Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

Than Lan - Yoshimoto banana

Than Lan - Yoshimoto banana

THẰN LẰN ( TOKAGE LIZARD )

YOSHIMOTO BANANA – Phạm Vũ Thịnh chuyển ngữ



Lời người dịch: Tập truyện ngắn “Thằn Lằn – Tokage – Lizard” được viết trong 2 năm, ra mắt độc giả năm 1993, gồm 6 truyện ngắn, tất cả đều nói đến cố gắng chữa lành chính mình hay người khác như một biểu hiện rõ ràng nhất của nhân- tính. Truyện ngắn dưới đây, có cùng tên với tuyển tập, là truyện thứ hai trong tập “Thằn Lằn – Tokage – Lizard”, dịch từ nguyên tác tiếng Nhật trong bản bỏ túi do nhà Shinchô Bunko tái bản lần thứ 13 năm 2002.



Trong câu chuyện nầy, tôi gọi cô ấy là thằn lằn. Gọi thế không phải là vì cô có hình xâm chú thằn lằn nho nhỏ trên bắp đùi đâu. Cô ấy có đôi mắt tròn đen nhánh. Như đôi mắt của loài bò sát, ngơ ngác, ngây thơ. Người cô nhỏ nhắn, toàn thân mát lạnh. Mát lạnh đến nỗi tôi chỉ muốn ôm trọn thân hình ấy vào lòng hai bàn tay tôi. Không phải ôm ấp như ôm ấp chú gà con hay chú thỏ con, mà ôm ấp để nghe nhồn- nhột trong lòng bàn tay vì những móng chân nhòn nhọn khều khều cựa quậy, và hé nhìn vào trong thì thấy chiếc lưỡi đỏ nhỏ xíu thè ra, và đôi mắt bi thủy tinh phản chiếu khuôn mặt lo âu, như muốn chữa lành hay vỗ về gì đấy của chính tôi. Cô ấy tạo cảm xúc như thế đấy.

– “Ôi, em mệt quá!”. Thằn lằn bước vào phòng tôi, nói với giọng rất là mệt nhọc. Tối quá, không nhìn thấy mặt cô, chỉ thấy chiếc áo choàng trắng phản chiếu ánh sáng. Nhìn đồng hồ thì đã 2 giờ khuya, tôi đã nằm lên giường định ngủ. Định bật đèn lên thì thằn lằn nhanh hơn, đã ôm chầm lấy tôi, rồi dúi đầu vào khoảng giữa vai và ngực tôi, thật mạnh đế! n nghe đau. Lòng bàn tay lạnh ấy luồn vào trong áo ngủ của tôi. Bàn tay lạnh như nước đá ấy chạm vào da trần, cho cảm giác thật dễ chịu.

Tôi là một người đàn ông 29 tuổi, làm việc tư vấn và chữa trị chuyên môn về chứng tự- bế của trẻ em, ở một bệnh viện nhỏ. Tôi quen với thằn lằn đã đuợc 3 năm nay. Không biết từ lúc nào, thằn lằn không nói chuyện với ai ngoài tôi. Trên cơ bản, người ta không thể sống được nếu không nói chuyện với người khác, do đấy tôi nghĩ tôi là sợi dây sinh- mệnh của cô ấy.

Thằn lằn lại áp mặt thật mạnh vào giữa hai phần xương ngực của tôi. Lần nào cũng vậy, cô áp mặt thật mạnh như lún sâu vào ngực tôi đến đau đớn. Lúc đầu tôi tưởng là cô ấy đang khóc. Nhưng không phải. Khi cô ngẩng đầu lên, khuôn mặt trông vẫn tươi tắn, sáng sủa, ánh mắt vẫn ngọt ngào, mềm mại. Chắc là lúc ban ngày đã nôn ra thứ gì đấy, rồi bây giờ thì làm như vùi mặt vào gối mà kêu khóc ấy. Còn không thì chắc là đang cố tách rời ý thức ra khỏi thân thể mệt mỏi của mình. Tôi nghĩ thế. Nhưng đêm ấy, nghi vấn của tôi đã được giải thích thình lình như thế nầy:

– “Thật ra, hồi còn bé, em đã có lần bị mù mắt đấy”.

Lời thổ lộ ấy vang động trong đêm tối.

– “Em nói sao? Hoàn toàn không thấy gì cả à?”. Tôi ngạc nhiên hỏi.

– “Đúng thế, hoàn toàn”.

– “Làm sao đến nỗi thế?”

– “Bị động kinh đấy, suốt từ khoảng 5 đến 8 tuổi”.

– “Rồi làm sao mà thấy lại được thế?”

– “N! hờ mộ! t bệnh viện giống như bệnh viện anh đang làm việc tận tình chạy chữa cho mới thấy lại được đấy chứ”.

– “Thế à…”. Tôi nói. – “Anh hỏi thế nầy có được không? … Do đâu mà động kinh đến không nhìn thấy gì cả thế?”

Thằn lằn nuốt nước bọt đánh ực.

– “À, lúc ấy có chuyện ghê gớm xảy ra trong nhà, tình cờ em chứng kiến… “

Tôi bảo nếu em không muốn thì đừng kể cũng được. Thấy cô có vẻ khổ tâm quá. Bố mẹ của cô vẫn còn khoẻ mạnh, tôi đã có lần được gặp. Anh em thì không có ai. Bố mẹ cũng đâu có ly dị. Thế nên, tôi nghe chuyện có vấn đề trong gia đình cô thế nầy là lần đầu tiên.

– “…Bởi thế, thật sự đã có lần bị mất thị giác hồi nhỏ, nên bây giờ cái gì cũng vậy, chỉ chạm tay vào thôi thì chưa được yên tâm. Nhất là khi mệt nhọc, ngũ giác không nhạy bén nữa, thì cứ nhắm mắt lại, áp người thật mạnh vào, hay nắm lại thật chặt, mới yên tâm. Em làm anh đau hả? Xin lỗi anh”.

– “Mắt có mở ra thì lúc sợ vẫn cứ sợ thôi. Bệnh viện anh làm cũng có nhiều trẻ em bị như thế”.

– “Ừm, em biết chứ”.

– “Nầy, mình kết hôn đi em. Dọn vào đây, hai đứa sống chung đi”.

Tôi chợt thốt ra điều vẫn nghĩ đến từ trước.

Thằn lằn vẫn dúi mặt vào ngực tôi, im lìm. Nhịp tim đập dồn dập khẩn trương trong khoảng âm thầm ấy truyền sang người tôi. Tôi cảm nhận được một tha nhân xa cách vời vợi, da thịt khác biệt bao phủ nội tạng khác biệt, đêm đêm có những giấc chiêm b! ao khác ! biệt.

– “Bi…”

Thằn lằn nói thầm- thì nhưng nghe rõ ràng như thế, rồi ngừng lại. Im lìm.

Tôi đoán: Bi đát? Bi ai vì cô độc? Bi lụy chuyện ngừa thai? Bi ve của trẻ em? Bi? Bi gì nhỉ? Cuối cùng từ đôi môi đang áp mạnh thêm vào ngực tôi ấy vang lên lời nói:

– “Bí mật của đời em đấy”.

*

Tôi gặp thằn lằn lần đầu ở câu- lạc- bộ thể thao tôi thường đến. Tôi vẫn đến đấy bơi lội 2 lần mỗi tuần, còn thằn lằn thì là huấn- luyện- viên thể dục aerobics ở đấy. Mỗi khi thấy cô ấy, tôi lại nghĩ là cô nàng kỳ lạ. Nhỏ bé, trông rắn rỏi, đôi mắt xếch có hơi tối, so với các huấn- luyện- viên khác vốn có vẻ vui tươi, thì không biết là điểm tốt hay không, nhưng phong cách đặc biệt ấy quả thật là khác lạ. Không hiểu có phải là lòng yêu mến không, nhưng trước hết dáng vẻ khác lạ ấy đã khiến tôi để ý. Lần nào tôi bơi lội xong cũng đúng vào giờ cô ấy dạy. Phía bên kia của một biển nung núc những thịt bà nầy, bà nọ, bà kia, tấm thân mảnh mai vô cùng của cô ấy trông như đang đứng sững lại trong một tư thế quặt quẹo kỳ dị như một bức tượng điêu khắc của Salvador Dali. Cử động của cô mềm dẻo tuyệt vời đến nỗi mỗi động tác trông như ngưng đọng lại. Tiếng nhạc đệm có kích động đến đâu đi nữa, vẫn trông như có mỗi mình cô trong thế giới không có âm thanh.

Tôi thơ thẩn ngắm cô ấy vài lần như thế, thì có chuyện xảy ra. Hôm ấy, bơi lội xong, tôi đi qua trước phòng tập của cô. Như mọi hôm, cô đang dạy cho các bà các động tác trên thảm. Tôi vừa uống nước ngọt,! vừa th! ơ thẩn ngắm khung cảnh ấy, nghĩ thầm rằng nếu ngày nào cô ấy thình lình nghỉ việc thì hẳn là chán lắm. Khoảng thời gian ấy, tôi vừa mới dứt một cuộc tình dài, nồng đắm với vợ người khác, hơn nữa lại bị phụ rẫy, nên mệt đứt hơi, chẳng còn sức đâu mà nghĩ đến chuyện luyến ái. Thế nhưng ý nghĩ thầm vụng ấy vẫn cho tôi cảm giác đang có gì đấy manh nha trong lòng tôi. Như trong một đêm mùa xuân dễ chịu, hẹn hò với một người con gái chưa quen lắm nhưng đã có ý thích, lên tàu điện mà suy nghĩ sẽ đi ăn ở đâu, đi uống rượu ở đâu, cái cảm giác lơ lửng chơi vơi ấy, dù không nghĩ đến chuyện ái ân đi nữa, nhưng những cử chỉ đoan trang khoan thai của người con gái ấy, những mẫu hình khăn choàng mà cô ấy đã chọn để đặc biệt mang đến nơi hẹn với mình, mép áo choàng mềm mại, nét mặt tươi cười ấy, cứ như là mình đang ngắm phong cảnh đẹp từ xa, làm cho cả tâm hồn mình cũng đẹp theo, cái cảm xúc hớn hở tưởng đã mất đi từ thuở nào, bây giờ trở lại, toả ra mùi hương êm dịu.

Lúc tôi vừa rời đi định về thì nghe có tiếng ai đấy la lên: “đau quá, đau quá”… Quay đầu lại, thấy trong phòng tập có một bà đang ôm lấy chân, nhăn nhó. Vừa nghĩ: “vọp bẻ rồi”, đã thấy thằn lằn nhanh nhẹn lướt đến bên bà ta. Trong căn phòng tập mờ tối vẫn còn tiếng nhạc đệm ấy, như một y sĩ, thằn lằn bình tĩnh xoa bóp chân cho người đàn bà. Tôi cảm thấy khoảng thời gian mình nhìn quang cảnh ấy kéo dài thật dài. Thằn lằn ngồi dang tay thẳng ra trông thật đẹp như một tượng điêu khắc loang loáng ánh sáng trong đêm tối.

Không lâ! u sau, ng! ười đàn bà ấy đã tươi cười trở lại, và thằn lằn lại nở nụ cười tươi trên đôi môi hồng. Tấm kính ngăn làm cho âm thanh không xuyên thấu được bao nhiêu nên quang cảnh càng có vẻ kỳ bí. Và khi thằn lằn đứng lên, đôi chân duỗi ra, tôi nhìn thấy trên cùng của bắp đùi bên phải của cô có hình xâm một con thằn lằn nhỏ, làm tôi sững sờ. Đấy là khởi đầu của mối tình kỳ lạ với thằn lằn.

*

Quả thật, công việc nầy nhiều khi làm tôi mệt mỏi quá chừng. Muốn thật sự cứu chữa bệnh nhân thì phải làm sao tránh đồng bộ với người bệnh, tránh cộng hưởng với họ. Nhưng thật khổ phải tránh hiệp điều với những người bệnh cứ chuyên niệm một lòng đòi hỏi y sĩ hiệp điều với họ. Cũng khổ như là lúc bụng đói meo mà phải cố tránh bàn ăn la liệt những thức ăn bày ê hề trước mắt. Bởi người bệnh đem hết sinh mệnh ra mà kỳ vọng mỗi một chuyện đồng điệu ấy, tất cả năng lượng sinh tồn chỉ muốn đem đổ hết vào một lúc ấy mà thôi. Y sĩ khoa tâm lý phải giữ ý thức như một người hầu bàn chuyên môn. Dù bụng có đang đói meo đi nữa, người hầu bàn cũng không được mang thức ăn đi mà bước chân lảo đảo. Phải giữ thẳng người lên, phải nhắc nhở mình đừng quên là mình muốn làm gì. Muốn cứu chữa người bệnh chứ gì? Muốn người ta lành bệnh chứ gì? Phải thường xuyên điều chỉnh ý thức vào điều cơ bản ấy. Phải điều chỉnh mọi sự cho hợp với điều cơ bản ấy, tránh bị cuốn hút ra ngoài mất. Từ đối tượng mà mình định giúp đỡ, nếu không có sẵn tư thế đồng tình trợ lực thì mệt vô cùng. Nhất là khi đang có chuyện ! lo nghĩ ! như lúc nầy.

Tôi vừa ăn trưa vừa nghĩ không biết bí mật của thằn lằn là gì? Có khi đơn giản chỉ vì cô ấy không muốn kết hôn với tôi mà thôi. Thường thường tôi ăn trưa ở quán mì Nhật bên cạnh công viên hơi xa bệnh viện. Bởi ở đấy thì không sợ chạm mặt bệnh nhân. Bên kia khung cửa sổ là cây cỏ xanh tươi toả hương, công viên êm đềm âu ca ánh nắng ban chiều. Trên các băng ghế, nhân viên bán hàng, người già cả ngồi tựa lưng, thư thả tắm ánh nắng. Nhìn quang cảnh ấy, mình thấy được vẻ đẹp tạo hình của con người, qua hình thể tổng hợp các cơ năng một cách toàn bích. Từ người già lão đến trẻ em, đàn ông, phụ nữ, người nào trông cũng đẹp quá. Làm cho tâm tình ban sơ của mình tái sinh, mình nghĩ sẽ cố gắng hơn trong công việc. Ý nghĩ đơn thuần thế thôi. Mà có lẽ cùng dưới bầu trời nầy, thằn lằn cũng đang nghĩ như thế mà tận tụy làm việc.

Lần đầu tiên tôi mời cô ấy đi ăn là đêm tôi đã đợi cô ấy xong lớp dạy. Cũng là lần đầu tôi đã thấy cô ấy trong trang phục thường chứ không mặc đồng phục làm việc. Chỉ là áo len đen, quần bò rất đỗi thông thường thôi, nhưng tôi mơ hồ cảm thấy như ẩn tàng điều gì đấy. Thay bộ quần áo nịt bó sát người lúc làm việc đi thì trông cô không có gì khác đời cả. Lúc cười thì hở lợi, chỗ xương má có tàn nhang, đánh phấn có hơi đậm quá. Nhưng không phải những điểm ấy, mà là khi thằn lằn bước đi, chỉ trong dáng đi ấy mới có vẻ gì là lạ. Không hiểu sao mỗi lúc nhìn cô ấy, tôi lại nghĩ đến chữ “sứ mệnh”. Cảm thấy cái nghiêm trọng của gánh nặng gì đấy cô phải mang! trên va! i không thể từ chối được. Không hiểu sao tôi lại cảm thấy như thế. Nhưng chính vì thế mà thấy cô quyến rũ. Người như thế thì khi cười hở lợi, mình lại thấy vô cùng cởi mở chân thật, một nét cười thật tình. Tôi đã khám phá ra ý nghĩa của nét cười ấy.

Chúng tôi đi ăn ở một hiệu ăn nhỏ chuyên về các món ăn Nhật. Đối mặt nhau qua bàn ăn, trong quán im vắng không có khách nào khác. Tôi hồi hộp đến nỗi phải bảo thầm đừng có hồi hộp đến như thế. Thằn lằn thì ít nói, ăn nhỏ nhẻ, và rượu thì hầu như không uống được.

– “Cô nhảy giỏi quá nhỉ”.

Tôi vừa nói thế thì thằn lằn đột ngột nói:

– “À, nhưng mà em sắp nghỉ việc, tháng tới đây”.

Tôi ngạc nhiên hỏi:

– “Sao thế?”

Cô mỉm cười đáp: – “Em có việc khác muốn làm”.

– “Việc gì thế?”. Tôi hỏi. – “Nếu cô không ngại thì cho tôi biết. Vì thấy cô thật là có tài năng trong việc cô đang làm, nên nghĩ tiếc đấy mà”.

– “Có gì đâu anh. Em định đi học trường dạy châm cứu đấy”. Cô đáp.

Tôi càng ngạc nhiên hơn: – “Ủa, sao lại thế?”

– “Em nhận ra là mình có năng khiếu về mặt ấy hơn. Nhìn người ta, em biết được chỗ đau của người ấy. Có khi em xoa dịu được chỗ đau của họ nữa. Nên muốn luyện tập thêm đấy anh”.

– “Cô có tài năng ấy nữa à?”.

– “Có đấy anh ạ”.

Cô vừa ăn kem tráng miệng, vừa từ tốn giải thích:

– “Em hiểu ra rằn! g thay v�! � tiếp tục dùng thân thể mình hướng ra phía ngoài để biểu hiện, nếu không đẩy những gì sâu kín bên trong tâm trí mình ra bên ngoài thì sự khao khát sẽ không sao hết được. Cho đến nay, vận động mạnh bạo thế là vừa đủ để giữ thân thể mình, nhưng em muốn tìm cách thức khác. Cũng đã 33 tuổi rồi”.

– “Gì, cô mà 33 tuổi rồi sao? Tôi vẫn tưởng cô chỉ khoảng 25″.

– “Thật đấy. Chắc là lớn tuổi hơn anh rồi”. Cô cười lớn.

Lúc chia tay ở ga, thằn lằn bảo tôi:

– “Cảm ơn anh đã mời. Em không có bạn bè nào, mà bố mẹ thì cũng không nói chuyện gì. Đã lâu lắm mới nói chuyện mình với người khác, có lẽ em đã nói nhiều quá”.

Đêm tối. Bóng người qua lại trên đường. Gió đêm, những khung cửa sổ của các toà nhà. Tiếng tàu điện chạy. Văng vẳng từ xa, tiếng chuông báo giờ tàu khởi hành. Long lanh ánh mắt của thằn lằn mắt xếch.

– “Mong được gặp lại”.

Tôi nói, nắm lấy tay cô. Trong lòng nôn nao muốn chạm vào người cô đến muốn điên lên không sao ở yên được. Thượng Đế ơi, chạm được tay cô ấy thì bảo gì tôi cũng làm. Tôi đã nghĩ thế lúc nắm tay cô. Phải làm thế thôi, chứ không hiểu là có nên hay không nên. Nhưng tôi đã nghĩ ra rồi. Dù gì đi nữa, hai người cũng đã để ý đến nhau, đến tối đi ăn đi uống với nhau, đến lúc: rồi sao nữa? tuy không thầm kín thoả thuận với nhau rằng khoảng hôm nay là được rồi, đi nữa, nhưng thật tình muốn chạm vào người, muốn hôn lên môi, muốn ôm vào lòng, muốn dìu đi, bức xúc đến không chịu nổi, đơn phương cũng! chẳng ! sao, muốn đến ứa nước mắt, ngay lúc nầy đây, chỉ người nầy thôi, không phải người nầy là không được. Tôi nghĩ ra rồi. Đấy là tình yêu.

– “Vâng, hẹn gặp lại”. Cô nói, rồi cho tôi số điện thoại của cô. Xong bước lên các bậc cấp của nhà ga, không ngoái lại. Dáng lưng ấy chìm khuất vào làn sóng người trên ga. Đi mất. Tôi cảm thấy nỗi mất mát như tận thế.

*

Thằn lằn đi học, rồi lấy được bằng hành nghề. Trong thời gian học ở trường, tài năng của cô được công nhận, cô trở thành đệ tử của thầy khí công, và sang Trung quốc học nửa năm, rồi về mở một phòng chữa bệnh nhỏ. Chữa bệnh mát tay nên đông khách, phải thuê thêm người làm. Mỗi ngày, bệnh nhân đến khám từ khắp nơi trên nước Nhật. Nhiều người bệnh nặng, nghe đồn, đã tìm đến như bám vào cọng rơm để khỏi chết đuối. Dù bận bịu thêm lên bao nhiêu, năng lực chữa trị của cô vẫn không suy giảm. Chỉ có lời nói thì bớt dần đi. Một lần duy nhất tôi đến xem thử ra sao, thì thấy đấy là một căn phòng trong chung cư, chỉ có một giường nằm, bệnh nhân yên lặng chờ thành hàng trên ghế dài. Phòng chữa bệnh sơ sài đến nỗi tưởng là làm chui. Thằn lằn mặc áo choàng trắng bận rộn đi lại âm thầm trong khung cảnh ấy. Có vẻ kỳ dị thế nào! Thằn lằn chẳng nói lời gì vỗ về hay có cử chỉ gì vồn vã. Do thế, những người bệnh nhẹ, không cần đến lắm thì ngưng không đến nữa. Nhưng những người bệnh nặng đã bị các nơi khác từ chối mà trôi dạt đến đây, rồi từ khổ sở, bất an được giải phóng, thì họ bước ra khỏi phòng chữa bệnh với đôi mắt! biết �! �n nhìn thằn lằn rưng rưng nước mắt. Khi thằn lằn dìu một người bệnh trước đấy đã không đứng lên được bước ra thì thân nhân người bệnh ấy kêu lên những tiếng cảm kích. Thằn lằn chỉ cười nhẹ rồi quay sang chữa trị cho người bệnh khác.

Tôi nghĩ quả thật cô làm việc hết lòng. Và cô chỉ chú tâm vào chuyện chữa bệnh, chỉ một điều ấy thôi. Tài năng của cô quả là có thật và cô không đặt nặng chuyện có được người ta cảm tạ hay ưa thích mình. Tôi cảm động và tự hào về cô. Thấy mình hơi xấu hỗ, và muốn được như cô ấy.

*

Tối hôm ấy, tôi chờ thằn lằn trong phòng.

– “8 giờ thì đi đấy”. Cô nói trong điện thoại. – “Anh lấy pizza đi, loại cay ấy”.

Thằn lằn thích ăn pizza đưa tận nhà. Đi ăn ngoài thì ghét. Chẳng phải ghét gì người ta, chỉ không muốn gặp người ta. Cảm giác ấy của cô thì tôi cũng hiểu được. Làm việc chữa trị cho người ta, va chạm mãi với người ta, cũng mệt lắm rồi. Chúng tôi thường ở trong phòng, đèn vặn tối bớt đi, hầu như chẳng nói chuyện gì, chỉ ngồi yên lặng nghe nhạc với nhau. Có đi đâu xa thì cũng chỉ đến những vùng núi sâu, vắng. Một lối giao tế khác đời.

Quá 8 giờ tối vẫn chưa thấy thằn lằn đến. Tôi ăn pizza trước, vừa uống bia vừa nghĩ có lẽ cô ấy không đến đâu. Vì muốn giữ bí mật của đời cô, hay vì bị tôi cầu hôn mà không biết nói sao để từ chối. Với tính cách của cô ấy, nếu muốn chia tay, hẳn là tỏ thái độ bằng cách không đến gặp tôi tối nay. Tôi nghĩ thế. Tuy không còn tình cảm sôi nổi kịch liệt như thuở mới gặp! cô, nh�! �ng tôi cũng buồn lắm. Tôi vẫn muốn có cô ở bên cạnh. Quan hệ với cô như thế nên không mong có được sự thư thái hay tươi sáng, nhưng cũng không thể tìm đâu ra người thay thế được cô ấy, mặc dù trong bệnh viện tôi làm việc vẫn thường có những cô y tá vui tính lả lơi dọ dẫm.

Khoảng quá 11 giờ đêm, khi tôi đã chìm đắm trong tuyệt vọng và men rượu, cửa mở đánh rầm, và thằn lằn bước vào phòng.

– “Xin lỗi đến trễ”. Cô nói, tóc xõa dài vương hương gió đêm.

– “Tưởng không đến chứ”. Tôi nói. Nếu tôi còn là đứa trẻ thì đã oà khóc lúc ấy rồi.

– “Bối rối quá”. Cô nói, rồi ngồi vào ghế, nhỏ nhẻ ăn mấy miếng pizza.

– “Để anh hâm lại cho nóng”.

– “Thôi, thế nầy cũng được”. Cô nói tiếp. – “Em chỉ có anh là người nói chuyện được thôi”.

– “Anh biết. Thì với người bệnh em phải dè dặt lời nói chứ. Có phải là chứng bệnh gì đâu”.

– “Nhưng có điều em chưa nói với anh. Điều nầy quan trọng lắm”.

– “Vậy thử nói ra đi em”. Tôi nói.

Thằn lằn lặng im, nhìn đăm đăm vách tường và thở thật sâu. Hình dáng cô giống như hình vẽ bóng người. Cô sống thoải mái âm thầm trong bóng đêm như một sinh vật khác hẳn tôi. Cô nói:

– “Em đã nói với anh là em đã có lần bị mù mắt rồi đấy nhỉ”.

Tôi nói tôi cũng nghĩ là em sẽ nói đến chuyện ấy.

– “Khoảng em 5 tuổi, có người điên đột nhiên xông vào nhà từ cửa sau, gào thét lên nhữn! g lời k! hông ai hiểu, thế rồi vào bếp lấy dao đâm mẹ em trúng vào đùi, rồi bỏ chạy. Em điện thoại cho bố em, lúc ấy đang ở trong sở; bố em bảo chờ đấy để bố em gọi xe cấp cứu. Từ lúc ấy cho đến khi xe cấp cứu đến, em đã ngồi bên cạnh mẹ em đang chờ chết. Em hiểu rằng mẹ em sắp chết nên em sợ quá, sợ quá, cuống quít lấy tay đè chặt lên vết thương của mẹ em để chận cho máu đừng ra nữa. Lúc ấy em chợt nhận ra rằng mình có năng lực chữa trị. Tuy không làm cho máu ngừng chảy hay vết thương biến mất đi như trong phim ảnh hay truyện tranh, nhưng em cảm thấy như tay mình sáng lên, và có gì đấy đang xảy ra. Cảm thấy như máu bớt chảy ra dần đi. Rồi xe cấp cứu đến chở mẹ em và em vào bệnh viện. Em sợ quá đến không nói được, cứ thế mà ngồi lịm trong sợ hãi. Bố em chạy vội đến, rồi cảnh sát đến, nhưng em vẫn chẳng nói gì được cả. Bác sĩ bảo rất may là máu ra ít, như một phép lạ, nên đã cứu được mẹ em. Mặc dù đã không làm kịp biện pháp ngưng máu chảy ra”.

Tôi yên lặng nghe, nhớ lại rằng mẹ cô hơi kéo lê chân khi bước đi, và chân phải trông nặng nề khi mẹ cô cố gắng đứng dậy.

– “Mẹ em vì cơn sốc ấy mà đâm ra cuồng trí một thời gian, mà em lại mất thị giác, bố em đâm ra lo lắng chuyện khoá cửa đến mức bệnh hoạn, nên trong nhà thật là khủng hoảng. Phải mất mấy năm, mắt em mới đột nhiên mà nhìn thấy lại được, mẹ em mới đi được một mình trong xóm, và bố em mới an tâm đi làm mà không kiểm đi kiểm lại chuyện đã khoá đủ cửa nẻo với 7 chiếc chìa khoá khác nhau của ông. Đấy là thời kỳ tối ám của gia! đình e! m. Nhưng lúc ấy, em hiểu được bí mật của sự sống. Hiểu bằng chính thân thể mình. Thuở ấy, mẹ em là cả vũ trụ mà em ngưỡng vọng. Đôi khi cũng lời qua tiếng lại với bố em rồi khóc lóc, nhưng mẹ em đã là người mẹ cho em chỗ tựa an định. Thế mà ngày hôm ấy, em thì sợ hãi kêu khóc, còn mẹ em thì cuống cuồng trốn chạy, rồi chảy máu đến lả người; em đã nhìn thấy trọn vẹn cảnh mẹ em đang dần dần biến thành một vật thể phàm tục. Em hiểu rằng nếu linh hồn không nhìn ra em thì thân thể chỉ còn là cái vỏ chứa mà thôi. Em nghĩ chính vì thế mà khi mình đặt trọn lòng mình vào thì có thể chữa được thân thể người ta, như chữa một chiếc xe hỏng. Từ đấy, em để ý thấy trong khu phố mình ở, người sắp chết thì thâm đen lại. Gan mật mà hư hỏng thì chỗ hư cũng đen đi. Vai mỏi cứng thì chỗ vai ấy cũng xám lại. Dần dần em nhìn ra được những dấu hiệu ấy. Để bớt nhìn thấy những bệnh hoạn, em đã tiếp tục việc nhảy múa, kết cuộc đến nay thì em đã tìm được thăng bằng. Từ khi quen anh. Và em đã toại nguyện. Do đấy, đã bắt đầu được thiên chức của mình”.

– “Chuyện của em thật hay. Như thế là em không còn trở ngại gì cả nhỉ?”. Tôi nói.

– “Chưa hết đâu anh. Còn một điều nầy rất quan trọng”. Thằn lằn nói. – “Cả với bố mẹ, em cũng chưa bao giờ nói”.

Rồi cô lại im bặt. Khoảng im lặng thật dài. Trong khoảng ấy, thằn lằn lại ăn một miếng pizza. Tiếng nhai khô khan. Nhưng chợt nhìn lại, tôi ngạc nhiên thấy hai hàng nước mắt. Lòng tôi dao động. Lần đầu tiên tôi thấy cô khóc. Tôi hiể! u hẳn l! à có điều gì đã làm cô xúc động đến như thế.

– “À, mà phạm nhân thì sao? Có tìm thấy hay bắt được không?”. Tôi hỏi.

Thằn lằn thờ thẩn nhìn tôi. Câu hỏi có đúng lúc không? Nhưng mà đã nói ra rồi. Chỉ vì tôi thương cô, không muốn mất cô. Có lẽ thế.

– “Bắt được, giám định thần kinh xong lại thả ra mất”.

Thằn lằn nói, nghẹn ngào: – “Em giết nó đấy”.

Tôi kêu lên: – “Tự tay em à?”

– “Không phải … Trù ếm cho chết đấy. Anh không tin hả? Nhưng mà thật đấy. Em đã trù ếm nó chết”.

– “Em làm được cả việc ấy nữa sao?” Tôi nói, nhìn thấy thằn lằn nói chuyện đến mức kích động như thế là lần đầu tiên. – “Em làm cách nào thế?”

– “Em cầu khấn mỗi ngày, mỗi ngày. Cho nó bị xe tông chết đi … Và mỗi lần trong nhà có chuyện bực mình hay buồn phiền, em lại cầu khấn như thế. Thế rồi hai năm sau, một buổi chiều đang ngồi ngắm ánh hoàng hôn sáng rực phía xa, đột nhiên em hiểu là điều em vẫn cầu khấn ấy đã đạt thành. Em hiểu ngay. Mắt em cũng lành hẳn. Và nó đã chết. Một tuần sau, ngẫu nhiên em nghe tin tức trên đài bảo rằng nó đã nổi điên lên mà đâm đầu vào xe tải. Em nghĩ là chính em đã làm ra thế. Đáng kiếp. Nhưng rồi ngày tháng qua, em lớn lên, và hiểu ý nghĩa của việc mình làm. Dù có chữa trị được cho nhiều người, thì việc giết chết một người cũng không vì thế mà khác đi. Mà ngược lại, càng nặng nề thêm. Nhất là từ khi quen với anh, em lại càng hiểu rõ hơn. Em thù ghét người nào, có ! thể gi�! ��t chết người ấy. Lúc ấy thì nghĩ rằng mình ưu việt. Cười lớn vì mình đã làm được. Em có chỗ thế thật. Nhưng nghĩ lại, chẳng phải chuyện gì thú vị, chẳng phải là một vở kịch trả thù hào tráng của thời đại Edo [1] xa xưa ngày trước. Ngay tại nước Nhật hoà bình nầy mà hiện thực, em đã chấm dứt đời sống của một người không định chết. Hẳn là rồi em sẽ bị nghiệp báo ngày nào đấy sẽ trở lại với chính mình. Lúc trước thì vì căm thù quá mà em quyết là làm thế là đúng. Nhưng rồi thời gian … không ngờ thời gian lại vĩ đại đến thế! Bố mẹ em đã lại sống hoà thuận với nhau, mắt em đã thấy lại, và em đã gặp anh, … Tình huống nầy, lúc bấy giờ em đã chẳng thể nào thấy ra được. Lúc ấy, cả nhà ai cũng đóng kín cửa sổ, trong tăm tối, người nào cũng bộc lộ những tật xấu, tình cảnh khủng hoảng đến nỗi cầm chắc là không bao giờ có thể chấm dứt được. Em đã nghĩ cũng chẳng mất mát gì nên đã trù ếm mà không sợ gì cả. Mình có bị quả báo cũng chả sao. Nhưng mà bây giờ, mọi chuyện đều đã đổi khác. Chỉ có mình em còn sợ hãi. Tên đàn ông ấy đã hiện ra trong giấc mơ của em, nó bảo nó đã chẳng giết ai, mà em lại giết nó. Em nghĩ nó nói đúng. Và em sợ”.

Thằn lằn tiếp tục kể lể với giọng mũi khô nứt.

An ủi cô rằng tên ấy chết là chuyện tình cờ, không phải là trách nhiệm của cô,… là điều đơn giản. Nhưng bởi cô đã suy nghĩ đến nhập tâm, nên chuyện cô trù ếm nó đến chết đã trở thành chuyện thật đối với cô. Tôi biết có những trường hợp như thế. Có nhiều đứa trẻ suy nghĩ đến nhập tâm nên bị lậm vào mà tự sát. Có đứa trẻ đã hứa giữ chậu cây cảnh mà để cho nó khô héo đi nên treo cổ chết. Cũng có đứa cắt cổ tay tự tử chỉ vì quên không cầu nguyện vào giờ khắc đã ước định,…
Tôi hiểu rằng cô ấy đã đấu tranh kịch liệt với chính mình. Càng cố gắng làm điều tốt, càng cố gắng phát triễn tài năng, lại càng bị ám ảnh nặng nề thêm, cái ám ảnh nặng nề vô thức hoàn toàn riêng tư không ai chia sẻ được, cũng như chuyện kinh nguyệt, dục tình, hay bài tiết. Cái ám ảnh nặng nề đã là thứ năng lượng tối ám, nguồn gốc của bao nhiêu là chuyện sát nhân hay tự sát trên cõi đời nầy.

Hiểu thế nhưng chẳng làm gì được cả khiến tôi luôn luôn ray rứt bức xúc. Đối với bệnh nhân của tôi, luôn luôn như thế. Đến nỗi nghĩ rằng mình là thứ bất lực, lại cái, bị ám ảnh mẫu thân,… Mà đã đến mức ấy thì chẳng còn làm việc gì được nữa.

Thằn lằn nói chuyện dài dòng thế nầy là lần đầu tiên. Tôi rủ:

– “Thôi, mình đi đâu chơi đi em”.

Thằn lằn nhíu mày. Tôi trấn an: – “Không sao. Không đưa em đến chỗ nào em không thích đâu. Chứ ở nhà khó nói chuyện quá”.

– “Nầy, có phải anh định đưa em đến chỗ anh làm việc, cho em thấy có bệnh nhân còn tệ hơn em nữa, để khích lệ em đấy phải không?”

Thằn lằn cười nói, vừa mặc áo khoác mỏng vào.

– “Ý em hay đấy, anh làm theo đây”.

Tôi nói đùa, và đứng lên. Tôi thích ngắm thằn lằn mặc áo khoác vào. Thích nhìn nét cổ của cô khi cô nghiêng mình xuống mang giày. Thích nhìn cô nhướng mắt khi soi gương. Những thằn lằn khác nhau trong những quang cảnh khác nhau. Những tế bào chết dần đi. Những tế bào mới sinh nở. Nét căng của má hồng, hình bán nguyệt của móng tay màu trắng. Sống động, mọng nư�! ��c, nư�! �ng theo dòng chảy. Tôi cảm thấy mỗi cử chỉ, mỗi động tác của cô phản ánh được những giây phút sống thực của chính tôi.

Hương của những ngày đầu mùa hạ chan hoà đường phố. Mùi cỏ thơm êm ả mà mạnh mẽ đến ngột ngạt.

– “Mình đi đâu đây anh?” Thằn lằn hỏi.

– “Ừm… Lâu lắm rồi mới đi hai người…”

– “Lâu thật đấy nhỉ”.

Đúng lúc ấy, đột nhiên, tôi nghĩ có lẽ chuyện hai đứa chấm dứt. Không còn gì nữa. Không triển khai về hướng nào được nữa. Giống như những thực vật trong lồng kính, có trợ giúp gì nhau cũng không thể cho nhau được cảm giác cứu rỗi hay giải phóng. Chỉ như liếm vết thương âm thầm trong bóng tối. Hay vợ chồng già tựa vào nhau tìm hơi ấm cuối đời. Chỉ còn thế thôi. Ý nghĩ ấy lan rộng tràn ngập lòng tôi.

Đúng lúc ấy, tự nhiên thằn lằn nói; đúng là thời điểm ma thuật làm thay đổi tất cả; lời nói sống động, ngợi ca nỗi vui mừng trong biến đổi của cuộc sống.

– “Ừ nhỉ, hay là mình đi núi Narita đi anh”.

– “Cô nầy, sao thế?”

– “Được đấy chứ. Công việc thì chiều mai hãy làm, mình đi ngay đi anh. Từ đây đi taxi chỉ 1 giờ là đến chứ gì”.

– “Thình lình thế à?”

– “Em muốn đi quá. Ngày xưa, đã đến đấy rồi. Em muốn đến xem các quán hàng ngoài trời buổi sáng, rồi mua các món dưa muối, bánh khô trên đường lên chùa ấy”.

Thằn lằn nói, đôi mắt tròn đen nhìn tôi.

Lúc ham muốn hé mở là giây phút quan trọng … kinh nghiệm lâm sàng! ấy kh�! �ng làm tôi quan tâm trong lúc nầy. Chính miệng thằn lằn nói ra rằng cô muốn làm gì đấy, ngay với không ai khác ngoài tôi, điều ấy làm tôi sung sướng.

– “Được lắm, mình đi đi”.

Đúng vào lúc muốn đi, lại đi đúng chỗ muốn đi, và chỉ hai người với nhau!

Đến Narita thì đã gần 1 giờ khuya, cũng may điện thoại lấy được chỗ trọ. Hai người tản bộ trên con đường dốc ngoằn ngoèo tối om, lên chùa. Nhà cửa hai bên đều cũ kỹ, thoang thoảng mùi gỗ cũ. Gió mạnh, trông lên thì thấy sao trời lấp lánh sắc sảo từ những khe hở giữa các ngôi nhà san sát nhau hai bên con đường hẹp. Gió thổi thật mạnh, tóc thằn lằn xoã tung múa lượn trong bóng đêm.

Cổng chùa đã đóng. Từ ngoài hàng rào nhìn thấy bóng những quán lộ thiên đã đóng cửa, hình dáng khác nhau. Những chữ phạn vẽ trên những đèn lồng to lớn lung lay trong gió. Phố vắng không một bóng người, yên tĩnh đến bất an. “Trông như phố ma” Thằn lằn cười nói.

Tựa vào hàng rào, chờ khoảng 5 phút xem có ai qua đấy không nhưng chẳng thấy ai cả. Chỉ có gió mạnh thổi qua con đường lên chùa đượm mùi lịch sử ấy, phảng phất hơi hướm của lớp lớp người đã qua lại nơi nầy bao nhiêu năm rồi. Trong bóng đêm, hàng răng trắng và áo sơ- mi trắng của thằn lằn nổi rõ lên như hiện ra trong giấc mộng.

– “Thật ra, anh cũng có một chuyện bí mật”. Tôi nói. – “Anh không phải là con đẻ của bố anh”.

Thằn lằn không nói gì, mà cũng không nhìn tôi, toàn thân cô đang lắng nghe tôi nói.

– “Mẹ anh lúc đầu là bạn gái của chú anh, nh�! �ng bị ! bỏ rơi mới kết hôn với bố anh. Thế rồi chú anh lại nổi ghen đến điên lên, ngày nọ đã xông vào nhà, lấy dao doạ rồi trói cả hai người lại, và hiếp mẹ anh ngay trước mắt bố anh. Xong tự mình tưới dầu, đốt lửa mà tự sát. Hàng xóm nghe náo động chạy đến cứu được bố mẹ anh. Đáng tiếc là vì thế mà sinh ra anh đấy”.

– “Có vẻ còn tệ hơn chuyện nhà em nữa nhỉ”. Thằn lằn nói.

– “Phải không?… Mẹ anh sinh anh theo ý muốn của bố anh, sinh xong thì bệnh ngay, nên anh được giao cho họ hàng nuôi giữ. Sau đấy mới về lại ở chung, đến khi anh khoảng 5 tuổi thì mẹ anh tự tử. Chỉ có anh là nghe lời trối trăn của bà: xin lỗi… Đến bây giờ anh vẫn nghĩ mẹ anh là người hiền hậu”.

– “Thế mẹ bây giờ của anh…”

– “Là mẹ kế, bố anh tái hôn sau nầy đấy”.

– “Ra thế…”

– “Có người đã phải trông thấy chuyện kinh khủng mà chết, có người lại không chết, như mẹ của em; có gia đình hồi phục được, có gia đình vì thế mà tan nát, đủ thứ tình cảnh khác nhau, tùy theo tính chất của sự kiện, tùy theo tính cách của mỗi người, thật khó mà biết được. Nhưng mà trẻ con thì bị ảnh hưởng nặng đấy. Anh đã nhìn thấy xác chết bi thảm của mẹ mình. Dù vậy, nếu sống được, thì dù có dĩ vãng thê thảm như thế nào, mình vẫn có thể ăn được miếng ăn ngon, hưởng được ngày trời đẹp. Ít nhất thì cũng hưởng được những thứ ấy, dù cũng chẳng phải là thứ gì đáng kể”.

– “Có phải vì thế mà anh trở thành y sĩ, phải không?”
&! #8211; “Ừ, cũng có vì thế nữa”.

Trở thành y sĩ vì đã quen với cái chết. Đã trót quan tâm đến cái chết bởi vì ấn tượng của cái chết ghi khắc sâu đậm từ ngày còn nhỏ. Mùi của cái chết đã thấm vào. Không tách rời ra được.

Tôi chợt hiểu lý do tôi và thằn lằn cuốn hút vào nhau như một định mệnh mãnh liệt. Nhận thức ấy là một cơn sốc đối với tôi.

– “Mà thôi, những chuyện kinh khiếp ấy thì không kể đến đâu cho hết. Chi bằng em cứ dọn đến với anh, mình kiếm nơi nào cây cối xanh tươi mà sống với nhau. Anh nghĩ hai người thì nhìn thấy rõ hơn”.

– “Anh có biết cuốn tiểu thuyết Ngày thứ sáu ngắn ngủi không?”. Thằn lằn hỏi.

– “Không”.

– “Một chuyện bình thường về cái chết của một cặp vợ chồng mà em nghĩ giống được như thế thì tốt quá. Hai vợ chồng sùng đạo ấy sống với nhau nguyên một ngày hạnh phúc toàn bích, rồi nằm bên nhau; mà lúc chuẩn bị bánh mì cho ngày hôm sau trong phòng bếp, đã bỏ quên nên hơi đốt không mấy chốc đã lan tràn trong phòng. Lúc để ý đến thì đã muộn nhưng hai người cũng thư thái chấp nhận và chết hạnh phúc bên nhau”.

– “Anh sẽ tìm đọc truyện ấy”.

– “Được thế thì tốt quá nhỉ. Lúc mình chết, thật chẳng muốn có ai nhìn thấy. Chết được như thế là tốt nhất”.

– “Mà thôi, chúng mình đừng nghĩ đến chuyện ấy nữa. Nên nghĩ nhiều, thật nhiều về việc làm. Mình còn làm được vô số việc. Dù phải làm từng chút một. Phải kiếm thêm những việc mình làm được. ! Nếu kh�! �ng thì không thể nói là mình đang sống, dù hiện giờ mình có ở trong tình trạng tồi tệ đến đâu đi nữa”.

Thằn lằn gật đầu nhẹ. Mặc dù trong lòng cô đang sóng gió bão bùng.

Tôi nghĩ mình thắng rồi. Bên cạnh thằn lằn, tôi luôn luôn cảm thấy như một thiếu niên tuổi 15, có được người yêu như thế là niềm hãnh diện đối với những chàng trai khác.

*

Đến nhà trọ cũ kỹ, cả hai nằm sóng soài ra. Thằn lằn vẫn như thường lệ, áp mũi thật mạnh vào người tôi, định ngủ. Tôi cũng buồn ngủ quá, hai mi mắt như đổ sụp xuống.

Hình như có tiếng thằn lằn lầm bầm gì đấy nghe không rõ, tôi hỏi: – “Gì thế?”

Thằn lằn nói:

– “Phải chi có Thượng Đế gì đấy đảm đương mọi việc xảy ra trên đời nầy, xét đoán rằng chuyện nầy quá quắt, nhất định không cho xảy ra, hay là người nầy thì cho làm đến cỡ đây cũng không sao… được thế thì tốt biết mấy. Vậy mà đâu có. Phải chi có ai đấy để ngăn không cho xảy ra. Vậy mà chẳng ngăn đi cho. Con người nhìn thấy chuyện kinh khiếp đến mấy đi nữa, cũng lại nghĩ chuyện nầy vẫn có thể xảy ra. Thế rồi cứ làm thôi. Ngay đêm nay, có bao nhiêu người buồn khổ nhỉ? Người khóc người thân, hay người vừa chết, người bị phản bội, người bị giết. Thực tế, ngay lúc nầy đây. Thế giới to rộng thế, ngăn được những chuyện ấy thì tốt biết bao nhiêu. Mà dù ngăn được chút ít cũng đã tốt rồi. Những đứa trẻ sống cực nhọc như chúng mình, giảm được chừng nào hay chừng nấy”.

 

Lời nguyện buồn bã ấy như một lời thơ buồn va! ng lên t! rong căn phòng kiểu Nhật tối và ẩm. Tôi đã lơ mơ ngủ. Nhưng mà, con đường lên chùa tối tăm ấy đến sáng mai lại đông vui, người qua lại tấp nập, quán xá mở rộng, chùa cũng sẽ mở toang cánh cổng, thế nào cũng có bộ mặt khác. Dù gì đi nữa, cũng sẽ thay đổi. Vui lên đi. Mùi thơm của lươn nướng, mùi bánh khô. Mua thuốc Bắc đi, lên lễ chùa đi. Mua bùa về treo lên nhà mới. Ngắm người ta qua lại. Đêm nay thì không có bóng người, nhưng ngày mai, căn phố sẽ sống lại. Hãy nhìn sự hồi sinh liên tục ấy. Tôi nghĩ thế. Buồn ngủ quá nên không nói ra lời được, thôi để đến sáng mai sẽ nói với cô ấy.

Chết đi nghĩa là gì nhỉ? Biến mất đi, không còn nói gì với mình, chiếc mũi đang áp mạnh vào người mình ngay bây giờ đây, cái nguồn của sức ép ấy, hay cái khung chứa ý chí ấy, sẽ biến mất tiêu đi. Biểu bì của lớp tóc khô mịn của thằn lằn, lông mi rơi vướng trên má hồng, vết bỏng nhỏ trên ngón tay có móng tay đã trang điểm, chuyển động của linh hồn, nguồn năng lượng của tất cả những cái ấy, sẽ biến mất đi.

Tôi muốn nói với cô những điều như thế, nói tất cả những gì đã không nói ra lời. Chỉ cần mình còn sống thì ngày mai sẽ nói ra được.

Khi tôi nghĩ như thế, thằn lằn nói, giọng nói càng nhỏ hơn nữa.

– “Anh ngủ ngon”.

Đã tưởng là cô ngủ rồi nên tôi hơi ngạc nhiên, mở mắt nhìn cô. Thấy cô nhắm mắt trông như sắp ngủ say. Tôi nói nhỏ: – “Em ngủ ngon”. Thằn lằn vẫn nhắm mắt, thì thầm:

– “Em chết, chắc là xuống địa ngục”.

– “Em không sao đâu”. ! Tôi nói! .

– “Nhưng mà cũng chả sao”. Thằn lằn nói: – “Địa ngục thì có nhiều bệnh nhân để em giúp”.

Rồi cô bắt đầu những hơi thở trong giấc ngủ, với khuôn mặt của một đứa bé đang say ngủ.

Tôi nhìn khuôn mặt ấy một hồi lâu, và khóc cho tuổi thơ của hai đứa.

YOSHIMOTO BANANA

Phạm Vũ Thịnh chuyển ngữ

Sydney 03- 2004

 

Cước chú:

[1] Edo: Thời chế độ Phủ Chúa (Mạc Phủ – Shogunate) Tokugawa được thiết lập 1603 đến 1868, nước Nhật an định, phồn thịnh, ít tiếp xúc với ngoại quốc, giai cấp thương nhân dần dần tăng tiến trong xã hội; sau đó là thời các Thiên Hoàng: Minh Trị – Meiji 1868 – 1911, Đại Chính – Taisho 1912 – 1926, Chiêu Hoà – Showa 1926 – 1989, và hiện nay là Bình Thành – Heisei, từ 1989 Last Updated ( Sunday, 09 April 2006 )


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét