Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Nguoi Da Den Cua Piot Dai De.html

Alexander Pushkin

Người da đen của Piốt Đại đế

Mục Lục

Thông tin ebook

Chương 1

Chương 2

Chương 3

Chương 4

Chương 5

Chương 6

Chương 7

Phụ Lục

Thông tin ebook

Tên truyện : Người da đen của Piốt Đại đế

Tác giả : Alexander Pushkin

Dịch giả : Hoàng Tôn

Nguồn : http://vnthuquan.net

Convert : Bùi Xuân Huy (santseiya_TVE)

Ngày hoàn thành : 26/02/2007

Chương 1

  • Tôi ở Paris.
    Tôi bắt đầu sống, chứ không chỉ thở
    Đmitơriép
    Tạp chí người du lịch

Trong số những người trẻ tuổi được vua Piốt Đệ Nhất gởi ra nước ngoài để học hỏi những kiến thức cần thiết cho công cuộc duy tân có người con đỡ đầu của nhà vua là Ibraghim3, một người thanh niên da đen. Ibraghim được học trong một trường võ bị ở Pari4 và ra trường với cấp bậc đại uý pháo binh. Chàng lập được nhiều chiên công trong cuộc chiến tranh Tây Ban Nha5, và sau khi bị thương nặng lại trở về Pari. Mặc dù bận trăm công ngàn việc, hoàng đế vẫn thường xuyên thăm hỏi về người con nuôi yêu quý của ngài, và cứ mỗi lần như vậy ngài đều nhận được những thư phúc đáp hết lời khen ngợi hạnh kiểm và những thành công của Ibraghim. Piốt rất hài lòng về Ibraghim và đã mấy lần mời chàng về Nga, nhưng Ibraghim không vội về. Chàng tìm cách thoái thác, viện đủ mọi cớ khác nhau: nào vì vết thương chưa lành hẳn, nào vì chàng muốn trao dồi thêm kiến thức, nào lại vì thiếu tiền. Vua Piốt đã khoan dung đối với những điều thỉnh cầu của chàng, khuyên chàng chú ý giữ gìn sức khoẻ, cám ơn chàng đã học hành chăm chỉ, và mặc dù nhà vua là người rất tằn tiện ngay trong những khoảng chi tiêu riêng của ngài, ngài vẫn không hề tiếc gì với Ibraghim, và chàng thanh niên da đen thường được nhận khá nhiều tiền của ngân khố riêng của nhà vua, cùng với những lời khuyên nhủ và răn dạy của một người cha.
Cứ theo các sử biên ghi chép thì không thể lấy gì mà so sánh với cái tính nhẹ dạ ngông cuồng và lối sống xa hoa của người Pháp thời ấy. Những năm cuối cùng của triều Luy XIV6 là thời gian mà triều đình đang sùng đạo, trang nghiêm rất mực, và lễ ngh! i được giữ gìn khắc khe, không để lại một dấu vết nào. Công tước Oóclêăng7 vốn là người có nhiều đức tính lỗi lạc pha lẫn với đủ các thói xấu hủ bại, tiếc thay lại không hề có chút đạo đức giả nào. Những cuộc truy hoan ở Pale-Roian8 không phải là một điều gì bí mật đối với dân chúng Pari; cái gương ấy lan lây rất nhanh. Vào hồi ấy Lau9 xuất hiên, thói tham tiền háo của kết hợp với lòng thèm khát khoái lạc và vui chơi; bao nhiêu điền trang khánh kiệt; đạo lý suy đồi; dân Pháp cười cợt và trả nợ, và nhà nước cứ tan rã dần dần dưới những ca khúc bông lơ của các vở hài kịch châm biếm.
Trong khi đó các giới trong xã hội bày ra một quang cảnh rất lý thú. Học thức và nhu cầu mua vui khiến cho mọi hạng người đều xích lại gần nhau. Ai là người giàu có, lịch duyệt, có danh vọng, có tài ba, hay có một cái gì kỳ lạ, nghĩa là tất cả những người nào có thể cung cấp một món ăn cho trí tò mò hoặc có thể góp phần mua vui cho xã hội, đều được tiếp nhận một cách vồn vã như nhau. Văn học, khoa học và triết học rời bỏ căn phòng làm việc yên tĩnh và xuất đầu lộ diện trong các phòng khách của giới thượng lưu để vừa cung phụng cho thị hiếu thời thượng, vừa hướng dẫn cho nó. Phụ nữ vẫn được trọng vọng, nhưng không còn đòi người ta tôn thờ như trước nữa. Lễ độ hời hợt bề mặt đã thay thế cho lòng kính trọng sâu xa. Những trò ma mãnh của công tước Risơliơ10, một Ankibiát11 của thành Aten ngày nay (tức Pari) đã được đưa vào lịch sử và có thể cho ta một khái niệm về phong tục thời bấy giờ.

Temps fortuné, marqué par la licence,
Où l! a folie, ! agitant son grelot,
D un pied léger parcourt toute la France,
Où nul mortel ne daigne être dévot,
Où I on fait tout excepté pénitence12.
Ibraghim xuất hiện. Dung mạo, học thức và trí thông minh vốn có của chàng khiến cho cả thành Pari chú ý. Tất cả các phu nhân đều muốn được tiếp đón le Nègre du czar (người da đen của Nga hoàng – tiếng Pháp), họ săn đón mời mọc chàng; quan phụ chánh nhiều lần mời chàng dự những buổi dạ hội vui vẻ của ngài; Ibraghim có mặt trong những buổi tiệc được cổ vũ nhờ tuổi trẻ của Aruê13 và tuổi già của Sôliê14, nhờ những câu chuyện của Môngteskiơ15 và Phôngtơnen16; chàng không bỏ qua một tối khiêu vũ nào, một ngày hội nào, một buổi khai diễn nào. Chàng lao mình vào những cơn lốc vui chơi của xã hội với tất cả tính cuồng nhiệt của tuổi trẻ và nòi giống của chàng. Nhưng không phải chỉ vì sợ phải rời bỏ cảnh vui chơi đô hội lộng lẫy này để về với cuộc sống đạm bạc khắc khổ ở triều đình Pêterburg mà Ibraghim quyến luyến ra đi. Còn có những mối bền chặt khác ràng buộc chàng. Chàng thanh niên châu Phi ấy đã yêu.
Bá tước phu nhân D. tuy đã quá tuổi hoa niên, nhưng vẫn nổi danh là người có nhan sắc. Năm mười bảy tuổi, khi nàng ở nhà tu17 ra, gia đình gả nàng cho một người mà nàng chưa có đủ thời giờ để yêu, và về sau người đó chẳng bao giờ lo nghĩ đến điều này. Người ta hay đồn đại rằng bá tước phu nhân có nhân tình, nhưng xã hội thượng lưu vốn rộng lượng về chuyện đó, cho nên phu nhân vẫn được trọng vọng, vì chưa từng xảy ra một chuyện gì lố bịch hay ly kỳ để có thể cho thế gian chê trách nàng. Nhà của bá tư�! ��c phu n! hân là một phòng khách thời thượng vào bậc nhất. Những bậc thượng lưu ưu tú ở Pari đều tụ tập ở đây. Người giới thiệu Ibraghim với bá tước phu nhân là công tử Mécvin, mà người ta thường cho là tình nhân sau cùng của bá tước phu nhân, và chính Mécvin cũng bằng mọi cách cố để cho mọi người cảm thấy như vậy.
Bá tước phu nhân đón tiếp Ibraghim một cách nhã nhặn, nhưng không lộ vẻ gì chú ý đặc biệt đến chàng: điều đó khiến Ibraghim rất hài lòng. Thường thường thì người ta nhìn chàng thanh niên da đen như nhìn một vật lạ, họ xúm xít quanh chàng, chào hỏi rối rít và thái độ tò mò này tuy đã được che phủ dưới một thiện cảm bề ngoài, song cũng làm cho lòng tự ái của Ibraghim bị tổn thương. Sự chú ý săn sóc dịu dàng của phụ nữ vốn là mục đích hầu như duy nhất của những sự nỗ lực của chúng ta, không những không làm cho lòng chàng thấy vui thích, mà còn khiến cho chàng buồn bực và phẫn uất. Chàng cảm thấy rằng đối với họ chàng là một loài vật lạ mắt hiếm có, một tạo vật đặc biệt, xa lạ, tình cờ rơi vào một thế giới không có gì chung với mình cả. Chàng còn thấy ganh tị với những người không được ai chú ý và cho rằng cái tầm thường của họ quả là một điều may mắn.
Vốn thường nghĩ rằng tạo hoá sinh ra mình không phải để hưởng một tình yêu được đền đáp, nên chàng không mắc phải những tâm lý tự tin viễn vông và những đòi hỏi thái quá của lòng tự ái. Điều khiến cho thái độ cư xử của chàng với phụ nữ có một cái gì đáng mến đặc biệt. Câu chuyện của chàng nói bao giờ cũng đơn giản và nghiêm trang; bá tước phu nhân D! . rất h! ài lòng lối nói chuyện đó, vì phu nhân đã chán với những câu khôi hài bất tận và những lời bóng gió sành sỏi của óc trào phúng Pháp. Ibraghim thường lui tới nhà phu nhân. Dần dần nàng quen với tướng mạo của chàng thanh niên da đen, hơn nửa còn có một cảm giác dễ chịu khi thấy mái tóc đen xoăn tít của chàng nổi bậc ở giữa những bộ tóc giả rắc phấn trong phòng khách của nàng. (Ibraghim bị thương ở đầu, nên không mang tóc giả mà chỉ buộc một dải băng). Chàng mới hai mươi bảy tuổi; dáng vóc cao lớn và cân đối, và đã có không phải một giai nhân nhìn chàng với một tình cảm phỉnh phờ hơn là cảm giác tò mò thuần tuý, nhưng Ibraghim đã có sẵn định kiến nên hoặc giả không hề để ý hoặc giả cho rằng đó chỉ là một lối làm dáng. Nhưng mỗi khi mắt chàng bắt gặp đôi mắt của bá tước phu nhân, những ý nghi kỵ của chàng không còn nữa. Đôi mắt của nàng để lộ vẻ đôn hậu đáng yêu, cách nàng đối xử với Ibraghim giản dị, tự nhiên đến nỗi không thể nào có chút hồ nghi rằng nàng làm dáng hay có ý chế nhạo.
Ibraghim không hề nghĩ đến tình yêu, nhưng bấy giờ thấy được mặt bá tước phu nhân mỗi ngày một bận đối với Ibraghim đã thành một việc không thể nào thiếu được. Ở nơi nào chàng cũng tìm dịp gặp bá tước phu nhân, và cứ mỗi lần được gặp như thế chàng đều thấy rằng đó là một ân huệ bất ngờ của đấng cao xanh. Bá tước phu nhân đoán được tình cảm của Ibraghim trước chính cả bản thân chàng nữa. Người ta muốn nói gì thì nói, chứ một tình yêu không hy vọng mà không đòi hỏi gì còn làm cho tâm hồn phụ nữ rung động chắc chắn hơn bất cứ! thủ đ! oạn quyến rũ nào. Có mặt Ibraghim, phu nhân theo dõi mọi cử chỉ của chàng, lắng nghe tất cả những lời nói của chàng; khi không có chàng, phu nhân có vẻ tư lự và trở lại lơ đễnh như lệ thường… Mécvin là người đầu tiên nhận thấy mối thiện cảm giữa hai người, anh ta liền có lời chúc mừng Ibraghim. Không có gì có thể làm cho tình yêu bùng cháy lên mạnh mẽ bằng một lời khuyến khích của người ngoài cuộc. Tình yêu vốn mù quán, và vì nó không dám tin nơi mình, cho nên thường bấu víu vào bất cứ chỗ dựa nào. Những lời nhận xét của Mécvin đã thức tỉnh Ibraghim. Cho đến nay chàng chưa bao giờ dám tưởng tượng rằng mình có thể được người đẹp đền đáp; niềm hy vọng bỗng đến làm cho tâm hồn chàng sáng rực lên; chàng bắt đầu yêu mê mệt, say đắm. Bá tước phu nhân hoảng sợ trước cái tình cảm quá bồng bột, nồng nàn của chàng, cũng đã có ý muốn dùng những lời khuyên răn ôn tồn và phải chăng của lý trí và tình bằng hữu để cưỡng lại, nhưng vô ích, vì chính phu nhân cũng mất dần sức tự chủ. Những cử chỉ đền đáp bất cẩn cứ liên tiếp theo nhau. Bị sức mạnh của mối tình mà chính nàng đã gây ra lôi cuốn theo, kiệt sức dưới mảng lực của nó, bá tước phu nhân đã trao thân cho Ibraghim…
Chẳng có gì giấu nổi cái nhìn xoi mói của thế gian. Chẳng bao lâu trong giới thượng lưu không còn ai không biết cuộc tình duyên mới của bá tước phu nhân. Trong số các mệnh phụ có người lấy làm lạ về cách chọn lựa của phu nhân, nhưng nhiều người cho rằng đó là một việc rất tự nhiên. Người thì chê cười bá tước phu nhân, người thì cho rằng đó là một hành ! động b! ất cẩn không thể tha thứ được. Trong buổi đầu say sưa hoan lạc, Ibraghim và bá tước phu nhân không hề để ý, nhưng chẳng bao lâu những câu nói đùa bóng gió của nam giới và những lời cạnh khoé của phụ nữ đã đến tai hai người. Thái độ nghiêm trang và lãnh đạm của Ibraghim kể cho đến nay đã giúp chàng thoát khỏi những lời gièm pha như vậy; bây giờ chàng chịu đựng một cách bất kham những lời mỉa mai đó và không biết nói gì để đáp lại. Bá tước phu nhân vốn quen được dư luận kính nể, nên không thể dửng dưng khi thấy mình đã trở thành một đối tượng cho những chuyện ngồi lê mách lẻo và giễu cợt. Phu nhân hết khóc lóc than phiền với Ibraghim, lại trách móc chàng một cách chua chát, hoặc van xin chàng đừng lên tiếng bênh vực mình, sợ rằng như thế chuyện sẽ ầm lên thêm và phu nhân sẽ bị vùi dập hẳn trong dư luận.
Một việc mới xảy ra khiến cho tình cảnh của phu nhân càng thêm khó xử. Hậu quả của cuộc ái ân bất cẩn đã lộ rõ. Ibraghim hết lời an ủi, khuyên răn, bàn bạc, nhưng đều bị bá tước phu nhân gạt đi. Phu nhân thấy mình không còn cách gì tránh khỏi cái chết và tuyệt vọng đợi cái ngày bi đát đó.
Tình cảnh của bá tước phu nhân vừa truyền đi, thì những lời ong tiếng ve lại càng xôn xao hơn bao giờ hết. Các mệnh phụ đa cảm kinh hãi cuống lên; đàn ông thì đánh cuộc với nhau xem bá tước sẽ sinh ra một đứa bé da trắng hay da đen. Người ta làm những câu vè chế giễu ông bá tước; ở Pari ông là người duy nhất không hề biết tí gì, mà cũng không hề có ý nghi ngờ gì cả.
Cái phút thảm hoạ đã sắp đến. Tình cảnh của bá tước phu nhân thật ! là khủ! ng khiếp. Ibraghim hàng ngày đến với nàng, chàng thấy rõ sức lực tinh thần và thể chất của phu nhân ngày một kiệt dần. Nàng luôn luôn khóc lóc, hoảng sợ. Cuối cùng đã đến lúc phu nhân bắt đầu chuyển dạ. Người ta lập tức tìm cách đối phó. Họ đã tìm được cách làm cho bá tước đi nơi khác. Bác sĩ đến. Hai ngày trước người ta đã thương lượng với một người đàn bà nhà nghèo để sinh lại đứa con mới đẻ của người đó; một người nhà tâm phúc được phái đi đưa đứa bé về. Ibraghim đứng trong gian phòng sát cạnh phòng ngủ của bá tước phu nhân, nơi người đàn bà bất hạnh đang quằn quại trong cơn đau sinh nở. Ibraghim không dám thở nữa, chàng nghe thấy những tiếng kêu đã khản đặc của phu nhân, tiếng thì thầm của cô hầu gái và những lời sai bảo của bác sĩ. Phu nhân đau đớn rất lâu. Mỗi tiếng rên rỉ của nàng như vò xé tâm can Ibraghim, mỗi giây lát yên lặng đều khiến cho chàng vô cùng hoảng sợ… Bỗng chàng nghe tiếng khóc yếu ớt của đứa trẻ và không sao đủ sức kiềm hãm nỗi vui sướng tột độ, Ibraghim lao vào phòng bá tước phu nhân – một đứa trẻ sơ sinh da đen nằm bên chân nàng. Ibraghim lại gần đứa bé. Tim chàng đập mạnh. Chàng đưa tay run run làm dấu ban phúc cho đứa con trai. Bá tước phu nhân mỉm một nụ cười nhợt nhạt và đưa bàn tay yếu ớt ra cho chàng… nhưng bác sĩ sợ rằng người ở cữ bị xúc động mạnh quá, bèn kéo Ibraghim ra. Người ta đặt đứa bé sơ sinh vào một cái giỏ kín và mang ra khỏi nhà qua một cầu thang bí mật. Họ mang đứa bé kia lại và đặt nôi của nó vào phòng ngủ của phu nhân. Ibraghim ra về, lòng đã bớt xúc động. Ng�! �ời ta ! đợi bá tước về. Bá tước về muộn; thấy phu nhân đã mãn nguyệt khai hoa bình yên vô sự, bá tước rất hài lòng. Công chúng bấy lâu chờ đợi một tin bất hủ để có dịp làm ồn, nay hoá ra bị tưng hửng và đành giải khuây bằng cách nói xấu suông.
Mọi việc lại trở lại bình thường. Nhưng Ibraghim cảm thấy rằng số phận của chàng phải thay đổi và không chóng thì chầy rồi cuộc tình duyên của chàng cũng sẽ đến tay bá tước D. Đến lúc ấy dù sự thể có ra sao, thì thảm hoạ tử vong đối với bá tước phu nhân cũng không thể nào tránh khỏi được nữa. Chàng yêu tha thiết, và cũng được yêu lại tha thiết như vậy; nhưng bá tước phu nhân là người nhẹ dạ, hay thay đổi. Phu nhân yêu lần này chẳng phải là lần đầu. Những tình cảm đằm thắm nhất trong lòng nàng có thể nhường chỗ cho lòng kinh tởm, thù ghét. Ibraghim đã thấy trước lòng phu nhân sẽ có lúc nhạt tình; cho đến nay chàng chưa bao giờ phải ghen tuông, nhưng chàng vẫn kinh hãi thấy trước rằng rồi đây chàng sẽ phải qua đoạn đường đó; chàng hình dung thấy rằng những nỗi đau đớn của phân ly chắc vẫn không đến nỗi day dứt bằng, và chàng đã có ý định dứt bỏ mối tình bất hạnh, rời Pari trở về nước Nga, nơi vua Piốt và một ý thức bổn phận mơ hồ đang gọi chàng.

Chương 2

  • Sắc đẹp chẳng còn ve vuốt nổi,
    Niềm vui nào cảm phục được bao,
    Trí tuệ đâu còn nông nổi nữa,
    Thành công ta đạt – biết nói sao…
    Trăn trở khát thèm niềm vinh dự
    Mãi nghe – ồn ã tiếng tăm reo!
    Đergiavin


Ngày tháng trôi qua nhưng chàng Ibraghim si tình vẫn chưa đành lòng rời bỏ người đàn bà mà chàng đã quyến rũ. Bá tước phu nhân đã ngày một thêm quyến luyến chàng. Đứa con trai của họ được nuôi nấng ở một tỉnh xa. Những lời bàn tán ra vào bắt đầu im dần, và hai người tình nhân bắt đầu được hưởng những ngày êm ả, lặng yên nhớ lại cơn bão táp đã qua và cố gắng không nghĩ đến tương lai.
Một hôm Ibraghim đang đứng ở cổng toà nhà của công tước Oóclêăng. Công tước đi ngang, thấy chàng thì dừng lại và trao cho chàng một bức thư, nói rằng chàng có thể đọc vào lúc rỗi rãi. Đó là một bức thư của Piốt Đệ Nhất gửi công tước Oóclêăng. Nhà vua đoán ra nguyên nhân thật của việc Ibraghim không muốn về, ngài viết cho công tước Oóclêăng rằng ngài không hề có ý định ép uổng Ibraghim bất cứ điều gì, ngài sẽ để cho Ibraghim tự quyết định lấy, muốn về Nga hay không là tuỳ chàng, nhưng dù có thế nào chăng nữa thì nàng vẫn không bao giờ ruồng bỏ người con nuôi của ngài. Bức thư này khiến Ibraghim cảm động đến tận đáy lòng. Từ phút đó số phận của chàng đã được định đoạt. Ngày hôm sau chàng cho quan phụ chánh biết rằng chàng sẽ lập tức trở về Nga. Công tước bảo chàng: “Anh hãy suy nghĩ cho kỹ đi. Nước Nga không phải là tổ quốc của anh; tôi chắc anh sẽ không bao giờ thấy lại nơi quê hương nồng nực của anh nữa; nhưng anh đã sống ở Pháp một thời gian rất lâu cho nên đối với khí hậu và lối sống của nước Nga bán khai kia anh cũng đã trở nên rất xa lạ. Anh sinh ra không phải thần dân của vua Piốt. Hãy nghe tôi: vua Piốt đã rộn! g lượng để anh tự ý quyết định như vậy thì anh nên ở lại Pháp, anh đã từng đổ máu vì nước Pháp, và xin anh tin tưởng rằng ở đây công lao và tài năng của anh cũng sẽ được đền bù xứng đáng”.
Ibraghim chân thành cảm tạ công tước, nhưng vẫn kiên trì với ý định của mình. Quan phụ chánh nói: “Thật đáng tiếc, nhưng kể ra anh làm như vậy là rất phải”. Công tước hứa giải quyết việc hồi hưu cho chàng và lập tức viết thư cho vua Nga kể hết mọi việc.
Ibraghim nhanh chóng sửa soạn lên đường. Trước ngày ra đi một hôm, Ibraghim vẫn như thường lệ đến chơi buổi tối ở nhà bá tước phu nhân D. Phu nhân không hề hay biết gì cả. Ibraghim không có đủ can đảm thổ lộ với nàng. Tối hôm ấy bá tước phu nhân rất bình thản và vui vẻ. Nàng nhiều lần gọi Ibraghim lại gần và đùa bỡn cái vẻ tư lự của chàng. Sau bữa ăn tối mọi người ra về. Trong phòng khách chỉ còn bá tước phu nhân, chồng nàng và Ibraghim. Chàng thanh niên bất hạnh ấy lúc bấy giờ có thể hy sinh mọi vật ở trên đời này để gặp riêng phu nhân một lát; nhưng bá tước hình như đã yên vị quá ư thoải mái bên cạnh lò sưởi, cho nên khó lòng có thể hy vọng đẩy bá tước ra khỏi phòng. Cả ba người cùng im lặng. Cuối cùng bá tước phu nhân nói:
– Bonne nuit (chúc ngủ ngon – tiếng Pháp).
Lòng Ibraghim thắt lại và đột nhiên chàng cảm thấy tất cả những cực hình khủng khiếp của chia ly. Chàng đứng yên. Bá tước phu nhân nhắc lại:
– Bonne nuit, messieurs (chúc các ngài ngủ ngon – tiếng Pháp)
Ibraghim vẫn không nhúc nhích… Cuối cùng mắt chàng tối sầm lại, chàng thấy chón! g mặt v! à khó nhọc lắm chàng mới bước được ra khỏi phòng. Về đến nhà, chàng liền viết bức thư sau đây, trong một tâm trạng gần như điên dại:
“Lêônora yêu dấu, anh đi đây, anh từ biệt em vĩnh viễn. Anh viết thư cho em, bởi vì anh không thể có đủ sức để bày giải cùng em bằng cách khác.
Hạnh phúc của anh không thể tiếp tục được nữa. Anh đã được hưởng nó, bất chấp số phận, bất chấp tạo hoá. Thế nào rồi em cũng có ngày sẽ không còn yêu anh nữa; tình say đắm khi rồi có ngày sẽ mất. Ý nghĩ này luôn bám theo anh, ngay cả trong những giây phút mà hình như anh đã quên hết, khi bên chân em anh say sưa uống lấy sự hy sinh cuồng nhiệt của em, nguồn ái ân không bao giờ cạn của em… Thế gian nhẹ dạ lắm, những việc gì mà trên lý thuyết nó chấp nhận, thì trên thực tế nó lại xua đuổi không thương tiếc: không chóng thì chầy, những lời nhạo báng tàn nhẫn của thế gian cũng sẽ thắng được em, sẽ khuất phục được tâm hồn nồng nhiệt của em và cuối cùng rồi em sẽ cảm thấy hổ thẹn về tình yêu say đắm của em… Bấy giờ anh sẽ ra sao? Không! Thà chết, thà từ biệt em trước phút khủng khiếp ấy…
Sự yên tĩnh của em đối với anh quý giá hơn tất cả: em không thể hưởng nó, một khi mà mắt thế gian đang đổ dồn vào chúng ta. Xin em nhớ lại tất cả những gì em phải chịu đựng, tất cả những gì đã xúc phạm đến lòng tự ái của em, tất cả những cực hình của lo sợ; xin em nhớ lại giờ phút ra đời bi đát của con trai chúng ta. Em thử nghĩ xem: lẽ nào anh cứ bắt em chịu mãi những giờ phút kinh hoàng và nguy hiểm ấy? Tại sao cứ cố ràng buộc cuộc đời c�! �a một ! giai nhân dịu dàng, kiều diễm như thế với số phận hẩm hiu của một gã da đen, một tạo vật thấp hèn, vị tất đã xứng đáng với danh hiệu một con người?
Tha thứ cho anh nhé, Lêônora, người bạn đáng yêu, người bạn duy nhất của anh. Từ biệt em là từ biệt những niềm vui đầu tiên và cuối cùng của đời anh. Anh không có tổ quốc, cũng không có người thân thuộc. Anh trở về nước Nga buồn tẻ, ở đấy nỗi cô đơn hoàn toàn sẽ là nguồn an ủi đối với anh. Những công việc khắc khổ mà từ nay anh sẽ làm, nếu không dập tắt được thì ít ra cũng giúp anh khuây khoả những nỗi niềm đau khổ về những ngày hạnh phúc hoan lạc bên em… Lêônora, tha thứ cho anh nhé, anh bứt ra khỏi bức thư này như bứt ra khỏi đôi cánh tay mềm dịu của em; em tha thứ cho anh, anh xin cầu mong cho em được hạnh phúc – xin em thỉnh thoảng nghĩ đến gã da đen đáng thương, đến Ibraghim trung thành của em”.
Ngay đêm ấy chàng lên đường đi sang Nga.
Ibraghim thấy cuộc hành trình không đến nỗi khủng khiếp như chàng tưởng. Trí tưởng tượng đã thắng cõi thực tế. Chàng càng đi xa Pari thì những gì chàng giã từ vĩnh viễn lại hiện rõ ra trước mắt chàng, sinh động, gần gũi hơn bao giờ hết.
Thấm thoát Ibraghim đã đến biên giới Nga. Mùa thu đã đến. Nhưng mấy anh xà ích, mặc dù đường xấu vẫn đưa chàng đi nhanh như gió và ngày thứ mười bảy của cuộc hành trình, và một buổi sớm, xe chàng đã về đến Kraxnôiê Xêlô19, một làng ở bên đường thiên lý hồi bấy giờ.
Từ đấy đến Pêterburg còn hai mươi tám véc-xta (đơn vị đo chiều dài cũ ở Nga, bằng 1,067 ki-lô-mét). Trong khi những người ! xà ích ! thắng ngựa, Ibraghim vào trạm. Một người cao lớn mặc áo ca-phơ-tan màu xanh lá cây đang ngồi trong góc, mồm ngậm một cái tẩu thuốc bằng đất nung, khuỷu tay chống lên bàn, chăm chú đọc mấy tờ báo ở Hămbua gửi đến. Nghe có tiếng người bước vào, người đó ngẩng đầu lên. Trông thấy Ibraghim, người ấy vụt đứng dậy, kêu to:
– A! Ibraghim đấy à? Chào con!
Ibraghim nhận ra vua Piốt, mừng quá, toan chồm lại ôm chầm lấy, nhưng nửa chừng sực nhớ lễ vua tôi, liền kính cẩn dừng lại. Nhà vua lại gần Ibraghim, ôm lấy chàng và hôn lên đầu chàng. Vua Piốt nói:
– Ta nghe bảo có con về, nên ra đây đón con. Ta đợi con ở đây từ hôm qua.
Ibraghim không biết nói gì để tỏ lòng biết ơn nữa. Nhà vua nói tiếp:
– Con bảo họ đánh chiếc xe của con theo sau; còn con thì cùng ngồi xe với ta về.
Chiếc xe ngựa của nhà vua đã đánh ra. Piốt và Ibraghim lên xe. Chiếc xe chuyển bánh. Một giờ rưỡi sau họ vào địa phận kinh thành Pêterburg. Ibraghim tò mò ngắm cảnh kinh kỳ mới xây dựng đang vươn lên cao tự cánh đồng lầy, tuân theo ý muốn của nhà vua quyền lực tối thượng. Những con đê trần trụi, những con sông đào chưa xây bờ, những chiếc cầu gỗ nhan nhản ở khắp nơi đánh dấu cuộc chiến tranh giữa ý chí của con người với thiên nhiên diễn ra cách đây không lâu, trong đó con người đã chiếm phần thắng. Nhà cửa có vẻ như được dựng lên một cách hối hả vội vàng. Trong khắp thành phố không thấy có gì tráng lệ ngoài con sông Nêva, bấy giờ chưa xây bằng bờ đá hoa cương, nhưng đã chật ních những thuyền chiến và thuyền buôn.
Cỗ xe ngựa của nhà vua dừng lại tr�! �ớc m�! �t một toà lâu đài gọi là Cung điện vườn Txaritxưn. Trên thềm có một người thiếu phụ tuổi chừng ba mươi lăm ra đón vua Piốt. Bà ta rất đẹp, ăn mặt theo thời trang mới nhất ở Pari. Piốt ôm hôn vào môi bà ta và cầm tay Ibraghim nói:
– Êkatêrina20, có nhận ra cậu con đỡ đầu của ta không? Ta xin mình yêu thương cậu ta như cũ.
Êkatêrina đưa đôi mắt đen và sắc nhìn Ibraghim và niềm nở đưa bàn tay cho chàng hôn. Hai cô thiếu nữ trẻ măng, người cao dong dỏng, tươi như hai đoá hoa hồng, đứng sau lưng hoàng hậu và kính cẩn bước lại gần vua Piốt. Nhà vua nói với một trong hai nàng công chúa :
– Lidavêta, con có nhớ chú bé da đen ăn cắp táo của ta cho con ở Ôranhiênbaum21 không? Đây, chính là chú ta, cha xin giới thiệu.
Công chúa Lidavêta bật cười và đỏ mặt. Họ vào phòng ăn. Bàn ăn đã dọn sẵn chờ nhà vua về. Vua Piốt cùng cả nhà ngồi ăn bữa trưa, mời cả Ibraghim cùng ăn. Nhà vua nói chuyện hàn huyên với Ibraghim, hỏi chàng về cuộc chiến tranh Tây Ban Nha, về công việc nội trị của nước Pháp, về quan phụ chánh, là người mà Piốt rất mến, mặc dù có nhiều điểm nhà vua vẫn chê trách. Ibraghim vốn có sẵn trí tuệ chính xác và biết quan sát đúng. Piốt rất hài lòng với những câu trả lời của chàng: Ngài nhắc lại tính cách trong thời thơ ấu của Ibraghim và kể chuyện vui vẻ, hồn nhiên đến nỗi không ai có thể ngờ rằng ông chủ nhà hiền hậu và mến khách này lại là vị anh hùng của trận Pôntava22, vị vua quyền lực vô song và cũng vô cùng hung bạo đang cải tạo toàn thể nước Nga.
Sau bữa ăn trưa, theo phong tục Nga, nhà vua đi nghỉ. Ibraghim ngồi lại với hoàng hậu ! và hai n! àng công chúa. Chàng cố gắng làm thoả mãn trí tò mò của họ, miêu tả lối sinh hoạt ở Pari, những ngày hội và những thị hiếu thời thượng ở đây. Trong khi đó một số thân cận của nhà vua lục tục vào cung. Ibraghim nhận ra công tước Mensikốp23, một người rất oai vệ. Trong thấy Ibraghim đang ngồi nói chuyện với hoàng hậu Êkatêrina, Mensikốp kiêu hãnh đưa mắt liếc nhìn chàng. Ibraghim còn nhận ra công tước Đôngôruki24 một quan cố vấn rất nghiệt ngã của Piốt, nhà bác học Bruýt25, một người mà trong dân gian người ta thường gọi là Phaoxtơ26 của người Nga, chàng Ragudinxki27 trẻ tuổi, trước kia là bạn học của Ibraghim và nhiều người khác nữa, đến tâu trình và đợi lệnh của nhà vua.
Hai giờ sau vua Piốt ra. Ngài bảo Ibraghim:
– Để xem anh chàng này có quên mất công việc ngày trước không nào. Cầm lấy cái bảng đá và theo ta.
Vua Piốt vào phòng làm việc, đóng kín cửa lại vào bắt tay vào các công việc trị quốc. Nhà vua lần lượt giải quyết công việc với Bruýt, với công tước Đôngôruki, với viên tướng cảnh sát trưởng Đêviê28 và đọc cho Ibraghim chép một vài sắc lệnh và quyết nghị. Ibraghim không khỏi kinh ngạc về trí tuệ thông minh vững chắc và mau lẹ của nhà vua, sức tập trung mạnh mẽ và uyển chuyển cũng như khả năng bao quát nhiều mặt hoạt động của ngài. Giải quyết xong các công việc, Piốt rút quyển sổ tay ra soát lại xem tất cả những việc dự định cho ngày hôm nay đã làm tròn chưa. Sau đó nhà vua ra khỏi phòng làm việc và bảo Ibraghim:
– Muộn rồi, ta chắc con mệt rồi đấy: con cứ ngủ lại đây như ngày xưa. Mai ta sẽ thức con dậy.
Ibraghim ngồ! i lại m! ột mình, bàng hoàng như trong một cơn mê. Thế là chàng đã trở về Pêterburg, chàng lại được thấy các bậc vĩ nhân đã sống cạnh chàng suốt thời thơ ấu: nào hồi ấy chàng đã biết giá trị của người ấy đâu? Trong thâm tâm Ibraghim thấy có một cái gì như lòng hối hận: đây là lần đầu tiên sau khi chia tay, bá tước phu nhân D. không còn là suy nghĩ duy nhất của chàng trong suốt một ngày. Ibraghim thấy rằng cuộc sống mới đang chờ đợi chàng với những công việc bận rộn của nó sẽ có thể làm sống lại tâm hồn chàng vốn đã mệt mỏi vì những dục vọng, vì cuộc sống nhàn tản và nỗi sầu thầm kín. Nghĩ rằng nay mình là phụ tá của một vĩ nhân, được cùng người ấy đổi thay vận mệnh của một dân tộc vĩ đại, lần đầu tiên chàng cảm thấy có một cảm giác tự hào cao cả. Lòng tràn ngập với những ý nghĩ đó, Ibraghim nằm xuống chiếc giường nhỏ dùng khi hành quân đã được dọn sẵn cho chàng, và khi chàng thiếp đi, giấc mơ quen thuộc lại đưa chàng trở lại thành Pari xa xăm, trong cánh tay ôm ấp của bá tước phu nhân dịu dàng xinh đẹp.

Chương 3

  • Như những đám mây trên bầu trời
    Ý nguyện chúng ta cũng đổi thay dáng hình mỏng manh
    Bữa nay chúng ta yêu thương, nhưng ngày mai lại đã căm giận.
    V.Kiukhenbeker


Sáng hôm sau Piốt y hẹn đánh thức Ibraghim dậy, phong cho chàng làm trung uý đại đội pháo binh trung đoàn Prêôbragienxki30 là đơn vị mà xưa kia chính nhà vua đã từng làm đại uý. Các triều thần vây quanh Ibraghim, mỗi người một cách cố lấy lòng con người được nhà vua yêu mến. Công tước Mensikốp kiêu ngạo là thế mà cũng thân mật bắt tay Ibraghim. Sêrêmêchép31 thì hỏi thăm các bạn quen của ông ta ở Pari, còn Gôlôvin32 thì mời chàng đến ăn bữa trưa. Tấm gương này được nhiều người khác noi theo, đến nỗi rốt cuôc ít nhất là trong một tháng Ibraghim không có ngày nào ăn ở nhà cả.
Ibraghim sống qua những ngày đều đặn giống nhau, nhưng bận rộn, nên chàng không lúc nào thấy buồn. Ibraghim mỗi ngày một thấy lòng mình gắn bó với nhà vua; chàng hiểu rõ thêm, sâu thêm tâm hồn cao cả của bậc vĩ nhân. Theo dõi những tư tưởng của một con người như vậy là một khoa học cực kỳ lý thú. Ibraghim được thấy Piốt Đệ Nhất trong Pháp viện tối cao33, tranh luận với Buturlin34 và Đôngôruki, phân tích các vấn đề quan trọng về pháp luật ở hội đồng hải quân35 khẳng định thế lực của nước Nga trên mặt biển, chàng nhìn thấy nhà vua ngồi với Phêôphan36, Gavriin Buginxki37 và Kôpiêvích38 trong những giờ nghĩ ngơi xem những bản dịch tác phẩm của các nhà công pháp ngoại quốc hay đi thăm xưởng chế tạo của một thương gia, xưởng thợ của một thợ thủ công hay phòng làm việc của một nhà bác học. Ibraghim thấy nước Nga như một công xưởng khổng lồ, ở đó toàn thấy máy móc hoạt động, ở đó mỗi người thợ đều răm rắp tuân theo trật tự đã định mà làm công việc của mình.! Ibraghim cho rằng mình cũng có bổn phận phải ra sức làm việc bên bàn máy của mình, và chàng cố gắn làm sao bớt tiếc những cảnh vui chơi nhàn hạ của cuộc sống ở Pari. Nhưng có một kỷ niệm khác, một kỷ niệm êm đềm mà chàng thấy khó xua đuổi hơn: Ibraghim vẫn luôn nhớ đến bá tước phu nhân D., chàng tưởng tượng thấy nỗi phẫn uất chính đáng của nàng, rồi nước mắt và nỗi đau buồn. Nhưng đôi khi một ý nghĩ khủng khiếp khiến cho lồng ngực chàng như thắt lại: cảnh sống bông lông của giới thượng lưu, một cuộc tình duyên mới, một kẻ khác được diễm phúc… Ibraghim rùng mình; lòng ghen tuông bắt đầu sôi sục lên trong dòng máu châu Phi của chàng, và những giọt nước mắt nóng ran chỉ chực tuông chảy trên da mặt đen nhánh của chàng.
Một buổi sáng Ibraghim đang ngồi trong phòng làm việc, giữa những tập giấy tờ công vụ, thì chợt nghe một tiếng chào rất to bằng tiếng Pháp; Ibraghim giật mình quay lại thì thấy Koócxakốp39, một người bạn trẻ khi chàng về Nga hãy còn ở lại giữa cơn lốc của thành Pari hoa lệ. Koócxakốp ôm hôn Ibraghim và vui sướng reo lên. Koócxakốp nói: “Tôi mới về liền chạy thẳng đến tìm anh đây. Tất cả các bạn quen ở Pari đều có lời thăm anh, họ đều nhớ anh; bá tước phu nhân D. dặn tôi thế nào cũng tìm anh cho được, đây có bức thư của bà ta gởi anh đây”. Ibraghim run run chộp lấy thư. Chàng nhìn nét chữ quen thuộc mà không dám tin ở mắt mình nữa. “Tôi thật lấy làm mừng, – Koócxakốp tiếp, – rằng anh chưa chết buồn ở cái thành Pêterburg man rợ này! Ở đây người ta làm gì cho qua thời giờ? Thợ may nào chuyên may áo cho anh! ? Đây c! ó gì xem không, ít ra cũng phải có nhạc kịch chứ?” Ibraghim lơ đãng đáp lại rằng có lẽ bây giờ nhà vua đang làm việc ngoài xưởng đóng tàu ấy. Koócxakốp bật cười: “Thôi, anh chàng này, anh ta nói, bây giờ cũng chẳng còn trí óc nào mà nói chuyện với tôi đâu; để lúc khác hãy nói chuyện cho thoả nhé; tôi đi trình diện với đức vua đây”. Nói đoạn Koócxakốp quay người lại bằng một gót giày và chạy ra ngoài.
Ibraghim ngồi lại một mình, vội vàng bóc phong bì ra. Bá tước phu nhân dịu dàng than thở với chàng, oán trách chàng đã có thái độ vờ vĩnh và không tin nàng. Phu nhân viết:
“Anh bảo rằng sự yên tĩnh của em đối với anh là điều quý giá nhất trên đời. Ibraghim! Nếu quả thật như thế, thì sao anh lại nỡ bắt em phải chịu những phút khủng khiếp như khi em nhận được cái tin bất ngờ là anh đã ra đi? Anh sợ rằng em sẽ giữ anh lại; xin anh tin cho rằng dù em yêu anh say đắm, em vẫn có thể hy sinh tình yêu của em vì hạnh phúc của anh, vì cái mà anh xem là nhiệm vụ của anh”. Cuối bức thư, bá tước phu nhân thiết tha xin Ibraghim tin cho rằng nàng vẫn yêu Ibraghim say đắm và khẩn khoản chàng viết thư cho mình, dù chỉ là thỉnh thoảng, nếu không hy vọng gì còn có lúc gặp nhau nữa.
Ibraghim đọc đi đọc lại bức thư này đến vài chục lần, lòng bồi hồi cảm động; chàng hôn hít mãi mấy dòng chữ vô giá đó. Ibraghim vô cùng sốt ruột muốn nghe thêm tin tức về bá tước phu nhân, và đã toan lên xe đến xưởng đóng tàu mong gặp Koócxakốp ở đấy, nhưng cánh cửa đã vụt mở và Koócxakốp lại bước vào. Anh ta đã đến trình diện vua Piốt và cũng như thường lệ, anh! ta có v! ẻ rất hài lòng về bản thân mình. Koócxakốp bảo Ibraghim: “Entre nous (nói riêng giữa chúng mình với nhau – tiếng Pháp), nhà vua thật là một con người hết sức kỳ quặc; anh thử tưởng tượng là tôi gặp ngài trên cột buồm của một chiếc tàu mới đóng, mình mặc một cái áo lót bằng vải thô có lạ không chứ, tôi phải leo tít lên trên ấy đưa các thư tín cho ngài. Tôi đứng trên thang dây, không sao có đủ chỗ để làm một cái révérence (chào cung kính: nghiêng mình, gập chân, hai tay dang ra – tiếng Pháp) cho tươm tất, thành ra cứ lúng túng mãi; từ bé đến lớn chỉ có lần này tôi mới bị lúng túng như thế đấy. Tuy nhiên đức vua đọc xong các thư từ, liền nhìn tôi từ đầu đến chân và có vẻ rất lấy làm vừa lòng kiểu ăn mặc rất sang mà lại có “gu” của tôi: dù sao thì ngài cũng mỉm cười và mời tôi đến dự buổi vũ hội40 hôm nay. Nhưng ở Pêterburg thì tôi hoàn toàn như một người ngoại quốc, sáu năm nay sống ở nước ngoài tôi quên hết các phong tục tập quán ở đây rồi; anh làm ơn hướng dẫn cho tôi, anh ghé lại cùng đi với tôi, rồi giới thiệu tôi nhé”. Ibraghim ưng thuận và vội vã lái câu chuyện sang một vấn đề thiết thân đối với chàng hơn.
– Thế bá tước phu nhân D. ra sao?
– Bá tước phu nhân ấy à? Ô, cố nhiên là lúc đầu khi anh mới ra đi, bá tước phu nhân buồn lắm; rồi về sau cố nhiên cũng khuây khoả dần và bắt tình nhân với một người khác, này anh có biết ai không? Hầu tước R. đấy; cái anh chàng dài loằng ngoằng ấy mà; ồ, sao anh trợn tròn xoe đôi mắt trắng giả ấy ra làm gì thế? Anh cho những chuyện ấy lạ lắm phỏng; chả ! nhẽ anh! lại không biết rằng người ta không ai buồn được lâu, nhất phụ nữ; thôi anh nghĩ cho kỹ việc này đi, còn tôi thì bây giờ xin về nghỉ cho lại sức; anh đừng quên ghé lại đằng tôi đấy nhé.
Những tình cảm gì chất chứa đầy tâm hồn Ibraghim kia? Ghen tuông ư? Cuồng dại ư? Hay là tuyệt vọng? Không, chỉ có một nỗi chán chường sâu xa, u uất mà thôi. Chàng tự nhủ: cái đó ta đã thấy trước; việc đó thế nào cũng phải xảy ra. Rồi Ibraghim giở bức thư của bá tước phu nhân ra đọc một lần nữa và gục đầu xuống khóc nức nở. Chàng khóc hồi lâu. Nước mắt tuôn ra khiến cho lòng chàng nhẹ bớt. Liếc nhìn đồng hồ, chàng thấy đã đến giờ phải ra đi. Giá mà được miễn thì Ibraghim thật rất hài lòng, nhưng đi dự vũ hội này là một nhiệm vụ; nhà vua đã ra nghiêm lệnh cho các cận thần thế nào cũng phải đến dự. Ibraghim mặc áo và lên xe đến nhà Koócxakốp.
Koócxakốp mình mặc áo choàng ngủ, đang ngồi đọc một quyển sách Pháp. Trông thấy Ibraghim, anh ta hỏi:
– Sớm thế à?
Ibraghim đáp:
– Xin lỗi anh, đã năm giờ rưỡi rồi; chúng ta đến muộn mất; anh mặc áo quần nhanh lên mà đi.
Koócxakốp cuống lên, rung chuông rối rít gọi giai nhân; họ hối hả chạy lại; Koócxakốp hấp tấp mặc quần áo. Anh hầu phòng người Pháp đưa cho chàng ta một đôi giày gót đỏ, một cái quần bằng nhung màu xanh nhạt, một cái áo ca-phơ-tan màu hồng thêu kim tuyến; ở phòng ngoài người ta cuống quýt rắc phấn lên bộ tóc giả và mang vào cho Koócxakốp. Koócxacốp vội rút cái đầu húi ngắn và bộ tóc giả, rồi bảo người nhà đưa kiếm và găng tay, quay đi quay lại trước tấm gương! đến m! ười lần, rồi bảo Ibraghim là mình đã sửa soạn xong. Bọn đầy tớ đưa áo su-ba da gấu cho hai người, và đôi bạn cùng lên xe đến Cung điện Mùa Đông.
Koócxakốp luôn mồm hỏi Ibraghim: ai là hoa khôi ở Pêterburg? Ai nổi tiếng là người khiêu vũ giỏi nhất? Hiện nay điệu nhảy nào hợp thời nhất? Ibraghim miễn cưỡng trả lời ông bạn tò mò. Trong khi đó họ cũng đã đến gần cung điện. Đã có rất nhiều xe trượt tuyết, xe tứ mã cũ kỹ và xe song mã thếp vàng đỗ trên sân cỏ. Trên thềm tấp nập những người xà ích mặc đồng phục và để râu mép, những người xa hậu mặc áo thêu lon óng ánh, đội mũ có tua lông và tay cầm trượng, những người lính hầu, những chú võ đồng, những anh hành bộc lúng túng dưới những đống áo khoác và bao tay của chủ: đó là bầy tuỳ tùng cần thiết theo quan niệm của các chúa quý tộc thời ấy.
Trông thấy Ibraghim, trong đám gia nhân có tiếng xì xào: “Ông A Rập! Ông A Rập của Hoàng thượng đấy!” Ibraghim hấp tấp dẫn Koócxakốp đi qua đám gia nhân hỗn tạp đó. Người hầu trong cung mở rộng cửa ra trước mặt hai người, và họ bước vào phòng. Koócxakốp sửng sốt… Trong gian phòng lớn thắp những cây đèn nến mỡ lợn cháy lờ mờ giữa những đám khói thuốc lá dày đặt, những vị đại thần vai khoác băng xanh, những sứ thần, những thương nhân ngoại quốc, những sĩ quan cận vệ mặc quân phục xanh lá cây, những ông thợ đóng tàu lão luyện mặc áo cánh và quần sọc, làm thành một đám đông lố nhố đi lại ở giữa tiếng nhạc kèn cử không ngớt. Các mệnh phụ và các tiểu thư ngồi ở sát tường; những người còn trẻ lộng lẫy trong những b! ộ áo s! ang trọng hợp thời trang. Vàng bạc óng ánh trên áo váy ngoài, phía trên những chiếc váy xoè có khung cứng, tấm thân mảnh khảnh của họ vươn lên như những cuống hoa; những hạt kim cương lóng lánh trên tay, trong những búp tóc dài lượn sóng và quanh cổ. Họ vui vẻ ngoảnh đi ngoảnh lại, chở các khách nhảy nam giới đến để bắt đầu cuộc khiêu vũ. Các bà đứng tuổi thì cố gắng phối hợp một cách tinh xảo các kiểu áo mới với lối trang phục xưa: những chiếc mũ kiểu mới trùm lên những chiếc mũ chụp bằng lông chồn nâu kiểu hoàng hậu Natalia Kirilốpna41, còn các kiểu áo dài và áo khoác vai của họ vẫn có một cái gì giống áo xa-ra-phan và áo chẽn bông ngày trước. Hình như họ thấy bỡ ngỡ thì đúng hơn là thấy vui thích những cuộc vui tân thời này, và bực bội liếc sang các bà vợ và các cô con gái của mấy ông thuyền trưởng Hà Lan mặc váy vải sọc và áo ngắn màu đỏ, tay đan bít-tất và cười nói với nhau như ở nhà vậy.
Koócxakốp cứ ngẩn người ra mà nhìn. Thấy có hai người khách mới đến, một người hầu vội bưng chiếc khay trên có chai bia và mấy cái cốc lại. Koócxakốp hỏi thầm Ibraghim:
– Que diable est-ce que tout cela? (Cái gì kỳ cục thế này? – tiếng Pháp)
Ibraghim không thể không mỉm cười.
Hoàng hậu và hai nàng công chúa, đẹp lộng lẫy trong những phục sức sang trọng, đi lại giữa đám khách, vồn vã nói chuyện với họ. Nhà vua lúc bấy giờ đang ngồi ở một phòng khác. Koócxakốp muốn ra mắt ngài, phải chật vật lắm mới chen được vào đám, sau khi đã len lỏi qua đám đông rộn rịp di chuyển không ngừng. Số đông các khách ngoại quốc đều ở đây. Họ ! sang tr�! �ng ngồi hút những chiếc tẩu thuốc bằng đất nung và nốc cạn những cốc rượu cũng bằng đất nung. Trên bàn có đặt những chai rượu vang và bia, những chiếc túi da đựng thuốc lá, những cốc rượu pun-sờ và những bàn cờ. Bên một cái bàn như thế Piốt đang ngồi đánh cờ với một ông thuyền trưởng người Anh vạm vỡ. Hai người ra sức phun vào nhau những đám khói thuốc dày đặc; nhà vua đang mải nghĩ một nước cờ bất ngờ của đối phương, cho nên Koócxakốp xun xoe mãi xung quanh bàn mà ngài vẫn không hề để ý; vừa lúc đó, một người to béo, găm ở trước ngực một chùm hoa cũng đồ sộ hấp tấp đi vào và lớn tiếng tuyên bố rằng cuộc khiêu vũ đã bắt đầu, rồi lập tức luôi ra; một số đông khách khứa liền ra theo, trong đó có cả Koócxakốp.
Một cảnh tượng bất ngờ khiến anh ta kinh ngạc. Suốt dọc phòng khiêu vũ, trong một tiếng nhạc hết sức bi ai, các khách nhảy nam nữ đứng thành hai hàng dài đối diện nhau; các khách nam nghiêng mình chào rất thấp, các khách nữ nhún mình chào thấp hơn nữa. Lúc đầu họ chào trước mặt, rồi quay sang chào bên phải, bên trái, rồi lại chào trước mặt, rồi lại quay sang phải, cứ thế mãi. Koócxakốp đứng xem cái lối giết thời giờ rắc rối này, cứ trợn tròn xoe mắt ra và cắn môi phân vân, chẳng hiểu ra làm sao nữa. Những cuộc cúi chào và nhún mình như vậy kéo dài chừng nửa tiếng. Cuối cùng nó cũng chấm dứt, và cái ông to béo có chùm hoa lớn tiếng tuyên bố rằng điệu vũ nghi lễ đã xong, và ra lệnh cho các nhạc công chơi một bài mơ-nuy-ê42. Koócxakốp mừng thầm và đã sửa soạn ra tay trổ tài khiêu vũ. Trong số các tiểu thư có một ngư�! �i rất ! vừa mắt Koócxakốp. Cô ta khoảng chừng mười sáu tuổi, phục sức cực kỳ sang trọng, nhưng rất tế nhị. Cô ngồi bên cạnh một người đàn ông đã luống tuổi, vẻ oai vệ và nghiêm khắc. Koócxakốp lại gần cô tiểu thư và kính cẩn mời cô ta nhảy. Thiếu nữ nhìn Koócxakốp, vẻ bối rối và hình như không biết trả lời ra sao. Người đàn ông ngồi cạnh cô ta mặt lại càng sa sầm hơn trước. Koócxakốp đang đứng đợi tiểu thư trả lời, thì cái ông to béo có chùm hoa trên ngực đã đến gần chàng, đưa chàng ra giữa phòng khiêu vũ và trịnh trọng tuyên bố: “Thưa ngài, ngài đã phạm lỗi, thứ nhất là vì đã lại gần một cô thiếu nữ mà không cuối chào ba lần theo đúng lệ, thứ hai là vì đã tự ý đến chọn tiểu thư kia, trong khi lệ đã định rằng hai trong các điệu mơ-nuy-ê thì quyền chọn bạn nhảy là của khách nữ, chứ không phải khách nam. Vì vậy, ngài phải chịu trừng phạt, ngài phải uống cạn một cốc rượu phượng hoàng lớn”
Koócxakốp càng sửng sốt. Chỉ một phút sau khách khứa đã xúm quanh đòi anh ta phải thi hành luật lệ ngay tức khắc. Piốt đang ở phòng bên nghe tiếng cười nói nhộn nhạo liền bước ra, vì nhà vua vốn rất thích tự mình tham dự vào những cuộc trừng phạt như thế này. Đám đông giạt ra hai bên để nhường lối cho nhà vua, và một lát sau ngài đã bước vào chỗ phạm nhân đang đứng; trước mặt phạm nhân là người điều khiển vũ hội tay cầm một cái cốc to tướng rót đầy rượu vang Man-va-đi. Ông ta không sao thuyết phục nổi cho tội nhân tự nguyện phục tùng pháp luật. Trông thấy Koócxakốp, vua Piốt nói: “A ha! Thế là vớ được anh chàng này rồ! i! Thôi ! xin me-xừ uống cho, mà không được nhăn mặt đấy”.
Không còn cách gì thoái thác nữa. Chàng công tử đáng thương kia đành uống một hơi cạn cốc và trả cốc lại cho người điều khiển vũ hội. Vua Piốt nói: “Này, anh Koócxakốp, quần của anh là quần nhung cơ đấy, quần áo thì đến tôi cũng không dám mặc thế mà tôi còn giàu hơn anh nhiều. Thật là hoang phí; anh coi chừng, có ngày tôi với anh lại xung khắc nhau đó”.
Nghe nhà vua nói, Koócxakốp chỉ muốn độn thổ, nhưng cứ loạng choạng suýt ngã nhoài ra, khiến cho vua Piốt và các quan khách vô cùng khoái trá. Việc vừa xảy ra không những không có phương hại gì đến tính chất nhất thống và hấp dẫn của hoạt động chính, mà còn làm cho nó sinh động thêm lên nữa. Các khách nhảy nam giới bắt đầu cộp gót giày vào nhau và cúi chào, còn nữ giới thì đánh gót giày xuống sàn một cách hăng hái hơn trước và hoàn toàn không thèm theo nhịp nữa. Koócxakốp không thể tham dự vào cuộc vui chung. Cô tiểu thư mà anh ta chọn, theo lệnh của ông bố là Gavrila Aphanaxiêvích lại gần Ibraghim, đôi mắt cụp mi xuống, và rụt rè đưa tay ra cho chàng. Ibraghim nhảy với cô một điệu mơ-nuy-ê và dẫn cô ta về chỗ ngồi. Rồi anh đi tìm Koócxakốp, dìu anh ta ra khỏi phòng, đặt anh ta lên xe và đưa về nhà. Dọc đường, lúc đầu Koócxakốp cứ luôn mồm lắp bắp: “Cái buổi dạ hội chết tiệt!… Cái cốc rượu phượng hoàng lớn chết tiệt!…” – nhưng rồi chẳng bao lâu anh ta ngủ say như chết; khi về đến nhà người ta cởi quần áo ngoài cho anh ta, đặt anh ta vào giường mà Koócxakốp cũng chẳng hề hay biết gì cả.
Sáng hôm sau anh thức d�! ��y thì ! thấy đầu nhức như búa bổ; chỉ nhớ mang máng những chiếc gót giày cộp vào nhau, những cái nhún mình chào, những đám khói thuốc lá, ông béo với chùm hoa và cốc rượu phượng hoàng lớn.

Chương 4

  • Các cụ cố của ta thư thả ăn,
    Những cái cốc bạc, những gáo gỗ
    Rượu vang, rượu bia sôi như lửa
    Thư thả chuyền tay nhau quanh vòng
    Ruxlan và Liútmaila


Bây giờ tôi phải xin phép giới thiệu với độc giả khoan hậu, ông Gavrila Aphanaxiêvích Rơgiépxki. Ông vốn dòng dõi quý tộc lâu đời, có một điền trang rất lớn, là một người hiếu khách, rất thích đi săn bằng chim ưng; gia nhân của ông ta rất đông đúc. Nói tóm lại ông là một lãnh chúa Nga thuần tuý; nhưng ông vẫn thường nói, ông không chịu được cái óc sùng Đức và trong sinh hoạt gia đình ông cố giữ những tập quán của cổ xưa mà ông rất yêu thích.
Natalia Gavrilốpna, con gái ông đã mười bảy tuổi xuân. Nàng mất mẹ từ thuở hãy còn bé. Nàng được giáo dục theo kiểu cũ, nghĩa là quanh nàng có đủ những u già, cô nuôi, bạn gái và thị nữ; nghĩa là nàng biết thêu chỉ vàng, nhưng lại không biết chữ; cha nàng, tuy rất ghét bất cứ cái gì của nước ngoài, cũng không thể cưỡng lại ý nàng muốn học khiêu vũ Đức qua một sĩ quan người Thuỵ Điển bị bắt làm tù binh bây giờ được ăn ở trong nhà họ. Vị vũ sư thiện nghệ này trạc chừng năm mươi tuổi, chân phải của ông ta bị bắn thủng ở trận Narva cho nên không có khả năng nhảy cái điệu mơ-nuy-ê và cu-ran lắm, nhưng chân trái thì các pas (bước nhảy – tiếng Pháp) khó nhất đều có thể nhảy một cách cực kỳ điêu luyện. Cô học trò thật đã không uổng công chỉ bảo của cái chân tuyệt diệu này. Trong các vũ hội Natalia Gavrilốpna nổi tiếng là người nhảy giỏi nhất và đó cũng là một nguyên nhân khiến cho Koócxakốp phạm lỗi, mà hôm sau anh ta phải đến xin lỗi Gavrila Aphanaxiêvích; nhưng cái vẻ hoạt bát và cái lối ăn diện của chàng công tử không vừa lòng ông già quý tộc kiêu hãnh kia: ông ta hóm hỉnh g�! �i Koócxakốp là con khỉ Pháp.
Hôm đó là một ngày hội. Gavrila Aphanaxiêvích đang chờ mấy người bà con và bạn bè đến thăm. Trong gian phòng đại lễ cổ kính, gia nhân đang trải khăn, dọn đĩa trên cái bàn dài. Các tân khách cùng đến với các bà vợ và các cô con gái, những người, cuối cùng, vừa được giải thoát ra khỏi cảnh cấm cung, nhờ các sắc lệnh của nhà vua và nhờ bản thân ngài đã làm gương trước. Natalia Gavrilốpna bưng đến cho mỗi vị khách một chiếc khay bạc có đặc chén vàng, mỗi người cầm lấy chén của mình mà uống, thầm tiếc cái hôn nhẹ được nhận trong dịp như thế này ở thời xưa, nay đã bị bãi bỏ. Họ ngồi lại trong bàn tiệc. Ở ghế danh dự, bên cạnh chủ nhân, là nhạc phụ của ông ta, công tước Bôrít Alếchxêêvích Lưkốp, một vị đại quý tộc bảy mươi tuổi; các vị quan khách khác lần lượt ngồi vào chỗ theo thứ tự ngôi bậc dòng dõi đúng như tục xưa – các ông ngồi một bên, các cô các bà ngồi một bên. Ở cuối bàn như thường lệ vẫn có bà quản gia, mặc áo choàng su-sun kiểu cổ và đội mũ kít-ska, bên cạnh có người đàn bà lùn, đã ba mươi tuổi mà chỉ bằng đứa con nít, ăn mặc cầu kỳ, mặt mày nhăn nhó, và người tù binh Thuỵ Điển mặc bộ quân phục xanh đã sờn cũ. Trên bàn tiệc dọn đầy các đĩa thức ăn, một đám gia nhân đông đúc đi lại nhộn nhịp, giữa đám đông đó quản gia nô nổi bậc hẳn lên với đôi mắt nhìn nghiêm nghị, cái bụng phệ và cái tư thế đứng yên không cử động rất bệ vệ. Những phút đầu tiên của bữa tiệc được dành hoàn toàn cho các vị khách thưởng thức các món cao lương mỹ vị cổ truyền trong nước.! Trong ph! òng chỉ nghe thấy tiếng những chiếc dĩa ráo riết hoạt động chạm vào đĩa ăn. Cuối cùng chủ nhân nhận thấy rằng đã đến lúc cần có câu chuyện vui giải trí cho các tân khách, bèn quay lại hỏi:
– Mụ Êkimốpna đâu rồi nhỉ? Gọi mụ ấy vào đây.
Mấy người đày tớ đã toan mỗi người một phía chạy đi gọi, thì ngay lúc ấy một người đàn bà già mặt trát bự phấn, mái tóc giắt đầy hoa và kim tuyến, mặc áo dài bằng vải thô, hở cổ hở ngực, nhún nhảy bước vào, mồm hát khe khẽ. Thấy mụ vào cả bàn tiệc đều vui hẳn lên.
Công tước Lưkốp nói:
– Chào Êkimốpna, dạo này thế nào?
– Cũng khá, ông bạn ạ: ca hát, rồi lại nhảy múa, chán rồi lại ngồi chờ các đám đến dạm hỏi.
Chủ nhân hỏi:
– Nãy giờ mụ ở đâu, hở mụ ngốc?44
– Tôi đang ăn mặc cho đẹp để ra tiếp khách quý, ông bạn ạ, để mừng hội Chúa, tuân theo lệnh đức vua, tuân theo lệnh các Chúa, ăn mặc theo kiểu Đức, để mọi người cười đùa.
Các tân khách nghe nói đều cười ha hả, còn mụ ngốc thì đến đứng sau ghế của chủ nhân, là vị trí thường lệ của mụ.
– Mụ ngốc nói thế mà đúng thật đấy, – Tachiana Aphanaxiépna nói (đó là bà chị của chủ nhân, vốn được chủ nhân kính trọng rất mực). – Quả thật, lối ăn mặc bây giờ chỉ là trò cười cho thiên hạ. Một khi mà các ông đã cạo mất râu đi và mặc áo ca-phơ-tan cũn cỡn như thế thì còn nói gì đến quần áo đàn bà nữa: thật là tiếc chiếc áo xa-ra-phan, tiếc những chiếc dải lụa với chiếc khăn trùm! Trông các cô tiểu thư ngày nay thật vừa buồn cười vừa thương hại: t�! �c thì x! ù ra như miếng dạ chải, lại trát mỡ lợn với rắc bột mì Pháp vào, bụng thì thắt thiếu đường đứt đôi ra, váy thì lồng những vòng mây cứng ngắc: vào xe cũng phải vào nghiêng, vào cửa thì phải lom khom, đứng cũng không, ngồi cũng không ổn, thở cũng không được – tội nghiệp, thật là các cô mình bị trời đày chứ không phải!
– Ô! Thưa bà Tachiana Aphanaxiépna, – Kirila Pêtơrôvích nói (ông này trước kia làm lãnh binh Riadan, kiếm được ba nghìn nông nô và một cô vợ trẻ: cả hai thứ đó chúng được chật vật hết sức). – Cứ như ý tôi thì đàn bà ăn mặc thế nào tuỳ ý: dù nhố nhăn như con dở, dù diêm dúa như vua Tầu cũng mặc; miễn là đừng cứ mỗi tháng lại đặt may thêm mấy chiếc áo, dù những chiếc khác hãy còn mới cũng cứ bỏ. Ngày trước thì cháu gái còn được hưởng chiếc áo xa-ra-phan của bà nội làm của hồi môn, chứ những chiếc áo dài bây giờ thì hôm nay thấy bà chủ mặc, đến mai đã thấy con ở mặc rồi. Biết làm thế nào được? Quý tộc Nga rồi khánh kiệt mất! Bất hạnh, chà chà, thật bất hạnh. – Nói đoạn ông thở dài đưa mắt nhìn bà Maria Ilinhítsna nhà ông. Bà này hình như không ưa gì những lối ca tụng ngày xưa, cũng như kiểu bài xích các tập tục mới. Các bà các cô khác cũng đồng tình với bà ta, nhưng họ im lặng, vì thời ấy tính ít nói vẫn được xem là đức tính tối cần thiết của một người thiếu phụ.
– Thế là lỗi tại ai? – Gavrila Aphanaxiêvích nói, tay khuấy tách nước giải khát cvát. – Chẳng phải tại chính ta đó sao? Các bà các cô thì hay vớ vẩn, còn chúng ta thì hay chiều họ.
– Thế ông bảo ta còn bi�! ��t làm ! thế nào được, cái đó có phải tuỳ ý ở ta đâu? – Kirila Pêtơrôvích cãi. – Có người cũng muốn giam vợ mình trong nhà tháp gỗ, nhưng người ta lại đánh trống đòi các bà đi dự vũ hội kia; chồng thì dùng roi ngựa, còn vợ thì thích diện áo quần. Chao ôi, những cái buổi vũ hội ấy! Vì trước kia ta lắm tội nên đức Chúa Trời mới sinh ra những buổi vũ hội ấy để trừng phạt ta đấy.
Maria Ilinhítsna cứ như ngồi trên bàn chông; lưỡi bà ta cứ ngứa điên lên; cuối cùng bà ta không cầm lòng được nữa liền quay sang phía chồng, mỉm cưởi mỉa mai hỏi ông ta xem những buổi vũ hội ấy có cái gì mà ông bảo là xấu.
Ông chồng hăng tiết lên đáp:
– A, có cái này đây: từ khi sinh ra những buổi vũ hội chết tiệt ấy các ông chồng không còn hoà thuận với các bà vợ. Các bà vợ quên mất lời dạy của thánh tông đồ: làm vợ khả kính sợ chồng; việc nội trợ thì không lo, chỉ lo may áo mới; chiều chồng thì không muốn, chỉ muốn sao cho vừa mắt bọn sĩ quan vớ vẩn kia thôi. Vả lại, bà thử nghĩ xem, một mệnh phụ phu nhân hay một cô tiểu thư Nga mà lại đứng ngồi chung chạ với bọn buôn thuốc lá Đức cùng với cả bọn gái làm công của họ, thì thử hỏi có còn lịch sự không? Có đời thuở nào đàn bà con gái lại đi nói chuyện và khiêu vũ cho đến khuya với đàn ông như vậy? Mà có phải bà con họ hàng gì cho cam, đây lại là người lạ mới chết chứ!
– Cũng muốn nói một câu, chỉ hiềm tai vách mạch rừng, – Gavrila Aphanaxiêvích cau mày nói. -Thú thật tôi cũng chẳng ưa gì những thứ hội hè đó: lớ vớ lại đụng phải một thằng say rượu, hay chính mình lại b�! �� họ b! ắt uống say mềm ra để mọi người cười cho sướng miệng. Lớ vớ một thằng du đản nào lại trêu ghẹo con gái mình; bây giờ thanh niên được nuông chiều quá đâm ra hư hỏng, chả còn ra cái gì nữa. Đấy như thằng con trai cố tôn ông Épráp Xerghêêvích Koócxakốp lần vũ hội vừa rồi đến mời con Natalia nhảy, làm ồn cả lên, thật mình bị một bữa ngượng chín người đi được. Hôm sau thấy có chiếc xe chạy thẳng vào sân; tôi tưởng có khách quý nào đến, đoán chừng là công tước Alếchxanđrơ Đanhilôvích Mensikốp cũng nên? Hóa ra thằng con ông Épráp! Thế mà hắn không thèm đi bộ từ cổng vào một tí cho người ta nhờ, hắn cho đánh xe vào tận thềm, nhảy xuống đập gót cồm cộp, mồm nói huyên thiên! Mụ ngốc Êkimốpna nhại hắn buồn cười lắm; nhân tiện: này mụ ngốc, mụ thử bắt chước cái con khỉ ngoại quốc ấy xem chơi nào.
Mụ ngốc Êkimốpna cầm lấy một cái nắp liễn kẹp vào nách như người ta thường kẹp mũ, rổi uốn éo, cộp gót giày vào nhau và cuối chào tứ phía, mồm nói liến thoắng: “Mơxiơ… Mămdem…Átxămblê… pácđôn”. Các tân khách lại cười rộ lên một hồi lâu.
Khi yên tĩnh đã trở lại, lão công tước Lưkốp vừa quệt mấy giọt nước mắt chảy ra trong khi cười, vừa nói:
– Đúng Koócxakốp không sai tí nào. Nhưng thật tình cũng chả phải một mình Koócxakốp, còn khối đứa đi xứ người khi trở về xứ Nga thần thánh này, thì đã thành ra những thằng hề. Không biết con cháu mình học được những gì ở đấy? Cộp gót giày nói những thứ tiếng xì xồ có Chúa biết, không còn biết kính trọng người già cả, chỉ giỏi săn đón chạy theo v! ợ ngư�! ��i ta. Trong b?n thanh niên ra ăn học nước ngoài (xin Chúa xá tội), chỉ có anh da đen của nhà vua là còn giống người hơn cả.
Gavrila Aphanaxiêvích nhận xét:
– Anh ấy thì đã đành, thật là một người chững chạc và đứng đắn, chứ đâu ngang hàng với gã lông bông kia… Lại xe ai vào cổng nữa thế? Không lẽ lại con khỉ ngoại quốc kia chắc? – Rồi lão quay sang đám giai nhân nói tiếp: – Này lũ súc sinh kia, đứng mà ngáp cả thế hử? Ra bảo với hắn là từ rày đừng có…
– Râu xồm già kia, mê sảng rồi hắn? – Mụ ngốc Êkimốpna ngắt lời. – Hay là lão mù rồi: xe của hoàng thượng đấy, ngài đã đến ngoài kia rồi kìa.
Gavrila Aphanaxiêvích vột vã bỏ bàn ăn đứng dậy: mọi người đều chồm ra cửa sổ; quả nhiên họ thấy nhà vua đang bước lên bậc thềm, tay vịn vào vai người hầu cận. Trong nhà nhốn nháo cả lên. Chủ nhân hối hả ra đón vua Piốt, gia nhân chạy tán loạn lên như những đứa hoá dại, khách khứa cuống quít sợ hải, thậm chí có người đã tính chuyện làm sao chuồn về nhà cho nhanh. Bỗng ở phòng ngoài vang lên tiếng nói sang sảng của vua Piốt, tất cả mọi người đều im phăng phắc. Nhà vua bước vào, theo sau là chủ nhân, đần độn ra vì mừng rỡ. “Xin chào các ngài”, – vua Piốt lên tiếng, gương mặt tươi tỉnh.
Mọi người đều cuối rạp xuống đáp lễ. Nhà vua đưa đôi mắt tinh nhanh tìm kiếm cô con gái của chủ nhân trong đám đông và gọi nàng lại. Natalia Gavrilốpna bước ra một cách khá mạnh dạng, nhưng mặt nàng đỏ bừng đến tận mang tai, thậm chí đôi vai cũng đỏ ửng lên.
“Con ngày càng xin đẹp ra đấy”! ;, –! ; nhà vua nói và theo thói quen thường có, ngài hôn lên mái tóc nàng. Sau đó nhà vua quay sang các tân khách nói: “Sao thế nhỉ? Tôi làm phiền các ngài quá. Các ngài đang ăn trưa. Xin các ngài ngồi lại cho còn xin ông Gavrila Aphanaxiêvích, cho tôi cốc rượu vốt-ca a-nít”.
Chủ nhân bổ đến chỗ người quản gia nô b? vệ, giật lấy cái khay trên tay ông ta và tự mình rót rượu vào chiếc cốc bằng vàng, rồi kính cẩn dâng lên cho đức vua. Piốt uống cạn, cắn một miếng bánh và một lần nữa mời các tân khách tiếp tục bữa ăn. Mọi người đều về ngồi ở chỗ cũ, chỉ trừ người đàn bà lùn và bà quản gia không dám ngồi lại bàn ăn uống trước mặt nhà vua.
Vua Piốt ngồi xuống bên cạnh chủ nhân và hỏi xin một ít canh bắp cải. Người hầu cận của nhà vua đưa cho ngài một chiếc thìa bằng gỗ có nạm ngà, một con dao và một cái dĩa cán xương màu xanh, vì vua Piốt bao giờ cũng chỉ dùng bộ đồ ăn riêng của mình. Bữa tiệc, trước đây một phút đang vui vẻ náo nhiệt là thế, mà nay lặng ngắt, miễn cưỡng. Chủ nhân không ăn uống gì cả vì sùng kính và mừng rỡ quá, các tân khách cũng ngồi yên kính cẩn nghe vua Piốt nói chuyện bằng tiếng Đức với người tù binh Thuỵ Điển về chiến dịch năm 170145. Mụ ngốc Êkimốpna được nhà vua hỏi mấy lần, đều trả lời một cách rụt rè lãnh đạm; điều đó (nhân tiện xin nhận xét qua) chứng tỏ rằng cái ngốc của mụ ta không phải là bẩm sinh. Cuối cùng bữa tiệc đã xong, nhà vua đứng dậy, các tân khách đều đứng dậy theo. Vua Piốt bảo chủ nhân:
– Gavrila Aphanaxiêvích, tôi cần nói chuyện riêng với ông.
Nói đoạn nhà vua nắm lấy ! tay chủ! nhân dắt ông ta ra phòng khách và đóng kín cửa lại. Các tân khách dừng lại trong phòng ăn, thì thầm về cuộc thăm bất ngờ của nhà vua, rồi sợ phiền nhà chủ, chẳng bao lâu họ lục tục ra về, mặc dù chưa kịp cảm ơn chủ nhân về bửa tiệc. Nhạc phụ, con gái và chị của chủ nhân lặng lẽ tiễn khách ra cửa và ngồi lại với nhau trong phòng ăn đợi nhà vua ra.

Chương 5

  • Ta sẽ kiếm được vợ cho anh
    Hoặc ta không còn là người xay bột.
    Ableximốp, trong nhạc kịch Người thợ xay bột


Nửa giờ sau cánh cửa ở phòng khách mở toang, và vua Piốt bước ra. Công tước Lưkốp, Tachiana Aphanaxiépna và Natalia cùng cuối chào một lượt. Nhà vua trịnh trọng cúi đầu đáp lễ và đi thẳng ra phòng ngoài. Chủ nhân giúp ngài mặc chiếc áo long tu-lúp đỏ, tiễn nhà vua ra xe và đứng trên bậc thềm một lần nữa cảm tạ nhà vua về cái vinh dự lớn lao vừa được hưởng. Vua Piốt ra về.
Trở vào phòng ăn, Gavrila Aphanaxiêvích có vẻ rất đăm chiêu tư lự. Ông ta gắt gỏng sai gia nhân dọn sạch bàn ăn cho nhanh, bảo Natalia về phòng riêng, thưa với ông nhạc và bà chị rằng mình có việc cần nói chuyện với hai người, và mời họ vào phòng ngủ là nơi ông thường lui về nghỉ ngơi sau bữa ăn trưa. Tachiana Aphanaxiépna ngồi vào chiếc ghế bành kiểu cổ bọc gấm, gác chân lên chiếc ghế con mà bà vừa kéo đến. Gavrila Aphanaxiêvích đóng kín tất cả cửa lại, ngồi lên giường bên chân công tước Lưkốp và bắt đầu nói nho nhỏ:
– Đức vua đến đây không phải không có mục đích; nhạc phụ và chị thử đoán xem ngài đã có lòng nói chuyện gì với tôi?
– Cậu bảo làm sao mà chúng tôi biết được, – Tachiana Aphanaxiépna nói.
– Chắc hoàng thượng lại muốn ông đảm nhiệm chức lãnh binh ở một nơi nào chứ gì? – Lão công tước nói. – Đáng lẽ phải như vậy từ lâu rồi. Hay ngài định cử ông đi sứ? Cũng có thể lắm vì không phải chỉ có bọn thư lại mới đi xứ ra nước ngoài, nhiều khi cũng có cả những bậc quý phái được cử đi.
– Không đâu, – Gavrila Aphanaxiêvích cau mày trả lời. – Tôi là người lớp cũ, bây giờ người ta không cần �! �ến công sức của chúng ta nữa đâu, mặc dù một nhà quý tộc Nga chính giáo có lẽ chẳng thua gì bọn trẻ ranh, bọn bán bánh rán47, với bọn dị giáo ngày nay, – nhưng đó lại là việc khác.
– Thế thì việc gì hở cậu, – Tachiana Aphanaxiépna nói, – việc gì mà ngài hạ cố bàn với cậu lâu như vậy? Hay có chuyện gì chẳng lành xảy ra? Xin Chúa đoái thương và phù hộ cho chúng tôi.
– Chẳng lành thì cũng chả phải là chẳng lành nhưng thú thật, cũng khó nghĩ.
– Thế thì việc gì hở cậu, việc gì?
– Việc con Natalia đấy: nhà vua đến dạm hỏi cháu.
– Lạy Chúa! – Bà chị nói, tay làm dấu thánh. – Con bé cũng đến tuổi rồi, người đi dạm thế nào thì chú rể thì cũng phải như thế thôi, xin Chúa ban phúc cho cháu nó, thật là hân hạnh quá. Thế nhà vua hỏi nó cho ai?
Gavrila Aphanaxiêvích đằng hắng mấy cái:
– Hừ! Cho ai à? Chính thế, cho ai…
Lão công tước, bấy giờ đã thiu thiu ngủ, cũng hỏi lại:
– Cho ai thế hử?
– Nhạc phụ và chị thử đoán xem, – Gavrila Aphanaxiêvích nói.
– Chao, cậu em ơi, – bà già trả lời, – cậu bảo đoán sao được, trong triều thiếu gì đám: ai mà chẳng vui lòng lấy cháu Natalia. Đôngôruki, có phải không nào?
– Không, không phải Đôngôruki.
– Cũng ơn Chúa thôi: ngữ ấy quá ư ngạo mạn. Chắc lại là Sêin hay Tơrôiêkurốp?
– Không, đều không phải cả.
– Mà tôi cũng chẳng ưa gì họ: toàn những tay lăng nhăng, bắt chước kiểu Đức nhiều quá. Thế thì chắc là Milôxlápxki?
– Cũng không phải.
– Mà gã ấy cũng chẳng ra gì: giàu th�! � cũng c! ó giàu, nhưng lại đần. Thế thì ai nào? Êlétxki chăng? Hay Lơvốp? Không phải à? Thế thì chắc là Ragudinxki? Thôi đi cậu, tôi chả nghĩ nữa đâu. Hoàng thượng hỏi cháu Natalia cho ai nào?
– Cho anh da đen Ibraghim.
Bà già thốt lên một tiếng và vung hai tay đập vào nhau. Công tước Lưkốp nhấc đầu lên khỏi gối và kinh ngạc hỏi lại: “Cho anh da đen Ibraghim?”.
– Cậu ơi! – bà già nói, giọng mếu máo, – cậu đừng hãm hại đứa con rứt ruột đẻ ra, cậu đừng để cháu Natalia lọt vào nanh vuốt con quỷ da đen ấy!
– Nhưng lẽ nào lại từ chối đức vua? – Gavrila Aphanaxiêvích bác lại. – Ngài đã hứa là việc này mà xong xuôi thì ngài sẽ ban ân cho tôi và cho cả dòng họ nhà ta cơ mà!
Bấy giờ lão công tước đã hoàn toàn tỉnh ngủ, lão bèn kêu lên:
– Sao? Natalia, cháu ngoại của ta mà lại đem gả cho thằng da đen mua ở đâu mang về!
Gavrila Aphanaxiêvích nói:
– Anh ta không phải là người thường dân, anh ta là con vua xan-tan A Rập kia đấy. Bọn dị đạo bắt anh ta làm tù binh và đem bán ở Txarêgrát48, rồi sứ thần của ta cứu thoát anh ta và đem về dâng hoàng thượng. Người anh của Ibraghim có sang Nga mang theo rất nhiều cống phẩm quý giá để chuộc lại và…
Bà già ngắt lời:
– Gavrila Aphanaxiêvích, cậu ơi! Chúng tôi đã nghe chuyện cổ tích về Bôva Kôrôlêvích với Êruxlan Ladarêvích49 rồi. Tốt hơn là cậu hãy kể cho chúng tôi nghe xem cậu đã trả lời đức vua về việc ấy ra sao.
– Tôi nói rằng chúng ta là tôi tớ của ngài và ngài có lòng phán bảo gì chúng ta cũng xin tuân lệnh.
Vừa lúc ấy sau cánh cửa có tiếng độ! ng đánh! s?m. Gavrila Aphanaxiêvích ra mở cửa, nhưng thấy vướng, ông ẩy mạnh một cái. Cánh cửa mở toang, và họ thấy Natalia nằm bất tỉnh, sóng soài trên nền nhà vấy máu.
Số là lúc nãy khi thấy nhà vua đóng cửa nói chuyện với cha nàng, Natalia đã thấy lòng bồn chồn lo lắng. Có một linh cảm gì mách thầm với nàng rằng việc này có dính dáng đến mình, cho nên khi Gavrila Aphanaxiêvích bảo nàng về phòng để ở lại nói chuyện với cô và ông ngoại nàng, Natalia không sao cưỡng lại được thói tò mò mãnh liệt của nữ giới đang thôi thúc, nàng đã rón rén lại gần cửa phòng ngủ của cha và nghe rõ từ đầu chí cuối cuộc nói chuyện kinh khủng kia. Đến khi nghe những lời cuối cùng của cha, người con gái đáng thương ngất đi và khi ngã xuống đã va đầu vào cái hòm nẹp sắt đựng của hồi môn của nàng.
Người nhà tới tấp chạy đến. Họ nâng Natalia lên, khiêng nàng về phòng riêng và đặt nàng lên giường. Một lát sau nàng tỉnh dậy, mở mắt ra, nhưng không nhận ra cha mình và cô mình là ai cả. Natalia lên cơn sốt nặng, trong khi mê sảng nàng nói lảm nhảm về người da đen của nhà vua, về lễ cưới, rồi bỗng rú lên, giọng rất thê thảm: “Valêrian! Anh Valêrian yêu quý của em! Cuộc đời của em! Anh cứu em với! Họ đến kia kìa! Họ kia rồi!…”
Tachiana Aphanaxiépna lo lắng đưa mắt nhìn ông em trai. Ông ta tái mặt đi, cắn môi và lặng lẽ bước ra khỏi phòng. Ông trở xuống nhà gặp lão công tước. Ông già này vì không leo lên thang gác được, nên cứ phải đứng ở dưới nhà. Lão công tước hỏi:
– Natalia ra sao?
– Nguy lắm, – Gavrila Aphanaxiêvích buồn rầu đáp, – nguy hơ! n là tô! i tưởng: trong khi mê sảng nó gọi tên thằng Valêrian.
Ông già lo lắng hỏi:
– Valêrian là ai thế? Có phải cái thằng mồ côi, con lão xtơ-rê-lét50 tử trận, mà ông vẫn nuôi trong nhà đấy không ?
– Chính hắn! Khổ cho tôi là trong vụ nổi loạn51 cha hắn đã cứu sống tôi, và quỷ Xa-tăng đã xui tôi đem con sói con ấy về nuôi. Cách đây hai năm nó xin đi tòng quân; hôm chia tay với nó, con Natalia oà lên khóc, còn nó thì đứng thần người ra tượng gỗ. Tôi thấy việc đó có vẻ khả nghi, nên có nói chuyện với bà chị. Nhưng từ dạo đó con Natalia không hề nắc nhở gì đến thằng kia nữa, còn thằng kia thì cũng biệt vô âm tín. Tôi tưởng con Natalia đã quên nó đi rồi; nhưng bây giờ mới biết là không phải. Thôi, thế là tôi đã nhất quyết: con Natalia sẽ lấy thằng A Rập.
Công tước Lưkốp không cãi lại: có cãi cũng vô ích. Lão lên xe về nhà. Tachiana Aphanaxiépna ở lại bên giường Natalia; sau khi cho người đi mời thầy thuốc, Gavrila Aphanaxiêvích trở về phòng riêng đóng cửa lại, và trong nhà bây giờ mọi vật đều lặng lẽ và u buồn.
Việc dạm hỏi đột ngột này đã làm cho Ibraghim ngạc nhên ít nhất là cũng bằng Gavrila Aphanaxiêvích. Đầu đuôi như sau. Một hôm, đang làm việc với Ibraghim, vua Piốt chợt hỏi chàng:
– Ta nhận thấy anh có điều không vui; anh nói thẳng ra: anh thiếu cái gì?
Ibraghim quả quyết xin nhà vua tin chắc cho rằng chàng rất bằng lòng phận mình và không hề ước ao gì hơn nữa. Nhà vua nói:
– Tốt lắm. Nếu anh buồn vô cớ như vậy, thì ta biết cách làm cho anh vui rồi đấy.
Sau buổi làm việc, vua Piốt hỏi Ibraghim:
– Anh có thích người c! on gái n! hảy điệu mơ-nuy-ê với anh trong buổi hội hôm trước không?
– Tâu hoàng thượng, cô ấy rất dễ thương mà có vẻ hiền lành và tốt bụng lắm.
– Thế thì ta sẽ giúp anh làm quen với cô ta. Anh có muốn lấy cô ta không?
– Tâu hoàng thượng…
– Ibraghim ạ, anh chỉ có một thân một mình, khôhng hề có ai bà con thân thuộc, xa lạ đối với tất cả mọi người, trừ mỗi mình ta. Một mai ta chết đi, thì anh sẽ ra sao, tội nghiệp cho anh lắm, Ibraghim ạ? Anh cần phải tìm chỗ nương thân, trong khi hãy còn kịp; phải tìm thêm chỗ dựa qua các mối liên hệ, phải kết thân với giới quý tộc Nga.
– Tâu hoàng thượng, được hoàng thượng che chở và ban ơn như thế này, con đã sung sướng lắm rồi. Chỉ xin trời đừng bắt con phải sống sót lại sau khi đã mồ côi vua, vị ân nhân của con, con không còn ước ao gì hơn thế nữa; nhưng ví thử con có ý định lấy vợ, thì đã chắc gì người con gái và thân nhân của cô ta chịu ưng thuận? Bề ngoài của con…
– Bề ngoài, bề ngoài! Chỉ vớ vẩn! Anh có thua kém gì ai? Một thiếu nữ thì phải phục tùng ý muốn của cha mẹ, còn lão Gavrila Aphanaxiêvích Rơgiépxki thì để xem lão sẽ nói thế nào, khi chính đích thân ta là ông mối của con.
Nói đoạn nhà vua sai đánh xe trượt tuyết ra và bỏ Ibraghim ngồi lại một mình với những ý nghĩ miên man của chàng.
“Cưới vợ! – chàng thanh niên châu Phi tự nhủ, – tại sao lại không nhỉ? Chả nhẽ ta phải chịu sống cô đơn, không được biết đến những thú vui và những bổn phận thiêng liêng của con người chỉ vì ta sinh trưởng ở dưới vĩ tuyến mười lăm52? Ta không thể hy ! vọng đ! ược ai yêu: đó chỉ là mộng tưởng viển vông của con trẻ! Làm sao có thể tin ở tình yêu được? Ta cần phải từ bỏ vĩnh viễn những ảo tưởng êm đẹp ấy, phải lựa chọn lấy những lạc thú khác, vững chắc hơn. Hoàng thượng nghĩ cũng phải: ta cần phải bảo đảm cho vận mệnh của ta sau này. Cuộc hôn nhân với cô tiểu thư Natalia Gavrilốpna sẽ gắn bó ta với giới quý tộc Nga kiêu hãnh kia, và ta sẽ không còn là kẻ lạc loài ở giữa tổ quốc mới của ta.Ta sẽ không đòi hỏi vợ ta phải yêu ta, ta chỉ cần nàng trung thành với ta là được rồi, và thái độ dịu dàng, tin cẩn và bao dung của ta sẽ khiến nàng mến ta”.
Ibraghim định bắt tay vào công việc như thường lệ, nhưng ý nghĩ của chàng không sao tập trung lại được. Chàng bèn bỏ giấy má lại và ra bờ sông Nêva đi bách bộ. Bỗng chàng nghe tiếng nói của vua Piốt; chàng quay lại thì thấy nhà vua đã xuống xe đi bộ đuổi theo chàng, sắc mặt rất vui vẻ. Vua Piốt khoác tay Ibraghim mà nói:
– Thế là xong xuôi cả rồi. Ta đã đi hỏi vợ cho anh rồi đấy. Mai anh đến tăm ông nhạc đi; nhưng phải xem chừng, đừng có chạm đến lòng tự ái của ông già quý tộc kiêu căng ấy; phải để xe ngoài cổng mà đi bộ qua sân; phải nói chuyện về những công lao của ông ta, về dòng dõi đại quý tộc của ông – rồi ông ta sẽ mê tít ông con rể tương lai cho mà xem. Còn bây giờ thì, – nhà vua lắc lắc cái gậy và nói tiếp, – anh dẫn ta đến nhà thằng đại bợm Đanhilôvích53 ta đang cần phải sửa cho hắn một trận về những trò nghịch ngợm mới của hắn.
– Ibraghim chân thành cảm tạ vua Piốt đã lo lắng đến chàng chẳng khác! một ng! ười cha, rồi tiễn nhà vua đến cổng toà dinh thự nguy nga của công tước Mensikốp và trở về nhà.

Chương 6


Ngọn đèn dầu leo lét cháy trước khám thờ bằng kính đựng mấy bức ảnh thánh gia truyền lấp lánh trong những chiếc khung bằng vàng và bằng bạc. Ngọn lửa chập chờn của chiếc đèn thờ toả một ánh sáng yếu ớt lên chiếc giường che rèm kín mít và chiếc bàn con đặt bày những chai lọ có dán nhãn. Bên lò sưỡi người nữ tỳ ngồi quay sợi, và chỉ có tiếng rè rè khe khẽ của chiếc xa quay đều đều vang lên trong cõi tĩnh mịch của gian phòng.
– Có ai ở đây không? – có tiếng hỏi yếu ớt.
Người nữ tỳ lập tức đứng dậy, lại gần giường và khẽ vén rèm lên. Natalia hỏi:
– Trời đã sắp sáng chưa?
– Bây giờ đã đúng giữa trưa rồi đấy ạ, – người nữ tỳ đáp.
– Trời ơi thế sao tối thế này?
– Thưa cô, vì cửa sổ đóng kín cả ạ.
– Thôi, nhanh lên, mang áo lại cho ta mặc đi.
– Thưa cô không được ạ, ông đốc-tờ không cho phép.
– Thế ra ta ốm à? Đã lâu chưa?
– Thưa đã được hai tuần nay rồi.
– Lâu thế kia à? Thế mà ta cứ tưởng mới vừa nằm xuống hôm qua…
Natalia không nói nữa; nàng cố gắn sắp xếp lại những ý nghĩ đang rối tung trong đầu óc. Nàng nhớ mang máng rằng có xảy ra một việc gì đấy, nhưng cụ thể là việc gì thì nàng không nhớ rõ. Người nữ tỳ vẫn đứng trước mặt nàng đợi sai bảo. Vừa lúc ấy ở phía dưới nhà có tiếng ồn ào khẽ vẳng lại. Người ốm hỏi:
– Cái gì thế?
– Đấy là các đức ông dùng bữa trưa xong, rời bàn ăn. Bà Tachiana Aphanaxiépna sắp đến đây bây giờ đấy.
Natalia nghe n! ói vậy có vẻ vui vui; nàng yếu ớt hất bàn tay ra hiệu bảo người nữ tỳ có thể lui ra. Người nữ tỳ buông rèm xuống và trở lại bên chiếc xa quay sợi.
Vài phút sau cửa hé mở và một cái đầu đội mũ vải trắng có thắt dãi màu thẫm thò vào hỏi nhỏ:
– Natalia ra sao rồi?
– Chào cô ạ, – người ốm nói khẽ. Tachiana Aphanaxiépna vội vàng đến bên giường nàng. Người nữ tỳ nhích cái ghế bành lại cho bà ngồi. Chị ta nói:
– Cô con tỉnh rồi đấy ạ.
Bà già ứa nước mắt hôn lên khuôn mặt xanh xao mệt mỏi của cháu gái và ngồi đến cạnh nàng. Một lát sau ông thầy thuốc người Đức mặc áo ca-phơ-tan đen và đội tóc giả kiểu các nhà bác học vào bắt mạch cho Natalia và nói bằng tiếng la-tinh, rồi sau bằng tiếng Nga, rằng cơn nguy đã qua khỏi. Ông bảo đưa giấy mực lại, ngồi viết một cái đơn thuốc mới và ra về. Bà Tachiana Aphanaxiépna cũng đứng dậy hôn cháu một lần nữa và vội vã xuống nhà tìm Gavrila Aphanaxiêvích để báo tin mừng.
Trong phòng khách, người da đen của nhà vua đang ngồi nói chuyện kính cẩn với Gavrila Aphanaxiêvích. Chàng mặc quân phục có đeo gươm, mũ cầm trên tay. Koócxakốp ngồi ưỡn người trên chiếc đi-văng, vừa lơ đễnh nghe hai người nói chuyện, vừa nghịch với con chó săn nằm dài ở giữa sàn; nghịch đã chán, Koócxakốp lại gần tấm gương soi (soi gương là cách giải trí thường ngày của anh ta). Nhìn vào gương, Koócxakốp chợt thấy Tachiana Aphanaxiépna đứng ngoài cửa đang giơ tay ra hiệu mãi mà ông em trai vẫn không thấy cho. Koócxakốp liền quay sang Gavrila Aphanaxiêvích và ngắt lời Ibraghim:
– Gavrila Aphanaxiêvích, có người! muốn g! ọi ngày.
Chủ nhân liền đứng dậy ra gặp bà chị và đóng cửa phòng khách lại.
Koócxakốp bảo Ibraghim:
– Tôi cũng lạ cho cái tính kiên nhẫn của anh. Ngồi suốt một tiếng đồng hồ nghe lão ấy nói lảm nhảm về gia phả của hai dòng dõi quý tộc Rơgiépxki và Lưkốp mà chịu được, mà còn đệm thêm những lời nhận xét về luân thường đạo lý vào đấy nữa thì tài thật! Tôi mà ở địa vị anh thì j aurais planté là (Tôi đã bỏ mặc – tiếng Pháp) cái lão bẻm mép ấy và cả dòng họ nhà lão, kể cả Natalia Gavrilốpna nữa. Người đâu mà làm bộ thế, cứ giả vờ ốm ra điều une petite santé (Liễu yếu đào tơ – tiếng Pháp)… Anh nói thật đi nghe nào, có thật anh cảm cô bé mijaurée (làm bộ – tiếng Pháp) ấy không nào? Ibraghim ạ, ít nhất lần này anh cũng nên nghe tôi; tôi thế chứ khôn ngoan hơn người ta tưởng. Anh bỏ cái ý định gàn dở ấy đi. Đừng có lấy vợ. Tôi có cảm tưởng rằng cô ta chẳng có cảm tình gì đặc biệt với anh đâu. Trên đời này có lắm chuyện lôi thôi lắm. Cứ thử lấy việc này nhé: như tôi chẳng hạn đã đành cũng chẳng phải xấu giai, nhưng có những lần tôi đã lừa những ông chồng chả xấu giai hơn tôi tý nào. Chính anh… anh còn nhớ ông bạn Pari của chúng ta đấy chứ… bá tước D. ấy mà? Không thể hy vọng vào sự trung thành của đàn bà được đâu; người nào có thể dửng dưng đối với những chuyện ấy mới thật là có phúc! Nhưng còn anh!… Với cái tính bồng bột mà lại hay tư lự, hay nghi ngờ của anh, với cái mũi tẹt, với cặp môi vều, với chùm tóc xoăn tít như lông cừu của anh, mà anh dám đâm đầu vào hôn nhân? Anh dám ! lao mình! vào một tình cảm nguy hiểm như vậy?…
Ibraghim lãnh đạm ngắt lời:
– Xin cảm ơn những lời khuyên nhủ chí tình của anh nhưng chắc anh cũng biết câu tục ngữ: “Không việc gì phải đi ru con kẻ khác…”
Koócxakốp cười, đáp lại:
– Ibraghim ạ, anh coi chừng không khéo về sau lại thực hiện câu tục ngữ này mà lại theo nghĩa đen kia đấy.
Nhưng ở căn phòng bên cạnh, câu chuyện ngày càng trở nên gay gắt. Bà già nói:
– Cậu đừng giết nó. Chỉ trông thấy thằng đó nó cũng đủ chết khiếp đi rồi.
Ông em trai cứng cổ cãi lại:
– Nhưng chị thử nghĩ xem, anh ta đến làm rể đã hai tuần nay mà đến nay vẫn chưa nhìn thấy mặt mũi vị hôn thê. Rốt cục rồi anh ta có thể nghĩ rằng những chuyện đau ốm ấy toàn là chuyện bịa cả, rằng chúng ta chỉ tìm cách trì hoãn, để rồi kiếm cớ từ chối. Rồi hoàng thượng ngài sẽ nói sao? Ngài cho người đến hỏi thăm sức khoẻ con Natalia thế là đã ba lần rồi. Tuỳ chị đấy chứ tôi chả dại gì đi sinh chuyện với ngài.
Tachiana Aphanaxiépna nói
– Trời ơi, rồi con bé sẽ ra sao? Ít nhất cậu cũng để tôi đi sửa soạn trước cho nó bớt bỡ ngỡ vì cuộc viếng thăm này.
Gavrila Aphanaxiêvích bằng lòng và trở ra phòng khách. Ông bảo Ibraghim:
– May quá! Nhờ trời cơn nguy đã qua. Bây giờ Natalia đã đỡ nhiều rồi; giá mà anh không sợ để ông khách quý Ivan Épgraphôvích ngồi đây một mình, thì tôi sẽ đưa anh lên phòng thăm em nó một tí.
Koócxakốp chúc mừng Gavrila Aphanaxiêvích, xin ông ta cứ tự nhiên, rồi nói rằng mình có việc cần phải đi ngay, và vội vàng lui ra phòng ngoài, không đ! ể cho c! hủ nhân theo tiễn chân.
Trong khi đó bà Tachiana Aphanaxiépna hối hả sửa soạn cho cô cháu đón sự xuất hiện của vị khách khủng khi?p. Vào đến phòng Natalia, nhưng bà chưa kịp nói lấy một lời thì cánh cửa phòng đã mở. Natalia hỏi:
– Ai vào thế?
Bà già lặng người đi, không nói nên lời nữa. Gavrila Aphanaxiêvích vén bức rèm lên, lạnh lùng nhìn con và hỏi Natalia đã đỡ chưa.
Người ốm muốn gượng cười với ông, nhưng không cười nổi. Cái nhìn nghiêm khắc của cha khiến nàng kinh ngạc và lo sợ. Vừa lúc ấy nàng có cảm tưởng rằng có ai đang đứng ở đầu giường. Nàng cố gượng ngẩng đầu lên và bỗng nhận ra người da đen của nhà vua. Đến đây nàng nhớ lại tất cả mọi việc, và cái tương lai kinh khủng lại hiện rõ mồn một ra trước mắt nàng. Nhưng tâm hồn nàng đã quá mệt mõi, không còn có sức xúc động mạnh nữa. Natalia lại ngả đầu trên gối và nhắm mắt lại… Tim nàng đập mạnh, đau nhói. Tachiana Aphanaxiépna ra hiệu với ông em trai là người ốm muốn ngủ, mọi người đều rón rén bước ra khỏi phòng, trừ người nữ tỳ vẫn trở lại ngồi với chiếc xa quay sợi.
Cô thiếu nữ bất hạnh mở mắt ra, và không thấy ai đứng bên giường mình nữa, liền gọi cô nữ tỳ lại và bảo đi gọi mụ lùn đến. Nhưng ngay lúc ấy người đàn bà bé tí tròn như quả bóng, đã lăng đến cạnh giường nàng. Số là Laxtốtska (chim yến – tiếng Nga) (đó là tên người đàn bà lùn) hồi nãy đã cố bon đôi chân ngắn tủn ngủn chạy theo Gavrila Aphanaxiêvích và Ibraghim, leo lên thang gác và nấp sau cánh cửa – mụ ta cũng không thoát khỏi cái tính tò mò bẩm sinh của phái đẹp. ! Natalia t! hấy mụ vào liền cho cô nữ tỳ ra ngoài, và người đàn bà lùn đến ngồi lên chiếc ghế con đặt bên giường.
Chưa bao giờ một thân hình bé nhỏ như vậy lại chứa đựng một khối lượng hoạt động tinh thần to lớn thế. Mụ lùn can dự vào mọi việc, cái gì mụ cũng biết, việc gì mụ cũng lo. Nhờ có một trí óc láo lỉnh và xảo quyệt mụ đã lấy được lòng chủ và bị tất cả gia nhân thù ghét. Mụ tự quyền cai quản mọi việc trong nhà. Gavrila Aphanaxiêvích lắng nghe những lời mách lẻo, những lời kêu ca và xin xỏ vặc vãnh của mụ; Tachiana Aphanaxiépna thì động một tiếng cũng hỏi ý mụ và luôn nghe lời mụ; còn Natalia thì quyến luyến mụ với một tình cảm không bờ bến và thường thổ lộ với mụ tất cả những ý nghĩ, tất cả những cảm xúc của trái tim muời sáu tuổi của nàng. Natalia nói:
– Laxtốtska ơi, có biết không, cha gả tôi cho ông da đen đấy.
Mụ lùn thở dài thườn thượt, và cái mặt nhăn nhó của mụ lại càng nhăn nhó thêm. Natalia nói tiếp:
– Chả nhẽ không còn chút hy vọng nào, chả nhẽ cha tôi lại không thương hại tôi sao?
Mụ lùn lắc đầu
– Thế ông ngoại hay cô tôi không nói hộ cho tôi sao?
– Không đâu cô ạ. Trong khi cô ốm, anh chàng da đen đã có đủ thời giờ bỏ bùa mê cho tất cả mọi người rồi. Ông chủ cứ chết mê chết mệt với anh ta, lão công tước thì suốt ngày chỉ nói mê chuyện anh ta, còn Tachiana Aphanaxiépna thì nói: thật tiếc rằng anh ta lại là người da đen, chứ không thì cũng chẳng ao ước được một chàng rể nào hơn thế.
Cô thiếu nữ đáng thương rền rĩ:
– Trời ơi! Trời ơi!
Mụ lùn hôn bàn tay ! yếu ớ! t của Natalia nói:
– Xin cô đừng buồn cô ạ. Thôi thì dù có phải lấy anh da đen đi nữa, cũng vẫn được tự do kia mà. Bây giờ có phải như ngày xưa đâu; chồng có giam vợ ở nhà được nữa đâu mà sợ; nghe nói anh da đen ấy giàu lắm; nhà cô sẽ tha hồ mà sang trọng, cô sẽ sướng như tiên ấy chứ…
– Tội nghiệp anh Valêrian! – Natalia nói, nhưng nàng nói khẽ đến nỗi mụ lùn không nghe rõ mấy lời này, chỉ đoán ra thôi. Mụ hạ giọng xuống có vẻ bí mật, nói:
– Ấy, ấy, cô nghĩ đến gã mồ côi ấy in ít chứ, đến lúc lên cơn sốt lại nói mê tên Valêrian, rồi ông nhà lại nổi giận lên đấy!
Natalia hoảng hốt nói:
– Sao? Tôi nói mê tên Valêrian, cha tôi có nghe thấy ư? Cha tôi nổi giận ư?
Mụ lùn đáp:
– Ấy thế mới khổ chứ. Bây giờ nếu cô xin ông chủ đừng gả cô cho anh da đen, thì ông nhà sẽ cho rằng cơ sự chung quy là vì Valêrian cả. Thôi chẳng còn cách nào nữa: cô phải phục tùng ý cha mẹ thôi, rồi sau ra sao thì ra.
Natalia lặng thinh không cãi lại. Nghĩ đến việc cha nàng đã biết nỗi tâm sự bí ẩn của nàng, trí tưởng tượng của Natalia bị kích động rất mạnh. Nàng chỉ còn một hy vọng duy nhất là chết đi trước khi cuộc hôn nhân đáng căm ghét này hoàn tất. Ý nghĩ này khiến nàng đỡ khổ. Tâm hồn yếu đuối và nguồn khổ của nàng đành cuối đầu trước số phận.

Chương 7


Trong nhà Gavrila Aphanaxiêvích ở bên phải gian phòng mắc áo cá một cái buồng hẹp chỉ có một cửa sổ. Trong phòng có một chiếc giường đơn xơ trải một tấm chăn chiên, trước mặt có một cái bàn bằng gỗ thông, trên bàn có một ngọn nến mỡ lợn đang cháy, chiếu sáng một quyển vở chép nhạc mở ra. Trên tường có treo một bộ quân phục màu xanh cũ kỹ và người bạn cùng lứa với nó là chiếc mũ ba góc; phía trên mũ có bức tranh màu mộc bàn đóng vào tường bằng ba cái đinh, in hình vua Cáclơ XII54 trên mình ngựa. Tiếng sáo vang dội trong căn phòng đạm bạc. Ông vũ sư tù binh, chủ nhân của căn phòng, đầu đội mũ chụp, mình mặc áo choàng vải Tầu đang tiêu khiển cảnh buồn chán của đêm đông cô quạnh bằng mấy bài hành khúc Thuỵ Điển nhắc nhớ lại thời niên thiếu tươi đẹp đã qua. Sau hai tiếng đồng hồ liền thổi sáo như vậy, người lính Thuỵ Điển tháo rời ống sáo ra, bỏ vào hộp và bắt đầu cởi áo.
Lúc ấy cái chốt cài cửa bỗng nhấc lên, và một người thanh niên tuấn tú, vóc người cao lớn, vận quân phục, bước vào phòng.
Ông già người Thuỵ Điển kinh ngạc sợ hãi đứng dậy.
Người khách trẻ tuổi cất giọng cảm động nói:
– Bác không nhận ra tôi à, bác Guxtáp Ađamôvích? Bác không nhớ thằng bé mà bác dạy cho các động tác quân sự của Thuỵ Điển à? Bác không nhớ hồi bác với tôi suýt gây ra hoả hoạn trong buồng ngài, vì mang cái súng thần công trẻ con ra bắn ư?
Guxtáp Ađamôvích nhìn chàng không chớp mắt. Cuối cùng ông ôm chầm lấy chàng, kêu lên:
– Ê-ê-ê! Chào chú, chú về đây lâu chưa thế? Ngồi đây, ngồi đây cậu bé ! nghịch ngợm của tôi, ngồi đây ta nói chuyện!

 Hoàng Tôn dịch

Phụ Lục


A. X. Puskin bắt đầu viết tác phẩm này ngày 31 tháng Bảy năm 1827, dự định sẽ dựng nên một tác phẩm lớn. Ông thực hiện công việc suốt những năm 1827 –1828, nhưng sau năm 1828 chúng ta không tìm thấy dấu hiệu gì chứng tỏ tác giả còn tiếp tục công việc đó nữa.
Cơ sở cốt truyện Puskin lấy từ tiểu sử của một trong các ông tổ đằng mẹ của mình Abram Pêtơrôvích Ganiban (trong truyện là Ibraghim), dòng dõi ởAbixinia (nay là Êtiôpia), từ nhỏ đã ở với Piốt I, được Piốt nhận làm con nuôi và cử đi Pari để học thành kỹ sư quân sự. Người ta không biết rõ lai lịch chính xác của anh Ả Rập và các hoàn cảnh đẩy anh đến với Piốt I. Trong bản tiểu sử viết tay bằng tiếng Đức của Ganiban còn giữ trong lưu trữ gia đình, sự thực lịch sử không phải bao giờ cũng được giữ đúng và nhiều sự việc trong cuộc đời ông mang tính chất rõ ràng là truyền thuyết. Tuy nhiên nhiều điều trong cuộc đời của Ibraghim miêu tả trong truyện thực ra là do Puskin sáng tác ra (chẳng hạn câu chuyện tình duyên với bá tước phu nhân).
Tác phẩm này không hoàn thành và mới được Puskin công bố một phần: trích đoạn chương bốn in trong tùng thư “Những bông hoa phượng bắc" năm 1829 và trích đoạn chương ba in trong "Báo văn học" vào năm 1930, số 13. Cả hai trích đoạn chung tên “Hai chương trích tiểu thuyết lịch sử" được đưa vào tập “Các truyện do Alếchxanđrơ Puskin xuất bản” (1834). Tất cả sáu chương tiểu thuyết mà Puskin đã viết xong hoàn toàn (trừ chương bảy, vừa mới bắt đầu), lần đầu tiên xuất hiện sau khi Puskin qua đời trong tạp chí "Người đương thờiR! 21;, (t. VI, 1837) dưới nhan đề "Người da đen của Piốt Đại đế" do ban biên tập đặt ra. Các đề từ Puskin chuẩn bị cho tiểu thuyết này còn chưa phân bố cho các chương (trừ đề từ cho chương VI), sau này các nhà biên tập đã áng chừng mà sắp xếp.


1. Đề từ cho toàn bộ tiểu thuyết, trích từ truyện dài bằng thơ “ Ala” của nhà thơ Nga Nhikôlai Iadưkốp (1803-1846).


2. Đề từ cho chương I trích ở bài thơ bông đùa "Chuyến du lịch của N.N. đến Pari và Luân Đôn" (1803) của nhà thơ Nga Ivan Ivanôvích Đmitơriép (1760-1837).


3. Ibraghim – Abram Pêtơrôvích Ganiban tằng tổ phụ về đằng mẹ của nhà thơ (1697/98 – 1781). Con trai một công tước xứ Abixinia, được đưa từ Cônxtantinôpôn về Pêterburg. Cônxtantinôpôn là nơi Ibraghim bị giữ làm con tin trong cuộc chiến tranh với quân Thổ. Nhận thấy chú bé có những khả năng xuất chúng, Piốt I đã đích thân dạy chú học tiếng Nga và toán học. Năm 1717 Ibraghim đi du học ở nước ngoài 5 năm. Trước khi Piốt I chết (1725) Ibraghim phục vụ trong trung đoàn Prêôbragienxki, phụ trách phòng đồ án và thiết kế của nhà vua, dạy cho thanh thiếu niên quý tộc học toán và kỹ thuật.
Piốt Đại đế – Piốt Đệ Nhất Đại đế (1672-1725) – vua Nga từ năm 1682, từ 1721 – là hoàng đế đầu tiên của nước Nga. Là nhà hoạt động nhà nước vĩ đại, là thống soái, là tư lệnh hải quân và là một nhà ngoại giao.

 
4. Trên thực tế Ganiban đã ăn học tại trường pháo binh ở La Pherơ. Người ngoại quốc chỉ được nhận vào học ở trường này. Ganiban ở La Pherơ cho đến cuối năm 1722. Trường võ bị Pari mãi đến năm 1751 mới được thành lập .


5. Chiến tranh Tây Ban Nha – chỉ chiến tranh Anh và Pháp chống Tây Ban Nha những năm 1718-1720.

 
6. Luy XIV (1638-1715) – vua Pháp từ năm 1643. Giai đoạn cầm quyền của ông ta là đỉnh cao của chế độ chuyên chế (truyền thuyết đã gán cho Luy XIV câu châm ngôn: “Nhà nước tức là ta”).

 
7. Công tước Oóclêăng Philíp (1674-1723) – quan phụ chính đại thần của vua LuyXV (1710-1774) từ năm 1715 đến 1723, khi nhà vua còn vị thành niên.

 
8. Pale-Roian – cung điện của các công tước Oóclêăng ở Pari.

 
9. Giôn Lau (John Law, 1671-1729) – nhà tài chính và kinh tế học người Scốtlen, cầm đầu Tổng Ngân hàng Pari, bộ trưởng bộ tài chính Pháp, là người đề xướng việc phát hành một số lượng tiền giấy mất giá, dẫn tới việc đổ vỡ về tài chính và nhiều cuộc phá sản.


10. Công tước Risơliơ Luy Phranxoa Ácman đuy Plexi (1696-1788) – nguyên soái Pháp, một cận thần sắc sảo, nổi tiếng về những chuyện trăng hoa.

 
11. Ankibiát – một tướng lĩnh và nhà hoạt động nhà nước có tài của Aten thế kỷ V trước công nguyên, đồng thời cũng nổi tiếng truỵ lạc và vô đạo đức. Tên của Ankibiát đã đi vào thành ngữ để chỉ con người có tài năng xuất chúng, nhưng truỵ lạc và vô đạo đức. Puskin dùng tên Ankibíat để chỉ công tước Risơliơ.


12. Temps fortuné, marqué par la licence… (nguyên văn tiếng Pháp) – trích trong ca khúc XIII trong bản trường ca “Nàng trinh nữ Oóclêăng" (1755) của Vônte (1694-1778). Đoạn này nói về thói ăn chơi vô độ, hưởng lạc hết mức, quên hết mặt đạo đức của giới quý tộc thượng lưu lúc đó.

 
13. Aruê – tên thật của Vônte: Mari Phranxoa Aruê.

 
14. Sôliê Hiom (1639-1720) – linh mục, nhà thơ trữ tình Pháp, mặc dù có chức sắc tôn giáo, ông vẫn truyền bá tự do tư tưởng và khoái lạc cuộc sống. Tác giả ca khúc và thư văn vần, ca ngợi rượu và tình yêu.

 
15. Môngteskiơ Sáclơ Luy (1689-1755) – nhà văn hài hước, nhà chính luận Pháp, nhà tư tưởng quân chủ lập hiến.


16. Phôngtơnen Bécna lơ Bôvie đờ (1657-1757) – nhà văn khai sáng Pháp, tác giả tác phẩm phổ biến khoa học.

 
17. Nhà tu kín ở Pháp trước đây thường là nơi dạy dỗ các cô gái con nhà quyền quý.


18. Đề từ cho chương II, trích trong tụng ca “Nhân cái chết của công tước Mêserxki” (1779) của nhà thơ Nga nổi tiếng thế kỷ XVIII Gavrila Đergiavin (1743-1816).

 
19. Kraxnôiê Xêlô – một vùng thuộc ngoại ô Pêterburg (hiện nay là một huyện lỵ của tỉnh Lêningrát).


20. Êkatêrina I Alếchxêépna (1684-1727), hoàng hậu Nga (1725-1727), vợ thứ hai của vua Piốt I.

 
21. Ôranhiênbaum (nay là thành phố Lômônôxốp) – dinh thự của Nga hoàng ở ngoại ô Pêterburg.

 
22. Trận Pôntava năm 1709 – trận giao chiến quyết định giữa quân Nga và quân Thuỵ Điển trong cuộc chiến tranh Bắc phương 1700-1721. Quân Nga đứng đầu là Piốt Đại đế đã giành được chiến thắng oanh liệt, đánh tan tác quân Thuỵ Điển.

 
23. Mensikốp Alếchxanđrơ Đanhilôvích (1673-1729) – một trong những người cộng sự gần gũi nhất của vua Piốt, nhà hoạt động quốc gia và vị tướng lỗi lạc.


24. Công tước Đôngôruki Iakốp Phêđôrôvích (1639-1720) – một trong số những phụ tá thân cận của vua Piốt, nổi tiếng vì những ý kiến độc lập. Thường thực hiện những sứ mệnh ngoại giao ở nước ngoài.

 
25. Bruýt Iakốp Vilimôvích (1670-1735) – vị tướng, nhà ngoại giao và học giả Nga, người biên soạn bản đồ Nga và niên lịch in đầu tiên của Nga có những dự báo về thời tiết, gọi là lịch “Bruýt”; quản lý nhà in dân sự ở Mátxcơva, xuất thân là người Scốtlen.


26. Phaoxtơ Giôhan – một nhà giả kim thuật người Đức đã bán linh hồn cho quỷ dữ (theo lời kể của một truyền thuyết trung cổ). Vì những thí nghiệm vật lý và hoá học của mình, Bruýt cũng nổi tiếng như một thầy phù thuỷ vậy.

 
27. Ragudinxki – Vlađixlavích Xava Lukích (khoảng 1670-1738) – nhà hoạt động nhà nước và nhà ngoại giao Nga, theo dẫn chứng trong tiểu sử tiếng Đức của Ganiban, thì hình như anh ta được đưa từ Cônxtantinôpôn cùng Ganiban về cho Piốt I. Thường thực hiện các sứ mệnh ngoại giao ở Thổ Nhĩ Kỳ và Trung quốc.


28. Đêvie Antôn Manuilôvích – người Bồ Đào Nha, cận thần và là trợ thủ đắc lực của Piốt Đại đế, sau này là thiếu tướng cảnh sát trưởng Pêterburg.


29. Đề từ trích không sát nguyên văn ở bi kịch "Những người Hy Lạp” của V.K. Kiukhenbeker (1797-1846) – một nhà thơ Nga tham gia cuộc khởi nghĩa tháng Chạp, bạn của Puskin.

 
30. Trung đoàn Prêôbragienxki – do Piốt I lập nên, một đơn vị lâu đời có đặc quyền của quân đội Nga.

 
31. Sêrêmêchép Bôrít Pêtơrôvích (1652-1719) – bạn chiến đấu của Piốt I, tuớng Nga (1701), bá tước (1706). Một trong số rất ít những người thân cận nhất của Píôt I, thuộc một dòng họ quý tộc lâu đời.


32. Gôlôvin Ivan Mikhailôvích (1672-1737) – quan hầu cận của Piốt I, về sau là thuỷ sư đô đốc Nga.


33. Pháp viện tối cao – cơ quan hành pháp cao nhất ở nước Nga Sa hoàng có trọng trách giám sát các hoạt động của các cơ quan tư pháp, tài chính và chính quyền. Pháp viện tối cao do Piốt Đại đế lập ra năm 1711 để thay thế cho viện Đu-ma của bọn quý tộc địa chủ và tồn tại cho đến trước Cách mạng tháng Mười năm 1917.

 
34. Buturlin Ivan Ivanôvích (1661-1738) – nghị sĩ, tướng, uỷ viên Hội đồng quân sự Nga.


35. Hội đồng hải quân – cơ quan Nhà nước trung ương quản lý hạm đội hải quân ở nước Nga (1718-1727). Phụ trách các xưởng đóng tàu, các nhà máy sản xuất vải gai và dây chão, chỉ đạo việc xây dựng các cửa biển và hải cảng, huấn luyện và cung cấp trang thiết bị cho hạm đội.

 
36. Phêôphan Prôkôpôvích (1681-1736) – Tổng giám mục Nốpgôrốt, một chiến hữu gần gũi nhất của Piốt I, nhà thơ, học giả. Ông ủng hộ các cải cách của Nga hoàng mà giới tăng lữ phản động ra sức chống lại.

 
37. Gavriin Burginxki (1680-1731) – giám mục xứ Riadan, một tu sĩ uyên bác, từ năm 1721 là giám đốc các nhà in Pêterburg và Mátxcơva, nhà văn, dịch giả.


38. Kôpiêvích Ilia Phêđôrôvích (chết khoảng 1707) – mục sư môn phái Luyte, dịch giả, người tổ chức xưởng in Nga ở Amxterđam.

 
39. Koócxakốp – nguyên mẫu của nhân vật này là Rimxki-Koócxakốp Vôin Iakốplêvích (1702-1757). Năm 1716 được cử sang Pháp ăn học, năm 1724 trở về Pêterburg.

 
40. Buổi vũ hội – việc miêu tả buổi vũ hội, như chính Puskin xác nhận, là dựa theo tác phẩm của I. Gôlicốp “Những hoạt động của Piốt Đại đế" và tuyển tập “Lề thói Nga” của A. Koócnhilôvích. Trong tác phẩm, Puskin không thể nêu tên Koócnhilôvích, người bị kết án vì tham gia cuộc khởi nghĩa tháng Chạp. Cơ sở chủ yếu để miêu tả buổi vũ hội là bài báo của Loócnhilôvích “Về những vũ hội đầu tiên ở nước Nga”.

 
41. Natalia Kirilốpna (1652-1694) – mẹ của Piốt I.


42. Mơ-nuy-ê – điệu nhảy Pháp cổ xưa, rất phổ biến ở thế kỷ XVII- XVIII.
43 Đề từ trích trong chương IV trường ca “Ruxlan và Líutmila” (1820) của A. Puskin.


44. Thằng ngốc, mụ ngốc là những nhân vật có vào thời nước Nga cổ xưa, trong cung điện vua chúa và các gia đình khá giả là một sở hữu nhất thiết phải có.


45. Đây là nói đến cuộc viễn chinh của quân Thuỵ Điển tới Kurlinđia (thuộc lãnh thổ Látvia hiện nay) và Ba Lan sau khi chúng chiến thắng quân Nga ở gần Narva năm 1700.


46. Đề từ trích không chính xác ở nhạc kịch hài hước “Người thợ xay bột, gã phù thuỷ, tên lừa đảo và ông mối” (1779) của A.O. Ablêximốp (1742-1773).

 
47. Ám chỉ công tước Mensikốp, theo lời đồn, hồi nhỏ bán bánh rán.

 
48. Txarêgrát – tên gọi Nga cổ xưa của thành phố Cônxtantinôpôn – thủ đô của Đế quốc Bidanti (hiện nay là thành phố Xtambun ở Thổ Nhĩ Kỳ).


49. Bôva Kôrôlêvích và Êruxlan Ladarêvích – các nhân vật trong truyện dân gian Nga mà Puskin hằng quen thuộc qua các câu chuyện kể của bà nhũ mẫu và bà nội nhà thơ.


50. Xtơ-rê-lét là đội quân thường trực đầu tiên của Nga được trang bị súng ống. Do Ivan Hung bạo xây dựng vào thế kỷ XVI. Thoạt tiên lính xtơ-rê-lét được lấy từ đông đảo các tầng lớp nhân dân thành thị và nông thôn. Sau đó họ phải phục vụ quân đội đến trọn đời và cha truyền con nối. Họ sống thành làng, có gia đình, làm các nghề thủ công và buôn bán. Cuối thế kỷ XVII họ tham gia vào vụ nổi loạn của kiêu binh xtơ-rê-lét. Năm 1698, sau nhiều lần dấy loạn, đội quân xtơ-rê-lét bị Piốt I giải thể và quân đội chính quy Nga được thành lập.


51. Ám chỉ vụ nổi loaạ của kiêu binh xtơ-rê-lét năm 1682.


52. Trong bản thảo không có con số 15, thay vào đó là một chỗ trống. Ibraghim Ganiban sinh ở Abixinia trên bờ sông Marép.

 
53. Tức là Alếchxanđrơ Đanhilôvích Mensikốp.


54. Cáclơ XII (1682-1718) – vua Thuỵ Điển, đầu tiên đánh thắng quân Nga một vài trận, nhưng năm 1709 bị Piốt I đánh cho thất bại tơi bời ở gần Pôntava và phải bỏ chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét