Thông tin ebook
Tên truyện : Thái Tử U Sầu
Tác giả : Võ Toàn
Thể loại : Văn học trong nước
Nhà xuất bản : Tuổi Hoa
Tủ sách : Tuổi Hoa – Hoa Xanh
Số quyển / 1 bộ : 1
Hình thức bìa : Bìa mềm
———————————-
Nguồn: http://tuoihoa.hatnang.com
Đánh máy : BD
Chuyển sang ebook (TVE) : santseiya
Ngày hoàn thành : 28/07/2008
Nơi hoàn thành : Hà Nội
Mục Lục
03 – Pháp Sư Tùng-Vĩ-Úc Trổ Tài
01 – Mở Đầu
Thời cổ sơ, vua Anh-Điền trị vì hơn 50 năm trên hòn đảo khá lớn Cửu Đằng, một trong số hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ thuộc nước Phù Tang ngày nay. Ông là một vị vua rất thương dân và gần dân, giữa thời kỳ chế độ quân chủ mới khai nguyên. Vì vậy, thần dân rất quý mến ông. Những chiến công, những công cuộc cứu tế quy mô, những công trình văn hoá và xây cất đền đài, của ông và những gì liên hệ đến dòng họ ông, đều được dân gian truyền tụng đời này qua đời kia. Đến nay, người ta còn kể cho nhau nghe nhiều chuyện kỳ thú về triều đại của ông, mặc dầu hòn đảo Cửu Đằng đã chìm sâu xuống Thái Bình Dương, sau một trận động đất vô cùng khủng khiếp.
Điều khiến kẻ đương thời thắc mắc nhiều hơn hết, là tại sao nhà vua Anh Điền đầy lòng nhân ái, nhiều đức khoan dung như vậy, mà người con trai duy nhất của ông, hoàng tử Thần Lực lại đau yếu giật dờ cả bốn, năm năm dằng dặc.
Cậu hoàng con, từ ngày mới sinh đến năm lên 10 phát triển rất điều hoà. Cậu bé vừa đẹp vừa bụ bẫm khoẻ mạnh hơn người. Vì thế, vua cha mới lấy chữ lót của vua Thái Tổ của dòng họ mình mà đặt tên con, kỳ vọng cậu hoàng con khi trưởng thành sẽ tạo được những thành tích và chiến công hiển hách gần như vị đại vương khai quốc ấy.
Tục truyền rằng vua Thái Tổ là Thần Võ Thiên Hoàng là cháu bốn đời của Thiên Chiếu Thần Nữ. Ngài đánh đông, dẹp bắc, quân ngài đến đâu là thù trong, giặc ngoài đều bỏ giáp, cuốn cờ mà chạy. Không những ngài có sức khỏe địch nổi muôn người, mà tài phi hành của ngài có thể nói ! là cổ kim chưa có ai bằng. Đang ngồi trên mình ngựa phi nước đại, ngài bay mình xuống đất, chỉ chạy bảy bước đã vượt xa con ngựa ấy cả hai xải tay rồi. Có lần cùng quan quân đi săn dã thú, ngài đã bỏ ngựa, chạy như bay đuổi kịp con nai gạc đầu đàn, nắm đuôi, ghì xuống, đợi quân hầu đem dây chão tới trói gô nó lại. Cây cung của ngài là một vũ khí ngoại hạng, vừa to vừa cứng, khắp nước không có ai giương nổi. Hàng năm, mở mùa săn bắn vào cuối thu, ngài đích thân tới chủ lễ. Sau những hồi chiêng rộn rã và lời tung hô của quan quân cùng bá tánh, ngài uy nghi tiến bước tới kỳ đài. Ưỡn ngực về phía sau, thẳng cánh giương cung, đặt mũi tên dài trên hai thước, rồi buông dây
mũi tên lao vút lên trời, băng băng lướt gió ra khơi. Những mũi tên mà ngài chuyển thần lực để bắn đi, rơi xuống mặt biển xa quá tầm mắt người ta, nên không ai thấy nó rớt xuống chỗ nào.
Dù ngưỡng mộ đức Thái Tổ hết lòng, vua Anh Điền cũng chỉ có khả năng trong việc đặt tên con, mà đành bất lực không thể nào làm cho hoàng nam mạnh khoẻ như các thiếu niên cùng trang lứa. Các danh y, các pháp sư tên tuổi khắp nơi đều được mời về kinh đô để trị bệnh suy nhược bần thần cho Thần Lực. Họ đã dùng đủ mọi thứ thuốc thang, phù phép để chữa trị nhưng vô hiệu. Có người nghĩ rằng hoàng tử bị ma quỷ ám ảnh, nhưng ấn quyết cũa các pháp sư khét tiếng cũng không phát hiện hay trục xuất được tà ma trong người hoàng tử. Vả chăng Hoàng Thái Tử chỉ èo uột, biếng ăn, ít ngủ, thiếu sinh lực, k! hông mu�! ��n nói cười, chớ không có triệu chứng rối loạn thần kinh, nói năng nhảm nhí vô bồn. Vị lão thần Tùng Vĩ Úc, đặc trách Khâm Thiên Giám, cũng chịu bó tay vô phương cứu vãn. Tùng Vĩ Úc là vị Trạng Nguyên đầu tiên của kỳ thi thứ nhất tổ chức dưới triều đại Anh Điền. Ông là một người thông minh quán chúng, và tinh thông về bốn môn nho, y, lý, số. Ngoài 70 tuổi, ông vẫn tráng kiện và sáng suốt như thuở trung niên. Vì tài ba và đức độ cùng lòng trung liệt của ông, nhà vua coi trọng ông như một quốc sư. Nhiều việc quan hệ, sau khi lấy ý kiến của bá quan và Tể Tướng rồi, nhà vua lại nhờ ông thẩm định lần nữa rồi mới cho thi hành.
Mùa xuân năm đó, hoàng tử đã 15 tuổi mà vẫn u sầu uể oải như những năm qua. Nhà vua cho thị vệ triệu thỉnh quan Khâm Thiên Giám vào hậu cung và phán hỏi:
– Bấy lâu hiền khanh đã biết lòng ta tan nát rối bời vì tình trạng sức khoẻ của Đông Cung Thái Tử không được bình thường. Hiền khanh ngày đêm quan sát các vì sao và xem khí tượng như vậy có thể cho quả nhân biết bao giờ Thái Tử sẽ phục hồi sinh lực chăng ?
– Muôn tâu Thánh Thượng, từ ngày mưa tuyết hết rơi bầu trời quang đãng trở lại, kẻ hạ thần này vẫn đêm đêm chiếu thiên lý kính theo dõi thiên tượng. Hạ thần đặc biệt theo dõi ngôi sao chiếu mệnh Đông Cung Thái Tử.
– Vậy bao lâu Thái Tử mới bình phục như xưa ?
– Hạ thần bảo đảm là Thái Tử sẽ bình phục theo những dấu hiệu thoát ra từ các tinh tú. Tuy nhiên, phải kiê! n nhẫn ! đợi chờ một biến diễn phi thường sẽ xảy đến, có lẽ cuối xuân này
– Khanh có thể cho quả nhân biết biến diễn ấy sẽ xảy ra dưới hình thức nào không?
– Muôn tâu bệ hạ, sự hiểu biết nông cạn của hạ thần chỉ tiên đoán rằng, thần dược cứu bệnh Thái Tử sẽ do một sinh vật biết bay đem tới. Hạ thần chỉ biết được đến đó, còn sinh vật biết bay là bướm, là chim, là dơi hay gì khác thì thần không thể suy đoán được. Trong khi chờ đợi giờ phút trọng đại ấy, kính xin Thánh Thượng mua sắm thật nhiều đồ chơi cho Thái Tử giải khuây.
Nhà vua thở dài não ruột, chép miệng:
– Khốn thay bao nhiêu đồ chơi chất đầy Đông cung, chẳng còn cái nào được Thái Tử chú ý tới nữa.
– Thần xin đề nghị quảng bá cho thần dân toàn quốc thi đua sáng chế các đồ chơi mới thật kỳ lạ, hầu làm đẹp lòng Thái Tử một thời gian. Thêm nữa, Thánh Thượng cho Thái Tử đi theo săn bắn giải khuây và biết đâu chẳng gặp cơ duyên do cánh chim nào đưa tới như các vì sao đã ám chỉ.
– Thôi, hiền khanh tạm lui về yên nghỉ, ta sẽ lưu tâm tới những lời vừa mới trình bày.
Một buổi mai đẹp trời, khi vầng thái dương mới ló dạng trên mặt biển đông. Khi bầy công đang đua nhau xoè bộ lông xanh biêng biếc với những vòng nhật nguyệt đủ sắc vô cùng đẹp mắt, nhà vua đã ngự giá trên cổng hoành thành. Dưới sân cờ danh dự, bá quan đã tề tựu đông đủ theo phẩm trật của mỗi người. Cách xa nơi các quan văn võ đứng hầu, lối mươi trượng, là hàng ngũ các thân ! binh và ! thanh niên võ sĩ đạo. Tất cả đều nai nịt gọn gàng, khí giới bên hông, lưng đeo tay nải có chiếc loa vỏ ốc xà cừ lủng lẳng bên ngoài. Mỗi người chễm chệ trên lưng một con tuấn mã, chia thành đội ngũ rất uy nghi. Khi nhà vua vừa xuất hiện, mọi người đồng thanh tung hô vạn tuế rầm trời. Sau ba hồi trống, mọi người đều im lặng kính cẩn lắng nghe những lời ngài phán bảo. Thay vì sai quan Thái Úy thay mình phát ngôn, nhà vua đích thân tới trước chiếc loa lớn đặt trên bàn độc cao chân để nói cho mọi người biết ý muốn của ngài:
" Này các thân binh, này các võ sinh ! Hãy nghe cho rõ. Hôm nay các ngươi sẽ lên đường, chia nhau đi khắp bốn phương, tới tận các thôn ấp hẻo lánh xa xôi nhất, nói cho thần dân của Trẫm biết lòng ưu ái của ta đối với mọi người. Kế đó, các người cho họ hay rằng, ta mong muốn mọi người phát huy sáng kiến, chế tạo những đồ chơi thật tinh xảo và kỳ lạ đem về kinh dự hội. Ai sáng chế giỏi sẽ được trọng thưởng đích đáng. Ta hạn định cho mọi người một tuần trăng để làm xong các đồ chơi ấy. Ta muốn tiếng tù và và các ngươi sẽ được tất cả núi đồi vọng lại và dân gian không người nào lại không biết ý muốn của ta. Ta chúc các ngươi mọi sự may mắn. Và giờ đây, ta ra lệnh : "LÊN ĐƯỜNG!! "
Một tiếng dạ ran như xé không trung, đoàn người ngựa lập tức phân tán giữa những tiếng vó câu dồn dập đi về mọi phía, để lại sau một đám cát bụi mịt trời.
Nhà vua ra lệnh bãi triều rồi lên kiệu tới thẳng Đông cung. Ngài lạ! i đi qua! nơi bầy công đang múa xoè, nhưng lòng dạ rối bời ngài còn thấy đâu cái đẹp, cái vui trước mắt. Kiệu vừa xịch đỗ, ngài đã lật đật đi thẳng vào phòng Thái Tử.
– Này con, sáng nay tốt trời, con có ra vườn ngoạn cảnh không con ?
– Thưa phụ vương, không ạ.
– Thế con thích ngồi chơi trong phòng này hay sao ?
– Thưa không ạ.
– Vậy con thích cái gì, cho ta biết ngay đi.
– Thưa phụ vương con không thích gì cả.
Vua cha thoáng buồn, chưa kịp nói gì thêm thì hoàng tử đã để ngón tay lên miệng ra hiệu xin ngài yên lặng.
Nhà vua sốt ruột, gạn hỏi:
– Con nghe ngóng cái gì thế con ?
– Dường như tiếng chuột kêu nho nhỏ.
– Mà chuột kêu, chuột rúc ở đâu ?
– Thưa cha, ngay trong đầu con.
– Con nói gì ?
– Thưa cha, đó là bệnh của con Có thể nói rằng nó ngày đêm gặm nhắm sức khoẻ đã mỏi mòn của con như một con chuột vô cùng quái ác. Con cảm thấy nó có móng vuốt và cả hàm răng nhọn hoắt.
Vua cha se thắt trong lòng, cố ngăn giọt lệ, ái ngại nhìn con.
– Thưa phụ vương, quan Khâm Thiên Giám có hứa với con rằng ông sẽ tìm cách tống khứ cái bệnh kỳ quái này ra khỏi người con. Cho tới nay, ông chưa tống xuất được nó ; nhưng con tin rằng một ngày kia con sẽ khạc nó ra khỏi cổ
– Nhất định phải có ngày đó, con ơi !
– À, à
suýt nữa con quên thưa lại với cha. Tối qua con mơ thấy một việc
– Ta mong rằng đó là một giấc mơ đẹp.
– Dạ thưa cha! đúng t! hế. Con thấy một con chim bé nhỏ từ ngoài cửa sổ bay vào, đậu bên gối con và khẽ bảo: " Này Thần Lực, nếu ngươi muốn ta sẽ kết bạn thâm giao với nhà ngươi."
Khi thuật lại giấc mơ bé nhỏ ấy, mắt hoàng tử sáng rỡ, lộ rõ sự thích thú đã bao lâu vắng bóng trong tâm tư cậu hoàng con bất hạnh ấy. Trong khi ấy, nhà vua đứng sững sờ nhớ đến điều quan Khâm Thiên Giám mới tấu trình cách đây mấy bữa. Vị lão thần ấy chẳng nói đến một sứ giả cứu tinh biết bay ấy là gì ?
02 – Trăm Hoa Đua Nở
Sau khi nghe rõ sắc chỉ của nhà vua, những người khéo tay, giàu sáng kiến không ngớt nghĩ suy rồi ngày đêm bắt tay vào việc. Nhiều người đã nổi tiếng nhờ cuộc thi hào hứng bất ngờ ấy. Nhưng đến nay người ta chỉ còn nhớ tên hai ông thợ thủ công tiền bối là quí ông Hà Võ Xuất Vân và Đại Hoà An Phu mà thôi. Hai cụ già này tóc đã hoa râm nhưng vẫn sáng tai, sáng mắt và sự khéo tay của hai cụ thật là thiên hạ vô địch. Trời xui đất khiến làm sao mà hai vị tôn sư của ngành thủ công lại cùng hành nghề tại một thị trấn bé nhỏ ở cực Nam đảo Cửu Đằng. Hai cụ cùng ở chung một đường phố, người ở đầu này, kẻ ở đầu kia. Cả hai đều có kiến thức rộng, nhiều sáng kiến và nhất là họ đều mưu mô xảo quyệt như nhau. Vì biết tài nhau và cùng sinh sống gần nhau nên giữa hai người vẫn có sự ganh đua khoe tài, khoe khéo
riết rồi hai người trước kia vốn là bạn nay trở thành hai kẻ thù trầm lặng.
Lần này có dịp trổ tài trước thiên nhan và bá quan văn võ danh dự thật vô cùng to lớn, chưa kể đến số tiền trọng thưởng. Hai cụ chỉ sợ đối thủ của mình chế được món đồ chơi độc đáo, đem thích thú đến Thái Tử và đoạt giải cuộc hội ngộ đế kinh.
Người nào cũng muốn tìm hiểu đối thủ của mình đang nghĩ gì, làm gì và công trình sáng chế của y là cái gì, có đặc điểm độc đáo nào không. Họ bỏ tiền ra mướn người khôn lanh do thám dùm họ. Nhưng cả hai đều là những con cáo già, nên họ bố trí nơi làm việc rất bí mật, cấm chỉ vợ con không được hé răng tiết lộ điề! u gì với bất cứ ai. Rốt cuộc chẳng người nào biết được điều họ mong muốn hết.
Một hôm Đại Hoà An Phu lò dò lên tận đền Thổ Thần để vấn kế ông thầy bói Sơn Tùng, kiêm chức thủ từ ngôi đền ấy.
– Thưa thầy, hôm nay tôi đến nhờ thầy bói cho tôi một quẻ để bớt phần lo lắng, bồn chồn.
– Thế cụ muốn bói một quẻ về gia đạo hay tài lợi nào ?
– Thưa thầy không phải vậy.
– Thế cụ muốn gì? Xin cứ thẳng thắn cho biết.
– Tôi muốn nhờ thầy cho biết hiện giờ ông bạn đồng nghiệp Hà Võ Xuất Vân của tôi đang chế tạo đồ vật gì để đem về kinh dự thí. Thầy chẳng lạ gì ông già ấy. Ổng là một người thợ lỗi lạc và mười đầu ngón tay của ổng dường như có pháp thuật ở trong.
– Cụ quá khiêm nhường chứ tài năng của cụ có kém gì ổng đâu.
- Đành vậy, nhưng kỳ này cuộc ganh đua hết sức quan trọng và cao quý. Nên tôi vẫn thấy ngài ngại thế nào ấy. Nhờ thầy cứ gieo quẻ rồi cho biết thánh dạy như thế nào.
– Vậy xin cụ đặt quẻ cho. Chỉ có ba đồng vàng thôi.
Trong khi cụ Đại Hoà An Phu lần lưng lấy ra đủ số tiền, đặt lên chiếc hương án kê giữa nhà, ông thầy bói Sơn Tùng quay sang bên cạnh lấy đồ nghề của ông ra. Đồ nghề của ông rất giản dị, chỉ có một chiếc lò đất nung xám ngoét và một cái mai rùa cũ kỹ mốc meo. Ông ngồi ngay ngắn, nâng mai rùa lên quá tầm mắt lâm râm khấn vái một hồi, rồi quẹt lửa đốt một dúm lá thanh hao trên bếp lò, �! �ưa mai ! rùa qua lại mấy lần trên ngọn lửa lèo tèo ấy. Xong rồi ông nhắm mắt định thần, dùng mấy ngón tay rà đi rà lại theo các cạnh của vẩy rùa. Cụ An Phu kính cẩn ngồi im chờ đợi. Lát sau thầy Sơn Tùng chậm rãi nói:
– Theo quẻ này, thánh dạy rằng vật đang do cụ Xuất Vân chế tạo là một con chim máy
– Trời ! Cũng là một con chim máy !…
Cụ An Phu không nén nổi cơn xúc động, cắt ngang lời ông thầy bói.
– Dạ, một con chim bé nhỏ rất xinh, hót rất hay
– Thế là một con chim hoạ mi à?
– Có lẽ là con chim họa mi. Tuy là con chim máy, nhưng người tạo ra nó đã tài tình gài trong họng nó một bộ máy phát ra những tiếng hót líu lo rất thanh tao êm dịu
– Thế
thế con chim ấy có bay được không hở thầy?
Cụ An Phu hốt hoảng hỏi dồn.
– Không, nó chỉ vỗ cánh và đứng nguyên một chỗ.
Đại Hoà An Phu thở ra nhẹ nhõm, vui vẻ gạn hỏi ông thầy còn điều gì cho biết thêm chăng.
Sơn Tùng ngần ngừ một lát.
– Có
có. Thánh dạy rằng, con chim ấy sẽ được một pháp sư rất cao tay ấn ban cho một bộ cánh thật để nó bay lượn như lũ chim trời.
– Trời đất ! Thật vậy ư ? Thật vậy ư ? Khốn khổ thân tôi ! Khốn khổ thân tôi. Thế là tiêu tan hy vọng rồi
Cụ Đại Hoà An Phu rên rỉ kêu khổ rồi gắng gượng hỏi câu chót.
– Ngoài những điều thầy vừa nói ra, có còn gì nữa không thầy?
Sơn Tùng ái ngại nhìn cụ, khẽ lắc đầu, dịu giọng:
! – " Thưa cụ, không còn gì nữa ạ ".
Đại Hoà An Phu chán nản đứng dậy nghiêng mình thi lễ rồi lặng lẽ bước ra, nặng nề lê gót trở về.
Chỉ mấy ngày sau, thầy bói Sơn Tùng lại được cụ Hà Võ Xuất Vân chống gậy tới thăm. Sau mấy câu chuyện xã giao mở màn cuộc đối thoại, cụ mới đi thẳng vào vấn đề là nhờ thầy cho biết đồ vật Đại Hoà An Phu đang chế tạo là cái gì.
Khi Hà Võ Xuất Vân đặt quẻ đủ 3 đồng tiền vàng, Sơn Tùng mới soạn đồ nghề ra. Sau khi lâm râm khấn khứa và làm đủ các nghi thức, thầy mới thong thả buông lời:
– Thưa cụ, đó là con vật có hai chân, có cánh và có mỏ.
– Ủa ? Thế thì nó cũng là một con chim nữa ư ?
– Thưa cụ đúng thế ạ.
– Vậy con chim ấy có bay được không ?
– Thưa không.
– À
Nét vui mừng thoáng hiện nơi khoé mắt cụ Xuất Vân, nhưng vụt tắt ngay, khi nghe ông thầy nói tiếp rằng con chim ấy tuy không bay được, nhưng rất linh động. Nó có thể nhảy nhót tại chỗ, bằng chân này hay chân khác và đầu nó mổ mổ xuống đất như gà ăn thóc. Băn khoăn ra mặt, cụ Xuất Vân mân mê chòm râu bạc lưa thưa dưới cằm, dè dặt hỏi thêm:
– Xin thầy cho biết con chim ấy có hót thành tiếng gì chăng?
– Cụ cứ yên chí, con chim ấy không hót được như chim do cụ chế tạo đâu.
Hà Võ Xuất Vân khoan khoái đứng lên cảm ơn thầy bói và cáo từ ra về. Ra tới cửa, cụ vui vẻ tâm sự với Sơn Tùng:
– Kể chung toàn quốc, tôi chỉ ngán một mình l! ão Đạ! i Hoà An Phu mà thôi. Nay biết rằng chim máy của ổng là chim câm, tôi không sợ nữa. Phen nảy giải nhất sẽ về tay tôi.
Thầy Hà Võ Xuất Vân quá ư tự đắc, ông thầy nắm tay áo cụ giữ lại, ởm ờ hỏi vặn một câu:
– Này cụ ơi! Cụ làm ơn cho biết, cụ có đặt một trái tim biết đập trong lòng ngực con chim máy của cụ không?
– Ồ! Hỏi gì lạ vậy hở thầy? Con chim tôi chế tạo là con chim máy tuyệt đẹp, nhưng nó chỉ là con chim máy.
– Dĩ nhiên rồi. Tôi biết rằng dù cụ tài cán đến đâu, thì với gỗ với sắt, cụ cũng chỉ làm ra một con chim máy mà thôi không hơn thế được. Nhưng
– Nhưng
thế nào hở thầy?
– Nhưng, giả thử có người có khả năng ban tặng cho con chim ấy một trái tim nho nhỏ với nhịp đập đều hoà như chim thật thì sao?
– Ồ! Làm gì có chuyện kỳ lạ ấy. Thầy làm tôi bối rối với ý nghĩ ngộ nghĩnh này đấy. Thầy nói thế có dụng ý gì không?
– Thưa không. Tôi chỉ đặt một giả thuyết như thế cho vui câu chuyện mà thôi. Nếu cụ cho như thế là phiền lòng cụ, thì xin cụ bỏ qua đi cho. Thôi chào cụ.
Cụ Xuất Vân chống gậy ra về. Tới ngã ba, cụ còn quay nhìn về miếu Thổ thần, lắc đầu ngao ngán. Về tới phòng riêng, cụ lấy chiếc hộp nhỏ giấu dưới gối, mở ra tìm lấy hai viên bích ngọc nhỏ hơn hạt đậu. Cụ loay hoay lâu lắm mới dùi xong hai lỗ nhỏ trên hai viên ngọc rồi đính nó vào vị trí hai con mắt của chim máy.
Tiếng gọ! i là chi! m máy, nhưng hình thức bên ngoài, với bộ lông sắp xếp rất công phu, khéo léo, nó không nhác gì chim thật. Bây giờ thêm cặp mắt hồng lóng lánh, khi nó được mở máy để hót, thì không ai có thể ngờ rằng đó là con chim do tay người làm ra. Giọng hót nó đã được điều chỉnh nhiều lần, nên rất du dương thánh thót có khả năng làm say mê ngay ông cụ già tài hoa đã tạo ra nó.
Phần riêng cụ Đại Hoà An Phu, từ lúc về tới nhà, ngày đêm miệt mài suy nghĩ để chế ra một bộ phận phát âm để đặt vào bụng chim máy. Chim của cụ là một con tu hú với sắc lông xam xám loang lổ. Hình thức đã thua xa chim hoạ mi của cụ Hà Võ Xuất Vân, nếu nó lại không biết hót thì còn ra thể thống gì nữa. Cũng may cho cụ đã chọn con tu hú, nó chỉ kêu có mấy tiếng tu hú, tu hú
nên làm bộ máy phát âm cho nó tương đối không quá khó khăn lắm. Tuy vậy cụ cũng mất gần bốn ngày làm việc gần như liên tục, sửa đi sửa lại cả năm sáu mươi lần, mới làm xong bộ phận ấy. Cụ thử tới, thử lui cả chục lần, thấy chim nhảy nhót mổ ăn, và hót vang, cụ mới yên lòng. Thực vậy, bất cứ người nào khác, thấy con chim ấy hoạt động như thế, đều lầm tưởng đó là con chim rừng bị mắc bẫy người ta đem về nuôi. Người ta sẽ liên tưởng đến lúc nó vỗ cánh tung bay ra khỏi ngọn cây cao, lướt gió trên ngàn mây nội cỏ, mỗi khi trời mới hừng đông. Mấy tiếng kêu "Tu hú! Tu hú!" vang dội cả núi rừng báo hiệu cho muôn thú biết rằng mặt trời sắp xuất hiện. Những tiếng báo động ấy đối với b! ầy th�! � rừng còn thơ dại rất hữu ích. Nó thúc giục bầy thỏ con hãy chấm dứt sự nô đùa giữa đám cỏ non mà rút về lùm bụi và hang hốc của chúng.
Đường dài, đúng là đường dài
Nó càng dài hơn khi người ta dùng trâu thay ngựa, như ông thợ già Hà Võ Xuất Vân để rong đuổi dậm trường từ thị trấn bé nhỏ miền cực Nam để về kinh dự thí nghèo hơn ông bạn Đại Hoà An Phu. Ông phải dùng phương tiện thô lậu ấy để di chuyển, thay vì nằm dài trên cáng như ông ta. Cái ông già có giọng nói léo nhéo như đàn bà ấy, thế mà giàu đáo để. Có lẽ bây giờ lão ta đã đi được hai phần đường rồi. Chắc chắn lão về tới kinh kỳ trước mình, nhưng cụ Xuất Vân không có gì phải lo sợ ; cụ chắc mẩm là con tu hú của lão ta không thể nào so sánh kịp với con chim hoạ mi tuyệt kỹ của cụ được. Tuổi già, sức yếu nhưng với niềm tin chắc thắng ấy, cụ vẫn ung dung ngồi trên lưng trâu, để nó đủng đỉnh bước một, ngày này qua ngày khác mà không thấy mỏi mệt. Mấy ngày đầu, con đường thiên lý đi qua các làng mạc và đồng ruộng nên không có gì đáng nói. Nhưng nó có bằng phẳng mãi đâu. Đến lúc nó oằn mình để từ từ leo cao bên triền núi, để băng qua những khu rừng âm u hiểm ác. Những dãy núi cao rừng thẳm ấy là sào huyệt của trộm cướp và giống quái điểu Ma Ưng tương tự những chim đại bàng khổng lồ và khát máu. Chúng có thể bất thần từ trên mây lao vút xuống, quặp chặt kẻ lữ hành hoặc con trâu, con ngựa giữa móng vuốt sắc lẻm của nó, đem lên tận đỉnh non cao để rỉa thịt.
Một hôm cụ ngừng lại bên một lùm cây khá xum xuê. Cụ cũng đem lồng chim ra nhìn ngắm và nghe hót. Tiếng hót của chim máy được làn gió mát ban chiều đưa đi khá xa, len lỏi vào giữa cành lá đong đưa xao động. Chim máy hót vừa xong hai nhịp, thì tiếng hoạ mi rừng đâu đó đã hồi âm. Vui mừng vì hiệu quả rõ rệt của máy phát âm, cụ liền lên giây cót cho chim máy hót thêm mấy nhịp. Trong khi chim máy đang tưng bừng " phát thanh ", thì vù một cái. Một con chim hoạ mi mái từ trong lùm cây bay ra đậu ngay ở then lồng vàng chói. Con chim rừng bé nhỏ ấy dùng cái mỏ con con của nó dũi cho thẳng hàng lông trước ngực như kiểu làm dáng, đôi mắt đỏ hồng của nó nhìn chằm chặp vào chú chim máy trong lồng. Khi chim máy dứt lời, nó mớ vươn cổ lên nhả lên không trung một tràng nhạc điệu líu lo dịu dàng khôn tả. Những tiếng bổng trầm thoát ra từ miệng nhỏ xíu của nó sao mà uyển chuyển thanh tao đến thế. Đó là những giọt pha lê trong vắt tan vỡ nhẹ nhàng khiến người nghe phải bồi hồi mê mẩn. Được nghe con chim mái đ! ộc đá! o này hót, cụ già Xuất Vân chợt nhận thấy công phu tuyệt kỹ của mình chưa thể nào sánh được với công trình kiến tạo của Hoá công. Một niềm xúc động đầy cảm phục bỗng dâng lên từ đáy lòng già cỗi của ông.
Đêm hôm ấy, ông thao thức suốt đêm không ngủ được. Thỉnh thoảng ông lại mở mắt ra nhìn các chòm sao sáng chói trên vòm trời cao, miên man suy nghĩ. Trong khi đó, con chim rừng rúc đầu dưới cánh, đứng ngủ ngon lành bên ngoài lồng chim máy.
Hôm sau, ông dậy sớm hơn thường lệ và ngày đó đi được nhiều đường đất hơn mấy ngày trước. Buổi chiều, ông không khỏi ngạc nhiên thấy tiếng con chim mái hôm trước lảnh lót đáp lời chim máy từ một cành cây gần đó. Té ra nó đã theo dõi ông và con chim bạn nó suốt ngày mà ông không hay. Kể từ đó, không có chiều nào nó vắng bóng bên chiếc lồng vàng, vẻ quyến luyến chú chim mái ra điều tha thiết lắm. Chẳng thế mà ngày về đến kinh đô, khi cụ vào yết kiến quan Nghi Lễ Đại Thần để trao tặng con " Bách Thanh " thì con chim mái cũng đánh bạo xông xáo bay vào giữa đám quan quân đông đảo, đậu vào tay kèo phía trên chiếc bàn con để trên chiếc lồng vàng. Trong đại sảnh này, có nhiều bàn lớn nhỏ chất đầy đồ chơi, mỗi cái đều có cái hay, cái độc đáo của nó. Mỗi thứ đồ vật đều có tấm thiếp ghi họ tên địa chỉ người chế tạo. Cụ Xuất Vân nheo mắt đọc tên những người làm đồ chơi dưới hình thức loài cầm và chẳng bao lâu đã tìm thấy con "Tu hú", sản phẩm của kẻ thù im lặng. Cụ mỉm cười kín đáo, cố ! giữ v�! � thản nhiên che giấu niềm vui sướng dào dạt trong lòng. Rõ ràng con " Bách Thanh " quí phái của cụ hơn hẳn con "Tu hú" quê mùa đến mấy bậc. Cụ ung dung cáo từ quan Nghi Lễ, và được một quân hầu hướng dẫn ra tạm trú tại công quán dành cho những người có đồ vật trưng bày.
Hết kỳ hạn một tuần trăng, quan Nghi Lễ Đại thần cho trần thiết đại sảnh thật huy hoàng và sắp xếp các đồ theo từng loại để so sánh. Sáng hôm sau, ông mặc đại trào phục xin vào triệu kiến nhà vua tại Tây Thuý Lâu.
– Tâu Thánh thượng, mọi việc hạ thần đã cho thu xếp đâu vào đấy rồi. Xin Thánh thượng tuỳ nghi định đoạt.
- Liệu Thái Tử có biết gì về việc này chăng?
– Tâu bệ hạ, Thái Tử không hay biết gì cả.
– Hay lắm. Quả nhân muốn cho Thái Tử một sự bất ngờ thích thú.
Nói xong, nhà vua quay sang hỏi thăm Đô Uý Thị Vệ.
– Khanh có biết Thái Tử hiện giờ ở đâu và đang làm gì không?
– Muôn tâu, hôm nay Thái Tử có phần khởi sắc hơn mấy ngày trước. Hiện Thái Tử đã xuống chơi dưới vườn Ngự Uyển, kế bên hồ Thiên Nga.
– Khanh phái ngay một thị vệ đi triệu thỉnh Thái Tử lại đây.
Khi thị vệ tới gần bên hồ, y thấy cậu hoàng con đang ngồi dưới cái cổng " torii " cao lớn sơn màu đỏ rực rỡ, kế khóm cây trắc bạch diệp. Cậu đang mải mê nhìn bầy hươu sao đùa nghịch bên kia hồ. Nhất là bầy hươu con nhảy nhót tung tăng thật vui mắt.
Chú thị vệ trẻ cúi rạp mình trước cậu bé xanh xao ốm yếu.
– Kính thưa Thái Tử, Thánh Thượng cho mời Thái Tử tới Tây Thuý Lâu dạy việc.
– Ta sẵn sàng vâng mệnh phụ vương.
Nói rồi, cậu hoàng chống tay đứng dậy khá mệt nhọc.
– Kính thưa Thái Tử, ngài có muốn tôi cõng đi chăng?
– Không cần. Ta có thể đi b�! �� được. Ta chỉ cần vịn vai là đủ.
Thế là hai người chậm chạp tiến về Tây Thuý Lâu.
Thái Tử tới trước ngai vua, nghiêng mình thi lễ. Nhà vua tươi cười phán bảo:
– Hôm nay ta hy vọng sẽ được thấy nụ cười nở trên môi con như bấy lâu nay ta hằng mong ước.
– Tâu phụ vương, phải chăng để làm đẹp lòng
– Đẹp lòng của chính con. Hãy theo ta vào Đại sảnh rồi con sẽ hiểu.
Nói rồi, ngài đứng lên, theo sự hướng dẫn của Nghi Lễ Đại Thần tiến vào Đại sảnh. Thấy đồ chơi bày la liệt khắp nơi, nhà vua vui sướng lắm. ngài không ngờ thần dân của ngài có nhiều kẻ khéo tay và giàu sáng kiến như vậy. Trong bao nhiêu thứ ấy, tất có nhiều cái thoả lòng Thái Tử. Theo lệnh của quan Nghi Lễ, một Vệ uý Ngự Lâm quân, tuần tự tháo chốt hay lên giây các đồ chơi tự động để nhà vua và hoàng tử cùng xem. Những đồ chơi không có máy móc tự động thì quan Nghi Lễ trình rõ những đặc tính, những gì độc đáo hay quý giá nơi những đồ chơi ấy.
Hoàng tử chỉ nhìn sơ qua và lơ là nghe giới thiệu những đồ vật bằng vàng, bạc hoặc trân châu mã não. Đôi mắt của cậu hoàng con chỉ hơi sáng lên, khi nhìn thấy hai tay võ sĩ tí hon bằng đồng, giáp trụ đầy người, hươi gươm chém nhau chan chát. Cậu khẽ gật đầu, nói nhỏ: " Cái này được đây ". Lát sau, cậu hoàng lại dừng bước nhìn một con ngựa sắt, to bằng bắp tay, biết chổng mông đá hậu, rồi đứng im và bất chợt cất ngược lên như con ngựa bất kham. Những con bướm vải ! sặc s�! � đập cánh dập dờn, những con thỏ bằng bông trắng ngồi bật dậy lấy hai tay chùi mõm. Những con mèo, con chó bằng vải nhồi bông biết nhảy chồm chồm. Những đoá hoa xoè ra rồi cúp vào, tất cả những thứ ấy chỉ được cậu hoàng liếc mắt nhìn qua mà thôi. Cậu chỉ chú ý đến một tay lực sĩ tí hon nhào lộn rất tài tình uyển chuyển. Con khỉ bằng đồng đen nhảy chồm chồm trên lưng con bạch tượng bằng bạc có cái vòi đu đưa, như muốn với bắt con khỉ phá rầy, là đồ chơi thứ nhất gợi được nụ cười hé nở trên môi tái nhợt của cậu hoàng con. Đi tới gần cuối Đại sảnh, mấy tiếng kêu chát chúa của con chim tu hú làm cậu hoàng khẽ giật mình. Tới trước cái lồng tre rất thanh lịch, nhìn con tu hú nhảy nhót hết chân này đến chân kia rồi vươn cổ ra mổ mổ thức ăn đựng trong cái đĩa sứ trắng ngần, cậu không nhịn cười được, đã reo lên thích thú: " Con chim này hay lắm, thưa phụ vương ".
Hơn bốn năm rồi, bây giờ mới thấy cậu quý tử vui cười như vậy, vua cha như mở hội trong lòng. Ông ngầm cảm tạ ơn trên đồng thời không quên nghĩ đến quan Khâm Thiên Giám và người thợ tài ba đã chế tạo ra con tu hú.
Nỗi hân hoan của hoàng tử càng bộc lộ rõ rệt hơn, khi Viên Vệ Uý lên giây cho con họa mi vỗ cánh, cất cao cái đầu tròn trĩnh bé nhỏ, hả cái miệng chút xíu xinh xinh rồi thong thả ngân nga những tiết điệu du dương dìu dặt trong vắt như tiếng pha lê. Cậu hoàng chưa hết say mê, thì vù một cái, một cánh chim bé nhỏ khác từ trên kèo nhà chao nhẹ rồi tới đậu ngay bên ngoài lồng thép vàng. Thế là c! him máy ! ở trong, chim trời ở ngoài, cả hai cùng cất tiếng hót vang cả Đại sảnh. Cuộc hoà âm bất ngờ thật là kỳ thú, làm cho nhà vua và quan quân có mặt đều im bặt lắng nghe. Khi chim máy ngừng tiếng thì chim rừng cũng ngừng luôn. Cậu hoàng khoái quá vừa vỗ tay tán thưởng vừa reo cười rất hồn nhiên, khiến nhà vua vui sướng không cầm được nước mắt. Ngài truyền lệnh quan Nghi Lễ liên lạc với quan Nội khố để xuất kho 5 nén vàng thưởng công cho người chế tạo ra chim Họa mi.
– Kính xin phụ vương cho xuất kho tưởng thưởng cho cả mấy người chế tạo ra chim tu hú và khỉ với voi, mấy thứ khác tạm thời cất vào kho, hôm nay con hãy xin đem hai lồng chim lên phòng ngủ.
03 – Pháp Sư Tùng-Vĩ-Úc Trổ Tài
Đêm ấy ngoài trời tối đen như mực, gió thổi rì rào, bầu không khí thật là êm ả và mát dịu.
Thế mà gà gáy đến canh ba, cậu hoàng ta vẫn chưa ngủ được. Không phải cậu ta đang mơ tưởng đến những món đồ chơi đắt giá hay lạ kỳ hiện đang được bày biện dưới Đại sảnh
Cậu ta đang mải mê theo dõi hoạt động của con chim họa mi rừng. Từ khi bị thị vệ đem hai lồng chim lên phòng riêng của Thái Tử, con chim rừng đã bám sát không buông. Nó vượt qua cửa sổ, xâm nhập vào phòng, tới đậu ngay trên giá sách.
Mỗi khi cậu hoàng lên giây cho con chim máy phát âm, thì con chim rừng xà ngay xuống, châu mỏ vào lồng để hợp tấu. Có khi nó lướt qua mặt hoàng tử, có khi nó đánh bạo đậu vào vai hay cánh tay gầy yếu của cậu bé đáng thương kia. Sau vài lần như vậy, nó làm đủ cách để cậu bé chú ý đến nó và bạn nó đang bị nhốt ở trong lồng.
Dưới ánh đuốc bập bùng, nó bay đi, lượn lại, quay thành vòng to nhỏ, chao lên lộn xuống thật uyển chuyển, thật linh động. Đôi khi đang bay lượn, nó ngừng đập cánh để thân hình bé nhỏ của nó nhẹ nhàng rơi xuống, chao bên này, chao bên kia như chiếc lá vàng rơi trong gió thoảng, rồi tới đậu ngay bên gối của cậu hoàng.
Bây giờ, nó đổi trò chơi. Từ trên cao nó đáp nhẹ vào một nan lồng, thò đầu qua chắn song, khẽ kêu một tiếng thật tha thiết như mời gọi con chim bạn đang đứng im lặng trong đó. Nó tần ngần một lúc, như không hiểu tại sao bạn nó không cất giọng ngân nga như ban nãy và tại sao lại làm thinh k! hông thèm ngoái cổ nhìn nó, mặc dầu nó tận tình mời mọc ? Có lẽ con chim rừng sẽ ngạc nhiên hơn nữa nếu nó để ý đến con tu hú; chú ta khi chiều nhảy nhót, ăn uống tưng bừng là vậy, thế mà bây giờ cũng đứng lặng trang, không khác gì bạn nó.
Con chim rừng đứng bên lồng, kêu thêm hai tiếng nhỏ rồi bay ngay đến bờ vai cậu hoàng. Nó kêu nho nhỏ và dụi đầu vào má thần Lực, như van xin cầu khẩn điều gì.
Lần đầu nó làm thế, cậu hoàng chưa để ý, nhưng khi nó tái diễn trò chơi ấy lần thứ hai, thì cậu chợt hiểu nó muốn gì. Lấy đầu ngón tay mơn man con vật bé bỏng, cậu dịu dàng bảo nó:
– " Mặc dầu chẳng ai dạy ta tiếng nói của chim, ta vẫn hiểu chúng và lúc nào ta cũng là bạn của loài vật có cánh. Mỗi khi ta xuống vườn Ngự Uyển, bầy chim vành khuyên, chích choè và chim sáo vẫn lại gần ta líu lo nhảy nhót. Mi muốn ta phóng sinh cho bạn mi chớ gì? Nhưng mi có biết đâu, ta có mở cửa lồng thì bạn mi cũng vẫn đứng ì một chỗ, vì nó có phải là loại chim rừng như mi đâu
"
Nói đến đây, cậu hoàng lắc đầu ngao ngán, thấy mình bất lực không giúp ích cho con hoạ mi bé nhỏ ấy. Từ lúc ấy, việc này không thôi day dứt cậu bé ốm yếu và có từ tâm của chúng ta. Cậu nằm im, nhắm mắt để suy nghĩ. Một chặp khá lâu, cậu ngồi nhỏm dậy, gọi giật mấy tiếng: " Ali ! Ali ! ", tức thì cánh cửa phòng bật mở. Một tên cận vệ cao lớn lực lưỡng chạy vội vào. Tới bên giường, y quỳ xuống một gối, cúi đầu chờ lệnh.
R! 11; Ngư�! �i hãy lại gần hơn nữa và cõng ta lên đài chiêm tinh.
– Thưa Thái Tử, ngài muốn tới thăm quan Khâm Thiên Giám Đại Thần?
– Phải rồi Mau lên. Ta có việc gấp !
Tùng Vĩ Úc, vì tuổi già cũng có, vì nhu cầu nghề nghiệp cũng có, rất ít ngủ. Đêm nào cũng vậy, ông dán mắt vào ống thiên lý kính, dõi theo các chòm sao và các vì sao có liên hệ xa gần đến nhà vua, đến hoàng hậu, thái tử và các thân vương, quận chúa trong hoàng tộc. Ông cũng theo dõi các vì sao chiếu mệnh của các vì vua lân quốc, các tướng suý trấn nhậm ở biên ải và các văn quan có thế lực trong triều. Nếu là một người kém thông minh, ít kinh nghiệm, thức trọn đêm cũng không thể nhìn ngắm và suy đoán được đầy đủ bấy nhiêu vì sao. Nhưng Tùng Vĩ Úc là một nhân tài xuất chúng, tất cả việc ấy chỉ chiếm lối hơn phần ba thời gian của một đêm. Ông còn dư thời giờ để đọc sách cổ thi và nghiên cứu về y học, tìm hiểu ý nghĩa bí hiểm trong các kinh thư, sách phép bí truyền. Ông có một tủ thuốc cả trăm ô kéo đựng nhiều thứ dược thảo quý giá hiếm hoi. Có rất nhiều bầu và hũ sành đựng các thứ rượu thuốc và nước ngâm rễ cây lấy trong rừng sâu của các miền cực Nam và cực Bắc. Ông điều chế nhiều thứ thuốc đặc biệt công hiệu, trị được các bệnh hiểm nghèo, mà các quan ngự y đã chạy mặt. Thế mà ông đành chịu phép không sao làm chuyển được cái bệnh không rõ căn nguyên nó làm cho sức khoẻ Thái Tử ngày một hao mòn.
Thường thường khi gà gáy canh ba hay canh tư, ông mới đi ngủ. Giường của ông chỉ là tấm da gấu trắng ấm áp đặt ngay sàn gạch ở góc phòng. Đêm nay, sau khi nghiền ngẫm và thấu triệt được ý nghĩa sâu xa của một bí kíp, ông quyết tâm d�! �nh hết thời gian để thí nghiệm xem có linh ứng thật chăng. Ngay từ giờ Tý, ông đã soạn sẵn giấy bút, nghiên mực và hộp thuốc vẽ, đặt ngay ngắn trên chiếc bàn con kê bên cửa sổ quay về hướng đông. Sau đó ông tới nằm dài trên tấm da gấu, lấy một cuốn sách nói về dược tính của các loại thảo mộc để đọc cho qua thời giờ.
Đúng giờ Dần, ông ngồi dậy, xốc lại chiếc áo ngoài cho ngay ngắn, lấy một vuông vải đỏ bịt lên đầu làm khăn, rồi tới ngồi bên chiếc bàn con. Ông lâm râm đọc những câu thật khó hiểu có lẽ là thần chú, rồi mới vén tay áo rộng, cầm bút lông chấm mực viết nhiều chữ ngoằn ngoèo ở góc mặt tờ giấy lệnh. Kế đó, ông lấy những bút nhỏ hơn, chấm thuốc màu vẽ ra một cành đào màu nâu sậm. Ít phút sau, dưới bàn tay tài tình của ông, những búp đào, nụ đào đua nhau xuất hiện. Rồi nhiều hoa đào khác thi nhau đua nở, phô những cánh trắng phớt hồng óng ánh như thể xà cừ, chẳng khác gì hoa thật.
Ông ngừng giây lát, lẩm nhẩm ít câu rồi tiếp tục hạ bút. Lần này ông không vẽ hoa nữa, mà vẽ con ong đang chúi đầu vào hút nhụy hoa. Vẽ hoa đã tài, vẽ ong còn tài hơn. Ai được nhìn con ong đó cũng phải cho nó là con ong thật, do một người tinh nghịch giết chết và đem ghim vào bức họa coi cho lạ mắt.
Vẽ xong, ông đứng thẳng lên, ngắm nhìn bức họa rất đơn sơ nhưng thật là sống động. Nhìn đôi mắt rạng rỡ và nụ cười kín đáo trên làn môi nhăn nheo của ông, rất đắc ý với tác phẩm này. Ông đến bên kệ sách, lấy ba n! én nhang! châm vào ngọn đuốc kế đó rồi trở lại chiếc bàn con. Ông đứng trang nghiêm nhìn qua cửa sổ, hai tay chắp lại cầm nén nhang hướng lên vòm trời đầy sao lấp lánh. Ông khấn vái một chập, cúi xuống bức hoạ lấy nén nhang vẽ thành nhiều nét ngoằn ngoèo trên thinh không, cách bức họa chỉ vài ba tấc, miệng liên tục niệm chú. Vào giờ này, bốn bề im lặng, run dế hết kêu than. Trong bầu không khí lặng trang như vậy mà thầy pháp sư Tùng Vĩ Úc, đầu đội khăn đỏ, mình mặc áo triều, lâm râm khấn vái giữa những làn khói nhang uốn éo vươn lên rồi tan dần, kể ra cũng khá rợn người
Đang viết và vẽ rất uyển chuyển như vậy. Bỗng Tùng Vĩ Úc vấn hai tay vào nhau, bắt quyết, ba nén nhang chỉ thẳng vào con ong, ông dậm chân hét lớn: "Bay ! Bay mau !" Thế là con ong vẽ trên giấy dường như nhô dần lên, có đủ bề dày tròn trĩnh của một con ong thật. Rồi mấy cái chân của nó máy máy dưới cặp mắt trừng trừng rất oai nghiêm của vị pháp sư. Khi sáu cái chân nó đã cựa quậy đều hoà, tới phiên mấy cái cánh trong vắt mấp máy, đập đập mỗi lúc một nhanh hơn, pháp sư lại dậm chân hét lớn: "Bay đi ! Mau!" đồng thời hai tay cầm nhang chỉ thẳng ra ngoài cửa sổ. Lạ lùng thay ! Con ong trên giấy đã biến thành con ong thật và tuân lệnh pháp sư, nó bay vù vào đêm tối.
Quá mệt mỏi vì đã tận dụng sức mạnh tinh thần trong cuộc thí nghiệm trên, Tùng Vĩ Úc ném ba nén nhang qua cửa sổ, ngồi phịch xuống ghế, lấy tay áo lau mồ hôi toát ra đầy trán và sau cổ. Ông ngồi thừ ra một chập và tính t! rở lạ! i nằm nghỉ ngơi trên chiếc ghế da gấu. Bỗng có tiếng chân nặng nề vang lên, mỗi lúc một rõ hơn, trên chiếc cầu thang xây hình trôn ốc bằng đá hoa cương ông vội đứng lên, đi ra phía cửa, thì gặp phải A Li tiến vào, hắn ngồi sụp xuống để cậu hoàng Thần Lực đặt chân xuống đất, đi thẳng vào chiếc ghế bỏ trống, trong khi vị lão thần gập người lại chào mừng. Cậu hoàng ra lệnh cho A Li ra chờ ngoài cửa, khi nào gọi mới được vào
Quan Khâm Thiên Giám lễ phép tiến đến bên cậu hoàng.
– Thưa Thái Tử, giữa đêm hôm khuya khoắt thế này, ngài đến thăm nơi ở luộm thuộm của lão thần chắc có điều gì dạy bảo.
- Quan Khâm Thiên Giám ơi, đêm nay tôi không ngủ được.
– Thưa có bệnh chuyển mạnh mà ngài không ngủ được chăng?
Cậu hoàng tử đưa tay ra dấu, chỉ một chiếc ghế đẩu gần đó cho vị lão thần kéo đến ngồi gần mình hơn, sau đó mới chậm rãi nói:
– Không phải thế. Tôi hầu như đã quên căn bệnh của tôi, nhưng lại bị một niềm đau khổ ngoại lai dằn vặt khôn ngưôi.
Cậu hoàng liền kể lại hoạt động của con chim rừng để cầu xin phóng thích cho con chim máy như thế nào. Cậu nói tiếp:
"Và giả dụ như con chim máy chỉ biết hót thành tiếng, mà cũng biết đau khổ như con chim rừng thì sao?"
– Thưa Thái Tử ! Tại sao ngài lại đi quá xa như vậy ? Một con chim bằng gỗ và sắt mà người ta đã dán từng chiếc lông vũ trên mình nó và đặt trong ngực nó một bộ phận phát âm thì làm sao biết cảm xúc được?
Cậu hoàng bỗng nhiên giận dữ.
–! Sao? Ngươi là điển hình cho sự khôn ngoan, ngươi là người có thể đoán tương lai sau khi ngắm nhìn các tinh vân và thiên tượng, ngươi biết bấm độn để truy ra những điều thiên hạ cố che giấu, vậy mà ngươi lại đặt vấn đề với ta như thế à?
Cậu ta nổi đóa, nói một hơi dài, làm vị lão thần phát quýnh, chỉ cúi đầu năn nỉ: " Xin Thái Tử tha lỗi. Xin Thái Tử tha lỗi." Nhưng cậu ta hết cơn thịnh nộ lại đến cơn nức nở:
" Con chim bằng gỗ và sắt như ngươi nói, con chim máy ấy nó giống như ta đó. Phải, ta có khác gì nó bao nhiêu. Nó bị giam hãm trong lồng thép vàng, còn ta bị giam hãm trong bệnh tật. Bệnh tật là cái lồng chim giữ ta, không cho ta vui hưởng cuộc đời vương giả, vậy mà Tùng Vĩ Úc chẳng có cách gì tháo gỡ cho ta."
Nghe tới đây, đôi mí mắt và đôi môi của vị lão thần đều rung động cũng như hai bàn tay gầy guộc của ông. Bấy lâu ông đã khổ sở vì không có cách gì làm thuyên giảm bệnh tình của Thái Tử, bây giờ bị trách mắng như vậy ông càng đau buốt đến tâm can. Ông đành ngồi yên chịu trận. Cậu hoàng con nói đã hả hơi mới đấu dịu:
– Ta muốn ngươi làm cách nào cho Bách Thanh có một trái tim và đôi cánh bay được để nó cùng bạn nó, một con chim họa mi mái, có thể sánh đôi bạn bay lượn ngoài trời và xây tổ ấm ở nơi nào chúng thích.
– Dạ, thưa Thái Tử, điều ngài vừa truyền dạy
– Thôi ngươi đừng nói là việc ấy khó quá, không thể làm được. Ngươi nên nhớ đó là lệnh của ta và ngươi có bổn phận phải thi hành. Ta �! �ể cho ! ngươi ba ngày để chuẩn bị. Ta sẽ cho A-li lên triệu thỉnh xuống phòng riêng của ta và xem ngươi bắt tay vào việc.
Nói xong, không đợi Tùng Vĩ Úc trình tấu gì nữa, cậu ta lớn tiếng gọi A-li, leo lên lưng to như tấm phản của hắn, và hai thầy trò đi ra khỏi lầu Khâm Thiên.
Trong mấy ngày chờ lệnh. Tùng Vĩ Úc loay hoay lục tìm thêm các tài liệu tối cổ, để tìm xem có còn bí quyết nào linh diệu hơn pháp thuật mà ông đã dùng cho con ong vẽ trên giấy bay được. Nhưng chỉ hoài công vô ích. Làm gì có phép mầu nhiệm hơn. Không đợi đến ngày thứ ba, ngay hai hôm sau, ông lò dò xuống Đông cung vào yết kiến Thái Tử và xin được làm thử vào giờ Dần của đêm hôm ấy.
Đúng hẹn, ông mặc triều phục, chít khăn đỏ, cầm nhang vào phòng cậu hoàng. Cậu ta ngồi đợi trên ghế ở giữa phòng, trên vai có con chim mái đứng im như chim giả. Gần đó là chiếc bàn, để trên hai lồng chim đoạt giải nhất nhì. Vào khỏi cửa, việc đầu tiên của Tùng Vĩ Úc là châm hương nơi ngọn đuốc gần nhất. Ông tiến thêm mấy bước, ngừng lại cách bàn lối ba bước. Ông cầm nhang, chỉ một cái vào lồng họa mi, tức thì cánh cửa lồng tự động bật tung ra. Ông chỉ cái thứ hai, con chim máy nãy giờ đứng im, tự nhiên cất tiếng hót, chẳng cần phải lên giây. Tức thì chim mái chuyển đến bên lồng và hai con lại hợp tấu.
Ông tiến thêm mấy bước, đến sát cái bàn, quay về hướng Đông và diễn lại mọi động tác như khi ông làm phép cho con ong giấy bay đi. Khi ông dậm chân, hét lớn: "Bay ra! Mau!
Bay ra! Mau!". Cậu hoàng giật nẩy mình nhưng trấn tỉnh lại ngay. Cậu định thần nhìn con chim máy và reo lên "Ồ!
ồ!
" Con chim máy đã nhấc một chân lên, bỏ xuống, nhấc chân khác, rồi nhún nhảy trên hai cái chân bé xíu màu đ! ỏ hồng. Một lát sau, sau mấy tiếng thét của pháp sư, hai cánh chim bỗng mấp máy mỗi lúc nhanh hơn và "Vút!" nó bay vọt ra ngoài lồng, ngượng nghịu bay quanh mấy vòng. Chẳng bao lâu, hình như được con mái yểm trợ tinh thần và dạy nó cách bay theo lối chim trời, nó bay có vẻ thuần thục hơn.
Cậu hoàng, vừa kinh ngạc, vừa vui sướng há miệng nhìn trân đôi uyên ương tinh xảo ấy. Chúng bay lên, lượn xuống nhiều vòng như chào tạm biệt hai người, rồi bay vút ra ngoài trời lờ mờ ánh sao đêm. Cậu hoàng vịn ghế đứng dậy, nghiêng mình thi lễ với pháp sư và cảm động thốt lên: " Đa tạ ! Đa tạ
ông thật là người hiền tài có phép thần thông. Nhưng xin đừng để cho chim tu hú kia cam phận thiệt thòi. Tiện đây, ông ra tay giải phóng cho nó, để nó bị nhốt mãi ở đây tội nghiệp ".
Sau cái đêm có một không hai ấy, sáng hôm sau, cánh rừng trong Ngự Uyển, có thêm đôi họa mi làm tổ trên cây thông cao nhất. Và kể từ hôm ấy, sáng sáng, trước khi mặt trời mọc, muôn thú quanh vùng được mấy tiếng kêu sang sảng của một con tu hú báo tin mừng
Sau khi xả hơi, và uống liền ba chung rượu mỹ tửu do cậu hoàng chân thành kính tặng thưởng công Tùng Vĩ Úc mệt mỏi, lần bước leo lên đài Khâm thiên. Chính ông cũng hân hoan và kinh ngạc về việc làm của ông. Ông không ngờ những pháp thuật và phù chú ghi chép trong các cổ thư lại linh ứng đến như vậy. Thầm cảm phục vị tiền bối nào đã tìm kiếm ra phép lạ này, ông lại nghĩ tới điều tiên đoán đã trình với nhà vua cách đây không lâu: " Hy vọng chữa khỏi bệnh cho Thái Tử có thể tới bằng đôi cánh
! Đôi cánh ấy là con họa mi hay là con tu hú ? Rất có thể không phải là hai con chim giả tạo mới được biến hóa thành chim trời, vì đâu phải chỉ có loài chim mới có cánh, con dơi, con chuồn hay ong, bướm cũng là những sinh vật có cánh vậy."
Vậy sứ giả đem thần dược đến cho hoàng tử là loài chim chóc hay thuộc côn trùng ? Đó là cả một điều huyền bí ông chưa thể khám phá ra.
04 – Có Chí Thì Nên
Bách Thanh và cô nàng của nó thật là hạnh phúc, chúng tha hồ bay lượn tới lui khắp các cánh rừng quanh đó. Nơi đây các loài muôn thú được tự do tung bay, chạy nhảy, mà không sợ bị thợ săn bắn lén, hay săn đuổi và cuối cùng hạ sát bằng những ngọn giáo dài. Nhà vua đã ra lệnh cấm săn bắn tại các khu rừng bao quanh kinh đô trong phạm vi mười dặm.
Nhưng trong vườn Ngự Uyển, chỉ có đôi uyên ương, lúc nào cũng cặp kè bơi lội giữa những cụm Bạch liên, Hồng liên và Lưu ly thảo, là có thể so sánh được với đôi họa mi này mà thôi. Bách Thanh, mỗi ngày lại khám phá thêm nhiều điều mới lạ. Những loài thảo mộc, những giống hoa, những loại côn trùng, chim chóc và dã thú giữa chốn thiên nhiên kì diệu ấy, mỗi mỗi là một khám phá mới đầy ngạc nhiên thích thú đối với Bách Thanh. Con chim mái vốn là con cái của rừng xanh giới thiệu với nó mọi thứ, mọi vật chúng nó bắt gặp trong những lần du ngoạn. Nhờ vậy mà Bách Thanh ngày nào chỉ là một con chim máy vô hồn, nay đã biết phân biệt con nào là con chim cu xanh, con nào là con chim cu cườm. Nó cũng biết con gà lôi khác gà rừng ở những điểm nào tuy đều được con người gọi là gà. Nó cũng biết con chim ưng khi ăn mồi nó thả mình rơi vụt từ trên cao như một hòn đá, trong khi con heo rừng thích giầm mình trong sình
– Bạn ơi, đây là cây thông đó.
– Cây thông à ? Cây thông, cây thông
– Kia là cây phong.
– Cây phong tớ biết rồi.
– Thế, đố bạn con vật bé ngồi trên cành cây khô kia kìa, nó đang nghiến răng ke! n két, và che mặt sau cái đuôi xòe như bông lau là con gì nào ?
– Tớ chịu thôi, tớ gặp nó bao giờ mà biết.
– Đó là con sóc, chuyên ăn trái cây rừng, dễ thương lắm. Con sóc, nhớ chưa ?
- Ừa, con sóc, con sóc.
Con chim mái thường rủ Bách Thanh đến đậu trên một cành cây nằm ngang lối đi của thú rừng khi chúng xuống hồ hay khe suối để uống nước. Nhờ vậy mà Bách Thanh biết những loài thú nào hiền hoà vô hại, như bầy hươu, bầy nai, có đực có cái, và lũ hươu nai lẩn quẩn trong chân mẹ. Những giống nào hung dữ và gây hại cho các sinh vật khác: nhỏ thì các loài chồn, cáo, mèo rừng, lớn thì có beo, có cọp. Nó đã được thấy ông chúa sơn lâm với bộ mặt và cái áo ngoài lông lá vằn vện rất dễ sợ. Ông đi đến đâu là muôn thú khẽ bảo nhau chạy trốn trối chết. Nó và bạn nó đậu trên cành cao, vậy mà thấy ông xuất hiện chúng cũng thấy nổi gai cùng mình và lính quýnh, muốn bay mà không bay được. Ông có biệt tài đi những bước dài, rất uyển chuyển và lặng lẽ, chính vì vậy mà ông càng thêm nguy hiểm vì trời sinh ra ông mạnh khỏe và lanh lẹ phi thường
Đôi họa mi sống trong hạnh phúc, nhưng không quên nói đến con " Tu hú " cũng là bạn tù trước kia của Bách Thanh. Anh ta cũng may mắn chẳng kém hắn bao nhiêu; chỉ một thời gian ngắn anh ta đã cặp bồ được với một chị chim mái. Hai anh chị lập căn cứ trong một vòm cây không xa chốn ở của đôi họa mi cho lắm. Vì vậy sáng sáng, vợ chồng Bách Thanh vẫn được nghe " hồi kèn báo thức " của ta rõ mồn một.
Ngày tháng trôi qua, đời sống giữa thiên nhiên thật tuyệt diệu. Nhưng ở đời, có sướng thì có khổ. Thu tàn đông tới, cảnh vật và cỏ cây đều bao phủ một màu tang trắng xóa. Gió lạnh buốt tận xương, tuyết rơi lả tả, thức ăn ngày càng khan hiếm. Tuy vậy, đang còn là vợ chồng son, nên đôi họa mi kiếm sống không đến nỗi chật vật lắm. Có qua những ngày tháng gian nan ấy, mới có được cái vui chung với vạn vật để mừng đón chúa Xuân. Khi băng giá bắt đầu tan, khí trời bớt phần lạnh lẽo, cây cối khởi đầu đâm chồi nảy lộc, chim muông đã tụm năm, tụm ba ríu rít chuyện trò, ca hát
Một hôm, sau khi đấu hót khá lâu với gia đình nhà sáo, xế chiều trở về tổ ấm, Bách Thanh ta cằn nhằn cô vợ trẻ:
– Này mình, tại sao không nói gì với tôi về cuộc Đại Hội mừng Xuân của toàn thể loài chim chúng ta ?
– Ừ nhỉ
Hội, ngày hội ấy không xa lắm đâu.
Chim mái khẽ cúi đầu, tránh cái nhìn soi mói của Bách Thanh, lững lờ trả lời rất miễn cưỡng.
– Vợ chồng nhà sáo nói rằng ngày hội ấy vui vẻ huy hoàng lắm. Có nhảy múa, bay lượn trên không và nhất là ca hát; có những cuộc thi hát
đúng vậy chăng ?
- Ừa
họ nói đúng.
– Ai có giọng hót hay nhất được tôn làm chúa của " bộ lạc " ! Chúa bọn Mai hoa điểu chúa bọn vành khuyên, chúa họa mi
Nói tới đây, Bách Thanh đứng rướn cao lên trên đôi chân hồng hồng, nghểnh cổ, phồng má, hót luôn một hơi dài.
" O O O kekyô ! ! Kekyô ! "
" Bà con sẽ được nghe tôi hát trong ngày hội ấy. Tôi sẽ thắng các địch thủ của tôi. Tôi sẽ là vua họa mi ! ".
Bách Thanh cao hứng phát ngôn đầy tự phụ với cô nàng chim mái. Nó có biết đâu, dù bộ máy phát âm của ông thợ già Hà Võ Xuất Vân đặt trong họng nó, dù tinh xảo đến mấy cũng chỉ là một bộ máy. Tiếng nó phát ra vẫn phảng phất có âm hưởng của đồ thiết khí, không thể nào trong trẻo và êm dịu như chim trời được. Nó không biết rằng bất cứ trong công việc gì phải học hỏi thật nhiều rồi mới thành công được. Nó cũng không dè tiếng hót du dương hơn hết trong các cánh rừng quanh đây lại là tiếng hót của cô bạn bé bỏng của nó. Nhưng cô ta tính vốn dịu hiền, khiêm tốn và bây giờ đang thương yêu hắn tha thiết, nên không muốn làm điều gì xúc phạm đến thần tượng của mình. Cô nhất quyết quên mình, hy sinh tất cả cho tình yêu, nhưng đã tìm đủ mọi cách để Bách Thanh tự luyện cho mình một giọng hót ngày một hoàn mỹ hơn bằng cách nghe các bản nhạc của thiên nhiên. Cô đã khéo léo lưu ý đến tiếng gió nhẹ nhàng luồn trong kẽ lá để hắn bắt chước tiếng rung nhẹ của lá cành. Cô đưa hắn đi tắm trong hốc đá, kế bên một thác nước nhỏ để hắn nghe tiếng nước suối reo khi từ cao rơi xuống tan vỡ ra thành muôn vàn giọt lăn tăn, tung cao thành mù. Một hôm hắn được đưa đến bìa rừng để nghe tiếng tiêu, tiếng địch véo von của lũ mục đồng ngồi trên lưng trâu gặm cỏ ngoài đồng. Hắn nghe những tiếng rất lạ! , rất t! hanh tao và âm vang dài rộng vô cùng.
Mỗi lần được nghe những âm thanh hay, nhạc điệu lạ tai, cô nàng lại vờ bắt chước và cố phát âm cho giống hệt những tiếng ấy. Anh chàng thấy hay hay cũng làm theo. Nhiều buổi trưa bay nhảy mỏi cánh, mỏi chân rồi, hai cô cậu ghé nghỉ cánh ở cành nào đó, cô nàng lại bày trò hợp tấu. Thế là Bách Thanh bị lôi cuốn vào cuộc luyện giọng thật khó khăn nhưng thích thú mà chẳng hay. Cậu ta mải mê gân cổ lên để phát ra những âm điệu khi nhặt, khi khoan, đôi khi dồn dập líu lo khôn tả.
Cô nàng còn nhớ có những âm thanh hết sức truyền cảm tỏa ra từ cái lầu cao ở phía Tây hậu cung. Nếu bắt chước được thì chắc chắn không ai tranh nổi chức vị " chúa tể họa mi " của chàng. Những tiếng ấy, không phải lúc nào cũng có. Nhiều lần cặp họa mi bay vòng vòng các cung điện mà chẳng thấy gì. Muốn cho Bách Thanh khỏi chán nản, cô nàng nói là đi tìm thăm cậu hoàng con, đại ân nhân của hai vợ chồng. Một chiều kia, đôi bạn này được nghe những tiếng tơ đồng dìu dặt ấy ở một ngôi lầu không xa phòng riêng của hoàng tử là bao. Chúng lại gần, thấy một bà đứng tuổi, rất đẹp nhưng đượm buồn đang ngồi gẩy một cây đàn có nhiều dây và hoàng tử ngồi nghe chăm chú. Tiếng đàn này khác hẳn các thứ tiếng chúng từng nghe, nó thanh thoát u buồn, não ruột, nhưng âm nào ra âm nấy, không lẫn lộn và trong trẻo lạ thường. Chúng ở ngoài, nghe thật kỹ, tập phát âm một lúc cho nhuần giọng rồi mới bay vào đậu trên vai cậu hoàng.
Cậ! u hơi giật mình, vì suốt mùa đông chúng không ghé thăm, tưởng chúng kéo nhau xuống phương
Từ hôm ấy, hàng ngày đôi họa mi đua nhau tập dượt khiến muôn thú quanh vùng được thưởng thức nhiều nhạc điệu rất mê ly. Riêng con chim mái thì vui sướng vô ngần. Bách Thanh đã luyện được giọng chuông vàng, nhất định không con nào thắng nổi.
05 – Tai Nạn Bất Ngờ
Con họa mi mái thật là khôn ngoan và chu đáo, nhưng làm sao cho khỏi thiếu sót. Nó quên không cho Bách Thanh biết rõ về sự tác hại của hoa phù dung, nhất là những hột đen trong hoa này. Vì vậy, Bách Thanh đã ăn nhằm chất ma túy ấy. Sáng hôm sau, xóm giềng đã tản mác đi bốn phía kiếm ăn mà hắn còn ngủ mê man chưa tỉnh. Chim mái đứng cạnh chồng lay lắc mấy lần mà Bách Thanh vẫn ngáy khò khò. Nó phải bay quanh đây đó cho đỡ cuồng cẳng và thỉnh thoảng lại bay về xem bạn nó đã thức giấc chưa. Chính lúc nó mới bay đi lần thứ ba thì Bách Thanh giật mình, chợt tỉnh, nhìn quanh chẳng thấy vợ đâu. Nó đâm bổ đi tìm. Đúng là " Tìm em như thể tìm chim ", vợ bay đi ngả này chồng bay về đường kia thì gặp nhau sao được. Thế là anh chàng bay bở cả hơi tay, đến xế trưa vẫn chưa gặp vợ, mặc dầu chốc chốc vẫn hót lên ít tiếng gọi đàn. Lần này nó vừa hót xong, phía cây thông rậm rạp đàng kia đã có lời đáp ứng ngay. Mừng quýnh, chàng ta bay phóng tới như tên bắn, và hả miệng định chào mừng thì: Rụp!!!
Bách Thanh tối tăm cả mắt mũi vì một làn lưới chỉ rất mong manh đã quấn chặt lấy toàn thân. Nó mất đà, rớt xuống cỏ cái đụi và nằm êm luôn. Khi định thần mở mắt ra thì thấy một đứa nhỏ đang tuột nhanh từ trên cây xuống, vội chạy đến nhặt tấm lưới có chim ở trong. Nó chạy vội về nhà, gọi chị nó tíu tít và bảo rằng nó tặng chị nó con họa mi để mừng sinh nhật cô ta. Cô chị mừng quá, cám ơn em rối rít rồi đem chim nhốt vào lồng, treo nga! y cửa sổ trên phòng riêng của cô ta. Lúc đầu, nó mổ vào các song tre để tìm lối ra, sau lấy đầu húc cũng vô hiệu. Chán nản, nó đứng thu mình vào một xó. Vừa kinh sợ, vừa lo buồn, nên mấy ngày liền không thèm ăn uống gì hết. Tuy cô bé đã hết sức cưng chiều.
Qua ngày thứ ba, nó đã mệt lã vì đói khát và tuyệt vọng, thì may mắn làm sao, chim mái ở đâu là nhẹ vào đậu ở ngoài song.
– Anh làm em lo sợ đến phát điên trong mấy ngày nay. Em đi tìm anh khắp các cánh rừng lân cận. Tại sao anh lọt vào cảnh tù túng này?
– Anh cũng tưởng chẳng bao giờ được gặp em. Bây giờ gặp mặt như thế này, mai đây xảy ra chuyện gì, anh cũng cho là mãn nguyện.
Nói những câu tình tứ với nhau rồi, Bách Thanh liền kể cho vợ nghe tại sao lại lọt vào bẫy của thằng bé con lão tiều phu, chủ nhà này.
-Anh đừng lo, nếu đói khát cứ ăn uống để lấy lại sức khỏe em sẽ có cách giải cứu anh. Em đi đây, anh cứ yên chí.
Sáng hôm ấy, chú khỉ Bu Du đang đùa nghịch với con sóc, chúng đuổi nhau từ cành này qua cành khác, từ cây nọ qua cây kia thoăn thoắt chuyền cành, đu dây ngoạn mục. Bỗng chú khỉ ngưng ngang cuộc chơi, để bàn tay sau tai nghe ngóng, Con sóc thấy vậy cũng ngồi im, vểnh tai nghe. Từ phía xa, có tiếng kêu ơi ới: " Bu Du ơi ! Bu Du ! Chú đâu rồi cứu tôi ! Cứu tôi !… Bu Du ! Chú Bu Du ơi
"
– Hình như tiếng kêu cứu từ phía hồ sen đưa lại phải không sóc?
– Hình như thế, gió thổi từ hướng hồ sen mà. Ta chạy về phía ấy xem sao.
– Ừa đi mày !
Thế là cả hai lại chuyền cành, leo dây nhanh như cắt, chạy gấp về hồ sen. Chú khỉ vừa chuyền cây này qua cây kia vừa rít ầm lên như kiểu trả lời cho kẻ lâm nạn: " Ta đến đây ! Ta đến đây ! ". Chúng chưa tới hồ sen thì chim mái đã bay tới đón đường, Bu Du chận hỏi nó:
– Tao thấy mày bay nhanh lắm, có gì mà kêu cứu ầm lên thế ?
-Riêng tôi thì chú khỏi cứu, nhưng Bách Thanh đang gặp nạn chú ơi ! Chỉ có bàn tay của chú mới cứu được Bách Thanh mà thôi.
Nói rồi, nó kể hết câu chuyện chồng nó bị lưới và hiện bị nhốt tại nhà ông tiều phu.
– Lại cái thằng quái con của lão tiều phu. Được rồi, phải đi ngay mới được.
Lúc chim và khỉ nói chuyện ồn ào như vậy thì con Mang đực vừa uống nước dưới hồ về, dừng lại vểnh tai nghe. Chú khỉ vốn tinh khôn, muốn lợi dụng nó cho đỡ mệt, liền lên tiếng:
– Này Mang ơi ! Bạn đã biết một con họa mi đang mắc nạn Cùng là con cái của rừng xanh chúng ta, ta phải ra tay tiếp cứu nó. Vậy bạn có thể đưa tớ đến nhà lão tiều với hai cặp giò chạy nhanh như gió của bạn không ?
- Được, được. Sẵn lòng. Nhảy xuống lưng tớ đi.
Chim mái bay là là gần mặt đất dẫn đường, con Mang phi nước đại, chú khỉ có con sóc trên vai, ngồi bỏ hai chân trên cổ Mang; hai tay nắm cứng cặp sừng nhọn hoắc của nó.
Tới gần nhà lão tiều, chú khỉ bảo con Mang ngừng lại và chúng bàn kế hoạch giải cứu Bách Thanh. Một hồi bàn luận, sau hết chú khỉ ra lệnh: " Thằng Sóc phải đánh lạc hướng thằng oắt con lão tiều. Thấy nó, mày vờ bị thương, chạy lết dưới đất để nó đuổi theo mày đi thật xa nhà. Họa mi mái lo việc cầm chân con chị nó. Mày có thể vờ thân thiện, đến gần cho nó giơ tay bắt lại nhảy đi mấy bước, dụ cho nó ra khỏi phòng, cho tao hành động. Anh Mang cứ núp ở bụi cây này, nếu tớ thất bại thì trở về báo động cho bà con trong các cánh rừng quanh đây."
Phân công xong, theo lời chỉ dẫn của chim mái, nó leo lên cây, chuyền đến phía sau nhà lão tiều, chờ đợi. May sao, lát sau cô gái xách giỏ đi ra vườn hái rau, bóng dáng thằng em cũng không thấy, có lẽ đang chạy đuổi con sóc. Nhanh như chớp, khỉ ta nhảy tót vào phòng, leo lên cái kệ gần lồng chim và chẳng mấy chốc đã mở tung cửa phòng và thúc hối:
– Tao đến đến cứu mày đây, ra đi, mày. Ra đi!
– Cảm ơn lắm! Cảm ơn!
Như t�! �n bắn, Bách Thanh bay vụt ra trước. Kế đến Bu Du nhảy vụt ra sau. Chim mái đón bạn ở bên ngoài, mừng quýnh bay lên nhào xuống lung tung, miệng cám ơn Bu Du rối rít. Rồi cả bọn phân tán trở về rừng.
06 – Đại Hội Mừng Xuân
Hôm ấy, Hoàng Tử Thần Lực đang ngồi ủ rũ trong phòng riêng thì A Li vào quì trước mặt, trình có quan Khâm Thiên Giám xin và hầu chuyện. Nghe nói đến nhân vật phi thường ấy, Thần Lực tươi ngay nét mặt, gật đầu đồng ý ngay.
– Xin kính chào Thái Tử. Hôm nay ngọc thể có được an khang chăng ?
– Bệnh của tôi vẫn thế, không tăng không giảm. Chẳng hay quan Khâm Thiên Giám tới đây có việc gì ?
Kể từ ngay Tùng Vĩ Úc trổ tài biến chim gỗ thành chim thật, Hoàng tử Thần Lực rất cảm phục nên không còn thái độ cách biệt như trước nữa.
– Thưa Thái tử, hôm nay thần tới đây kính chuẩn lời mời Thái tử đến dự Đại Hội Mừng Xuân loài Cầm.
– Đại Hội Mừng Xuân của tất cả các thứ chim chóc à ? Làm sao cụ biết ? Cụ hiểu tiếng chim ư ?
– Thưa Thái Tử, hầu hết các loài chim quanh đây đều là bạn của thần. Có sứ giả đem tin lại chính là Bách Thanh, con họa mi đã chịu đại ân của Thái tử.
– Ồ! Ơn lớn ấy chính là của quan Khâm Thiên Giám. Tôi chỉ có công can thiệp xin cụ ra tay tế độ cho nó mà thôi. Nhưng bao giờ có Đại Hội ấy và nhóm họp nơi đâu?
– Thưa Thái Tử, Đại Hội sẽ khai diễn tối nay, giữa đêm rằm, tại một bãi trống nào đó giữa rừng, ở tại bãi nào, thần cũng không biết, vì tự cổ chí kim, từ công hầu khanh tướng cho dến thứ dân chưa có người phàm nào dược dự thứ lễ ấy.
– Vậy ta biết đâu mà đến, lại thêm chân cẳng yếu ớt thế này làm sao mà đi xa được. Có thể dùng kiệu hay ! phải đi ngựa ?
– Thưa Thái Tử, ngài sẽ đi một mình, không cần thắng ngựa vì có một con tuấn mã của rừng xanh phái đến đón ở cổng hậu phía Tây hoàng thành. Đúng canh một, Thái Tử một mình đến đó, sẽ có một con Nai gạc lớn chực sẵn. Nó cũng là một kiện tướng của rừng xanh có nhiệm vụ đón rước và đưa Thái Tử trở về. Xin Thái Tử cứ vững lòng.
– Ồ ! Đây là một vinh dự lớn. Tôi rất vui lòng nhận lời mời và thế nào cũng đến dự. Đây là dịp tới thăm đôi bạn họa mi giữa giang sơn của chúng.
Tùng Vĩ Úc vừa lui ra khỏi cửa, Hoàng Tử gọi ngay A Li vào bảo sắp sẵn một bộ đồ ấm để đi rừng vào ban đêm và bảo y gần đến canh một phải vào đây đợi lệnh.
Con Nai gạc phóng đi như bay. Hoàng tử Thần Lực hai tay níu cứng lấy cặp gạc của nó, không sợ té nữa nên thấy nó chạy nhanh như vậy càng thích. Chiến mã của nhà vua có con nào phi nhanh đến thế !
Trên đầu Thần Lực, vô số chim đủ loài, đủ giống nườm nượp bay đi, bay lại trên các lộ trình của thinh không. Khi chú nai dừng chân ở bìa rừng nhìn ra một trảng khá lớn, thì mặt trăng tròn vành vạnh đã lên cao được mấy sào. Các loài chim từ to tới nhỏ, từ ác tới hiền đã tề tựu gần đông đủ
chỉ còn số ít đang lục tục kéo tới chưa kịp chuẩn bị hàng ngũ.
Chúng chia thành thị tộc, đứng xúm xít với nhau. Những giống ác điểu như diều hâu, kên kên, chim ưng, chim điêu, chim quạ
chia nhau đứng trên các bậc đá của ngọn đồi án ngữ phía Tây của khu đất trống. Chỉ trông qua hình thù to lớn với những cái mỏ nhọn hoắc và cong vòng của chúng, cũng đã thấy ngán rồi.
Phía Bắc là khu dành riêng cho các giống chim cao cẳng như cò, diệc, hạc, chim bà già, chim bảo, hải âu, ngỗng trời, vịt trời, le le v.v
Trong đám này, nổi nhất là bầy hạc với tầm vóc cao lớn và màu lông xám tro rất lịch sự.
Bầy Hồng Hạc còn cao hơn bầy hạc xám, lạ thay, lại không đứng cùng một phía với các bầy trên. Chúng đứng riêng rẽ về phía Đông, ngay dưới những tàn cây trong đó lấp lánh không biết bao nhiêu cặp mắt sáng rực của các giống chim ăn đêm.
Phía
Trong khi sắp xếp hàng ngũ, mỗi giống chim dùng tiếng kêu riêng của mình để ra lệnh cho nhau. Âm vang rất nhiều thứ tiếng của hàng ngàn con chim thật là vui và lạ tai không sao tả siết.
Lúc các thị tộc ở đâu yên đó rồi, tiếng ồn ào nhỏ dần và tắt hẳn. Giữa cảnh im lặng và trang nghiêm ấy, bỗng có tiếng con chim cú hô lớn:
" Nữ Hoàng đã tới ! "
Tất cả các thị tộc đều đứng im, không một tiếng động. Chỉ thấy hàng ngũ bầy Hồng Hạc, với tấm áo lông màu hồng lợt rất quý phái hơi xao động mà thôi. Chúng chia nhau đứng thành hai hàng dài cách nhau chừng ba thước và quay mặt vào nhau.
Lát sau, từ mạn rừng phía Đông, Nữ Hoàng từ từ tiến ra, đi qua hàng rào danh dự của bầy Hồng hạc. Bầy Hồng hạc đã cao, cao hơn hết các giống chim hiện diện, thế mà Nữ Hoàng còn cao hơn cả gang tay. Thấy rõ đấy là một con chim phượng hoàng với đôi mắt dài long lanh tuyệt đẹp và oai vệ khác thường. Nữ Hoàng c�! ��t cao cái đầu có chùm lông ngũ sắc gắn dài phất phơ sau ót. Lẫn lộn trong đó, có lối mươi sợi nhỏ và thật dài thòng xuống đầu mút có những hạt tròn tròn và lóng lánh như ngọc trai. Duyệt hết hàng chim hồng hạc, Nữ Hoàng tiến thẳng về vách đá phía Tây, bầy hồng hạc kéo theo sau hộ vệ. Giữa những bầy chim dữ, có một hòn đá khá cao và bằng phẳng. Nữ Hoàng vỗ cánh tung mình lên đó, đứng thẳng cả toàn thân trông rất uy nghi. Bầy hồng hạc chia nhau đứng hầu quanh phiến đá, giơ ngang những cái mỏ dẹp và cong cong như những bảo đao.
Một con chim ưng từ lưng đồi bay ra giữa trảng hô lớn: " Đại hội bắt đầu ! "
Tức thì bầy chim cu xanh cùng cất cánh bay lượn thành vòng tròn rộng, như chào mừng tất cả các thị tộc có mặt ở bốn bìa rừng. Kế đó, bầy cu cườm nhập cuộc, tạo thành một vòng tròn nhỏ hơn, ở bên trong vòng cu xanh và bay ngược chiều với bầy kia, khiến người xem loạn cả mắt.
Tiếp đó các bầy ác là, ác cà cưỡng, chim sáo liên tiếp bay ra để biểu diễn các điệu nhảy múa trên không thật là lạ mắt
Các thị tộc trên vừa trở về vị trí cũ, thì bầy diều hâu, kên kên kéo ra biểu diễn sức mạnh. Chúng bay thành hàng ngang vũ lộng những cặp cánh dài rộng, gây nên một trận gió đè rạp cả cỏ và cây nhỏ trên lối chúng bay qua. Hai bầy này bay chưa hết bãi, thì bầy chim ưng đã tung cánh bay lên thật cao rồi đâm nhào xuống đất như những viên đá lớn, quắp lấy những khúc cây rải rác trên mặt đất và bay vụt trở lên, lẹ làng như tên bắn
Đến lư�! ��t các ! bầy diệc, bầy ngỗng chứng tỏ tinh thần đồng đội và sự dẻo dai bằng cách bay theo đội hình chữ V. Bầy hạc xám bay lượn thành hàng dài, vẽ thành nhiều vòng tréo nhau như hình số 8. Có khi chúng xoắn vào nhau, có khi trải dài như một tấm lụa bằng lông xám.
Kế tiếp các trò vui trên, đến lượt bầy gà rừng ra biểu diễn các điệu múa xòe khi gại mái để kết thúc bằng những trận tranh hùng giữa mấy anh gà trống to con nhất. Những bầy gà sao, gà lôi trình diễn nhiều màn vũ thật đặc sắc mà giá trị được tăng thêm nhờ bộ lông nhiều màu của chúng.
Kết thúc các màn biểu diễn là bầy công. Chúng dàn hàng ngang, tiến đến phía nữ hoàng vừa đi vừa xòe bộ lông đuôi sặc sỡ ra múa may thật nhịp nhàng. Tới trước nữ hoàng lối vài chục thước, chúng ngừng lại, cúi đầu sát đất chào mừng, rồi con nào đứng nguyên vị trí con ấy, chúng vừa xòe vừa quay mòng mòng như con vụ. Một lát theo lệnh con trưởng bầy chúng ngừng quay, cúi chào nữ hoàng lần nữa rồi từ từ rút lui về vị trí, vẫn giữ nguyên hàng lối như lúc tiến lên, thật là huy hoàng ngoạn mục
Bây giờ là tiết mục ca hót. Các thị tộc tự xét mình có tiếng kêu không hấp dẫn đều đứng yên, đóng vai khán thính giả. Bầy sáo sậu lên tiếng trước, có đâu 7 hay 8 con gì đó dự cuộc tranh tài. Tiếng hót của chúng tuy hay với thị tộc mình, nhưng có vẻ như không được đa số khán giả tán thưởng. Tuy vậy thị tộc cũng chọn một tay chúa tể loài sáo. Con sáo này được giới thiệu với đại hội và sau đó tới cúi đầu chào kính Nữ hoà! ng, cũng! như những con Diều hâu, con chim Ưng được bầu làm chúa tể của thị tộc ấy.
Sau bầy sáo, đến bầy cu cườm, rồi bầy khướu, bầy hoàng oanh, bông lau, vành khuyên
Trong bấy nhiêu giọng hát, chỉ có bầy khướu và hoàng oanh là được Đại hội cổ vũ khá rầm rộ. Các đại diện của thị tộc bông lau và vành khuyên cũng được đa số khích lệ. Dường như tất cả đều chờ đợi thị tộc họa mi lên tiếng vì đó là một trong những cái "đinh" của Đại hội mừng Xuân. Khi con họa mi thứ nhất lên tiếng hót, tất cả cánh rừng im lặng như tờ, chỉ nghe tiếng hót bổng trầm trong trẻo của nó mà thôi. Khi nó dứt tiếng, hội trường tán thưởng ầm ầm. Kế nó, có hai con khác nữa, nổi tiếng hót hay từ miền Đông về dự thi. Hai con này có phần át giọng con thứ nhất và nếu cần định ngôi thứ hai cho con này, thị tộc họa mi sẽ bối rối, không biết tôn con nào làm chúa tể.
Bách Thanh của chúng ta, vì trẻ tuổi nhất lại mới gia nhập thị tộc chưa được bao lâu nên bị xếp hạng tư, nghĩa là ca sĩ cuối cùng của Đại hội. Khi nó mới cất tiếng oanh vàng, nhiều tiếng trầm trồ đã nổi lên từ nhiều phía. Giọng hót của nó không những trong như pha lê mà vừa rõ ràng, vừa uyển chuyển lại truyền cảm vô ngần, khiến có cảm tưởng như rừng cây cũng ngập phồng xúc cảm và mê mẩn lắng nghe. Bách Thanh vừa dứt, cả hội trường đều nổi lên tiếng hoan hô tán thưởng vang dội cả khu rừng. Ngay Nữ hoàng, từ lúc khai mạc đến giờ vẫn giữ thái độ oai nghiêm cũng khẽ gật đầu ra điều đắc ý.
K! hi nó chưa hót, Thần Lực ra chiều lo lắng không yên. Con tu hú máy trước kia cũng vậy. Chỉ có cô bạn gái của nó là vững tin nơi sự thành công của nó mà thôi. Bây giờ không cần nói, người ta cũng đoán biết trước vị " Chúa tể họa mi " đã về tay nó. Khi nó được chim già đầu bầy hướng dẫn ra giới thiệu với Đại hội và tới cúi đầu lạy chào Nữ hoàng, nó lại được hoan hô lần nữa. Ước mơ của nó đã trở thành sự thật. Nó vui sướng quá hóa ra bấn loạn cả tinh thần. Những đợt hoan hô cổ vũ hết sức nồng nhiệt càng làm nó bối rối hơn và tất nhiên cũng khiến nó càng thêm kiêu hãnh.
Nó vừa lạy chào xong, Nữ hoàng đã dịu dàng tỏ lời ngợi khen và hỏi nó có vui sướng không ?
– Dạ thưa Nữ hoàng, con vui sướng lắm, nhất đời con !
– Ngươi có muốn xin ta một ân huệ gì chăng ?
– Dạ. Một ân huệ ?…
– Phải rồi. Một ân huệ cho ngươi hoặc bạn bè ngươi để họ có thể hưởng lợi ích gì cho sự thành công vẻ vang của ngươi.
Quá ư bối rối, Bách Thanh cúi đầu đứng im.
– Thôi được. Cho ngươi về chỗ.
Nói xong, Nữ hoàng kêu lên ba tiếng lớn vỗ cánh bay cao, lượn một vòng cho thần dân chiêm ngưỡng dung nhan, giữa tiếng hoan hô dậy đất của tất cả các giống chim hiện diện. Chưa bao giờ một người phàm lại được nghe những thứ âm thanh pha trộn kỳ dị và to lớn như vậy. Thần Lực được dự Đại Hội Mừng Xuân từ lúc đầu, đi từ ngạc nhiên này đến thích thú ! khác qu�! �n cả căn bệnh kinh niên của mình. Cậu ta cũng say mê tiếng oanh vàng của Bách Thanh và khi nó được đưa ra giới thiệu với Đại hội, lòng cậu tràn ngập một nỗi hân hoan chưa từng thấy. Bị cuốn hút bởi bầu không khí phi thường của Đại hội, khi Nữ hoàng bay qua nơi cậu hoàng đứng, tự nhiên cậu vỗ tay và hò hét như điên
Bay vừa giáp vòng, Nữ hoàng lại kêu to một tiếng. Bầy Hồng hạc cùng cất cánh bay lên, chia thành hai hàng, bay phía sau Nữ hoàng, rồi thầy trò nhắm hướng
07 – Ân Trả Nghĩa Đền
Một điều lạ, mấy ngày sau Đại hội, muôn thú trong cánh rừng này ít khi được nghe giọng hót mê hồn của Bách Thanh. Vợ chồng nhà Tu hú ở kế bên nói lén với nhau cho rằng Bách Thanh đang say men chiến thắng nên còn tâm địa nào mà mót nghêu ngao như mọi ngày nữa. Bây giờ, người ta là kẻ lớn có tước vị rồi mà lị.
Kỳ thực chẳng ai hiểu được nỗi lòng của " Chúa tể Họa mi ". Chính con chim mái, lúc nào cũng ở gần bên nó mà vẫn không hiểu nổi. Một hôm chim mái phải lên tiếng hỏi chồng:
– Mấy ngày nay thấy anh biếng hót. Có lẽ anh có điều gì phiền muộn chăng ?
– Không phải vậy đâu. Làm gì có điều phiền muộn sau cuộc chiến thắng vẻ vang mới rồi.
– Thôi đứng giấu em nữa ! Em thấy anh có điều gì suy nghĩ lung lắm, đôi khi thờ thẫn cả người.
Bách Thanh cúi xuống, gạt mỏ vào cành cây, suy nghĩ một lát rồi chậm rãi nói:
– Mấy hôm nay, anh cố moi óc để tìm hiểu mà vẫn không sao hiểu được.
– Mà anh tìm hiểu việc gì chứ ?
– Những lời Nữ hoàng phán bảo. Anh không hiểu ngài hỏi anh " Ngươi có muốn xin một ân huệ nào cho ngươi hay bạn hữu ngươi " có nghĩa như thế nào ? Ân huệ là gì nhỉ ? Sao Nữ hoàng lại hỏi anh như thế ?
– Anh không biết đấy thôi. Ân huệ là điều khó khăn tự ta không làm được, phải nhờ người trên giúp đỡ cho. Nữ hoàng của chúng ta, Ngài sống trên ngàn năm rồi, với công phu tu luyện của Ngài bao nhiêu thế kỷ nay, Ngài c! ó thể thực hiện tất cả những điều mơ ước của con dân Ngài.
– Nhưng chúng ta còn mơ ước gì nữa chứ ? Cái ước mơ được thị tộc họa mi suy tôn làm Chúa tể đã thành sự thật. Quá đầy đủ rồi, con xin thêm ân huệ gì nữa, chính em cũng không nghĩ ra kia mà.
- Ừa nhỉ. Biết xin cái gì trong lúc đó
Nhưng
thôi.
Chim mái không nói nữa, nhưng nó thoáng nghĩ đến cậu Hoàng con. Bây giờ đã quá muộn
Cách đó ít lâu, một hôm đôi họa mi đáng yêu này dừng cánh nghỉ trưa trên một cành bạch dương đêm chĩa ra phía hồ sen. Chúng đang rỉa lông, phơi cánh thì một cặp cu gáy rất trẻ ở đâu bay tới, xà xuống đậu ngay trên bụi tường vi phía dưới cây bạch dương. Hai anh chị này rù rì nói nhỏ với nhau gì đó đôi họa mi không nghe thấy, nhưng một chú Diệc đứng trên hồ kế đó nghe được. Hắn gọi lớn: " Này lão Quy ơi ! Lão hãy thò đầu ra cửa sổ mà xem, có đôi vợ chồng son đang tìm lão để xin chỉ vẽ cách nào bảo toàn hạnh phúc kìa ! ". Lúc ấy cặp họa mi mới chú ý nhìn và thấy lão Quy, một con rùa già trên trăm tuổi, nằm phơi cái lưng sù sì mốc meo của lão trên cỏ, đầu và tứ chi đều thu gọn cả vào trong mai. Nghe chú Diệc gọi đích danh lão Quy, lão đành thò đầu ra, hất hai cặp mắt kèm nhèm, nhìn thấy đôi cu gáy đậu trên nhánh cây gần đó. Thấy lão Quy đã bằng lòng tiếp khách, cậu chim trống ngập ngừng một lúc rồi đánh bạo:
– Thưa cụ, chúng cháu đến nhờ cụ
– Lão biết rồi. Hai cô cậu lại đến nhờ lão chỉ vẽ cách nào bảo vệ được hoà khí gia đình và tạo được hạnh phúc cho vợ chồng con cái sau này chớ gì ?
– Dạ, thưa cụ đúng thế ạ.
– Thưa cụ, tất cả chim chóc trong cánh rừng này đều nói rằng cụ có thể giúp họ tìm thấy hạnh phúc. Chim mái nhỏ nhẹ chen lời.
– Phải. Từ lâu rồi, bao nhiêu đôi trai gái đã đến đây nhờ lão việc ấy. Nhưng muốn có hạnh phúc, không phải chỉ đến đây cụi đầu vào cái ma! i rùa của lão là gặp may mắn ngay đâu.
– Thưa cụ, vậy chúng cháu phải làm gì ạ ?
Đến đây, không phải chỉ có đôi chim gáy chăm chú nghe, mà đôi họa mi của chúng ta cũng dỏng tai nghe không bỏ sót một tiếng. Lão Quy hắng giọng, trang trọng buông từng tiếng một.
– " Muốn xứng đáng để hưởng hạnh phúc, trước hết phải thật tâm thương yêu những ai yêu thương mình. Phải thương yêu những kẻ đang đau khổ, nghĩa là có lòng nhân từ, tìm cách giúp đỡ họ một cách thiết thực, không phải chỉ nói thương yêu nơi lỗ miệng. Sau hết phải biết đền ơn thật xứng đáng đối với những ai đã thi ân bố đức cho mình.
Đó là tất cả bí quyết của lão để có thể vui sống và hưởng hạnh phúc trên cõi đời này. Cô, cậu nhớ kỹ chưa ? ".
– Dạ thưa cụ, chúng cháu xin ghi nhớ suốt đời mình những lời cụ vừa dạy bảo. Chúng cháu xin cảm ơn cụ và kính chào cụ.
- Ừa. Các cháu về. Chúc may mắn.
Bách Thanh vốn là chim máy nên cảm ứng hơi chậm. Riêng chim mái, sau khi nghe lời khuyên của lão Quy, trong đầu nó đã nảy sinh nhiều ý kiến. Nó ngầm cảm tạ lão Quy đã vô tình dạy nó một bài học vô cùng quý giá để vui sống trên đời. Trên đường bay về tổ nó vui vẻ ném về phía Bách Thanh:
" Cưng ơi ! Em cam đoan với cưng, chẳng bao lâu nữa, tâm hồn cưng sẽ hoàn toàn thư thái, tha hồ ca hót vui chơi ! "
Đã khá lâu rồi, vợ chồng Bách Thanh bỗng nhiên biến mất. Anh chàng tu hú là láng giềng tò mò theo dõi mọi hoạt động của gia đình Bách Thanh đã sang xem tại chỗ. Anh ta thấy cái tổ họa mi trống trơn và có vẻ lạnh lẽo thế nào ấy. Anh về thuật lại với vợ. Tình cờ có cặp Ác Là bay qua, nghe được. Thế là, hôm sau cả mấy cánh rừng liên khu đều biết việc vợ chồng Bách Thanh mất tích. Họ bàn tán với nhau, đưa ra nhiều giả thuyết. Họ cho rằng chẳng ai nỡ bắt cóc hay làm hại chúa tể họa mi, có lẽ cao hứng ảnh đưa vợ đi du sơn du thủy đâu đó. Có kẻ trách Bách Thanh ra đi đột ngột mà chẳng nói với với ai một lời, nhưng hầu hết đều tỏ vẻ luyến tiếc cặp vợ chồng trẻ khả ái ấy.
Mỗi lần ngừng cánh nghỉ mệt, Bách Thanh lại hỏi vợ định đưa mình đi đến nơi nào mà tự dưng bỏ cả rừng cũ và bạn bè như vậy ?
Mấy ngày đầu, chim mái chỉ cười duyên ỡm ờ bảo chồng: " Rồi mình sẽ biết." Nhưng đến ngày thứ ba, Bách Thanh nhất định đòi phải cho biết rõ mục đích chuyến đi xa này, nếu không chàng sẽ quay về. Chim mái đành nói thật:
– Chúng mình đi tìm một nhân vật có đủ quyền năng giúp chúng ta trả nợ.
– Nợ gì kìa ?
– Anh sao chóng quên thế, anh không nhớ rằng nhờ ai mà anh được tự do bay nhảy với em như thế này ư ?
– Thực ra, tự anh, anh không biết được, nhưng nhờ em cho biết đó là nhờ Hoàng Tử và quan Khâm Thiên Giám. Nhưng bây giờ trả nợ hai vị ấy bằng cách nào ?
– Anh nên dùng chữ trả ơn mới đúng. Ta mang ơn họ, bây giờ ta phải tìm cách trả ơn. Anh còn nhớ câu nói cuối cùng của lão Quy hôm trước không ?
– Nhớ không hết, nhưng đại ý cụ bảo phải đền ơn xứng đáng những ai giúp đỡ mình.
– Phải rồi. Anh nhớ được nhiều rồi. Phải đền ơn. Nhưng quan Khâm Thiên Giám chẳng thiếu gì mà cần ta trả ơn. Duy có Hoàng tử yếu đuối quá, âu sầu quá, nên cần được giúp đỡ để được khỏe mạnh và vui đời. Anh có đồng ý vậy không ?
- Ồ, điều ấy em nói đúng quá. Nhưng nếu để mình anh, e rằng chả khi nào anh nghĩ ra.
– Anh có biết ai có thể giúp ta trong việc này không ?
Bách Thanh làm thinh, suy ngh! ĩ giây lâu rồi lắc đầu chịu thua luôn.
– Theo em nghĩ, có lẽ chỉ có Nữ hoàng giúp ta được mà thôi.
- Ừa, phải rồi. Thế mà anh không sáng ý như em. Giá biết vậy hôm Đại hội mừng Xuân, anh xin ngay ân huệ cho Hoàng tử có phải hay biết mấy !
– Anh nói rất đúng. Nhưng cơ hội qua rồi. Bây giờ chúng ta bay đi tìm Nữ hoàng để xin ngài giúp đỡ đây. Anh có bằng lòng bay tới nữa không ?
- Ồ, việc gì khác thì không kể, chớ việc đi tìm Nữ hoàng thì đi đến đâu anh cũng đi. Nào ta lại lên đường.
Kể từ lúc ấy, chim mái công khai hỏi thăm đường bay, không còn dè dặt và thầm thì như mấy ngày trước nữa. Khi ra đến bờ biển cực
– Các bác có thấy Nữ hoàng đi qua đây không ?
– Có, Ngài và đoàn tùy tùng đi qua đây lối nửa tuần trăng rồi.
– Ngài đi về hướng nào ?
– Ngài đi chếch về hướng Tây
– Cảm ơn các bác.
Trước khi vượt eo biển với những đôi cánh bé nhỏ, vợ chồng Bách Thanh đi tìm thức ăn và nghỉ cánh chặp khá lâu. Cứ thế đuổi theo Nữ hoàng từ đảo này qua đảo khác, đôi bạn của chúng ta được ngắm nhìn không biết bao nhiêu cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp của xứ Phù Tang. Sau Đại hội mừng Xuân, Nữ hoàng liền đi tuần thú khắp cõi thần dân của ngài đang sinh sống kiếm ăn. Nơi nơi, Ngài đều được chim chóc ở địa phương tiếp rước rất linh đình và năn nỉ mời Ngài ở lại ít ngày với các thị tộc. Vì thế, vợ chồng Bách Thanh đến tiểu đảo thứ ba đã đuổi kịp Nữ hoàng.
Chim mái tới xin phép trưởng bầy Hồng hạc rồi đưa Bách Thanh vào ra mắt Nữ hoàng. Hắn khéo léo nói thay chồng:
– Kính lạy Nữ hoàng. Hôm nay con xin Nữ hoàng rộng lượng cho chồng con là Bách Thanh được trình bày sự hối tiếc của hắn.
– Ủa ! Lạ chưa ? Chồng mày nó thụt mất lưỡi rồi hay sao mà mày phải nói thay cho nó.
– Lạy Ngài. Chồng con nó không phải là một con chim rừng như con. Khi con biết nó, nó đứng im trong lồng
– Ta biết rồi.
– Con lạy Nữ hoàng, xin Ngài rộng dung tha tội cho Bách Thanh. Đối với thị tộc chúng con, hắn chỉ là người xa lạ nên không hiểu được cơ hội quý báu vô ngần mà Nữ hoàng đã dành cho hắn đêm Đại hội.
– Hắn vừa là kẻ xa lạ, vừa là thằng nhỏ kiêu căng.
- Lạy Nữ hoàng, con yê! u hắn lắm. Hắn và con hôm nay tới đây cầu xin Nữ hoàng giúp chúng con trả món nợ ân nghĩa
– Cho Hoàng tử Thần Lực chớ gì ?
– Lạy Ngài, Ngài dạy rất đúng với ý nguyện của chúng con.
– Được rồi, chỉ vì con có lòng nhân từ hiền hậu, mà ta chấp nhận lời cầu xin của con. Ta nhắc lại, chỉ vì nể lời con mà thôi, nghe rõ chưa ?
Nói rồi, Nữ hoàng ra hiệu cho trưởng bầy Hồng hạc lại gần nói nhỏ gì bên tai không biết. Chỉ thấy trưởng bầy loay hoay một lát mới rứt được một viên tròn và nhỏ ở cuối một chiếc lông dài sau ót Nữ hoàng, lễ phép đặt xuống trước chân Ngài. Nữ hoàng trịnh trọng bảo chim mái:
– Này con. Ta cho con viên ngọc này, kết tinh công phu tu luyện hằng mấy trăm năm. Nó là một thứ tiên dược trị được bá bệnh. Riêng đối với hoàng tử Thần Lực, sau nhiều năm ốm yếu triền miên, chắc cậu ta đã ý thức được sức khỏe là thứ quý nhất trên đời. Viên ngọc này sẽ phục hồi sinh lực cho hoàng tử để từ nay vui sống như những thiếu niên cùng trang lứa. Trả lại sức khỏe cho Hoàng tử, con đã thay chồng đền ơn một cách xứng đáng.
Riêng tên Bách Thanh kia, nó mang ơn Hoàng tử và quan Khâm Thiên Giám quá nặng, nhưng nó chịu ơn con cũng nhiều. Không có con khẩn khoản cầu xin Hoàng tử, thì giờ đây nó đâu được bay nhảy tự do như thế này? Không có con đưa nó đi luyện giọng thì tự nó làm gì tranh nổi chức "Chúa tể họa mi".
Bách Thanh nãy giờ đứng như trời trồng, bây giờ tỏ ra xúc động. Nó ! cúi đầu sát đất và lí nhí nói theo vợ những lời cảm tạ hết sức chân thành và lễ phép xin cáo biệt. Nữ hoàng dịu giọng:
– Thôi các con về đi! Từ nay hạnh phúc ở trong tay, hãy giữ gìn lấy nó.
Hai vợ chồng Bách Thanh được ngọc rồi ngày bay đêm nghỉ, chưa đầy bảy ngày đã trở về chốn cũ. Chúng bay ngay đến đài Khâm thiên.
Quan Khâm Thiên Giám mấy ngày nay thấy vui vui trong lòng. Ngôi sao chiếu mệnh của Thái tử, bao năm bị lu mờ, bỗng thấy sáng dần trở lại. Mới đêm qua đây, ngôi sao ấy chiếu hào quang chẳng kém gì các vì tinh tú khác. Ông khấp khởi mừng và hồi hợp chờ đợi biến cố. Suốt đêm ông không ngừng chĩa ống kính lên nhìn trời. Mãi khi phương đông hừng sáng, nhuộm đỏ các ngọn núi cao và làm mờ nhạt các vì sao, ông mới chịu nằm nhắm mắt dưỡng thần trên chiếc da gấu. Mệt mỏi, ông nằm thiếp đi được một lúc, bỗng nghe có tiếng chim họa mi rù rì bên cửa sổ. Mở choàng mắt, thấy hình dáng đôi chim quen thuộc, đứng sát vào nhau nơi bậu cửa, nổi bật trên nền trời xanh nhạt.
Ông vội đi đến bên cửa sổ. Lạ thay, tại sao chỉ một mình con chim trống mấp máy cái mỏ, còn con mái nó ngậm cái gì kìa. Nhìn kỹ mới thấy một hạt tròn nhỏ màu vàng óng ánh thật đẹp. Đúng rồi! Đây là viên ngọc Hạnh Phúc. Gương mặt nhăn nheo của quan Khâm Thiên Giám nở nụ cười rạng rỡ chưa từng thấy. Mắt ông ngời lên và lẩm bẩm nói với mình:
"Thế là ta đoán đúng. Ta vẫn trực nhận rằng, sứ giả đem tin lành đây thuộc về loài cầm. Vạn tạ Thượng Đế! Vạn tạ Thượng Đế!"
Ông giơ ngang cánh tay, mời đôi chim đậu trên đó, rồi tất tưởi xuống lầu. Tới trước phòng Thái Tử, thấy A Li! đang nằm trên mấy tấm da sói, miệng hả rộng ngày như sấm. Ông đá mạnh vào chân hắn, gọi giật:
– A Li ! A Li!
Hắn ngồi bật dậy, thủ thế và quắc mắt nhìn người phá giấc ngủ đang ngon của mình. Khi nhìn thấy quan Khâm Thiên Giám hắn vội quỳ xuống xin lỗi.
– Thôi đứng lên. Hãy vào trình với Thái Tử, ta xin yết kiến có việc khẩn cấp.
A Li đứng lên dụi mắt, xốc lại quần áo, đẩy cửa bước vào. Lát sau hắn trở ra, mở rộng cánh cửa, nghiêng mình mời quan Khâm Thiên Giám vào.
A Li lại mở toang mấy tấm cửa sổ, ánh sáng ban mai tràn vào phòng. Thái Tử tuy đã thức giấc, nhưng vẫn ngồi co ro trên giường, quấn mình vào tấm mền lông thú. Thấy Tùng Vĩ Úc tiến vào, Thần Lực không đợi ông làm lễ ra mắt, vui vẻ nói ngay:
– Quan Khâm Thiên Giám đấy à? Có việc gì khẩn cấp thế? Đêm qua tôi ngủ được. Khá ngon giấc, lại thêm mơ đẹp nữa kìa
– Thưa Thái Tử, giấc mơ đẹp đến mấy cũng chỉ là giấc mơ, khi tỉnh giấc không còn gì cả. Nhưng hôm nay, ước mơ của Thánh Hoàng và Hoàng Hậu, của Thái Tử và của thần nữa, đã thành sự thật. Xin Thái Tử nhìn kỹ đôi bạn tý hon đây. Họa mi mái đang ngậm trong miệng viên ngọc Hạnh Phúc. Không biết chúng xin hay lấy ở đâu, nhưng theo thiên tượng mấy đêm qua và quẻ độn thần vừa bấm đây, thì đây là thứ thần dược đem lại sức khỏe cho Thái Tử. Vận hạn của Thái Tử đến nay đã dứt. Đó là nhờ hồng phúc của Hoàng gia khá cao d�! �y.
- Ừ nhỉ. Chim mái nó ngậm viên gì nho nhỏ mà bóng loáng, đẹp quá!
– Này hai bạn, đã có công lấy thuốc từ phương xa về đây, hãy dâng lên Thái Tử đi.
Vừa nói Tùng Vĩ Úc vừa đưa cánh tay có đôi chim đậu về phía Thần Lực. Con chim mái liền chuyền từ cánh tay của ông qua bờ vai Hoàng Tử. Nó rướn cao hết sức trên nhưng ngón chân đỏ hồng bé xíu và nghển cổ đưa ra viên ngọc vào tận vành môi Hoàng Tử. Thần Lực mới lấy đầu lưỡi nếm thử, xem vị thuốc như thế nào, thì viên ngọc nọ tan ngay thành nước ngọt ngào và thơm phức. Lạ lùng thay thứ nước ấy trôi vào đến đâu dường như nó truyền điện vào người đến đó. Thần Lực thấy người nóng ran, vội tung cái mền đang quấn trên người. Chỉ trong chốc lát, cậu thấy ngứa ngáy tay chân muốn chạy nhảy, đấm đá lung tung. Thật là kỳ diệu. Từ nét mặt xanh mét ẻo lả, quan Khâm Thiên Giám thấy Hoàng tử đổi dần thành màu trắng rồi đổi ra màu hồng. Cặp mắt u sầu thường ngày có vẻ linh động hơn rồi rực sáng.
Tùng Vĩ Úc đang vui sướng ngắm nhìn mọi sự đổi thay trên sắc diện của Hoàng tử, bỗng giật bắn người lên. Cậu Hoàng không thể kìm hãm được nguồn sinh lực mới cuồn cuộn dâng lên, nhảy phóc xuống đất, ôm chầm lấy vị thần trung nghĩa và cảm ơn rối rít. Buông Tùng Vĩ Úc ra, cậu nhảy cà tưng chạy quanh căn phòng vừa cười, vừa hò hét như điên. Vợ chồng chúa tể họa mi cũng chập chờn bay hoà nhịp ở trên đầu cậu bé. Thỉnh thoảng cậu lại nhảy cao lên, vươn tay như với bắt cặp họa mi, miệng hô lớn hai! tiếng:! " Cám ơn ! Cám ơn !"
Quan Khâm Thiên Giám và A li đứng ở giữa phòng, nhìn Hoàng tử chạy nhảy hò hét mà cười, cười sung sướng đến ra nước mắt. Hồi lâu, có vẻ thấm mệt, Thần Lực chạy lại, tươi cười nói với Tùng Vĩ Úc :
– Nhờ quan Khâm Thiên Giám chịu phiền đích thân tới Tây cung thuật rõ vụ này cho Mẫu Hậu tôi mừng. Còn A li, ngươi đến tìm quan Đô Úy, nhờ ngài tâu với Phụ Vương ta, hôm nay ta đã đủ sức theo ngài phi ngựa tới tận Tràng Đình. Xong rồi, ngươi xuống bảo mã phu thắng ngay con ngựa ô cho ta. Mau lên !…
Sáng hôm ấy, trời đã xế trưa, nắng tuy không gay gắt lắm, nhưng bầy trẻ mục đồng đã lùa trâu vào núp trong các lùm cây ở bìa rừng. Thế mà nhà vua cùng Thái Tử và quan quân hộ giá đang còn hăm hở phi ngựa như bay, vọt qua khe, qua suối hay nhảy qua các thân cây cổ tụ bị gió bão xô ngã từ lâu. Những người cưỡi ngựa xem chừng còn hăng hái lắm, nhưng bầy tuấn mã thì có vẻ thấm mệt rồi. Con nào con ấy, mồ hôi ướt đẫm, bọt mép trắng xóa chảy dài nơi khóe miệng, cánh mũi phì ra những làn hơi mờ nhạt. Đã lâu, lâu lắm rồi, cái cảnh sinh động ấy mới diễn ra trước con mắt ngạc nhiên của những bác tiều phu chặt củi bên rừng và bầy trẻ mục đồng ngất ngưỡng trên lưng trâu.
Tin Thái Tử phục hồi sinh lực loan truyền rất nhanh trong cung cấm. Bấy lâu thấy Vua và Hoàng Hậu lo buồn vì sức khỏe hao mòn của Thái Tử, nên thị vệ và cung nữ ít khi dám cười đùa to tiếng. Nay không cần phải giữ ý và dồn nén niềm vui nữa. Đi đâu họ cũng cười nói tự nhiên, hân hoan bàn tán đến phép màu do đôi chim đem tới.
Riêng Hoàng hậu, sau giây phút ngạc nhiên, vì đây là lần đầu, quan Khâm Thiên Giám đường đột vào tận Tây cung xin bà tiếp kiến. Nghe xong lời trần thuật của Tùng Vĩ Úc và thấy nói con mình đang nhảy nhót trong phòng riêng, bà rưng rưng nước mắt, quỳ ngay xuống đất chắp tay, ngửa mặt lên trời, lâm râm khấn vái cảm tạ Hoàng Thiên và vị thần nào đó đã cho con bà thứ tiên đơn vô cùng quý báu như vậy. Kế đó, bà truyền cung nữ vào lấy một vò ngự tửu và mười nén vang ra thưởng quan Khâm Thiên Giám. Bà ra lệnh chăng đèn kết hoa sửa soạn đại yến để cùng chồng con ăn mừng tai qua nạn khỏi.
Trong khi chờ đợi nhà Vua và Thái Tử trở về. Hoàng Hậu lại đem cây đàn thập lục ra gảy. Nhưng lần này tiếng đàn không còn như thán như oan nữa, tiếng tơ đồng dìu dặt nói lên cả niềm vui rào rạt trong lòng người mẹ đã qua những năm dài đau khổ. Niềm vui sướng dâng cao tỏa rộng, nguồn thơ lai láng, bà vừa đàn vừa xuất khẩu hát rằng:
Một con chim rừng bé nhỏ
Ngậm trong miệng nó
Một viên ngọc tí hon.
Tương truyền đó là
VIÊN NGỌC HẠNH PHÚC
Vị thần ban ngọc bảo chim rằng:
Hãy đem về! Hãy đem về!
Cho cậu hoàng niên thiếu.
Thứ tiên đơn cải tử hoàn sanh
Viên ngọc đã cho hoàng ta
Phục hồi sinh lực như xưa.
Và từ đó, trong lòng ta,
Cũng như ngoài rừng xanh ngát,
Dường như nơi nơi đều vang tiếng hát.
Võ Toàn
– Hết –
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét