Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Nguoi Dan Ong Khong Bao Gio Quen.html

Nguoi Dan Ong Khong Bao Gio Quen.html

Robert Silverberg

Người đàn ông không bao giờ quên

Mục Lục

Thông tin ebook

Chương 1

Chương 3

Chương 4

Chương 5

Chương Kết

Thông tin ebook

Tên truyện : Người đàn ông không bao giờ quên

Tác giả : Robert Silverberg

Dịch giả:Khánh Nguyên

Nguồn : http://vnthuquan.net

Convert : Bùi Xuân Huy (santseiya_TVE)

Ngày hoàn thành : 02/03/2007

Chương 1


Anh nheo mắt nhìn cô gái đang đứng trong vạch đợi bên ngoài một rạp phim lớn ở Los Angeles trong một buổi sáng thứ sáu lãng đãng sương. Cô gầy ốm và nhợt nhạt, đâu chừng 35 tuổi, với mái tóc xơ màu nâu nhạt và cô chỉ có một mình. Dĩ nhiên, anh nhớ cô là ai.
Anh biết là sai lầm, nhưng anh đã băng qua đường bằng mọi cách và đi nhanh về phía cô. “Xin chào!”. Cô quay lại, ngây người ra nhìn anh chằm chằm. Rồi cô khẽ liếm môi: “Tôi không tin được, tôi…”.
“Tom Niles”, anh nhắc, “mùa xuân năm 1955 ở Pasadena, cô đã ngồi bên cạnh tôi.
Cổng Ohio số 20, đội Southern Cal thắng 7 trái đó. Cô nhớ không?”.
“Một trận đấu sao? Nhưng thật khó mà nhớ…tôi nghĩ… tôi xin lỗi, nhưng…”.
Một vài người khác từ phía sau đẩy anh tiến dần lên trên vạch chờ. Niles mỉm cười biểu lộ sự hối tiếc: “Tôi xin lỗi. Chắc tôi đã lầm. Tôi tưởng cô là một người quen – cô Bette Torrance. Xin cô thứ lỗi nhé!”.
Niles bước ra khỏi vạch chờ nhưng anh chưa đi được mười bước chân đã nghe một tiếng thì thầm đầy kinh ngạc: “Nhưng tôi chính là Bette Torrance đây!”. Niles không dừng lại.
“Mình biết sẽ tốt hơn sau hai mươi tám năm”, anh nghĩ chua chát, “nhưng mình đã quên điều cơ bản nhất là dù mình có nhớ người ta thì đâu phải là người ta đã nhớ mình”.
Anh mệt mỏi đi đến góc đường, quẹo phải và rẽ xuống một con đường mới. Tâm trí anh, bị kích động sau sự cố ban nãy bất ngờ tuôn trào ra một loạt ký ức.
Ngày nắng ấm mùng một, tháng giêng năm 1955, ở Rose Bowl, Pasadena, California, ghế G126. Độ ẩm không khí cao. Anh đi một mình đến sân vận động vào 12 giờ 3 phút, theo giờ chuẩn Thái Bình Dương. Cô gái ngồi ở ghế cạnh bên mặc áo đầm cotton xanh da trời, giày màu trắng có dây buộc ở cổ chân, mang cờ cổ động đội Southern Cal. Họ đã trò chuyện. Tên cô là Bette Torrance, sinh viên năm cuối chuyên ngành hành chính ở Southern Cal. Cuối buổi, anh đã ngồi đối diện với cô qua các chai bia long lanh và mua cho cô một cái bánh hotdog 20 cent không mù tạc…
“Không nhớ thêm nữa”, Niles tự nhủ, tuy nhiên, những câu chuyện trò ngày hôm đó vẫn vọng lên rõ ràng.
“Tôi ước gì chúng ta thắng, tôi đã xem chiến thắng cuối cùng của chúng ta cách đây hai năm trước…”.
“…Ừ, đó là năm 1953, Southern Cal đã thắng Wisconsin 7-0… rồi thêm hai trận thắng tuyệt vời vượt qua Washington và cả Tennessee từ 1954 đến 1955…”.
“Thật tuyệt! Làm sao anh biết được nhiều thế ! Anh học thuộc lòng quyển sách thành tích à?”.
Và những ký ức cũ xưa hơn nữa. Tiếng hò reo chế giễu của Joe Merritt mũi đầy tàn nhang trong ngày tháng tư ấm áp năm 1937 rằng: “Anh là ai, Einstein hả?”, tiếng gắt gỏng của Buddy Call trong ngày 8 tháng mười một năm 1939: “Hãy đưa Tommy Niles, cái – máy – có – tính – người, đến đây. Mang anh ta đến đi!” và cuối cùng là cảm giác nhức nhối khi hòn tuyết ném mạnh vào xương sườn trái của anh. Chính sự đau đớn là cái dễ quay về nhất. Niles bỗng nhắm nghiền mắt lại, như thể hòn tuyết ấy đang bay vụt tới ngay trước mặt anh trên một con đường Los Angeles trong một buổi sáng thứ sáu lãng đãng sương.


Chương 2


Họ không thể gọi anh bằng gì hơn là một cái – máy – có – tình – cảm – con – người và bây giờ là băng – ghi – âm – có – tính – người. Cường độ của sự chế giễu tăng lên theo nhịp điệu tuần. Chỉ có bản thân Niles là không hề thay đổi, thằng – nhóc – có – bộ – não – như – máy lớn lên thành người – đàn – ông – có – bộ – não – như – máy vẫn khổ sở vì cái khả năng đáng sợ không hề mất đi của mình.
Trí óc lộn xộn dữ liệu của anh bỗng bị đau. Xa xa đằng kia con đường có một chiếc xe hơi thể thao màu vàng bé xíu. Niles nhận ra hình dáng của nó, model, màu sắc và số hiệu của nó. Chiếc xe là của Leslie F. Marshall, một nam diễn viên truyền hình hai mươi sáu tuổi, tóc vàng, mắt xanh biếc. Niles đã gặp Marshall một lần vào sáu tháng trước, tại bữa tiệc do một người bạn chung ngày xưa của hai người tổ chức. Niles hiểu rằng thật khó để giữ tình bạn lâu dài dù anh và Marshall đã trò chuyện khoảng hơn 10 phút. Và trí óc Niles lại nạp thêm vào một mớ “hàng tồn”.
“Đã đến lúc phải đi!”, Niles tự nhủ. Anh đã ở Los Angeles 10 tháng. Gánh nặng của ký ức chất chồng đã trở nên quá nặng nề; anh cũng đã trót chào hỏi quá nhiều người đã quên anh từ lâu lắm rồi. Anh định quay lại San Francisco nhưng thôi, trước đây anh đã ở đó một năm duy nhất trước khi sống hai năm ở Pasadena.
“Mua đi, mua đi, Thomas Richard Niles, người Do Thái rày đây mai đó, một cái – băng – ghi – âm – có R! 11; tình – cảm – con – người, mua đi…”. Anh mỉm cười với thằng nhóc bán báo đã bán cho anh tờ Examinent vào ngày 13 tháng ba năm ngoái. Phớt lờ một ai đó đang chằm chằm nhìn anh bằng cái nhìn trống rỗng thường lệ, anh tiến về trạm chờ xe bus gần nhất.
Đối với Niles, chuyến du hành dài đã bắt đầu từ ngày 11 tháng mười năm 1929, trong thị trấn Lowry Bridge nhỏ bé ở Ohio. Anh là đứa thứ ba, được sinh ra bởi cha mẹ hoàn toàn bình thường: Henry Niles (sinh năm 1896) và Mary Niles (sinh năm 1899). Anh chị của anh cũng không có những biểu hiện khác thường. Nhưng Tommy thì có.
Nó bắt đầu khi một người đàn bà hàng xóm ở phía trước hiên nhìn anh chăm chú và nói với mẹ: “Chị hãy nhìn xem nó bị trở nên lớn đến mức nào, Mary ạ!” và anh đã lặp lại, trong gần như cùng một âm giọng: ” Chị hãy nhìn xem nó bị trở nên lớn đến mức nào, Mary ạ!”. Hai người đàn bà bỗng xúc động mạnh.
Anh đã trải qua mười hai năm đầu đời ở Lowry Bridge, Ohio. Sau này, anh thường tự hỏi làm thế nào anh có thể kéo dài ở đó lâu như vậy.
Anh bắt đầu đi học năm bốn tuổi chung với bọn trẻ đã lên năm lên sáu. Chúng cực kỳ giỏi hơn anh trong những công việc theo đúng lẽ tự nhiên và cực kỳ kém hơn anh trong mọi thứ khác. Tommy có thể đọc. Thậm chí có thể viết, tàm tạm. Đặc biệt, anh có thể nhớ dai và đúng một cách dị thường.
Anh nhớ mọi thứ. Anh nhớ những cuộc cãi vã của cha mẹ và lặp lại chính xác đến từng từ với bất cứ người nào sẵn sàng nghe chúng, cho đến khi cha quất anh bằng roi và doạ giết anh nếu anh còn lặp lại nó. Rốt cùn! g, anh đ! ã hiểu rằng đừng nên làm thế. Từ đó, anh chỉ ghi nhớ những điều người ta đã nói và nhắc cho họ khi họ đã đi quá xa chủ đề đưa ra lúc ban đầu.
Anh đã nhớ mọi thứ. Anh đọc quyển sách giáo khoa một lần và nhớ nó không sót một từ. Khi thầy giáo hỏi một câu, cánh tay gầy nhom của Tommy Niles đã giơ lên rất lâu trước khi những người khác chỉ mới vừa hiểu được câu hỏi. Nhưng rốt cục, có một lần, thầy giáo đã nói rõ với anh rằng ông sẽ không gọi anh trả lời bất cứ câu hỏi nào, dù anh có giơ tay sớm bao nhiêu chăng nữa.
Anh cũng đã chiến thắng cuộc thi đọc thơ thánh trong trường đạo ngày chủ nhật. Bạn anh, Barry Harman đã bỏ nhiều tuần học vùi với hy vọng thắng cuộc để nhận phần quà thưởng của cha mình là chiếc găng tay chơi bóng chày. Nhưng khi tới lượt của Tommy Niles, anh đã bước lên bục và ngâm một mạch đầy cảm xúc không hề ngắt quãng bắt đầu từ “Trong thuở sơ khai Chúa tạo ra trời và đất”, tiếp tục cho đến “Bằng cách đó thiên đàng và trái đất đã hình thành với tất cả muôn loài”, rồi có lẽ đã hết quyển đầu của kinh Cựu Ước, sang đến sự kiện người Do Thái rời bỏ Ai Cập, và sẽ còn tiếp tục mãi nếu người giám thị vừa qua cơn sửng sốt đã không “bịt miệng” anh bằng cách tuyên bố anh là người chiến thắng.
Barry Harman đã không có găng tay. Còn Niles vì bị ghét bỏ, đã bắt đầu học cách làm thế nào để che giấu khả năng của mình.
Các năm chín và mười tuổi, anh luôn hành động như một người thường. Anh đang lớn lên, anh đã biết giả vờ và đã thành công. Nhưng những người hàng x�! �m lân c! ận vẫn thỉnh thoảng có vẻ không tin lắm điều này. Một ngày, Niles bỗng nhận thức rõ anh phải rời khỏi Lowry Bridge ngay lập tức.
Niles đã đợi đến khi anh mười hai tuổi và có thể tự chăm sóc chính mình. Anh “vay” hai mươi đô la trong cái hộp đựng tiền lẻ bí mật của mẹ ở đằng sau tủ bếp và nhón chân ra khỏi nhà vào ba giờ sáng. Anh đã chuồn vào một thùng xe tải vận chuyển ban đêm và sẵn sàng cho hành trình mới.

Chương 3


 Có 30 người trên xe bus rời Los Angeles. Niles ngồi một mình đằng saụ. Anh biết tên bốn người trên xe bus nhưng anh không chào họ vì Niles tin chắc họ đã quên anh.
Đây là một việc khó khăn. Nếu bạn nói xin chào một người đã quên bạn, họ sẽ nghĩ bạn là một người gây rắc rối hoặc một kẻ xin xỏ. Nhưng nếu bạn đi ngang qua một người quen nhưng phớt lờ vì nghĩ rằng họ không thể nhớ bạn, mà nhỡ thay, họ lại không quên, thế là bỗng nhiên bạn trở thành một kẻ hợm mình. Niles thường kẹt giữa cả hai trường hợp này ít nhất năm lần một ngày. Anh chào cô Bette Torrance và nhận được cái nhìn lạnh lẽo, nhưng khi anh vờ đã quên mà đi vụt qua một người khác, anh lại nhận được ý nghĩ khó chịu của người đó: “Hừ, anh nghĩ anh là người vĩ đại nào. Đồ hợm mình!”.
Lúc này, Niles đang ngồi một mình, không vui không buồn, thỉnh thoảng nẩy lên khi xe qua một chỗ xóc. Cái vali của anh đập liên tục trên giá gác hành lý vì nó nhẹ bổng. Có lẽ điều tốt nhất mà khả năng kỳ dị đó mang lại cho anh là đây: anh có thể du lịch nhẹ nhàng. Anh không cần giữ lại bất cứ thứ gì mà anh đã đọc chúng một lần.
Niles nhìn những ánh đèn. Ở đoạn đường này thì rõ ràng chúng được hắt ra từ bên trong Nevada. Nơi ẩn dật ngày xưa luôn làm cho anh cảm thấy mệt mỏi đây rồi.
Anh không bao giờ có thể sống quá lâu trong cùng một thành phố. Anh phải dời đến một khu vực mới, đến những nơi chốn mới, nơi mà anh không có những ký ức cũ, nơi không ai biết anh và anh cũng chưa biết một ai. Trong mười sáu năm rời khỏi nhà, anh đã sống bằng cách che đậy quá nhiều.
Niles nhớ những công việc anh đã giữ.
Có một lần anh làm người sửa bản in cho một nhà xuất bản Chicago. Anh đã nhận phần việc mà đáng ra phải cần tới hai người: Một người đọc bản thảo cho người kia kiểm tra nó trên những khay sắp chữ. Với Niles thì thật đơn giản. Anh sẽ đọc lướt qua bản thảo một lần, ghi nhớ nó rồi sau đó chỉ kiểm tra khay sắp chữ xem có nhất quán với bản thảo hay không. Niles được nhận 50 đô la cho mỗi tuần, cho đến khi anh bỏ việc.
Một lần nọ, anh giữ công việc phụ diễn trong một chuyến lưu diễn bằng xe hơi vòng quanh AlabamaMississippi Georgia. Thu nhập của nó thấp tệ nhưng anh đã nhất quyết muốn làm. Niles muốn di chuyển. Anh nhớ anh đã có công việc đó như thế nào: níu áo ông bầu của chuyến đi và đòi được thử việc. “Hãy đọc cho tôi nghe bất cứ điều gì, hay tất cả cái gì mà ông có. Tôi có thể nhớ nó hết!”. Ông bầu đã hoàn toàn vô tâm đến độ ông không thèm hoài nghi cả điều anh đã nói. Nhưng cuối cùng, ông đành nhượng bộ khi Niles xuất hiện trở lại với bộ dạng hầu như đói lả (vì cố tình nhịn ăn) trong văn phòng của ông. Ông bầu đã đọc cho anh một bài xã luận từ tuần tin Mississippi, và khi ông dừng lời, Niles đã đọc lại nó chính xác đến từng từ. Anh nhận được việc, 15 đô la một tuần cộng với ăn uống. Nhưng ông bầu thật lòng chẳng biết xếp anh làm công việc gì. Cuối cùng, theo ý kiến của một người đóng vai hề, mỗi khi đoàn dừng tại một địa điểm, Niles sẽ ngồi vào trong một rạp che nhỏ bên dưới bảng hiệu ghi rằng: BĂNG – GHI – ÂM – CÓ – TÌNH – CẢM – CON – NGƯỜI. Những người dân địa phương tới xem những buổi diễn có thể đọc hoặc kể chuyện với anh, và anh lặp lại tất cả cho họ. Nó là một công việc buồn tẻ, đôi khi người ta nói những điều tục tĩu và trong hầu hết các lần, chỉ sau vài phút, họ thậm chí đã không thể nhớ rằng họ đã nói gì với anh trước đó. Niles đã đi theo đoàn cho đến khi kết thúc cuộc hành trình. Và khi anh rời khỏi nó, không một ai nhớ nhiều về anh lắm.
Xe bus lăn bánh vào bên trong màn sương mù dày đặc của trời đêm.
Còn có nhiều những công việc khác: những công việc tốt và xấu. Nhưng không cái nào kéo dài lâu. Cũng đã có một vài cô gái và cũng không ai gắn bó bền vững. Họ rời bỏ anh ngay khi được tâm sự về khả năng đặc biệt của anh và những điều mà anh đã cố gắng che đậy. Không ai có thể ở lại với một người đàn ông không bao giờ quên, người luôn săm soi mọi thứ và ném nó vào cái bể khổng lồ chứa đựng trong tâm trí anh ta. Và người đàn ông với trí nhớ phi thường không bao giờ có thể tồn tại lâu giữa những con người bình thường.
Niles từng nghĩ: “Tha thứ là quên đi và quên đi là tha thứ”, nhưng anh không thể quên được bất cứ gì. Anh có thể nào tha thứ để ký ức về những sự sỉ nhục và những tranh chấp cũ phai nhạt dần và bắt đầu mối quan hệ tốt đẹp hơn được chăng?
Anh ngả người vào lưng ghế ngồi lót nệm da cứng và chợp mắt một lát. Nhịp điệu đều đặn của xe bus ru anh ngủ. Trong giấc ngủ, tâm trí anh có thể nghĩ ngơi. Niles chưa từng mơ.

Chương 4


Dừng tại thành phố Salt Lake, rời khỏi xe bus, vali trong tay, Niles lại tiếp tục cuộc hành trình với việc nhớ thêm những mục trên bảng chỉ đường. Tiền dự trữ của anh chỉ còn 63 đô la và anh sắp phải dùng nó rồi.
Niles đã tìm được chân rửa chén đĩa trong một nhà hàng dưới thị trấn và khi vừa kiếm đủ 100 đô la, anh đã thôi không làm nữa. Niles tiếp tục đến Cheyenne, đi nhờ xe của một cụ già tên Thomas. Anh đã ở đó một tuần rồi lên một xe bus đêm đến Denver nhưng anh lại rời Denver để đi tiếp đến Wichita.
Wichita đến Des Moines. Des Moines đến Minneapolis. Minneapolis đến Milwaukee, sau đó vòng qua khắp Illinois, cẩn thận tránh xa Chicago, and tiếp tục đến Indianapolis. Chuyến du hành này đã là một câu chuyện cũ.
Niles buồn bã mừng sinh nhật thứ hai mươi chín của mình trong một căn hộ kiểu Anh vào một ngày tháng mười mưa phùn. Ký ức của anh bừng sáng những kỷ niệm cũ xưa của bữa tiệc sinh nhật năm anh bốn tuổi, đó là năm 1933… một trong những ngày hạnh phúc thuần khiết hiếm hoi nhất của đời anh.
Có mặt tất cả mọi người: toàn bộ đội bóng, cha mẹ, anh trai anh là Hank trông cực kỳ nghiêm trang so với một đứa trẻ tám tuổi và chị gái anh là Marian thật xinh với hai bím tóc dày. Có quá nhiều nến và những đặc ân đối với bọn trẻ, đó là rượu pân (rượu nóng có pha đường, sữa, chanh, đủ loaị gia vị,…) và bánh ngọt.
Bà Heinsohn, người hàng xóm cạnh nhà, ngồi xuống và nói: “Nó trông như một người đàn ông thu nhỏ vậy!”. Cha mẹ cười rạng rỡ với anh. Mọi người đã cùng hát và có một thời gian tuyệt diệu.
Và sau đấy, khi trò chơi cuối cùng đã chơi xong, món quà cuối cùng đã mở, khi những chàng trai và những cô gái đã vẫy tay tạm biệt và dần mất hút trên đường, khi những người lớn đã ngồi vòng lại nói chuyện về vị thủ tướng mới và nhiều điều kỳ lạ đã xảy ra trong nước, thì Tommy nhỏ bé ngồi giữa sàn nhà, nghe và ghi nhớ mọi thứ ấm áp và sôi nổi, lòng tự hỏi không biết làm sao trong suốt buổi chiều ấy không ai nói hoặc làm bất cứ điều gì tàn nhẫn với mình. Anh thật hạnh phúc trong ngày đó, và đến lúc đi ngủ anh vẫn còn hạnh phúc.
Niles cho ký ức mình chiếu lại bữa tiệc ấy đến hai lần, giống như xem một cuốn phim cũ mà anh đã rất yêu. Nhưng những hình ảnh chứa đựng trong đầu anh bền vững hơn nhiều vì chúng không bao giờ trở nên sờn cũ, màu sắc, âm thanh và cả cảm xúc luôn được giữ lại rõ ràng và nguyên vẹn hình dạng như nó đã được nạp vào.
Giờ anh ngồi đây và vẫn nếm trải được hương vị ngọt ngào của ly rượu thời xa xăm.
Cuối cùng, Niles để cho ánh sáng của buổi tiệc nhạt dần và một lần nữa anh ở trở lại với căn nhà kiểu Anh trong một buổi chiều xám xịt ảm đạm, một mình đơn độc trong căn phòng có sẵn đồ đạc giá 8 đô la một tuần.
“Chúc mừng sinh nhật tôi”, anh chua chát nghĩ, “chúc mừng sinh nhật”.
Anh chăm chú nhìn vào bức tường xanh lá cây đầy vết bẩn với bức tranh Corot rẻ tiền treo hơi nghiêng. “Mình có thể là dạng đặc biệt nào đó”, anh nghiền ngẫm, “một trong những kỳ quan của thế giới… ha ha… Thay vì cứ cố làm một quái vật đang lẩn trốn con người trong tầng ba bẩn thỉu này. Nhưng trước tiên mình hãy thưởng thức âm nhạc cái đã”.
Anh đào sâu vào bên trong ký ức của mình để đến với buổi trình diễn chín tác phẩm Beethoven của Toscanini mà anh đã nghe ở Carnegie Hall một lần khi anh còn ở New York.
Nó hay gấp bội phần so với buổi biểu diễn sau đó mà Toscanini trình bày để ghi âm. Khi đó người ta còn chưa dùng micro. Buổi trình diễn rực sáng và lộng lẫy âm thanh. Niles nhớ lại không chỉ biển âm thanh kỳ vĩ của nó mà cả những điều nho nhỏ: sự hùng vĩ của bộ trống một mặt trong dàn nhạc cộng hưởng với người hát giọng nam trầm luôn đổ mồ hôi nhưng hát nên những giai điệu tuyệt vời, quả cầu len ngộ nghĩnh trên cái mũ sừng kiểu Pháp của người nhạc trưởng đại tài, những lưng ghế trường kỷ êm ái làm nhăn lưng áo dạ hội của các quý bà và mỗi khi Niles cúi ngả người trên ghế của mình, mũi giày phải lại bó chặt lấy đầu ngón chân anh…
Anh có nó tất cả, trong sự chính xác cao nhất. “Ít ra cũng có một điều gì đó để bù đắp”, anh nghĩ và nở nụ cười buồn.

Chương 5


Ba tháng trước, Niles đã đến một thị trấn nhỏ trong một đêm không trăng, một đêm tháng giêng lạnh lẽo. Ngọn gió đông đến từ phía bắc quét ngang từng đợt, cắt qua bộ quần áo mỏng của anh và làm cho cái vali nhẹ trở nên không nhấc nổi với các ngón tay tê cóng vì giá buốt. Bởi lẽ Niles không có ý định đến nơi này, anh muốn một chuyến đi ngắn đến Kentucky nhưng rốt cục đã bước nhầm tàu. Nhưng cũng không sao, từ nơi này anh vẫn có thể đến được New York. Niles muốn tới New York, nơi anh có thể sống trong tình trạng giấu tên nhiều tháng mà không bị quấy rầy. Nơi đó mọi người cực kỳ bận rộn và vì thế họ vô tâm. Anh sẽ được yên ổn ở những nơi như thế.
Nhưng New York vẫn còn cách xa một ngàn dặm, thậm chí nó có thể trở nên xa hàng triệu dặm trong buổi tối tháng một lạnh lẽo này. Niles nhìn một bảng hiệu: QUÁN RƯỢU và bước vào vùng ánh sáng ấm lạnh của dãy đèn neon ấy. Anh không phải là một tay uống rượu bẩm sinh nhưng giờ đây anh cần chất cồn ấm vào người.
Có năm người đàn ông trong quán rượu khi anh bước vào. Họ trông như là những tài xế xe tải. Niles đặt balô của mình xuống bên trái cửa chính, chà xát đôi tay lạnh cứng với nhau. Người bồi bàn cười toe toét với anh.
"Cái lạnh đuổi ông vào đây hả?”.
Niles kềm một nụ cười. “Tôi không còn đổ mồ hôi nữa rồi. Hãy cho tôi một thứ gì đó uống cho ấm. Có lẽ, rượu uýt ki ngô vậy!”. Nó sẽ là 90 cent. Anh vẫn còn 6 đô la 44 cent.
Anh nâng niu ly rượu người bồi đưa tới và nhấm nháp nó từng ngụm, để nó lăn chầm! chậm xuống cổ họng. Niles nghĩ về mùa hè anh đã mắc cạn một tuần ở Washington, một mùa hè không thể thở nổi với nhiệt độ lên hơn 40 độ C và độ ẩm là 97%. Liệu pháp tâm lý đó đã làm anh ấm áp nhanh hơn cả hiệu quả của ly rượu nóng.
Niles duỗi người thư giãn, anh đã ấm lại. Nhưng bên cạnh bắt đầu có âm thanh the thé của một cuộc cãi vã.
“… Joe Louis đã gục ngã trước Schmeling! Vậy KO đã không có anh ta từ vòng đầu tiên!”.
“Anh là người điên rồ! Louis rõ ràng có mặt đến tận trận thứ mười lăm, và chỉ thua tại hiệp thứ hai”.
“Nghe đây nè…”.
“Tôi cược với anh đấy. Một tờ mười đô la rằng Louis đã có mặt ở trận thứ mười lăm, Mac à”.
Một tiếng cười khùng khục trong cổ họng: “Tôi không muốn lấy tiền của anh quá dễ dàng, bạn thân à. Mỗi người đều biết điều này hoàn toàn không có!”.
“Tôi đã nói rồi, tôi cược tờ mười đồng đô la đấy!”.
Niles quay lại xem chuyện gì đang xảy ra. Hai người tài xế xe tải lực lưỡng trong những cái áo khoác màu xanh vỏ đậu đang ngồi gần như chạm mũi nhau. Tự động, luồng tin tức chạy ngang đầu anh: “Louis hạ gục Max Schmeling trong vòng đầu tiên ở Yankee Stadium, New York, ngày 22 tháng sáu năm 1938″. Niles không phải là người hâm mộ tất cả các môn thể thao, đặc biệt là boxing, nhưng không hiểu vì sao có một lần anh đã nhìn liếc qua một trang niên giám trình bày danh sách những trận đánh của Joe Louis. Và anh đã nhớ nó.
Nhưng anh vẫn ngồi xem cuộc cãi vã một cách vô tư. Đang đến đoạn người to con hơn trong hai người lái! xe tải! giận dữ dằn một tờ mười đô la xuống mặt bàn quầy rượu, người kia cũng đưa ra một tờ tương tự. Sau đó, người to con hơn liếc nhìn người chủ quán rượu và nói: “Thôi được, Bud. Anh là một người khá tinh thông. Vậy anh hay có ai nữa biết về trận đánh giữa Louis và Schmeling không?”.
Chủ quán rượu là một người đàn ông mặt trắng tầm thường, tuổi trung niên, bắt đầu hói, có đôi mắt nhẹ nhàng trống rỗng. Ông cắn môi một lát, nhún vai, nhúc nhích cựa quậy liên hồi, cuối cùng mới trả lời: “Kinda à, tôi thật khó nhớ quá. Giải đấu đó đã trôi qua hai mươi lăm năm rồi!”.
“Hai mươi chứ”, Niles nghĩ.
“Bây giờ, quý khách thuê theo hợp đồng à…”, người bồi bàn đi tới định nói với Niles nhưng nghe lóm được câu chuyện đã bất ngờ nói lớn: “Bảo đảm tôi còn nhớ… ồ, chắc đấy. Chắc chắn Louis đã không có mặt ở trận thứ mười lăm. Nhiều tờ báo đã nói Max Schmeling còn có thể kết thúc trận đấu với Joe Louis nhanh hơn thế nhiều!”.
Một cái cười toe toét đắc thắng xuất hiện trên gương mặt người lái xe tải to con hơn. Anh ta khéo léo đút túi cả hai hoá đơn.
Người kia nhăn mặt tức tối và gào lên: “Này! Anh đã tính sẵn chuyện này rồi phải không?”.
“Anh đã nghe anh ta nói rồi nhé. Tiền này thuộc về tôi!”.
“Không”, Niles bỗng buột miệng nói đột ngột rồi ngừng ngay lại nửa chừng, từ đầu kia quầy rượu. “Hãy im miệng mày đi”, anh điên cuồng nói với chính mình, “đây không phải việc của mày. Đừng có mà xía vào”.
Nhưng đã quá trễ.
! 220;Anh n! ói cái gì?”, người thua cuộc cất tiếng hỏi.
“Tôi nói anh đã bị bịp. Louis đã thắng trận 1, thắng Max Schmeling giống như anh nói, vào ngày 22 tháng 6 năm 1938 ở sân vận động Yankee. Còn trận mà ông chủ quán nhớ nhầm cách đây 25 năm chính là trận ở Arturo Godoy!”.
Người thua cuộc quay ngoắt lại người to con hơn: “Này, mày nghe rồi đó. Hãy trả tiền của tao lại cho tao!”.
Nhưng người tài xế xe tải kia đã lờ tiếng la ó của ông bạn mình mà quay về phía Niles. Hắn có bộ mặt bự lạnh lẽo, một gã đàn ông khó nuốt với nắm đấm đang siết dần lại. “Người thông thái, hở? Chuyên gia về boxing hở?”.
“Tôi chỉ không muốn thấy bất kỳ ai bị bịp!”, Niles nói cứng. Anh biết điều gì sắp đến lúc này. Người tài xế xe tải say rượu đang bước về phía anh, người chủ quán rượu đang la hét, các khách quen khác trong quán nhìn về họ.
Cú đấm đầu tiên vào ngay xương sườn Niles. Anh choáng váng. Sau đó, anh tiếp tục bị túm lấy vạt áo khoác và nện tới tấp. Anh nghe mập mờ một giọng nói: “Này, gã trai cẳng dài! Anh ta không nghĩ bất cứ gì đâu! Anh muốn giết anh ta hả?”. Lại thêm một loạt cú đánh nữa, trong đó có một cú làm rách toạc mí mắt phải của anh. Niles bắt đầu lảo đảo, loạng choạng không còn đứng vững. Trong lúc đó, tâm trí anh vẫn không ngừng ghi hết từng khoảnh khắc của sự đau đớn cực độ về thể xác và tinh thần này.
Qua đôi mắt chỉ còn mở được một nửa, Niles thấy họ kéo người tài xế đã nổi điên ra khỏi anh. Gã đang giãy giụa trong sự kìm chặt của ba người khác nhưng vẫn cố với thêm ! một cú! đá hậu liều mạng vào bụng Niles.
Niles còn một mình ở chính giữa sàn nhà. Anh cố bắt mình đứng thẳng, cố chế ngự những cơn đau đột ngột xuất hiện khắp nơi trong cơ thể anh.
“Anh không sao chứ?”, một giọng lo lắng hỏi, “Chết tiệt, những gã trai này chơi cộc cằn quá. Anh không nên gây chuyện với họ làm gì!”.
“Tôi ổn mà”, Niles nói không thật, “chỉ hơi… làm tôi…”.
“Đây. Ngồi xuống đi. Hãy uống một cốc. Nó sẽ làm anh thấy ổn thôi!”.
“Thôi”, Niles nói, “tôi không thể ở đây. Tôi phải đi. Tôi sẽ không sao đâu!”. Lời anh nghe không thuyết phục được người kia lắm nhưng anh đã nhanh chóng nhặt vali của mình lên, quấn áo khoác trùm kín người và rời khỏi quán rượu, từng bước, từng bước.
Anh đi được mười lăm bước thì nghe một cơn đau bùng lên không thể chịu đựng nổi. Anh ngã, cảm thấy một màn đen sụp xuống phía trước mặt, cảm giác mặt đất phủ cỏ bên dưới cổ anh bỗng trở nên lạnh ngắt như kim loại. Anh dồn hết sức bắt mình đứng lên nhưng không thể nhúc nhích cục cựa. Anh nằm đó, nhớ tất cả những nỗi đau khác nhau của cuộc đời anh, những sự trừng phạt, những sự nhẫn tâm. Và khi trọng lượng của ký ức đã trở nên quá nặng nề không thể mang nổi nữa, anh đành tẩy xoá nó đi.

Chương Kết


 Cái giường ấm áp với tấm trải sạch, mềm mại và tươi mát. Niles thức dậy từ từ. Dữ liệu của bộ nhớ khổng lồ dần định dạng lại trong đầu. Và lần đầu tiên nó có một lỗ hổng nhỏ tạo ra bởi sự thoáng mất trí nhớ của anh trong tuyết.
Niles nhận thức rõ anh đang ở trong bệnh viện. Anh cố gắng mở mắt nhưng một mắt đã khép chặt vì sưng, mắt còn lại mở ra một cách khó nhọc. Căn phòng bệnh viện nhỏ, không phải sảnh đường sáng ngời của bệnh viện thủ đô, mà là một bệnh viện tư địa phương khá đơn sơ. Những bức tường với đường chỉ loè loẹt và màn cửa viền đăng ten trông như ở gia đình. Ánh sáng chiều xuyên qua, chúng rọi chiếu vào phòng.
Anh đã được tìm thấy và mang đến bệnh viện. Nếu không có điều này thì có lẽ anh đã chết trong tuyết ngoài đó. Nhưng ai đã vấp phải anh và mang anh đến đây? Chính điều này làm cho anh thấy lạ lùng. Anh chẳng lạ gì kiểu cư xử của người tài xế xe tải trong quán rượu tối qua. Đời anh vẫn thường chịu nhiều kiểu cư xử như thế. Mà có phải là tối qua không? Đây là lần đầu tiên anh không nhớ chắc về một điều.
Anh thận trọng kiểm tra người mình, xương sườn không bị vỡ cái nào, chỉ có những vết thâm tím.
Một giọng nói có vẻ mừng rỡ: “Ồ, anh đã thức rồi à. Anh cảm thấy tốt hơn chứ? Tôi mang đến cho anh một chút trà nhé!”. Cô ta là một y tá khoảng hai mươi ba tuổi, có lẽ mới đến làm việc, mái tóc nâu cắt ngắn và đôi mắt xanh to tròn, trong sáng. Cô đang mỉm cười và nó dường như dành cho Niles một cách chân thật chứ không chỉ là một nụ cười mang tính nghề nghiệp. “Tôi là Carroll, y tá hàng ngày của anh. Mọi thứ ổn chứ?”.
“Ổn”, Niles nói ngại ngùng, “Tôi đang ở đâu vậy?”.
“Bệnh viện Đa khoa trung tâm địa hạt. Anh được mang đến trong một đêm khuya. Hình như anh đã bị đánh nhừ tử và bị bỏ ngoài đường số 32. May mắn Mark Mc Kenzie đang dẫn chó đi dạo nên đã gặp và cứu anh!”. Cô bỗng dừng lại nhìn anh nghiêm trang. “Anh nhớ hết về tối qua chứ, có phải không? Tôi nghĩ… cú sốc… chứng quên…”.
Niles cười thầm. “Tôi e rằng đó là sự ốm đau cuối cùng trên đời đấy”, anh trả lời, “tôi là Thomas Richard Niles, và tôi nhớ rất rõ cái gì đã xảy ra. Tôi trông thảm hại tới thế nào vậy?”.
“Những vết thâm trên khắp người, bị sốt dữ…”, cô tóm tắt rồi mỉm miệng cười", nhưng anh đã sống. Một lát nữa bác sĩ Hammond lại kiểm tra toàn bộ cho anh, sau đó anh sẽ được ăn. Bây giờ để tôi mang trà đến cho anh!”.
Niles nhìn theo dáng thanh mảnh dần khuất sau dãy hành lang. Anh nghĩ chắc chắn là một cô gái tuyệt diệu.
Đột ngột cánh cửa mở và cô y tá lại trở vào, tay bưng một khay trà nhỏ. “Anh sẽ không đoán được đâu! Tôi có một bất ngờ cho anh đấy. Một sự viếng thăm. Mẹ anh…”.
“Mẹ tôi…”.
“Bà thấy một thông báo nhỏ về anh trên báo địa phương. Bà đang chờ bên ngoài, và bà nói với tôi rằng bà đã không gặp anh mười sáu năm rồi. Anh có muốn tôi đưa bà vào ngay không?”.
“Ừ …”, Niles nói bằng một giọng nhẹ như bông.
Người y tá đi khỏi một giây lát. Chúa ơi! Niles nghĩ người cuối cùng anh muốn gặp chính là mẹ anh, bà là người đã trao cho anh cuộc sống. Anh bắt đầu run rẩy bên dưới những lớp mền.
Ký ức về tiếng thét vì đau đớn trong ngày sinh nhật vang lên trong đầu anh. Anh sẽ không bao giờ quên đã được sinh ra. Và mẹ anh là một trong tất cả những người anh không bao giờ tha thứ, từ lúc bà mang anh ra khỏi bà và ném vào bên trong cuộc đời mà anh ghét bỏ. Anh khiếp sợ cái khoảnh khắc khi…
“Chào con, Tommy. Thật là một thời gian dài”. Mười sáu năm đã làm bà héo tàn và in hằn những vết nhăn nheo trên gương mặt và hai má, đôi mắt xanh không còn tia sáng, mái tóc nâu đã xỉn màu xám xịt. Bà mỉm cười với anh. Và Niles rất ngạc nhiên nhận thấy mình đang cười lại với bà.
“Mẹ”.
“Mẹ đã đọc trên báo. Nó nói rằng một người đàn ông khoảng 30 đã được tìm thấy ngay bên ngoài thị trấn với các giấy tờ mang tên Thomas R. Niles. Và anh đã được mang đến Bệnh viện Đa khoa trung tâm địa hạt. Nên mẹ đến đây và luôn chắc chắn đó chính là con!”.
Một sự dối trá trôi nổi trên bề mặt tâm trí anh nhưng là một sự dối trá tử tế. Anh nói: “Con đang trên đường về nhà để gặp mẹ. Con đi nhờ xe. Rồi con gặp một rắc rối nho nhỏ ở đường số 32!”.
“Mẹ vui quá vì con đã quyết định về nhà, Tom à. Mẹ cô đơn quá, kể từ khi cha con chết, và dĩ nhiên, Hank đã lập gia đình, Marian cũng vậy. Thật tốt khi gặp lại con. Mẹ đã nghĩ mẹ sẽ không bao giờ còn gặp con được!”.
Anh nằm quay lại, lòng bối rối, thắc mắc tại sao lòng căm thù không h! ề đến. Anh chỉ cảm thấy ấm áp khi có bà. Anh mừng rỡ vì gặp lại bà.
“Nó thế nào… tất cả các năm qua ấy Tom? Con sống dễ dàng chứ. Mẹ có thể thấy. Mẹ thấy nó hiện lên tất cả trên gương mặt con đây này!”.
“Nó thật không dễ”, anh nói, “mẹ biết tại sao con bỏ đi không?”.
Bà gật đầu. “Bởi trí nhớ không bao giờ quên. Mẹ biết. Con biết không, ông ngoại con cũng thế đấy!”.
“Ông ngoại con… nhưng…”.
“Con nhận nó từ ông. Mẹ chưa bao giờ kể con nghe phải không? Ông đã không sống quá lâu với bất kỳ ai trong chúng ta. Ông bỏ mẹ từ khi mẹ còn bé và mẹ không bao giờ biết ông đã ở đâu. Nên mẹ luôn biết con sẽ đi con đường ông đã đi. Nhưng con đã trở lại. Con đã kết hôn chưa?”.
Anh vỗ vỗ vào đầu mình.
“Con phải bắt đầu thôi, Tom à. Con đã gần 30 rồi!”.
Cửa phòng mở và bác sĩ xuất hiện. “E rằng thời gian cho bà đã hết, thưa bà. Bà có thể gặp anh ấy sau vậy. Tôi phải kiểm tra thêm cho anh ấy. Bây giờ anh ấy đã tốt hơn rồi!”.
“Dĩ nhiên, thưa bác sĩ!”. Bà mỉm cười với ông, sau đó với Niles. “Gặp con sau nhé Tom!”.
“Chắc rồi mẹ à!”.
Niles nằm quay lại nhăn mặt mỗi khi vị bác sĩ thúc vào anh chỗ này chỗ nọ. “Con không ghét mẹ”. Một màu hồng dâng lên kỳ lạ bên trong anh và bỗng dưng anh hiểu rõ anh đã nên về nhà từ lâu rồi. Anh đã thay đổi từ bên trong.
Việc chạy trốn là cánh cổng đầu tiên của sự trưởng thành, là một điều cần thiết. Nhưng việc trở về đến sau đó lại chính là điểm dừng của sự chín chắn. Anh đã trở lại. Và đột nhiên anh thấy anh đã dại dột kinh khủng trong cả quãng đời thiếu niên cay đắng của mình.
Anh có một khả năng, một khả năng lớn, một khả năng đáng sợ. Cho đến bây giờ, nó vẫn còn quá lớn đối với anh. Ông ngoại anh đã có khả năng đó. Chưa ai kể anh nghe về điều này. Rõ ràng khả năng không – bao – giờ – quên có tính di truyền. Rồi anh sẽ kết hôn, có con, và chúng cũng sẽ không bao giờ quên.
Hay mỗi lần nó xuất hiện lại cách nhau một thế hệ? Hay nó là do khiếm khuyết của sự liên kết giới tính, giống như chứng loãng máu vậy? Nhưng dù nguyên nhân của nó là gì thì nếu anh học sống bình thường với mọi người thì mọi người cũng sẽ đáp lại với anh như thế.
Vị bác sĩ mỉm cười : “Chỉ cần nghỉ ngơi một đôi ngày cùng những ly rượu mạnh hâm nóng, rồi anh sẽ trở nên mới toanh như một đứa bé sơ sinh vậy. Bây giờ anh có muốn tôi gọi mang đến chút gì cho anh không?”.
“Có”, Niles nói, ” nhưng chỉ xin anh nhắn giùm cô y tá? Cô Carroll, tôi nghĩ thế!”.
Vị bác sĩ cười toe toét và đi khỏi. Niles chờ đầy hy vọng, lòng hân hoan với bản thân mới mẻ của mình. Anh bật đĩa trí nhớ Những danh ca 3 và để sự ấm áp lan tràn trong anh. Khi cô y tá bước vào phòng, anh đang mỉm cười và tự hỏi mình sẽ bắt đầu thế nào đây?


                                                   
Hết


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét