Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

QuyCheHSSV

QUYẾT ÐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO

SỐ 1584-GD-DT NGÀY 27-07-1993

 

Về việc hành “Quy chế công tác học sinh, sinh viên

trong các trường đào tạo “

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC ÐÀO TẠO.

 

1.                   -                      Căn cứ Nghị định 418/HÐBT ngày 07 tháng 12 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định chức năng vụ, quyền hạn và chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Ðào tạo;

2.                   -                      Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính qui định về nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

3.                   -                      Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị và Học sinh (dưới đây gọi tắt là Học sinh, Sinh viên).

 

QUYẾT ÐỊNH

 

Ðiều 1 :

Ban hành kèm theo Quyết định này bản ” Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo”

Ðiều 2 :

4.       -          Quy chế này áp dụng từ ngày ban hành tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề,các lớp năng khiếu nguồn trong các trường đại học thay thế các văn bản :

5.       -          Quy chế tạm thời về quản lý sinh viên, học sinh đại học và trung học chuyên nghiệp ban hành theo Quyết định số 09/QÐ ngày 03/05/1968 của Bộ trưởng Bộ Ðại học và Trung học chuyên nghiệp.

6.       -          Quy chế khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ban hành theo Quyết định số 1493/QÐ ngày 03 tháng 11 năm 1977 của Bộ trưởng Bộ Ðại học và Trung học chuyên nghiệp;

7.       -          Thông tư số 22/QLHS ngày 13 tháng 6 năm 1981 về việc chuyển ngành, chuyển trường đối với học sinh các trường Ðại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp;

8.       -          Quy chế phân loại học sinh các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ban hành theo quyết định số 03/QÐ ngày 24 tháng 01 năm 1986 của Bộ trưởng Bộ Ðại học và trung học chuyên nghiệp;

 

 

 

 

 

Ðiều 3 : Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Học sinh – sinh viên, Vụ trưởng các vụ có liên quan, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Giám đốc các Sở Giáo dục và Ðào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO

TRẦN HỒNG QUÂN

 

 

QUY CHẾ

CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ÐÀO TẠO.

(Ban hành theo Quyết định số 1548/GD – ÐT ngày 27 tháng 7 năm 1993 )

 

LỜI NÓI ÐẦU

 

 

Công tác học sinh, sinh viên phải hướng vào thực hiện mục tiêu đào tạo chung cho các trường là hình thành nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân ; đào tạo những người lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật , giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, có kiến thức văn hóa, khoa học công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp, có sức khỏe, có khả năng góp phần có hiệu quả làm cho dân giàu nước mạnh đưa đất nước tiến kịp thời đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .

Ðể đưa công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo vào nền nếp, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, làm rõ yêu cầu nội dung công tác học sinh, sinh viên, trách nhiệm của cơ quan quản lý, làm rõ quyền và nghĩa vụ của công dân – học sinh , sinh viên , bảo đảm công khai, dân chủ và công bằng xã hội ở tất cả các khâu có liên quan đến học sinh, sinh viên trong học tập, rèn luyện , tổ chức đời sống và hoạt động xã hội, Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy chế Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo. Quy chế này áp dụng chủ yếu cho hệ đào tạo chính quy. Ðối với những hệ đào tạo khác các trường vận dụng thực hiện Quy chế này ở mức độ thích hợp.

 

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ÐỊNH CHUNG

 

Ðiều 1:

Người đang học trong hệ trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề gọi là học sinh chuyên nghiệp (sau đây gọi tắt là học sinh) , còn người đang học trong hệ đại học và cao đẳng gọi là sinh viên.

Học sinh , sinh viên (viết tắt là HS – SV) là nhân vật trung tâm của các trường đào tạo. Công tác HS – SV trong các trường đào tạo là một trong những công tác trọng tâm của Hiệu trưởng các trường . Hiệu trưởng các trường đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tất cả các khâu trong công tác HS- SV , tạo điều kiện đảm bảo cho HS – SV thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

Công tác HS- SV phải được thực hiện theo đúng đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo và nội quy, quy chế của trường.

Ðiều 2:

Bộ Giáo dục vàÐào tạo thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với công tác HS – SV trong phạm quy cả nước, phối hợp với các ngành, các cấp hữu quan xây dựng và ban hành các chủ trương , chính sách, các văn bản pháp quy; chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra các trường thực hiện .

Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Ðào tạo , các ngành có trường đào tạo và các sở Giáo dục – Ðào tạo có quyền và có trách nhiệm cụ thể hoá công tác HS- SV cho phù hợp với đặc điểm đào tạo của ngành, của địa phương, tiến hành chỉ đạo, kiểm tra công tác HS – SV tại các trường thuộc quyền quản lý của mình.

Ðiều 3:

 

Nội dung công tác HS – SV của nhà trường:

1.       1.       Tổ chức tiếp nhận HS – SV trúng tuyển vào đại học.

2.       2.       Tổ chức và quản lý việc học tập của HS – SV theo đúng chương trình, kế hoạch đã định và th75c hiện đúng các quy chế, quy định hiện hành.

3.       3.       Tổ chức và quản lý đời sống vật chất của HS- SV : ăn, ở , sinh hoạt của HS – SV nội trú trong ký túc xá.

4.       4.       Tổ chức và quản lý đời sống tinh thần của HS – SV : công tác chính trị tư tưởng, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động xã hội khác của HS – SV.

5.       5.       Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đối với HS – SV về học bổng, học phí, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác có liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của HS – SV.

6.       6.       Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương nơi trường đóng(phường, xã, quận, huyện, thị, tỉnh, thành phố tuỳ theo nội dung quy mô của vấn đề ) xây dựng kế hoạch bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nơi trường đóng; giải quyết kịp thời, đúng đắn các vụ việc, các vấn đề có liên quan đến HS – SV. Hướng dẫn HS – SV nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và nội dung quy chế.

7.       7.       Biểu dương khen thưởng những HS – SV đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, trong các hoạt động xã hội; xử lý kỷ luật đối với HS – SV vi phạm pháp luật và nội quy, quy chế. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác thanh tra.

 

CHƯƠNG II

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HỌC SINH, SINH IÊN

 

Mỗi HS – SV trước hết là một công dân có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định trong hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và trong các luật lệ hiện hành. Trong các trường đào tạo công dân học sinh, sinh viên cón có các quyền và nghĩa vụ sau:

Ðiều 4:

Quyền của học sinh, sinh viên:

1. 1. Ðược nhận vào học đúng ngành nghề đã đăng ký dự tuyển nếu:

9. -    Ðủ điều kiện dự thi.

10.                     -    Ðủ các điều kiện xét tuyển do Hội đồng tuyển sinh trường quy định cho mỗi khoátuyển sinh và từng ngành nghề.

2. 2. Nếu trường có chỉ tiêu tuyển sinh đi học nước ngoài theo các hiệp định Nhà nước, sinh viên, học sinh có nguyện vọng và có đầy đủ điều kiện quy định, được quyền đăng ký vào diện dự tuyển học nước ngoài theo quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài hiện hành của Bộ Giáo dục và Ðào tạo.

3. 3. Ðược sử dụng thư viện , các trang thiết và phương tiện phục vụ học tập, thí nghiệm nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ theo quy định của trường.

4. 4. HS – SV, sau khi đăng ký chính thức và được trường đang học cho phép, thì được khuyến khích học tập theo chương trình cá nhân , học vượt thời gian quy định, cùng một lúc ở nhiều ngành trong một trường và nhiều trường, thi lấy nhiều bằng, học thêm ngoại ngữ, tham gia nghiên cứu khoa học, thi học sinh, sinh viên giỏi.

5. 5. Trong thời gian học tập, HS- SV hệ chính quy được hưởng quyền lợi vật chất và tinh thần theo chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước như : tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình (đối với HS – SV nam), được cấp học bổng khuyến khích, nếu đạt được tiêu chuẩn quy định . HS – SV thuộc diện chính sách xã hội đu6ộc hưởng trợ cấp xã hội và miễn giảm học phí. HS – SV nghèo vượt khó học tập có thể được xem xét miễn giảm học phí, được trợ cấp khó khăn tuỳ theo điều kiện của trường. HS – SV đạt loại giỏi, ngoài học bổng khuyến khích do ngân sách Nhà nước cấp, còn được hưởng các loại học bổng khuyến khích tài năng khác do các tổ chức, các cá nhân tài trợ cho trường.

6. 6. HS- SV được trường phổ biến nội quy, quy chế về học tập, thực tập, về chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đến HS – SV ; được đóng góp ý kiến với Hiệu trưởng trường về mục tiêu, chương trình nội dung và phương pháp đào tạo, được đế đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề có liên quan đến cá nhân và tập thể HS – SV như học tập, môi trường đào tạo, ăn, ở, sinh hoạt và các mặt trong đời sống tinh thần.

7. 7. HS -SV được chăm lo, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ hiện hành của Nhà nước.

8. 8. HS – SV được quyền cử đại diện vào các Hội đồng trường, Hội đồng khen thưởng và kỷ luật , Hội đồng xét học bổng và các Hội đồng khác của trường có liên quan đến HS – SV . HS – SV được khuyến khích và tạo điều kiện hoạt động trong các tổ chức Ðoàn THCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, tham gia các tổ chức tự quản của HS – SV, các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngoài trường, các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu đào tạo của trưỡng .

9. 9. HS- SV được nhà trường giúp đỡ để tìm việc làm khi ra trường (giới thiệu nhu cầu xã hội, cơ sở cần tuyển lao động; cấp giấy giới thiệu , hồ sơ để HS – SV tự tìm việc làm ) . HS – SV đạt loại khá giỏi mà trong quá trình học tập ở trường không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên được nhà trường ưư tiên trong giới thệu tìm việc làm.

10.                     10.                     Khi tốt nghiệp đạt loại giỏi, nếu có nguyện vọng, HS – Sv được nhà trường xem xét học chuyển tiếp ở các cấp, bậc học cao hơn theo quy chế tuển sinh hiện hành của các cấp, bậc học.

11.                     11.                     HS-SV hàng năm được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo qui định.

12.                     12.                     HS-SV được quyền xin thôi học hoặc nghỉ học có thời hạn (trong khuôn khổ qui chế học tập, thi, kiểm tra) vì lý do cá nhân (hoàn cảnh gia đình khó khăn,sức khỏe, đi học tự túc ở nước ngoài…). Trong các trường hợp này HS-SV phải tự làm đơn trình Hiệu trưởng xem xét, quyết định.

13.                     13.                     Trong phạm vi một trường nếu quy trình, chương trình và nội dung đào tạo cho phép,được chuyển đổi ngành học với điều kiện :

11.                     -    Ðã học xong năm thứ nhất, xong năm đầu của giai đoạn II tại những trường tuyển theo ngành và đào tạo theo 2 giai đoạn và đủ điểm xét tuyển quy định đối với thí sinh dự thi vào ngành đó trong kỳ thi tuyển sinh vào giai đoạn I và giai đoạn II.

12.                     -    Ðã học xong năm thứ nhất hoặc học ở các trường không thi tuyển theo ngành hoặc chưa thực hiện qui trình đào tạo 2 giai đoạn.

13.                     -    Có đơn xin thay đổi ngành học với các lý do chính đáng và được Hiệu trưởng chấp nhận.

14.                     14.                     HS-SV được chuyển trường nếu đủ các điều kiện sau:

1. a) Ðiều kiện chuyển trường :

14.                     -    Trong thời gian học tập, gia đình HS-SV chuyển hộ khẩu thường trú, chuyển công tác, chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh tới gần trường định chuyển đến, hoặc có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để có điều kiện tiếp tục bảo đảm việc học tập.

15.                     -    Trường cho chuyển và trường tiếp nhận trong cùng khóa ngành học.

16.                     -    Có hộ khẩu thường trú khi đăng ký dự thi nằm trong vùng tuyển của trường tiếp nhận.

17.                     -    Trong năm xin chuyển trường HS-SV không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

18.                     -    Ðược sự đồng ý của Hiệu trưởng trường đang học và trường sẽ chuyển đến.

2. b) Không được phép chuyển trường nếu :

19.                     -    Là học sinh tại các trườngTHCN đang học trong học kỳ đầu tiên và sinh viên đang học năm thứ nhất, năm đầu giai đọan II hoặc năm cuối của khóa học.

20.                     -    Xin chuyển tới trường mà bản thân đã dự thi nhưng không trúng tuyển.

3. c) Hồ sơ chuyển trường theo mẫu quy định thống của Bộ Giáo dục và Ðào tạo kèm theo bản quy chế này.

4. d) HS-SV chỉ được trường cấp giấy chuyển trường sau khi xuất trình đủ các giấy tờ xác nhận đã làm xong các thủ tục thanh toán với ký túc xá, thư viện…

Năm đầu tiên khi chuyển đến học ở trường mới, ngay cả những người trong diện được cấp học bổng ở trường cũ đều không được học bổng. HS-SV thuộc diện chính sách xã hội và HS-SV có hoàn cảnh gia đình khó khăn có quyền đề nghị nhà trường mới chuyển đến xem xét trợ cấp khó khăn và giảm học phí.

Từ những năm tiếp theo, căn cứ vào kết quả học tập rèn luyện và chính sách xã hội theo quy định hiện hành.

5. e) Lưu học sinh (LHS) đang được học tập ở nước ngoài muốn trở về học tiếp các trường trong nước phải được Ðại sứ quán (Bộ phận công tác LHS) ở nước ngoài giới thiệu về Bộ Giáo dục và Ðào tạo ( Vụ HS-SV). Việc tiếp nhận lưu học sinh về học tiếp các trường đại học, cao đẳng,THCN trong nước được quy định như sau:

21.                     -    Những lưu học sinh đã qua kỳ thi tuyển quốc gia, được các trường giới thiệu và được Bộ Giáo dục và Ðào tạo tuyển chọn gửi đi học, không thuộc diện bị đình chỉ học tập đưa về nước, nộp đủ hồ sơ LHS và giấy giới thiệu của Ðại sứ quán (bộ phận công tác LHS) sẽ được xem xét nhận vào học tiếp tại các trường đã dự thi hoặc các trường đại học cùng khối ngành trong nước. Chế độ học bổng, học phí đối với LHS thuộc diện này thực hiện như các trường hợp HS-SV trong nước chuyển trường.

22.                     -    Những người đi học nước ngoài theo chế độ tự túc, do Bộ Giáo dục và Ðào tạo quyết định và đạt điểm xét tuyển qua kỳ thi tuyển sinh vào một trong các trường đại học, cao đẳng, khi về nước có đủ hồ sơ LHS và giấy giới thiệu của Ðại sứ quán ta ở nước ngoài, có thể được xem xét học tiếp hệ chính qui, nếu trong thời gian học tập ở nước ngoài có phẩm chất đạo đức tốt và có kết quả học tập loại khá trở lên. Nếu đủ điều kiện tiếp nhận vào học hệ chính quy, HS-SV thuộc diện này trong suốt cả thời gian học tập ở trường không thuộc diện chuyển đổi học bổng.

23.                     -    Trường chỉ xem xét tiếp nhận khi có giấy giới thiệu của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Vụ HS-SV).

15.                     15.                     Kết thúc giai đoạn I, sinh viên các trường đại học, cao đẳng đào tạo theo 2 giai đoạn đủ điều kiện được cấp chứng chỉ đại học đại cương. Kết thúc khóa học, HS-SV đủ điều kiện được công nhận tốt nghiệp, được nhà trường cấp ngay bằng tốt nghiệp.

16.                     16.                     HS-SV từ 3 đến 6 tháng sau khi tốt nghiệp chưa được phân công công tác hoặc chưa có nơi nhận làm việc được nhà trường cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết (bằng tốt nghiệp, hồ sơ HS-SV, giấy giới thiệu tìm việc làm và giấy giới thiệu về nơi cư trú chính thức…). Khi HS-SV tìm được việc mà nơi tiếp nhận yêu cầu nhà trường làm thủ tục và cung cấp bổ sung các hồ sơ thì nhà trường đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó.

17.                     17.                     Tùy theo khả năng thực tế của trường, nếu đủ các điều kiện quy định, HS-SV được xem xét tiếp nhận vào ký túc xá. HS-SV diện chính sách xã hội ở xa (khu vực I, khu vực II) sẽ được nhà trường ưu tiên sắp xếp vào ký túc xá.

Ðiều 5:

Nghĩa vụ của HS-SV:

Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, các chủ trương chính sách của Ðảng và Nhà nước, các quy chế và nội quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, các cơ quan chủ quản và của trường.

1. 1. Trong học tập rèn luyện HS-SV phải:

24.                     -    Nộp đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết theo qui định ghi trong giấy triệu tập khi đến trường.

25.                     -    Có mặt trong thời hạn quy định ghi trong giấy triệu tập khi đến trường.

26.                     -    Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khỏe khi mới vào trường và khám sức khỏe định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của Thông tư Liên Bộ Y tế – Ðại học THCN và DN (nay là Bộ Giáo dục và Ðào tạo).

27.                     -    Thực hiện đầy đủ quy chế cấp và sử dụng thẻ HS-SV, thẻ ký túc xá theo quy định của trường.

28.                     -    Chấp hành quy chế và nội quy về học tập, thực tập. Không được tự ý nghỉ học, nghỉ thực tập, khi chưa được phép của nhà trường. Nghiêm cấm mọi hành vi giai lận trong học tập, thi cử : quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, xin điểm; thi, thực tập, trực hộ người khác hoặc nhờ người khác thi, thực tập, trực hộ, nhờ hoặc làm hộ bài tập lớn, đồ án, luận văn tốt nghiệp.

29.                     -    Lễ phép đối với thầy cô giáo, cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ trong nhà trường.

30.                     -    Nghiêm chỉnh chấp hành luật nghĩa vụ quân sự, nhất là khi có lệnh điều động tham dự huấn luyện sĩ quan dự bị trong quá trình học tập ở trường hoặc phụ vụ trong các lực lượng vũ trang sau khi tốt nghiệp.

31.                     -    Giữ gìn và bbảo vệ tài sản của nhà trường. Nếu làm mất mát, hư hỏng phảo bồi thường thiệt hại.

32.                     -    Ðóng học phí đầy đủ trong thời hạn quy định của nhà trường, nếu thuộc diện đóng học phí.

33.                     -    Tham gia đóng góp lao động công ích xây dựng nhà trường.

34.                     -    Khi có nhu cầu phân công tác, HS-SV tốt nghiệp đều phải nghiêm chỉnh chấp hành sự phân công đến làm việc tại nơi quy định. Nếu không chấp hành phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí đào tạo cho trường, (trừ phân học phí đã đóng góp trong quá trình đào tạo). Những người trả lại đầy đủ kinh phí đào tạo có thể tìm nơi làm việc theo ý muốn, ngay cả khi có nhu cầu phân công công tác. Những người đang học tại các trường đào tạo có nguyện vọng xin đi định cư ở nước ngoài phải bồi hàon kinh phí đà tạo cho trường.

2. 2. Trong sinh hoạt và tham gia các hoạt động xã hội:

35.                     -    HS-SV nội trú phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy ký túc xá, thực hiện đầy đủ những cam kết được ghi trong hợp đồng với bộ phận quản lý ký túc xá.

36.                     -    Ðóng lệ phí ký túc xá đầy đủ và đúng hạn.

37.                     -    Nghiêm cấm HS-SV tàng trữ vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, các loại hoá chất độc hại khác và hàng lậu.

38.                     -    HS-SV không được tự ý thành lập hoặc tham gia hạot động trong các hội, các tổ chức chính trị và cả các hoạt động mang tính chất chính trịkhác khi chưa được phépcủa Hiệu trưởng và các cơ quan có thẩm quyền theo luật định.

39.                     -    HS-SV không được làm điều gì ảnh hưởng đến an chính trí, trật tự an toàn xã hội trong trường, ngoài xả hội và trong ký túc xá. Thực hiện nếp sống văn minh lành mạnh.

40.                     -     

CHƯƠNG III

HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

 

Bộ Giáo dục và Ðào tạo kết hợp với chủ quản có trường, Sở Giáo dục – Ðào tạo, các cơ quan chính quyền địa phương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác HS-SV trong các trường đào tạo.

Ðiều 6:

Vụ Học sinh – Sinh viên có chức năng giúp Bộ trưởng Giáo dục và Ðào tạo thực hiện chức năng Nhà nước về công tác HS-SV trong các trường đào tạo và có nhiệm vụ.

1. 1. Trình Bộ trưởng ban hành các văn bản về quy chế, quy trình, chế độ chính sách trong công tác HS-SV các trường đại học, cao đẳng và các trường đào tạo nguồn và dự bị đại học, THCN và DN ở trong nước, kể cả lưu học sinh nước ngoài đến học tập tại Việt nam.

2. 2. Chỉ đạo,kiểm tra, hướng dẫn các trường thực hiện các chính sách, chế độ liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của HS-SV.

3. 3. Xây dựng các văn bản qui định về công tác chính trị tư tưởng của HS-SV trong các trường đào tạo, đồng thời theo dõi kiểm traviệc thực hiện.

4. 4. Làm đầu mối phối hợp với TW Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh, TW Hội sinh viên Việt Nam và các ngành, các địa phương có liên quan trong mọi hoạt động của phong trào HS-SV.

5. 5. Phối hợp với Bộ Nội vụ và chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ trật tự trị an trong các trường đào tạo.

6. 6. Nắm chắc tình hình HS-SV, giải quyết, xử lý các vụ việc cụ thể của HS-SV trong phạm vi trách nhiệm của Bộ.

7. 7. Làm chắc mối phối hợp với các đơn vị hữu quan quản lý công tác học sinh trong các trường đào tạo nguồn và dự bị đại học trực thuộc Bộ.

Ðiều 7:

Các trường đào tạo chịu sự chỉ đạo và quản lý thống nhất theo ngành của Bộ Giáo dục và Ðào tạo về công tác HS-SV, chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của cơ quan chủ quản, đồng thời chịu sự chỉ đạo của chính quyền địa phương đối với một số công việc có liên quan.

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chủ yếu trực tiếp và phải đích thân chỉ đạo công tác HS-SV của trường:

41.                     -    Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội quy, quy chế, các chủ trương chính sách đối với HS-SV bảo đảm dân chủ công khai và công bằng xã hội ở tất cả các khâu có liên quan đến HS-SV. Quyết định các biện pháp thích hợp nhằm đưa công HS-SV vàc nề nếp, bảo đảm cho HS-SV thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

42.                     -    Nắm chắc tình hình HS-SV về các mặt học tập và rèn luyện, tình hình tư tưởng và đời sống. Ðịnh kỳ tổ chức đối thoại với HS-SV để cung cấp kịp thời cho HS-SV những thông tin cần thiết của trường, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng và giải quyết kịp thời những yêu cầu bức xúc mà nhà trường và HS-SV quan tâm.

Bồi dưỡng và lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình làm công tác HS-SV.

Bảo đảm các điều kiện vật chất và cơ chế để phát huy vai trò của tổ chức Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên (nếu có) trong công tác HS-SV và các mặt công tác khác của trường, đặc biệt là các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, nếp sống, giáo dục truyền thống, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động tự quản của HS-SV trong ký túc xá và các hoạt động xã hội khác trong nhà trường.

Ðiều 8:

Phòng (hoặc bộ phận tuỳ theo đặc điểm tổ chức và nhiệm vụ chức năng do Hiệu trưởng quy định) công tác HS-SV là cơ quan chức năng giúp Hiệu trưởng trong công tác HS-SV với các nhiệm vụ sau:

1. 1. Tổ chức tiếp nhận HS-SV trúng tuyển vào trường. Sắp xếp bố trí HS-SV vào các lớp học theo đúng ngành nghề được tuyển chọn, chỉ định Ban đại diện lớp HS-SV (lớp trưởng, lớp phó). Xử lý những trường hợp HS-SV không đủ điều kiện và các thủ tục, hồ sơ vào trường. Tiến hành làm thẻ HS-SV, thẻ ký túc xá, thẻ thư viện cho HS-SV.

2. 2. Tổ chức khám sức khoẻ cho HS-SV mới vào trường, khám sức khoẻ định kỳ cho HS-SV trong thời giai học tập theo quy định tại Thông tư Liên Bộ Y tế – Ðại học THCN và DN (nay là Bộ Giáo dục và Ðào tạo), xử lý những trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ để học tập.Triển khai công tác bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn thân thể cho HS-SV phối hợp với cơ quan bảo hiểm, các phòng ban có liên quan giải quyết các trường hợp HS-SV bị ốm đau, tai nạn rủi ro.

3. 3. Phối hợp với các phòng ban, tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân HS-SV” vào đầu mỗi năm học cho HS-SV với nội dung sau: Phổ biến tình hình trong nước và quốc tế, các chính sách chế độ của Nhà nước đối với HS-SV (học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, nghĩa vụ quân sự trong thời bình, về an ninh, trật tự trị an…), các qui chế, nội quy, các thông tư, chỉ thị liên quan đến HS-SV, các kiến thức pháp luật thường thức, các vấn đề thời đại: môi trường, dân số, SIDA.

4. 4. Phối hợp với các khoa tiến hành phân loại xếp hạng HS-SV theo học kỳ, năm học, giai đoạn và kết thúc khóa học theo quy chế hiện hành làm căn cứ để thực hiện chế độ học bổng, trợ cấp xã hội và học phí cho HS-SV. Kiến nghị biểu dương khen thưởng tập thể và cá nhân HS-SV đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện. Kiến nghị các hình thức kỷ luật đối với những HS-SV vi phạm quy chế, nội quy. Giải quyết các thủ tục hành chính chuyển những HS-SV bị thi hành kỷ luật ở mức đình chỉ học tập, buộc thôi về địa phương.

5. 5. Căn cứ chế độ học bổng, học phí và trợ cấp xã hội hiện hành, trên cơ sở kết quả điểm thi tuyển sinh hoặc kết quả phân loại, xếp hạng, căn cứ đơn xin cấp học bổng, trợ cấp xã hội và mức học phí cho HS-SV, Kể cả học bổng do các tổ chức và cá nhân tài trợ cho trường. Ðôn đốc việc thu học phí và kiến nghị xử lý những học sinh không đóng học phí đầy đủ theo quy định.

6. 6. Phối hợp với phòng đào tạo kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, chương trình học tập, thực tập, thi và kiểm tra học phần, môn học , học kỳ, lên lớp, thi chuyển giai đoạn và thi tốt nghiệp cho các lớp, khóa học.

7. 7. Phối hợp với phòng đào tạo và các khoa, phòng, ban liên quan tổ chức cho HS-SV tham gia thi HS-SV giỏi, nghiên cứu khoa học, xét cấp học bổng khuyến khích tài năng cho những HS-SV xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học.

8. 8. Trực tiếp hoặc phối hợp với các bộ phận chức năng được Hiệu trưởng uỷ quyền tiến hành việc thu nhận đơn xin ở nội trú của HS-SV, xem xét và bố trí chổ ở cho HS-SV trong ký túc xá, kiểm tra HS-SV trong việc chấp hành quy chế ký túc xá, kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm.

9. 9. Phối hợp với đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên và các phòng ban tổ chức và tạo điều kiện cho HS-SV tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT, các câu lạc bộ sở thích và các hoạt động giải trí lành mạnh khác. Ðịnh kỳ tổ chức các đợt tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa lảnh đạo nhà trường với HS-SV, làm đầu mối giải quyết và trả lời khiếu nạn của HS-SV .

10.                     10.                     Cùng với Phòng bảo vệ và Ban quản lý ký túc xá, chủ động phối hợp với chính quyền quận (huyện) phường (xã) nơi trường đóng trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là trong quan hệ giữa HS – SV của trường với HS – SV trường khác và với nhân dân địa phương nơi trường đóng. Phối hợp xử lý nghiêm minh và kịp thời các vụ việc vi phạm quy tắc bảo vệ trật tự trị an .

11.                     11.                     Phối hợp với các phòng, ban có liên quan giải quyết các thủ tục hành chính cho HS – SV chuyển trường, chuyển ngành học, tổ chức cấp chứng chỉ, bằng tốy nghiệp cho các hồ sơ giấy tờ cần thiết khác cho HS – SV tốt nghiệp và kết thúc giai đoạn . Thực hiện việc bồi hoàn kinh phí đào tạo đối với HS – SV đang học xin đi định cư ở nước ngoài.

12.                     12.                     Tiến hành giới thiệu và tìm việc cho HS – SV sau khi tốt nghiệp và những HS – SV nghèo có khó khăn ngay trong quá trình học tập.

13.                     13.                     Tiếp nhận và quản lý LHS nước ngoài đến học tập tại trường theo quy chế tiếp nhận vàquản lý LHS nước ngoài đến học tập tại Việt Nam.

Ðiều 9:

Lớp Học sinh, Sinh viên, Giáo viên chủ nhiệm(nếu có) :

1. 1. Lớp HS – SV : Lớp HS – SV được tổ chức bao gồm những học HS – SV cùng ngành, nghề hoặc cùng khoá học. Ban đại diện lớp gồm lớp trưởng và các lớp phó do tập thể HS – SV giới thiệu, Hiệu trưởng (hoặc Trưởng khoa được Hiệu trưởng uỷ quyền ) chỉ định .

Nhiệm vụ của ban đại diện lớp:

43.                     -    Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện sinh hoạt, đời sống và các hoạt động xã hội theo kế hoạt của trường.

44.                     -    Ðôn đốc HS – SV trong lớp chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế về học tập , sinh hoạt . Xây dựng nền nếp tự quản trong đơn vị.

45.                     -    Tổ chức, động viên giúp đỡ những HS – SV gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện trong sinh hoạt đời sống. Thay mặt cho HS – SV của lớp liên hệ với giáo viên chủ nhiệm (nếu có), các khoa, Phòng và Ban giám hiệu nhà trường đề nghị giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của HS -SV trong đơn vị.

46.                     -    Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với tổ chức Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh và tổ chức Hội Sinh viên (nếu có) trong mọi hoạt động của lớp.

2 . Giáo viên chủ nhiệm (nếu có)

Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng(hoặc Trưởng khoa) về các mặt công tác HS – SV trong phạm vi được phân công.

Giáo viên chủ nhiệm vừa là cán bộ giảng dạy vừa là cố vấn theo dõi, hướng dẫn chỉ đạo đơn vị do mình phụ trách.

 

CHƯƠNG IV

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

 

Ðiều 10: Nội dung vàhình thức khen thưởng.

Học sinh, Sinh viên, tập thể HS – SV có thành tích trong học tập và rèn luyện được khen thưởng. Việc khen thưởng được tiến hành thường xuyên và định kỳ.

1.       1.       Việc khen thưởng thường xuyên được tiến hành đối với cá nhân và tập thể HS – SV có thành tích trong từng mặt cần biểu dương khuyến khích kịp thời như đạt giải trong các cuộc thi học sinh giỏi, thi tay nghề, thi thợ giỏi, có công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, đóng góp có hiệu quả trong công tác Ðảng, Ðoàn, Hội sinh viên, trong hoạt động thanh niên xung kích giữ gìn an ninh trật tự , các hoạt động trong lớp, khoa, trong ký túc xá, trong các hoạt động xã hội, từ thiện, văn thể,có hanh vi đẹp được công nhận nêu gương:(cứu người bị nạn ; dũng càm bắt kẻ gian ; cứu tài sản của Nhà nước hoặc của công dân ; chống tiêu cực tham nhũng…..).

Nội dung ,mức độ khen thường xuyên do Hiệu trưởng quy định:

Nhà trường vận dụng khung điểm thưởng nêu tại điều 2-A-1 của quy định về phân loại và xếp hạng HS – SV các trường đại học và cao đẳng ban hành theo quyết định số 108/QÐ ngày 10-8-1989 của Bộ Ðại học ,THCN và Dạy nghề (nay là Bộ Giáo dục và Ðào tạo) quy định mức điểm thưởng cụ thể cho phù hợp với điều kiện của trường và thông báo công khai cho HS – SV toàn trường biết.

2.       2.       Việc khen thưởng định kỳ được tiến hành vào cuối mỗi một hoặc hai học kỳ với các hình thức :

47.   -          Tặng danh hiệu HS – SV ưu tú cho những người đạt điểm trung bình chung mở rộng từ 9 trở lên và không có điểm thi hoặc kiểm tra dưới 5, không bị kỷ luật từ khiển trách trở lên.

48.   -          Tặng danh hiệu HS – SV suất sắc cho những người đạt điểm trung bình chung mở rộng từ 8 đến cận 9 và không có điểm thi hoặc kiểm tra dưới 5, không bị kỷ luật từ khiển trách trở lên .

49.   -          Tặng danh hiệu HS – SV khá cho những người đạt điểm trung bình chung mở rộng từ 7 đến cận 8 , không có điểm thi hoặc kiểm tra dưới 5, không bị kỷ luật từ khiển trách trở lên (lấy điểm thi và kiểm tra lần thứ nhất ).

50.   -          Danh hiệu lớp HS – SV “Học tập tốt, rèn luyện tốt” tặng cho các lớp có tỷ lệ HS – SV đạt loại khá từ 25% trở lên, trong đó có 10% HS – SV đạt danh hiệu xuất sắc và ưu tú ; không có HS – SV học yếu (điểm trung bình chung mở rộng dưới 5) và bị kỷ luật cao hơn mức cảnh cáo.

Ðiều 11: Nội dung và hình thức kỷ luật.

1.       1.       Những HS – SV mắc khuyết điểm, tuỳ theo tính chất mức độ, tác hại của hành vi sai phạm và thái độ nhận khuyết điểm, phải chịu các hình thức kỷ luật sau:

51.   -          Khiển trách : Áp dụng đối với những HS – SV có khuyết điểm mức độ nhẹ, có tính chất nhất thời hoặc không thật cồ ý phạm phải.

52.   -          Cảnh cáo : Áp dụng đối với những HS – SV phạm khuyết điểm đã bị khiển trách nhưng không sửa chữa ; phạm khuyết điểm thông thường nhưng gây ảnh hưởng xấu hoặc phạm khuyết điểm lần đầu nhưng tưong đối nghiêm trọng.

53.   -          Ðình chỉ học tập có thời hạn (2 hoặc 4 học kỳ) ; áp dụng đối với những HS – SV phạm khuyết điểm nhiều lần đã bị cảnh cáo (từ 1 đến 2 lần) nay tái phạm hoặc phạm khuyết điểm lần đầu tuy nghiêm trọng nhưng chưa tới mức buộc thôi học, cần có thời gian rèn luyện, thử thách, nếu có tiến bộ xét học tiếp.

54.   -          Buộc thôi học áp dụng đối với nhữnng hHS – SV phạm khuyết điểm đã được giáo dục nhiều lần mà không chịu sửa chữa hoặc phạm khuyết điểm nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu đến nhà trường và xã hội, nhìn chung không đủ điều kiện để tiếp tục đào tạo.

55.   -          Nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật tương ứng các trường vận dụng theo bản quy định kèm theo Quy chế này.

2 . Những HS – SV vi phạm pháp luật, quy chế, nội quy ngoài ciệc phải chịu các hình thức kỷ luật còn bị phạt điểm rèn luyện. Nhà trường vận dụng khung điểm phạt nêu tại điều 2-B-1 của quy định về phân loại và xếp hạng HS – SV các trường Ðại học và Cao đẳng ban hành theo Quyết định 108/QÐ ngày 10 – 8 – 1989 của Bộ Ðại học, THCN và Dạy nghề ( nay là Bộ Giáo dục và Ðào tạo) quy định mức phạt cụ thể cho phù hợp với điều kiện của trường và thông báo công khai cho HS – SV toàn trường biết.

Ðiều 12: Tổ chức và nhiệm vụ của các Hội đồng khen thưởng và kỷ luật.

Ðể theo dõi công tác khen thưởng và kỷ luật đối với HS – SV trong trường, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng khen thưởng và kỷ luật cấp trường và ra quyết định uỷ nhiệm Trưởng khoa thành lập Hội đồng khen thưởng và kỷ luật cấp khoa.

Hội đồng khen thưởng và kỷ luật câp trường (cấp khoa) là cơ quan tham mưu giúp Hiệu trưởng (Trưởng khoa) triển khai công tác khen thưởng và kỷ luật đối với HS – SV và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng (Trưởng khoa).

Hội đồng khen thưởng và kỷ luật cấp trường (cấp khoa) họp mỗi học kỳ một lần. Khi có nhu cầu Hội d0ồng khen thưởng, kỷ luật cấp trường ( cấp khoa) còn họp các phiên bất thường.

1 . Hội đồng khen thưởng và kỷ luật cấp trường .

56.   -          Thành phần :

+ Chủ tịch Hội đồng: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền .

+ Thường trực Hội đồng: Trưởng phòng (bộ phận) công tác HS – SV .

+ Các uỷ viên :đại diện các khoa có HS – SV được đề nghị khen thưởng hoặc phải xem xét xử lý kỷ luật ; đại diện các Phòng, Ban, Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội sinh viên cấp trường, đại diện đơn vị HS – SV (lớp trưởng hoặc bí thư chi đoàn ) và giáo viên chủ nhiệm (nếu có ).

57.   -          Hội đồng khen thưởng kỷ luật cấp trường có nhiệm vụ : căn cứ vào các quy định hiện hành, trên cơ sở đề nghị của các Khoa, Phòng , Ban có liên quan tiến hành xét danh sách cá nhân và đơn vị HS – SV có thành tích, đề nghị Hiệu trưởng khen thưởng hoặc đề nghị lên cấp trên khen thưởng. Xét và đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định xử lý kỷ luật đối với HS – SV vi phạm từ mức đình chỉ học tập đến buộc thôi học.

2.       2.       Hội đồng khen thưởng cấp khoa:

58.   -          Thành phần:

+ Chủ tịch Hội đồng : Trưởng khoa (hoặc Phó trưởng khoa được trưởng khoa uỷ quyền).

+ Thường trực Hội đồng: Trợ lý tổ chức (hoặc trợ lýcông tác HS – Sv nếu có )

+ Các uỷ viên: Ðại diện lớp có HS – SV được đề nghị khen thưởng hoặc phải xem xét xử lý kỷ luật, đại diện tổ chức Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh và tổ chức Hội sinh viên cấp khoa (nếu có) và giáo viên chủ nhiệm (nếu có ).

59.   -          Hội đồng khen thưởng và kỷ luật cấp khoa tổ chức xét duyệt và đề nghị Trưởng khoa quyết định biểu dương khen thưởng cá nhân và các đơn vị HS – SV trong khoa có thành tích hoặc đề nghị lên Hiệu trưởng khen thưởng ; xét và đề nghị Trưởng khoa quyết định xử lý kỷ luật đối với HS – SV vi phạm ở mức khiển trách và cảnh cáo ; đề nghị lên Hội đồng khen thưởng, kỷ luật cấp trường xét kỷ luật đối với những người vi phạm ở mức cao hơn.

Ðiều 13: Thủ tục xét khen thưởng, kỷ luật và công nhận sửa chữa khuyết điểm:

Ðầu năm học các trường phổ biến ý nghĩa mục đích chủ trương về khen thưởng, kỷ luật của trường, tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua của tập thể và cá nhân . Nhắc HS – SV những điều khuyến khích làm, những điều không nên và không được làm ; công bố khung điểm thưởng, khung điểm phạt, nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật tương ứng.

60.   -          Căn cứ vào thành tích đạt được trong học tập và rèn luyện của HS- SV , các lớp HS -SV phối hợp với chi đoàn, tổ chức Hội sinh viên (nếu có) tiến hành lập danh sách kèm theo bản thành tích đề nghị lên Hội đồng khen thưởng xét duyệt.

Hội đồng khen thưởng khoa xét công nhận HS – SV khá, HS – SV xuất sắc và đề nghị lên Hội đồng khen thưởng trường xét duyệt HS – SV ưu tú và tập thể HS – SV “Học tập tốt , rèn luyện tốt” của khoa. Hội đồng khen thưởng trường căn cứ vào đề nghị của Hội đồng khen thưởng của khoa xét công nhận các lớp đạt danh hiệu “Học tập tốt , Rèn luyện tốt” và danh hiệu HS – SV ưư tú.

- HS – SV mắc khuyết điểm phải làm bản tự kiểm. Tập thể HS – SV phân tích và đề nghị hình thức kỷ luật gửi lên khoa và Hội đồng kỷ luật trường xem xét quyết định . Nếu khoa đã nhắc làm bản kiểm điểm nhưng HS – SV có khuyết điểm không chấp hành thì Hội đồng vẫn họp để xử lý trên cơ sở các chứng cứ đã thu thập được. Khi xem xét kỷ luật, Hội đồng kỷ luật phải mời đại diện tập thể và bản thân HS – SV vi phạm đến dự . Nếu HS – SV vi phạm kỷ luật đã được mời mà không đến dự thì Hội đồng kỷ luật vẫn tiến hành họp và xét thêm khuyết điểm thiếu ý thức tổ chức kỷ luật.

61.   -          Hồ sơ xử lý kỷ luật của HS – SV gồm :

+ Biên bản tự kiểm điểm

+ Biên bản họp kiểm điểm HS – SV vi phạm khuyết điểm.

+ Các tài liệu có liên quan đến vụ việc vi phạm.

Trong một số trường hợp HS – SV vi phạm pháp luật, nội quy , quy chế đã rõ ràng và có đủ chứng cứ, các bộ phận chức năng sau khi trao đổi với đại diện tổ chức Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội sinh viên (nếu có) có thể lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hình thức xử lý.

62.   -          HS – SV vi phạm pháp luật bị kết án tù đương nhiên bị xoá tên khỏi danh sách HS – SV của trường.

63.   -          HS – SV bị trường thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên, sau một thời gian nhất định, nếu đã thật sự sửa chữa khuyết điểm (có giấy xác nhận và bảo đảm của chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý) sẽ được công nhận và sửa chữa khuyết điểm.

64.   -          Thủ tục công nhận sửa chữa khuyết điểm như thủ tục xét kỷ luật. Cấp có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật xem xét công nhận sửa chữa khuyết điểm. HS – SV được công nhận đã sửa chữa khuyết điểm được hưởng mọi quyền lợi như HS – SV khác.

Ðiều 14 :

Cá nhân và tập thể HS- SV nếu xét thấy các hình thức khen thưởng và kỷ luật không thoả đáng, có quyền khiếu nại lên Hiệu trưởng. Nếu cấp trường đã xem xét lại mà đương sự thấy chưa thoả đáng có thể đề nghị cấp cao hơn xem xét. Các cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải khẩn trương và thực sự khách quan ; phải kịp thời trả lời cho đương sự và báo cáo lên Bộ Giáo dục và Ðào tạo và Bộ chủ quản để theo dõi.

Ðiều 15:

Hiệu trưởng các trường đào tạo, Giám đốc các sở Giáo dục – Ðào tạo, các ngành đào tạo căn cứ quy chế công tác HS – SV, kết hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của nhà trường ra văn bản hướng dẫn , chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra các trường thực hiện tốt quy chế này .

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO

TRẦN HỒNG QUÂN

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét