Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Phi Phi.html


Phi Phi


Đây là lần đầu emđến nhà Khoan.

Khoan h ỏi quê emởđâu? Em trả lời Uấn Chấu (Ôn Châu). Uấn Chấu, một vùng đất rất nghèo của Trung Quốc, nơi người dân trốn nghèo khó lưu tán khắp bốn phương trời. Tên em là gì? Em lấy cây bút dạ trên bàn, viết hai chữ Phi Phi. Hai chữ Hán trên đầu trang này, là nét bút tự tay em viết. Nghe tên em, Khoan chợt nhớđến một truyện của Quỳnh Dao, "Mùa thu lá bay" hoặc "Trôi theo dòng đời"…. trong đó có một nhân vật nữ cũng tên Phi Phi. Sau năm 75, lần đầu được đọc truyện Quỳnh Dao, dù đó chưa phải là những tác phẩm xuất sắc, Khoan đã nhận ra: nền văn học quanh Khoan, mà Khoan cũng góp phần phụng sự, được trang trí rất nhiều những tính tốt đẹp, chỉ duy tính nhân văn, cái cơ bản của một nền văn học đích thực, là còn thiếu vắng… Khoan hỏi tiếp: Phi Phi là một tên nghe quen quen. Khoan đã thấy nó trong một tác phẩm của Quỳnh Dao. Bà là một tác giả của đất nước em, chắc em biết. Tác phẩm đó tên là gì, em? Em lắc đầu. Em không phải là người Hồng Kông hay Đài Loan mà là người trong lục địa. Quỳnh Dao là một tác giả xa lạ với em. Bà không thuộc dòng chính thống của nền văn học nhà nước Trung Hoa lục địa. Từ ngày sang Pháp em mới phát hiện: còn có một nền văn học Trung Hoa khác nữa, khác biệt với nền văn học trong đó emđã được dạy dỗ. Nhưng em không thể trả lời câu hỏi của Khoan vì emđọc còn ít, em phải tập trung thời giờ cho việc kiếm sống. Cuộc sống của em đang hồi gian nan. Em bảo: tuổi trẻ của em chỉđược biết đến những cuốn sách đỏ của"Mao chủ tịch". Em đọc cho Khoan nghe vài câu em còn thuộc tới bây giờ: „Hồng ! vệ binh là những đứa con trung thành, là đội quân chủ lực của đảng Cộng sản và Cách mệnh vô sản Trung Hoa! Nã đại pháo vào bộ Tư lệnh Tư sản đỏ!!!" (của Lưu Thiếu Kì, Bành Đức Hoài…, các đồng chí cũ của ông Mao mà ông quyết định tiêu diệt)

*
Khoan biết Phi Phi từ lâu, nhưng không quen. Ngàyấy Khoan đang lang thang, thất

nghi ệp. Một nhà hàng Việt Nam nhiều người biết tiếng của quận 13 Paris, nhà hàng Đào Viên, đã thu nhận Khoan. Hàng ngày Khoan đến tiệm từ 11giờ sáng để chuẩn bị cho tiệm mở cửa vào 12 giờ. Giờđó, quận 13 bắt đầu tấp nập. Khoan thường gặp emở một ngách nào đó trong ga xe điện ngầm. Và nhiều cô bạn của em. Giờ này họ cũng bắt đầu đi làm. Họđẹp đến rợn người, với đôi mắt đong đưa sắc như dao của những mĩ nhân trên sân khấu kinh kịch Trung Quốc. Em không có đôi mắt đó nhưng nổi lên giữa họ, tự nhiên như hoa cỏ đồng nội, với nước da trắng hồng, với tầm vóc cao lớn của người phương Bắc, có lẽ em cao tới một mét bẩy mươi, với khuôn mặt nhẹ nhàng mang cặp môi không tô son nhưng lúc nào cũng đỏ. Nơi em toát ra không chỉ vẻ tươi mát mà cả niềm vui sống và một sinh lực rất dồi dào. Người ta có một tiếng lóng để chỉ công việc của em: "bán thiếp", bán những tờ thiếp. Có lẽ em sang đây với hy vọng tìmđược một công việc đàng hoàng, không phải việc này. Nhưng cuộc sống khó khăn đã xô đẩy, bắt buộc em… Vì chưa nói rành tiếng Pháp, em và các bạn luôn mang sẵn trong túi một tệp thiếp rất đẹp, mép mạ vàng, in những hàng chữ mời gọi dưới hình Hằng Nga trong xiêm y tha thướt hoặc hình Thần Tình Ái: một cậu bé trần truồng mũm mĩm vai mang cặp cánh, có con chim xinh xinh giữa hai chân, đang giương cung nhằm bắn những trái tim hồng. Nếu có ai quanh quẩn nơi em đứng, em sẽ lần lượt đưa những tấm thiếp ấy ra.

T ấm thứ nhất: Ông đã một lần nào được biết tình yêu phương Đông chưa? Tấm thứ hai: Phương Đông là xứ sở của người đẹp! Đã mấy nghìn năm, cảđến vua chúa và ngai vàng cũng nghiêng ngửa vì mê đắm họ! Tấm thứ ba: Vậy mà ngay ở Paris hôm nay ông cũng có thểđược hưởng tình yêu nồng nàn của một cô gái phương Đông như các vua chúa thời xưa. Chỉ với 300 quan! Tấm thứ tư: Xin theo em! Đừng để em một mình! Gặp em hàng ngày, gật đầu chào nhau đã quen. Rồi một buổi, Khoan có việc chợt nghĩđến em. Ngày ấy Khoan đang có chuyện buồn. Tóc Khoan bạc đi rất nhanh. Mới đầu chỉ là một mớ tóc tiêu muối, chưa đến nỗi muối tiêu, vẫn còn đenđen vì tiêu nhiều, muối ít. Vài tháng sau, tiêu ít đi, muối nhiều thêm và chỉ vài tháng sau nữa tiêu biến hết, chỉ còn lại toàn là muối. Mang mớ tóc trắng phau này màđi chạy bàn thì chẳng tiện chút nào. Khoan xin nghỉ việc, dù bà chủ tiệm, một người Hànội thanh lịch và tốt bụng, hết lòng muốn giữ Khoan ở lại. Kiếm được một cuốn Đường thi, Khoan nằm đọc cả ngày trên võng. Khoan thương Đỗ Phủ, thương Bạch Cư Dị, những đời lận đận. Và yêu Lý Bạch. Nghìn năm trước, nhà thơ-hiệp khách đã nói hộ nỗi day dứt muôn đời của con người trước tuổi tráng niên tươi đẹp mau qua:

Nhà cao g ương sáng buồn tóc bạc Sớm như tơ xanh, chiều thành tuyết ( Cao đường minh kính bi bạch phát Triêu như thanh ti, mộ thành tuyết ) Tưong tiến tửu – Lý Bạch

Khoan khao khát được đi một chuyến đi cuối đời qua xứ sở thấm đẫm thơ văn của họ, thăm những bến Phong Kiều, lầu Hoàng Hạc, những Giang Tây, Nhạc Dương, Tô Châu, Hàng Châu…. Không biết tự bao giờ, một huyền thoại Trung Hoa đã in sâu trong tâm trí Khoan: "Thượng giới có Thiên Đàng, Hạ giới có Tô, Hàng"! Thật thiệt thòi nếu trong đời không được một lần đặt chân đến đó. Khoan muốn trong chuyến đi được tìm biết nền văn minh và giao dịch thẳng với người Trung Quốc bằng ngôn ngữ của họ. Vì thế Khoan đã kiếm cuốn "Hội thoại Hán ngữ 900 câu" và đã tự học được một lần. Giờđây Khoan muốn có một người cùng nói chuyện cho quen âm điệu và cách nói. Khoan tìm gặp em. Em vui mừng khi thấy lại Khoan. Em nói tiếng Pháp đã kha khá:
– Anh đi đâu mà lâu không gặp? Làmăn có khá không? Có điều gì phiền muộn mà bữa nay lại tìm đến đây? Em sẽđưa anh tới một khách sạn quen. Chỗđó rất kín đáo…. Ưu phiền sẽ qua đi… Tội nghiệp em! Khoan vội nói:
– Có một việc khác, tôi muốn nhờ em.
– Nói đi. Em sẵn sàng.
– Em có thểđến nhà tôi được không? Giúp tôi học Hán ngữ. Một tuần hai ba giờ, tuỳ em xếp đặt. Tôi muốn đi một chuyến lữ hành dài dài, thăm Trung Quốc.
– Anh muốn emđến bao lâu?
– Chừng ba tháng, em thu xếp được không?
– Được! Thế là em đến.

*
Cuốn " Hán ngữ thực hành 900 câu" mở rộng, đặt trên bàn. Cuốn"Từđiển Hán-Việt Việt

Hán" kề bên. Và một máy ghi âm. Buổi học đầu tiên phảng phất một nỗi buồn: nỗi buồn tóc trắng. Phi Phi hỏi:
– Em thấy anh lúc tóc còn xanh mướt, mới thoáng đó màđã bạc hết! Sao vậy? Anh gặp điều gì phiền muộn? Khoan lặng im.
– Muốn tóc không sớm bạc thì đừng buồn phiền. Hãy sống với những niềm vui. Anh biết không, trong lịch sử Trung Quốc có người chỉ qua một đêm mà tóc đã trắng phau: Ngũ Tử Tư thời Xuân Thu Chiến Quốc. Buồn lo mau chóng huỷ hoại thân hình. Vì thế mà người Trung Quốc có câu: "Dẹp cái lo đi! Một đêm lo lắng, bạc trắng mái đầu!" Rồi em nói tiếp:
– Ở Trung Quốc thì có thể chữa cho đen lại được, uống "Hà thủ ô". Người ta bảo đó là phương thuốc thần diệu để níu giữ tuổi xuân cường tráng đa tình. Uống nó sức lực sẽ tăng cao, tóc dày lên và đen nhưđêm. Nếu đi thăm Trung Quốc, anh hãy tìm mua thứ thuốc đó…. Nhưng tóc trắng cũng đâu có gì đáng buồn! Mái toc trắng thích hợp với anh, anh có một khuôn mặt không ham danh lợi.
– Là khuôn mặt thế nào?

"T ướng thuật", phép nhìn dung mạo màđoán hoạ phúc, phát triển ở Trung Quốc đã mấy ngàn năm, hình như người Trung Quốc nào cũng biết ít nhiều.
– Là khuôn mặt của người ưa sống trong tĩnh lặng, em trả lời
, không ham bon chen, nhìn thấy danh lợi ở kề bên cũng không nhao nhác… Lời Phi Phi mang lại cho Khoan bao nhiêu an ủi. Mái tóc trắng có sao đâu, nó chứng tỏ một cuộc đời bình dị, sống đã gần xong.

*
Mỗi buổi học, Khoan gợi ý Phi Phi một chủđề. Em nói, Khoan nghe. Khoan cố gắng để

hi ểu hết lời em. Thỉnh thoảng Khoan hỏi lại, bằng đôi câu thật giản dị rồi tiếp tục lắng nghe.
– Người ta bảo cuộc sống bên Trung Quốc khá lắm. Kinh tế rất phát triển. Người dân sung sướng. Em nói, rất thong thả:
– Ở thành thị thôi. Người thành thị giàu. Người nông thôn vẫn nghèo. Cách biệt thật xa. Ở nông thôn và ở các tỉnh nhỏ, hạt gạo, miếng thịt vẫn quý lắm. Mà ởđâu thức ăn còn khan hiếm thì ởđó con người còn bị khống chế, còn thấp bé, hèn mọn… Anh có hiểu hết lời em không?
– Nói tiếp đi em. Bây giờ thì chưa, nhưng rồi anh sẽ hiểu hết. Phi Phi nói tiếp, chậm hơn:
– Người ta nhẫn nhục và lao khổ vì miếng ăn. Lúc nào nỗi lo sợ bị tước đoạt mất miếng ăn cũng đè nặng trên đầu, khiến đầu ta phải cúi thấp. Trong bữa ăn, những đứa em của em lỡ đánh vãi hạt cơm nào, bà em lại cẩn thận nhặt từng hạt bỏ vào mồm. Bà vừa nhai trệu trạo vừa phàn nàn: chúng mày phí phạm quá, không biết quý của "ngọc thực"! Khoan hỏi:
– Nghe nói phụ nữđã được quý trọng?
– Đôi chút hơn xưa! Những bé gái mới sinh không còn bị bịt mũi cho chết ngạt vì không còn thành kiến xã hội: nuôi con gái chẳng ích lợi gì. Tệ khinh rẻđàn bà đã bị Trời Đất trừng phạt, ngày nay Trung Quốc thiếu đàn bà, đàn ông không đủ vợ, người ta phải đi mua vợ từ nơi khác về.
– Có nơi để mua bán người hay sao? Ởđâu thế?
– Em xin lỗi, ởđất nước của anh, ở Việt Nam! Người ta bảo bên đó đàn ông chêt nhiều trong chiến tranh nên thừa nhiều đàn bà, nhất là ở nông thôn.… Họđều đã lỡ thì q! uá lứa, trai trẻ chẳng ai đoái hoài. Người đàn bà nào được mua cũng mừng đã kiếm được chồng và được chút tiền để lại cho gia đình trước khi về Trung Quốc…. những người đi mua vợ kể lại…. Chợt thấy một thay đổi gì đó trên nét mặt Khoan, em ngừng nói, ngơ ngác như người có lỗi.
– Nói tiếp đi em…. Không sao đâu…. Sự thật như thế thì nói khác đi sao được….
– …. Không đắt lắm, người ta bảo thế, vì Việt Nam nghèo khó hơn Trung Quốc. Mua một người đàn bà Việt Nam dễ coi về làm vợ chỉ hết một vạn tệ (nhân dân tệ), khoảng sáu nghìn quan tiền Pháp, một tháng lương tối thiểu của người lao động giản đơn. Ai trông thường thường thì không đến một vạn, chỉ dăm nghìn! Nghe Phi Phi, Khoan không ngăn được mình kêu lên! Ôi! Việt Nam! Việt Nam của Khoan!

*
Phi Phi! Vì đâu em rời bỏ quê hương?

- N ơi xa bao giờ cũng là vùng đất hứa. Chắc là anh đã trải nghiệm, nền chuyên chính vô sản, nhất là ở nông thôn và tỉnh nhỏ, sắt máu hơn cả nền chuyên chính phong kiến, không dung nạp nổi hai cái lớn của con người: tri thức và sắc đẹp. Đần độn, xấu xí thì được yên thân, thoát được mọi cuộc cải tạo tư tưởng lại có cơ may thăng tiến lên hàng ngũ lãnh đạo. Bất hạnh cho những ai có chút hiểu biết hoặc chút nhan sắc, xuất thân từ các gia đình khá giả… Từ làng quê, Phi Phi trốn lên Thượng Hải tìm dịp đổi đời. Không phải chỉ người quê em mà cả trăm nghìn người ở các nơi khác. Em bảo ngàyấy lớp lớp nông dân trốn khỏi các Công xã như dê cừu trốn chạy những chuồng gia súc. Các chợ người ở Thượng hải, nơi dân quê kéo đến tìm cơ may,đông nghẹt.
– Dễ kiếm việc làm không? Khoan hỏi.
– Ở nhiều nơi khác người ta đuổi trở về nông thôn vì không có hộ khẩu. Nhưng ở Thượng Hải thì được chấp nhận vì thành phốđang mở rộng, rất thiếu nhân công. Đàn ông dễ dàng tìm được việc làm ở các công trường xây dựng. Nhưng đàn bà thì khó vì sức đã yếu lại làm không đủ công, mỗi tháng thiếu hụt mất mấy ngày!
– Vì sao vậy?
– Vì…. hành kinh. Người đàn bà bắt buộc phải tránh công việc nặng nhọc vào những ngày ấy. Thế là người ta không mướn. Làm việc khác thì gái tỉnh nhỏ chúng em không đủ học vấn. Đã chót đến nơi đô hội, chỉ còn cách đứng đường, đón đàn ông. Ở Thượng Hải cũng nhưở khắp các thành phố khác trên đất Trung Hoa, người ta coi đó là một việc làm lén lút, bẩn thỉu, chính quyền tì! m mọi cách dẹp bỏ cho sạch sẽ bộ mặt đất nước. Nhưng cần gì mất công dẹp? Hãy tạo công ăn việc làm, người đàn bà sẽ tự mình bỏ nghềđó….
– …. Khốn khổ lắm, em nói tiếp, người ngoài đâu có thấu hiểu. Yêu đương là hoan lạc và thiêng liêng vậy mà mình không được phép lựa chọn, dù là ai cũng phải đành lòng chấp nhận! Tởm lợm quá! Nhưng không có công ăn việc làm, người đàn bà sinh sống cách nào? Khoan lặng im, không dámđộng đến nỗi đau của em.
– Một cặp nam nữ không mang theo chứng thực hôn nhân không bao giờ thuê được phòng chung ở khách sạn. Đưa nhau vào bóng tối công viên thì người đàn bà sợ bị công an bắt đưa đi cải tạo, người đàn ông cũng sợ bị bắt, sợ mất việc, sợ tai tiếng.
– Mọi việc sao ma giống y nhưởđất nước của anh!
– Có người mách một đường dây đưa phụ nữđi Ba Lê làm nghề may. Người ta bảo bên này sung sướng, làm việc thư thả mà kiếm ra tiền. Gia đình em bán hết mọi thứ, vay nợ nộp một phần tiền cho emđi, phần còn lại, em đi làm trả dần bên này.
– Nợ nần trả xong chưa?
– Chắc còn lâu lắm. Anh biết không: một món nợ rất lớn, năm mươi ngàn quan. Biết bao giờ mới tích góp được đủ? Thoạt đầu người ta đưa em vào một xưởng may lậu. Một ngày may mười hai tiếng, một tuần sáu ngày. Mỗi ngày được trả 150 quan.
– Chỉđủăn và trả tiền nhà, lấy đâu ra tiền góp nợ?
– Đó là việc của mình, chủ xưởng và chủ nợđâu cần biết. Thợ toàn đàn bà con gái nhập cư lậu, chẳng ai có giấy tờ, thỉnh thoảng khi cần mới dám ló mặt ra đường. Được ít ! lâu, xư! ởng bị phát giác, bịđóng cửa. Thế là mất việc, mà nợ nần còn chất nặng trên lưng. Chúng emđành đi "bán thiếp". Vừa để sống, vừa lấy tiền góp nợ. Bàn tay "Xã hội đen"đáng sợ và dài lắm. Nhưng họ không muốn gây rắc rối với chính quyền sở tại. Họ không làm gì mình bên này để bảo vệ tổ chức, nhưng sẽ giết người nhà mình bên kia. Tội nghiệp Phi Phi! Chẳng ai có thể làm được gì giúp em ra khỏi hoàn cảnh này….
– Khi còn ở quê nhà, em vẫn thường nghe bà than thở về nỗi cuộc sống nhiều khốn khổ mà ít niềm vui. Bà hay nhắc lời Trang Tử ngày xưa: "Đời người dài trăm năm nhưng mỗi tháng cũng chỉđược cười vui bốn năm ngày!"…. Anh hiểu em nói gì đấy chứ?
– Một tháng cười vui bốn năm ngày thì không ít đâu!
– Anh nghe khá rồi đấy…. Em cũng nghĩ như anh. Thời ông Trang Tử sao con người sống dễ dàng và lạc quan thế? Cười vui tận bốn năm ngày mỗi tháng. Bây giờ ta ít được cười. Chất lượng tự nhiên của cuộc sống ngày một kém đi, lao khổ và nỗi buồn là hai tiền định của kiếp người hôm nay. Phải vậy không anh?

*
Phi Phi giở cuốn Đường thi song ngữ Việt-Hán đặt trên bàn. Em lật giở một vài trang rồi

ng ừng lại. Khoan nhìn theo. Em đang đọc một người rất ít tiếng tăm: GiảĐảo.
– Em cũng thích Đường thi? Khoan hỏi.
– Em ít được đọc, từ béđã bận làmăn. Còn anh? Nghe Phi Phi, Khoan đã hiểu nhiều. Giờđây Khoan muốn trình bày, muốn nói:
– Một nền thi ca vĩđại. Có thể thấy trong đó mọi cảnh ngộ, mọi vui buồn của cuộc đời ta đang sống: niềm vui của gió trăng hoa lá, của đàn bà đẹp, của tình duyên, của rượu…. nỗi buồn thường ngày của tiếng quạ kêu sương, của khói sóng trên sông, của buổi hoàng hôn nhớ nhà…. Mỗi lần giở sách lại như lạc vào một cõi đam mê… Giờđến lượt anh hỏi: em hiểu anh nói gì đấy chứ?
– Em… hơi hơi hiểu. Chẳng bao lâu nữa anh sẽ nói thạo và em sẽ hiểu hết. Đường thi là một cõi đam mê…. Anh trai em cũng đã từng nói thế…. Anh thích những ai?
– Những người lừng lẫy, đọc đã quen, Cảđến những người không tên tuổi. Chẳng ai đáng bỏ qua. Đọc những người này phải rất thong thả và nhiều khi bỗng nhiên ta ngừng lại vì chợt cảm nhận được trên những dòng chữ bình thường một ý tưởng lấp lánh…
– Nhà em cũng có Đường thi, năm tập rất dày, mỗi tập hàng ngàn bài, không mỏng manh thế này. Nó như một thứ của gia bảo, cha và anh trai emđã giấu kĩ qua thời "cách mạng văn hoá" và thường lén đọc. Cha em bảo nhiều người được đưa vào Đường thi đã trải qua một cuộc đời khốn khó. Như ông GiảĐảo này. GiảĐảo thi cử nhiều lần không đậu, đã chán nản bỏđi tu, nhưng rồi lòng trần không dứt, lại cởi bỏ áo sư vềđi thi lại. Đỗđạt, được bổ nhi�! �m một chức quan, như các quan đương thời, ông theođuổi thơ văn. Nhưng nhà thơ GiảĐảo là người gần như ít ai biết đến. Thời gian sàng lọc, suốt một đời thơ ông chỉ lưu lại được dăm ba bài. Không như Lý Bạch "rượu uống một đấu, thơ làm trăm thiên" , GiảĐảo làm thơ khó nhọc, mài rũa từng chữ, từng câu nhưng vẫn không được mấy ai đương thời ngưỡng mộ. Đêm giao thừa, ông đem thơđã viết trong năm, bày lên án, đốt hương và rảy rượu xuống đất, ngậm ngùi khấn vái: " Đây là nỗi lao tâm khổ tứ của ta trong suốt năm qua!" rồi cầu xin một năm mới nhuận hoà cho sáng tác. GiảĐảo chỉ giống các nhà thơĐường ở số phận long đong. Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị…. bất cứ ai, mỗi lần "lỡ bút" lại một lần bị biếm trích ( đi đày ) khỏi kinh thành về những địa phương xa xôi heo hút. GiảĐảo đã hai lần bị biếm, một lần vì xúc phạm đến quan tể tướng, một lần vì động chạm đến vua. Làm quan mà chết trong nghèo khó, gia tài để lại chỉ có một con lừa gầy và cây đàn cũ. Con lừa để cưỡi chơi khi nhàn tản, cây đàn để ca hát lúc buồn.
– Anh trai em thích thơ lắm, nhưng cha em đã lấy cuộc đời GiảĐảo làm lời khuyên: nếu không có tài năng thiên phú thì đừng rời bỏ sự yên ổn của đời thường, đổi lấy sóng gió của thơ văn…. …. Các triều vua cũng như các nền chuyên chính đều sợ chữ nghĩa, đòi hỏi chữ nghĩa phải khuất phục và tận tuỵ phụng sự cho mình vì vậy mà thơ văn tự do không xu phụ, với đầy đủ phẩm giá của nó, hàm chứa rất nhiều hiểm hoạ. Anh trai em đã nghe theo. Anh đọc thơđể thưởng thức nh! ưng số! ng bằng nghề khác. Anh làm thợđiện. Đôi khi làm được bài thơ nào, anh cất kĩ dưới ngăn bàn.

Ở đất nước của Khoan cũng vậy thôi! Thơ văn với đầy đủ phẩm giá của nó hàm chứa rất nhiều hiểm hoạ. Theo đuổi thơ văn ởđâu cũng phải có lòng can đảm. Lời Phi Phi đã làm Khoan mất ngủ nhiều đêm. Khoan nằm thao thức nghĩ lại mình. . .

*
Căn hộ Khoan thuê nhỏ bé. Để che khuất bếp nấu ăn bừa bộn, nhìn thấu từ nơi tiếp khách,

Khoan tr ồng nhiều dây vạn niên thanh, làm thành một tấm rèm đan kết bằng lá. Nó mang lại cho căn phòng đơn điệu của Khoan một khoảng cây xanh nhưở ngoài trời. Khoan hỏi Phi Phi:
– Ở quê em, người ta có trồng loại cây này không?
– Một loại dây mọc hoang, thỉnh thoảng cũng được trồng làm cảnh. Người ta gọi nó là dây "trăm tuổi" (bách tuế), có nơi trân trọng hơn, gọi là dây "nghìn tuổi" (thiên tuế).
– Người Việt Nam càng trân trọng, gọi nó là dây "vạn niên thanh".
– Nhưng em không thích. Loài dây này không có hạnh phúc được sinh sôi nẩy nở mãnh liệt, ra hoa kết trái, được gió mang những mầm sống của mình đi gieo rắc khắp nơi. Nó âm thầm quá!
– Nhưng nó xanh suốt đời, xanh tới "vạn năm"."trường thọ" so với những loài cây khác. Một nét nhăn thoáng hiện trên mặt Phi Phi:
– Suốt đời xanh, xanh tới "vạn năm"! Nhưng xanh như thếđể làm gì? Cuộc sống chỉđáng sống khi ta hạnh phúc. Em sợ một cuộc sống vô vị dài dài, "trường thọ" trong nhàm chán và trong khốn khổ! Càng ngày Khoan càng thích nghe Phi Phi nói. Không phải chỉ cốt để học theo ngữđiệu của em. Lời em đầy an ủi và luôn luôn chứa đựng những triết lí nhân sinh. Em vốn sinh ra từ một dân tộc thâm thuý. Đã một thời, quê hương em là quê hương của tư tưởng.
– Em nghĩ thế nào về tình yêu?
– Em khao khát một tình yêu thành thực. Nhiều người đàn ông đã qua đời em mà có người nào yêu em thành thực đâu. Họ chỉ là những người thiếu đàn bà, cục cằn thô lỗ. Hoạ hoằn mới g�! �p được một người trang nhã…
– …. Nếu có ai thành thực yêu em, đểđền đáp lại, em sẽ hiến dâng người ấy chẳng những thân thể mà cả tâm hồn em. Em thèm được hiến dâng, được mãi mãi thuỷ chung…

*
Ngày vui thoáng qua, mới đó màđã đến buổi học cuối cùng. Mấy tuần nay mỗi khi Phi Phi

ra v ề, Khoan thường nghĩđến em với nhiều khao khát. Nhưng Khoan đã cố nén, không còn dám vương vào hệ luỵ. Bước vào một cuộc phiêu lưu tình ái thì dễ, nhưng cuộc phiêu lưu nào cũng sẽ có lúc chấm dứt, bước chân ra thật khó! Khoan hẹn:
– Nếu còn điều gì không hiểu, anh sẽ gom lại và nhờ Phi Phi đến nhà một lần nữa.
– Gọi điện cho em nhé, em sẽđến. Lần này em sẽ không lấy tiền của anh.
– Có thể nào lại không trả tiền em? Em đang cần tiền trả nợ! Em quên bàn tay "Xã hội đen" dài lắm rồi sao?

Đ ã một thời Khoan nhớ lại những ngày đầu tiên đến Paris như nhớ về một cơn ác mộng. Ngày ấy, Khoan ở dưới đáy của Paris hoa lệ, lang thang tìm việc khắp nơi, sống không có ngày mai, không xa cách là bao những người không nhà cửa, những cô gái "bán thiếp". Nhưng trong cái rủi nhiều khi cũng có cái may. Nếu không có những ngày khó khăn ấy, làm sao Khoan biết được mọi cảnh ngộ của đời người, làm sao Khoan gặp được Phi Phi. Lần đầu tiên sau ba tháng, họ hôn nhau trước khi chia tay. Không phải bốn lần chạm hai bên má vào nhau và huýt gió ra ngoài. Không phải bốn cái hôn nhàn nhạt theo phép lịch sự Paris, mà là những cái hôn cháy bỏng. Khoan đứng trên hiên gác nhìn theo bước Phi Phi. Xuống đến dưới sân, em quay lại vẫy:
– Hẹn gặp lại! Chúc anh một chuyến lữ hành vui vẻ về quê em!

* * * * *


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét