Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

TapTruyenMucTim

TẬP TRUYỆN MỰC TÍM

Mục lục

Ngày học cuối

Chị em họ

Chị tôi

Tôi Đi Học

Ổi thơm mùa hè năm ấy

Hoa Cỏ May

Hoa xoan nở muộn

Một phi vụ

Mùa hạ đã qua

Điều ước

Ngày học cuối

Phan Thị Vàng Anh

Tôi chào thầy: “Thưa thầy, em mới đến!” rồi liếc cả dẫy xe đạp nghiêng ngả dựa nhau. Vẫn chưa đến, cái xe sườn ngang màu đen ấy vẫn chưa đến. Tôi lại liếc vào phòng học, trong cái phòng bé tí ban ngày cũng phải bật đèn ấy, mấy đứa con gái đang lơ láo nhìn tôi.

Hôm nay là ngày cuối cùng của lớp học thêm toán. Ba ngày nữa chúng tôi sẽ thi đại học, một buổi học cuối cùng như thế này là để tổng kết lại những kỹ năng giải toán đã học trong cả năm, để thầy dặn dò lũ học trò: phải cẩn thận, phải bình tĩnh; và nhất là không được chủ quan…

Dưới mắt ông thầy nội dung buổi học chỉ là như vậy, thế nên thầy có vẻ không để ý đến cái vẻ nháo nhác của tôi mỗi khi cánh cửa động đậy, và tôi lúc bồn chồn, lúc lơ đãng nhìn qua cửa sổ, ngoài đấy, mấy đứa nhỏ đang đánh khăng, thỉnh thoa ãng, một người đạp xe ngang, loạng choạng trước cái đám trẻ con không còn để ý gì ngoài hai khúc cây, cứ lao thẳng ra giữa lối. Người lớn hét lên vài tiếng, trẻ con mãi chơi vội vàng trả đũa vài tiếng… rồi thôi.

Thầy nhìn đồng hồ: “Giờ này sao Thụy, Kha chưa tớỉ”. Mấy đứa con gái dự đoán một cách vô nghĩa: “Chắc đi trễ đó thầy!”.

Cả lớp chỉ mình tôi ngồi im, cái thái độ lộ liễu này có lẽ đã làm thầy nghi ngờ, thầy nhìn tôi, cười cười: “Không lẽ tụi nó dám nghĩ bữa nay sao?”, tôi cũng cười cười: “Dám lắm chứ thầy!”. Nói xong câu đó, tôi thấy mình thật ác miệng với mình.

Thầy bảo: “Đợi chút vậy!” rồi ra trước cửa đứng hút thuốc. Mấy đứa con gái, đẩy qua đẩy lại vật gì đó, có vài tiếng mặc cả: “Tui viết dở lắm!” hay “Viết chút thôi à nhe!”, tôi đoán là lưu bút và biết rằng mình thế là không thoát ra được cái trò nàỵ Được khoảng ba phút, Phương bảo: “Giang v iết truớc đi!”, tôi cười: “Tôi viết chắc không vui nổi, được không?” rồi mở cuốn lưu bút xem thử người ta đã viết những gì.

Trang đầu là một cái ảnh màu, có lẽ là chụp ở chùa Vĩnh Nghiêm, Phương mơ màng nhìn về một cõi xa x ăm nào đấy; cạnh ảnh là 1 bản lý lịch trích ngang: Tên, tuổi, nhà ở đâu, thích ăn gì, yêu màu gì, ghét điều gì, mơ ước sau này ra sao…

Đương nhiên là Phương cũng như ai, thích ăn quà vặt, yêu hoa hồng, yêu màu tím, ghét thói giả dối… Tôi cười, Phương hỏi dò: “Cười cái gì?” Tôi bảo: “Không có gì đâu! Giang cười vì sao Phương yêu màu tím mà không có cái áo nào màu tím?”.

Vài trang sau, người ta xưng ta, mi… như những cô gái Huế chính hiệu, tôi hỏi: “Phương, Giang viết vào đây có phải xưng là ta, mi không…?”, nó bảo: “Nhiều chuyện! Viết đi!”.

Tôi viết: “Phương! Ngày hôm nay là xong, Giang nghĩ tụi mình khó gặp lại. Chúc Phương thi đậu!”. Phương đọc, không vui, bảo tôi:

“Ngắn quá! Viết “lý lịch” vào đây đi!”. Tôi ngượng vì cái trò này, bảo:

“Phương viết, Giang đọc cho!”. Phương viết tên tuổi, hỏi tôi: “Số nhà?”, tôi đọc số nhà; hỏi: “Sở thích”, tôi đọc: “gì cũng thích!”; hỏi:”yêu màu gì?”, tôi đọc: “Ghét màu hoa phượng”. Phương sựng lại: “Yêu cơ mà!”, tôi bảo:”Thì yêu tất, ghét mày hoa phượng thôi!”.

Phương lắc đầu, vẻ chán nản…, ghi được vài câu nữa thì thôi không hỏi nữa, tôi nghĩ, Phương đưa tôi lưu bút làm gì, ngày thường có khi Phương lơ tôi mà!

… Thầy bảo: “Thôi, học!”, tôi nhìn đồng hồ, đã 25 phút rồi . Ngoài kia, trời tự dưng vần vũ, một trận gió đột ngột luồn qua cửa, thổi tốc những trang vở, mọi người lại kêu lên: “Chắc mưa!”. Tôi thấy vô vọng và muốn khóc, hôm nay là ngày cuối, tôi đạp xe từ ngoại thành giữa trưa nắng vào đây học, chẳng lẽ Thụy không biết điều này sao? Tôi lật vở, thật khó mà phân biệt được trang nào tôi viết, trang nào Thụy viết.

Thụy đã bảo: “Sao Giang không viết chữ của Giang? Chữ của Thụy xấu hơn mà!”, tôi nhớ hôm ấy Kha phá bĩnh: “Đúng đấy, chữ tôi đẹp hơn chữ nó, Giang bắt chước chữ tôi đi!”… Hôm nay, tôi mở vở, ghi ngày tháng ở một góc, viết bằng chữ “nguyên gốc” của mình, khác hẳn, trong lòng giận dữ, bảo: “Không nghĩ tới nữa!”

3h15, trời mưa, mấy đứa rên rỉ: “Chết rồi!”. Tôi cũng nghĩ: “Thế là xong rồi!”, mưa thế này, có đi trễ cũng không đến được nữa. Thầy đứng ở đầu bàn, cạnh tôi, nhìn ra cửa, bảo: “Tụi này kỳ thật, chắc tối nó mới ghé thầy!”.

Tôi không nói gì thêm, chỉ cười, cái cười có lẽ thảm lắm, nên thầy nhìn tôi cười, tôi có cảm giác rằng thầy đang nhớ lại hình như xưa kia mình cũng đã từng có một buổi học cuối cùng đầy chờ đợi như thế này, cũng mưa gió, cũng lo lắng cuả những ngày gần thi cử.

Thầy bảo, mắt mơ màng qua kính cận: “Ngày xưa, buổi trước hôm thi, thầy không ăn, không ngủ nổi vì sợ!”

… Trời không tạnh nổi, tôi thưa thầy về, thầy nói: “Em cầm áo mưa cuả cô về không, kẻo bệnh!”. Tôi cười: “Em không bệnh được đâu thầy!”. Phố vắng vẻ, mưa tạt ướt hết cái áo mới tôi mặc cho hôm nay, đường Cống Quỳnh nước đã ngập đầy, tôi lội qua quãng nước ấy xong, tự nhiên thấy nhẹ nhõm hẳn, như tâm trạng của một con hổ sau khi quẹt ngang đám lá.

Ba ngày nữa tôi sẽ vào phòng thi, ba ngày nữa, những chuyện như thế này sẽ thu lại còn tí hon rồi biến mất, và tôi tự an ủi mình:

“Ngày cuối cùng như thế mà lại tối!”, rồi đi…

Chị em họ

Phan Thị Vàng Anh

Cả họ xem Hà như một tấm gương sáng. Hà sạch sẽ, vô cùng lễ phép, năm nào cũng đi thi học sinh giỏi văn. Thuỳ – một chị họ của Hà – nhận xét: “Thi giỏi văn có gì là hay?”. Dù thế ba mẹ Thuỳ vẫn quyết định đổi trường cho nó.

Thuỳ mắt ngấn nước cãi: “Con không thích học chung với họ hàng! Con học ở đây quen rồi, ở đây có bạn nhiều!”. Hai người lớn nghiêm nghị bảo: “ở đâu cũng sẽ có bạn thôi!” và mọi chuyện coi như được khoá lại.

Trong nhà, Thuỳ không có bạn, nói đúng ra, không ai rảnh mà làm bạn với Thuỳ. Chỉ có ngoại, nhưng ngoại lại ở xa. Ngoại nói: “Nó như con bụi đời con!”.

Ngày đầu từ trường mới về, Thuỳ đạp xe ngay đến nhà ngoại. Trên đường đất, mưa tuôn nhẹ nhàng, đều đều, tưởng như không bao giờ tạnh nổi.

Thuỳ nằm dài trên phản gỗ, bảo: “Con Hà chán lắm ngoại ơi!”. Ngoại cười: “Đúng rồi!… nó ngoan nhưng cứ rù rì, buồn lắm… Thế hai chị em có đi với nhau không?”.

Thuỳ cau có, dài giọng: “Không!… ra chơi, nó đứng tựa lan can vài giây rồi vào lớp ngồi tiếp. Con hỏi: “Đi chơi không?”.

Nó bảo ở dưới sân đông, mệt lắm. Thế là con phải ngồi lại vì con có quen ai đâu!”. Thuỳ nhìn mưa len lỏi qua những tàn dừa, buồn rầu. Nó nhớ lớp xưa, trường xưa, nhớ đám bạn lắm mồm, nói suốt 5 tiết vẫn không hết chuyện.

Ngoại bảo: “Con mệt thì ngủ đi!” rồi an ủi: “Không sao đâu, con Hà hiền, ngoan lắm!”. Thuỳ mơ màng ngủ, nó mơ thấy mình hỏi Hà sỗ sàng: “Có bệnh gì không mà sống lờ đờ như người ốm vậy?”.

Hà trả lời ngây ngô: “Không bệnh, nhưng sợ đông người!”. Trong mơ cũng có mưa, và gió ẩm ướt thổi quanh, mát rượi.

Mẹ hỏi: “Sao không rủ em Hà đi học cho vui?”. Thuỳ dắt xe lách qua khe cửa hẹp vanh, trả lời vội vàng: “Thôi, nó đi chậm như rùa, con lại thích đi học sớm!”. Nó tự nhủ: “Dở quá, từ đầu năm tới giờ, chưa khi nào mình là người đầu tiên vào trường cả!”.

Luôn luôn có những kẻ đến sớm hơn Thuỳ, hoặc là một cái xe dựng cô độc trong bãi còn vắng tanh , hoặc một anh chàng đứng tựa lan can lớp học nhìn như quét khắp sân trường rộng lớn.

Thuỳ tự an ủi: ” Chắc chúng nó gần nhà!” rồi ung dung vào lớp.

Trên bảng đen,bài giảng lớp học chiều qua xen lẫn những câu viết đùa chữ to, chằng chịt.

Thuỳ cất cặp rồi một mình giở ghế lên sẵn cho tổ trực, nó nghĩ:

"Mình thật khoẻ, mình phải làm thật nhanh trước khi có người khác giúp!”. Xong việc, cũng là lúc tổ trực vác chổi vào, cả bọn xúc động, hỏi: “Thùy làm đấy à?”. Hầu như ngày nào cũng thế mà vẫn không hết bất ngờ, chỉ có Hà ái ngại nhìn Thuỳ, nó nói nhỏ: ” Chị làm thế làm gì, việc tụi nó mà!”. Thuỳ đáp cụt lủn: “Rảnh thì làm!”, nó muốn nói thêm: “Tao cũng không thích mày, mày trốn quét lớp luôn!”, rồi lại thôi, nghĩ làm thế người ta sẽ cười hai chị em, đành lặng lẽ đi chơi chỗ khác.

Giỗ ông, tất cả đổ về vườn của bà. Thuỳ ngủ lại trước đó một đêm, giết gà, làm vịt. Xong việc, nó lấy xe chạy loăng quăng. Trên những con đường quê sau mưa thơm nồng hoa đêm, vài đứa trẻ con đi dạo dạo, dựa nhau hát vọng cổ ngân nga. Thuỳ nghĩ: “Tụi này vui thật!”.

Buổi sáng, các dì, cậu khen: “Thuỳ thật là chăm!”. Mẹ bảo: ” Ui! lười học lắm!”. Thuỳ ngồi rửa rau, kêu to uất ức: “Con lười học hồi nào!”.

Mẹ nghiêm mặt, ý bảo: “Hỗn! Không được cãi người lớn!”. Thuỳ im bặt. Nó nghe tiếng Hà nhỏ nhẹ: “Con chào ngoại, con mới tới! Con chào… Em chào… “. Mọi người lại khen với nhau: “Người lớn ghê!”.

Hà đứng xa xa, hỏi: “Chị Thùy có cần gì không, em phụ?”. Thùy bảo: “Không! xong hết rồi!”. Hà lên nhà trên các dì chú lại khen Hà giỏi, nghe đâu lại mới đi thi gì đó cho trường.

Thuỳ đổ chậu nước, nó nghĩ: “Không ai biết rõ nó bằng mình. Nếu mình kể ra nó ích kỷ, nó không có bạn chơi, mọi người sẽ nói là mình ganh nó giỏi!”.

Rồi Thuỳ buồn bã nghĩ, mà sao mình không giỏi nhỉ? Hồi  bé thầy vẫn khen mà? Hay tại lớn mình ham chơi? Nãy mẹ nói mình lười chắc cũng đúng… Nước trào ra khỏi chậu, ngoại giục: “Rửa đi Thuỳ! Con nghĩ gì vậy?”  – ” Con không nghĩ gì cả!”. Rồi nó thả vào chậu nước đầy những nắm rau xanh ngắt.

Như cả họ đã dự đoán, cuối cùng Hà cũng lên truyền hình. Cả nhà chăm chú ngồi xem cảnh Hà ngồi đọc bài đêm khuya, bên cái đèn con mới tinh.

Hà cầm chổi dịu dàng quét lớp.. Đến cảnh Hà giúp mẹ làm cơm, rửa chén… Thuỳ muốn kêu lên: “Ơ, mọi ngày dì Tư có để nó làm gì đâu!”, nhưng kìm được, sợ mọi người lại bảo mình ganh! Nó chỉ hét lên bực tức khi thấy nhỏ Sương đứng cười bẽn lẽn bên Hà, kiểu bạn thân, cùng tiến: “Con này vẫn hay nói xấu con Hà, thế mà cũng vác mặt lên đây được!”. Mẹ bảo: “Còn hơn mày không bao giờ được lên đâu!”.

Thuỳ nghĩ, có cho lên, khéo mình cũng xin thôi. Nếu chị phóng viên hỏi: “Hằng ngày em làm gì?” chẳng lẽ lại tả, em hùng hục đi học sớm để bưng ghế, kéo bàn, em hay đạp xe lăng quăng ngoài đường.

Rồi còn bạn thân, biết chọn đứa nào, bỏ đứa nào, cả một lũ lau nhau, ai mà lên ti vi cho hết được, rồi khéo lại giận nhau, lại bảo: ” Mày quên tao” mà từ xưa tới nay, có khi nào Thuỳ quên ai được!.

Chị tôi

Nguyễn Thị Thu Huệ

Tôi luôn nghĩ mình là đứa trẻ bất hạnh. Nhà nghèo nên việc học hành của tôi vất vả lắm. 11 tuổi phải xuống Hải Phòng ở nhà cậu để vừa học vừa làm thêm.

Vài năm sau, về nhà, bố mẹ lục đục. Nhà cửa tan hoang, tôi hỏi:

“Chị đâu?”. Mẹ cười như mếu: “Vào Sài Gòn theo bác trưởng”. Tôi nhìn lên tường, chị cười tươi sau vành nón, hai mắt lóng lánh nước.

Hai năm sau trốn học, tôi về. Nhà cửa tươm tất. Tôi hỏi mẹ:

“Chị đâu ?”.

Mẹ chúm chím: “Chị làm to lắm, lấy chồng giàu gửi tiền thường xuyên”.

Tôi hỏi: “Cả tiền nuôi con học ?”. Mẹ gật, rồi nói: “Chị bảo đàn bà có thể không cần học chữ nhiều, chỉ cần học lễ thôi.

Nhưng đàn ông thì cần có học. Có cả hai thứ ấy mới thành người”. Tôi im lặng, thầm cảm ơn bố mẹ sinh ra chị. Mẹ lại bảo:

“Nghe nói con uống rượu?”.

Tôi  gật:  “Cả  nghiện  thuốc  ?”.  Tôi lại gật. “Có đánh nhau không?”. Tôi thở dài nhìn chỗ khác. Và mẹ thì thầm: “Đừng yêu vội, con gái tỉnh không thật đâu”.

Tôi cười: “Cái đó còn phải xem đã. Đàn ông lại xa nhà mà mẹ”. Lúc đi mẹ dúi tiền vào túi, với theo: “Những cái con thích, chị không thích đâu. Chị muốn con là sáng danh nhà mình”.

Tôi bớt hút thuốc bỏ dần rượu mỗi chiều mỗi sáng. Suy cho cùng rượu chỉ làm quên nỗi buồn trong chốc lát.

Sau cơn say là cảm giác nhạt thếch, khát thèm một cái gì không rõ rệt. Còn đáng sợ hơn cả nỗi buồn lúc tỉnh.

Tôi vào đại học , vẫn không gặp chị. Chị vừa gần gũi vừa xa xôi. Hàng chục năm rồi còn gì.

Tôi đỗ loại ưu, được giữ lại trường làm giảng viên. Bố mẹ g ià dần không còn lục đục nữa. Hình như học mệt. Tôi nhắc lại chuyện xưa, mẹ cười: “Với mẹ, bây giờ cuộc sống là quý nhất”.

Mẹ đánh điện: “Về ngay, bác trưởng mất”.

Tôi về. Hôm sau, cả nhà lên tàu vào Nam. Bố mẹ thương bác và nghĩ đến phận già của mình. Tôi cũng thương bác nhưng nhớ chị nhiều hơn. Tôi thích gặp chị để chị thấy tôi không làm chị buồn.

Tàu vào ga. Mẹ nhấp nhổm không yên. Bỗng mẹ kéo giật tôi:

“Rụt vào. Có tàu chạy qua phăng đầu đấy”. Tôi thì chả thấy con tàu nào cả, mẹ vẫn thất thần, cuống cuồng hoảng loạn vì chuyện gì đó.

Tôi đâm nghi ngờ cái sự hốt hoảng của mẹ. Tôi ngó nghiêng. Chẳng có gì đáng chú ý. Chỉ có một người đàn bà, phía bên kia đường ray đăm đăm nhìn chúng tôi.

Quần đen, áo bà ba – người đàn bà thật nhỏ bé, nhếch nhác. Dưới chân là mẹt thuốc lá, bên cạnh là cái làn nhựa. Bà đứng như bức tượng nghiêm lạnh giữa khung cảnh huyên náo bậc nhất này. Có một đoàn tàu dài chạy qua. Chật người và hàng hoá, chưa rời ga mà đã mệt mỏi quá. Tàu qua, tôi nhìn lại phía ấy. Không còn người đàn bà đó nữa.

Tôi và bố mẹ về nhà bác.

Dự đám tang xong, hai ngày sau, một mình tôi về Hà Nội, vì công việc, vì không gặp chị. Mọi dự định của tôi với chị tan hết. Mẹ bảo chị cùng chồng đi Đài Loan. Vợ chồng chị không có con nên hay đi lắm.

Sài Gòn mùa mưa mát và thơm mùi trái cây. Lên tàu sớm, tôi ngồi ngó lung tung. Bất chợt lại thấy người đàn bà đó.

Vẫn những hành trang của mình, bà ta trân trối nhìn tôi. Tôi vẫy bà ta lại định mua giúp vài bao thuốc dù tôi đã bỏ từ lâu. Chị không thích tôi nghiện.

Hình như bà ta chỉ đợi có thế, vội bước lên những thanh tà vẹt leo lên toa chỗ tôi ngồi. Hai mắt lóng lánh nước, trên khuôn mặt chằng chịt nếp nhăn như sét rạch bầu trời mỗi khi mưa gió. Một bao Vinataba sáu nghìn năm trăm đồng, bà ta cứ dứt khoát lấy bốn nghìn.

Tôi chực bực mình và ân hận vì cái thiện chí của mình. Thuốc giả, chỉ có đồ giả mới phá giá chung như thế. Bà ta biết không thể lừa được tôi nên mới bán hạ giá? Tôi quắc mắt ném trả lại bao thuốc.

Lập tức, bà ta giúi tất cả vào lòng tôi 5 bao thuốc và chạy biến, lẫn vào đám người lên xuống. Tôi sững sờ, việc gì phải sợ tôi như thế, tôi có tố giác bà ta đâu! Tàu đã chạy. Tôi nhìn ra cửa sổ. Người đàn bà lại đứng chỗ cũ, cách tôi những đường ray chằng chéo.

Năm ngày sau, mẹ gọi điện: “Chị mất rồi. Tàu hỏa cán”. Rồi khóc hu hu trong máy, mẹ tiếp: “Đã hoả táng”. Tôi gào to “Chị ở Đài Loan cơ mà”. Mẹ rên rỉ: “Chị con là cái người bán thuốc lá ở sân ga”.

Tôi lao ra sân trường. Trưa loang nắng, hấp hiu gió. Chạy vào phòng bạn bè, tìm lại những bao thuốc. Thuốc hết, còn vỏ không, tôi ôm vào lòng bật khóc.

Tôi hiểu, đấy là những thứ cuối cùng chị dành cho tôi.

Tôi Đi Học

Thanh Tịnh

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.

Tôi không thể nào quên được những c ảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗ i lần t hấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ.

Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa.

Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.

Dọc đường tôi thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tôi, áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng.

Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng chì ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước o sác h vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.

Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi:

- Mẹ đưa bút thước cho con cầm.

Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm:

- Thôi để mẹ nắm cũng được.

Tôi có ngay cái ý kiến vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.

Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.

Trước sân trường làng Mỹ Lý đầy đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé trường một lần.

Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng gì khác là nhà trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác. Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bở ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng bước nhẹ.

Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Chung quanh những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa. Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng.

Chính lúc này toàn th ân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.

Ông đốc trường Mỹ Lý cho gọi mấy cậu học trò mới đứng lên trước lớp ba. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ông đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập.

Tôi quên cả mẹ tôi đang đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng. Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:

- Thế là các em đã vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng, và để thầy dạy chúng em được sung sướng.

Các em đã nghe chưa ? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có tiếng dạ rang của phụ huynh đáp lại.)

Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút giây này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.

Ông đốc lấy cặp kính trắng xuống rồi nói:

- Thôi, các em đứng đây sắp hàng để vào lớp học.

Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cáng tay của người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp.

Các cậu lủng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.

Ông đốc nhẫn nại chờ chúng tôi.

- Các em đừng khóc. Trưa này các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai các em lại được nghỉ cả ngày nư äa.

Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt hiền từ, đang đón chúng tôi vào cửa lớp.

Trong thời thơ ấu tôi chưa bao giờ xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ vì có nhũng hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng lệ Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.

Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là vật riêng của mình.

Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin là có thật.

Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.

Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi.

Nhưng những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật.

Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc:

Bài tập viết : Tôi đi học !

Ổi thơm mùa hè năm ấy

Mai Ninh

Chị Hoàng đến đón tôi ở phi trường với vòng hoa sứ trắng. Hai tay chị khua khua vòng hoa ngang ngực, nụ cười với hàm răng đều trắng rạng rỡ, cặp mắt tít lại dưới vòm tóc khum tròn. Giữa đám đông người, tôi buông vội chiếc va li, chạy ào tới ôm chị. Hai mươi lăm năm !

Chị choàng hoa vào cổ tôi rồi hôn tới tấp lên má. Vâ în giọng nói khàn khàn ngày xưa :

– Cuối cùng em đã đến !

– ừ, em tệ quá. Bao nhiêu ngày tháng em tự do, đi đó đi đây, thế mà…

Sau khi lăng xăng tự xách hết hành lý, chị đẩy tôi vào xe, đưa về khách sạn. Trên đường rời ph i trường, chị nhăn nhó:

– Sao em không chịu về nhà anh chị cho vui, để tụi mình tha hồ tâm sự.

Tôi chỉ biết cười, tự nhủ, có nói tại sao tôi thích được một mình, chắc chị cũng không hiểu.

Gió mát ùa vào xe. Cả bầu trời xanh b iếc và màu biển như ngọc chan hòa trước mắt. Có một luồng khí luồn lên từ chân dồn tới ngực, vào tim, lên đầu. Tôi ngả người ra, cố thở nhẹ nhàng. Chị Hoàng như cảm nhận, bóp nhẹ tay tôi.

Chị thả tôi trước thềm khách sạn, hẹn chiều ghé đón, dặn dò mấy lần, hãy cố ngủ để bắt lại mười hai giờ đồng hồ cách biệt giữa nơi tôi ở với hòn đảo thơ mộng này.

Tiếng sóng dồn dập dội lên tới chiếc ban công của mấy tầng lầu. Những ngọn sóng trắng xóa, đúng là sóng bạc đầu. Hình như gió bây giờ lốc mạnh hơn khi tôi mới đến. Tôi trở vào phòng, khép kín những tấm màn, leo lên giường, ôm chiếc gối vào lòng.

Giường xứ này thật rộng thênh thang. Chập chờn trong vùng tranh tối tranh sáng, giữa tiếng máy lạnh u u rì rầm, tôi vẫn không ngủ được. Lại nghĩ tới chị Hoàng. Và hình ảnh những cây dừa phất phơ tàu lá trên những con đường vừa đi qua, lẫn bụi trúc xanh mướt thoáng gặp trong khu vườn sau khách sạn, bỗng đưa tôi trở ngược thời gian.

***

Chị Hoàng năm đó còn trẻ lắm, và tôi, mười lăm tuổi. Mỗi lần từ Đà Lạt xuống Sài Gòn chị không bao giờ quên túi mận cho tôi. Vừa ngồi cắn ngon lành những quả mận đôi khi còn chua đắng, tôi vừa ngây ngất nhìn đôi má mịn hồng dưới cặp mắt đen long lanh của chị.

Rồi tôi theo chị bát phố, mua sắm, thăm bà con…Và ngay cả trong vài buổi hẹn hò của chị với anh Tố. Chị vẫn cười tít và đấm vào vai hay  véo sườn tôi mỗi khi tôi thầm thì, hay cố tình hét to : ” Tố của Hoàng ơi ” (1).

Trước mắt tôi, chị là khuôn mẫu của một sắc đẹp tươi mát, một tâm hồn hiền hậu. Nhiều khi nơi hàng quán, ngồi đối diện với anh Tố, tôi chẳng c hút ngượng ngập, hai bàn tay tì vào má, chăm chăm nhìn anh Tố ngẫm nghĩ : ” Một con chim ríu rít yêu đời như chị tôi sao có thể yêu thương cái ông thầy giáo nghiêm nghị đến cù lần này?”.

Nhưng phải công nhận, anh Tố đẹp trai, khuôn  mặt xương xương với những sợi tóc xoã xuống trán. Đầy đủ vẻ nghệ sĩ. Điều khiến tôi chẳng mấy yên tâm. Cứ thấy tôi trầm ngâm như thế, anh Tố gõ ngay lên mặt bàn : ” Ê, nhỏ M., tỉnh dậy đi chứ ! “. Tôi xì một tiếng, định nói vơ ái anh ý nghĩ của mình, nhưng lại thôi. Dù gì chị Hoàng cũng đã yêu anh dữ dội lắm, và tôi thương chị Hoàng của tôi biết mấy.

Mùa hè năm ấy, chị Hoàng thi đỗ tú tài, đòi về Saigòn học Dược. Nhưng ai cũng biết chị muốn được gần anh Tố nhiều hơn. Vừa xuống xe, thấy tôi ra đón ở sân trước, chị đã vội vàng lôi tuột tôi ra sân sau. Hai đứa đứng cạnh hàng râm bụt, những bông hoa kèn tươi rực hơn trên mái tóc chị. Linh cảm có điều gì lạ, tôi lắc vai chị :

– Nè, được vào ở trong này luôn, sướng quá đi, sao mặt mày buồn hiu vậy ?

Chị xô nhẹ tôi ra, rươm rướm nước mắt :

– Nhỏ ơi, gần ba tháng nay không có thư anh Tố rồi, chẳng hiểu tại sao !

Ngay hôm sau, hai đứa kéo nhau tìm đến nơi anh Tố ở trọ. Bà chủ nhà béo mập gục gặc đầu xác định, anh đã dọn đi lâu rồi. Nửa đêm, trời Saigòn mùa hạ hay mưa.

Có khi một chút hơi lạnh thoáng qua lúc gần sáng. Tôi nhẹ nhàng kéo tấm chăn đắp lên người chị. Hoàng vẫn thút thít khóc suốt từ ban chiều. Cuối cùng tôi không chịu nổi, phán ngay rằng, ngày mai hai đứa ra bến xe đò đi Mỹ Tho.

Chị Hoàng co rúm trong chăn :

– Thôi đi, tụi mình chưa bao giờ mạo hiểm kiểu đó ! Mà nhà ba anh Tố đâu ở Mỹ Tho, tận Bến Tre kia, xa lắm, biết đường đâu mà đi!

Tôi bực mình gắt :

– Dở quá, ra bến xe hỏi, chứ có gì mà sợ. Bộ chị tính nằm chờ thư anh Tố tới sang năm ? Coi chừng là ” Tố của ai ” (1) rồi đó ! Nói xong tôi ân hận ngay, quay sang ôm chị vỗ về.

Lần đầu tiên được đi xa một mình — thật ra đâu phải thế, chị Hoàng ngồi bên cạnh đấy chứ. Nhưng đối với tôi, chị bỗng dưng trở thành bé nhỏ, yếu đuối, cần được bảo bọc.

Tôi quên bẵng đi số tuổi mười lăm của mình, và cũng có khi, tôi quên cả nỗi đau của chị Hoàng. Tôi thò đầu ra ngoài cửa sổ chiếc xe đò, mải mê nhìn ngắm.

Những ruộng mạ xanh tươi, những mái lá thơ mộng ở cuối con đường làng cong cong, thấp thoáng sau những bụi tre, bụi chuối. Chiếc xe đò chật chội, vậy mà người ta ồn ào chuyện trò, ăn uống, cười đùa trước những câu diu cợt của hai anh lơ xe. Đằng sau, trên nóc xe, chất đầy thúng mủng, quang gánh, gà vịt cục cục cạp cạp, có cả vài con chó con gâu gâu trong cái lồng dây kẽm.

Tất cả những tiếng động ấy càng kích động tôi hơn. Rồi đến bến Mỹ Tho, lên một chiếc ghe, bơi ngang dòng sông nước đục. Gió mát giữa con sông thổi bay những sợi tóc  dài của chị Hoàng.

Tôi ngồi đầu mũi ghe, nhìn hình ảnh thật dịu dàng của chị rọi xuống mặt nuớc. Đôi khi nó vỡ tan, biến mất, khi gặp đám lục bình lềnh bềnh giạt tới. Con đường từ chỗ ghe ghé bến tới nhà gia đình anh Tố loang loáng nắng.

Co chân, ngồi trên chiếc xe thổ mộ lắc lư tôi lấy làm lý thú. Mùi cây cỏ, mùi lúa và đất hoà lẫn vào nhau. Cả nắng dường cũng thoảng mùi thơm. Một cây cầu gỗ bắc ngang con lạch nhỏ. Những vòm tre cao vọi xanh biếc giao nhau.

Tôi ngẩn ngơ trước cảnh vật thanh thoát an bình, mà cô bé thành thị chẳng hề được hưởng.Căn nhà anh Tố ba gian, lọt thỏm trong mảnh vườn rộng trồng đầy ổi và mận. Mùa đó hãy còn ổi chín trên cành thơm nức.

Chị anh Tố mời chúng tôi uống nước dừa tươi với một đĩa ổi và muối ớt dầm bên cạnh.

Ba anh Tố đã đi thăm ai ngoài đầu xóm. Người chị của anh trò chuyện cầm chừng với chị Hoàng. Điều khiến tôi hơi ngạc nhiên và khó chịu, vì tôi chờ đợi một thái độ thân thiện hơn.

Ba anh Tố đã có lần chính thức lên Đà Lạt gặp bố mẹ chị Hoàng rồi đó. Nói qua nói lại, chị tôi vẫn chưa dám hỏi thăm điều

Hoa Cỏ May

Trịnh Thị Lan

Nắng lơ mơ nhìn C hấm. Chấm nheo mắt vẻ thú vị. Cỏ may líu ríu bên bước chân Chấm. Cuối xuân, đồng cỏ thẫm màu hơn, càng bát ngát, hiền hoà.

Chấm mỉm cười một mình. Cứ như đang đi đến nơi cảm thực tại. Đồng cỏ này là của Chấm, nhưng là con bé Chấm của mùa hè năm trước kia.

Cô Chấm, nhưng là con bé Chấm của của mùa hè năm trước kia. Cô Chấm bây giờ có thể nào còn xô vào ôm cứng lấy được những cậu bé cùng tuổi, rồi cùng ngã đùng ra, lăn cù cù trên thảm cỏ để cướp cho bằng được chùm quả mây, quả dút dót.

Chấm khẽ nhún vai. Buồn cười thật! Chỉ có bốn, năm đứa con gái giữa một lũ con trai lộc ngộc to tồ, thế mà bọn Chấm luôn luôn giành phần thắng.

“Đúng là lũ mặt săng đá!” – Có lúc thua đau, Vĩnh đã nổi khùng lên mà nói như thế. Lúc ấy, nào Chấm đã biết thế mạnh, điểm yếu của mình đâu, thấy người khác lăn xả vào, Chấm cùng lăn xả vào, giành được phần thắng thì nhảy cẫng lên, cười khanh kh ách, nếu bị đẩy bật ra, Chấm sẵn sàng bệt ngay xuống cỏ, đạp chân lia lịa và “nhè mồm ra”.

Hoạch bảo sợ nhất là khi cái Chấm nhè. Nó khóc dai kinh. Khóc mà chẳng có tí nước mắt nào, chỉ toàn dỗi. Đã thế lại “khoẻ” dỗi vặt.

Bao giờ cũng thế, Hoạch là đứa đầu tiên ngừng cuộc giành giật để dỗ Chấm. Chấm chẳng đếm xỉa những lời ấy. Cả lũ bạn chăn trâu xúm lại. Cũng chẳng ăn thua. Chúng nản lòng, tản đi cả. Còn lại mình Hoạch: “Thôi nào, đứng dậy đi!”. Đến khi đó, dường như cực chẳng đã, Chấm mới đứng dậy.

Hay vớ vẩn thế nhưng chẳng đứa nào giận Chấm cả. “Nó nhóc con nhất hội mà lị!”. Hoạch cứ nói như phân bua. Bao giờ chia phần, Hoạch cũng giành phần hơn cho Chấm. Đôi khi, Chấm cũng hơi thấy mếch lòng vì Hoạch cứ mãi coi Chấm là trẻ con….

Chấm lững thững trên đồng cỏ. Gió chiều lành lạnh. Đàn cò xếp xong hàng ngũ hình mũi tên đang bắn về phía Tây. Trẻ mục đồng ồn ã đánh trâu về.

- Ôi! Chị Chấm!

Cái Hà “sún” bé tanh tách kêu toáng lên. Hoạch quay lại nhìn

Chấm:

- Cu Điểm đã cho trâu về rồi!

….

Cái Hà quất thừng vào lưng trâu, chạy lồng lên cho kịp với chúng bạn.

- Chấm về từ bao giờ?

- … Chấm nhớ đồng cỏ quá nên ra thăm đó! Chấm tưởng chỉ mình Chấm đi học không chăn trâu nữa, hoá ra cũng chẳng còn mấy ai. Còn mỗi Hoạch!

- Hôm nay, tôi chăn đỡ cho Hoạch và Điểm thôi! Còn “chúng nó”

lớn cả rồi, ai còn đi chăn trâu nữa.

- Xì! Lớn gì! Chưa được một năm.

Hoạch nhìn vào mắt Chấm. Cô bé hay nhõng nhẽo vẫn thế: Ngang như cua, vẫn rất thương. Chấm đi chân đất, hai ống quần dệt kín hoa cỏ may. ánh mắt kiêu hãnh nhìn thẳng lại Hoạch. Chẳng biết cô bé đang nghĩ gì?

- Bây giờ Hoạch làm gì? Có còn chơi với Lý, Vĩnh, Gái, Hoè… nữa không? Sao dạo này ít nói thế?

Hoạch giật mình. Anh chàng nghĩ về từng đứa bạn theo thứ tự Chấm điểm danh. Anh bối rối:

- Chẳng làm gì cả… Mà tôi đang đóng gạch với mọi người.

- Đóng gạch? Để xây nhà.Và cưới vợ. Phải không?

- Sao Chấm lại hỏi tôi thế?

- Hoạch đừng xưng tôi với Chấm, nghe xa cách lắm. Ngày trước

Hoạch nói nhiều với Chấm cơ. Ngày trước là năm ngoái ấy mà! Sao bây giờ Hoạch lại cứ…. Hoạch ít nói hẳn?

Hoạch đỏ nhừ mặt. Anh quấn đầu thừng vào mấy ngón tay, cúi đầu không nói. Bỗng nhiên Chấm cũng lúng túng. Mới một năm qua mà Hoạch khác đi nhiều quá. Nhưng với vóc dáng cao lớn, vạm vỡ thừa hưởng ở người cha không  làm người ta khẳng định anh là nông dân bởi vầng trán cao thông tuệ và sống mũi rất thẳng của anh.

- Sang năm đủ tuổi, tôi xin đi làm công nhân trên tỉnh.

Chấm không  nói gì. Chỉ mấy giờ trước đây, suy nghĩ của cô rất khác. Hình như giữa mình và Hoạch giờ đây đã có khoảng cách?…

- A! Một tên dế cụ! Mơ ước của cu Điểm đây!

Chấm chưa hoàn hồn, cau có nhìn Hoạch. Hoạch vẫn ngồi, trầm ngâm n hìn con dế trong tay:

- Ngày trước, đấu dế với chọi cỏ gà là những trò vui nhất của bọn mình. Hôm trước khi lấy chồng, Gái và cả lũ bạn ra đây, hồn nhiên tìm cỏ gà để chọi….

- Buồn cười nhỉ? Gái đã lấy chồng thì Chấm biết nhưng không hề biết chuyện này đâu.

- Không ai biết chuyện đó ngoài chúng mình. Rồi  mỗi đứa sẽ có mỗi nơi hết đó thôi. Tất nhiên, Chấm vẫn là người sướng nhất. Vĩnh rất khao khát được học đại học. Chấm có biết không?

- Chấm biết! Chấm vẫn là đứa em út ít của mọi người đấy thôi!

- Tất nhiên rồi! Có thể Chấm thay đổi về cái gì, nhưng con mắt nhìn mọi người, nhất là bạn bè thì đừng thay đổi Chấm nhé! Không ai có hai thời ấu thơ đâu Chấm ạ!

- Vì thế mà ban nãy Hoạch trầm tư, ít nói? Chấm hiểu.

- Không phải… nhưng…

- Chấm sẽ đổi khác, Hoạch ạ! Nếu lên tỉnh, Hoạch đừng ngạc nhiên, trách cứ Chấm điều gì! Nhưng về đây, Chấm vẫn chỉ thế này thôi: chân đất, quần đen, quê hơn cả những người ở quê. Chấm yêu đồng cỏ này ghê gớm, Chấm thèm ăn quả dút dót vô cùng.

Hoạch sững sờ. Anh chẳng nói thêm được gì. Những điều dự định nói với Chấm, giờ anh đã quên béng mất. Anh chăm chú nhìn Chấm.

Bóng chiều loang loáng trong đôi mắt ngợp đen. Cô bé đã ngồi đối diện với Hoạch từ lúc nào, chống tay xuống cỏ vững chãi. Trong tay cô, một cọng cỏ gà khẽ rung rung, dù trước đó, Hoạch đã cố tìm nhưng không thấy.

Đồng chiều đã thưa người. Con trâu đủng đỉnh đi trước, ve vẩy đuôi khoan khoái. Chấm và Hoạch lững thững cùng đi về. Cỏ may rạp dưới chân Hoạch, lại vùng dậy, xô tới áp vào chân Chấm.

Chấm khẽ hít hà. Không khí có hương vị lạ lắm! Đồng quê! Bảo rằng nó có hương thì càng hít sâu càng thấy đậm đà. Thế mà có lúc Chấm tưởng chỉ có mùi bùn tanh tanh, mùi phân ngai ngái trên những bờ vùng, bờ thửa lầy lội.

Con dế trong tay Hoạch cựa mình ọ ẹ. Bất giác Chấm đưa tay lên trán. Đầu Chấm vẫn còn u vì cú đụng đầu vào Vĩnh lúc cổ vũ trận đấu dế năm ngoái đây!

Hoa xoan nở muộn

Hoa Sao

Tôi là một con ngố – điều này không ai phản đối. Với mái tóc cắn ngắn xù như lôn g nhím (trước kia tôi cũng có mái tóc dài). Tôi rất ghét tóc dài, nó luôn là chỗ cho tôi trút giận.

Xoẹt… không đắn đo những lọn tóc vàng, tóc ngọc bà tôi rất quý rơi lả tả xuống nền. Chị “cắt tóc” muốn làm gì thì làm tôi bắt chéo chân ư hử rất đắc thắng nhìn những sợi tóc đen nhánh nhờ mỗi tuần bà bắt gội nước lá bưởi – bà đâu biết tôi rất ghét nó – căm thù nó là đằng khác.

Quần áo tôi mặc toàn đồ bò, không hề có thứ vải nào xen lẫn vào tủ quần áo của tôi. ở lớp, bạn bè đứa thích, đứa ghét, đứa thích ít hơn đứa ghét. Cả hai bên đều im lặng nhìn tôi. Mặc kệ, chỉ có một đứa con gái “chấp nhận” tôi, nó tên là Phượng.

Hết. Tôi không buồn vì không có b ạn bè, còn thích nữa là đằng khác. Có khối trò vui thú vị hơn lũ bạn mắt hau háu kia.

Nhưng tôi không quan tâm đến học hành, tôi thích ăn nhưng không siêng học. Còn toán tôi ghét cay các định lý, định “liếc”, đen-ta với “đen tôi” gì đó và thầm rủa ông nào phát minh ra nó. Giờ toán cuốn vở nháp đầy đặc những trò ngố. Đại loại “Chúa ơi…”.

Về gia đình tôi là người tự do. Ba mẹ tôi hình như sinh ra để ghét nhau và yêu nhau nữa… Có một lần, ba mẹ c ãi nhau, ba chạy ra khỏi nhà trong giông bão, mẹ chạy theo… Tôi không tài nào hiểu nổi có chuyện gì giữa hai người.

Họ chia tay nhau, nhưng có một buổi chiều tại căn nhà bà ngoại cho riêng tôi, họ bàn cãi về việc ai nuôi tôi. Cả ba và mẹ đều tranh nuôi tôi. Tôi không dự câu chuyện giữa hai người, chỉ ngồi một góc nhai ô mai và nghe hai người nói chuyện.

Mẹ bảo “nó phải sống với em, em là mẹ nó”thì tôi chạy như lào vào buồng riêng, đóng chặt cửa với một băng nhạc gì không biết, sang băng và bật to hết cỡ, nằm lăn xuống giường và khóc. Nhưng tôi đâu có nghe được nhạc, tôi tò mò đứng dậy nhìn qua khe cửa. Họ nhìn nhau, nắm tay nhau rồi cả hai giằng mạnh, lùi xa và cùng đi ra cửa. Hình như ba mẹ còn yêu nhau….

Tôi thấy nghẹn đắng ở cổ họng, hụt hẫng, chơi vơi. Tôi không biết làm gì để níu kéo hai người. Tôi không hiểu. Không hiểu vì sao ba mẹ vừa yêu nhau vừa ghét nhau đến thế? Nhưng mâu thuẫn h ơn, tôi không muốn sống chung với họ – đó là một điều đau khổ vĩnh vin?! Vâng. Đúng thế.

Một năm nay tôi sống một mình trong ngôi nhà hai lầu vừa thân quen như thuở bà còn sống vừa rờn rợn. Ba và mẹ đều gửi tiền cho tôi, tôi không biết họ ở đâu, hoàn toàn không. Lúc nào chán tôi vẫn thường đạp xe lang thang và không biết là đi đâu.

Tôi gặp anh… tại thư viện. Không phải vì siêng học, tôi muốn đi thử coi cái nơi ồn ào kia người ta làm gì.

Những người siêng học thì đến ghi lia lịa, những tốp bạn hẹn nhau vào một ngày đên thư viện rồi hàn huyên tí tách, cười nói làm xung quanh phải khó chịu. Có đôi yêu nhau suốt buổi chỉ thỏ thẻ nhìn nhau. Có người là kỹ sư, tiến sĩ lặng lẽ ngồi đọc rồi ra về. Tôi không thuộc dạng nào cả, chỉ đến không ồn ào cũng không lặng lẽ.

Tôi ngồi một góc riêng vờ đọc nhưng lại nhìn vơ vẩn, đôi lúc lại cười một mình. Anh đến ngồi cùng bàn vì hết ghế. Tôi mặc kệ. Nhưng anh bắt chuyện. Tôi đồng ý là bạn anh không hờ   hững cũng không hào hứng. Anh thường cười ranh  mãnh, nụ cười đáng ghét….

Anh là sinh viên trọ học ở một căn gác, những lúc đến thăm anh, tôi thường nhảy chân sáo một hơi đến gác tư. Và chào anh theo kiểu duyệt binh rồi lục lọi lung tung căn gác ngổn ngang, bừa bộn sách vở. Lại nổi máu siêng dọn dẹp lại phòng, nhưng chỉ được vài nhát chổi là tôi vứt.

Anh chỉ nhìn tôi cười ranh mãnh. ở anh tôi thấy mình thiếu nhiều. Anh toàn có những gì tôi không có. Xuất hiện đúng lúc và rút lui đúng lúc. Đôi lúc tôi so sánh anh khập khing với Ret Bất Lơ – Nhân vật trong “Cuốn theo chiều gió” và tôi là Xclét.

Tôi bắt đầu quan tâm đến anh, anh hay đến nhà tôi đột ngột làm tôi luôn bất ngờ. Tự nhiên réo điện thoại và hét “30 nhé nhóc”, tôi áp máy và chờ. Chẳng thấy ma-cà-bông nào hết.

Tức lộn ruột. Tôi viết một trăm lần tên anh trên giấy rồi gạch nham nhở cho bút gãy ngòi. Và vênh mặt đắc thắng. Vừa lúc đó giọng ông đưa thư ngoài cửa: “Hắt xì bùa ơi, cháu có thư”. Ông vẫn gọi như vậy vì tôi thường ló cái đầu bù xù và hắt xì hơi liên tục. Vừa mở cửa: hát… xì… hắt… xì tối tăm mặt mũi đến khi trận “hắt xì” vừa dứt thì trời đất ơi, nụ cười tinh quái làm tôi suýt ngất:

- Cháu có thư… hề hề…

Tôi phì cười hết giận, nụ cười làm tôi cười theo. Anh ranh mãnh dúi cho tôi mấy trái cóc. Tôi lập tức liến thoắng kể cho anh nghe hàng đống chuyện “ngố” lặt vặt của tôi, anh cũng vậy (sao lúc đó “hiền từ” đến vậy?”) kể cho tôi nghe về quê anh, má anh, loài hoa anh yêu thích.

Tôi chưa bao giờ được nghe những chuyện như vậy. Lạ hoắc. Không hiểu sao một con ngốc luôn mâu thuẫn chính mình, không bao giờ khóc trước mặt người khác kể cả khi bà mất….

Không phải vì tôi không thương họ. Nhưng tôi không khóc được. Dù là giọt nước mắt giả dối. Vậy mà trước anh tôi khóc ngon lành. Tôi bỗng thèm khát một vòng tay ôm ấp, một bữa cơm bên bếp lửa, một bữa mưa mẹ ngồi vá quần áo.

Không, không bao giờ, chưa bao giờ được như anh. Anh hạnh phúc hơn tôi nhiều dù chỉ còn có mẹ. Còn tôi…. Bố mẹ tôi chưa bao giờ hiểu đứa con họ thương yêu. Anh biết, nên mỗi lần từ quê đến, anh thường mang theo chùm hoa xoan tím., những lá   mít chỉ còn cái hình gân. Tôi có một bộ sưu tập hoa lá từ anh tặng.

Anh không đ ến đã một tuần. Tôi và anh giận nhau. Đúng hơn là tôi, tôi gây sự trước. Nhưng tôi không thèm làm lành trước. Tôi thừa biết anh không giận lâu. Và một tuần… hai tuần….

Ba tuần….

Tôi nhớ anh kinh khủng, từ khi biết anh, tôi mới nhận thấy mình cô độc và thèm khát tình cảm. Anh đã biến tôi thành cô bé vui tươi, anh đem đến cho tôi, những gì tôi không có, bù đắp cho tôi những gì tôi còn thiếu….

Tôi chưa bao giờ nghĩ là mình cần có anh vì tôi bướng bỉnh, nhưng vắng anh tôi đã phải thú nhận trước mình về điều đó. Tôi run run  mở nhật ký. Từng ngày, từng ngày, hồi tôi quen anh đến giờ. Từ sổ rơi ra bao nhiêu là hoa xoan. Một bông hoa xoan rơi….

Hai bông….

Màu tím nhạt chưa không như mơ hồ, như phảng phất, vừa ngỡ ngàng vừa mông lung khó tả. Vừa hăng hắc và dìu dịu đầy quyến rũ. Anh mất. Viêm phổi. Tin này làm tôi hụt hẫng, chơi với như đi trong bồng bềnh sương khói. Tôi như điên dại lao đến căn nhà anh. Tra chìa khoá mà anh nhờ tôi giữ phòng khi mất khoá. Ống khoá “tách” khô khốc. Căn phòng trống trơ, đầy bụi và mạng nhện vì thiếu anh.

Quơ vài nhát chổi không đủ sức gợi  lại kỷ niệm…. Ngồi thụp xuống tôi khóc như mưa. Kỷ niệm dội về nhạt nhoà, nhạt nhoà…. Một cơn gió lạnh tràn qua cửa sổ lật tung từng trang sách. Tôi lao ra khỏi phòng. Tôi sợ chính căn phòng mà hồi xưa ấm áp bừa bộn vì có anh.

Tôi về quê anh, lang thang qua những con đường đầy hoa xoan nở… Màu hoa tím cuối mùa xơ xác, nhợt nhạt. Tôi thấy anh lẫn trong màu hoa ấy và anh lại cười ranh mãnh:

- Hết giận chưa nhóc…. hề… hề….

Tôi đấm anh thùm thụp, nhưng sững lại thì cả anh và màu hoa tan biến. Chỉ còn những cánh nhợt nhạt, tan tác cuối  mùa bay bay trong gió vi vu. Rồi tôi  lại thấy anh, lại lẫn nhạt nhoà trong màu hoa. ảo giác nhẫn tâm định đánh lừa tôi lần nữa.

Nhưng không, dù đau  khổ nhưng tôi biết anh không còn nữa. Không còn nụ cưòi “hề hề” và bộ  mặt ranh mãnh. Nhưng tôi không khóc nữa, nước mắt sẽ làm tôi yếu đuối.

Tôi cũng không buồn. Mà im lặng nhớ về anh. Nhớ về những cánh xoan tím lốm đốm và cái mùi vừa dịu vừa hă ng hắc quyến rũ ấy. Và còn mãi trong tôi nhạt nhoà những cánh tím cuối mùa… lả tả giữa màu hoa ấy là anh: ranh mãnh của thời nhớ và yêu.

Một phi vụ

Nguyễn Hoài Phương

“Người người đánh quả, nhà nhà đánh quả”

(Thành ngữ mới)

Hạnh Híp và Tiến Chuột là hai thằng bạn nối khố, cả hai đều cầm tinh con chó, và đều sinh vào mùa chó dại, trước sau hơn kém nhau có không đầy một tháng.

Gọi là Tiến Chuột vì nó có cái mặt giống hệt mặt chuột cống với cặp mắt màu đồng thau, liếc ngang, liếc dọc nhoay nhoáy, cái mõm chu chu lúc nào cũng như muốn huýt sáo và hai hàm răng vừa nhọn, vừa thưa, vàng khè khói thuốc lào. Còn Hạnh Híp thì đặc trưng bởi cặp mắt, bình thường đã chỉ mở he hé, đến lúc cười như nhắm tịt lại, chẳng thấy trời đâu, đất đâu nữa.

Nhà hai thằng ở phía cuối thành phố, ngay trên bờ hồ chứa nước thải. Cũng như phần đông cư dân sống trên bờ hồ, người ngợm hai đứa lúc nào có mùi tanh tanh, khăn khẳn, do ám phải không khí từ mặt hồ bốn mùa bốc lên.

Ngay từ dạo mới bảy tám tuổi cả hai đã biết ngụp lặn dưới làn nước đen ngòm của cái hồ ấy, lúc để vơ bao bèo tấm hoặc bao rong đuôi chó mang bán cho mấy nhà nuôi lợn trong thành phố, khi thì móc bùn thuê cho một bà, một cô nào đó trồng rau muống để kiếm mấy hào…

Lúc lớn lên, có chút sức lực, chúng rủ nhau sắm một cái thuyền nan, quét thêm mấy lớp hắc ín cho thật chắc chắn, kín đáo, lại thửa hai cái kéo cắt đất cực tốt, khung bằng gỗ lim, dây bằng ruột phanh Trung Quốc rồi đứng ra cai việc khai khẩn mặt hồ.

Dân từ các vùng dưới nhà quê lên hoặc trong thành phố vì chật chội quá phải bò ra, muốn lấn chiếm lòng hồ để có mảnh đất cắm túp lều là phải gọi đến hai thằng. Chúng phi thuyền ra giữa hồ, nơi đáy còn tương đối nông nông, hụp xuống lấy kéo cắt từng tảng đất to như những cái cối đá vất lên thuyền rồi hì hục đẩy vào.

Tùy túi tiền của từng người mà chúng cân tất, từ một mảnh đất ngang, dọc mỗi chiều bẩy, tám mét, đến những mảnh có chiều dài, chiều rộng chiều nào cũng hơn chục mét. Mảnh nào bé, đắp trong vòng năm, sáu ngày, một tuần là xong, những mảnh lớn có khi phải thi công đến hàng tháng.

Ngâm người trong nước bùn trường kỳ như vậy nên hai thằng có nước da cũng đen kịt hệt như màu bùn đen… gặp những hôm trời rét mướt, nước da vốn đã đen đủi ấy tái bợt đi, nhăn nhúm lại trông mới thật kinh khủng.

Cả Hạnh Híp lẫn Tiến Chuột đều suy nghĩ, rằng nếu chỉ có hai thằng thì chúng đã có thể ăn đời ở kiếp với cái nghề vét bùn, moi đất đắp nền nhà ven bờ hồ này rồi, nếu như dân trong làng, đừng có thuộc một loại cùng đinh hoặc sắp sửa cùng đinh, thấy có việc gì kiếm được mấy hào là háo hức, sáng hết cả mắt lên, và đặc biệt là lớp trẻ trẻ xấp xỉ tuổi bọn hắn thì đừng có gồm rặt một lũ gớm ghiếc, hơi một tí là sôi me, sẵn sàng xin nhau tí huyết.

Đánh hơi thấy công việc tuy có hôi hám, vất vả, bẩn thỉu… nhưng lại có thể kiếm ra tiền, khả dĩ cải thiện được nồi cơm, dân cả làng như bảo nhau cùng ùa vào làm. Nhiều bù ít, cứ hai ba nhà chung vốn nhau mua một cái thuyền nan hoặc thuyền tôn, ba bốn gã thanh niên lập thành một nhóm, lấy dây chuối căng ra rồi bắt thăm chia nhau canh tác từng khu vực mặt hồ.

Có nhiều nhóm gồm toàn một lũ con gái mười tám, mười chín đến hai nhăm, ba mươi tuổi, vì không xin được việc gì làm ở đâu nên đành về đây, cũng móc bùn, xắn đất, đẩy thuyền ầm ầm, mặc kệ nước bẩn, nước thỉu chui hết vào mọi ngõ ngách, hang hốc, bất kể đến mấy chữ vệ sinh, vệ tử là gì.

Nghề khai thác bùn đất dưới lòng hồ của dân làng rộ lên được một dạo. Cho đến khi toàn bộ đáy hồ chỗ nào cũng như chỗ nào đều đã sâu ngập lút đầu của cả những gã trai cao to nhất, thì cũng là lúc mấy ông bà trên ủy ban nhân dân thành phát hiện ra là mặt hồ bị lấn chiếm trái phép một cách tàn bạo. Các vị cử ngay đến làng mấy chú cảnh sát khu vực.

Ngoài việc kiểm tra giấy tờ, hộ khẩu, xem ai đi, ai đến, các chú còn một nhiệm vụ nữa là luôn luôn phải trông chừng cái hồ, giờ chỉ còn độ dăm, bảy mẫu, nếu bị lấp hết thì nước thải của cả thành phố chẳng biết chứa vào đâu nữa.

Những ngày đầu tiên, lúc mặt hồ mới bị phong tỏa còn một vài vụ vi phạm lẻ tẻ. Lợi dụng những đêm tối trời, một vài cái thuyền lại bí mật ì oạp, khe khẽ bươn ra định tranh thủ làm ít chuyến… Nhưng lực lượng cảnh sát nhân dân của ta rất tinh. Chỉ chuyến trước, chuyến sau của các vị là các chú đã biết, hết chiếu đèn pha loang loáng lại rút súng bắn veo véo xuống mặt nước cảnh cáo. Đến lúc có vài cái thuyền xơi đạn vỡ  toang bị lật úp giữa dòng thì dân làng hoảng.

Thôi thì, bỏ của chạy lấy người, bảo tồn lực lượng, an toàn là trên hết.

Hạnh Híp và Tiến Chuột chưa kịp xoay sang nghề khác thì đã bị gọi vào lính. Hai thằng ở với nhau suốt, h ết đánh nhau tơi bời với quân bành trướng ở biên giới phía Bắc, lại quay vào Biên giới phía Tây Nam, vọt sang cả Cam Pu Chia nện nhau với quân của Pôn Pốt.

Hình như bom, đạn của Tầu khựa cũng ngán hai cái cơ thể đen đủi, sần sùi và tanh ngòm mùi nước bùn nước đất ấy mà tránh xa. Nhiều trận cả trung đội, đại đội hầu như bị xóa sổ, thì cuối cùng hai thằng vẫn lóp ngóp bò về trước cặp mắt kinh dị của những người ở hậu phương, cứ như là có một phép lạ xảy ra với chúng nó vậy.

Cả hai được phục viên về làng cùng một ngày. Để hai thằng yên ổn một vài tuần. Một hôm, thấy Tiến Chuột còn ngồi mãi bên nhà Hạnh Híp hai ông già, bà già nhà nó mới lò dò theo sang.

Ngồi một lúc cơ chừng nhai dập cái bã trầu, hai cụ nhà này mới phối hợp với hai cụ nhà kia, khẽ khàng thúc dục bảo hai thằng lấy vợ đi. Nhưng vừa được câu trước, câu sau, chúng đã nhăn mặt, cáu kỉnh cãi lại:

- Lấy vợ… Lấy vợ… Các cụ lúc nào cũng lấy vợ… lấy vợ… Không có việc gì làm, lấy về rồi múc nước cống lên mà ăn với nhau à ?

Các cụ cũng tức lắm, chửi cho luôn:

- Tiên sư hai thằng dở hơi. Sao không mở mắt ra mà nhìn trai ga ái trong làng này những đứa bằng tuổi chúng mày có đứa nào còn không vợ, chồng, con cái không ? Mà có đứa nào có nghề, có nghiệp gì? Đứa nào đã phải múc nước cống lên mà ăn ?

Đến thế mà chúng vẫn không chuyển, một mực giữ ý kiến dở như cám hấp của mình:

- Kệ chúng nó chứ. Chúng nó khác. Chúng tôi khác. Bao giờ bọn tôi cảm thấy tự lo được cho vợ, cho con thì tôi mới lấy.

Đến nước ấy thì các cụ chịu:

- Trách nhiệm của chúng tao phải nói thì chúng tao phải nói. Thôi thì từ nay mặc kệ chúng mày nhé. Muốn ở vậy đến già thì ở, sau này đừng có kêu chúng tao. Đã bảo trời sinh voi, sinh cỏ…

Hai thằng truyền cho nhau cái điếu cày. Chúng vê những điếu thật to, châm lửa, tọp má rít những hơi dài rồi ngửa mặt lên nhìn nhau cười. Tiến Chuột giao hẹn với Hạnh Híp:

- Có quyết tâm như thế không mày ?

- Quyết thì quyết.

Ơí đầu xóm có một cái loa công cộng mỗi ngày mở ông ổng mấy lần. Bốn cụ của hai nhà này đã quá quen nghe những câu khẩu hiệu có mấy cái chữ quyết tâm xuông ấy, giờ lại thấy hai ông con cũng lảm nhảm như vậy thì chán… Một cụ nóng mặt lên, chửi đổng:

- Quyết… Quyết cái mả ông, mả bà nhà chúng mày. Ngồi đấy mà quyết.

Hai thằng không chịu ngồi, chúng bảo nhau ngày mai mang cái giấy ra quân đi xin việc. Nhưng mấy mảnh giấy lộn ấy của bọn chúng không đắt, xông vào cửa nào hai cựu quân nhân cũng bị đánh bật ra ngay.

Các ông cán bộ tổ chức cầm lên chưa đọc hết một lần đã lắc đầu quầy quậy quẳng trả lại:

- Cơ quan của chúng tôi đã đủ hết chỗ làm rồi. Mong các đồng chí thông cảm.

Nhưng có lần vừa bước chân ra khỏi cửa chúng đã nghe mấy ông nói cười hô hố phía sau lưng:

- Giời đất ơi, thời buổi này mà con có thằng mang mang giấy xuất ngũ đi xin việc nữa chứ.

- Ưu tiên cho bộ đội ra quân thì có mà ưu tiên cho cả nước à ?

- Mà hai thằng cũng khéo bảo nhau, lững thững vào người không, một ấm chè, một điếu thuốc cũng không chịu mất… Thế mà cũng đòi đi xin việc.

Một lần khác, chúng gõ cửa xí nghiệp sản xuất thương binh. Gặp được một ông ra vẻ tử tế, nhưng hai thằng nghe hết câu mới biết là ông nói xỏ:

- Chỗ chúng tôi chỉ nhận thương binh, bệnh binh thôi… mà trông các đồng chí thấy vẫn còn lành lặn quá.

Rồi nhìn chằm chằm vào mấy đôi chân, đôi tay còn nguyên vẹn của chúng nó, ông tỏ ý tiếc rẻ:

- Giá mà…

Cả hai thằng to đầu rồi mà còn ngây thơ, không biết rằng thời buổi ấy muốn xin được việc gì làm cho có tí biên chế của nhà nước, thì dù có tẹp nhẹp đến đâu cũng phải tốn kém, ít ra cũng nửa chỉ, một chỉ. Vậy mà đi đến đâu chúng cũng chỉ có độc mấy cái cát tút dưới cạp quần.

Hạnh Híp và Tiến Chuột mỗi thằng đều có một con em làm ở tổ hợp tác đan len. Hai đứa suốt ngày ngồi xỏ xiên và buôn chuyện thiên hạ nên cũng biết được nhiều điều. Để cho hai ông anh đã chạy long tóc gáy lên mà vẫn xôi hỏng bỏng không hai cô em mới quyết định ra tay.

Biết bà tổ trưởng có ông anh họ xa làm trưởng phòng tổ chức công ty xây dựng thành phố, chúng mua cho bà một lạng mì chính để nhờ dẫn đến ra mắt. Rồi mặc dù chưa bao giờ trông thấy biển là gì cũng cứ mua đứa thì mấy xóc cua bể thật bự, đứa thì một xâu cá thu rõ béo… nói là có tí quà ở quê để biếu ông.

Đơn giản, tế nhị như vậy mà xong việc. Trước ngày hai thằng được chính thức đi làm phụ nề, hai cô em lại bỏ tiền túi ra chi mấy mâm cơm rau mời mấy vị đại diện công ty, phòng, ban, làm một bữa đến nơi đến chốn nữa cho thêm phần chắc chắn, yên ổn. Sau lúc công việc đã đâu vào đấy, ngồi tính toán lại từng khoản thấy mất già một chỉ, hai đứa mới nửa đùa, nửa thật mà giao hẹn với hai ông anh:

- Đấy là chúng tôi cho các ông tạm vay. Đến ngày bọn tôi lấy chồng thì nhớ mà trả. Của hồi môn của bọn tôi đấy.

Hai thằng lại giơ điếu cày lên, bắn mỗi thằng một tràng dài, xong mới lờ đờ nói:

- Các cô yên tâm đi, thế nào rồi bọn anh cũng tìm cách trả lại đủ, cả vốn lẫn la äi.

Nhưng đấy là chúng nói thế, cả chục năm sau khi hai cô em đã về nhà chồng, con cái đã tay bế, tay mang, bản thân hai thằng cũng đã chuyển đi, chuyển lại hàng chục chỗ làm, hết công ty xây dựng thủy lợi đến xí nghiệp sửa chữa cầu đường, hết ở lò vôi, lại chuyển sang lò gạch, lò gốm, rồi đi đập đá, moi cát… mà chẳng thằng nào trả nợ được em gái lấy một xu nhỏ, thỉnh thoảng lại còn gãu vào tháng này một chục ngàn tháng sau hai chục ngàn.

Đến lúc nhà nước xóa bỏ ba cấp, hầu hết những nhà máy, xí nghiệp, công ty trong thành phố vì kinh doanh thua lỗ mà phai giải thể thì hai thằng Hạnh Híp và Tiến Chuột vẫn là dân vô sản như những ngày đầu tiên. Mỗi thằng chẳng có gì ngoài một chiếc xe đạp tòng tọc, cà khổ với vài bộ quần áo bạc phếch, xơ xác .

Chúng vẫn chưa lấy được vợ. Với cái tuổi đã băm một vài nhát và tài sản như vậy thì tính chuyện ấy thật là khó nên chúng làm như không nghĩ đến nữa.

Những lúc cấn cá quá, con lợn lòng nổi lên không thể nào chịu nổi nữa, hai thằng rủ nhau ra bờ hồ La Két hoặc ra ga hay bến xe ô tô… vơ đại một con bớp, bất kể gày, béo, xấu, đẹp, già, trẻ như thế nào cũng kéo phứa ra bờ đê, gầm cầu treo, góc chợ hay một xó xỉnh nào đó quần cho tơi tả rồi sau đó lại coi như là không có gì.

Chúng cũng xoay đủ mọi nghề khác. Chịu khó dậy sớm đứng chầu chực ở đầu mấy con đường từ ngoại ô vào, tranh giành, mua rẻ của mấy bà, mấy ông nhà quê lúc vác mía, vác củi, lúc gánh rau, sọt dưa mang vào bán lại cho mấy bà buôn ở chợ trong thành phố. Hoặc là xông thẳng lên tầu, rông hẳn lên mạn ngược khi bao chè tươi, lúc bao sắn, bao măng khô, có lúc bạo phổi lên còn dám đánh cả những quả quốc cấm như hoa hồi, thảo quả, quế chi…

Vất vả thế, nhưng vẫn chẳng ra đâu vào với đâu. Thường là mỗi chuyến như vậy, trừ vốn liếng đi, lời lãi cũng chỉ đủ đút vừa mồm ăn trong mấy ngày.

Nhiều hôm, gặp mưa gió, cầu hỏng, đường sạt, tàu trật bánh, không đi tới, đi lui được ngồi nhìn những bao sắn, bao măng, sọt cà chua, khoai tây… bị ẩm, mốc, nóng rực, bốc hơi hầm hập thì mặt mày còn nhăn nhó hơn mặt khỉ. Cũng có khi được vài chuyến ngon lành, tưởng có thể để ra được chút đỉnh thì tự nhiên lại gặp mấy thằng phòng thuế, công an hay kiểm lâm khó tính, chưa kịp đấm mõm hay đấm chưa đủ đô, lúc tầu đang vào cầu nó cáu sườn lên cho vài đá vào đống đồ hàng thì cả chì cả chì lẫn chài theo nhau xuống chầu Hà Bá hết.

Có một dạo, chẳng biết là thực hiện nghị quyết hay chỉ thị số bao nhiêu mà bọn thuế vụ, công an, kiểm lâm, kết hợp với bọn quản lý chợ kiểm ông, kiểm cha thật ráo riết. Không làm ăn gì nổi, Hạnh Híp và Tiến Chuột đành nằm nhà. Chờ một thời gian sau, thấy tình hình có vẻ tạm yên ắng, chúng lại tính kế tiếp.

Hôm ấy, bên nhà chồng của con em gái Tiến Chuột có đám ăn hỏi, hai ông bà già cũng được mời sang dự. Còn một mình ở nhà, nó ới Hạnh Híp sang. Hai thằng vét thùng mì sợi được một bát, mới hái ít rau muống độn thêm vào r ồi cho nước lã, muối, ớt vào nấu một xoong đầy.

Chúng ních cho õng bụng, làm vài khói thuốc lào nữa rồi lên võng nằm đung đưa, mỗi thằng một đầu, chân thằng nọ gần thọc vào nách thằng kia. Lúc Hạnh Híp đã thiu thiu ngủ thì Tiến Chuột chợt vỗ bộp vào đầu gối làm nó giật nẩy mình:

- Mày làm cái gì vậy ?

- Híp ! Tiến Chuột gọi rồi hỏi lại: – Mày có biết thằng Dũng Sứt nhà ở đầu xóm, có cái Babetta màu cá ươn không ?

- Biết chứ. Sao ?  Hạnh Híp cũng hỏi lại:- Mày định luộc cái xe ghẻ ấy của nó à ? Có mà bán cho ma nó mua.

- Không ! Ai bảo mày luộc ? Nó canh như canh chằng làm sao mà lấy nổi ? Tao nói là, dạo này thằng ấy buôn thịt lợn, thấy bảo cũng kiếm được. Nó có ông chú ở quê, dưới Nam Ninh. Mạn ấy, dạo này đói nên thịt lợn rẻ. Mấy chú cháu nó kết hợp làm ăn.

Đêm, bố con ông chú giết lợn, làm lòng, pha thịt, tang tảng sáng nó về thồ lên mang đổ cho mấy phản thịt ở chợ Cửa Trường, chợ Mỹ Tho, ăn đến ba bốn giá đấy. Một con sáu bảy chục cân hơi, chú cháu nó cũng kiếm được gần trăm tì. Hay là tao với mày cũng đánh quả thịt lợn đi ?

Hạnh Híp nằm im suy nghĩ, lúc lâu sau nó mới thở ra một cái dài đến thượt mà rằng:

- Không được đâu mày ạ.

- Sao ? Tiến Chuột vặn lại.

Hạnh Híp giải thích:

- Phải có phương tiện. Với hai cái xe đạp cà khổ của mày với tao, hì hục thồ được mấy cân thịt lên đến chợ thì trời đã trưa. Gặp hôm trời nóng ba chín, bốn mươi độ, lòng, ruột, xương xẩu… ôi hết có mà đổ cho chó. Đấy là chưa kể đến chuyện thằng Dũng Sứt còn có bố con ông chú mua lợn, làm lợn trước cho, còn mày với tao thì nhờ ai ? Đi thuê à ? Mỗi thằng nó chỉ cần ăn cắp vài ba lạng, nửa cân thì cũng hết cả lờ với lãi.

Tiến Chuột thấy bạn nói có lý thì năm im, nhưng chỉ một lúc sau thì Hạnh Híp đã gọi nó:

- Tao có quả này, hay lắm.

- Quả gì ?

- Quả đồ cổ.

Hạnh Híp kể tiếp:

- Tao biết một thằng ở dưới chợ Ngõ Ngang. Nó có ông anh họ làm phiên dịch cho bọn chuyên gia. Thằng anh ấy lại có cầu buôn bán đồ cổ. Trúng lắm. Tao thấy nó nói bọn ấy chỉ thanh toán với nhau bằng vàng với đô la thôi.

Tiến Chuột nói:

- Mày kể làm tao phát thèm. Nhưng buôn bán những cái của quí ấy thì phải trường vốn lắm. Đô la với vàng thì tao với mày đào đâu ra. Mấy đồng bọ mua cái xe chở lợn còn không kiếm nổi nữa là ?

Hạnh Híp cười tít mắt, ngồi hẳn dậy, lấy hai tay xoa xoa vào hai đầu gối của thằng bạn thân:

- Thế mới lên chuyện. Nước lã mà vã nên hồ được mới giỏi chứ.

Rồi nó kể tiếp:

- Tao có ông bác họ ở nhà quê. Ông ấy làm trưởng họ. Dạo sắp đi lính, tao theo ông già về quê chào bà con, họ hàng. Đến nhà ông ấy. Ông già vào nhà từ l  tổ. Tao cũng theo vào. Thấy trên bàn thờ đầy những lư hương, đỉnh trầm với những long, ly, qui, phượng, cò, hạc bằng đồng đỏ, đồng đen.

Còn bát, đĩa, độc bình, nậm rượu, chén tống, chén con, ấm pha chè… vẽ hoa lá, phong cảnh, sự tích ta, sự tích Tầu, thấy bảo từ đời nảo đời nào thì nhiều lắm. Nay mình về cuỗm một mẻ thì đời ra vấn đề…

Chưa nghe hết câu, Tiến Chuột đã cắt lời:

- Thôi mày hãy từ từ hãy nói đến đoạn đời ra vấn đề như thế nào. Vấn đề là làm sao lấy được cái mớ đồ cổ ấy đã. Tao nghĩ rằng, với những của quí, hiếm như vậy, vào thời buổi này ông bác họ nhà mày lại chẳng hết sức đề phòng, canh giữ cẩn thận. D gì mà đụng vào được.

- Thì tất nhiên rồi. Nhưng đấy là đối với người ngoài. Còn tao đường đường là con, là cháu cơ mà. Mày c ó biết câu: Nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà. Cực chẳng đã thì mình mới phải làm ong, làm cáo một phen thôi.

Tạm bằng lòng với cách giải thích ấy, nhưng Tiến Chuột vẫn chưa hết phân vân:

- Vậy mày làm cách nào để lấy được ? Tao thấy khó lắm đấy.

Hạnh Híp lại phải giảng giải tiếp, chứng tỏ nó đã nghĩ về phương án này đến nát nước ra rồi:

- Có gì mà khó, mày ? Cứ cho một liều thuốc mê nhè nhẹ, khoảng năm sáu tiếng… Đợi đến lúc các  vị ngủ biến đi rồi thì mình muốn làm cái gì mà chẳng được.


- Nhà các cụ ấy có đông người không ? – Tiến chuột vẫn thắc mắc.

- Không đông lắm đâu. Chỉ hai ông bà già, vợ chồng ông trưởng nam với hai đứa cháu thôi.

- Vừa một mâm ?

- Ừ. Vừa một mâm.

Mấy hôm sau, Hạnh Híp và Tiến Chuột rủ nhau ra phố mua mấy gói kẹo gia công, ba bốn cái bánh mỳ và một bịch thuốc lá cuộn gọi là mang về quê làm quà.

Hai thằng đạp được nửa đường thì mặt trời đã lên đến đỉnh đầu. Trời nắng chang chang, nóng hầm hập, con đường gập ghềnh đầy ổ gà, ổ chó, nhưng không có lấy một bóng cây. Chúng đang vừa thở hồng hộc vừa đạp thì chợt bánh sau của Tiến Chuột xì ra một tiếng dài rồi  bẹp dí. Nó nhảy xuống xe, nắn cái bánh nóng bỏng không còn một tí hơi nào rồi ngửa mặt lên, thở than:

- Chắc là lại mấy miếng vá bị bong ra đây mà…

Nhìn trước, nhìn sau thấy hai ben đường toàn đồng không, mông quạnh, chẳng có nhà cửa, quán xá gì, Hạnh Híp mới nói:

- Thôi mày dắt xe rồi ngồi lên đây tao đèo.

Tiến Chuột nhìn cái bánh xe nứt nẻ của bạn, ái ngại:

- Tao sợ mày chở nặng quá, rồi nổ lốp thì sao ?


Hạnh Híp gạt đi. Nó vừa dục thằng bạn ngồi lên sau xe, vừa nói:

- Thì cứ đi đi đã… Đến lúc nào nổ hẵng hay.

Nhưng nó vừa mắm môi, mắm lợi đạp chưa được chục mét thì đã nghe có tiếng lẹt xẹt phía bánh sau.

Hai thằng hấp tấp nhảy ngay xuống, chúng thấy ở chỗ lốp bị nứt, một bong bóng cao su mỏng dính đang phình ra mỗi lúc một to thêm. Tiến Chuột quẳng ngay cái xe của mình xuống đất, xông đến định mở van xả bớt hơi. Nó lóng ngóng mãi đến lúc cái ruột xe phình to như quả bóng đá rồi nổ đến bình một tiếng mà vẫn chưa tháo được cái nắp van.

Hai thằng dắt xe đi bộ hàng năm cây số mới gặp một cái quán của hai vợ chồng thương binh, vừa sửa chữa xe đạp, vá xăm lốp, vừa bán nước.

Chúng quẳng hai cái xe cho ông chồng què một tay, cụt một chân rồi xà xuống chõng hàng của bà vợ vừa lệch một bên miệng, lại hỏng một bên mắt, gọi hai cốc chè tươi, mượn mấy cái quạt vừa xì xụp uống vừa quạt phành phạch.

Ông chồng tháo tung hai cái bánh xe ra để giải phẫu. Ông tuyên bố, chỗ nổ ở xe Hạnh Híp, lốp phải vá chín xăm phải măng xông một đoạn dài, cũng phải măng xông chín, còn mấy chỗ bong miếng vá ở xe Tiến Chuột thì nhẹ hơn, muốn vá sống, vá chín thế nào, tùy. Hai thằng bảo ông cứ vá chín đi cho chắc chắn, còn chờ lâu và đắt tí cũng được rồi ngồi vừa tán chuyện vừa xem ông làm.

Trong lúc ông chồng chăm sóc cái lốp thì bà vợ cũng lôi bàn chải ra, vừa cạo xăm bà vừa hỏi hai ông khách:

- Các chú về đâu mà nắng nôi vất vả thế này ?

Hạnh Híp thay mặt thằng bạn trả lời:

- Bọn em về dưới H. thăm ông bác. Ông ấy bị ốm mệt.

Bà khen hai thằng hiếu nghĩa quá, rồi lại rót nước nữa cho chúng uống. Lúc ông chủ thử xong mấy cái xăm vào chậu nước, thấy không còn chỗ nào rò rỉ nữa mới tính tiền từng khoản. Vốn liếng của hai thằng còn dăm chục nghìn, mấy miếng vá và vài cốc nước chè tươi ấy đã xơi tái mất quá nửa.

Hai thằng lóc cóc đạp xe về đến H. thì trời đã nhá nhem. Nhà ông bà bác của Hạnh Híp đang chuẩn bị nấu cơm tối. Ông anh với mấy đứa nhóc còn tắm ngoài bờ ao, bà chị dâu đang đóng cửa chuồng gà.

Thấy thằng cháu dẫn bạn vào, ông bác bảo chúng rửa chân tay ngồi nghỉ, chờ ăn cơm đã rồi tí nữa sẽ nói chuyện sau. Hạnh Híp ra vẻ lanh chanh chạy lên, chạy xuống, lúc giúp việc này, lúc làm việc khác, lăng xa lăng xăng cứ như là vốn dĩ đã siêng năng lắm vậy. Ông anh, bà chị thấy thằng em chẳng nề hà gì thì cất tiếng khen:

- Cái thằng… Chăm chỉ cứ như là con gái ấy.

Hạnh Híp không nói gì, chỉ cười, hai mắt tít lại bé như hai sợi chỉ, rồi lại tiếp tục làm nữa. Trong lúc bê cơm, canh dưới bếp lên, nó bí mật thả vào xoong canh một búng thuốc mê, rồi cứ thế múc ra bát. Xong việc, nó nhấp nháy với Tiến Chuột:

- Mày muốn ăn gì thì ăn… Nhưng mi n là đừng có đụng vào mấy bát canh mà nhỡ hết việc.

Như mọi khi, hôm nào nhà có khách, mà lại là khách ở tỉnh về, cả nhà ông bác họ của Hạnh Híp phải thứckhuya lắm. Chuyện gì các cụ cũng muốn hỏi, muốn biết. Nhưng hôm nay chẳng hiểu sao, chưa xong bữa mà mắt người nào, người ấy đã díp hết cả lại.

Cả bốn người gia đình nhà ông anh, bà chị đều nghĩ là tại mấy bữa nay ăn nhiều món canh rau lạc tiên nên d  buồn ngủ, xin lỗi các chú ngay lúc vừa xong bữa. Còn ông bác thì lại cho là do mấy chén rượu. Ông bảo bà bác, mà cũng là nói với hai thằng cháu luôn:

- Có lẽ tại lâu rồi không uống gì nên tối nay vừa làm tí đã chếch choáng. Thôi tí nữa bác nó làm giường chiếu cho hai cháu ngủ. Tôi đi nằm trước đây.

Nhưng vì vừa nãy, lúc thu dọn mâm bát, đã trót uống nốt mấy chỗ canh dở nên bà lại còn mệt hơn cả ông. Chưa kịp làm gì bà đã nằm lăn ra giường cất tiếng ngáy vang. Trong lúc đó, ông cố gượng gật gật thêm vài cái nữa rồi cũng đặt mình xuống chiếu ngủ nốt.

Thấy mưu kế đã đạt, Hạnh Híp và Tiến Chuột lấy hai cái vỏ chăn mỏng phủ lên từng người từ ông lão bà lão , ông anh, bà chị, đến hai đứa cháu cho các vị đỡ lạnh, khỏi đi tầu suốt luôn, lại thả màn xuống tử tế rồi mới bắt đầu ra tay. Chúng đi đến chỗ bàn thờ, khấn khứa vài câu, đại để, vì hoàn cảnh, túng nên phải liều, mong các cụ xá tội chết cho rồi mới nhấc mấy cái đỉnh đồng, lư hương, và mấy chồng bát, đĩa, vài cái chai lọ cổ nhét đầy hai cái tay nải.

Hạnh Híp và Tiến Chuột mới có khôn mà chưa có ngoan. Hai thằng không thể nào biết được là ngay từ lúc mới lạch xạch dắt xe trên con đường làng, bộ dạng của chúng đã khiến ông trưởng công an xóm nghi ngờ. Lập tức, ông triệu tập bọn công an viên, vốn là con cháu trong nhà lại, giao nhiệm vụ:

- Mấy thằng chúng mày nghe đây: Đêm nay chia nhau canh thật kỹ mấy con đường vào xóm cho tao. Thấy gì khả nghi thì phải giữ lại ngay. Thế nào cũng vớ món bẫm đấy.

Ông nói không sai tí nào. vào khoảng bốn, năm giờ sáng, lúc dân làng đang ngủ say, Hạnh Híp và Tiến Chuột lọ mọ dắt xe ra khỏi nhà ông bác, vừa đi được một đoạn thì gặp hai anh công an xóm đang đi tuần. Lấy cớ là hai thằng không mang theo giấy tờ tùy thân, bọn này bèn giải ngay chúng về trụ sở.

Ông trưởng công an xóm bắt hai thằng mở tay nải ra, thấy bên trong toàn đồ cổ. Chúng đã tưởng ông làm um lên, sẽ trói giật cẳng tay ra đằng sau rồi giải lên huyện, nhưng lại không phải vậy. Ông xử rất mềm:

- Của đồng chia ba, của nhà chia đôi. Tao biết những của này lấy từ trong nhà thờ họ chúng mày. Nếu không muốn lôi thôi thì chia ra, bọn mày nửa, chúng tao nửa.

Tất nhiên là bọn chúng không muốn. Mất một nửa còn hơn là không được tí gì… Với lại ai mà biết được cái lôi thôi của các ông nó như thế nào. Chia chác xong thì đã tang tảng sáng. Ông trưởng công an xóm sai người dẫn hai thằng ra khỏi làng, đưa ra tận đường cái. Chúng lên xe đạp đi, đến gần chỗ sửa xe hôm qua thì chẳng hiểu sao xe hai thằng đều hết hơi, lại phải dẫn vào nhờ hai vợ chồng ông thương binh sửa.

Vừa giúp hai thằng cởi bỏ hai cái tay nải từ trên boocbaga xuống, ông thương binh vừa sờ sờ, nắn nắn, vừa bảo vợ, bằng một giọng rất đặc biệt:

- Có ấm chè ngon mới pha đấy. Bu nó rót ra mời các chú ấy uống giải nhiệt.

Bà vợ cũng đáp lại bằng những lời có cánh hiếm thấy:

- Vâng ! Có chè ngon đây. Mời các chú sang uống cho đỡ khát.

Nhìn hai thằng cầm hai chén nước chè, vừa thổi vừa uống, nét mặt ông bà chủ quán thật hân hoan. Bởi chỉ một lát sau, vừa đặt hai cái chén không xuống mặt chõng thì chúng cũng gục xuống, vì một liều thuốc mê vừa đủ độ.

Ông chủ quán mở hai cái tay nải, lấy ra những lư, đỉnh, chén, đĩa, cò, hạc bảo vợ cất kỹ đi, xong lấy một lô những chén, bát, chai, lọ, toàn một loại gia công dày trùng trục, tối tăm, bở như đất, mấy cái đèn dầu hỏa han rỉ, chiếc mấy quai, chiếc thủng đáy, cả một mớ những đùi, đĩa, xích líp hỏng… cho vào buộc lại như cũ rồi mới ngồi xuống giở mấy cái lốp xì hơi ra xem.

Khoảng một giờ sau Hạnh Híp và Tiến Chuột tỉnh dậy. Ông chủ cũng vừa vá xong mấy cái xăm. Thấy chúng kêu đau đầu, ông chỉ vại nước bảo ra rửa mặt cho mát. Rồi vừa giúp hai thằng buộc mấy cái tay nải lên boocbaga, ông vừa làm bộ bỗ bã hỏi:

- Các chú chở những cái gì mà lỉnh kỉnh thế này ?

Hạnh Híp có vẻ ma cô hơn tranh trả lòi:

- Có gì đâu, toàn bát đĩa cũ với mấy thứ đồng nát vất đi ấy mà.

Hai vợ chồng ông thương binh nhìn nhau cười. Hạnh Híp và Tiến Chuột trả tiền xong lên xe cắm cổ đạp về thành phố. Chúng dấu thật kỹ hai cái tay nải vào gầm giường, đợi đến hôm cả nhà đi vắng hết mới mở ra xem lại trước khi gọi ông phiên dịch cho đoàn chuyên gia đến ăn giá.

Cả hai thằng đều vò đầu bứt tai không hiểu tại sao trước mắt chúng lại toàn một thứ mảnh sành, đồng nát. Của này có gọi ai mà biếu không, chắc người ta cũng ngỡ là mình không điên thì cũng hâm mà chửi hay đánh cho, chứ lại còn dám nghĩ đến chuyện đô la với vàng.

Mùa hạ đã qua

Nguyễn Phương Liên Anh

Còn nhớ, mùa hè năm ấy bão mưa nhiều, ký túc xá mênh mông nước đến hàng tuần. Hai khu nhà ở đối diện nhau qua một khoảng sân rộng và hàng nhãn um tùm. Từ cửa sổ tầng bốn bên kia,

nàng thò đầu ra gọi:

- Anh Tuấn ơ… ơ… ơi!

Anh cũng ngó ra, răng và mắt kính trắng cùng lấp lánh cười.

Nàng giơ tay ra hiệu. Thế là anh vận soóc, bì bõm cho đôi cẳng chân gầy guộc rèn luyện cùng làn nước đục chứa hàng tỉ tỉ những sinh trung mà ba hôm nay, cực chẳng đã ngay cả bọn khoa sinh nổi tiếng cẩn trọng cũng phải nghiến răng lội xuống.

Anh ra chợ mua một ít cá cơm khô, cà chua và dưa chuột cho đỡ tốn nước rửa.

Khi quay về, nàng đã chờ sẵn dưới chân cầu thang, dúi vào tay anh chiếc xô (nàng có một thói quen xấu là thường thức khuya đọc và viết lách vớ vẩn nên thường ngủ qua giờ bơm nước buổi sớm). Và anh lại lọ mọ đi ra bể công cộng, xách một xô nước lên. Xô nước đủ cho nàng vừa đánh răng, rửa mặt, vo gạo, rửa cá, nấu canh. Anh vừa ă n cơm, vừa nghe nàng đùa vui hay than phiền một điều gì đấy.

Cá khô xào hành thật thơm, tuy hơi dai nhưng có vị ngọt đậm đà. Và anh suýt nữa muộn học. Còn nàng thì trốn học suốt những ngày mưa. Nàng viết giấy ốm rồi ngủ, đ ọc sách và làm thơ. Rồi lại hì hụi nấu cơm bữa chiều để chờ anh về.

Anh nhìn qua những ô cửa kính. Tuyết trắng đến nhức lòng, chẳng thể tìm đâu ra một chút sắc xanh của cây lá.

Mùa hè năm ấy cũng oi nồng. Những đêm mất điện không thể nào ngủ được, hai đứa đi lang thang. Sân thượng ký túc lồng lộng gió. Hai giờ sáng rồi, chỉ có anh và nàng. Sân thượng nhà bên kia, một tốp nam sinh viên đang ngồi uống rượu và đàn hát. Tiếng ghi ta bập bùng vang trong đêm khuya.

Tóc nàng thơm mùi sả, và thân thể ngát hương mát rượi dưới sao trời….

Phương trở vào, đưa cho anh một lá thư. Thư của nàng. Mười mấy ngàn một con tem, chắc nàng phải nhịn quà sáng cả tuần để gửi thư cho anh.

Cặp mắt anh ánh lên mừng rỡ và đau xót. Phương dịu dàng và lặng lẽ quay ra, những bụi tuyết vương theo gót chân “Em nguyền rủa cái ngành Bưu điện tồi tệ luôn làm em thất lạc tin anh. Còn hai năm nữa cứ thế này thì chết mất Tuấn ạ!

Em sắp xong luận văn rồi. “Con người như những dòng sông”…. Phép biện chứng tâm hồn của Lép sao em thấy thấm thía lạ! Nhưng anh yên tâm, dòng sông em với anh sẽ mãi êm đềm, không có lúc dềnh sóng tràn bờ…

Mẹ viết thư giục em chuẩn bị thu xếp để về ngay khi tốt nghiệp xong, mẹ đã nhờ cậu Hà xin cho em vào báo Tỉnh. ở Hà Nội khó lắm, kinh tế gia đình em có hạn. Còn em không muốn quăng quật để tự đánh mất mình, để làm anh đau. Sau này anh về nước mình sẽ tính. à, câu thơ cuối bài thơ tặng anh trước hôm đi, em đã sửa thành:

“Hoàng hôn em chờ đợi tím chân trời”…

Miền Trung bao giờ cũng nhiều nắng. Nhưng những ngày hè ấy nơi bến xe quê anh sao mà giội lửa.

Hai đứa trầy trật mãi mới về tới Thạch Điền. Gương mặt bầu bình của nàng rám nắng, mái tóc bơ phờ, gót giày đỏ bụi.

- Cha rất ưng em, Linh ạ! Cha bảo nếu mẹ còn sống, mẹ chắc cũng bằng lòng.

Anh thì thầm vào tai nàng. Nàng cười rất rạng rỡ, mắt đen lung linh.

Cũng chiều đó, thày Phong gọi anh tới nhà:

- Cơ hội này không phải ai cũng có được. Tôi biết em có một chút vương mắc tình cảm. Song Tuấn ạ, người đàn ông chân chính là biết đặt sự nghiệp lên trên tất cả. Tôi có lý của mình khi chỉ chọn em giữa hơn chục sinh viên xuất sắc nhất. Con Phượng nhà tôi cũng chỉ đi đợt này, anh em bảo nhau mà phấn đấu.

Phượng dịu dàng lướt qua ly cà phê trên tay, chiếc áo ngủ rực rõ màu tuyết trắng và phảng phất hương tuy líp ở trong một cuốn sách nào.

- Phượng ơi, anh xin em…. Chúng ta hãy tạm thời bỏ đi… sau này về nước rồi hẵng hay, anh sợ cha anh….

Phượng nhìn sâu vào đáy mắt anh, cái nhìn bình thản:

- Đây đâu phải là kết quả của lỗi lầm hả anh? Bố đã gọi điện sang đồng ý cho mình tổ chức rồi, lại sẽ gửi thêm cả tiền nữa. Còn cha anh chắc sẽ đồng tình thôi.

Và  mỉm cười, dịu dàng đưa những ngón tay trắng hồng vuốt ve cái sinh linh hai tháng tuổi dưới lớp váy ren bềnh bồng.

Anh nhắm mắt. Nơi ngực nghẹn ứ.

Những giọt máu hồng lặng lẽ rơi trên chiếc váy sản phụ, gương mặt tám xanh xao và điềm tĩnh bước vào căn phòng trắng….

- “Không hiểu con của chúng mình mắt màu gì anh nhỉ? Đen như em hay tro sẫm như anh? Đêm hôm nọ em mơ thấy nó cứ nhìn em cười, nhưng hai đồng tử lại đỏ ứa một màu…”.

Nàng gục đầu trên vai anh, nhợt nhạt dưới sao trời. Anh xa xót ghì xiết đôi vai gầy. Ngày kia anh bay.

“Mày chỉ là một thằng khốn nạn… khốn nạn hơn những thằng khốn nạn khác vì mày có cái bằng phó tiến sĩ. Rồi mà xem, đến lúc có bằng Tiến sĩ mày sẽ còn khốn nạn….

Rốt cục, khi tao khóc con Linh đã phải cười. Cái cười ấy mày mà nhìn thất, chắc lúc chết sẽ không nhắm nổi mắt đâu, con ạ!…”.

Anh vò nát lá thư của cha, ném qua cửa sổ. Những con bồ câu loạn xạ bay đi.

Tuyết vẫn trắng đến nhức lòng. Trong màu trắng ấy, anh nhìn thấy những giọt máu lặng lẽ rơi…

- Gọi ba đi! Ba bế con chút nào!

Anh ẵm con, săm soi nhìn vào mắt nó – lần thứ hàng ngàn rồi – Để xác định rõ đấy là màu gì. Lúc nào anh cũng cảm giác như màu tro ấy mang những sắc đỏ.

- Đến tháng 8 này mình về con sẽ cứng cáp hơn nhiều anh ạ! Anh chú ý chọn gỗ đóng thùng cho tốt và xem xét khi nhồi hàng, em mua nhiều đồ dùng lỉnh kỉnh d  vỡ lắm! Nghe nói hàng Nga bây giờ về cảng Hải Phòng đều bị bật tung ra để kiểm, tệ thật! Nhưng em đã gọi điện trước cho anh Phú rồi, anh ấy sẽ ra tận nơi để thu xếp. Mình chỉ lo hỏng đồ thôi chứ cũng chẳng buôn gian bán lận gì mà sợ! Anh ậm ừ. Lòng nhói đau.

Trở về căn phòng hai mươi bốn mét vuông, hai mảnh bằng Phó Tiến sĩ, hai bục giảng song hành.

Và đứa trẻ xinh đẹp mười sáu tháng không mang cặp mắt màu đỏ. Tất cả sẽ gói lại gọn ghẽ và vuông vức cuộc đời anh – giấc mơ của bao người.

Hết thật rồi, thời quạt gió, cá khô và vừng lạc. Vĩnh biệt nhé, răng khểnh và mắt đen.

Anh bồn chồn trước cửa phòng văn thư của trường. Đã một tuần nay anh chờ đợi từ lúc gửi thư đi.

Tiếng gót giày lộp cộp. Mai xuất hiện, nháy mắt:

- Chờ đợi mãi cuối cùng thư cũng tới!

Anh cho chiếc phong bì vào cặp, luống cuống đến mức suýt làm rơi vỡ kính.

Anh phóng xe vào ký túc. Những gương mặt sinh viên non nớt, xa lạ, nhạt mờ.

Chỉ gốc cây này, chiếc ghế này là vẫn thế.

Chiếc ghế đá vỡ mất một phần ba, vì thế nên buổi đầu tiên anh mới được ngồi sát bên nàng và cầm tay nàng….

“Em đã quên anh rồi”

Chỉ vẻn vẹn và giản dị như thế.

Anh thờ thẫn đứng lên, chầm chậm bước.

Những cánh phượng hồn lả tả dưới chân.

Hết hè rồi mà sao còn nở mãi, phượng ơi?

Điều ước

Phạm Văn Sơn

Hằng tuần, cứ chiều thứ bảy bà Nhâm lại ra đầu làng để đón Huân, con trai, và thằng Chiến, cháu nội từ trên thị trấn huyện về

nghỉ ngày chủ nhật.

Hôm nay bà Nhâm hết đứng lại ngồi mà hai cha con thằng Huân vẫn chưa về. Có lẽ Huân bận công việc gì chăng? Hay là thằng bé Chiến lại bị ốm…

Đang nghĩ ngợi mung lung trong đầu thì bà Nhâm nghe tiếng gọi:

- Bà nội ơi! Cháu về với bà đây.

Bà Nhâm chống gậy để đứng thẳng người, nhưng khốn nỗi cái lưng không theo ý muốn của bà, tiếng gọi của cháu vang vọng trong chiều tà, rồi đôi tay non nớt c ủa cháu vang vọng trong chiều tà, rồi đôi tay non nớt của nó ôm lấy cổ bà, thằng Chiến thì thầm bên tai:

- Bà chờ cháu đã lâu chưa?

- Cha tổ bố con anh, bà tưởng không về.

- Bà nội ơi! Xe đạp của bố cháu bị xẹp lốp, cháu phải đi bộ mỏi chân quá, bà cõng cháu nhé.

Huân đi phía sau nghe thằng Chiến nói vậy liền mắng:

- Chiến! Con đừng hư nào. Lưng bà còng thế kia, với lại bà yếu rồi.

Nghe bố nói vậy, thằng Chiến im lặng đi bên bà nội nó, nhưng chưa được lâu, thằng Chiến lại hỏi:

- Bà nội ơi, ngày bé bà có học bài Bà Còng đi chợ trời mưa không? Sáng nay cô giáo cháu mới dạy cho lớp cháu đấy. Hay là bà làm bà Còng, còn cháu làm cái tôm nhé.

Nói rồi thằng bé cầm lấy một đầu gậy vừa đi vừa bi bô:

Bà Còng đi chợ trời mưa

Cái tôm, cái tép đi đưa bà Còng….

Bà Nhâm bước thấp, bước cao đi trên con đường làng mấp mô những dấu chân trâu, lòng tràn hạnh phúc…

Xung phong. Trung đội hai bắn hiểm trợ….

Bà Nhâm giật mình ngồi bật dậy, không gian đen kịt. Không hiểu đang tỉnh hay mơ, bà véo vào đùi thấy đau. Bà tiếc nuối với giấc mơ của bà. Giường bên kia vẫn tiếng hô của Huân.

Bà Nhâm lần tay vào túi áo lấy bao diêm và châm vào chiếc đèn để ở dưới đất phía đầu giường.

Chiều nay thấy trời đổi gió, các khớp xương trong người hơi đau, biết thời tiết thay đổi thế nào các vết thương của Huân cũng hành hạ nó, bà để sẵn lưng chậu nước, chiếc khăn và phích nước sôi ở góc nhà. Pha nước hơi nóng, bê lại cạnh giường Huân nằm, bà lấy khăn nhẹ nhàng lau lên mặt con trai bà. Đẩy tay bà ra, Huân nói to:

- Không phải băng vết thương cho tôi, đồng chí cùng với anh em nhanh chóng chiếm cho được cứ điểm….

- Khổ lắm con ơi! Chiến tranh đã qua hai chục năm rồi sao tháng nào, năm nào con cũng xung với chả phong hở con!

Biết nói gì đi chăng nữa vào lúc này Huân cũng chẳng biết, bà Nhâm lại càng mủi lòng thêm.

Mấy năm đầu khi mới về quê với bà, mỗi lần trái gió trở trời, vết thương của Huân tái phát, nhiều người trong xóm còn đến giúp bà, nhưng rồi mãi họ cũng thôi, bà chẳng dám trách ai, cùng lứa tuổi với Huân nhiều người trong làng họ có vợ con, gia đình đàng hoàng, đằng này….

Càng nghĩ bà Nhâm càng thương Huân nhiều. Đã bao đêm bà không ngủ, và những giọt nước mắt lặng lẽ chảy.

Hơn bốn mươi năm về trước, trong niềm vui Điện Biên giải phóng, tưởng chừng chồng bà sẽ có mặt trong đoàn quân chiến thắng trở về.

Nhưng không. Bà âm thầm chịu đựng nỗi đau, vượt qua bao nhiêu khó khăn để nuôi Huân. Bao nhiêu tình thương bà dành cho Huân.

Học hết cấp ba tr ường huyện vì nhà xa phải ở trọ, hết tuần Huân mới về nhà, có tuần Huân về, bà Nhâm lại chạy sang nhà mấy đứa học cùng trường để hỏi.

Ngày tháng cứ trôi nhanh, bà mong cho Huân học hết phổ thông rồi thi vào đại học, nếu không, học lấy một nghề nào đó để rồi mẹ con có điều kiện ở gần nhau.

Nhưng, vào những năm 68, 69 chiến tranh do đế quốc Mỹ gây nên đã lan rộng cả miền Bắc, quê bà, rừng cọ đồi chè mà máy bay Mỹ cũng thả bom làm chết bao người. Lớp lớp thanh niên lên đường nhập ngũ. Gia đình bà thuộc diện chính sách, nên Huân không phải đi nghĩa vụ quân sự.

Cuối năm cấp ba, như hằng tuần Huân về chuẩn bị gạo để sáng thứ hai đi học, bà Nhâm cho gạo vào bao tư ợng như mọi khi, thấy vậy Huân bảo bà:

- Con chuẩn bị thi hết cấp, cho nên phải học nhiều lắm, có lẽ hai hoặc ba tuần nữa con mới về được. Mẹ lo đủ gạo cho con.

Tính ngày, số gạo đã hết nhưng không thấy Huân về, bà Nhâm đứng ngồi không yên. Rồi một hôm người bưu tá đưa cho bà lá thư. Từ trước đến giờ nào có ai gửi thư cho bà? Khi bóc ra đọc, thư của Huân, ngoài những dòng xin lỗi, Huân báo tin cho bà, Huân đã là một người lính hiện đang huấn luy ện ở một nơi rất xa. Bà Nhâm không tin vào mắt mình. Và cũng từ đó, tháng nào bà cũng nhận được thư của Huân.

Năm 1975, tin miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước đã thống nhất, bà Nhâm cùng vui niềm vui của dân tộc, nhưng nỗi lo cũng đến với bà, ngày nào bà cũng mong nhận được tin của Huân, h biết ai ở trong xã từ miền Nam trở về, bà lại đến hỏi về Huân. Ròng rã gần một năm trời, bà Nhâm lúc nào cũng như trong mộng. Mong tin con mãi, cuối cùng bà đã nhận được thư.

“Mẹ kính yêu!

Lẽ ra con viết thư về cho mẹ ngay từ ngày miền Nam được giải phóng, con vẫn khoẻ mạnh, vì điều kiện công tác nên con chưa thể về thăm mẹ được….”

Nỗi lo về Huân không còn nữa, bà Nhâm lại làm lụng quên mệt mỏi, chắt chiu từng đồng, nay nhờ người lợp lại mái nhà,mai thuê thợ đóng giường…. bà chỉ mong bao giờ Huân về, ưng cô nào trong làng là bà cho cưới ngay. Đã lâu rồi không có tiếng trẻ trong nhà.

Một hôm bà đi làm đồng về, vừa về đến ngõ thấy một người mặc quần áo bộ đội đang ngồi đọc báo ở hè, bên cạnh chiếc ba lô là chiếc nạng gỗ, bà Nhâm quẳng đôi quang gánh chạy bổ vào và ôm lấy.

- Trời đất! Sao con về không báo trước cho mẹ biết? Chuyện khác thì mẹ không biết, chứ việc này anh chẳng khác bố anh chút nào. Mà về đến nhà sao con không vào nhà? Chìa khoá mẹ vẫn để ở chỗ mái nhà đó.

Cứ thế bào Nhâm nói như chưa được nói với con bao giờ.

Người thương binh không lường được sự việc này, cảm động trước tình mẫu tử, chỉ còn một chân, anh chới với đôi tay và ôm lấy bà Nhâm như chính mẹ đẻ của mình.

Biết nói gì với mẹ đây, khi đứa con trở về chưa ph ải là con mẹ? Để bà Nhâm nguôi dân nỗi xúc động, anh từ từ gỡ đôi bàn tay của mẹ và gọi:

- Mẹ, mẹ… à bác ơi! Cháu đây, cháu là thằng Toản, bạn thân của Huân đây – Và cứ thế Toản gọi bà Nhâm bốn, năm lần, bà mới từ từ ngẩng lên nhìn mặt Toản. Nhìn khuôn mặt không phải là Huân, toàn thân bà Nhâm mềm nhũn, Toản đỡ bà xuống hè.

Thất vọng, bà Nhâm hỏi trong hơi thở:

- Thằng Huân… chết rồi phải không con?

Lấy tờ báo quạt nhẹ cho bà, Toản nói:

- Không phải thế đâu! Con mới ở khu điều dưỡng, theo địa chỉ của Huân viết, con hỏi đường đến đây mà.

Sáng hôm sau, tiếng gà mới gáy lần thứ hai, bà Nhâm đã gọi Toản dậy để đi thăm Huân.

Quãng đường hơn một trăm cây số, bà Nhâm và Toản phải lên xuống xe hai lần mới đến được khu điều dưỡng thương binh.

Sau khi trình giấy tờ, Toản đưa bà Nhâm vào dãy nhà, nơi Huân điều dưỡng đã mấy tháng nay. Bà Nhâm bước vào cửa, trên chiếc ghế xích đu có đệm,  một người nằm đang chăm chú đọc báo. Toản lên tiếng gọi:

- Có phải Huân đấy không?

Nhận ra tiếng Toản. Huân quay ra định hỏi lại Toản câu gì đó thì nhìn thấy bà Nhâm đứng bên cạnh. Biết không thể giấu mẹ mình mãi được, Huân oà lên khóc:

- Mẹ! Mẹ, con nói dối mẹ nhiều quá, mẹ tha lỗi cho con.

Bà Nhâm lặng lẽ ngồi xuống cạnh và bỏ chiếc vỏ chăn phủ trên người Huân. Bà giật thót người, đôi chân của đứa con trai yêu dấu đã bị cụt hoàn toàn, trời đất giữa trưa hè nhưng giờ đây bỗng tối sầm như trước cơn giông, trong giây lát, bà lấy sức còn lại kìm nén nỗi đau, xót thương trong lòng để khỏi bật tiếng kêu ra cửa miệng.

Bà từ từ lấy vỏ chăn phủ lại cho Huân, quay lại nh ìn khuôn mặt thân thuộc của con  mình, bà muốn ôm chầm lấy để cất lên những lời ru như  ngày nào Huân còn bé, mỗi lần bị ốm, hay trước khi đi ngủ Huân thường thích nghe bà ru.

Bà Nhâm đứng dậy lấy chiếc khăn trong túi, thấm từng giọt nước mắt trên khuôn mặt của Huân và nói:

- Thôi nào cưng của mẹ. Mẹ đã bao giờ trách con điều gì đâu. Chỉ tội… con bị thương sao không báo ngay cho mẹ biết, để mẹ đến chăm con.

Ngừng một lát, bà Nhâm lại nói tiếp:

- Chiến tranh mà. Với lại hòn tên mũi đạn nó tránh mình chứ mình đâu có tránh được nó. Con cứ yên tâm điều trị, mẹ ở lại đây với con năm bữa nửa tháng rồi mẹ xin các bác để đưa con về nhà, đã lâu rồi mẹ sống một mình, vắng vẻ lắm, con về cho có mẹ, có con, có tiếng người trong nhà.

Cơn mê sảng của Huân dịu dần, mệt quá, Huân ngủ thiếp đi.

Bà Nhâm lom khom đi lại phía bàn thờ, châm mấy nén hương và cắm vào bát hương thờ chồng, chắp hai tay trước mặt:

- Ông ơi! Âm dương cách biệt đã mấy chục năm trời, tôi biết ông ở dưới đó lạnh lẽo và cô đơn. Nhưng biết làm thế nào được, nuôi thằng Huân khôn lớn tôi tưởng rằng sẽ locho nó yên bề gia thất, nào ngờ chiến tranh… Bây giờ thằng Huân của chúng mình còn đó, nhưng ông ơi! Nó vẫn cần sự chăm bẵm của tôi. Thôi đành vẫn phải xa ông vậy. Ông sống khôn, chết thiêng, phù hộ, độ trì cho tôi sống thêm được ngày nào hay ngày đó…

Cứ thế bà Nhâm cầu nguyện, trong ánh sáng mờ ảo của ngọn đèn dầu, bóng bà Nhâm in thành vòng cung trên bức tường. Mùi hương thơm lan toả, không khí trong nhà ấm dần lên.

Ngoài trời, gió mùa đông bắc đã tràn về, những cành cọ sau nhà va vào nhau nghe xào xạc, không gian trở nên xáo động.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét