Những con đường Trường Sơn đặc biệt
Một lớp y tá được đào tạo cấp tốc của tuyến đường 1-C – Ảnh tư liệu |
Đó là những con đường nhận và vận chuyển hàng hóa vào miềntrong những năm đất nước trải qua chiến tranh. Bên cạnh đường mòn Hồ Chí Minh, đường Hồ Chí Minh trên biển hay con đường ống xăng dầu, những con đường đặc biệt này được mở ra theo những tuyến lạ lùng chưa từng có, vì mục tiêu số một: chi viện khẩn cấp cho miền Nam. Nam
Những câu chuyện độc đáo về các tuyến đường này lần đầu tiên được kể lại một cách có hệ thống trong cuốn sách 5 con đường mòn Hồ Chí Minh của giáo sư Đặng Phong (Viện Kinh tế VN) do Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành tháng 8-2008.
Kỳ 1:Vận chuyển quá cảnh
Bước sang những năm 1960, nhu cầu chi viện vật tư, hàng hóa và vũ khí cho miềntăng lên. Những nguồn viện trợ của Liên Xô, nhất là vũ khí, chiếm phần lớn nhất và quan trọng nhất trong viện trợ, lại gặp khó khăn trong việc vận chuyển qua đất Trung Quốc. Do đó, VN phải tìm một con đường khác để nhận và vận chuyển hàng viện trợ, nhất là vũ khí vào Nam . Con đường đó chỉ có thể là đường thủy. Hướng được lựa chọn là Campuchia. Nam
Mở tuyến
Để củng cố mối quan hệ tối cần thiết này, ngay từ cuối thập kỷ 1950 phía VN đã cử giáo sư Ca Văn Thỉnh sang làm đại sứ tại. Ca Văn Thỉnh vốn là đốc học tỉnh Bến Tre từ thời Pháp, sau đó trở thành thầy giáo dạy trường trung học tại Sài Gòn mà thái tử Sihanouk là học trò. Quan hệ thầy trò chắc chắn đã góp phần rất quan trọng vào việc thắt chặt mối quan hệ VN – Campuchia. Phnom Penh
Với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước và trước những đe dọa của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm, thái tử Sihanouk sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho VN trong việc vận chuyển vũ khí. Từ đó, đã mở ra con đường thủy để chuyên chở vũ khí thẳng từ Liên Xô tới cảng Sihanoukville. Rồi sau đó đưa về những kho đặt rải rác dọc biên giới. Từ các kho này hàng được vận chuyển về các địa điểm khác nhau trong vùng căn cứ.
Từ năm 1966, cường độ chiến tranh tăng lên mức ác liệt. Chi viện bằng đường bộ không đủ. Con đường vận tải trên biển bị kiểm soát gắt gao từ sau “vụ Vũng Rô" (tháng 2-1965). Con đường qua cảng Sihanoukville càng trở thành trọng yếu.
Tháng 7-1966, Trung ương Cục quyết định thành lập Đoàn hậu cần 17, chuyên trách việc tổ chức tiếp nhận hàng chi viện từ miền Bắc qua cảng Sihanoukville, rồi từ đó qua nhiều tuyến vận tải khác nhau vào tới tận B2, tức Nam bộ. Hàng hóa do nước bạn viện trợ khi chở đến cảng này được chuyển vào một kho riêng, mà các bạn Campuchia hay gọi là “kho Việt cộng”. Từ đây, có các “đường dây” của Ban Kinh tài đến nhận và chuyển về vùng giải phóng.
Đặt cơ sở
Người phụ trách chính công tác này tạilà ông Nguyễn Gia Đằng, tức Tư Cam, ủy viên Ban cán sự Việt kiều Campuchia (bí danh là Ban cán sự K). Có những thời kỳ phải chấp nhận mức giá “lót đường” cho một số tướng tá Campuchia rất cao: tiền lót đường được tính theo giá 2 đôla/kg vũ khí và 1 đôla/kg các loại hàng khác. Mức giá này luôn thay đổi, tùy theo tuyến đường nào và viên tướng nào quản lý tuyến đường đó. Có những thời kỳ các viên tướng không chịu lấy tiền mà đòi đổi vũ khí. Cũng theo ông Tư Cam, có trường hợp phải chấp nhận chia cho họ 30% số vũ khí quá cảnh. Phnom Penh
Bản thân quốc vương Sihanouk sau này cũng kể lại với sử gia Pháp Jean Lacouture về việc này và với nội dung khá trung thực: “Vũ khí chở đến cảng Sihanoukville được chia 1/3 cho chính phủ của tôi, 2/3 cho phía Việt Minh, chưa kể còn những khoản hối lộ khác cho tướng tham mưu trưởng Lonnol”.
Trong hệ thống tổ chức của đoàn 17 có Công ty thương mại vận tải Hắc Lỷ. Công ty này được chính quyền Campuchia cấp giấy phép kinh doanh trong các tỉnh và thủ đô Phnom Penh. Đoàn vừa làm nhiệm vụ thu mua khai thác các nguồn hàng hóa tại Campuchia, vừa tổ chức tiếp nhận hàng chi viện của Trung ương qua cảng Sihanoukville, tiếp chuyển hàng về khu vực thuộc chiến trường B.52. Biên chế của đoàn chỉ có 84 người nhưng sử dụng lực lượng ngoài biên chế là 564 người, chủ yếu là Việt kiều và hàng trăm nhân dân, binh lính, sĩ quan Campuchia hoạt động cho ta.
Đây là chuyến vận tải hoàn toàn bằng cơ giới, có tới 150 ôtô vận tải, có lúc thuê mướn thêm 300 ôtô, 500 canô để vận chuyển hàng hóa đi các hướng, nên đã vận chuyển và khai thác được một khối lượng hàng lớn và quan trọng. Ngoài ra, đoàn còn có các cơ sở kinh doanh mua bán sản xuất, sửa chữa tại các thành phố của Campuchia như xưởng sửa chữa xe đạp, thực phẩm, may mặc quần áo…
Trong cuốn Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh huyền thoại (Nhà xuất bản Trẻ, 2004), đại tá Nguyễn Việt Phương kể: “Một cán bộ đầy tài năng của Tổng cục Hậu cần là Đức Phương được cử vào đóng vai nhà tư sản kinh doanh, làm chủ Công ty thương mại Hắc Lỷ. Đức Phương có dáng người to cao, đường bệ, nước da ngăm nâu, trán hói , đủ điều kiện để đóng vai một ông chủ hãng buôn lớn xứ chùa tháp.
Miền Bắc đã cung ứng cho Đức Phương đủ vàng và ngoại tệ mạnh để hoạt động kinh doanh. Ông đã mở rộng quan hệ với các quan chức cao cấp ở Campuchia, trong đó có tư lệnh thành phốlà Unxiut. Unxiut đã nhanh chóng kết thân với Đức Phương. Viên sĩ quan phụ tá của Unxiut cũng được Đức Phương ưu ái nên tận tình giúp đỡ. Với mối quan hệ đó, Công ty Hắc Lỷ có thể thuê cả một đoàn xe nhà binh của quân đội Campuchia chở vũ khí và hàng hóa từ cảng Sihanoukville về đến tận biên giới VN. Phnom Penh
Đức Phương còn chơi thân với bộ trưởng an ninh của Chính phủ Campuchia. Có lần nhân sinh nhật vị bộ trưởng này, Đức Phương đã gửi một món quà tặng đặc biệt: một chiếc Mercedes mới. Để đáp lễ, bộ trưởng an ninh đã tặng lại Đức Phương chiếc xe cũ mình đang đi làm kỷ niệm. Với chiếc xe này, Đức Phương và các cán bộ của Hắc Lỷ đi đến đâu cảnh sát cũng không đụng tới, chỉ nhìn thấy chiếc xe và số hiệu là đã giơ tay chào. Chính Đức Phương đã tổ chức những chuyến xe đặc biệt chở hàng Z, tức tiền Sài Gòn, vào cho Trung ương Cục”.
Phần việc khó khăn và phức tạp là đưa số hàng tại các kho ở biên giới vào chiến trường miền. Việc này không thể chỉ dùng các biện pháp ngoại giao Nam
———–
Báo cáo tổng kết công tác ngoại hối 1964-1975 có đề cập việc vận chuyển theo tuyến này như sau: “Từ 1966-1969, việc đưa vũ khí và vật tư hàng hóa cho chiến trường từ Liên Xô qua đường sắt liên vận gặp trắc trở, ta đã vận dụng sách lược với chính quyền Sihanouk và Lonnol, đưa hàng từ Liên Xô vào cảng Sihanoukville, sử dụng cảng và địa bàn K để đưa vào miền Nam. Nhờ vậy chiến trường đã nhận được 20.478 tấn vũ khí, 1.284 tấn quân trang, 731 tấn quân y, 65.810 tấn gạo, 5.000 tấn muối”.
Kỳ 2: Nối các đường dây về nước
Xe tải trên đường từ cảng Sihanoukville về biên giới VN – Ảnh tư liệu |
Phần việc không kém khó khăn và phức tạp là đưa số hàng tại các kho ở biên giới vào chiến trường miền. Khâu tiếp nhận và vận chuyển vũ khí về các kho ở biên giới là do đoàn hậu cần 17 phụ trách. Nam
Từ các kho biên giới, đoàn 17 phân bổ hàng hóa theo nhiều ngả khác nhau về miền Nam: tuyến vận chuyển về Tây Ninh do đoàn 18A phụ trách; tuyến vận chuyển về Khu VIII (Long An, Đồng Tháp) do đoàn P100 của Quân khu VIII phụ trách; tuyến vận chuyển về Quân khu IX, tức miền Tây Nam bộ, do đoàn 195 phụ trách.
Thành lập đoàn thanh niên xung phong
Đoàn 195 do Quân khu IX thuộc miền Tâybộ tổ chức từ năm 1966. Nhiệm vụ của đoàn 195 là tiếp nhận vũ khí từ biên giới Campuchia đưa về miền Tây. Trưởng đoàn là một trong những cán bộ rất thông thạo công việc này, đó là ông Phan Văn Nhờ, tức Tư Mau.Trụ sở của đoàn đóng tại huyện lỵ huyện Túc Mía, thuộc tỉnh Cam Pốt, Campuchia. Phương thức vận chuyển chủ yếu là thuyền nhỏ bằng gỗ. Chính ông Tư Chức, Việt kiều ở Campuchia, đã giúp đoàn 195 mua gỗ từ Phnom Penh chuyển về Sóc Chuốc và lập tại đây một xưởng đóng xuồng gỗ. Nam
Tháng 9-1966, Khu ủy miền Tây ra nghị quyết về việc thành lập đoàn thanh niên xung phong, phục vụ trên tuyến vận tải 1-C (là tuyến đường hai chiều từ biển Đông lên và từ biên giới xuống). Phương thức vận chuyển qua nhiều công đoạn khác nhau. Trước hết là xe của đoàn 17 chở hàng hóa tới bến Lò Vôi thuộc thị trấn Túc Mía. Mỗi xe có trọng tải 10 tấn, khoảng 2-3 ngày có 2-3 xe đưa hàng tới bến Lò Vôi. Đoàn 195 dùng tàu của Việt kiều chở xuôi sông về bến Sóc Chuốc, tức trạm 95.
Từ trạm Sóc Chuốc, kho 95 phân phối hàng cho những chiếc thuyền nhỏ của thanh niên xung phong thuộc tuyến đường 1-C. Mỗi đợt lấy hàng ở kho trạm 95 có tới 30-40 thuyền, mỗi thuyền chở 200-300kg đi qua biên giới về kênh Vĩnh Tế và đi tiếp vào các trạm tiếp theo. Đây chính là chặng đường gian nan vất vả nhất. Nhiều đoạn không có kênh rạch, có những đoạn có kênh rạch nhưng lại bị đồn bót và tàu thuyền của đối phương kiểm soát nghiêm ngặt, nên chỉ có cách vượt qua kênh rạch trong chớp nhoáng rồi lẩn vào sình lầy. Có nhiều đoạn đội thanh niên xung phong phải ngâm mình dưới nước, phủ cỏ và bèo cả người lẫn xuồng và đẩy đi trên những đoạn dài 20-30km.
Có những đợt vận chuyển phải đi liên tục 28-29 ngày trong một tháng. Những đợt vận chuyển đó hầu hết thanh niên xung phong đều bị ghẻ lở, hắc lào, đặc biệt là bệnh thối móng chân do ngâm bùn quá lâu. Lại cũng do phải ngâm người trong nước, không được tắm rửa, không được thấy ánh nắng mặt trời nên hầu hết phụ nữ đều bị rụng tóc. Đoàn phải tự tổ chức những lớp đào tạo y tá để chăm sóc những chiến sĩ ốm đau, bị thương…
Từ đầu năm 1959, đối phương đã phát hiện con đường này nên tổ chức ngăn chặn bằng mọi giá. Trên không, máy bay B52 thường xuyên giội bom những khu rừng bị nghi là có các đoàn vận chuyển vũ khí. Một số không ít chiến sĩ đã hy sinh trong các trận oanh tạc này.
Trên các kênh rạch, đặc biệt là kênh Vĩnh Tế, các đoàn tàu tuần tiễu lùng sục suốt 24/24 giờ. Máy bay Mỹ còn rải những “cây nhiệt đới” để thu tiếng động của các đoàn vận tải. Đến cuối năm 1969, kênh Vĩnh Tế bị phong tỏa chặt chẽ tới mức không thể nào vượt qua được. Trong rất nhiều trường hợp, đoàn thanh niên xung phong và các chiến sĩ của đoàn 195 buộc phải nổ súng chống trả những cuộc càn quét đó.
Tổng kết lại, trên tuyến đường này từ năm 1967 cho tới năm 1974 đã vận chuyển được 13.650 tấn vũ khí cho miền Tây, đưa đón hơn 30.000 lượt người gồm bộ đội, cán bộ ngược xuôi từ Trung ương Cục về miền Tây. Con đường vận chuyển từ cảng Sihanoukville chỉ tồn tại đến khoảng năm 1970. Sau đó, ngày 18-3-1970, Mỹ đã giúp nhóm Lonnol và Sirik Matak tiến hành đảo chính lật đổ chế độ Sihanouk nhằm xóa bỏ nền trung lập của Campuchia. Từ đó, nguồn tiếp tế quan trọng này bị cắt đứt.
Quá cảnh không qua cảng Sihanoukville
Nói nguồn hàng bị cắt đứt không có nghĩa là tuyến đường vận tải tối quan trọng này đã ngừng lại. Điều khác trước chỉ là thay đổi nguồn hàng: thay vì vận chuyển vũ khí bằng đường biển tới cảng Sihanoukville rồi chuyển về biên giới, từ nay phải lấy nguồn hàng trên tuyến đường Trường Sơn của đoàn 559. Để mở được tuyến đường này, vấn đề là phải tạo ra một vùng đất ngoài vòng kiểm soát của chính quyền Lonnol.
Quân giải phóng đã khéo léo liên minh và phối hợp với những lực lượng chống đối chính quyền Lonnol ở Campuchia, tiến hành những chiến dịch để giải phóng các tỉnh ở miền Đông sông Mekong trên đất Campuchia, chủ yếu gồm các tỉnh Stung Treng và Siem Reap. Sau khi giải phóng tuyến đường này, con đường vận tải của đoàn 559 từ Nam Lào bắt đầu đưa vũ khí vào đất Campuchia và về biên giới.
Để mở con đường này, tháng 7-1970, tức là chỉ bốn tháng sau cuộc đảo chính của Lonnol, Bộ chỉ huy Miền đã quyết định thành lập đoàn 770 chuyên trách việc tiếp nhận và vận chuyển hàng từ đông bắc Campuchia vềbộ. Vì đây là nguồn hàng rất lớn nên đoàn 770 có quân số tới 3.377 người, chia thành năm cánh, sử dụng phương tiện cơ giới vận tải khối lượng lớn. Nam
Sang năm 1971, cầu tiếp nhận này kéo dài tới bờ sôngMekong trên đất Campuchia, đoàn này do đoàn 340 phụ trách. Đoàn 340 là đoàn hậu cần lớn nhất trong các đoàn hậu cần của Trung ương Cục, quân số vào thời điểm cao nhất lên tới 4.189 người, gồm bốn cánh quân nhu, ba tiểu đoàn vận tải, năm liên trạm đường dây nối liền từ Stung Treng xuống tới bắc Kratie. Để phục vụ số quân rất lớn kể trên, ngoài lực lượng vận tải, đoàn 340 còn có bốn bệnh viện lớn, một tiểu đoàn công binh để làm đường, bắc cầu…
Riêng trong các năm từ 1970-1972, trên tuyến đường này 26.147 tấn vũ khí các loại đã được vận chuyển. Cùng với vũ khí, tuyến đường này đã đưa hàng nghìn cán bộ và chiến sĩ từ miền Bắc vào tăng cường cho chiến trườngbộ. Nam
———–
Miền Bắc thời kỳ này rất tiết kiệm trong việc sử dụng đường hàng không đối với lĩnh vực dân dụng. Nhưng để chi viện cho miền Nam, ngành hàng không của miền Bắc không tiếc sức người sức của.
Kỳ 3: Quá cảnh đường hàng không
Máy bay Li-2 cất cánh từ sân bay Cát Bi đi làm nhiệm vụ -Ảnh tư liệu |
Miền Bắc thời kỳ này rất tiết kiệm trong việc sử dụng đường hàng không đối với lĩnh vực dân dụng. Hầu hết cán bộ và học sinh, sinh viên đi Trung Quốc, Liên Xô, các nước Đông Âu… đều phải theo đường sắt liên vận.
Nhưng để chi viện cho miền Nam, ngành hàng không của miền Bắc không tiếc sức người sức của. Có hai con đường vận chuyển hàng không lúc đó: quân sự và dân sự.
Đoàn 919
Về con đường quân sự, để vận tải khẩn cấp những hàng hóa nặng, không quân VN đã thành lập riêng một đoàn vận tải đặc biệt mang tên đoàn 919. Từ năm 1960, đoàn 919 đã đảm đương vận chuyển một phần của tuyến đường Trường Sơn, nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển và cũng đỡ được một đoạn đường bộ dài hàng nghìn kilômet từ miền Bắc vào miền Nam.
Giải pháp này được đề xuất và thực thi như sau: cuối tháng 2-1960, đại tướng Võ Nguyên Giáp vào Đồng Hới làm việc với các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, đặc khu Vĩnh Linh, sư đoàn 325, lữ đoàn 341. Đại tướng ngồi máy bay trực thăng quan sát khu vực Làng Ho, Vitthulu thuộc phía đông Trường Sơn. Sau chuyến khảo sát đó, đại tướng gợi ý khả năng sử dụng máy bay để tạo “chân hàng” cho các tuyến vận tải, nhằm phục vụ cấp bách tình hình đang sôi động của chiến trường.
Sau đó những máy bay của đoàn 919 đảm nhận công việc này. Điểm xuất phát của những máy bay này là sân bay Cát Bi ở Hải Phòng, sân bay Vinh, sân bay Đồng Hới. Từ đó, các máy bay chuyển hàng vào Làng Ho, Vitthulu. Một thời gian sau, khi đã mở con đường Trường Sơn Tây, máy bay của đoàn 919 bay thẳng sang Hạ Lào. Ban đầu do chưa bố trí được sân bay thích hợp nên phải dùng phương pháp thả dù hàng hóa xuống một số địa điểm quy định như Mường Phìn, Mường Phalan…
Thậm chí có những lúc không có dù để thả hàng thì các phi công phải dùng phương pháp hạ thật thấp độ cao rồi thả thẳng hàng xuống mặt đất. Sau đó, do đã bố trí được sân bay Tà Khống thuộc tỉnh Xê Pôn, Nam Lào nên các máy bay có thể hạ cánh để đưa hàng và đưa quân tập kết ở đây. Từ sân bay này, bộ đội hành quân vào. Còn hàng hóa thì đoàn 559 vận tải tiếp vào các tuyến phía trong, tới các trạm Tăng Noong thuộc Quảng Nam, Đắc Lan thuộc Kontum… Nam
Trong ba năm từ 1960-1962, trên chiến trường Lào, các máy bay của đoàn 919 phối hợp với phi công Liên Xô đã thực hiện 3.821 chuyến bay, vận chuyển 9.419 lượt bộ đội và 743 tấn hàng hóa, thả 3.227 dù hàng và kiện hàng xuống 20 địa điểm khác nhau trên đất Lào.
Tuy nhiên tuyến vận tải máy bay quá cảnh sang Lào chỉ tồn tại đến trước thời điểm chính phủ liên hiệp ba phái ở Lào bị xóa bỏ (1963). Từ năm 1965 không quân Mỹ bắt đầu đánh phá miền Bắc nên không thể sử dụng máy bay chở hàng vào Quảng Bình hoặc vượt lên tây Trường Sơn được nữa. Chỉ từ đầu năm 1973, sau khi ký kết Hiệp địnhParis về VN, nhiều vùng giải phóng hợp pháp đã hình thành ở miền, hình thức vận chuyển hàng không quân sự mới lại được sử dụng rộng rãi. Tính từ 1960 cho đến kết thúc chiến tranh tháng 4-1975, đoàn 919 đã vận chuyển vào miền Nam và xuống Nam Lào 60.000 lượt bộ đội, 31.000 tấn vũ khí đạn dược, khí tài, lương thực, thuốc men và hàng hóa quân sự… Nam
Dùng AirCambodia và AirFrance
Vận tải hàng không dân sự là hình thức vận chuyển công khai nhưng lại tuyệt mật. Đó chính là tuyến vận tải hàng không dân dụng bình thường của Vương quốc Campuchia (Air Cambodia) bay từ Phnom Penh đi Hà Nội, hoặc từ Phnom Penh đi Quảng Châu, Hong Kong rồi theo đường sắt hoặc đường hàng không về Hà Nội. Sở dĩ công khai vì nó sử dụng một loại đường bay thương mại bình thường như mọi đường bay khác.
Nhưng cũng là tuyệt mật vì nó gài vào trong đường bay bình thường những “hành khách” không bình thường. Máy bay của Air Cambodia được quyền bay ngang lãnh thổ miền Nam VN, cũng như máy bay của Nam VN được phép bay từ Sài Gòn qua không phận Campuchia để đi Bangkok, Tây Âu. Con đường này rất an toàn, vì nó là sự mạo hiểm được bọc lót dưới một hình thức công khai hợp pháp.
Tất nhiên đó là sự mạo hiểm được tổ chức rất chu đáo: từ căn cước giả, tên giả, đến lai lịch giả đều có một bộ phận chuyên trách thu xếp, sử dụng đến những phương tiện hiện đại bậc nhất lúc đó. Khi đã có đủ giấy tờ hợp pháp, lại phải bọc lót suốt từ khâu soát vé đến khâu kiểm tra hành lý. Tại đây đều có người của “Ban cán sự K”. Loại nhân viên này thường không phải là cán bộ cách mạng mà là những nhân viên có lý lịch rõ ràng, không có chút gì khả nghi. Thường đó là người Hoa, người Ấn, người Lào, người Khơme… có cảm tình với cách mạng VN. Đã có hàng ngàn cán bộ cao cấp đi ra đi vào miềnbằng con đường này, tức là bay qua không phận của miền Nam VN, mà chưa xảy ra một vụ nào rắc rối. Nam
Con đường này cũng đã đảm nhiệm vận chuyển những tài liệu, khí tài quan trọng như máy móc, điện đài, hàng triệu đôla để chi viện cho miền. Những gia đình và con em cán bộ miền Nam cũng đi ra Bắc bằng con đường này. Đặc biệt là việc di chuyển hàng ngàn học sinh Trường Nguyễn Văn Trỗi ra Bắc theo tuyến hàng không này. Những bệnh binh, thương binh, những người ốm nặng… thường cũng được đưa theo con đường này để kịp thời ra Bắc chạy chữa, an dưỡng… Nam
Một trong những nhân viên lữ hành (người làm khâu quan trọng và nguy hiểm nhất như kiểm tra vé, căn cước, visa, nhận diện, cân hành lý…) ở sân bay Pochentong là ông Check Nguyễn Cang, một người Ấn Độ lai VN. Ông có cha là một thương gia lớn người Ấn Độ tại Sài Gòn từ lâu đời, lấy vợ VN và có nhiều con. Ông Cang đã bí mật hoạt động cho Việt Minh từ thời kháng chiến chống Pháp, dưới cái vỏ là một viên chức làm cho Airở Sài Gòn. Sau Hiệp định Genève, đến năm 1955, ông sang France Phnom Penh làm cho Airvới cái tên hoàn toàn Ấn Độ là Check Kesath. Với một lý lịch như thế ông không bị ai để ý. Nhưng ông là một trong những đầu mối chính lo các giấy tờ, đồng thời cũng là nhân viên cửa ga. Cambodia
Ông hoạt động ở đó suốt những năm chiến tranh, cho đến tháng 3-1975 không may ông bị chính quyền Pol Pot phát hiện và thủ tiêu. Em ruột của ông Nguyễn Cang là Kamal Nguyễn, bác sĩ tại bệnh viện thành phố Lille (Pháp), cũng là chủ tịch Hội Việt kiều tại đây, kể lại: “Anh tôi đã hoạt động cho Việt Minh ngay từ những năm 1950, chuyên lo việc đưa người của mặt trận lọt qua hệ thống kiểm soát của sân bay để bay về Hà Nội và từ Hà Nội bay sang Phnom Penh, rồi từ đó bí mật đi vào vùng giải phóng”.
———–
Trước khi Lonnol tiến hành đảo chính, ông ta đã tính tới việc đổi tiền để vô hiệu hóa số tiền riel lớn được lưu giữ trên đất VN. Một sứ mệnh được đưa ra: “giải cứu” số tiền đó trước khi diễn ra đảo chính.
Kỳ 4: Cuộc chuyển tiền ngược chiều
Những ngày trên giường bệnh, ông Mười Phi vẫn cố gắng hoàn thành những tư liệu kể về cuộc chuyển tiền ngược chiều |
Trước khi chấm dứt tuyến đường vận chuyển quá cảnh trên đất bạn, Ban cán sự K đã phải giải quyết một việc vô cùng hệ trọng, mà có thể coi đó là một kỳ công đáng ghi vào lịch sử.
Đó là việc cứu được một số rất lớn tiền riel trước khi diễn ra cuộc đảo chính của Lonnol. Ông Mười Phi, trưởng ban tài chính đặc biệt của Trung ương Cục, bí danh là N.2683, đã kể cho tác.
Âm mưu của Lonnol
Trong suốt thời kỳ chiến tranh, miền Bắc chi viện cho miềnkhông chỉ có vũ khí mà còn cả một khối lượng rất lớn tiền để chi tiêu cho sự nghiệp kháng chiến. Số tiền đó gồm nhiều loại: đôla Mỹ, tiền Sài Gòn, tiền baht Thái và đặc biệt là tiền riel của Campuchia, mang bí danh là tiền R. Tiền R có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của tất cả các bộ phận kháng chiến của miền Nam. Lúc đó tiền R được dùng để mua sắm những nhu yếu phẩm như gạo, thực phẩm, quần áo, thuốc men, hóa chất… từ đất Campuchia tiếp tế cho Trung ương Cục miền Nam và từ đó cung cấp cho các khu. Vì thế, tại kho tiền trong căn cứ nội địa của Trung ương Cục luôn có một khối lượng tiền R rất lớn, đảm bảo thường xuyên cung ứng cho các đơn vị kinh doanh trong việc mua sắm trên đất Campuchia. Nam
Trước khi Lonnol tiến hành đảo chính Sihanouk, Lonnol đã tính tới việc đổi tiền để vô hiệu hóa số tiền riel được lưu giữ trên đất VN. Chắc chắn Lonnol không biết cụ thể số tiền đó là bao nhiêu, nguồn gốc từ đâu đến, nhưng ông ta có đủ những thông tin để biết rằng phía VN dùng rất nhiều tiền riel để giải quyết những nhu cầu trên đất Campuchia, trong đó có việc mua chuộc binh lính, sĩ quan, mua sắm hàng hóa Chủ trương đổi tiền được giữ bí mật và chỉ công bố vào ngày bắt đầu đổi tiền là ngày 24-2 và kết thúc vào 10-3-1970 (trước khi đảo chính một tuần). Cùng với lệnh đổi tiền là lệnh phong tỏa toàn tuyến biên giới Việt – Miên để “bóp chết” toàn bộ số tiền R trên đất VN.
Để tiến hành đổi tiền, Lonnol phải in những giấy tờ liên quan đến đổi tiền như các bảng thông báo, các bản quy định, tờ khai… Nhân viên của Lonnol đến một cơ sở in hiện đại mà họ tin tưởng nhất, đó là xưởng in Wath Phnom để in những giấy tờ này. Thật may mắn là Nhà in Wath Phnom lại là một cơ sở của Ban cán sự K. Người quản lý nhà in là một thanh niên Việt kiều tên Trần Chí Năng. Cha của Trần Chí Năng là ông Trần Quang Mẫn, quê tại huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.
Ông đã sống lâu năm trên đất Campuchia rồi trở thành một viên chức cao cấp trong Kho bạc Quốc gia của Vương quốc Campuchia nên rất được chính quyền sở tại tin cẩn. Cả ông Mẫn và con trai đều là cơ sở của Ban cán sự K, và đều là đảng viên. Chí Năng sinh năm 1948, tức là năm 1970 mới 22 tuổi. Trước đó Ban cán sự K đã tính đến chuyện đưa Chí Năng vào vị trí trọng yếu trong nhà in Wath Phnom để vừa kinh doanh, vừa in ấn những tài liệu bí mật của ban. Vì thế ban đã gửi Năng đi học ba năm tạiHong Kong về kỹ thuật in, đặc biệt là kỹ thuật in offset để làm bản kẽm (cliché). Khi trở về, Năng đã có vị trí như một chuyên gia hàng đầu của nhà in này. Năng có một bạn gái người Campuchia tên Peou Lun, cùng học Trường trung học Sisowath ở Phnom Penh và sau đó trở thành vợ chồng. Nhờ đó phía chính quyền Campuchia coi anh như đã “đồng hóa” rồi.
“Giải cứu”
Khi nhân viên của Lonnol đến đặt in bí mật những tờ thông báo đổi tiền, cũng theo “thông lệ” chung là đòi một món tiền hoa hồng hậu hĩnh. Năng thực hiện đúng thủ tục đó và nhận lời cho in gấp. Ngay lúc đó quân lính Lonnol đã vây chung quanh nhà in để đảm bảo bí mật của kế hoạch này.
Riêng vợ Năng là người Campuchia thì có thể ra vào bình thường. Năng trao cho vợ tin mật để báo ngay về Ban cán sự K. Peou Lun lẳng lặng ra đi tay không và đến ban K để báo gấp tin dữ. Ngay lập tức tin này được báo về Trung ương Cục, và toàn bộ số tiền R ở căn cứ Trung ương Cục đã được đưa gấp trở lại đất Campuchia trước khi Lonnol phong tỏa biên giới và trước khi lệnh đổi tiền được ban hành.
Khi lệnh đổi tiền được công bố ngày 24-2-1970, toàn bộ số tiền của Trung ương Cục đã được phân phối cho các cơ sở trên toàn đất Campuchia, để đổi một cách bình thường sang tiền R mới. Sau khi đổi xong, số tiền mới đã được các ông Mười Phi và Lữ Minh Châu là trưởng và phó ban N.2683 đang có mặt trên đất Campuchia, cùng với ông Tư Cam tổ chức chôn giấu tại một kho hàng của Công ty Hắc Lỷ. Mọi việc xong xuôi mới nổ ra cuộc đảo chính của tướng Lonnol và biên giới bị phong tỏa.
Đến lúc đó lại nảy ra vấn đề nan giải: làm sao chuyển được tiền về? Số tiền đã đổi bị chôn chân trên đất Campuchia luôn bị đe dọa bởi sự kiểm soát của Chính phủ Lonnol. Bí thư Trung ương Cục Phạm Hùng chỉ thị cho N.2683 phải bằng mọi giá đưa được tiền về. Chấp hành chỉ thị này lại là một kỳ công nữa: chính các ông Mười Phi, Lữ Minh Châu, Tư Cam đã nảy ra sáng kiến đóng tiền vào những bao nilông lớn, lồng một bao khác bên ngoài và đổ đầy mắm “bù hóc” lên trên.
Hai xe tải lớn của hãng buôn Hắc Lỷ vẫn thường chở loại mắm này sang bán ở đồng bằng Nam bộ lại đi một chuyến mắm nữa như thường lệ, nhưng cố tình chọc thủng nhiều lỗ trên miệng túi để xe chạy xóc thì mắm trào ra xe bốc mùi sặc sụa. Theo trinh sát cho biết, con đường sang Tây Ninh dẫn tới Trung ương Cục đã bị khóa chặt. Chính ông Mười Phi là người bố trí đường dây an toàn đi theo hướng qua Túc Mía để xuống Tâybộ. Nam
140 chiến sĩ đã được huy động để bảo vệ hai xe “bù hóc” này bằng cách phục kích bí mật ở những nơi có trạm gác. Nếu gặp rắc rối không cho qua thì chiến đấu, nếu cần phải trả bằng máu, quyết không để mất món “mắm” có ý nghĩa sống còn đó. Mắm “bù hóc” vốn rất nặng mùi, không quen thì từ xa đã không chịu nổi. Khối lượng hai xe tải lớn, lại bị “rò rỉ" nhiều nên bốc mùi nồng nặc, làm cho ngay cả lính Lonnol cũng phải lảng tránh.
Cuối cùng, đến ngày 10-4, tức 20 ngày sau đảo chính, toàn bộ số tiền đó đã được chuyển qua Túc Mía rồi vượt biên giới an toàn về ngả An Giang, tập kết trở lại ở kho tiền của Trung ương Cục tại Tân Biên, tây bắc Tây Ninh, không mất một đồng nào. Rất may là mấy hôm sau khi tiền đã được chở về, quân đội Sài Gòn phối hợp với Chính phủ Lonnol tổ chức một chiến dịch càn quét lớn suốt từ An Giang vượt qua biên giới. Địa điểm yết hầu Túc Mía đã bị đốt phá tan tành.
Sau đó hai vợ chồng Trần Chí Năng cũng bí mật rút về căn cứ của Trung ương Cục. Nhưng rất không may, trong một chuyến công tác Trần Chí Năng đã hi sinh. Vợ Trần Chí Năng từ đó mang tên chồng. Sau ngày giải phóng, chị cùng hai con gái sống hẳn ở miền. Gia đình có bằng Tổ quốc ghi công và bằng chứng nhận liệt sĩ của Trần Chí Năng. Nam
———–
Để chi viện tiền cho miềnmột tổ chức mới ra đời, hoạt động theo cách: lấy công khai làm bình phong cho bí mật, mọi hoạt động bí mật đều lấy danh nghĩa công khai. Nam
Kỳ 5: “Quỹ ngoại tệ đặc biệt”
Ông Mai Hữu Ích – người tổ chức con đường AM (chuyển tiền mặt) – Ảnh tư liệu |
Từ giữa thập kỷ 1960, Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân ở miền Bắc. Từ đây, việc đưa viện trợ vật chất vào Nam, cả bằng đường Trường Sơn lẫn đường biển đều khó khăn hơn trước.
Bộ Chính trị đã giao cho ông Phạm Hùng, ủy viên Bộ Chính trị, phó thủ tướng Chính phủ, phụ trách vấn đề chi viện miền. Đến năm 1965, ông Phạm Hùng đề xuất với Bộ Chính trị một quyết định có ý nghĩa lịch sử: lập riêng tại miền Bắc một “quỹ ngoại tệ đặc biệt” (B.29), lấy từ các nguồn viện trợ quốc tế để trực tiếp chi viện cho miền Nam . Nam
Bí mật và công khai
Về hình thức hoạt động công khai chính diện, “quỹ ngoại tệ đặc biệt” có danh nghĩa Cục Ngoại hối của Ngân hàng Quốc gia VN để khi cần thiết có thể làm các thủ tục hợp pháp. Còn về điều hành, nó không phải là một đơn vị trong ngân hàng quốc gia. Để đảm bảo tuyệt đối bí mật và an toàn, quỹ này chịu sự chỉ đạo đơn tuyến. Nét độc đáo trong cách tổ chức này là: lấy cái công khai làm bình phong cho cái bí mật, mọi hoạt động của cái bí mật đều lấy danh nghĩa của cái công khai.
Như vậy, trong thực tế B.29 tồn tại và hoạt động như một “ngân hàng ngoại hối đặc biệt”, phục vụ riêng cho việc chi viện chiến trường bằng ngoại tệ. Người trực tiếp điều hành hoạt động của B.29 là ông Mai Hữu Ích, lúc đó là phó cục trưởng Cục Ngoại hối, đồng thời là ủy viên Ban Viện trợ miền Nam.
Tài sản ngoại tệ thuộc “quỹ ngoại tệ đặc biệt” là dành riêng cho miền Nam nên được điều hành một cách hoàn toàn độc lập, không liên quan gì đến vốn ngoại tệ công khai của Nhà nước tại miền Bắc. Vốn của B.29 được gửi tại Vietcombank. Đến lượt mình, Vietcombank lại gửi vốn đó ở nước ngoài, tại các ngân hàng đại lý quốc tế lớn đáng tin cậy. Như vậy, B.29 được coi như “khách hàng gửi tiền đặc biệt” và “ngân hàng đại lý đặc biệt” trong quan hệ với Vietcombank. Cách hạch toán của B.29 cũng rất đặc biệt: dùng đồng đôla Mỹ làm đơn vị tiền tệ để hạch toán cân đối tổng hợp chung theo phương pháp kế toán kép.
Xưa nay, trong nghiệp vụ ngân hàng, chung quy chỉ có hai phương thức thanh toán: tiền mặt và chuyển khoản. Để chi viện cho miền, B.29 dùng đến cả hai phương thức: chuyển tiền mặt, được gọi là AM; chuyển khoản, được gọi là FM. Nam
Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, để thắng và “vượt mặt” một đối phương không những mạnh về quân sự mà còn rất thành thạo về tài chính – tiền tệ, hơn nữa còn là kẻ khống chế cả hệ thống tiền tệ quốc tế, thì AM và FM là ký hiệu của cả một guồng máy rất tinh vi, liên kết giữa hậu phương với tiền tuyến, có mạng lưới trong nước và quốc tế. Trong đó ta vừa vận dụng những nghiệp vụ ngoại hối cổ điển của ngân hàng, vừa kết hợp với những kỹ thuật quân sự, tình báo mà xuyên suốt những hoạt động đó là ý chí cách mạng, là niềm tin và lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc.
“Chế biến” tiền từ ngoài nước
Tại các chiến trường miền Nam, nhu cầu tài chính bằng tiền mặt chủ yếu gồm hai loại là tiền Sài Gòn (mật danh lúc đó là tiền Z) và đôla Mỹ. Ngoài ra, còn có nhu cầu chi phí tại một số địa bàn các nước lân cận là Campuchia, Lào, Thái Lan theo yêu cầu của công cuộc kháng chiến, nên cũng cần một lượng nhất định tiền mặt bằng đồng riel, kip và baht.
Từ những năm đầu thập niên 1960, để đáp ứng yêu cầu của chiến trường, Trung ương Đảng và Chính phủ có đặt vấn đề với Trung Quốc viện trợ cho miền Nam một số ngoại tệ bằng tiền mặt đôla Mỹ. Trung Quốc còn giúp lập một cơ sở ngân hàng tin cậy tại Hong Kong. Tại đó, đôla viện trợ được “chế biến”, tức là lấy một phần đôla đó mua gom một số biệt tệ khác như tiền Sài Gòn, riel Campuchia, baht Thái Lan và kip Lào, rồi cùng tiền mặt đôla Mỹ được đưa về nước.
Ông Nguyễn Nhật Hồng, người trực tiếp phụ trách B.29, giải thích về chuyện đổi tiền mặt các loại: “AZ là đổi đôla Mỹ thành tiền Sài Gòn. AK là đổi thành tiền kipLào ,AR là đổi thành tiền riellà đổi thành baht Thái Lan, chuyển vào các chiến trường có nhu cầu thích hợp với từng loại tiền. Việc đổi tiền này được thực hiện tại Hong Kong, rồi đưa tiền về Quảng Châu, từ Quảng Châu đưa về Hà Nội, từ Hà Nội chuyển đến các chiến trường miền Nam”. Campuchia ,AB
Chi phí “chế biến” ra các biệt tệ nói trên đương nhiên là tốn kém, vì phải chịu thua thiệt về tỉ giá và các chi phí khác (tới khoảng 3% trị giá tiền cần mua). Việc “chế biến” đó được thực hiện bởi một cơ sở ngân hàng ởHong Kong , được quy ước gọi là “Anh Bảo”.
Mai Hữu Ích nói: “Tôi có quan hệ với ông Trang Thế Bình, sau là tổng giám đốc Ngân hàng Trung Quốc (BOC) ởHong Kong . Ông Bình đã giúp chúng ta mở L/C với BOC và nhiều ngân hàng khác tạiHong Kong . Lúc đầu, chủ yếu phục vụ phát triển ngoại thương, sau đó ông Bình giúp ta chuyển đổi USD lấy tiền Sài Gòn và nhiều biệt tệ khác, gọi tắt là “chế biến” hoặc chuyển khoản đặc biệt vào miền Nam để phục vụ chiến trường”.
Tiền mặt các loại do “Anh Bảo” chuẩn bị được tập trung về cơ sở của BOC tại Quảng Châu. Đây chính là nơi tập kết các nguồn tiền mặt của đường dây. Từ đây, cán bộ biệt phái hải ngoại của B.29 dùng đường điện cơ yếu của Bộ Ngoại giao thông báo từ Bắc Kinh về cho B.29 ở Hà Nội. B.29 cử người sang Quảng Châu nhận về.
Để phối hợp thật chính xác mọi công tác đổi tiền, chuyển tiền, nhận tiền, tại Bắc Kinh có một cán bộ đặc nhiệm. Người này chính là ông Lê Văn Châu, sau này là phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việtvà chủ tịch Hội đồng chứng khoán quốc gia. Ông Châu là “trung tâm của ba trung tâm”: làm đầu mối liên hệ giữa “Anh Bảo” ở Nam Hong Kong , BOC ở Quảng Châu và B.29 ở Hà Nội. Để đảm bảo bí mật và thông suốt, những thông tin được chuyển bằng mật mã qua hệ thống cơ yếu của ngành ngoại giao và quốc phòng.
Đối với các nguồn viện trợ quốc tế tại các nước Âu – Mỹ, bằng rất nhiều loại bản tệ khác nhau như bảng Anh, franc Pháp, franc Thụy Sĩ, lira Ý, krone Đan Mạch… việc “chế biến” ra tiền mặt đôla Mỹ được giao cho đại diện Vietcombank Paris tiến hành ngay tại Pháp và Thụy Sĩ, rồi bằng “giao thông ngoại giao” đưa qua đường Matxcơva về Hà Nội.
———-
Từ đây bắt đầu đưa các loại tiền từ Hà Nội vào. Để tiếp nhận, "chế biến" rồi phân phối được tiền đến đúng mục tiêu sử dụng là một hành trình được gọi là kỳ lạ. Nam
Kỳ 6: Đưa tiền vàoNam
Hòm sắt cỡ lớn B.29 dùng để chuyển tiền vào miền Nam |
Tiền của “Quỹ ngoại tệ đặc biệt” được cất giữ nghiêm ngặt tại tầng hầm Ngân hàng Nhà nước trung ương, 49 Lý Thái Tổ, Hà Nội, do “Quỹ ngoại tệ đặc biệt” (B.29) quản lý.
Đến thời điểm hẹn trước, một bộ phận đặc biệt chuyên trách vấn đề vận chuyển là đơn vị C.100 thuộc Đoàn 559 cùng B.29 tiến hành các thủ tục giấy tờ giao nhận, đóng thùng đặc chủng và chở đi. Trong giai đoạn đầu, tiền đi vàotheo một con đường khá “sang trọng”: Nam
Tiền được đặt trong “vali ngoại giao”, hoặc nếu nhiều thì đóng vào các thùng nghi trang như đồ hộp xuất khẩu, đi theo tuyến hàng không Hà Nội – Phnom Penh hoặc Hà Nội – Quảng Châu – Phnom Penh.
Tiếp nhận và “chế biến” tại chỗ
Con đường thường xuyên và gian khổ nhất của đại bộ phận đôla vẫn là tuyến đường Trường Sơn, bằng xe tải quân sự và đường biển trên những chuyến tàu không số, cất giấu dưới hầm tàu hai đáy trên con đường Hồ Chí Minh trên biển.
Hành trình của các loại tiền kể trên từ Hà Nội vàođược phân bổ theo từng phân đoạn, theo quy định của trung ương: tiền tới địa chỉ nào thì nơi đó có đơn vị đặc nhiệm tiếp nhận và cất giữ. Trung ương phân bổ theo từng khu vực lớn là: Trị Thiên – Huế, Khu V, Tây nguyên, Nam bộ (B2)… Tại từng khu vực nói trên, việc cấp phát, phân bổ, sử dụng, chi tiêu là công việc nội bộ từng nơi, dưới sự lãnh đạo toàn diện của từng đảng bộ, với sự tham mưu chỉ đạo chuyên ngành là các ban tài chính hoặc ban kinh – tài trực thuộc. Nam
Khi có nhu cầu chi tiêu bằng biệt tệ mà số do trung ương đã đổi và chuyển vào không đủ, phải tiến hành “chế biến” tại chỗ. Việc “chế biến” này được thực hiện theo phương pháp phân tán nhỏ lẻ để khỏi bị lộ (trung ương không chủ trương tích giữ dài ngày đồng tiền Sài Gòn, bởi từ sau năm 1970 sự mất giá của tiền Sài Gòn xảy ra liên tục, tỉ lệ mất giá ngày càng cao). Việc quản lý thu, chi, theo dõi hạch toán kế toán, kho quỹ được thực hiện rất chặt chẽ. Tại ban kinh – tài hoặc cơ quan ngân tín được đảng bộ từng khu vực giao trách nhiệm chỉ đạo, điều hành công tác này, các bộ phận chuyên trách về kế toán và kho quỹ đều được thành lập. Kế toán từng khu vực đều tiến hành đối chiếu số liệu định kỳ với kế toán B.29.
Từ năm 1964-1965 chi phí cho miềntăng lên rất nhiều, phương thức AM càng thêm khó khăn, tốn kém, kể cả sự hi sinh xương máu. Trong tình hình mới nó bộc lộ nhiều nhược điểm. Thứ nhất, Mỹ ra sức đánh phá các con đường trên bộ và trên biển, gây rất nhiều khó khăn cho việc vận chuyển. Thực tế đã xảy ra một số lần đối phương ném bom trúng xe chở hàng, trong đó có các thùng đựng tiền, vỏ thùng đựng tiền tuy không bị cháy nhưng sức nóng của lửa đã làm phân hủy số đôla bên trong. Từ giữa thập kỷ 1960 tình hình chính trị của Campuchia bất ổn, đặc biệt từ khi có đảo chính của Lonnol thì con đường này cũng chỉ có thể được sử dụng một cách rất hạn chế. Thứ hai, việc “chế biến” lần thứ hai từ đôla ra tiền Sài Gòn cũng gặp khó khăn, không thể nào “chế biến” một cách nhanh chóng một số tiền quá lớn trên thị trường miền Nam. Nam
Phương pháp mới
Từ 1965, Trung ương Cục có chủ trương phát triển các cơ sở tại nội thành. Những cán bộ chủ chốt của Ban Tài chính đặc biệt đã được đưa vào nội thành để bám trụ. Hai cán bộ là Mười Phi và Nguyễn Thanh Quang (còn gọi là Năm Quang, tức Dân Sanh) đã nảy ra ý định “chơi theo luật chơi”, nghĩa là sử dụng chính hệ thống ngân hàng của thế giới và của chế độ Sài Gòn để chuyển tiền cho cách mạng.
Phát hiện bất ngờ này được đề xuất với trung ương. Sau đó được trung ương chấp thuận cho thực thi, gọi là phương pháp mới, ký hiệu là FM. FM là phương thức chi viện tiền cho miền Nam bằng chuyển khoản. Chuyển khoản có hai chiều: nhận và trả.
Khâu nhận: Tiền Z (tiền Sài Gòn) được lấy ngay tại Sài Gòn qua một đường dây hoạt động nội thành của Ban Tài chính đặc biệt thuộc Trung ương Cục miền Nam (tức N.2683), sau đó hoàn trả cho nhà cung cấp tại nước ngoài bằng đôla. Nhà cung cấp tiền Z Sài Gòn là những chủ kinh doanh lớn sẵn sàng hợp tác với một đầu mối của N.2683 trong nội thành Sài Gòn, có mật danh là C.130 do Dân Sanh đảm nhiệm. Họ có tài khoản tại các ngân hàng thương mại nước ngoài và ở Sài Gòn. Theo sự thỏa thuận với N.2683, họ rút tiền Z từ ngân hàng để cung cấp cho cách mạng nhưng lấy lý do để sản xuất kinh doanh. Trong nhiều trường hợp có những khoản lớn là tiền Z, không cần rút từ ngân hàng mà thu trực tiếp do bán hàng nhập khẩu.
Tiền Z được giao tại những nơi quy ước là vùng giáp ranh ven đô Sài Gòn – Gia Định, có khi còn đi xa hơn, phân tán trong các kho nhỏ rồi tổ chức các chuyến ôtô đem đi. Phương pháp này được mang ký hiệu là FM vì FM vừa là tên gọi một kênh phát sóng ngắn hơn AM, vừa là chữ viết tắt của phương pháp mới (F: phương pháp; M: mới). Phương pháp này có nhiều thuận lợi hơn phương pháp AM: có thể giải quyết một vụ chuyển tiền lớn chỉ trong một ngày thay vì nhiều tháng hành trình đầy rủi ro của phương pháp AM, an toàn hơn, kín đáo hơn, không bị thiệt thòi do vấn đề tỉ giá, mà có trường hợp còn sinh lợi nhờ hưởng lãi suất phát sinh tại các ngân hàng (khoản lãi suất này trong mười năm tính ra tới gần 25 triệu đôla).
Để thực hiện FM cần phải có một hệ thống tổ chức rất tinh vi và dày công bố trí. Tại Hà Nội, bộ phận B.29 thuộc Vietcombank dùng các mật mã, điện đài để liên lạc với miền Nam và liên lạc với các ngân hàng trên thế giới để nhận và gửi các lệnh chi tiền, chuyển tiền. Bộ phận đó vẫn do ông Mai Hữu Ích điều hành và trưởng phòng thanh toán Nguyễn Nhật Hồng (còn gọi là Ba Hồng) trực tiếp phụ trách.
Ở trong, một bộ phận có bí danh là N.2683 do ông Mười Phi làm trưởng ban tài chính đặc biệt của Trung ương Cục phụ trách. Một bộ phận đặt tại Sài Gòn. Cơ sở này trực thuộc Trung ương Cục, gọi là Ban Công tác đặc biệt. Nó là một “đối tác” đặc biệt của B.29. Đầu mối và cũng là cơ sở của N.2683 là một đại thương gia có khả năng chi tiền mặt cho N.2683. Rồi theo thông báo của N.2683, B.29 lại chi trả cho họ bằng cách chuyển ngân vào tài khoản của họ ở các ngân hàng nước ngoài. Nam
Ông Mười Phi nhận định: “Đây cũng là một loại đường mòn Hồ Chí Minh nhưng không dùng ôtô, tàu thủy, máy bay hay đường ống nên không có vết chân nguời. Chỉ có những lệnh chuyển tiền thôi. Anh Phạm Hùng cho tôi danh sách năm người để tôi chọn. Tôi chọn anh Ba Châu và nhắc anh Phạm Hùng nên cho anh Ba Châu đi học thêm tiếng Khơme, học tình báo rồi hãy vàogiúp chúng tôi”. Phnom Penh
Ông Lữ Minh Châu (Ba Châu) – phó Ban N.2683 – kể lại: “Chiến trường mở rộng, nhu cầu tiền càng nhiều, càng nhanh càng tốt và phải cung cấp cho nhiều nơi. Với biện pháp FM, nói cách khác, với hoạt động ngân hàng đặc biệt trong thời kỳ chống Mỹ tại miền Nam, chúng tôi “Ban Công tác đặc biệt” trực thuộc Trung ương Cục miền Nam với các loại bí số D.270 và N.2683, mà tôi là phó trưởng ban, anh Mười Thăng Long là trưởng ban, đã cung cấp các loại tiền nhanh chóng, đủ và đúng theo yêu cầu của Cục Hậu cần miền Nam”.
———-
Khâu tiếp theo rất quan trọng và đầy rủi ro là chuyển tiền về các vùng căn cứ. Phải tổ chức một loạt đường vận chuyển hợp pháp để kết hợp chở hàng, chở khách với việc chở tiền.
Kỳ 7: Chuyển tiền về cứ
Bà Đỗ Thị Lệ Hồng kể lại công việc chuyển tiền thời chống Mỹ |
Sau khi lấy được tiền Sài Gòn, một khâu rất quan trọng nhưng lại đầy rủi ro là chuyển về các vùng căn cứ. Quy ước là chỉ nhận tiền lớn và đã đóng gói, có dấu của ngân hàng để đỡ mất công đếm.
Sau khi nhận, tiền được cất trong các kho phân tán tại các cơ sở rải rác khắp nội thành, do Tư Trần An (một Hoa kiều chuyên nhập vàng từHong Kong về bán cho các chủ tiệm vàng ở Sài Gòn) sắp đặt và Dân Sanh (Nguyễn Thanh Quang) quản lý. Cũng chính Dân Sanh là người tổ chức vận chuyển. Tiền giấy chở nhiều rất nặng, Dân Sanh phải tổ chức một loạt đường vận chuyển hợp pháp để kết hợp chở hàng, chở khách với việc chở tiền. Đây cũng là cả một kỳ công.
Đảm bảo bí mật
Ông Mười Phi kể: “Trần An đã thiết lập những kho chứa kiên cố, bí mật để giấu tiền chờ giao, chờ chuyển, xe hơi có thể ra vào chở hàng thuận tiện. Phía Dân Sanh cũng có hệ thống kho của mình. Dân Sanh tổ chức thêm xe tải chở đậu vào Chợ Lớn bán rồi mua phân tro tải về Suối Sâu. Năm Đậu tải phân đồng thời tải luôn cả tiền về giao cho Ba Công để chuyển tiền về R. Dân Sanh đã tự tạo cho mình một cơ cấu bình phong dày đặc gồm một đoàn xe tải, hai tàu đi buôn về miền Trung, làm nhiều thứ việc, phối hợp với Phương Mai, Thu Hương, Dân Cường.
Về sau C.130 (biệt danh của nhà cung cấp tiền Sài Gòn là những chủ kinh doanh lớn sẵn sàng hợp tác với một đầu mối của Ban Tài chính đặc biệt thuộc Trung ương Cục miền Nam – N.2683, do Dân Sanh đảm nhiệm) đã có cả đoàn 40 xe tải mua bán gạo với cao nguyên và Trung bộ, giao tận đại lý gạo tại Buôn Ma Thuột. Nơi đó, Khu VI cử người đến nhận lại tiền, giấu trong gạo. Đồng thời có hai chiếc tàu Phương Mai và Thuận Phong mua bán bia từ Sài Gòn chở ra Huế, Đà Nẵng. Trên đường ra miền Trung, tàu dừng lại Vũng Rô (Phú Yên) ban đêm chờ bộ đội giải phóng ra khơi nhận tiền, đưa lên núi cho Khu V”.
Tiền mặt các loại, chủ yếu bằng đôla Mỹ và tiền Sài Gòn, theo cả hai phương thức chi viện AM và FM cuối cùng đều được tập trung về các vùng căn cứ kháng chiến, do các cơ quan tài chính và ngân tín trực tiếp quản lý, điều hành phân phối theo các nhu cầu kháng chiến.
Về việc vận chuyển tiền cho các căn cứ, một trong những người trực tiếp tham gia là bà Đỗ Thị Lệ Hồng, nay là phó giám đốc Ngân hàng Ngoại thương tỉnh Cần Thơ, kể lại: “Trước khi về miền Tây, tôi là lính của anh Trần Dương, tức anh Ba Thái, Ban Kinh tài Trung ương Cục. Tôi được phân công vào một nhóm có nhiệm vụ chuyển tiền từ Campuchia về cho các đơn vị thuộc Trung ương Cục.
Chúng tôi sắm những con thuyền có gắn máy, đóng vai đi buôn gạo, buôn trái cây dọc sông Mekong, vận chuyển hàng từ Phnom Penh về Nam bộ. Có khi một tháng một lần, khi vài tháng một lần. Bên dưới đáy thuyền có giấu tiền. Chúng tôi phải bố trí những chuyến hàng rất cẩn thận vì đó là tài sản của Đảng, của bao nhiêu đơn vị đang cần đến nó cho công cuộc kháng chiến. Tiền chở về được đưa về những địa chỉ nhất định, có người tiếp nhận.
Tuy là cấp dưới của anh Trần Dương nhưng trong thời kỳ chiến tranh chưa bao giờ tôi biết mặt anh ấy. Chúng tôi đi về, gặp nhau, giao nhận tiền… thường đều bịt kín mặt, chỉ thấy con mắt. Trong hoàn cảnh ác liệt lúc đó, đảm bảo bí mật là yêu cầu tối quan trọng. Phải không ai nhận được mặt nhau, để lỡ đối phương bắt được ai cũng không dễ lần ra đầu mối.
Trong số những anh em đến vùng căn cứ, có không ít người hoạt động ở nội thành. Những người đó lại càng phải giữ bí mật, không ai nhận diện được. Có những trường hợp chúng tôi thậm chí không nhìn thấy người nhau, không thấy dáng đi của nhau, mỗi người một bên bức vách bằng lá, trao đổi với nhau một số điều cần thiết, để lại tài liệu, thỏa thuận những mật hiệu và những con số…, sau đó mỗi người một ngả. Chính vì vậy đối phương khó có thể phát hiện và tìm ra manh mối của các cơ sở cách mạng, cả trong thành lẫn ngoài vùng căn cứ”.
Nhà thầu khoán
Đối với các vùng căn cứ thuộc miền núi và cao nguyên hẻo lánh mà hệ thống ngân hàng không vươn tới được buộc phải dùng phương pháp thủ công: người mang tiền đi. Còn đối với các vùng căn cứ gần các thị trấn hoặc thị xã, phương pháp chuyển ngân đã được sử dụng. Với phương pháp này, C130 bố trí các đầu mối trong thị trường tiền tệ quốc nội của Nam Việtđể chuyển tiền từ N.2683 tới các thị trấn, thị xã. Ở đó có người của các khu căn cứ tới nhận. Nam
Một trong những tuyến chuyển ngân quan trọng nhất là chuyển từ C.130 tại Sài Gòn về các tỉnh miền Tây. Đối với miền Tây, từ sau cuộc Đồng khởi, việc thu đảm vụ (từ giữa thập niên 1960, Trung ương Cục có chủ trương huy động sự đóng góp của nhân dân cho cuộc kháng chiến dưới hình thức thuế gọi là “đảm vụ", chủ yếu là thu ở các hộ kinh doanh công thương nghiệp và những hộ nông dân có thu nhập cao) tại chỗ ngày càng eo hẹp. Quân đội đối phương lấn chiếm và quản lý rất chặt chẽ các vùng nông thôn. Do đó không có khả năng tự túc về tài chính mà phải nhờ sự chi viện từ trung ương thông qua Trung ương Cục, cụ thể là qua tuyến C.130 rót về.
Người đảm đương công việc này chính là thân phụ của Lữ Minh Châu (phó trưởng ban N.2683): ông Lữ Văn Buối, một cán bộ lão thành cách mạng hoạt động từ thời tiền khởi nghĩa. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông đóng vai trò một doanh nhân người Hoa (gia đình ông vốn là dòng họ Minh Hương đã sinh sống ở Cà Mau 3-4 thế kỷ trước). Ông chuyên kinh doanh ngành xây dựng. Lĩnh vực của ông là thầu xây dựng các khu chợ thuộc các thị xã và thị trấn ở miền Tâybộ, suốt từ Sài Gòn đến Cà Mau. Nam
Ông có phong độ chững chạc của một doanh nhân lớn, công việc của ông lại rất rõ ràng và cụ thể, không ai có thể nghi ngờ. Khi nhận được “chỉ thị" từ con trai, ông cho chuyển các khoản tiền của C.130 về điểm quy ước là chợ Cà Mau.
Ở Cà Mau có một cơ sở kinh doanh của ông nhận khoản chuyển ngân đó. Họ rút ra thành tiền mặt. Lượng tiền mặt đó được đóng thùng như những thùng hàng bình thường rồi chuyển tới các sạp hàng ngay giữa chợ Cà Mau. Người của các quân khu VIII, IX nhận được mật hiệu thì đến đó để nhận “hàng”. Giữa một khu chợ sầm uất, đông đúc và ồn ào như chợ Cà Mau, việc có người đem tới những thùng hàng nào đó và có người khác tới nhận mang đi là chuyện hoàn toàn bình thường, không ai để ý, cũng không ai có thể ngờ việc chuyển giao những khối tiền lớn cho các căn cứ kháng chiến lại được thực hiện ở đây.
Từ đó cho tới ngày giải phóng miền Nam, tuyến đường chuyển ngân qua tay ông Lữ Văn Buối là tuyến đường quan trọng nhất, là nguồn dinh dưỡng tài chính cơ bản cho toàn miền Tây Nam bộ. Sau ngày giải phóng miền Nam, ông Lữ Văn Buối đã trút bỏ “phần đời” của một nhà thầu khoán, sống cuộc đời thanh bạch của một chiến sĩ cách mạng lão thành trong lĩnh vực tài chính của miền Nam.
———–
Một hôm, ông Hai Xô cho gọi năm anh em bảo vệ đến giao nhiệm vụ. Ông nói đại ý: “Hiện có một số hàng cần bảo quản giữ gìn, đây là bí mật quốc gia, các chú phải coi trọng và bảo vệ an toàn tuyệt đối cho dù phải hi sinh cả tính mạng”. Không có các thủ tục xuất, nhập, giấy tờ, biên bản. Làm sao để giữ?
Kỳ 8: Cất giữ “kho báu”
C.32 đón đoàn xe vận chuyển hàng và tiền từ Bắc vào.Ảnh tư liệu |
Tại B2 và các địa bàn khác do Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo, có đơn vị kho quỹ là C.32 trực thuộc Ban Kinh tài (BS.107) của Trung ương Cục miền. Đó là đầu mối, là tổng quỹ tiếp nhận các nguồn tiền mặt từ trung ương phân bổ vào theo đường chuyển tiền mặt AM và do Ban tài chính đặc biệt thuộc Trung ương Cục miền Nam (N.2683) cung cấp theo con đường chuyển ngân FM. Nam
Bí mật quốc gia
Ông Nguyễn Thành Nguyên, người phụ trách kế toán của C.32, kể: “Tôi là trưởng kế toán và quản lý kho bạc, ký hiệu đơn vị tôi là B1/C32/BS107. Anh Hai Cảnh phụ trách kho quỹ. Tôi được phân công theo dõi toàn bộ khoản tiền trung ương chi cho B qua hai con đường. Tiền đôla được trung ương chuyển theo đường bộ qua đường dây của đoàn 559 (Trường Sơn) vào thẳng đến C.32. Tiền Sài Gòn, riel Campuchia, kip Lào được giao chuyển từ nhiều con đường đến C.32… Số cán bộ của C.32 lo “chế biến” có các anh Lý Hồng, Thanh Châu, anh Giàu, Năm Hải, Ba Hài. Các anh này là cán bộ phụ trách, mỗi chốt đều có thêm một số đồng chí khác cùng làm việc…
Mỗi lần trung ương gửi tiền mặt đôla hoặc chuyển khoản đôla đều có điện báo vào C.32, tôi đều vào sổ để đối chiếu số liệu với các bộ phận liên quan. Hằng tháng, quý, năm, kế toán chúng tôi đều có lập báo cáo viết và bản cân đối kế toán nộp lên Ban Kinh – tài. Ông Trần Dương là phó ban, ông Hai Xô, thường vụ Trung ương Cục, là trưởng ban”.
Thượng tá an ninh Phạm Bạn – nguyên chiến sĩ cận vệ Trung ương Cục miền– nhớ lại: “Một hôm, ông Hai Xô cho gọi năm anh em bảo vệ (trong đó có tôi) đến giao nhiệm vụ. Ông nói đại ý: Hiện có một số hàng cần bảo quản giữ gìn, đây là bí mật quốc gia, các chú phải coi trọng và bảo vệ an toàn tuyệt đối cho dù phải hi sinh cả tính mạng. Không có các thủ tục xuất, nhập, giấy tờ, biên bản. Chúng tôi chỉ biết đào hầm bí mật chắc chắn để chứa những hòm sắt dài độ 50cm, dày khoảng 20cm, nặng chừng 12kg, trong ruột có một hộp gắn thiếc nặng chừng 3kg. Bình thường các hộp đó để trong hầm, được canh gác nghiêm mật ngày đêm. Khi có động thì anh em tháo bỏ vỏ, cho các hộp vào balô con cóc, mỗi người mang bốn hộp bí mật chuyển cất giấu ở các cứ dự phòng. Chúng tôi làm công việc thầm lặng này một cách tự giác và nghiêm mật, tôi cảm thấy ngoài ông Hai Già (tức ông Hai Xô) và Ba Thái thì không còn ai biết “kho báu” cất giấu ở chỗ nào. Nam
Một buổi chiều mùa khô năm 1972, hàng chục trực thăng quần đảo và đổ bộ xuống trảng, sát cứ kinh tài Miền. Nguy cơ bị “chụp” chỉ còn trong gang tấc. Anh em cảnh vệ đã tính đến phải mở đường máu để cứu nguy thủ trưởng hoặc chiến đấu đến người cuối cùng để bảo vệ “kho báu”. Song chính lúc đó, nhờ sự bình tĩnh và dày dạn kinh nghiệm chiến trường của ông Hai, chúng tôi đã giữ bí mật lực lượng cho đến khi màn đêm sập xuống, đối phương không dám nống ra.
Thời cơ ấy cho chúng tôi cắt rừng chuyển cứ suốt đêm, đảm bảo người và tài sản an toàn đến nơi ở mới. Sau này, giải phóng miền Nam, chúng tôi mới được biết mình đã từng bảo vệ “kho bạc” có đến hàng triệu đôla trong bom đạn không hề suy suyển một xu. Trong số năm người thì bốn người đã qua đời vì chất độc da cam và các căn bệnh hiểm nghèo, nay chỉ còn lại mình tôi. Còn ông Hai Già – người thủ trưởng năm xưa của chúng tôi – nay đã ở tuổi 91″.
Những cái “kho”
Trong hệ thống phân phối tiền từ Trung ương Cục tới các phân khu, có hệ thống các kho quỹ của khu và tỉnh. Nói đến chữ kho, người ta thường hình dung những ngôi nhà kín cổng cao tường với những két sắt kiên cố…
Nhưng cái gọi là kho của các khu và các tỉnh thời kỳ này thật ra chỉ là một hòm sắt. Bà Đỗ Thị Lệ Hồng sau khi làm công tác vận chuyển tiền, năm 1970 được phân công phụ trách kho quỹ của Khu IX. Bà kể lại: “Cơ ngơi kho quỹ của tôi chỉ là một chiếc bàn nhỏ và một chiếc hòm sắt, vốn là thùng đựng đạn đại bác, có nắp kín, không thấm nước. Tiền để trong đó. Công việc tôi được giao là cấp phát tiền theo lệnh của khu cho các đơn vị. Tiền đó chủ yếu để chi tiêu cho các đơn vị như mua sắm, trả tiền thuê mướn, vận chuyển. Còn tiền lương thì tất cả miền Tây lúc đó không có, chỉ có sinh hoạt phí. Mức sinh hoạt phí của mọi người như nhau.
Bản thân tôi cũng như tất cả các đồng chí khác, từ lãnh đạo khu cho tới nhân viên đều được hưởng một khoản sinh hoạt phí mà tôi không nhớ là bao nhiêu, chỉ nhớ rằng tính ra hằng tháng chỉ mua được một ống kem đánh răng và một bàn chải. Còn cái “kho” của tôi thường xuyên phải dìm xuống sình 3-4 lần một ngày. Mỗi lần có máy bay, có đại bác bắn thì người phải chui vào hầm, “kho” thì dìm xuống sình để nếu lính càn tới không tìm thấy tiền, bom đạn bắn phá cũng không bị hư nát. Khi có người đến lãnh tiền, giao tiền lại phải kéo “kho” lên. Kéo lên xong thì rửa tay cho sạch. Làm xong công việc lại đưa kho xuống sình.Tay tôi vì thế suốt ngày lấm lem vì sình” .
Tại chiến trường Liên khu V, nguồn tiền trung ương đưa vào được ngân tín Khu V, thuộc Ban Tài – mậu Liên khu ủy, tiếp nhận, quản lý và phân phối. Nếu phải “chế biến” từ đôla Mỹ ra tiền Sài Gòn thì ngân tín các tỉnh được giao trách nhiệm thực hiện chế biến phân tán lẻ, theo sự chỉ đạo về số lượng và tỉ giá tối thiểu của tài – mậu khu ủy V… Ông Võ Văn Kiểu, người phụ trách ngân tín Bình Định, cho biết: “Năm 1968 tôi được Ngân hàng Trung ương cử đi B1, phụ trách trưởng tiểu ban ngân tín, trực thuộc Ban Tài – mậu Tỉnh ủy Bình Định. Nguồn tiền mặt đôla Mỹ, trung ương giao cho khu, khu giao cho tỉnh quản lý và chế biến. Số lượng đôla cần chế biến ra tiền Sài Gòn cũng như tỉ giá tối thiểu giữa đôla và tiền Z đều do khu ủy chỉ đạo.
Tiền đôla từ căn cứ chiến khu cần chuyển tới vùng ven thành phố Quy Nhơn, do cán bộ ngân tín phụ trách. Còn các cán bộ hoạt động hợp pháp trong thành phố thì liên hệ với các cơ sở thương nhân để đặt yêu cầu, xác định số lượng và tỉ giá. Nguyên tắc là “tiền trao cháo múc”. Lấy “Núi Bà" vùng ven chiến khu làm nơi giao nhận tiền. Từ đây, tiền Sài Gòn tiếp tục do các cán bộ ngân tín đưa về căn cứ các nơi theo chỉ đạo của tỉnh và khu ủy. Trong những cán bộ ngân tín làm nhiệm vụ này, hiện ở Bình Định còn nhiều người đang công tác tại các ngành. Như anh Thao, giám đốc Vietcombank Quy Nhơn hiện thời, đã từng làm nhiệm vụ trên, khi đó anh Thao mới 17, 18 tuổi”.
———–
Sau khi đã nhận và đưa tiền về các khu căn cứ, B.29 báo bằng mật mã ra Hà Nội để lo việc thanh toán cho đối tác bằng cách chuyển tiền tới tài khoản của họ ở nước ngoài. Chuyển tiền bằng điện hối, séc. Nhưng sự thể hiện trên giấy trắng mực đen thì không ai biết đó là gì cả. Tất cả đều đã được quy ước.
Kỳ 9: Những tờ séc mã hóa
NarodnyBank London |
Sau khi đã nhận và đưa tiền về các khu căn cứ, nhiệm vụ tiếp theo là của Quỹ ngoại tệ đặc biệt (B.29). Ông Lữ Minh Châu báo bằng mật mã ra Hà Nội cho ông Nguyễn Nhật Hồng – người trực tiếp phụ trách B.29 – để lo toan việc thanh toán cho đối tác, bằng cách chuyển tiền tới tài khoản của họ ở nước ngoài.
Ông Mười Phi kể: “Vì vậy trong lòng của hệ thống Ngân hàng Trung ương Hà Nội có một bộ phận cơ mật đặc biệt chuyên trách, vừa phối hợp với những đầu cầu, mối quan hệ đặt ở nước ngoài, ví dụ như tại Hong Kong, Paris, London, vừa phối hợp với chúng tôi”.
Tờ lịch đặc biệt
Sau này ông Nguyễn Nhật Hồng kể lại rằng con đường chuyển ngân FM xuất phát từ chủ trương: thương nhân cung ứng tiền Sài Gòn trước và chịu nhận trả ngoại tệ sau ở nước ngoài. Đây giống như một kiểu “đào hối”, có lợi cho phía giải phóng và tất nhiên đảm bảo lợi ích thiết thực của thương nhân. Nghiệp vụ ngân hàng ở đây là sự chuyển tiền bằng điện hối hoặc chuyển tiền bằng séc cầm tay. Nhưng đặc biệt ở chỗ đây là một kiểu thanh toán tay ba. B.29 Hà Nội chuyển trả tiền thay cho chiến trường nhận tiền Sài Gòn, thời gian và không gian khác nhau.
Ông Charles Hilsum, giám đốc EuroBank thời kỳ 1946-1965 |
Ông Hồng cho biết với chuyển tiền bằng điện hối, B.29 giữ vai trò ngân hàng chuyển tiền. Khách hàng yêu cầu chuyển tiền là Ban Tài chính đặc biệt N.2683, cũng là người mua hàng. Người nhận tiền ở nước ngoài là cơ sở đại diện của người đã cung cấp tiền Sài Gòn. Ngân hàng thực hiện chuyển tiền trả là nơi giữ tài khoản cho B.29 tại hải ngoại.
Tất cả đều quy ước trước: loại tiền và số tiền đều mã hóa theo những yếu tố quy ước… Chẳng hạn tại Hong Kong, Ngân hàng Trung Quốc (BOC) Hong Kong chọn giúp hai cơ sở ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ giữ tài khoản và trả tiền theo điện hối và séc từ Việt Nam phát hành. Theo quy ước cơ sở này gọi là Anh Bảo, còn đồng đôla Mỹ quy ước là X19.
Với chuyển trả tiền bằng séc cầm tay, B.29 thông qua cơ sở trả tiền ở nước ngoài là ngân hàng giữ tài khoản, thực hiện trả tiền cho người cầm séc. Bộ phận N.2683 tại Sài Gòn là người ký phát séc. Người cầm séc là nhà cung cấp vật tư và hàng hóa cho vùng giải phóng, cũng là người hưởng séc.
Nội dung của tờ séc là để trả tiền, nhưng quy ước lại là “một tờ lịch” của bất cứ một ngày nào đó đã qua. Những yếu tố ngày, tháng, năm trên tờ lịch cùng những yếu tố về số tiền, loại tiền, địa điểm trả tiền… đều được mã hóa theo quy ước, chính là “số máy điện thoại” được ghi trên tờ lịch. Tờ lịch cũ như tờ giấy lộn, nhưng lại là một tờ séc chuyển tiền cầm tay vô danh của FM. Nếu người cầm tờ séc này bị địch bắt thì tờ lịch không nói lên điều gì.
Nội dung là chuyển tiền bằng điện hối, séc nhưng sự thể hiện trên giấy trắng mực đen thì không ai biết đó là cái gì cả! Tất cả đều đã được quy ước. Lộ một khâu nào trong dây chuyền xem như hết! Rất may ta đã làm việc trót lọt đến tận ngày 30-4-1975. Theo tổng kết, FM chiếm đến 1/3 tổng kim ngạch chi viện.
Công lao một người cộng sản Pháp
Trong thanh toán quốc tế, tức là chi trả cho những doanh nhân ở Sài Gòn đã giao tiền Sài Gòn cho N.2683 và tiền lót đường cho các sĩ quan quân đội Campuchia, B.29 có trách nhiệm chi trả bằng ngoại tệ, nhưng không phải trả trực tiếp mà trả vào các tài khoản do họ quy định ở các ngân hàng nước ngoài.
Như vậy phải có những cơ sở ngân hàng nước ngoài tại các trung tâm giao dịch liên quan đến hệ thống thanh toán này, chủ yếu là Hong Kong, Bắc Kinh, Paris, London. ỞHong Kong đã có BOC. ỞLondon vàParis thì Liên Xô đã giúp ViệtNam bằng cách cho sử dụng các chi nhánh ngân hàng quốc gia Liên Xô tạiParis là EuroBank và tạilà NarodnyBank. London
Các ngân hàng này đã đứng ra nhận các khoản tiền của BOC gửi sang theo lệnh của B.29. Các ngân hàng đó cũng nhận các khoản tiền giúp đỡ của bà con Việt kiều. Sau đó, cũng theo lệnh của B.29, các ngân hàng này chuyển tiền chi trả vào tài khoản của các khách hàng như đã nói ở trên.
Ông Nguyễn Nhật Hồng giải thích về cơ chế này: “Địa bàn quốc tế của B.29 đã lồng vào địa bàn quan hệ thanh toán của Ngân hàng Ngoại thương, tại thị trường tư bản có Paris, Hong Kong, London, Rome, Bruxelles, Tokyo, Stockholm, Zurich, Bangkok, Vientiane, Phnom Penh… Tại thị trường xã hội chủ nghĩa có, Bắc Kinh, Quảng Châu. Matxcơva ,Berlin
Tại đây, các ngân hàng là đại lý của Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có tài khoản tiền gửi ngoại tệ tự do chuyển đổi với kim ngạch rất lớn, chủ yếu là vốn của B.29 dự trữ để thực hiện thanh toán đặc biệt và kinh doanh ngoại hối. Có một số ngân hàng tại các nước tư bản biết rõ nghiệp vụ này góp phần chuyển viện trợ quốc tế cho miềnchống Mỹ, nhưng họ đã tự giác bảo mật chuyện đó". Nam
Trong công việc thầm lặng và công phu này, phải nhắc đến công lao của một người cộng sản Pháp tên Charles Hilsum. Ông làm giám đốc EuroBank ởParis từ 1946-1965, chính ông là người thiết kế những đường dây này và nối nó với những hệ thống ngân hàng ởvà các ngân hàng khác. London
Ông đã trực tiếp sang Việt Nam những năm đầu thập niên 1960 để hướng dẫn các cán bộ thuộc B.29 về những thủ tục thanh toán quốc tế trong hệ thống ngân hàng thế giới, mà lúc đó Ngân hàng Việt Nam còn ít nhiều ấu trĩ. Đặc biệt, ông cũng cung cấp nhiều kinh nghiệm về những biện pháp tránh rủi ro trước hệ thống giám sát của các ngân hàng Mỹ.
———–
Hòa bình năm 1975, Quỹ ngoại tệ đặc biệt cùng guồng máy kinh tài của Đảng ở khắp các chiến trường miền Trên cơ sở đó, đôn đốc chuyển nộp lại số tiền mặt ngoại tệ chưa sử dụng để thống nhất và tập trung sử dụng theo yêu cầu của tình hình mới sau chiến tranh. |
Quyết toán từ năm 1965-1975, B.29 đã tiếp nhận 678.700.000 USD, trong đó hơn 626 triệu USD là tiền viện trợ đặc biệt, hơn 24 triệu USD là tiền của các tổ chức và nhân dân quốc tế ủng hộ, gần 21 triệu USD là tiền lãi kinh doanh chuyển đổi và gửi ngoại tệ ở nước ngoài, gần 7,5 triệu USD là lãi từ tiền dự trữ của chiến trường sau giải phóng…
Nhiều nhà lãnh đạo cấp cao đã từng vàora Bắc công tác trên những con đường Trường Sơn thời chiến. Thậm chí tuyến lửa đã từng đón các nhà lãnh đạo nước ngoài đến thăm. Đối phương không hề biết. Nam
Kỳ cuối: Những chuyến đi tuyệt mật
Thắng – Lợi trên đường Trường Sơn – Ảnh tư liệu |
Những con đường Trường Sơn trên bộ và trên biển thời chiến tranh không những đã phát triển trên quy mô lớn về lượng, mà đảm bảo về mức độ an toàn rất cao. Hai sự kiện tiêu biểu nhất chứng minh độ an toàn của con đường này là cuộc viếng thăm của lãnh đạo Cuba Fidel Castro và chuyến đi vào và đi ra của Quốc vương Campuchia Sihanouk và phu nhân.
Thắng – Lợi đi và về thắng lợi: Để đảm bảo chuyến đi về của Quốc vương Sihanouk và bà hoàng Monique, bộ đội Trường Sơn đã được Thủ tướng Phạm Văn Đồng đích thân đặt kế hoạch tuyệt đối an toàn cho chuyến đi. Để đảm bảo an toàn, trước hết Quốc vương Sihanouk được đặt bí danh là Thắng, bà hoàng được đặt tên là Lợi.
Bốn sư đoàn của bộ đội Trường Sơn đã được giao nhiệm vụ đón khách trọng thể qua tám trạm dừng chân. Trên các trạm này phải đảm bảo tiện nghi sinh hoạt như những nhà nghỉ cao cấp, nghĩa là phải đủ phòng tắm, vệ sinh, phòng ăn, phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ… tất cả yêu cầu đó đã được bộ đội Trường Sơn đảm bảo.
Một trong những người tham gia dẫn đường đã viết trong bút ký: “Mặt trời lên cao, nắng đổ tràn rừng. Đoàn xe rẽ vào con đường “kín” nhân tạo bởi những tán cây hai bên buộc díu vào nhau, những tấm lưới ngụy trang xen các loại dây leo… Không gian thoắt dịu hẳn, thấp thoáng vài giọt nắng lung linh. Quốc vương Sihanouk ngây người, thốt reo: “Con đường hầm màu lam… Ôi! Một kỳ công! Mỹ thua là phải thôi…“. Chuyến đi đẹp đến mức Quốc vương Sihanouk đã sáng tác ngay trên đường một bài hát có tên Biết ơn con đường nói về tình nghĩa của đường Trường Sơn Việt– Campuchia. Nam
Hai nhà lãnh đạo Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt trên đường ra Bắc họp năm 1973 – Ảnh tư liệu |
Chuyến đi vào Nam của ông Võ Văn Kiệt: Trong thời kháng chiến chống Mỹ, ở cương vị bí thư Khu ủy miền Tây, sau khi ký Hiệp định Paris, một vấn đề có tính chất chiến lược đặt ra là “ghìm cương vỗ béo”, tức là giữ nguyên tình trạng da báo hay là đánh trả mọi cuộc lấn chiếm, tràn ngập lãnh thổ của quân đội Sài Gòn. Bộ Chính trị đã triệu tập ông Võ Văn Kiệt ra gấp để trao đổi.
Khi ra, ông đi đường bộ, tới miền Trung thì đi máy bay ra Hà Nội. Khi về, Bộ Chính trị quyết định ông phải về gấp bằng đường thủy. Để đưa một vị lãnh đạo cao cấp vàovới sứ mệnh hệ trọng như vậy, chuyến đi phải được bố trí rất cẩn thận. Một trong những thuyền trưởng dày dạn nhất trên đường biển là thuyền trưởng Tư Mau được giao nhiệm vụ tổ chức chuyến đi này. Nam
Ba chiếc thuyền không số đã được lựa chọn. Hai chiếc chở vũ khí, một chiếc chở riêng ông Võ Văn Kiệt và một số tài liệu đặc biệt. Ngoài ra, còn có 3 triệu đôla tiền mặt để chi viện cho miền. Con tàu chở ông Võ Văn Kiệt mang số 159TT. TT nghĩa là thương thuyền, tức là đi công khai, mang giấy tờ giả. Ông Võ Văn Kiệt đóng vai một thương nhân sang trọng của Công ty Ngư Long, chuyên kinh doanh muối, có đầy đủ giấy tờ (giả). Con tàu này chở muối trên tuyến Đà Nẵng – Sài Gòn. Nam
Trên đường đi, sau khi vượt qua giới tuyến, tàu đàng hoàng dừng lại Cà Ná để nấu cơm ăn, sửa chữa tàu, mua thêm muối. Thấy dáng vẻ “ông chủ muối” rất đàng hoàng, không ai hỏi han khám xét gì cả. Sau đó tàu đi tiếp đến Vũng Tàu, Tư Mau đến trạm quan thuế Bà Đá để ký xác nhận việc chở muối… Sau bốn ngày, tính từ lúc rời Hải Phòng, tàu đã tới vùng căn cứ Cà Mau.
Chuyến đi ra Bắc của ông Lê Đức Anh: Đoàn tàu đưa ông Võ Văn Kiệt về Nam chưa được bao lâu thì lại nhận nhiệm vụ đưa tư lệnh Quân khu miền Tây Lê Đức Anh ra Bắc. Bốn con tàu đã được lựa chọn, trong đó có con tàu Sài Gòn 159TT mới đưa ông Võ Văn Kiệt từ Bắc vào Nam. Tư Mau trực tiếp lái con tàu này chở ông Lê Đức Anh. Tàu mang giấy tờ của một đoàn tàu đánh cá. Tư Mau đóng vai ông chủ của cả đoàn tàu đánh cá. Ông Lê Đức Anh đóng vai bồi bếp trên tàu, cũng có đủ giấy tờ (giả).
Đoàn tàu xuất phát từ Cà Mau ngày 27-11-1973. Chuyến đi này gặp nhiều điều không may. Con tàu Sài Gòn 159TT đi giữa đường bị rò rỉ nước vì chuyến trước gặp quá nhiều sóng, rạn nứt nhiều, giữa biển không có cách nào chữa được, toàn đoàn đành chuyển sang tàu 158TT. Người cuối cùng điều khiển tàu 159TT là Tư Mau, thấy con tàu chìm dần đến giờ chót cũng đành phải chuyển sang tàu 158TT. Tàu 158TT tiếp tục chạy, con tàu 159TT không người lái nhưng máy vẫn nổ cho đến lúc chìm dần và mất tích dưới sóng biển.
Tai họa chưa hết, đến gần phía đảo Hải Nam thì đoàn tàu gặp bão lớn, Tư Mau lại trực tiếp lái con tàu này vì theo mọi người, chỉ có tay lái của ông mới vượt qua được gió to sóng cả giữa biển khơi, sơ suất một chút là con tàu có thể bị sóng đánh chìm. Đã gần tới đảo Hảivà vì chạy ngược sóng nên mãi không tới. Một người cùng đi trong chuyến này kể lại: “Trời biển mù hết. Trên đường đi thì nhiều tàu nước ngoài bị chìm, xuồng cao su trôi bập bềnh, có cả người chết nữa. Tàu ta lúc này vô nước nhiều hơn. Chạy một giờ lại phải bơm nước một lần”. Nam
———–
Cuối cùng thì 2 giờ sáng có ánh đèn chớp ở phía chân trời, đó là đảo Hải, chiếc đèn đó chính là điểm H, tức cảng bí mật Hậu Thủy… Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét