Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

Tap 4 Lam Son khoi nghia.html

Tap 4 Lam Son khoi nghia.html

Bình Định Vương Lê Lợi (1385 – 1433)

Tác phẩm: Lam Sơn khởi nghĩa

Tác giả: Không rõ

Tủ sách: Lịch sử – Địa lý

Nguồn: danchua.eu

Thực hiện ebook: Zaqqaz

ooO TVE Ooo


   1) Dưới ách đô hộ của nhà Minh, dân chúng khổ sở vô cùng. Ngoài việc nộp thóc lúa, lộn gà, tiền bạc, người dân còn bị bắt đi làm phu xây đồn cho giặc. Bọn lính Tàu thường đánh đập hoặc chém giết thẳng tay những ai dám chống lại chúng.

oOo

 

   2) Khắp nơi, mọi người đều ngấm ngầm oán giận. Họ chỉ mong có một vị anh hùng nào đó nổi lên đánh đuổi giặc Minh. Khi nghe tin có ông Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn thì người này vội chạy tới nhà người kia để loan báo ngay…

oOo

 

   3) Tổ tiên của Lê Lợi ở làng Như Áng, đã dời nhà đến Lam Sơn (Thanh Hóa) chuyên làm nghề nông. Đến đời Lê Lợi thì đã nổi tiếng là giầu có. Lê Lợi thường hay giúp đỡ người nghèo nên lúc nào trong nhà cũng hàn gtrăm người ăn và làm giúp mọi việc cày cấy.

oOo

 

   4) Bọn quan lại nhà Minh biết tiếng nên đã nhiều lần cho người tới dụ Lê Lợi ra làm việc các chúng. Chúng hứa sẽ phong cho ông làm quan ở ngay phủ Thiệu Hóa (quê ông). Để cho giặc Minh khỏi nghi ngờ, ông lấy cớ là đang có tang nên chưa thể đi được.

oOo

 

   5) Quân lính nhà Minh về rồi, ông liền bảo mọi người rằng: “Làm trai ở đời nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm lại, chứ không nên cúi đầu làm đầy tớ giặc!“. Rồi ông tiếp tục ở chốn núi rừng tìm cách đón mời những người tài giỏi ở khắp nơi về giúp sức.

oOo

 

   6) Tương truyền Lê Lợi có người em họ là Lê Thận làm nghề thả lưới, đánh có ở sông Chu. Một hôm Lê Thận kéo lưới thấy nặng, tưởng được cá lớn, không ngờ chỉ là một thanh sắt dài. Lê Thận bực mình, ném thanh sắt xuống sông rồi ra chỗ khác thả lưới.

oOo

 

   7) Lần này kéo lên được thanh sắt đã vứt đi lúc trước. Lê Thận xem kỹ lại thì thấy đó là một thanh kiếm có khắc 4 chữ mà 2 chữ đã mờ. Lê Thận chỉ đọc được 2 chữ còn rõ là “Thuận Thiên” nghĩa là Tuân theo mệnh Trời.

oOo

 

   8) Lê Thận đem thanh kiếm về nhà thì vừa gặp lúc Lê Lợi tới chơi. Lê Thận đưa thanh kiếm ra khoe thì thấy 2 chữ mờ lúc trước, bây giờ lại hiện ra hợp thành 4 chữ “Thuận thiên Lê Lợi” thanh kiếm này rồi nói: “Trời cho anh thanh kiếm này để trừ giặc Minh đó, vậy xin anh hãy nhận lấy.”

oOo

 

   9) Đầu năm Bính Thân (1416) trang trại của Lê Lợi ở Lam Sơn tấp nập những nghĩa sĩ. Họ từ miền bắc kéo vào. Họ từ nam kéo ra. Tất cả đều đến xin làm môn khách cho Lê Lợi vì họ nghe tin Lê Lợi sắp khởi nghĩa đánh giặc Minh.

oOo

 

   10) Trên đỉnh núi Đồi Đá có một khoảng đất rộng gọi là Lũng Nhai. Lê Lợi cho đắp ở đó một đài cao có cắm cờ chung quanh. Giữa trưa, Lê Lợi dẫn đầu một đoàn 18 nghĩa sĩ thay mặt cho hàng trăm môn khách tới đài cao làm lễ tế cáo Trời Đất.

oOo

   11) Sau đó, Lê lợi đứng giữa đài cao, lớn tiếng đọc: "Trại chủ Lam Sơn là Lê Lợi cùng các nghĩa sĩ họp nhau tại đây, xin thề cùng chung một lòng, đứng lên đánh đuổi giặc Minh cứu dân, cứu nước, sống chết có nhau. Ai sai lời thề sẽ bị Trời tru, Đất diệt". Ai nấy đều giơ cao tay lên, cùng hô to: "Xin thề…".

oOo

 

   12) Dứt lời thề, mọi người lần lượt vào múc mỗi người một chén ruợu cùng uống để tỏ lòng cương quyết giữ trọn lời thề. Một hồi chiêng trống vang lên chấm dứt buổi lễ, tuy đơn giản nhưng rất trang nghiêm. Sử đời sau gọi buổi lễ đó là Hội thề Lũng Nhai.

oOo

 

   13) Ngay ngày hôm sau, 18 nghĩa sĩ (như Lê Lai, Lê Sát, Trịnh Khả, Lê Liễn, Bùi Quốc Hưng, Lê Thận v…v…) chia nhau đi rèn đúc khí giới. Họ luyện tập nghĩa quân ở trong khu rừng già để che mắt bọn thám tử của nhà Minh.

oOo

 

   14) Tuy thế mà tên tham chính Thanh Hóa là Lương Nhữ Hốt cũng đã biết tin. Y liền đến báo với viên quan nhà minh là Mã Kỳ. Mã Kỳ kiêu căng trả lời: "Cứ để chúng họp lại cho thật đông rồi ta vây bắt một thể là tận diệt được bọn phản loạn".

oOo

 

   15) Mồng hai Tết năm Mậu Tuất (1418) Lê Lợi mặc áo vàng, cưỡi voi tới chân núi Dầu, họp cùng mấy ngàn nghĩa quân và các nghĩa sĩ để dựng cờ khởi nghĩa. Các lực sĩ cầm kiếm đi hộ vệ hai bên, trông rất uy nghiêm, hùng dũng.

oOo

 

   16) Lê Lợi rời voi, bước lên đài cao, rút kiếm trỏ lên trời nói: “Thuận Theo ý Trời, đáp lại lòng dân, từ nay trại chủ Lê Lợi sẽ lấy hiệu là Bình Định Vương và cùng các ngươi cương quyết đánh giặc Minh cho tới ngày toàn thắng. Nghĩa quân vây quanh cùng lên tiếng “Dạ” vang trời.

oOo

 

   17) Sau đó Bình Định Vương truyền hịch đi khắp mọi nơi để kể tội giặc Minh tham tàn, độc ác. Rồi Vương lại nêu rõ mục đích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là để cứu giúp dân lành và đánh đuổi quân cướp nước ra ngoài bờ cõi…

oOo

 

   18) Việc đánh giặc Minh tuy là thuận ý trời, hợp lòng người, nhưng lúc đầu quân lính, lương thực mọi thứ đều còn thiếu, nên không đủ sức chống lại giặc. Khi mới ra quân, tuy có thắng vài trận ở Lạc Thủy nhưng rồi vương lại phải rút lui về vùng núi Chí Linh.

oOo

 

   19) Trong khi vộäi vã tháo chạy, vương đã phải bỏ cả vợ con ở lại phía sau để bị giặc bắt. Giặc Minh định dùng vợ con vương làm áp lực để buộc vương phải ra hàng. Được tin này vương rất đau buồn. Tuy nhiên vì việc nước, vương đành phải gác tình nhà ra một bên.

oOo

 

   20) Tháng tư năm Kỷ Hợi (1419) Bình Định Vương lại ra đánh đồn Nga Lạc, giết được tướng Nguyễn Sao. Vì quân còn ít, đánh lâu không được, vương lại phải rút về Chí Linh lần thứ hai. Quân Minh kéo tới vây chung quanh núi, quyết bắt sống Bình Định Vương.

oOo   

   21) Tình hình thật là nguy ngập. Lương thực cạn dần, vương họp tướng sĩ lại để tìm kế phá vỡ vòng vây. Lê Liễn bàn: "Giặc chỉ nhằm bắt chúa công. Nay nên tìm người giống chúa công đem quân xuống núi. Giặc đổ xô lại để bắt. Nhân dịp đó, chúa công chạy ngược về phía khác sẽ thoát".

oOo

 

   22) Nguyễn Thận tiếp: “Kế đó hay lắm! Trong bọn chúng ta, ai có thể giả làm chúa công để cho giặc bắt, khiến chúa công có thể chạy thoát mà mưu việc lớn sau này?”. “Tôi! Tôi xin làm việc đó!“. Mọi người cùng quay ở lại nhìn xem người vừa nói là ai. Thì ra đó là nghĩa sĩ Lê Lai.

oOo

 

   23) Bình Định Vương chạy tới ôm chầm lấy Lê Lai mà khóc. Lê Lai gỡ tay vương ra, rồi sụp xuống mà nói: “Tình thế gấp lắm rồi, không thể trì hoãn được nữa! Xin chúa công ở lại lo cứu dân, cứu nước thì tôi dù có chết cũng yên lòng!“.

oOo

 

   24) Vương đành gạt nước mắt cởi mũ, áo trao cho Lê Lai. Xong đâu vào đó, Lê Lai dẫn năm trăm quân cảm tử, phá vòng vây của giặc. Giặc Minh tưởng đó là Lê Lợi cùng ùa tới vây thật chặt. Lê Lai cố đánh phá vòng vây để chạy về phía đông.

oOo

 

   25) Lê Lai cùng nghĩa quân vừa chạy, vừa đánh trả dữ dội. Giặc Minh chết nhiều nhưng quân Lê Lai cũng thiệt hại nặng. Sau cùng, ông bị giặc bắt. Biết bị lừa, chúng giết ông tại trận. Trong khi đó thì Bình Định Vương cùng các tướng sĩ đã chạy thoát về phía tây.

oOo

 

   26) Đến Lư Sơn, Bình Định Vương chỉnh đốn lại hàng ngũ và cho quân sĩ tạm nghĩ ngơi để dưỡng sức. Vì quân Minh phải đi đánh dẹp nhiều nơi khác nên tạm thời chúng cũng chưa tìm cách vây hãm Lư Sơn.

oOo

 

   27) Năm Canh Tý (1420) Bình Định Vương quyết định tiến đánh Tây Đô. Tướng nhà Minh là Lý Bân đem quân ra ngăn chặn thì bị lọt vào ổ phục binh nên đành phải bỏ chạy. Thừa thắng, Bình Định Vương kéo quân về đóng ở Lỗi Giang (gần huyện Cẩm Thủy).

oOo

 

   28) Trong thời gian này Bình Định Vương đã gặp Nguyễn Trãi cùng Trần Nguyên Hãn ở ngoài Bắc tìm vào dâng kế hoạch bình Ngô. Vương xem thấy rất hay nên mời cả hai người ở lại bên cạnh vương để cùng lo việc đánh giặc.

oOo

 

   29) Tháng 11 năm Tân Sửu (1421) tướng nhà Minh là Trần Trí đem mấy vạn quân đến vây đồn Ba Lậm. Trần Trí ước hẹn với người Lào đem quân sang, chia làm hai mặt cùng đánh Bình Định Vương.

oOo

 

   30) Nhận thấy quân giặc hơi nhiều, nhưng ở xa đến, còn đang nhọc mệt, Bình Định Vương cùng các tướng đang đêm, đem quân xông vào cướp trại Minh. Sáng hôm sau Trần Trí đem đại binh đến báo thù. Vương đã đặt phục binh từ trước, lúc đó đổ ra đánh, Trần Trí phải rút lui.

oOo

   31) Sang năm Nhâm Dần (1422) Bình Định Vương từ đồn Ba lậm vừa kéo ra lại bị quân Minh và quân Lào vây đánh bốn mặt. Thấy thế nguy, Vương cùng tướng sĩ liều chết mở một đường máu để cùng chạy về Chí Linh lần thứ ba.

oOo

 

   32) Từ khi rút về Chí Linh, lương thực bị cạn dần. Trong hai tháng trời, quân sĩ phải hái rau, đào rễ cây rừng để ăn. Có bao nhiêu ngựa chiến cũng phải làm thịt để chia nhau mỗi người một miếng, ăn cho đỡ đói.

oOo

 

   33) Lúc này mọi người đều mỏi mệt, muốn được nghỉ ngơi. Trước tình thế vô cùng khó khăn, Nguyễn Trãi xin Vương hãy tìm cách xin tạm hòa với giặc. Bất đắc dĩ vương phải sai Lê Trăn sang trại Minh để xin hòa. Trần Trí thấy đánh không có lợi cũng thuận cho hòa.

oOo

 

   34) Năm Quý mão (1423) Bình Định Vương đem tàn quân về Lam Sơn. Muốn dụ dỗ Vương. Trần Trí, Sơn Thọ sai người đem cho Vương thóc lúa và cá khô. Vương cho Lê Trăn đem vàng bạc sang tạ ơn. Vì có người mách là Vương không thật lòng. Trần Trí liền giữ Lê Trăn Lại.

oOo

 

   35) Chờ mãi không thấy Lê Trăn về, Bình Định Vương biết là âm mưu trá hàng đã bị bại lộ. Vì vậy Vương tuyệt giao, không cho sứ giả qua lại nữa. Để tránh bị vây, Vương lại kéo quân về đóng ở vùng Lư Sơn lần thứ hai.

oOo

 

   36) Năm Giáp thìn (1424) Lê Chính bàn: "Nghệ An đất rộng người đông, ta hãy đánh chiếm trước làm chỗ trú chân rồi sau sẽ đánh Đông Quan, mới bình định được thiên hạ". Vương cho là phải, đem quân đánh chiếm được đồn Đa Căng rồi tiến về Quì Châu.

oOo

 

   37) Nơi đây, gặp bọn Trần Trí, Phương Chính đem binh đến đánh, Vương tìm chỗ phục sẵn, chém được Trần Trung cùng hơn hai ngàn giặc và bắt được rất nhiều ngựa chiến. Giặc Minh bỏ chạy. Thừa thắng, quân của Vương lại chiếm được Trà Long.

oOo

 

   38) Thấy thanh thế của nghĩa quân càng ngày càng lớn, Trần Hiệp làm sớ tâu cho vua nhà Minh biết. Vua Minh ra lệnh cho bọn Trần trí phải dẹp ngay cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Trần Trí liền đem cả quân thủy và quân bộ tiến đánh Bình Định Vương.

oOo

 

   39) Lần này Vương lại cho kéo cờ, đánh trống, đốt lửa làm nghi binh. Rồi Vương sai Đinh Liệt đem quân phục sẵn ở bên kia sông Lam. Quân Minh tiến tới, phục binh đổ ra đánh chém được tướng Hoành Thành và bắt sống được Chu Kiệt. Trần Trí phải thu quân về giữ Nghệ An.

oOo

 

   40) Tháng Giêng năm Ất Tỵ (1425) Vương đem binh vào đánh Nghệ An. Đi tới đâu cũng được dân chúng đưa rượu thịt khao quân. Trẻ già nô nức reo mừng. Ai nấy sung sướng tin rằng Bình Định Vương sẽ đánh đuổi giặc Minh để cứu dân, cứu nước.

HẾT

 

                                   

                       

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét