Người bạn lạ lùng.
- Nguyễn Nhật Ánh -
Chương 1.
– Này, này, mày đi đâu đó?
Thấy nhỏ Diệp ôm con búp-bê vọt ra cổng, Quý ròm gọi giật.
– Em chạy đi đằng này chút.
Nhỏ Diệp đáp, chân vẫn không ngừng bước. Nó cũng không cả ngoảnh đầu lại.
Chả là nó đang nôn nóng đi khoe với tụi bạn trong xóm con búp-bê biết cử động Quý ròm vừa làm cho nó.
Con búp-bê này, ba mua cho nhỏ Diệp đã lâu. Con búp-bê tóc vàng mắt xanh, chỉ vẫn mỗi cái quần cộc, đang ở trong tư thế bò lê bò lết dưới đất, nom ngộ nghĩnh và đáng yêu vô cùng.
Tất nhiên khi ba mới mua về thì con búp-bê không biết cử động. Nó im lìm chống hai tay và hai đầu gối xuống đất, không buồn nhúc nhích. Nhỏ Diệp đặt nó lên bàn, nó cứ lặng lẽ chổng mông bên chồng tập và trố đôi mắt láu lỉnh nhìn cô chủ nhỏ.
Cách đây ba ngày, không hiểu Quý ròm đọc thấy điều gì hay ho trong sách mà bỗng cao hứng bảo nhỏ Diệp:
– Mày có muốn con búp-bê của mày biết cử động không?
– Biết cử động là sao?
– Là nó có thể bò tới bò lui ấy. Quý ròm khịt mũi Chứ búp-bê gì cứ nằm chết gí một chỗ trông chán chết!
Nhỏ Diệp chớp mắt:
– Nhưng đây đâu phải là búp-bê chạy pin.
– Cần quái gì pin. Quý ròm phẩy tay Nếu mày muốn, tao sẽ làm cho nó bò y như thật. Nó sẽ bò hệt như hồi bé mày bò đi lượm gián chết bỏ vô miệng ấy.
Nhỏ Diệp giãy nảy:
– Em đi lượm gián chết bỏ vô miệng hồi nào?
– Hồi bé chứ hồi nào. Quý ròm nheo mắt Không tin mày hỏi mẹ xem. Chính mẹ kể cho tao nghe chứ đâu.
Câu phá bĩnh của! Quý ròm khiến cuộc đối thoại giữa hai anh em mỗi lúc một lạc đề. Nhỏ Diệp giậm chân bình bịch:
– Em không tin! Anh đừng có nói xấu em.
– Tao thèm vào nói xấu mày. Quý ròm càng trêu già Tao ca ngợi "thành tích" của mày thì có. Chính nhờ mày mà gián nhà mình trốn sạch không còn một con.
Nói xong, Quý ròm khoái chí toét miệng cười hì hì. Trong khi đó nhỏ Diệp tức muốn ứa nước mắt. Giọng nó trở nên nghèn nghẹt:
– Em không biết. Em méc bà cho coi!
Thấy giọng nhỏ em bắt đầu phát ra đằng mũi thay vì đằng miệng, Quý ròm đâm chột dạ. Nó hạ giọng, mắt láo liên:
– Thôi đừng có nhè ra đấy! Nín đi, rồi tao sẽ "chỉnh" con búp-bê của mày lại cho!
Nghe nhắc tới con búp-bê, đang chuẩn bị sụt sịt, nhỏ Diệp lập tức nín ngang. Mắt nó thô lố:
– Anh làm cho nó biết bò thật đấy hả?
– Trời đất! Chứ tao nói dóc mày làm gì?
Kêu trời xong, Quý ròm vào phòng nhỏ Diệp ôm lấy con búp-bê đem về phòng mình.
Nhỏ Diệp háo hức tính chạy theo coi nhưng nó chưa kịp đặt chân vô phòng học của ông anh, Quý ròm đã dang tay cản lại:
– Chỗ tao làm "thí nghiệm khoa học", mày vô làm chi! Đi chơi đi, khi nào xong tao sẽ chạy ra gọi.
Nói xong, không để nhỏ Diệp kịp năn nỉ, Quý ròm thô bạo sập cửa đánh "sầm" một tiếng.
Nhỏ Diệp bặm môi đập cửa ầm ầm một hồi nhưng rồi thấy đau tay mà chẳng được tích sự gì, nó đành ấm ức bỏ đi.
Nhưng suốt buổi chiều hôm đó, Quý ròm loay hoay lắp lắp ráp ráp đến vã mồ hôi vẫn chẳng nên cơm cháo gì. Kiếm được cái bánh răng truyền động thì thiếu cái cần n�! ��i, mò ! được cái lò xo kéo thì thiếu cái trục lăn, ốc vít thì chiếc to chiếc nhỏ chiếc thiếu chiếc thừa, cuối cùng Quý ròm nổi cáu nhét tất cả mọi thứ lỉnh kỉnh đó vào thùng các-tông và tót qua nhà Tiểu Long chơi đến tối mịt, mặc cho nhỏ Diệp đuổi theo ra tận cổng la bài hãi: "Con búp-bê của em đâu? Con búp-bê của em đâu?"
Phải mất đến hai ngày, sau khi đi lùng sục tom góp đủ các vật dụng cần thiết, Quý ròm mới hoàn thành được lời hứa với cô em. Bây giờ chỉ cần đút chiếc chìa khoá tự chế vào cái lỗ nhỏ vừa trổ dưới bụng con búp-bê xoay vài vòng, lúc thả tay ra con búp-bê liền nhúc nhích bò tới trước nom rất kháu.
Khi Quý ròm hí hửng chạy đi tìm nhỏ Diệp để thông báo kết quả, nhỏ Diệp chưa thực tin lắm. Chỉ đến khi Quý ròm lôi con búp-bê ra và cho nó bò biểu diễn một quãng dưới nền nhà thì nhỏ Diệp mới nhảy cẫng lên.
Không đợi ông anh tuyên bố "bàn giao công trình", nhỏ Diệp lập tức bắt tay vào "thực hành". Nó vặn chìa khoá và sè sẹ đặt con búp-bê lên bàn và sung sướng khi thấy con búp-bê khập khiễng bò, e dè, nhút nhát như một đứa bé lần đầu làm quen với thế giới chung quanh.
Và trước cặp mắt sửng sốt của ông anh, nhỏ Diệp quơ vội con búp-bê trên bàn ôm vào lòng rồi không nói không rằng, nó ba chân bốn cẳng lao vút ra khỏi nhà, mặc cho Quý ròm gọi giật giọng phía sau.
Vừa ra khỏi cổng, nhỏ Diệp đã gặp ngay lũ bạn quen thuộc đang ngồi chơi búng dây thun trên lề đường. Thấy nhỏ Diệp xuất hiện, cả bọn đều ngẩng đầu dòm.
– Bạn ôm cái gì trên tay vậy? Nhỏ Thi tò mò hỏi.
Nhỏ Diệp chìa con búp-bê ra trư�! ��c mặt! , giọng tươi rói:
– Con búp-bê.
– Bạn đem nó đi đâu vậy?
– Đem ra đây cho mấy bạn coi.
Nhỏ Cẩm Thuý nheo nheo mắt ngó con búp-bê:
– Con búp-bê này có gì lạ đâu. Cũng là con búp-bê bữa trước mà.
– Nhưng hôm nay nó khác rồi! Hôm nay nó biết bò.
Vừa nói nhỏ Diệp vừa loay hoay vặn dây cót rồi trước những cặp mắt thao láo của tụi bạn, nó trịnh trọng đặt con búp-bê xuống lề đường. Như có phép lạ, vừa chạm đất con búp-bê liền co cẳng lom khom bò.
– Ôi, hay quá!
Tụi bạn đồng loạt reo lên. Và ngay lập tức chúng bỏ mặc mớ dây thun nằm vương vãi trên hè phố, xúm lại vây quanh con búp-bê.
– Ngộ quá hén! Nhỏ Cẩm Thuý chép miệng Con búp-bê hôm trước không cử động được, hôm nay tự dưng lại biết bò.
– Tự dưng sao được mà tự dưng. Nhỏ Diệp "hứ" một tiếng Anh Quý phải "nghiên cứu" và lắp ráp mất hai ngày trời đấy.
Nghe vậy, nhỏ Cẩm Thuý liền xuýt xoa:
– Anh bạn giỏi ghê!
Nhỏ Diệp không nói gì nhưng ruột nó nở từng khúc.
Nhỏ Thi khác nhỏ Cẩm Thuý. Nó chẳng băn khoăn gì về đề tài "khoa học kĩ thuật". Thấy con búp-bê hết đà đứng lại, nó thò tay tóm ngay lấy:
– Cho Thi làm một cái coi nào.
– Ừ, bạn làm đi! Nhỏ Diệp gật đầu, dễ dãi Mỗi bạn làm một lần.
Rồi nó vội vã nói thêm khi thấy nhỏ Thi mím môi mím lợi vặn chiếc chìa khoá một cách hùng hổ:
– Vặn nhè nhẹ thôi! Coi chừng đứt tung hết dây nhợ bên trong bây giờ.
Đang nghiến răng vặn lấy vặn để, nghe bạn mình la hoảng, nhỏ Thi liền nhẹ tay lại và khi không thể! xoay ch�! �a khoá được nữa, nó đặt con búp-bê xuống.
Cũng như khi nãy, đầu gối vừa chạm đất, con búp-bê lập tức nhúc nhích bò tới trước trong tiếng reo hò và tiếng vỗ tay đôm đốp của bọn trẻ đứng quanh.
Nhưng khác với khi nãy, do nhỏ Thi láu táu đặt con búp-bê quay đầu ra ngoài nên đáng lẽ lổm ngổm bò dọc trên hè phố như vừa rồi thì lần này con búp-bê của nhỏ Diệp lại cắm đầu cắm cổ bò thẳng ra đường. Chính vì vậy nên tai hoạ mới bất thần xảy ra.
Hè phố hẹp nên mới bò được một đoạn ngắn, con búp-bê đã rơi xuống mặt đường. Bọn trẻ chưa kịp nhặt lên thì một thằng nhóc từ xa đi lại. Thoáng thấy một vật đen đen nằm lăn quay giữa đường nó liền ngứa ngáy co chân đá phốc một phát. Thình lình lãnh một cú đá chí mạng, con búp-bê bắn thẳng vào hàng rào bên đường, rơi bộp một cú như trời giáng.
– Chết rồi! Anh làm hư con búp-bê của em rồi.
Nhỏ Diệp vừa kêu thét vừa chạy lại nhặt con búp-bê lên.
Đám bạn chung quanh cũng đồng loạt ồ lên:
– Ối! Búp-bê bị gãy cẳng rồi.
Quả thật, do va chạm quá mạnh, một cẳng chân của con búp-bê bị văng ra. Nhỏ Diệp một tay ôm con búp-bê, tay kia cầm phần chân rời, mếu máo quay lại nhìn thủ phạm:
– Em không biết. Anh đền con búp-bê cho em!
Thằng nhóc trạc tuổi Quý ròm. Vốn là một đứa mê bóng đá, nó có tật vừa đi vừa ngứa chân sút vào bất cứ vật gì nhìn thấy trên đường. Từ khi ra khỏi nhà đến giờ, nó đã sút tổng cộng mười bốn cú cả thảy: sáu cú vào các chiếc lon rỗng, năm cú vào những vỏ bưởi và ba cú vào các loại li nhựa đựng kem. Đến cú thứ m�! �ời lă! m thì nó gặp tai vạ.
Nhưng thằng nhóc không bỏ chạy. Dường như nó chưa kịp hiểu điều gì vừa xảy ra, nó cứ đứng đực tại chỗ giương cặp mắt ngơ ngác hết nhìn con búp-bê trên tay nhỏ Diệp đến nhìn tụi con gái đang nhốn nháo ỏm tỏi chung quanh.
Đến khi thấy nhỏ Diệp nước mắt nước mũi tèm lem quay lại bắt đền, thằng nhóc mới sực tỉnh. Nó bước hẳn lên lề và chìa tay ra, nói trổng:
– Đưa xem thử nào!
Cầm con búp-bê gãy giò đưa lên sát mắt săm soi một hồi, thằng nhóc khịt khịt mũi:
– Hỏng bét rồi!
Rồi nó nhìn nhỏ Diệp, tặc tặc lưỡi:
– Để tao đem đi sửa, mai mốt tao quay lại trả.
– Không được! Nhỏ Diệp lắc đầu quầy quậy Anh phải sửa ngay bây giờ cơ!
Thằng nhóc nhún vai:
– Tao có biết quái gì ba thứ máy móc này mà sửa với chả sửa. Tao phải đem đi nhờ người khác sửa giùm thì mới xong.
Nhỏ Cẩm Thuý đột ngột chen lời:
– Nhỡ anh cầm con búp-bê đi luôn không quay lại thì sao?
Mấy đứa khác liền vọt miệng hùa theo:
– Ừ, đúng rồi đó. Nhỡ anh trốn biệt thì tụi này biết đường đâu mà kiếm?
Sự nghi ngờ của đám con gái khiến thằng nhóc đổ quạu. Mặt xám lại, nó dang tay ném mạnh con búp-bê xuống đất.
– Tụi mày không tin thì tao trả con búp-bê lại này.
Cú ném đầy bực dọc của thằng nhóc làm cẳng chân còn lại của con búp-bê rời luôn ra.
Đám con gái lập tức nhao nhao:
– Đồ không biết xấu! Lớn mà đi bắt nạt bé.
Còn nhỏ Diệp thì ngồi thụp xuống, ôm mặt tru tréo:
– Đền cho em! Em không biết! Đền cho em!
– Tao không �! �ền. ! Thằng nhóc nghinh mặt Ai bảo mày để con búp-bê văng ra đường, tao đá phải thì ráng chịu.
Giọng điệu ngang bướng của thằng nhóc khiến tụi con gái tức điên. Nhỏ Thi níu vai nhỏ Diệp:
– Đừng thèm khóc nữa! Bạn vào kêu anh bạn ra đi!
– Ừ, phải đó. Nhỏ Cẩm Thuý gật gật đầu Bạn vào kêu anh Quý ra nện cho tên láu cá này một trận.
Nghe vậy, thằng nhóc chống tay vào hông, thách:
– Tao chấp cả anh tụi mày đấy. Có giỏi thì vào kêu ra đây.
Thái độ của thằng nhóc chẳng khác nào dầu đổ vào lửa. Nhỏ Cẩm Thuý nghiến răng ken két:
– Được rồi! Cứ đợi đấy!
Rồi không nói không rằng, nó hậm hực nắm tay nhỏ Diệp lôi tuốt vào nhà.
Chương 2.
Vừa nghe nhỏ Cẩm Thuý hổn hển tường thuật lại hành động và thái độ xấc láo của thằng nhóc du côn du kề đó, Quý ròm đã thấy nóng mặt. Bộ mặt méo xệch và tiếng "híc híc" không ngừng vang lên bên cạnh của nhỏ Diệp càng khiến nó thêm sôi gan. Tính nhát gan cố hữu bay vèo đâu mất, Quý ròm gầm lên:
– Để tao.
Và nó quay vụt người chạy băng băng ra cổng.
Quý ròm nhận ngay ra địch thủ giữa đám con gái lố nhố vây quanh. Đó là một thằng nhóc da rám nắng và to con gấp rưỡi Quý ròm. Nó để tóc ngắn kiểu xì-tôn, vận quần soọc, áo pull thể thao có in hình một quả bóng ngay giữa ngực. Lối ăn mặc đó khiến nó đã to lại càng khoẻ. Túi quần nó nhét hai, ba cuốn tập đang cuộn tròn, vẻ như đang chuẩn bị đến lớp.
Thoáng thấy tướng tá chắc nịch của đối thủ, đang hăm hở Quý ròm bỗng nhiên chậm bước lại.
Lũ bạn của nhỏ Diệp không hiểu tâm sự của Quý ròm. Nãy giờ nôn nóng chờ đợi, chợt thấy Quý ròm xuất hiện, cả bọn liền hớn hở reo hò:
– A, anh Quý ra! Anh Quý ra!
"Hừ, tụi oắt này chúng cứ làm như mình là võ sĩ số một châu Á Trần Quang Hạ không bằng!" Quý ròm càu nhàu trong bụng và lấm lét đưa mắt liếc trộm đối thủ.
Mặt thằng nhóc vẫn câng câng. Nó bình thản khoanh tay trước ngực và nheo mắt nhìn Quý ròm như nhìn một con cừu non. Thỉnh thoảng nó khẽ nhúc nhích môi vẻ khinh thị.
Không xong rồi! Quý ròm lo lắng nghĩ thầm Còm nhom như mình, thằng nhóc này chỉ cần đưa hai ngón tay ra bóp một cái là bẹp dúm liền. Tốt nhất là lựa lời phải trái nói với nó! chứ tuyệt đối không nên động thủ.
Nghĩ vậy, Quý ròm thở phào và khẽ đưa tay lau mồ hôi trán.
Nhưng kế hoạch hoà bình của Quý ròm nhanh chóng bị phá sản. Đã triệu được Quý ròm ra đến đây, nhỏ Cẩm Thuý dễ gì chịu để yên. Một tay níu áo Quý ròm, tay kia chỉ thẳng vô người thằng nhóc, nhỏ Cẩm Thuý hùng hổ:
– Hắn kia kìa! Hắn phá hư con búp-bê của bạn Diệp, lại còn thách anh đánh nhau với hắn nữa đấy.
– Đúng rồi đó! Tẩn hắn đi, anh Quý! Nện một trận nên thân cho hắn bỏ cái tật bắt nạt con gái.
Đám bạn nhỏ Diệp nhao nhao hùa theo khiến Quý ròm dở cười dở khóc. Nó cáu tiết quay sang đám con gái, nạt:
– Làm gì om sòm thế! Muốn đánh nhau cũng phải từ từ chứ.
Thấy Quý ròm đột nhiên sừng sộ, đám bạn nhỏ Diệp im re. Cả bọn lặng lẽ túm tụm vào với nhau và hồi hộp chong mắt về phía "đấu trường" xem Quý ròm "từ từ đánh nhau" ra sao.
Trong thâm tâm, Quý ròm chẳng muốn choảng nhau với một địch thủ to đùng như thế này chút nào. Nhưng biết đã đến nước này thì khó lòng rút lui được nữa, Quý ròm đành cố hít vào một hơi dài để lấy "khí thế" và đánh liều bước về phía đối phương một bước ra cái điều ta đây chẳng sợ cóc gì ai.
Thằng nhóc chẳng tỏ vẻ gì nao núng. Nó vẫn đứng yên tại chỗ, hai tay vẫn khoanh trước ngực và lừ mắt nhìn Quý ròm.
Ánh mắt sắc như dao của đối thủ khiến Quý ròm đâm chột dạ. Vừa đưa chân tới trước, chợt chạm phải tia nhìn của đối phương, Quý ròm bỗng giật thót vội vàng rụt chân lại. Nhưng rồi sợ đám bạn của nhỏ Diệp chê cười, Quý ròm cố lấy can ! đảm ch! ống tay vào hông, nhìn thẳng vào mặt thằng nhóc, hắng giọng:
– Này, ông bạn!
Quý ròm bắt chước lối xưng hô theo kiểu "giang hồ" nhằm ngầm bảo cho đối phương biết ta đây là dân chơi chợ Cầu Muối thứ thiệt, nếu chú mày biết điều thì nên tự động rút lui đi cho!
Nhưng thằng nhóc chẳng buồn nhích chân. Nó cũng chẳng thèm để ý đến lối xưng hô có tính chất hù doạ của Quý ròm. Nghe gọi, nó chỉ hừ mũi:
– Gì?
Vẻ thản nhiên của đối thủ khiến Quý ròm lúng túng. Loay hoay mất một lúc, nó mới nghĩ ra được câu thứ hai:
– Tại sao ông bạn lại phá hỏng con búp-bê của em tôi?
– Tao đâu có biết đó là con búp-bê của ai. Thằng nhóc nhếch mép, giọng ngang phè Thấy nó nằm quay đơ giữa đường, tao thuận chân đá một phát vậy thôi.
Quý ròm liền quay phắt lại phía nhỏ Diệp:
– Ông bạn này nói có đúng không?
Nhỏ Diệp chưa kịp trả lời thì nhỏ Thi đã vọt miệng:
– Chuyện con búp-bê bò ra đường là do em chứ không phải do bạn Diệp. Nhưng con búp-bê cũng mới chỉ bò ra khỏi lề một tí ti thôi. Vừa ngã xuống lòng đường chưa kịp nhặt lên là nó đã bị anh kia đá phăng rồi.
Nhỏ Thi thanh minh một cách tức tối. Nó "tranh thủ" kể tội thằng nhóc, mong Quý ròm nổi đoá lên mà trả thù giùm bọn nó.
Nhưng nghe xong, Quý ròm chẳng những không nổi đoá mà ngược lại, mặt mày bỗng tươi hơn hớn:
– Ai lại để búp-bê bò ra đường bao giờ. Bất cẩn như vậy người ta đá phải là đúng rồi, còn trách móc gì nữa.
Rồi trước những cặp mắt tròn xoe vì kinh ngạc của đám con gái, Quý ròm quay sang phía đối ! thủ, g�! ��t gù hắng giọng:
– Ông bạn có thể đi được rồi! Tôi thừa sức sửa chữa con búp-bê này, khỏi cần tới ông bạn.
Đám bạn nhỏ Diệp cứ đinh ninh khi ra khỏi cổng Quý ròm sẽ nhảy xổ vào đối thủ để rửa hận cho em gái, nhưng rồi nghe Quý ròm bảo "đánh nhau phải từ từ", tụi nó ráng dằn lòng chờ xem Quý ròm sẽ "đánh nhau từ từ" ra sao. Nhưng cuối cùng thấy Quý ròm chẳng buồn đánh đấm gì, lại còn ăn nói lịch sự và buông tha đối thủ một cách dễ dàng, đứa nào đứa nấy mặt mày ngơ ngơ ngác ngác như vừa rớt từ trên cung trăng xuống.
Nhỏ Cẩm Thuý là đứa "hiếu chiến" nhất trong bọn. Thái độ mềm mỏng của Quý ròm khiến nó tức anh ách. Quý ròm vừa hớn hở tuyên bố "tha bổng" thủ phạm, nó đã nhăn nhó cầm tay Quý ròm giật giật:
– Khoan đã! Tên này không những đá gãy chân búp-bê mà khi bạn Diệp nhặt con búp-bê lên, hắn còn cầm lấy quật xuống đất cho gãy lìa cả chân kia của con búp-bê nữa. Hắn cố tình gây sự như vậy chẳng lẽ anh chịu bỏ qua sao?
– Có thật không đấy?
Quý ròm giật thót. Mặt nó tái đi vì giận, không phải giận thằng nhóc côn đồ kia mà giận cái thói mách lẻo của con nhỏ Cẩm Thuý không biết điều này.
Trước một đối thủ mặt mày bặm trợn như thằng nhóc kia, Quý ròm đã chột dạ muốn rút lui êm cho rồi nhưng cái đám con gái lóc chóc hăng tiết vịt này hết khích tới bác, vẻ như muốn chặn đường rút lui của nó, bảo nó không giận sao được!
Nhỏ Cẩm Thuý lại là con nhỏ vô tình nhất thế giới. Nó chẳng buồn để ý đến vẻ lo âu đang ánh lên trong mắt Quý ròm. Nghe hỏi, nó hăm hở xác nhận: ̵! 1; Thật mà! Không tin anh hỏi bạn Diệp xem.
Rồi không đợi Quý ròm kịp có ý kiến, nó nhìn thẳng vào mặt Quý ròm, khích:
– Anh phải cho tên này một trận đi chứ. Chẳng lẽ anh sợ nó?
– Ai bảo mày tao sợ?
Bị chạm tự ái, Quý ròm đổ quạu. Trong thoáng mắt, nỗi sợ hãi trong lòng nó bay vèo đâu mất. Nó quay về phía thằng nhóc lúc này đang dợm bước bỏ đi, hùng dũng quát:
– Này, tên kia! Khoan đi đã!
Thằng nhóc nheo mắt nhìn Quý ròm, vẫn cộc lốc:
– Gì?
Quý ròm tiếp tục tỏ oai phong:
– Sao mày dám quật gãy chân con búp-bê của em tao?
Tuy ngoài mặt hùng hùng hổ hổ nhưng trong bụng Quý ròm vẫn thầm mong đối thủ đưa ra một lí lẽ chính đáng nào đó để phân trần cho hành động càn rỡ của mình. Có như vậy, Quý ròm mới có cớ để hoà giải. Nào ngờ thằng nhóc đáp ngang như cua:
– Tao thích thế đấy. Mày làm gì được tao nào?
Câu trả lời xấc xược của đối thủ khiến người Quý ròm run lên, lần này không phải vì sợ mà thực sự vì phẫn nộ. Thấy đám bạn của nhỏ Diệp không hiểu được ý mình, cứ một mực xúi đánh nhau, Quý ròm đã bực, bây giờ thấy đối thủ cũng không buồn để ý đến "tâm sự" của mình nốt, cứ nghênh nghênh giở giọng khiêu khích, Quý ròm tức muốn xịt khói lỗ tai.
Nó vọt tới trước như một mũi tên, hoàn toàn mất tự chủ, như thể bị một bàn tay vô hình đẩy từ phía sau lưng. Vừa lao tới, Quý ròm vừa gầm lên:
– Làm gì hả? Tao làm như thế này này.
Trong tích tắc, Quý ròm đã tới sát bên thằng nhóc. Nó thò tay ra tóm lấy cổ áo đối thủ định quật xuống nhưng chưa kịp ! thực hi! ện ý định, nó bỗng thấy chân mình nhẹ hẫng.
Thằng nhóc cầm tay Quý ròm kéo một cái và thò chân ra gạt. Bị quét trúng mắt cá chân, Quý ròm ngã lật mặt lên trời, gọn gàng như một cây chuối bị đốn gốc.
Té huỵch một cái, Quý ròm nằm ngay cán cuốc. Nom nó xụi lơ như người chết rồi.
Đám con gái sợ xanh mặt, lập tức la nhặng xị:
– Chết rồi! Anh Quý bị vỡ sọ rồi!
Trong khi đó, Quý ròm vẫn nằm lim dim nghe ngóng. Thật ra cú quật của thằng nhóc không mạnh lắm. Quý ròm chỉ thấy hơi ê ê nơi mông thôi. Nhưng nó không dám ngồi dậy, sợ đối phương hăng máu xông vào vật ngã tiếp.
Nhưng nằm giả chết mà bụng Quý ròm như lửa đốt. Nghe đám bạn của nhỏ Diệp lo lắng kêu toáng lên, nó tức muốn nổ đom đóm mắt: Hừ, đúng là đồ con gái! Miệng mồm lúc nào cũng toàn nói những điều xúi quẩy.
– Vỡ sọ thế quái nào được mà vỡ sọ.
Thằng nhóc khịt mũi trấn an tụi con gái. Rồi như để chứng minh cái hộp sọ của Quý ròm vẫn còn nguyên xi, nó cúi xuống định đỡ Quý ròm dậy.
Nhưng thằng nhóc chưa kịp chạm vào người Quý ròm bỗng giật mình nhận ra mình đã bị ôm chặt từ phía sau.
Đám con gái lại hét toáng, lần này giọng phấn khởi hệt như cô Tấm vừa nhác thấy Bụt:
– Anh Tiểu Long tới! Anh Tiểu Long tới rồi, anh Quý ơi!
Vừa nghe tiếng hô hoán, Quý ròm vội mở choàng mắt và bật ngay dậy.
Trước mặt nó, Tiểu Long không biết xuất hiện từ lúc nào đang ghì chặt thằng nhóc trong hai cánh tay rắn chắc, còn thằng nhóc thì đang mím môi mím lợi tìm cách vùng ra. Đám con gái nhảy loi choi chung quanh vừa vỗ tay đôm đốp vừ! a hò hé! t trợ oai:
– Anh Tiểu Long trị tội tên này đi! Hắn vừa bắt nạt tụi em và anh Quý đấy.
Tiểu Long không nói không rằng. Nó đang cố tập trung tư tưởng để không bị đối thủ phản đòn. Khi nãy, tít từ đằng xa, nó đã thấy thằng nhóc dùng đòn chân Deashi-Barai của nhu đạo để quật ngã Quý ròm. Vì vậy, mặc dù đã bất thần ôm chặt được đối thủ từ phía sau, Tiểu Long vẫn không dám lơ là cảnh giác.
Quả như Tiểu Long nghĩ, mặc dù ở vào thế bất lợi, thằng nhóc chẳng tỏ vẻ gì hoảng hốt. Nó bình tĩnh lừa thế quật chân ra phía sau để móc giò đối thủ khiến Tiểu Long phải liên tục nhảy tránh. Chỉ cần sơ sẩy một chút, Tiểu Long sẽ dính đòn của nó ngay.
Thấy giằng co hoài vẫn không thoát ra khỏi sự khống chế của địch thủ, thằng nhóc rùn người xuống tìm cách quật Tiểu Long qua vai.
Nhưng Tiểu Long không phải là tay mơ. Vừa thấy thằng nhóc chuyển mình, Tiểu Long biết ngay đối thủ muốn gì. Nó lập tức rùn người theo, hai tay vận sức cố ôm thật chặt.
Nào ngờ vừa siết mạnh một cái, Tiểu Long bỗng giật bắn người kêu "á" một tiếng và hoảng hốt buông tay nhảy tuốt ra xa.
– Gì vậy? Nó cắn mày hả?
Quý ròm sửng sốt hỏi.
– Không phải!
Tiểu Long bối rối đáp. Và nó lật đật cúi xuống nhặt mấy cuốn tập đối thủ đánh rơi trong khi vùng vẫy, đưa lên sát mắt tò mò đọc.
Thái độ kì lạ của Tiểu Long khiến Quý ròm không nén nổi thắc mắc:
– Mày xem gì vậy?
Tiểu Long liếm môi:
– Tao xem thử nó tên gì.
Những cuốn tập của thằng nhóc là những cuốn tập học thêm về tin học. Tên nó ghi rõ ! ngoài nh! ãn vở: Văn Châu.
Trong khi Tiểu Long và Quý ròm đang lúi húi xem thì thằng nhóc bước lại chìa tay ra:
– Trả tập cho tao đi học!
Thằng nhóc hỏi xin lại tập mà cứ như ra lệnh, giọng lạnh băng như cà-rem bỏ trong thùng.
Nhớ đến cú ngã thảm hại trước mặt bọn con gái vừa rồi, Quý ròm điên tiết:
– Không trả!
Khi hùng hổ như vậy, Quý ròm chắc mẩm thế nào thằng bạn thân thiết của mình cũng sẽ hùa theo. Không ngờ phản ứng của Tiểu Long hoàn toàn ngược lại. Nó vội vàng đưa tập cho đối thủ, không dám chậm trễ một mảy, lại còn tươi cười hỏi:
– Tên bạn là Văn Châu hả?
Thằng nhóc bây giờ là Văn Châu cau mày:
– Chứ chẳng lẽ đó là tên mày?
Vừa nói nó vừa thò tay giật phắt mấy cuốn tập và lạnh lùng bỏ đi một mạch, chẳng thèm nói một tiếng nào.
Quý ròm ấm ức liếc Tiểu Long:
– Nó xấc láo như vậy sao mày không tẩn cho nó một trận?
Đám bạn của nhỏ Diệp cũng nhao nhao vẻ bất bình:
– Anh Quý nói phải đó. Anh Tiểu Long rượt theo đi!
Nhưng Tiểu Long dường như không nghe thấy những tiếng xúi bẩy bên tai. Nó cứ đứng chôn chân tại chỗ và ngẩn ngơ đưa mắt nhìn theo bóng dáng của thằng nhóc có tên là Văn Châu đang mỗi lúc mỗi khuất dần về phía cuối đường.
Chương 3.
Bước vào nhà, vừa ngồi xuống ghế, Quý ròm đã nôn nóng hỏi ngay:
– Chuyện gì vừa xảy ra vậy?
– Chuyện gì đâu?
– Mày đừng có vờ vịt! Quý ròm hừ mũi Tại sao mày tha thằng lỏi đó?
Tiểu Long thu nắm tay quẹt mũi:
– Nó sắp đến giờ vào học, chẳng lẽ mình giữ nó lại?
– Tử tế quá hén! Quý ròm cười mát Thế tại sao đang ôm nó, mày lại thét lên be be và nhảy loi choi như đạp phải tổ kiến thế?
– Được rồi, tao sẽ giải thích sau. Tiểu Long thở ra Bây giờ mày nói trước đi!
Quý ròm tròn mắt:
– Nói chuyện gì?
– Chuyện tại sao đánh nhau.
Nghe nhắc lại chuyện cũ, Quý ròm nổi giận phừng phừng. Nó nghiến răng:
– Thật tao chưa từng thấy đứa nào du côn như thằng lỏi này.
Tiểu Long liếm môi:
– Nó làm gì mày?
– Nó chẳng làm gì tao nhưng con búp-bê của nhỏ Diệp vừa bò ra đường đã bị nó đá một phát văng vô bờ rào, rụng mất một cái cẳng.
Tiểu Long nhíu mày:
– Có thể nó vô tình.
– Vô tình thế quái nào được! Quý ròm gầm gừ Sau đó nó còn cầm con búp-bê ném thêm một cú thật lực xuống đất cho rớt luôn cái cẳng kia. Chẳng lẽ hành động này cũng vô tình nốt?
Tiểu Long gật gù:
– Tao hiểu rồi. Thế là mày xông ra đánh nhau?
– Chứ còn gì nữa. Quý ròm vung tay Nó bắt nạt em gái tao, tao phải nện cho nó một trận chứ.
Tiểu Long tủm tỉm:
– Thế mày đã nện nó được cái nào chưa?
Câu hỏi của Tiểu Long khiến Quý ròm đột ngột khựng lại như va! phải tường. Mãi một lúc, nó mới tìm được câu trả lời:
– Tất nhiên là chưa! Tao đang vờ té ngã và nằm giả chết, chờ cho nó cúi xuống xem xét "tử thi", sẽ chồm bật dậy chơi một đòn "hồi mã thương" vào giữa ngực. Trúng phải ngón đòn chí mạng này, nó chỉ có nước vào nhà thương bó bột. Không ngờ đến phút chót kế hoạch của tao bị mày làm hỏng bét.
Miệng lưỡi của Quý ròm khiến Tiểu Long cố lắm mới khỏi phì cười. Nó làm ra vẻ nghiêm trang:
– Vậy cho tao xin lỗi mày nhé! Rồi nó khịt mũi nói thêm Nhưng tao báo cho mày biết, thằng nhóc đó là dân Judo đấy. Võ nghệ cỡ nó phải đai đen là ít!
Tiết lộ của Tiểu Long làm Quý ròm giật thót. Nó ngẩn người một hồi rồi chép miệng than, quên bẵng mất những lời lẽ ba hoa vừa rồi:
– Hèn gì tao mới mó tay vào người nó, chưa kịp động đậy, đã bị nó cho nằm đất rồi.
Tiểu Long cười tít mắt:
– Sao khi nãy mày bảo là mày giả vờ ngã?
– Thì do cả hai. Quý ròm gãi đầu, lỏn lẻn Một phần do nó giỏi võ, một phần do tao cố tình ngã, thế là
tao ngã.
Trước sự chống chế vụng về của Quý ròm, Tiểu Long không buồn vặn vẹo. Nó chỉ ôm bụng cười bò.
Quý ròm nóng tiết:
– Bộ mày tính làm đười ươi sao cười hoài vậy? Ngồi dậy trả lời tao về chuyện khi nãy đi!
Tiểu Long vừa ngồi thẳng người lên, chưa kịp chùi nước mắt, Quý ròm đã hỏi "độp" ngay:
– Mày liệu sức mày không đánh lại thằng lỏi đó nên mày để cho nó đi phải không?
– Bậy! Ai bảo mày vậy?
– Cần gì ai bảo! Quý ròm tiếp tục khiêu khích Chỉ ! cần qua! n sát "thế trận" tao biết ngay là môn Taekwondo của mày không địch nổi môn Judo của nó rồi.
– Lại nói mò! Mỗi môn võ đều có thế mạnh riêng. Chẳng thể bảo môn nào mạnh hơn môn nào được.
Quý ròm nhún vai:
– Thế sao hồi nãy đang vật nhau tự dưng mày lại cuống quýt nhảy ra khỏi vòng chiến vậy?
Tiểu Long cắn môi, ngập ngừng:
– Tại vì tao nghi
– Mày nghi nếu tiếp tục vật nhau với nó, mày sẽ bị đo đất như tao chứ gì?
Bất chấp sự châm chọc của Quý ròm, Tiểu Long vẫn điềm nhiên:
– Chuyện tao nghi nghiêm trọng hơn nhiều.
Thái độ của Tiểu Long khiến Quý ròm thôi ngay cười cợt. Nó chồm sát vào người Tiểu Long, hồi hộp hỏi:
– Mày nghi chuyện gì vậy?
Tiểu Long nuốt nước bọt, nó đáp mà mặt đỏ lên:
– Tao nghi thằng lỏi đó là
con gái.
– Con gái? Quý ròm giật nảy người, suýt chút nữa nó đã bắn vọt người lên như pháo thăng thiên.
– Ừ! Tiểu Long gật đầu.
Miệng Quý ròm vẫn há hốc:
– Sao mày biết?
Tiểu Long bối rối nhìn ra cửa:
– Khi nãy, lúc cố ghì mạnh nó, tao
tao có cảm giác như vậy.
Quý ròm không để ý đến vẻ bẽn lẽn của bạn mình. Nó toét miệng cười:
– Thì ra mày cuống cuồng "bỏ của chạy lấy người" là vì vậy?
Tiểu Long lại sượng sùng gật đầu.
– Nhưng tao lại không nghĩ như mày. Quý ròm thu ngay nụ cười, giọng lộ vẻ ngờ vực Thằng lỏi đó không thể là con gái được!
Thấy Tiểu Long không tỏ vẻ gì phản bác, Quý ròm hùng hồn nói tiếp:
– Lối ăn mặc của nó là lối ăn mặc của con trai. H! ơn nữa! , một đứa con gái không thể có thái độ hung hăng như thằng lỏi này được.
Tiểu Long gật gù:
– Chính tao cũng nghĩ như mày. Một đứa con gái không đời nào xưng hô "mày tao" thoải mái như thế. Nhưng tao vẫn cứ nghi nghi
– Tao hiểu rồi. Quý ròm cắt ngang Vì vậy khi nãy mày định "điều tra" xem tên nó là gì chứ gì?
– Ừ. Tao muốn biết tên nó là tên con trai hay tên con gái.
Quý ròm cười khì:
– Rốt cuộc Văn Châu lại là tên con trai.
– Ừ! Tiểu Long nuốt nước bọt Con gái chả ai lót chữ Văn bao giờ.
Giọng Tiểu Long đượm bâng khuâng. Không hiểu sao lòng nó cứ gờn gợn. Mặc dù đồng ý với Quý ròm, trong thâm tâm nó vẫn không đoan quyết được thằng lỏi Văn Châu lạ lùng kia là con gái hay con trai.
Đang thần người nghĩ ngợi, Tiểu Long bỗng nghe Quý ròm reo lên:
– A! Con gái! Con gái!
– Gì vậy? Tiểu Long giật mình ngó bạn.
Quý ròm hoa tay:
– Tao nghĩ ra rồi. Văn Châu rất có thể là tên con gái.
Tiểu Long ngơ ngác:
– Tên con gái sao lại lót chữ Văn?
– Văn không phải là tên lót. Quý ròm hấp háy mắt Văn là họ, Châu là tên. Nếu đúng như vậy thì con nhỏ đó có họ tên đầy đủ là
Văn Châu.
Trước đây năm phút, Quý ròm cứ khăng khăng Văn Châu là con trai, bây giờ đùng một cái, nó lại bảo Văn Châu là con gái, thậm chí nó không buồn gọi Văn Châu là "thằng nhóc" hay "thằng lỏi" nữa mà chuyển qua gọi là "con nhỏ" bằng một giọng tỉnh khô. Thái độ quay ngoắt 180° của Quý ròm khiến Tiểu Long nhăn mặt:
– Nhưng chắc gì Văn là họ? Nhỡ đó là tên lót thì sao?
̵! 1; Muốn! xác định chuyện đó chẳng có gì khó. Quý ròm hăm hở Trong vòng một tuần tao sẽ tìm ra đáp số.
– Thế còn kiểu ăn mặc và lối xưng hô. Tiểu Long gãi đầu Còn thái độ ngổ ngáo kia nữa. Sao khi nãy mày bảo
– Khi nãy khác bây giờ khác. Quý ròm láu lỉnh Cuộc đời luôn luôn thay đổi mà mày.
Trước giọng điệu ngang phè của Quý ròm, Tiểu Long chẳng còn biết bắt bẻ vào đâu, đành lắc đầu đứng dậy. Nhưng trước khi ra về, nó không quên nghiêm giọng nhắc:
– Nhớ đấy nhé! Trong vòng một tuần, mày sẽ phải cho tao biết kết quả điều tra đấy.
Khi nói như vậy, Tiểu Long không ngờ chỉ ba ngày sau, mới sáng sớm Quý ròm đã xộc tới nhà nó:
– Tao gặp thằng lỏi Văn Châu rồi.
– Gặp hồi nào?a
– Chiều hôm qua.a
– Nó đến nhà mày hả?
– Ừ!
– Lần này mày có giả vờ té ngã nữa không? Tiểu Long nheo mắt.
– Bậy! Quý ròm đỏ mặt Nó đến để đền con búp-bê cho em tao.
Tiểu Long ngạc nhiên:
– Hoá ra nó cũng tử tế đấy chứ.
– Ừ! Quý ròm gật đầu, rồi nó hớn hở khoe Con búp-bê tuyệt lắm!
Tiểu Long tò mò:
– Cũng búp-bê biết bò chứ?
– Ừ. Nhưng đây là con búp-bê chạy bằng pin. Công-tắc có ba nấc. Bật một cái, con búp-bê sẽ bò. Bật hai nấc, búp-bê vừa bò vừa ngúc ngoắc đầu và khóc oe oe.
Nghe Quý ròm mô tả, Tiểu Long cứ xuýt xoa luôn miệng:
– Hay thật! Tao chưa từng thấy một con búp-bê như thế bao giờ.
Rồi nó tặc tặc lưỡi:
– Hẳn con búp-bê này phải rất đắt tiền.
– Tao cũng nghĩ vậy. Quý ròm chớp ! mắt k�! � Thằng lỏi đó hình như không muốn giáp mặt tao
Tiểu Long vọt miệng:
– Chắc nó sợ ngón đòn "hồi mã thương" của mày.
Bị Tiểu Long "kê tủ đứng" vào miệng, Quý ròm hơi khựng lại, nhưng đang hào hứng kể chuyện, nó không buồn "trả đũa", chỉ lườm Tiểu Long một cái rồi hắng giọng tiếp:
– Nó gặp nhỏ Diệp trước cổng, liền đưa con búp-bê rồi đi ngay. Khi nhỏ Diệp chạy vào khoe tao, thấy con búp-bê đắt tiền quá, tao hốt hoảng giật lấy và lập tức co giò rượt theo. "Nè", khi đuổi kịp nó, tao kêu. Nó quay lại, vẫn gọn lỏn: "Gì?" Tao chìa con búp-bê ra: "Trả cho
bạn nè. Con búp-bê hôm trước tôi đã sửa được rồi". Nó lạnh lùng: "Tôi không cần biết chuyện đó! Hễ tôi làm hỏng thì tôi có trách nhiệm phải đền".
Tiểu Long thu nắm tay quẹt mũi:
– Nó không còn "mày mày tao tao" nữa hả?
– Ừ! Quý ròm cười tươi Có lẽ tại tao ăn nói lịch sự quá. Đứng trước một người văn minh lịch sự, nó buộc phải văn minh lịch sự theo.
Tiểu Long "xì" một tiếng:
– Thôi đừng có tự khen mình nữa. Mèo khen mèo dài đuôi mà không biết ngượng.
Quý ròm tỉnh khô:
– Nếu đuôi tao dài thật thì tao cứ khen dài, việc gì phải ngượng?
Biết không cãi lại cái miệng trơn như bôi mỡ của Quý ròm, Tiểu Long khẽ khụt khịt mũi và quay lại câu chuyện bỏ dở:
– Rồi sao nữa?
– Sao chuyện gì?
Tiểu Long cau mặt:
– Thì chuyện thằng nhãi Văn Châu chứ chuyện gì. Rốt cuộc nó có chịu nhận lại con búp-bê không?
– Không! Quý ròm lắc đầu Nói xong một câu, nó rảo cẳng đi liền.
T! iểu Lon! g mím môi:
– Và mày tiếp tục rượt theo?
– Không! Tao đứng yên tại chỗ.
Tiểu Long giương mắt ếch:
– Vậy làm sao mày biết được thằng đó là con trai hay con gái?
– Biết. Quý ròm thủng thỉnh Khi nó vừa đi được năm, bảy bước, tao sực nhớ tới chuyện quan trọng đó liền gọi giật: "Gượm đã!" Nó đứng lại: "Gì?" Tao hỏi: "Bạn Châu họ Văn phải không?" Giọng nó vẫn lạnh băng: "Bạn hỏi họ tôi để làm gì?" Tao nói: "Chẳng để làm gì cả. Hỏi chơi vậy thôi". Nó lưỡng lự một thoáng rồi đáp: "Tôi họ Trần". Nói xong, nó vọt luôn.
– Như vậy nó tên là Trần Văn Châu. Tiểu Long lẩm bẩm Lạ thật!
– Chẳng có gì lạ cả. Quý ròm gãi cằm Nó là một thằng lỏi. Giống như tao và mày thôi.
Chương 4.
Tiểu Long khều nhỏ Hạnh:
– Hạnh nè!
– Gì hả Long?
– Theo Hạnh, Tiểu Long ngập ngừng hỏi Có bao giờ một người con gái mang tên là Trần Văn Châu không?
Thắc mắc của Tiểu Long khiến nhỏ Hạnh tròn xoe mắt:
– Long nói gì Hạnh không hiểu.
Quý ròm đứng bên xía miệng giải thích:
– Ý nó muốn hỏi Hạnh cái tên Trần Văn Châu là tên con trai hay tên con gái.
– Dĩ nhiên là tên con trai rồi. Nhỏ Hạnh chớp mắt Con gái ai lại đặt tên như vậy.
– Thấy chưa! Quý ròm quay sang Tiểu Long, giọng đắc thắng Tao đã bảo nó là con trai mà mày cứ không tin.
Tiểu Long không nói gì. Nó chỉ thở dài đánh thượt. Một khi "nhà thông thái" Hạnh đã quả quyết thằng lỏi đó là con trai thì chắc chắn nó không thể là con gái được. Nhưng không hiểu sao Tiểu Long vẫn không yên bụng. Nhớ đến cảm giác hôm nào, nó cứ thấy ngờ ngợ, dầu rằng cái cảm giác là lạ đó rất mơ hồ và hoàn toàn không thể chứng minh hay giải thích.
– Nhưng tại sao Long lại hỏi như vậy? Nhỏ Hạnh hỏi lại.
Tiểu Long gãi mũi:
– Tụi này vừa gặp một đứa có tên như thế.
Nhỏ Hạnh ngạc nhiên:
– Chẳng lẽ nhìn bề ngoài, Long không phân biệt được đó là con trai hay con gái sao?
– Bề ngoài thì nó là con trai đứt đuôi đi rồi.
Tiểu Long chưa kịp trả lời, Quý ròm đã vọt miệng đáp thay. Rồi bằng giọng sôi nổi, nó hăm hở thuật lại cho nhỏ Hạnh nghe về những xung đột gay cấn vừa xảy ra giữa nó và Tiểu Long với nhân vật Văn Châu bí hiểm kia.
Nghe xong, nhỏ Hạ! nh càng ngơ ngác:
– Hạnh chả hiểu gì cả. Nếu vậy thì có gì để phải nghi ngờ bạn ấy là con gái?
Nhỏ Hạnh hỏi trổng nhưng mắt lại nhìn Tiểu Long.
– Tất nhiên là có lí do. Tiểu Long quay mặt đi chỗ khác, ấp úng nói.
– Lí do gì?
Nhỏ Hạnh hỏi dồn càng khiến Tiểu Long thêm lúng túng.
– Lí do là
lí do là
Thấy Tiểu Long cứ "lí do là" cả buổi vẫn chưa nói hết câu, Quý ròm sốt ruột cười mũi:
– Thôi đi mày ơi! Thằng lỏi đó là con trai chứ có phải là con gái như mày tưởng đâu mà mắc cỡ.
Rồi quay sang nhỏ Hạnh, Quý ròm bô bô:
– Hạnh biết không, thằng Tiểu Long nhà mình lúc này nó sao sao ấy. Đang vật nhau với thằng Văn Châu, tự nhiên nó hét lên thất thanh và nhảy tót ra ngoài. Hỏi nó, nó bảo nó có cảm giác thằng lỏi đó là con gái. Hạnh nghe có tức cười không?
Nhỏ Hạnh không tức cười chút nào. Ngược lại, nó còn đưa tay vỗ vỗ trán:
– Nếu vậy thì lại là chuyện khác.
– Cái gì? Quý ròm sửng sốt Bộ Hạnh tin lời thằng Tiểu Long hả?
Nhỏ Hạnh mỉm cười:
– Hạnh chẳng tin ai cả. Hôm nào gặp trực tiếp Văn Châu, Hạnh mới kết luận được.
– Được rồi. Quý ròm gật đầu Chiều mai Hạnh ghé nhà tôi, thế nào cũng gặp thằng lỏi đó. Dạo này nó thường đi ngang nhà tôi lắm.
– Chiều mai tao cũng ghé nữa. Tiểu Long náo nức buột miệng, rồi nó nhìn Quý ròm, nói thêm Còn chiều nay thì mày ghé nhà tao.
– Chi vậy? Quý ròm thô lố mắt.
Tiểu Long gãi cổ:
– Chiều nay đội bóng khu phố tao "**ng" tụi khu phố 8.
Tiểu Long không nói r! õ nhưng! chỉ nghe thoáng qua, Quý ròm hiểu ngay bạn mình muốn gì. Chả là ở phường của Tiểu Long, tuần nào bọn nhóc cũng đem bóng đi đá với nhau, cứ khu phố này **ng khu phố kia, khu phố kia **ng khu phố nọ, chiều thứ Năm nào cũng có những trận **ng độ nảy lửa. Tiểu Long là thủ lĩnh của đội khu phố 5. So với các đội bóng khu phố khác, đội của Tiểu Long thực lực kém hơn.
Trong đội bóng của mình, Tiểu Long đá vai hậu vệ. Là con nhà võ, chân cứng như sắt, mỗi khi Tiểu Long cản phá, tiền đạo đối phương không dám giữ bóng lâu, thường sút vội sút vàng nên ít khi trúng đích. Hàng thủ như vậy là tạm được. Duy hàng tiền đạo thì quá yếu, chẳng đào đâu ra được một chân sút lợi hại. Vì vậy, Tiểu Long thường phải cầu viện đến Quý ròm.
Quý ròm thuộc loại cầu thủ kém thể lực nhưng bù lại, nhanh nhẹn và khéo léo vô song. Những cú đi bóng lắt léo, liên tục đảo người làm đối thủ mất đà và những cú sút hiểm hóc nhanh chóng đưa Quý ròm lên vị trí một trung phong không thể thay thế của đội bóng lớp 8A4 trường Tự Do.
Thoạt đầu, bọn nhóc ở các đội bóng khác không đồng ý cho Quý ròm "tăng cường" vào đội khu phố 5, với lí do Quý ròm không phải người trong phường. Nhưng rồi Tiểu Long năn nỉ mãi và Quý ròm phải trổ tài vặt biểu diễn một vài màn ảo thuật hấp dẫn để kết thân, các đối thủ mới chịu chấp nhận Quý ròm. Từ đó đội bóng của khu phố 5 mới có thắng có thua chứ lúc trước đá đến đứt hơi cũng không làm sao chọc thủng được lưới đối phương.
Nghe chiều nay sẽ "**ng" với tụi khu phố 8, nhớ đến trận thua tháng trước, Quý ròm nghi�! �n răng:!
– Được rồi! Chiều nay tao sẽ "nghiền nát" bọn chúng để "phục thù".
Rồi quay sang nhỏ Hạnh, Quý ròm rủ:
– Chiều nay Hạnh đi chơi với bọn này không?
Nhỏ Hạnh đẩy gọng kính trên sống mũi, thật thà:
– Hạnh đâu có biết đá bóng.
– Trời đất! Quý ròm giơ hai tay lên trời Tôi có bảo Hạnh đá bóng đâu.
– Chứ Hạnh đi theo làm chi?
Quý ròm khịt mũi:
– Thì ngồi coi. Và
giữ quần áo giùm.
Nhỏ Hạnh nguýt Quý ròm một cái dài:
– Nhờ người ta giữ đồ giùm thì nói đại đi cho rồi. Còn làm bộ rủ đi chơi.
– Thì cả hai. Quý ròm toét miệng cười hì hì.
Nhỏ Hạnh từng đi theo cổ vũ Tiểu Long và Quý ròm khi đội tuyển lớp 8A4 tranh tài với các đội bóng lớp khác để giành giải thể thao toàn trường. Nhưng đây là lần đầu tiên nhỏ Hạnh xem hai bạn mình thi đấu trong một đội bóng khu phố. Và nó vô cùng kinh ngạc khi nhận ra so với những trận đấu trong phạm vi nhà trường, các cuộc **ng độ ở khu phố căng thẳng và ác liệt hơn nhiều.
Trên bãi đất trống ven đường, với các đống giày dép mũ nón làm trụ thành, không xà ngang, không cả trọng tài, hai đội bóng mỗi bên sáu người kể cả thủ môn hùng hục lao vào nhau như những đấu sĩ giác đấu La Mã. Tiếng hò hét, tiếng la í ới, tiếng chân chạy huỳnh huỵch lẫn tiếng va chạm kêu "côm cốp" làm huyên náo cả một quãng đường. Bụi tung mù mịt khiến nhỏ Hạnh phải một tay ôm đồ, tay kia lấy khăn che kín miệng mũi.
Đội bóng khu phố 5 ngoài Tiểu Long và Quý ròm, còn ba cầu thủ khác và một thủ môn không ngừng nhảy chồm chồm trước nhữn! g đợt ! hãm thành liên tục của đối phương.
Ngồi xem một hồi, nhỏ Hạnh bắt đầu lo lắng. Nó nhận ra đội bóng khu phố 8 trội hơn hẳn đội bóng của khu phố 5. Các cầu thủ khéo léo hơn, đặc biệt đứa nào đứa nấy to con cỡ Tiểu Long. Hàng hậu vệ đội khu phố 8 lại đá rất rát khiến mũi nhọn Quý ròm mải lo nhảy tránh, không làm ăn gì được.
Mới vào cuộc được năm phút, đội bóng khu phố 5 đã bị "thủng lưới" một quả. Bảy phút sau, lại thua thêm quả thứ hai. Tiểu Long nổi quạu, hét đồng đội om sòm. Nom nó bây giờ chẳng giống chút gì với thằng Tiểu Long trầm tĩnh thường ngày. Ở phía trên, Quý ròm cũng nóng ruột không kém. Nó mím môi dắt bóng lao liên tục vào vùng cấm địa của đối phương, bị đánh bật ra, lại lao vào, bất chấp những cú đốn giò thô bạo. Vùng vẫy, luồn lách một hồi, cuối cùng những nỗ lực của Quý ròm cũng được đền đáp.
Đến cú đột phá thứ tám, nó "vặn sườn" được tay hậu vệ hộ pháp bên cánh phải, thoát xuống cận thành và tung một quả "chéo cánh sẻ" ghi bàn rút ngắn khoảng cách giữa tiếng reo hò vang dội của đồng đội và của cả
khán giả Hạnh.
Bàn thắng đẹp mắt của Quý ròm giúp đội bóng khu phố 5 lên tinh thần thấy rõ. Tiểu Long và đồng đội như được tiếp thêm sức, chạy ***g lên như ngựa.
Ngược lại, bên khu phố 8 rơi vào thế lúng túng, đội hình bắt đầu chệch choạc. Hàng hậu vệ chưa hết choáng váng trước bàn gỡ của Quý ròm, đã để lộ hàng loạt những sơ hở chết người. Nếu thủ môn đối phương không xuất sắc và nếu Quý ròm bình tĩnh "chỉnh thước ngắm" kĩ thêm chút nữa thì có thể nó đã! ghi thê! m bàn thứ hai sau những đợt xâm nhập vừa rồi.
Nhưng trong khi Tiểu Long và đồng đội đang chờ đợi bàn thắng có vẻ như sớm muộn gì cũng xảy ra đó thì tai hoạ bất thần ập xuống. Một cú chuồi bóng đầy ác ý của hậu vệ đội khu phố 8 bay thẳng vào mắt cá chân Quý ròm làm nó ngã lăn quay ra đất.
– Phạt đền! Phạt đền! Các cầu thủ khu phố 5 la lên.
Đội trưởng đội khu phố 8, một ông nhóc mặt mày ngổ ngáo, hừ giọng:
– Phạt đền cái mốc xì! Cú chuồi bóng vừa rồi đúng luật đàng hoàng.
– Đạp vô chân người ta mà đúng luật.
– Đá bóng va chạm là bình thường. Thủ lĩnh đội khu phố 8 bướng bỉnh cãi Ai cố ý đạp nó làm chi.
Tiểu Long ngó Quý ròm lúc này đang lồm cồm bò dậy:
– Đá tiếp được không mày?
Quý ròm ôm chân xuýt xoa:
– Chắc tao đá không nổi. Thế đứa khác vào đi!
– Người đâu mà thế.
Tiểu Long nhăn nhó đáp. Rồi nhìn quanh quất, thấy nhỏ Hạnh đang ngồi thu lu bên vệ đường, Tiểu Long mừng rỡ đưa tay ngoắc:
– Hạnh ơi! Vào đá thế Quý ròm đi!
– Hạnh đâu có biết đá bóng.
Nhỏ Hạnh chun mũi, vẫn ngồi yên tại chỗ.
– Không biết đá thì vào giữ gôn. Tiểu Long tiếp tục gạ.
Nhỏ Hạnh trù trừ:
– Hạnh cũng không biết giữ gôn.
– Giữ gôn có gì mà không biết! Tiểu Long thu nắm tay quẹt mũi Cứ đứng ngay giữa đống dép, hễ thấy bóng vào thì xô ra.
Nhỏ Hạnh có vẻ bị thuyết phục. Nếu bắt gôn chỉ đơn giản như Tiểu Long nói thì nó hi vọng có thể làm được. Vả lại, nó cũng muốn giúp đội bóng của Tiểu Long. Nếu! như vì! thiếu người mà trận đấu phải dừng ngay tại đây xem như đội bóng khu phố 5 lại thua đội khu phố 8 thêm một lần nữa! Nhỏ Hạnh xao xuyến nhủ bụng và ngập ngừng đứng dậy. Nó nhét mớ quần áo vào tay Quý ròm đang cà nhắc lại gần và rụt rè bước ra sân.
– Không được! Thằng nhóc thủ lĩnh đội khu phố 8 thình lình hắng giọng phản đối Tụi tao không đá với con gái.
– Gái trai gì chẳng được. Tiểu Long khịt mũi.
– Tao nói không được là không được. Thủ lĩnh đội khu phố 8 vẫn khăng khăng Có con gái vào, tụi tao đá thắng cũng chẳng vinh dự gì.
– Nhưng bên tao đang thiếu người. Tiểu Long mặt nhăn như bị, cố phân trần Ngoài nhỏ Hạnh ra, đâu còn ai thế được nữa.
– Còn tao!
Một giọng nói đột ngột vang lên đáp lời Tiểu Long.
Cả bọn giật mình quay ra. Tự bao giờ, sau lưng Quý ròm một thằng nhóc quần soọc, áo pull với hình vẽ quả bóng to tướng trước ngực đang đứng khoanh tay nhìn vào.
Thằng nhóc xuất hiện âm thầm và bất ngờ như một bóng ma đến nỗi nó đến sát rạt sau lưng mà Quý ròm vẫn không hề hay biết.
Đến khi giọng nói của thằng nhóc bất thần vang lên sau gáy, Quý ròm mới giật bắn người quay lại và cùng với Tiểu Long, nó tròn mắt kêu lên:
– Văn Châu!
Thủ lĩnh đội khu phố 8 khẽ liếc Tiểu Long:
– Bạn mày hả?
– Ừ.
– Nó cũng ở khu phố 5 hả?
Tiểu Long chớp mắt:
– Ừ.
Thủ lĩnh đội khu phố 8 lộ vẻ nghi ngờ:
– Sao tao thấy nó lạ hoắc vậy?
Lỡ trớn, Tiểu Long đành "dóc tổ" luôn:
– Nó mới dọn về tuần trước. Khôn! g moi thêm được lí do gì để vặn vẹo, thủ lĩnh đội khu phố 8 đành khoát tay ra hiệu cho đồng đội dàn đội hình chuẩn bị ứng chiến.
Còn nhỏ Hạnh, sau khi Văn Châu vào sân, nó thở phào như trút được một gánh nặng và lui ra bên vệ đường ngồi xuống cạnh Quý ròm.
– Văn Châu mà Quý và Long nói hồi sáng là anh chàng này đây hả? Vừa ngồi xuống, nhỏ Hạnh tò mò hỏi ngay.
– Ừ! Quý ròm gật đầu Hạnh để ý kĩ xem nó là con gái hay con trai.
Nhỏ Hạnh lập tức quay đầu nhìn vào trong sân. Thực ra không đợi Quý ròm nhắc, ngay từ khi biết nhân vật vừa xuất hiện là Văn Châu, nó đã ngầm quan sát nhất cử nhất động của "đối phương" rồi. Khi trận đấu khởi động, nó càng chăm chú.
Tâm trạng của Quý ròm lúc này chẳng khác gì nhỏ Hạnh. Giữa mười hai cầu thủ đang quần nhau tơi tả trên sân, nó chỉ chăm chăm theo dõi mỗi một Văn Châu. Và càng theo dõi, Quý ròm càng không tin vào mắt mình.
Văn Châu đá bóng hay không thể tưởng. Nó vừa dũng mãnh như Tiểu Long lại vừa nhanh nhẹn khéo léo như Quý ròm. Những cú lên bóng của nó bao giờ cũng làm chao đảo khung thành của đối phương. Mỗi lần bóng vào chân Văn Châu là các cầu thủ đội khu phố 8 hoảng hốt í ới gọi nhau như sắp cháy nhà đến nơi. Các hậu vệ bắt đầu giở trò đá xấu. Nhưng Văn Châu nhanh như sóc. Nó nhảy tránh hàng loạt những cú truy cản thô bạo một cách ung dung, bóng vẫn không rời chân.
Có vẻ như đội khu phố 8 không có cách nào ngăn chặn được Văn Châu. Vừa vào cuộc được bảy, tám phút, nó đã ghi liên tiếp hai bàn và dường như đang chuẩn bị ghi thêm bàn thứ ba.
Tiểu Lo! ng thủ ! phía sau, nhìn cảnh Văn Châu làm mưa làm gió trước khung thành đối phương mà nở từng khúc ruột, miệng cứ cười toe toét. Bây giờ thì có các vàng, nó cũng không dám đánh cuộc Văn Châu là
con gái!
Bên ngoài, Quý ròm luôn miệng xuýt xoa:
– Thằng lỏi này đá bóng tuyệt cú mèo! Cứ y như là xiếc.
Nhỏ Hạnh lườm bạn:
– Bây giờ Hạnh có phải để ý xem xét nữa không?
– Thôi khỏi! Quý ròm nhăn răng cười Tất cả chỉ tại thằng Tiểu Long gà mờ kia thôi. Ngay từ đầu tôi đã bảo Văn Châu là con trai mà nó cứ nhất mực không tin.
Đúng lúc Quý ròm đang hể hả khoe khoang nhận xét tinh tường của mình thì trong sân đột ngột xảy ra biến cố.
Trong một lần Văn Châu dẫn bóng thoát xuống, một hậu vệ đối phương không ngăn cản được bèn thò tay nắm áo Văn Châu kéo lại.
Và khi cổ áo Văn Châu vừa hở ra, ông nhóc lập tức buông tay và kinh hoàng hét lên như phải bỏng:
– Con gái! Con
Ông nhóc chưa kịp nói hết câu thứ hai đã bị Văn Châu quật một cú nằm thẳng cẳng.
Trước sự kiện bất ngờ này, cầu thủ hai bên lập tức ùa cả lại.
Nhiều cái miệng nhao nhao sửng sốt:
– Mày có trông nhầm không đấy? Thằng này làm sao là
con gái được?
– Nhầm sao được mà nhầm.
– Bá láp! Văn Châu hầm hầm Áo may-ô mà dám bảo là nịt ngực.
– May-ô cái mốc xì!
Tên thủ lĩnh đội khu phố 8 liền xông tới trước mặt Tiểu Long, xua xua tay:
– Nếu vậy thì hai bàn thắng vừa rồi không tính. Trận hôm nay xem như tụi mày vẫn thua tụi tao 2-1.
– Sao lại thế được? Một ông nhóc đội khu phố 5 phản đối Đang thắng 3-2 tự dưng lại biến thành thua 1-2.
Tên thủ lĩnh đội khu phố 8 nhún vai:
– Ai bảo đội mày phạm luật, đưa con gái vào đá.
Tiểu Long quẹt mũi:
– Chắc gì nó là con gái. Bên mày chỉ dựng chuyện để huỷ bỏ hai bàn thắng của tụi tao thôi.
– Tao thèm vào dựng chuyện. Tay hậu vệ níu áo Văn Châu khi nãy mặt mũi đỏ gay Nếu không tin, mày kêu thằng đó lại đây, bảo nó cởi áo ra trước mặt mọi người xem nó có dám không.
Nghe giọng điệu quả quyết của đối phương, Tiểu Long hơi chột dạ. Nhưng đám bạn khu phố 5 của nó lại tỏ ra hăm hở:
– Đúng rồi đó. Bảo thằng bạn của mình cởi áo ra cho tụi nó hết đường ăn gian luôn.
Nhưng ý định chí lí đó rốt cuộc không thực hiện được. Khi cầu thủ hai phe đảo mắt nhìn quanh thì Văn Châu đã không còn ở đó. Hệt như nó chui đâu xuống đất.
Chương 5.
Tiểu Long hỏi Quý ròm:
– Lúc Văn Châu bỏ đi, mày có trông thấy không?
– Dĩ nhiên là thấy.
– Sao mày không gọi nó lại?
– Gọi làm gì?
Câu hỏi vặn của Quý ròm làm Tiểu Long đực mặt ra. Ừ nhỉ, gọi nó lại để làm gì? Chẳng lẽ bảo nó cởi áo ra theo yêu cầu của tụi khu phố 8? Nếu nó là con trai thì không sao, nhưng nhỡ nó là con gái thật thì khác gì làm khó nó!
Tiểu Long nhăn trán nghĩ ngợi một hồi rồi thở dài quay sang nhỏ Hạnh:
– Hạnh thấy sao?
– Thấy sao chuyện gì?
– Chuyện Văn Châu chứ chuyện gì. Cuối cùng thì nó là con trai hay con gái vậy?
Nhỏ Hạnh lắc đầu:
– Hạnh không biết.
Tiểu Long ngớ người:
– Hạnh quan sát nó cả buổi sao lại không biết?
– Theo như những gì Hạnh nhìn thấy thì Văn Châu rõ ràng là con trai. Nhỏ Hạnh vừa đẩy gọng kính trên sống mũi vừa chậm rãi phân bua Nhưng tụi khu phố 8 cứ khăng khăng nó là con gái. Mà Văn Châu lại thình lình chuồn mất. Vì vậy Hạnh không thể quả quyết được.
Quý ròm tặc lưỡi:
– Bây giờ chỉ có cách điều tra xem nó học trường nào. Tới đó là biết ngay.
Nhỏ Hạnh gật gù tán đồng:
– Hạnh cũng nghĩ vậy. Nếu là con gái thì khi đi học nó bắt buộc phải mặc đồng phục nữ sinh.
Tiểu Long lộ vẻ băn khoăn:
– Hôm trước đi học nó vẫn mặc quần soọc áo pull vậy.
– Mày rõ lẩn thẩn! Quý ròm nhếch mép Đi học thêm buổi chiều, nó mặc gì chẳng được.
Bị Quý ròm "sửa lưng", Tiểu Long không nói gì. Nó chỉ mỉm cười ngư�! �ng nghịu.
Nhưng Tiểu Long chỉ ngượng một chút rồi thôi. Còn Quý ròm thì ngượng cả tuần lễ sau đó. Bởi sáu, bảy ngày liên tiếp, nó dò hỏi đến mòn hơi vẫn không xác định được Văn Châu học trường nào. Kế hoạch của Quý ròm thoạt nghe thì có vẻ hay ho nhưng khi thực hiện lại đâm ra bế tắc. Tìm kiếm ngôi trường của một học sinh không rõ gốc tích chẳng khác nào chuyện mò kim đáy bể.
Công việc điều tra không kết quả, Quý ròm đã bực, lên trường ngày nào cũng bị Tiểu Long và nhỏ Hạnh hỏi thăm, nó càng thêm cáu.
– Hỏi, hỏi hoài! Quý ròm xẵng giọng Chuyện gì cũng phải từ từ chứ. Tụi mày nôn nóng thì tự đi mà điều tra lấy.
Quý ròm nổi cộc chừng một, hai lần, Tiểu Long và nhỏ Hạnh hoảng vía im ru.
Nhưng mặc dù Tiểu Long và nhỏ Hạnh đã thôi mở miệng, ánh mắt thăm dò của tụi nó vẫn khiến Quý ròm cảm thấy nhột nhạt. Nó tự ái nhủ bụng "phải cố, phải cố" nhưng rồi mọi chuyện vẫn cứ công cốc.
Đến ngày thứ bảy thì Quý ròm bất lực thú nhận:
– Chịu! Tao không tài nào lần ra cái ngôi trường quỷ quái của thằng lỏi đó được.
Nhìn vẻ mặt buồn xo của Quý ròm, nhỏ Hạnh bất giác động lòng. Nó nói, giọng điệu ngược hẳn với thái độ nôn nóng trước đây:
– Chuyện đó khó lắm, không thể gấp gáp được đâu.
Tiểu Long liếm môi:
– Chẳng lẽ tụi mình chịu thua sao?
– Chịu thua thì dĩ nhiên không chịu thua. Nhỏ Hạnh chép miệng Nhưng phải từ từ.
Thấy nhỏ Hạnh đề cao phương châm "từ từ" của mình, Quý ròm khoái lắm. Vẻ rầu rĩ biến mất, nó toét miệng cười:
–! Đúng r! ồi đó. Phải từ từ. Ông bà nói "dục tốc bất đạt". Vội vàng chả làm được cái quái gì cả.
Tiểu Long nhăn nhó:
– Nhưng ít ra mình cũng phải biết mình sẽ bắt đầu từ đâu chứ?
Nhỏ Hạnh điềm nhiên đáp:
– Bắt đầu từ nhà Văn Châu.
– Từ nhà Văn Châu? Tiểu Long chưng hửng Tụi mình đã biết nhà nó đâu.
Nhỏ Hạnh lắc mái tóc:
– Không biết thì mình sẽ tìm. Tìm nhà nó dù sao cũng dễ hơn tìm trường học của nó nhiều.
Nghe tới đây, Tiểu Long gục gặc đầu dường như hiểu ra:
– Và mình sẽ chờ nó đi học để bám theo xem nó học trường nào?
– Tiểu Long ơi là Tiểu Long! Trước vẻ khờ khạo của Tiểu Long, Quý ròm không chịu được bèn kêu lên Sao mày ngốc thế? Nếu nó đi học thì vừa ra khỏi cửa nó đã mặc đồng phục rồi, cần quái gì phải bám theo nó đến tận trường.
– Ờ há! Tiểu Long lỏn lẻn, rồi để khoả lấp sự ngượng ngập, nó hỏi ngay Vậy chừng nào mình mới tìm đến nhà nó?
– Ngay chiều nay. Quý ròm nhanh nhảu.
Chiều đó, đúng ba giờ rưỡi, Tiểu Long và nhỏ Hạnh đã có mặt ở nhà Quý ròm.
Ba đứa đứng thập thò bên trong hàng rào chong mắt nhìn qua kẽ hở của đám dây leo, chờ Văn Châu đi học về.
Lúc hai giờ, Quý ròm đã phát hiện Văn Châu đi ngang qua trước cổng. Đó là giờ nó đi học thêm. Như vậy thế nào lúc bốn giờ nó cũng sẽ về ngang. Xưa nay vậy.
Quả đúng như Quý ròm tiên liệu, bọn trẻ nhấp nhổm khoảng hai mươi phút đã thấy Văn Châu xuất hiện phía đầu đường. Vẫn ngổ ngáo như thường lệ, tập nhét túi quần, nó vừa đi vừa chốc chố! c co châ! n sút vào các thứ vặt vãnh bắt gặp dọc đường.
Lúc đi ngang qua cổng nhà Quý ròm, nó ngoảnh cổ nhìn vào.
Tiểu Long hồi hộp:
– Coi chừng nó nhìn thấy.
– Thấy thế quái nào được. Quý ròm khịt mũi Dây leo ken dày như thế này.
Lời trấn an của Quý ròm chẳng làm Tiểu Long yên tâm. Nó thụp người xuống:
– Rụt cổ lại dù sao cũng chắc ăn hơn.
Nhưng sự cẩn thận của Tiểu Long hoàn toàn thừa thãi. Văn Châu chỉ liếc vào nhà Quý ròm một thoáng rồi cắm cúi đi tiếp, lòng không gợn chút nghi ngờ.
Đợi Văn Châu đi một quãng khá xa, bọn Quý ròm bắt đầu tuôn ra khỏi cổng và lật đật bám theo.
Văn Châu không hề hay biết. Nó mải hào hứng luyện sút bóng với những chiếc lon rỗng và các loại vỏ trái cây nằm rải rác trên đường.
Nhỏ Hạnh vừa men sát hàng hiên dọc theo dãy phố vừa dán chặt mắt vào Văn Châu, miệng hỏi:
– Quý nghĩ sao hả Quý?
– Nghĩ chuyện gì?
Nhỏ Hạnh không trả lời mà buột miệng theo ý mình:
– Hạnh nghĩ Văn Châu không thể là con gái được.
Quý ròm chưa kịp bày tỏ ý kiến thì Văn Châu đã ngoặt quanh góc phố.
– Chết rồi! Đuổi theo!
Quý ròm hớt hải kêu và hấp tấp vượt lên trước.
Nhỏ Hạnh quên phắt câu chuyện dang dở, cùng Tiểu Long rảo bước chạy theo Quý ròm lúc này cũng đã khuất dạng sau góc đường.
Lúc tới nơi, cả hai vô cùng kinh ngạc khi chẳng thấy Văn Châu đâu. Chỉ có mỗi Quý ròm đang đứng bên lề đường dáo dác nhòm quanh.
– Nó đâu? Tiểu Long sửng sốt hỏi.
– Tao chẳng biết. Giọng Quý ròm hoang mang Vừa đuổi tới đây thì m�! ��t hút.!
Tiểu Long ngẩn tò te:
– Lạ thật! Chẳng lẽ nó biết bị theo dõi?
– Không thể như thế được. Quý ròm mím môi Từ nãy đến giờ nó đâu có quay đầu lại lần nào.
Tiểu Long gãi đầu:
– Thế thì tại sao nó đột ngột biến mất? Chẳng lẽ nó biết bay?
– A! Nhỏ Hạnh chợt reo lên và mừng rỡ chỉ tay vào cổng chợ kế ngã tư Chắc chắn nó đã vào trong kia.
Tiểu Long nheo mắt, bán tín bán nghi:
– Nó vào chợ làm gì?
– Làm sao Hạnh biết được. Có thể nó định mua một thứ gì đó. Nhỏ Hạnh nhíu mày một thoáng rồi ngập ngừng nói thêm Vả lại, nếu Văn Châu quả thực là con gái thì chuyện nó vào chợ không có gì đáng gọi là kì lạ.
Trước những lí lẽ vững chắc của nhỏ Hạnh, Tiểu Long không còn thắc mắc nữa. Nó lặng lẽ bước theo hai bạn tiến vào cổng chợ.
Đang đi, Quý ròm đột nhiên đứng lại:
– Nhìn kìa!
Tiểu Long và nhỏ Hạnh cùng bật hỏi, giọng căng thẳng:
– Văn Châu hả?
Câu hỏi vừa buột ra khỏi miệng, cả hai liền quay đầu nhớn nhác dòm quanh.
Quý ròm chỉ tay vào chiếc xe bán hủ tiếu bò viên, cười hì hì:
– Không phải! Cái này nè.
Đang bị ám ảnh bởi việc truy lùng dấu vết Văn Châu nên ngay cả khi Quý ròm chỉ ngay chóc vào chiếc xe hủ tiếu bò viên để trêu cợt mình, nhỏ Hạnh vẫn chưa kịp hiểu ra. Nó ngớ người:
– Quý chỉ cái gì thế?
– Món ăn mà Hạnh ưa thích! Quý ròm nheo mắt, giọng tinh quái.
– Giờ này mà Quý còn đùa được hả?
Vừa hét lên nhỏ Hạnh vừa chồm tới định tóm lấy áo Quý ròm. Nhưng mới vừa rướn ngư�! ��i, mặ! t nó bỗng biến sắc:
– Nấp mau! Văn Châu!
Giật mình quay lại, thấy Văn Châu đang đứng cách đó chừng mười mét, Tiểu Long và Quý ròm điếng hồn. Cả hai quýnh quáng chui tọt vào quầy bán hủ tiếu, ngồi thu lu đằng sau chiếc xe, ngóc cổ trông ra.
Phía bên kia, nhỏ Hạnh cũng đang ngồi lấp ló sau gánh bún riêu, chốc chốc lại thò nửa đầu ra ngoài quan sát.
Cũng may là Văn Châu đang lúi húi chọn mua thứ gì đó chỗ sạp bán trái cây, nếu không, với khoảng cách gần như thế, chắc chắn nó đã phát hiện ra bọn Quý ròm một cách dễ dàng.
Cả bọn nấp chừng năm phút, Văn Châu đã lững thững quay ra, tay xách theo một túi lê-ki-ma vàng ruộm.
Thằng nhóc này lạ lùng thật! Nhác thấy túi trái cây lủng lẳng trên tay Văn Châu, Quý ròm nhủ bụng. Thường, ít ai ăn lê-ki-ma. Người ta chỉ thích ăn vú sữa, hồng xiêm, mãng cầu, xoài, nho, táo, măng cụt
Đang nghĩ ngợi, Quý ròm bỗng hốt hoảng co giò chạy. Văn Châu lại vừa mất dạng sau một khúc rẽ.
Nhưng khác với khi nãy, lần này vừa chạy tới góc phố, Quý ròm liền thở phào khi thấy Văn Châu vẫn đang thả bộ tà tà trước mặt.
Nhỏ Hạnh trờ tới, chọc:
– Đừng lo. Ở đây chả có cái chợ nào đâu.
Quý ròm nhún vai:
– Đừng nói sớm. Chợ trước mặt kìa.
Quý ròm nói bừa, không ngờ trúng phóc. Không chỉ một cái chợ mà trên lộ trình vòng vèo, khúc khuỷu và dài dằng dặc của mình, Văn Châu đã dẫn bọn Quý ròm qua thêm hai cái chợ, một cái cầu, ba cái ngã ba và năm cái ngã tư cả thảy.
Nhỏ Hạnh ngán ngẩm:
– Nhà nó ở đâu mà xa tít mù thế này.
Tiểu Long quẹt mũi, uể oải:
R! 11; Ở �! �ây thuộc về quận khác rồi.
Chỉ có Quý ròm là tươi hơn hớn:
– Hèn gì tao không tìm ra trường của nó. Nếu nó học một trong những trường ở quận mình thì tao đã điều tra ra từ lâu rồi.
– Lạ thật! Nhỏ Hạnh nhíu mày Thế tại sao nó phải đi học thêm bên quận mình cho xa?
– Hoàn toàn dễ hiểu. Quý ròm khịt mũi Bởi trung tâm tin học ở quận mình là trung tâm uy tín nhất.
Đang nói, Quý ròm bỗng dang hai tay ra hiệu cho cả bọn lùi vào sau cột điện.
Cuối cùng, đôi chân dẻo dai của Văn Châu cũng dừng bước. Nó đứng trước một toà biệt thự nguy nga toạ lạc ngay góc phố và nhìn vào với vẻ lưỡng lự. Điệu bộ của nó nửa muốn vào nửa muốn không.
Tiểu Long khều Quý ròm:
– Nhà nó đấy hả mày?
– Không biết. Quý ròm khẽ đáp, mắt vẫn dán chặt vào ngôi biệt thự Chờ một lát nữa đi.
Văn Châu đứng ngần ngừ trước toà biệt thự sang trọng kia có đến năm phút. Rốt cuộc nó cúi xuống co chân sút tung một hòn sỏi ra đường rồi lầm lũi bỏ đi.
Khi Văn Châu vừa rẽ ngoặt và khuất dạng sau góc hàng rào bao quanh toà biệt thự, bọn Quý ròm lập tức nhô ra khỏi chỗ nấp và ba chân bốn cẳng rượt theo.
Cả ba rón rén men theo bờ rao rậm rạp lần về phía góc đường. Nhưng vừa thò đầu ra, bọn Quý ròm suýt nhảy dựng lên khi thấy Văn Châu đứng lù lù cách đó chừng ba mét, trước một cánh cổng sắt cao nghễu.
Văn Châu đang kiễng chân nhìn vào căn nhà nhỏ nằm sau cổng nên không trông thấy bọn Quý ròm, nhưng dù vậy, tim đứa nào đứa nấy vẫn đập thình thịch như muốn vọt ra khỏi ***g ngực.
Không ai bảo ! ai, cả ! ba hấp tấp rụt đầu lại, thấp thỏm đứng nép sau mép rào và cố gồng mình đứng yên để tránh gây ra tiếng động. Nếu con người ta không thở mà vẫn sống thì hẳn ba đứa cũng đã nín thở luôn rồi.
Trong tư thế bất động đó, dĩ nhiên bọn Quý ròm chẳng thể nhìn thấy Văn Châu. Chúng đành gắng hết sức vểnh tai lên.
Nghe ngóng một hồi chẳng thấy động tĩnh gì, Quý ròm đoán là Văn Châu còn đang suy tính chuyện gì hoặc đang tìm kiếm người nào đó trong căn nhà nhỏ bên trong cổng.
Quả nhiên, sau một hồi im lặng chờ đợi, Văn Châu cất tiếng gọi:
– Chị Thắm! Mở cổng giùm em đi!
– Văn Châu hả! Tiếng một người phụ nữ vang lên bên trong hàng rào Đợi chị một chút.
Lát sau, có tiếng ổ khoá kêu lách cách và tiếng cánh cổng khô dầu rít lên. Và tiếng chị Thắm:
– Em vào đi!
Khổ nỗi, đúng vào lúc Văn Châu dợm chân, không hiểu do cảm cúm, do căng thẳng hay do ma xui quỷ khiến thế nào mà Quý ròm bỗng "hắt-xì" một tiếng to như sấm.
Âm thanh khủng khiếp đó tất nhiên không lọt khỏi tai Văn Châu. Vừa cất chân định bước qua cổng, nó bỗng sững người nhìn về chỗ góc rào bằng ánh mắt hoang mang, nghi hoặc.
Chương 6.
Sau một thoáng phân vân, Văn Châu mím môi lò dò tiến lại phía góc rào.
– Em đi đâu đấy?
Chị Thắm ngạc nhiên hỏi. Nhưng Văn Châu không đáp, cũng không dừng chân, mắt vẫn dán chặt vào bụi dâm bụt nơi vừa phát ra tiếng động khả nghi, lom lom dò xét.
– Ối! Tụi mày làm gì thế này?
Vừa thò đầu ra khỏi mép rào, Văn Châu bỗng bật lên tiếng la hoảng khi nhìn thấy bọn Quý ròm.
– Tụi tao có làm gì đâu. Quý ròm đỏ mặt lúng búng Tụi tao chỉ đứng đây
hóng mát thôi.
– Đừng có xạo! Văn Châu hừ mũi Tụi mày rình rập tao phải không?
Tiểu Long nuốt nước bọt:
– Tụi tôi chỉ muốn biết
nhà bạn thôi.
Nó không dám nói thật mục đích sâu xa của cả bọn.
Văn Châu lừ mắt nghi ngờ:
– Tụi mày muốn biết nhà tao làm chi?
Tiểu Long liếm môi:
– Để tới chơi.
Rồi nó đổi giọng nghiêm trang:
– Dù sao bạn cũng đã giúp tụi này đá bại tụi khu phố 8.
Nghe nhắc đến chuyện đá bóng, mặt Văn Châu tươi lên một chút. Nhưng rồi nó sầm ngay lại:
– Thế sao tụi mày không hỏi tao mà lại lén lút theo dõi?
Nhỏ Hạnh nãy giờ im lặng đứng nghe, nay thấy hai bạn mình lộ vẻ bối rối trước câu hỏi vặn của Văn Châu, liền lên tiếng "giải vây":
– Tụi này đi chơi phố, tình cờ nhìn thấy bạn liền tò mò đi theo chứ đâu phải cố ý theo dõi.
Văn Châu nhìn nhỏ Hạnh, cặp lông mày từ từ giãn ra:
– Mày nói thật không đấy?
– Tất nhiên là thật Nhỏ Hạnh gật đầu, rồi sợ Văn Châu vặn vẹo tiếp, nó vội vàng h�! ��i trước Nhà bạn đây phải không?
Văn Châu khẽ liếc về phía căn nhà nhỏ phía trong hàng rào, khẽ lắc đầu:
– Đây là nhà ông tao.
Nhỏ Hạnh chớp mắt:
– Tụi này vào chơi được không?
Văn Châu lộ vẻ đắn đo. Trán nó nhăn tít.
Vẻ khó xử của Văn Châu khiến nhỏ Hạnh vô cùng ngạc nhiên. Rủ bạn vào nhà chơi đâu phải là chuyện gì ghê gớm mà anh chàng này phải suy tính khổ sở thế không biết! Nhưng nó chỉ nghĩ bụng chứ không dám buột miệng hỏi lí do.
Mãi một lúc Văn Châu mới gật đầu:
– Thôi được, các bạn đi theo tôi!
Giọng nó trầm ngâm, vẻ bất đắc dĩ. Nó cũng không còn "mày mày tao tao" như khi nãy nữa.
Chị Thắm đứng đợi ở cổng, thấy Văn Châu kéo cả lố bạn xộc vào, liền chặn hỏi:
– Sao em dẫn bạn vào đông thế?
Văn Châu cau mặt:
– Chẳng lẽ chị muốn em không có bạn bè gì sao?
Chị Thắm nhìn Tiểu Long và Quý ròm, ngập ngừng:
– Còn hai bạn này
Chị nói chưa hết câu, Văn Châu đã hừ giọng cắt ngang:
– Đó là những bạn tốt của em.
Và không nói không rằng, Văn Châu quay lại ngoắc bọn Quý ròm đi theo. Cả bọn lục tục tuôn qua cổng trước vẻ mặt phân vân của chị Thắm.
Vừa đặt chân lên bậc thềm của căn nhà nhỏ góc vườn, Văn Châu đã rối rít gọi:
– Ông ơi, ông! Cháu đem cái này về cho ông nè.
– Cháu của ông ngoan lắm! Cháu đem về cái gì thế?
Ông của Văn Châu ngồi trên chiếc phản gỗ kê giữa nhà, nghe tiếng cháu liền âu yếm hỏi.
Văn Châu đặt túi lê-ki-ma vào tay ông:
– Đố ông biết đây là cái gì?
Câu đánh đố c�! ��a Văn ! Châu khiến bọn Quý ròm cố nín cười. Tưởng gì chứ trái lê-ki-ma thì trẻ con ba tuổi cũng biết, huống gì người đã sống đến bạc tóc như ông nó. Chuyện dễ ợt vậy mà cũng đố!
Nhưng vẻ cười cợt trên mặt bọn Quý ròm lập tức tắt ngấm.
– Để ông đoán xem nhé.
Ông của Văn Châu vừa nói vừa mỉm cười đưa tay sờ soạng túi trái cây.
Hoá ra ông bị loà! Bọn Quý ròm giật thót và trố mắt nhìn những ngón tay ông đang mò mẫm và nắn nhẹ từng trái lê-ki-ma trong túi ni-lông.
Ông không cần phải nghĩ ngợi lâu. Chỉ rờ rẫm một thoáng, ông đã đoán ra ngay:
– Ông biết rồi! Giọng ông vui vẻ pha lẫn cảm động Đây là thứ trái cây mà ông thích nhất. Trái lê-ki-ma.
Rồi ông chậm rãi bảo:
– Cháu bỏ trái cây vào đĩa rồi đặt lên đầu tủ cho ông!
Văn Châu "dạ" một tiếng rõ to nhưng nó chưa kịp chạy ra nhà sau thì ông đã gọi giật:
– Gượm đã!
– Gì hả ông?
Ông quay về hướng bọn Quý ròm đang đứng nãy giờ:
– Sao cháu còn chưa giới thiệu các bạn của cháu cho ông biết?
Câu nói của ông khiến Quý ròm, Tiểu Long và nhỏ Hạnh giật nảy người. Từ khi bước vào nhà đến giờ, ba đứa vẫn đứng lặng nơi ngạch cửa, không thốt một tiếng nào, vậy mà không hiểu sao ông vẫn phát giác được.
– Cháu quên. Văn Châu cười lỏn lẻn Đây là ba người bạn thân của cháu. Hôm nay cháu rủ các bạn về nhà chơi.
Văn Châu vừa dứt lời, bọn Quý ròm liền đồng thanh:
– Chào ông ạ!
– Các cháu ngoan lắm. Ông hấp háy mắt dù chẳng nhìn thấy gì Các cháu nhớ siêng năng đến chơi với bạn! Văn Ch�! �u nhé!
– Dạ!
Bọn trẻ miệng "dạ" mà trong bụng thắc mắc vô kể. Chị Thắm thì có vẻ không muốn cho bọn chúng vào nhà, trong khi đó người ông lại niềm nở mời bọn chúng thường xuyên đến chơi, sự mâu thuẫn đó khiến bọn trẻ không hiểu đầu cua tai nheo ra làm sao.
Nhỏ Hạnh vừa nghĩ ngợi vừa đảo mắt nhìn quanh.
Căn nhà của ông Văn Châu bày biện đơn sơ, gọn gàng. Kế chiếc phản gỗ ông ngồi là một bộ bàn ghế mây nhỏ. Góc nhà treo một chiếc võng gai. Đằng cửa sổ lủng lẳng một giò lan đang ra hoa tím. Phát hiện đó khiến nhỏ Hạnh ngẩn ngơ. Nó không tưởng tượng được một người không nhìn thấy gì lại thích chơi hoa.
Sát vách tường bên trái là một chiếc tủ nhỏ. Trên đầu tủ, đằng sau bát nhang và đĩa lê-ki-ma Văn Châu mới đặt lên là một tấm ảnh ***g khung. Nhìn tấm ảnh, nhỏ Hạnh đoán đó là bà của Văn Châu.
– Bà của bạn phải không? Đợi Văn Châu lại gần, nhỏ Hạnh trỏ tay lên đầu tủ hỏi.
– Ừ.
– Bà bạn mất rồi hả?
Câu hỏi của nhỏ Hạnh rõ thừa thãi. Nhưng Văn Châu vẫn gật đầu:
– Ừ, bà tôi mất bốn năm nay rồi.
Quý ròm đột ngột xen lời:
– Ông bạn ngộ ghê!
– Ngộ gì đâu?
Quý ròm chớp mắt:
– Tôi không nghĩ là ông bạn lại thích ăn lê-ki-ma.
– Ông tôi không ăn lê-ki-ma. Văn Châu lắc đầu Chỉ có bà tôi thích. Vì vậy khi bà mất, ông muốn bày loại trái cây này để cúng bà.
Ra là vậy! Quý ròm nhủ bụng Như vạy hồi bà còn sống, chắc là ông rất yêu bà.
Chị Thắm ở ngoài chạy vụt vào, cắt đứt ý nghĩ của Quý ròm bằng giọng hớ! t hải: – Chết rồi! Ba em tới, Văn Châu ơi.
Chị Thắm vừa dứt câu, Văn Châu vội đứng bật dậy nhìn bọn Quý ròm, nói nhanh:
– Các bạn theo tôi vào trong này!
Ba đứa không hiểu tại sao ba Văn Châu tới thì cả bọn phải lánh mặt nhưng không đứa nào hé môi, cứ lẳng lặng đi theo Văn Châu vào nhà sau.
"Bố trí" cho bọn Quý ròm đâu đó xong xuôi, Văn Châu quay trở ra nhà ngoài.
Tuy không nhìn thấy mặt ba của Văn Châu nhưng nấp ở bên trong nghe tiếng ông, bọn Quý ròm đều có cảm giác ông là một người rất nghiêm khắc.
Vừa bước vào nhà, ba Văn Châu đã cất tiếng hỏi thăm ông của nó:
– Chào ba! Ba có được khoẻ không?
– Ba vẫn bình thường.
– Cô Thắm chăm sóc ba có chu đáo không?
– Tốt lắm con ạ. Giọng ông nó vẫn trầm trầm Con đi đâu đây?
– Con đi thăm ba. Ba nó khịt mũi Vả lại, cũng để xem có Văn Châu ở đây không.
Đang nói, nhác thấy Văn Châu từ nhà sau bước ra, ba nó hỏi ngay:
– Sao con chưa chịu về nhà? Sắp tới giờ cơm rồi.
Văn Châu phụng phịu:
– Con ở lại đây ăn cơm với ông.
– Nhưng các bạn con đang đợi con ở nhà.
– Ai vậy ba?
– Mấy đứa con bác Đốc.
– Thôi, con không về đâu. Văn Châu vùng vằng Con không thích mấy đứa đó.
– Con lạ thật! Con nhà tử tế thì không chơi. Cứ đi lông bông ngoài đường kết bạn toàn với tụi lêu bêu, hư hỏng.
Giọng ba Văn Châu đượm vẻ phật ý. Rồi nhác thấy quả bóng nằm lăn lóc dưới gầm phản, ba nó hừ mũi:
– Suốt ngày hết đấu võ lại tới đá bóng. Thật ba chưa từng thấy một đ�! �a con g�! �i nào kì quặc như con.
Lời trách móc của ba Văn Châu khiến bọn Quý ròm đang dỏng tai nghe trộm bỗng giật bắn như bị điện giật.
Tiểu Long hí hửng thì thào:
– Thấy chưa! Tôi đã bảo nó là con gái mà Quý với Hạnh cứ cãi.
Nhỏ Hạnh thở dài:
– Thật không thể nào tin được.
Riêng Quý ròm cố tìm cách chống chế:
– Thì ngay từ đầu tao đã thấy nghi nghi rồi.
Trong khi Quý ròm đang chống chế bên trong thì ở bên ngoài ông của Văn Châu cũng đang chống chế cho nó. Ông bảo ba nó:
– Chơi thể thao dù sao cũng có lợi cho sức khoẻ, con ạ.
– Nhưng muốn chơi thể thao, nó có thể chơi bóng bàn, cầu lông hoặc tập aérobic. Giọng ba nó gay gắt Còn đánh võ với đá bóng là trò của con trai.
Rồi như vẫn còn bực bội, ông hậm hực nói thêm:
– Chẳng lẽ ba không sợ cứ cái đà này nó sẽ biến thành một cái thằng hay sao?
– Con thử nghĩ lại xem. Ông nó im lặng hồi lâu rồi trầm ngâm nói Lỗi này xét ra đâu phải là do nó.
Lần này thì ba Văn Châu làm thinh. Có vẻ như ông đang suy nghĩ lung lắm. Mãi một lúc ông bực bội hắng giọng:
– Thôi, con về đây.
Trước khi bước ra khỏi cửa, ông còn tặc lưỡi nói thêm:
– Dù sao con cũng không muốn ba chiều nó thái quá. Nhất là đừng để nó đi lang thang suốt.
– Theo ba, vấn đề không phải ở chỗ đó. Ông của Văn Châu hừ giọng, vẻ phật ý Một khi nó thích ở ngoài đường hơn ở trong nhà thì ba nghĩ vợ chồng con nên xem lại cách quan tâm chăm sóc của mình.
Nhưng lần này không rõ ba Văn Châu có nghe thấy những lời trách cứ của ông không. Tiếng gi�! �y gõ c�! ��m cộp xuống nền đất mỗi lúc một nhỏ dần.
Ba Văn Châu đi khỏi chừng năm phút, Văn Châu mới quay vào nhà trong ngoắc bọn Quý ròm:
– Ra được rồi!
Rồi nó khẽ nhún vai:
– Bây giờ thì các bạn đã biết tôi là con trai hay con gái rồi chứ gì?
– Ừ.
Ba đứa trẻ bẽn lẽn gật đầu. Ngay trong lúc đó bọn trẻ muốn hỏi Văn Châu biết bao nhiêu là chuyện nhưng không đứa nào đủ cản đảm mở miệng. Nhỏ Hạnh chỉ đảo mắt nhìn quanh:
– Ba bạn về rồi hả?
– Ừ.
– Nhà bạn ở đâu thế?
– Xa lắm.
– Thế bạn đến đây là để chơi với ông bạn đấy ư?
Văn Châu gật đầu:
– Ừ. Nhưng tôi cũng sắp về nhà rồi. Rồi nó nói như xua đuổi Mà các bạn cũng nên về đi.
Thấy không còn cớ gì nấn ná, bọn Quý ròm đành chào ông của Văn Châu rồi lục tục tuôn ra cổng.
Lúc sắp sửa chia tay, nhỏ Hạnh còn chỉ tay về phía toà biệt thự nguy nga bên cạnh, cố hỏi thêm:
– Đó là nhà ai thế?
– Nhà hàng xóm. Văn Châu khịt mũi đáp.
– Nhà hàng xóm sao lại nằm trong khuôn viên của nhà ông bạn?
Văn Châu nhún vai:
– Nhà ông tôi nằm trong khuôn viên của ngôi biệt thự nọ thì đúng hơn.
Nhỏ Hạnh tròn xoe mắt:
– Sao lại như thế được?
– Sao lại không được?
Văn Châu nhếch mép hỏi vặn và thò tay cầm lấy mép cổng.
Bọn Quý ròm hiểu đó là dấu hiệu tiễn khách.
– Hẹn gặp lại!
Tiểu Long nói khẽ và quay mình đi trước. Quý ròm và nhỏ Hạnh lẽo đẽo theo sau. Đứa nào đứa nấy ngực nặng như đeo chì
Chương 7.
Mấy hôm nay Quý ròm có ý đợi Văn Châu. Cũng như Tiểu Long và nhỏ Hạnh, nó đang ôm trong lòng biết bao nhiêu là thắc mắc. Rằng tại sao ông của Văn Châu lại không ở chung với gia đình nó? Rằng tại sao ba nó lại chọn bạn cho nó mà không cho nó tự do tìm bạn? Rằng tại sao nó là con gái mà mang cái tên Trần Văn Châu hệt như tên một đứa con trai? Lúc ở nhà ông của Văn Châu, Quý ròm đã muốn hỏi lắm lắm nhưng bầu không khí ngột ngạt làm nó ngần ngại. Quý ròm định bụng sẽ chặn đường Văn Châu lúc nó đi học thêm để hỏi cho ra lẽ.
Nhưng khổ nỗi, lúc Quý ròm không có ý định gặp Văn Châu thì nó cứ nhởn nhơ lượn qua lượn lại trước cổng hoài, còn khi Quý ròm nôn nao muốn gặp mặt nó thì nó mất tăm mất tích hệt như hòn sỏi rơi xuống hồ.
Đợi thêm chừng vài ngày, Quý ròm lắc đầu nói với Tiểu Long và nhỏ Hạnh:
– Chịu! Nó biến rồi.
Nhỏ Hạnh ngơ ngác:
– Sao thế? Văn Châu nghỉ học luôn à?
– Ừ! Quý ròm ỉu xìu Mấy hôm nay nó không đi ngang nhà tôi nữa.
– Không thể như thế được. Tiểu Long nhíu mày Văn Châu mới đi học chưa được một tháng, lẽ nào lại nghỉ học?
Nhỏ Hạnh lộ vẻ lo âu:
– Hay là Văn Châu gặp chuyện gì?
Sự phỏng đoán của nhỏ Hạnh khiến Tiểu Long chột dạ. Nó hít vào một hơi dài và cố trấn an:
– Văn Châu không gặp chuyện gì đâu. Có thể nó chỉ bị ốm thôi.
Quý ròm nhanh nhảu:
– Nếu vậy tụi mình phải đi thăm nó ngay.
Tiểu Long ngập ngừng:
– Tụi mình đã biết nhà của Văn Châu đâu.
– Cứ �! �ến nhà ông nó. Quý ròm khoát tay Biết đâu nó đang nằm ở đó. Nếu không, mình sẽ nhờ ông nó chỉ nhà giùm mình.
Khi bọn Quý ròm tới, cánh cổng sắt trước nhà ông Văn Châu vẫn đóng im ỉm. Cả bọn đứng thập thò ngoài cổng dáo dác nhìn vào xem thử có Văn Châu lảng vảng trong đó không nhưng bên trong tịnh không một bóng người.
Đứng một hồi mỏi cẳng, Quý ròm tặc lưỡi đề nghị:
– Hay là mình gọi ông nó?
– Theo Hạnh là không nên. Nhỏ Hạnh lắc đầu Ông bị loà, chớ làm kinh động tới ông.
– Ừ, phải đấy. Tiểu Long hùa theo Ông không nhìn thấy gì, nếu lò mò ra mở cổng cho mình, nhỡ vấp té thì khổ.
Cả bọn còn đang loay hoay, nhỏ Hạnh chợt nhìn thấy chị Thắm thấp thoáng đằng góc rào, liền mừng rỡ kêu:
– Chị Thắm! Chị Thắm!
Nghe tiếng gọi, chị Thắm ngạc nhiên nhìn quanh và khi phát hiện ra bọn Quý ròm đang đứng lố nhố bên ngoài, chị buông thùng tưới xuống, vội vàng bước lại:
– Các em đi đâu đấy? Giọng chị căng thẳng.
– Tụi em đi thăm Văn Châu.
Chị Thắm nói nhanh:
– Hôm nay Văn Châu không đến đây.
Tiểu Long gãi đầu:
– Thế nhà bạn ấy ở đâu, chị biết không?
Chị Thắm ngó lơ chỗ khác:
– Chị không biết.
Thái độ của chị Thắm khiến nhỏ Hạnh đâm nghi. Nó chưa kịp nghĩ ra cách nào dò hỏi thì Quý ròm bỗng chép miệng bâng quơ:
– Không hiểu sao liên tiếp mấy buổi chiều vừa rồi bạn ấy không đi học. Chắc bạn ấy đang ốm liệt giường phải không chị?
Chị Thắm không biết Quý ròm giăng bẫy, thật thà đáp:
– Không phải đâ! u. Nó kh! oẻ như vâm chứ ốm o gì.
Chỉ đợi có vậy, Quý ròm cười toe:
– Chị bảo Văn Châu không đến đây, sao chị biết bạn ấy không ốm o gì?
Câu hỏi vặn của Quý ròm làm chị Thắm ngẩn ra đến một lúc. Nhưng rồi chị trả lời được ngay:
– Hôm nay Văn Châu không đến nhưng hôm qua nó có đến.
Quý ròm không ngờ chị Thắm lại thoát ra khỏi bẫy rập của mình một cách dễ dàng như thế nên nó chỉ biết đực mặt đứng ngẩn tò te.
Đúng vào lúc cả bọn đang sắp sửa lãnh "một bàn thua trông thấy", một ý nghĩ mới mẻ loé lên trong đầu nhỏ Hạnh. Nó nhìn chị Thắm và nói bằng giọng nghiêm trang:
– Nếu không có Văn Châu thì chỉ để tụi em vào thăm ông của bạn ấy vậy.
– Tụi em vào thăm ông? Chị Thắm há hốc miệng.
Nhỏ Hạnh trịnh trọng gật đầu:
– Đúng vậy. Hôm trước ông có dặn tụi em khi nào rảnh thì đến chơi với ông.
Nhỏ Hạnh vốn không quen nói dối. Nhưng hôm nay trước tình thế quá sức khó khăn, nó bỗng nói dối trơn tru đến mức "tổ sư bốc phét" Quý ròm cũng phải bái phục. Thực ra nhỏ Hạnh không bịa đặt hoàn toàn. Hôm trước ông của Văn Châu có bảo bọn nó siêng năng đến chơi thật. Nhưng đến chơi là chơi với Văn Châu chứ không phải với ông. Bữa nay nhỏ Hạnh lặp lại đúng câu nói đó của ông, chỉ sửa lại chút đỉnh, nên nó không cảm thấy ngượng miệng cho lắm.
Chị Thắm có tài thánh mới biết được sự lắt léo bên trong đó. Thấy nhỏ Hạnh đem ông ra làm bằng cớ, mặt mày lại thành khẩn, trang nghiêm, chị không dám chần chừ, liền rút chùm chìa khoá trong túi ra lật đật mở cổng:
– V! ậy thì! các em vào đi!
Rồi chị cẩn thận dặn thêm:
– Nhưng các em nhớ đừng ở chơi lâu quá đấy nhé!
– Sao vậy hở chị? Quý ròm thắc mắc.
Chị Thắm đáp bằng giọng bối rối:
– Chị chỉ sợ
ông mệt.
Ông của Văn Châu đón tiếp bọn Quý ròm với vẻ niềm nở:
– À, các cháu lại đến chơi với bạn Văn Châu đấy ư?
– Vâng ạ! Nhỏ Hạnh rụt rè đáp Lâu quá không thấy Văn Châu đi học, tụi cháu định đến thăm.
– Cháu nói gì lạ thế? Ông của Văn Châu tỏ vẻ ngạc nhiên Sáng nào Văn Châu cũng đi học kia mà.
Quý ròm khịt mũi:
– Tụi cháu muốn nói đến lớp học thêm buổi chiều ấy.
– À! Giọng ông bỗng dưng trầm xuống Lớp đó thì Văn Châu nghỉ luôn rồi. Bây giờ nó không đi học thêm ở ngoài nữa. Ba mẹ nó rước thầy về dạy ngay trong nhà.
– Sao thế hở ông? Quý ròm hỏi.
– Nói chung là
Giọng ông thoáng ngập ngừng Nói chung là ba mẹ nó không muốn nó đi ra ngoài nhiều, sợ nó kết bạn lung tung.
Rồi dường như sợ bọn Quý ròm tự ái, ông tặc lưỡi nói thêm:
– Ông thì ông chẳng nghĩ như vậy. Một đứa trẻ nếu được giáo dục tốt nó sẽ tự khắc biết chọn bạn mà chơi. Bổn phận của các bậc làm cha làm mẹ là dạy con biết phân biệt điều đúng điều sai chứ không phải cấm cản hoặc giữ rịt nó trong nhà.
Nhỏ Hạnh thình lình hỏi:
– Nếu thế thì tại sao ba mẹ bạn Văn Châu không ngăn cản bạn ấy đi học thêm ngay từ đầu mà đợi đến bây giờ mới cấm hở ông?
Câu hỏi bất ngờ của nhỏ Hạnh khiến ông lộ vẻ khó xử. Sau một thoáng đắn! đo, ôn! g chậm rãi đáp:
– Điều đó chẳng qua là do ba của bạn Văn Châu đã tình cờ trông thấy các cháu.
– Trông thấy tụi cháu? Ba cái miệng cùng bật hỏi Thấy lúc nào kia ạ?
– Lúc các cháu đến đây chơi ấy.
Quý ròm trố mắt:
– Hôm đó tụi cháu nấp ở đằng sau kia mà.
Ông thở dài:
– Lúc các cháu nấp thì ba của Văn Châu không biết, nhưng khi các cháu ra về thì ba nó trông thấy.
– Sao lại như thế được? Quý ròm gãi cổ Khi tụi cháu ra về thì ba của bạn ấy đã về trước rồi kia mà.
Ông mỉm cười:
– Sao các cháu lẩn thẩn thế! Từ nhà Văn Châu ngó qua đây, đến con kiến cũng có thể nhìn thấy nữa là các cháu.
Câu nói của ông làm bọn trẻ chưng hửng. Ba cái miệng cùng nín thở:
– Thế nhà bạn Văn Châu là nhà nào hở ông?
Tới phiên ông chưng hửng:
– Các cháu không biết thật sao?
– Dạ, không biết ạ! Bọn Quý ròm đồng thanh.
Ông im lặng một lúc rồi chậm chạp trỏ tay về phía ngôi biệt thự trong vườn:
– Nhà nó đấy.
– Ôi! Bọn trẻ rên lên sửng sốt Thế mà bạn Văn Châu bảo là nhà bạn ấy ở xa lắm. Còn đây chỉ là nhà hàng xóm.
Ông lại mỉm cười:
– Nó nói dối các cháu đấy.
Phát hiện bất ngờ này khiến bọn trẻ lặng người, thẫn thờ suy nghĩ. Thế ra Văn Châu không ốm! Nó chỉ bị ba mẹ bắt phải bỏ học những lớp buổi chiều. Giờ này chắc nó đang khổ sở với vị gia sư mới rước về trong ngôi nhà đẹp đẽ nhưng tù túng kia. Và biết đâu trong khi bọn Quý ròm cất công đi tìm nó thì nó cũng đang nhớ tới bọn Quý ròm, những ngườ! i bạn t! uy mới quen nhưng đã có chung với nhau những kỉ niệm đặc biệt không thể nào quên.
Sực nhớ ra một chuyện quan trọng, nhỏ Hạnh rụt rè lên tiếng:
– Ông ơi!
– Gì thế cháu?
Nhỏ Hạnh thu hết can đảm:
– Tại sao bạn Văn Châu lại
trông giống con trai thế hở ông?
Bọn trẻ cứ lo thắc mắc của nhỏ Hạnh sẽ làm ông phật ý. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Giọng ông bình thản:
– Không chỉ các cháu mà rất nhiều người đều ngỡ Văn Châu là con trai. Hồi bà chưa mất, mắt ông chưa bị loà, Văn Châu đã nom hệt một thằng nhóc rồi. Lỗi không phải do nó. Ngay từ khi chưa sinh ra, nó đã là một đứa con trai rồi.
Tiết lộ của ông bí hiểm đến nỗi bọn Quý ròm cứ thuỗn mặt ra. Dường như ông cũng biết thế nên ông hắng giọng từ tốn kể:
– Chả là trước khi Văn Châu ra đời, nó đã có hai người chị
Câu chuyện ông kể lạ lùng đến khó tin. Bọn Quý ròm nín thở nghe, miệng há hốc như nuốt lấy từng lời:
– Hai người chị của Văn Châu là Hồng Lam và Ngọc Diệu. Hồng Lam là chị cả. Ngọc Diệu là chị thứ hai. Ba mẹ của Văn Châu thoạt đầu chỉ định sinh hai đứa con. Nhưng rồi thấy cả hai toàn là gái, ba nó quyết định sinh thêm đứa thứ ba để mong kiếm một đứa con trai. Sự khao khát đó lớn đến mức khi đứa con còn nằm trong bụng, ba mẹ nó đã may sẵn cho nó các loại quần áo kiểu con trai. Những thứ đồ chơi của con trai như banh bóng, súng gươm, xe tăng đại bác
cũng được sắm sẵn. Ngay cả cái tên cũng đặt trước: Trần Văn Châu, ý nói con trai là "châu báu" ở trong nhà
– Ôi! Nghe đến đây, không nén đ�! �ợc nh�! �� Hạnh bật kêu Chẳng lẽ bạn Văn Châu mang tên Trần Văn Châu thật hả ông?
– Cũng gần như thế. Ông gật gù Khi biết Văn Châu là con gái, tất nhiên ba mẹ nó thất vọng não nề. Cuối cùng, hai người bàn với nhau cứ xem Văn Châu như con trai cho đỡ ấm ức. Thế là để xoa dịu tâm lí của ba mẹ, ngay từ lúc mới lọt lòng, Văn Châu đã nghiễm nhiên trở thành một đứa con trai từ cách ăn mặc cho tới tóc tai đầu cổ. Cái tên Trần Văn Châu vẫn được giữ lại, chỉ "bổ sung" thêm một chữ "Thị" vào giữa: Trần Thị Văn Châu.
– Hèn gì! Tiểu Long vỡ lẽ, tặc tặc lưỡi.
Quý ròm cũng thở phào:
– Có thế chứ. Con gái ai lại mang tên Trần Văn Châu bao giờ.
Nhỏ Hạnh hồi hộp:
– Rồi sao nữa hở ông?
– Tất nhiên là nó giống hệt một thằng nhóc chứ sao. Ông nhún vai Ở nhà cũng như ở trường, nó chỉ chơi với bạn trai. Nó mê vật lộn hơn là nhảy dây, thích đá bóng hơn chơi đánh đũa. Nó còn ghi tên sinh hoạt ở Câu lạc bộ võ thuật và lớp năng khiếu bóng đá quận
Lời kể của ông dần dần làm sáng tỏ những điều bí mật vẫn bao quanh "nhân vật" Văn Châu. Tiểu Long cứ "Hèn gì!" luôn miệng. Còn Quý ròm và nhỏ Hạnh thì không ngớt gục gà gục gặc
– Tính tình cũng như cách nói năng đi đứng của Văn Châu khiến ba mẹ nó ngày càng đâm lo. Nhất là từ khi thằng Bạch Kim em nó ra đời sau đó sáu năm đã thoả mãn được nỗi khát khao của ba mẹ nó
Ông vừa ngừng lời, Quý ròm đã nôn nóng hỏi:
– Thế bạn Văn Châu có
biến thành con trai thật không ông?
– Làm gì có chuyện đó. Ông cười khẽ Văn ! Châu là! đứa có thể chất tốt, lại chơi với bạn trai từ nhỏ nên nó hiếu động thế thôi. Chừng vài năm nữa, bắt đầu đến tuổi trưởng thành, tính tình và kiểu cách sinh hoạt của nó dĩ nhiên sẽ khác đi. Hơn nữa, tuy bề ngoài ngổ ngáo là thế, nhưng những khi ở bên ông, Văn Châu vẫn là một đứa cháu gái dịu dàng, khéo léo. Nó phụ với chị Thắm giặt giũ, nấu nướng, quét dọn giúp ông hệt như một cô nội trợ đảm đang ấy chứ.
Ông nói về cô cháu gái của mình bằng giọng yêu thương, âu yếm và tin cậy. Nghe ông giải thích, bọn Quý ròm thở phào. Nỗi lo lắng mơ hồ về cô bạn Văn Châu bỗng chốc bay biến mất.
– Thế còn ông? Quý ròm bỗng vọt miệng.
– Ông sao?
Quý ròm nói nhanh, không nhìn thấy cái nháy mắt ngăn cản của nhỏ Hạnh:
– Sao ông không sống chung với ba mẹ bạn Văn Châu mà lại sống một mình trong căn nhà này? Hay là
hay là
Thấy Quý ròm ấp úng một hồi vẫn không nói hết câu, ông hiểu ngay sự thắc mắc trong lòng nó. Ông quay mặt ra ngoài sân, thong thả:
– Nhiều người cũng nghĩ như cháu. Nhưng không phải. Con và dâu của ông không hề bạc đãi ông, ngược lại đối xử với ông rất tốt
Nói đến đây, đột nhiên ông ngừng lời, trán cau lại như đang nghĩ xem nên bắt đầu câu chuyện như thế nào
Chương 8.
Theo như ông của Văn Châu kể thì ông xuất thân từ nông thôn, gắn bó gần suốt cuộc đời mình với làng quê mộc mạc. Ba của Văn Châu thì ngay từ bé đã lên thành phố học, rồi đỗ đạt ra trường, sinh cơ lập nghiệp và lấy vợ đẻ con luôn tại trên này. Sáu, bảy năm trước đây, đúng vào lúc Bạch Kim, đứa con trai út, ra đời, ba của Văn Châu chuyển sang làm giám đốc một công ty vật liệu xây dựng, bắt đầu ăn nên làm ra. Ba nó tậu ngôi biệt thự khang trang này và đón ông bà về ở chung. Ông bà không muốn rời bỏ nếp sống quen thuộc nơi làng thôn, nhưng ba của Văn Châu theo năn nỉ thuyết phục mãi, cuối cùng đành phải chiều lòng.
Bà lên thành phố khoảng ba năm thì mất, bỏ lại ông thui thủi một mình. Rồi một năm sau mắt ông mờ dần rồi loà hẳn, chẳng nhìn thấy gì. Từ đó ông đi đứng hay va chạm và thường xuyên làm rơi vỡ đồ đạc trong nhà. Trong bữa cơm, nhiều khi có khách cùng dự, ông lại thường làm rơi vãi thức ăn tung toé ra bàn. Trước những chuyện đó, ba mẹ Văn Châu không nói gì nhưng ông cảm thấy dâu con mình có vẻ phiền lòng. Thế là ông bảo dọn căn nhà kho cũ ở goc vườn để ông dời ra ở, bất chấp sự ngăn cản của mọi người.
– Các cháu ạ! Giọng ông nhuốm buồn Ông dời ra đây thực ra chẳng phải vì giận dỗi gì. Ông già rồi, không giúp được gì cho con cháu thì cũng không nên làm phiền chúng. Việc phải lẽ thì nên làm. Nói cho cùng, ba mẹ của Văn Châu cũng rất quý ông, thường xuyên đến đây thăm viếng, lại cho cô Thắm mỗi ngày sang đây giúp đỡ, chăm sóc ông. Chỉ có điều ông không chịu ! được lối sống của ba mẹ nó. Trước đây hai vợ chồng sống giản dị, thoải mái bao nhiêu thì từ khi khá giả, nề nếp sinh hoạt trong nhà lại sinh ra khuôn phép, kiểu cách và xa hoa bấy nhiêu. Ông mà lên tiếng thì bảo ông nhà quê, lạc hậu
Dường như đã lâu không có dịp thổ lộ nỗi lòng với ai, hôm nay tình cờ bị bọn trẻ khơi trúng mạch, ông miên man dốc bầu tâm sự. Có vẻ như đây là cơ hội để ông tỉ tê với chính mình hơn là để giãi bày với những người bạn nhỏ đang ngồi trước mặt kia.
Bọn trẻ ngẩn ngơ nghe, không ngờ chuyện nhà của Văn Châu lại rối rắm, phức tạp đến thế. Nhưng chẳng đứa nào biết nói gì, chỉ thỉnh thoảng tặc tặc lưỡi ra chiều thông cảm với nỗi buồn kín đáo của ông.
Bây giờ thì nhỏ Hạnh mới hiểu tại sao chỗ ở của ông đơn sơ đến thế. Chiếc phản gỗ, bộ bàn ghế mây, chiếc võng gai giăng ở góc nhà và giò lan tím treo nơi cửa sổ chính là miền quê thu nhỏ của ông, là thế giới gần gũi quen thuộc ông đã gắn bó gần suốt cuộc đời và không nguôi thương nhớ.
– Con cái thì trở thành toàn "tiểu thư" với "công tử". Ông lại lẩm bẩm, dường như chưa vơi phiền muộn Học hành chẳng đến đầu đến đũa, suốt ngày cứ cắm hoa với làm bánh. Con Hồng Lam tính nết còn đỡ, chứ con Ngọc Diệu thì hư quá. Tới thằng Bạch Kim thì xem như hết cách dạy. Nó là con trai một, đã vậy lúc sinh nó ra thì ba mẹ nó làm ăn phất lên, thôi thế là một điều "quý tử" hai điều "quới nhân", đố mà dám mắng mỏ nó một tiếng. Thế là thằng bé đâm hỏng, nghịch ngợm, hỗn láo, chả ai bảo được. Rốt lại, Mặt ông chợt tư! ơi lên ! chỉ có con bé Văn Châu là khá nhất. Tính tình nó giản dị, phóng khoáng, thương người, chỉ mỗi tật hiếu động quá
Tình cảm giữa người ông mộc mạc với cô cháu giản dị có lẽ khắng khít ghê lắm nên ông vừa nhắc đến Văn Châu thì đã nghe tiếng Văn Châu lanh lảnh ngoài cửa:
– Ông ơi, ông!
– Gì thế cháu?
Nhưng Văn Châu chưa kịp đáp lời ông đã nhác thấy bọn Quý ròm:
– Ủa, các bạn đi đâu đấy?
Nhỏ Hạnh mỉm cười:
– Đi thăm bạn chứ đi đâu. Mấy hôm nay không thấy bạn đi học, tụi này ngỡ bạn ốm nên kéo đi thăm.
Văn Châu có vẻ xúc động. Nó khụt khịt mũi:
– Tôi có ốm gì đâu. Chỉ tại
chỉ tại tôi không đi học nữa thôi.
– Tụi này biết rồi. Quý ròm nhanh nhảu Bây giờ bạn học ở ngay tại nhà chứ gì?
Văn Châu nhìn Quý ròm với vẻ ngạc nhiên nhưng rồi nó nhanh chóng hiểu ra, liền quay sang ông:
– Ông ơi, ông nói cho các bạn ấy biết phải không?
– Ừ.
Văn Châu nhăn nhó:
– Ông kể chuyện của cháu ra chi vậy?
Ông hiền lành:
– Đây là các bạn tốt của cháu. Các bạn quan tâm đến cháu, ông phải giải thích để các bạn ấy khỏi lo lắng chứ. Nhưng mà cháu gọi ông có việc gì thế?
– À! Văn Châu cầm tay ông lắc lắc Lát nữa, chị Thắm về quê nên bắt đầu từ tối nay cháu sẽ qua ở với ông cho đến hôm nào chị Thắm lên, ông thấy có được không?
– Tất nhiên là được. Ông đưa tay khẽ vuốt tóc cô cháu yêu Nhưng cháu đã xin phép ba mẹ chưa?
– Chưa. Nhưng tối ba mẹ đi làm về, cháu sẽ nói.
Tiểu Long nhìn quả bóng trên ng�! �c áo V�! �n Châu, mỉm cười hỏi:
– Thế những buổi chiều vừa rồi không được đi ra ngoài, bạn đá bóng ở đâu?
Tiểu Long hỏi trêu, không ngờ Văn Châu trả lời tỉnh bơ:
– Thì đá ở nhà.
– Ở nhà?
– Ừ.
Tiểu Long đảo mắt ra cửa:
– Đá trong khu vườn này há?
Văn Châu lắc đầu:
– Không. Đá trong phòng.
Tiểu Long càng ngơ ngác:
– Làm sao lại có thể đá bóng trong phòng được?
– Thế mà vẫn đá được đấy. Văn Châu nhoẻn miệng cười bí mật Các bạn có muốn xem không?
– Xem ở đâu?
– Sao bạn lẩn thẩn thế? Xem ở trong phòng của tôi chứ xem ở đâu.
Thấy thái độ của Văn Châu đã có vẻ thân mật, cởi mở hơn thường lệ, Quý ròm đánh bạo hỏi thẳng:
– Nhưng ba mẹ bạn không cho bạn chơi với tụi này, sao bạn dám dẫn tụi này vào nhà?
– Chẳng sao. Văn Châu khẽ nhún vai Ba mẹ tôi đi làm rồi. Các bạn cứ đi theo tôi.
Nói xong, không đợi ai kịp có ý kiến, Văn Châu quay ngoắt ra khỏi cửa, cắm cúi rảo bước.
Bọn Quý ròm chẳng biết làm sao liền lật đật đi theo.
Từ nơi ở của ông Văn Châu đến ngôi nhà của nó khoảng cách không xa lắm nên chỉ nhoáng một cái bọn trẻ đã tới nơi.
Ngôi biệt thự hiện ra trước mắt bọn Quý ròm trông thật đồ sộ, nguy nga. Toà nhà có hai tầng với rất nhiều cửa sổ và hành lang bao quanh. Văn Châu dẫn bọn Quý ròm theo hành lang phía sau đi quanh lên tầng hai. Phòng của nó ở đó.
Trừ Tiểu Long, Quý ròm và nhỏ Hạnh đứa nào cũng có phòng học riêng. Nhưng căn phòng rộng rãi và đẹp đẽ của Văn Châu khiến hai đứa phải loá m�! �t. Gỗ ! ốp kín tường. Một chiếc giường nệm đặt giữa nhà với đủ thứ gối ôm thơm phức, rộng rãi đủ cho ba người nằm. Một chiếc tủ quần áo treo đủ loại áo dài và váy đầm mà Văn Châu dường như không rớ tới bao giờ. Bàn học đặt cạnh cửa sổ mở ra vườn ngổn ngang tập vở bút thước. Kế đó là một chiếc bàn nhỏ đặt máy vi tính.
Vừa bước vào phòng, Văn Châu đi thẳng lại chỗ chiếc máy, thò tay bật công tắc.
Trước những cặp mắt tò mò của bọn Quý ròm, nó gõ gõ nhấn nhấn một hồi, trên màn hình bỗng hiện ra một sân vận động cỏ xanh mát mắt và mỗi bên sân đều có hai đội bóng đang dàn đội hình.
– Ôi, hay quá! Tiểu Long ngạc nhiên reo lên.
Quý ròm tò mò hỏi:
– Bạn chơi đá bóng trong chiếc máy này đây hả?
– Ừ! Văn Châu gật đầu Mấy hôm nay tôi đá qua đá lại với chiếc máy cho đỡ buồn.
Tiểu Long mím môi:
– Chơi như thế nào?
Không đợi yêu cầu đến lần thứ hai, Văn Châu ngồi ngay vào máy, nhấn nút cho chương trình khởi động.
Ngay lập tức, màn hình trước mặt bỗng chuyển động. Các cầu thủ trên sân co giò đuổi theo trái bóng, giành nhau loạn cào cào. Cũng chuyền bóng, sút bóng, đánh đầu y như thật. Cũng phạt góc, ném biên nghiêm chỉnh. Mỗi khi bóng sút vào gôn, thủ môn hai bên cũng bay lên hụp xuống, nhào lộn ra trò.
Văn Châu điều khiển một đội, máy vi tính điều khiển một đội, cứ thế quần nhau mướt mồ hôi hột. Bọn Quý ròm đứng bên trố mắt xem mê mẩn, chốc chốc lại tặc lưỡi hít hà cứ như đang xem trực tiếp truyền hình vòng chung kết giải bóng đá thế giới.
"Biểu diễn" kho�! �ng năm ! phút, Văn Châu ngừng tay quay lại:
– Chỉ khi nào có một mình thì mới đá với máy. Nếu có hai người thì hai người đá với nhau.
Rồi nó nhìn Tiểu Long:
– Bạn Tiểu Long ngồi xuống đây, tôi chỉ cho bạn chơi.
Tiểu Long rụt rè ngồi xuống. Nó mở căng mắt và vểnh tai hết cỡ để cố nhớ phím nào là chạy lên, phím nào là lùi xuống, phím nào chuyền bóng, phím nào sút bóng
Văn Châu giảng giải một hồi rồi bắt đầu cùng Tiểu Long dàn quân giao đấu. Văn Châu chọn đội Ý áo xanh quần trắng, Tiểu Long chọn đội Braxin áo vàng quần xanh lá cây.
Tiểu Long mới vô lèo lái còn lóng ngóng làm cho đội vô địch thế giới Braxin bị đội Ý của Văn Châu sút thủng lưới tới năm bàn. Chơi một lát, hơi thuần thục, đội Braxin mới vùng lên gỡ được hai quả.
Khi tỉ số trận đấu lên tới 9-4 thì Văn Châu nhường chỗ cho Quý ròm vào chơi.
Quý ròm khoái trò này đến mức quên cả khách sáo. Văn Châu vừa đứng lên là nó ngồi vào liền. Thế là từ lúc đó, nó và Tiểu Long dán chặt mắt vô màn hình, say sưa quần nhau đến quên cả trời đất. Ngay cả khi cửa phòng xịch mở và một người con gái nhẹ nhàng bước vào, hai đứa cũng không hay biết. Chúng cứ luôn miệng:
– Đỡ này!
– Xem đây!
Đến khi người mới vào thảng thốt buột miệng:
– Ôi, ai mà đông thế này?
Hai đứa mới giật mình quay lại và đâm hoảng khi thấy một người con gái lạ hoắc đang từ từ tiến đến gần.
– Bạn em đấy, chị Hồng Lam.
Té ra đây là chị cả của Văn Châu. Đã được ông của Văn Châu "cung cấp tin tức" từ trước, bọn Quý ròm biết ngay đây là n! gười c! hị tính tình dễ chịu, liền thở phào và lật đật chào:
– Chào chị ạ!
– Chào các em. Vẻ mặt của chị Hồng Lam vẫn chưa hết ngỡ ngàng Các em vào đây khi nào thế?
– Em vừa dẫn vào. Văn Châu vội vàng đáp thay Đây là những người bạn tốt của em. Các bạn tưởng em ốm nên tìm đến thăm.
– À! Mắt chị Hồng Lam chợt loé lên Đây là các bạn hôm trước vào nhà ông bị ba nhìn thấy đấy phải không?
– Dạ!
Sự thú nhận của nhỏ em khiến vẻ mặt chị Hồng Lam thoáng sững sờ. Chị chớp mắt, nói bằng giọng lo lắng:
– Ba mẹ sắp về rồi đấy!
Nhắc nhở xong, chị vội vã bỏ ra liền.
Văn Châu cũng không dám chậm trễ. Nó liếc đồng hồ trên tường và khịt mũi nói:
– Hôm nay chơi thế đủ rồi. Để tôi đưa các bạn về.
Rồi lần theo cầu thang khi nãy, Văn Châu rón rén dẫn ba người bạn mới thoát xuống hành lang vắng vẻ phía sau nhà.
Cả bọn Quý ròm lẫn Văn Châu đều không ngờ vừa đi hết dãy hành lang, chuẩn bị bước xuống bậc cấp đổ ra vườn, chúng lại bất ngờ đụng phải những bóng người lố nhố chắn giữa lối đi
Chương 9.
Tiểu Long, Quý ròm và nhỏ Hạnh nhận ra ngay người phụ nữ đang ngồi sụt sịt dưới chân bậc cấp là chị Thắm.
Bên cạnh chị là một chiếc túi màu đen căng phồng. Có lẽ đó là hành lí chị chuẩn bị mang theo trong chuyến về phép thăm nhà.
Nhưng hiện nay chiếc túi đang nằm dưới đất, dây khoá đã bị kéo bung để lộ ra những xấp quần áo cũ trước đây có lẽ đã được sắp xếp gọn gàng nhưng bây giờ đang bị kéo xộc. Cạnh chiếc túi xách là một con búp-bê xinh đẹp với mái tóc vàng rực đang nằm lăn lóc trên cỏ.
Đứng khuỳnh tay khuỳnh chân trước mặt chị là một thằng bé khoảng bảy tuổi, mặt hầm hầm. Ngay sau lưng nó là một cô gái tóc chấm ngang vai. Cả hai đang đứng quay ngang nên không nhìn thấy bọn Quý ròm.
Tuy chưa gặp hai nhân vật này bao giờ nhưng theo những gì ông của Văn Châu đã kể, bọn Quý ròm đoán ngay ra đó là chị Ngọc Diệu và thằng Bạch Kim.
– Có phải chị định đánh cắp con búp-bê này không? Thằng Bạch Kim hoạnh hoẹ bằng giọng oai phong.
Chị Thắm vẫn gục mặt trên chiếc túi, thút thít trả lời:
– Chị đã nói rồi. Chị không ăn cắp.
Chị Ngọc Diệu nheo mắt:
– Thế tại sao con búp-bê này lại nằm trong túi xách của chị?
– Chị đã nói rồi. Chị Thắm đưa tay quệt nước mắt Chị chỉ định mượn vài ngày thôi.
– Nhưng chị hỏi mượn ai? Chị Ngọc Diệu cười khảy.
– Hỏi mượn em. Văn Châu đứng ở đầu hành lang đột ngột lên tiếng.
Tiếng nói dõng dạc của Văn Châu khiến chị Ngọc Diệu, thằng Bạch Kim lẫn chị Thắm đ�! �u giật mình đổ dồn mắt về phía hàng lang.
– Em nói gì? Chính em cho mượn con búp-bê này à? Bực bội vì bị Văn Châu phá bĩnh, giọng chị Ngọc Diệu đầy cáu kỉnh.
– Vâng! Văn Châu bình thản gật đầu.
Đôi mày chị Ngọc Diệu cau lại:
– Sao em lại đem đồ đạc trong nhà cho người ngoài mượn?
– Con búp-bê này là của em. Văn Châu nhún vai Em muốn cho ai mượn là quyền của em.
Câu trả lời của Văn Châu khiến chị Ngọc Diệu tức sôi gan. Nhưng biết khó lòng trấn áp đứa em bướng bỉnh này, chị chỉ biết mím môi giận dữ và đưa đôi mắt lườm lườm. Chợt nhác thấy bọn Quý ròm đang đứng lấp ló sau lưng Văn Châu, chị sửng sốt:
– "Khách quý" nào đây?
– Chả phải "khách quý" nào cả. Văn Châu khịt mũi Đây là bạn em.
– Ai cho phép em dẫn bạn về nhà? Mặt chị Ngọc Diệu sầm xuống.
Văn Châu loay hoay chưa kịp nghĩ ra cách trả lời thì bà chị đã sáng mắt lên, giọng đắc thắng như nhà khoa học vừa khám phá ra một ngôi sao mới.
– A ha! Thế ra những cô cậu này chính là đám bạn mà ba đã cấm em giao du đấy?
– Đó là chuyện riêng của em.
Văn Châu lạnh lùng đáp. Rồi nó quay sang bọn Quý ròm:
– Tụi mình đi!
Ba đứa trẻ lấm lét nhìn chị Ngọc Diệu và riu ríu đi theo Văn Châu, tim đứa nào đứa nấy nhảy lô tô trong ngực.
Lúc đi ngang qua chị Thắm, Văn Châu hắng giọng nói:
– Chị cất con búp-bê vào túi, rồi cũng đi lẹ đi! Chiều rồi, nấn ná không khéo lại trễ xe mất.
Tưởng vậy là xong, nào ngờ bọn trẻ mới đi chừng vài ba bước đã nghe tiếng thằng Bạch Kim th! ét be be! phía sau:
– Không được! Em không cho chị đem con búp-bê đi khỏi đây.
Quay lại, thấy thằng em bảo bối của mình giật con búp-bê ra khỏi tay chị Thắm một cách thô bạo, Văn Châu nổi khùng:
– Đồ mất dạy! Mày có bỏ con búp-bê xuống không?
Vừa gầm lên, Văn Châu vừa lao vọt lại như một hòn đạn.
Biết bà chị kế tính nết ngang ngạnh không thua gì mình, lại võ nghệ đầy mình, thằng Bạch Kim hoảng vía buông con búp-bê xuống đất và chạy lại ôm cứng bà chị thứ hai, miệng bài hãi:
– Chị Ngọc Diệu! Cứu em với!
– Đừng sợ. Nó không dám làm gì em đâu. Giọng chị Ngọc Diệu đanh lại, rồi chị hậm hực đe Để lát nữa ba mẹ về, chị sẽ méc tội trạng của nó cho nó nhừ đòn.
Văn Châu vờ như không nghe thấy. Nó quay mình dắt bọn Quý ròm đi luôn ra cổng.
Lúc đi ngang qua căn nhà ở góc vườn, nhỏ Hạnh ngập ngừng nhìn Văn Châu:
– Để tụi này vào chào ông đã chứ.
– Thôi khỏi. Văn Châu khoát tay Ba mẹ tôi sắp về đến nơi rồi.
Chị Thắm đuổi theo ra tới cổng đúng lúc Văn Châu đang mở ổ khoá.
– Cảm ơn em! Giọng chị cảm kích Khi nãy nếu em không cứu chị, chị không biết sự việc sẽ ra sao.
– Thôi, bỏ qua đi. Giọng Văn Châu nhẹ nhàng.
Chị Thắm vẫn cố phân trần:
– Chị thấy gia đình ta giữ gìn đồ đạc rất kĩ nên chị không dám hỏi mượn. Nhưng chị không có ý đánh cắp. Chị chỉ định bụng âm thầm mượn con búp-bê về cho bé Thảo chơi vài hôm rồi lén trả lại chỗ cũ. Ngày mốt là sinh nhật của nó, chị chỉ muốn cho nó vui mấy hôm thôi.
Khuôn mặt bầu bĩnh củ! a bé Th�! ��o chợt hiện lên trong trí nhớ của Văn Châu. Hôm trước, có một lần chị Thắm dắt nó lên chơi và Văn Châu thấy nó thường đứng trước tủ đồ chơi của mình ngắm nghía mấy con búp-bê mà mình không bao giờ rớ tới một cách say sưa, mê mẩn. Sau lần đó, có lẽ thấy gia đình chủ tỏ ý không bằng lòng, chị không bao giờ nhắn người nhà dẫn con lên thăm chị nữa.
Chỉ gặp bé Thảo có một lần nhưng Văn Châu vẫn nhớ như in ánh mắt ngạc nhiên xen lẫn khát khao thèm muốn của một đứa bé quen sống trong cảnh thiếu thốn. Nay nghe chị Thắm nhắc tới nó, Văn Châu bất giác cảm thấy bùi ngùi:
– Chị cứ đem về cho bé Thảo chơi đi!
– Nhưng em tin là chị không cố ý đánh cắp chứ? Chị Thắm vẫn chưa hết băn khoăn.
– Em tin.
– Em tin là sau ngày sinh nhật của con gái chị, chị sẽ tự động đem con búp-bê trả lại chỗ cũ chứ?
Văn Châu dịu dàng:
– Tất nhiên chị sẽ làm thế.
Mặt chị Thắm tươi lên:
– Cảm ơn em!
Nói xong, chị nhanh nhẹn khoác túi lên vai và len vội qua cổng bằng những bước chân hấp tấp nhưng thanh thản.
Văn Châu nói vói theo:
– Lẽ ra em tặng luôn cho bé Thảo con búp-bê này nhưng vì chị Ngọc Diệu và thằng Bạch Kim đã nhìn thấy nên đành chịu. Hôm nào em sẽ gửi bé Thảo một con búp-bê khác.
Chị Thắm quay lại nở một nụ cười biết ơn rồi cắm cúi đi như chạy. Có lẽ chị sợ trễ chuyến xe cuối ngày.
Chị vừa khuất sau góc đường, Văn Châu liền quay lại bọn Quý ròm, thân mật nói:
– Chia tay nhé!
Tiểu Long chớp mắt:
– Chừng nào tụi mình sẽ gặp lại?
– Chưa biết. ! Nhưng ch! ắc chắn sẽ gặp lại. Văn Châu nhoẻn miệng cười, tự bao giờ nó đã đánh mất sự lạnh lùng cố hữu.
Quý ròm khụt khịt mũi:
– Hôm nào tụi này đến thăm bạn được không?
– Không cần. Tự tôi sẽ đi tìm các bạn.
Nhỏ Hạnh nheo mắt:
– Nhất định nhé?
– Ừ, nhất định.
Vừa nói Văn Châu vừa vội vàng khép cổng lại. Ba mẹ nó chắc đã sắp về tới.
Chương 10.
Văn Châu nói chắc như đinh đóng cột.
Nó bảo nhất định sẽ tìm gặp bọn Quý ròm thì hai ngày sau nó đã xuất hiện ở bãi đá bóng ven đường hôm nọ, lại đúng vào lúc đội bóng khu phố 5 của Tiểu Long đang **ng độ quyết liệt với đội bóng khu phố 6.
Tiểu Long và Quý ròm đang mải quần nhau túi bụi trên sân dĩ nhiên không trông thấy Văn Châu. Nhưng ngay cả nhỏ Hạnh đang ngồi ngoài giữ quần áo cũng chẳng phát giác ra Văn Châu nốt. Chỉ khi giọng nói của Văn Châu thình lình thốt lên sau lưng:
– Các bạn đến đây lâu rồi hả?
Nhỏ Hạnh mới giật thót người quay lại:
– A! Văn Châu!
Nó reo lên và vội vàng quay vào trong sân, la lớn:
– Long! Quý! Văn Châu đến rồi nè.
Tiểu Long ngoảnh ra, mừng rỡ:
– Văn Châu hả? Vào đây đá bóng chơi!
Rồi nó rỉ tai tên tiền đạo đá cặp với Quý ròm:
– Mày ra cho thằng bạn tao vào đá thay một hiệp đi!
Kẻ bị thay thế ranh mãnh hỏi lại:
– Thằng bạn hay cô bạn?
– Im đi mày! Tiểu Long nạt Mày hó hé tụi khu phố 6 mà nghe thấy là chúng không chịu đâu.
Tên tiền đạo đội khu phố 5 cười cười quay đi. Nó chỉ muốn trêu Tiểu Long thôi, chứ tài làm xiếc với quả bóng của "thằng" Văn Châu thì nó đã tận mắt chứng kiến trong trận **ng nhau với đội khu phố 8 lần trước rồi. Trai hay gái không cần biết, chỉ cần biết "thằng" này mà đá cặp với Quý ròm ở hàng tấn công thì có lẽ không đội bóng nào trong phường có thể ngăn chặn nổi.
Trận đấu ! phải tạm dừng lại để bên Tiểu Long thay người.
– Đứa nào lạ hoắc vậy? Tụi khu phố 6 tròn mắt hỏi.
Tiểu Long đã chuẩn bị sẵn câu trả lời:
– Thằng này là con ông chú tao. Nó mới dọn về ở chung với tao.
– Thôi, đá lẹ đi! Sắp chiều rồi. Một đứa giục.
Thế là màn điều tra ngắn ngủi nhanh chóng kết thúc.
Văn Châu ung dung vào sân. Nó đến bên Quý ròm, cười hỏi:
– Tỉ số bao nhiêu rồi?
– Bên mình đang bị dẫn trước 1-2. Tụi khu phố 6 này đá bốc lắm.
Quý ròm đáp, rồi nó khịt mũi nói thêm:
– Nhưng có bạn vào thì ổn rồi.
Quả nhiên, từ khi Văn Châu xuất hiện, thế trận trên sân thay đổi hẳn. Nó cùng Quý ròm hượp thành một cặp tiền đạo cực kì lợi hại, thường xuyên khuấy đảo vùng cấm địa của đối phương. Khung thành đội khu phố 6 bị bắn phá liên tục. Thủ môn đối phương phá bóng mướt mồ hôi. Còn các hậu vệ vừa thở hồng hộc vừa trách móc nhau ầm ĩ.
Đội hình đội khu phố 6 càng lúc càng rối loạn. Hàng tấn công gần như rút hết về phần sân nhà để giúp đỡ cho hàng phòng thủ nhưng vô hiệu. Bóng dính chặt vào chân, Văn Châu thoát đi như gió lốc, luồn lách qua một rừng chân như đi vào chỗ không người. Nó thường xuyên đổi chỗ với Quý ròm, dễ dàng thoát khỏi sự đeo bám của đối phương và hai đứa thi nhau tung những cú sút như búa bổ về phía khung thành đội khu phố 6.
Trong vòng mười lăm phút, tỉ số lập tức cân bằng 2-2 rồi nhanh chóng nâng lên 3-2 rồi 4-2 nghiêng về đội khu phố 5.
Đội trưởng Tiểu Long mặt ! tươi h�! �n hớn.. Như một khán giả vô tư, nó chống tay vào hông, nhàn nhã đứng xem Văn Châu và Quý ròm làm tình làm tội đối phương, thỉnh thoảng mới cản phá một đợt tấn công hiếm hoi và yếu ớt của đội khu phố 6.
Lối vờn bóng điệu nghệ và đầy biến ảo của Văn Châu không những chinh phục các cầu thủ có mặt trên sân mà còn thu hút cả sự chú ý của khách đi đường.
Chẳng mấy chốc, chung quanh chỗ nhỏ Hạnh ngồi đã đặc nghẹt một đám nhóc lố nhố. Chúng vừa dán mắt vào trận đấu vừa trầm trồ:
– Đội khu phố 5 "moi" ở đâu ra một thằng lỏi trứ danh thế không biết.
– Nó lừa bóng cứ như là Maradona ấy.
– Ừ, chả kém gì Maradona thật.
Nhỏ Hạnh ngồi nghe tụi nhóc bàn tán mà cứ mát cả ruột.
Nhưng nhỏ Hạnh chỉ mát ruột được có một chút xíu. Một ông nhóc đội khu phố 8 không biết ở đâu trờ tới nhập vào đám khán giả ồn ào kia.
Thoạt đầu nó chưa phát hiện ra Văn Châu nhưng nghe tụi nhóc không ngớt lời tán tụng một cầu thủ của đội khu phố 5, nó liền sực nhớ ra chuyện hôm nọ, liền giật mình trố mắt chăm chú quan sát. Và thoáng một cái, nó đã kêu toáng lên:
– Thằng đó là con gái! Thằng đó là con gái!
Đang say men chiến thắng, tiếng hét thất thanh của thằng nhóc khu phố 8 khiến Tiểu Long điếng người. Nó quay lại:
– Nói bậy bạ gì đó mày?
– Có tụi mày bậy bạ thì có. Thằng nhóc hỉnh mũi Ai đời lại đưa con gái vào đá trong đội bóng con trai.
– Nói bậy!
Tiểu Long định nạt một tiếng qua quýt rồi quay vào đá tiếp. Nh�! �ng khi n�! � ngoảnh lại thì tụi khu phố 6 đã ôm chặt quả bóng trong tay.
Đội trưởng đội khu phố 6 tiến tới một bước:
– Nó nói có đúng không?
Tiểu Long chớp mắt:
– Đúng chuyện gì?
Đội trưởng đội khu phố 6 hất mặt về phía Văn Châu:
– Thằng này là con gái hay con trai vậy?
Tiểu Long ấp úng chưa kịp đáp thì thằng nhóc khu phố 8 đứng ngoài đã nhanh nhảu:
– Nó là con gái đấy. Hôm trước nó đã bị tụi tao phát hiện một lần rồi. Không tin, tụi mày bảo nó cởi áo ra xem nó có dám không.
Văn Châu từ nãy đến giờ vẫn đứng yên bên cạnh Quý ròm, không lộ phản ứng gì. Nay nghe ông nhóc khu phố 8 mở miệng xúi giục, nó khẽ hừ mũi một cái và mím môi lừ lừ tiến lại.
Ông nhóc này từng chứng kiến Văn Châu quật ngã gọn gang một hậu vệ lực lưỡng của đội mình hôm trước nên bây giờ thấy đối phương lầm lì bước tới, nó hoảng hồn thối lui. Cứ Văn Châu tiến một bước là nó lui một bước. Và khi Văn Châu đến sát chỗ nhỏ Hạnh thì ông nhóc đã chạy tuốt ra xa.
Tụi khu phố 5 đứng trong sân cất tiếng cười nhạo:
– Mày bảo nó là con gái sao mày lại sợ hãi cuống cuồng lên vậy?
Trong khi ông nhóc khu phố 8 thẹn đỏ mặt chưa biết phải chống chế như thế nào thì Văn Châu đã cầm tay nhỏ Hạnh kéo đi:
– Tụi mình về!
Thấy hai bạn mình đã bỏ về, Tiểu Long quay lại phía đội khu phố 6, tuyên bố:
– Tụi tao cũng về luôn. Trận đấu hôm nay xem như kết thúc ở tỉ số 4-2.
– Dẹp! Ba bàn thắng của thằng kia, à, của con nhỏ ki! a, coi nh! ư không tính. Trận này tụi mày vẫn thua 1-2. Tụi khu phố 6 nhao nhao.
Nhưng mặc cho đối phương la ó ngậu xị, Tiểu Long nháy mắt với Quý ròm và hai đứa hấp tấp rượt theo Văn Châu và nhỏ Hạnh.
– Làm sao bạn lẻn ra khỏi nhà được hay vậy? Nhỏ Hạnh hỏi Văn Châu.
– Bạn quên là hiện nay tôi đang ở với ông à! Tôi sẽ ở đó cho đến chừng nào chị Thắm lên.
Nhỏ Hạnh không hiểu:
– Ở với ông thì sao?
– Thì sẽ được ông che chở chứ sao. Văn Châu cười Ba mẹ tôi có hỏi, ông sẽ bảo là ông sai tôi đi đâu đó.
Nhỏ Hạnh cũng cười:
– Ông bạn thương bạn quá hén?
– Ừ, ông thương tôi nhất nhà. Và tôi cũng thương ông nhất nhà. Tôi cũng thương cả bà nữa. Nhưng bà mất rồi.
Nhỏ Hạnh đang định hỏi thế mai mốt khi chị Thắm quay trở lên, Văn Châu không được ở với ông nữa thì nó sẽ làm thế nào để lẻn ra ngoài chơi thì Tiểu Long và Quý ròm đã đuổi kịp tới nơi.
Quý ròm hổn hển nói:
– Kiểu này thì nguy to rồi.
Nhỏ Hạnh ngạc nhiên:
– Chuyện gì thế?
Quý ròm nhăn nhó:
– Hôm trước tụi khu phố 8 đã phát hiện ra Văn Châu là con gái. Hôm nay tới lượt tụi khu phố 6. Thế là chẳng mấy chốc tụi nó đồn ầm lên cho mà xem.
Nhỏ Hạnh vẫn ngơ ngác:
– Thế thì sao?
– Thì Văn Châu sẽ không được đá bóng chung với bọn mình nữa chứ sao. Tiểu Long vọt miệng đáp thay.
Nhỏ Hạnh nheo mắt trêu:
– Bộ Long sợ không có bạn Văn Châu, đội bóng khu phố 5 sẽ đá đâu thua đ�! � hả?
– Không phải. Tiểu Long thật thà thu nắm tay quẹt mũi Tôi chỉ lo nếu không được chơi bóng, bạn Văn Châu sẽ buồn thôi.
– Bạn đừng lo. Giọng Văn Châu thản nhiên Không đá bóng ở nhà thì tôi sẽ đá bóng trên trường.
Quý ròm thô lố mắt:
– Trường bạn cho phép con trai con gái đá chung với nhau hả?
Văn Châu cười nụ:
– Trường tôi có đội bóng đá nữ.
– Ôi, hay quá! Quý ròm lém lỉnh Vậy hôm nào đội bóng đá nam trường tôi mời đội bóng đá nữ trường bạn qua thi đấu nhé.
Văn Châu chưa kịp trả lời, mắt nó bỗng nhác thấy một đám đông đang túm tụm trước cổng nhà Quý ròm, liền lật đật rảo bước lên trước.
Vừa tới nơi, Văn Châu đã nhận ra ngay những gương mặt quen thuộc: nhỏ Diệp, nhỏ Thi và nhỏ Cẩm Thuý. Chính ba đứa này hôm trước đã "làm khổ" nó tơi bời nên nó vẫn nhớ như in, nhất là nhỏ Diệp em Quý ròm thì nó đã gặp tới những hai lần.
Ba đứa con gái lúc này đang đứng bao vây một thằng nhóc lạ mặt. Điều đó làm Văn Châu rất đỗi ngạc nhiên. Nó càng ngạc nhiên hơn nữa khi phát hiện ngay bên lề đường con búp-bê chạy bằng pin hôm trước nó đền cho nhỏ Diệp đang nằm lăn lóc, một cẳng chân đang gãy rời.
– Chuyện gì thế? Văn Châu hắng giọng hỏi.
Thấy có người quan tâm, nhỏ Diệp mếu máo chỉ tay vào thằng nhóc mặt mày xanh nhợt đang đứng đực trước mặt:
– Thằng này nó đạp hư
Đang nói nửa chừng, nhỏ Diệp bỗng sực nhớ cái anh chàng đang hỏi mình cũng từng đá hư búp-bê của mình và bị mình b�! � lu bù ! loa bắt đền tối tăm mặt mũi, liền vội vàng im bặt.
Nhưng Văn Châu dường như không để ý đến chuyện đó. Nó hỏi:
– Nó đạp hư con búp-bê của em hả?
Thấy Văn Châu đột nhiên gọi mình bằng "em" ngọt xớt, chuyện chưa từng xảy ra, nhỏ Diệp hơi ngẩn người ra một tẹo rồi gật đầu:
– Dạ.
Văn Châu liếc con búp-bê dưới đất, khụt khịt mũi:
– Con búp-bê lại bò ra đường nữa chứ gì?
– Dạ! Nhỏ Diệp ấp úng Cũng lại con nhỏ Thi. Em bảo nó coi chừng, chẳng hiểu nó loay hoay thế nào mà con búp-bê lại bò tuốt ra đường.
Lúc này, bọn Quý ròm đã tới sát bên. Nghe thoáng qua mấy câu đối đáp, sực nhớ đến "tai nạn" của Văn Châu lúc trước, đứa nào đứa nấy tủm tỉm cười.
Nhưng Văn Châu không cười. Nó nhìn thủ phạm bằng ánh mắt nghiêm nghị:
– Sao mày dám phá hỏng con búp-bê của em tao?
Mặt mày thằng bé lộ vẻ lo lắng:
– Em đâu có cố ý. Đến khi đạp phải con búp-bê em mới biết.
Văn Châu sầm mặt:
– Có thật là mày không nhìn thấy con búp-bê không?
– Em không nhìn thấy thật mà. Thằng bé rối rít Em mải nhìn đâu đâu, trong khi đó con búp-bê lại nằm ngay dưới chân.
– Nếu mày không nhìn thấy thì thôi. Văn Châu thở ra Thôi, mày đi đi!
Lời tuyên bố "tha bổng" của Văn Châu bất ngờ đến nỗi đám bạn của nhỏ Diệp trố mắt sửng sốt. Nhỏ Cẩm Thuý giãy nảy:
– Không thả thằng đó đi được. Phải bắt nó đền con búp-bê cho bạn Diệp.
Văn Châu nhìn nhỏ Cẩm Thuý, lạnh lùng! :
– Tôi sẽ đền.
Nói xong, nó cúi xuống nhặt con búp-bê lên và lững thững bỏ đi.
– Văn Châu, bạn làm gì vậy? Quý ròm gọi giật Bạn để con búp-bê lại đi. Tôi sửa được mà.
Nhưng Văn Châu không đáp. Nó cứ cắm cúi đi thẳng, không buồn ngoái đầu lại.
Nhỏ Diệp níu tay Quý ròm:
– Anh chàng đó tên gì vậy?
– Trần Thị Văn Châu.
– Cái gì? Nhỏ Diệp kinh ngạc Con trai gì tên kì vậy?
Quý ròm thủng thỉnh:
– Văn Châu là con gái.
Nhỏ Diệp đực mặt ra, trông nó ngơ ngác đến tội. Mãi một lúc nó mới khẽ lẩm bẩm như nói với chính mình:
– Thật không thể tin được! Trông chị Văn Châu chả giống con gái chút nào. Một người con gái không thể nào chỉ khẽ hất tay một cái đã khiến ông anh mình lăn quay ra đất như hôm nọ được
Những lời rì rầm của nhỏ Diệp không lọt khỏi tai của Quý ròm. Ông anh liền quay phắt sang cô em, hừ giọng:
– Mày ngốc quá! Chính vì biết Văn Châu là con gái nên tao phải giả vờ té để nhường nhịn nó. Chứ nếu nó là con trai như Tiểu Long thì
thì
Đang hăm hở, sực nhớ Tiểu Long võ nghệ còn kinh người hơn cả Văn Châu, Quý ròm bỗng đỏ mặt cà lăm hai ba tiếng rồi tắc tị.
Nhưng cũng may là Tiểu Long không nghe thấy những lời huênh hoang của Quý ròm. Nó và nhỏ Hạnh đang ngẩn ngơ nhìn theo Văn Châu mỗi lúc một xa dần, lòng bâng khuâng tự hỏi không biết những ngày sắp tới người bạn lạ lùng của mình sẽ có dịp lẻn ra khỏi ngôi nhà tù túng kia để gặp gỡ và vui đùa với tụi nó nữa hay không!
Thành phố Hồ Chí Minh 1996
Đánh máy và chuyển sang Ebook : Warkiller
Contact : langtu_thichdua@yahoo.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét