Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Mua Suong Mu.html

Mua Suong Mu.html

Thông tin ebook

Tên truyện : Mùa Sương Mù

Tác giả : Nguyễn Thái Hải

Thể loại : Văn học trong nước

Nhà xuất bản : Tuổi Hoa

Tủ sách : Tuổi Hoa – Hoa Xanh

Số quyển / 1 bộ : 1

Hình thức bìa : Bìa mềm

———————————-

Nguồn: http://tuoihoa.hatnang.com

Đánh máy : NGUYỄN TUẤN

Chuyển sang ebook (TVE) : santseiya

Ngày hoàn thành : 08/08/2008

Nơi hoàn thành : Hà Nội

http://www.thuvien-ebook.com

Mục Lục

TRƯỚC KHI VÀO TRUYỆN

Chương I

Chương II

Chương III

Chương IV

Chương V

Chương VI

Chương VII

Chương VIII

Chương IX

TRƯỚC KHI VÀO TRUYỆN

Mẹ con tôi đến Vũng Tầu thấm thoắt đã gần mười lăm năm. Ngày mới đến, tôi còn phải ẵm ngửa và căn nhà của chúng tôi mới chỉ là một mái nhà tranh, vách đất, lúp xúp, nghèo nàn. Mười bốn năm dư, quãng thời gian mà đứng ở hiện tại nhìn về tương lai, thấy thật lâu, nhưng nhìn về dĩ vãng lại thật chóng đó đã biến đổi đứa bé còn ẵm ngửa thành tôi, một học sinh cấp II vừa tròn mười lăm, và căn nhà tranh vách đất thành một căn nhà gạch lợp ngói, có một khoảng sân nhỏ bày biện ít chậu kiểng, có căn gác lửng với hàng lan can mà chiều chiều, mẹ con tôi hay ra ngồi hóng mát.
Mẹ tôi hay nhìn tôi rất lâu với ánh mắt thật thiết tha, trìu mến. Mẹ thường chép miệng nói : “Mới đó mà đã mười lăm năm!” Nói xong, đôi mắt mẹ trở nên mơ màng. Chừng như trong trí tưởng, dĩ vãng xa xưa tìm về. Tôi cảm thấy mình thật đầy đủ hạnh phúc và lấy làm sung sướng vô ngần. Những lần như thế, tôi ngồi thật im lặng để nghe niềm vui len nhẹ vào hồn và tưởng chừng còn lan truyền khắp châu thân, đến tận buồng tim, đến từng thớ thịt.
Vâng, tôi cho là tôi thật đầy đủ hạnh phúc. Có một người mẹ đã là một điều hạnh phúc. Lại là một người mẹ thương yêu mình, hạnh phúc như tăng gấp bội. Phần tôi, một chuyện vừa xảy ra cách đây ít tháng làm thay đổi hằn tính tình của tôi – và thay đổi cả nếp sống của mẹ con tôi nữa – cũng đã tô điểm thêm cho bóng hạnh thúc của mẹ con tôi.
Từ thuở ấu thơ, tôi đã là một đứa trẻ khá gan góc, liều lĩnh, bướng bỉnh và tệ hơn nữa, khó dạy. Những lần hai mẹ con ngồi nói chuyện, mẹ tôi! thường nhắc lại những trận đòn chí tử mà mẹ tôi thường dùng để trị cái tội ngỗ nghịch của tôi. Lớn lên, nết khó dạy dần bớt đi trong tôi nhưng tôi vẫn còn đầy tính bướng bỉnh, ngang tàng. Được một cái, dù tính nết như thế, tôi vẫn học khá. Hết cấp I, tôi thi đậu ngay vào trường công. Những năm cấp II tiếp đó, tuy không đứng hạng cao trong lớp tôi cũng vẫn được lên lớp đều đặn.
Mẹ tôi rất nuông chiều tôi. Tôi đòi món gì, mẹ cũng mua cho, không bao giờ để tôi phải xin đến lần thứ hai. Có lẽ một phần vì việc học của tôi – việc học tiến triển đều đặn, tốt đẹp – phần nữa, do sự sung túc trong gia đình.
Mẹ tôi kiếm tiền thật dễ dàng. Đúng ra, mẹ tôi chẳng phải làm gì khó nhọc mà vẫn có tiền. Thỉnh thoảng, có những người đàn ông ghé lại nhà tôi, – tôi chỉ quen vài ba người như chú Nhơn, chú Tám…, còn thì đều lạ mặt -, dẫn theo những đứa trẻ lạ. Mẹ tôi mua những đứa trẻ ấy và nuôi trong nhà. Trước kia, mẹ tôi dạy chúng một trong những việc như đánh giày, bán báo, bán bánh kẹo… rồi mẹ tôi xuất vốn cho chúng, thu về số tiền lời chúng kiếm được. Thu tất cả. Điều này đã khiến chúng bất mãn nhưng không dám phản đối gì cả. Chúng hiểu rõ số phận hơn ai hết. Bị bắt cóc từ những tỉnh xa đem đến nhà tôi, lạ chốn, lạ người, lại bị mẹ tôi đe dọa thường xuyên. Làm sao dám phản đối? Muốn có tiền tiêu riêng, một đứa đã lén vào chợ, chen lấn nơi đông người móc túi. Vài đứa khác bắt chước theo. Rồi đến cả bọn. Mẹ tôi biết được, lúc đầu còn ngăn cấm. Nhưng sau, mẹ cũng thấy rằng tr�! � giá c�! ��a những món đồ, tiền bạc… bọn trẻ ăn cắp được nhiều gấp bội số tiền lời do chúng kiếm được bởi những nghề lương thiện. Mẹ tôi làm ngơ cho chúng được tự do hành động với điều kiện: chúng phải chia phần lớn cho mẹ tôi, chỉ được giữ chút ít làm của riêng! Bọn trẻ miễn cưỡng bằng lòng. Dù sao, bằng lòng vẫn hơn từ chối để phải tiếp tục làm việc khó nhọc, tuy lương thiện, mà không được giữ tiền riêng. Thêm nữa, đối với chúng, mẹ tôi lúc nào cũng như một hung thần.
Mãi đến khi có trí khôn tôi mới ý thức được rằng việc làm của mẹ tôi là một việc không lương thiện. Mua những đứa trẻ bị bắt cóc nuôi trong nhà, dạy chúng làm những việc lương thiện, cũng đã là một hành vi đồng lõa và khuyến khích bọn bắt cóc trẻ rồi. Chấp nhận cho bọn trẻ móc túi, ăn cắp… việc đó quả mờ ám. Tôi thấy có một chút gì đó không ổn trong tâm hồn. Tuy nhiên, tôi vẫn lặng thinh không dám bày tỏ ý nghĩ đó cho mẹ tôi biết.
Cho đến một hôm, tôi có chuyện xích mích với một anh bạn. Chúng tôi cãi nhau trước sự chứng kiến của một số bạn học cùng lớp. Tôi đuối lý bị thua. Tôi cho là mình bị hạ nhục, lập tâm trả thù. Tôi đón đường anh bạn vào một buổi trưa về học. Sau những lời gây sự, tôi xông vào đánh anh ta một trận khá nên thân. Đánh xong, thấy đã hả giận, tôi mới nghĩ đến hậu quả. Tôi hăm dọa để anh bạn không dám đi thưa gởi. Nhưng anh ta không sợ, trình với thầy hiệu trưởng tự sự. Thế là tôi bị đưa ra Hội Đồng Kỷ Luật và bị xử đuổi học một tuần lễ. Mẹ tôi nhận được thư thông báo của nhà trường, trong th�! � có câ! u:
“Nếu em Hòa còn tái phạm, nhà trường buộc lòng phải áp dụng kỷ luật đuổi học vĩnh viễn”.
Những lời cảnh cáo đó làm tôi nổi nóng. Tôi giằng lấy lá thư từ trên tay mẹ và xé nát. Tôi gầm lên : “Đuổi học thì nghỉ ! Sợ gì”. Rồi tôi hung hăng lấy xe định đến tận nhà anh bạn gây sự lần nữa, sau đó muốn ra sao thì ra. Nhưng mẹ tôi đã giữ tôi lại. Mẹ nắm tay tôi không cho đi. Chưa lần nào tôi nổi nóng như lần đó, tôi vùng thoát khỏi tay mẹ, nhất định ra đi trả thù. Trong trí tôi lúc ấy chỉ còn hình ảnh anh bạn thật đáng ghét.
Mẹ tôi bỗng bật khóc. Tôi quay nhìn mẹ. Bỗng nhiên, tôi thấy lòng dịu hẳn, ý nghĩ thù hằn tan biến. Tôi dựng xe, lặng nhìn mẹ tôi một chút rồi bỏ chạy thẳng vào trong phòng. Không dằn cảm xúc được, tôi ngồi ôm mặt nức nở khóc như trẻ nít.
Buổi chiều hôm ấy, mẹ tôi gọi tôi lên gác, ra lan can ngồi nghe mẹ nói vài điều quan trọng. Câu đầu tiên là câu hỏi :
– Con có biết là mẹ thương con lắm không, Hòa ?
Tôi gật đầu nhưng im lặng không đáp. Mẹ tôi nói tiếp, những lời nói trong nước mắt, rằng mẹ thương tôi, thương đến độ có thể hy sinh tất cả để chỉ đánh đổi lấy một tương lai tốt đẹp cho tôi. Mẹ không muốn tôi bị đuổi, việc học dang dở, tương lai mù mịt. Mẹ muốn tôi phải ăn học đến nơi đến chốn, muốn tôi nên người. Mẹ cho tôi biết một quyết định của mẹ, quyết định mà không bao giờ tôi ngờ tới :
– Mẹ nghĩ rằng chính việc làm mờ ám của mẹ và sự tiếp xúc hàng ngày với đám trẻ mẹ nuôi trong nhà đã ảnh hưởng đến tính tình của con. Mẹ muốn co! n nên ng! ười. Mẹ thương con. Mẹ thấy đã đến lúc mẹ phải quyết định chọn lựa giữa tiền bạc và tương lai của con. Mẹ chọn điều sau. Mẹ sẽ trả những đứa trẻ mẹ nuôi bấy lâu nay về với gia đình chúng. Mẹ con ta sẽ mở một cửa tiệm tạp hóa để sống lương thiện…
Sống lương thiện ! Đó là điều tôi vẫn hằng ao ước. Mẹ tôi đã nói với tôi rồi đó. Mẹ sẽ dứt khoát với dĩ vãng không đẹp, chúng tôi sẽ sống những ngày mới rực rỡ hơn. Tôi chợt thấy lòng dâng trào niềm sung sướng. Thốt nhiên, nước mắt tôi lăn dài.

*

Mẹ tôi đã làm theo lời hứa. Tối hôm ấy, mẹ gọi tất cả bọn trẻ đến bên, nói rõ cho chúng biết quyết định của mẹ. Cả bọn vui mừng reo ầm lên, cười nói tíu tít. Tôi nghĩ, trong tâm trí chúng lúc đó mẹ tôi không còn là một hung thần nữa, mà là một bà tiên hiền dịu. Mẹ tôi hỏi gia cảnh từng đứa để liệu bề đưa chúng về nhà. Tất cả cùng hứa sẽ không tiết lộ điều gì về chúng tôi để tránh phiền phức. Một đứa con gái nói mồ côi cha mẹ, lại không muốn về sống với chú thím, xin mẹ tôi cho ở lại. Mẹ tôi bằng lòng ngay.
Một tháng sau, khi nhà tôi chỉ còn mẹ con tôi và con Lộc – đứa con gái xin ở lại – chúng tôi khai trương một cửa tiệm tạp hóa. Mẹ tôi lấy bảng hiệu là “An Hòa”, phần vì tên tôi là Hòa, phần vì mẹ ao ước chúng tôi sẽ sống những ngày mới thật “an hòa”. Trước cổng, mẹ tôi cho con Lộc trông coi một chiếc xe sinh tố. Tiền lời kiếm được, mẹ tôi giữ hẳn phân nửa để riêng cho con bé làm vốn sau này. Nhờ trời, cửa tiệm và xe sinh tố của chúng tôi khá đắt khách. Du khách đến thăm bãi Dâu đều chiếu cố, mua bánh kẹo cho con em hoặc ghé lại uống nước giải khát.
Mẹ tôi đối xử với con Lộc rất mực tử tế. Mẹ may cho nó một loạt quần áo mới, cho đi uốn tóc để làm dáng. Tôi cũng bỏ công dạy nó tập đọc, tập viết. Con bé thông minh không ngờ, chỉ ít lâu đã đọc được báo.
Chúng tôi đang sống những ngày hạnh phúc hoàn toàn. Tôi an tâm học nốt chương trình lớp 9. Mẹ tôi trông coi cửa tiệm tạp hóa. Con Lộc ngồi bán sinh tố, những lúc không có khách thường lấy những cuốn sách có hình tôi! mua cho ra đọc giải trí. Dĩ vãng dần xóa nhòa trong tâm hồn chúng tôi.
Trời bắt đầu vào đông. Đã có những cơn gió lạnh se da từ ngoài biển thổi vào. Sáng thật sớm, mặt biển bị che phủ bởi một màn sương dày đặc, ranh giới giữa biển và trời không còn nữa, thay vào đó một nền xanh mờ ảo.
Mẹ tôi phải khoác áo ấm ngồi trông hàng buổi sáng. Con Lộc mặc chiếc áo len mới mua. Phần tôi, mẹ tôi mua cho tôi một chiếc áo ấm thật đẹp, bên trong là lông cừu rất dễ thương. Mẹ tôi nói :
– Kỷ niệm những ngày “an hòa” của mẹ con mình đó !
Tôi chớp mắt thoáng thấy hình ảnh những ngày đen tối vừa qua. Những ngày đó được thay bằng những ngày mới, thật an hòa, khởi đầu từ khi trời chớm sang mùa lạnh, mặt biển giăng mờ sương.

Chương I

Tôi ngạc nhiên thấy trước nhà vắng ngắt. Cửa hàng không người trông coi, chiếc xe sinh tố nằm chơ vơ. Giờ này chắc mẹ tôi đi chợ chưa về, nhưng còn con Lộc ?
Tôi nhìn chiếc xe honda. Tôi đã nhờ con Lộc lau hộ từ lúc sáng khi tôi xin phép mẹ đến nhà một người bạn gần đây, giờ vẫn còn đầy dấu vết của vũng nước bùn mà lúc sáng sớm đi lên chợ lấy bánh mì về, xe tôi cán phải. Cọng cỏ dính trong căm bánh xe sau, nước bùn đọng vết nơi vành bánh thành những hình bán nguyệt, chùm chìa khóa tôi bỏ quên; tất cả còn y nguyên.
Thế này thì quá lắm rồi. Không lau xe cho tôi thì còn có thể tha thứ được chứ còn bỏ cửa hàng, bỏ xe sinh tố thì quả là con bé lớn mật. May là vào lúc này, tuy đã hơn mười giờ mà trời còn lạnh nên bãi Dâu vắng người, chứ không kẻ gian muốn hành động chẳng mấy khó. Nhất là chiếc honda của tôi với chùm chìa khóa còn nằm trong ổ khóa sẵn sàng.
Tôi vào nhà trong tìm con Lộc. Nhưng phòng khách, phòng ngủ rồi nhà bếp đều không thấy nó. Tôi đi lên gác, cố ý bước nhẹ để hy vọng bắt gặp tại trận xem con bé đang làm gì ?
Con Lộc đứng quay mặt vào kẹt tủ quần áo kê sát tường đang làm gì đó. Tôi bước mạnh chân. Con bé giật nẩy mình quay lại.
Tôi hỏi ngay :
– Mày giấu cái gì trong đó vậy? Lộc !
Lộc ấp úng:
– Đâu… đâu có gì… anh Hai !
– Vậy chứ mày làm gì trên này?
– Em…
Tôi quát:
– Giấu gì trong đó? Đưa tao xem mau!
Con bé vẫn chối dài:
– Đâu có…
– Mầy lì hả? Được! Tránh ra để tao lục soát thử…
Lộc bậm môi nhìn tôi. Chừng như ! nó đang suy tính lợi hại. Tôi nói thêm:
– Mầy có biết tội của mày nặng lắm không? Bỏ cửa hàng không trông coi, quên lau xe cho tao, giờ tao hỏi lại không chịu khai… Ba tội đó tao mách mẹ thì mày có mà nhừ đòn…
Rồi tôi tiến tới phía con bé. Biết không thể giấu được nữa, con bé đành nói:
– Anh Hai… em xin lỗi anh Hai… để em đưa…
Giọng của nó thật thảm hại. Tôi nói:
– Biết điều vậy thì tao châm chế cho…
Con Lộc nhìn tôi một lần nữa trước khi quay vào trong kẹt tủ lấy ra một vật. Tôi hồi hộp nhìn: một cái xắc tay phụ nữ. Lộc trao cái xắc cho tôi, nó nói:
– Anh Hai tha cho em một lần nghe anh Hai… Anh Hai đừng mách mẹ…
Tôi đáp :
– Để xem đã!
Rồi đón lấy cái xắc tay, tôi mở ra. Cái xắc bằng da đen bóng loại đắt tiền này chứa những món trị giá không ngờ. Tôi tròn mắt ngạc nhiên. Bên trong cái xắc có một xấp giấy năm trăm mới tinh, một xâu chìa khóa, một tấm căn cước, một tấm danh thiếp và một lọ nước hoa bé tí xíu.
Tôi trừng mắt nhìn con Lộc. Trong trí tôi lại nhớ những ngày trước kia khi trong nhà tôi còn những đứa trẻ hành nghề ăn cắp, móc túi… Tôi gằn giọng:
– Thế này thì mày quá lắm rồi! Muốn trở về đường cũ phải không? Mau khai thật! Giật cái xắc này của ai? Ở đâu? Hồi nào?
Con Lộc xanh mặt đáp:
– Không phải vậy đâu anh Hai… anh Hai nghi oan cho em rồi, em đâu dám giật của ai…
Tôi quát:
– Chứ làm sao mày có được?
– … Của một bà khách vừa ghé lại uống nước bỏ quên…
– Của một bà khách?!
Tô! i không để ý đến tiếng “Vâng” của con Lộc, liếc xem tấm căn cước. Tôi lẩm nhẩm:
– Nguyễn Tuyết Hồng.
Bà khách tên Hồng, năm nay ba mươi tám, có một vẻ mặt thật quý phái. Tôi chú ý đặc biệt đến đôi mắt của bà ta. Đôi mắt buồn mà đẹp lạ lùng và có vẻ như rất quen thuộc.
Con Lộc vừa ghé bên tôi để nhìn, vừa nói:
– Bà ấy ghé uống nước rồi lúc ra đi, bỏ quên lại. Em vừa đem lên đây định mở ra xem có những gì thì anh Hai bắt gặp… anh Hai tha cho em một lần nghe anh Hai… anh Hai mà mách mẹ thì mẹ đánh em chết…
– Sao thấy người ta bỏ quên mầy không kêu lại trả?
– Em có thấy liền đâu mà kêu lại! Lúc bà ấy lên xe đi rồi, em ra lấy ly đem rửa mới thấy.
– Bà ấy đi xe hơi à?
– Vâng. Bà ấy lái xe lấy. Bà ấy đeo đôi găng tay bằng nhung đen thật đẹp đó anh Hai… chắc nhà giàu…
Nghe con Lộc nói, tự nhiên tôi lại đưa mắt nhìn vào hình bà Hồng trên tấm căn cước. Tôi hình dung ra bà ta đang ngồi trên xe hơi với đôi găng tay bằng nhung đen như con Lộc mô tả.
Có tiếng một đứa bé gọi mua hàng. Tôi nói :
– Mày xuống bán hàng đi. Rồi tao tính cho.
Lộc còn chần chừ. Nó nói :
– Anh Hai đừng mách mẹ chuyện này nghe anh Hai…
Tôi gật đầu. Bấy giờ, con bé mới yên tâm xuống bán hàng. Còn lại, tôi đem chiếc xắc tay lên bàn, lấy xấp giấy năm trăm ra đếm thử. Quả là một số tiên lớn : Một trăm ngàn đồng!
Ánh mắt tôi chạm phải tấm danh thiếp, tôi lẩm nhẩm đọc :
– Bà quả phụ Võ Hữu Danh, nhũ danh Nguyễn Tuyết Hồng. Địa chỉ…
Tôi ng�! ��c nhiê! n trước địa chỉ của bà Hồng. Tôi có đứa bạn ở cùng đường với nhà bà nên những nhà gần đấy, tôi biết cũng khá rõ. Nếu tôi nhớ không lầm thì nhà bà là một căn biệt thự dành làm nơi nghỉ mát của một thương gia người Trung Hoa ở Sài Gòn. Bà Hồng là người nhà của thương gia này hay bà mua lại căn biệt thự?
Có tiếng xe hơi phía trước nhà tôi. Tôi bước ra cửa sổ nhìn xuống. Tay tôi chợt run lên, buông rơi tấm danh thiếp, sững sờ nhìn người thiếu phụ đang từ trên chiếc xe du lịch bước xuống. Nhờ đã xem tấm hình trong căn cước, tôi biết thiếu phụ đang tiến lại phía con Lộc chính là bà ta.
Bà Hồng với vẻ mặt đầy lo âu đang hỏi con Lộc:
– Cháu à, cháu cho bác hỏi thăm điều này nhé! Lúc nãy bác có ghé đây uống nước và bỏ quên cái xắc tay, cháu có giữ thì cho bác xin lại… Bác hứa sẽ thưởng cháu ít tiền ăn quà…
Tôi thầm lo cho con Lộc. Tim tôi nhẩy thình thịch, hồi hộp theo dõi câu trả lời của nó. Con bé đáp:
– Thưa bà… con không thấy gì cả… Có lẽ bà bỏ quên ở nơi nào khác rồi.
Bà Hồng đầy vẻ thất vọng :
– Bác nhớ rõ ràng sau khi rời nhà hàng Hoàng Mạnh ở bãi Sau, bác chỉ ghé lại đây uống nước… Chẳng lẽ bác lại bỏ quên ở đằng ấy…
Con Lộc :
– Thưa bà… Hay là bà trở lại nhà hàng Hoàng Mạnh tìm xem sao ?
Bà Hồng nhìn con Lộc như muốn tìm ở nó một biểu lộ giả dối. Có lẽ bà nghi ngờ con bé.
Nhưng rồi cuối cùng, và cũng đành nói :
– Thôi, cảm ơn cháu nhé. Bác trở lại bãi Sau xem sao…
Con Lộc cất tiếng chào bà Hồng rồi lặng nhìn theo bà ta đang lên xe, mở máy. Đợi bà Hồng đi khuất hẳn, con bé mới nhún vai, le lưỡi. Nó liếc lên và thấy tôi. Nó nói :
– Bà khách đó anh Hai !
Tôi xuống dưới nhà đến bên Lộc. Con bé lại le lưỡi nói :
– Bà ấy hỏi em có thấy cái xắc tay không? Em sợ quá… May mà trả lời được… Em nói không thấy.
– Bà ấy đi tìm đằng nhà hàng Hoàng Mạnh rồi phải không! ?
– Dạ.
Tôi chép miệng :
– Tội nghiệp bà ta!
Con Lộc ngập ngừng :
– Anh Hai… rồi cái xắc, anh Hai tính sao?
– Cái xắc tay à? Tao tính… sẽ đem trả lại cho bà ta.
Lộc có vẻ sợ:
– Rồi bà ta biết là em… thì sao ?
Tôi cười :
– Mày yên tâm đi. Tao sẽ nói là tao thấy cái xắc tay này ở đằng nhà hàng Hoàng Mạnh…
– Có vậy em mới yên tâm được… còn…
– Gì nữa?
– Anh Hai có… cho mẹ biết không?
– Chắc có?
– Rồi anh Hai nói thế nào?
Tôi biết con bé sợ tôi mách mẹ chuyện nó bỏ cửa hàng lén lên gác xem cái xắc tay của bà Hồng một mình. Tôi nói cho nó yên tâm:
– Tao chỉ nói rằng bà ta bỏ quên, mày thấy và đưa lại cho tao thôi. Được không?
Lộc lí nhí đáp :
– Dạ được!
Tôi bật cười vu vơ. Tôi dặn Lộc :
– Ở đấy bán hàng đi, chiều nay tao đem trả người ta cho.
Rồi chỉ chiếc honda, tôi nói :
– Lau hộ tao chiếc xe nữa nghe !
Lộc cất tiếng dạ rồi đi tìm giẻ lau xe. Tôi trở lên gác, bỏ tất cả những món đồ của bà Hồng vào xắc cho bà ta. Vừa xong thì mẹ tôi về. Tôi tần ngần suy tính một chút rồi đem chiếc xắc tay xuống dưới nhà gặp mẹ tôi.
Mẹ tôi ngạc nhiên hỏi:
– Cái xắc của ai vậy con?
Tôi không đáp mà trao cho mẹ. Tôi nói :
– Mẹ mở ra xem thử đi !
Mẹ tôi đón lấy, vừa cười vừa bảo tôi :
– Hôm nay sao con có vẻ bí mật thế? Nào! Xem có gì nào ?
Mẹ tôi mở cái xắc ra. Mẹ kêu lên ngạc nhiên :
– Trời ơi ! Tiền ở đâu mà nhiều thế này?
Tôi tr! ả lời! :
– Có một bà khách ghé lại uống nước rồi bỏ quên, con Lộc trông thấy thì bà ta đã đi xa, nó đưa lại cho con… Con… Con định sẽ đem trả lại cho người ta… Mẹ thấy có nên không?
Tôi hồi hộp đợi phản ứng của mẹ tôi. Mẹ nói :
– Nên chứ! Con tính vậy là phải. Nhưng làm sao con biết bà ta ở đâu mà đem trả ?
Tôi thở phào nhẹ nhõm, giải thích :
– Bà ta có tấm danh thiếp trong đó, con đã xem địa chỉ rồi, cũng gần nhà một thằng bạn của con…
Mẹ tôi nói: “Thế à” rồi lấy tấm danh thiếp của bà Hồng ra, tò mò xem.
Bỗng nhiên, tôi thấy mặt mẹ tôi biến sắc. Bờ môi mẹ run run đọc :
– Bà quả phụ… Võ… Hữu… Danh…
Tôi ngạc nhiên hỏi :
– Sao vậy mẹ?
Như không nghe tôi hỏi, mẹ tôi lẩm nhẩm đọc một mình :
– Bà quả phụ Võ Hữu Danh, nhũ danh Nguyễn Tuyết Hồng…
Rồi sau đó, mẹ lấy tấm căn cước của bà Hồng ra xem. Mẹ bật thốt lên :
– Thôi đúng rồi !
Tôi đến bên mẹ :
– Chuyện gì vậy mẹ ?
Mẹ tôi bỗng nhìn tôi thật lâu. Tôi ngạc nhiên quá sức, không hiểu vì sao mẹ tôi lại có thái độ kỳ lạ như thế? Một lúc lâu, mẹ tôi mới nói :
– Hòa ạ! Mẹ xin con một lần này nhé!
– Sao mẹ lại nói thế? Có gì mẹ cứ dạy con, con xin nghe.
– Không! Mẹ xin con thật đó. Mẹ xin con hãy để mẹ tìm cách trả cái xắc tay lại cho người này chứ con đừng nên đem trả…
– Sao thế mẹ.
– Mẹ chưa tiện giải thích ngay bây giờ… Điều cần nói là mẹ không muốn con gặp mặt bà Danh… Bà Nguyễn Tuyết! Hồng&#! 8230;
Tôi nắm tay mẹ nài nỉ :
– Con hứa sẽ nghe theo lời mẹ, nhưng mẹ cũng nên cho con biết nguyên do chứ.
Mẹ tôi hỏi lại :
– Con hứa chắc là con nghe theo lời mẹ yêu cầu?
– Vâng, con hứa chắc. Mẹ cho con biết chuyện đi mẹ.
Mẹ tôi im lặng. Tôi hồi hộp chờ. Thời gian như bị trì kéo lại, trôi nặng nề. Cuối cùng, mẹ tôi nói:
– Con theo mẹ lên gác, mẹ sẽ kể cho con nghe tất cả.

*

Không bao giờ tôi có thể ngờ rằng thuở nhỏ, tôi đã từng bị bắt cóc ! Theo lời mẹ tôi cho biết thì trước kia gia đình ông Danh ở trên Sài Gòn và mẹ tôi là người giúp việc cho gia đình ấy. Bà Hồng kết hôn với ông Danh từ năm mười tám đến năm hăm ba vẫn chưa có một mụn con. Năm ấy thì mẹ tôi mang thai tôi. Ba tôi làm phu xích lô, cực nhọc, nắng mưa đã khiến ba tôi lâm bịnh và từ trần trước ngày mẹ tôi sinh tôi hơn hai tháng. Trong cơn túng quẫn, khó khăn của mẹ tôi, ông bà Danh đứng ra lo lắng mọi việc. Ông bà lo ma chay cho ba tôi, sau đó, lo việc sanh nở cho mẹ tôi nữa. Mẹ tôi cho là mình có phước lắm mới gặp được ông bà chủ tốt bụng như thế.
Chẳng ngờ khi tôi được hơn tháng, ông bà Danh mới để lộ manh tâm, ông bà ngỏ ý với mẹ tôi rằng ông bà muốn mẹ tôi bán con cho ông bà. Ông bà hứa sẽ nuôi nấng tôi tử tế với điều kiện mẹ tôi được một số tiền lớn để đi xa làm ăn, cấm không được trở về nhìn con nữa! Lòng nào mẹ tôi ưng chịu. Ông bà Danh dụ dỗ mãi không được, bày kế sai người bắt tôi đem dấu đi một nơi. Ông bà nói rằng đằng nào mẹ tôi cũng mất con. Nếu bằng lòng theo điều kiện của ông bà thì tôi được nuôi nấng nên người, bằng ngược lại số phận tôi sẽ không một chút bảo đảm. Mẹ tôi thương con, sợ tôi bị khổ, đành nhẫn nhịn, vờ nhận lời. Ông bà Danh mừng rỡ cho đem tôi trở về. Ngay tối hôm ấy, mẹ tôi lén trộm một số tiền lớn rồi bỏ trốn ra Vũng Tàu.
Nhờ số tiền lấy được của ông bà Danh, mẹ tôi mua được một căn nhà để ở. Mẹ mở quán nước tạm sống qua ngày. Năm tôi lên hai, tình cờ một hô! m có một người quen ghé lại nhà tôi. Người ấy mẹ tôi gọi là chú Tám. Chú Tám có đem theo một đứa trẻ lên mười. Mẹ tôi gặng hỏi, lúc đầu chú nói dối đó là đứa cháu họ theo chú đi chơi, nhưng mẹ tôi nghi ngờ, gặng hỏi mãi, cuối cùng chú đành thú thật đó là đứa trẻ chú đã bắt cóc định đem ra đây tìm chỗ bán lấy một số tiền ! Mẹ tôi nhớ đến chuyện tôi bị bắt cóc và bỗng nảy ra ý định trả thù đời. Mẹ tôi nhận mua đứa trẻ và bắt nó đi ở mướn. Mẹ tôi tính mẹ sẽ lấy lại vốn và không mấy chốc sau đó, tiền lời ngày một sẽ tăng nhưng chỉ được nửa năm, đứa trẻ bỏ trốn mất. Bị lỗ vốn, mẹ tôi quyết tìm cách lấy lại. Mẹ tìm cách liên lạc với chú Tám để nhờ chú tìm cho một đứa trẻ khác. Từ đó, mẹ tôi đi dần vào việc làm không mấy lương thiện như tôi đã kể.
Chuyện cái xắc tay của bà Hồng làm mẹ tôi lo lắng. Mẹ sợ tôi non dạ, không biết ăn nói khiến bà Hồng biết được chỗ ở rồi phát giác ra mẹ. Chừng đó, thế nào mẹ tôi cũng bị lôi thôi vì chuyện mẹ đã lấy trộm của bà Hồng một số tiền lớn xưa kia. Cho nên, mẹ tôi định sẽ nhờ một người quen đem trả cái xắc tay cho bà Hồng để tránh rắc rối…
Tôi biết, mẹ tôi thương tôi lắm. Mẹ không muốn tôi phải chịu khổ sở nếu chẳng may mẹ lâm cảnh tù tội.
Nhưng tôi không đồng ý với việc mẹ tôi định nhờ một người quen đem trả cái xắc tay cho bà Hồng chút nào. Tôi nghĩ rất nhiều về câu chuyện vừa được biết. Lúc kể xong, mẹ tôi hỏi tôi :
– Con đã hiểu rõ vì sao mẹ ngăn cản con gặp bà Danh chưa?
Tôi đáp:
– Con hiểu, nhưng! sao bấ! y lâu nay mẹ cứ giấu, không cho con biết chuyện này?
– Mẹ sợ con biết sẽ khiến con bận tâm lo lắng mà xao lãng việc học hành… Lại nữa, mẹ tưởng không bao giờ mẹ còn gặp lại bà Danh nữa chứ… Chẳng ngờ…
Mẹ tôi thương tôi quá. Thời gian phải xa tôi, ắt mẹ buồn khổ lắm. Tôi thấy căm tức và oán giận bà Hồng vô cùng. Đôi mắt đẹp của bà ta đang vụt hiện ra. Dáng dấp quý phái của bà ta đang vụt hiện ra. Có thể như lời mẹ tôi kể được sao? Bà Hồng có thể tàn ác như thế được sao? Những cảm tình lúc đầu tiên tôi dành cho bà Hồng nhiều bao nhiêu, tốt đẹp bao nhiêu thì giờ này trở nên vơi cạn, tàn úa bấy nhiêu.
Mẹ tôi đã lấy của bà Hồng một món tiền lớn, đồng thời, giữ được tôi đến ngày nay tôi cho đó là một sự trả thù đích đáng đối với người đã lập tâm chia rẽ mẹ con tôi. Nhưng tôi còn muốn góp phần trong việc trả thù đó nữa. Tôi chưa biết mình phải làm cách nào, nhưng tôi đinh ninh rằng sẽ có dịp, tôi làm cho bà Hồng biết thế nào là sự đau khổ của một người mẹ phải xa con.
Trong khi chờ đợi cơ hội, trước tiên là tôi phải gặp mặt bà Hồng một lần đã. Tôi đành cãi lời mẹ tôi.

Chương II

Tôi đã không giữ lời hứa với mẹ. Tôi lén lấy cái xắc tay của bà Hồng và ngay chiều hôm ấy, tôi lấy xe đi tìm nhà bà theo địa chỉ trên tấm danh thiếp.
Đó là căn biệt thự nằm trong một khu đất khá rộng, phía trước có một vườn hoa nho nhỏ. Hai cánh cổng sắt với những hàng chấn song nhọn hoắt khép chặt, khóa bởi một sợi xích khá lớn và ổ khóa bóng loáng.
Tôi với tay nhấn chuông rồi đứng đợi. Một người đàn bà mà tôi đoán là người giúp việc ra trước cổng. Bà ta hỏi tôi :
– Cậu hỏi ai ?
Tôi đáp :
– Tôi muốn gặp bà Hồng…
Nét ngạc nhiên trên đôi mắt người đàn bà khiến tôi nhận ra sự sơ hở của mình. Tôi nói :
– Thưa bà, tôi muốn gặp bà Danh. Bà Võ Hữu Danh.
Bà kia nhìn tôi đầy vẻ xoi mói :
– Cậu muốn gặp bà chủ tôi ? Có chuyện gì vậy ? Cần không ?
Tôi bất mãn với những câu hỏi dồn dập đầy vẻ nghi ngờ. Tôi gằn giọng :
– Bà cứ cho tôi gặp bà chủ của bà rồi khắc rõ.
Bà kia trừng mắt với tôi, giọng hách dịch trả miếng :
– Bà chủ đang ngủ ! Cậu không cho tôi biết rõ lý do gặp bà chủ tôi thì xin lỗi cậu, lúc khác cậu trở lại cho.
Tôi giận lắm nhưng kịp dằn được. Tôi ra xe lấy cái xắc tay của bà Hồng giơ ra trước mặt người đàn bà giúp việc kia và hỏi :
– Chắc bà biết vật này chứ ?
Mắt bà ta bỗng sáng lên. Bà ta lúng túng nói:
– Chết! Cậu tìm được cái xắc của bà chủ tôi đó hở ? Sao không chịu nói ngay… Cậu đứng đợi một chút nhé!
Rồi bà ta chạy vội vào trong nhà gọi chủ rối rít:
– Bà chủ ơi ! May quá ! Có! người nhặt được cái xắc tay rồi…
Tôi quay ra ngoài đường, lơ đãng nhìn xe cộ qua lại. Tôi tưởng còn phải đợi khá lâu vì bà giúp việc có nói bà Hồng còn ngủ. Tôi bỗng bĩu môi, khinh thường những người nhà giàu quá lẽ. Giờ này mà họ còn ngủ được!
Chợt một giọng nói thật êm, ngọt ngào vang lên bên tai tôi :
– Chào cậu ! Mời cậu vào nhà chơi !
Cổng đã mở, bà Hồng ra tự lúc nào. Tôi không thấy một dấu vết nào chứng tỏ rằng bà ta vừa ngủ dậy cả. Có lẽ lúc nãy bà giúp việc bực mình với tôi nên nói bịa. Tôi bỗng chớp mắt nhìn bà Hồng. Đôi mắt bà ta nhìn tôi khiến tôi thấy lúng túng. Nỗi căm thù người đã khiến mẹ con tôi phải xa nhau một thời gian ngày xưa tự nhiên biến đâu mất. Tôi nhớ lại ý nghĩ lúc sáng này. Đôi mắt của bà Hồng đầy nét quen thuộc.
Tôi ấp úng :
– Chào bà…
Bà Hồng vui vẻ nói :
– Cậu đem xe vào trong này để bà Tư khóa cổng lại nhé. Ấy ! Xe cộ thời buổi này thì phải giữ gìn cẩn thận thế mới yên lòng được. Sơ sảy một chút là mất ngay…
Tôi theo lời bà đem xe vào trong sân. Bà Tư – Bà Hồng vừa gọi bà giúp việc như vậy – kéo cổng lại, khóa lách cách. Bà Hồng đứng đợi tôi dựng xe đâu đấy rồi mới mời tôi cùng vào nhà.
Căn phòng khách của nhà bà thật sang trọng, trang trí hoàn toàn theo lối tân thời. Bà mời tôi ngồi trên chiếc ghế nệm dài và bà ngồi trên một chiếc ghế khác đối diện. Bà nói với bà Tư :
– Bà pha cho tôi hai ly nước cam tươi nhé !
Tôi đưa mắt nhìn quanh căn phòng. Đồ đạc đều mới tinh và thật sang trọng. Có lẽ bà Hồng m! ới dọ! n về ? Trên bức tường đối diện với tôi có ba bức hình lớn treo thành một hình tam giác, đó là hình một người đàn ông, hình bà Hồng và hình một đứa bé trai chừng mười hai, mười ba.
Bà Hồng giới thiệu :
– Đó là hình của ông nhà tôi, của tôi và của em Thiện, con trai chúng tôi.
Tôi hỏi một câu xã giao :
– Thưa bà, ông nhà mất đã lâu chưa ạ ?
Bà Hồng có vẻ buồn :
– Nhà tôi mới mất vì tai nạn xe cộ cách nay hơn một năm. Tôi buồn quá mới rời Sài Gòn về đây mong quên lãng phần nào…
Tôi đi thẳng vào vấn đề :
– Thưa bà, sáng nay cháu tình cờ thấy cái xắc tay của bà ở nhà hàng Hoàng Mạnh, cháu mạn phép giữ đến trưa đợi mẹ cháu về để hỏi ý kiến. Mẹ cháu dạy cháu đem đến trả lại cho bà…
Bà Hồng xoa hai tay vào nhau, nói :
– Thật phúc đức cho tôi… Tôi không biết nói gì để cảm ơn mẹ con cậu… Cậu trông thấy, giữ hộ rồi lại đem đến tận nhà trả cho tôi quả là quý hóa…
– Thưa bà, bà quá lời…
Tôi với tay lấy cái xắc, mở ra và đặt từng món lên bàn :
– Thưa bà, cháu thấy có ngần này thứ trong cái xắc : Một trăm ngàn, xâu chìa khóa, lọ nước hoa, tấm căn cước và tấm danh thiếp… Thưa bà… Có thiếu món gì không ạ ?
Bà Hồng chớp mắt, giọng cảm động :
– Không thiếu gì cả… Cậu thật là một người tốt bụng…
Bà Tư đem nước cam tươi ra. Bà Hồng nâng một ly trao tận tay tôi mời uống :
– Cậu đi đường chắc mệt ? Cậu dùng tạm ly nước này nhé !
Giọng của bà Hồng ngọt lịm như ngụm nước cam tôi vừa nhấp. B! à Hồng! ngồi im lặng nhìn tôi uống. Mãi đến khi tôi đặt ly nước xuống, bà mới kể :
– Cậu biết không, tôi tưởng đã bị mất cho nên đã đi báo rồi đó… Tiền bạc thì chẳng nói, sợ là sợ giấy tờ, gì chứ phải làm lại thì thật phiền phức.
– Thưa bà, mẹ cháu cũng nghĩ như bà nên đã bắt cháu phải đem trả ngay cho bà.
– Cậu cho tôi gửi lời cảm ơn bà nhà nhé! Thời buổi này thật hiếm có người tốt bụng như bà nhà…
– Cháu sẽ chuyển lời đến mẹ cháu.
Bà Hồng lân la hỏi chuyện tôi :
– Cậu còn đi học chứ ?
– Thưa bà, cháu học lớp chín.
– Cậu bao nhiêu tuổi rồi nhỉ ?
– Thưa bà cháu mười lăm.
– Hơn thằng Thiện nhà tôi hai tuổi. Năm nay nó học lớp bảy.
– … Trường công hay trường tư ạ ?
– Công.
Tôi kêu lên :
– Vậy ra em Thiện học cùng trường với cháu.
– Thế à? Em nó lúc trước học trên Sài Gòn đó cậu, mới đổi xuống đây nên mong có bạn lắm. Gặp cậu chắc nó mừng lắm.
– Thưa bà, em Thiện đi đâu rồi ạ ?
– Em nó đi tắm biển với mấy người bạn mới. Có lẽ cũng sắp về rồi. Hay thế này nhé : Cậu ở lại dùng cơm với mẹ con tôi tối nay, luôn tiện để hai anh em làm quen với nhau…
Tôi thấy việc gặp Thiện không cần lắm. Ở lại dùng cơm là một việc cần đáng tránh hơn. Mục đích của tôi chỉ muốn gặp bà Hồng để giáp mặt với con người đã từng bắt cóc tôi xem sao chứ không phải để làm thân với bà. Tôi đứng đậy :
– Thưa bà, cháu phải về vì đã đến giờ cơm, xin phép bà.
Bà Hồng mời mọc :
– C�! �u không! ở lại đợi em Thiện à ?
– Thưa bà, xin bà thứ lỗi cho. Cháu xin hẹn dịp khác, vả lại thế nào cháu với em Thiện lại không có lúc gặp nhau trong trường.
Bà Hồng đành đứng dậy tiễn khách :
– Vậy thì thôi… Cậu về… à nhưng mà… Cậu vui lòng nhận giúp tôi chút quà này đã nhé !
Vừa nói, bà vừa lấy cả xấp giấy năm trăm ra, ấn vào tay tôi. Tôi lắc đầu từ chối.
– Thưa bà, cháu không dám…
Bà Hồng nhất định ấn tiền vào tay, tôi miễn cưỡng đón lấy, nhưng ngay sau đó, tôi đặt tất cả xuống mặt bàn. Bà Hồng cầm lên, ép tôi phải nhận :
– Cậu nhận cho tôi vui mà…
Tôi bỗng nổi nóng :
– Thưa bà, không phải cháu đem trả cái xắc lại cho bà để mong được bà cho tiền. Nếu muốn, cháu đã giữ luôn cái xắc…
Bà Hồng hơi cau mày. Tôi chợt thấy áy náy.
Tôi nhỏ giọng :
– Thưa bà, xin bà thứ lỗi cho cháu… cháu hơi nóng nên đã hỗn với bà…
Bà Hồng đặt một bàn tay lên vai tôi, nói :
– Không, cậu không có lỗi gì hết. Cậu ngoan lắm…
Tôi tưởng chừng tiếng mẹ tôi nói bên tai. Tôi chợt nghĩ đến chuyện ngày xưa. Bà Hồng đáng mến trước mặt tôi kia mà ngày xưa có thể là người đã chia rẽ mẹ con tôi sao ?
Bà Hồng nói :
– Thôi, cậu về đi kẻo trễ giờ cơm, bà nhà mong.
Tôi chào :
– Xin phép bà cháu về.
Bà Hồng gọi bà Tư ra mở cổng. Bà tiễn tôi đến tận đường phố. Tôi chào bà lần chót rồi lên xe, đạp máy. Bà Hồng bỗng hỏi :
– À này cậu! Tôi vô ý quá, nãy giờ quên khuấy cả việc hỏi tên cậu. Cậu tên gì nhỉ ?
Tôi đ! áp :
– Thưa bà, cháu tên Hòa.
Rồi rồ mạnh tay ga, đồng thời, liếc về phía bà Hồng. Chừng như bà ta đang có gì xúc động thì phải, bà ta lẩm nhẩm tên tôi :
– Hòa… Hòa…
Tôi chẳng thiết tò mò, cho xe chạy thẳng. Gió ngược chiều hất tung mái tóc bồng của tôi. Trong trí tôi lúc này có đến hai hình ảnh bà Hồng : một bà Hồng quí phái đáng mến và một bà Hồng thuở xưa kia thật đáng ghét!

*

Tôi cúi đầu lặng nghe những lời trách móc của mẹ tôi. Mẹ tôi hỏi : “Tại sao con cãi lời mẹ ?” Tôi không trả lời được. Bỗng dưng trong tôi đầy những ý tưởng mâu thuẫn. Sự bướng bỉnh, gan góc ngày trước, cộng thêm lòng căm tức trước hành động của bà Hồng ngày xưa khiến tôi có ý định phải làm một việc gì đó quấy phá bà ta, đồng thời cho bà ta biết thế nào là nỗi khổ của một người mẹ xa con. Nhưng, tâm hồn bình lặng và những ngày hạnh phúc mấy tháng qua lại muốn tôi nghe lời mẹ, tránh tiếp xúc với bà Hồng.
Mẹ tôi lại hỏi :
– Có phải con định trả thù bà Hồng không ?
Tôi im lặng. Mẹ tôi :
– Con dám bắt cóc con bà ta không ? Con dám đứng trước mặt bà ta mà kể chuyện ngày xưa rồi quy tội không?
Tôi vẫn im lặng. Mẹ tôi im lặng theo. Một lúc khá lâu, tôi mới nói được :
– Con chưa dự định gì cả… Nhưng con… con nghĩ là con phải làm cho ra lẽ chuyện bà ấy bắt con phải xa mẹ… Con ức quá mẹ à…
Mẹ tôi, với một giọng đầy thương yêu, phân bày hơn thiệt cho tôi rõ :
– Mẹ biết con oán hờn bà Hồng lắm. Con biết nghĩ vậy, mẹ thấy sung sướng lắm rồi. Mẹ biết, con thương mẹ lắm. Nhưng con phải biết rằng mỗi hành động đều kèm theo một hậu quả. Và hậu quả của việc con làm, con có biết thế nào không ? Con còn nhớ chứ ! Mẹ đã trốn đi với một số tiền lớn của bà Hồng. Nếu muốn, bà ta có thể làm lôi thôi cho mẹ… Bấy giờ…
Tôi bừng tỉnh. Tôi níu lấy tay mẹ :
– Con hiểu rồi… Con xin lỗi mẹ đã quá nông nổi…
Mẹ tôi mừng rỡ :
– Con bi! ết nói vậy là đủ cho mẹ mừng rồi, mẹ không bắt lỗi con đâu.
Tôi nhìn mẹ tôi. Tôi đọc được sự sung sướng trong ánh mắt, trên gương mặt, nơi bờ môi hé nụ của mẹ. Tôi nói :
– Con xin hứa chắc với mẹ từ nay về sau, sẽ không bao giờ gặp lại bà Hồng nữa…
Mẹ tôi ôm tôi trong tay. Tôi đứng tựa sát người mẹ nghe hơi ấm giang trải chở che. Tôi thấy tình thương yêu tràn ngập…

*

Tôi có dịp phải đến người bạn cùng đường với nhà bà Hồng. Tôi ngại gặp bà ta nên việc vừa xong thì tôi lấy xe về ngay. Nhưng thật khổ tâm cho tôi, vừa đạp xe, tôi nhác thấy bà ta từ phía đối diện đang rảo bước.
Bà Hồng lên tiếng :
– Chào cậu Hòa ? Cậu vẫn mạnh chứ ?
Tôi buộc lòng phải đáp lại :
– Cảm ơn bà, cháu vẫn bình thường. Bà mới đi phố về ?
– À ! Tôi đến nhà một bà bạn. Cậu ghé lại nhà tôi chơi nhé ! Có em Thiện ở nhà đấy !
Tôi nhớ đến lời hứa với mẹ tôi. Tôi nói :
– Xin bà thứ lỗi cho cháu… Cháu xin phép mẹ cháu đi có một chút nên không dám về trễ…
– Cậu ngoan lắm, giữ lời về nhà đúng giờ là tốt…
Tôi ngắt lời bà Hồng :
– Xin phép bà cháu về…
– … Nhưng cậu cho tôi hỏi thăm một điều này đã chứ !
Tôi thoáng lo ngại bà Hồng đã nhận được nét gì quen thuộc nơi tôi, dò hỏi để biết tông tích mẹ tôi.
– Cậu bỏ lỗi cho tôi nhé ! Tôi hỏi câu này có hơi tò mò một chút. Ông nhà còn chứ cậu ?
Tôi tần ngần chưa dám trả lời ngay. Bà Hồng vội nói :
– Tại tôi thấy trong lúc nói chuyện cậu chỉ nhắc đến mẹ mà không hề nhắc đến ba nên mới tò mò muốn biết vậy đó mà…
Hơi yên lòng, tôi đáp :
– Thưa bà, ba cháu đã mất từ ngày cháu còn trong bụng mẹ…
– Tôi quả có lỗi quá ! Nhắc lại chuyện này hẳn làm cậu buồn. Cậu đừng phiền tôi nhé !
– Thưa bà, cháu không dám…
– Thôi, cậu về đi kẻo trễ. Cho tôi gởi lời thăm bà nhà.
Tôi đáp vâng rồi sửa soạn cho xe chạy. B! à Hồng bỗng nói :
– Hay là cậu cho tôi địa chỉ để lúc nào rảnh, tôi đến chơi.
Tôi nào dám cho bà Hồng biết nhà. Lời mẹ tôi còn văng vẳng : “Nếu bà Hồng nhận ra mẹ rồi lôi thôi…”. Tôi đáp :
– Thưa bà, nhà cháu ở trong hẻm nên có cho địa chỉ chắc bà cũng khó tìm ra. Bà cho cháu hẹn dịp nào thuận tiện, cháu xin đưa bà đến tận nhà…
Bà Hồng không còn cách nào hỏi tôi thêm được nữa, đành để tôi về. Tôi rồ ga, chiếc honda vọt đi. Lòng tôi thấy như nhẹ nhõm hẳn. Lần gặp này đã khiến tôi càng thấy ân hận hơn nữa. Tôi có lỗi với mẹ tôi quá. Phải chi tôi đừng đi trả cái xắc tay cho bà Hồng…

*

Tôi đi thơ thẩn trên bãi biển. Chiều thứ bảy, cũng như các bãi khác, bãi Dâu tương đối đông du khách. Dù đang ở mùa lạnh, du khách từ các vùng lân cận vẫn ra đây chơi. Buổi sáng còn sương thì họ đi ngắm cảnh. Trưa và chiều dành thì giờ tắm. Tôi để ý và tự hỏi có phải tắm biển là một cái thú mà có người lặn lội từ Sài Gòn ra đây chỉ để dầm mình dưới biển ít tiếng đồng hồ rồi về ?
Chiều dần tàn, du khách cũng lũ lượt về. Các hàng quán, các nơi cho thuê ghế ở bãi Dâu cũng vừa dẹp xong. Trên bãi biển chỉ còn một đám trẻ đang đùa giỡn và tôi.
Tôi tìm một ghộp đá ngồi chơi, dõi mắt ra biển. Cảnh vật thật vắng lặng khiến tâm hồn tôi lắng dịu hẳn.
Đã hơn một tuần lễ kể từ ngày tôi đến nhà bà Hồng, tôi cố tránh không để gặp bà ta nữa. Bà ta cũng không thấy đi ngang bãi Dâu và ghé quán sinh tố của con Lộc. Mẹ tôi có vững bụng đôi chút. Tôi cũng thấy mừng và tin rằng dĩ vãng có thể tránh bị khơi lại. Hàng đêm, tôi đều thầm cầu xin các đấng linh thiêng khuất mặt phù hộ mẹ con tôi, ban cho chúng tôi hạnh phúc trọn vẹn.
Bỗng nhiên, tôi giật mình vì tiếng kêu :
– Cứu tôi với ! Cứu tôi với !
Tôi hướng về phía có tiếng kêu. Đám trẻ chơi đùa trên bãi biển đang xúm nhau lại một chỗ. Một đứa gọi tôi :
– Anh ơi ! Cứu giùm bạn em đi anh ! Nó bị rắn cắn !
Tôi chạy vội lại. Đám trẻ nhường chỗ cho tôi đến gần đứa trẻ bị nạn đang ôm chân quằn quại trên cát. Thằng bé ngước nhìn tôi, miệng rên rỉ. Tôi bỗng tròn mắt nhìn nó. Nó có gương mặt giống hệt gương mặt của thằng Thiện, con bà H! ồng mà tôi đã thấy trên hình.
Những đứa bạn của thằng bé bị rắn cắn nhao nhao với tôi :
– Anh ! Nó bị con rắn lớn bằng ngón tay em cắn vào chân đó anh !
– Tụi em đuổi được con rắn đi rồi !
– Nó bị nặng lắm không anh ?
– Anh cứu giùm nó đi anh ?
Tôi chần chừ nửa muốn nhận lời, nửa muốn từ chối. Nếu thằng bé đúng là thằng Thiện ?
Ngay lúc ấy, một đứa bạn của thằng bé bị nạn chạm vào chỗ đau của nó, nó kêu thét lên.
Tôi hết còn suy nghĩ gì nữa. Tôi nói nhanh :
– Mấy em phụ với anh đưa em này về nhà anh nhé ! Gần đây thôi, tiệm An Hòa đó ! Mấy em biết không ?
Đám trẻ xúm lại cùng tôi khiêng thằng bé bị nạn về nhà tôi. Con Lộc trông thấy, chạy vội vào gọi mẹ tôi. Mẹ tôi chạy ra tiếp tay đem thằng bé vào nhà, đặt nằm lên giường tử tế rồi, mẹ bảo tôi :
– Con đi gọi bác y tá qua ngay đi ! Để mẹ lo lấy nọc độc ra cho…
Tôi quay đi và khi trở về với bác y tá, thằng bé đã được mẹ tôi băng bó sơ. Bác y tá xem lại vết thương và sau đó, chích cho nó một mũi thuốc. Mẹ tôi trả tiền và tiễn bác ra về. Xong xuôi, mẹ quay ra hỏi đám trẻ bạn thằng bé :
– Mấy cháu biết nhà cháu này ở đâu không ?
Một đứa đáp :
– Nhà nó ở đường…
Mẹ tôi biến sắc trong lúc tôi cũng tái mặt khi nghe đứa bé nói địa chỉ của thằng bé bị nạn. Địa chỉ là nhà bà Hồng ! Nghĩa là thằng bé đúng là thằng Thiện ! Mẹ tôi đưa mắt nhìn tôi lo ngại. Tôi thấy mình có lỗi với mẹ quá, lòng bồn chồn, lo sợ, nhưng không biết phải suy tính ra sao ?
Mẹ tôi hỏi đứa bạn th! ằng Thi! ện :
– Mấy cháu đến đây bằng gì vậy ?
– Dạ, xe đạp.
– Cháu này có đi xe đạp không ?
Mẹ tôi chỉ Thiện. Đứa bạn nó lắc đầu :
– Dạ không, tụi cháu đi hai đứa một xe. Nó đi chung xe với thằng Cường.
Vừa nói, nó vừa chỉ thằng Cường đứng gần đó. Tôi nói với Cường :
– Vậy bây giờ em chở em này về nhé ?
Cường lắc đầu :
– Em không dám đâu. Em sợ má nó la…
– Vậy em khác đi ?
Đám trẻ nhìn nhau rồi cùng lắc đầu. Một đứa nói :
– Tụi em sợ má nó la lắm… Anh giúp dùm tụi em nghe anh… Tụi em nhờ anh đưa nó về…
Rồi không đợi tôi nói gì, đám trẻ lục tục rút ra khỏi nhà tôi. Tôi nhìn mẹ tôi, mẹ tôi lắc đầu, giọng đầy chán nản :
– Thôi đành vậy, con chở nó về đi.
Tôi lẳng lặng ra lấy xe. Mẹ tôi đỡ Thiện lên ngồi sau xe và căn dặn tôi :
– Đưa nó về con nhớ trở lại ngay nghe.
Tôi hiểu ý mẹ, gật đầu rồi cho xe lăn bánh.
Nhà bà Hồng đã lên đèn. Bà Hồng đứng đợi con sẵn ngoài cổng. Thấy tôi chở Thiện về, bà chạy vội lại. Bà nhìn chân Thiện bị băng bó và kêu lên :
– Khổ thân con tôi, làm sao thế này ?
Tôi phụ bà đỡ Thiện xuống xe vừa nói vắn tắt cho bà biết :
– Em nó bị rắn cắn, mẹ cháu băng bó và đã gọi y tá lại chích rồi…
Bà Hồng bảo Thiện :
– Khổ chưa ? Sao để bị rắn cắn vậy con ?
Rồi bà quay vào nhà gọi lớn :
– Bà Tư đâu ! Mau lên ! Mau lên ! Ra phụ tôi đem cậu Thiện vào nhà này…
Bà Tư chạy vội ra cùng bà Hồng đỡ Thiện vào nhà. Bà Hồng bảo tôi : ̵! 1; Cậu vào chơi với chúng tôi một chút nhé ! Cứ dắt xe vào trong sân mà dựng. Tôi đỡ em nó vào nhà rồi tôi ra ngay.
Tôi đáp vâng. Nhưng lúc bà Hồng khuất hẳn vào nhà, tôi lên xe phóng thẳng về. Tôi về như một người chạy trốn.
Vâng. Tôi trốn đó. Tôi trốn bà Hồng, một người của dĩ vãng mười lăm năm trước…

*

Sự việc xảy ra làm mẹ tôi lo âu không ít. Tôi cũng vậy, tâm trí như rối loạn hẳn. Mẹ tôi nói thế nào khi khỏi hẳn, Thiện cũng dẫn bà Hồng đến nhà tôi để cám ơn. Rồi chuyện gì sẽ xảy ra sau đó khi bà nhận ra mẹ tôi ?
Tôi thấy hối hơn bao giờ hết. Tất cả chỉ do tôi. Nhiều lần, tôi bắt gặp mẹ tôi ngồi bưng mặt khóc. Tôi không dám lên tiếng, lẳng lặng bỏ đi chỗ khác. Nhưng rồi đứng một mình, tôi cũng không cầm được nước mắt, mặc cho bờ mi ướt lệ.
Tôi nghĩ đến hai chữ hạnh phúc. Có phải lúc nào hạnh phúc cũng mỏng manh ?

Chương III

Tôi quanh quẩn gần nhà bà Hồng đợi lúc bà Tư đi chợ để thăm tin tức của Thiện. Thấy tôi, bà Tư nói ngay :
– Bà chủ tôi mong cậu lắm đấy ! Sao hôm ấy cậu không vào ?
Tôi đáp :
– … Hôm ấy… tại… tại có chuyện gấp ở nhà…
– Gấp thì cậu cũng phải vào một chút chớ ! Cậu tệ lắm đó nghe ! Rồi sao hai bữa nay cậu cũng không lại ?
– … Tôi bận việc…
– Thế còn bây giờ ! Có bận không ?
Bà Tư vừa hỏi vừa tủm tỉm cười. Có lẽ bà cũng đoán biết cái cớ tôi vừa nêu ra để trả lời những câu hỏi của bà chỉ là bịa đặt. Tôi nói :
– Tôi sắp phải… đi học. Tại nghỉ giờ đầu đến nhà thằng bạn chép bài vừa ra về thì gặp bà…
Rồi không để bà Tư nắm phần chủ động nữa, tôi hỏi :
– Em Thiện đã đỡ chưa bà ?
– Khá rồi. Bác sĩ nói con rắn không phải là rắn độc nhưng vẫn bắt em phải ở nhà đến hết tuần này mới cho đi học lại.
Tôi chỉ cần biết bấy nhiêu đó. Tôi chào bà Tư để đi. Bà Tư lắc đầu nói một mình :
– Cậu này khó tính đến thế thì thôi. Mời vào thăm em Thiện một chút cũng không chịu. Có lẽ nghĩ ngợi ? Cũng được ! Con trai cũng cần khí khái một chút…
Tôi chẳng để ý lắm, cứ đi thẳng. Tâm trí tôi rối bời. Thiện sắp khỏi, hết tuần này nó sẽ đi học lại. Thế nào rồi bà Hồng cũng cùng con đến nhà tôi. Chuyện sau đó ? Trời ơi ! Bà Hồng sẽ làm gì mẹ tôi ? Bà ta sẽ đem nội vụ ra trước tòa ? Mẹ tôi sẽ lâm vào vòng tù tội ? Tôi sẽ ra sao sau đó ?
Có lẽ tôi đành phải dẹp tự ái. Tôi nghĩ, chỉ còn cách đó m! ới mong cứu vãn tình cảnh khó khăn cho mẹ tôi. Tôi tưởng tượng đến lúc tôi rươm rướm nước mắt lên tiếng van xin bà Hồng bỏ qua chuyện cũ cho mẹ tôi. Tôi thấy vô lý quá. Rõ ràng mọi chuyện khởi đầu từ việc làm không đẹp của bà Hồng, vậy mà đến giờ này, bà ta lại có quyền làm tình làm tội mẹ con tôi.
Tôi lại thấy đôi mắt của bà Hồng hiện ra. Đôi mắt đã chiếm của tôi biết bao tình cảm. Nhưng liệu cũng đôi mắt ấy sẽ sáng quắc dữ tợn hay âu yếm hiền từ khi tôi nói những lời van xin thống thiết ?

*

Mẹ tôi đánh điện gọi một người quen – chú Tám – từ trên Sài Gòn xuống không hiểu có việc gì đó. Tôi để ý thấy mẹ tôi hay bàn tán với chú Tám nhưng vì mãi lo vụ mẹ con bà Hồng, tôi không có tâm trí đâu mà tìm hiểu.
Đôi lúc, tôi thấy mẹ tôi thật buồn. Mẹ hay ra trước cửa nhìn ngắm căn nhà, ánh mắt chừng như luyến tiếc ! Một lần, tôi đang ngồi học, tình cờ quay lại bắt gặp mẹ tôi đang đứng gần đó nhìn tôi chăm chăm và nước mắt lưng tròng. Tôi hỏi nhưng mẹ tôi không nói gì cả.
Tôi cảm thấy không khí hạnh phúc trong gia đình tôi chừng như sắp tan vỡ đến nơi. Tôi lo sợ quá…

*

Những lời của Thiện làm tôi lo lắng và hồi hộp quá. Thiện đã đi học lại và giờ ra chơi hôm qua, Thiện tìm tôi để báo tin rằng chiều nay, nó sẽ dẫn bà Hồng đến nhà tôi để cảm ơn mẹ con tôi chuyện tôi đem trả cái xắc tay và chuyện giúp nó lúc bị nạn.
Tôi kể lại cho mẹ tôi biết rồi nói đến những nỗi lo lắng của mình. Mẹ tôi im lặng chẳng nói gì. Tôi trình bày luôn ý định của mình, rằng sẽ van xin bà Hồng mong bà ta bỏ qua chuyện cũ. Mẹ tôi nói :
– Con muốn làm gì thì làm !
Sáng nay, suốt buổi học tôi không thu thập được gì cả. Trong trí tôi đầy ắp những lời tôi sắp đặt sẵn để nói với bà Hồng. Tôi định chút nữa khi tan học tôi sẽ tìm Thiện và dò ý nó xem sao, biết đâu chừng khi sự việc xảy đến, Thiện lại không giúp ích cho mẹ con tôi bằng những lời xin với mẹ nó.
Chuông tan học reo một hồi. Tôi hối hả ra khỏi lớp, đi lấy xe ra cổng thật nhanh để gặp Thiện. Thiện dắt xe đạp hướng về phía tôi miệng mỉm cười.
Tôi cho xe chạy thật chậm để đi song song với Thiện. Tôi hỏi Thiện :
– Chiều nay má em đến nhà anh khoảng mấy giờ Thiện nhỉ ?
– Má em tính khoảng năm sáu giờ gì đó. Anh thấy có tiện không ?
– Ơ… Giờ đó cũng được…
– Má em định ăn cơm tối đằng nhà anh đấy, anh chịu không ?
– … Sao lại không…
Thiện cười :
– Nói vậy chứ má em có dặn em nói lại với anh rằng chiều nay, sau khi đến chơi nhà anh, má em sẽ mời mẹ con anh cùng đi nhà hàng ăn tối đấy. Anh liệu mà để bụng…
Tôi cười gượng, vừa suy tính xem phải nói với Thiện thế nà! o để nó bằng lòng giúp ít câu nói. Tôi nói :
– Thiện này… anh hỏi điều này em nói thật cho anh biết nghe.
– Gì đó anh ?
– Em thấy… em thấy má em đối với anh… đối với anh thế nào ?
Thiện giơ một ngón tay ra trước mặt :
– Số một ! Anh biết không, má em cưng anh lắm đó. Anh có biết vì sao không ? Vì trước kia má em còn có một người con trai, anh của em đó, anh ấy cũng tên Hòa như anh vậy đó…
Tôi chợt hiểu cử chỉ của bà Hồng lần đầu gặp gỡ, lúc nghe tôi nói tên, bà đã lẩm nhẩm tên tôi mãi. Thì ra, bà nhớ đến người con trai. Tôi hỏi Thiện :
– Thế anh của em đâu rồi ?
– Má em nói anh ấy… chết rồi !
– Tội nghiệp quá ! Có lẽ vì thấy anh cũng tên Hòa nên má em dành cho anh nhiều cảm tình ?
– Đúng một phần thôi. Má em nói má mến anh còn vì tính tình của anh nữa. Má khen anh ghê lắm, nhất là cái vụ anh đưa em về nhà rồi bỏ về… Má nói anh khí khái lắm…
Tôi vào đề :
– Má em mến anh như vậy chắc nếu… nếu anh có chuyện gì cần nhờ… không biết…
– … Nhất định là má em sẵn sàng giúp anh rồi.
– Thật chứ em ?
– Chứ sao không ! Lại nữa, còn em nữa chi ! Bộ em không nói giúp anh ít câu được sao. Em mà xin thì thế nào má em cũng chịu…
Tôi mừng quá :
– Cám ơn Thiện lắm… Thiện tốt quá…
Thiện ngơ ngác hỏi tôi :
– Ủa ! Mà anh có nhờ em điều gì đâu nào ?
Tôi cười giả lả.
Bỗng nhiên ngay lúc ấy tôi nghe tiếng gọi :
– Cậu Hòa.
Tôi và Thiện cùng dừng xe, quay lại. Tôi nhận ra người! gọi t�! �i là chú Tám. Chú Tám hớt ha hớt hải chạy tới nói :
– Cậu về mau lên, nguy lắm rồi…
Tôi hỏi dồn :
– Chuyện gì vậy chú Tám ?
– Chị Chín bị đụng xe !
Tôi kêu lên :
– Trời ơi !
Thiện hỏi chú Tám :
– Có nặng lắm không ông ?
Chú Tám nhìn Thiện rồi nhìn tôi có ý hỏi. Tôi nói :
– Em ấy tên Thiện, bạn tôi.
Chú Tám nói :
– Cậu về mau mau một chút mới được… Chị Chín bị khá nặng đó.
Thiện nói với tôi :
– Em theo anh đến thăm bác luôn nhé !
Tôi gật đầu :
– Nhưng làm sao em theo kịp anh ? Anh đi xe Honda còn em đi xe đạp.
Chú Tám dàn xếp :
– Cậu Thiện lên xe với cậu Hòa đi, chiếc xe đạp để tôi đem đến nhà cậu Thiện rồi nhân tiện, xin phép má cậu cho.
Thiện mừng rỡ :
– Ông tính phải đấy… nhưng… ông biết nhà tôi chưa ?
– Ơ… có… Cậu Hòa có cho tôi biết… Cậu cứ yên trí đi với cậu Hòa đi.
Thiện lên ngồi sau xe tôi. Tôi phóng một mách về nhà.
Trước cửa nhà tôi, con Lộc đang ngồi xem truyện tranh nơi quán sinh tố. Tôi thầm trách con bé sao nỡ vô tình, mẹ tôi bị nạn mà nó có thể dửng dưng ngồi xem sách.
Tôi dựng xe rồi bước nhanh vào nhà. Tôi hình dung ra mẹ tôi đang nằm trên giường, mình mẩy đầy những chỗ băng bó.
Nhưng nhà dưới không có mẹ tôi. Tôi bảo Thiện :
– Em đứng dưới này đợi anh một chút nghe. Chắc mẹ anh ở trên gác.
Rồi tôi lên gác.
Nỗi ngạc nhiên vừa chớm hiện trong trí tôi khi tôi thấy trên gác trống trơn, mẹ tôi không có nơi này, thì từ dưới nhà vọng lên tiếng của Thi�! ��n :
– Buông tôi ra ! Sao lại bắt nhốt tôi ?
Tiếng kêu nhỏ dần theo tiếng cửa đóng ập mạnh và tiếng khóa lách cách. Tôi bước nhanh xuống thang gác. Mẹ tôi đang đứng trước cửa phòng nhỏ nơi trước kia vẫn dùng làm chỗ giam giữ những đứa trẻ mẹ mua mới tới.
Tôi chạy lại cạnh mẹ, hỏi dồn trong tiếng đập cửa ầm ầm của Thiện :
– Mẹ ? Sao mẹ lại nhốt thằng Thiện ? Sao chú Tám lại dám nói với con rằng mẹ bị đụng xe ?
Chú Tám cũng vừa về tới. Mẹ tôi không trả lời những câu hỏi của tôi mà quay ra hỏi chú Tám :
– Sao về trễ vậy ?
– Em còn phải lo thủ tiêu chiếc xe đạp của thằng nhỏ…
Tôi nắm tay chú Tám lắc mạnh hỏi :
– Sao chú lại làm vậy ? Sao chú không đem về nhà và xin phép mẹ nó như chú đã hứa ?
Chú Tám ấp úng :
– Cậu Hòa… cậu nóng quá… cậu chưa hiểu gì hết…
Mẹ tôi gỡ tay tôi khỏi tay chú Tám :
– Buông chú Tám ra đi con.
Tôi nói mà muốn khóc :
– Tại sao mẹ lại để chú Tám làm như vậy ?
Mẹ tôi :
– Mẹ nhờ chú ấy tìm cách đưa thằng Thiện về đây mà.
– Để mẹ bắt nó ? Mẹ định làm gì nó ?
Mẹ tôi không trả lời câu tôi hỏi mà nói :
– Con lên gác sửa soạn ít đồ đạc cho vào va li đi. Mình sẽ rời khỏi nơi đây ngay bằng chuyến xe lúc hai giờ…
Tôi ngạc nhiên vô cùng :
– Mình sẽ rời nơi đây ?
– Phải. Mình phải lên Sài Gòn gấp, không thể chần chờ được.
– … ?
– Sáng nay, bà Hồng đã ghé lại nhà mình. Mẹ trông thấy bà ta từ đằng xa nên đã kịp lánh mặt sau khi căn dặn con Lộc n! hững g�! � nó phải giấu. Con Lộc cho biết thằng Thiện đã nói với mẹ nó rằng : “Mẹ con bà chủ tiệm An Hòa đã cứu nó” nên bà ta mới biết mà tìm đến. Bà ta định gặp mẹ trước để dặn chiều nay đừng ăn cơm, bà ta mời đi ăn nhà hàng…
– Nếu chỉ có vậy thì mẹ bắt thằng Thiện làm gì ?
Mặt mẹ tôi chợt quắc lên ánh căm hờn :
– Con quên là đã có lần con ngỏ ý với mẹ rằng con muốn làm cho bà Hồng hiểu rõ thế nào là sự đau khổ của một người mẹ phải xa con hay sao ? Mẹ giúp con thực hiện ý định ấy đó !
– Mẹ…
– Mẹ chỉ giữ thằng Thiện một vài ngày thôi. Khi cho nó về, mẹ sẽ kể cho nó nghe tất cả để nó về thuật lại cho bà Hồng biết.
– Nhưng mẹ đã khuyên con từ bỏ ý định trả thù này mà ? Mẹ không sợ hậu quả sao ?
Mẹ tôi lắc đầu :
– Trước kia khác, bây giờ khác con ạ. Bây giờ thì mẹ lại thấy con có lý…
– Còn căn nhà này ?
– Đành bỏ lại thôi.
– Bỏ ?
Mẹ tôi gật đầu. Những cử chỉ lúc trước của mẹ tôi như nhìn ngắm căn nhà đầy luyến tiếc giờ được giải thích. Thì ra mẹ tôi đã có dự đinh này từ mấy ngày nay sau khi đã bàn bạc với chú Tám. Mẹ đã phân vân chọn lựa và cuối cùng, hy sinh căn nhà để tránh những việc lôi thôi có thể xảy ra. Đồng thời làm tôi vừa lòng, trả thù bà Hồng một cách đích đáng.
Mẹ tôi nói :
– Thôi, lo đi thu xếp đồ đạc đi con. Sắp đến giờ rồi.
Thiện đã thôi đập cửa. Tôi lên gác với cõi hồn trống rỗng. Chuyện đã đến nước này thì tôi có phản kháng với mẹ tôi cũng vô ích, có khi còn gie! o nhiều! bất lợi cho mẹ nữa. Tôi đành phó mặc mọi chuyện cho số mệnh.
Không hiểu rồi còn những chuyện gì sẽ xảy ra ?

Chương IV

Chúng tôi ra đi ngay sau đó. Mẹ tôi cố gắng nhặt nhạnh những món đồ đáng giá, nhiều chừng nào hay chừng nấy, để chung vào một cái rương lớn rồi thuê xe chở đến bến xe Sài Gòn.
Chú Tám được giao nhiệm vụ canh chừng Thiện. Trước khi rời khỏi nhà, chú đã không quên chìa ra trước mặt Thiện một con dao bấm sáng loáng và nói những lời đe dọa. Thiện có vẻ sợ, líu ríu nghe theo lời chú thay quần áo nó đang mặc bằng một bộ quần áo của tôi. Tôi lớn hơn Thiện nên quần áo của tôi Thiện mặc trông thật buồn cười. Nhất là cái mũ, rộng và lớn trùm gần hết trán. Tiếc rằng lúc này không phải là lúc đùa giỡn chứ không, thế nào tôi cũng trêu Thiện ít câu.
Lên xe, chúng tôi ngồi ở băng sau cùng. Đợi mẹ tôi xác định không có người quen nào ở Vũng Tàu cùng đáp chuyến xe này cả, chú Tám mới cho Thiện bỏ mũ ra. Dù vậy, chú vẫn cấm không cho Thiện nói một lời nào suốt dọc đường. Thiện nhìn tôi với ánh mắt thật đau khổ. Tôi khổ tâm hết sức, muốn nói chuyện với Thiện nhưng lần nào vừa mở lời cũng bị chú Tám gợi chuyện và nói lảng đi. Tôi hiểu ý, đành im lặng theo Thiện.
Chiều đến, chúng tôi có mặt ở Sài Gòn.
Chú Tám dẫn chúng tôi về nhà chú trong một ngõ hẻm, đường đi khá quắt quéo. Nhà tuy nhỏ nhưng chỉ có hai vợ chồng chú nên cũng đủ chỗ cho chúng tôi tạm tá túc.
Sau một ngày dập dồn bao biến cố, tôi mệt nhoài. Cơm nước vừa xong, tôi lên giường đánh một giấc dài.
Sáng hôm sau, lúc tôi thức dậy, không thấy mẹ tôi trong nhà, tôi chạy đi hỏi thím Tám. Thím Tám trao cho tôi một mảnh giấy trên có vài dòng mẹ tôi viết để l�! ��i :
“Mẹ về Vũng Tàu để xem tình hình ra sao, chiều sẽ trở lại. Con cứ yên tâm, muốn đi chơi hay cần gì cứ bảo chú thím Tám. Mẹ đã dặn chú thím ấy rồi”.
Tôi hỏi chăm chú Tám và Thiện. Thím Tám nói :
– Nhà tôi đưa thằng nhỏ đi… chơi.
Tôi đâu phải là người dễ tin. Tôi hỏi :
– Đi chơi ? Bộ thím tưởng tôi còn là con nít lên năm chắc ?
Thấy khó giấu được, thím Tám đành nói thật :
– Chị Chín nhờ nhà tôi đem gởi thằng nhỏ ở một chỗ khác ít ngày vì ở đây không tiện, chật chội quá…
– Chú Tám gởi Thiện ở đâu ?
– Điều này thì tôi không biết… Nhưng cậu cứ yên tâm đi, không ai làm gì thằng nhỏ đâu…
Tôi im lặng. Thím Tám hỏi :
– Cậu có cần gì không ?
Tôi muốn được đi chơi một chút. Tôi nói :
– Nhờ thím đưa tôi ra đầu ngõ để tôi đi ăn sáng một chút.
Thím Tám nói :
– Ăn rồi về nhà liền nhe ! Đừng có đi xa lỡ lạc đường thì khổ cho chúng tôi đó.
Tôi đáp để thím yên lòng :
– Tôi hứa.
Thím Tám dẫn tôi ra đầu ngõ và chỉ cho tôi thấy một tiệm mì ở bên kia đường. Tôi nói cám ơn rồi tiến lại tiệm mì, gọi một tô. Thím Tám thấy tôi ngồi ăn, có lẽ yên dạ, quay vào trong ngõ.
Vừa ăn, tôi vừa nghĩ ngợi nọ kia. Những chuyện vừa xảy ra là những chuyện không bao giờ tôi ngờ tới. Trong trí tôi, khúc phim thời gian quay lại từng diễn tiến. Tôi cãi lời mẹ đến gặp bà Hồng để trả cái xắc tay cho người ta. Mẹ lo ngại bà ta biết nhà, tìm đến và nhận ra mẹ, rồi câu chuyện mẹ lấy trộm tiền của bà ta ngày xưa đổ bể, nê! n mẹ kh! uyên tôi tránh gặp bà ta. Tôi nghe lời. Nhưng rồi định mệnh lại xui khiến tôi giúp Thiện khi nó bi rắn cắn ngoài bãi Dâu. Thiện khỏi hẳn vết thương, đi học lại, hẹn sẽ đưa mẹ đến nhà tôi để cám ơn. Tôi đã định sẽ van xin bà Hồng bỏ qua chuyện cũ và hy vọng Thiện sẽ giúp được đôi lời. Chúng tôi đang trên đường học về thì chú Tám đến báo tin mẹ tôi bị đụng xe. Thiện theo tôi về nhà thì bị mẹ tôi bắt nhốt lại. Mẹ tôi cho tôi hay vì nhà tôi đã bị bà Hồng biết, muốn tránh chuyện lôi thôi và muốn giúp tôi thực hiện được ý định trả thù bà Hồng ngày nào, mẹ tôi đành hy sinh căn nhà để đưa tôi lên Sài Gòn. Thiện bị giữ ít lâu để bà Hồng thấm thía nỗi khổ đau của một người mẹ mất con, rồi sẽ được thả về. Chúng tôi đến ngụ ở nhà chú Tám và sáng nay mẹ tôi đi Vũng Tàu để nghe ngóng tình hình. Chú Tám nghe theo lời mẹ, đem Thiện đi một nơi khác.
Tôi thấy lo lắng cho Thiện quá. Không biết nó có được đối xử tử tế như thím Tám đã nói với tôi không ? Nó nghĩ gì về việc nó bị bắt cóc ? Nghĩ gì về mẹ tôi ? Nghĩ gì về tôi ? Nó có cho là tôi có dự phần vào việc này ?
Bà Hồng nữa… Có lẽ buổi trưa hôm qua, bà bỏ ăn để đi tìm Thiện. Có lẽ bà lấy xe đến trường trước tiên. Sau đó, bà đi tìm khắp nơi trong thị xã. Bà sẽ đến các bãi biển, bà sẽ lên Thích Ca Phật Đài, bà sẽ tìm Thiện trên núi bãi Dâu. Không thấy con, thế nào bà cũng đi trình nhà chức trách… Đôi mắt đẹp của bà không hiểu có trũng sâu vì lo lắng và thương nhớ con không ? Bà có đến tìm Thiện ở nhà tôi không ? Thấy nhà đóng cửa, bà sẽ nghĩ gì ?
R�! �i còn c! ông an nữa !
Tôi đâm ra lo lắng cho mẹ tôi. Nếu công an nghi ngờ, mẹ tôi về Vũng Tàu sáng nay mà không đề phòng, thế nào cũng bị họ giữ để điều tra.
Tôi không dám nghĩ tiếp nữa. Tôi vội trả tiền ra đứng lên định đi chơi một vòng cho tinh thần bớt căng thẳng.
Tôi lang thang hết dãy phố này đến dãy phố khác, quên cả lời dặn của thím Tám, quên cả mình đang ở Sài Gòn chứ không phải ở Vũng Tàu và chưa từng biết gì về đường xá trên này.
Cảnh nhộn nhịp của đường phố, những tiếng ồn ào, tiếng động cơ đã dắt díu tôi đi xa hơn. Để đến khi nhớ ra rằng mình đã đi quá xa, tôi mới bàng hoàng lo sợ vì không biết mình đứng nơi nào và đường nào là đường về nhà chú Tám ?
Tôi bước ngược lại con đường vừa đi qua và đến một ngã tư. Tôi bâng khuâng không biết phải rẽ đường nào ? Có một chú công an đứng gần chỗ đèn xanh đèn đỏ, khiến tôi nảy ra ý định hỏi thăm đường. Nhưng tôi kịp dừng lại vì sực nhớ ra mình đã sơ ý đến nỗi không biết cả tên con đường rẽ vào ngõ nhà chú Tám !
Đột nhiên, sau lưng tôi có tiếng hỏi :
– Em ơi ! Cho anh hỏi thăm…
Tôi quay lại. Một người thanh niên lạ chưa tới ba mươi có hàm râu quai nón, tuy đã cạo sạch nhưng chân râu vẫn làm thành một vệt xanh rì bao quanh mặt. Anh ta hỏi tôi :
– Em làm ơn chỉ cho anh đường Cao Thắng.
– Xin lỗi… em… em… cũng đang tìm đường như anh vậy. Em mới ở dưới Vũng Tàu lên đây…
Người kia mừng rỡ :
– Thế à ? Anh cũng vừa từ Vũng Tàu lên đây xong….
– Anh vừa xuống xe ?
– Ừ, anh theo lời d�! ��n của! người bạn rằng đường Cao Thắng cũng không xa bến xe lắm nên đánh liều đi bộ tìm đường thử xem sao. Chẳng người tài mọn, tìm mãi không ra… Còn em… em tìm đường gì ?
Tôi lắc đầu nói :
– Em… em cũng không biết nữa… Em không để ý tên đường mới khổ…
– Chết chưa ! Nếu vậy thì làm sao em về nhà được ? À, em ở nhà người quen chứ ?
Tôi bịa đặt :
– Vâng, em lên đây trọ học ở nhà một người quen…
Người đàn ông đưa ý kiến :
– Hay là thế này nhé. Bây giờ, hai anh em mình cùng đi tìm đường với nhau. Được chứ ?
Tôi gật đầu.
Thế là chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện. Tôi tự giới thiệu mình tên Long – Tôi sợ nói tên thật sẽ có thể gặp chuyện không lành – Người đàn ông nọ cũng giới thiệu :
– Anh tên là Lê Phong !
Tôi cười :
– Tên của anh nghe có vẻ thám tử quá nhỉ !
Lê Phong cười theo :
– Nếu thám tử thì đã phước ! Đã không đến nỗi phải lạc đường !
Chúng tôi cùng cười vui vẻ. Tôi đưa mắt tìm trên đường phố những dấu vết quen thuộc, nhất là tiệm mì ở đầu ngõ nhà chú Tám. Anh Lê Phong chỉ tay về phía trước hỏi tôi :
– Phải tiệm mì kia không ?
Tôi mừng rỡ kêu lên :
– Đúng rồi !
– Thế là em tìm được đường về rồi nhé ! Số anh còn phải lận đận một chút nữa…
Tôi góp ý :
– Hay là mình ghé lại hỏi thăm đường Cao Thắng ?
Lê Phong :
– Đành vậy thôi. Anh muốn tự mình tìm ra vẫn thích hơn nhưng thôi vậy, anh chịu thua chính anh rồi.
Ngay lúc ấy, tôi nghe tiếng chú Tám :
! 211; Cậ! u Hòa !
Tôi thấy chú Tám chạy lại phía tôi, vẻ mặt đầy lo lắng. Chú vừa thở hổn hển vừa nói :
– Cậu làm tôi tìm muốn chết luôn vậy đó ! Đi đâu vậy ?
Hỏi xong, chú mới nhận ra anh Lê Phong đứng cạnh tôi. Chú đưa mắt nhìn tôi có ý dò hỏi. Tôi nói : Đây là anh Lê Phong tôi mới quen… Anh ấy tìm đường Cao Thắng.
– Tưởng gì chứ đường Cao Thắng thì tôi rành lắm… cứ đi theo hướng này là tới liền.
Vừa nói, chú vừa chỉ lối cho Lê Phong. Anh cảm ơn rồi từ giã tôi và chú Tám đi về phía đường Cao Thắng. Anh đi xa rồi, chú Tám mới nói với tôi :
– Cậu làm tôi lo quá… Cậu đi đâu vậy ?
– Tôi… Tôi xin lỗi chú… tại tôi mải ngắm cảnh nên…
– Lần sau thì đừng có đi chơi một mình như vậy nữa nghe. Đường trên này mà còn lạ, lạc như chơi vậy đó. Thôi, mình về.
Tôi bước theo chú Tám vào con ngõ. Nắng đã lên khá cao. Hai cái bóng của tôi và chú Tám đổ dài trên mặt đường.

Chương V

Mọi người đang nóng lòng chờ đợi thì mẹ tôi về. Mẹ tôi cho biết chuyện Thiện bị mất tích đã lan truyền khắp thị xã. Người ta bàn tán xôn xao về chuyện này. Có người cho rằng Thiện đi chơi với bạn bè rồi sợ mẹ la rầy không dám về nhà. Có người nêu giả thiết Thiện đi tắm biển và bị chết đuối. Người khác lại cho rằng Thiện bị bắt cóc để đòi tiền chuộc, lấy cớ rằng bà Võ Hữu Danh là một người giầu có nên bọn làm tiền để ý.
Mẹ tôi cũng cho biết từ sau khi chúng tôi ra đi, không có ai đến nhà chúng tôi cả. Nghĩa là chưa có ai nghi ngờ gì chúng tôi và bà Hồng đã không khai mối liên hệ giữa Thiện và tôi. Mẹ tôi ghé lại nhà lấy thêm ít đồ đạc nữa rồi mới chịu ra xe về Sài Gòn cho nên mới hơi trễ một chút. Cũng may nhà tôi ở biệt lập, nhà láng giềng ở gần nhất cũng cách cả chục thước, nên mẹ đến và đi chẳng ai để ý.
Chú Tám cho mẹ con tôi biết :
– Thằng Thiện không chịu ăn uống, nó khóc sưng cả mắt.
Mẹ tôi chép miệng :
– Tội nghiệp ! Để rồi tôi sẽ tính lại cho nó !
Tôi bàn :
– Hay là mẹ cho nó về đây ? Có con, con tin là nó sẽ bớt buồn…
Nhưng mẹ tôi lắc đầu :
– Về đây thì không được rồi !
– Sao vậy mẹ ?
– Con quên rằng cho đến lúc này, trong thâm tâm nó vẫn nghĩ rằng nó đã bị mẹ con mình bắt cóc sao ? Nếu cho nó về đây rồi thừa lúc mình vô ý, nó trốn được hoặc kể chuyện này cho mọi người lối xóm biết thì chuyện gì sẽ xảy ra sau đó ?
– Vậy mẹ tính sao ?
– Để thủng thẳng đã.
– Con thấy tội nghiệp nó quá mẹ à. Mẹ tôi lắc đầu :
– Đáng lẽ con phải tội nghiệp mẹ mới phải…
Tôi ngạc nhiên vì câu nói này hết sức.

*

Tối hôm ấy, mọi người vây quanh ngọn đèn dầu cùng bàn bạc. Chú Tám hỏi mẹ tôi :
– Chị tính sao về chuyện tương lai ? Chị ở lại Sài Gòn này với vợ chồng em chứ ?
Mẹ tôi lắc đầu :
– Tôi tính ra… Nha Trang chú thím à.
– Ra tuốt Nha Trang ?
Thím Tám ngạc nhiên hỏi. Tôi cũng sững sờ không kém, tôi hỏi :
– Sao phải đi xa vậy mẹ ?
Mẹ tôi giải thích :
– Mẹ muốn mình đi thật xa để yên tâm làm ăn. Mẹ không muốn dính dáng chút gì với bà Hồng nữa…
– Rồi chừng nào mình đi ?
– Chưa biết nữa, còn tùy ở việc đưa trả thằng Thiện về…
– Chị tính ra ngoài đó làm ăn thật sao chị Chín ?
Mẹ tôi gật đầu. Chú Tám :
– Rồi chị lấy tiền đâu mà sinh sống ?
Nghe chú Tám nói tôi mới nhớ ra. Mẹ tôi chỉ còn trong tay hơn hai trăm ngàn bạc mặt và ít vật dụng, nếu đem cầm bán cũng chỉ được thêm vài mươi ngàn. Bao nhiêu vốn liếng tạo lập được, mẹ tôi dồn cả vào căn nhà ở bãi Dâu. Ra Nha Trang xứ lạ quê người, với mấy trăm ngàn trong tay, liệu mẹ tôi có thể kiếm sống được không ?
Mẹ tôi nói :
– Trời sinh voi sinh cỏ, hơi đâu mà lo chuyện đó. Biết bao người tay trắng mà vẫn làm nên, ăn thua là ở mình có biết cố gắng hay không…
– Còn chuyện thằng Thiện ?
– Tôi định sẽ trả nó về Vũng Tàu trong vòng vài ngày nữa.
Rồi mẹ quay sang tôi :
– Mẹ thấy như vậy cũng đủ rồi con ạ. Mấy ngày phải xa thằng Thiện chắc bà Hồng cũng đã thấm thía… Con thấy mẹ tính vậy có được không ?
Tôi gật đầu. Và tôi thấy thương mẹ t! ôi quá ! Không ngờ tình mẹ thương con lại thật bao la. Chỉ vì không muốn gặp lại bà Hồng e có chuyện lôi thôi, khi đó, ắt tôi phải chịu khổ, đồng thời, chiều ý tôi, thực hiện một cuộc trả thù đầy ý nghĩa, mẹ tôi đã không ngần ngại hy sinh căn nhà, hành động một việc nguy hiểm hết sức : bắt cóc Thiện !
Chú Tám nói với mẹ tôi :
– Chị đã quyết như vậy thì em cũng không dám cản ngăn nữa. Em chỉ cầu mong thấy chị làm ăn khấm khá. Riêng phần vợ chồng em, tuy tụi em không khá nhưng cũng xin được phụ chị một tay… Em muốn xin được giúp chị ít vốn…
Mẹ tôi lắc đầu, giọng cảm động :
– Tôi biết chú thím thương mẹ con tôi lắm. Nội việc chú giúp tôi bấy lâu nay cũng đủ chứng minh điều đó rồi. Riêng về chuyện tiền bạc thì chú thím cho tôi được từ chối… Tôi lo cho thằng Hòa, con Lộc được…
– Hay là chị chê chúng em…
– Chú nói vậy mà không sợ tôi giận sao ?
– Em xin lỗi chị…
– Sáng mai tôi sẽ mua vé ra Nha Trang, sau đó trở về tôi sẽ thu xếp công chuyện.
Rồi mẹ quay sang tôi :
– Con cũng nên đi ngủ sớm đi, rán giữ sức khỏe.
Tôi nghe lời, đi ngủ trước. Ngoài nhà, mẹ tôi nói với chú Tám :
– Sáng mai chú nhớ mua cho thằng Thiện tô phở hay tô mì gì đó và nhớ dỗ nó ăn dùm tôi nghe. Tội nghiệp nó.
Tôi nhớ đến Thiện. Tôi bỗng nảy ra một ý. Hay là ngày mai tôi thử lén theo chú Tám đến nơi Thiện bị giữ xem sao ? Tôi thấy cũng cần phải gặp Thiện lắm. Tôi phải nói để Thiện hiểu rõ mọi chuyện hầu giúp nó vơi buồn phần nào trong những ngày chờ đợi đư�! ��c trở! về với mẹ.

*

Sáng hôm sau, khi mẹ tôi sắp đi mua vé và chú Tám cũng sửa soạn đi mua quà sáng cho Thiện thì tôi đi ăn sáng trước. Mẹ tôi hỏi tôi có muốn đi theo mẹ không ? Tôi đáp hơi mệt nên muốn ở nhà.
Tôi ăn được nửa tô mì thì chú Tám cũng đem ga men ra mua. Tôi vờ như không biết gì, hỏi :
– Chú mua đem đi đâu vậy ?
– À… Tôi mua về nhà chứ có đem đi đâu đâu.
Làm như tin lời chú, tôi đùa :
– Mua về cho thím phải không chú ? Chú cưng thím ghê…
Chú Tám cười giả lả. Lúc chú bước đi, tôi thấy chú hơi tần ngần có lẽ sợ tôi nghi ngờ khi thấy chú không đi vào ngõ rẽ về nhà mà lại đi đường khác. Tôi vờ cắm cúi ăn để chú yên tâm, nhưng ngay sau đó, khi thấy chú Tám đã đi khá xa, tôi đứng dậy trả tiền và bước vội theo sau.
Nhờ đường phố đông người, tôi lẩn tránh được ánh mắt trông chừng của chú Tám thỉnh thoảng quay lại. Tôi thấy chú đi dần về phía đường Cao Thắng. Tôi nghĩ rằng Thiện bị giữ tại một nhà nào đó trên đường này. Thảo nào hôm trước chú chẳng nói với anh Lê Phong rằng đường Cao Thắng, chú rất rành.
Chú Tám chợt dừng lại trước một ngõ rẽ. Tôi vội vàng tấp vào một mái hiên, ẩn mình sau chiếc xe lam đậu nơi đó. Chú Tám nhìn quanh rồi mới rẽ vào ngõ. Tôi bâng khuâng không biết có nên theo chú hay không ? Nếu nơi chú vừa rẽ vào là một con ngõ ngoắt ngoéo như ngõ nhà chú thì chắc tôi đành hoài công, chẳng thể nào tìm được nơi giữ Thiện.
Nhưng nếu nơi chú vào lại ở ngay đầu ngõ thì tôi dám đụng đầu chú như chơi và kế hoạch của tôi sẽ đổ bể. Tôi đành đứng yên một chỗ cho chắc ăn. ! Lát sau chú Tám trở ra. Chú đi trở lại đường cũ, dần tiến về phía tôi. Tôi hụp người khuất hẳn sau chiếc xe lam. Chú Tám đi ngang qua không hay biết gì cả. Chú huýt sáo ra dáng vui vẻ lắm. Tay chú không còn xách ga-men nữa, có lẽ chú để lại cho Thiện ăn, trưa đem cơm tới mới lấy về.
Chú Tám đi xa rồi tôi mới tiến tới nơi chú vừa rẽ vào. Tôi mừng rỡ nhận ra nơi đây là một ngõ cụt. Chặn ngang con ngõ là một kho hàng. Tôi đọc những hàng chữ trên tấm bảng thật cũ, treo lệch một bên trước cửa :

Kho hàng Văn Minh
Đường Cao Thắng

Không nghi ngờ gì nữa, nhất định Thiện bị giữ nơi này. Tôi hồi hộp lại gần, tim nhẩy thình thịch. Tôi tưởng tượng đến lúc tôi gặp Thiện, Thiện mừng rỡ ôm chầm lấy tôi hỏi han và sau đó, lắng nghe tôi kể đầu đuôi câu chuyện.
Tôi bước đến bên cửa và thất vọng vô cùng. Cánh cửa bị khóa trái.
Tôi nhìn quanh, không thấy ai, tôi liền đập cửa, hy vọng Thiện nghe được rồi hai anh em cùng tìm cách gặp nhau. Tôi gọi :
– Thiện ! Em có trong ấy không ? Thiện !
Không có tiếng trả lời. Tôi ghé mắt nhìn qua một khe hở – kho hàng là một căn nhà vách ván, lợp tôn – bên trong tối om. Tôi lại gọi :
– Thiện ! Anh đây ! Em có nghe không ?
Không có tiếng Thiện trả lời mà đằng sau tôi, một giọng nói quen thuộc vang lên :
– Đang làm gì đó ? Cậu bé !
Tôi giật mình quay phắt lại.

Chương VI

Anh Lê Phong đứng sau lưng tôi tự lúc nào. Anh chìa một tay cho tôi bắt, miệng nói :
– Không ngờ mình gặp nhau ở đây. Chào em Long !
Tôi miễn cưỡng bắt tay anh và chuẩn bị tư tưởng để đóng vai trò cậu học sinh tên Long như đã tự giới thiệu trong lần gặp trước. Tôi lí nhí nói :
– Chào anh.
Anh Lê Phong hỏi tôi :
– Em tìm ai trong nhà này thế ?
Tôi không biết phải nói dối ra sao. Thấy tôi lúng túng, anh nói :
– Có lẽ em ngại ? Em cứ nói, dù gì mình cũng cùng là dân Vũng Tàu với nhau. Có chuyện gì nếu anh có thể giúp được, anh rất sẵn sàng…
Tôi đã tìm được câu trả lời :
– Em… em tìm một người bạn…
– Mới lên đây mà em đã có bạn rồi à ?
– Vâng, bạn lối xóm… Anh ta giữ kho hàng này…
– Chắc anh ta hẹn em đến chơi chứ gì ?
Tôi chẳng cần đính chính :
– Vâng, đúng như thế.
Anh Lê Phong đưa mắt nhìn cánh cửa. Và bỗng bật cười :
– Em gọi anh bạn đã lâu chưa ?
– Mới đây thôi, vừa xong là anh đến.
Anh Lê Phong vẫn cười :
– Ừ, may là anh đến chứ nếu không, cho dù em có gõ cửa đến sưng tay, có gọi đến khan tiếng cũng chẳng có anh bạn nào của em ra mở cửa cả…
Tôi còn chưa hiểu rõ vì sao anh ta lại nói thế thì anh đã chỉ vào ổ khóa trên cửa :
– Em xem này. Cửa đã bị khóa trái. Làm sao anh bạn của em có trong ấy mà gọi.
Tôi thầm phục tài nhận xét của anh Lê Phong. Tôi vờ như mới hiểu ra :
– Ừ nhỉ, em thật là… ngốc ! Có thế mà không chịu để ý nữa. Cám ơn anh đã cho biết…
Anh Lê Phong vẫn g! iữ nụ cười trên môi hỏi tôi :
– Thế bây giờ em về chứ ?
Tôi nghĩ nhanh. Việc tôi muốn làm sáng nay là tìm gặp Thiện. Nhưng sự thể đã ra thế này, tôi lỡ gặp anh Lê Phong và bịa chuyện rằng đến đây thăm một người bạn. Thiện có mặt trong kho hàng Văn Minh – tôi tin chắc như thế – nhưng “người bạn tưởng tượng” của tôi không có trong đó, “anh ta” đã khóa trái cửa. Tôi chẳng còn cớ gì để ở lại. Tôi gật đầu :
– Vâng, em đành về vậy.
Anh Lê Phong hơi ngần ngừ một chút rồi lại hỏi :
– Em có rảnh không ? Đến nhà anh chơi nghe !
Tôi chưa kịp trả lời thì bỗng mặt tái đi. Có lẽ anh Lê Phong nhận ra điều này nên cùng nhìn về phía tôi đang nhìn.
Chú Tám đang tiến lại phía chúng tôi.
Anh Lê Phong bước tới bắt tay chú Tám :
– Chào ông. Rất hân hạnh được gặp lại ông. Hôm trước nhờ có ông chỉ đường tôi mới tìm được địa chỉ của người bạn. Thành thật xin cám ơn ông một lần nữa…
Chú Tám :
– Có gì đâu. Đó là bổn phận của tôi mà.
Rồi chú quay sang tôi nãy giờ đang lo lắng chưa biết phải trả lời ra sao nếu chú hỏi về sự hiện diện của tôi ở nơi này. Chú Tám hỏi :
– Cậu làm gì mà đi tuốt xuống dưới này lận ? Bộ quên lần trước đi lạc rồi sao ?
Tôi nhìn anh Lê Phong cầu cứu :
– Tôi… tôi gặp anh Lê Phong ở đầu đường, rồi… chúng tôi vừa thả bộ xuống đây, vừa trò chuyện đó chứ…
Thông cảm với tôi, anh Lê Phong đỡ lời :
– … Nhân tiện chỗ này vắng vẻ, hai anh em dừng lại nghỉ chân một chút, kế là ông đ�! �n…!
Chú Tám thở phào nhẹ nhõm như vừa trút được nỗi lo sợ :
– Tôi tưởng cậu đi một mình xuống dưới này thì không nên…
Anh Lê Phong bảo tôi :
– Thôi, mình chia tay ở đây thôi em nhé ! Khi khác gặp nhau, mình sẽ nói chuyện lâu hơn. Anh có chuyện phải đi…
Rồi anh quay sang bắt tay từ giả chú Tám :
– Chào ông.
Chú Tám đáp lễ, đoạn, quay sang hỏi tôi :
– Sao ? Giờ về chứ ?
Tôi hơi bất mãn về giọng hỏi của chú Tám nhưng cố nhịn. Tôi gật đầu. Tôi tiếc là việc dự định làm hôm nay bị hỏng. Thiện… Tôi lại nghĩ đến Thiện…
Mẹ tôi đã mua được vé. Ba ngày nữa chúng tôi sẽ khởi hành ra Nha Trang. Mẹ tôi cho tôi biết mẹ sẽ nhờ thím Tám đem bán hay cầm cố dùm vài món đồ đáng giá để có thêm ít tiền mặt. Cũng trong thời gian ba ngày còn lại, mẹ sẽ thu xếp để đưa Thiện về Vũng Tàu. Tôi có xin mẹ cho tôi gặp Thiện một lần, nhưng mẹ nhất định không cho.
Buổi trưa, tôi đang lim dim ngủ thì nghe có tiếng chú Tám nói với mẹ tôi :
– Sáng nay em bắt gặp cậu Hòa đứng nói chuyện với một người mà cậu ấy bảo là người quen trước kho hàng Văn Minh, nơi em nhốt thằng Thiện. Em nghi rằng cậu ấy đã lén theo dõi em đến đó, nhưng vì cửa đã khóa nên không vào được. Em định bàn với chị, mình sẽ dời thằng bé đi nơi khác, chị nghĩ sao ?
Tiếng mẹ tôi :
– Chú định dời đi đâu ?
Tôi cố lắng tai nghe, nhưng chú Tám nói nhỏ quá. Lại có tiếng mẹ tôi :
– Tôi cho chú trọn quyền và có lẽ chuyện đưa trả thằng Thiện về Vũng Tàu tôi cũng nhờ chú lo liệu dùm đó.
Tiếng chú Tám h�! �i ngập! ngừng :
– Chị Chín à… Em có điều này muốn nói với chị…
– Chuyện gì thì chú cứ nói đi…
– Em tính thưa với chị rằng… chị đừng đem trả thằng Thiện về với mẹ nó nữa.
Tôi suýt kêu lên một tiếng. Ngoài kia mẹ tôi cũng kêu lên với vẻ ngạc nhiên :
– Chết ! Chuyện đó thì không được đâu… mà tại sao chú lại có ý nghĩ đó ?
– Em thú thật với chị là không phải tới bây giờ em mới có ý định đó đâu. Em đã tính sẵn từ khi mới xuống Vũng Tàu và nhận lời giúp chị. Em tiên đoán thế nào rồi chị cũng phải bỏ căn nhà dưới đó để đi xa, mà đi xa vào thời buổi này, không có tiền nhất định không xong. Em đề nghị với chị bắt thằng Thiện theo chính là để chờ lúc này. Nếu chị bằng lòng giao nó cho em thì chỉ trong vòng một ngày em có thể đem về cho chị một món tiền lớn để chị ra Nha Trang làm vốn gây dựng cơ nghiệp.
Giọng mẹ tôi cảm động :
– Tôi biết chú thương tôi nên tính vậy. Nhưng tôi nghĩ rằng với số tiền hiện có tôi có thể sống được. Hơn nữa, tôi đã hứa với thằng Hòa là cho thằng Thiện về.
– Thì chị cứ nói là chị đã giao Thiện về với mẹ nó rồi, làm sao cậu Hòa biết được.
Mẹ tôi im lặng. Tôi hồi hộp chờ quyết định của mẹ. Đến lúc này tôi mới hiểu rõ mọi chuyện. Mới biết rằng sở dĩ Thiện bị bắt là vì ý định của chú Tám muốn giúp mẹ tôi một số vốn làm ăn chứ không phải để giúp tôi thực hiện ý định trả thù bà Hồng.
Tiếng mẹ tôi :
– Chú để tôi tính lại coi…
– Thôi, chị đi nghỉ một chút đi. Buổi trưa cũn! g nên n�! ��m một chút cho khỏe.
Tiếng chân mẹ tôi bước vào phòng. Tôi nằm xoay người vờ ngủ say. Kỳ thực, tôi đang suy nghĩ về những điều vừa tình cờ nghe được. Nếu chẳng may mẹ tôi nhận lời với chú Tám. Trời ơi ! Thiện sẽ khổ biết chừng nào ? Số phận nó rồi cũng như số phận của đám trẻ mẹ tôi nuôi trước kia hoặc sẽ tệ hại hơn ? Như vậy thì làm sao tôi yên tâm được. Thà rằng tôi không biết, đằng này…
Chiều hôm ấy, mẹ tôi nói với tôi rằng chú Tám muốn giúp mẹ con tôi bằng cách hỏi vay dùm một số tiền và hỏi ý tôi có bằng lòng không ? Tôi biết mẹ tôi muốn biết tôi có ý cần tiền không để mẹ quyết định trả lời với chú Tám về đề nghị của chú.
Tôi trả lời :
– Con thấy cũng không cần lắm đâu mẹ. Làm phiền chú ấy quá cũng kỳ.
Tôi hy vọng câu trả lời này khiến mẹ tôi có quyết định dứt khoát.
Nhưng sau đó, tôi thất vọng não nề khi thấy mẹ tôi như có vẻ xiêu lòng trước những lời thuyết phục của chú Tám. Chú bảo với mẹ tôi rằng đã lỡ bắt Thiện theo, nếu để Thiện về chắc chắn nó sẽ kể lại mọi chuyện và công an sẽ dò theo dấu vết. Như vậy chưa chắc mẹ đã sống yên ổn được ở Nha Trang. Điều đó khiến mẹ tôi lo sợ. Mẹ kệ chú muốn làm gì thì làm… Tôi thầm lo cho Thiện và thấy rằng việc tìm gặp Thiện là một việc cần. Biết đâu mẹ tôi sẽ nhận lời với chú Tám ? Và lúc đó, tôi sẽ phải giúp Thiện về với bà Hồng…

Chương VII

Chỉ còn hơn một ngày nữa là chúng tôi sẽ khởi hành. Buổi sáng nay, mẹ tôi dẫn tôi và con Lộc đi chơi một vòng quanh Sài Gòn. Mẹ hẹn sáng mai, mẹ sẽ dẫn đi xem Thảo Cầm Viên. Ngày còn ở Vũng Tàu, tôi vẫn hằng ao ước được lên Sài Gòn đi chơi Thảo Cầm Viên để được nhìn tận mắt những con vật mà xưa nay tôi chỉ thấy trong sách vở như voi, sư tử, cọp… Còn Lộc thì khỏi nói, náo nức đòi đi ngay. Tôi lại thấy lòng dửng dưng, khó hiểu. Có lẽ vì nỗi lo sợ xâm chiếm tâm hồn.
Mẹ tôi kêu mệt vì suốt buổi sáng phải đi bộ. Chú Tám chạy đi mua cho mẹ tôi mấy viên thuốc. Lúc mẹ tôi nằm nghỉ trưa, tôi xin phép được đến nhà anh Lê Phong chơi. Mẹ tôi bằng lòng và không quên căn dặn tôi phải về trước sáu giờ chiều để lo cơm nước.
Đến nhà anh Lê Phong. Đó chỉ là một cái cớ. Sự thật là tôi đi tìm Thiện. Buổi trưa tình cờ tôi nghe thấy chú Tám dặn vợ đem cho Thiện bộ quần áo mới mẹ tôi mua cho để thay. Tôi nảy ngay ý định lén theo dõi.
Tôi đem theo một con dao bấm vì nghĩ rằng mình sẽ phải dùng đến. Ngồi đợi đến gần hết ly nước trong một chỗ khuất ở quán nước gần nhà, tôi mới thấy thím Tám với một gói đồ trên tay. Thím đi thẳng, không nghi ngờ gì cả. Tôi theo sau, thận trọng giữ đều khoảng cách. Thím dẫn tôi đi qua những con đường lạ, cuối cùng, dừng lại trước một căn nhà vách gỗ có gác lửng.
Thím Tám mở cửa bước vào rồi khép lại. Tôi hồi hộp nghĩ không biết trong nhà có người không ? Và lát nữa, khi thím Tám đi rồi, tôi phải làm sao để vào trong đó ? Bỗng thím Tám trở ra, không khóa cửa mà chỉ khép hờ rồi đi th�! �ng về phía quán nước bên kia đường. Tôi thu mình gọn sau một gốc cây, nghĩ thật nhanh. Có lẽ thím Tám đi mua nước cho Thiện. Như vậy nghĩa là trong nhà không có người, nếu có, thì cũng đi vắng. Cánh cửa chỉ khép hờ… Đúng là một cơ hội tốt.
Tôi bước nhanh đến trước cánh cửa. Hết sức liều lĩnh và hồi hộp, tôi đẩy cửa bước vào rồi khép lại như cũ. Nhà hơi tối nhưng chỉ trong một khoảnh khắc ngắn, tôi nhận được đầy đủ mọi vật chung quanh : Bốn bức vách gỗ trống trải của một căn nhà bỏ hoang.
Tôi nhìn lên phía cầu thang, đoán chắc họ ở trên đó. Người tôi bỗng run lên vì hồi hộp. Những bước chân mất bình tĩnh đưa tôi tiến lên từng bậc thang. Ngay lúc đó, có tiếng mở cửa của thím Tám. Tôi hoảng hốt bước hằn lên căn gác và cũng vừa đúng lúc để đôi mắt mở tròn kinh ngạc : căn gác cũng trống trơn !
Thím Tám đã vào nhà thì phải. Tôi nằm dài trên sàn gác, trườn mình ra phía đầu cầu thang hồi hộp nhìn xuống dưới nhà. Sự ngạc nhiên trong tôi được giải thích. Thím Tám, sau khi treo bịch ni lông nước đá lên một cây đinh nơi vách, đang ra sức khuân mấy bao xi măng ở giữa nhà sang một bên. Một cái nắp hầm bằng gỗ lộ ra. Thím gỡ bao nước đá rồi giở nắp hầm, bước xuống. Từ dưới đó, những tia sáng vàng vọt hắt lên đồng thời với tiếng của thím Tám :
– Đó, nước đá đó, uống gì thì uống đi ! Có thay quần áo mới thì thay ngay đi để tôi còn đem đồ cũ về giặt !
Có lẽ Thiện thay quần áo nên một lúc sau, tôi mới thấy thím Tám nhô ra khỏi căn hầm. Thím đậy nắp hầm lại, khuân những bao xi măng đè lên như trước rồi ! tiến ra! phía cửa. Tôi nghe rõ mồn một tiếng khóa.
Nghe ngóng một lúc sau, không còn thấy động tĩnh gì, tôi mới dám rời căn gác xuống nhà dưới. Tim tôi nhảy thình thịch như muốn thoát khỏi lồng ngực. Chưa bao giờ tôi làm một việc mạo hiểm như lần này. Tôi tiến lại phía những bao xi măng, di chuyển chúng sang một bên. Không khí oi bức buổi trưa và những bao xi măng khá nặng làm tôi đổ mồ hôi dầm dề.
Tôi run run mở nắp hầm. Tôi nhìn thấy ngay Thiện trong bộ quần áo mới. Nằm trên một chiếc chõng tre kê sát góc hầm, một căn hầm dài chừng ba thước, ngang hơn hai thước và xây xi măng đàng hoàng.
Thấy tôi, Thiện nhổm ngay dậy :
– Anh Hòa ! Tôi bước xuống hầm. Thiện ôm lấy tôi khóc nức nở. Nó hỏi :
– Anh đến đây với thím Tám của anh phải không ?
Tôi lắc đầu :
– Không, anh đến có một mình.
– Anh có gặp thím ấy không ? Thím ấy vừa ở đây ra đó.
Tôi lắc đầu và thuật cho Thiện nghe tất cả những gì tôi biết về số phận của nó. Kế đó, tôi cho Thiện rõ lý do nó bị đưa lên đây. Tôi mong nó hiểu cho mẹ con tôi.
Nghe xong, Thiện vừa thút thít vừa hỏi tôi :
– Mẹ anh đã quyết định chưa ?
– Anh chưa biết, nhưng theo anh nghĩ rất có thể mẹ anh bằng lòng giao em cho chú Tám lắm.
Thiện lại khóc òa lên :
– Nếu vậy thì làm sao em còn được gặp mẹ em nữa…
Tôi an ủi Thiện :
– Bởi vậy anh mới tìm đến đây để giúp em.
– Anh giúp em cách nào ?
Tôi lắc đầu :
– Anh… anh cũng chưa biết nữa…
Thiện nói :
– Hay là anh đưa em… trốn về Vũng Tàu nghe anh ?
Tô! i bàng h! oàng trước lời đề nghị của Thiện. Đưa Thiện trốn về Vũng Tàu, đó là một điều hết sức nguy hiểm và là điều chưa bao giờ tôi dám nghĩ tới. Thiện về Vũng Tàu trong lúc mẹ con tôi còn chưa ra Nha Trang thì số phận của chúng tôi sẽ ra sao ? Phần tôi, công an có để yên cho tôi không ? Hay họ sẽ giữ tôi để bắt luôn mẹ tôi và chú Tám ?
Thiện cũng khá thông minh, thấy tôi ngần ngừ, nó vội nói ngay :
– Anh sợ bị lôi thôi phải không ? Anh đừng lo, em xin hứa với anh là sẽ xin má em bỏ qua chuyện này. Em tin rằng má em bằng lòng vì má em rất thương em, thấy em về được là má mừng lắm rồi, em xin điều gì lại không được.
Tôi đâu dám tin vào lời hứa của Thiện. Tôi đâu dám căn cứ vào lời hứa đó mà quyết định một việc liên quan đến tính mạng của mẹ con tôi và chú Tám. Tuy nhiên, tôi đã nghĩ ra cách giải quyết :
– Hay là anh sẽ giúp em thế này, Thiện nhé. Anh đưa em thoát khỏi nơi đây rồi em tìm đến bến xe Vũng Tàu và về một mình. Anh có đem theo ít tiền đủ để em đi xe… Em thấy sao ?
Thiện chẳng suy nghĩ gì cả :
– Vâng, em bằng lòng.
Tôi nói :
– Nhưng anh xin Thiện giữ lời hứa với anh nghe. Về Vũng Tàu rồi, em nhớ xin má bỏ qua chuyện này cho mẹ con anh…
Thiện hăng hái :
– Em xin hứa danh dự với anh.
Tôi nhìn sâu vào ánh mắt Thiện :
– Anh tin Thiện ! Có vậy, khi đi xa, anh mới yên lòng…
Thiện ngạc nhiên hỏi :
– Anh không trở lại Vũng Tàu nữa sao ?
– Không Thiện à… Mẹ con anh sẽ đi…
Tôi kịp dừng lại vì nhớ ra rằng địa điểm mẹ con tôi đến là một nơi phải gi! ấu kín! để tránh sự rắc rối sau này. Tôi nói tránh đi :
– Mẹ con anh sẽ đi xa… xa lắm…
Rồi không muốn để Thiện hỏi thêm, tôi bảo Thiện :
– Mình đi thôi, Thiện !
Tôi lên trước. Thiện nối gót theo sau. Kế đó là lúc con dao bấm được sử dụng. Hai anh em loay hoay một lúc mới phá được ổ khóa, thoát ra ngoài.
Thiện reo lên mừng rỡ khi thấy cảnh nhộn nhịp của đường phố. Tôi góp với niềm vui của Thiện một nụ cười. Tôi móc hết tiền túi trao cho Thiện :
– Em cầm lấy để đi xe… Nhớ lời hứa với anh nhé ! Cho anh gởi lời tạ lỗi với má em…
Thiện nắm tay tôi bịn rịn. Tôi cảm động muốn khóc.
Một chiếc taxi chạy ngang, tôi đưa tay vẫy. Nhưng chiếc xe có khách nên chạy thẳng. Trời đã về chiều, đường phố khá vắng vẻ. Chúng tôi đứng im lặng bên nhau chờ xe. Tôi đưa mắt nhìn về phía cuối đường và chợt run lên.
Thiện cũng đã nhận ra chú Tám đang đi về phía chúng tôi. Chú chưa nhận ra chúng tôi thì phải. Tôi hoảng hốt kéo Thiện đứng nấp sau một gốc cây, nhưng một chiếc taxi đang tiến tới, tôi lại nhô ra vẫy xe.
Chú Tám vừa trông thấy tôi mặt đã biến hẳn thần sắc. Chú chạy như bay về phía tôi :
– Cậu Hòa ! Ở lại !
Có lẽ chú Tám tưởng tôi trốn theo Thiện. Tôi rối lên, vẫy tay lia lịa. Chiếc taxi đã có người nhưng vẫn đậu lại. Tôi chỉ chờ cửa xe bật mở là đẩy Thiện lên. Nhưng khi cửa mở, một người trong xe nhảy xuống đã thay tôi, đẩy Thiện vào trong xe. Kế đó, tôi cũng bị đẩy vào theo. Người này đóng mạnh cửa xe lại rồi mở cửa trước ngồi gọn, dục tài xế cho xe chạy.
Tôi ng! oái nhì! n về phía sau thấy chú Tám đứng bên đường nét mặt đầy lo âu và thất vọng. Dường như chú Tám đang tìm xe để đuổi theo chúng tôi. Tôi quay lại. Từ băng trước, người khách lạ cũng vừa quay ra sau. Tôi nhận ra hàm râu quai nón trước tiên. Tôi bật thốt :
– Anh Lê Phong !
Lê Phong nói với tài xế :
– Ông cho chúng tôi ra thẳng xa lộ. Bao nhiêu tiền cũng được.
Rồi anh lấy thuốc lá ra châm hút. Anh rít một hơi rồi nói với tôi :
– Có lẽ chú Tám của em bực mình lắm thì phải. Thế nào ông ta cũng đón xe tìm bọn mình ở bến xe Vũng Tàu… Nhưng làm gì có mình ở đó mà tìm… Em nhỉ !
Rồi anh quay lại nhìn tôi lần nữa, nhếch mép cười.
Tôi tự cố trấn tĩnh. Tôi biết mình sắp phải đương đầu với những khó khăn sắp đến.

Chương VIII

Suốt quãng đường dài Sài Gòn – Vũng Tàu anh Lê Phong không nói một tiếng. Tôi thì lặng thinh vì lo sợ không biết rồi số phận mình ra sao. Thật không thể nào ngờ rằng anh Lê Phong đã theo dõi tôi từ đầu để rồi vào giờ phút cuối xuất hiện, khiến tôi phải theo về Vũng Tàu. Tôi nhìn qua Thiện, chừng như nó muốn nói chuyện lắm nhưng thấy Lê Phong cứ lầm lầm lì lì hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc kia, còn tôi thì buồn bã cúi đầu nên đành phải nhìn qua cửa xe ngắm phong cảnh.
Đến Vũng Tàu, anh Lê Phong bảo xe đưa chúng tôi về thẳng nhà bà Hồng. Căn biệt thự nhà bà Hồng đã lên đèn sáng trưng. Anh Lê Phong để Thiện bấm chuông gọi cửa và đứng cạnh tôi như để canh chừng.
Bà Tư ra mở cổng. Bà rú lên :
– Trời ơi ! Cậu Thiện về !
Rồi bà chạy vội vào trong kêu rối rít :
– Bà chủ ơi ! Cậu Thiện về ! Bà chủ ơi !
Bà Hồng chạy ra như một cơn gió. Bà Tư vội vàng mở cổng. Thiện nhào lại phía mẹ. Hai mẹ con ôm lấy nhau cùng khóc nức nở. Tôi đứng tránh sang một bên. Giờ phút này tôi mới thấy cô độc và hối hận việc mình lén đi gặp Thiện. Tôi nhớ đến mẹ tôi, không biết giờ này ở Sài Gòn sau khi nghe chú Tám thuật chuyện, mẹ tôi phản ứng ra sao ? Mẹ tôi sẽ buồn khổ biết dường nào.
Sau cơn xúc động, bà Hồng mới để ý đến anh Lê Phong và tôi. Bà nhìn tôi nghẹn ngào nói :
– Cậu lại cứu em Thiện lần nữa… Tôi thật không biết lấy gì để cảm ơn lòng tốt của cậu…
Tôi ngắt lời bà Hồng :
– Thưa bà, đấy là công của anh Lê Phong. Còn cháu… cháu….
Anh Lê Phong nghiêng mình ch! ào bà Hồng, anh nói :
– Chắc bà còn nhớ tôi ? Lê Phong, trưởng phòng điều tra.
Bà Hồng :
– Vâng, tôi nhớ ra rồi… Thành thật cám ơn ông đã giúp tôi tìm được cháu Thiện…
Anh Lê Phong nói :
– Thưa bà, đó là phận sự của tôi.
Rồi quay sang tôi :
– Bây giờ mới đến chuyện của anh em mình…
Tôi chờ đợi giây phút này từ lúc nhận ra anh Lê Phong trên chiếc taxi ở Sài Gòn. Tôi thầm bảo mình phải bình tĩnh. Nhưng khi anh nói :
– Anh mời em về phòng điều tra của công an Vũng Tàu.
Tôi run lên, định bỏ chạy. Nhưng anh Lê Phong đã giữ tay tôi kéo lại. Anh nói :
– Em đừng sợ, anh không làm gì em đâu. Anh chỉ muốn tìm ở em vài lời khai thôi…
Bà Hồng trấn an tôi :
– Cậu cứ theo ông ấy đi, chắc không sao đâu. Tôi hứa sẽ xin bảo lãnh cho cậu.
Tôi không nói được hai tiếng cảm ơn mà chỉ đưa mắt nhìn bà Hồng. Tôi hy vọng ánh mắt đủ khiến bà Hồng hiểu tất cả.
Anh Lê Phong nhờ điện thoại của nhà bà Hồng gọi về sở xin xe đến đón. Ít phút sau, có tiếng còi xe rú lên và một chiếc xe jeep ngừng trước nhà bà Hồng. Anh Lê Phong chào bà Hồng rồi dẫn tôi ra xe. Tôi đưa mắt nhìn bà Hồng và Thiện. Tôi dừng nơi Thiện rất lâu rồi mới chịu bước theo anh.
Ra đến xe, tôi thấy một đám đông vây quanh. Họ nhìn tôi và anh Lê Phong như muốn thôi miên. Xe chạy. Tôi nhớ đến mẹ tôi và nước mắt tôi ứa ra, lăn dài…
Anh Lê Phong ra lệnh đưa tôi xuống phòng tạm giữ vì tôi không chịu khai gì cả. Anh hỏi có phải mẹ tôi chủ mưu vụ bắt cóc Thiện ? Hiện nay, mẹ tôi ở đâu ? Tôi sợ mẹ tôi bị! bắt v�! � tin vào lời hứa của Thiện rằng sẽ xin bà Hồng bỏ qua vụ này. Vì thế, tôi lặng thinh mặc anh Lê Phong đe dọa hay dỗ dành.
Anh Lê Phong cũng cho tôi biết rõ rằng ngay sau khi nhận được lời thưa của bà Hồng, anh đã tức tốc đến trường để dọ hỏi tin tức. Một giáo viên ở trường cho biết đã thấy Thiện đi với tôi lúc về học. Anh bèn đến nhà tôi để điều tra nhưng khi anh đến nơi, chúng tôi đã rời Vũng Tàu lên Sài Gòn. Anh ra bến xe hỏi thăm và biết được lộ trình của chúng tôi. Anh đặt ngay nghi vấn rằng mẹ con tôi có liên quan đến vụ mất tích của Thiện. Anh theo chúng tôi lên Sài Gòn và lần gặp tôi ngoài phố, nghe tôi nói là người vừa ở Vũng Tàu lên, anh đã biết ngay tôi là người anh muốn tìm. Anh theo dõi tôi từ đó. Gặp tôi ở kho hàng Văn Minh, anh biết Thiện bị giữ trong đó nhưng chưa ra tay vì còn chờ cơ hội để bắt trọn những người liên can. Thiện bị dời đi nơi khác, tôi lén gặp Thiện… tất cả những việc này đều không lọt khỏi mắt anh Lê Phong. Khi tôi đưa Thiện ra đón xe thì anh cũng đi thuê một chiếc taxi định đưa chúng tôi về Vũng Tàu. Anh đến vừa đúng lúc chúng tôi bị chú Tám nhận ra…

*

Người công an gác ở phòng tạm giữ kêu tên tôi. Tôi bước ra và được đưa lên văn phòng. Đã hai ngày nay, tôi không được gặp ai cả. Tôi cũng không được biết một tin tức gì ở bên ngoài.
Tôi bước vào phòng, nhìn về phía bàn giấy ở góc. Và tôi bỗng òa khóc, chạy nhào về phía đó ôm chầm lấy mẹ tôi.
Mẹ tôi ôm lấy tôi hôn lấy hôn để lên trán, lên má tôi. Mẹ ghì tôi thật chặt trong vòng tay. Thật lâu mẹ mới buông tôi ra và lúc này, tôi thấy nước mắt ràn rụa mặt mẹ.
Anh Lê Phong bảo tôi ngồi rồi nói :
– Mẹ em đã khai tất cả ra. Từ giờ phút này, em được tự do.
Tôi mừng quá, hỏi thêm :
– Còn mẹ em ?
– Phần mẹ em thì do bà Nguyễn Tuyết Hồng quyết định. Có lẽ bà ấy cũng gần đến rồi đó.
Trong khi chờ đợi bà Hồng đến, anh Lê Phong cho phép mẹ con tôi được hàn huyên. Mẹ tôi cho tôi biết ngay sau khi được tin tôi đã về Vũng Tàu với Thiện, mẹ đáp xe xuống đây ngay. Hay tin tôi bị giữ điều tra mẹ lo sợ lắm và sau nhiều lúc suy nghĩ, mẹ đã quyết định ra trình diện để khai tất cả sự thật.
Có tiếng gõ cửa. Anh Lê Phong lên tiếng :
– Cứ vào.
Bà Hồng bước vào. Chào hỏi anh Lê Phong xong xuôi, bà quay nhìn mẹ tôi chằm chặp. Bà bước đến nắm lấy tay mẹ tôi giọng run run hỏi :
– Chị Chín ! Con tôi đâu ?
Tôi còn ngạc nhiên trước câu hỏi của bà Hồng thì mẹ tôi đã nhìn tôi, mắt mẹ tôi lại nhòa tràn nước mắt. Mẹ tôi chỉ tôi và nói với bà Hồng :
– Thưa bà chủ… Đó ! Thằng Hòa đó ! Con bà chủ đó.
Bà Hồng nhìn tôi sững sờ trong lúc tôi ngạc nhiên khôn xiết. Sau đó,! bà Hồng chạy lại ôm chầm lấy tôi, bà khóc nức nở nói :
– Con trai của mẹ !
Tôi ngơ ngác vì không hiểu gì cả.
Anh Lê Phong thay lời mọi người kể cho tôi nghe tất cả. Thì ra người mà tôi gọi bằng mẹ bấy lâu nay không phải là mẹ ruột của tôi. Mẹ ruột của tôi là bà Hồng. Tôi là con của ông Võ Hữu Danh và bà Nguyễn Tuyết Hồng. Tên tôi là Hòa, nhưng Võ Hữu Hòa chứ không phải là Trần Văn Hòa.
Chuyện khởi đầu từ một ngày cách đây mười lăm năm. Người mà tôi gọi là mẹ bấy lâu nay hồi đó còn là chị Chín, một người giúp việc cho mẹ ruột tôi. Một hôm, bà làm vỡ của mẹ tôi một cái lục bình cổ, mẹ tôi nóng giận buông lời trách móc bà trước mặt đông đủ khách khứa. Lấy điều đó làm nhục, bà lập tâm trả thù, tối đến, lén ẵm tôi bỏ trốn, đưa tôi ra Vũng Tàu định đem bán nhưng rồi vì thương tôi mới giữ lại để nuôi.
Thời gian nuôi dưỡng dài đằng đẵng đã khiến người mẹ nuôi xem tôi như ruột thịt. Bà thương yêu tôi, không muốn mất tôi. Bởi vậy, khi biết tôi định đi gặp bà Hồng để trả lại cái xắc tay, bà sợ mẹ con tôi nhận được nhau, ngăn cản tôi. Rồi sau đó, những hành động kế tiếp như bắt thằng Thiện, bỏ nhà trốn lên Sài Gòn, mua vé định ra Nha Trang… tất cả chỉ để giữ tôi.
Nghe tin tôi bị bắt, biết trước sau gì cũng mất tôi, bà đã ra trình diện và khai hết với anh Lê Phong. Anh Lê Phong gọi điện thoại mời bà Hồng đến văn phòng gấp.
Và bây giờ mẹ con tôi nhận được nhau. Tôi đang ngồi bên mẹ, gục đầu vào vai mẹ khóc nức nở.
Tôi nhớ lại lần đầu tiên biết tên tôi, mẹ tôi đã sững ! sờ sau ! khi nghe tôi nói. Rồi sau đó, lần trò chuyện với Thiện, Thiện cũng đã cho tôi biết nó có một người anh tên Hòa. Có lẽ mẹ tôi không muốn Thiện bận tâm, bịa rằng tôi đã chết. Tôi nhớ lại lần đầu nhìn đôi mắt của mẹ tôi qua tấm hình trong căn cước. Từ ngày đó, tôi đã thấy đôi mắt rất quen thuộc.
Mẹ tôi ! Mẹ tôi đây rồi ! Và em Thiện của tôi ! Tôi sung sướng quá, tưởng chừng mình đang mơ, tưởng chừng mình lạc bước vào một cõi thần tiên hoan lạc.
Đột nhiên bên tai tôi vang lên một tiếng nấc. Tôi nhìn về phía người đã nuôi nấng tôi mười mấy năm nay. Mẹ nuôi tôi đang ôm mặt khóc. Tôi cảm động quá, tôi nhớ lại lúc nãy, khi gặp lại tôi, bà đã ôm tôi trong tay đầy luyến tiếc. Bà đã ghì tôi thật chặt như sợ tôi vuột khỏi vòng tay.
Tôi đã vuột khỏi vòng tay của bà từ đây. Tôi hết còn là Trần Văn Hòa, con ông Trần Văn Hai và bà Nguyễn Thị Chín nữa. Mẹ nuôi tôi mất tôi vĩnh viễn rồi sao ?
Tôi không dám nhìn thẳng mặt người mẹ nuôi nữa. Tôi gục đầu mặc nước mắt ràn rụa. Tôi không hiểu nổi đó là những dòng lệ sung sướng ứa ra vì nhận được mẹ ruột hay là những dòng nước mắt khóc thương một tình thương vừa chắp cánh bay xa…

Chương IX

Tôi về sống với mẹ ruột. Mẹ nuôi tôi, theo lời xin của mẹ ruột tôi, không bị làm rắc rối gì cả. Bà được trở về nhà cũ và sau đó đã lên Sài Gòn đón con Lộc về chung sống.
Mẹ ruột tôi rất thương yêu tôi, lo lắng cho tôi đủ thứ. Mẹ tôi mua cho tôi một chiếc áo ấm mới. Hẳn nhiên chiếc áo này phải đắt tiền và đẹp hơn chiếc áo tôi đang mặc nhiều. Nhưng tôi nhường chiếc áo mới cho Thiện. Tôi muốn được mặc chiếc áo cũ để nhờ kỷ vật thương yêu này nhớ mãi đến người mẹ nuôi, người đã nói với tôi lúc trao cho tôi chiếc áo :
– Kỷ niệm những ngày “an hòa” của mẹ con mình đó.
Không ! Mẹ ơi ! Chiếc áo còn là kỷ niệm thương yêu nhất khiến con nghĩ đến mẹ dù hiện tại, mẹ ruột con đã xuất hiện và con phải sống bên người.
Buổi sáng, trời còn ẩm sương – mùa sương mù vẫn chưa dứt – tôi thức dậy thật sớm ra trước cổng nhìn về phía cuối con đường mờ mờ trong sương. Tôi bỗng nhớ đến căn nhà ở bãi Dâu, nơi đó có biết bao kỷ niệm xa xưa của tôi. Nơi đó tôi có một người mẹ nuôi với tình thương ruột thịt. Nơi đó tôi có những chiều ra ngồi nơi lan can hứng gió, có những sáng co ro, những lúc đứng nhìn bãi Dâu chìm trong sương mù.
Tôi mở cổng bước ra ngoài. Những bước chân luyến nhớ đưa tôi đi về phía bãi Dâu. Đường từ đây ra đó khá xa nhưng lúc này, tôi bất chấp. Tôi cứ bước đi trên con đường kỷ niệm để tìm về dĩ vãng.
Tôi đã đến trước căn nhà kỷ niệm. Tấm bảng “An Hòa” đẫm sương mà rạng rỡ. Chiếc xe sinh tố lặng lẽ mà đẹp tươi. Tôi dừng lại. Tôi nhìn vào nh! à, nơi cánh cửa mở hé.
Mẹ nuôi tôi đẩy cửa bước ra. Bà kêu lên :
– Kìa ! Hòa !
Tôi chạy lại. Bà ôm chầm lấy tôi. Nhưng sau đó, bà lại đẩy tôi ra, giọng gượng gạo nói :
– Cậu… cậu… cậu đến đây… bà có biết không ?
Tôi gục đầu bên vai mẹ, nói :
– Mẹ ! Mẹ hết thương con rồi sao mẹ ? Con vẫn là con của mẹ hoài… Đừng gọi con bằng những tiếng xa lạ ấy nữa nghe mẹ…
Có tiếng xe hơi ngoài đường. Mẹ ruột tôi và Thiện cùng bước xuống. Tôi quay lại nhìn. Mẹ tôi nói :
– Con tệ quá ! Đi ra đây mà không cho mẹ biết.
Mẹ nuôi tôi đon đả :
– Mời bà vào chơi ! Hòa vừa mới đến đây thôi…
Chúng tôi vào cả trong nhà. Con Lộc cũng vừa thức dậy nhìn mọi người ngạc nhiên. Mẹ ruột tôi bỗng nói :
– Chị Chín à, tôi thấy thằng Hòa nó còn mến chị lắm. Nếu chị bằng lòng, tôi xin mời chị về sống chung với mẹ con tôi cho vui. Trước là để con tôi được vui, sau để tôi được đền ơn chị đã nuôi nấng nó suốt mười mấy năm trời.
Tôi không ngờ mẹ tôi có ý định này. Tôi sung sướng quá, nói tíu tít :
– Mẹ nói thật nghe mẹ… Mẹ bằng lòng đi mẹ… về với con nghe mẹ…
Mẹ ! Cả hai người trước mặt tôi kia đều là mẹ tôi ! Người cho tôi xác thân, người nuôi tôi khôn lớn. Tôi chợt nở nụ cười khi nghĩ rằng mình là một đứa con có đến hai người mẹ.
Nắng vừa lên cao, đuổi dần những màn sương trên mặt biển. Mặt trời đỏ tươi thật rạng rỡ.

*

Bây giờ, tiệm tạp hóa An Hòa không còn nữa. Căn nhà của mẹ nuôi tôi được sửa sang thành một nơi nghỉ mát để những chiều rỗi rảnh, những ngày nghỉ, cả gia đình tôi ra chơi. Gia đình tôi có tất cả năm người, hai người mẹ và ba đứa con : tôi, Thiện và Lộc.
Anh Lê Phong trở thành bạn thân của chúng tôi. Thỉnh thoảng anh vẫn ghé lại thăm chúng tôi và rủ tôi cùng Thiện, Lộc ra bãi Dâu tắm.
Một buổi sáng đầu xuân, sau những ngày tết đầy vui vẻ, gia đình tôi cùng anh Lê Phong đi bãi Dâu chơi. Mùa sương mù đã hết, nắng lên thật sớm và ấm. Tôi nằm duỗi dài trên cát nhìn hai người mẹ đang vui vẻ trò chuyện. Gần đó anh Lê Phong chụp hình cho Thiện và Lộc.
Tôi quay nhìn ra biển. Nước thật xanh và lăn tăn trước cơn gió mai nhè nhẹ thổi. Trời thì trong không một gợn mây. Biển trời… Tôi nhớ đến lời ví tình mẹ như tình biển… Chỉ có một đại dương trước mặt tôi kia, nhưng trong hồn tôi, có đến hai biển thương yêu, hai đại dương ngập tràn hương thân ái…
Tôi hồi tưởng lại những chuyện đã xảy ra khởi đầu bằng những ngày mù sượng của một mùa gió lạnh…

NGUYỄN THÁI HẢI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét