Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

Tap 5 Muoi nam khang chien.html

Tác phẩm: Mười năm kháng chiến

Tác giả: Không rõ

Tủ sách: Lịch sử – Địa lý

Nguồn: danchua.eu

Thực hiện ebook: Zaqqaz

ooO TVE Ooo


   01) Thấy dân chúng vui mừng đón rước nghĩa quân, Bình Định Vương liền ra lệnh: "Dân ta bấy lâu nay bị khổ sở vì giặc Minh, vậy quân ta đi tới đâu cũng phải hết lòng giúp đỡ dân. Ai chiếm đoạt của cải hoặc ức hiếp dân sẽ bị tội nặng".

oOo

 

   02) Quân lệnh nghiêm minh như thế nên nghĩa quân rất được lòng dân. Đi tới đâu, các quan chức châu, huyện của nhà Minh ra hàng đến đấy. Vương liền đem quân vây thành Nghệ An. Tướng nhà Minh đóng chặt cổng thành, không dám ra đánh.

oOo

 

   03) Tháng năm năm Ất Tỵ (1425) Vương sai Đinh Lễ đi đánh Diễn Châu. Tới nơi thì gặp tướng nhà Minh là Trương Hùng tải 300 thuyền lương từ Đông quan vào. Đinh Lễ cướp được hết mọi thuyền lương và đánh đuổi Trương Hùng thua chạy vào thành Tây Đô.

oOo

 

   04) Đến tháng bảy Trần Nguyên Hãn và Lê Nổ đem quân vào đánh hai châu Tân Bình và Thuận Hóa. Gặp Lê Ngân đem 70 chiến thuyền vào tiếp ứng, Trần Nguyên Hãn đã hạ được hai châu rất dễ dàng. Sau đó lại mộ thêm được nhiều nghĩa quân nữa.

oOo

 

   05) Năm Bính Ngọ (1426) thấy Nghệ An còn kiên cố mà thành Đông quan lại ít quân, Nguyễn Trãi bàn nên đánh Đông quan trước. Vương nghe lời chia quân làm nhiều đạo cùng tiến ra bắc. Quân của Bình Định Vương rất có kỷ luật nên đi tới đâu cũng được nhiều người theo.

oOo

 

06) Chợt có tin quân Tàu ở Vân Namsang, tướng Phạm Văn Xảo đem quân đi chặn đường cứu viện. Còn Lý Triện và Đỗ Bí tiến đánh tham tướng nhà Minh là Trần Trí đóng ở Ninh Kiều (Hà Đông). Trần Trí thua chạy, Lý Triện quay về Ninh Giang hợp cùng Phạm Văn Xảo để cùng chặn quân Tàu từ Vân Nam sắp kéo sang.

oOo

 

   07) Trần Trí viết thư gọi Phương Chính ở Nghệ An ra cứu Đông Quan. Được tin này Bình Định Vương để Lê Bôi, Lê Thận ở lại vây thành Nghệ An. Vương cùng đại quân đuổi theo Phương Chính ra Bắc. Trên đường tiến quân lại gặp thành Cổ Lộng của giặc Minh.

oOo

 

   08) Thành Cổ Lộng nằm ở trên bờ sông Đáy, giữa cánh đồng Lai Cách (Ý Yên, Nam Định) trấn giữ con đường chính từ Thanh Hóa ra Đông Quan. Thành này trước đây, giặc Minh cho lấy đất ở núi Bô và phá tháp Chương Sơn, rồi bắt dân chúng xây lên rất là kiên cố.

oOo

 

   09) Muốn ra Đông Đô thì phải phá được thành Cổ Lộng. Vương cùng quân sư Nguyễn Trãi đang bàn kế phá thành thì có bà Lương, vợ ông Đinh Tuấn, đến xin làm nội ứng để sẽ mở cửa thành, đón nghĩa quân. Nhờ thế mà ngay đêm hôm ấy, nghĩa quân đã ùa được vào thành mà không phải đổ máu đánh nhau với giặc.

oOo

 

   10) Từ khi vây thành Nghệ An đến giờ, quân của Bình Định Vương đã khá mạnh. Tướng Minh báo tin về cho vua Minh biết. Vua Minh liền sai Vương Thông cùng Mã Anh đem 50 ngàn quân sang cứu Đông Quan. Tới Đông Quan, Vương Thông chia binh chống lại Bình Định Vương.

oOo

   11) Vương Thông đóng binh ở Cổ Sở (Sơn Tây), Phương Chính đóng ở Sa thôi (Hà đông), Mã Kỳ đóng ở Thanh Oai (Hà đông). Đồn lũy xây rất vững chắc, liên tiếp nhau một dãy, dài hơn mấy mươi dặm. Chúng tin chắc là Bình Định Vương không thể nào tiến quân ra Đông quan được.

oOo

 

   12) Lý Triện và Đỗ Bí kéo nghĩa quân đến Thanh Oai rồi cho người nhiếc mắng Mã Kỳ. Mã Kỳ tức giận đem tất cả quân lính trong đồn ra đánh thì gặp ngay phục binh của nghĩa quân. Mã kỳ bị thua nặng, quay trở lại đồn thì đồn đã bị nghĩa quân chiếm. Y cố sức chạy trốn về Đông quan.

oOo

 

  13)  Lý Triện thừa thắng kéo quân đi đánh đồn Sa thôi của Phương Chính. Tới nơi thì thấy đồn lũy đã trống không. Thì ra nghe tin Mã Kỳ bị thua, Phương Chính vội rút lui chạy tới Cổ Sở để hội cùng Vương Thông tìm cách chống giữ.

oOo

 

   14) Vương Thông đoán trước là nghĩa quân sẽ tới nên đặt phục binh và rải chông sắt chung quanh đồn. Lý Triện kéo tới. Quân Minh giả thua nhử cho nghĩa quân tiến vào chỗ có phục binh và chông sắt. Voi trận xéo phải chông sắt, đau quá quay đầu chạy trở lại, Lý Triện thua chạy về Cao bộ.

oOo

 

   15) Đinh Lễ và Nguyễn Xí đến cứu Lý Triện. May bắt được thám tử của nhà Nguyên, tra hỏi biết rõ kế hoạch của Vương Thông là định sẽ đánh úp nghĩa quân vào sáng ngày hôm sau. Liền ngay tối hôm ấy, Đinh Lễ bắn súng làm hiệu để lừa quân giặc rồi phục binh khắp nơi.

oOo

 

   16) Quân Minh vừa tới Tụy Động thì gặp mưa to, đường lầy và phục binh bốn phía đổ ra đánh. Trần Hiệp và Lý Lượng tướng nhà Minh bị giết. Quân nhà Minh sa lầy, ngã sông chết đuối nhiều không kể xiết. Trận Tụy Động (còn gọi là Tốt Động hay Chúc Động) diễn ra vào tháng Mười năm Bính Ngọ (1426) là trận thắng to lớn nhất của nghĩa quân.

oOo

 

   17) Sau khi bị thua nặng ở Tụy Động, bọn tướng tá nhà Minh cùng rút về giữ thành Đông Quan. Đinh Lễ một mặt vây thành, một mặt cho người về Lỗi Giang báo tin thắng trận. Bình Định Vương mừng lắm dẫn đại quân đến đóng ở Bồ Đề (Gia Lâm) gần thành Đông Quan…

oOo

 

   18) Kể từ ngày khởi nghĩa đến giờ, thua cũng lắm, được cũng nhiều, nhưng chưa có trận nào thắng giặc lừng lẫy bằng trận Tụy Động. Vì vậy mà mọi người tài giỏi ở các nơi đều phấn khởi, nô nức kéo về theo. Vương thu dùng hết và tùy theo tài năng của họ mà giao cho mọi công việc.

oOo

 

   19) Mặc dầu còn đương vây thành Đông Quan, Vương vẫn tổ chức việc cai trị ở các vùng đất đai đã thu được. Miền Đông đô được chia ra làm bốn đạo, mỗi đạo gồm nhiều trấn (như tỉnh ngày nay). Rồi Vương đặt các quan văn võ để trông coi mọi việc ở các đạo và các trấn.

oOo

 

   20) Vương Thông ở thành Đông Quan không dám ra đánh vì biết trước rằng không địch nổi nghĩa quân. Y muốn bãi binh kéo về Tàu nhưng còn e ngại. Giữa lúc đó thì Nguyễn Trãi viết dụ thư dụ y và quân sĩ ra hàng để được bảo toàn tính mạng.

oOo

   21) Thư dụ hàng của Nguyễn Trãi được viết thành nhiều bản rồi cặp vào các mũi tên mà bắn vào trong thành. Quân Minh nhặt được, cùng nhau đọc. Tinh thần chúng hoang mang, lo sợ, không còn, muốn chiến đấu nữa. Lẻ tẻ đã có một số lính trốn ra khỏi thành để xin hàng nghĩa quân.

oOo

 

   22) Lục lại tờ chiếu của vua Minh trước đó vào ba chục năm nói về việc tìm con cháu nhà Trần, Vương cho sứ giả mang chiếu ra đưa cho Bình Định Vương. Y yêu cầu Vương tìm con cháu họ Trần rồi lập lên làm vua để hai bên cùng bãi binh.

oOo

 

   23) Bình Định Vương nghĩ càng đánh nhau thì dân chúng càng khổ sở, nên y lời của Vương Thông. Vương cho lập Trần Cao, một người dòng dõi nhà Trần lên làm vua, còn mình thì xung là Vệ quốc công để dễ cầu phong với nhà Minh. Vương cho rằng làm như thế sẽ sớm chấm dứt được chiến tranh.

oOo

 

   24) Vương Thông cho người ra hẹn với Vương ngày kéo quân về nước. Vương chấp thuận. Mọi việc tưởng xong. Ai ngờ Vương Thông bề ngoài thì nói hòa nhưng bề trong vẫn sửa sang lại thành lũy. Rồi y cho người lẻn đem thư về Tàu cầu cứu.

oOo

 

   25) Bắt được kẻ lén đưa thư về Tàu cầu cứu. Vương giận lắm, không giao thiệp với Vương Thông nữa. Tháng 8 năm Đinh Mùi (1427) nghe tin bọn Liễu Thăng, Mộc Thạnh sắp đem quân sang, Vương họp bàn với tướng sĩ. Nhiều người xin hãy đánh thành Đông Quan trước để giặc hết đường nội ứng.

oOo

 

   26) Nguyễn Trãi bàn: "Chưa nên đánh thành ngay. Ta hãy cho nghĩa quân dưỡng sức đợi quân cứu viện đến mới đánh. Quân cứu viện thua thì quân trong thành phải ra hàng". Vương nghe theo và cử các tướng Lê Sát, Đinh Liệt đem quân và voi trận phục sẵn ở Chi Lăng.

oOo

 

   27) Bấy giờ Trần Lựu đang giữ cửa Pha Lũy (Nam Quan) thấy quân nhà Minh đến liền giả cách thua chạy. Liễu Thăng chiếm được mấy đồn một lúc nên càng đắc ý đuổi theo. Bình Định Vương cũng làm bộ khiếp sợ, cho người đưa thư lên xin bãi binh. Liễu Thăng không thèm đọc thư, và càng tỏ vẻ kiêu căng.

oOo

 

   28) Hôm sau, còn tờ mờ sáng, Liễu Thăng đã dẫn đoàn quân kỵ mã đi mở đường. Vừa ra khỏi trại lại thấy Trần Lựu chặn đường. Liễu Thăng xông vào đánh thì Trần Lựu không địch nổi, lại bỏ chạy. Liễu Thăng đuổi theo đến một hẻm núi thì Trần Lựu trốn đâu mất hút.

oOo

 

   29) Chỗ ấy đường thì hẹp mà hai bên là núi vách đá dựng đứng thật cao, địa thế rất hiểm trở. Đoàn kỵ binh theo sau vội xin chủ tướng hãy cẩn thận. Giữa lúc đó, Trần Lựu lại hiện ra, thách đánh. Liễu Thăng giận quá, gầm thét lên, đuổi theo.

oOo

 

   30) Tới đoạn đường đầy bùn lầy, ngựa không tiến lên được thì phục binh của nghĩa quân đổ ra. Các tướng Lê Sát. Lê Linh, Lê Thụ cưỡi voi trận xông vào chém giết cả đoàn kỵ mã. Liễu Thăng bị trúng tên, ngã ngựa, chết ở chân núi Mã Yên.

oOo

   31) Lý Triện và Đỗ Bí kéo nghĩa quân đến Thanh Oai rồi cho người nhiếc mắng Mã Kỳ. Mã Kỳ tức giận đem tất cả quân lính trong đồn ra đánh thì gặp ngay phục binh của nghĩa quân. Mã Kỳ bị thua nặng, quay trở lại đồn thì đồn đã bị nghĩa quân chiếm. Y cố sức chạy trốn về Đông Quan.

oOo

 

   32) Trong trận đại thắng này, nghĩa quân bắt sống được Hoàng Phúc, Thôi Tụ cùng rất nhiều quân lính nhà Minh. Thôi Tụ không chịu hàng nên bị giết. Bấy giờ Mộc Thạnh còn đang cầm cự với Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả ở cửa ải Lê Hoa.

oOo

 

   33) Sau khi Liễu Thăng bị giết, Bình Định Vương liền thả cho tên lính hầu cận Liễu Thăng đem giấy tờ và ấn tín của chủ tướng về báo cho Mộc Thạnh biết. Mộc Thạnh sợ quá đem quân chạy thì bị Trịnh Khả đuổi đánh tan tành đạo quân Vân Nam của nhà Minh.

oOo

 

   34) Sau trận thắng lớn này, nghĩa quân trở lại vây thành Đông Quan. Bình Định Vương cùng quân sư Nguyễn Trãi ra đón và ủy lạo đoàn quân chiến thắng. Vương lại cho người dẫn bọn tù binh cùng đem ấn, kiếm của Liễu Thăng vào thành Đông Quan báo cho Vương Thông biết tin.

oOo

 

   35) Vương Thông lúc này hết còn hy vọng ở viện binh, lại viết thư xin hòa. Vương thuận cho và hẹn Vương Thông ra phía nam thành Đông Quan lập đàn thề cùng Trời Đất là sẽ rút hết quân về. Vương Thông y hẹn cùng các tướng lãnh đúng ngày ra thề cùng Bình Định Vương

oOo

 

   36) Sau đó, quân nhà Minh ở Tây Đô và mấy nơi khác đều lục tục kéo về thành Đông Quan. Cuối năm Đinh Mùi (1427), bọn Vương Thông, Mã Anh, Sơn Thọ lầm lũi kéo bại quân về nước. Phương Chính, Mã Kỳ cũng được cấp cho thuyền để theo đường biển rút lui.

oOo

 

   37) Một số nghĩa quân khóc tâu với vương: “Giặc Minh tàn ác sao không giết hết đi mà để chúng yêu ổn trở về nước?“. Bình Định Vương trả lời: “Giết giặc Minh lúc này quá dễ nhưng sẽ gây thù oán rồi chiến tranh kéo dài mãi thì làm sao mà xây dựng lại được nước?“.

oOo

 

   38) Vương lại sai sứ giả đem đồ cống hiến và tờ biểu Trần Cao sang dâng vua nhà Minh để cầu phong. Vua nhà Minh đành phải sai Lý Kỳ đưa chiếu sang phong cho Trần Cao làm An Nam quốc vương. Đồng thời nhà Minh cũng bỏ tòa Bố Chính và rút hết quân lính về.

oOo

 

   39) Dẹp xong giặc Minh rồi, Bình Định Vương lại giao cho quân sư Nguyễn Trãi soạn tờ bá cáo cho thiên hạ đều biết việc gian khổ trong 10 năm qua. Đó là bài hịch "Bình Ngô Đại Cáo" một áng văn chương hùng tráng, tuyệt tác sẽ còn truyền lại đến muôn đời…

oOo

 

   40) Việc tôn Trần Cao lên làm vua cốt là để cầu hòa với nhà Minh. Nay lòng người đều theo về Bình Định Vương, nên sau khi Trần Cao chết rồi, Vương lên ngôi vua tức là vua Lê Thái Tổ và đặt tên người là Đại Việt (1428). Sau đó nhà Minh cũng phải thuận phong cho ngài làm An Nam quốc vương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét