu? Có thể là linh hồn bà đang tắm trong nguồn năng lượng vũ trụ hùng mạnh đang trút từ cao xanh xuống mặt đất và bay lên từ mặt đất như những làn hơi nước! Ai mà biết được… Chỉ có bà và chim chóc là biết!
Đành vậy, chúng tôi, hàng cháu chắt, chẳng thể nào hiểu được, còn mẹ
chúng tôi thì nói như thế này:
Đ ã bao nhiêu năm nay mẹ và bác sống cùng nhau! Từ lúc sinh ra, mẹđã bám chặt lấy bác, nhưng lúc nào mẹ cũng tự hỏi: những khả năng của chị ta từ đâu tới? Và những khả năng đó là gì? Mẹ không biết. Chả còn tên gọi nào mà ngườita không gọi bác Vanga của chúngta:nhàtiên tri, mụ thầy bói, bà lang… Đối với mẹ thì bác là nhà tiên tri nhìn thấu cả quá khứ, tương lai và dĩ nhiên là cả hiện tại. Từ lâu mẹđã thôi tìm lời Giải thích: vì mẹ biết điều đó là vô vọng.
M ẹ tôi, một người đàn bà thôn quê bận bịu việc gia đình không có khả năng và thời gian để tìm hiểu khám phá bí mật tâm hồn của chị mình. Nhưng có biết bao nhà khoa học đã đền đây để làm cái việc thú vịđó. Nhưng tất cả họ đều mở to mắt, dang hai tay, nhún vai trước sự bất lực: "Xin lỗi, đây là một phép mầu, một phép mầu không còn nghi ngờ gì nữa". Nhà khoa học Xô viết Mikhaikốp nói – "Tôi không tin là bà ấy nghe thấy giọng nói của mẹ tôi, người đã chết từ 10 năm trước đây. Thế nhưng chỉ có mẹ tôi mới biết những điều mà Vanga nói với tôi. Nghĩa là trên đời có phép mầu?!".
N ữ bác sĩ Liên Xô Z.M chỉ khiêm tốn yêu cầu Vanga kể về những thầy thuốc thời cổ và các phương pháp chữa bệnh của họ. Z.M là một chuyên gia nghiêm túc, kiến thức rộng. Khi Vanga bắt đầu kể với bà tên tuổi các thầy thuốc (những chuyên gia cổ Z.M đều biết tên tuổi của họ), các phương pháp chữa bệnh của họ, Z.M đã ngạc nhiên không tả xiết: Tôi có cảm tưởng Paraxelurơ là bạn của Vanga. Vanga đã kể tỉ mỉ nhưđọc một cuốn sách thú vị cho một nhà sử học Bungari nghe về các sự kiện chính của thế kỷ XII, về các cuộc chiến tranh đã tàn phá đất đai Bungari khi đó, về các anh hùng của các chiến thắng lớn, và về những kểđã nhục nhã rời chiến địa. Nhà sử học và là một nhà chuyên gia lớn về thời kỳ lịch sử thời đó, ông đã không vạch được một sai lầm nào trong những lời kể của Vanga. Hơn thế nữa, ởđây có mộtât sốđiều mà lần đầu tiên ông mới biết.
D ưới đây lại thêm một quan niệm lạ lùng nữa của Vanga về Chúa Trời. Theo bà: Chúa trời giống như một con mắt không bao giờ ngủ. "Chẳng ai trốn nổi trong nhà, không ai trốn nổi dưới bóng cây, không một hành động tốt hay xấu nào mà lại được ghi nhận. Và các vịđừng tưởng rằng các vị có thể tự do làm những gì các vị muốn, chẳng ai tự do trong hành động của mình cả, và tất cảđiều có tiền định" – Vanga nói như vậy.
Vanga th ờơ với những xoay xở trần tục, tất cả những gì trần tục đều nhỏ mọn và vô vịđối với bà. Người đời biết rõ rằng Vanga là một người hoàn toàn không vụ lợi. Nhưng con người là con người. Vanga nhận được quà gởi tặng từ khắp nơi trên thế giới, chỉ có đều Vanga không cần chúng. Vanga thờ ơ với vinh quang và các món quà tặng. Đối với Vanga thì một cậu bé nhà nghèo ở TriềuTiên và nhà tỉ phú ởẢ Rập cũng như nhau. …Một lần sau cơn mưa, một cầu vồng hiện ra trên bầu trời. Nó ngay sát gần, toả sắc rực rỡ. Tôi có cảm nghĩ nhưđó là chiếc cầu kỳ diệu vắt qua sông nhỏ của chúng tôi. Nó như mời chào người ta đến với đất nước đầy phép lạ nằm bên kia sông, sau ngọn núi Kôjiuc. Tôi đang say sưa ngồi ngắm cầu vồng trên thềm nhà Vanga thì bỗng tiếng bà vang lên ngay sau lưng: – Cầm lấy cái ghế nhỏ và đitheo bác. Chúngta sẽ ra bãi cỏ. Bác muốn đi dưới cầu vồng. Nó thấp đến mức chúngta phảikhom người xuống. Cầu vồng là cái đáng để cúimình, phải không con?
Bà nhìn thấy cầu vồng bằng tâm hồn cũng rõ ràng như người khác thấy
b ằng mắt thường. Tôi hỏi Vanga: – Bác ơi, đối với bác thì cầu vồng là gì? Là biểu tượng của cái đẹp, là một bó hoa rực rỡ chỉ nở trên bầu trời? Vanga trả lời: – Cầu vồng chỉ là một lời nhắc nhở. Lời nhắc nhở về nạn đại hồng thuỷ.
Cháu đã đọc trong sách rằng vì phạm tội con người đã phải chịu sự trừng phạt: Trời mưa bốn mươingày liền. Nước ngập tràn mặt đất, nhấn chìm mọisinh vật. Chỉ có Nôe là còn sống trên chứa tất cả các sinh vật mỗi loại một đôi. Nôe đang chiến đấu một cách tuyệt vọng với các ngọn sóng lớn thì bỗng trên trời hiện ra một chiếc cầu vồng. Dưới chiếc cầu vồng đó là những ngọn núi lấp lánh ánh tuyết, từđó có một con bồ câu mỏ ngậm cành ôliu bay ra. Đó chính là hiệu truyền của đấng TốiCao: Người đã được cứu thoát bởi người có đức tin.
– Nhưng thưa bác, đó là huyền thoại của kinh thánh. Còn chính bác thì
thế nào về cầu vồng?
– Ồ, cháu yêu, bác không thể kể cho cháu điều gì khác. Cháu nói là huyền thoại? Huyền thoại từđâu ra? Con thuyền Nôe nằm ngay cạnh nhà bác. Chỉ cần bước một chục bước chân là bác có thể chạm tay vào cái mạn ấm áp, mịn màng của nó. Tôi còn nhớ một trường hợp như thế này. Mỗi buổi sáng, có tiếng gõ cửa rụt rè vang lên. Tôi thấy một người đàn bà ăn mặc khiêm nhường và một đám người đi cùng, ai nấy đều mệt mỏi. Có cả một vị tu sĩ và một bà lão lưng còng đi cùng. Vanga ra gặp họ. Lúc đó trời còn sớm lắm, những tia sáng mặt trời chỉ soi tỏ khuôn mặt thư tĩnh, giống như cái mặt nạ của Vanga. Bà nói với người tu sĩ bằng một giọng không to nhưng rất tự tin:
– Ng ười chẳng cần phải đi xa như thế. – Mẹ của tôi đau nặng. Tôi chỉ còn hy vọng vào bà. – Đau ư ? Người tu sĩ, mẹ của người là nhà thờ. Người cần phải sống và
làm việc cho nhà thờ. Người phát nguyện trước Thánh mẫu nhà thờ rằng người
đã chết với thế giới bên ngoài.
Vị tu sĩ còn rất trẻ ngượng ngùng đỏ mặt lên. Lặng lẽ một phút, ông ta
tiếp tục bằng một giọng rất nhỏ:
– Tôi d ẫn đi cùng một người bà con. Cô ấy còn rất trẻ nhưng đã muốn vào sống trong tu viện và trở thành nữ tu sĩ. Tôi không biết phải khuyên cô ấy như thế nào.
–Thôi đi, Vanga nói – người bà con của người chẳng phải là trẻ lắm. Cô
ta đã có gia đình.
– Vâng, vị tu sĩ xác nhận – Cô ấy có chồng và hai con gái. Tai hoạở chỗ
cô ta xung khắc với chồng.
– Ra th ế, người mẹ ném con phó mặc cho số phận còn tự mình thì ẩn vào sau cánh cửa tu viện. Cô ta sẽ không trốn khỏi đi đâu được. Ởđâu cô ta cũng sẽ thấy đôi mắt trẻ con đẫm nước, nước mắt con trẻ sẽđốt cháy người mẹ vô tâm. Thôi vềđi, các ngươi chẳng cần phải đi xa như thế. Vanga có thể "đọc" thấy tất cả cuộc đời một con người: từ khi sinh đến khi tử. Và cũng giống như bà nhìn thấy những sợi chỉ bện thành bức tranh bất kỳ hành vi nào của con người. Để minh hoạ, tôi xin kể lại một chuyện nhỏ liên quan đến một vụ trộm. Các nhà phục chếđang làm việc trong một nhà thờ cổ. Họ là những người có văn hoá và có học. Aingờ họ có thể làm một việc tồi tệ là ăn cắp bức tranh Thánh. Và họ làm khôn khéo đến mức chẳng ai ngờ cho họ cả. Người ta lùng tìm bọn ăn trộm khắp nơi, còn các nhà phục chế thì vẫn ung dung tô điểm lại nhà thờ. Chỉ khi việc điều tra hoàn toàn thất bại người ta mới tìm đến sự giúp đỡ của Vanga. Bà lập tức nói ngay kẻ trộm là ai, liệt kê tất cả những gì chúng đánh cắp. Bà còn giải trình tất cả diễn biến của vụ trộm và phân tích nguyên nhân khiến cuộc điều tra đi vào ngõ cụt. "Các nhà văn hoá" đã kinh hoàng thú nhận những việc mình đã làm. Nhưng toà án đã nương tay trước lời khẩn cầu đẫm nước mắt của họ. Và thêm một chuyện tương tự như vậy nữa. Một ônggià muốn dành dụm những đồng vàng cuối cùng của mình để phòng khi đau yếu và việc tử. Vì có những đứa cháu tinh quái, ông quyết định bỏ những đồng tiền vàng vào một cái túi vải và nhét vào giữa ruột gối. Nhưng một hôm, ông ! phát hiện thấy ruột gối bị xổ tung ra, túi tiền vàng đã bị mất. Nghi cho một người hàng xóm, ông quyết định viết đơn kiện. Nhưng trên đường tới toà án, ông bỗng nảy ra ý rẽ vào nhà Vanga. Nghe chuyện, Vanga nói: – Hãy về nhà đi. Cạnh cửa kho nhà ông có một cái ống đựng lúa mạch cho lừa. Ông lần kỹ trong đó sẽ tìm được cái bị mất. Lần sau thì đừng có vội vàng đi kiện người vô tội.
Mờ sánghôm sau, ông lão đã đập cửa Vanga và gọi ầm lên:
– C ảm ơn bà, bà đã cứu tôi khỏi một lỗi lầm nhục nhã. Chính mấy đứa cháu mất dạy của tôi chúng đánh cắp. Chẳng hiểu ở trường người ta dạy chúng những gì! Đối với Vanga, gia đình là một cái gì đó rất thiêng liêng. Nếu có những đôi vợ chồng bất hoà đến nhờ, Vanga giải thích:Tác hại của những trận cãi vã và làm cho họ tin rằng nguyên nhân của những nỗi bất hoà có thể khắc phục được. Vanga luôn luôn đưa ra lời phán quyết mang tính quyết định, đôi khi rất đỗi nặng nềđối với đối tượng. Bà không sợ ai giận mình. Bà không vạch trần tội lỗi như toà án làm mà chỉ nói lên sự thật phũ phàng. Cái quyền như thế được trao cho bà. Ai trao? Tôi không biết. Tôi chỉ biết là bà không có kẻ thù. Cũng chẳng có ai giận Vanga. Ít nhất thì tôi cũng chưa từng gặp người như vậy. Còn một truyện thuộc về dạng trinh thám nhưng mà vui. Một lần ở Rupite có kẻ nào đó ăn cắp áo dài của Vanga. Đó là một cái áo dài nhưng rất đẹp và hợp với bà. Phát hiện thấy việc mất cắp, Vanga không nao núng. Không sao, kẻ bất hạnh ấy đang vui sướng với việc đánh cắp nhưng sau đó sẽ bị dằn vặt bởi nỗi hổ thẹn. Đừng có đóng cửa tủ nhé, chiếc áo sẽđược trả lại thôi.
Một tuần sau, chiếc áo đã được treo lại, Vanga chỉ mỉm cười vẻ bí hiểm.
Giá nh ư Vanga sáng mắt! Thung lũng Rupite mới đẹp làm sao vào buổi ban mai. Những bóng mây trắng bồng bềnh trên nền trời kim cương, những bông hoa dịu dàng toả hương chào ngày mới, những bầy én dùng đôi cánh nhẹ của mình vẽ lên trời xanh… Buổi sáng là bữa tiệc cho con mắt. Nhưng Vanga thấy một cáikhác: Sự suy niệm. Tôikhôngrõ sắc màu nào vẽ ra trước mắt bà khi bà chìm đắm trong suy tư. Bỗng nhiên đôi mắt không lòng đen của bà mở rộng ra như cánh cửa sổ rộng đón ánh mặt trời, và bà nhìn, đúng, bà nhìn và thấy một cái gì đó rất lạ lùng và bí ẩn. Vài phút trôi qua, ánh sáng ấy tắt, gương mặt Vanga vừa mới sống động đây thôi, như xỉu đi và trở lại như một chiếc mặt nạ.
Đ ôi khi chúng tôi ngồi trên bậc thềm nói chuyện linh tinh, ý nghĩ chuyển lung tung từ việc này qua việc khác, và bỗng Vanga thiếp đi. Một lần, tôi đọc cho bà nghe một tác phẩm văn học có các nhân vật và cốt truyện hấp dẫn, Vanga chăm chú nghe. Tôi hứng khởi đọc rất diễn cảm, giọng lên bỗng xuống trầm. Bỗng tôi thấy những cố gắng của mình là vô ích: Vanga đangngủ. Ngán ngẩm, tôi ngừng đọc, nhưng Vanga lập tức mở mắt ra và nói: "Đọc tiếp đi. Bác có ngủ đâu. Bác chỉ muốn biết thực tế con người cái thời mô tả trong tiểu thuyết sống như thế nào". "Vậy bác thấy thế nào ạ?"–Tôi hỏi: " Bác phải làm cháu thất vọng đấy. Nữ nhân vật chính trong sách không có thật. Bác lấy làm tiếc, sách viết rất hay, bác cũng thích cuốn sách này như cháu. Bác vừa quay trở lại những năm tháng xảy ra những sự kiện mô tả trong cuốn sách này. Tiếc là tất cảđều không đúng sự thật!". Ngọn gió nhẹấm áp đưa hương thơm tới, những bông hao thược dược vàng ánh lên rực rỡ. Vanga tiến sát mép bồn hoa, vươn người về phía những bông hoa. Môi của bà hé mở, bà thì thầm gì đó như nói chuyện với một người bạn tâm tình:
–Bác nói gì đó? Và với ai?
–Cháu không th ấy bác nói với ai ư. Với những bông hoa đấy. Bông thiến trúc quỳ vừa nói với bác: Tôi là phương thuốc chữa suy nhược thần kinh tốt nhất. Buồn cười thật, bác đã biết tỏng điều đó từ lâu rồi.
Thật đáng ngạc nhiên cái cách Vanga thú nhận và tái tạo thông tin. Tôi
bi ết là không một ai có thể giải thích được nó. Tôi đành hỏi thẳng Vanga: –Bác ơi, bác nhìn như thế nào? –Cháu ạ, tất cả cứ tự diễn ra một cách đơn giản. Một người đã đến trong
cu ộc đời bác và thế là cuộc sống của người đó ùa vào cuối đời bác với tất cả niềm vui sướng và khổđau. Trong óc bác mở ra cánh cửa sổ qua đó bác quan sát cuộc sống vị khách của mình. Người ấy nói hay không, không quan trọng. Thậm chí im lặng còn tốt hơn. Bởi vì những đoạn bức tranh cuộc đời người đó mà bác mà bác thấy đi kèm lời kể tỉ mỉ, bác nghe rất rõ những lời mà cháu và những người khác không nghe được.
– Để kể về cuộc đời rất nhiều thời gian. –Đúng thế, nhưng sự kiện chính chẳng phải là nhiều lắm. –Bác thử lấy một vài thí dụ thú vịđi. –Nếu cháu muốn cháu hãy ghi lại chuyện xảy ra với người đàn bàTrung
Hoa tên là Xun. Cô ấy là một hoạ sĩ học tại Xôphia và lấy chồng người Bungari. Năm 1971, cô ấy đến gặp bác. Khi ấy, bác nói với Xun: "Cô hãy trở về với đồng bào của mình, cô sẽ trở thành một người nổi tiếng và được kính trọng. Tôi nhìn thấy đất nước của cô, quê hương cô, những cánh đồng lai láng nước, những nhánh mạ non, những ngôi nhà nhỏ, con người ởđó làm việc rất nhiều nhưng họ nghèo quá, đến cáigiày đểđi cũngkhông có, phải đi những đôi guốc gỗ. Vậy mà đất nước lại đẹp như tranh nhờ bàn tay lao động không mệt mỏi của con người". Cháu có hiểu không. Sau đó Xun trở về tổ quốc, nghiên cứu kỹ thuật châm cứu và đạt được nhữngthành tích đángngạc nhiên. Cô ấy đã chữa khỏi cho nhiều người. Cô ấy thỉnh thoảng lại đến thăm Bungari. Giờđây, bác đã nhìn thấy cô ấy. Cô ấy rất nổi tiếng ở Trung Quốc và rất hạnh phúc. Trong số những người nổi tiếng tầm cỡ thế giới đến gặp Vanga có cả các hoạ sĩ. Một lần, Xviatoxlap Reric (sinh năm1904, hoạ sĩ người Nga sống và làm việc tại Ấn Độ) đến đây nhân chuyến đi từẤn Độ sang Hà Lan. Ông im lặngngồi đối diện với Vanga, còn bác tôi nói bằng giọng đều đều vô cảm. Bác nhìn thấy (tôi cố ý không đểđộng từ này trong ngoặc kép) phòng làm việc của Reric, nhìn thấy chiếc lọ hoa sứ rất đẹp có cắm một bông hoa màu trắng hệt như biểu tượng vẻđẹp của thiên sứ. Vanga nói: "Đó là vật trang sức tâm hồn đẹp nhất trong nhà anh. Màu trắng của nó ánh lên sắc tuyết Tây Tạng và Hy mã Lạp Sơn. Chính từ Tây Tạng đã bắt đầu lịch sử về loài người. Cần phải tìm cội rễ của l! oài người ở chính Tây Tạng. Bố của anh* – Vanga tiếp tục nói với Reric, – không chỉ là một nhà danh hoạ mà còn là một nhà tiên tri. Tất cả các tranh của ông đều là sự tiên tri. Chúng được mã hoá. Anh phảitiếp tục sự nghiệp của cha anh. Đã có tiền định như thế".
Tôi nhớ rõ là Reric đã ra khỏi nhà chúng tôi trong tâm trạng đâm chiêu,
mặt ông như có đám mây đen che phủ.
Vanga dễ dàng chuyển qua những khung cảnh hoàn toàn khác, "tham
quan" các nước trước đó bà chưa hề nghe tên.
Vanga ch ẳng phải khó nhọc gì đểđang trong trạng thái hiện tại và nói chuyện với người đến thăm đột nhiên chuyển về quá khứ trong vòng một giây. Chẳng hạn, chẳng vì một nguyên cớ gì, đột nhiên bà nói với một người giữa câu chuyện rằng trong gia đình người đó có biệt danh "ngườiThổ". Vị khách chưa từng biết điều đó và mỉm cười hoài nghi. Nhưng chẳng bao lâu, ông ta quay lại kể rằng trong thời gian đại chiến, một ông chú của ông ta bắt quả tang vợ mình ngoại tình với một người hàng xóm và đã cắt cổ mụ ta vì ghen. Từđó, ông ta được đặt biệt danh là "ngườiThổ".
N ăm 1944, một người nông dân nghe tin con trai mình bị bọn Đức giết ở Makêđôn. Ông ta đi tìm mộ con mấy lần và đã đào bảy ngôi mộ nhưng đều không phải là mộ con ông ta. Người cha đau khổđền kể với Vanga. Bà nói rằng ngôi mộ cần tìm nằm trên bờ sông, bên cạnh một lùm cây lớn. Khi khai quật ngôi mộđó, người ta moi từ áo người chết giấy tờ của đúng con trai người nông dân.
Chàng trai tr ẻĐ.G bị một vết đứt trong hiệu cắt tóc và bị nhiễm trùng rất nặng. Chẳng có thuốc nào làm bệnh tình thuyên giảm cả. Chàng trai tội nghiệp đền nhờ Vanga. Bà không buồn nghe lời Giải thích : mà bảo chàng trai lấy một ít phù sa nhào với tỷ lệ muối ăn, ban đêm đắp hỗn hợp đó lên vết nhiễm trùng. Chỉ một ngày sau vết đau đã xẹp và bắt đầu khô, ít lâu khỏi hẳn. Một người bệnh khác, các bác sĩkhôngtàinào chuẩn đoán được bệnh tình. Vanga nói rằng anh ta có một chỗđau trong cơ hoành và khuyên nên đi Đức để chữa bệnh ở vùng nước nóng. Một thời gian sau, người đó khỏi bệnh trở về.
M ột sĩ quan ra trận được Vanga dặn là không được cưỡi ngựa để xung phong. Trong một trận đánh, do quá kích động, anh ta quên mất lời dặn của bà. Con ngựa anh ta cưỡi bị trúng mảnh đạn chết tươi, còn bản thân anh ta cũng bị thương nặng đến tàn phế.
N ăm 1979, diễn viên Liên Xô nổi tiếng Vichiaxlap Chikhônộpp đến thăm, Vanga dặn em gái: " Cứđể cho anh ta đứng đợi ngoài đường. Tôi còn phải chờ nhận được tín hiệu mới có thể tiếp được anh ta". Chính vào thời điểm đó, Chikhônôp bước qua cửa. Vanga giận dữ Hỏi: "Tại sao anh không thực hiện mong muốn cuối cùng của người bạn tốt nhất của anh là Iuri Gagarin?" Chikhônôp không hiểu nên làm thinh. Vanga nói tiếp: Khi Gagarin chuẩn bị bay chuyến bay thử nghiệm cuối cùng, anh ấy có đến từ biệt anh và mỉm cười vui vẻ nói: "Tôi muốn tặng anh một món quà nhưng không còn thời gian để làm điều đó nữa rồi. Anh hãy mua cho mình một cái đồng hồ báo thức và đặt nó lên bàn – Đó sẽ là kỷ niệm về tôi". Nghe đến đây, Chikhônôp suýt ngất xỉu đi, người ta phải cho ông uống thuốc an thần. Khi tỉnh táo lại, ông nói rằng quả đúng Gagarin có nói như vậy, nhưng ông đã quên vì quá kinh hoàng trước cái chết của nhà du hành vũ trụ.
Vanga lập tức nói thêm: "Gagarin không chết! Anh ta bị bắt". Nhưng bị
bắt như thế nào, tại sao và bị bắt đưa đi đâu thì bà không chịu nói.
Vanga nói v ới nhà văn trinh thám nổi tiếng Iulia Xêmêônốp: " Anh phải cố gắng suy nghĩ và bổ sung thêm vài tập nữa vào bộ phim (bà ngụ ý bộ phim "Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân" đang rất nổi tiếng lúc đó). Nhưng đừng có vội, anh còn đang rỗng túi cho các tập phim trước đó. Trước tiên, anh hãy đến Tây Ban Nha, tìm ởđó một người tên là Vlađimia. Anh ta sẽ kể cho anh nghe nhiều điều thú vị*. Còn ý đồ sáng tác của anh định kết thúc tiểu thuyết bằng cái chết của nữ nhân vật Anh nên để cho nữ nhân vật sống thì cuốn sách thật hơn. Nhiều năm trước đây, một nhà danh hoạđến thăm Vanga. Họ nói chuyện rất lâu với nhau. Lúc chia tay, hoạ sĩ tặng Vanga bức tranh "Chúa Giêsu và các tông đồ giữa cánh đồng rộng". Cho đến bây giờ, bức tranh này vẫn là vật trang trí duy nhất trong nhà Vanga. Vanga nói với hoạ sĩ: " Anh lao động rất nhiều nhưng vẫn nghèo. Anh chẳng có gì cả. Anh hãy giữ lấy tính cao thượng, sự vững vàng trong cuộc sống, lòng tin vào sứ mệnh của mình. Anh sẽ phải gặp phải những khó khăn lớn lao, và rồi anh sẽ lên đường hoàn toàn đơn độc". Ít lâu sau, Vanga lạitiếp chính cha mẹ của cô gái đã lấy người hoạ sĩđó làm chồng. Họ không tán thành cuộc hôn nhân này. Vanga nghiêm khắc phê phán:
" Đúng, con gái các vị lấy người hoạ sĩ mà các vị ghét. Nhưng mặc dù anh ta nghèo nhưng anh ta trung thực. Các vị sẽ không giành lại được con gái đâu vì giữa cô ấy và chồngcó tình yêu liên kết". Nhưng rồi bố mẹ cô gái đã tìm mọi cách phá và cuối cùng làm tan vỡ gia đình của con gái. Hai đứa trẻ rơi vào cảnh bơ vơ. Nhà hoạ sĩtuyệt vọngvà cô đơn đã rời bỏ ngôinhà, rời bỏ Tổ quốc mình. Cha mẹ người vợ mừng thắng lợi của mình. Ít lâu sau con gái họ bị chết trong một tai nạn giao thông: Lời tiên đoán của Vanga đã nghiệm.
Những chuyện tương tự như thế có rất nhiều. Sức thuyết phục chúng ta
là ở chỗ tất cả chúng đều đúng trên thực tế.
Ch ẳng hạn, một người đàn bà dân thành phố Môgrêan đã đi vòng quanh thế giới để tìm một thầy thuốc giúp bà ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Bọn tội phạm đã giết chết chồng bà ta và bắt đi đứa con trai duy nhất. Kẻ giết người đã bị bắt nhưng đứa bé biến mất không còn một dấu vết. Ít lâu sau cảnh sát thông báo cho người mẹđau khổ biết rằng di hài của con bà ta đã được tìm thấy dưới đáy hố. Người đàn bà bắt đầu lang thang khắp thế giới tìm người có thể lập lại sự yên tĩnh trong tâm hồn và một hôm dừng lại trước cửa nhà Vanga, đó là vào mùa hè năm 1987.
–Đúng là cô rất đau khổ, – Vanga nói. –Nhưng hãy trả lời tôi cho thật:
Đó không phải là đứa con do cô đẻ ra, đúng không?
–V ậy thì nghe đây, – Vanga tiếp, –thằng bé còn sống, người ta đã đưa nó qua khỏi nước Úc. Giờđây nó đang sống và đi học ở một thành phố lớn. "Cha mẹ mới" của nó đang tìm mọi cách để nó quên cô đi. Nhưng cô sắp nhận được tin tức của nó rồi đấy. Đến tháng tư sang năm, cô sẽđược rõ mọi chuyện về nó. Mẹ con cô còn gặp nhiều thử thách nữa khi gặp lại nhau. Phần tiếp theo câu chuyện buồn thảm này như sau: Bọn giếtngười bịđưa ra trước toà xử, một tên trongchúngthú nhận rằngcó bắt cóc đứa trẻ, nhưngnó không chết mà hiện được nuôi trong một gia đình giàu có, danh giá. Phần kết lời tiên đoán của Vanga thì còn phải chờ xem.
M ột thầy giáo dạy vẽ nghèo ở Petritơđược Vanga tiên đoán là khi về già sẽ trở nên nổi tiếng và giàu có. Mấy năm sau, ông ta quả trúng giải xổ sốđộc đắc được hai 20 nghìn Iêva, sau đó lại thắng thêm 10 nghìn lêva nữa. Ông ta có điều kiện chuyên tâm vào vẽ và đạt được một số thành công. Người ta bắt đầu quan tâm đến tranh của ông ta, thậm chí một số tranh còn có người mua.
Các v ị không thấy đó thôi – Vanga nói – cạnh tôi có một người đàn bà người cao và rất đẹp mặt bộ quần áo trắng pha xanh da trời. Mỗi khi có ai đó đến, những bức tranh trong cuộc đời của người đó lập tức hiện lên trong tâm trí tôi, còn người đàn bà luôn ở cạnh tôinói những điều cần thiết, tôinghe được và nói lại cho mọi người. Vanga có đọc được ý nghĩ không? Có. Vanga thường nói cho khách biết điều họ vừa nghĩ xong hoặc một giờ trước, hoặc còn lâu hơn nữa. Bà đọc được cả nhữngý nghĩở khoảngcách xa. Và cũng dễ dàng đọc được ý nghĩ của người nước ngoài mà ngôn ngữ của họ bà không hề biết. Không phụ thuộc vào việc người ở cạnh bà là người Anh hay người Tàu, giọng nói bà nghe được luôn luôn là giọng Bungari.
Một lần, bà kể:
–M ới đây, một người Rumani có con trai chết đuối ở sông Đunai. Người cha đau khổ cứ nghĩ rằng con mình bị một thằng bé độc ác dìm chết và ý nghĩ đó làm ông ta đứng ngồi không yên. Nhưng bá nhìn và kể lại sự việc cho ông ta. Con trai ông ta không biết bơi. Xuống nước, nó bị rối trong đám rong hoảng lên vùng vẫy loạn xạ và cuối cùng sặc nước. Chẳng ai có lỗi trong cái chết của nó cả. Bà nhìn thấy rõ chỗ xảy ra sự việc và kể lại hết với ôngta. Trong số các câu hỏi mà những người đến gặp Vanga đưa ra, có một số câu hỏi thường hay lặp đi lặp lại. Chẳng hạn, những người đến từ những nơi khác nhau thường hỏi bà đã nhìn thấy những tai hoạ trong đời người khác, vậy thì bà có thể ngăn chặn được tai hoạ?. "Không – Vanga nói – Cái đó ngoài khả năng của tôi. Chẳng ai vượt qua được số phận cả. Cuộc đời một con người được định trước một cách chặt chẽ".
M ột lần, một thanh niên đến gặp Vanaga. Họ thì thầm nói chuyện với nhau rất lâu. Khichia tay, Vanga như chợt nhớ ra điều gì đó quan trọng, nói với anh ta: "Tôi đợi cậu vào ngày 15 tháng năm nhé. Nhưng phải nói là cậu sẽ không đến được đâu". Và đúng là ngày 15 tháng năm, người thanh niên đó có một người bạn nhờđến phụ giúp việc làm nhà nên không thể từ chối được. Anh ta quyết định, ngày 17 tháng mới đến gặp Vanga. Nhưng chính trong cái ngày định mệnh ấy, anh ta bị xe lửa cán phải. Vanga ngồi đợi ở nhà, căng thẳng đợi anh ta, và nhìn thấy rõ tai nạn xảy ra nhưng chẳng thể giúp gì được cả!
Trong các ghi chép, tôi ghi không chỉ lời Vanga mà cả lời kể của mẹ tôi
là bà Liupka nữa. Sau đây là một chuyện do mẹ tôi kể:
–B ố chồng tôi là một nhà giáo và là một hoạ sĩ tự học, một cây vĩ cầm trong gia đình. Ông muốn vẽ một bức chân dung Vanga và chịấy đồng ý ngồi làm mẫu cho ông vẽ. Trong những giờ vẽ dài đằng đẵng , Vanga ngồi im và chỉ hai hoặc ba lần nói câu sau đây: "Bác Bôrít ạ, dù có sao thì bác cũng đừng bán cái nhà dưới và cây vĩ cầm đi".
B ố chồng tôi rất để ý đến lời khuyên này vì lúc này ông đã có ý định bán cây vĩ cầm đi để giành toàn bộ thời gian cho hoạ. Ý nghĩa lời nói của Vanga mãi đến mười năm sau mới được sự việc sau đây làm rõ. Ngôi nhà của chúng tôi đổ nát. Một hôm nó đổụp xuống. Lúc đó, bố chồng tôi đang ngồi trầm tư kéo vài giai điệu bằng chiếc vĩ cầm. Không hiểu sao ông hoàn toàn lành lặn chỉ bị một mẻ hoàng hồn. Dãy nhà dưới may mà không bịđổ và chúng tôi ở tạm dưới đó một thời gian cho đến khi xây được nhà mới. Trong số những người đến thăm Vanga có một người Bungari lưu vong sang Áo đã lâu. Ông ta phát đạt, kiếm được cô vợ giầu, sống rất sung túc. Ông ta tự kể ra điều đó với Vanga lúc đó im lặng và cuối cùng ông ta nói thêm: "Mọi việc của tôi đều tốt đẹp cả, chỉ phải cái tôi buồn nhớđất nước quá". Ông ta nói như thế trong khi mỗi năm đều về nước tham dự lễ hội mùa gặt. Vanga nói với ông ta rằng theo truyền khẩu thì vào đầu của lễ hội cần phải mua một con cừu non cắt tiết để tế thần rồi làm món Kurban để cúng. Vanga nói: "Chính ông là người cần phải mua và cắt tiết con cừu nếu không sẽ có tai hoạđấy!" Khônghiểu tại sao, người đó khôngmua con cừu để làm lễ tế. Lễ hộitrôi qua vui vẻ nhưng người khách từ Áo ấy đột ngột từ trần và được chôn cất trên đất Bungari để làm dịu đi nỗi buồn cố hương. Có lần Vanga nói với những người thân trong gia đình: "Tôi có mặt ở tất cả các điểm nóng của hành tinh, nhìn thấy các cuộc xung đột vũ trang. Là chứng nhân của các đổ máu khủng khiếp, tôi nhìn thấy trước các t! ai hoạ thiên nhiên. Ban đêm các vì sao ngủ , còn tôi thì giở lại từng trang lịch sử tồn tại của nhân loại và đồng cảm với bi kịch của rất nhiều người.
Mẹ tôi kể lại một chuyện thế này:
–Nhi ều năm trước đây, mà chính xác là ngày1 tháng 11 năm 1950. Mấy người đàn bà hàng xóm rủ mẹ chồng tôi đền thư viện Rilơ, Vanga cùng đi. Chị ấy rất muốn dự lễThánh Ivan trong tu viện này. Bổi lễ rất long trọng và rất dài. Đến gần cuối, Vanga bỗng lộ vẻ lo lắng, tai dỏng lên nghengóng cái gì đó. Một lát sau, bà rỉ tai nhữngngười đứng gần cạnh là phải lập tức rời khỏi tu viện đi nơi khác. Nhưng không ai chịu rời buổi lễ cả. Vanga ra về một mình. Sau đó một đám mây đen nặng trĩu kéo vào thung lũng Rilơ, những tia sét chói loà, một cây cổ thụ bị sét đánh trúng. Hệt như ngày tận thế ! Nước từ trên trời trút xuốngnhư thác. SôngRilơđầy ắp nước. Dòng lũ cuốn theo cảđá, cả nhữngcây bị nhổ bật rễ. Nhiều nhà cửa, làng mạc bị nhấn chìm. Một số người bị nước cuốn biệt tăm hệt mất cọng cỏ bị lưỡi bò liếm. Mẹ chồng tôi thoát chết. Bà vềđến nhà người ướt sũng và run như cầy sấy. Sau đó, bà ốm rất lâu. …Như một cuốn phim dài, cuộc đời của một con người hiện ra trước Vanga – từ khi sinh đến khi chết. Dĩ nhiên bà cũng không hiểu tại sao lại như vậy. Cứ một con người đến bà lại như nhận được một cuốn giấy trên đó có một thứ mẫu tự mà chỉ một mình bà thấy kể lại cuộc đời và số phận của người ấy. Và điều ấy hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn cá nhân của Vanga hoặc của người kia. Cứ như toàn bộ số phận người đó đã được "chương trình hoá" và cái "chương trình" ấy được trao cho Vanga.
M ột lần người ta đưa một cô gái trẻđến gặp Vanga. Cô gái rất yếu, mắt không mở nổi nữa. Chúng cứ tự động khép lại, Vanga không hỏi han gì mà phán ngay những điều khủng khiếp: Vô phương cứu chữa rồi, chẳng bao lâu nữa cô gái sẽ chết.
B ố mẹ cô gái vừa khóc vừa đưa con gái của mình đi, còn Vanga ngồi hai tay bất lực buông xuôi. Chứng kiến cảnh đó, tôi nghĩ thật bất hạnh khi biết rõ một kết cục bi thảm mà không thể làm gì, giúp gì được.
Trongnhững ghi chép của tôicó cả những lời kể của nhữngngườibà con
khác. Em gái tôi, Anna, một bác sĩ nhớ lại:
–T ừ bé tôi sống trong "vùng ảnh hưởng" của Vanga. Tôi nhớ rõ là khoa học không công nhận khả năng đặc biệt của Vanga. Chẳng còn gì mà người ta không đặt cho Vanga: "kẻ bịp bợm, kẻ lừa đảo ranh ma có cả một đám người đồng loã chuyên đi điều tra trước những điều cần thiết về khách hàng", người ta gọi bác là "mụ thầy bói chuyên luyện ma thuật" v. v…Khi tôi còn bé, đám trẻ con hàng xóm rủa rằng tôi là cháu của mụ thầy bói. Nhưng Vanga luôn bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu ấy. Và những kẻ thóc mách nhất cũng chẳng kết tội chúng tôi được. Chúng tôi sống trong đối nghèo, đến quần áo lễ hội cũngkhôngcó. Vanga khôngbao giờ lấytiền công củaai cả. Nghĩa là những lời đàm tiếu chỉ xuất phát từ sự ghen tức mà thôi. Ngày tháng kế tiếp nhau trôi, hết người này đến người khác đến gặp bác tôi. Bà chẳng từ chốiai hết. Rồi đến ngày người đại diện của nền y học chính thống – Tiến sĩ Gheocghi Lôdanôp xuất hiện trong nhà chúng tôi. Ông là một người rất nhạy cảm, dễ thương và quan tâm đến người khác. Lôdanôp đã trở thành người thân trong gia đình chúng tôi. Ông thu thập các dữ kiện. Ông cùng các đồng sự nghiên cứu "hiện tượng Vanga" trên cơ sở khoa học. Chính từ ông đã xuất hiện thuật ngữ "hiện tượng Vanga" mà giờđây đã trở nên phổ biến. Là một bác sĩ, tôi nhìn nhận những gì diễn ra một cách hoài nghi. Y học chính thống dạy chúng tôi rằng hoàn toàn có thể khám phá những bí mật của thế giới tâm lý con người. Thậm chí về mặt lý thuyết cũng không có một cái gì đó trong tâm lý con người mà không thể khám phá. Nhưng Vanga "b�! � hiểm" đã làm lung lay "quan điểm duy vật" của tôi. Tôi không hiểu tại sao mặc dù không biết nghề y, bác tôi lại có thể chuẩn đoán một cách cực kỳ chính xác, và tại sao bác lại đoán trước được số phận? Những gì bác đoán trước, sau đó đều chính xác đến tuyệt đối. Và tôi đã đi đến kết luận sau đây:"Chúngta, nhữngngườithôngminh và có học đã quá tự hào về nhữngkiến thức thu nhận được.Thậm chí chúngta còn chưa biết "trí thức" so với "phi trí thức". Tôi biết rằng tôi chẳng biết gì cả" – Thật là một câu cách ngôn sâu sắc.
Tôi nghĩ là những ai đọc những dòng này sẽ hẳn thú vị khi biết thêm về
Vanga. Nhiệm vụ của tôi rất khiêm tốn: đưa lên giấy những gì tôi biết rõ.
"TÔI SỐNG KHÔNG PHẢI VÌ MÌNH
MÀ VÌ MỌI NGƯỜI"
H ồi đó ở Xtrumitse nhiều người có tên Hy Lạp như vậy, nhưng người bà khôngthích cáitên quá kêu. Bà tiếp tục đứng cạnh cửa và đợingười đàn bà tiếp theo đi qua. Người ấy nói: "Đặt cho đứa bé tên gì ấy à? Chẳng cái tên nào nghe đẹp hơn là Vangelia nữ thần báo điềm lành. Một cái tên Hy Lạp tuyệt vời. Cứ đặt cho cháu gái của bà cái tên Vangelia".
Thế là cô bé có tên – Vangelia, Vanga… Liệu cha mẹ cô bé lúc đó có
biết ai trong tấm da cừu không nhỉ? Chắc không.
Pa đe Xurơtrep, cha của Vanga coi việc cày cuốc là sứ mạng của mình. Nhưng tai hoạ là ở chỗ người nông dân ít được hưởng cái hạnh phúc, đơn giản là chăm sóc lúa mì trên cánh đồng yên tĩnh của mình. Hôm nay họ làm việc, ngày mai đã ra chiến địa. Đã bao thế kỷ như thế rồi – Panđe cũng đi du kích chiến đấu chống quân xâm lược Thổ Nhĩ Kỳ. Ông không gặp may nơi chiến trận, trong một trận đánh, ông bị bắt và bị kết án tù chung thân trong nhà giam. "Ieđikule". Nhờ có cuộc cách mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 1908 mà Panđe và những người bạn của ông moơí thấy lại tự do và trở về nhà. Nhưng những người thân của Panđe đều đã chết. Cha mẹ ông mất khi ông còn ngồi trong nhà tù "Ieđi Kule', một người em trai không rõ biến đi đâu. Làm gì đây? Ông nghe nói ở Xtrumitse người ta đang chia đất và nhà do quân Thổ bỏ lại. Ông quyết định lập nghiệp ởđó. Người ta cho ông một căn phoàng trong một ngôi nhà cũ kỹ nằn ở rìa thành phố. Nhà tồi tàn, đất đai xấu. Nhưng hương vị ngọt ngào của tự do làm say sưa những người dân ởđó. Nghèo mà vui – đó là tâm trạng của họ. Panđe sống hoà thuận với những người hàng xóm của mình. Ông ởđộc thân một thời gian rồi gặp được một cô gái dễ thương, thanh mảnh như cây sậy, khéo tay và vuitính làParaxkeva. Họ cướinhau và sống rất hạnh phúc. Và năm 1911, Vangelia ra đời. Vanga cứng cáp dần lên. Nhưng tai hoạ lại ập đến. Ba năm sau, Paraxkeva chết trong lần sinh nở thứ hai. Panđe đau khổ tuyệt vọng. Lại còn thêm cuộc đạichiến thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Panđe bịđộngviên vào quân đội Bungari. Vanga được một người hàng xóm! tốt bụng tên là Axanisa đón nuôi. Ba năm chiến tranh, cha của Vanga bặt tin. Hàng xóm cho rằng Vanga hoàn toàn trơ trọi trên đời, nhưng vào một ngày tuyệt đẹp, Panđa trở về nhà, gầy kinh khủng, chỉ còn xương với da nhưng hoàn toàn lành lặn. Hai cha con lạitiếp tục sống trong căn phòng xưa. Nhưng thời buổi khó khăn đã đến. Lúc đó Vanga đã bảy tuổi. Panđe hiểu rằng cô bé thiếu bàn tay săn sóc dịu dàng của người mẹ. Cần phải tìm cho nó một người mẹ. Nhưng ai mà lại chịu lấy một người đàn ông nghèo lại còn đèo bồng thêm một đứa bé? Đến cuối đại chiến. Chính quyền ở Xtrumitse chuyển sang tay người Xecbi. Nhiều binh lính và sĩ quan Bungari giải ngũ về buộc phải từ bỏ quê hương. CảPanđe cũng muốn đi vì giờđây dân phố buộc phải nói và viết bằng tiếng Xécbi. Nhưng đi đâu được với đứa con bé bỏng?Panđe đành ở lại. Cuối cùng Panđe cũng lấy được vợ. Hồi đó, chính quyền Xécbi ra một mệnh lệnh mang dáng dấp của thời Trung Cổ: tất cả phụ nữ có quan hệ với binh lính và sĩquan Bungari phải rờikhỏiXtrumitse cùng vớitoàn thể gia đình. Một trong những cô gái xinh đẹp nhất thành phố tên là Tanke – người yêu của một sĩ quan Bungari đã bị bố mẹ cho Panđe để tránh việc gia đình bịđuổi khỏi Xtrumitse một cách nhục nhã. Tanka cảm thấy vô cùng bất hạnh mặc dùPanđe là một người chồng tốt và hay lam hay làm. Nhưng người ta có câu: mãi cũng thành yêu. Trường hợp này cũng vậy: Panđe yêu vợ vàTanka cũng trở thành nữ chủ gia biết chăm lo và là người mẹ dịu dàng đối với Vanga. Những ngày hạnh phúc bắt đầu. Panđe chăm chỉ lao động và đất đai của ông dần lên tới 10! hécta. ! Vào mùa, ông đã phải thuê thêm người làm.người ta bắt đầu gọi ông là ngàiPanđa. Nhưng ngày vui ngắn ngủi chẳng tày gang. Giông tố lại nổi lên, chính quyền Xécbi đặt mục đích biến càng nhiều dân thành người Xécbi càng tốt. Những người dân Bungari trở thành đối tượng bị khủng bố. Panđe bị bắt, đất đai của họ bị tịch thu. Gia đình bị bần cùng hoá. Khi Panđe ra tù trong tình trạng bịđánh đập dã man thì vợ ông đang quằn quạitrong cơn đau lúc sinh nở. Đứa con traisinh ra được đặt tên là Vaxin. Đó là năm 1922. Panđe đi chăn cừu cho dân mất làng xung quanh. Người chăn cừu và tá điền, những kẻ bần cùng trong xã hội. Panđe sống như thế cho đến cuối đời. …Năm 1923, gia đình của Panđe chuyển sang làm chỗ người anh trai của Panđe tên là Kôxtađina. Ông này giàu có, cưới được vợ giàu nhưng vẫn không hạnh phúc vì không có con. Biết em trai gặp khó khăn, ông gọi cả gia đình em đến ở vớimình để cùng làm ăn. Panđe vàTanka đồng ý.
Bắt đầu một cuộc sống mới. Là đứa bé lớn nhất, Vanga, lúc đó 12 tuổicó
nhiệm vụ lùa cừu ra bãi rồi chở từđó hai thùng sữa về nhà.
Vào m ột ngày hè Vanga trở về làng cùng hai cô bé khác. Trên đường về, các cô bé rẽ xuống một con suối để uống nước. Chỉ hai trăm mét đi bộ thôi, nhưng liền đó xảy ra một việc chẳng ai hiểu nổi cả. Tự nhiên một trận cuồng phong nổi lên. Trời tối sầm lại, cơn gió khủng khiếp bẻ gẫy cả cành lớn cuốn chúng đi cùng bụi đất. Cá cô bé khiếp đảm bị gió quật ngã, riêng Vanga thì bị gió bốc bay trên cánh đồng. Trận cuồng phong kéo dài trong bao lâu, chẳng ai biết cả. Khi gió lặng, hai cô bé vừa khóc vừa chạy về nhà. Một tiếng đồng sau người ta mời tìm thấy Vanga bị cành cây và cát vùi kín. Cô bé gần như phát điên lên vì sợ và vì đau, đôi mắt đầy bụi như bị kim châm không tài nào mở ra được nữa.
V ề nhà, cha mẹ cố gắng chữa mắt cho Vanga, nhưng vô hiệu. Họ nhờ đến các thầy lang, chẳng còn hy vọng. Mắt của Vanga bầm máu, mí mắt sưng húp. Biết những thầy thuốc địa phương không thể giúp gì được, cha của Vanga đưa con trở lại thành phố Xtrumitse để tìm một bác sĩ giỏi. Ông bị cắn dứt bởi ý nghĩ là việc ông chuyển đến làng mới đã làm Vanga bị mù mắt.
M ột bác sĩ nhãn khoa khám cho Vanga và nói rằng tình trạng đôi mắt rất xấu và quá trình viêm nhiễm đang tiến triển nặng nề, cần phải có nhiều tiền, và phải đi Bengrát. Gia đình đã làm mọi cách để có được 500 lêva. Hầu như tất cả đồđạc đều bịbán.Panđe vay thêm một ít tiền, tổng cộng tất cảđược chừng một nửa số tiền cần có, mà thời gian mổđã đến gần. Hôm trước ngày hẹn mổ, Vanga được gởi đi cùng với một người hàng xóm tương đối giàu có đi thăm con trai. Panđe đành bấm bụng ngồi ở nhà để khỏi phải tiêu lạm số tiền dành cho việc chữa bệnh cho con gái. Bác sĩ Xavich mổ cho Vanga nổi giận trước số tiền ít ỏi mà người ta đưa cho ông. Ông tuyên bố; "Chỉ khi nào mang đủ tiền đến tôi mới mổ". Nhưng rồi ông ta cũng chạy chữa cho cô bé. Trở về từ Bengrát, Vanga nhìn thấy được, tuy chỉ mờ mờ. Bác sĩ dặn trước là để giữđược thị lực, Vanga cần được ăn tốt, giữ vệ sinh và yên tĩnh. Dĩ nhiên lời dặn dò này không thể thực hiện được. Năm 1924, gia đình Panđe có thêm một con trai đặt tên là Tome. Panđe lang thang làm thuê kiềm tiền nuôi vợ con, Tanka làm việc đến kiệt lực ngoài đồng còn Vanga lo việc nhà và trông hai em trai.
Sự thiếu thốn, điều kiện sống lao khổđã xoá sạch kết quả của việc chữa
bệnh không mấy mhiệt tâm, ít lâu sau, Vanga mù hoàn toàn và lần là vĩnh viễn.
Vanga tuy ệt vọng, cô bé khóc ròng suốt mấy ngày đêm và cầu nguyện chúaTrời, nhưng chẳng có phép màu nào đến cả. Nhiều tháng sau, Vanga vẫn không tài noà quen được với việc mình trở thành gánh nặng cho cả gia đình. Những người quen ái ngại cho tình cảnh của họđã khuyên Panđe tìm một trại người mù để gửi Vanga. Người cha bất hạnh cũng thấy cần phải như vậy.
Năm 1926, một trại người mù báo tin họ sẵn sàng nhận Vanga. Năm đó
Vanga đã 15 tuổi.
Trong trại người mù ở thành phố Demun, tất cảđều mới mẻ và tuy có
hơi đángngại một tí nhưng thú vị.
Nh ững trẻ em đến đây lập tức được mặc bộ quần áo học sinh rất nghiêm nghị. Váy nâu và áo sơ mi cổ lính thuỷ. Lần đầu tiên trong đời, mái tóc vàng sẫm của Vanga được tỉa ngắn đi. Cô thẹn thùng nhưng cảm thấy yên bình và hạnh phúc. Cô rụt rè lướt tay trên làn vải mới, và cảm thấy mình như một nàng công chúa vì cô chưa bao giờđược ăn mặc đẹp như vậy. Chếđộ trong trại rất nghiêm khắc. Trước giờăn, học sinh được học chữ nổi Lui Brain giành cho người mù, học các ôn văn hoá và học nhạc. Vanga rất có năng khiếu âm nhạc nên chẳng bao lâu đã chơi được dương cầm. Sau đó là những giờ học thực hành. Những trẻ em mù này được học cách đặt các đồ vật vào đúng vị trí của chúng, bày bàn ăn dọn dẹp nhà cửa. Đó là nhữngviệc đơn giản đối với ngườisáng mắt, còn nhữngngườimù cần phải học "nhìn" bằngtay. Vanga học mọithứ rất dễ dàng. Các thầy cô giáo luôn hài lòng về cô. Ba năm trôi qua như một cái chớp mắt. Từ một đứa bé gầy gò, Vanga trở thành một cô gái thanh tú, gương mặt gầy của cô tỏ ra sự yên tĩnh và hài lòng. Thỉnh thoảng gương mặt đó cũng bừng lên một niềm vui thầm kín nào đó. Trong số học sinh của trại có chàng trai trẻ tên là Đimitrơ. Vừa nghe giọng nói của anh, Vanga đã đỏ mặt sung sướng, trái tim cô đập rộn ràng vừa lo âu, vừa sung sướng trong lồng ngực. Chàng trai cũng phân biệt giọng nói của Vanga. Cả hai người đều cảm thấy hạnh phúc khi họở bên nhau. Đến một hôm, Đimitrơ ngỏ lời yêu với Vanga. Bố mẹĐimitrơ giàu có, họ cũng tán thành tình cảm của đôi trẻ. Hàng ngày ròng rã Vanga cố hình dung mình trong vai c�! � dâu. Chiếc áo dài trắng và vòng hoa tinh khiết. Cô lặng đi vì hạnh phúc. Lãnh đạo trại đã gửi thư thông báo cho Panđe biết về quyết định của Vanga và Đimitrơ và mọi người đợi lời chúc phúc của ông.
MỘT CUỘC SỐNG ĐÁNG ĐỂ NGHIÊNG MÌNH
T ừđó trởđi cuộc đời Vanga là một cuỗi dài những đau khổ mà không phải người sáng mắt nào cũng chịu đưng nổi. Thật lạ lùng: Vanga đã vững vàng, như có sức mạnh tiềm ẩn trong tâm hồn đã giúp cô vượt qua mọi khó khăn. Vanga trở về trongtình cảnh bần cùng của gia đình. Mấy đứa trẻ bẩn thỉu và luôn đau ốm vì đói ăn. Em trai Vaxin 6 tuổi. Tôme 4 tuổi, còn em gái út Liupka mới 2 tuổi. Và cô gái mù có sứ mệnh phải là tất cảđối với chúng: là mẹ, là chị, là ngườichăm sóc, bảo vệ. Vanga vừa trở về làPanđe đã phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi các con. Trớ trêu là cuộc đời hay thử thách, trước hết là những người nghèo. Trận động đất năm 1929 ảnh hưởng đến cả vùng Xtrumitse. Ngôi nhà mà cả gia đình Vanga sống sụp đổ. Cha cô thu nhặt các mảnh vụn dựng nên một căn lều vách đất và một gian bếp nhỏđể có thể nướngbánh mì khigia đình có bột. Vanga cố gắng thu xếp căn lều gọn gàng và ấm cúng. Cô cùng Liupka sống những năm dài trong căn lều này. Các rm trai của Vanga mặc dù còn bé nhưng cũng lang thang suốt ở các làng mạc để làm thuê hoặc chăn cừu thuê kiếm miếng ăn cho gia đình. Những người chung quanh dần dần nghe nói rằng cô gái mù biết đan đẹp và nhanh. Họ mang len đến thuê cô đan. Họ trả công bằng các đồ vật nho hoặc cuộn len cũ. Từ giẻ thừa, vải cũ, Vanga may quần áo cho các em. Cô hầu như chẳng bao giờ ra khỏi nhà. Ai cũng biết cái nghèo khủng khiếp của họ. Trong vùng, hễ có người đàn bà nào chết, người ta lại cho Vanga quần áo của người đó. Buổi sáng, Vanga dậy sớm. Công việc nhà cửa rất nhiều, Vanga không thích rỗi rãi chân tay và cũn! g không cho phép ai được ăn không ngồi rồi. Liupka mặc dù còn bé nhưng cũng đã biết may vá. Vanga dạy cô bé làm các công việc gia đình khác và tỏ ra là một cô giáo nghiêm khắc.
ở Xtrumitse có một phong tục thú vị: Buổi tối trước ngày lễ thánh Gheocghi (ngày 6 tháng 5), các cô gái bỏ vào cái vỏ sành đựng rượu một vật đánh dấu đặt biệt thì ngày hôm sau nhìn vào đó có thểđoán được hạnh phúc của mình. Các cô gái hàng xóm thường đặt vò trong sân nhà Vanga dưới một khóm hoa hồng già. Có thể là vì sự thông cảm với cô gái mù, họ thường chọn Vanga làm người đoán cho họ. Sáng hôm sau, Vanga lấy các vật làm dấu ra và "kể" cho các cô gái số phận của họ. Những lờitiên đoán của Vanga hay nghiệm nhưng lúc đó chẳngai nghĩ là Vanga sẽ có tài tiên tri. Có một ngày lễ nữa là ngày 40 vị Thánh tử vì đạo, các cô gái cũng bói: họđặt những cành cây bắt ngang con suối làm cầu và tin rằng đến đêm sẽ nhìn thấy người chồng tương lai trong giấc mơđang đi qua cây cầu của mình. Buổi sáng, các cô gái đến gặp Vanga để nghe cô kể lại cho họ nội dung những giấc mơ của họ. Điều đó nghe rất lạ lùng nhưng chẳng ai nghĩđến chuyện tìm lời Giải thích: cho những " phép lạ" đó cả. Nhưng những phút vui trong gia đình Vanga rất ít. Họ thường bịđói. Lương thực thường xuyên của họ là bắp cải dại, bột ngô và nếu may thì có sữa chua.
N ếu con cái có đòi Panđe mua cái gì đó, ông chỉ hứa: "Khi nào bán được anh đào, bố sẽ mua". Nhưng trong sân nhà họ chẳng có một góc anh đào nào cả.
M ỗi mùa xuân họ trồng một vạt thuốc lá. Khi lá thuốc già, họ hái, cuộn, thái phơi khô rồi bán. Nhưng tổ hợp thuốc lá trả cho họ ít tiền đến mức họ chỉ đủđể mua một cái "vò sành mới". Cái cũđã nứt rạn đến mức không thể dùng được nữa.
N ăm 1934, Liupka bắt đầu đi học. Liupka học giỏi. Vanga rất sung sướng vì cô cũng đã từng được học tập ở trại. Mấy em trai thì kiên quyết không chịu đi học. TạiXtrumitse có một câu lạc bộ quốc tế ngữ tập hợp hầu như tất cả các trẻ em nhà nghèo. Cả Vaxin lẫn Tome đều ghi tên và đến câu lạc bộđều đặn như đi học quốc tế ngữ. Họ thường bắt Liupka mang những gói nhỏ chuyển đến nhiều địa điểm trong thành phố. Một thời gian sau mới vỡ nhẽ là ở câu lạc bộ người ta nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Hai con trai của người chiến sĩ du kích già Panđe đã tìm ra con đường của mình. Vanga tiếp tục chăm lo việ gia đình và trở thành chỗ dựa không chỉ cho các em mà cho cả ông bố. Panđe nhiều lúc tuyệt vọng trong cảnh bần cùng. Vanga lại gieo hy vọng vào ông bằng cách khẳng định rồi sẽđến những ngày tươi sáng hơn đối với ông. Lúc nào cũng túng thiếu, có lúc Panđe mơước trở thành người đi tìm kho báu, thìm được thật nhiều tiền.
M ột lần Vanga nói với ông rằng có một nơi có chôn rất nhiều đồng tiền cổ và mô tả tỉ mỉ nơi đó. Nó nằm cách không xa Xtrumitse, tại một làng bỏ hoang bên một cánh rừng thừa và cạnh một con sông nhỏ. Giữa con sông và cánh rừng có một mỏm đá nhọn hoắc. Vanga nói là tiền cổđược chôn dấu dưới tảng đá này. Ông bố thoạt đầu ngạc nhiên sau đó phá lên cười rất to và lâu. Vanga sầm mặt im lặng. Ông bố thôi không cười nữa và sau đó nhớ lại rằng quả thật có một nơi như thế. Đó là làng Raianna bị dân làng từ bỏ từ lâu sau trận dịch hạch. ởđó có cả sông, cả cánh rừng, cả tảng đá.
Panđe hỏi vanga tại sao cô lại biết chỗđó, Vanga nói là cô thấy trong
m ơ. Panđe đành rủ con gái đi cùngmình đến đó biết đâu vận may đang chờ họ. Và thế là cả nhà lên đường. Liupka nhớ lại là Vanga định hướng ở nơi đó rất dễ dàng, cứ như cô từng
đế n đó rất nhiều lần và tất cả mọi thứđều đúng như là cô mô tả. Panđe quyết định trở lại nơi này với cả cuốc xẻng để đào. Nhưng sau đó đã xảy ra một chuyện không may, ông bị ngã gãy tay nên không đào được. Rồi người ta đắp đập chặn sông s9ể xây một hồ chứa nước. Nếu quả thật ởđó có chôn tiền thì giờ số tiền cũng nằm sâu dưới đáy nước chờđợi các thế hệ tìm kho báu tương lai. Ít lâu sau đàn cừu mà Panđe chăn thuê bị mất một con. Ông trở về nhà lòng giận dữ vì chủ không chịu trả công cho ông vì con cừu bị mất đó. Vanga nói rằng con cừu đó do một người ở làng Xonoxintovo bắt trộm. Vanga tả cảnh bề ngoài của người đó. Panđe kinh ngạc bởingay cả ông cũng khôngbiết người đó huống chi Vanga, một cô gái mù ít khi ra khỏi sân nhà. Nhưng Vanga nói rằng cô mơ thấy như vậy. Cô thường buồn bã nhắc lại là cô hay mơ thấy những việc không hay và sau đó chúng trở thành hiện thực. Đó chính là thời kỳđầu của tài tiên tri của Vanga. Panđe đến làng mà Vanga chỉ ra và quả là tìm thấy con cừu bị mất trong đàn cừu của một người làng đó.
N ăm 1939 Vanga bị viêm màng phổi. Tám tháng liền cô ở giữa cái sống và cái chết. Cô gầy kinh khủng khiếp và nhẹ như bấc. Vào những ngày nắng Liupka đặt chị gái vào tấm chăn và mang ra đường. Thỉnh thoảng bác sĩ cũng đến thăm nhưng chẳng thể giúp gì và một lần nữa còn nói với Liupka là chị gái cô sắp chết. Tin này nhanh chóng lan ra khắp khu phố và hàng xóm đã gọi linh mục đến làm lễ rửa tội. Vào ngày Công nhân tổ hợp thuốc lá lĩnh lương, một người cầm mũ đứng cạnh cổng đề nghị mọi người quyên góp tiền để làm lễ tang cho cô gái mù nghèo bị chết. Nhưng hai ngày sau, khi lấy nước trở về, Liupka đã đánh rơi xô nước. Vanga mà mọi người đang chờ chết đã trở dậy và đang quét sân. Không thể nói là cô vừa ốm "thập tử nhất sinh". Cô chỉ gầy khủng khiếp và da tái hơn thường lệ. Cử động của tay cô vẫn mạnh mẽ và đầy tự tin. Khi nghe tiếng Liupka, Vanga nói: "Chúng ta nhanh tay lên nào, cần phải quét dọn mọi nơi sắp có nhiều người đến nhà ta đấy!". Năm 1939 trôiqua trong bầu khôngkhí chính trịsôi sục. Chính phủ ngày càng thân Hítle. Nhân dân phản đối, nhiều cuộc biểu tình, đình công nổ ra. Bắt đầu những cuộc bắt bớ hàng loạt. Cả cha của Vanga cũng bị bắt, một kẻ nào đó đã vu cáo ông. Trong tù ông bịđánh đập dã man nhưng vì thiếu chứng cớ, chúng buộc phải thả ông. Bình phục một cái là ông già Panđe 53 tuổi lại bắt đầu lang thang làm thuê. Đầu năm 1940, Liupka bịviêm màngnão. Sau haituần nằm viện, Liupka trở về và thấy Vanga chỉ còn da với xương. Suốt thời gian Liupka ốm, không ai bước qua cửa nhà họ cả và dĩ nhiên chẳng có ai mang nước ! uống cho Vanga. Nhưng Vanga chịu đựng không một lời kêu ca và rất vui sướng khi thấy em gái lành bệnh trở về. Hàng ngày Vanga và Liupka đi lấy nước ở những cái giếng nằm giữa cánh đồng. Trong khi Liupka kéo nước, Vanga ngồi xuống một hòn đá và ngồi im lặng, bất động hoàn toàn thoát ly thực tại. Một lần Liupka hoảng hồn tưởng chị gái mình mất trí và chết đến nơi. Cô đứng chôn chân cạnh Vanga cho đến khi chị gái hồi tỉnh lại: "Em đừng sợ Vanga nói chẳng có gì đáng sợ cả. Đó là do chị vừa nói chuyện với một người, một kỵ sĩ, ông ấy nuốn cho ngựa uống nước. Chị nói ông ấy đừng giận khi em không chịu nhường cho ông ấy lấy nước trước, bởi em không trông thấy ông ấy mà. Người kỵ sĩ trả lời: "Tôi không giận đâu, tôi đợi được mà. Còn cô, cô hãy hái những cọng cỏ có hoa trắng nhỏ kia kìa, nó gọi là "Cỏ sao" có tác dụng chữa rất nhiều thứ bệnh." Liupka nhìn quanh và lúc đó mới để ý đến loại cỏ mọc đầy quanh giếng. Loại cỏ này thân mảnh không lá, trên ngọn có những bông hoa nhỏ màu trắng vươn lên với mặt trời. Từ trước đến nay, cô chưa biết tên nó bởi chưa từng thấy nó ở một nơi nào khác. Liupka còn hoảng sợ hơn nữa khi thấy trên cánh đồng không một bóng người, Vanga nói về người kỵ sĩ nào. Chịấy nói chuyện với ai trong khi không hề mấp máy môi. Có lẽ số phận của họ là phải ốm trong cái năm 40 ấy. Sau các con gái đến lượt ông bố bịốm, trên da xuất hiện các vết loét, ông bị nhiễm trùng máu. Suốt mùa hè hai chị em chăm sóc bố có những lúc tưởng ông khoẻ lên, nhưng Vanga nói với em : "Em đừng hy vọng làm gì, chị biết! là cha ! sắp mất rồi. Chúng ta hoàn toàn trơ trọi trên đời, không còn ai che chở nữa". Đến tháng9,Panđe đã rất yếu. Cả haicon trai đi xa đều trở vềđể túc trực bên giường của ông. Sau nhiều năm ly tán, rốt cuộc cả gia đình quy tụ vềđể mà…đói cúng nhau. Mỗi buổi sáng, hai anh em lại ra chợ làm bất kể việc gì. Họ thường trở về tay trắng. Thời buổi thật khó khăn. Đầu tháng 11, Panđe cảm thấy mình sắp chết, ông gọi các con lại và dặn: "Các con, cha sắp chết đây. Các con hãy ở lại và sống cho đến lúc mảnh đất của chúng ta lại trở lại là đất đai Bungari. Tiếc là cha không được sống đến cái ngày tươi sáng ấy. Cha có một ước muốn lớn: "Khi người Bungari quay trở lại, hãy gọi một người lính Bungarinào đó đểngười đó cắm lưỡi lê vào đất trên mộ cha, cha sẽ hiểu là Bungari đã đến!".
Ngày 8 tháng11năm 1940, Panđa mất, thọ 54 tuổi.
Sau này khi quân đội Bungari tiến vào Xtrumitse, hai con trai Panđe đã dẫn một người lính đến mộ cha. Người lính đó là Bôrít Ianep người làng Beliuset. Anh cắm lưỡi lê lên mộ và nói: "Hãy an nghỉ hỡi người Bungari trung hậu". Nhưđã nói ở trên, đó là chuyện về sau. Ngày tháng trôi đi với những nỗi cay cực đến tột cùng. Chỉ có sự chịu đựng không giới hạn của Vanga giữ cho các em cô khỏi tuyệt vọng. Mặc dù cay đắng hơn tất cả nọi người, Vanga đã tỏ ra dũng cảm và là tấm gương về sự cứng cỏi cho các em. Ít lâu sau, hai em trai lại lên đường đi làm thuê.
KHỞI ĐẦU
Cả năm 1940 trôi đi trong sự chờđợi lo âu. Và vào đầu năm 1941…
"Ôngta cao l ớn, tóc sángmàu và đẹp thiên thần. Nhữnggiáp trụbinh khí chiến binh của ông toả sáng dưới ánh trăng. Con ngựa có túm đuôi trắng lấy móngcào cào đất. Người kỵ sĩ dừng lạitrong sân, xuốngngựa rồi bước vào căn phòng tối. Ôngta toả ra một ánh hào quang làm căn nhà sáng lên như ban ngày. Quay về phía Vanga, vị khách nói bằng giọng trầm: "Mọi thứ trong thế giới sẽ bịđảo lộn, rất nhiều người sẽ chết. Nhưng cô sẽở lại đây và sẽ thông báo về những người sống và những người chết. Đừng sợ, ta sẽở ngay bên cạnh. Lúc nào ta cũng ở bên để giúp cô".
Vanga hỏi em gái: "Liupka, em có nhìn thấy người kỹ sĩ không, ông ấy
mới vừa phi ngựa ra từ sân nhà ta".
" Ngươì kỵ sĩ nào ? – Em giá hỏi.– Chị có biết bây giờ là mấy giờ rồi
không ? Có lẽ chị vừa ngủ mơđấy".
"Chị không rõ, có thể là chị ngủ mơ, nhưng đó là một kỵ sĩ lạ lùng, và
giấc mơ cũng thật lạ lùng. Em nghe này…"
Vanga lo lắng kể lại giấc mơ cho Liupka và cả hai chị em không chợp
mắt nổi cho đến sáng.
Ngày 8 tháng 4 n ăm 1941, đúng như Vanga đã tiên đoán một năm trước đó, quân đội Đức vượt biên giới Nam Tư. Buổi sáng, tất cả dân phố Xtrumitse đều đi kiếm nơi ẩn nấp. Chỉ có Vanga và Liupka là ở lại nhà. Đến trưa thì trên đường phốđã vang lên tiếng động cơ của các loại xe hạng nặng. Xe tăng Đức tràn vào thành phố. Hai chị em nghe những tiếng la hét, tiếng gót giày thình thịch, quân Đức đang lùng tìm cướp gia cầm, súc vật và của cải. Cánh cửa bật mở tung, một tên lính Đức hiện ra trong khung cửa. Hai chị em đứng giữa nhà, tái nhợt như những xác chết. Tên lính nhìn lướt qua gian nhà và cái sân trống không rồi bỏđi : ởđây chẳng có gì để mà cướp cả. Hai ngày sau những người hàng xóm mới lục tục trở về. Nhiều người kéo đến nhà Vanga xem tình hình hai chị em ra sao.nhưng họ kinh ngạc không dám bước vào nhà. Họ không nhận ra Vanga nữa. Sau mấy tiếng đồng hồ, Vanga đã thay đổi đến mức không còn nhận ra được nữa. Vanga đứng ở một góc phòng và nói bằng một giọng to, mạnh và đầy tự tin. Một sự căng thẳng nội tai thể hiện trong mỗi lời nói mỗi hành động. Đôi mắt mù vẫn trống rỗng nhưng khuôn mặt cô biến đổi, trở nên sống động đến nỗi có cảm giác dường như từ khuôn mặt đó có ánh sáng toả ra. Từ miệng Vanga phát ra lời nói của người khác, nêu đúng tên, vị trí các sự kiện xảy ra. Vanga nói về từng số phận của người dân thành phốđã bị quân Đức bắt đi, ai còn ai mất, ai sẽ trở về và về khi nào… cảnh tượng kinh ngạc đền nỗi nhiều người bỗng có ý muốn quỳ sụp xuống trước mặt Vanga mà lạy như trước vị nữ Thánh. Sau đó, ! những người mà Vanga tiên đoán đã trở vềđúng thời hạn như cô dựđoán.
Tiếng đồn về Vanga, nữ tiên tri lan nhanh trong thành phố, người ta bắt
đầ u lũ lượt kéo đến nhà cô.
Sau đây là một trong những trường hợp tiên đoán đầu tiên của Vanga. Vợ người hàng xóm Milan Nactenôp ngồi trong sân nhà Vanga và khóc
b ởi chồng bà bặt tin. Vanga nói với bà: "Cô đừng khóc, mà tốt hơn hết là đi giặt là quần áo và chuẩn bị bữa ăn tối cho chú ấy bởi đêm nay Milan sẽ trở về nhà. Cháu nhìn thấy chú ấy. Chú ấy đang nấp trong một cái vực cách không xa thành phố, trên người chỉ còn đồ lót thôi". Người đàn bà nghĩ Vanga nói thếđểđộng viên bà thôi nhưng cũng đi về nhà chuẩn bị cơm nước và quần áo của chồng. Đêm đó bà nằm không ngủ. Khoảng nửa đêm, có ai đó gõ vào cánh cửa sổ. Nhìn ra, chút nữa thì bà ngất xỉu, chồngbà đang đứngngoàisân, trên mình chỉcòn đồ lót.Té ra ông vừa trốn khỏi trại tù binh của bọn Đức. Ngay từđầu cuộc chiến, Vanga đã nói với một bà già hàng xóm, mẹ củ Khrixôp là con trai của bà còn sông và sẽ trở về. Vợ chưa cưới của Khrixôp không tin và đi lấy người khác. Một năm sau, Khrixốp trở về và người đầu tiên nhìn thấy anh lại là người yêu cũ. Cô ta lập tức ngất xỉu. Bà già Khrixôp thì suýt ngất đi vì sung sướng.
T ừ hai sự kiện này khiến người ta kéo đến gặp Vanga rất đông. Ai cũng muốn Vanga nói về số phận người thân cảu mình. Vanga tiên đoán cho tất cả, và sau đó những lời tiên đoán đó đều trở thành sự thật.
Vanga c ũng nỗi tiếng là một bà lang chữa được rất nhiều bệnh. Bà chỉ dùng các loại cây cỏ. Và điều thú vị là tri thức của bà làm các chuyên gia có kinh nghiệm lúng túng. Những phương thuốc của bà thường đơn giản nhưng cho hiệu quả rất cao. Chẳng hạn, Vanga chữa khỏi cho một người đàn bà bị suy nhược thần kinh bằng một loại cỏ mọc ven con sông nhỏ gần đấy. Người đàn bà lành bệnh và giờđây, bà ta vẫn sống khoẻ mạnh ở lứa tuổi tám mươi.
Vanga nói cho những người nông dân những gì làm họ lo lắng với độ
chính xác tuyệt đối và giúp họ giả quyết những khó khăn.
M ột người nông dân ăn cắp một con lợn con của một bà goá nghèo. Vanga nói trắng ra giữa bàn dân thiên hạ câu chuyện nhục nhã đó. Kẻăn cắp len lén ra về. Ngay hôm sau, bà goá mở cửa đã thấy con lợn đang đứng ở trong sân.
Dần dần, một huyền thoại về Vanga hình thành.
M ột số người sợ khả năng nhìn thấu của Vanga nê gán cho cô những đặc tính thần bí. Kết tội cô là phù thuỷ. Một số người lại thán phục tài năng tiên tri của cô, phóng đại những điều cô nói và gọi đó là những điều "kỳ diệu của kinh Thánh". Vanga được toàn thể mọi người yêu mến.
S ự kính trọng Vanga vẫn bao quanh cho tới ngày nay, giờđây, Vanga vẫn liên tục được mời làm mẹđỡđầu cho những đứa trẻ mớisinh, được mời tới các lễ cưới. Mà không chỉ trong phạm vi vùngPetrơ mà cả ngoài. Người ta mời bà những dịp lễ trong gia đình vì họ cho rằng sự có mặt của Vanga sẽ mang lại cho họ những điều may mắn, tốt lành, sự yên ấm, hoà thuận trong gia đình. "Ngày 8 tháng 4 năm 1942– Liupka kể – bà già Tina, một người quen của chúng tôi tới và nói rằng sẽ có một vị khách quan trọng tới thăm chúng tôi. Bà chỉ nói là năm 1918 ông đã trọở nhà bà. Bà ta đi ra rồi trở lại dắt theo một người đàn ông thâm thấp, mắt xanh, ria xén cẩn thận, mặc quân phục xám. Ông ta hỏi Vanga xem liệu chị có thể giành cho ông ta một thời gian không. Bà già Tina rỉ tai tôi: hãy nhìn ông ta cho kỹ, bởi đó chính là nhà vua Bungari– Vua Bôrits. Tôi ngạc nhiên, tôi chẳng bao giờ lại tưởng tượng nổi chuyện một vị vua tới thăm lều của chúng tôi. Còn Vanga thì đã lại đứng vào góc phòng quen thuộc và trước khi vị khách kịp nói điều gì, chịấy nói bằng giọng nghiêm khắc: "Vương quốc của Người đang lớn lên, nó trải rộng, nhưng người hãy chuẩn bị sẵn sàng để bỏ sở hữu của mình trở lại vào vỏ quả hồđào– Rồi Vanga lặp lại– Hãy sẵn sàng. Sau đó im lặng, đoạn tiếp: – Hãy nhớ ngày 28 tháng 8!"
Nhà vua không nói không rằng ra về trong trạng thái lo lắng. Ông chết
ngày 28 tháng 8 năm 1943.
Sau khiôngch ết, ba người đàn bà từ Xôphia tới gặp chúngtôi. Họ nói họ là họ hàng của nhà vua và yêu cầu Vanga nói cho họ biết những gì đang đợi gia đình nhà vua. Vanga Trả lời: "Khi trở về, các bà hãy treo lên giường nhà Vua một dải băng màu đỏ". "Thế có thể là băng hồng hay băng trắng được không?". Ba người đàn bà không bao giờ trở lại nữa. Còn ngày 9 tháng 9 năm 1944 , lá cờđỏ chiến thắng tung bay trên cung Vua cũ.
MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ QUYỀN
ĐƯỢC CÓ HẠNH PHÚC
M ột lần có một số người lính thuộc trung đoàn II, quân đội Bungari tới gặp bà. Trong số họ có anh lính Đimitơrơ Guserôp, 23 tuổi, người làng Krưngllise. Anh chỉ muốn gặp chính Vanga để hỏi về cái tương lai chẳng hứa hẹn điều gì sáng sủa của mình. Người anh trai của anh là một nhà buôn vừa bị giết và cướp sạch hàng hoá, để lại một mẹ già, một người vợ bị bệnh ho lao và ba đứa con thơ. Đimitơrơ ngần ngừ ngoài sân chưa dám vào ngay. Bỗng Vanga từ trong nhà bước ra và gọi đúng têna nh, rồi nói: "Tôi biết vì sao anh tới đây. Anh muốn biết tên những kẻđã giết anh trai của anh. Có thể tôi sẽ cho anh biết, nhưng anh phải hứa trước với tôi là anh sẽ không trả hận. Anh sẽ sống và trở thành người làm chứng tội ác của chúng tại mỗi phiên toà". Vanga không cho phép ai trả thù. Bà tin tưởng vững chắc rằng con người chỉđược hoặc hướng tới điều thiện, bởi điều ác, trong đó có cả sự trả thù sẽ bị trừng phạt, và sự trừng phạt đó nó thường rất nặng nề và nếu không rơi lên đầu người đã trả thù thì cũng rơi lên đầu hậu thế của anh ta. Tôi thường hỏi bà tại sao lại có sự không công bằng như vậy, bà luôn luôn Trả lời; "Để cho đau hơn". Tôi không thể hiểu ý nghĩa những lời nói này của bà. Tôi còn nhớ một trường hơp như thế này. Mấy năm trước có một người nông dân tới gặp Vanga. Gia đình ông sinh tất cả 13 đứa con, nhưng tất cảđều chết khi còn nhỏ, đứa thứ 13 chết khi vừa 12 tuổi. Bác sĩ Giải thích: rằng chính nguyên nhân những cái chết đó vì bà truyền vi trùng lao cho con mình, nhưng Vanga Giải thích khác. Bà nhắc lại cho vị khách c! huyện ngày xưa ông ta đã quá thẹn thùng vì bà mẹ mình già còn có mang nên đã lăng mạ bà rất nặng. Ông ta hối không kịp nữa: cả mẹ cả em ông ta đều chết. Điều đó xảy ra lâu lắm rồi, người kia đã quên, nhưng Vanga thì không quên. Bà lập tức hiểu ngay tại sao thiên nhiên lại năng tay đến như vậy đối với gia đình ông ta. Nhưng chúng ta hãy quay lại với người lính trẻ. Khi ấy ở Xtrumitse, việc Vanga gọi đúng tên và nói đúng mối bận tâm của Đimitơrơ làm anh kinh hoàng đến nỗi không nhớ là mình đã ra khỏi nhà Vanga như thế nào. Sau đó anh quay lại nhà Vanga nhiều lần nữa và lần nào họ cũng nói chuyện tay đôi với nhau rất lâu trong căn phòng của Vanga.
Vào giữa tháng tư, Vanga nói với em gái là Đimitơrơđã ngỏ lời cầu hôn
với cô và sắp tới họ sẽ chuyển sang sống ởPêtritrơ.
Thời gian này, mấy em trai của Vanga cũng không có nhà. Vaxin vào
lính và đóng tại Đupnitse cònTôm bị lùa sang Đức lao động khổ sai.
Sáng ngày 22 tháng 4, m ột chiếc xe ngựa dừng trước cửa nhà Vanga. Anh chàng Đimitơrơ hồi hộp nhảy xuống. Tin mừng nhanh chóng lan nhanh khắp hàng xóm và mọi người đến để chia tay với cô gái tiên tri. Nhiều người thậm chí trách Vanga là can tâm dời quê hương xứ sở. Vanga không để tâm những lời này vì chuyến đi này chính là chia tay với cuộc sống đầy tủi cực của đời thiếu nữ. Tuy tương lai cũng rất mù mịt nhưng cô vẫn hy vọng là những ngày tươi sáng đang ở phía trước.
C ủa hồi môn của cô dâu chỉ mang tính chất tượng trưng. Trên vai của Vanga vắt một chiếc khăn quàng lụa màu đỏ do cô tự may lấy và cô mang theo mình một cái chảo và một cái bi đông bằng đồng để làm vật kỷ niệm về ngôi nhà của bố mẹ. Đó là toàn bộđồđạc của cô. Liupka ngồi cạnh chị và ngoái đầu như nhìn lại lần cuối cùng ngôi nhà nhỏ bé của họ. Chiều ngày hôm đó, họ về tới Petritơ. Họđứng trước một ngôi nhà nát không thể gọi là nhà ởđược nữa. Từ các khung cửa sổ nhà bên cạnh, những đôi mắt mở to tò mò nhìn họ. Một số người bước ra đường, một vài cô nào đó thể hiện sự ngạc nhiên của mình thành lời: "Làm sao một người mù lại có thể làm bà chủđược, mắt mũi thế kia thì còn làm với ăn gì được". Nhưng Vanga không để tâm những lời nói như vậy.
H ọ bước vào một hành lang dài bẩn và tối, hai bên là hai căn phòng nhỏ. Sau này một căn trở thành phòng ngủ còn một căn thì Vanga ngồi tiếp khách khứa. Ở phía sau còn có một căn phòng nữa, sau mới được dựng lên. Liupka nhớ lại, trong có một số tấm phản gỗ trên để một tấm nệm, gối là các túi vải trong nhồi bẹ ngô. Đó là giường ngủ của bà lão Magdalena bảy mươi tuổi – mẹ của chàng rể với ba đứa cháu con của người anh trai bị giết và thêm hai đứa cháu con một người anh trai khác nữa. Lại thêm một người con dâu bị bệnh ho lao. Sự bần cùng thấy rõ khắp nơi.
Nh ư vậy Vanga đã đổi cuộc sông đói khổ lấy một cuộc sống khác cũng không kém đói khổ và khó khăn hơn.
Ngày 10 tháng 5 n ăm 1942, Vanga chính thức kết hôn cùng Đimitơrơ và bắt đầu chăm lo đến cuộc sống gia đình. Người đàn bà trẻ gặp phải rất nhiều khó khăn. Bà lão Magdalena không hài lòng với sự lựa chọn của con trai mình và thậm chí còn nói: "Chẳng lẽ số phận mày nó lại như vậy". Có lẽ bà hy vọng von trai sẽ tìm một cô vợ lực điền khẻo mạnh để cứu cái gia đình đông người toàn người già, người ốm và con nít này. Vanga im lặng nhẫn nhục chịu đựng và nhanh chóng chứng tỏ với những người còn hoài nghi những gì cô có thể làm được. Cùng vớiLiupka, Vanga thu dọn, lau chùinhà cửa, sửa sang, quét lại vôi tường và chẳng bao lâu, ngôi nhà đã sáng sủa hẳn lên. Vanga không cho những người dân trong làng đến biến cái sân nhà mình thành cái chợđể mua bán nữa và sắp xếp nó lại. Thấy rõ là ngôi nhà có một bà chủ biết thu vén . Gia đình họ sống như những gia đình khác thời chiến tranh. Nhưng điều đó tiếp diễn không được lâu. Tiếng đồn về tài tiên tri của Vanga nhanh chóng lan xa, dòng người lại đổ về nhà Vanga. Đimitơrơ không hài lòng về chuyện này. Anh nghĩ là giờđây Vanga phải từ bỏ việc tiên đoán để giành toàn bộ thời gian cho gia đình. Do rất tôn trọng Vanga, anh cảm thấy rất khổ tâm vì mình không có khả năng nuôi được gia đình. Vanga cũng rất yêu chồng nhưng cô cho rằng sứ mạng của mình là phục vụ mọi người và cái sứ mạng đó còn lớn lao hơn những nghĩa vụ và trách nhiệm với gia đình, thậm chí cô còn thấy cuộc sống riêng của mình cũng phải dành cho người khác.
Dòng người đổ đến nhà Vanga lo âu mệt mỏi với những tia hy vọng
trong ánh mắt.
Trong nh ững năm tháng ấy, rất nhiều thanh niên Bungari chiến đấu chống lại bọn phát xít trong các đội du kích. Những người thân của họ thường tìm đến Vanga hy vọng nghe được những tin tức về họ. Bọn cảnh sát cũng biết được điều đó. Hai viên cảnh sát Xugurôps và Ladadốp hầu như ngày nào cũng đến nhà Vanga, tung ra những lời đe doạ, bắt Vanga phải khai những gì đã nói với thân nhân những "kẻ thù của chính quyền". Nhưng Vanga im lặng. Chúng trả thù bằng cách bắt Vanga đi lao động bắt buộc mà trước đó một người mù như cô vẫn được miễn.
R ồi lệnh độngviên quân dự bịđược ban bố. Đimitơrơ bịđộngviên vào bộ phận quân đội đóng ở Hy Lạp. Từ giã Vanga anh hứa là nếu sống sót trở về, anh sẽ xây cho cô một ngôi nhà nới. Đimitơrơ rất khéo tay và rất giỏi nghề mộc mặc dù chẳng học ởđâu cả. Nhưng lời hứa của mình anh chỉ thực hiện xong vào năm 1947.
Tiễn chồng, Vanga chỉ nói: "Coi chừng nước".
Qu ả thật, những ai sống sót từ Hy Lạp trở về phần nhiều đều bị ngã nước và các căn bệnh gan khác do uống thứ nước độc trong các đầm lầy Hy Lạp. Năm 1942, Mari Gaigurôva, một bà giáo thành phố Xandaxiki thường đến thăm Vanga. Vanga và Liupka rấ mến bà. Bà có bốn cô con gái và hai con trai. Vanga thường đùa: "Cô Maria ạ! Cháu gả con Liupka nhà cháu cho một trong hai cậu bên nhà đấy". Chuyện xảy ra đúng như vậy. Liupka đã gặp gỡ với Xtôian, người con trai lớn của bà Maria. Họ yêu nhau và chẳng bao lâu đã làm lễ cưới. Đó chính là cha và mẹ tôi.
C ả bà ngoại Maria và ông nội Bôrít của chúng tôi đều là những người học rộng thời ấy. Ông tôi chơi được đàn vĩ cầm, biết vẽ và đọc các pho kinh điển bằng tiếngPháp. Là một người được giáo dục trong tinh thần của chủ nghĩa duy vật, ông tôi không tin lắm vào những lời tiên đoán của Vanga và thậm chí có một lần khi Vanga đến thăm nhà, ông đã thử tài cô. Ông hỏi: "Cô có biết điều gì xảy ra với hài cốt của cha tôi, người đã bị bọn Thổ giết chết năm 1912 ở Mennic không? Cho đến bây giờ, người ta vẫn chưa tìm thấy hài cốt của ông ấy". Vanga khuyên ông nên đến Mennic tìm một người có tên là Petrơ, người đã chứng kiến sự việc trên và có thể kể lại tỉ mỉ những gì đã xảy ra trên thực tế. Ông Bôrít ngạc nhiên nhưng quyết định tiếp tục cuộc thử nghiệm. Ông đến Mennic và quả thật đã tìm được gia đình ông Petrơ. Ông này đã chết, nhưng người con trai của ông ta đã kể lại cho ông tôi những chuyện mà cha ông ta đã kể lại nhiều lần. Té ra, cụ ngoại tôi là một linh mụcvà đồng thời là một người tích cực đấu tranh vì sự trong sáng của tiếng Bungari, trường học Bugari, nhà thờ Bungari, đã bị quânThổ bắt và giết hại một cách dã man. Bọn Thổ căm thù ông đến nỗi tiếp tục hành hạ hài cốt của ông. Chúng ném xương vung vãi dưới một gốc cây, còn trong hòm của ông thì chúng bỏ xương của một con ngựa vào. Sau chuyện này, ông ngoại tôi bắt đầu tin vào tài tiên tri của Vanga và quyết định hỏi cô về số phận của hai người anh trai của ông đã rời khỏi đất nước vào năm 1912. Vanga trả lời: Sêrô nằm trong mộ, Nicôla còn sống. Tôi trông th�! ��y ông ấy cách đây không lâu, ông ấy còn ở tại một thành phố lớn của nước Nga. Ông ấy học ởđấy và trở thnàh một nhà khoa học. Nhưng giờ đây ông ấy đang là tù binh trong một trại. Chú đừng sợ, ông ấy sẽ trở về vào mùa xuân này.
Khi chú trông thấy một người mặc bộđồ xám, tay xách hai cái valy thì
đó chính là anh trai của chú đấy!
Câu chuy ện thật khó tin, ông tôi không thể tin được là người anh trai bị mất tích của mình trở thành một nhà khoa học Xô Viết, cũng không tin chuyện ông trở thành tù binh. Lần này thì ông không tin ở Vanga nữa và không có hy vọng gì sẽ gặp lai anh trai.
Nh ưng ngày thàng trôi qua đi và một hôm một người lữ hành mệt mỏi dừng lại trước ngôi nhà của ông tôi. Trên người ông ta mặc một bộđồ xám và dưới đất đặt hai chiếc va li. Không ai biết ông ta cả. Cả ông ngoại tôi cũng không thấy quen. Nhưng đó chính là anh traiNicôla của ông. Người em tra út đã trở về quê hương sau 22 năm phiêu lãng. Sau đó, ông đã xác nhận những gì Vanga nói là đúng. Tham gia từ năm 1919 vào hoạt động của các tổ chức cộng sản, năm 1912 hai anh em Sêrô và Nicôla buộc phải chạy trốn sang Nga. Nicôla đến Ođetxa. Sau nhiều năm gian khổ, ông tốt nghiệp đại học, trở thành kỹ sưđiện. Ông đã tham gia xây dựng các nhà máy thuỷđiện ở tất cả các nước cộng hoà Xô viết. Khi quân Đức xâm lược Liên xô, Nicôla bị bắt làm tù binh và bịđưa về Đức. Sau nhiều lần bị tra tấn dã man, ông trốn thoát được khỏi trại. Sau chiến tranh, ông quyết định trở về Bungari. Mùa xuân năm 1944, vào mùa anh đào chín, chồng của Vanga từ Hy Lạp trở về. Ông chỉ còn lại một nửa. Vì uống phải nước đầm lầy độc, gan của ông bị sưng to và ông thường phải chịu những cơn đau khủng khiếp. Ông yếu đến nỗi không cầm nỗi chiếc rìu trong tay nữa. Nhưng nhớ lời hứa với Vanga, ông bắt đầu dựng một ngôi nhà mới – 1945. Càng ngày càng có nhiều người đến mong ở sự giúp đỡ của Vanga. Bà dậy từ lúc trời còn sáng, nấu ăn cho những người thợ tới giúp Đimitơrơ dựng nhà, sau đó tiếp những người mong gặp bà.
M ột sĩ quan cùng vợ từ Xôphia đến gặp Vanga nhiều lần. Người ta đã quen mặt họ, thậm chí một số người ghen tị với vẻ hạnh phúc của họ nữa. Nhưng Vanga nói: Đừng vội ghen tị. Tương lai sẽ cho ta thấy có đáng ghen tị hay không. Sau này người ta điều tra ra rằng trong chiến tranh, viên sĩ quan là một tên đao phủ. Hắn đã bị kết án tử hình.
Nghe tin này, Vanga nói với những người khách của mình. "Đừng có
ghen tị với bất cứ ai trước khi biết chung cuộc của cuộc đời anh ta".
Còn m ột trường hợp của những năm đó nữa. Một người đàn bà vùng Petritrơđể lạc mất đứa con gái của mình ở chợ, tìm khắp nơikhôngthấy, người mẹ bất hạnh tới gặp Vanga. Vanga nói rằng con gái của bà bị những người Digan bắt trộm. Bây giờ tìm kiếm chỉ vô ích, mà nhiều năm sau hai mẹ con mới lại sẽ gặp được nhau. Hai mươi năm sau, người đàn bà đó đến Blagoegrat và tình cờ nghe được câu chuyện hai người đàn bà trên sân ga Krexana. Nhờđó bà biết rằng ở một làng đó có mấy gia đình Digan sống. Một cô gái Digan trẻ khác hẳn với đồng bào của mình vì có mái tóc màu hạt dẻ sáng, đôi mắt xanh và những cử chỉ không giống dân Digan. Một cái gì đó run rẩy trong tim người mẹ – đã bao năm bà chờ đợi lời tiên đoán của Vanga thành hiện thực. Bà tìm đến làng đó, dễ dàngtìm được nhà của cô Digan có mái tóc màu hạt dẻ. Tim bà muốn vỡ ra vì hồi hộp. Người đàn bà Digan trẻ không tin lời kể của bà ta và nói rằng từ bé đến lớn cô sống với những người Digan, còn chồng của cô ta thì muốn tống cổ mụ già lếu láo. Nhưng "bà mẹ vợ" đã quát anh ta im mồm và kể nhiều năm trước đây những người Digan đã trao cho bà ta cô bé nắt trộm được tại hội chợở vùngPetritrơ. Người đàn bà tội nghiệp liền kể cho cô gái nghe về tuổi thơ và trong tâm trí cô như có điều gì đó mơ hồ sống lại. Mắt cô mờđi và cô nhớ lại rằng hồi nhỏ cô sống trong một ngơi nhà trong sân có một cái giếng sâu và gần đó có một tảng đá rất to. Hoàn toàn tin tưởng là mình đã tìm được đứa con gái, người đàn bà mời cô gái đi với mình về làng. Đến đó, cô gái Digan nh�! �� lại được rằng mình có một người anh trai nữa. Cô nhận ra ngôi nhà cũ và đi lại một cách tự tin. Người làng kéo đến. Cuộc gặp mặt diễn ra rất cảm động. Nhiều người không cầm nổi nước mắt. Tháng5 năm 1944, em traiútTôme của Vanga cũng tới Đức và trở về và dừng chân ở Xtrumitse. Còn ngày 10 tháng 6, người em trai khác là Vaxin đột ngột suất hiện ở Petritrơđể từ biệt mọi người: Anh muốn đến Xtrumitse gia nhập đội du kích.
H ồi ấy, vào thời gian cuối cuộc đại chiến, Lữđoàn du kích Mekeđôn thứ tưđược thành lập ở Xtrumitse. Nhiều trai tráng ghi tên gia nhập đội quân du kích. Liupka cũng bí mật đi cùng với họ. Riêng với em trai, Vanga khóc khuyên anh đừng đi. Bà nhắc đi nhắc lại: Đừng đi người ta sẽ giết em lúc em 23 tuổi mất thôi. Người em trai không tin. Thế là hai anh em Liupka tới Xtrumitse gia nhập du kích. Ngày 8 tháng 10 năm 1944, Vanxin, lúc đó đã trở thành chỉ huy một phân đội công binh nhận nhiệm vụ phá sập một chiếc cầu gỗ gần làng Turka. Các đơn vịĐức đang rút lui qua chiếc cầu này. Vanxin hoàn thành nhiệm vụ nhưngchẳngmay chứngminh thư của anh lại rơi tạitrận địa. Bọn Đức tìm thấy chiếc chứng minh thưấy. Một người kiếm củi bị bắt đã khai ra rằng có thấy chàng trai này trong làng. Lập tức toàn bộ dân làng bị lùa vào ngôi nhà thờ. Cả Vaxin cũng bị lùa vào trong đó. Để cứu mọi người, Vanxin đa bước ra và nói: Chính tao đã phá cầu. Vaxin đã chết một cái chết hết sức đau đớn.
Vaxin chết vào ngày 8 tháng 10 đúng 23 tuổi tròn!
N ăm 1947, chồng Vanga xây nhà xong và bịốm rất nặng. Ông kiệt sức sau khi từ Hy Lạp trở về và ngôi nhà càng làm ông cạn kiệt. Ông thường thấy những cơn đau trong dạ dày, một người bạn mách ông làm dịu các cơn đau bằng cách mỗi ngày uống một cốc rượu. Đimitơrơ làm theo và ông không kịp nhận thấy là mình dần trở nên nghiện ngập. Ông thường đóng chặt cửa, uống một mình. Có thể trong lòng ông có một tấn bi kịch nào đó nhưng ông không muốn chia sẽ với mọi người. Cả Vanga, cả bác sĩđều khuyên Đimitơrơ phải thay đổi cách sống, nhưng ông không muốn nghe ai hết. Vanga đi lại trong nhà như một cái bóng dưới hai mi mắt quần thâm. Đêm đêm bà khóc thầm. Bà biết rằng tình thế của chồng mình đã vô vọng nhưng bà giấu kín điều đó trong lòng và thầm mong rằng chúaTrời sẽ ban cho một phép lạ. Đimitơrơ chữa bệnh bằng rượu trong vòng 12 năm trời cho đến khi phải đưa vào bệnh viện. Kết quả chuẩn đoán: xơ gan, Vanga tuyệt vọng. Bà luôn luôn ở cạnh chồng. Khi bác sĩ kín đáo ngụ ý rằng mọi chuyện khắp kết thúc, Vanga nói: "Tôi biết. Cái chết đã đến gần lắm rồi". Vò một trong những ngày cuối cùng, Đimitơrơ thấy nhẹ nhõm hơn và thiếp đi. Vanga cũng thiếp đi ngay trên sàn, dưới chân giường của ông. Liên tục sáu tháng trời Đimitơrơ nằm viện, bà tận tuỵ chăm sóc chồng.
Mẹ tôi kể lại những ngày đau buồn ấy:
–Khi Đimitơrơ hấp hối, Vanga quỳ gối trước giường của ông, nước mắt chảy ròng ròng từđôi mắt mù của chịấy. Chịấy thì thầm một cái gì đó. Hoặc là cầu xin chúa Trời xoá tội, hoặc là từ biệt với chồng – tôi không biết rõ, Đimitơrơ mất ngày 1 tháng 4 năm 1962, thọ 42 tuổi. Khi Đimitơri tắt thở, Vanga thôi khóc và thiếp đi. Chúng tôi làm tất cả mọi việc cần thiết, mọi người kéo đến chia buồn nhưng Vanga vẫn ngủ. Chịấy ngủ cho đến tận lúc làm lễ hoả thiêu. Sau đó bà nói: "Tôi tiễn anh ấy đến tận chỗđịnh trước cho anh ấy". Sáng sớm hôm sau, tôi ra nói với những người đến chờ gặp Vanga rằng chồng chịấy mới chết, chịấy không thể tiếp ai được cả. Nhưng Vanga lập tức phản đối: "Gọi mọi người lại đây. Tôi sẽ tiếp tất cả mọi người. Họ cần tôi".
T ừ ngày đó, chúng tôi, các cháu của Vanga– Krraximira Anna và Đimitơrơ và cả mẹ chúng tôi là Liupka nữa chứng kiến cuộc sống goá bụa, cay đắng dài đằng đẵng của bà. Tôi nhớ bác tôi vào những ngày đó: dưới tấm khăn đen goá bụa là gương mặt tái nhợt bất động. Toàn bộ con người bà sống cuộc sống nội tâm tập trung một cách căng thẳng, tách rời hoàn toàn khỏi thế giới chung quanh. Còn dòng người thì vội vàng cứđến, cứđến mỗi ngày một đông hơn từ khắp mọi nơi trên Trái đất. Họ, những con người khác nhau, từ thông thái cho đến mù chữ, những người tin và những người hoài nghi, những người khoẻ mạnh và những người đau ốm, họ bước qua cửa nhà Vanga vớigiễu cợt hoặc với nỗi sợ. Vanga không từ chối một ai hết. Tôi còn nhớ một trường hợp xảy ra đã lâu. Một người phụ nữ trí thức trẻ đến với mẹở Xunđanxki nhờ mẹ dẫn đến gặp Vanga. Chỉ vì tò mò thôi, lúc đó trong sân nhà Vanga đang có rất nhiều khách xếp hàng chờ đến lượt mình. Vanga bỗng bước ra cửa và gọi đúng tên ông, thậm chí còn gọi đúng tên thân mật chưa từng sử dụng ngoài khung cảnh gia đình. Không tin ở tai mình nữa, cha tôi đi theo Vanga vào nhà. Sau đó Vanga đã kể rất nhiều chuyện đúng về quá khứ của ông. Cha tôi lấy vợ hai lần, Vanga mô tảđúng đám cưới của ông, kể nhiều chi tiết tỉ mỉđến nỗi có chi tiết mẹ tôi cũng không biết. Sau đó Vanga nói về tương lai. Bà nói rằng mười bốn năm nữa ông sẽ chết vì bệnh ung thư. Bà nói cả về tôi và em trai tôi nữa. Bà nói rằng tôi có hạnh phúc nhưng chông tôi sẽ chết sớm, tôi sẽ goá bụa với đứa con nhỏ trên tay. Sau đó t�! �i sẽ lấy chồng lần thứ hai và lần này tôi sẽ không hạnh phúc. Về em trai tôi thì Vanga nói số phận của nó rất bi thảm: Nó sẽ chết trong một trường hợp không may khi mới vừa 20 tuổi. Cha tôi rất kinh hoàng khinghe Vanga phán như vậy. Ông định giữ kín bí mật này, nhưng không chịu đựng nổi nên đã tiết lộ với người vợ thứ hai của mình do đó mà chúng tôi được biết. Thời gian trôi đi, cha tôi bắt đầu ốm. Thoạt đầu, ông nghĩ là ông bị loét dạ dày. Người ta mổ cho ông hai lần. Lần thứ hai chỉ mổ ra rồi đóng lại. Ông mất năm 1958 vì bệnh ung thư, đúng vào ngày mà Vanga đoán trước.
B ản thân tôi lấy chồng và cảm thấy rất hạnh phúc. Nhưng chồng tôi đột ngột ốm rôì chết. Lần lấy chồng thứ hai tôi không gặp vận may và đành phải li dị. Trước đó không lâu em tôi ngã tàu điện chết. Nó mới hai mươi tuổi. Tất cả những gì mà Vanga tiên đoàn đã lần lượt diễn ra chính xác đến kinh ngạc. Và một trường hợp như thế này nữa, đứa con nhỏ của một nhà hàng xóm chúngtôi ốm ba tuần liền, nhiết độ lúc nào cũng giữở mứ c 38–39 C. các bác sĩ không xác định nổi nguyên nhân của căn bệnh mặc dù hết sức cứu chữa, bệnh tình vẫn không hề thuyên giảm. Chúng tôi mang đứa trẻ đó đến cho Vanga xem. Bà bắt đi mua ngay một số loại lá thuốc vềđun nước tắm cho đứa bé. Sau lần thứ nhất nhiệt độ bắt đầu xuống, lần thứ hai đứa trẻ bắt đầu chơi, và chẳng bao lâu đã khỏi hẳn.
M ột nữ diễn viên ba lê người Nga lầy chồng người Bungari sau khi sinh con thấy có hiện tượng mất chức năng của các cơ quan vận động. Cá bác sĩ chuẩn đoán rằng cô ta sẽ không còn múa được nữ. Người ta mách cho cô ta găp Vanga. Người nữ diễnviên vô cùngsung sướngkhinghe Vanga nói rằngchẳng bao lâu nữa cô sẽ khỏi, sẽ còn sinh thêm hai đứa con nữa và sẽ múa cho sự vinh quang của nền balê Nga.
Chuyện xảy ra đúng như vậy.
…Sau cái ch ết của người chồng. Vanga không thể xử lý hết được số người xúm trước ngôi nhà của bà nữa. Một lần họ chen lấn và suýt đè bẹp chính Vanga. Sau trường hợp này, bà yêu cầu cha mẹ tôi chuyển đế Petritrơ sống cùng bà để hỗ trợ cho cuộc sống của bà. Đó là vào năm 1966. Bây giờ tôi sẽ dẫn lời của cha tôi kể về Vanga.
–Gia đình chúng tôi thường hay nói chuyện về Vanga, bố mẹ tôi dều rất kính trọng chịấy và thường hỏi ý kiến của chịấy trong nhiều việc. Đáng ngạc nhiên nhất là chịấy đã biết tôi và số phận của tôi trước khi gặp tôi (khi tôi đang ở lính) và tiên đoán đúng rằng tôi sẽ lấy em gái của chịấy.
Các con của tôi cũng được chịấy đoán trước số phận. Tất cảđều diễn ra
đúng như chịấy tiên đoán.
Ch ẳng hạn Vanga nói con gái đầu của chúng tôi sẽ học ngoạingữ, thích chữ tượng hình, sau khi tốt nghiệp phổ thông sẽ thi vào khoa ngữ văn Bungari, nhưng nó sẽ nghe lời khuyên của người khác và chuyển qua học tiếngThổ Nhĩ Kỳ. Sau đó nó học các thứ tiếng nước ngoài khác nữa và học cả chữ tượng hình. Con gái út của chúng tôi thì Vanga tiên đoán rằng sẽ trở thành một bác sĩ giỏi. Còn con trai Đimitơrơ của chúng tôi thì Vanga bảo nó sẽ trở thành thợ cơ khí và đúng là nó đang làm thợ cơ khí thật.
R ất nhiều người không tin vào khả năng kỳ lạ của Vanga cho rằng bà có những người giúp việc chuyên đi điều tranhững thông tin cần thiết về những người đến nhờ bà giúp đỡ. Điều đó không chỉ không đúng mà còn không thể có được. Ngoài ra, Vanga còn đoán trước số phận của trẻ sơ sinh và cả những trẻ chưa sinh nữa, nhìn thấy và nói chuyện với những người đã chết từ hàng trăm năm trước đây, với những người mà thậm chí cả họ hàng thân quyến của họđã lãng quên họ. Vanga biết cây cỏ, vị thuốc nào chữa được những cơn bệnh nghiêm trọng mà y học đã bó tay. Làm sao bà lại có khả năng kỳ lạđó?
Đây là câu hỏi mà chúng ta cần tìm câu trả lời!
Khi Vanga th ấy rằng không thể giúp khắp lượt được hàng nghìn người tập trung ở nhà bà, bà yêu cầu chính quyền giúp đỡ. Người ta thông cảm với nỗi lo lắng của bà và thi hành các biện pháp giúp đỡ. Thế là từ ngày 3 tháng 10 năm 1967, Vanga, theo chính lời bà nói, đã bắt đâu đi làm việc Nhà nước. Người ta cử ra những người điều hành trật tự trong sân nhà bà, quan tâm đến giờ giấc nghỉ ngơi của bà. Nói cách khác, Vanga đã được chính thức công nhận, và bà trở thành đối tượng nghiên cứu khoa học cảu các nhà khoa học nghiêm túc, đứng đâu là tiến sĩ Gheocghi Lôdanốp. Đáng tiếc là côngviệc này bị dừng lại và các tư liệu thu được đã không được công bố (ít ra là ở Bungari). Nhiều người muốn đọc các tài liệu về Vanga nhưng không thể kiếm ra, và do đó nảy ra mối nghi ngờởđây có một điều bí mật gì đó mà chính phủ Bungari nuốn giữ. ở Bungari lan truyền đi những lời đồn đại lạ lùng. Chúng càng làm tăng thêm sự tò mò đối với khả năng của Vanga. Năm 1966, một tạp chí đã đăng một tư liệu đầu tiên về Vanga, trong đó ngoài lời phỏng vấn tiến sĩ Lôdanốp ra còn có những cố nhằm Giải thích: hiện tượng này. Trong thời gian đó, ở nước ngoài nhiều tư liệu về Vanga tiếp tục được công bố. Bà trở nên rấ nổi tiếng; những bức thư và lời chào từ rất nhiều nước trên thế giới gửi về chứng tỏđiều đó.
T ừ năm 1970, ở Mỹ người ta đã xuất bản một cuốn sách về những người có khả năng lạ. ở chương đầu tiên gọi là Vanga Đimitrôva– Nhà tiên tri Bungari, các tác giảđã dựa trên cơ sở mô tả một loạt sự kiện trong cuộc sống của Vangavà những đoạn phỏng vấn những người đã gặp bà để cố gắng Giải thích:hiện tượngvà đưa ra một loạt vấn đề thú vị. Chươngnày dai gần 30 trang và là bài nghiên cứu sâu sắc nhất hơn cả về hiện tượng tiên tri cho tới thời gian đó. Điều lạ lùng nhất trong khả năng kỳ lạ của Vanga là việc bà "tiếp xúc" (cũngchẳngthể dùng một từ nào khác ởđây) vớinhữngngườichết. Quan niệm của Vanga về cái chết khác hẳn với quan niệm chung. Tôi dẫn dưới đây một trong những cuộc nói chuyện của Vanga và nhà đạo diễn P.I (năm 1988).
– Tôi đã nói với anh là sau cái chết, thân thể bị phân huỷ, tiêu biến đi
nh ư mọi sinh vật khác. Nhưng có bộ phận của cơ thể không bị tiêu huỷ. –Có lẽ bà muốn nói đến linh hồn của con người? –Tôi không biết là phải gọi như thế nào. Tôi cho rằng cái không bị tiêu
hu ỷ trong con người sẽ phát triển lên một trạng thái cao hơn mà chúng ta còn chưa biết gì cụ thể về nó cả. Nhưng có thể mô tả như thế này: một người chết mù chữ, sau đó chết như một học trò, sau đó chết với trình độđại học, và sau đó nữa là chết như một nhà bác học.
–Nh ư vậy nghĩa là có tới mấy cái chết chờđợi một con người? –Có tới mấy cái chết, nhưng cái ban đầu tối thượng không chết. Đối với Vanga, cái chết chỉ là sự kết thúc của thể xác, còn con người vẫn
bảo tồn sau cái chết.
M ột lần Vanga kể cho một người đàn ông về bà mẹđã chết của anh ta, anh ta nói: Có phải sự có mặt của tôi đã gợi lên hình ảnh người mẹđã chết của tôi? Vanga trả lời: Không, hình ảnh tự chúng đến. Đối với họ, tôi là cái cổng để họ bước vào thế giới này. Vanga kể cho tôi nghe chuyện sau đây: "Một lần có một người đàn bà trẻ tới gặp bác, bác lập tức hỏi cô ta: Cô có nhớ người mẹđã chết của cô có một cái sẹo ởđùi trái không? Cô ta trả lời là có và hỏi tại sao bác biết chuyện đó. Tại sao ư …Vì bản thân người chết đang đứng trước mặt bác. Đó là một người đàn bà trẻ. Bác nhớ bà ta vén tà váy lên và nói: Bà hãy hỏi con gái tôi xem nó có nhớ cái sẹo sau lần ngã này không. Sau đó người chết nói với bác: Bà hãy nhắn qua vịkhách của bà cho Magdalena là đừng tới nghĩa địa nữa. Cô ấy đi lại khó khăn lắm, cô ấy khôngcó đầu gối. Magdalena là em gái của ngườichết. Cô ta phải dùng chân giả.
Lại còn một trường hợp như thế này nữa. Một người đàn bà có con phục
v ụ trong quân đội không may gặp tai nạn chết. Bà ta tới gặp Vanga. Vanga hỏi: –Chàng trai tên gì? –Marko–người mẹ trả lời. –Nhưng cậu ấy lại nói với tôi rằng cậu ấy tên là Mario. –Vâng, đúng vậy, ở nhà chúng tôi gọi nó là Mario. Qua Vanga, chàng trai còn thắc mắc tại sao không nhìn thấy em gái. Bà
mẹ trả lời là em gái anh ta đã tốt nghiệp đại học và hiện đang làm việc ở một
thành phố khác.
Kh ả năng đặc biệt này của Vanga đã gây ấn tượng mạnh đối với nhà phê bình văn học nổi tiếng Dđravkô Petrôp. Ông đã cho in năm 1975 những tư liệu vô cùng thú vị mang đầu đề "Người đàn bà Bungari tiên tri" trong một tạp chí uy tín ở Xôphia. Tôi xin lược trích bài báo đó: "Cho đến mùa thu năm 1972, tôi đánh giá rất thấphiện tượngnhà nữ tiên sống ở thành phố nhỏPetritrơ gần biên giới Hy Lạp. Từ sáng sớm tinh mơ, rất nhiều người đã tụ tập trong nhà bà. Bà biết về số phận của những người mất tích, vạch trần các tội ác, đưa ra các chuẩn đoán y học, kể về quá khứ. Điều thú vị là bà nói không chỉ về hiện tại mà cả về tương lai. Bà nói chuyện tuyệt đối chính xác về nhiều chuyện". Trong một số buổi tiếp mà tô có mặt, Vanga đề nghị khách của mình đưa cái đồng hồđeo cho bà (thông thường người ta đưa cho bà một miếng đường). Người khách ngạc nhiên khi thấy Vanga muốn sờ nắn cái đồng hồđểđoán. Nhưng Vanga nói: "Tôi cầm trong tay không phải đồng hồ mà là bộ não của anh".
M ột lần tôi tình cờđếnPetritrơđể nghỉ ngơi mấy ngày. Trong thời gian đó, tôi tớinhà người đàn bà tiên tringhe rồi lại đi. Thành thực mà nóitôikhông có ý định trở thành đối tượng tiên đoán của bà. Hình như Vanga hiểu tâm tư của tôi trong những ngày đầu tiên tôi tớiPetritrơ nên sau này bà nói với một người bạn của tôi: "Anh ấy đến với ý định không muốn biết gì về mình cả, nhưng tôi đã nói hết cho anh ta". Và bà bật lên cười cái cười đặc trưng của bà.
Nhưngnhững điều thú vị nhất diễn ra về sau.
Ng ười bạn đã giới thiệu tôi với Vanga có ôtô và anh ấy đề nghị chúng tôi vào thành phố sau bữa ăn trưa. Anh mời cả Vanga và em gái của bà nữa. Chúng tôi tới cạnh làng Xamôilôvơ, gần đó có một đống đổ nát của một thành phố xưa do vua Xamuil xây dựng. Khi đi trong xe, chúngtôi hoàn toàn im lặng. Khi đến nơi, chúng tôi quyết định xem pháo đài một tí. Vì không nhìn thấy gì nên Vanga và em gái của bà ngồi lại trên xe nói chuyện với nhau. Tôi đi lại cách đó không xa. Khi tôi cách xe khoảng 7–8 mét, bỗng Vanga bắt đầu nói –Tôi hiểu là những lời nói của bà nói về tôi. Bà làm tôi kinh hoảng ngay từ câu nói đầu tiên:Ông bốPetrơ của anh đang ởđây.Tôi đứng sữngnhư Hămlet khithấy hồn ma người cha của mình. Tôi có thể trả lời gì đây? Cha tôi đã chết trước đó 15 năm. Vanga bắt đầu nói về ông, chi tiết đến nỗi tôi chết sững vì kinh ngạc. Bà nhắc đi nhắc lại mấy lần rằng bố tôi đang đứng trước mặt bà. Tôi cũng không hình dung ra được phép chiếu hình mà ông đang ở trong là quá khứ, hiện tại hay tương lai. Thậm chí Vanga còn chỉ tay lên ông nữa. Rõ ràng là bà nhận được những thông tin (Nhận như thế nào?!) về những sự kiện trong nhà chúng tôi cũng quên từ lâu. Đối với Vanga không tồn tại các khái niệm quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong trí não bà thời gian là một dòng chảy thống nhất, ít ra là tôi có cảm tưởng như vậy. Bà biết rằng ông là một luật sư nhưng đã có thời gian dạy chính trị kinh tế học và luật dân sự trong một trường phổ thông trước năm 1944. Sau đó, Vanga bắt đầu nói về ông chú của tôi. Bà nêu tên hai người. Về người chú thứ ba đã ! chết một cách bi thảm tự tôi kể với bà. Cái chết của ông bị bao phủ bằng một bí mật. Vanga nói rằng nguyên nhân cái chết của ông là sụ phản bội.Tôi rất ngạc nhiên bà bỗng hỏi: "Tronggia đình anh aitên là Matei?". Tôi trả lời đó là tên của ông tôi. Ông chết khi tôi mới năm tuổi. Đã 40 năm trôi qua từ ngày ấy, không hiểu tại sao Vanga lại biết được tên ông. Khi tôi trở về Xôphia, một người bạn nghe chuyện hỏi liệu tôi có mơ về ông mình trong thời điểm đó không. Tôi trả lời: Không! Tôi rất ít nghĩ về ông, thậm chí ngay cả khi đang ở Xôphia, nơi có một số họ hàng của tôi, nghĩa là nơi có lý do để thỉnh thoảng nhớ về ông. Thậm chí cả những người bạn thân nhất của tôi cũng không biết tên ông. Vanga nói về những người ruột thịt của tôi khá lâu, khoảng 10–15 phút. Bà kể về cô cháu gái của tôi đã nhầm khi làm bài thi vào trường tổng hợp. Bà nói cả về những chuyện vặt vãnh trong cuộc sống, chẳng hạn về việc hệ thống hơi nóng để sưởi căn hộ của tôi bị hỏng. Sau đó bà khuyên tôi nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn nữa. Bà nói;hãy để cho mặt Trời trở thành chúa Trời của anh ! Sau đó bà nói là tôi có hai bằng đại học( hai cái đầu, theo cách nói của bà). Vanga nói rằng bà trông thấy những chiến binh của vua Xamuil. Họđi thành đội ngũ trước mắt bà. Lịch sử ghi lại rằng họđã bị chặt đầu theo lệnh của vua Vaxili II. Vanga hỏi tôi ai đã ra lệnh chặt đầu họ, và y người dân tộc nào. Tôi rất ngượng vì lúc đó tôi không nhớ , tôi đã quên hoàn toàn lịch sử thời đại đó. Sau này một người bạn cứ hỏi tôi làm sao lại có thể qu�! �n vua Va! xili II một khi biết rõ về lịch sửđế quốc Hy Lạp đến thế. Có lẽ lúc đó tôi quá kinh ngạc trước khả năng kỳ dị của Vanga mà quên mất chăng.
Tôi đã có thể tìm hiểu khả năng nhìn thấy quá khứ và tương lai của
Vanga. Giữa chúng tôi có những cuộc nói chuyện vô cùng thú vị.
Vanga nói v ề cái chết. Chúng tôi không dời mắt nổi khỏi gương mặt bất động của bà. Rõ ràng là bà nhìn thấy một cái gì đó. Bà kể về một số trường hợp khi bà cảm thấy cái chết đến. Bà kể rằng bà thấy trước chính xác giờ chết của người chống mình. Sau đó bà kể là một lần khi bà đang nấu mứt mận trong sân, bà nghe rõ cái chết gầm gào trên những ngọn cây. Trong trí tưởng tượng của Vanga cái chết mang hình một người đàn bà đẹp, tóc để xoã. Tôi có cảm tưởng trước mặt tôi là một nhà thơđang nói chứ không phải là một nhà tiên tri.
…Một lần một người đàn bà trẻ từ Xôphia tới gặp Vanga. Vanga quay
m ặt về phía cô ta và hỏi ngay: –Thế bạn trai cô đâu? Người đàn bà trả lời rằng đã chết đuối trong một lần đi tắm mấy năm về
trước.
Vanga mô tả người thanh niên và nói rằng nhìn thấy anh ta như người
sống, rằng anh ta đang trò chuyện với bà.
–Tôi nhìn th ấy anh ta trước mặt mình. Anh ta cao lớn, da ngăm ngăm và trên má có một cái nốt ruồi. Tôi nghe thấy tiếng nói của anh ta. Anh ta có chút khuyết tật trong giọng nói.
Người đàn bà nói tất cảđều đúng. Vanga tiếp tục:
–Anh ta nói v ới tôi: Chẳng có ai có lỗi trong cái chết của tôi cả. Tôi tự ngã xuống nước và bị gãy cột sống. Anh ta hỏiai được cái đống hồ và các vật khác của anh ta. Anh ta đang nhớ lại những người thân và bạn bè cũ. Anh ta khuyên người yê cũ nên lấy chồng trong thời gian tới và nói rằng cuộc hôn nhân đó sẽ hạnh phúc.
M ột nhà khoa học người Tây Ban Nha có danh hiệu giáo sư kể với Vanga rằng mẹ của ông ta là một người rất nhân hậu. Nhưng bà đã sống suốt đời nghèo khó. Vanga ngắt lời ông ta và nói:
– Để tôi kể tiếp cho ông nghe. Khi sắp chết, mẹ ông nói: " Mẹ chẳng có gì để lại cho con ngoài một chiếc nhẫn gia bảo. Con hoàn toàn đơn côi. Chiếc nhẫn đó sẽ giúp đỡ con và bảo vệ con trong suốt cuộc đời". Nhà khoa học kinh ngạc nói rằng tất cảđều đúng như vậy.
–Được – Vanga nói tiếp– thế chuyện gì đã xảy ra với chiếc nhẫn?
Ng ười Tây Ban Nha kể lại rằng một lần, khi ông đã trở thnàh một nhà khoa học có tiếng, ông đi nghỉở biển, chiếc nhẫn bị tụt khỏi ngón tay và rơi xuống nước, ông đã cố gắng tìm kiếm nhưng không thấy.
–Ông đã làm gì thế, hỡi con người kia! Ông đã đánh đứt mối liên hệ với
mẹ mình rồi!– Vanga kêu lên.
Nhà khoa h ọc ngượng ngập thú nhận rằng đôi lần trong đầu ông cũng thoáng qua ý nghĩđó, nhưng là một nhà khoa học có thế giới quan duy vật, ông đã xua đi ý nghĩ này. Nhưng từ khi chiếc nhẫn mất, ông liên tiếp gặp những điều khôngmay.
M ấy năm trước, trong một trận lụt một đôi vợ chồng mất đứa con duy nhất của họ. Về lôgích thì có thểđoán là đứa trẻ chết đuối, nhưng họ không muốn tin vào điều đó. Họ tới gặp Vanga đểđược biết sự thật. Vanga nói với họ: "Đừng khóc. Sớ phận con của anh chị là như vậy. Nó quả là không còn sống nữa rồi, nhưng thi thể của nó không có ở chỗ mà người ta tìm. Nó ở dưới chỗ mà con sông rẽ ngang. ởđó có những cây toả ra và thi thể nó bị mắc vào đó. Tôi nhìn thấy nó nhưđang còn sống. Nó vươn tay về phía tôi, nó gọi tôi để chỉ cho anh chị chỗđó. Nó muốn được chôn cất".
Một thời gian sau, người nhà của đôi vợ chồng nọđến để cảm ơn Vanga
vì họđã tìm được thi thể của đứa bé chính ở chỗ Vanga đã chỉ ra.
Những trường hợp như thế có hàng nghìn, không thể nào kể xuểđược và
phải công nhận rằng đây không phải là một đề tài dễ chịu.
Vanga không ch ỉ nhìn thấy thế giới của những người chết. Bà còn nhìn thấy sự tàn lụi và sự phục sinh của các thành phố. Chẳng hạn thành phố Mannic. Bà kể: –Mỗi cọng cỏ, mỗi hòn đá, mỗi tấc đất ở đây đều là thiêng liêng, ởđây tôi thấy rất dễ chịu và nghỉ ngơi tốt hơn mọi nơi khác. ởđây, tôi nhận thêm năng lượng sức lực và sự hứng khởi. Tôi ngồi lên một hòn đá và đấy và im lặng. Đừng ai nên quấy rầy tôi vào những phút đó. Tất cả những gì quanh tôi đang nói chuyện với tôi– cả các hòn đá, các đống đổ nát và cả bóng râm nữa. Thành phố kể cho tôi nghe lịch sử của những thế kỷđã qua từ lâu. Tôi nhìn thấy những con người đã chết, những đền miếu đã bị phá huỷ, những ngôi nhà được dựng lên từ hàng ngàn năm trước đây. …Một lần tôi đến Mennic cùng với em gái tôi. Cô ấy mang theo đứa con trai sáu tháng tuổi. Tôi có cảm tưởng như tâm hồn thằng bé nói với tôi bằng giọng nói của Vanga "Bác ơi, bác có nhìn thấy Mennic không? Nó giống bác quá!?".
Tôi rất buồn và bật khóc: Tại sao lại giống Mennic? Vanga ngụ ý gì?
L ịch sử cổ xưa của thành phố này hay là sự hoang tàn , trống vắng của nó? Cho đến bây giờ tôi vẫn không thể hiểu nổi. Vào đầu những năm 70, Vanga rất muốn ngày ngày đến Mennic và tiếp
các v ị khách đông đảo của mình ởđấy. Bà cho rằng ở thành phố này, khả năng cảu bà thể hiện mạnh mẽ nhất, rằng ởđó bà có thể kể những chuyện rất thú vị về mọi người. Nhưng những hoạt động như thế trong thành phố bé nhỏ này gặp phải một loạt những vấn đề và ý muốn của Vanga không thể thực hiện được.
Lại thêm một trường hợp thú vị nữa.
N ăm 1983, đạo diễnP.K.chia sẻ với Vanga về ý định dựng một bộ phim về Orphei. Vanga nói ngay rằng chẳng thể thành công được vì quan điểm của nhà đạo diễn về nhân vật thần thoại này hoàn toàn sai lầm. Bà nói như sau: cuộc nói chuyện này được ghi lên băng ghi âm: –Khả năng cảu Orphei không phải thần thánh mà có nguồn gốc từ Trái đất. Ông ta nghe Trái đất và hát. Những thú hoang đứng nghe ông hát nhưng không hiểu gì cả. Orphei là người Trái đất. Ông ta cảm thấy sung sướng trên mặt đất. Ông nghe những giai điệu của Trái đất, những giai điệu của bầu trời tuyệt diệu hơn nhiều nhưng Orphei không nghe được chúng. –Anh hãy nói cho tôi nghe – Vanga nói với nhà đạo diễn– trong phim Orphei là người giàu hay người nghèo? Tôi thì thấy ông ta trong bộ quần áo rách tả tơi, những móng tay rất dài. Lúc nào ông cũng hát, đất cho ông ta giọng hát. Bởi vậy mà ông ta lôi thôi bẩn thỉu. Anh có xây dưng hình ảnh ông ta như vậy không? Không thể. Điều tồi tệ chính là ở chỗđó. Vanga rất thích trò chuyện với các loại hoa. Bà coi chúng là các sinh vật sống cũng như con người. Bà nhất thiết dừng chân trước một bông hoa, vuốt ve nó, tưới nước cho nó và thì thầm điều gì đó. Bà nói rằng những bông hoa kể cho bà nghe nhiều điều thú vị. Hệt như nhữngcâu chuyện cổ tích. Trong số toàn bộ số phận của bà có biết bao nhiêu chuyện không thể giải thích nổi. Nếu sau một cái chết của người thân thiết, bạn đến gặp Vanga thì do ảnh hưởng của sự kiện đau buồn đó, bà có thể phát ốm, thậm chí có lần bà ngất đi. Khi có người như vậy đến, Vanga thường nói ngay: Sao anh không mang hoa đế! n? Thông tin về người chết đó mà chính sự có mặt của anh cũng đủ thôngbáo cho tôi được các loàihoatiếp nhận. Và các loài hoa biết truyền thông tin tế nhị hơn nhiều so với con người và do đó cứu tôi khỏi những chấn động mạnh.
Nh ưng Vanga không thích bó hoa. Bà nói: "Những bông hoa đẹp nhất khi còn liền cành. Bó hoa cũng như một đám đông, ởđó cá tính con người bị xoá nhoà:
M ẹ tôi nhớ một lần Vanga nhờ bà ra sân, nơi những người đang muốn gặp Vanga đang xếp hàng chờ và gọi một người đàn bà vào. Vanga nói tên và giải thích: là bà ta là một người trồng hoa ở Xôphia. Được hỏi tại sao biết có người trồng hoa đang đợi, Vanga nói:Thì bôngThi xa vừa mới nói cho tôi biết đó thôi. Người đàn kia muốn hỏi bà hãy nói gì với đứa con hư hỏng của mình. Gọi bà ta tới đây, tôi sẽ nói cái cần nói với bà ta! Vanga từng nói chuyện rất lâu vềđề tài hoa với nhà văn Xô viết Lêônit Lêônôp trong lần nhà văn này tối Bungari vào năm 1980. bà nói rằng bà ghen tị với Lêônôp về cái vườn hoa rộng có nhiều loài hoa đẹp của ông. Sau đó bà trách Lêônôp việc ông đã tặng cho hội nhà văn Liên Xô chậu dây leo nhiệt đới lớn mà ông có. Bà khuyên ông nên kiếm một cây khác vì loài dây leo có tác dụng gây hứng khởi. Nó là loài hoa của các hoạ sĩ và của các diễn viên. Như tôi đã nói ở trên, Vanga từng nói chuyện với hoạ sĩ Reric về hoa. Trở lại câu hỏi của ông về ý nghĩa của các loài dược thảo trong y học, Vanga Trả lời: "Chuyện này không thể nói bằng một hai lời được. Đó là cả một đề tài. Thế giới bắt đầu bằng thực vật và cũng kết thúc ở thực vật. Cây cỏ mỗi nước chỉ có giá trị dược liệu đối với người nước đó. Đã có thiên định như vậy. Mỗi người phải chữa bệnh bằng cây cỏ của đất nước mình".
VANGA– THẦYTHUỐC
Vị bác sĩ phản đối rằng phương pháp như thế là một bước thụt lùi.
Nhưng Vanga trả lời:
–Vâng, tất cả mọi thứ đều quay vòng, những vòng tròn của nó. Hãy
chăm chú nhìn ra xung quanh mình và anh sẽ dễ dàng tin vào điều đó.
C ũng nên lưu ý rằng với những người khác nhau mắc cùng một thứ bệnh thì Vanga cho những lời khuyên khác nhau về cây thuốc và hướng điều trị. Vanga biết chắc rằng mỗingười là một cá thể không lặp lại vì thế cần phải có cách điều trị riêng cho từng người. Tôi muốn dẫn một số trường hợp được chính các bậnh nhân khẳng định – nhờ những lời khuyên của Vanga mà tình trạng sức khoẻ chung của họ khá hẳn lên, nhiều người khỏi hẳn bệnh.
M ột người bị bệnh bạch cầu, Vanga khuyên nên uống nước ép từ rễ cây miên quỳ (cối xay), với một đứa trẻ cũng mắc bệnh này thì bà lạichỉdùng nước ép từ hoa cây này.
Bệnh nhân xơ gan bà đề nghị uống sữa hoà với bột lúa mì trắng.
Có đứa trẻ bị thương ởđầu nên đâm ra kém ngủ, bà đã mách một cách đơn giản và hiệu nghiệm: tắm cho đứa trẻ bằng sương sớm vốn phủđầy cỏ vào buổi bình minh ngày hè. Sau đó dùng tã lót ướt quấn đứa trẻ lại. Bố mẹđứa trẻ làm đúng như vậy. Rất nhanh sau đó bố đứa trẻđã tới tận nhà Vanga thông báo: đứa trẻ khá hơn và bình phục nhanh chóng. Vanga coi sương sớm mùa hè là một điều kỳ diệu bởi cho rằng vò các buổi sớm mai cỏ cây thường tiết ra nhiều hoạt chất chữa bệnh và do vậy sương sớm không chỉ tốt cho người bệnh mà còn tốt cho người khoẻ nữa.
M ột đứa trẻ khác, suốt ba tháng trong tình trạng hâm hấp sốt, Vanga khuyên nên tắm cho nó bằng những thứ ép từ loại nhu chua. Mẹ đứa trẻ làm theo, cơn sốt lui, nó ngủđược.
Người bịếch–zê–ma, bà khuyên hái một bó hoa rừng, sắc lấy nước đặc
nóng th ấm lên những chỗ bị bệnh. Một chàng trai bịđau thận, bà khuyên uống nước chè nấu bằng hạt bí. Đứa trẻ bịđộng kinh bà ra lệnh tắm cho nó bằng nước một số cây cỏ
trong rừng.
Ng ười phụ nữ 10 năm bịđau ở ngực, Vanga bảo đó là bà ta bị viêm màng phổi và khuyên nên làm thuốc đắp từ bột mì trộn với men nhà làm, cho thêm dấm, dầu thực vật và rượu chua. Những trường hợp tương tự rất nhiều khó kể xiết. Em trai tôi Đimitrơ Gaigurov đã miêu tả khá nhiều trường hợp thú vị, ởđây tôi xin dẫn ra những ghi chép của cậu ấy. "Suốt ngày ở bên cạnh dì mình nên tôi có rất nhiều cơ hội chứng kiến những buổi tiếp khách của dì. Tôi không thể nhắc tới sự kinh ngạc mà tôi đã trải qua vào đầu tháng 5 năm 1988". Ba ngày trước đó dì tôi rất im lặng trầm ngâm, không muốn nói chuyện với ai và đề nghịđừng khuấy động bà. Ngày thứ tư bà gọi lại bảo ngồi xuống bên cạnh. Và bỗng dưng bà nói với tôi bằng một giọng rất lạ khiến tôi sởn gai óc. Nguyên văn là thế này: "Ta là linh hồn của Giana Đark. Ta xuất hiện từ nơi xa xôi và đang hướng vềĂnggôla. ởđó máu đang đổ chan hoà và ta cần phải giúp lập lại hoà bình ởđó". Sau khi dừng lời một chút bà tiếp túc vẫn bằng giọng ấy: "Đừng kết tội linh hồn này. Nó không phải của bạn. Nó không phải của ai hết. Người chứng kiến điều này là mẹ cháu (mẹ chúng tôi là Liupka), người đã mang nó trong chậu giặt khi bà ta lâm chung. Lúc đó, trong một tích tắt linh hồn của bà đã bay ra còn một linh hồn khác đã chui vào thân xác. Mẹ của cháu đã bình phục để tiếp tục cuộc sống trần thế. Nhưng giờ đây tâm hồn của bà không còn là ruột thịt với các cháu nữa và không thể nhận ra các cháu". Lại ngừng lời một chút rồi Vanga tiếp tục: "Mẹ của các cháu cần phải thăm viếng Nhà Thờ Đứ! c Bà Pari (notre Dame de Paris), ở đó bà phải thức cầu nguyện suốt đêm – bằng cách đó nhiều điều bí mật lớn về thế giới xung quanh sẽ mở ra trước các cháu". Sau đó là một im lặng kéo dài, Vanga dần dần trở lại bình thường. Mặt hết tái và trở lại phớt hồng. Nhưng dì tôi vẫn còn uể oải như ngái ngủ. Tôi không thể giải thích điều kỳ lạ gì đã xảy ra trước mắt tôi nữa. Tôi còn nhớ những trường hợp lạ lùng khác liên quan trước hết đến phương pháp chữa của bà. Một lần vào đêm khuya, từ làng Colarovo người ta đưa bạn tôi là B.P tới. Bạn tôi bỗng dưng bị mất trí. Anh ta túm lấy rìu và lao vào người thân. Anh ta điên cuồng tới mức anh em của anh đã phải trói anh lại. Bạn tôi thay đổi tới mức khó nhận ra. Tôi đánh thức dì dậy và hỏi làm thế nào bây giờ. Ngay lập tức bà phán: "Hãy mua một chiếc bình gốm mới, đổđầy vào đó nước từ con sông gần nhất và hãy rẩy lên người ốm ba lần. Sau đó ném bình xuống đá để cho nò vỡ thành mảnh nhỏ. Dù thế nào cũng không được ngoảnh về chiếc bình vỡ". Mặc dù thật bất tiện, nhưng chúng tôi đạđánh thức ông thợ gốm hàng xóm dậy. Ông rầt bối rối trước cuộc viếng thăm lạ lùng, nhưng cũng đưa cho chúngtôi một chiếc bình gốm. Dòngsông ở Petrise chảy qua trungtâm thành phố còn nhà của chúngtôithì ở bên bờ cao của nó. Chúngtôira sông làm tất cả những gì Vanga ra lệnh. Thật may là đêm khuya nên "nghi lễ thánh thần" của chúng tôi bên bờ sông diễn ra suôn sẻ. Nhưng điều ngạc nhiên nhất là anh bạn tôi tỉnh lại, ngủ say suốt đêm, sáng dậy trở lại bình thường. Về những hành động phá phách của mình! , anh kh�! �ng nhớ chút gì. Hay một trường hợp khác, chó một người trẻ tuổi thợ lái máy xúc đến cầu cứu Vanga: Khi làm việc trên đầm lầy cạn trong bùn thối, anh ta đã gãi sứt đầu gối. Vết thương mưng mủ, sưng lên và tím đen lại, các bác sĩ bảo đành phải cắt đi. Nhưng Vanga khuyên nên bắt một chú ếch, tốt nhất là ởđúng nơi chàng thanh niên đã làm hỏng chân mình, lột lấy da của nó đắp vào chỗđau. Bố mẹ chàng trai làm y lời. Cơn đau dịu ngay, chàng trai ngủ liền hai ngày (suốt thời gian dài anh hầu như không ngủđược). Khi anh ta tỉnh dậy và tháo băng, trên đó dính lai cái ngòi mủ của nhọt. Một tuần sau vết thương liền miệng, chân anh được cứu thoát khỏi phải cưa. Cách chữa trị lần này của Vanga làm tôi rất ngạc nhiên, nhưng sau lần đó tôicòn được biết rằngtrongda ếch có nhữngchât làm suy yếu (trunghoà) thậm chí cả nọc rắn độc. Thành ra, có lẽ chẳng có gì dễ sợ trong "toa thuốc" đó cả, chỉ có điều nó chưa được y học chính thống biết tới mà thôi.
Có l ần tôi cũng được dì Vanga chữa bệnh. Một thời gian dài tôi bịđau bên vai trái. Bác sĩ chẩn đoán: bịđọng muối. Việc chữa chạy sẽ rất đau và lâu. Biết dì mệt mỏi vì phải tiếp quá nhiều người ốm, mãi tôi không dám nói với dì. Cuối cùng khi cơn đau không thể chịu nổi tôi đành thú thật. Vanga ra lệnh lấy hai gói trầm hương nghiền thành bột và trộn với 50 gram dấm (làm từ táo tây) và quét thứ bột này lên băng rồi buộc vào cỗđau trong ba tối liên tiếp. Tôi lập tức y lệnh. Cơn đau biến mất, và căn bệnh đó tôi không bị lại nữa.
M ột người bạn của tôi ở Petritse cũng bịđúng bệnh này. Nhưng Vanga lại chỉ cho anh ta một cách chữa hoàn toàn khác. Bà bảo nhúng một mảnh vải len vào xăng, đắp lên chỗđau và ấp lên phía trên một đĩa đồng nóng già. Làm ba buổi như thế thì hết đau. Anh K.B rất nhiều năm khốn khổ vì bệnh chảy máu bên trong ruột, không sao chữa khỏi. Vanga bảo anh ta tìm loại tầm gửi trắng mọc trong rừng thông, giã nhỏ những chồi non của nó ngâm vào cốc nước và cứ vào buổi sáng thì uống thứ nước đó. Phươngpháp này hoá ra rất hiệu nghiệm.
M ẹ tôi tập hợp cả một pho "bách khoa toàn thư" những trường hợp Vanga chữa khỏi bệnh khác nhau và những lời khuyên của dì. Đây là một vài lời khuyên của dì. Mùa hè nên đi chân trần càng nhiều càng tốt để không ngắt đứt mối liên hệ với đất. Hãy để trẻ em chạy nhảy chơi đùa trên mặt đất nhiều. Điều đó giúp chúngtránh khỏinhững bệnh thường mắc vào mùa đông.Thức ăn cho trẻ em là chất lỏng. Không nên cho chúng ăn khô. Ngoài việc tắm táp trong sông ngòi ao hồ, thì nên rửa chân trước khi đi ngủ bằng nước "thiên nhiên" (nước sông, hồ). Đôi khi bà bảo chúng tôi dẫn bà vào trảng rừng ở Rupit, và ởđó mặc dù không nhìn thấy gì bà vẫn có thể chỉ cho chúng tôi các loại cây cỏ và công dụng của nó. Chẳng hạn, Vanga bảo: "cỏ ba lá không đem lại giấcngủ bình yên cho nhữngaitrồng nó bên cạnh nhà. Đặc biệt nó rất độc trong thời kỳ ra hoa. Dì không nhìn thấy chúng thật, nhưng lại nghe thấy chúng nói với dì vậy. Dì ngửi thấy mùi cần tây, đấy là một loại thuốc kỳ diệu chữa phong thấp, thấp khớp. Cháu vừa giẫm lên một loại cây rất tốt để trị những vết thương khó lành…"
Tôi còn nhớ mãi trường hợp Vanga chữa cho anh bác sĩ khỏi ung nhọt,
áp xe bằng cách cho anh ta uống nước luộc hạt đậu xanh 20 ngày liền.
M ẹ tôi kể ngày bé chúng tôi thường bị sốt rét. Vanga đã chữa cho chúng tôi như sau: đặt quả trứng gà tươi vào chiếc đĩa men sạch rót vào đó 200 gr rượu dấm, đặt đĩa ở ngoài sân dưới ánh nắng mặt trời. Đấn ngày hôm sau vỏ trứng tan ra. Khi đó Vanga trôn đều lên và cho chúng tôi uống lúc đói bụng. Bệnh lui.
Có th ể kể ra hàng nghìn những trường hợp chữa bệnh kỳ lạ của Vanga. Nhưng có lẽ ghi chép lại và phát hiện ra những hạt nhân hợp lý trong thực tiễn chữa bệnh của bà đó là công việc của các nhà chuyên môn.
Có lần tôi hỏi Vanga, cong người cần phải làm gì để gìn giữ món quà vô
giá là sức khoẻ, có hay không những phương thuốc phổ quát?
–Sao c ơ?– Bà hỏi lại– Rất đơn giản! Những lời khuyên đặt biệt thì không có đâu. Mỗi người biết anh ta không nên làm cái gì. Dì chẳng phát hiện ra điều gì mới đâu, tuy nhiên dì cũng muốn nhắc lại những nguyên tắc sơđẳng: Trước hết không được ăn quá no.Thực phẩm bây giờ chứa quá nhiều các chất hoá học nhân tạo, thành ra có thể ngộđộc vì chúng. Cần tăng lượng lúa mạch đen trong khẩu phần thức ăn (nên ăn bánh mì đen).
Nên uống nước nấu từ các loài cây cỏ nhiều hơn nữa. Giảm hẳn hàm
lượng mỡ trong thức ăn.
Không hút thuốc. Thuốc lá là kẻ giết người dần dần, êm ái. Đi ngủ sớm –
vào 22h và d ậy sớm – vào 5h. Nên giữ sạch sẽ trong sinh hoạt, không tắm nước quá nóng. Hãy cẩn thận ! Sắp tới sẽ xuất hiện những bệnh mà mọi người chưa từng
bi ết tới (đây là những ghi chép vào năm 1981). Mọi người sẽ bịốm nặng mà không rõ nguyên nhân. Nhưng tai hoạ phổ biến đó có thể bị chặn đứng. Tất cả trong tầm tay của chúng ta.
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ TÂM HỒN
một nh
tinh thần của mình. Hãy xem bà nói gì vềđiều này:
–M ọi thực thể sống, toàn bộTrái đất và cả Vũ trụđều tuân theo ịp điệ u và trật tự Vũ trụnghiêmngặt nhất định. Phá vỡ trật tựđó, dù là ở mức độ nhỏ nhất cũng dẫn tới những hậu quả lớn khó tránh khỏi, mà nhân loại sớm muộn cũngphải trả giá đắt cho chúng. Và bây giờ cũng đang phải trả giá. –Vâng, nhưng làm thế nào để tiến tới trật tựđó? – tôi hỏi –Đừngphá vỡ sự hài hoà. –Nhưng làm thế nào để sống nhịp nhàng với nó? –Người hiền sẽ đạt tới sự hài hoà với thiên nhiên và con người xung
quanh. Lòng t ốt đó là phẩm chất chủ yếu của con người. Con người không có quyền trở nên vô dụng, không đem lại lợi ích cho người khác, mỗi người, dù anh ta là ai cũng đều phải thực hiện số mệnh của mình trên mặt đất… Mỗi một cuộc đời đều có khả năng tự phát triển vì những mục đích cao cảđó. Nhưng nếu trao quyền tự do đó cho người tồi thì chúng ta sẽ vô tình trở thành đồng loã cho tội lỗi của cái ác, chúng ta kìm hãm quá trình hoàn thiện đạo đức.
Tôi muốn minh hoạ ý kiến của Vanga về bản chất của sự phát triển con
người hài hoà bằng một số ví dụ:
… Một người đàn ông đứng tuổi, mệt mỏi, ăn bận xuyềnh xoàng đứng
bối rối trước mặt Vanga. Sau khi trấn tĩnh được ông ta hỏi:
–Bà chịhãy nóicho tôibiết tôi phải làm gì bây giờ – bà nhà tôi mớichết,
tôi còn trơ trọi một thân một mình.
–Tại sao lại một mình? – Vanga ngạc nhiên –Tôi nhìn thấy 7 người con
của anh.
–Vâng – ng ười đàn ông trả lời – tôi có nhiều con nhưng chúng chỉ có những mối quan tâm của chúng thôi, chứ chẳng có thời giờ giành cho cha. Chúng hoàn toàn quên tôi rồi. –Anh bạn ơi, đối với những người bị con cái lãmg quên, ở nước ta đã có những nhà dưỡng lão, ởđó có thể sống yên ổn cuối đời. Hãy để nhà nước lo cho anh, anh sẽ còn sống lâu và sống tốt hơn bây giờ. Tôi hiểu, là một người cha, anh sẽđau đớn khi nghe những lời của tôi, nhưng hãy biết rằng, các con anh sẽ phải trả giá nghiệt ngã do việc coi thường nghĩa vụ làm con của mình. Trong cuộc sống của chúng ta, thờơ với người thân, đui điếc trước nỗi khổ, chắc chắn sẽ không tránh khỏi bị trừng phạt.
Một lần mẹ tôi đề nghị Vanga tiếp một người quen của mình. Bà này
thường khó ở vì một điều gì đấy. Nhưng Vanga lại cương quyết Trả lời:
Không, bà ta hoàn toàn ch ẳng ốm đau gì hết! Bà ấy là một người tồi! Bà ấy muốn sao cho cả thế giới tội nghiệp của chúng ta chỉ quay xung quanh bà ấy và các con bà. Tốt hơn hết là hãy để bà ấy nhớ lại xem mình đã lớn lên từ cảnh bần hàn như thế nào! Bây giờ bà ấy có đủ mọi thứ mong muốn. Nhưng lòng tham vô đáy, mong ước có nhiều đồđạc nhà cửa hơn nữa đã hành hạ bà ta. Đấy chính là bệnh của bà ta. Chẳngcó loại thuốc nào chống lại căn bệnh này được!
Còn có một chuyện rất thú vị.
M ột hôm có đôi vợ chồng đứng tuổi ở một làng nhỏ bé Pleven tới gặp Vanga để xin lời khuyên về những nỗi cay đắng và bệnh tât của mình. Bỗng nhiên Vanga quay sang phía ông chồng và Hỏi: –Thế anh không quên chuyện về cái dây thừng đấy chứ? Người đàn ông ngơ ngác không hiểu, nhưng vợ ông ta lập tức nhớ ngay ra chiếc dây bất hạnh đó và bà kể lại: Khi cả hai còn trẻ và khoẻ, họ có một mảnh vườn lớn. Họ trồng dưa hấu rồi đem đibán. Tiền thu được cũngkhá. Một lần trên đườngôngchồngchở dưa ra chợ bán, có một cậu bé đu lên đằng sau xe telega của ông và moi lấy một quả. Ông ta nổi nóng vớ lấy chiếc dây nằm dưới tay mình đánh câu bé tàn bạo. Vợ ông phải khó khăn lắm mới giằng nổi câu bé ra khỏi tay ông chồng đang nổi điên.
–Vì sự tàn bạo của mình bây giờ anh phải trả giá đó. Quả dưa hấu có
đáng gì không?
Không có lẽ mọi người đến với Vanga không phải vì những chuyện vặt
vãnh. Tôi rất thích ý kiến của một trong nhữngngười kính trọng Vanga .
Có thể Vanga không tiên đoán cho bạn điều gì cả, mà đơn giản bạn chỉ
c ần xin một lời khuyên là đủ. Bởi bà đọc được từ cuốn sách cuộc sống. Có lần tôi hỏi bà: –Dì hãy nói xem con người là gì? Vanga cười và Trả lời: –Ngay cả trong câu hỏi đã chứa đựng một câu trả lời: một thực thể lăng
x ăng, hối hả không ngừng quan sát, nghiên cứu tìm tòi và không tìm thấy cái đáng đi tìm. Xin lỗi, dì nói đùa đấy. Nếu nói một cách to tát, con người như là một phần của vũ trụ bao la – thì chẳng là gì cả. Một hạt cát bé nhỏ trong cái vô biên. Nhưng trong con người có một ngọn lửa thần thánh. Vì thế con người rất thường xuyên biến chuyển bản thân, không mệt mỏi tìm tòi và nghiên cứu những bí mật còn tồn tại, làm nên những phát minh chưa từng thấy, dũng cảm đi tới sự mạo hiểm chết người. Cái nhìn cương quyết của con người nhằm hướng bầu trời, những khoảng không Vũ trụ không làm cho con người sợ hãi, con người nhìn thấy và đếm được các vì sao. Hai trăm năm nữa, con người sẽ tiếp xúc với những người anh em về trí tuệ từ những thế giới khác. Những người hàng xóm – Hungari của chúng ta sẽ thiết kế được những máy móc mà nhờđó họ lần đầu tiên bắt được những tín hiệu từ Vũ trụ. Còn những tri thức đúng đắn về Vũ trụ thì nên tìm trong những cuốn sách cổ thiêng liêng.
–Còn trước đó thì sao?
–Th ế giới đang trải qua nhiều thảm hoạ và những chấn động mạnh. Bản thân nhận thức của con người cũng thay đổi. Thời kỳ nặng nềđang tới. Mọi người được phân chia theo dấu hiệu niềm tin (tôn giáo). Một học thuyết thông thái và cổ nhất sẽ quay lại với họ. Người ta hỏi dì: "Khi nào thì thời kỳđó tới?" Không nhanh đâu! Xiry vẫn còn chưa sụp đổ ( Câu chuyện này được ghi lại vào tháng 5 năm 1979 và xin thề là tôi khôngbiế ý nghĩa phù thuỷ gì bao hàm trong bốn từ cuối cùng).
Mẹ tôi kể:
–M ẹ thường sang nhà Vanga vào sáng sớm, khi dì còn chưa bắt đầu tiếp khách. Nhiều khi nhìn thấy dì rất mệt mỏi, mẹ hỏi tại sao dì không ngủ và thường nghe câu Trả lời: "Tôi không thể ngủđược bởi vì ban đêm tôi có mặt ở những điểm nóng khác nhau trên Trái đất, tôi nhìn thấy những cảnh khủng khiếp của chiến tranh và tai hoạ. Tôi muốn ngủ chút ít bây giờ, nhưng không thể vì mọi người lại đã đợi tôi". –Sau một trận lụt lớn ở Scopine– mẹ tôi kể tiếp– mẹ cùng dì Vanga sang St. Rumitsa tới thăm người bạn cũ Panđe Axcanoy. Ông hết sức tuyệt vọng vì nhà cửa của ông ở Scopine hầu như bị lũ cuốn sạch. Tiện thể Panđe hỏi Vanga: "Có nên chữa lại ngôi nhà này hay không, tốt hơn hết là tích cóp tiền xây cái mới". Vanga Trả lời: "Còn nhà mới gì nũa! Hãy chạy khỏi Scopine, bởi vì sắp tới ởđây sẽ bùng nổ một cái gì đó còn khủng khiếp hơn trận lụt vừa qua. Hãy ở lại St.rumitsa này".
Một tuần sau, một trận động đất khủng khiếp đã tàn phá tận gốc Scopine,
rất nhiều người bị chết và thương nặng.
Vào đầu năm 1968 Vanga mấy lần rơi vào trạng thái xuất thần và cứ nhắc đi nhắc lại: "Hãy nhớ tớiPraha! Hãy nhớ tớiPraha! Mây đen đang tụđặc trên thành phố và từ mây đen vang lên giọng nói: "Chiến tranh! Praha sắp biến thành cái bể kính, mà trong đó những kẻđiên sẽ bắt cá. Vâng, vâng, chính là như vậy!"
Có rất nhiều người cũng như tôi đã chứng kiến và nghe thấy những gì
Vanga nói khi đó, tất cả họ có thể khẳng định điều này.
R ất nhanh sau đó, cả thế giới được chứng kiến những sự kiện bi thảm ở Tiệp Khắc. Nhưng Vanga ngụ ý gì khi nói rằngPraha biến thành bể kính mà ở đó người ta bắt cá, thì tôi cảm giác rằng cho đến hiện nay vẫn không ai hiểu. Thường thì Vanga không giải thích: những gì bà nói ra, đặc biệt khi điều đó động chạm đến những sự kiện lớn có tính chất vận mạng. Có thể nghe được ở bà những điều mà bản thân bà cũng không hiểu. Công việc của bà là truyền đi những gì nghe được. Vanga thường tránh nói về chính trị, điều đó có lý do của nó. Bà sợ lời của bà có thểđược gải thích những cách rất khác nhau. Nhưng quả thật, cũng có một vài lần bà nói vềđề tài này. Cách đây khoảng chục năm đã có một cuộc đàm đạo thú vị giữ bà với nhà báo Libăng Abđel Amir Abđala. Về những ấn tượng của mình trong cuộc gặp gỡ này nhà báo đã chia sẻ với bạn đọc trong tờ tuần báo chính trị "AL.Kitakhal arabi". Bài báo này được dịch sang tiếng Bungari và đăng trong tạp chí "Bulgaria Doji" – Số 2 năm 1982. Thiết nghĩ không phải tất cả mọi người quan tâm tới Vanga đềđã đọc bài báo này nên tôi cho rằng có thể trích ra đây vài đoạn. "Vanga có một căn phòng giản dị như trăm ngàn các căn phòng khác. ở giữa phòng là một lò sưởi điện. Vanga ngồi trên đi văng trải thảm sọc xanh và vàng da cam. Nói chuyện với bà, tôi cố gắng ttập trung sức mạnh tinh thần vào trong những ý nghĩ của mình để không bị rơi vào ảnh hưởng của người phụ nữ này. Tôi tháo kính và nhìn mặt ba người phụ nữ khác ngồi trong góc phòng. Mọi thứ vẫn còn in trong tâm trí tôi.
Im lặng ngự trị. Gương mặt Vanga toả ra sự yên tĩnh. Bà ngửng đầu và
nói bằng một giọng mạnh mẽ tự tin:
–Nhà báo Lib ăng hãy lại đây và ngồi xuống. Hãy để người lái xe ra ngoài! – Đây là dấu hiệu đầu tiên cho tôi thấy sức mạnh của Vanga. Làm sao bà biết được rằngngười lái xe đang ngồi trong phòng.
–Hãy đưa miếng đường đây, nhà báo!
Tôi l ấy từ trong túi ra miếng đường và đặt lên bàn để xem. Vanga cầm nó lên thế nào. Không chút khó khăn, bà đưa tay ra và cầm ngay được miếng đường và bắt đầu sờ nắn nó. Bàn tay của bà rất tự tin. Bà quay sang phía tôi và tôi cảm thấy bà nhìn thấu tâm hồn tôi. Vanga nói: –Cậu có cặp kính mà cậu vẫn thường đeo trong những cuộc gặp gỡ và những tình huống quan trọng. Tại sao bây giờ câu lại tháo nó ra?
Đó là đòn thứ hai giáng vào sự thiếu tin tưởng của tôi đối với sức mạnh
của cái nhìn nội tại của bà.
–Hãy nghe đây – bà nói – cha mẹ cậu đang còn sống. Vào thời điểm này mẹ cậu đang ở nhà, còn cha cậu thì không. Có lẽ ông đang làm việc ở ngoài đồng. Cậu sống ở thành phố và làm nghề báo đã được 12 năm. Cậu viết về những vấn đề chuyên ngành của mình, đôi khi cũng viết về chính trị. Nhưng đóng góp của cậu ởđây không lớn lắm. Năm 1982 và năm 1983 sẽđem lại cho cậu thành công lớn trongcông việc. Sau này cậu sẽ có bảy đứa con, còn khi cậu 42 tuổi, cậu sẽđược chứng kiến một cuộc chiến tranh lớn, nhưng tôi sẽ không nói là ai mởđầu cuộc chiến tranh này. Cậu theo đạo Hồi, hãy tuân thủ nghiêm ngặt những ngày lễ của lịch Hồi giáo. Các bạn có một văn bản thiêng liêng đó là kinh Côran. Cậu phải chăm chú đọc nó, đặt biệt từ chương IX đến chương XII.
Im lặng một chút, Vanga tiếp tục:
–N ăm 1984, ở Xiry sẽ nổ ra một cuộc chiến tranh lớn vì các vấn đề quốc tế của nó đang trở nên phức tạp. Cậu đã đến Jeruxalem bao giờ chưa? Bây giờ tôi đang nhìn thấy Bagda. Thành phố Bagda là gì vậy? Cậu sắp đi tới đó.
Bà tiếp tục nói không để cho tôi kịp ra câu hỏi:
–Ở Libăng sẽ có những vấn đề từ tứ phía. Tôi nhìn thấy dòng sông Nin
hùng v ĩ. Cậu sẽ tới thăm đôi bờ của nó. Trước mặt cậu có rất nhiều ngảđường. Ngừng một chút, bà tiếp bằng giọng đều đều: –Libăng bị bao bọc bởi những ngọn lửa. Tôi nhìn thấy nhiều quảđỏ và nhiều nước. Nhưng ở nước bạn sẽ không có và sẽ không dầu lửa. Sau đó Vanga hỏi tôi: –Ai đã kể cho cậu biết về tôi? –Tổng biên tập Ualid Al–Huxein, chính ông ấy cũng rất muốn nói
chuyện với bà.
Vanga im lăng một lúc, sau đó lại xoay những miếng đường giữa những
ngón tay. Lát sau bà nói:
–Hi ện nay ở Libăng có rất nhiều xe quân sự hạng nặng. Vào tháng 5 năm 1982 bầu trời của các bạn bỗng dưng tối đen. Sau một phút im lặng, bà lại tiếp tục: –Ở Libăng có rất nhiều những uỷ ban khác nhau, chỉ có điều họ chẳng có khả năng bắt tay vào việc gì hết. Các chiến hào vẫn không có binh lính, còn các chướng ngại vật và chiến luỹ sẽ không bị phá vỡ.
Tôi nhìn và nghe còn bà thì nói, hỏi và tự trả lời;
–Ai là nhà tiên tri c ủa các bạn? Đó là người truyền đạo khiêm nhường như nhau cho cả người già lẫn người nghèo và nhìn thấy ngay ba hành tinh. Giờ đây linh hồn của ông ta đang bước vào phòng. Eliax Sarkix là ai? Ông Tổng Thống của các bạn, theo đạo Cơđốc, chưa vợ, dòng dõi Ả rập. Ông là một nhà chính trị tốt. Nhưng hiện nay ở Libăng đang có quá nhiều quân nhân. Trong tương lai vị trí của ông sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt.
Vanga im lặng một chút rồi lại bổ sung:
–Tôi nghe thấy ở Brâyrut bây giờđang có chiến tranh. Lửa lúc tắt, lúc lại
bùng lên. C ậu có ủng hộ cuộc chiến tranh này không? –Không, tôi không ủng hộ! – Tôi trả lời. Bà Vanga đã kể cho tôi nghe tất cảđiều đó vào hồi 8 giờ 45 phút sáng
ngày 2 tháng 12 năm 1981.
Sau này tôi tr ở về Libăng tôi tìm thấy một kho lưu trữ những tư liệu cho biết chính vào ngày đó khu vực phía Tây của Bâyrút đã xảy ra những cuộc đụng độ giữa hai tổ chức vũ trang. Tôi biết rằng thường thì Vanga không đụng chạm đến vấn đề chính trị. Nhưng tại sao so với tôi bà lại nói về chuyện đó? Có lẽ tình hình chính trị và vận mạng của đất nước tôi đã làm tôi rất lo lắng. Trước khi gặp Vanga, tôi đã nghĩ nhiều vềđiều đó và những ý nghĩ thầm kín của tôi có lẽ bằng cách nào đó đã in dấu nên trên những miếng đường mà tôi vẫn cầm theo cả khi ngủ. Còn Vanga thông qua những dấu ấn đó biết được những ý nghĩ của tôi và cố gắng dùng những lời tiên đoán của mình để trả lời những vấn đềđang dày vò tôi. Quay về Xôphia, tôi cứ ngĩ mãi về người phụ nữ mà năng khiếu đã được nhà nước công nhận này. Tôi quyết định không đăng những gì dính dáng đến riêng tôi cũng như không đăng những gì động chạm trực tiếp đến lợi ích của đồng bào tôi và Tổ quốc tôi – Libăng.
Tại sao? Bởi vì nếu những gì mà Vanga nói, được xác nhận thì điều đó
thật khủngkhiếp. Tôi những muốn tin rằng; đó chỉ là những lời đoán thôi".
N ăm 1978 có một vị khách cao cấp từ Nicaragoa tới thăm Vanga. Khi nói về tình hình chính trịở nước mình vị khách tỏ hy vọng rằng tình tình sẽổn định phần nào. Nhưng Vanga trả lời ông ta: –Không, máu vẫn cón đổ nhiều. Dòng sông máu còn chảy. Ông cũng không hình dung nổi điều gì chờđợi ông…
Mọi người thường hỏi Vanga: "Bà chưa chán tất ca những người thường
ngày v ẫn đến với bà ư? Bà thích nói chuyện với ai hơn?"
Bà tr ả lời: –Đối với tôi tất cả mọi người đều như nhau (bà rất thích nhắc tới câu
chuy ện ngụ ngôn: Một lần Chúa Trời ra lệnh mở tất cả những quan tài và cử Thiên Sứ xuống xem trong đó có gì. Khi Thiên Sứ trở về Cháu Trời Hỏi: hãy nói xem ngươinhìn thấy những gì? Ngươicó phân biệt được ai là chiếnbinh, ai là người thường, ai là quan toà không?– Không thưa ngài–Thiên Sứ trả lời– tôi chỉ nhìn độc có xương trắng dưới đất thôi").
ĐẾN THĂM VANGA
Tôi s ẽ kể một ngày bình thường của dì tôi diễn ra thế nào. Sáng sớm, 5 giờ Vanga đã dậy mặc dù chính bà thừa nhận: –Ban đêm chỉ thân thể tôi được nghỉ, còn ý nghĩ vẫn bay lượn khắp nơi.
Tôi nhìn th ấy thật nhiều thứ: Trong đêm khuya thanh vắng tôi đặt biệt nhìn thấy và nghe rất rõ những tiếng chuông của trời đất điểm hàng giờ. Tất cả sự sống đều tuân theo nhịp điệu này. Do đâu những chú gà trống biết rằng đã đến lúc gáy, những con chim biết khi nào bắt đâu hót và còn hoa thì biết mở cánh để chào đón ngày mới? Đó là vì tấ cả bọn chúng đều tuân theo một nhịp điệu, một giọng nói mà con người không thể nghe được. Công việc buổi sáng đầu tiên là vệ sinh dọn dẹp. Vanga rất sạch sẽ. Ani đã đến nhà bà ở Petrise đều biết rằng tất cả mọi thứđều ởđúng vị trí của nó và sạch bóng lên. Bà giải thích: –Hàng ngày có rất nhiều người đến với tôi. Họ ra về thanh thản, còn bệnh tật, những băn khoăn, những ý định dãi dột, những hồi ức nặng nề, sự bực tức vàđau đớn của họ thì để lại trong nhà của tôi. Sức tải hàng ngày như vậy là rất nặng đối với đôi vai tôi. Vì thế tôi dọn dẹp nhà mình không phải chỉ vì sự sạch sẽ trong phòng mà chủ yếu là để làm nhẹ tâm hồn. Chỉ có tâm hồn thanh sạch mới có thểđi và tiếp xúc với tâm hồn khác. Vanga không bao giờ vội vã vào bàn ăn. Bà ăn rất ít và hầu như không ăn sáng. Mùa hè bao giờ bà cũng giành thời gian cho vườn hoa. Hoa là biểu tượng của sự thanh sạch tươi mới. Sau đó một chiếc xe con do hội đồng xã dành riêng cho Vanga tới đón bà đi Rupite cách thành phố 11 km. Tại đó, trong một ngôi nhà nhỏ giữa một vườn đầy hoa, Vanga sẽ tiếp những người tới viếng thăm. Vanga thường nhận được quà cáp từ những người khách của mình. Bà chỉđể lại cho mình những gì thuộc v! ề kỷ niệm con người, còn lại bà đem phân phát hết. Bà đánh giá đồ vật không theo giá thành thực tế của nó, mà theo vẻ đẹp và lao động kết tinh trong đó.
G ần 9 giờ sáng, Vanga bước vào phòng dành cho khách và bắt đâu buổi điều trị của bà. Bà tiếp những người rất khác nhau. Với mỗi người bà dành một thời gian nhất định bởi vì bà cho rằng mọi người cần những thứ khác nhau trong những lời nói của bà và trong sự giao tiếp với bà. Phần lớn khách ra về với cảm giác thoả mãn. Còn với những người ra về không hoàn toàn thoải mái, thì chúng tôi muốn nhắc rằng họ nên chú ý hơn nữa đến những lời, thậm chí có vẻ rất không quan trọng mà Vanga nói ra, bởi vì không bao giờ bà nói điều gì thừa cả. Những gì Vanga nói trong một thời điểm nhất định thì có hiệu lực chính vào thời điểm ấy và không thể giải thích nổi sau đó. Khi bạn theo dõi những buổi tiếp khách của bà, bạn sẽ có cảm giác rằng bằng tia sáng của nột chiếc máy rađa bà đang rọisáng lên tất cả những gì gần và xa trong số phận của khách. Bà "nhìn thấy", "nghe thấy" và kể lại. Đáng tiếc trong khi nói chuyện với Vanga, các "khách hàng" của bà thường nhớđược rất ít những gì bà đã nói. Theo tôi hiêu ứng này thường là do sự tiếp xúc chớp nhoáng cới cái gì đó khác thường gây ra, đến mức nó làm bối rối, nó bao vây tâm lý và trí nhớ của mọi người. Đới với chúng tôi, những người thân thường xuyên ở cạnh bà thì tình hình có khá hơn. Chúng tôi nhớ nhiều những lời tiên đoán cực kỳ chính xác của ba, tuy nhiên khi chúng tôi bắt đầu bàn luận về những chi tiết , thì hoá ra chúng tôi cũng không nhớđược nhiều lắm. Thườngthì mỗingườinhớ một cái gì đó của mình, khôngainhắc lại người khác. Tại sao vậy?… Nhân chuyện này tôi muốn dẫ! n ra hai trường hợp thú vị. Nhà văn Leonid Leonov đã quyết định dùng máy ghi âm lại tất cả những gì mà Vanga nói để sau đó gỡ băng dịch ra tiếng Nga và đọc lại thong thả. Ông không trông cậy lắm vào người phiên dịch, từ kinh nghiệm lần trước ông biết rằng họ chỉ nhớ được rất ít những điều đã nghe. Vào gặp Vanga Leonov tự tay kiểm tra và bật máy và đề nghị những người có mặt không tới gần máy vì sợ họ nhỡđâu làm hỏng cuộc ghi. Vanga hào hứng kể cho Leonov nghe về những sự kiện quan trọng đang diễn ra ở Liên Xô, về việc điều gì sẽ chờđợi đất nước trong tương lai. Nhà văn rất hài lòng, nhưng về tới khách sạn thì chút nữa ông bị nhồi máu cơ tim. Cuốn bănghoá ra vẫn trắngkhông. Không một lờinào của Vanga máy ghi được. Khi đó tôi hỏi Vanga liệu có thể nói lại nữa không, nhưng bà nói rằng bà không thể nhắc lại những gì đã nói. Trường hợp thứ hai: có hai người khách cũng là những nhà văn tầm cỡ chăm chú nghe Vanga nói cho họ nhiều điều thú vị, không chỉ nghe mà họ còn dùng một chiếc máy ghi âm tuyệt hảo để ghi. Nhưng khi trở về nhà kiểm tra lại băng mới ngã ngửa ra rằng, thế nào mà những lời nói của Vanga lại là những bài dân ca. Điều này càng kỳ lạ bởi vì trong thời gian họ viếng thăm trong phòng không hề có chiếc máy ghi âm nào khác, radio thì không bật.
Nói chung Vanga không khuy ến khích việc ghi âm hay quay phim bởi bà cho rằng có thể ghi được những gì ít ỏi và không bản chất lắm, còn điều quan trọng – cái cốt lõi khả năng kỳ lạ của bà thì không thể ghi lại được.
Tuy nhiên chúng ta hãy tiếp tục.
Khi m ệt mỏi Vangangừngbuổitiếp và đi nghỉ. Bà thường đề nghịcô em gái Liupka (mẹ tôi) xoa bóp đầu cho bà. Mẹ tôi nói rằng khi chạm vào đầu Vanga lòng bàn tay bà nóng bỏng cứ như chạm phải một bề mặt được nung nóng vậy. Vanga là một đầu bếp giỏi. Chúng tôi khó có thể quên được rằng bà là một người mù lại có thể tự châm bếp nấu nướng và lại nấu rất ngon, bây giờ bà đã già không tự làm bếp nữa nhưng mọi thứ đều được tiến hành dưới sự theo dõi của bà. Bà biết rõ cái gì sạch cái gì bẩn trong đồ dùng làm bếp, cần cho bao nhiêu thứ gì vào món gì… Sau bữa trưa, Vanga nghỉ ngơi. Bà ít khi ngủ, nhưng thích nằm im lặng một mình với những ý nghĩ của mình. Đồng hồđiểm 5 lần, mặt trời xuống thấp. Vanga lạitràn đầy sức lực. Lúc đó cũng bắt đầu buổitiếp khách chính. Có rất nhiều khách– người thân, người quen, bạn bè. Họ tới từ Petritse, Xanđanka, những làng lân cận, những vùng xa hơn, có cả những khách nước ngoài. Vanga tích cực tham gia vào đời sống xã hội của vùng mình. Những ý kiến xác đáng của bà thường được những người có trách nhiệm rất tôn trọng và tính đến khi đưa ra những quyết định mới có tính xã hội trong vùng. Bà có mối quan hệ gần gũi và sâu nặng với những người trong vùng. Một bà người quen của chúng tôi (đã già) từ thành phố Belgorod khi viết thư cho Vanga đã đềđịa chỉ như sau: Bulgaria, Vangegrat (Thành phố Vanga) vậy mà thư vẫn đến nơi. Sự đồng nhất có lẽ là không quá cường điệu. Rất nhiều bà mẹ trẻ đề nghị Vanga làm mẹđỡđầu cho con họ. Dì tôi thường không từ chối. Đến nay Vanga đã là mẹđỡđầu c�! �a hơn 5.000 đứa trẻ. Sau bữa ăn tối nhẹ, gần 10 giờ tối Vanga trở về Petritse để nghỉở nhà. Mặc dù bị mù và sống một mình hoàn toàn, ban đêm bà vẫn từ tầng hai xuống tầng một tưới hoa. Vì Vanga là "nhân vật quốc gia" nên người ta phái một chàng thanh niên đến chỗ bà làm nhiệm vụ phát vé. Có lần bà ra lệnh cho anh phát vé này hãy phát phiếu thoải mái không hạn chế, rằng bà sẽ tiếp họ cho đến tối thì thôi. Thế là một cảnh khó tin xảy ra: một dòng người tuôn chảy không ngừng, người này vào người kia ra vô tận. Chàng phát vé không kịp ghi hoá đơn. Cuối cùng không kìm được anh ta thốt lên: "Già Vanga, già có tiếp nữa không tôi đã ghi cái hoá đơn thứ 100 rồi?" Đến lúc đó thì Vanga ra lệnh ngừng lại.
Vanga có m ột chiếc radiohiệu "Chim ưng" mà bà thường đem theo mình trong túi, chúng ta thì nghe các chương trình, còn bà thì cùng với những ý nghĩ của mình bay tới những miền xa xôi. Vài năm trước đây không hiểu theo lệnh của ai một đoàn qua chức thủđô bay tới chỗ người dì tội nghiệp của tôi để ghi lại tất cả những món quà mà những người khách hảo tâm đã để lại. Vanga hết sức băn khoăn, công phẫn, sau đó bà bịốm và cả tháng nằm trong bệnh viện ở Xôphia. Suốt thời gian đó, ngôi nhà của bà bị mở tung và các quan chức không phải là ghi lại danh sách đồ vật mà là chiếm đoạt chúng – đó chính là điều họ thích làm.
T ừ bệnh viện trở về, Vanga thậm chí không buồn bước vào nhà mình nữa. Bà ở lại Rupite sau khi cay đắng nói: "Tôi không muốn đi theo vết bọn ăn cắp". Chúng tôi dọn dẹp bày biện mọi thứ lại như cũ, nhưng từđó Vanga không còn yêu ngôi nhà đã bị bọn "ăn cắp hợp thức" lục lọi này nữa. Một lần bà hỏi tôi có nhìn thấy cái radio của bà đâu không. Tôi bảo đã tìm khắp nơi song không thấy. Dì tôi lẩm bẩm: "Thôi không sao, rồi tự nó sẽ mang cái radio đến thôi mà". Tôi tất nhiên không hiểu cụ thể ai sẽ phải mang chiếc rađiô đến. Người phát vé phục vụ trong "văn phòng" của dì tôi khi đó là một người đứng tuổi– bỗng dưng bịốm nặng. Và khi đã ốm nặng, ông ta mới tới nhà chúng tôi với chiếc radio. Bối rối và ngượng ngùng ông ta kể lại rằng đã lấy chiếc đài vì tin chắc rằng Vanga bịốm nặng sẽ không thể ra viện được nữa, rơm rớm nước mắt ông ta xin lỗi Vanga. Nhưng bà thậm chí không đụng đến chiếc đài mà chỉ nói: "Thật tội nghiệp, tôi rất thương anh, anh đang phải trả giá cho việc anh đã lấy của tôi đồ vật này. Tôi tha lỗi cho anh, có điều bây giờ thì còn làm gì được nữa. Anh đã tớimuộn". Không bao lâu sau, người này bị chết trong những cơn đau đớn giày vò khủng khiếp. Sau đó tất cả những kẻ tội lỗi trong vụ khám xét tồi tệ này đều đến nhà bà để xin lỗi. Vanga dường như không nhận thấy họ, những cái gì diễn ra trong tâm hồn bà thì chỉ có bà biết mà thôi. Có lần chúng tôi nhận được một bức thư từ Tây Ban Nha xa xôi. Người viết là một phụ nữđã nghe tiếng Vanga và hơn nữa lại tỏ ra khá tường tận về nhiều s�! �� kiện trong cuộc đời Vanga. Tôi nhớ một đoạn sự kiện trong thư của bà "Thưa Vanga, điều đáng ngạc nhiên không phải là tài lạ của chị, mà là việc trong tài năng đó không có gì là thần bí cả. Tôi rất hiểu chị phải vất vả nặng nhọc thế nào. Tất cảđều phơi mở trước cái nhìn thấu suốt của chị và chị phải (vâng, tôi biết rằng chính là như vậy) tiếp thêm niềm tin, hy vọng cho mỗi người đến xin chị giúp đỡ, kể cả trong trường hợp chị nhìn thấy toàn bộ bi kịch trong số phận của người đó". Người phụ nữ Tây Ban Nha không quen biết đã nhận thấy chính xác những nét tính cách cơ bản của Vanga – hào hiệp và nhân ái. Một người quen cũ của chúng tôi, bác sĩ I.B rất có uy tín đã từng cứu sống nhiều người bằng loaị thuốc do ông chế tạo ra. Ông vẫn hy vọng rằng cuối cùng sẽđược công nhận vì 25 năm trời lao động nặng nhọc, vì công trình nghiên cứu kiên trì của mình.
N ăm 1987 Vanga mời ông đến chơi, họđàm đạo nhiều về thứ thuốc mới của người bác sĩ này. Vanga khuyên nên bổ sung vào thứ thuốc đó một loạt thành tốđểđạt được hiệu quả lớn hơn. Khi chia tay bà nói với ông ta:
–Anh rất mệt mỏi đấy Ivan ạ! Nên đi nghỉđi.
–Vâng– bác sĩ trả lời–cả gia đình tôi đang chuẩn bịđi biển. Hành lý đã
thu xếp rồi.
–Không–Vanga phản đối– đừng đi biển, dù thế nào cũng đừng đi biển.
Núi non sẽđem lại cho anh sự nghỉ ngơi cần thiết.
Nh ưng ông bác sĩ vẫn đi biển, cuối cùng ông ta trở về nhà ốm nặng và chẳng bao lâu thì mất. Thường thì bao giờ ông cũng tham khảo ý kiến Vanga và nghe lời bà. Nhưng tại sao lần này không làm theo thì tôi không biết. Có lẽ gia đình, mà cũng có thể có cải gì khác nữa… Qua đây tôi muốn nhắc lần nữa rằng nên chú ý lý giải những lời nói của Vanga, bởi vì trong mỗi một từ bà đều gửi gắm một ý nghĩđặc biệt mà đôi khi chúng tôi chỉhiểu được sau đó.
Một người Z.B thường rất thích thú kể lại chuyện sau:
"Tôi đến chơi với Vanga vào màu đông. Bà tiếp tôi trong căn phòng nhỏ ấm cúng của mình. Bà ngồi bên lò sưởi đan len thoăn thoắt và khéo léo chẳng khác gì người sáng mắt. Tôi ngạc nhiên và khâm phục nhìn bà. Bỗng bà nói với tôi cứ nhưđọc được ý nghĩ của tôi vậy: – Sao, thích đan không? Nếu muốn thì sẽ học được thôi. Nhưng có việc để cho cháu làm đây. Hãy ra nói cho chị nấu bếp lấy chiếc chảo vẫn để rán cá xuống.
Sẵn sàng làm mọi việc cho Vanga, tôi nhanh nhẩu nói để tôi đi làm cá.
Bà cười bảo;
–Không đâu, bởi vì bây giờ thì chưa có cá. Nó chỉđang trên đường đến
với ta thôi. Bây giờ sẽ có người từ làngPrepechen mang cá đến.
Tôi không tin và quy ết định ngồi chờđể kiểm chứng lời nói của Vanga. Khoảng 2 giờ sau có tiếng gõ cửa, một chàng trai xuất hiện và câu đầu tiên mà anh ta nói là;
–Dì Vanga, cháu b ắt được con cá ngon đem đến biếu dì. Một con cá hồi tuyệt vời.
Nh ững câu chuyện như vậy rất nhiều không kể xiết. Nhưng thôi hãy trở lại câu hỏi chín; Vanga là người thế nào? Tôi gần như từ bé sống bên cạnh bà và có thể khẳng định rằng bà sống như bất cứ một người bình thường nào khác, trong cuộc sống thường ngày không có gì đặt biệt. Bà sống trong sự hài hoà hoàn toàn với thiên nhiên xung quanh và bản thân là một bộ phận mang tính quy luật của nó với đầy đủ ý nghĩa của từ này. Đó là nguyên nhân tại sao bà nhạy cảm với thiên nhiên đến thế, nắm bắt được từng tín hiệu của nó đi từ ngoài tới bằng những giác quan hoàn hảo của mình. Bà hiểu rõ mọi thứ xung quanh bà: cây, cỏ, hoa lá, đất đá, chim muông, bằng cái nhìn của ý nghĩ bà thâm nhập vào vũ trụ, vào quá khứ và tương lai. Núi đồi nói với bà những bí một hàng ngàn năm của mình. Sông suối chia sẻ với bà về những truyền thuyết đã biến mất từ lâu và về những con người của những thế kỷ xa xưa. Vanga cho rằng tất cảđều "sống động", không tồn tại thứ thiên nhiên "chết". Thiên nhiên nói chung tuân phục một số tổ chức tối cao và một trí tuệ tối cao nào đấy.
Đôikhi Vanga cũngcó tâm trạng ủ rũ, khi đó bà khôngmuốn nóichuyện
với ai, mà nếu có ai đó quấy rầy thì bà rất giận dữ.
–Xin đừng quấy rối, tôi đang nghe những giọng nói xa xôi từ quá khứ và tương lai. Đôi khi vây quanh tôi là những bậc "chỉ huy" các kiểu, đôi khi là các "cấp dưới" của họ– và tất cả họ từ Vũ trụ tới. Giọng nói của họ tới đây từ nơi rất xa xôi thăm thẳm và ngân vang như tiếng vọng. Đó là lý do tại sao tôi cần yên tĩnh và im lặng. Đôi khi tôi cáu kỉnh, mọi người nghĩ rằng tội ác. Không, không phải thế. Tôi thấy rõ cái vòng lửa bao quanh Trái đất đang siết chặt dần, tôi đau đớn với những nỗi đau của những người tôi không quen biết, nhưng tô không thể và không dám Giải thích : tất cả. Có một giọng nói uy quyền nghiêm khắc thường xuyên cảnh báo: "Đừng có dấn sâu vào việc Giải thích: mọi người cần phải sống cái cuộc sống mà họđáng được hưởng". Còn làm sao mà giúp được những kẻ không còn đếm xỉa đến ai, đến cái gì nữa và chỉ cố gắng có càng nhiều tiền, nhiều đố mà quên đi nghĩa vụ thiêng liêng của con người là sống một cuộc sống đạo đức cao cả. Thật quái đản, nhưng ngày nay con người đang cố gắng dập tắt những gì tươi sáng mà phải trải qua hàng ngàn thế kỷ và phải trả giá bằng những hy sinh khổng lồ mới đạt được. …Vào cáingày đó, ngày 30 tháng5 năm 1989, Vanga nói vớitôi rằngbà nhìn thấy bên cạnh mình một người phụ nữđẹp, mặc toàn đồ trắng. Nhìn người phụ nữ rất dễ chịu, bởi vì khuôn mặt bà ta đầy hứng khởi và tươi sáng, còn quần áo thì lấp lánh ánh bạc. Tất nhiên, ngoài dì tôi, không một ai nhìn thấy người phụ nữ này. Khi hình ảnh biến mất, Vanga thở dài nói:
–Tôi chưa bao giờ nhìn thấy ngần ấy vẻđẹp tập trung trong một dáng
hình con người. Thậm chí ngay cả khi còn sáng mắt tôi cũng không nhìn thấy.
Khi ng ười phục vụ cho mời khách khứa tới gặp Vanga, bà nói chuyện với họ bằng một giọng đặc biệt hiền hoà, nhỏ nhẹ và điềm đạm. Có, có một cái gì đó trongthế giới(hoặc trùm lên thế giới), có một cái gì đóThầnThánh mà vì tình yêu đối với nó, mọi người biết liên hiệp lại và đi tới đại đồng.
Mong sao nó đến nhanh…
NHỮNG SỨ GIẢ NHÀ TRỜI
– Dì có cảm giác rằng thiên khiếu của bà là được lập chương trình bởi
nh ững lực lượng tối cao không? – Có –Thế bà tiếp nhận họ thế nào? –Thường là nghe giọng nói. – Tất nhiên bà không thể nhìn thấy họ? –Ngược lại, có nhìn thấy. Đó là những dáng hình trong suốt giống như
bóng người ở dưới nước.
– Những điểm phát sáng trong không khí mà chúng ta có thể trông thấy–
c ũng là những biểu hiện của họư? – Đúng vậy. – Những lực lượng tối cao có thể vật chất hoá không? – Không. – Mối quan hệđược duy trì một phía, theo mong muốn của họ, hay là bà
cũng có thể bước vào tiếp xúc với họ.
– Thường là theo ý nguyện của họ, nhưng cả tôi cũng có thể kêu gọi
đượ c họ. – Liệu có thể biết gì về chính họ không? – Không. Rất khó. Những câu trả lời thường là mù, dè dặt, tôi không
hiểu chúng.
– Con ng ười chúng ta là sinh thể có trí tuệ, một trí tuệ có trái tim ở một giai đoạn phát triển nhất định nào đó, thế liệu có một trí tuệ khác cao hơn tồn tại song songkhông?
– Có.
–Th ế nó nằm ởđâu? Chắc là ở trong vũ trụ ? – Ừ, trong vũ trụ . – Liệu có thể coi trình độ văn minh nhân loại này nay là độ tuổi thiếu thời của trí tuệ không? – Có. – Liệu có xảy ra cuộc gặp gỡ với nền văn minh ngoàiTrái đất? – Có. Một lần sau khi tiếp khách, trong phòng còn lại mỗi tôi và Vanga, bà
b ỗng tập trung tư tưởngnói chậm rãi và rõ ràng cứ như là đọc trong sách. – Bác nhìn thấy rặng núi, chỗđó ở trongnúi, trong núi… Lúc đó tôi có cảm giác rằng chính Vanga giờđây đang ởđó trong núi và
đ ang kể với những chitiết đángkinh ngạc về những gì nhìn thấy: đám cỏ nhỏ và cứng, những viên sỏi, con đường mòn thấp thoáng. Và tiếp theo – một vách đá sắc nhọn như răng thú dữ.
– Hãy đi tới vách đá đó – dì nói – Hãy đi vào ngày mùng 5 tháng 5. Tôi hỏi tại sao lại chính vào ngày đó? Do vị trí của các thiên thể – dì trả lời– Điều quan trọng nhất có thể nhìn
trong ánh tr ăng cũng như lúc bình minh. Sau đó dì tỏ ra không muốn nói vềđề tài này nữa. Nói chung tôi không hoàn toàn hiểu câu nói cuối cùng của bà có ý nghĩa gì. Nhưng chúng tôi– nhữngngười thân, cũng đã quen không đặt những câu hỏi thừa. Những người bạn nhiệt tình đã hưởng ứng ý định của tôi và sáng ngày 4 tháng 5 chúng tôi chuẩn bị chuyến "du lịch". Buổi trưa chúng tôi lên đường. Cuộc lang thang trên núi đồi làm cho chúng tôi chán nản, buồn bã hơn là tạo niềm vui thú. Có lúc nghi ngờ sự thành công của cuộc tìm kiếm chúng tôi đã đề nghị quay trở lại về thành phố nhưng đám bạn tôi phản đối. Thật hết sức ngạc nhiên, buổi chiều thì chúng tôi tìm được đến nơi. Vanga đã miêu tả nó chi tiết và chính xác đến mức không nhầm lẫn được. Chúng tôi nhìn thấy một vách đá sắt nhọn như răng thú đứng án ngữở vành phía Bắc một trảng cỏ không lớn lắm, nhìn xuống dưới chân, chúng tôi nhìn thấy những viên sỏi và một loại cỏ cúng như làm từ dây kẽm gai vậy. Khoảng đất bị mặt trời hun nóng, nhưng nom rất hiền hoà, không khí trong núi trong lành từng đàn bướm thấp thoáng ẩn hiện trongnhững bụi cây rì rào. Phong cảnh tuyệt vời. Chiều muộn, trời bỗng dưng tối sầm lại, mưa đổ xuống. Một giờ sau chúng tôi ước như chuột lụt. Chiếc lều hạt cũng không giúp gì được nước ngấm vào cả những túi đựng thức ăn và quần áo dự phòng. Mưa kéo dài gần hai tiếng đồng hồ, sau đó cũng bất thình lình như lúc bắt đầu, mưa tạnh, chỉcòn vòm trời vẫn còn vần vũ u ám. Chẳng mấy chốc, trời sụp tối. Chúngtôi đốt một đống lửa để sưởi và hong khô quần �! �o. Quây quần quanh ngọn lửa chúng tôi quyết định qua đêm ởđấy. Xung quanh vắng lặng, bóng tối mênh mông, có cảm giác trên thế giới chẳng còn ai ngoài chúng tôi. Tôi không yên với ý nghĩ rằng chuyến đi của chúng tôi tới cái chỗ hoàn toàn lạ lẫm này vô ích, thêm nữa, đầy mây thế này chúng tôi không nhìn thấy cả mặt trăng lẫn mặt trời. Đầu óc cảm thấy khó chịu, chẳng muốn nghĩ gì nữa, mắt díp lại tôi và các bạn đã gà gật bên đống lửa chập chờn.
Tới gần sáng bầu trời rạng lên, chúng tôi đứng dưới chân vách đá và
nóng ruột chờđợi những tia mặt trời đầu tiên.
Tôikhônghi ểu vì sao chúngtôi lại đứng đúngvào chỗ rõ ràng giữ vaitrò "phát hiện": trên bề mặt của vách đá, ngang tầm mắt chúng tôi có ba hố lõm kích thước bằng khoảng chiếc đĩa tách. Chúng tôi tạo thành một tam giác cân, mà đỉnh của nó hướng xuống dưới đất. Nữa tiếng trôi qua nhưng không có gì thú vị xảy ra. Mặt trời lên chậm chạp. Và bỗng nhiên một tia nắng chiếu vào vách đá sắt nhọn, nó trườn xuống dưới chạm vào hình tam giác và chậm rãi bò từ trái qua phải, theo đúng những hố lõm trên vách đá. Chúng tôi không biết trò chơi đó của tia những nắng trên vách đá là ngẫu nhiên hay là chúng tôi chứng kiến một hiện tượng thú vị, nhưng sự kiện là sự kiện: ngày 5 tháng 5 tia mặt trời đã vẽ trên vách đá hình tam giác đã được đánh dấu bởi ai đó trước chúng tôi. Dấu hiệu đã trao cho chúng tôi. Bởi ai và thế nào thì chúng tôi không biết. Cả ngày chúng tôi bàn luận về hiện tượng đã xảy ra và nhìn lên vách đá lên những hình tròn lõm tạo thành tam giác và sốt ruột chờ đợi biểu đêm để nhìn xem mặt trăng – "em" của mặt trăng – chỉ cho thấy cái gì. Đêm xuống, trời lại đổ mưa. Chúng tơi ướt tới tận chân lôngvà hong khô bên đống lửa, đồng thời vô vọng nhìn lên bầu trời u ám cau có. Tuy nhiên giờ đây chúng tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn hôm qua. Chúng tôi tin ở Vanga và hy vọng vào điều kỳ diệu. Đến gần nửa đêm chúng tôi lại chiếm lĩnh vị trí ban sáng bên cạnh vách đá. Và cái gì đây? Đám mây dần dần tản ra, nửa giờ sau trên bầu trời xuất hiện những ngôi sao đầu tiên chẳng mấy chốc mặt trăng ló ra. Tất cả tĩnh lặng như đêm trước.! Sự hồi hợp của chúng tôi tăng dần, nhưng chúng tôi cũng không rời mắt khỏi vách đá. bỗng dưng một ánh trăng – chúng tôi cũng không hiểu xảy ra từđâu – lặp lại đúng trò chơi của tia ánh sáng mặt trời ban sáng. Nó chạm vào đỉnh của vách đá sau đó nhiều lần chạm vào những điểm tròn lõm trên vách đá, trong 15 phút, nó vẽ từ trái qua phải hình tam giác với đỉnh hướng xuống dưới đất, rồi sau đó biến mất.
Chúng tôi đứng bất động, cách vách đá tối đen khoảng 2–3 mét. Không ai thốt lên lời nào, nhưng tất cả chúng tôi đều nghĩ về một điều: "Trò chơi ánh sáng trên vách đá, trên hình tam giác kia phải chăng là ngẫu nhiên? Sự trùng hợp? Chưa chắc, thật khó tin! Nhưng mấy phút sau đó, mặt phía nam nhẳn nhụi của vách đá bỗng lấp loáng một ánh sáng xám bạc như màn ảnh của chiếc ti vi khổng lồ. Và một thoáng sau trên "màn hình" xuất hiện hai hình bóng. Hai hình ảnh này rất lớn chúng bao chiếm gần hết khoảng không được chiếu sáng – bức tường nhẵn có chiều cao không dưới 5m và rộng khoảng 3–4m. Những dáng hình này nhìn rất rõ và trông nổi đến mức tôi có cảm giác rằng trong bất cứ phút nào họ cũng có thể tách ra khỏi bức tường để bước về phía chúng tôi. Chúng tôi như hoá đá vì ngạc nhiên và sợ hãi. Cho đến chết tôi cũng không bao giờ quên được cảnh tượng đó. Vậy là, phía trái "màn hình" của chúng tôi, chúng tôi nhìn thấy một người đàn ông, chính xác là một ông già, râu tóc dài đến vai mà quần áo dài chùng xuống đất. Tay trái ông buông thõng xuống, còn tay phải đưa ra phía trước cầm một vật gì đó giống như trái bóng, nhưng tất nhiên đó không phải là quả bóng mà có lẽ là máy móc gì đấy không rõ chức năng. Xa hơn một chút, cao hơn một chút, phía bên phải là dáng hình thứ hai – một người đàn ông rất trẻ. Anh ta ngồi trong ghế bành, tay để trên tay ghế, ánh mắt hướng về phía xa xăm, khuôn mặt căngthẳng. Trên đầu anh ta là một chiếc mũ cao, còn trên mũ là một cái gì đó tựa như anten. "Màn hình" được chiếu sáng khá lâu, chúng tôi kịp ngắm nh�! �n và nhớ rõ cả ông già lẫn chàng trai. Sau đó tất cả xung quanh chìm vào bóng tối mù. Khi tĩnh trí lại và sau khi soi đèn pin nhìn đồng hồ chúng tôi tin rằng chúng tôi quan sát bức tranh ấy gần 20 phút. Chúng tôi im lặng quay về lều, như theo hiệu lệnh, bắt đầu vội vã thu dọn hành trang trong bóng tối như bưng, dùng đèn pin soi đường, bước thấp bước cao vấp vào rễ cây, đá sỏi lặng lẽ và nhanh chóng chúng tôi đi về nhà. Quãng 2 giờ sáng nhìn thấy những ngọn đèn dầu đầu tiên của thành phố, chúng tôi thở ra nhẹ nhõm. Chỉ hoàn toàn tỉnh táo khi đã ở nhà, chúng tôi mới bắt đầu bàn luận, tranh nhau kể và miêu tả những điều nhìn thấy. Hoá ra cả 5 chúng tôi đều nhìn thấy như nhau. Những miêu tả của chúng tôi hoàn toàn khớp nhau. Nhớ lại điều lưu ý của Vanga: cái chủ yếu nhất có thể nhìn thấy dưới ánh trăng, cũng như dưới những tia sáng đầu tiên. Bởi vì tôi và Vanga là họ hàng ái đó có thể nghĩ rằng tôi đã được chuẩn bị về mặt tâm lý đểđòn nhận một sự kiện nào đó, thậm chí không biết cụ thể là sự kiện gì. Được, cứ cho là như vậy, nhưng còn những người khác cùng đi với tôi thì sao? Chúng tôi, năm ngoái người khác về lứa tuổi học vấn và đức tin.Còn về những bức tượng do người lạ từ nới khác dựng mà Vanga "nhìn thấy" thì tôi không hề nói cho các bạn mình biết. Đơn giản là tôi cũng đã quên phất về chúng rồi và chỉ nhớ lại khi ngồi vào bàn viết cuốn sách về Vanga và rút ra từ cặp giấy những ghi chép mà tôi cất đi trong tủ sách từ năm 1479. Vậy rõ ràng ở đây không hề có sự ám thị hay thôi miên nào hết. Điều đó là gì vậy? Và tại s! ao Vanga ! lại bảo chúngtôi đivào ngày 5 tháng 5 đến đúng cái "màn hình"đó trên vách đá? Ngày hôm sau tôi sang nhà Vanga và thuật lại toàn bộ chi tiết cho bà nghe. Bà nghe hứng thú nhưng không hề bình luận câu nào. Những gì mà chúng tôi đã nhìn thấy cho đến nay vẫn trăn trở trong tôi. Chúng tôi còn vài lần nữa đi tới đó vào buổi sáng và buổi tối nhưng không nhìn thấy gì nữa. Chúng tôi quyết định không kể cho ai về trường hợp dị thường và gần như hoang đường này. Tôi sực nhớ ra những lời của Vanga: " Thời gian những điều kỳ diệu sẽ tới, khoa học sẽ làm nên những phát triển lớn trong lĩnh vực phi vật chất. Năm 1990 chúng ta sẽ chứng kiến những phát triển khảo cổ học tuyệt vời, chúng làm thay đồi tận gốc những hình dung của chúng ta về những thế giới cổ xưa. Tất cả vàng được cất giấu sẽ trồi lên mặt đất, nhưng nước lại ẩn náu đi. Tiên định là như vậy". Tôi tin tưởng sâu sắc vào những điều Vanga nói về những phát hiện trong tương lai của khoa học. Tôi cũng hy vọng rằng vào một ngày đẹp trời nào đó khoa học sẽ trao cho tôi và các bạn tôi chìa khoá để giải đáp điều bí ẩn kỳ lạ Đã đánh dấu cuộc đời của chúng tôi bằng sự tiếp xúc với các xiêu tự nhiên và đã làm thay đổi cơ bản những hình dung của chúng tôi về thế giới hiện thực. Vậy trong thế giới cái gì là hiện thực và cái gì là phi hiện thực? Và ranh giới của chúng ởđâu, nếu nói chúng tồn tại cái ranh giới như thế nào? Tôi không biết liệu có tìm được câu trả lời cho những câu hỏi này hay không. Tôi cũng không biết, liệu tôi có hiểu được hiện tường Vanga là thế nào không . …T�! �i đã t! rải qua một con đường không dễ dàng đểđạt tới những trang này. Với tình yêu chân thành và trong sáng tôi cùng các bạn cố gắng nhìn vào thế giới huyền bí có tên gọi là Vanga, cố gắng trình bày Vanga như bà vốn có trên thực tế, kể về những mối quan tâm rộng rãi của bà, về diện mạo đạo đức dáng học tập và phẩm chất con người cao cả của bà như cái sứ mạng khó khăn Của bà là chỉ ra cho chúng ta con đường đi tới cái thiện, tình yêu và bác ái. Tôi xin dẫn lại lời của bà : "Tôi được đạt ởđây và nghiêm ngặt do thời gian tồn tại nhất định của mình trên mặt đất. Tôi đưa tay cho những người đang tuyệt vọng và chỉ cho họ nên đi đâu". Và nói : "Cần phải trở thành thiện nhân và yêu thương nhau để tự cứu rỗi. Tương lai thuộc về người hiền, họ sẽ sống trong một thế giới tuyệt diệu mà bây giờ chúng ta khó mà tưởng tượng nổi" Vanga đã truyền cho chúng tôi bao nhiêu niềm hy vọng và tự tin. Trong những ngày tháng nhiễu nhường này thật đặc biệt dễ chịu khi nghe thấy rằng cuộc sốngtrênTrái đất khôngthể lụi tàn, bởivì "rồi sẽ tớithời đại của lao động hứng khởi của tình yêu và bác ái giữa tất cả mọi người trên hành tinh". Chúng ta có thể tin bà bởi vì hàng ngày bà đã thuyết phục chúng ta bằng sựđúng đắn trong những lời dự báo của mình. …Màn đêm đang buông xuống Rupite. Đỉnh núi Kojiuc in đậm trên nền trời tím biếc, hơi ấm của những nguồn nước khoáng cuồn cuộn tuôn ra từ chân núi là cho toàn bộ bức tranh phong cảnh huyền ảo lung linh. Đâu đó vẳng từ xa những âm thanh của cuộc sống thành phố thường nhật– tiếng còi ôtô, gi�! �ng nói ! tiếng cười của mọi người, nhưng chúng không thể phá vỡ sự yên tĩnh thanh bình của thung lũng Rupite, nơi thời gian, tưởng chừng mãi mãi ngừng lại. Còn tiếng róc rách êm dịu của dòng suối Struma lại làm thức dậy những âm thanh hoàn toàn khác: vẳng nghe những bước chân đều đạm khoang thai của những người xa xưa, khi mà giai điệu ngọt ngào của tiếng tù –và thấm đượm khắp không trung bằng sức quyết rũ thiên đường của nó, khi ngọn gió khe khẽ rì rào trong những cành cây, đùa trên ngọn cỏ và chim chóc vang khúc ca về tình yêu và hạnh phúc. Có chăng một thời như thế, hay đó chỉ là tưởng tượng thiên đường Của chúng ta về cuộc sống xa xưa? Tôi cũng không rõ nữa. Và Vanga của tôi, giữa những bông hoa đáng yêu trong vườn đang sốt ruột ngồi chờ SỰ KIỆN LỚN LAO ĐÓ (theo cách nói củ bà). Bà ăn nhập vào bức tranh tuyệt vời đó một cách hài hoà và tự nhiên đến mức có cảm giác như bà đã ngồi ở đây mãi mãi. Đôi khi khuôn mặt bất động trong công việc tinh thần căng thẳng của bà bỗng sống động, còn đôi mắt đã mù của bà mở rộng ra. Bằng cái nhìn siêu nhiên của mình bà nhìn thấy gì trong buổi chiều yên ả thế này? Phải chăng bằng ý nghĩ bà đang phiêu diêu ở những thời đại quá khứ xa xưa hay đang nhìn qua rào chắn của tương lai? Phải chăng những trang tồn tại của nhân loại đang được lập dở hay là chính những ngơi sao đang kể cho bà nghe về những thế giới khác xa lạ mà những bức thông điệp của chúng bà có thể giải mã được dễ dàng giống như chúng ta đọc một tờ báo buổi sáng?… Giờđây tôi bất giác nhớ lại lời nói của Vanga nói cách đây đã lâu: "cuố! n sách n! hư thế này không viết xong bây giờ được". Quả thật không thể. Cuốn sách như vậy phải được xây dựng liên tục, ngày này qua ngày khác và còn lâu mới đặt dấu chấm hết cho nó được. Chúng ta đã biết gì về Vanga? Thật ít ỏi đến bực mình. Cần phải đạt đối chiếu những quan niệm khác nhau, những ý kiến khác nhau, điều tra, nghiên cứu có lẽ dần dần chúng ta mới thâm nhập vào đều bí mật có tên gọi là Vanga. Điều phát lộ (linh cảm) của người phụ nữ thấu thịđó là niềm hy vọng và chỗ dựa của chúng ta trong cuộc sống đầy bất trắc, là những dấu hiệu bí mật từ Vũ trụ. "Ai có tai khắc nghe thấy".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét