Thông tin ebook
Tên truyện: Kẻ Sát Nhân Vô Tội
Tác giả: Thanh Châu
Thể loại: Văn học trong nước
Nhà xuất bản: Tuổi Hoa
Năm xuất bản: 1974
Tủ sách: Tuổi Hoa – Hoa Đỏ
Số quyển / 1 bộ: 1
Hình thức bìa: Bìa mềm
———————————-
Nguồn: http://tuoihoa.hatnang.com
Đánh máy: BD
Chuyển sang ebook (TVE): santseiya
Ngày hoàn thành: 04/05/2010
Nơi hoàn thành: Việt Trì – Phú Thọ
Mục Lục
Trời sầm tối, từng cơn gió lạnh thổi rào rạt kèm theo những giọt nước mưa lạnh toát. Sấm chớp lóe sáng trên nên trời u ám trong khi cây cối ngả nghiêng theo chiều gió. Trên con đường nhỏ hẹp, lầy lội và đầy vẻ hoang dã, một thanh niên khoảng hơn ba mươi đang lặng lẽ cất bước. Chàng trai có một nét mặt nghiêm nghị, cương quyết với chiếc cằm vuông, cặp mắt hơi xếch và nước nha ngăm đen vì sương gió. Đó là Vũ Thành, nhà thám tử tài ba của hãng bảo hiểm Xuân An. Chàng đang trên đường về nhà nhưng bỗng quẹo vào con đường này.
Có lẽ là do tính hiếu kỳ vì nơi đây có một tòa lâu đài cổ xưa, bí ẩn nhưng lại đầy hấp dẫn đối với một người có đầu óc trinh thám như Vũ Thành. Bây giờ mới gần tám giờ tối nhưng mọi sinh hoạt đều như dừng lại vì trận mưa rào. Vũ Thành cũng bắt đầu thấy mệt mỏi và nhận ra mình đã đi khá xa vào con đường xa lạ này. Theo một phản ứng tự nhiên, chàng trai quay người lại phía sau nhưng vẫn không có một bóng người hay vật mà qua màn mưa dầy đặc, nhà thám tử lại có cảm tưởng đang bị lạc lối. Hay mình quay về? Ý nghĩ đó thoáng qua rồi tan biến ngay và Vũ Thành lại tiếp tục bước đi. Lần này, chàng trai không phải đi xa vì cách đó vài trăm thước là tòa lâu đài bí mật được nhiều người đồn đại, thêu dệt những chuyện hoang đường. Bóng tối và màn mưa làm cản trở thị giác rất nhiều nên Vũ Thành chỉ thấy tòa lâu đài mang màu đen sậm, nổi bật và sừng sững trong tầm mắt. Chàng suy nghĩ một chút rồi theo con đường mòn nhỏ, tiến về phía tòa lâu đài. Cánh cổng to lớn b! ằng sắt đã hoen rỉ nhưng Vũ Thành thấy trong nhà có ánh sáng hắt ra dầu rất mờ mịt. Thế này nghĩa là trong lâu đài có người ở. "Càng tốt, mình sẽ xin vào trong ấy ngủ một đêm xem sao". Nhà thám tử thích thú với ý định đó rồi bước nhanh theo lối vào đầy rêu xanh, nấm mốc và giơ tay gõ cửa, gõ ba tiếng thật thong thả rõ ràng.
Cánh cửa gỗ nặng nề được mở ra năm phút sau đó. Một người đàn ông trạc gần năm mươi, da mặt nhăn nheo, gầy còm và hơi tái bước ra. Ông ta kêu lên, giọng lanh lảnh:
– A!Một người khách lạ. Vậy mà ta tưởng quỉ gõ cửa trêu ta.
Mới nghe câu đầu mà Vũ Thành đã giật mình dù nhà thám tử không phải kẻ nhát gan. Chàng trai điềm tĩnh đáp:
– Thưa ông, tôi là kẻ lỡ đường, muốn xin vào đây ngủ nhờ một đêm.
– Cậu không sợ như mọi người sao? Dân chúng quanh đây thường nói rằng người lạ vào đây là sẽ không bao giờ trở ra.
Câu nói như mang một ý nghĩa hăm dọa nào đó. Vũ Thành nhìn thẳng mặt người đối diện với tia mắt sắc lạnh như để áp đảo tinh thần rồi nói:
– Thưa ông, đó cũng là một trong những lý do tôi xin vào đây ngủ nhờ.
– Tính hiếu kỳ!
Ông ta buông thõng ba tiếng ấy rồi quay lưng vào nhà sau khi nói:
– Cậu vào trong đi. Tôi thích những người can đảm.
Vũ Thành bước vào phòng khách, cởi áo mưa treo lên cái đinh rồi quan sát chung quanh. Căn nhà rộng thênh thang, trông rất trống trải vì không có đồ đạc. Ở một góc, một thiếu niên trạc 14, 15 tuổi đang ngồi ngắm nghía chiếc đầu lâu bằng thạch cao cạnh mấy chiếc quan tài. Đặc biệt hơn các thứ khác, những chiếc! quan tà! i được làm bằng loại gỗ tốt, đáng bóng, nổi vân thật đẹp. Nhưng dù đẹp đến đâu và làm bằng thứ gỗ gì thì cũng chỉ là quan tài, không hơn không kém. Tiếng người đàn ông lúc nãy vang lên:
– Tôi là chủ nhân tòa lâu đài này. Cậu ngồi ở ghế đợi tôi một chút.
Rồi chủ nhân bỏ vào trong nhà. Vũ Thành ngồi xuống trong khi cái ghế kêu răng rắc như muốn gẫy vì quá cũ. Chàng thấy hồi hộp vì bầu không khí ở đây có vẻ rất khác thường. Nhà thám tử gọi đứa nhỏ:
– Em này, lại đây chú nói cái này.
Đứa nhỏ quay lại, có vẻ ngơ ngác nhưng cũng đi đến chỗ Vũ Thành ngồi. Nó chợt hỏi:
– Chú có điên không?
Vũ Thành ngạc nhiên nhìn sững đứa bé. Chàng nhỏ nhẹ:
– Không, chú chưa điên bao giờ cả.
– Nhưng người ta nói rằng ai sống ở đây cũng đều có dòng máu điên khùng. Theo cháu nhất định là chú điên.
Nhà thám tử biết có nói dài dòng cũng vô ích nên đáp:
– Ờ thì chú điên nhưng chỉ hơi hơi thôi. Cháu tên gì?
– Khang. Thôi, nói chuyên với chú chán quá.
Rồi nó bỏ về chỗ cũ. Vũ Thành chợt có ý nghĩ hay hay là lời đứa bé nói đúng. Chính chàng cũng hơi điên khi tự nhiên nổi tính tò mò xin vào đây ngủ. Bất giác, chàng trai thấy mình cần một cốc rượu cho ấm lòng thì chủ nhân đã bước ra:
– Cậu đã dùng bữa cơm tối chưa?
– Cám ơn ông, tôi không đói.
Vũ Thành đáp thế vì sợ phải nuốt những món ăn quái gở khó trôi qua cổ họng. Chủ nhân nghe thế liền gật đầu, im lặng lại bàn viết và cắm cúi làm việc. Nhà thám tử lơ đãng ngắm mấy bức tranh quái đản trên tường cho qua th! ì giờ.! Mười giờ rưỡi, căn phòng đang yên lặng thì chợt có tiếng gõ cửa, cũng ba tiếng thật thong thả rõ ràng như lúc nãy Vũ Thành đang gõ vậy. Lần này, đứa bé chạy ra mở cửa và một người lách nhanh vào với dáng điệu tự nhiên.
– Trời mưa lớn quá
Đến đây, người ấy im bặt vì nhìn thấy Vũ Thành. Nhà thám tử định lên tiếng thì chủ nhân đã nói:
– Đó là người khách lỡ đường xin vào ở tạm một đêm. Chú không cần chú ý tới.
Ông ta nghe thế, lơ đãng quay đi nhưng chợt kêu lên:
– Vũ Thành!
Chàng trai ngạc nhiên khi nghe gọi đúng tên mình. Người kia cũng tiến lại, vui vẻ bắt tay chàng, nói:
– Tôi được xem hình cậu trên báo cách đây một tháng. Tuy nhiên tôi không có mấy cảm tình với những nhà thám tử hoặc cảnh sát. Họ là người
Đến đây, ông ta bỏ dở câu nói trước sự ngạc nhiên của Vũ Thành. Nhà này có lẽ toàn người điên thật hay họ chỉ giả bộ điên với mục đích nào đó? Một giọng nói trẻ con chợt nổi lên:
– Nhưng chú Ba này, cháu cũng ghét chú nữa.
– Sao thế?
– Vì cháu giống chú nhiều quá, cháu chỉ ưa bàn tay chú thôi, bàn tay chú đẹp lắm, lại rắn chắc nữa.
Nghe nói, Vũ Thành đưa mắt nhìn bàn tay của chú Ba tức người mới vào nhưng không thấy gì vì ông ta mang găng. Thằng Khang lại nói tiếp:
– Chú chặt bàn tay cho cháu làm đồ chơi đi.
Đến đây, nhà thám tử thấy hơi rợn tóc gáy dầu thằng Khang đang nói chuyện với chú Ba. Chàng có cảm tưởng mình đang lạc vào thế giới của kẻ điên, cảm tưởng thôi vì chàng vẫn nghi ngờ những người trong lâu đài này đóng kịch để hăm! dọa m�! �nh. Và Vũ Thành chờ đợi câu trả lời của ông chú.
– Bàn tay chú làm đồ chơi thì tốt nhưng làm sao chặt được, đau lắm.
Câu nói của chú Ba nhỏ nhẹ ngây thơ như một đứa trẻ. Thằng Khang mở to cặp mắt lên nghe nhưng sau đó sa sầm nét mặt, nói lớn:
– Nếu chú không bằng lòng, cháu sẽ giết chú để lấy bàn tay cho kỳ được. Những người ích kỷ không đáng sống ở đây.
Lần này thì ông chú có vẻ nổi giận thật sự, ông ta tiến lại, giơ hai bàn tay hộ pháp như muốn bóp cổ đứa cháu ngỗ nghịch làm thằng bé sợ hãi, thét lên một tiếng rồi chạy vào trong nhà. Năm phút sau đó, căn phòng lại trở về yên lặng. Chủ nhân buông bút đứng dậy nói với Vũ Thành:
– Có lẽ ta nên đi ngủ bây giờ là vừa. Cậu sẽ được tiếp đãi như thượng khách và ngủ ở chiếc "giường" rộng rãi, tốt nhất trong lâu đài này.
– Thưa ông, tôi không mong gì hơn là được ngủ tạm ở đây còn giường chiếu chỉ là vấn đề phụ, không quan trọng.
– Cậu đừng bận tâm. Thôi cậu vào chiếc quan tài màu xám đằng kia nằm ngủ đi.
Vũ Thành giật mình và theo phản ứng tự nhiên, chàng trai thối lui một bước. Chủ nhân có lẽ hiểu ý nên nói tiếp:
– Đừng sợ. Tuy cậu vào đây cũng như cừu vào hang cọp nhưng tôi không làm hại người nào khi vừa gặp mặt lần đầu. Cả lâu đài này, ai cũng ngủ trong quan tài cả.
Trong một thoáng, sự can đảm và bình tĩnh trở lại với Vũ Thành. "Mình tự ý vào đây vì tình hiếu kì mà bây giờ lại khiếp sợ thì hèn nhát quá". Nhà thám tử nghĩ thế bèn điềm tĩnh bước lại "chiếc giường" được chỉ định, nhưng tiếng! chủ nh! ân lại vang lên:
– Cậu Thành, tôi muốn dặn cậu một điều.
– Thưa ông, có điều chi nữa?
– Thật tình thì tôi muốn cậu có một giấc ngủ ngon và không thích ai chú ý đến sinh hoạt nơi đây vào ban đêm. Nói thế có nghĩa là cậu phải yên giấc và không được đi ra lục lạo trong lâu đài này.
– Thưa ông, vâng. Tôi tuy có tính hiếu kỳ nhưng không bao giờ tò mò quá đáng.
Đến đây, Vũ Thành nhìn thẳng vào mắt chủ nhân như để biểu lộ sự thành thật của mình nhưng chàng trai chợt thấy mắt chủ nhân sáng lên một cách kỳ dị, sáng rực như hai cục than hồng. Thôi miên! Hai tiếng ấy thoáng qua đầu óc Vũ Thành và phản ứng sau cùng của nhà thám tử là sờ tay vào bá súng dắt ở ngang thắt lưng. Tuy nhiên, cắp mắt chủ nhân vẫn có sức hấp dẫn lạ lùng và chàng trai dần dần mất hết ý thức phản kháng. "Lại quan tài, ngủ một giấc thật yên tới sáng mai". Đó là mệnh lệnh mà Vũ Thành hiểu được từ đôi mắt và chàng trai ngoan ngoãn bước tới, nằm vào quan tài và chìm trong giấc ngủ mệt mỏi. Chủ nhân mỉm cười hài lòng: ông ta có thể chắc chắn Vũ Thành sẽ nằm yên trong quan tài như một pho tượng đến sáng sớm mai.
Sáng hôm sau, một buổi sáng êm ả với bầu trời hơi buồn ngổn ngang đầy mây xám, Vũ Thành thức dậy khi mặt trời chưa mọc và cảnh vật bên ngoài còn mang sự yên tĩnh, một sự yên tĩnh đượm đầy vẻ hoang dã. Nhà thám tử thấy nhức đầu lạ thường và vỗ trán tự hỏi việc gì đã xảy ra. Chàng mơ hồ nhớ cặp mắt thôi miên của chủ nhân, mơ hồ đến nỗi chàng không biết đó là mộng hay thật nữa. Nhưng thôi, thực tế trước mắt là quan trọng nên Vũ Thành sờ tay tìm khẩu súng lục và kiểm soát lại mọi vật. Tất cả đều ở chỗ cũ và nhà thám tử yên tâm bước ra khỏi quan tài, định đến cáo từ chủ nhân.
– Chào cậu. Tôi đã biết trước là cậu sẽ thức giấc lúc 6 giờ sáng.
Vũ Thành mỉm cười:
– Cám ơn ông, tôi cũng rất hài lòng về giấc ngủ đêm qua. Bây giờ tôi xin cáo từ, và hẹn đến dịp khác
– Khoan đã, tôi muốn mời cậu dùng bữa điểm tâm với chúng tôi. Cậu là người khách duy nhất đặt chân đến đây từ gần
10 năm nay.
Vũ Thành định từ chối nhưng không hiểu sao lại bằng lòng. Chàng trai theo chủ nhân tới một gian phòng rộng, hơi tối dùng làm phòng ăn. Chung quanh bàn, chàng thấy hai thiếu phụ và một cô gái ngồi đợi sẵn. Chủ nhân chỉ thiếu phụ mặc áo thiên thanh, nói:
– Đó là nhà tôi, còn bên cạnh là con gái tôi.
Và ông ta dừng ở đó, không giới thiệu người còn lại mà mời Vũ Thành vào bàn. Vũ Thành đang hối hận vì đã nhận lời thì thấy tiếng vang lên từ chiếc cầu thang gỗ xiêu vẹo và thằng Khang xuất hiện, hỏi mẹ nó:
– Sao chưa thấy chú Ba hả mẹ?
&! #8211; Mặc kệ chú ấy. Mẹ không thích con nói tới chuyện đó.
Vũ Thành nghe thế, biết ngay bà mẹ không ưa gì ông em chồng. Tuy nhiên, chủ nhân lại chú ý đến vấn đề này và trở lên phòng trên. Hơn năm phút yên lặng trôi qua, đột nhiên tiếng chủ nhân nổi lên, vang dội trong lâu đài:
– Cái gì lạ thế này?
Mọi người ngơ ngác rồi chạy về hướng tiếng nói. Ở phòng khách, một cảnh tượng lạ lùng hiện ra là chủ nhân đang ngồi trước cỗ quan tài, sắc mặt tái mét vì giận dữ và sợ hãi, tiếng ông ta lại vang lên lồng lộng:
– Ai đã đóng đinh nắp quan tài?
Vũ Thành hiểu ngay sự việc. Chàng chạy lại và nhận thấy quả thật nắp quan tài đã bị một kẻ bí mật dùng đinh đóng chặt. Thế này thì chắc người nằm ở trong phải chết vì ngạt thở. Ý nghĩ đó thoáng qua và nhà thám tử nói lớn:
– Tìm cho tôi một cây xà beng mau lên, may ra còn kịp.
Một lát sau, nắp áo quan được nạy ra. Người ở trong quả thật là chú Ba nhưng ông ta đã chết! Sắc mặt nạn nhân tái nhợt vì mất quá nhiều máu. Trước ngực, một con dao găm cắm ngập vào tim đến tận cán, bàn tay trái của nạn nhân cũng bị chặt mất
cô gái con chủ nhà quá xúc động trước cảnh tượng kinh khiếp ấy, kêu lên một tiếng hãi hùng rồi ngất xỉu trong vòng tay mẹ cô. Những người còn lại cũng sợ hãi không kém trước cái chết bất ngờ và thê thảm trước mắt. Ngay cả Vũ Thành nhà thám tử có gần mười năm trong nghề mà chưa hề chứng kiến một vụ án mạng nào rùng rợn như vậy. Bầu không khí lúc đó thật nặng nề và đầy vẻ đe dọa. Nhưng chỉ một thoáng trôi qua, sự bình tĩnh trở lại với ! Vũ Thàn! h và nhà thám tử cúi xuống xem xét kỹ thi hài nạn nhân. Chàng chú ý đến chi tiết cổ tay, cổ tay trái xác chết bị chặt đứt lìa và bàn tay cũng biến mất một cách kỳ dị. "Nếu chú không bằng lòng, cháu sẽ giết chú để lấy bàn tay cho kỳ được. Những người ích kỷ không đáng sống ở đây". Câu nói hăm dọa của thằng Khang đêm qua vẫn còn in đậm trong trí óc của Vũ Thành nhưng chàng không thể tin một đứa trẻ 13, 14 tuổi lại có thể giết người không gớm tay như vậy. Dầu sao nó cũng chỉ là một đứa nhỏ nói nhiều hơn làm.
– Con dao găm này của ai?
Câu hỏi của chủ nhân làm Vũ Thành để ý tới vết thương chí mạng nơi ngực trái. Chàng thấy cán dao màu ngà thật quen thuộc, quen thuộc vì con dao đó chính là của chàng! Vũ Thành tái mặt khi nhận ra điều ấy. Giữa lúc tinh thần nhà thám tử hoang mang nhất thì chủ nhân lại gầm lên:
– Tôi hỏi con dao của ai?
– Tôi!
Không hiểu sao lúc ấy Vũ Thành có thể trả lời gọn gàng và điềm tĩnh như thế. Chủ nhân quay phắt lại, ánh mắt long lên giận dữ và khuôn mặt ông ta lúc này trông dữ tợn như một con ác quỷ sắp giết người. Nhà thám tử lùi dần từng bước trước sự giận dữ của chủ nhân. Chàng sờ tay vào bá súng để sẵn sàng tự vệ trong trường hợp bắt buộc và cố gắng phân trần.
– Tôi không giết.
– Đừng bào chữa vô ích. Ta phải giết mi để trả thù cho đứa em đã chết.
– Không, tôi xin ông chờ cảnh sát tới đây lập biên bản
– Ở lâu đài này không có luật lệ gì cả.
Rồi chủ nhân tiến từng bước thật chậm chạp, giơ hai cánh tay như chực bóp cổ Vũ Thành! và nhà! thám tử cũng đã rút súng, sẵn sàng nhả đạn. Từng giây trôi qua trong bầu không khí nghẹt thở, bàn tay Vũ Thành ướt đẫm mồ hôi, ngón tay đặt trên cò súng run run. Một vụ án mạng nữa sẽ xảy ra chăng? Nhưng không, vì sau đó chủ nhân như người vừa tỉnh khỏi một cơn ác mộng, lắc đầu nói:
– Cậu không giết em tôi thật, tôi công nhận điều ấy.
Vũ Thành thở phào nhẹ nhõm, ít ra là cơn nguy hiểm đã tạm thời trôi qua. Chàng cất súng vào bao, nói lớn:
– Thế này nghĩa là có một âm mưu giết người rồi đổ tội cho tôi. Bằng bất cứ giá nào, tôi cũng phải đem vụ án mạng ra ánh sáng.
Bà vợ chủ nhân từ nãy im lặng, bây giờ mới lên tiếng:
– Tôi không hiểu tại sao chồng tôi có thể tin cậu. Gia đình này đã sống yên ổn hàng chục năm nay, qua một đêm chứa chấp cậu để sáng hôm sau vụ án mạng xảy ra
– Tất cả hãy im đi. Tôi không muốn nghe ai buộc tội cậu Thành nữa.
Tiếng quát đầy vẻ phẫn nộ của chủ nhân làm ai nấy im bặt. Vũ Thành không hiểu sao ông tai lại bênh vực chàng như vậy nhưng dù sao đó cũng là một việc có lợi cho chàng. Nhà thám tử đề nghị:
– Hay ông để tôi gọi cảnh sát tới. Sau đó sẽ điều tra thủ phạm vẫn chưa muộn.
– Không được. Lâu đài này không bao giờ có luật pháp. Người chết thì chỉ đem chôn là xong, không khai báo gì hết.
Nói tới đây, chủ nhân chợt quay sang đứa con trai:
– Khang, con có giết chú Ba để chặt bàn tay làm đồ chơi không? Nói cho ba biết đi.
Thằng bé tái mặt sợ hãi nhưng câu trả lời cũng không kém phần dữ tợn:
– Chú Ba chết là đáng kiếp lắm. Co! n không ! giết chú ấy.
Người cha nghe nói. Định giơ tay tát đứa con nhưng lại thôi. Ông ta lấy hai tay ôm đầu, nét mặt hiện rõ vẻ khổ sở cùng cực. Vũ Thành nhìn những người còn lại thì
lạ chưa, họ đều bình thản, sắc mặt lạnh lùng như tượng đá. Chàng thoáng hiểu trong gia đình này có lẽ đang gặp những rạn nứt trầm trọng đến chỗ giết lẫn nhau, nhưng rạn nứt vấn đề gì mới được? Tình cảm hay tiền bạc chăng? Lúc ấy, người thiếu phụ lạ mà chủ nhân chưa giới thiệu, sau này Vũ Thành biết là vợ nạn nhân, lên tiếng với một giọng nói the thé khó chịu:
– Lần này tôi phải đi báo cảnh sát và làm giấy khai tử cho chồng tôi.
Thằng Khang nói:
– Không được đâu thím. Ba cháu sẽ vặn cổ bất cứ ai muốn bước ra khỏi lâu đài này và đem theo những tin tức liên quan đến cái chết của chú Ba. Phải vậy không ba?
– Phải, con trai ba thông minh lắm. Tôi nhắc lại là không ai được ra đi khi tôi chưa cho phép, hiểu chưa?
Giọng chủ nhân gay gắt làm Vũ Thành tưởng ông đang đối diện với kẻ thù chứ không phải nói với vợ con ông ta nữa. Chàng đang do dự, muốn làm một cái gì thì chủ nhân đã đổi giọng nhỏ nhẹ:
– Cậu Thành, tôi muốn nhờ cậu điều tra vụ án mạng này. Tôi tin chắc thủ phạm là người ở trong lâu đài này chứ không ai xa lạ.
– Thưa ông, nếu gọi cảnh sát
– Cậu đừng nói nữa. Tôi yêu cầu như vậy là làm lợi cho cậu nhiều lắm. Khi cảnh sát tới đây, họ sẽ còng tay cậu trước nhất với tang vật là con dao giết người kia.
Vũ Thành hơi giật mình khi nhớ tới điểm này. Nhà thám tử là người luôn tôn trọng ! luật ph! áp nhưng trường hợp này quá đặc biệt nên sau một lúc ngần ngại, chàng gật đầu bằng lòng. Chủ nhân nói tiếp:
– Vậy bắt đầu từ giờ phút này, tôi giao toàn quyền cho cậu điều tra nhưng cậu hãy đưa cho tôi khẩu súng lục, tôi sẽ dùng nó để trị tội thủ phạm.
Vũ Thành làm theo lời yêu cầu và sau đó chủ nhân bỏ lên lầu. Bà vợ nạn nhân lại nói:
– Tôi nhất định phải khai báo để hưởng số tiền 5 triệu.
Nhà thám tử không bỏ lỡ cơ hội:
– Bà nói vậy nghĩa là sao?
– Cách đây một tuần lễ, chồng tôi có tới hãng bảo hiểm Xuân An xin bảo hiểm sinh mạng. Bây giờ, chồng tôi chết thì đương nhiên tôi được lãnh số tiền ấy, 5 triệu bạc chứ đâu phải ít gì.
Qua vài câu đối thoại, Vũ Thành đã nhận thấy ngay bà vợ này không yêu thương gì chồng mình mà chỉ để ý đến tiền bạc. Một mối nghi ngờ đầu tiên bắt đầu thành hình trong đầu óc nhà thám tử: chính bà vợ đã giết chồng mình để lĩnh số tiền 5 triệu? Vũ Thành nói:
– Bà đừng lo mất số tiền ấy. Tôi là nhân viên thám tử của hãng bảo hiểm Xuân An. Tôi hứa sẽ lo thủ tục bồi thường cho bà sau này khi thủ phạm đã bị bắt.
Nhưng bà ta nguýt chàng một cái dài rồi bỏ đi trước sự ngơ ngác của nhà thám tử.
Lâu đài được xây từ mấy chục năm nay, theo lối kiến trúc cổ trên một diện tích hơn 5 mẫu đất kể cả khu vườn chung quanh. Nhiều cây đại thụ với tàng cây che khuất ánh mặt trời tạo ra vẻ u ám khác thường như để biểu tượng một bí mật ghê gớm trong căn nhà. Tuy nhiên, điều mà sau này Vũ Thành được biết là những nhân vật trong lâu đài không có gì đáng sợ. Chủ nhân, ông Hoàng Văn Bảo, một bác sĩ thần kinh là người rất kiên nhẫn và tử tế. Sở dĩ, ông chọn lâu đài ấy làm nơi cư ngụ là vì muốn xa lánh mọi người để có thể rảnh tâm chữa cho thằng Khang, đứa con trai 14 tuổi bị điên loạn khá nặng từ hồi lên bảy. Suốt bảy năm trời trôi qua, sự thất bại không làm cho ông Bảo chịu thua định mệnh khắt khe mà ông vẫn kiên trì chữa bệnh cho con dù những hy vọng cuối cùng đã tắt. Cũng chính vì điều này, tâm tính ông dần dần biến đổi đến chỗ hay cau có, tức giận vô cớ. Một sự thay đổi lớn lao đã xảy ra khi ông Hòa – em ruột của chủ nhân, cũng là nạn nhân trong vụ án mạng vừa qua – đặt chân tới lâu đài. Ông Hòa chính là người tạo cho lâu đài vẻ ma quái qua các việc như dùng quan tài làm giường ngủ, cắt đứt sự giao thiệp giữa trong và ngoài căn nhà. Ông ta giải thích ông muốn làm thế vì đang trốn tránh một kẻ thù nguy hiểm. Kẻ thù ấy là ai? Điều ấy không ai rõ vì ông Hòa rất kín đáo và cũng mang bí mật ấy xuống tuyền đài.
Giờ đây tất cả mọi người trong lâu đài đang ngồi quanh một cái bàn lớn để bàn luận về cái chết của ông Hòa. Ngoài nhà thám tử Vũ Thành, có bảy người là hai v�! �� chồng chủ nhân, cô con gái tên Thu Dung, thằng Khang, bà Hòa – vợ nạn nhân, và Tùng, gia nhân trong lâu đài từ hai năm nay. Bầu không khí mang một sắc thái đặc biệt hơn bao giờ hết với sự ưu tư của mọi người dầu ai nay cũng đều theo đuổi những ý nghĩ riêng tư, những cảm nghĩ khác biệt về cái chết vừa qua. Chủ nhân thì giận dữ, thương tiếc đứa em ruột, trong khi vợ ông vẫn dửng dưng và dường như còn hài lòng là đằng khác. Bà Hòa có vẻ không chú ý đến cái chết của chồng mà chỉ quan tâm đến số tiền bảo hiểm 5 triệu và Thu Dung dường như hơi lo sợ, có lẽ vì hình ảnh ông Hòa chết quá thảm khốc còn im đậm trong đầu óc cô gái. Vũ Thành như đọc được những tâm trạng ấy nhưng chàng cũng thấy bối rối vô cùng. Đây là vụ án mạng bí mật nhất mà chàng chưa biết nên nghi ngờ cho ai, đồng thời cho rằng bất cứ ai cũng có thể là thủ phạm. Một cơn gió thoảng qua cửa sổ, hòa lẫn với tiếng chủ nhân:
– Có ai biết kẻ giết người đêm qua không?
Câu hỏi thật lạc lõng, thừa thãi và được trả lời bằng sự yên lặng. Vũ Thành nói:
– Căn cứ vào những vết máu trong quan tài, tôi đoán ông Hòa chết vào khoảng 3 giờ sáng. Vậy lúc đó, có ai ở đây ra ngoài và thấy gì khác lạ không?
– Có.
Đấy là tiếng thằng Khang. Mọi người quay lại với vẻ ngạc nhiên trong khi thằng bé nói tiếp, giọng hơi run khác hẳn mọi ngày:
– Đêm qua, đúng vào 3 giờ sáng, cháu biết chính xác như vậy vì nghe đồng hồ gõ ba tiếng, cháu thức giấc, đi xuống nhà và thấy một bóng người đứng trước quan tài chú Ba – thằng Khang thường gọi ông Hòa là chú ! Ba.
! – Ai? Ai vậy?
Tất cả đều hỏi dồn trong sự hồi hộp. Thằng Khang quay sang cha nó:
– Cha, đêm qua con thấy cha đứng trước quan tài chú Ba. Chắc cha giết chú ấy phải không?
Câu nói làm ai nấy giật mình, sửng sốt. Tuy nhiên, người bình tĩnh nhất lại là chủ nhân. Ông chậm rãi nhìn quanh, nói thật thản nhiên:
– Phải. Tôi có đứng như thế nhưng việc ấy với cái chết không liên quan gì với nhau. Khi tôi về chỗ ngủ thì chú Ba vẫn còn sống.
– Thế ông ra đứng trước quan tài ông Hòa làm gì?
– Đang nằm chập chờn, tôi chợt linh cảm thấy một điều gì khác lạ nên ra ngoài xem xét lại các nơi, có thế thôi.
"Lời giải thích quá mơ hồ nhưng không phải vô lý". Vũ Thành nghĩ thầm như vậy nhưng không nói gì vì nhà thám tử biết rằng ông Bảo là người bênh vực mình trong vụ án mạng. Tuy nhiên, Vũ Thành cũng bắt đầu đặt nghi vấn về chủ nhân. Ông ta có thể giết em mình được chứ? Ở đây, dường như mọi việc dù bất ngờ đến đâu vẫn có thể xảy ra.
– Tôi không hiểu tại sao mọi người đều nghĩ rằng chồng tôi bị người trong nhà này hạ sát. Riêng tôi, tôi cho rằng thủ phạm phải là kẻ ở ngoài lâu đài.
Đó là tiếng bà Hòa. Nhà thám tử nghe thế liền lộ vẻ suy nghĩ và thận trọng hỏi lại:
– Bà nói thế có ý gì?
– Nghĩa là theo tôi, muốn bắt được thủ phạm thì phải nhờ cảnh sát can thiệp. Như thế hợp pháp mà tôi cũng lãnh được số tiền bảo hiểm 5 triệu
– Không được. Dù tất cả mọi người ở đây đồng ý giải pháp đó, tôi cũng nhất định không để ai ra khỏi lâu đài trước khi tìm ra thủ ph! ạm. Tô! i muốn chính tay mình xử tội kẻ sát nhân.
Trong khi nói, cặp mắt chủ nhân long lên trông thật dữ tợn, tựa như đôi mắt của người điên đang giận dữ. "Mà không chừng, ông ta đang điên thật vì quá đau đớn trước cái chết của đứa em". Ý nghĩ đó vừa thoáng qua óc Vũ Thành thì có tiếng thằng Khang:
– Nhưng thưa cha, nếu cha chính là thủ phạm thì phải xử tội ra sao?
Chủ nhân trả lời bằng cách giơ hai tay lên trời và lắc đầu tỏ ý thất vọng rồi im lặng. Bà Hòa lại nói với Vũ Thành:
– Cậu mới tới đây nên không rõ chuyện. Thật ra trong mấy năm nay, chồng tôi vẫn trốn tránh một kẻ thù ghê gớm đang săn đuổi nên mới về ẩn mặt ở lâu đài này. Chuyện ấy không có gì đáng ngạc nhiên vì mọi người ở đây đều đã biết và tôi tin rằng việc đó có liên quan nhiều đến cái chết bất ngờ của chồng tôi.
– Vậy có ai biết rõ kẻ thù ấy là ai không?
– Không, ngay cả một chi tiết nhỏ cũng thế.
Nhà thám tử thấy mình vừa bước qua một khúc quanh mới làm câu chuyện rắc rối thêm rất nhiều. Nếu thủ phạm chính là người trong lâu đài như lời chủ nhân nói thì chàng mới có hy vọng thành công trong một thời gian ngắn chứ nếu hắn là người ngoài và đã cao bay xa chạy là hết hy vọng. Chàng thấy bối rối, chưa biết định liệu ra sao thì tiếng bà Hòa lại vang lên, lần này với một giọng cương quyết chưa từng thấy:
– Đến sáng mai, nếu không giải quyết ổn thỏa số tiền bảo hiểm 5 triệu, tôi sẽ đi báo cảnh sát.
Và bà ta bỏ đi ngay sau đó. Người gia nhân tên Tùng ngẫm nghĩ một lúc lâu rồi bất chợt lên tiếng:
– Khôn! g chừng! chính bà ấy giết chồng để đoạt của. Một con người như thế chỉ coi tiền là tất cả, là lẽ sống trên đời.
Câu nói của Tùng như giúp đỡ được Vũ Thành phần nào trong lúc lúng túng nhất. Nhà thám tử ngửng lên nhìn Tùng với đôi mắt thiện cảm. Tùng tuy là gia nhân nhưng còn trẻ, có vẻ đứng đắn, chàng hỏi:
– Anh vào làm ở đây bao lâu rồi?
– Gần hai năm, nhờ một người bạn là cháu họ của ông chủ giới thiệu.
Hai năm, một thời gian khá lâu để có thể tin cậy được. Bỗng chốc, Vũ Thành có ý muốn dùng Tùng làm phụ tá cho mình trong việc điều tra vụ án vì dù sao anh ta cũng biết khá nhiều về gia đình này. Tuy nhiên, Vũ Thành chưa kịp nói thì chủ nhân đã đưa câu chuyện về thực tế:
– Thế nào, cậu Thành đã tìm ra manh mối nào chưa?
– Làm sao có thể tìm ra khi không nắm được một yếu tố vững vàng nào. Dù vậy, tôi chỉ xin ông thời hạn 5 ngày mà thôi.
– Đối với tôi, thời gian bao lâu không thành vấn đề. Tôi chỉ sợ không được chính tay mình thanh toán thủ phạm mà thôi.
Đây không biết là lần thứ mấy chủ nhân tỏ ý không muốn pháp luật can thiệp vào. Nhà thám tử cũng chẳng biết nói sao về vấn đề ấy vì nó có lợi cho chàng nhiều hơn. Sau cùng, Vũ Thành thấy nên chấm dứt cuộc bàn luận ở đây vì nó chỉ lẩn quẩn, vòng vo mà không đưa đến kết quả cụ thể. Chàng nói:
– Còn ai có ý kiến gì nữa không?
Một phút trôi qua trong sự im lặng. Vũ Thành định đứng dậy thì thằng Khang lên tiếng:
– Chú nhớ tìm ra sự bí mật về bàn tay bị chặt cụt nhé. Cháu thích bàn tay ấy lắm.
Nhà thám tử gật ! đầu ch! o có lệ vì đã biết thằng bé đau thần kinh từ mấy năm nay, chàng nhìn quanh một lượt, bỗng thấy sắc mặt chủ nhân tái nhợt đi. Ông Bảo ôm đầu, lộ vẻ đau đớn làm Vũ Thành hoảng hốt không ít, vội vã chạy lại:
– Ông làm sao vậy?
Không có tiếng trả lời! Mọi người có mặt ở đấy đều sửng sốt trước sự việc quá đột ngột. Nhà thám tử lo ngại đưa tay bắt mạch chủ nhân nhưng chàng yên tâm vì mạch vẫn nhảy đều. Ông Bảo loạng choạng đứng lên, nói qua hơi thở:
– Đừng lo, tôi bị bệnh thần kinh đã lâu bây giờ tái phát vì quá xúc động trước vụ án mạng. Tuy nhiên, tôi có thể tự chữa được. Và sau đó, bà Bảo vội vã dìu chồng về phòng nằm nghỉ, Thu Dung cũng đi theo. Tùng định xuống nhà dưới thì Thành gọi lại:
– Anh Tùng, tôi muốn nói chuyện riêng với anh một chút.
Tùng quay lại, vẻ mặt thản nhiên ngoài sự liệu của Vũ Thành. Tuy nhiên, lúc ấy mọi người đều đã đi hết nên nhà thám tử không có nhiều thì giờ để suy nghĩ mà nói ngay:
– Anh Tùng, tôi chỉ là người khách lạ trong một đêm của lâu đài nên không biết gì nhiều
– Cậu muốn nhờ tôi giúp đỡ chăng? Cậu quên rằng tôi chỉ là một tên gia nhân không hơn không kém sao?
Mới qua một câu nói mà Vũ Thành đã nhận thấy Tùng khá thông minh và khôn ngoan. Tùng đoán ngay được ý định của chàng và tỏ ý từ chối, viện cớ mình chỉ là gia nhân dầu Tùng không có vẻ gì là mặc cảm về thân phận của mình. Vũ Thành nhìn thẳng vào người đối diện, nói:
– Tôi nghĩ là anh không chịu giúp tôi thì đúng hơn.
Tùng nghe thế, lộ vẻ ngần ngại rồi đáp:
! – ! Cậu cũng nên cho tôi thì giờ suy nghĩ lại. Tối nay tôi sẽ trả lời dứt khoát.
Và Tùng bỏ đi với sự thất vọng của Vũ Thành. Thế là mất một buổi sáng chỉ toàn thu thập được những chi tiết mơ hồ. Nhưng nào ai có thể đoán được ngày mai sẽ ra sao? Phải, nhà thám tử luôn luôn tự tin, tự tin ngay trong những lúc thất vọng nhất.
Thời gian trôi qua thật chậm trong sự yên lặng đến ghê rợn của lâu đài. Vũ Thành đứng bên cửa sổ, phóng tầm mắt về phương xa như để thả hồn vào khoảng trời bát ngát nhưng thật ra trong lúc này, chàng suy nghĩ nhiều hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhà thám tử không biết rằng hiện có một người đang theo dõi mọi cử chỉ của chàng. Đôi mắt của người ấy, một đôi mắt thật đẹp, như mặt nước hồ thu nhưng bây giờ lại chất chứa đầy vẻ khó hiểu, lo sợ, và phải chăng là lo sợ cho sự bí mật của vụ án mạng sẽ bị đưa ra ánh sáng?
Vũ Thành đẩy cửa bước vào trong. Đấy là phòng riêng của người chết, một căn phòng khá rộng quét vôi xám nên trông rất tăm tối. Cánh cửa sổ nhìn xuống vườn được khép kín bên cạnh những chồng sách cao không mấy có thứ tự gợi óc hiếu kỳ của nhà thám tử, chàng lại gần giở vài cuốn và nhận thấy tất cả đều là loại trinh thám hoặc ma quái biểu lộ ông Hòa là con người thích hoạt động mạo hiểm. Vài bức tranh kỳ lạ trên tường tuy tạo cho căn phòng thêm vẻ bí mật nhưng không làm Vũ Thành chú ý bằng bức tượng con ó đen, miệng ngậm một con dao găm. Nhà thám tử để ý đến pho tượng vì hình thể đặc biệt và vì nó được lau chùi rất kỹ, khác xa với mọi vật chung quanh đầy bụi bặm. Chắc hẳn ông Hòa quý pho tượng lắm, Vũ Thành đoán chừng như vậy.
– Cạch!
Tiếng động tuy nhỏ nhưng vang lên bất ngờ làm cho chàng giật mình quay lại. Ngoài hành lang vẫn im lặng, không một bóng người nhưng Vũ Thành nhanh chân chạy ra, vừa kịp thấy một tà áo khuất ở cầu thang. Một tà áo đàn bà! Nhà thám tử mỉm cười bằng lòng trước khám phá ấy, và quay vào phòng gieo người xuống chiếc ghế bành suy nghĩ. Phải chăng người lúc nãy là bà Hòa? Chính bà ta đã giết chồng chăng? Kèm theo những nghi vấn ấy, hình ảnh người chết chợt hiện ra trong trí nhớ Vũ Thành. Một khuôn mặt tái nhợt trông như hiện thân của ác quỷ, chiếc áo sơ mi đẫm máu hiện thân của tội ác bốc lên mùi tanh khó ngửi mà chàng tưởng như còn phảng phất đây đây, rồi cả bàn tay cụt kỳ dị nữa. Trong quãng đời làm thám tử, Vũ Thành từng chứng kiến nhiều! cái chết ghê rợn nhưng có lẽ hình ảnh của ông Hòa ám ảnh trong trí óc nhiều hơn cả vì chàng còn như thấy rõ con dao của chính mình cắm trên ngực nạn nhân đến lút cán.
– Cậu Thành.
Tiếng gọi đưa nhà thám tử về thực tế. Dầu đầu óc còn quay cuồng với những nghi vấn, hình ảnh lộn xộn nhưng Vũ Thành vẫn còn đủ sáng suốt nhận ra đó là tiếng của Tùng. Chàng nhớ tới sự nhờ cậy của mình lúc sáng nên nở một nụ cười:
– À, anh Tùng. Sao anh biết tôi ở đây?
Tùng mỉm cười trả lại, thong thả ngồi xuống cái ghế đối diện với nhà thám tử. Tùng lên tiếng giọng hơi thấp nhưng cương quyết:
– Tôi tới đây để trả lời về lời yêu cầu của cậu sáng nay thay vì để đến tối, tôi không thể
Và Tùng bỏ lửng ở đây nhưng Vũ Thành cũng hiểu rõ ý nghĩa câu nói. Chàng nhìn Tùng, nói mau:
– Anh có quyền từ chối và tôi cũng không phiền hà gì việc đó. Nhưng dù sao, có anh thì việc điều tra cũng dễ dàng và mau chóng hơn. Bây giờ tôi chỉ muốn biết lý do của sự từ chối đó.
Tùng nhìn nhà thám tử với đôi mắt thích thú một cách khó hiểu đáp:
– Tôi không có lý do nào để từ chối cả.
Vũ Thành hơi ngơ ngác thì Tùng đã nói tiếp:
– Lúc nãy tôi muốn nói là tôi không thể không nhận lời được.
Nhà thám tử chợt hiểu ra, im lặng một chút rồi phá lên cười. Chàng nhìn Tùng với cặp mắt đã thiện cảm và hy vọng: đây là việc đầu tiên xảy ra có chiều hướng thuận lợi cho cuộc điều tra.
– Vậy từ giờ phút này, chúng ta có thể là bạn được. Đừng gọi tôi là cậu nữa.
– Cũng được. Nhưng b! ây giờ! anh muốn biết điều gì về lâu đài?
– Sơ lược về người chết. Đó là điều quan trọng cần thiết hơn hết.
Vũ Thành nói thật gọn gàng.
– Ông Hòa đến đây từ hơn một năm nay. Lúc trước, dường như hai anh em có chuyện giận nhau nên cắt đứt liên lạc trong một thời gian khá dài. Từ khi có sự hiện diện của ông Hòa thì ông ta đặt ra đủ trò ma quỷ, kinh dị trong lâu đài và như anh đã biết là vì ông ấy đang trốn tránh một kẻ thù.
– Thế còn tính tình ra sao?
– Rất ít nói và bí mật. Có điều là ông Hòa giàu có, gia sản lên tới hàng chục triệu.
– Làm sao anh biết được điều đó?
– Hồi ông ta mới tới thì gặp lúc gia đình này đang khánh kiệt. Ông chủ tôi sau gần 6 năm thất bại trong việc chữa bệnh cho con, sắp phải bán lâu đài và đi nơi khác. Ông Hòa sau khi ở lại đây một đêm, thấy bằng lòng nên đưa cho chủ tôi một số tiền lớn để khỏi bán lầu đài. Từ đó, hai anh em làm huề với nhau và mọi sự chi tiêu trong gia đình đều là tiền của ông Hòa.
– Thế anh có biết ông Hòa làm nghề gì không?
– Không. Cứ độ một tháng thì ông ta mới ra tỉnh, lĩnh tiền ở ngân hàng rồi giao cho tôi mua các thứ cần thiết. Chính tôi cũng không biết nguồn gốc của sự giàu có ấy.
Đến đây, Tùng chợt nở nụ cười chua chát tiếp:
– Nhưng có điều là tôi thấy ông chủ quí người em giàu có của mình lắm. Khi ông chủ đòi chính tay giết thủ phạm để trả thù cho em, tôi không lấy làm lạ chút nào vì việc gì cũng chỉ do tiền bạc mà ra.
Vũ Thành lắc đầu:
– Tôi không đồng ý về điểm ấy. Nếu tình nghĩa ! anh em ch! ỉ là tiền thì khi ông Hòa chết rồi, ông Bảo tất sẽ ngoảnh mặt đi và khai báo với cảnh sát cho xong chuyện.
– Thế còn cái gia sản của ông Hòa để lại?
– Thì bà Hòa sẽ hưởng, thêm cả số tiền năm triệu bảo hiểm sinh mạng nữa.
Tùng im lặng. Đôi mắt chợt sáng lên một cách kỳ dị. Sau một phút do dự Tùng nói:
– Nếu tôi không lầm, thì chính ông chủ tôi đã giết em mình.
– Sao anh biết?
– Vì hiện tại, trong lâu đài này mới có hai người bị tình nghi là ông chủ tôi và bà Hòa. Riêng bà Hòa thì bằng lòng gọi cảnh sát riêng ông chủ tôi thì không. Đó là điểm đáng ngờ thứ nhất vì chưa chắc gì ông chủ yêu thương em mình đến độ muốn trở thành kẻ sát nhân. Việc làm kia biết đâu chẳng vì sợ pháp luật sẽ đủ phương tiện đưa nội vụ ra ánh sáng công lý? Vả lại, nếu nhờ cảnh sát can thiệp và thủ phạm chính là bà Hòa thì ông chủ tôi sẽ được cả gia tài của người em. Ông ta không muốn điều ấy sao?
Vũ Thành toát mồ hôi thấy lý luận của Tùng rất có lý. Phải, trên đời khó có người tử tế đến độ vô lý, kỳ dị như ông Bảo. Chàng lên tiếng khen:
– Anh thật là người có khiếu về trinh thám mà tôi không ngờ. Vậy theo ý anh, trong những ngày tới ông Bảo sẽ làm gì?
– Nếu quả đúng, ông chủ tôi là thủ phạm thì có lẽ sẽ xảy ra hai trường hợp. Một là ông sẽ tìm cách vu oan và giết luôn một người nào đó để ém nhẹm vụ án mạng, hai là ông sẽ trốn đi.
Vũ Thành mỗi lúc thấy Tùng một khá, vượt hơn một tên gia nhân đúng nghĩa rất nhiều. Tuy nhiên, trường hợp thứ nhất do Tùng đưa ra không mấy đ! úng vì ! nếu cần làm như vậy thì chính nhà thám tử đã thành nạn nhân của ông Bảo và không chừng giờ này chỉ còn là cái xác không hồn. Thế còn trường hợp thứ hai sẽ xảy ra hay không? Ôi! Có lẽ chỉ thượng đế mới biết được điều ấy khi mà nhà thám tử chưa tìm ra thủ phạm.
Thời gian như ngừng lại với bầu không khí nặng nề. Tùng như thấu hiểu tâm trạng phân vân của Vũ Thành, nói sang vấn đề khác:
– Anh Thành này, tôi có cần giữ kín sự hợp tác với anh trong việc điều tra không?
– Anh giữ kín thì tốt hơn. Trước mặt mọi người, anh cứ gọi tôi bằng cậu như cũ.
Tùng gật đầu định bỏ đi thì nhà thám tử chợt chỉ vào pho tượng con ó đen, hỏi:
– Anh có biết lai lịch pho tượng không? Sao tự nhiên tôi thấy thắc mắc quá.
– Tôi nghe nói ông Hòa mua được nó trong một cuộc bán đấu giá cách đây đã lâu. Pho tượng đó vốn là của một gia đình mang dòng máu điên loạn, điên như thằng Khang nhà này vậy. Thế mà ông Hòa mua với giá mấy trăm ngàn, lại quý pho tượng vô ngần nữa.
Nhà thám tử suy nghĩ một chút. Nói:
– Thôi, cám ơn anh. Chúng ta sẽ có dịp bàn luận kỹ hơn để đi đến thành công.
Khi bóng Tùng đã khuất, Vũ Thành còn đứng ngẩn như người mất trí. Phải thành thực mà công nhận những lời của Tùng đã làm nhà thám tử nghi ngờ ông Bảo rất nhiều. Nhưng dù ông Bảo là thủ phạm thật sự chăng nữa thì vấn đề tìm bằng chứng buộc tội cũng không phải chuyện dễ dàng.
Ánh mắt Vũ Thành lướt ngang pho tượng một lần nữa, chợt làm chàng liên tưởng tới sự bí mật của ông Hòa. Vũ Thành tiến lại gần chiếc tủ đ�! �ng kê �! �� góc phòng, mở cửa lục soát, trong tủ, từng đống quần áo xếp bừa bãi nhưng không có mấy cái còn mới. Nhà thám tử hơi ngạc nhiên về điểm đó và mở nốt chiếc va ly đặt ở đáy tủ. Những bộ y phục đắt tiền được xếp gọn ghẽ trong va ly như của người sắp đi xa làm Vũ Thành thắc mắc nhưng chàng còn kinh ngạc hơn nữa khi nhìn thấy khẩu súng lục ở giữa đống quần áo, một khẩu súng ru-lô còn mới tinh, đủ cả sáu viên đạn lắp sẵn. Cạnh đó, mấy gắp đạn nữa tổng cộng khoảng ba chục viên được cất kỹ trong một cái hộp giấy. Ông Hòa là một tên bất lương, vì ăn chia không đều với đồng bọn nên phải lẩn tránh? Nhà thám tử đoán chừng như vậy và tiếp tục lục soát nhưng sau cùng thì tìm được một tấm bìa cứng. Đó là một cái thẻ đặc biệt của nhân viên mật vụ, mang tên: Hoàng Văn Hòa! Dầu thẻ đã cũ, căn cứ vào ngày ký thì đã hơn 10 năm nay nhưng giúp cho Vũ Thành biết ông Hòa chính là một nhân viên mật vụ.
Phát giác được điều này, nhà thám tử hiểu ra phần nào hành tung bí mật của ông Hòa. Tuy nhiên, cái chết có liên quan gì đến nghề nghiệp của ông ta không hay chỉ do một sự tình cờ? Đó cũng là một nghi vấn còn nắm trong bóng tối mờ mịt vì Vũ Thành chưa thể nắm được những yếu tố vững vàng, dầu sau đó chàng bắt gặp một bức thư của ông Hòa để lại cho người anh, cất trong ngăn kéo bàn:
Anh Bảo,
Em có việc gấp rút phải đi ngay đêm nay, không kịp từ giã anh cho phải phép. Mong anh thông cảm. Em có để lại trong tủ số tiền 2 triệu để anh chi dùng đỡ trong một thời gian, sau đó anh em mình nếu may mắn sẽ còn ngày gặp lại. Chào anh và chúc gia đinh gặp nhiều may mắn.
Ký tên
Hòa
Và một bức thư thứ hai, gửi cho người vợ. Bức thư được dán kín nhưng Vũ Thành xé đại ra xem, mong tìm được những chi tiết hữu ích cho cuộc điều tra. Và chàng đọc được những dòng chữ sau đây:
Em Hoa thân mến.
Lần ra đi này có lẽ là vĩnh biệt. Trên cuộc đời sóng gió, anh không thể để em liên lụy vào bất cứ vụ rắc rối nào. Vả chăng, cuộc sống chung của chúng ta cũng chẳng tốt đẹp gì thì nên xa nhau là hơn. Một thời gian nữa, anh cho người mang tới em một số tiền lớn, khoảng vài triệu. Bây giờ anh chào vĩnh biệt.
Ký tên
Hòa
Đọc xong hai bức thư ngắn ngủi, bi quan và bí mật ấy, Vũ Thành thấy khó hiểu thêm lý do sự ra đi của ông Hòa, chàng tin rằng sự ra đi trong đêm xảy ra án mạng không phải là chuyện tình cờ mà liên quan mật thiết với cái chết. Bỗng chốc, nhà thám tử thấy thương cảm cho người quá cố: có ai ngờ rằng hai bức thư ấy đã trở thành thơ tuyệt mạng của một người ra đi vĩnh viễn vào lòng đất để cát bụi lại trở về cát bụi.
Bóng đêm dần bao phủ mọi vật. Những giờ khắc còn lại của một ngày tàn trôi qua thật nhanh chóng. Ngoài bầu trời đen thẫm, mặt trăng trông thật rực rỡ, ánh trăng màu bạc tỏa khắp mọi nơi, huyền ảo như cảnh thần tiên giới. Vài vì sao lấp lánh như gợi hồn thơ của những thi sĩ, hay để đem trí tượng tượng của con người sang một thế giới xa xăm. Cảnh đêm nay thật đẹp, đẹp như một bức tranh thủy mạc và sẽ còn đẹp hơn nữa nếu không có cái chết của ông Hòa. Trong lâu đài ánh sáng yếu ớt chập chờn trên quan tài người chết tạo nên những ấn tượng ma quái và kinh dị như để đe dọa tinh thần kẻ yếu bóng vía.
Mọi người quây quần ở phòng khách, im lặng hồi tưởng những việc đã qua. Bà Hòa có vẻ lo âu hơn cả, có lẽ vì sợ mất số tiền 5 triệu. Ông Bảo thì đã gượng ngồi dậy được sau cơn bệnh buổi sáng, mặt mày hầm hầm giận dữ, nhìn người chung quanh với vẻ ngờ vực. Nhưng phải nói là người điên đầu hơn hết là Vũ Thành. Từ sáng, nhiều việc lộn xộn ngoài sự dự tính của nhà thám tử đã xảy ra. Nếu sau khi nghe lý luận của Tùng kết án chủ nhân, chàng cảm thấy ông Bảo chính là thủ phạm thì sau khi đọc hai bức thư, chàng lại hướng về giả thuyết thủ phạm là kẻ ở ngoài lâu đài. Hiện nay, Vũ Thành vẫn giữ kín hai bức thư và định bụng sẽ đưa ra khi cuộc điều tra kết thúc.
Một tiếng động nhẹ ở ngoài vườn mang theo một âm thanh xào xạc như tiếng chân người dẫm trên lá cây. Mọi người đều nghe rõ vì khoảng không gian lúc bấy giờ thật yên lặng, một cái yên lặng ghê gớm về đêm. Vũ T! hành đứng dậy, vén màn cửa sổ nhìn ra ngoài. Qua ánh trăng mờ không đủ soi sáng mọi vật, nhà thám tử chưa kịp nhìn kỹ mọi vật thì nghe tiếng gõ cửa nổi lên. Tiếng gõ cửa mang tính cách đột ngột, gấp rút và dồn dập như thúc giục.
Chủ nhân sau một phút ngạc nhiên, ra hiệu cho Vũ Thành mở cửa. Nhà thám tử cầm vào tay nắm cửa trong tư thế sẵn sáng đối phó với bất cứ việc gì xảy ra rồi mở thật từ từ. Một khuôn mặt dữ tợn hiện ra sau đó, kèm theo câu hỏi:
– Tôi muốn hỏi thăm ông Hòa.
Nghe đến tên "Hòa", Vũ Thành không trả lời vội mà quan sát thật kỹ người đối diện. Đó là một người đàn ông trung niên cặp mắt lồi hơi dữ và có râu quai nón, cái mũi khoằm biểu tượng sự độc ác đem lại cho nhà thám tử một ít ác cảm. Chàng đáp:
– Ông ta chết rồi.
– Chết rồi?
Khách lạ lặp lại với vẻ mặt sửng sốt và xúc động. Tiếng chủ nhân vọng ra:
– Khách của em tôi đấy à, mời ông ta vào trong nhà đi, trời cũng tối rồi.
Vũ Thành nghe thế bèn đứng tránh sang một bên nhường lối. Lúc người khách bước qua chỗ chàng đứng là dịp để nhà thám tử nhận ra bộ y phục của ông ta đầy cát bụi, chứng tích còn sót lại của một cuộc đi xa. Vũ Thành đóng cửa lại trong khi người khách bước tới trước mặt chủ nhân, tự giới thiệu:
– Tôi là Vinh, Lê Trọng Vinh, một người bạn thân của ông Hòa.
– Còn tôi là Bảo, anh ruột của Hòa cũng là chủ nhân ở đây. Bây giờ em tôi đã chết, ông có việc gì quan trọng cần nói không?
Ông Vinh lắc đầu đáp:
– Tôi muốn biết nguyên nhân cái chết của bạn tôi.! Anh Hòa! chết lâu rồi hay mới đây?
Giọng ông Bảo trở nên sắc lạnh:
– Em tôi bị giết chết. Một con dao cắm sâu trên ngực và bàn tay trái bị chặt cụt. Vụ án mạng mới xảy ra vào đêm hôm qua.
Đêm hôm qua – ông Vinh lặp lại ba chữ ấy như tiếc rằng mình đã đến chậm trong gang tấc. Đột nhiên, ông vụt hỏi:
– Cảnh sát có tìm ra thủ phạm không?
– Làm sao tìm được khi họ không hề biết em tôi đã chết?
Nét mặt ông Vinh chợt tươi lên một chút khi nghe câu nói đó. Tuy nhiên, để chắc chắn ông ta hỏi lại:
– Nghĩa là ông không báo cảnh sát mà muốn mình tự điều tra thủ phạm?
– Đúng,
– Vậy ông đã tìm ra chưa?
– Chưa.
Những câu trả lời của ông Bảo cộc lốc, ý chừng khó chịu khi có kẻ nhắc nhở tới cái chết thê thảm của người em. Nhưng ông Vinh không để ý đến điều đó vì mãi nghĩ đến một vấn đề khác. Lát sau, ông ta mới cất tiếng, giọng hòa hoãn, êm dịu:
– Thật ra tôi tới đây cũng chẳng có việc gì quan trọng. Hai tháng trước, khi nghe tôi ngỏ ý muốn mua một căn nhà thật rộng, ở nơi vắng vẻ thì anh Hòa có nói rằng lâu đài này muốn bán.
– Bán? Ông nói giỡn với tôi sao chứ?
– Không, đó là sự thật. Chính anh Hòa còn nói chính ông muốn bán với giá 15 triệu nhưng bây giờ tôi có thể trả với giá cao hơn nữa.
Lời tiết lộ của khách lạ làm chủ nhân ngẩn ngơ, không hiểu gì hết, thật vậy, trong thời gian gần đây, ông chưa bao giờ có ý bán nhà thì làm sao lại có chuyện kỳ lạ như thế? Hay ông Vinh xa lạ này bịa ra với một mục đích nào khác? Tiếng ông Vinh lại vang lên:
–! Tôi có thể trả số tiền khoảng hai chục triệu để mua lại lâu đài này.
Hai chục triệu, cái giá đó quá rẻ đối với một lâu đài, nhưng vì vùng đất này quá hoang vu và căn nhà lại mang nhiều huyền thoại ghê gớm nên muốn tìm người mua không phải là chuyện dễ dàng. Hai chục triệu, số tiền ấy rọi vào đầu óc ông Bảo một tia sáng
Ông nhớ tới tình trạng khánh kiệt của ông và gia đình ông sở dĩ chưa đến nỗi nào là nhờ tiền của ông Hòa trong bấy lâu nay. Giờ đây ông Hòa đã chết thì đương nhiên ông sẽ trở lại tình trạng thiếu thốn tiền bạc như xưa. Và hình ảnh thằng Khang, đứa con điên loạn chợt hiện ra đem lại cho ông Bảo ý định bán lâu đài. Ông sẽ dùng số tiền ấy chạy chữa cho con vì đối với ông thằng Khang là vô giá.
– Cái giá ông đưa ra quá rẻ. Hai chục triệu trong thời buổi này không làm được gì.
– Nếu thế, tôi có thể trả thêm chút ít. Tôi thích một nơi yên tĩnh, vắng vẻ như ở đây.
Trong khi hai người đối thoại, Vũ Thành theo dõi không bỏ sót một tiếng nhỏ nào. Chàng mang cảm tưởng là ông Vinh thiếu thành thật và có một mưu toan ám muội ẩn sau vụ mua bán bất ngờ này. Cái chết của ông Hòa đã làm cho nhà thám tử quá đa nghi chăng? Điều đó có thể đúng nhưng Vũ Thành nhất định tin vào sự nhận xét của mình. Ông Vinh xuất hiện ở đây quá đột ngột và mang một vẻ ghê gớm, đáng ngờ vực. Tiếng chủ nhân lại nổi lên:
– Dầu sao, tôi chưa thể quyết định ngay bây giờ được, khi thủ phạm vụ án mạng chưa bị tìm ra. Tuy nhiên, có lẽ tôi sẽ chấp nhận đề nghị của ông.
Ông Vinh nói:
– Vậy tôi phải �! �ợi tro! ng bao lâu?
– Khoảng năm ngày.
– Thưa ông, tôi muốn ở lại đây trong năm ngày đó để chờ quyết định dứt khoát.
Mọi người hiện diện ở đó nghe thế đều kinh ngạc. Ông Vinh là người thứ hai- sau Vũ Thành- đòi ở lại lâu đài mà không sợ hãi. Lần trước, nhà thám tử chỉ ngủ nhờ một đêm đã xảy ra vụ án mạng, lần này lại có chuyện gì nữa không? Trong khi ấy, ông Vinh thấy nét mặt chủ nhân có vẻ ngần ngại bèn hỏi thêm:
– Tôi muốn ở lại cho biết rõ thêm về tòa lâu đài. Hơn nữa, từ đây ra tỉnh để mướn khách sạn thì quá xa mà trời đã nửa đêm.
– Thôi được, ông sẽ toại nguyện.
– Cám ơn ông.
Và sau đó, chủ nhân gọi Tùng, chỉ phòng cho khách. Thế là đêm nay, thêm một người nữa sẽ yên giấc trong quan tài như Vũ Thành đêm qua vậy. Nhà thám tử nhìn theo bóng ông Vinh cho đến khi khuất sau cầu thang mới lên tiếng:
– Có lẽ đêm nay tôi phải thức suốt đêm canh phòng. Chúng ta nên ngăn ngừa trước tất cả những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra.
Chủ nhân hỏi:
– Thế cậu nghĩ sao về ông Vinh?
– Ông ta có nhiều điểm lạ lùng làm tôi nghi ngờ rằng ông ấy đã biết rõ vụ án mạng trước khi tới đây. Rồi cả chuyện mua bán lâu đài nữa, dường như đó chỉ là một cái cớ để lưu lại nơi này.
– Đúng. Cậu có những nhận xét khá giống tôi. Cũng chính vì những điểm đó mà tôi bằng lòng cho ông Vinh ở lại.
Nói đến đây, chủ nhân quay sang bà Hòa:
– Tôi muốn giải quyết vấn đề thím đòi khai báo để lĩnh tiền bảo hiểm. Tôi hứa sẽ đền cho thím 5 triệu nếu thím không lãnh đư�! �c số t! iền ấy.
– Nhưng anh làm gì có tiền?
– Thì ông Vinh vừa rồi là một bảo đảm chắc chắn. Số tiền bán lâu đài cho phép tôi thực hiện lời hứa.
Và giọng chủ nhân trở nên đanh thép, hăm dọa:
– Đó là giải pháp cuối cùng, nếu thím không bằng lòng, tôi sẽ có cách khác dễ dàng hơn.
"Cách khác", hai tiếng đó thốt ra từ miệng ông Bảo ngay lúc này mang một ý nghĩa ghê gớm nhất. Bà Hòa thấu hiểu được điều đó nên đành đáp:
– Cũng được, tôi bằng lòng.
Nét mặt ông Bảo dịu lại, bầu không khí cũng bớt căng thẳng rồi ông Bảo chợt buông một tràng cười thỏa mãn, tiếng cười cao vút nghe như lời gọi hồn của phù thủy. Lát sau, ông ta nói như ra lệnh:
– Mọi người hãy ngủ hết đi. Chỉ một mình cậu Thành thức thôi. Ngày mai
Nhưng chủ nhân không ngờ rằng ngay đêm đó đã xảy ra nhiều việc quan trọng.
Chuông đồng hồ thong thả gõ ba tiếng ngân vang trong bầu không khí yên tĩnh của đêm dài. Một cơn gió lạnh lùa qua cửa sổ như để xoa dịu sự nóng nảy trong lòng nhà thám tử. Sương khuya đã xuống nhiều và đây đó vẳng tiếng cú kêu nghe thật ghê rợn. Vũ Thành ngồi xuống chiếc ghế bành, nhìn mông lung ra ngoài với tâm trạng bồn chồn, báo trước có chuyện hệ trọng sắp xảy ra. Chàng chợt cảm thấy miệng thật nhạt nên châm thuốc hút. Ánh lửa chập chờn, đốm lửa đỏ trên điếu thuốc làm nhà thám tử thấy bớt cô đơn và mỉm cười vu vơ. Nhưng những chuyện cỏn con ấy không làm sao lấn át được linh tính bén nhạy của Vũ Thành. Phải, linh tính chàng vẫn cho thấy một điểm là lạ, dầu không rõ dữ hay lành nhưng trong một phút giây suy nghĩ, Vũ Thành sờ tay vào bá súng – khẩu súng lấy được trong va ly của ông Hòa – chất thép mát rượi, quen thuộc giúp chàng an tâm phần nào.
Tiếng xào xạc của lá cây đột nhiên như ngừng lại với một tiếng động lạ mà Vũ Thành tưởng chừng phát xuất từ chiếc quan tài người chết. Xác chết trở thành quỷ nhập tràng chăng? Nhưng không, vì mọi vật vẫn yên lặng như tờ. Nhà thám tử dụi tắt điếu thuốc, đứng nép bên cửa sổ nhìn ra ngoài. Dầu đêm nay sáng trăng nhưng ở vườn có nhiều cây cổ thụ có chỗ vẫn tối đen như đồng lõa cho các việc làm ám muội. Nhìn mãi cũng chẳng thấy gì, Vũ Thành toan quay vào thì lại nghe tiếng động, lần này rõ ràng, dù rất nhẹ nhưng cũng đủ cho nhà thám tử nghe rõ. Sau đó, một bóng người thoáng qua sân như bóng ma quái. Vũ Thành định quát lên nhưng kịp dừn! g lại, đưa mắt bám sát theo bóng người. Hắn bận một bộ quần áo đen, lẫn với màn đêm mờ mịt và chỉ vài giây sau tự nhiên biến mất ở gốc cây phượng vĩ. Thật là chuyện lạ lùng! Từ trước đến nay, Vũ Thành không hề tin ma quỷ và bây giờ cũng vậy. Sau một phút lắng nghe động tĩnh, nhà thám tử quyết định thật mau chóng và tiến về phía gốc cây, nới bóng người vừa biến mất. Chàng cố vận dụng hết nhãn lực mà chỉ thấy được vùng mờ mờ ở trước mặt vài thước. Trong sự hồi hộp, Vũ Thành bước từng bước một, cố gắng không gây tiếng động nào. Tuy nhiên, khi đến nơi thì chỗ đó hoàn toàn trống trơn, chỉ có thân cây sù sì hơi ẩm vì sương đêm. Chẳng lẽ mình hoa mắt nhìn lầm? Hay bóng người đã bỏ đi nơi khác?
Cả hai giả thuyết Vũ Thành thấy đều không đúng. Nhưng như vậy thì sự thật ra sao? Sau khi suy nghĩ hồi lâu vẫn không có kết quả, nhà thám tử đành bỏ vào nhà, cho rằng mình vì bị căng thẳng thần kinh nên tưởng ra bóng người ma quái lúc nãy.
Nhưng cũng chỉ được hơn mười phút, một tiếng động lạ lại nổi lên. Vũ Thành nhìn ra ngoài và thấy bóng người khi nãy ở khoảng cuối vườn. Chàng hơi giật mình, nhìn kỹ lại như sợ đôi mắt mình sai lầm. Nhưng không, bóng đen vẫn di chuyển thật nhẹ về phía nhà sau. Kỳ này, nhà thám tử có thể chắc chắn đó là người thật chứ không phải ma hay tưởng tượng. Điều ấy làm Vũ Thành thấy bình tĩnh hơn và theo dõi bóng đen thật cẩn thận.
Một đám mây vừa che khuất mặt trăng làm khu vườn tối hẳn lại. Văng vẳng từ xa là tiếng cú kêu tạo nên cảm giác ghê rợn hãi hùng. Đằng trước bóng đen bí m�! �t vẫn ! tiếp tục di chuyển, nương theo các tàng cây, thỉnh thoảng dừng lại định phương hướng và quan sát chung quanh. Nhưng dù thế, có lẽ hắn không thể ngờ mọi hành động của hắn dù cỏn con vẫn lọt vào đôi mắt thám tử của Vũ Thành.
Giữa lúc ấy, một con mèo đen từ đâu nhảy ngang vườn tạo thành tiếng động. Cả Vũ Thành và bóng đen đều giật mình. Nhà thám tử vội vã nép người vào gốc cây gần đó trong khi kẻ bí mật cũng nằm dài xuống đất, lẫn với lùm cỏ cao. Một thoáng trôi qua, mọi vật lại trở về yên lặng và Vũ Thành bước ra khỏi chỗ ẩn núp nhưng chàng ngơ ngác như người từ trên cung trăng rớt xuống khi phát giác bóng đen đã biến mất tự lúc nào. Thật vậy, Vũ Thành không hề ngờ tới việc này và bây giờ mới biết kẻ bí mật cũng là tay lợi hại. Hắn có tài xuất hiện, lẩn trốn thật xuất quỷ nhập thần, nhanh chóng như một cơn gió thoảng và nhà thám tử đã đáng giá hắn quá thấp. Tuy thế, Vũ Thành không chịu dễ dàng như vậy, chàng phác họa ngay một kế hoạch mới trong đầu. Trước hết, kẻ bí mật ấy rình rập nơi đây với mục đích gì? Đây là lần đầu hay hắn đã tới nhiều lần? Hắn có liên quan gì đến cái chết của ông Hòa không? Tạm thời nhà thám tử chưa giải quyết được vấn đề ấy nhưng cái chết của ông Hòa đã nhắc nhở chàng một điều quan trọng: phải bảo vệ mạng sống cho những kẻ còn lại trong lâu đài, không thể để vụ án mạng thứ hai xảy ra.
Và hành động luôn luôn phải đi đôi với ý nghĩ mới mong ứng phó kịp thời với mọi trường hợp. Nhanh như một con sóc, Vũ Thành trở vào nhà, khóa cửa rồi chạy sang phòng ngủ của gia đình! chủ nh! ân. Chàng với tay bật đèn, nhưng đèn không cháy sáng như thường lệ. Nhà thám tử toát mồ hôi, rút túi lấy chiếc quẹt máy bật lên.
Ánh lửa chập chờn lóe lên giữa căn phòng tối đen không đủ sức rọi sáng khắp nơi nhưng Vũ Thành cũng có thể quan sát tổng quát chung quanh. Chàng sững người khi nhận ra chiếc quan tài dùng làm giường ngủ cho thằng Khang không có bóng thằng bé. Nó đã bị bắt cóc chăng? Ý nghĩ ấy vừa tới với Vũ Thành thì một tràng cười khanh khách nghe thật ma quái, kinh dị nổi lên sau lưng nhà thám tử. Suýt chút nữa thì chàng đã rút súng bắn về hướng tiếng cười nhưng cố gắng trấn tĩnh được quay về phía sau trong tư thế sẵn sàng. Tuy nhiên, Vũ Thành chưa nhận ra được gì trong bóng tối, thì một tràng cười nữa lại nổi lên, lần này cao vút tựa xé không gian ghê rợn như tiếng ma quỷ khóc lóc kêu gào.
– Ai?
Tiếng quát của Vũ Thành nổi lên thật đột ngột làm tràng cười im bặt. Vợ chồng chủ nhân cũng giật mình thức giấc thì nghe một giọng trẻ con nói thật êm dịu:
– Khang đây, chú Thành không nhận ra sao?
À, thì ra tiếng cười là của thằng Khang, đứa bé điên loạn. Nhà thám tử thở phào nhẹ nhõm trong khi một cây nến được thắp sáng lên. Chủ nhân hỏi:
– Chuyện gì vậy cậu Thành?
Nhà thám tử vội vàng giấu biệt chuyện bóng người bí mật dưới vườn, đáp mau:
– Tôi đang canh chừng ở dưới nhà, bỗng thấy nóng ruột nên lên đây dạo thử một vòng xem có gì lạ không. Vậy mà cháu Khang làm tôi hết hồn.
Thằng Khang nghe vậy bèn nhoẻn miệng cười thật tươi, ra vẻ thích thú lắm, đáp:
– Tại cháu thấy chú l! àm thám! tử nên mới hù chơi xem chú có sợ ma không. Chú cũng sợ ma nữa sao?
– À, không. Nhưng trong lúc bất ngờ thì ai cũng giật mình. Từ giờ về sau cháu không nên nghịch như vậy nữa. Nếu lúc nãy chú rút súng bắn cháu thì sao?
Vũ Thành chưa kịp trả lời thì chủ nhân xen vào, cắt ngang câu chuyện:
– Thôi, Khang đi ngủ mau lên. Lần sau đừng làm thế nữa.
Thằng bé nghe vậy, tiu nghỉu bước vào quan tài. Ông Bảo nói:
– Cậu đừng giận. Con tôi điên đã bảy năm nay, thích chơi những trò quái gở, hồi hộp. Càng kinh dị chừng nào, nó càng thích chừng đó.
– Thưa ông, tôi không bao giờ để ý đến điều ấy, khi chưa tìm ra thủ phạm trong vụ án mạng.
– Thế có áng sáng nào chưa? Tôi nóng lòng vô cùng.
– Cũng có vài tiến bộ nhưng phải một thời gian nữa mới dứt khoát.
Trong khi hai người đối thoại với nhau, gió mạnh đột nhiên nổi lên, tiếng sấm vang từ đằng xa và những ánh chớp lóe sáng qua khung cửa. Chỉ vài phút sau, trời đã đổ mưa, mưa rất lớn. Tiếng mưa gió làm chủ nhân đổi hướng câu chuyện một cách bất ngờ:
– Đêm qua, trời cũng mưa to.
Giọng nói ông Bảo lúc ấy nghe thật bỉnh thản nhưng Vũ Thành hiểu được những cơn sóng gió bên trong sự bình thản ấy. Chủ nhân đang nhớ và đau đớn trước cái chết của người em ruột. Chàng định tìm vài lời an ủi và sau cùng nói:
– Thôi, đã gần 4 giờ sáng. Tôi phải đi một vòng quanh nhà.
Và chủ nhân đứng lặng người khi nhà thám tử bỏ đi. Bên ngoài, cơn mưa vẫn tiếp tục, tạo nên những âm thanh rào rạt. Vũ Thành ngừng trước cửa phòng Thu Dung, định đẩy cửa vào! nhưng s! ợ bất tiện nên lại thôi. Chàng xuống lầu, đi về hướng nhà sau như để tìm lại bóng đen bí mật vừa rồi với hy vọng
Nhưng kìa, bóng người lại xuất hiện! Hắn đang loay hoay mở cửa nhà sau và cuối cùng thì cánh cửa cũng đã mở ra. Một lần nữa, bóng người lại khuất dạng và Vũ Thành vội vã đuổi theo. Nếu tiếng mưa gió giúp cho kẻ bí mật hoạt động dễ dàng thì cũng che chở cho nhà thám tử khỏi bại lộ. "Kỳ này, nhất định mình sẽ thành công". Vũ Thành vẫn chưa bỏ thói quen lạc quan nên khẳng định thầm như vậy.
Tuy nhiên, đã năm phút dài dăng dẳng trôi qua mà chàng vẫn chưa tìm lại được bóng người. Sự việc ấy thật ra cũng không hẳn vì nhà thám tử bất tài hay vụng về mà chính vì mọi vật đều tối đen, định hướng đi rất khó nên phải thận trọng khi di chuyển. Hơn nữa, lâu đài lại rộng thênh thang.
– Bộp!
Tiếng động vang lên làm Vũ Thành giật mình. Chàng vội vã đi về hướng đó nhưng không ngờ mới được mấy bước đã cảm thấy sau gáy bị quất một đòn rất mạnh. Vũ Thành lảo đảo sắp ngã và thấy gáy tê dại đi. Tuy nhiên, chàng cũng là tay giỏi võ nên chưa ngất xỉu và phản ứng thần tốc bằng một cú đá ghê gớm về hướng xuất phát cú đánh. Nhưng thật không ngờ, cú đá của Vũ Thành chỉ đá bay được chiếc ghế gần đấy còn kẻ bí mật đã tránh khỏi. Và ngay lúc đó, bóng người bỏ chạy ra vườn. Một tia chớp vừa lóe lên giúp nhà thám tử thấy rõ bóng người đang chạy. Chàng rút súng, toan bắn và với thiện xạ nổi tiếng xưa nay, chắc chắn kẻ bí mật sẽ bị bắn gục nhưng sau một phút do dự, Vũ Thành lại hạ súng xuống. Lý do vì! chàng v! ừa nghĩ ra bóng người chưa hẳn muốn hại chàng. Thật vậy, nếu cú chặt lúc nãy được thay thế bằng một con dao thì giờ này Vũ Thành chỉ còn là một cái xác không hồn.
"Có lẽ đêm mai hắn sẽ trở lại". Nhà thám tử đoán chừng như vậy rồi thắp sáng một cây đèn măng-xông, đem xuống chỗ ngủ của Tùng. Nhưng phải chăng là đã quá trễ? Nắp gỗ áo quan đã đóng chặt bằng đinh! Vũ Thành tái mặt khi nhận ra điều ấy vì e rằng Tùng đã bị giết chết như ông Hòa đêm qua. Đáng lẽ, chàng phải hô hoán lên như phản ứng thông thường của mọi người nhưng lại im lặng vì nhận ra nắp áo quan vẫn còn một khe hở khiến không khí có thể lọt vào bên trong. Thêm vào đó không biết vô tình hay cố ý mà bên cạnh đấy có để sẵn một cây xà beng. Không khó khăn bao nhiêu Vũ Thành đã cậy được nắp quan tài. Chàng thấy Tùng đang nằm thiêm thiếp như xác chết nhưng mạch vẫn còn chạy đều. Đó là một niềm may mắn ngoài sự liệu của Vũ Thành vì quá lạ lùng.
– Tùng, Tùng!
Không có tiếng trả lời vì dường như Tùng đã mê man bất tỉnh. Mãi đến mười phút sau nhà thám tử mới có thể cứu Tùng tỉnh dậy. Chàng thở phào nhẹ nhõm, nói bằng giọng vui mừng:
– Tôi tưởng không còn nói chuyện với anh được nữa. Anh có nhớ gì không?
Tùng lắc đầu nhè nhẹ, nhìn chung quanh một lúc rồi đáp:
– Đầu óc tôi bây giờ lộn xộn quá. Tất cả dường như xảy ra trong một cơn ác mộng và biến mất khi tỉnh khỏi giấc mơ.
– Anh cố nhớ lại xem, dù chi tiết nhỏ đến đâu cũng được.
– Một người đàn ông tiến tới chỗ tôi nằm lúc nào tôi cũng không biết. Tôi v�! ��a thấ! y bàn tay hắn giơ lên thì ngửi phải mùi thuốc mê và ngất đi.
– Anh có nhìn rõ mặt người đó không? Quen hay lạ?
– Tôi không thấy rõ nhưng có lẽ hắn là người lạ.
Vũ Thành suy nghĩ một lúc lâu. Nếu đúng như lời của Tùng thì thủ phạm chính là bóng người bí mật lúc nãy nhưng chẳng lẽ hắn đã làm việc này trong khi chàng nói chuyện với chủ nhân, một thời gian không hơn ba phút ngắn ngủi? Tiếng của Tùng vang lên:
– Tôi không hiểu tại sao người ấy lại không giết tôi và hắn làm thế này có mục đích gì?
Vũ Thành nói:
– Có thể để cảnh cáo anh về chuyện anh hợp tác với tôi tìm ra thủ phạm án mạng. Tùng, tôi hỏi thật anh có sợ không?
Cặp mắt Tùng sáng lên mộc cách kỳ dị. Anh đáp, giọng cương quyết:
– Không, lần sau tôi sẽ cẩn thận hơn và chắc chắn sẽ không đến nỗi thảm bại như kỳ này.
– Anh đừng lạc quan quá đáng. Chính tôi cũng phải công nhận hắn rất lợi hại
Một cơn gió tạt vào phòng qua lối cửa sổ. Ngoài vườn, cơn mưa đã tạnh như để hiệu sóng gió đã chấm dứt. Nhưng trong lòng nhà thám tử đang có thêm biết bao nghi vấn mới về cài chết bí mật của ông Hòa do bóng đen mang lại. Ngẫm nghĩ hồi lâu, Vũ Thành nói:
– Anh đã là cộng sự viên của tôi, lại suýt chết nữa thì tôi cũng không giấu diếm làm gì. Hồi nãy, chính tôi đã thấy bóng người rình rập và len lỏi vào tòa lâu đài này.
– Hắn đầu rồi anh?
– Đã bỏ chạy sau một trận xô xát. Tuy nhiên bóng người bí mật ấy làm tôi nhớ tới lời của ông Hòa là ông đang lẩn tránh một kẻ thù nguy hiểm.
– Nhưng nếu! chính h! ắn là thủ phạm giết ông Hòa thì còn trở lại đây làm chi?
Vũ Thành im lặng, đứng dậy và nhìn ra cửa sổ. Lát sau, chàng nói vọng vào:
– Tôi e rằng hiện đang có một âm mưu làm mờ mắt tôi bằng cách tạo ra những chi tiết, nghi vấn giả tạo hầu đánh lạc hướng cuộc điều tra. Việc quan trọng lúc này là phải tìm ra móc xích để khám phá sự liên hệ giữa các dữ kiện đã tìm thấy. Sau đó, chúng ta sẽ tìm cách tóm gọn ổ bọn sát nhân.
– Anh nghĩ cái chết của ông Hòa là do một tổ chức hẳn hoi sao?
– Phải. Và tổ chức ấy còn có nội tuyến ở ngay trong lâu đài nữa. Vì thế chúng ta phải luôn luôn đề phòng, một sơ hở hay vô ý có thể dẫn tới cái chết.
Ngừng một chút, Vũ Thành tiếp:
– Tôi hy vọng sẽ tìm ra kẻ nội tuyến ấy và dùng làm đầu mối phăng dần ra tất cả trong vòng ba ngày tới.
Tùng mỉm cười, nói đùa:
– Anh lại giống tôi là lạc quan quá rồi. Nhỡ nội tuyến của bọn gian
là tôi sao?
Vũ Thành cũng đáp bằng giọng nửa đùa nửa thật:
– Tôi đã thâu thập được nhiều bằng chứng về anh đấy, hãy coi chừng
Đến đây, nhà thám tử đột nhiên im bặt. Có tiếng chân người vọng lại từ xa, về phía phòng của Tùng, Vũ Thành nói nhanh:
– Anh giả bộ chui vào áo quan, đóng nắp lại như khi tôi chưa cứu anh xem kẻ sắp tới xử sự ra sao
– Không được.
– Tại sao lại không? Anh làm theo tôi mau lên, người ấy sắp tới rồi.
Và Tùng đành làm theo nhà thám tử. Nhưng không hiểu vô ý hay sao mà khi đóng nắp quan tài, anh tạo nên một tiếng động lớn. Lập tức, tiếng chân người dừng lại, v! à lúc V! ũ Thành ra ngoài thì không còn thấy ai nữa. Mọi chỗ đều trống trơn, im lặng như lúc nào. Tùng nói có vẻ hối tiếc:
– Vậy là tại tôi mà anh lỡ mất một dịp may. Tôi thật vụng về quá.
Nhà thám tử đáp:
– Thôi, đó là chuyện quá khứ. Ai cũng có thể lầm lỗi, nhất là trong lúc vội vàng. Chúng ta còn nhiều thời giờ để chơi nốt ván cờ dang dở, miễn là thủ phạm vụ án vẫn còn quanh quẩn đâu đây.
Cũng lúc ấy, trong óc Vũ Thành chợt lóe lên một nghi vấn mới, dầu táo bạo nhưng không phải vô ích.
Sáng hôm sau, một buổi sáng không có nắng tạo cho lâu đài vẻ ngột ngạt khó thở. Ai nấy đều ít nói khi ngồi vào bàn ăn bữa điểm tâm. Chủ nhân lên tiếng:
– Ông Vinh, đêm qua tôi quên chưa giới thiệu những người trong lâu đài này.
Và chủ nhân bèn giới thiệu mọi người, riêng đến nhà thám tử, ông ta nhấn mạnh:
– Đó là Vũ Thành, một người bạn vong niên rất tâm đầu ý hợp của tôi.
Bạn vong niên! Ba chữ ấy mang thật nhiều ý nghĩa: chúng biểu lộ cảm tình sâu đậm của chủ nhân dành cho Vũ Thành vì không muốn cho ông Vinh biết rõ nguyên nhân tại sao có sự hiện diện của nhà thám tử. Mọi người cầm đũa, bất đầu ăn uống vui vẻ, một sự vui vẻ giả tạo bên ngoài che đậy những đợt sóng ngầm ghê gớm bên trong. Chủ nhân hướng câu chuyện về các món ăn, vấn đề khí hậu thời tiết
để khỏa lấy sự căng thẳng đang diễn ra. Nhưng dù cố gắng đến đâu, ai tinh ý vẫn còn nhận thấy những nét vụng về giả tạo ở chủ nhân vì ông ta là bác sĩ thần kinh chứ không phải
kịch sĩ chuyên nghiệp.
Riêng phần Vũ Thành, chàng kín đáo quan sát thật kỹ ông Vinh, mong tìm được điểm sơ hở. "Ông ta quá bình tĩnh và đóng kịch rất khéo", Vũ Thành nghĩ như vậy vì luôn luôn mang ý nghĩ không tốt về ông Vinh. Mãi đến cuối bữa ăn, nhà thám tử mới bắt gặp một cái nhìn trộm của ông ta, cái nhìn với ánh mắt sắc lạnh như chứa sự đe dọa ngấm ngầm bên trong.
– À, cậu Thành này, trước khi anh Hòa chết có lưu lại giấy tờ hay dấu vết gì không?
Đây là lần đầu tiên nhà thám tử nghe ông Vinh nhắc tới v! ụ án. Chàng chậm rãi đáp:
– Không, ông Hòa chết rất đột ngột vì ám sát mà làm sao trối trăng gì được.
– Thật đáng tội nghiệp! Tôi không ngờ anh Hòa
Đến đây ông Vinh chợt bỏ lửng vì nhận ra sắc mặt chủ nhân đang tái đi, có lẽ ông giận dữ khi nhớ lại cái chết của người em. Vũ Thành vội lảng sang vấn đề khác:
– Từ đêm qua tới giờ, ông thấy tòa lâu đài này tốt chứ?
– Tôi rất hài lòng vì đời sống ở đây thoải mái yên tĩnh, tôi định tăng giá mua lên khoảng 30 triệu.
Chủ nhân gật đầu, đáp:
– Tốt lắm. Vài ngày nữa ông sẽ được trả lời dứt khoát.
Sau đó, chủ nhân bỏ lên phòng. Ông Vinh nhìn theo mỉm cười, một nụ cười bí mật, nhưng tắt ngay khi bắt gặp ánh mắt của Vũ Thành. Chàng trai đang nhìn ông ta với cặp mắt khó hiểu, nghi ngờ. Tuy nhiên sau đấy, nhà thám tử hỏi bằng giọng thân mật:
– Ông quen ông Hòa lâu chưa? Có thân lắm không?
– Chúng tôi quen biết nhau từ mấy chục năm nay nhưng cũng cách biệt một thời gian khá lâu và mới gặp lại hồi năm ngoái.
Bà Hòa xen vào;
– Thế ông quen với chồng tôi trong dịp nào? Từ trước đến nay, chồng tôi vẫn ít bạn bè.
Ông Vinh chợt có vẻ bối rối. Ông cau mày như để nhớ lại dĩ vãng xa xưa rồi đáp ngập ngừng:
– Dường như hồi ấy, chúng tôi học chung với nhau trong năm thi tú tài hai.
Giọng bà Hòa lạnh như tiền:
– Ông nói sai sự thật. Chồng tôi sau khi đỗ tú tài một đã bỏ học vĩnh viễn thì sao còn có chuyện tú tài hai.
Ông Vinh ngẩn người, biết mình lỡ lời nên vội vã chữa:
– Nếu thế có lẽ ! tôi nh�! �m. Chuyện ấy cách đây hai mươi năm, xa xưa quá và cũng
không quan trọng.
Rồi nhìn quanh, thấy mọi người có vẻ không tin, ông ta nói tiếp:
– Nếu mọi người nghi ngờ sự liên hệ giữa tôi với anh Hòa thì tôi xin chứng minh: ở bàn tay trái, anh Hòa có mang một cái nhẫn nạm kim cương rất quý giá. Trên cái nhẫn có khắc hai chữ T.
Vũ Thành nhìn bà Hòa như để hỏi ý kiến vì bàn tay trái của ông Hòa đã bị chặt đứt trong vụ án mạng thì làm sao kiểm chứng được? Bà Hòa gật đầu, đáp:
– Ông nói rất đúng, đáng tiếc là chiếc nhẫn đã biến mất theo bàn tay.
Ông Vinh chưa kịp trả lời thì nhà thám tử chợt nhảy xổ tới, nắm bàn tay ông ta giơ lên cao. Mọi người chưa hiểu lý do thì Vũ Thành nói:
– Tại sao chiếc nhẫn ông Hòa lại ở đây?
Quả thật, ở ngón áp út của ông Vinh có mang một chiếc nhẫn kim cương hệt như lời ông ta mới tả. Bà Hòa bước lại gần xem cho kỹ trong khi ông Vinh toan rụt tay về nhưng bị nhà thám tử giữ chặt. Bàn tay chàng trai lúc này cứng rắn như một gọng kìm sắt
– Cậu bỏ ra đi. Hãy từ từ để nghe tôi giải thích. Nguyên nhân là anh Hòa có hai chiếc nhẫn giống nhau, tặng cho tôi một chiếc làm kỷ niệm. Chuyện chỉ có vậy thôi.
Vũ Thành nghe có vẻ hợp lý liền buông tay ra dù chưa hoàn toàn tin tưởng vào lời giải thích. Nhà thám tử nói:
– Xin lỗi ông về sự hiểu lầm vừa rồi. Tôi nóng nảy quá.
Ông Vinh không nói gì, xoa cổ tay còn hằn vết ngón tay với vẻ bực tức. Sau cùng, ông bỏ ra vườn với dáng điệu khó chịu, chán nản. Giữa lúc ấy:
– Chú Thành, chú theo cháu ra vườn một chút nghe.
! Tiếng ! thằng Khang nổi lên, hôm nay nghe rất lạ lùng. Nhà thám tử đang mải suy nghĩ về chiếc nhẫn, giật mình quay lại:
– Thôi, cháu ra một mình đi, chú đang bận.
– Không được. Cháu cho chú xem cái này hay lắm.
Vũ Thành nhớ ra thằng bé điên này muốn gì là đòi cho bằng được mới nghe nên sau cùng phải chiều ý nó.
Thằng Khang dẫn chàng ra phía sau nhà, vượt qua các lùm cây um tùm một đoạn khá xa mới dừng lại. Trước mắt Vũ Thành hiện ra một cái hố khá lớn, đúng hơn là cái huyệt để an táng người chết. Nhà thám tử đứng yên một lúc lâu rồi hỏi:
– Cháu phát giác ra cái huyệt đã lâu chưa?
– Mới chiều qua. Nhưng không phải do cháu tìm thấy đâu.
– Vậy nghĩa là sao, chú chưa hiểu?
– Chính tay cháu đào cái huyệt ấy với mục đích rất đặc biệt và lý thú.
Vũ Thành mỉm cười, nhìn thẳng vào mặt thằng bé như muốn tìm hiểu những ý nghĩ sâu kín nhất. Xong, chàng đoán thử với giọng vui vẻ:
– Cháu đào để chôn chú Ba phải không? Cháu chọn được nơi này phong cảnh cũng nên thơ lắm.
– Không!
Thằng Khang đáp với giọng quả quyết. Nó làm ra vẻ bí mật, để nhà thám tử đoán mấy lần nữa rồi mới tiết lộ:
– Cháu đào để chôn chú đấy, chú Thành!
Dầu biết thằng Khang điên nhưng Vũ Thành cũng giật nảy mình. Chàng tưởng mình nghe lầm thì thằng Khang nói tiếp:
– Cháu ghét chú lắm. Chú chết sớm ngày nào là cháu thích ngày ấy.
– Nhưng liệu cháu có giết chú nổi không?
– Được chứ.
Và thằng bé chứng minh ngay lời nói của mình bằng cách rút ra một con dao găm sáng quắc, hầm hầm ! tiến v�! �� phía Vũ Thành. Nhà thám tử lùi dần từng bước, không phải vì sợ thằng Khang mà vì muốn kéo dài thời gian để tìm cách đối phó hữu hiệu nhất. Tiếng thằng Khang vẫn vang vọng bên tai:
– Cháu sẽ chặt bàn tay của chú làm kỷ niệm rồi vùi xác xuống cái hố kia. Nếu không cháu sẽ chết
– Đừng, Khang. Cháu phải bình tĩnh lại. Chú ở lâu đài này có làm hại ai đâu?
– Nhưng chú điều tra thủ phạm vụ án mạng. Hơn nữa, đêm qua cháu mơ thấy chú Ba hiện về, bảo cháu phải giết chú cho bằng được.
Vũ Thành biết không còn cách gì thuyết phục thằng Khang. Ngay lúc ấy, chàng vừa lùi sát một thân cây thì thằng bé đã nhào tới, đâm thẳng con dao vào bụng chàng. Nhà thám tử nhoài người né được và nhanh như chớp, dùng một đòn nhu đạo khóa chặt tay cầm dao cửa thằng Khang một cách dễ dàng. Sau đó, Vũ Thành đoạt lấy con dao và bỏ tay ra để xem phản ứng của thằng bé. Chàng tưởng nó sẽ nhào tới, đòi giết chàng lần nữa nhưng không ngờ, đột nhiên thằng Khang òa khóc, khóc thật say sưa và thành thật làm nhà thám tử bối rối vô cùng. Vũ Thành cố lấy giọng êm dịu hỏi:
– Chú bẻ tay cháu có đau lắm không? Thôi ra đây chú bảo.
Thằng bé giờ đây ngoan ngoãn thật lạ lùng khác xa thái độ hung hăng mấy phút trước. Nó chạy lại bên Vũ Thành nín khóc rồi nói nhỏ:
– Bây giờ cháu không ghét chú nữa.
Ôi! Thằng bé này đổi ý kiến nhanh chóng quá. Nhưng có lẽ đó là việc đáng mừng. Vũ Thành nói:
– Từ giờ cháu không nên chơi đùa với dao đầu lâu nữa. Những vật đó không thích hợp
– Không chú trả cháu con dao mau lên!
Nhà t! hám tử! lắc đầu chán nản vì thấy thằng Khang lại nổi cơn điên. Thấy thế, thằng bé tưởng là chàng từ chối nên hét lớn:
– Chú không trả, cháu cũng kiếm một con dao khác.
– Nhưng cháu lấy dao làm gì?
– Giết ông Vinh!
Và tiếp theo câu nói, thằng Khang bỏ chạy vào nhà để mặc cho Vũ Thành gọi với theo. "Thằng bé này dám giết người lắm". Nhà thám tử nghĩ thế rồi vội vã đuổi theo. Lúc bắt kịp thì chàng thấy nó đang quỳ trước quan tài của ông Hòa, miệng lẩm bẩm nói nhỏ, cặp mắt như nhìn vào một thế giới xa xăm nào khác. Đợi một lát sau vẫn không thấy gì, Vũ Thành hỏi:
– Khang, cháu làm gì đó?
Thằng bé quay lại:
– Chuyện này bí mật, chú đừng nói cho ai biết hết. Cháu đang nói chuyện với chú Ba
À, có phải chú cho rằng người chết không biết nói? Vậy là lầm, chính chú Ba đã nói tên thủ phạm giết chú ấy đêm hôm nọ.
Nhà thám tử không nén được sự tò mò, hỏi:
– Ai vậy?
– Thì ông Vinh, Lê Trọng Vinh. Cháu nghe rõ ràng từng tiếng một như thế. Chú Ba còn bảo chính ông Vinh đã đoạt cái nhẫn kim cương.
Nhìn vẻ mặt điên loạn của thằng Khang, Vũ Thành biết không nên kéo dài câu chuyện theo chiều hướng ấy nữa. Nhưng chàng cũng chưa kịp nói gì thì thằng Khang chợt mở nắp quan tài người chết. Một mùi tanh bốc lên và khuôn mặt tái nhợt của ông Hòa lại hiện ra. Con dao cắm nơi ngực đã được lấy đi nhưng sao bỗng Vũ Thành thấy như mình phải chịu phần nào trách nhiệm trong vụ án mạng. Bất giác, nhà thám tử ngồi xuống bên quan tài, nhìn sững xác chết và những chuyện quá khứ như một cuốn phim quay chậm hi�! ��n ra tr! ong trí nhớ Vũ Thành
Thời gian trôi qua, khoảng mười phút sau, Vũ Thành chợt thấy một điều khác lạ: ở miệng xác chết rỉ ra một dòng máu tươi, dòng máu chạy dài xuống cằm tạo cho khuôn mặt vẻ ma quái, ghê rợn như ác quỷ Dracula khi hút máu người. Chàng tưởng chừng xác chết sắp sống dậy, nhưng không, xác chết vẫn im lìm vì từ xưa nay, có bao giờ người chết sống dậy được đâu? Cũng lúc đó, nhà thám tử thấy thắc mắc về dòng máu vì ông Hòa đã chết từ tối hôm kia. Hay ông ta chết oan hộc máu miệng? Vũ Thành không thể tin trường hợp đó, vì chàng vốn là một con người khoa học, chỉ tin những việc kinh dị khi chính mắt mình nhìn thấy. Vũ Thành lấy tay vạch miệng xác chết và chỉ trong một thoáng ngắn ngủi là hiểu ngay nguyên nhân: bốn chiếc răng cửa gẫy!
– Cậu Thành, việc gì xảy ra thế?
Nhà thám tử quay người lại và thấy ngay chủ nhân đang đứng sau lưng. Chàng bình tĩnh, giơ bàn tay vấy máu của mình lên đáp:
– Tôi vừa phát giác rằng trước khi nạn nhân bị giết chết, có một trân xô xát đã xảy ra.
– Cậu căn cứ vào đâu?
Vũ Thành vạch miệng ông Hòa cho chủ nhân thấy bốn cái răng gẫy rồi kết luận:
– Đó là bằng chứng hùng hồn và đầy đủ chứng minh lời nói lúc nãy. Ông đồng ý chứ?
Và lần này thì giả thuyết của Vũ Thành là sự thật. Ngoài mấy chiếc răng gãy, trên ống quần ông Hòa còn bị rách một đường dài và lấm tấm vết bột trắng. Đó chỉ là bột mì thông thường nhưng trường hợp này thì lại giúp ích thật nhiều cho công cuộc điều tra. Nhà thám tử hỏi:
– Trong lâu đài, bột mì được cất ở đ! âu?
! – Ở trong một nhà kho rất rộng gần bếp. Cậu nghĩ rằng cuộc xô xát đã xảy ra gần đó sao?
– Phải. Tôi chưa đến đó bao giờ nên không rõ tại sao ông Hòa lại xuống nhà kho để xô xát tại đấy. Tuy nhiên, những chi tiết tìm thấy hôm nay còn mang nhiều ý nghĩa khác nữa. Tôi có thể loại bỏ một vài người từ trước đến nay vẫn bị nghi ngờ mà thực sự vô can.
– Cậu muốn ám chỉ ai?
– Bà Hòa.
Câu trả lời của nhà thám tử làm chủ nhân hơi kinh ngạc. Ông ta nói:
– Từ hôm xảy ra án mạng, tôi yên chí chính bà ta giết em tôi để đoạt số tiền bảo hiểm năm triệu vì bà ấy rất tham tiền và sống với em tôi cũng không mấy hạnh phúc. Vài ngày trước, họ có cãi nhau một trận kịch liệt về vấn đề tiền bạc.
Vũ Thành mỉm cười:
– Nhưng bà Hòa không thể là thủ phạm vì cuộc xô xát xảy ra, nạn nhân bị gẫy bốn cái răng tỏ rõ thủ phạm có một sức mạnh ghê gớm và như vậy có lẽ kẻ sát nhân là đàn ông.
Chủ nhân gật đầu đồng ý nhưng cả hai quên rằng nếu bà Hòa là kẻ chủ mưu thì sao? Bà ta có thể toa rập với một người khác để giết chồng và lúc đó lý luận của Vũ Thành sẽ hoàn toàn sai. Thêm một điều nữa là cuộc đối thoại của hai người cũng đã bị theo dõi, không bỏ sót tiếng nào
Sau một phút do dự, ông Vinh đẩy cửa bước vào nhà kho. Ông khép cửa cẩn thận rồi quan sát chung quanh với vẻ dè dặt. Gian nhà khá rộng, một góc chất đồ phế thải cũng như bàn ghế, phía ngoài, gần cửa vào có vài bao bột mì khá lớn. Mấy góc tường đều có mạng nhện giăng đầy và cảnh vật trông thật hoang vắng tiêu điều.
"Bây giờ là giờ hành động". Ông Vinh nhủ thầm như thế rồi bắt đầu lục soát khắp chỗ. Lúc này, coi ông ta như một nhà thám tử lành nghề chứ không phải người đến mua nhà. Ông Vinh lấy tay gõ nhẹ vào tường có thực sự được xây kín hay rỗng ở giữa, tìm khắp nền nhà như mong có một hầm bí mật nào đó. Nhưng sau đó, ông phải thất vọng vì không có một dấu tích được thấy. "Chẳng lẽ mình đoán sai?" ông ta tự hỏi như thế rồi thừ người suy nghĩ, quên cả mọi vật chung quanh. Đầu óc ông ta đang tưởng tượng cảnh giàu sang, triệu phú một khi thành công
Cũng trong lúc ấy, Tùng và Vũ Thành trên đường xuống nhà kho nhưng với mục đích khác ông Vinh. Hai người đang bàn luận khá sôi nổi, bỗng nhiên im bặt. Vũ Thành vừa nhận xét thấy một điều: trên hành lang có những dấu giày, dù vết đất chỉ mờ mờ nhưng chàng cũng biết có người đã xuống nhà kho. Tùng quay sang nhà thám tử nói nhỏ:
– Phải, con người ông ta đáng nghi ngờ. Chúng ta phải cẩn thận hơn.
Và lúc ấy nhà thám tử và "viên phụ tá" xuống tới nơi thì ông Vinh vẫn còn ngồi trên ghế, vẻ mặt trầm tư lo lắng. Vài phút sau, ông mới đứng dậy, theo cửa sau ra vườn. Không nói với nhau lời nào Tùng và Vũ Thành đồng theo sau ông ! Vinh một cách kín đáo.
Ngoài vườn, ánh nắng chiếu mờ nhạt dần báo hiệu một ngày sắp lại trôi qua. Cây cỏ uốn mình theo chiều gió thổi gây nên một âm thanh xào xạc êm tai. Đằng trước, ông Vinh dừng lại ở các gốc cây, xem xét kỹ lưỡng từng chi tiết một. Nhà thám tử không đoán được ông ta muốn tìm vật chi mà Tùng cũng chẳng biết gì hơn. Cả hai kiên nhẫn theo dõi với sự thắc mắc và mong đợi một kết quả cụ thể để buộc tội ông Vinh vì đến giờ này họ vẫn nghi ngờ ông ta có dính líu vào vụ án mạng. Sau đó, ông Vinh ra tới cuối vườn, nơi nhiều cây cối nhất ở lâu đài. Tùng nói nhỏ:
– Anh phải coi chừng, rắn ở nơi đây rất nhiều.
Ngay lúc ấy, như để chứng tỏ lời cảnh báo của Tùng, một con rắn lục xanh biếc từ trong bụi rậm phóng ra định tấn công ông Vinh. Con vật hả miệng, thè cái lưỡi dài như đe dọa đối thủ. Tuy nhiên, bình tĩnh hơn bao giờ hết, ông Vinh móc trong người một khẩu súng lục, lên đạn sẵn sàng. Bầu không khí trở nên căng thẳng nhưng nửa phút sau, con rắn lẩn vào bụi rậm mất dạng. Mọi việc xảy ra nhanh chóng và không mấy quan trọng nhưng nhờ nó mà Vũ Thành biết ông Vinh có mang súng. Khẩu súng chứng tỏ ông ta là kẻ bất lương, nguy hiểm và đáng lo ngại.
– Tùng này, anh nghĩ rằng kẻ đóng nắp quan tài của anh đêm qua có thể là ông Vinh được không?
– Như tôi đã nói, kẻ bí mật ấy dường như là người là người lạ nhưng
Nói đến đây, Tùng chợt ngừng lại để suy nghĩ vì anh mới nhớ đến một điểm quan trọng: nghệ thuật hóa trang! Phải, nếu ông Vinh hóa trang thì trong đêm tối khó ai có thể phát giác! . Tiếng! Vũ Thành nổi lên:
– Nhưng sao?
– Có thể ông ta hóa trang và bóng người bí mật đêm qua với ông Vinh chỉ là một.
– Một? Tôi thấy điều ấy hơi khó tin. Có lẽ người bí mật là đồng bọn của ông ta thì đúng hơn.
– Vậy ra anh cho rằng ông Vinh hiện vẫn còn đồng lõa ở bên ngoài? Anh căn cứ vào đâu?
Vũ Thành hơi bối rối:
– Tôi chỉ đặt giả thuyết vậy thôi. Nếu tôi biết chắc sự thật thì mọi chuyện đã xong xuôi.
Đến đây, cuộc tranh luận chấm dút vì một nhân vật mới xuất hiện: bà Hòa. Bà ta không thấy Tùng và Vũ Thành mà tiến tới chỗ ông Vinh. Chẳng biết họ vô tình hay đã hẹn nhau từ trước vì nhà thám tử không nghe được câu chuyện trao đổi ra sao. Khoảng mười phút sau, bà Hòa lại trở vào nhà và ông Vinh tiếp tục tìm kiếm. Tiếng của Tùng thoảng qua tai nhà thám tử:
– Có lẽ họ đã xếp đặt từ trước. Mọi khi, bà Hòa rất ít ra góc vườn ấy.
Vậy là lại thêm một rắc rối mới. Tuy nhiên còn có việc kỳ lạ, đáng ngạc nhiên hơn nữa khi Tùng và Vũ Thành trở về. Nắp quan tài người chết bật mở bao giờ, cái xác vẫn nằm trong quan tài nhưng kỳ này có cả bàn tay trái, bàn tay đã bị kẻ sát nhân lấy đi trong vụ án mạng. Vũ Thành sửng người, tưởng mình hoa mắt nhưng rõ ràng ai đã chắp bàn tay vào xác chết tưởng chừng như biết bao quay cuồng. Riêng Tùng thì sắc mặt tái nhợt, nói lắp bắp không thành tiếng. Trước mắt Tùng bàn tay người chết tưởng chừng như biết bay quay cuồng đảo lộn lên những hình ảnh ghê sợ làm anh thấy chóng mặt, phải ngồi xuống cái ghế gần đó.
– Tùng, anh đi gọi tất cả m�! �i ngư�! �i lại đây đi.
Tiếng của Vũ Thành giúp Tùng bình tĩnh phần nào. Anh vội làm theo lời nhà thám tử và chỉ vài phút sau tất cả đều có mặt quanh áo quan. Vũ Thành cầm bàn tay lên và nhận thấy thiếu mất cái nhẫn kim cương ở ngón áp út. Chàng hỏi lớn:
– Từ nãy, có ai ra phòng này không?
– Có, cháu ngồi chơi ở đây
Không đợi thằng Khang đáp hết, nhà thám tử hỏi tiếp ngay:
– Thế Khang có thấy ai lắp bàn tay vào xác chết không?
– Tất nhiên là thấy.
Câu trả lời làm mọi người giật mình nhưng Vũ Thành hơi nghi ngờ vì sợ thằng bé điên nói giỡn chơi. Chàng gằn giọng:
– Vậy cháu nói đi, nhớ là phải nói sự thật. Ai lắp bàn tay vào xác chết?
Thằng Khang cúi đầu rồi lại nhìn quanh một lúc. Đến khi chạm phải ánh mắt chờ đợi, thúc giục của chủ nhân nó mới đáp:
– Chính Khang lắp vào đấy. Khang muốn dành cho tất cả một sự ngạc nhiên vì hôm nay là sinh nhật của Khang.
Sự ngạc nhiên kiểu này chắc đứng tim luôn. Vũ Thành nghĩ thế rồi tiếp tục hỏi:
– Thế cháu lấy bàn tay ở đâu?
– Khang đào được ở chỗ cái hố sau vườn, sáng nay Khang đã chỉ cho chú đó. Bàn tay xám nhợt nhưng vẫn còn đẹp lắm.
– Khi cháu lấy bàn tay lên có thấy chiếc nhẫn nào không?
– Không.
Vũ Thành không hỏi thằng Khang nữa mà quay sang chủ nhân để kiểm chứng lại vì sợ thằng bé bịa chuyện:
– Hôm nay có phải sinh nhật của cháu thật không?
– 12 tháng 8, đúng rồi. Hôm nay nó vừa được 14 tuổi.
Vũ Thành im lặng, đứng bên cửa sổ nhìn ra ngoài. Đó là thói quen của nhà thám tử mỗi khi s! uy nghĩ ! chuyện "điên đầu". Những đám mây trắng lững lờ trên nền trời, vài bóng chim bay lượng đem lại cho chàng một sự thoải mái phần nào. Chàng có cảm tưởng màn bí mật đang dần dần hé mở nhưng từ đây về sau chắc cũng còn nhiều khó khăn trước khi tiến tới thành công.
– Cậu Thành, cậu nghĩ sao về bàn tay mới tìm thấy?
Nhà thám tử chậm rãi đáp:
– Cho đến nay, tôi cho rằng thủ phạm chặt bàn tay là muốn làm chúng ta bối rối để hắn kéo dài thời gian. Tuy nhiên, tôi cũng phải công nhận đang lúng túng vì có nhiều chi tiết mâu thuẫn nhau.
Thấy chủ nhân có vẻ không hiểu, Vũ Thành chỉ mỉm cười mà không giải thích. Nếu Khang không chặt bàn tay thì đương nhiên thủ phạm vụ án mạng cố ý gậy sự hiểu lầm để đổ tội cho thằng bé cũng như lấy con dao găm của Vũ Thành đâm chết nạn nhân. Đó chỉ là những trò tiểu xảo mong làm cuộc điều tra đến chỗ bế tắc. Nhưng Vũ Thành chỉ có thể hiểu được như vậy còn một nghi vấn quan trọng nhất vẫn không sao giải đáp: Ai là thủ phạm vụ giết người? Đấy là một tổ chức hay cá nhân? Vả chăng, nhà thám tử đã đặt nhiều giả thuyết rất hợp lý nhưng những giả thuyết ấy dần dần bị đảo lộn. Trước hết, chàng đoán quyết thủ phạm phải là người trong lâu đài, tuy nhiên sự xuất hiện của ông Vinh và bóng người bí mật trong đêm làm lung lay ý nghĩ ấy. Nó chứng tỏ có lẽ vụ án mạng do một bàn tay bên ngoài sắp đặt và việc ông Vinh lục soát lâu đài chắc cũng có liên quan đến cái chết của ông Hòa. Còn thằng Khang? Vũ Thành không bao giờ tin nó có thể là thủ phạm một vụ giết người đầy rắc rối và ! được ! xếp đặt cẩn thận như vậy. Tóm lại, đến giờ này thì những người trong lâu đài có vẻ không ai là thủ phạm cả nhưng làm sao biết được sự thật bên trong? Như vậy, nhà thám tử phải tạm chấp nhận giả thuyết: kẻ giết ông Hòa thuộc một tổ chức có nội tuyến ngay trong lâu đài!
– Anh Thành, tôi có chuyện khá hệ trọng muốn nói.
Tiếng của Tùng làm Vũ Thành quay lại. Không nói một lời nhà thám tử theo Tùng xuống nhà dưới. Hai người ngồi đối diện với nhau trong một lúc rồi Tùng lên tiếng:
– Mấy giờ rồi anh?
Vũ Thành hơi ngạc nhiên, liếc nhìn đồng hồ tay:
– Gần 10 giờ. Vậy ra tôi đã đứng bên cửa sổ nghĩ ngợi tới gần 2 giờ!
– Phải. Trong thời gian ấy, một thử thách mới đã đến với tôi.
Rồi không đợi nhà thám tử hỏi thêm câu gì, Tùng đưa cho chàng một bức thư:
Anh Tùng,
Tôi xin tự giới thiệu tôi là người bí mật đêm qua. Tôi đã cảnh báo anh một lần về tội hợp tác với Vũ Thành trong cuộc điều tra vụ án mạng nhưng không có kết quả. Tùng, tôi biết anh là người tốt và rất được Vũ Thành quý mến nên tôi muốn nhờ anh chút việc. Anh phải làm mọi cách bắt Vũ Thành rời khỏi nơi đây trong vòng 24 tiếng. Nếu không Thu Dung sẽ phải chịu trách nhiệm và anh nhớ rằng Thu Dung chỉ là một cô gái yếu đuối. Tôi cho anh hạn chót là 10 giờ sáng mai. Chào anh.
Ký tên
Người bí mật
Bức thư với nét chữ không đều làm nhà thám tử phân vân và thắc mắc. Chàng hỏi Tùng:
– Anh lấy được bức thư ở đâu?
– Trong cỗ áo quan tôi vẫn thường nằm. Nhưng có lẽ nó đã được để đó từ lâu rồi.
– Sao anh biết?
– Thì kẻ bí mật cho tôi hạn định 24 giờ mà mười giờ sáng mai là hết. Vậy ít ra thì bức thư cũng được hắn để ở đây trước 10 giờ sáng nay.
Vũ Thành gật đầu đồng ý. Chàng đứng dậy, đi qua đi lại trong phòng rồi nói:
– Tôi không hiểu tại sao mọi sự hăm dọa của kẻ bí mật đều nhắm vào anh mà không nhắm vào tôi. Tuy nhiên, vẫn còn một chi tiết khó hiểu hơn nữa?
– Gì vậy anh?
– Thu Dung! Tại sao trong bức thư lại hăm dọa cả Thu Dung? Cô gái hoàn toàn vô can trong vụ điều tra. Tùng, anh có hiểu lý do không?
Tùng cúi đầu ra vẻ suy nghĩ. Sau cùng anh lắc đầu:
– Không. Tôi không biết lý do. Đó là một điểm rất lạ lùng, đúng như nhận xét của anh.
Vũ Thành chợt nhìn thẳng vào khuôn mặt Tùng nói bằng giọng nghiêm nghị:
– Tùng, bức thư kia đã nói đúng là tôi rất quý mến anh. Bây giờ, tôi hỏi thật là anh nghĩ sao, hay đúng hơn là thái độ của anh đối với bức thư.
Tùng đáp ngay không chút do dự:
– Nếu tôi sợ thì đã giấu kỹ bức thư và đầu hàng kẻ bí mật. Tôi sẽ giúp đỡ anh với tất cả sức mình cho đến khi thành công. Còn Thu Dung, tôi không thể hiểu kẻ bí mật muốn gì nữa.
– Tốt lắm. Chúng ta còn cả buổi tối để sắp xếp ổn thỏa. Từ đây, tôi sẽ để ý Thu Dung nhiều hơn và cố gắng bảo vệ! cô ta.
– Có lẽ đêm nay kẻ bí mật sẽ không trở lại.
– Anh nói hữu lý nhưng biết đâu hắn chẳng giở trò bất ngờ?
– Cũng có thể nhưng
Đến đây, Tùng bỏ giở câu nói trong khi Vũ Thành nhìn bạn với vẻ ái ngại. Chàng đã thật sự coi Tùng là bạn, người bạn tốt và can đảm. Nhà thám tử vỗ vai Tùng, nói nhỏ:
– Anh hãy yên tâm. Tôi tin rằng chúng ta đang sang một khúc quanh mới. Khúc quanh ấy tuy đầy chông gai nguy hiểm nhưng lại là con đường tới thành công.
Màn đêm lại một lần nữa bao phủ mọi vật. Bây giờ đã gần nửa đêm, khoảng thời gian thuận lợi cho những hoạt động mờ ám. Vũ Thành tạm quên mọi thắc mắc, để hết tâm trí canh chừng động tĩnh để đối phó kịp thời với tất cả bất trắc có thể xẩy ra. Người bí mật hôm qua có trở lại không? Lý luận thường tình cho nhà thám tử biết hắn sẽ không dám lảng vảng đến đây nhưng thâm tâm chàng vẫn mong muốn hắn trở lại. Vũ Thành tin tưởng bóng người ấy biết nhiều điều hữu ích cho cuộc điều tra.
Đêm nay hơi lạnh dầu lặng gió. Cây cối đứng im phăng phắc như chờ đợi và mặt trăng cũng bị che khuất bởi những đám mây. Mọi người trong lâu đài đều đã đi ngủ, chỉ còn một mình nhà thám tử ngồi lại. Tuy nhiên, có lẽ Vũ Thành cũng không đến nỗi cô đơn vì cảnh vật vắng lặng nhưng đang có nhiều người thao thức để suy nghĩ hoặc âu lo. Họ không thể chợp mắt khi vụ án mạng chưa được đem ra ánh sáng.
Ngồi bó gối một chỗ mãi cũng chán, nhà thám tử chợt nghĩ ra một kế khá hay. Chàng thắp nến lên, để giữa bàn. Sau đấy, chàng ra khỏi phòng, khóa cửa cẩn thận rồi tìm gốc cây um tùm để núp. Từ chỗ núp Vũ Thành có thể quan sát căn phòng khách thật dễ dàng với hy vọng người bí mật sẽ tự dẫn thân đến đó khi đột nhập lâu đài và thấy ánh nến.
Nhưng chờ mãi vẫn không thấy gì. Thêm vào đó, sương xuống nhiều làm nhà thám tử thấy lạnh và mệt mỏi. Mấy hôm nay, từ khi ông Hòa chết, chàng đã phải hoạt động về thể chất lẫn tinh thần quá nhiều mà không có một giây phút nghỉ ngơi. Trong một ! khoảnh khắc, Vũ Thành gục đầu xuống thiếp đi
Đúng lúc ấy, trong màn đêm hiện ra một bóng người bí mật hôm qua. Hắn đã trở lại thật bất ngờ với dáng điệu thận trọng và khôn ngoan. Sau khi vào vườn bằng cách leo qua bức tường thấp bên hông lâu đài, hắn di chuyển nhẹ như một con mèo, cặp mắt luôn luôn quan sát chung quanh! Ánh nến! Người bí mật nhận ra ngay điều kỳ lạ ấy và đúng như dự tính của Vũ Thành, hắn rất ngạc nhiên. Sau một phút do dự, bóng người đi về phía cửa sổ, định nhìn vào phòng khách xem có chuyện gì mà trong phòng lại có ánh sáng. Hắn đâu ngờ đã sa vào cái bẫy giăng ra thật êm ái của nhà thám tử.
Lúc đó, với một linh tính bén nhạy, Vũ Thành chợt giật mình tỉnh giấc. Thoạt tiên, chàng trông thấy bóng người đang tiến về phòng khách mà tưởng là giấc mơ. Mình đã mong đợi nhiều quá nên nó chỉ là ảo tưởng chăng? Không, đó là sự thật! Vũ Thành đủ bình tĩnh để nhận ra điều ấy và từ từ đứng dậy. Kẻ bí mật đang vô tình quay lưng về phía nhà thám tử mà không biết. Hắn vẫn có cái dáng dấp lén lút như tên ăn trộm.
Từng giây phút nặng nề chờ đợi trôi qua trong sự hồi hộp, bóng người đã tới bên cửa sổ, định ghé mắt nhìn vào thì tiếng nhà thám tử vang lên, tuy không lớn lắm nhưng đầy vẻ kiên quyết và lạnh lùng:
– Giơ tay lên!
Người bí mật giật mình, toan quay lại nhưng gáy hắn chạm phải chất thép mát lạnh của nòng súng làm hắn rùng mình, đứng yên như một pho tượng. Vũ Thành lập lại:
– Giơ tay lên!
Bóng người riu ríu tuân lệnh, Sau khi xét quanh người, nhà thám tử tịch thu được một khẩu s! úng lụ! c. Vũ Thành lùi về sau mấy bước, nói:
– Bây giờ ông bạn có thể quay mặt lại. Tôi đang nóng lòng diện kiến dung nhan.
Trước sau, bóng người vẫn chưa nói một lời nào. Nhưng khi hắn quay mặt lại thì hai tiếng kêu vang lên:
– Nguyễn Lâm!
– Vũ Thành!
Đó là sự thật sao? Vũ Thành không bao giờ có thể ngờ tới được vì bóng người bí mật chính là Nguyễn Lâm, người bạn thân nhất của chàng hiện nay. Nguyễn Lâm cũng là một nhân viên cảnh sát có tài, từng làm những tên cướp lợi hại nhất phải e ngại. Và bây giờ, đôi bạn gặp nhau trong sự bất ngờ và hết sức tình cờ của định mệnh.
Sau một phút ngỡ ngàng, Vũ Thành cất súng vào người, hỏi bạn:
– Anh tới đây làm gì?
Trong khi đó Nguyễn Lâm cũng ngạc nhiên không kém vì sự hiện diện của Vũ Thành. Nguyễn Lâm không trả lời mà hỏi lại:
– Một nguyên nhân khá dài dòng. Nhưng tôi muốn biết tại sao anh lại ở đây trước đã? Ở hãng bảo hiểm, họ tưởng anh bị thủ tiêu hay chôn xác ở xó xỉnh nào rồi.
Vũ Thành trả súng cho bạn và sau một chút do dự, thuật lại câu chuyện từ lúc tới lâu đài rồi xảy ra cái chết của ông Hòa. Sau đó, nhà thám tử nhấn mạnh:
– Tôi không phải là thủ phạm nhưng con dao của tôi cắm ngập ở tim nạn nhân. Con dao đó đã giữ tôi lại đây để âm thầm điều tra mọi bí ẩn trong vụ án mạng lạ lùng và ghê gớm ấy.
– Nhưng làm thế là bất hợp pháp.
– Đành chịu vậy. Tôi không thể chịu ngồi tù oan. Nếu cảnh sát tới đây, họ sẽ còng tay tôi đầu tiên và như vậy là hết đường minh oan.
Nguyễn Lâm tỏ ý thông cảm với! hoàn c�! ��nh khó xử của bạn, anh nói:
– Thành, anh hơi cực đoan nhưng vẫn có lý phần nào. Nếu tôi vào trường hợp anh, không chừng tôi có hành động tương tự. À, cuộc điều tra tiến hành đến đâu rồi?
– Dở dang, chưa có một kết quả nào cụ thể nhưng sự hiện diện của anh sẽ giúp ích cho tôi rất nhiều.
Ngừng một chút, Vũ Thành trở lại vấn đề của Nguyễn Lâm, hỏi bạn:
– Bây giờ tới lượt anh cho tôi biết lý do tại sao anh tới đây. Chắc không phải để tìm kiếm tôi rồi.
– Đúng. Tôi đang truy nã một tên đàn em nguy hiểm của tướng cướp Hải Long. Vài ngày trước, tôi thấy dấu vết của hắn ở gần đây nên nghi ngờ hắn trú ẩn trong lâu đài này. Vì vậy, tôi mới phải lén lút như một tên ăn trộm.
– Nhưng tên cướp anh đang truy nã là ai? Vóc dáng ra sao?
– Hắn trạc hơn bốn mươi, thường dùng tên giả là Lê Trọng Vinh.
– Lê Trọng Vinh?
Vũ Thành lập lại vì sợ mình nghe lầm. Thì ra ông Vinh chỉ là một tên cướp! Nhà thám tử nói:
– Tôi báo tin mừng cho anh, hiện nay tên ấy đang ở trong lâu đài này và sẽ còn lưu lại trong mấy ngày nữa. Nhiệm vụ của anh đến đây có thể coi như chấm dứt.
Nguyễn Lâm bao giờ cũng là người bình tĩnh, móc túi lấy ra một tấm ảnh để nhờ Vũ Thành xác định lại lần nữa. Chỉ nhìn sơ qua, nhà thám tử cũng có thể buông hai tiếng quả quyết:
– Chính hắn!
– Vậy tôi phải xông vào còng tay hắn ngay!
Nguyễn Lâm nói xong, dợm bước nhưng Vũ Thành cản lại, chàng nói:
– Khoan đã. Hiện giờ tôi đang nghi ngờ ông Vinh đó có thể là thủ phạm vụ án mạng. Nếu anh b�! ��t hắn! đi là vô tình hại tôi rồi.
Nguyễn Lâm lắc đầu:
– Nếu thế là anh nhầm. Vụ án mạng xảy ra từ hai đêm trước và khoảng thời gian ấy tên Vinh còn ở tên tỉnh, cách đây mấy chục cây số. Tôi đoán chắc hắn không phải là thủ phạm.
– Thế tên Vinh có biết đang bị truy nã không?
– Biết. Hắn và tôi đã chơi trò đuổi bắt suốt một tuần lễ nhưng trò chơi ấy sẽ chấm dứt ở đây.
– Tôi cho anh biết một chi tiết mới. Hiện nay tên Vinh đang tìm kiếm một vật gì đó trong lâu đài này. Chính mắt tôi thấy hắn lén lút đi lục soát mọi nơi.
– Lạ thật!
Nguyễn Lâm buột miệng hai tiếng ấy. Làm sao anh có thể hiểu một tên cướp đang bị săn đuổi mà không lo chạy trốn mà ở lại lâu đài này để tìm kiếm. Hắn không sợ bị bắt sao? Sau cùng, Nguyễn Lâm thú thật:
– Nếu vậy tôi cũng không hiểu lý do việc ấy.
Vũ Thành mỉm cười:
– Như thế, tôi sẽ có cách giải quyết êm đẹp vụ rắc rối này. Bây giờ, anh hãy tạm để yên cho tên Vinh trong hai ngày vì tôi sợ anh bắt hắn lúc này không khác chi làm công việc bứt dây động rừng. Thủ phạm vụ án mạng sẽ chạy trốn, gây khó khăn cho tôi. Bù lại, tôi hứa sẽ canh chừng tên Vinh, không cho hắn chạy trốn và điều tra giúp anh vấn đề tên Vinh ấy làm gì trong lâu đài này.
Nguyễn Lâm suy nghĩ thật nhanh, mỉm cười:
– Anh đề nghị khôn quá, nhưng thôi, tôi bằng lòng giải pháp đó.
Vũ Thành giơ tay, cầm tay bạn xiết chặt, một cử chỉ biểu lộ sự hợp tác chặt chẽ. Chàng nói:
– Trước khi chia tay, tôi còn vài điều muốn hỏi anh cho đen trắng phân minh.
–! ; Tôi lu! ôn luôn sẵn sàng và thành thật.
– Được. Có phải đêm qua anh đã tới đây phải không?
– Đúng. Tôi đến để dò tung tích tên Vinh như đã nói với anh lúc nãy.
– Thế tại sao anh lại lấy đinh đóng chặt nắp quan tài của Tùng và gần đây, viết thơ hăm dọa?
Nguyễn Lâm lùi lại một bước, ngạc nhiên đến độ ngơ ngác, đáp:
– Tôi có làm những việc ấy bao giờ đâu. Anh nghi oan cho tôi rồi.
Kỳ này đến lượt Vũ Thành sửng sốt. Nguyễn Lâm nói thế thì ai là tác giả của những vụ phá quấy đó? Chẳng lẽ có tới hai kẻ bí mật đó sao? Lúc ấy, tiếng Nguyễn Lâm vang lên, rọi một ít tia sáng vào màu đen dày đặc của vụ giết người.
– Tôi xác định lại là không hề biết anh chàng Tùng nào đó cũng như bức hăm dọa. Tuy nhiên đêm hôm qua, khi tới đây rình rập, tôi có thấy cô gái đi về phía sau nhà.
– Ai đó?
– Tôi không biết tên nhưng vào khoảng hai mươi tuổi, khá đẹp.
Thu Dung! Trong lâu đài này chỉ có mình cô ta là khoảng hai mươi tuổi. Ý nghĩ ấy đến với Vũ Thành kèm theo bao sự thắc mắc. Bức thư hăm dọa Thu Dung mà chẳng lẽ cô ta có dính dáng đến vụ sát nhân sao? Vả chăng Vũ Thành chưa bao giờ có ý nghi ngờ Thu Dung trong vụ án mạng
– Trời gần sáng rồi, anh cần hỏi gì nữa không?
– Không. Chúng ta có thể chia tay.
Nguyễn Lâm quay người đi được vài bước nhưng lại quay vào.
– Thành, tôi thấy vụ án mạng anh đang điều tra ly kỳ quá. Tôi muốn coi mặt người chết có được không?
– Cũng được. Anh theo tôi vào lâu đài đi.
Và nửa phút sau, Vũ Thành bắt đầu mở nắp quan tài người c! hết. Kh! uôn mặt ông Hòa lại hiện ra, nhợt nhạt trông dữ tợn như ác quỉ nhưng Nguyễn Lâm không sợ hãi chút nào, lẩm bẩm:
_Tôi thấy người này hơi quen
À, anh cho phép tôi lấy dấu tay hắn đem về sở điều tra lý lịch nhé.
– Được. Tôi chỉ cần anh cho tôi hai ngày nữa để điều tra trước khi anh dẫn cảnh sát tới đây.
– Tôi nhớ điều ấy.
Chỉ vài phút sau, Nguyễn Lâm đã lấy xong dấu vân tay của ông Hòa. Và đôi bạn chia tay, hẹn ngày sau gặp lại. Cuộc hội ngộ đêm nay thật hết sức tình cờ, và may mắn!
Trưa hôm sau, công việc của Vũ Thành vẫn chưa tiến được thêm bước nào. Chàng chưa tìm được gì khả nghi ở Thu Dung. Cô gái luôn có vẻ lạnh lùng, buồn bã khi ngắm những tia nắng ấm qua khung cửa. Nhận xét kỹ, nhiều khi Vũ Thành có cảm tưởng Thu Dung sống lặng lẽ như một bóng ma trong tòa lâu đài nghẹt thở này. Nàng có vẻ là người sống nhiều về tinh thần, ôm ấp tâm sự u uẩn hơn là người hoạt động dính líu vào những tội ác như cái chết của ông Hòa. Về phần ông Vinh, nhà thám tử cũng chưa tìm được bằng cớ chính xác nào để biết ông ta kiếm gì trong lâu đài. Tất cả đang dậm chân tại chỗ, dậm chân trong bầu không khí chờ đợi.
Chuông đồng hồ thong thả gõ 10 tiếng. Thế là hạn cuối của người bí mật đã trôi qua mà Tùng vẫn thản nhiên như không hay biết gì hết. Anh thảo luận với Vũ Thành suốt một giờ đồng hồ về những việc kỳ dị đã xẩy ra. Tuy nhiên, nhà thám tử có sẵn dự tính mới nên giữ kín chuyện Nguyễn Lâm tới lâu đài đêm qua. Chàng đang cố gắng hoạch định một kế hoạch để thủ phạm tự tố cáo mình và bó tay chịu trói. Có lẽ Tùng không giúp ích cho Vũ Thành vào giai đoạn này được nữa.
Đến bữa cơm trưa hôm ấy, Vũ Thành tưởng sắp phải thưởng thức món thịt rắn khó nuốt như mấy bữa trước thì một đột biến xẩy ra. Khi ngồi vào mâm, chàng nhận thấy Thu Dung không có mặt.
– Dung đâu rồi?
Đấy là câu hỏi của bà Hòa vì bà ta cũng vừa phát giác giống như Vũ Thành. Mới đầu, mọi người tưởng đó là chuyện cỏn con không quan trọng nhưng sau vài phút réo gọi vẫn không thấy c�! � gái đâu thì tất cả bắt đầu lo âu. Họ linh cảm thấy một điều gì bất thường nên vội vã chạy đi kiếm. Vũ Thành định xuống khu vườn phía sau lâu đài thì nghe tiếng chủ nhân từ phòng khách nổi lên:
– Tất cả lại đây.
Vũ Thành chạy lên và trong một thoáng, chàng hiểu được phần nào sự việc. Một mảnh vải ở vạt áo Thu Dung bị xé rách, vướng tại chỗ cái đinh gần cửa ra vào. Chiếc ghế đẩu bị xô té và ngoài vườn còn sót lại một chiếc giầy của cô gái. Tùng la lên:
– Bắt cóc!
Phải. Thu Dung đã bị bắt cóc và tất cả chỉ còn sót lại mấy dấu tích ấy. Bà Bảo thấy vậy xúc động đến gần ngất xỉu. Sắc mặt bà nhợt nhạt, môi mấp máy không thành tiếng, chân đứng run rẩy không vững. Chủ nhân thì bình tĩnh hơn, đứng im lặng ở cửa, nhìn chiếc giầy sót lại của Thu Dung với vẻ thản nhiên, không mấy xúc động.
Trong khi đó, Vũ Thành chạy thật nhanh ra đường, hy vọng có thể cứu vớt tình thế. Tuy nhiên, chàng đã hành động quá trễ vì bóng Thu Dung mất hút trên con đường vắng. Chỉ có ánh nắng gay gắt, nóng nực của buổi trưa và tiếng côn tùng từ xa vọng lại. Thu Dung đã bị bắt cóc thật sự!
Vũ Thành trở vào nhà, sắc mặt lo lắng và rất áy náy khi thấy mọi người dường như đặt hết tin tưởng vào mình mà chàng lại trở về tay không. Nhất là bà Bảo, bà mẹ khổ sở đang nhìn nhà thám tử với đôi mắt tuyệt vọng và cầu khẩn. Nhưng biết làm sao bây giờ, khi chính Vũ Thành cũng lúng túng như mọi người.
– Có một bức thư để lại.
Tiếng chủ nhân làm tất cả quay về phía ông ta. Ông Bảo đang cầm một bức thư dán kín ! được ! đặt trên bàn từ trước. Bà Hòa mừng rỡ, chạy lại nói:
– Không chừng con Thu Dung đi đâu đó chứ không phải bị bắt cóc. Ông đưa bức thư cho tôi mau lên.
Lòng thương con đã làm mờ mất lý trí khi bà Bảo hy vọng hão huyền là Thu Dung tự ý bỏ đi. Thật vậy, bà Bảo thất vọng biết bao khi thấy bức thư là của kẻ bắt cóc, gửi cho chồng bà:
Ông Bảo,
Tôi là thủ phạm giết em ông mấy ngày trước và hoàn toàn xa lạ đối với ông. Tôi phải bắt cóc Thu Dung, đó là một việc làm bất đắc dĩ và đáng tiếc. Giờ này, khi ông đọc bức thư thì con gái ông bị giam giữ ở một nơi bí mật để trở thành món hàng trao đổi giữa chúng ta. Thu Dung sẽ trở về lâu đài nếu ông bằng lòng ba điều kiện sau đây:
– Thứ nhất, ngưng cuộc điều tra vụ án mạng vĩnh viễn.
– Thứ hai, bắt buộc Vũ Thành rời khỏi lâu đài trong 24 tiếng, tức chậm nhất là trưa mai.
– Nộp số tiền 500 000 đồng.
Nếu ông bằng lòng thì thi hành hai điều kiện đầu, tôi có thể biết ông làm hay chưa rất dễ dàng. Còn điều kiện thứ ba thì chiều mai, ông hãy giao số tiền cho Tùng để anh ta ra ngoài lâu đài gặp tôi. Tôi sẽ cho người hướng dẫn Tùng đem Thu Dung trở về lâu đài. Bằng không, tôi sẽ giết con gái ông và tất cả mọi người hiện diện trong lâu đài cũng khó toàn mạng.
Chào ông.
Nét chữ trong bức thư này giống hệt như bức thư hăm dọa Tùng, chứng tỏ cả hai bức thư đều do một người viết. Sau một phút im lặng, Vũ Thành hỏi chủ nhân:
– Ông định sao?
– Cậu tưởng tôi đầu hàng thủ phạm à? Không, dù Thu Dung có chết thì cuộc điều tra vẫn tiếp tục cho đến khi kết thúc.
Bà Bảo nắm lấy tay chồng, kêu lên:
– Không được. Bằng bất cứ giá nào cũng phải cứu con Dung. Nó không thể chết được.
Chủ nhân vẫn lạnh lùng:
– Đời người ai cũng chỉ có một lần chết, trước hay sau cũng vậy thôi.
Bà Bảo đứng lặng người một lúc, có lẽ vì quá tức giận. Sau cùng, bà nói lớn:
– Phải, tôi biết rõ lý do tại sao ông chịu hy sinh con Dung như vậy. Tại vì Thu Dung là con riêng của tôi, nó đâu có liên hệ gì với ông mà ông cần. Nhưng tôi là mẹ thì tôi thề bảo vệ nó đến cùng.
Ông Bảo không đáp và sự im lặng của ông ta có ý nghĩa xác nhận. Vũ Thành không sót một chi tiết nào và biết thêm được Thu Dung chỉ là con riêng của bà Bảo. Đó cũng là một khám phá mới, không biết hữu ích hay không nhưng cũng giúp chàng hiểu thêm về gia đình này. Tiếng bà Bảo trở nên giận dữ:
– Ông chỉ là kẻ ích kỷ, ngu muội. Em ruột mình chết, ông biết đòi trả thù trong khi ông lại hy sinh con tôi cho cuộc trả thù ấy. Mai kia, không chừng tên thủ phạm còn giết hết cả nhà này.
Chủ nhân vẫn lạnh lùng:
– Tôi đã quyết định rồi. Tôi nhắc lại là không một ai được ra khỏi tòa lâu đài khi chưa có sự bằng lòng của tôi trong lúc vụ án mạng chưa sáng tỏ.
–! Tôi cũng sẽ giết ông nếu con Dung bị sát hại.
Nhưng lời hăm dọa đó không có chút hiệu quả và chủ nhân bỏ lên lầu. Bà Bảo đưa hai tay ôm mặt, bật khóc nức nở làm Vũ Thành cũng thấy ái ngại dùm bà ta.Quả tình ông Bảo là người quá cứng rắn và tàn nhẫn. Lát sau, bà Bảo chợt ngửng lên, nói với nhà thám tử:
– Cậu Thành, cậu làm ơn tìm cách cứu Thu Dung dùm tôi. Nó là nguồn an ủi, lẽ sống của đời tôi. Chỉ có cậu mới có thể làm công việc ấy.
Trong khi nói, ánh mắt bà ta lộ vẻ đau khổ, thiết tha nhất làm Vũ Thành không nỡ nào từ chối. Chàng đáp, giọng nhẹ nhàng:
– Được. Tôi hứa là hết sức giúp bà hoàn cảnh này. Bà cứ yên tâm chứ lo lắng, sợ hãi trong lúc này không có ích gì.
Bà Bảo mừng rỡ, gật đầu. Đột nhiên, bà quay sang Tùng:
– Cậu không có ý định gì sao?
– Ý định? Thưa bà, tôi không hiểu.
Bà Bảo nói:
– Nếu vậy, cậu là người hèn nhát. Tôi biết cậu yêu con gái tôi và Thu Dung cũng yêu cậu. Vậy mà giờ này cậu chịu bó tay sao?
Lời tiết lộ của bà Bảo làm Vũ Thành ngạc nhiên, một sự ngạc nhiên xen lẫn vui mừng. Chàng đã hiểu tại sao trong bức thư hăm dọa Tùng có cả tên Thu Dung và hiểu thêm rất nhiều điều quan trọng khác nữa. Đối với Vũ Thành thì bây giờ chàng đã nắm vững 90% bí ẩn phải tìm trong cuộc điều tra. Có tiếng của Tùng:
– Tôi sẽ hợp tác với Vũ Thành để cứu Thu Dung. Chắc chắn Dung sẽ trở về đây bình yên. Bà cứ tin vậy.
Và Tùng quay sang Vũ Thành:
– Tôi muốn bàn với anh một chuyện. Chúng ta ra nhà sau có lẽ tiện hơn.
Nhà thám tử gật đầu, sánh vai v! ới Tùn! g bước đi. Cả hai đều theo đuổi ý nghĩ riêng tư khác nhau. Lát sau, Vũ Thành nói trước:
– Tùng, trước hết tôi xin lỗi anh vì Thu Dung bị bắt cóc là do anh muốn giúp đỡ tôi. Tôi thấy mình phải chịu một phần trách nhiệm trong vụ đáng tiếc hôm nay. Dầu sao, tôi cũng là kẻ bất tài, không ngăn cản nổi vụ bắt cóc.
– Anh đừng nói vậy. Đây không phải lúc chúng ta trách cứ lẫn nhau mà phải lo giải cứu Thu Dung trước hết. Đó mới là điều quan trọng.
– Tuy nhiên, anh cũng nên cho tôi nói hết sự hối hận của mình. Hôm qua, tôi hứa là sẽ lưu ý Thu Dung mà bây giờ cô ấy bị bắt cóc thì đó là lỗi của tôi. Nhưng tại sao hôm qua, anh không nói cho tôi biết Thu Dung là người yêu của anh để tôi định liệu?
Tùng lắc đầu, buồn bã đáp:
– Tôi đã định nói nhưng suy nghĩ rằng nó không liên quan gì đến cuộc điều tra nên lại thôi. Lúc này tôi mới biết mình dại dột.
Vũ Thành đột ngột hỏi:
– Thu Dung sống trong lâu đài này ra sao? Tôi muốn hỏi cô ta có hạnh phúc không?
– Anh biết điều ấy làm gì?
– À, tôi thấy hơi thắc mắc vì sao ông Bảo quá tàn nhẫn, dám hy sinh con mình, dẩu đó chỉ là con ghẻ.
– Tôi hiểu rồi. Thu Dung sống rất khổ sở, không phải về vật chất mà về phương diện tinh thần. Mấy năm nay, nàng không mấy khi được ra khỏi cái lâu đài tăm tối mà anh cũng hiểu nơi đây đâu thể thích hợp với tâm hồn son trẻ của một cô gái hai mươi. Vì vậy, Thu Dung như một cánh chim bị nhốt trong cái lồng cũ nát, chỉ chờ cơ hội thoát ly, tìm về một phương trời khác.
Nhà thám tử gật đầu:
– Được rồi. B�! �y giờ ! chúng ta trở lại phương pháp nào để cứu Thu Dung. Anh có kế hoạch hay ý kiến gì chưa?
– Có lẽ ta làm đúng như lời trong thư là xong xuôi mọi việc.
– Anh mất hết ý chí phấn đấu rồi sao? Chúng ta đâu thể đầu hàng như vậy được.
Tùng đáp, giọng cương quyết:
– Tôi đã nghĩ kỹ, không còn cách nào khác để có thể chắc chắn bảo vệ mạng sống của Thu Dung. Tôi muốn nhờ anh một chuyện.
– Chuyện gì?
– Anh là người duy nhất thuyết phục được ông chủ tôi làm theo lời bức thư. Tôi nhờ anh làm công việc đó.
Vũ Thành nhăn mặt, đáp:
– Tôi chỉ sợ ông Bảo là người quá cứng rắn và tôi sẽ thất bại mà thôi.
– Anh không muốn giúp tôi thì đúng hơn.
Giọng của Tùng có vẻ trách móc, anh nói tiếp:
– Tôi chỉ cần cứu Thu Dung về là đủ. Sau đó, anh có muốn điều tra tiếp tục vụ án thì anh cứ làm như ý muốn. Tôi không ngăn cản việc ấy.
– Anh cho tôi một thời gian ngắn nữa đi. Tôi sẽ trả lời dứt khoát vào tối nay. Nhưng có lẽ là tôi sẽ nghe lời anh để cứu Thu Dung.
Tùng đáp, giọng nghiêm trang:
– Cũng được. Nhưng anh nhớ rằng mạng sống của Thu Dung tùy tuộc vào quyết định của anh. Tôi cũng như bà Bảo đều hy vọng vào anh, Vũ Thành.
Lúc Tùng đi rồi, nhà thám tử cúi đầu suy nghĩ. Chàng đang xếp đặt một kế hoạch tinh vi và đó sẽ là nước cờ tối hậu giúp chàng chiến thắng. Bất giác, Vũ Thành mỉm cười rồi lẩm bẩm một mình:
– Mình gặp may nhiều quá.
Gian nhà kho là nơi chứa một điều bí mật quan trọng? Đúng! Đó là nơi xảy ra một vụ xô xát trước khi ông Hòa bị giết và đương nhiên khi xuống gian nhà ấy trong đêm mưa gió thì ông Hòa phải nhắm một mục đích nào đó. Phải chăng ông Hòa bị giết chỉ vì khám phá điều bí mật ấy? Chưa ai có thể trả lời nghi vấn đó nhưng hiện giờ thì ông Vinh cũng đang lục soát gian nhà kho. Đây là lần thứ ba ông ấy làm công việc ấy mà cũng chưa gặt hái được kết quả nào. Khắp các chỗ, từ trần nhà, bốn bức tường đến gần đất, tất cả đều đã được xem xét kỹ lưỡng. Giờ đây, chỉ còn một nơi cuối cùng ông chưa rớ tay tới là góc gian nhà phía trái, chỗ chồng chất khá nhiều bàn ghế cũ. Sau một phút nghe ngóng động tĩnh chung quanh, ông Vinh quyết định thực hiện ý nghĩ của mình. Ông hì hục khuân tất cả bàn ghế sang một bên và nguyên việc ấy tốn hơn 15 phút.
Góc gian nhà trở nên trống trơn. Ông Vinh quỳ xuống lấy tay sờ lần trên mặt đất trong khi cặp mắt hết sức chú ý, mong tìm ra một nắp hầm bí mật. Mấy phút im lặng trôi qua, sắc mặt ông ta trở nên tươi hẳn lên. Ông đã tìm thấy căn hầm bí mật? Phải, chỉ vài phút sau, ông ta giở một tấm gỗ lên, để lộ một miệng hầm tối đen. Không do dự ông Vinh đốt một cây nến, toan đem xuống hầm thì
– Ông Vinh!
Tiếng gọi tuy nhỏ nhưng đủ làm ông ta giật bắn người, quay lại thì chạm mũi súng của Vũ Thành. Nhà thám tử đã đứng ở cửa nhà kho từ lúc nào, mỉm cười ra lệnh:
– Đặt cây nến xuống bàn, giơ hai tay lên đầu.
Ông Vinh giả bộ ngơ ngác:
! – Cậu Thành, cậu điên rồi sao?
– Điên? Cũng có thể như vậy nhưng bây giờ tôi là một kẻ điên có súng trong tay. Tôi bắn cũng không đến nỗi dở lắm đâu.
Giọng Vũ Thành nửa đùa nửa thật nhưng sắc mặt ông Vinh xám lại không biết vì giận hay sợ hãi. Tuy nhiên, ông ta vẫn phải làm theo lệnh của nhà thám tử. Vũ Thành tịch thu khẩu súng giắt ở bụng ông Vinh, trói hai tay ông ta ra sau rồi nói:
– Lúc này, tôi không giỡn nữa. Ông đi trước, xuống căn hầm bí mật kia. Nhớ là nếu ông la lên thì lãnh kẹo đồng vào cổ họng.
Giọng Vũ Thành nghe thật lạnh lùng làm ông Vinh rùng mình sợ hãi. Sau đó, hai người bắt đầu xuống chiếc thang gỗ nhỏ.
Căn hầm khá rộng, rất tăm tối nên ngọn nến chỉ tạo được những ánh sáng chập chờn ghê rợn.Tuy nhiên, Vũ Thành cũng như ông Vinh đều thấy trong hầm chứa rất nhiều nữ trang và châu báu. Từ những chiếc nhẫn kim cương, vòng đeo tay, đôi bông tai
, có thể nói hầu hết các kiểu trang sức đắt giá đều có trong căn phòng ẩm thấp này và trị giá của chúng phải lên tới hàng chục triệu bạc. Nhưng ghê gớm hơn hết là có một ngón tay người chết bị chặt đứt lìa, trên ngón tay có mang một chiếc nhẫn đắt giá
Vũ Thành nói:
– Tôi hiểu rồi. Chủ nhân căn hầm này là một tướng cướp. Hắn đã mang số châu báu cướp được để ở căn hầm này và nhờ ông tới lấy lại phải không?
Ông Vinh im lặng không đáp. Vũ Thành nói tiếp:
– Tôi cũng chẳng cần ông nói sự thật nữa vì nó không quan trọng đối với tôi. Chiều mai, ông sẽ có dịp nói chuyện với Nguyễn Lâm và lúc đó sẽ rõ mọi chuyện. À, ông có b! iết Ngu! yễn Lâm không nhỉ?
Ông Vinh không đáp câu hỏi ấy mà hỏi lại Vũ Thành:
– Cậu muốn gì?
Vừa nói ông ta vừa nhìn số châu báu trong hầm, có vẻ tiếc rẻ. Nhà thám tử bật cười đáp:
– Ông tưởng tôi tính phỗng tay trên cái công khó nhọc của ông khi tìm ra số châu báu này chăng? Không, tôi chỉ làm tròn bổn phận với một lời đã hứa mà thôi.
– Nếu cậu thả tôi, chúng ta sẽ chia nhau số nữ trang châu báu, tôi bảo đảm chúng ta là người thứ hai biết căn hầm, sau chủ nhân của nó.
Vũ Thành không đáp. Chàng tìm một cái ghế dựa có sẵn trong hầm, trói ông Vinh vào đó thật chắc chắn. Kỹ hơn, chàng nhét giẻ vào miệng ông ta, nói:
– Ông chịu khó nhịn đói ở đây đến chiều mai là sẽ được cảnh sát mang lên. Tôi có thể yên tâm rời lâu đài, không sợ ông chạy trốn.
Ông Vinh toan nói gì nhưng ú ớ không thành tiếng vì vướng cái giẻ trong miệng. Tuy nhiên nhà thám tử cũng nhận ra ánh mắt ông ta đầy vẻ thù hận, căm thù. Mặc kệ, Vũ Thành thản nhiên ra khỏi hầm, miệng huýt sáo một bản nhạc vui. Chàng đã nắm chắc thành công trong tay.
Lúc ấy đã gần đến giờ ăn tối, Vũ Thành đến gặp thẳng chủ nhân. May mắn cho chàng, ở đó còn có đủ mặt mọi người trong lâu đài. Nhà thám tử kéo chiếc ghế đối diện ông Bảo, ngồi xuống rồi chậm rãi lên tiếng:
– Tôi muốn bàn với ông về việc Thu Dung bị bắt cóc và những lời yêu cầu trong thơ.
– Cậu lại khuyên tôi đầu hàng thủ phạm chứ gì? Không bao giờ.
– Ông đoán đúng. Tôi thấy rằng dù sao ông Hòa cũng đã yên giấc và người chết tất nhiên không thể sống dậy đư! ợc. Vì! vậy, chúng ta không nên để Thu Dung chết oan uổng thêm nữa.
– Vậy cậu bằng lòng cho thủ phạm sống ung dung, không phải đền tội ư?
– Không hẳn thế, chuyện đâu còn có đó. Chúng ta vẫn có thể tiếp tục cuộc điều tra sau khi cứu được Thu Dung. Dẫu công việc chậm trễ mất vài ngày nhưng điều ấy không quan trọng.
Chủ nhân suy nghĩ một chút nhưng sau đó nhất định lắc đầu. Vũ Thành kiên nhẫn đổi chiến thuật:
– Từ nãy, tôi nói là để thử ông đấy tôi. Thật tình tôi đã biết ai là vụ án mạng rồi.
Chủ nhân giật mình:
– Ai?
– Ông Vinh! Nhưng bây giờ ông Vinh đã trốn khỏi lâu đài này.
– Tại sao cậu lại để ông ta trốn như thế. Tôi thất vọng quá.
Vũ Thành mỉm cười:
– Tôi để ông Vinh ra khỏi nơi dây vì tôi đã có một kế hoạch rất hay. Tuy nhiên, muốn áp dụng kế hoạch đó thì phải giả bộ làm theo lời bức thơ.
Chủ nhân có vẻ bực tức, nói lớn:
– Tại sao cậu không tham khảo ý kiến của tôi trước khi để ông Vinh đi? Đúng là thả hổ về rừng, trông nom gì bắt lại được?
– Chuyện gì thì cũng đã dĩ lỡ. Tôi lấy danh dự hứa với ông rằng sẽ bắt được thủ phạm trong vòng vài ngày nữa nếu ông nghe lời tôi.
– Đành là theo lời cậu. Tôi không biết làm gì khác hơn khi câu chuyện xảy ra như thế này.
Vũ Thành thở phào nhẹ nhõm. Thế là xong, chỉ còn đợi ngày mai tóm cổ thủ phạm với đầy đủ tang chứng. Lúc ấy, bà Bảo cũng nhìn chàng với cặp mắt đầy cảm tình, ngụ ý cám ơn về việc chàng thuyết phục chủ nhân chịu nghe theo lời bức thơ. Vũ Thành quay sang Tùng, nói nh�! �:
&! #8211; Tôi phải nói dối, bịa ra một kế hoạch tưởng tượng mới giúp anh được đấy nhé. Ông ta khó tính quá.
Tùng gật đầu, thân mật vỗ vai nhà thám tử ngỏ ý thông cảm. Vũ Thành lại nhìn qua cửa sổ ngắm nền trời rực rỡ của buổi hoàng hôn và lắng nghe tiếng chuông đồng hồ thong thả gõ bảy tiếng. Một ngày nữa sắp tàn!
Thi hành đúng theo lời bức thơ, Vũ Thành đã rời khỏi lâu đài lúc 10 giờ sáng. Sau đó, Tùng cũng mang số tiền nửa triệu đi chuộc Thu Dung. Thời gian như kéo dài vô tận đối với những người chờ đợi. Họ sống trong tâm trạng bồn chồn, lo âu và sợ hãi. Bà Bảo luôn cầu nguyện cho sự bình an của con gái bà, người con gái yêu quý mà bà tưởng chừng có thể chết đi được nếu phải sống xa cách nó trong hoàn cảnh kẻ dương gian, người âm phủ. Trước mặt bà hiện rõ hình ảnh của Thu Dung, từ nụ cười, ánh mắt, nét dịu dàng
và tất cả những cái đó lúc này đều đáng yêu, dễ thương hết cả.
Sáu giờ chiều! Thế là Tùng đã đi hơn bốn tiếng chưa về. Cảnh hoàng hôn chiều nay thật đẹp, thật huy hoàng với muôn vàn màu sắc nhưng đối với bà mẹ đang đợi con mình trở lại thì mầu đỏ rực rỡ của đám mây tựa như những ngọn lửa đốt nóng thêm sự nóng nảy trong lòng bà và vẻ yên tĩnh của buổi chiều tà như ngầm chứa một định mệnh tàn ác, báo hiệu sự chia ly. Ôi! Đối với bà Bảo thì giờ này con gái bà trở lại là tất cả!
Ba bóng người quen thuộc xuất hiện từ đằng xa làm mọi người trong lâu đài đều hướng mắt nhìn, lòng tràn đầy hy vọng. Đúng rồi! Thu Dung, Tùng và cả Vũ Thành nữa, đã trở về như những người từ cõi chết. Bà Bảo mừng rỡ, chạy lại ôm lấy Thu Dung, dòng lệ sung sướng khi cô gái kêu lên, giọng vô cùng xúc động:
– Mẹ!
– Con gái yêu quý của mẹ! Thật là may mắn cho mẹ!
Câu nói của bà Bảo trong lúc vui mừng thốt ra như không trọn nghĩa nhưng giọng nói của bà chứa đựng nhi�! ��u ý nghĩa nhất trên thế gian này. Lát sau, bà toan quay sang cảm ơn nhà thám tử thì chàng đã vào nhà với nét mặt hân hoan. Đây là lúc dứt khoát mọi vụ rắc rối.
Chủ nhân chợt cất tiếng với vẻ giận dữ:
– Cậu Thành, hôm qua cậu nói kế hoạch gì đó mà bây giờ thủ phạm đâu sao tôi không thấy? Hắn đã trốn mất rồi phải không?
Vũ Thành đáp, giọng bình tĩnh:
– Ông nóng tính quá. Chúng ta còn nhiều thì giờ để thảo luận.
– Thảo luận gì nữa, cậu đã lợi dụng lòng tin cậy của tôi để nói dối.
– Thưa ông, nói dối thì có. Tôi công nhận điều ấy nhưng tôi chỉ nói dối ông khi bảo Vinh là thủ phạm án mạng còn kế hoạch của tôi là sự thật và đã thành công mỹ mãn.
Chủ nhân có vẻ ngơ ngác, Vũ Thành nhìn Tùng nói tiếp:
– Thủ phạm vụ giết người chính là Tùng! Chính anh ta tự thú nhận tội lỗi.
Mọi người đều kinh ngạc. Đây là một chuyện bất ngờ, lạ lùng nhất từ xưa đến nay. Trong khi ấy, Tùng ngửng đầu lên:
– Phải. Chính tôi đã giết ông Hòa.
Nét mặt chủ nhân chợt tái lại. Không thốt một lời, ông ta rút súng. Khẩu súng của Vũ Thành đưa cho ông ta khi phát giác vụ án mạng – chĩa thẳng về phía Tùng và bóp cò liền sau đó, không chút do dự. Thu Dung ôm mặt, không dám nhìn cảnh tượng hãi hùng ấy nhưng nàng chỉ nghe một tiếng "cách" khô khan thay thế cho tiếng cho tiếng nổ chát chúa thường lệ. Khẩu súng không có đạn!
Vũ Thành quay sang chủ nhân:
– Tôi đã đề phòng mọi bất trắc nên mạn phép đưa cho ông khẩu súng hết đạn. Mong ông tha lỗi cho.
Ông Bảo chợt buông súng, gieo người xu! ống chi! ếc ghế và ý định sát nhân cũng tan biến đâu mất. Một nỗi buồn, xúc động man mác xâm chiếm tâm hồn nhưng kèm theo một cái gì may mắn nhất vì ông biết mình đã không trở thành kẻ sát nhân. Tiếng của bà Bảo vang lên:
– Cậu Tùng, từ trước đến nay tôi thấy cậu là người thông minh, dễ mến lại hiền lành nữa mà không hiểu soa cậu có thể giết người như thế. Hay là có một ẩn tình nào khác?
Tùng đáp nhẹ nhàng:
– Thưa bà, ẩn tình thì có nhưng dù sao thì tôi đã trở thành kẻ sát nhân dẫu với lý do tự vệ chăng nữa vẫn là kẻ sát nhân. Đó là chuyện quá khứ và hiện tại không còn phép màu nào thay đổi được tình thế. Mai kia, tôi sẽ vào tù để đền tội.
Đến đây, Tùng nói với nhà thám tử:
– Anh Thành, giờ này tôi vẫn coi anh là người bạn tốt dẫu chính anh đã bắt tôi về tội giết người. Tôi chỉ còn một thắc mắc là tại sao anh biết tôi là thủ phạm?
Vũ Thành đáp:
– Trước hết, tôi thành thật khen anh là người có mưu trí và anh sẽ thành công nếu may mắn hơn một chút. Sự khám phá của tôi không phải trong một vài giây phút mà có. Tôi góp nhặt từng chi tiết nhỏ, ráp nối, liên lạc chúng với nhau, và phải vất vả lắm mớ tìm ra sự thật. Bây giờ, tôi sẽ trình bày một vài yếu tố như sau:
Thứ nhất, khi anh chặt bàn tay ông Hòa để gây thắc mắc, nghi ngờ trong vụ án mạng thì việc đó có một sơ hở. Khi tôi đoán được mục đích cũng nhận thấy bàn tay bị chặt trùng hợp với lời cháu Khang trước đó. Sự trùng hợp ấy tôi tin là không phải ngẫu nhiên và như vậy tố cáo thủ phạm đã nghe được lời hăm dọa của cháu Kha! ng tức ! thủ phạm phải là người ở trong lâu đài này.
Sau đó, tôi khám phá vụ xô xát trước khi chết qua các dấu tích còn sót lại trên người ông Hòa nên đoán thêm thủ phạm là đàn ông. Như thế, tôi đã biết được yếu tố: thủ phạm là một người đàn ông trong lâu đài nghĩa là hoặc anh hoặc ông Bảo. Giữa hai người, tôi phân vân rất nhiều và phải đợi những chi tiết về sau mới chắc chắn.
Yếu tố thứ hai tôi tìm được bắt nguồn từ vụ anh giả bộ bị kẻ bí mật dùng đinh đóng chặt nắp quan tài, nhốt anh trong đó. Mới đầu tôi tưởng bóng đen trong đêm đã làm việc ấy nhưng về sau, tôi gặp được bóng và hắn chính là Nguyễn Lâm, người bạn thân nhất của tôi. Nguyễn Lâm xác nhận rằng anh ta không hề dùng đinh đóng nắp quan tài của anh và hơn thế nữa, Nguyễn Lâm còn cho biết trong đêm đó, anh ta thấy Thu Dung đi về phía nhà sau. Biết được đến đây, tôi vô cùng thắc mắc nhưng về sau biết thêm Thu Dung là người yêu của anh thì tôi vỡ lẽ. Tôi đoán rằng chính Thu Dung và anh đã âm mưu với nhau làm việc ấy để tôi không nghi ngờ anh là thủ phạm. Tất nhiên, người vô tội thì không ai hành động như thế.
Thứ ba là trong bức thư hăm dọa trước ngày Thu Dung bị bắt cóc, tác giả bức thư tự xưng là người bí mật đêm hôm trước nhưng tôi biết bóng người là Nguyễn Lâm và anh ấy không biết bức thư nào cả thì đoán rằng chính anh ngụy tạo ra để che mắt tôi.
Với những khám phá ấy, khi Thu Dung bị "bắt cóc" thì tôi hiểu được rằng đó chỉ là một mưu kế giúp anh cùng Thu Dung trốn khỏi lâu đài này. Nói thế nghĩa là Thu Dung không hề bị bắt cóc mà tự ý đi khỏi l�! �u đài,! còn bức thư là để giúp anh ra khỏi nơi đây với số tiền nửa triệu, và sau đấy hai người sẽ nắm tay nhau về một phương trời xa lạ. Biết thế, tôi mới giả bộ bằng lòng theo điều kiện trong thư rồi ngấm ngầm theo dõi để bắt quả tang khi anh đến gặp Thu Dung tại chỗ hẹn và bắt cả hai về đây.
Thế là một phần những bí mật đã được đem ra ánh sáng. Tùng nói, giọng buồn rầu:
– Anh Thành, anh là người rất thông minh. Tôi hoàn toàn thua cuộc, bị anh cho vào tròng vẫn không hay.
– Chưa hẳn thế. Tôi gặp nhiều may mắn vì nếu Nguyễn Lâm không tới đây thì chắc kẻ thua cuộc là tôi. Nhưng Tùng này, tôi có chung một thắc mắc với bà Bảo đây. Khi chọn anh làm phụ tá, lúc ấy tôi chưa hề nghi ngờ và thấy anh là người tốt, hiền lành can đảm. Tại sao
Tùng ngắt lời:
– Bây giờ tôi có nói cũng chẳng ai tin và sẽ cho tôi tự bào chữa tội ác của mình. Thật ra, tôi giết ông Hòa là vì bắt buộc phải tự vệ.
Đúng lúc ấy, tiếng còi xe cảnh sát vang lên inh ỏi. Vũ Thành nhìn ra ngoài, nhận ra ngay bóng dáng quen thuộc của Nguyễn Lâm và mấy người cảnh sát mặc sắc phục. " Họ đến thật đúng lúc, khỏi mất công mình gọi điện thoại nữa", Vũ Thành vừa nghĩ thế thì Nguyễn Lâm bước vào, sắc mặt vui vẻ, bắt tay nhà thám tử rồi hỏi:
– Tên Vinh đâu?
– Anh cứ yên chí. Tôi đã nhốt hắn dưới một căn hầm bí mật chứa nữ trang châu báu ở gian nhà kho.
– Căn hầm bí mật chứa nữ trang, châu báu?…A, tôi hiểu rồi. Thế anh đã tóm ra thủ phạm vụ án mạng chưa?
– Rồi. Anh ta đứng kia, tên là Tùng.
Vừa nói Vũ Thành v�! ��a chỉ! vào Tùng. Nguyễn Lâm bèn tiến về phía Tùng, nói:
– Tôi mừng cho anh là người may mắn.
– May mắn? Này, ông đừng bông đùa, chế riễu tôi kiểu đó. Hãy coi chừng.
Nguyễn Lâm đáp giọng nghiêm trang:
– Không phải như vậy, anh đừng hiểu lầm. Tôi nói thế vì anh là KẺ SÁT NHÂN VÔ TỘI.
– Vô tội?
Mọi người đều ngạc nhiên khi nghe nói. Thật vậy, từ trước đến nay, có kẻ sát nhân nào vô tội đâu? Tiếng của Nguyễn Lâm vang lên, giải thích:
– Sau khi sưu tra, lấy dấu tay người chết, tôi biết hắn chính là Tướng Cướp Hải Long. Hải Long đã bị Tổng Nha Cảnh Sát truy nã từ lâu và treo giải thưởng 1.000.000 đồng cho bất cứ ai bắt sống hay giết được hắn. Và như thế, anh Tùng là kẻ có công chứ không phải có tội.
Tùng thấy mình vừa tỉnh khỏi một cơn ác mộng hãi hùng. Anh mỉm cười sung sướng và thấy mình hạnh phúc hơn bao giờ hết. Anh là kẻ sát nhân nhưng là kẻ sát nhân vô tội.
– Tùng, anh hãy kể lại chuyện nguyên do khiến anh giết được Tướng cướp Hải Long.
Bốn chữ "Tướng cướp Hải Long" làm Tùng mỉm cười lần nữa. Anh bắt đầu thuật lại:
– Đêm ấy, vào khoảng hơn 3 giờ sáng và trời đang mưa to, tôi sực nhớ mấy bao bột mì còn để ngoài sân, chắc là bị ướt nên nên xuống nhà sau, lấy mấy bao bột mì cất vào trong nhà. Lúc đó, dưới ánh sáng mù mờ của đêm tối, tôi chợt bắt gặp ông Hòa đang loay hoay xếp đặt mấy cái bàn ghế cũ trong góc nhà. Và ông Hòa quay lại nhìn tôi có vẻ giận dữ. Ông ta lên án rằng tôi đã biết điều bí mật của ông ta nên tôi phải chết. Thế rồi, ông Hòa xông lại! và cu�! �c xô xát diễn ra rất kịch liệt. Tôi lỡ tay, tặng cho ông ta một cú atémi vào gáy khiến ông ta chết ngay tại chỗ. Vụ án mạng xảy ra ngoài ý muốn của tôi. Đến bây giờ tôi mới biết đó là Tướng cướp Hải Long. Tôi xin hoàn lại cái nhẫn của ông ta mà tôi đã lấy khi tính trốn đi.
Tùng kể xong, mọi người nhìn nhau với sự hài lòng. Vũ Thành bật cười:
– Vậy mà tôi cứ đinh ninh ông Hòa là nhân viên mật vụ vì bắt gặp cái thẻ cũ trong va-ly ông ta. Chắc đó là thẻ giả nhưng tôi vẫn không hiểu tại sao Hải Long lại muốn trốn khỏi lâu đài trong đêm đó.
Nguyễn Lâm giải thích:
– Thật ra nếu không có anh Tùng thì cảnh sát cũng sắp tìm ra tông tích Hải Long. Chính hắn cũng biết điều ấy nên mới thu xếp hành lý, định lấy đi số nữ trang, châu báu nhưng bị anh Tùng bắt gặp nên câu chuyện mới xảy ra như ngày nay. Còn tên Vinh chỉ là đàn em Hải Long, đến đây thấy chúa đảng của mình đã chết và nghi ngờ Hải Long còn cất giấu một gia tài lớn quanh quẩn đâu đây nên mới kiếm cớ ở lại để tìm gia tài ấy.
Ngừng một chút, Nguyễn Lâm nói:
– Mọi việc kể như đều êm đẹp, thôi mời tất cả về ty cảnh sát lấy lời khai chính thức, có thể bị rắc rối về thủ tục mất vài ngày nhưng tôi cam đoan sẽ không có gì đáng tiếc xảy ra.
Mọi người vui vẻ ra xe. Những ánh nắng cuối cùng đã tắt ở cuối chân trời báo hiệu một ngày lại sắp tàn.
Tối nay, khung cảnh ở lâu đài rất tưng bừng náo nhiệt. Đèn điện thắp khắp nơi sáng trưng và tiếng người cười nói vọng ra thật vui vẻ, khác xa với cảnh vắng lặng, âm u của căn nhà một tháng về trước. Hôm nay là ngày cưới của Tùng và Thu Dung. Tiệc cưới được tổ chức linh đình với sự tham dự của đông đủ bạn bè dẫu vắng mặt chủ nhân vì ông đã dẫn bé Khang đi nghỉ mát từ hai tuần nay. Tuy nhiên Tùng vẫn có ý trông đợi một ai. Chắc người ấy phải đặc biệt lắm?
Nhưng kìa, hai bóng dáng quen thuộc đã xuất hiện. Cả cô dâu lẫn chú rể đều ra tận thềm đón tiếp và không nói, chắc chúng ta cũng biết đó là Vũ Thành và Nguyễn Lâm. Đêm nay, hai chàng ăn diện rất chải chuốt và tươi cười chứ không còn vẻ bí mật của những nhà thám tử. Bầu không khí thật tươi trẻ, tiếng sâm-banh nổ vang kèm theo tiếng cụng ly hay những lời chúc tụng. Tuy nhiên, có lẽ nổi bật và lộng lẫy hơn hết vẫn là cô dâu trong bộ đồ cưới. Thu Dung – không, bây giờ phải gọi là bà Tùng mới đúng – lăng xăng trong bữa tiệc, tiếp chuyện với mọi người thật vui vẻ. Trông cô lúc này tươi đẹp như một bông hoa hồng mới nở, diễm lệ hơn bao giờ hết.
Đến giữa bữa tiệc, Vũ Thành và Nguyễn Lâm rủ nhau lại trước mặt cô dâu chú rể, Vũ Thành nói:
– Đêm nay, chúng tôi có một món quà rất đặc biệt để tặng cho anh chị.
Rồi không đợi ai hỏi gì, anh bảo bạn:
– Lâm, anh còn đợi gì nữa mà không lấy ra? Vừa đúng lúc rồi đấy.
Nguyễn Lâm gật đầu, thò tay vào túi áo veston nhưng vẻ mặt anh ta bỗng xìu xuố! ng, ghé vào tai bạn nói nhỏ một câu. Vũ Thành giật mình:
– Anh để quên ở nhà rồi? Chết không, anh tìm kỹ xem chứ thế này thì
quê quá!
Nguyễn Lâm vội vã lục soát lại nhưng vẫn chẳng thấy gì. Vẻ mặt của anh trông rất ngơ ngác làm mọi người đều tức cười nhưng cố nhịn. Sau cùng, anh nói với Vũ Thành:
– Có lẽ lúc qua cầu, gió thổi bay mất rồi.
Lần này, mọi người bật cười vui vẻ. Nguyễn Lâm thêm vào:
– Cũng may là tôi còn nhớ hôm nay là ngày cưới của anh chị. Anh chị có biết tại sao không? Ấy là nhờ anh Thành quảng cáo hôm nay có bữa tiệc lớn lắm đấy.
Tiếng cười lại vang lên lần nữa. Sau đó Nguyễn Lâm trịnh trọng lấy ra một tờ giấy nhỏ, đưa cho Tùng rồi nói:
– Đùa giỡn thế cho vui chứ quên thế nào được. Đêm nay, tôi xin đại diện ông Cảnh sát Trưởng giao cho anh tấm chi phiếu một triệu đồng. Đó là số tiền thưởng vì anh đã trừ được tướng cướp Hải Long.
Nguyễn Lâm vừa dứt lời thì tiếng vỗ tay dồn dập vang lên. Vũ Thành khen bạn, nửa đùa nửa thật:
– Cái anh Lâm này đóng kịch tài quá. Thật đúng là một diễn viên xuất sắc, đáng được thưởng huy chương bằng
gỗ.
Trong khi đó, Tùng chợt trở nên bâng khuâng. Anh nói, giọng nhẹ nhàng:
– Trong ngày vui hôm nay, tôi chợt thấy hơi buồn khi nhớ tới chuyện cũ. Dẫu tôi là KẺ SÁT NHÂN VÔ TỘI nhưng đó cũng là chuyện đáng tiếc.
Vũ Thành thân mật vỗ vai Tùng:
– Phải, anh nói đúng. Nhưng có lẽ chúng ta nên quên nó đi. Thời gian sẽ chôn vùi tất cả vào dĩ vãng và cái tên Hải Long sẽ trở thành xa xưa trong quá khứ. Chúng ta hãy nhìn! vào hi�! ��n tại, hưởng hạnh phúc trong tầm tay và nghĩ rằng chuyện đã qua chỉ là một cơn ác mộng. Nhân dịp này, tôi cũng xin chúc mừng anh chị được hạnh phúc cho đến ngày
Tận Thế.
Và cuộc vui lại tiếp tục cho đến khi chấm dứt. Mọi người lần lượt ra về. Tùng xiết tay Vũ Thành thật chặt trước khi từ giả và nhìn theo bóng chàng thám tử lẫn dần vào đêm tối. Mặt trăng đêm nay thật tròn, thật sáng, ánh trăng huy hoàng đẹp đẽ bên cạnh muôn vàn vì sao như đang nhảy múa trong bầu trời đen thẳm. Tùng nắm tay Thu Dung và trước mặt họ là một thiên đàng, thiên đàng hạnh phúc.
Giáng Sinh 73
THANH CHÂU
HẾT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét