Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Nguoi Dan Ong Van Do Den.html

Stephen King

Người đàn ông vận đồ đen

Mục Lục

Thông tin ebook

Chương 1

Chương 2

Chương 3

Chương 4

Chương 5

Thông tin ebook

Tên truyện : Người đàn ông vận đồ đen

Tác giả : Stephen King

Nguồn : http://vnthuquan.net

Convert : Bùi Xuân Huy (santseiya_TVE)

Ngày hoàn thành : 02/03/2007

Chương 1


Bây giờ tôi đã là một lão già nhưng câu chuyện thì lại xảy ra lúc tôi hãy còn rất trẻ, năm lên chín. Đấy là mùa hè năm 1914, sau khi anh Dan của tôi qua đời trên cánh đồng phía Tây, không lâu trước khi nước Mỹ tham gia thế chiến I. Tôi chẳng bao giờ kể cho bất kỳ ai về những gì xay? ra tại ngã ba dòng suối trong ngày ấy và tôi cũng sẽ chẳng bao giờ hé răng. Nhưng tôi quyết định sẽ viết lại nó, trong cuốn vở này, cuốn vở tôi đặt trên bàn cạnh giường ngủ. Tôi không thể viết dài vì tay tôi đã run, thỉnh thoảng tôi phải dừng lại để lấy sức và tôi không nghĩ câu chuyện sẽ quá dài.
Sau này, hẳn ai đó có thể hiểu những gì tôi viết. Đối với tôi, câu chuyện như thế được đọc lên từ một cuốn nhật ký mà chủ nhân của nó đã đi xa. Bằng cách ấy, ừ – câu chuyện của tôi có thể sẽ được đọc. Vấn đề đặt ra là liệu có người tin nó hay không. Câu trả lời: hầu như chẳng có ai. Chẳng hề gì. Nó không chỉ là đức tin tôi tâm niệm và còn cả sự tự do nữa. Tôi đã khám phá: văn chương có thể mang lại điều đó. Trong suốt hai mươi năm, do giữ mục “Qúa khứ và lãng quên” của tờ Castle Rock nên tôi hiểu đôi khi mọi chuyện lại diễn ra theo cách ấy. Những gì bạn viết ra, có lúc nó sẽ giã từ bạn vĩnh viễn, tựa như những bức ảnh cũ, dưới ánh nắng mặt trời, nhạt phai hết thảy chỉ còn lại màu trắng.
Tôi nguyện cầu cho sự siêu thoát ấy.
Một người đàn ông, ở độ tuổi tám mươi, hẳn là dễ dàng vượt qua nỗi ám ảnh của thời thơ ấu. Nhưng bở tuổi già ngày một xâm lấn đời tôi tựa như ! những con sóng đang dần liếm đi toà lâu đài cát đã suy sụp nên bộ mặt ghê tởm ấy ngày càng hiện diện rõ ràng hơn trong thẳm sây ký ức. Nó rực sáng lên – một ngôi sao đen – trong chòm sao kỷ niệm của thời thơ ấu. Hôm qua tôi đã làm gì, đã gặp những ai trong phòng mình tại bệnh viện, đã nói với họ chuyện gì và họ nói gì với tôi – những sự kiện ấy đã bị trôn vùi. Song gương mặt người đàn ông vận đồ đen cứ hiện hình rõ hơn, gần gũi hơn và tôi nhớ không sót một từ nào mà hắn đã nói. Tôi không muốn nghĩ đến hắn nhưng không thể, để rồi thỉnh thoảng, trong bóng tối, tim tôi đập nhanh và mạnh đến nỗi tôi nghĩ nó sẽ xé toang lồng ngực. Thế là tôi mở nắp cây bút máy, chế ngự sự run rẩy của cánh tay để viết những dòng vặt vãnh lên cuốn sổ nhật ký của một trong những đứa cháu gái – tôi không thể nhớ tên, không thể nhớ ngay bây giờ, nhưng tôi bắt đầu với chữ “S” – và nhớ lại mình đã được tặng cuốn sổ ấy vào dịp Giáng Sinh năm ngoái. Nhưng mãi cho đến giờ tôi vẫn chưa bắt đầu. Bây giờ tôi sẽ viết vào đấy. Tôi sẽ kể lại chuyện mình đã gặp người đàn ông vận đồ đen trên bờ sông Castle Stream trong một buổi chiều mùa hạ 1914.

Chương 2


Thủa ấy, thị trấn Motton là một thế giới lạ – khác hơn cả những gì tôi sắp kể cho bạn. Đấy là một thế giới không có chiếc máy bay nào lượn trên bầu trời, không có xe ca lẫn xe tải. Bầu trời thị trấn không bị phân chia thành từng khu vực và không bị lập nên những đường bay. Chẳng có con đường nào trong thị trấn được dải nhựa và khu kinh doanh thì chẳng có gì ngoại trừ của hàng Tổng hợp của Corron, cửa hàng đồ gia dụng của Thut, nhà thờ tin lành nằm ở góc phố Christ, một ngôi trường, toà thị sảnh và cách đấy nửa dặm là nhà hàng của Hary, nơi mẹ tôi gọi với thái độ khinh miệt là “tổ rượu”.
Dẫu sao thì sự khác biệt lớn nhất vẫn thuộc về lối sống biệt lập của con người thời ấy. Tôi không chắc những người được sinh ra vào nửa sau thế kỷ lại có thể hình dung ra cách sống đó. Mặc dù họ có thể cho cha ông mình xử sự đúng, thì điều đó cũng chỉ nhằm biểu hiện sự tôn trọng trước những người gìa như tôi. Trở lại ngày ấy, còn có một lý do nữa để con người biểu lộ sự kem thân thiện là fạo đó, miền tây xứ Maine chẳng có một chiếc điện thoại nào. Trong vòng năm năm kế tiếp nó vẫn vắng bóng và mãi cho đến năm tôi mười chín tuổi, chuẩn bị vào trường đại học Maine ở Orono thì gia đình tôi mới lắp điện thoại riêng.
Nhưng đấy chỉ là bằng chứng cho một vấn đề. Còn nữa, cả vùng không có lấy một bác sĩ nào ngoại trừ ở Casco và cái nơi người ta gọi là thị trấn thì cũng chẳng có nhiều hơn hai mươi ngôi nhà. Chẳng có tình láng giềng (tôi không khẳng định tôi bi! ết từ ấy, mặc dù động từ “tương trợ” thì luôn luôn dùng để miêu tả chức năng của nhà thờ và những cuộc khiêu vũ tập thể), còn những cuộc hội hè thì được tùy tiện bày ra hơn là có qui củ đều đặn. Bên ngoài của thị trấn là những nông trại đóng trên những khu vực cách xa nhau và từ tháng 12 cho đến giữa tháng ba, chúng tôi gần như ngồi trên những chiếc đệm nhỏ quanh lò sưởi gia đình ấm áp. Chúng tôi ngồi nghe gió lùa qua ống khói và thầm mong đừng có ai ngã bệnh, gãy chân hoặc nảy ra những ý tưởng ngu ngốc giống như gã nông dân ở Castle Rock, người đã chém chết vợ và con của mình ba mùa đông về trước và sau đó khai trước toà là ma qui? đã xúi giục ông ta.
Trong khoảng thời gian trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, gần như cả miền Motton chìm trong những cánh rừng, những vùng đầm lầy đen sẫm đầy muỗi, nai rừng, rắn rết và những điều bí ẩn. Những ngày ấy, ma qui? ẩn hiện khắp nơi.
Chuyện tôi sắp kể ra đây đã xảy ra vào một ngày thứ bảy. Ba tôi đưa cho tôi danh sách toàn bộ công việc cần phải làm, kể cả công việc đáng lẽ ra là của Dan, nếu anh ấy còn sống. Dan là anh trai duy nhất của tôi. Anh ấy chết bởi vết đốt của một con ong độc. Một năm đã trôi qua nhưng mẹ tôi chẳng bao giờ tin vào điều đó. Mẹ nói không thể thế được, phải có nguyên nhân khác, chẳng có ai có thể chết bởi vết đốt của một con ong. Khi Mama Sweet, một phụ nữ lớn tuổi nhất trong Hội Cứu Trợ của Phụ nữ Tin lành cố gắng thuyết phục mẹ tại bữa ăn khuya trong nhà thờ vào mùa đông trước rằng điều tương tự cũng đã xảy ra với ông chủ yêu ! quí củ! a bà vào năm 73, thì mẹ bịt tai đứng dậy và rời khỏi nhà thờ. Từ đó mẹ không đi lễ nữa và bố chẳng thể nào thuyết phục được mẹ từ bỏ ý kiến của mình. Mẹ tuyên bố mẹ đã chán ngấy nhà thờ và rằng nếu mẹ phải gặp lại Helen Robichaud (tên thực của Mama Sweet) lần nữa thì mẹ sẽ móc mắt bà ta. mẹ nói mẹ không thể tự chủ.
Hôm ấy, ba sai tôi kiếm củi, nhổ đậu, lấy cỏ khô từ gác xép, mang hai bình nước đặt vào tủ lạnh, cạo sạch lớp sơn cũ trên nóc hầm rượu. Sau đấy ba bảo tôi có thể đi câu nếu tôi không sợ phải đi một mình, bởi lẽ ba phải đi gặp Bill Eversham về việc mấy con bò cái. Tôi nói tôi không sợ phải đi một mình. Ba mỉm cười như thể ông đã quá biết ý định này. Tuần trước ba đã tặng tôi chiếc cần câu bằng tre, không phải nhân ngày sinh nhật hay sự kiện trọng đại nào mà chỉ bởi đôi khi muốn dành cho tôi một món quà. Và tôi đã khát khao được buông chiếc cần câu ấy xuống dòng Castle Stream, tại một nhánh nhỏ mà cho đến nay tôi vẫn giữ trong ký ức đó là nơi có nhiều cá hồi nhất.
– Nhưng con không được đi quá xa vào trong rừng – Ba bảo tôi – Không vượt quá chỗ suối phân dòng.
– Vâng thưa ba.
– Hãy hứa với ba.
– Vâng, con xin hứa.
– Bây giờ, hãy hứa với mẹ.
Chúng tôi đang đứng phía sau cổng; ba giữ tôi lại để nói chuyện khi tôi đang mang nước vào nhà. Bây giờ, ba quay tôi lại, hướng mặt về phía mẹ, người đang đứng cạnh chiếc bàn mặt đá cẩm thạch, trong ánh nắng ban mai xuyên qua tấm rèm cửa sổ đôi. Lọn tóc xoăn toa? xuống trán, chạm đến lông mày – bạn thấy trí! nhớ c�! ��a tôi có tuyệt vời không? ánh nắng rực rỡ biến những sợi tóc xoăn thành những đường tơ vàng và đã khiến tôi chạy đến ôm choàng lấy mẹ. Trong khoảng khắc ấy, tôi bắt gặp mẹ như một người phụ nữ , cảm nhận mẹ như thể ba đã từng cảm nhận. Tôi nhớ mẹ đang mặc bồ đồ trong nhà được trang điểm bằng những bông hồng nhỏ xíu và đang nhào bột làm bánh. Candy Bill, con chó giống Scot đen nhỏ của chúng tôi đang quanh quẩn bên chân mẹ, mắt ngước nhìn, chờ có gì đấy sẽ rơi xuống. Mẹ đang nhìn tôi.
– Con hứa – tôi nói.
Mẹ cười, nhưng đấy là nụ cười đầy lo lắng luôn hiện trên môi mẹ kể từ ngày ba bồng Dan về từ cánh đồng phía tây. Ngừời ba để trần, ba khóc nức nở. Ba đã dùng áo để che mặt Dan, khuôn mặt lúc ấy đã sưng phù và đổi màu. “Con tôi! – ba gào lên – Ôi con tôi! Lạy chúa, hãy nhìn con tôi!”. Tôi hình dung mọi việc như thể vừa xảy ra ngày hôm qua. Và đấy là lần duy nhất trong đời tôi nghe ba gọi tên Chúa trong cơn tuyệt vọng.
– Con hứa gì vậy, Gary? – Mẹ hỏi
– Hữa sẽ không đi xa hơn điểm rẽ của dòng suối, thưa mẹ.
– Không đi xa hơn chứ?
– Không ạ.
Mẹ nhìn tôi khắc khoải, không nói gì rồi tiếp tục công việc.Thùng bột bây giờ đã nhuyễn và chuyển sang mầu vàng nhạt.
– Con hứa không vượt qua nơi con suối phân dòng, thưa mẹ.
– Cảm ơn con, Gary – Mẹ đáp. – Và hãy nhớ cố nói cho đúng ngữ pháp trong giao tiếp đời thường lẫn ở trường.
– Vâng, thưa mẹ.
Cady Bill luôn theo sát khi tôi làm việc, ngồi giữa hai chân tôi khi ăn trưa, ngước nh! ìn tôi ! bằng cái nhìn háo hức như khi mẹ nhào bột. Nhưng khi tôi cầm chiếc cần câu mới, giỏ đựng cá cũ mỏng manh và bước ra khỏi sân thì nó dừng lại, ngồi trong đám bụi cạnh hàng rào chống tuyết nhìn ra. Tôi gọi nhưng nó không theo. Nó sủa đôi tiếng như muốn bảo tôi quay lại, nhưng tôi đã đi xa.
– Vậy thì hãy ở lại – tôi nói, cố giữ kiểu giọng bất cần. Dẫu sao tôi cũng hơi buồn, Cady Bill luôn đi câu cá cùng tôi.
Mẹ bước ra cửa, lấy tay che mắt và nhìn về phía tôi. Tôi vẫn có thể hình dung ra mẹ dõ mồn một tựa như người ta thường lưu giữ hình ảnh của người và về sau trở nên bất hạnh hoặc đột ngột qua đời.
– Con chờ ba nhé, Gary!
– Vâng, thưa mẹ, con chờ.
Mẹ vẫy tay. Tôi cũng vẫy. Sau đó tôi quay lại và bước đi.
Khoảng một phần tư dặm, tôi đi trong ánh nắng nóng bức đang dọi xuống cổ mình. Song lát sau, tôi đã vào rừng, nơi có hai hàng cây bên đường toa? bóng, không gian mát mẻ, ngập mùi linh san; bạn có thể nghe rõ tiếng gió lùa qua những cánh rừng thông rậm rạp. Tôi bước đều với chiếc cần câu trên vai, theo cách những cậu bé thủa ấy thường làm, một tay cầm giỏ đựng như thể xách va li hay cặp mẫu của các thương gia. Khoảng hai rặm xuyên qua rừng theo con đường, chẳng có gì đáng lưu ý ngoài hai vết lún ở đám cỏ mọc trên mỏm đất nhô lên ở giữa. Tôi bắt đầu nghe tiếng rì rầm, hối hả của dòng Castle Steam. Tôi hình dung ra những con cá hồi lưng lốm đốm sáng, bụng trắng toát, tim tôi đập rộn ràng trong lồng ngực.
Dòng suối chảy qua chiếc cầu gỗ bé nhỏ, bờ suối dốc và nhiều bụi rậm. Tôi cẩn thận lần xu�! ��ng, dò! trước rồi mới đặt chân. Tôi cảm giác như thể mình đang giã từ mùa hè để quay lại những ngày xuân. Hơi mát từ từ dâng lên từ mặt nước, mang theo cả mùi ngai ngái như thể mùi rêu. Khi xuống đến mép nước, tôi chỉ dừng chân lại trong chốc lát hít thật sâu mùi rêu ấy, xem những con chuồn chuồn lượn vòng và đám bọ đang rượt trên mặt đất. Đằng xa, tôi thấy một con cá hồi nhảy lên đớp bướm, chú cá thực lớn, dài độ ba tấc rưỡi. Và rồi sực nhớ rằng mình đến đây không phải để ngắm nhìn, tôi bước dọc theo dòng chảy và thả câu lần đầu tiên.
Đằng kia, chiếc cần câu vẫn trong tầm mắt, nhô mình trên dòng suối. Cần câu bị kéo một, hai lần và con gì đó đã xơi nửa con mồi. Dẫu cho loài cá ấy quá quỷ quyệt trước tay câu chín tuổihc có thể chúng không quá đói để bất cẩn trước miếng mồi thì tôi cũng đã rời khỏi nơi ấy.
Tôi dừng lại ở hai, ba nơi khác trước lúc tới ngã ba của dòng Castle Stream, một nhánh nhỏ theo hướng tây nam vào Castle Rock, nhánh còn lại theo hướng đông nam đổ về quận Kashwakamak. Tại một trong hai điểm, tôi tóm được chú cá hồi khổng lồ, lớn nhất trong suốt cuộc đời đi câu của tôi. Bằng chiếc thước nhỏ để trong giỏ, tôi đo được chiều dài con cá là mười chín inch. Nó thực sự là chúa tể của dòng nước cá hồi, không chỉ những ngày ấy mà ngay cả bây giờ.
Nếu tôi thừa nhận nó quả là tặng vật xứng đáng cho ngày hôm đó và quay về nhà thì chắc hẳn bây giờ tôi chẳng có gì để viết (và giờ đây tôi mới thấu hiểu sự việc hoá ra tồn tại dai dẳng hơn những gì tôi đã nghĩ), song tôi đã không chấp nhận. Thay! vào đ�! �, tôi ngắm con cá rồi bắt chước ba, tôi làm sạch, đặt nó lên lớp cỏ khô ở dưới đáy giỏ, phủ lớp cỏ tươi có thấm nước lên trên rồi tiếp tục câu. Ở độ tuổi ấy, tôi đã không nghĩ việc bắt con cá 19 inch lại là một sự kiện đáng lưu ý mặc dù tôi nhớ mình đã sững sờ ra sao trước sơik dây câu đã không bị đứt khi tôi không có lưới cũng như thủ thuật kéo được nó lên khỏi mặt nước, lóng ngóng lôi được nó về phía mình theo đường vòng cung dùng dằng bởi cái đuôi con vật đập loạn xạ.
Mười phút sau, tôi đi đến nơi thủa ấy dòng suối phân nhánh (bây giờ thì chẳng còn nữa, những ngôi nhà hai bên lộ, một ngôi trường của quận mọc ngay trên nguồn của dòng Castle Stream và nếu hãy còn dòng suối thì nó phải chảy ngầm dưới lòng đất, chảy vòng phiến đá xám khổng lồ có kích thước tương tự ngôi nhà ngoài của chúng tôi. Tại đấy có khoảng đất bằng phẳng đầy cỏ mềm mại tuyệt đẹp quay mặt về nơi tôi và ba tôi gọi là nhánh Nam. Tôi ngồi nhón gót, buông câu vào dòng nước và hầu như ngay tức thì, giật lên một chú cá hồi cầu vồng xinh xắn. Nó không lớn bằng con cá chúa của tôi – chỉ dài khoảng ba phân – nhưng nó vẫn là con cá tiểu hùng. Tôi rửa nó trong dòng suối, nắn thẳng rồi thả vào giỏ rồi buông câu trở lại.
Bây giờ thì chẳng còn cú đớp mồi vội vàng nào, vì thế tôi ngả người ra sau quan sát bầu trời xanh trên đầu nguồn con suối. Nhiều đám mây bồng bềnh trôi từ tây sang đông, tôi cố tưởng tượng chúng giống hình gì. Tôi thấy một con kỳ lân, một chú gà trống và một con chó trông từa tựa như Candy Bill. Tôi đang tìm nhữ! ng hình ! kế tiếp thì đã chìm vào giấc ngủ.
Hoặc có thể đã ngủ say, tôi không rõ. Tất cả những gì tôi ý thức được là dây câu của tôi bị kéo mạnh làm chiếc cần câu sắp tuột khỏi bàn tay. Điều đó đánh thức tôi vào buổi chiều ấy. Tôi ngồi dậy, giữ chặt cần câu và đột nhiên linh cảm được có vật gì đang đậu ngay trên chóp mũi. Tôi nhìn xuống và thấy một con ong. Tim tôi có thể chết cứng trong lồng ngực và nỗi kinh hoàng thứ hai mà tôi nhận ra được là mình đã đái ra cả quần.
Dây câu lại bị kéo, lần này mạnh hơn, và dẫu cho tôi có giữ phần cuối cần câu để nó không bị kéo xuống suối, không bị lôi tuột đi xa (tôi nghĩ mình đã buộc dây câu vào ngón chân giữa) thì tôi vẫn không cố kéo bắt nó. Tất cả sự tập chung cao độ của tôi đều đổ dồn vào cái sinh vật màu vàng điểm đen, béo tròn đang sử dụng chóp mũi tôi như một điểm nghỉ chân.
Chầm chậm, tôi trề môi dưới và thổi lên. Con ong hơi mất thăng bằng nhưng vẫn bám chặt lấy chỗ của nó. Tôi thổi lần nữa, nó lại mất thăng bằng, song lần này nó tỏ vẻ khó chịu nên tôi không dám mạo hiểm nữa bởi sợ nó nổi đoá mà đốt tôi. Khoảng cách quá gần nên tôi nhìn thấy rõ những gì nó đang làm. Và thật dễ dàng hình dung vòi của nó châm vào một trong hai cánh mũi, phóng chất độc lên mắt. Rồi lên não tôi.
Một ý nghĩ kinh hoàng đến trong tôi – đây đích thị là con ong đã giết anh trai tôi. Tôi biết điều ấy là không đúng bởi tuổi thọ của loài ong mật chỉ kéo dài một năm (trừ những con ong chúa, tôi không rõ lắm về chúng). Nó không đúng bởi lẽ vào năm lên chín, con ong sẽ chết ngay sau khi! đốt x! ong. Vòi của chúng toe ra và lúc cố bay xa sau khi gieo chết chóc, chúng tự xé xác mình thành nhiều mảnh. Nhưng ý tưởng trên vẫn bám dai dẳng. Đấy là con ong đặc biệt, một con ong ma, nó quay trở lại để hoàn thành nhiệm vụ kết liễu cuộc đời của đứa con còn lại của ALbion và Loretta.

Chương 3


Và còn chuyện này nữa, trước đây tôi đã từng bị Ong đốt, dẫu vết đốt có sưng hơn thường lệ (tôi không chắc lắm) thì tôi vẫn không chết. Thảm hoa. đó chỉ xảy ra với anh tôi. Nhưng bây giờ, từ lúc gián mắt vào con ong trên chóp mũi cho đến khi đôi mắt đau nhức, những suy luận logic kia không còn trong đầu óc tôi nữa. Đấy đích thực là con ong vẫn còn sống sau khi đã hại anh tôi. Nó giết anh ác độc đến nỗi ba phải vội xé tươm chiếc áo khoác của mình để cởi nhanh áo sơ mi bên trong, đắp vội lên khuôn mặt ứ máu, sưng vù của Dan. Như cố giữ riêng cho mình nỗi buồn tột độ, ba không muốn mẹ nhìn thấy những gì xảy ra trên khuôn mặt đứa con đầu lòng. Giờ đây, con ong quaylại, và bây giờ nó sẽ giết tôi. Tôi sẽ chết trong cơn co giật điên cuồng bên bờ suối, mồm ngáp như thể con cá hồi ngáp sau khi bạn tháo lưỡi câu khỏi miệng nó.
Lúc đang ngồi run rẩy trong nỗi lo sợ cứ lan truyền khắp cơ thể thì tôi nghe một tiếng động phía sau lưng. Nó đanh sắc như một phát súng lục song tôi biết đấy không phải là tiếng súng; một người nào đó đã vỗ tay. Chỉ một cái vỗ tay duy nhất. Ngay lúc đó con ong rơi khỏi mũi vào lòng tôi. Nó nằm đó, trên quần tôi, những cái chân thẳng đờ, cái vòi như sợi chỉ đen vô hại tựa hờ vào lớp vải nhung kẻ mầu nâu nhạt. Tôi nhận ra tức khắc nó đã chết thẳng cẳng. Khi ấy, chiếc cần câu lại giật, dữ dội hơn trước, suýt tuột khỏi tay tôi lần nữa.
Tôi chộp lấy nó bằng cả hai tay và ngu ngốc giật mạnh đến nỗi nếu ba tôi có mặt tại đây cũng phải giật mình ôm lấy đầu. M�! ��t con cá hồi cầu vồng, lớn hơn bất cứ chú cá nào tôi đã bắt từ trước lóng lánh nhô lên, đuôi vẫy nước tung toé; trông nó tựa như những con cá được in trên bìa của các tạp chí như Sự thật và Hành trình của con người trong những thập kỷ bốn mươi năm mươi. Vào khoảng khắc ấy, việc kéo con cá, sợi dây đứt và con cá rơi trở lại con suối là những hành động có ý thức cuối cùng của tôi. Khi liếc qua vai để nhìn xem aui đã vỗ tay, tôi thấy một người đàn ông đang đứng phía trên đầu các ngọn cây. Gương mặt hắn dài và nhợt nhạt. Mái tóc đen chải ép chặt vào đầu và rẽ ngôi cẩn thận sang phía trái trên cái đầu nhọn. Hắn rất cao. Hắn vận bộ đồ ba mảnh mầu đen. Tôi nhận ra hắn không phải là con người bởi mặt hắn mang đốm lửa màu đỏ cam của lò sưởi. Tôi không ám chỉ đồng tử, hắn không có đồng tử, không có con ngươi, không có cả nhãn cầu. Mắt hắn là hai quả cam – những quả cam biết chuyển đổi và phát ra lửa. Hẳn các bạn đọc đang nóng lòng muốn biết điều gì sẽ xảy ra? Lục phủ ngũ tạng hắn đang bốc lửa, mắt hắn như thể những lô mi ca nhỏ mà bạn có thể nhìn thấy trên cửa các bếp lò.
Tôi dầm ra quần, mảnh vải màu nâu nhạt nơi con ong nằm chết đã chuyển sang màu nâu sẫm. Tôi không ý thức được điều gì đã xảy ra và không thể nào rời mắt khỏi người đàn ông đứng trên bờ đang cúi nhìn xuống tôi. Gã hẳn đã vượt qua ba mươi dặm đường rừng không có lối từ phía tây Maine, trong bộ đồ màu đen và đôi giày hẹp bằng da phát sáng. Tôi có thể nhìn thấy sợi dây đồng hồ được cài qua áo trong, lấp lánh trong ánh nắng mùa hè. ! Chỉ cò! n mỗi một cành lá thông còn vướng trên người. Hắn mỉm cười với tôi:
– Tại sao ư, hỡi cậu bé câu cá! – Hắn nói bằng giọng du dương dịu dàng. – Hãy nhớ lại đi! Chúng ta đã từng gặp nhau rồi phải không, hỡi chú bé?
– Chào ngài. – Tôi nói. Âm thanh thoát ra khỏi miệng tôi không run rẩy song nó không phải là giọng của tôi. Nghe già dặn hơn. Có thể, tựa như tiếng nói của Dan, hoặc thậm trí của ba. Tất cả những gì tôi nghĩ là liệu mình có thể bước đi nếu tôi giả vời không biết hắn là ai. Nếu tôi vờ không thấy những tia lửa lấp lánh, nhảy nhót trong mắt hắn.
– Có lẽ ta đã cứu ngươi thoát khỏi cú đốt nguy hại – hắn nói, và sau đó, trước nỗi kinh hoàng của tôi, hắn bước xuống bờ dốc, tiên về phía tôi đang ngồi với cái xác con ong trong vạt quần ướt và chiếc cần câu trong đôi tay vô cảm. Đôi giày đế trơn của hắn như thể trượt trên đám cỏ thấp mọc trên bờ sườn dốc. Tôi phát hiện ra chúng không để lại bất kỳ dấu vết nào nơi bàn chân hắn đặt xuống- hoặc chạm xuống – chẳng có một cọng cỏ gãy, một chiếc lá giập, hoặc một dấu giầy lưu lại.
Thậm trí trước khi hắn đến bên cạnh, tôi nhận ra cái mùi toát lên từ làn da bên dưới bộ áo quần – mùi diêm sinh cháy. Mùi lưu huỳnh. Người đàn ông vận đồ đen là qui? sứ. Gã rời cánh rừng rậm giữa Motton và Kaskwakamak và bây giờ đang đứng cạnh tôi. Liếc nhìn, tôi thấy bàn tay hắn xanh nhợt như tay của những manơcanh trong các quầy hàng. Ngón tay hắn dài một cách bí ẩn.
Hắn ngồi bệt xuống cạnh tôi, gối hắn gập như thể gối một người bình th! ường, ! nhưng khi hắn cử động hay bàn tay buông thõng giữa hai đùi, tôi thấy những ngón tay của hắn không có móng, thay vào đó là những cái vuốt dài màu vàng.
– Cậu chưa trả lời câu hỏi của ta, chú nhỏ – hắn cất giọng du dương. Âm thanh ấy, bây giờ tôi chợt nhớ, như thể tiếng của một trong những phát thanh viên tường thuật tại chỗ vụ nổ vũ trụ năm ngoái, như thể giọng của những ngưòi quảng cáo Ovaltine và loại tẩu Dr Grabow. – Cuộc gặp gỡ của chúng ta phải chăng là tiền định?
– Làm ơn dừng lại – tôi thì thầm như thế chỉ để riêng mình nghe bơi? lẽ nỗi lo sợ trong tôi lúc ấy còn lớn hơn cả khi tôi do dự đặt bút viết dòng đầu tiên, còn lớn hơn cả sự phân vân nên hay không nên lưu tồn câu chuyện ký ức. Nhưng tôi đã giữ, tôi đã viết. Tâm trí tôi chẳng hề gợn nên ý tưởng rằng mình đã nằm mơ, mặc dù tôi nghĩ nếu mình lớn tuổi hơn, thì đấy có thể là một giấc mơ. Song thủa ấy tôi mới chín tuổi, và tôi hiểu ra sự thực khi hắn ngồi xổm xuống cạnh tôi. Tôi biết có một con qui? ở trong rừng như lời ba tôi miêu tả. Hắn, gã đàn ông đến từ khu rừng vào buổi chiều thứ bảy giữa mùa hạ ấy là tên qui? sứ và đằng sau hốc mắt trống rỗng, não của hắn đang bốc cháy.
– Ô, ta ngửi thấy mùi gì? – Hắn hỏi như thể không nghe lời tôi nói mặc dù tôi biết hắn đã nghe. – Ta ngửi thấy mùi… hơi nước?
Hắn chồm người về phía tôi, mũi chìa theo cách người đang thưởng thức một bông hoa. Tôi nhớ lại điều kỳ dị: khi bóng hắn lướt đi trên bờ suối, cỏ bên dưới ngả màu vàng và rũ chết. Hắn cúi sát xuống quầ! n tôi v�! � hít. Đôi mắt trừng trừng của hắn giờ khép hờ hờ như thể đang cố hít lấy mùi thơm linh thiêng mà không để ý đến bất kỳ việc nào khác.
– Ồ, tệ thật! – Hắn kêu lên. – Thật tệ! – rồi bắt đầu đọc: “ngọc mắt mèo! kim cương! sa phia! ngọc bích! Tôi ngửi thấy mùi nước chanh của Gary! – Hắn ngả vật lưng xuống mặt đất bằng bé nhỏ và cười.
Tôi nghĩ đến việc trốn chạy,nhưng đôi chân không theo sự điều khiển. Tôi không khóc. Tuy đã dầm cả ra quần, tôi vẫn không khóc. Tôi sợ đến nỗi không thể khóc. Đột nhiên tôi hiểu ra rằng mình sẽ phải chết, và có thể phải đau đớn nữa, song đấy chưa phải điều tồi tệ nhất. Điều tệ hại nhất sẽ đến muộn hơn, sau khi tôi đã chết.
Thình lình, hắn ngồi dậy, mùi diêm sinh nồng nặc toa? ra từ áo quần hắn khiến cổ họng tôi nghèn nghẹn. Hắn nghiêm nghị nhìn tôi từ khuôn mặt tái hẹp và đôi mắt bỏng lửa của mình, nhưng trên khuôn mặt ấy vẫn phảng phất nụ cười. Điệu bộ ấy trông rất buồn cười.
– Tin xấu đây, cậu bé câu cá ạ – Hắn nói. – Ta luôn mang những tin xấu.
Tôi chỉ dám nhìn bộ đồ đen, đôi giày đẹp màu đen, những ngón tay trắng dài, không móng mà là vuốt của hắn.
– Mẹ ngươi đã chết.
– Không! – tôi gào lên. Tôi nhớ mẹ đang làm bánh, lọn tóc xoăn xoã trước trán, phủ đến lông mày.
Mẹ đang đứng trong ánh nắng ban mai rực rỡ. Rồi nỗi kinh hoàng lại trùm lên người tôi lần nữa song không chỉ cho riêng tôi. Tiếp tục tôi hồi tưởng lại cái nhìn của mẹ khi tôi ra đi với chiếc c�! �n câu, ! tư thế đứng trên ngưỡng cửa bếp của mẹ với một bàn tay đưa lên mắt che ánh nắng, hồi tưởng lại ánh mắt mẹ nhìn tôi như thể cái nhìn trong bức ảnh của một người mà bạn muốn gặp lại nhưng chẳng bao giờ có thể. – Không, ông nói láo! – tôi thét lên.
Hắn mỉm cười, nụ cười cam chịu thảm thương của một kẻ luôn bị coi là giả dối.
– Ta không bận tâm lắm, – hắn nói, – đấy là điều giống như điều đã xảy ra với anh trai Dan của người. Gary. Một con ong.
– Không, không đúng, – tôi đáp, bây giờ nước mắt đã đầm đìa. – Mẹ lớn tuổi, mẹ đã ba mươi lăm. Nếu một con ong có thể giết chết mẹ theo cách đã xảy ra với Danny thì mẹ hẳn đã chết từ lâu rồi, ông là đồ con hoang lừa lọc!
Tôi gọi qui? sứ là đồ con hoang lừa lọc. Tôi ý thức được điều ấy, song toàn bộ ý nghĩ của tôi đã bị những lời độc ác từ cửa miệng hắn chế ngự. Mẹ tôi mất? Hắn nói như thể bảo tôi rằng mặt trăng lặn ở Vermont. Nhưng tôi tin hắn. Ở giới hạn nào đó, tôi hoàn toàn tin hắn như chúng ta thường tin những điều tồi tệ mà con tim chúng ta tưởng tượng ra.
– Ta hiểu nỗi phiền muộn của ngươi, anh chàng câu cá bé bỏng. Nhưng ta sợ những tranh luận về vấn đề đặc biệt ấy rồi cũng chẳng giải quyết được gì. – Hắn nói bằng kiểu giọng ma quái, khủng khiếp, điên rồ, không một chút tiếc thương hay thông cảm, – ngươi biết đó, có người sống suốt cả cuộc đời mà không gặp được một con chim smoking nhưng liệu như thế có thể nói là loài smoking không tồn tại trên thế gian này chăng? Mẹ ngươi…
Một con cá nhảy lên bên dưới chúng tôi. Người đàn ông vận đồ đen cau mày, dùng một ngón tay chỉ vào nó. COn cá hồi lộn tung trong không trung, mình cong gập lại, căng đến nỗi trong vòng một giây xuất hiện, cái đuôi nó đã bị gẫy. Khi rơi trở lại dòng Castle Stream, con cá đã chết, xác nổi bập bềnh. Cái xác va vào tảng đá xám lớn chỗ con suối phân dòng, quay tròn hay vòng theo xoáy nước được hình thành ở đó rồi dạt về phía Castle Rock. Trong lúc đó, con người kinh dị hướng cái nhìn nóng bỏng của hắn trở lại tôi, đôi môi mỏng kéo về phía sau để lọ hai hàm răng sắc, đều đặn trong điều cưởi mỉm của kẻ ăn thịt đồng loại.
– Đơn giản là mẹ ngươi đã đi hết toàn bộ đường đời mà chưa bị Ong cắn, – hắn nói. – Nhưng sau đấy, cách đây chưa đến một tiếng đồng hồ, thực sự một con ong đã bay qua cửa sổ nhà bếp lúc bà đang lấy bánh từ trong lò và đặt nó lên giá cho ngươi.
Tôi đưa tay bịt chặt tai. Hắn ch! úm môi như để thì thầm rồi thổi nhẹ vào tay tôi. Đấy chỉ là hơi thở nhẹ nhưng mùi hôi thối của nó thì còn kinh tởm hơn mùi cống bị tắc, mùi nhà xí chưa từng được rải vôi, mùi xác gà chết sau trận lụt.
Tôi buông tay ra.
– Tốt, – hắn nói. – ngươi cần phải nghe điều này nữa Gary; ngươi cần phải nghe điều này, anh chàng câu cá bé bỏng của ta, về mẹ ngươi, ngươi đã chuyển sự mong manh của kiếp người sang anh trai của ngươi. Ngươi cũng đã nhận nó, nhưng ngươi còn có sự che chở từ ba ngươi, điều mà bằng cách nào đó Dan đáng thương đã không nhận được – hắn chúm miệng lần nữa song lần này không thổi hơi thối hoắc vào mặt tôi mà chỉ phát lên những âm tsk-tsk nho nhỏ, giễu cợt, độc ác. Như thể dẫu ta không thích quấy rầy người đã khuất, hãy nhường cơ hội phán xét ấy cho thi ca, có phải không? Thì rút cục mẹ ngươi cũng đã giết anh Dan của ngươi, rõ ràng như thể dí súng vào đầu mà bóp cò vậy.
– Không – tôi thì thào – không, điều ấy không đúng.
– Ta biết ngươi sẽ nghĩ như thế – Hắn nói – Con ong bay qua cửa sổ đậu trên cổ bà, bà đánh nó trước khi kịp nhận biết mình đã làm gì. Ngươi khôn ngoan hơn có phải không Gary? Và con ong đã đốt bà. Bà thấy cổ họng mình co thắt ngay lập tức. Ngươi biết đó, đấy là những gì xảy ra cho những người không chịu đựng được nọc độc của ong. Cổ họng họ nghẽn lại, cơ thể thiếu không khí. Đó là lý do cắt nghĩa tại sao khuôn mặt Dan lại sưng vù và chuyển sang màu đỏ tía và đó cũng là nguyên nhân khiến ba ngươi cởi áo đắp lên mặt Dan.
Tôi trợn trừng mắt nhìn hắn, miệng không thốt nên lời, nước mắt chảy tràn xuống má. Tôi không muốn tin hắn và nhớ rõ nội dung những bài học ở nhà thờ rằng Qui? sứ là cha đẻ của mọi sự dối lừa, nhưng trong tôi lúc ấy cũng dấy lên sự tin tưởng ngang bằng với sự nghi ngờ.
– Bà gây nên những tiếng động đáng sợ nhất – người đàn ông vận đồ đen nói hững hờ – và ta nghĩ bà đã cào nát mặt mình, đôi mắt lồi ra như mắt ếch. Bà khóc. – Hắn dừng lại một lát rồi tiếp tục – bà khóc mãi cho đến chết, điều ấy không dễ chịu đấy chứ? Còn đây là cảnh tượng đau lòng nhất trong tất cả. Sau khi bà chết và nằm lăn trên sàn trong khoảng chừng 15 phút, không hề có tiếng động, ngoại trừ âm thanh của bếp lò, và chiếc nọc nhỏ của con ong vẫn mắc trên cổ – rất nhỏ, rất nhỏ – Cậu có biết Candy Bill làm gì không? Cún liếm nước mắt cho bà. Đầu tiên bên má này, sau đó bên má kia.

Chương 4


Hắn nhìn dòng suối một lát với vẻ mặt u buồn và trầm ngâm. Sau đó hắn quay nhìn tôi, những xúc cảm trên mặt hắn biến nhanh tựa giấc mơ. Mặt hẵn nhõng nhẽo, nhợt nhạt như vẻ mặt của một tử thi chết đói. Mắt hắn đỏ ngầu. Tôi có thể nhìn thấy những chiếc răng sắc, nhỏ lộ giữa đôi môi xám ngoét của hắn.
– Tao đang đói. – Đột nhiên hắn nói. – Tao sẽ giết và ăn ruột của mày, gã câu cá bé nhỏ ạ. Mày nghĩ gì về điều đó?
– Đừng, – tôi cố gắng nói, – làm ơn đừng – nhưng chẳng thể thốt nên lời. Hắn muốn thực hiện lời nói, tôi hiểu. Rõ ràng hắn muốn ăn thịt tôi.
– Tao chỉ quá đói – hắn nói, nóng nảy và bực dọc – còn mày thì không thiết sống nếu bà mẹ yêu quí không còn trên cõi đời, dẫu sao hãy nhớ lời tao. Bởi vì ba mày cũng chỉ là loài người, chẳng chóng thì chầy cũng tìm cho mình một nấm mồ. Tin tao đi, và nếu mày là người duy nhất còn lại thì đích thị mày là kẻ thừa trên thế gian này. Tao sẽ cứu mày ra khỏi nỗi nhọc nhằn và bất hạnh ấy. Như thế, mày sẽ lên thiên đường. Đồng ý đi, những linh hồn bị giết bao giờ cũng được an nghỉ ở thiên đường. Cả mày lẫn tao sẽ phục vụ chúa ngay trong chiều nay, Gary. Điều ấy nghe không ổn sao?
Bàn tay dài tái xanh của hẵn vươn về phía tôi mà không nghĩ xem tôi sẽ phản ứng ra sao. Tôi mở nắp giỏ cá, thò tay xuống tận đáy, lấy ngay con cá chúa tôi bắt được đầu tiên – con cá mà lẽ ra tôi phải biết thoa? mãn với nó. Đưa con cá về phía hắn, những ngón tay của tôi đặt trên bụng con cá, ! nơi tôi đã móc hết ruột của nó theo kiểu người đàn ông vận đồ đen dọc móc ruột tôi. Tôi mắt con cá lấp lánh nhìn tôi mờ đục song các đường viền bao quanh chấm đen gợi tôi nhớ lại chiếc nhẫn cưới của mẹ. Và ngay lúc ấy, tôi thấy mẹ nằm trong quan tài, và thấy ánh nắng chiếu trên những bó hoa cưới và tôi hiểu đấy là sự thực – mẹ đã bị Ong đốt. Mẹ đã khuỵu xuống trong bầu không khí ấm áp, thơm nức mùi bánh mì trong nhà bếp và Candy Bill liếm những giọt nước mắt từ đôi má sưng vù của mẹ – người đang hấp hối.
– Con cá lớn thật! – Gã đàn ông gào lên bằng giọng tham lam và ngắc ngứ – Ồ, môột coon caáa lơớn!.
Hắn chụp con cá từ tay tôi và đút vào cái mồm há to hơn bất kỳ mồm của người nào khác. Nhiều năm sau, khi sáu mươi lăm tuổi (tôi nhớ là mình sáu lăm bởi mùa hè năm ấy tôi không còn đi dạy nữa mà về hưu) tôi đi thăm bể nuôi cá ở Boston và đã nhìn thấy một con cá mập. Miệng của gã đàn ông vận đồ đen đó giống hệt miệng con cá mập khi nó há ra, có khác thì chỉ miệng gã ánh lên màu vàng cam, cùng với màu mắt gã và tôi có cảm giác hơi nóng phả ra từ nó giống như khi củi khô bắt lửa rừng rực tạo nên một luồng khí nóng, bất thình lình thoát ra từ bếp lò tạt vào mặt ta. Tôi đã không thể tưởng tượng nổi luồng nhiệt ấy, tôi biết mình chẳng thể hình dung và điều ấy chỉ xảy ra trước khi hắn thả cái đầu con cá hồi dài mười chín inch của tôi vào miệng. Tôi thấy vây cá dựng ngược lên, rồi bắt đầu cong lại như thể một mẩu giấy uốn quăn khi bạn đút vào lò đốt rác.
Hắn ẩn con cá xuống, t�! � từ nh! ư thể nhà ảo thuật đang biểu diễn trò nuốt gươm. Hắn không nhai. Đôi mắt rực lửa của hắn lồi ra như thể minh chứng cho sự cố gắng. Con cá tiếp tục trôi vào, họng hắn phình lên khi con cá bị nuốt xuống và bây giờ hắn bỗng cất tiếng khóc.. Nước mắt hắn đỏ như máu, tím và đặc quánh.
Tôi nghĩ chính việc chứng kiến những giọt nước mắt màu ấy, hồn tôi mới nhập trở về thể xác. Tôi không hiểu tại sao lại có hiện tượng ấy nhưng tôi không biết nó đã diễn ra. Tôi lủi nhanh tựa thằng Jack trốn khỏi hộp đồ chơi hình nộm của nó; tay vẫn cầm cần câu, tôi gập người lại, cúi khom người, bàn taycòn lại rẽ lối qua các bụi cây, chạy lên bờ.
Hắn thốt lên tiếng gầm giận dữ và kỳ lạ – bởi âm thanh được phát ra từ cái mồm ngoại cỡ của nó – tôi vẫn cúi chạy mà chỉ ngoái nhìn trở lại khi đã lên đến bờ. Hắn đuổi theo tôi. Vạt áo phía sau lưng hắn bay phần phật, sợi dây đồng hồ bằng vàng mỏng của hắn lấp lánh trong ánh nắng. Chiếc đuôi cá hãy còn lủng lẳng trên miệng và tôi có thể ngửi thấy mùi thoát ra từ chiếc lò nướng trong họng hắn.
Hắn nhào đến tôi, đưa những chiếc vuốt chộp tới. Tôi lẩn trốn dọc theo bờ suối. Chạy khoảng chừng một trăm mét tôi mới mở được miệng và cất tiếng thét, tiếng thét của nỗi sợ hãi, dĩ nhiên, song đó cũng là tiếng thét của lòng tiếc thương trước cái chết của một người mẹ dịu hiền.
Hắn đang đến gần tôi, tôi có thể nghe tiếng cành cây gãy và tiếng gió vút qua các bụi rậm, song tôi không nhìn trở lại. Tôi cúi thấp đầu, dán mắt nhìn vào những bụi cây và các cành thấp d�! ��c theo ! bờ suối để mở lối chạy cành nhanh càng tốt. Và cứ mỗi bước chân, tôi thấp thỏm chờ bàn tay của hắn hạ xuống vai, kéo tôi lại và đút vào cổ họng cháy bỏng của hắn.
Điều ấy đã không xảy ra. Chạy được khoảng chừng mười phút, nhưng tất nhiên lúc ấy tôi không xác định được và cứ nghĩ mình chạy đã quá lâu, xuyên qua những cành cây tán lá thấp, tôi nhìn thấy chiếc cầu.
Vẫn kêu thét, nhưng bây giờ, do hụt hơi nên âm lượng phát ra như thể tiếng nước ấm pha trà bị đun gần cạn, tôi chạy đến bờ dốc thứ hai, cao hơn và bắt đầu bò lên.
Được nửa đường, tôi chuyển sang bò. Nhìn qua vai, tôi thấy người đàn ông vận đồ đen gần sát gót chân tôi, khuôn mặt trắng bợt của hắn biểu lộ nỗi căm tức và thèm thuồng. Những giọt nước mắt máu của hắn tung toé trên má và cái mồm cá mập của hắn đang há ra như thể một cái bản lề.
– Thằng nhóc câu cá! – Hắn gầm gừ rồi leo lên bờ, chộp được chân tôi. Tôi giằng ra, xoay người lại và ném chiếc cần câu vào người hắn. Hắn dễ dàng hất văng đi, nhưng không hiểu sao chiếc cần câu đập vào thân hắn, hắn qui. gối xuống để bò. Không chậm trễ, tôi vội quay ngược lại, phi nhanh lên đỉnh dốc, tìm cách bám lấy một thanh chống dưới cầu để thoát thân.
– Mày không thoát đâu, thằng nhóc! – hắn gào lên từ phía sau. Giọng hắn đầy giận dữ nhưng cũng nghe như tiếng cười. – Tao không đủ no với một con cá hồi!
– Để tao yên! – Tôi hét trở lại. Nắm chặt lan can cầu, tôi quăng mình lên bằng cú lộn nhào lóng ngóng. Bàn tay tôi dính đầy dằm, đầu đập mạnh đến l�! �ng cầu! đến nỗi khi ngồi trở dậy, tôi thấy hoa mắt. Tôi tiếp tục lăn mấy vòng rồi chuyển sang bò. Tôi loạng choạng đi hết chiếc cầu rồi vấp ngã, cố trấn tĩnh trở lại rồi chạy tiếp. Tôi chạy hết tốc lực mà một chú nhóc chín tuổi có thể, nghĩa là nhanh như gió. Dường như cứ ba hoặc bốn bước, chân tôi mới chạm đất một lần, và bây giờ, với hiểu biết của mình, tôi tin điều ấy là sự thực. Tôi chạy trên vết lún của bánh xe bên phải trên mặt đường, chạy cho đến khi hai bên thái dương đập thình thình và mắt giật giật trong hốc, chạy cho đến khi tôi cảm thấy cơn đau xuất hiện phía bên trái, từ xương sườn lan lên tận nách, chạy cho đến khi tôi có thể nếm được vị máu và vị của chất gì như kim loại trong họng mình. Lúc không thể chạy được nữa, tôi đứng lại và ngoái nhìn, vẫn thở phì phò như chú ngựa vừa trải qua chặng được phi nước đại. Tôi bị ám ảnh rằng mình sẽ thấy hắn đứng ở đó, ngay bên cạnh trong bộ đồ màu đen bẩn thỉu, sợi dây lấp lánh thò ra ngoài áo trong và không có một sợi lông nào vướng ở đó cả.
Nhưng hắn đã bỏ đi. Con đường trải dài về hướng dòng Castle Stream, nằm giữa các đồi thông và linh sam rậm rạp không một bóng người. Nhưng tôi vẫn cảm thấy hắn ở đâu đấy trong cánh rừng, đang nhìn tôi với ánh mắt có thể thiêu rụi cây cỏ; vẫn ngửi thấy mùi diêm tiêu cháy và cả mùi cá nướng phảng phất trong không gian.
Tôi quay lại, tập tễnh bước, cố bước đi nhanh đến mức khả năng cơ thể cho phép. Chân tôi bị chuột rút, bàn chân đau đến nỗi sang ngày hôm sau tôi gần như không thể đi lại được. Tôi tiếp tục! ngoái l! ại nhiều lần nữa để khẳng định rằng con đường phía sau vẫn hoang vắng. Nhưng cứ mỗi lần liếc nhìn một cách lo sợ như thế, thay vì làm tôi bớt sợ thì nó lại làm tôi hoang moang hơn. Cánh rừng linh sam trông tối hơn, rậm hơn. Tôi tiếp tục hình dung những gì ẩn sau cành cây chạy dọc theo con đường; những lối mòn chồng chéo của khu rừng, những chiếc bãy đánh gãy chân, những hẻm núi nhung nhúc vô số loại động vật. Cho đến ngày thứ Bảy năm 1914 ấy, tôi vẫn cho rằng gấu là loài thú tệ hại nhất của khu rừng.
Vượt qua chỗ nối giữa con đường rừng với đường Geegan Flat chừng một dặm, tôi thấy ba đang đi về phía tôi huýt sáo bài Chiếc thùng gỗ sỏi già nua. Ba mang chiếc cần câu có bánh xe xinh xắn mua ở Monkey Ward. Tay kia của ba xách giỏ đựng cá với dải băng thêu chữ “Hiến dâng người” được mẹ đính vào tay cầm từ hồi Dan còn sống. Tôi mải miết đi, chỉ khi nhìn thấy ba, mới bắt đầu chạy trở lại, với kiểu chạy ngất ngưởng do kiệt sức, còn đôi chân loạng choạng như một thuỷ thủ say rượu, ráng hết sức kêu lên: Ba! ba! ba. Vẻ ngạc nhiên trên khuôn mặt của ba khi nhận ra tôi là hình ảnh không thể diễn tả, chói sáng nhất trong vô vàn ký ức. Ba thả chiếc cần câu, giỏ đựng cá xuống đường, không liếc nhìn, vội chạy đến chỗ tôi. Trong đời ba, tôi chưa chứng kiến lần nào ông chạy nhanh như vậy. Khi chúng tôi chạy đến bên nhau, một cảm xúc kỳ diệu dâng lên mạnh đến nỗi sự va chạm đã không tước đi tình cảm quí ấy. Tôi ôm choàng lấy ba, mặt đập mạnh vào thắt lưng của ba đến chảy máu mũi. Dĩ nhiên mãi về sau tôi mới biết. Lúc ấy tôi c! hỉ dang! tay, dùng hết sức ôm cứng lấy ba. Tôi ôm và cọ mặt nóng hổi của mình vào bụng ba, bôi bẩn chiếc áo màu xanh đã cũ của ba với máu, nước mắt và dãi mũi.
– Gary, chuyện gì vậy? Điều gì đã xảy ra? Con không sao chứ?
– Mẹ đã chết! – tôi nức nở. – Con gặp một người đàn ông ở trong rừng, ông ta bảo con! Mẹ đã chết! Mẹ bị Ong cắn, sưng phồng lên như Dan rồi chết! Mẹ đang nằm trên sàn bếp và Candy Bill… liếm nước mm-mắt… trên… trên
“Mắt mẹ” là những chữ cuối cùng tôi phải nói nhưng khi ấy lồng ngực co thắt mạnh nên tôi không thể thốt ra được nữa. Nước mắt lại trào ra và gương mặt kinh hoàng lo sợ của ba nhoà thành gương mặt của ba người chồng chéo nhau. Tôi bắt đầu rống lên – không phải giống như một chú nhóc bị đau khi đầu gối bị trầy mà tựa như con chó tru trong đêm khi phát hiện ra điềm gở nào đó. Ba ôm chặt tôi vào lòng. SOng tôi luồn qua, liếc qua vai nhìn trở lại. Tôi muốn biết chắc rằng gã đàn ông mặc đồ đen không đuổi theo nữa. Không có dấu hiệu nào chứng tỏ sự hiện diện của hắn: con đường hun hút xuyên qua rừng hoàn toàn hoang vắng. Tôi thầm nhủ bất kỳ lí do nào thì mình cũng sẽ vĩnh viễn không đặt chân trở lai. con đường đó nữa và lúc bấy giờ tôi nghĩ rằng ân sủng lớn nhất mà chúa ban cho tạo vật của người trên thế gian này là chẳng thể nào biết được điều gì sẽ xẩy ra. ý kiến ấy đã biện minh cho việc từ bỏ ý định kia của tôi. Dẫu sao, vào thời khắc đó, tôi đã có cơ hội để nghiệm ra rằng con người chỉ là những thực thể cô đơn. Sau đó, tôi nghĩ về mẹ –! ; ngườ! i mẹ dịu dàng đã chết của tôi – rồi úp mặt trở lại vào lòng ba và tiếp tục thổn thức.
– Gary, nghe ba nói đây này, – ba lên tiếng sau một hồi im lặng. Tôi vẫn tiếp tục khóc. Ba để tôi nức nở một lát rồi lấy tay nâng cằm tôi lên để có thể nhìn thẳng vào mặt, nhưng tôi tránh không nhìn ba. – Mẹ con vẫn bình thường. – Ba nói.
Ngước nhìn ba qua dòng nước mắt đang chảy tràn xuống má, tôi không tin.
– Ba không biết ai là người báo tin sai như vậy ch giả đấy là một thằng chó má bẩn thủi muốn gây thương tổn tâm hồn con, nhưng ba thề trước Chúa là mẹ con vẫn còn khoẻ.
– Nhưng… nhưng ông ta đã nói…
– Ba không quan tâm đến những gì hắn nói. Ba trở về nhà sớm hơn dự định bởi Eversham không muốn bán bò. Ba nghĩ nếu đi nhanh thì vẫn còn thời gian để câu cá cùng con. Ba đi lấy cần câu và giỏ đựng trong lúc mẹ làm cho chúng ta mấy chiếc bánh nhân mứt. Những chiếc bánh vừa mới nướng của mẹ vẫn đang ấm. Như thế, nửa giờ trước đây mẹ khoẻ, Gary ạ. Và ba đảm bảo rằng chẳng một ai biết được tin gì về mẹ sớm hơn ba. – Ba nhìn qua vai tôi. – Gã đàn ông ấy là ai vậy? Hắn ở đâu? Ba sẽ tìm và tẩn cho hắn một trận.

Chương 5


Trong vòng hai ngày, tôi nghĩ, tôi đã nghĩ đến cả ngàn vấn đề, nhưng điều vướng mắt sau rốt là nếu ba tìm gặp người đàn ông vận đồ đen thì tôi không nghĩ là ba có thể cho kẻ ấy một trận, mà có khi lại là người bỏ chạy.
Tôi nhớ lại những ngón tay trắng nhợt, dài và những chiếc vuốt trên đầu mỗi ngón.
– Gary?
– Con không biết là con đang nhớ lại, – tôi nói.
– Con có đến nơi suối phân dòng không? Chỗ tảng đá lớn ấy?
Những khi ba hỏi thẳng như thế, tôi không bao giờ nói dối. Nhưng lần này, để cứu mạng sống của cả ba lẫn tôi, tôi đáp: “Có, nhưng không xuống dưới đó”. Tôi chộp cánh tay của ba bằng cả hai tay và nắm thật chặt. “Đừng ba, hắn là hạng người nguy hiểm”. Sự liên tưởng chợt đến, nối tiếp mạch tư duy “Con nghĩ hắn có một cây súng”.
Ba nhìn tôi trầm ngâm. “Có lẽ không có người”, ba nói, lên giọng ở cuối câu như thể đặt ra câu hỏi. “Có thể con ngủ gật lúc đang câu đấy, con trai ạ, rồi con mơ thấy điều kinh dị, giống như những cơn ác mộng của con về Danny trong mùa đông năm ngoái”.
Mùa đông trước, tôi gặp Dan trong những giấc chiêm bao rợn người. Tôi – trong cơn mơ – mở cửa đi vào nhà vệ sinh, hoặc đi sâu vào trong hầm rượu, bỗng thấy Dan đứng đấy nhìn tôi bằng khuôn mặt sưng vù màu đỏ tía; hoảng hồn, tôi tỉnh dậy và la hét, tiếng thét đã đánh thức luôn cả ba mẹ dậy. Dẫu tôi có ngủ gật – thậm chí có thiu thiu ngủ bên bờ suối nhưng tôi không mơ. Tôi chắc chắn mình đã thức giấc tr�! �ơc lúc ngưòi đàn ông vận đồ đen đập chết con ong, buộc nó phải rời khỏi chóp mũi, lăn vào lòng tôi. Tôi không mơ thấy hắn theo cách tôi đã mơ thấy Dan, tôi khẳng định điều ấy, mặc dù cuộc gặp gỡ giữa tôi với hắn nếu thuật lại thì giống hệt như những hình ảnh hoang đường trong đầu tôi. Song tôi nghĩ những sự kiện siêu nhiên thì luôn diễn ra theo cách ấy. Còn nếu ba cho rằng gã đàn ông ấy chỉ tồn tại trong đầu tôi thì thực là tốt. Rất tốt đối với ba.
– Con đoán, hắn là thế – tôi nói.
– Ừ, chúng ra nên quay trở lại để tìm cần câu và giỏ của con.
Ba cất bước đi về hướng đó và tôi phải búi chặt lấy cánh tay để kéo ba lại lần nữa, hướng mặt về phía tôi.
– Để lát nữa – tôi nói – được không hở ba? Con muốn gặp mẹ. Con phải tận mắt nhìn thấy mẹ.
Ba suy nghĩ một lúc rồi gật đầu.
– Ừ, ba đồng ý với con. Đầu tiên chúng ta sẽ về nhà và sau đó mới đi tìm cần câu và giỏ.
Và thế là, chúng tôi cùng nhau trở về nông trại. Ba vác chiếc cần câu trên vai, tôi xách giỏ, cả hai vừa đi vừa ăn những khoanh bánh mỳ phết mứt nho đen, trông như một đôi bạn.
– Con có câu được con nào không? – Ba hỏi khi chúng tôi nhìn thấy chuồng ngựa.
– Vâng, thưa ba – tôi nói – Một chú cầu vồng khá lớn. Và một con cá hồi chúa lớn hơn nhiều, tôi nghĩ nhưng không nói ra.
– Thế thôi à? Không còn con nào khác?
– Con đã ngủ gục sau khi bắt được nó. – Đấy không hẳn là câu trả lời và cũng không hẳn là lời nói dối.
– Mong sao con không đánh mất chiếc cần câ! u. Nó kh! ông mất chứ, Gary?
– Không thưa ba – Tôi miễn cưỡng đáp. Nói dối về việc ấy thì sẽ chẳng tốt lành tí nào dù tôi có thể bịa ra một câu trả lời thích đáng. Không, nếu như thế thì rất có thể ba sẽ nẩy ra ý định quay lại tìm gỉo cá, tôi đã đọc được suy nghĩ đó trên nét mặt của ba.
Đằng kia, Candy Bill đã lẻn cửa sau chạy đến, sủa ầm ĩ, ngoáy tít đuôi vào và chạy tới chạy lui theo cách mà giống chó Scot thường biểu hiện khi chúng vui mừng. Không thể đợi thêm nữa, tôi chạy vượt lên ba, chạy vội vào nhà, tay vẫn sách giỏ đựng cá và trong thâm tâm, tôi vẫn tin chắc rằng sẽ thấy mẹ nằm chết trên sàn bếp, mặt sưng phồng và đỏ tía như mặt Dan khi ba vừa bồng anh về từ cánh đồng phía Tây, vừa khóc và vừa gọi tên Chúa.
Nhưng mẹ đang đứng cạnh bếp, khoẻ mạnh và tươi tắn như lúc tôi ra đi, miệng hát khi đang bóc vỏ đậu vào một cái chén. Mẹ nhìn về phía tôi, thoạt tiên ngạc nhiên và lập tức kinh hoàng khi thấy cái nhìn sững sờ và đôi má nhợt nhạt của tôi.
– Gary, gì vậy? Có chuyện gì thế?
Tôi không trả lời, chỉ chạy đến và tới tấp hôn mẹ. Lát sau ba tôi bước vào và nói.
– Đừng lo, em yêu, con không sao đâu. Nó chỉ mơ một giấc mơ hãi hùng bên bờ suối.
– Cầu chúa cho đó là cơn ác mộng cuối cùng – mẹ nói rồi ôm chặt tôi hơn trong lúc Candy Bill nhảy quanh chân chúng tôi, sủa theo kiểu ầm ĩ của nó.
– Con không phải đi với ba nếu con không muốn, Gary, – ba nói, mặc dù trong thâm tâm ba muốn tôi quay trở lại, muốn tôi đối diện với nỗi sợ hãi (như cách nói của con người thời nay). Cách n! ày là p! hương thuốc hữu hiệu để chữa những căn bệnh do lo sợ đã hằn sâu thành nỗi ám ảnh. Nhưng hai tiếng đồng hồ qua cũng chưa đủ để lau chuyển niềm tin của tôi rằng người đàn ông vận đồ đen là không có thực. Tôi không có khả năng thuyết phục ba về chuyện ấy. Tôi không nghĩ một đứa trẻ chín tuổi nào lại có thể khiến bố nó tin rằng mình đã thấy một con qui? bước ra khỏi khu rừng, trong bộ trang phục màu đen.
– Con sẽ đi, – tôi nói. Tập chung tất cả lòng can đảm để buộc đôi chân cử động, tôi bước ra khỏi nhà đi cùng với ba. Bấy giờ chúng tôi đứng cạnh cái đòn kê bửa củi bên góc sân, không xa đống củi là bao.
– Con mang cái gì sau lưng vậy? – ba hỏi.
Tôi rút nó ra từ từ. Tôi sẽ mang theo nó và hy vọng người đàn ông vận đồ đen có đường ngôi thẳng tắp rẽ lệch về bên trái đầu đã ra đi. Nhưng nếu hắn còn ở đó, tôi muốn có sự chuẩn bị. Chuẩn bị theo kiểu của tôi. Rút từ đằng sau lưng ra, trên tay tôi là cuốn Kinh Thánh của gia đình. Tôi dự định sẽ chỉ mang theo cuốn Tân ước nhỏ mà tôi được thưởng nhờ thuộc lòng gần hết các bài thánh ca trong cuộc thi Tình bằng hữu tuổi trẻ vào tối thứ Ba (tôi được xếp thứ tám, nhưng chỉ trừ bài thứ hai mươi ba, tất cả các bài còn lại đã không còn trong đầu tôi nữa chỉ sau một tuần). Nhưng cuốn Tân ước màu đỏ nhỏ bé ấy dường như không đủ mạnh để cùng bạn đi đối phó với qui? sứ. Đấy là chưa kể lời khai của đức chúa Jesus còn được tôi tô đậm bằng mực đỏ.
Ba nhìn quyển kinh thánh đã cũ, căng lên bởi giấy tờ và tranh ảnh gia đình kẹp trong đó. Tôi ngh�! � ba sẽ! bảo tôi mạng nó vào nhà. Song ba im lặng, một cái nhìn pha lẫn tình thương với lòng cảm thông thoảng qua mặt ba, ba gật đầu.
– Được – ba nói – Mẹ có biết con mang theo nó không?
– Không, thưa ba.
Ba lại gật đầu.
– Vậy thì chúng ta hy vọng mẹ sẽ không phát hiện ra trước lúc chúng ta quay về. Đi thôi. Và nhớ đừng làm rơi.
Nửa tiếng đồng hồ sau, hoặc lâu hơn, hai chúng tôi đã bước trên bờ, nơi dòng Castle Stream phân dòng. Và sau đó, bước xuống khoảng đất bằng, nơi tôi chạm trán với người đàn ông có đôi mắt đỏ màu da cam. Phía dưới cây cầu, tôi đã nhặt chiếc cần câu tre của mình. Còn giỏ đựng cá thì vẫn ở trên mặt đất bằng. Miệng giỏ được đan bằng liễu gai bị bật ra sau. Chúng tôi đừng nhìn, cả ba và tôi, suốt khoảng thời gian dài không ai nói một lời.
Ngọc mắt mèo! Kim cương! Sa phia! Ngọc bích! Ta ngửi thấy mùi nước chanh của Gary! Đó là bài thơ ngắn, không vần điệu của hắn mà một lần hắn đã từng ngâm rồi ngả người về phía sau, cười như một đứa trẻ, kẻ vừa mới phát hiện ra mình đủ cam đảm để nói trong buồng tắm những từ như cứt, đái. Mảnh đất bằng bên dưới, cây cỏ vẫn xanh tươi dưới ánh mặt trời của những ngày đầu tháng bảy như mọi miền của xứ Maine, ngoại trừ nơi kẻ lạ mặt đã nằm. Ở đó, cỏ đã chết và ngả sang màu vàng theo hình dạng của gã đàn ông.
Tôi giữ cuốn kinh thánh cũ, xộc xệch ngay trước mắt. Hai ngón tay bấu chặt lấy bìa sách đã phai thành màu trắng. Động tác ấy tương tự với Norville, chồng của Mama Sweet, khi nắm chiếc chĩa ba răng bằng gỗ liễu để tìm mạc! h nước! cho một cái giếng của một gia đình nào đó.
– Hãy chờ ở đây, – cuối cùng ba nói, rồi bước xuống bờ dốc, sục giày vào lớp đất mềm màu mỡ và dang tay để giữ thăng bằng. Tôi đứng im tại chỗ, nắm chặt cuốn Kinh Thánh, tim đập thình thịch. Lần này tôi không biết mình có cảm giác bị quan sát hay không; tôi quá sợ để ý thức mọi thứ, ngoại trừ là việc hiểu rõ mình muốn tránh xa mảnh đất và những cánh rừng ấy.
Ba cúi xuống, ngửi nơi cỏ bị chết và nhăn mặt. Tôi biết ba ngửi thấy gì, một mùi tựa diêm sinh. Sau đó ba chộp chiếc giỏ của tôi và vội vàng leo lên bờ. Ba liếc nhanh ra đằng sau để chắc không có gì đuổi theo. Chẳng có gì. Ba đưa chiếc giỏ cho tôi, cái nắp vẫn còn bị buộc vào sợi dây da nhỏ xinh xắn của nó. Tôi nhìn vào bên trong, chẳng có gì ngoài hai nắm cỏ.
– Ba nhớ con nói con đã câu được chú cá hồi cầu vồng – ba nói – nhưng có lẽ con cũng mơ nốt.
Có điều gì trong giọng nói khiến tôi giật mình.
– Không, thưa ba, – tôi đáp. Con đã bắt được một con.
– Nó sẽ chẳng thể nào nhảy ra được nếu đã bị moi ruột và rửa sạch, hoặc giả con đã không làm như thế trước khi bỏ vào giỏ… có phải không, Gary? Ba đã bảo con nhiều lần rồi mà.
– Vâng, thưa ba. Con nhớ, nhưng…
– Như thế, nếu con không tưởng tượng ra con cá, nếu nó đã chết trong giỏ thì hẳn có một loài gì đó tìm đến ăn mất rồi. – ba nói, liếc nhanh qua vai, mặt lạc đi như nghe tiếng động gì đó đang di chuyển trong rừng. Tôi hoàn toàn không ngạc nhiên khi thấy những giọt mồ hôi ứa ra trên má ba như th�! �� nhữn! g viên ngọc lấp lánh. – Đi thôi – ba nói – Chúng ta hãy ra khỏi nơi chết tiệt này.
Tôi đã sẵn sàng nhận mệnh lệnh ấy. Chúng tôi đi ngược lại, dọc theo bờ, đến chiếc cầu, bước rất nhanh và không trò chuyện. Khi chúng tôi đến nơi tìm thấy chiếc cần câu bị đánh rơi, ba quì một chân xuống và xem xét. Một vệt cỏ khác cũng đã chết ở đó và chiếc dép của một quí bà nào đấy cũng bị dém vàng, cong vòng lại như thể bị một luồng nhiệt mạnh thổi qua. Tôi nhìn vào chiếc giỏ trống rỗng của mình một lần nữa.
– Hắn đã quay lại và ăn nốt con cá khác của con. – Tôi nói.
Ba ngước nhìn tôi: – một con cá khác!
– Vâng, thưa ba. Con đã không nói với ba chứ con còn bắt được một con cá chúa. Một con cá rất to. Hắn đói lắm, cái gã ấy. – Tôi muốn kể tiếp nhưng các lời cứ run rẩy trên môi. Cuối cùng, tôi im lặng.
Chúng tôi leo lên cầu và giúp nhau vượt qua lan can. Ba cầm chiếc giỏ của tôi, nhìn vào rồi đi đến thành cầu, quẳng nó xuống. Tôi đến cạnh ba, nhìn nó rơi xuống và trôi đi tựa chiếc thuyền, và chìm đắm dần trong suối khi nước rò vào qua lớp vỏ được đan bằng sợi liễu gai.
– Nó hôi quá, – ba nói, nhưng tránh không nhìn tôi, bằng một giọng nghe là lạ. Đấy là lần duy nhất tôi nghe ba nói kiểu như vậy.
– Vâng, thưa ba.
– Chúng ta sẽ bảo mẹ là không tìm ra nó. Nếu mẹ hỏi. Còn không thì chúng ta hãy lặng im.
– Vâng, thưa ba. Chúng ta sẽ không nói.
Mẹ không hỏi và chúng tôi đã không nói.
Tám mươi năm đã trôi qua kể từ ngày ấy, và trong suốt khoảng thời gian đó, tôi đã chẳn! g bao gi�! �� nghĩ đến hoặc chí ít là chợt nhớ về hắn. Giống như hết thảy những người đàn ông đàn bà khác, những người đã từng sống, tôi không thể kể về những giấc mơ của tôi vì tính chất hão huyền của chúgn. Nhưng bây giờ, khi đã già, tôi mơ những giấc mộng đầy ý thức, đại loại là như thế. Sự yếu đuối của tôi sẽ lớn nhanh tựa như làn sóng mà chẳng mấy chốc sẽ xoá đi toà lâu đài cát bị lãng quên của đứa trẻ và ký ức của tôi cũng trỗi dậy, xui tôi nhớ lại vài vần thơ cũ đã xa xôi trong quá khứ: “Hãy để chúng một mình/ Rồi chúng sẽ về nhà/ Ngoáy tít chiếc đuôi”. Tôi nhớ những bữa ăn mình đã dự, những trò chơi mình đã chơi, những thiếu nữ mình đã hôn trong phòng thay áo ở trường trung học, khi chúng tôi chơi trò bưu điện, những thằng bạn mình đã giã nhau, cốc rượu đầu tiên mình uống, điếu thuốc đầu tiên mình hút (tôi đã bị sặc vì điếu thuốc quấn bằng râu ngô ấy và hút sau chuồng lợn của nhà Dicky Hammer). Nhưng trong tất cả những kỷ niệm, ký ức về người đàn ông vận đồ đen là mạnh mẽ nhất và sáng bằng chính ánh sáng ám ảnh, kỳ dị riêng của nó. Hắn có thực, hắn là Qui? sứ và ngày ấy, tôi vừa là nạn nhân, vừa là kẻ gặp may. Tôi cảm nhận rất rõ rằng việc trốn thoát bàn tay hắn là nhờ số phận đầy may mắn của tôi – chỉ nhờ vận may, chứ không phải nhờ đến bất cứ sự giúp đỡ nào của chúa, người mà tôi thờ phụng và hát thánh ca trong suốt cả cuộc đời.
Khi tôi nằm đây, trong căn phòng của bệnh viện và trong toà lâu đài cát đã huỷ hoại là chính cơ thể tôi, tôi thầm nhủ mình đừng sợ qui? sứ, bởi ! lẽ su�! �t một đời tôi đã sống lương thiện, tử tế, và tôi không có lý do gì phải sợ qui? sứ. Đôi lúc tôi nhớ rằng chính mình, chứ không phải là ba, đã thuyết phục được mẹ đi lễ nhà thờ trở lại vào cuối mùa hè năm ấy. Dĩ nhiên, trong bóng tối, những ý tưởng ấy không đủ sức làm dừng lại hay xoa dịu dòng hồi tưởng nóng bỏng của tôi. Trong bóng tối, lời thầm thì vọng đến rằng đứa trẻ câu cá chín tuổi ấy đã chẳng làm điều gì xấu xa để phải sợ ác qui? tìm đến trừng trị mình. Và trong bóng tối, thỉnh thoảng tôi còn nghe một tiếng suýt xoa rất nhỏ, không phải của loài người: Con cá lớn thật! Bằng chất giọng biểu lộ sự tham lam vô độ, và tất cả chân lý của thế giới đạo đức đổ nhào trước sự khát thèm ấy.

Hết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét