Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Những năm tháng không thể nào quên
Mục Lục
Thông tin ebook
Tên sách : Những năm tháng không thể nào quên
Tác giả : Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Nguồn : http://vnthuquan.net
Convert : Bùi Xuân Huy (santseiya_TVE)
Ngày hoàn thành : 03/03/2007
- 1 -
Về Hà Nội, chúng tôi ở phố Hàng Ngang. Thành uỷ đã bố trí cho chúng tôi ở tại một gia đình cơ sở. Ít hôm sau, có tin Bác đã về. Mấy ngày trước đó, một trung đội Quân giải phóng thuộc chi đội Quang Trung chiến đấu tại Thái Nguyên, đã được lệnh quay gấp lại Tân Trào để đi bảo vệ Bác. Đồng chí đến báo tin nói dọc đường có những lúc Bác phải dùng cáng. Như vậy, chắc Bác còn yếu lắm. Bác vốn không bao giờ muốn làm bận đến người khác ngay cả những khi yếu mệt. Tình hình đang khẩn trương. Các anh rất mừng.
Anh Thọ được cử lên chiến khu đón Bác thì Bắc đã về. Anh Ninh và tôi cùng đi lên Phú Gia gặp Bác.
Xe nhanh chóng ra khỏi thành phố. Rặng ồi ven đê quen thuộc. Những làng quanh Hồ Tây phấp phới cờ đỏ. Nhớ lại ngày đi đón Bác ở Đèo Gie. Khi đó, Bác ở Cao Bằng về Tân Trào. Ít ngày sau, Tân Trào dã trở thành thủ đô của cách mạng.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, lênh dênh góc bể chân trời, đã có những ngày vui lớn. Đó là ngày Bác tìm thấy con đường giải phóng dân tộc khi đọc Luận cương của Lenin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đó là ngày thành lập Đảng cộng sản Pháp năm 1920 mà Bác là một thành viên. Và ngày lịch sử mồng 3 tháng Hai năm 1930, ngày thành lập Đảng cộng sản Đông Dương…
Đây lại là một ngày vui lớn nữa đang đến với Bác, đang đến với cách mạng Việt
Vào những giây phút đó mới thấy hết được tấm lòng khát khao cháy bỏng của Bác đối với nền độc lập, tự do của dân tộc. Không phải chỉ ở những lời Bác dặn dò về công tác cán bộ, cách giữ vững phong trào, "dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập tự do". Tấm lòng của Bác còn hiện lên rất rõ qua mỗi cử chỉ nhỏ, qua cái nhìn khi Bác chợt tỉnh giữa những cơn sốt, qua sự đấu tranh với bệnh tật hiểm nghèo để giành từng phút, từng giây cho cách mạng.
Theo lời hiệu triệu của Đảng, của Bác, suốt mấy ngày nay, cả dân tộc ta từ Bắc chí
Chúng tôi vào làng Gạ.
Bác ở một ngôi nhà gạch nhỏ nhưng sạch sẽ. Chúng tôi bước vào, nhìn thấy ngay Bác đang ngồi nói chuyện với cụ chủ nhà.
Ngày nào ở Việt Bắc, Bác còn là một ông ké Nùng. Bữa nay, Bác đã trở thành một cụ nông dân miền xuôi rất thoải mái, tự nhiên trong bộ áo quần nâu. Bác vẫn gầy nên đôi gò má cao. Những đường gân hiện rõ trên trán và hai thái dương. Nnhưng với vầng luôn luôn ngời sáng, một sức mạnh tinh thần kỳ lạ toát ra từ hình dáng mảnh dẻ của Bác. Dù sao so với những ngày dự hội nghị ở Tân Trào, Bác đã khá hơn nhiều.
Cụ chủ nhà thấy chúng tôi tới, giữ ý, mời thế nào cũng không ngồi lại, nói vài câu chào hỏi rồi lánh đi chỗ khác.
Bác tươi cười nhìn chúng tôi, nói:
– Trông các chú bữa nay ra dáng người tỉnh thành rồi.
Chúng tôi sôi nổi báo cáo với Bác tình hình khởi nghĩa ở Hà Nội và các tỉnh. Bác ng�! �i lắng nghe, vẻ mặt điểm đạm. Tính Bác như vậy, khi vui khi buồn đều vẫn bình thản.
Chúng tôi nói với Bác ý Thường vụ muốn tồ chức sớm lễ ra mắt của Chính phủ. Theo quyết định của Hội nghị toàn quốc họp lại Tân Trào, Uỷ ban dân tộc giải phóng do Bác làm Chủ tịch sẽ trở thành Chính phủ lâm thời.
Với một vẻ vui vui, Bác nói như hỏi lại chúng tôi:
– Mình làm Chủ tịch à?
Thực ra, một thời kỳ rất vẻ vang nhưng cũng cực kỳ hiểm nghèo của dân tộc đã bắt dầu. Bác đã nhận sứ mệnh lhó khăn: Lái con thuyền quốc gia Việt
- 2 -
Chúng tôi trở về Hàng Ngang trước đề chuẩn bị.
Anh Nhân(1) lên sau, ở lại đến chiều cùng về với Bác. Đây là lần đầu tiên Bác đến Hà Nội. Chặng đường ba trăm ki-lô-mét từ ngôi nhà tranh nhỏ hẹp tại làng Kim Liên tới đây, Bác đã đi mất ngoài ba mươi lăm năm.
Con đường Bác đã đi không giống bất cứ con đường của một người Việt
Bác đã đi giữa những ngày đông ảm đạm, vòm trời châu Âu, châu Á bị những đám mây đen chiến tranh cửa chủ nghĩa đế quốc che phủ.
Thế gian hỗn loạn, đau thương; tội ác của chủ nghĩa đế quốc chồng chất. Giữa lúc vàng thau lẫn lộn, giả thật khó phân, Bác đã nhanh chóng nhìn thấy ánh sáng của chân lý. Bác đã đến với chủ nghĩa Lenin. Bác đã thấy học thuyết Lenin chính là mặt trời đưa lại nguồn sổng tươi vui Bác đã thấy ngọn cờ Lenin là tượng trưng cho lòng tin và đuốc sáng của hy vọng. Từ năm mươi năm trước dây, người yêu nước Việt
Một sự đổi thay lớn lao đã đến trong đời sống của dân tộc.
Mấy ngày trước đây, Hà Nội còn giữ nguyên vẹn bộ mặt một sản phầm của chế độ thực dân thối nát thời chiến. Cả thành phố chìm đắm trong những hoạt động chợ đen. Cuộc sống tính từng ngày. Những chiếc xe chở rác không đủ để đưa xác những người chết đói ra vùng ngoại ô, đổ xuồng những hố chung. Trong khi đó, ở các cửa ô, người đói khắp làng quê vẫn ùn ùn kéo vào. Họ đi vật vờ như những chiếc lá khô buổi chiều đông. Nhiều khi chỉ một cái gạt tay của viên cảnh sát, cũng đủ làm họ ngã xuồng không bao giờ trở dậy.
Lại thêm tháng Tám năm nay, nước các triền sông đều lên to. Cơn "hồng thuỷ" đã phá vỡ những đê diều từ lâu không được bọn thống trị nhòm ngó tới. Sáu tỉnh đồng bằng, vựa thóc của cả miền Bác, bị chìm dưới làn nước trắng. Dịch tả hoành hành. Bao nhiêu tai hoạ của chế độ thực dân cùng một lúc dồn đến.
Cùng với bọn đầu cơ kinh tế, bọn đầu cơ chính trị cũng dua nhau nổi lên. Chúng vừa hô Việt
Không phải chỉ riêng Hà Nội mà cả dân tộc ta đang sống những giờ phút đau thương.
Thắng lợi vĩ đại của Hồng quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật vào giữa tháng Tám, đã đưa lại cho dân tộc ta một thời cơ lớn. Cách mạng nổi lên như một cơn lốc. Chỉ trong vài ngày, những vết nhơ, những nỗi nhục, những khổ đau của chê độ nô lệ đã được quét đi khá nhiều.
Sức hồi sinh của cách mạng thật lạ thường. Hôm trước cả thành phố còn tê liệt vì nạn đói, vì bệnh dịch, vì sự khủng bố. Hôm sau, tất cả những đường to ngõ hẻm đã sôi lên. Hàng vạn, hàng vạn con người ầm ầm kéo đi với sức mạnh như những dòng thác. Chính quyền nhân dân cách mạng vừa mới thành lập. Phần lớn đông bào còn chưa biết những ai là người thay mặt cho chính quyền mới. Nhưng mọi người đã tự động tạo nên một trật tự mới, trật tự của cách mạng. Nạn cướp giật mất hân. Trộm, cắp hầu như không xảy ra. Những người ăn xin cũng không còn. Hoạt động buôn bán, hoạt động chủ yếu của thành phố, đã nhường chỗ cho một hoạt động mới: hoạt động cách mạng.
Một người đi xe đạp đến đầu phố cầm loa hô lớn: "Mời đồng bào đến tập trung ở địa điểm X. tham gia biểu tình". Không biết ! người đó là ai, nhưng lời hô hào lập tức được truyền đi. Nhiều người dân tự động vác loa ra đứng giữa đường, làm công tác thông tin. Ai đang làm dở việc gì cũng dề lại đấy. Tất cả ào ào kéo đi. Chỉ chốc lát, hàng vạn người đã có mặt ở địa điểm biểu tình. Họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì mà cách mạng cần đến. Không khí Hà Nội trở nên trong lành, náo nức.
"Đoàn quân Việt Minh đi, chung lòng cứu quốc…" những bài ca cách mạng vang lên rộn ràng từ sớm tới khuya. Cờ sao mỗi lúc một nhiều hơn, đẹp hơn. Cờ bay đỏ nhà, đỏ phố. Cách mạng đúng là ngày hội của những người bị áp bức.
Chập tối, Bác đến nhà. Chúng tôi ra đón, nhận thấy trên nét mặt của Bác những dấu hiệu xúc động.
Bác đã về đến Hà Nội. Ít ngày nữa, Hà Nội sẽ trở thành Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên tại Đông Nam châu Á. Hà Nội chưa được cùng san sẻ với chúng tôi hôm nay niềm vui đón Bác trở về. Ngay cả đồng chí lái xe bữa ấy cũng vậy. Mấy ngày sau, anh xin phép nghỉ, lên Thái Nguyên dẫn bố về dự Tết Độc lập để xem mặt cụ Chủ tịch nước. Đến quảng trường Ba Đình, anh mới biết Hồ Chủ tịch chính là cụ già bữa trước mình đã đánh xe đi đón ở làng Gạ.
—
(1) Đồng chí Trường Chinh
- 3 -
Tại hội nghị Pốt-đam cuối tháng Bảy năm ấy. Đồng minh đã quyết định chia Đông Dương thành hai khu vực để tiến vào tước vũ khí quân đội Nhật Bản khi Nhật đầu hàng. Việc giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào, do quân Anh phụ trách. Từ vĩ tuyến 16 trở ra, sẽ do quân đội Tưởng Giới Thạch chịu trách nhiệm. Đương nhiên, trong việc hệ trọng đó dân ta không được hỏi ý kiến. Do áp lực của Mỹ, Pháp đã bị gạt ra ngoài.
Bọn Tưởng chưa tới thì chiều ngày 22 tháng Tám, đã thấy xuất hiện một số võ quan Pháp bên cạnh phái bộ Mỹ vừa đáp máy bay xuống Hà Nội.
Các viên võ quan Pháp được bọn Nhật đưa tới khách sạn Mê-tơ-rô-pôn. Nhiều kiều dân Pháp còn trú ngụ tại đây. Đồng bào ta nhận ra chúng qua bộ quần áo nhà binh Pháp, lập tức ùa tới phản đối.
Người kéo đến mỗi lúc một đông. Bất chấp lưỡi lê của bọn lính Nhật đứng gác, những dây chắn trước khách sạn bị phá đứt tung. Trước sự phẫn nộ của quần chúng, những tên hiến binh Nhật vội vã hộ tống bọn võ quan Pháp trở về phủ toàn quyền cũ, lúc dó còn là tổng hành dinh của quân đội Nhật.
Từ mấy tháng trước, khi còn ở chiến khu, chúng tôi đã nghe tin Đờ Gôn đưa ra một bản tuyên bố về quy chế mới cho chế độ chính trị của Pháp tại Đông Dương. Theo bản tuyên bố này, Đông Dương sẽ trở thành một liên bang gồm năm "nước" khác nhau (ngoài Lào, Cam-pu-chia, chúng chia Việt Nam ra làm ba "nước": Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ).
Nghe tin Nhật hoàng sắp đầu hàng, Chính phủ Pháp đã lập tức có những hoạt động. Nhiều toán gồm những võ quan, những quan cai trị, những tên tình báo ở Trung Hoa, ở Xây-lan, ở Ma-đa-gát-ca được lệnh tìm mọi cách đột nhập Đông Dương. Chúng nhây dù xuống nhiều địa điểm ở khắp Trung, Nam, Bắc. Có bọn vào ta bằng đường biển. Chúng chưa biết những đổi thay sâu sắc đã diễn ra ở đây trong thời gian qua. Nhiều tên còn đi tìm các quan lại, hương lý cũ để cho xem giấy tờ. Hầu hết bọn chúng đã rơi vào tay ta, một số vào tay Nhật.
Về Hà Nội ít ngày, chúng tôi được tin: ngay khi Nhật đầu hàng, Chính phủ Pháp đã ra lệnh cho đạo quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông, được tổ chức từ khá lâu trước đó, lên đường gấp sang Đông Dương. Lơ-cơ-léc, một viên tướng có tên tuổi trong cuộc chiến đấu giải phóng nước Pháp, được chỉ định làm tổng chỉ huy, Đác-giăng-li-ơ, thuỷ sư đô đốc, một thầy tu phá giới, người thân cận của Đờ Gôn, được bổ nhiệm chức cao uỷ. Những chiếc tàu chiến của Pháp còn lại sau cuộc đại chiến lần thứ hai, hướng mũi về Đông Dương. Từ đầu bên kia trái đất, những nòng súng đã chĩa về phía cách mạng.
Sự xuất hiện của một phái đoàn gồm trên m! ột ch�! �c võ quan người Pháp ở Hà Nội, là một điều làm cho Bác và các anh rất quan tâm. Tại sao bọn Pháp tới được đây trước cả khi quân Tưởng vào. Thái độ của Đồng minh, đặc biệt là của Mỹ và Tưởng đối với Pháp trong vấn đề Đông Dương ra sao. Đó là điều chúng ta đang cần biết.
Chúng tôi nhân danh một phái đoàn của chính quyền nhân dân gặp phái bộ Mỹ. Qua cuộc gặp này, chúng ta biết dứt khoát việc giải giáp quân đội Nhật ở phía bắc vĩ tuyến 16 vẫn do quân Tưởng đảm nhiệm. Chúng ta lại nhận thấy nhóm người Mỹ và nhóm người Pháp ở Hà Nội đường như không ưa nhau. Trong khi Pháp đang ráo riết tìm cách quay lại Đông Dương thì viên sĩ quan người Mỹ Pát-ti, với một động cơ nào đó còn chưa hiểu được, lại bày tỏ cảm tình với cuộc chiến đấu chống Nhật của Việt Minh.
Trước cao trào khởi nghĩa của toàn dân từ Bắc chí
Tại Huế, ngày 23 tháng Tám, mười lăm vạn đồng bào nội, ngoại thành tuần hành thị uy trên các đường phố. Uỷ ban khởi nghĩa đưa thư đòi Bảo Đại thoái vị. Các lực lượng vũ trang khởi nghĩa chiếm các công sở và lùng bắt bọn Việt gian. Trước áp lực to lớn của cách mạng, Bảo Đại tuyên bố săn sàng từ giã ngôi vua.
Ngày 25 tháng Tám, cuộc khởi nghĩa bùng ra trên phần lớn các tỉnh ở Nam Bộ. Tám mươi vạn đồng bào Sài Gòn, Chợ Lớn xuống đường. Viên khâm sai của Bảo Đại vừa phái vào mấy ngày trước đó, buộc phá từ chức. Trước sức mạnh của quần chúng, mấy vạn quân Nhật phải ngoảnh mặt làm ngơ.
Anh Trần Huy Liệu, anh Nguyễn Lương Bâng và anh Cù Huy Cận được cử vào Huế. Ngày 30 tháng Tám, cửa Ngọ môn tại hoàng thành mở rộng đón phái đoàn của Cách mạng. Bảo Đại dọc chiếu thoái vị, trao lại ấn, kiếm đề trở thành người công dân của một nước tự do. Hàng vạn đồng bào hân hoan chứng kiến những giờ phút cuối cùng của triều Nguyễn.
Thế là dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương lúc bấy giờ có khoảng năm ngàn đảng viên, Mặt trận Việt Minh được toàn dân ủng hộ, đã giành thắng lợi vĩ đại trong cuộ! c Tổng khởi nghĩa suốt từ Bác chí Nam. Cách mạng tháng Tám đã thành công rực rỡ. Chỉ trong khoảng mười ngày, chính quyền cách mạng đã được thành lập trên cả nước. Chế độ thực dân kéo dài tám mươi năm cùng với chế độ phong kiến hàng ngàn năm sụp đổ tan tành. Người ta nhổ những lá cờ quẻ ly vàng úa, một sản phẩm của thời kỳ Nhật thuộc ngắn ngủi, như bứt đi những chiếc lá sâu. Nó chìm nhanh vào sự lãng quên không để lại một dấu vết.
- 4 -
Anh chị chủ nhà ở phố Hàng Ngang đã dành cho chúng tôi tầng gác hai. Bác được mời lên tầng ba làm việc cho tĩnh. Nhưng Bác không thích ở một mình, cùng ở với chúng tôi. Lúc đó, theo sự phân công của Bác, anh Tô (1) và anh Hoan còn ở lại Tân Trào ít lâu. Đối với những người giúp việc trong gia đình và hàng xóm thì Bác và chúng tôi là "các cụ và các ông ở nhà quê ra chơi". Anh Ninh hồi đó có bộ râu rậm lười cạo nên cũng được coi lầm là một "ông cụ".
Tầng gác này vốn là phòng ăn và buồng tiếp khách nên không có bàn viết, Bác ngồi viết ở cái bàn ăn rộng thênh thang. Chiếc máy chữ của Bác được đặt trên cái bàn vuông nhỏ, mặt bọc nỉ xanh kê ở góc buồng.
Hết giờ làm việc, mỗi người kiếm một chỗ nghỉ luôn tại đó. Người nằm ở đi-văng. Người ngủ trên những chiếc ghế kê ghép lại. Bác nghỉ trên một chiếc ghế xếp bằng vải trước kia vẫn dựng ở góc buồng.
Ngay từ hôm Bác mới về, những toán quân Tưởng đầu tiên đã xuất hiện ở Hà Nội. Đó là những tên thám báo vô tiền trạm. Đứng trên bao lơn, chúng tôi nhìn thấy những toán quân Tưởng lẻ tẻ vẫn tiếp tục kéo đến. Thật khó mà tin được đây lại là một quân đội vừa chiến thắng. Mặt mũi chúng bủng beo, ngơ ngác. Những bộ quân phục mâu vâng nghệ rách rưới, bẩn thỉu. Chúng gồng gánh lễ mễ. Có những toán đem theo cả đàn bả và trẻ con. Nhiều ! đứa kéo lê không nổi cặp chân voi. Chúng xuất hiện như những vết nhơ trên thành phố vừa quét sạch được mùi hôi tanh của bọn thực dân. Nhìn chúng lần này thảm hại hơn nhiều so với lần chúng tôi đã nhìn thấy chúng năm năm trước tại Côn Minh, Quế Lâm.
Bác chủ toạ phiên họp đầu tiên của Thường vụ tại Hà Nội. Cách mạng đã thành công ở hầu khắp các tỉnh. Nhưng chính quyền cách mạng trung ương vãn chưa thành lập. Tình hình trong, ngoài lại rất khẩn trương. Thường vụ nhận thấy phải sớm công bố danh sách Chính phủ lâm thời và tổ chức lễ ra mắt của Chính phủ. Những việc này cần làm ngay trước khi đại quân của Tưởng kéo vào.
Các tỉnh ở phía trên nhận được chỉ thị nhân lúc nước lụt, lấy cớ huy động thuyền bè khó khăn, làm chậm việc chuyển quân của Tưởng thêm ngày nào hay ngày ấy.
Một sổ chi đội Quân giải phóng đã được lệnh điều động gấp từ Thái Nguyên về Hà Nội. Nước lụt làm hư nhiều đoạn đường nên anh em về chậm. Hà Nội giành chính quyền đã hơn một tuần lễ. Nhưng lực lượng vũ trang cách mạng mới chỉ có những đơn vị tự vệ chiến đấu và một số lính bảo an vừa theo cách mạng. Đó cũng là một điều phải quan tâm. Sáng ngày 26, có tin hai chi đội Quân giải phóng đã về đến Gia Lâm. Anh Nguyễn Khang cùng anh Vương Thừa Vũ sang đón.
Phải trải qua một cuộc dân xếp khó khăn, bọn Nhật mới đồng ý để các đơn vị Quân giải phóng vào Hà Nội.
Đội nhạc binh cử những kh! úc quân! hành khi đoàn quân vượt cầu Long Biên. Các chiến sĩ dàn thành hai hàng dọc hai bên đường, súng cầm tay, đạn lên nòng, đi theo tư thế sẵn sàng chiến dấu.
Sự có mặt ở Hà Nội của những lực lượng vũ trang cách mạng đã trải qua tôi luyện, thử thách làm cho mọi người phấn khởi. Một cuộc duyệt binh của Quân giải phóng và tự vệ thành được tổ chức tại quảng trường Nhà hát lớn trước niềm hân hoan, tin tưởng của đồng bào.
Ngày 28, danh sách Chính phủ lâm thời được công bó trên các báo chí tại Hà Nội. Thành phần của Chính phủ nói lên chủ trương đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân của Mặt trận Việt Minh trong công cuộc xây dựng đất nước.
Hôm trước đó, Bác đã gặp các vị Bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời tại Bắc Bộ phủ. Ông Nguyễn Văn Tố, Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội, nhìn thấy ở phòng khách một cụ già, mặc chiếc quần "soóc" nhuộm nâu, đội cái mũ bọc vải vàng đã móp, đứng chống cây gậy, tươi cười gật đầu chào mình. Lát sau, ông mới biết đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thường vụ đã quyết định ngày ra mắt của Chính phủ lâm thời cũng là ngày nước Việt
Trong căn buồng nhỏ thiếu ánh sáng của ngôi nhà sâu thâm, nằm giữa một trong ba mươi sáu phố phường cổ kính của Hả Nội, Bác ngồi làm việc, khi thì viết, khi thì đánh máy.
Những người giúp việc trong gia đình không biết ông cụ có cặp mắt sáng, chiếc áo nâu bạc thường đề hở khuy ngực, hay hút thuốc lá, ngồi cặm cụi đó làm gì. Mỗi lần họ tới hỏi cụ có cẩn gì, cụ quay lại mỉm cười, chuyện trò đôi câu. Lần nào cụ cũng nói không có gì cần phải giúp dỡ. Họ không biết là mình đang chứng kiến những giờ phút lịch sử.
Một buổi sáng, Bác và anh Nhân gọi anh em chúng tôi tới.
Bản Tuyên ngôn lịch sử đã thảo xong, Bác mang đọc để thông qua tập thể. Như lời Bác nói lại sau này, đó là những giờ phút sảng khoái nhất của Người.
Hai mươi sáu năm trước, Bác đã tới Hội nghị hoà bình Véc-xây, nêu lên những yêu cầu cấp thiết về dân sinh, dân chủ cho những người dân thuộc địa. Cả những yêu cầu tối thiểu đó cũng không được bọn đế quốc mảy may chấp nhận. Người đã thấy rõ một sự thật là không thể trông chờ ở lòng bác ái của các nhà tư bản. Người biết chỉ còn trông cậy vào cuộc đấu tranh, vào lực l! ượng của bản thân dân tộc mình.
Giờ phút này, Người đang thay mặt cho cả dân tộc hái quả của tám mươi năm đấu tranh.
Bữa đó, chúng tôi đã nhìn thấy rõ niềm vui rạng rỡ trên khuôn mặt còn võ vàng của Người.
—
(1) Đồng chí Phạm Văn Đồng
- 5 -
Mồng 2 tháng Chín năm 1945.
Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Một vùng trời bát ngát cờ đèn và hoa. Cờ bay đỏ những mái nhà, đỏ những rặng cây, đỏ những mặt hồ.
Biểu ngữ bằng các thứ tiếng Việt, Pháp, Anh, Hoa. Nga chăng khắp các đường phố: "Nước Việt Nam của người Việt Nam", "Đả đảo chủ nghĩa thực dân Pháp", "Độc lập hay là chết", "Ủng hộ Chính phủ lâm thời", "Ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh", "Hoan nghênh phái bộ Đồng minh".
Các nhà máy, các cửa hiệu buôn to, nhỏ đều nghỉ việc. Chợ búa không họp. Mọi hoạt động buôn bán, sản xuất của thành phố tạm ngừng. Đồng bào thủ đô già, trẻ, gái, trai đều xuống đường. Mọi người đều thấy mình cần phải có mặt trong ngày hội lớn đầu tiên của đất nước.
Những dòng người đủ mọi màu sắc, từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình.
Đội ngũ của những người thợ quần xanh, áo trắng, tràn đầy sức mạnh và niềm tin. Người lao động bình thường hôm nay đến ngày hội với tư thế đường hoàng của những người làm chủ đất nước, làm chủ tương lai.
Hàng chục vạn nông dân từ ngoại thành kéo vào. Những chiến sĩ dân quân mang theo côn, kiếm, mã tấu. Có những người vác theo cả những quả chuỳ đồng, những thanh long đao rút ra từ những giá vũ khí bày để trang trí trong các điện thờ. Trong hàng ngũ của các chị em phụ nữ nông thôn với những bộ quần áo ngày hội, có những người v�! ��n khăn vàng, mặc áo tứ thân, thắt lưng hoa lý. Cũng chưa bao giờ người nông dân ở những làng xóm nghèo quanh Hà Nội đi vào thành phố với một niềm tự hào như ngày hôm ấy.
Những cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.
Rộn ràng là các em thiếu nhi. Dù sự giầu nghèo của mỗi gia đình chưa đổi khác, nhưng từ ngày hôm nay, tất cả các em đều trở thành những người chủ nhỏ của đất nước độc lập. Theo nhịp còi của các anh, các chị phụ trách, các em khua rền trống ếch, giậm chân bước đều, hát vang những bài ca cách mạng.
Những nhà sư, những ông cố đạo cũng rời nơi tu hành, xuống đường, xếp thành đội ngũ đến dự ngày hội lớn của dân tộc.
Nắng mùa thu rất đẹp trên quảng trường Ba Đình từ giờ phút này đã đi vào lịch sứ. Đội danh dự đứng nghiêm trang chung quanh lễ đài mới dựng. Các chiến sĩ Quân giải phóng bữa trước theo Quân lệnh số 1 của Uỷ ban khởi nghĩa, từ Tân Trào tiến về phía
Sau bao năm bôn ba khắp thế giới. mang án tử hình của đế quốc Pháp, qua mấy chục nhà tù và những ngày dài gối đất nằm sương, Bác đã trở về ra mắt trước một triệu đồng bào. Sự kiện lịch sử này mới hôm nao còn ở trong ước mơ.
Ba tiếng HỒ CHÍ MINH không bao lâu đã vang đi khắp thế giới với những truyền thuyết mà người ta thường dành cho các bậc vĩ nhân. Nhưng vào ngày hôm ấy, cái tên mới của Bác vẫn còn mới lạ với nhiều đồng bào. Số người biết Bác chính là đồng chí Nguyễn Ái Quốc khi đó không nhiều.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ. lâm thời nước Việt
Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka-ki cao cổ, đi dép cao-su trắng.
Mấy ngày hôm trước, một vấn đề được đặt ra là phải có một bộ quăn áo đề Bác mặc khi Chính phủ ra mắt đồng bào. Cuối cùng, Bác đã chọn bộ quần áo này. Hai mươi bốn năm làm Chủ tịch nước, trong những ngày lễ lớn của dân tộc, trong những cuộc đi thăm nước ngoài, Hồ Chủ tịch bao giờ cũng xuất hiện với một hình ảnh giản dị, không thay đồi. Vẫn bộ quần áo vải, trên ngực không một tấm huân chương, y như lần đầu Bác đã ra mắt đồng bào.
Ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Dáng đi này cũng làm cho đôi người lúc đó hơi ngạc nhiên. Họ đã không nhìn thấy ở vị Chủ tịch dáng đi trang trọng của những người sang. Giọng nói của ông cụ phảng phất giọng nói của một miền quê đất Nghệ An.
Bác đã xuất hiện trước một triệu đồng bào ngày hôm đó như vậy.
Lời nói của Bác điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ mâng. Không phải là cái giọng hùng hồn người ta thường được nghe trong những ngày lễ long trọng. Nhưng người ta tìm thấy ngay ở đó những tình cảm sâu sắc ý chí kiên quyết; tất cả đều tràn đày sức sống; từng câu, từng tiếng đi vào lòng người.
Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập đến nửa chừng, Bác dừng lại và bỗng dưng hỏi:
– Tôi nói, đồng bào nghe rõ không! ?
Một triệu con người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm:
–
Từ giây phút đó, Bác củng với cả biển người đã hoà làm một.
Đây là bản Tuyên ngôn của nước Việt
Buổi lễ kết thúc bằng những lời thề Độc lập:
– Chúng tôi, toàn thể dân Việt Nam xin thề: Kiên quyết một lòng ủng hộ Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh
– Chúng tôi xin thề: Cùng Chính phủ giữ nền độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc, chống mọi mưu mô xâm lược, dù có phải chết cũng cam lòng
– Nếu Pháp đến xâm lược lần nữa thì chúng tôi xin thề:
"Không đi lính cho Pháp,
Không làm việc cho Pháp,
Không bán lương thực cho Pháp,
Không đưa đường cho Pháp!"
Một triệu con người, một triệu tiếng hô cùng hoà làm một. Đó là lời thề của toàn dân kiên quyết thực hiện lời Hồ Chủ tịch vừa đọc để kết thúc bản Tuyên ngôn:
"Nước Việt
"Bản án chế độ thực dân Pháp" đã có từ ba mươi năm trước dây. Nhưng hôm nay mới chính là ngày chế dộ thực dân Pháp bị đưa ra cho toàn dân Việt
Lịch sử đã sang trang. Một kỷ nguyên mới bắt đầu: Kỷ nguyên của Độc lập, Tự do, Hạnh phúc. Bản đồ thế giới phải sửa đổi lại vì sự ra đời của một Nhà nước mới: Nhà nước Việt
Cùng với cuộc Tổng khởi nghĩa nổ ra trong suốt hạ tuần tháng Tám, Ngày Độc lập mồng 2 tháng Chín đã có một ý nghĩa cực kỳ trọng đại trong đời sống chính trị, tinh thần của dân tộc.
Điều lo lắng của Bác trước đây ba mươi năm: "Đông Dương dáng thương hại! Ngươi sẽ nguy mất nếu đám thanh niên già cõi của ngươi không sớm hồi sinh", hôm nay, không còn là điều khiến cho Người phải băn khoăn. Cả dân tộc đã hồi sinh.
Độc lập tự do đã đến với mỗi người dân. Mõi người đã thấy được giá trị thiêng liêng của nó, thấy trách nhiệm phải bảo vệ. Vô vàn khó khăn còn ở trước mất. Nhưng đối với bọn đế quốc, muốn phục hồi lại thiên đàng đã mất, mọi việc cũng không còn dễ dàng như xưa.
- 6 -
Đối phó với các quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật là một khó khăn lớn lúc này mà Đảng ta phải đương đầu. Ở miền Bắc, có tin Tưởng Giới Thạch sẽ đưa vào một số quân rất đông. Căn cứ vào nghị quyết của Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào, Thường vụ đã bàn sách lược đối với bọn Tưởng.
Dã tâm của bọn Quốc dân đảng Trung Hoa, chúng ta đã rõ. Chúng là kẻ thù không đội trời chung của cách mạng. Ta phải cảnh giác đề phòng chúng lật ta để thay thế băng bọn tay sai. Tuy nhiên, lúc này cần phải hoà hoãn với chúng, phải khôn khéo, tìm mọi cách tránh xung đột. Chính quyền cách mạng vừa thành lập đang cần có thời gian để củng cố và xây dựng lực lượng. Khẩu hiệu để ra là "Hoa Việt thân thiện"
Thực hiện đối sách này với bọn Tưởng thật không dễ dàng. Đồng bào ta được sự giáo dục của Đảng từ lâu, đã biết Hồng quân Trung Hoa mới là bạn của ta. Quan đội Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch chính là kẻ thù của nhân dân và cách mạng Trung Quốc; chúng cũng là kẻ thù của nhân dân và cách mạng Việt
Quân Tưởng lại là một đội quân mang nhiều tính chất thổ phỉ. Chắc chắn, khi tràn vào ta, chúng sẽ có nhiều hành động khiến cho đồng bào phẫn nộ, dễ xảy ra xung đột. Thường vụ đã phải cử người lên các tỉnh phía trên, phổ biến chủ trương, cùng các đồng chí lãnh đạo ở địa phương chuẩn bị tư tưởng cho cán bộ và nhân dân trước khi quân Tưởng kéo vào.
Sau khi Nhật đău hàng, Hà Ứng Khâm, tổng tham mưu trưởng quân đội Quốc dân đảng Trung Hoa, một tên chống cộng khét tiếng, đã thúc Lư Hán điều quân vào miền Bắc Việt Nam cho thật nhanh. Kế hoạch "Hoa quân nhập Việt" đã được chuẩn bị từ lâu. Bọn quân phiệt Quốc dân đảng tin rằng đây là một thời cơ rất thuận lợi đề thôn tính miền Bắc Việt
Bọn quân phiệt Quốc dân đảng sắp sẵn những con bài, gồm những tên tay sai người Việt ở Trung hoa như: Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam… Chúng thuộc hai tổ chức: Việt
Vì tổ chức luộm thuộm, thiếu phương tiện vận chuyển phải đi bộ, không có hậu cần đi cùng, đến đâu cũng phải xoay ăn, lại thiếu cả quân số, vừa đi vừa vét quân lính dọc đường, nên chúng đi khá chậm.
Phía Vân Nam, quân đoàn 93 thuộc đệ nhất phương diện quân của Lư Hán, theo kế hoạch sẽ đi dọc sông Hồng đến Hà Nội. Cuối tháng Tám mới tới Lào Cai. Phía Quảng Tây, quân đoàn 62, lực lượng của quân đội Quốc dân đảng trung ương. có tướng Tiêu Văn đi cùng, sẽ đi đường Lạng Sơn, Cao Bằng xuống Hà Nội, mãi đầu tháng chín mới vượt qua biên giới.
Hai quân đoàn khác, quân đoàn 52 của trung ương và quân đoàn 60 của Vân Nam đi tiếp theo, sẽ chia nhau xuống Hải Phòng, vào Vinh và Đà Nẵng.
Tổng quân số của chúng vào miền Bắc là mười tám vạn người. Các quân đoàn Vân
Nguyễn Hải Thần theo quân đoàn 62 vào Lạng Sơn, thì được tin Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra mắt trước một triệu đồng bào tại thủ đô Hà Nội.
Những tên chỉ huy quân đoàn 62 đòi tước vũ khí các lực lượng vũ trang ta tại Lạng Sơn, Cao Bằng. Bộ đội ta không chịu. Chúng đem quân tới chiếm các doanh trại của Quân giải phóng. Bọn Việt
Để tránh xô xát lớn, các cơ quan chính quyền, đoàn thể và các lực lượng vũ trang ta phải tạm giãnêra vùng chung quanh. Nhân dân lập tức thực hiện "vườn không, nhà trống". Thị xã trở nên vắng ngắt. Bọn Việt
Bọn Việt Nam quốc dân đảng do Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam cầm đầu, đi theo quân đoàn 93 Vân Nam. Cũng dựa vào mũi súng của quân Tưởng, chúng tới đâu là tìm cách lật đổ chính quyền của nhân dân ta tại đó. Chúng lập trụ sở, tập họp bọn phản động ở địa phương, quấy nhiễu, phá phách, cướp của, giết người. Thày nào tớ ấy, bọn quân ô hợp của Long Vân hoạt động giống y như những tên thổ phỉ.
Tại một số nơi chưa được phổ biến kỹ chủ trương, những cuộc xung đột giữa các lực lượng vũ trang của nhân dân ta với quân Tưởng đã xảy ra.
Các cơ quan chính quyền và bộ đội ta được lệnh tạm rút ra ngoài một số thị trấn, thị xã ở vài tỉnh miền biên giới và dọc đường xe lửa từ Vân
Trong nửa đầu tháng chín, gần hai chục vạn quân Tưởng đã tràn ra hầu khắp các tỉnh miền Bắc như một bệnh dịch. Theo gót chúng là những bọn tay sai tức tối vì thấy khó có cơ hội kiếm ăn to. Trước mắt chúng là lực lượng cách mạng rất lớn mạnh, một chính quyền rất đàng hoàng với những cơ sở chính trị vững chắc, được nhân dân hết lòng ủng hộ. Chúng câng trở nên trơ tráo, lộ rõ nguyên hình bọn lưu vong mất gốc, được che chở bằng lưỡi lê quân đội phản động nước ngoài.
Ngày 1 tháng Chín, tướng Lư Hán đáp máy bay đến Hà Nội.
Mấy hôm sau, những bản bố cáo dài dằng dặc được dán khắp nơi. Bọn quân phiệt Quốc dân đảng Trung Hoa coi như chúng tới một nơi không có chính quyền. Chúng tự cho chúng quyền giữ trị an trong thành phố. Chúng quy định giá trị của tiền Quan kim, tiền Quốc tệ, những thứ tiền giấy từ lâu đã trở thành mớ giấy lộn. Chúng đề ra cả những quy định để kiểm soát xe cộ đi lại trong thành phố.
Lư Hán tới được vài ngày thì A-lét-xăng-đơ-ri cũng xuất hiện ở Hà Nội. Viên tướng chỉ huy quân đội lê-dương Pháp tại Bắc Kỳ, đã đem bọn tàn quân chạy trốn sang Côn Minh trước cuộc tấn công của quân đội Nhật đêm mồng 9 tháng Ba năm nay, tại sao cũng đến được đây. Tình ý giữa bọn Tưởng và bọn Pháp ra sao là vấn đề cần được chú ý.
- 7 -
Sáng mồng 3 tháng Chín.
Một ngày sau lễ ra mắt, các vị Bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời tới dự phiên họp Hội đồng Chính phủ đầu tiên.
Ngôi nhà thâm nghiêm nằm trong hàng rào sắt sơn màu xanh lá cây trước vườn hoa Cóc phun, nguyên là dinh thự của viên thống sứ người Pháp tại Bắc Kỳ. Hôm nay, đôi cánh cổng hình vòng cung mở rộng đón chào những người đại biểu của nhân dân.
Đúng nửa tháng trước đó, nhân dân Hà nội khởi nghĩa đã kéo tới đây. Bất chấp mũi súng của binh lính bảo an, một bác công nhân già đã vượt qua rào sắt, leo lên nóc nhà, nhổ lá cờ quẻ ly, thay vào đó bằng lá cờ sao của cách mạng.
Gian phòng họp trên tầng gác trống trải. Trên dãy bàn ngồi họp không có một lọ hoa. Những người đại biểu cho chính quyền mới biết là mình đang bắt tay vào một công việc không dễ dàng gì. Chưa bao giờ lời giáo huấn của Lenin có ý nghĩa như bây giờ: "Giành chính quyền đã là khó khăn, nhưng giữ chính quyền còn khó hơn".
Chế độ kinh tế thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Pháp, suốt tám mươi năm đô hộ, đã bóc lột tận xương tuỷ mỗi người dân lao động. Thêm vào đó là những năm chiến tranh thế giới lần thứ hai. Một tên đế quốc hung bạo nữa là đế quốc Nhật ập vào. Cả hai tên đế quốc đều cùng thi nhau gấp gáp bòn rút. Chúng đã hút của dân ta tới giọt máu cuối cùng. Trên một triệu nông dân kiệt sức vì đói, ngã ngay trên biển lúa tươi xanh của mình. Gần một triệu ngư! ời nữa chết đói sau khi đã thu hoạch xong mùa lúa chín. Tiếp đó là nạn lụt. Một nạn đói không kém phần trầm trọng đang là nguy cơ trước mắt. Người dân vừa được sức mạnh thần kỳ của ánh sáng Độc lập, Tự do vực dậy, không thể đứng vững mãi với cái dạ dày lép kẹp. Gia tài cách mạng vừa giành lại trong tay bọn thống trị thật là tiêu điều: mấy ngôi nhà trống rỗng, gạo không, tiền cũng không.
Cùng với di sản về kinh tế như vậy, một di sản khác của bọn thống trị để lại về mặt văn hoá cũng khá nặng nề: 95 % nhân dân còn mắc nạn mù chữ. Đó là kết quả của chính sách "nhà tù nhiều hơn trường học", chính sách ngu dân.
Nhưng những điều đó vẫn chưa phải là những khó khăn lớn nhất.
Khó khăn lớn nhất lúc này là các quân đội nước ngoài từ bốn phương cùng dồn dập kéo tới. Bọn ở gần, bọn ở xa. Chúng khác nhau về màu da, về tiếng nói, nhưng rất giống nhau ở một dã tâm: muốn thôn tính đất nước chúng ta, muốn đầy chúng ta trở về với cuộc sống nô lệ.
Đúng giờ làm việc, Hồ Chủ tịch từ căn phòng bên đi ra.
– Chào các cụ, chào các chú.
Lời chào của Bác đã mở đầu một không khí thân mật cho phiên họp.
Sớm nay, Bác đi một đôi giầy vải màu chàm đem từ chiến khu về. Đôi giày này, đồng bào Nùng đã khâu tặng Bác và được Bác dùng trong nhiều buổi tiếp khách nước ngoài. Bác nhanh nhẹn đi đến bên bàn làm việc. Bằng một cử chỉ cởi mở quen thuộc, Bác giơ rộng hai tay mời c�! �c đại! biểu cùng ngồi.
Cuộc họp không có diễn văn khai mạc. Bác lấy trong túi ra một mảnh giấy nhỏ ghi những ý kiến đã chuẩn bị. Phá bỏ những nghi thức thông thường, Bác đi ngay vào nội dung của cuộc họp.
– Thưa các cụ và các chú,
Sau tám mươi năm bị áp bức, bị bóc lột, và dưới chính sách ngu dân của thực dân Pháp, các bạn và tôi, chúng ta đều chưa quen với kỹ thuật hành chính. Nhưng điều đó không làm cho chúng ta lo ngại. Chúng ta vừa làm vừa học, vừa học vừa làm. Chắc rằng chúng ta sẽ phạm khuyết điểm, nhưng chúng ta sẽ sửa chữa, chúng ta có can đảm sửa chữa khuyết điểm.
Với lòng yêu nước và yêu nhân dân sâu sắc, tôi chắc chúng ta sẽ thành công.
Hiện nay những vấn đề gì là vấn đề cấp bách hơn cả. Theo ý tôi có sáu vấn đề…
Vẫn với những lời lẽ rất giản dị như vậy, Bác nêu lên trước Hội đồng Chính phủ nhưng vấn đề cấp bách nhất. Bác nói:
Một là phải phát động một phong trào tăng gia sản xuất để chống nạn đói. Trong khi chờ đợi thu hoạch ngô, khoai khoảng ba bốn tháng, sẽ mở một cuộc lạc quyên. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại phát cho người nghèo.
Thứ hai là mở một phong trào chống nạn mù chữ.
Thứ ba là tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyền cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thực hiện quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.
Thứ tư là mở một phong trào giáo dục cần, kiệm, ! liêm, ch! ính đề bài trừ những thói hư tật xấu do chế độ thực dân để lại.
Thứ nắm là bỏ ngay ba thứ thuế: thuế thân, thuế chợ, thuế đò; tuyệt đối cấm hút thuốc phiện.
Thứ sáu là ra tuyên bố tự do tín ngưỡng và lương giảo đoàn kết…
Tất cả mọi vấn đề được Bác nêu ra trong vòng nửa tiếng. Những khó khăn chồng chất, phức tạp của chế độ thực dân để lại suốt tám mươi năm, những vấn đề sinh tử; cấp bách của dân tộc đã được Bác nêu lên một cách ngắn gọn, rõ ràng, cùng với những phương hướng, đôi lúc cả những biện pháp để giải quyết. Những đồng chí đã có dịp gần Bác đều thầy đây là nếp làm việc quen thuộc của Người.
Các Bộ trưởng thảo luận những điều Bác đã nêu lên và đều vui vẻ tán thành. Có những điều Bác nêu ra từ phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời hôm đó đến nay vẫn là những chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta.
Phiên họp đã kết thúc trong buổi sáng. Không khí giản dị, tự nhiên, thân mật của buổi họp đã rất mới lạ và gây một ấn tượng sâu sắc với một số người lần đâu làm việc với Bác.
Ít ngày sau, Bác viết một bức thư gửi đồng bào cả nước: "Từ tháng Giêng đến tháng Bẩy năm nay, ở Bắc Bộ ta đã có hai triệu người chết đói. Kế đó lại bị nước lụt, nạn đói càng tăng thêm, nhân dân càng khốn khổ. Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: cứ mười ngày nhịn ăn! span> m�! �t bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) đề cứu dân nghèo…"
Bác viết thư gửi các nhà nông: "Thực túc thì linh cường" cấy nhiều thì khỏi đói. Chúng ta thực hiện "tấc đất, tấc vàng" thì chúng ta quyết thắng lợi trong hai việc đó. "Tăng gia sản xuất? Tăng gia sân xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!". Đó là khẩu hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do, độc lập…
Đầu tháng Chín, Chính phủ ra sắc lệnh hạn trong một năm tất cả mọi người Việt
Tháng Chín còn là tháng khai trường. Bác gửi thư căn dặn các em "hãy cố gắng siêng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, đua bạn"
Tháng Chín cũng là tháng có Tết trung thu của các cháu nhỏ. Thư Bác Hồ viết cho các cháu nhân dịp Tết trung thu năm Độc lập đầu tiên, chan hoà niềm vui: "Cái cảnh trăng tròn gió mát, hồ lặng, trời xanh của trung thu, lại làm cho các cháu vui cười hớn hở. Các cháu vui cười hớn hở, Bác Hồ cũng vui cười hớn hở với các cháu. Đố các cháu biết vì sao? Một là vì Bác rất yêu mến các cháu, hai là vì trung thu năm ngoái nước ta còn bị áp bức, các cháu còn là một bầy nô lệ trẻ con, mà trung thu năm nay nước ta đã được tự do, và các cháu đã thành những người tiểu chủ nhân của một nước độc lập"… "Đêm trung thu năm sau, chúng ta sẽ tổ chức một cuộc vui cả già lẫn trẻ. Các cháu nghĩ thế nào Trung thu này, Bác không có gì gửi tặng các cháu. Chỉ gửi tặng các cháu nhiều cái hôn thân ái".
Các cháu nhỏ năm ấy chắc chắn không biết ngoài niềm vui của Bác trong thư, Bác Hồ đang có trăm ngàn công việc và vô vàn những mối lo toan vì dân tộc vì đất nước.
- 8 -
Từ ngày về Hà Nội, Bác chưa bị sốt trở lại lần nào. Nhưng người Bác vẫn gầy. Những vết nhăn trên vầng trán và ở đuôi mắt ngày câng nhiều và đậm. Ở Bác Bộ phủ, sáng nào Bác cũng dậy từ năm giờ tập thể dục. Bác đã viết một bức thư kêu gọi tất cả đồng bào gắng tập thể dục. Cuối thư, Bác viết: "Tự tôi ngày nào tôi cũng tập".
Hết giờ làm việc, đến bữa, Bác xuống nhà ăn với chúng tôi và các chiến sĩ cảnh vệ. Bác cháu ngồi cùng bàn, có gì ăn nấy. Một hôm, Bác bận việc về muộn. Anh em người nọ tưởng người kia, quên để phần thức ăn. Mọi người đều băn khoăn. Bác vẫn vui vẻ ngồi vào bàn, ăn đủ mấy bát cơm thường lệ. Sau bữa trưa, Bác ngả đầu trên chiếc ghế ở phòng khách chợp mắt mươi lăm phút. Tỉnh dậy, Bác đọc báo, xem tin.
Hồi còn ở chiến khu, không có dầu đèn, buổi tối, Bác đi nằm sớm. Về đây, Bác hay làm việc khuya. Các chiến sĩ nhiều dêm đứng gác, thấy trên buồng Bác, đèn vẫn sáng. Bác dùng thời giờ ban đêm đề dọc sách, xem tài liệu.
Giờ làm việc buổi sáng của Bác bắt đầu bằng cuộc hội ý của Thường vụ. Bác rất coi trọng nếp làm việc tập thể. Bác nói với các đồng chí Thường vụ hàng ngày, sáu giờ, tới chỗ Bác, có gì trao đổi rồi đi đâu hãy đi.
Hai buổi làm việc của Bác thường là khẩn trương. Việc Đảng, việc nước bề bộn. Lo giải quyết giặc đói, giặc dốt, giặc ! ngoại xâm. Lo đối phó ở miền Bắc, lo kháng chiến ở miền
Các cơ quan Chính phủ mới tổ chức, còn rất đơn sơ chưa đi vào nền nếp. Bác thường trực tiếp nghe các đồng chí phụ trách từng mặt công tác, hoặc cán bộ ở địa phương lên báo cáo tình hình đề bản cách giải quyết. Đội ngũ cán bộ còn mỏng lại chưa quen công việc. Nhiều việc Bác nghĩ và thảo ra, tự mình đánh máy, rồi làm phong bì gửi đi.
Bác viết nhiều thư, nhiều lời kêu gọi, nhiều bài báo đè giải thích, động viên, cổ vũ các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Chính phủ lâm thời, tham gia vào các tổ chức cứu quốc.
Mọi việc Bác nêu ra đều thiết thực, ngắn gọn, cụ thể. Lời lẽ của Bác là những lời lẽ quen thuộc, mộc mạc, nhân dân thường dùng từ xưa đến nay trong sinh hoạt hằng ngày. Chỉ có khác ở chỗ Bác đã đưa vào đó một nội dung mới. Nhưng dù mới đến đâu, người nghe vẫn thấy dễ hiểu, hợp lý, hợp tình.
Các việc Bác nêu lên để yêu cầu đồng bào thực hiện đều là những điều Bác đã làm bền bỉ trong suốt cuộc đời. Nếu là những điều bây giờ mới đề ra thì Bác gương mẫu làm trước. Ví dụ như việc hô hào nhân dân mười ngày nhịn ăn một bữa để cứu đói. Mỗi tháng ba lăn, đến bữa không ăn, Bác tới lấy phần gạo của mình, tự tay đổ vào hòm gạo chống đói. Một hôm, đúng vào bữa cơ quan nhịn ăn để gom gạo thì Tiêu Văn mời Bác đến dự chiêu đãi. Khi Bác về, anh em báo cáo đã đem gom phần gạo của Bác r�! ��i. Bác vắn quyết định nhịn ăn một bữa vào ngày hôm sau. Đối với Bác, việc lớn, việc nhỏ, việc nào cũng có tầm quan trọng của nó. Bác thường dặn cán bộ "tự mình phải làm gương mẫu cho đồng bào", "miệng nói tay phải làm", "chớ vác mặt làm quan cách mạng cho dân ghét, dân khinh, dân không ủng hộ".
Bác dành nhiều thời giờ đi thăm các nơi xa gần.
Nhiều cuộc đi thăm, Bác không cho báo trước. Khi Bác đi thăm hội nghị thanh niên, khi thăm cơ quan Uỷ ban hành chính Hà Nội, Trường Quân chính Việt
Hàng ngày, Bác phải tiếp rất nhiều khách. Những người khách đó rất khác nhau. Những ông tướng của quân đội Tưởng đến để đòi gạo, đòi rất nhiều gạo. Nhưng không phải chỉ có gạo. Chúng còn cả tiền, đòi nhà ở, đòi từ chiếc bóng đèn, cân đường đến cả thuốc phiện, đòi tất cả những gì chúng còn chưa cướp được của nhân dân ta.
Có khi đó chỉ là một tên liên trưởng(1). Hắn khẩn khoản yêu cầu được gặp Hồ Chủ tịch vì một việc riêng mà hắn nhất định không chịu nói với người khác. Việc riêng mà hắn chỉ có thề trình bày với Bác đó là: hắn muốn bán vài trăm khẩu súng.
Có khi là đại biểu của những phái đoàn "đông minh", Mỹ có, Anh có. Các cuộc đến thăm này mang những mục đích khác nhau. Nhưng tất cả đều không phải là thiện ý. Có khi là những nhà báo nước ngoài đến xin gặp để tìm hiểu phong trào Việt Minh, tìm hiểu đường lối, chính sách của Chính phủ ta. Cũng có khi là những kẻ giả danh nhà báo đến mượn cớ phỏng vấn đề thăm dò thái độ, điều tra tình hình.
Nhiều nhất vẫn là khách trong nước. Đó là đại diện cho các đoàn thể cứu quốc, công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ… Đó là những người đại biểu các tôn giáo, các tầng lớp công thư�! �ng hoặc các nhân sĩ. Một đoàn cán bộ, chiến sĩ vừa ở Nam Bộ ra, xúc động đến trào nước mắt trong buổi đầu gặp Bác, mang theo tình cảm dạt dào của hàng triệu đồng bào ruột thịt đang chiến đấu. Một đoàn đại biểu của đồng bào các dân tộc miền núi đã san sẻ cháo bẹ, rau măng với cách mạng, ở Khu giải phóng về thăm Thủ đô… Có khi là một cụ già râu dài "nay nước nhà đã được độc lập đến để góp vài ý kiến xây dựng quốc gia". Có khi chỉ là một người kiếm cớ đến xin giải thích một điều gì về chính sách để được gặp Bác.
Nhiều buổi Bác mới tiếp khách, quá bữa mới xuống nhà ăn. Thấy Bác mệt và bận quá, có lần anh em chúng tôi đề nghị với Bác bớt những cuộc gặp gỡ không thật cần thiết. Bác nói:
– Chính quyền ta mới thành lập. Đồng bào, cán bộ có nhiều điều muốn biết, cần hỏi. Đây cũng là dịp để nói rõ chủ trương, chính sách của Chính phù, của đoàn thể cho mọi người rõ. Ta không nên để đồng bào cảm thấy gặp những người trong Chính phủ bây giờ cũng khó khăn như đến cửa quan ngày trước.
Các chiến sĩ Quân giải phóng làm nhiệm vụ cảnh vệ ở Bắc Bộ phủ các đồng chí lái xe ở gần Bác là những người được hưởng nhiều sự chăm sóc. Đối với anh em, Bác không chỉ là đồng chí Chủ tịch nước. Bác còn là một người cha. Anh em đều thấy phần mình giúp đỡ được cho Bác quá ít so với phần Bác đã dành cho mình.
Mặc dù bận, Bác vẫn dành thời giờ chuyện trò, hỏi han anh em, t! ừ bữa! ăn có đủ no không, đến những vui, buồn trong gia đình. Bác hay chú ý đến trật tự nội vụ và việc giữ vệ sinh của các chiến sĩ. Buổi tối, cơ quan không làm việc. Thấy các chiến sĩ nằm dưới nhà nóng, Bác bảo lên gác ngủ cho mát. Một hôm, anh em vật nhau làm vỡ chiếc mặt bàn dá. Đồng chí quản trị bực mình, bắt tất cả xuống dưới nhà. Bác về thấy vậy, lại gọi anh em lên. Bác nói:
– Các chú là bộ đội, là thanh niên, phải sinh hoạt cho vui, cho khỏe. Chơi vật cũng tốt. Nhưng muốn vật nhau phải tìm bãi cỏ, chỗ rộng. Người ngã không đau và không làm đổ vỡ, thiệt hại đến của công. Lần này đã lỡ, phải rút kinh nghiệm cho lần sau. Hôm nào các chú có chơi vật dưới vườn, nói Bác đến coi cho vui.
Đồng chí lái xe ít xem sách báo. Những buổi anh rỗi việc, Bác gọi lên, bảo ngồi ở buồng bên, rồi đưa sách báo cho đọc. Thỉnh thoảng, Bác qua kiềm tra. Có làn Bác vào, thấy tờ báo mở trên bàn, đồng chí lái xe tựa lưng vào ghế ngủ. Bác nhẹ nhàng đi ra. Lúc khác, Bác nói: "Mới dọc chưa hiểu, dễ buồn ngủ. Đọc ít lâu, hiểu rồi sẽ ham. Ham rồi sẽ không buồn ngủ nữa".
Mùa đông tới. Đoàn thể phụ nữ ở nhiều nơi đã nghĩ tới tấm áo ấm của Bác trong những ngày gió lạnh. Những cô gái Hà Nội, các chị phụ nữ cứu quốc ở Quảng Yên… mang đến Bắc Bộ phủ những chiếc áo len dày dặn. Lần nào cũng vậy, Bác đều cảm ơn và bảo hãy m! ang hộ ! về cho một người già nhất và nghèo nhất ở địa phương.
Một buổi sớm, trời rét. Một đồng chí đến làm việc với Bác, chỉ có chiếc áo mùa hè phong phanh. Bác vào buồng, lấy chiếc áo len của mình, đem ra đưa cho đồng chí cán bộ.
Về Hà Nội ở Bắc Bộ phủ, trong cương vị Chủ tịch nước, cuộc sống của Bác vẫn giản dị, thanh đạm như những ngày hoạt động bí mật ở chiến khu.
—
(1) Chức vụ trong quân đội Tưởng, tương đương với đại đội trưởng.
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1975
Biên tập: Phòng biên tập văn nghệ
Sửa bản in: Huy Du
Bìa: Hà Trì
2 Lý
In xong tháng 2-1975
Số lượng 30.000 cuốn
- Hết -
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét