Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

KVH Tap 46 Nguoi giup viec khac thuong.html

KVH Tap 46 Nguoi giup viec khac thuong.html

Chương 1

TIỂU LONG ĐI VÀO RỒI LẠI ĐI RA.

Chốc chốc nó lại đấm hai tay vào nhau.

Tiểu Long đang tức lắm.

Nó đi loanh quanh trong chiếc sân gạch trước nhà một lát, nghĩ sao lại quanh ra sau hè.

Tiểu Long bắt gặp Tắc Kè Bông đang lom khom cuốc cuốc đào đào trên vạt đất trống kế ao rau muống.

- Bây giờ mày mới dậy à? – Tắc Kè Bông nhìn Tiểu Long lúc này đã đặt mông ngồi trên thành giếng đá cạnh gốc khế, mỉm cười hỏi.

Tiểu Long làm như không nghe thấy câu hỏi của Tắc Kè Bông. Nó hất hàm, mặt lạnh như tiền:

- Thằng Lượm đâu?

- Nó dắt bò đi ăn từ sớm rồi. Giờ này chắc nó đã ở dưới đồi Cắt Cỏ.

- Thế còn Quý ròm? Mày có biết nó đi đâu không?

- Không.

- Nó không đi theo thằng Lượm à?

- Không. Quý ròm đi xe đạp của mẹ tao mà.

- Nó có nói với mày nó đi tới nhà ai không?

- Nó chẳng nói gì cả.

- Sao mày không hỏi nó?

- Tao có hỏi. Nhưng nó chỉ nhe răng cười.

Tiểu Long không buồn chất vấn Tắc Kè Bông nữa. Nó nhớ ra nếu Quý ròm đã không nói gì với nó thì không khi nào lại đi thổ lộ với Tắc Kè Bông.

Tiểu Long dán mình trên thành giếng, mặt thần ra. Thằng ròm đi đâu mấy ngày nay thế nhỉ? Hôm nào cũng vậy, cứ sáng ra là Tiểu Long chẳng thấy Quý ròm đâu. Trưa, Quý ròm cũng chẳng buồn mò về nhà ăn cơm.

Tối mịt, bạn nó mới ló mặt về. Lần nào cũng vậy, liệng chiếc xe đạp vào vách là Quý ròm tót ra chỗ giếng đá sau hè kéo nước xối ào ào, tụi bạn hỏi gì cũng chẳng nói.

- Mày đi “trừ tà ma” ở đâu vậy hả Quý ròm? – Tắc Kè Bông gặng hỏi.

Quý ròm vẫn lầm lũi xối nước.

Tiểu Long chớp mắt:

- Hay mày đi thăm con nhỏ Muội Muội?

Thằng Lượm vọt miệng:

- Thằng Dế Lửa bảo hè này hai chị em Tỉ Tỉ Muội Muội không về.

Tiểu Long ngửa mặt nhìn trời, thống thiết:

- Thế mày đi đâu vậy hả ròm? Mày đợi tụi tao tức đến xịt khói lỗ tai mày mới chịu nói hay sao?

Quý ròm vuốt tóc, đáp gọn ơ:

- Có gì mà nói.

Tiểu Long sôi máu:

- Ngày nào mày cũng đi từ sáng sớm đến tối mịt mà bảo là không có gì à?

- Thực ra đây là chuyện rất khó nói…

- Chà chà, mày định trêu tức tao hả ròm? – Tiểu Long đưa tay quẹt mũi, tức tối – Mày bắt đầu có “chuyện rất khó nói” từ bao giờ thế?

Quý ròm trả lời bằng cách lẳng lặng máng chiếc gàu vào cây cọc gỗ cạnh gốc khế rồi quay mình bỏ vào nhà.

- Quý ròm! – Tiểu Long hét ầm.

Nhưng rõ ràng Quý ròm tưởng Tiểu Long đang gọi tên ai. Nó đi thẳng một mạch, không quay đầu lại.

Bây giờ nhớ lại thái độ lạ lùng của bạn, Tiểu Long thắc mắc hết sức. Nó đã chơi với Quý ròm bao nhiêu năm nay, chưa lần nào thấy thằng ròm kỳ cục như lần này. Tiểu Long tiếc là không có nhỏ Hạnh ở đây. Thông minh như nhỏ Hạnh, chắc chắn nó sẽ biết tỏng Quý ròm ăn trúng thứ gì mà đột nhiên giở chứng như vậy.

Tiểu Long biết mình không thông minh, nó nhớ thỉnh thoảng Quý ròm vẫn gọi nó là “đồ ngốc tử”. Người không thông minh thì không nên suy nghĩ nhiều để khỏi làm khổ đầu óc. Người không thông minh tốt nhất là nên dò hỏi người khác. Tiểu Long liếc về phía thằng Tắc Kè Bông:

- Thế mày có thấy Quý ròm đạp xe về hướng nào không?

- Thấy.

Mắt Tiểu Long sáng trưng:

- Hướng nào?

- Tao thấy nó chạy xe ra ngõ.

- Chạy ra ngõ thì nói làm gì! – Người không thông minh thở một hơi dài thườn thượt khi phát hiện mình đang nói chuyện với một người không thông minh khác – Tao muốn biết là Quý ròm quẹo ngả nào. Nó chạy xuống xóm Dưới hay chạy lên xóm Đầu Cầu?

- À, cái đó thì tao không biết – Tắc Kè Bông chống cuốc xuống đất và đứng thẳng lưng lên – Nhưng sao mày cứ thắc mắc về chuyện này mãi thế? Quý ròm chẳng đã nói với ba mẹ tao là nó đang bận trừ tà ma ở làng bên cạnh rồi là gì.

Tiểu Long nhăn mặt:

- Nó nói thế mà mày tin được à?

- Được chứ – Tắc Kè Bông gọn lỏn.

- Làm gì có ma quỷ trên đời này – Tiểu Long đập tay lên thành giếng, hừ mũi – Vụ quỷ một giò ném đá lên nhà ông Sáu Cảnh năm ngoái là do người ta giả dạng…

- Vụ đó thì tao biết. Nhưng còn chuyện bọn quỷ đốt đèn bày tiệc trong ngôi nhà ma trên đồi Cắt Cỏ…

Tiểu Long cắt ngang:

- Vụ đó cũng do con người bày ra tuốt. Chẳng có ma quỷ gì ở đây cả.

Lời khẳng định của Tiểu Long khiến Tắc Kè Bông dựng mắt lên, suýt chút nữa chiếc cuốc đã văng khỏi tay nó:

- Mày nói thật đấy hở?

- Tao xạo mày làm gì?

- Thế người nào đã làm chuyện đó? Làm vậy để làm gì? Sao thằng Quý ròm nói với mẹ tao bọn quỷ trên đồi Cắt Cỏ dạo nọ là quỷ thật?

Tắc Kè Bông hỏi dồn. Lần này nó ném luôn cây cuốc xuống đất và rảo bước về phía Tiểu Long.

Thấy thằng này có vẻ quyết theo đuổi câu chuyện đến cùng, Tiểu Long xua tay rối rít:

- Mày xới đất tiếp đi. Đây là chuyện rất khó nói, tao không thể kể cho mày nghe được.

Hình ảnh chị Cam hẹn hò với anh Sơn trên đồi Cắt Cỏ dạo nào hiện ra trong đầu Tiểu Long. Chị Cam là chị thằng Dế Lửa. Dế Lửa là bạn thân với nó và Quý ròm. Tụi nó không thể để người làng đàm tiếu về chị của bạn thân mình được, nhất là khi chuyện hẹn hò này đã lui vào quá khứ.

Đang bối rối, Tiểu Long không biết mình vừa lặp lại giọng điệu của Quý ròm.

- Thế ra tụi mày đứa nào cũng có “chuyện rất khó nói” hết à? – Tắc Kè Bông liếc Tiểu Long qua khóe mắt, giọng châm biếm.

Tiểu Long không nhìn được mặt mình, nhưng nghe hơi nóng bốc lên tận gáy, nó lập tức hình dung ra một quả cà chua chín.

Nó lúng túng đưa tay rờ chóp mũi, theo cái cách người ta rờ cuống cà chua, ấp úng:

- Nói cho đúng ra… nói cho đúng ra…

- Thế trước nay mày chưa bao giờ nói đúng hết sao? – Tắc Kè Bông “xì” một tiếng.

Thằng Tắc Kè Bông này học ai mà năm nay nó mồm mép thế nhỉ! Tiểu Long rủa thầm trong bụng và loay hoay tìm cách thay đổi mẫu câu:

- Sự thực thì… chuyện ma trên đồi Cắt Cỏ liên quan đến rất nhiều người. Nếu tụi tao để lộ chuyện này ra, chắc chắn sẽ có người bỏ làng ra đi…

- Mày nói thật đấy hở? – Lần thứ hai trong vòng năm phút, Tắc Kè Bông trợn mắt lên.

Quá sửng sốt, nó không biết nó vừa hỏi đúng cái câu nó đã hỏi. Và cũng không biết Tiểu Long vừa trả lời đúng cái câu Tiểu Long đã trả lời:

- Tao xạo mày làm gì!

oOo

Tiểu Long không xạo, tất nhiên là Quý ròm xạo.

Tiểu Long bảo với Tắc Kè Bông và thằng Lượm là Quý ròm chẳng bận trừ tà ma ở làng bên cạnh gì hết trọi.

Tắc Kè Bông và Lượm nửa tin nửa ngờ. Nói chính xác, tin chỉ có ba phần mà ngờ tới bảy phần. Ờ há, Lượm bồi hồi nhớ lại, những lần đi “trừ tà ma” ở đồi Cắt Cỏ và đi “đàm phán” với bọn “quỷ một giò” nơi nhà ông Sáu Cảnh, bao giờ Quý ròm cũng cho tụi nó đi theo. Nhưng lần này, hành tung của Quý ròm hết sức bí mật. Ngay cả Tiểu Long mà Quý ròm cũng không cho đi cùng thì đúng là chuyện chưa từng có.

- Như vậy không phải anh Quý đi “trừ tà ma” rồi! – Lượm thốt thành tiếng ý nghĩ trong đầu, lúc này nó đã nhốt bò vô chuồng và chạy lại chen vào ngồi giữa Tiểu Long và Tắc Kè Bông.

- Vậy nó đi đâu mấy ngày nay vậy ta? – Tắc Kè Bông ngước nhìn cành lá trên đầu, nói trổng.

- Tối nay thế nào tụi mình cũng phải hỏi cho ra lẽ!

Tiểu Long đấm tay vào không khí, hậm hực nói. Trong ba đứa, nó là đứa giận Quý ròm nhất. Dĩ nhiên rồi, vì nó và Quý ròm, nhỏ Hạnh xưa nay là một “bộ ba” thân thiết, không giấu giếm nhau bất cứ chuyện gì. Thế mà bây giờ thằng ròm cho nó ra rìa. Thằng ròm không còn coi nó là bạn thân nữa.

Tiểu Long giận quá, suốt ngày hết đi ra đi vô lại ra sau hè ngồi tâm sự với Tắc Kè Bông. Đến khi mặt trời đã xuống quá ngọn tre, thằng Lượm đã lùa bò vô chuồng rồi mà Tiểu Long vẫn còn ngồi ngoài hè với Tắc Kè Bông đủ biết nó giận Quý ròm đến mức nào. Phải nói là giận ơi là giận!


Chương 2




Quý ròm bị Tiểu Long, Tắc Kè Bông và thằng Lượm đứa nắm tay đứa kẹp cổ lôi tuột ra đống rơm kế chuồng bò và quây tròn lại.
Nhưng Quý ròm chẳng tỏ vẻ gì hốt hoảng.
Nó còn xoa bụng, khôi hài:
– Ối, môn thể dục gì thế này? Tao mới ăn cơm xong, không có vận động nhiều được đâu đấy!
Quý ròm giễu. Nhưng ba đứa bạn nó không cười.
Tiểu Long nắm vai Quý ròm ấn xuống chân đống rơm, lạnh lúng:
– Ngồi xuống!
Quý ròm ngồi bệt xuống, ngả lưng vào đống rơm và duỗi thẳng chân ra phía trước:
– Ồ, cảm ơn nhé! Lâu lắm tao mới được khoan khoái như thế này!
Tiểu Long vẫn xuất sắc trong vai người có bộ mặt không biết cười. Nó gầm gừ:
– Mày nói đi! Mày có còn xem tao là bạn không?
– Mày cũng nói đi! Mày có còn xem bạn là tao không mà mày hỏi kỳ cục vậy?
– Chính mày kỳ cục thì có! – Tiểu Long nghiến răng ken két – Nếu mày còn xem tao là bạn sao mày không nói cho tao biết hằng ngày mày đi đâu?
– Trời ơi là trời! Tiểu Long ơi là Tiểu Long! Mày có bị va đầu phải gốc cây nào không vậy? – Quý ròm giơ hai tay lên đầu, tru tréo bằng giọng oan ức – Tao chẳng đã nói với cả nhà rồi là gì! Tao đi trừ tà ma ở làng bên cạnh.
– Tà ma cái đầu mày! – Tiểu Long dậm chân xuống đất – Mày từng nói với tao là trên đời này không hề có ma kia mà…
– Đúng rồi đó! – Thằng Lượm phụ hoạ – Vụ ma trên đồi Cắt Cỏ lẫn vụ quỷ một giò trên nhà ông Sáu Cảnh dạo trước toàn là ma giả, ma hai chân…
– Mày định gạt tụi tao ! hả Quý ròm? – Tắc Kè Bông dán mắt vào mặt Quỳ ròm, giọng trách móc – Ý mày là chỉ có một mình mày khôn, còn tụi tao đứa nào cũng ngu như heo…
– Đó là ý mày chứ không phải ý tao! – Quý ròm khụt khịt mũi.
Thằng Lượm ngồi xuống cạnh Quý ròm, hạ giọng giảng hoà:
– Chứ ý anh sao?
– Ý tao hả? – Quý ròm gãi đầu – Ý tao là… trước đây tao vẫn nghĩ trên đời này không làm gì có ma. Chuyện ma quỷ là chuyện người ta bịa ra. Nhưng đến hôm nay…
Quý ròm cố ý ngừng ngang làm thằng Lượm nín thở:
– Hôm nay sao?
Quý ròm nghiêm trang:
– Đến hôm nay thì tao mới biết ma quỷ là chuyện có thật.
– Xạo đi! – Tiểu Long nhún vai "xì" một tiếng.
Như không nghe thấy Tiểu Long, Quý ròm vẫn tiếp tục thì thào:
– Con ma ở làng bên cạnh là một con ma rất dữ, uất khí rất nặng. Thú thật tao gặp ma treo cổ lần này là lần đầu.
Ba tiếng "ma treo cổ" khiến Tắc Kè Bông muốn sụm chân xuống. Còn thằng Lượm thì xích sát vào Quý ròm, một tay nắm chặt tay ông anh, tay kia len lén sờ xuống đũng quần để thăm dò trời mưa hay nắng.
– Khi mua căn nhà đó, người chủ mới không biết trong nhà từng có người chết vì treo cổ. Ông ta chỉ thấy giá bán quá rẻ mà không hiểu rằng sở dĩ căn nhà tụt giá là do không ai dám mua.
Tắc Kè Bông liếm môi:
– Thế ông ta không biết chuyện đó à? Tao nghĩ một chuyện động trời như vậy cả làng đều phải biết hết chứ!
– Ông ta ở nơi khác tới. – Quý ròm chép miệng – Từ khi xóm Đầu Cầu được chọn làm thị xã, người các nơi khác ùn ùn kéo tới để làm ăn, mày cũng biế! t rồi m! à.
Lượm vừa sợ vừa sốt ruột. Nó giật tay Quý ròm:
– Thế con ma treo cổ làm gì rồi hở anh?
– Chẳng ai biết nó làm những gì. – Quý ròm nuốt nước bọt – Nhưng từ khi người chủ mới vào ở trong căn nhà đó, mới có một năm mà trong nhà đã có hai người chết.
Tắc Kè Bông tái mặt:
– Cũng treo cổ à?
– Không. Thằng con trai trèo cây hái xoài,sẩy chân ngã lộn mèo. Sau đó hai tháng, ông bố leo lên mái nhà, cũng trượt chân rớt xuống đất.
Tắc Kè Bông hóp bụng:
– Chẳng ai sống sót?
– Ừ, ngã xuống là nằm quay đơ.
– Ghê quá! – Lượm rùng mình và rụt cổ lại, trông nó có vẻ tiếclà không thể rụt sâu hơn.
– Thế ông bố leo lên mái nhà làm gì? – Tắc Kè Bông thắc mắc, lúc này nó đã ngồi xuống cạnh thằng Lượm, hy vọng ngồi túm tụm như thế sẽ đỡ sợ hơn.
– Ông ta nuôi một con chim hoàng yến. Sáng đó, lúc ông cho nó ăn, chả hiểu ông loay hoay thế nào mà con chim sổ lồng bay ra ngoài. Ông đuổi theo nó. Nó bay đậu trên mái nhà. Ông lật đật bắc thang trèo lên. Nhưng chưa tóm được nó thì ông đã rơi đánh "bịch", nằm ngay cán cuốc.
Lượm nhè nhẹ thở ra:
– Ghê thật đấy. Nhưng dù sao thì những cái chết này cũng không liên quan gì đến con ma treo cổ.
Mặt Tắc Kè Bông cũng giãn ra:
– Ừ, chỉ là do rủi ro thôi.
Rủi ro à? – Quý ròm hừ mũi – Tụi mày bắt cái đầu của tui mày suy nghĩ đi.
– Suy nghĩ gì cơ? – Lượm tròn xoe mắt.
Quý ròm nhếch môi:
– Ma treo cổ bao giờ cũng lơ lửng trên cao. Mà những cái chết này đều té ngã từ trên cao.
– Eo ôi! – Lượm rê! n lên, l! ại xích sát vào ông anh, nhưng vì không còn chỗ nào để xích nữa, trông nó giống như cố chui tọt vào lòng Quý ròm.
Tắc Kè Bông run run hỏi, nghe mồ hôi trán vã ra:
– Thế tất cả những chuyện này đều do… do…. ma làm ư?
– Thì tụi mày cũng biết rồi đấy!
Quý ròm không trả lời thẳng nhưng câu nói khơi khơi của nó còn rùng rợn hơn cả một lời xác nhận.
Thằng Lượm tính mở miệng hỏi tiếp nhưng nó phát hiện ra quai hàm nó đột nhiên cứng như gỗ. Cho nên nó mừng rơn khi nghe Tắc Kè Bông lắp bắp hỏi đúng cái điều nó đang nghĩ trong đầu:
– Thế… thế… con ma treo cổ xô… xô những người kia té… té xuống đất hay sao?
– Chuyện đó thì không ai biết. – Quý ròm tặc lưỡi – Ma chứ có phải người ta đâu mà nhìn thấy. Có thể nó xô, cũng có thể nó kéo tay hoặc gạt chân. Tui mày cũng biết rồi đó, ma là chúa lắm trò. Nhưng đằng nào thì mình cũng chết.
Ba đứa bạn nó chẳng đứa nào biết ma là gì, nhưng đang trơn miệng Quý ròm tỉnh queo phang luôn câu "Tụi mày cũng biết rồi đó", cứ như thể ma là thứ ngày nào tui thằng Lượm cũng gặp ngoài chợ. Lượm và Tắc Kè Bông đang say chuyện, bụng lại đang thon thót, chẳng đứa nào để ý.
Chỉ có Tiểu Long bĩu môi:
– Ma lắm trò hay không thì tao không biết, nhưng tao biết chắc là mày đang giở trò.
Thấy thằng bạn thân giở giọng nghi ngờ, Quý ròm đã tính gầm lên. Nhưng vừa hít hơi vào, không hiểu sao nó lại thở ra, người xẹp xuống:
– Tao không ép mày tin, Tiểu Long. Nhưng đó là sự thực. Chính bà chủ nhà đã kể cho tao nghe những chuyện đáng sợ đó.
Giọng Quý ròm chuyển sa! ng tâm s! ự:
– Tao thừa nhận là xưa nay tao không tin những chuyện như thế này. Nhưng bà ta quá lo lắng và sợ hãi. Bà vừa năn nỉ tao vừa rơm rớm nước mắt. Bà bảo trong nhà bà bây giờ còn lại cả thảy ba người. Là bà và hai đứa con, một trai một gái. Bà có ba đứa con tất cả, nhưng thằng lớn thì chết rồi. Bà bảo nếu tao không ra tay giúp đỡ, con ma treo cổ chắc chắn sẽ lần lượt gieo tai hoạ cho những người còn lại trong nhà.
– Ờ, tội nghiệp ghê! – Lượm thốt lên cảm khái, giọng điệu bùi ngùi của Quý ròm khiến trái tim nó mềm đi hồi nào không hay – Con ma hung dữ đó thế nào cũng tìm cách kéo tay hay gạt chân…
– Lượm! – Tiểu Long nạt ngang – Nếu thực sự có một con ma như thế trong nhà, chủ nhà đương nhiên phải dọn đi ở chỗ khác.
Tắc Kè Bông gật gù:
– Ờ, tao nghĩ đó là cách "trừ tà ma" đơn giản nhất!
– Tụi mày chả biết gì mà cũng nói! – Lần đầu tiên Quý ròm không giữ được bình tĩnh. Nó gầm lên, tiếc hùi hụi là không có lửa để phun qua lỗ mũi – Ai mà chẳng biết dời nhà đi là thượng sách. Nhưng quan trọng là tiền? Lấy tiền ở đâu ra mà dời?
Có cảm giác Quý ròm vừa lia một tràng tiểu liên. Tụi Tiểu Long im thít, như trúng đạn. Mặt Tắc Kè Bông nghệt ra đến tội. Nếu trên đống rơm có thằn lằn, có thể tin chắc nó vừa bị thằn lằn ị trúng mặt.
Ánh mắt láu lỉnhcủa Quý ròm đi qua đi lại trên mặt tụi bạn, miệng không ngừng thao thao, càng nói càng hăng:
– Muốn dời đi phải có tiền mua nhà mới, tao nói có đúng không hả Lượm?
-Dạ đúng. – Lượm lí nhí.
– Muốn có tiền mua nhà mới thì ph�! �i bán �! �ược căn nhà hiện nay, tao nói có đúng không hả Tắc Kè Bông?
Miệng Tắc Kè Bông méo xẹo:
– Ờ… ờ… đúng.
Quý ròm tiếp tục hùng hồn:
– Muốn bán được căn nhà hiện nay thì trong căn nhà đó phải không có một con ma nào, tao nói có đúng không hả Tiểu Long?
– Mày nói trật lất!
Tiểu Long phang một câu khiến Quý ròm chết sững. Đang hăng tiết vịt, Quý ròm quên phắt Tiểu Long đang giận mình. Như chiếc xe đang ngon trớn bỗng vấp phải ổ gà, Quý ròm ngúc ngoắc mất một lúc mới mở miệng được. Nó ú ớ:
– Trật lất chỗ nào?
– Chỗ nào à? – Tiểu Long quẹt mũi – Ở chỗ trong căn nhà đó không có một con ma nào hết.
– Ơ… cái thằng này…
– "Ơ, ơ" cái gì! Chẳng ai trừ tà ma vào ban ngày hết. Xưa nay các oan hồn chỉ xuất hiện vào ban đêm. Trong khi mày đi biệt cả ngày, tối về nằm ngủ khò, vậy mà dám khoe là đi trừ tà ma hả?
– Ờ, đúng rồi đó! – Tắc Kè Bông cười hê hê – Bộ mày coi tụi tao là con nít hả Quý ròm?
– Nói thiệt tao không muốn coi tụi mày là con nít cũng không được. – Quý ròm sầm mặt – Tui mày kiến thức quá kém. Ai chẳng biết xưa nay ma thường xuất hiện vào ban đêm. Chẳng qua là tụi nó sợ ánh mặt trời, sợ khí dương. Nhưng đó là loại ma xoàng xĩnh, ma bình dân, loại ma "đẳng cấ thấp". Còn những loại ma "đẳng cấp cao" thì chúng chẳng kiêng kỵ gì hết.
Lượm giật thót:
– Vậy là con ma treo cổ này xuất hiện vào ban ngày hở anh?
– Ờ, con ma này chẳng thèm xuất hiện vào ban đêm. Nó hoạt động theo… giờ hành chánh!
Tiểu Long nheo mắt:
– Nhưng làm sao! mà bà ! chủ nhà biết mày? Bà ta ở làng bên cạnh kia mà!
Quý ròm mừng rơn khi thấy Tiểu Long hỏi quá dễ. Nó sốt sắng giải đáp ngay:
– Ông Sáu Cảnh giới thiệu. Hôm mày và thằng Tắc Kè Bông hì hục sửa lại chuồng bò, tao đạp xe lên chợ Ngã Ba chơi, nhân tiện ghé qua căn nhà gạch của ông Sáu Cảnh, tình cờ gặp ổng ở đó.
Tiểu Long ngạc nhiên:
– Ổng chưa bán được nhà à?
– Chưa. Bây giờ ổng cho người ta thuê để đặt máy xay xát. Bà chủ căn nhà ma hôm đó cũng gánh thóc đến xay ở đó. Thế là ổng giới thiệu hai bên với nhau. Thực tình tao cũng chẳng muốn nhận lời. Tao về đây là để nghỉ hè với tụi mày chứ đâu phải để mất thì giờ vào những chuyện linh tinh này. Nhưng hôm đó bà ta khóc lóc ghê quá. Đã vậy ông Sáu Cảnh đứng bên cạnh cứ liên tục "đế" vào: "Chỉ cao tay ấn như thầy mới trị được con ma hung dữ này. Thầy tốt nghiệp trên núi Tà Lơn, bọn quỷ một giò trong nhà tôi hôm trước thầy còn ra lệnh trục xuất được nữa là", "Thầy làm ơn làm phúc, coi chuyện cứu người làm trọng. Ông bà mình có nói: Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người"…
Quý ròm nói một lèo, không vấp một chữ khiến Tắc Kè Bông ngớ ra:
– Ủa, thế ra mày không bịa chuyện hả?
– Tao bịa chuyện làm gì! Bộ mày tưởng tao rảnh lắm hả Tắc Kè Bông?
– Thế sao lần này mày không rủ tụi tao đi theo như những lần trước? – Tiểu Long nhìn xoáy vào mặt bạn, vẻ nghi hoặc vẫn còn ngời ngời trong ánh mắt.
– Tiểu Long này, nói thiệt với mày nha. – Quý ròm đưa tay xoa cằm, cố lấy giọng thật từ tốn – "Trướ! c đây t! ao vẫnhay gọi mày là "đồ ngốc tử". Đó là tao ngứa miệng tao gọi vậy thôi. Chứ gọi xong, tao hối hận lắm. Có khi cả đêm tao không ngủ được vì hối hận. Bởi vì tao nghĩ mình không nên gọi thằng bạn thân của mình như vậy. Nhưng đến hôm nay thì tao lại thấy nếu không gọi mày là "đồ ngốc tử" thì thú thật tao cũng chẳng biết phải gọi mày bằng từ gì cho thích hợp!
– Ơ… cái thằng này… – Tới phiên Tiểu Long ú ớ, vô tình lặp lại câu buột miệng của Quý ròm khi nãy.
– "Ơ, ơ" cái gì! – Quý ròm cũng tinh quái lặp lại câu châm chọc của Tiểu Long trước đó – Tao nói vậy không đúng sao! Nếu mày không phải là "đồ ngốc tử" đương nhiên mày sẽ không thắc mắc cái câu vừa rồi. Tại sao những lần trước tao dẫn tụi mày đi theo ư? Đơn giản vì tao biết trên đồi Cắt Cỏ và trong nhà ông Sáu Cảnh không hề có ma quỷ. Chỉ là do người ta cố tình bày ra thôi.
– Thế lần này là ma thật hả anh? – Thằng Lượm ngứa miệng hỏi, giọng nó thích thú xen lẫn hồi hộp.
– Thêm mày nữa! – Quý ròm trừng mắt nhìn Lượm, giọng phật ý – Nếu không phải ma thật, tao đã rủ tụi mày đi theo ngay từ đầu rồi. Con ma treo cổ này dữ tợn đến mức tao không dám rủ bất cứ ai đi theo, thậm chí không dám kể cho bất cứ ai nghe chuyện này. Bữa nay, tụi mày dò hỏi quá, tao mới dám hé răng chút chút thôi đấy.
– Anh là pháp sư, con ma dữ với anh là đúng rồi. – Lượm chớp mắt – Tụi em chỉ ngồi ở nhà hóng chuyện, có làm gì nó đâu?
Quý ròm ngó lên trời:
– Ngồi ở nhà hóng chuyện cũng không được. Mày nói vậy tức là mày chưa bao giờ… tiếp x! úc với! ma rồi. Con ma này ghê gớm lắm. Mấy ngày nay tao với nó quần nhau bất phân thắng bại. Nhiều bữanó còn rượt theo uýnh nhau với tao dọc đường. Hung hăng như thế, thế nào chẳng có ngày nó mò tới tận nhà. Có khi bây giờ nó đang ngồi quanh đây cũng nên. Nó mà biết tụi mày dò hỏi về nó, nó sẽ không để yên đâu…
Câu nói của Quý ròm như một làn gió lạnh thổi qua người tụi bạn. Tóc gáy dựng đứng, Lượm nhớn nhác nhìn quanh:
– Ối… anh nói gì nghe ghê quá!
Tắc Kè Bông xích sát vào Lượm, cố thu người nhỏ lại:
– Nó rượt theo uýnh nhau với mày dọc đường thật à?
– Sao lại không thật! – Quý ròm vung tay vào không khí – Tao đạp xe đạp, nó chạy bộ, à quên, nó bay lơ lửng trên không. Kẻ trên người dưới cứ thế đấm nhau bình bịch. Khách đi đường trố cả mắt, thấy tay tao vung loạn, chả hiểu tao đang làm trò gì.
– Hê hê! – Tiểu Long ôm bụng – Bịa thế mà cũng bịa được! Ai đời ma lại đấm nhau với người bình bịch như võ sĩ quyền Anh thế kia!
Quý ròm đứng phắt dậy. Nó trật áo ra khỏi vai:
– Tao thèm bịa! Tụi mày xem cái gì đây! Tao nói có sách mách có chứng đàng hoàng!
Tiểu Long tò mò cúi xuống vai bạn. Tắc Kè Bông và thằng Lượm cũng lồm cồm bò dậy. Cả ba đứa căng mắt nghiêng ngó.
– Thấy gì chưa? – Quý ròm sốt ruột.
– Thấy. – Lượm gật đầu, mau mắn.
– Thấy cái gì?
– Cái vai.
Quý ròm nhăn hí:
– Cái vai thì nói làm gì! Trên cái vai có cái gì?
– Chẳng có cái gì hết.
– Hừm, tụi mày không thấy vết bầm à?
– Thấy sao được. Tối thui à.
–! ; Vậy t! hì vào đây!
Quý ròm hối hả đi trước. Ba đứa bạn háo hức chạy theo. Khi vào tới trong bếp, dưới bóng đèn sáng trưng, Quý ròm lại chìa vai cho tụi bạn săm soi.
Lần này, vừa ghé mắt, Tắc Kè Bông bật kêu sửng sốt:
– Ối, ghê quá! Vai mày bầm tím à.


Chương 3


Sáng nay Tiểu Long mở mắt ra, vẫn chẳng thấy Quý ròm đâu.
Nó cố dậy thật sớm, sớm ơi là sớm, nhưng bao giờ thằng ròm cũng dậy trước nó. Và xách xe đạp chạy mất.
Tiểu Long giận điên người. Không buồn đánh răng rửa mặt, nó xông thẳng ra sau hè.
Cái cảnh thằng Tắc Kè Bông lui cui đào đào cuốc cuốc không hiểu sao bữa nay làm nó ngứa mắt quá sức.
– Mày hết chuyện làm rồi hả, Tắc Kè Bông? – Tiểu Long hỏi giọng gây sự.
Tắc Kè Bông ngước nhìn bạn, ngơ ngác:
– Là sao?
– "Sao, sao" cái khỉ khô! Làm gì mà ngày nào mày cũng loay hoay chỗ đó thế?
– Tao xới đất cho mẹ tao trồng cải mà.
Câu trả lời của Tắc Kè Bông làm Tiểu Long xuôi xị. Nó về đây, chưa phụ thím Năm Sang xới đất được bữa nào, tự nhiên lại quạu quọ với thằng Tắc Kè Bông thì đúng là bậy quá.
Tiểu Long lảng sang chuyện khác:
– Thằng Quý ròm đi trừ tà ma rồi hả?
– Ừ.
Tắc Kè Bông đáp và cúi xuống cuốc đất tiếp. Nhưng rồi nó lại ngẩng phắt lên:
– Ủa, thế ra mày tin chuyện Quý ròm đi trừ tà ma rồi sao?
– Hừ! – Tiểu Long nhún vai – Tao có phải là trẻ con đâu!
– Tức là mày không tin?
– Tin sao được mà tin!
Tắc Kè Bông liếm môi:
– Thế vết bầm trên vai nó ở đâu ra?
– Ở đâu ra mà chẳng được. – Tiểu Long đưa tay quẹt mũi – Gì chứ để có một vết bầm trên vai thì quá dễ!
Tắc Kè Bông không nói gì. Nó lại cúi xuống lặng lẽ cuốc đất, trông bộ tịch thì dường như lý lẽ của Tiểu Long không xuyên thủng được vỏ não! của nó.
– Thế mày thì tin à? – Tiểu Long mon men lại gần bạn, hạ giọng hỏi.
Tắc Kè Bông quệt mồ hôi trên má, ngần ngừ:
– Tao chẳng biết nữa.
Cái lối trả lời không giống trả lời của Tắc Kè Bông làm Tiểu Long nổi cáu. Nó vung chân đá một hòn đất bắn vô hàng rào, gầm ghè:
– Hoặc là tin hoặc là không! "Chẳng biết nữa" là cái con khỉ gì!
Tắc Kè Bông cắn môi:
– Nhưng Quý ròm bịa chuyện để làm gì? Mà làm sao nó có thể bịa chuyện tài đến thế. Nghe cứ như chuyện thật trăm phần trăm!
– Thế thì mày chẳng biết gì về Quý ròm rồi. – Tiểu Long vỗ vai bạn, cười khì khì – Nó là chúa dóc tổ. Không chuyện gì mà nó không bịa được. Miệng nó trơn như mỡ ngọt như mật, nghe nó bịa đến kiến trong hang cũng rủ nhau bò ra nữa là.
Tắc Kè Bông liếc bạn:
– Mày so sánh tao với kiến à?
– Tao chả so sánh gì cả! – Tiểu Long cau mặt giật cây cuốc trên tay Tắc Kè Bông – Đưa đây tao cuốc phụ cho. Mày đi kiếm cây cuốc khác đi!

***


Tiểu Long quá chán Tắc Kè Bông.
Tắc Kè Bông không về hùa với nó.
Hôm qua, Tắc Kè Bông còn tỏ ý nghi ngờ Quý ròm. Nhưng từ khi nhìn thấy vết bầm trên vai thằng ròm, Tắc Kè Bông bắt đấu xiêu xiêu.
Nó còn nói:
– Cái vết đó đúng là do ma làm. Mày không sống ở quê mày không biết, tao thì tao thấy những vết bầm như thế nhiều rồi.
Tiểu Long chẳng buồn tranh cãi. Tới lượt nó lầm lì cuốc đất.
Buổi chiều thằng Lượm vừa dắt bò vô cổng, Tiểu Long đã quăng cuốc chạy lại.
– Gì thế anh? – Lượm nhìn ông anh.
– Mày nhốt bò vô chuồng đi. Rồi ra đây tao bàn chuyện với mày. Chuyện này quan trọng lắm.
Một lát, thằng Lượm đã ngồi cảnh Tiểu Long ở bậc thềm trước hiên, chân tay dơ hầy vì nó vội nghe "chuyện quan trọng" nên không buồn rửa ráy như mọi lần.
Tiểu Long nhìn lom lom vô mặt thằng nhóc, giọng trịnh trọng:
– Tao hỏi thiệt, mày cũng nói thiệt nha Lượm!
Lượm chột dạ:
– Gì ghê vậy!
– Thì mày cứ "ừ" đi!
Lượm nuốt nước bọt;
– Ừ.
– Mày có tin anh Quý mày mấy hôm nay đi trừ tà ma ở làng bên cạnh không? – Tiểu Long cất giọng rành rọt, ánh mắt vẫn bám cứng gương mặt Lượm như chờ một cái lắc đầu.
– Em chẳng biết nữa.
Lượm trả lời y hệt Tắc Kè Bông hồi sáng. Và điều duy nhất Tiểu Long có thể làm trong lúc này là đưa tay ôm đầu, thở hắt ra:
– Mày và thằng Tác Kè Bông là anh em khác cha khác mẹ mà sao trả lời có một câu y khuôn vậy hả Lượm?
Lượm rất ghét ai so sánh nó với Tắc Kè Bông! .
– Em mà giống thằng Tắc Kè Bông? – Lượm bất bình.
Tiểu Long vỗ vai thằng nhóc, tặc lưỡi:
– Hồi sáng tao hỏi thằng Tắc Kè Bông, nó cũng trả lời y như mày.
Tới đây thì Lượm hết ham phản đối. Nếu thằng Tắc Kè Bông cũng nói như vậy thì Tiểu Long không hề đổ oan cho nó.
Lượm đưa tay dứt một sợi tóc, đắn đo:
– Thực ra…
– Thực ra sao?
– Chuyện trừ tà ma ấy ma.
– Chuyện trừ tà ma sao?
Lượm hít vô một hơi:
– Muốn biết anh Quý nói thật hay không thì mình phải bí mật theo dõi…
– Đúng rồi đó, Lượm! – Tiểu Long reo lên, rõ ràng nó rình câu nói này từ nãy giờ – Tao không ngờ mày thông minh ngoài sức tưởng tượng của tao. Khù khờ như thằng Tắc Kè Bông còn khuya mới nghĩ ra cách này.
Lời khen tặng hào phóng của ông anh làm Lượm nở lỗ mũi. Nó vờ khiêm tốn, cố làm cho mũi mình xẹp xuống:
– Thông minh gì đâu!
– Thông minh quá đi chứ! – Tiểu Long hào hững, rồi nó nheo mắt nhìn thằng nhóc – Nhưng điều quan trọng là ai sẽ theo dõi anh Quý mày?
Câu nói của Tiểu Long khiến Lượm hóp bụng lại, cảm thấy có một chiếc bẫy đang giăng ra trước mặt mình. Nó liếc nhìn Tiểu Long bằng ánh mắt cảnh giác, bắt đấunói vòng vo:
– Em không to con.
Tiểu Long nhếch mép:
– Tao biết.
– Em cũng không có võ.
– Tao cũng biết.
– Sáng nào em cũng phải dắt bò đi ăn.
Tiểu Long cười khảy:
– Chứ không 0phải mày sợ ma à?
Lượm đỏ mắt trước sự huỵch toẹt của ông anh:
– Trước đây thì em sợ. Nhưng bây giờ em…em… hết sợ rồi. Chỉ ! đợi có vậy, Tiểu Long cười toe:
– Nếu vậy mày sẽ là người theo dõi Quý ròm.
– Em á? – Lượm giật bắn, như thể một cành cây vừa rớt trúng đầu nó – Sao không phải là anh hay thằng Tắc Kè Bông?
– Thằng Tắc Kè Bông lúc nào cũng tin lấy tin để câu chuyện của Quý ròm, chắc chắn nó không dám chọc giận con ma treo cổ rồi. Tao lại càng không được. Muốn bí mật bám theo Quý ròm, tao phải ra khỏi nhà trước nó. Nhưng nếu thức dậy không thấy tao, Quý ròm sẽ nghi ngờ.
Tiểu Long phát khẽ vô bụng thằng nhóc, cười khì:
– Tóm lại chỉ có mày là thích hợp nhất.
Trái với vẻ mặt tươi rói của Tiểu Long, mặt Lượm méo xệch như người vừa bị toà kết án:
– Nhưng em còn phải dắt bò xuống đồi Cắt Cỏ.
Lượm ném ra chiếc phao cuối cùng. Nhưng Tiểu Long đã thô bạo giật mất:
– Thằng Tắc Kè Bông sẽ thay mày dắt bò đi ăn.
Người Lượm xẹp xuống như miếng giẻ ướt. Nó cảm thấy hối hận khi trót khoác lác là mình đã hết sợ ma. Nó biết Tiểu Long cố tình gài bẫy mình, nhưng khi Tiểu Long khích nó, nó đã không kềm được tự ái. Nó đã huênh hoang. Và bây giờ nó phải trả giá cho sự huênh hoang đó.
Cuối cùng, Lượm nhận ra muốn sống lâu thì không nên huênh hoang nữa. Nó tóm chặt cánh tay Tiểu Long, rên rỉ:
– Em không sợ ma chỉ vì anh bảo trên đời không làm gì có ma. Nhưng nhỡ con ma treo cổ kia có thật thì sao?
Lượm đã lòi đuôi thỏ đế. Nhưng Tiểu Long không nỡ trêu em. Nó nghiêm mặt, cố đừng để phì cười:
– Sao mày mau quên thế hả Lượm! Tao nhớ hôm trước tụi tao đã dạy mày câu thần chú "án ma! nhi bát! mê hồng" để đối phó với tà ma rồi kia mà.

***


Tắc Kè Bông hết sức sung sướng khi được giao nhiệm vụ dắt bò đi ăn thay cho thằng Lượm. So với chuyện bám theo Quý ròm để xem nó đánh nhau với con ma treo cổ thì dắt bò xuống đồi Cắt Cỏ là nhiệm vụ nhẹ nhàng hơn nhiều.
Trong nhà, Tắc Kè Bông là đứa dậy sớm nhất. Vì vậy trước khi tháo bò ra khỏi chuồng, nó còn được Tiểu Long giao thêm một nhiệm vụ nữa là phải đánh thức thằng Lượm.
Ngày đầu tiên, Lượm nằm phục ngay trước nhà, bên kia con lộ đất. Nó ngồi nhấp nhỏm sau mấy bụi dứa dại, chong mắt dòm vô con ngõ, hồi hộp chờ Quý ròm chạy xe ra.
– Ê, hết chỗ ị rồi sao mà sáng sớm mày ngồi ị ngay đây hả Lượm? Tao méc với ba mày à.
Bà Sáu Thơm đi chợ sớm, thấy thằng Lượm thu lu ngồi một đống trong bụi dứa, ngoác miệng la toáng.
– Dì ơi, dì nói nhỏ nhỏ chút đi, dì! – Lượm xanh mặt, không phải sợ bà Sáu Thơm méc ba nó mà sợ Quý ròm thình lình chạy xe ra – Cháu đang rình con rắn mối.
Rồi sợ bà Sáu Thơm không tin, nó đứng bật dậy một cái rồi hấp tấp ngồi xuống, chỉ để cho bà kịp thấy tư thế của nó tuy trông rất khả nghi nhưng nó vẫn… mặc quần đàng hoàng, có nghĩa là nó không hề ị bậy.
May cho Lượm, nó vừa ngồi thụp xuống thì Quý ròm cũng vừa từ trong ngõ chạy ra.
Tới con lộ, Quý ròm rà chân xuống đất, cảnh giác đánh mắt một vòng rồi mới yên tâm nhấn pê – đan chạy tiếp.
– Anh Quý chạy về hướng chợ Ngã Ba. – Năm phút sau, thằng Lượm đã đứng trước mặt Tiểu Long, hí hửng "báo cáo".
– Mày giỏi lắm Lượm. – Tiểu Long động viên th�! ��ng nhóc – Tao thấy mày tài ba không thua gì thám tử Sherlock Holmes đâu đấy.
Lượm không biết Sherlock Holmes là ai nhưng nó nghĩ một thám tử tài ba chắc không bao giờ bị người khác nghĩ là ị bậy. Nhưng Lượm chỉ nghĩ trong đầu, ngoài mặt nó giấu biến, chỉ hỏi:
– Thế bây giờ mình làm gì nữa hả anh?
Tiểu Long quẹt mũi:
– Sáng mai mày cũng dậy sớm như bữa nay, rồi chạy lên nấp trên chợ Ngã Ba, rình xem anh Quý mày đi đâu.


Chương 4

Ngày thứ hai, Lượm chạy về báo cáo:
– Anh Quý đi về hướng nhà ông Sáu Cảnh.
Ngày thứ ba:
– Anh Quý vô nhà ông Sáu Cảnh.
Ngày thứ tư:
– Anh Quý vô nhà ông Sáu Cảnh nhưng không có trong nhà ông Sáu Cảnh. Chỉ có chiếc xe đạp dựng trước sân.
Tiểu Long hấp háy mắt:
– Tao thấy tài mày đã vượt qua Sherlock Holmes rồi đó, Lượm.
Sherlock Holmes là ông thám tử anh nói hôm nọ đấy hả?
– Ờ, ổng là thám tử nước Anh. Ổng giỏi đến mức hễ gặp vụ án gì khó khăn, cảnh sát Anh đều phải cầu cứu ổng. Chỉ cần ổng gật đầu một cái, mọi chuyện đều xong tuốt.
Lượm xịu mặt:
– Vậy mà anh so sánh em với ổng!
– Mày hơn xa ổng ấy chứ! – Tiểu Long ưỡn ngực, rồi thình lình nó hạ giọng – Ờ, nhưng nói đúng ra thì mày vẫn chưa hơn ông Sherlock Holmes được. Trình độ hai bên hiện nay chỉ mới ngang ngửa nhau thôi.
Nó liếc thằng nhóc qua khoé mắt, tặc lưỡi:
– Muốn vượt qua ổng, ngày mai mày phải làm thêm một chuyện nữa. Chà, chuyện này hơi khó khăn đấy, chẳng biết mày có làm nổi không!
Mũi tên khích tướng của Tiểu Long trúng ngay tim Lượm. Thằng nhóc xoa má, tự ái:
– Chuyện gì mà khó thế?
Tiểu Long vỗ vai Lượm, cười hề hề:
– Lần này mày không "đón đầu" Quý ròm nữa. Mà phải bí mật bám theo nó.
– Bám theo anh Quý? – Lượm hỏi, nghe miệng mình khô rang.
– Ờ, tao chắc chắn Quý ròm vô nhà ông Sáu Cảnh là để đánh lạc hướng. Sau khi vứt xe ở đó, nó còn đi tiếp nữa.
Lượm run run hỏi:
– Ảnh tới nh! à con ma treo cổ hả?
– Cái thằng này! – Tiểu Long gắt – Tao đã bảo là Quý ròm bịa chuyện mà! Ma, ma hoài!
– Em… em…
– Tao hỏi mày nè! – Tiểu Long cắt ngang – Mày muốn vượt qua ông Sherlock Holmes hay mày muốn suốt đời đi theo xách dép cho ổng?
– Em chẳng muốn gì hết – Lượm đỏ mặt. Nó cắn môi – Nhưng được rồi, ngày mai em sẽ bám theo anh Quý!
– Vậy thám tử Sherlock Holmes mới sợ mày chứ! – Tiểu Long toét miệng cười – Chẳng lẽ mày bỏ ra mấy ngày lần theo anh Quý mày tới đây, bây giờ lại bỏ cuộc!
Lượm không biết ông Sherlock Holmes gì gì đó có sợ nó hay không. Nhưng nó thì nó biết mình đang sợ. Nó sợ con ma treo cổ. Tiểu Long mạnh miệng thế thôi chứ chắc gì Quý ròm đã bịa chuyện. Nếu thực sự có một con ma dữ dằn như thế trên đời, chắc chắn nó sẽ không buông tha cho người nào tọc mạch về nó. Lượm càng nghĩ càng run, ngực bất giác nằng nặng như chèn đá. Nhưng đến nước này nó biết mình không thể rút lui được nữa.
Thực tâm thì Lượm cũng không muốn bỏ cuộc. Nó tiếc công mình vất vả mấy ngày nay. Hơn nữa, hành tung bí ẩn của Quý ròm làm nó tò mò quá. Lượm chưa tận mắt nhìn thấy pháp sư trừ tà ma bao giờ nhưng nó không nghĩ hoạt động của pháp sư lại lén lén lút lút giống như bọn đánh cướp nhà băng thế.
Ngay cả lúc nấp sau hè nhà ông Sáu Cảnh vào sáng sớm hôm sau, Lượm vẫn bắt gặp mình đang đối diện với cảm giác nghi ngờ.
Và khi Quý ròm chạy xe vô sân, lật đật quẳng chiếc xe vào vách rồi ba chân bốn cẳng phóng ra con ngõ nhỏ dọc hàng rào, Lượm càng ngờ vực tợn.
Nó rời khỏi chỗ nấp, t! hận tr�! ��ng bám theo ông anh.
Lượm đi xa xa, cẩn thận giấu mình sau các bụi rậm, chỉ dám quan sát Quý ròm qua kẽ lá.
Đằng trước, Quý ròm đi nhanh như gió. Chưa bao giờ Lượm thấy ông anh ròm của mình đi nhanh đến vậy. Chốc chốc, Quý ròm ngoái đầu lại phía sau khiến Lượm phải hốt hoảng thụp người xuống, tim đập binh binh.
– Anh Quý đi đâu thế nhỉ?
Lượm tự hỏi khi thấy Quý ròm càng đi càng xa đường quốc lộ.
Đột nhiên, Quý ròm rẽ phải, đi về phía các vườn điều.
– À, chắc là ảnh vô chơi với mấy đứa hái điều thuê!
Lượm lại nhủ bụng, nhưng khi tới con lộ đất cắt ngang lối đi, nó biết là mình nhầm khi thấy ông anh nó không rẽ trái mà đi xuôi về phía đường quốc lộ.
Lượm thấy đầu mình ong ong như có ai vừa đánh rơi motọ cái chong chóng trong đó: Trời đất! Việc gì anh Quý phải đi lòng vòng thế nhỉ? Đánh một vòng xa lắc, rồi cũng quay lại chỗ chợ Ngã ba! Chẳng lẽ phải đi loanh quanh như vậy để con ma treo cổ hoa mắt hết đường theo dõi?
Quý ròm không biết thằng Lượm đang bám lẵng nhẵng sau lưng, vừa quan sát nó vừa luôn miệng làu bàu. Tới đường quốc lộ, nó đi về phía cầu Sắt. Qua khỏi cầu Sắt một quãng, Quý ròm lại men theo đường đất đi về phía xóm nhà ngói nằm mé trên đường quốc lộ, chân đã bắt đầu bước chậm lại.
Lượm đưa tay quẹt mồ hôi trán, thở phào:
– Chắc là sắp tới rồi!

***


Căn nhà mà Quý ròm bước vào giống như mọi căn nhà khác ở quê Tiểu Long. Nhà ngói ba gian, liền phía sau là gian nhà bếp lợp tranh. Sau nữa là chuồng nuôi heo. Sau hè là giếng nước, vườn cây và ao cá. Nhà này không nuôi bò nên không có chuồng bò và rơm khô.
Trước nhà là sân gạch, chiều chiều trải chiếu dọn cơm ngồi ăn cho mát, tới vụ mùa thì biến thành sân phơi thóc. Tất cả được vây quanh bởi một hàng rào dậu hoặc rào tre.
Lúc này thằng Lượm đang bò lom khom chỗ hàng rào dậu được cắt xén gọn gàng, ti tỉ dây tơ hồng bò quấn quít bên trên.
Thằng Lượm bữa nay gặp tới mấy cái hên. Cái hên thứ nhất là ở xóm này không có người đàn bà nào tên là bà Sáu Thơm. Nếu không, thế nào nó cũng giật bắn mình vì nghe tiếng la bài hãi thình lình dộng vô tai "Ối, bộ hết chuyện làm rồi hay sao mà mày rình bắt gà nhà người ta hả Lượm?". Quả thật bộ tịch thằng Lượm rất giống một tên trộm gà. Sở dĩ nó có thể giống tên trộm gà đến thế là nhờ cái hên thứ hai: nhà này không nuôi chó.
Nếu nhà này nuôi chó hoặc nếu xóm này có bà Sáu Thơm, công thằng Lượm sẽ hóa thành công cốc là cái chắc.
Cái hên của nó cũng chính là cái xui của Quý ròm.
Quý ròm không biết thằng Lượm rình ngoài bờ rào nên cứ tỉnh bơ… trừ tà ma. Tất nhiên là trừ tà ma theo cách của nó.
Cách thứ nhất là Quý ròm… lấy chổi ra quét nhà.
Thằng Lượm trố mắt nhìn ông anh ròm của mình lom khom làm cái chuyện mà cả đời nó cũng không bao giờ tưởng tượng ra nổi. Chưa bao giờ Lượm thấy ông anh nó mó tay vào cây chổi chứ đ! ừng nói là đem cây chổi đó ra quét. Nói Quý ròm quét nhà cũng như nói thằng Lượm biết bay. Tức là nói xạo, nói chuyện không ai tin.
Vậy mà bây giờ cái chuyện khó tin đó đang diễn ra trước mắt Lượm. Càng khó tin hơn nữa khi Quý ròm lui cui quét nhà người nào lạ hoắc lạ huơ chứ hổng phải quét nhà phụ thằng Lượm hay thằng Tắc Kè Bông.
Lượm chớp mắt lia lịa, vẫn thấy Quý ròm cầm cây chổi quét soàn soạt, liền đưa tay lên mắt dụi lấy dụi để. Dụi mắt đến đỏ kè, cũng vẫn thấy thế, Lượm lại đưa tay xuống véo đùi mình.
Nghe đau, bấy giờ Lượm mới tin là nó không bị hoa mắt, không bị… ma làm.
Nghĩ đến chữ "ma", Lượm giật thót một cái, đảo mắt nhìn quanh. Con ma treo cổ có thật không nhỉ? Nếu có thì nó đang nấp ở đâu? Nó có nhìn thấy mình không? Lượm lo lắng lia mắt qua bên phải rồi bên trái, cố tìm cây xoài Quý ròm nói nhưng chẳng thấy đâu. Như vậy là anh Quý bịa chuyện rồi! Lượm tự trấn an mình, nhưng rồi nó lại thắc thỏm: Có khi cây xoài mọc ở đằng sau vườn cũng nên!
Lượm rón rén bò dọc theo hàng rào dậu, quanh ra phía sau.
Bao nhiêu thứ đập vào mắt nó: giếng đá, chuồng heo, ao cá, các thứ cây nữa: cây mít, cây ổi, cây chanh… Nói chung cây gì cũng có, trừ cây xoài.
Không có cây xoài thì sẽ không có thằng bé trèo lên cây xoài để hái xoài. Không có thằng bé trèo lên cây xoài để hái xoài thì không có chuyện thằng bé bị con ma treo cổ xô từ trên cây té xuống nằm quay đơ. Yên tâm với suy nghĩ đó, Lượm lại thận trọng bò ra phía trước.
Quý ròm đã quét nhà xong. Bây giờ nó tiếp tục… quét sân. Trên tay nó, c�! �y chổi! cau đã thay thế cho cây chổi đót.
Lượm lại giật nảy một cái. (Hôm nay nó giật mình không biết bao nhiêu là lần!). Tâm trạng của nó lúc này còn tệ hơn là thấy ma. Anh Quý bị làm sao thế nhỉ? Nó tự hỏi và nó cố bắt cái đầu khốn khổ của nó trả lời.
Lượm suy nghĩ vất vả đến mức gân trán nổi vằn: Hay là trong nhà này có ma thật? Quét nhà quét sân là cách để tiêu trừ tà khí?
Trong khi Lượm cố vắt óc để nhớ lại những gì nó từng nghe kể về chuyện thầy pháp trừ tà thì trong nhà đột ngột bay ra tiếng hét giật:
– Thằng ròm kia! Có cái sân nhỏ xíu mà mày quét nãy giờ vẫn chưa xong hả?
Liền theo tiếng quát là một thằng trạc tuổi Quý ròm và to con như Tiểu Long xuất hiện ngay khung cửa. Nó hai tay chống nạnh, mặt nghênh nghênh thấy ghét.
Lượm không biết thằng này là ai. Nhưng trông bộ tịch phách lối của nó, Lượm chắc mẩm Quý ròm sẽ hậm hực ném cây chổi xuống đất, cùng lắm cũng ngoác miệng cự nự vài câu.
Nào ngờ ông anh của nó nhũn như con chi chi.
– Tao xong ngay đây!
Quý ròm ngoan ngoãn đáp và cúi xuống quét lia quét lịa.
Lượm há hốc miệng, tưởng như trời sập trúng đầu.
Đã vậy, thằng kia còn gầm gừ:
– Thôi, cái sân để đó, lát quét tiếp! Bây giờ mày đi nấu cám heo đi!
Tự nhiên Lượm cảm thấy người nó yếu nhớt, không còn chút hơi sức. Chỗ đáng lẽ là đôi chân, bây giờ là hai khúc cây đang nằm ở đó. Quý ròm quay lưng bỏ vô nhà cả buổi rồi mà Lượm vẫn chưa nhúc nhích được. Nó buồn quá! Buồn ơi là buồn!

***


Tiểu Long nhíu mày:
– Mày chắc là Quý ròm không đi trừ tà ma đấy chứ?
– Chắc.
– Thế anh Quý mày đi đâu mấy ngày nay?
– Ảnh đi ở đợ.
Tiểu Long nghe như có một phát đạn vừa sượt qua tai.
– Cái gì? – Nó tóm chặt vai Lượm – Ở đợ là sao?
– Còn là sao nữa! – Lượm tấm tức – Là quét nhà, là quét sân, là nấu cám heo, và làm bao nhiêu việc khác nữa.
– Tao hiểu rồi – Tiểu Long thở phì – Mà mày đừng gọi là ở đợ. Gọi là đi giúp việc nhà nghe nó nhẹ nhàng, lịch sự hơn.
Đang nói, Tiểu Long bỗng la lên:
– Úy, mà Quý ròm đi giúp việc nhà cho người ta thiệt hả? Làm gì có chuyện kỳ quái như vậy được!
Ánh mắt nó xoáy vào mặt thằng nhóc:
– Chắc mày bị đứt dây thần kinh nào rồi hả Lượm?
Tiểu Long hỏi sốc, nhưng Lượm chẳng giận tí ti ông cụ nào. Nó buồn xo:
– Câu đó anh dùng để hỏi anh Quý thì hơn.
Không đợi Tiểu Long gặng hỏi, Lượm rầu rầu thuật lại những gì nó tận mắt chứng kiến sáng nay.
Hai đứa lúc này đang ngồi trên thành giếng sau hè. Nắng rớt đầy mặt, nhưng Tiểu Long chẳng hay. Nó gương mắt ếch chăm chú nuốt từng lời Lượm kể, mặt dài ra như quả dưa leo.
– Mày nói thật đấy hả Lượm? – Tiểu Long thở phì phì khi thằng nhóc dứt lời.
– Không tin sáng mai anh đi với em.
– Tao tin mày mà. – Tiểu Long xộc tay vào mái tóc ngắn ngủn – Tao chỉ hỏi vậy thôi. Tại tao bất ngờ quá.
Lượm đấm tay lên thành giếng. Đang tức giận, nó quên bằng nó không phải con nh! à võ như Tiểu Long. Lượm lỡ đấm mạnh quá, nên nó ôm tay nhăn nhó:
– Em tức nhất là thằng nhãi chủ nhà. Nó quát anh Quý cứ như cha quát con. Em nấp ngoài rào nhìn vô, cứ sôi cả ruột.
– Thì đi làm cho người ta phải chịu vậy thôi.
– Nếu em là anh Quý, em đã ném cây chổi vô mặt thằng đó rồi. – Lượm nghiến răng trèo trẹo – Kệ bà nó. Ra sao thì ra. Cùng lắm là xách đít về. Nghỉ luôn!
– Mày bắt đầu ăn nói lung tung rồi đó, Lượm.
Tiểu Long trách em, rồi nó nhìn lên tàng cây khế, thở dài:
– Anh Quý mày nhịn nhục như vậy chắc có lý do.
Lượm trề môi:
– Em chẳng thấy có lý do gì cả. Về đây nghỉ hè, tự nhiên lại đi làm việc nhà cho người ta, còn giơ đầu ra cho người ta mắng mỏ.
Lượm không phải là đưa mồm mép. Nhưng nó nói đúng quá. Tiểu Long biết Quý ròm là đứa rất tự trọng, thà chết chứ không bao giờ chịu nhục. Nhưng theo như thằng Lượm kể thì rõ ràng sáng nay Quý ròm thà chịu nhục chứ không để bị đuổi việc. Thằng ròm đang gặp chuyện gì thế nhỉ? Tiểu Long đưa tay bóp muốn móp cả trán, vẫn chẳng nặn ra được ý nghĩ nào sáng sủa.
Thấy Tiểu Long ngồi ngẩn tò te, Lượm lấn tới:
– Anh thấy em nói có đúng không?
Tiểu Long mỉm cười yếu ớt:
– Tao nghĩ anh Quý mày chắc đang cần tiền.
– Cần tiền?
– Ừ, học sinh sinh viên vẫn đi làm thêm vào dịp hè để kiếm tiền là chuyện bình thường.
– Nhưng giỏi giang như anh Quý thiếu gì việc để làm. Hơn nữa, nếu giúp việc nhà sao không giúp việc ở thành phố. Giúp việc ở thôn quê đâu có bao nhiêu tiền.
Một l! ần nữ! a Lượm lại nói đúng quá. Nên một lần nữa Tiểu Long lại câm miệng hến. Nó nhìn lên nhành khế, rồi lại nhìn ra bờ rào. Bên kia bờ rào là cánh đồng. Đi hết ba cách đồng là tới rẫy mía, rồi tới con suối chảy qua làng. Tiểu Long mường tượng đến mùa hè năm ngoái, nó và Quý ròm hay ra ngồi câu cá hằng buổi bên bờ suối, dưới bóng tre râm mát. Câu cá chán, tụi nó lên chơi với hai chị em nhà Tỉ Tỉ Muội Muội hoặc theo thằng Lượm xuống đồi Cắt Cỏ chơi với thằng Dế Lửa. Những ngày hè thú vị đó bây giờ tự nhiên biến mất. Chỉ vì Quý ròm bỏ đi suốt. Chỉ vì Quý ròm cần tiền, Quý ròm "thà chịu nhục chứ không để bị đuổi việc". Tiểu Long không biết nên trách bạn hay thương bạn. Lòng nó đột nhiên bâng khuâng lạ.
– Thôi được rồi. – Cuối cùng Tiểu Long chép miệng nói – Sáng mai tao sẽ đi với mày. Tao phải tận mắt xem anh Quý mày làm gì mới kết luận được. Mà này!
– Gì hở anh?
– Mày đừng hở chuyện này ra cho Quý ròm biết đấy nhé. Cứ vờ như tụi mình chưa biết gì.
– Em biết rồi.
Tiểu Long lại dặn:
– Ngay cả với thằng Tắc Kè Bông nữa, cũng đừng hó hé gì với nó.
– Nhưng mấy hôm nay, ngày nào nó cũng theo dò hỏi. – Giọng Lượm băn khoăn.
– Kệ nó.
– Nó dọa nó mà biết em giấu nó chuyện gì, nó sẽ không chăn bò giùm em nữa.
– Không sao. – Tiểu Long nheo nheo mắt – Mày cứ nói là mày chưa lần ra được tung tích của Quý ròm. Mày bảo anh Quý mày đi đứng cứ như điệp viên 007 ấy, mất cả tháng họa may mới tìm ra dấu vết.
– Điệp viên 007 là ai hở anh? Ông này có giỏi bằng ông S! herlock H! olmes không?
– Ông này hở? – Tiểu Long gãi tai, nó cũng chỉ mới xem phim điệp viên 007 có một lần – Ờ, ờ… hai ông giỏi bằng nhau. Mà thôi, mày không cần biết ông 007 này làm gì. Chỉ nhớ không được hé môi chuyện anh Quý mày với bất cứ ai là được rồi.
Lượm vẫn chưa chịu thôi. Tự nhiên nó khoái làm đứa hay hỏi.
– Nhưng tại sao phải giấu Tắc Kè Bông? – Lượm lắc tay ông anh. – Em nghĩ chỉ nên giấu ba mẹ em thôi chứ.
– Lượm này. – Tiểu Long chớp mắt – Có phải mày rất buồn khi thấy anh Quý mày tự nhiên đi quét nhà, đi nấu cám heo cho nhà người ta, lại còn bị người ta hiếp đáp, nạt nộ, cưỡi đầu cưỡi cổ không?
– Dĩ nhiên rồi. – Lượm sụp mắt xuống.
– Nếu mày là Quý ròm, mày có muốn mọi người biết chuyện đó không?
– Ờ, ờ… không.
– Tại sao?
Lượm cắn môi:
– Tại em… em xấu hổ.
Tiểu Long vung tay, hùng hồn:
– Anh Quý mày cũng vậy thôi. Sở dĩ Quý ròm đi đứng vòng vèo như vậy là nó không muốn ai bắt gặp nó đang đi giúp việc nhà cho người ta.
Đang lớn tiếng, Tiểu Long thấp giọng bùi ngùi:
– Quý ròm có nỗi khổ tâm như vậy mà mày nỡ đi nói tuốt tuột với thằng Tắc Kè Bông hay sao? Mày muốn bêu xấu anh Quý mày à?
– Em sẽ không nói. – Lượm lí nhí đáp, bài diễn văn đầy thương tâm của Tiểu Long làm nó nghe cay cay nơi sống mũi.
Tiểu Long vỗ lưng thằng nhóc, giọng hài lòng:
– Tóm lại chỉ có tao với mày biết thôi. Nhớ đấy!


Chương 5

Lượm nhớ.
Cho nên bữa cơm tối đó, nó ngồi ngậm tăm suốt buổi, mặc cho Quý ròm vung vít.
– Chuyện trừ tà ma tới đâu rồi hả cháu? – Thím Năm Sang xới cơm ra chén, tò mò hỏi.
– Vẫn vậy, thìm à. – Quý ròm lấp lửng.
– Vẫn vậy là sao hả mày? – Tắc Kè Bông chen lời.
Quý ròm làu bàu:
– Vẫn vậy tức là chẳng ra cái củ khoai lang gì hết.
Chú Năm Chiểu nghe loáng thoáng, chồm người về phía Quý ròm:
– Gì vậy cháu? Cháu muốn ăn khoai lang à? Để ngày mai chú nói với thím mày nấu cho một nồi…
– Dạ… dạ…. không ạ…. – Quý ròm ngọ ngoậy đầu – Ý cháu muốn nói là cái vụ trừ tà ma vẫn chưa đi đến đâu hết…
– Gì chứ ma treo cổ thì chắc nó dữ dằn phải biết! – Thím Năm Sang cảm thán.
– Thím nói đúng đó, thím. – Quý ròm nhanh nhẩu – Con ma này ghê lắm. Cháu dán cả chục lá bùa lên cửa, nó đều thổi bay xuống mương hết.
Trong khi Tiểu Long và Lượm cố nín cười thì Tắc Kè Bông vẫn thật thà:
– Thế dạo này nó có rượt theo đánh nhau với mày trên đường về nữa không?
– Có chứ. Ngày nào mà chẳng đánh nhau. Đánh mỏi cả tay luôn. – Vừa đáp Quý ròm vừa rảy rảy cánh tay, miệng liên tục hít hà.
– Thím Năm Sang đặt chén cơm đang xới dở xuống bàn, ngước nhìn Quý ròm, lo lắng:
– Cháu phải cẩn thận nghe cháu. Giúp người ta thì vẫn giúp, nhưng cháu cũng phải lo cho tính mạng của mình.
– Thím yên tâm đi. – Quý ròm thu cánh tay lại, mỉm cười – Hiện nay cháu không làm gì được nó nhưng nó cũng không làm gì được cháu. Nói chun! g là tụi cháu, à quên, cháu và nó đang ở thế giằng co.
Câu chuyện tối hôm đó tiếp tục xoay quanh cuộc đối đầu ác liệt giữa Quý ròm và con ma treo cổ. Nó cho đúng ra, quanh bàn ăn chỉ có hai diễn viên chính: Tắc Kè Bông đặt hết câu hỏi này đến câu hỏi khác, còn Quý ròm thả sức ba hoa chích chòe.
Chỗ nào gay cấn, tức là những chỗ Quý ròm bất cẩn bị con ma tóm chân nhấc bổng lên (nhưng dĩ nhiên là đến phút chót bao giờ thằng ròm cũng vùng ra được) thì thím Năm Sang lại chêm vào một câu dặn dò. Chú Năm Chiểu chỉ lặng lẽ ăn, không nói gì. Chỉ khi nào thấy vợ lo lắng quá chú mới nạt một câu "Nó tài giỏi như thế, lo gì mà lo!".
Riêng Tiểu Long và Lượm cắm cúi và cơm, từ đầu đến cuối không nói một tiếng nào. Trông mặt thì không thấy đứa nào ít khả nghi hơn đứa nào, nhưng Quý ròm mải bốc phét nên không để ý. Hơn nữa, Quý ròm đinh ninh Tiểu Long đang giận mình. Thằng mập không thèm ừ hử tiếng nào suốt bữa ăn cũng là điều dễ hiểu.
Quý ròm không biết Tiểu Long đã biết tỏng bí mật của nó.
Cho nên sáng hôm sau, lúc đang cặm cụi "trừ tà ma" bằng cách quét tước nhà cửa, vườn tược trong căn nhà lạ, nó không hay có hai cái đầu lấp ló sau bờ rào âm thầm quan sát nó. Trong hai cái đầu đó, cái đầu to hơn đang muốn lăn đùng ra xỉu, còn cái đầu nhỏ hơn thì cụng vào cái đầu to hơn, miệng rối rít: "Bình tĩnh đi. Bình tĩnh đi, anh!".
Dĩ nhiên không nói thì ai cũng biết cái đầu nhỏ là cái đầu thằng Lượm, cái đầu to hơn là cái đầu Tiểu Long. Tiểu Long mặc dù đã nghe thằng Lượm kể chuyện Quý ròm đi giúp việc nhà cho người ta rồi, nghĩa! là đã! chuẩn bị tinh thần để đối phó với "sự thật phũ phàng" rồi, vậy mà khi tận mắt nhìn thấy thằng bạn thân của mình còng lưng quét dọn, nó vẫn không sao bắt mình bình tĩnh được.
Thằng Lượm không hề phịa! Tiểu Long tức tối nhủ bụng khi thằng nhãi to con đột ngột xuất hiện trước hiên, ngoác miệng ra oai với thằng bạn nó:
– Thằng ròm kia! Lề mề thế! Ra đằng sau xắt chuối! Mau!
Tiểu Long giận dữ chồm lên nhưng Lượm đã níu chặt tay nó:
– Đừng, anh!
– "Đừng, đừng" cái gì! – Tiểu Long rít qua kẽ răng – Tao tức đến nổ đom đóm mắt đây này.
– Nhưng…
– Không "nhưng" gì hêts! – Tiểu Long thu nắm đấm – Thằng đó bự con thì bự con thật, nhưng tao chỉ ra một đòn là nó lăn quay!
– Em biết, em biết. Thậm chí anh không cần động tay động chân. Anh chỉ thổi một cái là thằng khốn nạn đó lăn lông lốc. – Lượm xoa dịu ông anh, đang bối rối nó không biết nó đang nói bằng cái miệng ba hoa của Quý ròm.
– Thật tức chết đi được! – Tiểu Long đấm ngực, hổn hển – Tao không hiểu tại sao Quý ròm lại sợ thằng đó đến thế. Nó chỉ cần nói một tiếng là tao sẽ…
– Bò ra phía sau đi anh! – Thấy "sát khí" trong lòng ông anh vẫn đang bốc ngùn ngụt, Lượm cắt ngang.
– Chi vậy?
– Coi anh Quý đang làm gì?
– Nó đang xắt chuối chứ làm gì. – Tiểu Long quạu quọ – Mày không nghe thằng kia nói hả!
Hai đứa lúp xúp bò dọc hàng rào dậu.
Quả nhiên, Quý ròm đang ngồi kế chuồng heo. Nó đang xắt chuối. Cây chuối dài sọc như cây cột nhà, ngóc đầu trên chiếc đòn kê ngay trước mặt Q! uý ròm.!
Lượm chưa từng thấy đàn ông ngồi xắt chuối bao giờ. Xưa nay nó chỉ thấy mẹ nó xắt chuối, chị thằng Dế Lửa xắt chuối, bà Sáu Thơm xắt chuối, Đàn ông xắt chuối đã là chuyện lạ. Đàn ông Quý ròm xắt chuối lại càng lạ hơn.
Sự kinh ngạc như chiếc bao bố chụp lấy Tiểu Long và Lượm.
Lượm cảm thấy khó thở, như không khí đột ngột tụt ôxy. Bên cạnh nó, Tiểu Long có cảm giác đang ngồi trên một miếng sắt nóng. Nó nhấp nhổm nhìn Lượm:
– Về quách đi mày!
– Ờ.
– Tao ngứa mắt quá!
– Em cũng ngứa mắt.
– Cần tiền thì ai cũng cần.
– Ờ.
– Nhưng kiếm tiền kiểu anh Quý mày thì tao không ham.
– Em cũng không ham.
– Ngồi đây thêm một lát, chắc tao nhảy vô đập thằng nhãi chủ nhà quá!
Lượm đang hào hứng đưa đẩy, tới đây bỗng giật mình:
– Còn em mà nhảy vô, chắc nó đập em như cái mềm rách quá!

***


Tiểu Long và Lượm không về nhà ngay.
Hai đứa tấp vô bưu điện thị xã kế chợ Ngã Ba.
Hồi trước muốn gọi điện thoại về thành phố cho nhỏ Hạnh, Tiểu Long phải đón xe lên huyện lị cách đó khá xa. Từ ngày tách huyện, xóm Đầu Cầu dọc đường quốc lộ đã được chọn làm thị xã của huyện mới, đã có một nhà bưu điện mọc lên ngay chợ Ngã Ba.
Tiểu Long một tay cầm điện thoại nói chuyện với nhỏ Hạnh, tay kia đẩy thằng Lượm cứ chồm chồm xáp vào nghe ké.
– Tóm lại, Hạnh nghĩ sao? – Sau khi ngán ngẩm thuật lại những gì mắt thấy tai nghe, Tiểu Long hồi hộp hỏi nhỏ bạn thông thái.
– Thế Long nghĩ sao? – Nhỏ Hạnh hỏi lại bên kia đầu dây.
Tiểu Long cay đắng:
– Tôi không hiểu nổi thằng ròm! Kỳ cục quá!
– Đó không phải là câu trả lời.
– Sao?
– Câu vừa rồi là câu "phát biểu cảm tưởng". – Nhỏ Hạnh cười khúc khích trong máy – Hạnh muốn hỏi, theo Long tại sao Quý làm thế?
– Dĩ nhiên là thằng ròm cần tiền.
– Cần tiền để làm gì?
Tiểu Long khụt khịt mũi:
– Làm sao tôi biết được!
Lần này, Tiểu Long chờ cả buổi vẫn không nghe nhỏ Hạnh lên tiếng. Nó hoang mang nhích cái ống nghe ra xa, nghiêng ngó một lúc rồi lại áp vào tai, hét lớn:
– A lô! Hạnh còn đó không?
– Hạnh đây nè. Làm gì mà Long hét đến thủng lỗ tai thế!
– Ai biểu Hạnh im ru chi!
– Hạnh đang suy nghĩ.
– Thế Hạnh nghĩ xong chưa?
– Xong rồi.
Tiểu Long nín thở:
– Sao?
Nhỏ Hạnh gọn lỏn:
– Quý khô! ng cần tiền.
– Cái gì? – Tiểu Long thảng thốt kêu lên, hoàn toàn không tin vào tai mình.
– Ừ. – Nhỏ Hạnh thản nhiên – Hạnh nghĩ Quý làm như vậy có lẽ không phải vì tiền.
– Chứ vì cái gì?
– Theo Hạnh thì… thì… – Nhỏ Hạnh bỗng ngập ngừng.
Nhỏ Hạnh ấp a ấp úng cả buổi làm Tiểu Long phát bực:
– Hạnh ơi là Hạnh! Hạnh có biết mỗi tiếng "thì" của Hạnh bưu điện tính bao nhiêu tiền không hả?
Phớt lờ giọng điệu châm chọc của thằng mập, nhỏ Hạnh chép miệng hỏi:
– Ngoài thằng nhãi mà Long nói, trong căn nhà đó còn có ai nữa không? Chẳng lẽ nó sống một mình?
Câu hỏi bất ngờ của nhỏ bạn khiến Tiểu Long ngẩn tò te, nó chợt nhận ra nó chưa bao giờ suy nghĩ về chi tiết quan trọng này:
– Ờ, ờ… cái đó thì tôi không rõ. Tôi và thằng Lượm chỉ nấp ngoài bờ rào nhìn vô.
Nhỏ Hạnh hắng giọng:
– Vậy Long phải tiếp tục theo dõi…
– Để xem trong nhà còn có người nào nữa không hở?
– Ừ. – Giọng nhỏ Hạnh nghe như cười – Hạnh đoán trong căn nhà đó có lẽ có một cô bé xinh đẹp…
– Cái gì? – Tiểu Long giật nảy như bị rắn mổ, suýt chút nữa cái ống nghe rớt xuống đất – Ý Hạnh muốn nói là thằng ròm… mê gái?
– Lòng dùng từ gì thấy ghê! – Nhỏ Hạnh hừ mũi, nếu là điện thoại truyền hình chắc chắn Tiểu Long sẽ thấy nhỏ bạn mình đang nhăn mặt – Cái này kêu là… là…
– A, kêu là "rung động đầu đời"! – Tiểu Long bất thần reo lên, mặt mày hí hửng như nhà bác học Archimède vừa khám phá ra sức đẩy của nước.
– Rung động đầu đời ! là sao h! ở anh? – Thằng Lượm đứng nghe lỏm nãy giờ, bỗng vọt miệng thắc mắc.
Tiểu Long bịt ống nghe để nhỏ Hạnh không nghe thấy, cúi xuống nói nhỏ vào tai thằng nhóc:
– Rung động đầu đời tức là mê gái đó.
Vừa áp ống nghe vào tai, Tiểu Long giật bắn khi nghe tiếng nhỏ Hạnh hỏi:
– Ai đang đứng bên cạnh Long vậy?
– Ờ, ờ, thằng Lượm.
– Long vừa nói gì với nó vậy?
Tiểu Long gãi gáy sồn sột:
– Tôi có nói gì đâu.
Giọng nhỏ Hạnh lạnh tanh:
– Chứ không phải Long vừa giải thích với nó "rung động đầu đời" và "mê gái" là một hả?
– Sao Hạnh biết? – Tiểu Long há hốc miệng như thể vừa nhìn thấy một con cóc nhảy ra từ ống nghe.
– Hạnh nghe nó hỏi. – Nhỏ Hạnh đáp tỉnh khô – Và biết Long đã giải thích như thế, vì đó là cách giải thích khỏi cần suy nghĩ làm gì cho mệt óc.
Tiểu Long cố "xì" ra một cơn giận:
– Hạnh đừng có nghi ngờ bậy bạ!
– Long đừng có vờ giãy lên như thế. – Nhỏ Hạnh bĩu môi bên kia đầu dây – Nếu Long không giải thích như thế thì chẳng việc gì Long phải bịt ống nghe lại.
Câu nói cuối cùng của nhỏ bạn có trọng lượng không thua gì một cú đấm của huyền thoại quyền anh Mohamad Ali. Tiểu Long bị hạ gục hoàn toàn. Nó biết với một đứa siêu thông minh như nhỏ Hạnh thì tốt nhất không nên giở trò dối trá.
Không phải ngày nào Tiểu Long cũng bẽn lẽn. Nhưng lúc này thì nó đành cười bẽn lẽn:
– Hạnh tài thật đấy. Cứ như thể nó có con mắt thần.
Nhỏ Hạnh chợt bâng quơ:
– Long nhớ chuyện hai chị em Tỉ Tỉ Muội Muội ! không? – Nhớ chứ. – Mắt Tiểu Long sáng lên – Thằng ròmđã mê tít con nhỏ Muội Muội.
– Mê tít đâu mà mê tít! – Nhỏ Hạnh nạt ngang – Nhưng rõ ràng khi gặp cô bé này, Quý đã cảm thấy một cái gì đó…
– Một cái gì đó là một cái gì?
– Một cái gì đó khiến Quý… bâng khuâng…
– Tức là nó mê… mê… – Tiểu Long đưa tay cốc đầu mình một cái và uốn lưỡi thật nhanh – tức là nó rung động đầu đời…
Nhỏ Hạnh vẫn tiếp tục, không buồn để ý đến sự lúng túng của thằng mập:
– Và theo Hạnh đoán, bây giờ có lẽ Quý cũng đàng cảm thấy một cái gì đó…
– Long hiểu ý Hạnh rồi. – Tiểu Long quẹt mũi – Cúp máy nhé?
– Ừ. Long nhớ dò xét thật kỹ nha.
Trước khi Tiểu Long kịp cúp máy, nó đã nghe những tiếng "tu… tu…" vẳng ra từ ống nghe. Nhỏ Hạnh đã cúp máy trước nó.

***


Tiểu Long quay sang Lượm:
– Đi!
– Về nhà hả anh?
– Không. Bây giờ tao với may quay lại căn nhà khi nãy.
– Chi vậy?
Tiểu Long vung tay:
– Thì mày cứ đi theo tao đi đã. Còn quay lại đó làm gì thì lát nữa tao nói.
Vừa nói Tiểu Long vừa rảo bước ra cửa.
Lượm lon ton phía sau, miệng bô bô:
– Đi kiếm "một cái gì đó" hả anh?
Cứ như thể thằng Lượm vừa quẳng ra một sợi dây ngay chân Tiểu Long. Nó khựng lại, mở to mắt nhìn thằng nhóc:
– "Một cái gì đó" là một cái gì hả mày?
Lượm thụt lui một bước, cổ rụt lại:
– Em đâu có biết. Khi nãy em nghe lõm bõm vậy mà.
– Xì! Vậy mà cũng nói!
Tiểu Long lại cất bước. Lần này Tiểu Long đi băng băng khiến thằng Lượm chạy theo muốn hụt hơi. Nhưng khi đuổi kịp Tiểu Long thì nó lại láu ta láu táu:
– Có đúng là mình đi tìm "một cái gì đó" không anh?
– Ừ.
– Anh nói em nghe đi! "Một cái gì đó" là một cái gì?
– Tới nơi rồi tao nói.
Lượm "hứ" một tiếng:
– Anh không nói thì em cũng biết.
– Mày biết gì?
– "Một cái gì đó" là một đứa con gái, đúng không?
– Mày biết rồi mà còn hỏi! – Tiểu Long gầm gừ trong cổ họng – Tao đập mày nha Lượm!
Lượm thè lưỡi, nhưng rõ ràng nó chẳng coi lời dọa dẫm của ông anh vào đâu. Nó im một lúc, rồi lại không nén được tò mò:
– Anh Quý mê đứa con gái đó hả anh?
– Cái thằng này! Làm sao tao biết được!
Tiểu Long sầm mặt, vừa nạt nó vừa giơ nắm đấm nhưng thằng ! Lượm đã láu lỉnh vọt tuốt ra xa.
Mặt trời lúcnày đã lên quá ngọn tre, những người đi chợ sớm đã lục tục ra về. Con đường dẫn lên xóm nhà ngói nhộn nhịp người qua lại khiến Tiểu Long cảm thấy chột dạ:
– Cẩn thận nha Lượm. Coi chừng, anh Quý mày bắt gặp.
– Anh yên tâm đi. Anh Quý giờ này đang nấu cám heo hay chẻ củi hay đang làm gì gì đó rồi.
– Biết đâu được. Rủi anh Quý mày nổi hứng chạy về nhà là **ng đầu tụi mình đó.
Tiểu Long đã quá lo xa.
Quý ròm không đi đâu hết.
Khi hai đứa lom khom chỗ bờ rào dậu vạch lá dòm vô, đã thấy thằng nhãi chủ nhà đứng ngay trước cửa, lưng quay ra ngoài, hai tay chống nạnh, giọng oang oang:
– Mày đừng có nói dóc nghe, Quý?
– Tao chưa bao giờ nói dóc. Mày không biết đó thôi, nói dóc là thứ mà tao ghét nhất trên đời.
Tiếng Quý ròm đáp trả từ chỗ nào đó trong nhà, Tiểu Long và Lượm xẹt mắt khắp nơi vẫn chẳng thấy bóng dáng nó đâu. Nhưng nghe cái giọng thật như đếm của Quý ròm vọng ra, Tiểu Long đã muốn ngã lăn ra vì chết cười. Quý ròm là chúa dóc tổ, và trong hàng ti tỉ câu nói dóc của thằng ròm từ trước đến nay thì câu vừa rồi là câu dóc kinh khủng nhất, trắng trợn nhất và khó tin nhất.
Thế mà thằng nhãi chủ nhà lại tin:
– Ờ, tao thấy mày cũng có vẻ thật thà, siêng năng.
– Em thì lúc nào cũng tin anh Quý.
Một tiếng nói khác vang lên, cũng từ một chỗ nào đó trong nhà. Nhưng khác với lúc nghe tiếng Quý ròm, khi tiếng nói ngọt ngào này đập vào tai, Tiểu Long và Lượm bất giác quay sang nhìn nhau, mặt đầy sửng sốt.
Lượm lắp bắp: –! ; "Một… một… cái gì đó"…
Tiểu Long cà lăm không kém:
– Đúng là "nó"… Là "nó" rồi… Nhỏ Hạnh… nhỏ Hạnh đã nói đúng…
Tiểu Long lật đật cúi xuống, đưa tay đè lên chóp mũi. Nó sợ nó sẽ hắt xì hơi vì xúc động.
Lượm đá vào chân ông anh:
– Ê, thằng đó ra kìa!
Quả thật, thằng anh lúc này đang bước ra sân và chậm rãi đi về phía Tiểu Long và Lượm đang nấp.
– Ối, nó nhìn thấy tụi mình rồi. – Lượm rúm người lại, xanh mặt thì thào.
– Không đâu! – Tiểu Long trấn an em – Chắc nó đi tè. Trông bộ tịch tao biết ngay thằng này là chúa tè bậy.
Lượm chưa kịp hoàn hồn, mặt đã tái nhợt trở lại. Nó vừa rên rỉ vừa đưa tay ôm đầu:
– Làm sao đây anh? Không khéo nó tè trúng đầu mình!
Nhưng thằng nhãi chủ nhà chỉ đánh một vòng quanh sân, mặt lộ vẻ đăm chiêu. Rồi nó lại quay vào nhà, lại đứng trước cửa, lại hai tay chống nạnh. Nó hất hàm về phía mà Tiểu Long và Lượm đoán là Quý ròm đang ngồi đó:
– Thế mày học giỏi lắm à?
– Tàm tạm. – Giọng Quý ròm hững hờ.
Thằng nhãi đá chân vào không khí, xẳng giọng:
– Tàm tạm thì đừng phách lối!
– Anh Hai! – Nhỏ em kêu lên.
– Mày ngồi im đó đi, Gái! – Thằng anh gằn giọng – Để tao vạch mặt thằng láu cá này!
– Tao không láu cá nha Thời! – Quý ròm phản ứng – Mày đừng có nói vậy à.
Thằng anh, bây giờ là thằng Thời, ngẫm nghĩ một lát rồi nhún vai:
– Thôi được rồi. Chuyện kèm toán cho em gái tao từ từ tính sau. Bây giờ mày đi xách nước đổ cho đầy lu đi!
Ở bên ngoài bờ rào, Tiểu Long ! khều L�! �ợm:
– Về!
– Không chờ xem mặt "một cái gì đó" à?
– "Một cái gì đó" hoài! – Tiểu Long nhăn nhó, rồi nó nói thêm – Chẳng cần xem cũng biết nhỏ Gái này rất xinh. Xấu như ma lem thì Quý ròm ngu gì mò đến đây cho thằng Thời sai vặt.
Xuống đến đường quốc lộ, Tiểu Long kéo Lượm chạy như bay. Qua khỏi cầu Sắt, nó vẫn không giảm tốc độ. Mãi tới con lộ đất dẫn về nhà, nó mới buông tay thằng nhóc ra để thi nhau xem đứa nào tắt thở trước đứa nào.
Lượm không phải là đứa tắt thở truớc, mặc dù giọng nó đầy oán trách:
– Làm gì chạy như bị ma đuổi vậy! Em muốn tắt thở rồi đây nè.
Tiểu Long cũng mệt muốn đứt hơi. Nó hổn hển:
– Mày khờ quá! Rủi Quý ròm về nhà thình lình, có bắt gặp mình ở đây thì nó cũng chẳng ngờ vực gì.
– Có anh khờ thì có! Anh Quý còn phải xách nước mà về nhà cái con khỉ gì! Còm nhom như ảnh xách nước đến trưa cũng chưa chắc đầy lu nữa là.
Lượm vặc lại. Và Tiểu Long im re. Một phần nó quá mệt. Phần khác nó thấy thằng Lượm này sao mà nói đúng quá. Nó thấy nó đúng là "đồ ngốc tử".


Chương 6

Tiểu Long hỏi Lượm:
– Mày có hay đọc truyện không hả Lượm?
– Em đọc ít lắm. – Lượm chớp mắt – Ở thôn quê sách đâu mà đọc.
– Thế mày không biết truyện "Cây tre trăm đốt" à?
– A, truyện này thì em biết. – Lượm reo lên, nhưng rồi nó bỗng xịu mặt xuống – Nhưng đọc lâu rồi, bây giờ em chỉ nhớ mang máng.
Tiểu Long nhìn lên ngọn tre, tặc lưỡi:
– Truyện này kể về một lão nhà giàu. Lão có một cô con gái vô cùng xinh đẹp. Nhưng lão rất gian ác và xảo trá. Muốn bóc lột anh làm công khù khờ, lão vờ nói: "mày chịu khó ở với tao làm lụng cho thật giỏi, thức khuya dậy sớm siêng năng, rồi tao gả cô Út cho mày"…
Lượm ngước nhìn Tiểu Long:
Lão nhà giàu đó là thằng Thời hả anh?
– Mày thông minh lắm, Lượm. – Tiểu Long xoa đầu em, cảm khái – Lão nhà giàu là thằng Thời. Cô Út là nhỏ Gái, còn anh làm công chính là anh Quý mày.
Lượm bặm môi nghĩ ngợi. Và mặt nó thoắt ngẩn ngơ:
– Thế thằng Thời định gả em gái cho anh Quý à?
Tiểu Long chưa trả lời, nó đã bụm mặt, rú lên:
– Ối, anh Quý còn nhỏ xíu mà lấy vợ gì!
– Ai bảo mày là Quý ròm muốn lấy vợ! – Tiểu Long phì cười – Đó là tao so sánh cho dễ hiểu thôi.
Trán Lượm nhăn tít:
– Nếu anh Quý không muốn lấy em gái thằng Thời làm vợ thì còn đi giúp việc nhà cho thằng Thời làm gì?
Tiểu Long có cảm giác thằng Lượm sắp sửa đẩy nó vào đề tài mà nó mù tịt. Nó "e hèm" một tiếng, tìm cách gạt đi:
– Chuyện đó lớn lên mày sẽ biết. Bây giờ tao có nói k! hô cả cổ mày cũng không hiểu gì đâu.
Lượm là đứa ác nhơn. Nó nhe răng cười khịch khịch:
– Chứ không phải ngay cả anh cũng không hiểu hả?
– Sao lại không hiểu!
Tiểu Long đỏ mặt. Nó hít vô một hơi, hùng hồn giải thích, cố nhớ lại những gì Quý ròm từng cắt nghĩa cho thằng Dế Lửa biết thế nào là "bạn đặc biệt":
– Anh Quý mày còn nhỏ, dĩ nhiên là chưa nghĩ đến chuyện vợ con. Nhưng khi nó thích một đứa con gái nào rồi, nó không muốn đứa con gái đó chơi với bất cứ đứa con trai nào ngoài nó, hiểu chưa hả ngốc?
"Hiểu chưa hả ngốc?" là mẫu câu Quý ròm thường dùng khi phải vất vả giải thích chuyện gì đó cho Tiểu Long. Bữa nay, Tiểu Long đem bốn chữ thân thiết đó ra "trấn áp tinh thần" thằng Lượm, chẳng qua để thằng nhóc đừng hỏi tới hỏi lui về đề tài hóc búa này nữa. Nó liếc khuôn mặt đang đực ra của thằng nhóc, khoái chí tiếp:
– Em gái thằng Thời này cũng vậy thoi. Quý ròm muốn nhỏ Gái chỉ chơi với mình nó nên ngày nào cũng chạy lên đưa đầu cho anh em nhà thằng Thời sai vặt…
Lượm tức tối:
– Sắp tới ảnh còn đòi kèm toán cho con nhỏ đó nữa.
Tiểu Long đập tay lên vai Lượm, động tác cho biết, câu chuyện này đến đây kết thúc là vừa:
– Chuyện con trai con gái phức tạp lắm. Mày chẳng nên nghĩ ngợi làm gì cho nhức đầu.
Lượm khịt mũi:
– Thế ngày mai anh và em có chạy lên nấp ngoài bờ rào nhà thằng Thời nữa không?
– Khỏi!
– Khỏi xem mặt "một cái gì đó" luôn à?
– Khỏi luôn.
– Vẫn tiếp tục không nói chuyện này với ai à?
–! Ừ, kh�! �ng nói với ai.
– Vậy sáng mai em làm gì?
– Đi chăn bò.

Quý ròm vẫn không hay biết tí gì.
Nó vẫn chắc mẩm Tiểu Long "ngốc tử" mãi mãi là Tiểu Long "ngốc tử" và thằng Lượm nhà quê mãi mãi là thằng Lượm nhà quê.
Nó không biết tài năng của Lượm bây giờ đã hơn xa thám tử Sherlock Holmes, còn Tiểu Long đã trở thành sư phụ của Sherlock Holmes từ đời tám hoánh nào rồi.
Cho nên tối về nhà, nghe thím Năm Sang lo lắng hỏi thăm, Quý ròm vẫn tí tởn bô bô:
– Thím yên tâm đi thím! Con ma treo cổ này dữ dằn thì dữ dằn thật, nhưng trước khi về lại thành phố, thế nào cháu cũng cho nó biết tay.
– Thế cháu đã có cách trị no rồi hả cháu?
– Dạ, tối hôm qua cháu đã nghĩ ra mười tám cách. – Quý ròm tiếp tục huênh hoang – Chỉ phân vân chưa biết xài cách nào cho… đỡ tốn calôri thôi.
Trong khi Lượm đá chân Tiểu Long dưới gầm bàn, Tắc Kè Bông nhìn Quý ròm ngưỡng mộ:
– Mày nghĩ ra tới mười tám cách lận hả mày?
– Ờ. – Qúy ròm tỉnh queo – Đúng ra, hồi hôm tao nghĩ ra tới hai mươi lăm cách lận, nhưng tính đi tính lại tao bỏ bớt bảy cách. Bảy cách này phức tạp quá, lại tốn tiền mua đồ tế lễ của gia chủ, mà tao thì muốn vụ này hoàn toàn free
– Phờ – ri là gì hở mày? – Tắc Kè Bông nhíu mày.
Quý ròm ba hoa quá trớn, trơn miệng xổ luôn tiếng Anh mà không hay.
– Ờ, ờ… – Nó gãi tai, ấp úng – Phờ – ri là tiếng… âm phủ, nghĩa là miễn phí, là không tốn tiền…
Sợ Tắc Kè Bông ngứa miệng hỏi thăm tiếp về tiếng âm phủ, Quý ròm đột ngột làm một chuyện mà nó không nghĩ có lúc mình sẽ làm là gắp mộ! t miếng thịt to tổ chảng bỏ vào chén Tắc Kè Bông, niềm nở:
– Ăn đi, mày!
Nhưng Tắc Kè Bông chỉ bưng chén cơm và một cái rồi lại đặt xuống khiến Quý ròm nhăn hí.
Tắc Kè Bông vừa nhai vừa lúng búng hỏi:
– Thế trong mười tám cách đó, có cách nào tao có thể học được không hả mày? Cách nào dễ dễ ấy!
– Là sao?
– Ý là tao muốn học một vài cách trừ tà đơn giản. Rủi mai mốt ở làng này xảy ra chuyện mà mày thì bận học không về được…
Quý ròm xua tay lia lịa, không để Tắc Kè Bông kịp trình bày hết nguyện vọng:
– Mày không học được đâu! Chẳng có cách nào đơn giản hết á. Trừ tà chứ có phải…
Không hiểu ma xui quỷ khiến thế nào mà thằng Lượm thình lình vọt miệng, nhanh đến mức tiểu Long có muốn chặn lại cũng không kịp:
– Em nghĩ cách quét nhà quét sân là đơn giản nhất!.
Có cảm giác thằng Lượm vừa kê một cái tủ to đùng vào miệng Quý ròm. Đang thao thao, Quý ròm bỗng chết điếng, miệng há ra cả buổi không ngậm lại được. May mà lúc đó không có con ruồi nào bay ngang.
Tiểu Long véo thằng Lượm một cái thật lực nơi hông, khiến thằng oắt nhảy nhổm. Gặp lúc khác, nó đã ngoác mồm bù lu bù loa, nhưng biết mình vừa phạm một tội tày đình, nó đành nhăn nhó cố nhịn đau, mắt lấm lét liếc về phía Quý ròm.
Quý ròm ngồi trơ thổ địa một lúc, rồi từ từ quay đầu về phía Lượm, mắt xoáy vào mặt thằng nhóc:
– Mày vừa nói gì thế, Lượm?
– Em có nói gì đâu! – Lượm chớp đôi mắt đã có vẻ bắt đầu tối lại, rụt rè đáp, giọng héo hắt như ngọn đèn sắp hết dầu. Quý ! ròm hừ giọng:
– Ai bảo mày quét nhà quét sân là cách trừ tà đơn giản nhất?
Quý ròm gặng hỏi tới câu thứ hai thì thằng Lượm đã muốn khóc lắm rồi. Cứ như thể nó vừa bị ông anh ròm của nó quất cho hai roi.
Nhưng rõ ràng hôm nay nó chưa tới số khóc.
Người tình cờ cứu nó là thím Năm Sang. Thím mỉm cười nói:
– Chuyện đó thì ai chẳng biết hả cháu. Trước khi làm phép, mấy ông thầy cúng lúc nào mà chẳng bắt gia chủ quét dọn nhà cửa sạch sẽ. Cái đó giống như người ta "đốt phong long" vậy mà.
Tắc Kè Bông ngơ ngác:
– "Đốt phong long" là sao hả mẹ?
– Là thế này này. – Thím Năm Sang chưa kịp mở miệng, Tiểu Long đã sốt sắng chen lời, nó đang muốn dẫn câu chuyện đi càng xa nỗi ngờ vực trong lòng Quý ròm càng tốt – Tức là mấy người bán hàng lấy vàng mã cuộn lại thành một cuộn rồi châm lửa đốt, sau đó huơ huơ cục lửa vô chỗ nào bán ế hay chỗ nào có người nặng vía vừa mới đứng…
– Ra vậy! – Tắc Kè Bông "à" lên một tiếng, mặt hơn hớn – Nếu trừ tà ma chỉ phải quét nhà quét sân thì tao thừa sức làm, khỏi cần học thằng ròm!
Câu nói của Tắc Kè Bông kết thúc luôn câu chuyện trừ tà của Quý ròm. Từ lúc đó cho đến cuối bữa ăn, Tiểu Long và thằng Lượm nhẹ cả người khi thấy Quý ròm đã tươi tỉnh trở lại và không nhắc gì đến chuyện "quét nhà quét sân" nữa.
Tiểu Long bẹo tai thằng Lượm một cái khi hai đứa lẩn ra sau đống rơm:
– Bép xép này!
– Em lỡ miệng thôi mà. – Lượm ôm tai, xuýt xoa – Tại nghe anh Quý bịa vung tán tàn, em ngứa miệng quá!
Tiểu Long quắc mắt:
! – ! Thám tử Sherlock Holmes không bao giờ ngứa miệng.
Lượm rụt cổ:
– Em biết tội rồi.
Tiểu Long thở ra:
– May mà mẹ em lên tiếng kịp thời, thằng ròm mới không nghi ngờ.
– Ờ, may thật!
Tiểu Long nghiêm nghị:
– Nhưng nếu em lỡ miệng lần nữa, mọi chuyện sẽ hỏng bét bè be.
Lượm giơ tay lên trời:
– Em mà lỡ miệng lần nữa, em đi tắm suối Hà Bá sẽ…
– Đừng thề dại! Nếu mày lỡ miệng nhắc đến chuyện tao xắt chuối hay nấu cám heo thì Hà Bá sẽ rút chân mày đó, Lượm.
Tiếng Quý ròm bất ngờ vang lên và từ sau đống rơm một bóng người ốm nhách lững thững bước ra.
Dám chắc nếu con ma treo cổ xuất hiện trong lúc này, Tiểu Long và Lượm cũng chỉ hoảng vía đến thế là cùng.
– Mày… mày… – Tiểu Long chỉ thốt được hai tiếng, rồi trơ mắt ra nhìn thằng ròm.
Thằng Lượm còn tệ hơn. Nó không nói được tiếng nào đã đành, cánh tay giơ lên trời cũng không hạ xuống được, cứ lơ lửng mãi trên không, như đột ngột hóa thành một cành cây khô.
– Bỏ tay xuống đi, Lượm! – Quý ròm cù vô nách thằng nhóc – tao chứ có phải thủ tướng đâu mà mày chào mãi thế!
Lượm thả tay xuống, chính xác hơn là cánh tay nó tự rớt xuống, vì chính nó cũng không điều khiển được.
– Anh… anh…
– Làm gì mà tụi mày hết "mày, mày" tới "anh, anh" y như bị trúng gió hết cả đám vậy!
– Ra là mày… – Tiểu Long nhúc nhích quai hàm một cách khó khăn, nhưng nó cũng chỉ nói nhiều hơn lúc nãy có một tiếng, giọng khan cứng như đang viêm họng.
– Tụi mày giỏi lắm.
Quý ròm khen. Nhưng ! Tiểu Lo! ng và Lượm chẳng thấy phấn khởi tẹo nào. Hai đứa đang hóp bụng chờ những lời rủa xả nặng nề trút lên đầu tụi nó.
Nhưng lần này Quý ròm có vẻ khen thật. Nó đập tay vỗ lưng Tiểu Long:
– Khá lắm, mập! Tao không ngờ "ngốc tử" như mày mà có thể "lật tẩy" tao nhanh thế.
Trong một thoáng, Tiểu Long cảm thấy sự bình tĩnh đang quay lại với mình. Nó quẹt mũi, dè dặt liếc thằng ròm:
– Thế ra mày đã phát hiện tụi tao bám theo mày…
Quý ròm nhún vai:
– Một khi tao đã khen tui mày "giỏi lắm" có nghĩa là tao chẳng hay biết gì hết trọi. Chỉ đến khi thằng oắt Lượm nói hớ trong bữa ăn thì tao mới giật mình hiểu ra.
Nó gục gặc đầu:
– Tao đoán tụi mày không chỉ bám theo tao có một ngày, đúng không?
– Ờ, ờ…
Quý ròm đập lên lưng Tiểu Long một cái nữa, lại khen:
– Lần đầu tiên mày hạ tao 1 – 0. Giỏi thiệt tình đó, mập!
Rồi nó, chép miệng, cảm thán:
– Nhỏ Hạnh mà biết chuyện tao bị mày cho vào xiếc, chắc nó cười tao ba ngày ba đêm chưa hết.
– Hạnh sẽ không biết đâu. – Tiểu Long áy náy đáp.
– Sao lại không biết! – Thằng Lượm lại ngứa miệng không đúng lúc, không ai biết nó tìm lại được tiếng nói từ khi nào – Hồi trưa anh chẳng gọi điện thoại cho chị Hạnh là gì!
Tiết lộ của thằng Lượm khiến Quý ròm cảm thấy ruột gan chợt cồn lên. Nó quay phắt sang Tiểu Long:
– Mày gọi cho nhỏ Hạnh?
– Ờ, ờ… – Tiểu Long lúng túng, bữa nay nó khoái mẫu câu "ờ, ờ" này quá sức.
– Mày nói gì với nó vậy?
– Nói gì hả? – Tiểu Long đưa tay xoa! xoa gò ! má như vừa bị muỗi chích – Tao chỉ kể chuyện mày đi giúp việc nhà thôi. Tao nói là mày đi làm thêm để kiếm tiền.
– Thế nhỏ Hạnh bảo sao?
Bàn tay Tiểu Long từ má bò lên gáy, hoàn toàn không tự chủ. Nó gãi gáy:
– Nó bảo mày không cần tiền. Nó bảo sở dĩ mày đi giúp việc nhà cho người ta là vì một lý do khác.
Quý ròm nín thở:
– Vì lý do gì?
Lượm láu táu vọt miệng:
– Vì "một cái gì đó"!
Tiểu Long quắc mắt:
– Tao đập mày nha Lượm.
Nhưng Quý ròm đã nghe thấy thằng nhóc. Ánh mắt nó đi qua đi lại giữa hai khuôn mặt đầy vẻ khả nghi.
– "Một cái gì đó" là một cái con khỉ gì?
Một lần nữa, Lượm không sao ép mình làm thinh được. Vừa nói nó vừa hấp tấp nhích xa tầm tay của Tiểu Long.
– Không phải là con khỉ, mà là con gái! Một đứa con gái!
Trong khi Tiểu Long dở cười dở khóc thì Quý ròm trừng trừng nhìn thằng Lượm, như thể nó muốn dùng ánh mắt ghim chặt thằng này vô đống rơm. Nó nhìn như vậy lâu thật lâu, tưởng sấm sét sắp nổ ra tới nơi, nhưng rồi nó thình lình cụp mắt xuống, nhè nhẹ thở ra:
– Nhỏ Hạnh đoán đúng. Trong nhà đó có một cô bé. Nó tên Gái, là em thằng Thời.
Thằng Lượm nhảy tưng tưng:
– Em biết ngay mà. Thằng Thời là lão nhà giàu. Nhỏ Gái là cô Út. Còn anh chính là anh chàng làm công khù khờ, đúng không?
Quý ròm trợn mắt ngó Tiểu Long:
– Thằng Lượm bị sao vậy, mày? Bộ hồi trưa nó ăn trúng thứ chi hả?
– Im đi, Lượm! – Tiểu Long nạt em – Mày đừng để tao phải nói chuyện với mày bằng chân tay đó nha.
– À, – Q! uý ròm ! bỗng cười như mếu – nó nói tao là thằng nhãi khờ khạo trong truyện Cây tre trăm đốt đó mà.
– Bộ em nói vậy không đúng sao! – Lượm nghênh mặt – Nếu anh không mê tít thò lò em gái thằng Thời thì anh đâu có đi nấu cám cho mấy con heo nhà nó làm chi.
– Mày chẳng biết gì mà cũng nói! – Quý ròm đỏ mặt.
– Anh Tiểu Long cũng nói vậy chứ bộ. – Lượm chu miệng cãi – Anh Tiểu Long còn nói em gái thằng Thời chắc là rất xinh đẹp. Nếu con nhỏ đó xấu như ma lem thì anh đã không è cổ ra làm việc nhà cho cái thằng hống hách đó rồi.
Quý ròm bĩu môi "xì" một tiếng:
– Cả anh Tiểu Long mày cũng đoán sai bét.
– Thế ra con nhỏ đó xấu hoắc…
– Tao không nói chuyện nhỏ Gái xấu hay đẹp. Tảo chỉ muốn nói là tao không hề mê tít nó.
Lượm nuốt nước bọt:
– Thế anh đi quét nhà, quét sân, xắt chuối, xách nước, nấu cám heo cho nhà thằng Thời là vì cần tiền thật à?
– Tao cũng chẳng cần tiền. – Quý ròm so vai – Thằng Thời có trả tao đồng nào đâu.
Lượm thò tay bứt mạnh một sợi tóc, nhăn nhó:
– Thế thì tại sao?
Tiểu Long nhanh nhẩy hùa theo:
– Ờ, thế thì tại sao?
– Đầu đuôi là thế này này. – Quý ròm ngồi bệt xuống đất, tựa lưng vô đống rơm, khẽ hắng giọng – Hôm Tiểu Long và thằng Tắc Kè Bông hì hục sửa lại chuồng bò, tao đạp xe lên chợ Ngã Ba chơi, nhân tiện ghé qua căn nhà gạch của ông Sáu Cảnh và tình cờ gặp ổng ở đó. Căn nhà đó bây giờ ổng cho người ta thuê để đặt máy xay xát…
– Câu chuyện bịa này hôm trước mày đã kể một lần rồi. – Tiếng thằng T�! ��c Kè B! ông từ đâu đó đột ngột cắt ngang – Bà chủ căn nhà ma hôm đó cũng gánh thóc đến xay ở nhà ông Sáu Cảnh, đúng không? Thế là ông Sáu Cảnh giới thiệu hai bên với nhau. Thực tình thì mày cũng chẳng muốn nhận lời, đúng không? Nhưng bà ta khóc lóc ghê quá. Đã vậy ông Sáu Cảnh đứng bên cạnh cứ liên tục "đế" vào…
Tiểu Long và Lượm giật mình trước sự xuất hiện của Tắc Kè Bông. Nếu Quý ròm có thể nấp đằng sau đống rơm nghe lén tụi nó rồi bất thần thò đầu ra thì Tắc Kè Bông cũng có thể làm như vậy. Hơn nữa, ăn tối xong, cả ba đứa nó tự nhiên biến mất, thế nào Tắc Kè Bông chẳng lật đật đi tìm.
Quý ròm cũng chẳng ngạc nhiên. Nó biết sớm muộn gì Tắc Kè Bông cũng mò ra đống rơm. Quý ròm không ngạc nhiên. Nhưng Quý ròm cáu. Thằng Tắc Kè Bông cứ nói một câu lại chêm vào hai tiếng "đúng không?", cứ như một tay cao bồi cứ hỏi một câu lại huơ súng lên hăm dọa.
– Không đúng! – Quý ròm xẳng giọng – Tao có định kể câu chuyện ấy đâu. Mày chỉ được cái bép xép!
– Ơ… – Mặt Tắc Kè Bông ngẩn ra – Rõ ràng là mày…
– Chẳng có gì là rõ ràng hết. – Quý ròm hừ mũi – Bây giờ mày nghe tao hỏi này: Cái đầu mày đang nằm ở chỗ nào?
– Ơ… ơ…
– "Ơ, ơ" cái gì! Mày trả lời đi!
Tắc Kè Bông hoang mang sờ tay lên trán:
– Thì ở đây chứ ở đâu.
Quý ròm nheo mắt, tiếp:
– Trừ mắt và mũi, trên đầu mày có cái gì?
Bàn tay Tắc Kè Bông hạ xuống rờ rẫm đôi môi:
– Cái miệng.
– Ngoài cái miệng ra, còn có cái gì nữa?
Thấy Tắc Kè Bông đực mặt nghĩ ngợi, Quý ròm sốt ru�! �t nói l! uôn:
– Cái gì mà mỗi bên có một cái ấy.
– À, cái tai.
Tắc Kè Bông reo lên, nhưng rồi nó đột ngột nhìn sững Quý ròm, mày nhíu lại:
– Mà mày hỏi chuyện này chi vậy?
Quý ròm cười khì khì:
– À, ý tao muốn mày khép cái miệng lại và vểnh cái tai lên nghe tao kể nốt câu chuyện khi nãy chứ chi. Mày cứ nhảy vô họng tao mày ngồi chồm hổm hoài làm sao tao kể được.
Tiểu Long và Lượm không nhịn được, ôm bụng cười theo Quý ròm.
Chỉ có Tắc Kè Bông không cười.
À không, nói đúng ra, nó cũng cười. Nhưng cười méo xẹo.


Chương 7

Hôm đó, Quý ròm quả có ghé vô nhà ông Sáu Cảnh thật.
Nó ghé vô chẳng có mục đích gì. Quý ròm chỉ đi chơi loăng quăng thế thôi. Năm ngoái, nó giúp ông trừ tà ma ngay tại căn nhà này. Và nó khám phá ra kẻ ném đá lên nhà ông hằng đêm là hai thằng nhóc ở quán nước bên cạnh. Chẳng có ma quỷ nào cả.
Ông Sáu Cảnh tất nhiên không biết sự thật này. Quý ròm đã không nói, vì lúc đó có hai con nhỏ hái điều thuê đêm đêm vẫn tá túc trong căn nhà trống của ông. Ngoài vườn điều vẫn có các căn lều cho bọn trẻ làm thuê ngủ lại. Nhưng ngoài đó gió lồng lộng. Con em lại đang ốm nên con chị phải đưa nó vào ngủ trong nhà ông Sau Cảnh để tránh gió. Quý ròm sợ nói huỵch toẹt mọi chuyện, ông Sáu Cảnh sẽ điên lên đuổi hai chị em con nhỏ kia ra khỏi nhà.
Lần đó, sau khi Quý ròm dẹp yên bọn "quỷ một giò", ông Sáu Cảnh đã xách cặp gà và quảy nguyên buồng chuối chín đến tận nhà chú Năm Chiểu để tạ ơn Quý ròm – "thầy pháp cao tay ấn nhất nước, từng tốt nghiệp hạng ưu trên núi Tà Lơn". Ông nói mà mắt rưng rưng: "Nếu ngài không trừ được "bọn họ", không biết chừng nào tôi mới bán được căn nhà này".
Chuyện đó xảy ra vào mùa hè năm ngoái, Quý ròm đinh ninh căn nhà đã đổi chủ. Cho nên lúc đun đầu xe vô sân nhà ông Sáu Cảnh, Quý ròm không nghĩ nó sẽ **ng đầu "thân chủ" của nó trong đó.
Ông Sáu Cảnh nhận ra ngay "ngài pháp sư". Ông liền chạy ra hiên, rối rít:
– Ô, "ngài" mới về chơi! Mời "ngài" quá bộ vô trong này!
Nghe tiếng máy nổ ầm ầm, trong nhà lại lố nhố người. Quý ròm phát hoảng. ! Nó kéo tay "thân chủ" tới góc sân, bỏ nhỏ:
– Bác Sáu! Bác đừng kêu cháu là "ngài" này, "ngài" nọ nữa. Cách xưng hô như thế chỉ dành cho lúc… lúc… "hữu sự" thôi. Gọi lung tung nó… mất thiêng. Lúc bình thường, cứ "bác bác, cháu cháu" là được rồi.
Quý ròm nói như năn nỉ. Nhưng với ông Sáu Cảnh, đó là "mệnh lệnh" của "ngài". Ông hoảng hốt đổi giọng ngay:
– Ủa, vậy hả cháu! Hóa ra nghề này cũng phép tắc ghê mà bác không biết.
Bữa đó, nghe ông Sáu Cảnh nói, Quý ròm mới biết căn nhà này ông không rao bán nữa mà cho người ta thuê đặt máy xay xát.
– Cháu đi đâu đây? – Ông Sáu Cảnh hỏi.
– Dạ, cháu đi chơi. Còn bác?
– Bữa nay bác đi thu tiền nhà.
Quý ròm hỏi cho có hỏi. Rồi nó quên ngay ông Sáu Cảnh. Nó thô lố mắt chăm chú nhìn chiếc máy Honda đặt chính giữa nhà. Chung quanh là các bà các cô quang gánh giăng đầy, chờ tới lượt. Quan sát một hồi, Quý ròm thấy điều khiển chiếc mày này chẳng có gì khó. Giật cho máy nổ. Rồi đổ thóc vào chiếc phễu bự chẳng phía trên. Gao ra một đầu, trấu ra một đầu. Muốn gạo thành tấm hay trấu thành cám, đã có dãy nút điều chỉnh tự động.
Tự nhiên Quý ròm thấy tay chân ngứa ngáy quá sức. Từ bé nó đã mê máy móc. Nó mê trò loay hoay tháo ra, lắp vào. Nó đã chế tạo nhiều thứ máy móc con con. Nhưng chưa bao giờ nó vận hành chiếc máy to đùng như chiếc máy xay xát này.
– Bác Sáu này.
– Gì hả cháu?
– Người đang điều khiển máy là ai vậy?
– Ông chủ máy đó, cháu.
Quý ròm liếm môi, hồi hộp quá nên giọng đột nhiên khào khào:
– Bác ! nói ổn! g cho cháu… đứng máy một lát được không?
– Để bác nói ổng. – Ông Sáu Cảnh sốt sắng – Dễ thôi mà.
Có lẽ ông chủ máy đã được ông chủ nhà cho biết Quý ròm là "nhân vật" nào nên nhiệt tình không để đâu cho hết. Ông lập tức tắt máy rồi bắt đầu diễn lại từng thao tác, vừa thực hành vừa giảng giải tỉ mỉ.
Quý ròm đứng nghe, gật đầu lia lịa:
Và năm phút sau nó đã trở thành người đứng máy trẻ tuổi.
Ông chủ máy đứng coi quý ròm điều khiển máy xay xát một hồi, nức nở khen:
– Cháu làm thuần thục lắm. Chỉ có lực tay hơi yếu nên khi khởi động cháu phải cẩn thận, kẻo dây Cu-roa bật ngược trở lại trúng mặt thì đau lắm.
Ông chủ máy khe, Quý ròm sướng một. Nhưng khi ông nói tiếp, Quý ròm sướng mười:
– Nếu cháu thích, mỗi ngày cháu ghé đây đứng máy giùm chú. Làm có tiền công đàng hoàng.
Quý ròm nở từng khúc ruột. Người lâng lâng, nó không kịp nghĩ xem ông chủ máy đề nghị như vậy là muốn làm vui lòng ông chủ nhà hay vì tay nghề của nó thuần thục thật. Xưa nay, Quý ròm chưa làm gì ra tiền, trừ lần nó tổ chức ảo thuật có bán vé để kiếm tiền giúp Tiểu Long mua gấu bông cho em. Nhà Quý ròm không khá giả gì, nhưng cũng không đến nỗi khó khăn, cần gì nó có thể xin tiền ba mẹ. Ba mẹ Quý ròm cũng chẳng muốn nó đi làm kiếm tiền. Ba mẹ nó chỉ muốn nó tập trung vào chuyện học hành. "Con vẫn thấy những học sinh đi làm thêm vào dịp hè", Quý ròm so bì. "Con ơi, đó là những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn, chứ chẳng có bậc làm cha làm mẹ nào muốn con cái đi làm trong cái tuổi còn đi học cả", mẹ nó nói "! Nhiệm v! ụ của người lớn là kiếm tiền, nhiệm vụ của trẻ con là học tập. Con muốn đi làm kiếm tiền thì đợi chừngnào con lớn lên đã".
Bây giờ Quý ròm vẫn nhớ những lời mẹ nó nói. Nhưng nó vẫn khoái làm gì đó ra tiền. Quý ròm muốn làm ra tiền không phải vì nó thực sự cần tiền, mà vì nó tin rằng đó là dấu hiệu của tính tự lập. Nó muốn trưởng thành. Nó không muốn nó là trẻ con hoài hoài. Vì vậy mà nghe ông chủ máy đề nghị, nó phải kềm chế lắm mới không nhảy cẫng lên.
Quý ròm nôn nao quá. Nó định xay một vài thúng thóc nữa thôi, rồi chạy vù về nhà. Nó phải khoe ngay chuyện này với Tiểu Long. Nó mỉm cười khi hình dung ra bộ dạng hào hứng của thằng mập. Thế nào Tiểu Long cũng reo ầm: "Tuyệt quá mày! Mày cho tao đi theo với nhé!". Dĩ nhiên rồi. Nó đã định bụng sáng mai nó sẽ kéo thằng mập đi làm. Thằng mập sẽ phụ trách khởi động máy và giúp khách hàng bưng thóc đổ vô phễu. Còn nó là "nhà kỹ thuật", nó sẽ phụ trách phần việc quan trọng là điều khiển các nút tự động.
Quý ròm sướng quá. Nó trở thành chú bé mơ mộng hồi nào không hay. Nó thấy mồn một cảnh nhỏ Hạnh tròn mắt thán phục khi nó và Tiểu Long xòe cả xấp tiền ra trước mắt nhỏ bạn, vênh váo khoe: "Tụi này đi làm thêm trong dịp hè đấy!".
– Ê, gạo văng ra ngoài kìa, chú bé!
Một tiếng kêu lớn cắt ngang giấc mơ tuyệt đẹp của Quý ròm.
Nó ngoảnh lại, thấy gạo đang bắn ra từ một chỗ nào đó dọc lườn máy.
Quý ròm nhìn quanh, tính cầu cứu ông chủ máy, nhưng ông đã bỏ đi đâu mất. Cả ông Sáu Cảnh cũng không còn đứng ở chỗ cũ.
Quý ròm lo lắng nhướn! cổ dò! m, thấy chỗ lườn máy có một chiếc nắp cao su tròn, nhỏ bằng lỗ đáo. Chiếc nắp hiện nay đang bung ra một nửa, gạo từ chỗ đó văng ra tung tóe.
Quý ròm tính chạy lại, nhưng nó lại đang bận hứng gạo tuôn ra từ ống xả.
– Ê, nhóc kia! – Thấy một con nhỏ đang quanh quẩn gần đó, Quý ròm quát giật – Sao mày trơ mắt ra dòm mà không giúp tao một tay hả?
Con bé trạc mười ba, mười bốn tuổi, mặt mày nâu bóng, tóc cháy nắng, đuôi tóc vàng khè và xác xơ như mớ rơm khô. Nghe Quý ròm hò hét ghê quá, nó giật mình ngước lên, bối rối:
– Em có biết làm sao đâu!
Quý ròm nóng tiết:
– Sao mày ngốc thế! Bịt chiếc nắp cao su lại!
– Làm sao bịt?
– Trời ơi là trời! Lấy ngón tay bịt lại chứ làm sao! Bộ mày không có ngón tay hả?
Con nhỏ "à" lên một tiếng mà hấp tấp làm theo lời Quý ròm. Nó lấy ngón tay trỏ đè lên chiếc nắp cao su, nhưng hơi gió bên trong thốc ra quá mạnh, chiếc nắp rung bần bật nhưng vẫn không sao đóng kín lại được.
Thấy gạo vẫn tiếp tục bắn ra, Quý ròm tức muốn xịt khói lỗ tai:
– Sao mày không lấy ngón tay cái bịt lại. Ngón trỏ yếu xìu mà bịt cái cóc khô gì!
Con nhỏ tuân lời Quý ròm răm rắp. Quả nhiên, từ khi nó đè ngón tay cái lên, chiếc nắp cao su bị ép xuống và gạo không còn bắn ra nữa.
Quý ròm khoái chí:
– Thấy chưa! Tao nói có bao giờ sai đâu!
– Ờ, anh tài ghê.
Con nhỏ tấm tắc. Nhưng mải lo khen Quý ròm, ngón tay của nó không còn giữ chặt như cũ. Chiếc nắp cao su lại bật lên và gạo lại bắn ra vèo vèo.
– Thật tao chưa thấy đứa nào hậu đậu như mày! – Qu! ý ròm l! ừ mắt, nạt.
Con nhỏ sợ quá, lại ấn mạnh ngón tay.
– Ấn mạnh nữa! – Quý ròm thét chằm chặp – Nữa! Nữa! Mạnh hết sức vào!
Con nhỏ ấn mạnh hết sức.
Nó nghiến răng nghiến lợi ấn lấy ấn để, mặt đỏ phừng phừng.
"Bục" một tiếng, chiếc nắp cao su bị ngón tay con nhỏ đẩy lọt vô bên trong. Cả ngón tay nó cũng lọt theo luôn.
Ngay lúc đó, con nhỏ chẳng có cảm giác gì khác lạ. Nó chỉ nghe một tiếng "sực", không đau đớn.
Nó rút tay ra, bối rối chùi lên vạt áo, và nhìn Quý ròm bẽn lẽn nói như xin lỗi:
– Em lỡ ấn mạnh quá…
Nhưng Quý ròm không trả lời. Nó giương mắt nhìn con nhỏ, quai hàm đờ ra, mặt xám ngoét. Cứ như thể nó vừa tròng vô mặt một chiếc mặt nạ màu đất.
Tưởng Quý ròm chưa hết giận, con nhỏ sợ run:
– Anh… anh…
Con nhỏ lắp bắp. Quý ròm cũng lắp bắp:
– Máu… máu…
Con nhỏ ngơ ngác:
– Gì hả anh?
Quý ròm rên lên, nó kinh hoảng đến mức không biết làm gì:
– Mày… mày… nhìn… nhìn… chiếc áo mày kìa!
Cùng lúc đó cả chục cái miệng bật la thất thanh:
– Ối, máu! Máu ở đâu nhiều thế!
– Ối chao! Coi ngón tay con bé kìa!
Và cả chục bóng người ùa chạy lại phía con nhỏ.
Bấy giờ con nhỏ mới nhìn thấy chiếc áo của nó đỏ lòm những máu. Nó vừa mới quẹt tay lên áo. Ngón tay cái của nó bị cánh quạt trong đường ống cắt đứt gần phần nửa, như muốn rời ra, từ chỗ đó máu không ngừng tuôn ra.
– Ối… ối…
Con nhỏ khiếp quá, ú ớ được hai tiếng rồi òa ra khóc. Đến bây giờ nó mới thấy đau.
– Đưa nó đi bệnh viện ! ngay!
Một người nào đó quát lên. Nghe giọng quen quen, Quý ròm ngoảnh lại thấy ông chủ máy vừa về tới. Nó mừng quýnh:
– Chú coi máy giùm cháu nha. Để cháu đưa cô bé đến bệnh viện.
Một người phụ nữ cùng Quý ròm đưa con nhỏ đến bệnh viện cạnh nhà bưu điện.
– Cháu ở đây nhé. Cô phải về nhà máy coi mấy thúng thóc. – Người phụ nữ nói, khi ông bác sĩ ra tới.

***


Khi người phụ nữ bỏ đi, Quý ròm ngồi xuống chiếc ghế cạnh giường bệnh, lo lắng nhìn ông bác sĩ đang săm soi ngón tay con nhỏ. Lòng nó lúc này đang tràn ngập hối hận. Nếu nó không bắt con nhỏ bịt chiếc nắp cao su, không gục con nhỏ ấn mạnh ngón tay lên chiếc nắp, ngón tay con nhỏ đã không sắp đứt lìa.
– Đau không, cháu? – Ông bác sĩ hỏi.
– Dạ đau.
– Cháu ráng chịu đựng một chút nhé. – Ông bác sĩ cầm lên cây kẹp kim loại, dịu giọng trấn an – Chú sẽ gắp mấy mẩu xương vỡ ra. Chỉ đau một tẹo thôi.
Quý ròm muốn gai cả người khi nghe âm thanh lanh canh của những mẩu xương vụn rơi xuống chiếc khay nhôm đặt ngay đầu giường.
– Cháu tên gì? – Ông bác sĩ hỏi, cố tình làm cho con nhỏ lãng đi cảm giác nơi đầu ngón tay.
– Cháu tên Gái.
– Nhà cháu ở đâu?
– Dạ, ớ phía ngoài cầu Sắt.
– Cháu học lớp mấy rồi?
– Dạ, cháu học lớp tám. Hết hè này cháu lên lớp chín.
Ông bác sĩ tiếp tục hỏi. Và nhỏ Gái tiếp tục trả lời. Trên nền những tiếng động lanh canh mỗi lúc một thưa thớt.
Bỗng nhiên, ông bác sĩ nói:
– Chú đã gắp hết xương vụn ra rồi. Nhưng nếu muốn mau lành, cháu phải cưa ngón tay này.
– Không, không! – Nhỏ Gái giãy đùng đùng, suýt chút nữa nó đã ngồi bật dậy – Cháu không chịu đâu.
– Thôi, không cưa cũng được. – Ông bác sĩ thở dài – Nhưng nếu để như thế vết thương sẽ lâu lành lắm.
– Chừng nào lành cũng được. – Nhỏ Gái rối rít – Cưa ngón tay đi thì xấu lắm! Cháu không muốn cưa ngón tay ch�! �t nào!
Hôm đó, Quý ròm đưa nhỏ Gái về nhà.
Hai đứa đi bộ lếch thếch dọc đường quốc lộ.
Thấy nhỏ Gái cứ chốc chốc lại đưa ngón tay quấn cục băng to sụ lên mắt nghiêng ngó, Quý ròm bứt rứt quá xá.
– Cho tao xin lỗi mày nha, Gái. – Nó lí nhí buột miệng.
– Anh có lỗi gì đâu!
– Lỗi tại tao mà. Tại tao kêu mày ấn mạnh ngón tay lên chiếc nắp.
– Lỗi tại em. Nếu em không bất cẩn…
Quý ròm giành:
– Tại tao.
– Tại em.
Thấy nhỏ Gái quyết không chịu thua, Quý ròm dàn hòa:
– Thôi, thì tại cả tao lẫn mày.
Lần này, nhỏ Gái không nói gì. Một lát, nó như chợt nhớ ra:
– Ủa, sao anh biết tên em?
– Mày còn nhỏ mà sao đãng trí quá vậy! – Quý ròm cười khì – Khi nãy mày chẳng khai tên với ông bác sĩ là gì!
– Ờ há. – Nhỏ Gái chớp mắt – Thế còn anh?
– Tao sao?
– Anh tên gì?
– Tao tên Quý.
– Anh ở xóm Dưới hả?
– Không, tao ở thành phố. Nghỉ hè, ta về đây chơi với thằng Lượm và thằng Tắc Kè Bông ở xóm Trên. Mày biết hai đứa đó không?
– Dạ không.
Nhỏ Gái khẽ đáp, giọng bất chợt nghẹn đi.
Quý ròm nhìn sững nhỏ Gái. Mặc dù con nhỏ cố tình cúi đầu xuống, Quý ròm vẫn nhìn thấy những giọt nước mặt đang lăn dài trên má nó.
– Mày sao thế? – Quý ròm lo lắng hỏi.
– Dạ không có gì.
– Không có gì sao mày khóc? – Quý ròm nhìn xuống ngón tay quấn băng của nhỏ Gái, giọng thắc thỏm – Mày đau lắm phải không?
– Dạ không.
– Mày đừng giấu tao! Không đau sao mày lại khóc?
Thấy nhỏ Gái! sụt s�! ��t thay cho câu trả lời, Quý ròm gãi gáy chóp mũi, đoán mò:
– Hay mày sợ lát về tới nhà, thấy ngón tay mày thế này, ba mẹ mày sẽ mắng mày?
– Ba em mất lâu rồi.
– Thì mẹ mày la mày?
– Mẹ em không bao giờ la em. Mẹ em bị liệt nửa người, mấy năm nay chỉ nằm một chỗ.
– Thế mày là con một à?
– Em có một anh trai.
– À. – Quý ròm cố kềm một tiếng reo – Thế ra mày sợ anh mày!
Nhỏ Gái rầu rĩ:
– Em chỉ lo em không làm được việc nhà. Ngón tay em thế này…
Nói tới đây nhỏ Gái lại thút thít. Quý ròm nhìn nước da rám nắng và mái tóc vàng heo của nhỏ bạn, lòng bất giác chùng xuống. Ờ, con gái thôn quê thường trăm công nghìn việc. Gia cảnh nhỏ Gái như vậy, chắc nó phải làm việc quần quật đầu tắt mặt tối. Tội nghiệp nó ghê!
– Em đừng lo! – Quý ròm khẳng khái nói, xúc động quá nó chuyển từ "mày tao" sang "anh em" lúc nào chẳng hay – Anh sẽ giúp em!
Đôi môi nhỏ Gái vẽ thành hình chữ O:
– Anh giúp em á?
– Ừ.
– Anh sẽ quét nhà, xách nước, sẽ xắt chuối, nấu cám heo giùm em á?
– Ừ, anh sẽ làm tất. Làm cho đến khi nào ngón tay em lành hẳn mới thôi.
Quý ròm làm nhỏ Gái cảm động quá.
Trên đường dẫn về xóm nhà ngói lúc này có hai đứa trẻ đang cảm động.
Nhỏ Gái cảm động nhưng vẫn tỉnh táo. Nó nhìn Quý ròm từ đầu đến chân:
– Anh có làm được không đó?
Quý ròm cố chịu đựng cái nhìn ngờ vực của nhỏ bạn. Nó biết nhỏ Gái chê nó gầy khẳng gầy kheo. Nó biết nhỏ Gái nghĩ bụng "Ốm nhách như thế thì làm được gì!".
Quý ròm nh�! ��t nhạ! t quá. Nó tưởng như ánh mắt nhỏ Gái đang cù khắp người nó. Nhưng Quý ròm vẫn làm mặt tỉnh, nó không muốn nhỏ Gái thất vọng:
– Em không biết đó thôi. Xưa nay anh toàn làm việc nhà.
Rồi sợ nhỏ Gái không tin, Quý ròm lim dim mắt nói thêm:
– Nhà anh đông người lắm. Nhưng bà anh, ba anh, mẹ anh, anh trai anh, em gái anh, chẳng ai phải làm gì cả. Anh giành làm hết, từ việc nhỏ đến việc lớn.
Nhỏ Gái nhìn Quý ròm bằng cặp mắt ngưỡng mộ. Nó chỉ không hiểu tại sao Quý ròm lại nhắm mắt khi khoe thành tích của mình. Nhỏ Gái không biết thằng ròm là chúa ba hoa. Quý ròm sợ mở mắt khi đang bịa chuyện. Tại lúc đó, mắt nó láo liên trông rất gian. Nhìn anh mắt đó, người nghe sẽ biết ngay Quý ròm chuyên đùn mọi việc, từ việc nhỏ đến việc lớn, cho bà nó, ba nó, mẹ nó, anh trai nó, và em gái nó, chứ không phải là ngược lại.


Chương 8

Đón Quý ròm và nhỏ Gái ngay trước sân là thằng Thời.
– Mày dẫn đứa nào về nhà vậy, Gái? – Thằng Thời nheo mắt nhìn Quý ròm, tò mò hỏi.
Nhỏ Gái chưa kịp trả lời, Thời đã nhìn thấy ngón tay đang băng trắng của nó:
– Í, tay mày bị sao vậy?
Nó vội vàng chạy lại, nhưng nhỏ Gái đã giấu cánh tay ra sau lưng.
– Mày đưa tao coi thử nào!
– Có gì đâu mà coi.
– Quần băng kín mít thế kia mà bảo là không có gì! – Thằng Thời giằng tay em – Giấu, giấu cái gì! Đưa tao coi nào!
Nó kéo cánh tay nhỏ Gái đưa lên sát mắt, cúi đầu quan sát:
– Mày bị đứt tay à?
– Dạ. Có chút xíu à.
– Vậy mà chút xíu! – Thằng Thời lo lắng nhìn em – Mày có đau lắm không?
– Không đau tẹo nào hết.
– Xạo đi mày!
– Em nói thiệt mà. – Rồi sợ ông anh không tin, nó vội gật đầu – Ờ, đau sơ sơ. Nhưng chỉ như kiến cắn thôi.
Thằng Thời cau mày:
– Mà sao mày ra nông nỗi này?
Nhỏ Gái khẽ liếc Quý ròm:
– Tại em… em… không cẩn thận…
– Không cẩn thận là sao?
– Là sao hả? – Nhỏ Gái ngập ngừng – Không cẩn thận tức là… là… cẩu thả…
– Tao mệt mày quá, Gái! – Thời hừ giọng – Có chuyện gì thì mày nói đại ra xem, cứ vòng vo hoài!
– Tại tao đó!
Quý ròm bất thần lên tiếng. Nó biết nhỏ Gái không muốn nói ra sự thật. Nhỏ Gái sơ thằng Thời sẽ xót ruột cho em gái mà hành hung nó.
Thằng Thời hành hung nó thật. Quý ròm vừa buột miệng, Thời đã túm ngay cổ áo nó:
– A, thì ra mày là thủ phạm!
R! 11; Không phải đâu, anh Hai! – Nhỏ Gái quýnh quíu kêu lên.
Phớt lờ nhỏ em, Thời vẫn không buông tay. Nó ghim mắt vào mặt Quý ròm, giọng ráo hoảnh:
– Đầu đuôi ra sao, nói tao nghe coi!
Quý ròm run run nói "đầu đuôi".
Thời gầm lên, mặt đằng đằng sát khí:
– Vậy mày đúng là thủ phạm rồi!
Nó lập tức buông cổ áo Quý ròm. Không phải để tha bổng, mà để lấy đà tung một cú đấm như trời giáng vào vai "thủ phạm", kèm theo tiếng rít:
– Cho mày bỏ cái thói ăn hiếp em gái tao nè!
Quý ròm nếu không ròm cũng không thể nào chịu nổi một cú đòn dữ dằn như thế. Đằng này Quý ròm lại ròm. Nên nó ngã bật gọng, cẳng chổng lên trời.
Nghe tới đây, thằng Lượm không thể làm thinh được nữa. Nó đá chân vào đống rơm, mặt hầm hầm:
– Thằng du côn!
Tắc Kè Bông thở ra:
– Thì ra vết bầm trên vai mày là do chuyện này.
Tiểu Long hậm hực:
– Tao sẽ đập nó. Thế nào tao cũng sẽ đập nó.
– Đập, đập cái gì! Bỏ qua đi! – Quý ròm tặc lưỡi – Mọi chuyện là do tao gây ra hết.
– Nhưng mày đâu có cố ý. – Tắc Kè Bông bênh bạn.
Quý ròm cười buồn:
– Tao cố ý hay không thì ngón tay nhỏ Gái cũng đã bị đứt rồi.
Lượm nhấp nhổm:
– Sau đó thì sao hở anh?
Tiểu Long nói kháy, nó vẫn còn tức chuyện thằng ròm không cho nó "trả thù":
– Té xuống thì bò dậy, lóp ngóp giống như con mèo ướt vậy chứ sao!
– Mày nói đúng đó, mập. – Quý ròm tỉnh bơ – Nhưng tao không tự bò dậy.
Theo lời Quý ròm thì lúc đó nhỏ Gái ba chân bốn cẳng chạy lại đỡ nó dậy.
Vừa! dựng Q! uý ròm lên, nhỏ Gái vừa cự nự thằng anh:
– Anh Hai kỳ quá! Tư dưng lại đánh người ta!
Thằng Thời không thèm nghe em nó nói gì. Nó chỉ tay ngay mặt Quý ròm, gằn giọng.
– Mày nghe đây! Em gái tao là lao động chính trong nhà. Mày làm em gái tao què tay, mày phải thay thế nó. Hằng ngày mày phải tới đây nghe tao sai bảo. Khi nào em tao lành hẳn ngón tay rồi, mày mới được tha. Rõ chưa?
Gặp lúc bình thường, nghe cái giọng hách dịch của thàng Thời, Quý ròm đã ngoác miệng cãi nhau chí chóe rồi. Nhưng trong "vụ án ngón tay" này, ngay từ đầu Quý ròm đã vô cùng bứt rứt. Nó cảm thấy nó là người có lỗi. Nó đã hứa với nhỏ Gái nó sẽ giúp nhỏ Gái làm tất tật mọi việc cho đến chừng nào ngón tay nhỏ bạn lành lặn. Thằng Thời ra điều kiện như vậy thật là hợp ý nó.
– Rõ. – Quý ròm đáp nhẹ tênh.
Thấy thằng ròm đồng ý ngay tút xuỵt, Thời hơi chột dạ. Nó lừ mắt nhìn Quý ròm từ đầu tới chân rồi từ chân lên đầu, hất hàm hỏi:
– Nhà mày ở đâu?
– Tao ở xóm Trên.
– Khôn hồn thì mày đừng có trốn luôn. – Thời nheo nheo mắt – Từ nhà tao đến xóm Trên gần xịt. Mày mà không dẫn xác đến đây, tao sẽ tới xóm Trên tóm cổ mày.
Rồi sợ Quý ròm không ngán, nó lại đe:
– Nếu mày làm tao điên lên, tao sẽ kiện vụ này ra tòa. Chắc chắn mày sẽ đi tù.
Quý ròm ngoan ngoãn:
– Tao sẽ không trốn đâu.
Quý ròm dễ bảo quá chừng khiến thằng Thời cứ nhìn nó hoài. Ánh mắt nghi ngại của thằng Thời đọng lại trên mặt Quý ròm lâu đến mức thằng này nghe đầu cổ nóng ran.
– Làm gì mày nhìn tao hoài vậy. –! Quý rò! m nhăn nhó – Xưa nay tao đã hứa là không bao giờ nuốt lời đâu.
– Tốt lắm. Tao tạm tin mày. – Thời gục gặc đầu – Bây giờ là việc đầu tiên đây: mày chạy ra chỗ nhà máy xay xát gánh gạo về đây cho tao. Gạo hồi sáng nhỏ em tao còn vứt ngoài đó.
Nhỏ Gái vùng kêu:
– Để em đi gánh về cho.
– Mày đang bị thương mà gánh con khỉ gì! – Thời nạt em – Để thằng ròm làm!
– Anh làm được mà. – Quý ròm nhìn nhỏ Gái, mỉm cười trấn an.
Nhỏ Gái cũng nhìn lại Quý ròm. Ánh mắt nó có bao điều muốn nói. Tâm lý con gái vốn phức tạp, có những điều Quý ròm không đọc được.
Nó chỉ đọc được mỗi một điều: "Còm nhom như anh mà gách ghiếc cái nỗi gì hở trời!".

*_* o0o &_&


Bữa đó rốt cuộc Quý ròm cũng đem gạo về được.
Nó không gánh. Vì nó không biết gánh.
Nó mượn ông chủ máy xay hai cáo bao tải. Một bao đựng gạo, một bao đựng trấu. Rồi mượn thêm mấy sợi cao su, bao cột chằng sau xe, chở về. Nó phải chở làm ba lần. Hai lần đầu mỗi lần chở một bao. Lần thứ ba tha về các thứ quang gánh thúng mủng.
Thằng Thời đi tới đi lui trong sân, mỗi lần thấy Quý ròm đun đầu xe vô cổng, lại khen:
– Khá lắm, ròm!
Quý ròm kể tới chỗ này, Tiểu Long thờ một hơi đánh thượt:
– Thế là từ bữa đó mày trở thành người giúp việc không công cho thằng Thời?
Tắc Kè Bông bĩu môi:
– Làm lính gác cho nó thì đúng hơn!
Thằng Lượm buồn xo:
– Như vậy không chỉ lão nhà giàu mà ngay cả cô Út cũng ra sức bóc lột anh làm công…
– Mày không biết thì đừng có đoán mò! – Quý ròm liếc xéo thằng nhóc – Có tao phụ một tay, thực sự thì nhỏ Gái cũng đỡ lo. Nhưng nó đâu có muốn anh nó hành hạ tao. Cách đây mấy hôm, nó tháo băng trên ngón tay, hí hửng khoe với anh nó "Vết thương lành rồi nè, anh Hai. Em tự làm mọi chuyện được rồi". Thằng Thời săm soi ngón tay nhỏ em nó một hồi rồi giận dữ quát ầm "Băng lại ngay! Lành đâu mà lành! Bộ mày muốn tiêu luôn ngón tay hả Gái?"…
Thằng Lượm nuốt nước bọt:
– Vậy ngón tay nhỏ Gái chưa lành hả anh?
– Ờ. – Quý ròm chép miệng – Bị thương nặng như thế, mới có vài hôm làm sao lành được. Nó làm vậy chẳng qua nó muốn "phóng thích" tao thôi.
– Con nhỏ đó tốt ghê anh há? – Lượm vuốt t�! �c, xuýt xoa.
– Còn phải nói! – Quý ròm gật đầu, sung sướng khi thấy thằng nhóc khen nhỏ Gái – Vì tốt với tao mà nó bị anh nó mắng hoài. Những chuyện lặt vặt trong nhà, nó cứ lui cui làm suốt. Nó muốn chia sẻ bớt với tao. Vì vậy mà hôm qua nó bị sốt. Ngón tay nó động đậy hoài mà.
– Thế còn thằng Thời? – Tiểu Long vụt thắc mắc – Sao nó chẳng làm gì hết vậy?
Quý ròm rầu rầu:
– Nhỏ Gái nói với tao là anh nó hư lắm. Mà tao cũng thấy thằng này hư hỏng thiệt. Suốt ngày nó cứ đi nhong nhong ngoài đừng, chẳng bao giờ động tay động chân vào việc gì…
– Ủa, sao nó giống mày quá vậy?
Tiểu Long bất thần chêm ngang một câu khiến Quý ròm như người bị nấc cụt:
– Giống… giống… sao được mà giống! Ít ra tao cũng còn ham học. Còn thằng Thời chẳng biết học hành cách sao mà năm nay nó tụt xuống học chung lớp với em gái nó.
– Thằng Thời đâu có ham chơi. – Lượm vọt miệng – Em lên lần nào cũng thấy nó ở nhà mà.
– Từ ngày "tóm" được tao, nó mới khoái ở nhà. – Quý ròm cười như mếu – Nó muốn ra oai với tao. Nó tưởng tao sợ nó thật.
Câu chuyện đến đây tự nhiên chùng xuống. Quý ròm không nói thêm tiếng nào. Mấy đứa bạn nó cũng không buồn thắc mắc nữa. Chuyện "trừ tà ma" của Quý ròm đến lúc này đã không còn là bí mật. Con ma treo cổ như vậy là không hề có. Trên cõi đời này, chỉ có thằng Thời hách dịch. Quý ròm không hề đánh nhau với ma. Chỉ có thằng Thời đánh nó.
Quý ròm xưa nay không quen nhịn ai. Thế mà vì nỗi hối hận với nhỏ Gái, nó đã bấm bụng nhịn nhục thằng Thời. Tội nó ghê!
! Một b�! ��u không khí khắc khoải chạy quanh đống rơm. Tiểu Long, Tắc Kè Bông, và Lượm thần mặt ra một lúc lâu. Lúc bọn trẻ trò chuyện rôm rả thì chẳng đứa nào để ý, còn lúc tất cả lặng thinh tụi nó nghe mồm một tiếng dế gáy phát ra từ đâu đó dưới đống rơm.
Tiếng đàn réo rắt của chú dế nghệ sĩ càng khiến Tiểu Long buồn nẫu ruột. Nó ngước nhìn những vì sao lấp lánh bên trên những tàng cây, khẽ mấp máy môi:

Quý ròm nè.
– Gì hở mày?
– Ngày mai ấy mà.
– Ngày mai sao?
Tiểu Long nói một cách khó khăn:
– Ngày mai… ngày mai… tụi tao sẽ lên nhà thằng Thời với mày.
Quý ròm sầm mặt:
– Tao đã nói là mày không được *****ng vô thằng Thời kia mà.
– Ý tao không phải vậy. – Tiểu Long quẹt mũi – Tụi tao muốn phụ với mày quét nhà…
– …phụ quét sân, xắt chuối, nấu cám heo, xách nước đổ vô lu nữa! – Như khẩu liên thanh nãy giờ bị kẹt đạn, thằng Lượm hào hứng xả một tràng, cứ như thể câu nói của Tiểu Long đột ngột nhảy qua miệng nó.
– Thế tao kèm toán cho nhỏ Gái, tụi mày có kèm phụ tao được không?
Chỉ với một câu hỏi đơn giản, Quý ròm đã lập tức dán miệng tụi bạn nó lại. Mặt ngớ ra, Tiểu Long ú ớ như một con chuột vừa sa bẫy:
– Ơ… ơ…
Bên cạnh, Tắc Kè Bông và Lượm đứng ngẩn tò te. Tiểu Long là học sinh thành phố, nghe chữ "toán" mặt đã không còn một chút máu, huống gì tụi nó là học trò thôn quê, lại kém anh em nhỏ Gái những một, hai lớp. Hết hè này, Tắc Kè Bông lên lớp tám, còn thằng Lượm mới lên lớp bảy.
Quý ròm phủi quần đứng dậy, nghiêm nghị lướt mắt qua từng đứa, lạnh lẽo:
– Nếu tụi mày không phụ tao dạy toán cho nhỏ Gái được thì không đứa nào được bén mảng lên nhà thằng Thời đấy nhé.
Quý ròm làm mặt lạnh thế thôi. Chứ lòn nó đang rưng rưng cảm động. Nó biết tụi bạn nó muốn đỡ đần công việc cho nó. Tụi bạn nó không nỡ giương mắt ra nhìn nó làm lụng vất vả. Cảm động nhất là không đ�! ��a nào trách móc gì nó về chuyện con ma treo cổ. Quý ròm là chúa bịa chuyện. Nhưng đây là lần đầu tiên tật bịa chuyện của nó được cảm thông một cách dễ dàng.
Hôm sau, Quý ròm ló mặt vô cổng nhà thằng Thời với cảm giác lâng lâng. Lần này nó không cần phải lén lút gừi xe đạp nơi nhà ông Sáu Cảnh nữa. Nó đạp xe thẳng tới "chỗ làm".
– Mày kiếm đâu ra chiếc xe cà tàng này vậy? – Thằng Thời liếc chiếc xe của Quý ròm, nhếch mép hỏi.
– Tao mượn. Chiếc xe hôm trước tao chở gạo đó.
– Hay lắm! – Thời gật gù – Có chiếc xe này, tao có thể sai mày khối việc.
Trong khi Quý ròm hóp bụng lại thì Thời cúi đầu ngẫm nghĩ.
– A, có chuyện cho mày đây rồi! – Thời ngẩng phắt lên, mặt nở ra – Mày khoan quét sân đã.
Bây giờ mày đạp xe ra chợ Ngã Ba mua cho tao quả bóng nhựa. Sau đó, mày chạy lên…
– Anh Hai! – Tiếng nhỏ Gái vọng ra, không biết từ lúc nào nó đứng ngay trước cửa nhìn ra – Anh tự đạp xe đi mua đi. Đừng sai anh Quý nữa.
Thằng Thời ngoái nhìn nhỏ em qua vai, vẻ phật ý:
– Mày làm sao thế, Gái? Ngón tay mày đã lành đâu, thằng ròm này có nhiệm vụ phải…
– Để ảnh ở nhà bày em làm toán. – Một lần nữa, nhỏ Gái phụng phịu cắt lời ông anh.
– Thằng Thời là đứa hung hăng, nhưng nó lại rất thương em gái. Có lẽ vì vậy mà Quý ròm tuy bị thằng này sai phái tối mày tối mặt.vẫn không cảm thấy ghét nó lắm. Thằng Thời làm Quý ròm nhớ tới em gái mình. Xưa nay Quý ròm rất thương nhỏ Diệp. Thương ơi là thương. Cũng như Tiểu Long rất thương nhỏ Oanh. Bây giờ Quý ròm phát hiện thêm một đứa a! nh thươ! ng em không thua gì nó và Tiểu Long. Là thằng Thời.
Thằng Thời đó, lúc này đang đứng gãi đầu sồn sột ở giữa sân, ấp a ấp úng:
– Mày phải làm toán à? Ờ… ờ… nếu vậy thì tao để thằng ròm ở nhà…
Nó khẽ liếc Quý ròm:
– Nhưng hổng biết thằng ròm này có giỏi giang thiệt không nữa.
Bữa đó, lần đầu tiên Quý ròm "đi làm" mà không thấy mỏi chân, mỏi tay, mỏi vai, mỏi lưng, mỏi cổ.
Suốt buổi sáng, nó ngồi đằng bàn, khoái chí giảng giải cho nhỏ Gái từng li từng tí. Kèm toán là "nghề" của Quý ròm, mặc dù các đệ tử ruột của nó như Tiểu Long và nhỏ Diệp đều tuyên bố học toán với một ông thầy ưa quát tháo và mắng mỏ như Quý ròm thì thà ở nhà đi lượm bao ni – lông còn hơn.
Nhưng đó là với Tiểu Long và nhỏ Diệp.
Với nhỏ Gái, Quý ròm ngạc nhiên thấy mình kiên nhẫn và dịu dàng như thể có một người nào đang giả mạo chính nó. Chứ hằng này, làm gì mà nó nói được một câu ngọt ngào như ướp cả hũ mật thế:
– Chỗ này khó hiểu quá phải không? Em đừng lo, để anh giảng lại lần nữa cho em hiểu nhé.
Mà thật ra cái chỗ "khó hiểu" đó là chỗ dễ hiểu nhất trên đời. Là cái chỗ mà nếu nó giảng cho hoài Tiểu Long vẫn không hiểu thế nào nó cũng ngoác miệng tru tréo: "Trời ơi là trời! Trên cổ mày là cái cục gì vậy hả, Tiểu Long?".
Trước mắt nhỏ Gái, có cho vàng Quý ròm cũng không dám ăn nói văng mạng như thế. Suốt buổi nó rủ rỉ rù rì, kiên trì giảng đi giảng lại cả chục lần những chỗ lẽ ra chỉ cần giảng một hai lần là đủ.
Nó dạy học nhiệt tình đến mức mẹ nhỏ Gái nằm trong buồn! g phải ! sốt ruột nói vọng ra:
– Sao con chậm hiểu thế hả Gái? Bạn con nói đi nói lại đến khan cả cổ rồi kìa.
Mẹ nhỏ Gái vẫn đinh ninh Quý ròm là bạn học của thằng Thời và nhỏ Gái. Hôm đầu tiên nghe tiếng người lạ, bà hỏi, thằng Thời đáp bừa "Bạn học của tụi con đó, mẹ".
Cái đứa "bạn học" đó thực ra đâu có sợ khan cổ. Nó chỉ sợ quét nhà, quét sân, xắt chuối hay xách nước. Nó chỉ sợ thằng Thời bắt nó đạp xe chạy cả chục cây số giữa trưa nắng.
– Không sao đâu, dì.
Quý ròm trấn an mẹ nhỏ Gái rồi tiếp tục vui vẻ giảng bài…. lần thứ mười một.
Quý ròm vui vẻ đến thế thực ra cũng có lý do riêng. Nếu nhỏ Gái thông minh quá, nếu nhỏ Gái học một hiểu mười thì nó chẳng nghỉ xả hơi được mấy chốc. Thằng Thời sẽ lại bắt nó làm việc quần quật. Không cần phải thông thái Quý ròm mới nhận ra ngồi trên bàn học chắc chắn là sung sướng hơn ngồi trên chiếc đòn kê kế chuồng heo phía sau nhà bếp để xắt nguyên cả cay chuối dài thoòng.
Vì vậy, cổ thì khan cứng mà mặt nó vẫn tươi roi rói.


Chương 9

Quý ròm là thần đồng toán của trường Tự Do. Là niềm tự hào của thầy cô và học sinh toàn trường năm ngoái, năm kia, năm kỉa lẫn năm kìa.
Trong đám bạn có đứa từng nói đùa: "Được một siêu học sinh như Quý ròm kèm học, đến lừa cũng có thể đi thi toán quốc tế nữa là người!". Dĩ nhiên nói vậy là nói quá lên. Nhưng kiểu nói phóng như vậy cho thấy nếu Quý ròm kèm học cho đứa nào, đứa đó dứt khoát phải tiến bộ.
Mà đó là nói khi Quý ròm vừa kèm vừa quát inh ỏi như còi xe lửa. Nếu thần đồng toán kèm mà không quát tháo thì "học trò" của nó chắc còn tiến nhanh hơn tên lửa.
Dĩ nhiên, kèm mà không quát tháo thì không phải là Quý ròm. Nhưng cũng giống như nhật thực, hiện tượng hiếm hoi đó thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Như lúc này chẳng hạn.
Liên tiếp trong ba ngày, nhỏ Gái chẳng làm việc gì khác ngoài việc suốt ngày ca ngợi Quý ròm:
– Anh Quý giỏi lắm đó, anh Hai!
– Ảnh giảng bài còn hay hơn thầy em nữa!
Nhỏ Gái đi vô khen một câu, đi ra khen một câu. Đến mức thằng Thời phát bực:
– Điếc tai quá, mày!
– Em nói thật mà.
– Thật con khỉ!
Nhỏ Gái lờ tịt thái độ bực bội của ông anh. Nó chớp mắt gạ:
– Để em nói anh Quý kèm cho anh nha.
Thời tự ái:
– Mày muốn tao tôn nó làm thầy hả, Gái?
– Thầy bà gì! – Quý ròm bước ra cửa, tươi cười xen lời – Hết hè này tao lên lớp mười. Chương trình lớp chín tao học qua rồi nên chỉ lại cho tụi mày thôi.
Thằng Thời tính độp lại "Lớp chính tao cũng học qua rồi" nhưng may sao nó tốp lại k�! �p. Năm ngoái nó học lớp chín, năm nay nó lại tiếp tục học lớp chín, hê lên chỉ tổ xấu mặt. Nó không biết nhỏ Gái đã nói toẹt chuyện nó ở lại lớp cho Quý ròm biết từ lâu.
Thời bặm môi nghĩ ngợi. Từ đầu hè đến nay, nó lo chơi, nhỏ Gái lo làm, chẳng đứa nào có thời gian đi học hè như lũ bạn trong xóm. Nó lại là đứa mê chơi hơn mê học. Nó không muốn xấu hổ với tụi bạn. Nhất là nó không muốn mẹ nó buồn.
Thời nghĩ ngợi lâu lắc. Nó đổi chân hai ba lượt vẫn chưa biết quyết định thế nào. Có một "ông thầy" tới tận nhà vừa quét dọn vừa kèm học thì đúng là sướng như tiên. Nhưng tôn cái đứa hằng ngày mình vẫn sai vặt lên làm "sư phụ" thì Thời lại không muốn.
– Sao anh? – Nhỏ Gái sốt ruột giục, mắt nhìn chằm chằm vào anh nó, chờ đợi.
Thời xoa cằm, lưỡng lự:
– Ờ… ờ… để tao suy nghĩ đã…
Thấy ông anh có vẻ xiêu xiêu, nhỏ Gái nói luôn:
– Hôm nào anh thích thì học, không thích học thì thôi. Có ai bắt anh ngồi học mỗi ngày đâu!
– Ai mà bắt được tao! – Thời gắt em. Chợt nghĩ ra được một ý, mắt nó vụt sáng lên – Học thì học! Hừm, tao học là để kiểm tra xem thằng ròm có giỏi giang thật không thôi!
Quý ròm đi guốc trong bụng thằng Thời. Nhưng nó không nói gì, chỉ tủm tỉm:
– Vậy ngày mai mày bắt đầu "kiểm tra" tao được chưa?

($_$) o 0 o ^_^


Thời "kiểm tra" Quý ròm mới ngày đầu tiên đã phục "sư phụ" sát đất.
Lựa lúc Quý ròm ra sau hè, nó khều nhỏ Gái, nói nhỏ:
– Thằng Quý nó dạy hay thật mày ạ.
Thời không gọi Quý ròm là "thằng ròm" nữa. Nhỏ Gái nhận ra ngay sự thay đổi đó. Nó sung sướng nói:
– Em nói rồi mà anh không tin!
Thời phục thiện:
– Bây giờ tao tin rồi.
Nó gật gù khoe:
– Bài toán lúc nãy, năm ngoái tao nghe giảng đến thủng cả tai mà vẫn ù ù cạc cạc. Thế mà thằng Quý nói sơ qua là tao hiểu liền.
Nhỏ Gái rủ:
– Mai mốt anh học chung với em đi!
– Không được. – Thời lắc đầu quầy quậy – Con trai con gái không học chung được!
Nhỏ Gái cười khúc khích:
– Trai gái gì mà học chung chẳng được. Mình là anh em nữa.
Thời thở dài, thú thật:
– Tao là… học trò dốt. tao chậm hiểu lẳm, chẳng lẽ mày ngồi mày đợi tao?
– Sao khi nãy anh bảo anh Quý nói sơ qua là anh hiểu liền.
Thời cười lỏn lẻn:
– Ờ… thực ra thì thằng Quý nói sơ qua khoảng… mười mấy lần tao mới hiểu.
Từ lúc gọi "thằng Quý" thay cho "thằng ròm", cách đối xử của Thời với Quý ròm cũng thay đổi theo.
Quý ròm không biết điều đó nên sáng hôm sau suýt chút nữa nó lăn ra xỉu khi nó vừa cầm lên cây chổi, thằng Thời đã chạy lại giành:
– Mày để tao quét nhà cho.
– Ơ…
– Mày lại đằng bàn kèm toán cho em gái tao đi.
Năm phút sau, Quý ròm suýt xỉu lần thứ hai khi thấy thằng Thời bưng ly nước lại đặt trước mặt nó, ấp úng:
– Mày nói nh! iều, uống miếng nước cho khỏi khô cổ.
Nói theo kiểu thằng Lượm, Quý ròm bây giờ là lão nhà giàu, còn thằng Thời tình nguyện đóng vai người làm công. "Lão nhà giàu" trố mắt nhìn "cô Út":
– Anh Thời em bị sao vậy?
Nhỏ Gái cười cười:
– Em cũng chẳng biết.
Quý ròm bất ngờ quá. Nó ngồi giảng bài cho nhỏ Gái nhưng đầu óc không sao tập trung được. Tiếng chổi soàn soạt ngoài sân vọng vào tai làm nó thấy nhồn nhột. Nó cứ giảng một câu lại liếc mắt ra sân.
Cũng như Quý ròm, thằng Thời có đời nào mó tay vô cây chổi. Nên nó quét cả buổi vẫn chưa xong cái sân. Nhỏ Gái học xong, thấy ông anh vẫn lom khom huơ chổingoài kia, liền chạy ra:
– Anh vào học đi. Đưa chổi đây em quét tiếp cho.
Vừa nói nhỏ Gái vừa chụp lấy cây chổi. Nhưng thằng Thời quyết không cho. Nó giữ chặt cán chổi:
– Để tao!
– Để em!
– Con nhỏ này! Ngón tay mày như thế, giành cái gì!
Hai đứa giằng qua giằng lại một hồi, cuộn băng trên ngón tay nhỏ Gái bất thần tuột ra, rơi bộp xuống đất.
Thời "úi chà" một tiếng, hấp tấp cúi nhặt cuộn băng, miệng không ngớt xuýt xoa:
– Xin lỗi mày nha. Đưa tay đây, tao buộc lại cho.
Nhỏ Gái chưa kịp giấu cánh tay ra sau lưng, Thời đã chộp lấy. Nó kéo bàn tay nhỏ em vào sát mắt, tặc lưỡi:
– Để tao coi thử ngón tay mày sắp lành chưa!
Trong khi nhỏ Gái bối rối quay mặt đi, Thời căng mắt quan sát ngón tay bị thương của em nó. Và nó ngạc nhiên quá sức khi thấy ngón tay của nhỏ Gái đã lành lặn từ hồi nào. Có một vết sẹo mảnh kéo dài từ rìa móng tay đến giữa ngón tay ! nhưng đ! ã kéo da non. So với ngón tay bình thường, ngón tay cái của em nó hơi méo đi một tí, xấu đi một tí, có lẽ do bị mất mẩu xương trên cùng nhưng rõ ràng vểt đứt này đã lành ít nhất cũng hai, ba ngày nay rồi.
Thế mà nhỏ Gái vẫn không nói cho ai biết chuyện này. Nó vẫn băng chặt ngón tay như thể vẫn còn đau lắm. Thời nhớ hôm trước, lúc vết thương chưa khép miệng, nhỏ Gái đã lật đật tháo băng, nói dối rằng đã lành. Thời biết thừa nhỏ Gái làm vậy là để mong nó tha cho Quý ròm. Lúc đó Thời không ngạc nhiên, chỉ quạu quọ. Nhưng bữa nay thì nó không hiểu đầu cua tai nheo ra làm sao. Hôm trước chưa lành thì nói dối là đã lành, hôm nay đã lành thì vờ làm rả vẻ chưa lành, bọn con gái là chúa rắc rối! Thời lầm bầm nhủ bụng. Chợt Thời bâng khuâng nghĩ: Hay là nhỏ Gái thích Quý ròm? Những ngày đầu chưa thích nhưng bây giờ thì thích? Nhỏ Gái vờ băng ngón tay để Quý ròm tiếp tục lên đây hằng ngày dạy nó học và trò chuyện với nó?
Thời liếc nhỏ Gái, thấy em nó vẫn ngó đi đâu đó bên kia hàng rào dậu. Chắc bị bắt quả tang, em nó không dám nhìn thẳng mặt nó. Em nó đang xấu hổ. Tự nhiên Thời thấy tội tội. Tự nhiên nó thấy nó thương em nó quá.
– Ngón tay mày trông như lành mà thực ra chưa lành hẳn đâu. Chắc vẫn còn đau lắm. Mày đừng nhúc nhích, để tao quấn băng lại cho mày. – Thời vờ chép miệng và nó tháo cuộn băng ra, thận trọng quấn từng vòng quanh ngón tay em nó.
Như chỉ đợi có vậy, nhỏ Gái quay mặt lại, giả bộ nhăn nhó:
– Nhẹ tay chút đi, anh Hai!
Khi nhỏ Gái quay mặt lại thì tới lượt thằng Thời quay mặt đi. Tới lượt nó không d! ám nhìn! thẳng mặt em gái nó. Nó sợ em gái nó phát hiện ra nó vừa nói dối. Tại đầu cổ nó vẫn còn nóng ran đây mà.
Như vậy là sự đời đã thay đổi. Thay đổi đến chóng mặt. Kể từ hôm đó, hễ dựng xe vào vách nhà thằng Thời là Quý ròm tót vô bàn ngồi chễm chệ. Y như một ông vua con.
Lúc đầu, Quý ròm cũng thấy kỳ kỳ. Nó không muốn lợi dụng chuyện kèm học để phủi sạch lời hừa với nhỏ Gái hôm nào. Nhưng nếu nó vớ lấy cây chổi, chiếc gàu hay con dao xắt chuối là thế nào thằng Thời cũng giành. À, bây giờ thì không chỉ thằng Thời giành. Mà nhỏ Gái cũng giành.
Quý ròm nhìn ngón tay quấn băng của nhỏ Gái, mày nhíu lại:
– Em làm sao được mà làm!
– Không sao đâu. Tay em sắp lành rồi.
Nhỏ Gái đáp, và nó gạt tay Quý ròm:
– Anh vào nhà bày cho anh Hai em làm toán đi.
Thằng Thời nói giống ý nhỏ Gái:
– Mày vào nhà bày cho em gái tao làm toán đi.
Đó là lúc Thời đẩy lưng Quý ròm, không cho nó lăng xăng bên cạnh giếng nước hay kế nồi cám heo.
Nhỏ Gái và thằng Thời cứ gạt tay và đẩy lưng Quý ròm hoài, riết rồi Quý ròm không còn giống người giúp việc như hôm nào nữa. Bây giờ nó giống một gia sư hơn.
Kèm cho thằng Thời hay nhỏ Gái xong, nó chỉ quẩn quanh trong nhà. Tự nhiên nó trở thành người thất nghiệp.
Nhưng Quý ròm lại không muốn thế. Thằng Thời quét sân, nhỏ Gái nấu cám thì Quý ròm cũng chạy ra sau hè hì hục xách nước tưới rau hoặc đổ vô lu.
Hai anh em thằng Thời lúc đầu còn la chí chóe, nhưng rồi thấy Quý ròm cứ lì ra, tụi nó đành để mặc. Thằng Thời bâng quơ nghĩ: Ờ, thằng Quý muốn làm gì thì làm! , miễn ! sao nó cứ ngày ngày lên đây chơi với nhỏ Gái là vui rồi!.


Chương 10

Tiểu Long, Tắc Kè Bông và thằng Lượm dĩ nhiên không biết gì về cuộc cách mạng đang diễn ra trên xóm nhà ngói.
Tối tối, thấy Quý ròm nổ vung vít vớit thím Năm Sang, ba đứa chỉ nhìn nhau cười tủm tỉm.
Thím Năm Sang vui vẻ khi nghe Quý ròm khoe thành tích:
– Thế cháu sắp trừ được con ma hung dữ đó rồi hả cháu?
– Dạ, chắc chỉ vài ngày nữa thôi, thím à.
– Vài ngày nữa là mấy ngày?
Tiểu Long cười cười vọt miệng đáp thay bạn:
– Dạ, chừng nào ngón tay con ma lành lặn.
– Cháu nói vậy là sao? – Thím Năm Sang nhíu mày – Ngón tay của con ma…
Quý ròm ném cho Tiểu Long một cái nhìn giận dữ rồi quay sang thím Năm Sang, gượng gạo:
– Dạ, vừa rồi… đấu phép với cháu, con ma chịu không nổi, bị gãy mất ngón tay cái.
– Ma mà cũng gãy tay như người vậy hả cháu?
– Dạ, gãy chứ. – Quý ròm nhăn mặt phịa tiếp, bụng rủa thầm Tiểu Long tơi tả – Ngón tay nó gãy rôm rốp nghe lạnh tóc gáy luôn đó, thím.
– Thế bây giờ…
– Dạ, bây giờ thì nó xin thua rồi. Nhưng nó bảo cho nó thêm thời gian. Khi nào ngón tay lành hẳn thì nó sẽ ra đi.
Tối đi ngủ, lúc leo lên bộ ván, Quý ròm cự nự thằng mập:
– Chơi kiểu gì đứng tim vậy mày?
– Tao nói vậy không đúng sao! – Tiểu Long kịt mũi – Rõ ràng khi nào ngón tay nhỏ Gái lành lặn thì nhiệm vụ "trừ tà ma" của mày mời kết thúc mà.
– Ờ. – Quý ròm xuôi xị.
Tiểu Long day người nằm nghiêng để có thể đối mặt với Quý ròm:
– Thế ngón tay nhỏ Gái sắp lành chưa hả mày?
– Tao! cũng chẳng biết nữa. – Quý ròm thở dài – Tao thấy ngón tay nó bữa nay vẫn còn quần băng kín mít.
– Thế suốt tháng hè này, mày cứ loanh quanh trên nhà thằng Thời à?
– Thì đành vậy chứ sao.
Tiểu Long kê đầu lên cánh tay, tặc lưỡi thông báo:
– Hồi trưa thằng Dế Lửa lên đây kiếm mày.
Quý ròm chột dạ:
– Nó tìm tao có chuyện gì không?
– Nó bảo nghe nói mày và tao về đây nghỉ hè, nhưng riêng mày thì nso chẳng thấy đâu nên lên đây tìm.
Quý ròm nhỏm đầu lên:
– Thế mày bảo sao?
– Thì tao bảo mày đi trừ tà ma ở làng bên cạnh. – Tiểu Long nhe răng cười – Tao nói con ma này dữ lắm nên mày phải đi suốt.
– Ờ, đứa nào hỏi mày cũng nói vậy nghe, mập. Khi nào xong việc, tao sẽ xuống đồi Cắt Cỏ thăm tụi nó sau.
Tiểu Long chớp mắt:
– Hồi trưa thằng Dế Lửa cứ theo dò hỏi hoài. Nó hỏi làng bên cạnh là làng nào, ở đâu. Nó đòi chạy lên nhà thằng Thời kiếm mày. Nhưng tao cản. Tao nói y như mày. Tao nói con ma này là con ma treo cổ, dữ tợn lắm. Tao bảo: Đến tao, thằng Tắc Kè Bông và thằng Lượm mà Quý ròm cũng không cho đi theo nữa là. Tới lúc đó, nó mới chịu thôi.
Quý ròm huých khuỷu tay vô hông bạn, khen:
– Mày giỏi lắm, mập.
Chừng như thấy khen vậy chưa đủ, nó cao hứng nói thêm:
– Thật tao chưa thấy đứa bạn nào hợp ý tao như mày!
Lẽ ra Quý ròm chỉ nên khen Tiểu Long một câu là đủ. Nó khen tới câu thứ hai thì đã không còn đúng nữa.
Vì thực ra Tiểu Long đâu phải lúc nào cũng "hợp ý" Quý ròm.
Quý ròm không muốn bất cứ ai mò lên nhà thằng Thời. Hôm trư! ớc Quý! ròm đã đe "Nếu tụi mày không phụ tao dạy toán cho nhỏ Gái được thì không đứa nào được bén mảng lên nhà thằng Thời đấy nhé". Bữa đó, Tiểu Long, Tắc Kè Bông và thằng Lượm, ba cái đầu đều gật gà gật gù.
Nhưng từ bữa đó đến nay đã hơn một tuần lễ trôi qua rồi. Ba cái đầu ngoan ngoãn đó đã không còn gật gà gật gù nữa. Mà chiều nào, trước khi Quý ròm về tới nhà, ba cái đầu đó cũng quay sang ngó nhau, ba cái trán nhăn tít và ba đôi môi mìm chặt.
– Làm sao bây giờ ta? – Tiểu Long nói trổng, giọng than thở.
– Ờ, làm sao bây giờ ta? – Lượm hùa theo. Rồi dường như thấy chỉ nói như thế thì giống tiếng vọng từ vách đá quá, nó liền ca cẩm – Hổng lẽ cứ để anh Quý một mình đưa đầu cho thằng Thời sai vặt hết ngày này sang ngày khác?
Tắc Kè Bông hừ mũi:
– Tiểu Long đòi kéo cả bọn lên giúp nó một tay, nó không chịu thì thôi chứ biết làm sao.
Lượm vung tay:
– Tụi mình cứ kéo lên đại.
– Không được đâu, Lượm. – Tiểu Long nhún vai – Tính khí anh Quý mày, tao biết quá mà.
– Thế mình đành bó tay à? – Lượm nổi cáu.
Tụi Tiểu Long bó tay thật. Bó tay suốt mấy ngày liền.
Nhưng tới hôm Quý ròm khen Tiểu long "hợp ý tao" thì hôm sau cái đầu óc chậm chạp của Tiểu Long chợt nảy ra được một kế.
– A, ngày mai tụi mình kéo lên nhà thằng Thời.
Lượm giương mắt ếch:
– Anh không sợ anh Quý cự nự à?
Tiểu Long vỗ vai em:
– Tụi mình lên lấy xe đạp. Anh sẽ bảo là ba em cần xe đi xuống thăm ông em đang nằm trị bệnh dứới nhà ông Giáo Hóa.
Lượm vỗ tay bôm bốp:
–! Hay quá!
Tắc Kè Bông mỉm cười:
– Lý do này tuyệt lắm, Tiểu Long.
Tiểu Long phổng mũi vì được khen. Nó khoái chí tiếp:
– Dĩ nhiên tụi mình sẽ không lấy xe về ngay. Tụi mình vờ đi thăm thú khắp nhà thằng Thời, liếc mắt xem thử nó bắt Quý ròm làm những gì. Rồi như nhân tiện, mình thuận tay phụ với thằng ròm.
– Ờ, – Tắc Kè Bông gục gặc đầu – lúc đó Quý ròm không có cớ gì để trách mình đựợc. Gặp chuyện, bạn bè giúp đỡ lẫn nhau là bình thường.
Lượm khoái quá:
– Mà đã giúp một lần rồi thì những lần sau mình tha hồ chạy lên giúp tiếp.
Nó cười tít mắt, tay vung loạn:
– Ngày mai em sẽ thử xắt chuối xem sao…
– Ngày mai chỉ có tao và Tắc Kè Bông đi thôi.
Tiểu Long cắt ngang làm Lượm cụt hứng. Nó ú ớ như người bị hụt chân:
– Ơ… ơ…
– "Ơ, ơ" cái gì. Nếu mày cũng đi theo thì ai dắt bò xuống đồi Cắt Cỏ?
Thực ra Tiểu Long có thể giao chuyện dắt bò xuống bãi thả cho Tắc Kè Bông.
Nhưng sau khi suy đi tính lại, nó tin rằng nó và Tắc Kè Bông lên nhà thằng Thời thì hay hơn.
Thời là thằng nhãi tính khí hung hăng, tướng tá dữ dằn, nhìn bộ tịch Tiểu Long biết ngay thằng này là chúa đập lộn. Trong khi đó, thằng Lượm nhỏ con quá. Phải hai đứa to lừng lững như nó và Tắc Kè Bông thì thằng Thời mới ngán. Ngán thì mới không xảy ra đánh nhau. Ngán thì thằng Thời mới không bắt nạt Quý ròm. Chứ thực bụng Tiểu Long hoàn toàn khong muốn nện nhau với thằng Thời. Tiểu Long biết: Nếu xảy ra chuyện đánh nhau giữa hai bên, chắc Quý ròm không thèm nhìn mặt nó luôn.
Định bụ! ng như v! ậy, sáng hôm sau vừa đi Tiểu Long vừa dặn Tắc Kè Bông:
– Lát nữa tới nhà thằng Thời, mày nhớ không được ra tay đánh nhau.
– Tao nhớ.
– Thằng Thời có khiêu khích cỡ nào mày cũng phải nhịn
– Tao nhịn.
– Nhưng mày có thể biểu diễn trò gì độc đáo cho nó lẽ mắt chơi.
Tắc Kè Bông hít đẫy một hơi cho bụng phồng căng:
– Tao sẽ dùng bụng húc đổ lu nước nhà nó.
– Dẹp đi mày! – Tiểu Long gạt phắt – Rủi bể lu lấy tiền đâu mà đền!
– Ờ há. – Tắc Kè Bông xoa đầu – Thôi, để tới đó rồi tính. Tao sẽ tìm xem có đống gạch nào không. Còn mày?
– Tao chưa biết. Nhưng nếu có dịp tao sẽ trổ tài dùng đầu đập bể gạch.
– Trò này thì quá hay rồi. – Tắc Kè Bông hào hứng – Tao sẽ dùng bụng ủi cả đống gạch lại cho mày đập.
Hai đứa vừa đi vừa hăng hái bàn bạc, chẳng mấyc chốc đã tới bờ rào nhà thằng Thời.
– Tới rồi hả mày? – Tắc Kè Bông hỏi khi thấy Tiểu Long bước chậm lại.
– Ờ. Nhà thằng Thời là nhà có hàng rào dậu phủ đầy dây tơ hồng đó.
Tiểu Long vừa đáp vừa khom mình xuống. Ờ phía sau, Tắc Kè Bông lom khom bò theo.
Hai đứa nằm phục ngoài hàng rào, thô lố mắt nhìn vào trong sân.
– Quý ròm đang quét sân đó. – Tiểu Long thì thầm vào tai Tắc Kè Bông khi nghe tiếng chổi loạt soạt trên nền gạch.
– Hình như không phải thằng ròm.
Tắc Kè Bông đáp khẽ, tay vén túm lá lòa xòa trước mắt.
– Sao, không phải nó à? – Tiểu Long ngạc nhiên hỏi lại, lúc này nó đã thấy rõ người đang lúi húi quét sân trong kia – À, thằng Thời.
Tắc K! è Bông giật mình:
– Thằng Thời là thằng này đây hả?
– Ờ.
Tắc Kè Bông liếm môi:
– Tướng nó ngầu quá, mày.
Tểu Long lại "ờ", mắt vẫn lia khắp sân tìm xem Quý ròm đang ở đâu.
Đang dòm dòm ngó ngó, nó chợt nghe tiếng Quý ròm từ đâu đó trong nhà vẳng ra:
– Mày quét sân xong chưa, Thời?
– Chưa. – Thời dừng chổi, ngẩng đầu nhìn vào trong nhà, ngoan ngoãn đáp.
Lại tiếng Quý ròm:
– Cái sân có chút xíu sao mày quét lâu quá vậy?
– Tao xong ngay đây!
Đáp xong, thằng Thời lại cúi xuống quét tiếp. Lần này, nó lia chổi vùn vụt.
Tiểu Long không tin cả mắt và tai mình. Những mẩu đối thoại này quá quen thuộc, nó đã nghe thằng Lượm thuật lại hôm đầu tiên thằng nhóc bám theo Quý ròm. Nhưng theo lời thằng Lượm thì vai trò của Quý ròm và thằng Thời hoàn toàn đảo ngược.
Nhưng bữa nay, cái đứa ngồi trong mát hoạch họe là Quý ròm, còn cái đứa phơi mình quét sân ngoài nắng là thằng Thời.
Tắc Kè Bông cũng king ngạc không kém, vừa kinh ngạc nó vừa nghi hoặc. Nó nhìn Tiểu Long như thể nhìn một tên lừa đảo:
– Sao Quý ròm, thằng Lượm và mày đều bảo là thằng Thời này hống hách lắm, nó toàn sai bảo Quý ròm?
– Thì… vậy… – Tự nhiên Tiểu Long bắt gặp mình cà lăm.
– Thì vậy cái con khỉ! – Tắc Kè Bông rít qua kẽ răng, nếu không đang nấp ngoài bờ rào nó đã hét ầm lên rồi – Tụi mày xạo tao hả?
– Đâu… có… – Tiểu Long lại bối rối đáp, đau khổ nhận ra quai hàm mình vẫn cử động một cách khó khăn.
Tắc Kè Bông chưa kịp chất vấn tiếp, tiếng nhỏ Gái đã v! ọng ra:!
– Anh Hai ơi, anh chạy đi rót cho anh Quý miếng nước đi. Anh Quý khan cổ rồi nè.
Không đợi nhỏ em nhắc lần thứ hai, Thời quăng chổi lật đật chạy vô bếp, miệng tía lia:
– Có ngay! Có ngay đây!
Bên ngoài bờ rao, Tắc Kè Bông huých cùi chỏ vô hông Tiểu Long, gầm gừ:
– Rõ ràng tụi mày hùa nhau gạt tao!
– Hổng có đâu! – Tiểu Long tiếp tục nhăn nhó, gương mặt nó lúc này giống như tờ giấy vừa bị ai vò.
– Vậy mà hổng có hả! – Tắc Kè Bông nghiến răng ken két, mặt bắt đầu nổi từng đốm đỏ – Tao đâu có đui.
Tiểu Long tặc lưỡi:
– Tụi tao gạt mày làm gì?
– Để tao đi chăn bò giùm thằng Lượm chứ làm gì!
Tiểu Long biết mình bị oan. Nhưng nó không biết làm sao giải thích cho bạn hiểu. Tâm trạng nó lúc này thực ra còn tệ hơn thằng Tắc Kè Bông nhiều. Tắc Kè Bông chỉ nghi ngờ. Còn nó, nó đang bị nỗi hoang mang sửng sốt lấp đầy. Hôm trước, chính nó và thằng Lượm nấp ngoài bờ rào này nhìn vô chứ đâu. Nó đã tận mắt nhìn thấy thằng Thời sai Quý ròm xách nước, xắt chuối cho heo. Thời quát một tiếng, Quý ròm đã chạy te te…
Tắc Kè Bông không biết Tiểu Long đang nghĩ ngợi. Thấy thằng mập nín thinh cả buổi, nó cười khảy:
– Tao nói đúng quá, mày cứng họng rồi phải không?
Tiểu Long cứng họng thật. Tất nhiên không phải vì Tắc Kè Bông nói đúng. Mà vì nó vẫn không cắt nghĩa được những gì đang xảy ra trước mắt.

Còn lâu Tắc Kè Bông mới hiểu nổi tâm sự rối bời của Tiểu Long. Thấy thằng này vẫn ngồi thừ ra không ù không hử, Tắc Kè Bông càng điên tiết, càng tin rằng mình bị cả đám xúm vô gạt gẫm.
Tắc Kè Bông tức đến mức vừa nhác thấy thằng Thời chạy ra, cúi xuống lượm lên cây chổi, nó thình lình đứng phắt dậy:
– Ê, Thời!
Hành động bột phát của Tắc Kè Bông hoàn toàn ra ngoài tiên liệu của Tiểu Long. Nó quýnh quáng đập lên chân thằng này, thì thào:
– Mày điên hả? Ngồi xuống!
Tiểu Long quýnh quá mà la lên như thế chứ Tắc Kè Bông ngồi xuống làm gì nữa. Thằng Thời đâu có điếc.
Thời giật mình một cái, quét mắt trông ra, ngạc nhiên thấy một thằng nhãi đang đứng bên ngoài bờ rào hằm hằm nhìn nó.
– Mày là thằng nào vậy? – Thời trấn tĩnh, hất hàm hỏi.
Tắc Kè Bông vùng ra khỏi bàn tay Tiểu Long đang giữ chặt cổ chân nó, lững thững đi dọc hàng rào, tiến vào trong sân:
– Thằng nào hả? Tao là bạn của "lão nhà giàu"…
– Lão nhà giàu? – Thời trố mắt.
– À quên, tao là bạn của thằng Quý. – Tắc Kè Bông vội chữa.
Gương mặt thằng Thời giãn ra:
– À, thì ra mày là bạn nó.
Thời tò mò quan sát Tắc Kè Bông:
– Thằng Quý có nói với tao là nó có mấy đứa bạn ở xóm Trên…
– Đúng rồi! – Tắc Kè Bông ngắt lời – Tao là Tắc Kè Bông.
– À, còn thằng Tiểu Long và thằng Lượm đâu?
– Thằng Lượm đi chăn bò rồi. – Tắc Kè Bông nhún vai, đang ấm ức nó quên phắt những gì Tiểu Long dặn dò – Hôm nay chỉ có tao và thằng Tiểu! Long lên đây "hỏi thăm sức khỏe" mày.
Thời đảo mắt nhìn quanh:
– Thằng Tiểu Long đâu?
Tắc Kè Bông chỉ tay ngay chỗ thằng mập đang ngồi:
– Nó đang nấp đằng kia kìa.
Bị khai báo huỵch toẹt, Tiểu Long đành ngượng nghịu nhô đầu lên khỏi hàng rào dậu, bụng nguyền rủa thằng Tắc Kè Bông phản bạn không để đâu cho hết.
– A, thì ra mày là Tiểu Long. – Thời gật gù – Sao lên đây tụi mày không vào nhà mà nấp ngoài đó?
– Ờ… ờ… – Tiểu Long đỏ mặt – Tụi tao sợ… chó cắn.
Thời cười hề hề:
– Tụi mày yên tâm đi. Nhà tao không nuôi chó.
Sực nhớ đến câu nói khi nãy của Tắc Kè Bông, Thời nhíu mày, thật thà hỏi, không ngờ đối phương đang muốn gây hấn:
– Bộ thằng Quý nói với tụi mày là tạo bị ốm à?
– Đâu có. – Tiểu Long ngơ ngác.
– Ủa, thế sao thằng Tắc Kè Bông bảo hôm nay tụi mày lên đây hỏi thăm sức khỏe tao?
Tắc Kè Bông thu nắm đấm:
– "Hỏi thăm sức khỏe" tức là "hỏi thăm" bằng cái này nè.
– Mày nói gì? – Thằng Thời bước lui một bước, mắt tròn xoe, tay nắm chặt cán chổi.
Tắc Kè Bông nhìn quanh nhưng không thấy thứ gì có thể giúp nó trổ tai khoe bụng được. Chẳng có một đống gạch nào trong sân. Chỉ có một viên gạch năm chỗ bờ rào.
Nó bước lại nhặt viên gạch lên rồi quay lại chỗ Tiểu Long, hất đầu:
– Biểu diễn "thiết đầu công" cho nó coi, mày!
Nói xong, Tắc Kè Bông lập tức giơ cao viên gạch nhắm ngay đầu Tiểu Long giáng xuống.
"Cạch" một tiếng, viên gạch bể làm đôi trước vẻ mặt kinh hoảng của thằng Th! ời.
Tắc Kè Bông nhìn Thời, cười ngạo nghễ.
– Thấy tài "sư phụ" chưa?
– "Sư phụ" cái đầu mày! – Thời chưa kịp mở miệng, Tiểu Long đã xoa đầu, cự nụ – Suýt bể đầu tao rồi đây nè.
Tắc Kè Bông oang oang, cố ý ra oai với thằng Thời:
– Mày là "võ sư vô định đại lực sĩ song phi cước thiết đầu công", làm gì có chuyện bể đầu!
Tiểu Long nhăn hí:
– Nói xong là mày làm liền, tao chưa kịp chuẩn bị gì hết.
Tiểu Long tiếp tục xoa trán:
May mà phút chót tao kịp lấy hơi. Ui da, đau quá!
Thấy Tiểu Long làm mất uy quá, Tắc Kè Bông liếc thằng Thời, cao giọng nói át đi:
– Tụi tao nghe nói mày sai phái hoạch họe thằng Quý ghê lắm nên định lên đây hỏi tội mày, hóa ra là chuyện bịa.
Từ khi Tắc Kè Bông bất ngờ xuất hiện, tui ngoài mặt vui vẻ nhưng trong bụng Thời đã chớm nghi ngờ. Đến khi Tiểu Long ló mặt ra, nó càng cảnh giác. Hành vi lén lén lút lút của hai đứa này rõ ràng chẳng có chút gì thân thiện. Nhưng Thời chư quyết được nên làm gì. Hai đứa này là bạn Quý ròm, Quý ròm lại có công dạy hai anh em nó học toán, mặc dù miệng không nó ra nhưng trong bụng nó đã tôn Quý ròm làm thầy rồi. Hổng lẽ bây giờ "đệ tử" lại ra tay đánh nhau với bằng hữu của "thầy". Mà "thấy" nó có hai ông bạn gì ớn quá. Đứa nào đứa nấy to như ông hộ pháp, nhất là thằng Tiểu long, đầu cứng như sắt, gạch đập vô còn bể đôi, nắm đấm của mình thì ăn thua gì!
Đang ngẫm nghĩ, thằng Thời chợt "à" lên một tiếng, mắt sáng rỡ:
– Tao nhớ rồi. Mày chính là đứa dùng "thiết đầu công" chọi nhau với thằng D! ế Lửa! thủ lĩnh xóm Dưới cách đây hai năm phải không, Tiểu Long?
Tiểu Long ngạc nhiên:
– Ủa, mày cũng biết chuyện này sao?
– Biết chứ. Hồi đó tụi nhóc xóm Trên xóm Dưới đi đâu cũng kể chuyện này.
Chợt nhớ ra bữa nay thằng Tiểu Long đem môn "thiết đầu công" này lên đây để đối phó với mình, Thời chợt im bặt. Nó nuốt nước bọt, chưa kịp phân trần đã thấy Tắc Kè Bông vung chân đá cục gạch vỡ bắn vô hàng rào, hậm hực:
– Như vậy là thằng Quý đã bịa ra chuyện em gái mày bị đứt tay, chuyện mày bắt nó è lưng làm hết việc này đến việc khác để "bồi thường". Trong khi thực ra nó lên đây để làm thầy thiên hạ. Thằng ròm đó cố tình gạt tao để tao phải đội nắng đội mưa đi chăn bò thay cho thằng Lượm. Hừ, bây giờ tao mới biết nó là một thằng bạn xấu. Xấu nhất trên đời!
Trời mấy bữa nay không mưa một ngày nào, nhưng Tắc Kè Bông vẫn kể vào cho mối hận thêm phần sâu nặng.
Thoạt đầu nghe Tắc Kè Bông bảo Quý ròm xạo ke, chuyện Quý ròm bị mình bắt làm việc đầu tắt mặt tối là chuyện bịa, Thời thấy nhẹ cả người.
Thời tính lờ tịt luôn cho êm chuyện. Nhưng đến khi Tắc Kè Bông lên án Quý ròm tơi tả, Thời lại không nhịn được. Từ ngày Quý ròm nhận lời kèm học cho hai anh em nó, Thời đã có cảm tình với thằng này. Bây giờ, biết thêm Quý ròm sẵn sàng nai lưng làm việc quần quật trong những ngày qua là để chuộc lỗi với em gái nó chứ không phải vì sợ nắm đấm của nó, Thời càng cảm động hơn: Ờ, bạn nó là thằng Tiểu Long võ nghệ kinh người, nó sợ cóc gì mình!
– Thằng Quý không phải là bạn x�! �u. – Th! ời gân cổ – Nó không hề bịa chuyện. Tất cả những gì nó kể với tụi mày hoàn toàn là chuyện thật.
– Lại thêm mày lừa tao hả Thời? – Tắc Kè Bông sầm mặt – Nó ngồi một chỗ sai mày quét sân, rót nước, tao thấy rõ ràng…
Thời gại gại cán chổi vô đùi, lúng túng:
– À, chuyện này mới có mấy ngày nay thôi.
– Mới mấy ngày nay? Là sao?
Tắc Kè Bông xoa bụng, mặt chưng hửng. Ở bên cạnh Tiểu Long cũng vểnh tai nôn nao chờ đợi.
– Đúng là hôm trước tao có bắt thằng Quý làm việc nhà thay cho nhỏ Gái thật. Nhưng từ hôm nó dạy anh em tao…
Thằng Thời nói tới đó bỗng đâm ra ngắc ngứ. Nó không biết phải diễn tả như thế nào sự thay đổi trong lòng nó. Nhưng ngay cả khi có thể nói ra được thì nó cũng thấy ngường ngượng thế nào. Thời ngạc nhiên nhận ra nói nó ghét thằng Quý dễ hơn nói nó mến thằng Quý nhiều. Chỉ nghĩ đến thôi nó đã thấy mắc cỡ đến đỏ bừng mặt lên rồi.
Tắc Kè Bông nhìn lom lom vô mặt Thời, môi dài ra:
– Mặt mày tự nhiên đỏ lên thế kia, chứng tỏ là mày đang bịa chuyện. Hừm, thì ra tụi mày đứa nào cũng…
– "Cũng, cũng" cái gì! – Tiếng Quý ròm bất thần vang lên – Tắc Kè Bông, mày nghe tao hỏi này: Cái đầu mày đang nằm ở chỗ nào?
Cả bọn quay lại, thấy Quý ròm và nhỏ Gái đang đứng chỗ bậu cửa ngó ra. Trong khi Tiểu Long chăm chú ngắm nghía "một cái gì đó" bên cạnh Quý ròm thì Tắc Kè Bông hừ giọng:
– Ý mày muốn hỏi trừ mắt và mũi ra, trên đầu có cái gì chứ gì!
– Đúng là tao đang muốn hỏi vậy đó! – Quý ròm cáu sườn – Mày chẳng biết cóc khô gì mà ! cứ nói! oang oang. Những gì tao kể với tụi mày chẳng có gì là bịa hết.
Nó đột ngột cầm lấy cánh tay nhỏ Gái giơ lên:
– Mày mở to mắt ra nhìn kỹ xem cái gì đây?
Tắc Kè Bông mở to mắt, nhìn ngón tay quấn băng của nhỏ Gái rồi gục gặc đầu:
– À, ra là chuyện thật!
– Tao nói với tụi mày rồi. – Quý ròm thở ra – Tao trót làm cho ngón tay nhỏ Gái ra nông nỗi này, tao phải có bổn phận đỡ đần công việc cho nó. Nếu là tao, mày có làm như vậy không hả Tắc Kè Bông?
Tắc Kè Bông chớp mắt:
– Ờ, tao cũng sẽ làm thế.
– Còn thằng Thời nó có quyền ghét tao. Vì tao có lỗi. Và vì nó thương em gái nó. Nhưng khi tao kèm nó và em gái nó học, nó có quyền không ghét tao nữa. Nếu ai giúp mày học hành tiến bộ, mày có ghét người đó không hả Tắc Kè Bông?
Một lần nữa, Tắc Kè Bông xuôi xị:
– Ờ, tao sẽ không ghét.
Thằng Thời đứng một bên nghe Quý ròm thuyết giảng, nó sướng tai quá. Có những chuyện nó cảm thấy vô cùng khó nói mà sao Quý ròm nói nghe dễ ợt. Sướng hơn nữa là thằng Tắc Kè Bông hung hăng bỗng chốc xụi lơ, hổng còn trách "thấy" nó là bạn xấu nữa.
Đầu óc lâng lâng, thằng Thời đột nhiên cao hứng:
– Không những không ghét thằng Quý mà tao rất mến nó. Em gái tao cũng vậy. Em gái tao mến thằng Quý đến mức ngón tay nó đã lành mấy ngày nay rồi mà nó vẫn vờ quần băng để thằng Quý lên chơi với nó…
Thằng Thời đúng là phổi bò. Tự nhiên nó tương một câu khiến Quý ròm sượng ngắt. Mặt đỏ như tôm luộc, Quý ròm đứng như trời trồng có đến mấy phút. Đến khi nó rụt rè quay sang bên cạnh thì nh�! � Gái đ! ã chạy đi đâu mất.
Quý ròm nhìn ra sân, thấy thằng Thời dường như chợt nhận ra câu nói hớ của mình, cứ lỏn lẻn đưa tay lên cổ gãi khan.
Đứng đối diện với Thời, Tiểu Long và Tắc Kè Bông đang bụm miệng cưới hí hí.
– Cười cười cái gì! – Quý ròm thẹn quá hóa giận – Ai cho phép tụi mày mò lên đây? Hả?
Tiểu Long vẫn không buông tay khỏi miệng. Nó bịt miệng mà như bịt họng súng, sợ thả tay đạn sẽ xối xả bắn ra. Câu nói của nó phát qua kẽ ngón tay:
– Tụi tao lên đem xe về cho chú Năm Chiểu đi thăm ông mà.
Quý ròm là chúa bịa. Nó biết Tiểu Long cũng đang bịa. Nhưng thấy Tiểu Long đem chú Năm Chiểu ra làm bằng chứng, "chúa bịa' cũng chịu thua.
Nghĩ đi nghĩ lại, Quý ròm thấy trong tình cảnh này, thật thà là thượng sách. Thật thà thì chẳng ai nỡ trêu. Thật thà chỉ khiến người nghe cảm động. Nó tằng hắng bốn, năm tiếng rồi nhắm tịt mắt, dõng dạc cất tiếng:
– Thú thật là tao cũng rất mến anh em thằng Thời. Nhỏ Gái có tháo hẳn cuộn băng ra, hằng ngày tao vẫn lên đây chơi với anh em nó.
Quý ròm nhắm mắt nhưng miệng thì mở rất rộng. Nó cố ý nói lớn cho nhỏ Gái nấp trong nhà nghe thấy đó mà.
Rồi thấy nói vậy chưa tình cảm lắm, Quý ròm vội vã nói thêm, lần này thì nó hy vọng không ai biết là nó bịa:
– Thực ra thì tao đã biết ngón tay của nhỏ Gái lành hẳn từ lâu rồi.
Quý ròm vừa dứt câu, bỗng nghe đâu đó vang lên một tiếng "éc". Gặp lúc bình thường, nó đã chột dạ quét mặt một vòng xem đứa nào vừa chọc quê nó. Nhưng bây giờ Quý ròm không giống như trước đây. Sau một thời gian đóng va! i ngườ! i giúp việc, nó đã biết tiếng "éc" đó phát ra từ đâu rồi.
Nó ngoái đầu ra phía sau, kêu lớn:
– Đã tới giờ nấu cám cho heo rồi đó, Gái ơi!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét