Hòa Thượng THÍCH THIỆN HOA
PHẬT HỌC PHỔ THÔNG
Nguồn: Ban HOẰNG PHÁP
GHPG VIỆT NAM, THÀNH HỘI PGTP HỒ CHÍ MINH
Thực hiện ebook: Tducchau (TVE)
Ngày hoàn thành: 21/02/2009
(Ngày 27 tháng Giêng năm Kỷ Sửu – Phật lịch 2553)
QUYỂN MỘT
KHÓA THỨ BA
Chú trọng về Thinh văn thừa Phật giáo
BÀI HỢP
TẬP ĐẾ (Sameda Dukkha)
MỤC LỤC
II – NGUYÊN NHÂN CỦA ĐAU KHỔ LÀ NHỮNG GÌ?
III – TÁNH CHẤT CỦA MƯỜI MÓN CĂN BẢN PHIỀN NÃO
IV – TÓM TẮT Ý NGHĨA VỀ KIẾN HOẶC VÀ TƯ HOẶC
DÀN BÀI
A. – MỞ ĐỀ
Vì sao Phật nói Khố-đế trước và Tập-đế sau?
B. – CHÁNH ĐỀ
I – Định nghĩa.
II – Hành tướng của mười món căn bản phiền não
1. Tham, 2. Sân, 3. Si, 4. Mạn, 5. Nghi, 6. Thân kiến, 7. Biên kiến, 8. Kiến thủ, 9. Giới cấm thủ, 10. Tà kiến.
III – Tánh chất của mười món căn bản phiền não
1. Kiết sử.
a) Lợi sử.
b) Độn sử.
2. Kiến hoặc
Tám mươi tám món Kiến hoặc của Bốn Đế trong ba cõi: Dục, Sắc và Vô sắc giới.
3. Tư hoặc
Tám mươi mốt phẩm Tư hoặc của Chín Địa trong ba cõi: Dục, Sắc và Vô sắc giới.
C. – KẾT LUẬN
Tóm tắt ý nghĩa chứa đựng trong những danh từ: kiết sử, kiến hoặc và tư hoặc.
PHẦN PHỤ CHÚ: Trần-sa-hoặc và Vô-minh hoặc.
TẬP ĐẾ (Sameda Dukkha)
A. – MỞ ĐỀ
VÌ SAO PHẬT NÓI KHỔ-ĐẾ TRƯỚC VÀ TẬP-ĐẾ SAU?
Trong Khổ-đế, chúng ta đã thấy rõ những nỗi thống khổ của trần gian. Trước những nỗi khổ ấy, không ai là không nhàm chán, ghê sợ cho cuộc đời ở cảnh giới Ta-Bà nầy, và không ai có thể an tâm, điềm nhiên sống trong cảnh ấy. Nhiều câu hỏi liền nẩy ra trong đầu óc chúng ta: Vì đâu sanh ra những nỗi khổ ấy? Ta có thể thoát ra khỏi móng vuốt của chúng để sống ở một cảnh giới đẹp đẽ hơn chăng? Và thoát ra bằng cách nào?