Hòa Thượng THÍCH THIỆN HOA
PHẬT HỌC PHỔ THÔNG
Nguồn: Ban HOẰNG PHÁP
GHPG VIỆT NAM, THÀNH HỘI PGTP HỒ CHÍ MINH
Thực hiện ebook: tducchau (TVE)
Ngày hoàn thành: 10/03/2010
(Ngày 25 tháng Giêng năm Canh Dần – Phật lịch 2554)
QUYỂN HAI
KHÓA THỨ V
Lịch sử truyền bá Phật giáo, 10 Tôn phái
và vũ trụ, nhơn sanh
BÀI THỨ MƯỜI
NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO
MỤC LỤC
I. NHÂN SINH QUAN DO ĐÂU MÀ CÓ ?
III. THÂN PHẬN CỦA CON NGƯỜI ĐÁNG CHÁN HAY KHÔNG ĐÁNG CHÁN ?
1 – Hoàn cảnh là địa vị của con người trong vũ trụ như thế nào?
2.- Tánh chất vô thường và vô ngã của con người
DÀN BÀI
A. – MỞ ĐỀ
Đã là người, không ai là không muốn biết hoàn cảnh, địa vị thân phận của con người do đâu mà có, và có giá trị như thế nào. Đề cập đến những vấn đề ấy tức là nói đến nhân sinh quan. Vậy nhân sinh quan của Phật giáo như thế nào ?
B. – CHÁNH ĐỀ
I. Nhân sinh quan từ đâu mà có ?
II. Thân con người như thế nào ?
1– Theo quan niệm Nhơn thừa.
2– Theo quan niệm Thiên thừa.
3– Theo quan niệm Nhị thừa.
4– Theo quan niệm Đại thừa.
III. Thân phận con người đáng chán hay không đáng chán ?
1– Hoàn cảnh và địa vị của con người trong vũ trụ như thế nào ?
2– Tính chất vô thường và vô ngã của con người.
3– Khả năng của con người.
C. – KẾT LUẬN
Cảnh giới của người cũng tức là cảnh giới Phật. Người cũng tức là Phật.
NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO
A. – MỞ ĐỀ
Ðã là người không ai không băn khoăn tự hỏi mình do đâu mà có? Sự hiện diện của mình trên cõi đời này như thế nào? Hoàn cảnh của mình sống như thế nào? v.v… Thật là bao nhiêu vấn đề, bao nhiêu câu hỏi làm người ta băn khoăn, thắc mắc, ăn không yên, ngủ không yên.
Ðể giải quyết các vấn đề trên, các triết học và tôn giáo đều có đưa ra những lời giải đáp hay biện minh về “vấn đề sống” ấy, gọi là nhân sinh quan.