Tên sách: Những bức thư không gửi
Tác giả: A-đen Cu-tui
Dịch giả: Trọng Thanh
Nhà xuất bản: Thanh niên
Năm xuất bản: 1987
Nguồn văn bản: Siren – nuocnga.net
haian14_5@convert *prc
Lời giới thiệu:
“Những bức thư không gửi” là cuốn truyện của nhà văn Xô viết Tác-ta A-đen Cu-tui. Ông sinh năm 1903. Từ ngày còn ngồi trên ghế trường trung học, ông đã tham gia nhóm văn học do nhà văn Xô viết Nga nổi
A đen Cu-tui làm rất nhiều thơ, ngụ ngôn, viết khá nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết.
“Những bức thư không gửi” là một trong những tác phẩm thành công và có giá trị nhất của ông. Nó đã được tái bản nhiều lần, được dịch sang tiếng Nga và một vài thứ tiếng khác như tiếng Pháp và tiếng Trung quốc.
Tác phẩm này được dịch từ bản tiếng Nga xuất bản năm 1955, do Victor Va-giơ-đa-ép dịch từ nguyên văn tiếng Tác-ta. Cuốn “Những bức thư không gửi” ấn phẩm tiếng Việt được xuất bản với sự hợp tác giữa Hội nhà báo Bình Trị Thiên và Nhà xuất bản Thanh niên năm 1987, do dịch giả Trọng Thanh dịch.
—oOo—
MỤC LỤC
BỨC THƯ THỨ NHẤT
Anh I-sken-đe,
Tôi đã đọc lại nhiều lần bức thư của anh. Nó hiện đang nằm trước mặt tôi. Rất cảm ơn anh đã gửi cho bức thư cởi mở và thân mật đó.
Đến nay anh đã thấy đau xót trước sự chia ly của chúng ta. Anh thương tiếc, viết thư cho tôi và gọi tôi về. Anh bảo: "Anh không phải là người thay lòng đổi dạ, không phải là con người ích kỷ, mà là anh I-sken-đe đáng yêu trọn đời". Thú thực, anh đã sống lại trong ký ức tôi.
Tám năm trước đây, hai bàn tay anh đã đặt lên má tôi. Những ngón tay anh vuốt nhẹ lên mái tóc. Tôi còn nhớ rõ cảm giác khi đó: hai bàn tay anh mát rợi như mớ tóc đen, mịn màng như đôi cánh chim mềm mại lướt nhẹ trên má tôi. Đôi mắt anh nhìn tôi đã nói lên rất nhiều.
Nhưng anh đã quên ngay những lời nói đầu tiên ấy. Những lời nói đã vang dội trong tâm hồn tôi. Dù khi đó anh có nói thế nào đi nữa, tôi cũng chỉ nghe thấy ở anh những tiếng nói yêu thương tôi vẫn hằng mong đợi. Giờ đây, tôi rất sung sướng nhớ lại những kỷ niệm ấy. Anh I-sken-đe, tôi đang hồi tưởng lại…
Tình yêu của tôi đối với anh, niềm vui sướng và mối tình đầu của tôi nảy nở từ đấy. Tôi ghi lại trong đáy lòng những kỷ niệm ấy như một cái gì thân thiết nhất, tốt đẹp nhất. Đời tôi mãi đến khi đó, khi hai bàn tay thân yêu của anh vuốt nhẹ lên má tôi, mới thực là sung sướng. Tôi cảm động, hồi hộp. Lòng tràn ngập hạnh phúc.
Quá khứ của chúng ta đã để lại nhiều nhỏ nhen, nhiều thiếu sót trong con người mới, con người Xô viết chúng ta. Nhưng trong cuộc đấu tranh với những nhỏ nhen, xấu xa ấy tôi đã thất bại, thì mỗi lần ôn lại nhũng kỷ niệm thân yêu này đã tiếp cho tôi thêm sức, làm cho lòng tôi ấm lại. Anh I-sken-đe, anh đừng cười, cũng đừng ngạc nhiên khi nghe tôi nói điều ấy.
Hẳn anh còn nhớ cuộc gặp gỡ đầu tiên của chúng ta.
Tôi hay mơ ước. Mặc dầu cuộc sống của tôi chứa chất đầy đau khổ, nhưng đối với tôi đời vẫn đẹp, vẫn đáng yêu. Tôi sống có một mình từ khi còn là cô gái thơ ngây, song tôi đã tin rằng, đời tôi sẽ có sung sướng, có hạnh phúc. Tôi tin tưởng và mơ ước, nhưng những ước mơ đó chỉ có trong tưởng tượng, ở ngoài cuộc sống của tôi. Ước mơ, mong đợi là gì? Tôi cũng không biết nữa. Thật là một thứ tình cảm khó hiểu , không tên tuổi, một sự trông ngóng mệt mỏi, một tình cảm chờ đợi. Anh hãy tưởng tượng như đang đứng trên mỏm đá cao ngất dưới bầu trời trong sáng, ấm áp, thở không khí trong lành của biển khơi. Anh muốn bay bổng lên, nhưng không có cánh. Đặt mình trong hoàn cảnh đó, anh sẽ hiểu tôi.
Chính tôi đang đứng chơi vơi trên một mỏm đá. Bỗng một sức gì xô ngã. Tiếng gào th! ét của gió. Tôi kêu thất thanh, nhắm mắt lại..và ngã xuống. Quanh tôi bỗng yên lặng. Sau lưng, một đôi cánh vô hình xoè rộng ra, lặng lẽ đưa tôi lên không trung.
Mọi vật đều đổi khác. Tôi không còn là tôi nữa.
Tôi sinh trưởng trong cái làng I-an-gát nhỏ bé và hẻo lánh của xứ Tác-ta. Cha tôi cũng lớn lên ở đấy. Cha tôi không biết một nơi nào khác. Còn tôi, tôi đã sống ở Mát-xcơ-va, đã đến thăm những thành phố Lê-nin-grát, Khác-cốp, Tasken và Ba-cu. Cha tôi không biết đọc, biết viết nhưng tôi, con gái của người, ngoài tiếng mẹ đẻ, tôi còn nói sõi tiếng Nga, tiếng Anh. Cha tôi, suốt cuộc đời khó nhọc, thiếu thốn, sống bằng nghề chăn nuôi súc vật và cuối cùng đã chết bên cạnh những con cừu của bọn địa chủ. Người bần nông nghèo khổ ấy ốm yếu luôn. Suốt đời, ông không hề nhìn thấy người thầy thuốc, còn tôi, con gái người chăn cừu đói rách, hiện là bác sĩ.
Anh I-sken-đe, trong thư không thể nói hết với anh, tôi đã trưởng thành như thế nào, nhờ đâu mà tôi đã đạt được những kết quả đó và giờ đây, tôi sung sướng yêu đời biết bao nhiêu.
Gần đây tôi có đọc một quyển sách kể chuyện một người từ tầng lớp nghèo khổ đã vươn lên, đạt đuợc mục đích của cuộc sống. Tôi vui mừng, sung sướng như thấy chính mình là nhân vật trong sách.
Đúng như những điều đã xảy ra trong đời tôi.
Anh I-sken-đe, tôi viết lộn xộn quá. Anh thứ lỗi cho. Nhiều ý nghĩ chen lấn nhau. Bức thư của anh gợi lên trong lòng tôi biết bao kỷ niệm sâu sắc.
Tôi hiểu rõ con người của tôi trước kia và bây giờ. Tôi vui mừng thấy mình đạt được nhiều kết quả và sung sướng, vững tin nhìn về tương lai còn nhiều gian khổ.
Tôi vừa viết cho anh, vừa nghe đài. Bài "Bản tình ca dang dở" của Su-be đang vang lên. Âm thanh dào dạt , khiến người nghe phải say mê. Nhạc điệu có một sức lôi cuốn mãnh liệt. Tiếng nhạc lúc đầu êm đềm, uyển chuyển du dương, rồi mạnh mẽ và cuối cùng vang lên như sấm, làm rung động tất cả.
Tôi phải ngừng viết để nghe nốt bản nhạc. Cađria ngồi bên cạnh cũng phải bảo tôi:
– Mẹ ơi, hay thế mà mẹ không nghe à?
Thằng Ra-pha-en đang ngủ. Nó cũng đặt bàn tay dưới má ngủ như anh. Nó đang cười gì trong mộng.
Cađria ngồi suy nghĩ. Năm nay nó lên bảy. Anh I-sken-đe, nó lớn lắm rồi, anh không nhận ra nó đâu. Nó thật là một đứa trẻ thông minh. Đầu óc giầu tưởng tượng của nó nhiều lần làm người lớn phải ngạc nhiên.
Nó đang nghĩ gì? Có lẽ nó nghĩ: "Ngày mai đi làm về, mẹ sẽ mua quà", hay nó đang tự hỏi: "Tại sao bố mãi chưa về?".
Hai mẹ con tôi ngồi yên lặng bên nhau. Tiếng nhạc như rót vào tai, những âm thanh của yêu đương và căm ghét. Ở tận nơi xa xôi, hẻo lánh này, nhạc điệu của Su-be đang vang lên hùng tráng khiến tôi không cảm thấy mình bị hắt hủi cô đơn nữa.
Mat-xcơ-va. Người không quên chúng tôi. Vẫn nhớ đến chúng tôi. Người đã gửi đến nơi xa xôi này những tác phẩm bất diệt của các nhạc sĩ! vĩ đại, những vần thơ tuyệt diệu của nhiều thi sĩ, những tiếng hát say mê của các danh ca. Mat-xcơ-va, Người đã đem lại cho trái đất tất cả những gì tốt đẹp nhất để xây dựng con người mới. Mát-xcơ-va, hãy nhận lấy ở tôi lòng biết ơn sâu sắc.
Anh I-sken-đe, tôi lại viết tiếp cho anh đây. Tôi viết đến đâu rồi nhỉ? À phải, tôi đang nói về tôi. Năm 1923, Chính phủ ban hành Hiến pháp mới. Đời tôi cũng từ đấy hé mở. Tôi thi đậu vào trường bổ túc Công Nông ở Ca-dan.
Những ngày đầu của niên học, tôi sống say sưa và hạnh phúc.
Tôi tự nhủ:
– Ngày nào đấy, Lê-nin vĩ đại đã đi trên những đường phố và các hành lang này đây. Tôn-xtôi đã ngồi học trong các giảng đường này và Goóc-ki, ngày còn trẻ, mơ ước thi vào đây.Dưới mái trường này đã nhiều lần vang lên tiếng nói của các bậc vĩ nhân.
Có những phút đứng tựa vào chiếc cột trắng của trường đại học, tôi muốn reo lên vì trong lòng dào dạt một niềm vui vô tận. Đây là con đường đưa tôi đến cuộc sống mới vĩ đại, huy hoàng. Tôi cảm thấy tất cả những gì tốt đẹp nhất đang ngưng tụ lại, tràn ngập trái tim tôi. Qua màu lá xanh tươi trong vườn, tôi nhìn thấy tương lai thật hạnh phúc.
Tâm hồn tôi nhẹ lâng lâng.
Giữa lúc đó tôi gặp anh. Mỗi cuộc tình duyên đều có khởi điểm của nó, nhưng tình yêu chân chính không có giới hạn.
Có những năm ta mơ ước yêu đương. Cũng như những quả táo, khi đã chín mọng, rụng xuống lẩn trốn vào cỏ rậm như nô đùa với mặt đất.
Hoa anh đào đua nở. Chim hoạ mi ca hót. Những trái anh đào chín mọng, ngọt như đường. Giữ lúc �! �ó trong! tôi trào lên sức mạnh của tuổi trẻ, của hạnh phúc.Tôi chưa yêu ai, nhưng chờ đợi yêu đương. Chưa có một nhận thức đúng đắn về tình yêu, song tôi đã muốn được âu yếm, muốn đuợc hôn.
Trường tôi khi đó đang chuẩn bị cho Đại hội liên hoan của sinh viên.
Tôi đang sống trong ký túc ở ngay phố A-stơ-rốp-ski. Trong phòng tôi có năm nữ sinh. Tuy chúng tôi thuộc các dân tộc khác nhau, nhưng sống đoàn kết thân ái hơn chị em ruột.
Chúng tôi luôn luôn mơ ước đến tương lai. Ít khi nhìn lại quá khứ. Quá khứ đã bị những vui sướng của hôm nay che lấp đi rồi.
Ôi, quá khứ! Mỗi lần nghĩ đến mà buồn rầu và ghê sợ!
Trường đại học của chúng tôi có một lịch sử lâu đời, nhưng suốt một trăm năm trước Cách mạng tháng Mười chỉ có sáu sinh viên người Tác-ta.. Sáu sinh viên ấy tất nhiên không phải con nhà nghèo khổ mà là con cái bọn địa chủ, bon lái buôn.
Nhưng bây giờ, hàng ngàn người con gái như tôi, hàng ngàn thanh niên Tác-ta đã tốt nghiệp đại học.
Tôi rất thích hát, rất yêu văn học và âm nhạc. Tôi vẫn thắc mắc tại sao ở xứ Tác-ta chúng tôi nghệ thuật lại kém phát triển và rồi tôi cũng đã tìm được một trong nhiều nguyên nhân của sự chậm phát triển đó. Ngày xưa người ta nói với ông cha chúng tôi:
-Quăng bút đi, đừng có vẽ, vì khi vẽ, linh hồn nhà ngươi nhập vào bức hoạ, bức hoạ sẽ mang linh hồn nhà ngươi đi. Còn nhà ngươi sống không có linh hồn, sẽ bị thiêu đốt trong lửa ngục.
Người ta lại bảo:
– Không được hát! Bài hát của mi làm dơ bẩn hết! Đừng có nhảy! Điệu nhảy của các ngươi sẽ làm cho các thiên thần kinh hãi…
Nhưng ngày nay chúng tôi sẽ chẳng còn lo sẽ làm ai kinh hãi. Vừa được tin sắp có liên hoan, cả phòng chúng tôi nhất loạt ghi tên vào danh sách những người tham dự.
Cuộc diễn tập đầu tiên tổ chức tại kýtúc xá trường Đại học Cộng sản tác-ta. Khi chúng tôi đến nơi, anh đã có mặt ở đó. Chúng tôi xì xào với nhau về anh. Tôi hỏi các bạn:
– Ai đấy?
– Nghệ sĩ I-sken-đe, nhà đạo diễn của chúng ta đấy!.
Anh I-sken-đe, thú thực với anh, các bạn gái của tôi rất mến anh. Li-đa, cô gái vui tính và hấp dẫn mà chúng tôi vẫn gọi đùa là cái "hàn thử biểu" đã mạnh dạn tuyên bố:
– Sao, chúng ta phải làm gì chứ? Phải hôn anh ấy một cái chứ?
Nói xong nó đi đến chỗ anh. Chúng tôi ngạc nhiên trước thái độ quá mạnh dạn của Li-đa.
Khi trở lại, Li-đa kể cho chúng tôi về đôi mắt, giọng nói và nụ cười của anh. Nó kể lại tất cả những gì đã kịp thấy ở anh.
Thực tế anh đã ! đẹp lắm, nhưng trí tưởng tượng của chúng tôi còn tô điểm cho anh lộng lẫy hơn nhiều.
Chúng tôi nhìn anh với lòng khâm phục. Anh là con người đẹp trai điển hình. Anh tỏ ra thông minh và có tài. Anh là một nghệ sĩ. Hai tiếng nghệ sĩ không những đã vang lên trong lòng chúng tôi, mà còn có giá trị như một lời hiệu triệu, một bài thơ, một ước mơ. Chính vì thế mà trong các buổi diễn tập do anh phụ trách luôn luôn có mặt đông đủ các nữ sinh và trong những ngày nghỉ diễn tập, chúng tôi góp nhau từng xu, chạy đến nhà hát để được trông thấy anh. Ôi! Những lúc đó tôi lại càng bị lôi cuốn đến với anh.
Tình yêu đem đến cho con người niềm vui và sức mạnh. Thực thế, trong những ngày đó, nhiều đêm mất ngủ mà tôi vẫn không thấy mệt mỏi. Tôi sung sướng được gặp anh hàng ngày. Tôi mong đợi tới cuộc liên hoan của chúnh ta. Tôi chuẩn bị sẽ hát bài "bài ca cuộc sống". Từ lâu tôi đã có ý định đó, nhưng chưa có dịp. Trong thời gian chuẩn bị liên hoan, tôi như người chờ đợi một dịp may sắp đến. Nó sẽ đến, sẽ hiện ra như một chữ vừa thoáng quên, một cái tên ta đương cố nhớ lại.
Nụ cười của anh, giọng nói âu yếm và đôi mắt xanh biếc ấy đã cổ vũ tôi. Tất cả những cái đó đã mang lại nhạc điệu cho bài ca của tôi. Tôi gửi vào bài hát tất cả sự dịu dàng, tất cả tình cảm chan chứa của tôi với anh. Ngồi hàng buổi chiều tôi lựa chọn từng câu văn, nắn nót từng âm điệu. Tôi muốn hát lên những lời đẹp đẽ nhất, giản dị và trung thành nhất. Tôi muốn nó sẽ là bài ca của tự do, của sắc đẹp, bài hát về đồng ruộng, thảo nguy�! �n bao la! , về tình yêu.
Chính vì thế, vì suy nghĩ nhiều đến nó, nên bài ca đã lôi cuốn cả tâm hồn tôi, vang lên trong lòng tôi. Bất cứ ở đâu: ở thành phố, nơi rừng sâu, trong giờ học, bài ca vẫn vang lên và tôi còn thấy nó hay hơn nữa, như nó đã được sưởi ấm ánh nắng ban mai và đượm hương thơm của muôn ngàn hoa cỏ, như đã được thêm tươi mát trước luồng gió dịu buổi chiều tà…
Cuối cùng, cuộc liên hoan của chúng ta đã đến. Những cố gắng của tôi thật không phải vô ích. Bài ca vang lên, lan ra từng âm thanh như một tia nước phun lên từ đám cỏ xanh và chảy thành dòng sông lớn…
Người ta đề nghị hát lại, nhưng xấu hổ quá, không biết làm gì, tôi chạy lại nấp sau bức màn ở hậu trường. Chợt có tiếng chân bước lại rồi hai bàn tay đặt nhẹ lên má tôi, vuốt lên tóc tôi. Tôi nín thở vì nghe giọng nói quen quen. Người đó chính là anh!
Không trả lời anh, tôi im lặng nhìn anh trong khoé mắt. Cảm động quá, tôi không nói nên lời. Suốt đời tôi còn nhớ mãi lúc đứng nhìn anh say đắm. Tôi cảm thấy lúc ấy mặt đỏ như gấc, và khi biết mình xấu hổ, mặt tôi lại càng đỏ hơn.
Anh đến với tôi lúc ấy sao mà gần gũi quá… Ý muốn bỏ chạy thúc giục tôi: chạy vì sung sướng, vì hạnh phúc. Nhưng tôi sợ không dám rời khỏi chỗ. Bây giờ nhớ lại mà buồn cười: chiếc tất bên trái của tôi có một lỗ thủng ở gót chân. Trước khi ra sân khấu, tôi đã có ý giấu nó vào trong giày, nhưng lúc đứng bên cạnh anh, cái lỗ thủng phản bội kia lại lòi ra ngoài. Tôi trách mình sao cẩu thả, không kịp mạng lại. Tôi không dám cử động, sợ anh trông thấy.
Anh mỉm cười.
Sau phần hoà nhạc, cuộc khiêu vũ bắt đầu. Anh mời tôi nhảy. Trong khi nhảy anh bảo tôi:
– Ga-li-a, Ga-li-a là người của sân khấu. Ga-li-a không biết giá trị của điều đó mà muốn đem chôn vùi tài năng của mình trong y học, trong nhà thương. Ga-li-a có thể trở thành một danh ca. Khắp đất nước sẽ nghe tiếng hát của Ga-li-a. Tôi muốn chỉ cho Ga-li-a thấy trước tương lai xán l! ạn ấy.
Anh I-ssken-đe, khi đó anh nói nhiều lắm. Anh còn bảo:
– Ga-li-a, tôi yêu đôi mắt của Ga-li-a. Tôi nhìn thấy mình trong đôi mắt ấy.
Anh lại bảo anh sẵn sàng là người bạn, người thầy dạy nhạc của tôi. Lúc ra về anh ngỏ ý muốn tiễn chân tôi.
Tôi sung sướng đi bên anh.
Nhiều người nhìn theo chúng ta. Trong số đó tôi còn nhớ mãi đôi mắt đen láy của Vê-li Xa-phi-u-lin, một sinh viên của trường mà trong thư viết cho tôi anh có nói đến cuộc gặp gỡ giữa anh với anh ấy. Vê-li đã yêu tôi. Thực đấy, Vê-li không bao giờ đả động đến chuyện yêu đương, nhưng vẻ mặt đăm chiêu, tính e thẹn của anh ấy qua các cuộc gặp gỡ với tôi, đôi mắt nhìn theo chăm chú khi chúng ta ra về đã nói rõ hơn lời.
Anh I-sken-đe, trong lòng tôi lúc đó lại hướng về Vê-li. Tôi cũng chẳng tự hỏi xem thế là thế nào. Đấy là tình bạn hay cái gì khác cao hơn tình bạn. Nhưng đến nay, qua bao năm tháng, chúng ta đã trở thành những con người cứng rắn , từng trải thì tôi mới hiểu. Vê-li đối với tôi không phải chỉ là bạn. Tôi nghĩ rằng chính Vê-li đã làm thức dậy trong tôi xúc cảm đầu tiên của tình yêu. Khi đó tuy tôi còn ngây thơ, chưa hiểu biết nhiều , nhưng đã hồi hộp dõi theo đôi mắt của Vê-li. Tôi còn nhớ, có lúc tôi sốt ruột chờ Vê-li đến và sẽ nói với tôi những lời dịu dàng…nhưng Vê-li không đến. Tôi bỗng thấy trống trải. Tôi có cảm giác như một cái gì thân thiết vừa lướt qua rồi biến mất. Tôi sinh ra giận dữ và cho rằng không thể hiểu được con người ấy. Tôi bắt đầu chê cười chế diễu Vê-li, con người hiền lành tử tế và đáng thương. Tôi tự an ủi: trông chàng thanh niên thông minh, tuấn tú, nhưng nghiêm nghị ấy không có gì đáng để các cô gái phải chú ý; Vê-li thiếu dũng cảm, không có lòng cương nghị, thật là một anh chàng mơ ngủ, một thanh niên chậm chạp yếu đuối. Và trong buổi liên hoan ấy, khi Vê-li nhìn theo chúng ta ra khỏi hội trường, tôi nghĩ thầm:
"Vê-li cứ nhìn mình làm gì? Còn hy vọng gì nữa!"
Anh I-sken-đe, trong buổi liên hoan ấy anh đã tỏ ra săn sóc tôi và dịu dàng hết mực. Giọng anh êm ái, lời anh thấm thía lạ lùng.
Những bông tuyết đầu mùa đã rụng. Dưới ánh trăng, tuyết lấp lánh như muôn ngàn hạt kim cương. Anh ví những bông tuyết như những đoá hoa. Anh bắt đầu nói đến những người anh dũng, vĩ đại sống khác thường bằng tình cảm sâu sắc, những tâm hồn dễ xúc động trước đau khổ. Anh còn nói đến văn học, đến thiên tài.
Tôi yên lặng nghe anh. Những lời nói của anh đã cổ vũ tôi. Tôi có cảm giác như được nâng bổng lên tận các vì sao.
Tối hôm ấy đi bên anh, tôi sung suớng nắm tay anh, tôi tự nhủ:
" Hãy trọn đời yêu I-sken-đe. Hãy là người bạn, ngưòi vợ trung thành của I-sken-đe".
Anh tiễn chân tôi về đến ký túc xá.
Tôi đã sẵn sàng đi chơi với anh suốt đêm, song không hiểu sao tôi lại nói:
– Anh I-sken-đe, muộn lắm rồi, em phải về đây.
Nhưng sau tôi lại không thể tha thứ cho mình vì đã ra về quá sớm.
Anh gọi tôi, giọng thì thầm:
– Ga-li-a, anh muốn đêm nay không bao giờ hết.
Nói xong, hai cánh tay anh ôm lấy tôi. Khong hiểu từ lúc nào hai đôi môi đã gặp nhau, nhưng có bao giờ tôi quên được cái hôn đầu tiên nồng nàn và say đắm ấy.
– Thôi anh, đừng làm thế, không nên- Nói với anh như vậy nhưng thực ra tôi lại muốn anh âu yếm nữa.
Bước lên thang gác, tôi như người mất hồn. Vào phòng, tôi ngắm mình trong gương. Lần đầu tiên trong đời, tôi thấy bằng lòng với mình. Tình yêu đã tô điểm con người. Đôi bạn trẻ yêu nhau lúc nào cũng xinh tươi. Hai má tôi hồng! đẹp hơn mọi ngày. Đôi mắt sáng lên. Cặp đuôi sam nặng trĩu buông xuống hai vai…
Tôi reo lên sung sướng : " Trà-la-la. Trà-la-la".
Anh I-sken-đe, anh còn nhớ không. P.In-skai-a (Một nghệ sĩ nhân dân người Tác-ta- ND) hiện ra trên sân khấu trong vai kịch của mình như một cơn gió lốc, cũng đã reo lên đầy nhiệt tình và sung sướng: " Trà -la-la. Trà-la-la".
Tôi tự hỏi :
– Ga-li-a, mày vui sướng phải chăng chính vì I-sken-đe?- và tôi quả quyết trả lời- Ừ thì đã sao? Có vì I-sken-đe đi nữa thì sao? " Trà -la-la. Trà-la-la"…
Chộp lấy chiếc ghế, tôi sung sướng nhảy một mình trong phòng. Nhảy mệt, tôi đến ngồi sau chiếc bàn và bắt đầu suy nghĩ đến tương lai, nghĩ đến lúc chúng ta sẽ sinh sống. Anh là nghệ sĩ, tôi là bác sĩ. Chúng ta sẽ lấy nhau. Cùng nhau làm việc vui vẻ và hạnh phúc…
Hai giờ đêm, mấy cô bạn tôi đi chơi về. Họ nhìn thấy trên bàn mảnh giấy tôi đã viết đầy những chữ "I-sken-đe"trong lúc say sưa với giấc mộng ngọt ngào, xinh đẹp. Tôi định thu lại nhưng không kịp. Được dịp họ trêu tôi:
– Ái chà! Xem chừng đã cắn câu rồi.
– Không sao. Không sao, một anh chàng cũng khá đấy
Thế là đêm hôm đó tôi quyết định yêu anh chung thuỷ.Tình yêu của tôi đói với anh sẽ đời đời bền vững. Nhưng Lê-da, một cô gái không bao giờ yêu ai thật sự, hay đúng hơn không thừa nhận có tình yêu chân chính, lúc ấy, đọc mấy câu thơ của Gây-nhi-ê:
Câu chuyện một mối tình ai oán,
Ngàn đời sau ta thán khôn nguôi.
Trót sinh làm kiếp con người
Yêu đương xa lánh, nụ cười nở hoa.
Tình yêu làm khổ thân ta!
Ồ ! Tôi không thể nào đồng ý với mấy câu sau của thi sĩ :
Yêu đương xa lánh, nụ cười nở hoa
Tình yêu làm khổ thân ta!
Không, không, không! Một ngàn lần không, Gây-nhi-ê nói không đúng. Tôi không xét về hoàn cảnh thời gian của thi sĩ, nhưng bây giờ, trong thời đại chúng ta, chúng ta không sợ tình yêu, chúng ta tìm đến yêu đương, chúng ta chờ đợi nó. Chúng ta yêu say đắm và chung thuỷ, hiền hậu và trung thành hơn ai hết, hơn bao giờ hết.
Hôm sau là ngày nghỉ nên tôi và Pha-tư-ma thức suốt đêm. Anh còn nhớ Pha-tư-ma không? Chị ấy mãi sao này vẫn không quên tôi, đến chơi với tôi luôn và khi đi xa vẫn thường gửi thư về thăm hỏi.
Đêm ấy, nói về anh, Pha-tư-ma rất thận trọng, hình như cô không muốn dùng những lời lẽ quá mạnh để khỏi làm mất lòng bạn.
Pha-tư-ma bảo tôi:
– Ga-li-a, hãy nghĩ cẩn thận đi. I-sken-đe có thật sự yêu cậu không ? Đã thật phải lòng chưa ?
Tôi ngạc nhiên, chưa kịp trả lời thì cô đã nói tiếp:
– Có thể I-sken-đe bằng lòng với kết quả của cậu, mê bài hát và tuổi trẻ của cậu. Tuổi trẻ người ta dễ coi như một trò chơi.
Ồ ! Tôi không trả lời Pha-tư-ma,mà biết trả lời thế nào, khi anh là người yêu đầu tiên của tôi, khi tôi tìm thấy ở anh tất cả, tất cả đều tốt đẹp nhất, thân yêu nhất.
Chúng ta không hẹn gặp nhau, những tối diễn tập cũng không còn nữa, nhưng tôi mong được gặp anh. Sáng hôm sau tôi dậy sớm. Mặc quần áo xong , chẳng nói với ai, tôi đi ra phố.
Dưới mái hiên, đêm qua lần đầu tiên anh đã hôn tôi, sao bây giờ nó khác lạ và đáng yêu biết bao nhiêu!
Tôi đi trên bờ sông. Đi đâu? Làm gì? Tôi cũng kh! ông bi�! �t nữa. Có lẽ tình cờ anh bảo tôi, anh ở phố này. Vâng, vâng…có lẽ, chỉ có lẽ thôi. Nhưng phố dài quá, nhiều nhà quá!.
Tôi đi rất lâu. Vừa đi, vừa nhìn lên những khung cửa sổ với một nguồn hy vọng.
"I-sken-đe, niềm sung sướng của tôi, hạnh phúc của tôi không ở đây ư? Anh ấy đang làm gì? Có nghĩ đến tôi không?"
Từ đằng xa hiện lên một chiếc cầu. Tiết trời hôm ấy ấm áp. Tôi đứng đếm rất lâu những người qua lại trên cầu. Cũng chẳng biết để làm gì. Đếm đến một trăm, tôi có cảm giác như mọi người đang nhìn tôi, đoán biết được ý định của tôi đến đây. Có hai người đang đi tới. Có lẽ là hai vợ chồng. Người đàn ông đi trước, người đàn bà vội vã theo sau. Họ vừa đi, vừa nói với nhau những câu nói vội vàng, đứt quãng như đang bực tức lẩm bẩm một mình. Nào ai biết, có lẽ khi còn trẻ, họ cũng đã từng thức suốt đêm, mong đợi cuộc gặp gỡ của ngày hôm nay và đến sáng họ sốt ruột nhìn chiếc đồng hồ như thúc giục nó. Nhưng giờ đây…
Anh I-sken-đe, tôi vẫn thắc mắc và thường tự hỏi: " Tại sao trên đất nước chúng ta vẫn còn có những gia đình không tốt?"
Tôi đã đọc những tập truyện hồi ký về Các Mác của con gái ông viết.
Trong những phút khó khăn nhất, cả cái lần người ta đuổi ông ra khỏi thành phố trong 24 tiếng đồng hồ, gia đình ông vẫn vui vẻ. Trong đời ông, ông đã gặp biết bao nhiêu khó khăn như thế.
Hai ông bà yêu nhau tha thiết. Ông hãnh diện với sắc đẹp của vợ. Các Mác, người đã viết quyển "Tư bản", người đã đem lại cho loài người một khoa học mới, đã dành được thời gian để thu thập cho vợ, cho người bạn của mình, những bài ca dân tộc bất hủ. Chiều chiều ông đọc cho các con nghe những tác phẩm của Nhi-bê-lun-gôp và Sêc-spia.
Bà đã giúp chồng làm việc. Bà chép lại nh�! �ng tập bản thảo của ông, giúp ông xuất bản những quyển sách đó. Hai ông bà đã cảm nghĩ chung một tâm hồn.
Anh I-sken-đe!
Đã hai hôm nay bức thư của tôi bỏ dở. Tôi đang nói chuyện gì nhỉ?
Phải, cũng có những gia đình đầm ấm. Tôi biết rất nhiều những gia đình ấy. nhưng tôi muốn tất cả mọi gia đình đều như thế. hiềm vì vẫn còn những người nông nổi. Họ lấy vợ, lấy chồng quá sớm, rồi sau, cũng với tính nông nổi ấy, họ hấp tấp chia lìa nhau. Có thể vì tính tình không hợp, nhưng sự đổ vỡ ấy đã gây ra cho con cái nhiều đau khổ.
Đây tôi chép cho anh lá thư của Môi-kin-na, một thiếu nữ mười hai tuổi.
"Cháu tha thiết yêu cầu các cô, các bác và đọc giả tờ hoạ báo "Người nữ công nhân" tìm giúp cháu ông Môi-kin-na Ivan Pê-trô-vích, bố của cháu.
Bố của cháu bỏ nhà đi từ khi cháu mới lọt lòng mẹ, nhưng người ta đã tìm được bố cháu. Bố cháu ở nhà với mẹ cháu được hai năm rồi lại trốn mất. Đến nay đã mười năm rồi, không biết bố cháu ở đâu nữa.
Môi-kin-na"
Thật là một tài liệu đáng ghê sợ đã tố cáo tội lỗi của người cha. Anh đừng nghĩ rằng Ca-đri-a, con gái anh, không thể viết cho anh những bức thư như thế.
Viết cho anh, tôi nhớ lại lúc đứng trên cầu: dăm phút sau, một đôi nam nữ tiến về phía tôi. Giờ đây, nhắm mắt lại, tôi vẫn còn nhớ rõ hình ảnh đó.
Còn gì hạnh phúc bằng đi với người yêu. Họ đi sát bên nhau thì thầm nói chuyện. Chắc họ đang nói đến yêu đương.
Người con trai nói gì không rõ, người con gái ghé sát vào anh ta. Ồ! Quái lạ! Thế là thế nào? Không, không! Tôi không tin đôi mắt của tôi. Không có lẽ!
Người đó chính là anh. Dù không muốn tin đi nữa, người đó vẫn là anh, vâng, chính là anh.
Nghi ngờ đôi mắt của mình, tôi bèn đi theo anh và người con gái. Những ý nghĩ ghê sợ day dứt tôi. Đôi môi của tôi đã được sưởi ấm bằng cái hôn của anh, vẫn chưa lạnh, mà anh đã vội ôm hôn người con gái khác, đang đi õng ẹo bên anh. Những lời nói của anh còn văng vẳng bên tai tôi, mà giờ đây anh đang nhắc lại với người con gái thứ hai. Ôi! Tầm thường quá!
Anh I-sken-đe, tôi đã yêu anh.Tôi muốn yêu anh và chỉ có anh thôi. Nhưng nếu chỉ là đồ chơi trong tay anh, chỉ là trò tiêu khiển trong giây lát…
Tiếng anh cười vui vẻ, chiếc hôn vội vàng tặng người con gái lúc chia tay, bây giờ với tôi là một chứng cớ quá rõ ràng để lên án tính nhẹ dạ, nông nổi và sự thay lòng đổi dạ của anh, nhưng khi đó, đần độn quá, tôi không có kinh nghiệm và ngớ ngẩn đến nỗi không hiểu được anh.
Một tuần sau, chúng ta không gặp nhau. Anh I-sken-đe, có cần ph�! �i nói với anh trong những ngày đó tôi đau khổ như thế nào không?
Cuộc đời nhỏ bé đầy những thiệt thòi, bất hạnh của tôi đã gặp biết bao câu chuyện không hay. Tôi mồ côi từ khi lên tám. Chín tuổi đầu tôi đã đi ở giữ trẻ. Tôi sống với một người trong họ, một người quỷ quyệt, không có tâm hồn.
Đối với tôi thời thơ ấu không có. Đến năm mười ba tuổi, người ta cho tôi lên chiếc xe trượt tuyết một người là mặt đưa tôi đi rất xa. Mãi sau tôi mới hiểu người ta đã ngầm bán tôi đi. Bây giờ hẳn anh đã rõ tại sao tôi thích hát bài ca "Da-ly-pha"
Tôi rất hài lòng thấy anh chăm chú nghe tôi hát.Chiều chiều ngồi bên cửa sổ, tôi vẫn hát bài ca đó. Bên ngoài cánh cửa sổ mở rộng, đêm khuya tĩnh mịch bao trùm lấy không gian. Xa xa mặt hồ lấp lánh như muôn ngàn ánh bạc. Anh bảo tôi: " Ga-li-a, em có nỗi buồn của Da-ly-pha.."
Anh I-sken-đe, anh hãy nhắm mắt vào nhớ lại đi. Tôi hát đây. Nếu anh chưa quên hẳn giọng hát của tôi, thì bài ca sẽ dội đến tai anh.
Phong ba tàn phá xứ U-ran
Sấm sét gào theo với gió ngàn
Não nuột Ly-pha tình uất hận
Lâm ly giọt lệ cảnh dần tan
Ly-pha em hỡi nhớ chăng là
Em đã vun trồng những khóm hoa
Hoa phải xa người, hoa tủi phận
Tham tiền anh nỡ bán Ly-pha
Số phận của Da-ly-pha đã chờ tôi. Cứ nghĩ lại lúc bị bán cho người lạ mặt mà tôi rùng mình. Nhưng tôi đã trốn khỏi con người ấy. Trốn đi thật đáng sợ, song ở lại còn đáng sợ hơn. Từ đấy được tự do hơn, tôi đi lang thang như người có tội, mặc dầu chẳng làm gì nên tội. Nhưng anh hãy tin rằng chịu đựng tất cả những c! ái đó ! còn đỡ khổ hơn là chịu sự lừa lọc của anh.
Sự lừa dối của người yêu ghê sợ hơn tất cả. Có nhiều người không hiểu như vậy. Họ rất nông nổi và hời hợt nhìn sự việc như người ngoài cuộc. Những đau khổ cùng cực ấy xa lạ với họ. Nếu được đọc bức thư này họ sẽ chế nhạo tôi. Họ bảo: " Hừ, tình cảm gì mà quái lạ. Rõ là tình yêu tiểu tư sản. Thích thì ở, không thích thì bước, có thế thôi việc gì mà đau khổ".
Tôi đã nghĩ đến Héc-xen ( một nhà văn tiến bộ Nga, vì chế độ hà khắc của sa hoàng ông đã lánh sang Luân đôn. Ở đây ông vẫn viết bài gửi đăng báo " Tiếng chuông" lên án chế độ Nga hoàng. Vợ ông, người đàn bà hư hỏng đã phụ bạc ông sau khi hai vợ chồng ở với nhau được bốn năm tháng -ND), con người thật thông minh. Con người hoàn toàn không mang tính chất tiểu tư sản. Con người mà toàn thế giới được nghe giọng nói ấy đã do dự tham gia làng báo giữa lúc gia đình ông tan vỡ. Trong các cuộc toạ đàm với bạn bè, ông đã thẳng thắn kể lại tình cảnh của mình và cùng các bạn xét xem ông hay thi sĩ lường gạt trong số các nhà thơ Đức đã phụ tình, rẻ rúng vợ con.
Lần thứ hai gặp nhau, tôi hỏi người con gái ấy là ai. Anh bảo đấy chỉ là người bạn quen biết, và anh tiếp:
– Ồ! Em thân yêu, có thế mà em cũng ghen à? Ghen làm gì, vô ích.Trong quan hệ giữa anh và người con gái ấy chẳng có gì đáng để em phải nghi ngờ và giảm lòng tin yêu anh.
Tôi tin anh. Tôi muốn tin anh hơn cả tin mình. Tôi đã lừa dối tôi.
Những người như anh cả trong lúc dối trá cũng làm cho kẻ khác tin. Những con người truỵ lạc ấy cùng một lúc mà đã nói khôn nói khéo với nhiều ngư�! �i con gái mấy chữ "Anh yêu em", có những người đàn ông tin ở sự lừa lọc của mình. Họ không phân biệt được sự thực thà và giả dối. Khi những con người không có tình cảm và đồi bại ấy nói rằng: "Anh yêu em", thì họ cũng đã biết trước, tình yêu đó không trung thực.
Họ sống trong địa vị, quyền thế. Họ nhỏ nhen quá nên không thể hiểu được tình yêu chân chính, tình cảm chân thực. Họ mù quáng nên đã không nhìn được đúng đắn cuộc đời tươi đẹp này.
Tại sao thế? Tại sao các anh lại thô bỉ, giả dối như vậy? Nhiều nguyên nhân lắm. Phụ nữ là đồ chơi, là một thứ để tiêu khiển trong lúc nhàn rỗi, trong lúc buồn bực. Cái quan niệm cũ còn rơi rớt lại:
"Hãy ngắt lấy những bông hoa khi hoa vừa chớm nở…"
Tận hưởng đi kẻo nhuỵ rữa, hoa tàn. Không, đấy không phải là tình yêu. Đó là sự lừa lọc, xấu xa như một bản nhạc màu vàng. Tình yêu chân thành và ngay thật chỉ có ở đâu có lao động, ở đâu mà nam nữ thanh niên cùng chung sống, cùng làm việc. Chỉ có những người con gái thà chết chứ không chịu sống với người mình không yêu, ở với vợ con của người Tháng Chạp (những người dự cuộc âm mưu lật đổ Nga hoàng Nhi-cô-lai ngày 14-12-1825 -ND), những người đã đạp lên đau khổ, hoạn nạn để đi theo chồng đến tận vùng Xi-bê-ri xa tắp.
Khi còn ở đại học, tôi thường đến dạy bình dân học vụ cho bác Ga-li-ắc-be ở khu nhà máy Ca-dan. Gia đình bác thật là một gia đình Xô-viết chân chính.
Lần đầu quen biết nhau, bác bảo tôi: "Mình nuôi các con đứa nào cũng trở thành cán bộ chuyên môn, mà chính mình lại dốt! đặc�! �.
Trước Cách mạng, bác Ga-li-ắc-be làm việc ở nhà máy Bôn-đu-giơ-ski, sau chuyển đến làm ở A-la-phu-dốp. Mỗi ngày làm việc từ mười đến mười hai tiếng, mà bác vẫn không nuôi nổi gia đình bác lúc đó đang sống đói rách. Ba đứa con bác chết trong năm đói. Nhưng bây giờ? Bây giờ bác không muốn rời bỏ chỗ ở ấm cúng và sang trọng của bác: ba căn phòng sáng sủa, có phòng tắm, có bếp riêng. Con cả bác là người chỉ huy trong quân đội Xô-viết, con trai thứ hai là kỹ sư, một người con gái là kỹ sư hoá chất, còn cô con gái út là nữ sinh trường trung cấp âm nhạc.
Một lần, đang ngồi đọc sách, bác bảo tôi:
– Nào, cháu dạy bác đi. Có thể rồi bác cũng giỏi được.
Thỉnh thoảng, chúng tôi lại kể cho nhau nghe về cuộc đời đói khổ của mình.
Bác mỉm cuời bảo tôi:
– Hai chúng ta là hai quả táo của một cành.
Sau ba tháng học tập, bác đã biết đọc, biết viết. Bác còn dịu dàng khuyên vợ học. Ồ! Giá anh thấy được niềm vui sướng của vợ chồng bác Ga-li-ắc-be, những con người đã trẻ lại và thương yêu nhau rất mực.
Tôi trở nên quen thân và gắn bó với gia đình bác. Thấy tôi sống có một mình, vợ chồng bác coi tôi như con đẻ.
BỨC THƯ THỨ HAI
Anh I-sken-đe.
Bức thư thứ nhất viết cho anh vẫn chưa gửi. Trong đó tôi muốn nói lên những điều đã và đang làm tôi xúc động, những điều mà tôi không thể không nghĩ đến, không thể không viết ra đây được. Tôi muốn nói tất cả, nhưng dài quá và lộn xộn, mà thật ra những điều muốn nói lại chưa nói lên được. Nhận được thư anh, tôi áy náy vô cùng. Bức thư muốn nói lên rất nhiều, không, hơn thế nữa, nó muốn gào thét lên.
Không biết tôi có gửi bức thư này cho anh không, nhưng tôi nghĩ, viết những dòng này cho bản thân hơn là cho anh. Tôi cố làm sống lại cái quá khứ của chúng ta. Không phải chỉ đơn giản để ôn lại những kỷ niệm cũ, mà còn để rút ra những bài học trong cuộc sống. Rồi đây, tôi sẽ phải làm gì và sống tiếp ra sao?
Lần thứ hai chúng ta gặp nhau, anh bảo tôi :
– Anh yêu em. Anh muốn sống cho ra sống. Nói thật với em, anh quen biết rất
nhiều phụ nữ, nhưng anh chán ngấy cuộc sống đầy những tình cảm chóng tàn. Anh chỉ muốn yêu một người, người ấy là em và chỉ có em thôi. Em yêu quý, em hãy hiểu cho lòng anh. Đó không phải chỉ là lời nói. Ga-li-a, anh gọi em, em có nghe thấy không ? Em quyết định đi .
A-na-tôn Phơ-răng (một nhà văn Pháp cuối thế kỷ XIX -ND) có nói: " Muốn yêu chung thuỷ, phải yêu nhiều ". Anh thử nghĩ xem, là người của sân khấu, anh đã chẳng đóng kịch cả trong tình yêu đấy ư ?Anh đã chẳng yêu nhiều để rồi không còn khả năng yêu một cách trung thành đấy nữa thôi ? Hiểu khác thế nào được câu anh nói : " Có được tất cả nhiệt tình của anh trong quá khứ là để bây giờ anh có thể yêu em tha thiết hơn. Tình yêu rộng lớn của em đã giết chết những gì còn rớt lại trong anh … ".
Tôi tin anh. Mà không tin sao được, một người con gái còn trẻ, hay mơ mộng như tôi, không tin sao được khi lời nói của anh chan chứa yêu đương, khi nó đã chiếm lĩnh tâm hồn tôi, khi tôi đã muốn tin? Qua sách báo tôi cũng đã biết, quá khứ và cả đến tình cảm sâu sắc sẽ bị người đàn ông quên lãng. Trong ký ức họ chỉ còn lại những kỷ niệm không đau xót, không buồn tủi. Những người như anh chỉ sau một vài năm là quên ngay tên những người bạn gái thân yêu trong dĩ vãng. Những con người bội bạc ấy, hôm nay quỳ gối thề sẵn sàng chết vì " nàng " " thề chôn theo tình yêu vào nấm mộ …" nhưng ngày mai lại đã lại tán tỉnh người con gái khác.
!
Trước mặt người quen họ khoe khoang những " thành tích " ấy. Họ không nhắc đến tên một người con gái nào, vì họ không nhớ hết. Họ điểm lại người yêu bằng cách gọi theo tên các dân tộc : " Tớ đã yêu những cô gái người Nga, người Ba-lan, Bê-la-rút, người E-vơ-rây, U-cơ-ren, người Tác-ta .v.v "
Tôi yêu anh. Đối với tôi anh đã tỏ ra hoàn toàn khác con người thực chất của anh. Anh đã khéo mang chiếc mặt nạ của một người rất đáng yêu.
Chúng ta có dịp gặp nhau nhiều hơn, gặp nhau luôn. Mỗi cuộc gặp gỡ của chúng ta lại là một dịp cho mong ước.
Những khi ngồi một mình nghĩ đến anh, đến các cuộc gặp gỡ của chúng ta, tôi chỉ lo vì thế là sao lãng các cuộc học tập. Nhưng thực ra tình yêu đã cổ vũ tôi. Sau những lần gặp anh, tôi có thêm nghị lực, phấn khởi học tập và khắc phục được những khó khăn nhất trong học tập một cách dễ dàng.
Thực thế, tình yêu là sức mạnh. Nó mang lại chiến thắng cho con người và nếu nhân dân biết yêu, nó sẽ mang lại chiến thắng nhân dân, cho đất nước.
Mùa đông trôi qua mau chóng. Mùa xuân đến. Mùa xuân của hoa lá, của tình yêu. Trong vườn, hoa xoan đua nở. Hoạ mi ca hót, những tiếng hót lách qua lá vang lên.
Đường phố náo nhiệt, cái náo nhiệt của mùa xuân. Những chiều tối, lúc trăng lên, khi muôn ngàn vì sao lấp lánh trên bầu trời xanh thẳm là lúc những trái tim đập rộn rã, những đôi môi thì thầm bằng nhiều thứ tiếng hai chữ " yêu đương ".
Không bao giờ tôi quên được mùa xuân ấy, khi tôi tốt nghiệp trường bổ túc công nông và gắn bó cuộc đời của tôi với cuộc sống của anh.
Anh còn nhớ trận lụt năm ấy không ? Dòng sông Vôn-ga dâng lên, tràn như biển rộng bao la; nước tràn qua bờ đê, nước ngập khắp phố phường. Chúng ta reo lên vô ý thức : " Ôi ! Cảnh tượng đẹp biết bao ".
Đời sống thật là buồn cười, nhân dân bơi thuyền trong phố như trên dòng sông. Trẻ em đi trên mái nhà. Trận lụt mà chúng nhìn với con mắt vui thích đã gây nên bao cảnh nghèo khổ. Trong những ngày ấy, cũng như mọi người khác, tôi vẫn vội vã đến thăm anh. Thuyền không có, nhưng không gì ngăn nổi tôi.
Chiều chiều, chúng ta cùng nhau đọc sách, nhận xét các vai kịch của anh hoặc bơi thuyền. Những khi anh bận việc ở nhà hát, tôi ngồi một mình ở nhà đọc sách chờ anh.
Tình yêu đã giúp tôi tiến bộ. Anh và các bạn anh tỏ ra thông minh, hiểu biết nhiều. Để xứng đáng với các anh, tôi tích cực học tập, chịu khó đọc sách báo và cố tìm hiểu những vấn đề mới lạ. Nhưng quanh ta còn biết bao nhiêu điều bổ ích cần phải học hỏi.
Tôi ham mê đọc tiểu sử các bậc vĩ nhân, nhất là những tập hồi ký viết về họ. Suốt ngày tôi say sưa đọc những tập sách ấy, những sách dạy cho chúng ta phải sống sao cho ra sống, phải làm thế nào để đạt được mục tiêu phấn đấu và phải biết sống thế nào cho đời sống có ý nghĩa và hữu ích.
Quanh tôi còn rất nhiều điều mới lạ làm cho chúng ta say mê và vui thích. Ta muốn biết thật nhiều và muốn sống tất cả. Nhưng tiếc rằng ta không đủ sức, không có thời giờ. Công việc nội trợ trong gia đình, những việc nhỏ nhặt hàng ngày đã chiếm mất khá nhiều thời gian. Tất cả những phụ nữ có quan tâm đến văn hoá, đến lao động, đều đau khổ nhận thấy như vậy.
Anh đừng nghĩ rằng tôi nói đến những ng�! �ời đàn bà lúc nào cũng cặp điếu thuốc lá trong tay. Hạng người này bề ngoài chỉ phụ hoạ theo thời đại chúng ta, thời đại dũng cảm và bận rộn. Họ cố tình ngây ngô, giả tạo. Họ mất hết tính chất của người phụ nữ. Trông bề ngoài họ không còn là phụ nữ, mặc dầu họ không có chòm dâu và bộ ria mép. Nếu họ có vỗ vào bộ ngực lép kẹp mà huênh hoang rằng : " Chúng tôi không phải là bọn tiểu tư sản, chúng tôi chính là phị nữ mới, là người của thời đại ", thì họ cũng chỉ là những kẻ nói láo.
Tôi biết rất nhiều phụ nữ Nga, Gơ-ru-đin, U-cơ-ren, E-vơ-rây, Tác-ta và nhiều phụ nữ các dân tộc khác. Họ làm việc không kém đàn ông, nhưng trước sau họ vẫn là phụ nữ, những phụ nữ yêu kiều, duyên dáng. Mới ngày nào họ cũng mang chiếc mạng che mặt (Ở một vài nước có tục lệ phụ nữ khi ra đường phải dùng miếng vải đen mỏng che mặt -ND) mà bây giờ họ đã là bác sĩ, kỹ sư, phi công, giáo sư, là nhà nông học, là những nông trang viên, những nữ công nhân có tài và cuối cùng họ vẫn là phụ nữ.
Tôi chẳng e ngại gì mà không dám nhận rằng tôi không những chỉ muốn trở thành phụ nữ Xô-viết tiên tiến, mà còn là phụ nữ … đẹp nữa.
Mỗi khi anh ở nhà hát sắp về, ở nhà tôi ngồi trang điểm hàng giờ bên chiếc gương để đón anh, mặc dầu cả buổi chiều hôm ấy tôi chỉ ngồi đọc sách. Vì lúc nào tôi cũng muốn làm vừa lòng anh.
Anh cũng đã quan tâm đến tôi. Có lần biểu diễn xong anh vội về với vợ mà quên cả lau phấn bôi mặt .
Anh bảo :
– Ghi-sơ-kem, hôm nay anh biểu diễn đúng như em đã đề nghị. Anh ngh�! � đến ! tình yêu của chúng ta trong lúc diễn kịch. Em đã mang lại cho anh một niềm vui kỳ lạ, anh đã mang cả niềm vui ấy vào lời nói trong kịch. Nó đã sưởi ấm vai kịch của anh. Người ta bảo anh đóng rất khá. Các bạn thân và những quen chạy đến bắt tay anh; rạp hát vang lên tiếng reo hò, tiếng vỗ tay hoan hô – ngừng một lát, anh cười rồi nói tiếp – nhưng anh vội vã về với em.
Thỉnh thoảng tôi cũng đi xem hát. Tôi sung sướng trước những thành công của anh và đau khổ mỗi khi anh thất bại
Nhưng anh I-sken-đe, anh không phải chỉ là nghệ sĩ trên sân khấu, mà anh còn là nghệ sĩ cả trong đời sống nữa. Có lẽ trong đời sống anh còn đóng nhiều vai hơn trong nhà hát.
Anh I-sken-đe,
Ngay trong thời đại chúng ta ngày nay, gia đình vẫn là một thành viên cần thiết của xã hội. Chúng ta cần phải gạt bỏ những những ý nghĩ phi Xô-viết và nhiều vấn đề trong cuộc sống. Chúng ta cần phải xây dựng một gia đình Xô-viết vững mạnh. Gia đình không được lành mạnh thì chúng ta phải chịu trách nhiệm không phải chỉ riêng đối với chúng ta, mà còn đối với con cái, thế hệ tương lai của chúng ta nữa.
Anh thân yêu, anh hãy nghĩ kỹ điều đó. Sự mất đoàn kết trong gia đình có ảnh hưởng đến công tác. Quyển vở này sẽ là chiếc gương phản ánh cuộc sống chung của chúng ta. Trong đó anh sẽ thấy những gì cần phải gạt bỏ đi, những gì cần phải theo dõi và xây dựng.
Có thể anh cho thế là lãng mạn, là mơ mộng. Cũng chẳng sao. Theo em, tình yêu lâu dài không thể có được nếu không lãng mạn, vậy thì gia đình không có lãng mạn cũng không thành gia đình.
A! nh I-sken! -đe
Trong quyển vở này em sẽ ghi tất cả những cảm nghĩ của em. Chú ý đọc nó anh nhé. Và anh cũng viết nữa. Viết những ý kiến của anh. Có khi dùng ngòi bút ta nói được nhiều hơn bằng lời.
Ga-li-a
Tập " Nhật ký gia đình " của chúng ta bắt đầu từ đấy, nhưng anh chỉ ngó đến có một lần.
Trong những năm danh từ "tiểu tư sản" bị coi là kiểu cách, các điệu nhảy, dầu thơm, những bông hoa,chiếc áo đẹp, cái cờ-ra-vát, v.v… tất cả những cái đó là "tiểu tư sản", anh cũng gọi tập nhật ký của tôi là " tiểu tư sản ". Trong đó anh viết :
Ga-li-a
Anh không tán thành việc em làm.Tập nhật ký gia đình hoàn toàn là tiểu tư sản. Em phải biết rằng xây dựng gia đình không phải bằng nhật ký. Tốt hơn hết là huỷ bỏ nó đi, càng sớm càng hay. Ai trông thấy tập nhật ký này họ sẽ cười chúng ta. Muốn xây dựng một gia đình kiểu mẫu cũng chẳng khó khăn gì. Em hãy tìm hiểu tính tình của anh, yêu anh, quan tâm đến những ý muốn của anh và giúp anh mọi việc. Thế thôi, thế là đủ lắm rồi.
I-sken-đe
Rất tiếc rằng không một lần nào anh nhìn đến tập nhật ký nữa. Trong đó tôi đã trả lời anh :
Anh nhầm rồi, anh I-sken-đe, nhật ký không phải tiểu tư sản. Chẳng qua chỉ vì anh lo sợ : " Họ sẽ cười chúng ta ". Thật là buồn cười ! Em cứ tưởng anh là con người phức tạp, khó hiểu, nhưng thực ra anh đơn giản quá. " Hãy tìm hiểu tính tình của anh … hãy quan tâm đến những ý muốn của anh …". Anh, cho anh , của anh. Tại sao cái gì cũng nói đến anh ? Tìm hiểu nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ chẳng tốt hơn ư ? Nghĩ như anh viết, có khác gì nói : " Em hãy phục tùng anh, hãy là nô lệ của anh ! "Những ý nghĩ đó cũ lắm rồi. Không lẽ em đã hiểu lầm anh ?
Ga-li-a
Vâng, tôi đã hiểu lầm anh.
Chúng tôi đã không hiểu đầy đủ và sâu sắc về tư tưởng và tình cảm của nhau. Không nghĩ rằng những tình cảm ấy có thể là nền tảng cho gia đình không. Muốn xây dựng gia đình Xô-viết không chỉ cần xem xét tương quan vật chất mà cả tương quan tư tưởng nữa. Thiếu một trong hai tương quan đó, hạnh phúc gia đình sẽ dần dần tan vỡ, sẽ sinh ra những cuộc cãi lộn. Cha mẹ ruồng bỏ con cái. Những người mà trước đây yêu quý nhau nhất mực thì rồi sẽ thành những kẻ xa lạ, thù hằn nhau.
Chính những điều đó đã xảy ra trong gia đình ta. Cái bề ngoài của chúng ta đã lôi cuốn, hấp dẫn, làm cho chúng ta say mê nhau. Chúng ta "yêu nhau" , lấy nhau, mà không nghĩ rằng cái thế giới bên trong của chúng ta có hợp với nhau không. Từ những ngày đầu anh đã thể hiện những quan về người vợ, về tình yêu, về cuộc sống. Tất cả những sai lầm đó biểu lộ trong thái độ của anh, qua những sinh hoạt hàng ngày.
Được ít lâu tôi có mang. Cái thai là nguyên nhân cuộc xung đột lớn thứ hai.
Lúc đầu, anh giữ bộ mặt lạnh lùng, chua chát. Suốt hai ba ngày anh chẳng nói, chẳng rằng. Nhưng sau, anh bỗng ngọt ngào, âu yếm. Anh bảo, anh yêu tôi…Thái độ ấy có lẽ chỉ hợp với sân khấu, còn trong đời sống thì xấu xa vô cùng. Tôi biết anh muốn gì. Anh muốn tôi phá thai. Anh dỗ ngon, dỗ ngọt tôi nhiều lần, nhưng vô ích.Tức thì anh đổi giọng :
– Chúng ta hãy còn trẻ. Cô cần phải học, phải tốt nghiệp đại học. Tôi là nghệ sĩ, con người của lao động sáng tạo. Đối với cả hai chúng ta, con cái là gánh nặng. Nó sẽ trói buộc chân tay chúng ta. N! ếu cô yêu tôi, nếu cô muốn cùng tôi chung sống, thì đừng có sinh đẻ. Tôi không ưa trẻ con.
Tôi cương quyết từ chối phá thai. Tôi không bao giờ hiểu được rằng người ta sẽ tìm thấy vui thú gì trong những gia đình không có con cái.
Có nhiều người đàn bà vì không muốn bận bịu đến con cái, muốn sống yên thân, sống ích kỷ trong thú vui chóng tàn của tuổi trẻ, họ đã phá thai, làm hại sức khoẻ, huỷ hoại đời mình.
Những ngày nghỉ, trong khi người ta dắt con cái đi chơi, thì những bà mẹ " hiếm hoi " đáng thương ấy đi chơi với chó béc-giê. Họ che đậy bằng những danh từ rất kêu, nào " văn minh " nào " tiến bộ ".
Nhưng tôi, tôi mong muốn, tôi ước ao đẻ một đứa con, một anh hùng. Chao ôi! Sung sướng biết bao nếu ai nói lên được đầy đủ những ước mơ thầm kín của người đàn bà lần đầu tiên thấy mình sắp làm mẹ !
Khi cái thai đã lớn, mỗi lần ngồi mơ ước, tôi nghĩ nhiều đến tương lai của con tôi sau này. Khi thì tôi thấy nó là một võ tướng dũng cảm, có lúc tôi lại thấy nó là một kỹ sư danh tiếng vang lừng.
Tôi lại nghĩ, tôi sẽ sinh con gái. Tôi hãnh diện vì sắc đẹp và tài năng của con. Tôi nằm mơ thấy nó là nữ hoạ sĩ. Những sáng tác của nó là những kỳ công.
Cuối cùng tôi sinh con gái.
Tôi đẻ, anh không hề biết đến. Tuy nhiên cũng có lần anh bớt chút thời gian đến hỏi thăm tôi. Song nét mặt, đôi mắt của anh đã nói lên ý nghĩ chua xót : " Thật là một tai hoạ lớn "
Có những người đàn ông, khi thấy đứa con ra đời, họ ruồng bỏ ra đình, rời nơi chôn rau cắt rốn, họ sống lẩn lút. Nhưng anh không đi đâu, anh! không b! ỏ tôi, song anh ở lại thì có khác gì đâu.
Trong gia đình thêm người, thêm việc, tôi phải nuôi vú em. Nhà cửa trở nên chật chội.
Một hôm anh gắt, giọng run lên :
– Lại không học xong vai kịch rồi. Con với cái, khóc như đòi nợ. Không còn cho ai làm ăn gì nữa, hử ?
Ngày tháng trôi qua. Không bao giờ anh bế con hay âu yếm nó. Anh đi cau về có.
Tội nghiệp con tôi ! Từ đấy tôi đã coi nó như đứa trẻ không cha.
Anh cười mỉa mai khi đặt tên cho con :
– Đe-dơ-đê-mô-na ! … Rô-da-mun-đa !…
Anh đã tàn nhẫn xát từng nắm muối vào vết thương của lòng tôi. Anh đọc những tên đó với giọng mỉa mai.
Mỗi cử chỉ của anh như muốn bảo tôi " Người con gái tầm thường như cô mà cũng đòi nuôi A-phi-li-a " (Tên một hoàng hậu rất xinh đẹp của nước Đức – ND) ư ?
Tôi không bao giờ tha thứ cho anh điều đó. Từ khi trong gia đình chúng ta có tiếng trẻ khóc, anh bắt đầu khinh miệt tôi là người Tác-ta. Anh nói với các bạn anh mà không nể tôi :
– Con gái Tác-ta không có tình yêu đẹp đẽ. Họ không hiểu được sự thanh cao của tình cảm lâu dài.
Anh còn nói :
– Con gái Tac-ta chỉ biết đẻ. Tình mẫu tử choán hết chỗ trong lòng họ. Họ trao cho con tất cả tình cảm của mình, còn họ thì trở thành những tâm hồn rỗng tuếch.
Anh còn càu nhàu bực tức thấy tôi tham gia công tác xã hội.
– Tôi đã chán cái công việc đuổi theo gió của cô lắm rồi. Không hiểu sao cô cứ phải đi suốt ngày, cứ phải dạy ai , dạy cái gì ? Ma quỷ cũng không hiểu được cô. Họp hành suốt ngày. Dễ thường cô không còn việc gì hay hơn nữa ch�! �c ?
!
Và cuối cùng anh hạ lệnh cho tôi :
– Ngoài trường đại học ra, cô phải ngồi ở nhà. Tôi cấm cô không được đi đâu nữa, bất cứ đi đâu.
Tôi không thể rời bỏ công tác xã hội. Thật thế, trong những năm còn ngu dốt, tôi cũng đã nghĩ rằng có nhiều người không sống như chúng ta. Tôi biết, nếu nhượng bộ anh là thụt lùi, là lệ thuộc, là tự sát . Tôi phải khó khăn lắm mới bảo đảm được học tập và chăm sóc gia đình. Những việc này đòi hỏi khá nhiều sức lực và thời gian.
Tôi không bỏ công tác. Tôi muốn trở thành người tiến bộ hiểu biết, người hữu ích và có khả năng tham gia công tác xã hôị.
Nhờ có đựơc lý tưởng vững chắc, nhờ ý thức luôn luôn muốn vươn lên hàng đầu, nên tôi đã chịu đựng đựơc dễ dàng những đắng cay của riêng mình.
Tôi đặt tên con gái là Ca-đri-a. Cái tên nhưng dịu dàng và thân thiết. Trong cái tên đó tôi muốn nói lên tình thương yêu đứa con của tôi. Nhưng anh đã cười chế nhạo :
– Ca-đri-a ! Ha, ha. Tên với tuổi ! Thật không còn nghĩa lý gì nữa.
Tất cả những gì thân thiết đối với tôi đều nhạt nhẽo đối với anh.
Có nhiều đêm tôi không ngủ được vì con quấy, hoặc phải dậy thay tã cho nó. Đêm đêm, bế con trên tay, tôi đi lại trong phòng như người mê ngủ, mà ban ngày tôi đã làm việc mệt nhọc. Còn anh, anh có nhớ không, nếu phải thức giấc vì tiếng khóc của Ca-đri-a, anh đã chẳng giúp tôi, hoặc hỏi xem con nó đau yếu ra sao lại còn càu nhàu, trách mắng mẹ con tôi làm mất giấc ngủ của anh. Tôi phải bế Ca-đri-a xuống bếp để khỏi phải nghe những lời trách móc. Cứ như thế Ca-đri-a ! lại ng�! �� thiếp trên tay tôi và điều đó không làm anh xúc động. Có lần anh còn nói với các bạn :
– Đời thật là kỳ quặc ! Mới năm ngoái mình còn sống tự do một mình mà bây giờ đã phải nuôi một gia đình bốn miệng ăn – Anh lại nói – Con gái, người nào cũng tốt, mà sao ta vẫn lấy phải người vợ không ra gì ?
Anh I-sken-đe ! Anh yêu những tâm hồn thanh cao, giản dị mà sao những lời nói tầm thường ấy lại thốt ra từ miệng anh ? Nói làm gì với các bạn anh những điều đó. Sao anh không nói thẳng với tôi ? Hay anh muốn bêu xấu tôi ? Không lẽ anh quên rằng đã có những ngày anh yêu tôi ? Sao mãi đến bây giờ anh mới thấy tôi đần độn, không có tình cảm ? Tôi thật không sao hiểu được. Nhưng khi đó tôi hiểu hết. Phải nói rằng tôi rất đau khổ, song tôi đã che giấu nỗi khổ đau và cố làm ngơ, coi những lời đã không chính đáng và có hại ấy như những câu nói đùa. Vì dù sao anh vẫn là bố của Ca-đri-a.
Tôi biết anh cũng khổ tâm lắm, nhưng không một lần anh chịu nối lại cái quan hệ tốt giữa chúng ta. Tất cả mọi cố gắng của tôi đều vô ích. Anh chẳng hề quan tâm đến. Anh chỉ chú ý đến một điều là kêu ca ăn tiêu tốn kếm và trong nhà lúc nào cũng có tiếng trẻ khóc. Anh không nề hà bắt tôi tính từng xu các khoản chi tiêu.
Anh I-sken-đe, đừng giận vì tôi đã nói thẳng. Chắc anh còn nhớ, khi đó tôi không hề đả động đến chuyện này và cũng không chê trách anh. Thú thực tôi rất khổ tâm trước thái độ keo kiệt ấy. Tôi đau lòng thấy anh không còn là I-sken-đe trong buổi đầu quen biết của chúng ta.
Tôi cố tìm nguyên nhân vì đâu anh có những thay đổi này, nhưn! g không ! tìm ra. Tôi đành câm như hến. Đến nay, khi chúng ta đã trưỏng thành, nhìn lại cái quá khứ đau xót ấy, tôi hiểu rõ lắm. Bây giờ nhìn nhận cuộc sống một cách khác, tôi thấy sáng mắt ra nhiều. Phải nói ngay rằng khi đó anh thật là đứa con của Mu-ét-din ([1]). Sợ chi thừa từng xu, anh tính đi tính lại đến ba lần tiền sữa cho con. Không hiểu sao lúc đó tôi xấu hổ vô cùng.
Phải chăng vì anh không tin tôi nữa hay chính vì tôi ngượng cho anh ? Tính với tôi từng xu nhưng anh vẫn đưa những ông bạn vu vơ về nhà, ngồi uống rượu với họ đến nửa đêm.
Tôi làm ngơ như tôi không biết, nhưng vô ích. Anh đã không hiểu hoặc giả bộ không hiểu. Song nói thẳng với anh thì thực tôi không muốn. Tôi cũng nghĩ rằng không phải một lúc có thể xây dựng ngay được gia đình tốt đẹp, mà cần phải lâu dài. Tôi đã dằn lòng coi những việc không hay xảy ra hàng ngày như những xích mích tạm thời và ngẫu nhiên. Thực tâm tôi nghĩ rằng : " Ta kiên trì chờ đợi, dù sao I-sken-đe cũng có nhiều điểm tốt. Thời gian trôi qua, những tính xấu của anh ấy sẽ mất đi. Khi đó gia đình ta lại yên vui ". Nhưng thực ra nghĩ như vậy chỉ để lừa dối mình. Bằng mọi cách, tôi cố làm dịu không khí căng thẳng giữa chúng ta. Tôi đặc biệt chăm sóc và chú ý đến anh. Tôi cố làm cho anh quen với các bạn sinh viên của tôi, với bác Ga-li-ắc-be, những con người tử tế, đứng đắn, nhưng vì cho rằng họ là những người không đáng chú ý nên ! anh cứ ! ngày một xa lánh họ.
Để có thể chăm sóc gia đình được nhiều hơn, tôi nhận việc về nhà làm như kẻ khẩu hiệu, viết biểu ngữ v.v…Nhưng tất cả những cố gắng của tôi đều vô ích. Tôi phải cho vú em về.
Ngày ngày phải gửi Ca-đri-a ở nhà trẻ. Bây giờ nhớ lại, tôi rất ngạc nhiên sao đã chịu đựng đựơc tất cả những gian khổ đó. Tám giờ sáng, tay cầm sách, tay ôm con, tôi lật đật đến nhà giữ trẻ. Trời rét như cắt ! Có những hôm bão tuyết gió quất vào mặt, tuyết rơi đầy đường. Tất cả cảnh vật như muốn làm khổ thêm mẹ con tôi. Sợ Ca-đri-a bọ cảm lạnh, tôi không dám đi, mà phải bế con chạy như có người đuổi, sau đó tôi mới đên trường. Đến nơi thì đã mệt lử. Được ít lâu hai chân tôi bị đau. Nếu có thể làm khác đựơc, thì có lẽ tôi đã nằm một chỗ rồi. Còn anh, trong những buổi sáng ấy, anh vẫn ngủ ngon lành. Chẳng những đã không giúp đỡ, anh còn chế giễu và hạch sách tôi. Anh bảo :
– Bao giờ cô mới chịu chấm dứt cuộc sống điên rồ này ? Hôm nay cô lại không kịp cho tôi ăn sáng rồi.
Ngày nghỉ là những ngày vui thú của mọi gia đình. Trong những ngày đó, chẳng bao giờ anh chịu ngồi ở nhà. Sáng sớm anh ra đi, tận khuya mới trở về. Và tôi cũng đã quen như không có anh. Những ngày nghỉ, tôi ở nhà chơi đùa với Ca-đri-a. Tôi viết nhật ký cho con, giáo dục con và tự an ủi với những ý nghĩ rằng số phận của Ca-đri-a sẽ không kém những đứa trẻ khác. Tôi hát cho Ca-đri-a nghe bài " Ghi-sơ-kem " mà trước kia đã nhiều lần hát bên tai anh.
Anh đã biết đấy, tôi sống có một mình. Tôi không có bà con thân thích. Những ng! ày ngh�! �, chỉ có các bạn sinh viên đến chơi và thỉnh thoảng tôi bế Ca-đri-a đến thăm bác Ga-li-a-be. Tôi chẳng hé răng nói với ai những đắng cay của mình. Mà biết nói thế nào ? Có ai hỏi, tôi bảo chúng ta vẫn sống hạnh phúc và thân ái. Có ai đoán biết, họ cũng chẳng tỏ thái độ gì.
Song im lặng lại càng nặng nề, đau khổ hơn. Càng chồng chất trong lòng, lại càng đau khổ. Nhưng tôi không nói với ai đành gửi tất cả nỗi niềm vào tập nhật ký của con.
Có ai đo được lòng mẹ thương con ? Để nói lên điều đó, lời nói như quá yếu ớt, nghèo nàn. Những bài hát như khô khan bất lực.
Trong thư của Lê-nin viết cho gia đình cớ những câu ta không sao quên được. Đọc bức thư đó, tôi thấy vui buồn lẫn lộn trong lòng. Vui mừng, sung sướng vì bức thư đã nói lên tình mẫu tử thiêng liêng bao trùm lấy Lê-nin. Buồn vì sau khi đọc bức thư, tôi hiểu sâu sắc hơn sự thôi thúc của cảnh ngộ cô đơn, cuộc sống căng thẳng của những kẻ không cha, không mẹ.
Nhớ lại, từ ngày còn nhỏ đã thiếu tình thương yêu, âu yếm của cha mẹ, tôi càng yêu quý con tôi. Tôi yêu Ca-đri-a. Tất cả cho con, cho mình, cho tất cả những người mẹ không con cái. Anh có thể hiểu tình yêu cao cả ấy ?
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước, có những bà mẹ khi ngã xuống đã trối trăng lại cho các con những lời nói cuối cùng thân yêu nhất. Để anh hiểu được dễ dàng hơn tình cảm thiêng liêng đó, tôi chép lại đây bức thư của bà Ôn-ga Đi-lép-skai-a. Bà bị bắt năm 1919 và bị quân cướp Trắng bắn ở quảng trường hội chợ. Trước khi bị bắn bà đã viết bức thư sau đây cho người quen.
Bạn A-lếch-xăng-gơ-ra Nhi-cơ-lai-vơ-na.
Bạn đọc bức thư này sau khi tôi bị bắt. Tôi biết, dù tôi không yêu cầu, bạn cũng sẽ chăm sóc I-ei-na, con gái tôi. Có ai biết được những việc se xảy ra ! Tôi chỉ muốn yêu cầu bạn, khi tôi chết, bạn hãy âu yếm I-ri-na mỗi buổi sáng và trước khi nó đi ngủ như tôi vẫn thường âu yếm nó. Có thể vì được chiều chuộng I-ri-na sẽ trở thành đứa trẻ không ngoan ngoãn, nhưng tôi không phải đau lòng nghĩ rằng con gái tôi không còn được ai âu yếm nữa. Tôi nghĩ rằng I-ri-na sẽ tìm được tình yêu cao cả trong trái tim của bạn.
Đấy là tất cả những điều tôi muốn nói với bạn. Tiếng nói thật nghèo nàn, khó hiểu nhưng tôi không biết nói gì hơn nữa. Tình cảm thật sâu sắc và thân thiết mà không sao nói lên được…
Mong bạn hiểu tôi và hãy yêu quý I-ri-na.
Ôn-Ga Đi-Lép-Skai-A
Tôi đã cố gắng bù đắp lại những trống trải và thiếu thốn về tình cảm chân thật trong cuộc sống của chúng ta. Sau khi đọc bức thư của bà Ôn-ga Đi-lép-skai-a tôi luôn luôn nghĩ đến I-ri-na và ngay khi viết thư cho anh đây chỉ cần nhắm mắt lại là hình ảnh tưởng tượng về I-ri-na đã hiện lên trong tâm trí tôi. Tôi hình dung nàng là một cô gái khoẻ mạnh yêu kiều. Năm nay là năm 1934 nghĩa là bà Ôn-ga Đi-lép-skai-a viết bức thư đó cách đây mười lăm năm ; bây giờ I-ri-na đã mười chín tuổi. Anh thử nghĩ xem, bức thư của bà là một bài học lớn về cuộc sống. Có lẽ nó đã thức dậy trong I-ri-na tình yêu mãnh liệt đối với Tổ quốc và chí căm thù sâu sắc đối với quân thù.
I-ri-na, nàng hiện ở đâu ?
Những ý nghĩ về I-ri-na đã làm cho tập nhật ký của tôi thêm phong phú. Nhưng anh không hề ngó tới. Khi tôi ngỏ ý muốn cho anh xem để anh hiểu rõ Ca-đri-a đã lớn lên như thế nào, anh bảo :
– Tôi không có thời giờ làm những việc nhảm nhí ấy. Chúng ta cứ xa nhau mãi. Vì anh là bố của Ca-đri-a nên tôi muốn cho anh hiểu nhiều về Ca-đri-a. Bây giờ tuy đã muộn, nhưng anh hãy đọc một vài dòng trong quyển nhật ký đó. Tôi chép cho anh mấy đoạn. Có lẽ ít nhiều nó sẽ giải thích cho anh thấy rõ hơn thái độ bấy giờ của anh đối với các con.
2 tháng 20 ngày
Ca-đri-a đã biết. Mỗi khi có ai gọi nó, nó toét miệng. Đến bữa đã biết khóc đòi ăn. Tôi sung sướng nghe con khóc. Chỉ có I-sken-đe khó chịu với tiếng khóc của Ca-đri-a.
3 tháng 10 ngày
Ca-đri-a đã nhận được mẹ và nhưng người quen hay đến chơi. Thấy người lạ, nó nhìn c! hòng chọc và chau mày lại. Ôi ! sung sướng quá ! Con tôi đã biết phân biệt. Có điều không an tâm là Ca-đri-a không làm sao làm quen được với bố nó. Có phải lỗi tại Ca-đri-a đâu. Lỗi ở I-sken-đe tất cả. Chẳng bao giờ anh bế nó, cũng chẳng bao giờ nựng con. Anh ấy bảo không dám bế vì sợ đánh rơi.
4 tháng 24 ngày
Hôm nay ngày nghỉ. Tôi ở nhà suốt ngày với Ca-đri-a. Chiều tối, tôi đến chơi đằng bác Ga-li-ắc-be; thân thiết như đến thăm người ruột thịt. Tôi mua hoa cho Ca-đri-a. Nó yêu hoa và thích những đồ chơi sáng bóng. Ca-đri-a bập bẹ : " Bôm, bôm " . Nó muốn tỏ nỗi vui mừng được mẹ ẵm, hay muốn nói : " Mẹ ơi, con biết mẹ đau khổ lắm. Mẹ hãy ráng chịu đựng, đừng buồn mẹ nhé ! Con sẽ hay ăn chóng lớn. Con lớn lên, mẹ sẽ bớt khổ ".
6 tháng 20 ngày
Tôi nhảy cho Ca-đri-a xem. Nó cười như nắc nẻ. Nó úp mặt vào ngực tôi, chơi ú tim với những người quen. Ca-đri-a đã biết ngồi. Trong nhà giữ trẻ nó được mọi người yêu quý. Các chị trong nhà giữ trẻ cho biết Ca-đri-a chịu ngồi một mình chơi đồ chơi. Con tôi ngoan quá ! Chỉ mong sao cho Ca-đri-a đừng ốm.
7 tháng 18 ngày
Ca-đri-a tập nói và gọi tôi " A-na-na ! Mẹ ơ…i ".Hôm nay là ngày nghỉ, tôi ngồi sửa lại mấy bài báo tường, Ca-đri-a ngồi bên cạnh. Nó luôn mồm bập bẹ như muốn nói gì. Chốc chốc lại tìm bắt bóng mình sau chiếc gương.
10 tháng 20 ngày
Ca-đri-a đã mọc răng. Nó lưu luyến nhìn theo mỗi khi tôi gửi nó ở nhà giữ trẻ để đi làm. Mỗi lần tôi đến đón nó ghì chặt như không muốn rời ra nữa. Đôi bàn tay nhỏ bé c�! ��a Ca-đ! ri-a vuốt nhẹ hai má tôi, miệng ríu rít : " A-na-na "! Nó rất thích chơi giấy. Hôm nay lần đầu tiên I-sken-đe bế con và nói chuyện với con. Nhưng anh gọi nó như gọi đứa con trai. Do dự một lát, anh bảo Ca-đri-a : " Tại sao mày lại không là con trai hử ? ". Tôi không thể quên được sai lầm này của I-sken-đe, không lẽ ở đâu đấy anh có đứa con trai …
Chúng tôi cứ xa cách, xa cách nhau mãi.
11 tháng 18 ngày
Cả ngày hôm nay tôi nghĩ đến I-ri-na, có lẽ bà Ôn-ga Đa-lép-skai-a cũng viết nhật ký cho cô. Ca-đri-a yêu dấu, thời gian trôi qua rất nhanh. Chẳng bao lâu nữa con sẽ khôn lớn, nhưng Tổ quốc ta lớn mạnh hơn chúng ta. Con sẽ tìm được người như ý muốn. Con sẽ tìm hiểu người bạn đời của con, con người của thời đại mới.
Đọc tập nhật ký này, con sẽ rõ những ý nghĩ của mẹ về I-ri-na. Nếu chẳng may mẹ sớm qua đời, con hãy tìm đến I-ri-na. Bà sẽ thay mẹ dạy dỗ con.
Một năm
Người công dân tí hon của đất nước Xô-viết vừa đầy một tuổi. Trong cuộc thi vệ sinh và sức khoẻ của nhà giữ trẻ, Ca-đri-a được thưởng. Tôi mặc cho nó chiếc áo mới và mua cho nhiều bánh kẹo. Các bạn tôi đến chơi, chúc mừng cho Ca-đri-a. Chỉ có I-sken-đe là quên rằng hôm nay là ngày sinh nhật của con. Anh ấy đi chơi đâu mãi hai giờ đêm mới về.
Đã lâu lắm rồi tôi không khóc, nhưng hôm nay …
1năm 2 tháng
Ca-đri-a đã biết đi. Nó mê mải chơi với chiếc gối. Hễ thấy tôi cầm quyển sách là nó đòi cho kỳ được. Mở sách, ngắm tranh, nó bắt tôi giảng cho nó nghe. Ca-đri-a thích chơi diêm. Cứ đổ ra rồi lại xếp những que diêm vào bao. Phải tìm mua cho con đồ chơi gì hay ở hiệu.
1 năm 4 tháng
Ca-đri-a ốm. Một thứ bệnh hay lây. Tội nghiệp ! Con tôi phải nằm nhà thương. Hằng ngày, cứ trước và sau giờ học tôi đến thăm con. Các bác sĩ khuyên giải và cho tôi biết, Ca-đri-a sẽ chóng lành. Về nhà vắng con lòng tôi trống trải lạ thường.
1 năm 5 tháng
Ca-đri-a đã ra viện. Nó khoẻ rồi nhưng ít nói hơn trước. Không muốn rời khỏi lòng mẹ. Nó hay chơi ú tim và cuời với tôi
I-sken-đe không có gì tỏ ra lo lắng về bệnh tình của con. Thật là đau khổ, song biết làm thế nào ! … Trong đầu tôi thoáng hiện những ý nghĩ kinh khủng : biết đâu anh ấy đã chẳng mong cho con tôi chết ?
1 năm 9 tháng
Hôm qua tôi và Ca-đri-a dự biểu tình. Tôi đã làm sẵn cho con lá cờ nhỏ xinh xinh. Lúc đầu, Ca-đri-a không nói và cau mặt, hình như nó sợ những tiếng ồn ào, tiếng nhạc. Nó thấy ai cũng lạ. Nhưng sau nó quen dần. Vừa vẫy vẫy lá cờ, vừa reo to : " Hoan hô !" và cười như nắc nẻ. Về nhà, Ca-đri-a bắt chước bộ đội đi đều bước rất lâu trong phòng…
Anh I-sken-đe,
Trong những ngày tháng chúng ta còn chung sống, anh không thèm ngó tới cuốn nhật ký lấy một lần. Tôi có đề nghị anh ghi những nhận xét về Ca-đri-a, nhưng anh làm thinh. Bây giờ anh lại khẩn khoản đề nghị tôi viết cho anh cả những tin nhỏ nhặt về các con. Viết cho tôi, anh bảo : " Tình phụ tử đã thức dậy trong tôi ". Có thật thế không, anh I-sken-đe "
Những năm qua anh im hơi lặng tiếng. Anh tuyệt nhiên không đả động đến chúng tôi. Không một cử chỉ nào tỏ ra anh muốn thăm hỏi các con. Đến nay, bỗng nhiên anh thương xót, anh viết thư cho tôi. Thái độ ấy có thực không ?
Những cuộc gặp gỡ giữa anh với Vê-li Xa-phi-u-lin chẳng có tác dụng gì đến anh sao? Có lẽ trong một phút ghen tuông những lúc nói chuyện về tôi với Vê-li Xa-phi-u-lin đã ít nhiều động đến cái "ý thức cá nhân" của anh – " vợ tôi ", " các con tôi " – không, anh I-sken-đe a, chúng tôi không còn là vợ con anh nữa. Những con người ấy đối với anh xa lạ lắm rồi.
Tôi không hiểu Vê-li Xa-phi-u-lin đến gặp anh làm gì ? Tại sao trong thư gửi cho tôi anh không nhắc đến chuyện đó. Vê-li có khoẻ không ? Anh ấy mới thật là người tử tế. Tôi muốn đến thăm Vê-li quá. Bây giờ mới rõ trắng đen ai là người có tâm hồn cao thượng.
Nhưng anh tha lỗi cho, vì tình " phụ tử " của anh mà tôi phải trả lời anh. Anh đọc tiếp đi :
Các con tôi sung sướng và lớn lắm rồi. Chúng chẳng phàn nàn điều gì cả. Chúng chỉ buồn một nỗi không cha. Tuy sống ở nông thôn, nhưng chúng vẫn được học tập, giáo dục không kém ở thành thị .
Ca-đri-a hiện ở vườn trẻ của tram náy kéo. Mùa thu tới nó sẽ đ! i học. Tôi vẫn nóng ruột và chờ đợi ngày con tôi cắp sách đến trường. Nó đã biết đọc biết viết. Nó thích vẽ, nhất là hát. Nó hát hay lắm. Hôm ở vườn trẻ về, nó được học thêm bai hát mới về Lê-nin. Những buổi chiều rỗi rãi, mẹ con tôi ngồi hát với nhau. Nhìn chúng tôi hát, Ra-pha-en cố hát theo, nhưng nó còn bé quá. Chà ! Ra-pha-en của chúng tôi thật là một cậu bé nghịch ngợm. Nó nói sõi và lý sự rất buồn cười. Mỗi lần nghe nó nói, tôi thấy lòng vui sướng hơn
Năm ngoái tôi sắm được chiếc ra-đi-ô. Chiếc máy đã mang lại cho gia đình tôi nhiều vui sướng. Chúng tôi nghe đài tiếng nói Mát-xcơ-va, Ca-dan và của nhiều thành phố khác. Trong công tác ở phòng y tế của nông trường tôi lại được thưởng chiếc máy hát . Ca-đri-a và Ra-pha-en sử dụng máy hát rất thạo. Các bạn quen và bà con trong xóm đến chơi luôn. Chúng tôi cùng nhau thảo luận bàn cãi các vấn đề thời sự và chuyện trò vui vẻ. Tôi quen biết nhiều người, có nhiều bạn bè. Chúng tôi sống với nhau đoàn kết và thân mật. Tôi đã định mùa thu này sẽ gửi mua ở thành phố chiếc đàn dương cầm. Anh thấy không, cuộc sống đã không vùi dập tôi .
Thời gian qua, tuy sống vất vả, khó nhọc, nhưng không lúc nào tôi quên được bộ mặt giận dữ của anh khi anh bỏ nhà đi.
Anh I-sken-đe, anh thử nhớ lại xem, anh đã như thế nào khi tôi đẻ ra thằng Ra-pha-en ; chỉ còn thiếu anh chưa chế giễu tôi mà thôi .
Có những chuyện suốt đời ta không sao quên được. Tôi biết anh không yeu trẻ. Tôi đến bệnh viện mà lòng se lại vì thái độ của anh. Tôi sinh thằng Ra-pha-en. Trường hợp sinh nở thật khó khăn. Nằm trong bệnh vi�! �n tôi n! ghĩ : " lần này sinh con trai, có lẽ I-sken-đe sẽ quý nó ". Nhưng anh cũng chẳng buồn đến đón tôi. Các bạn tôi đã đến đưa tôi về. Người Pháp có nói : " Con người ta cứ chuốc lấy đau khổ vì những chuyện không đâu " . Tôi tưởng, những điều đó nói về anh. Anh sợ bóng tối, sợ ngày mai. Anh sợ trẻ con. Anh tự gây cho mình những ngăn cách đó. Anh luôn luôn sống trong lo sợ. Anh I-sken-đe, anh hãy nói cho tôi biết, cái gì đã giày vò làm khổ anh ? Hay là anh đã làm điều gì xấu ? Bây giờ anh đổi khác chưa ?
Những năm đó sao anh hay giận dữ vô lý thế ? Sau khi sinh nở, tôi chưa về đến nhà, anh đã lại gây chuyện, anh bảo tôi :
– Ga-li-a, cô không thể lấy chồng nghệ sĩ được. Cô có hiểu không, cô không biết làm vợ, chỉ làm mẹ được thôi.
Cô chỉ là giống cái, không hơn không kém. Chỗ của cô là ở vườn trẻ…
Tôi im lặng, và biết nói gì hơn ? Một lát sau anh tiếp giọng ôn tồn hơn :
– Tôi không đổ lỗi cho cô đâu. Lỗi ở tôi tất cả. Số phận của tôi là phải bay nhảy.
Định mệnh đã như vậy. Tôi đã lấy cô một cách ngu xuẩn. Là người của lao động, sáng tạo, của nghệ thuật, tôi phải được tự do. Nhưng tôi đã bị ràng buộc vào gia đình. Con cái là gánh nặng, tôi không thể chịu được. Tôi là kẻ hư hỏng. Phải, từ trước kia người ta đã bảo tôi như thế. Cô có hiểu không, tôi không thể sống mãi như thế này mãi được. Tôi sẽ đi đây và sẽ chết bờ chết bụi ở đâu đấy mặc tôi. Tôi phải đi khỏi nơi này. Cũng chưa muộn đâu. Tôi không thể hy sinh cho con cái được. Tương lai của chúng mờ mịt lắm. Thôi, từ biệt cô. Tôi đã yêu! cô̷! 0; Cô tha lỗi cho tôi tất cả…Cô cũng đừng tìm tôi làm gì vô ích. Cô không tìm thấy tôi đâu…
Đó là những lời nói cuối cùng của anh. Đóng sầm cửa lại, anh ra đi với bộ mặt "đau khổ"
Không giữ anh, tôi ở lại một mình. Trong đáy lòng tình cảm của tôi đối với anh còn nóng hổi, vì anh là cha của hai đứa trẻ.
Anh bỏ đi. Anh đã xử sự một cách nhỏ nhen, tàn nhẫn. Có lẽ anh chờ ở tôi những giọt nước mắt, một thái độ van lơn. Không, tôi không gục xuống chân anh. Chỉ những kẻ tầm thường mới chịu nhục làm nô lệ, cúi luồn. Họ muốn hạ phẩm giá con người.
Khi anh bỏ đi, tất cả gia tài của tôi chỉ là đứa trẻ. Có nhiều lúc tôi muốn tự tử cho rồi, nhưng các con tôi sẽ là những đứa trẻ không cha không mẹ và các bạn tôi họ sẽ nói gì về tôi ? Chính những điều đó đã ngăn cản tôi, không cho tôi có những ý nghĩ đen tối.
Anh I-sken-đe, tôi đã sống cô đơn và rất đau khổ. Tôi đi thẫn thờ ngoài phố nhưng không khóc. Sáng sớm, tôi đã vội vã bế các con ra đi. Thằng con trai gửi nhà giữ trẻ, đứa con gái cho đến vườn trẻ, sau đó tôi mới đến trường, đến bệnh viện. Trong những phút nặng nề ấy, tôi muốn kêu lên, muốn gào thét cho khắp đất nước biết có những người cha ruồng bỏ gia đình, những phạm nhân nguy hiểm nhất trên trái đất. Có nhiều lúc tôi muốn bỏ học.
Tôi cũng chưa tin rằng anh đi hẳn. Cứ đinh ninh rằng anh sẽ về, nhưng anh không trở lại. Người ta cho biết anh đã rời khỏi nhà hát, anh không còn trong thành phố nữa. Anh bỏ đi có phải vì sợ nuôi báo cô mẹ con tôi không?
Ông Đa-u-tốp, giám đốc trường đại! học, �! �ồng chí Nhi-cô-lai, bí thư đảng bộ nhà trường, và bác Ga-li-ắc-be đã cứu tôi. Tôi đã tìm thấy ở những người đấy tấm lòng vàng. Tôi ghi nhớ suốt đời tên họ.
Thấu rõ nỗi khổ của tôi, bác Ga-li-ắc-be đến gặp ông, Đa-u-tốp. Hai ông hình như đã có một thời cùng làm việc trong một nhà máy. Cùng lúc ấy các bạn sinh viên của tôi đến gặp ông Đa-u-tốp và tỏ ý lo ngại cho tôi. Ông cho gọi tôi lên và đích thân đến thăm tôi cùng với đồng chí Nhi-cô-lai. Một cử chỉ vô cùng quý báu. Các ông đã khéo léo không đả động đến việc gia đình của tôi. Các ông nói tới chuyện học tập, tỏ vẻ ái ngại cho tôi, nhắc đến những khó khăn tôi phải sống một mình. Nhà trường cho tôi phụ cấp vầ tăng thêm học bổng lại phân công các bạn học giỏi đến giúp đỡ tôi có thể đuổi kịp bào vở.
Bác Ga-li-ắc-be cùng với vợ đến thăm tôi luôn.
Cuối cùng tôi đã tốt nghiệp trường đại học y khoa. Thi xong, tôi đến gặp ông Đa-u-tốp và đồng chí Nhi-cô-lai. Đưa cho các ông xem quyển sổ thi, tôi tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Đảng, Chính phủ và cá nhân các ông .
Gia đình bác Ga-li-ắc-be sung sướng đón chờ tin tôi tốt nghiệp đại học. Bác còn tổ chức ăn mừng nữa. Niềm vui của chúng tôi thật là vô tận.
Bác Ga-li-ắc-be thân mến, bác tốt với cháu qúa. Không phải là bác mà là cha. Vâng, bác Ga-li-ắc-be, cháu gọi bác là cha đấy.
Một tháng sau, tôi cùng các con dọn đến vùng A-đrát. Tôi đựơc điều động về đây.
Trước khi đi, được người ta cho biết ở nhà hát thành phố có cả đoàn kịch Tác-ta mới về và sẽ biểu diễn, trong đó có cả anh. Tôi và Ca-đ! ri-a đã! đến xem. Tôi muốn nhìn thấy anh một lần cuối cùng.
Đúng như người ta nói, hôm ấy anh có mặt trên sân khấu và anh đóng vai kịch mà anh vẫn yêu thích.
Vì sợ anh nhìn thấy nên chúng tôi đến rất sớm và ngồi vào một chỗ ở hàng cuối. Tôi chỉ lo Ca-đri-a nhận ra anh. Quả nhiên nó đã nhìn thấy anh và gọi tôi nói nhỏ.
– Mẹ ơi, mẹ nhìn xem, bố kia kìa.
– Không phải đâu, con cưng của mẹ ơi, không phải là bố đâu con ạ. Chỉ hơi giống thôi. Bố con có là nghệ sĩ đâu. Bố ở xa lắm… Mãi Mat-xcơ-va kia.
Bây giờ tôi không nhớ rõ, nhưng khi đó tôi đã tìm được lý do và ngay sau hồi thứ nhất chúng tôi đã bỏ ra về.
Anh I-sken-đe, anh đã gây ra trong đời tôi bao nỗi đắng cay. Tí nữa thì cả cuộc tôi tan vỡ. Tôi có thể không căm giận anh, nhưng ngày ấy, lúc từ giã Ca-dan, trong giờ phút ra đi, tôi bỗng thấy tâm hồn vô cùng trống trải. Từ nay thế là dứt khoát từ biệt anh. Tôi có cảm giác như mất một cái gì to lớn lắm. Thiếu nó đời tôi không còn có ý nghĩa gì nữa.
Con tàu rời khỏi bến. Tôi đứng trên boong, trong lòng đột nhiên vang lên tiếng hát của một điệp khúc mà tôi đã nghe thấy ở đâu :
Anh ơi, anh hãy tin rằng
Khổ đau tử biệt không bằng sinh ly
Từ ngày anh bước chân đi
Từng đêm em đếm, từng khi em chờ
Nhưng rồi tôi tự nhủ : " Ga-li-a, thôi thế là đủ lắm rồi. Hãy quên đi. Thương tiếc làm gì nữa. I-sken-đe không đáng để cho ta thương nhớ " và đứng thẳng trên boong tàu, tôi nhìn về phía xa xa. Dòng sông Vôn-ga lặng lờ trôi …
BỨC THƯ THỨ BA
Anh I-sken-đe.
Hai tuần trước tôi đã viết cho anh hai bức thư, nhưng vẫn chưa gửi. Có lẽ tôi sẽ gửi cùng với bức thư này.
Trong thư viết cho tôi, anh có hỏi tôi sống thế nào ? Các con tôi có nhắc đến anh không? Vắng anh, chúng có buồn không và tôi hiện đang làm gì ? Thành thật cám ơn anh đã chú ý đến chúng tôi. Hẳn anh cũng đoán đựơc tôi xúc động biết bao khi nhận thư anh. Tôi có nén những đau khổ để trả lời anh. Tôi không nỡ thờ ơ và lãnh đạm như anh.
Tôi sống ở A-đrát. Sống ở đây, tôi rất hài lòng. A-đrát không còn dấu vết của một làng cổ xưa nữa.
Một con sông chảy qua giữa làng. Dưới sông, ngày ngày trẻ con vẫn nô đùa, tắm mát. Xa xa, từng đàn vịt, ngỗng, đang bơi lội hai bên bờ sông rợp mát những bóng anh đào. Mùa xuân A-đrát chìm trong màu hoa trắng, toả ra hương thơm của một làng nuôi ong mật. Trên núi, cây cối rì rào. Những cây phong bạc trang điểm trong bộ quần áo tháng năm, lộng lẫy dưới lớp vỏ trắng như tuyết. Trong rừng, cách làng không xa lắm, có nhà nghỉ mát ; trên mái nhà, lá cờ bay phấp phới trước gió. Mùa xuân đến, nhiều người từ những vùng xa xôi, hẻo lánh của đất nước về đây nghỉ mát.
Ngày ngày, những con chim sắt khổng lồ bay qua làng, làm náo động không trung. Cạnh làng có đường sắt chạy qua, con tàu đem đến cho dân làng nhiều thư từ và tin tức. Nhìn về cái làng của chúng tôi đang ẩn mình trong hoa lá và màu xanh của cây cỏ, hàng khách vẫy khăn chào mừng. Ngoài đồng ruộng ầm ầm tiếng máy kéo, trên các ngả đường rầm rập bóng xe qua.
Những ngày đầu mới về đây nhận công tác, tôi gặp rất nhi�! �u khó khăn. Chúng tôi ở trong một căn phòng nhỏ của bệnh viện. Phòng khám bệnh bị bỏ không, đó là một căn nhà bẩn thỉu, lạnh lẽo và bị phá mất một nửa ; về chiều gió lùa qua các kẽ hở vào trong nhà lạnh buốt. Trước khi tôi đến đây, bệnh viện dưới quyền lãnh đạo của Phen-dơ-se. Tất cả các hoạt động của anh ta ở đây có thể tóm tắt trong mấy việc : Say rượu, bán trộm thuốc kí ninh và cấp giấy chứng nhận sức khoẻ một cách vô trach nhiệm. Ngoài ra anh ta còn can phạm vào những vị ăn cắp bánh mì. Phen-dơ-se đã bị bắt, nhưng thời gian này, các công nhân viên ở bệnh viện đã quan với tính lười nhác kỷ luật lỏng lẻo, làm việc chẳng kể gì giờ giấc ; lúc nào thích làm thì họ đến, bao giờ muốn về thì họ về. Chẳng ai chịu xuống các xã. Một chị ít kinh nghiệm tạm thay quyền lãnh đạo, tỏ ra bất lực trong việc chấn chỉnh lại bệnh viện.
Tôi suy nghĩ, lo lắng : " Phải làm gì bây giờ? Thế này thì làm việc thế nào được"?
Tôi luôn lo sợ cho các con tôi vì chúng sống với tôi ngay trong bệnh viện, hàng ngày chúng gặp người ốm đến khám bệnh.
Uỷ ban hành chính huyện chẳng để ý gì đến phòng y tế. Hiệu thuốc thì dột nát.
Đã có lần tôi nghĩ : " Bỏ mặc xin đi nơi khác ". Nhưng nghĩ lại, tôi quyết định không đi đâu cả. Phải dốc toàn lực ra xây dựng lại trật tự. Nhờ sự giúp đỡ của trạm máy kéo tôi cho chữa lại bệnh viện và đề nghị đồng chí phụ trách phòng thuốc cho mua những thứ thuốc cần thiết.
Chỉ còn làm việc, Phen-dơ-se khám cho các bệnh nhân rất đại khái.
Anh ta hỏi người ốm :
– Bà đau gì ?
–! Thưa b�! �c sĩ, tôi nhức đầu.
– Đơn đây, bà cầm đến hiệu thuốc mà mua, mỗi ngày uống ba lần.
Và hắn hỏi một bệnh nhân khác :
– Còn ông, đau gì ?
– Thưa đồng chí, tôi đau chân. Hình như tôi lại bị cảm lạnh và dạ dày tôi dạo này khó
chịu hơn trước.
– Ông lấy thuốc này về mà bôi trước khi đi ngủ nhé !
Tôi đã chấm dứt cái lối " chẩn bệnh " và " tiếp đón " bệnh nhân kiểu ấy. Tôi đo nhiệt độ cho bệnh nhân. Nếu cần, tôi cho chụp X quang, v.v. Nhưng tất cả những công việc đó đã gặ sức phản kháng của các công nhân viên. Tuy nhiên, tôi chưa tôi chưa làm được gì đặc biệt lắm. Thấy thế tôi bèn triệu tập một cuộc họp để thảo luận, có thể nói, để ra chỉ thị về nguyên tắc làm việc của bênh viện . Ngoài ra tôi còn làm bảng phân công nhân viên về các xã.
Thời gian đầu tôi rất lo lắng mỗi khi phải khám bệnh. Còn ít kinh nghiệm, tôi sợ chẩn đoán không đúng, mà nhân dân thì mắc đủ các chứng bệnh.
Nhận việc hôm trước thì hôm sau người ta đưa đến một em bé sáu tuổi có những triệu chứng của bệnh loạn óc.
– Cháu nó đau lâu chưa ?
Mẹ đứa bé trả lời tôi :
– Thưa, mới hôm qua cháu còn khoẻ, sáng nay bỗng nhiên nó đau như thế !
Tôi khám cho đứa trẻ, nhưng rất lúng túng. Không biết nó bị bệnh gì? Quanh tôi không còn ai nữa. Phen-dơ-se đi rồi. Tôi là bác sĩ độc nhất ở đây. Đứa bé thì giãy giụa, kêu la. Hai mắt trợn ngược, tay chân quờ quạng. Nhưng rồi tôi đoán đựơc bệnh của đứa bé. Tôi bảo tắm cho nó. Tắm xong tôi lấy khăn trải giường ướt cuốn khắp người đứa bé v! à bảo ! để nó nằm nghỉ.
Hai hôm sau, em bé khỏe mạnh bình thường. Thì ra nó bị ngộ độc.
Mùa gặt đến, tôi phân công cho tất cả công nhân viên về các trạm cấp cứu của xã.
Trong thời gian này ở bệnh viện xảy ra ba việc. Sau ba việc ấy, hai tiếng " bác sĩ "nói lên từ miệng đồng bào địa phương với một ý nghĩa khác trước nhiều.
Một em gái bảy tuổi tên là Na-phi-xa, bạn của Ca-đri-a. Hai đứa hàng ngày vẫn chơi với nhau, vì thế tôi biết rõ bố mẹ Na-phi-xa. Bố em, bác Da-gát-đe-rơ-nơ, là thợ cơ khí.
Mẹ em là Da-i-tu-na, bác bán hàng ở quầy sách báo. Họ sống yêu thương nhau. Cuộc sống đang êm đềm đẹp thì một hôm đi tắm, đứa con gái độc nhất của vợ chồng bác ngã xuống sông. Bọn trẻ trên bờ kêu la. Nghe tiếng, bà con chạy lại, vớt được Na-phi-xa lên. Đứa bé không còn cử động nữa. Ngay lúc đó tôi vừa kịp chạy đến.
Bây giờ tôi vẫn còn nhớ : Na-phi-xa nằm dưới đất, mặt tái nhợt, đôi môi tím đen lại. Ở kẽ các ngón tay còn vương mấy lá cỏ ướt. Bên cạnh con, bác Da-i-tu-na, vật vã gào khóc, kêu la thảm thiết :
– Các ông, các bà ơi ! Cứu con tôi với! Bác sĩ ơi ! Bác sĩ cứu lấy cháu ! Nó là đứa con độc nhất của tôi !
Người cha đứng bên cạnh, vẻ mặt hoảng hốt
Tôi liền bắt tay vào vịêc. Tôi móc miệng đứa bé cho nước chảy ra và bắt đầu làm làm hô hấp nhân tạo. Tôi bắt mạch cho đứa bé. Mạch không đập.
Tội nghiệp Na-phi-xa ! Hàng ngày nó vẫn chơi với Ca-đri-a, mà giờ đây đã chết rồi!
Tôi luồn tay làm hô hấp nhân tạo. Mệt quá, mắt tôi hoa lên, trước mặt những vòng tròn nhảy múa… Tôi bỗng có cảm giác đứa bé không phải là Na-phi-xa, mà chính là Ca-đri-a… Như được tiếp thêm sức, tôi hăng hái tiếp tục làm hô hấp nhân tạo. Xung quanh bà con bàn tán. Từng tiếng, từng câu đứt quãng không nghe rõ, lọt vào tai tôi. Bỗng bác Da-i-tu-na sấn sổ chạy lại. Người ta lôi bác ra, bác lăn xả vào thét lên với tôi :
– Chị đừng giày vò! nó nữa ! Đừng có làm tình làm tôi con gái tôi …
Tôi vẫn tiếp tục làm hô hấp nhân tạo. Được một lúc thì… tim tôi bỗng đập mạnh vì sung sướng và hình như tôi khóc nữa… Trên mặt đứa bé đã thấy ánh sáng của cuộc sống. Nước trong mồm ứa ra, hai mí mắt động đậy. Mạch đã đập, tuy còn yếu ớt…
Na-phi-xa và Ca-đri-a hiện đang chơi với nhau ở phòng bên. Lát nữa tôi sẽ sang với chúng.
Đến nay đã bốn năm rồi mà hễ cứ trông thấy tôi từ đằng xa hoặc nghe thấy tiếng tôi nói là vợ chồng bác Da-gát-de-rơ-nơ thế nào cũng chạy đến hỏi thăm sức khỏe và nhắc lại đến lần thứ một trăm lời cám ơn chân thành.Nhưng cái nhìn thân yêu của vợ chồng bác, tiếng cười của Na-phi-xa còn giá trị hơn cả lời cám ơn
Việc thứ hai xảy ra ở làng bên. Một hôm, sáng sớm người ta mời tôi đến thăm một bệnh nhân ốm nặng. Không đầy một giờ sau tôi đã có mặt. Người ta dẫn tôi tới túp lều tranh. Mặc dầu công việc đồng áng đang bận rộn mà bà con cũng đến đứng đông cả ở đây.
Bước vào trong lều, tôi hỏi cụ chủ nhà :
– Người ốm nằm đâu cụ ?
Bà lão chỉ vào chiếc giường, trả lời với tôi vẻ lo sợ :
– Thưa bác sĩ, em nó nằm đây.
Trên giường, một người con gái trẻ nằm đắp chiếc áo lông cừu. Mười ngón tay co quắp bấu vào chiếc gối. Mồm sùi bọt, sùi dãi. Tôi vội lật chiếc áo lông cừu lên và bảo mọi người :
– Để tôi khám cho bệnh nhân ngay. Bà con ra cả đi. Mở cửa sổ ra.
Những người không có phận sự kéo nhau ra. Nhưng bà cụ, mẹ người con gái, cố tình ngăn tôi lại. Bà bảo :
– Không sao đâu ! không sao đâu! Nó tự khắc sẽ khỏi bác sĩ ạ.
Tôi lấy nhiệt độ cho bệnh nhân 39o. Bà cụ đứng bên cạnh, không chịu yên, cứ luôn mồm rên rỉ: "Đừng vào người ốm. Nó tự khắc sẽ khỏi !". Mặc cụ nói, tôi bắt đầu nghe bệnh. Tôi lật bệnh nhân về phía có ánh sáng. Chị ta bị băng huyết. Tức thì bà cụ quỳ xuống, ôm lấy chân tôi khẩn khoản :
– Xin bác sĩ đừng cho ai biết, đừng giết mẹ con lão.
Tôi phải gắt với cụ :
– Cụ yên đi cho. Cụ không thấy cháu đang chạy chữa cho chị ấy đấy ư ?
Người phụ nữ vừa đẻ non. Chị đẻ ở nhà. Không có bác sĩ, không có thuốc men, không có người cắt rau. Bà mẹ thì tìm hết cách để giấu giếm việc sinh đẻ thầm vụng của cô ! con gái.. Kết quả là bị băng huyết. Bênh nhân nóng như lửa.
Tôi làm xong mọi việc cần thiết rồi dặn bà cụ :
– Người ốm cần được thật yên tĩnh. Cụ nhớ không được cho ai vào đây
Tôi vừa ra khỏi cửa thì bà con đã vây quanh lại, tò mò hỏi :
– Thế nào, bác sĩ ?
– Bác sĩ làm gì đấy ?
– Cô ta đẻ phải không, đồng chí ?
– Còn đứa con thì sao ? Có sống không ?
Tôi đã thuật lại chuyện đẻ giấu giếm này ở Uỷ ban xã. Có cả đồng chí công an đến làm biên bản. Khi đó, bà mẹ cô gái vừa khóc, vừa kể lể :
– Thằng Gáp-đun-khác, con trai tôi, làm việc trong Đoàn thanh niên Cộng Sản. Nó viết báo. Nghe nói nó viết cái gì về lão nhà giàu Sa-cu-ra và các con hắn là thằng Nhi-dam và thằng Gai-a-dơ. Sau việc đó thằng con trai tôi ra tỉnh làm ăn và ở ngoài ấy cho đến nay. Thế rồi, thằng Nhi-dam thâm độc tán tỉnh, rủ rê con gái tôi. Nó bảo con tôi : " Anh sẽ cưới em làm vợ ". Ma-ghi-nua-rơ con gái tôi, tin nó. Nhưng thằng Nhi-dam chỉ cốt trả thù Gáp-đun-khác. Được ít lâu, thằng Nhi-dam bỏ nhà đi. Ma-ghi-nua-rơ có mang. Để khỏi phải chịu nhục nó đã uống cả cỏ, cả thuốc, nhưng khi biết là vô công hiệu, nó mới kể với tôi. Mẹ con tôi còn biết làm gì nữa ! Đành ngấm ngầm chịu đau khổ vói nhau. Tôi lo nghĩ : " Không biết rồi ra sao? Còn mặt mũi nào trông thấy bà con hàng xóm nữa ! Thằng Gáp-đun-khác sẽ nói gì ? Hôm nay, lúc rạng đông con gái tôi đã đẻ. Cái thai vừa lọt lòng thì chết. "
Chúng tôi cho đào xác đứa bé ở nhà tắm công cộng của xã để khám xét. Qủa thực đứa bé vừa ra đời thì tắt thở.
Ma-ghi! -nua-rơ m! au lại sức, nhưng tôi bắt đầu lo lắng mọi người sẽ chê cười chuyên "ô nhục " của chị. Nàng không dám ra khỏi nhà, không muốn cho ai nhìn thấy mặt. Gặp chị những người láng giềng hỏi châm chọc :
– Này, thế nào, anh phú nông ấy trông được đấy chứ ?
– Cô em Gáp-đun-khác, cô bị lừa dối thế nào đấy ?
Biết chuyện đó, tôi tìm hết cách gần gũi, quan tâm đến Ma-ghi-nua-rơ và lựa lời an ủi chị ta. Chị ta im lặng. Nhưng trông khoé mắt chị ngầm giân dữ chống lại mọi người, chống lại tôi. Cái nhìn của chị như trách móc tôi : " Chị can thiệp vào làm gì ? Nếu không có chị, thì tôi đã chết rồi, còn đâu nữa mà phải ê chề nhục nhã thế này…Hoặc có sống đi nữa thì đã ai biết đấy là đâu …"
Tôi khuyên giải thế nào cũng vô ích. Chị rất oán trách và vô cùng căm giận những người xung quanh. Bị chế giễu, chị đau khổ sống trong " nhục nhã ". Trước tình hình đó tôi đã tìm cách cứu người con gái bất hạnh ấy.
Tôi viết thư cho Gáp-đun-khác, kể tất cả những việc đã xảy ra và đề nghị anh cứu lấy người em gái đang một hai định tự tử. Tôi khuyên anh nên đưa Ma-ghi-nua-rơ ra thành phố. Bức thư đó đã có tác dụng, hay nói khác đi, Gap-đun-khác là người có quan tâm đến em gái. Hai tuần lễ sau Ma-ghi-nua-rơ đã ra ở với anh.
Không bao lâu sau tôi nhận được bức thư đầy nhiệt tình và tỏ lòng biết ơn của anh em Gap-đun-khác.
Việc thứ ba là một cụ già chữa bệnh ở bệnh viện chúng tôi. Cụ đau đã lâu. Người gầy gò, xanh xao. Cụ đã chữa ở nhiều nhà thương nhưng không khỏi. Sau có người bà con viết thư cho cụ : Bác hãy đến A-đrát mà chữa. Ở đây đấy có một bác sĩ rất giỏi. Bà ta chắc chắn sẽ chữa khỏi cho bác ". Thế là ông cụ đến bệnh viện chúng tôi với niềm hy vọng vào sự giúp đỡ của tôi.
Tôi khám cho cụ, phổi tim đều bình thường
Ông cụ bảo :
– Lão không ăn được. Dạ dày của lão không nhận được thức ăn nữa. Tôi phải lấy sách và tài liệu ra nghiên cứu.
Tôi nói với cụ :
– Cụ cứ an tâm, không có gì đáng lo ngại. Cháu nghĩ cụ bị ung thư, nhưng sau khi khám, không thấy có triệu chứng gì của ung thư cả. Cháu sẽ cho chiếu điện cho cụ.
Cụ cần nằm lại đây dưỡng sức và uống thuốc. Chỉ sau một thời gian cụ có thể một mình trở về Ca-dan được.
Và tôi bắt đầu chữa cho cụ, cho cụ tắm nước nóng, uống thuốc và ăn uống kiêng khem.
Bệnh nhân bắt đầu ăn được, ngủ được, ít đau hơn và một tháng sau ông cụ phúc hậu ấy, người bệnh nhân già của tôi, chẳng cần ai đưa đón, đã trở về Ca-dan.
Ba việc nói trên trong công tác thực tế đã động viên tôi rất nhiều. Tôi sung sướng nghĩ rằng công lao học tập không đến nỗi vô ích. Tôi cũng đã phần nào phục vị được nhân dân
Nhưng ông Ga-li-u-lin, chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện vẫn không hề chú ý đến bệnh viện. Vấn đề tu bổ bệnh viện lại phải đề ra. Ông ta không đồng ý cho chuyển phòng bán thuốc đến chỗ khác. Chung tôi phải làm việc trong một căn phòng! nhỏ bé, chật chội, không có chỗ chen chân. Thấy tôi cương quyết đề nghị, Ga-li-u-lin trả lời cộc lốc :
– Tôi không có tiền chữa. Còn vấn đề nhà ở thì xin cứ việc nổi nóng. Không có tiền thì chị bảo tôi lấy đâu ra bây giờ. Chắc chị hiểu, chị đến đây để làm việc chứ không phải tìm nhà ở ?
Ông ta nhấn mạnh vào chữ " ở " với một giọng khó chịu. Tôi nghĩ bụng, ông này thật là một thằng ngốc và lấy làm lạ sao con người ngu độn như thế lại lãnh đạo Uỷ ban hành chính huyện. Ông ta hết sức kiêu ngạo và chỉ ưa những người nịnh hót, luồn cúi. Cách cư xử thì vụng về, thiếu thân mật, thậm chí không biết kéo ghế mời khách ngồi.
Nhưng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng chí Ca-di-nốp, giám đốc trạm máy kéo ; đồng chí La-tư-nốp, trưởng phòng địa chất của huyện.
Theo ý kiến của các ông, vừa ở phòng Ga-li-u-lin ra, tôi đến gặp ông Cu-rơ-ba-nốp. Ông này vừa mới đựơc điều động về đây làm bí thư huyện. Tôi bước vào phòng giữa lúc ông đang cặm cụi viết. Tôi nghĩ ngay: " Vừa ở phòng một ông quan liêu ra lại rơi vào một tay quan liêu khác "
Ông cứ tiếp tục ngồi viết, chẳng buồn ngẩng đầu lên. Tức lộn ruột, tôi nói một cách sống sượng :
– Tôi sẽ xin đổi về Ca-dan. Tôi tốt nghiệp đại học không phải để lười nhác và quấy rầy người khác. Còn các ông thì hình như các ông không cần thầy thuốc. Chỉ có điều là tôi không hiểu tại sao người ta lại để những người bất lực như Ga-li-u-lin làm việc ?
Nghe tiếng quát tháo, ông Cu-rơ-ba-nốp giật mình. Bây giờ tôi mới biết là ông ta khô! ng nghe t! hấy tiếng tôi bước vào phòng. Ông khẽ mỉm cười, nụ cười bình tĩnh và hiền hậu, nụ cười của người lớn khi thấy con trẻ kháu khỉnh. Tôi đâm ra bối rối. Ông ta ân cần :
– Xin mời đồng chí ngồi. Tôi mới nhận việc và nếu tôi không nhầm thì chúng ta chưa biết nhau nữa đấy…
Ông ngừng lại, chia tay ra. Bắt tay ông, tôi tự giới và cảm thấy mặt đỏ bừng.
– Tôi là bác sĩ Ga-li-a Xa-phi-u-lin-na.
Giọng nói bình tĩnh, ôn hoà và cái nhìn hiền từ, quan tâm của ông đã làm dịu nỗi bực tức của tôi. Ông nói :
– Hay lắm, đồng chí đến đúng lúc. Tôi nghe nói rất nhiều về đồng chí và nghe toàn những điều tốt. Nhân dân cho biết ở A-đrát đã lâu không có bác sĩ. Mãi nay mới có một bác sĩ tốt đến nỗi bà con không mong gì hơn nữa. Nhân dân yêu mến và kính trọng đồng đồng chí như thế, sao đồng chí lại muốn đi nơi khác ? Chẳng lẽ chỉ vì Ga-li-u-lin ư ? Cần gì đồng chí cứ đề nghị, chúng tôi sẽ giúp đỡ. Ta cứ bình tĩnh, việc gì phải nóng nảy thế.
Ông đứng dậy và đi bách bộ trong phòng. Tôi bảo ông :
– Ông đừng ngạc nhiên thấy tôi xộc vào phòng ông với thái độ giận dữ như vậy. Đầu đuôi chỉ tại Ga-li-u-lin và những người đại loại như ông ta. Tôi đã đi lại, yêu cầu và đòi hỏi nữa, nhưng vô ích, mà điều kiện làm việc thì rất thiếu thốn. Bệnh viện ở trong tình trạng chật chội bẩn thỉu, bề bộn không thể tha thứ được. Trước mùa đông cần phải xây dựng và tu bổ lại nhiều mà ông ấy chẳng buồn nghe tôi nói nữa.
Đồng chí Cu-rơ-ba-nốp bảo tôi :
– Đựơc, tôi sẽ nói chuyện với đồng chí Ga-! li-u-lin.!
Tôi yên tâm tạm biệt ông. Tôi nghĩ, rồi đâu lại vào đấy hay mọi việc sẽ được thay đổi? Có thể rồi sẽ bày việc ra mà làm được đây
Tối hôm ấy, lúc tôi đến bệnh viện của nông trường bên, đồng chí Cu-rơ-ba-nốp, Ca-li-u-lin và một số cán bộ xây dựng đến thăm bệnh viện. Sáng hôm sau, Ga-li-u-lin đã cho gọi tôi đến. Ông ta phân trần :
– Thế nào, chị giận tôi lắm phải không ? Tôi lại ưa những người như thế đấy. Bây giờ thế này nhé, chỗ tôi ở còn một phòng bỏ không, tôi định dành cho đồng chí thú y. Căn phòng ấy nay để cho chị thì cũng được thôi. Chị thử đến coi, nếu vừa ý thì lấy mà ở.
Tôi ngồi ngạc nhiên mà không nhận ra Ga-li-u-lin nữa. Ông ta lai tiếp :
– Mai sẽ có cuộc họp lãnh đạo. Phòng y tế huyện, đồng chí cán bộ kỹ thuật và cả chị nữa phải làm một bản dự chi, nhưng nhớ không được quá hai nghìn đồng rúp đấy. chị chịu trách nhiệm thuyết trình trước cuộc họp.
Sau này tôi cứ buồn cười mãi : " Căn phòng ấy nay để cho chị …". Đồng chí Cu-rơ-ba-nốp có lẽ đã " xạc " cho ông này một trận ra trò.
Thế là tôi dọn đến nhà mới. Bệnh viện, phòng bán thuốc cũng đã được chuyển đến chỗ khác. Tôi cho mua gỗ, đanh, vôi và nhiều vật liệu khác để sửa chữa lại.
Mất bao nhiêu công sức vào những việc đó, một mình tôi phải trông coi tất cả, ngủ không được ngủ, ăn không kịp ăn, lại gặp lúc mùa màng bận rộn, mở lớp huấn luyện và tổ chức nhà giữ trẻ. Nhưng không sao, miễn là làm được nhiều việc. Có lần tôi đi làm hoặc ở nông trường về mệt không nhấc nổi chân nữa, nhưng v! ề đế! n nhà, các con sung sướng chạy ra đón, âu yếm ôm chầm lấy tôi, thì bao nhiêu mệt nhọc lại tiêu tan hết. Chơi đùa, khuây khoả với chúng một lát rồi tôi đi ngủ. Chẳng mấy khi tôi được ngủ đẫy giấc. Đang đêm cũng có người gõ cửa gọi đi thăm bệnh, nhưng tôi không hề phàn nàn. Phải làm việc, phải làm việc như thế. Bỏ giấc ngủ ngon lành, tôi rảo bước trên những con đường lầy lội giá rét, băng qua những khu rừng sâu vắng, đến thăm những bệnh nhân đang sốt ruột chờ tôi.
Có những lần gặp Ga-li-u-lin đi chiếc xe con mà tôi lộn ruột " Cần ô tô cho bác sĩ hơn là cho ông ta ". Tôi vừa nghĩ, vừa ngồi lắc lư trên chiếc xe trượt tuyết đang chồm lên qua các ổ gà. Cũng có khi tôi phải đi bộ. Nhưng khi bình tĩnh lại, tôi buồn cười cho những ý nghĩ ghen tị của mình. Thú thực với anh, khi nông trường " Rạng Đông đó " gửi cho tôi chiếc xe con đi đâu tôi thấy thoải mái vô cùng, có lần ngồi trong xe mơ ước:
" Vài năm nữa Tổ quốc ta sẽ cấp cho mỗi bác sĩ một chiếc xe … "
Anh I-sken-đe.
Đọc đến đây, anh đừng nghĩ rằng tôi bận việc mà quên chăm sóc các con. Không, chúng là hạnh phúc của tôi. Mùa hè, hàng ngày tôi đưa các con đi tắm, dạo chơi trong rừng và thỉnh thoảng đến nhà nghỉ mát. Nhưng những việc đó chưa đủ để giáo dục chúng được tốt. Chúng cần có một người bố.
Tôi còn nhớ, ba năm sau, kể từ ngày gia đình tan vỡ. Ca-đri-a bắt đầu hỏi tôi với những câu hỏi khó trả lời :
– Mẹ ơi, tại sao nhà ta không có bố ? Bố sẽ về hử mẹ ? Bố giống ai ? Tại sao bố không viết thư về ?
Tôi dành cho con những phút rỗi rãi. Đối với chúng, tôi vừa là mẹ lại vừa là cha. Công việc ấy thật là khó khăn vô cùng.
Tôi nghĩ chúng còn nhỏ quá. Nếu kể với chúng tất cả sự thực về anh, chúng sẽ không hiểu, hơn nữa tôi không muốn chúng phải đau khổ khi biết chúng không có cha, khi chúng hiểu rằng chúng ta đã chia lìa nhau.
Anh thực không thể ngờ được trong việc này tôi đã suy nghĩ ra sao.
Biết nói gì với các con chúng ta ? Nói thật ư hay là đành phải nói dối.
Ngay khi chúng hỏi đến anh, t! ôi đã phải an ủi chúng :
– Bố học ở Mát-xcơ-va. Học xong bố sẽ về và mua quà cho các con.
Thương con nên tôi phải nói dối chúng và cũng đã đánh lừa cả bà con hàng xóm. Để không ai có thể bảo rằng các con tôi là những đứa trẻ mồ côi, bố chúng đã ruồng bỏ chúng, giờ đây chúng cần được thương xót…, tôi đã nói dối bà con.
– Nhà tôi học ở Mát-xcơ-va. Thời gian tới nhà tôi sẽ về.
Người đàn bà sống một mình gặp rất nhiều khó khăn. Vì vẫn có những người cứ muốn biết tại sao và từ lúc nào người đàn bà trở thành đơn độc. Họ ly dị chồng từ bao giờ ? Chồng họ là ai ? Là người như thế nào ? Có những kẻ cứ thích xen vào, xéo nát tâm hồn người ta bằng những đôi giày ủng dơ bẩn của họ. Những kẻ khác thì động nói là mỉa mai hoặc cố tìm xem vắng chồng họ có đau khổ không ? Chính tôi là nạn nhân của bọn người tọc mạch đó.
Một hôm tôi có việc phải đến xã Ác-ca-en ở cuối huyện. Trong lúc tôi đang lo lắng kiếm một con ngựa thì gặp Ga-li-u-lin. Anh ta bảo tôi :
– Chị định đuổi theo ô tô đấy à ? Vô ích ! Tí nữa sẽ có xe đi Ác-ca-en đấy. Có thể
dành cho chị một chỗ và chị lại trở về bằng xe, nhanh và tiện biết mấy.
Tất nhiên tôi đồng ý. Lúc đầu nghe nói có bốn người đi, nhưng khi khởi hành, ngoài đồng chí lái xe và tôi. Trong xe chỉ có Ga-li-u-lin. Xe vừa ra khỏi làng A-đrát, Ga-li-u-lin gợi chuyện, hắn hỏi tôi :
– Ga-li-a, chị sống ở đây một mình có buồn không ? Biết làm thế nào ? Quả thật ở
đây ít người có văn hoá quá. Thật thế, giá có nhiều người như Ga-li-a, một người! đàn b�! � đảm đang, tích cực và can trường, thì chúng ta sẽ lớn mạnh không phải từng giờ mà từng phút. Thật đáng tiếc ! Có ai chịu về sống ở đây đâu. Đàn bà đẹp mà sống ở nông thôn thì buồn thực ! Phải không, Ga-li-a ?
Hắn ta nói nhiều và lâu lắm.
– Ga-li-a không lạnh a ? – Hắn đột nhiên hỏi tôi, rồi tỏ ra săn sóc, hắn khoác lên vai tôi chiếc áo choàng và cố ý chạm tay vào người tôi.
Hắn lại nói. Hắn nói về hắn, về lòng dũng cảm của hắn, những thiếu thốn tình cảm trong cuộc sống sang trọng của hắn, thiếu thốn ngay từ sự chăm sóc của đàn bà mà vợ hắn, một người ít học không biết cách chiều chồng.
Tôi hầu như không nghe hắn nói. Hắn cứ hỏi, tôi cứ làm thinh, thế mà cũng không làm cho hắn bớt ba hoa. Hắn vẫn tiếp tục tán tỉnh dai như đỉa đói.
Tôi rất khó chịu với đôi mắt cú vọ, cái mặt bự thịt và những tiếng thở dài giả tạo của hắn.
Thế rồi xe chúng tôi đến một khu rừng. Ga-li-u-lin đề nghị đồng chí lái xe cho xe chạy chậm lại. Quay sang phía tôi hắn bắt đầu tán tụng về hoa quả, cảnh đẹp trong rừng, hắn kể chuyện bọn phú nông đã giết hai đảng viên cộng sản trong rừng này như thế nào, rồi hắn hát bài " Ca-ra-ua-rơ-man" (Một bài hát bằng tiếng Tác-ta) giọng đứt đoạn, nghẹn ngào một cách vụng về :
Giữa rừng rậm, đêm khuya tăm tối,
Bạn tình ơi ! Thế giới bao la,
Giờ đây chỉ có đôi ta
Cầm tay nhau hát bài ca tâm tình
Cây Phong bạc lá cành phong nhã,
Bạn tình ơi ! Ta đã yêu nhau,
Tội gì chuốc lấy khổ đau,
Yêu đi kẻo nữa rồi sau tiếc thầm.
Với mỗi cử chỉ của hắn : Kiểu ngồi lắc lư đánh nhịp, giọng nói cố làm ra vẻ có duyên, đôi mắt đăm chiêu, mơ mộng hắn cố làm vừa lòng tôi. Xe chưa ra khỏi rừng, hắn bảo đồng chí lái xe dừng xe lại. Tôi nhắc hắn là chúng tôi đang vội thì hắn ngạc nhiên trả lời :
– Không lẽ thiên nhiên không cảm hoá chị sao ? Còn tôi, tôi rất sung sướng được dạo chơi với một người đàn bà đẹp như chị giữa rừng hoa thơm cỏ lạ này. Tôi sẵn sàng quên cả vũ trụ, Ga-li-a ạ.
Nói xong hắn xuống xe và đi sâu vào trong rừng. Một lát sau hắn trở lại với một bó hoa trong tay và một cành trái cây chín đỏ bị nhổ cả rễ. Bằng một cử chỉ trên sân khấu, hắn dâng cho tôi bó hoa và nói :
– Thân tặng Ga-li-a.
Xe lại chạy, xem chừng bao nhiêu mưu kế đều thất bại, hắn đành yên lặng chờ dịp.
Chúng tôi ở Ác-ca-en không lâu. Ga-li-u-lin bảo tôi :
– Đồng chí bác sĩ, chúng ta về thôi kẻo tối. Chúng tôi vội vã ra về.
Trời đã tối. Mây ùn lên từng đám. Chúng tôi lại đi qua khu rừng và Ga-li-u-lin lại bắt đầu nói nhiều về cuộc hội nghị, về bài diễn văn của hắn. Cách nhìn, giọng nói của hắn như muốn khoe với tôi : " Chị thấy chưa, một người thông minh, có địa vị như thế đang ngồi bên chị đây. Tôi rất yêu chị và có thể cùng chị chia sẻ bầu tâm sự của tôi "
Hắn kể tiếp, hắn không hài lòng với đời sống gia đình của hắn như thế nào, hắn có người vợ không vừa ý ra làm sao?
Phải nói ngay rằng tôi không thể ưa được những kẻ với bất luận người nào, cũng có thể phun ra những chuyện riêng của gia đình.
Xe bỗng ! dừng lại. Đồng chí lái xe càu nhàu :
– Hừ, khỉ thật !
Ga-li-u-lin hỏi anh :
– Sao thế ? – Đồng chí lái xe chưa kịp trả lời thì tôi hỏi tiếp :
– Gãy cái gì phải không ? Thật là tai hại !
Đồng chí lái xe lo lắng bảo chúng tôi :
– Tôi chữa ngay bây giờ. Các đồng chí cứ tin ở tôi – Nói xong, anh ta mở nắp đậy ở đầu máy xe
Ga-li-u-lin rủ tôi :
– Ta đi daọ một lát đi, Ga-li-a. Đừng sốt ruột. Chưa chữa xong thì chả làm thế nào đi được đâu.
Nói xong, rẽ xuống con đường đi vào rừng, hắn ta còn dặn với lại :
– Chữa xong anh gọi tôi nhé !
Tôi ngồi lại một mình, đồng chí lái xe thì hì hục một cách kiên nhẫn với chiếc máy. Chờ chán, tôi bèn xuống xe, định đi bách bộ một lát thì Ga-li-u-lin từ sau mấy gốc cây hiện ra. Hắn đi lại phía tôi, tay bứt những cành hoa cúc trắng, miệng lẩm bẩm đoán :
– Yêu, không yêu ! Yêu, không yêu ! ( Một lối chơi bói hoa -ND)
Hắn lại bắt đầu nói đến yêu đương, nói đến phụ nữ.
Hắn vươn vai, miệng lải nhải :
– Chà ! Thở không khí trong rừng mới dễ chịu chứ ! Thở đi, thở đi, Ga-li-a. Dễ chịu
quá ! Tôi muốn được trông thấy, muốn được ngắm Ga-li-a. Rồi đột nhiên, hắn ôm lấy tôi định hôn.
– Buông ra ! – Tôi thét lên và dùng hết sức đẩy hắn ra. Hắn không chịu thôi. Có lẽ hắn tưởng tôi đùa. Không nhượng bộ, hắn lại tiến sát vào tôi cười khả ố :
– Ái chà ! Ga-li-a khoẻ nhỉ ! Nào xem ai khoẻ nào ?
Hắn tiến lên một bước và lại ôm ghì lấy tôi.
– Đồ khốn kiếp ! – Tôi thét to hơn, nh! ổ vào ! mặt hắn rồi bỏ chạy về chỗ xe đỗ.
Hắn đuổi theo tôi, khe khẽ xin lỗi:
– Ga-li-a, xin lỗi chị. Tôi không biết…tôi cứ tưởng… tôi muốn…
– Không có tưởng gì hết. Anh không thấy tôi phản đối anh sao ? Anh không thấy người ta đẩy anh ra từ đầu đấy ư :
– Tôi cư tưởng Ga-li-a đùa thế thôi. Vì phụ nữ có bao giờ nói đồng ý ngay đâu. Miệng họ nói : " Làm gì thế ? Cái nhà anh này ?" nhưng thực ra lại muốn sán lại. Ga-li-a không phải là người như thế – Rồi hắn khẩn khoản – Thôi, chúng ta quên chuyện này đi
Xe cũng vừa chữa xong, tôi đến ngồi cạnh đồng chí lái xe. Máy bắt đầu nổ.
Sau chuyện này không lâu sau thì Ga-li-u-lin rời khỏi A-đrát. Hắn còn can dự vào việc gì đen tối nữa. Hắn bị khai trừ ra khỏi Đảng và cuối cùng bị bắt.
Từ ngày thanh trừ được Ga-li-u-lin, trong huyện làm ăn dễ chịu hơn
Trong các kho đã có bánh mì, các gia đình sống sung túc hơn. Nhiều nông trường được cải thiện trông thấy. Ga-li-u-lin thực ra không phải chỉ là một tên sở khanh …
Anh I-sken-đe.
Tôi tranh thủ viết mấy bức này trong những phút rỗi rãi nên hay bị đứt quãng và không được đều. Anh cũng đừng ngạc nhiên nếu thấy câu chuyện kể không mạch lạc. Tôi bắt đầu viết từ lâu mà chưa biết bao giờ mới xong. Chính tôi cũng thấy, tôi viết lôn xộn quá. Đấy, mấy hôm trước đang viết về các con, sau lại kể chuyện Ga-li-u-lin.
Có lúc tôi lại trách mình : "Viết làm gì ? Chắc đâu anh ấy đã thích đọc". Nhưng tôi cũng chẳng cần nghĩ anh có đọc hay không. Tôi thiết tưởng từng ấy đau khổ, bấy nhiêu tủi cực trong đời tôi đã đủ cho phép tôi nghĩ rằng tôi cần thiết viết những bức thư này.
Bây giờ đây tôi muốn nói với anh tôi đã bịa ra cho các con tôi một người bố như thế nào. Vâng, vâng ! Tôi đã bịa ra, đã tưởng tượng ra. Câu chuyện như sau :
Một buổi tối, không hiểu sao tôi nhớ đến Vê-li và ngồi sắp xếp lại tập vở cũ còn giữ được từ thời kỳ đang đi học. Tôi tìm tòi, lục lọi và cuối cùng tìm thấy chiếc ảnh Vê-li Xa-phi-u-lin.
Nhìn chiếc ảnh, tôi nhớ lại hình dáng Vê-li. Đôi mắt đen nháy của Vê-li mấy năm trước đây đã nhìn theo chúng ta sau buổi liên hoan với nỗi đau xót. Tôi bắt đầu thấy thương Vê-li và xấu hổ vì bấy giờ đã chê cười người thanh niên đáng thương ấy… Bỗng một ý nghĩ thoáng qua. Tôi quyết định…
Họ anh ấy cũng là Xa-phi-u-lin, trùng với họ của tôi. Khi Ca-đri-a hỏi về bố nó, tôi chỉ vào chiếc ảnh của Vê-li và bảo :
– Đây, bố của các con đây này.
Thế là Vê-li trở thành " chồng tôi "
Anh I-sken-đe, anh đừng giận. Những lúc đó, tôi đã hoàn toàn quên anh rồi.
Chiếc ảnh Vê-li được tôi lồng khung và treo trên tường. Tôi bảo Ca-đri-a và Ra-pha-en:
– Các con ơi, bố sắp về rồi.
Hẳn anh còn nhớ, ngày ở trường, phụ trách tờ báo tường, tôi đã học chụp ảnh. Đến nay, tôi có ý định chụp lại chiếc ảnh Vê-li và tôi chụp lại. Tôi phóng to lên, thu nhỏ lại, chụp chung chiếc ảnh của tôi với chiếc ảnh của Vê-li. Cuối cùng in chiếc ảnh như hai người chụp chung với nhau.
Tôi lại giữ được hai chiếc ảnh anh chụp chung với tôi và các con từ khi chúng ta còn chung sống. Tôi lấy một chiếc cắt vứt đầu anh đi, dán đầu Vê-li vào rồi đem chụp lại. Chiếc ảnh chụp được chẳng ai bảo là ghép. Chiếc ảnh đó tôi cũng treo trên tường và hiện nay mấy chiếc ảnh vẫn tô điểm cho căn phòng của tôi. Lâu dần, không phải ch! ỉ các con tôi, mà cả bà hàng xóm cũng quen với mấy tấm ảnh. Bà con đến chơi hỏi Ra-pha-en :
– Bố cháu đâu ?
– Bố cháu đây này – chỉ vào chiếc ảnh Vê-li, Ra-pha-en trả lời họ
– Thế cháu yêu bố cháu như thế nào ?
Nó hôn vào chiếc ảnh, trả lời :
– Yêu thế này này.
Dần dần, tôi đâm lo sợ. Chẳng may câu chuyện bị lộ thì sao ? Một trò chơi bắt đầu từ chỗ vô ý thức, nhưng rồi sẽ kết thúc ra sao ? Biết đâu chẳng có dịp tôi gặp lại Vê-li hoặc những người quen của anh. Nhưng tôi tự an ủi : Đất nước Liên Xô rộng lớn, Vê-li chỉ là một trong hàng triệu người đang sống trên khắp đất nước. Đâu may mắn được gặp lại Vê-li. Nhiều lần, sau giờ làm việc mệt nhọc, trở về nhà nhìn lên chiếc ảnh Vê-li, tôi âu yếm gọi anh ấy, nghĩ rất nhiều đến anh ấy và hỏi chiếc ảnh như hỏi Vê-li xem anh ấy có hay nhắc đến tôi không, có biết rằng mình có người "vợ" tên là Ga-li-a không?
Tôi đã tìm đã tìm cho các con tôi người "cha" như thế đấy. Song giữ kín được câu chuyện cho đến cùng đâu phải dễ. Tôi đã phải tự viết lấy những bức thư coi như của anh gửi cho để trả lời những câu hỏi rắn rỏi của Ca-đri-a về người bố mà giờ đây đã trở thành có thực đối với nó.
Dần dần trở thành lệ, cứ mười ngày tôi lại mang về cho các con một bức thư " của anh", và tất nhiên lại phải trả lời những bức thư đó.
Từ năm ngoái Ca-đri-a đã bắt đầu viết thư cho Vê-li, nói đúng hơn, cho " bố nó ". Đây là bức thư nó viết sáng nay :
Bố yêu quý của con,
Em Ra-pha-en cũng đang ngồi viết thư cho bố đấy. Nó chưa biết viết, nó chỉ làm rách giấy ra thôi, nhưng con không giận nó đâu vì nó còn bé, mà con thì đã lớn rồi. Nó nghịch lắm cơ bố ạ. Hôm nọ nó cầm que đánh vào đầu con đấy. Không ai nói được nó bố ạ. Nó chả nghe ai cả.
Bố ơi, bố yêu quý của con, bao giờ bố mới về ? Bố về nhanh lên cơ. Con với bố sẽ vào rừng chơi. Ở trong rừng có nhiều quả lắm bố ạ. Mẹ con thì bận cả ngày, vú nuôi thì phải coi em, mẹ con lại không cho con vào rừng một mình. Bao giờ bố về thì con sẽ vào rừng với bố nhé. Bố mua cho con quyển vở để vẽ nhiều bút chì màu bố ạ. Bố mua cả dây nhảy và huy hiệu thiếu nhi cơ. Bố mua cho cả Ra-pha-en nữa, không nó lại khóc và đòi của con đấy.
Chúng con rất nhớ bố. Bố về mau lên nhá. Con sẽ cho bố xem những tranh con vẽ.
Con hôn bố rất nhiều
Con gái của bố : CA-ĐRI-A
Tôi đã phải viết những bức thư thật sự âu yếm mà lẽ ra anh phải viết, nếu anh là một người tử tế, một người cha đáng kính.
Đọc những bức thư đó tôi dần dần cảm thấy như không phải chính là mình đã viết mà do một người rất gần gũi, người bạn thân thiết, người chồng của tôi viết.
Anh I-sken-đe, câu chuyện đã xảy ra một cách buồn cười thế đấy.
Lâu lâu tôi lại mang về cho các con một gói quà và bảo là của anh gửi về. Tôi vui mừng reo gọi chúng :
– Các con ơi, quà của bố gửi về đây này .
Tôi không nhớ rõ từ khi nào tôi thấy lo sợ câu chuyện dối trá này. Nếu giữ kín được thì tốt biết bao. Các con tôi sữ khôn lớn. Tôi sẽ kể hết với chúng vớ vẩn này. Nhưng có phải đâu chỉ cần chờ chúng khôn lớn lên, mà trong thời gian chờ đợi ấy, ý nghĩ và quan hệ của nhiều người đổi khác, hơn nữa tôi luôn luôn sống trong phiền muộn, ưu tư
Năm ngoái, đã có lần chị Da-i-tu-na, mẹ của Na-phi-xa, làm tôi hết hồn. Đưa cho tôi số báo mới, chị bảo :
– Ga-li-a này, ảnh của anh ấy đây này. Người ta viết về anh ấy đấy.
Tôi tái mặt, không biết nói thế nào, Da-i-tu-na ngạc nhiên đưa cho tôi tờ báo :
– Sao, chị không mừng à ? Đây này, đọc đi. Một nhà sư phạm Xa-phi-u-lin kia đấy.
Ca-đri-a chạy lại, reo lên sung sướng:
– Mẹ ơi, báo nói về bố đấy à ? Mẹ đọc đi, đọc đi, mẹ
Tôi nén lòng, cố làm ra vẻ tự nhiên và hờ hững mỉm cười :
– Sao lại không mừng ! Có điều hôm nay khám cho nhiều bệnh nhân quá, tôi mệt
lắm, vả lại nhà tôi cũng viết thư kể chuyện với tôi rồ! i.
Nói xong. Tôi cảm động cầm lấy tờ báo, bắt đầu đọc.
Thì ra sau khi tốt nghiệp trường Đại học bổ túc công nông, Vê-li Xa-phi-u-lin đã được cử đi học ngành toán lý hoá ở Mat-xcơ-va. Anh đã chứng minh được một tính chất đặc biệt trong toán học và tốt nghiệp đại học một cách vẻ vang. Sau đó, Vê-li được điều động về dạy toán ở trường trung học thủ đô.
Làm việc ở đấy năm năm, Vê-li không những đã tổ chức được nhiều nhóm nghiên cứu toán mà các nhóm này còn gây được nhiều ảnh hưởng trong ngành giáo dục nhân dân và trong việc giảng dạy cũng đã đem lại nhiều phương pháp mới. Tác giả bài báo còn cho biết, môn toán do Vê-li giảng dạy là một trong những môn được học sinh ham thích nhất. Chính phủ đã tặng thưởng huân chương lao động cờ đỏ cho Vê-li.
Da-i-tu-na, về đã lâu mà tôi vẫn còn ngồi ngắm bức ảnh Vê-li ở tờ báo cầm trong tay
Tôi ngắm ảnh mà ý nghĩ chen lẫn trong đầu. Tôi vừa lo câu chuyện bị lộ, vừa sung sướng và cảm động về việc Vê-li được tặng thưởng huân chương. Trước kia tôi đã nghĩ nhiều đến Vê-li nên giờ đây cảm giác vui mừng chân thành và thân mật lắng mãi trong lòng tôi.
Nhớ lại, mới ngày nào người thanh niên nhút nhát và gần như mù chữ ấy đến trường bổ túc công nông, tôi sung sướng nghĩ thầm : "Đất nước thân yêu, người đã làm cho kẻ yếu nên mạnh, kẻ cùng khổ được sung sướng, những người bị ruồng bỏ thành có tiếng tăm "
Tôi ngồi suy nghĩ rất lâu, nhưng sau những phút sung sướng đầu tiên ấy thì phiền muộn lại tràn đến chiếm lấy tâm hồn tôi. Câu chuyện từ lâu vẫn giữ k! ín như ! đã đến lúc sắp bị tiết lộ. Rồi sẽ ra sao ? Mọi người sẽ cười tôi !
Để gạt bỏ những ý nghĩ đó, tôi lại tự an ủi : "Đất nước Liên Xô rộng lớn, chúng ta sẽ không bao giờ gặp nhau " Nhưng tờ báo nằm trước mặt, Vê-li trong báo buồn rầu và chăm chú nhìn tôi. Ý nghĩ đau khổ trên lại thoáng hiện : " Mọi người sẽ chê cười tôi, cười các con tôi ".
Tôi nhìn các con và thầm nghĩ : " Người ta sẽ cười chúng ! ". Rồi đột nhiên tôi quyết định : Mặc cho mọi người biết ! Vê-li phải là bố của các con tôi. Không ai có quyền tước đoạt của chúng người cha kính yêu ấy. Tôi quay ra gọi Ca-đri-a và Ra-pha-en
– Các con oi, bố được tặng thưởng huân chương này. Đấy, bố của các con tốt và giỏi thế đấy…
Và tôi bắt đầu kể cho chúng nghe về Vê-li.
Anh I-sken-đe, đêm đã khuya. Chúc anh ngủ ngon giấc. Tạm ngừng viết cho anh để những ý nghĩ của tôi hướng về Vê-li..
BỨC THƯ THỨ TƯ
Anh I-sken-đe,
Thỉnh thoảng tôi lại trách mình " Ga-li-a, mày không thể nào gạt bỏ được những thành kiến đang đè nặng lên người mày. Tất cả những phiền muộn về gia đình, những lo sợ người ta chê cười đều là hậu quả của của những tàn tích chưa tiêu diệt hết trong quá khứ của mày. Mày phải cứng rắn lên, phải sống cao hơn thế nữa "
" Phải cứng rắn" ! Nói thì dễ lắm.
Đáng lẽ phải viết " Một bức thư gửi người thầy thuốc ", hoặc ghi chép một vài việc của bệnh viện, thì tôi lại ngồi viết thư cho anh.
Bận rộn suốt ngày, tôi quên mình trong công tác. Tôi sung sướng thấy bệnh viện gọn gàng, sạch sẽ, có chỗ cho các bênh nhân ngồi chờ đọc báo.
Tôi mua một quyển vở để ghi chép những trường hợp đặc biệt trong công tác thực tế. Những ngày nghỉ tôi cùng các con đến thăm bác Map-tu-kha. Bác là chủ tịch của nông trường Sta-lin. Chúng tôi ngồi uống trà nói chuyện với nhau về xứ Tác-ta của chúng tôi, về nông trường, về tình hình thế giới và đọc sách cho nhau nghe.
Bác Map-tu-kha muốn nghe tất cả những điều bác chưa biết. Bà con hàng xóm cũng thường đến nhà bác uống nước, nói với nhau dăm câu ba chuyện. Chúng tôi đọc không biết chán những tập thư của những người đã hy sinh cho cách mạng. Một hôm, tôi đọc bức thư của người con gái bị bọn Bạch Nga giết ở Ô-đét-xa năm 1920. Sau đây là bức thư ấy :
Cá! c đồng chí thân mến !
Tôi đã sống trong sạch, một cuộc sống ngắn ngủi của tôi và cũng chết một cách trong sạch. Tám ngày nữa tôi vừa chẵn hai mươi tuổi. Nhưng hôm nay bọn đao phủ sẽ bắn tôi. Điều đó không làm tôi khiếp sợ. Tôi chỉ tiếc có một điều là đã đóng góp cho cách mạng quá ít. Tôi không muốn chết. Giờ đây tôi mới thấy mình là người cách mạng chân chính, một người cán bộ giác ngộ về giai cấp, về Đảng. Tôi rất muốn hoạt động cho cách mạng. Khi bị bắt tôi đã chống cự và trước toà án tôi phản đối như thế nào, những đồng chí còn lại sẽ kể thay tôi. Các đồng chí ấy bảo rằng tôi gan dạ lắm.
Mẹ ơi, mẹ yêu quý của con, con xin hôn mẹ với tất cả tình yêu thương kính mến. Mẹ ơi, mẹ đừng khóc vì đời con sớm kết liễu trong tù ngục dưới viên đạn của quân thù … Con kính chúc mẹ sẽ trở thành người Bôn-sê-vích.
Tất cả chúng tôi, những người bị kết án tử hình, vẫn sống hăng say. Hôm nay lần cuối chúng tôi đọc báo. Quân đội của chúng ta đã tiến gần tới Pê-rê-cốp rôì. Chẳng bao lâu nữa đất nước U-cơ-ren thân yêu sẽ được thở không khí tự do. Công việc lại bận rộn, những ngày tươi vui sẽ trở lại, lao động tự do sẽ chiến thắng. Tổ quốc tôi sẽ giàu mạnh. Rất tiếc rằng khi ấy không còn tôi nữa.
Từ biệt các đồng chí. Chúc các đồng chí hạnh phúc!
Đ. Lu-Ba
Nghe tôi đọc, bà cụ Mi-nhi-xa đã khóc. Một lát sau, lau những giọt nước mắt đọng trên khuôn mặt răn reo, cụ nói :
– Ai viết bức thư này đấy, cháu ?
– Một người con gái tên là Lu-Ba. Nhưng cụ hỏi làm gì thế cụ ?
– Thế này nhé, cháu thử nghĩ xem, chẳng phải con gái lão, cô Ma-ri-a đã viết đấy? Nó cũng hai mươi tuổi. Năm ấy, tôi có nhận được thư của bố con Ma-ri-a cho biết nó đến vùng U-cơ-ren vùng Đôn-bát thăm bố nó. Ở đây bức thư cũng nhắc lại chuyện ở U-cơ-ren.
– Người ta tiến gần đến đâu nhỉ ?
– Pê-rê-cốp.
– Ờ, ờ phải đấy. Ông nó nhà tôi cũng hy sinh ở Pê-rê-cốp. Còn Ma-ri-na thì đến nay
vẫn không được tin tức gì? Bức thư này có lẽ nó viết đấy? Ồ ! Nó nói : " Mẹ ơi, Mẹ yêu quý của con … "
Chúng tôi lựa lời khuyên giải và an ủi cụ. Đến khuya bà con mới ra về.
Lúc tôi sắp về, bác Máp-tu-kha ngỏ ý sẽ ủng hộ quyển sách này vào thư viện xã. Máp-tu-kha thật là một phụ nữ sáng suốt, linh lợi. Một hôm bác rủ tôi đến nhà cụ Mi-nhi-xa. Bác bảo : " Bà cụ dặn thế nào cũng mời chị đến chơi. Chả là hôm nay nhà cụ có khách. Bây giờ chúng ta lại đằng ấy. Chị liệu tìm câu chuyện gì hay hay kể cho bà con nghe ".
Tôi cũng vẫn có ý định đó, có lần tôi còn đề nghị Máp-tu-kha tổ chức nói chuyện ở nhà một nông trang viên, cũng như ở thành phố, mấy gia đình gần nhau thường họp mặt.
Tôi và Máp-tu-kha vào một căn nhà tranh. Cụ Mi-nhi-xa đã chuẩn bị sẵn bàn ghế. Một chị trong số những người đến trước đã giúp đỡ cụ.
Phòng họp đư�! ��c lau chùi sạch sẽ. Cửa sổ treo rèm trên có mấy chậu hoa. Trên tường treo ảnh Lê-nin và Sta-lin. Một lát sau mọi người đã đông đủ. Bà con tất cả đến gần hai mươi người.
Sau câu chuyện của tôi, cụ Mi-nhi-xa ôn lại cho bà con nghe quãng đời đã qua của mình, kể lại cuộc đời đắng cay và nghèo khổ của cụ. Cụ kể đến chồng, đến các con cụ, mà giờ đây chỉ còn lại một mình Mác-dan-sa, con trai cụ, người công nhân máy kéo của nông trường.
Để làm tan bầu không khí trầm lặng sau câu chuyên của mẹ, Mác-dan-sa cầm đàn gió kéo một bài. Một người bắt giọng hát, tất cả chúng tôi hát theo. Từ ngày đến đây tôi chưa hát lần nào. Bây giờ nghĩ lại mà buồn cười, tôi không hát vì sợ người ta bảo : "Ồ ! Bác sĩ gì mà lại hát như một cô con gái ấy ". Nhưng ở nhà cụ Mi-nhi-xa tôi đã hát và cảm thấy thân mật, gần gũi hơn. Hát xong, chúng tôi lại nhảy những điệu nhảy dân tộc.
Ngoài đường bà con tò mò nhìn chúng tôi qua cửa sổ.
Nhảy chán, chúng tôi ngồi nghỉ.
Trong lúc yên lặng, Máp-tu-kha hỏi mấy người bạn ngồi bên :
– Bác Ca-me, cháu Pha-tư-ma nhà bác bây giờ ở đâu ?
– Thế ra bác chưa biết à ? Cháu làm nữ cán bộ nông học ở vùng Bu-in nhax.
– Còn bác, sao bác không nói chuyện đi ? Cháu Sam-xi-mua nhà bác là gì ?
– Cháu là kỹ sư. Nó làm việc ở Ca-dan.
– Thế còn cháu Kha-li-xa nhà bác ?
– Cháu đang học ở Mát-xcơ-va. Tốt nghiệp ra cháu sẽ làm ở tòa án.
– Còn bác Di-gan-sa, bác suy nghĩ gì thế ? Sao bác cứ đứng ngoài ấy ? Vào trong
này! Hay bác không có chuyện gì nói ?
Di-gan-sa không trả lời ngay. Nghe hỏi, bác khẽ mỉm cười rồi đằng hắng như muốn nói : " Bác Máp-tu-kha, cám ơn bác đã chú ý đến tôi ". Một lát sau bác mới trả lời chậm rãi và chắc chắn :
– Có. Di-gan-sa cũng có chuyện nói với bà con đây. Mai-si-ca con gái tôi, là nữ công nhân lái máy kéo nổi tiếng khắp liên bang chúng ta. Xin hết a.
Máp-tu-kha gật đầu nói :
– Đúng, bác nói đúng lắm. Bây giờ bà con đã rõ ở xã ta có những người nhà nông học, là bác sĩ, kỹ sư, là chánh án, là những công nhân lái máy kéo… Những điều đó
chỉ có ở Liên bang Xô-viết chúng ta. Trên thế giới còn nhiều nước khác nữa. Ở đây công nhân, nông dân sống hoàn toàn khác. Tôi có ý kiến đề nghị đồng chí bác sĩ kể cho chúng tôi nghe một vài tin ở các nước khác.
Anh I-sken-đe.
Tôi đã từng quen diễn thuyết, nhưng vấn đề ở đây không phải là diễn thuyết. Máp-tu-kha vừa nói xong, hàng chục nét mặt chăm chú chờ đợi câu chuyện của tôi.
Đầu đuôi thế này, cách đây không lâu, tôi có đưa cho Map-tu-kha xem một mẩu chuyện cắt ở báo ra. Mẩu chuyện trích trong quyển sách của một nhà văn ngoại quốc đi du lịch bên nước Nhật. Tài liệu ấy đã nói lên một cách hùng hồn những bất công của xã hội :
" Một bản hợp đồng ký kết giữa chủ một nhà chứa với người gái điếm…Trong bản hợp đồng ghi rõ người con gái nếu vì đời sống vật chất quẫn bách, được sự đồng ý của cha mẹ hoặc những người thay mặt cho cha mẹ, đã trở thành người gái điếm, thì trên cơ sở ấy, người chủ nhà chứa… sẽ cho vay trước… một số tiền… nhưng trong thời hạn nhất định… người gái điếm phải trích tiền " lợi tức kiếm được trong khi tiếp khách mà trả dần "
Tôi đã đọc cho bà con nghe bản hợp đồng kỳ quặc ấy. Nghe xong, mọi ng�! �ời th�! �� dài. Tôi còn cho bà con biết chỉ riêng vùng A-u-ma-rơ người ta đã ký với nhau 7000 bản hợp đồng loại đó và theo báo chí tư sản cho biết thì tính đến hôm nay ở Nhật có 50353 gái điếm đã chính chức đến đăng ký.
Bọn phát xít thường bảo người đàn bà : " Nhiệm vụ của mày là làm vợ chứ không phải là học, không phải là tham gia công tác xã hội. Chỗ của mày là bếp, là nhà thờ, là buồng ngủ "
Anh I-sken-đe, tôi thu thập được rất nhiều tài liệu đáng chú ý ấy. Tôi soạn ra và xếp riêng vào một tập. Trong đó có những bài cắt ở báo, những bài chép lại trong sách, có cả tài liệu nói đến những người đàn bà bất hạnh của xã hội tư sản. Tôi thu nhập cả tài liệu nói về những phụ nữ vĩ đại được mọi người biết tên tuổi, như tiểu của bà Co-rúp-xcai-a, đồng chí Cơ-la-va Xét-kin và nhiều người khác nữa, những người đã hiến dâng cả cuộc đời cho cách mạng. Trong đó còn có tài liệu nói về các nữ bác học, nữ phi công, các chị kỹ sư, văn sĩ.
Ba trăm trang trong tập sưu tầm, ghi chép của tôi đều là những sự việc có thật mà hiện nay các nhạc sĩ đương sáng tác những bài hát để ca ngợi. Tôi đọc lại những trang sách ấy luôn, đó là chỗ yếu của tôi. Anh đừng ngạc nhiên. Có nhiều người thích sưu tầm nhiều loại tiền, các loại tem, thì tôi, tôi thích ghi chép những tài liệu nói lên lòng dũng cảm của phụ nữ Xô-viết. Trong cuộc họp mặt ở nhà cụ Mi-nhi-xa, tôi đã kể cho mọi người nghe tất cả những chuyện ấy. Tôi không cố ý tô hồng sự việc, mà sự việc tự nó nói lên một cách giản dị như bản chất của nó. Bà con nghe rất thấm thía. Nghe ! xong, tro! ng khoé mắt nhiều người còn ngấn lệ.
Thật là sung sướng khi mỗi người đều thấy con đường tiến. Tôi, người con gái Tác-ta nghèo khổ đã lớn lên từ địa vị hèn kém đến chỗ có học thức.
Anh I-sken-đe, anh có nghe đấy không, tôi đã giành được chỗ đứng của mình trong cuộc sống. Tôi đã tự giành lấy. Thật không hiểu cuộc đời của tôi, của hàng triệu người phụ nữ cùng cảnh ngộ như tôi, sẽ ra sao, nếu chính quyền Xô-viết đã không cổ vũ, và chỉ cho chúng tôi con đường sống.
Tôi đã thấy niềm vui chân thật ở nhà cụ Mi-nhi-xa. Phải, chúng tôi không sung sướng sao được khi kiểm điểm lại thấy mình đã hiểu biết hơn và đạt nhiều thành tích.
Anh I-sken-đe, giá anh hiểu được niềm vui sướng của tôi khi thấy bạn bè, những người thân thích sống có hạnh phúc. Tôi muốn cho khắp thế giới, cho toàn thể nhân loại biết cuộc sống lớn mạnh đầy hạnh phúc của phụ nữ Xô-viết.
Anh I-sken-đe.
Một chuyện rất đặc biệt đột ngột xảy ra, đã thay đổi hẳn cuộc sống của tôi, làm gián đoạn bức thư viết cho anh. Bức thư sẽ bị bỏ dở và cũng như những bức thư trước đã viết cho anh từ lâu, nó không được gửi đi.
Một hôm, vừa khám xong cho các bệnh nhân, tôi đang sửa soạn ra về thì có tiếng gõ cửa. Một chị bước vào phòng. Đó là bạn tôi, đồng chí bác sĩ của nhà nghỉ. Chị hỏi tôi:
– Cậu đã được nghe tin gì chưa ?
– Chưa.
– Ồ, vậy thì mình kể cho cậu nghe nhé. Nhất định cậu phải ngạc nhiên lắm- muốn cho
tôi hồi hộp, sung sướng, chị ngừng một lát rồi tiếp – Anh ấy mới đến nhà nghỉ mình đấy. Anh ấy hẹn sẽ đến gặp cậu đấy.
Tôi sửng sốt quá đến nỗi đánh rơi chiếc hàn thử biểu cầm trong tay. Chiếc hàn thử biểu rơi xuống đất vỡ tan. Người tôi bỗng lạnh run lên.
" Anh ấy nào ? Ai ? Vê-li hay I-sken-đe ? Tôi sẽ gặp ai đây ? Sẽ nhìn thấy ai ?"
– Trông kìa, đầu óc đã rối lên vì sung sướng rồi. Thôi thôi tao về đây, tao về đây, chẳng làm phiền mày đâu. Sắp được gặp chồng rồi, cứ buồn đi – chị mắng yêu tôi rồi ra về. Tôi ngồi lại một mình suy nghĩ : " Không, không phải I-sken-đe. Đối với anh ấy thế là hết và hết mãi. Hơn nữa ở nhà nghỉ chẳng ai biết I-sken-đe thì có gì đáng sợ ? Ta sẽ gặp, sẽ nói chuyện, việc gì mà xúc động. Nhưng nếu Vê-li thì sao ? Biết nói gì đây ? Biết cắt nghĩa thế nào cho các con, cho những người quen thuộc ? Xấu hổ chưa ! Ôi ! Nhục nhã "
Đầu tôi choáng váng vì quá xúc động. Tôi quyết định về nhà rồi muốn ra sao thì ra. Nhưng cánh c�! �a vừa mở, thì Vê-li đã đứng trước mặt tôi :
– Chào chị Ga-li-a. Tôi vào được chứ ?
– Vâng, mời anh vào.
Vê-li bước vào phòng. Tôi nhận thấy ngay Vê-li đã cứng rắn, đã lớn lên và thay đổi rất nhiều. Chỉ có đôi mắt là vẫn như xưa.
Nét mặt Vê-li rạng rỡ vì sung sướng. Anh nói như reo lên :
– Ga-li-a, có ai ngờ qua bao nhiêu năm chúng ta lại gặp nhau ở đây !
– Không biết trả lời thế nào, tôi chỉ khẽ nói :
– Vâng…
Vê-li hoạt bát hỏi tôi:
– Thế nào, chị có khoẻ không ? Chị vẫn chưa quên tôi đấy chứ ? Còn tôi, tôi luôn
nhắc tới trường bổ túc công nông, đến những buổi liên hoan của chúng ta và nhắc đến chị…
Những phút đầu tiên ấy đi qua.
Vê-li bỗng hỏi đùa :
– Sao chị không mời tôi về nhà ư ? Cho uống nước và giới thiệu với gia đình chứ…
Tôi đứng im, không biết nói gì và làm gì. Đưa Vê-li về nhà ư ? Các con tôi sẽ lập tức reo lên sung sướng : " A ! Bố đã về !" . Vê-li sẽ thấy ảnh anh trên tường. Nhưng từ chối thì không tiện. Hơn nữa cuộc gặp gỡ lại đột ngột, thân mật và thú thực với anh, tôi không muốn phải xa Vê-li ngay. Đối với tôi, Vê-li như một người bạn rất gần, như người ruột thịt. Hai chúng tôi ra khỏi bệnh viện mà tôi vẫn chưa quyết định. Một phút sau, chợt nảy ra ý nghĩ, tôi bèn bảo Vê-li :
– Anh có trông thấy chiếc nhà trắng kia không? Nhà tôi đấy. Anh đừng giận nhé, sau giờ làm việc tôi phải rửa ráy mặt mũi và ăn mặc lại một tí. Mười phút sau mời anh lại chơi nhé. Tôi chờ anh.
Vê-li đồng ý ngay.
Trở về nh�! �, tôi c! ho hai đứa trẻ vào rừng hái quả, trải lại khăn bàn và thay quần áo. Mấy tấm ảnh tôi quyết định để nguyên như cũ.
Trên bàn, ấm nước đang reo, Vê-li gõ cửa bước vào. Anh bắt tay tôi một lần nữa. Nhìn căn phòng khắp lượt anh khen :
– Khá lắm, nhà chị chẳng kém gì ở thành phố.
Tôi không rời đôi mắt Vê-li. Mấy chiếc ảnh đập vào mắt anh. Anh nhìn rất ngạc nhiên, lần thứ hai rồi thứ ba, nhưng im lặng.
Đến lúc chúng tôi ngồi uống nước thì câu chuyện trở nên thân mật hơn. Vê-li bắt đầu kể :
– Ga-li-a, ở nhà nghỉ bà con cho biết nhà tôi làm việc ở A-đrát. Nghe nói tôi rất ngạc nhiên. Người ta nói chắc chắn đến nỗi tôi phải tin câu chuyện quái lạ ấy và muốn tìm hiểu xem thực hư ra sao. Rất có thể trên đường đi, trong các nhà nghỉ vẫn thường xảy ra những việc tình cờ như vậy. Gặp nhau, người ta rất dễ làm quen, kết bạn với nhau và kể cho nhau nghe những thầm kín của tâm tư, mặc dầu rồi lại xa nhau để chẳng bao giờ gặp lại nữa.
Trong trường hợp này cũng thế, tôi cho rằng hẳn có chuyện gì đây. Người ta nhầm tôi với một người nào đấy. Tôi chẳng muốn làm phật ý ai nên quyết định đến thẳng đây. Nhưng khi đồng chí bác sĩ nhà nghỉ kể cho tôi nghe về chị, tả hình dáng chị và nói tên là Ga-li-a, thì tôi rất đỗi ngạc nhiên. Tôi phải thốt lên " Ga-li-a là vợ tôi ". Suốt đêm đó tôi không ngủ. Tôi cho rằng người ta đã nhầm vì tên họ của chúng tôi giống nhau. Tôi suy nghĩ, phỏng đoán và cuối cùng phải đến đây, Ga-li-a, thú thực, tôi rất sung sướng khi nghe nói Ga-li-a là vợ tôi dù đó chỉ là sự nhầm lẫn. Nhưng đế! n đây, ! tôi lại thấy chiếc ảnh tôi ngồi chụp chung với chị và các cháu. Nhìn thấy rõ ràng mà tôi không dám tin ở đôi mắt tôi nữa. Ảnh ai đấy ? Người đẻ sinh đôi với tôi ư ? Anh ấy tên là I-sken-đe kia mà, nhưng đồng thời người ngồi trong ảnh kia lại là chồng chị. Thế là thế nào ? Tôi thật không hiểu.
Vê-li im lặng. Anh nói những điều đó với tất cả sự ngạc nhiên nhưng không hề tỏ ra giận dữ hay không bằng lòng
Còn tôi ? Anh I-sken-de, tôi thiết tưởng anh có thể đoán được dễ dàng tâm trạng của tôi lúc đó.
Tôi bảo Vê-li :
– Tôi và I-sken-đe bỏ nhau đã lâu rồi, từ ấy đến nay tôi sống có một mình và cũng chưa lấy ai. Mặc dầu nói như thế không đúng lắm vì người đàn ông ngồi trong ảnh kia vẫn được coi là chồng tôi. Hơn nữa, các con tôi vẫn gọi anh là bố.
– Nhưng người ấy là ai ?
– Anh.
Vê-li hết sức ngạc nhiên nhìn tôi, hỏi lại :
– Tôi ?
– Vâng. Anh. Tôi đã tìm thấy ảnh anh chụp ngày ở trường bổ túc công nông trong tập sách cũ.
Vê-li cười. Cái cười không được tự nhiên lắm. Anh bảo tôi:
– Thế nghĩa là ở nhà nghỉ trọ đã không nhầm khi nói Ga-li-a là vợ tôi ?
– Vâng, chính thế.
– Nhưng tôi không hiểu sao câu chuyện lại như vậy ?
Suy nghĩ một lát, tôi cương quyết bảo Vê-li :
– Nếu chuyện này làm phiền anh và khiến anh không an tâm, thì ngay bây giờ tôi xin bỏ mấy tấm ảnh kia đi và sẽ đến nhà nghỉ tuyên bố với mọi người là họ đã nhầm rồi anh không phải là chồng tôi. Nhưng anh nghỉ ở đây có một tháng. Vậy, nếu có thể, xin anh đừng biến tấm hài kịch này thành bi kịch. Đối với anh , câu chuyện thực vớ vẩn, nhưng với tôi nó quan trọng hơn nhiều. Tôi xin anh cứ để nguyên câu chuyện như đã xảy ra.
– Thế nghĩa là …
– Nghĩa là khi nào nói đến chuyện gia đình, thì ….
Vê-li ngắt lời tôi
– Nhưng tôi chưa có vợ, ch�! �a có gia đình.
– Tôi muốn nói là khi nào nói đến tôi và các con tôi – Tôi trả lời Vê-li và đột nhiên thấy sung sướng khi biết anh chưa có vợ
Vê-li thân mật mỉm cười
– Vậy tôi phải làm gì ?
– Anh cứ bảo rằng tôi, Ga-li-a, là vợ anh.
– Nhưng câu chuyện đầu đuôi ra sao ? Chị hãy nói cho tôi biết. Tôi không hiểu gì cả.
Tôi bảo anh :
– Anh Vê-li, tôi rất tiếc không thể làm vừa lòng anh vì nếu trả lời thẳng câu hỏi của anh, tôi đau lòng lắm. Chỉ có một điều muốn nói là xin anh cứ giữ thế cho. Mặc dầu như một vài người đàn ông thầm nghĩ, tôi đã " con bế con bồng ". Tôi thực không muốn làm các con tôi phải đau khổ. Tôi xin anh đừng bắt tôi phải nói gì với anh trong suốt tháng này và được gọi anh là chồng. Anh Vê-li, tôi sẽ không làm phiền anh đâu. bằng không thì một trong hai chúng ta phải lập tức rời khỏi đây.
Vê-li bảo tôi :
– Không, chẳng ai phải đi đâu cả. Tôi xin đồng ý. Nhưng hẳn chị hiểu tôi ? Tôi muốn biết rõ bằng cách nào tôi đã trở thành người chồng của chị chứ ? Thế nghĩa là người ta cưới vợ cho tôi vắng mặt tôi?
– Anh Vê-li, anh đừng hỏi nữa. Tôi đã bảo, tôi không nói gì đâu. Thế được chứ? Anh có bằng lòng không?
– Vâng…
– Rất cám ơn anh. Tôi cảm kích bắt tay Vê-li rồi kể cho anh nghe về Ca-đri-a và Ra-pha-en, đề nghị anh năng đến với chúng tôi như về nhà, về với những người ruột thịt.
Ngày nào Vê-li cũng đến chơi. mấy đứa trẻ chóng làm quen anh. Chúng chạy đến đón anh và reo lên vui sướng: " Bố ơi, bố!" Những lúc chúng tôi đi làm, Vê-li �! �ưa chú! ng vào rừng tìm nấm, hái hoa quả. Nhân dịp này các đồng chí ở phòng Y tế huyện bảo tôi:
– Chị Ga-li-a, gần đến mùa gặt rồi, chị xin nghỉ đi. Anh ấy lại mới về, lúc này mà đi chơi thì nhất, không nay mai lại bận…
Tấy nhiên tôi đồng ý.
Chúng tôi có dịp gặp nhau luôn và lâu hơn. Chiều chiều chúng tôi cùng nhau đọc sách và ôn lại thời sinh viên. Căn phòng của tôi tràn ngập những niềm vui. Vê-li không có lúc nào, không có cái gì tỏ ra giống nhiều người đàn ông khác. Tôi bắt đầu lo sợ cho mình vì cảm thấy đã thực sự yêu Vê-li. Nhưng thế là hết! Giờ phút chia ly đã đến! Lòng buồn man mác!
Chỉ có điều là Vê-li không giữ được lời hứa. Mỗi lần, mỗi chiều đến chơi, Vê-li khéo léo bắt chuyện và cứ yêu cầu tôi kể chuyện cho anh nghe đầu đuôi tại sao anh lại trở thành chồng tôi. Tôi phải hứa với anh ấy:
– Tôi sẽ kể sau, tôi sẽ kể sau.
Tôi đã hứa sẽ kể với Vê-li hôm anh ấy lên đường. Nhưng ngày ấy cũng không còn xa nữa. mai Vê-li đã đi rồi. Biết giải thích cách nào đây? Biết kể sao cho hết với Vê-li.
Không có lẽ, không có lẽ đó chỉ là ý nghĩ, cái ý nghĩ không bao giờ thành sự thật. Không, không! Nếu thế anh ấy đến đây làm gì? Con người tốt và kiên trì quá.
– Ga-li-a, Vê li nửa đùa nửa thật bảo tôi – Ga-li-a ạ, thì đã sao, nếu chúng ta chính thức trở thành vợ chồng? Nếu chúng ta lấy nhau?- Ngừng một lát, anh tiếp, nói thật với Ga-li-a, tôi không phải tình cờ đã đến đây, tôi đến thăm Ga-li-a, Khi còn ở Ca-dan tôi có gặp I-sken-đe, tôi cố nén lòng giận I-sken-đe và tìm cách để chúng ta gặp nhau. Qua I-sken-! đe, tôi! được biết Ga-li-a không sống chung với hắn ta nữa. Được tin, tôi vừa sung sướng, vừa đau xót. Sung sướng vì Ga-li-a đã thoát được con người bạc bẽo ấy, nhưng đau xót vì lúc nào cũng áy náy, lo ngại cho Ga-li-a. Tôi biết, thiếu người bạn trăm năm bên mình, Ga-li-a đau khổ lắm. Nhưng tôi, tôi có thể chia sẻ đau khổ cùng Ga-li-a, tôi có thể sống bên cạnh Ga-li-a. Tôi không thể tha thứ cho mình một lần nữa vì thái độ rụt rè, thiếu cương quyết. Ga-li-a, trước kia tôi không bao giờ dám bày tỏ tình yêu với Ga-li-a, mà cả lần này tôi cũng không dám nói thật rằng tôi đến đây chính vì Ga-li-a. Chỉ vì tôi không muốn làm Ga-li-a phải phiền muộn. Hơn nữa cũng chẳng có tin tức gì của Ga-li-a cả. I-sken-đe chỉ cho biết hai người đã li dị nhau và Ga-li-a hiện ở A-đrát chứ có nói gì nữa đâu, nhưng bây giờ… Ga-li-a tôi không đi đâu nữa, Ga-li-a sẽ là vợ tôi, Ga-li-a nghĩ sao?
Tôi im lặng. Tôi thấy yêu Vê-li nồng nàn, sâu sắc hơn ngày yêu anh rất nhiều. Nhưng tôi sợ cái quá khứ của tôi sẽ làm phiền chúng tôi. Tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ là vì tôi. Tôi e rằng vì thế mà quan hệ giữa Vê-li và tôi sẽ bị tổn thương. Các con tôi, cuộc sóng của anh với tôi, tất cả những cái đó có thể khiến Vê-li không an tâm,sẽ làm trở ngại cho tình cảm của hai người. Tôi thựuc không muốn làm như vậy.
Ngày mai Vê-li đã lên đường. Hôm nay hết hạn nghỉ, ngày đầu tiên tôi đi làm. Đầu óc rối lên. Cầm cái gì cũng đánh rơi, làm đổ. Lúc nào cũng nghĩ đến Vê-li. Ngày mai anh ấy đã đi rồi. Không! .. Không! Vê-li sẽ không đi!…
Anh I-sken-đe, tôi không còn hào hứng viết tiếp cho anh nữa, tôi muốn bỏ ngay bức thư này đi và bắt đầu bức thư khác với lời lẽ khác: " Anh Vê-li, em yêu anh, chúng ta sẽ yêu nhau trọn đời, không còn là chồng, là vợ trên lời nói, trong câu chuyện bịa đặt của em, trong ước mơ thầm kín của em nữa…"
Anh I-sken-đe, Vê-li đang ngồi ở phòng bên, tay tôi run lên không sao viết được, Vê-li vừa vảo tôi:
– Ga-li-a, ngày mai tôi phải đi, nhưng tôi không muốn rời khỏi đây. Tôi không thể xin nghỉ thêm một tháng, tôi muốn ở lại đây mãi mãi, Ga-li-a, tôi muốn biết… Tôi yêu Ga-li-a, Em quyết định đi! thuộc quyền em tất cả. Tất cả Ga-li-a quyết định.
– Anh Vê-li, anh cho suy nghĩ một lát – tôi nói với Vê-li và đến ngồi đây, ngồi một mình ở đây, sống những phút cuối cùng của cuộc sống cô đơn. Tôi ngồi viết nốt lá thư này.
Tôi không còn gì nói với anh nữa, anh I-sken-đe. Tôi! biết rằng những bức thư này chẳng bao giờ đến tay anh.
Vê-li đang ngồi ở phòng bên.Tý nữa tôi sẽ đến với Vê-li, đưa cho anh ấy xem tất cả những gì đã viết cho anh, những bức thư không gửi này, để anh ấy đọc và tự quyết định. Tôi sẽ đến với Vê-li, trao cho anh ấy những bức thư này, niềm tâm sự của tôi, những đắng cay của đời tôi và tôi cũng sẽ trao cho anh ấy cả cuộc đời tôi nữa…
Anh I-sken-đe, từ biệt anh. Hình ảnh cuối cùng của anh cau có và giận dữ đang bị xoá nhoà trong tim tôi.
Vê-li đang chờ ở phòng bên. Tôi sẽ đến với anh ấy, nói cho anh ấy biết tôi yêu anh ấy như thế nào. Vê-li đối với tôi thân thiết xiết bao. Tôi sẽ bảo rằng không có anh ấy, đời tôi không còn hạnh phúc, tôi không đủ nghị lực xa anh ấy, không còn gì sung sướng hơn được sống với Vê-li.
Anh Vê-li, chờ em một tý. Em xong rồi đây, một tý nữa thôi, trang thư cuối cùng, giọt đắng cay cuối cùng, những phút cuối cùng của cuộc sống cô đơn… Em thong thả từ biệt cái quá khứ hiện đang đứng trước mặt, nhưng tương lai đã gõ cửa ngoài kia rồi. Em nghe rõ tiếng đập cửa, rõ tiếng chân bước lại gần. Em sung sướng đứng dậy, chạy lại đón lấy.
Anh Vê-li, em đến với anh đây.
Em yêu anh!
1955
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét