Thông tin ebook
Tên truyện : Sống Trên Đá
Tác giả : Nguyên Bình
Thể loại : Tản văn
Nhà xuất bản : Kim Đồng
Năm xuất bản : 2006
Số quyển / 1 bộ : 1
Hình thức bìa : Bìa mềm
———————————-
Nguồn : http://vnthuquan.net
Chuyển sang ebook (TVE) : santseiya
Ngày hoàn thành : 24/05/2008
Nơi hoàn thành : Hà Nội
Mục Lục
Sơ lược về tác giả
Nguyên Bình
Tên thật: Nguyễn Quang Bình
Hội viên Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam
Công tác tại Toà án nhân dân huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang
Điện thoại: Cơ quan: 0219 856120
Di động: 0975727506
Email: 321nguyenbinh@gmail.com
Tác phẩm đoạt giải:
- Cánh chim – Đạt giải B cuộc thi sáng tác đề tài “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” toàn quốc năm 2006 do Cục văn hoá – thông tin cơ sở – Bộ văn hoá- thông tin tổ chức.
Tác phẩm đã in:
- Chia tay với đá (tập truyện) – NXB Kim Đồng – 2003
- Mí Sình đi chợ (tập truyện) – NXB Kim Đồng – 2004
- Trẻ em cướp dâu (Tập truyện) – NXB Văn hoá dân tộc – 2005
- Sống trên đá (Tản văn) – NXB Kim Đồng – 2006
- Hoa tam giác mạch (Tập truyện) – NXB Văn hoá dân tộc 2007
Lời mở đầu
Xuân về đã thấy lòng rạo rực. Hình như từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây có cái gì tốt tươi đẹp đẽ đang đến, đang ngập tràn đây đó.
Mùa đông. Con người phải chịu đựng bao nhiêu khắc nghiệt của mùa đông, trời đất âm u, gió rét thấu xương, rét như trăm ngàn mũi kim châm vào da thịt, rút gân rút thịt ra làm rét…
Gió rét, không ai muốn ra khỏi nhà, không ai muốn rời bếp lửa. Mẹ vừa nhúng tay xuống nước để làm bữa cơm chiều hai bàn tay đã ửng đỏ, tê đi rồi tím lại. Đàn gà chui vào một góc thật kín để tránh gió. Gà mẹ xù lông ủ kín đàn con bé nhỏ, có con thò đầu ra ngoài thấy lạnh quá lại vội chui vào. Đám gà choai choai hàng ngày nghịch ngợm đánh nhau chí choé hôm nay cũng trốn biệt đi đâu mất. Gió rét không có bạn chơi tức tối sục đi tìm bới tung tất cả vẫn chẳng thấy bạn đâu, nó cứ ầm ò gọi mãi. Những người buộc phải ra khỏi nhà thì áo lớn áo bé, nhìn bề ngoài chẳng thấy ai gầy gò ốm yếu nhưng đôi môi vẫn run lên trước cơn gió dữ…
Có qua mùa đông nghiệt ngã mới thấy hết giá trị, những nét đẹp, nét đáng yêu đáng quý biết chừng nào của mùa xuân. Nó gần giống với tình cảm của người con xa quê hương lâu ngày gặp lại, nó ngạt ngào như hương cố nhân nửa đời gặp nhau, nó lại giống như tình yêu vừa mới chớm,… Nói chung là khó tả lắm, kể ra nữa cũng chưa thoả nỗi lòng, chỉ biết nó là những gì thân thương gần gũi nhất, đáng yêu và đẹp đẽ nhất, vậy thôi.
Xuân về. Con người dễ thấy, dễ nhận ra ở những thay đổi của cây đào, cây mận. Từ cái cành khẳng khiu tưởng như đã mất hết sự sống kia bỗng đâu xù ra những mấu. Những cái mấu xù xì, xấu xí. Một buổi sớm tỉnh dậy thấy từ cái mấu cằn cằn kia bung ra một bông hoa với cái cánh nhỏ màu hồng run run vẫy gió. Nó yếu ớt mong manh như hạnh phúc vậy, đẹp đẽ, tinh khôi và dễ vỡ. Với con mắt phàm tục thì nó chẳng đáng gì nhưng với người thanh lịch thì khác hẳn, ở đấy gói ghém cả bồ nhân sinh quan về triết lý sự sống, về cuộc sống, về cái đẹp, về hạnh phúc đời người.
Trên sườn núi chênh vênh giữa màu xám xịt của đá tai mèo chợt bừng lên một sắc hồng ngạo nghễ như muốn tự khẳng định một sức sống mạnh mẽ, phi thường và đẹp một cách quý phái.
Dưới thung lũng cũng đang bừng lên những sắc hồng. Những cây đào như cô gái đến thì đang làm duyên làm dáng với nét đẹp kiêu sa không hề lẫn giữa trăm ngàn cây cỏ. Cái màu hồng ấy rất thanh và rất nhẹ nó không rực lên để tạo ấn tượng, nó không ngạt ngào để tạo hương vị, nó cứ dửng dưng như vậy mà làm say đắm lòng người. Lẽ dĩ nhiên những con mắt hời hợt sẽ không bao giờ cảm nhận nổi cái tình, cái ý, cái tứ trong những cái khiêm nhường kia. Chỉ những tâm hồn đồng điệu, những cái cảm tinh tế mới thấy hết giá trị của những ẩn ý sâu xa trong cái tư thế và sắc mầu ấy.
Xuân về. Có điều gì lạ lắm! Cây cối như được đánh thức sau một giấc ngủ dài bừng dậy thi nhau đâm chồi nảy lộc, bừng dậy thi nhau và thi nhau, hình như cỏ cây đang có một cuộc thi sinh trưởng và phát triển thì phải. Cứ âm thầm lặng lẽ mà ồn ào huyên náo ganh đua nhau từng tí một. Và đấy, hôm nay so với hôm qua đã khác xa lắm rồi, nếu so với ngày mai thì còn khác nữa!
Xuân về. Thiếu nữ mở cửa nhìn ra rừng cây trước mặt, nhìn bụi mưa đang rắc đều đều xuống khoảng sân trước nhà mà lòng thổn thức đến lạ. Xuân về, mùa lễ hội cũng về, năm nay bản bên đã cắm cây nêu từ tháng trước, lễ hội nơi ấy chắc sẽ đông vui, người khắp nơi sẽ về nhiều lắm, trò chơi cũng được bày ra rất nhiều,… Bụi mưa rơi xuống dày hơn, trên khuôn trang người thiếu nữ bỗng nở một nụ cười e thẹn.
Và cũng thật lạ, thường ngày cái mặt của đá cứ đăm đăm với cái trán nhăn nhúm mải lo nghĩ sự đời, xuân về cũng bừng lên tươi sức mới, đẹp đẽ, duyên dáng, bừng sáng nét duyên thầm.
Xuân về! Xuân về!… Chị gió đã thì thầm như vậy vào sáng nay.
Quẩy Tấu
Có lẽ ít có vật dụng nào gần gũi và gắn bó với người Mông như chiếc quẩy tấu, khi đi nương quẩy tấu đựng dụng cụ lao động từ nhà lên nương, khi về nhà quẩy tấu lại đựng các sản vật từ nương về nhà, khi đi chợ quẩy tấu cũng đi theo… Khi ra khỏi nhà con người thường mang theo quẩy tấu, có khi còn chưa biết để làm gì, nếu trên đường đi gặp ít rau cho lợn sẽ lấy một ít, gặp ít củi khô sẽ gùi một ít, gặp ít quả rừng sẽ hái một ít… Có khi cũng chẳng đựng cái gì, khi đi sao khi về vẫn vậy.
Quẩy tấu là sự sáng tạo trong lao động của người dân miền núi, nó được ví như chiếc địu, như chiếc ba lô, và hầu hết mọi thứ cần mang vác đều được đựng trong quẩy tấu.
Đường vùng cao lắm đèo nhiều dốc, gập gà gập ghềnh, bước lên mây, bước xuống đất, khó có thể gánh, quẩy bằng đòn gánh, người Mông đã sáng tạo ra chiếc quẩy tấu, rất phù hợp với điều kiện đu quẩy lên dốc xuống khe.
Tôi còn nhớ người bạn là nhà báo kể cho nghe có một bản của người Mông ở tít trên núi cao gần như biệt lập với thế giới bên ngoài, con đường duy nhất vào bản là mười hai chiếc thang nối nhau bắc vào vách núi.
“Nghe kể đã lâu, hôm ấy có dịp tôi quyết tâm đi thực tế một chuyến cho con mắt được mở mang. Buổi sáng, lúc đường còn ướt sương, tôi và anh cán bộ xã đã lên đường. Mặt trời lên khá cao, bóng nắng đã gần nghiêng về đông mới đến chân núi, từ dưới nhìn lên thấy chót vót tít tắp xa. Đứng nghỉ một lát rồi anh cán bộ xã bướ! c những bước đầu tiên lên cái thang thứ nhất, tôi bước theo ngay phía sau mà bàn chân cứ run lên từng hồi sợ sệt, chỉ cần sơ ý một chút mà trượt chân ngã xuống thì… tôi không dám nghĩ thêm nữa. Anh cán bộ xã bảo đừng nhìn xuống cứ ngước mắt lên là hết sợ. Tôi đã không dám nhìn xuống, nhìn lên cũng không dám, tôi cứ dán mắt vào vách núi đá mốc meo đen xỉn. Đi mãi rồi cũng hết các bậc thang. Đoạn đường tiếp theo lại phải lách mình qua các khe đá, những hòn đá rất to bám vào sườn núi, bước nọ nối bước kia cách nhau một đoạn xa, nhiều lúc phải bước lên đầu các hòn đá. Anh cán bộ xã vừa đi vừa dặn là phải bước đúng đầu hòn đá đừng có bước vào sườn nó kẻo trượt chân ngã thì không về được đâu. Tôi phải nhẹ nhàng cẩn thận đặt bàn chân đúng cái mỏm nhô lên của hòn đá, sự sắc nhọn được cảm nhận sau đế dày truyền đến bàn chân đau nhói.
Đoạn sau bước đi có dễ hơn, ít đá nhọn hơn và thêm một đoạn nữa được gặp cái thang thứ hai. Cũng như cái thang thứ nhất, sườn núi đá vôi đen xỉn là nơi cái thang bắc vào, tôi lại dán mắt vào vách đá như một sự cứu cánh đã lên được tới đỉnh.
Hết cái thang thứ hai là đoạn đường tương đối bằng phẳng đi ngang qua nương ngô. Hết nương ngô đến đoạn đường núi đá tai mèo lởm chởm sắc nhọn như trăm ngàn mũi chông giơ lên trời. Bàn chân lại nhói đau. Rồi gặp cái thang thứ ba. Cái tháng thứ ba dài hơn nhưng độ dốc đứng kém hẳn cái thang thứ hai nên bư�! ��c đi c! ũng dễ dàng hơn nhiều.
Cái thang thứ tư cách đó không xa. Cái thang thứ tư có mấy bậc đã bị gẫy từ lúc nào, thay vào đó là mấy đoạn cây được buộc bằng dây rừng vào thân cây gỗ để đi tạm. Tôi bước chân vào đoạn cây buộc tạm, cái thang chòng chành như muốn gẫy. Tôi bấu chặt hai bàn tay vào thân cây gỗ rồi đứng im không dám nhúc nhích, một lúc sau tôi mới dám bước tiếp. Anh cán bộ xã đã đi hết các bậc thang quay lại nhìn tôi rồi cười lớn.
– Cán bộ chưa đi thang bao giờ sao?
Tôi không nói gì vì còn đang bận tập trung vào bước chân đi trên bậc thang làm sao cho thật nhẹ nhàng để nó khỏi rung lên, để tôi khỏi bị hất xuống vực sâu.
Rồi tôi cũng leo được tới đỉnh. Đi tiếp một đoạn nữa thì gặp cái thang thứ năm.
Rồi đến cái thang thứ sáu.
Tiếp nữa là cái thang thứ bảy.
Cái thang thứ tám…
Con đường vẫn đang chót vót lên trời.
Mười hai cái thang, leo hết mười hai cái thang là đặt chân đến bản và cũng đúng lúc trời chiều xậm xuống.
Cứ tưởng ở địa thế hiểm trở như vậy bản làng sẽ heo hút xơ xác, nhưng không ngờ, ở bản dưới có cái gì thì bản trên có cái ấy: trâu, bò, lợn, dê, ngựa, gà, vịt, ngan,… đủ cả. Khi được hỏi những thứ đó lấy ở đâu về thì mọi người đều nói là tất cả đều được lấy về từ bản dưới. Lấy lên bằng cách nào? Mọi người nói tiếp là gùi bằng quẩy tấu. Con trâu, con bò to như thế thì gùi sao được? Sao lại không được, gùi lúc nó còn bé, cũng không nặng mấy đâu mà!…“
Quẩy tấu mà người Mông Hà Giang sử dụng là quẩy tấu dáng vuông miệng tròn, một số nơi khác làm quẩy tấu dáng tròn thậm chí đáy nhọn miệng loe. Quẩy tấu được đan bằng tre hoặc bằng trúc, làm bằng trúc quẩy tấu chắc chắn và bền hơn. Tre, trúc róc lấy cật đan lóng hai, lóng ba ghép tròn dần về phía miệng. Lớp trong của quẩy tấu được lót bằng lớp phôi, mỏng, lớp ngoài mới là lớp cật chắc chắn. Kích thước của quẩy tấu là không hạn định, tuỳ theo khả năng sử dụng mà người ta đan quẩy tấu to hay nhỏ. Cái to dành cho người cường tráng khoẻ mạnh, cái nhỏ dành cho đàn bà con gái và trẻ con. Thậm chí người ta đan cả chiếc quẩy tấu dành cho đứa trẻ năm, sáu tuổi đeo. Dây để gùi thường làm bằng da trâu, da bò hoặc lấy từ cây móc.
Quẩy tấu không chỉ đơn thuần là vật dụng phục vụ hoạt động sống của con người hàng ngày, nó còn mang giá trị tâm linh thần bí. Cùng với con dao, cái liềm, cái cuốc… Quẩy tấu ngày tết được thắp hương thờ cúng, được ăn cơm mới, được con người mang ơn đã cùng lao động suốt một năm ròng.
Quẩy tấu còn được đà bà con gái mang khi đi chợ như là thứ đồ trang sức. Người có chồng có con mang quẩy tấu thể hiện sự đảm đang chăm chỉ vun vén cho hạnh phúc gia đình. Người chưa có chồng mang quẩy tấu như là lời khẳng định đầy hứa hẹn với đám thanh niên con trai rằng mình là người ưa lao động, đảm đang, khéo léo biết thu vén… Quẩy tấu dùng riêng cho người đi chợ hoặc đi thăm thú đó đây thường mảnh mai hơn, nhỏ hơn, nhẹ hơn và được trau chuốt kỹ lưỡng hơn so với quẩy tấu mang khi đi nương.
Ngày nay do có nhiều đồ trang sức đẹp, có nhiều cách thể hiện cho đám thanh niên con trai biết sự đảm đang khéo léo của mình nên đám con gái khi đi chợ đã ít đem theo quẩy tấu theo nếu không cần gùi đựng một thứ gì.
Quẩy tấu với người vùng cao trong việc gùi quẩy có một giá trị thật đặc biệt, đến cả sau này nữa cũng chưa chắc có loại nào thông dụng hơn. Có người còn dùng quẩy tấu như là một sở thích, một thứ đồ chơi, đi đâu cũng mang theo, không cần biết là đem đi để làm gì.
Bà tôi vẫn còn giữ lại được chiếc quẩy tấu vẫn thường mang theo khi đi chợ từ lúc còn thời con gái. Chiếc quẩy tấu đã cũ lắm rồi nhưng vẫn còn rất đẹp, cái nan trúc không hề bị mọt và hình như ngày càng óng lên thì phải. Bà vẫn để trên gác bếp, thỉnh thoảng lại được lấy xuống lau chùi sạch sẽ. Bàn tay bà run run lần đi lần lại từng chiếc nan trên quẩy tấu như tìm lại từng nét duyên dáng, thơ ngây, ngờ nghệch của ngày xưa…
Bố đang xỏ khung cho chiếc quẩy tấu thứ năm. Những chiếc quẩy tấu bố làm to hơn của bà từ hình dáng cho tới cả cái nan trúc đan xung quanh. Bố vấn miệng và xỏ khung thật khéo nhưng đem so với chiếc quẩy tấu của bà thì nét đẹp, nét tinh sảo vẫn còn ít hơn nhiều lắm.
Ngày mai, lần đầu tiên tôi được đi chợ cùng bố. Chợ ở xa lắm, phải đi từ rất sớm, bố nói vậy. Đi chợ để mang những chiếc quẩy tấu ở giữa nhà kia đi bán.
Nhịp thở của đất
Đã tôi không về quê ngoại, từ cái ngày con đường từ Thị trấn Việt Quang về Yên Hà còn chưa trải nhựa. Cây cối hai bên đường vẫn rậm rì như xưa. Từ Yên Hà về nhà con đường không khác đi là mấy, vẫn mặn mòi màu đất đỏ, bánh xe lúc thì xa rãnh, lúc hạ ổ gà, tôi phải đánh tay lái một cách rất điệu nghệ mà nhiều lúc xe vẫn bị chạm gầm. Bên đường, từng vườn cam chạy dài tít vào trong đồi, nép dưới tán lá là những quả cam nho nhỏ xinh xinh. Nhìn vườn cam bỗng nhiên tôi nghĩ đến ngày thu hoạch, trái cam chín vàng cây, đầu cành nặng chĩu rủ xuống. Cạnh gốc cam, tự dưng mọc lên những cái cọc hí hửng đỡ lấy cành cam. Người già, trẻ em đưa miếng cam vào miệng mà như thấy từng giọt mật quê hương đang tan ra nơi đầu lưỡi.
Nhìn ra cánh đồng, bao la non trời mây nước, tiếng chân lội ruộng, tiếng bắt sá cày bừa làm náo động cả một vùng, vài thửa ruộng có người đang cấy, từng ngọn mạ xanh xanh đang đua nhau vẫy gió.đã già đi nhiều, sau mấy trận ốm lương bà còng hẳn xuống, chân tay quắt queo chỉ còn da với xương. Bà nhìn tôi nhưng chưa nhận ra. Tôi dừng xe gần chân cầu thang lên trên sàn. Đàn gà đang ăn bỗng dương chạy tán loạn. Tôi để nguyên mũ bảo hiểm, hỏi bà:
– Bà ơi, nhà mình có bán gà không ạ?
Bà thật thà:
– Nhà có mấy con, không bán đâu.
Tôi bỏ mũ bảo hiểm ra. Bà chửi:
– Đồ mất nết, nó lừa cả bà.
Tôi tắt máy xe. Đàn gà lại chạy về ăn.
– Bà! ơi, lâu nay cậu có về không ạ?
Cậu tôi làm ở Hạt kiểm lâm huyện Bắc Mê.
– Có, cũng mới về thôi. Lại đi rồi!
– Bà ơi, mợ có nhà không ạ?
- Đi cấy từ trưa, phải lúc nữa mới về.
– Nhà mình cấy được nhiều chưa ạ?
– Mới cấy được một ít, phải vài ba hôm nữa mới xong. Lên trên nhà mà rửa ráy, tắm giặt, cháu ạ.
Tôi cởi đồ ở xe mang lên nhà. Một lúc sau tôi ra thăm vườn thấy ngoại đang gom những cọng rơm khô vung vãi ở ngoài vườn, tôi nói:
– Ngoại già yếu thế, lần mò những việc lặt vặt ngoài vườn làm gì, không may trượt chân ngã thì khổ.
Ngoại vẫn không ngừng tay vun gọn những cọng rơm.
– Nhưng ngồi chơi thấy nó cứ thế nào ấy, tay chân ngứa ngáy không yên.
Tôi lấy rổ ra vườn nhặt rau đay về nấu bữa tối. Ngoại vừa vun rơm vừa chỉ cho tôi chỗ rau đay non để hái. Khi hái xong rau về nhà đã thấy ngoại lấy chổi quét gầm sàn, mà gầm sàn nhà cậu tôi vừa dài vừa rộng, đứng từ đầu này nhìn về đầu kia thấy sâu hun hút, ngày xưa có lần tôi đếm bước chân được tám mươi bước chiều dài, bốn mươi ba bước chiều rộng. Tôi ra giành lấy công việc quét gầm sàn với ngoại, ngoại nói:
– Cháu đi tắm đi, tắm xong rồi ăn cơm.
Tôi cầm quần áo ra dòng suối cách nhà không xa. Đường ra suối đã được lát bê tông. Cây cầu tre khi xưa lắt lẻo qua dòng suối giờ đã không còn, thay vào đó là cây cầu bê tông chắc chắn. Vắt quần áo lên cầu tôi thả mình xuống dòng nước lững lờ trôi.
Tôi về nhà khi trăng đã lên khá cao, ngoại đang nấu cám lợn. Mợ cũng đã đi làm đồng về. Mợ đang nấu cơm.
Tôi đi ngủ khi đêm đã về khuya, ngoại và mợ vẫn còn dọn dẹp vài công việc lặt vặt.
Sáng, tôi dậy khá sớm, trời mới hơi hửng sáng tôi đã dậy và đi xuống sân. Tôi gặp mợ ở cầu thang, mợ hỏi:
– Sao cháu dậy sớm thế? Không ngủ được à?
Tôi cười:
– Cháu ngủ được, ở quê yên tĩnh, ngủ thích lắm mợ ạ.
– À, quần áo mợ giặt rồi, phơi ở dưới gầm sàn đấy.
– Mợ đi làm đồng về mệt nhoài cả người, quần áo của cháu cứ để cháu giặt.
– Có gì đâu, mợ làm một loáng là xong thôi mà.
– Mợ đi đâu sớm thế ạ?
– Mợ đi nhổ mạ, gánh này là gánh thứ hai. Mợ nấu cơm rồi đấy, tí nữa cháu lấy mà ăn.
Tôi chưa kịp trả lời thì mợ đã đi khuất nơi đầu ngõ, bóng đêm trùm lên người mợ. Mợ vẫn như ngày xưa, hay lam hay làm đến quắt queo da thịt. Có lần tôi nói đùa với mợ:
– Cháu đố mợ ngồi khô! ng ở nh! à một buổi.
Mợ thật thà:
– Mợ vẫn ở nhà đó thôi.
Vâng, đúng, những hôm trời mưa không đi đâu được thì mợ ở nhà, mặc dầu ở nhà nhưng đôi tay mợ cũng không hề nhàn rỗi, mợ lấy cái áo ra thùa lại cái khuy, đơm lại cái cúc, khâu lại chỗ đứt chỉ, hết khâu áo thì đi lấy cuốc về tra lại cái cán, vấn lại cái cạp rổ,… nói chung là lúc nào mợ cũng có việc để làm.
Tôi xuống sân tập bài thể dục buổi sáng, không khí trong lành. Tôi hít lấy hít để cái mùi thanh khiết của trời đất. Tập xong bài thể dục tôi lên sàn ngồi ngắm cảnh vật. Trời vẫn chưa sáng hẳn, trong vườn, quả đồi và cánh đồng trước mặt vẫn còn đầy bóng tối.
Mợ về nhà gánh mạ đi cấy.
– Cháu ăn sáng chưa? – Mợ hỏi.
– Cháu đợi bà dậy để ăn cùng. – Tôi trả lời.
– Không phải đợi đâu, bà không ăn cơm vào buổi sáng, một lúc nữa mợ mua bánh đem về cho bà.
– Mợ đã cấy hết gánh mạ lúc nãy rồi hay sao mà phải về lấy nữa ạ?
– À, có người cấy đổi công với mợ, họ đang cấy ở ngoài đồng, mợ về lấy mạ cho họ cấy rồi lại đi nhổ tiếp.
Con đường gần nhà xôn xao tiếng người gánh mạ đi qua. Cánh đồng chưa rõ bóng người chỉ thấy tiếng nói cười, gọi nhau í ới. Bà tôi đã dậy từ lúc nào, bà đang hoà cám cho lợn ăn. Một làn gió từ cánh đồng thổi lại, hơi lạnh trùm lấy người, tôi hít căng lồng ngực khoan khoái thả tâm hồn ra xa. Bầu trời không một gợn mây, vừng đông đã hửng lên, cánh đồng trư�! ��c mặt! mới hôm qua còn trắng nước, giờ đã phủ gần kín màu xanh tươi mới của mạ. Làn gió đi qua, từng cái lá nhỏ vẫy vẫy làm mặt nước trên ruộng xao động…
Mặt trời lên cao hơn, ánh nắng trải dài khắp núi rừng và thung lũng. Mặt ao trước sân nhà phẳng lặng, chìm sâu dưới đáy là một khoảng trời trong xanh, bỗng dưng đàn cá ở đâu ùa về đớp sương và đùa nhau, mặt ao hắt lên những ánh lân tinh. Đàn gà đồng loạt đổ xô ra khu vườn, con gà trống đi trước, gà choai, gà mái và gà nhiếp líu nhíu chạy theo sau. Lũ vịt cũng không kém với những âm thanh làm náo động cả một góc vườn, bắt đầu cuộc hành trình lần tìm lặn ngụp dọc bờ mương ra cánh đồng. Đàn cò trắng tung bay chao liệng từng vòng tròn trên cánh đồng vừa xuống mạ, chúng thấy lạ, mới hôm qua còn trắng nước, hôm nay sao đã có nhiều cây mọc thế này, liệu có nhầm nơi đến không,… rồi chúng ngập ngừng hạ xuống, một con, thêm một con nữa, một con nữa, rồi cả đàn cùng ùa xuống. Làn gió vẫn làm công việc của mình là quạt mát cho cỏ cây, hoa lá…
Buổi sáng ở quê, sao tôi thấy thích, thấy yêu buổi sáng ở quê đến thế!
Mưa
Trời vẫn mưa. Nước từ giọt gianh nhỏ xuống thành một dãy dài những lỗ trên nền đất trước hiên nhà. Núi rừng bị bao phủ một màu mờ đục. Cây cối ướt lướt thướt. Đám khói bếp cứ quẩn quanh rồi tan vào làn bụi mưa mờ trắng.
Mẹ ngồi dạy chị thêu hoa văn trên nền thổ cẩm. Từng đường chỉ màu đi qua bàn tay, qua cây kim nhỏ bé, chỗ thì hiện ra, chỗ thì ẩn đi, màu sắc của núi rừng cứ thế mà về nằm trên vải. Bàn tay chị cũng khéo lắm, đường kim không thua kém mẹ là mấy, có phần còn mềm mại hơn.
Bố tra lại cán cuốc, thay đoạn gỗ ở chuôi con dao quắm, đan tiếp cái quẩy tấu còn dở dang.
Em nhìn mưa, nhìn cái cặp nằm yên trên vách, lòng thấy buồn buồn. Nếu trời không mưa giờ này em đang nô đùa cùng bạn bè trong lớp.
Đường từ nhà em đến trường phải trèo qua một dãy núi, đi qua một thung lũng nho nhỏ, lội qua hai con suối. Những hôm trời nắng em đến lớp còn được dễ dàng. Những hôm trời mưa thì khổ lắm, đường trơn như có mỡ bôi lên. Con suối lâu ngày không có mưa chỉ còn một ít nước chảy lấp xấp giữa dòng. Khi mưa xuống nước suối dâng lên nhanh lắm, em đã phải mấy lần ở lại trường vì nước suối đột ngột dâng to không qua được để về nhà…
Trời mưa, mưa gì mà dữ thế, kéo dài suốt cả đêm hôm qua, gần hết buổi sáng rồi mà vẫn chưa ngớt tí nào. Con suối hôm nay nước sẽ về nhiều lắm, có lẽ phải lên gần đến gốc cây nghiến cụt ngọn nơi vách núi, nước đuổi nhau ầm ào như một dòng ! thác lớn.
Lớp học hôm nay chắc sẽ vắng nhiều. Các bạn đều ở xa, đường đi lắm dốc, nhiều khe, nhiều đoạn rất trơn. Không ai muốn ra khỏi nhà dưới cơn mưa dữ dội thế này.
Cô giáo hôm nay chắc sẽ buồn nhiều. Em còn nhớ có lần trời cũng mưa thế này, cô giáo tới lớp ngồi đợi học sinh đến học, đã gần trưa, màn mưa vẫn giăng trắng xoá. Trong lớp có em và một bạn nữa. Cô giáo ngồi nhìn trời mưa không nói một lời nào. Bỗng thằng bạn ghé tai em nói nhỏ: “Cô giáo vừa khóc thì phải!” Em không nói gì, nhìn kỹ hơn, và phát hiện ra hàng mi cong cong của cô không bị mưa mà cũng ướt.
…… Những cơn mưa rừng thường dai dẳng và mạnh mẽ, xen lẫn là tiếng thác xối ào ào cho người ta cảm giác lẻ loi, buồn sâu lắng. Lòng người suy tư đến một điều không nằm trong hiện tại.
Bên bếp lửa hồng, chén rượu cầm tay, lời nói, lời trò chuyện, và uống… Nhìn qua ta có thể khẳng định màn mưa ngoài kia chẳng liên quan gì đến họ, họ còn đang mải vui, mải nói, mải cười át cả tiếng mưa. Nhưng rồi có một lúc đột nhiên lắng lại, tiếng mưa tí tách rơi nghe rõ mồn một, họ tự tìm về lòng mình, cái cảm xúc trong lòng trào dâng, chén rượu cầm trên tay cũng tủi thân, buồn vô cớ…
Có người nghe mưa rơi còn khẳng định ngoài tiếng nước xối còn có cả tiếng cây lá cựa mình, tiếng con sâu nằm trong kén ngơ ngác sau giấc ngủ dài. Có người còn khẳng định, mưa rơi là lời ru của ! trời đất, bằng chứng là nằm nghe mưa chỉ một lúc là buồn ngủ.
Cơn mưa đưa con người ta về với vùng hoài niệm, tiếc nuối một điều gì từ dĩ vãng, run run ngờ nghệch thủa thơ ngây…
Một buổi sớm mùa xuân nghe tiếng lộp bộp rơi từ rừng cây sau nhà, đứa trẻ giật mình hỏi mẹ:
– Mẹ ơi, trời lại mưa rồi ạ?
Người mẹ nhẹ nhàng:
– Sương đang gõ nhịp, con vừa mơ hay sao!
– Không phải đâu mẹ ơi, con nghe thấy nặng lắm.
– Vậy hả, con dậy đi là biết ngay thôi!
Màn sương bạc trắng đang phủ kín núi rừng, lá cây đọng nước nhịp nhàng rơi xuống đất cho muôn cây ca hát.
Mưa xuân, bay bay rất nhẹ, không làm ướt áo ai, con đường đi và đá núi chỉ hơi thẫm hơn một chút.
Trái hẳn với sự dè dặt của mưa xuân, cơn mưa mùa hạ ào xuống mạnh mẽ, quyết liệt như muốn xoá đi tất cả.
Bố đã làm xong chiếc quẩy tấu, đặt ở cạnh cửa, bên trong là con dao quắm có cái cán mới nhô hẳn lên một đoạn dài. Mẹ và chị đã thôi ngồi thêu từ lúc nào. Mẹ cầm cái rá mèn mén đang bốc khói nghi ngút đi ngang qua cửa.
– Vào ăn đi, con!
Em đi vào nhà, mọi người đã có một bát mèn mén nóng hôi hổi cầm trên tay.
Em ngồi vào mâm. Mẹ đưa cho em một bát mèn mén thật đầy, hơi nóng bốc lên thơm lừng…
– Ăn đi, con! – Mẹ giục.
Bên ngoài trời vẫn cứ mưa!
Dòng suối
Con sông dòng suối là kiến trúc của thiên nhiên, chẳng ai biết nó có tự bao giờ, khi con người sinh ra đã nhìn thấy nó. Kỷ niệm tuổi thơ thường gắn với một cái gì đó thơ mộng và theo ta đi suốt cuộc đời. Người làng quê có cây đa, giếng nước, sân đình và dòng sông êm đềm mang phù sa lở bồi theo năm tháng. Miệt vườn Nam Bộ có cầu tre lắt lẻo dòng kênh, với chiếc xuồng ba lá lướt nhẹ chở nắng sang hè, chở trăng đêm hội. Người miền núi có rừng cây và dòng suối…
Còn tôi, kỷ niệm tuổi thơ gắn liền với con suối nhỏ, làn nước trong leo lẻo trơ cả hòn cuội ở giữa dòng. Con suối của tôi không rộng, không sâu, ẩn mình trong rừng cây tán thấp, chảy qua một thung lũng tuyệt đẹp. Dòng suối là nơi lũ trẻ chúng tôi bày ra các trò nghịch ngợm, hết thả thuyền, đến cùng nhau nhảy ùm xuống tắm, té nước vào nhau, rồi cả dìm nhau xuống nước. Chiều nào chúng tôi cũng ra suối, không có trò gì thì rủ nhau thả bộ dọc dòng nước chảy hoặc ngược thượng nguồn ngắm cảnh vật xung quanh…
Mỗi lần ra suối tôi lại nhớ đến câu chuyện của già Kía, già kể cho mười mấy đứa chúng tôi nghe trong một chiều mưa. Rừng núi chìm đắm trong màn mưa trắng xoá, khe núi sau nhà và thung lũng phía tây nước tuôn về ngầu đỏ, riêng dòng suối của chúng tôi nước vẫn trong xanh ngăn ngắt.
Ngày xửa ngày xưa, già Kía bắt đầu kể, trời và đất là hai người bạn tốt, họ ở rất gần nhau, chỉ cần leo lên ngọn núi ở sau nhà là có thể lên trời ngoạn cảnh. Trong một lần lên trời thần ! Núi đã gặp Hằng Nga. Họ thành bạn tâm giao rồi yêu nhau lúc nào không biết. Cứ đêm về là họ tình tự bên nhau. Thần Mưa, thần Mây cũng có lòng với Hằng Nga nhưng không được đáp lại nay thấy Hằng Nga và thần Núi tự tình thì đem lòng ghen ghét. Thần Mây luôn tìm cách che khuất tầm nhìn của Hằng Nga. Còn thần Mưa cũng luôn tìm cớ để dội nước lên đầu thần Núi.
Một hôm trời và đất giận nhau, trời lên tít trên cao để ở. Thần Núi và Hằng Nga đang ngoạn cảnh ở dưới đất bỗng thấy xung quanh tối đen lại. Hằng Nga nghĩ thần Núi đã lên trời nên vội vàng lên trời. Còn thần Núi cứ nghĩ rằng Hằng Nga đang ở dưới đất nên vẫn đứng nguyên chỗ cũ. Khi biết được rằng thần Mây đã gây ra màn tối để hai bên không nhìn thấy nhau và đã có sự chia ly cách biệt thì không còn cách nào cứu vãn nổi nữa. Thần núi chỉ còn biết đứng nhìn Hằng Nga ở tít trên cao mà tan nát cõi lòng. Hằng Nga cũng vậy, họ gặp nhau bằng ánh mắt xa xăm.
Một hôm thần Mây tâu chuyện của Hằng Nga với Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng tức giận bắt nhốt Hằng Nga vào ngục tối. Hằng Nga buồn bã héo rũ cả thân xác. Ngọc Hoàng không đành lòng trước đau khổ của Hằng Nga bèn hạ lệnh mở cửa ngục cho Hằng Nga được ra ngoài. Hôm ấy Hằng Nga đứng ngắm thần Núi cả một đêm, nước mắt yêu thương chảy tràn trên khuôn mặt ngà ngọc. Hằng Nga yếu dần thời gian được ra ngoài của nàng bị rút ngắn lại. Khi không được thấy thần Núi Hằng Nga lại c! àng ốm! yếu hơn. Ngọc Hoàng đành phải tăng dần thời gian Hằng Nga ra ngoài, rồi lại rút ngắn lại.
Đột nhiên bà Kía dừng kể, quan sát chúng tôi một lượt rồi hỏi:
– Các cháu có để ý thấy khi nào thì Hằng Nga được ra ngoài lâu nhất?
– Ngày rằm ạ! – Một đứa nhanh nhảu trả lời.
– Khi nào Hằng Nga được ra ngoài ít nhất?
– Ngày ba mươi ạ! - Đứa khác lên tiếng.
– Chuyện sau đó thế nào nữa ạ? Bà kể tiếp đi, bà! – Một đứa khác nói.
Thần Mây, thần Mưa đã dùng rất nhiều cách nhưng vẫn không chia cắt được tình cảm của Hằng Nga với thần Núi. Họ chỉ còn một cách là che khuất tầm nhìn của Hằng Nga và thần Núi để họ không thấy được nhau. Nhưng cũng chỉ được một vài hôm bởi tấm áo của thần Mây khi tung ra rất dễ rách, thần Mây lại phải thu về vá lại cho lành. Thần Mưa cũng thế, nước dội xuống cũng không được lâu thì nước hết, thần mưa lại phải đi lấy nước. Và những đêm Hằng Nga và thần Núi tự tình vẫn nhiều hơn những đêm bị thần Mây và thần Mưa ngăn cách.
Thần Núi không biết Hằng Nga bị Ngọc Hoàng nhốt vào ngục nên cứ đứng đó chờ đợi không dám đi đâu. Không biết có phải đứng lâu mỏi chân hay không mà tâm tính thần Núi tự nhiên khác hẳn, hay giận dữ vô cớ, thỉnh thoảng lại lăn đá từ chỗ này sang chỗ khác ầm ầm. Một hôm thấy có hai người yêu nhau đi rừng về, họ gùi trên lưng hoa quả, củ từ và củi lửa. Họ đi bên nhau rất tình tứ, họ nói toàn chuyện tương lai tốt đẹp. Thầ! n Núi bất ngờ nổi giận lăn đá về phía họ. Người con gái bị đá đè chết. Người con trai cứ ôm xác nàng mà khóc. Thần Núi nhìn cảnh tượng ấy và nghĩ đến chuyện của mình với Hằng Nga đột nhiên thần Núi thấy ân hận và nước mắt cứ thế chảy ra. Nước mắt thần Núi len qua khe đá chảy tràn trên đất thành dòng. Thần Núi cứ khóc, khóc mãi, nước mắt chảy ra thành khe, thành thác, thành suối và thành sông…
Già Kía đã kể cho chúng tôi nghe nhiều chuyện khác nữa, nhưng tôi nhớ nhất là câu chuyện này và lời nói sau đó của già: “Mỗi khi làm việc gì phải suy nghĩ cho kỹ, có ích mới nên làm, đừng tuỳ tiện như thần Núi để rồi sau đó ân hận!..“
Con suối nhỏ của tôi, nơi in dấu tuổi thơ tôi, hàng ngày người dân quê tôi vẫn ra suối kín nước về nấu ăn và tắm giặt. Với riêng tôi dòng suối còn mang trong mình dòng thác tình yêu, tình thương, cả sự đau khổ, cả sự hối hận của thần Núi hiến dâng cho đời.
Sống trên đá
Một hôm bố kể là có gia đình đã bỏ vùng núi cao, hạ sơn xuống thung lũng bằng phẳng. Mẹ hỏi: “Thung lũng đó có xa đây không?” Bố nói: “Không xa đâu, chỗ có đường ô tô mà khi đi chợ ta vẫn qua ấy.” Mẹ hỏi: “Đã có nhiều nhà chuyển đi chưa?” Bố nói: “Bản mình có mấy hộ, còn bản bên họ đã đi gần hết.” Bà ngồi thêu hoa văn vào kuôk-sêr, nói: “Người Mông ta bao đời nay đều ở trên núi, làm bạn với đá, sống đời ở kiếp với đá. Cái mắt đã quen nhìn, cái chân đã quen bước trên đá, bây giờ bỏ đi nơi khác nghe chừng cái bụng nó không ưng. Tao già rồi, có mời tao cũng không đi đâu hết. Khi chết tao muốn được ở gần tổ tiên.” Bố nói: “ở lại, cái nương ngày càng ít bụi bay lên, đất đã cằn lắm rồi, bắp ngô ngày càng bé nhỏ, năm nao cũng thiếu ăn, năm nào cũng đói.” Bà nói: “Ngày xưa chúng ta lang thang khắp núi rừng, cái chân đi đã mỏi, tao không còn sống được mấy nữa, tao chán cái cảnh nay ở mai đi rồi, tao chỉ ở nơi này thôi, không ai ở thì tao ở một mình…” Bà đã nói rất nhiều. Bố mẹ không nói gì. Còn tôi, không mấy hứng thú với câu chuyện của bà và bố mẹ nên đã không nghe nữa mà ra đầu nhà, chèo lên cây đào có cái cành chìa ra từ vách núi ngồi ngắm thung lũng đang thả sương vào chiều. Bà nói vậy tôi thấy vừa cái bụng. Phải xa nơi này, chỉ nghĩ đến thôi tôi đã thấy chông chênh nghiêng ngả như đang ngồi trên cành cây sắp gẫy. Nhưng nghĩ như bố mẹ không phải không nghe được, ở lại t! hấy cái đất nó ít quá, cây ngô trồng xuống không lên được, rồi cái nghèo, cái đói cứ đeo bám ta mãi thì cũng khó mà sống nổi…
Có nhiều thứ gắn bó với cuộc sống của người Mông, nhưng với đá thì hình như có một cái gì đó thật đặc biệt. Từ thời xa xưa, bà nói rằng người Mông chưa biết làm nhà đã ở trong hang đá, lấy tảng đá làm giường, lấy khe đá làm nơi bắc bếp đun nấu. Sau này con người đã biết làm nhà thì đá cũng vẫn gần gũi như ngày nào, đá kê cột dựng nhà, đá bắc kiềng nấu bếp, đá làm ghế ta ngồi…
Cuộc sống quanh năm suốt đời gần gũi với đá, làm bạn với đá. Ra khỏi nhà, đi chợ, đi nương, đi lên rừng, đi gùi nước, đi phơi sợi lanh cũng đều được gần đá. Đá còn cho con người cái ăn nuôi dưỡng sự sống, con người trồng cấy trên đá, hạt lúa hạt bắp nẩy mầm trên đá. Cái nương của người Mông luôn thấp thoáng bóng dáng của đá. Có cái nương ít đất quá hạt bắp không lên được con người lấy đá xếp quây lấy đất, hoặc gùi đất từ chân núi lên thả vào từng hốc đá làm thành nương trồng ngô. Con người cứ như con ong cần mẫn làm lụng, mãi đến khi cây lớn lên xoá dần đi màu xám của đá mới thấy lòng vui lên ít nhiều. Khi cây cho bắp, hạt lép nhiều hơn hạt mẩy lòng người lại thấy buồn nhưng con người vẫn phải sống, vẫn phải vươn lên và công việc của năm sau lại được lặp lại.
Nếu bạn đến quê tôi, bạn sẽ gặp những bức tường đá xếp rất gọn ghẽ và rất đẹp bao quanh ngôi nhà. Mọi người nghĩ rằng! khi xế! p đá quanh nhà làm hàng rào sẽ được đá bảo vệ không cho con ma ác đến gần, con người không bị đau yếu tật bệnh,… Hàng rào đá còn giúp con người canh giữ tài sản, tạo nét thẩm mĩ cho ngôi nhà. Có hàng rào được xếp cả năm mới xong, đá được chọn lựa rất cẩn thận, giữa hòn nọ với hòn kia không có khe hở, có như vậy hàng rào mới chắc chắn. Họ kị nhất hàng rào được xếp lên mà bị đổ xuống, đó là điềm không tốt, con người không được thần đá bảo vệ nữa. Vì vậy việc làm hàng rào không bao giờ được làm qua loa. Việc xếp đá phải nhờ người khéo tay, hòn đá đầu tiên phải đặt theo hướng thầy mo chỉ, đó là hòn đá quan trọng, là điểm mấu chốt tạo nên bức tường, là nơi thần đá ở và làm công việc bảo vệ cho gia đình sau này.
Khi một người được tổ tiên gọi về, cô giáo bảo là về với đất nhưng cái điều tôi nhìn thấy lại khác. Người chết được mang lên núi, chọn một hốc đá theo hướng mà thầy mo tìm ra và bảo đó là nơi người chết nằm xuống, nếu không có hốc đá thì con cháu phải đào, công việc rất khó nhọc nhưng cái hướng nằm là quan trọng. Đặt người chết vào đó rồi lấy đá xếp lên, là nam thì xếp bảy bậc, là nữ thì xếp chín bậc. Đá sẽ bảo vệ thây ma được vẹn toàn, đá ủ ấm cho tấm thân đã lạnh đi khi ở dương thế.
Trong tâm linh người Mông, so sánh giữa các thần, thần đá chiếm một vị trí khá quan trọng. Vào các ngày lễ, tết con người thường cúng thần đá. Thần đá nằm trong tản! g đá to! gần nhà ở, hay gần đường đi. Đặc biệt thần đá còn là người cha nuôi kỳ diệu, với những đứa trẻ khi sinh ra khó khăn, nuôi dưỡng vất vả hoặc hay đau yếu. Khi làm lễ để thần đá nhận đứa trẻ làm con nuôi xong, đứa trẻ sẽ lớn lên khoẻ mạnh không bị đau ốm nữa, con ma ác không dám đến gần làm hại đứa trẻ.
Khi chọn được một tảng đá lớn ở vị trí linh thiêng, bố mẹ đem lễ vật và cõng đứa trẻ đến tận nơi, khấn xin thần đá nâng đỡ, che chở cho đứa trẻ, sau đó người bố hoặc người mẹ lấy một đoạn dây rừng buộc vào đứa trẻ rồi quấn dây vào tảng đá. Làm lễ xong họ bện sợi dây lại và đeo vào người đứa trẻ. Từ đây cuộc đời đứa trẻ sẽ được gặp những điều may mắn, tốt đẹp.
Bà nói rằng: “Có ở lâu mới thấy, cái hồn của đá, của núi, của quê nó ăn vào máu rồi. Không dễ mà bỏ đi được đâu. Người Mông ta bao đời nay sống trên đá, làm bạn với đá, chưa thấy ai bị chết đói. Đừng bạc với đất, đừng bạc với quê kẻo không có đường mà về…”
Tôi không hiểu mấy những lời bà nói. Tôi ra sau nhà, trèo lên núi, tìm tới tảng đá, người cha nuôi của tôi từ ngày sinh ra được một tuần đến bây giờ. Tôi nghe trong nắng, trong gió có điều gì đó rất lạ. Tự nhiên tôi cảm thấy rất lạ, những lần trước lên đây không hề có, hay vẫn có nhưng tôi không nhận ra. Cha nuôi của tôi đã già đi nhiều, cũ kỹ meo mốc, gần nơi tiếp giáp mặt đất rêu xanh mọc lấm tấm xung quanh. Tôi trèo lên trên ! tảng đ! á bên cạnh, thấy ở cái hố nước vẫn đọng lại sau mỗi trận mưa bỗng dưng nhú lên hai mầm cây, bốn cái lá nho nhỏ xinh xinh vẫy gió. Tôi ngồi xuống cạnh đó, từ nơi này nhìn rất rõ từng ngôi nhà và cái bản nhỏ của tôi.
Bám vào sườn núi đá lởm chởm, từng mái nhà lợp gianh nhìn vừa thấp, vừa bé so với dãy núi vừa dài, vừa cao sừng sững. Trời sắp về chiều, ánh nắng đã bị mây che khuất từ lúc nào. Bao phủ lên cả sườn núi là màu xanh xao của khói sương và màu xám của đá. Và kia, từ những mái nhà, làn khói xanh đang thả vào chiều,… Một vẻ đẹp rất riêng bây giờ tôi mới nhận ra, những xúc cảm tự nhiên cứ trải dài theo gió, theo núi, cao vút lên tận mây.
Ngay gần nơi tôi ngồi, ngay phía dưới kia thôi là ngôi nhà của tôi với cái mái gianh thâm đen, làn khói bếp đang được thả đều đều thung lũng,… những nét thân quen hàng ngày!
Và chính lúc này tôi đã hiểu được vì sao bà không muốn rời xa xóm núi nghèo khó, xa ngôi nhà gianh đơn sơ, xa màu xám thâm u của đá, xa dáng vẻ hùng vĩ của núi…
Trải dài khắp các sườn núi, từng hốc đá đã được dọn sạch cỏ, màu đất mới được xới lên và đang ủ trong mình những mầm ngô nho nhỏ. Rồi đây, chả mấy nữa, những cây ngô lớn lên, màu xám của đá lại bị khuất dần cho màu xanh vươn dậy.
Miền khát
Đã lâu lắm tôi không trở lại nơi ấy, một vùng đá xám mênh mông, một vùng quanh năm thiếu nước, một vùng đã khắc vào tâm khảm tôi một nỗi nhớ da diết đến không lý giải nổi tại sao.
Thời gian thấm thoắt trôi đánh vèo một cái đã sáu năm.
Gặp nhau ở huyện tôi nói với người bạn làm giáo viên là sẽ vào trong xã, tôi hỏi có cần mang theo cái gì không. Anh ta cười, trong ấy không thiếu thứ gì ngoài nước, trước khi đi cậu nên tắm rửa sạch sẽ. Tôi cứ nghĩ là anh ta nói đùa.
Đi đường, chúng tôi đã dừng lại nghỉ không biết bao nhiêu lần, phải nói thật là cảnh rừng núi quá đẹp, với lại cái xe mink cà tàng phun khói mịt mù và lỳ ra không chịu lăn bánh. Đến Bạch Đích, anh ta dừng lại lấy can hai mươi lít xuống suối múc một can đầy nước chằng vào đằng sau xe. Anh ta bảo lấy nước để rửa mặt và nấu ăn.
Nơi chúng tôi dừng chân là hai dãy nhà cấp bốn lợp ngói đỏ, một của nhà trường, một của uỷ ban xã.
Tôi nghỉ tại nhà trường, ở chung với người bạn, vậy là chúng tôi đã đi gần mất một ngày chặng đường gần năm mươi cây số. Anh bạn lấy nước ra rửa mặt. Chúng tôi nấu ăn qua loa rồi đi ngủ. Anh bạn tâm sự, nơi này lúc nào cũng thiếu nước, cả vùng thiếu nước chứ không chỉ có Uỷ ban. Mùa mưa còn đỡ vì có thể hứng nước mưa để dùng, còn mùa khô thì trăm ngàn cơ cực. Anh chị em giáo viên quần áo mặc đúng một tuần, ngày nghỉ mới đem đi Bạch Đích để giặt và ! tắm luôn. Hàng ngày nhiều lúc phải nhịn đói vì không có nước để nấu. Ai không có điều kiện đi lấy nước thì phải mua, dân mang ngựa đi gùi, hai mươi ngàn một can hai mươi lít nước. Cho nhau dăm ba chục ngàn không đắn đo bằng cho nhau ca nước. Có một nghịch lý là có khi trong nhà rượu mua về còn nhiều hơn nước… Tôi vì mệt đã ngủ từ lúc nào, không biết anh bạn đang nói thêm những gì sau đó.
Tôi đã được trở lại nơi ấy trong một chuyến công tác, niềm vui cũng không lý giải nổi, nó mênh mang rộng lớn lắm, hừng hực như lò lửa cháy đêm khuya.
Hết con đường trải nhựa, đến con đường đất đỏ, hai bên đường chạy dài vào tận thung lũng là rừng thông non đang vi vu ca hát, những cây thông mơn mởn xanh tràn đầy nhựa sống lung linh trong nắng vàng.
Núi, tôi đang đi trên vai ngọn núi. Thung sâu từng mảnh nương ngô đã xanh um sắc lá. Gió và nắng đã làm rừng núi như cô gái đang làm duyên trước khi xuống chợ, nét xuân làm đôi má cô cứ ửng hồng còn đôi mắt lại sâu thẳm như khe suối trong.
Nơi ấy của tôi đã có nhiều thay đổi, những ngôi nhà mới đã xoá đi màu tối bức tranh quê, xoá đi cái đói, cái nghèo bám dai dẳng đến mấy mươi đời. Nét tươi mới đã hiện rõ trên khuôn mặt con người. Nơi này con người đã biết lấy đá để xây nhà, từng khối đá được đục đẽo gọt dũa rất đẹp, chạm khắc những nét hoa văn tinh sảo.
Cái nắng vẫn còn chan hoà, tôi đứng ở lan can tầng hai trụ sở Uỷ ban xã nhìn ra vùng núi trước mặt, một làn gió oi nồng! thổi l! ại, mùi của đất, của đá, của cây cỏ thoảng bay, tôi đón nhận trong ngất ngây niềm xúc cảm. Nơi con đường tôi vừa đi qua, hai bên là nương ngô, bóng người thấp thoáng vun đất vào gốc từng cây ngô đang xanh lá. Cao hơn nữa là đỉnh núi, nơi có rừng cây. Anh bạn cùng đi thắc mắc:
– Sao dân không chặt cây ở đây nhỉ?
Anh cán bộ xã cười:
– Rừng cây này đã cấm chặt phá từ lâu rồi, chứ không chỉ trong vòng một tuần là sạch trơn nhẵn nhụi.
Anh bạn vẫn thắc mắc:
– Thế họ lấy củi ở đâu để đun?
Anh cán bộ xã lại giải thích:
– Họ phải đi xa hơn, lấy củi ở những vùng không cấm.
– Họ không chặt trộm cây sao?
– Không ai dám chặt, người dân ở đây coi những khu rừng đầu nguồn, rừng bảo vệ là những nơi thiêng. Họ bảo vệ bằng chính luật tục của bản làng, nên họ không dám vi phạm.
Cuộc nói chuyện đã không kéo dài, anh bạn rủ tôi đi dạo quanh Uỷ ban. Tôi nhìn vào trong bể, thấy có nước. Tôi nhìn quanh phát hiện ra dây nước được kéo từ trên núi xuống. Tôi cầm dây nước lên, một dòng nước trong nhỏ bé chảy ra. Tôi hỏi một người đứng gần, anh ta cho biết nước được lấy về từ bên kia núi, đi bộ mất khoảng hơn nửa tiếng đồng hồ.
Anh bạn rủ tôi đi xem những ngôi nhà xây bằng đá. Chúng tôi trở lại con đường vừa đi vào Uỷ ban. Những ngôi nhà nhìn bên ngoài có kiểu cách tương đối giống nhau, nhà nào cũng làm hai tầng, tầng trên chỉ cao bằng một nửa, có khi chỉ bằng một phần ba tầng dưới. Nh�! � có ba ! phần mái, phần mái chính chạy dọc theo nhà, chịu trách nhiệm che mưa nắng cho ngôi nhà, hai phần mái phụ vuông góc với mái chính nằm ở phần mái phía trước ngôi nhà tạo một kiểu cách khác hẳn so với nơi khác.
Trên đường, từng đàn bò, dê nối đuôi nhau về bản đi ngang qua chỗ chúng tôi đứng. Con nào con nấy béo núng nính. Cách một đoạn là đứa bé khoảng chín mười tuổi đi cùng đàn bò. Tôi đi theo một tốp có ba đứa trẻ để trở lại Uỷ ban. Một đứa trẻ hỏi tôi:
– Anh đi đâu đấy?
– Anh đi ngắm núi! – Tôi trả lời.
Nó cười, mấy đứa cùng cười:
– Núi có gì hay mà anh ngắm? – Một đứa khác hỏi.
– Hay chứ, hay nhiều nhiều đấy. Con chim gì đấy, em?
Tôi chuyển đề tài khi thấy một đứa có con chim đang đậu trên cánh tay. Nó cười không nói gì. Đàn bò đi tiếp vào con đường được xếp bằng những tảng đá lớn để về bản. Tôi rẽ sang con đường đi vào Trụ sở Uỷ ban xã. Tôi vào phòng của đoàn thể gặp chị Hội trưởng Hội phụ nữ xã, một người khá đặc biệt, tôi nghĩ vậy, chị rất trẻ so với cái tuổi bốn mươi tám, chị rất xinh, chắc hồi còn con gái phải xinh lắm để đến bây giờ nét duyên vẫn còn đằm thắm đến thế. Chị nói chuyện rất cởi mở và có duyên. Chị cho biết, cha chị là người Mông ở Đồng Văn. Gia đình nghèo đói quá mới đem cha chị bán cho bản người Dao. Cha chị sống cuộc đời tôi đòi, phải làm nhiều thật nhiều còn ăn thì thật ít. Cha chị đã từng phải
Cuộc sống lao động cho ông vóc người cao lớn, khoẻ mạnh, còn việc ông làm được luôn gấp đôi người khác. Bằng tuổi người ta đã có người nhóm bếp lửa, che ô khi cùng nhau đi chợ, cha chị đi đâu vẫn một mình. Số phận tôi đòi của cha chị đã làm nhiều cô gái e ngại không dám lấy làm chồng mặc dù cái bụng rất muốn. Tiếng kèn lá của cha chị trong những đêm hội đã làm nhiều cô gái mải nghe quên cả đường về. Rồi một hôm, không ai dám tin, người con gái út của Tẩn A Pá, một trong ba gia đình giàu nhất tổng đã đem lòng yêu cha chị. Cha chị bị người ta lấy roi da bò đánh suốt một ngày, rồi phơi nắng ba ngày nữa. Mẹ chị cũng bị nhốt ở trong nhà bắt uống lá thuốc cho ra cái thai trong bụng. Mẹ chị nhất quyết không uống và cũng nhịn ăn từ khi người ta bắt cha chị. Nếu họ bắt cha chị chết thì mẹ chị cũng sẽ không sống nữa. Sau cùng họ đã nhất trí với cách giải quyết là đưa hai người lên khu rừng già ở tít trong núi sâu. Mọi người coi họ như con ma ác, phải bỏ đi thật xa. Mẹ chị đã sinh ra chị trên rừng. Năm năm sau ông ngoại lên đón mẹ chị và chị về nhà. Bố chị cũng được quay về nhưng vẫn phải sống kiếp tôi đòi như trước. Ông ngoại không cho chị mang họ của bố, kẻ đã bị bán đi không còn họ, chị mang họ Tẩn của mẹ. Bố chị đã mất sau đ! ó không! lâu, ông bị đưa đi chôn cách đó mấy dãy núi, lên tận khu rừng già, ông không được coi là người dân trong tổng nên phải đem chôn thật xa, ngoài vùng đất của tổng. Mẹ chị cũng mất khi chị lên mười…
Chị chưa kịp kể lại cho tôi nghe tiếp đoạn đời còn lại thì có người đã gọi chị đi hoà giải một vụ mâu thuẫn gia đình.
Tôi lại lên tầng hai đứng ở lan can nhìn ra khu rừng và nương ngô, một màu xanh xen lẫn màu đá xám tai mèo trải dài khắp các sườn núi. Nơi ấy thấp thoáng bóng người vun ngô đang mờ dần trong sương.
Lá ngón
Một buổi kia, giữa ngàn xanh của núi rừng tôi đã gặp cái màu vàng của hoa lá ngón. Tôi tò mò tiến lại và ngắm rất lâu cái màu vàng dễ nhớ khó yêu ấy. Tôi bắt gặp một bầy ong tìm mật ở trong hoa trước khi bay đi nơi khác. Tôi ngắt một chùm hoa đưa lên ngửi, không hề có mùi hương quyến rũ. Tôi đã nếm thử, không thấy có vị gì đặc biệt. Tôi ngắt tiếp một cái lá đưa lên mũi ngửi, không thấy có mùi gì. Tôi đưa cái lá vào miệng nhấm từng tí một, cũng giống hoa, không thấy có vị gì đặc biệt, chỉ thấy vị chát nhẹ đọng lại nơi đầu lưỡi. Một người đàn ông đi rừng về thấy tôi làm vậy đã vội vàng ngăn lại:
– Ăn cái đó vào chết người đấy!
Tôi cười, ông ta nhìn tôi, một sự ngạc nhiên tôi đọc được trên khuôn mặt sạm nắng khắc khổ.
Ngay buổi tối hôm ấy, thật tình cờ, trời sui đất khiến thế nào mà tôi vào đúng ngôi nhà của người đàn ông đã gặp trong rừng lúc chiều để xin ngủ nhờ. Sự ngạc nhiên lại hiện lên trên khuôn mặt ông ta. Sau khi tự giới thiệu về mình và mục đích chuyến đi ông ta mới cười, và nói:
– Thế mà tôi cứ tưởng anh định tìm đến với cái chết.
Sau đó đến lượt tôi ngạc nhiên, ông ta sống một mình trong ngôi nhà nhỏ nằm tách biệt với xóm làng. Ông ta đã kể về gia đình mình với giọng bùi ngùi thương xót, và thêm chút đắng cay. Mẹ ông ta và chị gái ông ta đã từng ăn lá ngón và đều chết trên rừng. Tôi đã ngồi yên gần như! bất động để nghe cho rõ hơn lời ông nói.
Một hôm, ông ta kể, hôm ấy trời mưa, mẹ ông ta xiêu vẹo bước vào nhà, bộ áo váy rách nát bê bết đất đỏ. Bố ông ta đang ngồi đan quẩy tấu ở giữa nhà. Mẹ ông ta vừa bước vào cửa đã ngã sấp xuống nền. Mẹ ông ta nói trong nước mắt là đã bị tên Giàng Chứ Lình làm nhục. Bố ông ta ngồi như chết lặng không nói câu gì hai hàm răng nghiến chặt. Một lúc sau cụ cầm con dao quắm bổ phập xuống nền nhà. Mẹ ông đã dậy ngồi thu lu cạnh cái cột nhà. Mẹ ông vẫn khóc. Bố ông đứng dậy cầm dao đi vào trời mưa. Mẹ ông vội chạy theo cầm tay kéo lại. Bố ông hất mẹ ông ngã dúi vào cánh cửa. Mẹ ông không cho bố ông đi. Mẹ ông sợ Giàng Chứ Lình sẽ giết chết bố ông nếu bố ông lại gần nhà hắn. Hắn là một tên độc ác có quyền lực và tiền bạc, dân trong vùng không ai dám cãi hắn nửa lời. Bố ông đã đi, rồi mẹ ông cũng đi. Bố ông trở về vào lúc nửa đêm còn mẹ ông thì không bao giờ còn về được nữa. Mẹ ông đã ăn lá ngón và chết ở trong rừng. Ông cảm thấy nỗi đau ngấm vào da vào thịt, ngấm vào xương, ngấm vào thân thể còm cõi, ông lang thang trong rừng hai ngày một đêm. Bố ông đi theo ông và phải dỗ dành mãi ông mới chịu về nhà. Khi bố ông mất, lúc này ông đã lớn. Một hôm con của Giàng Chứ Lình là Giàng Mí Thào dẫn mấy người ập vào nhà ông bắt cóc chị gái ông đi theo nó. Ông rút con dao quắm trên vách gỗ đánh n! hau với! bọn chúng và bị bọn chúng chặt đứt ba ngón tay.
– Ông giơ bàn tay phải lên, chỉ còn ngón cái và ngón út.
- Chị Mỷ vẫn bị bắt đi. Hai ngày sau ông được tin chị Mỷ đã ăn lá ngón chết ở trên rừng.
Nỗi đau lúc này không chỉ ngấm vào da thịt, vào xương mà còn cào cấu, cắn xé làm tâm hồn ông tan nát. Ông bỏ làng và lên đây sống sau khi chôn cất chị Mỷ xong. Ông không lấy vợ hay không đủ can đảm để lấy vợ, ông mang trong mình nỗi sợ không dễ gì xoá nhoà đi được. Có mấy người ở bản dưới, mấy người họ hàng xa để ý tới ông, có lòng với ông. Và ông không lý giải nổi tại sao mỗi khi gần họ ông lại thấy hình ảnh mẹ và chị Mỷ khi chết, nỗi đau hằn in lên khuôn mặt nhăn nhúm, trắng bệch. Đêm về, trong cơn mơ, họ quằn quại đau đớn, họ chìa tay về phía ông, cầu xin ông tha chết, họ khóc thảm thiết, nước mắt chảy dài như sợi lanh. Ông sợ quá vùng bỏ chạy nhưng bàn chân như bị chôn chặt xuống đất, ông cố quẫy đạp, càng quẫy ông càng bị lún sâu xuống đất, lúc đầu là đôi chân, rồi đến bụng, rồi đến ngực, rồi đến cổ, hơi thở của ông nghẹn lại, rồi đến mồm, bỗng máu đỏ ở đâu chảy lênh láng trên đất rồi chui đầy vào mồm, cuống họng có cái gì đó cứ đầy ứ lên, muốn nôn quá nhưng không nôn được, ông cố quẫy đạp trong tuyệt vọng, khi gần chìm nghỉm thì ông đã thoát được ra nhưng lại bị rơi xuống một vùng sâu hun hút tối đen không nhìn thấy đáy. Ông giật mình tỉnh dậy. Mồ hôi ướt đầm đìa trên mặt ! và cái ! áo tà pủ. Từ đấy ông lảng tránh tất cả các cô gái có ý định đến gần. Ông chấp nhận cuộc sống một mình, cô đơn, cô quạnh một mình…
Trời đã sáng từ lúc nào, vậy là tôi và ông ta ngồi bên bếp sưởi nói chuyện vừa trắng đêm.
Tôi đã mang trong mình bao nhiêu nỗi niềm ra đi trong sương mù buổi sớm.
Cành lá ngón mà tôi đã vứt ở đầu ngõ lúc vào nhà tối hôm qua không biết thế nào lại vắt ngang bàn chân. Tôi cúi xuống nhặt nó lên, nó vẫn tươi như còn ở trên cây, sương đêm nhỏ thành giọt xuống đất. Câu chuyện được nghe trong đêm như vẫn vang vọng đâu đây từng lời rành rọt. Và nét mặt hoảng sợ của người đàn ông khi nhìn thấy tôi nếm thử lá ngón sao rõ ràng đến thế. Và cả cái dúi thanh củi vào bếp của người đàn ông cho lửa cháy to lên cũng mang bao điều tâm sự… Tôi nhìn lại cành lá ngón một lần nữa, bỗng dưng thấy tình cảm của mình đã có nhiều đổi khác so với hôm qua gặp nó trên rừng, niềm yêu thương xen lẫn sự căm giận, nỗi xót xa bên cạnh sự đắng cay, nỗi đớn đau như đang hiện lên đầu ngọn lá…
Bằng một cử chỉ dứt khoát tôi vung tay quẳng cành lá ngón vào bụi cây ven đường và đi tiếp.
Thuốc phiện
Tiếng gừ gừ cất lên trong đêm vắng, rồi tiếng sột soạt, rồi tiếng lạch cạch, rồi tiếng lịch bịch,… Thôi rồi, thú rừng lại tìm về! – ý nghĩ bật ra trong đầu chị như vậy. Chị nằm yên nghe ngóng, tiếng động mỗi lúc một rõ hơn, từ tiếng lá cây va vào nhau đến tiếng thở phì phò chị cũng nghe thấy. Đúng là thú rừng lại về bản. Hôm qua nhà ông Hầu Nhè Vá bị thú rừng về bắt đi một con dê, hai con gà. Mọi người chia nhau đi tìm đến nửa buổi sáng thì tìm thấy nhưng con dê chỉ còn lại cái đầu, một ít xương và hai cái chân trước nằm cạnh một bụi cây nhỏ, còn gà thì chỉ thấy một ít lông và máu dính trên cỏ.
Chị phải dậy, nhất định chị phải dậy, chị nhủ lòng như vậy, con bò duy nhất có trong chuồng, gia tài đáng giá của chị, con lợn vừa mới mua về có thể cũng bị tha đi mất, còn gà nữa, một con gà trống, hai con gà mái dành cho ngày tết đang nằm trong cái hầm ếch ở sau nhà. Chị phải dậy, chị phải đuổi con thú này ra khỏi đất nhà chị.
Chị sợ lắm, nhà chẳng có ai ở cùng, chị sống thui thủi một mình suốt từ cái ngày anh theo người ta đi buôn để có ít tiền mua thêm con ngựa. Thế mà đã mấy năm, không thấy anh về, cũng không có tin gì của anh nhắn lại.
Chị thấy hơi thở nghèn nghẹn, con tim dồn lên những nhịp đập rất mạnh. Chị sợ lắm, có một mình làm gì cũng thấy sợ, nhất là giữa đêm thanh vắng như thế này, cách nhà chị tít xa xa mới có hàng xóm, có với gọi họ cũng không nghe thấy. Chị sợ lắm, chân ! tay không hiểu sao cứ run lên lẩy bẩy.
Sợ mấy chị cũng phải dậy, phải dậy, chị nhủ mình như vậy, cả gia tài của chị sau bao năm dành dụm mới có được không thể để mất. Chị nhất định phải giữ. Mồ hôi công sức là một phần máu thịt của mình, không giữ được thì xót lắm.
Chị phải ra khỏi giường. Đó là việc đầu tiên chị phải làm. Chị biết vậy, chị sẽ với lên vách lấy con dao quắm, chị sẽ lấy bó đuốc thật to, nó ở ngay gầm giường.
Chị từ từ ngồi dậy, ánh lửa bếp sưởi bập bùng, căn nhà như rộng hơn, hoang vắng, chỉ một vài nơi có ánh sáng, bên cạnh là những khoảng tối làm chị thấy sợ,… nhưng chị phải dậy, nhất định chị phải dậy. Chị bước xuống giường. Đôi chân sao lại yếu đến thế, chị đứng lên phải vịn vào giường mới vững, hai đầu gối cách xa thế mà vẫn va vào nhau thì lạ quá. Một lát sau chị mới chấn tĩnh được. Chị ngồi xuống đưa tay với bó đuốc nơi gầm giường. Bó đuốc nằm ngay cạnh bàn chân mà chị phải đưa hai tay mới ôm được nó lên. Cầm được bó đuốc rồi nhưng tại sao với mãi vẫn không lấy được con dao trên vách, mọi ngày chị chỉ cần rút nhẹ là lấy được nhưng hôm nay con dao cứ như gắn chặt vào then gỗ. Chị tiến lại gần hơn một chút nữa, nhìn qua khe hở của ván ghép thấy bên ngoài trời tối lắm, một màu đen thăm thẳm hun hút sâu.
Chị đến bên bếp sưởi, dúi bó đuốc vào trong bếp. Không gian xậm hẳn xuống. Chị không dám nhìn đi nơi khác ngoài bếp lửa. Một lúc sau lửa bắt vào bó đuốc sáng to lên soi rõ cả căn nhà. Tất cả vẫn vậy, vẫn yên bình lặng lẽ.
Chị cầm bó đuốc và con dao đi ra cửa. Chị nhấc then cài cửa và bước ra ngoài. Một cơn gió lạnh thổi lại làm ngọn đuốc run lên muốn tắt. Chị vội lấy người che gió cho ngọn đuốc. Ánh sáng lại bừng lên, gió cũng ngừng lại. Chị nghe ngóng quanh, không thấy có tiếng động gì khả nghi.
Chị ra chuồng bò. Nơi chị sẽ đến đầu tiên. Con bò vẫn ở trong chuồng. Chị giơ bó đuốc lên soi, con bò giật mình đứng dậy giương đôi mắt tròn xoe đen láy nhìn chị.
Chị ra chuồng lợn. Con lợn đang nằm ngủ ngon lành, nó không thèm động đậy, hai cánh mũi phập phồng, miệng kêu ụt ịt giống lúc chị cho nó ăn. Hình như trong giấc ngủ nó đang mơ được ăn thì phải.
Chị ra sau nhà. Chị nhấc tấm gỗ chắn miệng cái hầm ếch. Bầy gà thấy ánh lửa vội lùi sâu vào trong hang, con này dẫm vào chân con kia, chúng kêu lên và cãi nhau chí choé. Chị đậy lại cửa hầm. Chị bê thêm mấy hòn đá chèn vào sau tấm gỗ.
Hình như có tiếng động nơi con dốc ! đi lên nhà. Chị giật mình nghe ngóng, lại một khoảng lặng bao trùm. Chị đi về sân trước và giơ đuốc lên soi. Tất cả vẫn yên lặng. Chị đi tiếp ra ngõ, soi ánh đuốc xuống con dốc đi lên nhà. Chị nhìn thấy có bóng người, một người đàn ông đang nằm sóng soài trên mặt đất.
– Ai đấy? – Chị vừa hỏi vừa đi xuống chỗ người đàn ông đang nằm.
– Tao! – Người đàn ông thì thào. - Vàng Mỷ à, tao đây, chồng mày đây, Lử Lùng đây.
– Lử Lùng, mày về sao không vào nhà mà nằm ở đây hả?
Chị vội dìu chồng vào trong nhà. Chồng chị yếu lắm, gần như đổ cả tấm thân còm cõi vào người chị.
Chị đặt chồng ngồi gần bếp lửa, tựa lưng vào cột nhà và ngồi xuống bên cạnh cho thêm mấy thanh củi vào trong bếp.
– Tao muốn ăn! - Lử Lùng nói.
Chị lấy ít mèn mén còn lại từ bữa tối, một ít đậu xị, một ít canh nhạt đặt trước mặt chồng. Chồng chị múc một muôi mèn mén rõ to đưa vào miệng, phùng má lên nhai. Rồi tiếp tục múc một muôi canh nhạt đưa lên miệng. Canh chưa vào đến miệng chồng chị chợt ho rũ ra một chặp, mèn mén bắn tung toé quanh bếp.
– Ăn chậm thôi chứ! – Chị nhắc chồng. - Đói lắm hả?
Chị nhìn chồng và nhớ tới cái ngày anh nói là sẽ đi làm cùng Mí Sình một thời gian lấy ít tiền về mua thêm con ngựa để thồ hàng. Chị không muốn chồng đi nhưng khi nghe Mí Sình nói là công việc không vất vả mấy, chỉ đem hàng từ mình! sang Tru! ng Quốc rồi lấy hàng từ bên ấy về, hàng hoá là những thứ tiêu dùng hàng ngày. Chỉ sáu tháng, có khi chỉ hai ba tháng nếu thuận lợi là đủ tiền mua được con ngựa tốt…
– Cái bụng thằng Mí Sình đầy lá ngón,… – Chồng chị vừa ăn vừa nói. Khuôn mặt đã bớt nhợt nhạt, cái cằm bạnh ra khi hai hàm răng nghiến chặt. Mèn mén vẫn còn ngậm trong miệng.
– Ăn xong rồi hãy nói, – chị nhắc chồng.
Chồng chị cho tiếp một muôi mèn mén nữa vào mồm, nhồm nhoàm nhai.
– Cái bụng thằng Sình chứa đầy lá ngón, cái miệng nó độc như nọc con rắn xanh trên rừng. Tôi đi với nó như đi vào con đường chết. Nó đưa tôi đến biên giới, bắt vận chuyển hàng vào đêm để trốn bộ đội biên phòng. Sau chuyến đi ấy, nó cho tôi tiền, mua cho tôi một bộ quần áo mới. Tiền tôi đem cất đi, quần áo tôi cũng gói lại định khi về nhà sẽ mặc. Vài ngày sau nó bảo tôi là sẽ đi vào sâu hơn vào bên kia biên giới, đi dài ngày có khi nửa tháng mới về, muốn có tiền thì phải chịu khó. Tiền bạc vừa đưa cho tôi mấy hôm trước nó không cho cầm theo. Nó bảo đưa hết cho nó giữ hộ, khi nào về nó sẽ trả lại. Cầm theo sang bên kia biên giới dễ bị cướp lắm. Tôi tin và đưa hết cho nó. Chuyến ấy, nó đi mua thuốc phiện. Khi đi chuyến đi sau tôi mới phát hiện ra. Tôi bảo nó đưa tiền trả tôi để tôi về. Nó bảo đi một chuyến này thôi nó sẽ trả tiền đủ mua mười con ngựa tốt. Không có tiền tôi không về được và �! �ành ph�! ��i đi theo nó. Lấy được hàng, đang trên đường trở về thì gặp một toán cướp. Tôi với nó cùng chạy. Tôi bị ngã xuống vách núi. Khi tỉnh dậy không hiểu sao đang ở trong rừng bên một đống lửa lớn. “Tỉnh rồi hả?” - Thằng Sình hỏi. Tôi không nói gì. Tôi ngồi dậy thấy toàn thân đau ê ẩm. “Không hề gì, chỉ xước da tí thôi!” - Thằng Sình nói tiếp. “Đi thôi!” – Nó giục. - “ở đây bọn kia tìm thấy thì không về được đâu!” Tôi đứng dậy nhưng cái chân đau quá không đi được ngã khuỵu ngay xuống. Thằng Sình lấy trong bụng ra một bọc nhỏ rồi véo ra một cục đen đen tròn tròn bảo tôi nuốt. Trời tối quá, tôi không nhìn thấy gì cứ đưa lên miệng nuốt đại vào bụng. Lạ thay, tôi không thấy đau nữa, thế là đi được, hai thằng cùng về theo con đường đã đánh dấu từ trước. Khi nào tôi đau nó lại cho nuốt một viên đen đen tròn tròn, tôi lại không đau nữa và đi tiếp. Mấy lần tôi hỏi là thuốc gì mà tốt thế. Nó bảo là thuốc khoẻ, con người ăn vào là thấy khoẻ ra. Tôi không tin lắm muốn xem xem đó là cái gì, nhưng nó không cho xem, nó bắt phải đi cho nhanh kẻo bọn kia đuổi kịp thì chỉ có con đường chết. Sau này tôi mới biết cái thứ mà nó cho tôi nuốt hôm đó là thuốc phiện. Tôi đã bị nghiện từ lúc nào cũng không biết nữa. Thế là tôi phải phụ trách công việc lấy hàng thay nó để khi về đ! ược n�! � véo lại cho một ít. Một hôm nó bị cảnh sát bên kia biên giới bắt, tôi trốn được và bỏ chạy về đây, tôi không nhớ đã đi bao nhiêu ngày, và phải nhịn ăn bao nhiêu ngày. Về đến nhà thì cái chân không còn bước nổi nữa. Tôi tưởng tôi sẽ chết trước khi thấy mặt Vàng Mỷ. Tôi đã cố gắng, còn thở được là tôi sẽ về. Cuối cùng cũng về được đến nhà, gặp được Vàng Mỷ.
Chị không còn tin vào tai mình nữa. Chị phải làm gì đây? Bao nhiêu khổ cực, nhục nhã khi gia đình có người nghiện chị đã được nếm từ khi chưa biết mặc váy. Bố chị đã hút cái thứ nhựa màu nâu đen ấy từ lúc còn trẻ đến khi không thở được nữa vừa tròn ba mươi năm. Ba mươi năm nghèo khó, ba mươi năm đói rách, ba mươi năm xơ xác, ba mươi năm không còn được là người. Bố chị, đến khi chết không có đồng tiền nào để làm ma, không kèn không trống, đem đi chôn như người ta chôn một con chó.
Chị biết sống thế nào đây, nuôi con nghiện trong nhà như nuôi cáo giữa bầy gà, nuôi hùm giữa bầy lợn. Chị đau đến nát cả lá gan, vụn từng khúc ruột.
Nhìn chồng chị đau khổ, chị cũng đau khổ. Chị thấy như mình cũng có lỗi trong những đau khổ của chồng. Chị vận động chồng cai nghiện. Nhưng phải nói là rất khó, bố chị đã cai đi cai lại, thề lên thề xuống đến lúc chết vẫn chưa cai nổi. Dẫu biết là rất khó nhưng chị vẫn hy vọng vào những điều tốt đẹp và cố cai thuốc cho chồng như mẹ chị đã ! cố cai ! cho bố chị khi xưa.
Anh đau đớn, vật vã, lăn lộn từ trên giường rơi xuống đất, từ góc nhà này sang góc nhà kia, nước mắt nước mũi chảy ra thành dòng. Anh đập phá cào cấu. Lần sau anh bắt chị trói chặt cả chân lẫn tay không cho cựa quậy. Vật vã một lúc mắt anh trợn ngược, nước dãi sàu ra bên mép rồi đọng lại thành một đống bọt màu trắng, đầu đập xuống đất, đập vào cột nhà máu chảy ra lênh láng. Và chính chị đã không giữ nổi ý định ban đầu, nhìn anh khổ quá chị không đành lòng và lại lấy thuốc cho anh hút.
Lần này anh lên cơn, nhà không còn thuốc, chị cho anh uống rượu, men rượu đã làm anh ngủ yên. Từ đó mỗi lần anh lên cơn nghiện chị lại cho anh uống rượu.
Thật vui, sau đó anh đã cai được thuốc phiện, nhưng anh lại mắc vào nghiện rượu. Mỗi ngày nửa lít, không có rượu là anh vật vã chẳng kém gì thuốc phiện.
Gặp chị ở chợ, dáng người vẫn óng ả ở cái tuổi trung niên, chị mua vài thứ đồ dùng cho mùa vụ mới. Tôi hỏi về anh, chị cười: “Mất từ năm ngoái rồi! Bệnh gan! Bao nhiêu năm rồi anh mới trở lại.” Chị chỉ nói vậy rồi vội vã ra về.
Tôi nhìn theo bóng chị đi trong nắng chiều. Bao nhiêu năm rồi nhỉ, tôi hỏi lòng mình, tính từ ngày ấy cũng ngót hai mươi năm có lẻ. Hai mươi năm rồi, biết bao những đổi thay?
Trăng thu
Bất ngờ đến ngọt lịm! Giữa núi rừng thanh khiết, một vẻ đẹp mát mẻ như làn da nõn nà ngần trắng người con gái tiết trinh, thơm tho như làn tóc mây xức hương hoa đồng nội, ngây ngất đến ngẩn ngơ. Vầng trăng như khuôn trang người thiếu nữ đang mỉm cười làm duyên. Thứ ánh bạc toả ra dịu dàng cho ta giấc mộng thiên đường. Những cái ban ngày ta chẳng thấy đẹp, thấy đáng yêu là mấy nhưng dưới ánh trăng bỗng quyến rũ lạ thường, đẹp như mộng, đẹp như lạc bước chốn thần tiên, đẹp đến không tin được rằng đó là sự thực, mà ngỡ đó là ở những tận nơi nào…
Sống giữa thị thành, giữa cuộc sống xô bồ nhộn nhịp, nơi đèn nến sáng trưng, nơi “làm gì cũng vội”, đến cả ăn nghỉ cũng chóng vánh qua loa… một ngày kia bỗng nhận ra xúc cảm con người đã bị mai một đi nhiều! Một tiếng dế kêu đêm vắng đã từng thổn thức bao trái tim đang yêu, tiếng thì thầm của ngọn gió đã từng làm ai mất ngủ, một ánh trăng thu quyến rũ đến không nỡ ra về,… bỗng thấy xa lạ quá chừng. Những đêm rằm, có ánh điện chói loá, vầng trăng tủi hờn lùi tít lên cao.
Và đấy, cái thằng tôi thật ngớ ngẩn, hỏi đến ngày dương thì may ra còn nhớ được ít nhiều, chứ ngày âm thì chịu không tài nào nhớ nổi, nếu muốn biết phải nhờ tới tờ lịch.
Lâu lắm rồi tôi không được biết vầng trăng tròn méo ra sao, chú cuội đã thức hay còn ngủ, cây đa có vơi đi chiếc lá nào cho trần thế để người ốm yếu ăn vào sẽ khoẻ mạnh, người già cả ăn vào sẽ trẻ lại, người kém xinh! ăn vào sẽ duyên dáng hơn, kẻ xấu ăn vào sẽ thành người tốt… những điều mà xưa kia luôn gắn bó gần gũi như cái ăn, giấc ngủ.
Đã biết bao nhiêu lần tôi nhìn vầng trăng mà thầm ước hôm nao cũng là ngày rằm, mặt trăng sẽ luôn tròn, đêm dài sẽ luôn sáng. Và quan trọng hơn là trong giấc mơ của tôi chú cuội sẽ thảnh thơi nằm dưới gốc đa vắt chân chữ ngũ ngâm nga hát một mình:
Cuội tôi ngồi gốc cây đa
Mặc trâu ăn lúa người ta, cuội ngồi
Cuội ngồi cuội khóc không thôi
Cha ơi mẹ hỡi biết nơi nào tìm
Ai về đến chốn thần tiên
Cho cuội theo với cuội tìm mẹ cha
Mẹ cuội đẹp tựa Hằng Nga
Cha cuội nhìn kỹ hoá ra Ngọc Hoàng…
Đêm nay vời vợi trăng thu giữa núi rừng, trong veo một màu tinh khiết, thanh sạch đến ngất ngây. Vòm trời sâu thăm thẳm không một gợn mây. Chỉ có ánh trăng tràn ngập bốn bề.
Cái quyết định hồi chiều, không theo chúng bạn về thủ đô ăn chơi mấy ngày mà về với cổng trời, về với nắng với gió với tuổi thơ ngày nào… đã bị bọn nó mắng là ẩm ương, là không bình thường, là ngẩn ngơ nhặt lá đứng đường. Mặc kệ chúng nó, là gì cũng được. Chỉ biết trong lòng đang khao khát tìm lại ngày xưa. K! hao khát! được tắm mình trong những ngọt bùi, cay đắng… của ngày xưa.
Đứng giữa núi rừng, giữa ngàn hương hoa lá, giữa ánh trăng vời vợi, mới thấy hết được sự lắng lại của lòng mình, mới hiểu được giá trị của sự yên tĩnh…
Cơn gió thổi qua lành lạnh. Đêm đã sang canh. Mùa thu ở vùng cao khác lắm, trời trở lạnh rồi, cái lạnh đến từ trong lòng. Chẳng giống ở một số nơi, thu rồi mà còn “nắng rám quả bòng”, thật chưa xứng. Thu vùng cao là vậy đấy, thơ mộng như vậy đấy!
Cái lạnh đầu thu không mang lưỡi dao sắc lẹm của mùa đông, không quạt hồng lò than mùa hạ, mà chỉ mỏng manh ấm lạnh như cái quạt trúc trên tay cô gái phòng khuê. Cái lạnh đầu thu nó lạ thế, đã chạm phải là không dứt cho được, không đi cho đành.
Con người hiện đại dường như đã lãng quên không gian thơ mộng của trời đất. Họ tìm thú vui nơi vũ trường, phòng nhạc. Nhưng cái nhận được chỉ là sự khác đi của vội vã tất bật thường ngày. Tàn cuộc, người mỏi mệt, đầu óc ong lên như muốn vỡ…
Có một số đã nhận ra tác dụng của thiên nhiên trong điều tiết tinh thần con người, và những tua du lịch sinh thái đã ra đời. Con người trở về với thiên nhiên, đắm mình trong thiên nhiên, thả hồn với trời đất bao la và thấy trong mình như mạnh hơn, như cá về với nước, như chim tung cánh lên trời.
Gió mưa là mật ngọt. Trời đất là sữa thơm. Ta tha hồ mà uống cho thoả, cho say, cho ngất ngây cuộc đời!
Sương đ�! � rơi r�! ��i, từ đầu ngọn lá cây rừng óng ánh từng hạt ngọc trong veo lóng lánh như mắt người đang yêu, có hạt rơi xuống đất vọng lên tiếng thì thầm tâm tình.
Trăng đã nghiêng về tây, dường như đã nhạt phai chút sắc như người phụ nữ đã qua thời bồng bột của tuổi trẻ, hứa hẹn sự mặn mà đằm thắm, hiền dịu, chu đáo đến người tình khó tính cũng khó trê trách được điều gì. Rừng lá du dương lời ca ru giấc ngủ đêm trường. Núi kia cũng đà yên giấc, đầu vai kề tựa bên nhau mà ngủ. Trăng ru núi ngủ. Trăng ru rừng ngủ… Và trăng ru ta, lời ru từ ngàn xưa vọng lại, lời ru đi sâu vào ký ức, vào tiềm thức, vào giới hạn, vào vô tận,…
Không gian bốn bề yên lặng. Chỉ còn ta và trăng. Ta chưa ngủ. Trăng chưa ngủ. Trăng đang cười. Còn ta đang say!…
Một thoáng về chiều
Chiều.
Một nỗi buồn nho nhỏ lửng lơ trong không trung, một chút vấn vương bay theo gió, một chút nhớ thương hoà trong nắng, một chút tình trải dài với núi sông,… Trong làn khói bếp mờ bay, lòng người da diết nhớ, tìm hơi ấm, tìm lời ru, tìm cảm giác thân quen, tìm con đường đi về,… Và hình như càng tìm càng thấy lạ, càng thấy vắng, càng thấy lẻ loi, càng cô đơn và buồn!
Chiều, xóm núi thường kém nắng, một phần bị núi che khuất, phần còn lại đọng thành từng vệt óng lên như dải lụa nhuộm sáp ong, vương vào sườn núi, vương vào rặng cây, vương vào vạt nương đang trổ cờ trắng xoá.
Chiều, mẹ lảy bắp ngô non, sữa ngô ứa ra bàn tay… Mùi bánh thơm lừng cả con ngõ, từng chiếc bánh ngô xinh xắn bọc trong tàu lá chuối, vàng ngầy ngậy, ngọt lịm nơi đầu lưỡi… Dáng mẹ bé nhỏ ẩn hiện giữa rừng ngô, hôm thì hứng nắng, hôm thì hứng mưa,… Mẹ về nhà, bóng chiều ùa về, con đường nghiêng nắng còn hằn in dấu chân mẹ!
Chiều, chị đi lấy chồng, trong câu chuyện bà kể, nước mắt tiễn chân đi. Con đường chị bước, một bên là con đường yêu, con đường thương, có người mong nhớ; một bên là con đường gả bán, con đường gán nợ, con đường khổ ải, con đường trần ai. Chị giận người mối, chị giận người mai, chị giận ông trời đã se sai duyên thắm, đưa chị đến con đường lầm, đưa chị vào con đường tối, dẫn lối chị xuống vực sâu… Chị đi lấy chồng trên con đường dát nắng mà trong lòng tầm tã mưa rơi.
Chiều, bố đi nương! về, mồ hôi ướt áo, ướt cả bó cỏ bố gùi trên lưng cho con bò có cái ăn buổi tối. Và đấy, khói bếp lam chiều gieo trên mái nhà, gieo vào hàng cây bên bờ suối, gieo vào núi, gieo vào mây, gieo vào lòng người miền thương nhớ, và tự nhiên trong sâu thẳm tâm hồn đưa ta về với hương thơm đồng nội, với những ký ức ngọt ngào, với nét duyên quê đằm thắm, với làn hơi cơm mới gọi mời…
Chiều, nơi xa xôi nào đó, nơi cõi lòng mơ ước, nơi chốn thần tiên, trong câu chuyện bà kể, cuộc sống luôn công bằng với mọi người, người tốt luôn thắng các thế lực xấu xa, kẻ không tốt luôn có kết cục chẳng ra gì…
Chiều, có hai người yêu nhau đang đi trên con đường chiều, vai kề vai nhau, nhịp bước bên nhau, ánh mắt họ trao nhau những cái nhìn tình tứ. Họ như hoà quện vào nhau, hoà quện vào nắng chiều. Họ như hoa vừa hé nụ, như cây lúa vừa đến thì, như xuân vừa chín… và nắng chiều bỗng ngào ngạt hương bay.
Và ta, đang mơ khi ngắm chiều, ngắm chiều mà như mơ, để rồi bất chợt nhận ra cái màu hồng tươi đỏ của trời chiều như ẩn chứa một điều gì đó khác biệt, trên cả sự sống, trên cả những cái tầm thường; nó là sự cao cả và hình như nó là ước mơ. Khi ráng chiều dần tắt, ở nơi tít tắp xa kia chợt ánh lên một tia sáng rất nhỏ, rất nhỏ, rất nhỏ thôi, làm thế giới quanh ta trở nên mờ mờ ảo ảo, một không gian như thơ như mộng cho ta tưởng nhiều hơn, thấy ít đi
Ai đã một lần lên vùng cao nguyên, một lần ngắm chiều vàng rực nắng giữa cái lạnh mùa thu se se. Lòng người cứ lịm đi, mơ màn! g, man m�! �c một nỗi buồn nho nhỏ, nhè nhẹ thanh thanh mà đượm ngọt như mật ong rừng… Và tôi, mới qua đó một lần thôi mà đã mang nợ suốt cả đời.
Cô hàng rượu
Tôi đã được đọc một số tác phẩm của một số nhà văn lớn, cô hàng rượu của họ cô nào cũng bốc lửa, dễ say, say từ ánh mắt, nụ cười đến tấm thân ngà ngọc, chỗ nào cũng có thể say được, cuối cùng mới là say rượu cô bán. Mà cũng lạ, có mười cô hàng rượu thì có đến chín cô đa tình. Từ con mắt liếc dao cau đến cái môi mím nụ, cái cười hoa nở, thậm chí cả cái lắc đầu, cái rùng mình… cái nào cũng biết nói, cái nào cũng có thể làm cho người ta say, rồi ngất ngây, ngất ngư trong men rượu. Khi rượu đã say thì cứ như ăn phải bùa mê, nhìn ai cũng thấy xinh, nhìn gì cũng quyến rũ, nuột nà như cô hàng rượu. Có người còn lầm tưởng cái cột đèn đường là cô hàng rượu… Nói vậy đủ biết sức cuốn hút của cô hàng rượu đến thế nào.
Cô hàng rượu của tôi không đa tình, không bốc lửa, cô chỉ khác người ở cái cười nụ. Thú thực tôi đã si mê nụ cười ấy. Uống rượu cô bán tôi còn thề là sẵn sàng hy sinh cho cái cười nụ ấy.
Cô hàng rượu của tôi vừa mới chớm tuổi trăng tròn, ở cô có cả sự hoang dã của núi rừng lẫn cái tinh khiết của nước suối ôn tuyền. Cô như trăng non đầu tháng, như giọt sương sớm trên cành, như bông hoa vừa hé. Ánh mắt cô luôn mở to, thơ ngây, trìu mến.
Chợ phiên quê tôi chỉ họp vào ngày chủ nhật, người núi cao, người núi thấp, người rừng già, người rừng non, kẻ ở gần, kẻ ở xa… đều tìm về. Nhiều người đi chợ nhưng chẳng thấy mua bán gì, chỉ đi tìm gặp bạn bè, uống vớ! i nhau bát rượu, hỏi thăm chuyện gia đình, người thân, công việc làm ăn… rồi về. Có người còn đem rượu từ nhà đến chợ, tìm bạn, mời bạn nhấp ngụm, mình nhấp ngụm, ôn lại những chuyện cũ, mới. Chiều buông xuống dù lưu luyến vẫn phải chia tay, nhà bạn ở xa, nhà mình cũng không gần, trên con đường dát nắng có kẻ ngất ngư như đang cưỡi mây về nhà.
Quán rượu cuả cô hàng là gốc cây xoài già cuối chợ, không bàn, không ghế, mươi cái bát, hai cái chai, và can rượu lúc thì hai mươi lít, lúc thì mười lít. Quán cô chỉ mở vào ngày chợ phiên.
Vài ba người bạn gặp nhau, kéo đến gốc xoài, mua chai rượu, mượn cô hàng vài cái bát, ngồi xổm trên nền đất, rượu được rót ra, vừa uống vừa tâm sự. Rượu của cô là cứ phải uống bát, ngồi xổm uống mới ngon, mới đã. Rất nhiều người cũng bán rượu, có đến mấy chục hàng, tôi đếm sơ sơ một phiên cũng sấp sỉ năm mươi can hai mươi lít, ba mươi can mười lít, dăm bảy can dăm ba lít. Người bán thành dãy dài. Nhưng không hiểu sao hàng rượu gần gốc xoài vẫn có đông người uống tại chỗ nhất. Ai nói gì cô hàng cũng chỉ cười nụ, ít khi cười to. Thiên hạ cũng giống tôi mến cái cười nụ của cô, hay là mến rượu, hay là gốc xoài có gì cuốn hút mà tôi không biết.
Một tuần, khách chợ chỉ được gặp cô hàng rượu có một lần vào ngày chủ nhật. Tuần nào đi chợ cũng gặp cô. Cô vẫn bán hàng ở gốc xoài quen thuộc. Riêng tôi, khi đi chợ phải qua hàng cô trước mới yên lòng ghé đi n! ơi khác! , nếu không con mắt cứ thấy như thiêu thiếu, chẳng thiết nhìn, chẳng thiết mua cái gì. Hình như là có một tuần tôi không thấy cô hàng rượu, gốc xoài buồn hẳn đi, nắng không buồn tới, gió chẳng buồn lại. Nhiều người nhớ cô bán rượu đến độ không uống của ai khác mà ngồi ở nơi quen thuộc tán chuyện với nhau, người khác có đến mời rượu cũng đều lắc đầu. Nhiều người cố len lỏi qua đám đông để ra gốc cây xoài, cô bán rượu hôm nay vắng, họ đứng bần thần một lúc mặt mày ủ ê rồi nặng nhọc lê bước chân ra về.
Cô hàng rượu của tôi! – Nói là của tôi cho oai chứ cô ta có biết tôi là ai đâu, tôi có đi ngang qua hàng cô trăm lần thì chắc gì cô ta đã nhìn, nếu có nhìn thì chắc gì cô ta đã nhớ… Thế nhưng cô vẫn là của tôi, của riêng trong ý nghĩ tôi, không ai thấy, không ai biết, và dĩ nhiên đến cả cô hàng rượu cũng không biết.
Tôi được cơ quan cử đi học. Sáu tháng sau trở lại, đến chủ nhật tôi vội vàng ra chợ, tìm đến gốc xoài, nơi ấy không một hạt nắng, gió cũng lặng im, chỉ thấy lá vàng phủ một lớp dày trên mặt đất. Tôi ngẩn ngơ một lúc rồi ra về. Tuần sau tôi lại tìm đến gốc xoài, lá vàng dày thêm trên nền đất cũ. Tôi lại thất vọng ra về. Tuần sau nữa vẫn thế, lá vàng vẫn cứ rơi còn cô hàng rượu của tôi vẫn vắng bóng.
Thì ra cô hàng rượu đã lấy chồng. Nơi cô đến cách khu chợ bốn dãy núi. Chắc vì xa nên cô không thường xuyên đến chợ như trước được. Và ! hình nh�! � cô cũng thôi không nấu rượu để bán nữa.
Sau đó tôi vẫn đi chợ, thỉnh thoảng vẫn ghé gốc xoài, biết đâu đấy một ngày kia cô hàng lại mang rượu đến đó bán thì sao!?
Bếp lửa
Bà đã hát "Tiếng hát làm dâu" bên bếp lửa.
Ánh lửa bập bùng hằn in bóng bà lên vách. Những đêm dài thăm thẳm, gió thổi mịt mùng, lời bà hát ngân dài trong đêm, tiếng than khóc nức nở của nàng dâu, nước mắt chảy đến đâu lời đau dài đến đó. Tôi ngồi nghe, tuổi còn nhỏ, mà không biết từ lúc nào nước mắt cũng trào ra. Chỉ vì nghèo, tại cái nghèo, con người chưa nhìn xa hơn cái bóng của mình. Lời hát, lời cô gái, lời thở than, lời nức nở trong tiếng nấc, tiếng chia ly khi buộc phải tiễn biệt người yêu, tiễn biệt với mối tình thiết thân từ những ngày còn ấu thơ để đi lấy chồng.
Bởi cha mẹ em tham con trâu mộng đuôi trắng
Bỏ em đi không nhìn lấy một lúc
Bởi cha mẹ em tham con trâu mộng đuôi đen
Bỏ em đi không ngắm lại một lần
Từ đây, cô gái đưa chân vào con đường đau khổ.
Tám chín cái thụp bụng không thôi
Mười hai cái thụp ngực không hả
Kiếp làm dâu, cái kiếp:
Gái lớn lấy chồng bé
Chồng bé phụ lòng em tước lanh xe sợi
Và:
Phận làm dâu như con ngựa trong tàu
H�! � vang, dậm móng nhìn vào cọc
Và:
Nước mắt em chảy tràn, ướt hết thành giường
Nghĩ không nổi, suy không tới,
trời vẫn chưa sáng
Đời con người, ta không được mảnh đất này, được mảnh đất kia, ta xấu số ở cõi trần này, tốt số trên trời kia,… Lúc đó:
Em yêu chết rồi
Em bước lên rừng đào tiên trên "dụ xí nhung"
Khạc nhổ xuống trần, con đường nước mắt
Em yêu chết rồi
ở trên "dụ xí nhung",
bước trên con đường đất đen
Khạc nhổ xuống trần, con đường nóng bỏng
Nhưng không thể, em không thể chết, bởi:
Anh đi buôn nhiều chỗ bạc đầy túi
Anh mới về lấy em làm vợ
Những hy vọng đã cho em con đường sống,
cho em nghị lực để mơ ước,
để tin tưởng vào ngày mai tốt đẹp hơn.
Mẹ nói với cha trả tiền người ta,
! ch�! �a lại nhà cho người ta
Cho con trở về làm cô gái út mẹ yêu
Trả bạc người ta đủ cân,
cho con bỏ con đường lo
Trả vật người ta đầy chuồng,
cho con được rời sang đường khác
Hy vọng của cô gái vừa mới nhen lên đã tắt lịm.
Trời, con của mẹ
Xin con quay đi
nuôi súc vật cho người đầy chuồng
Mẹ mới có đường đến thăm
Con của mẹ
Gắng nuôi súc vật cho người đầy nhà
Mẹ mới có đường đến hỏi
Cô gái dẫu cố gắng vẫn không thoát được cái kiếp trong quyển sổ bạc đã đặt. Vẫn phải sống trong niềm cay đắng, mười lá gan đã nát, mười khúc ruột đã tan.
Bà hát mười lần thì có đến chín lần tôi khóc, lời bà không chỉ là lời hát, mà là lời kể, như kể về chính cuộc đời của bà. Có lần mẹ nói, cuộc đời bà không khác mấy cuộc đời cô gái trong "Tiếng hát làm dâu". Mẹ chỉ nói có vậy, tôi cố nài thì mẹ bỏ đi lấy cỏ cho bò ăn.
Mùa đông giá rét, sương gió đầy trời, ngồi xung quanh bếp sư! ởi, kh�! �� khà chén rượu kể cho nhau nghe chuyện mùa màng, chuyện làng bản, chuyện học hành của con trẻ, chuyện ngày mai, chuyện tương lai,… Thỉnh thoảng tôi lại thả một cái lõi ngô vào bếp, ánh lửa bùng lên, làn khói toả ra thơm thơm mùi ngô nướng. Hớp một ngụm rượu ngô mà thấy lòng thổn thức. Anh bạn ngồi bên là nhà văn, hai tay bó gối, nhẩn nha đọc:
"Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lửa không biết bao nhiêu lần…"
Anh ta không đọc nữa, mắt chăm chăm nhìn ngọn lửa. Cuộc đời nhân vật Mị trong "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài cũng là một kiếp làm dâu.
Ngoài trời, đêm đã mịt mùng, bên bếp lửa bập bùng, ở một xóm nhỏ lọt thỏm giữa bốn bề là núi lòng thấy buồn đến lạ. Bỗng nhiên thèm trở lại ngày xưa, thèm được nghe "Tiếng hát làm dâu" bà vẫn hát đến thế!
Chị chủ nhà tiếp đầy chai rượu đặt xuống cạnh chồng rồi bế đứa trẻ đi ngủ. Chị ta cũng là một kiếp làm dâu, nhưng làm dâu bây giờ đã khác, trên nền tảng của hôn nhân tự nguyện tiến bộ, những giọt nước mắt rơi cho cái kiếp đoạ đầy đã không còn.
Cái mương dẫn nước
Trên một thung lũng rộng rãi nằm giữa lòng của bốn bề là núi đá cao ngất đến tận trời xanh. Buổi sáng, mặt trời như hòn than hồng tròn trịa nằm giữa khe hai sườn núi giáp nhau, mặt trời như rơi vào khoảng lõm trên khuôn ngực người con gái, mặt trời nằm ngủ ở đó rồi đi ngủ sau đỉnh núi, phải rất lâu sau, khoảng nửa buổi sáng mới thấy lại mặt trời, lúc này không còn đỏ nữa mà sáng chói loá, ban phát xuống thung lũng một sức nóng xua đi làn khói nhẹ mỏng tang vẫn đang cố bám lấy hàng cây.
Chiều về, chiều ở đây tàn sớm lắm, chẳng bao giờ được nhìn thấy màu đỏ của trời chiều như nơi khác. Cũng chỉ khoảng nửa buổi chiều là dãy núi đã giấu biệt mặt trời đi nơi nào rồi. Thung lũng chỉ còn một thứ ánh sáng mờ đục màu sương. Đêm xuống, ánh trăng cũng như mặt trời, không trọn vẹn dài lâu, và đẹp nhất có lẽ là lúc trăng lên treo lơ lửng bên sườn núi.
Nương ngô ở nơi đây chỉ trồng được một vụ, còn lại để cho cỏ mọc vì thiếu nước. Một hôm người ta quyết định xây một cái mương dẫn nước về tưới cho thung lũng. Nâng việc gieo trồng lên hai, ba vụ. Con mương được làm song song với con đường chạy dọc thung lũng. Mương làm xong, nước được dẫn từ chân núi Ba Tiên về tràn vào thung lũng, tràn vào những mảnh nương khô hạn. Cây ngô nhờ đó lại có đất sống, lại cho đời màu xanh.
Chiều hôm ấy tôi đi dạo dọc b�! � mương về nơi đầu nguồn. Dưới mương, dòng nước chảy xiết phát ra tiếng róc rách, có đoạn ầm ào như tiếng thác. Nắng đã không còn nữa, một làn sương xanh mờ xen lẫn làn khói bếp tạo thành một dải dài vắt ngang thung lũng. Tôi thả bộ từng bước một, thỉnh thoảng lại gặp người gùi củi, gùi cỏ đi ngược chiều, họ đi nhanh lắm, họ đang vội vã về nhà. Tự nhiên tôi thấy lòng mình lẻ loi, một nỗi buồn vô cớ xâm chiếm. Tôi đi tiếp, càng cảm thấy cảnh vật êm đềm tĩnh lặng, không một làn gió, không một tiếng động, xóm làng yên ắng lạ thường, người đi về cũng lặng lẽ bước.
Tôi đã gặp một bé gái đang giặt áo váy của mình nơi mương nước, em đứng chỉ cao hơn bờ mương nửa cái đầu. Em đặt cái váy xuống nền mương và lấy đôi chân nhỏ xíu vừa dận vừa vò, đôi tay vịn vào hai bên thành mương. Trên bờ mương là cái áo đã được vắt nước cẩn thận lót trong cái lá. Tôi đã đứng nhìn em rất lâu. Em còn quá nhỏ để làm công việc đang làm. Tôi đoán chừng tuổi em chỉ lên ba hoặc lên bốn là cùng. Khi phát hiện ra tôi em bé dừng lại. Một lúc sau em lại tiếp tục công việc của mình.
Tôi đi tiếp một đoạn nữa gặp một cụ bà đang thu sợi lanh phơi ở đầu ngõ. Cụ cẩn thận thả theo nếp sợi lanh đã được nối dài từ con khau ly vào trong cái quẩy tấu, đoạn bị đứt cụ nối cho liền thành một sợi dài, kiểm tra một lần nữa độ bền chắc của nó rồi mới tiếp! tục th! ả vào chiếc quẩy tấu. Cụ làm cẩn thận từng tí một, sợi lanh trên con khau ly còn rất nhiều, từng vòng quay kêu cót két, đều đều chậm rãi theo từng nếp dây thả vào trong quẩy tấu.
Bước chân lại đưa tôi đi tiếp. Tiếng xay ngô bằng cối đá ù ì vọng vào chiều, tôi ngạc nhiên đứng lại nghe bởi rất ít người còn dùng cối để xay ngô khi cái máy xay ngô đã trở thành thân thiết với xóm làng. Một lúc sau tôi quyết định đi vào nhà có người đang xay ngô. Trước cửa có một đứa bé chừng bốn tuổi chơi quay một mình. Tôi vào trong nhà thấy người đàn ông còn rất trẻ, chỉ độ hai mốt hai hai là cùng, anh ta đang xỏ khung cho chiếc quẩy tấu mới đan. Phía trong có người phụ nữ đang xay ngô, tôi đoán đó là vợ của anh ta. Tôi ngồi xuống gần bếp lửa xem anh ta hoàn thiện nốt chi tiết cuối cùng của chiếc quẩy tấu. Ba bốn đứa trẻ chạy vào nhà, chẳng biết đứa nào là con anh ta, đứa nào là con hàng xóm. Anh ta làm xong chiếc quẩy tấu, đặt ra bên, anh ta nói bằng tiếng Mông với đứa trẻ, tôi không hiểu anh ta nói gì. Một đứa trẻ chừng ba tuổi khoác chiếc quẩy tấu lên vai. Nó nhấc lên đi được hai ba bước chiếc quẩy tấu đã chạm xuống đất. Nó lại nhấc lên đi tiếp, hai ba bước nữa lại chạm xuống đất. Chị chủ nhà đã ngừng tay xay ngô từ lúc nào đứng gần đó lấy một cái áo cũ bỏ vào trong chiếc quẩy tấu. Chị gỡ chiếc quẩy tấu khỏi vai đứa trẻ để xuống đất, sau đó bế đứa trẻ thả vào trong quẩy t�! �u rồi ! khoác lên vai đi đi lại lại trong nhà. Đứa trẻ toét miệng cười, chị ta quay lại nhìn con, hai mẹ con cùng cười. Anh chủ nhà chuẩn bị châm lửa vào nõ điếu thuốc lào dừng tay lại nhìn hai mẹ con khuôn mặt rạng rỡ. Tôi nhìn mà thèm khát có được cái hạnh phúc nho nhỏ như của họ.
Tôi gặp lại cái mương dẫn nước, ngước mắt nhìn lên núi Ba Tiên cao ngất có làn mây trắng sà xuống đậu trên đỉnh núi. Tôi nhìn lên đầu nguồn nước, còn một đoạn đường nữa mới đến được chân núi. Tôi tiếp tục bước, hai bên bờ mương từng đám cỏ đan dày, xen lẫn vào đó có những bông bạc hà tim tím thẹn thùng hé nụ, từng cây ngải cứu dại ngọn to gần bằng ngón tay út, vài dây tơ hồng bám từ cây nọ sang cây kia, bám cả vào những hòn đá đen nhẻm. Xa hơn là nương ngô, giữa nương ngô có rất nhiều những ngọn núi nhỏ, những hòn đá được gom lại thành núi. Rồi đến một đoạn, đã lên khá cao so với đoạn dưới, từng hòn đá đen nhẻm xếp chồng lên nhau dày đặc, cây cỏ phải lách mình qua khe đá mà vươn lên. Đã gần đến chân núi Ba Tiên, sắp gần đến đầu nguồn mương nước, tiếng nước đổ từ trên cao xuống nghe như rất gần. Tôi tiếp tục bước, bàn chân vẫn đi trên bờ mương bằng bê tông.
Tôi đến đầu nguồn nước. Nước được chảy từ khe của hai dãy núi dội xuống thành dải, phía dưới là chân của dải nước có một khoảng rộng ăm ắp nước đầy. Cây cối mọc bao lấy xung quanh. Nước được dồn ! về gầ! n nơi tôi đứng rồi chia làm hai ngả, một chảy vào cái mương dẫn về thung lũng, một chảy vào khe núi theo dòng xuống một thung lũng khác. Tôi cởi dép lội xuống hòn đá khá to nổi gần lên mặt nước, dòng nước tràn qua bàn chân, mát rười rượi. Tôi thò tay xuống vục nước ấp lên mặt, một cảm giác tê lạnh chạy khắp cơ thể. Tôi đã đứng ở nơi đó khá lâu.
Trời chiều xậm lại, bóng đêm đang trườn về, tôi lại dẫm lên bờ mương để trở lại trụ sở Uỷ ban xã. Xóm làng đang chìm trong màu xanh xám. Tôi đi khá nhanh. Tôi đi để chạy đua với trời chiều, để khoả lấp nỗi cô đơn của chính mình. Một cảm giác thật lạ, tôi cảm thấy rất rõ nhưng không thể nói được nên lời.
Nhìn về phía trước, cái mương dẫn nước như dài ra, xa tít tắp!
Núi Ba Tiên
- Lên núi Ba Tiên chơi đi! – Tôi rủ một người bạn.
- Bây giờ á? – Anh ta hỏi lại.
- Ừ. – Tôi đáp.
Anh ta nhìn tôi, cười.
- Cậu định đi mấy ngày? – Anh ta hỏi.
- Giờ đi, tối về.
Anh ta nhìn tôi hơi lạ.
- Thế thì chỉ đi được đến chân núi thôi.
- Phải đi bao lâu mới lên tới đỉnh?
- Khoảng một tuần.
Tôi hỏi mấy người xung quanh, ai cũng bảo lên được đỉnh núi phải trên dưới một tuần. Khi hỏi đã có ai lên núi lần nào chưa, họ đều nói là chưa. Mọi người nhìn tôi, cười. Anh bạn nói một câu như là lời hẹn:
- Để hôm nào chuẩn bị lương thực, đồ dùng, nước uống rồi đi thử một chuyến xem sao.
Tôi không nói gì, nhìn lên ngọn núi có làn mây trắng mà thầm tiếc, mà ước ao, mà khao khát.
Núi Ba Tiên, núi của huyền thoại, núi của tiên giới giữa trần gian.
Trên đỉnh núi có một cái hồ khá rộng, nước luôn ăm ắp đầy, trong trẻo và luôn ấm. Tắm nước trong hồ, người xấu cũng trở nên xinh đẹp, người ốm yếu trở nên khoẻ mạnh, người già đ�! �ợc trẻ lại.
Xưa kia, các nàng tiên thường trốn Ngọc Hoàng xuống đây tắm, làn da càng mịn màng và mềm mại như da em bé. Nàng Tiên Bếp đen nhẻm sau khi theo các chị xuống hồ tắm, lên thiên đình nước da cứ trắng dần ra. Hơn một tháng sau Ngọc Hoàng đã nhầm với nàng Tiên Đào khi nàng Tiên Bếp đi qua. Và chuyện các nàng tiên trốn khỏi thiên đình xuống hạ giới đã bị Ngọc Hoàng phát hiện. Hôm ấy như thường lệ nàng Tiên Hoa, Tiên Gạo và Tiên Đào lại trốn xuống tắm nước hồ. Ngọc Hoàng tức giận cho đóng cửa thiên đình lại. Ba nàng tiên không còn đường về nên phải ở lại dưới hạ giới. Ba nàng ở luôn trên núi, và thế là núi đó có tên gọi là núi Ba Tiên.
Nàng Tiên gạo vẫn làm công việc của mình là đi gieo hạt lúa khắp nơi. Nàng gặp chàng Nhất Sơn rồi nên vợ nên chồng.
Nàng Tiên Đào vào nàng Tiên Hoa vẫn ở núi Ba Tiên.
Nàng Tiên Hoa gieo trồng một vườn hoa tuyệt đẹp, với hàng trăm loại hoa, hàng nghìn màu sắc bốn mùa đua nở, có những loại hoa nàng tìm ra đến cả thiên đình cũng không có, hạ giới cũng không có. Còn nàng Tiên Đào cũng có một vườn đào của mình. Cây đào vừa lớn lên đã cho quả. Quả đào có màu phớt hồng và cái núm xinh xinh như nhũ hoa người thiếu nữ, xung quanh có lớp lông tơ mịn mượt. Cây đào lớn rất nhanh và trĩu tr! ịt qu�! �.
Sau khi đóng cửa thiên đình Ngọc Hoàng vẫn theo dõi xem các nàng tiên sẽ sống như thế nào ở dưới hạ giới. Điều mà Ngọc Hoàng không ngờ tới là cảnh đẹp của núi Ba Tiên thật hữu tình, được bàn tay khéo léo của các nàng điểm tô nên ngày càng đẹp hơn. Cảnh sắc của thiên đình thì ngược lại ngày càng héo úa đi. Ngọc Hoàng sau khi cân nhắc đã rút lại lệnh cấm đồng ý để ba nàng tiên được quay về trời. Các nàng tiên ở hạ giới tuy có cuộc sống rất tốt nhưng từ trong sâu thẳm lòng mình nỗi nhớ thiên đình, nhớ mẹ cha luôn trào dâng, nên khi Ngọc Hoàng thu lại lệnh cấm các nàng đã không ngần ngại rời cuộc sống trần gian để trở lại thiên đình. Nàng Tiên Gạo trước khi đi đã để lại đôi nhũ của mình lại hạ giới cho đứa con còn thơ dại, đôi nhũ ấy hiện giờ vẫn còn ở tại thị trấn Tam Sơn huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang. Nàng Tiên Đào và nàng Tiên Hoa khi về trời cũng để lại toàn bộ hoa và quả tại núi Ba Tiên.
Chuyện kể rằng, ngày xưa có anh tiều phu đi kiếm củi đã liều mạng leo lên đỉnh núi Ba Tiên gặp đúng lúc các nàng tiên đang tắm, anh ta gần như chết lặng không còn tin vào mắt mình trước những nét đẹp hoàn mỹ của trời đất. Anh ta dụi đến đỏ cả mắt mà mỗi lần mở ra hình ảnh trước mặt vẫn không có gì đổi khác.
Khi các nàng tiên đã về trời, anh ta vẫn đứng đó. Đêm đã xuống và trăng đang lên. Anh ta không dám cựa mìn! h, không! dám nhúc nhích. Anh ta sợ chỉ động đậy một chút là các nàng tiên sẽ không quay lại. Anh ta cố đợi, các nàng tiên bay đi rồi thế nào cũng về. Đợi mãi và đợi mãi, anh ta đã hoá đá lúc nào không hay. Đến bây giờ anh ta vẫn đứng như vậy, rêu xanh đã phủ một lớp dày lên người anh ta.
Và tôi, từ rất lâu đã mơ ước một lần được lên đỉnh núi Ba Tiên, được kiểm chứng những gì nghe kể lại. Và đến bây giờ mơ ước đó vẫn chưa thực hiện được.
Chiều dần buông, ngọn núi Ba Tiên đang nhạt nhoà dần vào sương khói, đỉnh núi có làn mây trắng đang sà xuống thấp hơn, dòng n-ước nơi chân núi vẫn xối ra ào ào. Tôi vục tay xuống nước vã lên mặt và giật mình khi thấy ngang trời có một đôi cánh trắng đang bay về hướng núi.
Có phải đó là đôi cánh của nàng tiên?
Đêm mùa đông
Mùa đông về lạnh lẽo
Làm rộng thêm căn phòng
Ngọn đèn dầu bé tẹo
Ủ bóng hình vào trong
Gió, chỉ thấy gió luồn lách khắp mọi nơi, tiếng lá rừng run lên vì lạnh, tiếng mái gianh xạc xào khua vào đêm tối thứ âm thanh rờn rợn gai gai.
Không gian như rộng hơn, căn nhà như rộng hơn, núi rừng càng bao la thăm thẳm. Ánh đèn dầu run rẩy trước cơn gió lạnh, lúc tối lúc sáng, lúc thì lịm đi, bóng đêm ùa vào ngập tràn, mấy lần như vậy, mấy lần gần tắt, ánh đèn vẫn cố leo lét sáng. Văng vẳng trong đêm là tiếng âm âm u u xen lẫn những tiếng rít lên sắc lẹm. Trong nhà hơi ấm sao mà ít ỏi, nhất là ngôi nhà của người nghèo, cái lạnh cứ như xát muối vào da thịt.
Đêm mùa đông trên vùng núi cao dài, buồn và lạnh lắm. Cái lạnh được tuôn ra từ ruột núi, rút ruột núi ra hơi lạnh, cái lạnh của sự xa vắng, cái lạnh của sự cô đơn, cái lạnh của nỗi buồn thăm thẳm… Làn gió như trăm ngàn mũi kim châm vào da thịt để rút ra từng đường gân nho nhỏ.
Sương, trắng xoá cả núi rừng, đặc quánh lại đến mức người ta có thể dùng dao sắt ra được thành từng miếng nhỏ. Sương làm ngọn đèn dầu không sáng được tới chân, nếu không có cái bóng bằng thuỷ tinh tạo một khoảng trống nho nhỏ thì chắc nó đ�! � tắt lịm từ lúc nào. Và đấy, nó có sáng được ra ngoài khoảng không gian bé nhỏ ấy đâu. Nhìn từ xa lại có lẽ phải gọi là hạt sáng mới đúng.
Bếp sưởi, trên vùng núi cao hầu như nhà ai cũng có bếp sưởi, bếp sưởi đặt gần giường ngủ. Bếp sưởi được người cha gầy thêm mấy thanh củi, ánh sáng bừng lên, hơi ấm toả rộng hơn. Đứa trẻ tỉnh dậy giật mình ôm choàng lấy mẹ khi thấy một làn sương mỏng bay sát chỗ nằm.
Xa xa, nơi xóm bên, có tiếng trẻ con khóc, người mẹ trẻ ôm chặt con vào lòng, cố truyền hơi ấm tinh khiết đến cho nó, và chị ta ru, tiếng hát nho nhỏ thanh thanh đang xua đi cái lạnh, xua đi cái giá của đêm đông. Đứa trẻ ngưng khóc, hình như nó đã ngủ. Người mẹ trẻ cũng ngừng ru. Đêm lại rộn lên tiếng gió, và giá rét lại len lỏi khắp mọi nơi.
Nhà giàu có thì chăn ấm đệm êm nên không mấy sợ cái lạnh. Nhưng nhà nghèo thì than ôi, nằm thế nào cũng thấy lạnh, co thế nào cũng không tìm thấy hơi ấm. Khi cơn gió tràn qua lại giật mình tỉnh giấc. Đêm không ngủ, đêm dài ra vô tận. Khi không ngủ được thì ngồi sưởi lửa mới thấy có hơi ấm, vì vậy ánh lửa được thổi lên bập bùng suốt canh thâu. Đến khi trời sáng, hơi lạnh yếu đi vài phần, chảo mèn mén được bắc lên bếp, nồi canh nhạt được vùi vào cạnh bếp, ấm nước chè cũng được vùi vào cạnh bếp…
Khi xưa, mùa vụ, mẹ thường lấy lá và bẹ ! ngô, hon! g phơi cẩn thận, cất nơi đầu nhà. Tôi vẫn thường lấy trộm lá ngô khô của mẹ để nhóm bếp. Mấy lần mẹ bắt được mắng cho một trận nhưng tôi vẫn không chừa. Nhóm bếp với tôi là công việc cực kỳ khó khăn. Mẹ chỉ cần cho mấy cành củi nhỏ vào bếp rồi thổi khẽ là lửa bốc lên. Tôi cũng cho những cành củi như thế vào bếp, cũng thổi nhưng không thấy lửa bốc lên mà chỉ thấy khói xông ra làm con mắt không mở ra được, bụi tro bay mù mịt khét cháy trong cổ, vừa hắt hơi, vừa ho, nước mắt, nước mũi rớt xuống như mưa.
Mùa đông về, mẹ trải lá ngô khô thành một lớp dày lên giường cho chúng tôi nằm lên. Anh em tôi thả mình xuống đệm lá ngô đánh rầm, chao ôi êm quá, thơm quá. Tôi thường nằm úp mặt xuống đệm mà hà hít thưởng thức hương thơm từ lá ngô. Thật sung sướng được ủ mình trong mùi hương dìu nhẹ, cái rét từ đó không dám bén mảng đến chỗ nằm của anh em tôi.
Mẹ, mùa nào cũng vậy, đông cũng như hè, cứ vào khoảng thời gian ấy là thổi lửa nhóm bếp làm cái ăn cho cả gia đình. Chúng tôi vừa thò đầu ra khỏi chăn đã vội thụt lại vì lạnh, vậy mà bàn tay mẹ vẫn phải nhúng vào thùng nước giá buốt để làm rau và ngào mèn mén, một lúc sau bàn tay ửng đỏ lên tê cóng. Mẹ vẫn làm, bàn tay vẫn dẻo, cái lạnh giá hầu như không ảnh hưởng gì tới mẹ. Có lần tôi hỏi:
- Mẹ có thấy lạnh không?!
Mẹ cười:
- Nói khẽ thôi để em nó ngủ thêm một lúc nữa. Mẹ không thấy lạnh.
- Sao con thấy lạnh thế? – Tôi hỏi.
- Làm việc đi là hết lạnh ngay thôi mà.
-
- Cái tay nó già rồi, mẹ thấy bình thường!
- Bàn tay con bao giờ thì được già như tay mẹ, không thấy lạnh như tay mẹ?
- Con cứ chăm chỉ làm việc đi thì bàn tay sẽ già, sẽ không thấy lạnh nữa.
Tôi bắt chước mẹ nhúng tay vào xô nước lạnh, chao ôi, nó buốt lên tận óc. Mẹ vội lấy khăn khô lau bàn tay cho tôi và bắt tôi vào ngồi gần bếp lửa. Tôi ngồi nhìn mẹ làm nhẹ nhàng gần như không có tiếng động.
Sáng dậy, mọi người sà vào mâm cơm đã được dọn sẵn nóng hôi hổi bốc hơi nghi ngút, thưởng thức hương vị ngọt bùi của mèn mén, vị cay của ớt, mùi thơm nhẹ của rau cải… và cả vị mặn của muối nữa.
Mẹ ngồi gần rá mèn mén. Mọi người ăn nhanh lắm, mẹ luôn tay đón bát cho mèn mén vào rồi chuyển cho từng người. Gần cuối bữa rồi mà mẹ vẫn chưa hết nửa bát đầu tiên.
Mọi người lần lượt đứng dậy, thức ăn còn lại trên mâm đã nguội từ lúc nào. Mẹ ngồi ăn một mình, miếng cơm bắt đầu khô đi không còn dẻo, còn thơm như lúc mới lấy lên nữa. Mẹ chỉ ăn qua loa rồi dọn đi!
Tôi cứ thế lớn lên từ yêu thương của mẹ, rồi trưởng thành, rồi ra! đi bỏ cái miền quê nghèo khó ấy lại sau lưng. Những đêm giá rét bỗng thấy lòng trống trải, bỗng thèm được trở lại ngày xưa, bỗng thèm được hà hít mùi thơm từ lá ngô đến thế…
Mẹ đã già, chẳng phải mùa đông bàn tay cũng run lẩy bẩy. Ấy vậy, đến mùa vụ mẹ vẫn làm bánh ngô gửi cho tôi, thứ bánh mà lúc còn nhỏ tôi luôn đòi mẹ làm cho ăn. Khi ăn tôi cắn từng miếng nhỏ để vị ngọt tan ra nơi đầu lưỡi rồi ngửa mặt lên trời cho vị ngọt ấy ngấm dần vào da thịt.
Đi đường, gặp một người hao hao giống mẹ, tôi lại giật mình. Lòng tôi xót xa thương mẹ vô hạn, chỉ muốn trở về, bỏ tất cả để được về bên mẹ, xin mẹ nấu cho mấy bữa cơm quê ăn cho đỡ thèm.
Khi được về rồi, muốn ở quá một vài ngày nhưng mẹ không đồng ý, mẹ bảo: “Là cán bộ phải gương mẫu làm theo cái luật của nhà nước, con được như vậy là lòng mẹ thấy vui rồi.” Tôi nói dối là chưa hết phép nhưng mẹ đoán ra ngay. Mẹ tự tay sắp xếp mọi thứ và bắt tôi lên đường. Lòng mẹ thật bao dung, cao cả. Đời mẹ luôn lo cho người khác, sống vì người khác!…
Trời chuyển gió vào đông. Cây cối đã cằn đi, cành lá lơ thơ trơ trụi. Đất trời nhuộm sương khói, mờ xám xanh xao cả cỏ cây. Lần trước tôi về vẫn thấy mẹ tích lá ngô. Tôi hỏi mẹ tích chúng làm gì, ! thì mẹ! cười, tích cho vui ấy mà. Đến mùa đông mẹ lại trải lá ngô để nằm chứ không dùng cái đệm tôi mua về biếu mẹ. “Cái đệm đẹp quá, mẹ không nằm lên đâu, nó hỏng đi thì sao!” – Mẹ nói vậy. Tôi không nói gì cứ trải lên giường cho mẹ. Mẹ nằm được mấy ngày, khi tôi đi mẹ vội đưa đệm cất lên trên gác. Khi tôi phản đối thì mẹ bảo nằm không quen thấy đau người. Tính mẹ vẫn vậy, tôi biết, vẫn chắt chiu dành dụm, tích cóp như những ngày xưa, có khi cũng chẳng để làm gì. Số tiền tôi cho năm trước đến năm sau vẫn không hao đi một hào, có hỏi thì mẹ bảo chẳng cần tiêu gì, mọi thứ ở nhà đều có. Mấy lần tôi mời mẹ ra thành phố ở. Chỉ được mấy ngày, mẹ nói nhớ rừng nhớ núi không ở được và đòi về. Tôi cố giữ mẹ ở lại, đưa mẹ đi thăm thú đây đó. Mẹ đồng ý ở lại nhưng khuôn mặt không vui. Mấy ngày sau mẹ lại đòi về. Tôi nói dối là công việc bận vài hôm nữa sẽ đưa mẹ về. Mẹ không nói gì khuôn mặt buồn rười rượi. Mấy lần tôi bắt gặp mẹ khóc thầm một mình. Tôi hỏi thì mẹ không nói gì. Hôm ấy tôi nói là ngày mai sẽ đưa mẹ về, thấy mẹ vui hẳn lên, tươi cười đùa vui với các cháu. Về đến nhà thấy mẹ khoẻ hẳn lên, mẹ đi hết chỗ này một tí, chỗ kia một tí, dọn hết việc này việc kia. Mẹ không hề thấy mệt chút nào trong khi đó tôi cảm thấy đau nhừ khắp người. Nằm nghỉ một lúc đã thấy mẹ làm xong cơm. ! Tô! i thấy mẹ hôm nay khác hẳn với mẹ hôm qua ở thành phố. Tôi hỏi, mẹ chỉ nói đúng một câu: “Quen rừng quen núi rồi, cái gì cũng thấy gần gũi, thành phố xa lạ lắm, khó sống, không ở được!”
Mẹ ơi, một mùa đông nữa lại về, quê ta đã đẹp lên nhiều, đã có ánh điện thay cho ngọn đèn dầu, đã có đường bê tông thay cho con đường mòn. Nhưng mẹ đã già, một mình một bóng, như ngọn đèn trước gió, biết sớm hay chiều…
Giá mà… Trời ơi! Giá mà mùa đông bớt lạnh. Giá mà đêm đông bớt dài. Giá mà trời đông bớt sương. Giá mà mẹ tôi còn khoẻ. Giá mà, giá mà, giá mà… Nếu cho tôi mơ ước thì chắc sẽ nhiều lắm, có kể ra nữa cũng không thể ghi hết cho được.
Cổng
Vào một đêm đông giá rét, mọi người đang ủ mình trong chăn ấm, bỗng thằng bé ngập ngừng nói với mẹ:
- Mẹ ơi, lúc tối con quên chưa khoá cổng!
Người mẹ nói với con:
- Con đã khép cổng vào chưa, hay còn mở?
- Con đã khép từ lúc chập tối rồi mẹ ạ, nhưng con quên chưa khoá. – Thằng bé trả lời.
- Quên khoá thì thôi, không sao đâu.
Mọi người vẫn nằm yên như cũ.
Một lúc sau người mẹ nhẹ nhàng rời khỏi chăn ấm, chị với cái đèn đi ra khoá cổng. Chị đã không yên tâm mà ngủ khi cánh cổng chưa được chốt khoá cẩn thận.
Có lẽ từ khi con người biết làm hàng rào để ngăn cách bên này bên kia và khi cái hàng rào ấy mang ý nghĩa bảo vệ tài sản, bảo vệ con người thì cổng được hình thành. Cổng là khoảng trống chừa làm lối ra vào của một khu vực đã được rào ngăn lại, thường có một bộ phận lắp vào để đóng, mở.
Nhà có hàng rào bao quanh và có cổng là kiểu xây dựng phổ thông và phổ biến rộng khắp thế gian này. Về hình dáng, kiểu cách của cổng cũng rất đa dạng, nhà này với nhà kia đã khác, vùng này với vùng kia còn khác xa nhau hơn nữa…
Về phần tôi, không có tham vọng lớn
Chỉ cần nhìn qua cái cổng có thể biết được nhà này giầu hay nghèo. Nhà giầu thường làm cổng bề thế, chắc chắn, thậm chí tô vẽ nhìn rất đẹp. Nhà nghèo, cái cổng cũng hẹp, cũng giản đơn, xác xơ như chính gia chủ của nó vậy!
Quê tôi, rừng núi trập trùng, đất không nổi ba thước bằng, nhà không được ba giờ nắng, bốn bề là đá, dưới chân là đá, chỉ còn thiếu trên đầu là đá nữa thì đủ trọn vẹn xung quanh toàn đá. Vì đá nhiều quá nên người dân quê tôi không lãng phí tre gỗ làm hàng rào làm gì, họ lấy luôn đá làm hàng rào. Một hàng rào đá bao quanh ngôi nhà cũng đẹp chẳng kém gì hàng rào tre hay hàng rào gỗ, lại còn bền nữa chứ, thật tiện vô cùng.
Màu thời gian đã quét dần lên dấu vết của lịch sử, những gì là mới của hôm nay nhưng ngày mai, sang năm là có tuổi rồi. Vậy mà có công trình dám thách đố cả thời gian. Ngôi nhà và cái cổng của chúa đất Vàng Xúa Chư nghe đâu được xây dựng từ lâu rất lâu rồi. Bà nội tôi khẳng định là cái cổng ấy có trước cả ngày cụ sinh ra bà có mặt trên trái đất này. Nhiều người khác cũng khẳng định cái cổng này có từ lâu rất lâu rồi. Thế mà đến tận bây giờ nó vẫn không hề khác đi là mấy, không hề suy chuyển lấy một ly.
Nghe kể lại rằng ngày xưa Vàng Xúa Chư lấy mật ong trộn với bột đá để xây dựng hàng rào và làm cổng. Để kiểm chứng lời nói ấy tôi đã đến bên cổng lấy dao cạo trộm một ít vữa đem về nhà. Tôi đã nếm cái thứ bột trăng trắng xanh xanh ấy. Tôi cũng chả biết có đúng là ngày xưa bức tường đó đã được xây bằng mật hay không bởi lưỡi của tôi chẳng cảm thấy có vị gì.
Khi trở lại nhìn thật kỹ cái cổng tôi đã nhận ra đó là cả một công trình nghệ thuật. Nó cao lớn đồ sộ đón lấy con đường được lát bằng những tảng đá rất to thành bậc chạy dài từ đoạn cua gần rừng thông kéo lại. Phía trên cánh cổng làm mái che là khối đá dài đến hơn hai sải tay người lớn, rộng hơn một sải. Hai cái cột đỡ là những tảng đá được đẽo gọt vuông vắn chồng lên nhau, giữa phiến nọ với phiến kia khe hở chỉ nhỏ bằng sợi lanh được xe lại, không hề có gì kết dính. Hai cánh cổng là hai phản gỗ nghiến dày hơn nửa gang tay người lớn, chạm khắc hai con sư tử đang ở thế chồm lên vồ mồi. Cứ tưởng với cánh cổng như vậy thì mở ra mở vào sẽ rất khó khăn, nhưng ngược lại không hề nặng nhọc chút nào, đứa trẻ mười tuổi cũng có thể mở được cánh cổng một cách khá dễ dàng. Bao nhiêu năm nay cánh cổng không có mấy thay đổi so với hồi đầu mới xây dựng. Các cụ già đã khẳng định như vậy khi lấy dẫn chứng là lúc nhỏ đã thấy cánh cổng nó thế, bây giờ vẫn thế. Quả là một sự vĩ ! đại!
Cổng nhà tôi không có mái che, không rộng, cánh cổng cũng không bằng gỗ. Bố tôi lấy mấy cây trúc nẹp lại làm cánh cổng. Mỗi lần mở phải lấy hai tay bê lên mới mở được. Có lần tôi nói với mẹ:
- Mẹ ơi, cổng nhà mình trộm nó đi qua quá dễ dàng, mỗi lần con mở thấy khó ơi là khó. Làm cổng làm gì hả mẹ?
Mẹ nhìn tôi, cười:
- Có cổng con thấy có khác với không có hay không?
- Có ạ! – Tôi đáp.
- Chỉ cần vậy thôi!
Mẹ không nói thêm gì nữa, đi lấy cám cho lợn ăn. Tôi không hiểu câu nói sau cùng của mẹ.
Nói thật, nếu trộm có lạc vào nhà tôi chưa chắc đã có cái gì đáng để lấy. Nên cũng nói thật luôn là tôi không lo trộm vào nhà, vì vậy không cần phải có cổng bảo vệ, nhất là cái cổng mở chẳng muốn đóng, đóng chẳng muốn mở ra nữa.
Ngoài hai kiểu cổng điển hình, một của nhà Vàng Xúa Chư và một của nhà tôi ra còn các kiểu cổng khác ở cái xóm núi này đều na ná giống nhau, đều bằng gỗ, có hai cánh và có then cài ở phía trong.
Đêm nay, giữa mùa đông giá rét, ngoài trời sương giăng kín, vài sợi sương mỏng len qua khe cửa vào trong nhà, không gian mờ dần. Chị gió không biết đang c! ãi nhau ! với ai mà gào lên, âm thanh rít qua kẽ răng, rờn rợn. Ngồi bên bếp sưởi, hơi ấm lan toả làm tôi ngại đứng dậy đi ngủ. Bất chợt mẹ hỏi tôi:
- Đã khoá cổng chưa, con?
- Con đã khoá rồi!
Tôi trả lời mẹ, một lời nói dối.
Một lúc sau tôi lẻn ra ngoài ngõ để đóng cánh cổng khó nhất trong các loại cổng. Tôi đi rất nhẹ, nếu mẹ biết là nói dối thế nào cũng bị mắng. Tôi lấy sợi dây buộc chặt hai cánh cổng lại.
Mẹ đã nằm trong chăn ấm.
Tôi không ngồi bếp sưởi nữa mà đi ngủ.
Hơi lạnh vẫn không ngừng chui qua khe cửa vào trong nhà./.
– Hết –
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét