Bóng ma trên tầng cao
Một ngôi nhà xanh hai tầng, một gác xép, một khu vườn, một nhà xe và rặng cây ngăn cách nhà hàng xóm. Người ta gọi là ngôi nhà xanh vì những cánh cửa sơn xanh. Ông và Baoman ở đây đã nhiều năm, đã sơn đi sơn lại cửa nhiều lần đến mức tường đá cũng có màu xanh nhạt.
Rặng cây cũng xanh, và những tấm màn cũng xanh.
Một ngôi nhà đẹp, vì một mối tình đã năm mươi năm, từ năm 1941. Mácta và Giuliút Baoman không có con nhưng hạnh phúc. Giulíut nguyên giám đốc ngân hàng, nghỉ hưu và Macta làm bánh nhân anh đào. Họ nghe đài, đôi khi cũng cùng nhảy một điệu van cũ thành Viên hoặc một bài tăng gô Achentina.
Trong khu nhà ở ngoại ô Đenve này, dưới chân những ngọn núi đá, vợ chồng Baoman được nhiều người biết, được ngưỡng mộ. Họ sống thật hạnh phúc nên cũng vui khi thấy học khoác vai nhau cùng nhau đi dạo thanh thản. Giulíut bảy mươi ba tuổi, Macta bảy mươi hai.
Macta bước xuống thang, đôi chân còn nhanh nhẹn. Bà vừa bận quần áo để đi dạo chơi và gọi:
– Giulíut, ông xong chưa?
– Tôi đã chờ bà rồi đây…
Macta Baoman cất tiếng cười vui, bỗng Giulíut nghe chuyển thành tiếng kêu. Rồi một tiếng ngã lăn, một tiếng kêu nữa và im bặt. Ông vội chạy vào phòng, thấy vợ ông nằm dài trên nền, thở hổn hển, mặt nhăn nhó đau đớn…
– Macta, có việc gì xảy ra thế?
– Tôi ngã từ thang gác… Lạy Chúa, tôi có cảm giác chân tôi bị hất lên… như có người không cho tôi đặt chân xuống đất… Ông Giulíut, tôi đau lắm.
Ông Baoman gọi hàng xóm đến cứu. Ông hơi sợ, Macta chắc chắn bị gãy! chân, cong người lại một cách kỳ lạ. Hàng xóm, một đôi vợ chồng trẻ hơn gọi xe cấp cứu và ổn định tinh thần ông già.
– Thôi nào, ông Baoman… một chân gãy thì có sao…
– Họ sẽ đưa bà ấy đi bệnh viện, ông bà không biết chứ. Bà ấy không bao giờ rời tôi… và tuổi ấy mà bị gãy chân…
Bác sỹ thì đỡ lo hơn.
– Một chân gãy, dù ở tuổi bà ấy, cũng giải quyết được thôi, ông Baoman, vợ ông có sức khoẻ.
Thế là ông Baoman đưa bà vợ đi bệnh viện, chiều về buồn bã, cô đơn đến nỗi ông bà hàng xóm thương hại.
– Ông sang nhà tôi ăn tối với chúng tôi… đỡ cô đơn.
– Bà ấy phải nằm lại bệnh viện mười lăm ngày…
– Ông cứ ăn bên chúng tôi trong mười lăm ngày.
Giulíut Baoman biết ơn, nhận lời. Và tám ngày tiếp đó cứ đúng bảy giờ, ông sang ăn tối.
Ngày thứ chín, ông sang chậm; bà hàng xóm lo ngại mất nửa tiếng.
– Để tôi sang xem ông ấy đang làm gì.
Chồng bà nhún vai.
– Ông ấy ở bệnh viện về chậm, hoặc đang ngủ…
– Ông ấy không hay chậm giờ. Tôi sang xem.
Bà choàng chiếc áo mưa, thắt khăn quàng cổ và đi ra trong gió lạnh mùa thu. Đi qua bãi cỏ cách nhà bà với nhà Baoman, bà hơi run rẩy.
Không có ánh đèn, cửa đóng. Bà đứng dưới mái cổng nhìn vào nhà xe, thấy có xe, như vậy là Giulíut có ở nhà… Trong khu này người ta không đi bộ ra ngoài, nhất là buổi tối. Thành phố và hàng quán ở cách đó hơn sáu cây số. Một số quán hiếm hoi thì giờ này đã đóng cửa. Bà bấm chuông không có trả lời, ngẩng đầu lên nhìn cửa sổ tầng hai… Hình n! hư một! tấm màn lau động, nhưng đây là do được chiếu sáng; một chiếc xe vừa chạy qua hắt một luồng ánh sáng vào ngôi nhà rộng.
Bà hàng xóm đánh trống ngực, không biết vì sao. Ngôi nhà thường ngày dễ mến, êm dịu với mọi màu xanh, tối nay giống như một ngôi nhà có ma. Trống trải, sầu thảm, hung gở. Bà đi một vòng nhìn xem các cửa sổ khác. Tất cả đều đóng kín, chỉ những cánh bên ngoài không khép. Cửa ra vào bếp và phòng khách gần khu vườn cũng vậy. Tất cả đều đóng.
Một chiếc xe khác đi qua, chiếu sáng vào cửa sổ. Bà lợi dụng ánh đèn xe ngó vào khe hở ở phòng khách.
Một tiếng kêu sợ hãi mắc trong họng.
Bà đã thấy ông Baoman nằm dài trên sàn, bất động, trong tư thế trông thật đáng sợ… Bà chạy, chạy dưới trời mưa bụi nhớp nháp. Bà có cảm giác ông Baoman đã chết. Bà biết vậy. Một thứ linh tính…
Mười phút sau khi hàng xóm báo tin, đội trưởng cảnh sát Đon Carudơ cùng hai nhân viên vào ngôi nhà xanh.
Đon Carudơ cao lớn, một loại chim có cái nhìn sắc xảo, giọng nói nghiêm khắc. Quỳ xuống bên cạnh người Giulíut, ông càu nhàu:
– Nói với bác sỹ không vội, ông già chết được một lúc rồi.
Giulíut mặc quần nhung và áo trong nhà. Tay phải ông cầm một khẩu súng ngắn, một mảng máu bắt đầu đông lại phía sau đầu.
Đon Carudơ vẫn lẩm bẩm:
– Ông già không kịp bắn, khốn khổ… này, anh bạn tìm cho tôi cái gì đó nặng gây ra vết thương này…
Rồi Đon Carudơ đi quanh nhà trong lúc hai người của ông lục lọi cẩn thận. Ông cũng có một cảm giác lạ.
– Bà hàng xóm này… bà nói cửa đóng bên trong cả à? ̵! 1; Vâng, trừ cánh bên ngoài.
– Như vậy là ông già bị giết khi trời còn sáng. Điều tôi băn khoăn là kẻ sát nhân. Hoặc hắn còn ở trong nhà, hoặc có chìa khoá.
– Chẳng ai có chìa khoá. Chúng tôi cũng không.
– Thế tên kia đóng tất cả bên trong bằng cách nào?
Đon Carudơ nhìn ngó, kiểm tra… làm ông bà hàng xóm sợ.
– Ông nghĩ trong lúc này hắn ta đang ở trong nhà?…
– Nếu có, chúng ta sẽ tìm ra…
Một nhân viên bước ra:
– Thủ trưởng, chúng tôi tìm được cái này trên tủ gần lò sưởi ở phòng khách.
“Cái này” là một sắt thọc lửa to lớn, đẫm máu. Một mảng da và một số tóc còn dính ở đó.
Đon Carudơ lại quỳ xuống quan sát vết thương rồi lục túi ông già, lấy ra chiếc ví, tiền nong. ở tay trái ông già còn đeo đồng hồ, chiếc đồng hồ có giá các nhân viên tặng lúc về hưu. Như vậy kẻ sát nhân muốn gì? Nhà không bị lục lọi, không có gì bị đảo lộn. Chẳng bị lấy trộm vật gì.
Tên kia chắc gây ra tiếng động, ông già đi lấy khẩu súng trong ngăn kéo tủ hiện vẫn mở. Ông chưa kịp bắn. Sau đó hắn bỏ đi vì mấy người lục lọi khắp nhà chẳng thấy ai, không một dấu vết chạy trốn. Như vậy hắn có chìa khoá. Đon Carudơ suy đi nghĩ lại những tình huống, không thấy giả thuyết nào khác vấn đề có chìa khoá. Chắc hắn không biết ông Baoman đang có người chờ ăn tối, hy vọng còn lâu mới bị phát hiện; không rõ vì động cơ gì.
– Ông bà già có kẻ thù không?
– Ông cũng biết là không… Ông biết rõ họ như chúng tôi. Họ đáng kính phục đến thế kia mà.
Bà Baoman khốn khổ nằm t! rong bệ! nh viện không biết gì cả. Cảnh sát tìm tòi xong, thi thể ông Baoman được đưa đi. Ngôi nhà được đóng kín cùng điều bí mật của nó.
Vì có một điều bí mật. Cái gì đó mà những người cảnh sát không thấy. Mặc dù xảy ra rất gần…
Ngôi nhà xanh im lìm, mọi cửa kính đóng dưới mưa thu. ở nhà mình, bà hàng xóm đoán vậy sau bức màn cây và nói với chồng:
– Một ngôi nhà bất hạnh.
– Nào, bà, vấn đề trộm cướp thôi.
– Tôi nói với ông là ngôi nhà bất hạnh, lởn vởn như có bóng ma…
– Được rồi, chỉ còn thiếu điều đó… Bà say sưa khen ngôi nhà như mọi người trong khu phố… và bây giờ lại là ngôi nhà có ma? Bà có thấy ma không?
– Không… nhưng tôi có một cảm giác kỳ cục, viên cảnh sát cũng thế. Giống như có một sự hiện diện vô hình.
– Tốt lắm, bà cứ thêm điều đó vào nỗi đau khổ của và Macta Baoman thì sự việc sẽ hoàn chỉnh.
Bà Macta khốn khổ đúng là bị cắm chặt ở bệnh viện, thậm chí không thể dự lễ tang chồn. Khi ra viện với đôi nạng, bà đến mặc niệm trước mộ chồng và quyết định đến sống với bạn ít lâu ở Caliphocnia. Để thoát khỏi những kỷ niệm trước mắt và hạnh phúc đã mất trong ngôi nhà xanh.
Việc điều tra không làm sáng tỏ được gì. Vẫn hoàn toàn bí mật. Macta không thể nói rõ gì hơn với cảnh sát mà ngược lại. Bà không thấy ai có thể có chìa khoá nhà mình. Nếu có người nào đó có là họ làm trộm. Giuliust có lẽ biết nhưng ông chết rồi, không nghĩa lý gì cả. Không có động cơ rõ ràng.
Ngôi nhà xanh bỏ trống trong nhiều tháng. Mùa đông tới, khu vườn â! m u, cây! cối trụi lá, những gian phòng rộng rãi, nội thất trang trí theo lối cổ không còn vang tiếng cười của Macta, vắng tiếng nhạc, nhảy múa, hạnh phúc. Vào mùa xuân, bà Baoman trở về nhà được nhiều người chào hỏi. Ông bưu tá là người gặp bà trước tiên, thái độ kín đáo nói với bà:
– Bà biết không… nhà bà… ai cũng bảo là có ma…
Macta Baoman khẽ cười:
– Ông nói gì thế? Ma à? Nó ở đây suốt mùa đông, đúng không?
– Tôi nói để bà biết, thế thôi…
– Nhưng biết việc gì? Ông nhận thấy có vấn đề gì à?
– Tôi thì không, nhưng những người hàng xóm của bà có đấy… và cả những người khác nữa… rồi bà sẽ thấy…
Macta Baoman không tin vào ma quỷ. Bà vững vàng về thể chất và tinh thần. Sự goá bụa là một bất hạnh lớn nhưng bà can đảm chịu đựng, lạc quan, yêu cuộc sống như xưa nay và mê say hạnh phúc. Bà sống một mình với kỷ niệm về Giuliust và những năm qua… vì số phận đã định thế. Đừng ai nói vớ bà về ma quỷ. Đúng ra là cảnh sát phải tìm ra kẻ giết người.
Bà hàng xóm đến thăm. Lại nói về ma.
– Bà cũng nghĩ thế à?
– Không, tôi cũng như bà, không tin vào ma quỷ; đêm đó tôi có cảm giác không hay nhưng hết rồi. Chính bọn trẻ con phao đồn chuyện này. Chúng bảo nhiều lần thấy có ánh đè trong đêm, ở cửa sổ gác xép. Cảnh sát cũng đi tuần vài lần nhưng có lẽ chỉ là ảo giác… Chắc đèn ô tô… có điên chúng mới để đèn trên đó…
Một ông hàng xóm khác sang chào bà Baoman và cũng nói chuyện về ma.
– Bà biết không, chắc vợ tôi không nói với b�! � vì s�! � là kỳ cục nhưng một hôm đi qua nhà bà, bà ấy thấy một chuyện lạ. Lúc đó bà chưa về. Một buổi sáng, đi chợ về qua nhà bà, bà ấy rú lên chạy về tận nhà như người điên, nói rằng thấy một khuôn mặt nhìn ra từ cửa sổ gác xép. Một khuôn mặt trắng bệch như bóng ma của ông nhà. Bà ấy rất xúc động nhưng bây giờ công nhận có thể là nạn nhân của ám ảnh. Với những chuyện nhà có ma người ta kể từ trước đến nay, bà đã cho lục soát hết mọi xó xỉnh của ngôi nhà chưa?
– Tôi không chỉ cho lục soát mà còn quét dọn. Tôi thuê một bà giúp việc làm; ở tuổi này tự mình không chăm lo được nữa, nhà rộng quá. Tôi đoán chắc với ông chẳng thấy con ma nào trên gác xép hoặc phía sau tủ.
Bà Baoman bỏ qua điều bí mật, không để ý đến nữa. Cũng như những nhân viên cảnh sát vậy.
Bà tỏ ra vô cảm về không khí kỳ lạ quanh mình. Thực ra có nhiều nguyên nhân. Có lẽ vì bà nguyên là giáo viên về địa lý, tính tình lạc quan, có đầu óc thực tế và những chiếc bàn quay ma quỷ hoặc có sự hiện hình không xâm nhập vào thế giới trí thức. Macta chỉ sợ những việc thật. Như ngã trên cầu thang chẳng hạn. Chân bà không vững vàng và bà tránh lên xuống cầu thang. Một vấn đề nữa là dù không muốn chấp nhận, bà đã thành nặng tai theo thời gian. Trở ngại đó không làm bà băn khoăn nhưng làm bà ngạc nhiên về những ý nghĩ của bà giúp việc:
– Thưa bà… tôi nghe có tiếng bước chân trên kia…
Cô gái Mêhicô trẻ, búi tóc đen như mực, ở một phòng trên tầng gác từ khi đến giúp việc bà Baoman. Như mọi người Mêhicô, cô quan niệm về cái chết rất đặc biệt. ! Thần ch! ết hiện diện hàng ngày trong cuộc sống, những người chết luôn ở bên ta và bóng ma ông Giuliút Baoman đối với cô hoàn toàn có thể có thật.
– Thưa bà… Bà có nghe thấy không?
– Không, gì thế nữa cô?
– Như có ai bước đi trên kia… Tôi nghe tiếng động…
– Nào, cô bạn, cô tưởng tượng ra đấy.
Và bà Baoman lại tiếp tục đọc sách, đan áo hoặc nghe nhạc cổ điển.
Ban đêm, gió lay động màn cây in bóng cành lá lên tường nhà. Những chiếc đèn pha ô tô đôi khi hắt mạnh ánh sáng vào những gian phòng rộng và đồ đạc cũ trong nhà như xuất hiện từ bóng tối, có những hình thù lạ và dễ sợ.
Cô giúp việc lắng nghe, thấy, cảm nhận, phỏng đoán và một hôm tuyên bố:
– Thưa bà, nhà có ma, tôi, tôi không ở lại được…
Đến văn phòng thu xếp việc làm, bà Baoman xin một người mới với đề nghị cụ thể:
– Tôi không đảng phái cũng không phân biệt chủng tộc chút nào nhưng tôi không thích người giúp việc Mêhicô. Họ rất mê tín, ông hiểu chứ?
Không thật sự hiểu vì chẳng quan trọng gì, văn phòng tìm việc giới thiệu cho bà Baoman một quản gia chủng tộc Anglô-Xaxông, người vạm vỡ, quả quyết, chân to, tóc ngắn, có thói quen của những người đứng tuổi và làm cả một đoàn ma sợ hãi. Không vì thế mà chỉ sau một tuần làm việc bà rời bỏ bà Baoman. Bà đến cơ quan cảnh sát.
– Nhiệm vụ tôi là phải nói. Tôi thấy một con ma. Nó đi dưới chân cầu thang lên gác. Một loại thật gớm guốc. Tôi kêu lên và nó biến mất.
Viên cảnh sát ghi lời tố cáo, bỡn cợt hỏi:
– Bà kiện nó chứ?
Nhưng Đon Ca! rudơ, ng! ười trước đây một năm được cử điều tra về cái chết Giulíut Baoman, chú ý lắng nghe. Ông đến thăm bà Baoman.
– Ông nói có một con ma gớm guốc ở nhà tôi à? Ông đội trưởng… Ông cũng tin có ma quỷ ư… Cái chết của ông nhà tôi không được làm sáng tỏ, tôi không trách nhưng tôi nghĩ điều bí ẩn đó gây nên những ý nghĩ ngu ngốc trong khu. Tôi đơn độc đã khá vất vả rồi và nếu những chuyện đồn đại đó cứ tiếp tục, tôi chẳng biết tìm ai giúp đỡ nữa…
– Không phải thế, bà Baoman… Tôi muốn biết bà có chắc chắn không có ai thỉnh thoảng lẻn vào nhà mà bà không biết không?
– Tôi đã nói đi nói lại, ông đội trưởng. Tôi chưa bao giờ thấy có gì không bình thường. Nếu có ai ở trong nhà thì tôi phải biết chứ…
– Có vấn đề hôm xảy ra vụ án mạng mọi cửa ngõ đều chốt bên trong… Điều đó lúc nào cũng làm tôi day dứt.
– Người của các ông lúc đó đã lục soát từ trên xuống dưới rồi còn gì…
– Tôi biết… Bà có cho phép tôi tìm kiếm lại không?
– Nếu ông thấy cần và nếu việc làm đó chấm dứt được những lời đồn đại ngu ngốc… tôi đồng ý. Với điều kiện người của ông đừng làm hư hỏng gì. Tôi đang chờ một bà quản gia mới mấy ngày nữa sẽ tới, các ông chờ cho đến khi bà ấy tới để sắp xếp lại trật tự sau khi các ông lục soát.
Đon Carudơ nhận lời. Hẹn trong tám ngày nữa.
Ý nghĩ của viên cảnh sát cũng có lý phần nào. Bà già nặng tai, một tên vô lại có thể lợi dụng ngôi nhà rộng rãi này mà ẩn náu dễ dàng. Vào ra bà ta không biết. Có thể là kẻ gi! ết ngư! ời… Có thể chỉ là người lợi dụng ngôi nhà trống sau vụ sát hại… vì những chuyện ma quỷ nảy sinh trong lúc bà Baoman đi vắng.
Nhưng hôm sau, sự việc đến nhanh hơn. Đon đang ngồi trong văn phòng, một nhân viên chạy gấp vào:
– Thủ trưởng, bào Baoman gọi điện thoại. Bà lại ngã cầu thang! Bà lê được đến bên máy. Người ta đã cho xe cấp cứu đến; trong lúc chờ đợi bà ấy muốn nói chuyện với ông. Đon cầm máy, nghe giọng nói hổn hển của bà Baoman:
– Tôi nghĩ ông có lý, ông đội trưởng… Tôi bắt đầu thấy sợ… có điều gì đó… đề nghị ông tới cho…
– Tôi sẽ tới!
Mấy phút sau viên cảnh sát đã đến bên cạnh bà già khốn khổ. Nằm dài trên cáng, nhăn mặt đau đớn, bà giải thích:
– Vẫn cái chân ấy… Ông biết lần trước chứ, tôi nhớ… rất lạ về cách bị ngã… tôi đã nói với ông nhà tôi… như có ai ngoặc chân tôi, hoặc ngăn cản tôi đặt chân xuống bậc thang… cảm giác kỳ lạ, nhưng khi ngã lăn qua nhiều bậc thì quên hết mọi chuyện.
– Lần này thì thế nào, bào Baoman, bà có thấy ai không?
– Không, ông đội trưởng ạ, nhưng trước khi ngã tôi cảm thấy có cái gì đó đụng vào mắt cá…
– Lúc ấy bà ở đâu, trên gác, gác xép hay tầng trệt?
Hỏi câu đó khi đang đứng ở sân trước, Đon máy móc nhìn lên bao lơn và ngây người. Ông vừa thấy một bàn tay trắng, gầy, thong thả nâng tấm màn cửa sổ trên tầng và bỏ nhanh xuống.
Bây giờ thì ông chắc chắn. Mẹ kiếp, có kẻ nào đó ở trong nhà này, sống ở đó, ẩn náu, mà bà Macta Baoman không biết.
– Có gì! vậy, �! �ng đội trưởng, ông thấy gì à?
– Không, không, nhưng nếu có người nào đó chúng ta sẽ tìm ra, bà đừng lo…
Chẳng làm bà già lo lắng thêm vô ích, nhất là bác sỹ bảo lần trật khớp này nặng hơn, bà ấy chắc chắn không bao giờ đi lại bình thường được.
Ông ra hiệu cho xe cấp cứu đi và chạy ra cổng ra lệnh cho một nhân viên đi theo ông.
– Trên kia có một tên. Anh cẩn thận, chắc hắn nguy hiểm đấy.
Hai người rút súng ra. Nhân viên đi với ông người to cao, một mét chín mươi, hàng ngày vẫn luyện tập ở câu lạc bộ thể thao của cơ quan. Không phải tình cờ mà Đon chỉ định anh.
Họ cùng leo nhanh lên cầu thang, lục tìm khắp căn phòng rồi đi vào một hành lang tối sát gác xép, có vẻ không dẫn đi đến đâu. Bỗng Đon nhận thấy phía cuối cùng có một tấm ván che như một cánh cửa nhỏ, động đậy… Một bàn chân trần xuất hiện, mò tìm thanh thứ nhất một chiếc thang dây. Đon ra hiệu cho nhân viên, lặng lẽ…
Anh này lại gần, hơi chúi chân lấy đà rồi dơ hai tay nhảy tới chộp lấy bàn chân đang lơ lửng. Trong bóng tối, Đon không trông rõ lắm nhưng hình như anh nhân viên đã nắm được, vì anh để treo người một lúc rồi rống lên đau đớn. Tên kia chắc đã đánh mạnh vào tay anh, anh phải thả ra và rơi nặng nề xuống đất.
– Trời, anh sao vậy?
Đon leo ngay lên thang dây, đến mấy nấc trên cao thì bắt kịp chân kẻ kia. Ông kéo mạnh và tất cả nhào xuống kêu lên đau đớn. Ông, thang dây, kẻ kia mà ông vẫn nắm chặt chân.
Trên sàn gác xép, một bóng người cựa quậy yếu ớt. Hai người cảnh sát cúi nhìn. Đó là một con ma. Khuôn mặt như! xác ch�! ��t, râu ria xồm xoàm, tóc dài, đôi mắt điên dại, thân hình gầy gò, quần áo tả tơi để lộ chân tay khẳng khiu. Con ma không cựa quậy nữa, nhắm mắt bất tỉnh. Trong lúc chờ xe cấp cứu, Đon quan sát chỗ ẩn của con ma. Một góc nhỏ sát mái, mạng nhện giăng đầy, chỉ có thể ngồi hoặc nằm. Có một chỗ như giường nằm, là chăn đệm cũ chất lại, cùng những hộp bìa dày, chai không. Diện tích toàn bộ dài không đến một mét rưỡi và rộng nửa chừng ấy.
Có tấm ván mỏng có lẽ để đấy đã lâu che kín hốc chuột đó lên đến mái nhà. Trước đây chắc có lỗ cửa nhưng đã bị bịt lại. Con ma ẩn náu trong ấy. Đã từ lâu nhưng không ai để ý đến tấm ván vì quá nhỏ, người ta không hình dung có người sau đó. Hơn nữa ván cùng màu với gác xép, đầy bụi và có vẻ được đóng chặt vào tường.
Một nhân viên cảnh sát nhớ lại:
– Thủ trưởng, lần đầu khi lục soát ngôi nhà, hôm xảy ra án mạng, tôi đã thấy chỗ này. Tôi gõ vào tấm ván, thử kéo ra không được… không ngờ…
Không ai ngờ, bà Baoman càng ít chú ý hơn. Hốc này đã bịt lại từ lâu rồi.
Con ma được bác sỹ khám; ông thấy không có trường hợp nào tương tự.
– Anh ta trong tình trạng quá yếu, do thiếu ăn uống và chắc có vấn đề ở phổi. Cú rơi xuống sàn làm anh ta hầu như hết sống. Nếu tỉnh lại tôi nghĩ còn lâu ông mới thẩm vấn được.
Đon cho chụp mấy tấm ảnh nơi ẩn náu của con ma và bản thân con ma, đưa lại cho bà Baoman xem.
Bà Baoman suy nghĩ… Khuôn mặt hốc hác, đầy râu, gần như chết rồi, không nói lên điều gì với bà… hay là… nhưng…
– Trời ! ơi, khô! ng thể… giống như là Giăcxơn. Êđua Giăcxơn… chúng tôi biết anh ta lúc mười tám tuổi…
– Ông bà có quan hệ với anh ta như thế nào?
– Anh ta chơi đàn, chúng tôi thích anh đến chơi. Anh ở xa đến đây vì tình trạng sức khoẻ, bệnh lai, cần không khí miền núi… Một hôm chúng tôi không nghe nói về anh nữa. Anh biến mất, chúng tôi nghĩ đã về với mẹ. Mấy năm sau chúng tôi gặp anh, đã trở thành đại diện thương mại, bảo vẫn khoẻ. Anh lại biến mất trong hai năm… và khi chúng tôi gặp lại, anh đã thay đổi ghê ghớm. Khoảng ba mươi lăm tuổi mà có vẻ như đã năm mươi. Gầy còm, thất vọng, cô đơn… bà mẹ chết rồi. Như chúng tôi hiểu, bà ấy bị người chồng thứ hai lột sạch, chàng trai không còn một xu. Chúng tôi muốn giúp đỡ anh ta từ chối. Chúng tôi vẫn yêu mến anh ấy, việc từ chối đó làm chúng tôi ngạc nhiên. Rồi anh bỏ đi, chúng tôi không bao giờ gặp lại anh ta nữa.
Tuy vậy, có đấy, họ vẫn gặp lại nhưng không biết thôi.
Mấy ngày sau báo chí đăng những lời khai của Êđua Giăcxơn với cảnh sát. Anh ta được mệnh danh “Người trên tầng cao”. “Người trên tầng cao” ghét ông bà Baoman vì họ sống hạnh phúc. Chỉ có thế. Anh ta có định kiến về hạnh phúc không chịu nổi ấy, nghĩ mình là một con người bị đày đoạ, không yêu thương, bị mọi người bỏ rơi. Một tình trạng điên cuồng thực sự. Nếu người ta nói nhỏ gần anh, anh cho là nói xấu anh, nhìn anh cười là người ta chế nhạo anh. Người ta quên chào anh vì anh đáng ghét; nếu bắt tay anh thì chỉ vì thương hại.
Thể bệnh tâm thần này thật đáng sợ. Vì chủ th�! �� nghĩ ! mình sáng suốt, có ý thức, chủ động. Hơi có một cử chỉ hoặc lời nói của người khác thì cho là công kích mình.
Êđua Giăcxơn bị hấp dẫn bởi hạnh phúc của ông bà Baoman và ngôi nhà xanh đồng thời căm ghét hạnh phúc đó. Đấy là một loại tự kỷ ám sự suy sụp. Nguồn gốc ám ảnh bị đầy đoạ từ chỗ đó.
Lần cuối cùng đến thăm ông bà Baoman, anh ta nhận thấy nguồn dự trữ thực phẩm bao giờ cũng đầy đủ. Về hưu, đã có tuổi, Giulíut và Macta rất ít đi mua bán. Trong bếp, chiếc tủ lạnh luôn đầy cũng dễ lấy để dùng, cũng như chiếc bàn của ông Baoman bao giờ cũng có một ít tiền mặt.
Êđua bèn quyết định lẩn tránh mọi người, đến sống ở nhà họ, bí mật, trong gác xép.
Anh ta sống ở đó nhiều tuần, nhiều tháng trong góc nhỏ kín đáo dưới mái nhà mặc nắng hạ rét đông. Từng lúc anh ta đi ăn, lấy trộm thức ăn trong tủ lạnh, mượn một cuốn sách, ngọn đèn chạy pin. Cũng từng lúc, nhất là sau cái chết của Giulíut, anh nhìn qua cửa sổ trong ngôi nhà trống vắng… với khuôn mặt ma, trong một giây rồi chẳng làm gì nữa.
Một hôm căm ghét bệnh hoạn anh tuồn một chiếc gậy vào giữa chân bà Baoman và bậc thang gác.
Khi bà đi bệnh viện, ở nhà một mình với Giulíut trong ngôi nhà hạnh phúc, anh ta bỗng nhận ra mình có thể phá tan hạnh phúc đó. Anh theo Giulíut, im lặng như chiếc bóng, từ phòng này đến phòng kia, tạm thời rời bỏ cảnh cô đơn. Nhưng như vậy, một hôm anh gặp nguy hiểm. Giulíut thấy anh, không nhận ra anh, rất sợ chạy đi lấy súng.
Êđua đánh ông bằng que sắt thông lò. Ông chết ngay.
Rồi anh tiếp tục sống như một con chuột trong ng! ôi nhà ! hạnh phúc, bà Baoman trở về, lòng căm ghét lại dấy lên, càng độc địa hơn. Người đàn bà này muốn tiếp tục sống, can đảm vượt lên sự goá bụa, vẫn luôn nghe nhạc, đọc sách, thêu đan, cười nói… Thật không thể chịu được. Bà ta không có quyền chế nhạo anh. Bà vẫn đầy đoạ anh vì hạnh phúc tìm lại đó.
Thế là anh lại chơi trò ngáng ở cầu thang. Nhưng lần này… chiếc gậy dấu không kỹ lắm. Bà Baoman cảm thấy con ma làm hại mình…
Giới báo chí say sưa về “Người trên tầng cao” được toà án xem là tỉnh táo… Có nghĩa là ý thức được hành động của mình khi thực hiện. Nhưng khái niệm tỉnh táo có thể đến bất chợt, lúc có lúc không.
Dù sao thì anh ta cũng bị tù chung thân, trở thành người thủ thư của nhà tù và sống cuộc đời còn lại ở đấy.
Bao giờ cũng như một con chuột.
Đẹp duyên cầm sắc
Hồi ấy, nghĩa là cách đây đúng 56 năm, mùa Xuân năm giáp Thân (1884) ngày 16 tháng 2, thành Bắc Ninh thất thủ, về tay Pháp. Hai đạo binh, dưới quyền chỉ huy của hai thiếu tướng de Négrier và Brière de L'Isle, một mặt qua sông Hồng Hà, theo dọc sông Ðuống một mặt ở Hải Dương, đi tàu tới Phả Lại rồi đổ bộ, cùng men bờ sông Nguyệt Cầu tiến đánh Bắc Ninh.
trận ấy, quân Pháp chỉ mất độ tám tên binh và độ vài chục khẩu súng. Quân Tàu Cờ Ðen, núng thế, rút cả về Yên Thế, còn trơ quân An Nam thế cô, phải cởi giáp lai hàng. Một vị quan binh đứng đầu cai quản đội binh ta hồi ấy trong thành Bắc Ninh là Lãnh binh Lê Vũ Khúc. Ông là dòng dõi cựu thần nhà Lê, tuy không phải tôn thất, song tổ tiên ông đã làm quan tới chức Công Khanh, ba bốn đời nối tiếp nhau trong hàng tứ trụ. Sau bốn năm thế hệ văn quan, trong họ bỗng đổi nghề nghiên bút sang nghề cung kiếm, tổ phụ Lê Lãnh Binh xuất chân cử võ, làm tới Ngũ Quân Ðô thống, thân sinh ông làm Sơn Nam Ðề Ðốc, đến đời ông khí nhuệ nhụt đi chút ít, ông chỉ làm tới Chánh Lãnh Binh thôị
Khi thành Bắc Ninh có cuộc xung đột binh đao, Lê Công đứng trên mặt thành đốc thúc quân sĩ, hợp với quân Cờ Ðen khánh chiến cùng binh Pháp.
Phải một tốp lính phía dưới thành bắn lên, ông bị một phát trúng dưới xương vai, một phát trúng tay phải, rơi mất ba ngón taỵ Biết mình khó lòng chống cự được nữa, Lê Công bèn nhảy vào trong thành, theo đường hầm chạy vào chiến trường, rồi lên ngựa phóng thẳng một mạch về chỗ đất phong ấp của ông, ở cách thành Bắc Ninh hơn một dặm. Gia đình ông ở! cả trong ấp đó. Ông vừa phi ngựa tới cửa chưa kịp vào đến sân thì ngã gục xuống, lịm đị Vực vào nhà ông cứ thế thiếp dần, máu chảy ra lênh láng, không trối trăng câu nào cả.
Lê phu nhân hồi đó mới non bốn mươi tuổi; bà sống với hai người con trai đã khôn lớn, một người mười bốn, một người mười haị Cậu cả tên Lê Mạnh Khôi, cậu em là Lê Trọng Việt. Hai anh em được chứng kiến cái chết thảm thương của thân phụ lấy làm đau đớn lắm, tuy còn thơ ấu nhưng cũng đã cảm thấy sự tử biệt sinh ly là một nỗi thương tâm thống thiết nhất trên đờị Hai anh em giúp mẹ tắm rửa cho cha, khâm liệm tử tế và an táng cho người bị chết nạn chiến tranh vì tận tâm báo quốc.
Thành Bắc Ninh bị hạ rồi, khi loạn lạc đã yên, ba mẹ con thu thập đồ đạc, bỏ đất phong ấp ở Bắc Ninh rút về an cư lập nghiệp ở núi Gôi, là quê quán tổ tiên hai anh em Khôi và Việt.
Về đến tổ hương, mẹ dệt cửi vá may để nuôi cho hai con ăn học, theo các trẻ con trong làng. Sang đình thụ giáo của một ông đồ. Hai anh em họ Lê rất nhác, chẳng bao giờ thuộc bài vở sử kinh, chỉ toàn trốn thầy đi với lũ trẻ con du thủ du thực, tìm đến chân đồi chơi đánh trận giả và tập dượt quyền cước. Thầy đồ nhiều phen đánh đòn rất đau, mà hai anh em vần không chừa, cứ ham mê nghề võ hơn nghề văn. Bà từ mầu ngày ngày hết sức khuyên răn, Khôi và Việt thờ mẹ rất hiếu thảo nên lại quỳ xuống xin lỗi mẹ và hẹn sẽ ra công chăm chỉ học, nhưng đến hôm sau, vắng mặt mẫu thân thì chứng nào tật nấy như thường.
Dần dần, bà mẹ biết rằng máu truyền thống chảy trong huyết mạ! ch hai đ! ứa con mình còn sôi nổi hăng hái lắm, nên cũ chỉ bảo ban lấy lệ mà thôi, còn mặc hai anh em Khôi và Việt được tự do luyện tập gân cốt, không ngăn cản nữạ Thành thử đến sáu năm sau, cả hai cùng to lớn khỏe mạnh; rõ ràng một đôi lực sĩ hùng dũng, oai phong. Từ khi góa chồng, Lê mẫu làm lụng chăm chỉ, để dành để dụm, thu xếp tảo tần, khi bỏ ấp ở Bắc ra đi, cứ bao nhiêu của cải thu vén đem cả về Nam Ðịnh; nhờ thế cũng có ít nhiều ruộng nương phong phú, đủ túc dụng một đờị Hai anh em Khôi, Việt, kịp đến tuổi trưởng thành, bà chưa có thì giờ lo bề gia thất cho hai con thì tự nhiên lâm bệnh, rồi lúc khỏi, liệt mất cả hai chân, không làm ăn gì được nữa. Hai anh em phải ở nhà lo liệu công việc giúp đỡ mẹ già. Tuy nói là giúp đỡ, nhưng kỳ thực hai cậu ấm chả được việc gì có lợi, cả bà mẹ ngồi một chỗ mà vẫn phải để tâm coi sóc đến công chuyện hàng ngày. Ruộng nương thì bà ấy cho cấy rẽ, cứ đến vụ là có gia đinh đi thu thóc lúa về, hai cậu ấm chỉ phải trông lũ người nhà, đừng để chúng ăn bớt ăn xén, thế là đủ. Lúc bán lúa cho hàng sáo, thì cũng đã có các vú bõ đếm tiền đong thóc, chả bận gì đến cậu ấm cả và cậu ấm hai.
Những buổi tối không phải coi sóc người nhà, ngoài vụ mùa màng và vụ bán chác, hai anh em lại chia nhau, anh ở nhà với mẹ già ba tháng, em đi ngao du săn bắn nơi xa; rồi em lại trở về nhà ba tháng trong khi anh được tự do đi chơi đây đó. Cậu hai Việt hay vào mạn Ðồng Giao săn bắn, mồi khi cậu đi vắng thì cậu cả có thèm thuồng lắm cũng không dám rời mẹ đi chơi nốt, chỉ quanh quẩn vào chợ Ghềnh lùng hươu ! nai hay c! hồn cáo một hai ngày mà thôị Nhưng hễ cậu hai quay gót trở về, lại tha hồ cho cậu ấm Khôi muốn vượt bể băng ngàn được tới đâu mặc sức.
Một buổi sớm, cậu Việt về nhà bỗng thấy vẻ vui mừng tươi tỉnh, song chỉ vui mừng tươi tỉnh được ít hôm đầu. Vui tươi xong, cậu bỗng đâm ra thẫn thờ, vớ vẩn, tựa hồ thần hồn thần trí bị một cái gì ám ảnh; có ngày cậu buồn thỉu buồn thiu chẳng nói một câu nào, bà mẹ có hỏi thì cậu gượng cười chốc lát, nhưng phút sau, lại trầm ngâm mơ tưởng nhớ nhung aị Thấy anh cả đi vắng lâu, cậu lộ ra vẻ sốt ruột lắm, chỉ ngong ngóng ra đứng cửa chầu chực, đợi cậu Khôi về suốt mấy ngày.
Mong ròng rã ba tháng, cũng chả thấy, mãi gần sáu tháng mới gặp cậu ấm anh trở lại, tải về một xe gạc hươu nai và hai ba tấm da báo, một tấm da cọp và một bộ hổ cốt. Anh em chả kịp hàn huyên nữa; cậu hai thấy có anh về thì mừng quýnh vội vàng thu xếp hành lý ra đi ngaỵ Lần này cậu đi chơi có non nửa tháng đã về, đem theo một người con gái mặc tang phục, và một đứa trẻ độ 15 tuổi.
Từ trước tới nay, có nhiều nhà phú hộ và danh giá trong vùng Gôi, thấy hai anh em họ Lê con nhà võ tướng, và rất khôi ngô tuấn tú, có ý muốn gả con cho. Mối lái có đến nhà hai cậu ngỏ lời cho Lê mẫu biết, bà cụ hỏi ý kiến hai con, song cả hai cậu, chẳng cậu nào bằng lòng lập gia đình cả.
Lạy mẹ, anh em chúng con còn ít tuổi có đi đâu mà vội! Mẹ còn trường thọ nữa, vì lão niên đới tật là một số rất tốt. Nếu mẹ cho phép chúng con, thì chúng con sẽ tự chọn lấy người bạn trăm năm chăn gối, như thế sau này chúng con ! chẳng o! án than nỗi gì. Duyên số là một sự tình cờ mà thành, chớ biết thế nào mà chọn lựa.
Lê Mẫu nghe hai con trình bày như vậy, cũng vui lòng chiều ý không có ép uổng nữạ Hai anh em vì trọng võ thuật, cũng chả nghĩ đến sự lấy vợ. Tới khi Việt thình lình đem một người con gái ở đâu về, cả nhà đều kinh ngạc hết sức. Cậu hai đem nàng ấy vào lạy mẹ và lạy anh, rồi đầu đuôi sự thể thế nào, thú thật cả một lượt cho mẹ và anh rõ. Lê mẫu mới hay thiếu nữ đó là nàng Oanh Cơ, quê ở Bàn Thạch tỉnh Thanh Hóa, mồ côi cha mẹ và hiện không còn ai thân thích họ hàng. Bà và cậu ấm cả thấy Oanh Cơ thùy mị dịu dàng lại thướt tha kiều diễm, nên rất vui lòng đẹp ý, nghỉ ngay đến sự cho phép nàng được cùng cậu hai Việt sánh đôị Cậu hai cũng chỉ mong ước có thế thôi, lú nghe mẹ và anh nói trúng tâm can mình, cậu bất giác đỏ mặt tía tai, phần vì thẹn, phần vì mừng, phần vì thương anh thương mẹ đã nghĩ đến hạnh phúc trăm năm của mình, không hề cản trở ý định của mình một chút cỏn con nào cả.
Cậu Việt vội bẩm mẹ là nàng Oanh còn có anh chị nàng bị chết trong khi vào rừng gặp cọp, phải đợi nàng trừ phục đã mới sẽ bàn đến chuyện thành hôn. Từ đó, hai cô cháu Oanh Cơ ở hầu hạ Lê Mẫu như hầu hạ mẹ già, không có lòng muốn đi đâu nữa. Mà cậu ấm hai cũng nhường anh đi xa săn bắn; về phần cậu, cậu chỉ muốn ở nhà thần hôn định tỉnh bên gối huyên đường mà thôi.
Hơn một năm sau, nàng Oanh Cơ mặc áo quần hồng, quấn khăn vành dây, che quạt lượt đỏ, lạy Lê Mẫu hai lạy để trở nên mợ Hai Việt. Lứa uyên ương mới cả ngày chỉ quấn qu�! �t lấy ! nhau, yêu nhau cực điểm, khiến mẹ già trông thấy cũng vui lòng. Trong gia định họ Lê từ đó, càng ngày càng thêm vui, thêm thịnh; Oanh Cơ đã từ lâu, đem về cho Lê Mẫu sự an nhàn thư thái, đem về cho cậu hai sự hạnh phúc êm đềm. Từ ngày có nàng, Lê Mẫu không phải nai lưng cáng đáng công việc trong nhà nữạ Bao nhiêu việc tần tảo thu vén gặt lúa, bán thóc, một tay nàng coi sóc được hoàn hảo, vẹn toàn.
Nàng là người không những có thanh, có sắc, nàng còn khéo léo đủ đường, tề gia nội trợ đảm đang khôn xiết. Nhà họ Lê có nàng thì phòng ốc cửa ngõ ngăn nắp đâu vào đấy; thềm gạch, sân hầu bao giờ cũng sạch sẽ tươm tất; đồ đạc giường chiếu bao giờ cũng ngay ngắn chỉnh tề; cơm bao giờ cũng ngon, canh bao giờ cũng ngọt; trong gia đình bao giờ cũng êm thắm yên vuị Lê Mẫu, nhiều phen ngồi bên ngọn đèn dầu đọc sách xem con dâu dệt cửi, thỉnh thoảng gấp sách ngường đọc trông Oanh Cơ một cách yêu thương âu yếm, bảo nàng rằng:
– Này nhà hai! Mày về làm dâu mẹ, mẹ chả còn có điều gì trách móc được. Mẹ bình sinh không có con gái, nay được con mẹ quý mến biết baọ Nhất là tất cả mọi chuyện trong nhà, con một tay thu xếp gọn gàng yên ổn cả, khiến mẹ được ăn không dưỡng lão, thực mẹ không ân hận oán than gì nữa! Sau này nếu mẹ thác đi, buổi lâm chung anh con chưa có vợ, vợ chồng con chưa có con, nếu hai sự ấy nhất đán nhờ Trời Phật, đều được như lòng mẹ ước, thì mẹ dù nhắm mắt cũng sẽ mãn nguyện đủ trăm bề.
Bà cụ mong như vậy, ai ngờ ước mong của bà có linh hiệu làm saọ Chẳng bao lâu, nàng Oanh thụ thai, khiến bà thiếu chút nữa m�! �ng quá ! mà chết. Mãn nguyện khai hoa, Oanh cho ra đời một đứa con gái nhỏ giống mẹ như tạc, lại được cái vẻ khảng khái lẫm liệt của chạ Trong gia đình, nhờ có đứa trẻ càng tăng thêm hạnh phúc êm vui; cậu Việt, từ buổi có con, chỉ quấn quít chung quanh mình vợ, hầu hạ con như một ông bõ trung thành tận tụy.
Riêng chỉ có Khôi thì vẫn không quên nghề nguy hiểm, ở nhà không săn bắn tập luyện là thấy bồn chồn khó chịu vô cùng. Chàng thường đi đây đó suốt năm, ở nhà nhiều nhất chỉ được độ vài ba tháng. Mỗi kỳ ở nhà, Khôi lại bắt Việt theo mình ra chân đồi múa võ, sợ em lâu ngày không rèn tập thì gân cốt yếu kém đị Bởi thế, cứ độ nào có Khôi, thì Việt phải tạm xa vợ xa con một ngày hai buổi, cùng anh ra dượt võ ở ngoài đồng. Lâu dần thành một thói quen, hễ cứ anh đi vắng thì thôi, lúc nào anh có ở nhà, Việt lại cùng anh đối thủ. Hai anh em tựa hồ rất có tín ngưỡng trong nghề quyền cước; họ thi nhau trổ tài, không phải để cố ý đánh nhau, cũng không để khoe khoang tài nghệ mình trước mặt công chúng. Công chúng đây là vài ba người nhà quê hiền hậu, chất phác chả hiểu cung kiếm là gì. Lắm khi hai anh em họ Lê rượt nhau chạy bên mình họ, họ cũng thản nhiên điềm tĩnh cày bừa, không buồn để ý đến. Tuy họ không chú ý ngắm nhìn hai cậu ấm luyện võ, mà trong làng, từ trên chí dưới, chẳng ai là người không rõ hai anh em họ Lê là một đôi tráng sĩ hùng dũng, săn bắn rất giỏi, có sức địch nổi muôn người. Tiếng đó đồn đại rất xa, quanh một vùng từ Bình Lục cho đến chợ Ghềnh, Ðồng Giao, rất nhiều tay hào kiệt, rất nhiều đảng lục lâm, đều mộ ti! ếng c�! � hai chàng Khôi, Việt.
Hai chàng giỏi võ nghệ gần đến nơi tuyệt đích thế mà không bao giờ dùng sức mạnh của mình để làm một sự gì phạm pháp, hoặc mưu công danh tài lợi trong đờị Hai anh em chỉ an cư ở thôn quê, sinh hoạt bằng vài mươi mẫu ruộng và bằng nghề săn hươu, nai, beo, cọp; họ thờ mẹ chí hiếu, đối với anh em vợ con, thân bằng cố hữu, chí tình, tịnh không có một dục vọng cao kỳ nào cả.
Ai ngờ đâu xử thế đến như vậy mà cả hai đều không tránh khỏi dây oan nghiệt đến chằng vào cổ; một ngày kia, Khôi, Việt cùng bị tình nghi, phải bắt giải lên Tỉnh lỵ, rồi chẳng bao lâu, bị ghép vào tội án tử hình. Thực là vạ gió tai bay, chả ai hiểu vì đâu nên nỗị Có kẻ hiếu sự len lỏi vào gia đình hai cậu ấm, bàn tán rằng chẳng qua chỉ vì Oanh Cơ mà cửa nhà phút chốc tan tành. Họ nói:
Phàm giả những đóa hồng nhan rực rỡ và hoàn hảo quá chỉ toàn là những binh khí giết ngườị Muội Hỉ làm chết vua Kiệt, Ðắc Kỷ làm chết vua Trụ, Tây Thi xui Phù Sai vong quốc diệt thân và Bao Tự khiến U Vương táng mệnh, còn Quí Phi thì làm Minh Hoàng sống cũng như chết, thực quả đàn bà đẹp là cái mầm tai họa cho đời! Ðến vương bá bị những của vưu vật đó còn thiệt thân mất nước nữa huống chi người thường tránh sao khỏi nạn tan cửa nát nhà!
Câu nói ấy, tuy quá độc địa, song cũng có một phần sự thực. Sắc đẹp nàng Oanh Cơ quả là một duyên cớ trọng yếu khiến chồng và anh chồng nàng bị cái nạn đoản đầụ Hai anh em họ Lê bình sinh hay đem nhau ra thí võ ở chân làng Gôi, đều bị đao phủ hành hình tại chỗ đó.
Oan hồn, sau khi lìa khỏi xác! trong m�! ��t trường hợp cực kỳ thảm thiết, vì uất ức nên không tài nào tiêu tán được, nhất là vì hai tráng sĩ, chết rồi, lại không được họ hàng cầu nguyện cho linh hồn nhanh chóng được siêu thoát. Hấp thụ mãi khí thiêng liêng của non sông cây cỏ, hai vong hồn đó lâu dần hóa ra một thứ ma có đủ tư cách hiện hình về được, hiện về chẳng để dọa nạt hay làm hại ai cả, nhưng chỉ để diễn lại một bài quyền xưa kia họ ngày ngày hằng tập luyện ngõ hầu ghi trong cái thế hệ mới mẻ này vết tích một nỗi thương tâm uất ức của thời dĩ vãng, một nỗi đau thương do "oan nghiệt" dệt thành…
Người về từ đáy mộ
Lão Tư cố hả miệng ngáp một cách đau đớn:
– Mày đầu độc tao… Mày đầu độc tao, con quỉ cái!
Bà Tư gật đầu, đáp bằng một giọng thật lạnh lùng:
– Đúng, tôi đầu độc ông. Trước sau gì thì ông cũng chết, thầy y tá đã nói như vậy, chỉ còn là vấn đề thời gian. Có thể một vài tháng, có thể một vài năm, và ông hiểu rằng tôi không thể chịu đựng lâu hơn nữa. Mười lăm năm nhục nhằn! Mười lăm năm đầy cay đắng!
Lão Tư nghiến chặt hai hàm răng vì đau đớn nhưng cũng ráng gừ lên một tiếng chửi rủa như lão vẫn chửi rủa vợ lão mỗi ngày trong suốt mười lăm năm qua:
– Con đĩ chó khốn nạn! Trời sẽ phạt mày.
Bà Tư vẫn lạnh lùng:
– Đáng lẽ mình không nên lấy nhau. Tôi không hề yêu ông và ông cũng chẳng ưa tôi. Ông căm hận tôi vì việc ông không lấy được con Ba cháo lòng. Còn tôi, ông cũng biết rằng tôi chỉ muốn làm vợ anh Bảy thợ hồ. Chỉ vì mấy thửa ruộng của hai nhà sát bên nhau mà cha mẹ ông và cha mẹ tôi buộc tôi phải lấy ông và ông phải lấy tôi. Tôi biết đó là cả một cực hình cho ông cũng như cho tôi.
Lão Tư vừa lăn lộn vừa chửi rủa:
– Đồ con đĩ chó!
Bà Tư vẫn nói bằng một giọng đều đều:
– Tôi có ý định đầu độc ông từ khi ông mới ngã bệnh. Thầy y tá nói rằng ông có thể sống lây lất hàng năm khiến tôi không chịu nổi. Tôi không còn muốn bị ông đánh đập chửi rủa mỗi ngày nữa.
Lão Tư rên rỉ:
– Tao cầu mong cho lũ quỉ mặt xanh nanh vàng tra tấn mày dưới điạ ngục.
– Có thể… N! hưng dầu sao tôi cũng tìm được sự bình an trên cõi đời này trước đã. Sống với ông đâu có khác gì bị ác quỉ hành hạ tra tấn!
Lão Tư vặn mình đau đớn, hai bàn tay lão nắm chặt lại chịu đựng. Là một người cứng rắn và mạnh mẽ, lão cố thu hết tàn lực:
– Tao sẽ trở về từ đáy mộ… con quỉ cái…
Rồi lão ráng giơ một nắm tay về phía bà vợ:
– Tao sẽ chờ mày…
Kiệt lực, lão buông tay xuống, mồ hôi tháo ra như tắm, toàn thân run rẩy:
– Trời đất ơi! Đau quá! Như dao đâm vào ruột…
Đột nhiên bà Tư ngẩng đầu nghe ngóng. Có tiếng chuông xe đạp. Bà bước vội tới bên cửa sổ, nhìn ra ngoài lẩm bẩm:
– Sao thầy y tá tới sớm quá vậy hà?
Rồi bà bước tới bên giường,lượm tấm khăn lông nằm dưới chân giường cuộn thành một bó đè cứng vào mặt lão Tư. Ngộp thở, lão Tư cố vùng vẫy nhưng bà Tư đè nguyên người lên tấm khăn… Chân tay lão Tư giựt mạnh mấy cái rồi buông xuôi…
Biết lão đã tắt thở, bà Tư đứng lên thở phào nhẹ nhõm, ném cái khăn lông lên lưng ghế trước khi bước ra mở cửa.
Bà nói với thầy y tá vừa bước vào bằng một giọng lạnh lùng:
– Lão đi rồi sau khi bị bất tỉnh như mấy kỳ trước. Mấy nhỏ đi học nên tôi không biết làm sao kêu thầy. Nhưng dầu sao tôi cũng mừng khi lão không còn hành hạ tôi được nữa.
Thầy y tá lắc đầu thông cảm. ở ngôi làng này mọi người đều biết chuyện của nhau. Thầy đứng nhìn thi thể lão Tư một lát trước khi kéo cái mền phủ kín mặt lão rồi quay sang bà Tư:
– Ngồi nghỉ một chút đi bà Tư. Đừng lo! nghĩ g�! � nhiều, để tôi cho ông Tám Tàng hay trước khi nói với thầy giáo cho con Hoa và thằng Đực về ngay bây giờ. Bà Tư có muốn kêu ai nữa không?
Bà Tư lắc đầu:
– Nhờ thầy nói ông Tám tới đem lão đi ngay dùm tôi. Bây giờ căn nhà này là của tôi. Lão đi khuất mắt tôi sớm phút nào hay phút nấy. Tôi không muốn nhìn mặt lão nữa.
Bà nói tiếp bằng một giọng đầy cay đắng:
– Suốt đời lão làm khổ tôi. Tôi thù ghét lão từ ngày phải về với lão. Bây giờ căn nhà này là của tôi. Tôi sẽ khóa chặt căn phòng của lão ngay khi ông Tám đem lão đi. Tôi không bao giờ muốn nhìn thấy bên trong căn phòng đó nữa. Chỉ toàn là những kỷ niệm đớn đau, những lời chửi rủa, hận thù. Tôi sẽ thiêu rụi căn phòng của lão nếu căn nhà này không bị ảnh hưởng gì.
Rồi bà ngồi xuống ghế ngước nhìn thầy y tá bằng đôi mắt lạnh lùng ráo hoảnh. Thầy nhìn bà Tư, nói bằng một giọng dịu dàng, thông cảm:
– Bà mệt mỏi quá rồi. Để tôi về lấy chai thuốc bổ tới cho bà.
– Tôi không cần thuốc bổ. Cái chết của lão là liều thuốc bổ tốt nhất đối với tôi… Thầy…
Thầy y tá gạt ngang:
– Thôi, không nên nói xấu người quá cố nữa. Ai cũng biết ông Tư đối xử với bà ra sao rồi. Để tôi đi kêu ông Tám.
Chưa đầy nửa tiếng sau, ông Tám Tàng và một thanh niên phụ việc đẩy xe tới. Bà Tư đứng ngay cửa phòng chờ cho hai người vừa khiêng lão Tư ra là bà khóa cửa lại, bỏ chìa khoá vào túi áo:
– Tôi thề sẽ không bao giờ đặt chân vào căn phòng này cho tới khi tắt thở.
Hai người đàn ông lắc đầu thông cảm. Họ hiểu rõ ! cuộc s�! ��ng khốn khổ nhục nhằn của bà bên ông Tư từ nhiều năm qua.
Những năm kế tiếp, bà Tư ra đồng làm việc cùng các lực điền, và dành dụm thêm được khá nhiều vào cái vốn đã đồ sộ của bà. Bà vẫn lạnh lùng, không hề hở môi và không hề có bạn, như lão Tư không hề có bạn.
Rồi hai đứa con bà lớn lên. Con Hoa lập gia đình rồi theo chồng về làng bên. Bà Tư không nói một lời. Thằng Đực lớn lên ra đồng làm việc phụ mẹ khiến bà giảm được một gánh nặng. Rồi thằng Đực lấy vợ và đem cô dâu mới về ở chung với bà Tư. Rồi lũ con nít ra đời, sáu đứa cả thẩy. Nếu những tiếng cười vô tư của bầy trẻ có khiến tâm hồn bà nội chúng mềm đi một chút, bà không hề để lộ ra ngoài.
Suốt những tháng năm dài đó, một cái phòng, được gọi là phòng của nội, vẫn luôn luôn được khóa chặt. Cả gia đình không một ai nhắc nhở tới. Lũ trẻ biết có một cái gì – mà chúng cho là rất kinh khủng – ở bên trong nên mỗi lúc phải đi ngang phòng, chúng đi thật lẹ, và khi bóng tối bao phủ căn nhà, ánh đèn dầu lung linh tạo nên những hình nhân lắc lư rung động trên tường, chúng không bao giờ dám bước tới gần căn phòng của nội. Dĩ nhiên đầu óc trẻ thơ của chúng tưởng tượng thật nhiều.
Rồi một năm châu chấu phá hoại mùa màng. Năm sau trời hạn hán khiến giá thóc gia tăng trong khi lương bổng bị cắt giảm. Nhiều chủ điền cho thợ nghỉ việc.
Gia đình Hoa là một trong những nạn nhân đầu tiên. Mùa màng thất bát, chồng đau ốm rồi một đứa con ra chào đời! Vợ chồng Hoa bồng con về xin bà Tư cho ở chung. Bà Tư vẫn lạnh lùng như thường lệ, như�! ��ng cho ! vợ chồng Hoa một phòng.
Rồi tới phiên anh rể của Đực bị chủ điền cho nghỉ việc. Không công ăn việc làm, không tiền trả tiền mướn, anh ta cầu cứu vợ Đực. Nàng dâu bèn thưa chuyện với mẹ chồng.
Bà Tư, lúc này đã già, nói với con dâu bằng một giọng cương quyết trong bữa ăn chiều:
– Thêm bốn miệng ăn nữa cũng chẳng sao. Cho tụi nó tới đây. Nhưng… không biết rồi tụi nó ngủ ở đâu?
Hoa liếc nhìn Đực trước khi ngập ngừng nói lên cái ý nghĩ của tất cả mọi người:
– Phòng của nội. Mình có nên mở cửa phòng cho thoáng khí trước khi cho họ dọn vào không… mẹ?
Bầu không khí đột nhiên trở nên yên lặng nặng nề. Bà Tư liếc nhìn con gái trước khi lần lượt nhìn vào mặt từng người, gằn giọng:
– Mẹ đã thề không bước chân vào phòng đó cho tới ngày nhắm mắt.
Hoa thu hết can đảm:
– Nhưng mẹ đâu có bước vào đó làm gì. Nhà mình chật quá đâu còn chỗ nào khác nữa.
Bà Tư đặt đũa xuống bàn nói thật chậm rãi:
– Nếu có ai ngủ trong phòng đó, người đó phải là mẹ. Mẹ đã ở với cha tụi bay mười lăm năm trời, mười lăm năm đầy đắng cay thù hận. Cha tụi bay ghét mẹ hơn mẹ ghét ổng. Căn phòng đó đầy những sự thù ghét và sau mấy chục năm trời đóng kín, những sự thù ghét đó hiện đang sôi sục chỉ chờ cửa mở là tràn ra phủ ngập căn nhà này. Nhưng không sao, mẹ sẽ dọn vào đó.
Hoa nói bằng một giọng đầy hối hận:
– Phải chi con đừng đưa ra đề nghị đó. Con biết là có một cái gì giữa cha và mẹ nằm trong đó, nhưng con không biết …
Bà Tư ngắt lời con ! gái:
– Một cái gì mà con nói đó chính là sự thù ghét giữa mẹ và ổng. Nhưng không sao, mẹ đã già rồi, hơn bẩy mươi rồi. Chắc mẹ cũng chẳng còn sống được bao lâu nữa…
Bà ngưng lại, đôi mắt già mỏi mệt nhìn thật xa xôi:
– Có thể đây là sự tiền định. Ổng nói rằng ổng sẽ chờ mẹ… Có thể… Ai biết!
Rồi bà đứng lên:
– Mẹ sẽ mở cửa phòng vào sáng ngày mai.
Dứt lời, bà mím chặt đôi môi, bước lên cầu thang về phòng ngủ trên lầu.
Vào phòng, bà Tư đóng cửa lại, ngồi yên lặng trên cái ghế nhỏ bên giường, đôi mắt mệt mỏi nhìn vào hư không trong khi cuốn phim dĩ vãng hiện ra thật rõ. Bây giờ, bà đang bị thúc giục mạnh mẽ bởi một ước muốn mà bà vẫn chôn chặt trong lòng từ gần một nửa thế kỷ, ước muốn của tất cả những kẻ sát nhân muốn nhìn lại khung cảnh phạm trường.
Ước muốn này đã tới với bà hàng ngàn lần trước đó nhưng lần nào bà cũng nén lòng được. Bây giờ, chỉ còn có mấy tiếng đồng hồ nữa căn phòng sẽ được mở ra, ước muốn lại trở về, mãnh liệt hơn bao giờ hết. Căn phòng đóng kín đang réo gọi bà. Trong óc bà, một tiếng nói vô cùng mạnh mẽ vang lên "Bây giờ! Bây giờ!". Tiếng nói này rất quen thuộc đối với bà vì đó là tiếng nói của chính ông Tư, người bà thù ghét, người bà đã giết chết!
Bà lặng lẽ đứng dậy, bước tới tủ áo, ngồi xuống mò dưới đáy tủ lấy cái chìa khóa mà bà đã giấu kín hàng mấy chục năm trời. Rồi bà trở lại ngồi trên ghế lắng nghe những tiếng chân lần lượt về phòng. Một lúc sau, căn nhà tối tăm đã hoàn toàn yên tĩnh.
B! à Tư đ! ứng dậy hé cửa nhìn ra dẫy hành lang. Tất cả đều đã ngủ yên. Bà bèn trở vào phòng cầm cây đèn dầu, mở cửa thật nhẹ rồi rón rén bước xuống cầu thang.
Ngoài trời không khí bỗng trở nên nặng nề dường như muốn bão. Bà nghe tiếng gió rít qua những cành cây. Có một cái gì tương tự như tiếng gió than van ngoài đêm tối? Bà Tư ngưng lại, nghiêng tai lắng nghe và đột nhiên ký ức trở về thật rõ. Bà lẩm bẩm:
– Giống như đêm trước khi lão chết.
Tim bà đập mạnh hơn khi đứng trước cánh cửa đen ngòm, lạnh lùng của căn phòng chứa đầy thù hận. Sau một thoáng ngập ngừng, bà chuyển cây đèn sang tay trái, tay mặt lấy cái chìa khóa đút vào ổ khóa… Bà vặn nhẹ… Ổ khóa không chuyển động… Bà vặn mạnh hơn… Cạch! Ổ khoá bật ra. Bà đứng yên một lát, bàn tay đặt trên nắm cửa. Tự nhiên bà run lên vì lý do gì không rõ. Bà lẩm bẩm:
– Lão đã nói là lão sẽ trở về từ đáy mộ… Lão sẽ chờ…
Bà vặn nắm cửa, đẩy mạnh. Cái bản lề cũ kỹ rít lên phản đối trước khi cánh cửa bung ra… Một làn sóng hận thù từ trong phòng tràn ra phủ kín người bà.
Bà chậm chạp bước vào, đôi môi mím chặt. Giơ cao ngọn đèn dầu, bà quan sát mọi vật trong phòng. Đó là cái giường với tấm khăn trải giường nhăn nheo, nơi ông Tư thở hơi cuối cùng – hay không thể thở hơi cuối cùng? Đó là cái gối mà ông Tư gối đầu trước khi nhắm mắt. Mọi vật không hề thay đổi.
Bà Tư thoáng nhớ rằng cả thầy y tá lẫn ông Tám Tàng, những người cuối cùng đặt chân vào căn phòng này đều đã ra người thiên cổ. Kế bên đầu giường ! là một! cái bàn nhỏ nơi vẫn còn cái ly mà bà pha thuốc độc cho ông Tư.
Bà lẩm bẩm:
– Lão đã nói là lão sẽ chờ…
Căn phòng thật ẩm thấp và bụi bặm. Bà Tư khép cửa lại, đặt ngọn đèn dầu lên cái bàn nhỏ bên cạnh cái ly rồi bước tới bên cửa sổ, mở toang cánh cửa. Một ngọn gió từ bên ngoài lùa vào, rít lên…
Ngọn đèn chợt lung linh vì gió tạo nên những bóng đen quái đản nhảy múa trên tường. Trên lưng ghế, chiếc khăn lông mà bà dùng đè cho ông Tư chết ngộp đã trở thành vàng khè, tuy bà vẫn nhìn thấy thật rõ một đốm đen ở chính giữa, đốm đen mà bà biết là những giọt nước rãi cuối cùng của ông Tư.
Bà bước tới giữa phòng, đôi mắt vẫn không rời khỏi đốm đen trên chiếc khăn lông. Rồi bà lập đi lập lại:
– Lão đã nói là lão sẽ trở về từ đáy mộ… Lão sẽ chờ …
Đột nhiên một cơn gió mạnh thổi ào qua khung cửa sổ. Ngọn đèn chao lên trước khi tắt ngấm.
Bóng tối bất ngờ khiến bà Tư hoảng hốt. Lần đầu tiên trong đời bà biết sợ! Bà liếc nhìn về phía cái giường, và chợt nhận thấy dường như có một người đang nằm, mặt quay về phía bà đưa tay vẫy vẫy. Bà run rẩy bước lui trước khi té ngồi xuống ghế. Một cơn gió mạnh thổi chiếc khăn lông bung lên chùm kín mặt bà Tư. Bà hoảng hốt giẫy giụa trong bóng tối và cảm thấy chiếc khăn lông như một con bạch tuộc với những cái vòi gớm ghiếc đang xiết chặt quanh cổ bà. Bà đưa hai tay lên cố kéo mạnh chiếc khăn lông ra trong khi bên tai bà, tiếng ông Tư vang lên mồn một: "Tao sẽ trở về từ đáy mộ… Tao sẽ chờ mày…"
Sáng sớm h! ôm sau, ! người ta thấy bà Tư nằm chết trong căn "phòng của nội". Quanh cổ bà là chiếc khăn lông vàng khè, chiếc khăn mà bà dùng hạ sát ông Tư.
Trường Sinh Bất Tử
Tư Âm Nguyễn Ðoài Sĩ, người làng Ðoài Xá, phủ Dạ Trạch tên tục là Nguyễn Lại, con nhà khá giả, được bố mẹ nuông cưng từ nhỏ, rồi cho sang làng bên theo thầy học đạo, vì thế cũng võ vẽ vài ba chữ thánh hiền, bụng thuộc dăm bảy câu thi phú, mà tự biểu là thế. Âu cũng là sính chữ đua đòi gọi hiệu cho sang.
Lớn lên, nhờ vãi tiền khắp trên dưới, vả lại khí chất cũng nhanh nhẹn nên lọt được vào phủ đường làm chân thư lại cỏn con, giúp việc kiện. Năm hai mươi tuổi lấy vợ. Vợ tên là Lý Hòa Liên, người cùng làng, phốp pháp, trắng, xinh xẻo. Trời phú cho thị họ Lý những bộ phận đàn bà có sự hơn người, với lại cũng biết cách chiều chồng, ăn ở mặn mà nên Nguyễn Lại yêu mê mệt. Trừ những lúc lo việc ở phủ đường, thời gian còn lại, chàng quấn quít bên vợ, ân ái say đắm. Ngày tháng qua đi êm ả, no đầy và dễ chịu. Cuộc sống yên vui tưởng như không có đáng lo nữa.
Một ngày nọ, gia đình họ Nguyễn gặp đại tang. Thân sinh chàng trúng cảm, qua đời ở tuổi năm mươi. Làm xong đạo hiếu, chàng vô cùng rẫu rĩ. Buồn vì mất bố là một lẽ. Nhưng chàng còn sợ hãi khi nghĩ rằng một ngày nào đó, đến lượt chàng lại cô lẻ nằm trơ trọi ngoài cánh đồng trống lạnh, mọi phú lộc làm ra, sự sung sướng trời ban đều không được hưởng nữa. Từ đấy chàng đâm ra lo buồn. Ðêm nằm thao thức nghĩ ngợi.
Một tối, người vợ quào chân sang hỏi:
- Chẳng hay chàng có điều gì khó ngủ?
- Ta thấy tạo hóa vô lý quá, hà cớ gì con người cứ phải chết? – chàng rầu rầu hỏi lại.
- Sự ấy có gì lạ. Sinh, lão, bệnh, tử, ai ai cũng phải chịu cái vòng ấy.
Chàng thở dài mà rằng:
- Than ôi, giá mà cứ được sống thế này mãi mãi.
Người vợ cười lớn rồi kéo khuôn mặt thẫn thờ của chàng mà áp vào bộ ngực trần phây phây quá cỡ nóng ran của thị.
- Thiếp nghĩ rằng, đã được sống thế này, có chết cũng thỏa.
Nói rồi, quờ tay tìm vật báu trên người chàng. Nguyễn Lại lịm đi. Nhưng càng hạnh phúc, càng sung sướng, chàng càng sợ chết, càng ham sống.
Tuy ngày ngày đi vợ tiễn, về vợ đón, cơm nóng canh ngọt, ủ ấp hằng đêm, chàng cứ thấy buồn buồn canh cánh một nỗi lo sợ. Ðêm nằm cạnh vợ chàng thường thở dài thườn thượt mà tự hỏi: Tại sao con người không sống mãi để hưởng cho hết lộc trời?
Một hôm, dịp ấy đang là mùa xuân, cây cỏ đâm chồi nẩy lộc khoe sắc, người người hớn hở, rạng rỡ mặt mày, nơi nơi chốn chốn tưng bừng mở hội, chàng vẩn vơ ra phố ngắm cảnh. Chợt, lúc đó có một cụ già râu tóc bạc phơ từ phía trước hớt hải đi tới. Và có lẽ vì vội vã, cụ va phải Nguyễn Lại, đánh rơi cây thiền trượng.
Chàng cúi xuống nhặt lên, lễ phép hỏi:
- Ðang là ngày vui, có việc gì mà cụ phải gấp vậy?
Ông già nói:
- Quí khách không rõ ư? Ta sợ chậm chân. Ðã đến dịp ta phải có mặt để nghe giảng đạo.
Họ Nguyễn bèn hỏi:
- Thưa, xin cụ cho biết cụ người ở đâu tới? Và cụ đi thụ đạo ở nơi nào?
Cụ già nhìn về phía dãy núi xa mờ trước mặt, nói:
- Ta người Thanh Liêm thuộc phủ Ðổng Quốc, hôm nay lên núi Phù Tiên để nghe Ðức Ðồng Chân Nhân Ðại Ðạo truyền thụ phép trường sinh bất tử.
Họ Nguyễn nghe vậy cả mừng, nghĩ rằng phải chăng đã tới lúc trời giúp, liền xoắn xít hỏi:
- Thưa, con hỏi khá đường đột, những người như con muốn thụ đạo trường sinh liệu có được?
Ông già nhìn từ đầu đến chân viên thư lại, rồi nói:
- Ðược! Nhưng quí khách đã nghĩ chín chưa?
Nguyễn Lại đáp ngay:
- Dạ thưa, đó là điều tâm niệm của con bấy lâu nay mà con chưa có dịp – Chàng khẩn khoản – Mong cụ rộng lòng giúp cho, ơn này trời biển, con không dám quên.
Ông già nói:
- Ðạo là việc của trời ban cho mọi người. Ta vân du cùng khắp thiên hạ cũng là đạ thu nạp môn đệ cho Ðức Ðồng Chân Nhân Ðại Ðạo, dám đâu từ chối một ai.
Nguyễn Lại bàn quỳ xuống vái ông già:
- Vạn phúc cho con quá! – Rồi hỏi: Con muốn báo cho vợ con là Thị Liên biết, chẳng hay có tiện?
Ông già nhìn ra xa, nói:
- Còn quyến luyến bụi trần, e rằng khó đắc đạo! Nếu thành tâm, xin đi ngay kẻo chậm.
Nguyễn Lại không chút đắn đo, liền khấp khởi bám gót ông già. Chẳng mấy lúc hai người ra khỏi phố phủ.
Tối ấy Thị Liên không thấy chồng về, chẳng rõ đã xảy ra cơ sự gì, chỉ biết tựa cửa ngóng ra. Ngày một ngày hai vẫn bằn bặt. Thị liền bỏ nhà, cất công dò hỏi. Nhưng tìm kiếm khắp, vẫn chẳng một tung tích của chồng. Thị buồn bã, vật vã khóc lóc, rồi cuối năm ấy, không thể thiếu vắng được đàn ông, bèn đi lấy người khác.
Nói về Nguyễn Lại, sau khi ra khỏi phủ, cảm thấy đôi chân mình nhẹ tênh liền bước gấp theo cụ già như bay. Ðêm hôm đó, hai người đến chân núi Phù Tiên. Ông già dẫn Nguyễn Lại đi men theo con đường mòn. Ðến một cửa hang sau lưng chừng núi thì dừng lại. Họ Nguyễn ngước lên thấy hàng chữ “Ðức Ðồng Ðại Ðạo Tôn miếu” lấp lánh ánh vàng thì mừng lắm. Hai người bước qua cửa, chỉnh đốn lại áo mũ, rồi theo hành lang rộng, đi vào. Phía cuối hành lang, thấy tỏa ra ánh hào quang rực rỡ. Ðến cửa thứ hai, cụ già ra hiệu cho Nguyễn Lại dừng bước. Bốn tiểu đồng nhận ra ông già liền vào trong bẩm báo. Ðức Ðồng truyền cho dẫn hai người vào. Ông già cùng Nguyễn Lại đi sâu vào Tôn miếu. Tới nơi, thấy Ðức Ðồng Chân Nhân Ðại Ðạo đang tọa trên sập vàng. Xung quanh, lung linh ngũ sắc, hương khói thơm lừng. Ông già quỳ xuống, Nguyễn Lại quỳ theo.
Chân Nhân Ðại Ðạo chỉ Nguyễn Lại và hỏi:
- Người này là ai?
Ông già đáp:
- Thưa Ðức Ðồng, đây là họ Nguyễn, phủ Dạ Trạch muốn làm môn đồ theo học pháp trường sinh.
Chân Nhân Ðại Ðạo nói:
- Pháp trường sinh phải dày công tu luyện, người có kiên tâm không?
Viên thư lại vội vàng thưa:
- Con kiên tâm!
- Liệu có quên được chuyện đời?
- Dạ, con quên được, xin Ðức Ðồng cho thụ giáo.
- Ðạo của ta không được vương vấn trần ai, ta thấy ngươi thành tâm, ta chấp nhận.
Nguyễn Lại liền vái tạ.
Từ hôm ấy, họ Nguyễn ăn chay, ngày ngày ngồi cạnh vân sàng của Ðức Ðồng Chân Nhân Ðại Ðạo nghe giảng, tụng kinh… Tháng nọ nối năm kia, chỉ một chu trình: ăn, đọc kinh, buổi chiều đi dạo quanh sườn núi. Thấy công việc lặp đi lặp lại một cách đơn điệu tẻ nhạt, họ Nguyễn đâm ra chán, nhớ nhà, nhớ vợ. Nhưng cũng chỉ là nghĩ trong bụng mà không dám lộ ra. Việc đàn hương đọc kinh vì thế có phần sao nhãng. Ðược thụ pháp trường sinh như mơ ước của chàng, nhưng Nguyễn Lại bắt đầu chán nản. Chàng thấy cuộc sống xưa kia của chàng mới thú vị làm sao! Và vì vậy chàng luôn bị cảnh giường chiếu cùng vợ ám ảnh. Ðêm đêm chàng trở mình, giấc ngủ chập chờn. Rồi chàng nghĩ: thà được sống như trước đây, bên vợ một hôm rồi chết còn hơn “trường sinh” một cách nhàm chán ở chốn này.
Vào một ngày nọ, cũng là tiết xuân, Nguyễn Lại cùng tiểu đồng đi vãn cảnh. Chợt nghe nhiều tiếng cười dưới chân núi vọng lên, liền dừng lại. Dưới đó, hội xuân đang kỳ rộ. Chỗ này kéo co, múa lân. Chỗ nọ đánh vật, quay đu. Náo nức, vui vầy. Nguyễn Lại dừng mắt lâu bên một cây đu. Nơi ấy, một trai một gái, quần nâu váy lĩnh đang quấn lấy nhau mà nhún. Váy người con gái tốc cao, lộ rõ cặp đùi trắng. Nguyễn Lại vội quay mặt, thở dài. Hôm sau, một mình chàng ra chỗ cũ, trông xuống. Ngày trước, mình cũng được sống vui vẻ như họ, chàng chợt nghĩ, và hình ảnh Thị Liên lại hiện ra. Ðêm đó, về đến Tôn miếu chàng bỏ cơm.
Hôm thứ ba, chàng dậy sớm, ăn mặc gọn gàng và xăm xăm lẻn xuống núi. Những tiếng cười trong trẻo của đám con trai con gái và sự trêu đùa của họ khiến chàng vui thú. Chàng lẫn vào đám đông đi hội lúc nào không hay.
Quê nhà cũng đang vào xuân, ta thử về đó một lần xem sao! Nghĩ vậy, chàng liền cất bước.
Quê hương khác xưa nhiều quá! Chàng có rõ đâu rằng một năm trên núi Phù Tiên là mấy chục năm nơi cõi đời – Chàng lạ lẫm như Từ Thức về làng. Chàng dò hỏi mãi, vẫn chẳng một người rõ Thị Liên là ai. Tới một ngôi nhà nọ, gặp bà cụ đã trên bảy mươi tuổi, tóc bạc trắng nhưng lại có những nét quen quen, chàng ngờ ngợ hỏi thăm. Bà lão không trả lời, chăm chú nhìn chàng rồi ngạc nhiên hỏi lại:
- Người là… có phải Thư Âm Nguyễn Ðoài Sĩ… Ngày xưa?
- Thưa, cụ là…
- Tôi là… Lý Hòa Liên.
Nguyễn Lại thất kinh, khuôn mặt méo xệch, liền hét to một tiếng, và chàng choàng tỉnh, trong lòng vô cùng sợ hãi. Thì ra đó là một giấc mơ.
- Có gì khiến chàng run rẩy vậy? – Người vợ bật dậy, ái ngại nhìn chàng và hỏi.
Nguyễn Lại ra khỏi giường, giật khăn thấm mồ hôi đang ướt đầm trán, rồi ngồi xuống, thở, và hổn hển kể lại mọi việc với vợ.
Thị Liên nghe xong cả cười, bèn thốc váy, phủ kín khuôn mặt chàng thư lại…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét