Mục lục
Chàng viết mướn thành Phơ Lô Răng…………………………………………….3
(Câu chuyện hàng ngày) ………………………………………………………………..3
Đám đánh nhau …………………………………………………………………………….6
Lòng ái quốc…………………………………………………………………………………..8
Trang cuối cùng của mẹ tôi…………………………………………………………..10
Chú lính đánh trống ,người đảo Sác-đe (1)……………………………………12
Kẻ khó…………………………………………………………………………………………17
Mẹ tôi………………………………………………………………………………………….19
Lời cảm tạ……………………………………………………………………………………21
Đắm tàu (Truyện đọc hàng tháng cuối cùng)………………………………..23
Cuộc phát thưởng cho thợ thuyền…………………………………………………29
Cha tôi…………………………………………………………………………………………31
Thú quê……………………………………………………………………………………….33
Đi ngoài phố…………………………………………………………………………………36
Ba Mươi hai độ…………………………………………………………………………….38
Chàng viết mướn thành Phơ Lô Răng (Câu chuyện hàng ngày)
Cậu bé là học trò lớp Ba, quê ở thành Phơ Lô Răng, mới 12 tuổi, người khôi tráng, thông minh, tóc đen, da trắng. Cậu là con đầu lòng của một viên Ký Ga, lương ít, nhà lắm miệng ăn, vì thế sinh kế rất eo hẹp. Cha cậu quý cậu lắm, nhưng đến việc học thì lại rất nghiêm khắcc vì cậu đã lớn, cần phải học gấp cho chóng đủ sức đi làm, kiếm đỡ gia đình. Cha cậu đã có tuổi, lại lo nghĩ nhiều nên trông già xọm. Thế mà ngoài việc sở ra, cha cậu còn nhặt việc ngoài để kiếm thêm và đêm nào cũng thức khuya làm việc. Ông vừa nhận được việc viết “băng” báo, cứ 500 tờ thì được 3 phật lăng. Nhưng việc này có phần khó nhọc, nên tối đến, lúc ăn cơm ông thường phàn nàn:
- Mắt ta độ này kém quá. Làm việc đêm hại người thực ! Một hôm cậu con nói:
- Thưa cha, để con làm đỡ vì con viết được. Cha đáp:
- Không, con còn phải học. Công việc nhà trường còn quan hê
hơn việc viết “băng” nhiều. Cảm ơn con. Cha không muốn thế.
Biết không thể nào làm chuyển được lòng cha, cậu thôi không
nài nỉ và nghĩ cách khác.
Một đêm, đợi cha viết mỏi tay đi ngủ, cậu sẽ dậy, lần ra phòng giấy, thắp đèn rồi ngồi vào bàn bắt chước lối chữ của cha viết rất nhanh nhẹn. Tập “băng” viết đã thành đống cao, cậu đếm được 100 tờ. Thề là làm thêm được 1 phật-lăng. Cậu nghỉ tay rồi gión gién về phòng ngủ.
Hôm sau cha câu vui vẻ bảo cậu:
- Lệ ơi ! Cha còn có sức làm việc hơn là con tưởng. Đêm qua, trong hai tiếng đồng hồ cha đã viết hơn mọi hôm đến qua một phần ba. Tay ta còn lẹ, mắt ta còn tinh.
Lệ sung sướng tự nhủ lòng:
- Không những kiếm được thêm tiền, ta còn làm cho cha vui sướng tưởng mình trẻ ra. Ta hãy gắng lên ! Cậu làm như thế luôn một tháng. Thức nhiều sinh mệt. Môt tối kia, cậu ngủ gật trong khi học bài.
Hôm sau, cha cậu mắng:
- Độ này con đổi tính nhiều quá. Trước con có thể đâu ! Con nên nhớ rằng tất cả hy vọng của nhà ta đều đặt vào tương lai của con. Cha rất không bằng lòng con.
-…
Bị cha mắng, câu định từ nay thôi không viết nữa. Nhưng đến chiều, cha cậu về vui vẻ báo cho nhà biết rằng tháng này cha cậu đã lĩnh được 32 phật lăng hơn tháng trước. Cha cậu lại mua một gói kẹo lớn về phân phát cho các con. Các em cậu vỗ tay reo mừng. Thấy thế, cậu lại quả quyết làm như lần trước và tự nghĩ:
- Ta phải gắng thêm chút nữa ! Ban ngày ta học, ban đêm ta
viết để cho cha và các em ta được sung sướng !
Cậu viết như thế luôn bốn tháng. Bốn tháng thức đêm ngày mệt ! Bốn tháng bị cha giày vò hắt hủi.
Sang tháng thứ năm, cậu quyết lòng nghỉ việc để khôi phục lại tình yêu dấu của cha, nhưng đêm đến, câu lại nhớ giấc dậy. Cậu muốn nhìn lại một lần cuối cùng trong bầu không khí bình tĩnh ban đêm, cái phòng con kia, nơi mà cậu đã làm việc giấu trong bây nhiêu lâu. Đèn thắp, cậu đứng trước bàn nhìn tập “băng” trắng mà cậu sẽ không bao giờ được viết nữa, những tính danh và điạ chỉ cậu đã thuộc làu, lòng cậu bỗng thấy bồi hồi. Rồi bất giác, cậu lại ngồi xuống làm việc. Tay cậu đụng rơi quyển sách xuống đất. Cậu rùng mình sợ hãi. Chết ! Cha cậu dậy thì sao ?
Cậu nín thở và lắng tai nghe, nhưng không nghe thấy gì cả. Im
cả ! Cả nhà đang ngon giấc. Cậu yên tâm cầm bút viết lia lịa.
Lúc ấy, cha cẫu vẫn đứng sau cậu mà cậu không biết vì nghe tiếng sách rơi, cha cậu nghe ngóng một lúc lâu rồi gión gién ra. Phải! Cha cậu đứng đấy, mái tóc bạc cúi trên mái tóc xanh! Phải! Cha cậu đứng đấy mắt nhìn ngọn bút, lòng cảm thương con !
Bỗng cậu Lệ thét lên một tiếng có hai bàn tay run run ôm lấy
đầu cậu. Nghe tiếng nức nở, cậu biết ngay là cha, liền nói:
- Cha ôi, xin cha tha lỗi cho con ! Cha cậu, cúi hôn cậu, nước mắt rỏ cả lên trán :
- Lệ yêu quý cuả cha ! Con đừng giận cha nhá ! Cha đã hiểu cả. Chính cha phải xin lỗi con mới phải. Nói xong, cha cậu ôm cậu vào giường mẹ cậu và bảo:
- Hôn con đi ! Đã bốn tháng nay nó không ngủ để làm việc thay
ai. Ta đã phụ bạc nó trong khi nó kiếm gạo nuôi cả gia đình.
Đám đánh nhau
Phan Tín bị đuổi rắp tâm trả thù anh Đinh. Nó đứng đợi ở đầu phố là lối anh Đinh thường đón em học ở trường Nữ học Đỗ Xá về để gây chuyện. Thúy Hoa, em tôi, thấy đám đánh nhau, sợ hãi chạy 1 mạch về nhà không đợi tôi.
Việc xảy ra như sau:
Phan Tín đội mũ cái-két lệch che cả tai, rón rén theo sau anh Đinh; tới nơi, nó liền cầm đuôi tóc em gái anh Đinh giật thật mạnh để sinh sự. Cô bé bị kéo giật 1 cách bất ngờ ngã lăn ra đất. Anh Đinh quay lại thấy Phan Tín, giận quá sấn lại đánh luôn, không sợ nó vừa to vừa khỏe hơn. Vì thế anh Đinh bị đánh trả rất đau. Trong phố lúc bấy giờ chỉ có toàn học trò con gái nhỏ không ai là người lớn để gỡ chúng ra. Hai trẻ đánh nhau kịch liệt. Anh Đinh đổ cả máu mũi, nhiều lần bị ngã, lại cố đứng dậy chống đỡ. Cuối cùng 2 người vật lộn nhau trên mặt đất. Anh Đinh hết sức bình sinh vật ngửa được Phan Tín ra và lấy đầu gối đè lên ngực. Một tiếng bên ngoài kêu:
- Chết chửa thằng khốn nạn nó rút dao!
Anh Đinh biết thế liền cắn mạnh vào cánh tay Phan Tín làm
con dao rơi ra.
Mọt người chạy lại gỡ và lôi 2 người đứng dậy. Bị công chúng sỉ vả, Phan Tín chạy thẳng. Đứng giữa bãi chiến trường, anh Đinh tuy mặt đầy máu, mắt sưng húp nhưng thắng trận. Cô em đứng khóc bên cạnh… Mấy cô học trò nhặt hộ sách vở rơi tung tóe trên hè. Anh Đinh thu thập sách vở bỏ cặp, lấy khăn chùi mặt rồi dắt em về.
Mọi người đều tấm tắc:
- Không sợ kẻ mạnh hơn mình, bên cho em như thế thực đáng
khen thay!
Lòng ái quốc
Thứ tư, ngày 25,
Đầu bài thi của con sáng nay là : “Tại sao anh yêu xứ sở của anh ?” Con đã cảm động về chuyện “Chú lính đánh trống” hôm trước, tất con đã làm bài con một cách dễ dàng. Tại sao anh yêu xứ sở của anh ? Câu hỏi ấy chẳng làm nẩy nở trong óc con biết bao nhiêu là câu trả lời hay sao ? Tôi yêu xứ sở của tôi vì mẹ tôi sinh trưởng ở đấy ; vì nguồn máu trong huyết quản của tôi đều là của người ; vì trong khu đất thánh kia đã chôn vùi tất cả những người quá cố mà mẹ tôi thương, mà cha tôi trọng ; vì cái đất mà tôi sinh, thứ tiếng tôi nói, quyển sách tôi học, cái em tôi, chúng bạn tôi và một dân tộc lớn chung sống với tôi, cảnh đẹp của tạo hóa bao bọc chung quanh tôi, tóm lại tất cả những sự vật mà tôi đã trông thấy, tất cả những cái gì mà tôi yêu, tất cả những cái gì mà tôi quí, nhất nhất đều thuộc về xứ sở của tôi cả. Bây giờ còn bé, con chưa hiểu thấu được thế nào là lòng yêu nước. Rồi ra con sẽ biết. Khi du lịch ở xa về, một buổi sáng, đứng tựa bao lan tàu con thấy ở chân trời một dãy núi xanh của xứ con hiện ra, bấy giờ con sẽ thấy tràn lệ cảm ở trong lòng con dâng lên và miệng con buột ra những tiếng kêu mừng rỡ. Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con ở nước ngoài chợt nghe thấy một người trong đám thợ thuyền nói tiếng nước con, theo lòng con xui giục, tự nhiên con đến hỏi chuyện người thợ không quen ấy. Con sẽ cảm thấy tính yêu nước, khi con nghe thấy người ngoại quốc lăng mạ xứ sở con, lòng tức giận sẽ làm cho con nóng mặt. Con sẽ cảm thấy tình yêu nước mạnh mẽ và tôn đại hơn nữa, nếu m�! ��t ngày kia, nước địch vô cố giàu xéo vào đất ta ; lúc ấy con sẽ thấy nào cha hôn con khuyên câu “dũng cảm”, nào mẹ tiễn con hẹn lúc “khải hoàn”.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con trông thấy những đội
quân vất vả trở về với những khúc ca chiến thắng.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con trông thấy lá cờ ba sắc bị bắn tả tơi đi đầu một toán người nghĩa dũng, ai nấy đều phô cao cái trán buộc băng hay cái tay bị bó, trong đám đông dân chúng hoan hỉ, người ta ném hoa mừng và hô những lời chúc tụng. Con ơi ! Bây giờ con đã hiểu thế nào là lòng ái quốc. Đó là một điều rất to tát, rất thiêng liêng. Ví một ngày kia, ta trông thấy con về trận được an toàn, nhưng được tin con đã lẩn lút để tránh cái chết, thì cha đây, cha vẫn đón con lúc đi học về bằng tiếng cười vui vẻ, bấy giờ cha sẽ đón con bằng những tiếng khóc xót xa. Cha sẽ không thể thương con được nữa và sẽ đâm tim mà thác cho rồi !
Cha con. Giải nghĩa :
- Ái quốc : Lòng thương yêu nước. – Xứ sở : Quê hương đất
nước. – Đất thánh : Nghĩa địa của nhà đạo. – Dân tộc : Nòi giống, dân một nước. – Tạo hóa : Nói về trời đất gầy dựng và hóa sinh muôn vật. – Sự vật : Những việc và những vật ở chung quanh ta. – Trào lệ cảm : Cảm động quá mà nước mắt tràn ra, ví như nước thủy triều dâng lên vậy. – Tôn đại : Quí trọng lớn lao. – Vô cố : Không có cớ gì. – Nghĩa dũng : Lòng trung nghĩa và can đảm. – An toàn : Bình yên, không thiệt hại gì.
Trang cuối cùng của mẹ tôi
Tháng Bảy Thứ bảy, ngày mồng 1 Enricô ơi! Thế là năm học hết rồi! Con sắp phải từ giã thầy con,
bạn con. Nhân tiện mẹ cho con biết một tin buồn: Cuộc từ biệt ấy
không phải chỉ trong hai tháng rưởi đâu, mà là suốt đời!
Cha con vì nghề nghiệp bó buộc phải rời Tôrinô, lẽ tất nhiên, gia đình ta phải theo cha con. Sang thu, ta sẽ dọn nhà. Con sẽ theo học trường mới. Điều đó có phần làm cho con buồn, phải không Mẹ chắc cho quyến luyến trường cũ, ở đấy ròng rã bốn năm, con đã vui vẽ làm việc mỗi ngày hai buổi, ở đây ngày nào con cũng trông thấy thầy ấy, bạn ấy cũng trông thấy cha mẹ con đứng chổ ấy đón con, con sẽ nhớ trường cũ ở đấy trí tuệ con đã được mở mang, ở đấy con đã kết giao được nhiều bạn tốt và ở đấy mỗi một lời nói là một điều ích lợi cho con.
Hãy đem cái kỷ niệm ấy đi với con và để lời từ biệt chúng bạn
với một mối nhiệt tình phát tự đáy lòng.
Rồi ra, bạn con bất hạnh cũng có người gặp sự không may, bị cha hay mẹ mất sớm; cũng có người mệnh yểu cũng có người đem bầu máu anh dũng tưới trên bãi chiến trường, nhưng hầu hết bạn con sẽ là những người thợ chính trực trung hậu, những người cha gia đình cần mẫn đảm đang đáng trọng, và biết đâu trong đám bạn con sau này lại không có người ra gánh vác việc nước và lừng lẫy tiếng tăm! Hãy từ biệt bạn con một cách yêu dấu thiết tha, hãy để lại một chút tâm hồn vào chốn đại gia đình ấy là nơi lúc con vào hãy còn thơ ấu, lúc con ra thì đã lớn khôn, là nơi mẹ con vẫn có cảm tình vì nơi ấy con được lòng thương mến của mọi người. Enricô ơi! Trường học ví như người mẹ, người mẹ đã dứt con ở tay ta khi con nói chưa sõi để trả lại ta một đứa con khỏe mạnh, tử tế và siêng năng. Lạy Thượng Đế giáng phúc cho người mẹ khoan từ ấy! Này con! Con đừng quên vị ân nhân ấy, con ơi! Mai sau con nên người, con sẽ du lịch trong thế giới con sẽ trông thấy những thị thành hoa lệ, những lâu đài nguy nga, nhưng con phải nhớ luôn luôn đến nếp nhà trắng tầm thường kia với cửa chớp khép, với vườn cây xanh vì đấy là nơi bông hoa trí tuệ đầu tiên của con đã nảy nỡ. Mẹ tin rằng hình ảnh trường cũ của con sẽ in vào ký ức cho đến lúc tàn hơi thở cũng như không bao giờ mẹ quên được bóng dáng cái nhà của kỹ mà ở đấy mẹ đã nghe tiếng nói ban đầu của con.
Mẹ con
Chú lính đánh trống ,người đảo Sác-đe (1)
Ngày mở đầu trận Quít Tô Da (2) tức là hôm 21 tháng 7 năm 1848 , sáu mươi người lính thuộc liên đội bộ binh kia được lệnh lên núi chiếm đóng một căn nhà bỏ không thì thình lình bị hai đội quân Áo đến đánh.Quân địch bắn súng liên thanh túi bụi đến nỗi toán bộ binh phải vất vả mới trốn được vào trong nhà và phải bỏ tại trận mấy người chết và mấy người bị thương
Thế rồi , quân Ý cứ trong cửa sổ bắn ra bên ngoài quân Áo tiến
theo hình vòng cung và bắn trả rất dữ.
Cầm đầu đội quân ý , có hai hạ sĩ quan và một viên Đại Úy là một vị đã có tuổi , người cao lớn , khô khao , râu tóc bạc phơ.Trong đội có một chú lính đánh trống , người đảo Sác-đe là một em bé , da vàng , tóc đen trạc 14 tuổi , nhưng người bó nhỏ chỉ bằng 12.Dại Úy đứng chỉ huy việc phòng ngự một căn buồng trên gác, hạ lệnh như tiếng sét.Chú lính đánh trống , mặt hơi xám nhưng chân vẫn vững trên bàn , nhìn qua cửa sổ thấy khói mù và một dải trăng trắng đang tiến dần và trong bãi.
Quân địch bắn vào như mưa : tường thủng , ngói tan , đồ đạc ,
trần , cửa đổ vỡ , mảnh gỗ , mảnh bát , mảnh kính bắn tung tóe.
Chốc chốc lại có người lính đứng bắn ở cửa sổ gục xuống ván , người ta phải lôi vào buồng.Mấy người lính nữa , tay bóp vết thương , chân bước lảo đảo ở phòng nọ sang phòng kia.Trong bếp , có một người chết vỡ óc , coi rất thê thảm. Vòng bán nguyệt của quân địch càng thắt chặt thêm.
Đại Úy tong buồng chạy ra nói chuyện với viên Đội.Ba phút sau, viên Đội chạy tìm chú lính đánh trống.Khi chú lên thì thấy Đại Úy đang tì giấy vào cửa kính viết bằng bút chì.Dưới chân có một cuộc dây thừng xách nước.
Đại Úy gấp giấy , nhìn thẳng mắt em bé bằng đôi mắt lạnh
lùng , đôi mắt mà xưa nay quân lính vẫn từng sợ hãi, Đại Úy gọi :
-Em đánh trống ! Chú lính bé con liền giơ tay cao lên rìa mũ.
-Em có can đảm không ? Hai mắt nổi một luồng chớp sáng , em đáp :
-Thưa Đại Úy có. Đại Úy đẩy cậu lại cạnh cửa sổ trên mái , trỏ ra và nói :
-Em trông đằng xa kia , torng cánh đồng gần toà biệt thự Pháp
Lan , chỗ lưỡi lê lấp lánh kia là quân của ta.Em cần giấy nầy , lấy dây leo xuống rồi theo sườn núi lẩn qua cánh đồng , chạy về liên đội ta và giao thư của em cho sĩ quan nào em gặp trước nhất.Giờ em hãy vứt dây lưng và túi đạn đi.
Viên Đội liền giữ một đầu dây , còn Đại Úy đẩy em bé trèo qua
cửa sổ và dặn thêm :
-Em phải thận trọng.Sự thoát nguy của chi đội ta đều trong cậy
vào tấm lòng can đảm và đôichân mạnh mẽ của em. Em bé vừa bám dây vừa đáp :
-Thưa Đại Úy , xin Đại Úy hãy tin vào em. Một lát sau chú lính nhỏ đã tới mặt đất.Viên Đội kéo dây
lên.Đại Úy cúi nhìn thấy em bé vừa xuống núi vừa chạy.
Đại Úy đang mong sao cho em bé đi thoát , bỗng có năm , sáu đám bụi mù nổi lên trước mặt và sau lưng kẻ đào tẩu, biết rằng địch quân đã nhìn rõ.Họ bắn từ trên đồi xuống.Em bé đang chạy thoăn thoắt chạy như con thỏ , bỗng ngã rạp xuống đất.Đại Úy đã thất vọng, nhưng rồi lại thấy em trở dậy chạy , chân hơi khập khiễn.Em chạy mỗi lúc một khó nhọc thêm.Thỉnh thoảng lại lảo đảo hoặc đứng hẳn lại.
-Có lẽ hắn bị đạn.Đại Úy đoán thế nhưng lại thấy em bé chạy
tiếp.
Một viên sĩ quan lo sợ vào trình Đại Úy rằng quân địch bắn
luôn tay lại dựng “cờ trắng” truyền lệnh cho ta hàng. Đại Úy vừa nhìn em bé vừa đáp :
-Không ai được trả lời chúng. Lúc ấy người ta trông thấy đầu em bé nhấp nhô trong ruộng
lúa rồi lại không thấy nữa, có lẽ em ngã , sau lại thấy đầu em hiện ra; cuối cùng em biến trong hàng giậu.Đại Úy không trông thấy em nữa.
Quân Áo đã ập đến.Người ta thấy tiếng hò reo và tiếng súng
bắn ầm ầm.Ngoài có tiếng hò :
-Hàng đi ! Hàng đi ! Đại úy thét lớn :
-Không đời nào ! Lửa cháy đùng đùng tứ phía.Nhiều quân ngã lăn.Mấy cửa sổ đã
bổ không, không người kháng chiến.Cái phút nguy cấp đã bày ra trước mắt.Đại Úy nghẹn ngào kêu : Quân ta không đến rồi ! Thôi quân ta không đến rồi !
Đại – Úy nói xong chạy đi chạy lại , điên khùng , rút kiếm toan
tự vẫn , bỗng viên đội ở trên mái trèo xuống reo ầm :
-Quân ta đã đến !
-Quân ta đã đến ! Đại Úy nhắc lại câu ấy bằng giọng vui mừng. Thế rồi quan , quân kẻ bị thương , kẻ còn mạnh , thảy đều ra
các cửa sổ kháng chiến kịch liệt.
Một lát sau người ta thấy có sự trì nghỉ và hỗn loạn trong hàng
quân địch.
Viện binh đến kịp thời, phá tan quân địch và giải vây cho đội bộ
binh.
Hôm sau , Đại Úy vào nhà thương thăm một viên Trung Úy bị gẫy tay.Đại Úy đang ngơ ngác tìm giường , bỗng nghe có tiếng gọi se sẽ :
-Đại Úy !
Đại Úy quay ra , thì ra là chú lính chạy giấy hôm trước , Đại
Úy hỏi :
-Em ở đây à ? Giỏi lắm ! Em đã làm tròn nghĩa vụ của em.Em
có bị thương không ? Cậu bé đáp :
-Tránh sao được ! Quân Áo nhìn thấy em chạy liền bắn
theo.Nếu em không bị thương thì đã đến sớm được 20 phút nữa.May
mà em gặp ngay được viên sĩ quan ở bộ tham mưu và trao giấy. Đại Úy nhìn kỹ em bé và hỏi :
-Trông em xanh quá ! Chắc em mất nhiều máu lắm ? Em bé mỉm cười đáp :
-Vâng , nhiều máu , nhưng còn có điều hơn cả máu nữa.Xin Đại Úy thử nhìn xem. Nói xong . em mở chăn ra. Đại Úy kinh ngạc , lùi lại một bước.Chú lính đánh trống chỉ còn một chân.Chân trái đã bị cưa trên đầu gối. Lúc ấy , Bác sĩ đi qua trỏ em bé và nói vội vàng :
-Thực là một trường hợp đáng tiếc.Chân em bị thương xoàng
thôi,nhưng vì gượng đi một cách quá đáng nên vết thương sưng lên đến nỗi phải cưa.Nhưng em là đứa trẻ can đảm, đáng khen ! Em không hề khóc và cũng không hề kêu đau.Khi tôi chữa cho em , tôi rất tự hào rằng em là một đứa con nước Ý.
Nói xong,Bác sĩ lại chạy đi chỗ khác.
Đại Úy cau mày , nhìn kỹ em bé rồi kéo chăn lại .Xong lẳng
lặng trong vào em bé, Đại Úy đứng thẳng người,tay giơ lên mũ. Em bé ngạc nhiên hỏi :
-Thưa Đại Úy ! Ngài làm gì thế ? Cái chào ấy để cho em sao ? Vi quân nhân đầu bạc kia không quen nói ngọt với kẻ dưới bao
giờ liền đáp bằng một giọng rất thân ái và nhẹ nhàng :
-Phải.Ta chỉ là một viên Đại Úy.Còn em , em mới là một vị anh
hùng ! Chú thích :
-(1)Sardaigne (2) Custozza Giải thích : Liên đội : một liên đội gồm nhiều quân đội – Phòng ngự : ngăn
ngừa và chống cự – Bán nguyệt : hình nửa mặt trăng – Biệt thự : khu nhà riêng ở nhà quê – Thận trọng : cẩn thận , không cẩu thả – Đào tẩu : chạy trốn – Vừa chống cự vừa đánh lại – Tự vẫn : tự tử – Trì Nghi : do dự ngờ vực – Viện Binh : quân đến giải cứu – Tham mưu : cơ quan chuyên bàn về các mưu lược để đánh quân đich – Anh hùng : anh là vua loài hoa hùng là vui loài thú bậc tài giỏi có chí lơn hơn người.
Kẻ khó
Hy sinh cho Tổ Quốc” như em bé xứ Lom Bác Đi, là đặc tính siêu việt đã đành, nhưng cũng còn nhiều nết khác mà con không nên xao nhãng, con ơi! Như sáng nay, lúc đi học về, con đi trước mẹ, con đã gặp 1 người đàn bà nghèo bế 1 đứa con nhỏ xanh xao yếu đuối và chìa tay xin con. Con nhìn người ta bằng con mắt lạnh lùng, con chẳng cho gì cả mà chính lúc ấy túi con có tiền. Nghe mẹ, con ơi! Con đừng tập thói làm ngơ trước kẻ nghèo khó ngửa tay xin con; hơn nữa con lại càng không nên bước qua 1 người mẹ xin ăn cho con. Con hãy nghĩ đến bụng đói của đứa trẻ thơ, nghĩđến sự đau khổ của người mẹ Mỗi khi mẹ bố thí cho kẻ nghèo thì bao giờ họ cũng cảm ơn và chúc cho mẹ, cho cả nhà ta được mọi sự lành. Những lời chúc tụng ấy nghe êm ái là dường nào! Và lòng ta ơn họ không biết bao nhiêu! Những lời cầu nguyện ấy sẽ thấu đến đấng Thượng đế để Ngài phù hộ cho tất cả những người thân yêu của tạ Vì thế, khi trở về, mẹ rất vui và tự nhủ:
- Người ấy đã cho ta nhiều hơn là ta đãi họ!
An ơi! Con hãy nghe mẹ; thỉnh thoảng nên bớt một vài đồng trong túi tiền của con để cho người già không chốn nương thân, người mẹ không gạo, đứa trẻ không mẹ không chạ Những kẻ khó thích xin trẻ con vì như thế họ không nhục, vì trẻ con cũng như họ, phải cần đến mọi người. Con có nhận thấy ở quanh trường thường có nhiều kẻ ăn xin không? Sự bố thí của người lớn là 1 việc làm phúc, nhưng sự bố thí của trẻ con không những là 1 việc làm phúc mà còn là 1 sự vỗ về nữa, vì mỗi lần đứa trẻ đem cho thì hình như đồng tiền kèm với bông hoa ở trong tay nó rơi ra. Con ơi! Con phải biết con có đủ cả, chứ kẻ khó thì thiếu hết. Khi con mong được sung sướng thì người nghèo chỉ cầu sao cho khỏi chết. Trong 1 khu có bao nhiêu là nhà giàu, trong 1 phố có bao nhiêu người sang trọng qua lại, có bao nhiêu đứa trẻ ăn mặc xa hoa, thế mà vẫn còn thấy nhiều đàn bà và trẻ con đói khát, rách rưới. Thực đáng buồn thay!
Muốn cho người ta khỏi chê con là 1 kẻ vô tình thì từ sau, con
đừng bước qua 1 kẻ khó mà không cho gì.
Mẹ con
Mẹ tôi
Sáng nay, cô giáo Đan Cát Tiên lại chơi, cha tôi nhận thấy tôi đã nói 1 câu vô lễ với mẹ tôị Vì thế, cha tôi răn tôi bằng lá thư sau đây, đọc rất cảm động: “Trước mặt cô giáo của em con, con đã tỏ ra vô lễ với mẹ con. An ơi! Lần sau không được thế nữa! Thái độ hỗn hào của con đã xuyên thấu trái tim cha như 1 mũi daọ Cha còn nhớ mấy năm trước đây, mẹ con đã thức suốt đêm ở cạnh giường con, nghe hơi con thở, mẹ con đã lo lắng võ người và mỗi khi nghĩ đến nỗi phải “bỏ” con thì lại sụt sùị Con ơi! Con nên nghĩ đến những lúc ấy và không tệ với mẹ con, một người mẹ sẽ sẵn lòng đem 1 năm hạnh phúc của mình để chuộc 1 giờ đau đớn cho con, 1 người mẹ sẽ vui lòng đi ăn xin để nuôi con và sẵn lòng hy sinh tính mệnh để cứu con sống! Con ơi! Trong đời con, con sẽ có những ngày buồn rầu, thảm đạm, nhưng cái ngày buồn thảm nhất, chính là con mất mẹ con. Rồi đây, con sẽ trưởng thành, những cuộc phấn đấu sẽ rèn con nên người mạnh mẽ. Con sẽ không bao giờ quên được hình ảnh mẹ con và con sẽ ước gì lại được nghe thấy tiếng êm ái và trông thấy nét mặt hiền từ của mẹ con, vì dù lớn đến mức nào, khỏe đến mực nào, con vẫn thấy là 1 đứa trẻ trơ vơ và yếu đuốị Con sẽ hồi tưởng lại những lúc đã làm cho mẹ con phải mếch lòng mà con buồn. Lòng hối hận sẽ cắn rứt con. Hình ảnh dịu dàng và từ ái của mẹ con sẽ làm cho con thêm rầu rĩ. Con nên nhớ rằng lòng hiếu thảo là 1 bổn phận thiêng liêng của con ngườị Kẻ nào giày xéo lên chữ hiếu là kẻ khốn nạn. Quân giết người nếu biết tôn kính cha mẹ, cũng ! còn 1 điểm thành thực trong tâm; con người dù sang trọng tuyệt vui, nếu làm rầu lòng mẹ, xúc phạm đến mẹ, cũng là kẻ không có nhân cách. An ơi! Con van mẹ con đi, để mẹ con hôn con cho cái hôn ấy xóa sạch vết vô ơn ở trên trán con. Con ơi! Lòng cha vẫn yêu con, vì con là mối hy vọng quí báu nhất đời của cha, nhưng cha thà không con còn hơn là có đứa con ở bạc với mẹ!”
Cha con.
Lời cảm tạ
Thứ tư, ngày 24
Mỗi khi tôi nghĩ lại và so sánh học lực của tôi hồi tháng mười năm ngoái với bây giờ thì tôi thấy hình như tôi đã tiến nhiều . Trong ký ức tôi đã chứa được nhiều điều mới . Khi tôi viết hoặc nói, tôi đã phô diển tư tưởng được dễ dàng hơn . Đọc sách tôi cũng hiểu nhiều hơn trước . Tôi lại có thể tính toán và giúp một vài việc cho cha mẹ . Được thế, cũng là nhờ ở nhiều người . Hôm nay là ngày tôi phải cám ơn các vị ấy . Trước hết tôi cảm ta thầy giáo tôn quý của tôi bao giờ cũng khoan dung và yêu dấu tôi, mỗi một sự tiến bộ của tôi là một sự lao tổn cho thầy . Tôi cám ơn anh Đêrôtxi, người bạn hiền của tôi, nhờ những lời dẫn giải sốt sắng và phân minh củaanh, tôi hiểu thấu mọi nghĩa khó khăn và vượt những kỳ thi được dễ dàng .
Tôi cảm ơn anh Xtar đi, người bạn can đảm và khỏe mạnh đã tỏ
cho tôi biết có quả cảm mới thành công .
Tôi cảm ơn anh Garônê, một người bạn chính đại quang minh
làm cho ai chơi với anh cũng phải trở nên đứng đắn nết na .
Tôi lại không quên cám ơn cách anh Prêcôtxi và Côretti, các anh đã nêu cho tôi tấm gương can đảm trong lúc biến, tấm gương bình tĩnh trong việc làm !
Nhưng cha ơi ! Chính cha là người con phải cảm tạ hơn hết vì cha vừa là ông thầy thứ nhất, vừa là người bạn thứ nhất của con, cha đã khuyên con biết bao lẽ phải, đã dạy co biết bao điều hay . Cha đã làm việc vất vả nhưng cha vần giấu kín nỗi ưu phiền, chỉ cốt làm cho sự học của con được dễ dàng và đời con được êm ấm . Cả mẹ nữa, người mẹ hiền từ của con ơi ! Mẹ đã chia xẻ nỗi vui, nỗi buồn của con, mẹ đã học bài, đã làm việc cho con và đã đau khổ và con ! Con xin quỳ trước mặt mẹ cũng như lúc con còn thơ, để tạ ơn mẹ . Con xin dâng lại cha mẹ tất cả tấm yêu thương mà cha mẹ đã đặt vào trái tim con trong mười hai năm hy sinh và âu yếm để đền ơn sinh thành.
Đắm tàu (Truyện đọc hàng tháng cuối cùng)
Cách đây vài năm, trong một buổi sớm mùa đông, một chiếc tàu lớn rời bến Livơpun để sang đảo Malta. Kể cả 60 thủy thủ, thì trong tàu có tất cả hơn 200 người. Viên thuyền trưởng và những người thủy binh phần nhiều là người nước Anh cả. Trong số hành khách có mười người Italia, ba thương gia, một linh mục, vài nhạc công . Ở đầu tàu, trong số hành khách hạng ba có một cậu bé người Italia trạc 12 tuổi; coi nét mặt nghiêm trang và quả quyết của cậu, người ta có thể biết cậu là người ở đảo Sicile . Cậu ngồi một mìình trên đống dây tàu, tựa vào một cái vali cũ . Da nâu, tóc đen, quần lấm rách, vai đeo túi dết, cậu nhìn tàu, nhìn bể với một nét mặt âu sầu, nét mặt của những kẻ bị đau đớn và cảnh ngộ suy vi của gia đình .
Tàu đi được một lúc lâu, một thủy thủ người Italia dắt một em
gái nhỏ ra đầu tàu lại chổ cậu bé, bảo:
- Mariô ơi! Ta đã kiếm cho em một người bạn đồng hành đây . Rồi người thủy thủ đi . Mariô hỏi cô bé:
- Em đi đâu
- Em đi về đảo Malta, để thăm thầy đẻ em đang mong đợi, tên
em là Giulieta Phagiani .
Mariô không nói gì .
Một lúc sau cậu lấy bánh và quả khô ở túi dết ra . Giulietta
cũng mở gói bánh “bít-quy”, hai em cùng ăn vui vẻ .
- Thú quá ! Sắp được khiêu vũ bây giờ! Người thủy thủ Italia đi qua nói thế, rồi gió thổi càng mạnh, tàu tròng trành ghê sợ . Nhưng hai em chưa nếm mùi say sóng bao giờ nên không để ý . Cô bé cười nụ . Cô bằng trạc tuổi bạn nhưng cao hơn da cũng
nâu quần áo cũng tầm thường như cậu, tóc buộc khăn mù soa đỏ hai tay đeo vòng bạc con, người coi mảnh dẻ, yếu ớt, có lẽ cô cũng đã chịu nhiều nỗi gian truân. Lúc rồi, hai em kể chuyện nhà cho nhau nghe . Cậu bé, mồ côi cha mẹ . Cha cậu làm thợ, mới mất ở Livơrpun được mười hôm nay . Ông lãnh sự Italia thấy cậu bơ vơ liền cấp giấy cho cậu về quê ở Palermô . Cậu định về tììm mấy người họ hàng để nương nhờ . Còn cô bé năm ngoái có bà đã đưa cô sang Luân Đôn, làm con nuôi để bớt cho cha mẹ một miệngăn vì nhà cô thanh bạch . Được vài tháng, dì cô bị tai nạn ô tô, chết không để lại đồng nào . Ông lãnh sự Italia ở đây cũng cho cô về nước .
Vì thế cả hai đều được gởi người thủy thủ Italia trông nom . Cô bé nói:
- Như thế là em trở về tay không, mà thầy đẻ em cứ yên trí là
sau này thế nào em cũng có một cái vốn to . Nhưng dù sao thầy để vẫn thương yêu em và thấy em trở về được mạnh giỏi thì vui sướng biết dường nào! Các em em cũng thế . Chúng nhớ em lấm . Em có bốn em mà em là chị cả.
Nói xong cô hỏi bạn:
- Thế anh cũng về tìm bà con?
- Anh cũng định thế, song không biết có ai chịu giúp đỡ anh
không?
- Những người ấy không yêu anh à ?
- Anh chưa thể biết được . Cô bé nói tiếp:
- Đến Giáng Sinh này, em vừa đúng 12 tuổi . Suốt ngày, hai trẻ ngồi cạnh nhau, khi nói chuyện tâm sự, khi
nhìn mặt bể khơi; ai cũng tưởng là hai anh em . Lúc buồn, cô bé lại
giở bít tất ra đan, còn cậu bé thì tư lự nhìn ra mặt bể .
Một buổi chiều kia, khi cậu đang đứng tựa bao lơn xem “động bể” bổng một lớp sóng bạc đầu kéo đến vỗ vào mặt cậu, đồng thời tàu tròng trành, làm cậu ngã vập đầu vào ghế, máu chảy ròng ròng .
Cô bé vội chạy hỏi:
- Anh có việc gì không ? Rồi cô tháo mù soa trên đầu buốt vết thương cho bạn . Một giọt máu ở trán cậu rỏ xuống làm ố chiếc áo vàng của cô . Cậu bé lấy làm cảm động và xin lỗi cô . Trời tối, Mariô và Giulietta vừa xuống phòng ngủ được một lúc
thì trời nổi bão. Trên mui gió giật đùng đùng làm gãy cột buồm, rứt đứt ba chiếc sà lúp treo ở cạnh tàu và đánh bay bốn con bò buộc ở đằng mũi . Tình trạng lúc bấy giờ thật là lộn xộn, không thể tả được . Một sự kinh hoàng lớn trên tàu: tiếng kêu, tiếng khóc, tiếng cầu nguyện nổi lên mọi chỗ nghe rất thương tâm . Đêm càng khuya gió càng mạnh . Đến gần sáng thì phong ba lại càng kịch liệt . Sóng ngang nước ngược trùm lấp cả tàu, gặp cái gì là đánh gãy và cuốn đi . Nóc buồng máy bị dí đánh sụp xuống, nước tràn vào ồ ồ làm tắt cả lò, khói bay mù mắt; tài xế đều phải bỏ chạy, rồi bốn bên nước cứ cuồn cuộn chảy vào như suối, như thác .
- Bơm nước ra!
Viên thuyền trưởng vừa ra lệnh thì bỗng một trận gió giật phi thường làm đứt hết dây và phá tung các cửa, tức thì một cây nước lớn đổ vào đầy tàu . Hành khách ai nấy rụng rời, mặt xám như gà cắt tiết, gào khóc như điên . Viên thuyền trưởng không để chậm một phút, sai buông luôn chiếc thuyền xuống bể . Năm người lính thủy vào ngồi . . . Nhưng thuyền vừa chấm mặt nước bể thì một con sóng lớn đánh chìm nghỉm! Hai người lính thủy chết đuối . Còn ba người kia hết sức bình sinh phấn đấu với sóng mới với được dây leo lên tàu .
Lúc ấy, nước đã gần tới bao lơn .
Một tấn thảm kịch diễn ra ở trên boong tàu . Mẹ thất vọng ôm chặt con vào lòng . Bạn bè hôn nhau để vĩnh quyết . Mấy người nhát gan lánh vào trong phòng để khỏi nhìn thấy cái chết không tránh được . Một hành khách tự tử bằng súng lục lăng xuống chân thang . Một số đồng người nữa chen chúc vào nhau đợi chết .
Tiếng kêu khóc lẫn trong gió gào nghe rất kinh hồn .
Mariô và Giulietta, hai trẻ lúc ấy đều ôm vào cột buồm gãy,
mắt đăm đăm nhìn bể .
Bây giờ, gió đã bớt mạnh, sóng đã hơi yên, nhưng con tàu cứ
dần dần chìm . Chỉ trong vài phút nữa là đắm xuống đáy bể .
- Cho sà lúp xuống bể mau! Theo lệnh thuyền trưởng, người tà thả chiếc sà lúp mà gió còn để sót lại . Mười bốn thủy thủ và hành khách được phép xuống . Viên thuyền trưởng ở nguyên trên tàu . Bọn thủy thủ kêu to:
- Mời đại úy xuống đây với chúng tôi! Viên thuyền trưởng đáp:
- Ta phải chết tại nhiệm sở của ta . Bọn thủy thủ kêu nài:
- Xin đại úy cứ xuống, may gặp tàu đến cứu thì ta thoát nạn . Xin đại úy cứ xuống mau! Không thì nguy hiểm đến tính mệnh!
- Ta ở lại . Bọn thủy thủ nhìn hành khách trên tàu gọi:
- Còn một chỗ cho một người đàn bà . Không thấy có ai trả lời . Bọn ấy lại kêu :
- Một trẻ em vậy! Nghe tiếng ấy, Mariô và Giullietta đều nhảy bổ ra mạn tàu như hai con thú dữ và tranh nhau kêu:
- Tôi ! Tôi ! Tiếng dưới thuyền đưa lên:
- Đứa bé xuống, đứa lớn ở lại vì thuyền đã nặng lắm rồi . Thấy nói thế, cô bé kinh ngạc, sững người nhìn Mariô bằng đôi
mắt của kẻ hấp hối .
Mariô lại nhìn cô bé, trông thấy giọt máu đỏ ở vạt áo cô, nhớ ngay cái cử chỉ quý hóa của bạn, rồi một ý định cao thượng qua nét mặt cậu như một luồng chớp, cậu trả lời:
- Cô này nhẹ hơn tôi !. . . Em Giulietta ơi! em còn cha, còn mẹ .
Anh chỉ có một mình . . . Anh nhường chỗ cho em . Em xuống mau! Người dưới thuyền kêu:
- Chùng chình mãi ! Quăng nó xuống đây! Mariô liền ôm ngang Giulietta ném xuống bể . Một thủy thủ
mau tay cứu được và lôi lên thuyền
Mariô đứng trên mạn tàu trông theo, trán cao ngạo tóc phất
phới, vẻ bình tĩnh và trang nghiêm .
Thuyền từ từ xa, Guilietta ngoảnh nhìn . Mariô khóc thổn thức và đưa tay ra vĩnh biệt .
- Anh ở lại !
- Vĩnh quyết em !
Thuyền đã rời ra, nhấp nhô trong muôn nghìn lớp sóng . Trời u
ám . Trên tàu không còn một tiếng kêu, nước ngập đến mui . . .
Giulietta không dám nhìn, giấu mặt trong hai bàn tay . Khi cô
bé ngẩng đầu lên, thì con tàu đã biến mất !. . .
Cuộc phát thưởng cho thợ thuyền
Chủ Nhật ngày 25
Y hẹn, sáng nay chúng tôi đều đến nhà hát Vittôriô dự lễ phát
phần thưởng cho lớp thợ thuyền .
Nhà hát cũng đông đảo như hôm 14 tháng ba mới rồi, nhưng
lần này công chúng phần nhiều thuộc về phái lao công .
Trong sân rạp, hai dãy ghế đầu là học trò hội “hợp ca” ngồi . Giờ khai mạc, các cậu đồng thanh hát một bài cung tặng chiến sĩ trận vong giọng tốt, văn hay quá, nên lúc hát xong, mọi người đều đứng dậy vỗ tay và kêu “bis”, khiến cho các cậu lại phải hát một lần nữa . Đoạn, những người được thưởng bắt đầu diễn trước mặt ông Thị trưởng, ông Quận trưởng và nhiều viên chức khác . Các ông phát cho họ sách vở, giấy ban khen và bội tinh .
Tôi nhìn thấy “chú phó nề” ngồi một góc phòng với mẹ và ở cuối
rạp thấy thoáng bóng ông hiệu trưởng và thấy giáo lớp tôi .
Thoạt tiên là học trò lớp hội họa lên lĩnh thưởng . Chúng tôi nhìn thấy thợ kim hoàn, thợ chạm đồ kim thuộc, thợ in thạch bản, thợ mộc, thợ nề . Kế tớp lớp thương mại và lớp âm nhạc . Lớp nầy có cả mấy cô thiếu nữ và mấy cậu công nhân ăn mặc diêm dúa như ngày đại hội . Trước vẻ trang trọng ấy, công chúng vỗ tay như pháo . Cuối cùng là lớp phổ thông .
Lớp này gồm đủ người trong các nghệ và họ ăn mặc nhiều lối khác nhau: tóc bạc có, râu đen có, người lớn có, trẻ em có . Những người trai trẻ thì vui vẻ, mau lẹ các ông có tuổi ra chiều bối rối ngượng ngùng . Trong số đó, tôi thấy cả cha “chú phó nề” ông được phần thưởng thứ nhì . Công chúng vỗ tay hoan nghênh tất cả, trẻ cũng như già .
Nhiều người được thưởng có cả vợ con đi theo . Khi thấy cha lên
đàn lĩnh giải, mấy em bé gọi và vỗ tay reo .
Một cậu bé nạo ống khói cũng được thưởng . Mặt cậu hôm nay rửa sạch nhưng quần áo vẫn nhuộm màu than . Ông Thị trưởng hỏi han cậu ân cần và bắt tay khen ngợi . Kế đếng lượt một người nấu bếp và một người quét đường : hai người này đều được gắnbội tinh . Một cậu bé tập nghề, mặc áo của cha lụng thụng lên đàn lĩnh sách, bên dưới có mấy tiếng cười phát ra nhưng bị tiếng vỗ tay trùm át đi . Sau cậu đến một cụ già, đầu hói, râu bạc rồi đến mấy người lính pháo thủ, lính đoan, lính vệ binh là hết .
Để bế mạc lễ nầy, các cậu trong ban “hợp ca” lại đứng lên hát
bài quốc ca rất là hùng tráng .
Ra về, tôi nghĩ đến công việc của những người lao động phải làm thêm những phận sự hàng ngày đã vất vả, nghĩ đến những thời giờ cần phải nghĩ ngơi mà không được hưởng nguyên vẹn, nghĩ đến sức cố gắng của những khối óc không quen học bài, của những bàn tay chai rắn vì lao dịch, lòng tôi cảm thấy một mối như vừa kính trọng vừa thân yêu, những người lao công chịu khó, những người cha gia đình xứng đáng nói trên .
Cha tôi
Thứ bảy, ngày 17 .
Enricô ơi ! Chắc hẳn những bạn con như Côrêtti và Garônê không bao giờ trả lời cha mẹ một cách vô lễ như con đả đối với cha con chiều qua . Con phải thề cùng mẹ rằng từ rầy con sẽ không thế nữa . Mỗi khi cha con mắng con là y như con nói trả những câu rất vô lễ . Con nên tưởng tượng đến một ngày kia – mà ngày ấy không thể tránh được – cha con hấp hối trên giường bệnh gọi con lại giường để trối trăn . Khi đó, nghe những câu nói cuối cùng của cha, chắc lòng con sẽ phải thổn thức, ân hận vì đã có điều ở tệ với cha . Lúc bấy giờ con mới hiểu rằng: trước kia cha con thực là một người bạn tốt của con; mỗi khi bất đắc dĩ phải phạt con thì lòng cha đau đớn hơn con và chỉ muốn cho con sửa lỗi nên cha mới phải làm cho con khóc . Trừ lòng yêu con, thương con, còn ngoại giả cha con giấu hết . Nào con có biết : những khi phải lao tâm lao lực quá, tưởng mình chẳng còn sống được bao lâu nữa, cha con lại lo buồn cho con sau này sẽ phải chơ vơ và không nơi nương tựa! Nào con có biết: bao phen bị mối ưu phiền ấy ám ảnh, cha con đã vào giường con đang giấc ngủ say, đứng đó nhìn con mà nghĩ ngợi ! Nào con có biết: lắm khi cha con đang chán nản về việc đời không được như ý, chợt nhìn thấy con là mọi nỗi sầu đều tiêu tan cả vì người cha vất vả ấy cần đến tình yêu của con mới được yên lòng và trở nên can đảm .
Trong lúc cha con đang trông mong vào lòng hiếu thảo của con; bổng thấy con mang lòng lãnh đạm, tệ bạc thì cha con khổ thống biết là dường nào ? Con đừng lầm lạc vào con đường bội nghĩa vong ân ấy. Con nên nghĩ rằng ở đời này không có cáci gì là vững bền cả, con có thể mồ côi cha lúc còn bé . . . Con có thể mất cha trong một năm nữa, một tháng nữa hay ngày mai cũng không biết chừng ! Ôi ! đến lúc bấy giờ con sẽ thấy cảnh vật ở xung quanh con thay đổi cả, con sẽ nhìn thấy nhà ta vắng vẻ quạnh hiu, con sẽ trông thấy mẹ con đầu tang tóc rối, âm thầm chua xót ! Thôi ! Con ơi. Mẹ nói đã nhiều. Con hãy lên nhà tìm cha con, ôm gối cha mà xin lỗi .
Mẹ con
Thú quê
Cha tôi đã tha lỗi cho tôi và cho phép tôi theo anh Côretti và cha anh về vùng quê chơi . Chúng tôi vốn khao khát chút khí trời thoáng đãng trong sạch, nay được đi chơi, thật là vui vẻ như ngày hội. Đúng hai giờ chiều hôm qua, Đêrôtxi, Garônê, Garôpphi, Precôtxi, Côretti bố, Côretti con, và tôi đều tề tựu tại vườn “Ông Thượng” . . . Ai nấy đều mang theo hoa quả, bánh trứng để ăn đường. Tôi mang một cái bát gỗ, một bình sắt tây, Garônê xách một bầu rượu vang trắng . Côretti đeo một cái bình toong to tướng của cha anh đi lính ngày xưa đựng đầy rượu vang đỏ, Prêcôtxi cắp bên cái yếm thợ rèn, một cái bánh hai cân . Chúng tôi đáp ô-tô hàng ra ngoại châu thành chừng năm sáu cây số. Nửa giờ sau, chúng tôi xuống xe và rẽ vào một cánh đồng cỏ bao la, xa xa nổi mấy ngọn đồi . Trời xanh cỏ biếc ! Gió thổi hiu hiu . Thực là xinh đẹp và mát mẻ vô cùng ! Chúng tôi đi . Chúng tôi chạy . Chúng tôi nằm lăn ra cỏ, chúng tôi gội đầu trong suối, chúng tôi nhảy qua bờ rào . . .! Cha anh Côretti, áo vắt vai, miệng ngậm tẩu, đi sau nhìn chúng tôi, thỉnh thoảng lại thét lác cho chúng tôi đừng nghịch phá rách cả áo quần . Hôm nay anh Prêcôtxi cũng huýt còi, có lẽ trời mưa mất ! Côretti mau lẹ như con nai, vừa đi vừa lấy cành cây gọt đủ thứ : cánh cối xay, thìa, đĩa, ống tiêm rất khéo ! Đêrôtxi chốc chốc lại đứng lại bảo chúng tôi tên các cây cỏ và sâu bọ . Sao mà anh biết lắm thế ? Không biết anh học những khoa ấy tự bao giờ, Garônê im lặng gặm bánh: từ khi mẹ anh mất đến giờ, anh có vẻ kém vui, song lòng anh vẫn tốt như xưa . Anh giơ tay đón mỗi khi chúng tôi qua hố, q! ua cầu . Prêcôtxi sợ bò như cọp vì ngày còn bé anh bị bò húc một lần . Garônê biết ý mỗi khi gặp hố là anh đứng chắn Prêcôtxi đi qua . Chúng tôi vừa đi vừa chơi như thế cho tới địa phận làng Margơretta . Ở đây có nhiều đồi, ngọn nào cũng có cây cao bóng rợp . Chúng tôi thi nhau lên đồi, chúng tôi nhảy nhót lăn lộn . . .
Prêcôtti nhảy qua bụi, rách quần, thẹn đỏ mặt . May sao
Garôpphi có sẵn ghim trong túi đem ra díu lại cho bạn .
Garôpphi một mình thơ thẩn nhặt sỏi, nhặt đá, chắc chiu giấu
kỹ tưởng trong có ngọc, có vàng .
Đêrôtxi, Côretti và tôi, ba người hết chạy nhảy lại leo trèo, hết đùa chỗ rậm lại chơi chỗ nắng, hò reo vùng vẫy như một bọn điên . Cuối cùng mệt lả, chúng tôi mới chịu lên một ngọn đồi rồi gọi nhau hội họp dưới bóng cây, trên đám cỏ để ăn uống . Đứng trên đỉnh đồi chúng tôi nhìn ra một bức toàn cảnh rất đẹp : dưới chân một cánh đồng mênh mông xanh rờn, xa xa là dẫy Anpi, sườn nhuộm sắc lam, đầu phô tuyết trắng !
Chúng tôi đói quá ăn rất ngon miệng . Cha anh Côretti hái lá bi
làm đĩa đựng giò và phân phát đồ ăn cho chúng tôi .
Chúng tôi vừa nói chuyện về thầy giáo, các bạn vắng mặt và
bàn về chuyện thi. Cha anh Côretti uống rượu vui vẻ lắm, ông bảo chúng tôi:
- Những người hàng củi cần uống rượu hơn các cậu học trò, vì bé mà uống rượu thì có hại . Chúng tôi đáp:
- Chúng tôi không biết uống . Mời ông uống thật say ! Ông nói tiếp:
- Các cậu chơi đùa với nhau hôm nay có thích không ? Chúng
tôi đồng thanh đáp “có” và mong thỉnh thoảng lại có cuộc đi chơi này.
Ông nói:
B- ây giờ còn nhỏ, các cậu chơi với nhau xem chừng thân thiết lắm . Nhưng một mai, cậu Enricô, cậu Đêrôtxi làm luật sư hay giáo sư chẳng hạn, còn cách bạn khác kẻ làm thợ, người buôn, lúc ấy có lẽ “ôi thôi” tình bạn bè !
Đêrôtxi đáp:
- Đời nào ! Đối với tôi, Garônê sẽ vẫn là Garônê, Prêcôtxi vẫn là Prêcôtxi, các bạn khác cũng thế, dù tôi có làm đến Hoàng đế nước Anh chăng nữa, tình cố cựu vẫn y nguyên .
Cha anh Côretti nâng cốc, nói:
- Khá lắm ! Khá lấm ! Cậu nói nghe được ! Học đường vạn tuế ! Học đường là một gia đình cho kẻ khó và cho người giàu ! Tôi nâng cốc này chúc cho tình thân ái của các cậu được lâu dài !
Chúng tôi đều vỗ tay khen .
Trời gần tối . Chúng tôi xuống đồi, dắt tay nhau vừa chạy vừa hát . Qua bờ sông Pô, chúng tôi đã thấy lập lòe trăm nghìn con đom đóm giỡn bay trên cỏ và dưới sông sóng vỗ đen ngòm !
Về đến vườn “Ông Tượng”, chúng tôi cùng nhau chia tay và hẹn
chủ nhật tới sẽ lại gặp nhau trong cuộc phát thưởng cho thợ thuyền .
Đi ngoài phố
Thứ ba, ngày 30
Hôm kia, khi con ở trường câm về, con đã xô phải một người đàn bà . Lần sau, con phải có ý tứ hơn vì ở phố con cũng có bổn phận . Lúc ở nhà, khi ở trường, con đã giữ gìn cử chỉ của con được đứng đắn, cớ sao ra phố là nơi công chúng qua lại, con lại xao nhãng ? Con ơi! Con nên nhớ những khi gặp những người gia nua, những kẻ nghèo khóc, những người đàn bà dắt trẻ thơ, những kẻ tàn tật, những người khuân vác nặng nề, những người đầu tang tóc rối, con phải nhường bước .
Ta phải kính trọng tuổi thọ, cảnh cơ hàn, tình mẫu tử, cảnh tàn
tật, sự lao khổ và sự tử vong .
Mỗi khi con thấy xe đến chân mà người ta không biết, nếu là
người lớn thì con bảo, nếu là trẻ conthì con chạy dắt vào .
Đứa trẻ kia đứng khóc một mình, con chạy lại hỏi han, dỗ dành hoặc thỉ bảo . Cụ già nọ đáng rơi cây gậy, con lại nhặt giúp . Gặp trẻ con cãi nhau, con đứng lại can ngăn .Gặp người lớn đánh nhau, con hãy tránh xa để khỏi phải nhìn tấn kịch thương tâm nó sẽ làm trơ rắn lòng con . Gặp người bị trói giải qua đường, con không nên nhập bọn với những kẻ tò mò độc ác mà nhìn người ta, vì có khi họ là người oan uổng, vô tội . Khi có đám ma đưa qua, đừng cười, nói với bạn con nữa, hãy ngả mũ chào, vì biết đâu ngày mai, nhà con cũng sẽ có người tạ thế . Trông thấy những trẻ em trường Bà Phước xếp hàng đi qua, mù lòa có, câm điếc có, què quặt có, mồ côi có, vô thừa nhận có, con nên giữ lễ độ và tưởng tượng rằng đó là những số phận xấu hèn và những tấm lòng từ thiện của loài người đang diễn ra trướcmặt con . Có ai hỏi thăm đường, con phải trả lời cho có phép . Đừng chế nhạo ai, đừng chạy nhảy, đừng nô đùa, đừng hò reo, đừng xô đẩy, phải giữ luật đi đường . Con phải biết rằng chỉ liếc mắt trông qua cách cử chỉ của nhân dân đi ngoài phố mà người ta có thể xét đoán được trình độ giáo dục của cả một dân tộc . Ở xứ nào mà con nhìn thấy những điều thô bỉ ở ngoài đường, tất con sẽ nhìn thấy những điều thô bỉ ở trong nhà . Nếu một mai con phải đi xa, con sẽ thấy hình ảnh thành phố con là nơi chôn nhau cắt rốn, là chốn quê hương của tuổi thơ hiển hiện luôn trong óc con . Ở thành phố ấy, con đã tập đi những bước thứ nhất do tay mẹ con dắt; ở thành phố ấy, con đã học bài thứ nhất do thầy con dạy, và! ở đấy con đã làm quen với những người bạn thứ nhất trong đời con . Vậy con hãy yêu tỉnh thành con cùng là phố xá và dân sự, hễ ai nói động đến thành phố con, con phải hết lòng bênh vực .
Cha Con
Ba Mươi hai độ
Tháng Sáu. Thứ sáu, ngày 16 Bây giờ đã sang tiết hè, trời nóng quá! Người đã thấy nhọc và
kém vẽ tươi tắn của mùa xuận Cổ và chân đã thấy mỏi, đầu muốn ngả, mắt muốn nhắm . Anh Nêlli khổ về nóng nực, mặt mũi xanh xao thỉnh thoảng lại gục đầu xuống vở ngủ một giấc dài . Anh Garônê khôn hơn, bao giờ cũng có ý dựng sách trước mặt để thầy giáo khỏi nhìn thấy đôi mắt đỏ ngầu . Còn anh Nôbix cứ kêu ra rả rằng lớp đông người quá, không đủ không khí thở . Coi đó, có thể biết : mùa hè đến : Mùa hè đến, chúng tôi đã phải cố gắng biết là bao nhiêu để học tập . Nhìn qua cửa sổ, tôi thấy cây cối xanh tốt, bóng rợp rung rinh như muốn khêu gợi sự nô đùa mà tôi buồn . Ngày nào cũng phải ngồi giam torng buồng học với cái nóng nung người như thế này thì thật là khó chịu quá! Tuy nhiên, mỗi khi mẹ tôi thấy tôi loay hoay viết lách và hỏi tôi: “con có nhọc không ?” thì tôi lại làm bộ nhanh nhẹn thưa “Không” để mẹ tôi được yên lòng .
Sáu giờ sáng nay, mẹ tôi gọi dậy để học bài, thấy tôi uể oải, mẹ
tôi khuyên:
- Con hãy chịu khó đi học, con ạ! Chỉ còn ngót tháng nữa, con sẽ được nghỉ hè . Mẹ sẽ cho con về quê chơi . Con còn sung sướng hơn bao nhiêu trẻ không có nghỉ hè . Con chẳng xem trong lúc trời nóng như thiêu như đốt, những đứa trẻ nhà quê phải dãi thân giữa cánh đồng ? Những đứa trẻ học nghề luôn luôn phơi mặt bên cạnh lò nấu thủy tinh ? Những cái nóng ấy còn khó chịu gấp mấy lần cái nóng ở nhà trường ! Cố lên ! Con ạ ! Thêm vào những tấm gương nhẫn nại mà mẹ tôi vừa nói, chúng tôi còn có cái gương hoạt động nữa vẫn ngay cạnh mình . Đó là Đêrôtxi . Anh không biết nhọc là gì . Mùa hạ cũng như mùa đông, bao giờ anh cũng tỏ ra nhẹ nhàng, mau mắn . Trong lớp còn có hai người học trò nữa vẫn tỉnh táo và chăm chú là anh Xtarđi, mới chế ra được môn thuốc chữa bệnh ngủ gật là tự véo vào đùi mình và Garôpphi, anh chàng làm tiền cứ luôn tay làm những cái quạt giấy để bán cho anh em . Nhưng người can đảm nhất có lẽ là anh Côrêtti, anh Côrêtti đáng thương, ngày nào cũng phải dậy từ gà gáy để vác củi giúp cha; vì thế cứ đến gần mười một giờ là mắt anh híp lại, đầu anh rủ xuống . . . Biết thế anh hết sức cựa cậy hay tự đập vào gáy chotỉnh ngủ : có khi anht ự xin phép ra ngoài để rửa mặt hay nhờ ngườ ngồi bên cạnh cấu hộ cho rỏ đau . Sáng nay không gượng được nữa, anh gục xuống bàn làm một giấc thật say .
Thầy giáo gọi:
Côrêtti ! Anh không biết gì . Thầy giận gọi lần nữa:
Côrêtti! Bổng một người bạn ở gần nhà anh đứng lên mách:
- Thưa thầy, anh ấy đội củi từ 5 giờ sáng ạ . Thầy để yên anh ngủ và giảng tiếp bài . Nửa giờ sau, thầy sẻ
xuống bàn, thổi và trán anh, anh sực tỉnh, thấy thầy, sợ quá! Nhưng
thầy vỗ vài anh bảo:
Thầy không mắng con đâu . Giất ngủ của con không phải là
giấc ngủ của đứa lười. Sáng nay con đã làm nhiều, thầy biết…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét