Rau an toàn
Rau an toàn là gì?
Khái niệm rau “an toàn” được quy định là các chất sau đây chứa trong rau không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép:
1. Dư lượng thuốc hoá học (thuốc sâu, thuốc cỏ)
2. Số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng.
3. Dư lượng đạm nitrat (NO3).
4. Dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asêníc, kẽm, đồng…)
Hai tiêu chuẩn thứ 3 và thứ 4 không gây tác hại tức thời mà tích luỹ nhiễm độc theo thời gian. Nhưng khi đã phát hiện được thì khó chữa trị.
Hai tiêu chuẩn 1 và 2, ta thường hay gặp do việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bệnh không hợp lý, hoặc do sử dụng phân người, phân gia súc tươi để bón cho rau.
Tiêu chuẩn vùng rau an toàn
SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT TP. Hồ Chí Minh ký quyết định số 84/QĐ/NN ngày 15 tháng 4 năm 2002
Ban hành Tiêu chuẩn công nhận vùng rau an toàn của thành phố Hồ Chí Minh và giao cho Chi cục BVTV thành phố chủ trì phối hợp với Tổ công tác rau an toàn của Sở. Trung tâm NCKHKT và Khuyến nông, Phòng kinh tế các quận, huyện có sản xuất rau xây dựng kế hoạch triển khai, tuyên truyền hướng dẫn nông dân và công nhận vùng rau an toàn.
Chi cục trưởng Chi cục BVTV, Chi cục Quản lý nước PCLB, Ban quản lý dự án Sở NN và PTNT, Giám đốc Trung tâm NCKHKT Khuyến Nông, Trưởng phòng Nông nghiệp, Kế hoạch Tài chính Sở, Nông thôn Trưởng phòng Kinh tế, Nông nghiệp các quận, huyện có sản xuất rau, các đơn vị tư nhân sản xuất rau an toàn có trách nhiệm thực hiện Quyết định này.
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN CÔNG NHẬN VÙNG RAU AN TOÀN
(Kèm theo Quyết định số 84 ngày 15 tháng 04 năm 2002 của Giám đốc Sở NN và PTNT)
Để được công nhận là vùng rau đạt tiêu chuẩn an toàn, phải hội đủ các điều kiện sau:
1- Điều kiện về sản xuất:
a) Vùng rau phải có diện tích canh tác tập trung theo đơn vị hành chính là ấp, liên ấp hoặc xã.
b) Vị trí vùng canh tác rau phải nằm trong vùng rau quy hoạch phát triển rau an toàn của Thành phố: không cần nơi bị ô nhiễm như khu công nghiệp, bệnh viện, khu chứa rác thải, nghĩa trang
c) Đất canh tác: có lý hóa tính chất phù hợp với sự phát triển của cây rau, thường xuyên được bón phân, duy trì độ phì của đất. Có nguồn tưới sạch, không ô nhiễm do sản xuất trước đây. Riêng các loại rau trồng ruộng nước: rau muống, rau nhút, sen thì ruộng không bị ô nhiễm bởi nguồn nước.
d) Nước tưới: nguồn nước tưới cho vùng rau không bị ô nhiễm các loại hoá chất và vi sinh vật độc hại, không dùng nước thải của sản xuất công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước ao tù đọng chưa qua xử lý.
e) Các chỉ tiêu phân tích lý hóa tính chất, nguồn nước sạch trong vùng phải đạt tiêu chuẩn rau an toàn theo Quyết định số 67/1998/QĐ-BNN-KHKT ngày 228/4/1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về "Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn"
2- Điều kiện về kỹ thuật :
a) Tối thiểu 90% số hộ trồng rau trong vùng đồng thuận sản xuất rau an toàn phải được tập huấn về kỹ thuật sản xuất rau an toàn do Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Thành phố tổ chức và cấp giấy chứng nhận và hộ hoặc nhóm hộ trồng rau phải có bản đồng thuận sản xuất rau theo quy trình kỹ thuật rau an toàn.
b) Đảm bảo trên 95% diện tích trồng rau trong vùng thực hiện đúng quy trình sản xuất rau an toàn của Sở Nông nghiệp và PTNT.
c) Phải áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho người và môi trường:
+ Giống: chọn giống tốt, sạch mầm sâu bệnh. Khuyến khích sử dụng các giống mới, giống lai F1, có chất lượng và năng suất cao.
+ Biện pháp canh tác: thực hiện theo quy trình sản xuất rau an toàn do Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành. Chú ý chế độ luân canh lúa rau màu hoặc xen canh, luân canh giữa các loại rau khác họ với nhau để giảm mức độ lây lan sâu bệnh.
+ Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV): sử dụng khi thật sự cần thiết và luân phiên các loại thuốc BVTV khác nhau. Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc. Tuyệt đối không dùng các loại thuốc nằm trong danh mục thuốc BVTV cấm và hạn chế sử dụng ở Việt
+ Phân bón: không sử dụng phân rác tươi, phân hữu cơ chưa ủ hoai. Tuỳ từng loại rau mà định số lượng, chủng loại phân bón cân đối, hợp lý và có thời gian cách ly an toàn trước khi thu hoạch.Việc sử dụng phân đạm và các loại phân hóa học khác phải đảm bảo không táo ra dư lượng trong rau rau vượt mức cho phép theo Quyết định số: 67/1998/QĐ-BNN-KHKT ngày 28/4/1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về "Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn". Hạn chế tối đa việc sử dụng chất kích thích và điều hoà sinh trưởng cho cây rau.
3- Điều kiện về tổ chức:
a) Vận động các hộ nông dân trồng rau trong vùng thành lập Tổ sản xuất, có Ban điều hành do tập thể bầu ra để thuận tiện trong việc tổ chức sản xuất, tiếp thu, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.
b) Trong thời gian 3 tháng sau khi tập huấn, Chi cục BVTV sẽ tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên các mẫu rau trên các ruộng đồng ruộng và sau thu hoạch. Sau đó sẽ đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định công nhận vùng rau an toàn khi tất cả số mẫu đều đạt tiêu chuẩn vùng rau an toàn về các chỉ tiêu theo quy định.
c) Sau khi được công nhận vùng rau an toàn, Chi cục BVTV sẽ thường xuyên kiểm tra và đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục công nhận đạt tiêu chuẩn sau thời hạn 1 năm kể từ ngày ra quyết định công nhận của kỳ trước.
4- Quyền lợi của hộ nông dân trồng rau trong vùng trồng rau an toàn:
a) Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND các quận huyện, phường xã có vùng rau an toàn và chỉ đạo cho các đơn vị thuộc Sở: Chi cục Quản lý nước và PCLB, Trung nước sinh hoạt và VSMTNT cùng bà con nông dân hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu, nước sinh hoạt, giao thông nông thôn, giao thông nội đồng để đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất.
b) Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo cho Chi cục BVTV, Trung Tâm Khuyến Nông xây dựng mạng lưới công tác viên để kịp thời theo dõi tình hình sâu bệnh, hướng dẫn cách phòng trị, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, xây dựng hệ thống nhà lưới sản xuất rau ăn lá.
c) Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với các Ngân hàng địa phương giúp cho nông dân trồng rau an toàn hưởng các chế độ tín dụng theo văn bản của UBND Thành phố. Sở sẽ vận động các Công Ty thuốc trừ sâu, giống cây trồng, phân bón cung ứng vật tư theo phương thức ứng trứơc (nếu nông dân có yêu cầu)
d) Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ vận động các tổ chức và cá nhân kinh doanh rau an toàn tổ chức thu mua sản phẩm cho vùng rau an toàn.
e) Sở Nông nghiệp và PTNT giao cho phòng Nông Thôn Sở hướng dẫn nông dân thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, xây dựng các biện pháp quản lý và điều hành.
Văn bản liên quan đến rau an toàn
Nghị Định số 46/CP ngày 6/8/1996 của Chính phủ " Qui định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Nhà nước về Y tế.
Chỉ thị số 24/CT-UB-KT ngày 29/7/1997 của UBND thành phố về việc phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá
Thông báo số 165/TB-NNPTNT-NN ngày 23/11/1997 của Sở Nông nghiệp & PTNT " Về việc phân công quản lý dư lượng thuốc trừ sâu trên rau quả"
Quyết định số 67/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/04/1998 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành “Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn”
Chỉ thị số 08/1999/CT-TTg ngày 15/04/1999 của Thủ tướng Chính phủ về vệ sinh an toàn thực phẩm
Hướng dẫn số 37/HD-NN/NN ngày 03/05/2000 của Sở Nông nghiệp và PTNT v/v hướng dẫn thực hiện quy định tạm thời sản xuất rau an toàn trên địa bàn TPHCM
Pháp lệnh Bảo vệ thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH ngày 25 tháng 7 năm 2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội
Quyết định số 84/QĐ/NN ngày 15/04/2002 của giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT v/v ban hành tiêu chuẩn công nhận vùng rau an toàn của TPHCM
Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ ban hành Điều lệ BVTV, Điều lệ KDVT và Điều lệ quản lý thuốc BVTV
Chỉ thị số 10/CT-UB ngày 11/05/2002 của UBND thành phố về tăng cường các biện pháp để khắc phục ngộ độc do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tùy tiện trên rau muống nước
Quyết định số 278/QĐ-NN ngày 01 tháng 11 năm 2002 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT v/v công nhận vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn
Qui trình công nhận vùng rau an toàn
Bước 1: Công nhận tạm thời vùng RAT
- Điều tra lấy mẫu phân tích đất, nước trong vùng: (các chỉ tiêu kim loại nặng, NO3, vi sinh) trong vòng 1 tháng.
- Điều tra lấy mẫu Rau theo cơ cấu chủng loại và qui mô, diện tích từng loại Rau hiện hữu trên đồng ruộng 2-3 ngày trước thu hoạch, đang thu hoạch, khảo sát các chỉ tiêu dư lượng thuốc trừ sâu, lân hữu cơ, carbamat, NO3, Clo. Thời gian 7 ngày/lần/trong vòng một tháng (song song với việc lấy mẫu đất, nước). Kết quả ổn định và đạt yêu cầu 95% số mẫu rau có dư lượng TTS dưới mức cho phép thì công nhận tạm thời Vùng RAT. Họp báo thông báo công nhận tạm thời vùng RAT:
Văn bản đồng thuận của địa phương.
Qui định công nhận tạm thời Vùng RAT của ban chỉ đạo RAT.
Các thông báo kết quả phân tích đất, nước, dư lượng.
Bước 2: Công nhận chính thức Vùng Rau an toàn sau đó 1 tháng
- Tiến hành điều tra cơ bản tình hình sản xuất, nguồn lực nông dân.
- Xây dựng chương trình nội dung huấn luyện nông dân sản xuất RAT/từng vùng cụ thể.
- Tiến hành huấn luyện sản xuất RAT. (90% hộ sản xuất Rau được huấn luyện và cam kết sản xuất RAT)
- Cấp giấy chứng nhận, làm bản cam kết và đăng ký tham gia sản xuất RAT.
- Có ít nhất 1-2 tổ chức tự nguyện phụ trách điều hành sản xuất và giao dịch RAT.
Bước 3: Tái công nhận Vùng RAT sau mỗi năm
- Căn cứ vào tỉ lệ đạt yêu cầu ổn định 95% số mẫu rau có dư lượng TTS dưới mức cho phép thì tái công nhận Vùng RAT.
- 95% hộ sản xuất rau được huấn luyện sản xuất RAT.
Các vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn của TPHCM
Các vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn của TPHCM do PGĐ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHẠM THUYẾT (QĐ số : 278/2002/QĐ/NN) ký ngày 01 tháng 11 năm 2002:
- Xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh
- Xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh
- Xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn
- Xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn
- Xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn
- Xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi
Quản lý dư lượng thuốc trừ sâu trên rau quả
TP.Hồ Chí Minh Từ ngày 23 tháng 11 năm 1997, theo thông báo số 165 / TB-NNPTNT-NN của Sở Nông nghiệp & PTNT, Quản lý dư lượng thuốc trừ sâu trên rau – quả được giao giao trách nhiệm cho Sở NN và PTNT. Ban Giám đốc Sở phân công Chi cục BVTV có nhiệm vụ trực tiếp tổ chức quản lý, kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu ở rau quả trên địa bàn thành phố, hạn chế mức thấp nhất ngộ độc cho người tiêu dùng từ khâu trồng đến lưu thông phân khối.
Chi cục BVTV: Xây dựng đề án để trình Ban Giám đốc Sở về các nội dung quản lý dư lượng thuốc trừ sâu trên rau – quả, cụ thể:
1. Xác định phạm vi kiểm tra:
- Tổ chức kiểm tra từ đầu vào như nông dân thực hiện trồng đúng qui trình trồng rau an toàn.
- Kiểm tra các chợ đầu mối có lượng rau quả lớn.
- Kiểm tra đột xuất rau – quả đang lưu thông và kiểm tra định kỳ.
2. Phương pháp kiểm tra: tại đồng ruộng, nơi sơ chế, nơi tiêu thụ như chợ, của hàng, shop (phương pháp kiểm tra nhanh).
3. Cách chứng nhận sản phẩm rau – quả an toàn sao cho đơn giản như : bán lẻ, bán sỉ, bán cho tập thể bộ đội, trường học, bệnh viện, nhà hàng và bán cho khách hàng.
4. Về lực lượng chuyên môn để làm nhiệm vụ kiểm tra – quản lý.
5. Phương tiện kỹ thuật đề nghị trang bị trang thiết bị.
6. Đề xuất qui chế.
Làm sao nhận biết rau an toàn
Chúng tôi đã đưa vấn đề này ra thảo luận cùng với một số nhà khoa học và đều nhận được câu trả lời là: bằng cảm quan rất khó có thể nhận biết được rau nào là an toàn, rau nào là không an toàn. Một số nhà nội trợ dựa vào việc rau nào bị sâu ăn hoặc có sâu là rau đạt yêu cầu (có thể không có thuốc trừ sâu), hay màu sắc rau càng xanh đậm, chứng tỏ rau có chứa nhiều đạm (nhiễm độc nitrat)… đều không chính xác.
Các dư lượng như: thuốc hoá học, vi sinh vật, ký sinh trùng, nitrat, kim loại nặng… chứa trong rau đều không thể kiểm tra cụ thể bằng mắt mà phải kiểm tra bằng các thiết bị phân tích.
Vậy có cách nào để mua được rau an toàn?
Cách tốt nhất vẫn là chọn nơi mua và nhà cung cấp có uy tín. Hy vọng trong tương lai, xuất xứ và chất lượng của rau sẽ được niêm yết hoặc dán trên từng sản phẩm.
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam
Ban hành kèm theo quyết định số: 16/QĐ-BNN-BVTV ngày 12 tháng 3 năm 2002 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT)
| TÊN CHUNG (COMMONNAMES) | TÊN THƯƠNG PHẨM (TRADE NAMES) |
Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản | ||
1 | Aldrin | Aldrex, Aldrite … |
2 | BHC, Lindane | Gamma – BHC, Gamma – HCH, Gamatox 15 EC, Lindafor, Carbadan 4/4G; Sevidol 4/4G .. |
3 | Cadmium compound (Cd) |
|
4 | Chlordance | Chlorotox, Octachlor, Pentichlor … |
5 | DDT | Neocid, Pentachlorin, Chlorophenothane …) |
6 | Dieldrin | Dieldrex, Dieldrite, Octalox … |
7 | Eldrin | Hexadrin … |
8 | Heptachlor | Drimex, Heptamul, Heptox … |
9 | Isobenzen |
|
10 | Isodrin |
|
11 | Lead compound (Pb) |
|
12 | Methamidophos | Dynamite 50 SC, Hilitox 70 SC, Master 50 EC, 70 SC, Monitor 50 EC, 60 SC, Isometha 50 DD, 60 DD, Isosuper 70 DD, Tamaron 50 EC ,… |
13 | Methyl Parathion | Danacap M25, M40; Folidol – M50 EC; Isomethyl 50 ND; Metaphos 40 EC, 50 EC; (Methyl Parathion) 20 EC, 40 EC, 50 EC; Milion 50 EC; Proteon 50 EC; Romethyl 50 ND; Wofator 50 EC … |
14 | Monocrotophos: | Apadrin 50SL, Magic 50 SL, Nuvacron 40 SCW/DD, 50 SCW/DD, Thunder 515 DD, … |
15 | Parathion Ethyl | Alkexon, Orthophos, Thiopphos … |
16 | Sodium Pentachlorophenate monohydrate | Copas NAP 90 G, PDM_4 90 bột, P-NaF 90 bột, PBB 100 bột |
17 | Pentachlorophenol | CMM 7 dầu lỏng, dầu trừ mối M-4 1.2 lỏng |
18 | Phosphamidon | Dimeccron 50 SWC/DD |
19 | Polychlorocamphene | Toxaphene, Camphechlor … |
20 | Stroban | Polychlorinate of camphene |
Thuốc trừ bệnh hại cây trồng | ||
21 | Arsenic compound (As) except Dinasin |
|
22 | Captan | Captane 75 WP, Merpan 75 WP,… |
23 | Captafol | Difolatal 80 WP, Folcid 80 WP, … |
24 | Hexachlorobenzene | Anticaric, HCB… |
25 | Mercury compound (Hg) |
|
26 | Selenium compound (Se) |
|
Thuốc trừ chuột | ||
27 | Talium compound (TI) |
|
Thuốc trừ chuột | ||
28 | 2.4.5 T | Brochtox, Decamine, Veon … |
Ghi chú:
Các chế phẩm có chứa Pentachlorophenol, sodium Pentachlorophenate đã được gia công, chế bến tại Việt
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam
Ban hành kèm theo quyết định số: 16/QĐ-BNN-BVTV ngày 12 tháng 3 năm 2002 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT
TT | TÊN HOẠT CHẤT-NGUYÊN LIỆU (COMMON NAME) | TÊN THƯƠNG PHẨM (TRADE NAME) | ĐỐI TƯỢNG PHÒNG TRỪ (CROP/ | TỔ CHỨC XIN ĐĂNG KÝ (APPLICANT)
|
I. Thuốc sử dụng trong Nông Nghiệp | ||||
1. Thuốc trừ sâu : | ||||
1 | Carbofuran ( min 98%) | Furadan 3 G | Tuyến trùng, sâu xám, rệp, sùng trắng, sùng bửacủi trong đất trồng lúa, mía, cà phê, vườn ươm, cây rừng, cây ăn quả. | FMC Asia Pacific Inc – HK |
Vifuran 3 G | Tuyến trùng hại đất trồng lúa; sâu xám, rệp, sùng trắng, sùng bửa củi hại đất trồng mía, cà phê, vườn ươm, cây rừng, cây ăn quả | Công ty thuốc sát trùng Việt | ||
Yaltox 3 G | Trừ tuyến trùng, sâu xám, rệp, sùng trắng, sùng bửa củi hại đất trồng lúa, mía, cà phê, cây rừng, cây ăn quả | Cty TNHH Kinh doanh XNK Hoà Bình-Hà Nội | ||
2 | Deltamethrin 2% + Dichlorvos 13% | Sát Trùng Linh 15 EC | Rệp sáp hại cà phê, sâu đục thân hại ngô | Công ty thuốc trừ sâu -Bộ Quốc Phòng |
3 | Dichlorvos ( DDVP) | Demon 50 EC | Rầy chổng cán, nhện, bọ trĩ, ruồi, rệp sáp hại cây ăn quả; nhện, rệp, bộ trĩ, ruồi, rêpẹ sáp, bọ cánh cứng, sâu ăn lá hại cà phê, thuốc lá, bông | Connel Bros Co., Ltd |
4 | Dicofol ( min 95%) | Kelthane 18.5 EC | Nhện hại cây ăn quả, ớt | Dow AgroSciences B.V |
5 | Dicrotophos (min 85%) | Bidrin 50 EC | Sâu đục cành hại cà phê, sâu ăn tạp hại lạc | Cty vật tư KTNN Cần Thơ. |
6 | Endosulfan (min 93%) | Cyclodan 35 EC | Rệp, sâu đục thân, rầy, sâu ăn lá hại cây ăn quả (trừ nho), cây công nghiệp (trừ chè). | Công ty TNHH KD XNK Hoà Bình |
Endosol 35 EC | Rệp, sâu đục thân, rầy, sâu ăn lá hại cây ăn quả (trừ nho), cây công nghiệp ( trừ chè). | Công Ty thuốc trừ sâu Sài Gòn | ||
Tigiodan 35 ND | Mọt đục quả, đục cành hại cà phê; sâu ăn tạp, sâu đục quả hại đậu | Công ty vật tư nông nghiệp Tiền Giang | ||
Thiodan 35 EC | Sâu xanh, rầy xanh, sâu hòng hại bông; sâu xanh, sâu đục quả, sâu khoang hại đậu tương; sâu keo, rệp hại cây cảnh; sâu đục thân, sâu đục quả hại cà phê | Aventis Corp Science | ||
Thasodant 35 EC | Sâu xanh hại đậu tươn; sâu đục thân, mọt đục cành hại cà phê | Công ty TNHH ADC | ||
Thiodol 35 ND | mọt đục quả, mọt đục cành hại cà phê | Công ty vật tư KTNN Cần Thơ | ||
| Methomyl (min 98.5%) | Lannte 40 SP | Sâu xanh hại bông, thuốc lá, đậu xanh, cà chua; sâu khoang hại lạc;sâu xanh da láng hại đạu tương; bị trĩ hịa dưa hấu | Du Pont Far East Inc |
2. Thuốc trừ bệnh hại cây trồng: | ||||
| MAFA | Dinasin 6.5 SC | Bênh khô vằn hại lúa | Công ty thuốc sát trùng Việt |
3. Thuốc trừ chuột | ||||
| Zinc Phosphide | Fokeba 20% | Chuột hại đồng ruộng | Công ty thuốc sát trùng Việt |
|
| QT – 92 18% | Chuột hại đồng ruộng, kho tàng | Cty TNHH TM-DV Thanh Sơn Hoá Nông |
|
| Zinphos 20% | Chuột hại đồng ruộng | Công ty thuoốc trừ sâu Sài Gòn |
II. Thuốc trừ mối | ||||
| Na2SiF6 50% + HBO3 10% + CuSO4 30% | PMC 90 bột | Mối hại cây lâm nghiệp |
|
| Na2SiF6 80% + ZnCl2 20% | PMs 100 bột | Mối hại nền móng, hàng rào quanh công trình xây dựng | Viện khoa học lâm nghiệp Việt |
III. Thuốc bảo quản lâm sản | ||||
| Methylene bis Thiocyanate 5% + Quaternary ammonium compounds 25% | | Nấm hại gỗ | Celcure (M) Sdn Bhd |
| Sodium Tetraboratedecahy – drate 54% + Boric acid 36% | Celbor 90 SP | Nấm hại gỗ | Celcure (M) Sdn Bhd |
| CuSO4 50% + K2Cr2O7 50% | XM5 100 bột | Nấm,nục, côn trùng hại tre, gỗ, song, mây | Viện khoa học lâm nghiệp Việt |
| ZnSO4.7H2O 60% + NaF 30% + phụ gia 10% | LN5 90 bột | Nấm, mục, côn trùng hại gỗ sau chế biến, song, mây, tre | Viện khoa học lâm nghiệp Việt |
| SO4(NH4)2 92% + NaF 8% | PCC 100 bột | Nấm, mục, làm chậm bắt lửa gỗ, song, mây, tre | Viện khoa học lâm nghiệp Việt |
| IV. Thuốc khử trùng kho: |
|
|
|
| Aluminium Phosphide | Celphos 56% tablet | Sâu mọt hại kho tàng | Excel Industries Ltd |
| Gastoxin 56.8 GE | Sâu mọt hại kho tàng | Helm AG | |
| Fumitoxin 55% tablets | Côn trùng hại nông sản, nhà kho, phương tiện chuyên chở | Cty cổ phần khử trùng giám định Việt | |
| Phostpoxin 56% viên tròn, viên dẹt | Côn trùng, chuột hại kho tàng | Cty cổ phần khủe trùng giám định Việt | |
| Quickphos 56 viên | Sâu mọt hại kho tàng | United Phosphorus Ltd | |
| Magnesium phosphide | Magtoxin 66 tablet, pellet | Sâu mọt hại kho tàng | Cty cổ phần khử trùng giám định Việt |
| Methyl Bromide | Bromine Gas 98% | Mọt, bướm, gián, mạt, chuột hại hàng hoá trong kho (đường, đậu, quả khô, ngô, gạo, lúa, cao lương, kho trống) | Cty cổ phần khử trùng giám định Việt |
|
| Drowfome 98% | Sâu mọt hại nông, lâm sản sau thu hoạch | Cty TNHH TM-DV Thanh Sơn Hoá Nông |
|
| Meth – O – gas 98% | Sâu, mọt hại nông, lâm sản sau thu hoạch | Cty vật tư KTNN Cần Thơ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét