Nghệ thuật sống
Nguồn: http://www.xitrum.net
Bí quyết
Tôi lấy chồng đã gần 40 năm. Tuổi tác làm cho Scott đẫy đà hơn. Từng là vận động viên marathon, giờ anh ấy chỉ có thể chậm rãi đi trong hành lang bệnh viện. Mái tóc anh thưa dần, lưng đã hơi còng xuống vì những năm tháng lao động vất vả. Thế nhưng ánh mắt vừa dịu dàng vừa sôi nổi của Scott vẫn khiến tôi muốn kéo anh chạy ùa ra đồng cỏ, hệt như thủa chúng tôi còn trẻ.
Khi người xung quanh hỏi tôi: “Điều gì khiến cho tình yêu của bạn kéo dài mãi mãi?”, tôi thầm điểm qua trong óc những lý do như sự ràng buộc, cùng chia sẻ những mối quan tâm, không ích kỷ… Còn gì nữa nhỉ? Vui nhộn, ngạc nhiên. Thỉnh thoảng chúng tôi quay lại cái thời trẻ trung nghịch ngợm. Mới hôm qua, trong siêu thị, khách mua hàng tròn mắt khi thấy hai ông bà già (chúng tôi tự cho mình là như vậy) hùng hổ mua hàng như ăn cướp. Chẳng là chúng tôi chia đôi danh sách những món cần mua và cá độ xem ai mua xong trước. Scott giành được giải thưởng là một cây kem. Nhưng mới ăn được mấy miếng thì bị bể mánh: “Ông già” láu cá đã đẩy xe tới chỗ khuất và nhờ mấy cô bán hàng trong siêu thị lựa hàng giùm.
Tôi yêu Scott vì lúc nào anh cũng tặng tôi những điều ngạc nhiên. Ngày sinh nhật tôi năm nọ, vừa bước chân về nhà tôi nhìn thấy mẩu giấy dán trên cửa ra vào. “Có tin nhắn quan trọng trong ngăn kéo bàn trang điểm của em. Hôn em”. Mảnh giấy trong ngăn kéo viết: “Anh vội đi. Em nhớ mở tủ quần áo ngay kẻo hư hết đồ. Chìa khóa giấu dưới thảm chùi chân trong bếp”. Lo lắng không hiểu đã ! xảy ra chuyện gì, tôi hớt hãi tra khóa mở tủ. Scott! Diện một bộ đồ mới cứng, mồ hôi đầm đìa như tắm, chồng tôi đứng trong tủ, một tay cầm bó hoa tay kia cầm một cái ấm đun nước điện làm quà!
Giữa chúng tôi có sự hiểu biết. Tôi chẳng phàn nàn nếu thỉnh thoảng sau những trận bóng rổ, đám đàn ông rủ nhau làm vài vại bia. Anh cũng hiểu tại sao mỗi năm một lần, tôi giao con cái nhà cửa cho anh cai quản vài ngày để vượt vài trăm cây số tới chỗ mấy bà chị gái… tán gẫu cho sướng miệng.
Ngoài việc cùng gánh vác những công việc gia đình, Scott cố chia sẻ với tôi cuộc sống tinh thần. Biết tôi thích tiểu thuyết tình cảm, Scott chịu khó tranh thủ những lúc ngồi trên máy bay giữa các chuyến công tác để đọc chúng. Tôi biết anh chỉ thích truyện trinh thám và rùng rợn thôi, nhưng anh đã ép mình đọc tiểu thuyết tình cảm để tôi có người giãi bày, để tôi không cảm thấy đơn độc.
Chúng tôi sẵn sàng tha thứ cho nhau. Anh không bao giờ cằn nhằn nếu tôi vì bực bội ở sở làm mà lỡ to tiếng ở nhà. Và khi anh thú thật là đã để thua lỗ trong khi dùng tiền tiết kiệm của chúng tôi để đầu tư chứng khoán, tôi ôm hôn anh và nói: “Kệ nó. Dù sao cũng chỉ là tiền thôi mà, anh yêu”.
Làm nghề bác sĩ, cảnh chết chóc hàng ngày có thể làm cho con tim người ta chai đi, nhưng điều này không xảy ra với Scott. Tuần trước, anh đi làm về với ánh mắt buồn rầu. Sau bữa cơm tối, để anh chơi với các con một lát rồi tôi mới kéo anh xuống bếp. Sau một thoáng im lặng, Scott giải thích lý do. Hôm nay, anh đã chứng kiến một người chồng đứng cạnh vợ ! đang h�! �p hối trên giường bệnh. Nhìn người chồng đau khổ vì bất lực, không thể cứu được vợ sau 40 năm chung sống, Scott cảm thấy bị dằn vặt. Nghe anh kể, tôi không cầm được nước mắt. Tôi khóc vì thương người đàn ông bất hạnh kia, tôi cũng khóc vì mừng rằng trái tim của người mà tôi yêu chưa hề nguội lạnh.
Truyện Hải Âu và Dương Mai
Louise Dickínon Rich
Bà tôi có một kẻ thù tên là Wilcox. Cả bà tôi và bà Wilcox đều về làm dâu của hai nhà cách nhau một hàng giậu trên con đường tỉnh nhỏ, nơi mà nhà cửa lợp mái bằng cây du. Hai bà đã về làm dâu và sống suốt đời ở đó. Tôi không biết điều gì đã khiến hai bà trở thành kẻ thù địch của nhau từ thủa tôi chưa ra đời – và tôi nghĩ rằng khi tôi có mặt và lớn lên – 30 năm sau – chính hai bà cũng không còn nhớ được điều gì đã gây nên cuộc chiến, nhưng hai bà vẫn khiêu chiến gay gắt!
Tôi không nói sai sự thực. Ðây không phải là cuộc đấu khẩu tầm thường, mà đây là cuộc chiến toàn diện giữa các bà. Không có nơi nào trong tỉnh nhỏ này mà không bị ảnh hưởng của cuộc chiến đấu: ngôi nhà thờ ba trăm năm, vững chãi qua cuộc cách mạng nội chiến, và rồi cuộc chiến tranh giữa nước Mỹ với Tây Ban Nha, hầu như phải lung lay khi hai bà tiến hành cuộc chiến trong tổ chức tương trợ phụ nữ trong giáo hội. Bà tôi thắng cuộc chiến ấy, nhưng chiến thắng đó là một chiến thắng chỉ mang tiếng bên ngoài mà thôi. Bà Wilcox phải từ chức khỏi tổ chức này vì không làm chủ tịch được.
Bà Wilcox lại chiến thắng trong cuộc chiến ở thư viện tỉnh, khi vận động để cháu gái bà tên Gertrude được bổ nhiệm thủ thư thay vì cô tôi là Phyllis. Ngày mà cô Gertrude nhậm chức là ngày mà bà tôi ngưng đọc sách thư viện. Qua một đêm, sách của thư viện đã trở thành những thứ “ố bẩn” đối với bà. Bà tôi bắt đầu bỏ tiền mua lấy sách để đọc.
Trận chiến ở trường học là! trận hòa không phân thắng bại. Hiệu trưởng trường xin được một công việc tốt hơn trước khi bà Wilcox vận động để tống khứ ông đi, hay trước khi bà tôi vận động giữ ông lại làm việc suốt đời ở đó.
Ngoài những trận chiến chính này, hai bà còn có những cuộc đột kích và trả đũa ngang qua biên giới. Khi còn nhỏ, chúng tôi thăm bà, và một phần sinh hoạt vui chơi hồi đó là khiêu khích lũ cháu hỗn láo của bà Wilcox – (hỗn láo giống như chúng tôi!) – hái trộm nho của bà, những chùm nho mọc giữa hàng rào của hai người. Chúng tôi cũng đuổi gà của bà Wilcox, và đặt thuốc súng ở đường ray xe điện, ngay trước nhà bà Wilcox, hy vọng khi xe chạy ngang thuốc sẽ nổ làm bà Wilcox hoảng hồn cho vui.
Vào một ngày cao trào, chúng tôi thả rắn vào thùng đựng nước mưa của bà Wilcox. Bà tôi phản đối tượng trưng, nhưng chúng tôi cảm nhận được sự thông cảm ngầm của bà. Sự phản đối này rất khác biệt với tiếng trả lời “không” của mẹ tôi, nên chúng tôi vui vẻ tiếp tục với trò nghịch ngợm của chúng tôi. Nếu con tôi mà… Nhưng đó là chuyện khác.
Ðừng vội nghĩ đây là một cuộc chiến tranh khiêu chiến bởi một phía. Bà Wilcox cũng có một đàn cháu nữa chứ. Bọn chúng khỏe mạnh và tinh khôn hơn chúng tôi nữa là khác. Bà nội chúng tôi làm sao mà tránh khỏi sự trả đũa của chúng vào ngày lễ Halloween: Bàn ghế đồ đạc bỏ quên ngoài vườn, sáng hôm sau được thấy nằm hết trên mái của kho thóc, và bà tôi phải mất nhiều tiền mướn những người đàn ông khỏe mạnh để đưa chúng xuống.
Vào những ngày không có gió, ấy thế mà d�! �y phơi ! quần áo lại bị đứt một cách bí ẩn, khiến những tấm trải giường bị lấm đất phải mang đi giặt lại. Một số chuyện bí ẩn đó xảy ra là mọi người nghĩ đến lũ cháu của bà Wilcox.
Tôi không hiểu sao bà tôi lại có thể chịu đựng nổi những nghịch ngợm quấy quả đó! May là bà có một trang báo “gia đình” trong tờ nhật báo
Trang gia đình là một trang rất hấp dẫn. Ngoài việc đăng tải những bí quyết về nội trợ, nấu ăn, lau chùi, còn có một cột hộp thư đăng những lá thư của độc giả viết cho nhau. Mục đích của cột này là khi người ta gặp vấn đề hay chuyện bức xúc, người ta có thể viết thư đăng báo, ký tên bằng những bút hiệu riêng, tỷ như bút hiệu của bà tôi là cây Dương Mai. Rồi người khác đã từng gặp vấn đề giống vậy sẽ viết thư trả lời giải thích kinh nghiệm của mình ký tên bằng bút hiệu riêng. Thường thường khi vấn đề giải quyết xong, mọi việc chìm vào dĩ vãng, thì người ta tiếp tục viết thư cho nhau trao đổi những vấn đề khác như con cái, nhà cửa, nội trợ.
Bà tôi bị lôi cuốn vào sinh hoạt này. Bà và một bà khác bút hiệu là Hải Âu đã thư từ trao đổi với nhau hơn hai chục năm, và bà tôi đã trao đổi với Hải Âu những chuyện mà bà không bao giờ hé răng với một người khác. Tỷ như có lần bà muốn sanh thêm một người con nữa, nhưng đã không sanh; một lần khác chú tôi, chú Steve đã bị lây chí ở trường, và bà tôi rất mắc cỡ, dù là bà đã cố gắng chữa trị cho chú tôi để mọi người không biết đến. Hải Âu đích thực là người bạn tri kỷ của bà tôi.
Khi tôi được 16 tuổi, bà Wilcox qua đời. Ở một tỉnh nhỏ như tỉnh này, bất kể người ta có ghét người hàng xóm đến mức nào đi chăng nữa, cách xử thế đúng đắn thông thường là phải chạy qua để xem người ta có thể giúp gì được cho gia đình có người chết.
Bà tôi, gọn ghẽ trong cái tạp dề dường như! có ý chứng tỏ là bà chuẩn bị nấu ăn, bước băng qua hai bồn bông để qua nhà bà Wilcox. Lúc ấy con gái của bà Wilcox đành nhờ bà tôi sắp xếp hộ gian ngoài tiếp khách. Và ở đó, trên bàn của phòng tiếp khách là một tập sách lớn dùng để dán sưu tập báo, trong sách sưu tập này, được dán gọn gàng theo cột, là thư từ của bà tôi gửi cho Hải Âu và thư của Hải Âu gửi lại cho bà. Kẻ thù ghê gớm nhất của bà tôi lại chính là người bạn tốt nhất của bà tôi bấy lâu nay.
Ðó cũng là dịp duy nhất mà tôi thấy bà tôi khóc, lúc ấy tôi không nhớ chính xác là bà khóc lóc điều gì, nhưng bây giờ thì tôi hiểu. Bà đã khóc cho những năm dài phung phí trôi qua không bao giờ có thể vớt vát được. Lúc đó tôi đã bị ấn tượng mạnh mẽ bởi nước mắt của bà, mà đã làm cho tôi không thể quên được ngày ấy. Ðó là ngày mà tôi bắt đầu ý thức được rằng: Có những người chúng ta có thể không chấp nhận họ được. Họ có thể là bần tiện và nhỏ mọn, nhưng nếu bạn bước sang bên trái mười bước và nhìn lại, với ánh sáng chiếu ở một góc độ khác, có thể bạn sẽ thấy người đó rộng rãi, hào phóng và tử tế. Còn tùy thuộc vào góc cạnh chúng ta đứng nhìn họ.
Truyện này do bạn Khắc Trọng (Email: ban_co_thu@msn.com) gởi đến Xitrum.net
Ga cuối
Rober J.Hastings
Chìm sâu trong tiềm thức của chúng ta là một hình ảnh hoàn hảo về cuộc sống! Chúng ta hãy tưởng tượng mình đang đi trên một cuộc hành trình bằng xe lửa xuyên qua lục địa. Chúng ta băng qua cảnh xe hơi chạy trên xa lộ, cảnh trẻ em vẫy chào trên đường băng qua phố, cảnh sườn đồi xanh mướt xa xa có đàn bò gặm cỏ, cảnh khói trắng tuôn ra từ nhà máy, cảnh bình nguyên, thung lũng hẹp, núi đồi chen nhau, cảnh đường chân trời và làng mạc.
Nhưng ngự trị cao nhất trong tâm trí chúng ta là cảnh ga cuối cùng. Vào một ngày nào đó, một giờ nào đó chúng ta sẽ vào sân ga cuối. Cờ được vẫy chào và nhạc sẽ được cử lên. Khi chúng ta tới đó, ước mơ thành hiện thực và cuộc sống sẽ hoàn chỉnh giống như hoàn thiện một truyện tranh lắp ghép hình. Chúng ta vẫn chờ đợi giờ phút tới ga cuối, đi không biết mệt mỏi và không chút nghỉ ngơi.
“Tới nơi rồi đây” – chúng ta reo lên. “Khi tôi mười tám tuổi”, “Khi tôi mua một chiếc Mercedes Benz 450SL”, “Khi con út tôi vào đại học”, “Khi tôi trả hết tiền thế chấp”, “Khi tôi được đề bạt thăng chức”, “Khi tôi đến tuổi hưu”… tôi sẽ sống thoải mái.
Chẳng chóng thì chầy chúng ta sẽ ý thức được là không có một chỗ đích nào để chúng ta đến. Vui thú của cuộc sống là trên chuyến đi. “Ga Cuối” chỉ là một giấc mơ, và thường vượt quá tầm với của chúng ta.
“Vui hưởng với thực tại đi” là một phương châm. “Thực tại không phải là gánh nặng c�! �a hôm nay mà làm cho ta điên dại. Chúng cũng không phải là sự nuối tiếc quá khứ và sự sợ hãi của tương lai. Nuối tiếc và sợ hãi là hai nguyên nhân song sinh cướp đi mất vui thú thực tại của chúng ta”.
Nên đừng vội rong ruổi đếm mau những dặm đường, mà hãy để thời gian leo núi, tắm sông, ngắm nhìn hoàng hôn, vui nhiều, buồn nhiều. Cuộc sống phải được tận hưởng mỗi ngày. Rồi ta sẽ tới đích.
Truyện này do bạn Khắc Trọng (Email: ban_co_thu@msn.com) gởi đến Xitrum.net
Nhớ đến tôi
Robert N.Test
Ngày ấy sẽ đến, khi thân xác tôi nằm trên một chiếc giường phủ drap trắng trong một bệnh viện đầy ắp những người sống và những người đang hấp hối. Chẳng bao lâu bác sĩ sẽ quyết định rằng bộ não tôi ngưng hoạt động và rằng thực tế là cuộc sống của tôi đã chấm dứt.
Khi điều đó xảy ra, đừng cố gắng giúp tôi một cuộc sống nhân tạo bằng việc sử dụng máy móc. Ðừng gọi chiếc giường này là giường chết mà hãy gọi nó là chiếc giường của cuộc sống, và hãy mang thân xác tôi ra khỏi giường để giúp đỡ những kẻ khác có cuộc sống vẹn toàn hơn.
Hãy lấy thị giác của tôi cho người đàn ông chưa bao giờ được nhìn thấy ánh mặt trời lúc bình minh, một gương mặt trẻ thơ hay tình yêu trong ánh mắt của người phụ nữ. Hãy đưa trái tim của tôi cho người có trái tim tim bị đau đớn trong những ngày tháng vô tận. Hãy lấy máu của tôi cho một thiếu niên vừa được kéo ra khỏi đống vụn xe sau tai nạn để cháu có thể sống mà nhìn thấy hậu sinh của mình. Hãy đưa trái thận của tôi cho một người phải lệ thuộc vào máy để sinh tồn từ tuần này sang tuần khác. Hãy lấy xương của tôi, lấy từng bắp thịt, thớ thịt và từng sợi dây thần kinh trong thân xác tôi và tìm cách giúp một đứa trẻ tàn tật có thể đi được.
Tìm kiếm trong từng góc cạnh của bộ não tôi. Hãy lấy những tế bào nếu cần thiết hãy để nó phát triển để đến một ngày nào đó, một cậu bé không biết nói sẽ la lớn và một cô! bé bị điếc có thể nghe được tiếng mưa rơi trên cửa sổ.
Hãy đốt những gì còn lại của tôi và rải tro vào gió để giúp cho những bụi hoa nở rộ.
Nếu phải chôn một thứ gì đó, hãy chôn đi những lỗi lầm của tôi, sự yếu đuối của tôi và tất cả những thành kiến nhân loại.
Hãy đưa những tội lỗi của tôi cho quỷ dữ. Hãy gửi linh hồn của tôi cho thượng đế.
Nếu tình cờ bạn mong muốn nhớ đến tôi, bạn hãy có những lời nói hoặc việc làm thật tử tế đối với những người cần bạn. Nếu bạn làm được như vậy tôi sẽ còn sống mãi mãi.
Cảm ơn bạn Khắc Trọng (Email: ban_co_thu@yahoo.com) đã gởi truyện này đến Xitrum.net
Đánh nhau bằng gậy
Trong một tiết học của các sinh viên trường mỹ thuật, vị giáo sư đưa cả lớp xem bức tranh mô tả thân phận con người của Goya, họa sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha. Bức tranh mang tên Đánh nhau bằng gậy.
Trong bức tranh, Goya vẽ hai người nông dân đang xô xát nhau. Mỗi người cầm trên tay một chiếc dùi cui sần sùi. Một người đang giơ dùi cui để bảo vệ mặt mình. Nền trời trong xanh không để lộ một nét gì sắp xảy đến. Người ta không đoán được trời sắp dông bão hay sáng rực nữa.
Cả lớp nhốn nháo. Ai nấy đều lao nhao muốn phát biểu trước. Có sinh viên nói đây là bức tranh diễn tả định luật bảo tồn của con người: "Đấu tranh bảo tồn sinh mạng". Sinh viên khác: “Bức tranh diễn tả mục đích của con người là muốn hạnh phúc vì hạnh phúc là đấu tranh”. Sinh viên khác nữa lại phân tích: “Bức tranh muốn diễn tả chân lý con người là động vật có lý trí, vì chỉ có thú vật mới cắn nhau mà ở đây là thú vật có lý trí nên cắn nhau bằng gậy”.
Vị giáo sư ra hiệu cho cả lớp im lặng rồi bảo các sinh viên hãy quan sát thật kỹ một lần nữa. Cả lớp im ăng ắng. Mãi một lúc sau ông mới chậm rãi nói: “Thoạt nhìn ai cũng nghĩ đây chỉ là bức tranh tầm thường như những bức tranh khác. Thế nhưng có một chi tiết nói lên tất cả ý nghĩa của bức tranh: hai người nông dân đang hằm hằm sát khí để loại trừ nhau lại đang mắc cạn trong cồn cát. Từng cơn gió thổi đến, cát bụi đang kéo tới phủ lấp hai người đến quá đầu gối mà hai người không ai hay biết”.!
Vị giáo sư ngừng lại hồi lâu rồi nói tiếp: “Goya muốn cho chúng ta thấy rằng cả hai người nông dân này sắp chết. Họ sẽ không chết vì những cú dùi cui giáng vào nhau mà do cát bụi đang từ từ chôn vùi họ. Thế nhưng thay vì giúp nhau để thoát khỏi cái chết, họ lại cư xử chẳng khác nào loài thú dữ: họ cắn xé nhau. Bức tranh trên đây của danh họa Goya nói lên phần nào tình cảnh mà nhân loại chúng ta đang trải qua. Thay vì giúp nhau để ra khỏi không biết bao nhiêu tai họa, đói khổ, động đất, khủng bố, chiến tranh… thì con người lại giành giật chém giết lẫn nhau.
Bức tranh ấy có lẽ không chỉ diễn ra ở một nơi nào đó ngoài cuộc sống của các bạn, mà không chừng đang diễn ra hằng ngày trong các mối tương quan của ta với người xung quanh. Cơn cám dỗ muốn thanh toán và loại trừ người khác có lẽ vẫn còn đang gặm nhấm nơi từng con người.
Một trong những cách tốt đẹp nhất để tiêu diệt một kẻ thù chính là biến kẻ thù ấy trở thành một người bạn. Ngay chính trong cơn quẫn bách và đe dọa tứ phía, ta hãy liên đới để bảo vệ nhau, bảo vệ sự sống, bảo vệ hành tinh này”.
Bobsy
Jack Canfield & Mark V. Hansen
Người mẹ trẻ 26 tuổi nhìn xuống đứa con đang bị bệnh bạch cầu đến giai đoạn chót. Mặc dù trái tim người mẹ tràn ngập đau khổ, cô vẫn có sự quả quyết mạnh mẽ. Như mọi cha mẹ khác, cô rất muốn con mình lớn lên và đạt được mọi ước mơ của mình. Bây giờ thì chuyện đó không thể có được nữa. Bệnh bạch cầu không cho phép con cô thực hiện ước mơ của mình. Nhưng cô vẫn muốn tạo ra cho con một điều kỳ diệu. Cô nắm lấy tay con và hỏi “Bobsy, con có bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ trở thành gì khi lớn lên không? Con có mơ ước về điều mà con sẽ làm trong cuộc đời mình?”
“Mẹ à, con vẫn ước mơ sẽ trở thành lính cứu hỏa khi con lớn lên.”
Người mẹ mỉm cười “Hãy chờ xem chúng ta có thể làm cho ước mơ đó trở thành sự thật hay không.” Trong ngày hôm đó, cô đi đến đội cứu hoả khu vực cua
Người lính cứu hỏa Bob nói “Xem này, chúng tôi có thể làm hơn thế nữa. Nếu cô có thể chuẩn bị cho con vào 7 giờ sáng thứ Tư, chúng tôi sẽ cho cậu bé trở thành lính cứu hỏa danh dự của cả ngày. Cậu bé có thể tới trạm cứu hỏa, ăn cùng chúng tôi, chạy cùng chúng tôi tới tất cả các vụ cứu hoả trong ngày. Và nếu cô cho chúng tôi kích cỡ của con cô, chúng tôi sẽ làm cho cậu bé một bộ đồng phục lính cứu hỏa dành riêng cho cậu, với một cái mũ cứu hỏa – không phải là đồ chơi – với phù hiệu lính cứu hoả Phoenix trên đó, một bộ áo nhựa màu vàng như của chúng tôi và ủng cao su. Tất cả đều được làm tại
Với giấc mơ trở thành sự thật, với tất cả tình yêu và sự quan tâm săn sóc mà mọi người dành cho, Bobsy vô cùng xúc động và hạnh phúc đến mức mà cậu đã sống thêm được ba tháng – một thời gian dài hơn mức tất cả các bác sĩ tiên đoán.
Một đêm nọ, tất cả các dấu hiệu sự sống của cậu bé tụt xuống một cách đột ngột. Người y tá trưởng nhớ đến ngày mà Bobsy sống như một lính cứu hỏa, cô gọi cho chỉ huy lính cứu hỏa và hỏi có thể gửi một người lính cứu hỏa trong đồng phục đến với cậu trong lúc này hay không. Người chỉ huy trả lời, “Chúng tôi sẽ có mặt ở đó trong vòng 5 phút nữa. Cô có thể giúp chúng tôi một việc được không? Khi cô nghe tiếng và ánh chớp phát ra từ xe cứu hỏa chạy đến thì xin cô hãy thông báo qua radio cho toàn bệnh viện nghe rằng đó không phải là có báo động cháy. Đó chỉ là đội cứu hỏa đến để chia tay với một trong trong những thành viên tuyệt vời nhất của mình. Và xin cô hãy mở cửa sổ của phòng cậu bé. Xin cám ơn.! 221;
Khoảng 5 phút sau, chiếc xe cứu hỏa với cả móc và thang chạy đến bệnh viện. dựng cái thang lên cho đến cửa sổ phòng Bobsy ở lầu 3, 14 lính cứu hỏa nam và 2 lính cứu hỏa nữ trèo qua thang vào phòng của Bobsy. Được mẹ cậu bé cho phép, họ ôm cậu và nói với cậu bé rằng họ rất yêu cậu.
Với hơi thở cuối cùng trong cuộc đời mình, Bobsy nhìn lên người chỉ huy và nói “Thưa chỉ huy, vậy cháu là lính cứu hỏa thật sự phải không?”
“Phải, cháu là lính cứu hỏa thật sự.” người chỉ huy nói.
Với những lời nói đó, Bobsy mỉm cười và nhắm mắt lại mãi mãi.
Sắc màu của tình bạn
Có một ngày sắc màu của thế giới này bắt đầu tranh luận với nhau xem ai có gam màu đẹp nhất, quan trọng nhất, hữu dụng nhất và được yêu thích nhất.
Xanh lá cây nói: “Tôi quan trọng nhất. Tôi là dấu hiệu của sự sống và hy vọng. Tôi được chọn màu cho cỏ cây, hoa lá. Không có tôi, tất cả mọi loài trên thế gian này sẽ không thể tồn tại. Cứ hãy nhìn về cánh đồng kia, bạn sẽ thấy một màu xanh bạt ngàn của tôi”.
Xanh dương chen vào: “Bạn có nghĩ về trái đất. Vậy bạn hãy nghĩ về bầu trời và đại dương xem sao. Nước chính là nguồn sống cơ bản nhất, được tạo ra bởi những đám mây hình thành bởi những vùng biển rộng lớn này. Hơn nữa, bầu trời sẽ cho khoảng không rộng lớn, hòa bình và sự êm ả”.
Màu vàng cười lớn: “Ôi các bạn cứ quan trọng hóa. Tôi thì thực tế hơn, tôi đem lạ tiếng cười, hạnh phúc và sự ấm áp cho thế giới này. Này nhé, mặt trời màu vàng, mặt trăng màu vàng và các vì sao cũng màu vàng. Mỗi khi bạn nhìn vào một đóa hướng dương, bạn sẽ cảm thấy cả thế giới này đang mỉm cười. Không có tôi cả thế giới này sẽ không có niềm vui”.
Màu cam lên tiếng: “Tôi là gam màu của sự mạnh khoẻ và sức mạnh. Mặc dù lượng màu của tôi không nhiều bằng các bạn, nhưng tôi mới đáng giá nhất vì tôi là nhu cầu của sự sống. Tôi mang đến hầu hết các vitamin tối quan trọng như cà rốt, cam, xoài, bí ngô, đu đủ …Tôi không ở bên ngoài nhiều nhưng khi bình minh hay hoàng hôn xuất hiện là màu sắc của tôi. Ở đây có b�! �n nào sánh kịp được với vẻ đẹp ấy không ?”.
Màu đỏ không thể nhịn được cũng nhảy vào cuộc: “Tôi là máu, cuộc sống này là máu. Tôi là màu sắc của sự đe dọa nhưng cũng là biểu tượng của lòng dũng cảm. Tôi mang lửa đến cho con người. Tôi sẵn sàng chiến đấu vì mục đích cao cả. Không có tôi, trái đất này sẽ trống rỗng như mặt trăng. Tôi là sắc màu của tình yêu và đam mê, của hoa hồng đỏ, của hoa anh túc”.
Màu tím bắt đầu vươn lên góp tiếng: “Tôi tượng trưng cho quyền lực và lòng trung thành. Vua chúa thường chọn tôi vì tôi là dấu hiệu của quyền năng và sự xuất chúng. Không ai dám chất vấn tôi. Họ chỉ nghe lệnh và thi hành!”.
Cuối cùng, màu chàm lên tiếng, không ồn ào nhưng đầy quyết đoán: “Hãy nghĩ đến tôi. Tôi là sắc màu im lặng và hầu như không ai chú ý đến tôi. Nhưng nếu không có tôi thì các bạn cũng chỉ là vẻ đẹp bên ngoài. Tôi tượng trưng cho suy nghĩ và sự tương phản, bình minh và đáy sâu cả biển cả. Các bạn phải cần đến tôi để cân bằng cho bề ngoài của các bạn. Tôi chính là vẻ đẹp bên trong”.
Và cứ thế các sắc màu cứ tiếp tục tranh luận, thuyết phục màu khác về sự trội hơn của mình. Bỗng một ánh chớp sáng lóe trên nền trời, âm thanh dữ dội của sấm sét và mưa bắt đầu nặng hạt. Các sắc màu sợ hãi đứng nép sát vào nhau để tìm sự ấm áp.
Mưa nghiêm nghị nói: “Các bạn thật là ngớ ngẩn khi chỉ cố gắng vật lộn với chính các bạn. Các bạn không biết các bạn được tạo ra từ một mục đính thật đặc biệt, đồng nhất nhưng cũng khác nhau? Các b�! ��n là n! hững màu sắc thật tuyệt vời. Thế giới này sẽ trở nên nhàm chán nếu thiếu một trong các bạn. Nào, bây giờ hãy nắm lấy tay nhau và bước nhanh đến tôi”.
Các màu sắc cùng nắm lấy tay nhau và tạo thành những màu sắc đa dạng.
Mưa tiếp tục: “Và từ bây giờ, mỗi khi trời mưa tất cả các bạn sẽ vươn ra bầu trời bằng chính màu sắc của mình và phải hợp lại thành vòng để nhắc nhở rằng các bạn phải luôn sống trong hòa thuận, và ta gọi đó là cầu vồng. Cầu vồng tượng trưng cho niềm hy vọng của ngày mai”.
Và cứ như thế mỗi khi trời mưa, để gội rửa thế giới này, trên nền trời sẽ ánh lên những sắc cầu vồng làm đẹp thêm cho cuộc sống, để nhắc nhở chúng ta phải luôn luôn tôn trọng lẫn nhau.
Cậu bé chờ thư
Louise Baker
Hồi đó tôi làm giáo sư một trường trung học con trai. Một học sinh tên là Bob, trái hẳn với các bạn, không bao giờ nhận được một bức thư nào cả. Vậy mà buổi chiều nào em cũng mau chân nhất, chạy lại chỗ đặt các hộc riêng chăm chú ngó vào hộc của em cho tới khi thư phát hết rồi mới quay ra.
Không phải là gia đình em quên em đâu. Tiền ăn ở trong trường, tiền tiêu vặt của em vẫn gởi tới đều đều đúng hạn. Tháng sáu, ông Hiệu trưởng nhận được thư xin cho em đi nghỉ ở một trại hè. Thì ra viên thư ký của thân phụ em lãnh nhiệm vụ lo cho em tất cả những chi tiết dó.
Nhưng song thân em không ai viết cho em một bức thư nào cả. Khi em kể lể với tôi rằng ba má em đã ly thân nhau, tôi mới hiểu tất cả nguyên do. Và tội nghiệp em, em vẫn tiếp tục trông thư một cách tuyệt vọng. Tôi thường đem tình cảm sầu thảm của em ra nói với một ông bạn đồng nghiệp, ông Joe Hargrove. ông ấy bảo:
– Nếu em đó ít lâu nữa mà không nhận được bức thư nào cả thì đáng ngại cho em lắm, có thể tai hại.
Thế rồi một bạn học thân nhất của em, tên là Laurent nảy ra một sáng kiến. Laurent ở trong một gia đình hòa thuận, có hạnh phúc, tuần nào cũng nhận được nhiều bức thư của cha mẹ, cả của anh chị em nữa. Một hôm Bob rầu rĩ ngó xấp thư Laurent cấm trong tay. Laurent thấy vậy, bảo ngay:
– Bob, vô trong phòng tôi di, tôi đọc thư của má cho Bob nghe.
Một lát sau tôi thấy hai em ngồi sát nhau cùng bàn tán về bức thư đó. Chiều hôm sau tôi nhận thấy khi phát thư, Bob chẳng nhữn! g ngó hộc của em mà còn ngó hộc của Laurent nữa. Bob hỏi bạn:
– Lại có thư của má anh nữa hả?
– Không, hôm nay là thư của chị tôi.
Rồi Bob hỏi một bạn khác:
– Anh có thư của má anh không?
– Có !
– Anh cho tôi đọc chung với nhé?
– Ừ! Để tôi đọc lớn tiếng lên nhé!
Từ hôm đó, Bob tha hồ đọc thư của bạn. Khắp tứ phía nhao nhao lên:
– Ê, Bob, hôm nay muốn đọc thư của má không?
Tụi con trai đôi khi có vẻ tàn nhẫn, không giữ ý gì cả, nhưng tuyệt nhiên tôi không thấy một em nào thốt một lời mỉa mai bóng gió hay chế giễu gì em Bob cả. Một hôm tôi kinh ngạc nghe em Bob tự do hỏi ngay Laurent:
– Hôm nay chúng mình có thư không?
Như vậy có dễ thương không chứ! Nên thưởng cho các em nhiều kẹo, nhiều bi mới phải ! Laurent mỉm cười đáp liền, không hề do dự:
– Có, hôm nay chúng mình có một bức.
Chuyện đó làm cho ông Joe Hargrove quyết tâm hành động. Tôi thì tôi cho má em Bob là hạng người ra sao rồi. Nhưng ông Joe đã gặp bà ta nhiều lần, định làm liều xem sao. Một hôm ông ta lại kiếm tôi, tay cầm sáu bức thư đánh máy và sáu bao thư đề địa chỉ của Bob, dán cò sẵn sàng. ông ta bảo:
– Coi này, tôi gởi cho bà Lennoux đây. Bà ta chỉ cần ký tên: “Má của con” rồi mỗi tuần bỏ một bức vào thùng thư.
Tôi đọc những bức thư đó. Viết được lắm, ít bữa sau, Bob cũng lại ngong ngóng đợi ở chỗ đặt các hộc riêng, nhưng chú hết ý vào cái hộc của Laurent. Bỗng học sinh lãnh việc phát thư, la lên:
– Ê, Bob, m�! �y có th! ư này ! Có thư này!
Bob nhẹ nhàng đưa hai tay lên, cử chỉ y hệt một thiên thần đương cầu nguyện, để đỡ lấy bức thư. Em nói ,như thể vẫn chưa tin:
– Ờ có tên tôi ngoài bao thư nè!
Rồi em la lên:
– A ! Tôi cũng có thư! Tôi cũng có thư! Anh em ơi, có ai muốn đọc thư của tôi không?
Những đứa khác cũng vui mừng, đồng thanh la lớn:
– Có ! Có ! Bob, đọc thư của bồ lên, đọc lên?
Cuộc phát thư tức thì tạm ngưng lại. Chúng đun Bob lên cho đứng trên một cái bàn rồi cả bọn vây chung quanh. Bob ngập ngừng đọc:
– Con cưng của má !
Rồi ngẩng lên nói:
– Tôi không đọc nhanh được !
Laurent bảo:
– Không sao, Bob! Cứ đọc chầm chậm, càng tốt. Đọc chậm mới hiểu rõ từng chữ chớ.
Và Bob chậm chạp đọc bức thư đó, lời lẽ âu yếm như bức thư của bất kỳ bà mẹ nào gởi cho con.
Tháng sáu, buổi phát phần thưởng, tôi thấy má em Bob lại dự. Tôi không ngạc nhiên về điều đó vì, sau khi gởi hết mấy bức thư ông Joe viết sẵn cho rồi, bà ta đích thân viết cho con , quả là một phép màu ! Bob đã cho tôi coi bức thư bà báo trước sẽ tới dự buổi lễ. Phát phần thưởng xong, bà ta kéo tôi ra một chỗ, hỏi tôi:
– Bà thấy thư tôi viết cho cháu được không?
– Được lắm!
Bà ta nói tiếp giọng hơi ngập ngừng:
– Tôi nhờ bà nói về tôi cho cháu Bob nghe…
– Vợ chồng tôi đã hòa thuận với nhau hơn trước, và chúng tôi tính với nhau nghỉ hè này cho cháu về nhà, và… chúng tôi sẽ tìm cách hiểu cháu hơn.
–! Xin bà yên tâm, tôi sẽ hết sức giúp bà.
Tôi có cần gì nói thêm rằng không có công việc nào làm cho tôi vui bằng công việc đó không?
Shmily
Ông bà tôi đã cưới nhau được hơn nửa thế kỷ và họ cứ luôn hay chơi một trò đặc biệt của họ hằng ngày. Mục tiêu của trò chơi là một người phải viết từ “shmily” ở một bất ngờ quanh nhà ,còn người kia sẽ đi tìm.
Ông bà bôi từ đó lên gờ cửa sổ. Nó được viết lên hơi nước còn đọng lại trên gương sau vòi nước nóng. Thậm chí, có lần bà còn lật từng tờ của tập giấy nháp trên bàn để tìm thấy “shmily” trên tờ cuối cùng. Những mảnh giấy nhỏ với chữ “shmily” được viết nguệch ngoạc được tìm thấy khắp nơi, có khi được nhét vào trong giày hoặc dưới gối. Từ “shmily” bí ẩn này gần như trở thành một phần trong ngôi nhà của ông bà tôi, cũng giống như đồ đạc vậy.
Thái độ hoài nghi và sự thực dụng ngăn cản tôi tin vào tình yêu nồng nàn và lâu dài. Cho đến khi tôi khám phá được “trò chơi” của ông bà tôi.
“Trò chơi” đi tìm từ “shmily” cứ tiếp diễn, cho đến khi bà bị bệnh ung thư. Bà yếu dần và không dậy được khỏi giường nữa. Và một ngày kia, tất cả chúng tôi đều phải đối diện với một thực tế đau lòng: Bà mất. “Shmily” được viết nguệch ngoạc bằng màu vàng trên một dải lụa hồng đặt cạnh giường bà vào hôm bà mất. Khi tất cả họ hàng và những người quen biết đã đi về, ông tôi lại gần giường bà nằm và bắt đầu hát cho bà nghe. Giọng ông khàn và nghẹn.
Tôi không bao giờ quên được khoảnh khắc ấy. Vì tôi biết tôi đã được chứng kiến một tình yêu không bao g! iờ chết.
Tôi hỏi ông tôi, sau bao nhiêu năm, rằng “shmily” có nghĩa là gì. Và lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, tôi được biết “shmily” đơn giản là “See how much I love you”
Di chúc
Một lần tình cờ, tôi phát hiện một chiếc hộp sắt tây khóa kín để trên nóc tủ. Ba nói, nó đựng di chúc của ông nội. Trong đó viết rõ ông để lại cho tôi cái gì khi ông “về với đất”. Tôi chợt nghĩ, nếu mình cũng phải đi xa, xa thật xa, mình sẽ để lại gì cho những người mình thương yêu. Vậy là tôi quyết định mình cũng sẽ làm “di chúc”. Tôi cũng tìm một chiếc hộp có khóa. Trong đó, tôi cất tờ “di chúc” và tất cả… gia tài sản nghiệp của tôi.
Bản di chúc đầu tiên năm tôi 8 tuổi, rất ngắn vì gia tài của tôi chẳng có gì nhiều, và những người chung quanh tôi chỉ có thế. Tôi để lại cho ba tấm ảnh ba đang bế tôi trên tay cười toe toét, để lại cho mẹ tấm ảnh mẹ đang dỗ tôi ngay trước nhà thờ Đức Bà. Để lại cho hai đứa em trai của tôi những chiếc xe điện mới toanh mà tôi đã phải dọa dẫm để giành với chúng… Để lại cho ông nội cây gậy mà tôi nhặt được ở nhà kho, để lại cho đứa bạn thân nhất của tôi chiếc nón vải….
Rồi tôi lớn lên, dù có ra sao tôi vẫn về nhà vào mỗi đêm giao thừa, ngồi vào chiếc bàn bên cạnh cửa sổ, nhìn ra bầu trời tối đen, mịn màng của đêm ba mươi và viết. Mỗi năm, tôi đến nhiều nơi hơn trong những chuyến du lịch với bạn bè, những chuyến công tác.. và những thứ tôi nhặt nhạnh về cũng nhiều hơn: một chiếc lược đồi mồi từ Hà Tiên, những nụ hoa ngọc lan khô cong vẫn thơm nồng nàn như khi chúng đánh thức tôi dậy trong một đêm rất trong bên cạnh sông Tiền, một chiếc vỏ ốc tầm thường dạt ! vào bãi cát ở Nha Trang. Một mảnh đất xấu xí văng ra khi tôi những người thợ đục đá Non Nước. Và mỗi lần nhặt lên, tôi đều nghĩ rằng tôi sẽ dành lại chúng cho một người nào đó mà tôi đã gặp trong đời. Chúng đánh dấu sự hiện hữu của tôi trên thế gian, đánh dấu những bước chân của tôi đã đặt lên mảnh đất này, miền đất nọ, và đánh dấu tình yêu thương mà tôi dành cho những con người đã đến rồi đi trong đời tôi. Mỗi năm, những đồ vật chẳng đáng giá gì cứ chất đầy chiếc hộp, cả một quả bàng khô, một con ve sầu chưa kịp lột xác còn giữ nguyên màu xanh óng… đến nỗi tôi phải thay một chiếc hộp lớn hơn.
Khi ông nội mất, ba tôi mở hộp ra và đọc cho mọi người nghe tờ di chúc, thứ duy nhất ông để lại là những khoảnh đất, chia đều cho tất cả mọi người, đất trồng cây ăn trái, đất trồng khoai sắn và đất trồng lúa.. Ông để lại cho tôi tủ sách và một rẻo đất rất nhỏ hình tam giác, nằm cạnh những mảnh ruộng mà ông đã làm lụng suốt đời trên đó. Một mảnh đất đủ để tôi trồng những cây cà chua và những luống rau muống, ông viết vậy, với tất cả tình thương. Trước đây, có lần ông bảo rằng, chỉ với một miếng đất nhỏ xíu như thế thôi, người ta cũng chẳng thể nào đói được…
Tôi đã đứng trước rẻo đất ấy và khóc rất nhiều. Những ngày tháng qua đi, đến một lúc nào đó rồi chợt nhận ra là cuộc sống thật ngắn ngủi và đầy bất trắc. Tôi cũng nhận ra là làm cho những người khác biết mình yêu thương họ ngay lúc này tốt hơn là ấp ủ tình yêu đó trong những đồ vật, để rồi, có thể, mộ! t ngày n! ào đó, những kỷ vật ấy sẽ làm cho họ hụt hẫng.. Tôi buồn bã khi nghĩ rằng đáng lý, tôi phải cho em tôi những chiếc xe điện khi điều đó còn làm cho chúng vui sướng, hơn là cất giữ hàng năm trời. Từ đó, tôi không viết di chúc nữa, tôi vẫn nhặt nhạnh những đồ vật xinh xinh mà tôi nhìn thấy, nhưng không cất đi mà tặng ngay ai đó mỗi khi có dịp.
Cho đến bây giờ tôi vẫn giữ chiếc hộp đã trống không của tôi, cũng như tờ di chúc dài hai trang của ông nội, vì tôi biết, có một thứ ông để lại cho tôi vẫn luôn đầy ắp trong những chiếc hộp ấy, đó là tình yêu thương tôi dành cho mỗi người tôi gặp, và cho cuộc sống này.
Niềm tin
Ở làng quê nọ, trời đã hạn hán trong khoảng thời gian rất lâu. Các cánh đồng đều khô hạn, cỏ cây héo úa cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn. Hàng tháng đã trôi qua và mọi người dường như đã mất hết kiên nhẫn. Nhiều gia đình đã rời khỏi làng, còn những gia đình khác chỉ còn biết chờ đợi trong tuyệt vọng. Cuối cùng ông trưởng làng quyết định tổ chức một buổi cầu nguyện tập thể trên ngọn đồi cao nhất vùng. Ông thuyết phục tất cả mọi người trong làng đến dự và mỗi người phải mang theo một vật thể hiện lòng tin của mình.
Chiều thứ bảy, những người dân làng với vẻ mặt mệt mỏi tập trung trên ngọn đồi và đều không quên mang theo những đồ vật thể hiện lòng tin. Có người mang theo một cái móng ngựa may mắn, có người mang theo chiếc mũ bảo vật của gia đình… Mặc dù chẳng ai tin chúng có thể thay đổi điều gì nhưng họ cũng đã mang theo rất nhiều thứ quý giá. Tất cả những người tham dự bắt đầu cầu nguyện và giơ cao những vật tượng trưng cho niềm tin. Như thể có phép màu, mây đen kéo tới và trời đổ mưa – những giọt mưa đầu tiên sau bao tháng trời khô hạn. Mọi người đề hân hoan vui sướng và ngay lập tức nổ ra một cuộc tranh cãi xem đồ vật nào đã mang lại may mắn cho ngôi làng. Ai cũng cho rằng đồ vật của mình là linh thiêng nhất. Bỗng người ta nghe thấy tiếng một em bé gái reo lên:
– Con đã biết thế nào trời cũng đổ mưa mà. Mẹ thấy không, con mang theo chiếc ô này, bây giờ thì mẹ con mình về nhà mà không bị ướt!
Em bé giơ cao chiếc ô và cù! ng mẹ đi về nhà trong niềm hân hoan. Những người còn lại nhìn theo và hiểu rằng chính em bé mới là người có niềm tin lớn nhất. Niềm tin ấy đã mang mưa đến.
Cách nhìn cuộc sống
John là một ông lão ít nói và thông thái. Ông thường ngồi trên chiếc ghế bành cũ kỹ trước hiên nhà, nhìn mọi người qua lại. Đôi khi ông vẫy tay chào họ. Một hôm, cô cháu gái nhỏ của ông John ngồi xuống cạnh ông mình, và cả hai cùng nhìn những người qua lại trước nhà họ.
Một người đàn ông lạ, cao lớn, anh ta nhìn quanh như tìm một nơi nào đó để dừng chân, rồi tiến đến gần hỏi ông John:
– Trong ngôi làng này người ta sống kiểu gì hả ông lão?
Ông John chậm rãi hỏi lại:
– Vậy nơi mà anh vừa đi khỏi, người ta sống ra sao?
Người lạ nhăn mặt:
– Nơi ấy hả? Mọi người chỉ toàn chỉ trích nhau. Hàng xóm thì ngồi lê đôi mách và nói chung là một nơi rất đáng chán!
John nhìn thẳng vào mắt người lạ và nói:
– Anh biết không, nơi này cũng như thế, hệt như nơi anh vừa đi khỏi vậy!
Người đàn ông không nói gì, anh ta quay đi. Một lát sau, một chiếc ôtô dừng lại bên vệ đường. Người đàn ông trên xe đỡ vợ con mình xuống xe. Người vợ hỏi ông John có thể mua một ít thức ăn cho bọn trẻ ở đâu, còn người đàn ông ở lại chỗ chiếc xe. Anh ta lại gần ông John và hỏi:
– Thưa ông, nơi này sống có tốt không ạ?
Vẫn như lần trước, ông John hỏi lại:
– Vậy nơi mà anh vừa đi khỏi thì thế nào?
Người đàn ông tươi cười :
– Ở đó, mọi người sống rất thân thiết, luôn sẵn lòng giúp đỡ nhau. Chúng tôi không muốn ra đi chút nào, nhưng vì điều kiện làm việc nên phải chuy�! �n tới đây.
Ông John nở một nụ cười ấm áp:
– Đừng lo, nơi này cũng giống như nơi anh vừa đi khỏi đấy mà, cũng tốt lắm!
Vợ con người đàn ông quay lại, họ cảm ơn và tạm biệt hai ông cháu John rồi lái xe đi. Khi chiếc xe đã đi xa, cô cháu nhỏ cất tiếng hỏi ông:
– Ông ơi, tại sao ông nói với người thứ nhất là nơi đây không tốt lành còn với người thứ hai ông lại nói là một nơi tuyệt vời?
Ông John âu yếm nhìn vào đôi mắt xanh băn khoăn của đứa cháu nhỏ và bảo:
– Cháu ạ, dù có đi đến đâu, mỗi người vẫn mang thái độ của chính mình đối với cuộc sống đi theo. Chính thái độ của riêng mình, cộng với phản ứng của những người xung quanh với thái độ đó thì nơi mới đến có thể rất tồi tệ, hoặc rất tuyệt vời theo cảm giác của riêng họ mà thôi.
Nụ hôn
Chiếc tàu tôi đang đi ghé vào một ga nhỏ. Lúc ấy đã gần sáng và trời vẫn đầy sao. Không khí lạnh cóng ùa vào toa khi tàu dừng và mở cửa đón khách. Toa tôi có thêm hai người nữa, một người đàn ông và một cậu bé.
Cậu bé phải mất một lúc mới ngồi được vào chỗ của mình sau khi len qua nhiều hàng chân người lớn. Trong khi cha cậu bé ngồi cạnh cửa ra vào, cậu bé lại ngồi cạnh cửa sổ, giữa những người trông ngái ngủ, khó tính và mệt mỏi sau một đêm không được ngủ đẫy giấc. Khi tàu bắt đầu vào đường hầm, cậu bé trượt khỏi chỗ và tôi cảm thấy tay cậu chống vào đầu gối lên một chút. Cậu bé rướn người lên, có lẽ muốn nói gì đó với tôi. Tôi cúi xuống để nghe nhưng bất ngờ thay, cậu bé hôn vào má tôi một cái!
Lúc đó tàu ra khỏi đường hầm. Rồi cậu bé ngồi lại vào chỗ của mình và ngắm cảnh bên ngoài cửa sổ. Trông cậu rất hạnh phúc. Tôi thật sự ngạc nhiên. Sao cậu bé lại hôn một người lớn không hề quen biết trên tàu nhỉ? Tôi còn ngạc nhiên hơn nữa khi cứ thỉnh thoảng, cậu bé lại đứng lên, hôn vào má những người lớn ngồi cạnh cậu, từng người một.
Bối rối, chúng tôi nhìn về phía người đàn ông. Cha cậu giải thích:
– Cháu nó rất hạnh phúc vì khỏe mạnh trở lại và được sống. Cháu đã ốm nặng rất lâu rồi!
Chuyến tàu dừng ở ga cuối. Người đàn ông và cậu bé hòa mình vào đám hành khách. Tôi vẫn còn cảm thấy cái hôn của cậu bé trên má, cái hôn làm tôi hạnh phúc và cả băn khoăn nữa. Liệu có bao nhiêu người trư�! ��ng thành trao cho nhau những cái hôn để chia sẻ niềm vui được sống? Cậu bé đã không chỉ chia sẻ với tôi một cái hôn ngọt ngào mà còn cả những băn khoăn muốn nhắn gửi: đừng để bản thân mình “chết” trước khi tim ngừng đập.
Gai hoa hồng
Ông đúng là ông già khó chịu! – Becky nói với ông già khi cô đi ra khỏi phòng bệnh của ông ta ở bệnh viện nhân đạo, nơi mà cô đã làm việc hơn một năm nay. Bệnh nhân mới này ở đây được khoảng hai tuần và ông ta làm cho cuộc sống của tất cả các y tá trở thành địa ngục. Ông ta chửa rủa, quát, đá tất cả những ai lại gần ông ta. Đó là còn chưa kể việc ông ta cố tình đổ thức ăn ra giường để y tá phải đến dọn, và để ông ta có thể nguyền rủa thêm. Becky không nghĩ là ông ta có người thân vì chẳng có ai đến thăm ông, ít nhất là trong khoảng thời gian cô phải chăm sóc ông ta.
Một hôm, một tổ chức phụ nữ đến thăm bệnh viện. Họ hát và đem hoa hồng đến, tặng mỗi bệnh nhân một bông hoa đỏ thắm. Ông già khó tính nhìn bông hoa được cắm tử tế trong lọ thủy tinh trên bàn, lấy mu bàn tay gạt cái lọ. Cái lọ rơi xuống, vỡ tan tành. Mọi người chỉ đứng nhìn ông ta vẻ kỳ lạ. Ông trở mình quay mặt vào tường xoay lưng lại những người từ tổ chức phụ nữ đến thăm.
Một người bắt đầu dọn những mảnh vụn của cái lọ. Becky nhặt bông hoa lên, cắm nó vào một cái cốc nhựa và đặt lên tủ đầu giường của bệnh nhân già kia. Khi người của tổ chức phụ nữ đã đi về, Becky quay lại phòng ông bệnh nhân khó chịu, cầm bông hoa hồng và ngắt từng cánh một, ném vào thùng rác bên cạnh. Ông già nhìn thẳng cô y tá, cho đến khi cô ngắt đến cánh cuối cùng. Còn lại cuống hoa, cô cắm trả lại cốc nhựa. Vừa khi cô định quay đi thì ông bệnh nhân già làu bàu:
– Sao cô lại l! àm thế?
– Tôi chỉ muốn ông thấy những gì ông đã làm? – Becky đáp – Ông đã phá vỡ những mối quan tâm của chúng tôi với ông như là ngắt bỏ từng cánh hoa một, kể từ khi ông đến đây.
Rồi Becky đi ra.
Sáng hôm sau, khi đến bệnh viện thì các bác sĩ bảo Becky đến dọn phòng ông bệnh nhân già. Ông đã mất vào đêm hôm trước. Khi Becky thu khăn trải giường đi giặt, cô nhìn thấy bông hoa hồng vẫn còn nguyên vẹn trong cái cốc nhựa. Những cánh hoa đã được đính vào cuống hoa bằng băng dính một cách vụng về. Becky cũng thấy ở dưới gối của ông lão có một quyển Kinh thánh. Khi cô nhấc quyển sách lên, trong đó rơi ra một tờ giấy, có ghi: “Không phải tôi muốn mọi người ghét tôi. Tôi chỉ không muốn tất cả mọi người sẽ quên tôi. Tôi đã là một đứa trẻ mồ côi và tôi chẳng bao giờ có một người thân.”
Là một đứa trẻ mồ côi từ nhỏ, Becky hiểu rằng người bệnh nhân già đó không phải là một ông lão khó chịu. Chỉ vì không có ai trên thế giới này quan tâm đến ông ấy. Vì ông thấy mọi người đều quên ông ấy, ngay cả khi ông ấy vẫn còn sống. Và tất cả những gì ông lão muốn chỉ là có ai đó nhớ tới ông…
Cạm bẫy
“Người Eskimo đã săn chó sói như thế nào trong vùng băng giá và lạnh cóng của Bắc Cực?" là một câu hỏi đã làm nhiều người dày công suy nghĩ để tìm câu trả lời.
Những người Eskimo lấy các lưỡi dao thật bén đem nhúng vào máu động vật, sau đó họ mang ra ngoài trời cho đóng băng lại. Họ làm như vậy nhiều lần để càng lúc lớp băng càng dày thêm, đến một thời điểm mà lớp băng bằng máu bên ngoài hoàn toàn che dấu lưỡi dao bên trong. Tối đến họ găm cán dao xuống tuyết. Những con chó sói đánh hơi được mùi máu của thú rừng từ lưỡi dao và mon men đến. Chúng bắt đầu liếm những lớp băng bằng máu đó, càng lúc càng hăng say hơn với tất cả những sự thèm thuồng. Cho đến một lúc những lớp băng bên ngoài lưỡi dao đã tan chảy hết và chạm đến lưỡi dao. Khi liếm những lưỡi dao, lưỡi của những con chó sói bị đứt và máu chảy ra, nhưng chúng lại tưởng đó là máu của thú rừng nên càng liếm hăng say hơn. Càng chảy máu thì nó càng khát, và càng khát thì nó lại càng liếm … Sáng hôm sau, những ngưởi Eskimo chỉ việc đi thu lượm xác của những con chó sói nằm chết bên cạnh những lưỡi dao đó.
Cái bên ngoài cạm bẫy bao giờ cũng rất hấp dẫn và thật quyến rũ.
Truyện này do bạn Huynh Thao (Email: kindgrass@) gởi đến Xitrum.net
7 kỳ quan thế giới
Một nhóm học sinh đang học cách viết luận về chủ đề 7 kỳ quan thế giới. Cuối giờ, mỗi em phải liệt kê được 7 kỳ quan thế giới theo suy nghĩ của riêng mình.
Học sinh ngồi ríu rít bàn luận rằng những công trình nào là kỳ quan của thế giới. Tháp nghiêng
Cuối giờ thu bài, một cô bé vẫn băn khoăn cầm bài viết để trắng. Cô bé giải thích:
– Em vẫn chưa liệt kê xong vì có nhiều kỳ quan quá ạ!
– Em hãy thử kể những kỳ quan theo ý em để các bạn và cô nghe xem có thể giúp em được không? – Cô giáo nhiệt tình hướng dẫn.
Cô bé do dự:
– Em nghĩ 7 kỳ quan trên thế giới nên là: Xúc giác, vị giác, thị giác, thính giác, khả năng đi lại được, nụ cười và sự yêu thương.
Bạn thân mến, bạn không phản đối cô bạn nhỏ của chúng ta chứ ? Thật vậy, chúng ta vẫn có thể sống vui nếu không có tháp
Truyện này do thành viên SkyMaster gởi đến Xitrum.net
Giúp đỡ
Năm 18 tuổi, tôi sang Anh học Đại học. Và vẫn học đối mặt với nỗi đau quen thuộc, nỗi đau của một đứa trẻ mồ côi.
Một hôm, khi đang đi chợ, tôi thấy một cụ già đang loay hoay với một cây gậy và một túi táo với những quả táo đang thi nhau rơi khỏi túi. Tôi chạy đến đỡ lấy túi táo và nhặt từng quả vào túi cho ông.
– Cảm ơn cô bé. Ông ổn rồi! – Ông mỉm cười với tôi, đôi mắt sáng hiền từ.
– Cháu đi cùng ông nhé? – Tôi nói – Cháu sợ táo sẽ rơi nữa đấy!
Tình bạn của tôi với ông Burns, người có nụ cười ấm áp như cha của tôi bắt đầu như vậy.
Tôi xách túi táo, ông Burns tì cây gậy, lê từng bước khó nhọc. Đến nơi, tôi đặt túi táo lên bàn và đi pha trà, tôi hỏi ông liệu thỉnh thoảng tôi có thể đến thăm ông không.
Ngay hôm sau, tôi lại đến, lại giúp ông pha trà. Tôi kể cho ông nghe tôi là một đứa trẻ mồ côi, sống với họ hàng và giờ đây đi du học để tự lập. Ông chỉ cho tôi hai bức ảnh đặt trên bàn. Đó là bác gái Mary và cô con gái
Tôi tới thăm ông Burns hai lần mỗi tuần, đúng giờ và đúng ngày. Khi đến, tôi thường thấy ông ngồi trên chiếc ghế to với cây gậy bên cạnh. Thấy tôi, ông cụ luôn vui mừng. Dù tôi tự nhủ rằng tôi đã đem lại niềm vui cho một ông già cô đơn, nhưng kì thực, tôi mới chính là người hạnh phúc nhất khi bước chân lên bậc cửa căn nhà này. Đơn giản là tôi được chia sẻ và có người lắng nghe những lời tâm sự của tôi.
Sau hai tháng, tôi đến thăm ông Burns vào một ngày khác với lệ thường. Tôi cũng không gọi điện thông báo trước vì nghĩ rằng mình sẽ gây một bất ngờ đặc biệt.
Và tôi thấy ông đang làm vườn, đang đi lại, đang cúi xuống, ngẩng lên, một cách dễ dàng không cần gậy! Liệu đó có phải là ông Burns mọi khi, lúc nào cũng tựa hẳn mình vào cây gậy? Ông Burns bỗng ngẩng lên và nhìn thấy tôi. Thấy rõ sự băn khoăn lẫn ngạc nhiên của tôi, ông vẫy tôi lại gần.
– Nào, cháu yêu quý, hôm nay để ông pha trà cho cháu… – Ông Burns dẫn tôi vào nhà.
– Cháu đã nghĩ… – Tôi bắt đầu
– Ông biết cháu nghĩ gì, cháu yêu quý. Lần đầu tiên cháu gặp ông ở chợ, ừ hôm đó đầu gối ông bị đau. Va phải cánh cửa ấy mà…
– Nhưng… ông lại đi lại bình thường… từ lúc nào?
– Ngay hôm sau –Ông cụ hấp háy mắt.
– Nhưng tại sao…? – Tôi lúng túng.
– Lần thứ hai cháu đến đây, cháu yêu quý ạ, đó là khi ông nhận thấy cháu mới buồn và cô đơn có thể! tựa vào vai ông. Nhưng ông e rằng cháu sẽ không đến nữa nếu biết ông khỏe mạnh.
– Còn cái gậy thì sao ạ?
– À, cái gậy tốt! Ông hay dùng nó để chặn cửa hàng rào.
Ông Burns đã biến mình trở thành một người cần được giúp đỡ để giúp đỡ tôi như thế đấy. Đó là một cách tuyệt vời để một cô bé non nớt và nhạy cảm như tôi thấy mình thật mạnh mẽ.
Người làm công kỳ lạ
Tôi rúc đầu vào gối , đầu nặng trĩu tuyệt vọng. Chẳng lẽ với tôi đây là cả cuộc đời còn lại. Tôi, hai năm sau khi ra trường, đang bỏ cả ngày tháng cho một công việc hoàn toàn không thích hợp, lương thấp mà cũng chẳng có tương lai. Đã nhiều lần tôi cố không nghĩ đến câu hỏi này , nhưng cảm giác chán nản đó đã không tài nào thoát ra được.
Sáng hôm sau, tôi cố lết ra khỏi giường để đến chỗ làm. Hôm nay có một vài người mới – họ là những người làm công tạm thời, lương còn thấp hơn nhiều so với nhân viên chính thức như chúng tôi. Sau một lúc làm việc, ánh mắt tôi chú ý đến một người. Anh ta có vẻ lớn tuổi nhất trong số họ, mặc bộ đồng phục. Đó là điều đặc biệt vì công ty chúng tôi không hề có đồng phục. Thật ra, họ cũng không biết chúng tôi ăn mặc như thế nào. Anh ta mặc một chiếc quần thẫm màu thẳng nếp với chiếc áo xanh lao động, trên ngực túi còn may ngay ngắn cả bảng tên. Có lẽ anh ta tự mua cho mình bộ đồng phục đó.
Tôi quan sát anh trong suốt ngày hôm đó, và cả những ngày kế tiếp khi anh còn làm việc với chúng tôi. Anh không bao giờ đi trễ hay sớm, chính xác như một chiếc đồng hồ vậy. Với một công việc hết sức bình thường, anh làm việc rất cần mẫn, chuẩn xác với một sự cẩn trọng đặc biệt. Anh hòa nhã thân thiện với tất cả mọi người nhưng không bao giờ nói chuyện trong lúc làm việc.
Đến giờ cơm trưa, trong khi chúng tôi đến nhận phần ăn của mình tại quầy phân phát, anh lại lặng lẽ lôi trong túi đồ một hộp cơm cũ kỹ bằng! inox, và sau mỗi bữa ăn chỗ của anh lúc nào cũng sạch sẽ. Và dĩ nhiên, lúc nào anh ta cũng trở lại công việc đúng giờ. Có thể nói anh là một người làm công mà bất cứ ông chủ nào cũng đều hài lòng. Chúng tôi đều có những suy nghĩ như vậy, anh không chỉ tốt mà thật sự đáng khâm phục.
Rồi công việc tạm thời đó cũng chấm dứt, anh rời công ty rồi đi đâu không rõ. Nhưng đối với cuộc đời tôi anh đã hoàn toàn thay đổi cách suy nghĩ của tôi .
Tôi không mua cho mình bộ đồng phục, cũng không có hộp cơm trưa nhưng tôi bắt đầu đặt ra cho mình những nguyên tắc . Tôi bắt đầu tập làm việc như một doanh nhân chuẩn bị kỹ càng cho hợp đồng của mình, và rồi tôi được người quản lý đề bạt lên chức vụ cao hơn. Vài năm sau, tôi chuyển đến một công việc tốt hơn ở một công ty khác.
Cuối cùng, tôi cũng tự đứng ra lập công ty riêng. Cho đến mãi sau này, những thành công của tôi đều đến từ sự cần mẫn và may mắn của mình, nhưng tôi vẫn luôn nghĩ điều may mắn lớn nhất của tôi là bài học tôi đã học được từ người công nhân kỳ lạ năm xưa : SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG ĐẾN TỪ CÔNG VIỆC MÀ BẠN ĐANG LÀM , NÓ ĐẾN TỪ CÁI CÁCH MÀ BẠN ĐANG LÀM CÔNG VIỆC ĐÓ .
Bức ảnh gia đình
Trong nhiều năm qua, gia đình chúng tôi hay có một thói quen vừa xấu vừa tốt. Thói quen tốt là ở chỗ chúng tôi thường nhét phim vào máy ảnh, chụp bất kỳ kiểu gì chúng tôi thích. Nhưng xấu ở chỗ khi chụp hết cuộn phim, chúng tôi bỏ nó vào tủ chứ không đi rửa.
Mấy hôm trước, Susan cầm vài cuộn đi rửa. Chẳng ai biết rửa sẽ ra những hình gì vì chụp cũng lâu rồi. Chúng tôi hồi hộp như chơi xổ số vậy.
Trong những bức ảnh rửa ra, rất nhiều ảnh, từ ảnh trong bếp đến bọn trẻ con chơi ngoài sân. Nhưng tất cả những bức ảnh đều giống nhau ở chỗ: không ảnh nào có Susan. Tại sao? Susan luôn là người chụp ảnh.
Khi xem những bức ảnh, tôi nhớ lại câu chuyện của anh bạn Dan kể tôi nghe năm ngoái. Dan làm việc ở một công ty lớn với hai chi nhánh ở hai đầu thành phố nên rất bận. Như bất kỳ một ông trưởng phòng nào khác, Dan có rất rất nhiều việc phải làm: Hai ngày phải họp một lần, phải làm thêm vào cuối tuần…
Dan kể chuyện, có lần cô giáo của đứa con gái anh gửi giấy mời họp tới cho anh. Tất nhiên, anh quá bận và vợ anh lo mọi chuyện họp hành cho con cái. Nhưng cô giáo nói rằng cô muốn gặp anh, chứ không phải vợ anh.
Do đó, Dan buộc phải thu xếp công việc, tới trường gặp cô. Cô giáo đưa cho Dan một bức vẽ:
– Tôi muốn anh xem bức tranh con gái anh vẽ gia đình.
Dan xem bức tranh rồi hỏi:
– Thế tôi đâu?
– Đó là lí do tôi mời anh đến đây – Cô giáo nói – Tôi đã hỏi con gái anh là bố cháu đâu. Cô bé nói! anh chẳng bao giờ ở nhà, nên cô bé không vẽ anh trong bức tranh.
Một cú đấm cũng không làm Dan đau như lúc ấy. Từ lúc đó, Dan đã thay đổi lịch làm việc của mình, quan tâm đến gia đình hơn để vừa là một doanh nhân giỏi, vừa là một người cha tốt.
Còn bạn, bạn có ở trong bức ảnh của gia đình không? Hay bạn quá bận rộn hoặc thờ ơ?
Có thể người đó là bạn
Tối hôm đó trời mưa và rất lạnh, còn tôi thì đang lái cái-gọi-là-xe-ôtô. Chỉ có hai loại người có thể công nhận đó là chiếc xe ôtô: một là những kẻ nói dối không ngượng mặt và hai là những người thông cảm cho tôi nhất.
Hồi mới mua, nó vẫn còn nguyên hình là một chiếc xe, nhưng tôi đã không bảo dưỡng nó. Bởi mỗi lần bảo dưỡng còn nhiều tiền hơn cả số tiền tôi bỏ ra mua nó, mà tôi thì chẳng dư giả gì.
Xăng bị chảy ngay cả khi tắt máy và dừng hẳn lại, xe chạy như một con ốc sên khổng lồ và tôi luôn tự an ủi rằng dù gì thì tôi cũng còn điều khiển được nó, chứ ốc sên thật thì có điều khiển được đâu. Mọi người trên đường vẫn hướng đôi mắt tò mò mỗi khi tôi lái xe chạy qua bởi họ không phân biệt nổi đây là tiếng động cơ ôtô hay máy cắt cỏ bị vỡ.
Mỗi lần lái xe, tôi thường phải đặt một tay lên ngực trái để cầu nguyện cho xe chạy. Nhưng hôm nay tôi không làm thế vì tay còn bận cầm cái điện thoại. Và hậu quả tức thì: ngay giữa đường, chiếc xe khốn khổ thình lình tắt máy. Tôi cố dùng đà xe trôi để tìm chỗ đậu xe vào nhưng xe đậu dày đặc bên lề, mỏi mắt cũng không tìm ra một chỗ. Cuối cùng, nó dừng lại, ngay trước một ngã tư. Hàng loạt còi xe vang lên phía sau. Bỗng tôi thấy người lái xe ngay sau xe tôi chui ra khỏi xe rồi tiến đến gần. Tôi lo quá. Có lẽ anh ta sẽ chửi bới.
Nhưng người đàn ông gõ vào cửa xe và hỏi:
– Có cần tôi đẩy giúp một đoạn không?
Tôi ngạc nhiên đến mức không nói được gì, ch! ỉ gật đầu. Anh ta ngoái lại phía xe mình, vẫy tay và hai cậu bé khác chạy ra. Họ đẩy xe tôi về phía trước, sát lề đường. Sau đó, họ nhảy lên xe và nhanh chóng hòa vào dòng xe đông đúc.
Tôi đã không kịp nói lời cảm ơn.
Nhiều năm trôi qua, tôi nhận ra đôi điều về “người lạ” đã dừng xe giúp tôi. Mỗi lần tôi gặp khó khăn, người đó lại xuất hiện, nhưng trông không giống như lần đầu tiên. Có lần người đó là phụ nữ. Tuổi tác cũng khác, nhưng người đó luôn xuất hiện. Và tôi hiểu được phần tốt đẹp nhất trong mỗi con người: Lòng nhân hậu không cần yêu cầu, từ một người không quen biết. Đó là sợi dây nhỏ vô hình nối kết chúng ta.