Thông tin ebook
Tên truyện: Thằng Bé Thợ Rèn
Tác giả: Mặc Thu
Thể loại: Văn học trong nước
Nhà xuất bản: Tuổi Hoa
Năm xuất bản: 1973
Tủ sách: Tuổi Hoa – Hoa Đỏ
Số quyển / 1 bộ: 1
Hình thức bìa: Bìa mềm
———————————-
Nguồn: http://tuoihoa.hatnang.com
Đánh máy: BD
Chuyển sang ebook (TVE): santseiya
Ngày hoàn thành: 20/05/2010
Nơi hoàn thành: Việt Trì – Phú Thọ
Mục Lục
Chương 01 – Những mẩu chuyện nửa kín nửa hở
Chương 02 – Bóng ma trên Gò Cụt
Chương 03 – Vó ngựa sắt và những cái cùm
Chương 04 – Tên Mã Phu mới tuyển
Chương 07 – Vật cũ của người khuất
Chương 08 – Những gánh nồi đất
Chương 09 – Từ bọn người nhà ông Tổng
Chương 10 – … đến ông tướng trẻ tuổi
Chương 11 – Tiếng búa trong rừng
Chương 12 – Đạo quân thừa một người
SỬ CHÉP RẰNG: Khi vua Nhân Tông nhà Trần hội các vương hầu ở Bình Than để bàn việc chống giặc, Trần Quốc Toản bây giờ mới có 15, 16 tuổi cũng theo ra Hội. Vì còn nhỏ tuổi nên không được ra dự bàn. Quốc Toản căm tức vô cùng, trong tay cầm quả cam bóp vỡ nát ra lúc nào không biết .
Khi tan Hội, ai nấy về sắm sửa binh thuyền. Quốc Toản về nhà cũng tự họp những người thân thuộc, sắm đồ khí giới, mang lá cờ đề 6 chữ "Phá cường địch, báo hoàng ân", rồi đem quân đi đánh giặc. Đánh chổ nào quân giặc cũng phải lùi.
Trần Trọng Kim
(trích Việt
Những mẩu chuyện nửa kín nửa hở
Đây là một buổi chiều năm Giáp thân (1284) vào tiết trọng đông. Bóng tối đổ xuống rất mau. Chỉ một thoáng lũy tre bao quanh làng Khê Thượng đã chìm hẳn vào bóng đêm sâu thẳm.
Lũ trẻ vừa chơi trận giả đã tản mác về làng. Trên đỉnh Gò Cụt duy chỉ còn thằng Ân đương lững thững cất bước đi xuống. Con đường mòn hiện ra trước mắt Ân một vật trắng vừa ngắn vừa mờ mờ
Nhưng mỗi bước thằng Ân đi, vật trắng đó lại lùi xa mãi thêm ra.
Đầu nặng về suy nghĩ nên bước chân thằng Ân cũng nặng như có đeo đá. Ít ngày nay Ân thường hay ngơ ngẩn như vậy. Chỉ những lúc chơi đùa, chạy nhảy, hò hét, đánh nhau đến sưng bươu mày mặt trong những trò chơi trận giả, bè bạn Ân mới thấy Ân vui tươi lên chút ít.
Nhưng nào Ân có được rộng rãi thì giờ chạy nhảy suốt ngày. Nó còn phải kéo bễ hoặc quai búa[1] đỡ cho mẹ nó. Nhất là từ bốn năm hôm nay anh Cả Đức bận đi chợ xa giao hàng.
Gia đình thằng Ân làm nghề thợ rèn cũng như phần đông dân làng. Nghề đó lưu truyền từ đời kiếp nào không ai nói rõ cho Ân biết. Nó chỉ biết làng nó ít ruộng cày lắm. Dân làng hầu hết sống lam lũ nhờ ở đôi cánh tay và miệng bễ có đỏ lửa mới đong đầy được nồi gạo.
Những đứa trẻ trong làng vào trạc tuổi Ân, độ mười bốn mười lăm đều đã phải rời bỏ mấy tiếng (Chi, Hồ, Giả, Giã) để tập nghề. Tuy vậy chúng không quên thừa ! dịp rảnh tay đàn đúm với nhau ở Gò Cụt chơi đùa cho thỏa thích.
Từ độ quan Tiết Chế[2] hội vương hầu và sĩ tốt tại Đông Bộ Đầu[3] truyền hịch, tiếng vang đi khắp nước, bọn trẻ làng Khê Thượng cũng bắt đầu có những trò chơi tập trận. Và cũng vì mãi mê trò chơi đó, bỏ cả đe, bễ chúng đã nhiều lần bị nhừ đòn. Nhưng không vì thế mà chúng chịu bỏ cái mộng làm ông tướng có cờ, có quạt, có gươm. Giáo oai vệ.
Ân là đứa trẻ ham mê nhất trong những đứa trẻ ham mê. Nhưng nó cũng là đứa trẻ dễ buồn nhất trong những đứa trẻ nọ.
Tại sao lâu nay thằng Ân thường có vẻ mặt buồn? Bạn bè nó muốn biết lắm, nhưng không thể rõ nguyên nhân vì sao.
Ân lại là đứa trẻ kín đáo. Tuy được chúng bạn rất mến vị nể, Ân không dễ dàng thổ lộ nổi lòng cho ai hay.
Nhưng cứ xét tình hình cái không khí nghiêm trọng trong làng ít lâu nay thì tình hình như thằng Ân đã buồn vì không được người lớn chú ý đến nó trong những công việc hệ trọng của nó.
Thằng Ân cảm thấy dạo này có một không khí bí mật bao trùm lên khu làng nhỏ bé, tiều tụy của nó và ngay cả gia đình nó nữa.
Bố, mẹ Ân và Cả Đức, anh ruột Ân thường thì thào to nhỏ bàn bạc chuyện gì Ân không hay. Có khi thật khuya, mãi q! uá nữa! đêm cho đến lúc Ân díu mắt, ngủ thiếp đi mất hoặc có khi Ân bừng tỉnh mở mắt, ánh sáng ban mai đã le lói qua cánh liếp, nó vẫn thấy bố, mẹ và người anh cả châu đầu vào nhau chuyện trò.
Những câu chuyện nửa kín, nửa hở ấy nhen một ngọn lửa tò mò âm ỉ trong lòng thằng Ân. Ngọn lửa ấy mỗi ngày lại cháy to và Ân càng khao khát muốn biết như khi nó thèm khát một món ăn vừa lạ miệng, vừa quí vừa đắt tiền vậy.
Thằng Ân lập tâm mon men đến gần những cuộc bàn bạc đó.
Thì
lập tức mọi người đều im bặt và anh Cả Đức đuổi ngay Ân đi chỗ khác. Có lẽ chính vì thế mà thằng Ân buồn và thường có vẻ mặt suy nghĩ.
* * *
Ân dừng chân trước cổng tre. Cánh cổng đã đóng chặt hơn thường lệ. Ân đoán chắc trong nhà đã có khách hoặc anh nó đã trở về.
Nhanh nhẹn nó chui qua hàng rào dâm bụt, chỗ lỗ hổng con Mực vẫn chui ra chui vào.
Ân rón rén đi bằng đầu ngón chân, nhẹ nhàng như một con mèo, tiến đến bên cạnh cửa, ghé mắt nhìn vào trong nhà.
Dưới ánh đèn nhựa chám cháy bập bùng, nó thấy rõ mấy ông bác, ông chú nó và mấy ông già hàng xóm. Họ đều là những tay "tay kìm" cừ khôi trong phường.[4]
Bà bạn mẹ Ân ngồi têm trầu trên cái chõng tre bên cạnh.
Thằng Ân dỏng tai lắng nghe, tuy không rõ lắm, nó cũng góp nhặt được những tiếng rời rạc gần như vô nghĩa:
"Sát Đát, đại vương
.. Bình Than" và mấy tiếng gằn mạnh của cụ Cả Bình, trùm phường như: "Phải làm cho nhiều! Cứ rèn thật lực, cứ cung cấp, cứ chuyển vận cho khéo, cho kín là được
"
Rồi tiếng mọi người ào ào nhắc lại: "Phải cứ rèn cho nhiều thật lực vào là được".
Bỗng có tiếng động sột soạt phía hàng rào. Ân vội nhảy phắt ra sau một cái cột, ngồi thu hình gọn lỏn như một con chuột nhắt.
Cũng từ lỗ hỏng góc hàng rào, nơi cửa riêng của con Mực, một người đương lom khom chui vào.
Người to lớn đứng lên phủi áo, thở phào một tiếng, rồi hối hả bước nhanh qua sân. Y khẽ gõ vào chánh cửa gỗ hai tiếng ngắn, rồi lại hai tiếng ngắn, như một ám hiệu.!
Cánh cửa liền kẹt lên một tiếng, mở hé ra. Ánh sáng nhựa chám bập bùng hắt ra bên ngoài, hằn rõ bóng người lạ to lớn rung rinh đổ dài trên sân đất.
Nhờ ánh lửa, thằng Ân nhớ mang máng ra có gặp người khách lạ nọ một hai lần, đâu ở trên chợ huyện vậy.
Cánh cửa, khép kín ngay lại giấu biến người khách lạ vào bên trong. Không khí bí mật của gian nhà lại bao phủ thêm một tấm màn bí mật.
Thằng Ân không thể bỏ lỡ cơ hội mặc dầu đôi mắt nó đã díp lại đòi một giấc ngủ.
Ngọn gió lê lướt thướt trên bùm tre sạc sào, thỉnh thoảng lùa vào đôi ống quần ngắn cũn cỡ của Ân như muốn giục nó đi ngủ. Nhưng tính tò mò đã đốt lửa ấm trong lòng nó. Nó kiên gan bò lại khe cửa chỗ dễ nhìn nhất, để nhìn vào.
Người khách lạ lực lưỡng, râu ria xồm xoàm, hẳn có mang cả một điều bí mật quan trọng lại cho cuộc họp. Tất cả mọi người đều hướng cả vào y, lắng nghe y nói.
Y nói rất khẽ hầu như không thành tiếng và chỉ phều phào qua kẽ môi như gió. Mọi người phải chụm đầu cả lại gần y mới nghe nổi.
Thằng Ân thấy tấm tức trong lòng. Nó tưởng như một tiếng y nói ra là đã có năm, mười cái tai hứng lấy mất sạch không để lọt một âm thanh nào ra ngoài. Nên dù tai thằng Ân có thính như tai hươu, cũng đành chịu không nhặt được vài tiếng như lúc nãy nữa.
Nhưng Ân cũng không chịu hẳn. Không nghe được bằng tai, nó nghe bằng mắt vậy. Điều nó chú ý đến trước tiên là vẻ mặt mọi người đều sửng sốt, lo sợ. Bà Bản ngồi bên mép phản thỉnh thoảng lại kéo vạt áo lên thấm nước mắt. Già Bản, bố của Ân cũng bối rố! i hiện ! rõ trên nét mặt.
Thằng Ân đã nhìn thấy rõ sự quan trọng của câu chuyện.
Nó vụt nghĩ đến Cả Đức.
Hay anh Cả làm sao? Nhưng đi chợ giao hàng như mọi khi thì có gì nguy hiểm?
Tuy nghĩ vậy thằng Ân bỗng cũng lo sợ lây. Vì nếu không, sao mẹ nó khóc và bố nó lại bối rối đến nhường vậy? Thằng Ân thầm cầu khẩn Trời, Phật phù hộ cho anh nó, cho gia đình nó tránh được tai nạn.
Giữa lúc ấy cuối ngõ vang lên tiếng chó cắn. Một đêm trời tối như mực, rét căm căm vào cái thời loạn này, tiếng chó sủa trong đêm vắng, nghe thật ghê rợn.
Những tiếng xì xào trong nhà bỗng im bặt. Nhọn đèn nhựa chám bỗng tắt phụt đi.
Thằng Ân chợt nghĩ đến những câu chuyện "giặc Đuôi Sam" vào các làng cạnh Phủ hiếp tróc đàn bà, con gái, cướp của, giết người do những người làng đi chợ Phủ về kể lại mà ghê sợ.
Một lát sau tiếng chó sủa đã dứt. Khu làng lại trở nên yên tịnh, đìu hiu; lá tre lay động xạc xào trên mái rạ lại nghe đã rõ mồn một.
Cánh cửa dụt dè hé mở, bật lên một tiếng động ngắn, khô.
Từng bóng người lách ra. Họ bước thoát ra sân, chui qua lối đi của con Mực, ra đường.
Thằng Ân lẻn vào gian buồng mẹ theo lối cửa ngách. Nó kéo cái chiếu rách chùm lên đầu, giả vờ như đã ngủ say.
Vừa nghe tiến gà gáy, Già Bản đã ngồi nhỏm dậy. Gió bên ngoài, rít trên những ngọn tre rào rào, thỉnh thoảng lại lách qua kẽ liếp lùa vào trong nhà lạnh ngắt.
Đêm tháng Chạp thật dài, Già Bản thao thức mãi không ngủ được. Trong lòng Già ít hôm nay luôn luôn thấy bồn chồn. Đêm nào Già cũng mong cho chóng sáng.
Từ ngày Cả Đức bị giặc bắt đi mất tích, đêm nào vợ chồng Già cùng đứa con cũng làm việc cho đến khuya mới đi ngủ và sáng dậy thật sớm để tiếp tục việc làm, cũng như hầu hết các thợ bạn trong phường.
Già Bản quên ăn, quên ngủ để làm. Nỗi đau đớn của Già hầu như chỉ có thể đem trút ra trên mặt đe, trong những nhát búa và cuối cùng dồn hết cả vào con dao, lưỡi mác, lưỡi gươm, ngọn giáo, do vợ chồng già và đứa con già làm ra. Thực vậy, trong đời Già, chưa lúc nào Già ham công việc, yêu công việc như dạo này.
Nhấc cái điếu cầy dựng ở góc liếp, Già Bản rịt thuốc vào nõ, bật mồi lửa, rít một hơi dài ròn tan. Khói thuốc tỏa ra trước mặt người thợ già một lớp sương khói, cũng như cặp mắt buồn thảm của lão chứa chấp một nỗi buồn đau đớn, khôn nguôi.
Già Bản khẽ đến giường lay thằng Ân dậy. Thằng bé ngái ngủ tuy đã ngồi khoanh chân ở góc giường, nhưng mắt vẫn lim dim, ngại rét chưa buồn bước chân xuống đất.
Vừa lúc đó, từ cuối thôn vang dậy tiếng búa reo leng keng trên mặt đe
Già Bản ho sù sụ lên một hồi, miệng lẩm bẩm:
– Lò nhà Phó Cửu đã làm rồi đó – Già nhìn quanh nhà rồi chép miệng – Bà lão mới loanh quanh ở đây mà đi lúc nào cũng ! chẳng hay.
Ngoảnh lại thấy thằng con vẫn còn ngồi bó gối, Già vớ chiếc áo bông cũ rách của mẹ nó vứt cho nó.
– Áo đó mặc vào rồi làm đi! Ngủ chưa chán mắt ư con?
Già Bản lại bên vỗ nhẹ vào vai thằng Ân cho nó tỉnh ngủ giọng âu yếm:
– Nhóm lò đi con, muộn rồi!Mày không nghe tiếng búa nhà Phó Cửu đấy à?
Thằng Ân không đáp, đưa tay lên quệt ngang miệng, lau chỗ rãi nhớt ra hai bên mép trong giấc ngủ ngon vừa qua.
Nó lừ đừ đứng dậy, uể oải xúc than hoa trong bồ ra đổ thành đống xuống ven lò.
Nó gác vài que đóm trên miệng lò, bỏ vào đấy một miếng nhựa chám rồi bật mồi lửa, châm đốt. Ngọn lửa bùng cháy lên sèo sèo, sáng bừng một khoảng nhà lợp lá thấp lè tè và ám khói đen xạm.
Thằng Ân phủ mớ đóm và vài thanh củi mảnh lên trên ngọn lửa cho bén. Lửa bám vào củi cháy lắc rắc. Hai bàn tay nó gạt nắm than hoa kín vào miệng lò. Ngọn lửa bị ủ kín trong mớ than, tấm tức, rẫy rụa như muốn toài ra ngoài.
Thằng Ân trèo thoắt lên thùng gỗ, cầm hai cán bễ kéo lên kéo xuống nhè nhẹ
Hơi từ trong bễ lùa ra phì phì. Ngọn lửa có đà lại bùng lên phụt qua kẽ than, bật ra ngoài những tia lửa đỏ ối.
Chỉ một chốc mớ than trên miệng lò đã rực màu hồng.
Già Bản rít thêm mồi thuốc nữa rồi mới ngồi xuống cái ghế gỗ.
Già treo siêu nước vào cái quang sắt lủng liểng trên đống than hồng, tay cầm ngọn chổi dong nhúng nước quét những hạt than vương vãi vun gọn vào miệng lò.
Xa gần chung quanh lúc đó tiếng búa đập trên đe đã vang dậy ròn rã.
Có tiếng từ xa trong chân núi vang lại, có tiếng gần ngay ngõ ! vang lên! , phá tan bầu không khí tịch mịch của một buổi sớm mai lạnh lẽo.
Lắng tai nghe tiếng búa khua chung quanh, mắt Già Bản vụt sáng lên, cặp môi khô khan, răn rúm khẽ nhếch lên một nụ cười tràn đầy tin tưởng.
Già Bản rở hai, ba thanh thép vùi trong đống than hồng vui vẻ bảo con:
– Kéo nhanh tay tì con! Hôm này rồi tao cho theo đi xem mặt ông tướng trẻ tuổi. Dễ người ta cũng không lớn hơn mày bao nhiêu đâu con ạ!
Già chép miệng, nhìn về phía chân núi đột khởi giữa khung cửa, nói tiếp:
– Thế mà người ta đã giúp được cho Nước mình bao nhiêu rồi đấy! Còn mày, mày chỉ ăn với ngủ thôi!
Mặt đương buồn thỉu, nghe bố nói đến "ông tướng trẻ tuổi", đôi mắt thằng Ân sáng ngời lên, lanh lẹ lạ thường.
Hai tay nó kéo ống bễ đã nhanh và đều hơn trước.
Già Bản khẽ nhích thanh thép lên, thấy đã đỏ đều, liền vớ lấy chiếc búa con gõ nhẹ xuống mặt đe ba cái.
Nhanh như cắt, thằng Ân bỏ bễ, nhấc chiếc búa tạ lên.
Nó choãi hai chân ra, nện búa xuống thanh thép, đều đặn theo nhịp búa hiệu của bố.
Âm thanh phát ra từ hai cái búa một lớn, một nhỏ gieo xuống mặt đe gang, nghe vang vang và nhịp nhàng như một điệu nhạc.
Thanh thép thu dọn dần bề ngang nhưng lại ruỗi dài ra, uốn cong cong đã ra hình một lưỡi gươm.
Thanh thép nguội dần, xám lại và cứng ngắc. Búa tạ của thằng Ân giáng xuống đã thấy trối tay, Già Bản khẽ ngả cái búa con trên mặt đe. Thằng Ân biết điệu, quẳng búa cái xuống đất đánh bịch, chạy lại kéo bễ lên phùn phụt.
Từ ngày Già Bản mất một cánh tay là Cả Đức, thằng Ân được chính thức nhận ! chức ph! ó hai, thế chân anh nó.
Già Bản xúc thêm bát than đổ vào miệng lò, lẩm bẩm:
– Hừ! Cái thời buổi loạn lạc có khác, sinh ra lắm cái lạ, Gò Cụt từ mười năm nay đã vắng cả ma quỷ, bây giờ lại hiện lên vô số là ma
Điềm này rồi dân xã mình lại khó làm ăn đây!
Thằng Ân nghe bố nói, khẽ mỉm cười có ý không tin:
– Ma thực ư bố? Mà bố có thấy tận mắt không đã, hay lại cũng nghe người ta nói
Già Bản gắt lên:
– Tao không thấy thì sao? Mày không tin thì tối nay thử đi mà xem!
Thằng Ân thè dài lưỡi ra, cổ rụt lại, kêu lên:
– Eo ôi, ác vàng con cũng chịu! Nghe thấy cũng đã rởn gai ốc lên rồi
Già Bản bật cười, mắng yêu con:
– Mày rõ thật vô vị, chẳng bì với thằng anh
Nhắc đến một người khuất mặt, Già Bản biết mình lỡ lời, và cũng tự thấy cần lảng sang câu chuyện khác. Chậm rãi, Già kể một câu chuyện mà có lẽ Già đã kể đến hơn chục lần:
– Ngày xưa quan Đô Thống đem chém một tên tướng giặc ở đấy. Sau nó cứ lùi lũi hiện về luôn vào những đêm mưa gió, hay tối tăm. Dân xã mình mới gọi là Gò Cụt. Chả là có con ma cụt đầu mà
Hồi ấy, có mình tao là dám lên xem thôi, còn chẳng có thằng nào dám mò lên sốt! Thế mà rồi về cũng phát sốt bỏ cơm mất mấy ngày đấy con ạ.
Già thở dài:
– Nhưng bây giờ tao có tuổi rồi, chẳng hoài hơi mà mò mẫm đi cho rét mướt
Thằng Ân mỉm cười:
– Thế sao bố vừa nói bố thấy tận mắt?
Già Bản hơi lúng túng:
– Thì
tao cũng đứng ở đầu làng thấy mà
Mày cứ hay hỏi lôi thôi mãi! Người ta nói thì cứ ! biết m�! � nghe
Kìa thôi cháy mất!
Trên đóng than hồng những trùm hoa thép trắng xanh bay phụt lên. Hai bố con mãi chuyện "Ma Gò Cụt" suýt để cháy mất thanh thép.
Có tiếng chân dừng ngoài cửa. Cánh cửa liếp xịch mở, tách ra một lối đi nhỏ. Bà Bản gánh một mớ sắt cong queo bước vào. Bà có dáng mệt nhọc.
Mặt bà lại hơi biến sắc. Hơi thở của bà dồn dập, chừng bà vừa trải qua một cơn lo sợ nào vậy.
– Sao về muộn thế, bà nó?
Già Bản đứng lên ân cần hỏi vợ.
– Muộn gì! Suýt nữa là mất cả gánh. Tôi vừa lạy, vừa khóc, vừa xin hết điều chúng nó mới tha đấy. Hồi này cái "Quân Đuôi Sam" ấy nó ngặt lắm rồi. Tôi thấy vô số người đi mua sắt giống nhu mình, vừa bị bắt lại vừa bị đánh nữa ngay trước mặt đấy! Ra chúng nó cũng biết người mình rèn những "của" ấy để đánh lại chúng nó!
Già Bản thở dài, thấp giọng:
– Làm gì chúng nó chả biết! Khốn ngay trong đám người mình cũng còn có một vài đứa vô sỉ đi theo chúng nó, làm chó săn mà cái gì chúng nó chả biết! May mà cái số ấy không nhiều và còn có nhiều người thiết tha đến Đất, đến Nước của ông cha, chứ không thì mất nước rồi chứ chẳng chơi!…
Thấy chồng tức giận và nói hơi to, bà Bản lo sợ:
– Kìa, ông nó hay chửa! Làm gì mà nói to thế nào! Nhỡ ra
thì sao?
Bà lảng sang chuyện khác, vừa nói vừa cười:
– Ậy, thấy người ta đi đường nói chuyện ma ở Gò Cụt mà lúc về tôi phải đi vòng mãi về phía làng Bái, không dám đi lối cũ nữa đấy!
Già Bản nhìn thằng Ân như có ý phân trần. Già vớ cái ấm nước đưa lên miệng tu một h! ồi, r�! �i quay sang nói với vợ:
– Tôi nói thằng Ân nó không tin! Tối nay bà dắt nó ra cổng làng chỉ cho nó xem
Bà Bản nhìn con, cười:
– Vía bảo nó củng chẳng dám. Có họa là
tối đến lại đi tìm chỗ ngủ cho kín
Thằng Ân không nghe mẹ nói. Nó đương có điều gì suy nghĩ trong lòng
* * *
Cứ chập tối, khi trông không rõ mặt người, là làng Khê Thượng đã đóng chặt cửa ngõ lại. Người lớn không dám đi ra ngoài đã đành. Ngay trong nhà người ta cũng hối nhau đi ngủ sớm. Trẻ con không được rì rầm đùa nghịch. Trừ những ông già, bà cả không thể ngủ sớm được, là còn được phép ngồi trầm ngâm bên bếp lửa sưởi ấm và cũng để vẩn vương suy nghĩ về cái thời tao loạn này
Bóng đêm trong những ngày cuối đông như quánh đặc lại, và có chứa chất biết bao điều quái dị. Nghe tiếng gió đuổi nhau đập rào rào trêm mái rạ, họ rùng mình kéo chăn chùm kín đầu rồi hình dung đến những bóng ma đuổi nhau nô rỡn trên các ngọn tre làng.
Gia đình Già Bản cũng vậy, từ khi có chuyện Ma đồn đại trong làng, cũng nghỉ việc sớm, không dám rèn khuya như trước nữa.
Thằng Ân tối nào cũng mò sang bên người anh con bác ở thôn Giếng ngủ cho đỡ sợ. Riêng mình Già Bản đêm nào cũng đặt siêu nước trên miệng lò, nấu uống một mình, cho đến lúc mỏi mệt mới chịu đi ngủ.
Gò Cụt cách làng Khê một cánh đồng. Vào đêm tối lại càng rùng rợn. Từ hồi có tên giặc bị chém trên đó, dân làng có dựng một miếu thờ để oan hồn của nó đừng về quấy nhiễu.
Miếu thờ đặt dưới gốc một cây đa xum xuê bóng lá. Tuy là miếu thờ nhưng hàng năm, người thủ từ chỉ lên đó thắp hương đặt lễ có một ngày, nhằm đúng ngày tên giặc đó bị hành quyết. Thế nên miếu thờ, hòa hợp với cảnh âm u của cây đa, địa thế lẻ loi của khu gò, càng trở nên tĩnh mặc và đầy rẫy vẻ ghê rợn.
Đêm đó vào lúc làng Khê đã đ�! ��y giấc; Gò Cụt bỗng lố nhố mấy bóng đen. Trong miếu bỗng lòe lên một ánh lửa. Ngọn lửa bén vào mấy cành củi khô kêu lắc rắc. Cảnh vật nhờ đó đã đỡ vẻ hoang lạnh và tĩnh mịch. Những bóng đen nho nhỏ, chui cả vào trong Miếu và ngồi bệt xuống bên cạnh đống lửa.Ngọn gió lùa vào Miếu lay ngọn lửa bập bùng, hẳn những bóng đen rung rinh trên mặt tường rêu xanh ẩm mốc.
Thằng Ân ngồi giữa, hơ tay lên ngọn lửa xuýt xoa:
– Rét gớm, chúng mày ạ! – Nó nhìn năm đứa trẻ khác ngồi quanh đống lửa cũng trạc tuổi nó cả, – hỏi: đủ rồi đấy nhỉ? Thế nào các đằng ấy, đã quyết chưa nào?
Một đứa gầy đen, tóc vàng như râu ngò nhanh miệng đáp:
– Quyết thì chúng tớ đã quyết, nhưng đằng ấy có biết đường đi đến đấy thế nào không?
Thằng Ân xì một tiếng:
– Đường đi ở mồm chứ ở đâu! Tớ tưởng chúng mình cứ hỏi thăm đến cái khu chiến của Hầu Hoài Văn[5] thì ai mà chẳng biết! Ở làng Bái, bọn anh em thằng Nỏ đã đi cả rồi đấy, chúng mình không nhanh chân lên rồi
rồi
người ta đủ người không nhận nữa thì rõ hoài!
Thằng bé khác ngồi bên phía thằng Ân, sốt sắng:
– Ừ đi thì đi ngay đi! Người ta đi đánh giặc, mà bọn chúng mình cứ chúi đầu vào đe, vào bễ suốt ngày, chán chết đi ấy!
Đứa bé tóc vàng điềm đạm hơn:
– Đi thì đi, nhưng cũng phải thăm dò cho kỹ đã chứ! Mà tớ nghe bọn thằng Nỏ nó nói: Bây ! giờ H�! �u đã ra lệ: Ai muốn nhập vào quân của Hầu phải tự mang theo khí giới đến. Các đằng ấy có biết tại sao không? Tại vì Hầu thừa người mà lại thiếu khí giới biết chưa?
– Tưởng cái gì khó chứ cái món ấy cũng dễ. Nhà các đằng ấy cũng như nhà tớ hồi này rèn bao nhiêu là binh khí.Chúng ta cứ thủ lấy mỗi đứa một món là được chứ gì?
Thằng bé tóc vàng vẫn điềm đạm:
– Cái ấy đã đành! Thì các đằng ấy không nghĩ ra là chúng mình còn phải qua nhiều trạm gác của giặc rồi mới đến được Gia Bình ư? Ngộ lỡ chúng nó khám thì sao?
– Thế này là tiện. Chúng ta mang đồ nghề đi. Đến đó ta rèn lấy. Mà không nữa thì ta xin Hầu cho anh em chúng ta rèn binh khí cho quân của Hầu, thế mà lại lợi hơn đấy các đằng ấy ạ. Này nhé, bọn anh em chúng mình có sáu đứa? Bất quá có được nhận cả thì quân của Hầu cũng chỉ thêm được có sáu tên. Nếu chúng mình rèn ra được binh khí thì vô khối người không có binh khí bị Hầu loại ra, có phải lại được nhập vào không, các đằng ấy đã thấy lợi hơn chưa?
Thằng Ân vừa nói đến đó thì cả bọn im bặt lại, lắng tai nghe. Trong đêm vắng vang lên tiếng vó ngựa đập đều từ xa vọng lại mỗi lúc một gần, một rõ.
Thằng Ân vụt đứng lên. Cả bọn đứng bật dậy theo. Thằng Ân oai vệ ra lệnh:
– Đúng "chúng nó" rồi! Chỉ có "chúng nó" mới cưỡi ngựa đi đêm thế này thôi! Các đằng ấy theo lối tắt về ngay, báo cho khắp xóm biết giấu hết đi nhé!
Nói xong, Ân lao mình ra cửa Miếu. Cả bọn lao mình ra theo. Những hình bóng thon nhỏ của chúng lẹ làng lướt vào bóng đêm rồi thoắt mờ hẳ! n vào đ! ất ruộng
Làng Khê đột nhiên bừng tỉnh giấc vào lúc nửa đêm. Vó ngựa sắt rồn rập bao vây quanh làng. Ngựa Mông Cổ hí vang cả một khu đồng. Ánh đuốc cùng một lúc dậy lên sáng rực một góc trời. Trẻ con sợ hãi khóc thét. Chó sủa ran trong các ngõ tre.
Từ các ngách, các đường con, từng bọn quân Nguyên, đuôi sam vắt vẻo trên lưng, hay trước ngực, giơ cao ngọn đuốc tiến vào làng.
Mã tấu của chúng giơ lên, phản chiến vào ánh đuốc lấp loáng như có toát ra những luồng hơi lạnh thấu đến xương thịt. Những mảnh thép mỏng tanh, sắc như nước ấy cứ mỗi bước chúng đi mạnh, lại rung lên những tiếng xoang xoảng.
Quân Nguyên ập vào từng nhà lục soát, nhất là những nhà có lò rèn. Nhiều nhà cất giấu không kịp, để lộ ra những chứng cớ có rèn binh khí đều bị chúng cùm ngay tay lại, sắp thành hàng ngoài đường.
Bà Bản lo sợ cuống cuồng, hết chạy ra lại vào, thằng Ân lanh lẹ giúp bố khuân được ít gươm, giáo mới rèn xong, liệng cả xuống ao vừa kịp trước khi bọn giặc đến.
Ngồi trong nhà, Ân nghe rõ những tiếng đấm đá, tiếng kêu thét, tiếng hực lên của những người hàng xóm bị đánh, cùng những tiếng chửi rủa líu lo của bọn giặc.
Già Bản thở dài thườn thượt, lẩm bẩm:
– Lại không giấu kịp rồi! Rõ khổ!
Có tiếng chân nhiều người nện thình thịch bên ngoài, vỏ gươm, mã tấu va chạm vào nhau lách cách, loảng xoảng rồi dừng lại trước cửa nhà Già Bản.
Thằng Ân thốt thấy lạnh gáy.
Chúng nó líu lo một hồi rồi đạp tung cửa liếp kéo nhau bước sộc vào trong nhà.
Một tên có lẽ l�! � tướng, ăn mặc khác hẳn những người khác, mũ có mũi thép nhọn đính một chùm lông trắng phau như tuyết chùm kín đến cổ, mặt mũi cực kỳ hung tợn cất tiếng oang oang như lệnh vỡ:
– Lão già kia, nhà mầy rèn binh khí cho giặc phải không?
Giọng của nó chọ chẹ không được rõ lắm.
Già Bản ngồi nguyên trên giường, cứng cỏi hỏi lại:
– Giặc nào? Chúng tôi làm ăn, không biết giặc nào cả!
Một tên nhỏ nhắn cũng ăn mặc như những tên khác, nhưng điệu bộ có vẻ còn ngượng nghịu, ghé vào tai tên tướng nói nhỏ.
Tướng Nguyên nhìn chằm chằm vào Già Bản khe khẽ gật đầu.
Già Bản nhớ mang máng như có gặp tên trẻ tuổi đó ở đâu rồi vậy.
Một tên giặc khác trẻ tuổi hơn, vóc người lực lưỡng, mặt đỏ nhừ, hơi men sặc sụa, gạt tên kia sang một bên. Nó tiến lên, vung chân đá vào tay Già Bản, làm cái điếu cày văng sang một bên, nước điếu thuốc đổ ra lênh lánh trên mặt đất:
– Mày còn vờ gì nữa! Bọn giặc nhà Trần chứ còn bọn giặc nào! Có rèn binh khí hay không thì bảo!
Già Bản đau nhói một bên tay, nhưng cố nín chịu:
– Vua chúng tôi mà các ông bảo là giặc thì không biết vua các ông có phải là giặc không?
Thấy Già Bản ăn nói cứng cáp, dáng mặt không chút sợ hãi, tên tướng Nguyên nãy giờ vẫn thì thầm với người trẻ tuổi, vội tiến lại đấu dịu:
– Ừ không làm binh khí thì tốt! Này chú làm hộ ta ít cái cùm bằng sắt như cái cùm này rồi ta sẽ thả con chú về cho.
Nói xong nó cười gằn rất nham hiểm, vứt xuống đất một cái cùm có mấy vòng xích va vào nhau loảng xoảng.
Già Bản thấy nhắc �! �ến con! mình, vội ngửng lên nhìn tên giặc.
Nó gật đầu cười dụ dỗ:
– Ừ làm đi ta thả nó về cho, trên đấy tên nó là "Tắc"[6] phải không?
Mắt Già Bản vụt sáng lên. Già cúi xuống nhìn cái cùm nằm chênh vênh lạnh lẽo trước mắt. Môi Già mím chặt lại. Đường gân xanh trên thái dương già, nổi hẳn lên như chiếc đũa trước một con toán gay go. Bọn giặc Nguyên thản nhiên chờ đợi.
Già Bản bổng ngững đầu lên, lắc đầu quả quyết:
– Làm cùm để xích tay đồng bào chúng tôi đấy à? Tôi không làm! Mà từ nhỏ đến giờ, tôi cũng chưa từng làm cái này bao giờ. Các ông đưa chỗ khác!
Tên giặc trẻ say rượu tức giận, mặt tái đi, mắt long lên sòng sọc. Nó tiến lại gần Già Bản, nắm vai Già kéo dậy, nhìn vào từng mặt Già, rằn từng tiếng:
– Có thật mi không làm ư?
Già Bản nghiến răng lại, cũng nhìn thẳng vào mặt nó cứng cỏi đáp:
– Tôi không làm!
– Hự Hự! Không làm này!
Hai quả đấm nặng chình chịch gieo vào ngực Già Bản như hai nhát búa
Già hoa mắt. Ngã gục xuống đất. Miệng Già bật ra một đống máu tươi đỏ lòm lênh láng trên mặt đe.
Bà Bản cũng hoa mắt, ngã gục xuống sau bồ than, ngất đi.
Thằng Ân nằm trong gầm giường tối, nấp sau những bồ đựng sắt được chứng kiến tấn thảm kịch, suốt từ đầu đến cuối.
Khi thấy Già Bản bị đánh gục xuống, nó đau đớn suýt thốt lên tiếng kêu, và đã toan chạy ra ôm lấy b�! ��.
! Nghe tiếng động, một tên giặc thò thanh mã tấu vào gầm giường khua lên. Ánh thép xanh biếc lấp loáng trong bóng tối hắt lên mặt thằng Ân một luồng gió lạnh toát.
Tên giặc vừa bẫy mấy cái bồ ra, vừa nói:
– Còn một thằng bé con! Hình như nó trốn trong này!
Một tên giặc khác đứng ngoài hùn vào:
– Ừ nhỉ! Quên mất thằng bé! Có thấy cho nó một nhát cho xong chuyện!
Thằng Ân thấy nguy, lanh trí giả làm tiếng mèo. Nó khẽ chụm môi kêu lên mấy tiếng: "Miaooou
miao..ou
" thật giống.
Bọn giặc cười ồ. Tên giặc phủi áo đứng dậy, cắp mã tấu vào nách. Chúng kéo nhau ra cửa.
Tiếng chân nặng chịch của chúng khuất dần về phía cuối thôn
Trại quân Nguyên đóng ở phía nam, phố Phủ Bình Lộc. Nhà cửa trong Phủ đã bị chúng thiêu hủy hết sạch, nay chỉ còn trơ lại những khung nhà cháy xạm, gẫy rập xuống đống than đỏ.
Dân phố Phủ phần bị giết tróc, phần bị bắt theo làm phu tráng phục dịch trong doanh trại giặc, còn già trẻ lớn bé bồng bế nhau tản mác hết vào nương náu trong các làng mạc lân cận.
Trên một bãi đất trống rộng non sáu mẫu, giặc dùng đóng trại, nhà cửa đã cất lên như bát úp. Tre lá chúng đều đi cướp ở các làng chung quanh. Kiểu nhà thì thật đặc biệt, trông giống như những cái lồng chim gáy: lá cọ và rạ phủ kín từ nóc xuống đất, chỉ trừ có cái cửa ra vào.Có lẽ bên xứ sở chúng rét và nhiều tuyết, cũng như những miền băng tuyết chúng đã đến chinh phục, nên chúng mới có cái lối dựng nhà kín đáo như vậy. Mái và tường liền hẳn với nhau. Trên nóc mỗi căn trại đều có một cây tre cật vót nhọn, mũi nhô hàng thước trên nền trời và thân cắm sâu suốt xuống đất dừng làm cột cái.
Dưới ngọn tre vót nhọn có một nắm lá thông trông xa như cái ngù của ngọn giáo. Hình như đã có một khuôn khổ nhất định, căn trại nào cũng lớn bằng nhau ăm ắp. Duy có căn trại của tên chủ tướng là rộng rãi hơn cả và trên nóc có thêm một lá cờ vàng, mỗi khi gặp gió bay lên phần phật trông rõ hai chữ "Đại Nguyên" thêu bằng chỉ đen đã bạc phếch.
Trời hôm ấy rét thậm, gió cuốn từng cơn quật vào mái rạ ào ào.
Giặc Nguyên ngại rét còn nằm kín cả trong trại. Chúng nằm ngả nghiêng quây quanh những bàn đèn thuốc phiện thay phiên nh! au hút không dứt.
Trừ có những tên đến phiên phải đi đánh phá, cướp bóc lương thực ở những làng xa là phải lên ngựa đi từ sáng sớm tinh sương.
Mỗi lần đoàn giặc lên ngựa đi trận như vậy chỉ có bọn mã phu là khổ cực nhất. Mặc dầu trời rét như kim châm vào da thịt chúng cũng phải trở dậy từ canh hai cho đàn ngựa đi trận ăn uống no đủ.
Tuy không phải đóng ngựa, vì giặc Nguyên cưỡi ngựa không cần đến yên cương, nhưng nếu vô ý để ngựa ăn thiếu, hoặc no quá, để những tên giặc đi trận dờ nắn bụng ngựa thấy, là cũng đủ bị nhừ đòn: mấy cái đá hoặc dăm quả thôi sơn không biết chừng!
Bọn mã phu hầu hết là người Nguyên gốc Mông Cổ. Đấy là những tên kỵ mã cực kỳ thiện chiến trên lưng ngựa ngày xưa, nay đã già không còn sức đi trận nữa, nên được đặc cách chăm nom những con chiến mã. Giống ngựa Mông Cổ rất quý, nhưng cũng rất khó chăm nom.
Săn sóc cái ăn, thức uống, tắm rửa cho chúng là cả một công trình. Ngày chúng đi trăm dặm như không nhưng có thể vì thiếu ăn, hoặc ăn no quá mà sinh bệnh và có khi lăn ra chết bất thần.
Nếu không phải là những người suốt đời sống trên lưng ngựa như bọn mã phu kia, tất không thể săn sóc nổi. Giặc Nguyên quý ngựa cũng như quý tính mạng của chúng vậy. Cho nên chúng đã ra nghiêm lệnh cấm ngặt những người An Nam bị chúng bắt, không ai được bén mảng đến những tầu ngựa ấy.
Thế mà trong bọn mã phu già, mấy hôm nay lại có thêm một tên mã phu trẻ tuổi. Người đó gầy và đen, nhỏ nhắn như đứa trẻ 13. Nó được bộ quần áo Tàu, mặc vào rộng thùng thình. Đầu nó cũng đội cái mũ! có lôn! g thú đã cũ, chụp xuống gần ngang mí mắt và che kín cả hai tai.
Đôi mắt nó luôn luôn long lanh sáng quắc, ẩn sau những lớp lông thú lả tả phủ xuống gần kín mặt nó.
Nó nhanh nhẹn và rất được việc nên bọn mã phu xem ý cũng hài lòng có được một đứa giúp việc như nó. Sáng nào nó cũng dậy sớm để sửa soạn sẵn sàng những thúng ngô, thúng thóc, hay những bao cỏ cho ngựa. Tên mã phu nào muốn hút điếu thuốc, uống hớp nước, còn ngại rét chưa buồn rút chân ra khỏi chăn, nó đã vui vẻ đón ý chạy lại lấy giúp. Hôm mới nhận nó vào làm, thấy nó khai cha mẹ chết hết, bơ vơ không người thân thích, bọn mã phu cũng bán tín, bán nghi.
Nhưng chỉ sau vài ngày, nó đã chiếm được lòng tin của cả mọi người. Tên mã phu trưởng cũng đã không ngần ngại đưa nó vào trình với chủ tướng. Trong những lúc rỗi rãi công việc, thằng bé còn được một tên mã phu già chỉ bảo cho những nết hay, tật xấu của giống ngựa Mông Cổ. Thành ra mới có ít ngày nó đã thuộc tên từng con ngựa một, và biết cả con ngựa nào của chủ tướng, con nào của phó tướng, và những con nào của những tên giặc khác.
Thằng bé hình như thích nghề chăn ngựa lắm, vì nó hết sức chăm chú nghe mỗi khi tên mã phu già kia giảng giải cách nuôi ngựa, và có khi cao hứng, cả cách luyện ngựa nữa.
Thằng bé chỉ còn mong có hôm nào được đặt mình lên những con chiến mã ấy phi một vài vòng quanh trại. Tên mã phu già đã hứa hẹn với nó.
Nhờ một đôi khi được phép vào quét dọn trong doanh trại riêng của chủ tướng, thằng bé cũng đã có nhiều tín nhiệm. Nó quen gần hết và cũng đã đi lại dễ dàng khắp trạ! i. Duy ch! ỉ có căn trại giam những người trọng phạm là nó chưa bén mảng đến được.
Điều đó đã làm cho nó không được hài lòng. Tên giặc râu quai nón giữ trại ấy rất nghiêm. Nó không hề cười với thằng bé chăn ngựa lấy một lần, mặc dầu thằng bé đã nhiều lần mon men đến làm quen.
Một lần nó bị tên giặc kia cau mặt xua đi, từ đấy nó không hề lại gần khu trại giam ấy nữa.
Sáng nay vẻ mặt thằng bé chăn ngựa bỗng đờ đẫn không vui như mọi ngày. Nó uể oải mang nước cho ngựa uống, rồi ngồi bệt xuống bao cỏ nghĩ ngơi. Nhưng thấy tên giặc nào đi ngang qua mặt, nó cũng vờ nhoẻn một nụ cười, hoặc làm ra vẻ mặt tươi tỉnh như không.
Vào khoảng giờ Thìn, bỗng có tiếng thanh la nổi lên hồi dài dõng dạc, ngay từ phía doanh trại của chủ tướng.
Hết thẩy bọn giặc trong trại đều vội vàng kéo nhau từ trong những cái lồng chui ra. Chúng sốc lại sống áo và khoác cả mã tấu lên lưng, như sắp đi trận vậy.
Chỉ trong giây lát, chúng đã tề tựu đông đủ, sắp thành hình cánh cung trước đại bản doanh của tên tướng giặc.
Uy nghi trong bộ chiến bào dát sắt lấp lánh như một chiếc ghế vải rộng, miệng ngậm cái tẩu "thuốc lào" dài gần sát mặt đất. Khói thuốc tỏa ra trước mặt y nghi ngút từng luồng. Y khẽ đưa mắt ra lệnh. Một hồi tù và rúc lên, ghê rợn như tiếng cú kêu đêm. Từ phía trại giam, tên giặc râu quai nón dắt một tù nhân tiến lại. Đến trước mặt chủ tướng, tên giặc dúi mạnh người tù quỳ xuống. Có lẽ vì quá yếu sức, người tù ngã sấp mặt xuống đất. Gã lúi húi bò dậy và ngồi xếp khoanh trên mặt đất. Nếu có ai chú ý tất ! sẽ th�! �y sắc mặt thằng bé chăn ngựa biến hẳn đi. Nó núp sau mấy tên mã phu ghé mắt nhìn chằm chằm vào tên tù. Một tên giặc chạy đến, cúi đầu trước mặt tên chủ tướng đợi lệnh.
Tên tướng giặc lẩm bẩm nói một hồi, giọng oai vệ. Tên giặc nọ quay ra, đứng trước tên tù rằn giọng:
– Tắc:[7] Mày chịu khai đã kiên lạc rèn binh khí với những lò rèn nào, đem binh khí đi lối nào, và giao cho ai, chủ tướng sẽ tha cho. Nếu không mày bị chém đầu.
Tên tù, chính là Cả Đức, con trai Già Bản, anh ruột thằng Ân da mặt xanh nhợt như tầu lá chuối non, khẽ ngẫng đầu lên.
Nếu không có đôi mắt sáng quắc của gã còn đọng nhiều sinh khí, thì người ta có thể tưởng rằng y chỉ còn là một thây ma.
Cả Đức hổn hển, nhọc mệt lắm mới trả lời được một câu ngắn ngủi nhưng đầy vẻ quả quyết.
– Tôi không khai!
Tên tướng già nhích đôi môi xám xịt mỉm cười một nụ cười nham hiểm rồi đưa mắt ra hiệu cho một tên giặc đứng cạnh.
Lập tức một lò than hồng đã đốt sẵn được mang ra đặt trước mặt Cả Đức. Thằng bé chăn ngựa mím chặt môi lại khi nó trong thấy hai cái kìm vùi trong lớp than hồng.
Những tên giặc đứng vòng quanh hắn biết cái trò chơi ấy nên coi bộ lao xao thú vị lắm.
Cả Đức nhắm mắt lại và ngảnh đầu sang một bên để khỏi nhìn những hình cụ tra tấn kinh tởm trước mắt.
Được cái lệnh gật đầu của tên chủ tướng, tên giặc vạ! m vỡ c�! � lẽ được đặc cách dùng vào các cuộc tra tấn, chạy lại rỡ mấy cái kìm đều đã hung hung đỏ hồng. Nó cầm lấy một cái từ từ tiến lại phía Cả Đức. Vòng người im phắc, chăm chú nhìn vào bàn tay cầm kìm của tên giặc. Có lẽ không ai chú ý đến thằng bé chăn ngựa. Nó nhắm nghiền đôi mắt lại để mặc hai giòng lệ tuôn ràn rụa trên gò má. Chiếc kìm đưa vào phía đùi non Cả Đức rồi nhanh như chớp cặp lấy một miếng thịt đùi. Cả Đức kêu thét lên một tiếng ngã ngửa người ra dẫy lên đành đạch. Mặc! Chiếc kìm cứ bám chặt lấy miếng đùi, mùi thịt cháy xông lên khét lẹt.
Bọn giặc cười rộ lên một hồi tán thưởng, tên giặc vòng tay đứng cạnh chủ tướng nói lớn:
– Hôm nay hãy cho nó một miếng! Ngày mai nếu nó không chịu khai sẽ cho thêm hai miếng, kỳ đến bao giờ nó chịu khai thì thôi!
Trong khi mấy tên giặc đi lấy nước vỗ vào mặt cho Cả Đức tỉnh lại, thằng bé chăn ngựa đã biến đâu mất
M iaoo.. miaoo
Miaoo
Miaoo
Mấy tiếng mèo kêu dụt dè, từ đống lá cọ vẳng ra, vừa thảm thiết vừa sợ sệt. Tên giặc râu quai nón canh trại bây giờ mới được vững tâm. Nó cười thầm một mình. Chỉ vì con mèo lạc mà nó đã phải hạ thanh mã tấu nặng non nửa tạ trên lưng xuống. Bây giờ nó lại thong thả đi từng bước một vòng quanh trại. Người nó chìm vào bóng đêm. Lờ đờ chỉ còn thấy đợt sáng xanh của thanh thép to bản trên lưng nó.
"Con mèo lạc" dán tai xuống mặt đất, nghe rõ bước chân tên giặc gieo đều đều và khuất xa, mới được yên tâm.
Rõ hú vía! Nó đưa tay lên ngực thấy trống tim còn đập đổ hồi. Vì con mèo lạc ấy chẳng ai khác là "thằng bé chăn ngựa", hay thằng Ân cũng thế. Thằng Ân đã dò kỹ từ mấy ngày nay, đường đi lối lại quanh căn trại giam, từ một chỗ nấp, đến một lỗ hổng đủ để nó dễ dàng vào lọt. Vừa đúng lúc tên giặc đi giặc đi khỏi, nó chạy vụt vào lỗ hổng chẳng may động vào tầu lá cọ để tên giặc nghe thấy.
Khi tên giặc thấy động, quay lại, đưa thanh mã tấu bẩy mấy tấm lá cọ lên tìm thằng Ân đã thấy lạnh gáy. May sao nó nhanh trí nghĩ ra cái trò chơi làm mèo dọa chuột ở nhà nó thường làm, mới thoát chết. Trước sau cái trò chơi quý giá ấy đã cứu sống nó được hai lần, trong hai trường hợp mà tính mạng nó đều cùng treo trên sợi tóc.
Trại giam tuy rộng nhưng tù phạm còn lại không mấy người. Một lớp đã bị mang từ mấy hôm trước, không biết giặc đem đi đâu. Hôm ấy thằng Ân nhìn kỹ không thấy có Cả Đức trong đám đó, mới được vững dạ, và n�! � đã quyết có một cuộc mạo hiểm vào tìm anh nó trong trại giam như ta đã thấy.
Giữa trại có một mồi nhựa cháy hiu hắt. Nhờ vậy thằng Ân không khó khăn lắm cũng nhận ra chỗ Cả Đức nằm ở góc tranh tối tranh sáng.
Tất cả trại giam còn độ mười tù nhân, nằm ngủ la liệt trên mặt đất.
Thằng Ân bò ven theo vách lá, đến gần chỗ Cả Đức nằm. Trông thấy anh chỉ còn xương dính vào da, thằng Ân mủi lòng rớt nước mắt.
Cả Đức ngủ thiếp như chết rồi. Thằng Ân phải lay mãi Cả Đức mới khẽ chớp mắt tỉnh dậy.
Trông thấy em, y bàng hoàng tưởng đâu như gặp trong giấc mộng.
Thằng Ân nghẹn ngào nắm chặt tay anh, ghé sát vào tai nói nhỏ:
– Em đây mà!
Nói rồi thằng Ân nằm nấp vào bên anh, đề phòng nhỡ tên canh trại có ghé mắt nhìn vào. Nó chỉ dám thì thào sát vào tai anh nó:
– Nói ra dài lắm; anh có còn đủ sức bò ra ngoài không?
Cả Đức buồn rầu, lắc đầu:
– Không! Anh đã kiệt sức lắm rồi! Mà có theo được em về thì rồi cũng chết không sống được. Bố mẹ ra sao, chắc buồn vì anh lắm!
Thằng Ân rơm rớm nước mắt, kể thật gọn lại câu chuyện Già Bản bị giặc đánh chết cho anh nghe. Cả Đức ràn rụa nước mắt, khóc không thành tiếng nữa.
– Em cố cõng anh ra vậy nhé!
Thằng Ân hỏi lại anh. Cả Đức lắc đầu:
– Thế thì chết cả hai. Chúng canh phòng cẩn mật lắm.
Thằng Ân quả quyết:
– Chết cùng chết sợ gì!
– Em không có quyền thí mạng một cách vô ích như vậy. Đây anh chỉ lối đi cho em! Em cứ đến huyện Giao Bình hỏi vào nhà ông Cai Tổng Thiệp, ông ấy sẽ cho con ti�! �n dẫn ! em vào khu chiến của Hầu Hoài Văn. Gặp Hầu em cứ nhắc đến tên anh, chắc chắn Hầu sẽ thâu nhận em. Em nên giúp Hầu một công việc trong ấy. Việc ấy anh đang làm dở thì
hỏng
Thôi thì em làm thay cho anh! Và cho anh gửi lời vĩnh biệt với Hầu! Hầu đã đặt tất cả tin cậy vào anh. Thế mà trời không cho anh hoàn thành nhiệm vụ cao đẹp ấy
Có tiếng chân bước bên ngoài. Hai anh em vội im bặt. Tiếng chân dần khuất. Thằng Ân dụt dè bàn với anh:
– Hay là!… Hay là
Anh cứ khai.
Cả Đức quắc mắt lên, giọng nói chứa chấp nỗi đau đớn:
– Khai thế nào? Em muốn anh phản bội bố ư? Phản lại Đất nước ư? Bố chúng ta còn biết hy sinh đứa con đi, không chịu phản lại đồng bào. Anh khi nào để nhục cho vong hồn bố. Rồi mặt nào anh trông thấy bố dưới ấy nữa! Không! Không khi nào!
Em đừng bàn gì nữa! Thôi về đi! Ra ngay đi…Vĩnh biệt em! Em đừng quên dưới suối vàng, bố và anh chỉ còn trông ở có mình em thôi đấy!
Thằng Ân ràn rụa nước mắt, xiết chặt hai tay anh nó lại. Nó nhìn trừng trừng vào mặt anh nó như cố lấy hết hình ảnh cuối cùng người thân yêu nhất của nó. Trong giây phút thiêng liêng ấy, thằng Ân đã không nhìn thấy Cả Đức là một người bằng xương bằng thịt, là anh ruột nó nữa, mà là cả một biểu hiệu dũng cảm, một tinh thần bất khuất của cả một dân tộc.
Trong lòng nó bỗng dâng lên một niềm thành kính vô biên và tự nhiên nó đứng dậy chắp hai tay vái anh nó hai vái, rồi quay lưng lại, bò men theo lối cũ đi ra
Cả Đức cố nén một tiếng khóc nấc lên chẹn lấy cổ họng. Mắt y đẫm nước mắt nhìn theo một lần ch�! �t đứa! em nhỏ bé, gầy guộc đương bắt đầu lao mình vào cuộc chiến đấu của Dân tộc.
Ngay sáng hôm sau, bọn mã phu quen lệ, vẫn nhắm mắt lim dim tiếc giấc ngủ, đợi thằng bé chăn ngựa lại đánh thức.
Một tên mở hé mắt thấy trời đã sáng rõ, ngồi nhỏm dậy. Nó cằn nhằn thốt lên mấy tiếng chửi tục tĩu.
Những tên khác cũng lổm ngổm dậy theo. Tên mã phu già vốn có ấn tượng với thằng bé chăn ngựa cho rằng thằng bé đã ngủ quên đi mất.
Nhớ ra sáng nay có toán phải đi trận, không ai bảo ai chúng cùng đứng bật dậy và tiến ra phía những tầu ngựa.
Đứa đi đầu bỗng dừng lại. Rồi cả bọn cùng kêu rú lên.
Lũ giặc còn ngủ kín trong lều, tưởng có biến cũng vội tung chăn ra nhốn nháo khắp trại.
Đứa nào đứa nấy đều há hốc miệng, trợn tròn mắt nhìn vào các tầu ngựa. Bao nhiêu vẻ mặt là bấy nhiêu vẻ lo sợ cùng hiện lên một lúc.
Trong những chuồng ngựa, nhiều con chiến mã bờm trắng phau như tuyết đã nằm co bốn vó, lăn quay ra chết từ bao giờ.
Rớt rãi ngựa đùn ra từng đống trắng xóa bên cạnh.
Điều đáng chú ý là: những con ngựa quý của tên chủ tướng, tên phó tướng và một số ngựa của những tên đội trưởng đều chung số phận hẩm hiu như nhau cả. Duy chỉ còn những con ngựa già yếu, hoặc ốm đau chưa đi trận được thì không việc gì. Chúng vẫn bình thản đập vó thình thịch trên ván gỗ và nhai đống cỏ khô rau ráu.
– Nhất định có kẻ đầu độc! Vì nó đã chủ tâm chọn từng con để đầu độc!
Một tên giặc bàn như vậy.
Thì kia! Tên chủ tướng và tên phó tướng được tin, cũng vội lật đật chạy ra.
Điều ấy chứng tỏ sự quan trọng rất ! mực của cái việc biến nọ. Tên chủ tướng và tên phó tướng, sáng nào cũng phải hút độ năm, sáu mươi điếu thuốc phiện to bằng quả sung một mới mở mắt ra được. Giả thử có đối phương kéo đến gần, chúng cũng chỉ phái các tì tướng ra cầm cự, rồi dùng bữa cho đủ mới lên ngựa nổi.
Vậy mà nghe tin đàn ngựa bị đầu độc, chúng đã hoảng hốt đến cùng cực như chưa từng hoảng hốt đến bao giờ.
Mặt tên chủ tướng và phó tướng tái xám hẳn đi, trông thật ghê sợ. Nếu một toán quân của chúng bị tử trận chúng có thể thản nhiên và chắc chắn chúng không xót xa như bằng mất đàn ngựa này.
Cuộc đời, tính mạng chúng đều gửi cả trên lưng ngựa trách gì chúng chẳng tiếc đến như vậy.
Lông mày tên chủ tướng dựng ngược lên phía thái dương như một cặp mã tấu sắp buông xuống cổ kẻ tử tù. Đôi tròng mắt nó lồi hẳn lên hai cái lòng trắng, thao láo như hai quả trứng luộc.
Thế nào rồi cũng có năm, sáu cái đầu phải rơi đến nơi.
Tên giặc lúc nãy nhắc lại:
– Chắc chắn có đứa đầu độc!
Bọn giặc chợt nhớ đến thằng bé chăn ngựa. Bọn mã phu mặt tái mét không còn sắc máu vội vùng đi tìm.
Nhưng, thằng bé chăn ngựa đã biến đâu mất tích.
Tên phó tướng ra lệnh. Lập tức đàn ngựa còn lại được dắt ra khỏi chuồng. Những tên kỵ mã đã nai nịt gọn ghẽ, nhẩy thoắt lên ngựa.
Những thanh mã tấu sáng lòe dưới ánh mặt trời buổi sớm, khoa lên một lượt. Vó ngựa gieo như mưa trên mặt đất để vương lại phía sau từng đám bụi mù.
Giặc Nguyên chia nhau đi các ngả lùng kiếm thằng bé chăn ngựa.
Tên thủ tư! ớng l�! �ng lẽ nhìn theo, lẩm bẩm:
– Bắt được nó nhớ lấy đủ bộ tim gan nó ngâm rượu cho ta!
Quay sang phía bọn mã phu đầu cúi gằm cả xuống mặt đất run rẩy sợ hãi, nó rằn giọng:
– Nếu không bắt được nó, chiều nay đầu chúng mày phải rụng xuống để tế đàn ngựa.
Giọng nó chắc nịch và lạnh như hơi thép.
Bọn tướng giặc đi khỏi. Mấy tên mã phu ngồi bệt cả xuống đất ôm đầu rên rỉ. Chúng nghĩ đến những thanh mã tấu lạnh lẽo và rất vô tình của các bạn chúng những chiến sĩ Mông Cổ đã ruổi ngựa đi chinh phục đất đai như chúng chiều nay sẽ quay trở lại liếm vào máu của chúng.
Tên mã phu già, có lẽ vì tuổi già mà không sợ chết lắm, bình tĩnh hơn bạn đồng đội, đi lại phía tầu ngựa xem xét.
Đàn ngựa bất thần lăn ra chết một cách kinh khủng đã làm cho y sinh nghi.
Bỗng y cúi xuống một đống cỏ, lượm lên một gói vải nhỏ.
Trong lòng miếng vải mở rộng trên bàn tay run lẩy bẩy của tên mã phu già, còn rớt lại một ít bột đen như than giã.
Tên mã phu vò chặt mảnh vải trong tay thốt lên một tiếng thở dài. Rồi lẩm bẩm qua khe môi:
– Độc thủ! Thực độc thủ! Mình làm hại mình, còn trách gì ai!
Gói vải đó đựng một chất thuốc do một thứ lá cây dại đốt ra mà chính y, trong một lúc vui miệng đã bảo cho thằng bé chăn ngựa biết đấy là một thứ độc dược duy nhất có thể làm cho cả một đàn ngựa Mông Cổ khỏe mạnh nhường kia lăn ra chết trong khoảng khắc.
Thằng Ân dùng đến ngón độc thủ ấy để trả miếng lại cho hai người thân yêu của nó đã bỏ mình dưới gót sắt tàn bạo của giặc Nguyên.
- Hay mẹ cùng đi với con?
– Tao đi thế nào được, mới lại cũng còn phải giữ lấy miếng đất, gian nhà để cúng giỗ ông ấy với anh mầy chứ! Đi thì bỏ cả mồ mả ở đây cho ai trông coi?
– Thế này thì
con đành lòng đi sao được!
– Việc phải đi thì cứ đi chứ! Cứ mặc tao; tao khắc sống, sống đợi đến lúc mày vế
– Mẹ làm gì mà sống? Nhà không có mảnh ruộng
– Chẳng có ruộng cũng chẳng chết nào! Cứ cái lò, cái bễ đây, tao sửa dăm ba cái liềm, làm ít con dao, con rựa ra chợ bán cũng đủ vào miệng. Mà tao thì ăn hết bao nhiêu mà lo.
Một tiếng thở dài:
– Thôi cũng đành! Thế thì con phải đi vậy! Mà không đi cũng không được! Thế nào chúng nó cũng lùng ra được con thôi.
– Có đi nhớ mang theo cái búa con của bố mày đi – giọng nói nghẹn ngào đẫm hơi nước mắt – Ông ấy quý cái búa ấy đáo để đấy! Mang đi mà dùng, biết đâu vong hồn ông ấy khôn thiêng mà nhập vào đấy rồi! Cứ mang theo để bố mày phù hộ cho mạnh chân khỏe tay mà làm ăn, mà giúp nước.
Giọng nói thấp hẳn xuống lầm rầm rên rĩ:
– Ông ơi, ông có khôn thiêng theo con phù hộ cho nó
– Thế mẹ ở nhà làm bằng cái gì nào?
– Tao đã có cái búa con của anh mày không mang đi rồi vào chỗ heo hút ấy tìm đâu ra được thép tốt như thế mà rèn.
– À mẹ này; mang những đồ nghề đi thế này qua trạm gác nó mà dờ thấy thì bỏ đời.
Câu chuyện đứt quãng, im lặng đi một lúc.
– Thế này là tiện, mày có thấy bọn buôn nồi đất gánh mấy gánh vào làng chập t�! �i đấy không, họ xuôi nam đấy
Giọng nói bỗng hạ thấp hẳn xuống, thì thào nghe không rõ và sau cùng:
– Cứ thế, có phải chắc ăn không?
– Ừ nhỉ, thế mà con không nghĩ ra, Mẹ thế mà giỏi thật lực! Là mẹ có khác!
Giọng nói âu yếm:
– Cha mẹ mày! Chỉ được cái hay bỡn. Tao mà giỏi gì
thế nhất định mai đi sớm à?
– Mai đi, con đi có bạn cơ mà! Mẹ biết bọn của con rồi đấy chớ gì?
– Ừ!… Mai đi thì tao nhớ quá là nhớ
Hay là
Hay là để mốt hãy đi! Mai như ngày xấu.
Có tiếng cười khẽ:
– Thuở giờ mẹ có biết xem lịch là gì đâu mà xấu với tốt! Thôi mẹ cứ cho con đi! Muộn quá rồi hư việc? Mà có ngày kia đi thì mẹ cũng vẫn nhớ thế
trước sau cũng một lần!
Bà Bản thấy thằng Ân đã quyết thì nét mặt lộ rõ ra vẻ buồn rầu. Bà kéo vạt áo lên thấm mấy giọt nước mắt vừa trào ra khỏi mí mắt.
Thằng Ân xúc động, cũng muốn khóc theo, nhưng vội ngảnh đi nơi khác. Nó nhìn thẳng vào bàn thờ Già bản và Cả Đức, nơi có hai cái bài vị chênh vênh đặt trên một cái bàn tre, như có ý cầu nguyện bố và anh phù hộ cho nó thêm nghị lực để lên đường.
Bọn lái buôn nồi đất, cất hàng từ vùng Hiển Lễ về đến làng Khê xem chừng đã mỏi mệt lắm.
Từ ngày giặc Nguyên canh phòng nghiêm mật các mặt sông cấm ngặt không cho khách thương tải hàng bằng đường thủy, bọn lái buôn vùng xuôi làm ăn buôn bán có vẻ rất khó khăn.
Xưa chỉ hai đêm một ngày nằm khểnh dưới thuyền, là hàng hóa đã về được tận chỗ. Nay phải gồng gánh đi đêm, đi ngày dôi thêm ra bao nhiêu đường đất, trách gì họ chẳng bị thiệt thòi.
Nên khi thấy bọn thằng Ân, – sáu người tình nguyện gánh đỡ và chỉ xin ngày một bữa cơm với cà mặn, bọn lái buôn không suy nghĩ nhận lời ngay. Họ còn tỏ vẻ thương hại bọn thằng Ân mới ít tuổi đã phải xa nhà đi tìm phương sinh sống.
Một người lái phúc đức bàn với cả bọn, chẳng hẹp gì không cho chúng ăn cả ba bữa. Ông ta nói rằng:
– Có thêm một hai bữa nữa cũng chẳng đáng bao nhiêu. Thôi thì trời làm loạn lạc thế này, mỗi người giúp nhau một tý gọi là cái nghĩa đồng bào, lá lành đùm lá rách; cũng chẳng làm giàu gì được cái lúc này.
Bọn lái buôn đều đồng ý như vậy, mà bọn thằng Ân nhờ vậy cũng khỏi lo cả cái khoản ăn đường.
Câu chuyện ngã ngũ ngay từ đêm, và bọn thằng Ân cẩn thận cũng bắt tay ngay vào việc: buộc lại quang cho ngắn hơn, xếp lại những gánh nồi cho gọn để mai chỉ việc lên đường. Được cái đường xa bọn lái buôn không dám xếp hàng tham, nên gánh cũng nhẹ. Bọn thằng Ân gánh thử thấy cũng đủ sức.
Trong khi bọn thằng Ân sửa soạn, bọn lái buôn ngồi co chân bên gian cạnh uống nước, hút thuố! c, thì thào khen lũ trẻ tốt nết cẩn thận và bảo nhau chuyến đi này gặp may, đỡ được nhiều vất vả.
Sáng hôm sau, từ mờ sáng cả bọn đã ngả cơm ra ăn cho chắc bụng rồi lũ lượt lên đường.
Tuy trời còn thực sớm, nhưng trong cánh liếp sáu căn nhà tiều tụy, có sáu người mẹ đã sẵn sàng ngồi chờ
nước mắt đẵm trong hơi thở, ghé mắt nhìn theo bóng dáng đứa con nhỏ nhắn dìm ngập trong những gánh nồi đất
Quá Ngọ thì bọn họ đến trạm La Phù. Trạm này do giặc Nguyên đóng giữ để kiểm soát hàng hóa và khách bộ hành.
Cả bọn phải đặt gánh ngồi chờ tên Trạm Trưởng ra khám. Thằng Ân đứng thở rốc, đưa mắt dụt dè nhìn tờ cáo thị viết trên miếng gỗ có dấu son đỏ lòe treo trên một thân cây.
Ân chỉ lõm bõm đọc được dăm bẫy chữ, những chữ thật ít nét.
Vừa may có người lái buôn đến bên. Chừng muốn tỏ cho mọi người biết mình cũng là tay thông văn tự, chỉ vì thời thế, mới đến nỗi phải đi buôn nồi đất, ông ta đằng hắng lấy giọng, vừa đọc, vừa giảng:
Đại Nguyên hành tình Tả Thừa bố cáo cho dân chúng biết:
"Tất cả những bộ hành, khách thương mang hàng hóa qua lại đường này, đều phải khám xét nghiêm mật.
Những tội mang khí giới, mang những dụng cụ để làm thành khí giới, hoặc chuyên chở những vật liệu như sắt thép để làm khí giới đều bị tội tử hình ngay tại chỗ.
Lệnh trên đã truyền, chức dưới hãy theo đó thi hành.
Đông triện: Tả thừa
A Bát Xích."
Mấy người lái đùa bảo nhau:
– Chúng mình chỉ có mấy cái nồi đất thôi. Các quan có lấy vài cái nấu giả cầy thì lấy chứ bố cáo, bố kiếc gì!
Thằng Ân kéo vạt áo lau lớp mồ hôi vừa toát ra lấm tấm trên mặt. Tên Trạm Trưởng người Nguyên, từ trong trại canh đi ra, theo sau có một tên quân vác thanh mã tấu.
Nó trừng mắt nhìn bọn lái buôn, rồi lại nhìn một lượt vào bọn thằng Ân.
Sau đấy, tên Trạm Trưởng đưa mắt nhanh như lưỡi dao soi bói vào các gánh nồi. Nó nói mấy câu tiếng Tàu chừng để ra lệnh.
Tên quân vừa toan rỡ gánh nồi ra khám, thì người lái buôn già đã tiến lại trước mặt tên trạm Trưởng, gãi đầu gãi tai nói.
– Bẩm quan, chúng tôi buôn bán có ít nồi chứ thực không còn có gì khác cả! Nếu quan khám xét kỹ thì những gánh nồi chúng tôi vỡ nát mất. Thôi thì
xin các quan rộng cho. Có mấy chiếc nồi thật tốt, xin để biếu các quan dùng.
Tên Trạm Trưởng cau mày nhìn các gánh nồi khắp lượt. Chừng nó cũng thấy ngại phải rỡ từng cái nồi ra khám.
Một người lái khác nhanh nhẹn, lấy ra mấy cái nồi bưng lại. Đây là những cái nồi làm bằng một thứ đất thật tốt, nung rất kỹ họ thửa riêng để dùng.
Tên Trạm Trưởng lấy ngón tay búng vào một chiếc kêu bôông bôông.
Xem chừng nó cũng vừa ý, nên cặp mắt đã dịu xuống, đỡ dữ tợn.
Hai tên giặc nói với nhau một hồi như bàn tán. Tên quân gật đầu lia lịa. Tên Trạm Trưởng đưa mắt bảo tên quân đỡ lấy mấy cái nồi, rồi gật đầu ra hiệu cho đi.
Bọn lái buôn mừng rỡ, giục bọn thằng Ân đặt gánh lên v! ai.
Bọn thằng Ân có lẽ mừng hơn cả. Nhưng chúng cố giữ lấy vẻ mặt thản nhiên, quẩy gánh đi phăng phăng.
Nội buổi chiều hôm ấy, đoàn người gánh nồi đất, còn phải qua mấy trạm canh nữa của giặc. Nhưng cũng nhờ một phương pháp khéo léo ấy mà họ qua được chót lọt một cách dễ dàng.
Đến chập tối thì họ đặt chân vào địa phủ Giao Bình.
Không khí ở đây đã dễ thở hơn nhiều. Từ đây không còn bóng những trạm canh, những tên giặc Nguyên đáng sợ nữa. Vì từ địa đầu Gia Bình đoàn người đã đặt chân lên khu chiến của Hoài văn Hầu Trần quốc Toản.
Giao Bình vốn là một vùng trang hộ rộng lớn của Hầu. Ở đó Hầu đã chiêu tập những nông dân nghèo đói tới để khai khẩn những ruộng hoang, lập thành một miền nhiều trang điền phì nhiêu bát ngát; và cũng chính từ trang hộ[8] đó, nhờ có nhiều rừng núi hiểm trở vây bọc, mà Hầu đã mộ được những thiếu niên, tráng niên tập hợp dưới lá cờ "Phá cường địch, báo hoàng ân" của Hầu.
Điều thằng Ân chú ý đến trước tiên là dân cư ở đây đeo khí giới đàng hoàng không sợ sệt. Bọn thằng Ân vui sướng chỉ muốn đặt những gánh nồi xuống mà nhẩy múa. Vì trong có một ngày, bao nhiêu lần qua các trạm canh, là bấy nhiêu lần những thanh mã tấu kề gần đến gáy chúng.
Đến quán trọ, bọn lái buôn nghỉ ngơi rồi ngả cơm nắm ra ăn.
Thằng Ân thay mặt anh em vào cám ơn bọn lái buôn và xin từ biệt.
Bọn lái ! buôn tr�! �� mắt ngạc nhiên. Họ tưởng bọn thằng Ân sẽ theo họ xuôi hẳn xuống
Thằng Ân không ngần ngại gì bầy tỏ mục đích vào khu chiến cho bọn lái buôn rõ.
Bấy giờ họ mới ngã ngửa ra và đều rùng mình khiếp sợ, vì được thằng Ân cho biết trong những gánh nồi đất đều có giấu những đồ trọng cấm.
Bọn anh em thằng Ân rỡ những gánh nồi lấy bỏ ra những chiếc kìm, những cục đe, những cái đục, cái búa
ngổn ngang trên mặt đất.
Thằng Ân tươi tỉnh đứng lên lễ phép xin lỗi bọn lái buôn, vì đã phải dùng đến cách cuối cùng và cũng rất nguy hiểm ấy.
Việc đã qua rồi một cách toàn vẹn và vì mục đích cao cả là giúp nước, chống giặc, nên bọn lái buôn không những không giận mà còn quý trọng bọn thằng Ân là khác.
Họ nhất định lưu bọn thằng Ân nán lại ăn bữa cơm cuối cùng với họ. Thấy họ tha thiết mời, thằng Ân đành thay mặt anh em nhận lời.
Bữa cơm chỉ có muối vừng và cà mặn dưới ánh đèn dầu leo lắt trong quán trọ đêm hôm ấy thật ngon lành và vui vẻ.
Bọn thằng Ân vui vì sắp được gặp ông "Tướng tẻ tuổi" mà chúng hằng mong ước đêm ngày.
Bọn lái buôn vui vì đã giúp đỡ được bọn thằng Ân một công việc gần như phi thường, và tự thấy bằng lòng như đã làm được một công việc có ích cho đất nước.
Trước mắt họ, bọn thằng Ân không phải là những đứa trẻ lam lũ đi tha phương cầu thực nữa.
Tự nhiên họ cũng thấy có một niềm sùng kính như nhau trước những vị tiểu anh hùng vô danh của đất nước, với những cặp mắt sáng ngời tràn đầy tin tưởng, tượng trưng cho ý trí quyết thắng mạnh mẽ của cả một giống n�! �i.
Sáng sớm hôm sau, trong khi còn đương ngon giấc, bọn thằng Ân đã bị đánh thức dậy.
Tên người nhà ông Tổng Thiệp khoanh tay mỉm cười nhìn bọn thằng Ân lễ phép thưa:
– Cụ Tổng tôi mời các cậu ra xơi nước.
Đấy là một người lực lưỡng, thấp lùn, rất khỏe mạnh. Trời rét là vậy, mà y chỉ mặc phong phanh có một tấm áo mỏng.
Bọn thằng Ân quên cả đáp lại vì chúng vừa chợt nhớ ra chính người này, trong buổi thao dượt võ nghệ đêm qua, đã cử một cối đá to như cái bồ con, nặng ước độ hai tạ rưỡi đi hai vòng sân rộng.
Tên người nhà, chừng hiểu bọn anh em thằng Ân nghĩ gì, láu lỉnh cười:
– Đi đường mệt, chắc đêm qua các cậu ngủ ngon lắm đấy nhỉ?
Bọn thằng Ân chỉ ầm ừ không đáp. Chúng vừa trột dạ, vừa ngượng vì sợ ông Tổng biết được chúng đã nhìn trộm trong kẽ liếp ra.
Bọn Ân ra đến nhà ngoài đã thấy ông Tổng ung dung chuyên trà ra những chén hạt mít.
Thực thằng Ân không ngờ ông Tổng Thiệp vừa giỏi, lại vừa có cái phong thái thanh nhã của một nhà nho như vậy.
Ông Tổng cười khà khà:
– Các em ra đây, uống chén nước với anh cho ấm bụng rồi còn đi cho sớm.
Bọn thằng Ân khẽ dạ rồi khép nép ngồi xuống bên mép phản.
Trao cho mỗi đứa một chén nước ông Tổng cười rất hiền hậu:
– Các em cứ tự nhiên, coi ta như người nhà vậy. Ấy, bác Cả Đức mỗi lần qua đây đều ăn ngủ tại đây cả. Thôi! Trong lúc này, ai lớn tuổi thì là trên, ai ít tuổi thì là dưới, coi nhau như trong một nhà vậy. Căn nhà của tổ tiên để lại cho anh em chú! ng mình, gặp phải cơn gió bão thì chúng mình phải lo chống đỡ lấy giữ gìn lấy. Rồi còn trao lại cho con cháu chúng mình nữa, chứ có phải chỉ một đời chúng mình thôi đâu!
Trong lúc có nạn nước thế này mà các em biết tìm vào đến đây để giúp nước thực là quý! Ta coi các em rất trọng vì những người yêu nước thì lớn, bé già trẻ nào có khác gì nhau! Cứ uống nước đi! Ta đã sắp cơm nắm với thức ăn đường cho các em chu tất cả rồi.
Ông Tổng đặt chén, hướng vào nhà trong gọi lớn:
– Con Cầm đâu rồi? Ra thầy bảo đây!
Có tiếng dạ trong trẻo từ trong vọng ra, rồi một cô gái chít khăn vuông mỏ quạ, mặc áo cánh nâu, quần sồi đen, thắt lưng hoa lý bước ra, dáng đi uyển chuyển. Bọn thằng Ân đưa mắt cho nhau kín đáo mỉm cười.
Cô gái khoanh tay đứng trước mặt ông Tổng đầu hơi cúi xuống:
– Thầy dạy gì con?
– Thằng Cả đâu?
– Thưa, anh con đi làm đồng từ sớm kia ạ!
Ông Tổng tặc miệng;
– Thầy đã bảo hồi này nhiều việc cho nó nghỉ mà! Cái thằng
thật là cái thằng
Quay sang phía bọn thằng Ân, ông Tổng phân trần:
– Ấy, nhà đông người mà cũng bận đấy các em ạ. Nhà ăn thì cũng chẳng hết bao nhiêu, nhưng ta còn phải dâng lương cho quân của quan Tiết Chế, lại góp lương cho quân của Hầu
– Ông cười vui vẻ – Thế nên trong nhà ai nấy đều phải góp sức canh tác cả, chính lão đây có tuổi mà cũng phải cấy, phải cầy đấy chứ!
Chợt nhớ ra điều gì, ông Tổng cười:
– Quan Tiết Chế thương, lại vừa xin cho ta được chút thánh ân.
Ngài phong cho ta chức Giả Lang tướng ta th! ật đ�! �i ơn nhưng thực có Trời, có Đất, ta tâm thành góp sức với Ngài để giúp nước chứ chẳng ham gì một chút danh thơm ấy!
Cô Cầm khoanh tay nhìn cha, mỉm cười rất tươi.
Ông Tổng chợt nhớ ra còn có cô con gái đứng bên vội quay sang:
– Ờ
ờ, thầy quên mất! Con chạy ra đồng gọi anh con về ngay đây, nói thầy có chút việc hệ giao cho nó đấy nhé! Con lấy ngựa của thầy mà đi cho mau! Rồi đưa ngựa cho anh nó về trước.
Cô gái vâng một tiếng gọn rồi quay thoắt ra.
Chỉ trong khoảnh khắc, bọn thằng Ân đã nghe tiếng vó ngựa gieo trên mặt đất và thoáng trông thấy con ngựa trắng lướt như một luồng ánh sáng sau bãi dâu xanh ngắt.
Thằng Ân cầm chén nước trong tay, vẩn vơ nghĩ lại những điều đã nhìn trộm thấy qua kẽ liếp trong đêm hôm.
Nhờ có một mồi nhựa chám cực lớn đặt ở cạnh góc sân cháy bùng bùng, bọn thằng Ân nhìn thấy rõ suốt từ đầu tới cuối buổi luyện võ trong sân nhà ông Tổng.
Ông Tổng Thiệp đã có tuổi, dễ đến ngoài năm mươi, nhưng trông còn tráng kiện, nhất là khi ông xắn tay áo đi một bài quyền, gân cốt rất vững trong những đường quyền già dặn và chắc nịch.
Bọn người nhà, vừa con cháu, vừa người làm ước độ hai mươi lăm người, đều xấp xỉ vào tuổi mười tám, đôi mươi cả, đứng lố nhố ở một góc sân, chăm chú quan sát từng đường quyền ngọn cước, thế tiến, lối lui, của ông Tổng.
Sau đó mỗi người đều phải dượt bài quyền ấy một lần. Chỗ nào sai đã có ông Tổng chỉ bảo rất cẩn thận.
Bọn thằng Ân thú nhất đến đỗi xuýt buột miệng reo lên, vào lúc có cuộc hỗn đấu giữa một cô gá! i mảnh ! mai với bọn tráng niên bốn người lực lưỡng.
Cô gái chỉ độ mười bảy tuổi, vẻ mặt tươi như hoa, đôi mắt long lanh sáng ngời, người mền như lá liễu. Ấy thế mà trong phút chốc luồn đi, cúi lại, đã hạ hết lượt bốn chàng trai ngã sóng soài trên mặt đất.
Cô gái ấy chính là Cầm, người vừa được lệnh của ông Tổng, nằm rạp trên mình ngựa lướt đi như bay sau bãi dâu.
Bỗng thằng Ân trột dạ. Nó cố nghĩ thêm xem đã gặp cô gái đó ở đâu một lần. Không phải nghĩ lâu Ân cũng nhớ ra được. Hai tai Ân bất giác đỏ bầng, mặt nó nóng rừ, hổ thẹn.
Sáng hôm qua, khi bọn thằng Ân mới đặt chân vào Giao Bình, đương bỡ ngỡ trước ngã ba đường thì gặp một cô gái lúi húi cắt cỏ.
Thằng Ân lễ phép tiến lại hỏi thăm đường. Cô gái ngẩng đầu lên để lộ ra vẻ mặt rất xinh đẹp, nước da trắng hồng, không như phần đông những cô gái quê khác.
Được cô gái vừa mỉm cười, vừa dịu dàng hỏi: vào nhà ông Tổng Thiệp làm gì?
Thằng Ân tự nhiên phấn khởi và thấy cũng nên có điệu hiên ngang một chút. Nó đã ưỡn ngực, dõng dạc trả lời cô gái nọ bằng một giọng nói vừa oai vệ vừa hách dịch:
– Bọn chúng tôi vào giúp Hoài văn Hầu!
Chừng thấy vẻ mặt "yêng hùng" và câu nói cứng cỏi của Ân có vẻ hài hước, cô gái đã che cánh tay mỉm cười rồi ân cần chỉ đường cho bọn Ân.
Không ngờ chính cô gái đó cũng chỉ lại là cô Cầm, con gái út rất thông thạo võ nghệ của ông Tổng Thiệp.
Thằng Ân còn nhớ đến một chàng trai cao và gầy, nhưng bắp thịt của gã lại như có từng miếng thép đắp vào vậy. Đôi mắt gã sáng quắ! c, in h�! �t như đôi mắt ông Tổng và cô gái nọ.
Khi được ông Tổng vẫy tay ra lệnh, gã nhấc lên một thanh đại đao, bản to như một tầu lá chuối.
Thanh đao hẳn cũng nặng đến non nửa tạ, vì khi gã dộng chuôi đao bằng sắt xuống đất, thằng Ân thấy mặt đất hình như rung chuyển lên.
Gã khoa thanh đại một vòng lướt ngang trên đầu rồi xoay mình múa. Trước còn rõ từng đường đao đưa ngang, hạ xuống, móc lên, chém tả phạt hữu. Sau không còn trông rõ nữa, chỉ thấy một luồng sáng lượn oằn oèo như ánh chớp bao phủ chung quanh mình gã. Từ luồng sáng đó, toát ra một luồng gió vù vù quanh mặt sân, hắt về một cửa liếp, nơi bọn thằng Ân nấp nhìn, từng hơi thép lạnh ngắt.
Trong sáu anh em thằng Ân không đứa nào học qua nghề võ.
Nay tình cờ được thấy tận mắt, chúng hết sức thỏa thích.
Thằng Ân đỡ chén trà bốc khói nghi ngút từ tay ông Tổng trao cho, bụng thầm đoán người múa đại đao đêm qua hẳn phải là người mình sắp được gặp.
Ân dụt dè mãi rồi mới dám hỏi:
– Thưa cụ, đêm qua chúng cháu có trộm phép Cụ, xem diễn võ ở sân, mới được biết Cụ thông thạo nghề võ, nên ông Cả giỏi được như vậy.
Chúng cháu mong có ngày được Cụ nhận cho làm học trò Cụ.
Ông Tổng đặt chén trà xuống cười khà:
– À! Thế ra các em, cũng có xem đấy ư? Ta tưởng các em đi xa mệt không mời ra xem. Ừ,..ừ
Ta cũng võ vẽ biết được đôi chút. Còn thằng Cả nhà này được vậy là nhờ ở công chỉ bảo của Hoài Văn Hầu đấy chứ. Ấy, về nhà, nó lại dậy lại cho em nó và bọn người nhà đấy! Ta chỉ sửa nắn lại thêm thắt chút đỉnh đó thôi! ! Các em v! ào trong ấy, rồi lo gì chẳng được Hầu chỉ bảo cho
Nghe tiếng vó ngựa vọng lên trong không khí tịch mịch của buổi sớm mai, ông Tổng vuốt chòm râu lưa thưa mỉm cười:
– Thằng con lão đã về! Rồi nó đã đưa các em đi!
Quả nhiên vó ngựa dừng ngay trước ngõ.
Một người cao gầy, chít khăn rìu, vận quần áo nâu, chân đi đất bước vào. Đúng là người mà thằng Ân đã đoán trước.
Gã khẽ cúi đầu chào bọn thằng Ân, rồi chắp tay đứng sau ông Tổng. Ông Tổng quay lại dặn dò gã nọ rồi quay ra phía bọn thằng Ân:
– Thôi các em đi cho sớm: ta cầu mong Trời Phật độ trì cho các em mạnh khỏe mà giúp Hầu nên việc. Sau này đuổi được "bọn giặc Sam", non nước yên bình, anh em chúng ta lại gặp nhau!
Bọn thằng Ân đứng dậy chắp tay từ tạ rồi lui ra theo Cả Doãn, con trai ông Tổng Thiệp.
Lúc đi qua bãi dâu, bọn thằng Ân trông thấy cô gái từ phía bờ sông thoăn thoắt đi lên.
Cả Doãn giơ tay vẫy em.
Cầm dừng lại nhìn cả bọn, cái nhìn thật sâu lắng như xoáy vào lòng người – rồi cao giọng dặn với theo anh:
– Anh Cả nhớ xin cho em thanh kiếm nhé!
Cả Doãn mỉm cười gật đầu.
Cô gái tươi cười giơ tay vẫy, như có ý muốn chào cả bọn thằng Ân. Thằng Ân trong lòng bồi hồi, rung động một cách rất khác lạ. Nó thầm nhủ: vào đấy ta sẽ đánh một lưỡi kiếm cực tốt gửi Cả Doãn về tặng cô gái xinh đẹp giỏi võ ấy, ước gì ta
Một ước ao vừa đến trong đầu nó, đã làm cho đôi má nó nóng bầng
Mặt trời vừa dâng lên ngang những tầu lá cọ xanh ngắt trong cánh rừng âm u thoải dài phía xa
Cả Doãn chỉ ngọn cờ vàng lấp ló một rặng cây, bảo bọn thằng Ân:
– Kia là đại bản doanh của Hoài văn Hầu! Ta sắp đến nơi rồi!
Càng đi gần đến chỗ đóng quân của Hầu, thằng Ân càng thấy trong lòng hồi hộp. Nó đã hình dung đến một ông tướng mặc giáp trụ lộng lẫy, mũ có đâu mâu và có hai cái lông trĩ dài cong vắt ra phía sau, với năm bẩy lá cờ con hình đuôi nheo đeo trên lưng, như nó đã từng trông thấy những phường chèo diễn ở đình làng nó vào những ngày đình đám trong tháng tết nhiều hội hè.
Bỗng Cả Doãn đứng dừng lại. Bọn thằng Ân cũng dừng theo.
Trên một bãi cỏ rộng, một đoàn trai tráng đương tập trận. Một người thanh niên nét mặt tuấn tú, mặc quần áo võ sinh ngắn màu lục, chân đi đất, đứng trên một mô đất cao phất cờ làm hiệu.
Đoàn quân với những cây tre vót nhọn tiến lên khoa gậy đâm vào không khí như đâm vào địch thủ. Mỗi nhát đâm họ lại hét to lên cùng một loạt vang động cả một khu rừng, khí thế coi bộ rất mạnh mẽ. Lúc tiến, lúc lùi, lúc cùng đâm gậy ra, lúc cùng thu gậy về, rất có hàng lối. Đứng xa trông rất ngoạn mục.
Bọn thằng Ân trầm trồ khen ngợi.
Người trẻ tuổi mặc võ sinh màu lục, chợt trông thấy bọn thằng Ân. Gã tươi cười giơ tay vẫy Cả Doãn nửa như chào, nửa như muốn hỏi. Cả Doãn cũng cười giơ tay vẫy lại, rồi chỉ về phía bản doanh của Hầu.
Người thiếu niên áo lục, gật đầu cười, lại quay ra phất cờ cho đoàn quân tập.
Thằng Ân đương đoán thầm: Đấy hắn là một thủ hạ đắc lực của Hầu, mới được Hầu giao c! ho cái trọng trách luyện quân như vậy, thì Cả Doãn đã kéo áo thằng Ân giục đi.
Bọn thằng Ân tiếc rẻ, còn muốn đứng lại xem một lúc nữa, nhưng chúng lại cũng nóng lòng gặp Hoài Văn Hầu nên cùng cất bước đi nhanh theo Cả Doãn lúc ấy dẫn đầu đi thoăn thoắt.
Họ dừng chân trước một căn nhà lá rộng năm gian, cất trên một quả đồi nhỏ, bốn phía đìu hiu quạnh quẽ. Cả Doãn nói nhỏ với Ân:
– Đây là hổ tướng của Hầu!
Thằng Ân hơi ngạc nhiên, vì nó đã chắc mẩn đại bản doanh của Hầu phải có quân đóng trùng trùng lớp lớp và gươm giao tuốt trần sáng quắc.
Trước doanh có một cột cờ bằng một cây tre mật cao vút.
Trên ngọn cột lá cờ vàng tươi tắn, thêu sáu chữ đại tự đỏ thẫm như máu "Phá cường địch, báo hoàng ân" bay phần phật trước gió in bật trên nền trời xanh nhạt.
Trông thấy Cả Doãn, một người trẻ tuổi ăn bận như nông phu từ trong một căn nhà xép chạy ra chào.
Cả Doãn và gã nói chuyện nhỏ với nhau một hồi. Lát sau gã quay vào mang theo ấm nước nóng, rót ra từng chén một.
Bọn thằng Ân đưa mắt nhìn quanh nhà.
Căn nhà trang hoàng thật giản dị, gần như không có gì. Không có cả cái ghế bành bọc da hổ đặt trên bục cao phủ gấm để ông Tướng ngồi, như thằng Ân đã tưởng tượng từ nhà.
Trên tường chỉ thấy treo la liệt những binh khí và binh khí. Góc tường đặt hàng đống lớn cung tên mới làm. Mùi tre tươi còn xông lên ngai ngái.
Giữa lúc bọn thằng Ân đương tẩn mẩn nghĩ ngợi và phỏng đoán hình dung ông Tướng sắp gặp, thì người nông phu chạy vào bảo;
– Hầu đã về! Hầu đã về!
! Cả Doã! n cũng lẩm bẩm:
– Hầu đã về!
Sáu anh em thằng Ân tự nhiên đứng bật người dậy.
Một luống gió ào thốc vào sân, để rớt lại một con ngựa sắc đen như than, đương đập bốn vó thình thịch xuống nền đất, mũi thở phì phì ra từng luồng khói đục. Từ trên mình ngựa nhảy xuống một người trẻ tuổi nhỏ nhắn bận quần áo võ sinh màu lục.
Bọn thằng Ân trố mắt ngạc nhiên. Vì Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản với người trẻ tuổi luyện quân lúc nãy cũng chỉ là một.
Ném giày cương lên lưng ngựa, Toản tươi cười hỏi lớn:
– Anh Cả Doãn mang những người hiền đến cho ta đó chăng?
Nói rồi Toản bước nhanh lên thềm. Cả Doãn cũng cười đáp rất tự nhiên:
– Tôi tiến cử với Hầu một Phùng Hoan[9] và mấy vị tiểu nghĩa sĩ đây.
Toản reo lên một tiếng vui mừng, rồi đưa cặp mắt vừa sắc như diều hâu, vừa đẹp như mắt phượng, nhìn qua bọn thằng Ân khắp lượt. Toản ăn mặc giản dị, không có chút gì tỏ ra là một vương hầu của nhà Trần. Những luồng điện từ trong ánh mắt Toản đưa nhanh như chớp lướt qua sáu bộ mặt anh em thằng Ân, khiến chúng nó thấy lạnh người. Lạnh người nhưng rồi lại thấy ấm áp ngay sau đó khi ánh mắt Toản trở nên dìu dịu.
Bọn thằng Ân bị thôi miên bởi cái nhìn vừa nẩy lửa, vừa ấm áp ấy đờ đẫn cả ra, quên cả chào.
Chừng biết ý, Toản vội tươi cười, nắm chặt vai từng người một, cười rất hiền hậu: R! 11; Ôi! Thật quý hóa! Thật quý hóa!
Giọng Toản tuy trang trọng nhưng vẫn có vẻ vui đùa thân mật:
–
Thằng Ân chưa kịp đáp, Cả Doãn đã lên tiến lại giới thiệu với Toản: Ân là em Cả Đức.
Toản reo lên, vội hỏi:
– Thế Cả Đức đâu? Ôi! Ta mong sao là mong!
Thằng Ân rơm rớm nước mắt kể lại chuyện Cả Đức. Toản chăm chú nghe, lồng ngực phập phồng không dấu được vẻ hồi hộp. Chốc chốc Toản lại thở dài rất nhẹ và nước mắt đã long lanh trong khóe mắt
Sau khi Ân kể đến đoạn vĩnh biệt với anh trong trại giặc và những lời trối trăn của Cả Đức, cùng lời vĩnh biệt của Cả Đức với Hầu, Toản biến sắc mặt và muốn ngăn khỏi xúc động trước người lạ, Toản đã quay mặt đi nơi khác. Trầm ngâm nhìn ra phía các làng mạc xa xa, Toản thở dài lẩm bẩm:
– Thế là ta mất một cánh tay. Đất nước mất một dũng sĩ. Dân tộc mất một người con hiền!
Vẻ mặt Toản bỗng trở nên dữ dội. Môi Toản mím lại, mắt Toản vụt sáng lên:
– Nhưng được rồi! Cả Đức cũng như nghìn vạn đồng bào chúng ta sẽ được trả thù đích đáng
Cả Doãn tiếp lời Ân kể lại những đoạn đường của Ân từ lúc thoát chết ở nhà, giả làm tên chăn ngựa vào trại định cứu anh, chứng kiến lúc Cả Đức bị tra tấn, giả làm mèo lẻn vào trại giặc gặp cả Đức, đầu độc đàn ngựa quý Mông Cổ trước khi thoát ra về, giấu đồ nghề vào những gánh nồi đất để qua các trạm canh của giặc như thế nào nhất nhất đều kể lại tỉ mỉ cho Toản nghe.
Toản quên bẵng câu chuyện buồn vừa kể trên, cứ mỗi ! đoạn Ân thoát được nguy hiểm, Toản lại khoái chí cười lên ha hả, rất sảng khoái.
Cả Doãn kể xong, Toản ôm chặt lấy vào Ân cười:
– Trời giúp ta đây! À! Thế ra ta có được một Phùng Hoan thực! Hồi nãy anh Cả Doãn nói đến Phùng Hoan ta thực không hiểu. Bây giờ mới biết không phải là ngoa!
Giữa lúc ấy, người nông phu trẻ tuổi bưng mân cơm vào.
Toản kéo anh em thằng Ân và Cả Doãn cùng ngồi ăn. Xem ý Toản rất vui vẻ, vừa ăn vừa bàn chuyện lập xưởng rèn ngay trong khu chiến.
Trước dáng điệu tự nhiên, vừa thân mật vừa giản dị của Toản bọn anh em thằng Ân đã hết rụt rè bỡ ngỡ.
Thằng Ân đã hăng hái cho Toản nhiều sáng kiến về tổ chức nghề nghiệp môn là nghề rèn của nó. Theo cung cách Ân xếp đặt thì chỉ trong mười hôm quân của Toản đã có đủ khí giới dùng ra trận được.
Toản vừa nhai vừa nghe, mỗi khi thấy lời bàn của Ân hữu ý và thiết thực, Toản lại vỗ đùi đen đét và cười lên ha hả.
Quay sang phía Ân, Toản cười:
– Tối nay chúng ta sẽ nằm gác chân lên nhau bàn luận suốt sáng như cổ nhân! Việc thành hay bại một phần lớn cũng nhờ ở công việc ấy đấy, hiền hữu ạ!
Thằng Ân cảm động cúi đầu.Nó vừa thoáng thấy hình ảnh của Già Bản, của Cả Đức hiện lên trên mặt nó, khuyến khích nó với vẻ mặt rất hài lòng
Sau cuộc bàn luận suốt sáng đêm ấy, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đã giao hoàn toàn cho Ân trọng trách tổ chức một xưởng quân khí trong khu chiến Giao Bình.
Việc trước tiên của Ân là đặt ngay năm lò rèn, giao cho năm anh em làng Khê của nó với những dụng cụ đã mang theo sẵn, làm cơ sở. Sau đấy Ân liên lạc với những lò rèn rải rác quanh vùng mà Hầu đã bắt làm khí giới. Nhờ có tướng lệnh của Hầu, đi đến đâu Ân cũng được mọi người niềm nở tiếp đón và việc Ân thuyết phục họ chuyển cả lò rèn tập trung vào một nơi trong khu chiến cũng không khó khăn gì. Một mặt Ân cho người mang mật thư về làng Khê, mời tất cả bè bạn và những người quen thuộc có nghề vào cả khu chiến.
Ân cũng không quên gửi một lá thư thống thiết mời bà Bản cùng vào Giao Bình. Chẳng bao lâu, trong một khu rừng rất kín đáo thuộc khu chiến của Hầu đã có trên năm mươi lò lửa cháy rừng rực suốt ngày đêm với những tiếng búa reo không ngớt trên mặt đe rộn rã.
Phường thợ làng Khê cũng lục tục kéo vào góp sức với Ân. Có điều đáng buồn cho Ân là bà Bản đã từ chối không chịu rời bỏ miếng đất của tổ tiên để lại và vẫn trung thành với những lý lẽ đã nói với Ân hôm ra đi. Bà nguyện sẽ ngày đêm thắp hương cầu khẩn cho Ân giúp Hầu nên việc lớn.
Thằng Ân buồn trong chốc lát rồi lại vui ngay với công việc.
Nó chạy đi chạy lại khắp các lò, đốc thúc mọi người. Thấy người nào tỏ vẻ mệt nhọc, Ân chạy lại làm đỡ ngay. Lúc thấy người phó cả cầm kim, lúc thay người phó hai đánh búa tạ, hoặc thay người thợ ! phụ kéo bễ, Ân không nề hà một việc gì. Mà việc gì Ân cũng làm được một cách khéo léo và già dặn. Đi đến đâu Ân cũng đễ lại một vài câu vui đùa khiến cho mọi người quên cả mệt nhọc, hoặc một vài câu đủ hiệu lực gieo những niềm tin tưởng vào trong lòng mọi người.
Ân, tuy ít tuổi, nhưng ai cũng vì nể. Lúc đầu được vì nể, ấy là do cách đãi biệt và quý trọng của Quốc Toản đối với Ân. Sau chính tự Ân gây thêm được lòng yêu mến của tất cả mọi người.
Nhờ vậy công việc chạy trông thấy. Từng đống binh khí sáng ngời ánh sáng thép theo nhau chất lên cao mãi lên.
Quốc Toản tỏ vẻ rất hài lòng. Ngoài những giờ luyện quân, lúc nào Toản cũng có mặt trong khu rèn. Nhiều khi Toản cùng ăn cơm với Ân ngay tại chỗ.
Từ hôm được Toản cho biết sắp có một trân đánh lớn để cản trở đường tiến binh của Toa Đô từ Nghệ An kéo ra, Ân càng hăng hái làm việc.
Mỗi đêm Ân chỉ chợp mắt đi được chốc lát, rồi lại ngồi vùng dậy.
Nhiều khi trong giấc mơ, Ân cũng nói lảm nhảm thúc giục anh em làm.
Công việc hầu như bám chặt vào đầu óc Ân. Những lúc nào thấy quá mỏi mệt hay có triệu chứng sắp đau ốm nó lại cầu cứu đến linh hồn Già Bản và Cả Đức. Quả nhiên hình ảnh của cha và anh đã giúp cho Ân thêm nhiều nghị lực, sức mạnh và làm cho nó có được một sức bền bỉ ghê gớm mà chính Quốc Toản cũng không ngờ.
Trong những đêm giá buốt, Ân đứng nhìn năm mươi ngọn lửa tưng bừng bốc lên giữa rừng sâu, chung quanh có những cánh tay giơ cao nhát búa, rèn xuống những miếng thép oằn oại, bất giác nước mắt Ân trào ra ràn rụa trê! n gò má! . Nó tưởng như chính tự trong lòng những người thợ ấy mà những ngọn lửa đã ngùn ngụt bốc ra để giữ vững lấy ngọn lửa thiêng dân tộc.
Vào một buổi sáng tháng hai năm Ất Dậu (1285), đạo quân của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đã tề tựu đông đủ trên một bãi đất rộng trong trang hộ Giao Bình.
Lọt thỏm giữa một khu rừng rậm ngàn lá xanh rì, dưới những tầu lá cọ xòe ra như những cánh quạt, một biển gươm đao lớp lớp sáng lòe như muốn át cả ánh sáng mặt trời buổi sớm.
Lá đại kì "Phá cường địch, báo hoàng ân" đã được hạ từ ngọn cột cờ xuống và bay phất phới trước đạo quân.
Non một nghìn khuôn mặt tráng niên cùng ngùn ngụt một ý chí, đều ngửng đầu lên nghiêm trang nghe tướng lệnh của Hoài Văn Hầu.
Giọng nói của Hầu hôm nay không còn nhiễm chút nào đùa cợt nữa mà vừa rắn rỏi, vừa thống thiết, nhưng không kém vẻ thân mật, khiến mọi người đều nức một lòng giết giặc cứu nước.
Hầu vừa dứt lời, một tiếng pháo lệch nổ vang, xé tan bầu không khí quạnh quẽ của khu rừng.
Rồi muôn ngàn tiếng hô lớn, nhất loạt vang lên "Sát đát! Sát đát!". Trên lưng con ngựa ô truy, vị thiếu niên anh hùng mĩm cười hoan hỉ. Đôi mắt Toản sáng ngời một niềm tin quyết thắng trong trận này.
Đoàn Nghĩa Dũng quân chuyển bước, bắt đầu cho một cuộc xuất quân. Dưới mỗi bước quân tưởng chừng từng ngọn cỏ cũng đều xao động, từng mạch đất réo sôi.
Ánh thép tôi còn xanh lè, lướt đi lấp loáng dưới ánh nắng vàng tươi rực rỡ của buổi sớm mai.
Có một điều mà vị tiểu tướng quân không ngờ đến là đạo quân hôm ấy đã thừa một người.
"Một người", ngoài con số mà Hoài đã dự định cho được cái vinh dự! xuất trận, đánh ngay vào sườn đạo quân lớn của một đại tướng nhà Nguyên.
* * *
Theo đúng chiến lược của Toản đã định trước, Nghĩa Dũng quân chia ra làm hai cánh tả và hữu, phục hai bên sườn núi Cấm.
Toản ruổi ngựa trên sườn núi quan sát kỹ lưỡng, thấy quân của mình ẩn nấp rất kín đáo thì tỏ vẻ hài lòng. Ngàn cây như cũng run sợ trước tướng oai của tiểu tướng không dám lai động, rì rào trước những cơn gió nhẹ.
Chim muông như được mật lệnh của tiểu tướng, cũng nhớn nhác cất cánh bay xa.
Đúng ngọ thì xa xa đã trông thấy bụi cát mịt mù. Rồi tiếng ngựa hí mỗi lúc mỗi gần. Tiền quân của giặc Nguyên đã bắt đầu đặt chân vào trân địa của Toản. Giặc không biết cái chết đương đến sau lưng, vẫn thản nhiên vác cao cờ dương dương tự đắc.
Nghĩa quân cùng với khu rừng vẫn nín thở.
Tiền quân của giặc vừa qua, tiếp đến trung quân của giặc với lá cờ "Soái" ngạo nghễ tung bay trước gió. Viên chủ tướng giặc còn nằm ngủ kỹ trong chiếc cáng phủ gấm, lủng lẳng trên vai tám tên giặc lực lưỡng.
Theo sau ngay cáng là một tên quân dắt con ngựa Mông Cổ lớn, yên cương rất đẹp. Hẳn là con chiến mã của tên tướng giặc.
Nghĩa quân đã ghì chặt cán binh khí trong tay.
Một tiếng pháo lệnh vụt lên trời, nổ vang.
Rừng núi như tỉnh giấc.
Muôn ngàn tiếng hò reo nổi dậy tứ phía. Nghĩa quân từ hai bên hốc núi ào ra như thác lũ.
Trận ác chiến bắt đầu. Gươm, giáo, mã tấu chạm vào nhau nảy lửa, vang động cả khu rừng.
Quốc Toản trên mình ngựa, xông xáo vào trận giặc như vào chỗ không người. Hai thanh đoản đao của Toản vung lên, đầu giặc rụng x! uống như sung chín.
Giặc Nguyên bị đánh bắt ngờ, hoảng hốt kêu thét rầm rĩ.
Tướng giặc nhảy choàng trong cáng ra, cướp được ngựa, vừa khoa đao vừa tháo lui lên phía trước. Toản vung đao đuổi theo, vừa thầm phục đao pháp của tướng giặc thực cao cường. Mặc dầu trong cơn hoảng hốt rối loạn, y vẫn giữ vững được đao pháp, che đỡ kín cho mình và kín cả cho ngựa.
Toản dấn lên, tìm chỗ hiểm đánh tới tấp, cũng không sao xâm phạm được vào mình nó lấy một mũi. Và sau cùng để tướng giặc dướn ngựa, nhẩy vụt qua đầu một đám quân đương hỗn chiến mà chạy lên phía trên mất.
Giặc rút lui lên phía trên. Tiền quân của giặc thấy biến, quay lại tiếp ứng. Hậu quân của giặc cũng được thúc tiến lên nhanh.
Thấy Nghĩa Dũng quân đã giết được khá nhiều giặc, và biết nếu để quân giặc thắt hai đầu lại thì có hại lớn, Toản đốt pháo ra lệnh cho nghĩa quân rút lui.
Nhờ quen biết địa thế như biết trong túi áo, chỉ trong chớp mắt nghĩa quân đã rút khỏi trận địa êm thấm, lẩn kín vào trong những cánh rừng rậm, trước những cặp mắt hoang mang, dụt dè, lo sợ của giặc
Trận "phục Huê Dung Đạo" nầy của Hoài Văn Hầu kể như thắng lớn.
Trong lúc Hoài Văn Hầu đương tụ tập nghĩa quân lại để kiểm điểm quân sĩ, thì Cả Doãn cõng một người bị thương, máu thấm ướt sũng ở ngực, từ xa bước tới. Toản rú lên:
– Trời ơi! Ân! Sao lại là Ân?
Mọi người cùng kêu lên kinh sợ.
Cả Doãn đặt nhẹ Ân nằm xuống đất.
Toản quỳ xuống ôm lấy Ân, nước mắt chẩy ràn rụa xuống mặt Ân. Nhưng Ân không hay biết gì, vì hai mắt nó ! vẫn nh�! ��m nghiền lại.
Toản đưa mắt có ý hỏi.
Cả Doãn buồn rầu trả lời:
– Sáng nay lúc quân ta được lệnh của Hầu, nấp vào hai bên sườn núi, tôi mới trông thấy anh ấy. Tôi biết là nguy hiểm lắm, vì xưa nay anh ấy có tập tành bao giờ đâu. Nhưng vì không được phép rời ra khỏi chỗ, nên tôi đành . Rồi.. trong lúc hỗn chiến tôi thấy anh ấy đánh hăng lắm, đâm lia, đâm lịa và lúc được lệnh rút lui, tôi thấy anh ấy đã nằm bên sườn núi, máu đẫm ở ngực mới cố cõng đem về đây.
Toản vừa nghe Cả Doãn nói vừa để mặc cho nước mắt chẩy tuôn trên gò má. Ghé tai vào ngực thằng Ân, Toản lẩm bẩm một cách tuyệt vọng:
– Tim đập yếu lắm rồi! Mà vết thương lại quá nặng. Máu ra thế này thì còn gì?
Bỗng tay Toản dờ vào một vật cứng gài trong lớp áo bụng thằng Ân. Toản lách tay nhẹ vào, lôi ra một cái búa con đẫm máu. Cái búa mà hàng ngày thằng Ân vẫn dùng và không bao giờ chịu rời cái búa ấy ra một lúc.
Thằng Ân khẽ cựa mình mở mắt ra.
Toản vui mừng chứa chan hy vọng.
Thằng Ân lờ đờ nhìn Toản, khẽ nắm chặt lấy tay Toản; rồi đưa mắt nhìn Cả Doãn và khắp lượt những người chung quanh. Ân nhăn mặt phều phào nói rất nhỏ, Toản phải ghé sát tai xuống mới nghe thấy.
– Tôi xin vĩnh biệt Hầu!
xin Hầu cho tôi cái ơn cuối cùng là
là
Thằng Ân đưa tay vào bụng như muốn tìm vật gì, Toản vội dơ cái búa lên. Thằng Ân khẽ gật đầu, gắng sức nói:
– Hầu trao lại cho mẹ tôi cái búa này và bảo thằng Ân nó đã làm tròn được nhiệm vụ của nó
của nó
Bàn tay thằng Ân bỗng ghì chặt lấy tay Toản, ch�! �n tay n�! � co rúm lại rồi dướn lên. Mắt nó trợn ngược, mất hết cả sinh khí.
Toản không kìm được xúc động, áp má vào mặt thằng Ân khóc nức lên như một đứa trẻ
MẶC THU
HẾT
[1] Quai búa: đập búa lớn (búa tạ) trên miếng sắt đỏ. Một người thợ cái (thợ rèn,thợ chánh) tay cầm kìm kềm miếng sắt nung, tay đập búa con làm dấu cho búa tạ đập xuống. Một danh từ của thợ rèn.
[2] Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được phong: Tiết Chế Thống lãnh Thủy lục Tam quân vào tháng 10 năm Quí Mùi. (1283)
[3] Phía Đông sông Nhị Hà thuộc huyện Thượng Phúc, gần Hà Nội
[4] Phường: tiếng thời xưa chỉ một nhóm người, một số gia đình tụ tập ở cùng một khu vực và cùng làm một nghề, có những liên hệ tinh thần và vật chất với nhau.
[5] Hoài-Văn-Hầu Trần-Quốc-Toản một thiếu niên anh hùng đời nhà Trần.
[6] Tắc là Đức, đọc theo âm Tàu.
[7] Tắc: Đức. tức Cả Đức, anh cả của Ân.
[8] Trang hộ: Vua Trần Thánh Tôn bắt các vương hầu, phò mã phải khai khẩn những đất hoang điền làm trang hộ.
[9] Phùng Hoan: một thực khách xuất sắc trong số 3.000 tân khách của Mạnh Thường Quân đã giúp Mạnh Thường Quân đắc lực trong thời Chiến Quốc (Trung Hoa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét