Hiệp sĩ ngủ ngày
- Nguyễn Nhật Ánh
-
Đánh máy bởi: otaku_f1
http://truongton.net/forum
Chương 1.
Quới Lương hết đứng lên lại ngồi xuống. Ngồi xuống chưa nóng chỗ, nó lại đứng lên. Rồi nó đi tới đi lui quang nhà, hai tay chốc chốc đấm vào nhau, vẻ bực bội lắm.
Bộ tịch bồn chồn nóng nảy của nó khiến mẹ nó ngạc nhiên:
– Có chuyện gì thế hở con?
– Dạ, không có gì ạ!
Hẳn nhiên mẹ nó không tin lời nó.
– Con vừa bị thầy cô giáo trách phạt hả? – Mẹ nó chép miệng hỏi.
Quới Lương mặt nhăn húm:
– Không có đâu ạ! Sao mẹ lại nghĩ thế?
– Tại mẹ thấy con là lạ! – Mẹ nó đáp bằng giọng nghi hoặc Hay sáng nay con làm bài không được?
Quới Lương lắc đầu và lặp lại câu nói khi nãy:
– Dạ không có đâu ạ!
Mẹ nó vẫn chưa hết thắc mắc:
– Thế sao con cứ đi loăng quăng trong nhà thế?
Quới Lương dừng lại. Nó cúi xuống đấm tay lên đùi, vờ vịt:
– chân con nó làm sao ấy! Cứ mỏi mỏi là
Rồi nó nhìn mẹ, chớp mắt nói:
– Thôi, con ra phố đây! Con chạy ngoài phố một lát, chân sẽ hết mỏi ngay.
Nói xong, không đợi mẹ kịp ngăn cản, Quới Lương phóng vù ra cửa.
Quới Lương rẽ ngang rẽ dọc một hồi đã ra khỏi hẻm. Nó liếc lại phía sau, thở phào lẩm bẩm:
– Thế là thoát! Mẹ chỉ toàn hỏi là hỏi, khổ ghê!
Thực ra, Quới Lương chẳng làm gì sai trái. Điều nó bực bội trong lòng không liên quan gì đến chuyện học tập. Nó bực chuyện khác. Nó bực thằng Lâm.
Thằng Lâm bạn nó lúc này khang khác thế nào ấy. Từ khi nh�! ��n "giải thưởng lớn" trong cuộc thi tài với Quý ròm, "thi sĩ Hoàng Hôn" chẳng có vẻ gì giống thẳng bạn thân của nó trước đây nữa.
Trong băng :tứ quậy", Lâm là đứa láu lỉnh nhất và cũng nhiều trò nhất. Trước đây, mọi chuyện nghịch phá trong lớp đều do Lâm đầu têu, nó và Quốc Ân, Hải quắn phụ hoạ.
Nhưng nay thì thằng Lâm dường như chả hào hứng gì với những trò thú vị đó nữa. Vô lớp, nó ngồi im ru bà rù như ông Phật sống. Đã thế, gần đây nó lại mắc tật ngủ gục trong giờ học, thật chả ra làm sao!
Cái tật này rõ ràng thằng Lâm lây của thằng Đặng Đạo! Quới Lương làu bàu nhủ bụng – Từ ngày "thi sĩ Hoàng Hôn" tặng cho Đặng Đạo phần thưởng của mình, thi sĩ bắt đầu nhiễm luôn thói xấu của thằng này. Tháng trước thi sĩ đặt vè trêu chọc Đặng Đạo "Ở nhà chẳng ngủ cho say. Vô lớp ngủ ngày là đít con voi", thế mà bây giờ thi sĩ lại "vô lớp ngủ ngày", lại làm "đít con voi", có xấu mặt băng "tứ quậy" không cơ chứ!
Khổ nỗi sự trái chứng trái nết của thằng Lâm không chỉ có thế. Thấy bạn mình ngày càng mê ngủ hơn mê "quậy", Quới Lương bực tức trách móc đủ điều. Nhưng thằng Lâm ù lì vẫn nhất mực làm lơ.
Có hôm Quới Lương điên tiết thúc mạnh cùi chỏ vô hông bạn:
– Dậy đi! Cô Nga sắp dò bài rồi kìa!
Quới Lương lo cho bạn. Thế mà thằng Lâm lại mở choàng mắt, cau mày sừng sộ:
– Làm trò khỉ gì vậy mày?
Khiến Quới Lương tức anh ách.
Nhưng Quới Lương không phải là nạn nhân duy nhất của Lâm.
Lâm, Quới Lương và nhỏ Bội Linh là ba đứa ngồi bàn chót, nhưng Lâm ngồi ngày! đầu b! àn, sát lối đi, nên dễ bị thầy cô để ý nhất.
Vì vậy, từ hôm Lâm bắt đầu nhiễm tật ngủ gục của Đặng Đạo, tổ trưởng lo ngay ngáy.
Nó nhăn nhó bảo Lâm:
– Mày ngồi thẳng dậy đi chứ! Nếu mày cứ ngáy khò khò trong lớp như thế mãi, tháng này tổ mình sẽ xếp hạng bét mất!
Nghe lời tổ trưởng, Lâm ngồi thẳng dậy. Nhưng nó ngồi thằng mà mắt nhắm nghiền.
Minh Vương càng quýnh:
– Trời đất! Mày làm vậy có khác nào mày khoe với mọi người "tôi đang ngủ đây, ai muốn xem thì xem"!
Lâm tụt người xuống, cười hì hì:
– Vậy để tao ngồi lại tư thế cũ! Mày bảo tao ngồi thẳng dậy chứ có bảo tao mở mắt ra đâu!
Thằng Lâm nói ngang như cua khiến Minh Vương muốn khóc thét. Gặp đứa khác, tổ trưởng Minh Vương chỉ cần rút cuốn sổ thi đua trong túi ra là đối phương lập túc xuôi xị liền. Nhưng thằng Lâm thuộc diện ngoại lệ. Lâm xưa nay nổi tiếng ham chơi hơn ham học, điểm học tập trong sổ ghi điểm của các thầy cô, nó còn không quan tâm, kẻ gì đến điểm thi đua trong cuốn sổ của Minh Vương.
Nói cho đúng ra, kể từ hôm tham gia cuộc thi thơ với Quý ròm và được ban cán sự lớp long trọng biểu dương, Lâm có chí thú với chuyện bài vở hơn tí chút. Nhưng Minh Vương chưa kịp mừng cho sự tiến bộc của Lâm đã phải méo mặt vì cái tật ngủ gục của nó rồi.
Nhưng cũng như nhỏ Xuyến Chi ở tổ 1, Minh Vương chẳng biết phải xử trí như thế nào với tên tổ viên lừ đừ của mình.
Nhor Xuyến Chi vừa là lớp trưởng vừa là tổ trưởng tổ 1, nhưng thằng Đặng Đạo trong tổ của nó đến nay vẫn mắt nhắm mắt mở đến trườ! ng. Còn ! Minh Vương vừa là lớp phó trật tự vừa là tổ trưởng tổ 5 và thằng Lâm trong tổ nó cho đến bây giờ lúc ngồi học cái đầu cứ gục gà gục gặc không thôi.
Bây giờ thì các thầy cô không chỉ nhắc nhở mỗi mình Đặng Đạo. Thầy Quảng nhăn nhó:
– Lâm và Đặng Đạo có ngồi thẳng lên không! Đây là phòng học chứ đâu phải là phòng ngủ hở các em!
Cô Kim Anh thì cau mày:
– Hai em Lâm và Đặng Đạo chạy ra vòi nước rửa mặt đi rồi vô học tiếp!
Sáng nay, cô Trinh lắc đầu than giữa lớp:
– Một mình em Đặng Đạo ngủ gục, lớp ta đã nổi tiếng toàn trường, giờ lại thêm em Lâm nữa!
Nghe cô chủ nhiệm trách cứ, Minh Vương cáu lắm. Nó lừ mắt nhìn Lâm:
– Mày và thằng Đặng Đạo có "chơi" xì ke ma tuý gì không, khai thật đi!
Lâm nhếch mép:
– Tao đâu dại gì mà dính vào ba cái thứ đó!
Quới Lương ngồi cạnh nghe rõ từng lời, bụng giật thót: Ừ, có thể lắm! Chỉ những con nghiện mới thường xuyên ngáp dài ngáp ngắn thế thôi! Nếu thằng Lâm và thằng Đặng Đạo sa vào con đường này, cuộc đời kể như toi! Mình dứt khoát phải hỏi cho ra lẽ mới được!
Chính vì những ý nghĩ đó mà khi nãy Quới Lương bồn chồn đi tới đi lui đến nỗi mẹ nó tưởng nó vừa bị thầy cô quở phạt trên lớp.
Cửa tiệm tạp hoá nhà thằng Lâm hiện dần ra trong tầm mắt khiến Quới Lương bất giác chậm bước lại.
Tuy lo lắng cho bạn và quyết tâm làm sáng tỏ mọi chuyện, Quới Lương vẫn chưa biết lát nữa giáp mặt với Lâm, nó sẽ bắt đầu câu chuyện như thế nào, dò hỏi, chất vấn ra sao và nhất là làm sao để thằng Lâm phải nói ra! sự th�! ��t.
Đây là một sứ mạng vô cùng trọng đại, khác xa với những cuộc trò chuyện thông thường trước nay, một tình huống chưa bao giờ Quới Lương gặp phải vì vậy nó cảm thấy trách nhiệm trên vai nó sao mà nặng nề quá đỗi!
Quới Lương đứng phân vân trước cổng chợ có đến 10 phút. Đến phút thứ mười một, nó mới hắng giọng một tiếng rõ to và quyết tâm… tiến tới mục tiêu.
– A, Quới Lương!- Lâm hớn hở đón bạn – Đến chơi hả? Vô đây đi!
Vừa nói Lâm vừa cầm tay bạn kéo tuột lên gác.
Quới Lương lặng lẽ đi theo, đầu loay hoay nghĩ xem nên nhập đề bằng cách nào.
– Tao có cái này hay lắm!
Không để ý đến vẻ mặt trầm trọng của bạn, Lâm hồn nhiên khoe.
– Gì vậy?
– Lịch thi đấu vòng chung kết World Cup sắp tới. Có đầy đủ hình ảnh các đội bóng. Lại có cả chân dung các cầu thủ nổi tiếng nữa.
Lâm lấy từ ngăn kéo ra một tờ giấy lớn trải lên bàn, rồi hào hứng chỉ tay vào từng bức ảnh, hăm hở thuyết minh:
– Đây là Ronaldo của Braxin nè, đây là Zidane của Pháp nè, đây là Hagi của Rumani, còn đây là Kluivert của Hà Lan…
Lâm là thành viên của đội tuyển lớp 8A4, thường đá cặp với Minh Vương ở hàng tiền vệ. Hễ **ng tới đề tài bóng đá là mắt nó sáng rỡ, miệng thao thao bất tuyệt.
Quới Lương lại khác. Nó không phải là cầu thủ. Tất nhiên nó cũng thích bóng đá nhưng không say mê như Lâm. Hơn nữa, lúc này nó đang canh cánh mối lo bên lòng, chẳng có đầu óc đâu mà chú ý đến Zidane hay Kluivert.
Vì vậy mặc bạn huyên thuyên, Quới Lương hờ hững:
– Ờ.
Lâm ngạc nhiên! ngước! nhìn bạn:
– "Ờ" là sao?
Quới Lương lúng túng:
– Ờ… ờ… có nghĩa là tao muốn khen mấy bức tranh này đẹp…
Rồi thấy Lâm nhìn mình bằng ánh mắt dò hỏi, Quới Lương lật đật bè lái câu chuyện:
– Tờ lịch bóng đá này ở đâu mày có thế?
– Chú tao cho.
– Chú mày mua ở ngoài hiệu sách hả? Quới Lương vừa hỏi cầm chừng vừa nghĩ kế.
– Không! Lâm lắc đầu Chú tao đặt mua báo tháng nên được tặng. Đây là phụ trương của báo mà.
Lời giải thích của Lâm khiến mắt Quới Lương đột ngột loé lên. Như người chết đuối vớ được cọc, nó nhanh nhảu hỏi:
– Thế mày có hay đọc báo không?
– Không, tao chẳng bao giờ đọc báo! Chỉ có chú tao đọc thôi!
Sự "khai báo thành thật" của Lâm làm Quới Lương xuôi xị, Nó không ngờ câu trả lời của thằng này lại ra ngoài "kịch bản" của nó xa lắc xa lơ như thế.
Nhưng Quới Lương không dễ dàng buông xuôi. Nó nghĩ ra ngay một chiếc bẫy khác:
– Mày không đọc báo nhưng chắc là có xem ti-vi chứ?
– Ừ, ti-vi thì ngày nào tao cũng xem.
Quới Lương nín thở:
– Thế mày thường xem những mục gì?
Lần này, Lâm không trả lời ngay mà nhìn bạn, tỏ ý nghi ngờ:
– Bữa nay mày làm gì mà tra hỏi tao kỹ thế?
– Tao chỉ hỏi cho biết thôi! Quới Lương ngó lơ chỗ khác – Để xem sở thích của mày có giống tao hay không.
Lâm bấm ngón tay:
– Tao thường xem các mục thể thao này, phim truyện này, chương trình giải trí nước ngoài này…
Lâm kể một lô một lốc. Quới Lương dỏng tai nghe, thất vọng khi c! hẳng th! ấy Lâm kể ra mục nó chờ đợi.
Quới Lương hít vào một hơi:
– Thế mày không xem mục "sức khỏe và gia đình" à?
Lâm nhăn mặt:
– Mục đó chán ngắt! Thỉnh thoảng tao mới liếc sơ qua thôi!
Mặt Quới Lương rạng ra được một chút. Nó tuôn một tràng:
– Thỉnh thoảng mày có liếc qua à? Thế mày có thấy người ta nói về tác hại của ma tuý không? Mày có thấy người ta bảo những người nghiện ma tuý sẽ ốm o gầy mòn, thân hình tiều tuỵ, nhà tan cửa nát…
Thoạt đầu, Lâm không hiểu thằng Quới Lương này mắc chứng gì mà bỗng dưng lên án nạn ma tuý ghê thế. Nhưng nhớ tới câu nói của Minh Vương hồi sáng, nó sực hiểu:
– Thôi, thôi, mày tốp lại đi! Lâm vội vã xua tay Tao hiểu rồi!
– Tao biết là mày hiểu! Quới Lương tặc lưỡi Báo, đài cứ nói suốt về chuyện này, ai mà chả hiểu…
– Không phải thế! Lâm khịt mũi Tao nói hiểu là hiểu tại sao mày lại nói với tao về chuyện này kìa!
Rồi Lâm bá vai bạn, cười hì hì:
– Mày chỉ toàn lo hão! Tao chả dại gì rớ vào thứ độc hại đó cho "ốm o gầy mòn, thân hình tiều tuỵ, nhà tan cửa nát" đâu!
Quới Lương nhìn lom lom vào mặt Lâm:
– Mày nói thật đấy hở?
– Thật.
Quới Lương thở phào:
– Thật thì tốt!
Nhưng rồi bụng nó thóp ngay lại:
– Thế tại sao dạo này mày hay gật gà gật gù trên lớp thế?
– À, chuyện đó chẳng liên quan gì đến ma tuý đâu!
Quới Lương tò mò:
– Thế nó liên quan đến chuyện gì?
Lâm không đáp mà chớp chớp mắt, tinh quái hỏi lại:
– Mày hay xem ti-vi! , chắc ! là mày có nghe đến hiện tượng El Nino gần đây chứ?
– Ờ, tao có nghe loáng thoáng!
Quới Lương liếm môi đáp, bụng không hiểu tại sao đang nói chuyện gục thằng Lâm lại nói tạt ngang qua chuyện khác. Vì vậy, đáp xong, nó lại trố mắt:
– Nhưng chuyện đó thì ăn nhập gì ở đây?
Lâm phớt lờ thắc mắc của bạn, thản nhiên hỏi tiếp:
– Thế mày có biết El Nino là hiện tượng gì không?
– Ờ, ờ! Quới Lương gãi cổ – Hôm trước thì tao biết nhưng bây giờ thì quên khuấy mất rồi!
Lâm "e hèm" một tiếng rồi khoa tay hùng hồn:
– El Nino là một hiện tượng thiên nhiên gây ra những tai hoạ to lớn cho loài người. Lúc bình thường, khu vực phía Đông Thái Bình Dương có khí áp cao còn khu vực phía Tây Thái Bình Dương có khí áp thấp, do đó gió thường thổi từ Đông sang Tây tạo ra những dòng hải lưu mang nước ấm về phía Tây Thái Bình Dương…
Dạo mày mò về môn địa để thi "phổ thơ" với Quý ròm, Lâm có "nghiên cứu" về hiện tượng El Nino qua… chương trình khoa học trên ti-vi, hôm nay nó cao hứng "xổ" một tràng khiến bạn nó phục lăn. Quới Lương ngẩn ngơ:
– Tao có phải là thầy Quảng dạy địa đau mà mày trả bài ghê thế!
Lâm hấp háy mắt, tiếp tục thao thao:
– Nhưng khi hiện tượng El Nino xảy ra, giớ liền thổi ngược lại, kéo dòng hải lưu đi theo và nước ấm giờ đây lại dồn ngược trở lại phía Đông Thái Bình Dương khiến khí hậu xáo trộn, thời tiết biến đổi gây ra nhiều thiên tai, khu vực này thì hạn hán, khu vực kia thig mưa bão, lũ lụt…
Quới Lương ngóc cổ ngồi nghe một hồi, chả hiểu! thằng ! bạn mình huyên thuyên những chuyện đó để làm gì, mông cứ nhấp nha nhấp nhổm.
Lâm vờ như không biết, vẫn hùng hổ:
– ở châu Á, nắng hạn kéo dài, mùa màng thất bát, năng suất cây trồng giảm sút, nạn cháy rừng bộc phát, còn con người thì… thì…
Thấy bạn ấp a ấp úng lâu lắc, Quới Lương không nhịn được:
– Con người thì sao?
– Thì dễ sinh tật… ngủ gục trong lớp chứ là sao!
Nói xong, Lâm toét miệng cười. Còn Quới Lương phải ngớ ra mất một lúc mới biết từ nãy đến giờ thằng Lâm cố tình làm trò
– Dẹp mày đi! Quới Lương đổ quạu, nó đập tay xuống bàn Tao hỏi thật mà mày cứ giỡn hoài!
– Hỏi thật hả?
Lâm gãi gãi đầu. Nó nhìn Quới Lương, đắn đo không biết có nên nói thật mọi chuyện với bạn hay không.
Quới Lương sốt ruột:
– Bộ mày có bí mật gì khó nói hay sao?
– Không phải là khó nói! Lâm nhăn nhó Nhưng để từ từ tao sắp xếp cho có đầu có đuôi đã!
Nghe bạn nói vậy, Quới Lương chẳng buồn gấp gáp:
– Được, mày cứ từ từ sắp xếp đi! Nếu mày không nói, tao cứ ngồi lì ở đây đến tối xem mày làm sao!
Nói xong, Quới Lương thu chân lên ghế, hai tay khoang lấy gối, gật gù chờ Lâm "sắp xếp" .
Chương 2.
Lâm nắm trằn trọc trên giường. Nãy giờ nó chạy ra ngoài lan can ròi chạy vô có đến bốn, năm lần nhưng chẳng thấy mẹ con Đặng Đạo đâu.
Ngôi chợ trước nhà nó là ngôi chợ lớn, buôn bán suốt từ trưa đến tối, một ngày xe rác phải đi quét hai, ba lần. Mẹ Đặng Đạo quét ca khuya nên muốn gặp, Lâm phải cố thức.
Lâm nằm dỏng tai nghe ngóng, mi mắt càng lúc càng nặng như chì. Nhưng đúng vào lúc sắp sửa thiếp vào giấc ngủ, Lâm chợt nghe tiếng mì gõ từ dưới đường vọng lên
Ông già Tàu thường đẩy xe mì đi bán rất khuya. Và đã thành lệ, khi tiếng mì gõ quen thuộc vang lên, bao giờ cái xe rác cùng xuất hiện ngay sau đó.
Lâm phóc khỏi giường,chạy ra lan can dòm xuống. Quả như nó dự đoán, một người phụ nữ đang chậm rãi kéo chiếc xe rác đi dọc nhà *****g chợ, chiếc đèn bão lắc lư phía sau. Một người phụ nữ khác đang lui cui đưa từng nhát chổi, dồn rác vào một chỗ.
Lâm biết một trong hai người đó là mẹ Đặng Đạo nhưng đứng từ xa, nó không nhận ra ai là mẹ của bạn mình.
Lâm đảo mắt nhìn quanh, cố tìm xem Đặng Đạo đang ở đâu nhưng không thấy. Có bao giờ bị mình bắt gặp, nó mắc cỡ ở nhà luôn không nhỉ? Lâm áy náy nghĩ bụng và dán mắt vào khoảng tối trong nhà *****g chợ, thấp thỏm chờ đợi.
Lâm không phải đợi lâu. Chừng vài phút sau, một thằng nhóc từ trong chợ bước ra. Vẫn với bô rác to tướng trước ngực như tối hôm qua, nó đi về phía chiếc xe lúc này đang đỗ cạnh dãy sạp chất đầy những giỏ cần xé! rỗng.
Đúng là Đặng Đạo rồi! Thoáng thấy hình ảnh quen thuộc đó, Lâm bật reo khẽ và bồn chồn quét mắt xuống mái hiên bên dưới, tìm cách leo qua.
Lâm không dám lần xuống dưới nhà mở cửa, sợ mẹ phát hiện sẽ hỏi han lôi thôi. Nó trèo qua lan can và sè sẹ đặt chân lên mái tôn. Xong, nó thận trọng bước về mé trái, chỗ có cây cột xi-măng.
Một tiếng "rắc" bất thần vang lên khiến Lâm tái mặt. Nó lập tức đứng yên tại chỗ dáo dác nhìn vào trong nhà, phập phồng nghe ngóng.
Chờ một lát, không nghe động tĩnh gì, Lâm nhè nhẹ thở ra và khoa chân bước tiếp. Sờ soạng mò mẫm một hồi, cuối cùng Lâm cũng lần ra tới ngoài rìa và ôm cây cột lẹ làng tụt xuống:
– Đặng Đạo!
Tiếng Lâm thình lình vang lên sau lưng khiến Đặng Đạo giật thót:
– Ủa, mày chưa ngủ à?
– Chưa.
– Mày ra ngoài này chi vậy? Đặng Đạo đưa tay kéo tấm khẩu trang che mặt xuống, giọng chưa hết ngạc nhiên – Lại làm rớt vật gì từ trên gác nữa hả?
– Không, tao ra chơi thôi! Lâm nhoẻn miệng cười Tao ra chơi với mày!
– Chơi với tao? Đặng Đạo tròn xoe mắt Tao khuân các bô rác giùm mẹ tao, có gì hay đâu mà chơi?
Lâm vung tay:
– Thì tao khuân phụ với mày!
– Thôi đi, đừng có điên! Đặng Đạo gặt phắt – Ngủ không ngủ, tự nhiên lại chạy ra đây khuân rác!
Lâm nheo mắt:
– Chứ mày thì sao?
– Tao khác! Đặng Đạo khụt khịt mũi Tao khuân phụ cho mẹ tao!
– Thì tao cũng thế! Lâm đấm tay lên ngực Mày khuân phụ cho mẹ mày, còn tao khuân phụ cho bạn tao!
Lâm là! m Đặng! Đạo cảm động quá xá. Nó không ngờ một "nhân vật" trong băng "tứ quậy" lại đối xử tốt với bạn như vậy. Hồi sáng ở trên lớp, lúc thằng Lâm tiến đến trước mặt và trịnh trọng trao gói quà vào tay nó thay cho lời xin lỗi, nó đã thấy ngỡ ngàng. Bây giờ thằng Lâm lại chạy ra khỏi nhà lúc nửa đêm và khăng khăng đòi phụ khuân rác với nó, bảo lòng nó không xao xuyến sao được!
Đặng Đạo nhìn chăm chăm vào mặt bạn:
– Mày nói thật đấy hở?
– Thằng này lạ! Lâm nhăn nhó Sao lại không thật?
Rồi Lâm láu lỉnh nói:
– Có tao phụ một tay, công việc sẽ xong sớm hơn, đúng không?
– Ờ.
– Công việc xong sớm hơn thì mày sẽ được đi ngủ sớm hơn, đúng không?
– Ờ… ờ…
-Nếu mày đi ngủ sớm hơn thì đến lớp mày sẽ… không ngủ gục nữa, đúng không?
Lần này Đặng Đạo không "ờ, ờ" nữa mà đưa tay gãi đầu:
– Cái này thì…
– Còn "cái này, cái kia" gì nữa! Lâm cắt ngang Tao phụ với mày nhé?
Thấy bạn sốt sắng quá mức, Đặng Đạo đã định gật đầu. Nhưng rồi sực nhớ tới một chuyện, cặp lông mày nó liền cau lại:
– Nhưng mày ra ngoài này ba mẹ mày có biết không?
– Ba mẹ tao hở? – Tới lượt Lâm gãi đầu – Mẹ tao thì không biết. Mẹ tao ngủ rồi.
Đặng Đạo chớp mắt:
– Còn ba mày?
– Ba tao thì biết! Lâm liếm môi Lúc tao ra đây, đích thân ba tao… tiễn tao tới tận cửa. Ba tao còn bảo " Giúp bạn là điều tốt, con ạ!".
– Ba mày bảo thế à?
Lâm gật đầu:
– Ừ, ba tao bảo thế.! Nếu m�! �� tao còn thức, chắc chắn mẹ tao cũng bảo thế.
– Thế thì được! Đặng Đạo gục gặc đầu, nhưng rồi nó chợt ngẩng lên À, nhưng mà không được!
Lâm thóp bụng:
– Sao lại không được?
Đặng Đạo nheo mắt:
– Mày không có nón bảo hộ, không có áo phản quang, không có cả khẩu trang, làm sao phụ tao được?
Lâm trố mắt:
– Nón bảo hộ để làm gì?
– Để phòng tránh tai nạn lao động.
– Thế áo phản quang ?
– Để xe cộ từ xa có thể nhìn thấy mình, nếu không tài xế sẽ đâm vào những người quét rác đêm.
– À, tao hiểu rồi! – Mắt Lâm sáng lên Thì ra chiếc đèn bão vẫn treo trên xe rác không phải để *** đường…
– Đúng vậy! Chiếc đèn bão cũng giống như áo phản quang vậy, chỉ để báo cho xe khác biết chỗ xe rác đỗ, chứ chiếc đền bé xíu đó *** đường gì nổi!
Lâm ậm ừ ra vẻ thông hiểu. Rồi nó bất chợt cười toe:
– Nhưng mày thì sao? Mày đâu có đội nón bảo họ, cũng đâu có mặc áo phản quang!
Câu vặn vẹo của Lâm khiến Đặng Đạo chết đứng. Bây giờ nó mới sực nhớ ra nó ăn mặc cũng chẳng giống công nhân vệ sinh tí tẹo nào.
– Ờ, ờ… tại vì đây là quét chợ. Trong chợ thì không có xe cộ. Chứ nếu quét đường…
Lâm đắc thắng:
– Thì tao phụ mày khuân rác trong chợ chứ có phguj mày khuân rác ngoài đường đâu!
Đặng Đạo hừ mũi:
– Nhưng mày không đeo khẩu trang!
– Tưởng gì! Lâm hếch mặt, vừa nói nó vừa vén áo lên Tao kéo vạt áo này lên che mặt thì sẽ có khẩu trang ngay thôi!
Tới nư�! �c này t! hì Đặng Đạo hết cách ngăn cản. Nó nhún vai, giọng xuôi xị:
– Tuỳ mày! Mày muốn làm gì thì làm!
Chỉ đợi có vậy, Lâm ba chân bốn cẳng hí hửng chạy vào nhà *****g chợ.
Nhưng đến khi nó ì ạch khuân bô rác to tướng đến gần chiếc xe rác thì mẹ Đặng Đạo trông thấy.
– Ôi, Lâm đấy hở cháu? Bà kêu lên Cháu vào nhà đi ngủ đi, để đó cho cô!
Lâm kiễng chân đổ rác vào thùng xe rồi đặt chiếc bô rỗng xuống đất, lật đật kéo vạt áo xuống khỏi mặt:
– Sao thế hở cô? Ba cháu bảo cháu ra đây giúp bạn mà!
Thấy Lâm đem ba ra làm bằng chứng, mẹ Đặng Đạo bất giác ngẩn người. Bà chớp chớp mắt:
– Ba cháu bảo thế hở?
– Dạ.
– Nếu ba cháu bảo thế thì…
Mẹ Đặng Đạo không nói hết câu, phần vì cảm động phần vì không biết nên nói như thế nào. Bà ngần ngừ một thoáng rồi bảo:
– Nhưng cháu chỉ phụ bạn một lát thôi nhé! Rồi lại phải vào nhà ngay đấy!
– Dạ.
Lâm mừng rỡ đáp rồi sợ mẹ Đặng Đạo bất thần đổi ý, nó hấp tấp quay mình chạy đi.
Chương 3.
Đợi mẹ Đặng Đạo và người phụ nữ đi cùng quét sạch rác trong nhà ***g chợ và khu vực chung quanh, đợi những bô rác kê rải rác ở các sạp hàng được thu dọn bằng hết, đợi chiếc xe rác chậm chạp lăn bánh ra phía đường lộ và càng lúc càng nhỏ dần, Lâm mới lững thững quay vào nhà.
Lúc này, Lâm bỗng cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ ghê gớm. Khi nãy, mẹ Đặng Đạo cứ nhắc chằm chặp "Thôi, nghỉ tay đi cháu!", còn Lâm thì nhất mực nằn nì "Một lần này nữa thôi, cô! Cháu chưa buồn ngủ đâu". Khi nói như vậy, Lâm không cảm thấy buồn ngủ thật. Được giúp đỡ bạn, lòng nó rộn ràng vui sướng, chẳng ai lại buồn ngủ.
Nhưng bây giờ thì Đặng Đạo đã bỏ đi. Bạn nó đi theo chiếc xe rác đến điểm tập trung bên bở kinh Tàu Hủ, chờ xe ép tới lấy rác. Còn lại một mình, Lâm nghe gân cốt mỏi nhừ. Xưa nay, Lâm vẫn làm những việc vặt giúp mẹ, nhưng chưa bao giờ nó làm việc nặng như đêm nay.
Phải khó khăn lắm Lâm mới leo được lên mái nhà. Nó lại nhón gót làm con mèo đi trên máng xối. Chân sờ soạng trên mái tôn, nó cố bước những bước thật nhẹ. Đêm hôm khuya khuắt, một tiếng động khẽ cũng đủ khiến ba mẹ nó thức giấc và bắt gặp nó trong tình trạng như thế này, chắc chắn nó sẽ bị ăn đòn quắn đít. Tệ hại hơn nữa, nếu chuyện đó xảy ra, nó sẽ chẳng mong gì tiếp tục lẻn ra ngoài giúp đỡ mẹ con Đặng Đạo nữa.
Sự lo lắng giúp hai bàn chân Lâm biến thành hai miếng bông gòn. Môi mím chặt, nó lướt đi trên mái nh�! � bằng những bước cực kì êm ái.
Cho đến khi đã trèo hẳn vào bên trong lan can mà vẫn không gây ra tiếng động đáng kể nào, Lâm mới tim mình thực sự an toàn. Thế là thoát! Mình phải đánh một giấc thẳng cánh đến sáng mới được! Lâm thở phào nhẹ nhõm và mạnh dạn rảo bước vào nhà.
Nhưng vừa đặt chân qua ngưỡng cửa, Lâm đã sững ngay lại. Trong một thoáng người nó bỗng cứng đờ như bị Tôn Ngộ Không làm phép định thân.
Đang đứng lù lù trước mắt nó là ba nó.
– Thế nào? Đi đâu về thế hở con trai? Ba nó trầm giọng hỏi, giọng không rõ tò mò hay quở trách.
Chết điếng mất một lúc, Lâm mới mở miệng được. Và nó ngô nghê hỏi lại:
– Đi đâu về hở ba?
Ba nó nghiêm nghị hỏi:
– Ừ, ba hỏi con vừa đi đâu về?
Lâm lúc lắc đầu, cố trấn tĩnh. Nó biết sự việc đến nước này, bối rối chỉ tổ hỏng việc. Nhưng kẹt một nỗi, nó không rõ ba nó đứng đó từ bao giờ, đã hay biết gì về hành động của nó hay chưa, vì vậy nó không biết nên nói thật hay nên phịa chuyện cho qua cơn khốn đốn.
– Con vừa đi ra ngoài! Lâm đáp lấp lửng, mắt nhìn ba nó, thận trọng dò xét.
– Hẳn nhiên là con đi ra ngoài! Không ai lại trèo qua lan can để… đi vào bên trong cả!
Giọng ba nó thản nhiên, đượm chút chế giễu khiến mặt nó nóng bừng
– Thì thế! Nó ấp úng, giọng khô đắng.
Ba nó nhún vai:
– Con vẫn chưa nói cho ba biết con ra khỏi nhà vào lúc nửa đêm để làm gì!
– Để làm gì hở ba? Lâm nuốt nước bọt – Tất nhiên là… là… để dạo mát rồi!
– Lại! thế n�! ��a! – Mắt ba nó nheo nheo – Dạo mát lúc nửa đêm! Hừm, chuyện này nghe mới lạ làm sao!
Cặp mắt Lâm đảo lia, nó liếm môi:
– Tại ba không để ý đó thôi, Dạo này do hiện tượng El Nino, thời tiết trở nên nóng bức…
Lâm tỉnh dở chiêu "khoa học thường thức". Nhưng ba nó không mắc lừa, mới nói có nửa câu, ba nó đã giơ tay ngăn lại:
– Chuyện đó thì ba biết rồi. Nhưng hiện tượng El Nino chẳng đóng vai trò gì ở đây cả. Ba chỉ muốn biết thằng bé đó là ai thôi?
Lâm chột dạ:
– Thằng bé nào ạ?
– Thằng bé khuân rác trong chợ ấy!
Người Lâm đột nhiên co rúm lại. Nó hóp bụng vào như tránh một lưỡi kiếm vô hình. Thì ra ba nó đã nhìn thấy tất cả. Nãy giờ ba nó chỉ giả vờ hỏi thế thôi.
– Bạn con phải không? – Tiếng ba nó lại vang lên bên tai.
– Vâng ạ! Lâm lí nhí – Bạn ấy là Đặng Đạo học cùng lớp với con.
– Học cùng lớp với con? Ba nó lộ vẻ sửng sốt.
– Vâng! Bạn ấy ban ngày đi học, tối về phải theo giúp mẹ…
Rồi Lâm bùi ngùi kể cho ba nó nghe hoàn cảnh của Đặng Đạo, rằng mẹ Đặng Đạo mới ốm dậy ra sao, Đặng Đạo đêm đêm phải đi theo xe rác đến tận khuya như thế nào và nó tình cờ phát hiện ra điều đó trong trường hợp nào. Mọi chuyện Lâm đều nhất nhất kể cho ba nó nghe. À quên, không phải mọi chuyện. Có một chuyện Lâm giấu nhẹm. Đó là chuyện hôm trước nó đặt hai câu vè "Ở nhà chẳng ngủ cho sa. Đến lớp ngủ ngày là đít con voi" và chép lên bảng đề trêu Đặng Đạo.
Trong khi Lâm kể, ba nó lặng thing không nói m�! ��t tiế! ng nào. Ngay cả kho nó kể xong, ba nó vẫn trầm ngâm thật lâu khiến nó phải thấp thỏm đưa mắt nhìn ông.
Mãi một lúc, ba nó mới nghiêm giọng hỏi:
– Thế là con quyết định nửa đêm ra ngoài giúp bạn?
Lâm nuốt nước bọt:
– Vâng ạ.
– Hừm! Con thật ngốc! Ba nó hừ mũi.
– Chỉ một lần này thôi ba! – Lời quở trách của ba khiến Lâm biến sắc Ngày mai trở đi con sẽ không dám ra khỏi nhà lúc nửa đêm nữa!
Ba nó lừ mắt:
– Như thế lại càng ngốc hơn!
Ba làm Lâm hoang mang quá xá. Nó không hiểu ba nó nói vậy là có ý gì.
Thấy nó đứng ngẩn tò te, ba nó hắng giọng:
– Giúp bạn là việc tốt. Ba không trách con chuyện giúp bạn. Ba bảo con ngốc là ngốc chuyện khác.
Lâm ngơ ngác:
– Chuyện gì hở ba?
Ba nó tặc tặc lưỡi:
– Con không thể lẻn ra khỏi nhà bằng cách leo qua mái tôn được! Ôm cột xi-măng tụt xuống đất rất nguy hiểm. Nếu không té ngã cũng trầy trụa tay chân. Đó là chưa kể, đi trên mái tôn dù khéo léo đến mấy vẫn gây ra tiếng động và sẽ có ngày mẹ con hay biết. Lúc đó thì mọi chuyện sẽ rắc rối to.
Ba làm Lâm bất ngờ quá chừng. Thế ra ba không trách mắng, quở phạt Lâm về tội lẻn ra khỏi nhà giúp đỡ bạn. Ba chỉ sợ Lâm ngã té hoặc trầy xước. Ba sợ đúng ghê. Tay Lâm bây giờ đã bắt đầu thấy đau đau. Có lẽ do khi nãy cọ xát với cây cột.
Còn mẹ nữa, Lâm nghĩ, quả như ba nói, nếu mình cứ trèo qua mái tôn như thế này, sớm muộn gì mẹ cũng sẽ phát giác. Mẹ tỉnh ngủ hơn ba, nếu tối nay ba nắt quả tang mình thì thế nào cũng có ngày tới phiên mẹ!
Lâm nh! ìn ba lo lắng:
– Thế bây giờ phải làm thế nào hở ba?
– Con vào đây!
Ba nó nói và xoay mình đi trước. Lâm liền rón rén theo sau.
Ba dẫn Lâm đến bên vách. Ông gõ gõ tay lên miếng ván vuông vức.
– Con thấy miếng ván này không?
– Dạ thấy.
– Ngày mai ba sẽ tháo nó ra.
Lâm chợt hiểu:
– Có nghĩa là từ ngày mai con sẽ leo ra khỏi nhà bằng đường này?
– Đúng thế! Ban đêm con tháo miếng ván này ra, còn ban ngày con lắp lại như cũ!
Ba nó đáp, và ông khẽ mỉm cười:
– Mẹ con sẽ chẳng bao giờ ngờ được có một lối đi bí mật ngay trong nhà ta.
Lâm hoan hỉ:
– Tuyệt thật! Đúng là không thể nào ngờ được!
Nhưng rồi mặt nó chợt ngẩn ra:
– Nhưng làm sao con tụt xuống đất được hở ba? Bên ngoài đâu có cây cột nào!
– Con yên tâm! Ba nó khoát tay Ba đã nghĩ đến chuyện đó rồi! Sáng mai ba sẽ đóng những thanh ngang bên ngoài bức vách. Con sẽ lên xuống trên những thanh ngang, cũng chắc chắn hệt như những bậc thang vậy!
Chương 4.
Quới Lương nghe thằng Lâm kể đến đoạn này, không nén được, liền tặc lưỡi hít hà:
– Ba mày hay thật! Lúc mày kể sắp đền chỗ này, tao cứ tưởng ,mày sẽ bị bét đít cơ đấy!
Lâm cười sung sướng:
– Ông bố nào mà chẳng vậy! Ba mày cũng thế thôi!
Rồi sực nhớ ra ba Quới Lương đã qua đời từ lâu, Lâm vội vàng nói thêm:
– Nếu ba mày còn sống, thấy mày sốt sắng giúp bạn, dĩ nhiên ba mày cũng sẽ rất hài lòng.
– Ừ, chắc vậy! Quới Lương bâng khuâng – Mẹ tao bảo ba tao là một người tốt. Mẹ tao bảo những người chung quanh rất quý mến ba tao.
Lâm gật đầu quả quyết:
– Nếu vậy, gặp trường hợp này, chắc chắn ba mày cũng sẽ tháo miếng ván trên vách xuống, cũng sẽ đóng những bậc thang phía ngoài cho mày có chỗ bám chân…
Đang nói, thấy đôi mắt Quới Lương vẫn mơ màng, Lâm liền im bặt. Nó không muốn cắt đứt dòng suy tưởng của bạn.
– Rồi sao nữa? – Một lát sau, Quới Lương lên tiếng phá tan sự im lặng – Thế từ hôm đó đến nay mày vẫn ra vào theo lỗ thủng trổ bên vách nhà đó ư?
– Không! Lâm lắc đầu – Kế hoạch của ba tao rốt cuộc không thực hiện được.
– Sao thế? Quới Lương tròn xoe mắt Ba mày không tháo miếng ván đó xuống được à?
– Miếng ván thì sáng hôm sau ba tao vẫn tháo. Nhưng qua vài ngày sau ba tao lại đóng lại như cũ.
– Tao chả hiểu gì cả! Quới Lương vò đầu Tháo ra rồi lại đóng vào! Hay ba mày nghĩ ra cách nào khác hay hơn?
– Cũng không p! hải thế!
– Thế thì tại sao? – Hết vò đầu, Quới Lương lại bứt tai Có gì mày cứ nói phứt ra đi, cứ vòng vo hoài!
Lâm nhún vai:
– Tại mẹ tao biết.
– Mày nói sao? – Quới Lương giật thót – Mẹ mày biết? Mẹ mày biết gì?
Lâm thủng thỉnh:
– Mẹ tao biết tối đó tao lẻn ra khỏi nhà khuân rác với thằng Đặng Đạo. Mẹ tao cũng biết cả "âm mưu" giúp đỡ tao của ba tao.
Quới Lương há hốc miệng:
– Làm sao mẹ mày biết được?
Lâm nhún vai:
– Lúc ra khỏi nhà, tao đã sơ ý gây nên tiếng động. Tiếng động đó đánh thức cả ba tao lẫn mẹ tao. Lúc ba tao nói chuyện với tao trên gác thì mẹ tao đứng ở lưng chừng cầu thang nghe không sót một mảy.
– Ngay cả ba mày cũng chẳng biết tí ti gì?
– Khi ba tao trèo lên gác thì mẹ tao vẫn còn nằm trên giường, vì vậy mà ba tao chẳng nghi ngờ gì!
– Tao hiểu rồi! Quới Lương thở đánh thượt – Thế là sau khi khám phá ra "âm mưu" của hai cha con mày, mẹ mày đã xông lên gác và…
Lâm xì một tiếng:
– Hiểu thế mà cũng đòi hiểu! Nghe xong "bí mật" của hai cha con tao, mẹ tao lẳng lặng trở về giường…
Câu chuyện của Lâm làm Quới Lương thắc mắc quá xá:
– Mẹ mày làm thế để làm gì?
– Mẹ tao không muốn tao lẻn ra khỏi nhà bằng lối đi ba tao bày ra. Tao tụt xuống từ lỗ thửng trên vách, mẹ tao không yên tâm.
– Thế sao mẹ mày không lên tiếng can ngăn mà trở vào giường vờ như không biết?
– Ừ, mẹ tao xưa nay vẫn thế!
Lâm chép miệng đáp. Rồi thấy Quới Lương vẫn thuỗn mặt n! gơ ngác! , Lâm chợt nhận ra sự mơ hồ trong câu trả lời của mình liền phì cười , tiếp:
– Sáng hôm sau, mẹ tao vẫn không hề nhắc gì về chuyện đó, mặc cho ba tao hì hục tháo miếng ván trên vách xuống và chạy ra ngoài hè đóng những bậc thang cho tao. Nhưng đến tối, lúc sắp sửa đi ngủ thì mẹ tao bảo tao…
Lâm ngừng ngang khiến Quới Lương nhấp nhổm:
– Mẹ mày bảo gì thế?
– Mẹ tao bảo tao nửa khuya có lò dò xuống nhà đi tiểu thì nhớ đem bô rác sau bếp ra bỏ vào thùng rác trước hiên giùm mẹ.
– A, tao đoán ra rồi! Quới Lương chợt reo ầm – Mẹ mày bảo mày như vậy là muốn tạo cơ hội cho mày ra ngoài bằng cửa trước chứ gì?
– Ừ! Lâm cười Nhưng ngay lúc đó tao và cả ba tao nữa đều không biết đó là "âm mưu" của mẹ tao. Phải thêm hai đêm liên tiếp nữa, thấy mẹ tao vẫn dặn tao như vậy, ba tao mới sinh nghi, gặng hỏi. Thế là lộ ra!
Quới Lương gật gù cảm thán:
– Mẹ mày hay ghê!
Lâm nheo mắt:
– Khi nãy mày khen ba tao kia mà!
Quới Lương thật thà:
– Ba mày hay mẹ mày cũng hay! Cả hai đều hay!
Lâm láu lỉnh:
– Còn tao với mày thì sao? Cũng "cả hai đều hay" chứ?
– Không! Quới Lương khụt khịt mũi – Chỉ có mình mày hay thôi!
– Mày mà không hay à? Lâm nhìn lom lom vào mặt bạn – Lầm đầu tiên tao mới nghe câu này, lạ thật đấy!
Phớt lờ sự trêu cợt của bạn, Quới Lương nghiêm nghị:
– Tao không hay, Nhưng từ ngày mai trở đi, tao cũng sẽ hay như mày.
– Nghĩa là sao? Lâm không hiểu.
Quới Lương liếm môi:
– Nghĩa là! từ t�! �i mai, tao sẽ ra chợ phụ khuân rác với mày và Đặng Đạo!
– Ối, không cần đâu! Lâm xua tay Nhà tao ở ngay chợ, tao chạy ra chạy vô dễ dàng. Nhà mày ở xa, làm sao mày chạy tới đây được?
– Được! – Mắt Quới Lương long lanh – Cứ tối tối, tao sẽ xin mẹ tao cho tao tới ngủ với mày. Và hai đứa mình sẽ cùng giúp đỡ Đặng Đạo.
Rồi thấy thằng Lâm vẫn còn ngần ngừ, Quới Lương hắng giọng "chất vấn":
– Mày bảo mày giúp Đặng Đạo để nó xong việc sớm, đúng không?
– Đúng.
– Nó xong việc sớm để hôm sau đến lớp nó khỏi ngủ gục, đúng không?
– Đúng.
Quới Lương nheo mắt:
– Nhưng thực tế thì không hoàn toàn như vậy, đúng không?
Lâm cản giác:
– "Không hoàn toàn như vậy " là sao?
– Là ngược lại chứ còn sao! Quới Lương huơ tay Đặng Đạo không những không bỏ được tật cũ mà lại thêm một đứa ngủ gục nữa là mày!
Lâm thở dài:
– Ừ, quá có thế thật!
Quới Lương cười tươi như hoa:
– Nhưng nếu có tao phụ thêm vào một tay nữa thì mọi chuyện sẽ thay đổi ngay tắp lự! Công việc chỉ vèo một cái là xong, cả ba đứa sẽ chẳng đứa nào ngủ gục.
Quới Lương làm Lâm bùi tai quá xá. Viễn cảnh Quới Lương vẽ ra sáng sủa đến mức nó hết ham phản đối. Nó nhìn bạn, gãi gãi cằm:
– Nhưng chắc gì mẹ mày chịu cho mày đến ngủ ở nhà tao?
– Mẹ tao sẽ cho! Quới Lương đấm tay lên ngực, giọng tự tin – Mấy hôm nay tao đã khoe với mẹ tao tài làm "thơ học tập" của mày. Nay nghe tao ôm tập đến học chung với một đ�! ��a giỏ! i giang như thế, mẹ tao sẽ bằng lòng ngay tút xuỵt.
– Thôi đi mày! Lâm ngượng nghịu huých vai bạn – Đấy là mày tưởng thế thôi, chưa chắc mẹ mày đã đống ý đâu!
– Để rồi coi!
Quới Lương buông một câu gọn lỏn và quay lưng bỏ đi một mạch.
Quới Lương không nói khoác. Buổi chiều nó vừa hùng hổ tuyên bố "Để rồi coi!", buổi tối nó cho thằng Lâm "coi" liền.
Đầu đội nón vải, tay ôm cặp, chân mang giày, mặt bịt khẩu trang, đúng bảy giờ tối Quới Lương xuất hiện trước cửa nhà thằng Lâm như một sinh vật lạ đến từ sao Hoả.
Ba thằng Lâm ngồi trong nhà ngó ra, thấy một đống lù lù, liền kêu Lâm:
– Con chạy ra xem ai đằng trước nhà ta thế?
Lâm đến cách sinh vật lạ chừng ba thước đã nhận ra thằng bạn thân thiết của mình.
– Trời đất! Lâm há hốc miệng Mày đó hả Quới Lương?
– Tao đây!
– Mày làm gì mà kín mít mặt mày thế?
Quới Lương kéo miếng vải xuống khỏi mặt, nhe răng cười:
– Tao đang tập dượt.
Vừa nói Quới Lương vừa bước vào nhà. Ba thằng Lâm nheo mắt:
– Quới Lương đó hả cháu?
– Dạ.
– Con đến học chung với bạn hả?
– Dạ! Quới Lương liếm môi Con tới học chung và ngủ lại với bạn Lâm ạ!
Ba thằng Lâm gật gù:
– Bác có nghe Lâm nói. Ừ, học hành có bạn có bè mới vui cháu ạ.
Quới Lương lại "dạ", bụng nghĩ: Ba thằng Lâm chắc biết mình tới đây làm gì nhưng ông phớt lờ đó thôi!
Chỉ có Đặng Đạo là hoàn toàn không hay biết gì về "âm mưu" của hai bạn. Tối đó thấy một ngư�! �i đội! mũ thùm thụp, mặt mày che kín, lò dò đi đằng sau Lâm, nó ngạc nhiên hỏi:
– Ai đi sau lưng mày vậy?
– Mày đoán xem! Lâm tủm tỉm.
Đặng Đạo nheo nheo mắt, rụt rè hỏi lại:
– Ba mày hả?
– Cháu đoán giỏi ghê!
Lâm chưa kịp đính chính, một giọng nói ồm ồm đã phát ra từ sau tấm vải che mặt của Quới Lương:
Lâm quay phắt lại, dứ dứ tay:
– Mày muốn ăn cốc vào đầu hả?
Quới Lương nhảy phắt sang bên:
– Tao giỡn chút xíu mà!
Câu đầu tiên, Quới Lương giả giọng người già. Nhưng tới câu thứ hai, nó đã trở lại giọng nói bình thường. Nghe giọng nói quen thuộc, Đặng Đạo kêu lên sửng sốt:
– Mày đó hả Quới Lương?
– Tao chứ còn ai!
– Trời đất! Mày ra đây chi vậy?
– Sao mày lại hỏi thế? Quới Lương tỏ vẻ phật ý thằng Lâm ra đây được chẳng lẽ tao ra không được?
Đặng Đạo nhăn nhó:
– Nhưng nhà thằng Lâm ở ngay đây còn nhà mày ở xa lắc xa lơ.
Quới Lương cười hì hì:
– Mày chả biết gì mà cũng nói! Tao dời nhà tao về kế nhà thằng Lâm rồi!
Thấy Đặng Đạo giương mắt ếch, Lâm vội giải thích:
– Tối nay thằng Quới Lương tới ngủ chung với tao.
Quới Lương nhanh nhẩu:
– Không chỉ tối nay, mà tối mai tối mốt tối bữa kia bữa k** bữa kìa, tao cũng tới ngủ với thằng Lâm.
Đặng Đạo chớp mắt:
– Để tối tối ra đây phụ tao hở?
– Thì vậy! Quới Lương xoa xoa tay – Thầy cô chẳng dạy bạn bè phải giúp đỡ lẫn nhau là gì!
Quới Lương làm Đặng Đạo xúc động quá chừng. ! Nó chỉ! biết ngó lơ chỗ khác, khụt khịt mũi:
– Tụi mày làm vậy kì quá à!
Chương 5.
Từ ngày có Lâm và Quới Lương ra tay nghĩa hiệp, công việc của Đặng Đạo bớt nặng nhọc đi nhiều.
Nhưng vì ca quét chợ của mẹ Đặng Đạo bắt đầu khá muộn nên dù việc thu dọn rác có hoàn thành sớm hơn, bọn trẻ vẫn phải đi ngủ trễ hơn bình thường.
Điều đó cắt nghĩa tại sao hai hiệp sĩ Lâm và Quới Lương không những không "trị" dứt tật ngủ gục trong giờ học mà trái lại nhiễm luôn cái tật khó coi đó của bạn.
Thấy Lâm và Quới Lương liên tiếp kẻ trước người sau noi gương Đặng Đạo gật gà gật gù trên lớp, tổ trưởng Minh Vương nhăn như bị:
– Tụi mày làm sao thế hả?
Quới Lương chép miệng:
– Tụi tao có làm sao đâu!
Minh Vương nhìn chăm chăm vào mặt hai tên tổ viên:
– Thế sao hai đứa mày giống như hai con nghiện thế?
– Làm gì có chuyện đó!
Minh Vương chớp mắt:
– Tao nghi lắm.
Lâm cười:
– Thì mày cứ nghi, tụi tao đâu có cấm!
Thái độ tỉnh bơ của Lâm và Quới Lương khiến Minh Vương đổ quạu:
– Tại tụi mày, tháng này tổ mình sẽ đứng bét lớp cho xem!
Thấy mặt mày Minh Vương sa sầm, Lâm vội trấn an:
– Mày yên tâm đi. Tụi tao sẽ cố. Chẳng ai lại ngủ gục suốt đời cả.
Lâm bảo sẽ cố. Nhưng đợi một hai hôm, chẳng thấy nó và Quới Lương tiến bộ tí ti ông cụ nào, Minh Vương lại làu bàu:
– Tụi mày cố ghê nhỉ!
– Thì tụi tao vẫn cố đó thôi! Lâm khụt khịt mũi – Nhưng cố là một chuyện, còn có kết qu! ả không thì … còn phải đợi!
Thế là Minh Vương đành phải ngóc cổ chờ thời và trong khi nơm nớp ngồi chờ, nó cầu trời khấn phật cho hai tổ viên của mình đừng dính dáng gì đến thứ bột trắng tai hại kia. Nhưng ban cán sự lớp không chỉ có mỗi Minh Vương.
Thấy Lâm và Quới Lương hôm nào vô lớp cũng lim dim, nhỏ Xuyến Chi gai mắt không chịu được. Đã mấy lần, nó tính lên tiếng nhưng kẹt một nỗi, thằng Đặng Đạo trong tổ nó là chúa ngủ gục. Tổ viên của nó, nó chưa "trị" được, nói gì đến các tổ khác.
Nhưng sáng nay, sau khi cô Diệu Lý than phiền về thái độ học tập của tổ 5 thì Xuyến Chi hết chịu nổi. Đợi trống ra chơi vang lên và cô Diệu Lý ôm cặp ra khỏi lớp, nhỏ Xuyến Chi liền quay phắt xuống bàn chót, giọng nghiêm nghị:
– Đề nghị tổ 5 chấn chỉnh lại tác phong của tổ mình nghe!
Lâm và Quới Lương biết tội, ngồi im còn tổ trưởng Minh Vương thì ấp a ấp úng:
– Ờ… ờ…
CHỏ có Hải quắn và Quốc Ân là nóng mũi. Vốn chẳng ưa gì lớp trưởng Xuyến Chi lúc nào cũng phê bình băng "tứ quậy", Hải quắn oang oang:
– Tôi đề nghị bạn Xuyến Chi chấn chỉnh tác phong tổ mình trước!
Quốc Ân lập tức hùa theo. Nó xổ ca dao:
- Chân mình những lấm mê mê
Lại còn cầm đuốc mà rê chân người!
Hai thành viên này của băng "tứ quậy" ỷ mình thuộc tổ 2 nên chẳng buồn giữ mồm giữ miệng. Mặt nhơn nhơn, chúng phản đối lớp trưởng công khai. Và lần đầu tiên, lớp trưởng bị băng "tứ quậy" làm cho nghẹn họng.
Nhỏ Hạnh tìm cách cứu vãn tình thế. Nó tằng hắng:
! – B! ạn Hải và bạn Quốc Ân nói vậy không đúng.
Hải quắn nghinh mặt:
– Sao lại không đúng?
Nhỏ Hạnh điềm tĩnh:
– Trách nhiệm của lớp trưởng là phải phê bình kịp thời mọi biểu hiện sai trái xảy ra trong lớp chứ không đợi chấn chỉnh xong tổ mình mới có quyền góp ý cho tổ khác.
Minh Vương bênh nhỏ Hạnh:
– Bạn Hạnh nói đúng đó.
Thằng Tần ở tổ 1 vọt miệng:
– Người đàng hoàng hễ thấy bạn sai thì khuyên bạn sửa, chứ không thể vin vào cái sai của người khác để bào chữa cho cái sai của bạn mình!
Câu nói của Tấn khiến Hải quắn ứa gan. Nó quay phắt lại phía Tần, mắt long lên:
– Mày nói gì vậy, thằng ghẻ ngứa? Bộ mày bảo tap và thằng Quốc Ân là người không đàng hoàng hả?
Tần cười hề hề:
– Tao không hề nói gì về chuyện đó! Đó là tụi mày tự nhận thôi!
Quốc Ân không buồn đấu vỗ mồm như Hải quắn. Đầu nóng phừng phừng, nó phóc ra khỏi bàn, xăn tay áo, mắt gườm gườm nhìn Tần:
– Mày ngon thì ra đây đi! Tao với mày đấu tay đôi!
– Thôi, thôi! – Tiểu Long nãy giờ ngồi làm thinh, nay thấy Quốc Ân mở "đả lôi đài" thách đấu với thằng Tần, liền đứng bật dậy, can gián – Tụi mày làm gì thế? Có gì thì "ngồi xuống uống miếng nước, ăn miếng bánh" rồi từ từ…
– "Uống nước, ăn bánh" cái đầu mày! Đang điên tiết, Quốc Ân gạt phắt – Nếu có đứa nào mắng mày là đồ không đàng hoàng, mày có ngồi đó ăn uống được không?
Tiểu Long chưa bị ai mắng là "đồ không đàng hoàng" bao giờ nên nó không rõ nếu lâm vào cảnh �! �ó, nó ! có đủ bình tĩnh để "uống miếng nước, ăn miếng bánh" hay không. Nó không rõ, vì vậy nó không biết phải đáp trả bằng thằng Quốc Ân như thế nào, chỉ ấp úng:
– Nếu là tao hở… nếu là tao thì… thì…
Lúc đó nếu không có trống vào học vang lên khiến cả lớp ùa ra sân xếp hàng thì không biết võ sĩ Tiểu Long nhà ta sẽ còn " thì, thì" đến bao giờ.
Sự việc sáng nay chỉ có thế, nghĩa là chưa có gì nghiêm trọng, nhưng đủ làm dậy lên những cơn sóng ngầm.
Trên đường về, Lâm vặc Hải quắn:
– Hồi sáng mày giở trò gì thế?
– Trò gì đâu?
– Sao mày và thằng Quốc Ân lại lôi chuyện ngủ gục của thằng Đặng Đạo ra?
Vẻ mặt bực bội của Lâm làm Hải quắn ngạc nhiên:
– Tao làm vậy là vì mày và thằng Quới Lương mà!
Quới Lương nhún vai:
– Lần sau tụi mày đừng có đem chuyện thằng Đặng Đạo ra nói nữa.
Chưa hết ngạc nhiên trước thái độ của Lâm, Hải quắn lại sửng sốt trước phản ứng của Quới Lương. Nó trố mắt ngắm nghía hai đứa này từ đầu xuống chân rồi… từ chân lên đầu.
– Hai đứa mày bữa nay làm sao thế?
– Tụi tao chả làm sao cả! Lâm chép miệng – Vẫn như từ trước đến giờ thôi!
Quốc Ân tặc tặc lưỡi:
– Dứt khoát là thần kinh hai đứa mày bị trục trặc rồi! Tự dưng lại đi bênh thằng Đặng Đạo và chống lại hai đứa tao.
– Tụi mày đừng hiểu lầm! Lâm nhăn nhó – Tụi tao chả bao giờ lại đi chống hai đứa mày!
Quốc Ân nhếch mép:
– Thế sao tụi mày không cho tao và Hải quắn nhắc đến chuyệ! n ngủ g! ục của thằng Đặng Đạo?
Lâm chớp mắt:
– Chẳng lẽ mày đã quên chuyện tao tặng quà cho Đặng Đạo ngay giữa lớp hôm nọ?
– Tao không quên.
– Thế mày có nhớ tại sao tao tặng quà cho nó không?
– Mày xin lỗi nó về chuyện mày đặt vè trêu chọc.
Lâm hít vào một hơi:
– Thế chẳng lẽ mới xin lỗi nó bây giờ lại mở miệng trêu nó?
Hải quắn hừ giọng:
– Mày xin lỗi nó chứ tao và Quốc Ân có xin lỗi nó đâu!
Lâm cắn môi:
– Nhưng tụi mày là bạn tao.
– Tao chả hiểu gì cả! – Quốc Ân hậm hực vung tay Đâu phải tự dưng tụi tao lôi chuyện ngủ gục của thằng Đặng Đạo ra. Chính vì nhỏ Xuyến Chi "tấn công" hai đứa mày trước, tụi tao mới bất bình "phản kích" lại. Tụi tao làm vậy cũng chỉ vì mày và Quới Lương, thế mà bây giờ hai đứa mày lại trách tao!
Lời lẽ cay đắng của Quốc Ân khiến Lâm áy náy quá xá. Ừ, sở dĩ Quốc Ân và Hải quắn xỏ xiên tật ngủ gục của thằng Đặng Đạo ở tổ 1 cũng chỉ nhằm bênh vực cho mình và Quới Lương mà thôi ! Lâm xao xuyến nhủ bụng và choàng tay qua vai Quốc Ân, nó mỉm cười làm lành.
– Tụi tao không trách cứ gì hai đứa mày đâu! Tao và Quới Lương biết tụi mày bao giờ cũng tốt với bạn. Chỉ có điều…
– Điều gì? – Thấy Lâm lộ vẻ ngần ngừ, Quốc Ân nhíu mày hỏi.
Lâm nuốt nước bọt, giọng ngập ngừng:
– Hoàn cảnh của Đặng Đạo rất… khó khăn, tụi mày… không nên kể tội nó.
Hải quắn không kềm được thắc mắc:
– Thằng Đặng Đạo đang gặp phải chuyện gì thế?
Quới! Lương ! ngứa miệng:
– Ôi, nó khổ lắm! Tối nào nó cũng phải…
Lâm không để Quới Lương nói hết câu. Nó cướp lời:
– Mẹ nó ốm, cho nên tối nào nó cũng phải thức khuya chăm sóc mẹ.
Thấy Lâm đột nhiên chơi trò dóc tổ, Quới Lương ngạc nhiên định lên tiếng hỏi nhưng bắt gặp cái nháy mắt của Lâm, nó liền im thít.
Hải quắn không nhận thấy sự khác lạ của hai bạn, bèn thở đánh thượt:
– Thì ra thế!
Quốc Ân cắn môi:
– Nếu tụi mày nói sớm thì tụi tao đâu có đả động đến nó làm chi!
Lâm gãi đầu, vờ vịt:
– Tao đã định nói cho tụi mày biết nhưng lại quên khuấy đi mất!
Bộ tịch thằng Lâm thật thà như đếm, Hải quắn và Quốc Ân tin ngay. Cho đến lúc chia tay ở góc phố, hai đứa này chả buồn thắc mắc thêm một tiếng nào.
Chỉ có Quới Lương là băn khoăn quá đỗi. Đợi Hải quắn và Quốc Ân đi khuất, Quới Lương quay sang bạn, chất vấn ngay:
– Mày sao thế?
– Sao chuyện gì?
-Còn làm bộ nữa! Quới Lương so vai Chuyện khi nãy đó! Sao mày không nói thật hoàn cảnh của Đặng Đạo mà bịa chuyện mẹ nó ôm chi vậy?
Lâm lắc đầu:
– Không thể nói thật được.
– Sao không thể nói thật được? Tao chả thấy có gì là không được cả!
Lâm nhìn xoáy vào mặt bạn:
– Mày có hình dung nếu tao nói thật, chuyện gì sẽ xảy ra không?
Quới Lương ngơ ngác:
– Chuyện gì sẽ xảy ra?
– Tao đang hỏi mày kia mà!
– Ờ há! Quới Lương lỏn lẻn và nó đưa tay bóp trán – Chuyện gì sẽ xảy ra kìa?
Thấy Quới Lương xuất sắc tron! g vaiR! 30; con rùa, Lâm tặc lưỡi gợi ý:
– Theo mày, nếu tụi mình kể thật hoàn cảnh của Đặng Đạo, hai thằng Hải quắn và Quốc Ân có sẽ đoán ra nguyên nhân ngủ gục trong lớp của tao với mày không?
– Ờ, ờ! Quới Lương gật gù – Chắc chắn tụi nó sẽ biết tao và mày đêm đêm vẫn ra chợ phụ Đặng Đạo.
Lâm lại hỏi:
– Thế sau khi khám phá ra chuyện đó, hai đứa nó sẽ làm gì?
Quới Lương xoa ngực:
– Chắc chắn tụi nó sẽ đòi theo tao và mày ra chợ.
Lâm nghiêm mặt:
– Nếu đúng như vậy thì theo mày, sáng hôm sau tụi nó có sẽ ngủ gục trên lớp hay không?
Tới đây thì Quới Lương chợt hiểu. Nó đấm hai tay vào nhau, đầu gaaytlia:
– ờ, phải rồi! Không thể để lộ chuyện cho Hải quắn và Quốc Ân biết được! Tao, mày và thằng Đặng Đạo ngày nào cũng gà gật đã rắc rối lắm rồi, nếu thêm Hải quắn và Quốc Ân vào nữa, cả bọn chắc phải ra hội đồng kỷ luật nhà trường mất!
– Thì thế! Lâm cười toe – Nếu không vì lý do quan trọng này, khi nãy tao đâu có chơi trò dóc tổ với Hải quắn và Quốc Ân làm chi!
Quới Lương hít hà:
– Mày thông minh ghê!
– Dĩ nhiên rồi!
Quới Lương lại xuýt xoa:
– Đẹp trai nữa!
– Đủ rồi mày! Lâm trừng mắt nhìn bạn – Chạy về nhà ngủ một giấc đi rồi tối thức, ở đó mà trêu với ghẹo!
Chương 6.
Khi bảo Quới Lương về nhà ngủ trưa cho đẫy giấc để tối thức làm "nghĩa vụ", Lâm không hay biết một biến cố bất ngờ đang chờ đợi tụi nó.
Tối, vừa thấy Lâm và Quới Lương lò dò bước ra khỏi nhà, Đặng Đạo vội chạy lại:
– Tối nay tụi mày khỏi cần phụ tao nữa!
Lâm và Quới Lương tròn xoe mắt, hai cái miệng cùng bật hỏi:
– Sao thế?
Đặng Đạo chép miệng:
– Chả sao cả! Nhưng tao không thích!
– Thằng này lạ thật! Lâm nhíu mày – Tự dưng lại cho tụi tao ra rìa!
Quới Lương khụt khịt mũi:
– Bộ mày giận tụi tao chuyện gì hả?
– Không! Tao có giận gì đâu!
– Thế sao mày không muốn tụi tao ra đây với mày nữa?
– Tao đã nói rồi! Đặng Đạo ngó lơ chỗ khác Tao không thích nữa, thế thôi!
Quới Lương chém tay vào không khí:
– Dứt khoát là mày giận tụi tao chuyện gì!
Rồi nó lom lom dòm mặt Đặng Đạo, nín thở hỏi dò:
– Có phải chuyện Hải quắn và Quốc Ân phê bình thổ 1 của mày hồi sáng không?
Đặng Đạo lắc đầu:
– Không! Mày và thằng Lâm đâu có liên can gì đến chuyện hồi sáng! Hơn nữa, Hải quắn và Quốc Ân phê bình như thế cũng chẳng có gì sai!
Quới Lương dậm chân:
– Thế tại sao mày lại…
Đặng Đạo nhún vai:
– Tóm lại, chẳng tại vì lý do gì đặc biệt cả! Chỉ tại tao không thích chơi với tụi mày nữa thôi!
– Không thích chơi với tụi tao? Quới Lương sửng sốt Mày kh�! �ng nói đùa đấy chứ?
– Không đùa tí ti nào! -Giọng Đặng Đạo lạnh lùng Băng "tứ quậy" của tụi mày lắm tai tiếng, tao chẳng muốn dính dáng nữa!
Câu nói của Đặng Đạo chẳng khác nào mũi tên tẩm thuốc độc của bộ tộc Ilonget. Mũi tên đã vút khỏi cánh cung, đã xuyên qua ngực hai đứa bạn nó một cách tàn nhẫn.
Quới Lương nghiến răng ken két:
– Thì ra mày là một thằng "lấy oán trả ơn", thật không ngờ!
Rồi xoay sang Lâm. Quới Lương đấm thật lực vào vai bạn:
– Còn mày nữa! Mày còn muốn làm hiệp sĩ nữa thôi!
Lâm không phản ứng gay gắt như bạn. Lâm chỉ thở dài đau đớn:
– Nếu nó đã nghĩ thế thì thôi vậy!
Rồi nó quay lưng, kéo tay Quới Lương, buồn bã nói:
– Tụi mình quay vào nhà đi thôi!
Quới Lương đi theo bạn được vài bước, vẫn chưa nguôi giận, liền quay lại nhìn Đặng Đạo giọng ấm ức:
– Mày đừng quên mày đã làm gì đấy nhé!
Đặng Đạo bĩu môi:
– Đừng hòng doạ tao!
– Tao không doạ mày! – Giọng nói của Quới Lương bỗng trở nên nghèn nghẹt Tao chì muốn nói mày sẽ hối hận vì đã đối xử với tụi tao như tối nay thôi!
– Thôi, bỏ đi! Lâm giật tay Quới Lương, giọng "triết lý" Dù sao qua chuyện này, tụi mình cũng hiểu được thế nào là "tình đời đen bạc"!
Đặng Đạo dĩ nhiên nghe rõ mồn một câu nói đầy cay đắng của Lâm. Nó biết Lâm cố tình nói cho nó nghe. Nó nghe và nó buồn lắm, nhưng lại không phản ứng gì. Nó đứng chôn chân tại chỗ, thẫn thờ nhìn theo hai chiếc bóng đang lầm lũi bỏ đi.
Tối đó, tuy không phải đ�! �� đần! Đặng Đạo như mọi hôm nhưng Lâm và Quới Lương vẫn không tài nào ngủ sớm được.
Lâm mở mắt thao láo nhìn lên trần nhà, chốc chốc lại thở dài não nuột. Còn Quới Lương thì không ngớt làu bàu.
– Tức thật mày ạ!
– Ừ.
– Chì vì muốn giúp nó, đêm đêm tao phải dẫn xác tới ngủ ở nhà mày.
– Ừ.
– Tới nào hai đứa mình cũng thức khuya lơ khuya lắc và khuân rác đến mỏi nhừ cả tay.
– Ừ.
– Vì bênh vực nó, tụi mình đã cái nhau chí choé với Hải quắn và Quốc Ân.
– Ừ.
– Chỉ vì nó mà bắng "tứ quậy" suýt nữa đã xích mích trầm trọng.
– Ừ.
– Vậy mà nó lại nỡ đối xử với tụi mình tệ bạc như vậy.
– Ừ.
Thấy Lâm cứ ậm ừ nhát một, Quới Lương nổi đoá:
– Làm gì mà mày cứ "ừ, ừ" hoài vậy?
Lâm chép miệng:
– Thì mày nói đúng, tao phải "ừ" chứ sao!
Nghe Lâm nói vậy, Quới Lương làm thinh. Nó nằm vắt tay lên trán nghĩ ngợi một hồi rồi day qua Lâm, ngập ngừng hỏi:
– Thế tối mai thì sao?
– Sao là sao?
– Thằng Đặng Đạo đã trở mặt như vậy, tụi mình có… giúp nó nữa không?
Câu hỏi của Quới Lương làm Lâm ngạc nhiên quá đỗi. Từ nãy đến giờ, Quới Lương lên án Đặng Đạo quyết liệt, cứ cái kiểu nói như nó thì nếu có Đặng Đạo trước mặt nó sẽ nhảy xổ tới ăn tươi nuốt sống thằng này ngay tắp lự, vậy mà cuối cùng nó lại rụt rè hỏi về "công tác" tối mai, bảo Lâm không lạ sao được!
Lâm nhíu mày một lát rồi lắc đầu, giọng ỉu xìu:
– Tụi mình ở nhà quách!! Lơn tơ! n bước ra nó lại đuổi vào như bữa nay thì ê mặt!
– Ừ, ở nhà quách!
Quới Lương ngần ngừ một thoáng rồi hừ mũi hùa theo, vẻ hùng hổ. Nhưng có lẽ nó chỉ làm bộ thế thôi. Bởi nếu nó hùng hổ thật thì tối đó nó đã không cựa mình suốt đêm khiến thằng Lâm nằm cạnh phải cắn nhằn luôn miệng.
Cũng chính vì sự có bất ngờ đó mà sáng hôm sau đến lớp, Lâm và Quới Lương khật khà khật khừ đến phát khiếp.
Minh Vương nhăn như bị:
– Đủ quá rồi tụi mày! Xin phép thầy chạy ra ngoài rửa mặt đi!
Đỗ Lễ ngứa miệng:
– Ở nhà chẳng ngủ cho say
Đến lớp ngủ ngày là đít con voi!
Thấy Đỗ Lễ chơi đòn "gậy ông đập lưng ông", dùng chính câu vè của mình để nhạo mình, Lâm tức muốn xì khói lỗ tai nhưng đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Lâm nhìn lên chỗ Đặng Đạo ngồi rồi quay sang Minh Vương, nó gật đầu quả quyết:
– Mày yên tâm đi! Ngày mai trở đi, tao và thằng Quới Lương sẽ không ngủ gục trong lớp nữa đâu!
Minh Vương chưa kịp hỏi lại, Quới Lương đã mau mắn lên tiếng xác nhận:
– Lâm nói thật đấy!
Minh Vương nheo mắt nhìn hai tổ viên:
– Tao nhớ tao đã nghe mấy câu này mấy lần rồi cơ mà
– Nhưng lần này khác! Lâm liếm môi – Lần này tụi tao sẽ làm được.
– Chắc chứ?
– Chắc như cua gạch!
– Nhớ đấy nhé! Minh Vương hất đầu ra sau Có cả Hải Ngọc và Đỗ Lễ nghe nữa đấy!
Lâm chìa ngón trỏ:
– Nếu mày không tin thì nghéo tay!
– Thôi khỏi! Tao tin!
Minh Vương mỉm cười đáp. Không hiểu sao lầ! n này n�! � chẳng ngờ vực gì những lời hứa hẹn của Lâm và Quới Lương, mặc dù hai đứa này xưa nay hứa và hứa, nuốt lời và nuốt lời liên tục. Có lẽ giọng nói và ánh mắt của Lâm và Quới Lương sáng nay toát ra sự thành thực và quyết tâm cao độ đến mức chúng vừa mở miệng Minh Vương đã muốn tin ngay tắp lự.
Nhưng Lâm và Quới Lương chỉ hứa "từ ngày mai trở đi" nghĩa là căn cứ vào các cột chia động từ thầy Thừa đang chép trên bảng thì những gì tụi nó hứa thuộc về future tense - tức thì tương lai. Còn lúc này, tức là lúc hai đứa vẫn không ngừng ngáp ngắn ngáp dài lại thuộc về present tense thì hiện tại, do đó tổ trưởng Minh Vương dù xốn mắt kinh khủng trước cái cảnh tổ viên của mình cứ gục gà gục gặc như thể ta đây là nhạc trưởng đoàn nhạc giao hưởng quốc gia thứ thiệt, cũng không biết làm sao trách móc.
Vừa xin phép thầy Thừa chạy ra ngoài rửa maawtj, đến khi chạy vô thằng Lâm còn cố gắng chống chọi được một lúc chứ Quới Lương thì vô phương cầm cự. Mặc cho nhỏ Bội Linh ngồi cạnh giật tay áo không ngừng, nó cứ áp mặt lên bàn ngáy khò khò.
Khi thầy Thừa kêu Quới Lương đứng lên chia động từ "to wake – thức" thì nó vẫn đang say sưa chia động từ "to sleep – ngủ" khiến cả lớp cười bò , còn thầy Thừa thì lắc đầu ngao ngán:
– Lớp các em dạo này sao thế? Hết em Đặng Đạo tới em Lâm, giờ lại tới em Quới Lương vô lớp nằm ngủ!
Thầy Thừa quở trách cả lớp khiến lớp trưởng Xuyến Chi phải đứng lên ấp úng xin lỗi.
– Em ngồi xuống đi! ! 8211; Th�! ��y Thừa bảo Xuyến Chi – Thầy không muốn phạt các em, nhưng thầy nghĩ các em cần phải chấn chỉnh lại nề nếp học tập càng sớm càng tốt. Không thể kéo dài tình trạng này được!
– Bạn nghe thầy nói gì rồi chứ! Lúc chen nhau ra về nhỏ Xuyến Chi nhìn Minh Vương, hứ giọng:
– Nghe rồi! Minh Vương làu bàu Tôi có điếc đâu!
Nói xong, sợ nhỏ Xuyến Chi tiếp tục vặn vẹo, Minh Vương quày quả bỏ đi chỗ khác.
Quới Lương liếc Lâm:
– Con nhỏ Xuyến Chi này phách lỗi thật mày ạ!
Lâm chép miệng:
– Tại tụi mình mà ra thôi!
Quới Lương chớp mắt:
– Thế tối nay tao khỏi ôm cặp đến nhà mày nữa chứ?
– Ừ, tối nay mày khỏi đến!
– Tối may cũng thế chứ?
Lâm nhún vai:
– Tối nào cũng thế! Giúp thằng Đặng Đạo chả được tích sự gì, vừa bị thầy cô quở mắng, lại vừa bị nó xua đuổi!
Trước lúc chia tay, Lâm đã tuyên bố thẳng với bạn như thế và thằng Quới Lương đã gật gù không một lời phản đối.
Cho nên Lâm ngạc nhiên đến há hốc miệng khi vừa ăn cơm tối xong, nó chưa kịp rời khỏi bàn đã thấy thằng bạn nó lù lù dẫn xác đến.
– Mày đi đâu đây?
– Tao tới ngủ với mày.
Lâm ngơ ngác:
– Mày đã bảo không tới kia mà!
– Ừ!
– "Ừ" sao mày vẫn tới?
– Tao nghĩ lại rồi.
Lâm tò mò:
– Mày nghĩ sao?
Quới Lương nhún vai:
– Tối nay hai đứa mình nên tiếp tục ra chợ phụ Đặng Đạo.
Lâm như không tin vào tai mình. Nó thối lui một bước, nhìn sững vào mặt bạn. Và nó biết thằng Quới Lư�! �ng khôn! g đùa.
– Mày nói thật đấy hở?
– Thật.
– Mày không giận nó nữa hở?
– Không.
– Kể cả việc nó… tẩy chay băng "tứ quậy"?
– Ừ.
Lâm gãi đầu:
– Khó hiểu ghê!
– Chả có gì khó hiểu! Quới Lương khụt khịt mũi – Thật ra thằng Đặng Đạo chỉ vờ vịt thôi! Nó cố tình chọc giận hai đứa mình!
– Chi vậy?
– Để tụi mình không thèm giúp nó nữa!
Lâm bứt tai:
– Tao vẫn chưa hiểu.
Quới Lương nheo mắt nhìn bạn:
– Thường ngày mày thông minh lắm mà! Sao chuyện này mày chậm…
Lần này Lâm không để bạn nói hết câu. Nó reo lên, mắt sáng rỡ:
– À, tao hiểu rồi! Nó không muốn tụi mình ngày nào vô lớp cũng ngủ gục như nó chứ gì?
– Đúng thế! Quới Lương nhoẻn miệng cười – Tụi mình giúp nó, nó không bỏ được tật ngủ gục thì chớ, tụi mình lại lây phải cái tật ngủ gục thì chớ, tụi mình lại lây phải cái tật của nó khiến thầy cô quở trách, ban cán sự lớp hục hặc nhau…
Lâm tiếp lời:
– Vì vậy nó cố tình chơi trò "lấy oán trả ơn" để tụi mình nổi khùng lên,không thèm đặt chân ra chợ nữa?
– Thì vậy! Quới Lương cười hề hề – Nhưng tụi mình sẽ không rơi vào bẫy của nó.
Lâm chớp mắt:
– Thế có nghĩa là…
– Có nghĩa là tối nay tao lại tiếp tục đến "ôn tập chung" với mày như mọi bữa chứ sao!
Quới Lương hí hửng đáp. Vừa nói nó vừa cầm tay Lâm hăm hở kéo vào nhà, làm như không phải nó đến nhà thằng Lâm mà chính thằng Lâm đến nhà nó xin n! gủ nh�! � vậy.
Chương 7.
Đặng Đạo vô cùng sửng sốt khi thấy Lâm và Qưới Lương thình lình xuất hiện.
– Tụi mày…tụi mày…
Đặng Đạo định hỏi “Tụi mày đi đâu đây?” nhưng sự thể bất ngờ khiến nó đâm bối rối. Nó lắp ba lắp bắp mãi vẫn không nói hết câu.
Quới Lương thản nhiên:
– Tụi tao ra chơi với… bạn của tụi tao.
Đặng Đạo không hiểu ẩn ý trong câu nói của Quới Lương. Nó nhìn quanh, ngơ ngác:
– Bạn của tụi mày là ai?
Lâm cười toe:
– Là mày chứ là ai!
Đặng Đạo ngẩn ra:
– Là tao?
– Đúng! Là mày!
Đặng Đạo nhăn nhó:
– Nhưng tao đã bảo tao không muốn chơi với tụi mày nữa kia mà!
– Mày quả thật có bảo thế thật! – Lâm gật gù – Nhưng tụi tao lại cứ muốn chơi với mày!
– Lạ thật đấy! – Đặng Đạo chép miệng – Chả ai lại muốn chơi với người không muốn chơi với mình bao giờ cả!
– Chả có gì lạ! – Quới Lương đặt tay lên vai Đặng Đạo – Bởi vì thật ra mày vẫn thích chơi với tụi tao, đúng không?
Đặng Đạo nhìn chăm chăm vào mặt bạn, chột dạ hỏi:
– Ai bảo mày vậy?
– Chả ai bảo! – Quới Lương mỉm cười – Tụi tao tự nghĩ ra thôi! Mày không muốn tụi vì mày mà bị thầy cô mắng mỏ, bị ban cán sự lớp phê bình nên giả vờ nói thế, đúng không?
Bị Quới Lương nói trúng ngay tim đen, Đặng Đạo lỏn lẻn ngó lơ chỗ khác và phủ nhận một cách yếu ớt:
– Đâu phải vậy!
Lâ! m “xì” một tiếng:
– Thôi đừng chống chế nữa mày ơi! Bây giờ tụi tao đi khuân các bô rác dùm mày nhé!
Nói xong, không cần biết Đặng Đạo đồng ý hay không, Lâm ngoắt Quới Lương và cả 2 sốt sắng chạy tọt vào nhà ***g chợ.
Đặng Đạo chỉ biết chôn chân tại chỗ nhìn theo, lo âu và cảm động.
Đặng Đạo lo âu là đúng. Bởi chính vì tình thế xoay chuyển đột ngột như thế nên Lâm và Quới Lương một lần nữa lại thất hứa với tổ học tập của mình.
Sáng hôm sau, Minh Vương ngồi học cứ chốc chốc lại phập phồng đánh mắt sang trái.
Sau muời lăm phút quan sát, thấy Lâm và Quới Lương vẫn giữ được cái đầu ngay ngắn trên cổ, MinhVương khấp khởi mừng thầm. Có thế chứ! – Nó sung sướng nghĩ – Quả không uổng công mình tin tưởng tụi nó! Con người ta có thể nuốt lời mười lần nhưng đến lần thứ mười một hẳn phải nhận ra việc giữ chữ tín nó quan trọng đến bậc nào chứ!
Nhưng Minh Vương không hào hứng được lâu. Đến phút thứ 16, nó chợt nhận ra điều khác lạ. Lâm và Quới Lương bắt đầu gật gù và hệt như “kịch bản” của những hôm trước, hai cái đầu từ từ một cái ngả sang trái một cái ngả sang phải.
Minh Vương tức muốn nảy đom đóm mắt. Nhưng nó chưa kịp lên tiếng thì cô Hạ Huệ đã lên tiếng trước.
Từ trên bảng, giọng cô bực bội:
– Cô mới rầy em Đặng Đạo xong, giờ lại tới em Lâm ! và em Qu! ới Lương! hai em ngồi học kiểu gì thế? Có ngồi thẳng lên không!
Hàng loạt cái đầu quay nhìn xuống chỗ bàn chót khiến Lâm và Quới Lương phải ngượng ngập ngoảnh mặt đi chỗ khác.
Lớp trưởng Xuyến Chi không nhìn hai “thủ phạm” mà nguýt xéo Minh Vương làm thằng này nhột kinh khủng.
Cô Hạ Huệ vừa quay đi, Minh Vương liền cáu kỉnh trách móc 2 tên tổ viên:
– Tụi mày làm sao thế?
– ….
– Hôm qua tụi mày hứa gì nhớ không?
– ….
– Tụi mày làm xấu mặt cả tổ!
Giọng Minh Vương càng lúc càng bốc khói. Nhưng rồi thấy 2 tên “thủ phạm” ngồi im vẻ biết lỗi, Minh Vương hết ham xỉ vả. Nó xoay mình lại, cố tập trung đầu óc vào việc chép bài để lòng nguôi bực tức.
Ở bàn trên, nhỏ hạnh khều Quý ròm:
– Quý này!
– Gì?
– Quý có thấy lạ không?
– Thấy lạ chuyện gì?
– Chuyện lâm và Quới Lương đó!
– Chuyện ngủ gục đó hở?
– Ừ.
Quý ròm nhún vai:
– Chẳng lạ tí nào! Đời học trò ai mà chẳng có lần…. ngủ gục!
– Nhưng đây là ngày nào vô lớp cũng ngủ.
Lại ngủ cùng lúc cả hai người, nếu kể thêm Đặng Đạo nữa là ba.
Lần này Quý ròm không nhún vai và nói “Chẳng lạ tí nào!” nữa. Những dẫn chứng của nhỏ Hạnh khiến nó giật thót:
– Ờ, thế thì… lạ thật!
Nhỏ Hạnh hạ giọng:
– Mình phải tìm cách giúp những bạn ấy!
– Giúp cách sao? – Quý ròm tròn xoe mắt – Chẳng lẽ tôi, Hạnh và Tiểu Long phải ngủ gục thay cho tụi thằng Lâm, Quới Lương và Đặng Đạo?
Nh�! �� hạnh! nghiêm mặt:
– Quý đừng đùa! Tụi mình thế nào cũng nghĩ ra cách! Nếu cứ để như thế này, sớm muộn gì lớp ta cũng sẽ bị ban giám hiệu cảnh cáo đấy!
Quý ròm hấp háy mắt:
– Thôi, chuyện này lát trưa về nhà hẵng tính! Nếu ngồi bàn bạc ở đây, e rằng ban giám hiệu chưa kịp cảnh cáo lớp ta thì tôi và Hạnh đã bị cô hạ Huệ cảnh cáo trước rồi!
Bị trêu, nhỏ Hạnh nguýt Quý ròm một cái dài nhưng nó vậy nghe lời bạn, quay lại chép bài tiếp.
Tiểu Long ngồi ngoài rìa, không được nhỏ Hạnh hỏi ý kiến trực tiếp, nhưng vẫn nghe rõ mồn một cuộc trao đổi giữa 2 bạn. Vì vậy, đầu giờ chiều, nhỏ Hạnh chưa tới, Tiểu Long đã có mặt ở nhà Quý ròm rồi.
– Mày đi đâu đấy? – Vừa thấy Tiểu Long bước chân vào phòng, Quý ròm vờ hỏi.
Tiểu Long ngồi xuống ghế:
– Tới nghĩ cách giúp tụi thằng Lâm, Quới Lương và Đặng Đạo chứ đi đâu!
Quý ròm nhướn mắt:
– Ai bảo mày vậy?
– Chả ai bảo cả! – Tiểu Long cười khì – Hồi sáng mày và Hạnh nói gì với nhau, tao đều nghe không sót một mảy!
– Thế sao khi nghe xong thì ý của Long thế nào? – Giọng nhỏ Hạnh thình lình vang lên khiến Tiểu Long và Quý ròm giật mình, cả 2 vội vàng quay đầu nhìn ra cửa.
– Ý của tôi hả? – Tiểu Long đưa tay quẹt mũi – Ý của tôi hả?
Quý ròm bực mình:
– Tất nhiên là ý của mày rồi! Chẳng lẽ mày có thể phát biểu ý của tao!
Câu trêu chọc của thằng ròm càng khiến Tiểu Long thêm lúng túng:
– Ý của tôi là… là trước hết… trước hết…
Quý ròm nhe răng cười: ̵! 1; Trước hết là ” ngồi xuống uống miếng nước ăn miếng bánh” rồi có gì từ từ tính sau chứ gì?
– Không phải! – Tiểu Long đỏ mặt – Trước hết tụi mình phải… tìm hiểu xem buổi tối tụi nó làm gì mà sáng sớm hôm sau đứa nào cũng ngủ gà ngủ gật như thế!
Nhỏ Hạnh vỗ tay reo:
– Hay quá! Hoàn toàn xác đáng!
Còn Quý ròm thì trố mắt:
– Không ngờ ý kiến của mày hay ra phết! Mày thông minh giống tao tự bao giờ thế hả?
– Thông minh gì đâu! – Tiểu Long lỏn lẻn – Đó là tao chợt nghĩ ra thế thôi!
Quý ròm ” xì” một tiếng:
– Mày nghĩ từ trưa đến giờ, bỏ cả ngủ nghê, mà dám ba hoa là “chợt nghĩ”!
– Điều này lại càng giống Quý hơn nữa! – Nhỏ Hạnh tủm tỉm.
Đang trêu Tiểu Long, bị nhỏ Hạnh thình lình kê nguyên một cái tủ to đùng vô miệng, Quý ròm đâm ú ớ:
– Này, này, tôi ba hoa hồi nào mà Hạnh nói thế!
– Thôi thì Quý không ba hoa! – Nhỏ Hạnh cười khì – Quý ăn nói chậm chạp, chỉ có Long là mồm mép như tép nhảy thôi!
Biết càng đôi co với nhỏ Hạnh càng bất lợi, Quý ròm đành cười trừ:
– Hạnh nói đúng ghê!
Rồi nó lật đật chuyển đề tài:
-Thế bây giờ tụi mình làm thế nào để dò xét bọn thằng Lâm, Quới Lương và Đặng Đạo?
Mặt nhỏ Hạnh thoắt nghiêm nghị. Mày nó cau lại:
– Chuyên này khó đấy!
Tiểu Long láu táu vọt miệng, lời khen tặng của 2 đứa bạn vừa rồi khiến nó mạnh dạn hẳn lên:
– Phải đi gặp tụi nó!
– Để làm gì? – Quý ròm khịt mũi.
– Để dò hỏ! i chứ �! �ể làm gì! Dò hỏi hết đứa này đến đưa kia thế nào cũng ra!
Quý ròm nhún vai:
– Mày mới thông minh giống tao chút xíu, đã lại khờ khạo giống như…. Hạnh rồi! Dò hỏi thế quái nào được mà dò hỏi! Đời nào tụi nó chịu để lộ ra!
Đang hăm hở hiến kế, bị thằng ròm gạt ngang, Tiểu Long lập tức xuôi xị. Nó trở lại là thằng Tiểu Long khù khờ và ít nói như mọi bữa.
Nhỏ Hạnh phớt lờ đòn trả thù “tiểu nhân” của Quý ròm. Nó gật đầu tán thành:
– Quý nói đúng đấy! Biện pháp dò hỏi không ăn thua gì đâu, lại còn khiến cho Lâm, Đ.Đạo và Q.Lương thêm cảnh giác!
Quý ròm tặc lưỡi:
– Chỉ có cách bí mật theo dõi 3 đứa nó, xem ban đêm tụi nó làm gì mà ban ngày mở mắt không ra thôi!
Nhỏ Hạnh cũng đã nghĩ tới cách này, nhưng nãy giờ nó ngần ngừ không nói ra. Nhỏ Hạnh biết nó không thể ra khỏi nhà vào ban đêm. Nó chỉ có thể làm “thám tử” ban ngày. Tiểu Long cũng vậy. Nhà Tiểu Long đông người, lại chật chội, nhất cử nhất động của nó chắc chắn không thể qua mắt mọi người trong nhà.
Trong bọn, chỉ có Quý ròm là có thể thực hiện kế hoạch này, dĩ nhiên là với sự tiếp tay đắc lực của nhỏ Diệp. Lần trước, lúc xảy ra ‘vụ án con mèo”, chính Quý ròm đã lẻn ra khỏi nhà để cùng với Văn Châu theo chân thằng Nở đến tận xóm nhà lá bên bờ kinh Tàu Hủ.
Vì những lẽ đó mà nhỏ Hạnh khôn! g tiện ! mở miệng. Nó sợ Quý bảo nó chuyên đùn việc nặng lên tấm thân còm của bạn. Bây giờ nghe chính Quý ròm buột miệng nói ra, nhỏ Hạnh liền hớn hở hùa theo:
– Đúng rồi! Bí mật theo dõi là hay nhất!
– Nhưng ai sẽ lãnh nhiệm vụ này? – Quý ròm không để nhỏ Hạnh tươi tỉnh quá ba mươi giây.
– Thì vẫn như trước nay thôi! – Nhỏ Hạnh chưa kịp đáp, Tiểu Long đã nhanh nhẩu trả lời thay.
Quý ròm nheo mắt nhìn bạn:
– Vẫn như trước nay nghĩa là trong khi mày và Hạnh đứa nào đứa nấy nằm ngáy khò khò giữa chăn êm nệm ấm thì tao lại phải vác cái thân còm đi lông bông ngoài trời khuya sương xuống, gió heo mây ***g lộng thổi tứ bề…
– Ối trời ơi! – Tiểu Long ôm mặt – Tụi mình đang bàn chuyện theo dõi thằng Lâm chứ có phải bàn chuyện thi làm thơ với tụi nó đâu mà mày “văn chương ướt át” thế!
Nhỏ Hạnh chả buồn trêu bạn. Nó nhìn Quý ròm, mắt sáng lên:
– Vậy là Quý nhận lời rồi há?
Chương 8.
Trong ba “chuyên gia ngủ gục”, Quý ròm không biết nhà của Đặng Đạo. Nó chỉ biết nhà Quới Lương và Lâm.
Nhà Quới Lương ở xa, lại nằm trong hẻm sâu, Quý ròm chỉ nghĩ đến đoạn đường phải đi đã thấy nản. Nghĩ tới chuyện nửa đêm phải lần vào các ngóc ngách chằng chịt và tối om om đó, nó lại càng nản hơn. Vì vậy, cuối cùng Quý ròm quyết định thám thính nhà thằng Lâm trước.
Nhà thằng Lâm là tiệm tạp hoá nằm ở cổng chợ, nhay trên đường tới trường, quanh quẩn ở chỗ đó dù sao cũng tiện hơn, và cũng đỡ sợ hơn.
Quyết định xong, Quý ròm khều nhỏ Diệp:
– Diệp nè!
– Gì thế anh?
– Thằng Lâm ấy mà!
– Anh Lâm “thi sĩ Hoàng Hôn” ấy hở?
– Ừ.
– Ảnh sao?
Quý ròm gãi cổ:
– Tội nó ghê!
– Ảnh sao mà tội?
Quý ròm bùi ngùi:
– Từ ngày mai trở đi có thể tao không bao giờ còn nhìn thấy nó nữa!
– Sao thế?
– Đêm nay nó sẽ lên đường đi thăm ông bà nó.
Nhỏ Diệp tò mò:
– Ông bà anh Lâm đang sống ở nước ngoài hả?
Quý ròm lắc đầu, giọng não nuột:
– Không! Ông bà nó chết từ đời tám hoánh và giờ này đang sống ở… âm phủ!
Quý ròm giở mửng cũ. Lần trước, trong “vụ án con mèo” xảy ra ở nhà Văn Châu, Quý ròm cũng dùng mưu kế này để đánh vào lòng trắc ẩn của nhỏ Diệp. Nó bảo có một bọn cướp hung hãn đang bao vây nhà Văn Châu, nếu nó không tới kịp, Văn Châu sẽ bị bon cướp “tàn sát&! #8221; không thương tiếc. Văn Châu sẽ “ngủm củ tỏi” ngay tút xuỵt và tụi nó đời đời sẽ không còn dịp gặp lại cô bạn đáng yêu đó nữa. Nghe nó doạ ghê quá, cuối cùng nhỏ Diệp đồng ý giúp nó bí mật chuồn ra khỏi nhà.
Thấy mưu kế kỳ trước hiệu nghiệm như thần, lần này Quý ròm tiếp tục đem “cái chết” ra hù nhỏ Diệp. Quả nhiên, Quý ròm vừa nói đến đó, nhỏ Diệp đã bụm mặt:
– Eo ôi, anh nói gì nghe ghê quá!
Quý ròm chớp chớp mắt:
– Ừ, tao cũng thấy ghê ghê! Nhưng biết làm sao được!
– Sao lại không biết làm sao? – Nhỏ Diệp cắn môi – Thế anh không biết anh Lâm sắp gặp tai nạn gì hay sao?
Thấy nhỏ Diệp rơi nhay chóc vô kịch bản cũ mà chẳng hề ngờ vực mảy may, Quý ròm khoái chí tợn. Nó nghĩ bụng “con nhỏ này ngu ghê” và hí hửng đáp:
– Biết chứ sao ko? Tối nay thằng Lâm phải nột mình chống chọi với bọn cướp. Cả tuần nay, đêm nào bọn cướp cũng rình rập quanh nhà nó.
Quý ròm là đứa siêu thông minh. Nhưng kẻ thông minh đôi lúc cũng tỏ ra đần độn. Nếu vừa rồi nó chịu khó sửa đổi đôi chút tình tiết trong kịch bản thì hẳn sẽ không có gì xảy ra. Đằng này, thấy nhỏ Diệp bị mình “xỏ mũi” quá dễ dàng, nó đâm ra chủ quan. Nó chả buồn nghĩ ngợi , cứ lôi những “lời thoại” trong kịch bản cũ ra xài.
Và khi nghe tới “chi tiết” này thì nhỏ Diệp bắ! t đầu ! cảm thấy ngờ ngợ. Nó sực nhớ lại về câu chuyện Văn Châu dạo nọ. Nó nhớ anh Quý cũng từng nói về Văn Châu y nó bảo vậy, nó đã lo lắng hỏi “Thế bọn cướp có đông không?” và anh nó đã lo lắng đáp “Đông lắm! Cả chục tên là ít! Tên nào tên nấy đều cầm lăm lăm dao găm, mã tấu trên tay. Chúng chặt trúng một phát là ci như đầu lìa khỏi cổ!”.
Cuộc đối đáp lần trước dần dần hiện rõ trong đầu và nhỏ Diệp cũng dần dần hiểu ra anh nó đang chơi trò dóc tổ. Nhưng để cho chắc chắn, nó vờ như không biết và sợ sệt hỏi:
– Thế bọn cướp có đông không?
– Một chuyên gia giăng bẫy như Quý ròm có tài thánh mới ngờ được “con mồi” đang sắp sửa rơi vào tròng kia lại có thể vùng ra vào phút chót và lăm le chơi trác lại mình. Trong một phút lơ là cảnh giác, nó quên phắt “con mồi” trước mặt tinh quái không kém gì nó. Vì vậy, nghe nhỏ Diệp hỏi bằng giọng nơm nớp, nó tí tởn đáp:
– Đông lắm! Cả chục tên là ít! Tên nào tên nấy…
Lần này nhỏ Diệp không để ông anh nói hết câu. Nó đắc chí tiếp lời:
– Tên nào tên nấy đều cầm lăm lăm dao găm, mã tấu trên tay. Chúng chặt trúng một phát là ci như đầu lìa khỏi cổ chứ gì?
Trong khi nhỏ Diệp toét miệng ra cười thì Quý ròm đứng chết trân tại chỗ. Mãi một lúc, nó mới mấp máy môi, ấp úng hỏi lại:
– Sao mày biết rõ chuyện về bọn cướp này quá vậy? Bộ mày từng nghe nói về bọn chúng rồi hả?
Quý ròm làm mặt tỉnh. Nó cố vớ! t vát. N! ó làm như nó không hề bịa chuyện. Nhưng nhỏ Diệp đã làm hy vọng nhỏ nhoi của ông anh tắt ngóm:
– Thì em biết rõ chứ sao không! Lần trước anh đã bịa ra bọn cướp này để gạt em một lần rồi, chẳng lẽ anh quên sao?
Đã đến nước này, Quý ròm biết mình chẳng thể vờ vịt được nữa. Nó thở một hơi dài:
– Tao đâu có quên! Tao chỉ tưởng mày quên thôi!
Nhỏ Diệp cười khúc khích:
– Quên sao được mà quên! Em còn nhớ lần đó anh còn phịa là anh đánh nhau với bọn cướp. Chị Văn Châu lo đánh phía trên, còn anh bò lom khom dưới đất ngáng cẳng địch thủ…
Quý ròm không ngờ nhỏ Diệp nhớ dai đến thế. Nó sợ nhỏ em kể tuột hết những lới huênh hoang vung vít của nó ra, liền ngượng ngập xua tay:
– Thôi, thôi, mày đừng nhắc mấy chuyện đó nữa!
Rồi nhìn nhỏ Diệp bằng ánh mắt nghiêm nghị, nó khịt mũi hỏi:
– Mày nhớ dai như thế, vậy mài có nhớ tao bịa ra chuyện bọn cướp đẩ làm gì không?
– Nhớ chứ sao không! – Nhỏ Diệp nhanh nhẩu – Lần đó anh nhờ em giúp anh lẻn ra ngoài chứ gì!
Quý ròm liếm môi:
– Vậy lần này mày có giúp tao nữa không?
Đề nghị thẳng thắn của ông anh khiến nhỏ Diệp chợt khựng lại. Nó lắc mái tóc:
– Anh lại muốn ra ngoài nữa ư?
– Ừ, lần này tao đi điều tra một chuyện quan trong. Quan trọng hơn lần trước nhiều!
– Chuyện gì mà quan trọng ghê thế? – Nhỏ Diệp tò mò.
Quý ròm cố ra vẻ ảm đạm:
– Tao nghĩ lớp tao có mấy đứa chích xì ke!
– Eo ôi! – Nhỏ Diệp rụt cổ – Thật không hở anh?
– Tao chỉ mớ! i nghi th! ôi! – Quý ròm chép miệng – Nhưng nếu chuyện đó có thật, tao phải ngăn chặn kịp thời!
Rồi nó hít vào một hơi:
– Nếu mày không giúp tao, tụi thằng Lâm sẽ nhà tan cửa nát, thân thể tiêu ma, còn tệ hại hơn là bị… bọn cướp tần công nữa đấy!
Nhỏ Diệp bỗng nhiên nghe lòng mình chùng xuống. Nó nhỏ nhẹ:
– Ừ, nếu thế thì anh đi đi! Em canh cửa giùm cho!
Quý ròm thở phào. Và khen:
– Mày tốt ghê!
Nhỏ Diệp nguýt Quý ròm một cái dài:
– Bao giờ có chuyện nhờ em mà anh chẳng khen em tốt!
– Không, tao nói thật đấy! Không phải nịnh mày đâu!
Thanh minh xong một câu, Quý ròm co giò vù thẳng ra cửa.
Một lát sau, Quý ròm đã đứng trước cổng chợ, thận trọng xem xét.
Lúc này khoảng chín rưỡi, mười giờ tối, tiệm tạp hoá nhà thằng Lâm vẫn còn để cửa, dù giờ này chẳng ai mua bán gì. Quý ròm không dám lản vảng trước cửa tiệm, sợ bị phát hiện. Nó chiu vào nhà ***g chợ đối diện, đứng dựa cột dòm sang.
Quý ròm căng mắt nhìn những bóng người đi qua đi lại trong nhà, cố khám phá những điểm khả nghi. Nhưng nó chẳng phát hiện được gì. Ba thằng Lâm đang ngồi xem ti vi, còn mẹ thì ngồi đằng bàn loay hoay với mớ sổ sách. Thằng Lâm chẳng thấy đâu.
Thằng này tót đi đằng nào vậy kìa? Quý ròm băn khoăn nhủ bụng. Khi ngẩng đầu lên, bất chợt nó chạm phải căn gác gỗ.
Ánh sáng bên trong hắt qua khe cửa khép hờ khiến mắt nó loé lên: Thì ra thằng Lâm đang ở trên gác!
Quý ròm đang định ngồi xuống sạp cho đỡ mỏi chân, bỗng dưng cửa căn gác mở toang, tử bên trong 2 bóng người bước ra.
! 221; Mộ! t người là thằng Lâm. Còn người kia là ai vậy kìa?” – Quý ròm dán mắt vào 2 bóng đen đang đứng tì người vào lan can trước nhà, miệng lẩm bẩm.
Thoạt đầu Quý ròm không nhận ra người đứng cạnh thằng Lâm là ai nhưng khi 2 đứa kia chuyện tròn và vung tay vung chân một hồi thì nó buột miệng “à” một tiếng:
– Hoá ra là Quới Lương!
Phát hiện đó khiến nó kinh ngạc:
– Sao Q.Lương lại ỏ nhà thằng Lâm?
Rồi nó tự trả lời:
– Chắc là nó đến chơi. Lát nữa thế nào nó cũng ra về!
Nghĩ vậy, Quý ròm ngồi đong đưa chân trân sạp, ung dung chờ đợi.
Nhưng nửa tiếng, rồi một tiếng đồng hồ trôi qua, hai bóng người trên lan can đã biến mất vào trong từ lâu, cửa tiệm phía dưới đã đóng và nó đã vung tay đập muỗi có đến cả chục lần mà Q.Lương vẫn chẳng chịu ra về.
Cặp lông mày Quý ròm nhăn tịt: Lạ thật! Chẳng lẽ Q.Lương ngủ luôn tại nhà thằng Lâm? Đã hơn mười một giờ đêm rồi còn gì! Chắc chắn 2 đứa này đang làm chuyện mờ ám. Còn thằng Đ.Đạo nữa. Chả rõ thằng này có trên căn gác của thằng Lâm không? Nếu thằng này đang ở trong đó, dám tụi nó tụ tập lại “phi xì ke” lắm!
Quý ròm càng nghĩ càng lo. Nó leo lên sạp, nhón chân nhìn qua khe cửa khép hờ nhưng vì căn gác nằm trên cao, dù cố mấy nó cũng không tài nào nhìn thấy bên trong.
Đã mấy lần, nó định tìm cách trèo lên căn gác để dò xét nhưng rồi nó lại lưỡng lự. Không phải nó sợ điều gì, chẳng qua nó vẫn chưa thực tin vào phỏng đoán của mình. Nếu tụi thằng Lâm thật sự sa vào con đường nghiện ngập, chẳng bao giờ tụi nó dám r�! � rê nha! u hút sách tại nhà, ngay trong tầm kiểm soát của ba mẹ, lại để cửa nẻo hớ hênh như thế.
Chính vì nghĩ vậy, Quý ròm vẫn ngồi im, thò lỏ mắt nhìn lên căn gác. Cứ đợi thêm một lát nữa xem sao! Quý ròm vừa ngáp vừa nghĩ, mi mắt nó đã bắt đầu nằng nặng.
Quý ròm gật gà gật gù có đến một hồi lâu. Nếu khong có bầy muỗi vo ve bên tai và cứ chốc chốc lại “độp” cho nó một phát nên thân vào đùi vào cổ khiến nó phải đưa tay đập “lép bép”, có khi nó đã ngủ khò rồi không chừng.
Tiếng mì gõ ngoài đường vẳng tới mỗi lúc một gần đánh thức nó khỏi cơn mơ màng.
Một thằng bé cầm hai khúc cây ngắn đi phía trước, vừa đi vừa gõ “lắc cắc”, ông già Tàu chậm chạp đẩy chiếc xe mì lọc cọc theo sau, hình ảnh đó khiến nó đột nhiên cảm thấy đói bụng.
Nó đứng bật dậy định kêu thằng bé nhưng chưa kịp mở miệng đã vội im thít. Cánh cửa căn gác lại bật mở, Lâm và Q.Lương lục tục bước ra chống tay lên lan can nhìn xuống.
Quý ròm gật gù:
– Hai thằng này chắc cũng đang đói bụng như mình! Nhưng tụi nó làm gì mà thức khuya thế nhỉ?
Nhưng ngay sau đó, nó biết ngay là mình nhầm. Chiếc xe mì từ từ lăn qua trước cửa nhà rồi đi sâu vào phái trong mà tụi nó vẫn chả buồn gọi, mắt lại nhìn đi đâu ra ngoài đường lộ.
– Tụi nó chờ cái gì vậy kìa?
Quý ròm nhạc nhiên tự hỏi. Thế là nó lại từ từ ngồi xuống, hồi hộp chờ đợi. Chiếc xa rác tiến sâu vào chợ sau chiếc xe mì khoảng 10′ . Quý ròm thờ ơ liếc thoáng về phía 3 người đi theo xe rồi lại đảo mắt nhìn lên chỗ Lâm và Q.Lương. Và nó! bỗng g! iật thót khi 2 đứa này không còn đứng ở chỗ lan cam khi nãy nữa.
Chưa kịp hiểu ra chuyện gì, Quý ròm lại thêm một phen sửng sốt. Ngay trước chỗ nó ngồi, cánh cửa tiệm tạp hoá nhà thằng Lâm thình lình bật mở và từ bên trong, Lâm và Q.Lương thủng thẳn đi ra, đứa nào đứa nấy kéo vạt áo che mặt kín mít.
Lâm và Q.Lương không nhìn thấy Quý ròm. Tụi nó tiến về phía mẹ Đ.Đạo cúi đầu “chào cô” một câu rồi thò tay vẫy Đ.Đạo, cả ba hối hả rảo bước vào nhà ***g chợ.
“Bộ óc điện tử” của Quý ròm làm việc nhanh như chớp. Chỉ cần nhìn thoáng qua những gì đang xảy ra trước mắt, nó đã đoán ngay ra đầu đuôi sự việc.
Thoạt đầu nó định đột ngột xông ra cho tụi kia hoảng hồn chơi. Nhưng rồi nó hkông làm như thế. Làm như thế thì xoàng quá. Quý ròm nghĩ ra cách khác.
Nó lách vào nấp sau thân cột, rồi bắt chước Lâm và Q.Lương, nó kéo vạt áo lên bịt mặt. Đợi cho ba đứa kia chuyển các bô rác ra ngoài, nó lặng lẽ lần tới gốc cột nhấc một bô rác khệ nệ bưng ra xe.
Lần đầu tiên, không ai phát hiện ra sự trà trộn của nó. Nhưng tới lần thứ 2, nó chưa kịp rời khỏi xe rác thì Lâm, Q.Lương và Đ.Đạo từ trong nhà ***g chợ đi ra.
Tự thiên thấy thừa 1 người, tụi thằng Lâm bỗng sởn gai ốc như thấy ma. Ba cặp mắt bấc giác ngoảnh nhìn nhau và khi biết chắc thằng nhóc đổ rác kia không phải là đứa nào trong 3 đứa, Lâm, Q.Lương và Đ.Đạo cất bước hết nổi.
Hồn vía lên mây, tụi thằng Lâm đứng chết gí tại chỗ có đến gần một phút, quai hàm đứa nào đứa nấy cứng đơ.
Quý ròm vờ như không để ý, thản nhiên xách! chiếc ! bô rỗng lững thững quay vào nhà ***g chợ.
– Này, này! – Đ.Đạo lắp bắp, phải khó khăn lắm nó mới mở miệng đc – Mày…mày là ai thế?
Quý ròm đứng lại, giọng ồm ồm:
– Thế nhà ngươi là ai?
Trong khi Đ.Đạo và Q.Lương mặt mày nhớn nhác thì Lâm bỗng cười páh lên:
– A ha! Mày đừng có nhát ma tao nữa! Tao nhận ra mày rồi. Mày chính là Quý ròm!
ĐĐạo ngoảnh mặt sang Lâm, thảng thốt:
– Nó là Quý ròm!
Lâm nheo mắt:
– Thì nó chứ còn ai! Nó giả giọng ồ ề nhưng tao vẫn nhận ra.
Quý ròm kéo vạt áo xuống khỏi mặt, cười khì:
– Thằng “thi sĩ Hoàng Hôn” này giỏi thật!
Q.Lương ngẩn tò te:
– Sao mày lại có mặt ở đây?
Quý ròm nhếch môi:
– Thế con mày? Tại sao mày cũng có mặt ở đây?
– Tao hả? – Q.Lương tủm tỉm – tao…tao giúp bạn!
Quý ròm cười hì hì:
– Thì tao cũng thế! Tao cũng đến đây để giúp bạn!
Thằng Lâm toét miệng cười theo”
– Thế thì nhanh tay lên! Khuya rồi!
Trong bọn chỉ có 1 đứa không cười. Đó là Đ.Đạo. Nó vò đầu nhăn nhó:
– Khồ ghê! Hết đứa này đến đứa khác, tụi mày cứ kéo tới rần rần thế này, không khéo cả lớp sẽ ngủ gục hết cho coi!
Chương 9.
Đặng Đạo nói như thánh. Quý ròm mới đi “điều tra” có một đêm, sáng hôm sau vô lớp đã gật gà gật gù đến nỗi Tiểu Long phải húc cùi chỏ vô hông nó:
– Ngồi thẳng lên đi mày! Thầy Thừa nhìn kìa!
Quý ròm ngồi thẳng lên được một lát lại từ từ gục xuống.
Nhỏ Hạnh kêu khẽ:
– Quý!
Quý ròm lại ngẩn lên. Nhưng cũng chỉ được một chặp.
Thấy thằng ròm có vẻ muốn nằn lăn ra bàn, nhỏ Hạnh lo lắng cầm tay áo nó giật giật:
– Quý làm sao thế?
Rồi sực nhớ tới kế hoạch bàn thảo hôm qua, nó ngạc nhiên hỏi:
– Bộ tối hôm qua Quý đã bắt đầu theo dõi tụi thằng Lâm rồi hả?
– Chứ gì nữa! – Quý ròm làu bàu – Hôm qua tôi canh tụi nó tới khuya lơ khuya lắc.
Tiểu Long nhích sát về phía Quý ròm nìn thở thì thào:
– Mày canh tụi nó ở đâu?
– Thì ở nhà tụi nó chứ đâu!
Tiểu Long nhăn mặt:
– Nhưng mà ở nhà đứa nào?
– Nhà đứa nào tao cũng canh. Mỗi nhà canh môt lúc.
Cũng như Quý ròm, Tiểu Long không biết nhà Đ.Đạo. Nhưng chỉ nghĩ đến khoảng cách xa xôi diệu vợi giữa tiệm tạp hoá nhà thằng Lâm và quán xôi chè nhà Qưới Lương, Tiểu Long cảm thấy phục bạn quá xá. Nó nhìn Quý ròm, xuýt xoa:
– Mày siêng ghê!
Ba hoa một hồi, Quý ròm bỗng tỉnh như sáo. Cơn buồn ngủ chết người biến đâu mất. Nó nheo mắt nhìn Tiểu Long:
– Nhưng không phải chỉ thế thôi đâu. Lúc đầu tao nấp trước nhà Đ.Đạo, sau đó chạy qua nấp trước nhà Q.Lương, sau đó nữa lại tới nấp trư�! �c nhà thằng Lâm. Nấp một hồi không thấy gì, tao lại phải đảo vòng lại nhà Đ.Đạo, rồi tới nhà Q.Lương….
– Suốt đêm như thế? – T.Long há hốc miệng.
– Thì suốt đêm chứ sao! – Quý ròm hừ mũi – Nếu không thế, sáng nay tao đâu có buồn ngủ dữ vậy?
Lần thứ 2 trong vòng 5′, T.Long tặc lưỡi hít hà:
– Mày giỏi thật đấy!
Quý ròm khoái chí:
– Còn phải nói!
Nhỏ Hạnh liếc sang, chép miệng hỏi:
– Nhưng rốt cuộc kết quả điều tra của Quý thế nào?
Đang huênh hoang, nó bỗng khựng lại. Nó ngập ngừng đáp:
– Kết quả hả? Chả thu lượm đc kết quả gì cả! Tối nay có lẽ tôi phải tiếp tục theo dõi tụi thằng Lâm để lần ra manh mối!
Nhỏ Hạnh đẩy gọng kình trên sống mũi, dặn:
– Quý nhớ đừng quá thức khuya quá! Đến khoảng 10h, nếu không phát hiện đc điều gì khả nghi thì quay về nhà ngay thôi!
– Ừ.
Quý ròm gật đầu đáp, mặc dù nó thừa biết nó chẳng bao giờ làm theo lời căn dặn của nhỏ Hạnh dc. Mẹ Đ.Đạo làm ca đêm, gần 12h khuya mới kéo xe vào chợ, nếu 10h nó đã quay về nhà thì làm sao giúp mẹ con Đ.Đạo một tay được!
Nhỏ Hạnh và T.Long không hay biết gì về chuyện đó nên sáng hôm sau, thấy Quý ròm tiếp tục khật khừ trên lớp, tụi nó nhăn như bị.
Nhỏ Hạnh cằn nhằn:
– Bộ hồi hôm Quý lại theo dõi tụi thằng Lâm đến tận nửa đêm hở?
– Ừ.
– Sao Quý không nghe lời Hạnh? Hạnh đã bảo Quý 10h là phải về nhà cơ mà!
– Ừ! – Quý ròm phân trần – Nhưng mãi rình rập tụi nó, tôi quên bén cả giờ giấc!
Thấy Quý r! òm vất! vả vì nhiệm vụ , nhỏ hạnh không nỡ trách bạn. Nó nhỏ nhẹ:
– Tối nay, Quý phải nhớ đấy nhé!
– Ừ.
Tiểu Long khều Quý ròm:
– Bộ mày phát hiện ra manh mối gì rồi hả?
– Chưa có gì sất!
Tiểu Long ngạc nhiên:
-Thế sao mày bảo mải rình rập đến quên cả giờ giấc?
– Ừ! – Quý ròm khịt mũi – Nhưng vẫn chưa thấy gì khả nghi!
– Tụi thằng Lâm không liên lạc gì với nhau hả? – Tiểu Long tò mò.
– Không.
– Buổi tối chẳng đứa nào ra ngoài hả?
– Ừ, chúng chết gí trong nhà!
– Thế chúng đi ngủ có sớm không?
Nó nhún vai:
– Chuyện đó làm sao tao biết đc!
– Sao lại không biết? – Tiểu Long chớp mắt – Nếu trong nhà chong đèn, tức tụi nó còn thức, còn tắt đèn tối thui tức là đã đi ngủ cả rồi, khó gì đâu mà không biết!
Sự thông minh đột xuất của T.Long khiến Quý ròm méo xệch miệng. Nó nhìn lên trần nhà:
– Ờ, ờ, hình như tụi nó thức khuya lắm! Đã mười hai giờ mà nhà đứa nào đứa nấy đèn đớm sáng trưng!
Tiểu Long tặc lưỡi:
– Thế thì lạ thật!
– Ừ, lạ ghê! – Quý ròm hùa theo – Chính vì vậy tao mới phải thám thính kỹ lưỡng!
T.Long ngập ngừng:
– Hay là tối nay tao tìm cách lẻn ra ngoài đi thám thính với mày?
Đề nghị của T.Long khiến Quý ròm giật thót. Nó vội vàng gạt phắt:
– Không được đâu! Với những nhiệm vụ quan trong như thế này, đi càng ít người càng tốt!
– Nhưng….
– Không “nhưng nhị” gì cả! – Nó xua tay – mày cứ ngồi ở nhà “u�! ��ng mi�! �ng nước, ăn miếng bánh” chờ tao đem kết quả về là đc rồi!
Quý ròm thoát đc nhỏ Hạnh và T.Long, lại đụng đầu nhỏ Diệp.
– Thế nào rồi hở anh? – Quý ròm vừa đi học về tới nhà là nhỏ Diệp lập tức xoắn lấy – Tối hôm qua, lúc anh về thì em ngủ mất. Thế anh đã gặp đc anh Lâm “thi sĩ Hoàng Hôn” chưa?
– Chưa. Tao chỉ gặp nó trên lớp thôi!
Câu trả lời của ông anh làm nhỏ Diệp giương mắt ếch:
– Sao lại chưa? Hai đêm nay, đêm nào anh cũng ra khỏi nhà kia mà?
Quý ròm nhún vai:
– Ra khỏi nhà đâu có nghĩa là gặp!
Nhỏ Diệp ngơ ngác:
– Anh nói gì em chẳng hiểu!
– Rõ là đồ ngốc tử! – Quý ròm nhăn mặt giải thích – Tao ra khỏi nhà là để bí mật theo nó chứ đâu phải để chường mặt ra. Nếu tụi nó phát hiện ra tao, tụi nó giấu biến mọi tang vật, làm sao tao khuyên can tụi nó đc!
– Ờ há! – Nhỏ Diệp gãi cổ – Vậy mà em không nghĩ ra!
Quý ròm thừa cơ lên giọng:
– “Vụ án” này rất phức tạp, tao phải thận trọng và kiên trì lắm mới đc. Do đó mày phải giúp tao lẻn ra khỏi nhà vào mỗi đêm thật êm thắm. Nếu không, tụi thằng Lâm sẽ tan nát cuộc đời.
Nghe Quý ròm hù doạ ghê quá, nhỏ Diệp gật đầu lia lịa:
– Anh yên tâm! Em sẽ cố hết sức!
Cũng như Lâm và Q.Lương, Quý ròm không muốn tiết lộ bí mật của Đ.Đạo. Tuy nó đc thầy cô dạy không có nghề nào là thấp hèn, mọi nghề đều đáng quý, thậm chí nó tin rằng công việc thầm lặng của những cộng nhân vệ sinh còn cần thiết cho xã hội hơn nhiều nghề khác, nhưng thấy Đ.Đạo không ! muốn n�! �i chuyện đó ra, nó đành giấu nhẹm, kể cả với nhỏ Hạnh, T.Long lẫn nhỏ Diệp.
Nghề quét rác của mẹ Đ.Đạo gần như là nghề truyền đời. Bà ngoại Đ.Đạo trước đây cũng từng là công nhân vệ sinh, bây giờ truyền lại cho mẹ nó và chị nó. Trong những gia đình như vậy, con cái đc học tới cấp 2 như Đ.Đạo là chuyện hiếm hoi. Ở trong lớp, Đ.Đạo thuộc loại học sinh trung bình khá, so với tụi thằng Lâm và Q.Lương, nỗ lực của Đ.Đạo rõ ràng đáng quý hơn nhiều.
Nhưng dù Quý ròm không nói, Lâm và Q.Lương cũng im như thóc, bí mật của Đ.Đạo vẫn không thể giấu giếm đc lâu.
Trước nay, các thầy cô thường hay phàn nàn về hiện tượng ngủ gục trong lớp của Đ.Đạo, gần đây lại thêm Lâm và Q.Lương. Nhưng tới hôm cô Kim Anh bất ngờ phát hiện đứa học trò giỏi giang của cô là “thần đồng” Quý ròm ngủ say sưa trong giờ Hoá học chẳng khác gì những đứa trẻ học hành lôm côm kia thì sự việc bỗng trở nên nghiêm trọng.
Thoạt đầu cô Kim Anh không tin vào mắt mình nhưng sau khi nhìn kỹ, thấy cái đứa ngồi gục đầu trên cánh tay và đang thiêm thiếp giấc nồng kia đích thị là Quý ròm chứ không ai khác, cô không nén nổi kinh ngạc.
– Quý! – Cô giận dữ gọi – Em đứng lên xem nào!
Phải đợi T.Long lay đến bốn, năm cái, Quý ròm mới choàng tỉnh và biết điều gì đang xảy ra. Nó dụi mắt đứng dậy, sợ hãi nhìn cô.
Cô Kim Anh lắc đầu:
̵! 1; Cô kh! ông ngờ đến cả em mà cũng ngủ gục trong lớp!
Quý ròm cuối đầu:
– Em xin lỗi cô ạ!
Cô Kim Anh nghiêm giọng:
– Em nói đi! Có chuyện gì xảy ra với em vậy?
Nó bối rối đưa mắt nhìn lên chỗ Đ.Đạo ngồi. Thấy thằng này bộ tịch thấp thỏm, Quý ròm nuốt nước bọt hai ba cái rồi ấp úng phịa:
– Thưa cô, tối hôm qua em phải thức khuya để chăm sóc cho…. ông em ạ! Ông em bị ốm nặng lắm cô!
Thoạt đầu Quý ròm định gán ghép “trận ốm nặng” này cho một người nào đó trong nhà, nhưng cuối cùng sợ nói điều xui rủi, nó đành đem người ông quá cố ra làm bằng chứng.
Quý ròm là chúa phịa chuyện. Nó nói dóc mà mặt mày cứ tỉnh khô. Giọng điệu thật như đếm của nó khiến trán cô Kim Anh dãn ra. Cô dịu giọng:
– Ừ, nếu vậy thì cô không trách em! Em ngồi xuống đi!
Tuyên bố “tha bổng” của cô Kim Anh khiến nhưng đứa liên quan như Đ.Đạo, Q.Lương và Lâm thở phào.
Quý ròm không dám thở phào. Nó không dám để lộ sự hoan hỉ một cách lộ liễu. Nén niềm vui thoát nạn xuống tận đáy lòng, nó hóp bụng sè sẹ thở ra và từ từ ngồi xuống.
– Bạn Quý xạo đấy cô ơi! – Hải Quắn đột nhiên đứng đậy tố cáo – Nhà bạn Quý chẳng có người ông nào cả, chỉ có bà thôi!
– Đúng rồi đó cô ơi! – Quốc Ân nhanh nhẩu phụ hoạ – “Thi sĩ Bình Minh” từng làm thơ kể rõ ràng “Nhà em có một người bà. Tiếp theo là mẹ, kế là ba em. Sau ba em tới anh em. Thêm em vào nữa…” .
Thấy Quốc Ân tuôn một tràng, cô Kim Anh chả hiểu đầu cua tai nheo ra làm sao. Cô nhăn mặt và đưa ta! y ngăn l! ại:
– Em đọc gì thế? “Thi sĩ Bình Minh” là ai và có liên quan gì ở đây?
Cả lớp im lặng dõi theo, nghe cô giáo hỏi vậy, như đc gãi trúng chỗ ngứa, liền tranh nhau đáp:
– “Thi sĩ Bình Minh” là bạn Quý đó cô!
– Bạn Quý lấy bút hiệu là “Bình Minh” đó cô ơi!
– Bài thơ bạn Quốc Ân vừa đọc là bài “Nhà em” đó cô!
Khung cảnh nhí nhố trước mặt khiến Quý ròm dở cười dở khóc. Nó không ngờ sự thể lại xoay ra như vậy.
Còn Quốc Ân thấy đám bạn nhao nhao, sợ bị mất phần liền gân cổ át gọng:
– Bạn Quý tả nhà mình, trong đó chỉ nói đến “bà” mà không nhắc đến “ông”, vậy mà bây giờ bạn ấy dám bịa là “ông” bị ốm!
Tới lúc này thì cô Kim Anh đã hiểu ra điều Quốc Ân muốn nói. Cô đưa tay ra hiệu cho cả lớp im lặng rồi nhìn Quý ròm:
– Quý! Những điều bạn Hải và Quốc Ân nó có đúng không?
– Thưa cô, trước đây một tuần thì đúng ạ! – Quý ròm lại đứng lên đáp bằng giọng bình tĩnh.
Cô Kim Anh ngạc nhiên:
– Thế bây giờ thì sao?
– Dạ, bây giờ thì không đúng ạ!
– Cô chả hiểu gì cà! – Cô Kim Anh cau mày – Sao lại có chuyện lạ lùng như thế đc?
– Thưa cô, có chứ ạ! – Giọng Quý ròm thật thà – Ông em trước nay sống ở Vũng Tàu với cô em, cách đây một tuần ông lên thăm gia đình em ạ!
– Thì ra thế! – Cô Kim Anh gật gù – Thôi, em ngồi xuống đi!
Tuy trong lòng bán tín bán nghi, nhưng không có bằng cớ chắc chắn, Hải quắn và Q.Ân đành ấm ức làm thinh.
Chỉ có T.Long v�! � nhỏ H! ạnh biết tỏng Quý ròm đang chơi trò dóc tổ. Ông của Quý ròm, cả ông nội lẫn ông ngoại, đều đã qua đời từ lâu và ở Vũng Tàu ngoài mẹ con thằng Mạnh ra, Quý ròm chẳng còn ai thân thích nào cả.
Nhưng vì đinh ninh nó bất đắc dĩ phải giở “chiêu” này để giữ bí mật cho cuộc điều tra nên T.Long và nhỏ Hạnh chẳng buồn thắc mắc hay trách cứ.
Chỉ đến khi Quý ròm điều tra gần một tuần lễ mà không có kết quả gì, lại hôm nào ngồi học cũng mắt nhắm mắt mở đến nỗi sau cô Kim Anh đến lượt thầy Quảng, cô Nga và cô Diệu Lý thay nhau lên tiếng phê bình nó thì nhỏ Hạnh chịu hết nổi.
Nhỏ Hạnh là lớp phó học tập kiêm tổ trưởng tổ 4, tức tổ của Quý ròm. Suốt một tuần lễ nay, nó bấm bụng chịu đựng tật ngủ gục cùa Quý ròm, bấm bụng nghe lời thầy cô quở trách, bấm bụng nghe mấy đứa khác trong ban cán sự lớp nhắc nhở chẳng qua vì muốn tìm hiểu nguyên nhân ngủ gục của tụi Lâm, Q.Lương và Đ.Đạo. Nó muốn chờ “kết quả điều tra” của Quý ròm để tìm cách giúp đỡ bạn.
Nhưng đến lúc này thì nhỏ Hạnh đã mất hết kiên nhẫn. Nó nói với Quý ròm:
– Tối nay Quý khỏi cần theo dõi tụi thằng Lâm nữa!
– Sao vậy? – Quý ròm ngạc nhiên.
– Bộ Quý không thấy tình hình càng lúc càng nguy ngập sao? – Nhỏ Hạnh thở dài – Kết quả đâu chưa thấy, chỉ thấy lớp mình có thêm một người ngủ gục trong giờ học!
Quý ròm cắn môi:
– Nhưng đây chỉ là tạm thời thôi mà!
Nhỏ Hạnh đẩy gọng kính trên sống mũi:
– Tạm thời hay không tạm thời thì cũng thế! Cứ kéo dài tình trạng này, H�! ��nh e r�! ��ng sẽ có chuyện không hay!
Quý ròm nhún vai:
– Hạnh chỉ khéo lo! Chắc chả có chuyện gì đâu!
Chương 10.
Quý ròm bảo chắc chắn chả có chuyện gì đâu ngày hôm trước thì hôm sau đã có chuyện xảy ra liền
Cô Trinh vừa bước vào lớp đã rút ra từ trong cặp ra bốn tờ giấy và đưa mắt nhìn lớp trưởng Xuyến Chi:
– Xuyến Chi! Em phát cái này cho các bạn!
NHiều cái miệng nhao nhao:
– bài tập ngữ pháp hả cô?
– Giấy khen phải không cô?
Cô Trinh không đáp, chỉ uể oải lắc đầu.
Xuyến Chi bước lên đón mấy tờ giấy trên tay cô và khi liếc mắt qua tờ giấy trên cùng, bụng nó bỗng giật thon thót. Hóa ra đó là thư mời của Hội đồng kỷ luật nhà trường gửi cho phụ huynh của Đặng Đạo. Nó vội vã lật xem mấy tờ bên dưới và quả như nó “linh cảm”, đó là thư gửi cho phụ huynh của Qưới Lương, Quý ròm và Lâm. Các bức thư không ghi rõ lý do cụ thể của cuộc họp bất thường này nhưng chỉ cần nhìn qua danh sách các học sinh có phụ huynh được mời, Xuyến Chi biét ngay triệu tập này có liên quan đến tật ngủ gục trong lớp của tụi Qưới Lương chứ không sai.
Chết rồi! Nhỏ Xuyến Chi tham thầm trong bụng và với vẻ mặt lo lắng, nó chậm cháp đi tới chỗ các “đương sự”.
Vể căng thẳng của Xuyến Chi khiến Quý ròm đột nhiên cảm thấy chột dạ. Và khi cầm lấy tờ giấy Xuyến Chi đưa vừa đọc thoáng qua dòng đầu tiên, Quý ròm đã nghe lạnh toát sống lưng.
Nó liếc qua các “đồng minh”, thấy đừa nào đứa nấy đang chúi mũi vào lá thư, mặt xanh như tàu lá.
Trừ Xuyến Chi và bốn đứa nhận thư, ! cả lớp khôgn ái biết chuyện gì.
Thằng Bá bà nhỏ Vành Khuyên vừa chụm đầu vào chưa kịp đọc,Đặng Đạo đã nhanh tay bỏ tọt tờ giấy vào túi áo.
Những đứa ngồn cạnh Qưới Lương và thằng Lâm cũng vậy. Hai đứa này không cho nhỏ bội Linh xem đã đành, ngay cả Hải quắn và Quốc Ân, hai thành viên của băng “tứ quậy”, phấp phỏng quay đầu xuống hỏi:
– Giấy gì vậy tụi mày?
Lâm và Quới Lương cũng gạt phắt:
– Ồ, chả có gì quan trọng!
Chỉ có Quý ròm là chẳng buồn giấu giếm. Nó tặng lưỡi đưa tờ giấy cho nhỏ Hạnh và Tiểu Long. Đọc xong, nhỏ Hạnh thở đánh thượt, chẳng biết phải nói gì.
Chỉ có Tiểu Long là hùng hổ, từ dạo được Quý ròm khen, nó rất hay “sáng kiến”:
– Không được! mày phải nói rõ cho cô biết. Trường hợp của mày không giống mấy đứa kia!
– Cũng thế thôi! – Quý ròm lắc đầu – Có nói cô cũng chẳng tin!
– Sao lại không tin? – Mặt Tiểu Long đỏ gay – Có tao và Hạnh làm chứng nữa chi!
– Nhưng tao không muốn nói! – Quý ròm vẫn khăng khăng – Đằng nào tao cũng ngủ gục trong lớp rồi. Tao không muốn tìm cách chạy tội cho một mình tao!
Quý ròm làm Tiểu Long ngẩn ngơ quá đỗi. Rõ ràng thằng ròm này chẳng có “tội” gì, thế mà lại cứ khăng khăng “không thèm chạy tội”. Lại còn “không muốn tìm cách chạy tội cho một mình tao” nữa! Cứ làm như thể nó và ba đứa kia là những “đồng đội” thân thiết và bây giờ nếu nó nói ra sự thật tức là nó bỏ rơi bạn bè trong cơn hoạn nạn không bằng!
Tiểu Long cau mày ngẫm! nghĩ, t! hấy Quý ròm lẩm cẩm quá xá. nhưng nó chưa kịp ngoác mồm bắt bẻ thì cô Trinh đã đứng khỏi ghê, giọng buồn buôn:
– Cô không ngờ đến em Quý mà cũng ngủ gục trong lớp! Thật khó tin!
Rồi cô thở dài:
– Sự than phiền của các thầy cô bộ môn đã đến tai ban giám hiệu. Hội đồng kỷ luật sẽ họp vào chiều thứ bảy này, cô hy vọng đến lúc đó các em có thể đưa ra được lý do chính đáng!
Đến lúc này, cả lớp mới biết những tờ giấy lớp trưởng Xuyến Chi vừa phát ra cho bọn Đặng Đạo, Qưới Lương, Quý ròm và thằng Lâm là giấy mời của Hội đồng kỷ luật gửi cho phụ huynh mỗi đứa.
Trong khi tụi học trò xôn xao bàn tán thì cô trinh ngồi xuống và giở sổ ra.
Nhưng đang dò sổ chuẩn bị kêu học trò trả bài, cô lại khẽ lắc đầu và thãn thờ buông bút xuống.
– Thực ra có chuyện gì đagn xảy ra với các em thế? – Cô Trinh ngước nhìn lướt qua bốn khuôn mặt còn đượm lo âu của bọn Quý ròm, Đặng Đạo – Một lớp có cùng lúc bốn học sinh ngủ trong giờ học, điều đó chắc chắn không thể là chuyện bình thường.
Đặng Đạo đứng bật dậy, nãy giờ thấy bọn Quý ròm chỉ vì muốn giúp đỡ nó mà bị liên lụy, nó bứt rứt ghê gớm lắm. Từ lâu, thấy hết thằng Lâm, Qưới Lương rồi Quý ròm lần lượt “noi gương” mình gật gà gật gù trong lớp học, Đặng Đạo bụng dạ cứ lo ngay ngáy. Nó và mẹ nó đã ngăn cản, đã khuyên hết lời nhưng ba đứa bạn nó chẳng chịu nghe, tối nào cũgn hè nay kéo ra chợ. Và tuy phấp pha phấp phỏng linh cảm có chuyện chẳng lành, nó không ngờ hậu quả lại nghiêm trọng đến thế.
Nhưng sau! khi hùn! g hổ đứng lên, Đặng Đạo chỉ ấp a ấp úng có mấy tiếng;
– Thưa cô…. thưa cô…
Rồi đỏ mặt đứng yên.
Cô Trinh nhìn Đặng Đạo, khuyến khích:
– Em cứ nói đi!
Hành động đột ngột của Đặng Đạo kiến Quý ròm tròn mắt sửng sốt. Nhưn chỉ trong nháy mắt, nó hiểu ngay ý định của bạn mình. Nó biết Đặng Đạo định thú thật mọi chuyện để “cưứ nguy” cho nó, Lâm và Qưới Lương. Trước nay, Đặng Đạo giấu nhẹm nghề nghiệp của mẹ mình. Nó sợ bạn bè chê cười. Nó sợ tụi bạn bảo nghề của mẹ nó là hèn mọn. Nhưng nay vì sự an nguy của tui Quý ròm, nó chuẩn bị khai ra bí mật của mình. Khi quyết định như vậy, chắc nó khổ tâm lắm! Quý ròm bần thần nhủ bụng và vội vã đứng lên:
– Thưa cô….
Cô Trinh đưa mắt nhìn Quý ròm:
– Gì thế em?
– Thưa cô, em xin hứa với cô từ nay em sẽ không ngủ trong giờ học nữa ah! -Rồi Quý ròm nhìn về phía Đặng Đạo , liêm môi nói thêm: – Bạn Đặng Đạo chắc cũng định hứa như vậy nhưng bạn ấy rụt rè không dám nói đấy ạ!
Thấy Quý ròm tự nhiên dựng chuyện và gán ghép cho mình, Đặng Đạo ngạc nhiên quay đầu lại phía sau.
và nó bỗng ngẩn ngơ khi bắt gặp cái nháy mắt kín đáo của Quý ròm.
– Thôi được rồi! – Cô Trinh thở ra – Em ngồi xuống đi!
Cô Trinh nói với Quý ròm. Rồi cô quay nhìn Đặng Đạo:
– Còn em thì sao? Có phải em định hứa với cô và với cả lớp sẽ khắc phục tật ngủ gục của mình không?
Đặng Đạo không hiểu cái nháy mắt của Quý ròm có ý nghĩa gì, nhưng qua những gì Quý ròm nói với cô Trinh, nó ! lờ mờ! đoán ra thằng này muốn nó nói theo những lời “mớm ý” đó. Vì vậy, nghe cô Trinh hỏi, nó ngần ngừ một thoáng rồi gật đầu, lí nhí:
– Dạ, đúng thế ah!
Thoạt đầu cô Trinh định vẫy tay bảo Đặng Đạo ngồi xuống nhưng rồi sực nhớ ra bọn Quý ròm vẫn chưa trả lời thắc mắc của cô, cô liền nhắc:
– Nhưng các em vẫn chưa cho cô biết buổi tối các em làm gì mà sáng cứ mắt nhắm mắt mở như thế.
Sợ thằng Đặng Đạo kém mồm mép vọt miệng khai báo tuốt tuột, Quý ròm lại lật đật đứng lên’
– Thưa cô, sở dĩ dạo này em hay buồn ngủ bởi buổi tối em phải thức khuya để chăm sóc ông em ạ. Ông em bị ốm cả tuần nay. Bạn Đặng Đạo cũng vậy đó cô! Bà ngoại bạn ấy cũng bị ốm rất nặng ạ!
Quý ròm không biết bà ngoại Đặng Đạo còn sống hay không nhưng túng thế nó đành buột miệng nói đại.
– Bạn Quý nói đúng không em? – Cô hỏi Đặng Đạo.
Bà ngoại của Đặng Đạo còn sống nhăn, do đó nó đáp lời cô giáo mà mặt may nhăn hí;
– Dạ, đúng ạh!
Lần này thì cô Trinh chả buồn gặng hỏi nữa. Cô cho Quý ròm và Đặng Đạo ngồi xuống. Cô cũng không hỏi đến trường hợp cuả Lâm và Qưới Lương. Cô lật sách ra và đưa mắt nhìn cả lớp, chép miệng;
– Thôi, các em lật tập ra đi! Hôm nay chúng ta học bài mới.
Ở bàn chót dẫy bên kia, Lâm và Qưới Lương mừng rơn. Nãy giờ chúng nó cứ nơm nớp sợ cô trinh bắt đứng lên giải thích lý do. Có mỗi lý do chính đáng là “ông ốm, bà ốm” thì Quý ròm đã áp dụng vào trường hợp của nó và Đặng Đạo mất rồi. Nêu cô Trinh hỏi tới, Lâm và! Qưới ! Lương chắc lúng túng ghê lắm. Nhưng rốt cuộc cô đã không hỏi, hên thật hên!
Chỉ có Quốc Ân và Hải quắn là thắc mắc:
– Hôm trước tụi mày bảo mẹ Đặng Đạo bị ốm, sao bây giờ thằng Quý ròm lại nói là bà ngoại nó?
Lâm nhún vai:
– Thì mẹ nó lây qua cho bà nó. Bệnh truyền nhiễm mà lại.
Trước lý lẽ vững vàng của Lâm, Quốc Ân và Hải Quắn hết ham chất vấn. Hai đứa tiu nghỉu quay lên khiến Lâm và Qưới Lương thở phào.
Nhưng Lâm và Qưới Lương chỉ nhẹ nhõm có chút xíu. Nhớ đến tờ thư mời trong túi áo, lòng dạ hai đứa liền ỉu xìu trở lại.
Tối đó, bọn trẻ gặp nhau với tâm trạng lo lắng, mặt đứa nào đứa nấy buồn xo.
Qưới Lương nói:
– Hãi thật! Mẹ tao hỏi hội đồng kỷ luật mời họp về chuện gì, tao chẳng dám nói!
Đặng Đạo liếc về phía mẹ nó, tặc lưỡi nói:
– Tao cũng thế! Mẹ tao hỏi lý do, tao giấu biến. Mẹ tao đâu có biết cứ sáng ra tao lại ngủ gục trong lớp. Nếu biết thế, mẹ tao chả bao giờ cho tao đi thheo.
Lâm nhún vai:
– Tao cũng như mày thôi. Ba mẹ tao ủng hộ việc tao giúp bạn, nhưng nếu biết sáng nào vào lớp tao cũng gật gà gật gù, chắc tao bét đít!
Thấy Quý ròm không nói gì, Lâm quay nhìn bạn:
– Còn mày thì sao? Ba mẹ mày có hỏi gì không?
Quý ròm lắc đầu:
– Tao không biết!
– Sao lại không biết? – Lâm trố mắt – Khi mày đưa giấy mời, ba mẹ mày không thắc mắc gì sao?
– Tao chưa đưa! – Quý ròm thở dài.
– Té ra là mày sợ! – Lâm cười khì – Nhưng gì chứ chuyện này chẳng nấn ná lâu được đâu!
Quý r! òm khị! t mũi:
– Chiều mai tao sẽ đưa. Và nếu ba mẹ tao hỏi lý do, tao sẽ không giấu giếm như tụi mày. Tao sẽ nói thật.
Lâm nheo mắt:
– Mày sẽ nhừ đòn.
– Tao không sợ
– Được rồi! Lâm gâtj gù – Để tối mai gặp lại, xem mày có khập khà khập khiễng không nhé!
Đặng Đạo chợt kêu lên:
– Tối mai bọn mình sẽ không gặp nhau nữa đâu! Tối nay là bữa cuối cùng.
– Sao thế? – Lời tuyên bố bất ngờ của Đặng Đạo khiến ba đứa bạn ngơ ngác – Chẳng lẽ mày ợự tụi tạo liên lụy sao?
Qưới Lương hừ giọng:
– Đằng nào giấy triệu tập của hội đồng kỷ luật cũng gửi đi rồi mà!
– Không phải thế! – Đặng Đạo tươi tỉnh – từ ngày mai trở đi mej tao không quét chợ này nữa! Khi nãy tao định báo với tụi mày nhưng quên khuấy mất!
Quý ròm chớp mắt:
– Thế ngày mai mẹ mày quét chợ nào?
– Chả quét chợ nào cả! – Đặng Đạo hớn hở khoe – vì sức khỏe còn yếu, ngày mai mẹ tạo được sở Vệ sinh cho đi nghỉ mát ở Đà Lạt hay Nha Trang gì đó. Và khi về mẹ tao được chuyển qua làm ca ngày, không phải đi quét ban đêm nữa!
Lâm vỗ tay:
– Ôi, hay quá ! Thế là lớp mình sẽ chẳng còn ai ngủ gục nữa!
Đặng Đạo chép miệng:
– Chỉ tiếc là chuyện này xảy ra chậm quá ! nếu không tụi mình sẽ chẳng phải ra hội đồng kỷ luật!
Qưới Lương phẩy tay;
– Ối dào! Mày không phải theo mẹ mày đi làm ban đêm nữa là tốt rồi! Chuyện khác từ từ tính sau! – Rồi nó hắng giọng phán – Thôi, bây giờ tụi mình đi khuân rác đi! Hôm nay là bữa cu! ối, t�! �i mình phải làm việc ra trò!
Qưới Lương vừa phát mệnh lệnh vừa co giò phóng vào nhà l***g chợ. Lâm, Đặng Đạo và Quý ròm liên nhanh nhẹn chạy theo.
Hôm đó, bọn Quý ròm kết thúc công việc sớm hơn thường lệ. Phấn khởi trước tin mẹ của Đặng Đạo được nghỉ ngơi và sắp chuyển hẳn qua ca ngày, bọn trẻ hăng hái hẳn. Bốn đứa chạy ra chạy vô như con thoi, chẳng mấy chốc rác trong nhà ***g chợ đã được dọn dẹp sạch sẽ.
May thật! Thế là từ nay lớp mình sẽ không bị mang tiếng nữa. Cô Trinh chắc vui lắm! Nhỏ Diệp cũng khỏi phải lo ngay ngáy về những chuyến xuất hành lén lút của mình. Cả nhỏ Hạnh nữa. Nhỏ Hạnh chắc sẽ thôi nhăn nhó, sẽ thôi hỏi kết quả điều tra tới đâu…
Quý ròm vừa đi vừa nghĩ ngợi lan man. Nhưng mới nghĩ tới đó, chân nó đã sững lại còn miệng thì há hốc.
Đứng chắn trước mặt nó là nhỏ Hạnh và Tiểu Long. Hai đứa đang nhìn nó cười đầy chế giễu.
– Ơ…
Quý ròm chỉ đủ sức thốt lên một tiếng. Sự kinh ngạc chẹn ngang cổ nó.
– “Ơ” gì mà ơ! Nhỏ hạnh hấp háy mắt – Quý giỏi quá hén! Dám lừa cả bọn này đấy!
– Sao các bạn lại ra đây được?
Quý ròm buột miệng hỏi, nó chẳng còn tâm trí đâu để ý đến sự trách móc của nhỏ Hạnh. Quả là Quý ròm đang ngạc nhiên ghê lắm. Chuyện nhỏ Hạnh và Tiểu Long theo dõi và bắt quả tang việc làm của nó không khiến nó ngạc nhiên bằng việc Tiểu Long và nhất là nhỏ Hạnh có thể ra khỏi nhà vào lúc đêm hôm khuya khoắt như thế này.
Tiểu Long cười hì hì:
– mày ra được chả lẽ tao không ra được?
– Tao kh�! �ng hỏi! mày! – Quý ròm hừ mũi – tao hỏi Hạnh kìa?
Nhỏ Hạnh chỉ tay vào quán cà phê ở góc đường gần đó:
– Quý thấy ai ngồi đằng kia không?
– Quý ròm nhìn theo tay chỉ của bạn. Ở ngay ngã tư là một quán nước bình dân mở cửa tận sáng để phục vụ các công nhân làm ca. Sau một hồi nhướn mắt dòm dỏ, quý ròm buột miệng “à” lên một tiếng:
– Ba Hạnh đang ngồi đằng đó phải không?
Rồi nó liếm môi, ngỡ ngàng:
– Rồi ba Hạnh cũng có mặt ở đây?
Nhỏ Hạnh tủm tỉm:
– Nếu ba Hạnh không có mặt ở đây thì làm sao Hạnh có mặt ở đây được!
Quý ròm ngờ ngợ hiểu ra:
– Hạnh nói chuyện với ba Hạnh hả?
– Không những nói chuyện mà Hạn còn nhờ ba đi cùng Hạnh nữa!
Quý ròm tặc lưỡi:
– Ba Hạnh chịu đi theo Hạnh đến đây, lại lúc đêm khuya khoắt như thế này, kể cũng lạ thật:
Nhỏ Hạnh nheo mắt:
– Chẳng có gì lạ cả ! "Phóng sự điều tra" là nghề của ba Hạnh mà , Quý quên rồi sao?
Quý ròm quên thật. Nghe nhỏ Hạnh nhắc nó mới nhớ ra ba nhỏ Hạnh là nhà báo. Ừ nhỉ, nhà báo là chúa xông xáo! Đi đêm đi hôm để quan sát, tìm hiểu và ghi chép tình hình xã hội đối với ba nhỏ Hạnh hẳn là chuyện thường ngày! Quý ròm nghĩ ngợi, thở dài đánh thượt:
– Nãy giờ hai bạn chắc đã nhìn thấy hết mọi chuyện rồi chứ gì?
– Dĩ nhiên rồi! – Nhỏ Hạnh lắc mái tóc – Hồi sáng, thấy cô Trinh hỏi Đặng Đạo câu nào, Quý liền vội vàng đáp thay câu đó, Hạnh đã nghi rồi ! Thế là Hạnh và Tiểu Long quyết tìm cho ra lẽ!
Quý ròm ngơ ngác:
– Như! ng sao H�! ��nh biết Quý sẽ đến nhà Lâm mà "phục kích ở đây"?
Nhỏ Hạnh cười:
– Làm soa Hạnh biết được! Bọn Hạnh "phục kích" ở trước cổng nhà Quý, và bám theo tới đây thôi!
Quý ròm bật kêu và đưa tay lên cốc đầu mình một cái. Không phải Quý ròm không nghĩ ra được chuyện đó. Nhưng sự xuất hiện thình lình của Tiểu Long và Nhỏ Hạnh khiến nó không giữ được sáng suốt và bình tĩnh như mọi ngày.
Nhỏ Hạnh chợt thở dài:
– Lẽ ra Quý không nên giấu bọn này về việc làm của bọn Quý! Cũng không nên giấu cô Trinh nữa!
Quý ròm nuốt nước bọt:
– Tôi sợ Đặng Đạo xấu hổ về nghề nghiệp của mẹ mình!
– Đặng Đạo nghĩ vậy là sai! Không có những công việc âm thầm của công nhân vệ sinh, thành phố chúng ta sẽ biến thành một bãi rác khổng lồ!
Tiểu Long gật gù:
– Tôi cũng nghĩ như Hạnh! Đó là một trong những nghề cực kỳ quan trọng và đáng tự hào!
Quý ròm liếc Tiểu Long:
– Mày tập nghĩ như Hạnh tự bao giờ thế?
Bị Quý ròm trêu, Tiểu Long không nghĩ ra cách đáp trả, mặt đỏ nhừ. Nó ngượng nghịu đưa tay lên mũi quẹt lia quẹt lịa
Thấy trước mũi của Tiểu Long có nguy cơ sưng tấy, nhỏ Hạnh liện lật đật giải vây:
– Thôi tụi mình về đi!
Nhưng khi bọn trẻ ngoảnh cổ nhìn lại quán cà phê ở góc đường thì ba nhỏ Hạnh đã không còn ở đó nữa. Có lẽ ba nhỏ Hạnh không muốn Quý bối rối nên đã bỏ đi trước và đợi mình ở đâu đó! Nhỏ Hạnh nhủ bụng và hối hả rảo bước. Thấy nhỏ Hạnh không thắc mắc gì về sự biến mất đột ngột của ba nó, Tiểu Long và Quý ròm cũng làm th! inh, lẳ! ng lặng theo sau.
Sau khi bàn bạc với Tiểu Long và Quý ròm, nhỏ Hạnh định bụng vào tiết văn sáng nay sẽ báo cho cô Trinh biết về sự thật đằng sau hiện tượng ngủ gục của bốn học sinh trong lớp.
Vì vậy khi cô bước vào lớp, vừa đặt cặp lên bàn đã đưa mắt lướt nhìn qua Đặng Đạo, Quý ròm, Lâm và Quới Lương, hỏi:
– Các em đã đưa thư mời cho ba mẹ chưa?
Thì nhỏ Hạnh đã nhấp nhổm. Nhưng nó chưa kịp giơ tay thì Đặng Đạo đã đứng bật lên khỏi chỗ:
– Thưa cô
.
– Cô Trinh nhìn Đặng Đạo, gật đầu:
– Em nói đi!
– Thưa cô, các bạn Lâm, Quý và Qưới Lương chẳng có lỗi gì trong chuyện này đâu ạ! Em đề nghị cô chỉ để một mình em ra hội đồng kỷ luật thôi! – Sợ Quý ròm phá bĩnh như hôm qua, lần này vừa đứng lên, Đặng Đạo đã tuôn ra một tràng.
Trong khi Lâm, Qưới Lương và Quý ròm thót bụng lại vì bất ngờ thì cô Trinh trong mắt:
– Em nói gì, cô chưa hiểu! Tại sao chỉ có một mình em ra hội đòng kỷ luật?
Không chỉ cô Trinh ngạc nhiên mà cả lớp, trừ những đứa biết chuyện, đều chưng hửng trước lời đề nghị kỳ quặc của Đặng Đạo. Đứa nào đứa nấy giương to mắt chờ xem thằng này nó tiếp ra làm sao.
– Thưa cô! – Đặng Đạo khụt khịt mũi – Sở dĩ các bạn ấy ngủ gục cũng chỉ vì
muốn giúp em thôi ạ!
– Cô vẫn chẳng hiểu gì cả! Cô Trinh lại lắc đầu Em Quý ngủ gục là do phải thức khuya chăm sóc ông bị ốm, còn em thì chăm bà ốm, sao lại có chuyện giúp nhau ở đây? Hơn nữa, việc này thì liên quan gì đến chuyện ngủ gục của hai em Lâm và Qưới Lư�! �ng?
! Đặng Đạo gãi cổ, ấp úng:
– Thưa cô, thực ra thì bà em không bị ốm ạ! Em thức khuya là vì phải theo phụ mẹ em thôi! Còn các bạn Lâm, Quý, Qưới Lương vì theo phụ em nên cũng thức khuya theo!
– Thế em và các bạn phụ mẹ em chuyện gì? Cô Trinh đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, cô hỏi mà mày cau lại.
– Thưa cô, mẹ em là công nhân vệ sinh ạ! Đêm nào mẹ em cũgn quét rác trong chợ!
Rồi trước vẻ mặt ngỡ ngàng của mọi người, Đặng Đạo lúng túng thuật lại cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa nó và thằng Lâm trước đây, sau đó thằng Lâm lẻn ra khỏi nhà phụ giúp mẹ con nó như thế nào, tiếp theo là Qưới Lương và Quý ròm đã thình lình xuất hiện ra sao. Nó cũng kể cả chuyện mẹ con nó tìm cách ngăn không cho các bạn ra chợ nhưng các bạn nằng nặc không nghe, vì thế mới xảy ra cớ sự ngày hôm nay
Câu chuyện của Đặng Đạo khiến cô Trinh sững sờ. Cô không ngờ đằng sau câu chuyện ngủ gục của bốn đứa học trò lại là một tình bạn cảm động như vậy.
Cũng như cô Trinh, cả lớp đều bàng hoàng trước những lời thú nhận ngượng ngập của Đặng Đạo, đứa nào đứa nấy mặt cứ ngẩn ra.
Mãi một lúc, cô Trinh mới hắng giọng:
– Thế sao các em không nói với cô chuyện đó ngay từ đầu?
Lâm đứng lên, nó biết đến nước này thì chẳng thể che giấu được nữa:
– Thưa cô, tại bạn Đặng Đạo sợ bạn bè trêu chọc đấy ạ!
– Trêu chọc chuyện gì?
– Chuyện mẹ bạn ấy làm nghề quét rác đó cô!
Lâm vừa nó xong, thằng Tần đã giơ tay liến thoắng:
– Làm gì có chuyện đó thưa cô! Trong xã hội! chẳng ! có nghề nào là thấp hèn phải không cô?
Cô Trinh đưa mắt nhìn lướt qua cả lớp:
– Các em khác nghĩ sao?
Cả lớp nhao nhao:
– Chúng em không bao giờ trêu chọc bạn Đặng Đạo đâu cô ơi!
Đỗ Lễ hùng hồn, nó nói y hệt nhỏ Hạnh nói với Quý ròm tối hôm qua:
– Dì em bảo nếu không có những người quét rác, thành phố chúng ta sẽ bị ô nhiễm trầm trọng đó cô! Dì em dạy em phải tôn trọng những người như mẹ bạn Đặng Đạo ạ!
Tụi bạn làm Lâm, Qưới Lương và Quý ròm ngẩn ngơ. Nỗi lo của tụi nó thoáng chốc bay vèo. Còn Đặng Đạo thì khỏi nói. Nó xúc động quá xá cỡ. Đến nỗi khi cô Trinh day qua nó, hỏi:
– Em đã nghe các bạn nói gì chưa?
Nó cúi đầu đáp, giọng rưng rưng:
– Dạ, em nghe rồi ạ!
Nhưng tụi bạn không dừng lại ở đó. Hàng chục cái miệng lại thi nhau năn nỉ:
– Cô cho tụi em tối tối ra chợ phụ với bạn Đặng đạo nghe cô!
– Không thể làm như thế được, các em! Cô Trinh cười hiền lành Chúng ta phải tính cách khác. Phải làm sao vừa giúp được bạn vừa không ảnh hưởng đến chuyện học tập!
– Không cần dâu cô ơi! – Đặng Đạo ngẩng mặt lên – Mẹ em sắp được chuyển qua làm ca ngày rồi ạ!
Nghe vậy, cô Trinh thở phào nhẹ nhõm:
– Ồ, thế thì tốt quá!
Đặng Đạo nhìn cô, ngập ngừng nhắc:
– Còn chuyện kia thì sao hở cô?
– Chuyện kia là chuyenẹ gì?
– Chuyện ra hội đồng kỷ luật đó cô! Thế các bạn Lâm, Quý và Qưới Lương có phải ra hội đồng kỷ luật không ạ?
Cô Trinh tặc lưỡi:
– Nhà trường đã gửi giấy mời đ! ến ph�! � huynh của các em rồi, không thể ngưng lại được!
Rồi cô gật đâu:
– nhưng các em yên tâm! Cô sẽ báo lại chuyện này với ban giám hiệu!
Mặc dù được cô chủ nhiệm trân an, chiều thứ bẩy hôm đó bốn ông nhóc lò dò theo sau ba mẹ bước vào phòng họp của nhà trường mà chân cẳng cứ quíu lại. Chỉ đến khi mọi người đã an toạ và thầy hiệu trưởng đứng dậy long trọng tuyên bố:
– Hôm nay nhà trường mời phụ huynh của các em Quý, Lâm, Qưới Lương và Đặng đạo đến để thông báo về việc biểu dương tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ bạn bè của các em
Thì các ông nhóc mới hoàn hồn. Niềm vui ập tới bất ngờ đến mức tụi nó quay nhìn nhau mừng mừng tủi tủi.
Không chỉ bọn trẻ mới bị bất ngờ. Đến lúc này, mẹ Qưới Lương mới biết con mình mỗi tối ôm cặp đến nhà bạn thực ra vì lý do gì. Bà liếc về Qưới Lương nhưng thằng oắt đã xấu hổ ngó lơ chỗ khác.
Ba thằng Lâm và mẹ Đặng Đạo tất nhiên đã biết chuyện bọn trẻ giúp nhau ngay từ đầu. Ba Quý ròm cũng không hề ngạc nhiên, vì lúc đưa tờ giấy mời cho ông, Quý ròm đã thú thật tất cả. Ông chỉ bị bất ngờ về chuyện rốt cuộc Hội đồng kỷ luật nhà trường nhiệt liệt biểu dương tình bạn giữa bọn trẻ mà không nhắc gì đến cái tội ngủ gục trong lớp như thằng con ông đã từng lo lắng mấy ngày qua.
Ba thằng Lâm cũng thắc mắc y như vậy. ông quay sang ba Quý ròm và mẹ Đặng đạo, vui vẻ nói:
– Cái hội đồng này của nhà trường đúng là phải gọi đầy đủ là Hội đồng khen thưởng và kỷ luật! Chứ mời mình lên để nghe khen mấy đứa nhỏ mà đề ! là họp! hội đồng kỷ luật làm mình cứ thon thót mấy hôm nay, khỉ thật!
Thành phố Hồ chí Minh 1998
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét