Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

TRI LIEU BANG DUONG SINH (bs NGUYEN VAN THUY).html

TRỊ LIỆU BẰNG DINH DƯỠNG

Bác sĩ Nguyễn Văn Thụy

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y KHOA
THEO PHƯƠNG PHÁP OHSAWA


Luận án tiến sĩ y khoa của bác sĩ Nguyễn Văn Thụy trình hội đồng giám khảo tại Huế ngày 6-8-1972 – Luận án đầu tiên tại Việt Nam và có lẽ cũng đầu tiên trên thế giới về phương pháp Ohsawa


1973
Nhà xuất bản Anh Minh
8 Lê Lai – BP, 27 Đà Nẵng

Mục Lục

  1. Lời nhà xuất bản
  2. Trị liệu bằng dinh dưỡng
  3. Nguyên lý âm dương
  4. Sinh vật và sinh lý học
  5. Bảy nguyên lý trật tự vũ trụ

Bảy giai đoạn của bệnh tật

Lời nhà xuất bản
Trong đặc san SỐNG VUI số 44 của Nhóm Gạo Lứt Huế (dời vào Đà Nẵng sau tết Mậu Thân) đã cho độc giả thấy một việc mới lạ nhất trong Y giới Việt Nam là ngày 6.8.72 vị bác sĩ trẻ tuổi Nguyễn Văn Thuỵ đã trình Hội đồng Giám khảo Huế một luận án chưa từng có: "TRỊ LIỆU BẰNG DINH DƯỠNG"! Một luận án lấy sự chữa bệnh bằng phương pháp Ohsawa, không dùng thuốc, vị bác sĩ ấy đã chữa lành được bệnh mà y học phương Tây đã bó tay.

Luận án này chúng tôi nhận thấy là một luận án mở ra một kỷ nguyên mới trong y học Việt Nam, chưa nói cả thế giới, vậy xuất bản để ghi một dấu lớn trong trang lịch sử nước nhà. Con tằm ăn dâu rồi nhả ra tơ, bác sĩ Nguyễn Văn Thuỵ mò lặn trong biển y học phương Tây lại có biệt nhãn nhận thấu chỗ vô tiền khoáng hậu của phương pháp Ohsawa, tìm ra được chân lý trong việc thực sự cứu người, có được một giá trị đặc biệt, chẳng phải ôm ấp cái học "tìm bánh mì" như Ohsawa tiên sinh thường chỉ vào hàng "học máy nói". Nhưng dám chắc bác sĩ Thuỵ sẽ được nhiều người biết đến, vì rằng "cái lộc nằm trong sự học" (học giả lộc tại kỳ trung).

Quyển sách này, quyển sách thứ 2 chúng tôi được hân hạnh xuất bản. Một điều hẳn độc giả lưu ý là quyển luận án này chúng tôi chỉ cần in phần lý- thuyết , không in phần ở trước và phần chứng minh cụ thể các chứng bệnh và phần lâm sàng ở sau gần 50 trang.

TRỊ LIỆU BẰNG DINH DƯỠNG
Nói đến thuyết âm dương , chúng ta không thể không đề cập đến vũ- trụ- luận của triết- học trung- hoa . Đại để có 3 thuyết luận về căn nguyên của vũ- trụ ; một thuyết lấy đạo làm căn nguyên gọi là duy-lý . phái khác lấy thái cực làm căn- nguyên gọi là phái Duy-khí, còn phái thứ ba lấy tâm làm căn- nguyên của vũ- trụ gọi là phái Duy- Tâm .Mặc dầu những dị biệt giữa những học phái, điều thống nhất giữa các vũ-trụ luận là một nhất nguyên luận tuyết đối. vũ-trụ được điều hành bởi một nguyên- lý tuyệt đối mà ta có thể gọi là thái-cực, Đạo hay tâm cũng được, vì với Tuyệt đối ngôn ngữ đều dứt băt,các ý nghĩ đều không thể nào đạt tới được.

Giáo sư ohsawa ( 1893- 1956) đã tập-đại- thành tất cả những vũ- trụ- luận trên vào một nguyên-lý duy nhất gọi là "Vô song nguyên lý '''.Theo truyền thống Đông phương mọi nhận thức được truyền bằng độc giác chứ không truyền bằng đường lối lý trí ta có thể giải thích, hệ thống hoá và phổ biến được,nhưng chỉ có lối nhấn thức bằng trực giác mới có thể thấu triết được đến vị trí của sự vật trong vũ- trụ.

Nhưng nếu cái tuyệt đối đó là trên tất cả ngôn ngữ và tư tưởng thì cái biểu hiệu cuả nó giữa vạn vật trong vũ- trụ chúng ta lại có thể hiểu thấu được vì nó tuân theo những quy luật nhất định.Cái tuyệt đối đó là tuyệt đối linh động,luôn luôn biến hoá.Quy luật của sự biến hoá này được tượng trưng bằng những biểu tượng chép trong kinh Dị! ch.chúng ta có thể nói rằng Kinh Dịch là nguồn gốc của tất cả khác khoa học đông phương nhất là y học. Mở đầu các sách thuốc các, các y-sư thường nói ; Không học Dịch không thể nói đến thuốc''( bất học dịch bất khả dĩ ngôn y) Vậy dịch là gì? Dịch không phải là một số ngôn từ hay quái hào, mà Dịch là những biến thiên từ nhân thân đến vũ-trụ, từ các cực nhỏ đến cực lớn.Muốn hiểu Dịch phải hoà đồng với tạo vật, bỏ đi những tư dục, nhưng biên kiến. Kinh Dịch viết " Dịch có thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh Tứ tượng, tứ tượng sinh Bát quái”. Vậy Dịch tức là đại lịch trình biến hoá trong vũ trụ mà khởi điểm là Thái cực tức là cái tuyệt đối và từ đó sinh ra Lưỡng- nghi tức là hai khí âm Dương. Âm và Dương là hai yếu tố ngược nhau về tính chất tiềm phục trong Dịch. Không có một sự biến hoá nào trong vũ-trụ mà không có Âm Dương,từ nhân sự cho đến sự vận hành của mặt trời, mặt trăng. Giáo Sư Ohsawa sau khi tự chữa cho mình lành các bệnh ho lao, ung thư dạ dày… mà các bệnh viến bó tay, nhờ cách ăn uống phải phép,từ đó ông hy sinh cả cuộc đời để chuyên tâm nghiên cứu Dịch lý và Đông y. Theo ông thì nguyên lý Âm Dương có thể áp dụng vào các ngành sinh vật học, sinh lý học, y học, nông nghiệp,vật lý hạch tâm, hoá học v..v… làm sao mọi thứ đều thống hợp nhau thay vì chia biệt ra hay tổ chức thành từng môn khoa học chuyên môn. Trải qua 48 năm thuyết giảng khắp thế- giới về con đường Trung đạo để đưa đến sự tự do cô biên, công bình tuyết đối, hạnh phục vĩnh cửu, nhờ đó mà hàng vạn người đã chữa khỏi những că! n bệnh ! gọi là nan-y vào công việc ăn uống hàng ngày của bệnh nhân.

Tháng 5 năm 1965 Giáo Sư Ohsawa đã bất thần đến Việt Nam lần đầu tiên tại Huế và cũng trong dịp này chúng tôi mới biết đến phương pháp trị liệu bằng dinh dưỡng. Sau khi thực nghiệm trên chính bản thân mình, tháng 10/1971 chúng tôi đem áp dụng phương pháp trên vào một bệnh nhân. Sau khi xuất viện vì không có thuốc Busulfan và đề tài này đã được Giáo sư Bùi Duy Tâm bảo trợ trong chiều hướng tổng hợp Đông và Tây y tại trường Đại Học Y khoa Huế .

NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG
Nguyên lý Thái- cực chia vạn vật ra làm hai nguyên tính tương phản ; Âm và Dương. Đó là hai yếu tố căn bản tương phản để sáng tạo, khích động, phá hoại và tái sinh vạn vật trong vũ trụ.Yếu tố nếu có Âm lực nhiều hơn Dương lực thì gọi là Âm và trái lại thì gọi là Dương. Âm Dương luôn luôn tương đối.A có thể Âm đối với B, nhưng có thể Dương đối với C. Tất cả sự vật ở vũ trụ này đều tuỳ thuộc vào tỷ lệ phương thức phối hợp hai yếu tố Âm và Dương đều là sản phẩm của hai năng lực tương phản căn bản trên.

Nói một cách khác, tất cả những hiện tượng và tất cả những đặc tính của mọi vật đều là biểu hiện do hai năng lực căn bản ảnh hưởng; Dương lực hướng tâm và Âm lực ly tâm.

Năng lực hương tâm Dương phát sinh những hiện tượng sau; nhiệt ( cho nên có hoạt động những thành phần phân tử ), sự co rút, trọng lượng (cho nên có khuynh hướng hạ xuống ), hình dáng dẹp thấp nằm ngang.

Năng lực ly tâm Âm; lạnh ( làm chậm lại sự chuyển động các thành phần phân tử ), sự dãn ra, sư bành trướng ( cho nên có khuynh hướng thẳng lên ), nhẹ ( lên cao trong một chỗ nào đó ), hình dáng rộng lớn, cao trong, chiều thẳng đứng.

HINH THỂ
Mọi vật trong vũ- trụ đều có một hình thể, một màu sắc và một trọng lượng đặc biệt,

Hình thể dài theo chiều thẳng đứng thì Âm và chịu ảnh hưởng của ly tâm lực Âm, cùng hình thể ấy mà đặt năm ngang thì Dư�! �ng vì chiu ảnh hưởng của hướng tâm lực Dương.

Hình vẽ

A,B,C,D, là những hình thể nằm
thẳng đứng, nghĩa là ly tâm lực có
ưu thế.

E,F,G,H, đều nằm ngang tức là
hướng tâm lực có ưu thế.

Từng cặp một, những hình thể ây tuỳ
diện tích đồng nhau nhưng lại tương
phản cái này thì Dương cái kia thì
Âm.

TRỌNG LƯỢNG

Cái gì càng nặng thì càng chịu ảnh hưởng của hướng tâm lực Dương, cái gì nhẹ thì ly tâm lực Âm chiếm địa vị ưu thế. Một vật càng nhẹ thì càng Âm và càng nặng thì càng Dương.

MÀU SĂC
Trước một mầu sắc mà ta thấy nóng hơn cả và trước một màu sắc mà ta cảm thấy lạnh hơn cả, đó là hai cực đoan của Dương và Âm. Còn những màu sắc đỏ, da cam, vàng, lục, xanh, chàm, tím thì nằm giữa hai cực đoan đó.

Ngoài ra ta cũng có thể phân loại ánh sáng và các tia bức xạ tuỳ theo độ dài sóng ( longue- d'onde). Độ dài sóng càng dài càng Dương (đỏ, tia hồng ngoại).

Ta cũng có thể phân định Âm Dương các sự vật theo tỷ lệ K/Na, Tỷ lệ tốt nhất K/Na là 5.Những thực phẩm mà K/Na lớn hơn 5 đều Âm và những thực phẩm nào có tỷ lệ số dưới 5 thì Dương (gạo;4,5 khoai tây; 512, chuối; 840, cam; 570, thanh trà, bưởi; 396,6),Nhưng làm sao có thể phân định K là Âm và Na là Dương ? Giáo sư Ohsawa đã xác định được về lực lượng cũng như về phẩm nhờ phương pháp thực nghiệm về canh nông sinh vật học, vật lý, và nhất là nhờ phép phân quang. Na coi như bi! ểu th�! � cho nhóm Dương và K cho những nguyên tố Âm. Tác dụng K/Na rất thực dụng, vì K và Na được tìm thấy trong hầu hết các hoá hợp,

NƯỚC
Nếu tất cả các thành phần khác đều bằng nhau,vật nào chứa nhiều nước thì Âm hơn vật chứa ít nước. Nước bốc hơi không ngừng vì nó bị ly tâm lực chi phối tức Âm.Cái gì chứa càng nhiều nước càng mềm, như vậy nghĩa là kém hướng tâm lực và nhiều ly tâm lực.

SỰ PHÂN PHỐI ĐỊA LÝ
Những gì ở các miền lạnh, những sịnh vật,thảo mộc, dễ sinh sản và dễ mọc trong những xứ lạnh thì Dương, so với những sinh vật, thảo mộc thích hợp với xứ nóng hơn. Bệnh thổ tả thường có nhiều ở xứ nống hơn các xứ lạnh, như vậy xứ nóng có nhiều sản vật Âm hơn nơi các xứ lạnh; bệnh thổ tả do sự lớn to bất thường của ruột ( sự nở to, bành trướng luôn luôn là Âm) gây ra do các yếu tố Âm( về vât lý, hoá học, sinh lý, vi trùng) mà yếu tố chính là thực phẩm.

Những dân tộc miền Bắc thường có một sức chịu đựng về thân thể dẻo dai hơn dân tộc miền Nam. Vì họ được ăn uống nhiều thức ăn Dương là những thứ sinh sản dễ dàng hơn ở một khí hậu Âm hơn là những thực phẩm Âm. Vây chúng ta có thể hiểu tại sao 5 " Đại trường thành " đều được xây cất do những dân tộc miền Nam để kháng cự lại những quân man rợ, vũ phu ( Dương ) từ miền Bắc xuống ( trong đó có chiến luỹ Maginot và Vạn lý trường thành ). Âm sinh ra Dương và Dương sinh ra Âm là nhiệm mầu của tạo hoá. Cho nên đàn bà là Âm lại có noãn- tử Dương ( noãn-tử tròn ) đi xuống,đi chậm, và đàn ông Dương lại có tinh trùng Âm( tinh trùng hình thể dài, đi lên, đi nhanh). Người ta cũng nhận thấy gần biển( nhiều Na Dương) thì đàn bà nhiều hơn đàn ông mà ở núi thì đàn ông nhiều hơn đàn bà. Cho nên chúng ta có thể hiểu dễ dàng vỉ sao ở Tây- Tạng lại có phong tục đa phu.

MÙI VỊ
Chúng ta có thể phân biệt được Âm Dương qua mùi vị. Theo thứ tự từ Âm đến Dương; nóng hay cay ( quả ớt đỏ gây ra cảm giác nóng làm dãn các mao quản và tăng sự tuần hoàn của máu )- chua- ngọt dịu- mặn- đắng.

Tóm lại chúng ta có thể phân bịêt được Âm Dương trong các thức ăn cũng như trong tất cả các sinh vật, hiện tượng tuỳ theo màu sắc, hình dáng, trọng lượng,sức chứa nhiều ít nước. sự phần phối địa lý, mùi vị. Ngoài ra chúng ta cũng có thể xác định giá trị của chúng nhờ xét các tỷ số K/Na.

Sau đây chúng tôi xin nêu ra môt ít so sánh tương đối về Âm Dương và những định luật về Âm Dương của Giáo Sư OHAWA.

ĐẶC! ĐIỂM ÂM DƯƠNG
Khuynh hướng ———————— sự bành trướng ———————— sự co rút lại
vị trí ———————— ở ngoài ———————— ở trong
Cấu tạo ———————— Không gian ———————— thời gian
Chiều hướng ———————— Hướng lên cao ———————— Hướng xuống thấp
Hình thể ———————— Dọc ———————— Ngang
Màu sắc ———————— Tím ———————— Đỏ
Nhiệt độ ———————— Lạnh ———————— Nóng
Trọng lượng ———————— Nhẹ ———————— Nặng
Yếu tố ———————— Nước ———————— Lửa
Nguyên tử ———————— Âm điện tử ———————— Dương điện tử

Nguyên tố hoá học; hình vẽ

SINH VẬT VÀ SINH LÝ HỌC


CƠ THỂ ÂM DƯƠNG
Thảo mộc Động vật
( Diệp lục tố) ( huyết cầu tố )
Canh nóng Rau cỏ Cốc loại
Tính chất Cài mái Đực, trống
Thần kinh dinh dưỡng Trực giao cảm Đối giao cảm
Sự vận động Châm Mau
Sinh đẻ Mùa lạnh Mùa nóng
Vị Cay, ngọt Mặn, đắng
Sinh tố C, B D,K,A
Sinh quán Xứ nóng Sứ lạnh

THẢO MỘC ÂM DƯƠNG
Miền sinh trưởng thường là miền nam Thường là miền Bắc
Hướng mọc Hướng lên cao Hướng xuống thấp
(trên mặt đất ) (bò trên đất)
Hướng lên trên Dọc,thẩng, đứng Nằm ngang
Hướng mọc dưới đất Nằm ngang Nằm dọc
Nước Nhiều ít
Thời gian nấu chín Nhanh chậm
Bề cao Cao thấp
Biến đổi do nhiệt độ
Màu sắc luc, xanh,trắng, lam,tím Đỏ,da cam, nâu vàng,
Đen.
Tỷ lệ K/Na trên 5 Dưới 5
Sinh tốC nhiều ít
Bộ phận của cây Thân, lá rễ,cây, củ

ĐỘNG VẬT ÂM DƯƠNG
Hoạt động Chậm Nhanh
Thân hình và mặt Dài Ngắn
Nước nhiều ít
Thái độ thụ động hoạt động
Tiêu cực tíc cực
Sự ưa thích hơn Miền nam Miền Bắc
Tư thế nghỉ ngơi tư thế đứng
Nóng lạnh
Mạch và nhịp thở chậm nhanh
Xương Dài Ngắn
Bắp thịt mềm cứng
Thân nhiệt Thấp Cao
Máu lỏng đặc
Sự tăng trưởng nhanh chậm
Nơi sinh trưởng Nóng lạnh
Thực phẩm Rau, cỏ,đồ,trái Thịt
Tiêu thụ dưỡng khí ít nhiều

BẢY NGUYÊN LÝ- CỦA TRẬT-TỰ VŨ-TRỤ
1) Bất cứ cái gì, có thuỷ thì có chung.
2) Bất cứ cái gì,có mặt thì có lưng.
3) Không có một cái gì giống nhau hệt.
4) Bề mặt càng lớn thì lưng càng rộng.
5) Mọi tương phản đều bổ túc cho nhau.
6) Âm và Dương là những sự phân hạngcủa mọi phân cực, chúng tương phản nhau nhưng bổ túc cho nhau
7) Âm và Dương là hai cánh tay của Thái-Cưch . Bảy nguyên lý nầy được bổ túc bằng 12 định lý sau đây để giải nghĩa sự vận chuyển của vũ- trụ tương đối.

12 ĐỊNH LÝ CỦA NGUYÊN- LÝ ÂM DƯƠNG
1) Âm và Dương là hai cực đoan khởi động khi sự bành trướng vô cùng phát hiện ra ở hai điểm tách đôi.
2) Âm và Dương được sinh ra không ngừng do sự bành trướng siêu nghiệm.
3) Âm thì ly tâm, Dương thì hướng tâm.Âm và Dương sỉnh ra năng lượng.
4) Âm hấp dẫn Dương và Dương thu hút Âm.
5) Âm và Dương hoà hợp nhau theo tỷ lệ bất định để tạo ra mọi hiện tượng.
6) Mọi hiện tượng đều phù ảo, đó là những cấu tạo hết sức phức tạp và luôn luôn biến dịch các phân lực Âm và Dương. Vạn vật đều không ngừng nghĩ.
7) Không có gì hoàn toàn Âm hay hoàn toàn Dương.
8) Không có gì trung hoà, Âm và Dương phải có một bên lấn hơn.
9) Sự thu hút tỷ lệ vơi hiệu số của hai phân cực Âm và Dương.
10) Âm đẩy lùi Âm và Dương xua đuổi Dương. sự đẩy lùi hay hấp dẫn tỷ lệ ngược với hiệu số của hai năng lực Âm Dương.
11) Với thời gian và! không gian, Âm sinh ra Dương và Dương sinh ra Âm.
12) Mọi vật thể đều Dương ở trong và Âm ở ngoài.

DIỄN DỊCH HOÁ HỌC CỦA ÂM DƯƠNG

Hoá học là một môn khoa học mà Phục-Hy và các vị đế vương xưa đã thích nhất. Chúng ta có thể nói rằng hoá học là căn bản độc nhất của khoa học tối cổ Trung- Hoa. Có điều khác biệt với hoá học hiện đại là nó truy tầm bản chất của vật thể là căn nguyên đặc tính của nó. Chúng ta xẽ xét đến quy luật của Phuc-Hy để diễn dịch vào hoá học hiện đại thì chúng ta xẽ thấy làm lạ lùng cho trí thông minh của Phục-Hy. Và nếu chúng ta tưởng tượng những cách thí nghiệm các chất hoá học, đơn sơ chất phát và quê vụng thì ta còn ngạc nhiên nhiều hơn nữa.

Theo nguyên lý Âm Dương chúng ta không nên quá thiết tha vào nguyên tố, mà chỉ tim những cái gỉ đã phát sinh ra nó, và cũng không nên lập một giả thuyết nào. Đối với Giáo Sư Ohsawa những phóng xạ tuyến do nguyên tố phất ra trong những điều kiện cũng như thế, hình như nó biểu thị bản tánh của Tây- Phương đã nêu lên. Phận quang học cho chúng ta một trắc- độ- suất những hoạt động Âm và Dương. Ngoài ra chúng ta cũng biết rằng quang tuyến dài (đỏ) và quang tuyến ngắn (tím) đối kháng nhau; quang tuyến dài có tính kích thích và phát nhiết nhiều hơn.Quang tuyến ngắn có tính êm dịu và ít phát nhiệt. Vì thế,cái trước thuộc Dương, cái sau thuộc Âm. Như vậy chúng ta có thể xem phân quang đồ như môt hình ảnh của bản chất thân mật của vật ( sắc tức thị không).

PHÂN LOẠI PHÂN QUANG HỌC

Hình vẽ

Bản đồ đã làm theo sách (L'Atlas Typischen Spectren) của Bác sỹ T.M Eder và Giáo sư Valenta. Bản đồ chia làm 6 hàng; hàng thứ nhất kể từ trái qua phải gồm có những ( ………); hàng thứ hai gồm có từ 6499đến 6000; hàng thứ 3 gồm từ 5999-5750; hàng thứ 4 những (..) từ 5749-4820; hàng thứ 5 từ 4819- 4290; hàng thứ 6 (……….) . Một hàng tưởng tượng ở hàng giữa màu lục chia bản đồ làm hai phần. Những nguyên tố đặt phia trái đường gạch này có tính chất Dương còn bên phải đường gạch là Âm.

Chúng ta có thể tóm tắt về phương diện hoá học bằng một vài đề nghị đơn giản nhờ đó chúng ta có thể giải thích được những phản ứng hoá học..
1)- Tất cả nguyên tố đều có hoạt động riêng của nó như hoạt động Dương hay hoạt động Âm.
2)- Hoạt động Dương và hoạt động Âmphản đối nhau.
3)- Hoạt động Dương và hoạt động Âm thu hút lẫn nhau. Nếu gặp một vật ở vào trạng thái bất biến tức là hoạt động riêng của nó bị hoạt động tương phản làm trung hoà trong chốc lát.
4)- Tất cả nguyên tố hoá học và tất cả nguyên tố động lực vật lý đều có quan hệ với hoạt động Dương hay hoạt động Âm, người ta không thể luận giải phân tích ra từng nguyên tố hay từng nguyên động lực được.
5)- Tất cả nguyên tố càng xa bao nhiêu thì hấp lực càng nhiều bấy nhiêu.
Ví dụ; (…………………….) cho chúng ta thấy sức thu hút hay sức đẩy thay đổi với khoảng cách phân chia các nguyên tố trên bản đồ. Khoảng cách từ 0 và Cu ngắn hơn khoảng cách từ 0 đến H nên H sẽ bắt lấy 0để cho (….).
6)- Những nguyên tố càng gần nhau thì sức đề kháng càng mạnh.
7)- Những nguyên tố có đặc tính cùn! g một hoạt động càng gần nhau thì không kết hợp nhau được Muốn kết hợp nhau thì phải sắp đặt nó có một căn nguyên hoạt động Âm nếu nó là Dương, và hoạt động Dương nếu nó là Âm. Ví dụ:

C và H đều là hai nguyên tố rất Dương vì độ dài sóng cùng dài nên muốn kết hợp thì phải dùng tia tử ngoại độ (rayon ultraylolet)rất ngắn mới được.

2H (Dương) (………….. ………………….)

N và O đều Âm, ở gần nhau, có độ dài sóng ngắn nên không kết hợp nhau được. Muốn kết hợp phải đun nóng lên.

N (Âm) (……………………………………………………………………r />??………….).

Trong thời đệ nhị thế chiến, vị kỷ sư trưởng phòng hoá học viện kỹ thuât Mitsubisi, một công ty kỹ nghệ lớn ở 0saka có hỏi ý kiến Giáo Sư 0hsawa về cách hoà hợp các nguyên tố thế nào để có được một chất dầu nhớt không đông đặc ở nhiệt -80 trong các chiến xa. Vì kỹ sư đã dành hai năm trường để nghiên cứu kế hoạch ấy và đã thí nghiệm vô hiệu quả. Sau khi xem xét các dự kiện theo nguyên lý Âm Dương. Giáo Sư 0hsawa đã vẽ cho ông ta một hướng đi mới cho sự tìm tòi ấy. Ít lâu sau đó, sau khi theo lời chỉ dẫn, ông ta đã phát kiến được một công thức điều chế rất tốt; chất dầu được chế ra trong sư thành công rất toàn vẹn.

8)- Một nguồn rất mạnh của hoạt động Dương là hơi nóng có thể thay đổi dấu hiệu tất cả hệ thống Âm, cũng như tia tử ngoại (Âm) đối với hệ thống Dương.

9)- Na tượng trưng cho loại Dương, K tượng trưng cho loại Âm.

10)- Những nguyên tố nằm khoảng giữa trung tâ! m bản �! �ồ có quan hệ ít nhiều quân bình của hai hoạt đông Âm Dương, và do đó chúng ta có thể hiểu vì sao người ta hay dung những nguyên tố này làm chất xúc tác trong phản ứng hoá học

C, N2, Hb ÂM DƯƠNG

Theo Giáo Sư Louis Kervran thì N2 của không khí tiếp xúc với mặt kim loại đốt nóng sẽ ở trong tình trạng có thể chuyển hoá ,trong một thời gian ngắn. Làm sao có thể giải thích tình trạng có thể chuyển hoá nây?

TÁC DỤNG ÂM DƯƠNG ĐẦU TIÊN; nhiệt Dương sẽ làm dãn nở phân tử N2 ( tác dụng Âm) bằng cách tách xa hai nhân ra.

TAC DỤNG ÂM DƯƠNG THỨ 2; nhiệt độ Dương sẽ giảm đi sức kết hợp hoá học giữa hai nguyên tử của phân tử( tác dụng phân tán Âm).

TÁC DỤNG ÂM DƯƠNG THỨ 3; nhiết độ Dương kéo dài hai nhân đến lúc có thể chia cách thành hai phần, một phần là C và một phần là (tác dụng Âm ).

TÁC DỤNG ÂM DƯƠNG THỨ 4; hai phần của C ( nặng Dương) sắp đặt ở vị trí ngoại biên (vị trí Âm) và hai phần của Deuterium (nhẹ ,Âm) ở vị trí trung tâm (vị trí Dương) điều này có tác dụng khiến hai phần của Deuterium xáp lại gân.

TÁC DỤNG ÂM DƯƠNG THỨ 5; lạnh bên ngoài A làm gần lại hai nhân 14N bền vững và tăng cường sức nối hoá học của phân tử N2 (các tác dụng Dương).Năm tác dụng này được giải thích bởi sự kiên; nóng, lạnh và vị trí tương đối tác dụng từ bên ngoài nghĩa là bởi phản ứng Dương sinh Âm và Âm sinh Dương

Trong trường hợp các yếu tố tác dụng từ bên trong thì dễ khác đi, như sự già cả (thời gian)và thực phẩm hấp thụ (Ăn uống ); các yếu tố này tác dụng bằng tác động (Sự già Dương,thực phẩm Dươn! g cấu t! ạo cơ thể Dương; sự trẻ Âm, thực phẩm cấu tạo Âm cơ thể vv..)

TÁC DỤNG ÂM DƯƠNG THỨ 6; Sự già yếu tố Dương tức là tuổi, thời gian thường thường làm co rút các phân tử có thể chuyển hoá thành những phân tử bền vững N2( tác dụng Dương).Tác dụng Dương của sự già thêm vào tác dụng Dương tương tự của sức lạnh bên ngoài. Điều gì sẽ sảy ra khi phân tử N2 có thể chuyển hoá,gặp Hb trong máu ở lá phổi của người ngồi gần đó?

Hb là bản chất là proteines nến thường Âm.Nguyên tố tác dụng của nó là Fe cũng Âm.N2 cũng rất Âm, do đó không có phản ứng hoá học nào xẩy ra giữa N2 và Hb.

02 ít Âm hơn N2 khí C02cũng thế.Điếu này có thể giải thích được vì sao Hb có thể kết hợp với 02 và C02 thành những hợp chất ít bên .

Trường hợp C0 thì khác, C0 ít Oxygene và có C rất Dương. C0 là chất tương đối Dương.Âm hút Dương. Do đó Hb Ẩmất thích C0, như ta thường thấy Fe và các kim loại Âm. Hb " thấy lập tức " phân tử C0, và kết hợp mạnh mẽ. Nếu chúng ta so sánh công thức của N có thể chuyển hoá với công thức của phân tử C0 thì ta thấy rất giống nhau. Chỉ cần thay đổi giữa nối nhân đầu tiên giảm bớt và nối hoá học cũng giảm bớt thì Ncó thể chuyển hoá biến thành phân tử C0.

Đằng khác ta biết nhiều sự chuyển di nội hoá học bên trong vùng phân tử đó với sự năng lượng rất ít. Vì vậy ta có thể quan niêm sự biến dịch N2 có thể chuyển hóa thành C0 có thể xẩy ra với sự hiện diện của Hb trong máu tác dụng như một chất xúc tác, tiêu thụ rất ít năng lượng.

Sự suy xét của tác dụng Âm Dương có lợi ích là giải thí! ch đư�! �c vai trò của Hb không những chỉ trong các chức phận sinh học đã được biêt mà còn có thể tác động để biến dịch N2 thành C0 đưa ra bởi Giáo Sư Louis Kervran.

Trong trường hợp trúng độc bởi C0, nguyên lý Âm Dương đề nghị hai phương pháp điều trị;

1)- Cho vào máu một dược phẩm rất Âm (như những dược phẩm hoá học ) chất này sẽ thu hút và gắn vào C0 Dương, như vậy sẽ phóng thích Hb để trở lại chức phận sinh học bình thường
2)- Cho vào một chất rất Dương,chất nầy sẽ tác động làm huỷ bỏ tổ hợp Hb C0 chết người bằng cách thu hút Hb Âm và đẩy C0 Dương. Đề nghị này do Giáo Sư Ohsawa.

DIỄN DỊCH SINH LÝ HỌC CỦA ÂM DƯƠNG

Chúng ta sẽ đọc vô song nguyên lý trong lãnh vực của sinh lý học. theo lý thuyết Âm Dưong, các sinh vật cũng như vật thể của thiên nhiên đều bị lệ thuộc công lệ thế giới hữu hình tức vật chất chi phối.Tất cả đều quy nạp vào nguyên nhân tối hậu; hai hoạt động Âm Dương.

XÁC DỊNH VỀ GIỐNH ĐỰC, CÁI

Chúng ta thử lây 100cái trứng, chúng ta có thể phân biệt cái nào Âm, cái nào Dương rất dễ dàng. Trứng nào dài là Âm, so với cái nào tròn là Dương. Cái hình dài sẽ nở ra giông trống, cái nào tròn sẽ nở ra giống mái, là vì Âm sinh Dương và Dương sinh Âm. Đây không phải là một vấn đề tự nhiên. Hoá học sẽ chứng minh trứng hình dài chứa nhiều nguyên tố Âm (K); trái lại trứng hình tròn chứa nhiều nguyên tố Dương (Na). cũng vậy, tinh trùng của đàn ông dài (Âm) còn tiểu noãn của đàn bà tròn (Dương). Nếu sinh lực của tiểu noãn mạnh hơn của tinh trùng thì sự phối hợp của chúng sẽ ra giống đực. Đàn bà Âm sinh tiểu noãn Dương, đàn ông Dương sinh tinh trùng Âm. Nhưng bộ phận sinh dục của đàn bà (Âm) là Dương vì nằm ở trong. Còn bộ phận sinh dục đàn ông (Dương) là Âm vì năm ở ngoài.

Điều kiện khí hậu và địa lý sẽ hoà hợp và giữ vai trò rất quan trọng .

Bởi vậy tuy điều kiện gì cũng giống nhau, người ở miền biển sinh con gái nhiều hơn con trai, vì ở đó nhiều hoạt động Dương, tức Na rất thịnh. Còn ở núi thì sinh con trai nhiều hơn (vì thế mà tôn giáo Mormouns phải th! ừa nhận chế độ đa thê ở gần biển hồ Salé) Nêu dân cư ơ một hòn đảo có nhiết độ trung bình cao. Nghĩa là một đảo Dương tính lại được nuôi dưỡng một phần lớn nhờ thảo mọc, khoai tây hay khoai lang là loại có nhiều K nhất thì con người sẽ cao lớn. Cũng nên chú ý rằng lục địa có Âm tính, có thể biến thành thứ Dương tính, bởi sự kiện của người hay nhờ điều kiện đặc biệt, như thực phẩm có nhiều sản phẩm thịt là Dương tính, hoặc có một hầm suối lớn, suối nước nóng v v…

Đó là một điều nan giải trong sự thống kê dân số. Nhưng về thời đại Lễ- Ký, ở Trung- hoa thường có sự kiểm tra dân khẩu và trong số thống kê về thời đại có (ít nhất 500 năm trước kỷ nguyên Thiên chúa ), trong đó cách dinh dưỡng phản ánh những điều hoàn cảnh khiến cho sự kiểm tra quy luật quá dễ dàng.

Ong chúa đẻ trứng ong đực hayong cái tuỳ theo trường hợp có tiếp nhận hay không tiếp nhân tinh trùng.( tiểu noãn Dương) của ong luôn luôn sinh ra ong đực, nhờ sự thiếu hoạt động Âm do tinh trùng mang lại và nhờ sự thặng sức tuyệt đối về hoạt động Dương của tiểu noãn. Suốt đời ong chúa chỉ giao cấu một lần mà thôi .Những trứng có tinh trùng nở ra ong cái.

Như vây sự định đoạt giống cái, giống đực tuỳ thuộc vào một phần lớn ở nhưng nguyên tố hoá học.ngoài ra phải dựa vào yếu tố và sự hoà hợp vật lý nữa. Hơi nóng, khí lạnh, hạn hán, ẩm ướt, áp lực không khí,ánh sáng tối tăm, từ lực, điện của khí trời, kích thước ngoại giới v.v… đều đóng một vai trò rất quan trọng nhất là đối với sinh vật hạ đẳng hay hay đơn thể.Ở đây n! gười t! a phải hiểu rằng sự sinh sản giao cấu không khác gì một sự chấn động, một sự giao đông của hai hoạt động Âm Dương. Nếu như số nhiễm sắc thể có thể dùng để quyết đoán giống đực hay giông cái, thì con số đó cũng đã do sự đoán định của nhưng hoạt động Âm Dương.

BIẾN DỊCH SINH LÝ HỌC CỦA MÁU
Theo sinh lý học Tây-phương hiện đại, 02 kết hợp vơi Hb trong hồng huyết cầu.Tuy nhiên lý thuyết này không giải thích tại sao 02 kết hợp với Hb trong hồng huyết cầu thay vì kết hợp với huyết tương bao bọc xung quang hồng cầu.

Theo lý thuyết Âm Dưong, thì huyết tương chứa nhiều Na hơn hồng huyết cầu, như vậy huyết tương Dương hơn hồng cầu.

Để cho 02 cơ thể kết hợp với Hb (ở bên trong hồng cầu ) thay vì kết hợp với huyết tương,thì sự khác biệt Âm Dương giữa huyết tương và 02phải nhỏ hơn sự khác biệt Âm Dương giữa 02 và hồng huyết cầu.

Để cho 02 cơ thể kết hợp với Hb (ở bên trong hồng cầu ) thay vì kết hơp với huyết tương, thì sư khác biết Âm Dương giữa huyết tương và 02 phải nhỏ hơn sự khác biệt Âm Dương giữa 02 và hồng huyết cầu. Huyết tương Dương -02 hồng huyết cầu Âm.Muốn thoả mãn điều kiện này chúng ta phải có; (1) 02 phải Dương hơn huyết tương hoặc (2) 02 phải Âm hơn huyết tương và Dương hơn hồng huyết cầu.

Do đó ta phải đi tìm một lý do khác để giải thích sự kết hợp giữa 02 và Hb.

Đây là sự giải thích theo quan điểm Âm Dương .02 không kết hợp với Hb trong hồng huyết cầu, mà kết hợp với huyết tương, bởi vì huyết tương Dương hơn hồng cầu và Hb ( tỷ số K/Na của huyết tương khoảng 1/7). Sau đó sự kết hợp này sẽ biến dịch huyết tương thành hồng huyết cầu trong lúc hồng cầu giữ Hb bên trong. Nói khác đi, hồng huyết cầu là một hình thức khác của huyết tương sau khi huyết tương! được thêm vào 02 và Hb (Hb được sản xuất trong gan).

HÌNH VẼ.

Huyết tương (Dương) được sản xuất trong ruột từ thực phẩm (Âm) chúng ta ăn vào. Thức ăn được tiêu hoá và kết hợp với mật.Mật Dương thêm Hb vào huyết tương vào mạch máu xuyên qua mao trạng ruột và bắt đầu lưu hành khắp cơ thể.Đến phổi số lượng 02 tăng lên bởi vì 02 Âm và huyết tương Dương chúng thu hút lẫn nhau và kết hợp chặt chẽ.

Sự kết hợp này biến dịch huyết tương thành những tế bào nõn không nhân gọi là hồng huyết cầu vì có chứa sắc tố đỏ. Cho nên phần lớn sự sản xuất hồng huyết cầu xảy ra chung quanh các mao quản phổi.

Khi mô hoạt động tiêu thụ 02 hồng huyết cầu khi đó mất 02 trở thành Dương.Trung tâm của hồng cầu sẽ trở nên cực Dương và một nhân được tạo ra. Đây là giai đoạn khởi đầu sự thành lập bạch huyết cầu. Bạch cầu phải là rất Dương nên nó mởi có thể thở, di chuyển và biến dạng .Sau đó các bạch huyết cầu này đi xuyên qua thành những tế bào máu và bị thu hút bởi proteine Âm.

Khi sự thu hút xảy ra, tế bào cơ thể được hình thành:

Sau đây là bản tóm tắt:

thực phẩm (thường Âm) + Mặt (Dương)____ Huyết tương (Dương).
Huyết tương (Dương) + 02(Âm)_____ hồng huyết cầu (Âm).
Hồng huyết cầu (Âm)__ 02 (Âm) ____ bạch cầu (Dương).
Bạch cầu (Dương) + protenine (Âm)+(02) 02____ tế bào cơ thể (Âm).
Ở đây Âm có nghĩa K/Na lớn hơn 7 Dương; sự thay đổi hay biến dịch nầy từ Âm ____ Dương, Dương _____ Âm chính là đời sống, trật tự vũ trụ, Đạo. Khi chúng ta ngừng sự thay đổi hay biến dịch sinh lý, cơ th�! �� chúng! ta sẽ chết. 02 là một yếu tố quan trọng nhất trong sự biến dịch này. ở Nhật Bản " sống " nghĩa là thở. Hô hấp là một trong những nghệ thuật quan trọng nhất của nghệ thuật trường sinh Đông phương.

HỆ THỐNG KÍCH THÍCH TỐ

Theo vô song nguyên lý có hai loại kích thích tố Âm và Dương.

A- KÍCH THÍCH TỐ ÂM

Kích thích tố vỏ thượng thận là một kích thích tố Âm, bởi vì được sản xuất bởi tuyến thượng thận (Dương).Kích thích tố Âm này sinh ra khi có một sự giảm lượng đường huyết (đây là một điều kiện Dương vì đường là Âm), như khi nhịn ăn vv.. Lúc đó kích thích tố thượng thận (Âm) biến glycogene (Dương) thành glucose (Âm) .Điều này cũng xảy ra khi ta hút thuốc (nicotine dương hoá máu ).

Kích thích tố adrenaline Âm,nhưng nó chỉ được sinh ra trong nhưng trường hợp khẩn cấp tai nạn.Người ta có thể sống mà không cần kích thích tố adrenaline, không thể sống nếu không có kích thích tố vỏ thượng thận.

B- KÍCH THÍCH TỐ DƯƠNG

Khi chúng ta ăn đường, đường (Âm) sẽ kích thích những dây thần kinh trực giao cảm (Âm) xuyên qua những tế bảo nâng đỡ thần kinh (Dương).Do đó chúng ta trở nên phần khích. Đồng thời, một sự tăng trưởng đường huyết (Âm) kích thích đảo Langerhans tiết insuline (Dương) insuline biến đổi glucose (Âm) thành glycogene (Dương) được dự trữ ở gan. Bởi vì đường từ ruột đi đến miệng non vào máu rất nhanh do đó insuline sẽ được tiết ra rất nhanh, và hậu quả là nhiều glucose biến thành glycogene. Như vậy khi ăn đường thì lượng đường giảm xuống (đường huyết giảm là Dương) như vậy là Âm sinh Dương.

Nhưng khi ăn ngũ cốc, chúng ta phải nhai thất kỹ và cần một thời gian thật dài để tiêu hoá chúng. Kết quả là glucose vào máu từ từ. Do đó ăn ngũ cốc loại không kích thích mạnh mẽ sự phân tiêt insuline và không gây nên các triệu chứng giảm đường huyết.

C- SỰ HỖ TƯƠNG GIỮA ÂM VÀ DƯƠNG

Khi lượng đường huyết giảm xuống khoảng 50-60 (Dương) sẽ kích thích vẻ thượng thận như đã đề cập ở trên. Kích thích tố này, ngược lại làm tăng lượng đường huyết.

Ăn đường sẽ làm cho lượng đường huyết lên xuống bất thường.Lượng đường huyết tăng, người ta cảm thấy uể oải, buồn bã. Lượng đường huyết lên xuống gây nên một xáo trộn cảm xúc.

Cảm giác an tâm đạt được do ăn ngũ cốc là do lượng đường huyết không thay đổi.Nếu ăn nhiều thịt và đường vv.. sẽ dẫn đến chứng cuồng thần kinh.Nếu ăn rất í! t trái cây, thịt và đường biến dưỡng của chúng ta sẽ cân bằng lại

HỆ THẦN KINH

Hệ thần kinh gồm có hệ thần kinh ý trí và hệ thần kinh dinh dưỡng gồm có hệ trực giao cảm và đối giao cảm.

Hệ trực giao cảm được xếp loại Âm vì có sinh norepinephrine (Âm) gây nên sự bành trướng dãn nở và nhiều ức chế

Hệ đối giao cảm ngược lại là Dương vì có sinh Acelyl choline (Dương) gây nên sự co rút sự hoạt động và kích thích. Nếu là cơ quan Âm, nó sẽ bị kích thích bởi Acelyl choline (Dương).

Nếu là cơ quan Dương, nó sẽ bị kích thích bởi Norepinephrine (Âm).

Trái cây (Âm) sẽ khiến trái tim đập nhanh hơn (Âm) phản ứng này Âm bởi vì nó gây nên sự bành trướng mau lẹ của tim cho nên long não(camphor) là một dược phẩm Âm kích thích nhịp đập của tim.

Cơ quan Trực giao cảm Đối giao cảm

Bàng quang ———————- ức chế ———————- Kích thích
Tuyến nước miếng ———————- ức chế ———————- Kích thích
Cuống phổi ———————- Dãn nở ———————- co rút
Tuyến mồ hôi ———————- Kích thích ———————- ức chế
Mạch máu ———————- Co rút ———————- Dãn nở
Tuyến thượng thận ———————- Kích thích ———————- ức chế
Ruột —! ——————- ức chế ———————- Kích thích
Tim ———————- Kích thích ———————- ức chế

Sự kháng kiện là một sự quân bình giữa hai hệ trên.Tật bệnh chẳng qua là sự mất cân bằng giữa hai hệ,hoặc là nhất thời hoặc là kinh niên. Nhưng lý do nào đã gây nên sự mất cân bằng ?Dĩ nhiên là vì thức ăn của chúng ta. Nếu bạn muốn ăn thực phẩm Âm tính, hệ trực giao cảm bi kích thích và cơ quan Dương bị kích thích. Trái tim (Dương vì dày, chủ động )đập nhanh hơn, thận và gan (Dương vì đặc) làm việc mạnh hơn và biến dưỡng tiến triển có sự tăng đường huyết nhưng lượng đường huyết không cố định và bạn sẽ bực bội, lo lắng và nghi ngờ.Nếu bạn ăn thực phẩm Dương, sẽ xẩy ra những sự kiện ngược lại.Bạn sẽ vui sướng cười đùa ngay cả khi gặp khó khăn nguy hiểm.Bạn sẽ vượt qua khó khăn mà không phàn nàn. Khi cơ thể bạn Dương thì khó khăn là một sự thích thú cần vượt qua. Nếu ban Âm, bất cứ hoàn cảnh nào cũng làm cho bạn phàn nàn. Biến dịch và bất biến dịch là những hiện tượng quan trọng nhất của đời sống. Đó là Âm và Dương của thái cực.

DIỄN DỊCH SINH LÝ BỆNH LÝ CỦA ÂM DƯƠNG

THUỐC LÁ VÀ BÊNH UNG THƯ

Chính phủ Mỹ tuyên bố rằng việc dùng thuốc chính là nguyên nhân tối quan trọng của bệnh ưng thư.Họ căn cứ vào bảng thống kê của các y sỹ chứ không căn cứ vào một luân lý nào. Điếu quan trọng nhất là làm thế nào cho một lý giải chính xác, minh bạch về sinh vật học, sinh hoá và sinh lý học của động cơ cho thấy cơ thể của chúng ta cũng như cơ thể của những kẻ nghiện thuốc đều phải mắc bệnh ung thư.

Theo vô song nguyên lý, nghĩa là theo biện chứng thực tiễn Âm Dương,hút thuốc tức là liệt vào hạng Dương. Cây thuốc lá mọc ở khí hậu nóng (Dương ), vì thế nó là giống Âm. Cây nó cao (Tức là bị ly tâm lực chế ngự tức Âm);là nó to lớn trải ra (lá cũng bị ly tâm lực Âm thống ngự );nó lại là thảo mộc (Âm).Nhưng khi chế biến để thành thuốc điếu,người đem phơi khô làm cho mất chất nước đi (mất chất nước Âm tức là Dương hoá ) rồi lại đốt cho cháy (đó là cách Dương hoá ,bao nhiêu chất Âm bị tẩy trừ hết ). Khi cháy khói nơi điếu thuốc bay thẳng lên không trung màu xanh nhạt hoặc tím nhạt (Âmvì độ dài sóng ngắn) biểu thị cho sự khử trừ Âm tính cuối cùng của thuốc lá. tTrái lại khói theo phía đuôi của điếu thuốc trở xuống miệng ngậm màu vàng sậm (Dương vì độ dài sóng lớn ) cái gì đi xuống tức bị cầu tâm lực Dương chi phối. Khói mà người hút thuốc hút vào không phải màu tím nhạt (Âm) mà lại là màu vàng sậm (Dươn! g). Theo sinh lý hoá học mà nói, khói màu tím nhạt chứa đựng hợp chất Âm, còn khói màu vàng sậm chứa đựng hợp chất Dương.Bệnh ung thư là do chất quá Âm sinh ra như thế khói Dương của thuốc lá có thể dùng chữa trị và phòng ngừa bệnh ưng thư một cách hiệu quả. người ta còn nhận thấy khi khởi sự hút thuốc thân thể trở nên gầy, yếu sức lại Dương hoá ,cầu tâm lức)Trái lại khi thôi hút thuốc người ta trở nên béo (Âm). Người đàn bà có thai nếu mà hút thuốc thì sau này đứa con sinh ra sẽ nhỏ hơn bình thường. Bệnh ưng thư là một bệnh cực kỳ bành trướng mãi mãi (bị ly tâm lực Âm bành trướng chế ngư) sẽ bị sức Dương hoá của khói thuốc vào cản trở không cho phát triển.

Lẽ tự nhiên việc hút thuốc lá không phải là một phương tiện duỵ nhất đem ra dùng để chữa bệnh ung thư; còn có nhiều phương tiện nữa và hữu hiệu hơn. Nhưng theo lý thuyết Âm Dương thì kẻ nào mắc bệnh ung thư cũng như muốn được miễn dịch về bệnh ung thư nên hút thuốc lá để chữa trị cũng như để phòng ngừa bênh ấy.

SINH TỐ C VÀ BỆNH HOẠI HUYẾT

Trong tất cả sinh tố, sinh tố C được người ta tin cậy nhất.Hầu hết những người văn minh hiện đại đều tin tưởng vào năng lực của sinh tố C một cách nồng nhiệt và chân thành hơn là tin vào sự trinh tiết của Sainte vierge. Sinh tố C đã gây nhiều sung đột trong quá khứ và gây ra nhiều bàn cãi trong tương lai.Sinh tố C tên hoá học là acide ascorbique . Sinh tố C chứa nhiểu 02 và có đặc chất chua, đó là hai đặc tính thường đi với nhau và đều là những dấu chỉ thị cho bản chất Âm.

N! hững đ! ặc tính rõ nét nhất của nó là không bền vững, nhất là khi gặp sức nóng và trong môi trường kiềm .Nó cũng không bền vững trong dầu, mỡ và rất dễ tan trong nước. Nói chung tính không bền vững là Âm đối với bền vững là Dương; Tính không bền vững là đặc tính rất chóng bị ảnh hưởng của thời gian Dương, xem như vậy ta thấy rõ sinh tố C khi gặp sức nóng Dương rất bị huỷ hoại ngay môi trường kiềm chất cũng Dương và có tính chất huỷ hoại sinh tố C. Sinh tố C không thể tan được trong dầu mỡ. Vì những chất này đêu Âm. Dầu thì không tan được trong nước là vì Âm chống Âm. Dầu nói chung Âm hơn nước nên dầu thường nổi lên trên nước. Sinh tố C không tan trong dầu chứng tỏ nó vẫn Âm như dầu. Nó càng Âm rõ ràng hơn dầu mỡ nữa là vì nó rất dễ tan trong nước còn dầu thì Âm.Nói như thế ta thấy rõ ràng chất dầu tuy có Âm hơn nước mà vẫn còn giống như nước để cho Âm chống Âm. Còn sinh tố C lại Âm hơn dầu, lại Âm hơn nước đến nỗi nước có hiệu lực như Dương sinh tô C…

Chúng ta có thể viết ra công thức sau; Âm- sinh tố C- Dầu và mỡ- Nước- Dương. Hoá học khiến chúng ta không thể ngờ vực chỗ đặc tính Âm của sinh tố C nữa .

NHỮNG Y SĨ HIỆN ĐẠI CHỨNG MINH RẰNG NGUYÊN DO CỦA BỆNH HOẠI HUYẾT LÀ SỰ THIẾU SINH TỐ C TRONG THỰC PHẨM.

Các sách vở về bệnh hoại huyết đã chứng tỏ rằng tất cả thuỷ thủ cùng ăn một thức ăn đều không phát triển đồng loạt bệnh hoại huyết.Nên nhắc lại rằng sinh tố C không thể tích trữ trong cơ thể cũng không thể tồn tại trong đó một t! hời gia! n lâu được vì thân nhiệt, môi trường kiềm và tĩnh dưỡng hoá của máu nóng loài có vú huỷ hoại nó mau chóng.Nhưng không phải bị đồng bệnh hoại huyết một loạt, vì một vài thuỷ thủ đã chết từ lâu, còn những người thì chẳng có triệu chứng gì cả.phải chăng tất cả đều bị thiếu sinh tố C trong một thời gian. Trại lại dường như khả năng sinh sản sinh tố C cần thiết hơn có trong một số người với một hiệu quả bất định. Người ta còn nhận xét có những thuỷ thủ chuyên nghiệp lại bị bệnh hoại huyết nhiều hơn thuỷ thủ tập sự. Đây là một sự kiện không thể giải thích được đội với lý thuyết y học hiện đại. Những thổ dân ở miền bắc cực Mỹ Châu, một dân tộc rất Dương vì cách sinh hoạt ở phương Bắc và cách ăn uống nhiều thịt trong sứ này không có một thực phẩm nào có nhiều sinh tố C( chanh, cam, bưởi,su, củ cải sống, dưa chuột, ớt ,cà chua, thơm) nhưng họ không hề bị bệnh hoại huyết. Về điều này các y sĩ hiện đại cho rằng " người Esquimax ăn cá và thịt sống có đủ sinh tố C để khỏi bị bệnh hoại huyết". Nếu câu giải đáp này đúng thì cơ thể người Esquimaux phải có ít sinh tố C. Nhưng trái lại những người Esquimaux được kiểm chứng đếu có rất nhiếu sinh tố C trong huyết . Sự việc này chứng tỏ rằng có một số người hiện có khả năng chế tạo ra sinh tố C; Nguyên nhân của bệnh hoại huyết không phải là sự thiếu sinh tố C trong thực phẩm, cũng chẳng phải không tiêm insuline là nguyên nhân của bệnh đái đường.Điều này đối với nguyên ly Thái-cực thì chẳng có gì là ngạc nhiên cả người Esquimaux rất Dương nên có khả năng nhất v�! � việc ! phát sinh sinh tố C Âm nhất, hơn nữa vì các dinh dưỡng của họ không có rau sống,trái cây nên không làm cho họ tràn ngập thường xuyên sinh tố C, do đó họ không có thói quen phát sinh sinh tố C.

Còn về phép trường sinh thì sao ?

Không hề có bệnh hoại huyết trong những người ăn uống theo phương pháp Trường sinh, dù nhiều người đã sống hàng tháng với lối tiết thực dùng đồ ăn nấu chín hoàn toàn không có sinh tố C; hiệu quả của phép tiết thực này là làm cho con người trỏ nên Dương hơn, tức có nhiều khả năng phát sinh ra sinh tố C.

Trong tình trạng của bệnh hoại huyết rất giống với bệnh đái đường.Bệnh nào cũng có những cơ quan chưa bị hư hỏng cần thiết cho sự sản xuất những lượng nhỏ acide ascorbique và insuline, nhưng các cơ quan đó không sản xuất nữa hay là sản xuất không đủ. Cách chữa đúng đắn nhất là chỉ cần làm cho bệnh nhân hồi phục các khả năng đó mà thôi.

Sự dùng sinh tố C hoặc insuline từ ngoài đưa vào chỉ là một lối chữa trị triệu chứng; hơn nữa càng cho những chất ấy vào thì người bệnh càng mất khả năng tự sinh bấy nhiêu.

ĐƯỜNG BỘT LỌC KỸ VÀ BỆNH CỨNG ĐỘNG MẠCH
(Không phải Cholesterol, mà đường và bột lọc kỹ tinh chế là nguyên nhân của bệnh cứng động mạch ). Mọi sự đều biến đổi,cóthuỷ thì có chung.

Đó là định luật độc nhất. Lịch sử của loài người không gì khác hơn là sự biểu thị của định luật này. Sự bắt đầu và sụp đổ của đế quốc La-Mã, cuộc đời của Napoleon, Hitler, Ghengis khan vv…là những câu chuyện của những người đã đóng vai bi kịch nhất và trung thành nhất với định luật trên. Định luật này có giá trị đến nỗi không một ai, không một vật gì, hay một lý thuyết khoa học hay y học có thể thoát khỏi. Tạp chí TIME xuất bản ngày 13-11-1961 có đăng tải bài của Giáo sư Ances Keys nhan đề " Health and Diet". Theo lý thuyết của nhà sinh lý học Keys thì cholesterol có liên quan đến bệnh cứng động mạch vành và bệnh cứng động mạch. Theo ông phương pháp hiệu quả nhất để kiểm soát lượng cholesterol trong màu là giảm số lượng caloires cung cấp bởi mỡ trong các bữa ăn của người Mỹ xuống hơn 1/3 và giảm thiểu tối đa lượng mỡ. Để phòng ngừa bệnh tim , ông đề nghị thay thế bơ bằng loại dầu không bão hoà và dùng cả cá thay thế thịt. Tuy nhiên mới đây trong tờ tạp chí y- khoa pháp (1967)với đề tài đường là kẻ thù số 1của quần chúng Bác sỹ Forest E Kendall của Đại học Columbia đã cho rằng choles terol không còn là nguyên nhân trực tiếp mà chính là đường,bột lọc kỹ mới là nguyên nhân trực tiếp của bệnh cứng động mạch, Theo tờ báo thì lý thuyết của Bác sỹ Kendall ! sẽ cách mạng cách thức ăn uống của con người văn minh hiện đại. Theo Bác sỹ Kendall thì chính sự thương tổn tế bào đầu tiên trong thành động mạch sẽ đưa đến sự phát triển của bệnh cứng động mạch.Theo ông ta thì thành động mạch là nơi mà ở đó các tế bào của chúng cách xa các mao quản khoảng hơn một tế bào. Do đó các tế bào này phụ thuộc vào sự phân tán của những chất dinh dưỡng và sự cung cập 02 qua các tế bào nằm phía trên.Cho nên, các tế bào của thành động mạch luôn luôn ở trong một tình trạng thiếu 02. Khi thiếu 02 thì mỡ không thể biến dưỡng được và nguồn năng lượng duy nhất là thuận lợi cho tế bào là qua sự đường phân hiếm khí. Theo Bác sỹ Kendall thì sự đường phân này sảy ra khi có đủ insnline.Nếu không đủ insuline biến đường của tế bào thành động mạch sẽ không xảy ra đúng mức và sẽ gây tổn thương cho thành động mạch khi đó cholesterol sẽ đóng tụ lại trên thành động mạch bị tổn thương này .

Bởi vì gulucose là một trong những chất chính kích thích sự tiết kích thích tố insuline, nếu chúng ta ăn các carbohydrate đơn giản như đường, sản phẩm có đường, hay bột lọc kỹ, chúng sữ được tiêu hoá nhanh chóng và biến thành glucose.Sự tăng lượng đường huyết một cách thình lình sẽ kích thích đảo Langerhans của tuỳ trạng và insuline sẽ được tiết ra mãnh liệt.Bởi vì phản ứng quá nhanh chóng nên sự biến dưỡng không thể nào kéo dài suốt 24giờ một ngày,do đó có sự thiếu hụt cung cấp insuline cho thành động mạch.Điều này sẽ dẫn đến sự thương tổn thành động mạch và sau đó là bệnh cứng thành động mạch. Để đề phòng bệnh cứng động mạch, người ta nên ăn carbohyd-rate dưới hình thức thực phẩm hạt hoàn toàn như gạo lưt,hạt giã,lọc sơ, lúa mì,bột lúa mì.Lý thuyết này có vẻ mới mẻ đối với lý thuyết Âm Dương, nhưng không xa lạ mấy đối với ngành y khoa hiện đại. Bởi vì các bệnh nhân mắc bệnh đái đường thường hay bị bệnh các động mạch, nên nhiều y sỹ đã nghi ngờ carbohydrate thay vì mỡ trong thực phẩm của chúng ta đã gây nên sự hư hại của thành động mạch.

Nhà khoa học nổi tiếng Bác Sỹ john Yudkin chuyên gia về dinh dưỡng của Đại học Queen Elisabeth Anh quốc 1957 đã tuyên bố là; "sự tiêu thụ carbohyrate đơn giản giữ vai trò quan trọng hơn trong nguyên nh�! �n gây bệnh cứng động mạch hơn là sự tiêu thụ mỡ".

Chủ bút tờ báo J.A.M.A trong số phát hành tháng 9 năm 1967 đã cảnh báo các y sỹ phải tìm ra bệnh nhân nào có sác xuất cao bị bệnh cứng động mạch, phản ứng không thuận lợi khi ăn mỡ nhiều, phản ứng không thuận lợi khi ăn carbohydrate đơn giản,và có thểlà nạn nhân của hai thực phẩm này.

Bây giờ chúng ta hãy xét lý thuyết trên nguyên lý thái cực. Đâu là cơ chế của bệnh cứng động mạch.Trước khi trả lời chúng tôi xin nêu ra đây những câu hỏi liên quan đến lý thuyết.Bác Sỹ kendall.

1- Vì sao insuline cần thiết cho chức phận của thành động mạch khi sự cung cấp 02 bị giảm đi hay ngưng hẳn ?

2- tại sao cholesterol lại đóng ở thành động mạch khi thành động mạch bị hư hại bởi sự hỗn loạn của hiện tượng đường phân ?

3- ông ta xác định một người nhịn ăn, thì khoảng 80% biến dưỡng của glucose của toàn cơ thể xẽ xẩy ra ở não.Tại sao như thế ?

4- Bác sỹ kedalla còn cho rằng sự nhịn ăn gây nên sự thiếu hụt insuline,lúc đó sự biến dưỡng không xảy ra trừ ở não. Bởi vì những tế bào não có thể biến dưỡng glucose với một nồng độ insuline thấp hơn nồng độ đòi hỏi của các tế bào khác của cơ thể, gồm có tế bào của thành động mạch; lý do tại sao?

Sau đây là những câu trả lời theo quan điểm Âm Dương:

1- Sinh lý học hiện đại chưa có câu trả lời nào rõ ràng cho câu hỏi này. Tuy nhiên nguyên lý Âm Dương có thể giải thích được.Insuline là một kích thích tố Dương nên sẽ biến hoá glucose thành một trạng thái Dương.Glucose đã được Dương hoá xẽ thu hút 02 (Âm) từ dịch thể ngoại bào vào và sự o- xyt hoá xảy ra.Cho nên sự đường phân trong thành động mạch vẫn có thể xẩy ra khi có sự thiếu insuline, nếu glucose là Dương. Nếu ăn những hạt tam giác (buck wheat),kế hay gạo thay vì đường ta sẽ có glucose đường

2- Tế bào thành động mạch khi không có sự cung cấp 02 (Âm) sẽ trở thành Dương.Tuy nhiên chức phận của nó là sự đường phân (Âm) với sự giúp đỡ của thành insuline như đã nói trên nên nó biến thành Âm. Lúc đó thành động mạch (Âm) sẽ đẩy cholesterol (Âm) vì Âm ! đẩy Âm.Trong trường hợp ngược lại nếu các tế bào thành động mạch không vận hành thích đáng trong sự đường phân, nó sẽ Dương và thu hút cholesterol (Âm)

3- .Những tế bào não là tế bào Dương nhất trong tất cả các tế bào của cơ thể, nên chúng thu hút 02 nhiều hơn tất cả các tế bào khác.Đặc biết khi nhịn ăn có rất ít sự biến dưỡng sẩy ra ở những phần khác của cơ thể. Khi người ta nhin ăn,phần lớn 02 Âm đi lên não gây nên một mữc biến dưỡng cao ở não so sánh với những phần khác cuả cơ thể.

4- Não có thể biến dưỡng glucose mà không cần insuline bởi vì các tế bào não rất Dương chúng thu hút 02 từ dịch thể ngoại bào và sự o-xyt hoá xẩy ra.

BỆNH NHIỄM TRÙNG HIỆN TƯỢNG REILLYCHI VÀ LÝ THUYẾT CỦA SÉLVÉ

Theo những thí nghiệm thực hiện ở các loài vật Bác Sỹ Reilly nhận định rằng bất cứ một kích thích nào vào một hệ thống thần kinh dinh dưỡng ở hạ thác hoa ,đều có thể gây nên những thương tổn và nhiễm trùng ở thật xa điểm kích thích (ho lao,ung loét..).Sau khi đã tạo ra sự co thắt rồi dãn ra phản xạ này kéo theo sự tàn phá các mô bằng cách oanh tạc các cơ quan

Hệ thần kinh dinh Dưỡng là một và một kích thích đầu ở nơi một chân răng cũng có thể gây nên sự xuất huyết ở một bao tử.Những phản xạ này mượn đường đi xuống của tuỷ sống và những dây thần kinh giao cảm.Trong một thí nghiệm sự tiêm Adrénaline sẽ gây nên sự ngạnh tắc ruột sự dãn mạch thay thế tức thời sự co mạch và sau đó hiện tượng dãn mạch thái quá sẽ kéo dài rất lâu và trong đa số trường hợp sẽ kết thúc bằng một sự thuyên tắc hoàn toàn do các cục máu đông trong lòng động mạch.Nói khác đi, sự kích thích sẽ gây nên sự mất quân bình giữa hệ trực và đối giao cảm do đó một phản xạ được tạo ra có tác hại tàn phá các mô.

Sự kích thích hệ dinh dưỡng còn có thể gây nên những hỗn loạn trầm trọng về vận động; dãn nở thoái quá, ngăn cản sự có bóp của dạ dày và sự trùng di ruột.

Nếu ta kích thích các hạch chủ thận trên đường dẫn truyền luồng thần kinh thì sẽ có sự huỷ hoại của tuyến thượng thận cùng bền và phi đại tuyến thượng thận phía bên kia tuyến giác trạng cũng thay đổi và trở nên bất �! �ối xứng, đồng thời có sự phi đại của tuyến não thuỳ và những ảnh hưởng trên tuyến tuỵ tạng.

Nếu tiêm một lượng chất độc vào hệ thống tuần hoàn chung của concobaye ta sẽ gây nên bệnh đái đường do sự phân tiết phản xạ adrenaline quá nhiều .Những diễn tiến dây chuyền trên chứng tỏ có một sự hiệp nhất của các biểu lộ về ruốt thần kinh và tim mạch.

Cơ thể này chứng tỏ sự nhạy cảm của hệ thần kinh dinh dưỡng có thể giải thích vì sao nhưng siêu vi khuẩn ví dụ của bệnh cảm mạo thông thường có thể thâm nhập vào mô thần kinh để gây nên những biến chứng phổi khủng khiếp.Chỉ có chlorpromazine có một tác dụng ức chế lên trung tâm thần kinh dinh dưỡng và huỷ diệt liên đới nội tiết thương thận (liason ecodo-crino-surprenaliene) có thể làm cho concobaye miễn dịch với sự nhiễm độc nội độc tố thương hàn 70% trường hợp.Những bệnh có thể phát sinh do sự cảm xúc mà trong vài trường hợp làm biến đổi hệ thần kinh dinh dưỡng hay làm mất quân bình giữa trực và đối giao cảm.

Sau những công trình nghiên cứu thực nghiệm trên ngày 5/5/1954 REILLY đã trình bày tại hội sinh học pháp kết quả của cuộc khảo cứu gọi là "phenómenesde Reilly -Chi" gồm có 4 điểm chính sau đây.

1- không có vi trùng riêng biệt cho một bệnh nào.

2- Vi trùng chỉ là một yếu tố thúc đẩy một cách máy móc hệ thần kinh giao cảm

3- Người ta có thể tapk ra những triệu chứng của ho lao,diphterie, các bệnh truyền nhiễm vv.. với bất luận vi trùng nào trong khi dùng một cái nhíp nhỏ hoặc một cây kim điện để kích thích trong một chỗ nào đó của hệ thần ki! nh giao c! ảm.

Lý thuyết này đã xáo trộn đến tận gỗc nền tảng của khoa bệnh lý và vi trùng học tây phương.

Ngoài ra người ta có thể trở thành miễn dịch đối với những bệnh mhiễm trùng bằng cách âm bại hệ thần kinh giao cảm bằng thuốc chloropromazine.

4- Điều quan trọng của sức khoẻ là sự quân bình tuyệt đối của hệ thần kinh giao cảm khi hệ mày dễ bi cảm xúc tức vi trùng dễ hoành hoành.

Lý thuyết của Reilly-chi quả thật là tiến bộ khi xác nhận rằng bệnh tật không phải từ ngoài mà đưa đến mà ở trong sinh ra. Nếu chúng ta có bị bệnh thì đó là lỗi của chúng ta chứ không phải lỗi của vi trùng.

Năm 1882 Koch tìm ra lần đầu tiên vi trùng ho lao.Năm sau đó,1883, ông cũng đã làm chấn động dư luận khi tuyên bố tìm ra được vi trùng thổ tả. Trong một phiên họp để trình bày chỗ phát minh này thì Pitienkofer và một đệ tử của ông đã tình nguyện uống chung một ly vi trùng thổ tả để chứng minh lý thuyết của Koch là sai lầm. Petienkofer không sao cả, còn đệ tử thì chết sau đó vì sao như thế ?

Theo lý thuyết của Selye, nếu trung não tức trung tâm của sự cảm xúc được chắc chắn thỉ con người không thể ồm đau được. Nhà đại vệ sinh học có một thể chất rất Dương, cứng cỏi và có một hệ thần kinh giao cảm khác hẳn với người đệ tử. Người đệ tử vì sợ hãi do đó hệ giao cảm bị kích thích và đã biết nếu trung não và hệ thần kinh giao cảm được mạnh khoẻ thì ta có thể chống lại tất cả bệnh tật, không có vi trùng nào có thể xâm chiếm được.Lý thuyết Selye được Cực-Đông chú trọng vì cũng một lý thuyết như thế đã có t�! �� ngày ! nào đến giờ.Chữ bệnh của tiếng Nhật và Trung-Hoa dùng để chỉ "cách cảm giác có ý thức bất quân bình".Vậy làm thế nào cho hệ thần kinh giao cảm và trung não được vững chắc? Đó là sự nhịn đói chịu khát,những việc gian khổ, cực nhọc,chịu nóng, chịu lạnh.Tất cả những danh nhân của thế giới đều un đúc bởi các bà mẹ siêng năng, cần cù, đã trải qua bao gian nan nhất là trong thời kỳ thai nghén.Với hiện tượng Reilly-Chi và lý thuyết cách mạng của Selye, y học triệu chứng Tây phương đã đi gần với y học biện chứng triết lý của Đông-phương vậy.Đây là một sự xác nhận chói lọi của tư tưởng Claude Bernard.

Tuy vậy lý thuyết của Reilly và Sekye ở Đông phương đã biết từ trước đây mấy vạn năm rồi "Đây là những phép lạ sẽ theo chân những kẻ tin theo nhân danh ta họ sẽ đuổi được ma quỷ; họ sẽ nói những ngôn ngữ mới, họ sẽ bắt nhốt những rắn, họ sẽ uống những thứ nước có thể chết được nhưng không hại cho họ, họ sẽ đặt tay họ vào kẻ bệnh tật sẽ được chữa lành .Nhưng cũng như Reilly cũng như Selye đều là người của thế giới nhị nguyên luận nên họ không chủ tâm vào lời này.Họ đã quay về y học triệu chứng.Reilly đã cho rằng muốn được miễn dịch,người ta phải dùng chlopronazine để làm bại liệt hệ thần kinh giao cảm và theo Selye thì ông lại chủ trương phải dùng một kích thích tố thận tạng để có thể giữ thế quân bình về tinh thần của bệnh nhân,thay vì đáng lẽ phải dùng những phương tiện có thể làm cho hệ thần kinh giao cảm kiên cường như các loài thú hoang.Hãy xem con cá sấu đùa giỡn,lăn lộn dưới con sông dơ nhớp có v! ô số v! i trùng và độc tố tạo các rừng già phi châ, mà nó lại ít chết hơn số lính bị thương trong các đường hầm hồi đệ nhị thế chiến, mặc dù nó chẳng dùng đến thuốc kháng sinh,hay bất cứ một loại thuốc nào khác như trong các bệnh viện tối tân của Hoa-kỳ và Gia-Nã-Đại.trong khi tây-y đề cao phương pháp giải phẫu thì Đông-y lại cho rằng nhịn ăn là phép giải phẫu không dao Tây-phương là Tây-phương, Đông-phương là Đông-phương.Đông và Tây chẳng bao giờ gặp nhau.

OXYGEN VÀ ĐỜI SỐNG

Đời sống là một hiện tượng hỗ tác và nối tiếp của hai năng lực căn bản Âm và Dương, đó là sự mất quân bình không ngừng khi thiên về hướng này khi ngả về hướng kia.Bao giờ cũng có sự bất đối xứng.Như vậy hồng huyết cầu và các tế bào của cơ thể chúng ta (Dương) phải được kích thích một cách nhịp nhàng bởi 02 cần thiết cho đời sống.Lượng 02 cần thiết cho sự duy trì đời sống hấp thụ tự nhiên, bình thường không ai lạm dụng 02; đó là sự công bình tuyệt đối

Giáo sư Siêgl của Lunion Carbide …đã chứng minh rằng một sự thật dư 02 (Âm) là có hại và đặc biệt là tăng nhanh diễn biến của sự già cỗi (Âm).Ngược lại những chất chống Oxyts-hoá như H2 (Dương) lại giúp cho sự duy trì tình trạng trẻ trung (Dương) và làm chậm sự phát triển (Âm).Như vậy khi hạ xuống 5% tỷ số 02 bình thường (20%).Giáo Sư Siêgl có thể làm ngừng sự tăng trưởng của các cây non trong 6 tháng.Cây non đã không sinh và cũng không làm mất một lá nào trong suốt 6 tháng thí nghiệm.Ông cũng đã thâu lượm được các kết quả tương tự đối với cây chặt ngang thân.

Từ biện chứng Âm Dương chúng ta có thể hiểu;

– Tại sao tình trạng lạnh (Âm) làm trì hoãn các cơ năng của cơ thể (tình trạng đông miên) và đặc biệt là cơ quan hô hấp.Do đó lạnh có thể làm chậm sự già nua. Người ta có thể làm sống lại những vi sinh vật được duy trì trong tình trạng đông miên nhiều năm.

– Tại sao một sự làm khô thật mạnh Dương lại gây nên cùng một hiện tượ! ng.Giáo sư Dombrowski đã làm sống lại các vi khuẩn già 300 triệu năm được giữ trong các khối muối bằng cách tái thuỷ hoả chúng

Nhà bác học Nga N.Chudinov đã thâu được các kết quả tương tự với các loài rong vàng và đỏ ngủ vùi ít nhất 200 triệu năm.Ngoài ra người ta còn chờ đợi các chi tiết của các cuộc thí nghiêm tại Liên-xô có thể đánh thức mọi loài ếch già 5000 năm.

– Tại sao Oxygen liệu pháp (thặng dư Âm) lại có hại.Người ta đã ghi nhận những trẻ sơ sinh bị mù mắt vì dùng Oxygen liệu pháp không đúng lúc.

– Tại sao nếu dùng một lượng 02 vừa phải, dùng đúng lúc,được kiểm soát có thể khởi dậy sinh lực trong trường hợp khẩn cấp (Âm kích thích Dương)

– Tại sao 02 không được dùng đẻ chích dưới da hay chích thit.

– Tại sao sự thặng dư 02 do các vận động hô hấp không dùng đúng lúc là có hại.Tốt nhất là thở nhẹ nhàng, đều đặn và chậm rãi không nên thở phần trên ngực (Âm) như những người hấp hối,mà ngược lại nên thở bằng bụng (Dương)như trẻ con.

Lý thú hơn nữa nếu là khảo sát tác dụng của các phóng xạ nguyên tử trên cơ thể con người.

1- Trong giai đoạn đầu có sự phá vỡ các phân tử và nguyên tử (tác dụng Âm) kết quả sinh ra ions

2- Trong giai đoạn 2 có sự sinh những chất thặng dư 0, những peroxydes (Âm) tiêu biểu H202(nước thường H20 ít Âm hơn H202 vì H20 chỉ có một O)

3- Trong giai đoạn 3,các peroxydes này do bản chất các Âm của chúng sẽ phá huỷ, phân tách các phân tử phức tạp, chính yếu nặng trọng lượng phân tử cao,rất kết hợp Dương đặc biệt là các yếu t�! � AND ở! trong nhân (AND Dương hơn ARN vì mất 02 Âm) ARN Âm nên ở ngoài nhân của tế bào tức là trung tâm của vòng xoắn ốc của tiểu cyclotron tế bào.

BIẾN NGUYÊN CHẤT SINH VẬT HỌC

Hiện tượng biến nguyên chất trước kia là một giấc mơ của nhà luyện đan. Ngày nay trở nên thông thường qua các áp dụng năng lượng nguyên tử Tuy nhiên phản ứng biến nguyên chất còn đòi hỏi một số năng lượng hoá học do đó không tương hợp với năng lượng sinh vật học

Tuy nhiên bằng chứng của sự biến dịch sinh vật học quá nhiều đến nỗi chúng ta không thể chối bỏ được. Sự kiện này có thể được kiểm chứng bởi bất cứ ai và có thể được tạo ra theo ý muốn với những kết quả có thể đo lường được trong những phòng thí nghiệm thông thường, điều này ám chỉ rằng những phản ứng sinh vật học được quy định bởi những định luật khác hơn các định luật ứng dụng trong các phòng thí nghiệm vật lý hạch tâm

Giáo sư Kervran đồ đệ của Giáo sư Ohsawa đã cố gắng xét kỹ lại những lý thuyết hiện hữu liên quan đến cơ cấu của nguyên tử và đưa ra một giả thuyết được xác định bởi các phản ứng sinh vật học này

BIẾN DƯỠNG KHÁC THƯỜNG CỦA NITROGEN

Nếu ta cho lần lượt 15,30 và 45gram N cho một con chó (tính theo sức nặng của số thịt ăn vào )nó sẽ thải ra lần lượt 0,30,055 và 0,67gram mỗi ngày bằng đường ruột .Như vậy số thịt ăn vào càng nhiều thì tỷ lệ số lượng thải ra càng ít .Điều này xảy ra ngược lại nếu con vật ăn ít cho nên N thải ra bởi ruột không phải chỉ tuỳ thuộc vào một khẩu phần nào đó mà thôi.

Để kiểm chứng,xác định và làm rõ đi�! �u nầy,Người ta đã thực hiện một loại thí nghiệm sau đây;

A- Người ta làm sạch một khúc ruột rồi khâu hai đầu lại. Sau một thời gian, khúc ruột không nhận bất cứ một loại thức ăn ở ngoài vào lại chứa những chất giàu N, như vậy đã có một sự nối sình đạm ở mặt trong của ruột non.

B- Nếu khẩu phần chứa lượng N ít hơn lượng bài tiết thông thường của ruột,thì số lượng bài tiết vẫn cao hơn số lượng ăn vào.Bởi vì thực phẩm không cung cấp đủ đạm chất nên có sự sản xuất nội sinh của đạm chất

Một vài vd:

1- Một người ăn vào 0,8 gram N thải ra trung bình 0,5 gram bởi đường ruột
2- Một con heo ăn 0,3 gram N thải ra 0,3 gram bằng đường ruột không thôi
3- Một con chó ăn 2gram N thải ra 3,7 gram

C- Một thí nghiệm rõ ràng hơn cả được thực hiện nơi một người nhịn đói hoàn toàn vào ngày thứ 10, người đó vẫn còn thải ra 0,3gram đạm chất bằng đường ruột

SỰ BIẾN MẤT CỦA NIROGEN ĂN VÀO

Trong sự dinh dưỡng bình thường, sự nội sinh đạm chất không thấy trên bảng cân bằng luôn luôn có N được ăn vào hơn bài tiết.

Bởi vì khoa học cổ điển không thể tìm thấy sự biến mất của N nên người ta có thể nghi ngờ toàn thể khái niệm cân bằng.Mặc dầu đã làm vô số thí nghiệm để kiểm chứng, khoa học hiện đại vẫn không giải thích được sự biến mất của N vd;

A- Bằng cách so sánh với những con số đã biết (kết quả nhiểu lần phân tách) người ta đã thiết lập được những sự kiện sau. Trong một nhóm chuột mỗi con chứa khoảng 5,96gram N. Người ! ta cho nh! óm chuột này nhịn đói hoàn toàn trong một thời gian tương đối dài. Lấy nước tiểu và phân hàng ngày để xác định N (bởi vì chuột không bài tiết mồ hôi, nên không có thải theo đường ra).Xong người ta giết những con chuột và đo toàn thể số lượng N trong cơ thể rồi cộng thêm số lượng bài tiết .Kết quả tổng cộng là mỗi con mất đi 0,55gram N so với lúc đầu thí nghiệm; khoảng chừng 10% N đã biến mất.

Bây giờ chúng ta đã biết điều gì đã xảy ra; đã có một sự biến dịch N thành C và O. Con vật trong thời kỳ nhịn đói trước khi chết nó đã duy trì đời sống bằng cách biến đổi N thành carbohydrates

2 N14 —-> C12 + O16

B- Người ta đã quan sát và trắc nghiệm trong thời gian 6 tháng trên một nhóm công nhân mỏ dầu tại Sa mạc Sahara, kết quả cho một cán cân đạm chất Dương 9gram mỗi ngày.Như vầy lượng thặng dư N đi về đâu. Nó đã biến thành carbohydrates

SỰ NỘI SINH NITROGEN

Sự nội sinh N hầu như luôn luôn xẩy ra và độc lập với lượng N ăn vào.Chúng ta đã thấy số lượng N ăn vào càng nhiều thì tỷ lệ bài tiết ruột càng giảm.Điều này được xem như là một phản ứng tự vệ của cơ thể khi nó cần thiết đến carbohydrates. Không có sự biến đổi thành carbohydrates sẽ đưa đến một sự mất cân trầm trọng cộng thêm với sự mất mát N lớn lao qua đường bài tiết.

Sau đầy chúng ta hãy quan sát cái gì sẽ xẩy ra nếu ta loại trừ N hoàn toàn ra khỏi thực phẩm,trong khi đó chỉ dùng carbohydrates hoàn toàn không có dưới hình thức đường

A- Một con chó, cho nhịn đói, tiết ra 2gr N mỗi ngày.Nhưng khi cho 85gr đường mỗi ngày thì con vật chỉ còn bài tiết 1gr N mỗi ngày.Nếu cho con vật ăn tới 120gr đường mỗi ngày thì sự bài tiết N sụt xuống con 0,5gr N

B- Một người hoàn toàn nhịn đói bài tiết tổng cộng 12gr N mỗi ngày (trong đó từ 1/5_____ 1/10 bài tiết theo phần ) khi ăn đường vào sự bài tiết N giảm xuống còn 6,3gr mỗi ngày.Cơ thể không cần đến lượng carbohydrates dự trữ tại các mô.N như vậy được tạo ra từ carbohydrates ở trong ruột, vì vậy không còn đói N nữa nên ruột không bài tiết nhiều N.Thật rõ ràng điều giải thich duy nhất cho hiện tượng này là sự biến đổi từ carbohyrate ra N và ngược lại

C- Nếu lý luận này đúng thì một con vật nhận ít N sẽ tạo được nhiều N.Những động vật ăn thịt, tiêu thụ nhiều N, tạo nên và bài tiết rất ít chất N, đằng khác những động vật ăn cỏ,thực phẩm của chúng chứa! rất ít chất N, lại sản xuất rất nhiều đạm. Với cùng một sức nặng,một con bê 2 tuổi bài tiết 13 lần nhiều hơn so với con người về đạm chất.

D- Chúng ta cũng để ý rằng trong các thí nghiệm trên lượng chất N trong các mô không giảm xuống và cũng không có sự động viên những chất dự trữ N trong cơ thể.Bởi vì N được bài tiết nên N chỉ có một nguông gốc đó là nguồn gốc nội sinh.

Tất cả những quan sát trên mang đên những kết luận sau;

– N có thể sinh ra khi C biến đi

– N có thể biến đi khi C,O sinh ra

– Có một liên lạc giữa C,O,N

SỰ TRÚNG ĐỘC OXYDECARBON NỘI SINH

Theo quan niệm thông thường thì sự cháy chậm sẽ cho CO trong khi sự cháy nhanh cho ra CO2.Nên chúng ta được khuyên không nên ngủ trong phòng có lò sưởi với một luồng gió nhẹ. Nhưng khi còn nhỏ Giáo Sư Louis Kervran đã nhận xét rằng trong lớp học người ta thường dùng những lò sưởi bằng Fe thô sơ để sưởi ấm, thì khi lò sưởi nóng đỏ do một luồng gió mạnh thì ông nhận thấy có vài học sinh than nhức đầu, Điều nghịch lý này ông vẫn giữ trong óc ông. Từ năm 1953 đến 1939 ông chú ý đến nhiều trường hợp những người thợ hàn xì bị trúng độc trong đó có vài người bị chết. Người ta cho đó là sự trúng độc CO, nhưng có điều lạ là tất cả các phân tách đều không tìm thấy sự hiện diện CO trong không khí mà nạn nhân thở .Năm 1939 Kienit ở Đức thực hiện sự nghiên cứu một cách hệ thống trong một khoảng không khí giới hạn, bằng cách dùng một đèn hàn xì mạnh trong một phòng 10m2.Kết quả vẫn không tìm thấy sự hiện diện của CO

Năm 1916, Adley điều khiển cuộc nghiên cứu ở Anh khảo sát những điều kiện trong sự đốt những mảnh làm khi ở một xưởng chứa máy bay.Một lần nữa cũng không tìm thấy CO

DIỄN DỊCH SINH LÝ BỆNH LÝ CỦA ÂM, DƯƠNG

Năm 1959, CECA yêu cầu làm những chắc nghiệm trên lò hấp khô trong kỹ-nghệ thép; Nhưng kết quả vẫn không có CO. Lúc đó các Bác-Sỹ y khoa mới thúc đẩy một chương trình phân tích máu vì họ cho rằng những phương pháp của các nhà hoá học không đủ để kh! ám phá CO.Mặc dầu nhiều bằng chứng thâu thập được chứng tỏ hiện nay các nhà nghiên cứu đang bàn đến một tình trạng trái ngược, thật ra hiện tại đã có những điều khá vững chắc sau đây;

1- Khi người thợ hít không khí đã tiếp xúc với mặt kim loại cháy đỏ thì khi đó sự nội sinh của CO xảy ra.
2- Nếu người thợ đứng cách chỗ hàn xì vài thước thì không có CO trong máu.
3- Mặc dù người ta đã làm vô số mẫu không khí ngay dưới lỗ mũi của người thợ, CO vẫn không bao giờ tìm thấy trong không khí mà họ vẫn hít vào
4- Không khí gồm N và CO gồm C và O. Một sự kết hợp mới xẩy ra trong hemo-globin ở phổi nơi đây N từ không khí vào sẽ biến thành C.Rõ ràng là N được kích động bởi kim loại nóng đỏ để biến thành C.Điều này được chứng minh bằng cách so sánh biến dưỡng của N ở động thực vật và thực vật N tự do không hiện hữu ở hình thức nguyên tử.Nó chỉ tìm thấy ở trạng thái phân tử N2.Trường hợp này, hai nhân N không còn giữ sự kết hợp nữa.Mỗi N góp 7 điện tử rồi chúng được bao quanh như một đơn vị bởi tất cả 14 điện tử.Các nguyên tử không phải ở cạnh nhau mà chúng cùng hoà lẫn với nhau.Số học nguyên tử cho ta biết

2 N14-7 —-> C12-6 +O16-8

Đó là lý do tại sao ta thấy nguyên tố C xuất hiện.Ở đây chúng ta không thể đi sâu vào những xuy xét đã đưa Giáo sư Kervran đến phương trình trên. Ông chỉ để ý rằng N có nhiều biến đổi khác thường ở mức độ nguyên tử.

1- Chỉ có rất ít nguyên tố với một lượng protons và neutron bằng nhau được bền vững. Điều này giải thích tại N ít bền vững và chỉ ! tìm th�! �y dưới dạng N2 (N có 7 protonvaf 7 neutron)
2- Năng lượng nối giữa những hạt tử của nhân ít hơn năng lượng nối với các nguyên tố xung quanh Cvà O
3- N ở ngay giữa đường C và O.về phương diện hoá học cả N2và CO có cùng khối lượng nguyên tử và tỷ trọng. Những sự khác nhau của khối lượng chỉ ở thập phân thứ 4.

C-NHÌN QUA CƠ CẤU CỦA NHÂN NITROGEN

Những điều trên khiến Giáo Sư Kervran quan niệm nhân N2 là sự tụ họp của một nhân C và một nhân O nằm cạnh rời rạc.Đứng về phương diện sơ đồ ta có thể nói rằng nhân C gồm 4 helions.Sự kết hợp nầy chỉ có thể phân cách thành hai phần không bằng nhau, một phần 3 helions,phần kia 4 helions; C12 và C16.Lý do sự khó khăn tìm thấy N ở trong thái nguyên có thể quy cho sự khó khăn(hay gần như không thể được ) phân tách các nhân O+ C thành hai phần bằng nhau.Hơn nữa chỉ được xem như 2N14 không có sự mật đi khối lượng.Càng trái với định luật tổng quát về vật lý nguyên tử ở đây lại có sự tăng khối lượng lên.Vì rất nhiều lý do không thể kể ra ở đây được, những định luật biến đổi khối lượng thiết lập bởi khoa vật lý nguyên tử không thể áp dụng ở trường hợp này được. Những định luật nầy quá đơn giản đối với khoa sinh vật học

D- NITROGEN VẦ SILIC LÀ HAI CHẤT ĐÔNG PHAN

Không phải chỉ vỉ một lý do ảo thuật mà Giáo sư Kervan kết luận rằng; B và Si là hai thể tích khác nhau của một sự sắp đặt nhân duy nhất.

2N14 ——> Si 28

Trong khí sinh vật học có nhiều lý do để tin rằng thiên nhiên cơ thể tạo Si từ N.vd như;

1- Si có trong cọng các cây cốc loại.
2- Các loại rong ở trong hồ và sông cơ thể tạo nên những tạng Si ở hai bên bờ sông.

Những sự dự trữ này không chỉ là kết quả do sự tập trung của vài yếu tố mà đòi hỏỉ của sự rút N2 từ không khí để tạo nê! n Si.

E- SILICONSIS

Tất cả những điều này khiến Giáo Sư Kervran tự nghĩ phải chăng bệnh Siliconsin có thể do sự khó khăn bệnh lý trong sự sản xuất N không. Khi hút Silice tự do vào thì không thấy xuất hiện trên quang tuyến X. Những vết Siliconsin không xuất hiện ở mô liên kết cho đến 5,10 hay cả 15năm sau khi tiếp xúc với Silice tự do chấm dứt. Tuy nhiên lúc đó toàn lá phổi lốm đốm những hạt như kê ở các phế nang.Vì Silice không xuất hiện lúc đầu, như vậy nó đến từ đâu lúc này? Chắc chắn Silice tự do là một yếu tố.

MỘT QUAN SÁT CỦA GIÁO SƯ LOUIS KERVRAN

Thời niên thiếu Louis Kervran đã nhiều lần để ý những con gà mái thường ăn các miếng mica. lấp lánh trên mặt đất sau các cơn mưa.Những năm sau đó ông ta mới nghĩ rằng mica có lẽ là chìa khoá của diễn biến, bởi đó những con gà mái có thể sản xuất đều đặn trứng với vỏ vôi cân nặng khoảng 7g trong một vùng cằn cỗi như vậy.

Mica là một Silicate đôi của AL và K.Trên đất sét không có mica, con gà mái không thể sản xuất vỏ cứng được.Silicate aluminiun của đất sét không thể trở thành đá vôi, vì vậy trứng có một vỏ mềm.Tuy nhiên, mica ngoài Silice và AL còn chứa K. Phải chăng nhờ K mà gá mái tạo nên Ca không?

Để kiểm chứng điều này, gà mái được nuôi bằng đất sét không có đá vôi. Khi gà đẻ trứng mềm người ta mới thêm mica vào. Ngày kế tiếp sau đó ta thấy xuất hiện lại vỏ cứng.Khi đối diện với bằng cớ này các nhà nghiên cứu trả lời rằng có lẽ K động viên Ca từ xương gà. Nếu theo lý luận này thì ta thấy vấn đề bị đặt sai.Làm thế nào một con gà mái có thể sống nhờ đất không có vôi hấp thụ đủ Ca để vừa duy trì bộ xương vừa sản xuất một vỏ trứng cân nặng 7g mỗi ngày .Giáo Sư Kervran đã cho thí nghiệm tương tự trên những con gà mái mà bình thường nó đã đẻ trứng cứng hàng ngày. Nếu cho gà ăn thêm mica thì thấy vỏ trứng sinh ra rất cứng. Cuộc thí nghiệm tiếp tục trong 43 ngày.Trong thời gian này có những lần không cho gà ăn thêm mica thì ngày sau đó trứng có vỏ mềm.Cho ăn mica lại thì ngày sau đó thấy v�! � trứng cứng lại.Thí nghiệm này đã làm sáng tỏ những gì đã được xác nhận do các công trình nghiên cứu sinh lý học cơ thể không dự trữ K.Con gà mái đã tạo Ca từ K.

K39 + H1 ——> Ca 40

Đóng góp (cũng như sưởi nóng đỏ đóng góp vào sự trúng độc CO)trong sự bẻ gẫy cơ chế mà bình thường sẽ thải N dưới dạng khí thì bây giờ nó đọng khí N lại thành một dạng thể cứng thoái biến Silice.Nhưng có phải đó là nguyên nhân duy nhất không? Có nhiều trường hợp bị bệnh Silicosis mà không có một sự tiếp xúc nào trước với Silice tự do.

Phân tử N và nguyên tử Silice là hai chất đồng phân, khối lượng của Si hơi ít hơn khối lượng của N2. Sự khác biệt về nội năng đó chứng tỏ có một phản ứng phát nhiệt trong sự biến đổi từ N2 sang Si

SỰ BIẾN DỊCH CỦA POTASSIUM

A- SỰ BIẾN DƯỠNG KHÁC THƯỜNG CỦA POTASSIUM

1- TỶ SỐ ( TÍNH BẰNG MILLIGRAM) CỦA KALI/ NATRI TRONG MÁU VÀ TẾ BÀO ĐỘNG VẬT ĐÃ ĐƯỢC BIẾT TỪ LÂU

Tỷ số K/Na trong nước biển và huyết thanh gần bằng nhau.

Vd: K/Na; 1/25- 1/27 trong nước biển

K/ Na; 1/17- 1/18 trong huyết thanh
Trong tế bào cơ thể thì ngược lại K nhiều hơn Na. vd; K/Na; 2/1 trong tế bào gan.Còn trong tế bào máu (hồng huyết cầu )vì nó chứa nhiều 02 nên O sẽ kết hợp với Na để biến dịch thành K.Kết quả là K/Na; 180/1 hay hơn nữa

2- SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA KALI VÀ NHIỆT ĐỘ CAO

Tương quan này cũng rất thông dụng.Nếu tỉ số K/Na tăng lên thì mo tim của con ốc trong môi trường cây có thể chịu đựng được một nhiệt độ cao.Điều này cũng đúng đối với tim của ếch,cá và thỏ

3- Một lượng chứa K sẽ làm cho tim trong một dung dịch sinh lý ngừng đập.Tuy nhiên nếu đồng thời có một sự tăng nhiệt độ thì tác dụng ức chế của K giảm đi.

4- Động vật sẽ chịu đựng nhiệt giỏi hơn nếu nó nhận được nhiều K hơn.

5- Người ta cũng đã nhận thấy rằng sự tích tụ K ở rễ gốc cây tăng lên với sự thêm vào 02 vừa phải. Những mô trẻ tăng trưởng nhanh cần nhiều 02 và bất cứ chỗ nào có sự cung cấp nhiều 02 ở đó sẽ có nhiều K(điều này cũng đúng với mô ung

5- DIỄN DỊCH Y HỌC CỦA ÂM DƯƠNG

Trước hết ta nhận thấy sự t! iêu thụ 02 tăng lên trong các mô của các động vật không xương sống tỷ số K/Na tăng lên.Sự thặng dư K làm tăng sự tiêu thụ 02, kích thích sự hô hấp và xúc tiến các phản ứng vận mạch.

Thêm vào đó sự thải K bằng đường mổ hôi tăng lên với sự tăng nhiệt độ. Hơn nữa trong các thí nghiệm kéo dài vài ngày, khi sự tiêu thụ K bị loại bỏ, người ta vẫn nhận thấy K được bài tiết ở một mức độ cao khoảng 200mg hàng ngày. Nếu như thí nghiệm tiếp tục thì lượng K thải ra giảm bớt nhưng không bao giờ đạt đến O.Người ta gọi hiện tượng này là sự ngịch lý. Như vậy K đến từ đâu ?

7- Ở ĐỘNG VẬT

Ở động vật chắc chắn có một sự liên lạc giữa;

a- Na và K
b- K và O
c- Sự tăng nhiệt và sự tăng tỷ số K/Na
d- Khả năng của cơ thể có thể bài tiết K mà không cần sự hấp thụ.

8- Ở LOÀI NGƯỜI

Ở Mỹ năm 1953 BASS đã nhận thấy rằng khi nhiệt độ cơ thể tăng lên thì số lượng K trong mồ hôi cũng tăng lên. Hơn nữa, lượng K trong các chất tiết càng nhiều hơn số lượng K được ăn vào .

9- Ở CÂY CỐI

Sự biến đổi khác thường này cũng xẩy ra trong thực vật. Thí dụ mỗi năm ở pháp thực vật lấy khoảng 1.500.000 tấn K20 từ đất. trong khi đó chỉ có 50.000 tấn là phân bón súc vật. Như vậy mỗi năm hai lần K được lấy từ đất để thêm vào phân bón( chỉ vài chục năm gần đây người ta mới dùng nitrale de potassium làm phân bón).Không ai có thể giải thích được 750.000 tấn K đến từ đâu?

Tương qua! n giữa ! K và H và giữa Kvà Ca cũng đã được thiết lập.Đối với cãc động vật sống trên mặt đất tỷ lệ giữa Kvà Ca hầu như không đổi và vào khoảng 1.Chúng ta có thể cắt nghĩa điều này bằng phương pháp sau;

K39 +H1 —–> Ca 40

Đây là một sự thuận nghịch cho phép sự duy trì sự quân bình sinh vật học. Ở các động vật tỷ số K/Na đường là kết quả của một đời sống hoạt động hơn, cần nhiều 02 hơn, vì K và O cùng tăng trong khi đó Na lại giảm.

DIỄN DỊCH Y HỌC CỦA ÂM DƯƠNG

Triết lý biện chứng Cực-Đông đặt căn bản trên sự phân loại lưỡng phân nên bên ngoài là nhin nguyên; tuy nhiên trong bản chất là nhất nguyên, bởi vì Âm và Dương không chỉ đối nghịch và trái ngược nhau mà còn bổ túc cho nhau nữa trong tất cả trường hợp này.Sự phân loại Âm Dương có thể áp dụng dễ dàng trong mọi lãnh vực đời sống. Trong thế giới tương đối của chúng ta, tất cả có thể chuyển hoá, biến dịch thành cái trái ngược.

Đối với những người đặt lòng tin tưởng hoàn toàn phương pháp khoa học Tây- phương và đặc biệt là y học, gồm nhiều chuyên khoa với những kỹ thuật riêng, thì y học Cực- Đông đối với họ thật vô lý và đáng chế riễu.Cơ thể học Trung Hoa trở nên quá trẻ con đối với một bộ óc phân tích đào tạo ở trường luận lý học hình thức và sự chính xác trong sự miêu tả các chi tiết.Sinh lý học, bệnh lý học và trị liệu pháp Trung Hoa hoàn toàn có tính cách triết lý đối với họ hình như không thể hiểu được.

Thực vậy Cực- Đông chỉ là một áp dụng của triết lý Âm Dương, giải thích bất cứ hiện tượng nào.Ở Cực đông hơn 5000 năm qua người ta đã tìm kiếm và nghiên cứu vô song nguyên lý cai quản tất cả các hiện tượng.

Âm Dương là một triết lý tế nhị và sâu xa Nó là căn bản của lý thuyết ngũ hành dịch kinh,nội kinh cuốn sách sinh lý học của Trung y, đạo đức kinh của lão tử v v..rủi thay, từ lâu người ta đã đánh mất chìa khoá và tinh thần của triết lý này và biến nó thành một thứ m�! � tín và huyền bí.Theo luật độc nhất của y học Trung hoa giải thích bằng chữ (thân thổ đất nhị )có nghĩa con người là một sản vật của môi trường,là biến dịch của môi trường.Cơ thể chúng ta tiêu thụ năng lượng từ các thực phẩm ăn vào.Các tế bào,đơn vị cấu tạo cơ thể phá huỷ và tái sinh không ngừng,luôn luôn tuỳ theo thức ăn.Tiến hóa của cơ thể là một quy trình từ môi trường xuyên qua cơ thể chúng ta, sinh lý của chúng ta chỉ là một thác Niagara của thực phẩm xuyên qua môi trường tế bào.Nội môi trường máu chỉ là sự biến dịch của ngoại môi trường qua ngõ thực phẩm. Trong cơ thể máu sau nhiều giai đoạn biến dịch trở thành năng lượng khích động tất cả tế bào và cơ quan.Sự mất quân bình Âm Dương xảy ra dễ dàng trong những chuỗi biến hoá từ ngoại môi trường thành năng lượng qua trung gian của máu.Bệnh tật chỉ là một sự mất quân bình ít nhiều trầm trọng.Theo đông y bệnh tật là một tội lỗi mà người bệnh là một tội nhân.Trái với những gì mà người ta thường sác nhận ở Tây- Phương từ thời pasteur, theo triết lý y học Đông- Phương bệnh tật không do vi trùng gây nên mà là do cơ thể đã mệt mỏi, yếu kém năng lượng mất quân bình vì phẩm chất máu do ăn uống bất thường, do đó vi trùng mới sâm lấn được. Chính sự yếu kém này người ta gọi là sự sâm lấn.

Như vậy chúng ta hiểu rằng thật hoàn toàn thiếu sót khi chỉ tấn công vi trùng như tây y đã làm,định đánh vi trùng và tìm thuốc như trụ sinh chẳng hạn để huỷ diệt vi trùng và làm giảm bớt độc tố.Vì cho bệnh tật là một sự mất quân bình về Âm Dương nên y học Trung Hoa chia ra làm ha! i loại ! cân bằng,bệnh Dương do các yếu tố Dương quá nhiều và bệnh Âm do các yếu Âm thoái quá Nếu không có sự phân biệt này thì sự trị liệu không thể chính xác.

Mọi dược phẩm,thực phẩm, tác nhân trị liệu đều có thể kết thành hai loại Âm Dương; loại Âm chữa bệnh Dương và loại Dương chữa bệnh Âm.

Na tiêu biểu cho hoạt động Dương, K tiêu biểu cho hoạt động Âm. Tỷ số K/Na rất căn bản trong sinh lý học tế bào, là một yếu tố quan trong để sác định tính chất Âm Dương của thực phẩm hay dược phẩm.Thường thường người ta chỉ biết đến Âm Dương một cách hoàn toàn trìu tượng hay thần bí. Ít ai chịu hiểu sâu xa giá trị lý thuyết mà không thực hành vì vô bổ, thực hành mà không lý thuyết thì hiểm nguy. Bất cứ cái gì cũng suy sét được theo Âm Dương.Âm Dương không phải là một tín điều mà ta có thể nằm nghỉ hay ngủ êm trên đó.Âm Dương là một sự vận chuyển không ngừng phải thức tỉnh để nhận thấy trò trơi kỳdiệu, vui tươi của sự biến dịch Âm Dương. Bây giờ chúng ta nêu ra đây cách thức làm sao chúng ta có thể áp dụng triết lý biện chứng và y học Cưc- Đông về phương diện sinh vật học để không những chỉ chữa khỏi vĩnh viễn bệnh thể chất và tinh thần mà giúp ta đạt được tư do vô biên, công bình tuyệt đối và hạnh phúc trường cửu.Cũng nên nhắc lại y học Cưc- Đông có 3 lý do tồn tại; Lý do thứ nhất và cao nhất là bảo đảm khang kiện vật chất, nhất là tinh thần để giải thoát tất cả những quy tắc hạn chế rắc rối cho loại người; Điều thứ nhì là điều trị bệnh vị lai; đến lý do sau hết rất dễ và trị lành những bệnh tất hi! ện tạ! i.

Theo triết lý Cưc-Đông và vô song nguyên lý mọi bệnh tật và đau khổ đều do trí phân đoản che lấp,bởi vì mỗi chúng ta tự tạo tác tương lai của mình.Cho nên không có điều gì dễ hơn là tự chữa bệnh; chúng ta chỉ phải cải thiện trí phán đoán bởi chính mình.Để đạt được điều này không cần sử dụng bất cứ một phương tiện chữa bệnh nhân tạo nào,hay làm phiền đến người khác.Chính chúng ta là những người chịu trách nhiệm duy nhất vể bệnh tất và đau khổ của mình.Khi theo những chỉ dẫn ăn uông dưỡng sinh, tình trạng các bạn sẽ cải thiện dần dần trong vài ngày hay vài tuần,trong vài tháng các bạn sẽ được chữa lành hoàn toàn về phương diện lâm sàng cũng như triệu chứng.

PHÂN LOẠI CÁC GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH TẬT

Epictete đã từng bảo; "mọi người phải được sung sướng nếu không thể là lỗi của họ".Nhưng loài người càng ngày càng bị sa đoạ vào khổ cảnh; bệnh tật,sợ hãi ,tội ác,tai nạn,giết choc,chiến tranh vv.. và nhất là sự đe doạ cuả một cuộc chiến tranh hạch tâm.Loài người đã gây dựng một nền văn minh thật huy hoàng với bao nhiêu công phu và bây giờ họ sắp phá đổ đi.Đó là do trí phán đoán thấp kém của chúng ta mà ra.Óc phán đoán thấp kém hay trí phán đoán bị che lấp là một chứng bệnh hay ít ra cũng là nguồn gốc của mọi đau khổ,mọi bệnh tật y học Cực-Đông đã phân tích ra làm 7 giai đoạn như sau

BẢY GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH TẬT
Theo kinh nghiệm cá nhân của Giáo Sư Ohsawa thì chúng ta có thể chữa lành các bệnh ở giai đoạn 1 và 2 trong 2 hoặc 3 ngày; các bệnh ở giai đoạn 3 trong 10 tháng và các bệnh ở giai đoạn 1và 5 trong vòng 1hoặc 2 tháng và các bệnh ở giai đoạn 6trong vòng 2 hoặc 3 tháng. Cứ theo nguyên tắc thì vậy. Đã có hàng ngàn người Âu,Mỹ,châu Á chứng thực cho sự thực ấy .Còn các bệnh ngạo mạn, kiêu căng thì phải tính hàng chục năm trở lên cho trường hợp cá nhân, và phải nhiều thế kỷ cho từng quốc gia.

Bệnh bao giờ cũng khởi phát bằng giai đoạn 1,không có ngoại lệ.Nó tiến triển từ giai đoạn này sang giai đoạn kia.Ở ,một vài cá nhân nó tiến t! hật nhanh đến giai đoạn 7.Còn bệnh ở giai đoạn 7 thường hay kết thúc một cách bi thảm; tai nạn, tự sát, ám sát, chết bất đắc kỳ tử, hay chết bất ngờ do một cơn bệnh nó ở một trong 6 giai đoạn trên.

Nền triết học và y học Cưc-Đông giúp chúng ta vượt qua 7 giai đoạn trên một cách nhanh chóng, không cần thuốc men, không cần điều trị mà chỉ theo thuật trường sinh, một phương pháp giản dị và thực dụng, có giá trị trên phương diện sinh vật và sinh lý,nó chữa tất cả những bệnh tật kể cả bệnh kiêu căng và ngạo mạn.Theo triết học và y học Cưc-Đông, việc trị bệnh được chia làm 3 lối;

1- Lối trị chứng hay làm mất triệu chứng bằng thuốc men, khoa giải phẫu, thuốc an thần vv… Đó là đối chứng trị liệu.
2- Làm tiêu biến nguyên nhân gây ra bệnh (khiến cho bệnh nhân thành chính vị y sĩ bằng cách giảng bày quan niệm về nhân sinh cho họ) Đó là lối chữa căn bệnh
3- Người đón trước tất cả mọi bệnh tật, và mọi khổ đau bằng cách khai quang óc phán đoán của bệnh nhân đến mức độ cao siêu.Đó là lối chữa giải thoát con người

Y thuật hiện đại thường về đối chứng trì liệu (lôi 1).Mục đích của nền Triết y học Cưc-Đông là cứu chữa con người (lối 3).Còn lối chữa căn bệnh (lối 2) là phép dùng các lối tiết thực hay nhịn ăn.

10 PHÉP NHỊN ĂN UỐNG TÍNH THEO TỶ LỆ QUÂN BÌNH ÂM DƯƠNG: 5/1CỦA PHƯƠNG PHÁP OHSAWA

Giáo Sư Ohsawa đã thành lập phép ăn uống trường sinh của ông trên nền tảng nguyên lý Âm Dương trên khoa sinh-vât-học,sinh- lý-học,sinh-hoá-học; ông đã nghiên cứu phần tinh tuý của y-học Trung-Hoa đối chiếu đến phép dinh dưỡng của các dân tộc Âu Mỹ.Rút kinh nghiệm hơn 40 năm cách ăn uống có thể đem lại sức khoẻ và hạnh phúc con người

Cách ăn cao nhất,giản dị nhất là số 7. Cách ăn thấp nhất là số 3.Trước hết hãy ăn theo cách số 7 trong 10 hôm và theo những lời chỉ dẫn sau đây;

1- không được ăn uống các thức gì do kỹ nghệ sản xuất như; đường, nước ngọt, đồ ăn nhuộm hoá học, thức ăn đóng hộp, rượu, vị-tinh,tâm vv..
2- Đừng ăn rau trái bón phân hoá học hoặc rẩy thuốc sát trùng.
3- Đừng ăn những thức ăn ở các nơi xa (trên 50km cách chỗ mình đang ở)đưa lại nhất là đồ hộp
4- Đừng ăn rau, củ, trái cây trái mùa.
5- Tuyệt đối tránh những thức ăn cực Âm như khoai lang, khoai tây, cà chua,cà dê,cà bát
6- Đừng ăn các chất gia vị,hoá học, trừ muối biển thiên nhiên.Muối mỡ thường không được tốt vì bị pha lẫn các muối khoáng chất khác trong đất ở chung quanh.
7- Cấm uống cà- phê.Không nên uống các thứ trà có nhuộm màu hoá học dễ gây bệnh ung thư; chỉ được uống lá chè thiên nhiên không bào chế,lá chè càng già càng tốt.
8- Muốn! chóng lành bệnh thì tuyệt đối không được dùng thực phẩm động vật trong các bữa ăn
9- Tuyệt đối đình chỉ việc dùng mọi thứ thuốc trong thời gian ăn uống để chữa bệnh theo phương pháp Ohsawa.
10- Phải nhai thật kỹ,nhai đến lúc nào có cảm tưởng cơm đã thành sữa là được,Muốn mau lành bệnh chừng nào thì càng phải nhai kỹ chừng đó. Mỗi miếng cơm phải nhai ít nhất 100 lần.Thánh Gandhi thường nhắc các môn đồ " các con phải nhai các thức ăn".

THẾ NÀO LÀ SỨC KHOẺ THEO Y ĐẠO ĐÔNG PHƯƠNG?

Theo Bác Sỹ Alexis Carrel thì có hai loại sức khoẻ; sức khoẻ tự nhiên và sức khoẻ nhân tạo. Sức khoẻ tự nhiên có được là do sự đề kháng của các mô đối với các bệnh nhiễm trùng, hư biến và do sự quân bình của hệ thần kinh. Còn sức khoẻ nhân tạo phải dựa vào cách thức ăn uống, thuốc chủng, huyết thanh, những chất kích thích của tuyến nội tiết, thuốc bổ.Những khám nghiệm y học có chu kỳ và sự bảo vệ tốn kém của các y sĩ và điều dưỡng.Con người phải được tạo nên mà không cần đến sự săn sóc nầy. Y học chỉ cần đạt được sự thành công vẻ vang nhất khi nào tìm được những phương tiện để giúp chúng ta không biết đến bệnh tật, sự mệt mỏi và sợ hãi. Chúng ta phải mang đến cho con người sự tự do và vui sướng do sự hoạt động toàn hảo của thể chất và tinh thần.Quan niệm về sức khoẻ nầy chắc chắn sẽ gặp những sự chống đối mãnh liệt vì nó xáo trộn các tập tục tư tưởng của chúng ta.Y học hiện đang cố gắng tìm đến một sức khoẻ nhân tạo, một loại sinh lý học điều khiển bằng cách can dự vào các chức phận của mô và cơ quan nhờ đến những chất hóa học thuần tuý,bằng cách kích thích hay thay thế các cơ năng bất túc, tăng sức đề kháng đối với bệnh nhiễm trùng làm nhanh các phản ứng của cơ quan và dịch thể chống lại các tác nhân gây bệnh vv… Chúng ta đã xem cơ thể con người như một bộ máy không hoàn hảo mà các bộ phận phải luôn luôn được tăng cường hay tu bổ.Sinh lý học không thể đem so! sánh với kinh tế học. Những diễn tiến của các cơ quan,thể dịch và tinh thần phải nhận xét rằng vô cùng phức tạp đối với hiện tượng xã hội và kinh tế.Do đó sự thành công của kinh tế, điều khiển còn có thể, còn y học điều khiển thì chăc chắn là không. Sức khoẻ là một cái gì khác hơn là có không có bệnh tậ. Chúng ta không thể mang đến cho con người một hình thức sức khoẻ mà không xét đến bản chất thực sự của nó.Sự chinh phục một sức khoẻ tự nhiên đòi hỏi một sự am hiểu sâu xa về thể chất và tâm hồn của con người vậy

Theo y đạo Đông Phương để làm tiêu chuẩn trong việc định nghĩa sức khoẻ con người,Giáo Sư Ohsawa đã đặt ra 7 điều kiện quan hệ sức khoẻ.

1- KHÔNG BAO GIỜ THẤY MỆT NHỌC
Bạn có thể làm việc từ giờ này qua giờ khác mà không thấy mệt mỏi dù công việc đó rắc rối đến đâu. Như người sơ khai rượt theo con thú suốt ngày, chỉ cần dừng chân để ăn vì đói chứ không bao giờ vì mệt nhọc
2- ĂN BIẾT NGON
Bạn có thể ăn bất cứ một bữa ăn thanh đạm nào một cách thích thú và biết ơn dù nó rất đạm bạc
Phải phân biệt hai loại ăn biết ngon; ăn biết ngon sinh vật học và ăn biết ngon cảm giác
3- NGỦ NGON GIẤC
Bạn có thể ngủ trong 3 phút bất kỳ lúc nào bạn thích. Bạn sẽ không mộng mị, không bao giờ gặp ác mộng.Nếu có mộng thì là giấc mộng ban ngày.Bạn sẽ dậy đúng giờ đã định. Một giầc từ 4 đến 6 giờ là đủ
4- TRÍ NHƠ BỀN BỈ
Bạn không cần sổ tay để ghi những điều quan hệ
5- VẺ MẶT VUI TƯƠI
Không bao giờ cáu giận, công việc càng khó khăn càng vui vẻ
6- XÉT ĐOÁN VÀ HÀNH ĐỘNG NHANH CHÓNG
7- Ý NGHĨA VỀ SỰ CÔNG BÌNH:
Tiêu chuẩn trí phán đoán của bạn phải là một sự công bình tuyệt đối.

PHÂN BIỆT MỘT VÀI CHỨNG BỆNH ÂM VÀ DƯƠNG

LOẠN THỊ: – loạn thị có hai loại Âm và Dương. Loại không phân biệt được đường ngang (Dương) là loại Âm,loại không phân biệt được đường dọc (Âm) là loại Dương.Cả hai loại này đều được chữa lành với cách ăn số 7 với muối mè đúng quân bình Âm Dương

LÒA MÀU SẮC
Có hai loại màu sắc đối kháng nhau;Dương (màu đỏ ) và Âm (màu xanh hoặc lục) ăn theo số 7 với muối mè chữa lành cả hai loại trên

CẬN THỊ; Có hai loại cận thị Âm và cận thị Dương.Loại Âm gây nên bởi các thức ăn Âm làm dãn nở, càng lớn nhãn cầu,tiêu biểu là chiều dài dư thừa của trục thị giác.Loại Dương,ngược lại nó do sự tăng độ chiết quảng của thuỷ tinh thể Âm thì được chữa bằng thức ăn Dương và ngược lại,Tuy nhiên, cách đơn giản nhất là ăn theo số 7 với muối mè quân bình Âm Dương

CHỨNG ĐÃN BẠCH NIẾU
Bệnh do sự hỗn loạn cơ năng của các vị thể Malpighi.Khi lành mạnh nó chỉ cho lọc qua nước và muối. phần tử albumine rất to đối với phần tử nước và muối mà có thể lọt qua cái lọc đó như vậy phải có sự dãn ra (Âm) của cãc lỗ lọc. Như vậy chứng này là Âm do ăn nhiều thức ăn chứa nhiều K, Vitamine C và đường.Chữa bằng cách ăn uống theo quân bình Âm Dương hoặc ăn uống những thức ăn Dương.

BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG
Vô song nguyên lý thì bệnh đái đường l! à một bệnh Âm.Đường là Âm và sự thiếu insuline cũng là Âm. Insuline Dương vì nó có tác dụng cô đọng(tác dụng Dương) glucose (Âm) thành glycogêne (Dương).Do đó thiếu insuline tức là thiếu Dương hay Âm.

Tuỵ tạng vì thể chất đặc nén là một cơ quan Dương trái với dạ dày rỗng là Âm.Sự suy yếu một cơ quan Dương đồng nghĩa với Âm. Sau nữa bệnh xảy ra do ăn quá nhiều thức ăn Âm.

Trong tác phẩm "L home,cetinconnu" Bác Sỹ Aléi Carrel đã viết rằng; "Thay vì bằng lòng che đậy các sang thương của các bệnh hư biếns chúng ta phải cố gắng ngăn ngừa và chữa trị chúng. Vídụ như nếu chúng ta chỉ làm mất các triệu chứng của bệnh đái đường bằng cách cho insuline thì điều này không đủ. Insuline không chữa khỏi bệnh đái đường.Bệnh này chỉ bị đánh bại khi nào chúng ta tìm được những nguyên nhân của nó và các phương tiện khả dĩ làm hồi sinh các tế bào bất túc của tuỵ tạng hoặc là thay thế chúng.Chỉ cho bệnh nhân những dược chất không thể đem lại cho họ một sức khỏe đúng đắn.Phải làm thế nào chó các cơ quan đó tạo ra lại những chất hoá học trong cơ thể cho đến bây giờ chúng ta vẫn còn chọn đường dễ để đi. Đã định bệnh là Âm thì cách chữa trị dĩ nhiên là thức ăn Dương (Dương so với thực phẩm của bệnh trước đó) hay là ăn theo số 7.Các thực phẩm đặc biệt là bí đỏ, cà rốt, muối mè vv… Một người am hiểu Âm Dương có thể chữa lành trong 10 hôm bằng cách ăn theo số 7 với 100g bí ngô nấu với 50g đậu huyết.

BỆNH UNG THƯ MÁU

Chữa giống như ung thư.Bệnh có thể chữa lành trong vòng 10 hôm nếu bạn hiểu thật rõ triết lý Đông y và làm chủ được khoa nấu nướng món ăn trường sinh. Đây là một bệnh nan y của tây y. Ăn cháo gạo lứt đặc biệt với muối mè. Sau đó ăn theo cách số 7 (hoặc số 6, uống chè syoban, nước củ sen. Dùng nước càng ít càng tốt

BẤT TUC TIM

1- Chúng tôi xin nêu ra đây phần chẩn bệnh và trị bệnh theo Tây y
a- Gan lớn đau.
b- Khó thở, có nước trong màng phổi
c- Tiểu ít
d- Phù thủng

2- Các triệu chứng tim mạch;
Tim đập nhanh, thâu hẹp sự khác biệt huyết áp, tiếng tim nghe nhỏ, tiếng vó ngựa,xuất hiện tiếng thổi do bất túc vạn cơ năng,. Lớn tim hỗn loạn

3- phải nghĩ đến bệnh của các van tim, sưng động mạch chủ hay bệnh bẩm sinh nơi tim, nếu tình trạng của tim cho ta khám phá ra các triệu chứng thính chẫn của chúng

4- Nếu áp huyết, nhất là áp huyết tối thiểu rất cao, thì sự tăng huyết áp nầy có lẽ do ở sự truỵ tim

5- Một nguyên nhân khác là có thai nơi một người bị bệnh van mảnh teo hẹp vv… có thể tìm thấy ở phần khám bệnh tổng quát .

6- Nếu bệnh bất túc tim là tiên khở phải nghĩ đến bệnh sưng cơ tim vì phong thấp, tim do tăng hoạt tuyến giáp trạng, tim già, hay ngạnh tắc cơ tâm

TRỊ LIỆU
1- Nghỉ ngơi

2- Ăn lạt nếu có phù thủng

3- loại bỏ các chướng ngại vật ngoại biên .Tức là các nước trong các màng như n�! �ớc ở màng phổi nếu có sẽ hút ra

4- Lấy máu nếu như có cyanose và huyết áp cao tương đối.

5- Người ta cho eau-de-vie allmande Sirop de Nerprun và theobromine nếu như có phù thủng, ngoài ra cho thêm morphine như để an thần.Sau đó ta mới dùng diagitaline hay ouabaine;
a- Digitaline; được dùng trong asystolie với phù thủng và tim đập mạnh và đều.Tuy nhiên người ta tránh dùng trong trường hợp asystolie với sự căng dãn quá độ của các xoang tim hay khi người ta sợ xuất hiện bệnh ta-chycardie ventricculaire terminale cũng như trong asystolie cấp tính
b- Louabaine; là thuốc dùng tốt nhất trong trường hợp bất túc tâm thất trái như trong bệnh cao huyết áp. Nhưng nó cũng được dùng trong các trường hợp asystolies khác, nhất là trong trường hợp mà digitale không được dùng hoặc không hiệu quả.

6- Các thuốc trợ tim phụ; adonis, muguet, strophantus, sparteine

7- Theophylline

8- Anticoa gulants có thể dùng trong một số trường hợp để đề phòng chứng thuyên tắc tĩnh mạch.

CHẨN ĐOÁN CỦA QUAN ĐIỂM DƯỠNG SINH

1- Gan lớn và đau; Âm
Khó thở,nước trong màng phổi ;Âm
C,d ; Cũng Âm
2- Tất cả những triệu chứng nầy đều do các thức ăn quá Âm.
3- Bệnh các van tim, bệnh sưng động mạch chủ vv…đều là do thặng Âm trong các thức
Ăn hàng ngày
4- Huyết áp cao này là do sự tương dãn vậy là Âm
5- Chai hay sự cứng do sự phì đại của mô liên kết dĩ nhiên là do quá nhiều Âm tính
6- Symphyse pericadique là Âm ; do sự dãn tim vậy thì Âm; chứ tâm tự nó là Âm(tất cả cái gì ở ngoài là Âm ở trong là Dương)

Thần kinh phát sinh từ Ngoại bì, như vậy tất cả bệnh thần kinh là Âm cũng như các bệnh ngoài da.Bệnh sưng cơ tim phong thấp cũng do sự thừa thải yếu tố Âm, nhất là nước Bệnh basedow do sự thặng dư K và sinh tố C cũng Âm Bệnh ngạnh tắc cơ tâm cũng là Âm,Tất cả những chẩn đoán này cho ta thấy nguyên nhân đầu tiên của bất túc tim là Âm

TRỊ LIỆU

1- Sự nghỉ ngơi là Âm.Thực phẩm Âm đã gây nên bệnh Âm.Vậy phải loại trừ các yếu tố Âm ra khỏi cơ thể.Nhưng sự bất động hoàn toàn ngăn cấm sự loại trừ này và làm cho tim mạch càng ngày càng yếu đi. Các cơ quan cũng như các mô sống chỉ phát triển bởi sự vận động thường xuyên.
2- Bệnh bất lực tim là Âm.Muối là Dương vậy thức ăn loại bỏ muối(Âm) không thích hợp để chữa trị theo quan điểm vô song nguyên lý
3- Loại trừ những trướng ngại vật ngoại biên.Theo Ohsawa có vẻ đối chứng trị liệu
4- Lấy màu cũng ! vậy
5- Eau-de-vie allemande Nerprun tất cả cực Âm Theobromine morphine, ohabaine rất Âm chỉ có digitaline là Dương. Nhưng mà Dương rất yếu.Tại sao người ta lại dùng dược phẩm rất Âm? Vì cái cực Âm sẽ che đậy cái Âm yếu
Điều kỳ lạ là người ta biết rằng không nên dung digitaline trong trường hợp asysloies với sự dãn nở (Âm) lớn trong xoang tim,hay khi sự xuất hiên tachcardie(Âm) ventriculaire terminale cũng như asystolies (Âm) cấp tính
6- A donis,muguet rất Dương trong khi Strophantuas và Sparteine, camphocarbonate vv..) rất Âm
7- Cũng vậy.Những chất kháng đông máu rất Âm vì hiên tượng đông máu là Dương.

QUAN ĐIỂM CHỮA TRỊ CỦA CHÚNG TÔI THEO ÂM DƯƠNG

Rất đơn giản và thực tiễn.Tim là một trong những cơ quan Dương nhất, cho nên tất cả bệnh của tim là do sự lạm dụng quá nhiều Âm.Do đó chỉ cần loại bỏ các yếu tố Âm thừa thải là chữa lành bệnh.

BỆNH UNG THƯ VÀ THUYẾT ÂM DƯƠNG

PHẦN MỞ ĐẦU

Vào thời đại của chúng ta, những lý thuyết nói về sự sống và đặc biệt nhất những lý thuyết khoa học tuyên bố rằng "Cuộc cách mạng của những khoa học về sự sống sẽ gây ra một phản ảnh trên những tiến bộ của các khoa học về thiên nhiên.Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này.Tuy vậy nền y học hiện đại cũng chứa quá nhiều điểm nguỵ biện và quá nhiều ý kiến khác nhau trong những lý thuyết của nó.Phần lớn những nguỵ biện này là hậu quả của căn bản trong lý thuyết của nhà Bác học đức Virchow rất được nhiều người thừa nhận .Những tế bào chỉ sinh ra từ những tế bào, lý thuyết nầy được xem như khuôn vàng thước ngọc cho các ngành sinh lý học và y học

Khoa học là một sự nghiên cứu tương quan nhân quả giữa các hiện tượng trong thiên nhiên. Trong khi đó quan niệm của Virchow ngăn trở mọi sự nghiên cứu sâu xa hơn về nguồn gốc của tế bào. Từ quan niệm này y học không bao giờ có thể phát triển và tiến bộ được

Bệnh ung thư là một thí dụ Nếu chúng ta biết nguyên nhân và cơ cấu của bệnh ung thư thì chúng ta không còn gì mà lo sợ nó. Bệnh ung thư đích thực không phải là ở trong cơ thể của chúng ta nhưng các nhà bác học cư đinh ninh rằng tất cả những tế bào đều sinh ra do những tế bào khác.Vấn đề ung thư đối với nền văn minh của chung ta sẽ trở thành một ăn huệ, vì nó sẽ dẫn tới một cuộc cách mạng trong y học hiện đại.Nếu y học hiện �! �ại không thay đổi chiều hướng của nó thì bệnh ung thư sẽ trở thành một chứng bệnh hiểm ngèo không những cho con người mà thôi, mà cho toàn thể nền y học vì những ảnh hưởng tai hại của nó trên toàn thể xã hội.Chính vì vậy mà bệnh ung thư có một sứ mệnh lịch sử cho thế kỷ nây, cái sứ mạng sửa sai nền y học hiện đại. Y học hiện đại không bao giờ để ý đến những nguy hại của bệnh ung thư một bản án tử hình khi chúng ta trị liệu với những phương tiện hung bạo

Trong khi đó bệnh ung thư thật là một tên đầy tớ trung thành nếu ta biết đối xử tử tế với nó và để ý tới tính tình của nó.Ở đây chúng tôi xin trình bày bệnh ung thư theo một quan điểm lịch sử và quan điểm dưỡng sinh theo vô song nguyên lý

PHẦN THỨ NHẤT: Vấn đề căn bản của bênh ung thư

Định nghĩa của bệnh ung thư theo y học hiện đại là những tế bào ung thư vì một lý do nào đó phát sinh ra thình lình do một sự biến đổi từ những tế bào lành mạnh, tao ra một sự rối loạn trong sự tăng trưởng và sinh hoạt của chúng, điều này đưa đến một hậu quả tai hại cho những tế bào chung quanh gây ra do sự sinh sản bất thường của các tế bào và của các phân hoá tố Nhiều vấn đề được nêu lên từ định nghĩa này của bệnh ung thư.

Vì sao những tế bào ung thư đó được tạo thành?

Và tại sao chúng ta lại tăng trưởng nhanh như vây?

Nếu chúng ta trả lời được cho hai câu hỏi trên.Chúng ta có thể chữa bệnh lành và ngăn ngừa được bệnh ung thư. Các Giáo Sư y khoa đã nỗ lực trong nửa thế k�! � nay đ�! �� tim giải pháp cho những vấn đề trên. Có điều là cho đến bây giờ chúng ta cũng chưa nhận được câu trả lời nào thoả đáng.Điều này không phải là do ở sự thiếu thiện chí hay thiếu tài chính trong lúc nghiên cứu.Điều này lại do chính những thiên kiến, chấp trước của các nhà bác học hướng dẫn nghiên cứu về bệnh ung thư. Y học Tây phương có 3 phương pháp để trị liệu bệnh ung thư

1) Giải phẫu
2) Hoá học trị liệu dùng những dược phẩm hoá học
3) Dùng bức xạ

1- DÙNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI PHẪU

Khoa học giải phẫu căn cứ vào ý kiến là sự làm mất những triệu chứng là một phương pháp trị liệu.Điều này mắc vào hai sai lầm.

– Những triệu chứng ung thư chỉ là kết quả chứ không phải nguyên nhân cho nên sự loại bỏ những tế bào ung thư không thể trị lành bệnh ung thư. Đây chỉ là một lỗi trị liệu tạm thời

– Tất cả mọi chứng bệnh kể cả bệnh ung thư đều là chứng bệnh của toàn thể cơ thể.Cho nên sự cắt bỏ những tế bào ung thư ở một phần nào trong cơ thể làm phát sinh ra những tế bào ung thư ở một nơi khác

2- PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU NHỜ NHỮNG DƯỢC PHẨM HOÁ HỌC

Bởi vì tế bào ung thư cũng là một phần của toàn cơ thể cho nên sự tiêu huỷ những tế bào ung thư men cũng sẽ phá huỷ những tế bào lành mạnh, đó là một điều không thể tránh được.Vì thế y học phải cố gắng tìm ra loại thuốc để tăng cường cho những tế bào lành mạnh nhưng lại ngăn trở những tế bào ung thư không cho chúng phát triển và hoạt độ! ng
3- PHƯƠNG PHÁP DÙNG NHỮNG BỨC XẠ

Chúng ta biết rằng bức xạ là một trong những tác nhân gây ung thư quan trọng kể tử năm 1902.Những tế bào ung thư bị phá huỷ vì những bức xạ nhưng đồng thời những tế bào lành mạnh cũng biến thành những tế bào ung thư khi chúng bị chiếu bởi những bức xạ có độ dài sóng ngắn Bác Sỹ John Cryle đã đưa ra nhiều trường hợp bệnh ung thư có thể sống dai dẳng có đến hàng năm mà không thuốc men gì cả. Có nhiều con vật được chúng ta tiêm các tế bào ung thư vào để thí nghiệm, một số thì chết một số tự nhiên lành. Những con bị chết là những con được nuôi bằng thức ăn đã tinh chế kỹ.Đó là lý do làm cho sức kháng cự với bệnh ung thư yếu kém đi. Bao giờ ta cũng có thể làm thay đổi các quá trình tạo ra bệnh ung thư bằng cách thay đổi thực phẩm – thay đổi về phẩm lượng.Ví dụ như một con chuột có đến 70% tế bào ung thư ở 1đến 2 tuổi có thể giảm xuống đến 0% cái quá trình sinh sản ra những tế bào ung thư đó bằng cách đơn giản là làm giảm khẩu phần của nó chỉ còn lại từ 1/3 đến 1/5

Bác sỹ Morishita Nhật bản, đã từng nuôi những con gà bị ung thư gan với những loại hạt có trộn lẫn muối.Sau đó thì chúng bình phục hoàn toàn.Điều này chứng tỏ rằng giữa bệnh ung thư và đồ ăn có một sự liên lạc rất mật thiết.Điều để ý là chúng ta không được thêm vào thực phẩm ba loại ăn chính sau đây. Những Hydracte carbon (đường bột tinh chế )và protein và những chất mỡ,và cũng không được tăng số nhiệt lượng lên

Gần đây trong những sở thú có nhiều con thú ch�! ��t vì b! ệnh ung thư.Chẳng hạn như con hải thất bị bệnh ung thư từ ống dẫn tiểu, những con khỉ bị bệnh ung thư ở thực quản.Sự tiêu thụ những thực phẩm nhân tạo có liên hệ với sự kiện này vì những con thú trên không bao giờ chết vì ung thư nếu chúng lựa chọn thức ăn của chúng khi để cho chúng sống ngoài thiên nhiên

Để xác chứng điều này Bác Sỹ Robert Mare Garrission,Giám đốc viện dinh dưỡng Ấn độ đã làm một thí nghiệm quan trọng.Ông cho một nhóm gồm 1.000 con chuột lành mạnh ăn uống theo thực phẩm của người Hounza và một nhóm khác gồm 2.000 con chuột cũng lành mạnh ăn uống theo thực phẩm của người Ấn độ.Sau 27 tháng nuôi ăn, ông giải phẫu cơ thể và so sánh tình trạng bệnh lý của hai nhóm.Kết quả rất ngạc nhiên những con chuột được nuôi theo đơn Hounza đều có tình trạng sức khoẻ rất hoàn hảo.Chúng không có một dấu hiệu gì chứng tỏ là bệnh hoạn.Trái lại phần lớn những con chuột được nuôi theo thực đơn Ân độ cho ta thấy có nhiều triệu chứng bệnh hoạn như thị giác suy yếu, ung nhọt,đau răng, rụng lông, thiếu máu và những bệnh ngoài da, về tim,thận ,bao tử và ruột

Sau đó ông cho 1.000 con chuột nhóm sau khi ăn thực phẩm của người Anh thì ngoài những triệu chứng trên chúng lại còn bị suy nhược thần kinh.Bầy chuột trở nên hung dữ và cắn lẫn nhau.Sau đây là thực đơn của nhóm chuột;

1) Thực đơn Kenaza; bánh mì lứt, đậu soyamalt, cà rốt, sữa tươi(không khử trùng )

2) Thực đơn Ấn độ; gạo trắng,đậu,rau, nấu chín với gia vị

3) Thực đơn Anh; bánh mì trắng, bơ thảo mộc, trà đường, rau nấu chín, thịt hộp, mứt và đố! ăn lạ! nh

Thí nghiệm này cho ta thấy chỗ quan trọng của thức ăn không những đối với thú vật mà còn đối với con người nữa.Nó chứng minh cho thấy rằng tuổi thọ của một chủng loại, tính tình của chủng loại và nguyên nhân của bệnh tật tất cả đều tuỳ thuộc vào thức ăn hàng ngày.Thực phẩm là đời sống .Lý thuyết mới về máu của Bác Sỹ K-Morishita sẽ nói ra sau nầy sẽ chứng minh sự liên lạc mật thiết giữa thức ăn và đời sống.Nền văn minh ngày nay cứ tiếp tục con đường đó mà đi tới thì rổi đây tất cả những dân tộc văn minh sẽ bị tiêu diệt, không phải vì chiến tranh nhưng vì những bệnh tật như ung thư, bệnh đau tim và những bệnh về tâm trí.Trong giai đoạn khủng hoảng hiện đại,sự duy trì những dân tộc như Hounza mới đem lại cho hy vọng về tương lai.Dân tộc này bị cô lập bởi những dân tộc khác từ 2000 năm nay.Dân tộc này chưa bao giờ bị một bệnh thời khí nào, như bệnh cùi của thế kỷ 14, bệnh dịch của thế kỷ 15, bệnh giang mai của thế kỷ 17,18 hay bệnh ho lao của thế kỷ 19. Người Hounza cũng được miễn nhiễm những bệnh như ung thư và các chứng bệnh về tim của thế kỷ 20 này.Họ không bao giờ đâu một bệnh gì.Ấy là một điều mầu nhiệm nếu không nói là không thể tin được giữa thời đại mà sức khoẻ đang lung lay đến dân tộc này.

Vấn đề ung thư không thể nào giải quyết nổi nếu chúng ta không suy nghĩ lại đến vấn đề căn bản; tại sao người Hounza bao giờ cũng có một sức khoẻ dồi dào trong khi các dân tộc khác phải chịu nhiều bệnh tật? Một khi chúng ta tìm ra được cái chìa khoá của nguyên tắc căn bản để giải bài toán ung thư! , chúng ! ta cũng có thể dùng nó để giải quyết tất cả mọi bệnh tật khác.Y học đối chứng trị liệu không biết đến những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư sẽ không bao giờ chữa lành hoàn toàn được nó.

PHẦN THỨ HAI SINH LÝ CỦA MÁU
Chúng ta có thể chia các sinh vật ra làm hai loại thực vật và động vật.Thực vật thì cố định nên những rễ của chúng có thể đâm sâu vào trong lòng đất và rút từ đất ra những chất bổ dưỡng.Ngược lại động vật thì không thể bắt rễ được vì chúng dời chỗ luôn, như vậy thì bằng cách nào một con thú tiếp thu được thức ăn? Ruột làm cái công việc đó.Ruột là cái rễ của con thú.Rễ cây rút những chất dinh dưỡng từ lòng đất dưới hình thức những chất vô cơ và sau đó chứng biến thành những chất hữu cơ.Thú vật thì lấy thức ăn từ loài thảo mộc trên mặt đất.Như vậy thú vật và thảo mộc đều sống nhờ đất như nhau.Từ cái quan niệm này thì không có một sự khác biệt nào giữa hai lối dinh dưỡng.Theo như khoa sinh lý học hiện đại, thì chức vụ của ruột là tiêu hoá và hấp thụ thức ăn.Thực ra công việc của ruột nặng nề và rộng rãi hơn nhiều .

Mao trạng ruột rất giống với một con amib.Những thức ăn được tiêu hoá, thẩm vào mao trạng ruột không phải theo một diễn tiến hoá học mà theo một diễn tiến sinh lý học và quá trình sinh lý này máu được tạo thành.Nói một cách khác, mao trạng ruột hấp thụ thức ăn, tiêu hoá theo cấu tạo riêng của nó, đồng hoá sau và cùng biến chúng thành những hồng huyết cầu

Hơn thế nữa những huyết cầu luân lưu trong cơ thể rồi chúng tự biến thành những tế bào của cơ thể (tế bào gan,tế bào cơ, tế bào não).Yhọc hiện đại và khoa sinh lý dạy rằng những tế bào sinh trưởng bằng cách phân bà! o.Ví dụ như một tế bào gan chia làm 2 rồi làm 4….. và cứ thế mãi.Điều này chỉ đúng trong những điều kiện đặc biệt mà thôi, chẳng hạn như trong ống nghiệm, nhưng điều này không bao giờ xẩy ra trong một cơ thể bình thường.

Theo chỗ nghiên cứu Bác Sỹ Morishira thì những hồng huyết cầu hợp lại với nhau rồi tạo thành những mô khác nhau và những cơ quan khác.Đó là điều mà vì sao cơ thể chúng ta lại là một sự biến dịch của thức ăn

Cấu tạo cơ thể của chúng ta và tình hình của chúng ta tuỳ thuộc vào thức ăn của chúng ta.Thực phẩm là đời sống.Sau đây là quá trình của sự thành lập của những hồng huyết cầu.

1) Phần tử chất bổ dưỡng được bao bọc bởi mao trạng ruột.
2) Sự tạo thành một túi chất lỏng ở bên trong phần tử chất bổ dưỡng này
3) Túi chất lỏng này biến thành tế bào của mao trạng ruột
4) Tế bào này phát triển rồi trở thành tế bào mẹ của những hồng huyết cầu
5) Sau cùng, có nhiều hồng huyết cầu chứa trong tế bào mẹ này.Chúng đi vào trong các mạch máu và luân lưu khắp cơ thể

Vậy chức vụ của huyết cầu là gì ?

Theo khoa sinh lý học hiện đại thì chức vụ chính yếu của hồng huyết cầu là vận tải 02 và khí CO2.Nói một cách khác, hồng huyết cầu đem 02 đến cho tế bào rồi rút lấy khí C02 của tế bào đưa vào máu. Trong thực tế thì lại không đơn giản như th.Chức vụ quan trọng nhất của hồng huyết cầu (mà người ta chưa biết đến ) là những hồng huyết câu tự phát triển để tạo thành những tổ chức tế bào khác nhau như tuỷ xuơng, các mô mỡ, mô cơ,mô gan, não …. Hồng huyết cầu kh! ông ch�! � khác hơn là nguyên liệu căn bản để xây dựng cơ thể

Quan niệm hồng huyết cầu tự biến thành tế bào cũng như ý nghĩ rằng chính thức ăn biến dịch thành hồng huyết cầu là một quan niệm độc đáo chưa nghĩ tới. Cũng như trong đẹa hạt khoa học, quan niệm quá mới mẻ, phải gặp nhiều chống đối trước khi được các nhà khoa học thừa nhận.Nhưng quan niệm này sẽ được kiểm chứng nhờ sự tiến bộ khoa học chứ không bởi những quan niệm đã đóng khung, đã quy định như hiện nay.

Để kết luận, trong cơ thể chúng ta thức ăn được tiêu hoá(đó là một chất hữu cơ) tự biến thành tế bào sống sơ cấp (hồng huyết cầu) và tế bào sống này biến dịch sang một hình thức tiến hoá hơn, thành tế bào của cơ thể.

Theo một thuyết về sự tiến hoá, thì ngày xưa trên mặt đất chỉ toàn là những chất vô cơ.Rồi những chất vô cơ này biến dịch thành những chất hữu cơ, rồi những chất hữu cơ biến dịch thành những protein, rồi những protein thành những đơn vị sống sơ cấp.Tổ chức những đơn vị này phát triển dần để đạt tới một trình độ cao hơn của đời sống động vật, rồi sau cùng đến đời sống con người.

Cái công cuộc biến hoá kỳ diệu này không phải chỉ là một thuyết về nhân chủng học đơn giản.Nó xảy ra hàng ngày,từng phút,từng giây trong cơ thể của chúng ta.Trong lịch sử cần phải hàng tỷ năm để đi từ trạng thái vô cơ đến giai đoạn con người.Nhưng trong cơ thể của chúng ta điều này chỉ cần đến một hai ngày ? kỳ diệu biết bao.

Trong trường hợp những bệnh viện về ruột như bệnh tiêu chảy hay trong lúc nhịn ăn.Ruột ng�! �ng ngay ! lại công việc sản xuất những hộng huyết cầu.Lúc bấy giờ các tế bào của cơ thể bắt đầu biến dịch ngược lại để tạo thành những hồng huyết cầu.Cho nên sự tiêu chảy làm gầy người.Lý do là những mô mỡ biến dần thành những hồng huyết cầu, trong khi đó khoa sinh lý học hiện đại giải thích rằng hiện tượng này là do ở đốt cháy các mô mỡ để sản xuất năng lượng .

Tại sao những tế bào lại phải biến dịch thành hồng huyết cầu? số hồng huyết cầu của cơ thể chúng ta không thể nào giảm mãi mà không có giới hạn được, vì cơ thể của chúng ta chỉ có thể hoạt động điều hòa với một số lượng nào đó tối thiểu của hồng huyết cầu .Nơi người số hồng huyết cầu có vào khoảng 5 triệu mm.Ít khi con số này xuống dưới 3 triệu.Hồng huyết cầu phải đem 02 đến não và thận là hai cơ quan cần một lượng lớn 02. Nếu số hồng huyết cầu giảm xuống dưới 3 triệu, lượng 02 sẽ ngưng hoạt động.Đó là lý do vì sao khi sự sản xuất những hồng huyết cầu ngưng lại chẳng hạn như trong lúc nhịn ăn hay trong một vài chứng bệnh thì những tế bào của cơ thể lại phải tạo ra những hồng huyết cầu.Hiện tượng nầy bắt đầu với các mô mỡ.Hậu quả là trọng lượng cơ thể giảm xuống

Loài thú có từ 5,5 đến 6 triệu hồng huyết cầu.Nếu chúng không ăn gì cả thì chúng sẽ chết trong vòng 2 hay 3 tuần lễ.Tuy vậy số hồng huyết cầu ít giảm xuống dưới 3 triệu. Tại sao con thỏ có thể giữ được số hồng huyết cầu không đổi trong khi đó nó đã ngưng sản xuất theo phương diện sinh lý học được? Lý do cũng giống như ở người.Cho nên sau khi mổ tử thi con ! thỏ th�! � chúng ta tìm thấy những tế bào rỗng.Như gan vẫn còn giữ kích thước của nó, nhưng lượng tế bào chất giảm xuống.Nhưng tế bào của tất cả cơ quan con thỏ này cho ta thấy một sự tổn thất đáng kể.Nhưng tế bào gan,thận và ngay cả tế bào não đều trở nên xốp. Điểu này đều do sự biến dịch ngược lại và cũng nhờ sự biến dịch ngược lại này mà những cơ quan của cơ thể chúng ta có thể hoạt động với một lượng tối thiểu hồng huyết cầu gần như cho đến giai đoạn chấm dứt sự sống.

Yhọc hiện đại phân biệt ra giữa hồng huyết cầu và tế bào trong các mô.Thật ra chúng ta liên hệ với nhau và có thể biến dịch từ cái này sang cái kia theo cả hai chiều. Ở một người khoẻ mạnh, hồng huyết cầu biến thành tế bào cơ thể, với một người bệnh thì sự biến dịch ngược lại xảy ra. Khoa sinh lý hiện đại dạy rằng máu được tạo ra từ tuỷ xương.Năm 1952 bốn nhà sinh lý học, các bác sỹ Don,Canningham, Sabin và Jordan đã thực hiện một thí nghiệm. Họ bỏ đói những con gà và những con bồ câu trong hai tuần lễ. Và họ đã suy ra rằng những hồng huyết cầu tạo ra từ tuỷ xuơng. Thí nghiệm này là bằng chứng căn bản cho hồng huyết cầu được tạo ra từ tuỷ xương.Thực ra thí nghiệm đó lại cắt nghĩa một cách rõ ràng lý thuyết mà chúng ta vừa nêu lên.Trong lúc nhin ăn các tế bào của tuỷ xương, mô mỡ, mô cơ,mô gan, ….biến dịch thành hồng huyết cầu theo một thứ tự nào đó. Diễn tiến bắt đầu với tuỷ xương. Nhưng trái với điều tin tưởng của bốn nhà sinh lý học trên đây không phải là diễn tiến tạo ra máu bình thường. Sự sản xuất ra máu bình thường thực h! iện ở! ruột.

SỰ NGUY HIỂM CỦA CÁC BỨC XẠ

Những nguy hại quan trọng nhất gây ra bởỉ các bức xạ là chứng bệnh bạch huyết và thiếu máu.Bệnh bạch huyết là bệnh tiêu biểu nhất cho những nguy hại của bức xạ.Bệnh bạch huyết không những là điều hiển nhiên nơi những người bị nhiễm phóng xạ nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki mà nó còn tìm thấy nơi một số đông trẻ con, trẻ sơ sinh mà mẹ chúng đã từng chịu một lượng lớn bức xạ trong lúc thai ngén.

Bệnh bạch huyết là bệnh mà triệu chứng là sự gia tăng bất bình thường số bạch huyết cầu. Cơ cấu của chứng bệnh này chưa được y khoa hiện đại giải thích rõ ràng, bởi vì các nhà bác học cứ đinh ninh vào thuyết cho rằng máu được tạo ra tử tuỷ xương, nên họ tìm nguồn gốc của bệnh này trong tuỷ xương. Nhưng vỉ máu không bao giờ sinh ra trong tuỷ xương ở những điều kiện sinh lý bình thường nên chi những nỗ lực của họ không bao giờ đem lại một kết quả nào hết.

Trong điều kiện sinh lý bình thường chính ruột sản phẩm xuất ra máu.Nói một cách khác, những phần tử chất bổ dưỡng được tiêu hoá, biến dịch thành hồng huyết cầu trong những mao trạng ruột.Những hồng huyết cầu này không những đem 02 đến cho những tế bào của cơ thể và chở khí C02 cặn bã ra khỏi tế bào nhưng nó còn chức vụ quan trọng hơn nữa là biến dịch thành tế bào.

Những hồng huyết cầu kết hợp lại biến dịch thành loại tế bào khác nhau tuỳ theo loại tế bào mà chúng tiếp xúc và quá trình này phải qua một giai đoạn trung gian là bạch huyết cầu.

Bác s�! �� Chishana và Bác Sỹ Morishita gọi đó là sự chuyển hoá hồng huyết câù. Nhưng tế bào của cơ thể chúng ta không phát triển ra từ sự phân bào mà là từ sự biến dịch của các hồng huyết cầu.Vì thế nguyên liệu căn bản của mọi cơ quan các mô….chính là hồng huyết cầu. Nhiều khi trong quá trình biến dịch này, giai đoạn trung gian – giai đoạn bạch huyết cầu- ta không nhận biết được. Khi nào chúng ta bệnh hay bất bình thường về phương diện sinh lý, trường hợp lo nghĩ tâm trí hay bị giải phẫu, đang nhịn ăn, tiêu chảy kinh niên, bệnh thần kinh…thì sự sản xuất máu trong cơ thể ruột bị ngưng lại và những tế bào của cơ thể biến dịch ngược lại thành hồng huyết cầu để giữ cho số hồng huyết cầu của cơ thể không thay đổi. Điều này có thể thực hiện được vì tất cả tế bào của cơ thể chúng ta đều được tạo ra từ những hồng huyết cầu. Cho nên giữa tế bào và hồng huyết cầu có một sự liên lạc thuận ngịch

Tại sao sự biến dịch ngược này (từ tế bào thành hồng huyết cầu) lại xảy ra ?

Máu của chúng ta phải giữ một số hồng huyết cầu không thay đổi để chúng mang 02 lại cho những cơ quan trọng yếu như thận, não, những cơ quan nầy không thể sống trong vài phút nều 02 thiếu.Chính vì vậy sự biến dịch ngược lại có một hậu quả là bù đắp vào sự sụt giảm lượng hồng huyết cầu trong những trường hợp này, tuỷ xương, mô mỡ.mô cơ bắt đầu trước tiên sự biến dịch thành hồng huyết cầu này vì chúng ta được tạo nên bởi những tế bào quan trọng bậc thứ so với các tế bào của những cơ quan khác. Lý thuyết hiện đại và sự tạo thàn! h máu tr! ong tuỷ xương là kết quả của một sự hiểu lầm về hiện tượng bù đắp và chỗ thế này.

Chúng ta sẽ bàn ra đây nguyên nhân của các chứng bạch huyết và thiếu máu trầm trọng theo thuyết Chishima- Morishita

Dạ dày và ruột là những cơ quan nhạy cảm nhất của mọi cơ thể chúng ta.Một sự phật ý về tình cảm nhỏ cũng gây ra một ảnh hưởng lớn trên dạ dầy và ruột, đôi khi nó có thể gây ra một ung loét. Vì thế chúng ta có thể thấy tại bệnh viện chuyên môn về quang tuyến ,nhiều bệnh nhân chết, trong đó những cơ quan bị hư hỏng thấy rõ ràng nhất đó là ruột và dạ dày

Ở Nhật-Bản người ta càng nhận thấy rằng những người bị ảnh hưởng của bom nguyên tử Hiroshima- Nagasaki và những bệnh nhân được chữa bằng quang tuyến thì dạ dày và ruột của họ bị hư hỏng trầm trọng nhất .Đây là một khuynh hướng tổng quát.

Bệnh mất huyết trẩm trọng không thể cẩm lại được là kết quả của một tình trạng suy đồi của các mao trạng ruột đưa đến việc ruột ngưng lại việc sản xuất máu. Bệnh này thường xuất hiện sau khi bệnh nhân đã chịu một lượng lớn bức xạ; không thể cẩm lại được có nghĩa là không thể nào bình phục được một khi mà các nhà bác học còn tìm nguyên nhân của chứng bệnh này ở trong tuỷ xương và đâu la nguyên nhân của bệnh bạch huyết.

Trong trường hợp bệnh bạch huyết gây ra bởi những bức xạ thì không những dạ dày và ruột, mà còn nhiều tế bào khác nữa của cơ thể bị ảnh hưởng trong sinh hoạt của chúng Hậu quả là những hồng huyết cầukhông thể nào biến dịch thành tế bào được, bởi vì sự biến dịc! h này c�! ��n một sự kiểm soát nghiêm ngặt các tế bào để hướng dẫn hiện tượng này.Khi những tế bào bị động chạm tới hay bị chặn lại trong lúc phát triển vì ảnh hưởng của các tế bào bức xạ thì mất đi cái khả năng cần thiết này để hướng dẫn những hồng huyết cầu biến dịch thành tế bào. Lúc bấy giờ những hồng huyết cầu sẽ ở giai đoạn trung gian là giai đoạn bạch huyết cầu

Ngoài ra còn có một lý do thứ hai nữa trong sự gia tăng số lượng bạch huyết cầu.Khi lượng máu phát sinh từ ruột giảm xuống,thông thường những tế bào biến dịch thành hồng huyết cầu. Khi mà những tế bào không thể nào đạt đến giai đoạn chót của sự biến dịch, không thể nào biến thành hồng huyết cầu thì chúng cũng ở lại giai đoạn trung gian nghĩa là giai đoạn bạch huyết cầu

Tóm lại có hai nguyên nhân gây ra sự gia tăng số lượng bạch huyết cầu do ảnh hưởng của các bức xạ:

1) Khả năng biến dịch của hồng huyết cầu yếu đi hay khả năng định hướng của những tế bào bị suy kém đi.Điều này làm giảm khả năng hướng dẫn sự biến dịch hồng huyết cầu thành tế bào

2) Khi ruột ngưng sản xuất hồng huyết cầu, những tế bào bắt đầu biến dịch ngược lại trong những điều kiện bình thường thành những hồng huyết cầu.Khi những tế bào bị ảnh hưởng đến sự biến dịch này không xẩy ra hoàn toàn và những tế bào ở lại một giai đoạn trung gian( giai đoạn bạch huyết cầu ) giữa tế bào và hồng huyết cầu

Vì hai lý do đó số bạch huyết cầu tăng lên.Như vậy nguyên nhân và cơ chế của bệnh ung thư bạch huyết cầu có thể giải thích rõ ràng với! lý thuy! ết của chúng tôi. Bệnh này là một tình trạng đặc trưng bởi sự gia tăng số bạch huyết cầu, trung gian giữa hồng huyết cầu và tế bào.

PHẦN THỨ BA NGUỒN GỐC VÀ NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA TẾ BÀO UNG THƯ



Chấp nhận quan điểm của Virchow, tin rằng một tế bào chỉ phát sinh từ một tế bào khác, gây một trở ngại lớn lao cho sự nghiên cứu nguồn gốc đích thực của tế bào ung thư.Nếu thuyết này đúng một tế bào ung thư phải sinh ra từ một tế bào ung thư khác.Có ba thuyết về nguồn gốc của tế bào ung thư được đưa ra suy từ thuyết Virchow nói trên.

1) Một tế bào ung thư đã được mang từ ngoài vào.Giả thuyết này không có một bằng chứng hiển nhiên nên nó đã bị bỏ rơi.

2) Tế bào ung thư đã hiện hữu trong cơ thể ngay từ giai đoạn bào thai.

Theo Bác sỹ Cohneim, bệnh ung thư bắt nguông từ sự xâm nhập của một bộ phận khác của cơ thể gây ra một sự tăng trưởng bất bình thường.Giả thuyết này cũng không còn được giữ nữa

3) Giả thuyết cuối cùng là sự biến dịch thình lình, những tế bào lành mạnh thành tế bào ung thư .Thuyết nầy được chấp nhận nhiều nhất trong y học hiện đại.Tuy nhiên nó chưa cắt nghĩa được cơ thể của sự biến dịch một tế bào lành mạnh thành một tế bào ung thư. Vì vậy nên người ta mới dùng chữ "thình lình " Quan niệm về sự biến dịch thình lình này là lối thoát duy nhất cho quan niệm của Virchow.Nhưng khoa học là sự đi tìm định luật liên lạc nhân quả nên chỉ quan niệm sự biến dịch thình lình là một sự phát biểu chứng tỏ rằng người ta đã bỏ qua những quy luật khoa học.

CƠ CHẾ CỦA SỤ TĂNG TRƯỞNG NHŨNG TẾ BÀO UNG THƯ

Đâu là sự biến dịch thình lình những tế bào lành mạnh thành những tế bào ung thư ? Đây là một vần đề mà y học hiện đại sắp phải đối diện tới.Một cách tổng quát,y học hiện đại gán cho những nguyên nhân này ;

1)- Yếu tố Hóa học ; goudron than đá, chất nhuôm màu hoá học
2)- Yếu tố Vật lý ; Những bức xạ
3)- Yếu tố Vật học ; siêu vi khuẩn ung thư

Yếu tố hoá học ; Người ta đã để ý rằng một số thợ chuyên môn của một số ngành nào đó thường dễ dàng mắc bệnh ung thư.Như những người khu khuân vác goudron than đá thường hay mắc bệnh ung thư ở tay hay ở bộ phận sinh dục.Nên người ta đã cho goudron than đá là chất sinh bệnh ung thư.Giáo sư Yamakiwa đã làm nhiều thí nghiệm với goudron ông đã thoa goudron than đá trên da con thỏ suốt hai năm,sau đó nhận thấy nó mắc bệnh ung thư da.Có điều là bệnh ung thư không phát sinh ra ngay tại nơi thoa goudron than đá mà ở chung quanh nơi ấy. Ông ta không giải thích được lý do Đây là một vấn nạn mà chúng ta phải đưa ra ánh sáng để hợp lý hoá lý thuyết này. Theo ý Bác sỹ Morishita thì bệnh ung thư trong trường hợp này là do goudron và những điều kiện sinh lý đặc biệt

Hút thuốc gây ra bệnh ung thư. Đây cũng là một quan niệm đồng loại.Số lượng người chết vì ung thư phổi tăng lên mỗi năm theo như phúc trình của tổ chức y tế quốc tế vào tháng 9 năm 1965. Số lượng này đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm tại Á châu.Trong số đó đàn ông gấp 6 lần đàn bà.Theo ý chúng tôi, hút thuốc có th! ể là một yếu tố gây ra ung thư, nhưng xem nó là yếu tố quyết định gây ra ung thư là một điều không đúng hẳn

Trong những thí nghiệm thực hiện trên thú vật, người ta có thể gây ra ung thư ở da bằng cách phết một lớp goudron than đá lên da.Trong khi đó những thí nghiệm Bác sỹ Morishita lại cho thấy rằng khi những con thú trên được nuôi với mỡ thú vật thì khuynh hướng mắc bệnh ung thư tăng lên. Bản phúc trình của tổ chức y tế đáng lẽ phải để cập đến thực phẩm

Số lượng người chết vì ung thư phổi tăng lên gấp đôi trong vòng 10 năm nhưng sự tiêu thụ thuốc lá lại không tăng gấp đôi.Nếu người ta tiêu thụ nhiều chất mỡ hay próteine động vật thì số lượng người chết vì ung thư có thể tăng lên hơn nữa dù rằng họ không hút thuốc lá nhiều.

Để kết luận, chúng tôi tin rằng sự gia tăng số người chết vì ung thư có một liên quan chặt chẽ với sự gia tăng tiêu thụ những thức ăn nguồn gốc từ động vật. Đây là một yếu tố còn quan trọng hơn cả thuốc lá nữa

Ở thời đại chúng ta, các nhà khoa học có khuynh hướng chỉ để ý đến những yếu tố bên ngoài cơ thể mà không để ý tới những yếu tố bên trong. Yếu tố bên trong quan hệ nhất là thức ăn.Những thực phẩm kỹ nghệ và thương mại chứa rất nhiều chất độc hay những chất gây ung thư.Ngay cả những dược phẩm đôi khi cũng gây ra bệnh ung thư.Như người ta dùng moutarde azotee như một loại thuốc chống ung thư trong khi thực ra nó lại sinh ra ung thư

CẤC BỨC XẠ : Một phúc trình đã cho biết rằng một bệnh ung thư sau khi được trị liệu bằng tia X đã mắc bệnh ung thư ngay tạ! i nơi m�! � tia X đã rọi tới. Những trường hợp ung thư hay bệnh bạch huyết nơi những đứa bé sơ sinh càng ngày càng tăng lên.Điều này có lẽ do ở các bà mẹ đã chịu quá nhiều sự khàm bằng quang tuyến trong thời kỳ mang thai.Ngoài ra còn có thể có nhiều tác nhân khác như những tia tử ngoại, gây nóng hay những kích động …. Cũng có thể gây ra bệnh ung thư.Tuy nhiên trong mọi trường hợp thì những điều kiện vật lý, sinh lý và dinh dưỡng là những yếu tố quan trọng nhất.Bệnh ung thư, rất hiếm khi xẩy ra ở những người mà cơ thể hoạt động bình thường.

NHỮNG YẾU TỐ SINH LÝ: Bệnh ung thư đã từng được xem là một bệnh truyền nhiễm vào khoảng giữa thế kỷ 19.Bởi vì sự suy đoán theo quan niệm vi trùng học là quan niệm rất được thừa nhận trong lúc đi tìm nguyên nhân của bệnh tật, cho nên bệnh ung thư cũng được xem như là một bệnh do vi trùng. Năm 1910 Bác Sỹ Bayton và Raus thuộc viện Rokfeller đã chứng minh bằng thực nghiệm (trên những con gà ) rằng một buớu ung thư có thể gây ra do một siêu vi khuẩn. Thuyết về vi khuẩn này là một sự nới rộng của thuyết vi trùng và ung thư nói trên.Trong mọi trường hợp chúng ta đã quá hấp tấp khi đưa ra một kết luận rằng bệnh ung thư là truyền nhiễm vì người ta đã tìm được một siêu vi khuẩn trong những tế bào ung thư

Quan niệm về bệnh truyền nhiễm đặt căn bản trên thuyết " một tế bào chỉ sinh ra từ một tế bào khác" Như trong trường hợp bệnh lao phổi, khi chúng ta tìm được một con vi trùng lao trong lá phổi bị bệnh, chúng ta có thể xác nhận rằng con vi trùng này có thể sinh ra theo hai lối khác nhau. Cách thứ nhất là con vi trùng lao ấy sinh ra từ một con vi trùng không lao. Cách thứ hai, con vi trùng lao có thể sinh ra từ một con vi trùng lao khác.Cái ý kiến sau này dẫn tới một sự suy diễn khác là tìm xem có phải con vi trùng lao là kết quả của một sự nhiễm bệnh gây ra từ một con vi trùng lao từ bên ngoài vào hay không ? Với lối lý luận này người ta lập ra thuyết truyền nhiễm.Trong khi đó chưa có ai đã đưa ra bằng cớ để chứng tỏ rằng một con vi trùng lao tìm thấy trong cơ thể là đã đi vào bằng đường hô hấp, ở lại trong phổi, sinh sản rồi gây ra bệnh lao ! phổi, Người ta chưa thể nào chứng minh được như vậy nếu được kềm theo với quan niêmj sự biến dịch từ một hồng huyết cầu thành một tế bào ung thư

Để chấm dứt chúng tôi cũng cần thêm vào đây một yếu tố phụ trong sự biến dịch từ hồng huyết cầu thành tế bào ung thư. Yếu tố này là lý thuyết của Bác sỹ Yanagisawa về phân xuất acid trong máu và đặc biết để ý tới sự giảm sút của ionca và sự gia tăng của Mg.

PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU UNG THƯ

Để trị liệu bệnh ung thư, điều quan trọng hơn cả là phải thấu hiểu then máy của sự phát triển ung thư.Nếu không thì bệnh ung thư vĩnh viễn sẽ là bệnh ung thư bất trị.Và trái với điều mọi người tin tưởng, một khi mà chúng ta có thể biết được nguyên nhân và then máy của bệnh ung thư thì không có gì phải lo sợ chứng bệnh này nữa. Ung thư là một bệnh kinh niên và là một chứng bệnh của toàn cơ thể. Có rất nhiều cách trị lành bệnh ung thư. Chẳng hạn như sự thay đổi lề lối dinh dưỡng (từ cách ăn thịt sang ăn chay,từ gạo trắng giã sang gạo lứt).

Những lối chữa trị hiện thời (giải phẫu hoá chất hay bức xạ) đều không thích hợp vì nó căn cứ trên một quan niệm sai lầm.Bởi vỉ y học hiện đại cứ nghĩ rằng một tế bào ung thư phát triển bằng cách phân bào nên hiện nay người ta đang tìm một loại dược chất hoá học để ngăn ngừa sự phân bào này.Các nhà khoa học đã tìm ra được những hoá chất làm ngưng được sự phân bào này ở trong phòng thí nghiệm.Nhưng một khi đem dùng vào cơ thể chúng ta thì chúng cũng phá huỷ khả năng tự nhiên của chúng ta bao giờ cũng hướng đến sự khôi phục lại sức khoẻ cơ thể. Đó là lý do khiến cho bệnh ung thư trở thành bất trị.Mà cho dù chúng ta chấp nhận quan niệm này đi nữa thì hậu quả của loại dược phẩm trị ung thư như vậy còn tuỳ thuộc vào sức đề kháng tương đối của các tế bào ung thư và các tế bào thường(sức để kháng của các tế bào thường mạnh hơn) Điều bất hạnh là nh�! ��ng tế bào ung thư lại có sức đề kháng mạnh hơn những tế bào thường

Như chúng tôi đã trình bày, tế bào ung thư là một loại tế bào của cơ thể chúng ta được biến dịch từ một hồng huyết cầu – hồng huyết cầu là một tế bào chưa trưởng thành nó có thể tự biến dịch ra thành bất kỳ một tế bào của cơ thể chúng ta tuỳ theo sự hướng dẫn đặc biệt của tế bào chung quanh.Khi một hồng huyết cầu dung hợp với một tế bào ung thư nó nhận được từ tế bào này một sức hướng dẫn mạnh và nó biến dịch thành một tế bào ung thư khác.Hoạt tính của tế bào ung thư rất lớn nên có sự tăng trưởng của các tế bào thường. Thế nên sự dùng các dược phẩm để chặn đứng sự phân bào ung thư tưởng tượng này là cả một sự phi lý.Những hoá chất nào có ảnh hưởng mạnh trên tế bào ung thư sẽ phá huỷ luôn những tế bào lành mạnh

Y học bình dân Trung hoa và Nhật bản đã chỉ cho chúng ta nhiều cách trị liệu ung thư rất đáng kể.Lúa mạch bóc vỏ nấm đằng la, đậu đen, hạt cây ngưu bàng ….được xem là có khả năng trị liệu bệnh ung thư.Còn có nhiều cây cỏ khác nữa rất hữu hiệu trong sự trị liệu ung thư.Dược tính của những loại cây cỏ này bao giờ cũng kém hơn khi chúng được đem trồng theo lối canh tác. Những cây cỏ mọc hoang có một dược tính mạnh hơn những cây đem trồng.Khi dùng đến các loại cây cỏ này, chúng ta phải để ý đến tình trạng đặc biệt của con bệnh và giai đoạn phát triển của bệnh ung thư

ĐẠI CƯƠNG; Khi một ung thư bắt đầu phát triển khẩu vị chúng ta bắt đầu giảm dần và sau đó là tình trạng thiếu máu.Theo lý thu! yết c�! �a Bác Sỹ Morishita, những triệu chứng này có thể giải thích như sau; Việc ăn mất ngon khiến chúng ta gần như không ăn gì cả, đó là một dấu hiệu đáng mừng.Bởi vì hậu quả sinh lý của sự nhịn ăn là làm cho các tế bào (đặc biệt là tế bào ung thư) bíên dịch thành hồng huyết cầu.Vậy sự mất khẩu vị là một triệu chứng chứng tỏ rằng khả năng tự chữa trị của chúng ta đang hoạt động

Chúng ta có thể hiểu dễ dàng tình trạng thiếu máu tổng quát này với lý thuyết của Bác Sỹ Morishita về sự tăng trưởng các tế bào ung thư. Trong khi đó các nhà chuyên khoa hiện đại về ung thư lại khuyên nên ăn thịt để gia tăng số hồng huyết cầu. Điều này chỉ làm cho bệnh trở nên trẩm trọng thêm. Chúng ta biết rằng hồng huyết cầu tạo nên từ thức ăn động vật là nguyên liệu tốt cho sự phát triển các tế bào ung thư khi mầm mống của chúng đã sẵn có trong cơ thể rồi. Tế bào ung thư biến dịch ra từ hồng huyết cầu với một tốc độ lớn hơn tế bào thường nên nó không được cấu tạo hoàn toàn.Nói một cách khác, nó bình dị và yếu. Vì vậy cho nên nó biến dịch lại thành hồng huyết cầu dễ dàng hơn tế bào lành mạnh. Đó là lý do khiến chúng tôi quả quyết rằng bệnh ung thư không phải là một bệnh khủng khiếp.Ý tưởng căn bản để chữa bệnh ung thư là phải cố gắng tăng cường khả năng thiên nhiên chữa của chúng ta khiến nó gây ra tiến trình nghịch lại biến dịch các tế bào ung thư thành hồng huyết cầu

Bác sỹ Shelton thuộc tiểu bang Texas nghĩ rằng bệnh ung thư có thể chữa lành bằng một trạng thái điều hoà giữa cơ thể và tâm hồn và ông đã đạt được ! nhiều k! ết quả tốt khi khuyên bệnh nhân của ông nhin ăn hay ăn trái cây. Tuy thế, phải rất thận trọng và để ý khi ta tuyệt thực để trị liệu ung thư. Sự tuyệt thực bề ngoài làm giảm các tế bào ung thư nhưng đồng thời cũng làm giảm hoạt lực của cơ thể.Bỏi vậy khi chúng ta tuyệt thực để chữa bệnh,chúng ta phải để ý đến sự bién thiên của tỉ số giữa độ giảm tế bào ung thư và độ giảm hoạt lực. Trong khi tuyệt thực chúng ta phải để ý đừng để cho sự suy giảm hoạt lực quan trọng hơn sự suy giảm các tế bào ung thư.Cho nên với bệnh ta chỉ nên tuyệt thực ngắn hạn và nhiều lần để có thể bao giờ cũng duy trì được hoạt lực Còn việc dùng trái cây thì chỉ cho kết quả tốt trong trường hợp bệnh ung thư do ăn uống quá nhiều thịt hay quá nhiều đồ ăn có thịt.Nó không tốt khi dùng để chữa bệnh ung thư bao tử người nhật.Với họ một chén gào lứt hay ngũ cốc lứt tốt hơn.Những loại cây ở trên cũng có hiều quả.

Ngoài thực phẩm và cây cỏ ra, chúng ta có thể áp dụng lối trị liều vật lý.Ý tưởng căn bản của lối trị liệu này là sự phá huỷ của các tế bào ung thư bằng cách thiết lập lại khả năng tự chữa trị của cơ thể chúng ta.Sự chữa trị này được dùng với tĩnh điện.Những ion Âm này đi vào cơ thể kích thích hệ thần kinh đối giao cảm có hiều quả là làm thay đổi cân bằng acid- kiểm tính của máu và làm gia tăng hoạt tính của tế bào lành mạnh

Nói tóm lại ba lối trị liệu chính của y học hiện đại về ung thư (giải phẫu, dược phẩm và bức xạ ) phải được thay thế bằng lối trị liệu bằng tâm hồn, dinh dưỡng và vật lý.

PHƯƠNG THỨC TRỊ LIỆU BỆNH UNG THƯ

Một cách tổng quát, nguyên nhân chíng của bệnh nằm ở tiến trình chót của một trạng thái sinh lý có hiệu quả gây ra bệnh nơi các tế bào.Về phương diện tế bào nguyên nhân của bệnh này là sự rối loạn chức phận của hệ thống hô hấp nắm giữ lòng tế bào gốc ở tác dụng biến dưỡng tế bào.Tác dụng này lại phụ thuộc vào hiện tượng oxyt hoá gây ra một tác dụng biến dưỡng tế bào như vậy được xem như là nguyên nhân bệnh ung thư

Những dược phẩm tổng hợp hoá học, những bức xạ, làm acit hoá máu, làm suy yếu cấu tạo cơ thể và là một trong tác nhân gây ra trạng thái sinh lý nói trên.Bởi vậy sự trị liệu bệnh ung thư là loại trừ những yếu tố đã đóng góp vào sư phát sinh trạng thái sinh lý này

NĂM ĐIỀU TÂM NIỆM

1)- Sống gần với thiên nhiên càng nhiều càng tốt là nơi không khí và nước đều trong lành, có nhiều ánh mặt trời và màu xanh của cỏ cây
2)- Tránh tất cả thức ăn bán ngoài thị trường, những thức ăn nhân tạo, đồ đóng hộp.Hãy ăn những thức ăn mọc tự nhiên
3)- Chấm dứt sự dùng những dược phẩm hoá học tổng hợp.Một cách tổng quát những dược phẩm hoá học đều độc; thuốc sát trùng tẩy trùng, trụ sinh, gia vị hoá học
4)- Hãy làm việc và tập thể dục.Điều này sẽ giúp chúng ta thiết lập lại mọi sự nhiễu loạn chức vụ hô hấp của các tế bào. Chúng ta sẽ ngủ ngon và ngon miệng ruột sẽ hoạt động điều hòa và tốt
5)- Hãy tránh những sự căng thẳng tâm trí bằng nhữn! g cách đọc những lời giáo huấn của các hiền triết đời xưa.Chẳng hạn như vô song nguyên lý, triết học trung hoa và Ân độ, hoặc tập thiền, khí công, Yoga.

PHÉP CHÂM CỨU VÀ ÂM DƯƠNG

Tại sao châm cứu có thể trị bệnh được.Sau đây là hai lối giải thích.

1. GIẢI THÍCH THEO LỐI KHOA HỌC

Bệnh tật là biểu hiện sự mất quân bình của môi trường nội bào và gian bào, sự mất quân bình giữa những chất hoá học của nội môi trường. Máu với nguyên chất được cấu tạo bởi các loại thực phẩm lipide, glucide, protide, khoáng chất, nước sinh tố vv… Hệ thần kinh giao cảm có nhiềm vụ kiểm soát, điều hoà và làm cân bằng các cơ năng của các cơ quan, cố gắng tu sửa lại mất quân bình thực phẩm kéo dài lâu, hệ thống thần kinh này sẽ mệt mỏi và tự nó sẽ mất thế cân bằng. Lúc đầu hệ đối giao cảm sẽ có tác dụng hiệu quả, nhưng sau cùng sẽ kiệt sức nếu ta không làm mất đi nguyên nhân đầu tiên của sự mất quân bình.Lúc đó hệ thần kinh dinh dưỡng sẽ bị hệ trực giao cảm khống chế với giao cảm thần kinh cường, đặc tính những bệnh kinh niên. Do đó chỉ cần tái lập lại sự quân bình giữa hệ trực và đối giao cảm là ta có thể làm biến mất đi các triệu chứng. Như vậy sức khoẻ là sự biểu hiện sự quân bình toàn hảo của năng lượng Âm Dương

Khi dùng kim châm Nhật Bản, dù là loại thông thường nhất(đường kính 0,15) chích vào da nơi một điểm đã chọn, kim châm sẽ không gây ra sự phù thủng nào nhưng nó chà hay đâm xuyên qua hàng ngàn tế bào làm những ious nội tế bào nhất là ion + K đi ra ngoài.Những ions K + này được dịch thể gian bào chuyển chở đến kích thích những nhánh nhỏ tận cùng của những dây thần kinh đối giao cảm gây nên sự! Bổ (tonification) những tế bào của cơ quan có liên lạc năng lượng với điểm chích (huyệt ).Người ta cũng có thể gây nên sự bổ toàn cơ thể một cách nhanh chóng bằng phương pháp TA.Phản ứng mê tẩu thần kinh cường của những tế bào cơ quan được điều trị, cũng như tế bào của tất cả cơ thể làm trung hoà trạng thái bệnh của người giao cảm thần kinh cường.Do đó sẽ có một cải thiện lớn lao hay sự chữa lành triệu chứng của tất cả bệnh kinh niên mà luôn luôn là giao cảm thần kinh cường

Nhưng sự khác biệt giữa bổ và tả như thế nào.Sau đây là câu trả lời theo lý luận phổ quát.

2. GIẢI THÍCH THEO LUẬN LÝ PHỔ QUÁT

Người ta dùng các định lý và nguyên lý sau đây:

Định lý -2 Âm hút Dương, Dương hút Âm

Định lý – Âm cực thì Dương sinh và Dương cực thì Âm sinh

Nguyên lý 1- Tất cả mọi việc có thuỷ thì có chung
Nguyên lý 2- Tất cả cái gì có mặt thì có lưng
Nguyên lý 3- Không có hai hữu thể, hai sự vật hay hai hiện tượng giống nhau
Nguyên lý 4- Mặt càng to thì lưng càng rộng

Dương sinh Âm và ngược lại. ví dụ ; như nhiệt Dương sẽ làm cho dãn nở (Âm) Những động vật đồng nhiệt Dương trở nên dễ mệt mỏi trong một môi trường Dương, trong những tháng mùa hạ ; trong khi đó những thực vật Âm lại phát triển dễ dàng trong cùng một điều kiện.

Nếu nhiệt hay muối (Dương ) đưa vào một hệ thống Dương với một lượng vừa phải, hệ thống đó trở thành Dương hơn, nóng hơn, hoạt động hơn.Ngược lại nếu đưa nhiều nhiẹt và muối vào cùng hệ thống Dương thì s�! � thừa ! thải Dương sẽ thu hút Âm ví dụ như nước; lúc đó hệ thống trở thành Âm, do số lượng nước đưa vào quá nhiều

Do đó nều Dương tăng cường Dương trong trường hợp này lại sinh Âm trong trường hợp khác thì điều đó tuỳ thuộc vào số lượng đem vào hệ thống. Đó là cơ chế " lượng làm thay đổi phẩm " Điều này cũng đúng với bổ và tả ; bổ hay tả tuỳ lượng kích thích gây nên bởi kim châm.Hiện tượng tự động dãn nở co rút của con người . Hiện tượng co dãn của con người một phần thay đổi theo lượng ánh sáng Dương và bóng tối Âm, một phần theo tỉ lệ cầu tạo Âm Dương của con người. Tia sáng yếu kích thích trực giao cảm làm con người dãn ra. Ngược lại tia sáng mạnh làm tê liệt hệ trực giao cảm giãn nở và phát khởi hoạt động hệ đối giao cảm co rút.Như vậy ánh sáng có thể gây nên hiêu quả khác nhau tuỳ theo cường độ

Trên đây là giải thích sơ lược hai vận dụng đặc biệt của kim bổ và tả. Thật ra cơ chế về vật lý, sinh lý và sinh hoá sẽ phức tạp hơn nhiều.Nều thích thú chúng ta có thể nghiên cứu hiện tượng một cách chi tiết, phân tích nhưng trước hết phải có một sự hiều biết rõ ràng, tổng quát nhờ la bàn Âm Dương.Sự phân tích luôn luôn được coi là phu thuộc

Một cái vỗ nhẹ (Âm) làm dễ chịu, trong lúc đó một cái tát mạnh (Dương) làm nổi giận. Lượng thay đổi phẩm.Tất cả kích thích, tất cả hoạt động có thể gây các hậu quả trái nghịch trong thế giới tương đối này.

TÌNH YÊU DỤC TÍNH VÀ ÂM DƯƠNG

Bụi bay là áng mây mờ
Yêu nhau là hẹn sai giờ ngó nhau.


Thức ăn và những hiện tượng của sự sống đều có liên lạc rất mật thiết với nhau.Tình yêu và hôn nhân là nền tảng của đời sống xã hội, cũng do quy tắc ấy chi phối

Chúng ta đều biết rằng không có động lực nào mãnh liệt hơn nhục dục hoặc sự đói khát. Ngay cả những người đã có lối thoát khỏi sự khống chế của nhục dục đều phải nhận rằng họ vẫn cần phải ăn uống. Sự đói khát là nguyên nhân động lực mãnh liết nhất với con người.

Chúng tôi không hẳn nói rằng nhục dục không phải là một động lực mãnh liệt, vì sử sách đã từng chứng minh sức mạnh khủng khiếp của nó. Vì nó mà bao nhiêu anh hùng đã tan nát sự nghiệp, bao nhiêu ngai vàng đã bị ngả nghiêng.Nó cũng là nguồn gốc của câu "Sau mỗi trọng tội đều có hình bóng của người đàn bà "

Theo Giáo Sư Ohsawa thì bất cứ quan niêm nào về vũ trụ mà tự cho rằng đã chỉ đúng đường đi đến chỗ toàn năng, toàn mỹ phải đề ra một phương pháp thực tiễn sau đây

a- Sự đói khát, điều kiện thiết yếu cho sự sống của con người
b- Tình yêu, nền tảng của sự sống còn của dân tộc, quốc gia và nhân loại

Đó là thuật trường sinh.Điều đáng chú ý là đối với phái nữ thì cứ mỗi chu kỳ bảy năm là một sự biến đổi về phương diện sinh lý và tinh thần ( 7,14,21 tuổi vv…) Về phương diện sinh học thì cứ bảy năm là các tế bào của con người hoàn toàn đổi mới. Co! n gái lúc sinh ra thường Dương hơn con trai, vì vậy mà các thức ăn Âm và biến đổi mau lẹ đúng với luất sinh vật học.Còn con trai ngược lại, khi sinh ra thì Âm hơn con gái nên thiên về Dương hơn, vì vậy nên biến đổi chậm hơn, và chu kỳ biến đổi là 8 năm.Điều này cắt nghĩa vì sao cơ thể con gái phát triển mạnh hơn con trai

Trong những định luật thiên nhiên căn bản là Âm và Dương thu hút nhau rất mãnh liệt,Đàn bà là Dương và đàn ông là Âm, sự thu hút lẫn nhau của hai phái rất mãnh liệt thì sau khi kết hôn họ mới có hạnh phúc lâu dài

Khi lên 7 thì nữ tính ở người con gái và nam tính của người con trai bắt đầu phát hiện rõ rệt.Cũng từ đó, nếu được săn sóc cẩn thận, người con gái trở thành càng ngày càng Âm và con trai càng ngày cang Dương

Ở Nhật Bản, theo tục lệ thì tuổi ấy con trai, con gái phải sống riêng biệt.Trong lớp học, ngoài sân chơi, không khi nào chúng được sắp ngồi chung hoặc cho chơi chung với nhau. Chúng sống riêng biệt như thế cho đến khi tuổi hôn nhân. Như vậy tránh được sự thân thiết gây nên do sự chung đụng hằng ngày và do đó những đặc tính phân biệt mỗi phái không có cơ hội suy giảm Âm tính của nữ phái càng ngày cang tăng và Dương tính của nam phái cũng vậy Nhờ sự dưỡng dục đó, khả năng quyến rũ lẫn nhau của hai phái có dịp nảy nở mãnh liệt

Dĩ nhiên anh chị em trong một gia đình vì chung sống dưới một mái nhà thì không làm sao tránh khỏi sự gần gũi nhau được, nhưng đây là một trường hợp ngoại lệ

Khoảng 14 tuổi ,con gái bắt đầu có kinh nguyệt, con trai tới tuổi 16 đã có vóc dáng và tính tình đàn ô! ng. Kinh ! nguyệt nơi người đàn bà được giải thích như là sự khử trừ chất Dương hàng tháng để duy trì Âm tính nơi đàn bà.Đến năm 49 tuổi thì kinh nguyệt dứt, đời sống sinh lý chấm dứt và người đàn bà trở vể cuộc đời thanh tịnh

Dương là biểu dương cho hướng tâm lực và Âm cho ly tâm lực.Do đó về phương diện tình yêu, người đàn ông kẻ xung kích còn người đàn bà chỉ là kẻ thụ động, Đó là một hiện tượng tự nhiên như sự khao khát ăn uống. Thần thánh hóa ý tưởng ấy hoặc xem đó như là một tội lỗi hai đều sai

Vì tình yêu người đàn ông ví như con chó săn rượt theo con thỏ bất kể núi non, thung lũng hay sông ngòi.Người đàn bà trái lại, như con thỏ cố gắng hết sức để lẩn tránh (mặc dầu không muốn lẩn tránh) Khi con thỏ không muốn chạy trốn mà chạy theo hoặc trở lại săn con chó, đó là một sự kiện trái ngược lại với thiên nhiên; con chó sói đội lốt con thỏ .Người nào hiểu sự kiện này sẽ thành công trên đường tình

Nhiều nhà văn như Chancer, Shakespeare và Enerson viết rằng "ái tình vốn mù quáng" Nhiều lúc mãnh lực của tình yêu áp đảo ý chí của ta khiến ta không hiểu nổi ý nghĩa của nó trong đời sống ta nữa

Một sự cảm xúc mạnh mẽ như thế phải được hướng dẫn đúng theo chiều.Đó là một điều tối quan hệ. Đi sai đường đời sẽ là một thảm kịch.Ăn uống theo thuật trường sinh, ta sẽ dễ dàng làm chủ được tình cảm của mình.Một điều thú vị là càng già thì cảm xúc càng lắng dần đi như một viên sỏi chìm dần xuống đáy biển, để rổi ta không nói rằng ngày xưa ta không cưỡng lại nó được.Nói tóm lại ngư�! ��i đàn! ông lúc thiếu thời đã ăn quá nhiều kẹo, bánh mì lúc nào lớn lên cơ thể bất lực ; ăn quá nhiều thịt có thể độc ác và hung bạo.Tuy nhiên người bất hạnh nhất là người ăn đủ các thức ăn như (kẹo, thịt, thực phẩm do sữa chế tạo ra, cà phê, thức ăn hoá hộp – tất cả đều bành trướng mạnh ; (Âm) sẽ làm cho họ hoàn toàn bất lực.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét