Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Nhung nguyen ly Aikido.html


Howard Bornstein

Những nguyên lý chính của Hiệp Khí Đạo

 

Xin cám ơn những thành viên sau đây đã giúp dịch cuốn sách đó

-Levan
-Zen
-Cucat
-Noface
-Giakhue
-Phantran
-Tranhunglam
-Aikidude
-Thevagrant
-DCH

Nguồn: Hiepkhidao.com
Chuyển sang ebook: dankasolutions
09-04-2008


  1. PHẦN GIỚI THIỆU:
    QUYỂN SÁCH NÀY TỐT CHO VIỆC GÌ?

Hiệp Khí Đạo là một môn nghệ thuật lạ thường, với nguyên lý mang đậm chất Võ thuật và Triết học. Không giống các môn võ thuật khác, tinh hoa và cốt lõi của Hiệp Khí Đạo không nằm ở các thao tác tay chân, cũng chẳng lệ thuộc vào từng đòn thế riêng biệt. Ngược lại, chính các thao tác và đòn thế đã nảy sinh từ cốt lõi của Hiệp Khí Đạo. Tinh hoa Hiệp Khí Đạo quá cô đọng và khó phô diễn bằng lời, khiến những kẻ mới tập thấy HKĐ vừa quyến rũ lại vừa bí ẩn và khó hiểu.

Tôi thấy rằng sự cố gắng tập luyện Hiệp Khí Đạo từ sách vở gần như là bất khả, không phải vì những tác giả của các cuốn sách Hiệp Khí Đạo không biết cách viết hoặc các hình ảnh không được mạch lạc rõ ràng, nhưng chỉ vì đối với Hiệp Khí Đạo, "thấy vậy mà không phải vậy".


Sự năng động trong Hiệp Khí Đạo thường không được rành mạch hoặc nhận định rõ ràng ngoại trừ bạn đã thật sự biết mình muốn gì và đi tìm điều gì nơi nó. Nguyên lý của Hiệp Khí Đạo chính là sự tập hợp của xúc giác, hiểu biết về yếu tố thiên nhiên, vật lý, năng lực và cách xử lý tình huống. Để thấm nhuần được những nguyên lý trên, bạn phải tập trải kinh nghiệm của chính bản thân mình, các cảm giác, tâm trí – thường đi theo tuần tự như vậy. Bạn phải học nó qua sự liên hệ trực tiếp. Sự diễn tả không thể nào làm cho bạn thỏa đáng.


Nếu nói như vậy, tại sao chúng ta phải viết về Hiệp Khí Đạo? Mục đích của quyển sách này không phải để mô tả về kỹ thuật Hiệp Khí Đạo, mà cố gắng hướng dẫn sự chú ý của bạn, một môn sinh mới! chập chững nhập môn, đến việc cảm nghiệm những nét tinh túy bên trong của Hiệp Khí Đạo.


Bằng cách biết được những gì mình đi tìm, bạn có thể để sự chú tâm của mình vào các nguyên lý bên trong của nghệ thuật Hiệp Khí Đạo. Thường các môn võ thuật dạy bạn từ bên ngoài vào. Có nghĩa là các đòn thế được luyện tập một cách bên ngoài và người võ sinh luyện tập những đòn thế đó liên tiếp không ngưng nghỉ, thường là hàng năm, nếu họ kéo dài sự tập luyện nhuần nhuyễn, họ mới có thể hiểu được khía cạnh bên trong của môn võ thuật.


Cũng chính vì Hiệp Khí Đạo đặt nặng quá nhiều đến kinh nghiệm bên trong để chúng ta có thể lần lược thao tác đúng cách, ta thấy như là ích lợi hơn khi học nó từ phiá bên trong lần lượt ra đến bên ngoài. Nói 1 cách khác, nếu bạn có thể tập luyện bằng cách tìm hiểu sự đặc trưng của "hương vị" bên trong của nguyên lý Hiệp Khí Đạo – học để cảm nhận và tái thử nghiệm hương vị của nó khi cần thiết – Bạn có thể "làm chủ" được nguyên lý của Hiệp Khí Đạo. Các nguyên lý ấy sẽ tạo dáng một cách tự nhiên, không cần phải cố gắng nhiều, nó sẽ tự xuất hiện ra một cách nhẹ nhàng thuân thả.


Mục đích của quyển sách nầy là chỉ bạn đến với nguyên lý Hiệp Khí Đạo, cho bạn cảm giác nó có "hương vị" thế nào, cung cấp một bảng chỉ đường để bạn có thể nhận thức và tìm thấy được các nguyên lý trong việc tập luyện. Quyển sách rất tiện lợi cho những người đã từng và đang tập luyện môn Hiệp Khí Đạo, tối thiểu là đã quen thuộc với các khái niệm căn bản, ! nguyên l! ý, và kỹ thuật Hiệp Khí Đạo.


Ghi chú về phần giới tính: Một sự hiển nhiên, Hiệp Khí Đạo có thể tập luyện bởi cả 2 giới tính (Nam và nữ) với sự hữu hiệu ngang nhau. Giới tính được ám chỉ trong quyển sách này là nam giới, nhưng được áp dụng đồng điều cho cả hai giới.


Nếu mục đích của quyển sách này là cung cấp hàng loạt bảng hướng dẩn về nguyên lý bên trong của Hiệp Khí Đạo, nó có thể diễn tả được đầy đủ một cách ý nghĩa hay không? Tôi nghĩ rằng có, nhưng chỉ khi nào chính bạn cộng thêm vào kinh nghiệm cá nhân của riêng bạn vào.


Các nguyên lý được trình bày nơi đây được ghi nhận từ quá trình tập luyện Hiệp Khí Đạo của riêng tôi, từ những người bạn đồng môn đã từng chia sẻ kinh nghiệm, và cả những đồ đệ của tôi, thường không danh không tánh, từng tham gia vào những thử nghiệm đôi lúc bất thường và kỳ lạ của tôi.


Với mục đích học hỏi vị giác bên trong của nguyên lý Hiệp Khí Đạo, tôi xin được chia nó ra thành từng phần như sau:


Kết nối

Hoà hợp

Thăng bằng và trọng tâm

Sự uyển chuyển

Khoảng cách thích hợp (ma ai)

Khí

Atemi


Với các nhìn của tôi, những nguyên lý trên chính là hạt nhân của những kinh nghiệm Hiệp Khí Đạo. Tất cả các đề tài còn lại cũng rất là quan trọng, tuy nhiên các nguyên lý trên rõ ràng đã xây dựng nên nền tảng của phần còn lại. Tôi hy vọng rằng, bằng cách bắt đầu nơi đây, bạn sẽ khám phá ra những phần chính tối quan trọng để hướng dẫn bạn vuợt qua những mê lộ của các mâu thuẫn qua ! việc h�! ��c tập, giảng dạy, mà bạn sẽ gặp phải trên hành trình của mình.

2- KẾT NỐI

Kết nối là nguyên lý quan trọng nhất trong quá trình tập luyện Aikido. Nó chính là nguyên lý chủ đạo để Aikido trở nên rất hiệu quả mà không cần dùng nhiều sức. Kết nối chính là việc luyện tập để loại trừ đi sự phản kháng của đối phương.

Lý thuyết về kết nối như sau: Nếu bạn và uke cố gắng dùng sức tranh đấu với nhau, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận sự phản kháng và chống cự từ uke. Tuy nhiên nếu chỉ có 1 mình bạn (giả sử như uke đã bỏ đi), sự tranh đấu và phản kháng cũng sẽ tự nhiên biến mất. Kết nối chính là việc hòa nhập với uke để để cả 2 trở thành 1 cá thể duy nhất

Kết nối trong Aikido, có nghĩa là bạn phải "chạm" tới được trọng tâm của đối phương. "Trọng tâm" là phần bụng dưới của cơ thể, và là nguồn gốc của thăng bằng. Trong phạm vi cuốn sách này, chúng ta sẽ chỉ đề cập đến "trọng tâm" vật lý, nhưng khi bạn luyện tập lâu năm, bạn sẽ nhận ra rằng khái niệm trọng tâm cũng đúng với nhiều lãnh vực khác trong đời sống.

Một bài tập đơn giản

Sau đây là 1 cách tập đon giản để xác định trọng tâm và tìm hiểu tầm quan trọng của nó. Hãy tìm một uke thật "hợp tác", có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn anh ta làm. Uke thư giản hoàn toàn cơ thể và đứng ở thế đứng thủ "tam giác" Aikido bình thường. Uke chìa bàn tay phải cho bạn, như đang thực hiện động tác bắt tay (ngón cái giơ lên trời). Tay uke phải thả lỏng, cùi chỏ hơi cong.

Bạn sẽ nắm lấy tay uke và cố gắng lay động cơ thể anh ta. Đầu tiên, hãy chỉ nắm lấy cổ tay và di chuyển qua trái, r�! �i qua phải. Dĩ nhiên, sẽ tùy thuộc vào từng người, nhưng nhìn chung, bạn có thể dễ dàng di chuyển cánh tay của uke. Tuy nhiên, sự chuyển động chỉ dừng lại ở cùi chỏ hoặc chỉ tới vai. Nói một cách khác, bằng cách di chuyển cổ tay của uke qua trái và phải, bạn chỉ có thể lay động được đến cùi chỏ hoặc vai của anh ta. Thế đứng căn bản và thăng bằng của uke nhìn chung không bị ảnh hưởng gì.

Bây giờ chúng ta sẽ thử 1 cách khác. Nắm lấy cổ tay uke bằng tay phải của bạn và bắt đầu xoay nó theo chiều kim đồng hồ (về phía tay phải của bạn). Có nghĩa là bạn sẽ xoắn cổ tay của uke quoanh cánh tay của anh ta. Lòng bàn tay uke hướng về bên phải của bạn khi bắt đầu, sẽ dần dần hướng xuống dưới và hướng sang bên trái khi bị xoắn. Trong 1 số trường hợp bạn sẽ có thể xoay lòng bàn tay của uke hướng lên trời, nhưng khi đó đà xoay đã hết và bạn sẽ bắt đầu cảm nhận có 1 chút lực cản, và khó khăn khi tiếp tục xoắn tay uke.

Tìm điểm đầu tiên có lực cản

Tại điểm mà bạn bắt đâu cảm thấy có lực cản sau khi đã kéo căng/xoắn cánh tay (hay bất cứ phần thân thể nào khác) của uke hết đà có một tầm quan trọng đặc biệt mà chúng tôi sẽ đề cập sau.

Bây giờ hãy quay lại với bài tập của chúng ta. Tiếp tục xoắn cánh tay của uke từ từ. Nên nhớ trong suốt bài tập này, uke phải hoàn toàn thả lỏng và không được cố ý gượng lại. Đặt tay trái của bạn lên cánh tay phải của uke, phần ngay trên cổ tay anh ta (và cũng trên tay phải của bạn). Dù cánh tay uke đã bị xoắn chặt, nhưng bạn vẫn có thể từ từ xoắn tay anh ta thêm nữa. Hãy để! ý vai p! hải của uke, khi tay bị xoắn, vai của uke sẽ từ từ di chuyển chúi về phía trước, phần thân trên cũng hơi nghiêng ra trước. Bạn đã sắp thành công rồi! Hãy xoắn tay uke thêm chút nữa để anh ta chúi hẳn thân trên về phía trước.

Đến lúc này, có lẽ bạn chưa "chạm" tới được trọng tâm của uke, nhưng bạn đã làm cho anh ta dễ bị di chuyển đi rất nhiều. Giữ nguyên tay uke không thay đổi, bạn hãy bước về phía sau một bước nhỏ, chỉ cần bước đủ xa để tạo đà từ cánh tay bạn đang giữ uke. Bạn nên bước sao cho khi kết thúc 1 chân trước và 1 chân ở sau, khoảng cách giửa 2 chân là vừa phải, đầu gối hơi chùn, trọng tâm đặt giữa 2 chân. Sẽ không sao nếu bạn có phải mất một chút thời gian để vào thế đứng này
Di chuyển trọng tâm

Thật chậm và chắc, bạn hãy từ từ dồn trọng lượng của mình ra chân sau. Uke sẽ cảm nhận 1 lực kéo theo chiều cánh tay hướng ra các ngón tay anh ta. Bạn phải làm sao để lực kéo này được duy trì liên tục và đều đặn chứ không phải là một cái giật đột ngột. Nhiều khả năng, uke sẽ mất thăng bằng và ngã chúi về phía trước. Ngay khi uke mất thăng bằng, bạn hãy buông tay ra, anh ta sẽ bước chân lên đẽ lấy lại thăng bằng.

Chỉ bằng việc đơn giản tạo nên đà kéo từ lực căng cánh tay uke và từ cánh tay bạn, bạn đã thiết lập được sự kết nối. Sự kết nối này trở nên rõ ràng hơn khi bạn dồn trọng lượng của mình về phía sau, bởi vì bạn và uke đã kết nối (và vì bạn đã làm anh ta trở nên dễ bị di chuyển hơn, bằng cách xoắn tay), trọng tâm của uke cũng sẽ di chuyển tới trước 1 chút khi bạn dời trọng t�! �m về p! hía sau.. Khoảng cách 1 chút này cũng đã đủ làm uke hoàn toàn mất thăng bằng và ngã.

Phần quan trọng không phải là việc bạn làm uke té ngã, mà là trong 1 khoảnh khắc, bạn và uke đã kết nối. Vì vậy, khi bạn di chuyển trọng tâm của mình, uke cũng sẽ di chuyển theo. Bạn sẽ để ý rằng, không cần tốn nhiều sức khi bạn di chuyển trọng tâm của mình và làm uke ngã. Nó chỉ đơn giản là việc dời trọng lượng từ chân này sang chân kia. Nếu bạn tạo đủ đà kéo và làm yếu đi thế thủ của uke bằng cách xoắn tay anh ta, bạn sẽ nhận thấy rằng việc dịch chuyển trọng lượng từ chân này sang chân kia khi có uke cũng thật dễ dàng như khi bạn làm điều đó một mình

Bí quyết

Đây là một bí quyết thực sự trong việc luyện tập Aikido. Nếu bạn kết nối được với trọng tâm của uke, phần còn lại của các đòn "ném" chỉ đơn giản là việc bạn dịch chuyển trọng tâm của chính mình. Bạn cần phải hiểu rằng, trong hầu hết các trường hợp, sự di chuyển trọng tâm này rất nhẹ nhàng, và không cần dùng nhiều sức. Chỉ cần một khoảng cách nhỏ vài inch (1 inch = 2,54 cm) cũng đã đủ, hoàn toàn không cần phải di chuyển rộng.

Khi bạn đã kết nối, bạn và uke sẽ như hòa hợp lại thành 1 cá thể duy nhất. Khi bạn di chuyển, uke cũng sẽ di chuyển, theo cùng 1 hướng và trong cùng 1 thời điểm như sự di chuyển của bạn. Bạn sẽ cảm thấy bạn và uke chuyển động 1 cách tự nhiên và nhẹ nhàng như thể bạn chỉ có 1 mình. Nói cách khác, 1 khi bạn đã kết nối với trọng tâm của uke, sẽ không cần phải tốn nhiều sức hơn để di chuyển bản thân bạn và cả uke như khi chỉ có 1 mình b! ạn. Hi�! �u được điều này rất lợi hại. Bạn sẽ có thể thực hiện các đòn "ném" uke chỉ bằng cách đơn giản là di chuyển và điều chỉnh trọng tâm của chính mình. Nếu bạn dùng nhiều sức hơn, có nghĩa là bạn chưa thực sự kết nối với uke hoặc bạn đã phung phí sức mình một cách vô ích.

Tập luyện kết nối

Trong bài tập vừa rồi, bạn đã tập được 1 cách đơn giản để kết nối với một uke "hợp tác". Thế còn những trường hợp tập luyện bình thường thì sao? Bạn không chỉ đọc mà cần phải tập đi tập lại nhiều lần, để tạo cho bạn 1 cảm giác quen thuộc với sự kết nối, cho đến khi nó trở nên thân quen với bạn và thành phản xạ. Sau đây là một số mẹo có ích trong việc tập luyện.

Tìm càng nhiều điểm tiếp xúc càng tốt

Khi mới bắt đầu tập luyện, sẽ dễ dàng kết nối hơn nếu có nhiều điểm trực tiếp tiếp xúc. Bạn càng tiếp xúc với uke ở nhiều điểm hơn thì càng có lợi. Ví dụ, ngay trước khi thực hiện 1 động tác "ném", bạn có thể đồng thời tiếp xúc với cổ, cánh tay, vai và hông của uke.

Lưu ý điểm đầu tiên có lực cản

Có 1 dấu hiệu giúp cho bạn cảm nhân được điều này mỗi khi tập luyện với uke. Hãy để ý thời điểm bạn cảm nhận có lực cản. Lực cản này có thể gây ra bởi nhiều lí do. Có thể nó là dấu hiệu của 2 lực đang đi trái chiều nhau. Tuy nhiên, nếu bạn tuân theo các nguyên lý của Aikido bằng cách hòa hợp (sẽ được đề cập kĩ hơn trong phần 3. Hòa hợp), lực cản này có ý nghĩa khác. Nó có nghĩa bạn đã chạm tới lớp "vỏ" đầu tiên của uke. Lớp "vỏ" này là điểm tiếp xúc vật lý c�! ��a bạn! và uke..

Luyện tập tìm trọng tâm của uke chính là việc bạn luyện tập cảm nhận đi xuyên qua lớp vỏ bên ngoài của uke, sâu vào trong cơ thể uke và gây ảnh hưởng lên những vùng bị bạn đi xuyên qua.

Trong bài tập xoắn tay uke ở trên, bạn bắt đầu từ cổ tay. Bạn cảm nhận có 1 chút lực cản khi xoắn cánh tay của uke, đồng thời bạn cũng cảm nhận sự di chuyển xoắn đi lên tới cùi chỏ, rồi tới vai. Bạn tiếp tục xoắn và kéo nhẹ, để điều chỉnh sự di chuyển này từ vai đi vào phần thân trên của uke. Bạn có thể theo dõi và điều khiển cảm nhận về sự di chuyển này dọc theo thân người uke cho đến khi nó đến đúng tại trọng tâm. Càng đến gần trọng tâm uke bao nhiêu thì bạn sẽ càng mất ít sức để di chuyển anh ta bấy nhiêu.

Chú ý khi bắt đầu tiếp xúc uke

Điều quan trọng bạn cần phải hiểu rõ là cách tiếp xúc với uke, nói chung hai bàn tay của bạn phải êm nhẹ và nương theo uke. Phải giữ cho tay bạn hoàn toàn thư giãn và trọng lượng bàn tay dồn xuống dưới một cách tự nhiên. Ví dụ, khi đánh đòn iriminage, bàn tay mà bạn đỡ cổ uke phải mềm dẻo và thoải mái, bạn nên tiếp xúc bằng cả lòng bàn tay, chứ không phải bằng những đầu ngón tay.

Bạn sẽ cảm thấy bạn và uke như nhập lại thành một, như có keo dán. Tuy nhiên, phải thật nhẹ nhàng, càng nhẹ nhàng càng tốt. Bạn chỉ cần dùng chính trọng lực của tay bạn, bất kì chút sức lực nào vượt quá trọng lực cũng là thừa thải.

Đừng bao giờ chụp hoặc nắm chặt. Chụp nắm như vậy chẳng những phí sức mà còn làm luồng khí của bạn bị gián đoạn và bạn sẽ không thể cảm! nhận đ! ược hướng di chuyển của đối phương. Chỉ cần một cái chạm nhẹ, êm và thoải mái là đủ rồi. Nhớ rằng chạm nhẹ khác với không chạm gì cả. Dù chạm nhẹ nhàng nhưng bạn lại cảm thấy như cú chạm của bạn đi "xuyên" sâu vào cơ thể uke. Nghe thật mâu thuẫn, lại thêm một nghịch lý nữa của HKĐ !

Phải rèn luyện nhiều lắm bạn mới tập được lối chạm đặc biệt này. Lối chạm này thật ra chẳng mới lạ gì, từ nhỏ đã là bản năng sẵn có trong mỗi người nhưng dần dà bị những thói quen hàng ngày làm cho mai một đi. Chỉ cần xả bỏ những thói quen có sẵn thì ta lại trở về với cách chạm bẩm sinh.

Nhờ lối chạm nhẹ nhàng kết nối này nên bạn chẳng cần nhìn mà vẫn nhận biết được đối phương đang làm gì. Phải tập làm sao để chỉ chạm thôi mà bạn đã cảm nhận được chuyển động và ý định của đối phương rồi. Chính cái chạm đưa bạn kết nối với trọng tâm đối phương cũng đồng thời giúp bạn cảm nhận được ý định của đối phương.

3- Hòa hợp.

Sự hòa hợp là nguyên lý căn bản nhất trong Aikido. “Hòa hợp” trong tiếng Nhật là “Ai” (từ chữ Ai-Ki-Do). “Ai” có nghĩa là sự hòa nhập và trộn lẫn các nguồn lực hay năng lượng khác nhau. Nguyên lý hòa hợp được dùng để giải quyết những xung đột, va chạm, hoặc mâu thuẫn, đối kháng trong tập luyện hoặc thực tế.

Hợp lực ( blend) thay vì đối đầu với uke:

Thông thường, hành động đầu tiên trong một kỹ thuật Aikido là hòa hợp với uke. Khi đòn tấn công được uke phát ra, bạn sẽ dùng một trong nhiều cách khác nhau để hòa nhập vào dòng tấn công đó, nhưng điều quan trọng là phải làm sao thoát ra khỏi sự tấn công của uke một cách thông minh và khéo léo. Các di chuyển trong Aikido có mục đích giúp bạn thoát ra khỏi đường tấn công của uke và luôn đặt bạn ở vị trí an toàn. Bằng sự hòa nhập vào lực và hướng tấn công của uke, bạn sẽ tránh được sự va chạm đáng kể ( có thể gây thương tích cho cả đôi bên), đồng thời tạo được cho uke một cảm giác ảo- uke nghĩ là đòn tấn công có hiệu quả. Trong khi ngược lại thì thực tế là bạn đã ở vị trí an toàn và khống chế được uke. Với cảm giác ảo bạn tạo ra cho uke, uke khi không cảm thấy lực đối kháng sẽ phát lực thêm mạnh hơn, va` nhờ đó, bạn sẽ có cơ hội dùng lực của uke để ném uke, hoặc lái hướng lực đi theo chiều hướng khác.


Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để đánh giá hiệu quả đòn thế Aikido giữa hai người đang tập luyện với nhau là quan sát, chú ý xem mức độ của sự va chạm, giằng co, hoặc đối kháng gi�! ��a hai bên. Nguyên lý của sự hòa hợp là thay vì di chuyển trực tiếp thẳng vào hướng lực của uke, bạn phải di chuyển xung quanh hướng lực đó, hoặc lái nó đi hướng khác xung quanh bạn. Những kỹ thuật (đòn thế) Aikido được hinh` thanh` để bạn có thể thực hiện điều này, nhưng bí quyết để có thể thực hiện và hoàn chỉnh những kỹ thuật đó là sự cảm nhận về xung đột và đối kháng ngay trước khi thực hiện bất kì kỹ thuật nào.




Nguyên lý của hiệp khí (aiki) sẽ giải quyết được những đối kháng

Khi tập luyện, cả uke và nage đều cố gắng giữ trọng tâm và phát lực để có lợi thế chiến thuật cho mình. Do đó, khi uke nắm bắt, hay tấn công dưới mọi hình thức, bạn sẽ làm sao để làm chệch hướng tấn công và lái nó đi theo hướng bạn muốn. Tuy nhiên, uke có thể thay đổi cách tấn công trong bất cứ lúc nào. Do đó, bạn cần chú ý và tập trung để cảm giác được sự thay đổi đó, để có thể phản ứng đúng lúc và thích hợp. Một nguyên lý cơ bản của sự hòa hợp là khi bạn cảm thấy kháng cự, bạn phải biến đổi đòn thế hoặc cách vào đòn cho tới khi không còn cảm giác đó nữa.

Thoát khỏi trục tấn công

Trong một số môn võ, chẳng hạn karate, khi bị tấn công thì ta phải trụ cho vững rồi đỡ gạt và phản công. Aikido lại khác, một trong những nguyên tắc chính là phải thoát khỏi trục tấn công. Tưởng tượng có một đường thẳng chạy từ đỉnh đầu xuống chân, chia thân thể ra làm đôi, đó là trục chính tâm. Những phần quan trọng như mặt, cổ họng, chấn thủy và hạ bộ đều nằm trên trục chính tâm. Tay chân mà trúng đòn ! thì có ! khi còn xoay sở được phần nào chứ những phần hiểm yếu trên trục chính tâm mà dính đòn thì chỉ có gục. Do đó aikido không chủ trương trụ chắc một chỗ, thay vào đó là thoát khỏi trục tấn công và di chuyển đến một vị trí thuận lợi hơn. Tuy nhiên phải tránh đòn sao cho khéo, chứ nếu chỉ bước lui hay nhảy sang hai bên thì không hiệu quả, vì như vậy tạo ra khoảng trống cho đối phương tấn công tiếp. Cách tránh đòn khôn ngoan thường là nhập nội (irimi) và xoay người (tenkan).

Irimi là một bí quyết của aikido mà nhiều môn võ khác không có. Thoạt nghĩ thì nhập nội có vẻ ngược đời, đối thủ đang tấn công mà mình lại nhảy vào để hứng đòn sao ? Nhưng thật ra Irimi có nghĩa là di chuyển đến một nơi an toàn. Thí dụ như khi đối thủ phang gậy nhắm vào đầu mình thì chỗ an toàn nhất là sau lưng hắn, và ta bước đến đó bằng cách đi "xuyên qua" hắn ta. Thật ra là ta bước nhắm thẳng vào trọng tâm đối phương, đến lúc gần chạm mới lách sang một bên.

Nhập nội tức là ta không né tránh hay chạy trốn mà lại có vẻ như sắp bị trúng đòn, khiến kẻ tấn công không gượng đòn hay đổi hướng đánh, như vậy có lợi cho ta hơn. Nếu ta vừa nhập nội vừa nhả Khí thì đối phương sẽ cảm thấy trọng tâm như bị xuyên thủng, luồng khí của đối phương bị chặn ngang giữa chừng nên đối phương dễ mất thăng bằng. Nếu dụng khí đúng mức thì chỉ cần nhập nội đã đủ hoá giải đòn tấn công.

Irimi đúng cách giúp bạn có thể "biến mất" ngay trước mắt đối phương. Trong một lần tâp với một võ sinh đàn em, tôi (tác giả sách này) lao vào tấn công nhưng uke cứ đ�! ��ng yên! thản nhiên cười cười như sẵn sàng lãnh đòn, bất chợt tôi thấy cậu ta biến mất tiêu. Cách nhập nội khéo đến mức cậu ấy lướt ngang hông hồi nào tôi cũng không hay, trong chớp mắt đã biến từ trước mặt ra sau lưng tôi và quật tôi ngã nhào.

Tóm lại, irimi vừa phải là một mũi giáo vừa là một cơn sóng. Irimi như mũi giáo nhọn xuyên thủng trọng tâm mà cũng là một cơn sóng ào ạt đổ chụp xuống đối phương. Irimi là một sức mạnh không thể xem thường.

Lối xoay người tránh né thường gặp trong aikido là Tenkan. Khi bị đẩy mà xoay người đi chính là tenkan. Khi bị uke xô vào ngực, ta xoay người quanh cánh tay của uke sao cho ta vẫn áp sát với cánh tay và thân mình uke. Xoay như vậy ta đã ra khỏi hướng tấn công, đang từ trước mặt chuyển qua bên hông uke, an toàn hơn nhiều.

Cũng giống như Irimi, tenkan giúp ta khỏi bị trúng đòn và đưa ta vào một vị trí tương đối an toàn và thuận lợi để di chuyển hay thi triển đòn thế. Thưòng thì sau tenkan sẽ là những động tác xoay, nage như ở tâm điểm của vòng tròn và năng lượng của uke bị dẫn dắt chung quanh hay xoáy trôn ốc bên ngoài. Tenkan có thể ví như một cơn lốc xoáy, ta an ổn ở giữa trung tâm trong khi đối phương bị quay cuồng bên ngoài.

4- Thăng bằng và trọng tâm

Aikido liên quan chặt chẽ đến trọng tâm, thăng bằng và trọng lực.

Theo quan niệm của aikido, trọng tâm con người nằm ở Đan điền (một điểm nằm phía dưới rốn khoảng 5cm) và mọi di chuyển đều xuất phát từ Đan điền. Biết được nguyên tắc này giúp ta di chuyển vững vàng mạnh mẽ và cũng giúp ta biết cách chi phối sự di chuyển của người khác. Chỉ cần tác động đến trọng tâm của một người là ta có thể chi phối sự thăng bằng của người đó. Để làm được điều này, bạn cần phải vận dụng hai điều: kết nối và sức hút trái đất.

Bằng cách kết nối bạn có thể làm lệch thăng bằng trọng tâm của đối phương, khi đó đối phương đương nhiên phải ngã xuống (vì chịu sức hút của trái đất). Nói cho cùng, thực hành aikido chẳng qua chỉ là việc xô ngã người khác, nhưng xô một cách khôn khéo, đẹp mắt và có kiểm soát.

Để hiểu rõ những khái niệm trên, bạn hãy thử làm thí nghiêm sau. Trong lúc uke đang đứng yên trong tư thế thư giãn và thoải mái, bạn đặt tay lên vai hay phần cánh tay bên trên cùi chỏ của uke. Hãy tìm cách kết nối trọng tâm của bạn và trọng tâm của uke với nhau, sao cho khi bạn di chuyển thì uke cũng di chuyển theo. Lưu ý rằng uke di chuyển do sự kết nối với bạn chứ không phải vì bị bạn dùng tay xô kéo, do đó cánh tay bạn không được co gập lại trong lúc di chuyển. Bạn thử làm như vậy ở nhiều hướng và góc độ khác nhau để xem vị trí nào là tối ưu, có thể khiến uke di chuyển mà bạn ít tốn công nhất.

Dù bạn thấy thí nghiệm trên đơn giản hay có vẻ khó hiểu thì c! ũng cứ làm thử, qua đó bạn sẽ học được nhiều điều. Chẳng hạn bạn sẽ thấy rằng không cần tốn sức mấy mà vẫn làm người khác mất thăng bằng được. Khi thực hiện một đòn ném, cái chính chỉ là chiếm thăng bằng và nương theo trớn của đối phương mà đẩy thêm một chút, sức hút trái đất sẽ làm đối phương phải ngã xuống.

Nói một cách khác, việc bạn kết nối với đan điền của đối phương để chiếm thăng bằng là một hình thức khiến đối phương trở thành "vô trọng lượng". Khi một người đang đứng tấn vững vàng thì bạn khó mà xô đẩy, nhưng nếu người đó đứng nhón chân nghiêng ngả thì bạn chỉ cần dùng ngón tay đẩy nhẹ là anh ta té liền. Tình trạng lảo đảo như vậy có thể xem như "vô trọng lượng". Khi bạn chi phối được trọng tâm của ai thì người đó đã bị đưa vào tình trạng "vô trọng lượng".

Như vậy, xét theo các nguyên tắc thăng bằng thì mục đích chính của bạn là chiếm cho được trọng tâm của đối phương và làm cho anh ta mất thăng bằng, đưa anh ta vào tình trạng mất ổn định và vô trọng lượng.

Điều này cần phải xảy ra ngay khi bạn mới vào đòn, ngay trong giai đoạn Hợp. Ở cuối giai đoạn Hợp thì giữa bạn và uke phải có một mối tương quan nào đó khiến uke rơi vào tình trạng vô trọng lượng. Nói cách khác, khi uke tấn công thì bạn phải Hợp để tránh đòn mà không cần kháng cự. Cùng lúc đó bạn Kết nối với uke sao cho lúc uke vừa kết thúc đòn tấn công thì bạn đã kiểm soát được trọng tâm và thăng bằng của uke, và uke đã ở trong tình trạng vô trọng lượng.

Khi uke đã bị vô trọng lượng thì phần ! còn lạ! i của đòn ném chỉ là chuyện nhỏ, bởi vì mất thăng bằng rồi thì uke trước sau gì rồi cũng té xuống thôi. Khi ấy bạn có thể điều chỉnh để uke té theo bất cứ hướng nào bạn muốn, và chuyện uke ngã xuống phải là chuyện đương nhiên chứ không cần phụ thuộc vào đòn thế đặc biệt nào cả.

Tóm lại khi thực hiện bất cứ một đòn thế nào, không cần đợi đến lúc đối phương ngã xuống, một khi đã làm đủ các yếu tố sau: Hợp đúng cách, dẫn dắt luồng khí của đối phương và "đụng" được trọng tâm đối phương thì đòn thế đó coi như đã kết thúc.

5- SỰ UYỂN CHUYỂN (LINH HOẠT)


Sự linh hoạt- dẻo dai trong HKD cũng nhiều ý nghĩa , chứ không chỉ đơn thuần là sự dẻo dai (chẳng hạn như đứng thẳng, cúi người xuống đặt hai lòng bàn tay trên sàn nhà ). Thật ra, nó còn liên quan đến khả năng của bạn về cảm nhận và phản ứng khi có sự thay đổi ở mỗi thời điểm khác nhau
Kỹ năng này khó học được ở sân tập vì ở đó làm cho bạn trông chờ vào các tình huống lặp đi lặp lại. Việc tập luyện nhiều lần cùng một động tác tấn công và đáp ứng phổ biến ở các sân tập. Dù phương pháp này giúp bạn học được những di chuyển trong một kỹ thuật cụ thể, bạn lại luôn biết trước điều gì sẽ đến.
Điều gì xảy ra nếu Uke làm cái gì đó mà bạn không trông đợi ? Trường hợp này hoàn toàn giống như khi bạn sử dụng kỹ thuật HKD để tự vệ. Nếu bạn luôn đặt bạn vào việc tập luyện HKD một cách cứng nhắc, khi đối mặt với một tình huống mới, bạn sẽ không thể phản ứng một cách thích hợp.
Đó là khi cần đến sư uyển chuyển (linh hoạt). Bên cạnh việc học nguyên tắc, bạn cũng nên linh hoạt khi áp dụng.


Tập luyện với nhiều Uke khác nhau

Ở nhiều sân tập, bạn có thể thay đổi Uke khi tập cùng một kỹ thuật. Phương pháp này rất có ích vì mỗi Uke sau sẽ có thể hoàn toàn khác với Uke trước. Họ khác nhau về tầm vóc, thể lực, khí lực và cách ra đòn. Nếu bạn cố gắng áp dụng kỹ thuật cùng một cách đã áp dụng với người trước đó, bạn sẽ thất bại.
Một đòn thế không thể tự tồn tại, vì nó chỉ có tác dụng khi đối phó với một lối tấn c�! �ng nào đó. Do vậy không phải chỉ có một cách đúng duy nhất để thực hiện irimi nage hay kote gashi. Đó là một dạng chung với những thể hiện có thể nhận biết của irimi nage hay kote gashi, và bạn sẽ phải làm cho thích nghi với những trường hợp riêng biệt khi có ai đó tấn công bạn.


Một « đòn thế » là sự ứng dụng nguyên tắc của HKD vào một « tình huống chuyên biệt »

Nếu bạn học với nhiều Sensei khác nhau, bạn sẽ thấy nhiều biến thể của bất cứ kỹ thuật nào. Mỗi Sensei dạy các kỹ thuật theo cách thích hợp nhất với mình. Mỗi biến thể của một kỹ thuật dựa trên sự am hiểu của Sensei vể những nguyên tắc của HKD áp dụng cho thể trạng và khí lực của Sensei. Điều này cần phải như thế. Thách thức của bạn là đem điều bạn thấy ứng dụng cho chính thể trạng và khí lực của bạn. Bạn sẽ sai lầm lớn nếu cố gắng thực hiện kỹ thuật giống hệt người khác làm (cũng như Sensei phạm sai lầm lớn nếu bắt bạn phải thực hiện kỹ thuật như Sensei làm).

Hãy xem thử bạn có hiểu những nguyên tắc của một kỹ thuật khi bạn nhìn biểu diễn, và sau đó tìm cách áp dụng những nguyên tắc vào chính tình huống của bạn. Tùy vào trường hợp cụ thể, « thể thức » khi bạn kết thúc có thể rất khác với những gì bạn đã thấy, ấy vậy mà bạn đã thực hiện rất tốt kỹ thuật đó.
Khi thư giãn trong sự uyển chuyển, bạn sẽ thấy đúng là bạn bắt đầu mỗi lần mỗi khác dù thực hiện cùng một kỹ thuật với cùng một Uke.

Bạn cần hoàn thiện sự uyển chuyển cho chính bạn. Điều đó cần thử nghiệm một cách kiên trì. Ví dụ ở vài sân tập! có dạ! y rằng tất cả kỹ thuật HKD phải có nguyên lý cơ bản theo chiều dọc, và tất cả vận động theo chiều ngang đều không đúng. Hãy khám phá cho chính bạn. Hầu như mỗi kỹ thuật HKD có một góc độ di chuyển hiệu quả nhất. Thử nghiệm với góc độ này. Cố gắng thử tất cả các biến thể có thể có.

Thực hiện kỹ thuật cần một góc độ 45° hay góc 45° chỉ là một trong vô số những biến thể có thể có với kỹ thuật này ? Để đạt được sự hiểu biết thấu đáo một kỹ thuật, bạn sẽ cần thử nhiều biến thể của nó. Bạn cần vạch ra được hình bao của một kỹ thuật để biết khi nào nguyên tắc của HKD xuất hiện và khi nào nó biến mất. Vì vậy mặt thiết thực đầu tiên của sự linh hoạt (uyển chuyển) là cố gắng thực hiện thật nhiều biến thể của một kỹ thuật.


Khi một kỹ thuật không có hiệu lực

Khi một kỹ thuật không có hiệu lực, thường gần như là do bạn đã quên một hoặc nhiều nguyên tắc của HKD. Đó là lý do việc hiểu rõ những nguyên tắc căn bản rất hữu ích. Khi một kỹ thuật không có hiệu lực, bạn có thể tự kiểm tra lại một cách nhanh chóng những thiếu sót.

• Bạn đã giữ khoảng cách thích hợp chưa ?
• Bạn có hòa lẫn vào tấn công không ?
• Bạn có giữ được thăng bằng ?
• Bạn đã kết hợp được với trọng tâm (niêm dính) của Uke không ?
• Bạn có dẫn được Khí của Uke theo hướng thuận lợi cho bạn ?
• Bạn có để Khí thoát ra không ?
• Bạn có thư giãn không ?
• Bạn có nhớ là đã thở ra không ?

Trong hầu hết các trường hợp, một kỹ thuật thất bại là do một hoặc nhiều nguy! ên tắc! này bị bỏ quên. Cố gắng tìm ra nguyên tắc đó và áp dụng lại vào trong tập luyện.

Một điều rõ ràng là đôi khi một kỹ thuật không hiệu quả vì không thích hợp với đòn tấn công. Loại nhầm lẫn này đôi lúc xuất phát từ sự dàn cảnh giả tạo ở sân tập. Sensei thử trao đổi về một nguyên tắc nào đó và yêu cầu bạn thực hiện kỹ thuật chống lại một đòn tấn công đặc hiệu. Trong khi kỹ thuật này có thể thích hợp với Sensei của bạn và Uke của ông ấy nhưng lại không phù hợp cho bạn và Uke của bạn.

Ví dụ như irimi nage không phải là kỹ thuật thích hợp nhất cho bạn khi bạn rất thấp còn Uke rất cao. Điều đó không có nghĩa là irimi nage không thể sử dụng trong tình huống này. Chỉ là nếu bạn chọn kỹ thuật thích hợp nhất cho mình, có thể bạn không chọn irimi nage.

Tuy vậy Sensei chỉ yêu cầu thực hiện irimi nage. Nên bạn cố thực hiện vì bạn đang có đầy các chi tiết hình bao irimi nage của riêng bạn. Nhưng nếu việc tập luyện của bạn đặt mục đích đạt được sự uyển chuyển (linh hoạt) thì tình huống này có thể gây nản lòng vì bản năng của bạn mách bảo nên thực hiện theo một cách khác.

Lý do để nhắc nhở ở đây là vì đó là những bản năng riêng mà bạn đang cố gắng hoàn thiện khi tập luyện HKD từ căn bản. Vì vậy việc phân biệt giữa khó khăn có nguyên nhân như trên hay những vấn đề do bỏ quên nguyên tắc của HKD là rất quan trọng.

Jiyuwaza giúp phát triển sự linh hoạt (uyển chuyển)

Dĩ nhiên nguyên tắc của sự linh hoạt (uyển chuyển) yêu cầu nếu một kỹ thuật không hiệu quả, bạn nên thay bằng một kỹ thuật k! hác. Nh�! ��ng thay đổi này hoàn toàn cần thiết khi luyện tập jiyuwaza, hay còn gọi là tập luyện theo thể tự do (freestyle practice).

Tôi muốn đề cập đến juyuwaza ở đây vì đáng ngạc nhiên là rất ít võ đường HKD đưa juyuwaza vào tập luyện, hay nếu có đưa vào thì chỉ cho võ sinh có trình độ tương đối cao, thường là từ đai đen trở lên.

Tôi nhận thấy điều này thật khó hiểu, bởi vì mọi thứ bạn tập luyện ở võ đường cũng hướng bạn đến jiyuwaza. Hãy tưởng tượng một trường dạy nhạc jazz mà chỉ dạy về âm giai, nhịp điệu và cả những tác phẩm mà lại không bao giờ để học viên ngẫu hứng sáng tạo. Jiyuwaza là việc tập luyện sự ngẫu hứng một cách vui thích trong Aikido. Khi tập luyện Jiyuwaza, bạn không biết trước Uke sẽ tấn công như thế nào. Bạn cần phản ứng ngay mỗi thời điểm bằng cách sử dụng tất cả các nguyên tắc của HKD. Mỗi đòn tấn công phải khác nhau, phản ứng phải tự phát, không cần suy nghĩ. Nếu bạn chỉ luyện tập cứng nhắc sẽ khó đạt được sự tự phát này.

Jiyuwaza là việc tập luyện sự ngẫu hứng một cách vui thích

Nếu ở võ đường của bạn không có tập jiyuwaza, tôi thành thật khuyên bạn nên tự tập luyện cái này. Thành lập một nhóm có quan tâm và tập luyện với nhau sau giờ học. Vì jiyuwaza đòi hỏi nhiều hơn chuyện luyện tập cơ bản, việc bạn bắt đầu chậm rãi rất quan trọng. Không có ích lợi gì mà tập jiyuwaza thật nhanh, nhất là khi bắt đầu.

Bạn cũng có thể giới hạn việc tập luyện với vài đòn tấn công. Ví dụ như có thể bắt đầu với đòn nắm cổ tay. Cố gắng phản ứng với nhiều cách nắm khác n! hau. Hãy! để việc tấn công gợi ý cách phản ứng. Một cách rất hữu ích cho nage là để che mắt lại. Khi đó việc phản ứng gần như dựa trên Khí của đòn tấn công mà không dựa trên việc định trước là phản ứng như thế nào. Tất nhiên, tập luyện jiyuwaza bịt mắt cần cẩn thận thêm một tí để không ai bị chấn thương.

6- Ma ai

Ma ai – có nghĩa là hòa hợp vào không gian, và điều này thì hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Aikido. Trong Aikido, Ma ai được dùng để chỉ đến khoảng cách giữa bạn với đối phương, và để có được một khoảng cách thích hợp, cách tốt nhất là luôn duy trì trạng thái hòa hợp với không gian xung quanh.

Theo nghĩa đơn giản, Ma ai là khoảng cách mà trong đó bạn được an toàn. Nhưng Ma ai thay đổi mỗi khi cuộc tấn công xảy ra. Trong khi bạn không muốn đứng trong vòng nguy hiểm của đối phương trước mỗi đợt tấn công ( bởi vì người ta có thể đánh hoặc đá bạn một cách dễ dàng) và một khi người ta tấn công bạn, thì mối liên hệ của bạn (Ma ai của bạn) cũng thay đổi ngay lập tức. Bởi Aikido đối đáp bằng sự hòa nhập, lấn vào (irimi), hoặc xoay người (tenkan), khi đó bạn sẽ thấy được mình đã ở rất gần với đối phương. Đừng băn khoăn!Trong Aikido, cũng như trong tình yêu, gần gũi thì vẫn tốt hơn.

Khoảng cách là kẻ thù :

Xu hướng tự nhiên của chúng ta là luôn tạo khoảng cách với nhau để khó mà có thể chạm nhau được. Nhưng trong Aikido, điều ngược lại mới đúng. Khoảng cách là kẻ thù, bởi một số lý do.

Khoảng cách cho thấy bạn sơ hở và trống trải, vô tình tạo ra một đường Ki vào chính bạn. Nếu bạn là mục tiêu của cuộc tấn công, khoảng cách sẽ hướng kẻ tấn công tiến lại tới bạn. Nó sẽ dẫn đường Ki của kẻ tấn công vào trục chính tâm của bạn. Ở một số kỹ thuật nâng cao, điều này có thể là thuận lợi. Nhưng nếu ta đang nghiên cứu về Ma ai, thì cứ nên nhớ rằng có khoảng cách là k! hông tốt chút nào

Khoảng cách tạo khoảng trống cho đối phương của bạn :

Nếu đối phương của bạn có một khoảng cách thích hợp giữa bạn và anh ta, thì anh ta sẽ có nhiều không gian để thực hiện được một cú đấm hoặc đá thật mạnh. Nhưng khi bạn ở gần, thì anh ta không có đủ khoảng trống thích hợp để thực hiện được điều đó. Đối với những đòn đá hoặc đấm, thì điều này có thể làm giảm đi tính sát thương của chúng. Tuy nhiên nên lưu ý rằng có một số môn võ chuyên về những kỹ thuật chiến đấu gần, nên đây cũng không hẳn là một sự phòng thủ chắc chắn.

Khoảng cách phá vỡ sự kết nối :

Bởi điều cốt yếu của Aikido là kết nối với tinh thần của đối phương. Và khi có khoảng cách, thì nó khó để có thể duy trì sự kết nối đó. Ở gần đối phương hơn, bạn sẽ có khả năng quan sát cũng như duy trì kết nối tốt hơn. Sự kết nối này sẽ truyền những sự chú ý cũng như hành động của đối phương đến bạn.

Hòa hợp là thân thiết :

Có một điều kỳ lạ, là để có thể hòa nhập vào một cuộc tấn công, một Ma ai tốt sẽ thường đặt bạn vào một mối quan hệ thân thiết với đối phương. Việc tíên gần vào đối phương để có sự kết nối cũng có nghĩa là bạn cho phép một người nào đó có sự gần gũi hơn với bạn. Sự gần gũi này có thể cảm nhận được, và nó thật sự là thân thiết.

Quan trọng là bạn cần phải hiểu là cho dù Aikido là sự thân thiết, gần gũi, nó không có nghĩa là tính dục. Ngay cả khi, nhiều học viên cho rằng sự thân thiết này gây ra sự phiền toái. Tuy nhiên nó không thể kh�! �c đư�! �c khi bạn “trở thành một” với đối phương. Học cách chấp nhận áp sát một người, người mà có thể đang cố gắng kết thúc cuộc sống của bạn, không cần phải nói, là một thử thách lớn của Aikido.

7- KHÍ

"Khí" rõ ràng rất quan trọng trong Aikido, nó chính là nguyên lý chủ đạo và tồn tại ngay trong cái tên của Aikido. Theo nghĩa đen, "Khí" có thể dịch là năng lượng, nhưng nó còn là một nguyên lý rộng lớn hơn. Vậy làm sao cắt nghĩa chữ Khí này một cách đơn giản và thực tế ?

Khi mới tập aikido, chúng ta có xu hướng thi triển đòn thế bằng sức mạnh cơ bắp, theo cách chúng ta vẫn thường làm với những môn thể dục thể thao khác. Nhưng khổ nỗi, sức mạnh cơ bắp mà sử dụng trong aikido lại không có hiệu quả, phải dùng một thứ năng lực khác, đó chính là Khí.

Tôi vẫn còn nhớ lần đầu được tập với những người tập aikido giàu kinh nghiệm, tôi đã kinh hãi trước "sức mạnh" đáng kinh ngạc của họ. Dường như không cần một chút cố gắng, nhưng họ vẫn phát ra 1 sức mạnh phi thường, chỉ một cái lắc tay nhẹ, tôi đã bay ra xa. Khi nắm lấy cổ tay họ, tôi cảm thấy một nguồn lực to lớn như đang chảy dồi dào trong cánh tay họ.

Lúc đó, tôi choáng ngợp bởi sức mạnh này và đâm ra chán nản, dường như nó qua xa vời với tôi, khó có thể tin được một người bình thường như tôi sẽ đạt được thứ "quyền năng" ghê gớm này. May mắn thay, nó còn có sức hấp dẫn đặc biệt, kích thích trí tò mò và sự ham thích giúp cho tôi duy trì sự tập luyện.
Đến nay thì tôi đã đủ tự tin để nói rằng năng lượng mạnh mẽ đó có được nhờ vận Khí. Trong quá trình học Aikido, giai đoạn chuyển tiếp quan trọng nhất là chuyển từ dụng sức sang dụng Khí. Sự chuyển tiếp này thú vị ở chỗ là không có một phương pháp cụ thể nào để đ! ạt được Khí cả. Một số huấn luyện viên nói rằng phải tập cách này cách kia để luyện khí. Kinh nghiệm bản thân cho tôi thấy chuyện đó không chính xác. Khí tồn tại và có sẵn trong tự nhiên, trong vũ trụ, và trong chính bản thân chúng ta. Chẳng qua những luồng khí có sẵn đã bị tắc nghẽn chứ không phải chúng ta bị thiếu khí. Giống như nhiều lĩnh vực khác trong aikido, thử thách lớn nhất trong việc luyện khí không phải là học một cái gì mới mà chính là học cách loại bỏ những tập quán cũ. Chính những tập quán sẵn có này đã cản trở nhận thức của chúng ta về khí, xoá bỏ những chướng ngại vật này đi thì mới dụng khí có kết quả được.
Sức mạnh chống lại Khí

Những người mới tập Aikido, đặc biệt là những người có vóc dáng to khỏe, thường sử dụng sức mạnh hơn là Khí. Tuy nhiên, khi bạn dùng sức với một người tập aikido nhiều kinh nghiệm, hầu như bạn không bao giờ thành công. Đó là vì 2 lí do. Thứ nhất, bạn sử dụng sức mạnh cơ bắp để chống lại sức mạnh của Khí, mà không biết rằng, sức mạnh từ Khí có hiệu quả hơn sức mạnh cơ bắp rất nhiều. Thứ nhì, sức mạnh cơ bắp sẽ tạo ra một sự đấu tranh giằng co, và tạo cho uke cơ hội để chống trả lại chính bạn.

Hãy hình dung bạn đang dùng đòn ikkyo để phòng thủ khi uke đánh shomenuchi. Giả sữ bạn dùng sức mạnh cơ bắp để thực hiện đòn đánh, ngay lập tức bạn đã tạo ra một "cái gì đó" để uke chống lại bạn. Phải có điều gì đó không đúng nên uke mới có thể chống trả lại bạn. Đó chính là bản chất của sức mạnh cơ bắp, mà nguyên lý của Newton đã chỉ rõ, với bất ! kì 1 l�! �c nào, luôn luôn có 1 phản lực ngược chiều với nó

Trái lại, Khí mang một tính chất hoàn toàn khác. Nó rất rõ ràng, uy lực và thuyết phục. Nó mạnh mẽ nhưng uyển chuyển như một luồng gió mạnh hay con sóng bạc đầu. Tác dụng của Khí hoàn toàn có thể cảm thấy được và thật khó để chống cự lại nó. Ai có thể chống lại sức mạnh của 1 ngọn sóng lớn hay ngăn cản 1 cơn gió to? Nó mang một sức mạnh phi thường, nhưng không ai có thể nắm giữ nó lại được

Vậy Khí là gì?

Vậy, chính xác Khí là gì? Khí là sức mạnh bạn có được khi không cần dùng đến sức mạnh cơ bắp, ý chí, sự tranh chấp hoặc nỗ lực. Vậy nếu không sử dụng đến sức mạnh cơ bắp, ý chí, sự tranh chấp hoặc nỗ lực, làm sao chúng ta luyện tập Khí? Đây là một bí ẩn mà bạn phải tự mình khám phá trong quá trình tập luyện. Bạn có thể tìm thấy câu trả lời trong chính cơ thể bạn. Cách tốt nhất để bắt đầu là hãy cố gắng không dùng sức mạnh, ý chí, tranh chấp hay nổ lực, để xem có hiệu quả không.

Nghịch lý: Nếu không hiệu quả, hãy cố gắng ít hơn

Nguyên lý căn bản của Aikido hoàn toàn trái ngược với những nhận định, kiến thức thông thường. Bạn thường nghe: "Phải cố gắng hết sức mình, thì mới phát huy hết sức mạnh". Với Aikido, mọi chuyện đều ngược lại: "Để phát huy hết sức mạnh, bạn cố gắng càng ít càng tốt".

Lí do là vì chúng ta thường "cố gắng hết sức mình" bằng cách căng thẳng nỗ lực. Nhưng cách này sẽ tạo ra một "phản lực", một sự phản kháng và đánh bại chính chúng ta. Bằng cách "ít cố gắng", chúng ta thả lỏng cơ! thể v�! � để 1 lực lượng kì diệu làm thay cho chúng ta. Lực lượng diệu kì đó chính là Khí.
Khí bắt đầu với 1 trạng thái hoàn toàn thư giãn. Thư giãn chính là điều tối quan trọng trong việc luyện tập dẫn dắt khí. Những cơ bắp gồng cứng, những nắm đấm nắm chặt sẽ cắt đứt sự lưu chuyển Khí. Đó cũng chính là lí do mà nage thường đợi đến những thời điểm cuối cùng mới "nắm tay" của uke. Nắm, chụp sẽ cắt đứt sự lưu chuyển Khí. Đa số đòn thế chúng ta nghĩ phải nắm, chụp lấy tay uke, đều có thể thực hiện được mà không cần phải nắm hay chụp.

Bạn cần phải hiểu rằng, lúc luyện tập, nếu bạn thư giãn, bạn sẽ không cần đến sức lực cơ bắp, nổ lực và sự tranh đấu nữa, thay vào đó là một lực lượng kì diệu. Nếu bạn biết trước như vậy, bạn có thể để ý tìm nó. Lúc đầu, bạn sẽ chỉ cảm thấy sau khi nó đã xảy ra, dần dần bạn sẽ cảm nhận được ngay trong lúc tập. Cứ sau mỗi lần cảm thấy nó, bạn sẽ càng vững tin vào sức mạnh kì diệu của nó, và dần dần không cần dùng đến sức mạnh, ý chí, nổ lực và sự tranh đấu nữa.

Khi bạn đã hiểu được và có thể dẫn dắt Khí của bạn và của cả uke, bạn đã vượt ra khỏi giới hạn của cơ thể và bước vào thế giới của năng lượng. Bạn bắt đầu cảm nhận được năng lượng của chính bạn và của uke. Đây thực sự là 1 khám phá hết sức mới mẽ và đột phá. Chúng ta đều đã rất quen thuộc khi nhìn sự vật dưới con mắt vật chất và vì vậy những phản ứng, hành động của chúng ta dường như đã được lập trình thành những thói quen khó bỏ. Rất ít người có được sự k! hám phá! về năng lượng này. Chính sự khám phá mới mẻ này sẽ giúp chúng ta trút bỏ được những phản ứng theo thói quen và tiếp nhận sự việc theo 1 cách mới hơn.

Đây là 1 ví dụ đơn giản, giả sử như uke của tôi là 1 anh chàng to lớn, lực lưỡng, và tôi phải di chuyển anh ta. Tôi sẽ phải nỗ lực rất nhiều, nhưng nhiều khả năng tôi sẽ thất bại. Đó chỉ là 1 kết luận theo bản năng, dựa trên kinh nghiệm là người to hơn khỏe hơn sẽ thắng. Và nếu tôi đương đầu anh chàng này với tâm lí và suy nghĩ như vậy, tôi đã bị đánh bại ngay từ đầu. Tuy nhiên, nếu tôi không nghĩ anh ta là 1 đống 220 pounds thịt và cơ bắp, mà cũng chỉ đơn giản là 1 nguồn năng lượng, giống như tôi, tự nhiên, tôi sẽ tự tin hơn và có nhiều giải pháp hơn.

Di chuyển năng lượng của uke dễ hơn di chuyển cơ thể anh ta nhiều.

Trong 1 cuộc tranh đấu bằng vũ lực và cơ bắp, nếu các yếu tố khác đều ngang bằng, cơ bắp ai mạnh hơn sẽ thắng. Tuy vậy, trong thế giới bao la của Khí, sức mạnh cơ bắp chỉ là chuyện nhỏ. Bạn phải di chuyển năng lượng của uke, chứ không phải là chính cơ thể vật chất của anh ta. Năng lượng có thể hiểu là tư tưởng, ý định hay Khí. Điều đó có nghĩa là, để ảnh hưởng lên năng lượng của uke, bạn gây ảnh hưởng lên tư tưởng, ý định và Khí của anh ta.

Vật chất theo sau năng lượng

Có 1 sự liên kết chặt chẽ giữa vật chất và năng lượng. Vật chất luôn theo sau năng lượng. Nói cách khác, nếu bạn kiểm soát được năng lượng uke, cơ thể anh ta sẽ rất dễ dàng bị di chuyển. Nếu bạn dẫn dắt tư tưởng (hoặc Khí) của uke, cơ thể anh ta sẽ theo! sau ngoa! n ngoãn như 1 chú rối.
Kiểm soát và dẫn dắt Khí là 1 hình thức cao hơn của Kết nối, kết nối với năng lượng của uke mà không cần thiết phải chạm vào anh ta.


Làm sao để dẫn dắt Khí

Ở đây, chúng ta sẽ chỉ có thể chạm đến bề nổi của vấn đề, bạn sẽ phải tìm ra câu trả lời đích thực qua thực tiễn tập luyện và kinh nghiệm.

Một cách tập hiệu quả là bạn hãy bắt đầu vào đòn trước khi uke thực sự chạm đến bạn. Ví dụ, nếu uke định nắm lấy cổ tay bạn, và bạn chờ cho đến khi cổ tay mình bị nắm mới thực hiện động tác quay người ném, bạn sẽ khó khăn đến dường nào. Thay vào đó, bạn hãy thử xoay người và ném ngay trước khi anh ta thực sự nắm được cổ tay bạn, bạn sẽ dẫn dắt được năng lượng của anh ta. Để nắm được cổ tay bạn, nếu bạn đã di chuyển, uke sẽ phải chạy theo bạn. Nếu anh ta thực sự muốn nắm lấy tay bạn, bạn sẽ dễ dàng dẫn dắt Khí của anh ta bằng cách di chuyển vừa đủ để thoát khỏi tầm nắm. Và như vậy bạn đã dẫn dắt uke vào bất cứ đòn thế Aikido nào bạn muốn.

Rõ ràng, việc xác định đúng thời điểm là hết sức quan trọng . Nếu bạn xoay người đi quá sớm trước khi anh ta tung ra hết đòn tấn công, uke có thể dễ dàng bỏ đi đòn tấn công đó và thay bằng 1 đón khác hoặc đơn giản hơn, anh ta tấn công bạn lại từ đầu. Tuy nhiên nếu bạn làm quá chậm, và để uke nắm lấy tay mình, bạn đã đánh mất sự lợi thế để dẫn dắt.

Dẫn dắt Khí cũng có thể giúp bạn ảnh hưởng lên cách tấn công của uke. Chúng ta vẫn thường nói về việc giả lộ ra sơ hở để dẫn dụ uke t�! ��n công! vào đó. Nếu bạn chìa tay ra "mời gọi" uke, đó sẽ trở thành 1 mục tiêu dễ dàng cho uke nhắm đến hơn là khi bạn không để lộ ra sơ hở nào. Bằng cách cố tình tạo điều kiện cho uke tấn công bạn, bạn đã dẫn dụ anh ta làm đúng như bạn mong muốn. Nói cách khác, bạn đã biết trước uke sẽ tấn công bằng cách nào, vì bạn đã tạo cho anh ta 1 cơ hội không thể bỏ qua. Điều này là 1 lợi thế vô cùng lớn cho bạn, yếu tố bất ngờ trong đòn tấn công của uke sẽ mất đi. Nếu bạn có thể dẫn dắt đòn đánh, bạn biết trước uke sẽ làm gì và kết thúc như thế nào. Tuy nhiên, 1 lần nữa, bí quyết của việc dẫn dắt Khí chính là chọn thời điểm.

Vì vậy Việc dẫn dắt Khí giúp bạn quyết định đòn tấn công của uke.

8- ATEMI

Atemi thường có nghĩa là đánh vào các chỗ nhược của đối thủ nhưng trong Hiệp Khí Đạo lại được hiểu một cách khác. Đòn atemi dùng để đánh vào những chỗ đối phương sơ hở, nhưng không cốt đả thương mà nhằm làm phân tâm hoặc để chi phối hay dẫn dắt luồng khí của đối phương.

Giả dụ khi uke đang lao vào đấm, bạn bước sang một bên và đấm vào chỗ mà đầu của uke đang hướng tới. Nếu cứ tiếp tục lao vào thì uke sẽ lãnh trọn cú đấm trả vào đầu, thành ra uke buộc phải đổi hướng tấn công. Tránh đòn như vậy thì đà tấn công của uke sẽ không còn, chưa kể nhiều lúc uke còn bật lùi để né đòn nữa. Điều cần lưu ý ở đây là bạn không cố tình đấm uke mà chỉ hướng cú đấm vào chỗ uke đang lao tới thôi, nhiêu đó đủ để bẻ đòn đánh của uke sang một hướng khác rồi.

Nếu bạn đang đi ngoài đường mà bất chợt gặp phải một nhánh cây loà xoà trước mặt thì theo phản ứng tự nhiên bạn sẽ giật ngược người ra sau hoặc cúi đầu xuống tránh. Khi ứng dụng phản ứng này vào cách đánh atemi, nếu phán đoán đúng và tung ra cú atemi đúng lúc đúng chỗ, đòn atemi của bạn sẽ làm rối loạn khí lực và bộ vị của đối phương ngay.

Tuy nhiên không phải lúc nào dùng atemi cũng có lợi. Trong aikido bạn cần lợi dụng chính năng lượng của đối phương để phản công, thành ra dùng atemi khiến đối phương đổi hướng tấn công chưa chắc đã hay. Atemi chỉ nên xem là một trong những cách để làm rối loạn khí lực của đối phương thôi.

Một chức năng khác của atemi là để trám những chỗ sơ hở của mình, không �! �ể lộ những điểm hở để đối phương tấn công. Thí dụ như khi uke dùng tay trái nắm lấy tay phải bạn, bạn sẽ hất xéo tay lên rồi luồn dưới nách uke để vô đòn quật ngã. Nhưng luồn nách kiểu này mà tay phải uke đang hờm sẵn thì bạn không tránh khỏi ăn đòn. Vì vậy trong lúc luồn vào bạn đồng thời đánh thẳng tay trái vào mặt uke. Đòn này không chủ đích tấn công, chỉ buộc uke phải đưa tay phải lên đỡ nên không còn rảnh rang để đánh bạn nữa. Trong tích tắc ra đòn bạn đã để lộ một chỗ hở nhưng một đòn atemi đã giúp bạn vá lại lỗ hổng đó ngay.

Nói chung, atemi có 3 khía cạnh thực tế:
– Gây rối loạn đòn thế hay khí lực của đối phương
– Bịt kín những chỗ hở của mình khiến đối phương tấn công không được
– Nếu không còn biện pháp nào khác thì dùng atemi thực sự tấn công đối phương

Nếu tính mạng bạn đang lâm nguy thì bạn phải tự vệ bằng mọi cách, kể cả dùng đòn atemi. Khi đó đòn atemi không còn để đánh dọa nữa mà phải là một đòn tấn công thực sự.

9- KỸ THUẬT

Kỹ thuật aikido là gì ?

Nhiều võ đường aikido rất chú trọng đến việc rèn luyện kỹ thuật. Cứ theo lẽ thường thì biết càng nhiều đòn thế, đánh đòn càng nhuyễn thì việc học aikido càng tiến triển. Nhưng bạn hãy nghiệm lại xem, bạn đang phấn đấu để đạt cái gì qua nhiều năm cần mẫn tập dượt đòn thế ?

Với những người học aikido lâu năm, đa số đều nhận ra rằng sau một thời gian dài luyện tập, có một cái gì đó thay đổi trong cách họ thực hành aikido. Họ không còn bận tâm về những chi tiết kỹ thuật nữa. Thay vào đó, khi đối đầu với các đòn tấn công họ chỉ đáp trả bằng chính ‘aikido’. Thế là sao ? Sau khi tập dượt đòn thế hàng trăm hàng ngàn lần, kỹ thuật aikido đã nhập tâm, đã ngấm vào các môn sinh aikido. Giờ đây khi ra đòn, mỗi người có một sắc thái đòn thế riêng biệt.

Đấy là lý do chính của việc rèn luyện kỹ thuật: aikido học từ thầy biến thành aikido của chính mình. Đòn thế được xem như lớp vỏ ngoài bao bọc ‘aikido chân chính’. ‘Aikido chân chính’ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các nguyên lý aikido và các chiến thuật aikido. Trong bao năm tập luyện liên tục, bạn mới chỉ chạm được vào lớp vỏ bọc aikido thôi, thỉnh thoảng ‘aikido chân chính’ mới hiện ra trong thoáng chốc rồi lại biến đi. Từ chỗ chợt đến chợt đi, dần dần rồi ‘aikido chân chính’ sẽ lộ diện thường xuyên hơn, ở lại với bạn lâu hơn. Đó là lúc bạn bắt đầu chuyển từ việc tập luyện loại ‘aikido vỏ bọc’ sang việc tập luyện loại ‘aikido chân chínhR! 17;.

Khi mổ xẻ tìm hiểu những kỹ thuật aikido, bạn sẽ thấy rằng dù đánh đỡ cách nào đi nữa thì các đòn thế đều có chung một số điểm. Mỗi đòn thế bao gồm những yếu tố được sắp xếp theo một trình tự nhất định: hiệp, dẫn dắt, kiểm soát (quán) và hoá giải. Thêm một yếu tố nữa là Kết Nối (Niêm), Kết Nối tạo nên một vòng tròn bao quanh những yếu tố kia.

Hiệp là gì ?

Khi bị tấn công người ta thường gia nhập vào trận đấu bằng cách đấm đá đỡ gạt … Trong Hiệp Khí Đạo bạn nhập trận bằng nguyên tắc Hiệp, tức là nhập trận mà không hề kháng cự. Hiệp vừa giúp bạn tránh khỏi đụng độ với sức tấn công, vừa đưa bạn vào vị thế thuận lợi để chi phối năng lượng của đối phương.

Dẫn dắt là thế nào ?

Khi tấn công thì năng lượng của người tấn công hướng vào mục tiêu, nếu bạn kéo được luồng năng lượng này đi quá đà một chút thì đối phương sẽ mất đi phần nào sự chủ động. Khi đó trọng tâm và thăng bằng của đối phương bị xô lệch và kém ổn định. Lúc này bạn có thể khá dễ dàng dẫn dắt đối phương di chuyển theo hướng bạn muốn.

Kiểm soát (Quán) ra sao ?

Kiểm soát ở đây có nghĩa là bạn nắm quyền kiểm soát bằng cách kết nối với Khí và Trọng tâm của đối phương và hướng chúng tới chỗ nào bạn muốn. Ngoài ra bạn còn phải nắm quyền kiểm soát Khí và Trọng tâm của chính mình nữa. Nhờ nắm được quyền kiểm soát, bạn có thể di chuyển đối phương hết sức nhanh gọn. Bạn cần rà soát lại tầm kiểm soát cho hoàn chỉnh để không lộ một khe hở nào cả. Bạn kiểm s! oát mà ! lỏng lẻo thì đối phương sẽ thoát ra được rồi kiểm soát ngược lại chính bạn hoặc phản công lại. Quyền kiểm soát được ví như lớp sơn ngoài cùng bảo vệ đòn thế. Lớp sơn phải liền lạc, vững chắc, không rò rỉ hay tì vết, bảo đảm không gì có thể lọt qua được. Xin đừng quên điều này, việc nắm quyền kiểm soát theo nguyên lý Hiệp Khí phải được thực hành trong tinh thần khoan dung độ lượng, chứ không được làm một cách thù hận sát phạt.

Hóa giải là sao ?

Ta thường kết thúc một đòn bằng một thế quật/ném hoặc một thế khoá, đấy chính là hoá giải, dù đôi khi chỉ là hoá giải tạm thời. Những đòn quật bạn đã tập cả trăm ngàn lần tưởng chừng tầm thường nhưng thật ra rất nguy hiểm. Đối với những người không biết cách té mà bạn “hoá giải” bằng một đòn quật thì khó lòng tránh khỏi thương tích cho người ta. Vậy phải hết sức cẩn thận và kềm chế khi ra đòn quật mới được. Tốt hơn hết là nên tránh dùng đòn quật, dùng những thế khoá an toàn hơn. Gặp phải những người biết té thì quật ngã chẳng ăn thua mấy, té xuống thường họ nhỏm dậy được ngay, còn nếu họ ngồi dậy hết nổi thì bạn biết rằng đã quật mạnh hơn dự định rồi đấy. Nếu bạn đủ bản lãnh thì cũng chẳng cần quật khoá làm gì, có cách hoá giải hiệu quả hơn nhiều. Chỉ cần làm đối phương mất thăng bằng rồi gài họ vào một thế đứng chông chênh. Cảnh cáo như vậy đủ để người ta không dám làm tới rồi.

Yếu tố sau cùng – Kết Nối (Niêm). Hãy tạm gọi tắt những yếu tố nhắc trên là Hiệp, Dẫn, Quán, Hoá. Niêm chính là chất keo g�! �n Hiệp! , Dẫn, Quán và Hoá thành một khối. Niêm giúp Hiệp được hiệu quả và đúng lúc. Niêm tạo nên đường truyền để Dẫn dắt khí của đối phương. Nhờ có Niêm ta mới biết được quyền Kiểm soát đã hoàn chỉnh chưa. Và Niêm giúp phần Hoá giải thêm phần chắc chắn gọn ghẽ.

Theo kinh nghiệm của những bậc đàn anh aikido thì khó mà phân biệt đâu là ranh giới giữa các yếu tố Hiệp, Dẫn, Quán, Hoá và Niêm. Tất cả đều trộn lẫn với nhau. Ngay thế đánh đầu tiên có thể đã bao gồm đủ các yếu tố Hiệp, Dẫn, Quán, Hoá và Niêm.

Quyển sách này không nhằm miêu tả chi tiết về những đòn thế riêng lẻ nào hết, vậy các bạn hãy thử dùng cách phân tích đòn thế mà tôi nhắc bên trên để tự phân tích đòn thế của các bạn xem sao. Mỗi khi ra đòn nào bạn hãy nhận xét xem đòn đó có hội đủ các yếu tố Hiệp, Dẫn, Quán, Hoá và Niêm không ? Chỉ cần thiếu hoặc kém một yếu tố thôi là bạn đã gặp vấn đề rồi đấy.

GIÁ TRỊ CỦA ĐÒN THẾ

Với mỗi đòn thế, động tác thuộc về phần hình thức trong khi những nguyên tắc ra đòn là phần nội dung. Mỗi khi học đòn nào bạn nên chịu khó tìm hiểu nội dung của đòn đó. Nhờ có thói quen tập cảm nhận nội dung tiềm ẩn trong từng đòn, bạn sẽ mau chóng bỏ qua được phần hình thức để chuyên luyện phần nội dung đòn.

Nói đến đây chúng ta lại nhớ đến một định đề thường gặp trong võ học: Hãy quên hết chiêu thức đi, quên càng sớm càng tốt. Sớm rời bỏ được phần hình thức khô khan và chuyển qua cảm nhận những đặc trưng đòn thế Hiệp Khí Đạo thì Hiệp Khí Đạo sẽ mau chóng trở thành một phầ! n của c! hính bạn. Có khi tập suốt mấy năm mới nhập tâm được một đòn, nhưng nếu bạn chịu tập theo tinh thần “hình thức chỉ là vỏ ngoài, nội dung mới là thực chất” thì bạn đã đi đúng đường rồi.

Nếu bạn chỉ tập đi tập lại theo một lối thì đòn thế của bạn chỉ dùng được trong một số trường hợp nhất định. Nếu tình huống thay đổi mà lối ra đòn đó không còn phù hợp thì bạn kẹt ngay. Hoặc là ra đòn không được, hoặc đòn ra không theo nguyên lý Hiệp Khí Đạo mà phải nhờ vào sức hay mánh lới.

Vì vậy tập theo hướng nội dung (nguyên lý) có lợi hơn. Nắm vững nguyên lý thì tình huống nào áp dụng cũng được. Cái hay là khi bạn lồng các nguyên lý Hiệp Khí Đạo vào việc luyện tập rồi thì đột nhiên bạn thấy các chi tiết tay chân không còn quan trọng nữa. Bạn không cần đánh theo khuôn mẫu như thầy dạy nữa mà đòn vẫn đúng. Cuối cùng thì bạn thấy nhờ áp dụng đúng nguyên lý mà bạn đã tự tạo cho mình những khuôn mẫu riêng. Nói cách khác, mỗi lần tập dợt bạn lại tạo ra một cách đánh ikkyo hay kote gaeshi mới. Chính những nguyên lý đã tạo nên đòn thế.

Kỹ thuật bao hàm cả kiến thức và cảm nhận. Hiệp Khí Đạo là một môn võ, mà võ dùng để chiến đấu, chiến đấu thì phải có chiến thuật. Khi học đòn thế nào, bạn phải hiểu những chiến thuật liên quan đến đòn đó. Nhờ áp dụng những nguyên lý Hiệp Khí Đạo vào những chiến thuật này mà bạn mới ra đòn đúng được.
Mỗi đòn Hiệp Khí Đạo đều có những chiến thuật đi kèm. Có những chiến thuật xài chung cho nhiều đòn nhưng cũng có những chiến thuật chỉ dùng riêng cho đ! òn này ! đòn kia. Bạn hãy ráng nhận ra và sử dụng rành rẽ từng loại chiến thuật.

Thí dụ, đòn tenshi nage chứa đựng nhiều chiến thuật. Đối với 2 tay của uke, mỗi tay có một cách đối phó riêng. Phải dẫn khí của cánh tay dưới của uke vào điểm ‘yếu’ nằm dưới đất ngay sau lưng uke. Với cánh tay bên trên của uke, bạn phải dẫn khí chạy xoắn quanh cánh tay đó rồi từ khuỷu tay đẩy duỗi ra vòng qua vai uke. Một yếu tố chiến thuật khác của đòn này là tách luồng năng lượng tấn công ra. Thêm một chiến thuật khác nữa là bạn chập hai cánh tay lại thành một hình tam giác rồi xỉa thẳng luồng khí vào trục chính tâm của uke trước khi uke kịp nắm lấy cổ tay bạn.

Xin thí dụ thêm. Giả như phải áp dụng 10 chiến thuật thì đòn mới hiệu quả. Làm đủ hết thì tuyệt nhưng dễ gì được. Cũng may là trong các chiến thuật cũng có chỗ du di nên không cần xài hết cả 10 mà đòn vẫn có kết quả. Nếu bạn chỉ xài 7, dù khó khăn đôi chút nhưng đòn vẫn có thể đúng. Nếu bạn chỉ xài 5 thì chắc phải dùng sức hơi nhiều. Còn nếu chỉ xài có hai, ba chiến thuật thì chắc sẽ hư đòn thôi. Nếu bạn chịu khó thường xuyên tập luyện đủ cả 10 chiến thuật thì lúc hữu sự ít ra bạn cũng dùng được bảy tám phần, như vậy đủ để thành công rồi.

Sách này không đi vào chi tiết những chiến thuật đi kèm theo các đòn thế. Chẳng có gì hiểm hóc hay bí truyền, nhưng chiến thuật thì bước đầu phải do thầy truyền thẳng cho học trò mới có kết quả. Tập quen rồi bạn sẽ nhận ra có một số hình thức khuôn mẫu chung, qua đó bạn sẽ tự tìm ra những chiến thuật phù hợp cho từng �! �òn. Ch�! �� cần phân tích dưới khía cạnh chiến đấu, bạn sẽ nhận ra được điều nào là quan trọng. Làm sao để khỏi ăn đòn, tức là di chuyển làm sao để ít hở mà vẫn lợi dụng được những khuyết điểm của đối phương ? Làm sao để hoá giải đòn tấn công ? Làm cách nào để kiểm soát được tình hình ? Những điểm này quyết định những yếu tố chiến thuật của mỗi đòn thế.

Trong quá trình luyện tập, bạn hãy luôn tìm cách kết hợp những yếu tố chiến thuật với các nguyên lý của Hiệp Khí Đạo. Điều này cho phép bạn đưa khả năng thực chiến vào môn võ nhân ái Hiệp Khí Đạo.


NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CỦA ĐÒN THẾ

Đòn thế là con dao hai lưỡi. Nó giúp ta hiểu biết các nguyên lý Hiệp Khí Đạo nhưng nó cũng là đầu mối dẫn đến bế tắc. Đòn thế như lưỡi dao vừa giết người vừa cứu người, mở ra sinh lộ nhưng cũng dẫn đến tử lộ. Khi đòn thế dần trở nên khô cứng, bó buộc, nó dẫn ta vào ngõ cụt. Mặt khác đòn thế cũng mở ra cánh cửa cho ta nhìn thấy những ý nghĩa ẩn chứa trong Hiệp Khí Đạo.

Tại một số võ đường, các huấn luyện viên cho rằng chỉ có lối ra đòn của họ mới đúng và hiệu quả nhất. Gặp phải những chỗ như vậy bạn nên tìm nơi khác học thì hơn. Cách dạy của một huấn luyện viên chịu ảnh hưởng từ phong cách, cá tính, thể trạng và quá trình luyện tập của cá nhân người đó. Lối ra đòn lại còn tùy thuộc vào uke là ai và tấn công như thế nào. Nếu ông thầy cứ khăng khăng bắt học trò phải đặt chân thế này, để tay thế kia tức là ông ta đang lẫn lộn. Ông ta không phân biệt được rằng cách thể hiện đòn thế c�! ��a ông ! ta và những nguyên lý, chiến thuật Hiệp Khí Đạo là hai điều khác nhau. Thấy lối thực hành Hiệp Khí Đạo của mình có kết quả, mấy ông thầy kiểu này cho rằng cách đó cũng hạp với mọi người, và muốn học trò cũng phải làm theo như vậy. Họ quên rằng Hiệp Khí Đạo bao hàm những nguyên lý tổng quát nhưng biểu hiện rất đa dạng, mỗi lần mỗi khác.

Bạn có thể dễ dàng tự nhận ra sự phong phú này của Hiệp Khí Đạo. Nếu có dịp tập luyện ở nhiều võ đường khác nhau, dù cùng hay khác phái, bạn sẽ thấy rằng cùng một đòn nhưng có nhiều cách đánh khác nhau. Dù những cách đánh đó khác với cách của bạn, tất cả đều hiệu quả, nếu người ra đòn có căn bản vững vàng.

Có một điều dù nhắc đi nhắc lại vẫn không thừa: kỹ thuật Hiệp Khí Đạo chỉ là cách thể hiện của mỗi cá nhân. Những nguyên lý Hiệp Khí Đạo mới là yếu tố mang lại hiêu quả cho đòn thế. Dù tình huống nào, dù ai thực hành, các nguyên lý này vẫn giữ nguyên.

10- Ukemi – Nghệ thuật ngã

Những người mới tập thường có quan niệm sai lầm về kỹ thuật ngã (Ukemi) đó là nó hết sức thụ động, khó khăn và có vẻ tẻ nhạt. Với họ, phần thú vị chính là được ném người khác, còn bị ném thì chẳng hay ho chút nào. Tuy nhiên, có một cách tiếp cận khác khiến cho kỹ thuật ukemi trở nên thú vị, dễ tập, dễ thực hiện và hiệu quả hơn nhiều.

Ukemi chủ động

Kể cả khi đóng vai trò uke – nghĩa là người bị ném – thì Ukemi cũng vẫn là một khía cạnh tích cực. Một uke đúng nghĩa có hai vai trò. Thứ nhất là người tấn công, uke cần tấn công thật sự, dứt khoát tạo điều kiện thuận lợi cho nage dễ luyện tập. Một khi nage hợp với lực của đòn tấn công và bắt đầu dẫn lực sang hướng khác, vai trò sẽ thay đổi. Lúc này uke không còn là người dẫn lực mà trở thành người đi theo, nage trở thành người dẫn đường và dẫn lực sang hướng khác.

Sai lầm của người mới tập là tại thời điểm này họ trở thành người thụ động, để mặc cho nage kéo đi vòng vòng rồi ném xuống đất như những bao gạo. Là uke, bạn cũng cần luôn giữ thế chủ động, thay vì để mặc bị kéo vòng vòng và ném xuống đất hãy chủ động đi theo hướng của nage. Khi nage thực hiện kỹ thuật làm bạn mất thăng bằng, bạn hãy chủ động tách ra khỏi nage và hạ thấp cơ thể xuống mặt thảm. Lưu ý rằng, bất kể trong tình huống nào, uke luôn luôn phải chủ động, kể cả khi bị ném.


Chủ động hạ thẩp cơ thể

Lấy đòn Shomen uchi ikkyo làm ví dụ, uke chém mạnh và dứt khoát vào đầu nage, khi nage thực hi�! �n ikkyo, người uke bị uốn cong và lực chém bị hướng xuống đất. Bạn có thể chọn một trong hai cách, đơn giản là bị ném xuống đất như một cái giẻ ướt hay là chủ động ngã. Khi muốn lấy lại thăng bằng, bạn cần chú ý hạ thấp người và giữ trọng tâm. Nếu nage vẫn cố gắng tiếp tục làm bạn mất thăng bằng, bạn vẫn có thể lấy lại thằng bằng nhờ thực hiện kỹ thuật ukemi chủ động. Quá trình này tiếp diễn cho đến khi bạn đã chạm đất hoặc nage thực hiện kỹ thuật bất động hoá.


Lý do của việc thực hiện động tác này là trong khi bạn vẫn thăng bằng và kiểm soát được nếu nage thực hiện sai kỹ thuật, khi đó bạn có thể lợi dụng sơ hở để đảo ngược kỹ thuật nếu bạn giữ thăng bằng và làm chủ được được kỹ thuật ngã của mình.


Phương pháp ukemi chủ động rất đơn giản, khi bạn cảm thấy mất thăng bằng, đừng chống lại. Hãy bước một hay hai bước để lấy lại thăng bằng và chủ động hạ thấp cơ thể xuống tới mặt thảm. Tất nhiên, tốc độ di chuyển của bạn phải tương ứng với tốc độ của nage.
Để có thể cảm nhận được, hãy hình dung bạn là uke. Tấn công nage và tưởng tượng cách anh ta thi triển kỹ thuật chống lại bạn, hãy chậm rãi đi theo. Nếu bạn vẫn kiểm soát được cơ thể trong khi di chuyển, bạn có thể chuyển hướng bất cứ lúc nào và có thể cảm nhận được khi nage thực sự ném bạn đi.


Nếu bạn có thể thực hiện kỹ thuật ukemi theo cách này, bạn sẽ trợ giúp rất tích cực cho các học viên mới vì bạn có thể vừa dạy họ cách ném vừa dạy họ kỹ thuật thông qua kỹ thuật ukemi của b! ạn.


Một cách khác của ukemi đó là sau khi mất thăng bằng, bạn di chuyển theo một hướng không mong muốn (nghĩa là không đúng nơi mà nage muốn bạn ngã xuống). Điều này có thể làm cho nage đột ngột mất thăng bằng mà phải thực hiện ukemi


Hơi thở trong khi Ukemi

Trong Ukemi, hơi thở rất quan trọng, nếu bạn nín thở thì cơ thể sẽ không mềm mại. Nếu bạn thấy ukemi khó khăn, hãy sử dụng hơi thở để hoàn thành cú ngã.

Nếu bạn làm chủ được động tác ukemi của mình, kiểm soát hơi thở, và thả lỏng với cảm giác luồng khí chảy trong cơ thể, bạn sẽ thấy ukemi theo một khía cạnh hoàn toàn khác, thú vị hơn nhiều khi ném người khác.

11- Khía cạnh "Võ" của aikido

Khi muốn ứng dụng aikido vào chiến đấu, có 2 khía cạnh cần lưu ý: Chủ ý và tính thực tiễn của đòn thế.

Khi bạn đã thuần thục aikido đến một mức độ nào đó, đòn ra hiền hay dữ hoàn toàn tùy thuộc vào chủ ý của bạn khi ra đòn. Cùng một đòn thế nhưng nếu đánh hiền thì chỉ đủ để khống chế đối thủ nhưng đánh ác thì hậu quả rất tàn khốc.

Đạt đến trình độ đó thì bạn cũng yên tâm vì biết mình có khả năng tự vệ nhưng cũng lo vì phải có ý thức trách nhiệm. Nếu nóng nảy đánh ác quá thì sẽ gặp bao rắc rối. Cách hay nhất là trong khi tập luyện, luôn tìm cách nào đánh đòn hiệu quả nhưng dùng ít sức nhất, như vậy nhìn chung đòn thế sẽ có khuynh hướng hiền lành hơn.

Việc một đòn thế có thể ứng dụng trong thực chiến hay không chính là thước đo mức độ thực tiễn của đòn thế đó. Khi thực hành bạn nên tự hỏi xem "đòn này áp dụng được không?" và "đánh như vậy có hở đòn không ?"

Để trả lời câu hỏi thứ nhất, khi chống trả đòn tấn công, bạn phải xét xem bạn đã chuyển hoá sức tấn công thế nào, có đơn giản hài hoà và ít tốn sức không ? Vấn đề không phải là cứ đánh ngã uke là xong, mà quan trọng là đã tốn bao nhiêu công sức để làm việc đó ?

Để trả lời câu hỏi thừ nhì, hãy tưởng tượng bạn đứng vừa khít trong một trái banh, hai tay giang ra vừa chạm lớp vỏ banh, toàn bộ bề mặt quả cầu được coi là lớp vỏ an toàn của chính bạn. Những chỗ hở là các thời điểm và vị trí trên lớp vỏ đó mà bạn bị thất thế, đối phương sẽ l�! ��i dụng những điểm này để lẩn tránh và tấn công. Mỗi khi tập đòn nào bạn cũng phải để ý xem có để hở chỗ nào không. Tập quan sát như vậy chẳng những giúp bạn tránh bị hở mà còn giúp bạn phát hiện các chỗ hở của đối phương.





Kinh nghiệm tập aikido của tác giả

Theo tác giả ebook – Howard Bornstein, đối với aikido thì cái chính là phải tập luyện thường xuyên mới khá được, không có cách nào khác. Tác giả cũng đưa ra một số nhận xét và đề nghị nhằm giúp việc tập luyện hiệu quả và hứng thú hơn. Từ những kinh nghiệm này, tác giả hy vọng mỗi người sẽ rút ra được những điều hữu ích cho chính mình.

– Với aikido, mỗi người học và tiến triển một cách khác nhau, so sánh ganh đua với nhau không có lợi.
– Tập luyện chậm rãi tốt hơn là hối hả. Tập chậm giúp cơ thể có thời gian từ từ cảm nhận được các động tác.
– Tập cách đạt nhiều kết quả bằng cách ít gắng sức. Dùng ít sức mà hiệu quả mới đúng là nguyên lý Hiệp Khí.
– Nên mạnh dạn tìm tòi thử nghiệm, xem những kỹ thuật công hiệu tới đâu.
– Đừng làm những gì quá sức hay nguy hiểm, tránh để bị áp lực làm những điều không phù hợp với khả năng.
– Tập phải thấy vui, đừng gò ép.
– Khi tập nên giữ cho cơ thể thư giãn, thong thả, đầu óc tỉnh táo bình thản, thái độ khoan hoà không tranh chấp.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét