Nhiệm vụ của đoàn thanh niên
(diễn văn tại đại hội iii toàn nga
của đoàn thanh niên cộng sản nga ngày 2 tháng mười 1920) [1]
(Lê-nin được đại hội hoan hô nhiệt liệt)
Các đồng chí, hôm nay, tôi muốn nói với các đồng chí về những nhiệm vụ cơ bản của Đoàn thanh niên cộng sản, và nhân đó, về vấn đề các tổ chức thanh niên trong nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa, nói chung, cần phải là những tổ chức như thế nào.
Càng cần phải nói đến vấn đề này, vì theo một ý nghĩa nào đó, có thể nói rằng nhiệm vụ thật sự xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, chính là của thanh niên. Bởi vì rõ ràng là thế hệ những người lao động được đào tạo trong xã hội tư bản chủ nghĩa, thì giỏi lắm chỉ có thể giải quyết được nhiệm vụ phá huỷ nền móng của chế độ tư bản già cỗi dựa trên sự bóc lột. Giỏi lắm thì họ cũng chỉ có thể giải quyết được nhiệm vụ xây dựng một cơ chế xã hội có khả năng giúp cho giai cấp vô sản và các giai cấp cần lao giữ lấy chính quyền trong tay và đặt được một nền móng vững chắc, trên đó chỉ có thế hệ khởi công trong những điều kiện mới, trong một hoàn cảnh không còn quan hệ người bóc lột người nữa, mới có thể xây dựng được.
Cho nên, khi đề cập đến nhiệm vụ của thanh niên theo quan điểm đó, tôi phải nói rằng nhiệm vụ của thanh niên nói chung, và của đoàn thanh niên cộng sản và các tổ chức khác nói riêng, có thể tóm gọn bằng một từ. Nhiệm vụ đó là: học tập.
Rõ ràng đây chỉ là “một từ”, nó chưa giải đáp được những vấn đề chủ yếu và quan trọng nhất là: học gì và học như thế nào? Nhưng ở đây toàn bộ vấn đề là ở chỗ cùng với việc cải tạo xã hội tư bản già cỗi, việc dạy dỗ, giáo dục và rèn luyện thế hệ mới, những thế hệ sẽ xây dựng xã hội cộng sản, không thể để nguyên như trước được. Việc dạy dỗ, giáo dục và rèn luyện thanh niên phải xuất phát từ những vật liệu mà xã hội cũ để lại cho chúng ta. Chúng ta chỉ có thể xây dựng chủ nghĩa cộng sản từ tổng số những kiến thức, các tổ chức và thiết chế bằng cái số dự trữ nhân lực và vật lực mà xã hội cũ đã để lại cho chúng ta. Chỉ có cải tổ triệt để việc dạy dỗ, việc tổ chức và giáo dục thanh niên, thì chúng ta mới có thể, bằng những cố gắng của thế hệ trẻ đạt được kết quả là xây dựng nên một xã hội không giống xã hội cũ, tức là xã hội cộng sản. Cho nên, chúng ta phải nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề chúng ta phải dạy những gì và thanh niên phải học như thế nào nếu họ thật sự muốn tỏ ra xứng đáng với danh hiệu thanh niên cộng sản, và chúng ta phải chuẩn bị cho thanh niên như thế nào để cho họ biết xây dựng đến cùng và hoàn thành triệt để cái sự nghiệp mà chúng ta đã bắt đầu.
Tôi phải nói rằng lời giải đáp đầu tiên, – hình như vậy, – và cũng có vẻ tự nhiên nhất, là Đoàn thanh niên và toàn thể thanh niên nói chung muốn đi theo chủ nghĩa cộng sản, thì đều phải học chủ nghĩa cộng sản.
Nhưng lời giải đáp “học chủ nghĩa cộng sản” như thế thì chung chung quá. Vậy chúng ta cần những gì để học chủ nghĩa cộng sản? Chúng ta phải rút ra được những gì trong tổng số kiến thức chung để có được kiến thức của chủ nghĩa cộng sản? ở đây, có một loạt nguy cơ đang đe doạ chúng ta. Những nguy cơ này thường xuất hiện ngay, khi vấn đề học chủ nghĩa cộng sản được đặt ra không đúng hay được lý giải một cách quá phiến diện.
Lẽ tự nhiên là mới nhìn, người ta nghĩ ngay rằng học chủ nghĩa cộng sản là nắm vững tổng số những kiến thức đã trình bày trong các sách giáo khoa và trước tác về chủ nghĩa cộng sản. Nhưng định nghĩa như trên về việc học chủ nghĩa cộng sản thật là quá thô thiển và thiếu sót. Nếu học chủ nghĩa cộng sản chỉ là nắm được những cái đã trình bày trong các tác phẩm và sách vở nói về chủ nghĩa cộng sản thì chúng ta rất dễ tạo ra những tên mọt sách hay những kẻ khoác lác về chủ nghĩa cộng sản và như thế thì thường là nguy hại và tổn thất cho chúng ta; vì rằng những người đó, tuy học nhiều và đọc nhiều những điều đã trình bày trong sách vở về chủ nghĩa cộng sản, nhưng lại không có khả năng kết hợp được tất cả những kiến thức đó lại và không có khả năng hành động đúng như chủ nghĩa cộng sản mong muốn.
Một trong những tệ nạn và tai hoạ lớn nhất mà xã hội tư bản chủ nghĩa già cỗi đã để lại cho chúng ta, là sự tách rời hoàn toàn giữa sách vở và thực tiễn của cuộc sống, vì chúng ta đã có những quyển sách mà trong đó mọi cái đều được miêu tả một cách đẹp đẽ nhất đời, nhưng phần nhiều những sách này chỉ là sự dối trá giả nhân giả nghĩa ghê tởm nhất, vì chúng miêu tả cho chúng ta một cách sai lệch về xã hội tư bản chủ nghĩa.
Cho nên chỉ thấm nhuần một cách giáo điều những điều đã viết trong các sách vở nói về chủ nghĩa cộng sản thì sẽ là một sai lầm rất lớn. Ngày nay, những bài diễn văn, những bài báo của chúng ta không phải là đơn thuần nhắc lại những cái trước đây người ta đã nói về chủ nghĩa cộng sản, vì rằng những bài diễn văn, những bài báo của chúng ta đều gắn liền với công tác hàng ngày và muôn màu muôn vẻ. Không có công tác, không có đấu tranh, thì kiến thức sách vở về chủ nghĩa cộng sản rút ra từ các sách và tác phẩm về chủ nghĩa cộng sản, sẽ không có một chút giá trị nào cả, vì rằng kiến thức đó cũng chỉ là tiếp tục tình trạng tách rời trước kia giữa lý luận và thực tiễn, tình trạng đó là đặc trưng ghê tởm nhất của xã hội tư sản cũ.
Nguy cơ sẽ còn lớn hơn nữa, nếu chúng ta bắt đầu chỉ nắm lấy những khẩu hiệu về chủ nghĩa cộng sản. Nếu chúng ta không kịp thời hiểu mối nguy cơ này và nếu chúng ta không hướng toàn bộ công tác của chúng ta nhằm trừ bỏ nó đi, thì sự tồn tại của nửa triệu hay một triệu nam nữ thanh niên, sau khi được học chủ nghĩa cộng sản theo lề lối trên, tự xưng là những người cộng sản, sẽ đem lại một tổn thất to lớn cho sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản.
ở đây vấn đề đặt ra trước mắt chúng ta là phải làm thế nào mà kết hợp được tất cả những điều trên đây để dạy chủ nghĩa cộng sản? Chúng ta phải lấy những cái gì của nhà trường cũ, của khoa học cũ? Nhà trường cũ tuyên bố là muốn đào tạo ra một người có trình độ văn hoá toàn diện và dạy các môn khoa học nói chung. Chúng ta biết rằng đó là điều dối trá hoàn toàn, vì toàn bộ xã hội trước đây đã được xây dựng và dựa trên sự phân chia loài người thành giai cấp, thành người bóc lột và người bị bóc lột. Lẽ tự nhiên là toàn bộ nhà trường cũ, thấm nhuần đầy đủ tinh thần giai cấp, nên chỉ truyền thụ kiến thức cho con cái của giai cấp tư sản mà thôi. Mỗi lời nói của nó đều phù hợp với lợi ích của giai cấp tư sản. Trong các trường học đó, thế hệ trẻ của công nhân và nông dân không phải là được giáo dục mà chủ yếu là bị huấn luyện để phục vụ lợi ích của chính giai cấp tư sản đó. Người ta giáo dục họ để đào tạo cho giai cấp tư sản những tôi tớ được việc có thể đem lại lợi nhuận cho bọn chúng mà vẫn không quấy rầy đến cảnh yên ổn và thói ăn không ngồi rồi của chúng. Cho nên, trong khi bài trừ nhà trường cũ, chúng ta tự đặt cho mình nhiệm vụ là chỉ lấy ở nhà trường cũ cái gì cần thiết cho chúng ta để đạt được một nền giáo dục cộng sản chủ nghĩa chân chính mà thôi.
ở đây, tôi nói đến những lời chỉ trích, những lời buộc tội nhà trường cũ mà ta thường nghe thấy và thường đưa đến những sự giải thích hoàn toàn sai lầm. Người ta nói rằng nhà trường cũ là nhà trường dạy lối sách vở, theo kỷ luật hà khắc, học gạo. Cái đó đúng, nhưng phải biết phân biệt rõ nhà trường cũ có chỗ nào xấu và chỗ nào có lợi cho ta; phải biết rút ra ở đó cái gì cần thiết cho chủ nghĩa cộng sản.
Nhà trường cũ là một nhà trường dạy lối sách vở, nó bắt buộc người ta phải nắm một mớ kiến thức không cần thiết, thừa và không sinh động. Những kiến thức đó nhồi đầy đầu óc thế hệ trẻ và biến họ thành những tên quan lại được đúc cùng một khuôn. Nhưng các bạn sẽ phạm một sai lầm nghiêm trọng nếu từ đó muốn rút ra một kết luận cho rằng có thể trở thành người cộng sản mà không cần thấm nhuần những kiến thức của loài người đã tích luỹ được. Thật là sai lầm khi nghĩ rằng chỉ cần thấm nhuần những khẩu hiệu cộng sản, những kết luận của khoa học cộng sản, chứ không cần phải thấm nhuần tổng số những kiến thức mà chính bản thân chủ nghĩa cộng sản cũng là kết quả. Chủ nghĩa mác là một thí dụ chỉ rõ ràng chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh như thế nào từ tổng số những kiến thức của nhân loại.
Các đồng chí đã đọc và đã nghe nói rằng lý luận cộng sản, khoa học cộng sản, – chủ yếu là do Mác sáng tạo nên, – đã không còn là sự nghiệp của một người, mặc dù người đó là nhà xã hội chủ nghĩa thiên tài của thế kỷ XIX; rằng học thuyết đó đã trở thành học thuyết của hàng triệu và hàng chục triệu người vô sản trên toàn thế giới, những người này đã áp dụng học thuyết đểu trong cuộc đấu tranh của mình chống chủ nghĩa tư bản. Và nếu các đồng chí đặt câu hỏi sau đây: tại sao học thuyết của Mác đã có thể chiếm được hàng triệu và hàng chục triệu trái tim của những người trong giai cấp cách mạng nhất, thì các đồng chí sẽ chỉ được nghe một câu trả lời duy nhất: sở dĩ như thế là vì Mác đã dựa vào nền móng vững chắc của những kiến thức mà loài người đã nắm được dưới chủ nghĩa tư bản; sau khi nghiên cứu quy luật phát triển của xã hội loài người, Mác đã hiểu rằng chủ nghĩa tư bản phát triển tất nhiên sẽ đưa đến chủ nghĩa cộng sản và – đây là điều căn bản – khi chứng minh chân lý đó, Mác chỉ dựa trên việc nghiên cứu xã hội tư bản đó một cách chính xác nhất, tỉ mỉ nhất, sâu sắc nhất, nhờ việc nắm vững đầy đủ tất cả những cái mà khoa học trước đây đã cung cấp. Tất cả những cái mà xã hội loài người đã sáng tạo ra, Mác đã nghiền ngẫm lại một cách có phê phán, không hề bỏ sót một điểm nào. Tất cả những cái mà tư tưởng loài người đã sáng tạo ra, Mác đã nghiền ngẫm lại, đã phê phán, và đã thông qua phong trào công nhân mà kiểm tra lại; và Mác đã nêu ra được những kết luận mà n! hững kẻ bị hạn chế trong cái khuôn khổ tư sản hay bị những thành kiến tư sản trói buộc, không thể nào rút ra được.
Chẳng hạn, khi chúng ta nói đến văn hoá vô sản[2], thì không nên quên điều đó. Nếu không hiểu rõ rằng chỉ có sự hiểu biết chính xác về nền văn hoá được sáng tạo ra trong toàn bộ quá trình phát triển của loài người và việc cải tạo nền văn hoá đó mới có thể xây dựng được nền văn hoá vô sản thì chúng ta sẽ không phải bỗng nhiên mà có, nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hoá vô sản, phát minh ra. Đó hoàn toàn là điều ngu ngốc. Văn hoá vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người đã tích luỹ được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu. Tất cả những con đường đó, lớn và nhỏ, đã, đang và sẽ tiếp tục đưa tới văn hoá vô sản, cũng như chính trị kinh tế học do Mác hoàn chỉnh lại, đã chỉ cho ta thấy xã hội loài người sẽ đi đến đâu, đã chỉ cho ta thấy con đường quá độ đi tới đấu tranh giai cấp, tiến tới mở đầu của cuộc cách mạng vô sản.
Khi chúng ta nghe thấy các đại biểu thanh niên và một số người bênh vực nền giáo dục mới thường vẫn hay đả kích nhà trường cũ, lập luận rằng nhà trường cũ là nhà trường học gạo, thì chúng ta phải bảo họ rằng chúng ta phải lấy của nhà trường cũ những cái hay của nó. Chúng ta không nên lấy ở nhà trường cũ cái phương pháp nhồi nhét đấy vào đàu óc của thanh niên quá nhiều kiến thức mà chín phần mười là vô ích và một phần mười còn lại là sai lệch; tuy nhiên, như thế tuyệt nhiên không có nghĩa là chúng ta chỉ bo bo vào những kết luận cộng sản và chỉ học tập những khẩu hiệu cộng sản. Không xây dựng chủ nghĩa cộng sản bằng những cái đó được. Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra.
Chúng ta không cần lối học gạo, nhưng chúng ta cần mở mang và hoàn thiện trí óc của mỗi người học bằng những kiến thức về những sự việc cơ bản, vì chủ nghĩa cộng sản sẽ trở thành trống rỗng, sẽ chỉ là một cái chiêu bài rỗng tuếch, người cộng sản sẽ chỉ là một anh khoe khoang khoác lác tầm thường, nếu như tất cả các kiến thức đã thu nhận không được nghiền ngẫm trong ý thức của anh ta. Những kiến thức đó, các đồng chí không nên hấp thụ một cách giản đơn; các đồng chí phải hấp thụ có phê phán, để cho đầu óc các đồng chí không phải chất đầy một mớ hổ lốn vô ích, mà là để làm giàu trí óc bằng sự am hiểu mọi sự việc thực tế, không có sự am hiểu những sự việc thực tế đó thì không thể trở thành một người hiện đại có học thực được. Người cộng sản nào cậy mình nắm được những kết luận sẵn có mà muốn khoe khoang về chủ nghĩa cộng sản, nhưng lại không làm một công tác hết sức nghiêm chỉnh, hết sức khó khăn và hết sức to lớn, không hề lý giải những sự việc mà anh ta cần xem xét với tinh thần phê phán, một người cộng sản như vậy thì thật là đáng buồn. Một thái độ hời hợt như thế thật quả là có hại. Nếu tôi thấy rằng tôi hiểu biết ít thì tôi sẽ tìm mọi cách để hiểu biết nhiều hơn nữa, nhưng nếu có người nào nói rằng anh ta là người cộng sản, rằng anh ta không cần phải biết điều gì vững chắc cả, thì người đó không giống người cộng sản một chút nào.
Nhà trường cũ đào tạo những tôi tớ cần thiết cho bọn tư bản; nó biến những nhà khoa học thành những người bắt buộc phải viết, phải nói theo ý muốn của bọn tư bản. Cho nên, chúng ta phải vứt bỏ nhà trường cũ. Nhưng nếu chúng ta phải vứt bỏ nó, phải phá huỷ nó, thì như thế có phải là chúng ta không nên rút ra ở nhà trường cũ tất cả những cái gì cần thiết mà loài người đã tích luỹ được cho con người hay không? Có phải là chúng ta không cần phải biết phân biệt những cái cần thiết cho chủ nghĩa tư bản với những cái cần thiết cho chủ nghĩa cộng sản hay không?
Để thay thế lối giáo dục cũ được thi hành trong xã hội tư sản trái với ý chí của đa số, chúng ta đưa ra kỷ luật tự giác của công nhân và nông dân, những người kết hợp lòng căm thù xã hội cũ với sự quyết tâm, với năng lực, với ý chí sẵn sàng đoàn kết và tổ chức lực lượng của mình trong cuộc đấu tranh này, để từ ý chí của hàng triệu, hàng chục triệu người sống lẻ loi, rời rạc, phân tán trên khắp đất nước mênh mông, mà xây dựng nên một ý chí thống nhất, vì không có cái ý chí thống nhất đó, thì chắc chắn chúng ta sẽ bị đánh bại. Không có sự đoàn kết đó, không có kỷ luật tự giác đó của công nhân và nông dân, thì sự nghiệp của chúng ta sẽ không có hy vọng gì cả. Không có những cái đó, chúng ta không thể thắng được bọn tư bản và bọn địa chủ trên toàn thế giới. Ngay cả việc củng cố các nền móng, chúng ta cũng sẽ không thể làm được, huống hồ là xây dựng trên những nền móng đó một xã hội mới, cộng sản chủ nghĩa. Cũng như khi bài trừ nhà trường cũ, trong khi căm phẫn nó một cách hoàn toàn chính đáng và cần thiết, trong khi coi trọng ý chí sẵn sàng phá huỷ nó đi, chúng ta phải hiểu rằng cần thay thế lối học cũ, lối nhồi sọ cũ, lối giáo dục cũ, bằng nghệ thuật biết hấp thụ toàn bộ kiến thức của nhân loại và hấp thụ nó sao cho chủ nghĩa cộng sản, ở trong các đồng chí, không còn là những điều học thuộc lòng, mà là những điều do chính các đồng chí đã nghiền ngẫm lại và là những kết luận tất nhiên được rút ra trên quan điểm giáo dục hiện đại.
Đó là cách đặt những nhiệm vụ cơ bản khi chúng ta nói đến nhiệm vụ học chủ nghĩa cộng sản.
Để giải thích cho các đồng chí rõ về điểm đó đồng thời đề cập đến vấn đề phải học tập như thế nào, tôi xin kể một thí dụ thực tiễn. Tất cả các đồng chí đều biết rằng sau nhiệm vụ quân sự, nhiệm vụ bảo vệ nước cộng hoà, thì nhiệm vụ được đặt ra cho chúng ta là nhiệm vụ kinh tế. Chúng ta biết rằng không thể xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa nếu không khôi phục công nghiệp và nông nghiệp, nhưng không phải là khôi phục nguyên như cũ. Phải khôi phục công nghiệp và nông nghiệp trên một cơ sở hiện đại, phù hợp với nền khoa học tối tân nhất. Các đồng chí đều biết rằng cơ sở đó là điện lực, và chỉ khi nào ở khắp đất nước, tất cả các ngành công nghiệp và nông nghiệp đã được điện khí hoá, chỉ khi nào các đồng chí hoàn thành được nhiệm vụ đó thì các đồng chí mới có thể xây dựng cho bản thân mình xã hội hội cộng sản chủ nghĩa, mà thế hệ trước không thể xây dựng nổi. Nhiệm vụ đặt ra cho các đồng chí là kiến thiết nền kinh tế cả nước, tổ chức lại và khôi phục cả nông nghiệp lẫn công nghiệp trên một cơ sở kỹ thuật hiện đại dựa trên khoa học, kỹ thuật hiện đại và trên điện lực. Các đồng chí hoàn toàn hiểu rằng việc điện khí hoá không thể do những người mù chữ thực hiện được, mà chỉ biết chữ không thôi thì cũng không đủ. ở đây không phải chỉ cần biết điện lực là gì: phải biết áp dụng về mặt kỹ thuật, điện lực vào công nghiệp và nông nghiệp và vào nhiều ngành khác nhau của công nghiệp và nông nghiệp. Phải tự học lấy điều đó, phải dạy điều đó cho toàn thể thế hệ những người ! lao động đang lớn lên. Đó là nhiệm vụ của mọi người cộng sản giác ngộ, của mọi thanh niên tự cho mình là người cộng sản và hoàn toàn hiểu rõ rằng khi gia nhập Đoàn thanh niên cộng sản, mình đã nhận nhiệm vụ giúp đảng xây dựng chủ nghĩa cộng sản và giúp toàn thể thế trẻ xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Họ phải hiểu rằng điều đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở một nền học vấn hiện đại, và nếu họ không có nền học vấn đó, thì chủ nghĩa cộng sản vẫn chỉ là một nguyện vọng mà thôi.
Thế hệ trước có nhiệm vụ phải lật đổ giai cấp tư sản. Nhiệm vụ chủ yếu lúc đó là phê phán giai cấp tư sản, phát động quần chúng căm thù giai cấp tư sản, nâng cao ý thức giai cấp, biết tập hợp các lực lượng của mình lại. Thế hệ mới có một nhiệm vụ phức tạp hơn. Nhiệm vụ của các đồng chí không phải chỉ là tập hợp tất cả mọi lực lượng của mình để ủng hộ chính quyền công nông chống sự xâm lược của bọn tư bản. Cái đó, các đồng chí phải làm. Các đồng chí đã hiểu rõ điều đó mà mỗi người cộng sản đều thừa hiểu nhiệm vụ đó. Nhưng như thế chưa đủ. Các đồng chí phải xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Xét về nhiều phương diện thì phần đầu của công việc đã làm xong. Quá khứ đã bị phá huỷ, đó là điều cần thiết. Mảnh đất đã được dọn sạch và chính trên mảnh đất đó thế hệ thanh niên cộng sản phải xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trước mắt các đồng chí là nhiệm vụ xây dựng và các đồng chí chỉ có thể làm tròn nhiệm vụ đó, khi đã nắm vững được tất cả những kiến thức hiện đại, biết biến chủ nghĩa cộng sản từ những công thức, những lời dạy, những phương pháp, những chỉ thị, những cương lĩnh có sẵn và học thuộc lòng thành cái thực tế sinh động, là cái kết hợp với công tác trực tiếp của các đồng chí, khi các đồng chí đã biết lấy chủ nghĩa cộng sản làm kim chỉ nam cho công tác thực tiễn của mình.
Đó là nhiệm vụ mà các đồng chí phải làm để rèn luyện, giáo dục, dìu dắt toàn bộ thế hệ trẻ. Tất cả nam nữ thanh niên đều phải là những người xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa mà các đồng chí là những người đầu tiên trong số hàng triệu người xây dựng đó. Nếu các đồng chí không lôi cuốn được toàn thể quần chúng thanh niên công nông vào sự nghiệp xây dựng đó, thì các đồng chí sẽ không thể xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa được.
ở đây lẽ tất nhiên là tôi nói đến vấn đề chúng ta phải giáo dục chủ nghĩa cộng sản như thế nà và đặc điểm của những phương pháp của chúng ta là gì.
Trước hết, ở đây tôi nói đến vấn đề đạo đức cộng sản.
Các đồng chí phải tự giáo dục mình thành những người cộng sản. Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên là phải tổ chức hoạt động thực tiễn của mình thế nào để khi học tập, khi tổ chức nhau lại, khi tập hợp nhau lại, khi đấu tranh, tầng lớp thanh niên ấy tự giáo dục mình và đồng thời cũng giáo dục cho tất cả những ai đã công nhận họ là người dẫn đường chỉ lối, để trở thành những người cộng sản. Phải làm cho toàn bộ sự nghiệp giáo dục, rèn luyện và dạy dỗ thanh niên ngày nay trở thành sự nghiệp giáo dục đạo đức cộng sản trong thanh niên.
Nhưng có đạo đức cộng sản hay không? Có luân lý cộng sản hay không? Tất nhiên là có. Người ta thường bảo chúng ta không có đạo đức của chúng ta, và giai cấp tư sản buộc tội những người cộng sản chúng ta là bác bỏ mọi thứ đạo đức. Đó là một cách đánh lộn sòng các khái niệm làm công nhân và nông dân bị lầm lạc.
Theo ý nghĩa nào thì chúng ta bác bỏ đạo đức, bác bỏ luân lý?
Theo ý nghĩa mà giai cấp tư sản đã tuyên truyền, nó cho rằng đạo đức là do giới luật của Thượng đế mà có. Về điểm này, tất nhiên chúng ta biết rất rõ là giới tu hành, bọn địa chủ và giai cấp tư sản chỉ viện danh nghĩa Thương đế để bảo vệ quyền lợi bóc lột của chúng. Hoặc giả, không nói rằng đạo đức là do quy tắc của luân lý, do giới luật của Thượng đế mà ra, thì chúng lại giải thích đạo đức bằng những câu duy tâm hay nửa duy tâm, mà những câu này rút cục bao giờ cũng là những cái rất giống với những giới luật của Thương đế.
Tất cả những thứ đạo đức, xuất phát từ những quan niệm ở ngoài nhân loại, ở ngoài các giai cấp, chúng ta đều bác bỏ. Chúng ta nói rằng đấy chỉ là lừa bịp, dối trá, nhồi sọ công nhân và nông dân để mưu lợi ích riêng cho bọn địa chủ và bọn tư bản.
Chúng ta nói rằng đạo đức của chúng ta hoàn toàn phục tùng lợi ích đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản. Đạo đức của chúng ta là từ những lợi ích của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản mà ra.
Xã hội cũ xây dựng trên sự áp bức của bọn địa chủ và bọn tư bản đối với tất cả công nhân và nông dân. Chúng ta phải phá huỷ tất cả những cái đó, phải lật đổ bọn áp bức đi; nhưng muốn làm được như thế, phải thực hiện đoàn kết. Đấng Thương đế không tạo ra được sự đoàn kết đó.
Sự đoàn kết đó, chỉ có các công xưởng, các nhà máy, chỉ có giai cấp vô sản được huấn luyện và được thức tỉnh sau một giấc ngủ dài trước kia, mới có thể tạo ra được. Chỉ khi nào giai cấp đó thành hình thì phong trào quần chúng mới bắt đầu và phong trào đó đã dẫn tới một tình hình mà chúng ta đang thấy hiện nay, đó là thắng lợi của cách mạng vô sản ở một trong những nước yếu nhất, ba năm nay đương đầu với giai cấp tư sản toàn thế giới. Và chúng ta thấy cách mạng vô sản đang dâng lên trên toàn thế giới. Bây giờ, nhờ kinh nghiệm của mình, chúng ta nói rằng chỉ có giai cấp vô sản mới có thể sáng tạo ra một sức mạnh đoàn kết để lôi kéo theo nó giai cấp nông dân phân tán và tản mạn, và sức mạnh đó đã chống lại tất cả các cuộc tấn công của bọn bóc lột. Chỉ có giai cấp đó mới có thể giúp quần chúng lao động đoàn kết nhau lại, thắt chặt hàng ngũ, triệt để bảo vệ, triệt để củng cố, triệt để xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Đó là lý do tại sao chúng ta nói rằng: đối với chúng ta, đạo đức ở ngoài xã hội loài người thì không thể có được; đó là lừa bịp. Đối với chúng ta, đạo đức phải phục tùng lợi ích của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản.
Nhưng cuộc đấu tranh giai cấp đó là gì? Là lật đổ Nga hoàng, lật đổ bọn tư bản, thủ tiêu giai cấp tư bản.
Và giai cấp, nói chung, là gì? Đó là điều làm cho một bộ phận trong xã hội có thể chiếm hữu lao động của người khác. Nếu một bộ phận của xã hội chiếm hữu tất cả ruộng đất, thì chúng ta thấy có giai cấp địa chỉ và giai cấp nông dân. Nếu một bộ phận của xã hội có những nhà máy và công xưởng, có cổ phần và tư bản trong khi bộ phận khác lao động trong các công xưởng đó, thì chúng ta thấy có giai cấp tư bản và giai cấp vô sản.
Đuổi cổ bọn Nga hoàng thì không khó, chỉ vài ngày là đủ. Đuổi cổ bọn địa chủ cũng không khó lắm, việc này trong vài tháng là đã làm được rồi; đuổi cổ bọn tư bản cũng không khó lắm. Nhưng thủ tiêu các giai cấp thì khó khăn không thể so sánh được; sự phân chia ra công nhân và nông dân vẫn còn tồn tại. Nếu người nông dân cày cấy trên mảnh đất của mình và giữ làm của riêng số thóc lúa thừa, nghĩa là số thóc lúa mà chính anh ta cũng như đàn gia súc của anh ta không cần dùng đến, trong lúc mà tất cả những người khác đang không có cơm ăn, thì lúc đó anh nông dân này biến thành kẻ bóc lột. Giữ số thóc lúa này càng nhiều bao nhiêu thì anh ta cang có lợi bấy nhiêu; còn những người khác thì mặc cho họ đói: “họ càng đói bao nhiên, ta càng bán lúa đắt bấy nhiêu”. Phải làm thế nào để tất cả mọi người đều phải lao động theo một kế hoạch chung trên một mảnh đất chung, trong những công xưởng và nhà máy chung và theo một quy tắc chung. Điều đó liệu có dễ thực hiện không? Các đồng chí thấy rằng ở đây giải quyết được vấn đề này sẽ không dễ dang như đuổi cổ Nga hoàng, bọn địa chủ và bọn tư bản. ở đây, phải làm thế nào để giai cấp vô sản cải tạo, giáo dục lại một bộ phận trong nông dân, lôi kéo theo mình những người nào là nông dân lao động, để đập tan sức phản kháng của những nông dân giàu có đang làm giàu trên sự nghèo khổ của người khác. Như thế có nghĩa là nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản chưa phải là kết thúc sau khi đã lật đổ Nga hoàng, đuổi cổ bọn địa chủ và bọn tư bản; đó chính là nhiệm vụ của chế độ m! à chúng ta gọi là chuyên chính vô sản.
Cuộc đấu tranh giai cấp vẫn tiếp diễn; nó chỉ có thay đổi về hình thức. Đây là cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản nhằm ngăn cản bọn bóc lột cũ trở lại, nhằm thống nhất quần chúng nông dân chưa giác ngộ, sống tản mạn, vào trong một khối duy nhất. Cuộc đấu tranh giai cấp còn tiếp tục, và nhiệm vụ của chúng ta là làm cho tất cả mọi lợi ích phải phục tùng cuộc đấu tranh này. Và đạo đức cộng sản của chúng ta cũng phải phục tùng nhiệm vụ này. Chúng ta nói rằng: đạo đức đó là những gì góp phần phá huỷ xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản.
Đạo đức cộng sản là đạo đức phục vụ cuộc đấu tranh ấy, là đạo đức nhằm đoàn kết những người lao động chống mọi sự bóc lột, chống mọi chế độ tư hữu nhỏ, vì chế độ tư hữu nhỏ trao cho một cá nhân thành quả lao động do toàn thể xã hội sáng tạo ra. Ruộng đất đối với chúng ta là tài sản chung.
Nhưng, nếu tài sản chung này, tôi lấy đi một phần, trên phần đó tôi sản xuất gấp đôi số lúa cần thiết cho tôi và tôi đầu cơ chỗ lúa thừa này thì sẽ như thế nào? Nếu tôi tự nhủ là càng có nhiều người bị đói thì người ta càng mua đắt của tôi? Như thế có phải là tôi đã hành động như một người cộng sản không? Không, đó là hành động của một kẻ bóc lột, một kẻ tư hữu. Cần phải đấu tranh chống lại hành động đó. Nếu để sự việc cứ như thế thì tất cả sẽ đi giật lùi đến chỗ phục hồi chính quyền của bọn tư bản, chính quyền của giai cấp tư sản, như đã nhiều lần xảy ra trong các cuộc cách mạng trước kia. Và muốn ngăn cản việc khôi phục chính quyền của bọn tư bản và của giai cấp tư sản, phải cấm chỉ lối buôn bán không chính đáng, muốn thế, phải không được để cho một vài cá nhân làm giàu trên lưng người khác; muốn thế, những người lao động phải đoàn kết với giai cấp vô sản và thiết lập xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đó là đặc trưng chủ yếu của nhiệm vụ cơ bản của Đoàn thanh niên cộng sản và các tổ chức thanh niên cộng sản.
Xã hội cũ xây dựng trên nguyên tắc sau đây: anh cướp đoạt của người khác hoặc là người khác cướp đoạt của anh; anh làm cho khác hưởng hoặc là người khác làm cho anh hưởng; anh làm chủ nô hoặc anh làm nô lệ. Và dễ hiểu rằng những người được đào tạo ở trong xã hội đó, có thể nói, khi còn bú mẹ đã nhiễm phải một tâm lý, một tập quán và một quan điểm sau đây: hoặc là chủ nô, hoặc là nô lệ, hoặc là tiểu chủ, là viên chức nhỏ, là quan lại nhỏ, là người trí thức, tóm lại, là một người chỉ lo nghĩ về của riêng của mình chứ không quan tâm đến người khác.
Nếu tôi cày cấy mảnh đất của tôi thì tôi không phải quan tâm đến người khác; nếu một người nào khác có bị đói, thì càng tốt, tôi sẽ bán lúa của tôi với giá đắt hơn. Nếu tôi có một chút địa vị như thày thuốc, kỹ sư, giáo viên, viên chức, thì tôi chẳng cần gì đến người khác. Có thể là nhờ nịnh nọt bợ đỡ những kẻ quyền thế, tôi sẽ giữ vững được địa vị của tôi và tôi sẽ có thể nhoi lên, trở thành một nhà tư sản. Một tâm lý như thế, một tâm trạng như thế không phải là của người cộng sản. Khi nào công nhân và nông dân đã chứng tỏ rằng với sức mạnh của bản thân mình, chúng ta có khả năng tự bảo vệ và xây dựng một xã hội mới, thì lúc đó đã bắt đầu một nền giáo dục mới, cộng sản chủ nghĩa, giáo dục đấu tranh chống những kẻ bóc lột, giáo dục liên minh với giai cấp vô sản chống bọn ích kỷ và bọn tiểu chủ, chống cái tâm lý và tập quán khiến người ta nói rằng: tôi kiếm lợi nhuận của tôi, ngoài ra chẳng có cái gì đáng để cho tôi ý chú cả.
Đấy là lời giải đáp về vấn đề thế hệ thanh niên phải học tập chủ nghĩa cộng sản như thế nào.
Thế hệ thanh niên chỉ có thể học chủ nghĩa cộng sản khi biết gắn liền từng bước học tập, giáo dục và rèn luyện của mình với cuộc đấu tranh không ngừng của những người vô sản và những người lao động chống lại xã hội cũ của bọn bóc lột. Khi người ta nói đạo đức với chúng ta, thì chúng ta trả lời: đối với một người cộng sản, tất cả đạo đức là nằm trong cái kỷ luật đoàn kết keo sơn đó và trong cuộc đấu tranh tự giác của quần chúng chống bọn bóc lột. Chúng ta không tin vào đựa đức vĩnh viễn và chúng ta bóc trần tất cả những sự dối trá của các câu chuyện hoang đường về đạo đức. Đạo đức giúp xã hội loài người tiến lên cao hơn, thoát khỏi ách bóc lột lao động.
Muốn đạt được mục đích đó, thì phải có thế hệ thanh niên là những người đã bắt đầu trở thành những người giác ngộ, trong một hoàn cảnh đấu tranh có kỷ luật và quyết liệt chống lại giai cấp tư sản. Trong cuộc đấu tranh này, thế hệ đó sẽ đào tạo ra được những người cộng sản chân chính: thế hệ đó phải làm cho từng bước việc học tập, rèn luyện và giáo dục của mình phục tùng cuộc đấu tranh ấy và gắn liền với cuộc đấu tranh ấy. Giáo dục thanh niên cộng sản không phải là nói cho họ nghe những bài diễn văn êm dịu hay là những phép tắc đạo đức. Không phải cái đó là giáo dục. Khi người ta thấy được cha mẹ mình sống dưới ách của bọn địa chủ và bọn tư bản như thế nào, khi chính người ta chịu chung nỗi đau khổ với những người mở đầu cuộc chiến chống bọn bóc lột, khi người ta thất rằng muốn tiếp tục cuộc đấu tranh ấy thì phải hy sinh to lớn như thế nào để bảo vệ những thắng lợi đã giành được và thấy rõ bọn địa chủ và bọn tư bản là những kẻ thù hung tợn như thế nào, – thì khi đó người ta tự rèn luyện mình trong hoàn cảnh này để trở thành những người cộng sản. Cơ sở của đạo đức cộng sản là cuộc đấu tranh để củng cố và hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Đó cũng là cơ sở của việc rèn luyện, học tập và giáo dục cộng sản. Đó là lời giải đáp về vấn đề phải học tập chủ nghĩa cộng sản như thế nào.
Chúng ta không tin vào việc rèn luyện, giáo dục và học tập nếu những việc đó chỉ đóng khung trong nhà trường và tách rời cuộc sống sôi nổi. Chừng nào công nhân và nông dân còn bị bọn địa chủ và bọn tư bản áp bức, chừng nào nhà trường còn ở trong tay bọn địa chủ và bọn tư bản, thì thế hệ thanh niên còn đui mù và tăm tối. Nhà trường của chúng ta phải đem lại cho thanh niên những kiến thức cơ bản, dạy cho họ biết tự tạo ra những quan điểm cộng sản, và phải đào tạo họ thành những người có học thức. Nhà trường của chúng ta phải làm cho thanh niên, trong khi học tập, trở thành những người tham gia cuộc đấu tranh giải phóng những người bị bóc lột. Đoàn thanh niên cộng sản chỉ xứng đáng với danh hiệu của nó là đoàn thể của thế hệ cộng sản trẻ tuổi, nếu gắn liền từng bước học tập, giáo dục và rèn luyện của mình với việc tham gia cuộc đấu tranh chung của tất cả những người lao động chống lại bóc lột. Vì các đồng chí đều biết rõ rằng chừng nào nước Nga còn là nước cộng hoà công nhân duy nhất, mà ở tất cả các nước khác trên thế giới vẫn còn tồn tại trật tự tư sản cũ thì chúng ta sẽ còn yếu hơn kẻ thù, rằng chúng ta còn luôn luôn đứng trước sự đe doạ của một cuộc tấn công mới, rằng chỉ khi nào chúng ta biết đoàn kết nhau lại và hành động nhất trí thì chúng ta mới thắng lợi trong các cuộc đấu tranh sau này, và một khi chúng ta đã mạnh hơn, chúng ta sẽ thật sự trở thành vô địch. Cho nên, là người cộng sản, tức là phải tổ chức và đoàn kết toàn thể thế hệ thanh niên, phải làm gương mẫu về giáo dục và kỷ luật trong ! cuộc đấu tranh này. Lúc đó các đồng chí mới có thể bắt đầu và hoàn thành công cuộc xây dựng lâu dài của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Để làm cho các đồng chí thấu triệt được điểm này hơn nữa, tôi sẽ kể một thí dụ. Chúng ta tự xưng là người cộng sản. Người cộng sản là thế nào? Danh từ cộng sản gốc ở tiếng la-tinh. Com-mu-ni-xơ nghĩa là của chúng. Xã hội cộng sản, đó là một xã hội trong đó tất cả là của chung: ruộng đất, nhà máy, lao động chung cua mọi người. Chủ nghĩa cộng sản là như thế đó.
Liệu có thể lao động chung được không, nếu mỗi người cứ cày cấy trên một mảnh đất riêng của mình? Không thể trong chốc lát mà sáng tạo ra lao động chung được. Không thể như vậy được. Lao động chung không phải là từ trên trời rơi xuống. Phải nỗ lực, chịu khổ, sáng tạo ra nó. Nó hình thành trong quá trình đấu tranh. ở đây, không dựa vào sách vở cũ được, chẳng ai tin vào sách vở cũ cả. ở đây cần phải có kinh nghiệm sống của bản thân. Khi Côn- tsắc và Đê-ni-kin từ Xi-bi-ri và từ phía
Tôi đã giải đáp vấn đề chúng ta phải học tập những gì và phải lấy những gì của nhà trường cũ và của nền khoa học cũ. Tôi cũng sẽ cố gắng giải đáp vấn đề phải học cái đó như thế nào: chỉ bằng cách gắn chặt từng bước cộng tác trong nhà trường, từng bước giáo dục, rèn luyện và học tập với cuộc đấu tranh của tất cả những người lao động chống lại bọn bóc lột.
Bằng mấy thí dụ rút trong kinh nghiệm công tác của một số tổ chức thanh niên, tôi sẽ trình bày cụ thể với các đồng chí là phải tiến hành công tác giáo dục cộng sản như thế nào. Mọi người đều nói đến việc thanh toán nạn mù chữ. Các đồng chí đều biết rằng không thể xây dựng một xã hội cộng sản chủ nghĩa trong một nước có những người mù chữ. Chính quyền xô-viết ra lệnh, hay là đảng ra một khẩu hiệu nhất định, hoặc huy động một số cán bộ ưu tú nhất để làm nhiệm vụ này, thì như vậy cũng chưa đủ. Phải làm thế nào để thế hệ thanh niên đảm đương công việc này. Chủ nghĩa cộng sản là ở chỗ các nam nữ thanh niên thuộc Đoàn thanh niên tự nhủ rằng: đây là công việc của chúng tôi, chúng tôi sẽ tập hợp nhau lại và chúng tôi sẽ về nông thôn thanh toán nạn mù chữ cho thế hệ đang lớn lên không còn có người mù chữ nữa. Chúng ta cố gắng làm thế nào để sự hoạt động tích cực của thế hệ thanh niên phải dành cho công việc này. Các đồng chí biết rằng không thể nào biến đổi nhanh chóng nước Nga mù chữ và dốt nát thành một nước Nga có học thức được; nhưng nếu Đoàn thanh niên gánh vác nhiệm vụ đó, nếu toàn thể thanh niên lao động vì lợi ích chung, thì Đoàn thanh niên đó, gồm 40 vạn nam nữ thanh niên, sẽ có quyền gọi là Đoàn thanh niên cộng sản. Đoàn còn có nhiệm vụ là trong khi hấp thụ những kiến thức nào đó, phải giúp đỡ những thanh niên không thể tự lực thoát khỏi vòng tối tăm ngu muội được. Đã là đoàn viên của Đoàn thanh niên thì phải đem toàn bộ công tác và toàn bộ sức lực của mình ra phục vụ sự nghiệp chung. Đó chính là ! giáo dục cộng sản. Chính qua quá trình công tác như vậy, mà người thanh niên, nam hay nữ, mới trở thành người cộng sản chân chính được. Chỉ khi nào họ đạt được những kết quả thực tiễn trong công tác này, họ mới trở thành những người cộng sản.
Chúng ta lấy thí dụ công tác làm vườn rau ở những vùng ngoại ô. Đó chẳng phải là một công tác hay sao? Đấy là một trong những nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản. Nhân dân đang bị đói, trong các công xưởng và các nhà máy đang có nạn đói. Để thoát khỏi nạn đói, phải phát triển trồng rau, nhưng lao động trong nông nghiệp còn làm theo kiểu cũ. Và phải làm thế nào đẻ những phần tử giác ngộ nhất bắt tay vào việc, và lúc đó các đồng chí sẽ thấy số lượng và diện tích các vườn rau tăng thêm và kết quả tốt đẹp hơn. Đoàn thanh niên cộng sản phải tham gia tích cực vào công việc này. Mỗi tổ chức hay mỗi chi đoàn của Đoàn thanh niên phải coi nhiệm vụ này như nhiệm vụ của bản thân mình.
Đoàn thanh niên cộng sản phải là một đội sung kích, một đội mà ở trong mọi việc đều biết giúp đỡ, đều có tinh thần chủ động và có sáng kiến của mình. Đoàn phải làm thế nào để cho bất cứ công nhân nào cũng có thể thấy rằng đoàn gồm những người mà học thuyết của họ đối với anh ta có lẽ còn khó hiểu và có lẽ anh ta chưa thể tin ngay được, nhưng công tác thực tế và sự hoạt động của họ chứng minh với anh ta rằng chính họ là những người chỉ cho anh ta con đường đúng đắn.
Nếu Đoàn thanh niên cộng sản không biết tổ chức công tác của mình như vậy trong tất cả các lĩnh vực, thì tức là đoàn đã đi lạc vào con đường cũ, con đường tư sản. Phải gắn liền nền giáo dục của chúng ta với cuộc đấu tranh của những người lao động chống bọn bóc lột, để giúp họ giải quyết được những vấn đề do học thuyết của chủ nghĩa cộng sản đặt ra.
Các đoàn viên của đoàn phải dùng tất cả các giờ rảnh rỗi của mình để cải tiến các vườn rau, để tổ chức trong một nhà máy hay một công xưởng nào đó việc học tập cho thanh niên, v.v. Chúng ta muốn làm cho nước Nga nghèo nàn, cùng khổ trở thành một nước giàu có. Và phải làm thế nào để Đoàn thanh niên cộng sản gắn liền việc rèn luyện, học tập và giáo dục của mình với lao động của công nhân và nông dân, không tự giam mình trong các trường học và không tự hạn chế mình ở việc đọc sách báo và tài liệu cộng sản. Chỉ khi nào cùng lao động với công nhân và nông dân, người ta mới trở nên một người cộng sản chân chính được. Phải làm cho mọi người thấy rằng mỗi một đoàn viên của Đoàn thanh niên đều là người có học thức và đồng thời cũng biết lao động. Khi tất cả mọi người thấy rằng chúng ta đã trừ bỏ cái kỷ luật cưỡng bức xưa của nhà trưởng cũ và đã thay thế nó bằng một kỷ luật tự giác, rằng toàn thể thanh niên đều tham gia ngày thứ bảy cộng sản, rằng toàn thể thanh niên sử dụng mỗi vườn rau ở vùng ngoại ô để giúp đỡ nhân dân, – thì khi đó nhân dân sẽ có một quan niệm lao động khác hẳn quan niệm xưa kia.
Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản là tổ chức làm giúp một số việc ở làng mạc hay khu phố, – tôi lấy một ví dụ nhỏ, – chẳng hạn như vấn đề vệ sinh hay phân phối thực phẩm. Công việc này được thực hiện trong xã hội tư bản cũ ra sao? Mỗi người chỉ làm việc cho bản thân mình thôi và chẳng có ai chú ý xem có những người già hay người ốm không, hoặc là tất cả công việc nội trợ đều đổ cả lên đầu người phụ nữ phải ở cái địa vị bị áp bức và bị nô dịch. Ai phải đấu tranh chống lại những cái đó? Đoàn thanh niên. Họ phải tuyên bố rằng: chúng tôi sẽ thay đổi tất cả những cái đó, chúng tôi sẽ tổ chức những đội thanh niên để giúp đỡ việc đảm bảo vệ sinh và phân phối thực phẩm, bằng cách thường xuyên đến thăm các gia đình, cùng hoạt động có tổ chức cho lợi ích của toàn thể xã hội, bằng cách phân phối đúng đắn sức lao động và bằng cách chứng tỏ rằng lao động phải là một lao động có tổ chức.
Cái thế hệ những người hiện nay đã gần 50 tuổi thì không thể hy vọng được trông thấy xã hội cộng sản chủ nghĩa. Từ đây cho tới đó, thế hệ này sẽ mất đi. Nhưng cái thế hệ gồm những người hiện nay mới có mười lăm tuổi thì sẽ được thấy xã hội cộng sản chủ nghĩa và bản thân họ sẽ xây dựng xã hội đó. Họ phải biết rằng nhiệm vụ của cuộc đời họ là xây dựng xã hội đó. Trong xã hội cũ, mỗi gia đình làm ăn riêng lẻ và không có ai phối hợp lao động, ngoài bọn địa chủ và bọn tư bản áp bức quần chúng nhân dân. Tất cả các công việc, dù chúng có khó khăn và lem luốc đến đâu chăng nữa, chúng ta cũng phải tổ chức thế nào để mỗi người công nhân và mỗi người nông dân có thể nhận thức về mình rằng: tôi là một phần tử trong đội quân lao động tự do vĩ đại, và tôi sẽ biết cách tự xây dựng lấy cuộc đời của tôi, không cần có bọn địa chủ và bọn tư bản, tôi sẽ biết kiến lập chế độ cộng sản chủ nghĩa. Phải làm thế nào để Đoàn thanh niên giáo dục mọi người từ khi họ còn nhỏ tuổi, theo tinh thần lao động tự giác và có kỷ luật. Có như thế, chúng ta mới có thể hy vọng rằng những nhiệm vụ đặt ra hiện nay sẽ được giải quyết. Chúng ta cần dự tính ít nhất phải mất mười năm để điện khí hoá toàn quốc, khiến cho đất đai nghèo nàn của chúng ta có thể sử dụng những thành tựu mới nhất của kỹ thuật. Thế hệ hiện nay mới có mười lăm tuổi và trong vòng từ mười đến hai mươi năm nữa, sẽ sống trong xã hội cộng sản chủ nghĩa, thế hệ đó phải đặt nhiệm vụ học tập của mình như thế nào để hàng ngày, ở mỗi l�! �ng mạc, mỗi thành phố, thanh niên giải quyết được một cách thực tiễn vấn đề này hay vấn đề khác của lao động tập thể, dù là vấn đề bé nhỏ nhất và giản đơn nhất. Công việc trên đây được thực hiện ở mỗi làng mạc như thế nào, cuộc thi đua cộng sản chủ nghĩa được phát triển ra sao, thanh niên chứng minh rằng họ biết làm ăn tập thể đến đâu, thì tất cả những điều đó đều quyết định thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Chỉ khi nào chúng ta nhằm vào sự thành công của công cuộc xây dựng đó mà nhận xét mỗi hành động của chúng ta, chỉ khi nào chúng ta tự hỏi liệu chúng ta đã làm hết sức mình để thành những người lao động đoàn kết và tự giác chưa, thì khi đó Đoàn thanh niên cộng sản mới có thể tập hợp được nửa triệu đoàn viên của mình thành một đội quân lao động và được tất cả mọi người tin mến. (Vỗ tay vang dội).
“Sự thật”, số 221, 222 và 223; ngày 5, 6 và 7 tháng Mười 1920.
Theo đúng bản in trong cuốn: N. Lênin (V. I. U-li-a-nốp). “Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên”, Mát – xcơ – va, 1920, có đối chiếu với bản in trên báo “Sự thật”.
Chú thích
[1]. Đại hội đoàn thanh niên cộng sản Nga lần thứ III diễn ra tại Mát-cơ-va từ ngày
[2]. Lenin nói đến tổ chức Proletcult(Văn hoá vô sản), một tổ chức văn hoá giáo dục được thành lập vào tháng 9/1917, là một tổ chức công nhân độc lập. Sau cách mạng tháng mười, quyền lãnh đạo rơi vào tay Dogdanov với chủ trương đòi hoạt động độc lập vì vậy mâu thuẫn với chính quyền vô sản. Từ đó dẫn tới sự thâm nhập của tư tưởng tư sản của một số thành viên của Proletcult, những thành viên này phủ nhận những di sản văn hoá trong quá khứ, bỏ qua nềnvăn hoá và giáo dục đại chúng, tự cô lập và muốn xây dựng nền “văn hoá vô sản”. Bogdanov, lãnh tụ của Proletcult tuy tuyên bố là theo chủ nghĩa Mác nhưng thực chất lại theo duy tâm chủ quan. Proletcult phát triển mạnh vào năm 1919 vào năm, bắt đầu suy tàn đầu năm 1920 và tan rã năm 1932.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét