Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

thiet sa chuong.html

Lịch sử công phu Thiết Sa Chưởng

Ở đời, bất cứ đời nào, hễ muốn nâng cao giá trị một người, một môn học, một chủ thuyết, một tôn giáo, v.v… người ta hoặc dựa hơi, nói nó bắt nguồn từ…, làm cho trở thành thần thoại, ly kỳ… đôi khi vì thiện ý, cũng có lúc lại vì tư lợi cá nhân. Việc làm đó tùy, mà Phước huệ lớn hoặc Tội nghiệp chồng lên không thể diễn tả, nói năng cho hết. Người có hạnh tu cao nhìn mặt người đã tỏ được lòng người đó, đọc chữ người biết Căn hạnh người đó, thậm chí biết tiền kiếp, vị lai, v.v… Biết mà thường không nói gọi là bậc Vô lậu.
Nay Soạn giả biết ít mà la lớn tức sánh sao cho bằng người xưa. Có điều xưa khác nay khác. Đồng Dị tùy cơ Trời, tùy cơ nên biết tới đâu nói tới đó. Việc này ví như ta có một mủng gạo có thể đủ no hai tháng mà có người kế bên chẳng được no lòng trong ngày, ta sớt phần gạo cho họ tùy tâm, có đến mấy mươi tấm áo đẹp, mắc tiền mà người kế cận chẳng đủ lành lặn để khoác lên mình thì cho một áo, hai tay áo tùy tâm… gọi là tùy tâm vì có tâm dù cho mà vẫn không thấy mất, nếu tâm hơi thấy mất cũng chẳng lý tới làm gì.
Như, môn Thiết Sa Chưởng này đây vốn có nhiều sách tôn xưng, ca ngợi gần như đi vào huyền thoại, nhất là dưới thời đại vua Gia Khánh nhà Thanh bên Tàu nhiều sách viết là do từ chùa Thiếu Lâm mà ra, tức là Công Phu của Phật. Họ còn ghép chung Môn Thiết Sa Chưởng với môn Dịch Cân Kinh, tức môn Nội Công Cao Đẳng của Đạo Thiền, dùng tu tập cho khai mở Mạch Huyệt, tạo thông linh, tạo từ điện để sau cùng Đắc Đạo…
Trong dĩ vãng, các soạn giả không ngoài ý muốn dựa lưng vào Vách Phật để phổ biến học thuật vì, đương thời Phật học rất được nhân dân sùng mộ. Cũng có thể cổ nhân chẳng có ý đó, mà vô tình thâu lượm các Công phu rồi chép chung vào một bản thảo cho tiệc việc để dành tra cứu. Rồi có người lấy mang in thành sách… Hoặc thảng có có Môn đồ Ngoại gia chế biến thêm để tiện việc truyền bá Nghệ thuật cho thích nghi hoàn cảnh cấp tốc trên đường truyền bá, nên người đời sau cho môn học là do cửa Phật lưu truyền.
Đủ cách biện luận, sao cũng nghe gần có lý. Nhưng tư duy thì Chánh pháp dạy Đại Từ Bi xa lánh sát sanh. Còn môn Thiết Sa Chưởng dạy thành quả Cấp tốc cho mau đánh chết người thì thật là xuẩn động có thể nào dung hợp mà chánh lý được chăng? Nhưng theo Lịch sử Trung quốc mà luận giải thì có thể tìm sự sáng lần lần. Ví đời Càn Long cuối thế kỷ 18 sáng Gia Khánh v.v… đầu thế kỷ 19 là những tháng năm người Trung Quốc có nhiều tổ chức mưu khôi phục Minh triều, mà các thủ lãnh đa số là đệ tử ở Thiền môn, họ là các Di Thần của Minh triều ẩn Dương nương Phật trong cơn thất thế. Do đó học thuật võ công chẳng thể hoàn toàn lãnh hội bí Pháp Nội Công cao thâm để làm sở đắc cho võ công, và từ đó để miếng nghề có giá trị diệt thù, họ nghĩ ra môn Thiết Sa Chưởng là môn Ngoại Công tập mau thành đạt. Trước họ tự luyện cho bản thân có phần bảo đảm, sau họ có thể truyền mau chóng cho các nghĩa sĩ quy tụ trong các nghĩa đoàn Phản Thanh Phục Minh…
Suy luận như trên, thì chắc chắn môn Thiết Sa Chưởng đương thời chẳng lấy chi làm cao minh cho lắm, bất quá nhằm thực dụng cung ứng nhu cầu cấp thời. Nhưng trải qua nhiều thời gian, phát minh biến hóa cho hợp tình thế, hợp đời, hợp đạo v.v… thì là chuyện về sau trong thế kỷ 20 này.
Việc biến thái môn Thiết Sa Chưởng từ Ngoại Công thành bán phần Nội Công (Nội Thiết Sa Chưởng) có lẽ được các Thiền Sư đúc kết mà nên. Cái gì cũng do Thiền Sư, cửa Thiền là nơi ung đúc nhiều trang hào kiệt, lắm pháp môn hữu ích cho đời, mà tiếng tăm lưu truyền vang dội từ xưa, có khi nghe như trái lý nhưng thật tình thì do nơi cửa Thiền. Như chuyện ngài Thiện Tâm Thiền Sư, Thiện Tảo Đạo Nhơn hay Thiện Tảo Đạo Sư, Thiền Sư đều là người tham học dưới chân ngài Mộc Đức Thiền Sư, vị Thần Tặng tận ở xứ Sơn Đầu thuộc hệ phái Thiền Ngũ Đài Sơn ngoài 60 năm về trước; mà sau đó hai ngài Thiền Sư Thiên Tâm và Đạo Nhân Thiện Tảo đã trở thành hai hiệp sĩ! trên dãi đất miền Nam Đông Á, và riêng tại miền Tây Nam Việt Nam… Sự phát tích kỳ vĩ của hai nguồn đạo lớn có võ trang ba, bốn mươi năm về trước đều là kỳ tích của ngài Mộc Đức Thần Tăng. Mà theo sự huấn dụ của Chân Sư thì Mộc Đức Thần Tăng là một Sứ Thần, một Chân Sư phò hộ Tôn Văn ( Tôn Dật Tiên) trong phong trào lật đổ nhà Mãn Thanh để giữ thế chủ động trước chiến tranh Trung Pháp trong thập niên cuối của thế kỷ 19, lúc Tôn Văn mới khởi nghĩa tuổi chưa tới 30. Và hai đạo lớn do Mộc Đức Thần Tăng khơi mầm có võ trang là hậu ý đấy quân từ ải ngoài về hỗ trợ Nội quân của Tôn trên đất Trung Quốc, nhưng chính những phát tích đạo lớn này đều do tay Đạo Nhơn Thiện Tảo theo di ngôn, bảo vật của Thần tăng mà hội thành, còn trong đời ngài Thần Tăng với nhiệm vụ qua Nam liên lạc nhóm Mạc Thiên Tích ở Hà Tiên coi như chấm dứt khi thu nhận Thiện Tâm Thiền Sư làm đồ đệ (1913). Do đó, cũng là Thiền Sư mà lối tu hành có khác, không câu chấp lẽ thường, mặn chay đều tùy hỉ độ được không phân biệt, suốt đời tận tụy việc nghĩa khí quên mình, dù răng kinh kệ vẫn làu thông, các pháp đều rành rẽ… Về sau này, ngài Thiện Tảo bước Vân hành biệt tích thì hai mối Đạo cũng tự biến hóa cho phù hợp theo từng chủ trương, một theo tôn chỉ Thần Tiên, một theo Phật môn tích cực… việc này, ngoài bộ ban khai Đạo ngày xưa, nay đã cánh hạc bay cao, hặoc đầu đội sương khói quên lãng việc đời việc Đạo, thì còn ai biết lai lịch thuần túy, mà thậm chí có người mơ màng tưởng tự nhiên mà có, như tự nhiên có cây Bồ đề trái mái ngói hoặc cây chùm gởi trên nhánh sung… Hay thay, dù thế nào, ý gì, hễ niệm tới Phật hiệu thì rồi Phật tánh cũng hiện ra. Giờ Đạo lớn đã thuần, Đạo pháp đã truyền ra bốn cõi đâu còn ý niệm riêng . Đạo Pháp Từ Bi Vô Lượng…
Môn Thiết Sa Chưởng từ Cửa Thiền mà ra hay vào cũng hàm ý như vậy. Tầm vóc tuy chẳng đặng bằng, nhưng nguyên lý vẫn tương đương không khác. Nay Hành giả học tới đây cầu lý tỏ rạng thì thành công không lâu mà cũng chẳng xa.
Tại Tâm vậy.

 

Giáo sư Hàng Thanh

1.     Phách Pháp (vỗ bằng lòng bàn tay)




Đứng mã bộ (tấn Kỵ Mã) trước Bao Thiết Sa, hít thở điều hòa vài ba lần bằng mũi, toàn thân buông lỏng tự nhiên, xong dở (đưa) hai bàn tay lên cao ngang mắt, kế buông rơi (vỗ) hai bàn tay xuống mặt bao Thiết Sa. Nhưng một vài giây đồng hồ rồi nhấc hai bàn tay lên cao ngang mắt để tiếp tục pháp kế… Hình 1-6. Hình 3-4 là Hình 1-2 nhìn từ một bên. Hình 5-6 là tập phách một tay (Đơn thủ).

YẾU LÝ: Hình 1-2, nâng hai bàn tay lên như động tác khởi thức của bài Thái Cực Quyền nghĩa là hai bàn tay để tự nhiên vô lực, mắt hơi nhìn xuống mặt bao Thiết Sa mà tâm trí đặt ở Đan Điền, đồng thời hít vào bằng mũi đầy, tự nhiên. Ngưng hơi, hai bàn tay vỗ xuống mặt bao, xong thở nhẹ ra. Đây là phương pháp Lưỡng Thủ Song Luyện rất hợp thời. Khi vỗ xuống bàn tay vừa chạm tới mặt bao vải là tưởng Kình Lực từ trong Đàn Điền dồn tới lòng bàn tay, nên lúc này hai bàn tay nặng như treo trái cân.

2.Suất pháp (quật xuống bằng mu bàn tay)

… Tiếp theo động tác chót của Phách phát tức hình 2, 4, 6… nâng hai bàn tay lên, vừa nâng vừa xoay ngược cổ tay ra ngòai cho lòng bàn tay ngửa lên Trời khi cao tới ngang mắt, đồng thời mũi cũng từ từ hít hơi vào, tay dừng thì mũi ngưng hít. Kế buông lực cho hai bàn tay rơi quật xuống mặt bao… như từ Hình 7 đến Hình 12. Hình 9 và 10 là hình 7-8 nhìn từ một bên. Hình 11-12 là hình Suất pháp Đơn thủ… ngưng vài giây, thở hơi ra…



YẾU LÝ: Tay nâng lên vẫn đặt hư không vô lực, mắt thần chú quán đến Đan điền, quật xuống như quả cân rơi, chỉ phát kình khi lưng bàn tay chạm mặt bao. Hai cánh tay lúc nào cũng mềm mại tự nhiên không gồng chuyển, lên gân, quật xuống chẳng lấy trớn, mà tự nhiên cho rơi xuống. Vai để mềm, chỏ lỏng, cổ tay dịu dàng. Chỉ quán tưởng bằng ý cho bàn tay nặng trĩu, cứng như thép (nội phần ngòai của bàn tay), khi bàn tay chạm mặt bao. Thân đứng thẳng không lay động, ngực mềm, bụng hơi phình ra, đặc biệt bụng dưới hơi cứng khi tay quật trúng bao. Bụng cứng phình ra là lúc phát kình tới hai bàn tay rồi. Phải quán sự chuyển kình thông suốt từ Đan Điền tới song chưởng. Điều này Môn Sinh thông thường tập ít lâu sẽ quen, còn Môn Sinh Hàm Thụ nhờ có tập Nội Công nên dễ lãnh hội. Hai chân tấn vững nhân chôn xuống đất. Tâm trí trụ trong Đan Điền như đá khối nằm đáy biển, dù trời gầm, súng đại bác nổ kế ên cũng chẳng để ý tới. Khi tâm trí vững định như vậy thì Thiết Sa Chưởng thành rồi vậy.

3. Thiết Pháp (chặt xuống bằng cạnh bàn tay)



… Tiếp theo hình 8, 10, 12, động tác Suất pháp… nâng hai tay lên vừa xoay nghiêng cạnh sống bàn tay lên trời, cao ngang mắt như Hình 13, 15 17, đồng thời hít hơi vào. Kế buông rơi hai tay xuống (các ngón bàn tay khít nhau, ngón đè sát bên trong ngón trỏ) chạm hai cạnh bàn tay trên bao Thiết Sa, vận kình ra bàn tay đồng thời ngưng thở, ngưng giây lâu, thở ra để tiếp tục nhấc tay lên tiếp tục tập tới pháp khác… Hình 14, 16, 18. Hình 15 và 16 là Hình 13-14 nhìn từ một bên. Hình 17, 18 là hình Thiết Chưởng đơn thủ.

YẾU LÝ: Người thẳng, tấn bộ như chôn chân, thần quán Đan điền, mắt nhìn xuống bao Thiết Sa, vai mềm, chỏ mềm lực rơi như trái cân, dồn Kình khi tay chạm bao, hơi thở nhẹ nhàng điều hòa theo động tác. Tất cả bấy nhiêu động tác đều được giữ đúng cho cả 5 Pháp. Mới tập rất khó vận kình như ý, nhưng sau thời gian Kình lưu như hơi khí, như điện pháp, ý muốn kình đã tới nặng nề vô cùng. Đa số người mới tập thường hay gồng cả cánh tay, vai chỏ, có khi cả thân mình cũng đều cứng nhắc, tưởng như thế là mạnh, thật ra chẳng dẫn được Kình từ Đan điền tới chưởng pháp thành thử tập hoài chẳng tiến bộ. Thật Nhu Nhuyển hóa Cương Cường, là lý của Thái Cực Quyền cũng đúng với cách vận động Kình trong môn Thiết Sa Chưởng, hoặc vận Kình Ngũ Hành của Thiếu Lâm cũng không khác là bao.
Trong hình đặc biệt hành gia dùng loại bao Thiết Sa lớn và chân Ba Càng kiểu Vệ Tính, bằng thép, có tính đàn hồi tốt, là một dụng cụ h! oàn hảo để tập Thiết Sa Chưởng.

4. Ấn Pháp (ấn xuống bằng ức bàn tay)




… Tiếp theo hình 14, 16, 18, động tác Thiết Pháp… Hít hơi vào từ từ, nâng song chưởng lên cao ngang mắt như hình 19, 21, 23, kế nín hơi, buông chưởng rơi xuống vừa cất (cong) mũi chưởng (mũi bàn tay) lên để phần ức hai bàn tay chạm xuống mặt bao; vận Kình khi song Ấn chưởng chạm bao, giữ vài giây, xã Kình và thở ra như hình 20, 22, 24, để sau đó tiếp tục nhấc chưởng lên tập tới Pháp kế… Hình 21-22 là hình 19-20 nhìn từ một bên. Hình 23-24 là Đơn thủ luyện.

YẾU LÝ: Tấn như chôn chân, thân như đồng trụ, thần quán Đan Điền, khí thông kinh mạch, thở điều hòa… là những điều luôn luôn giữ đúng để tạo một thế Kình lớn, tiến bộ mãi mãi đến thượng thừa. Không làm được như thế mà cứ liều mạng gồng cứng cả thân bổ xuống như bửa củi thì tập cả đời người cũng chỉ chặt gảy vài viên gạch tiểu, và đôi khi tay cũng gảy luôn. Điều này có thể chứng nghiệm qua các Môn sinh có đẳng cấp cao của môn phái võ Cao Ly mới… đó là chưa kể tới bị thương tổn các kinh mạch vì sự đoạn kình, bế mạch do thiếu hiểu biết trong cách tập luyện, về gia sanh đủ thứ bệnh. ÔNg Bà xưa nói tập Võ để trở về già bệnh là tại thấy những gương thực tế của những người tập võ ngu xuẩn, tiếng nôm na gọi là Xuẩn Võ và các Lão hủ phàm phu lưu đời câu hăm dọa hậu sinh làm cản đường tiến hóa củ dân tộc và nhân loại là những bực già hủ lậu, tức là những già dốt nát, hạng này đa số ở đời. Tội nghiệp lắm thay. Phải chi Phàm phu Lão hủ xưa đã chịu khó thực tập thì giờ đây tương lai bọn hậu sinh đâu đến nỗi tối mịt trên đủ mọi phương diện.

5. Điểm Pháp (điểm, chấm, chúm xuống bằng các đầu ngón tay)




… Tiếp theo hình 20, 22, 24, động tác của Ấn Pháp… Hít hơi vào, nâng song chưởng lên cao, bàn tay buông rủ xuống như hình 25, 27, 29. Nín hơi buông rơi song chưởng xuống, các ngón điểm trên mặt bao Thiết Sa, khi đầu các ngón tay chạm bao thì vận kình ra đầu ngón tay cứng như dùi thép, hình 26, 28, 30. Ngưng Kình (giữ) tại đây vài giây xong xã Kình, thở ra, thu song chưởng về hông để bắt đầu tập lại Phách pháp… Hình 27, 28 là nhìn nghiêng của hình 25, 26, Hình 29-30 là Đơn thủ luyện.

YẾU LÝ: Thân, tâm, nhãn khí… đều giống 4 pháp trước. Điểm pháp có thể mở hoặc chúm các ngón tay đều được, nhưng nên mở tốt hơn vì mở ra dễ dẫn Kình, mới tập chím thì Kình, tụ trên lưng nắm tay khó đến đầu ngón tay. Về cách tập, có thể tập Đơn thủ, nhưng Đơn thủ thì bị mất thời gian lâu hơn, phải đổi tay. Có thể chỉ tập một tay, nhưng bao giờ cũng vậy, tập đều hai tay vẫn lợi hơn.

Chú thích:
Tập tuần tự từ Pháp thứ nhất đến Pháp thứ năm gọi là một Kỷ. Người mới tập có thể ngưng độ 2 phút (vẫn trụ tấn tại chỗ) xong tập tiếc tục tới Kỷ thứ hai… thứ ba… cho đến Kỷ thứ năm thì nghỉ để thoa thuốc nơi song chưởng, gọi là Hành Dược Công . Trước nhất đứng thẳng dậy, dùng song chưởng xoa hai đầu gối cho dãn gân, kế thoa thuốc rượu vào song chưởng, hoặc ngâm hai bàn tay vào thuốc chừng 5 phút… rồi đi chậm chậm vài mươi bước, trước khi ngưng luôn buổi tập, hoặc tiếp tục tập những môn khác.
Những Ngư�! ��i Mới Tập Chỉ Tập 5 Kỷ, sau tuần lễ tăng thêm một kỷ, tăng đều. Như vậy trong ba tháng mỗi buổi tập được 12 kỷ. Và mỗi ngày tập 2 hoặc 3 buổi cách khoảng đều nhau: Sáng-chiều, hoặc sáng-trưa-chiều. Trong một năm tập được 50 kỷ. Đến con số này nên chia buổi tập ra làm hai đợt, đợt đầu 25 kỷ ngưng lại dùng dược công, kế tập tới 25 kỷ nữa. Nhớ là vẫn chẳng rời tấn bộ, chỉ khi nào nghỉ, tức hết 50 kỷ mới đứng lên xoa gối, hành dược và đi bộ.
Theo kinh nghiệm riêng, soạn giả nghĩ chẳng nên tập hơn 50 kỷ. Tập qu
á nhiều có hại.

6. Lý Thuyết Thiết Sa Chưởng

Hiện nay môn Thiết Sa Chưởng được phân làm hai nghành, lý thuyết rất rõ ràng. Một nghành là Ngoại Thiết Sa Chưởng, nghành còn lại manh danh từ Nội Thiết Sa Chưởng. Và cả hai đều thuộc Công Phu Ngạnh Công tức luyện ngoại tráng, tạo sức mạnh thấy được trên cơ thể, khác hơn Nội Công là môn luyện khí siêu hình.

Ngoại Thiết Sa Chưởng còn được gọi là phép luyện công trực tiếp.

Nội Thiết Sa Chưởng còn được gọi là phép luyện công gián tiếp.

Trực tiếp tức dùng phương dược và vật luyện chạm thẳng vào tay như: dùng một chậu lớn chứa đầy Thiết Sa rồi để tay trần, sau khi tẩm thuốc xỉa, đâm bàn tay xuống chậu, càng sâu càng tốt… lâu ngày tay quen chịu đựng, bị chai có cục, lúc đó sức mạnh đủ chém bể đá lớn, chặt gãy cây với cạnh bàn tay… gọi là thành công. Phương pháp luyện cổ điển còn dùng chảo lớn nung nóng Thiết Sa từ nhiệt độ thấp đến cao dần… dùng tay đâm, xỉa vào chảo mà bóp, vọt, v.v… lâu ngày thành công. Dĩ nhiên trước khi tập đều tẩm thuốc cũng như sau khi tập cũng dầm tay vào thuốc. Phương pháp trên chỉ nói đại lược vì không phải đề tài chánh trong cuốn sách này.

Gián tiếp: Theo lối cổ truyền, Thiết Sa được đựng trong bao lớn, treo lên lơ lửng trên không (trên sà nhà hoặc trên nhánh cây hoặc các dàn tập đặc biệt) đoạn Môn sinh dùng Chưởng đã tẩm thuốc, đánh vào bao Thiết Sa đủ kiểu , với mọi chiều hướng và mọi thế tấn. Ngoài ra còn đá các thế cước, đánh chỏ, v.v.. Theo n! guyên tắc tăng dần trọng lượng Thiết Sa trong bao lên với thời gian. Trong vòng 3 năm Môn sinh đủ sức lực đánh chết một người bằng một chưởng, nếu mỗi ngày dành một giờ để luyện tập. Vì sự va chạm Chưởng cách Thiết Sa một lần bao vải hoặc da nên gọi là gián tiếp. Nhưng, dễ thích nghi cũng tân tiến hơn, Thiết Sa được chứa trong bao vải đặt trên ghế đặc biệt hoặc trụ chôn xuống đất để tập Chưởng Công là sự thành công rút ngắn, sự phát lực rất dễ dàng. Đây là phương pháp tập Chưởng Thiết Sa gián tiếp, hiệu nghiệm và mới mẻ, được hoan nghinh nhất hiện nay. Với phương pháp này, tùy trình độ giảng giải của bực Thầy, Môn sinh được phối hợp Khí lực trong châu thân tạo thành môn Nội Thiết Sa Chưởng. Môn Nội Thiết Sa Chưởng là môn Nghạnh Công có bao hàm Nhuyển Công, tức Cương Cường có Nhu nhuyển. Sự thành quả dĩ nhiên lợi hại hơn môn Ngoại Thiết Sa Chưởng thuần túy. Khi thành công, chưởng của Môn Sinh mềm mại tự nhiên không nổi u cục, cứng đơ như môn Ngoại Thiết Sa Chưởng.

Về thành công môn Thiết Sa Chưởng, môn Trực Tiếp gây gãy, nát, dập thủng vật bị va chạm nhìn thấy từ bên ngoài vật. Chẳng hạn đánh vào sườn đối thủ, nhất định gãy sườn, dập nát chỗ đánh hoặc thủng lỗ. Nếu đánh chỗ có nhiều thịt sẽ làm dập nát bầy nhầy chỗ đó. Nhưng môn Gián Tiếp Thiết Sa Chưởng cùng tấn công các chỗ trên sẽ gây nội thương bên trong, bên ngoài chỉ để lại vết tím bầm, đánh trúng sường nhất định cũng gãy, ngoài ra những bộ phận lại chỗ đánh bên trong sườn còn bị dập nát… m�! �i nhìn ! qua vết thương từ bên ngoài môn Nội Thiết Sa Chưởng coi như nhẹ nhưng khám kỹ thật là trầm trọng hơn môn Ngoại Thiết Sa Chưởng. Để bàn tay cách mục tiêu độ 10 phân hoặc chạm vào mục tiêu mới đánh, do đó so về chiến đấu nó còn giữ sức được lâu dài, và về già vẫn còn giữ được Công Lực nó gần với môn Nội Công hơn. Do đó dù Môn Sinh thuộc trường phái nào của Quyền Thuật đều có thể luyện tập Nội Thiết Sa Chưởng để gia tăng Công Lực và Dưỡng Lão phòng thân.

Trên lý thuyết, nói nghe hời hợt dăm ba câu chẳng thể lột hết ý nghĩa thâm sâu, cùng lý của môn học, chỉ khi nào bắt tay luyện tập và luyện tập đúng nguyên tắc thì mới thấy được cái chỗ tuyệt vời của môn học.

7. Khoa Chiến Đấu Của Thiết Sa Chưởng

Thiết Sa Chưởng thuần là môn Công Phu, nó không phải là môn Quyền thuật hay trường phái Kỳ Kích, nên nó chẳng có đòn thế riêng biệt dạy cách chiến đấu. Nó như một phương tiện cho Kỹ Thuật chiến đấu, như một cây gươm trong tay người Võ Sĩ Đạo, như cây súng tốt cho người chiến sĩ. Tự nó không có cách hại người, mà phải nhờ Kỹ Thuật Võ Thuật để tạo hiệu quả. Một Quyền Gia giỏi về kỹ thuật, đánh lâu thấy mỏi mệt mà khó hạ đối phương, nhưng nếu có Công Phu Thiết Sa Chưởng, sẽ kết thúc trận đấu trong vòng mấy đòn. Quả tình đúng như vậy.
Thiết Sa Chưởng là Công Phu trung tín, tùy dụng phối hợp kỹ thuật của Quyền Gia. Vậy khi chiến đấu, tùy quyền gia, quyết định áp dụng.
Tuy thế, với kinh nghiêm đơn sơ của soạn giả, cũng như được học hỏi qua nhiều Chân Sư Lão THành, một số đòn đơn gi ản thường được áp dụng phối hợp bàn tay Thiết Sa Chưởng để gây thắng lợi chiến đấu xưa nay gồm: cách xử dụng Chưởng Thức trong các pho Thái CỰc Quyền, Thiếu Lâm Quyền… Các chỗ trọng yếu trong châu thân là chỗ thích nghi nhất cho môn Thiết Sa Chưởng. Hãy xem thêm sách Điểm Huyệt Thiết Lâm Tự và Võ Lâm Chân Kinh để hội lý, do soạn giả soạn. Riêng các Môn Sinh Hàm Thụ của soạn giả đã có một số đòn chiến đấu của môn Thiết Sa Chưởng trong bài học thuộc trình độ Sơ Đẳng, nếu luyện tập tinh thục cũng đủ đối phó với bất kỳ cao thủ nào, ít ra cũng trong nhất thời để bảo vệ danh dự. Nếu Môn Sinh Hàm Thụ có dịp theo học qua Sơ Đẳng sẽ có Căn Bản Nội Công cộng thêm Kỹ Thuật Điểm Huyệt, thì chắc chắn môn Thiết Sa Chưởng được áp dụng sơ sài, cũng đủ gây kinh hoàng cho thế giới Quyền thuật vẫn chỉ chú trọng ưu điểm về khéo léo tay chân và sức mạnh bắp thịt.
Dường như trong thế giới Quyền thuật ngày nay ít ai lưu tâm tìm cách cải thiện những Kỹ thuật cho ngành học. Người ta chỉ chạy theo các phong trào nhất thời để mong có được lợi tức do sự hiếu kỳ của người đời mang lại, rốt cuộc người hiếu kỳ chỉ có kiến thức sơ sài về một khía cạnh của Quyền thuật. Trong đó đáng ra cần hiểu biết hơn. Quyền thuật chỉ là một phần của Nghệ thuật Dưỡng Sinh và Phòng thân, và muốn lãnh hội đầy đủ, phải học thêm Nội Công, Công Phu và Điểm Huyệt, Y học v.v… để bổ khuyết cho cuộc đời, hầu làm một người xứng đáng, làm một ông Thầy đủ tư cách với danh từ đáng tôn kính. Lẽ tất nhiên, một người hiểu được bấy nhiêu đó đã đạt đạo võ, tức sống thọ và sống thiện, đủ làm gương cho người trẻ hàng hàng lớp lớp đi sau. Tội nghiệp thay cho tuổi trẻ cô đơn, một mình soạn giả với mớ kiến thức của Tổ Tiên nhân lo�! �i mang nặng trong lòng chẳng thể đảm đang phần trách vụ thiêng liêng. Một Hội Võ Lâm, một Lớp Hàm Thụ được mở ra… chỉ như con thuyền nhỏ giữa bến Ta-Bà hàng hàng lớp lớp khách muốn qua sông, làm sao cho kịp trong một chuyến…
Nam Mô Phật, Chư Phật phù trợ điển lực cho soạn giả để đủ sức Phổ Độ hoằng hóa Môn Sinh Học Giả đang hướng về ánh sáng Chánh Tu Chánh Giác.

8. Thời Gian Thành Công Thiết Sa Chưởng

Theo quan niệm xưa thì luyện tập ba năm mới đạt tới mức Tiểu thành môn Thiết Sa Chưởng, mười năm mới Đại thành, và chẳng nghe nói Trung thành là mấy năm, chắc 6 hay 7 năm. Nghe thì nghe vậy chớ chẳng biết Tiểu, Đại thành làm được những gì, hơn nhau làm sao? Âu người xưa nói lờ mờ bóng gió cho có sự ước định hầu đánh giá môn học vậy thôi, mà cũng ít người kiên nhẫn tập đủ 10 năm cho đạt Đại thành để coi kết quả thấ nào… Các võ gia đa số tập vài năm khi chưởng lực đủ Công phú mục tiên, là hạ sơn. Vì tập nữa cũng chẳng làm gì, người ta chỉ cần một sức mạnh nào đó để hoàn thành ước muốn, và đạt đến đó đã đủ nên không còn ôm mộng siêu nhân. Xưa đã thực tế, nay còn thực tế hơn, do đó cần có một quyết định rõ rệt để hạn định thời gian luyện tập thành mau chừng nào tốt chừng nấy, vì ngoài việc luyện tập cho trình độ, ai cũng bận mang trách nhiệm bên mình, đủ thứ trách nhiệm…
Với kinh nghiệm sẵn có nhờ nhiều năm luyện tập thực hành, và huấn luyện môn đệ, soạn giả có thể nêu thời biểu thành công như sau:

– 100 ngày thấy kết quả sơ khởi, cạnh bàn tay có thể chặt gãy 2 viên gạch xây tường, loại gạch tiểu nung già, hoặc đánh bằng ức bàn tay… Nếu tấn công trúng vài nhược điểm có thể làm chết hoặc bị thương nặng những người chưa có nội lực, tức chưa luyện võ cỡ 2 năm trở lên.

– Một năm, đủ chặt gãy 4 đến 6 viên gạch tiểu nung già bằng cạnh bàn tay, ức bàn t! ay… Nếu tấn công trúng sườn, xương quay xanh, các nơi bị tấn công xương sẽ gãy lìa, bên ngoài có dấu bầm tím. Dĩ nhiên chết tức khắc nếu tấn công chỗ nhược, các trọng huyệt.

– Từ ba năm trở lên cạnh bàn tay chặt gãy không dưới 8 viên gạch tiểu và đòn tấn công đủ sức đánh gãy tay đối thủ. Có thể đánh trật khớp xương sống đối thủ sang bên, ảnh hưởng nặng đến Tủy sống phương hại cho đời sống nạn nhân. Các chỗ mềm như bụng, các vùng thịt nhiều như bắp vế… bị thương trầm trọng, dập bầm sâu không dưới 6 phân tây.

– Tập từ Năm năm trở đi bàn tay chém vỡ sọ người, gãy ống chân đối thủ dễ dàng. Những chỗ khác không thể chịu nổi một đòn. Ngón tay đâm thủng ván mỏng.

Tập lâu hơn nữa chưa biết tới đâu vì soạn giả cũng chưa thành công quá các giai đoạn vừa nói trên nên chẳng dám nói liều mạng dối gạt Môn Sinh hậu học.
Soạn giả tự thấy kinh nghiệm thành công như trên đôi khi còn thua sút nhiều học giả Cao thủ, vì bản chất Tiên thiên (mới sanh) của soạn giả rất yếu ớt. Nếu đối với Học giả có bẩm sinh khỏe mạnh chắc phải khá hơn. Nhưng cũng có thể nhiều người khác yếu ốm hơn soạn giả thì tập luyện chắc chắn cũng chẳng bằng được soạn giả. Vì vậy để lấy sự tương đối thì tùy sức mỗi người thêm hoặc bớt một chút là vừa.
Những ước định trên cũng căn cứ vào trọng lượng và xương cốt từng Học giả. Như soạn giả đạt mức đó, thời gian như t! hế vớ! i sức nặng thân thể 60 ký lô, xương hóc trung bình của một người VN. Ăn chay trường, không rượu không thuốc, độc thân tiết dục.
Để kết luận tạm thời: Muốn thành công như kết quả nêu trên cần có điều kiện:
– Tuổi từ 15 trở lên có thể tập Thiết Sa Chuwỏng, nhưng lý tưởng nhất là 21 tuổi, vì xương phát triển đầy đủ, khí lực sung mãn. Tuổi nhỏ hơn 20 kết quả không theo kịp ngườì thành niên trong lãnh vực này, nếu rán sức có hại.
– Thời gian luyện tập phải tiết dục tối đa (cấm ngủ với đàn bà).
– Tập thường xuyên mỗi ngày 2 lần, tối thiểu một lần, trong phương pháp trình bày trong phần thực hành ở trên.
– Dùng đầy đủ thuốc tẩm tay trước và sau khi luyện tập.
– Ăn ngủ điều hòa bằng thức ăn vừa đủ bổ, thanh đạm cấm hút thuốc, cấm uống rượu mạnh, cấm uống quá một chai bia trong một tuần lễ, cấm uống cà phê đen hoặc cà phê sữa, trà đậm, ít ra một ngày không uống quá một ly nhỏ.
– Cấm bệnh, mọi thứ bệnh, kể cả bệnh lười biếng. Vì bệnh ngăn trở tiến bộ. Để khỏi bệnh phải siêng năng luyện Quyền thuật, tập Nội Công. Khi có vẻ chớm bệnh phải nhờ Thầy thuốc giỏi săn sóc liền để khỏi bị mất sức làm ngăn trở việc luyện tập. Người luyện tập võ giỏi, đúng kỹ thuật chẳng bị bệnh. Do đó lời cấm trên chỉ dành cho Môn sinh chưa tập Võ.
– Tập theo nguyên tắc tiến bộ, một tuần lễ tăng tiến số lần tập lên…
– Nếu môn sinh giữ đúng các điều trên thì không có g! ì cản ! trở được thành công như ý.
Điều dặn thêm, những môn sinh bị chứng bệnh nào cần phải chữa lành (hết) rồi mới tập tiến bộ như ý được bằng không sẽ bị khựng lại tới một mức độ nào đó mà thôi. Những môn sinh sống đời bừa bãi, liều mạng bất kể vệ sinh… thì tập Thiết Sa Chưởng khó lên cao được. Việc này chẳng thể trách cứ ai, hãy nên tự trách bản thân hư hỏng.

9. Những Dụng Cụ Phải Có Để Tập Thiết Sa Chưởng

Dĩ nhiên là phải có dụng cụ mới nói đến tập luyện, vì đây là môn tập luyện cần có dụng cụ, mặc dù dụng cụ thật là đơn sơ, rẻ tiền, dễ kiếm.
1 – Một bao bằng vải hoặc da rộng cỡ hơn một gang tay và dài hơn hai gang cho loại bao nhỏ, bao lớn hơn có thể bằng gấp đôi… chứa đầy sạn trắng (loại tô mặt tiền nhà lầu) không có lấy đa xanh nghiền cũng được, hoặc đậu xanh, đậu đen, đậu nành. Cột chặt miệng bao.
2 – Một chiếc ghế cao dưới thắt lưng một gang, để khi đặt bao Thiết Sa là vừa ngang thắt lưng. Không có ghế có thể chôn một trụ cây xuống đất, mặt cây, mặt ghế phải đủ lớn nâng bao cho vững.
3 – Một bình thuốc rượu thoa tẩm đã ngâm hơn 7 ngày, nếu thuốc do soạn giả gởi cho Môn Sinh Hàm Thụ chỉ cần ngâm 24 giờ là xài được, vì đã biến chế cẩn thận rồi.
Đâu đó đã đủ thì có thể bắt đầu tập liền. Chưa đủ tập có hại, bây giờ không thấy nhưng sau này bệnh ngặt tới thuốc thang cũng hoài công. Trường hợp các võ sinh thiếu hiểu biết của nhiều phái võ đời nay đấm, chặt liều mạng vào các trụ tập chẳng có thuốc thang về sau bệnh hoạn, Thầy thuốc no tiền. Người nào thấy trước nay lo học thuốc mai sau làm giàu.

Bài Thuốc Thoa TẨm Trước Và Sau Khi Tập:

Thang dược này dùng thoa tay và uống được khi bị thương vì vậy nếu bổ thuốc nên trích ra chút ít ngâm rượu riêng phòng khi hữu sự.
Các vị: I – Qui vĩ, 2 – Hồng hoa, 3 &! #8211; Nhũ hương, 4 – Mộc hương, 5 – Trầm Hương, 6 – Mộc dược, 7 – Chỉ xác, 8 – Kiến cánh, 9 – Xuyên khung, 10 – Đơn bì, 11 – Kinh giới, 12 – Đào nhơn, 13 – Chi tử, 14 – Xích thược, 15 – Huyết kiết, 16 – Hổ cốt. Mỗi vị 3 chỉ.
Tất cả 15 vị, bổ xong nhờ tán nhuyển, đem về bỏ vào khạp đổ vào 2 lít rượu trắng (rượu đế, ở bên Tây xài rượu Gin hoặc các loại mạnh khác) sau 7 ngày dùng được.
Mỗi lần trước khi tập ngâm tay vào khạp thuốc tối thiểu 3 phút, tối đa 15 phút, rồi lấy tay ra xoay bóp vào nhau cho nóng lên, thuốc khô là bắt đầu tập. Sau khi tập cũng ngâm tay vào thuốc, lấy ra để cho khô khỏi xoa bóp, và đợi hơn nữa giờ đến một giờ mới rửa tay bằng nước lạnh, cho thuốc ngấm vào xương.
Có nhiều bài thuốc khác nhưng soạn giả không chép vào đây xin xem thêm cuốn Tự Luyện Thiết Sa Chưởng soạn giả xuất bản 1972, hoặc đầy đủ hơn trong cuốn Tự Trị Nội Ngoại Thương Nghề Võ, gồm nhiều phép trị thương và bài thuốc… sắp xuất bản, do soạn giả soạn. Riêng trong tập này, mọi phần chỉ nói sơ sơ vì chú trọng vào phần thực hành hơn, mong Học giả chịu phiền.

Bài Tập Trước Khi Tập Thiết Sa Chưởng:

Trước buổi tập Thiết Sa Chưởng, tốt nhất nên tập những thế tập phụ thuộc phần tập nới giản toàn diện trong cuốn Bát Đoạn Cẩm cho Kinh Mạch thông bát, hầu thích hợp buổi tập kế tiếp. Hoặc, dùng bài tập Nội Công Ngũ Cầm Hí (có trong Tàng Thư Các của bổn trại) tập qua một lần thôi chớ nên tập hai lần, trước buổi tập Thiết Sa Chư�! �ng.
Những ngày vì lý do không tập được nên tập Ngươn Chưởng Công (có trong Tàng Thư Các của bổn trại) thay vào buổi tập Thiết Sa Chưởng và trước đó đã tập Ngũ Cầm Hí. Nếu thông thường thì Hỗn Ngươn Chưởng Công được tập sau buổi tập Thiết Sa Chưởng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét