Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

TKKG 70 Su phu ban tay vang.html

SƯ PHỤ "BÀN TAY VÀNG"

Tác giả: StefanWolf

Tác phẩm: Tứ quái TKKG

Tủ sách: Truyện trinh thám – Văn học nước ngoài

Nhà xuất bản Kim Đồng

Nguyên bản tiếng Đức: "Gauner mit der ,,Goldenen Hand"

Nhà xuất bản Pelikan – Hanover 1989

Dịch giả: Vũ Hương Giang

Phóng tác: Bùi Chí Vinh

Đánh máy: main_main

Soát chính tả: matmeo16

Ảnh: annsuri

Thực hiện ebook: annsuri

oo0TVE0oo

MỤC LỤC

TARZAN – NGƯỜI HÙNG

KARL – MÁY TÍNH

KLOESEN – TRÒN VO

GABY – CÔNG CHÚA

MỘT.

AXIT ĐẶC

Hai.

NHỮNG NGƯỜI QUEN CŨ

Ba.

CÔ TIÊN TỐT BỤNG

BỐN.

ĐUỔI BẮT HUNG THỦ

Năm.

ARIANO MANG GÌ TỪ FLORENZ ĐẾN?

Sáu.

TÊN BỊT MẶT


TARZAN – NGƯ7900;I HÙNG

   Tên thật của Tarzan là Peter Carsten, kẻ thành lập băng tứ quái TKKG, đại ca của Karl, Kloesen, Gaby… mười sáu tuổi, đẹp trai, cao một thước bảy mươi, sở trường Judo và võ dân tộc. Hắn đặc biệt thành danh với biệt hiệu Tarzan nhờ là một vận động viên ngoại hạng của trường trung học trong các môn bóng chuyền, điền kinh, riêng điền kinh, hắn có khả năng chạy nước rút và phóng gọn lên cây trong một thời gian kỷ lục không thua gì Tarzan… người khỉ.

   Tarzan mất cha từ thuở nhỏ, hắn đang học lớp 10A và nương náu trong một trường nội trú ngoại thành nhờ đồng lương còm cõi của người mẹ làm nghề kế toán. Hắn biết an ủi mẹ qua những thang điểm cao nhất ở hầu hết các môn học. Hắn cũng biết đáp tạ hương hồn người cha kính yêu qua những cuộc phiêu lưu mạo hiểm để chống lại cái ác còn diễn ra ở khắp mọi nơi. Hắn luôn luôn sôi sục dòng máu hiệp sĩ và bao giờ cũng là kẻ có mặt đầu tiên ở chỗ hiểm nghèo nhất; còn phải hỏi, hắn là đại ca của TKKG kia mà.

   TKKG là gì ư? Nếu chúng ta viết tắt bốn chữ cái khởi đầu của bốn nhân vật Tarzan, Karl, Kloesen, Gaby, chúng ta sẽ hiểu thế nào là tứ quái. T quái TKKG ba nam một nữ, trọng nghĩa khinh tài sẽ dẫn chúng ta tham chiến vào những đặc vụ bất tận mà có khi chính chúng ta trong đời cũng đã trải qua ít ra là một lần.

   Nào, mời các bạn hãy đồng hành với Tarzan gia nhập cuộc chơi thám tử thứ bảy mươi của TKKG.

n”>KARLMÁYTÍNH

   Được tuyên dương một cách thân mật là… Máy Tính Điện Tử, Karl hơn 15 một chút, rất xứng đáng với vị trí quân sư trong Tứ quái TKKG. Hắn là bạn đồng lớp với Tarzan nhưng không lưu lạc trong trường nội trú mà ở thành phố với gia đình. Họ của Karl là Vierstein và có lẽ nhờ dòng họ danh giá đó, hắn đã thừa hưởng của người cha, đang là giáo sư toán Trường đại học tổng hợp một trí nhớ hoàn hảo.

   MáyTính Điện Tử Karl trang bị ngoài cái đầu tinh quái của một robot là cặp kính cận thị rất… trí thức. Hắn có dáng vẻ cao nghều và ốm nhách như một cây sậy, thù ghét mọi sự xung đột về cơ bắp. Hắn đứng cạnh Tarzan trong cuộc đối đầu với bạo lực bằng sức mạnh… máy tính điện tử của một vị quân sư.

KLOESEN – TRÒN VOfont>

   Tên cúng cơm là Willi Sauerlich với ngoại hiệu Tròn Vo, vốn là con trai thừa kế một gia tài khổng lồ của ông chủ nhà máy sản xuất kẹo sôcôla có thường trực trong nhà chiếc xe Jaguar mười hai trục. Hắn sắp… mười sáu tuổi.

   Kloesen có tất cả tương lai trong tay và cũng sẵn sàng buông tất cả trong tay chỉ vì mê SherlockHolmes như điếu đổ. Hắn thực hiện ước mơ thám tử của mình bằng cách nhất định trú ẩn cùng phòng với Tarzan ở trường nội trú mặc dù mới đầu mẹ của hắn đã khóc hết nước mắt. Chỉ tội nghiệp cho Kloesen một điểm: qua cái bụng to kềnh của một viên thịt băm, Tròn Vo thường xuyên ngốn kẹo sôcôla, hắn chưa bao giờ vượt quá điểm hai trong môn thể thao. Nhưng có hề gì với Tròn Vo Kloesen, mỗi lần sát cánh cùng Tarzan, hắn đã dám can đảm lao vào những cuộc đụng độ nhất sinh thập tử.

   Hắn đúng là một anh hùng bất đắc dĩ của TKKG.

GABY – me w:st=”on”>CÔNG CHÚA

   "Người phụ nữ" duy nhất trong tứ quái TKKG là "công chúa" Gaby Glockner năm nay mới mười lăm tuổi.

   Tóc vàng, mắt xanh, hàng mi dài, chiếc răng khểnh khiêu khích… cô bé Gaby đã từng làm đại ca Tarzan trở thành… thi sĩ như chơi sau những cuộc phiêu lưu rùng rợn đến… xiêu lòng. Giống trường hợp của Karl, cô công chúa lớp 10A sống cùng cha mẹ trong thành phố nhưng tâm hồn thì lãng mạn tới chân mây.

   Này nhé, cha của Gaby là thanh tra hình sự, mẹ là chủ tiệm bán thực phẩm nên việc cô bé mê truyện trinh thámà nấu nướng giỏi là đương nhiên. Vấn đề quan trọng hơn là ở chỗ khác, với chức vô địch bơi ngửa trường trung học và đứng đầu môn tiếng Anh trong lớp, cô đã góp phần không nhỏ làm cho bốn chữ TKKG trở nên huyền thoại của lứa tuổi mới lớn trong hàng loạt đặc vụ bí mật.

   Sẽ thật là thiếu sót nếu không nhắc đến Oskar. Con chó trắng khoang đen giống truyền thống Tây Ban Nha của Gaby đã khiến thế giới loài chó sửng sốt bằng những chiến công không thua kém cô chủ chút nào. Chính con chó Oskar của Gaby đã từng "hạ" một anh chàng bec-giê khổng lồ trong một trận đánh vô tiền khoáng hậu trước đó.

   Nào, chúng ta hãy cùng theo dõi hành trình của con Oskar khôn ngoan cùng cô chủ Gaby có biệt danh Công Chúa trong chuyến viễn du thứ bảy mươi của Tứ quái TKKG

MỘT.

iv height=”4″>

AXIT ĐẶCa>

  

   Chẳng lẽ một người tâm thần lại biết ăn mặc đẹp như thế, Tarzan nghĩ.

   Khoang tàu điện ngầm Tứ quái đang ngồi chật cứng. Đèn trong khoang đủ sáng để đọc báo, nhưng cứ chốc chốc lại nhấp nháy – như những cặp mắt cực kỳ khả nghi.

   Một kẻ điên chăng?

   Người đàn ông lên tàu ở bến Quảng Trường Thời Tiết Xấu, và ngồi vào chỗ duy nhất còn trống cạnh cửa, cách chỗ Tarzan khoảng 3-4 mét.

   Con tàu vừa chuyển bánh, gã đã bắt đầu cử chỉ kỳ quặc của mình.

   Gaby, Karl và Tròn Vo chưa nhận thấy gì. Chúng đang chum đầu vào xem một cuốn giới thiệu bảo tàng in nhiều tranh ảnh.

   - Gần hay bằng một quyển truyện tranh hài hước. – Tròn Vo khen.

   Gaby ngồi sát Tarzan, dưới lần áo choàng có mũ màu lam cô bé mặc một chiếc áo rất diện, chân đi ủng lót lông.

   Vốn đã thuộc cuốn giới thiệu bảo tàng như cháo chảy, Tarzan chỉ đảo mắt quan sát kẻ lập dị nọ.

   Sao lại có chuyện đó được? Vì sao người ta lại để gã chạy rông như thế? Ngay cả một bác sĩ tồi cũng lập tức nhận thấy thần kinh gã bị “chập mạch”…

   Tarzan đưa mắt nhìn lướt qua đám hành khách. Ai không đọc báo thì lơ mơ gà gật, hoặc nhìn chăm chăm vô định về phía trước. Chẳng người nào chú ý tới kẻ điên này.

   Gã cao, gầy, mặc một chiếc áo choàng bằng lông lạc đà đắt tiền, bên trong là một bộ complê kẻ sọc sẫm màu. Giày bóng lộn. Sơ mi lụa. Và một chiếc cà vạt như dải sương sớm trước mặt trời ban

   Gã chừng ngoài 30. Cái mũi dài, như không xương, gắn trên bộ mặt nhợt nhạt. Mái tóc đen nhánh rẽ ngôi, xõa xuống trán.

   Gã nhăn mặt nhưng – khiếp làm sao! Răng  nhe ra! Gã vén môi, xòe răng như muốn cắn xé. Cặp mắt lúc him lại như hai kẽ nhỏ, lúc trợn ngược như con quái vật đang sửng sốt. Hàm dưới gã hết chạy sang phải lại nhảy sang trái, và hai bàn tay trắng nhợt, xương xẩu cứ ba giây lại siết thành nắm đấm.

   Gã diễn trò đó đã mất phút rồi.

   Tarzan ghé vào tai Gaby – lấp dưới mái tóc vàng óng.

   Bạn cứ thử nhìn cái gã NheNanh kia xem – hắn khẽ nói – cạnh cửa tàu ấy.

                            

   Gaby ngẩng đầu.

   Nghe thấy, cả Karl và Tròn Vo cũng nhìn lên.

   Bạn bảo ai cơ? – Gaby hỏi.

   Tarzan nháy mắt.

   NheNanh vừa kết thúc tấn trò trong tích tắc – cứ như máy vừa bị tắt.

   Lúc này gã ngả người ra lưng ghế, thè đầu lưỡi liếm môi trên, đôi mắt đen nhìn vào khoảng>   Tròn Vo mở cuốn giới thiệu bảo tàng, tìm một bức tranh mô tả sự ăn uống.

   - Gã dừng rồi – Tarzan lẩm bẩm – kỳ quặc thật đấy, rất đáng để xem. – Rồi hắn hạ giọng      

- Các bạn nhìn lưỡi gã kìa.

   - Ừ, ừ. – Gaby nói giống như Karl, cô lại hướng sự quan tâm của mình vào tập ảnh chụp những kiệt tác nghệ thuật.

   Mình thấy tên này không phải không đáng gờm, Tarzan nghĩ, một kẻ như gã mà tình cờ có lựu đạn trong tay thì thiên hạ phải dè chừng mọi thảm họa.

   Tuồng như ý nghĩ của hắn nhảy sang đầu NheNanh. Đúng lúc đó gã thọc tay vào túi áo choàng.

   Ở đấy, dưới lần lông lạc đà màu nâu, chồi lên một vật gì to và tròn tròn.

   Tóc gáy Tarzan dựng lên. Hắn nhấc cánh tay khỏi vai Gaby, rụt bàn chân trái lại. Ở tư thế sẵn sàng lao vào NheNanh, nếu gã rút ra một quả lựa đạn.

   Lúc này NheNanh đã rút tay ra khỏi túi. Những ngón tay xương xẩu cầm một bình bằng thủy tinh dày. Cái bình không màu, trong đựng một thứ  dung dịch. Không phải là mực. Mà là…

   NheNanh rụt lưỡi giữa hai hàm răng và bắt đầu nhăn nhở cười. Mắt nhìn vào chiếc bình nhỏ. Giờ đây gã đưa chiếc bình ngang môi mà hôn lên lớp thủy tinh. Rồi gã lạỏ chiếc bình vào túi áo.

   Hừm! Tarzan nghĩ. Tình yêu kể cũng muôn vẻ. Người thì yêu bạn gái thân thiết nhất của mình – như ta chẳng hạn, kẻ lại yêu các con thú – ta cũng yêu. Rồi những thần tượng được yêu: ví dụ như cầu thủ bóng đá chân vòng kiềng, một ca sĩ nhạc rock mũi đeo khuyên và những ngôi sao truyền hình. CònNheNanh rõ ràng lại yêu cái bình ấy.

   Bây giờ gã lại thò tay vào túi  ngực áo veston. Điều Tarzan trông thấy khiến hắn suýt bật khỏi ghế ngồi.

   NheNanh rút ra một tấm thiệp màu mật ong, trên nổi bật những dòng chữ nâu. Từ nơi Tarzan ngồi vẫn đọc rõ mấy chữ: “Bảo tàng Âu châu”.

   Đó là giấy mời dự những cuộc lễ diễn ra tại bảo tàng ngày hôm nay.

   Trong túi TKKG cũng có 4 cái giấy mời y chang như thế. Thành thử, như NheNanh, Tứ quái cũng đang trên đường tới “Bảo tàng Âu châu”.

   Quái quỷ gì thế này, Tarzan nghĩ. Khéo mình cũng hóa rồ vì ngạc nhiên. TạiBảo tàng Âu châu sẽ có mặt những người yêu tranh. Tụi mình được mời là nhờ có cụ Von Farber, đặc biệt là nhờ Caroline. Ở đấy, khách mời sẽ được chiêu đãi nước bưởi, bánh mì hoặc những món khác, đồng thời tha hồ thưởng thức nghệ thuật. Nhưng mà có cả cái kẻ đầy điên khùng này sao? Hay là người ta mời gã đến để biểu diễn một tiết mục hài?

   NheNanh đang căng mắt nghiên cứu tấm giấy mời.

   Tarzan đứng lên, đi về phía cửa toa, một tay bám lấy thanh ngang trên đầu, mắt nhìn qua vai gã đàn ông.

   Trong mọi giấy mời đều đề tên, và Tarzan đọc được đây là giấy mời cho “ông Otto Plegel”.

   Gaby, Karl và Tròn Vo nhìn hắn. Ánh mắt của Tarzan hướng sự chú ý của tam quái vào tấm giấy mời. Nét mặt Karl và Tròn Vo như vặn lại đại ca của chúng: “Thì đã sao nào?”

   Gaby thì chau đôi mày, cặp mắt biếc muốn nói: “Bạn tưởng chỉ tụi mình được mời thôi sao? Tổng cộng có những 400 khách. Ông ta là 1 trong những số đó, có gì khiến bạn phải bận tâm chứ?”

   Tarzan trở về chỗ, trước khi bị ai đó ngồi tranh mất. Hắn chợt nhận thấy bộ dạng của Karl và Tròn Vo hôm nay chĩnh chện khác thường. Hai thằng đều mặc quần thụng, áo choàng dài, không đi giày thể thao mà diện giày da đánh xi bóng loáng, áo veston thay cho áo nỉ dã chiến, những chiếc sơ mi trắng bóc, thậm chí Tròn Vo còn thắt cà vạt con bướm nơi cổ, màu sô-cô-la.

   Cố nhiên Tarzan cũng bảnh bao như vậy, tuy không thắt cà vạt bướm, mà là cà vạt bình thường.

   Không có ai có thể nói sau lưng Tứ quái rằng chúng không hết lòng vì nghệ thuật.

   - Gã tên là Otto Plegel -Tarzan nói qua kẽ răng – và theo mình đầu óc gã có phần điên loạn. Các bạn không để ý thấy gã đã làm trò gì. Trong túi phải áo choàng của gã có một cái lọ đậy nút chặt. Gã nâng niu nó quá người tình. Gã dường như đang mưu toan gì đó với thứ dung dịch trong lọ ấy. Mưu toan gì đây? Với mình điều này rõ như lòng bàn tay, vì cả năm chúng ta đang đi tàu tới Bảo tàng Âu châu, nơi treo đầy những kiệt tác nghệ thuật. Trong lọ ấy có thể đựng axit, và kẻ có dấu hiệu loạn óc này đang mưu toan làm gì đó với những bức tranh.

*

   Tàu điện ngầm dừng lại. Tiếng loa vang vang báo đã đến quảng trường Flickhuber, góc phố Podawretzki. Người lái tàu phanh quá đột ngột khiến hành khách đều chúi người đi. Plegel lập tức đứng phắt dậy, vuốt phẳng chiếc áo veston, cài khuy áo choàng, và vứt bỏ nụ cười mà gã chẳng cần dùng đến nữa. Gã là người đầu tiên nhảy xuống khỏi tàu.

   Tarzan đi sau gã hai bước.

   Gaby, Karl và Tròn Vo theo liền.

   Plegel lên thang máy trượt, Tứ quái vượt gã bằng cách chạy lên trên những bậc thang đá phía  bên trái. Riêng Tròn Vo là rớt lại phía sau – trong lúc ngồi tàu, cu cậu đã chén một phong sô-cô-la nặng 200 gram. Mập ta lên đến mặt phố cùng lúc với Plegel.

   Đang đông. Lúc này là 14 giờ 38 phút, trong một ngày tháng hai u ám, tuyết giăng giăng. Trong các cửa hàng cửa hiệu đều sáng đèn. Mọi ô tô trên đường đều bật đèn pha.

   Bảo tàng Âu châu, khánh thành chưa đầy một năm, là một trong những điểm nổi bật của thành phố. Bảo tàng có một gian về dân tộc học, một gian nhỏ hơn về lịch sử thành phố, một phòng lớn nhất dành cho các cuộc triển lãm luân phiên nhau – các nghệ sĩ từ khắp châu Âu có thể trì ở đây những tác phẩm nghệ thuật của họ. Bảo tàng còn là nơi trưng bày một bộ sưu tập những kiệt tác tranh vô giá.

   Lễ liên hoan hôm nay ở phòng triển lãm có hai lý do. Thứ nhất: Sau 9 tháng rưỡi hoạt động, lễ khai trương bảo tàng long trọng giờ mới được tổ chức. Thứ hai: Người ta mới mời được họa sĩ Hà Lan tên tuổi HumpertVan Strich sang triển lãm. Họa sĩ đã mang theo trên 200 bức tranh theo trường phái “không đồ vật và không màu sắc” của mình. Theo như bình luận trước của báo chí thì cuộc triển lãm này hứa hẹn “có ảnh hưởng mạnh tới tinh thần thời đại”.

   Và tụi mình có mặt tại buổi lễ đó – Tarzan thích thú nghĩ trong lúc rảo bước theo sát Plegel đến cổng Bảo tàng Âu châu, nhờ Caroline đã “trấn” của ông nội bạn ấy 5 giấy mời.

   CarolineVon Farber học cùng Tứ quái, ông nội cô là cụ Friedrich – Etzel Farber cực kỳ giàu có, nguyên chủ hãng bia, nay đã 81 tuổi, tuy không còn mạnh chân khỏe tay nhưng cũng hết lòng vì hội họa.

   Cố nhiên bản thân cụ không bao giờ cầm bút vẽ. Nhưng cụ sưu tầm tranh. Trong biệt thự “Bên Dốc” của cụ trên những ngọn đồi phía đông thành phố có những bức tranh quý. Cụ Etzel cho Bảo tàng Âu châu mượn 4 trong những bức tranh ấy – hình như những bức đẹp nhất. NhưTứ quái được Caroline cho hay, thì đó là những kiệt tác của các danh họa cổ điển. Đó là những kiệt tác của CornelisVan Dalem, ClaudioCoello, CranachAnhFrancoisLemoyne

   Đến lúc này thì Tứ quái đã biết mặt 4 bức tranh đó, in trong cuốn Hướng dẫn Bảo tàng. Tứ quái hay lật xem những trang sách đó hơn cả. Tarzan cảm thấy mình đủ khả năng tìm ra 4 bức tranh giữa hàng ngàn bức tranh na ná như chúng. Tứ quái cùng nhận định danh họa Dalem là hợp thị hiếu chúng nhất. Danh họa này đã sáng tạo ra những tác phẩm vĩ đại vào khoảng năm 1560.

   Như vậy, cụ Friedrich-Etzel Von Farber là một nhà hảo tâm. Vì thế đương nhiên ông giám đốc bảo tàng KunoLecker mời cụ đến dự lễ khai trương. Nhưng không chỉ mời riêng cụ, mà mời tất cả những người mà cụ muốn rủ đi cùng trong đám bạn bè, người quen của cụ. Cụ Etzel nhận được 20 giấy mời, cụ chỉ việc điền tên nữa mà thôi.

   Cụ được sử dụng cho mình 15 giấy mời, còn 5 giấy phải nhường cho Caroline, đứa cháu mà cụ cưng nhất. Caroline cho rằng đương nhiên cô phải mời Tứ quái, những người bạn thân thiết nhất của cô, những người mà cô còn mang ơn nhiều – đặc biệt là Tarzan và Tròn Vo (xem tập 49: Nô lệ cho Wutawia). Cụ Etzel chẳng còn cách nào hơn là chiều ý cô cháu gái.

                            

   - Bạn nghĩ hắn định phá hoại những bức tranh nào đó thật sao? – Gaby thì thầm với Tarzan – làm thế thì gã được cái gì chứ?

   - Ai lại hỏi một kẻ loạn óc điều ấy. Nếu gã quyết phá hoại những bức tranh ấy, ắt gã có lý do mạnh mẽ của gã. Kẻ thì căm thù tận xương tận tủy hội họa. Kẻ lại cho rằng loài người phải nghe nhạc nhiều hơn, chứ không thể để mất phương hướng do mải trố mắt nhìn tranh như thế. Kẻ nữa muốn hànhộng phá phách này làm cho thiên hạ chú ý tới sự khốn khổ trong xã hội… Bọn họ đều điên hết. Và tổn thất thường là không tính được.

   - Tụi mình sẽ không rời mắt khỏi Plegel.

   - Mình thì đang nghĩ không hiểu tụi mình có nên tước “vũ khí” của gã không?

   - Ý của bạn là tước cái lọ ấy hả?

   Tarzan gật đầu. Hắn dấn lên một bước, vì Plegel cũng đang rảo đôi cẳng sếu trên những bậc thang  rộng dẫn lên cánh cổng bằng kính của bảo tàng-tòa nhà có vẻ ngoài giống như một con xúc xắc khổng lồ xấu xí bằng bê tông.

   Cánh cổng đóng lại sau lưng Tứ quái. Sảnh ngoài chào đón các vị khách với đèn đóm sáng trưng và không khí ấm áp dễ chịu. Độ vài chục vị đang túm tụm trước quầy gửi áo. Vì ai cũng muốn trút bỏ áo choàng của mình.

   Chà chà! Tarzan nghĩ. Hình như mình quen mặt tất cả những người này.

   Hắn nghĩ “quen mặt” là đúng nghĩa đen, vì hắn chẳng biết tên ai cả. Nhưng những gương mặt thì…hắn đã gặp họ đâu nhỉ?

   Khi Plegel trao áo choàng. Tarzan đứng sau lưng gã.

   Nếu lúc này gã rút cái lọ ra, thủ lĩnh Tứ quái nghĩ, mình ra tay liền. Gã chỉ còn nước chào thua.

   Thế nhưng – ôi, tuyệt như có phép lạ! – NheNanh thoải mái trao cái áo cho cô gái đứng sau quầy mà không lấy lại cái vật khả nghi nọ ra khỏi túi áo choàng

   - Cô hãy để ý tới cái áo giúp tôi. Plegel nói giọng the thé – Chiếc áo đẹp nhất của tôi đấy, ha ha ha ha!

   Rồi thọc tay vào túi quần:

   - Cô lấy bao nhiêu?

   - Tùy ông thôi ạ. – Cô gái giữ áo đáp.

   Trong giây lát, dường như Plegel cứ thế bỏ đi. Nhưng rồi gã cũng lấy ra đồng 50 xu rồi trịnh trọng trao cho cô gái.

   Lúc này đứng cạnh gã, Tarzan có thể thấy cái mũi dài lòng thòng của Plegel giật giật. Như thể nó sắp cuộn lại được giống vòi voi.

   - Có thể chốc nữa tôi còn cần lấy một thứ trong túi áo đấy nhé. – Plegel nói và bỏ vé gửi áo vào trong  túi ngực áo veston, nơi viền túi ló ra một góc tấm khăn tay trắng bóc.

   - Ra thế! Tarzan đưa mắt cho các bạn bấy giờ đã ôm áo khoác trên tay đang chờ gửi.

   Plegel vừa bỏ đi, vừa rút giấy mời ra.

   Tứ quái gửi áo, biếu cô gửi áo cả thảy 4 mark.

   - Không có gì nguy hiểm trực tiếp cả – Karl lau mắt kính – Nếu như nói chung có chuyện hắc ám thật. Nhưng biết đâu đó chỉ là lọ nước hoa hay rượu mạnh thì sao?

   - Hoặc lọ đựng nước mắt gạn được của con chuột cống hay nhè mỗi khi nhà gã không có mỡ ăn. – Tarzan đùa – Này các bạn! Gã đị nữa lại ra chỗ gửi áo. Mình chỉ cần biết có thế. Plegel vẫn đứng kia. Willi, mày hãy huých vào gã, phía bên phải. Nhất định là bên phải nhé! Rồi xin lỗi gã, rõ chưa?

   - Thật ra tao chẳng ghét bỏ gì gã đâu đấy nhé.- Tròn Vo nhe răng cười- Nhưng nếu đại ca muốn thế, thì tao chiều. Mày định xoáy vé gửi áo của lão chứ gì?

   Chính xác. Và ngay lập  tức. Nếu gã vào ngay phòng tiệc thì chúng mình không thể xử sự bất lịch sự được.

   Gaby đảo mắt nhìn lên, không ra thán phục hay chán ngán. Cô bé đeo đôi khuyên to màu trắng trông xinh tuyệt.

   Karl lau kính lần thứ hai.

   Plegel đứng trước hai cánh cửa mở rộng của phòng triển lãm – hôm nay là phòng khánh tiết. Khách đang lũ lượt đi vào. Trong phòng mọi vật đều được chiếu sáng rực rỡ, như thể một vị thủ tướng sẽ đăng quang hoàng đế. Những con người ăn vận đẹp đẽ đang mừng rỡ vì toàn gặp người quen. Những tiếng trò chuyện rì rầm, tưởng như ở đây đang dồn kín vào hàng trăm tổ ong. Hiếm hoi lắm mới có ai đó cất tiếng cười chói tai. Có một bàn rượu sâm panh. Phía sau giấy mời có ghi rõ rằng hãng đồ uống “Schluckmahr và Heydenanxt” tài trợ khoản đãi rượu hôm nay. Ông thị trưởng và người phó của ông ta cũng có mặt. Nhiều quan chức thành phố, người phụ trách văn hóa, một vài họa sĩ đang phát ghen lên với thành công của HumpertVan Strich, giới báo chí và rất nhiều khách mời.

   - Xáp vô đi, Willi! -Tarzan nói.

   Lập tức từ phía sau, bên phải, “cỗ xe ủi” Willi nhằm Plegel mà tiến tớ>   Tarzan bước ngang Tròn Vo, nhưng từ phía sau bên trái.

   Nếu có ai đó vô tình quan sát cảnh tượng này, hắn phải tưởng rằng hai thằng toan kẹp Plegel vào giữa mà nghiền nát.

   Gã đang đọc tấm giấy mời lần này không rõ là lần thứ bao nhiêu rồi, rõ ràng với cái vẻ không hiểu nổi vì sao người ta lại mời mình tới một buổi lễ quan trọng như vậy.

-          … rrruuummmms…

                            

   Tròn Vo húc vào NheNanh, với sức mạnh như thể là cu cậu phải húc đổ một chiếc xe hơi.

   Plegel lảo đảo đổ sang trái , và lẽ ra ngã đánh huỵch nếu không có Tarzan đỡ lấy. Hắn túm vai và cánh tay gã xốc lên, khiến gã suýt tuột cả giày. Chiếc khăn đỏm dáng nơi túi ngực gã bay ra. Nhưng Tarzan đã nhanh tay nhét nó trở lại túi gã, cùng lúc tóm luôn lấy cái vé gửi áo.

   Tròn Vo cúi xuống nhặt tờ giấy mời lên, đưa trả Plegel:

   - Ông không bị đau chứ ạ?

   - Có đấy – Plegel càu nhàu – rất đau là đằng khác. Bên sườn phải tôi đặc biệt nhạy cảm. Hãy đi đứng cẩn thận hơn một tí, đồ hậu đậu.

   - Ông nói đúng đó. – Tarzan cười tươi – Bạn tôi đây là người sành nghệ thuật nhấtày, nhưng vụng về kinh khủng. Vừa mới đây suýt nữa cậu ta đã húc rách toang cả một nhà bạt rạp xiếc. Và khi khiêu vũ, các cô gái phải tránh xa cậu ta, nếu không sẽ bị cậu ta giẫm đến tóe máu chân ra

   - Phù! – Plegel phì một cái, đảo mắt khinh bỉ, và đi vào phòng tiệc.

   Một nhân viên của tòa thị chính, mặc sắc phục, kiểm tra giấy mời, để không kẻ nào lẩn vào mà lợi dụng tu sâm panh thả phanh không mất tiền.

   Plegel suýt nữa xô ngã cả ông ta. Và sườn trái gã lại nhói lên vì cú va chạm.

   - Đây rồi! -Tarzan cười, xòe tay khoe với các bạn tấm vé gửi áo.

   - Đại ca đúng là quân móc túi thành thần. – Karl cười – Tao đã để mắt quan sát kỹ, vậy mà cũng chẳng nhận thấy gì cả.

   Phòng tiệc kín dần. Sảnh ngoài gần như không còn người.

   Tứ quái trở lại quầy gửi quần áo với tấm vé.

   Tarzan đặt tấm vé trước mặt cô gái giữ áo:

   - Ông anh họ xa của tôi quên lọ thuốc nước trong túi áo choàng. Chị làm ơn cho chúng tôi xin chiếc áo một tí có được không?

   Liếc nhìn số, cô gái đưa ra chiếc áo. Tarzan lấy cái lọ trong túi ngoài áo.

   - Cám ơn chị.

   Trong lúc cô gái treo chiếc áo lại chỗ cũ, Tứ quái nhằm nhà vệ sinh nam đi t

   - Tiếc là mình đành chờ ở ngoài vậy. – Gaby nói.

   Ba thằng con trai đi vào phòng rửa tay của nhà vệ sinh nam.

   Tròn Vo đứng trước gương, sửa lại chiếc nơ con bướm.

   - Màu nâu hợp với tao đấy chứ hả? Đó là màu yêu thích nhất của tao. Điều đó không có nghĩa là tao chê sô-cô-la trắng đâu đó nha. Trắng chỉ là màu sắc bên ngoài, còn hương vị thì vẫn màu nâu thôi.

   Karl tiến vào sau cánh cửa liền đó, rồi quay ra ngay:

   - Trong này không có ai. Các buồng đều trống. Chắc tới giờ nghỉ giải lao mọi người mới có nhu cầu.

   Tarzan giơ cái lọ trên những cái bồn rửa tay. Dung dịch sóng sánh sau lớp thủy tinh dày. Hắn thận trọng vặn nắp lọ.

   - Axit đặc – hắn nói – không màu, sóng sánh như dầu. Tao biết điều ấy qua môn hóa ở trường. Cả mùi của nó…khiếp, tởm quá! Tao nghĩ tụi mình đã phỏng đoán không sai. Bây giờ tao đổ vào lỗ thoát nước đây.

   - Hãy cẩn thận! – Karl  cảnh cáo – Chỉ một giọt vào da, là mày sẽ trông thấy tận xương đấy, đại ca. Nếu axit rất đậm đặc, ống thoát nước có thể bị tan ra. Axit đặc có thể làm chảy cả đồng và bạc kia mà.

   Tarzan thận trọng đổ axit ra. Mùi nồng nặc, từ  trong ống thoát nước có những tiếng kêu òng ọcọt cuối cùng đã dốc khỏi lọ.

   - Gây ô nhiễm môi trường nặng – Karl bình luận.

   - Chẳng hay gì -  Tarzan gật đầu – nhưng trong trường hợp này, đây là điều tồi tệ hơn. Tao cuộc rằng giờ đây Plegel đang tu rượu sâm panh không mất tiền để lấy can đảm. Rồi gã sẽ lẻn vào phòng tranh cổ điển để hủy hoại những bức tranh.

   - Giờ thì gã đừng hòng giở được trò gì nữa. – Tròn Vo cười – Cái con quỷ phá phách rồ dại ấy.

   Khi ba đứa đi ra, Gaby hồi hộp nhìn.

   - Đúng là Axit – Karl gật đầu – không nghi ngờ gì. Nhưng bây giờ cái lọ rỗng rồi.

   Họ quay lại quầy gửi áo. Tarzan giải thích rằng ông anh họ của mình đã uống thuốc để có đủ sức khỏe tham dự cuộc lễ. Cái lọ được bỏ vào túi áo của Plegel, và Tứ quái đi tới cửa phòng khánh tiết, đúng lúc người soát giấy mời định đóng cửa. Tứ quái chìa giấy mời của mình ra.


Hai.

NHỮNG NGƯỜI QUEN

=”0″>

>

   Ôi đám đông sung sướng, đám đông đẹp đẽ sang trọng! Ai cũng cầm trên tay một ly sâm panh. Họ đứng tay đôi, hoặc thành những cụm nhỏ, và tiếng chuyện trò khiến người ta liên tưởng tới một cái ao đầy vịt.

   Tứ quái đứng ở lối cửa nhìn quanh.

   Caroline tới chưa nhỉ?

   - Willi – Tarzan nói – Véo tao một cái thử coi! Tao mơ chăng? Hay mày cũng thấy đúng điều tao đang thấy?

   - Lâu lắm tao chưa được phen giật thót người như thế này. – Tròn Vo lẩm bẩm – Tao đã tưởng mình hoa mắt. Đây là những kẻ đã giương mắt lên nhìn tụi mình trong bữa tiệc ở nhà Wendelin Wiegand dạo nọ, khi tụi mình giả làm dân lang thang vì vụ cá cược của tao rồi (Xem tập 49 "Nô lệ cho Wutawio").

   - Tao vẫn nhớ chứ – Tarzan gật đầu – mới cách đây có vài tháng mà.

   - Xin lỗi đại ca! Tao biết đầu óc mày cừ lắm. 

   - Các bạn có chắc chắn vẫn chính là họ không? Ôi trời! – Gaby kêu lên.

   - Toàn những kẻ thích phô trương cả. – Karl bình luận – Hễ ở đâu có cuộc gì nổi đình nổi đám và báo chí để ý tới là họ lại kéo nhau tới góp mặt.

   - Có thể họ chẳng nhận ra tụi này đâu – Tròn Vo nói – loại như Tarzan và tao thì xó xỉnh nào chẳng có.

   Gaby cất tiếng cười lanh lảnh. Tarzan quyết định cứ tỉnh như không, không để ý tới đám người quen cũ nữa.

   - Caroline ở đằng kia kìa – Công chúa nói – Tụi mình …

   Cô bé không ết câu, vì lúc này có ba người – một quý bà và hai quý ông – tiến tới phía chúng.

   Phải chi mình lường trước được tình cảnh trớ trêu này! Tarzan nghĩ. Bây giờ thật ngượng mặt! Giá chi mình mang theo cặp kính râm thì còn đỡ!

   Tiến sĩ tóc bạc Nachtenger, nhà nghiên cứu triết học đã từng thử kiến thức của Tarzan trên lĩnh vực này, giờ đây trông quê quê khi ông ta cứ ngẩn ra, miệng há hốc.

                               

   KatharinaVon Hoppe mặc bộ đầm thời trang Italia màu đỏ thẫm pha đen, đeo đầy đồ trang sức. Gương mặt son phấn lộ vẻ mặt bối rối.

   Người thường xuyên tháp tùng Katharina, chủ tiệm uốn tóc OlafPraht, cau mặt, nhíu trán. Mặc dù bình thường chắc chắn ông ta chỉ quan tâm tới phụ nữ, lúc này ánh mắt dò xét lại chỉ chĩa vào Tarzan và TrònVo.

   - Xin chào! – Tarzan cười. Hắn muốn giành quyền chủ động – Thế là ta lại gặp nhau. Các vị vẫn khỏe qua mùa đông chứ ạ?

   - Tarzan hả? – Katharina hỏi với giọng hoàn toàn thảng thốt.

   - Và cả Willi? – ÔngNachtenger tỏ ra bối

   Cả hai quái đều gật đầu.

   - Tôi nghĩ các cậu nợ chúng tôi một lời giải thích đấy. – OlafPraht nhăn trán bối nói.

   - Ồ, có gì đâu, thật ra chúng tôi chỉ cải trang để tới đây thôi mà – Tarzan mỉm cười – Lát nữa chúng tôi lại chui vào bộ cánh của dân lang thang và trở về gầm cầu. Việc chúng tôi có mặt ở đây có lý do rất đơn giản: Hiện chúng tôi đang quan tâm tới nghệ thuật. Cho phép chúng tôi được giới thiệu: đây là GabrielleGlocknerKarlVierstein.

   Sau hồi lâu im lặng khó xử, Olaf nói:

   - Còn hai cậu thật ra tên gì?

   - Về điểm đó thì chẳng có gì thay đổi. Tôi là Peter Catsten biệt danh là Tarzan. Willi thì vẫn là Willi – Willi Sauerlich.

   Olaf ồ lên một tiếng kinh ngạc:

   - Nhưng… nhưng không phải là họ hàng của bà Sauerlich, khách hàng tốt nhất của tôi đấy chứ?

   Ờ thì….- Tròn Vo suýt nữa cắn móng tay – cũng có hơi hơi. Có thể là hơi có họ… Bà ấy là mẹ tôi ạ.

   Ông Nachtenger phá lên cười:

   - Các cậu đã cho chúng tôi vào bẫy. Thật không sao tin nổi. Suốt đêm tiệc đó, người ta bàn tán không thôi về các cậu. Thậm chí có một cặp vợ ch không có con còn ngỏ ý muốn nhận các cậu làm con nuôi. Tất nhiên lúc tảng sáng, khi tỉnh rượu thì họ cũng bỏ luôn ý nghĩ ấy thôi. Nếu tôi nhớ không nhầm, đêm đó các cậu quả có trú trong cái lán nhỏ ven sông…

   - Phải – Katharina cướp lời ông ta – chúng tôi đã tìm được các cậu ở đó. Họ đã trú trong lán như những kẻ lang thang thật sự. Tôi thề rằng….

   Tarzan gật đầu:

   - Đúng thế! Chúng tôi đã thực hiện một vụ đánh cuộc.

   - Rồi sao? – Ông Nachtenger hỏi – Được cuộc chứ?

   - Bất phân thắng bại – Tròn Vo nói – lẽ ra chúng tôi phải sống như những kẻ lang thang đích thực 3 ngày rưỡi. Nhưng chúng tôi lại bị bắt cóc và chở tới pháo đài Wachtling. Suýt nữa chúng tôi phải trở thành nô lệ cho Wutawia, nhưng…

   - Cái gì? – Katharina kêu lên thất thanh. Rõ ràng chị ta không bao giờ để ai nói cho có ngọn có ngành. – Vậy ra các cậu là hai thiếu niên được báo chí ca ngợi hả. Các cậu đã lật mặt cả một băng tội phạm.

   - Chúng tôi đã góp phần thôi. – Tarzan khiêm  tốn xác nhận.

   Katharina vờ dứ ngón tay trỏ đe rằng:

   - Lẽ ra chúng tôi giận các cậu lắm đấy! Từ ngày Wendelin Wirgand và Petra Dalmig ngồi tù, những bữa tiệc tuyệt vời cũng chấm dứt. Thật đấy – cả hai là những khổ chủ hết sảy.

   - Tiếc rằng họ cũng chính là những kẻ bắt cóc có hạng. – Tarzan đáp lại, bụng nghĩ: “Sao lại có thể như thế được? Chị ta tiếớ hoài cái loài lang sói ấy chỉ vì những bữa tiệc thôi ư?”

   - Đương nhiên công lý phải được đặt lên trên hết – Katharina gật đầu – Trò các cậu bày ra hay thiệt. May mà lúc này ông Blobb không có mặt ở đây. Chả là tôi đã đi nghỉ ở Karibik bằng tiền của ông ta. Vì ông ta thua cuộc đêm ấy.

   - Tôi đã toan hỏi tại sao da chị lại rám nâu – Tròn Vo nói – dạo tháng 11, da chị trắng bệch kia. Mặc dù chị có đánh phấn người ta vẫn nhận thấy thế.

   Katharina đờ người, sượng sùng.

   - Đó là một lời khen đấy, thưa chị Von Hoppe – Gaby vội đỡ lời – Wili thích những cô gái xanh xao mà.

   - Tất nhiên – Tròn Vo gật đầu – mình húc rách toang cả nhà bạt rạp xiếc, giẫm tóe máu chân các cô gái khi khiêu vũ, bây giờ lại si mê những phụ nữ xanh xao. May mà còn có các bạn mình hiểu mình rõ thế. Chứ chính mình lại chẳng biết gì về bản thân cả.

   - Đây là một trò đùa vui mà các vị không hiểu đâu. – Karl giải thích với ba người lớn kia – Chỉ chúng tôi mới biết Willi đang nói gì.

   Quỷ tha ma bắt, Tarzan nghĩ. Đúng là cả đám dự tiệc đêm đó đang có mặt ở đây thật. Ai cũng tò mò ngó lại đây. Chà!

   - Katharina, ông chủ hãng du lịch Blobb không thể trách cứ cô lừa dối ông ta được – ông Nachtenger nói – Cô đâu có biết hai cậu ấy không phải là dân lang thang chính hiệu.

   - Không, tôi không biết thật – Katharina rạng rỡ mặt mày – tuyệt vời! Chúng ta phải kể với những người khác thật ra Tarzan và Willi là ai mới được. Tha hồ giật gân nh

   Chị ta vỗ vai Tarzan và vuốt má Tròn Vo:

   - Chúng ta sẽ còn gặp nhau. Chào cả bốn em nhé!

   Rồi Katharina, Olaf và tiến sĩ Nachtenger rời đi.

   - Tụi mình phải lỉnh thôi. – Tarzan khẽ nói – mình không chịu nổi một sự chú ý thái quá. Có thể tụi mình sẽ bị bao vây và không còn bao quát được nữa. Plegel sẽ tuột khỏi tụi mình mất.

   Lúc ấy, Plegel đang đứng ở cạnh tường phía đông gian phòng, là kẻ duy nhất không có ai tiếp chuyện, mắt nhìn dán vào bức tranh của danh họa Strichl treo trong phòng.

   Caroline Von Farber vội vã chạy lại với bốn bạn của mình, đúng lúc chúng đang lẻn khỏi đấy.

   - Này, các bạn định đi đâu hả?

   Gaby nắm lấy cánh tay cô bạn – mà mái tóc đỏ hôm nay được tết thành một bím sau gáy – lôi bạn đi ra cùng mình.


Ba.

CÔ TIÊN TỐT BỤNG

v>

   Ngoài sảnh yên ắng.>

   Bên quầy gửi quần áo, mấy cô giữ áo to nhỏ trò chuyện, không để ý tới Tứ quái và Caroline.

   Caroline đã  được biết chuyện về Plegel. Lọ Axi đặc cùng phán đoán của Tứ quái. Cô bé cứ lắc đầu mãi vì quá ư kinh hoàng.

   Tarzan đi tới chỗ mà Tròn Vo đã huých vào Plegel, thả tấm vé gửi áo xuống sàn. Có thể thấy nó nổi bật trên sàn đá cẩm thạch màu sẫm.

   - Thế nào Plegel cũng cho rằng gã đã làm rơi cái vé ở đây – Tarzan nói – khi bị Willi húc suýt ngã. Tụi mình nấp sau cầu thang kia quan sát. Caroline bạn thông thuộc bảo tàng này chứ? Bộ sưu tập tranh cổ điển trưng bày ở gian nào?

   - Trên gác.

   - Tốt. Vậy thì gã sẽ buộc phải đi qua chỗ tụi mình.

   Năm đứa đi về phía cầu thang.

   Sau cầu thang có một hành lang dẫn đến những gian phòng cấm không ai được vào. Lũ trẻ có thể nấp ở đó.

   - Plegel sẽ được một phen kinh ngạc khi nào gã lên gác, đứng trước bức tranh gần như nguyên bản của Rembrandt và muốn hắt Axit, nhưng trong lọ rỗng không -Tròn Vo hớn hở cười toe toét.

   - Và tụi mình phải lập tức ra tay. – Tarzan nói – Để hủy hoại một bức tranh, gã không nhất thiết cần có Axit. Một con dao nhíp cũng đủ để hắn thực hiện ý đồ đó.

   Caroline hồi hộp, cứ liên tục xoắn các ngón tay vào nhau.

   Karl dựa lưng vào một cánh cửa có biển đề “Cấm vào” – và suýt nữa ngã ngửa. Vì đúng lúc đó, cánh cửa mở vào phía trong phòng.

   Tarzan chộp được áo khoác của Karl, gặt không để bạn ngã.   

   - Các cô các cậu làm gì ở đây vậy? – Người đàn ông xuất hiện phía sau Karl sẵng giọng hỏi.

   Đó là một kẻ cao lớn, có bộ mặt diều hâu. Tarzan lập tức nhận ra đó là Kuno Leckler, người mà hắn cũng đã làm quen trong bữa tiệc hôm nọ. Leckler là giám đốc Bảo tàng Âu châu.

   - Xin chào ông Leckler – Caroline kêu lên – tôi đang dẫn các bạn của tôi đi xem cho biết tòa nhà này đấy ạ. Đây là Gaby, Tarzan, Willi và Karl.

   Leckler cau có gật đầu. Ánh mắt ông ta dừng hơi lâu ở Tarzan, nhưng rõ ràng ông ta đã không nhớ ra từng gặp hắn ở đâu.

   Cũng như đêm nọ, ông ta đeo kính gọng đồi mồi màu sẫm. Vết chàm tim tím dưới mắt trái không nhỏ đi tí nào.

   Ông ta đóng sập cửa, đi về phía phòng khánh tiết.

   Cầu mong ông ta đừng nhặt cái vé lên, Tarzan nghĩ.

   Và hắn thở phào khi thấy Leckler đi ngang qua chỗ cái vé nằm mà không hay biết gì. Rồi ông ta vào tới phòng tiệc.

   - Một con người thật đáng ghét. – Caroline nói – Khi muốn xin xỏ gì thì mồm dẻo quèo quẹo, nói cười thớ lợ. Nhưng ông mình vừa cho ông ta mượn những bức tranh một cái, là chẳng còn thấy tình nghĩa đâu nữa. Thậm chí cũng chẳng thèm gửi thiếp chúc tết ông mình nữa kia.

   - Vô học ấy mà – Tròn Vo nói – Có lẽ đối với ông ta, chân trời bó hẹp chỉ trong một khung tranh thôi.

   - Mìnhã gặp mẹ bạn – Gaby bảo Caroline – nhưng ông nội của bạn thì chưa.

   - Tiếc là ông đang bị cúm. Nếu không ông  rất muốn tới dự cuộc khai trương hôm nay.

   Lũ trẻ lại tiếp tục đợi.

   Tarzan quan sát cửa phòng tiệc.

   Không còn lâu nữa, rồi ông thị trưởng sẽ đọc diễn văn, sau ông ta chắc chắn tới lượt Leckler, Tarzan nghĩ. Tụi mình khỏi cần nghe họ. Bao giờ nội dung cũng như nhau.

   Karl lại định tựa lưng vào cánh cửa. Rõ ràng hôm nay anh chàng mỏi lưng.

   Nhưng nó chưa kịp tựa thì cửa đã lại mở toang ra, một gã đàn ông hùng hổ xông ra, mặt đỏ như gà chọi.

   Tuy gã này không sùi bọt mép, nhưng trông thì biết gã đang giận sôi sùng sục.

                               

   Karl chắn ngang đường gã, bị xô một cú vào ngực, loạng choạng.

   - Ơ cái ông này! – MáyTính kêu lên.

   Nhưng gã đàn ông đã thình thịch bước qua, hằm hằm tiến tới quầy gửi áo, đấm tay xuống mặt quầy.

   - Cho tôi xin cái áo! – Gã gầm lên – Mẹ kiếp! Đây không hơi đâu xem diễn cái trò khỉ này. Chẳng dính dáng gì tới văn hóa hết. C rõ chưa?

   - Ông cho xem vé gửi áo. – Cô giữ áo nói.

   - Cái gì? Cô không biết tôi là ai sao? Chiếc áo choàng đen Kaschmir kia kìa.

   - Ông phải đưa vé đã thưa ông.

   Gã đàn ông vừa nguyền rủa vừa lục lọi các túi, tìm thấy cái vé, và nhận được chiếc áo.

   Trong khi gã nóng nảy này khó khăn xỏ vào tay áo, gã gần như nuốt chửng cả điếu xì gà ngậm trong mồm.

   Tứ quái và Caroline từ sau cầu thang ngó ra, vừa quan sát gã vừa cười thầm.

   Gã thấp lùn, béo phục phịch, cái đầu tròn trọc lốc, mồm đầy răng vàng. Gã ăn vận như một gã doanh nghiệp mới phất.

   Giờ đây, vẫn giận giữ, gã thình thịch đi ra ngoài trời chiều u ám.

   - Mình nghĩ, mình biết kẻ này. – Tròn Vo nói – Gã khá lố bịch trong Câu lạc bộ “Những nhà doanh nghiệp lớn”. Ba mình có chân trong ban lãnh đạo Câu lạc bộ mà. Krachwang, cái kẻ khả ố này, luôn sinh sự, nên người ta đang đề nghị tống cổ gã khỏi Câu lạc bộ. Gã tên là Hans – Rudiger Krachwang.

   Gã làm chủ doanh nghiệp gì thế? – Tarzan hỏi

   - Chủ nhà máy sản xuất băng dính cứu thương.

   - Thế thì làm gì gã chẳng hỏng người. Để tăng doanh thu, chắc chắn gã phải cu nguyện sao cho càng nhiều người bị thương càng tốt. Vì những người lành lặn đâu cần tới băng cứu thương.

   - Chính thế – Tròn Vo gật đầu – tại Câu lạc bộ, gã luôn tuôn ra câu châm ngôn yêu thích nhất: Tôi yêu những vết thương, có điều không ở trên cơ thể tôi.

   - Nếu gã tưởng có lúc mình sẽ dùng băng dính của hãng Krachwang thì gã đã nhầm to! – Karl tuyên bố.

   Cánh cửa cấm vào he hé mở.

   Tarzan nhìn vào gian ngoài của gian phòng, nơi  có những móc treo áo gắn trên tường. Cửa tiếp đó đóng. Nhưng lúc này, một phụ nữ mở cửa bước ra, đầu cúi xuống như đang thở dài.

   - ChịStefanie – Caroline mừng rỡ kêu lên.

   Người phụ nữ còn trẻ lắm, chỉ 23 tuổi là cùng. Chị có mái tóc màu nâu, mắt xanh da trời. Chiếc váy chị mặc đủ diện cho buổi lễ hôm nay, nhưng vẫn giản dị. Gò má chị cao, cái miệng quá rộng. Tuy vậy, Tarzan kết luận là chị ưa nhìn. Ít nhất cũng do vẻ duyên dáng khi chị cử động, và vẻ rạng rỡ thân ái thoát lên từ người chị.

   Khi nghe Caroline gọi, sự lo lắng trên gương mặt nhợt nhạt của Stefanie như bay biến.

   Caroline giới thiệu Stefanie với Tứ quái. Thì ra người phụ nữ đang nồng nhiệt siết tay từng đứa một này là thư ký của ông Leckler – Nghĩa là nhân vật số hai của Bảo tàng Âu châu này.

   - Không có Stefanie thì chẳng việc gì chạy cả – Caroline nói – Chịấy là cô tiên tốt bụng ở bảo tàng này. Đúng thế mà, chị Stefanie! Ông em cũng nghĩ như vậy. Sở dĩ ông em chịu nghe những lời dụ dỗ của ông Leckler để cho mượn tranh cũng chỉ vì chị. Vì ông mến chị. Ông bảo rằng chị thật am hiểu hội họa Hà Lan và Pháp. Mới đây chị đã khẳng định hoàn toàn đúng, rằng danh họa Rembrandt vẽ nguệch ngoạc ở các rìa tranh. Ông tập trung thi thố tài năng ở trung tâm các bức tranh. Ngoài ra ông em còn bảo rằng ông biết 4 bức tranh quý của ông sẽ được giữ gìn chu đáo dưới bàn tay của chị. Đúng, ông em đã nói thế! Chứng tỏ ông đánh giá khác hẳn giữa ông Leckler và chị.

   - Thôi đừng làm chị phải khó xử đi, Caroline! – Stefanie cười – Ông giám đốc làm việc… ờ… rất có ý thức và trách nhiệm. Tuy nhiên những lời em vừa nói khiến chị rất dễ chịu. Lúc này đúng là lúc chị cần vỗ về an ủi như thế. Để tâm hồn chị thư thái trở lại, chị đang bị sốc.

   - Chị vừa có chuyện bực mình chăng? – Gaby hỏi.

   - Chị gần như đã bị thóa mạ. – Stefanie gật đầu.

   - Do Krachwang phải không ạ? – Tròn Vo hỏi.

   - Em biết ông ta à?

   - Em biết về ông ta, cũng tạm đủ. Ông ta tự coi mình là loại danh giá nhất, nhưng kỳ thực chỉ là loại hạng bét. Ông ta vừa đùng đùng rời đây mà đi. Chúng em cứ tưởng ông ta sẽ bạt tai cô giữ áo cơ đấy.

   Stefanie lắc đầu:

   - Lẽ ra ông ta phải biết là không được xử sự như vậy. Ý chị là ông ta không đặt quyền lợi của mình lên trên quyền lợi chung. Chuyện là thế này, nhưng các em đừng kể ra nhé: Chúng tôi mua ba bức tranh của một họa sĩ trẻ đầy triển vọng. Anh ta tên là Kajetan – Imogen Dampfhammer. Vài năm nữa thôi, thiên hạ sẽ biết tiếng anh ta. Những bức tranh đẹp của họa sĩ vẫn nằm trong phòng vẽ của anh ta. Cả Krachwang – ông ta là sưu tầm tranh rất hăng hái, nhưng không phải vì say mê nghệ thuật, mà là để đầu tư sinh lời – cả Krachwang cũng định mua bức tranh đó, nhưng chậm chân hơn chúng tôi một tí tẹo. Lẽ ra phải chấp nhận, thì ông ta lại xồng xộc tới đây chửi mắng ông Leckler và tôi, làm như chúng tôi ăn cắp của ông ta không bằng. Ông ta lý sự rằng công chúng quá u mê để có thể thưởng thức đúng giá trị của những bức tranh. Chỉ nhà ông ta mới là chỗ xứng đáng cho chúng.

   - Một kẻ tự phụ mắc bệnh hoang tưởng -Karl cười- Ngữ ấy chúng ta không nên chấp.

   - Đúng lúc đó, Tarzan trông thấy cửa phòng tiệc mở, và Plegel lách người đi ra.


BỐN.

ĐUỔI BẮT HUNG THỦ

  

e=”3″ face=”"Times New Roman”">   Stefanie kể. Gaby, Caroline, Karl và Tròn Vo lắng nghe. Ai nấy mỉm cư;ời. Tròn Vo pha trò, Karl nói điều gì đó thông thái.

   Tarzan đứng đó, nhưng tuồng như năm người kia đang đứng cách hắn một lần kính.

   Hắn quan sát qua hàng mi hạ thấp. Hắn chỉ tập trung vào Plegel.

   NheNanh xoạc đôi cẳng sếu về phía quầy gửi áo. Các ngón tay đang lần tìm trong túi áo ngực áo veston. Gã rút khăn tay ra, lộn trái túi áo. Không thấy vé gửi áo đâu cả.

   Gã dừng chân, nghĩ ngợi, mất một hồi lâu mới nhớ ra nơi khả dĩ có thể rơi tấm vé.

   - …Thôi, lát nữa nhé – Stefanie nói – Chắc thế nào các em cũng vào phòng tiệc chứ?

   - Để hết bài diễn văn đã ạ – Karl đáp.

   Stefanie mỉm cười với cả bọn, đoạn rời gót.

   Và chị phải tránh Plegel trước cửa phòng lớn.  

   Gã không bò dưới sàn nhưng ngồi xổm, ì ạch tiến từng bước như con vịt, mắt dán xuống sàn.

   - Gã đang tìm – Tròn Vo kết luận.

   Stefanie biến vào phòng tiệc. Plegel đã tìm thấy cái vé. Gã có cái vẻ  như chỉ muốn nhảy cẫng lên vì vui mừng. Nhưng không được. Cái bắp chân gã mỏi nhừ vì tư thế di chuyển lạch bạch vừa rồi đã không tuân theo ý gã.

   Tứ quái theo dõi Plegel nhận áo, lấy cái lọ nhét vào túi quần, suýt trao áo lại, nhưng rồi đổi ý mặc nó vào người.

   - Tất nhiên thôi – Tarzan nói khẽ – Gã định sẽ chuồn luôn sau khi hành động. Nấp đi các bạn, gã tới đó.

   Chúng nấp vào góc chết giữa cầu thang và cánh cửa treo tấm  biển “Cấm vào”.

   Plegel hối hả leo lên tầng trên.

   Cả hôm nay, phòng tranh cổ điển cũng mở.

   Một ông già trông coi bảo tàng ngồi ở sảnh ngoài trên một chiếc ghế con, vẻ buồn chán.

   Plegel vội vã đi ngang qua ông ta. Năm đứa trẻ lập tức theo dõi gã.

   Phòng tranh cổ điển gồm nhiều gian phụ và một gian chính. Hình như trong đó hiện không có người. Không tiếng bước chân, không tiếng rì rầm, trầm trồ hay thán phục…

   - Tụi mình không thể vào cả bọn – Tarzan nói – Plegel sẽ nhận thấy mất. Hãy để gã cho mình, mình sẽ gọi các bạn.

   Trong sảnh ngoài chỉ treo mỗi nội quy phòng triển lãm.

   Các bạn của Tarzan đến trước bản nội quy, vờ chăm chú đọc. Trong đó có những quy định như: cấm hút thuốc lá, cấm nhổ bọt xuống sàn, không dắt chó vào phòng tranh,…

   Trước khi vào gian chính, Tarzan đảo mắt quan  sát.

   Gian phòng có trần cao. Những bức tranh lộng lẫy, không có Plegel.

   Có bốn lối đi từ gian này.

   Tarzan vụt chạy vào một lối.

   Gian phụ thứ nhất trống

   Khi liếc vào gian phụ thứ hai, Tarzan thấy Plegel đứng trước một bức tranh vĩ đại của PietroPerugino (1445-1523).

   Bức tranh vĩ đại không chỉ nhờ vẻ đẹp của nó, mà còn vì khổ lớn tựa một bàn bóng  bàn.

   Plegel đứng xoay lưng về phía Tarzan, mắt chằm chằm ngó bức tranh, hai tay cứ ba giây lại siết thành nắm đấm- hệt như cử chỉ ban nãy trên tàu điện ngầm.

   Tarzan ngắm bức tranh. Tuyệt vời! Sự giản dị của ngôn ngữ hội họa! Chất dịu dàng của phong cảnh trải rộng! Những hình hài thần thánh đầy duyên dáng tận tụy. Bức tranh toát lên vẻ rạng rỡ thánh thiện.

   Plegel hực lên một tiếng trong cổ như khạc nhổ. Đồng thời tay phải gã thọc vào túi, rút phắt ra cái lọ. Gã mở nút lọ và vung tay…

   Nếu như Tứ quái không cảnh giác như vậy, hẳn Axit đặc đã tưới đẫm bức kiệt tác này.

   Giờ đây, chỉ nghe tiếng khí thoát ra từ miệng lọ.

   Cánh tay vung ngang vai của Plegel đờ ra. Đầu gã bắt đầu rung lên như chiếc đèn lồng bằng giấy trước gió đêm.

   Plegel ằng ặc trong cổ. Gã nhòm vào lọ. Không sao hiểu nổi!!! Trong cái lọ rỗng không? Nhưng gã đâu chịu dừng lại với câu hỏi đó, mà lại thọc tay vào túi.

                               

   Tarzan đã biết mà! Người ta cũng có thể dùng dao nhíp để rạch toang bức tranh lắm chứ.

   Trong trường hợp này, hung thủ hẳn phải ra sức băm, bổ, cào lên bức tranh. Vì danh họa Perugino đã vẽ lên gỗ dẻ. Gã không dễ hủy hoại nó.

   Khi Plegel vung tay đâm, Tarzan lập tức phóng tới.

   NheNanh bị giật bắn ra sau. Gã rú lên. Tarzan bẻ quặt hai cánh tay gã ra đằng sau lưng. Con dao rơi xuống sàn. Plegel cố gắng đá chân ra sau. Tarzan lắc mạnh người gã, đến nỗi mọi khớp xương trong người gã chực long cả ra.

   - Chớ giãy giụa nữa! – Tarzan quát gã – Nếu không…

   Hắn không nói được hết câu, mà bỗng bị quỵ gối đổ người xuống, cảm thấy đùi đau điếng, đành buông Plegel ra.

   Gã này nhảy bật ngay sang bên, vòng qua Tarzan ù té chạy.

   Quỷ thật!

   Tarzan quỳ gối, chống tay dậy, ngoái ra sau.

   Kẻ nào đã đá vào hắn – như một cầu thủ vô địch thế giới sút phạt từ xa vậy?

   Một gã râu xồm, mắt lồi, đứng sau hắn, mắt gườm gườm dưới vành mũ phớt. Chiếc mũ xấu xí như do một bà nội trợ tự khâu. Còn chủ của nó là một kẻ to con vạm vỡ.ồ nhãi khốn kiếp! – Gã gầm gừ – Thậm chí bây giờ thiên hạ còn bị tấn công ngay cả trong bảo tàng nữa cơ đấy! Nhưng đừng hòng giở trò trước mắt ta.

   - Có ông là đồ ngu ngốc khốn kiếp ấy!

   Tarzan nhổm dậy, đùi trái tê dại, nhưng còn bước tập tễnh được.

   Khi hắn toan lao theo Plegel, thì RậmRâu lập tức ngáng đường hắn.

   Cái gã dở người này làm hỏng tất cả mất thôi!

   Tarzan bèn chặt cho gã một nhát, khiến gã bay người ra sau, va lưng ngay vào tường -ngay cạnh bức tranh chắc chắn là nguyên tác của ClaudeLorrain.

   - Đó là kẻ định tạt Axit đấy! – Tarzan gắt lên cho gã hiểu và phóng đi.

   Đùi hắn vẫn đau, nhưng các cơ bắp đã lấy lại cảm giác.

   Tarzan chạy qua gian chính. Tại phòng ngoài, ông già trông coi bảo tàng đang đứng ngẩn người trước chiếc ghế nhỏ của mình. Nhiều tiếng chân nơi cầu thang: Plegel chạy xuống tìm lối tháo thân và các bạn của Tarzan đang đuổi theo.

   Thủ lĩnh Tứ quái lập tức lao vọt đi. Ở tầng một, hắn đuổi kịp các bạn. Karl dẫn đầu, rồi tới TrònVo.Hai cô gái không nhanh chân lắm – vả lại thì đằng nào các cô cũng chỉ đóng vai trò nhân c

   Plegel vẫn bỏ xa họ. Gã co giò chạy nhanh như gió, khiến các bạn của Tarzan phát ngạc nhiên. Lúc này NheNanh chạy vòng quanh chân cầu thang ở tầng một, và lao đầu vào… hướng “ngõ cụt”.

   Gã sợ hãi đâm ra mù quáng? Hay đúng hơn là gã chập mạch? Gã quá luống cuống nên mới tưởng đây là bậc thang dẫn ra ngoài? Hay gã cho rằng tầng hầm của bảo tàng là nơi ẩn náu tốt nhất?

   Điều này chẳng bao giờ được làm sáng tỏ. Chỉ biết rằng Plegel đã không chạy ra cửa lớn, mà lại đâm đầu về phía cầu thang sau, lối dẫn xuống tầng hầm.

   Khi nhảy xuống các bậc thang, Tarzan nghe các bạn chạy sau mình. Dưới kia, Plegel giật tung một cánh cửa thép cán, và biến vào bụng nhà bảo tàng. Cả Tarzan cũng qua cánh cửa – vẫn để ngỏ – chui vào một lối đi sáng nhờ nhờ. Hai bên toàn những cửa. Trước mặt, Plegel chạy qua một cửa nữa. Khi Tarzan vọt qua ngưỡng cửa ấy thì cuộc rượt đuổi chấm dứt.

   Đó là gian đốt sưởi cho cả tòa nhà với hệ thống thùng nước nóng và các ống dẫn rối rắm – cố nhiên thứ nào cũng to kềnh. Bảo tàng Âu châu đâu phải một căn lều nhỏ, mà là một tòa nhà đồ sộ.

   Plegel thế là sa bẫy. Gã thở hổn hển, run rẩy, mặt co rúm lại như không thể nào làm chủ được các cơ mặt nữa. Đưa hai tay lên bưng mặt, gã giật lùi vào tường.

   - Cứ bình tĩnh! – Tarzan nói – Tôi không làm gì ông cả. Nhưng không thể để ông hủy hoại những bức tranh. Tại sao ông lại muốn làm thế

   Trông gã đàn ông bây giờ rõ thảm thương. Dù gã có điên hay không – Tarzan bỗng vẫn cảm thấy thương hại. Kẻ này có biết mình làm gì hay không? Có phải chịu trách nhiệm về việc đó không? Chắc là không. Gã cần được giúp đỡ, cụ thể là của các bác sĩ.

   - Tôi… tôi… – Plegel rên rỉ – phải tiêu diệt những bức tranh. Để gây sự chú ý! Để thiên hạ… chú ý rằng vũ trụ này quá chật hẹp. Vì các quốc gia thải rác của họ vào đó. Bãi rác vũ trụ. Những tên lửa, vệ tinh, tàu con thoi, tàu do thám bầu trời và… và… Tất cả quay cuồng trong vũ trụ. Không luật giao thông, không biển báo. Những ngôi sao sẽ bị đâm vào. Những tai nạn khủng khiếp đã được định sẵn. Và chính vì việc này mà tôi muốn làm cho thiên hạ chú ý – và gã giơ hai nắm tay lên trời – chú ý tới cả những bất công ở các tòa án giao thông Đức. Thật cứ nháo nhào như trong rừng nguyên thủy vậy.

   - Có thể mọi điều ấy đúng – Karl đứng phía sau Tarzan bèn nói – nhưng không phải vì thế mà người ta cần hủy hoại những bức tranh.

   Các bạn của Tarzan đã len vào. Rõ ràng chúng cũng cảm thấy con người điên tội nghiệp này đáng thương hơn là đáng bị trừng phạt.

   - Có, có, có chứ! – Mắt Plegel mở to – Chỉ như thế, tôi mới làm cho thiên hạ tỉnh ra. Nếu không, bức tượng đá con người cứ trơ trơ. Mọi sự vẫn nguyên như cũ – chẳng có gì chịu thay đổi. Ai cũng theo đuổi những quyền lợi ích kỷ của mình, và chẳng thèm đoái hoài tới những đau đớn của mẹ Trái Đất và cha Vũ Trụ của chúng ta.

   Điều mình muốn làm nhất bây giờ là thả cho ông ta đi, Tarzan nghĩ. Tiếc rằng ông ta có lý. Chỉ phương pháp của ông ta là không ổn. Người ta không thể lấy bất công để chống bất cô

   - Ông phải chịu trách nhiệm về việc tấn công bức tranh của Perugino. – Tarzan nói mà không mấy tin tưởng – Nếu không chúng tôi cũng lặp lại bất công như ở các tòa án giao thông Đức. So với các tòa án ấy thì rừng thời nguyên thủy chẳng nghĩa lý gì. Ông hẳn không muốn điều đó?

   Plegel nghĩ ngợi. Gương mặt tái nhợt bỗng sáng rỡ lên:

   - Đúng thế! – Gã kêu lên – tôi chịu trách nhiệm.

   Vừa nói, gã vừa nhìn sang trái, nhìn vào sau một thùng đun nóng. Những nếp nhăn bực dọc hằn trên trán gã.

   - Các cô các cậu nhìn xem – gã nói – một bảo tàng mới khánh thành, vậy mà đã thiếu chỗ rồi. Tuy nhiên, thật nhục nhã khi đem những bức tranh cất sau cái thùng sưởi này. Để rồi tôi cũng sẽ lưu ý công luận về chuyện này mới được.

   - Cái gì???

   Tarzan bước lên, nhìn vào sau thùng sưởi.

   Thật thế! Giữa tường và sau vách thùng có mấy bức tranh dựng dưới sàn nhà, dựa vào nhau. Để chúng khỏi bị bẩn, người ta chỉ treo một tấm vải trước bức ngoài cùng.

   Mắt mình hoa chăng, Tarzan nghĩ. Hay đây chỉ là những phông đóng khung chưa vẽ?

   Hắn vén tấm vải lên, trông thấy các tác phẩm của danh họa mà Tứ quái rất hâm mộ: Cornelis Van Dalem.

   Tarzan nuốt nghẹn, thận trọng ngả bức tranh ra phía trước, và bắt gặp một kiệt tác của Francois Lemoyne mà hắn có biết t

   Hắn nuốt nghẹn lần nữa. Bức thứ ba là của Cranach Anh – Bức mà cụ Etzel quý hết lòng. Và bức thứ tư cố nhiên của Claudio Coello.

   Trời đất, thế này nghĩa là sao? Tại sao những kiệt tác mà ông nội của Caroline phó thác cho bảo tàng lại nằm dưới tầng hầm được? Trong khi ban nãy đi ngang qua gian chính, hắn rõ ràng đã thấy chúng được treo ở đó.

   Tarzan toan mở mồm, nhưng lại ngậm ngay, vì có 4 người đang đi vào lối tầng hầm: Leckler, Stefanie, một kẻ béo phị có mái tóc màu đen ánh, và gã Rậm Râu đã đá vào sau đùi Tarzan.

Năm.

ARIANO MANG GÌ TỪ FLORENZ ĐẾN?

   - Chúng mày làm gì ở đây? Cút! – Leckler gào lên.

ustify”>   - Phải, cút khỏi đây ngay. Đây là tầng hầm chứ không phải phòng tiệc.

   Leckler được gã béo phụ họa. Gã này thét lên với những trọng âm Italia, trông diện mạo cũng rõ là một người Italia, trạc 40 tuổi. Răng vổ, mắt đen như than.

      Leckler và gã người Italia xộc vào.

      Tarzan đã rời khỏi thùng sưở

   - Thong thả nào! – Thủ lĩnh Tứ quái nói – Chúng tôi không tiệc tùng ở đây, mà bám theo người đàn ông này. Ông ta tên là Otto Plegel, và đã tìm cách hủy hoại bức tranh của Perugino trên phòng tranh cổ điển bằng Axit và dao nhọn – nhưng chúng tôi kịp ngăn cản. Cũng lúc đó, tôi bị ông già “nôen” kia – hắn chỉ tay vào gã rậm râu – đá cho suýt tê liệt cả chân. Vì ông ta tưởng tôi là loại người chuyên cướp giật trong các bảo tàng. Ông Plegel gắn hành động phá hoại của mình với một thông điệp cho thế giới. Cần phải nghe ông ta.

   Leckler nhìn láo liên. Vết chàm trên má như nhảy múa.

   Gã người Italia thở hổn hển. Bộ mặt béo phị rung lên.

   - Nếu chuyện là thế… – Leckler nói.

   - Chuyện là thế đấy – Plegel xác nhận đầy kiêu hãnh – Tại phòng xử án, trước giới báo chí tôi sẽ tuyên bố quan điểm của mình.

   - Thôi được. – Leckler nói – Nhưng bây giờ thì tất cả ra khỏi đây đã. Tất cả! Nhanh lên! Claasen, cô hãy báo cho cảnh sát. Và chớ gây sự chú ý. Tôi không muốn hỏng bữa tiệc.

   Tarzan đưa mắt nhắc nhở các bạn.

   “Chớ nhắc đến các bức tranh!” – Ánh mắt hắn nói thế.

   Plegel thì đã quên béng chúng rồi.

   Trong phòng tiệc, ông thị trưởng đang đọiễn văn. Ông ta đặc biệt nhấn mạnh tới công ơn của đảng của ông ta trong việc thành lập nên Bảo tàng Âu châu này.

   Các khách mời chăm chú lắng nghe. Trung bình mỗi người đã uống tới ba ly rưỡi rượu sâm panh – đám nam giới uống nhiều hơn các bà các cô một chút. Chẳng ai hiểu gì về các bức tranh của HumpertVan Strichl, nhưng ai cũng trầm trồ thán phục, thề thốt rằng bị chúng mê hoặc mất rồi.

   Cảnh sát đã đưa Plegel đi.

   Sảnh ngoài lại im ắng và trống không – nếu không kể Tứ quái và Caroline đang nấp sau cầu thang.

   Chúng chờ Stefanie.

   Lúc này khi Leckler đã rời khỏi tầm nghe, Tarzan rỉ tai Stefanie rằng bọn trẻ nhất thiết phải nói chuyện với chị.

   - Phải thật đấy – Caroline khẳng định – ChịStefanie cũng đáng tin cậy như… như tụi mình đây.

   - Ở đây đang có mưu đồ gì ghê gớm lắm. – Tarzan vò tai – Bốn bức tranh của ông bạn treo sờ sờ trên phòng chính của bộ sưu tập tranh cổ điển. Đồng thời chúng lại được giấu dưới tầng hầm, sau thùng sưởi. Mới xem qua, có thể nói bốn bức này giống bốn bức kia tới từng sợi bút lông quệt. Nhưng vì có bốn bức là thứ thiệt, bốn bức kia ắt phải là của giả. Và đây là một vụ dành cho Tứ quái. Được thôi, Caroline bạn có thể tham gia. Xét cho cùng, vụ này xoay quanh tài sản của gia đình bạn mà.

   Trên bậc thang lên tầng hai có tiếng ủng giậm thình thịch. Gã râu rậm đang đi xuống.

   Gã tên là TheodorMalzig, tuy biết mình đá nhầm phải Tarzan, gã cũng chẳng thèm xin lỗi. Ngược lại! Tarzan bắt gặp nhiều cái nhìn hằn học từ cặp mắt màu xám sáng của gã. Malzig còn lẩm bẩm gì đó về tiền bồi thường vết thương. Cú “chặt” tay vào ngực gã rõ ràng để lại vết tụ máu lớn. Nhưng Malzig không dám đòi bồi thường. Vì cả Tarzan cũng có thể tố gã về cú đá trộm thâm hiểm.

   Sau khi Malzig báo động với ban giám đốc bảo tàng về vụ hành hung mà gã tưởng lầm, và Plegel đã bị bắt đi, hình như gã lại tiếp tục thưởng thức bộ sưu tập tranh cổ điển. Mãi lúc này gã mới thỏa mãn thú mê tranh của mình, và Tarzan hơi lạ khi quan sát gã một lần nữa. TrôngMalzig như một kẻ móc cống thì đúng hơn, một kẻ sống trong một căn hộ bừa bãi, và đêm đêm đi vặt trộm ăngten ôtô. Gã chẳng có vẻ gì của một người đam mê hội họa.

   Gã thình thịch xuống thang, trông thấy lũ trẻ, phóng tia nhìn như mũi dao găm về phía Tarzan và rời nhà bảo tàng.

   Stefanie từ phòng tiệc đi ra. Mãi lúc này chị mới lẻn đi được.

   - Chúng em phát hiện thấy một thứ này chị ạ… – Tarzan bắt đầu kể.

   Stefanie sửng sốt lắng nghe, cặp mắt xanh mỗi lúc một mở to hơn.

   - Tôi phải nhìn tận mắt mới được.

   Tất cả cùng đi xuống tầng hầm.

   Vào gian sau hầm sưởi, Tarzan nhấc những bức tranh từ sau thùng sưởi ra.

   Ai nấy nghẹt thở:

   - Chúng cũng thứ thiệt y như những bức treo trên kia. – Tròn Vo nói – Hình như các họa sĩ thời đó đã vẽ mỗi bức tranh thành hai bức, để hậu thế phải lúng túng. Cho tới nay, người ta chưa biết việc này. Nhưng bây giờ, các cặp song sinh mới xuất hiện. Ai có trong tay cả hai thì nhất rồi. Có thể treo một bức ở nhà, bức kia tại nhà nghỉ – ví như trên đảo Mallorca chẳng hạn.

   - Willi, mày lại nhăng cuội cái gì thế? – Karl nói – Không họa sĩ nào lại làm ngay một bản sao tác phẩm của mình cả.

   Stefanie ngắm kỹ các bức tranh ở khoảng cách gần nhất. Lúc này chị đứng thẳng dậy, nét mặt căng thẳng:

   - Đây là những bức tranh giả. Khéo đến tuyệt vời nhưng vẫn là tranh giả. Không còn nghi ngờ gì nữa.

   Tarzan gật đầu:

   - Em cũng đã nghĩ thế.

   - Thật không thể hiểu nổi. – Stefanie xúc động nói – Chúng ở đâu ra? Tại sao có mặt ở đây? Kẻ nào đem chúng tới đây và để làm gì?

   - Câu trả lời dễ thôi – Tarzan nói – một kẻ nào đó đã cho làm những bức tranh giả này, tạm gọi là ông X, tức tên giao việc. Còn kẻ vẽ tranh giả hẳn phải là một thiên tài. Bốn danh họa vẽ rất khác nhau. Vậy mà gã sao lại từng phong cách giống tới mức gây sững sờ. y giờ ông X, định đánh tráo những bức thứ thiệt treo trên tường kia bằng bốn bức rởm này. Có thể mãi chục năm sau người ta mới phát hiện ra vụ việc này – hoặc không bao giờ. Hoặc cho tới khi gia đình Caroline đòi lại những bức tranh họ cho bảo tàng mượn. Lúc đó thì cả một đời người đã trôi qua. Bấy giờ Caroline đã thành bà nội, bước đi run rẩy, kể cho lũ cháu nghe cái chuyện thời xưa, cái thời còn tồn tại những cuộc phiêu lưu đích thực chứ không chỉ có toàn là máy tính. Bấy giờ mọi sự đều đã quá muộn từ lâu. Còn ông X, đường hoàng mà thỏa mãn máu tham của mình. Chuyện này không xảy ra là nhờ ơn OtttoPlegel và sự ngẫu nhiên may mắn.

   - Thật là một thảm họa khôn lường! – Stefanie vỗ tay vào nhau – ÔngX ấy là ai? Kẻ nào nấp sau vụ này?

   Tarzan mỉm cười chua chát:

   - Em có thể nhầm. Nhưng việc ông giám đốc Leckler vội vã xua đuổi chúng em khỏi hầm sưởi quả là quá lộ liễu. Với ông ta, việc chúng em “cút, cút!” khỏi đây dường như là quan trọng hơn hết thảy những việc khác.

   - Ôi lạy chúa!

   - Gã béo người Italia đấy là ai ạ? Gã cũng luống cuống hệt như thế.

   - Đó là Guiseppe Ariano.

   - Sao nữa ạ?   

   - Một họa sĩ… Ông ta… Ôi trời ơi!

   - Chị nói tiếp

   - Ở Florenz, nơi ông ta sống và làm việc, thiên hạ gọi ông ta là “Sư phụ có bàn tay vàng”.

   - Làm gì có chuyện đó. – Tròn Vo cười toe toét – Móng tay ông ta cáu bẩn chết đi được. Em thấy rõ ràng.

   - Ariano được mệnh danh như vậy, vì nghe nói ông ta có khả năng bắt chước các họa sĩ khác. Ví như các họa sĩ: Gainsborough, Degas, Boeklin và Spitzweg.

   - Nếu Ariano bắt chước được các phong cách khác nhau như vậy, gã cũng có thể vẽ giả tranh của các danh họa cổ điển. – Gaby bình luận.

   Tarzan gật đầu:

   - Như thế là rõ rồi. Leckler và Ariano! Và ông nội bạn, Caroline ạ, đã mắc lừa chúng.

   - Chúng ta phải báo cảnh sát ngay. – Stefanie kêu lên.

   Tarzan lắc đầu:

   - Chưa được. Làm như vậy, cả hai tên lưu manh sẽ chối bay biến, và chắc sẽ khó chứng minh âm mưa lừa đảo của chúng. Tại sao chúng ta không rình bắt quả tang chúng chứ? Em có thể hình dung bây giờ chúng có phần lo lắng rồi. Chúng đã nhận thấy hầm sưởi là một nơi cất giấu chẳng lấy gì làm an toàn. Tóm lại: có lẽ chúng không định để lâu những bức tranh dưới ấy. Vì…

   - Ariano vừa từ Florenz đến sáng nay. – Stefanie cướp câu trả lời cậu – Tôi cho rằng gã đã chở những bức tranh rởm tới bằng ôtô của gã.

   - Đó, biết mà! -Tarzan gật đầu – Nếu vậy em cuộc rằng đêm nay chúng sẽ tiến hà đánh tráo tranh. Trước đó, chúng cần chút yên tĩnh để Ariano so sánh lần nữa những bản sao của gã với nguyên tác – thậm chí có lẽ gã còn bổ sung đôi nét. Nhưng đêm nay chúng em sẽ có mặt tại đây. Chị Stefanie, chúng em sẽ lẻn vào bằng cách nào được?

   - Không cần cảnh sát thật ư?

   - Nếu là ba của Gaby thì trôi chảy nhất rồi. Nhưng thanh tra Glockner hiện đang công cán ở Wien. Còn các đồng nghiệp của bác ấy thì… Không, cám ơn! Tụi em tự hành động lấy. Chị đừng lo. Đây có phải đặc vụ đầu tiên của chúng em đâu.

   - Ít nhất cũng là đặc vụ lớn thứ bảy mươi – Tròn Vo gật gù hãnh diện – không tính nhiều vụ lặt vặt khác.

   Stefanie ngẫm nghĩ:

   - Sau khi tan tiệc, tôi còn khá nhiều việc phải hoàn thành. Leckler đưa Ariano về khách sạn, ông ta đã nói thế. Họ cũng định dùng bữa với nhau. Họ nói rằng Ariano đến đây nhằm những mục đích nghiên cứu… Như vậy, tôi sẽ là người cuối cùng rời khỏi bảo tàng. Khoảng 19 giờ 30 tôi sẽ đi về nhà. Tôi luôn luôn ra lối cửa hậu dành riêng cho nhân viên bảo tàng, lối ra thẳng bãi xe.

   - Bọn lưu manh không bắt tay vào việc sớm thế đâu. – Tarzan nói – Ariano chẳng chịu bỏ bữa tối đâu, đời nào! Leckler cũng không có lý do gì để nhịn chén cả. Em đề nghị: Chúng ta hẹn nhau lúc 8 giờ tối, rồi cùng nhau lẻn vào đây rình. Cụ thể là nấp trong phòng tranh cổ điển, nấp trong một gian phụ.

   Gaby rầu rĩ nét mặtMình không thể. Tối nay có năm bà bạn của mẹ mình tới ăn cơm. Mình hứa sẽ giúp mẹ.

   Còn tôi phải đi thăm ông nội tôi – Caroline nói – đi cùng mẹ. Ông ốm, như các bạn đã biết, và ông muốn tôi kể tỉ mỉ ông nghe lễ khai trương chiều nay ở đây.

   Đặc biệt là bạn có thể kể cho ông nghe toàn bộ bài diễn văn của ông thị trưởng -Tròn Vo toe toét.

   - Vậy thì ba chúng em và chị, chị Stefanie ạ – Tarzan nói. – Willi và em sẽ chuồn khỏi ký túc xá. Nếu không gặp may, tụi em sẽ trở về muộn và… NàyKarl, hãy nhờ ba mẹ mày gọi điện đến trường xin phép cho tụi tao ngủ lại nhà mày nhá. Cứ bảo là có liên hoan gia đình chẳng hạn. Thế là tụi tao có phép đàng hoàng.

   Đoạn hắn quay sang Stefanie:

   - Chúng ta gặp nhau ở đâu ạ?

   - Bên kia quảng trường Flickhuber có một tiệm ăn nhỏ, tên là “Bếp của bà”. Tôi thường sang đó ăn trưa.

   - Tuyệt lắm! Trong khi đợi chị – Tròn Vo reo – em sẽ bồi dưỡng lấy sức chiến đấu.


Sáu.

TÊN BỊT MẶT

  

   Stefanie dự tính sai. Những công việc mà cô nhất thiết cần hoàn tất vẫn chưa xong. Nhưng cô muốn tới đúng hẹn. Trước 8 giờ tối một chút, cô bỏ bút xuống trong căn phòng nhỏ của mình. Đành để công việc còn lại tới mai vậy. Bên cửa sổ là buổi tối mùa đông giá buốt. Stefanieme> mặc áo choàng, tắt đèn và đi qua cửa hậu ra khỏi bảo tàng.

   Gió  huýt từng hồi. Bãi xe được bao bọc bởi những bức tường quay. Đèn đường không rọi vào tới  đây. Stefanie căng mắt để quen với bóng tối.

   Cô quá xúc động, không thể ăn bất cứ thứ gì kúc này. Nhưng ít nhất cô sẽ uống một tách cà phê nóng trong tiệm “Bếp của bà”. Chắc mấy cậu bé đã đợi sẵn trong đó.

   Stefanie không thấy khăn quàng của mình đâu. À phải! Cô bỏ nó trong xe. Gió luồn qua cổ áo khiến cô rùng mình vì lạnh, cô bèn đi tới bên xe, mở khóa cửa.

   Đúng lúc đó, một hình người lù lù cạnh cô. Một gã đàn ông.

   - Cấm động đậy! – Một giọng trầm trầm, rõ ràng là cố tình muốn làm cho khác đi, ra lệnh. – Hãy làm như tôi bảo, cô sẽ không việc gì. Tôi có một cây chùy có thể đập chết người. Vậy hãy tỏ ra biết điều.

   Stefanie đờ người. Rồi tim cô đập loạn xạ. Cô gắng nhận dạng người đàn ông mà không được.

   Thân hình hộ pháp của gã trùm trong chiếc áo khoác dài đến bắp chân. Gã không đội mũ, nhưng… Phải lúc này cô thấy rồi: Gã chụp một chiếc mũ len kéo kín từ đỉnh đầu tới tận cằm. Chỉ có hai khe nhỏ để nhìn ra.

   - Tiền… của tôi – Stefanie can đảm nói – …ở trong xắc tay.

   Gã phá lên cười:

   - Cô tưởng tôi là một tên cướp hử? Cô làm thư ký ở đây phải không? Có còn ai trong bảo tàng không?

   - Không còn ai. Tôi vừa mới… – Cô nghẹn lại.

   - …khóa cửa hử? – Gã tiếp lời – Vấn đề của tôi là ở đấy đấy, cô em xinh đẹp ạ. Bây giờ cô lại mở khóa ra, và hai ta cùng dạo gót trong ấy. Rồi cô giúp tôi tìm những bức tranh béo bở.

   Stefanie nuốt nghẹn. Không thể nào đây lại là sự thật.

   Tên bịt mặt này có liên quan gì với Leckler và Ariano không? Không. Chẳng có lý nào!

   Cô cố lấy lại bình tĩnh.

   - Có lẽ tôi có thể giúp ông tránh một việc làm rất đỗi ngu ngốc – cô gắng giữ giọng khỏi run – Thật hoàn toàn vô nghĩa, nếu ông ăn cắp những bức tranh. Chúng chỉ có một không hai trên đời này. Chỉ cần ông thử bán chúng là người ta sẽ tóm ông liền…

   - Thôi đừng phí lời, cô em! – Gã thô bạo nắm cánh tay Stefanie lôi về phía cửa hậu. -Tôi đây cũng ranh chán. Nhưng lão muốn chiếm hữu chúng. Cô em hiểu chứ? Chiếm hữu. Chỉ riêng lão thôi. Lão sung sướng cho dù chỉ mình lão ngắm những bức tranh. Lão, và không một ai khác! Ngay tôi cũng thấy khó hiểu.

   Stefanie buộc phải mở cửa hậu.

   Không có ánh điện. Nhưng gã có đem theo một chiếc đèn pin. Gã rọi đèn vào bốn trang sách xé rời – trời ơi, đó là những trang xé từ cuốn hướng dẫn Bảo tàng. Gn ông vừa lôi chúng từ túi áo ra.

   Trên mỗi trang in một bức tranh.

   - Chúng đây, cô em! Bây giờ cô ngắt hệ thống báo động, rồi chỉ cho tôi nơi treo những bức tranh này.

   Stefanie hầu như không thở được nữa.

   Nếu có ánh điện, hẳn tên khốn đã nhận ra sự luống cuống của cô.

   Tại sao gã lại nhè đúng những bức tranh ấy? Lại muốn chôm chỉa đúng bốn bức tranh mà cụ Etzel đã cho bảo tàng mượn? Đành rằng đó là những bức quan trọng nhất hiện nằm trong bảo tàng Âu châu, nhưng một kẻ sưu tầm cuồng tín hẳn cũng si mê cả những tác phẩm nghệ thuật khác nữa chứ. Stefanie ngẫm nghĩ. Tại sao Leckler muốn đánh tráo chính mấy kiệt tác đó thì đã rõ như trong lòng bàn tay. Ông nội của Caroline đồng ý cho bảo tàng mượn tranh mà không gia hạn phải trả – cụ đồng ý cho mượn ít nhất là 50 năm. Điều này khiến bọn lưu manh không sợ bị phát hiện sớm.

   Nhưng còn tên ăn cắp này và kẻ thuê gã? Kẻ nào…?

   Chính giây phút này Stefanie lóe hiểu như tia chớp. Tất nhiên, có một kẻ không thể để yên những bức tranh cho cụ Etzel. Cô biết rõ.

   - Những bức tranh này hiện không trưng bày – Stefanie nói – Hồi chiều… sau lễ khai trương, chúng đã được dỡ xuống. Để phục chế. Chúng hiện đang ở dưới tầng hầm.

   - Cái gì? – Tên bịt mặt quát cô – Cô muốn nói cô không xuống đó được chứ gì? Cố bày mưu tính kế hả?

   - Tầng hầm để ngỏ. Chúng ta có thể xuống lấy tranh.

   Hai người cùng xuống.

   - Ông đừng lấy làm lạ là tại sao những bức tranh lại để sau thùng sưởi, vì ở đó nhiệt độ tốt nhất cho chúng.

   Gã bật đèn hầm sưởi. Quả là gã chẳng hiểu tí gì về hội họa. Gã so sánh những hình trên các trang sách với những bức tranh rởm của Ariano. Giờ gã đã hài lòng.

   Stefanie bị gã giam trong hầm sưởi. Gã dùng vải nilông mang theo bọc các tác phẩm nghệ thuật mà gã hí hửng tưởng là thật, rồi lễ mễ vác chúng ra bãi xe. Gã chất “chiến lợi phẩm” của mình lên trên cốp xe của Stefanie, rồi trở xuống tầng hầm lần nữa.

   - Tôi lấy xe của cô, cô em xinh đẹp ạ. Đưa chìa khóa đây! Rồi nó lại về với cô em thôi. Ngày mai nó sẽ đậu đâu đó trong thành phố. Cô em sẽ còn sống sau đêm nay. Dưới này ấm lắm.

   Gã khóa trái cửa, nhốt Stefanie bên trong. Cô sắp ngất xỉu.

   Tarzan, Tròn Vo và Karl đứng sau góc nhà.

   Chúng kiên nhẫn quan sát tên bịt mặt chất những bức tranh vào cốp xe.

   - Không phải Leckler – Tarzan thì thầm – Cũng không phải Ariano. Thôi được, tụi mình sẽ biết rõ ngay thôi. Gã đàn ông khóa cốp xe, rồi quay về phía cửa xe.

   - Lạnh kinh người, hả?! – Tarzan nói sau lưng gã. – Cho nên phải bịt mặt thật kín. Trông ông cứ như một tên cướp ấy thôi.

   Gã đàn ông quay phắt lại. Tay phải gã thọc vào túi áo choàng.

   - Ông không ngẫu nhiên gặp StefanieClassen đấy chứ? – Tarzan hỏi – Chả là chúng tôi đang đợi chị ấy. Nhưng càng đợi càng mất tăm. Vì vậy chúng tôi tự nhủ: Thử kiểm tra xem chị ấy có ngủ gật bên bàn giấy hay không. Thế nào?

   Tên bịt mặt vung cánh tay phải lên.

   Tarzan không mạo hiểm.

   Cú đá rồng bay mà hắn rất sành điệu lập tức được tung ra trước đòn tấn công của đối phương.

   Gã khốn nện lưng xuống đất, văng mất cây chùy lợi hại, và cứ như thế nằm co quắp. Bụng gã quặn lên như vừa bị ngộ độc thức ăn vừa ăn lúc chập tối.

   Karl và Tròn Vo đến.

   Karl chiếu đèn pin vào tên lưu manh.

   Tarzan lột chiếc mũ len bịt kín mặt gã.

-          Hãy nhìn kẻ này xem! – Thủ lĩnh Tứ quái kinh ngạc. – Malzig, gã đàn ông râu rậm!

                            

   Chiều nay gã chọn tranh, để đến tối ăn trộm. Ông chọc giận chúng tôi đấy Malzig! Cái kiểu buôn bán nghệ thuật lạ đời này thật đáng phẫn nộ – Giọng Tarzan trở nên sắc ngọt – Chuyện gì xảy ra với Stefanie rồi? Nói ngay kẻo chúng tôi vặt trụi râu ông đấy.

   - Cô ta… không… làm sao cả – tên trộm tranh hổn hển – Tôi đã nhốt cô ta dưới tầng hầm.

   Karl đã rút chìa khóa xe cắm trong ổ khóa cửa, nó đang mở cốp xe.

   - Tarzan! – Karl gọi – Thật khó tin. Gã đã ăn trộm bốn bức tranh. Mày có ngờ đó là những bức nào không?

   - Những bức tranh của tụi mình chăng?

   - Chính thế.

   Tarzan cúi xuống tên lưu manh:

   - Malzig, đồ…! Tại sao ông lại ăn trộm những bức tranh ấy mà không phải những bức khác? Ông vớ được bức nào thì lấy bức ấy chăng? Hay là có sự lựa chọn?

   Tên lưu manh vẫn ôm chặt lấy cái bụng đau:

   - Chúng… Tôi buộc phải lấy chúng.

   - Ông phải. Tức là ông ăn trộm thuê?

   Malzig không đá

   Tarzan nghiến răng:

   - Hoặc ông nói ra kẻ đã thuê ông, hoặc ông sẽ nhận một cú đá tương tự. Nhưng sau đó thì vĩnh biệt ông. Lục phủ ngũ tạng ông sẽ ra tương. Tôi không biết đến thương hại đâu, đồ khốn! Tôi sẽ thả con dã thú trong tôi ra đấy.

   Cố nhiên chỉ là dọa suông thế thôi. Tarzan không đời nào bồi thêm đòn vào đối thủ đã nằm bẹp chẳng dậy nổi nữa. Nhưng không biết tiếng quân tử có tiếng ấy của Tarzan, Malzig tưởng thật.

   - Tôi… lão… Ồ, mặc xác! Tôi phải lo thân tôi. Lão cứ việc tìm cách gỡ tội… Thế này: Một kẻ sưu tầm nghệ thuật giàu sụ đã trả tiền cho tôi… trả tiền cho tôi để lấy cắp những bức tranh cho gã.

   - Ai?

   - Krachwang. Lão tên là Krachwang. Chủ xí nghiệp sản xuất băng dính cứu thương.

   - Ra tên đáng ghét đó – Tròn Vo sửng sốt – Một tên tội phạm! Ha! Lần này thì lão vĩnh viễn bị tống cổ khỏi “Câu lạc bộ những nhà doanh nghiệp lớn” nhé! Mai mình phải báo ngay tin này cho ba mình mới được.

   Những bức tranh của cụ Etzel quả là được ngưỡng mộ, Tarzan nghĩ. Krachwang thuê ăn cắp chúng, còn Leckler thì tính chuyện đánh tráo bằng những bức tranh rởm.

   - ÔngMalzig, ông lấy những bức tranh này ở đâu? Trên phòng tranh cổ điển… hay chị Stefanie đã kể rằng chúng được cất dưới hầm sưở

   - Vâng. Chúng ở dưới hầm sưởi. Để sáng chế.

   - Cái gì?

   - Chắc là ông đây định nói phục chế đây mà – Karl cười lớn – Hãy nhìn xem! ChịStefanie mới khôn ngoan làm sao! Chúng mình sẽ làm gì với Malzig đây? Nếu gọi cảnh sát, thì có thể quên cái bẫy định giăng được rồi.

   - Mày nói đúng! – Tarzan gật đầu – Tụi mình sẽ nộp gã sau, khi trời tảng sáng. Sẽ trói gã lại, nhét giẻ vào mồm, và bỏ tạm vào một trong những gian hầm cách xa hầm sưởi. Để gã khỏi gây động. Đứng lên đi, ông Malzig!

   Sau đó tam quái lấy những bức tranh ra khỏi cốp xe, đưa trở vào bảo tàng, để rồi làm một cuộc đánh tráo nho nhỏ….

*

   23 giờ 03 phút.

   - Chúng đến đấy – Tarzan thì thào.

   Hắn, Stefanie, Karl và Tròn Vo ngồi trong gian phụ thứ ba của phòng tranh cổ điển. Họ mang vào đó những chiếc ghế gấp để ngồi cho thoải mái. Tròn Vo – đã chén no nê trong tiệm “Bếp của bà” – giờ lại vừa bẻ đến phong sôcôla thứ hai. Lúc này, không đợi ai nhắc, cu cậu tự giác nhét phong kẹo vào túi. Vì tiếng giấy thiếc rột roạt sẽ làm cả bốn lộ mất.

   Malzig bị nhốt cẩn thận.

   Stefanie đã qua cơn sợ, giờ đây cảm thấy vinh dự, vì tam quái tỏ ra thán phục cô đã ranh mãnh lừa được tên trộm lấy bức tranh rởm.

   Qua ô cửa sổ duy nhất, Tarzan có thể nhìn ra ngoài phố. Vầng trăng tròn đầy màu vàng lơ lửng trên bầu trời đông trong trẻo. Một đêm tuyệt vời để đi trượt tuyết. Nhưng đương nhiên nghĩa vụ truy bắt tội phạm là trên hết.

   - Bây giờ tôi cũng nghe chúng đang đến – Stefanie thì thầm.

   Những cánh cửa sập lại ở tầng dưới. Tiếng bước chân dò dẫm. Tiếng người lầm rầm to nhỏ, đúng là Leckler và Ariano.

   Tarzan căn cứ vào những tiếng động để theo dõi hai tên đang làm gì.

   Lúc này chúng ở dưới tầng hầm. Rồi chúng theo cầu thang đi lên. Ariano thở hổn hển. Rõ ràng gã cũng bê một hoặc hai bức tranh. Cánh cửa phòng tranh cổ điển mở rộng như mọi khi.

   Ánh đèn pin lia qua lia lại.

   Tarzan đứng sau gờ tường lối sang gian phụ thứ ba, ghé mắt nhòm ra.

   Hắn suýt phì cười.

   Ariano thủ vai một tên cướp Italia tiêu biểu. Gã đội sùm sụp trên đầu một chiếc mũ mềm, còn khăn quàng cổ thì kéo lên tận mũi.

   - Ở đây chúng ta có thể bật đèn, – Leckler nói – Vì gian chính không có cửa sổ, ánh đèn không lọt ra ngoài được.

   Chốn ngọn đèn bừng sáng.

   Cả hai tên lưu manh đặt những bức tranh chúng vừa bê dưới tầng hầm lên xuống sàn.

   Bốn bức kia treo trên tường. Ariano trầm tư tiến lại gần chúng, mắt nhìn săm soi.

   - Này ông Kuno Leckler thân mếm – lát sau gã nói – so sánh những bức nguyên tác với các bức tranh của mình, mặc dù hết sức khiêm tốn tôi cũng phải ghi chú rằng: Tôi thích những bức tranh do tôi vẽ hơn. Chỉ tiếc tôi không là Van Dalem, không phải Coello, không phải Cranach, không phải Lemoyen. Và vì thế mà không được giá. Thế nhưng chúng ta sẽ thu về những cái giá cao nhất ở những ông bạn Nhật bên Tokyo nhờ những bức nguyên tác. Và sẽ chia lời với nhau.

   Chúng bắt đầu tráo tranh, hai tên thở hồng hộc như vừa xúc xong cả 20 tấn tuyết.

   Đã đến lúc rồi!

   Tarzan bước sang gian chính, theo sau là Stefanie và các bạn của hắn.

   Mồm Leckler há hốc.

   Ariano đưa tay giữ tim.

   - Đồ chó má – Tarzan nói – các người toan ăn cắp của cụ Etzel, dối lừa công chúng, lừa đảo giới nghệ thuật, để vơ vét thật nhiều tiền. Các người sẽ bị vào tù. Nhưng chúng ta biết, luật pháp đôi khi trừng phạt còn quá nương nhẹ. Vì vậy, bây giờ các ngươi sẽ nhận cái này vào đầu!

   Nói đoạn, hắn táng cả một bức tranh xuống chúng.

   Phông vải căng trong khung đập trúng đầu Leckler – cố nhiên n không làm gã đau đớn lắm. Vì phông vải rách toạc. Đầu Leckler nhô lên khỏi khung tranh bấy giờ như gông đeo lấy cổ hắn.

   - Tôi hưởng ứng – Stefanie tuyên bố và tặng sếp của cô cái gông thứ hai bằng bức tranh của Cranach.

   Karl và Tròn Vo chăm lo cho tên Italia. Ariano được trang điểm đầu tiên bằng bức của Coello, rồi tới bức của Dalem.

   Hai tên tội phạm lặng người kinh hoàng.

   Nhưng giờ đây chúng chợt thoát khỏi tình trạng ngây dại.

   - Khôôông! – Leckler the thé kêu lên. – Các người đã hủy hoại những kiệt tác nghệ thuật không gì thay thế nổi!

   - Chúng treo trên kia thôi! – Tarzan cười chỉ lên tường.

   - Đó là những bức tranh rởm – Ariano gào lên – Do tôi làm rở… do tôi vẽ. Chúng tuyệt đẹp, tuy nhiên vô giá trị…

   - Những bức tranh rởm đang tròng trên cổ các người đấy – Tarzan nói – Chả là chúng tôi đã tự cho phép đem những bức nguyên tác xuống tầng hầm và treo những bức rởm lên đây. Các người đã bê những bức thật lên, và suýt nữa đánh cắp những bức rởm đi. Nhưng chúng tôi không để như vậy. Chị Stefanie, làm ơn gọi giúp cảnh sát.

   Mọi việc sau đó diễn ra chóng vánh như sự chấm dứt con đường công danh của giám đốc bảo tàng Leckler, và “sư phụ có bàn tay vàng” Ariano. Krachwang và Malzig đương nhiên cũng cùng dạo gót vào nhà lao.

   Tứ quái cùng lúc đập tan hai vụ lừa đảo và trộm cắp cỡ bạc triệu

   Anh chàng loạn trí Plegel thoát tội: Anh ta được một bác sĩ đầy thông cảm trị cho lành bệnh.

Hết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét