Tạ Đình Đề – huyền thoại, sự thật
Kỳ 1: Dí súng vào người ta mà bóp cò, gì mà chẳng trúng!
Xung quanh Tạ Đình Đề có rất nhiều mẩu chuyện vừa giai thoại, vừa mang tính huyền thoại. Xin được dẫn một số chuyện vẫn được lưu truyền trong dân gian và bạn bè ông.
Người ta kể rằng, Tạ Đình Đề là tình báo địch, từng nhận nhiệm vụ ám sát bác Hồ. Vào một bữa trưa, Bác Hồ nói với cần vụ lấy thêm bát đũa rồi nói to: "Xin mời anh Tạ Đình Đề vào ăn cơm trưa với tôi!". Biết đã bị lộ, một thanh niên nhảy vọt ra đứng ngay trước mặt Bác Hồ. Không hiểu hai người nói chuyện gì mà Tạ Đình Đề thay đổi mục đích chuyến "viếng thăm" này và nói "Vậy tôi quyết định chấm dứt nhiệm vụ của địch giao cho, và xin đặt mình dưới quyền sử dụng của Bác". Từ đó Tạ Đình Đề trở thành cận vệ thân tín của Bác Hồ. Và nhiều lần ông đã chứng tỏ tài năng xuất chúng của mình.
Nhà văn Mai Ngữ trong "Lãng đãng chiều sương" kể một câu chuyện đặc biệt ly kỳ: Tôi nhớ lại hồi Hà Nội xử vụ án Tạ Đình Đề, thiên hạ hiếu kì đến ngồi đầy trong sân toà án cả người lớn cả trẻ em. Tôi nghe trong đám trẻ chừng mười bốn, mười lăm tuổi đang ngồi xúm quanh một đứa lớn hơn đang liến láu kể chuyện, mắt mũi trợn trạo: "Thế này nhé, hồi Bác Hồ sang Trung Quốc, có người mời Bác hút thuốc lá. Bác vừa ngậm điếu thuốc trên môi thì ông Tạ Đình Đề đứng bảo vệ Bác rút súng lục bắn "oành" một phát trúng điếu thuốc rơi xuống, ghê không? Chẳng là người ta đã tẩm thuốc độc vào điếu thuốc lá mà… Lũ trẻ ngồi ngẩn mặt nghe"…
Dân gian cũng nói nhiều đến tài nghệ ! bắn súng "bách phát bách trúng" của Tạ Đình Đề. Ông Vi Hải, nguyên là Thành đội trưởng Hà Nội, thời kỳ ông Đề làm đội trưởng biệt động Hà Nội kể với các nhà báo: Tạ Đình Đề chuyên dùng Broning, hai khẩu hai tay, cứ vẩy một cái là trúng. Có lần trước mặt bá quan và hoa khôi ở Hà Đông, viên sỹ quan Tàu tuyên bố dân Việt
Một giai thoại khác không kém phần "gay cấn" là vụ nổ súng ngay tại sân khấu khiến cho khán trường ngơ ngác. Số là có lần đi dự một buổi trình diễn sân khấu, khi ca sỹ chưa kịp nói lời chào khán giả thì Tạ Đình Đề đứng dậy, rút súng bắn diễn viên chết ngay. Khi khám xét tử thi, người ta phát hiện ra một cục thạch anh và một khẩu súng nhỏ xíu được cất giấu trong người. Hoá ra, đó là một nữ điệp viên muốn nhân cơ hội ám sát lãnh tụ
Người ta cũng kể lại rằng, hồi những năm 1976, người dân Hà Nội thấy một người đàn ông oai vệ cưỡi một chiếc xe máy diễu trên đường phố. Đó là Tạ Đình Đề. Một hôm, ông đang chạy trên đường thì gặp tai nạn với một chiếc ô tô. Tiếng va quệt mạnh, cộng thêm tiếng sắt thép, kính vỡ khiến cho người đi đường tá hoả nghĩ ông Đề "chết là cái chắc". Khi lại gần, chẳng ai thấy ông Đề đâu. Một lát sau, có một người đàn ông từ trên cành cây xuống và
cười, không mảy may bị làm sao cả.
Chiếc xe ông Đề hiện vẫn còn sử dụng tốt
Theo Đại tá Quách Hải Lượng* gặp Tạ Đình Đề ở chiến khu Việt Bắc thì kể rằng: Tôi hỏi "Người ta nói anh bắn súng giỏi lắm phải không?", anh Đề nói luôn: "Chúng mày chẳng biết gì về tình báo cả, thằng tình báo nào mà chẳng bắn trúng, khi cần bắn người ta thì nó
dí súng người ta mà bóp cò, làm gì mà chả trúng. Chúng mày đừng nghĩ như tiểu thuyết và xi-nê".
Còn nhà báo Lê Xuân Kỳ kể khi hỏi Tạ Đình Đề về những giai thoại trên, ông cười ngặt nghẽo ! và nói: Làm gì có chuyện đó. Chuyện về tớ cũng như chuyện về Bút Tre.
Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tuỳ viên quân sự Việt
"Chân dung đích thực của Tạ Đình Đề là một con người chân quê, thuần phác, đầy nhiệt huyết và thẳng thắn, bộc trực. Ông có tố chất chính trị tự nhiên, có tài năng hoạt động tình báo, biệt động, đặc công, có năng khiếu làm kinh tế, có lòng nhân đạo cao cả và có tính nhân văn chân chất trong đối xử giữ con người với con người
Kỳ 2: Tạ Đình Đề – Ngang tàng, hào sảng
Cưu mang người lầm lỡ
Khi Tạ Đình Đề về ngành đường sắt, ông được giao làm Trưởng ban Thể dục thể thao rồi kiêm Xưởng trưởng xưởng dụng cụ cao su. Ông Đề và lãnh đạo xí nghiệp tập trung sản xuất vợt bóng bàn, áp dụng hình thức khóan sản phẩm, khoán công việc đến từng người, từng tổ và trả lương theo sản phẩm, thực hiện thưởng lương tháng 13 để công nhân có tiền ăn tết. Công nhân được đưa đón bằng xe ô tô và ăn giữa ca không mất tiền
Nhờ đó mà sản phẩm của xí nghiệp ngày càng đa dạng, được xuất khẩu, có thời điểm xuất cho thị trường 9 nước XHCN.
Điều đáng chú ý là, trong thời gian này, Tạ Đình Đề nhận rất nhiều những người có tiền án, tiền sự, người thất cơ lỡ vận và người không có nghề ngỗng gì… vào làm việc ở xí nghiệp. Lòng bao dung của ông Đề cùng các cộng sự đã khiến cho những con người lầm lỗi quay đầu hướng thiện, đóng góp tích cực cho xí nghiệp.
Trong số những người ông Đề cưu mang, có Lưu Quang Vũ và Phan Lạc Hoa khi đó còn là những nghệ sỹ thất cơ lỡ vận. Sau này, Phan Lạc Hoa đã sáng tác ca khúc nổi tiếng "Tàu anh qua núi", trở thành "ngành ca" của đường sắt Việt
Trượng nghĩa
Bên cạnh tấm lòng bao dung, Tạ Đình Đề cũng là người khảng khái theo kiểu "giữa đường thấy chuyện bất bằng mà tha". Đại tá Tạ Cao Sơn (cháu gọi Tạ Đình Đề bằng chú) kể, hồi còn hoạt động cách mạng, trong một chuyến công vụ qua bến Đồng Quan (Thường Tín, Hà Tây), thấy con đò đợi mình không có người chở như kế hoạch. Tạ Đình Đề đi dọc bờ sông tìm và phát hiện ra hai đôi đang "truy hoan", hỏi mật khẩu thì đúng là người của mình. Cơn giận bùng lên, Tạ Đình Đề ra lệnh cho hai người này cởi bỏ quần áo, bơi qua sông khi trong khi hôm ấy trời rét như cắt. Ông làm vậy là để hai người này "nhớ đời" mà chừa thói trăng hoa.
Một lần khác, khi đi qua Rừng Thông (chuyến công tác vào Thanh Hoá) thì trời tối, Tạ Đình Đề ghé vào một quán phở ở vùng tự do. Tại đây, ông gặp một người cao to có dáng vẻ là cán bộ công an đang ngồi trước một mâm rượu thịt, kề bên đùi là một cô gái. Bọn họ vừa ăn nhậu vừa đùa cợt. Ông Đề đoán cô kia là gái điếm, lại nhìn thấy bà chủ quán len lét không dám nói gì, máu anh hùng trỗi dậy nhưng ông vẫn phải nín nhịn vì không muốn lộ hành tung.
Nhưng người đàn ông nọ lại quát nạt bà chủ quán mang tiếp thức ăn. Khi không được đáp ứng, hắn rút súng ra doạn bắn… Ông Đề giận tím mặt nhìn thẳng vào mặt hắn. Hắn khệnh k! hạng: "Việc gì đến mày mà nhìn tao. Tọng cho nhanh rồi cút". Sau đó, hắn lao vào ông Đề như một con gấu. Không may cho hắn, chỉ bằng một vài động tác vung tay, hắn đã bị hạ đo ván.
Tếu táo, ngang tàng
Như đã nói ở kỳ trước, xung quanh Tạ Đình Đề bị bao bọc bởi rất nhiều giai thoại, mỗi khi ai hỏi thì ông đều cười: "Ối giời ơi, chúng nó bịa ấy mà". Tuy nhiên, câu chuyện sau đây lại do chính ông kể với nhà báo Xuân Ba: Khi còn hoạt động biệt kích trong thành Hà Nội, ông Đề đã cho lính chụp ảnh … một bàn tay cầm súng lục và in ra hàng loạt. Dưới mỗi tấm ảnh như vậy đều ghi "BĐTHN" (biệt động thành Hà Nội) và được cho vào phong bì dán kín.
Những tấm ảnh này, ông Đề cho anh em đặc tình ở Hà Nội lần lượt cài vào nhà, bỏ vào cặp những tên tay sai đầu sỏ hung hăng nhất. Ông cho rằng, muốn giết bọn này lúc nào cũng được nhưng làm như vậy là cốt để cảnh cáo chúng, để chúng sợ mà sáng mắt quay về với chính nghĩa. Việc làm này một thời gian dài làm cho địch hoang mang nhưng ông lại bị phên bình là "tếu", không cần thiết.
Nhà báo Xuân Ba cũng kể rằng, khi Tạ Đình Đề đi hỏi vợ, đến nơi không hiểu vì sao phía nhà gái chưa đồng ý. Ông Đề cho rằng mình bị… bẽ mặt với bạn bè nên đùng đùng bỏ về không ai có thể khuyên can. May mắn là phía nhà gái đã hiểu tính khí của "ông" con rể tương lại nên đã đại xá. Hai người đã nên vợ, thành chồng.
Một lần khác, khi cấp trên yêu cầu Tạ Đình Đề bàn g! iao nhi�! �m vụ cho người khác để nhận công tác mới. Cho rằng, người đó tài kém mình (?), ông Đề không phục và đề nghị rằng, muốn nhận thì xuống nhận chứ ông không bàn giao gì cả!
Chính vì sự ngang tàng, trượng nghĩa của mình mà ông Đề có rất nhiều bạn bè. Nhưng rồi sau đó, chính ông lại bị oan khuất nhiều lần..
Thượng tướng, Giáo sư Hoàng Minh Thảo: Tính anh Đề nghĩa hiệp. Nhớ hồi năm 1948, khi đó tôi là Phó tư lệnh Quân khu Ba, anh Đề là Phó ban tình báo, anh em thường ra phố tản cư ăn uống với nhau, thấy một số anh em công an ức hiếp quần chúng là Tạ Đình Đề nhảy vào can thiệp ngay, có khi to tiếng, xô đẩy… B.T (ghi)
Kỳ 3: Tạ Đình Đề – Tai hoạ, oan khuất
Tai bay vạ gió
Dưới thời cải cách ruộng đất, Tạ Đình Đề được giao nhiệm vụ làm đội trưởng một đội cải cách về Thanh Hà, Hải Dương, vùng đất ông đã từng hoạt động và được cưu mang. Vì bất bình ông đã túm áo ngực thượng cấp
Kểt cục là sau đó, ông Đề bị bắt giam lỏng trong một ngôi đình tới gần 4 tháng. Ông bị đánh giá là "ngoan cố, có tư tưởng thông đồng với kẻ thù". Sau đó, có lệnh sửa sai, ông lại về ngành đường sắt.
Về ngành đường sắt Tạ Đình Đề được làm Trưởng ban Thể dục thể thao rồi kiêm Xưởng trưởng xưởng dụng cụ cao su. Tại đây ông đã có nhiều quyết định táo bạo như: áp dụng hình thức khóan sản phẩm, khoán công việc đến từng người, từng tổ và trả lương theo sản phẩm, thực hiện thưởng lương tháng 13 để công nhân có tiền ăn tết. Công nhân được đưa đón bằng xe ô tô và ăn giữa ca không mất tiền
Giữa lúc công việc trôi chảy và phát đạt ấy thì ngày 27-11-1974, Tạ Đình Đề và vị phó của ông là Nguyễn Xuân Luật bị bắt giam, vì nghe đâu có đơn tố cáo ông Đề ba tội: chứa thuốc nổ và vũ khí; tập hợp các phân tử xấu và rút tiền mặt chi tiêu vô tội vạ
Tư liệu Đại tá Quách Hải Lượng lưu giữ thể hiện: Sau 18 tháng giam cứu, ngày 7-6-1976 Tạ Đình Đề và các đồng phạm được đưa ra TAND tp Hà Nội để xét xử. Phiên tòa kéo dài 6 ngày trở thành một sự kiện chấn động dư luận thời bấy giờ.
Tổng cục trưởng Tổng cục đường sắt Hà Đăng Ấn cho anh em xí nghiệp nghỉ vịêc để đi tham d�! � phiên tòa. Nhiều anh em công nhân ôm hoa đứng ở cổng Hỏa Lò để tặng ông khi Công an dẫn sang Tòa án. Quảng trường Tòa án ngày nào cũng đông nghịt người theo dõi phiên tòa…
Thoát cảnh này, vướng chuyện kia
Bà Thẩm phán Phùng Lê Trân đã làm rõ từng nội dung cáo trạng buộc tội Tạ Đình Đề và 7 bị cáo khác trong vụ án. Hội đồng xét xử nhận định: Toàn bộ hoạt động của Tạ Đình Đề từ 1971 đến 1974 là thấy việc gì có lợi cho đơn vị thì kể cả móc ngoặc, xin nhượng, mua bán, đổi chác để thực hiện bằng được. Thấy mặt hàng gì có khả năng bán được là tung tiền ra mua kỹ thuật và đầu tư sản xuất, trước mắt lấy lãi phục vụ kiến thiết cơ bản, hoạt động thể dục thể thao và mục tiêu lâu dài là đưa xí nghiệp trở thành xí nghiệp lớn, kinh doanh tổng hợp. Kết quả đạt được là một cơ ngơi khang trang được hoàn thành trong hai năm trên một bãi tha ma và ao rau muống
Các bị cáo cố ý làm trái nhưng không có tư lợi.
Cáo trạng dựa vào một bản báo cáo thanh tra, nhưng Thẩm phán Phùng Lê Trân phân tích: Báo cáo của đoàn thanh tra liên bộ chưa có căn cứ để tin. Xét về nguyên tắc thì không có quyết định thành lập đoàn thanh tra liên bộ. Báo cáo thanh tra không có ngày tháng, không ghi những ai, tên gì, của cơ quan nào được cử tham gia đoàn thanh tra. Không ghi ai là đoàn trưởng, đoàn gồm có mấy người
nên không thể xem đây là văn bản có giá trị pháp lý.
Hơn nữa, Bộ trưởng Bộ GTVT Dương Bạch Liên trong công văn số 72 ngày 4-12-1974 khẳng định : "Có những việc liên quan đ! ến Tổ! ng cục đường sắt và Bộ có trách nhiệm, không phải giám đốc xưởng tự ý làm"
Hội đồng xét xử quyết định Tạ Đình Đề và 7 bị cáo khác không phạm tội cố ý làm trái nguyên tắc quản lý kinh tế gây thiệt hại cho tài sản XHCN; không phạm tội tham ô và hối lộ. Tạ Đình Đề và các bị cáo khác được trả tự do.
Lời tuyên án vang lên trong tiếng hoan hô vang dội của những người tham dự phiên tòa. Người ta ào vào công kênh Tạ Đình Đề như người anh hùng
Ngay sau phiên tòa, Tổng cục đường sắt đã phục hồi ngay quyền lợi như lương bổng, chức vụ cho Tạ Đình Đề.
Nhưng số phận ông vẫn chưa hết rủi ro. Ngày 15-8-1985 ông lại bị bắt về tội "Tuyên truyền phản cách mạng". Mãi đến năm 1987, Tạ Đình Đề mới được minh oan hoàn toàn
* Anh Tạ Đình Đình Tiến, con trai Tạ Đình Đề:
Hai lần bố tôi bị bắt oan, gia đình tôi rơi vào cảnh hoang mang, khổ cực vô cùng. Mẹ tôi phải bán nhà ở trên phố về ở khu Khâm Thiên để có tiền tiếp tế cho bố tôi. Khi bố tôi bị bắt lần thứ nhất, vào năm 1974 – 1976, anh trai tôi đang học ĐH Bách khoa phải nghỉ học. Lần thứ hai, từ năm 1985-1987, tôi đang học tại chức ĐH Bách khoa, bị đuổi khỏi chỗ làm và phải nghỉ học. Thế hệ chúng tôi đã qua, không thể làm lại được. Giờ chỉ trông vào thế hệ con cái mà thôi
* Nhà văn Chu Lai:
Nhiều khi tôi cứ tẩn mẩn nghĩ, một con người bị cuộc đời dần lên, hắt xuống ghê gớm như ông mà không biết đùa, không biết cười cợt, ngang tàng thì dễ quỵ lắm.
Kỳ 4: Tạ Đình Đề – Nhà tình báo đặc biệt
"Tao có là cái gì đâu, chỉ là một thằng quét rác ở ga Hàng Cỏ (Hà Nội). Muốn đi xa, tao nhảy xe lửa Việt – Điền sang Vân
Tại trường tình báo này, ông Đề lọt vào con mắt của người Mỹ. Họ đưa ông đến một địa điểm khác và tổ chức đào tạo một cách bài bản, trong đó có kỹ năng bắn súng mà sau này tài nghệ của ông trở thành giai thoại.
Sau khi tốt nghiệp, quân Tưởng định đưa ông Đề cùng một nhóm nữa đi Trùng Khánh để chúng sử dụng. Sau khi xin ý kiến thượng cấp, ông Đề cùng anh em phản đối quyết liệt chủ trương của Tưởng. Cuối cùng, bọn chúng đã phải nhượng bộ và trả anh em về Côn Minh. Tạ Đình Đề được tổ chức phân công vận chuyển vũ khí, đạn dược về nước… Lúc ấy, ông mới 27 tuổi. Trong thời gian ở Trung Quốc, Tạ Đình Đề cùng nhiều cán bộ khác đã rất tích cực bảo vệ và tổ chức các chuyến qua lại Vân
Sau đó, ông Đề được cử về Việt
Sau đó, ông Đề lại sang Trung Quốc học về quân sự. Đến thời điểm này, nhiều người vẫn không biết ông Đề vào học tình báo trong trường của Tưởng Giới Thạch là do "quân ta" cử đi. Sau này về nước, ông Đề từng bị dân binh bắt vì nghĩ rằng ông là người của… CIA! Khi cấp trên giải thích, ông Đề hoạt động điệp viên cho địch là do cách mạng cử đi thì các cụ dân binh mới chịu thả cho ông đi.
Vào năm những năm 1948-150, Tạ Đình Đề được giao làm đội trưởng Đội biệt động và sau này là phái viên đặc biệt của Liên khu III. Hồi đó, ông Đề đi công tác khiến cho nhiều người phải kinh ngạc. Địa bàn Liên khu III rộng lớn, từ Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định…
Khi ông làm Phó ban tình báo Liên khu II, báo cáo địa hình trong thành Hà Nội đưa ra không làm ông thoả mãn. Vậy là, ông giấu cấp trên, cải trang, một mình lẻn vào nội thành và lang thang đến… mấy tháng trời. Bộ Tư lệnh không thấy ông, tá hoả không biết ông đi đâu. Mãi một thời gian sau, qua báo cáo của cơ sở ở nội thành, cấp trên phải lệnh ông mới chịu ra. Sau lần ấy, ông đã bị "cạo" ra trò!
Cái sự "ngang như cua" của Tạ Đình Đề khiến cho nhiều người quý, nhưng cũng có nhiều người không phục. Đặc biệt là những n! gười mới chỉ "nghe danh" của ông. Người ta kể lại rằng, khi ông làm Phó ban tình báo liên khu, không ít người "khích bác", cho rằng ông Đề bốc phét, những lời đồn đại về tài nghệ của ông chỉ là "vớ vẩn"… Tạ Đình Đề nghe vậy sôi máu, lôi ngay người trêu ông dai nhất đứng vào tường và bảo "không chết được đâu". Đùng! Đùng! Đùng!… Mấy phát súng nổ, mái tóc anh chàng trêu ông Đề bị sém vì mấy vết đạn. Cả đám xanh mặt. Sau bận ấy, ông bị lãnh đạo khu cảnh cáo và giam súng một thời gian.
Tài liệu mà người nhà ông Tạ Đình Đề lưu giữ còn ghi lại một mẩu chuyện khá "tếu táo" về Tạ Đình Đề như sau: Một dạo quân của đơn vị ông từ trong thành mang theo nhiều phim ảnh, trạm gác công an vùng tạm chiến cứ nằng nặc đòi bắt anh em mở ra dù phân trần kiểu gì cũng không được. Kết cục là nhiều cuộn phim tài liệu do công sức và xương máu của anh em điệp báo nội thành bị hỏng hết. Hai bên đã xảy ra xô xát vài lần…
Biết chuyện, Tạ Đình Đề lặng sẽ sai một liên lạc viên kiếm một đôi bồ câu và buộc một túm giấy vớ vẩn vào chân chim và đem qua trạm gác… Như dự đoán, trạm khác nhất định đòi khám xét, còn người liên lạc thì nhất quyết khước từ. Hai bên to tiếng cãi cự. Người liên lạc bảo: Nếu khám mà nó bay mất thì ai chịu trách nhiệm? Người gác trạm bảo: Tôi sẽ chịu trách nhiệm! Hai bên làm giấy cam đoan. Do có chủ ý từ trước nên khi trao chim, người liên lạc giật nhẹ sợ giây cho chim bay mất và… nằm lăn ra gào khóc, nói ! là đã ! bị mất số tài liệu tuyệt mật. Đúng lúc ấy, Tạ Đình Đề xuất hiện và trình giấy tờ ra, cả Trạm gác như nhà có tang.
Bận ấy, Tạ Đình Đề đòi gặp bằng được Trưởng ty Công an tỉnh (Giám đốc Công an tỉnh hiện nay). Ban đầu, ông Trưởng ty cũng tưởng thật, nhưng khi nghe ông Đề kể làm việc đó cốt để "hoá giải" căng thẳng giữa hai bên, cả hai cười xoà. Dĩ nhiên, ngay sau đó, ông Trưởng ty vẫn đóng kịch "xạc" cho cả trạm gác một trận ra trò.
Tạ Đình Đề tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1935, vào Đảng năm 1946. Sau năm 1954, ông chuyển sang công tác tại ngành Đường sắt Việt
* Đại tá Quách Hải Lượng- nguyên Tuỳ viên quân sự Việt
"Tạ Đình đề cống hiến cả cuộc đời mình trong 3 lĩnh vực: tình báo, chính trị, kinh tế. Lĩnh vực nào ông cũng hoạt động sôi nổi, có thành tích, mang cá tính Tạ Đình Đề…"
Kỳ 5 – Tạ Đình Đề – năm tháng cuối đời
Tạ Đình Đề vốn nổi tiếng ngang tàng, hào sảng. Ấy thế nhưng khi càng về già, người ta lại thấy một Tạ Đình Đề hiền lành, bia rượu, thuốc lá chẳng bao giờ dùng. Nhà văn Mai Ngữ kể: Hôm đi lĩnh huy hiệu 50 tuổi Đảng, ông đến Câu lạc bộ Ba Đình bỏ cái phong bì kèm theo huy hiệu ấy có năm chục nghìn mua bia cho tất cả anh em cùng uống, riêng ông thì không. Một lần có bạn nào đó đọc lại hai câu thơ kiểu Bút Tre cho ông nghe: "Hoan hô anh Tạ Đình Đề/ Trước làm gián điệp sau về với ta", ông chỉ cười nụ, bảo rằng thiên hạ đồn thổi về ông quá nhiều nên ông cũng hay mắc vạ về những lời đồn thổi ấy. Ông im lặng và tôi cũng im lặng ngắm gương mặt đã sạm, bộ ria con kiến của ông và không hỏi gì về ông. Mà có hỏi ông cũng chẳng muốn nói, ông như cái bóng mờ mờ ảo ảo, ai muốn hiểu thế nào thì hiểu, chỉ biết một điều ông là một người tốt, một nhà cách mạng lão thành, vậy thôi".
Rồi ông quyết định vào miền
3 tháng sau khi trở ra Hà Nội, ngày 17/1/1998, Tạ Đình Đề trút hơi thở cuối cùng.
Người ta kể lại rằng, đám tang ông Đề có nhiều cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước, đồng đội, bạn bè, chiến hữu của ông. Trong số đó có cả người từng ngồi ghế phiên toà xét xử ông, có cả nhiều người dân thường. Có hơn 50 người dân thường xin gia đình cho để tang về ông Đề đã chỉ huy phá kho thóc cứu đói họ và gia đình năm 1945…
Điếu văn của Hội cựu chiến binh Hà Nội làm cho những người đến dự lặng thinh: "Lịch sử nhất định sẽ ghi nhớ những đóng góp xứng đáng của anh. Nhân dân còn truyền tụng mãi những huyền thoại đầy thiện cảm về Tạ Đình Đề. Những người thân thiết và bè bạn chiến đấu rất tự hào về anh, một chiến sĩ cao thượng, vững vàng vượt qua những chông gai chìm nổi trong đời mà vẫn giữ vững phẩm chất trong sáng…"
***
Trong cuộc đời của mình, tổng cộng, Tạ Đình Đề đã bị bắt oan 3 lần. Sau này, khi nhìn thấy tấm ảnh ông chụp chung với nhiều bạn là cán bộ cao cấp hồi hoạt động ở Trung Quốc, có người hỏi: Sao bác không nhờ cậy họ… Nghe vậy, ông Đề trừng mắt lên, sau đó xuống giọng nói: Biết bạn thân anh đang gặp hoạn nạn, anh có ra tay giúp hay chờ bạn mình vật nài? Cái cảnh tôi nhiều người biết… Tôi cũng không từ chối sự giúp đỡ. Nhưng mà phải đi lạy lục như thế tôi thấy nó hèn, nó đụt người đi…
Năm 1987, Tạ Đình Đề được minh oan và khôi phục quyền lợi hoàn toàn. 10 năm sau ông mất. Thêm 10 năm nữa, những công lao của ông mới được ghi nhận. Đó là ngày 19/7/2007, năm kỷ niệm 90 năm sinh " người tốt", "nhà cách mạng lão thành" Tạ Đình Đề, Chủ tịch nước đã quyết định truy tặng ông Huân chương Độc lập hạng Ba để tưởng thưởng những "thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc".
Lễ truy tặng được tổ chức ngay tại Xí nghiệp Cao su đường sắt, nơi ông đã cùng đồng đội đổ mồ hôi, sôi nước mắt, nhiều niềm vui và cũng nhiều cay đắng xây đắp nên. Có mặt trong buổi lễ là Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo và các đồng chí đồng đội của ông, đại diện Tổng cục đường sắt và cán bộ, công nhân Xí nghiệp…
* Nhà báo Lê Xuân Khánh
“Một đám tang có đủ mọi tầng lớp người đến viếng. Vĩnh biệt ông không chỉ có các tướng tá về hưu, các! viên chức nhà nước mà còn rất đông những người mến mộ ông. Trong đó có người đã hỏi cung, xét xử, miễn tố ông và cả những người đã ghép tội ông. Giờ ông vĩnh biệt trái đất mọi người đều thấy gần gũi nhau hơn…”
Hết
Nguồn: Báo Khoa học & Đời sống
Trích lại theo svbkol.org
Người thực hiện: Metquathantanay
Thuvien-ebook.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét