Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

Tap Truyen Ngan Dao Cau Thuyen Tan.html

Ngô Tất Tố

Tập Truyện Ngắn Dao Cầu Thuyền Tán

Mục Lục

Thông tin ebook

TÔI CÒN SỐNG VÌ KHÔNG UỐNG THUỐC

CHỮA KHOÁN HẾT CÁC BỆNH

THẦY LANG THỎ ĐỰC

CỤ LANG BẦN

KHÔNG NÊN QUÊN MỘT BỌN VĂN SĨ

Thông tin ebook

Tên truyện : Tập Truyện Ngắn Dao Cầu Thuyền Tán

Tác giả : Ngô Tất Tố

Nguồn : http://vnthuquan.net

Convert : Bùi Xuân Huy (santseiya_TVE)

Ngày hoàn thành : 06/03/2007


TÔI CÒN SỐNG VÌ KHÔNG UỐNG THUỐC

Hôm sau bệnh tôi đã khỏi, mới đến thăm bạn thì anh Xuân  vẫn cứ bồ hôi ướt đầm, chân tay vật vã không lúc nào yên. ông bà  hơi sợ, lại cho mời ông lang đến. Theo lệ, cụ lang ra bộ trầm tĩnh  nắm vào cổ tay bệnh nhân, rồi bảo nhà chủ:
– Mạch cậu ta đã bớt nhiều lắm rồi đấy, còn cái bồ hôi thì  không ngại gì, tôi cho uống một thang “Ngọc bình phong” là khỏi.
Ngài lại ngoảnh vào mặt tôi và tiếp: – Chắc là thầy cũng không biết thuốc “Ngọc bình phong” là  thuốc cầm bồ hôi rất diệu. Nó chỉ có ba vị hoàng kỳ, phòng phong,  cam thảo mà thôi, nhưng hay lắm, hay vì hoàng kỳ dùng với phòng phong:
Thánh nhân dạy rằng:
“Hoàng kỳ úy phòng phong, đắc phòng phong kỳ lực dũ đại”  nghĩa là hoàng kỳ thì sợ phòng phong, mà được phòng phong thì  sức nó càng lớn. Thầy tính tôi có nhớ sách không? Nếu làm thuốc  mà không nhớ sách thì giết người ta đấy”.Rồi cụ lang mới sai lấy  giấy kê đơn. Bấy giờ tôi cũng phục sách, tin rằng anh Xuân uống  thang thuốc ấy sẽ khỏi. Chẳng ngờ anh ta rủi quá, không chịu theo sách mà ốm thành ra thuốc tuy cắt vào sách mà bệnh vẫn  không chuyển, bồ hôi vẫn ra, nước vẫn khát, lưỡi sắp đổi ra màu  đen và khô như ngói. Cái lo của cha mẹ cũng theo cái bệnh của con  mà tăng lên, ông bà bàn nhau đổi tay, sai người mời thầy lang  khác.
Thăm bệnh, thăm mạch xong rồi cụ lang này phải giữ đúng  “luật” thầy lang, mắng luôn cụ lang trước không biết làm thuốc,  bệnh là bệnh âm hư mà dám dùng những tứ tô, phòng phong, láo quá. Rồi cụ kê! cho một cái đơn cụ gọi là bài lục vị, cụ dặn ba thang  thì khỏi. Người nhà theo đúng lời cụ. Uống hết thang thứ nhất,  chẳng biết thuốc trúng bệnh hay anh Xuân đã hết bồ hôi mà không thấy bồ hôi nữa, nước cũng đỡ khát nhưng lưỡi lại đen thêm, và cả ngày nằm lá bì không cựa. Đến thang thứ hai thì các  chứng cũ vẫn nguyên, lại phát thêm chứng đầy, nhưng người nhà  vẫn tưởng là bớt. Uống thang thứ ba thì bụng phát trướng, trước  còn bí tiểu tiện, sau rồi bí cả đại tiện. Bấy giờ ông bà đã rối như  canh hẹ, mới thải cụ lang ấy, đồng thời rước hai cụ lang khác. Cái  lệ cụ lang đến sau vẫn phải công kích cụ lang chữa trước là cố  nhiên rồi. Hai cụ này cũng không đồng ý kiến với nhau. Cụ thứ  nhất bảo bệnh nhân mạch trầm vi, đó là hỏa suy, dương hư, theo  như sách Phùng thị đã dạy, phải dùng Bát vị xung sâm, mà phải  có quế thật tốt mới được.
Cụ thứ hai nói cả hai tay mạch đều khẩn thực, nó là nhiệt tà  uất kết, phải hạ mới khỏi. ấy mưới rầy, cùng một cái phập phồng ở  mạch máu, mà một cụ gọi là trầm vi một cụ gọi là khẩn thực,  chính cái tay của người có bệnh lại không biết cãi, thì biết nghe ai  bây giờ. Thế nhưng hai cụ vẫn cứ cãi nhau, cụ thứ hai bảo uống  sâm quế thì chết, cụ thứ nhất bảo hạ thì không gỡ được. Rút cục,  cụ thứ nhất thắng, vì đã nói đến sách Phùng thị, thứ sách mà nhà  chủ nói là môn vương đạo. Vả lại, thuốc có sâm quế, nhiều vị trọng, khiến cho người nhà dễ tin. Uống một thang, chỉ thấy hai  mắt đỏ ngầu, còn các chứng vẫn đâu đóng đấy. Uống một thang  nữa! , đại ! tiện vẫn bí như trước, lại thêm được chứng nói mê nói  sảng, hơi thở cực to và mau. ông bà lúc này mới tin lời cụ lang thứ  hai hôm nọ nói phải, lật đật sai người đi rước cụ đến. Đắc thế, cụ  mắng chủ nhà, cụ mắng các bạn đồng nghiệp, tưởng như khí tức  sắp bốc lên tận mây xanh. Nhà chủ nằn nì mãi, cụ mới hơi dịu nét  mặt và rung đùi nói mát:
– Tôi kệ bài tiểu thừa khí mà dùng năm đồng phác tiêu, ba  đồng đại hoàng, ông bà có bằng lòng không?
Nhà chủ lúc ấy chỉ một mực nâng cụ lên bậc cứu dân độ thế  mà xin cụ cứu cho con mình, chứ còn dám nói gì nữa. Thuốc sắc  rồi, anh Xuân không còn đủ sức mà húp, người ta phải lấy thìa mà  đổ vào miệng cho anh. Hay lắm!
Thuốc đi khỏi họng độ ba tiếng đồng hồ, bụng anh Xuân thấy  réo ầm ầm, rồi thì đại tiện cứ ra, trướng bớt, thở bớt.
Nhưng từ đó thì anh hóa ra người trống tràng, đại tiện cứ tự  do mà chảy ra nhiều. Cụ lang xoay xỏa hết ba thang thuốc, mà cái  quái vật ấy không nể mặt cụ, nó cứ luôn luôn tìm đường đi ra. Anh  Xuân thì da thịt đã tiêu tan đi hết, trong bụng lại thấy đau. Ông  bà hồn vía chẳng còn, không biết lấy thuốc đâu cho con. Nhân có  người bạn đọc cái quảng cáo của dược phòng nọ, thấy nói ông chủ  dược phòng giỏi lắm, chứng gì cũng chữa được hết, ông bà tức tốc  cho mời đến ngay. Nắn cổ tay, sờ bụng, thấy nói đau bụng, ông chủ  dược phòng bảo luôn là đau dạ dày phòng tích, không cần phải  uống thuốc chén, chỉ dùng vài chục ve thuốc chữa dạ dày của mình  là khỏi. ông bà nóng ruột, thấy nói sao thì vơ lấy vậy! , sai nga! y tôi  đến dược phòng ấy mua 20 ve một lúc.
Tôi ngờ quá, trước khi cho anh Xuân uống, tôi hãy nếm thử,  thấy nó mằn mặn như vị thuốc muối bicarbonate de soude, chua  chua như vị sơn trà, thơm thơm như vị mạch nha, ngòn ngọt như  vị cam thảo, thả vào nước thì nó vàng lòe như sắc hoàng liên. Anh  uống hết ba ve, bệnh tình vẫn không giảm chút nào, nghĩa là đại  tiện mãi không cầm được, mà người thì cực kỳ suy nhược. Lại vì  một cái quảng cáo khác, ông bà cho mời một ông chủ y quán khác  cứu cho con mình. ông này cả quyết là không việc gì, chỉ uống một  liều thuốc viên là khỏi, nhưng thuốc đắt lắm, một đồng hai viên,  một liều năm viên. Con như thế ai còn tiếc tiền, một đồng một viên  chứ 10 đồng một viên, ông bà cũng lấy. Lấy thuốc về, tôi lại nhấm  thử, thì toàn là xái thuốc phiện, anh Xuân uống hết năm viên thì  đại tiện cầm hẳn, nhưng bụng lại trướng lên bằng cái trống. Thế  rồi sau một ngày nữa bạn tôi tắt nghỉ. Thương hại thay! Tôi với  bạn cùng chung một bệnh, kẻ không uống thuốc thì khỏi, một kẻ  từng trải năm sáu ông lang, tống vào bụng bao nhiêu thứ thuốc thì  phải bỏ cha bỏ mẹ mà đi…
Ai giết anh Xuân? Hẳn là những ông “cứu thế độ dân” ấy.  Cái chết của anh Xuân đã định cho tôi một câu kết luận về bọn  “dao cầu thuyền tán” hiện thời. Tôi kết luận rằng: vô số ông chủ  của vô số “dao cầu thuyền tán” kia, họ chỉ cần có người ốm để bán  thuốc, chứ họ không cần chữa bệnh, trái lại họ lại có tài làm cho  bệnh lớn ra. Ai uống thuốc của họ mà khỏi, chỉ là sự ngẫu ! nhiên. ! Thế nhưng làm sao họ vẫn sống, sống một cách phát đạt? Trong  lúc kinh tế khủng hoảng này, buôn bán nghề gì cũng bị thua lỗ,  duá có những kẻ mở hàng thuốc thì đều “tấy” cả, “tấy” một cách  không ai ngờ. Một kẻ kiết xác đóng vai ông lang trong vài năm, đã thấy họ có tiền mua nhà, mua đất, tậu ô tô, dấn vốn có hàng nghìn  hàng vạn. Thì ra họ dùng toàn ngón “bịp”, bịp bằng quảng cáo nói  một cách vô liêm sỉ, bịp bằng cửa hàng đồ sộ, bịp bằng lọ thuốc,  hộp thuốc chế theo kiểu Tây, bịp bằng lời nói khôn khéo quáến rũ  người bệnh. Mỗi lần họ bịp, ấy là mỗi mạng người chết. Chung  quanh lưỡi dao cầu, bánh xe thuyền tán của họ, “đống xương vô tội  đã cao bằng đầu…”


CHỮA KHOÁN HẾT CÁC BỆNH

(TRÍCH)


Trên tòa nhà hai tầng sừng sững đứng trước đám cây xanh  mát, một lá cờ vải lớn bằng cánh buồm thuyền thoi phất phơ phô  cái dấu hiệu đặc biệt với khách qua đường. Rồi, một tấm biển đứng  hình chữ “nhật” chắn ngang trên mái ngói, rồi một tấm biển gập  hình chữ “nhân” úp đứng trên mái hiên, rồi một bức màn trắng  kín những chữ căng ngang trước cửa như một bức nghi môn. Trước  cửa, hai cái tủ kính bày những hình ảnh kỳ dị, khiến cho ai đã qua  đó, đều phải dừng lại mà nhìn. Phía trong, trên cái giá sơn son,  một bộ lộ bộ ngăn cách đường ra lối vào, sắc đồng sáng choang của  những thứ gươm, chùy, mâu, kích như muốn khoe vẻ quý phái của  chủ nhà.
Chạy theo bức tường dài, hai lớp tủ đứng bóng lộn mùi quang dầu. ạ thuốc, hộp thuốc, lọ thuốc, chai thuốc, mỗi thứ có  hàng mấy trăm cái. Bấy nhiêu sự góp lại thành một hiệu thuốc,  xin tạm gọi là “Hiệu thuốc ông Trăng”, một cửa hàng thuốc đã tốn  công làm quảng cáo nhất ở Hà thành. Ngoài những việc quảng cáo  trên báo, trong sách, hàng ngày lại có một người ôm đống quảng  cáo bằng cái bồ, chăm chỉ rút từng tờ mà ấn vào tay, hoặc quẳng  vào xe những người qua lại. ông chủ hiệu ấy, đố ai đoán được là  hạng người gì. Quần Tây, đôi kính trắng gọng vàng quanh năm  làm diềm cho bộ mặt gồ ghề và cái nước da đen xạm. Trên bàn  giấy, luôn luôn thấy cái điếu ống vắt vẻo cây tre rễ trúc chừng hai  thước tây. Khi đi, khi đứng, khi ngồi, nếu là tiết mùa hè, không  khi nào không có hai đứa đầy tớ vá! c đôi quạt lông chạy theo mà  phẩy phẩy cho ông chủ nhà của họ thành ra một người quý phái.  Trông những sự trang hoàng trong cửa hàng và ngắm cái cách cư xử của chủ hiệu, người ta có thể đồ chừng sự ăn tiêu của nhà ấy  mỗi tháng không dưới ba trăm đồng. ấy là chưa kể cái vốn để chế  hoặc mua thuốc. Ba trăm đồng một tháng, sự ăn tiêu ấy phải là  một nhà cự phú mới có thể đương nổi. Mà cự phú thật, hắn mới cự  phú trong vài năm nay. Những người đã hơi biết hắn, đều phải  ngạc nhiên cho sự phát đạt lạ lùng của hắn. Phải. Trước đây khoảng 10 năm, chủ nhân hiệu thuốc "ông Trăng” còn là một kẻ  lang thang và dốt nát. Ngoài chữ quốc ngữ là thứ chữ mà trẻ con  cũng đều đọc được, vị chủ nhân hiệu ấy không biết thứ chữ gì  khác. Một người tư cách như vậy, ai ngờ có ngày trở nên một thầy  thuốc, xin tạm gọi là thầy thuốc, chủ trương một cửa hàng thuốc  rất to. Thoạt kỳ thủy, hắn chỉ là kẻ buôn thuốc, không phải là  buôn thuốc cái như những người gánh bồ, nghĩa là hắn mua vài  thứ thuốc ghẻ, thuốc lở ở nhà quê, đem ra Hà Nội gửi bán tại các  cửa hàng sách. Gặp dịp may mắn, cuộc thương mại ấy đã làm cho  hắn đủ tiền thuê chỗ kê cái ghế vải mà nằm ở đất phồn hoa.
Tình cờ tại một phố kia, có viên quan lớn vì đi làm quan,  muốn tìm một người cẩn thận, cho ở nhà trong để trông nom và  lau quét dùm những căn nhà ngoài. Nhờ được người quen giới  thiệu, ông chủ cái ghế vải đã thành người coi nhà cho ông quan to.  Lợi dụng cơ hội, hắn mới đăng luôn lên báo mấy dòng, rao rằng:
“Cần ngư�! �i đại! lý bán thuốc, ai muốn điều đình xin đến nhà  ấy nhà nọ mà hỏi”.
Bấy giờ thiên hạ hãy còn nhiều người khờ hớ hơn bây giờ,  cho nên quảng cáo đăng được vài ngày thì đã có người ở tỉnh khác  đến xin làm đại lý. Chủ nhân tiếp khách ở nhà ngoài của viên quan kia, và đòi án quỹ một số là hai trăm đồng. Trông thấy ghế,  sập, lư, đỉnh và các đồ bài trí trong nhà, khách tin chủ là người  phú quý. Với cái cửa nhà lộng lẫy, số tiền 200 đồng, nếu đem án  quỹ, chưa thấm vào đâu, chắc không bao giờ sứt mẻ một đồng nào  được. Nghĩ vậy, khách nhận lời chủ, cách vài ngày thì đệ số bạc  kia đến. Trong lưng đã sẵn đồng tiền, một mặt hắn đi mua thuốc ở  hiệu khách mà thay chai, thay hộp, dán lá nhãn của mình vào, rồi  gửi đi cho đại lý, một mặt thuê nhà, đóng tủ mở một cửa hàng  thuốc con con lấy thương tiêu là hiệu "ông Trăng”. Thế là ông “lang thang” đã nhảy lên địa vị ông “lang băm”. Ngôi tuy đổi mà tư  cách vẫn còn nguyên như cũ, ông chủ hiệu thuốc ấy vẫn không biết  mặt biết tên một vị thuốc nào. Nghề làm thuốc của hắn chỉ cốt ở  sự thay hình đổi dạng. Nghĩa là mua thuốc của các hiệu khách đem về, thuốc viên thì tán thành bột, thuốc bột thì nặn thành viên, hoặc là viên lớn xẻ thành viên nhỏ, viên nhỏ hợp làm viên  lớn, rồi nhồi vào hộp vào chai mà bán. Đồng thời việc quảng cáo  trên báo, hắn vẫn hết sức tiến hành, vừa nói khoác bạt mạng cho  các thuốc ở cửa hàng mình, vừa quáến rũ lấy đại lý bán thuốc ở  các tỉnh nhỏ. Nhờ về sự quảng cáo “không biết thẹn” đó mà! thuốc,!   tuy không chữa khỏi bệnh vẫn bán được, người các tỉnh xin làm  đại lý vẫn mỗi ngày một thêm.
Cái cửa hàng con con vụt trở thành một cửa hiệu nguy nga,  rực rỡ. “Mỗi người phải lừa một lần là tôi giàu rồi”. ấy là lời cố  cùng mà cũng là câu xưng tội của chủ nhân nhà thuốc "ông Trăng”  đã đáp lại câu hỏi hiểm hóc của mấy người quen biết. Có thế thực,  một người đến mua thuốc là có một món tiền lời, một người xin  làm đại lý là có một số tiền ký quỹ, 25 triệu con rồng cháu tiên  chưa phải ai cũng khôn ngoan, người mua thuốc, người làm đại lý  chưa bao giờ hết. Lừa bằng cách ấy chưa đủ, ông chủ hiệu ấy lại  phải nghĩ thêm cách khác. Trong lúc xã hội “thầy lang” hãy còn  lộn xộn, những người có bệnh phần nhiều không biết lấy thuốc của  ông thầy nào, người ta sợ rằng “tật mang mà tiền vẫn mất”. Đoán  thấy chỗ yếu của số đông người, chủ hiệu "ông Trăng” mới lập cái  kế “chữa khoán”. Phong, lao, cổ, lại, bốn chứng đó, các sách Tàu  đều cho là bệnh bất trị, cho đến các nhà y học âu tây cũng chưa  tìm được cách chữa chắc chắn. Vậy mà chủ hiệu "ông Trăng” dám  nhận chữa khoán hết thảy. “Chữa khoán bệnh lao” “Chữa khoán  bệnh hủi”… bức màn trắng treo trên cửa hiệu, luôn luôn nêu mấy  dòng thật lớn như thế, và nói rõ rằng “nếu không khỏi không lấy  tiền”, bệnh nào cũng vậy. Tưởng là thực, kẻ có bệnh theo nhau mà  đến, nhiều nhất là người mắc bệnh lao. Lúc này tư cách chủ hiệu  đã tiến hơn trước, nghĩa là hắn đã đ�! ��c qua v! ài cuốn sách thuốc  quốc ngữ, nhớ được ít tên thuốc và tên mạch để làm sáo mà tiếp  con bệnh. Cũng hỏi chứng, cũng xem mạch, cũng giở sách thuốc  nói quàng nói xiên, rồi tùy từng mặt mà nặn tiền, có thể nặn được  đến đâu thì hắn nặn đến đấy. Nhưng vô luận bệnh gì, hắn đều bắt  đặt một nửa tiền, tính theo cái giá đã khoán. Ngó những lộ bộ,  quạt lông, điếu ống xe dài thườn thượt, kẻ có bệnh cố nhiên không  ai dám trả rẻ tiền. Nhưng trong khi đặt một nửa tiền, người ta  cũng đành bắt ông chủ viết cho cái giấy. Bạn đọc thử nghĩ giấy ấy  viết ra sao? “Một bên là ông X chủ hiệu "ông Trăng”, một bên là  ông Y, người có bệnh lao ở Phố P đã bằng lòng với nhau những  điều sau này:
"Ông Y xin thuê khoán cho ông X chữa bệnh lao của mình, và  thuận trả ông X một số là 100 đồng. Nay đã đặt trước 50 đồng, khi  nào khỏi bệnh sẽ trả nốt 50 đồng nữa. ông X nhận của ông Y 50  đồng, phải chữa cho ông Y thật khỏi. Nếu không khỏi thì ông X  phải trả lại cho ông Y số tiền đặt trước ấy. Nếu ông Y nửa chừng  bỏ dở thì số tiền đặt trước ấy, ông X không phải trả lại”. Giấy là  vậy, còn thuốc thế nào? Thiên môn, mạch môn, khoản đông, tử  uyển, một mớ vị thuốc nhuận phế đó, hắn luyện thành viên, hắn  nấu thành cao, đưa mãi cho người ta uống. Thuốc như vậy, đời nào  mà chữa cho được bệnh lao! Bệnh không khỏi, kẻ ốm đem giấy đến  hiệu, đòi lại số tiền đã đặt. Chủ hiệu chỉ phải đáp lại một câu:
– Trong giấy đã nói “nếu uống thuốc nửa chừng bỏ dở” thì “tôi  không p! hải tr�! �� lại số tiền đặt ấy” kia mà. Bây giờ tôi còn đương  chữa mà ông đã thôi, ấy là ông bỏ dở, không thể đòi tiền tôi được.
Thì ra trong giấy không nói cái “hạn chữa khỏi” là bao nhiêu  ngày, giả như theo thuốc đến mấy chục năm, khi thôi, cũng vẫn là  người bỏ dở. Ấy đó, hắn gạt người ta cốt ở chỗ đó! Song điều đó chỉ  gạt được người nhà quê, chớ Hà Nội thì ít kẻ mắc. Nhưng các thầy  “lang băm” đều là thánh sư nghề lừa gạt, họ đã có nhiều cách khác  để gạt người Hà Nội.


THẦY LANG THỎ ĐỰC

(TRÍCH)

Phải, người ấy gọi là “Thỏ Đực” thì đúng. Trông cái hình dáng, có thể bảo hắn là một anh kép già ở xóm cô đầu, nếu hắn  không đi giày ban. Nhưng ngắm đến bộ miệng thì lại có thể tưởng  hắn là một con thỏ, vì cái miệng ấy nó chum chúm như mõm con  thỏ, mà tự môi trên đến môi dưới, rồi thì ngoài mép quanh cằm,  đâu cũng nhẵn thín, không bén một sợi râu nào. Trước đây, khoảng ba chục năm, hắn chỉ là một chàng học trò dở ở vùng xuôi,  chữ Hán cũng biết ít nhiều, chữ Pháp không thuộc một tiếng. Làng nhà hắn cũng như làng Xạ La ở Hà Đông, vô luận người nào,  biết chữ hay không biết chữ, đều thuộc võ vẽ một ít bài thuốc, nhớ  lõm bõm vài câu sách thuốc. Xách dao cầu đi phương khác, họ đều  có thể bịp người mà kiếm ăn. Nhờ về phong thổ đó, hắn đủ tư cách như mọi trai làng, nhân khi túng đường sinh nhai mới sắm dao  cầu tủ thuốc, kéo lên ngã tư nọ ở ngoài Hà thành, mở cửa hàng  thuốc, vì không thể gọi là cửa hàng gì. Kỳ thực, trong hàng của  hắn chỉ có mấy thứ thuốc bột chữa sâu răng, thuốc cao chữa mụn  nhọt và vài chục vị vừa thuốc Bắc vừa thuốc Nam, đựng trong một  cái tủ mốc. Gọi là hàng thuốc, cũng xấu hổ cho hai tiếng ấy. Lúc  ấy, vùng đó, răng đã ít người đau, nhọt lại ít kẻ bị, thuốc ế, mạng  nhện bắt đầu quấn vào dao cầu, những người gần quanh thấy cái  cảnh đói khát của hắn, đã phải động lòng thương hại. Tình cờ gần  đó có vị đại thần lên cái hậu bối, dùng đã nhiều thứ thuốc lắm mà  vẫn không khỏi. Một hôm, người nhà bàn nhau:
&#! 8211; Hay thử gọi lang “Thỏ Đực” vào đây xem hắn có chữa được  không? Nghe nói nhà hắn có bán thuốc cao, hoặc giả nó là môn  thuốc gia truyền thì chắc có hiệu.
Bàn vậy mà thôi, thực ra người ta cũng không thèm gọi. Bởi  vì đối với nhà vị đại thần đó, anh lang “Thỏ Đực” chỉ là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre chứ có giá gì. Chẳng ngờ lời bàn ấy bị một  viên tri huyện là cháu vị đại thần kia nghe tiếng và tin là thực.  Rồi từ ngày mai trở đi, gặp ai hỏi thăm bệnh tình của viên đại  thần, viên tri huyện đều nói rằng ngài dùng thuốc của thầy lang  “Thỏ Đực”. Danh giá của con “Thỏ Đực” đã tăng lên nhiều. May  sao cách vài chục ngày, vị đại thần ấy khỏi bệnh. Khỏi là nhờ  thuốc của người khác, chứ người ta không dính tý thuốc nào của  “Thỏ Đực lương y”. Thế nhưng “Thỏ Đực” là kẻ gian ngoan, đi đâu  cũng phô rằng mình đã chữa được vị đại thần ấy. Cũng vì có mấy  câu nói của viên tri huyện, thành ra trong đám phủ huyện, nhiều  người tin rằng vị đại thần kia quả có dùng thuốc của thầy lang  này.
Thế là mọi người đua theo, trong nhà động có người nào mọc  mụn, phải gai, họ liền cho lấy thuốc của hắn. Phúc làm sao, hắn  chữa luôn được vài bệnh, tiếng tăm đồn đi, khách lấy thuốc càng  ngày càng đông, do đó đã có dấn vốn kha khá. Bấy giờ hắn mới  sắm sửa đồ đạc, dọn luôn lên đất Hà thành. Từ đó, hắn mới giở  ngón bịp ra. Khác với các chủ dược phòng, y quán, hắn chỉ quảng  cáo bằng miệng, không hề quảng cáo bằng giấy hay báo. Ngồi với  một người h! ơi biế! t chữ Hán, thì hắn giở luôn thi phú câu đối ra  đọc, toàn là thơ cũ, phú cũ, câu đối cũ của các đại gia mà hắn đã  học thuộc lòng, nhưng hắn vẫn nói là của mình làm ra. Ngồi với  một người có bệnh hoặc nhà có người bị bệnh thì hắn đọc luôn sách thuốc hàng tràng. Cũng là những đoạn hắn học thuộc lòng, nó  không dính dáng gì đến cái bệnh mà hắn sắp chữa hay đương chữa. Thơ phú cho đến sách thuốc của hắn nhớ được, quanh quẩn  độ hơn 10 bài chứ không nhiều gì, nếu ai chú ý mà nghe, sẽ thấy  lần nào hắn cũng chỉ đọc có mấy bài ấy. Thế nhưng, những người  không biết thì ai cũng tưởng là hắn thông lắm. Đến việc chữa bệnh, hắn lòe thiên hạ lại càng bợm hơn. “Hôm qua tôi đi thăm  bệnh cho quan Thượng tỉnh nọ, hôm kia đi kê đơn cho quan Tuần  kia, ngày nay có bà án hay bà Phủ nọ đón đến thăm mạch mà  chưa đi được”. Mở đầu câu chuyện nói với con bệnh đại để hắn vẫn  dùng cái sáo ấy. Có khi hắn còn can đảm mà nói tràn rằng:
“Chính vua nước Lào có bệnh, đốc tờ nói chữa không khỏi,  cũng phải vời mình sang chữa”. Rồi thì người Tây, người Tàu, người ấn Độ, các thứ người ở Đông Dương đều bị hắn vơ làm người  đã uống thuốc của hắn, người nào bệnh cũng nặng và cũng khỏi  cả. Kỳ thực Tây, Tàu, ấn Độ, có ai dùng thuốc của hắn bao giờ.  Đáng tức cười nữa, là mỗi khi cất miệng tiếp khách, ấy là hắn công  kích thuốc Tây. Hắn khoe những bệnh đốc tờ bỏ, không chữa được,  hắn chữa chỉ hai thang thuốc là khỏi, hắn nói chánh phủ đã biết  cái tài làm thuốc của hắn, đã cấp cho hắn cá! i bằng ! đốc tờ về nghề  thuốc Tàu. Bởi thế, hắn mới muốn được người ta gọi quan Đốc, ai  không gọi thế thì hắn thịu cái mặt ra. Với những ngón bịp như  vậy, kẻ nông nổi ai mà không mắc? Huống chi cái lối làm thuốc  của hắn lại cũng là một lối bịp.
Nói cho phải, hắn cũng có đọc vài đoạn sách thuốc, chứ không đến nỗi dốt đặc. Nhưng hắn đọc để thuộc lòng, đọc để lấy  khách, không phải đọc để mà hiểu. Những vị thuốc mà hắn hay  dùng ấy là sâm, hoài, linh, biển và bài lục vị. Trong tập đơn thuốc  của hắn đã kê, không thấy cái nào không có bốn vị thuốc đó, hoặc  dùng xen với bài lục vị hoặc dùng lẫn với các vị khác. Sâm, hoài,  linh, biển hay thuốc lục vị, hắn tưởng cũng như cơm tẻ, uống vào  trúng bệnh thì khỏi, không trúng cũng không đến nỗi chết ai, vì  vậy bệnh gì hắn cũng dùng đến. Quả có thế thực, những vị thuốc  ấy, dù là trái bệnh, cũng không phát lên kịch liệt. Bởi vậy người ta  mới phục hắn làm thuốc theo lối vương đạo. Họ không hiểu rằng:  đã gọi là thuốc, có thể khỏi bệnh thì có thể giết người. Chỉ vì sâm,  hoài, linh, biển, nó giết người ta một cách từ từ, cho nên người ta  không biết. Bao nhiêu người theo hắn hàng trăm thang thuốc, chết  vẫn hoàn chết, cái họa “sâm, hoài, linh, biển” là vậy. Chết cũng mặc, khoét được tiền, hắn cứ việc khoét. Đúng như lời bà phán  Phước đã nói, ai đã uống thuốc, hắn cũng phán cho mua những vị  trọng, và bắt phải mua của mình. Thậm chí hắn còn mua sâm giả  của bọn Cao Lá bán rao, rồi đưa cho vợ bán lại cho những người  quen thuộc chồng, cái �! �ó mới! tinh quái chứ!
Tóm lại, ngón bịp của thầy lang “Thỏ Đực” còn giỏi hơn ngón  bịp của thầy lang khác nhiều lắm. Bịp bằng hoành phi câu đối chói  lọi trong nhà, bịp bằng lời nói mềm mỏng ngọt ngào như mẹ dầu  dỗ khách, bịp bằng cách khoe quan nọ quan kia uống thuốc của  mình, bịp bằng lối dùng thuốc không thưởng, không phạt, bịp bằng phép bán những vị trọng cho con bệnh hoặc bắt con bệnh  uống những tễ thuốc ba bốn chục đồng. Trong đất văn vật nghìn  năm biết bao kẻ bị hắn bịp cho đến chết mà vẫn không tỉnh ngộ.


CỤ LANG BẦN


Vì cụ quê ở Bần Yên Nhân, nên người quen biết cụ thường  gọi là cụ lang Bần. Cụ giữ nghiệp dao cầu thuyền tán cũng là một  sự ngẫu nhiên, nhưng về sau các thầy địa lý vì nặng tình cơm rượu  đã tán rằng cụ được ăn về ngôi mả tam đại phát danh y. Nguyên  trước cụ làm việc phát vé tàu điện, nhân một buổi cụ phải giữ việc  dồn toa về nhà máy, bỗng thấy một quyển sách nhỏ, đóng giấy ta  bìa cậy, bỏ chơ vơ trên ghế ngồi. Cụ cầm lên xem, tuy không nhận  rõ là quyển gì, nhưng cũng đọc lõm bõm được mấy chữ trần bì, cam  thảo. Cụ biết ngay là một quyển sách thuốc của một ông hành khách nào bỏ quên. Cụ đem về mượn ông đồ bên cạnh sang xem  cho biết quyển sách thuốc ấy thế nào. Ông đồ bảo đấy là quyển  sách thuốc gia truyền của họ Đào để lại, các môn thuốc, các chứng  bệnh đều đã lập thành cả. Cụ bèn thuê ông đồ mấy đồng để phiên  dịch quyển sách ấy ra quốc ngữ. Trước hết hãy làm thử mấy thứ thuốc viên cho vợ bán, như thuốc cam, thuốc sài trẻ con, thuốc khí  hư huyết tích đàn bà v.v…
Chẳng ngờ làm bỡn mà ăn thật, khách tới lấy thuốc ngày  một đông; biết là một nghệ có thể kiếm ăn được, cụ bèn quẳng trả  “sà cột” cho nhà máy điện mà về. Nuôi một ông đồ làm gia sư để  làm cố vấn trong việc biên đơn bốc thuốc, sắm cả dao cầu thuyền  tán, nghiễm nhiên làm một ông lang chính thức. Môn thuốc của cụ  đã hay, mà cái môn nói khoác lại ghê gớm hơn nữa! Này đây một  cái mộng tưởng của cụ:
– Cái nghề thuốc của tôi còn là biến hóa ! vô cùng! Ông cũng  đã viết ở đây, về môn chữa thuốc tây thì còn ai hơn lão “Oa đề ba”  nữa, thế mà nhiều con bệnh đến cậy lão chữa, lão đã bó tay xin  chịu, mà đến tôi thì khỏi hẳn! Thực ra tôi vẫn phục lão về cái tài  mổ xẻ châm chích, tức là môn chữa ngoại khoa. Nhưng điều đó  cũng chẳng khó khăn gì, rồi nay mai ông sẽ biết! Tôi đã bỏ phí  năm mươi đồng để vận động cho con tôi được vào làm bồi phụ  trong nhà lão.
Cụ nói tới đây rồi ngó trước nhóm sau, thấy vắng vẻ cụ mới nói:
– Tôi xin nói thực với ông câu này, xin ông giữ bí mật cho,  nếu tiết lộ ra thì con tôi không thể nào được ở yên trong nhà lão!
Tôi sửng sốt không hiểu vì duyên cớ gì mà ghê gớm thế, gặng  mãi cụ mới nói nhỏ vào tai tôi:
“Tôi quyết cho con tôi lọt vào đấy là chỉ cốt để ăn cắp nghề  của lão cho bằng được. Rồi cụ lắc lư nói:
– Ông phải biết phàm ai tài nghề gì mà chẳng muốn giấu cho  kỹ, dù cha con cũng chưa chắc truyền cho nhau hết phép. Đấy ông  xem, nhà nước mở ra trường thuốc chẳng qua là chỉ dạy cho học  trò biết một vài món loàng xoàng thôi chứ nào đã có ai tài được  như lão đâu, như thế chẳng phải là lão có môn thuốc bí truyền là  gì? Tôi biết thóp thế, nên mới chịu bỏ tiền ra lo chạy cho con tôi  vào đấy, cốt là vì nghiệp thuốc của tôi, chứ chạy tiền để làm anh  bồi phụ thì chạy làm gì. Chỉ vài năm nữa, con tôi ăn cắp được môn  thuốc bí truyền của lão thì về môn ngoại khoa như mổ, xẻ, châm,  chích đã có con tôi. Hai bố con khi đã thu được hết phép của đông  tây rồi thì còn ai đ�! �ch nổi! nữa”.
Cụ nói rồi, dương cái mặt khờ khạo, nở một nụ cười đắc chí!
Tôi cũng cười hộ cụ cho thêm vui, rồi hỏi:
– Thế cậu cả nhà ta đã học được món gì chưa?
– Ôi chao! Ông tưởng dễ lắm đấy! Truyền nghề cho đã là khó,  đến ăn cắp nghề lại càng khó hơn nữa. Cho nên tôi vẫn khuyên  thằng cả nhà tôi phải kiên tâm cố chí lắm mới được, mới đến bảy  tám tháng thì đã ăn thua gì. Hiện công việc của cháu ở nhà lão chỉ  có lau bàn ghế, quét dọn buồng ăn buồng ngủ, cũng như ta, các cụ  khi xưa bắt đầu nhập môn cầu học cũng phải làm những công việc,  sái, tảo, ứng, đối là thường.
Tôi lại hỏi:
– Thế cậu cả nhà ta có biết khá chữ tây không?
Cụ giương cặp mục kỉnh mà đáp:
– Ấy, chữ thì cháu không biết, nhưng tôi đã đút cho anh bồi  đưa cháu vào mấy chục để cho cháu học tiếng, nên tuy chữ cháu  không đọc được, nhưng nói thì đã khá lắm. Vả chăng cái nghề  thuốc chúng tôi, chỉ cốt trong cho tin, nghe cho rõ là được, chứ bây  giờ lại học chữ đã thì ông tính đến bao giờ. Mình học là học tắt ông  nghe chửa.
Cụ nói tới đây thì bỗng có khách lại lấy thuốc, cụ đứng dậy  bỏ tôi mà đi, tôi ngồi lại thẩn thơ tự hỏi: từ bác vé xe, nhảy lên ông  lang, từ anh bồi phụ nhảy lên ông đốc tờ, chẳng biết bao giờ hai  cha con nhà ấy sẽ gặp nhau, mà lúc gặp nhau rồi thì cái kết quả sẽ  ra sao?


KHÔNG NÊN QUÊN MỘT BỌN VĂN SĨ


Trong một tuần lễ trước đây, hội đồng Phòng bệnh hoa liễu  có họp một kỳ hội nghị bàn việc dự định thể lệ cho nghề mãi dâm.  Những thể lệ ấy đã khởi thảo rồi, ở báo hàng ngày đã có đăng rõ,  mục đích của nó không gì khác hơn là chỉnh đốn cho nghiêm cái  nghề “bán dâm” để bài trừ những bệnh hoa liễu. Một việc rất nên  làm và rất hợp thời. Hiện nay bệnh hoa liễu mỗi ngày một bành  trướng lạ thường, nếu không tìm được cách gì ngăn ngừa thì một  ngày kia, không khéo khắp trong dân tộc An Nam sẽ khó mà kiếm  một người không mắc bệnh khốn nạn ấy. Điều nên nói là trong  bản thể lệ ấy, hội đồng Phòng bệnh hoa liễu mới nhìn bệnh hoa  liễu bằng cái nguyên nhân thứ hai, còn bỏ sót cái nguyên nhân thứ  nhất của nó. Bệnh hoa liễu cũng như một vài bệnh khác, ngoài cái  nguyên nhân thứ hai là nạn mãi dâm còn có nguyên nhân thứ  nhất gây ra mầm bệnh mà không phải là loại vi trùng.
Nếu không trừ được nguyên nhân thứ nhất của bệnh, không  thể cấm bệnh không được lan ra. Nguyên nhân thứ nhất là gì? Các  ngài sẽ đổ cho sự gay go trong cuộc sinh hoạt. Cố nhiên, với sự  bành trướng đáng ghê như bệnh hoa liễu, hiện tượng sinh hoạt  vẫn phải chịu một phần trách nhiệm. Nhưng một phần thôi, còn  một phần khác, là trách nhiệm của bọn văn sĩ. Tôi muốn nói mấy  ông văn sĩ thiếu lương tâm, quen dùng văn chương khiêu dâm để  quyến rũ bạn đọc phụ nữ. Nói cho phải, văn chương của ta hồi này  cũng có tiến bộ hơn trước, nhất là nghề viết tiểu thuyết. Nhưng  trong khi tiến bộ v�! � phương diện nghệ thuật, đồng thời nó cũng  tiến bộ luôn về phương diện khiêu dâm. Hãy giở những cuốn tiểu  thuyết tình xuất bản gần đây mà coi, các ngài sẽ thấy lời nói ấy  không sai sự thực. Tác giả những áng văn chương ấy vẫn là nhà  văn có tài, cái tài cổ động chủ nghĩa khoái lạc về nhục dục mà  người ta gọi tránh đi là “vui vẻ trẻ trung”. Họ phá hủy nền liêm sỉ  của trai gái bằng những ngòi bút mạnh bạo. Họ mô tả trần truồng  cái chân tướng ái tình bằng giọng văn hay hớm và lả lơi. Họ làm  được cảnh tượng của dục tính ở mặt giấy cũng hoạt động như ở  màn ảnh. Đừng nói những hạng trai trẻ, giả sử các cụ sáu bảy mươi tuổi nghe văn của họ có khi cũng thấy dậm dựt trong mình.  Nhờ vậy, họ đã đi được tới đích, hầu hết phụ nữ ở thành thị đều  đua nhau làm độc giả của họ.
Trong vài năm nay, tâm hồn phụ nữ thành thị đã bị họ cám  dỗ…; người ta đã nói bằng giọng của họ, người ta đã nghĩ bằng tư  tưởng của họ, rồi người ta muốn làm như những nhân vật trong  tiểu thuyết của họ. Cái ảnh hưởng ấy, nó đưa chị em phụ nữ đến  đâu? Bước thứ nhất là đến một cuộc đời lãng mạn. Trong vài năm  nay, đối với phụ nữ -nhất là phụ nữ tân thời -liêm sỉ chỉ là tính  hèn nhát, dư luận chỉ là lời hủ bại, biết bao nhiêu người đã ngang  nhiên đem thân thể thờ thần nhục dục một cách tự do, không e lệ,  cũng không hối hận. Tại các thành thị, tiệm nhảy và phòng ngủ  mở ra mỗi ngày mỗi nhiều, đó là bằng chứng rất rõ rệt về phong  trào lãng mạn của phụ nữ. Ai nấy chắc đề! u nhận ! rằng: từ lãng  mạn đến mãi dâm không xa, và từ mãi dâm đến bệnh hoa liễu  càng không xa nữa. Đi ngược trở lại, chúng ta có thể nói rằng: bao  nhiêu nữ tướng trong việc truyền bệnh hoa liễu đều là tín đồ của  chủ nghĩa lãng mạn; mà bao nhiêu nữ tín đồ của chủ nghĩa lãng  mạn đều là độc giả của những văn sĩ kia. Vậy thì những người mắc  bệnh hoa liễu đều là người đã phải bùa mê của bọn văn sĩ khiêu  dâm, chính bọn văn sĩ khiêu dâm đã đưa người ta lên giường bệnh  hoa liễu.
Nói vậy không phải quá đáng. Nếu vào nhà thương mà hỏi  những chị em bệnh hoa liễu có đọc tiểu thuyết của bọn văn sĩ kia  không, quyết rằng trong số trăm người đều trả lời rằng có. Đối với  pháp luật, văn chương khiêu dâm vẫn thuộc về tội đáng trừng phạt. Nhưng cái điều kiện của pháp luật về những khoản đó hình  như không rõ ràng, cho nên bọn văn sĩ khiêu dâm vẫn có đường  trốn. Họ trốn ra đường nghệ thuật. Họ viện vào thuyết “nghệ thuật” để bênh vực cho nghề nghiệp của họ. Nếu những tác phẩm  của họ cứ được tự do đầu độc phụ nữ thì nghề mãi dâm còn thịnh  hành và bệnh hoa liễu còn bành trướng.

- Hết -

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét