Thông tin ebook
Tên truyện: Kỷ Niệm Hồng
Tác giả: Thu Dung
Thể loại: Văn học trong nước
Nhà xuất bản: Tuổi Hoa
Năm xuất bản: 1972
Tủ sách: Tuổi Hoa – Hoa Tím
Số quyển / 1 bộ: 1
Hình thức bìa : Bìa mềm
———————————-
Nguồn: http://tuoihoa.hatnang.com
Đánh máy: ĐÈN BIỂN
Chuyển sang ebook (TVE): santseiya
Ngày hoàn thành: 09/03/2009
Nơi hoàn thành: Hà Nội
Mục Lục
Chương 01
Thoại đứng trước cửa nhà ngó ra đường. Trời mùa hạ nóng ghê gớm mà Thoại vẫn phải đứng đó – Không, Thoại làm nư, chờ anh Hùng ra dỗ. Chỉ tại sáng nay, anh Hùng gặp Thoại lang thang ngoài phố với mấy nhỏ bạn mà quả quyết Thoại cúp cua, Thoại tức đến phát khóc. Bình thường thì Thoại rất dễ thương, nhưng đến lúc "sùng" và giận thì Thoại bướng nhất nhà. Phân trần mãi anh Hùng không tin, Thoại giận dỗi bỏ đi, không thèm ăn cơm, cũng không thèm thay áo và ra đứng trước hiên. Nắng đã bắt đầu chiếu xiên vào nhà.
– Này, bỏ hộ tấm sáo xuống cái coi, nắng hắt vào chói mắt quá, nhỏ kia !
Câu nói đó càng làm Thoại tức hơn, và Thoại ghì mạnh sợi dây. Soạt ! Tấm sáo rơi xuống thật nhanh. Có tiếng chân lại gần và giọng anh Hùng :
– Vào thay áo đi chứ ! Làm nư một tí đã nhức đầu chưa ?
–
– Nói thế chứ vào thay áo rồi ăn cơm đi Thoại, không cúp cua thì thôi chứ việc gì phải
– Ai bảo anh cứ quả quyết rằng người ta cúp cua ? Đã bảo không có cơ mà !
– Không có sao giờ đó lang thang ?
– Nghỉ bất tử chớ bộ, ai thèm cúp cua. Muốn đi chơi thì xin phép mẹ đàng hoàng, ta chả thèm lén lút như
– Như ai ?
– Như ai thì biết lấy !
– Hay nhỉ ? !…
Thoại đi vào trong, anh Hùng vẫn nheo nhéo đằng sau lưng thật đáng ghét :
– Thôi ăn cơm đi, kẻo ốm thêm mấy kí thì lại mất công mẹ đưa đi "đốc tờ" !
Rồi như không biết, anh Hùng lẹp xẹp đôi dép xuống nhà bếp :
– Chị Thục còn chừa cơm cho Thoại không ? Tội nghiệp Thoại quá, chắc Thoại đói lắm – Anh! dọn cơm cho Thoại, nhé Thoại ? !
Trong phòng, Thoại mỉm cười. Anh Hùng có cách làm hoà khiến cho Thoại vừa tức, vừa vui và lại cười khi anh Hùng quay đi (chỉ cười len lén thôi !). Lát tối thế nào cũng phải phạt anh Hùng dẫn Thoại và Thanh đi ăn kem. Chỉ tội một nỗi là bây giờ đã 10 tây, sợ anh Hùng cạn túi, không đủ để bao tụi Thoại một chầu vì còn phải cà phê, cà pháo buổi sáng, buổi trưa cho đến 20 tây.
Từ ngày trượt phần hai, anh Hùng "hận" nên đi lính, được thể, cứ mang cái lính ra doạ người ta ! Thoại và Thanh không kém, mỗi đầu tháng anh Hùng có lương thì phải một chầu, trừ trường hợp ngoại lệ như chọc giận, nhờ vả thì phải kèm theo một chầu đáp lễ.
– Kỳ nầy phải cho anh Hùng chết luôn mới được, dám bảo người ta cúp cua đi chơi ! Bộ hồi xưa anh ấy không cúp cua dài dài hay sao ? Mà giờ lên mặt ghét thế không biết !
Ăn cơm xong, Thoại lò dò qua phòng học tìm Thanh. Thấy Thanh đang học bài, Thoại nhủ thầm :
– Gớm, con nhỏ siêng tệ ! Trưa nóng nực gần cháy luôn mà gạo vạn vật.
Thoại rón rén đi lại gần rồi la thật lớn :
– Hù !
– Oái !… Xời ơi ! Làm cái chi mà ác thế ? Chữ nghĩa bay bổng hết rồi.
– Thôi dẹp đi ! Nực gần chết mà gạo mãi.
– Gần đệ nhị lục cá nguyệt rồi, không học mẹ la cho chết hả ?
Ngừng một chút, Thanh tiếp :
– Ừ nhỉ, nực quá ! Phải chi bây giờ có cái gì lạnh lạnh uống thì thích biết mấy nhỉ.
Thoại cốc vào đầu em :
– Có muốn uống đá lạnh thì bảo ! Làm bộ hoài !
Nói xong, Thoại đi vào lấy nước. Thanh tì tay lên bàn, miệng "! lá la" ! một bản nhạc không nhớ tên và nghĩ thầm:
– Luật trả vay ! Ai bảo làm cao cho anh Hùng dỗ thì giờ phải dỗ lại ta, rồi mai mốt ta có em
ý, mà mẹ đâu sanh nữa nhỉ ? !
Nghĩ đến đó, tự nhiên Thanh thấy xót xa, băn khoăn. Ba mẹ Thanh xa nhau từ Thanh còn 9 tuổi, bây giờ đã 5 năm rồi. Không biết chị Thoại và anh Hùng thế nào, nhưng với Thanh, dường như vẫn có một khoảng trống không thể lấp đầy, nên Thanh rất sợ những lần chợt nhớ như thế nầy
– Nè, ta có một kế hoạch hay, tối nay
ủa
sao buồn xo vậy mi ?
– Không, em nghĩ đến bài vạn vật !
– Chắc sáng nay bị cô giáo thân tặng hột vịt rồi giờ "hận" nên "tích trữ" gạo đó chớ gì ? !
– Chị nói tầm bậy không hà ! Người ta sợ bài thi chớ bộ ! Mà thôi, Kế hoạch hay gì nói em nghe !
– Tối nay sẽ có một chầu kem !
– Thế à ?
Thoại mất hứng khi hai tiếng "thế à" của Thanh thật hờ hững, nhưng vẫn kiên nhẫn, Thoại tiếp :
– Ta sẽ cho anh Hùng chết luôn, mi công ty với ta ?
– Sao lại giết anh Hùng ?
– Mi biết không, anh ấy bảo ta cúp cua, có sùng không ?
– À, chuyện cãi cọ nãy giờ đó chớ gì !
– Ừ, anh ấy xin hàng với ta rồi. Ta sẽ bắt anh ấy chuộc tội một chầu kem ! Nếu chỉ mình ta đi thì không thể được, tại bụng ta bé quá, ăn không nhiều. Kèm thêm mi cho anh ấy tiêu luôn há ! Chịu không ?
– Sao cũng được.
Thoại hơi cáu :
– Mi làm ta bực quá. Một là chịu, hai là không, sao lại "cũng được" là gì ? Mi dấu ta chuyện chi nè, phải không?
Thanh cười cười, giọng nửa đùa, nửa thật :
– Chớ ! không ph! ải sợ anh Hùng không bao nổi rồi đâm ra bực và sợ em theo phe anh Hùng hả ?
– Xí, còn lâu ! Mình ta cũng đủ bắt nạt anh ấy rồi.
– Tài quá há. Tiếng của anh Hùng.
Thoại và Thanh cùng quay lại. Thoại hỏi :
– Ủa, anh Hùng đi đâu mà diện thế ?
– Thứ bảy mà !
– Không dễ đâu nhé. Nếu có đi thì phải móc "rờ mọt" kéo tụi nầy đi theo nữa đấy.
– Rồi, tụi mi lại tính chuyện gì nữa đây ? Con nít cũng bày đặt.
– Một chầu !
– Tụi mi làm như ta giàu lắm ấy. 10 tây rồi cưng ạ.
– Ai bảo anh chọc giận em chi ? Vậy thì phải tạ lỗi một chầu !
– Đứa nào muốn đi thì cứ đi. Ta sẵn sàng móc "rờ mọt" kéo tụi mi theo, nhưng tụi mi liệu lấy ! Tụi mi chịu hết mọi chuyện, cả chuyện cái bao tử của ta nữa !
Thoại và Thanh nhao nháo lên :
– Còn lâu !
– Anh phải chịu hết mọi sở phí !
– Ta không chịu ! Anh Hùng nói.
Thoại nghiêm giọng :
– Được, ta có cách, nếu không chịu đừng hòng ta "bóng gió" với chị Ni ở lớp 12 A cho đâu !
Anh Hùng hơi "ngơ ngẩn" và im lặng. Trong khi đó, hai đứa em cứ bấm nhau cười. Anh Hùng tiếp :
– Thí dụ ta làm lì, ta không chịu thì sao ?
– Thì tụi này không công ty với anh nữa, anh tự mà liệu !
Thoại tiếp lời :
– Thoại vừa biết một chuyện về chị Ni, hơi bất lợi cho anh, chịu thì em "mách nước" cho, không thì thôi !
Thanh phá lên cười, Thoại cười và anh Hùng cũng phải bật cười, nhưng nụ cười méo xệch. Nghe tiếng cười, mẹ hỏi :
– Gì mà vui vậy ?
Anh Hùng vội đỡ :
– Con chọc tụ! i nó đ�! � mẹ.
Thanh và Thoại càng cười to hơn, mẹ không hiểu gì, nhưng cũng cười rồi đi thẳng. Thoại cố nhịn cười đánh thêm một đòn :
– Không chịu ta sẽ nói cho mẹ hay, cho chị Thục hay. Chừng đó mẹ sẽ hỏi thăm kỹ lưỡng. Thấy chưa ? Chọc ta là chết !
Thanh về phe Thoại :
– Ừ, nói cho mẹ nghe, mẹ sẽ hỏi thăm ngay.
Giọng anh Hùng khổ sở :
– Trời ơi, tao khổ với tụi bây quá. Thôi tao chịu thua cái áp lực ngàn tấn của tụi mi rồi đó. Ta xí cô hồn mấy trăm bạc cho yên thân !
– Nói vậy tụi nầy không thèm. Nói hết cho mẹ nghe ngay.
Anh Hùng xuống nước nhỏ :
– Thôi, anh chìu mấy cô. Chịu chưa ? Khổ ơi là khổ !
Thoại và Thanh cùng cười. Thế là anh Hùng thua cuộc. Thoại tiếp, giọng chọc tức :
– Bẩy giờ tối nhé anh Hùng ! ?
– Vâng ! 10 giờ khuya cũng đi nữa !
Thanh làm giọng sửng sốt :
– Anh sợ chị Thoại thế à ?
– Ơ
ai sợ hồi nào ? Ta chỉ sợ nó nhè !
– Ghê ! Làm bộ ! Em tha cho đó, 7 giờ tối nhé !
– Ừ ! Bây giờ ta đi đây chút.
– Nhớ đúng hẹn, không thì em cho mẹ biết tự sự đó nghe.
Anh Hùng không đáp, đi ra cửa. Thoại nhìn theo đắc ý :
– Có thế chứ !
Thanh đứng lên :
– Chị ngồi đó mà đắc ý, em đi chỗ khác học bài. Tại chị mà em quên hết rồi đó.
– Tại ta ?
– Chứ tại ai nữa ? Khi không người ta đang học bài chạy lại "hù".
– Thôi, ta chúc nhà ngươi mau thuộc để ăn hột vịt !
Thanh quay lại "xí" rồi bỏ đi. Còn lại một mình Thoại đứng lên lấy cây đờn và quyển tự học của Lê Thu.
– Đàn ! hoài mà! còn chậm quá, tức ghê !
Thoại tiếp tục đưa những ngón tay lên phím đàn, những nốt nhạc rời rạc vang lên.
Bên ngoài có tiếng người con trai nói :
– Ủa, ai đàn vậy Hùng ?
– Em tao đó.
Vừa nghe xong, Thoại biết ngay là có bạn anh Hùng đến, hoảng hốt treo nhanh cây đàn toan bỏ vào trong thì anh Hùng và người bạn đã vào tới. Anh Hùng đoán biết, nhìn Thoại nheo mắt trêu tức nói :
– Đây là Phan, bạn anh.
Quay sang Phan :
– Thoại, em gái tao và đồng thời là người
"mát" nhất nhà.
Thoại chỉ gật đầu chào rồi biến vào trong nhưng không quên liếc xéo anh Hùng một cái.
***
Anh Hùng bảo Thoại lúc nầy hay thẫn thờ, Thoại thấy cũng có lý, nhưng không hiểu vì sao bỗng dưng mình ưa để tâm hồn đi xa, bềnh bồng theo từng đám mây trắng bông gòn trôi. Còn nhớ một lần, trên trang giấy nháp, Thoại viết ngoằn ngoèo hai câu thơ không vần, không luật :
Em thả chiếc bong bóng nầy lên cao, buộc đằng sau là chân dung nỗi buồn -
Xin gió mang nỗi buồn em đi thật xa, thật xa
Anh Hùng đọc được, từ đó hay trêu Thoại :
– Con bé đã biết buồn !
Ừ nhỉ, Thoại hay mơ và còn hay buồn, nhất là những buổi trưa ngủ dậy. Nằm nhìn ra cửa sổ mở rộng, âm thanh lắng xuống chỉ còn tiếng lao xao của hàng tre bên vườn hàng xóm, Thoại thấy buồn, buồn kỳ lạ.
– Gì mà thờ thẫn vậy ?
Thoại giật mình, thấy anh Phan đang nhìn, Thoại lí nhí đáp nhỏ :
– Có gì đâu ? ! !
– Gần tới rồi đấy nhé ! Sửa soạn "chương trình" đi là vừa.
– Anh làm như tụi nầy tham ăn lắm ! Thanh nói.
– Ừ, không tham ăn, nhưng không bao giờ hai nhỏ mi chịu ăn một ly kem !
– Hai đứa mà một ly ?
– Không, hai đứa hai ly chứ !
Thoại bảo nhanh :
– Thôi, mi cãi với anh ấy um sùm kỳ lắm.
– Ừ, ngoài đường không thèm cãi với anh.
– Ấy, vậy là tao sắp chết đến nơi rồi Phan ạ.
Vào quán, Thoại không như mấy hôm trước mà thật ngoan, anh Hùng phát biểu :
– Sao hôm nay ngoan thế Thoại ?
Thoại không trả lời cho anh Hùng, cũng không biết tại sao Thoại lại khác hẳn mọi khi. Đó cũng là điều thắc mắc của Thoại.
– Ê, mi biết làm sao không ? Anh Hùng vừa cười vừa quay sang hỏi Than! h.
Thanh :
– Không !
– Thoại không đùa nghe !
– Úi chà, hôm nay Thoại người lớn quá !
Anh Phan xen vào :
– Thoại học lớp mấy nhỉ ?
– Dạ, đệ tam.
– Thoại có học chung với Khánh không ?
– Kim Khánh phải không ạ ?
Phan gật đầu. Thoại lí lắc :
– Bộ
em bé của anh hả ?
Thoại bấm Thanh cười cười. Hiểu ý, Phan cải chính :
– Ấy chết, em gái của anh đó nhá, đừng nghĩ bậy !
Anh Hùng chen vô :
– Nhỏ nầy lúc nào đầu óc cũng không được sáng sủa.
Thoại tức câu nói đó, chỉ dám gườm anh Hùng chứ không dám phản đối mạnh, sợ anh Hùng "quê" tội nghiệp.
– Thoại học lớp kế bên nên biết Kim Khánh, chứ không học chung.
Được một lát, Thanh giục :
– Em còn phải lo bài mai đi học, với lại còn tuần nữa thì thi đệ nhị lục cá nguyệt rồi.
– Thanh siêng nhỉ ? Thoại với Thanh, ai siêng hơn ?
Câu hỏi thật khó trả lời, Thoại bảo :
– Thoại không biết nữa !
– Sao vậy ?
– Ơ
làm sao Thoại so sánh được ?
– Thôi, mầy tha nó đi, nó bắt đầu sắp nhè rồi. Anh Hùng nói.
Anh Phan cười cười :
– Anh về nhé.
– Dạ, anh về..
Chờ Phan đi khuất, Thoại bắt đầu mở máy :
– Ỷ có người lạ rồi ăn hiếp người ta há !
– Kỳ chưa ? Ai nhát thì chịu ấy chứ. Bình thường to miệng lắm mà !
– Người ta sợ anh quê với bạn, nên không cãi lại chứ nhát hồi nào ? Mai mốt có bạn anh, đây không thèm đi chung.
– Thì thôi ! Khỏi tốn !
– Anh nói vậy đó hả ?
– Chứ nói làm sao bây giờ! ?
C! ổ họng nghẹn lại, Thoại bỏ về trước, mặc anh Hùng và Thanh gọi theo rối rít
Chương 02
Hôm nay là Chủ Nhật. Chưa có một ngày Chủ Nhật nào Thoại buồn và lẻ loi như thế. Anh Hùng đi mất, Thoại phải trông nhà cho mẹ đi họp việc công tác xã hội, còn Thanh đi picnic. Thoại buồn và mong có một đứa bạn nào đến chơi.
Ngày xưa, khi Thoại còn học lớp nhất, những ngày Chủ Nhật có ba, ba hay đưa tụi Thoại đi chơi và quê hương Thoại sinh ra cũng không phải nơi này. Thuở đó, Thanh mới học lớp ba nên ba gọi đùa Thanh là "ba Thanh", còn Thoại, ba không cho biệt danh nhưng Thoại biết ba cũng cưng Thoại như Thanh.. Thoại còn nhớ ba đã hứa cho Thoại chiếc đồng hồ đeo tay nếu Thoại đậu vào đệ thất. Nhưng
chiếc đồng hồ tay đã không có và những buổi đi dạo với ba cũng không còn có nữa. Ba và mẹ xa nhau, Thoại không hiểu gì, chỉ nhớ hôm dọn nhà đến đây với mẹ, Thanh đã khóc hết nước mắt bấu lấy tay ba, miệng mếu xệch !
Hình ảnh đó không bao giờ mờ nhạt trong lòng Thoại. Những ngày vui êm đềm đã mất hút. Dù bên Thoại có mẹ, nhưng Thoại cũng cần có ba, nhất là Thanh. Ngày vui ấu thơ của Thanh mất sớm, Thanh hay khóc mỗi lần giở lại cuốn album cũ. Tấm ảnh làm Thoại nhớ ba nhiều nhất là tấm ảnh Thoại chụp lúc vừa đi học vỡ lòng. Ba đưa Thoại đi. Trên đường, Thoại sợ quá nên khóc thút thít, ba phải bế Thoại. Tội nghiệp bộ quần áo của ba, giày của Thoại làm áo ba bê bết sình, ba không rầy Thoại. Lúc tan học về ba bảo Thoại đứng lại nơi cửa lớp ba chụp cho một "pô". Giờ tấm ảnh còn đó, mà không biết ba của Thoại ở đâu rồi. Lúc xưa, cứ mỗi năm, đến Trung Thu ba về với tụi Thoại một lần, và chỉ được hai Trung Thu. Bẵng đi từ đó ! ba năm, ba không về, Thoại không biết tin ba. Có lẽ
ba có vợ khác và đã có
em khác nên không còn nhớ đến tụi Thoại nữa.
Ngày xưa, ba hay vẽ vời trong đầu óc Thoại một mộng ước thật đẹp. Thoại sẽ vào đệ thất, Thoại sẽ mặc áo dài, rồi Thoại lớn lên, Thoại thi tú tài, Thoại sẽ làm ba vui lòng bằng những phần thưởng cao ngất mỗi năm. Nhưng bây giờ thì Thoại đã mặc áo dài gần năm năm rồi đó ba, phần thưởng Thoại cũng đã ôm về năm lần, lần nào Thoại cũng nhớ đến ba nhưng Thoại không dám nói cho mẹ nghe, Thoại sợ nét mặt ưu tư của mẹ. Ba có biết tại sao từ năm ngoái Thanh học nhiều không ba ? Thoại nói với Thanh ba muốn các con học giỏi mà từ đệ thất đến đệ lục Thanh chưa có một phần thưởng nào nên Thanh cố gắng học. Hy vọng mùa Trung Thu ba về, sẽ khoe ba gói phần thưởng còn mới nguyên chưa mở, nó sẽ được ba gọi đùa là "ba Thanh" như ngày xưa và ba sẽ dẫn tụi Thoại đi chơi như thuở nào. Nhưng ba ơi ! Thanh và con đều buồn, đợi ba hết một mùa Trung Thu rồi trời đổi lạnh và Tết đến một lần nữa hy vọng ba về cũng tan thành mây khói hết. Hai gói giấy vàng cất thật kỹ đã mở ra, Thanh khóc, nó nhớ ba, Thoại cũng nhớ ba mà sao ba không về, ba ơi ?
Ba xa tụi Thoại mấy năm rồi, không biết ba còn thương tụi Thoại không hay ba thương "em mới" hả ba ? Anh Hùng đi lính rồi giống ba lúc ba chưa giải ngũ, anh ấy cũng buồn. Còn chị Thục sắp lấy chồng. Không lẽ ngày đám cưới con gái lớn của ba mà ba không về sao hả ba ? Nhưng biết ba ở đâu mà nhắn bây giờ ? Chị Thục bảo ngày vui của chị vẫn có một nỗi tức tưởi vì không có ba. Thoại muốn đ! i tìm ba! , nhưng vì Thoại là con gái làm sao dám làm chuyện đó ? Dù ý nghĩ đó chỉ mới nhen nhúm cũng đủ làm Thoại thấy nôn nao, nhưng hình dung đến cảnh ba đưa "em của Thoại" đi dạo, gặp Thoại, ba nhìn không ra, làm Thoại tủi thân quá ba ơi ! Bây giờ, Thoại chỉ còn trong lòng nỗi mong đợi thật mong manh rằng ba sẽ về, dù ngày nào, ba ơi ! Ba của Thoại ơi !
Thoại cúi đầu, mi chớp nhanh. Những giọt nước mắt rơi xuống môi mằn mặn
Thoại khóc cho nỗi bất hạnh của mình.
Tiếng xe đỗ trước ngõ, Thoại lau nhanh nước mắt đứng lên. Bóng một người đàn ông, Thoại hơi run
nhưng không phải, một người lạ.. Ông ta hỏi :
– Má có nhà không cháu ?
– Thưa không. Mẹ cháu bận việc ạ !
– Bao giờ mẹ cháu về ?
– Dạ cháu cũng không biết. Có việc chi ông đến vào buổi chiều, mẹ cháu có nhà.
– À, vậy thôi bác về. Nhớ nói lại với mẹ dùm bác là có bác đến tìm nhé.
– Vâng ạ.
Thoại trở vào nhà. Thiếp đi một lúc mãi đến khi nghe tiếng Thanh gọi, Thoại mới ra mở cửa. Thanh cằn nhằn :
– Chị ở nhà sao lại khoá cửa ?
– Ta ngủ !
– Khiếp, mới 10 giờ sáng mà ngủ ! Bao giờ mẹ về ? Còn cơm nước thì sao ?
– Mẹ bảo chừng 10 rưỡi mẹ về, mẹ đem thức ăn về làm cơm luôn.
Nói đến đó, Thoại mới chợt nhớ lúc nãy mình vừa trả lời với ông khách là không biết bao giờ mẹ về. Rõ lẩm cẩm !
Thấy Thanh yên lặng, Thoại tiếp :
– Đi chơi vui không ?
– Không đi nên nửa chừng Thanh mới về đó !
– Sao thế ?
– Giờ chót nhỏ Tuyết đạp phải miểng chai nên không ai đưa tụi nầy! sang vư! ờn nó hết.
– Xui nhỉ ?
– Ừ
À chị Thoại ơi !
– Gì đó ?
– Hồi nãy Thanh gặp anh Phan.
– Rồi sao ?
– Thì có sao đâu ? Gặp thì về nói chị nghe vậy thôi.
– Sao lại nói với chị ? Với anh Hùng chứ !
Thanh không trả lời, chợt giọng Thanh chùng xuống :
– Chị coi album hả ?
Thoại luống cuống :
– Ừ
ừ chị mới xem.
Thanh không nói gì, ngồi xuống giở lại cuốn album đã quen đến thuộc lòng từng tấm ảnh, giọng Thanh buồn thiu :
– Album nhiều hình đẹp mà
Thoại muốn cất đi :
– Đưa chị cất ! Thay áo đi đã !
– Không, em muốn ngồi đây.
– Thanh
Thanh ngẩng lên :
– Gì chị ?
–
.
–
.
– Thôi dẹp đi, buồn quá à !
Thanh gấp quyển album lại, đến ngồi bên Thoại, mắt không rời vuông cửa sổ :
– Gần hè rồi, chị có phần thưởng không ?
– Làm sao trả lời được ?
– Biết chứ ! Cả năm mình phải đoán được kết quả chứ !
– Có lẽ !
– Thanh không thích lãnh thưởng nữa !
– Sao vậy ?
– Ba đâu mà khoe ?
–
–
Thoại cố gắng vớt vát :
– Nhưng còn mẹ. Bộ Thanh muốn mẹ buồn à ?
– Nhưng không có ba, vẫn thiếu một cái gì !
– Dầu ba không về, mình vẫn phải cố chứ ! Rủi hè nầy ba về thì sao ?
– May chứ rủi à ? Mà không chắc lắm. Tự nhiên Thanh linh cảm ba không về nữa
Tụi mình
vậy hoài !
– Đừng nghĩ bậy. Ba sẽ về.
– Bao giờ ?
– Lâu lắm.
Thanh quay lại, Thoại khóc tự bao giờ.
– Chị
T! hanh cũn! g khóc. Cả hai đều khóc. Trong nước mắt Thoại vẫn nghĩ "Ba đâu biết được cảnh nầy".
Hai đứa khóc một lúc, Thoại an ủi :
– Thôi nín đi Thanh. Khóc hoài coi chừng mẹ về thì không vui đâu.
Thanh vẫn khóc, giọng tức tưởi :
– Sao ba và mẹ xa nhau kỳ vậy ?
– Làm sao chị biết ? Chị không dám hỏi mẹ, sợ mẹ buồn !
– Anh Hùng không biết sao ?
– Có lẽ !
Thoại đứng lên :
– Chết ! Mẹ về kìa Thanh ! Vào đi ! Vào đi !
Thanh ù té chạy vào trong, mẹ mỉm cười hỏi lớn :
– Nhỏ Thanh làm gì gặp mẹ mà chạy dữ vậy ?
– Con đố mẹ ? !
– Mẹ chịu thua đó !
– Nó vừa khóc.
– Lại khóc ! Con chọc em nữa phải không ?
– Đâu có ! Con bảo nó cù lần cái
nó khóc.
– Tụi bây phá phách mãi ! Hết thằng Hùng đến con Thoại !
Mẹ cao giọng gọi Thanh :
– Thanh ơi !
Không có tiếng trả lời, Thoại tiếp :
– Chắc nó tắm rồi mẹ ạ. Nó mới vừa về đấy. Cơm trưa lắm rồi nghe mẹ.
– Trưa nay mẹ có hai người bạn đến dùng cơm đấy !
– Đàn ông hay đàn bà thế mẹ ?
Mẹ cười, cốc vào đầu Thoại :
– Mầy làm như mẹ không biết ý mầy vậy. Một ông bạn và một bà bạn.
Thoại reo lên :
– A, con biết ông bạn của mẹ rồi. Phải ông hơi hói đầu mà cao cao đấy phải không mẹ ?
Mẹ ngạc nhiên :
– Sao con biết ?
– Ông ấy tới đây hồi nãy nè !
– Thế hả ? Ông ấy có nói gì không ?
– Ông ấy đến tìm mẹ, con bảo mẹ đi vắng, thế là ông ấy về.
– À, vậy chắc không có gì quan trọng. Thôi vào ! làm cơm! với mẹ đi con.
Chờ mẹ và chị Thoại đi khuất, Thanh thơ thẩn bỏ ra vườn. Giàn hoa giấy tím đã nở nhiều hơn một chút.
Thanh trở vào tìm chiếc chiếu trải trên khoảng cỏ nhỏ xíu rồi ngả mình xuống. Bứt mấy chiếc lá vò vò trong tay, Thanh nhớ ngày xưa, Thanh hay chơi nhà chòi với chị Thoại và cũng hay chơi vào những buổi sáng như thế nầy. Thoại ưa làm món bánh bò bằng cát ướt. Lần nào in vỡ, Thanh hay bị chị Thoại la. Đôi khi ức quá Thanh la lên :
– Ai muốn nó vỡ đâu ?
– Tại mầy làm không khéo !
Bị chê là không khéo, Thanh "hận" lắm, bèn ra lấy cát chơi một mình, không thèm chơi chung với chị Thoại nữa. Thanh lại rủ thêm được mấy đứa hàng xóm. Chị Thoại bị bỏ một mình nên ngồi khóc rồi mách với mẹ. Những lần như vậy, ba phải xử kiện thay mẹ vì mẹ bận làm cơm. Ba năn nỉ Thanh hết lời, Thanh mới thèm chơi lại với chị Thoại.
– Bây giờ ba chia công nhé ! Chị Thoại làm bánh khéo thì con để chị thoại làm, còn con nhồi bột. Bột có khéo thì bánh mới tốt, mà bánh tốt thì không phí bột, chịu chưa ?
– Nhưng
– Cái nào bể thì ba mua cái bể đó cho !
Và lúc nào ba cũng mua bằng tiền thật. Đôi khi sau một buổi, chị em Thanh có đến bốn, năm chục đồng. Biết vậy, nên tụi Thoại hay "đóng tuồng" giận nhau cho ba dỗ và cứ như thế tha hồ mà mua bò bía của ông già Tàu đẩy xe ngang mỗi buổi chiều. Mẹ hay phản đối ba, mẹ bảo tụi Thoại ăn thế chiều lại bỏ bữa cơm. Ba chỉ "cười trừ".
Bây giờ Thoại và Thanh đều lớn. Trò chơi xưa không còn và ba cũng không còn ở với chị em Thanh. Đôi khi Thanh muốn biết tại ! sao, như! ng có một cái gì đó không hiểu, khiến Thoại và Thanh không thể hỏi mẹ.
Nắng lên cao dần, hắt vào mắt Thanh những tia chói chang. Thanh bỏ vào nhà thì gặp lại anh Hùng.
– Rồi, mi lây bệnh của nhỏ Thoại rồi !
– Bệnh gì ?
– Bệnh vẩn vơ !
– Anh dóc. Người ta đang có chuyện buồn chớ bộ !
– Ghê thế à ?
Thanh ngoe nguẩy bỏ đi. Anh Hùng chạy theo :
– Thôi anh đùa. Có gì buồn nói anh nghe đi bé.
– Biết chi ? Nghe chi ?
– Thôi mà ! Giỏi anh cưng.
– Sao không đùa nữa đi ?
– Bộ mi lây bệnh nhỏ Thoại thật rồi sao cà ?
Thanh bật cười trước câu nói ngớ nhẩn của anh Hùng.
– Gần hè rồi anh Hùng há ?
– Ừ. Nhưng gần hè sao lại buồn. Xa trường hả ?
– Không phải vậy ! Gần hè thì Thanh gần lãnh thưởng rồi.
Giọng anh Hùng khổ sở :
– Vậy thì vui chứ sao buồn ?
– Nhưng
– Nhưng sao ?
– Không có ba !
–
– Tại vậy mà Thanh buồn. Anh có biết
tại sao
mẹ với ba
– Thanh còn bé, đừng hỏi chuyện đó.
– Nhưng em lớn rồi.
– Thế nào ba cũng về mà.
– Thanh mong ba hoài. Anh nói cho Thanh nghe đi.
– Ừ
hôm nào đã
À, Thanh đi picnic vui không ?
– Anh kiếm chuyện nói lảng phải không ? Không thèm !
Nói xong, Thanh đứng dậy bỏ đi. Đằng sau lưng, anh Hùng khẽ thở dài rồi cũng lững thững theo sau.
– Sợ không gặp mầy, mầy chưa đi sao ?
Anh Phan tươi cười đi vào.
– Chưa. Mầy đi với tao không ?
– Đi thì đi !
– Ừ, nhưng ăn cơm rồi hãy đi nghe. Ở lại đây ăn cơm với ! tao đi. –
– Chẳng có gì ngại hết. Thoại ơi ! Cho anh cái gì uống đi cưng. Anh Hùng tiếp :
– Ở lại mà thưởng thức tài nấu ăn của nhỏ "mát". Nó nấu nướng cũng độc đáo lắm !
– Thôi, Thoại xin, giới thiệu gì nghe ghê quá !
– Có gì đâu mà ghê ? Anh thích có em gái như vậy, Nhưng khổ nỗi con Khánh không biết gì hết !
– Các anh gặp ai cũng kêu là em mình xấu. Coi chừng Thoại méc Kim Khánh đó !
– Phan nó khỏi sợ Kim Khánh như ta sợ mi đi. Thấy ta chìu, mi làm tới !
– Thôi, không cãi với anh nữa.
Thoại bỏ vào bếp, anh Phan nhìn theo :
– Kể ra thì Thoại cũng lý lắc.
– Tại nó lý lắc mà tao sợ nó.
– Sợ thật ?
– Ừ !
Cả hai cùng cười. Mùi chiên xào bay lên thơm phức làm anh Hùng xuýt xoa mấy lượt.
***
Buổi chiều, Thoại đang vẩn vơ bên tờ giấy nháp định tìm mấy "vần thơ" thì nghe có tiếng chân rào rạo trên lối đi trước nhà. Thoại ngẩng lên. – Anh Phan ! Thoại nghe chính lòng mình gọi tên anh Phan bằng cung điệu thật thánh thót, ngọt ngào. Tại sao Thoại lại vui mừng khi anh Phan đến ?
– Ơ kìa, làm gì mà đứng ngẩn ngơ vậy Thoại ?
Thoại giật mình :
– Dạ có gì đâu ? Anh Hùng đi từ sáng, Thoại không biết anh ấy đi đâu nữa.
– Thế thì anh về. Thằng Hùng về bảo nó đến anh gấp nghe !
– Dạ !
Bước chân anh Phan theo gió ra cửa, Thoại đứng lại ngẩn ngơ. Không biết sao Thoại lại ao ước anh Phan quay lại ngồi chờ anh Hùng, mặc dù anh Phan chỉ ngồi đó, ngắm vẩn vơ mấy bức tranh trên tường. Còn Thoại, như không một mảy may chú ý, Thoại sẽ bỏ vào trong để anh Phan mặc ý. Nhưng không, bóng anh Phan khuất dần theo ngõ quẹo. Từ hôm vô tình đi chơi chung với anh Phan, Thoại biết có một thay đổi nào đó trong tâm hồn mình. Thoại không dám nghĩ tiếp.
Cũng từ đó, thoáng buồn len qua tâm hồn, đọng lại trong mắt Thoại. Cô bé 16 giờ biết nghĩ đến một cậu con trai, có gì đáng chê trách không ? Mẹ biết được mẹ có giận Thoại không ? Và nhất là ba, có một lúc nào đó tình cờ, tình cờ như một phép lạ nhiệm mầu, ba Thoại sẽ trở về, ba sẽ nghĩ như thế nào khi biết Thoại chểnh mảng việc học vì cái "bóng hình" đó cứ quấn quít lấy Thoại ? Nhưng dù sao, Thoại cũng không thể chối cãi được rằng ở anh Phan có nhiều nét nghệ sĩ, còn Thoại thì nghệ sĩ từ khuya ! (Lời nhỏ Thanh).
Rất có thể anh Hùng đã đọc được những ý nghĩ đ�! � của Thoại nên bảo :
– Có một lúc nào đó, các cô thấy cần phải đeo đẳng một cái gì để có việc mà ngồi mộng mơ, kẻo không tụi tôi chết mất vì thất tình sao ?
Những lúc anh Phan không đến chơi, Thoại hơi buồn buồn. Mất tăm đôi mắt đó, Thoại hay ngẩn ngơ và đôi khi chợt nghĩ : "Những giờ rỗi rảnh, anh Phan không đến đây, rất có thể anh ấy sẽ hộ tống một tà áo khác đến trường." (như anh Hùng vẫn hay lặng lẽ hộ tống chị Ni ngày hai lượt), mà nghe mi mắt cay cay. Thoại nghĩ lang bang như vậy rồi chợt xấu hổ.
Thoại ! Mi không là cái chi của anh Phan hết, ngược lại, anh Phan cũng không là cái chi của mi hết !
Thoại vẫn nhủ thầm như vậy, nhưng cứ mỗi lần chào Thoại ra về, anh Phan nhìn Thoại bằng cái nhìn
như thế nào ấy, là Thoại tối tăm mặt mũi cả ngày. Và bằng rất nhiều cách, nhưng Thoại cũng đã đầu hàng cái đầu óc vớ vẩn của mình và còn đáng "quê" hơn nữa là Thoại tập đàn bản "Nỗi lòng" làm anh Hùng thắc mắc mãi, Thoại đính chánh không được, bèn ăn vạ anh Hùng mới chịu thôi.
Chương 03
Thoại đứng trước hành lang lớp học một mình. Nhỏ Quyên đi đâu mất không biết. Hôm qua khi vừa cặp tay nhỏ ra cổng thì chợt thấy anh Phan đang đợi. Gặp Thoại, anh Phan gọi rối rít :
– Thoại ! Thoại !
Thoại luống cuống :
– Anh Phan đi đâu đây ?
– Anh đến đón Thoại. Mẹ, Thanh và chị Thục đang chờ.
– Thật không ?
Anh Phan cười :
– Ai nói đùa làm gì ?
– Thí dụ không thật thì sao ?
– Thì cứ bắt đền !
Thoại đành quay ra nói với nhỏ Quyên :
– Có chuyện cần, ta về trước nhé !
Quyên gật đầu, không quên háy một bên mắt trêu Thoại.
Chiếc xe chạy với tốc độ bình thường, giọng anh Phan theo gió vọng lại :
– Có bao giờ Thoại đãng trí đến độ bỏ tất cả mọi người đứng ngoài mưa không ?
A, thôi chết rồi ! Thoại đi học quên không gởi chìa khoá lại cho nhà bên cạnh. Giờ mẹ và chị Thục về phải đứng dầm mưa.
– Thoại nhớ ra rồi.
Anh Phan cười :
– Về nhà mẹ hỏi thăm !
Chiếc xe đỗ lại, Thanh chạy ra trước nhất :
– Chời ơi ! Quên gì mà kỳ vậy ?
Không biết nói sao, Thoại đành cười trừ, nhìn mẹ như xin lỗi.
– Con đi học hơi muộn nên quên. Mẹ về lâu chưa ?
Vừa nói, Thoại vừa tra chìa vào ổ khoá. Giọng mẹ hơi giận :
– Về từ 3 giờ đấy ! Thôi nhanh lên !
Cũng vẫn nét cuống quít cố giấu che, Thoại bỏ vào nhà, anh Phan gọi lại :
– Anh về Thoại nhé ! Sao ? Còn nghi anh xạo không ?
– Không. Tại Thoại tưởng anh đùa ! Hôm nào anh đến, Thoại đàn cho anh nghe nhá !
Anh Phan nhìn sâu vào mắt Thoại lần nữ! a rồi mới trở gót.
Câu chuyện chỉ có một chút như vậy mà Thoại cứ nhớ hoài. Cả trong giờ học, thật đáng đòn !
– Nhớ ai mà thờ thẫn vậy ?
Quyên đập tay lên vai Thoại, làm Thoại giật bắn người :
– Mi tái diễn trò này vài lần nữa chắc ta đi nhà thương quá !
Quyên cười cười :
– Ta biết rồi ! Mi định giấu ta há !
– Biết gì ? Ta giấu mi gì đâu !
– Thế hôm qua ai đón mi ?
– Anh Phan, bạn anh Hùng.
– Sao cứ đối thoại trống không vậy ?
– Hồi nào đâu ?
– Thôi, có chịu thiệt thì ta "mách nước" cho. Không thì thôi.
–
Mi biết anh Phan à ?
– Ừ.
– Nhưng mi biết gì về anh Phan ?
– Không có gì hết thì hỏi làm chi ?
– Ơ
thì ta tò mò vậy mà ! Nhưng ta báo cho mà biết, cấm mi phịa đấy !
– Ta khỏi thèm phịa, nhưng mi chịu đi !
– Chịu gì ?
Quyên không đáp, nhìn Thoại cười. Thoại phải kêu :
– Mi kỳ thật ! Ta bảo không có thật mà ! Chi mà dai thế ?
– Thôi, đùa tí cho thiên hạ hết hồn chơi. Có hay không ta biết rồi.
– Giờ thì nói đi.
– Nói gì ?
– Nói chuyện anh Phan.
– Anh Phan có gì mà nói ?
– Khổ ơi là khổ ! Sao mi đùa dai thế hử ? Lúc nãy mi bảo
– Nhưng mi không chịu thiệt mà.
– Có mốc gì đâu mà chịu.
– Ta chỉ biết sơ sơ thôi.
– Sơ sơ cũng được.
– Sao mi nóng thế ?
–
– Thôi ta nói đây ! Kẻo "thiên hạ" lại ngờ oan cho "người ta" thì tội ta lãnh đủ ! Anh Phan mồ côi, ở với người cậu.
– À, ra vậy ! Rồi sao ?
R! 11; Thì ! có sao đâu ? Anh ấy ở với cậu từ bé lận !
– Sao mi rành thế ?
– Lúc xưa nhà ta ở cạnh nhà anh Phan, giờ thì dời đi rồi.
– Thế
– Thế sao ?
– Thôi, không có gì hết. ta vào học bài đây. Lát bị kêu lên bảng chắc chết quá !
– Mi "đểu" ác !
– Ơ
– Xí gạt ta nghe cho được rồi giờ vào học bài.
– Lát nữa về, ta bao mi hộp kem trước cổng trường.
– Không thèm thứ kem của mi !
– Không thì thôi !
Nói xong Thoại đi vào lớp, nhỏ Quyên nhèo theo :
– Lát nữa về không có thì biết tay ta !
Thoại cười không đáp. Anh Phan cũng có hoàn cảnh gần giống Thoại. Thoại không có ba. Ngôn ngữ đó nghe chua chát làm sao, mặc dù trong khai sanh, Thoại vẫn là con của ba.
Những ý nghĩ đó cứ quấn quít lấy đầu óc Thoại mãi đến giờ về.. Con đường hôm nay buồn lạ lùng. Thanh không nói gì với Thoại như mấy lần trước đến đón Thoại. Phá tan bầu không khí chĩu nặng đó, Thoại hỏi :
– Mẹ cho tụi mình đi với mẹ xuống cô nhi viện không ?
– Không biết nữa.
– Sao Thanh không hỏi mẹ kỹ kỹ ?
– Kỹ kỹ là sao ?
– Ơ
sao khi không lại nổi đoá kỳ khôi vậy Thanh ?
–
– Bộ mi bị rầy hả ?
– Không. Làm gì mà bị rầy ?
– Hay mi giận anh Hùng ?
– Cũng không nốt. Có chuyện ở nhà !
– Chuyện gì ?
– Chuyện của mẹ !
– Chuyện của mẹ ? Mà
– Chị đừng hỏi nữa. Về thì biết !
Những câu đối thoại cộc lốc, chứng tỏ rằng Thanh đang bực bội một chuyện gì. Chuyện của mẹ ? Là chuyện gì? Đầu! óc Tho�! ��i rối bung. Thanh cho xe dừng lại trước cổng. Lúc đó mẹ đang tiễn ông bạn ra cửa, người đến nhà Thoại hôm trước. Khuôn mặt mẹ vẫn thế, nhưng trông ông khách có vẻ vui. Mẹ bảo :
– Mai tôi sẽ đến. Có lẽ hai đứa nó cùng đi nữa đấy !
Thoại gật đầu chào ông khách, còn Thanh thì đi thẳng vào trong. Ông khách mỉm cười rồi đi ra. Mẹ hỏi :
– Chị em lại giận nhau nữa rồi hả ?
– Đâu có mẹ !
– Sao nó có vẻ bực bội vậy ?
– Con đâu biết !
Và Thanh bỏ cả bữa cơm chiều, mẹ lo lắng hỏi Thanh chỉ trả lời quanh co. Trong phòng còn lại hai chị em, Thoại hỏi :
– Thanh nói chuyện của mẹ là chuyện hồi nãy phải không ?
Thanh gật đầu không đáp. Thoại tiếp :
– Nhưng chị có thấy gì đâu ?
– Sao chị biết được ? Lúc nãy tình cờ Thanh nghe
– Nghe sao ?
– Ông đó
– Nói đại đi ! Úp mở hoài.
– Thanh nghe lén được một câu, không phải Thanh cố ý mà.
– Sao ?
– Thanh nghe ông ấy bảo với mẹ là
Thoại im lặng chờ đợi. Khuôn mặt Thanh mỗi lúc một sầm lại, Thanh ngần ngừ rồi nói thẳng :
– Ông ấy bảo sẵn sàng coi tụi mình như con ruột !
–
. ! ! !
Thanh tiếp :
– Mẹ im lặng một lúc rồi bảo : Nhưng chúng nó rất thương ba. Vả lại
chị biết không, Thanh không nghe nữa. Thanh tức ông đó, ông ấy
Thoại chết sững. Không lẽ mẹ
trời ơi ! Thoại không muốn tin
không muốn nghĩ gì hết về chuyện đó, nhưng không được. Có thể mẹ sẽ tái giá ! Trời ơi ! Không được ! Không thể có chuyện đó được !
– Ta sang hỏi mẹ !
T! hanh ho�! �ng hốt níu tay Thoại :
– Chị Thoại ! Sao chị lại hỏi mẹ ? Không được ! Không được !
Thoại dằn mạnh tay mình ra khỏi tay Thanh và chạy ra phòng khách. Mẹ đang ngồi cặm cụi xỏ những sợi ruban vào từng đôi bít tất, thấy Thoại sang, mẹ hỏi :
– Con gái sang làm tiếp mẹ đó hả ?
Giọng Thoại cố gắng phớt tỉnh :
– Con định sang xem mẹ đang làm gì.
– Mẹ đang xỏ ruban vào bít tất để mai đem xuống cô nhi viện. Bây giờ trời đang nóng, nhưng lo trước cho mùa lạnh là vừa. Hôm nọ Thanh nó dặn bao giờ mẹ đi cô nhi viện thì cho nó đi với. Con đi không ?
– Dạ
con chưa biết mẹ ạ. Thoại đáp.
– Còn con thì nhất định không đi !
Giọng Thanh vang lên sau lưng, mẹ và Thoại quay lại. Mẹ ngạc nhiên :
– Sao thế ?
– Con
con không thích !
– Sao hôm nọ cứ năn nỉ mẹ đi cho được ?
– Tại
tại hôm nay con bị cảm.
– À, mẹ quên. Sao khi nãy mẹ hỏi, con bảo không sao ? Nếu mệt thì ở nhà vậy. Hay là chị em giận nhau ?
– Đâu có mẹ !
Quay sang béo tay Thoại, Thanh tiếp :
– Sang đây Thanh chỉ cho xem cái nầy ngộ lắm.
Không đợi Thoại trả lời, Thanh lôi Thoại đi.. Mẹ nhìn theo :
– Tụi nầy hôm nay có cái gì là lạ nhỉ ? !
Chương 04
Câu chuyện rồi cũng qua. Nhưng từ đó, Thoại nuôi nấng trong lòng một nỗi khắc khoải, nghi ngờ. Không có lẽ ! Thoại vẫn thường nhủ như vậy mỗi lần nghĩ đến và cố gắng xoá bỏ tất cả những ưu tư trong tâm hồn.
Thoại nghĩ, không lẽ chỉ mới có 5 năm mà mẹ lại bằng lòng bước thêm bước nữa trong khi ba vẫn còn và cả tụi Thoại nữa. Những đứa con của mẹ, của ba, sống bằng vòng tay biển cả của mẹ ngọt ngào, mà mẹ lại làm như thế sao ? Nhưng nếu sự thật có như vậy, tụi Thoại cũng không biết làm sao hơn. Nếu tụi Thoại có tình yêu, thì mẹ cũng có tình yêu của mẹ, dù bây giờ mẹ vừa 40 tuổi.. Chị em Thoại không có quyền cấm mẹ, hay đúng hơn không có quyền góp bàn ý kiến dù chỉ một tiếng thở dài làm mẹ buồn lòng. Chị em Thoại đã vô phúc, bất hạnh đến nỗi ba còn đó cũng như chết rồi. Ba ở trong lòng chị em Thoại mà xa xôi tăm tắp. Thoại sợ có một ngày, chị em Thoại sẽ mất hoàn toàn tình thương của mẹ. Và rồi từ đó, mẹ sẽ có em bé
Thoại không ích kỷ bắt buộc mẹ phải dành hết tình thương cho chị em Thoại, nhưng Thoại vẫn cảm thấy mất mát một phần nào. Đôi lúc, Thoại muốn nói thật với mẹ những ý nghĩ đó, nói một lần cho hết rồi Thoại sẽ im lặng mãi dù sự thật mẹ có để người khác dự phần vào quãng đời còn lại của mẹ. Nhưng Thoại không đủ can đảm để nói.
Rồi từ đó, trong mái nhà nầy lại có thêm một người nữa mà chị em Thoại sẽ dùng ngôn ngữ nào để gọi đây ? Gọi bằng "ba" ? Không, chị em Thoại có ba và còn ba ! Gọi bằng "dượng" ? Ngôn ngữ đó nghe sao ngượng ngùng, khó chịu quá ! Tại sao ba và m�! � vẫn còn đó mà xa cách muôn trùng cho chị em Thoại đứng đây ngơ ngác thế nầy ? Tại sao chị em Thoại lại phải thiếu thốn quá chừng một ánh mắt nghiêm nghị nhưng trìu mến của người cha ? Không ai biết, kể cả mẹ, có những đêm, chị em Thoại nằm khóc với nhau khi chị em Thoại còn tấm bé, chưa có một chút trí khôn nào để ý thức được tình thương. Ít ra trong tuổi về chiều của mẹ, Thoại cầu xin còn được một nguồn an ủi khác, ngoài chị em Thoại để mẹ khỏi quay quắt tối tăm trong vùng trời kỷ niệm xưa.
Tiếng dép lê đều cắt đứt dòng tư tưởng của Thoại. Giọng mẹ ướt sũng :
– Mẹ biết con buồn !
Thoại không nói gì.
Mẹ cúi xuống, đôi vai run nhè nhẹ, có phải đó là những tiếng thì thầm chất chứa từ lâu lắm trong lòng mẹ, phải không mẹ ? Một lát, mẹ ngẩng lên, đôi mắt đỏ hoe :
– Các con đừng hiểu lầm mẹ ! Mẹ không
– Không ! Tụi con có hiểu lầm mẹ gì đâu ?
– Mẹ biết cả rồi ! Thanh không đi cô nhi viện, bỏ bữa cơm chiều và con không vui vì sự lui tới của ông Chánh.
Thoại định cướp lời nhưng mẹ bảo :
– Đừng giấu mẹ. Mẹ không như các con nghĩ. Mẹ thương các con.
Mẹ ôm lấy Thoại mà khóc. Nước mắt mẹ thấm xuống vai áo mỏng của Thoại nong nóng rồi từ từ giá lại. Thoại cũng khóc. Biết nói lời gì để an ủi mẹ và an ủi cả chính Thoại nữa đây.
– Mẹ ! Thôi, con không nghĩ vậy nữa, mẹ đừng buồn. Tại tụi con
– Mẹ hiểu các con.
– Con hứa từ bây giờ không như vậy nữa. Mẹ cười đi.
Mẹ mỉm cười, nhưng hai khoé mắt vẫn sóng sánh những giọt nước mắt! nóng v�! � lăn từ từ xuống má
***
Bước chân Thoại nhịp đều trên vỉa hè. Vẫn cứ nỗi trống vắng là lạ trong hồn, Thoại đi quanh quẩn một hồi rồi dừng lại trước công viên. Công viên ở những tỉnh lẻ buồn thiu và ngập đầy xác lá. Người lao công đi đâu mất, vài đứa trẻ ngồi nghịch cát, bụi bay mù mù làm Thoại không muốn vào.
Thoại buồn chi lạ, vào những buổi trưa như thế nầy, buồn mênh mang, trống không, và Thoại vẫn hay lang thang hết đường nầy qua đường khác, những con đường nho nhỏ lá sao bay.
– Đi đâu mà thẫn thờ vậy ?
Thoại quay lại bắt gặp Quyên đang mở mắt nhìn mình :
– Ta đi dạo !
– Nắng thế nầy mà đi dạo ?
Thoại cười không đáp, hỏi lại :
– Còn mi ?
– Ta đến nhà nhỏ Bích tính vụ tiệc Giáng Sinh đó, mi đi không ?
– Ờ nhỉ ! Ta quên khuấy đi mất.
– Ừ. Nhưng không có người đàn mi ạ ! Mi có quen với ai biết đàn không ? Hay là mi đàn ?
Thoại kêu :
– Chao ơi ! Ta đàn có ma mà hát ! Bộ mi chưa biết "tài nghệ" của ta chắc ?
– Tàm tạm được rồi.
– Khổ quá ! Ta đã bảo không được, ta mới học mà ! Bộ mi muốn bà con điếc con ráy vì tiếng đàn của ta hay sao mà nói nghe ghê vậy ?
– Không được thì thôi. Ta đành tìm người khác vậy. hay mi mượn ai được không ?
Thoại có quen ai biết đàn đâu ? Mà đúng hơn, Thoại không có bạn trai, anh Hùng thì đâu biết đàn. A
còn anh Phan, có thể anh Phan biết đàn. Thoại chụp tay Quyên nói mau :
– Ta sẽ nhờ người khác, mi chịu không ?
– Mi nhờ anh mi ?
– Không, bạn anh ta.
– A, anh Phan chứ gì ?
–
Sao mi biết ? – Sao không ? Hôm trước ta mới "phỏng vấn" mi đó mà ! Anh Phan đàn hay lắm mi ạ !
– Thế hả ?
– Ơ hay
sao nãy mi bảo nhờ anh Phan ? Thế không phải mi đã biết tài anh Phan à ?
– Không, ta định về hỏi lại rồi cho mi hay sau !
– Hỏi lại mốc xì ! Mi nói nghe chắc ăn làm báo hại ta tưởng mi đã biết !
– Ta chưa kịp nói hết mi đã "kê tủ đứng" vào miệng người ta rồi phỏng vấn "tía lia".
– Thôi, chả thèm cãi với mi ! Điều cốt yếu là làm sao uốn ba tấc lưỡi để anh ấy chịu vác xác vào đàn cho tụi mình.
Thoại cười :
– Gớm, miệng của mi không ai bằng ! Bây giờ ta phải về, đi không cho nhà hay ta sợ bị rầy.
– Hay ta đến mi, mi xin phép rồi tụi mình tới nhỏ Bích luôn.
– Nhà nó xa, trưa thế này mà đi bộ ớn quá !
– Kệ, mình đi hai đứa, nói chuyện hồi cũng quên.
Hai đứa đi vòng ngõ sau ra lộ. Buổi chiều đã hết dễ thương, Thoại nhủ thầm : "Đã hứa với mẹ thì phải giữ lời". Và Thoại cố xoá bỏ hết những vẩn vơ trong đầu óc bằng cách đi nhanh hơn. Quyên kêu :
– Làm gì mà đi nhanh vậy ?
– Đi mau mau, còn bàn tính nữa chứ bộ !
Bầu trời chợt hơi tối lại. Gió thổi mạnh làm lá sao rơi mong manh như bươm bướm. Có lẽ trời sắp mưa. Vài chiếc xe vụt qua thật nhanh bỏ lại đàng sau những đám khói mù trắng đục như sữa. Chỉ có âm thanh của những chiếc xe đó đập vào tai chát chúa, còn trên cao, gió vẫn đong đưa những cành lá rì rào, rì rào như tiếng thì thầm của các hàng cây.
Quyên giục :
– Đi nhanh lên mi ạ ! Còn xa quá kẻo không kịp.
– Ừ, ! ta cũng ! sợ không kịp. Hay tìm chỗ nào núp ?
– Có chỗ nào đâu. Hay mình trở về ?
– Khi không lại trở về !
– Kẻo ướt hết làm sao ? Giờ đến nhà nó còn xa, không kịp đâu.
Ngần ngừ một lúc, hai đứa đành trở về.
– Tưởng trời nắng ráo thì mình bách bộ đến nó, chứ trời mưa thì đành chịu.
– Ta thương cái áo của ta quá !
– Ta chỉ sợ đến nhà nó mà ướt hết thì kỳ lắm !
Thoại cười :
– Mi lúc nào cũng "quê" với "kỳ". Mi là con cá chắc ?
***
Ông khách đã về. Hai cánh cửa cổng vẫn khép lại thờ ơ ở đó, Thoại thấy buồn. Vết bánh xe lăn trên cát hãy còn thật rõ. Thoại kéo Quyên đi theo vết bánh xe đó, hai chân đá cho cát bay vung lên, một tay bịt mũi, một tay cho vào túi áo. Quyên trố mắt nhìn rồi không đi theo nữa, để mặc Thoại.
Đá vung vít một lát, Thoại vào nhà. Đôi bàn chân vàng vàng vì bụi cát bám phải, Quyên thắc mắc :
– Mi làm gì kỳ vậy ?
Thoại cười buồn :
– Ta muốn nghịch một tí cho vui. Ta muốn xoá hết những dấu bánh xe đó, không muốn thấy nó trước nhà.
Anh Hùng đi vừa đến cổng, chưa kịp vào nhà đã bảo lớn :
– Con gái gì mà nghịch kỳ khôi !
Thoại định phản đối, nhưng chợt thấy sau lưng anh Hùng, anh Phan đang loay hoay dựng xe nên im lặng. Thoại kéo tay Quyên đi vào nhà nói nhỏ :
– À, sẵn có anh Phan đó, hay là mình nói luôn đi..
– Mi uốn ba tấc lưỡi dùm đi.
Quyên vừa nói vừa nheo nheo mắt nhìn Thoại. Nhỏ Quyên thật kỳ !
– Ta không biết nói làm sao đây Quyên ạ.
– Ừ nhỉ ! Biết nói sao đây ? Hay kệ, nói đại đi. Có gì ta bênh mi cho, còn anh Hùng nữa chi.
– Có người khác, anh ấy hay bắt nạt ta lắm.
– Kệ !
Thế là hai đứa nắm tay bước ra phòng khách. Trông thấy, anh Hùng đã kêu :
– Gì mà trịnh trọng thế ?
– Tụi Thoại định nhờ anh Phan một tí.
Bấy giờ anh Phan mới rời vuông cửa sổ đi lại :
– Định nhờ anh gì đó ?
Quyên đáp :
– Tụi Quyên định nhờ anh
– Nhờ anh chuyện gì ? Sao lại không nói ?
Hai đứa bấm nhau, đứa nầy bảo đứa kia. Anh Hùng tủm ! tỉm ngồi cười. Cuối cùng Quyên bảo :
– Định nhờ anh đàn hộ trong buổi tiệc Giáng Sinh ở lớp. Có gì phiền anh không ?
– Không ! Nhưng sao lại không chịu nói ?
– Tại tụi nầy sợ phiền anh.
Anh Phan cười, hỏi :
– Bao giờ tổ chức ?
– Thứ bảy tuần tới.
– Có cần dợt trước không ? Mà lớp Thoại tổ chức sáng hay chiều ?
– Tụi Thoại học buổi chiều, nên tổ chức vào buổi chiều.
– Để anh xem lại đã. À, giờ thì cho anh mượn cây đàn đi. Anh bỏ hơi lâu.
Anh Hùng góp ý kiến :
– Mầy đàn tao hát cho.
Tất cả đều đồng ý. Anh Hùng hát bài "Tiếng xưa". Giọng anh Hùng ấm, tiếng đàn của anh Phan trầm trầm hoạ theo.
" Đàn ơi, thiết tha vì đâu, tiếng tơ trầm ngâm lắng rung đường tơ bao mơ màng
ai đó tri âm hững hờ."
Anh Hùng vừa dứt tiếng thì ngoài trời đổ mưa. Gió thổi xào xạc. Giờ chỉ còn tiếng mưa rơi, thật nhanh gõ đều xuống mái tôn ngoài hiên. Trong phòng, tất cả đều im lặng, chỉ có tiếng đàn của anh Phan dạo lại khúc giữa của bài hát vi vút thật buồn. Tiếng nhạc đó gieo vào lòng Thoại nỗi bâng khuâng khôn tả. Anh Hùng bắt đầu lại bài hát lần nữa :
"Hoàng hôn, lá reo bên thềm. Hoàng hôn tơi bời lá thu
Chiều thu nhớ nhung vì đâu thắm đôi giòng châu
"
Tiếng ca dứt hẳn nhưng tiếng đàn của Phan còn ngân nga, kéo dài một chút rồi mới dứt. Quyên buột miệng :
– Anh Hùng hát hay mà anh Phan đàn cũng hay !
Quay sang Thoại, Quyên tiếp :
– Vậy là lớp mình đỡ khổ ! Hay giờ mi hát đi.
Thoại giật thót người lính quýnh. Anh Phan bảo :
– Ừ! , phải ! rồi đấy !
Anh Hùng phụ hoạ :
– Không phải con cò ngóng cổ đứng nghe đâu đấy nhé !
Biết không thể từ chối được, ngần ngừ một lúc, Thoại hát bài "Chiều".
Buổi chiều trong bài hát. Buổi chiều trong lòng Thoại và buổi chiều trong từng giọt mưa rơi tí tách. Thoại cất tiếng hát cao vút. Căn phòng còn lại mỗi tiếng đàn và tiếng Thoại. Tuy đang hát, nhưng Thoại vẫn nghe mơ hồ dường như ngoài kia trời mưa nhiều hơn.
– Thoại hát hay quá mà anh không biết !
– Thoại hát xong rồi đó. Giờ đến Quyên rồi đến anh Phan.
Vẫn trong căn phòng nhỏ và cơn mưa dai dẳng, những tiếng hát cất lên. Thoại vừa có một buổi chiều Chủ Nhật thật dễ thương và rất đáng nhớ.
Buổi "văn nghệ" chấm dứt. Anh Phan ra về dù ngoài kia mưa chưa tạnh hẳn.
– Anh sẽ cố gắng thu xếp công việc với cậu anh sớm hơn để hôm đó có thể đến giúp Thoại.
Anh Hùng tiễn anh Phan ra cửa. Trong phòng, Thoại lo lắng :
– Chẳng biết công việc gì, sợ không xong thì tụi mình hơi buồn đấy, Quyên nhỉ ?
– Ừ. Nhưng mà cũng là việc ở cô nhi viện chứ gì ?
– Sao ? Cậu anh Phan cũng bảo trợ cho cô nhi viện nữa à ?
– Ừ. Ông ấy mới đến lúc nãy đấy !
– Mi nói cái gì ? Ông đến lúc nãy là ông Chánh mà !
– Ông Chánh là cậu anh Phan chứ ai nữa !
Thoại ngẩn ngơ :
– Vậy sao ?
Thoại thấy tay mình giá lại.
Chương 05
Đi loanh quanh một lúc, Thoại mới tìm được ngôi biệt thự ghi trong tấm danh thiếp. Ngôi biệt thự cửa sơn màu vàng nhạt và những cây hoa leo trước cổng đang nở tím. Con đường phía trước vắng xe qua lại và dường như nó biệt lập ở đây. Hai cánh cổng khép kín, nhà xe cũng trống không, có lẽ ông Chánh không có nhà. Thoại kiễng chân nhìn vào trong. Buổi trưa ở đây im lìm quá. Những giọt nắng xuyên qua kẽ lá rớt xuống sân si măng rồi hắt vào mắt Thoại những tia chói chang. Thoại đưa tay bấm chuông ; một thanh niên mặc bộ pyjama xám ra mở cửa. cánh cửa sắt rít lên, người con trai thò đầu ra hỏi :
– Xin lỗi, cô tìm ai ?
– Tôi tìm ông Chánh – Ông Chánh có nhà không ạ ?
– Ba tôi vừa đi, có chuyện gì cần không cô ?
– Mẹ tôi bị cảm thình lình, không thể dự phiên họp ngày mai nên tôi đến cho
bác Chánh hay.
– À, vụ xã hội gì đó phải không ?
Thoại gật đầu.
– Cô có thể chờ một lát không ?
Thoại lúng túng chưa biết phải làm sao. Lại nữa, ông con trai kia, miệng thì bí bô, bí ba, mà cứ nhìn người ta không chớp mắt. Thoại đáp :
– Hay để chốc nữa tôi trở lại.
– Cô chờ tí đi, ba tôi về ngay mà.
Vẫn chưa biết phải làm thế nào, chợt nghe có tiếng ai gọi tên mình, Thoại ngẩng lên : Anh Phan đứng trên lầu đưa tay vẫy. Thoại ngạc nhiên :
– Ủa, anh Phan !
Anh Phan chạy vào trong. Lúc đó, gã thanh niên mỉm cười hỏi :
– Cô quen anh tôi hả ? Vậy mà bảo
– Không. Anh Phan là bạn của anh tôi.
Lúc đó anh Phan vừa xuống tới :
– Thoại tìm nhà hay quá ! Đi đâu đây ?
Tho�! ��i nói to, giọng phân trần, cốt cho ông con trai kia biết :
– Mẹ Thoại cảm, không đi họp ngày mai được nên bảo Thoại
Anh Phan ngắt lời :
– Thôi vào nhà chơi, cậu anh sắp về rồi.
Anh Phan mời Thoại ngồi rồi nói :
– Chà, hôm nay cô bé có cái lạ đó nhé !
Thoại ngạc nhiên :
– Thoại lạ ? Mà lạ gì ?
– Thoại bím tóc đẹp quá !
Thoại không bằng lòng một chút nào với câu nói đó. Tại sao bây giờ anh Phan không là anh Phan như ở nhà Thoại nhỉ ? Tại sao anh Phan không có cái dáng dấp nghệ sĩ mà bây giờ, chừng như anh đổi khác hoàn toàn, mang cái vỏ kiểu cách đến mất tự nhiên. Nói theo danh từ hiện tại thì anh Phan "galant". Thoại trả lời, giọng không vui :
– Thoại bực bội với mái tóc dài mà đi xe lắm.
– Không ngờ hôm nay Thoại đến. À, thứ Bẩy có thể giúp Thoại được rồi nhé.
– Vụ tiệc Giáng Sinh phải không ?
– Ừ, mới đây mà cũng chóng ghê. Hồi anh gặp, Thoại mới học những tháng cuối của năm đệ tam, giờ sắp làm cô tú rồi há !
Thoại cười không đáp và đứng dậy :
– Thoại có việc phải về. Lát nữa bác về, anh thưa lại dùm Thoại nhé.
– Ừ. Thoại đi bộ hả ?
– Không, Thoại đi Honda.
Thoại kiếu từ lần nữa, rồi bước ra cổng. Anh Phan đưa Thoại ra cổng.
– Có thể thì chọn sẵn nhạc ruột đi nhé.
Thoại cười. Trên balcon, Ái đã thay bộ pyjama bằng áo sơ mi tề chỉnh. Ái đưa tay vẫy chào, Thoại làm tỉnh.
Buổi trưa nắng gay gay làm Thoại thấy buồn buồn, chán chán. Không ngờ anh Phan lại như thế được. Cái dáng dấp nghệ sĩ bắt gặp lúc đầu,! biến �! �i đâu mất. Nhất là lúc anh ấy ngồi đàn. Căn phòng nhỏ, giọt mưa rơi, tiếng đàn, tiếng hát, trông anh Phan như một nghệ sĩ phong trần. Giờ thì không còn nữa. Thoại cảm thấy dường như tình cảm Thoại dành cho anh Phan mất đi một nửa. Có lẽ, Thoại sẽ không gặp anh Phan vào những lúc như thế, hay đúng hơn, Thoại không nên gặp anh Phan ở ngôi nhà đó nữa. Nhất là anh chàng Ái, người gì mà kỳ cục thật! Nói chuyện với người ta mà cứ cười cười, nhìn nhìn
cái nhìn như thế nào ấy ! Lại còn kiểu cách "ba chê" ! Chưa gì đã vào thay đồ pyjama bằng bộ đồ thật kẻng. Sao mà họ trưởng giả quá !
Đang mải nghĩ ngợi, chợt thấy một chiếc xe đạp sắp sửa băng ngang đầu xe mình, Thoại hốt hoảng chậm lại. Chiếc xe đạp cũng chậm lại, Thoại kêu :
– Ủa Thanh, đi đâu vậy ?
– Ai bảo chị không cho em theo chị ?
– Theo làm gì ? Chị không cho rồi giờ lấy xe đạp chạy theo đó hả ?
– Ừ. Em biết nhà ông Chánh rồi ! Sang trọng quá ! Hèn chi.
Thoại cho xe chậm bớt để đi song song với Thanh :
– Thanh, chị cấm em nói câu đó. Hứa với mẹ thì phải giữ lời, không được nghĩ vẩn vơ. Họ giàu kệ họ.
– Nhưng
– Không nhưng gì cả. Từ nay, không được tỏ thái độ trước mặt ông ấy, rằng mình không ưa ông ấy. Nếu sự thật không phải như mình nghi ngờ, mình làm thế, không sợ họ cười vào mặt mẹ hả ? Phải kính nể ông ấy một chút vì ông ấy là bạn của mẹ. Hơn nữa, ông ấy chưa làm gì trước mặt tụi mình khiến cho tụi mình khinh cả.
– Chị bênh vực ông ấy hả ?
– Sao lại bênh vực ? Chị không bao giờ muốn ch! uyện đ! ó xảy ra cả. Hôm trước Thanh ngủ nằm mơ thấy gì mà la om sòm làm mẹ biết, mẹ khóc mấy hôm đó thấy không ? Ghét ông ấy nhưng đừng để mẹ buồn, mà sự thật biết tụi mình đúng hay sai ? Thanh còn bé, chuyện gì cũng cứ đùng đùng lên như trời gầm, rồi rốt cục chỉ mẹ khổ !
Thanh im lặng. Hai chị em về đến nhà, Thoại đi thẳng vào phòng, thấy mẹ ngủ yên nên trở ra. Hai chị em dắt nhau ra vườn. Thanh tiếp :
– Em thấy dường như lý luận của chị thiên về ông Chánh nhiều hơn. Em có lý khi nghi ngờ ông ấy có ý định không tốt.
– Tỉ như ông ấy
thương mẹ đàng hoàng và minh bạch thì không ai buộc tội được !
– Nhưng ông ấy đã già rồi, mẹ cũng già. Em muốn ông ấy để cho mẹ yên. Biết đâu một ngày nào đó ba trở về thì sao ?
Thoại nắm tay em :
– Mình còn trẻ thì có tình yêu của tuổi trẻ, người lớn tuổi cũng có tình yêu của họ. Ông ấy thương mẹ chưa phải là cái tội, chừng nào ông ấy có ý định gì mờ ám khác, mới gọi là tội. Dù ở tuổi nào, yêu thương không được kết án là tội lỗi, trừ khi nó không còn giữ được cái thanh cao đúng nghĩa của nó, Thanh hiểu không ?
– Hiểu thì em vẫn hiểu vậy, nhưng ông ấy có vẻ dùng cái giàu sang để loè mắt tụi mình.
– Bằng cớ đâu mà Thanh nói vậy ?
– Hôm nọ, lúc chị đi học, ông ấy đến. Ông ấy hỏi em có đi phi cơ bao giờ chưa ? Nếu chưa thì khi nào có dịp, ông ấy sẽ mời cả nhà đi Đà-Lạt.
– Với ông ấy, Thanh là con nít, nên ông ấy mới hỏi vậy.
– Biết người ta đã bằng lòng chưa mà hứa hẹn đủ thứ ? Ông ấy ra vẻ ta đây lắm. Em t�! �c quá. – Chị nói mà không nghe hả Thanh ?
– Nghe chị đặng ông ấy làm tới hả ? Em nói thật, ông ấy làm vậy mà chị bênh thì em không thèm nhìn chị nữa. Chị không thương ba, em biết mà !
– Con bé này bữa nay ăn nói kỳ cục chưa ? !
– Em biết, tại anh Phan là cháu ông ấy, nên chị bênh ông ấy !
– Em lại nghĩ bậy nữa rồi.
– Không bậy gì hết á.
Chợt Thanh đứng dậy :
– Em vào hỏi mẹ.
Thoại hoảng hốt nắm tay Thanh lại, Thanh giằng ra. Thoại hét :
– Chị cấm Thanh hỏi mẹ. Bộ muốn giết mẹ hả ?
– Thà mẹ chết đi !
Thoại thẳng tay tát Thanh hai cái. Thanh tròn mắt nhìn rồi bỏ chạy vào nhà. Thoại đứng ngẩn ngơ một chút, rồi cũng chạy theo. Thoại sợ Thanh nóng nảy làm liều, nên đi ngay vào phòng mẹ. Mẹ vẫn ngủ yên. Hôm nay trông mẹ có vẻ tiều tụy hơn mấy hôm trước. Khuôn mặt nầy, bàn tay nầy, mẹ đã nuôi nấng chị em Thoại lớn lên bằng tảo tần, lam lũ trong những ngày tháng ba bỏ đi biền biệt. Từ Thoại còn là đứa con nít học lớp nhất đến bây giờ. Ngần ấy thời gian đã làm mẹ đau khổ nhiều và già trước tuổi, Thoại thương mẹ quá ! Nước mắt chực rơi xuống. Thoại đi ra tìm Thanh. Thanh ngồi trên bàn gục đầu thút thít khóc. Nhìn em, Thoại thấy lòng mình se lại. Còn có mấy anh em, Thanh nhỏ quá nên nông nổi, biết nói làm sao cho Thanh hiểu, nhất là vừa rồi, Thoại vừa tát em. Thanh sẽ nghĩ gì ? Hay lại cho rằng Thoại bênh ông Chánh vì anh Phan ? Thoại cắn môi, anh Phan với Thoại không là gì hết. Thanh đã hiểu lầm. Thoại lại khóc. Thanh vẫn gục đầu. Hai chị em đều khóc !…
Chương 06
Ly cà phê chưa vơi một giọt nào, anh Hùng hút thuốc liên miên. Qua khói thuốc và qua bóng mờ của những ngọn đèn xanh, tím giăng mắc trên tàng những cây mận của quán nhạc, Thoại thấy anh Hùng buồn, buồn vô cùng. Chiếc bàn nhỏ kê gần bờ sông nên gió đưa lên lành lạnh. Quán Thúy hôm nay không phải ngày cuối tuần nên hơi thưa người. Nhạc vẫn êm êm rót đều bên tai những bản nhạc ngoại quốc, rồi những bản nhạc tiền chiến. Thoại chỉ biết mang máng như vậy, chứ không nghe được một câu nào. Bên cạnh, Thanh chống hai tay lên cằm nhìn nước sông phản chiếu ánh đèn néon ở dạ cầu và những chấm tím, chấm đỏ lung linh. Cả ba lặng yên không nói lời nào. Anh Hùng rót thêm coca vào ly cho Thoại rồi hỏi :
– Hôm nọ sao Thoại đánh em ?
–
Không khí lại chìm xuống, thật lâu anh Hùng mới bảo :
– Anh hiểu hết. Các em có lý khi nghĩ điều đó, nhưng anh khuyên một điều, chuyện của mẹ, hãy để cho mẹ. Anh biết điều đó trước các em dù rằng ông Chánh đến nhà chưa gặp anh bao giờ và anh cũng chưa nghe ông Chánh nói gì với mẹ. Các em có biết tại sao anh không ở nhà để nói chuyện với các em không ? Anh không muốn mẹ buồn. Mẹ đã khổ nhiều vì anh em mình. Bây giờ, coi như tất cả đã khôn lớn, chị Thục đã có gia đình, còn anh vào lính, có thể tạm lo cho chính thân mình. Các em cũng đã vào trung học. Anh tin các em đủ thông minh để xét đoán. Con cái của ba, của mẹ, không có những đứa nông nổi và không có những đứa hỗn hào.
Anh Hùng dừng lại một chút. Thanh thấm thía những lời nói của anh Hùng. Đúng ! Con cái của ba, của mẹ không có những đứa nông nổi! . Mẹ chịu đựng được thì chị em Thoại cũng phải chịu đựng được.. Thanh hỏi :
– Sao ba không về, anh Hùng ?
– Anh không biết tại sao, nhưng vẫn có một điều gì đó làm anh tin rằng ba vẫn thương anh em mình.
Thoại xen vào :
– Thoại nghĩ có lẽ ba có
Anh Hùng ngắt lời :
– Lại nghĩ quẩn ! Ngay bây giờ, anh muốn Thoại và Thanh sống lại ngày tháng cũ, nghĩa là hãy xem như tất cả đều không có gì, ông Chánh vẫn là bạn của mẹ. Hãy ở đúng vị trí của mình. Nếu các em thương mẹ thì đừng làm mẹ khổ. Mẹ đã khóc một lần rồi phải không ? Mẹ giấu anh, cả các em cũng giấu anh, nhưng anh biết. Anh thoáng về, thoáng đi nhưng anh biết hết. Mẹ khóc vì các em hiểu lầm mẹ. Các em có muốn chuyện đó xảy ra lần nữa không ? Nhất là Thanh ?
Thanh im lặng lắc đầu. Anh Hùng nhìn Thoại, Thoại cũng khẽ lắc đầu. Anh Hùng tiếp :
– Vậy thì phải hứa với anh rằng chuyện đó không bao giờ xảy ra nữa. Hứa đi.
– Thanh hứa.
– Thoại cũng vậy !
Anh Hùng rít một hơi thuốc rồi bảo :
– Anh biết, từ ngày ba và mẹ xa nhau, các em đã bị chi phối nhiều. Cũng chính vì thế anh không la lối, không nặng lời với các em. Anh muốn, nếu có thể, bằng sức anh, anh sẽ cố gắng lấp bớt một phần nào thiếu hụt tinh thần của các em. Các em học giỏi anh mừng, nhưng anh không hài lòng một điều, các em đã hứa với mẹ mà không giữ lời. Tại sao ?
Thoại và Thanh đều im lặng. Không khí ngập đầy khói thuốc và nước mắt của Thanh. Thanh khóc tự bao giờ
Một bóng người quen quen lướt qua bàn, anh Hùng nhìn nhìn rồi kêu :
– Đi đâu đ�! � mầy ?!
– Chà, sao hôm nay anh em mầy mơ mộng vậy ?
Anh Hùng cười không đáp. Thoại huých nhẹ tay vào Thanh bảo nhỏ :
– Nín đi ! Có anh Phan khóc kỳ lắm !
Thanh trợn mắt định phản đối, nhưng chợt hiểu không nên cho anh Phan biết chuyện nầy nên lại thôi.
Thoại ít nói chuyện với anh Phan hôm nay. Anh Phan và anh Hùng nói bâng quơ gì đó Thoại cũng không để ý.
Hôm nay, anh Phan không có vẻ như hôm nào Thoại gặp ở nhà. Vẫn mái tóc bềnh bồng, vẫn nụ cười nửa miệng, nhất là đôi mắt. Trong nét sáng mơ hồ của quán nhạc, đầu anh cúi xuống. Những sợi khói thuốc mong manh bay bay. Lúc nầy, anh Phan mới thật sự là anh Phan của chiều mưa hôm nào, của bài nhạc "Tiếng xưa", của những gặp gỡ tình cờ và cuống quýt trong mắt Thoại. Thoại nghe trái tim bé xíu của mình reo lên một tiếng nhỏ.
– Buổi tối ngồi ở đây thú ghê, Thoại nhỉ ?
– Dạ.
– Dường như hôm đến nhà anh, có gì Thoại không bằng lòng ?
Không muốn gợi lại hình ảnh cũ, Thoại đáp :
– Đâu có. Hôm nay anh Phan cũng lang thang nữa há !
– Ngồi nhà tự nhiên thấy buồn thiu, linh cảm đến đây thế nào cũng gặp người quen.
Thoại cười :
– Anh linh cảm hay nhỉ.
– Thoại không tin à ?
– Tin chứ. Nhưng hôm nay thấy anh hơi khác đó.
– Anh khác hả ? Thật không hay trả đũa câu nói của anh hôm nọ ?
– Trả đũa anh làm gì ?
– Vậy thì nói anh nghe đi.
– Hôm nọ anh có vẻ
Thoại nói anh đừng giận nhé ?
– Anh đâu phải là con gái ?
– Con gái thì sao ?
– Thì
hay hờn mát vậy đó !
– Xí
Thoại n�! �n lặng! không nói nữa. Anh Phan luống cuống xin lỗi không được, phải cầu viện anh Hùng. Anh Hùng cười :
– Nếu người ta đã bảo con gái hay hờn mát mà mình lại hờn mát thì vô tình mình đã chứng minh cho câu nói đó rồi.
Đuối lý, Thoại bảo với anh Hùng :
– Lúc nào anh cũng ăn hiếp Thoại hết !
Mọi người đều cười. Thoại đành im lặng nhưng vẫn tức anh Phan hết sức. "Không thèm nói nữa đâu". Thoại nhủ thầm như vậy, nhưng không thể giận anh Phan lâu. Cũng không hiểu tại sao ? Có lẽ Thoại không dám nhìn khuôn mặt khổ sở và bộ điệu buồn cười của anh ấy. Anh Phan bảo nhỏ :
– Thoại hay hờn quá !
– Ai bảo anh
– Đâu có ai bảo. Tại anh bảo nên phải năn nỉ khô cả cổ đó chứ ! Thoại ác quá ! Nào, bây giờ nói anh nghe, anh khác cái gì đi.
– Nhưng anh không được nói xấu con gái nữa nghe.
– Ừ, anh sợ rồi !
Thoại cười cười tiếp :
– Hôm Thoại đến nhà, anh với anh tên gì gì đó, có vẻ
kiểu cách quá ! Cũng tại anh kiểu cách mà Thoại mất tự nhiên đó.
– Anh
có làm sao đâu ?
– Anh giỏi chối !
– Ừ, thôi, anh nhận đó ! Còn bây giờ thì sao ?
– Bây giờ thì anh không còn như hồi đó nữa.
– Thế Thoại vừa ý chưa ?
– Sao lại là vừa ý ? Thoại chỉ thấy tự nhiên với mất tự nhiên thôi. Và bây giờ thì tự nhiên rồi. Không tự nhiên thì khỏi có thèm nói chuyện với anh đi.
– À, thì ra hôm đó Thoại buồn buồn là vậy đó hả ?
Tất cả đứng lên. Thoại nhìn lại lần nữa chiếc băng ghế đã ngồi. Nơi đó, lần đầu tiên Thoại ngồi cạnh anh Phan. Trong bóng tối ! mập m�! �, Thoại thấy đôi mắt anh Phan nhìn Thoại và nói thật nhiều. Cũng trong bóng tối đó, Thoại bảo nhỏ với chính mình :
– Mình có nhiều khác biệt dành cho anh Phan. Không phải như anh Hùng.
Câu nói đó không phải là một lời thú tội, nhưng Thoại nghe lòng mình áy náy không yên. Thoại cố gắng nhớ lại lời anh Hùng mà Thoại bắt chước "moral" cho nhỏ Thanh : "Dù bất cứ ở tuổi nào, yêu thương không phải là cái tội".
"Ừ, thí dụ mình có
thương anh Phan thì cũng không tội lỗi gì hết. Con tim ngoài những chuyện khác, còn để thương yêu nữa chứ !"
Con đường về thưa người qua lại. Những ngọn đèn đường vàng đỏ, hắt hiu đến không đủ soi cả một dãy phố dài đã đóng cửa im lìm. Thỉnh thoảng, một chiếc xe tuần tiễu vụt qua, quét một đường sáng trong bóng tối rồi mất hẳn. Thoại băn khoăn, không biết ngày xưa khi ba và mẹ quen nhau, có bao giờ ba và mẹ thơ mộng như thế này không nhỉ ? Rồi hôm nay, mỗi người một nẻo, có lẽ là chua xót lắm và chị em Thoại chính là những đau xót đó. Thoại nhủ thầm : "Vậy thì không nên làm mẹ buồn nữa". Thoại khe khẽ thở dài. Không biết nên buồn hay dửng dưng cho qua hết mọi chuyện.
– Mai anh đến lớp vào hai giờ chiều nhé, chuẩn bị sẵn sàng đi. Chương trình như hôm trước Thoại nói với anh đó phải không ? Có gì thay đổi nữa không ?
– Không. Chỉ có lúc hợp ca thì anh nhớ theo kỹ một chút. Tụi nó có nhiều đứa chưa quen đàn.
Anh Hùng xen vào :
– Buổi tối có mời Phan đến không Thoại ?
– Chưa biết. Nếu có thể thì mời.
– Gì thế, Thoại ?
– Bí mật mà !
– Chà ! Gh! ê quá h! á ! Bí mật mấy đến tối mai cũng phải bật mí !
– Ừ, thì cứ để đến tối mai hãy hay.
Anh Phan kiếu từ ở đầu ngõ. Với anh Hùng một lời chào lấy lệ, với Thanh cũng vậy, nhưng với Thoại, anh Phan bảo :
– Ngủ ngon và mơ nhiều nhiều nhé.
Thoại ngẩn ngơ không hiểu anh Phan nói gì, nhưng anh Hùng thì kín đáo cười. Thoại thắc mắc : "Tại sao anh Hùng cười ?" Nhưng cuối cùng Thoại dễ dãi : "Thôi, kệ ảnh, anh ấy có nhiều cái kỳ khôi không chịu được".
Con ngõ vào nhà tối đen. Anh Hùng bảo :
– Đứa nào sợ ma không ?
– Xí ! Tụi này sợ đặng anh làm ma chắc ?
– Ta không thèm làm ma ! Ta sợ tối quá tụi mi nhát, tụi mi xỉu thì ta không cõng được một lúc hai đứa đâu nghe!
– Ít ra người ta cũng lớn rồi chớ bộ !
– Ừ, lớn ghê há ! Mà bộ lớn thì không sợ ma hả ?
– Ừ, lớn không sợ.
– Nhưng ta sợ
Thoại ngắt lời :
– Anh cù lần !
– Ấy ! Chưa nghe hết đã vội ! Ta sợ con ma cô đơn quá chừng ! Mi
Thoại cười :
– Ta không thèm sợ cô đơn !
– Cô đơn của mi là cô đơn tuổi mới lớn, cô đơn làm đẹp cuộc đời. Còn ta, ta già rồi, cô đơn của ta hãi hùng lắm!
Thanh xen vào :
– Tả oán dữ !
– Ta tả oán thế tụi mi có thương ta chút nào không ?
–
Cả hai chưa biết trả lời sao thì anh Hùng đã tiếp :
– Nhưng ta tin chắc là tụi mi thương ta, như ta thương tụi mi. Bởi thế cho nên ta tin rằng : "thì, là, mà" tụi mi sẵn sàng làm quen với cô Ni ở đệ nhất A dùm ta.
Thoại và Thanh không nhịn cười được với câu bông đùa đó, nhỏ ! Thanh b�! �o :
– Quen từ khuya rồi !
– Nhưng chưa thân ! Thoại tiếp.
– Thì rán mà làm thân dùm ta đi. Nhất là nhỏ Thoại, mi dễ nói hơn ta, rồi ta sẽ hối lộ cho.
– Hối lộ gì ?
– Thì thỉnh thoảng một chầu như tối nay, có đủ mặt "mọi người".
Anh Hùng nhấn mạnh tiếng "mọi người" làm Thoại thấy xấu hổ quá chừng. Thoại biết anh Hùng muốn nói đến ai, nhưng nhỏ Thanh thì ngây thơ :
– Đó là chuyện dĩ nhiên ! Không cho đi, ta cũng đi cho bằng được !
Anh Hùng cốc vào đầu Thanh :
– Con nhỏ nầy cóc biết cái gì !
Thanh ngơ ngác hỏi Thoại :
– Thế chứ anh Hùng nói gì ?
Thoại cười, chối :
– Ta cũng không biết !
Không khí bớt buồn hơn lúc vừa đi. Anh Hùng cẩn thận dặn :
– Ta bảo cái nầy, lúc nãy hứa gì nhớ không ?
– Nhớ !
– Thì rán mà giữ đó nghe ! Liệu hồn ta cho ăn roi cả đám.
Thanh lè lưỡi vờ sợ hãi trêu anh Hùng, nhưng tối mờ mờ chắc anh Hùng không thấy.
Cánh cổng vẫn khép hờ. Bên cửa sổ, mẹ đang ngó ra đường, dường như đợi chị em Thoại. Anh Hùng bảo nhỏ :
– Mẹ hãy còn mơ mộng ghê, tụi mi há.
Thấy anh em Thoại về, mẹ rời vuông cửa sổ :
– Đi gì mà khuya thế ?
– Gặp thằng Phan nên nói chuyện hơi lâu, mẹ ạ.
– Thằng khỉ nầy hôm nay ngủ nhà hả ?
– Dạ.
– Chà, chắc hôm nay nó định cái gì rồi đây, phải không ?
– Dạ đâu có ! Lâu lâu cũng phải ngủ nhà một bữa chứ mẹ. Nhớ mẹ quá !
Cả nhà đều cười, mẹ cốc vào đầu anh Hùng, giọng cảm động :
– Làm bộ giỏi quá ! Chỉ được n�! �ớc ph�! � mẹ tối ngày.
Anh Hùng ôm đầu xuýt xoa :
– Ui cha ! Mẹ cốc con đau quá chừng !
Nói xong lại lủi mất. Mẹ cười :
– Đi chơi vui không ?
– Đi chơi vui vừa vừa thôi. Mẹ nè, mẹ coi chừng anh Hùng sắp vòi vĩnh mẹ cái gì rồi đấy. Mai mẹ đi dạy nhớ mua kẹo cho anh ấy mẹ nhé.
Giọng anh Hùng oang oang :
– Ta không thèm nhè như tụi mi.
Mẹ cười, Thoại yên lặng nhìn mẹ. Trông mẹ trẻ thêm vài tuổi. Thoại lại nghĩ đến buổi tiệc ngày mai ở lớp và buổi tiệc ở nhà, Thoại thấy mình cũng vui như ngọn đèn néon mẹ vừa bật sáng.
Chương 07
Vừa ở trường ra, Thoại đã phải ba chân bốn cẳng chạy về nhà. Còn phải lo cho buổi tiệc tối hôm nay, hẳn là anh Phan phải đến. Phải cho anh Phan biết tài mới được. Vừa nghĩ Thoại vừa đi ra cổng. Hôm nay sao mẹ về muộn quá ! Thoại trở vào xếp lại mấy cái lồng đèn cho ngay ngắn và cẩn thận cột chặt vào những nhánh cây. Tàn cây lùn nên loà xoà phủ xuống chiếc bàn trải khăn trắng trông hay tệ. Lát nữa có lẽ phải nhờ anh Hùng ra xem lại mới được.
– Chị Thoại ơi
đâu mất rồi cà ?
– Đây nè ! Làm gì mà kêu ?
– Tối nay có lẽ có khách thêm chứ không phải mấy người thôi đâu.
– Sao mi biết ?
– Anh Hùng bảo.
– Ta không tin, anh ấy hay ba xạo lắm. Để lát hỏi mẹ. À, mi thấy vầy vừa mắt chưa ?
Thanh nghiêng nghiêng đầu nhìn thật kỹ :
– Có lẽ nên kéo chiếc bàn xê ra một tí.
– Chi vậy ?
– Sát gốc cây tàn lá rậm quá. Phải ra ngoài một tí thì hay hơn.
– Ờ há !
Hai đứa hì hục kéo chiếc bàn, trong khi đó mẹ vừa về đến. Thanh chạy ra hỏi :
– Mẹ ôm gì thế ?
– Chồng khăn của mấy chị đệ nhị.
– Khăn thi hả mẹ ?
– Không. Điểm hàng tháng thôi. À, cho thêm ba cái ghế nữa con nhé.
– Chi vậy mẹ ?
– Có cậu Ái, cậu Phan với ông Chánh đến nữa. Tại mẹ bảo hôm nay vừa là tiệc Giáng Sinh, vừa là sinh nhật của Thoại nên ông ấy muốn tới cùng vui luôn thể.
Thanh trả lời, giọng yếu xìu :
– Vâng ạ !
Thấy em trở vào nét mặt không vui, Thoại bảo :
– Lại bị mẹ rầy phải không ?
– Chị chuyên môn chê người ta! ! Này, dọn thêm ba cái ghế.
– Chi ?
– Có ông Ái, ông Chánh với Phan đến !
Thoại bảo :
– Ta phải vào lo mấy chiếc bánh. Mi giúp ta trông chừng chiếc bàn, kẻo gió thổi bay hết mấy cái ly giấy nhé !
Nói xong, Thoại chạy biến vào trong, Thanh đứng ngẩn ngơ nhìn theo.
Buổi chiều đi ngủ hẳn. Đèn đường đã thắp lên với đèn những ngôi nhà hắt ra. Thành phố đêm Noel trông tưng bừng hơn mọi khi. Thanh ra ngõ đứng nhìn ra đường. Đám trẻ hàng xóm đốt pháo bông sáng cả một chỗ. Thanh bị chói, bịt mắt đi vào.
– Oái !
Mở mắt ra, Thanh hết hồn khi gặp người lạ đứng trước mặt.
– Chào anh, xin lỗi, anh tìm ai ?
– À
tôi tìm anh Phan. Anh Phan đến chưa cô bé ?
– Chưa. Mà anh quen với anh Phan hả ? Hay cho biết tên lát nữa anh Phan đến "tui" nói lại dùm cho ?
Người thanh niên cười cười, đưa tay vuốt lại nếp áo và xuýt xoa cái vai đau, chỗ Thanh đụng phải. Thanh cười xin lỗi :
– Tại tui hổng thấy. Anh đừng giận nghe !
– Lát nữa anh Phan đến, bảo một tí tôi đến sau, nhớ nghe cô bé ! Tôi không giận đâu.
Nói xong anh ta đi ngay. Thanh ngẫm nghĩ rồi cười một mình : "Khi không khách tới nhà lại đụng vào người ta, rõ thật mình lãng xẹt ! Nhưng mà con trai gì làm đỏm thế không biết. Mới đụng có một tí đã sợ nhăn áo, xệ vai, xí !"
– Ai đến vậy Thanh ? Mẹ hỏi.
– Con không biết, anh nào đi kiếm anh Phan đó mẹ ạ.
– Thôi, con vào sửa soạn đi lễ đi.
– Hôm nay anh Hùng không về đi lễ chung với mình sao mẹ ?
– Mẹ không hiểu nữa. Có lẽ nó lại "tại" với "bị" r�! �i chứ ! gì ?
Thanh cười không đáp. Có lẽ đêm nay là đêm vui nhất. Cả năm rồi chưa bao giờ mẹ vui như vậy. Nhưng chợt nhớ lại sự có mặt của ông Chánh, Thanh hơi buồn. "Đã hứa với anh Hùng thì phải giữ đúng lời" Thanh tự nhủ như vậy. Rồi như để kềm chế nỗi bực dọc, Thanh tự cú vào đầu một cái thật đau :
– Con cái của ba. của mẹ không có đứa nào nông nổi !
Nói xong, Thanh xuýt xoa ôm đầu. Anh Hùng đứng sau lưng làm Thanh ngơ ngác.
– Làm gì mà cốc đầu đau vậy ? Anh Hùng hỏi.
– Ta đang sắp nổi cơn. Phải làm vậy mới được.
– Khá đấy bé con ! Thôi lẹ lên, cả nhà chờ có mình mi !
– Vậy hả ?
Thanh ù té chạy vào nhà. Lát sau trở ra, chân đi cà nhắc, giọng cay cú :
– Anh Hùng xem chân người ta nè !
– Sao đây ? Mẹ hỏi.
– Anh ấy hối làm con quýnh quá, vấp chân bàn làm sướt cả chân đó mẹ.
Anh Hùng nhại giọng Thanh :
– Hu hu, đau quá, mẹ oánh anh Hùng đi mẹ !
– Xí, không thèm nói với anh, không thèm đi chung với anh.
– Không đi với ta thì đi với ai ?
– Đi với mẹ !
– Nhưng ta đi với mẹ thì coi như mi cũng đi với ta luôn.
Mẹ ngắt lời :
– Thôi, đứng đó mà cãi vã mãi hay sao ? Đi chứ !
Mọi người bước ra đường. Không khí vui nhộn khác hẳn mọi hôm. Người ta đi lại nhiều hơn, nhất là bên kia chiếc cầu sắt. Đoàn xe cộ đã bắt đầu khởi hành. Những chiếc xe được hoá trang thật kỹ, treo đèn, kết hoa đến chói cả mắt. Dưới sông, những chiếc thuyền hoa cũng khởi hành. Vừa xe vừa tàu, năm nay Noel ở Sa Giang vui hơn mọi năm.
Anh Phan chỉ cho thoại nh! ững đ�! ��m hoả châu nhiều màu vụt lên giữa nền trời đen, Thoại cười bảo :
– Có một màu Thoại thích nhất, để anh đoán.
– Màu xanh ?
– Không, Thoại thích màu hồng cơ !
– À, màu hồng, hồng như
Anh Phan bỏ dở câu nói nhìn Thoại cười cười. Thoại bối rối hỏi :
– Hồng như gì ?
– Như
– Như gì ?
–
như hoả châu !
– Xí, anh trả lời quanh co lắm. Thoại biết chắc không phải anh định nói vậy. Anh nói Thoại nghe, không Thoại giận !
– Sao Thoại hay hờn quá vậy ?
– Không biết !
Thấy Thoại sắp giận, anh Phan ngập ngừng :
– Hôm nay
má Thoại hồng hơn mọi khi.
À, thì ra anh Phan muốn nói đôi má Thoại hồng như hoả châu. Mắc cỡ ghê ! Thoại bảo :
– Anh lại galant nữa rồi.
– Không, anh nói thật đấy.
Thoại im lặng, anh Phan tiếp ;
– Anh nghe thằng Hùng bảo đêm nay vừa là tiệc Giáng Sinh vừa là sinh nhật Thoại, phải không ?
– Lý ra sinh nhật Thoại còn 3 hôm nữa, nhưng Thoại muốn tổ chức cùng một hôm cho vui.
– Thoại không báo trước nên anh không có quà mừng Thoại.
– Thôi, cần gì phải có quà. Đi thế nầy cũng vui rồi.
Anh Phan nhìn Thoại :
– Thật hả ?
– Dạ.
Buổi lễ ngập đầy ước mơ của Thoại. Thoại cầu xin thật nhiều, thật nhiều. Trong đó, vẫn có một lời cầu xin cho ba :
"Chúa ơi ! Mấy năm rồi ba con không về, giờ dưới chân Chúa con chỉ biết đem những thống khổ của chị em con mà dâng lên Chúa"..
Những bài thánh ca vi vu, vi vu như cơn gió mùa đông rét buốt. Thoại cất tiếng hoà theo, lòng lâng lâng n! ửa bu�! �n, nửa vui.
Tan lễ cũng hơi khuya, trời lạnh hơn. Thanh hỏi :
– Chị có cầu nguyện cho ba không ?
– Có chứ ! Đó là điều trước tiên.
– Phải chi có ba, chị nhỉ ?
– Ừ, nhưng đừng nhắc trước mặt mẹ nghe không ? Mi thấy mấy hôm nay mẹ vui hơn mọi khi đấy.
– Em không nói đâu.
– Nhưng mi cũng đừng buồn nữa, mi buồn mẹ biết.
– Ừ.
Chợt Thanh nắm tay Thoại lắc lắc :
– Kìa, cái anh chàng tới hồi chiều bị Thanh đụng kìa.
– Anh chàng nào ?
Vừa hỏi, Thoại vừa nhìn theo tay chỉ của Thanh. Ái đưa tay vẫy gọi anh Phan. Thoại bảo :
– Mi đụng anh ấy hả ? Sao vậy ?
– Tại em bịt mắt !
– Sao khi không mi bịt mắt cho đụng người ta ?
– Chị nói kỳ ! Bị pháo bông chói nên người ta mới bịt mắt đi vào chớ bộ à.
– Anh chàng đó là Ái, con bác Chánh đó !
– Ôi chao !
Thanh tròn mắt nhìn Thoại rồi phá ra cười. Thoại ngơ ngác :
– Gì mà cười ?
Thanh càng cười hơn. Thoại sốt ruột :
– Gì vậy ? Khiếp ! Đi ngoài đường mà cười gì ghê vậy ?
Thanh nén cười đáp, tiếng đứt quãng :
– Tưởng ông Ui
á quên
ông Ái là ai
ai dè đâu lại là
con ông Chánh
Thanh lại rũ ra cười. Thoại không làm tỉnh được với ý nghĩ trẻ con của em, nên cũng cười. Lúc đó anh Phan và Ái đi đến.
– Gì mà vui vậy ? Anh Phan bảo.
– Cho anh vui ké với nhá ! Chàng Ái xen vào.
Thanh cụt hứng nhưng Thoại vẫn tươi cười :
– Vâng, anh có quyền cười chứ.
Vẫn cái nhìn kỳ cục, Ái vừa nhìn vừa cười với Thoại. Thoại đưa mắt ngầm b�! �o với ! anh Phan : "Ông em của anh kỳ quá !"
Có lẽ anh Phan không hiểu nên vẫn cứ tỉnh bơ. Chợt chiếc xe màu trắng đỗ lại. Ông Chánh bước xuống bảo đùa:
– Thôi, mời quý vị lên xe. Cả quí vị choai choai nữa.
Mọi người đều cười, Ái cười to nhất. Thanh ghé vào tai Thoại :
– Khiếp ! Người chi mà kỳ cục !
Vốn không thích vẻ trưởng giả, Thoại chối từ, Thanh cũng bắt chước. Anh Hùng trợn mắt nhìn. Hiểu ý, Thoại bảo với mẹ :
– Con thích đi bộ về hơn. Cả năm mới có một đêm, mẹ không cho con gái thưởng thức tí nào.
Mẹ cười :
– Các cô thì chỉ ưa lang thang. Thôi, mẹ về nhé.
Chiếc xe rồ máy rồi chạy thẳng. Thoại nắm tay Thanh lững thững đi về.
– Không chờ anh đi à ?
Thoại quay lại ngạc nhiên :
– Ủa, vậy Thoại tưởng anh về chung với anh Hùng rồi ?
Thanh xen vào :
– Vậy là lát nữa anh Hùng théc méc cho coi !
– Sao mà théc méc ?
– Anh Hùng tưởng anh ốm quá, xe chạy nhanh nên lọt xuống đường rồi.
Anh Phan bật cười :
– Thanh có ốm không mà chê người khác đó ?
Thanh đành cười trừ.
Trên con đường trở về, Thoại nghe chừng bước chân mình thật nhẹ. Đường phố vui hơn, màu sắc rực rỡ hơn. Giọng anh Phan êm êm :
– Lúc nãy, Thoại có cầu nguyện cho anh không ?
–
có !
– Cầu nguyện gì ?
–
cho anh thi đỗ và
– Nhưng anh có một ước mơ khác, không biết Chúa có cho không nhỉ ?
– Sao anh không cầu nguyện ?
– Anh đâu biết cầu nguyện ?
– Ủa !
– Anh không có đạo !
– À
thì cứ nói đại. Cầu ngu! yện nh�! � mình xin ba mẹ điều gì đó.
– Thế hả ? Vậy thì anh sẽ cầu nguyện. Ước mơ của anh nhỏ lắm.
– Nói Thoại nghe được không ?
–
– Sao anh nín thinh vậy ?
– Bây giờ thì chưa được. Một hôm nào đã.
Anh Phan nhìn Thoại
Dường như từ lúc đó trời không còn lạnh nữa
***
Buổi tiệc bắt đầu. Thoại mặc chiếc áo hồng và ngồi đối diện với anh Phan. Mẹ ngồi đối diện với ông Chánh (sao kỳ thế nhỉ ?).
– Thoại cắt bánh đi ! Réveillon rồi, giờ đến sinh nhật Thoại.
Thoại đứng dậy. Chiếc áo hồng nhè nhẹ lay động theo tay Thoại. Sau khi thổi tắt 16 ngọn nến, Thoại cắt bánh. Đối diện, anh Phan nhìn Thoại thật lâu, nhưng không qua được đôi mắt mẹ. Mẹ mỉm cười nói nhỏ với anh Hùng, anh Hùng cũng gật đầu tán đồng.
Buổi tiệc trôi qua thật vui. Lợi dụng lúc Thoại vào trong lấy thêm đá, anh Hùng bảo :
– Sao mi bỏ chàng Ái ngồi tội nghiệp vậy ? Dầu gì cũng là sinh nhật của mi, mi phải vui vẻ với tất cả mọi người chứ !
– Ta cau có hồi nào đâu ? Chỉ tội cho ta một điều, ta sợ cái nhìn của hắn quá !
– Nhưng mi phải làm sao đi. Nãy giờ ta thấy hắn ngồi buồn xo, tội nghiệp lắm.
– Ừ, để đó tính sau.
Tuy nói vậy nhưng Thoại không biết phải gợi chuyện cách nào với Ái. Ở Ái, không có những nét như anh Phan nên Thoại không thể tự nhiên như với anh Phan. Lại nữa, chàng ta có cái trưởng giả, kiểu cách mà Thoại không thích. Ngồi vào bàn mà chàng ta còn bảo với ông Chánh :
– Ba không bảo ông tài xế lau cái xe. Đêm nay mà xe có vẻ bê bối quá !
Nhưng xem chàng Ái cũng thích Thoại lắm. Chỉ dường như thôi, vì Thoại không dám nhìn lâu vào đôi mắt Ái. Thoại luống cuống làm sao ấy !
– Anh Ái thấy Thoại tài không ?
– Sao ?
– Thoại làm bánh đó !
– Có thế chứ ! Nãy giờ anh tưởng Thoại đặt ở tiệm. Khéo lắm !
– Nhưng mà khen vừa vừa thôi nhé ! ! Đừng khen quá Thoại lại tưởng mình ở tuốt trên cung trăng, chừng té xuống thì đau lắm đó.
– Anh khen thật mà ! À, nghe anh Phan bảo Thoại hát hay lắm phải không ?
–
? !
– Thoại hát anh nghe nhé.
Thoại hốt hoảng :
– Thôi, Thoại xin.
– Thoại hát cho anh Phan nghe được mà Thoại không hát cho anh nghe, Thoại xấu.
Thoại kêu thầm "Ôi chao ! Chàng nầy sao giống con gái tệ.". Nhất là Quyên, nhỏ hay hờn, bảo Thoại không thương nó, hay xấu với nó. Ý nghĩ đó để lại trong đầu Thoại một nụ cười, dường như là chọc quê mà chàng Ái không hay. Thoại kiếm cách chối từ :
– Để hôm khác đi. Hôm nay hát không tiện, anh ạ.
– Ừ, nhớ nhé.
Ái cười tin tưởng. Thoại trở lại ngồi chỗ của mình. Anh Phan không nhìn Thoại nữa mà để tầm mắt vút xa trên vòm trời hoả châu tưng bừng sáng. Anh có vẻ suy tư. Thoại hỏi :
– Nghĩ gì thế anh Phan ?
Không quay lại, anh Phan đáp :
– Không nghĩ gì cả !
Điều đó chứng tỏ anh Phan biết Thoại nhìn và theo dõi cử chỉ của anh, nhưng không quay lại. Có lẽ anh Phan giận Thoại cái gì chăng ? Nhưng Thoại có làm gì đâu ?
Thấy Thoại im lặng, anh Phan quay lại :
– Còn Thoại, Thoại nghĩ gì ?
– Thoại nghĩ, anh đang giận Thoại !
Anh Phan im lặng. Mọi người không ai chú ý đến Thoại và anh Phan.
Buổi tiệc ngoài sân đã tàn, mọi người định vào nhà. Anh Hùng đề nghị :
– Hay ta cứ ở ngoài nầy, mẹ ạ. Ở ngoài nầy thú hơn.
Mẹ đồng ý. Thanh rủ anh Hùng lại chiếc băng cuối sân, chàng Ái cũng "tháp tùng". Mẹ và ông Chánh ngồi lại ở bàn, lúc đó chị giú! p việc ! đã dọn xong. Thoại và anh Phan cũng ngồi gần đấy. Sao vô tình Thoại lại ngồi với anh Phan như thế nầy ! Có ai cười Thoại không ?
Giọng anh Phan cắt đứt mối lo âu của Thoại :
– Thoại biết đàn đến đâu rồi ?
– Thoại chỉ mới biết đàn nốt thôi. Thoại học một mình nên đôi khi là học mò. Hôm nào rảnh, anh đến chỉ cho Thoại nhé.
Trời khuya nên sương nhiều làm Thoại lạnh hơn. Thoại không muốn nói gì và Thoại muốn cả anh Phan cũng đừng nói gì hết. Cứ im lặng mãi thế nầy thôi. Thoại nhận biết những điều khác biệt trong con tim bé xíu của mình dành cho anh Phan và ngược lại, Thoại cũng đọc được trong mắt anh Phan những câu gì gì đó chưa muốn nói ra. Nhưng cần gì phải nói ra, phải diễn đạt những điều khác biệt trong con tim bé xíu của mình bằng ngôn ngữ, phải không anh Phan ? Một ánh mắt, một tiếng reo nhỏ, một chút giận hờn như vừa rồi cũng đã nói hết những gì Thoại dành cho anh và anh dành cho Thoại. Thế thôi, đủ rồi. Đừng nói gì thêm và cũng đừng đi xa thêm nữa, anh Phan nhé ! Thoại thích có một chút nhẹ nhàng, một chút thơ mộng trong trái tim nhỏ của Thoại và nhất là có một chút thảnh thơi nào đó, để trí nhớ tìm về những êm đẹp của ngày hôm nay, nhất là để nhớ về anh. Nhớ để mà nhớ và nhớ để mà nhìn, Thoại không thích nói, không dám nói gì cả đâu !
Anh Phan đứng dậy kiếu từ làm Thoại giật mình. Nãy giờ mải mê độc thoại nên Thoại quên hết. Ái cũng đến chào Thoại rồi cả hai lững thững ra cửa. Thoại đi vào nhà, chợt nghe giọng ông Chánh nói chuyện với mẹ, Thoại dừng lại ở bậc tam cấp lắng nghe. Giọng ông Chánh �! �ều đ�! ��u :
– Có lẽ tôi đã vô ý một chút. Nhưng thôi, tôi sẽ không bao giờ để các cháu buồn nữa đâu. Từ bây giờ, bà có thể yên chí rằng tôi sẽ xem bà như ngày xưa, dù tôi rất buồn. Nhưng tôi hiểu vì thằng Ái mất mẹ, nó cũng có tâm trạng gần giống như cháu Thoại. Tôi không muốn chúng nó buồn, dầu gì tôi cũng đã lớn rồi. Phần đời còn lại của tôi, của bà, không bằng cả một quãng đời mai sau của chúng nó.
Và ông Chánh ra cửa. Thoại vẫn đứng yên bất động. Một chút cảm xúc, một chút hối hận khi nhìn ông Chánh đi nhanh ra xe, Thoại lại khóc. Dầu gì Thoại cũng đã nghĩ đúng về ý định của ông nhưng đã lầm về lòng tốt mà ông đối xử. Lau những giọt nước mắt vừa ứa ra, Thoại đến nắm tay mẹ :
– Thôi vào ngủ mẹ ạ ! Khuya rồi !
Ngọn đèn néon trắng nhợt chiếu khắp căn phòng. Sau một thoáng vui thường là những lúc buồn thiu.
Chương 08
Buổi chiều cuối cùng ở lại quê ngoại, Thoại và Thanh đi thăm mộ ông. Ngôi mộ quét vôi trắng đơn sơ nằm trong một nghĩa trang đìu hiu. Gió chiều đưa xào xạc những cọng cỏ cao khỏi đầu mọc ở cuối một khoảng đất bỏ trống. Thoại nghe dường như có tiếng ai thì thầm trong đó, không ghê sợ như những tưởng tượng của Thoại lúc bé mà trái lại, Thoại thấy nó vẫn có một cái gì thân thiết. Bà ngoại chỉ ngôi mộ bên cạnh bảo :
– Ngày xưa bà định sẽ nằm đây, nhưng có người mua rồi. Có lẽ chừng nữa bà nằm tuốt đằng kia.
Ngoại đưa tay chỉ về phía cuối những ngôi mộ sơn trắng, nơi những cọng cỏ lêu nghêu xào xạc. Thoại nắm tay ngoại buồn :
– Thôi, ngoại nói gì kỳ quá ngoại ơi !
– Có gì mà kỳ con. Ai cũng phải chết, sợ thì cũng chết.
Thanh xen vào :
– Nhưng ngoại còn sống lâu lắm. Con biết mà.
Ngoại cười, vuốt đầu Thanh, bảo :
– Sao con biết ?
– Con cầu nguyện.
Thoại tiếp :
– Cầu nguyện thì ngoại sống lâu. Tụi con tin vậy đó ngoại. Nhưng có một điều tụi con xin chưa được
Biết Thoại sắp nói gì, ngoại bảo :
– Thôi về đi con, chiều rồi.
Thoại đọc thêm mấy câu kinh cho ông ngoại, rồi lững thững theo bà. Buổi chiều đồng quê thật mát, thật đẹp. Ngoại hỏi :
– Ở trên đó chắc không mát mẻ như thế nầy đâu hả Thoại ?
– Dạ. Nhưng trên đó có được cái sân rộng trồng cây nên không đến nỗi nực lắm.
– Sao mẹ con không về ?
– Mẹ con phải đi dạy nên không về được ngoại ạ !
– Hồi xưa, có lúc giận ông ngoại bây, tao bỏ! về ở với bà cố, ở đó đi dạy được hai tháng.
– Rồi ông ngoại không năn nỉ bà ngoại sao ?
– Hai tháng sau ổng lò dò lên. Tao giận muốn ở luôn.
– Hồi đó mẹ con còn nhỏ hả ngoại ?
– Ừ. Mẹ bây mới học lớp nhất.
– Sao giờ ngoại không dạy nữa hả ngoại ? Thanh hỏi. Ở trường tụi con có bà giáo sư cỡ tuổi ngoại vậy đó !
– Thấy vóc dáng thì già chứ họ không già đâu. Năm nay ngoại lục tuần rồi còn dạy gì nữa !
– Ờ há !
Thoại cốc vào đầu em :
– Lẩm cẩm !
Thanh làm nũng :
– Ngoại coi chị Thoại ăn hiếp con đó ngoại !
– Ừ, để lát về ngoại bẻ răng nó, bỏ đói nó luôn.
Thanh cười như nắc nẻ :
– Ngoại dữ ghê !
– Ngoại ghét ta vậy mi chịu lắm há ? !
Ngoại vuốt đầu Thoại :
– Chừng nào tụi con về nữa ?
– Dạ, có lẽ Tết đó ngoại.
– Ừ, nhớ bảo thằng Hùng với con Thục về chơi với ngoại nghe. Tao già rồi, ở trên đó rộn rịp quá không được.
– Hồi đó thì sao ngoại ?
– Hồi đó thì ngoại còn trẻ, bây giờ thì gần đất xa trời rồi.
Thoại nhìn ngoại, thấy thương ngoại vô cùng.
Sau bữa cơm, trước khi đi ngủ, Thanh bảo giọng âu lo :
– Sao em áy náy, lo lo cái gì, chị Thoại ạ.
– Lo gì ?
– Không biết lo gì nữa. Thấy làm sao ấy !
– Mi lại mắc bệnh yếu bóng vía hả ?
– Xí ! Người ta nói chuyện đàng hoàng mà cứ
Thoại yên lặng, Thanh tiếp :
– Chưa bao giờ em thấy lo lắng kỳ cục như thế nầy !
– Thôi ngủ đi, mai về nhà sẽ hay. Có thể mi bị yếu! tim đ�! �y.
Thanh không nói gì cả và nhắm mắt lại cố dỗ giấc ngủ
***
Chiếc xe lôi đỗ lại đầu ngõ, Thoại bước xuống trả tiền, còn Thanh thì hốp tốp đi vào. Tối hôm qua đến nay, tự nhiên Thanh lo lắng kỳ quặc. Thoại gọi em :
– Chờ chị đi với, Thanh !
Thanh đi chậm lại, cằn nhằn :
– Đi lẹ lên một tí đi. Mệt thấy mồ.
Biết tánh Thanh, Thoại không nói gì cả.
Căn nhà im lìm, cửa đóng kín. Thoại hốt hoảng kiễng chân nhìn vào. Nhánh một cây mận to rơi xuống nằm nghiêng ngửa. Cánh cửa sổ trước nhà thủng một lỗ khá to. Thanh kêu lên :
– Trời ơi ! Cái gì thế này ?
Thanh xô Thoại sang một bên, lắc mạnh cánh cửa cổng, hy vọng mở được để vào nhà. Nhưng không, cánh cổng đã khoá kín. Thanh cuống quýt nhìn Thoại :
– Cái gì kỳ vậy chị Thoại ? Sao cây cối ngã đổ hết vầy nè ? Làm sao đây ?
Không đáp lời em, Thoại ném chiếc túi nhỏ đựng quần áo và một số trái cây xuống rồi ù té chạy sang nhà bên cạnh. Thanh cũng cuống quýt chạy theo. Vừa vào đến sân, bác Tám đã chạy ra nói mau :
– Má cháu đi nằm nhà thương rồi !
– Trời ơi !
–
– Tối qua, không biết cái gì nó rớt cuối phố nổ ầm lên má cháu bị miểng bay qua cửa sổ cắm vào chân, người ta chở đi rồi, có thằng Hùng đi nữa.
Thoại lắp bắp không ra tiếng :
– Có
có sao không
bác ?
– Chưa biết nữa. Thằng Hùng đưa má cháu đi hồi 11 giờ khuya sao giờ chưa thấy về.
Không còn cách nào khác hơn là đi qua bệnh viện tìm vì Thoại không đủ can đảm ngồi chờ. Thanh khóc sướt mướt :
– Em sợ quá, chị Thoại ơi !
– Đừng có khóc ! Giờ chị đi qua nhà thương tìm mẹ, Tha! nh ở đây nghe.
– Không, em đi theo nữa.
– Không được ! Thanh đi theo rồi lại khóc lóc, lại chết lên chết xuống, làm sao ?
Nói xong, Thoại tất tả đi ra cửa, vẫy một chiếc xe đến nhà thương. Chợt đầu phố anh Hùng đi lại. Sợ mình quá luống cuống nên trông lầm, Thoại nhìn kỹ lại lần nữa rồi kêu to :
– Anh Hùng ! Anh Hùng !
Chiếc xe đỗ lại, Thoại bảo :
– Anh lên đi với Thoại đi. Mẹ có làm sao không ? Mà bị cái gì vậy ?
– Pháo kích !
–
! ? !
– Giờ mẹ còn mê man. Đã giải phẫu lấy mảnh đạn nhỏ ở chân mẹ ra. Mẹ còn bị một vết thương ngang hông nữa. Thanh đâu rồi ?
– Nó đang ở nhà bác Tám. Cửa đóng hết làm sao vào nhà ? Nó khóc quá ! Mà liệu mẹ có sao không, anh Hùng ?
Giọng anh Hùng thẫn thờ :
– Chưa biết. Anh lo quá.
Không ai nói với ai thêm câu nào nữa cả. Nhớ lại giấc mơ lúc tối của Thanh, Thoại giật mình. Trời ơi ! Lỡ mà đúng như giấc mơ thì
Không ! Thoại không tin mẹ có thể chết được. Thương tích của mẹ có lẽ không nặng lắm. Không sao đâu. Không sao đâu ! Thoại cố trấn an mình như vậy.
Dãy hành lang bệnh viện dài hun hút. Tường quét vôi trắng, im lìm đến lạnh người. Đi ngang phòng giải phẫu, nghe tiếng người đàn ông rên siết, liên tưởng đến mẹ lúc ấy, có lẽ cũng đau đến ngất người đi, Thoại thấy lòng mình quặn lại. Thoại hỏi :
– Mẹ giải phẫu hồi nào anh Hùng ?
– Chở mẹ qua là giải phẫu ngay.
– Đau lắm hả anh Hùng ?
– Ừ, nhưng người ta chụp thuốc mê nên không đến nỗi nào.
Thoại theo anh Hùng dừng lại trước một c�! �n phòng! cửa kính. Thoại hỏi :
– Đi vào chứ, sao lại đứng đây ?
– Vào không được !
–
– Mẹ giải phẫu, phải nằm phòng lạnh.
– Trời ơi ! Chỉ đứng đây mà nhìn sao ?
– Tối nay mới vào thăm mẹ được.
– Rồi bỏ mẹ ở đây, ai lo cho mẹ ?
– Có bác sĩ với mấy cô y tá.
– Anh tìm bác sĩ bây giờ được không ?
– Chi vậy ?
– Hỏi bệnh tình của mẹ ra sao ? Thoại sợ quá !
Giọng Thoại lạc đi, anh Hùng bảo :
– Anh vừa gặp bác sĩ trước khi về. Bác sĩ bảo không đến nỗi nào, nhưng sợ phải mổ lại lần nữa.
–
Sao vậy ?
– Sợ còn sót miểng đạn trong chân mẹ !
– Sao không mổ một lần ?
– Anh không biết nữa. Thôi giờ mình về kẻo Thanh nó chờ.
– Về bây giờ sao ?
– Ở lại đây cũng chỉ nhìn mẹ nằm trong đó thôi. Bây giờ mình về, lát lại trở qua.
Anh Hùng kéo tay Thoại đi ra, Thoại còn cố nán lại nhìn. Mẹ nằm yên bất động, mình phủ tấm drap trắng. Trời ơi ! Sao giống giấc mơ của Thanh quá ! Thoại run lên lắp bắp :
– Tối qua Thanh nó nằm mơ thấy người ta chở ba vào bệnh viện, cũng đắp drap trắng, lát sau ba chết. Trời ơi ! Sao có sự trùng hợp lạ kỳ vậy ? Thoại sợ quá anh Hùng ơi !
– Thoại phải cố gắng bình tĩnh một chút. Hãy tin lời của bác sĩ. Với lại chỉ có vết thương ở chân mẹ là đáng kể thôi, còn vết thương ngang hông thì không nặng lắm.
Tuy anh Hùng trấn an như vậy, nhưng đầu óc Thoại rối bung, mất cả bình tĩnh. Nhất là nhớ đến giấc mơ hôm qua của Thanh, Thoại càng cuống lên. Nước mắt Thoại tr�! �o ra. Gi! ờ thì Thoại không còn bình tĩnh được nữa. Những bước chân nặng nhọc, âu lo lê đều trên hè phố
Về đến nhà, Thanh hấp tấp chạy ra hỏi :
– Mẹ thế nào ? Anh Hùng ? Chị Thoại ?
Anh Hùng thuật lại câu chuyện cho Thanh nghe. Thanh đứng há hốc mồm kinh ngạc, lát sau lại oà lên khóc. Anh Hùng dỗ mãi không được phải gắt :
– Anh đã bảo nín ! Khóc lóc làm rối thêm !
Móc túi đưa chìa khóa cho Thoại, anh Hùng cúi xuống cầm mấy cái xắc nhỏ lên. Cánh cổng được mở ra, Thoại hấp tấp đi lại cánh cửa sổ xem xét. Cửa bị xoáy một lỗ tròn. Chỉ có vậy thôi ! Nhánh mận bị đổ xuống, nằm nghiêng ngửa, lá rơi đầy ngoài sân. Thoại đưa tay lên ngực :
– May quá ! Nhà không có sao.
– Đạn rớt cuối phố, ngay đống gạch của lò gốm đó. Anh Hùng bảo.
Thanh xen vào :
– Ở cuối phố sao mẹ lại bị thương ?
– Mấy mảnh đạn tung toé bay ngay vào nhà nên mẹ mới bị.
– Ở lò gốm có ai bị sao không ? Thoại hỏi.
– Dường như cũng có hai người bị thương, nhưng nặng hơn mẹ.
Trên giường, chiếc khăn xám của mẹ máu loang cả một góc. Chiếc ly để trên bàn cũng vỡ nát. Chỉ có như vậy. Nếu thu dọn những mảnh vỡ của chiếc ly và cái khăn kia, nhìn vào, người ta không thể ngờ rằng trong ngôi nhà nầy có một biến cố lớn lao vừa xảy ra. Cúi xuống nhặt chiếc ly vỡ, anh Hùng nói :
– Hôm qua, lúc đang thiu thiu ngủ, anh nghe vù vù như tiếng gió thổi thật mạnh rồi tiếng nổ thật lớn và tiếng kêu của mẹ. Anh chạy qua thì mẹ bất tỉnh rồi.
Thanh hỏi :
– Rồi anh đưa mẹ vào bệnh viện hả ? Chắc lúc đó l! à lúc e! m nằm mơ !
Thoại nhìn lại khắp căn nhà, ngày xưa ấm cúng bao nhiêu thì bây giờ lạnh lẽo và buồn bã bấy nhiêu. Anh Hùng xuống bếp lục cái bao nylon đem lên bảo Thoại :
– Gói cho anh cái chăn, cái màn. Tối anh qua bệnh viện ngủ. Giờ anh phải vào sở một lát, anh bỏ làm buổi sáng rồi.
– Bên đó làm sao có giường cho anh ngủ ?
– Thì mướn ghế bố nằm. Không có giường không lẽ bỏ mẹ bên đó ?
Anh Hùng lên nhà thay bộ trây-di rồi trở xuống bảo :
– Anh đi lát chiều anh về. Không đứa nào được qua bệnh viện khóc lóc, nghe chưa ?
Nói xong anh Hùng bước ra cửa, Thanh chạy theo :
– Anh Hùng về sớm sớm nghe. Thanh sợ lắm !
Anh Hùng vuốt đầu Thanh an ủi :
– Ừ, anh sẽ về sớm. Đừng khóc nữa.
Thanh trở vào nhà. Hai chị em ngồi nhìn nhau lo âu. Anh em Thoại không đủ sức để đùm bọc lấy nhau huống hồ gì còn phải lo cho mẹ. Nhưng điều cốt yếu là phải lo cho mẹ trước nhất, chuyện gì ra sao rồi sẽ tính
Thoại gục đầu xuống bàn nhắm mắt lại. Viễn ảnh đen tối của gia đình ngày mai kéo đến. Phải chi bây giờ có ba. Anh em Thoại làm sao chống đỡ nổi gia đình ? Rồi gia đình sẽ như thế nào khi mẹ là cột trụ chính của gia đình nằm xuống ? Bệnh tình của mẹ ra sao ? Làm sao lo thang thuốc cho mẹ đây ?
– Ba ơi ! Ba ở đâu, sao ba không về ? Ba ơi !
Nước mắt Thoại ràn rụa. Nửa tủi thân, nửa lo cho mẹ, Thoại khóc như chưa bao giờ khóc
***
Mẹ nằm bệnh viện đến nay đã một tuần. Nhìn mẹ tiều tụy Thoại đau xót lắm, nhưng không biết làm sao hơn. Đáng lẽ hôm nay mẹ đã xuất viện, nhưng vì những mảnh đạn quá nhỏ cắm sâu vào vết thương nên vết thương làm mủ, phải giải phẫu lần thứ hai để lấy ra. Mẹ yếu quá nên gần như kiệt sức. Gia đình Thoại bây giờ đang lâm vào cảnh nguy khốn. Chỉ mới một tuần mà số tiền dành dụm từ trước đã vơi đi gần phân nửa. Mẹ không thể đi dạy, tất nhiên sẽ không có tiền. Một tuần trôi qua, gia đình Thoại sống nhờ vào món tiền đó. Một ngày nào, khi món tiền đó cạn, gia đình Thoại sẽ ra sao ? Nhất là mẹ, mẹ cần phải được săn sóc thuốc men và tẩm bổ. Nhưng đào đâu ra tiền ! Đầu óc Thoại ngổn ngang trăm mối. Từ hơn một tuần nay, không bao giờ Thoại thuộc bài thật làu. Hôm nào cũng chỉ phân nửa. Anh Hùng hốc hác đến trông thấy, cả Thanh nữa !
Tiếng rầm rầm của những chiếc bàn, ghế bị xô làm Thoại giật mình. cả lớp đứng lên chào vị giáo sư. Ông giáo sư cũng gần bằng tuổi ba Thoại. Sau khi vẫy tay cho đám học trò ngồi xuống, thầy giở sổ ra :
– Trần-kim-Thoại !
Thoại giật bắn người, run rẩy đi lên. Thầy hỏi câu thứ nhất, câu thứ nhì rồi câu thứ ba, Thoại vẫn đứng yên cúi mặt. Tức giận thầy quát :
– Tại sao trò không học bài ?
Thoại ngẩng lên nhìn thầy, cổ họng nghẹn lại. Trong một thoáng rất nhanh, Thoại thấy thầy giống ba, thật giống. Thoại định kêu lên nhưng giây phút ảo tưởng vụt mất, khuôn mặt nghiêm nghị của ông giáo hiện ra, Thoại lắp bắp không thành tiếng. Chợt nhìn thấy khuôn mặt hốc há! c, bơ phờ và đôi mắt đỏ hoe, giọng thầy dịu lại :
– Tại sao con không học bài ?
Thoại cắn chặt môi để khỏi bật thành tiếng khóc. Cả lớp nhao nhao :
– Nhà Thoại bị trúng miểng đạn pháo kích đó thầy !
– Má Thoại bị thương, thầy !
Thầy bỏ cặp kính xuống nhìn Thoại :
– Phải vụ pháo kích hôm trước không ?
Thoại đáp, giọng muốn khóc :
– Dạ.
– Thôi con về chỗ đi !
Thoại đi mau về chỗ, nước mắt chực trào ra. Quyên bảo nhỏ :
– Thôi đừng khóc mi ! Kỳ lắm !
Cả buổi học, Thoại không nghe được một chữ nào. Đôi khi nhìn ông giáo, Thoại vẫn nghĩ ông giáo là ba của Thoại.
– Ba ơi ! Con nhìn ba qua hình ảnh ông giáo nầy. Bây giờ, con của ba ở đây, khao khát tình thương của ba, chỉ biết vay mượn, qua ánh mắt của người khác, qua hình ảnh của người khác. Bây giờ, là lúc con khốn khổ hơn cả, là lúc con cần có tình thương của ba, có sự bao bọc của ba hơn bao giờ hết. Nhưng ba vẫn ở đâu đâu, một nơi nào đó xa tăm tắp mà con không hề biết. Nơi ba ở có xa xôi thế nào, nếu biết được, con cũng sẽ tìm tới, dù có nguy hiểm thế nào để xin ba trở về với chúng con. Trở về lại mái nhà xưa, ở đó, có ba, có mẹ, có tiếng cười thủy tinh của chúng con. Ba ơi ! Mẹ nằm đó, thiêm thiếp trên giường bệnh. Mẹ của chúng con bây giờ không còn như ngày xưa. Chỉ một sơ suất nhỏ của bệnh viện, chỉ một chút thôi, chúng con sẽ trọn đời không còn mẹ nữa. Không có ba, không còn mẹ, chúng con sẽ mồ côi. Ba ơi ! Chúng con sẽ mồ côi ! Rồi chẳng bao giờ có mẹ và biết bao giờ gặp ba
Chúng con bất hạnh! , ba ơi ! ! Sao ba không về ? Ba ơi !… Ba bỏ chúng con ở đây, bơ vơ thế nầy, giờ phút nầy chính thật là lúc con bơ vơ hết sức, ba đành lòng sao ba ?
Càng nghĩ, Thoại càng tủi thân. Chưa bao giờ Thoại khổ tâm như thế nầy. Không biết rồi những ngày sắp tới sẽ ra sao ?
Tiếng chuông tan giờ vang lên. Thoại hối hả trở về. Con đường ngày xưa thơ mộng , dễ thương, bây giờ thì bỗng dưng xa lạ hết. Thoại cúi đầu đi nhanh. Chợt chiếc xe trắng đỗ lại, ông Chánh đưa tay vẫy, gọi Thoại :
– Bác đưa cháu về !
Những ấn tượng không tốt đẹp từ trước đối với ông Chánh không còn nữa, Thoại mệt mỏi bước lên. Ông Chánh cho xe chạy và hỏi :
– Mấy ngày nay có lẽ cháu mệt lắm phải không ?
Thoại gật đầu không đáp. Ông Chánh tiếp :
– Bác cũng không ngờ tai hoạ lại có thể xảy đến bất ngờ như vậy. Nhưng có lẽ má cháu sẽ bình phục trong tuần lễ sau. Bác sẽ cố gắng giúp cháu. Có gì cần cho bác hay, nhé !
– Vâng ạ !
– Bây giờ cháu về nhà hay đến bệnh viện ?
– Dạ, bác cho cháu đến bệnh viện một lát.
Chiếc xe quẹo về tay phải rồi dừng lại. Thoại đi trên dãy hành lang lạnh ngắt, vào phòng mẹ. Mẹ ngủ yên, nghe tiếng động chợt mở mắt. Giọng mẹ yếu ớt :
– Con mới đi học về đó hả ?
– Dạ. Bác Chánh đưa con đến đây đó mẹ !
– Thế à ? Rồi bác ấy đâu ?
– Bác ấy khoá xe rồi vào sau.
Mẹ nắm tay Thoại, không nói. Ánh mắt mẹ bừng lên những xót xa khi nhìn Thoại hôm nay bơ phờ thấy rõ.
– Con gầy quá rồi, Thoại ạ !
Thoại cố gắng cười to :
– Mẹ thì lúc! nào cũ! ng lo cho con gầy với không gầy. Con vừa khám sức khoẻ ở trường. Có mất kí lô nào đâu mà mẹ lo.
– Không, mẹ biết, con nói dối mẹ !
Thoại cố tình lảng qua chuyện khác :
– Mẹ ạ ! Lát nữa Quyên nó đến thăm mẹ. Tội nghiệp, nhà nó cũng như nhà mình, em nó vừa bị ban cua.
– Thế hả ? Ừ, con Quyên hiền mà dễ thương đấy chứ !
Có tiếng giày nện trên sàn gạch. Ông Chánh bước vào :
– Hôm nay bà đã khoẻ được tí nào chưa ?
– Vẫn còn mệt lắm ông ạ ! Thật làm phiền ông quá !
– Không có chi. Hôm nay tôi tan sở sớm nên đón cháu Thoại luôn. Bác sĩ có bảo bao giờ thì vết thương lành không bà ?
Mẹ thở dài :
– Lành hẳn thì cũng mất cả tháng ông ạ ! Tôi lo quá ! Cứ như thế nầy mãi không biết rồi chúng nó học hành ra làm sao nữa chứ !
Ông Chánh đưa mắt nhìn Thoại đang ngồi lẵng lặng bên cửa sổ. Dạo nầy tóc Thoại không bím lại mà để loà xoà trông đến tội nghiệp. Những đêm anh Hùng trực, Thanh và Thoại phải sang đây ngủ với mẹ. Hai chị em nằm co dưới sàn bệnh viện bẩn thỉu, thỉnh thoảng, nghe tiếng mẹ thở dài, Thoại thấy lòng mình se lại. Thoại bằng lòng nhận hết những cực nhọc để đổi lấy giấc ngủ ngon cho mẹ, nhưng mẹ cứ thao thức.
– Thoại ạ !
Tiếng mẹ gọi làm Thoại giật mình :
– Chi đó mẹ ?
– Con về ăn cơm, thay quần áo đi rồi hãy sang !
Quay sang ông Chánh, mẹ tiếp :
– Ông đưa cháu về dùm tôi nhé ! Phiền ông quá, nhưng không biết làm sao hơn !
– Không có chi, bà đừng ngại. Tôi với bà cùng là người trong hội thì giúp đỡ nhau, đâu hề gì ! ?
Im! lặng một lát, ông Chánh đứng lên :
– Thôi, xin phép bà.
– Vâng, ông về !
Thoại và ông Chánh bước ra cửa. Buổi chiều chỉ còn le lói vài giọt nắng xuyên qua tàn cây điệp ở bệnh viện. Thoại bước đi dưới tàn cây. Nắng in lên mái tóc đen của Thoại những chấm sáng tròn. Cứ như thế, Thoại đi dọc theo hàng cây điệp dẫn ra đến tận cổng bệnh viện. Ông Chánh đang chờ, Thoại mở cửa xe bước lên. Vẫn con đường cũ trở về nhà, nhưng Thoại thấy dường như dài hơn.
***
Thanh ngồi chống tay lên cằm trước mâm cơm đã nguội. Thoại đi vào, hỏi em :
– Chờ chị đó hả ?
– Ừ.
Chợt thấy có ông Chánh, Thanh đứng dậy :
– Chào bác ạ !
Ông Chánh cười, vuốt đầu Thanh rồi quay sang bảo Thoại :
– Cháu cứ ăn cơm đi. Một lát bác đến đưa cháu sang bên ấy.
Thoại ngập ngừng :
– Dạ
nếu như bác có bận thì
– Không có gì phiền hà đâu mà cháu ngại. Thôi bác về nhé !
– Dạ.
Ông Chánh quay ra. Thoại đến ngồi vào mâm cơm, cố gắng lắm mới nuốt được hai chén. Giọng Thanh bực tức pha lẫn một chút chán chường :
– Hồi nãy anh Ái đến !
– Chi vậy ?
– Hỏi thăm mẹ ! Và tiếp sau câu hỏi thăm sức khoẻ mẹ là lời hỏi thăm chị.
– Kệ anh ấy ! Chị xem chừng Thanh bực tức lắm phải không ? Mình là con gái, phải chấp nhận những chuyện đó, miễn họ đừng đi quá lố và mình cứ tỉnh bơ thì thôi !
Thanh im lặng. Bữa cơm trôi qua thật nhanh, thật nặng nề. Ông Chánh lại đến, lần nầy thì có cả Ái.
– Xong chưa, Thoại ? Ái hỏi.
Thoại vờ :
– Dạ xong rồi. Bác có đến không ?
– Có. Ba anh ở ngoài xe. Bây giờ mình đi chứ ?
– Dạ.
– À quên, Thanh có đi không ?
Thanh cộc lốc :
– Em coi nhà !
– Vậy thôi anh đi nghe !
Thanh không đáp, quày quả bỏ vào trong.
Đi ra đến cửa Thoại thấy hai tay mình cóng lại, mắt hoa lên nên vội vã chạy vào nhà. Thấy lạ, ông Chánh trở vào :
– Gì đó Thoại ?
Thấy mặt Thoại tái xanh, ông Chánh hoảng hốt gọi Thanh rối rít. Thanh nghe kêu từ dưới đi lên,! thấy vậy cũng hoảng hốt :
– Chị Thoại ! Chị Thoại ! Sao vậy ?
Thanh đỡ Thoại lại giường.
Buổi tối, Thoại nằm mê man. Có lẽ vì yếu quá nên Thoại không chịu đựng được những bất thường trong mấy ngày qua. Thanh ngồi dưới chân giường nhìn chị lo âu. Không biết tại sao lại có những chuyện bất ngờ như thế này xảy ra cho gia đình ? Mẹ chưa lành bệnh, lỡ bây giờ Thoại lại đau luôn thì thật là khốn. Anh Hùng chưa biết phải xoay sở thế nào để lo cho mẹ. Những lúc cảm thấy tâm hồn lo âu, Thanh cũng như Thoại đều mơ ước : Phải chi có ba ! Có ba bên cạnh, chị em Thoại sẽ nhẹ bớt gánh nặng nầy, vì với những đứa con nít như Thanh, như Thoại thì có làm gì được cho gia đình đâu ?
Thoại trở mình rồi mở mắt. Thanh chạy lại nắm tay chị :
– Chị Thoại, đỡ chưa ?
– Chị không sao đâu, có lẽ bị cảm đó ! Ai ở bệnh viện với mẹ ?
– Anh Hùng vừa đi.
Thoại thở dài. Dầu gì trong gia đình cũng cần sự có mặt của người đàn ông, nhất là người cha của gia đình. Người đàn bà có quán xuyến thế nào cũng không bằng sự tháo vát của người đàn ông.
– Chị nghĩ gì mà thở dài vậy ?
– Đâu có gì ! Chị buồn sơ sơ vậy thôi.
– Chị ăn cháo nghe ! Thanh mới nấu xong.
– Chị chưa đói. Thanh đi học bài đi. Lấy dùm chị cái cặp.
– Chị học bài hả ? Không được đâu ! Chị đau thì đi học làm sao được ?
– Được mà !
– Chị không nên phí sức khoẻ quá ! Mẹ chưa lành bệnh rồi chị
Thanh bỏ dở câu nói, Thoại ngẫm nghĩ rồ! i gật đầu và nằm xuống nhắm mắt lại
***
Ông Chánh vẫn chưa chịu về. Thoại kiếm cách chối từ :
– Chúng cháu chưa túng lắm, bao giờ kẹt quá thì cháu sẽ nhờ bác.
– Cháu cứ cầm lấy mà lo thuốc thang cho mẹ. Cháu đừng nghĩ gì cả, bác giúp cháu không có một dụng ý nào đâu !
– Dạ cháu đâu dám nghĩ vậy. Nhưng thật sự thì số tiền mẹ cháu dành dụm hãy còn kha khá, bao giờ cần thì
– Cháu đừng giấu bác, bác biết hết mà ! Bây giờ cháu chưa chịu nhận, nhưng bác mong rằng cháu sẽ không từ chối lòng tốt của bác. Thôi, bác về nghe !
Ông Chánh đứng dậy đi về, Thoại đưa ông ra cửa rồi trở vào. Đến lúc nầy, chắc chắn phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác, nhất là của ông Chánh để lo cho mẹ bình phục. Nhưng Thoại cảm thấy có một cái gì nghèn nghẹn nơi cổ họng, khi đưa tay ra nhận số bạc đó ! Tại sao người đưa tiền lo thang thuốc cho mẹ không phải là ba ? Tại sao người lo lắng cho mẹ không phải là ba ? Càng nghĩ, Thoại càng buồn. Không thể chối cãi rằng ông Chánh giúp gia đình Thoại với dụng ý, vì từ đêm Noel, tình cờ nghe được câu chuyện, Thoại không còn nghi ngờ gì nữa cả. Nhưng Thoại không thể làm như vậy được, Thoại cảm thấy như vậy là nhục nhã ! Thật nhục nhã! Tức giận, Thoại đập tay xuống bàn đánh rầm một tiếng rồi đứng dậy lo làm cơm. Hôm nay anh Hùng ăn cơm nhà.
Sau một lúc loay hoay dưới bếp, mâm cơm được dọn ra. Một tô canh chỉ thấy nước nhiều hơn, một dĩa tép khô, một chén mắm ruốc. Nhìn mâm cơm, Thoại chợt mỉm cười :
– Thà ăn như thế nầy hay tệ hơn, nhưng không bao giờ ta nhận sự giúp đỡ của ai hết ! Không bao g! iờ !
Nghĩ lan man một lúc thì anh Hùng đón Thanh về đến. Bữa cơm vẫn nặng nề trôi qua. Từ khi biến cố đó xảy đến, không bao giờ gia đình có một tiếng cười.
– Thoại lấy tiền đây, chiều đi chợ thêm !
– Chiều Thoại đi học mà !
– À, thì Thanh đi vậy !
– Nhưng
Anh Hùng ngắt lời Thoại :
– Đừng có hỏi. Anh bảo sao thì làm vậy.
Thoại đứng dậy bảo Thanh :
– Lo dọn dẹp dùm chị, chị sửa soạn đi học.
– Để anh đưa Thoại đi.
Thoại vào nhà sắp xếp tập vở. Hôm nay bài vở cũng không làm. Anh Hùng đã nổ máy xe và đang chờ, Thoại hấp tấp đi ra. Trên đường đến trường, Thoại hỏi :
– Anh mới lãnh lương hả ? Ủa quên, chưa tới tháng mà !
– Ừ, anh chưa lãnh lương.
– Chứ tiền đâu ?
– Của một người bạn, anh mới vay.
– Anh nói dối ! Thoại biết mà ! Anh không nói thật chiều nay Thoại không thèm ăn cơm !
–
! ! ? ?
– Nói không ?
– Ừ, thì nói, nhưng đi học về đã !
– Hứa nghe !
Giọng anh Hùng buồn thiu :
– Ừ.
Cũng như bao nhiêu buổi học khác từ khi gia đình gặp chuyện không may, cứ mỗi lần đổi giờ, tim Thoại đập thình thịch khi giáo sư giở sổ ra. Bài vở Thoại vẫn học nhưng không làu. Sau trận đau ốm vừa rồi, Thoại sút đi thấy rõ. Buổi chiều tan học về, anh Phan đến đón Thoại. Giọng anh Phan thật trìu mến :
– Thoại gầy quá rồi. Phải ráng giữ gìn sức khoẻ nghe !
– Thoại có làm gì phí sức đâu ?
– Đừng lo âu và buồn quá ! Bây giờ là lúc Thoại phải bình tĩnh nhất.
– Hoàn cảnh th�! �� nầy ! mà anh bảo Thoại đừng buồn ?
– Buồn ít ít thôi !
– Anh không hiểu được những khổ tâm của Thoại.
Anh Phan nửa đùa nửa thật :
– Buồn ít ít thôi để phần còn lại cho anh. Anh chịu dùm Thoại phân nửa nỗi buồn !
Thoại nhìn anh Phan, tin rằng anh Phan nói thật và tin rằng mẹ sẽ khỏi. Thoại mỉm cười, nụ cười thật tươi vừa nở trên bờ môi chan chát vì nước mắt trong những ngày xám xịt vừa qua. Gió chiều vẫn mênh mang làm bồng bờ tóc anh Phan và bờ tóc Thoại. Một lọn tóc lạc lõng của Thoại theo gió, tình cờ bám vào vai anh Phan. Anh Phan nhìn Thoại mỉm cười, Thoại cúi đầu. Con đường đá sỏi rạt rào dưới chân thật vui tai.
Chương 09
- Tôi nói cho anh biết, không phải chúng tôi nhận tiền của ba anh rồi anh muốn làm gì thì làm, anh hiểu chưa ? Chị tôi không ưa anh đâu, cả mẹ tôi, mẹ tôi cũng không thèm ưa ba anh ! Tại sao các người ỷ giàu, ỷ có tiền rồi phách lối vô lý vậy ? Gia đình tôi đang túng ngặt, các người đem đồng tiền ra giúp đỡ với dụng ý ! Tôi biết mà ! Nhất là anh ! Anh đừng tưởng chị em tôi ăn tiền của gia đình anh là sợ anh đâu ! Từ bây giờ chúng tôi không cần sự giúp đỡ của ba anh, của những con người chỉ biết lợi dụng ! Và cũng từ bây giờ, tôi cấm anh, cấm cả ba anh đến đây hoặc đến bệnh viện thăm mẹ tôi, anh nghe rõ chưa ?
– Cô đừng hỗn hào ! Ba tôi và tôi đến thăm mẹ cô vì lòng tốt chứ tôi cũng không cần !
Thanh gằn mạnh :
– Lòng tốt ! Hừ ! Lòng tốt của anh chỉ xứng đáng với một xu mà thôi ! Với anh thì phải đem tiền ra mà so sánh cho anh biết lòng tốt của anh to đến mức nào ! Cả ba anh nữa !
– Tôi cấm cô hỗn hào với ba tôi !
– Tôi cũng cấm anh nói đến chị tôi bằng cách hỏi thăm sức khoẻ mẹ tôi ! Anh tìm chị tôi chứ chẳng phải anh đến vì muốn tỏ "lòng tốt" với gia đình tôi. Cũng như lúc nãy, anh hỏi chị Thoại, tôi bảo chị ấy không có ở nhà, anh tỏ vẻ hách dịch cho rằng tôi nói dối, làm ra cái điều rằng anh đến thì chị em tôi phải luôn luôn hết sức niềm nở với anh. Xin lỗi ! Chị em tôi niềm nở với anh chỉ vì lịch sự, chị em tôi cóc sợ ! Hơn nữa, anh là bạn anh Hùng tôi mới im lặng đến ngày nay, không thì đừng có hòng ! Đó, lòng tốt của anh là như vậy đó ! Đừng tưởng tôi nhận tiền của ba anh rồi anh l! àm tới !
Thoại ôm cặp bước vào vừa vặn để nghe câu nói chót và nét mặt giận dữ của Thanh, có cả ông Chánh cùng vào. Thoại sửng sốt :
– Thanh ! Chuyện gì vậy ? Em điên rồi sao mà la hét om sòm vậy ?
Thanh giận dữ :
– Không điên gì hết ! Đâu phải nhờ sự giúp đỡ của họ rồi sợ họ !
Thoại cuống quít, nói làm sao với ông Chánh đây ? Ông Chánh dường như đoán biết được sự việc, bước đến nói với Thanh :
– Cháu đừng nóng ! Bác hiểu chuyện rồi.
Và quay sang Ái :
– Ái ! Đi ra xe !
Ái trước khi bỏ ra xe còn hậm hực quay lại nhìn Thanh, nhưng vì nể ba, Ái đi thẳng..
Thanh bước ra đóng cửa cái rầm, giọng chưa hết bực tức :
– Ra sao thì ra ! Ở đợ cũng được !
Trở vào bàn, Thanh ôm đầu ngồi khóc "Tôi cấm cô hỗn hào với ba tôi !" Người ta thương ba người ta, Thanh cũng biết thương ba của Thanh. Vì thương ba mà Thanh đã làm to chuyện, bây giờ
Thanh gào to :
– Ba ơi ! Ba đâu rồi ! Ba ơi !
Và lại gục đầu xuống bàn. Nước mắt mặn và sao chua chát quá !
Thoại bước đến :
– Như vậy là mầy muốn giết mẹ rồi đó Thanh ! Chuyện gì ?
– Chị sắp sửa bênh vực nữa rồi phải không ? Biết mà
– Biết gì ? Mầy là con nít, không biết gì cả ! Tao hết lời để nói với mầy, mầy vẫn như vậy, cả anh Hùng mầy cũng không nghe. Tao kể cho mầy nghe câu chuyện đêm Noel, tưởng mầy hiểu, không ngờ mầy cứ cứng đầu ! Ngày mai mẹ xuất viện rồi, sao mầy không để mẹ yên ? Mầy thương mẹ như vậy và bằng cách đó hả ? Mầy làm vậy mẹ có xấu hổ với người ta rằng mẹ có đứa con hỗn h�! �o, ngỗ! nghịch không ? Mầy làm, chỉ biết có mầy, mầy không nghĩ đến ai cả !
– Chị đừng đổ tội cho em. Thằng Ái nó xấc xược lắm ! Chịu làm sao nổi, hay chị không còn thương ba nữa ? Phải không ? Vì, có lẽ như vậy chị mới bênh người khác !
– Tao không bênh ai hết. Tao biết anh Ái như vậy lâu rồi, nhưng mầy phải hiểu anh ấy là con của người ơn của gia đình mình. Bây giờ, mình chưa thể trả ơn cho họ được thì mình phải nhịn họ. Nhịn họ như vậy không có nghĩa là sợ họ, cũng không có nghĩa là sợ đồng tiền của họ !
Thanh yên lặng. Bây giờ cơn giận của Thanh lắng xuống và thanh mới thấy lời chị Thoại là có lý. Nhưng câu chuyện đã xảy ra, ngày mai, khi mẹ hay được, làm sao mẹ còn dám nhìn mặt ông Chánh nữa ? Phải, nếu không có ông Chánh, mẹ chưa khỏi bệnh được. Còn câu chuyện đêm Noel có thật không hay chị Thoại bịa ra để bênh vực ông Chánh vì anh Phan ? Thanh khóc to hơn vì hối hận
Buổi tối, hay được chuyện đó, anh Hùng lẳng lặng không nói chỉ nhìn Thanh. Thanh lại bỏ vào phòng nằm khóc, Thoại định vào dỗ, thì anh Hùng gọi lại :
– Để nó khóc ! Anh chưa biết làm thế nào bây giờ, Thanh nó nông nổi quá !
– Thoại vừa về, thấy nó phùng mang trợn mắt với anh Ái, Thoại lặng cả người ! Bây giờ, anh nên đến gặp ông Chánh. Hy vọng ông ấy hiểu, còn anh Ái thì có lẽ không hiểu được đâu !
– Ừ, có lẽ chỉ còn mỗi cách đó !
Hai anh em đem ghế ra trước hiên nhà ngồi. Thoại than :
– Nhà mình sao dạo nầy gặp chuyện gì đâu !
Anh Hùng không đáp, hỏi Thoại :
– Thoại có thích thằng Phan không ?
̵! 1; Sao an! h hỏi vậy ?
– Anh chỉ hỏi vậy thôi. Trả lời cho anh đi !
Thoại ngập ngừng :
– Dạ
có !
– Anh không rầy hay cấm Thoại, nhưng hãy để những tình cảm đó thật đẹp, Thoại hiểu anh nói gì không ?
Thoại gật đầu, tiếp :
– Thoại buồn quá !
– Sao buồn ?
– Những lúc nầy phải chi có ba !
– Anh tin có một ngày nào đó ba trở lại !
– Anh lạc quan quá không ?
– Rất có thể. Nhưng dầu gì sự lạc quan cũng giúp mình rất nhiều. Có những hoàn cảnh rất bi đát nhưng không cho phép mình bi quan. nếu mình bi quan, tất cả sẽ hỏng.
– Anh lý luận gì kỳ !
– Sao mà kỳ ? Chẳng hạn như gia đình mình bây giờ, nếu đâm ra bi quan thì có chết không ? Nhất là Thoại với Thanh, nếu bi quan chán nản thì coi như hết học !
Anh Hùng rất có lý khi nói như vậy. Thoại bảo :
– Thoại cũng đồng ý với anh chuyện đó. Nhưng vụ ông Chánh vừa xảy ra, theo anh thì nên bi quan hay lạc quan
– Bình thường thôi ! Anh tin tưởng ông Chánh sẽ hiểu Thanh, hiểu hoàn cảnh mình hơn !
– Anh nên đến ông Chánh, càng sớm càng tốt.
– Ừ, nhưng ngượng ngùng khó nói quá !
Sáng hôm sau, sau khi bác sĩ khám bệnh, mẹ được về nhà. Ông Chánh cũng có mặt và lo mọi thủ tục giấy tờ cho mẹ. Đến nay, mẹ đã lành hẳn nhưng chưa khoẻ lắm, cần phải tĩnh dưỡng một thời gian.
Mẹ vịn lấy vai Thoại bước vào nhà. Nhà đóng hết các cửa, phần vì mới ở ngoài sáng vào, nên mẹ không thấy gì cả.
– Đứa nào đi mở cửa sổ đi, tối quá !
Những cánh cửa sổ mở ra, mẹ đứng yên nhìn khắp căn phòng rồi thở d! ài khôn! g nói. Anh Hùng tiến lại :
– Con nói với mẹ rồi, mẹ đừng buồn gì hết ! Mẹ bình phục thế nầy là vui rồi.
Bắt đầu từ hôm đó, không thấy Thanh nói gì đến ông Chánh. Mọi việc đã được dàn xếp ổn thoả, nhưng gia đình Thoại hãy còn túng ngặt. Mẹ chưa thể đi dạy được dù vết thương đã lành và không cần kiêng cữ gì cả, nhưng vì mất máu quá nhiều nên mẹ không thể làm việc như trước. Túi tiền của gia đình vẫn là mối bận tâm của mẹ. Thoại hay thấy mẹ thở dài. Từ lúc biết được câu chuyện không đẹp xảy ra hôm nọ, mẹ không nhận sự giúp đỡ của ông Chánh nữa. Việc nhận tiền của ông Chánh để lo cho mẹ cũng là mối khổ tâm cho cả ba anh em, nhưng đã không thể cắn răng mãi được rồi có lúc phải nhận và những câu chuyện không đẹp tiếp tục xảy đến
Hơn một tuần nay, Thoại nghe mẹ nói đến việc đi dạy lại, anh Hùng phản đối :
– Dù có đói thật, nhưng chúng con chịu được. Nhưng mẹ không thể đi dạy để có bề gì, chúng con chịu côi cút hay sao ? Mẹ hãy nghĩ lại điều đó và thương tụi con một chút mẹ ạ !
– Nếu mẹ không thương các con, mẹ không sợ các con đói !
Thoại cướp lời :
– Tụi con đói tình thương chứ không đói cơm, đói cháo. Bây giờ thì gia đình vẫn có thể sống bằng tháng lương của anh Hùng. Ba đã bỏ tụi con, giờ mẹ cũng muốn bỏ tụi con nữa sao ?
Khuôn mặt mẹ chợt buồn. Thoại biết, Thoại đã vô tình khơi lại dĩ vãng, những chuyện mẹ cố quên để tìm quân bình cho đời sống. Mẹ đã buồn, bây giờ còn buồn hơn. Thoại nắm tay mẹ :
– Thôi mẹ đừng buồn. Chuyện chỉ có như v! ậy, con! sẽ không nói gì nữa đâu, nhưng mẹ đừng đi dạy, mẹ hứa với con đi !
– Ừ, mẹ hứa !
Chương 10
Buổi trưa, cả nhà đều ngủ yên. Thoại vẫn thức mãi. Bây giờ, mẹ đã bình phục. Thoại có đủ thì giờ để mơ mộng như ngày xưa. Hôm qua, anh Phan lại đến. Câu chuyện không có gì đáng kể, nhưng Thoại lại thấy vui vui, cũng không biết tại sao lại kỳ quặc vậy nữa ! Thoại hay hỏi mình như từ trước Thoại vẫn thường hay tự hỏi : Tại sao Thoại lại nghĩ đến anh Phan ? Tuy thắc mắc như vậy, nhưng Thoại vẫn thích có được một chút thì giờ để ngồi nhớ. Vậy là mâu thuẫn rồi đó !
Thoại bước đến bên cửa sổ. Giàn hoa giấy trổ bông tím ngát cả một khoảng sân và bên dưới, hoa tím cũng rụng đầy, nhưng hoa đã héo úa vì hơi nóng từ nền xi măng hắt lên. Thoại toan trở vào phòng đem chổi ra thu dọn cái sân, thì chợt có tiếng xe lôi dừng lại trước cổng. Trên xe, một người đàn ông hành lý chĩu chịt bước xuống. Ông ta đưa tay đẩy cánh cửa cổng. Thoại tò mò đứng yên nhìn. Ông ta đội chiếc nón dạ đen, cả cái áo choàng cũng đen. Thoại lấy làm ngạc nhiên, trời nầy tuy gần Tết, nhưng không lạnh đến nỗi người đàn ông phải mặc chiếc áo dầy như thế. Loay hoay mãi không mở được, ngẩng lên, thấy Thoại đang nhìn, người đàn ông đưa tay vẫy ra hiệu nhờ Thoại mở cửa dùm. Thoại đi ra cổng mở cửa.. Người đàn ông lột cái mũ trên đầu xuống, Thoại kêu lên sững sờ :
– Ba !
Rồi ôm chầm lấy người đàn ông. Người đàn ông đó là ba Thoại. Nắng mưa dạn dày và thời gian đã để lại những nếp nhăn trên mặt ba. Ba của Thoại sau mấy năm xa cách trở về đây mà Thoại nhìn không ra. Phép lạ Thượng Đế ban cho Thoại thật tình cờ mà Thoại không biết. L! âu lắm rồi, Thoại mới được ba ôm trong tay, vòng tay người cha sao ấm êm dịu ngọt, vòng tay người cha sao thương mến vô bờ, vậy mà bấy lâu nay Thoại đã mất.
– Mẹ hết chưa con ?
– Ơ
sao ba biết ?
– Ba biết chớ ! Mẹ bị thương nặng lắm phải không ?
Thoại đi từ ngạc nhiên nầy sang ngạc nhiên khác. Ba bảo :
– Thôi, vào nhà đi con !
Thoại bỏ mặc ba loay hoay với mớ hành lý, ù té chạy vào trong reo ầm nhà :
– Ba về ! Ba về ! Thanh ơi ! Dậy ! Ba về !
Thanh bật dậy, giọng hốt hoảng :
– Hả ? Thật không ? Thật không ?
– Ra ngõ mà xem !
Hai chị em định chạy ra ngõ, ba đã vào đến nơi. Thanh ôm chầm lấy ba và chỉ kêu được một tiếng :
– Ba !
Nước mắt Thanh trào ra. Ba ơi ! Ba về với con đây sao ? Ba ơi ! Thanh kêu nhỏ và cố gắng nhìn thật kỹ mọi vật chung quanh để biết rằng mình đang có hạnh phúc trong tay, hạnh phúc bây giờ không còn là bóng mây xa tăm tắp. Thanh khóc to vì vui sướng.
Giọng của ba ấm ấm vỗ về đứa con gái đang khóc vùi trong ngực áo ba ;
– Thôi, đừng khóc nữa, Thanh !
Anh Hùng đứng gần đó bước đến :
– Ba về, con mừng quá !
Và xách những túi hành lý của ba vào trong. Mẹ đứng ở ngạch cửa lặng lẽ nhìn ba, Thoại thấy tay mẹ run run, ba cũng nhìn mẹ. Ba và mẹ đều lặng yên. Bất giác, nước mắt mẹ trào ra rồi lăn từ từ xuống đôi má hóp sau những ngày nằm bệnh viện. Lâu lắm ba mới mở lời :
– Tôi hay tin gia đình mình bị pháo kích nên trở về.
Mẹ mỉm cười. Một giọt nước mắt theo cử động của đôi môi rơi nhanh xuống. Có lẽ trong nụ cườ! i mẹ đ! ã nếm được vị mặn của nước mắt. Sau 5 năm trời, mẹ khóc trước mặt ba.
Mọi người vào nhà, Thanh tíu tít :
– Ba về chừng nào ba đi ? Thôi ba ở với tụi con nghe ba ? !
Ba yên lặng không đáp.
– Nghe ba !… Ba
Thanh quay đi. Ba hỏi :
– Sao con lại khóc ?
– Ba không trả lời con. Ba muốn đi hoài !
Để tránh sự khó xử cho ba, anh Hùng xen vào :
– Nhỏ Thanh nãy giờ mở máy nhè nhiều rồi nghe.
Thanh xấu hổ dấu mặt vào ngực áo ba. Tụi Thoại huyên thuyên kể chuyện cho ba nghe, trừ việc ông Chánh. Mẹ cũng có vẻ vui nhiều. Ba đứng dậy :
– Ba đi tắm, một tí ba có quà cho các con !
– A, sướng quá ! Thật nghe ba ! Thanh reo.
– Ừ.
Buổi tối, gia đình ấm lại. Sự có mặt của ba như một tia mặt trời thật nồng nàn chiếu vào căn nhà đã lâu năm khép kín, rong rêu. Anh Hùng thong thả kể chuyện cho ba nghe, cả chuyện bị pháo kích.
– Còn một điều con chưa nói bây giờ. Lát tối con sẽ nói với ba sau.
Thoại đưa mắt nhìn Thanh lo ngại, sợ anh Hùng nói cả ra ba sẽ buồn, nhưng Thanh không hay vì cứ mãi ôm cứng lấy ba mà tỉ ti hát. Thoại muốn chạy đến cốc vào đầu nhỏ một cái thật đau, nhưng sợ ba rầy. Thoại đang tức giận, chợt mẹ đến. Tất cả đều ngưng lại, mẹ ngồi trên chiếc ghế gần Thoại. Hôm nay mẹ mặc áo vàng. Ba lên tiếng :
– Hôm nọ đọc báo, tôi hay tin tỉnh mình bị pháo kích và lại rơi ngay vào con đường này. Tôi cố gắng thu xếp công việc để về sớm. Sau lại nhờ một người quen có chân trong hội "Mẹ cô nhi" cho hay, tôi phải bỏ hết để về.
– Ai nhỉ ? Có một chị vừa xu! ất ngo�! ��i gần hai tháng nay thôi chứ đâu có ai đi xa ?
– Đúng rồi, bà Thân đó !
Thoại xen vào :
– Sao ba hay, ba không về sớm !
– Ba ở Pháp con ạ ! Về còn phải lo công việc, giấy tờ nữa chứ.
– À, vậy ra ông đi Pháp !
– Tôi có quà cho các con, cho
cả bà nữa !
Đôi mắt mẹ thoáng lên một niềm vui. Thoại và Thanh cùng vỗ tay :
– Hoan hô ba ! Hoan hô ba !
Thoại được ba cho chiếc đồng hồ và Thanh được nguyên một bộ búp bê bày trong chiếc hộp to, có 6 con búp bê nhỏ nhắn đang học bài, đang khâu vá và đang làm bếp. Chao ơi là lạ ! Còn mẹ chỉ độc nhất một tấm cạt. Trên tấm cạt, một người đàn ông khoác chiếc măng tô đứng giữa khu rừng tịch mạc, lá vàng rơi đầy. Dáng điệu người đàn ông thật buồn, như tưởng nhớ một cái gì. Đằng sau có một hàng chữ Pháp có nghĩa là "Tha nhân và mùa thu".
Mẹ nhìn tấm cạt rồi nhìn ba không nói. Thoại hiểu mẹ vẫn còn thương ba và ba cũng hãy còn thương mẹ lắm ! Đó là điều đáng mừng cho Thoại, cho Thanh. Thoại sống lại những ngày còn bé của 5 năm về trước. Vẫn căn nhà nầy, vẫn những khuôn mặt nầy thật thân yêu, nhưng giờ chỉ thiếu ánh trăng thu. Nói làm sao cho hết nỗi vui mừng của gia đình Thoại !
Thật khuya, Thoại rón rén nhìn ra, anh Hùng hãy còn ngồi ngoài hiên nhà nói chuyện với ba. Lâu lâu, khuôn mặt ba hồng lên qua đầu đỏ của điếu thuốc. Ba có vẻ tư lự, ba bây giờ có vẻ phong trần hơn ngày xưa nhiều. Thoại chỉ sợ anh Hùng nói với ba những điều về ông Chánh. Không thể kiên nhẫn đứng nhìn mãi, Thoại lại rón rén trở về giường, vẫn nơm nớp lo âu.
***
Sáng thứ bảy, cả nhà đi ăn sáng với ba. Ba hỏi về biến cố những ngày qua thật kỹ. Đến lúc về, cả ba đứa đều đi cả, để ba và mẹ ở phòng khách. Tiếng ba đều đều :
– Chúng nó lớn cả rồi. Về nhìn thấy chúng nó, tôi không muốn đi, nhưng chỉ tại
Ba ngập ngừng, giây lát mẹ tiếp :
– Ngày hôm nay tôi còn sống là vì chúng nó. Lắm lúc cũng muốn chết đi cho rồi.
Thoại nhìn Thanh, giọng vui hẳn :
– Mi nghe không ? Ba với mẹ nói vậy là ba với mẹ hãy còn thương tụi mình đó !
Thanh cười to :
– Chị lãng xẹt ! Mẹ với ba không thương mình thì thương ai ?
Thoại vội bụm miệng em lại :
– Biết rồi mà, cười nhỏ nhỏ thôi. Lỡ ba biết được tụi mình bị đòn đó !
Nhưng niềm vui đó ở lại không lâu. Sau buổi cơm trưa, ba nói giọng buồn buồn :
– Sáng mai ba đi !
–
! ? !
–
! ? !
– Thật hả ba ? Anh Hùng hỏi.
Ba lẳng lặng gật đầu. Thanh ôm choàng lấy ba khóc mướt :
– Không ! Ba ở lại với tụi con ! Ba ơi !
Tất cả những niềm vui nằm xuống, giờ chỉ còn cơn trốt xoáy của nỗi buồn làm Thoại quay quắt đến không chịu được.
– Ba không thương tụi con sao ba ! Hay
ba có em khác rồi phải không ba ?
Ba sửng sốt :
– Sao con nói kỳ vậy ?
– Nếu không sao ba đòi đi ? Tụi con khổ như vầy chưa đủ sao ba ? Ba thấy không, gia đình như thế nầy, ba bỏ đi, tụi con bơ vơ lắm ba ơi !
Thoại khóc nức nở, Thanh càng khóc to hơn, anh Hùng lẳng lặng cúi đầu, mẹ bỏ vào trong. Ba ngồi im lặng thật lâu.
Nhưng rồi, sáng hôm sau ba không ra đi. Ba cũng không nói gì v! ề việc đó, nhưng trông ba có vẻ suy nghĩ nhiều và ít nói, cả mẹ cũng vậy. Bầu không khí gia đình đột nhiên đặc lại. Thanh cứ ngồi vào một xó thút thít khóc, anh Hùng quanh quẩn với mấy tờ báo, thỉnh thoảng chuyện trò với ba, còn Thoại thì phải làm cơm tiếp với mẹ. Bữa cơm, câu chuyện không còn ròn rã như những ngày đầu ba về. Ăn xong, ba gọi mẹ ra phòng khách. Ngồi đối diện với mẹ thật lâu, ba ngập ngừng :
– Tôi sẽ ở lại, tôi sẽ vì các con, tôi và mình sẽ bỏ hết chuyện cũ
nếu mình bằng lòng thì hứa đi !
Mẹ ấp úng, giọng nghẹn lại :
– Tôi
tôi hứa !
Thoại và Thanh kêu lên một tiếng. Tiếng kêu phát xuất từ những trái tim bé nhỏ lạc lõng, giờ tìm lại được bến bờ trú ngụ.
Chương 11
Thoại đến vào lúc Quyên hãy còn ngủ trưa. Trong khi chờ Quyên rửa mặt, Thoại ra chiếc xích đu ngồi một mình. Quyên bước ra :
– Làm gì mà buồn xo vậy ?
– Ta đến từ giã mi, mai ta đi !
Quyên sửng sốt :
– Đi đâu ?
– Đi Sàigòn với cả gia đình. Đi luôn !
Quyên ngẩn ngơ :
– Vậy chuyện mi nói mấy hôm nay giờ thành sự thật rồi hả ?
Thoại gật đầu. Quyên yên lặng không nói. Thật lâu, Quyên mới hỏi :
– Mai mấy giờ mi đi ?
– Đi chuyến xe sớm nhất !
Dường như không tin, Quyên hỏi lại :
– Mi đi thật hả ?
– Ta đâu nói gạt mi làm chi !
Quyên nói, giọng muốn khóc :
– Ta mừng cho mi tìm lại được ba, nhưng mi đi, ta buồn quá ! Rồi đi học, ai nói chuyện với ta ? Lớp mình ta không thân với ai được hết !
–
– Mi đi, nhớ viết thư về cho ta lẹ lẹ nghe !
– Ừ, mà mi viết cho ta nữa nghe !
– Ừ.
Rồi hai đứa ngồi nhắc với nhau về những kỷ niệm thuở nhỏ, càng nhắc, càng buồn. Thoại xua tay :
– Thôi đừng nhắc nữa mi ơi !
– Mi không muốn nghe hả ?
– Ừ.
Quyên nói lẫy :
– Mi không thích thì thôi !
– Không phải ! Mi nhắc làm ta buồn, đi không được !
Bao nhiêu lần Thoại đứng lên định đi về, nhưng đi không được. Lần nầy, Thoại cố gắng đứng dậy :
– Thôi ta về. Mai ta đi nghe Quyên !
Quyên nắm tay Thoại, mắt đỏ hoe nhìn xuống đất :
– Ừ, mai mi đi. Chắc ta nhớ mi lắm Thoại ơi ! Lên đó có bạn mới, nhưng mà đừng quên viết thư cho ta nghe !
– Ừ, ta viết mỗi tuần một lá !
– ! Mi nói thật nghe ! Ta mong dữ lắm đó !
– Ta nói thật mà !
Thoại gỡ tay mình ra khỏi tay Quyên và chợt cảm thấy bàn tay Quyên lạnh ngắt. Thoại bước mau ra cổng và cắm cúi đi. Đến cuối con đường nhìn lại, Quyên vẫn còn đứng đó nhìn theo. Hình ảnh Quyên mờ đi qua mắt Thoại. Thoại vừa đi, vừa khóc. "Thôi mai ta đi thật rồi ! Thương mi quá, Quyên ơi !"
Về đến nhà, nằm khóc một lúc, mẹ gọi dậy đi từ giã ông Chánh. Có cả ba, cả anh Hùng và Thanh. Lần nầy thì Thanh không còn bực bội khi gặp mặt ông Chánh. Thoại ngồi yên nghe ba nói chuyện với ông Chánh :
– Nếu trong chuyện rủi ro vừa rồi không có anh, chắc gia đình tôi cũng khốn đốn lắm. Thật ơn của anh chưa biết phải đền đáp thế nào cho xứng đáng.
– Có gì đâu mà anh nói vậy ! Tôi giúp chị và các cháu vì thấy việc đó đáng làm và nên làm. Vậy thôi.
Thoại chỉ nghe từng đó rồi thơ thẩn bỏ ra ngoài. Ngồi trên chiếc băng đá một lúc, chợt linh cảm như có ai đang nhìn mình, Thoại quay lại : anh Phan đứng ở bậc tam cấp yên lặng nhìn Thoại. Thấy Thoại quay lại, anh Phan cố mỉm cười :
– Mai Thoại đi hả ? Có ba là vui rồi nhé !
– Dạ, mai Thoại đi. Thoại đến từ giã bác và anh.
Anh Phan im lặng. Thoại cũng im lặng.
– Thoại !
– Dạ.
Anh Phan mấp máy đôi môi như muốn nói với Thoại điều gì rồi thôi.
– Anh gọi Thoại gì ?
– Lên đó, bao giờ đi nghe nhạc thì nhớ anh nghe !
–
– Cả những lúc hát khi người ta đàn nữa nghe Thoại !
– Thoại sẽ nhớ !
Anh Phan lặng lẽ đi vào, còn lại mỗi mình Thoại đứng đó, nước m! ắt cứ! chực trào ra. Nói làm sao với anh đây, anh Phan ơi !
Khi cả nhà ra về, Thoại nhìn lại đằng sau, anh Phan đưa tay lên vẫy giã từ và cũng như Quyên, anh Phan đứng nhìn theo cho đến khi bóng Thoại không còn đổ dài trên con đường vàng võ ánh đèn đêm
Sagiang 18-02-72
THU DUNG
– Hết –
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét