Gia Sư
Nguyễn Nhật Ánh
Quý ròm đi làm gia sư. Thật là 1 chuyện không mơ thấy nổi.
Không ai chối cãi Quý ròm là “thần đồng toán” của trường Tự Do, tổ sư môn vật lý, sếp sòng môn hoá học, là niềm tự hào của toàn thể thầy cô và bạn bè trong các kỳ thi toán lý hoá cấp thành phố.
Nhưng cũng ko ai chối cãi thần đồng Quý ròm học cho mình thì giỏi nhưng giảng dạy cho người khác thì chả ra cái củ khoai tây gì, chỉ đáng là ông thầy hạng tép.
Năm ngoái, Quý ròm từng kèm cho thằng bạn chí thân của nó Tiểu Long học. Hồi đó, Tiểu Long rất dốt toán. Dốt quá, đâm ra sợ. Sợ cả môn toán lẫn ông thầy dạy toán. Ðang đi lơn tơn ngoài phố, nhác thấy bóng dáng thầy Hiếu từ xa là nó chui ngay vào bụi rậm hay gốc cây bên đường để lánh mặt.
Quý ròm ngứa mắt không chịu nổi, bắt Tiểu Long mỗi tuần ba buổi ôm tập đến há nó ngồi dạy cho nó dạy.
Dạy tức là giảng cho người ta hiểu, giúp cho người ta khá lên. Ðiều đơn giản đó ai cũng biết. Chỉ Quý ròm không biết. Nó càng dạy, thằng Tiểu Long càng dốt. Thọ giáo Quý ròm một thời gian, Tiểu Long mặt mày khờ câm. Trước khi được bạn kèm cặp, Tiểu Long chỉ sợ mỗi thầy Hiếu. Bây giờ nó sợ thêm thằng Quý ròm. Nỗi khổ trong lòng nó tự nhiên mà nhân đôi.
Ấy là tại Quý ròm quát tháo ghê quá. Mắng mỏ nữa. Mà ở đời cái sự nạt nộ chỉ làm cho người ta mất vía chứ chẳng khiến người ta sáng dạ ra. May mà cuối cùng nhỏ Hạnh biết chuyện, ra tay can thiệp. Nếu không, thằng Tiểu Long học hành chẳng khá lên thì chớ mà tình bạn giữa nó và Quý ròm còn có nguy cơ đổ bể tan tành.
Tiểu ! Long không phải là nạn nhân duy nhất của Quý ròm. Chính nhỏ Diệp, em gái Quý ròm, mới thật thảm thương.
Tiểu Long dù sao cũng là bạn, thích thì ôm tập tới học, không thích thì phủi áo bỏ đi. Còn nhỏ Diệp là phận em út, sống chung một nhà với Quý ròm, buộc cam chịu cái cảnh con tốt nhép sống bên cạnh ông pháo ông mã, bữa học nào cũng bị giật tóc ký đầu, nước mắt nước mũi tha hồ sì sụt.
Tiểu Long nhận xét:
– Quý ròm tốt bụng nhưng nóng tính.
Nhỏ Hạnh cụ thể hơn:
– Quý không dạy ai được đâu!
Quý ròm không giận, chỉ nhún vai:
– Tính tôi thế!
Tính thế tức là tính nóng vội, tức là muốn ai cũng thông minh như mình, cũng nghe một hiểu mười như mình. Quý ròm thừa nhận điều đó tức là nó hiểu nhược điểm của nó. Nó hiểu nó không nên làm thầy thiên hạ.
Vậy mà đùng một cái, nó lại đi dạy. Cái chuyện đi dạy của nó tất nhiên nó giấu biến. Nhỏ Hạnh không biết. Cả lớp nó cũng không ai biết.
À quên, có một đứa biết. Ðó là Quỳnh Như. Tại Quý ròm dạy kèm cho nhỏ Quỳnh Dao, em gái của Quỳnh Như chứ ai!
Ở trong lớp, về địa lý, Quỳnh Như thuộc tổ 2, Quý ròm thuộc tổ 4. Quỳnh Như ngồi dãy bàn bên trái, Quý ròm ngồi dãy bàn bên phải. Về tính tình, Quýnh Như là một trong những đứa ít nói nhất lớp trong khi Quý ròm mồm mép lúc nào cũng bép xép như tép nhảy. Hai đứa vừa xa nhau vừa khác nhau, quanh năm hầu như không qua lại, mặt trời và mặt trăng cũng cách nhau đến thế là cùng.
Cứ kể như Quý ròm là mặt trời Quỳnh Như là mặt trăng thì câu chuyện này! bắt đ! ầu vào hôm mặt trời bắt gặp mặt trăng lững thững một mình trên đường về, mặt buồn xo đến tội.
Quỳnh Như xưa nay vẫn là đứa đằm tính, ít khi bộc lộ tình cảm ra ngoài. Nhìn nó như nhìn vào vách đá, chả biết được nó đang vui hay đang buồn.
Vậy mà hôm nay Quý ròm thấy nó ủ dột khác hẳn ngày thường. Lại gần, lại thấy mắt nó ngấn ngấn nước.
– Quỳnh Như! – Quý ròm gọi khẽ.
Quỳnh Như ngẩng lên rồi cúi xuống ngay.
– Bạn sao thế? – Giọng Quý ròm dè dặt.
Quỳnh Như vẫn không đáp nhưng chân đã chậm lại.
– Ai bắt nạt bạn hở?
Quý ròm lại hỏi và Quỳnh Như lại làm thinh.
Quý ròm đưa tay gãi gãi chót mũi, băn khoăn quá. Nó chả hiểu nhỏ bạn nó đang gặp phải chuyện gì mà thẫn thờ đến mà không buồn mở miệng.
Quý ròm loay hoay phỏng đoán, muốn hỏi tiếp vài câu nữa nhưng cảm thấy ngài ngại.
Nó nhìn quanh, tiếc là nhỏ Hạnh vừa chia tay chỗ Ngã ba Cây Ðiệp. Dò hỏi những chuyện như thế này, con gái với nhau dù sao cũng tiện hơn.
– Em mình…
Như để gỡ rối cho Quý ròm, Quỳnh Như chợt buột miệng.
Quý ròm mừng rỡ ngoảnh sang:
– Em bạn sao?
– Nó ngịch lắm, lại chẳng chịu học.
Quý ròm cứ đinh ninh nhỏ Quỳnh Như dàu dàu như thế thì em nó nếu không bị sốt xuất huyết thì cũng bị chó dại cắn. Cho nên nghe bạn trả lời, nó thở đánh thượt, giọng xụi lơ:
– Tưởng gì! Em ai mà chẳng vậy!
Quý ròm thất vọng não nề, và qua cái vẻ xuôi xị của nó, Quỳnh Như nhận ngay ! ra điề! u đó.
Thế là Quỳnh Như lại ngậm tăm. Chả ai lại đi tâm sự với người ngay từ đầu đã không hứng thú với câu chuyện của mình.
Quý ròm dường như cũng thấy mình nóng nảy quá. Nó nhìn dáng đi lầm lũi của bạn, ngần ngừ:
– Thế…
Quý ròm chờ Quỳnh Như quay sang để hỏi tiếp nhưng nhỏ bạn nó chẳng tỏ ý định gì muốn tiếp tục câu chuyện. Bên cạnh nó, Quỳnh Như vẫn hờ hững bước, mắt cắm xuống vỉa hè.
– Em bạn học lớp mấy rồi?
Quý ròm liếm cặp môi khô rang, tìm cách nêu một câu hỏi rõ ràng.
– Lớp bốn.
Lần này thì Quỳnh Như không thể làm ra vẻ không có ai đi bên cạnh mình. Nó đáp, đầu vẫn không ngẩng lên.
– Thế em bạn học yếu lắm à?
– Ừ.
– Thì bạn kèm cho nó.
Quý ròm cố đưa ra lời khuyên, dù trong thâm tâm nó nghĩ lời khuyên của nó chả có giá trị gì. Không có lời khuyên dở ẹc đó, chắc Quỳnh Như cũng đạ kèm cho em mình từ khuya rồi.
Quỳnh Như lắc đầu:
– Khó lắm!
– Khó lắm là sao? – Quý ròm không hiểu – Chương trình lớp bốn…
– Chương trình học không khó! – Quỳnh Như cắt ngang – Nhưng với một đứa bướng bỉnh như em mình thì không ai có thể dạy được.
Lúc này cuộc đối thoại bắt Quỳnh Như phải ngoảnh mặt về phía Quý ròm, nhờ vậy Quý ròm thấy đôi mắt của bạn mình vẫn còn hoe hoe đỏ. Nó không nén được tò mò:
– Em bạn bướng bỉnh như thế nào? Bạn ra bài và nó nhất quyết không làm à?
– Như vậy còn đỡ! Nó th�! �ờng xu! yên đánh mất tập, bẻ gãy bút thước, compa. Còn đổ cả nước trà lên sách.
Quý ròm thoắt rùn mình. Bản liệt kê tội trạng có lẽ là rất sơ sài của Quỳnh Như khiến nó cảm giác như có một luồng gió lạnh thổi qua người. Bây giờ thì nó tin rằng làm chị một tên quỷ con như thế mà không khóc mới là chuyện lạ.
– Biết làm sao được! – Mãi một lúc, Quý ròm mới tìm ra lời an ủi – Con trai tuổi đó là chúa nghịch. May mà em mình là con gái…
– Không! – Quỳnh Như thỏ dài – Em mình cũng là con gái.
– Bạn nói sao?
Quý ròm thiếu điều nhảy dựng.
– Em mình là con gái! – Quuỳnh Như bình tĩnh đáp lại – Tên nó là Quỳnh Dao.
Lần này thì Quý ròm biết chắc mình không nghe lầm. Cặp mắt nó lập tức trố lên. Và nó ngô nghê hỏi lại:
– Con gái à?
Quý ròm hỏi cho có hỏi. Nó không chờ Quỳnh Như đáp, lại tiếp tục thốt ra những ý nghĩ trong đầu:
– Lạ thật! Con gái gì mà…
Ðang nói nửa chừng, Quý ròm bỗng im bặt. Nó cảm thấy tốt nhất là không nên nói ra nhận xét của mình.
Nhưng Quỳnh Như thừa hiểu Quý ròm định nói gì. Nó đã từng nghe đầy tai những lời ca thán về con nhỏ Quỳnh Dao chúa quậy phá này.
– Chính vì vậy mẹ mình mới không chịu nổi! – Quỳnh Như chớp chớp mắt, giọng chớm sụt sịt trở lại – Mẹ mình đe nếu mình không trị được Quỳnh Dao, mẹ mình sẽ gửi nó sang ở hẳn với cậu mình, nhờ cậu kèm cặp, dạy dỗ.
Tới đây thì Quý ròm vỡ lẽ. Hoá ra nhỏ bạn nó thút tha thút thít nãy giờ ch! ẳng ph�! ��i vì quá ngán ngẩm em giá mình, mà vì sợ em mình sẽ bị tống khứ ra khỏi nhà.
Như thế là lớn chuyện rồi! Quý ròm nơm nớp nghĩ. Trong một lúc, nó bần thần hình dung ra cảnh nó và nhỏ Diệp sống mỗi người một ngả, thấy sự chia ly quả là đau khổ biết chừng nào. Chỉ tưởng tượng thôi mà ruột nó đã muốn thắt lại.
Có đến một lúc lâu, Quý ròm lặng lẽ đi bên cạnh nhỏ bạn đang buồn bã của mình. Nhiều lần nó muốn buột miệng một câu gì đó để phá tan bầu không khí nặng nề nhưng rốt cuộc nó không biết phải nói gì. Ðiều bạn nó cần trong lúc này không phải là những lời khuyên giải hay an ủi qua loa.
Quý ròm biết rõ điều đó. Cho nên nó lẽo đẽo đếm từng bước chân, ngực nặng như chèn đá.
– Mình về nhé!
Tiếng Quỳnh Như đột ngột vang lên cắt ngang những ý nghĩ lan man trong đầu Quý ròm. Nó giật mình ngước lên, thấy góc phố đã hiện ra trước mắt:
Bạn về à?
– Ừ, tới ngã rẽ rồi. Mình quẹo đây!
– Khoan đã!
Quý ròm cuống quýt vọt miệng, đến mức ngay sau đó nó đỏ bừng mặt về sự hoảng hốt của mình.
– Gì thế hở Quý? – Quỳnh Như ngạc nhiên.
Quý ròm nói nhanh:
– Chuyện Quỳnh Dao ấy mà!
– Quỳnh Dao sao?
– Nếu bạn và mẹ bạn đồng ý…
Quý ròm chớp cjớp mắt, tự dưng cảm hấy khó khăn. Nó ngó lơ chỗ khác, tặc tặc lưỡi:
– À, nói tóm lại là nếu không ai phản đối, mình sẽ… nhận kèm cho Quỳnh Dao!
– Quý kèm?
Ðề nghị bất ngờ của Quý ròm khiến Quỳnh! Như há! hốc miệng.
– Ừ! – Quý ròm quay lại – Bạn thấy sao?
Còn thấy sao nữa! Ðược một “siêu học sinh” như Quý ròm kèm cặp là mơ ước của bất cứ đứa học trò lẹt đẹt nào (mặc dù cái mơ ước đẹp đó có đến chín mươi chín phần trăm nguy cơ tan vỡ ngay sau buổi thọ giáo đầu tiên!). Nhưng có tài thánh Quỳnh Như mới biết được sự thật oái oăm đó. Trong mắt nó lúc này, dưới sự hướng dẫn của “thần đồng” Quý ròm, đến lừa cũng có thể đi thi toán quốc tế nữa là con nhỏ Quỳnh Dao không đến nỗi dốt đặc cán mai kia!
Ðó là chưa kể, Quý ròm là con trai, lại thông minh lanh lợi, Quỳnh Như tin rằng bạn mình có thừa khả năng để “trấn áp” con quỷ con ở nhà, bắt con nhỏ vào khuôn khép, cái nhiệm vụ mà trước nay nó không tài nào cáng đáng nổi.
Vì vậy, khi Quý ròm hỏi “Bạn thấy sao?”, Quỳnh Như không cho biết nó thấy sao cả, mà bặm môi hỏi lại:
– Quý không nói đùa đấy chứ?
– Không.
– Kèm khơi khơi vậy hở?
– Ừ.
– Không có một điều kiện gì?
Quý ròm mỉm cười, dễ dãi:
– Không!
Tiếng “không” vừa hiên ngang thố ra Quý ròm sực nhớ tới một chuyện, liền biến hẳn sắc mặt:
– À quên, có. Có một điều kiện.
– Ðiều kiện gì?
Quý ròm nuốt nước bọt:
– Bạn không được để lộ chuyện này cho bất cứ ai trong lớp biết, đặc biệt là Tiểu Long và nhỏ Hạnh.
*
Trưa đó, Quý ròm không sao chợp mắt được. Nó nằm lăn qua lăn lại trên giường, đầu óc nghĩ ngợi lung tung.
Khi xung phong nhận dạy kèm Quỳnh Như, thực bụng nó không tin lắm vào khả năng của mình. Ðơn giản vì không ai hiểu rõ nó bằng chính nó. Thằng Tiểu Long hiền lành là thế, nhỏ Diệp ngoan ngoãn là thế, nó dạy còn không xong, huống gì dạy một đứa siêu quậy như con nhỏ Quỳnh Dao, một đứa mà chỉ nghe thành tích thôi nó đã muốn nổi da gà.
Trong hoàn cảnh khác, dĩ nhiên Quý ròm không cho phép mình liều lĩnh như thế. Nhưng những giọt nước mắt của Quỳnh Như đã làm nó mềm lòng.
Ðang suy nghĩ miên man, nghe chuông đồng hồ điểm ba tiếng, Quý ròm giật mình lồm cồm bò dậy. Nó phóng vèo xuống đất, ba chân bốn cẳng chạy ra sau nhà rửa mặt nhoáng nhoáng rồi hấp tấp dắt xe đi.
Nhỏ Diệp ngạc nhiên nhìn ông anh:
– Anh đi đâu mà luýnh quýnh thế?
– Mày con nít hỏi làm chi!
– Anh chưa lau mặt kìa.
– Kệ tao.
Quý ròm hối hả nhấn bàn đạp. Nó hẹn với Quỳnh Như đúng ba giờ chiều sẽ có mặt ở nhà bạn nhưng bây giờ nó mới ra khỏi nhà, thật đoảng quá!
Nhà Quỳnh Như nằm sâu trong một con hẻm đất ngoằn ngoèo, hơi khó tìm, nhưng với Quý ròm thì chẳng ăn nhằm gì. Sau mười lăm phút đạp xe, nó đã đứng ngay trước căn nhà có cổng rào bằng gạch mà Quỳnh Như mô tả.
Nó dáo dác nhìn vào bên trong sân. Ngay sau cổng rào là cây hải đường lập lòe hoa đỏ tít trên cao. Bên trái nhà, một cây khế lưa thưa trái, chả rõ là khế ngọt hay khế chua. Xa hơn nữa, một cây cau đứng đơn độc b�! �n một cái giếng đá lấm tấm rêu. Ở đây sao giống thôn quê quá! Quý ròm ngẩn ngơ nhủ bụng và lại đảo mắt nhìn quanh, bồn chồn khi không thấy Quỳnh Như đâu.
Ðang ngóc cổ nghiêng ngó, Quý ròm bỗng giật bắn người khi nghe một tiếng gọi thình lình vang lên sát bên cạnh:
– Ê!
Quý ròm bước lui một bước, quay đầu dòm tứ phía.
Nhưng nó chẳng thấy có ai ở quanh đó.
Trong khi Quý ròm đang phân vân không biết mình có nghe lầm hay không thì tiếng gọi khi nãy lại bất thần vang lên:
– Ê!
Quý ròm ngạc nhiên quá. Nó mở to mắt và co chân xoay một vòng thật nhanh. Vẫn thế. Nghĩa là vẫn chẳng có người nào khác, ngoài một mình nó đứng lơ ngơ đó.
– Thầy là thầy Quý phải không? Hì hì, thầy đừng quay nữa, chóng mặt lắm! Con ở trên cây ổi này nè!
Lần này thay cho tiếng gọi cụt ngủn là một tràng líu lo, liến thoắng. Nhờ vậy, Quý ròm xác định được tiếng nói phát ra từ bên trái.
Nó thò đầu qua chiếc cổng rào thấp, ngoẹo cổ nhìn.
Hóa ra bên cạnh cây hải đường còn có một cây ổi. Hai cây mọc sát nhau nên khi nãy Quý ròm không nhìn thấy cây ổi thấp tè này.
Nhưng đó là nói khi nãy. Bây giờ thì nó không những phát hiện ra cây ổi mà còn phát hiện trên cây ổi có một con bé đang ngồi vắt vẻo, miệng nhai chóp chép.
Con bé trạc tám, chín tuổi, mặt mày sáng sủa, tóc cột túm phía sau bằng sợi thun. Có thể nói con bé rất xinh, chỉ hơi gầy một chút.
Thấy Quý ròm tò mò nhìn mình, nó giương đôi mắt đen láy nhìn lại, không chút bỡ ngỡ.
Quý ròm ngờ ngợ:
! – Em là Quỳnh Dao phải không?
COn bé toát miệng cười:
– Thầy đoán giỏi ghê! Con là Quỳnh Dao.
Nói xong, nó nhanh nhẹn nhảy xuống đất, rảo bước về phía Quý ròm và thò tay kéo cánh cổng khép hờ, miệng nhanh nhẩu:
– Chị Quỳnh Như đi có chút việc, kêu con đứng đây đợi thầy.
Quý ròm méo xệch miệng:
– Em đừng kêu anh bằng thầy. Cũng đừng xưng con. Anh chỉ hơn em có mấy tuổi hà.
– Mấy tuổi thì mấy tuổi chứ! – Quỳnh Dao chu miệng – Chị Quỳnh Như bảo kể từ hôm nay thầy sẽ dạy con. Mà dạy tức là phải tôn làm thầy rồi.
– Trời đất, cái này chỉ là dạy kèm thôi. Như chị Quỳnh Như vẫn kèm cho em học vậy mà.
– Con không biết! – Quỳnh Dao bướng bỉnh – Hễ ai dạy con, con đều kêu vậy hết!
– Thế khi chị Quỳnh Như dạy em, em cũng xưng hô như thế à?
– Lẽ ra là vậy!
Quỳnh Dao gật gù y như người lớn. Ðang làm bộ làm tịch trịnh trọng, nó bỗng nhe răng cười khì khì:
– Nhưng từ nhỏ con kêu chỉ bằng chị quen rồi, không sửa được!
Rồi không để Quý ròm vặn vẹo tiếp, nó mở rộng cánh cổng, giục:
– Thầy vô nhà ngồi nghỉ, đứng đây chi cho mỏi chân!
Quý ròm lẽo đẽo đi theo Quỳnh Dao, bụng kêu khổ thầm. Trước khi đến nhà Quỳnh Như, nó không nghĩ sẽ gặp một nhân vật khó đối phó như vậy. Trong sự hình dung của nó, Quỳnh Dao chỉ là một con nhóc ưa quậy phá. Một con nhóc ưa quậy phá thì dễ gây bực mình nhưng cũng dễ trị. Trên đường đến đây, Quý ròm đã kịp nghĩ ra những! cách �! �ng xử thích hợp đối phó với cô học trò sắp tới của mình.
Nhưng bây giờ thì Quý ròm bật ngửa. Hóa ra Quỳnh Dao là một con nhóc không đơn giản chút nào. Con quỷ con không chỉ giỏi quậy phá, còn giỏi lý sự lại vô cùng ương bướng. Suy nghĩ của nó mặc dù chỉ là suy nghĩ ngây thơ của một đứa trẻ, nhưng lối ăn nói sắc sảo của nó không dễ bắt bẻ. Chỉ mỗi chuyện xưng hô thôi, nó đã làm Quý ròm muốn khóc thét rồi.
Quỳnh Dao không biết thầy nó bụng đang thon thót. Nó dẫn Quý ròm vô nhà chỉ chiếc ghế gỗ có tay vịn, hớn hở nói:
– Thầy ngồi chơi, để con đi rót nước!
Quý ròm ngồi xuống, âm thầm thở một hơi dài, không hiểu tài miệng lưỡi của mình biến đi đâu mất. Lúc này nó chỉ mong Quỳnh Như chóng về đến nhà. Lúc này, họa may chỉ có Quỳnh Như mới gỡ bí được cho nó thôi.
Lát sau, Quỳnh Dao bưng nước ra.
– Chị Quỳnh Như đi đâu thế em? – Quý ròm ngó ra sân, sốt ruột hỏi.
– Chỉ đi mua sách cho con.
Quỳnh Dao đáp, rồi nó nhìn chăm chăm vô mặt Quý ròm, thắc mắc:
– Ủa, sao thầy không kêu con bằng “con”?
Câu hỏi của Quỳnh Dao khiến Quý ròm dở cười dở mếu. Nó mấp máy môi “ờ, ờ” mấy tiếng rồi im bặt.
Tốt nhất là nên án binh bất động, chờ Quỳnh Như về giải vây! Quý ròm nhủ bụng, và sau vài tiếng ậm ừ vô nghĩa, nó lại làm thinh quây đầu nhìn ra sân.
Nó nhìn ra sân nhưng đầu óc mãi nghĩ ngợi tận đâu đâu nên khi Quỳnh Như về, phải nghe tiếng reo của Quỳnh Dao nó mới biết:
– Chị Quỳnh Như kìa!
Quý r�! �m chớp chớp mắt, đứng vụt dậy, mặt tươi hơn hớn. Vẻ mừng rỡ quá đáng của nó khiến người kém tưởng tượng đến mấy cũng buộc phải liên tưởng đến cảnh con nít thấy mẹ đi chợ về.
Quỳnh Như bước vào nhà:
– Xin lỗi Quý nhé! Mình phải đi mua mấy cuốn sách toán cho Quỳnh Dao.
– Ủa, Quỳnh Dao không có sách sao?
Quỳnh Như chưa kịp đáp, Quỳnh Dao đã láu táu:
– Con làm mất rồi, thầy!
Lần này tới phiên Quỳnh Như ngạc nhiên về cách xưng hô của em mình. Nó ngoảnh phắt lại:
– Sao em lại xưng “con” với anh Quý?
– Ở lớp em vẫn xưng như vậy mà.
– Nhưng anh Quý là bạn của chị, em phải xưng “em”!
Lý lẽ của Quỳnh Như đơn giản đến mức Quý ròm phải đưa tay véo đùi minh một cái để tự trừng phạt: Có thế sao khi nãy mình hồ đồ không nghĩ ra nhỉ!
Có Quỳnh Như trợ lực, Quý ròm lập tức biến thành con người khác. Nó nhanh chóng trở lại là thằng Quý liến láu mọi bữa.
Thằng Quý liến láu đó khoái trá bổ sung:
– Cũng không được kêu “thầy”. Phải sửa lại là “anh”!
– Cái này thì em dứt khoát không sửa! – Quỳnh Dao nghinh mặt – Thầy thì phải kêu là “thầy”, còn không em không học!
Trước phản ứng quyết liệt của cô học trò bướng bỉnh, ông thầy Quý ròm chỉ còn cách đưa mắt nhìn Quỳnh Như cầu cứu.
Nhưng phụ huynh Quỳnh Như cũng chẳng giúp gì cho thầy giáo Quý ròm. Nó biết trong vòng năm phút, không ai có thể bắt con quỷ con nhượng bộ đến hai lần. Vì vậ! y nó nh�! �n vai, giọng xuôi xị:
– Muốn gọi gì tuỳ em!
Quỳnh Như đã xuôi xị, Quý ròm không thể không xuôi xị theo:
– Thôi, vậy cũng được!
*
Thế là Quý ròm làm thầy, Quỳnh Dao làm trò. Thầy giáo Quý ròm kèm học trò Quỳnh Dao mỗi tuần ba buổi chiều, từ ba giờ đến năm giờ.
Ba Quỳnh Như lái tàu, quanh năm ở ngoài khơi. Mẹ Quỳnh Như là công nhân dệt, suốt ngày ở xưởng.
Những khi Quý ròm tới, nhà chỉ có hai chị em. Có hai chị em mà như có một người.
Trước khi chính thức thọ giáo Quý ròm, Quỳnh Dao ngoắt bà chị, giao hẹn:
– Lúc em ngồi học, chị không dược ngồi gần đấy nhé!
– Sao kỳ vậy?
Quỳnh Dao tuyên bố thẳng thừng:
– Có mặt chị, em không học được!
Hôm dạy học đầu tiên, Quý ròm ngạc nhiên khi không thấy Quỳnh Như đâu:
– Chị em đi vắng hở?
– Chỉ ở nhà sau.
– Sao chỉ không lên trên này?
– Em không cho lên đó thầy! – Quỳnh Dao chúm chím.
Quý ròm lắc đầu, nhìn đống bút thước Quỳnh Dao vừa bày ra bàn, ngạc nhiên lần thứ hai:
– Những thứ này sao mới tinh vậy?
Quỳnh Dao khoe:
– Dạ, chị em mới mua cho em.
Nó láu lỉnh nói thêm:
– Hôm nay khai giảng mà thầy.
– Bút thước nào mà chẳng học được! Bày vẻ cho cho tốn kém!
Quý ròm tặc tặc lưỡi, bắt chước câu nói cửa miệng của bà nó. Vừa nói nó vừa gật gà gật gù ra dáng một bậc sư phụ đạo cao đức trọng, bụng tiếc hùi hụi không có râu để vuốt.
Nhưng học trò Quỳnh Dao làm sư phụ Quý ròm cụt hứng quá xá. Sư phụ đang thuyết giảng về lối sống giản dị, tiết kiệm nghe cao xa, sâu sắc là thế, nào ngờ học trò trả lời nghe tr! ớt quớt:
– Không mua lấy chi mà học, thầy?
Quỳnh Dao làm Quý ròm ngẩn tò te:
– Chứ bút thước của em đâu?
– Hôm trước em làm mất hết rồi.
Quỳnh Dao giải thích nghe nhẹ như không. Cứ theo cái giọng của nó thì nếu không thường xuyên đánh mất những thứ trong cặp của mình thì dứt khoát chẳng phải là học trò.
Thái độ thản nhiên đó càng khiến Quý ròm thêm bực mình. Nó nhịp tay xuống bàn, hừ giọng:
– Hôm trước em làm mất sách, bây giờ lại tới bút thước, như thế là không được!
Có lẽ từ trước đến giờ Quỳnh Dao đã nghe những lời quở trách như thế quá nhiều lần nên nó chẳng tỏ vẻ gì lưu ý lắm. Mặc cho thầy giáo lớn tiếng phê bình, nó cứ ngồi chăm chú cắn móng tay, ra cái điều những chuyện nhảm nhí đó ta đây đã biết từ khuya rồi, ngươi đừng lải nhải nữa điếc tai ta lắm.
Quý ròm liếc vẻ lơ đãng của cô học trò, bụng tức sôi:
– Người học trò muốn giỏi thì phải giữ gìn, yêu quí dụng cụ học tập của mình, em biết không Quỳnh Dao?
– Biết chứ thầy!
Lần này thì Quỳnh Dao vừa đáp vừa ngọ ngoạy người và thò tay ra sau lưng gãi sồn sột.
Cho nên nó nói biết mà Quý ròm cảm tưởng là nó chẳng biết gì cả. Thế là Quý ròm lại tiếp tục gân cổ:
– Thế em có biết bút thước tập vở đối với học trò cũng quan trọng như vũ khí đối với người lính không hả?
– Dạ, cái này em cũng biết.
Quý ròm mím môi:
– Thế theo em người lính sẽ làm được gì nếu ra trận mà không đem theo v! ũ khí? !
Quỳnh Dao tỉnh rụi:
– Dạ, làm chỉ huy ạ.
Quỳnh Dao buông một câu khiến Quý ròm chết diếng. Bài giáo huấn nhập môn đầy hình ảnh bóng bẩy của nó bỗng chốc bị con oắt làm cho sụp đổ tan tành.
Quý ròm như không tin vào tai mình. Có đến một lúc lâu, nó nhìn sững cô học trò đang ngồi trước mắt, không dời mắt đi đâu được.
– Làm gì thầy nhìn em chằm chàm vậy? – Quỳnh Dao giương cặp mắt đen láy – Bộ em nói không đúng hở thầy?
– Ðúng cái mốc xì! – Quý ròm tức muốn xịt khói ra đằng mũi – Ai bày em trả lời như vậy?
– Ðâu có ai bày, thầy! – Quỳnh Dao hồn nhiên – Em xem tiết mục “Thư giãn” trên tivi, thấy người ta nói vậy đó thầy!
Trong một thoáng, Quý ròm bỗng muốn khóc quá. “Thư giãn” là tiết mục hài hước, con quỷ con lại đem ra “vận dụng”, bảo Quý ròm không dở khóc dở cười sao được.
– Người ta nói đùa đó em! – Quý ròm thở đánh thượt, rồi chẳng tha thiết gì đến bài thuyết giảng dang dở kia nữa, nó vội vã chuyển đề tài – Thôi, em giở tập ra học đi!
Quý ròm đã kịp kết luận rồi: tốt nhất là đừng dại dột lý sự với con nhỏ ưa lý sự này. Nó khờ thật hay giả bộ khờ để trêu chọc sư phụ nó, có trời mới biết.
Quỳnh Dao dường như chẳng để ý đến tâm trạng rối bời của thầy nó. Nó vừa lật tập soàn soạt vừa bô bô:
– Thầy dạy làm sao cho em được điểm cao nha thầy. Ở lớp em toàn được điểm 4, điểm 5 không hà.
Quý ròm nheo mắt nhìn cô học trò:
&! #8211; Em kém nhất môn gì?
– Dạ, môn gì em cũng kém.
Quý ròm nhíu mày:
– Môn đạo đức, môn sức khỏe, môn khoa học cũng kém?
Quỳnh Dao chép miệng:
– Những môn đó em càng tệ.
Quý ròm ngạc nhiên:
– Ðây là những môn chỉ cần học thuộc lòng thôi mà.
– Dạ.
– Có nghĩa là tối về em không học bài?
– Ðừng nói oan nha thầy! – Quỳnh Dao nghinh mặt – Thầy hỏi chị Quỳnh Như coi, tối nào em cũng học bài đến khuya lơ khuya lắc. Học đến đỏ kè con mắt luôn.
– Vậy sao khi trả bài em lại bị điểm kém?
– Em cũng không biết nữa. Khi thầy cô hỏi, tự nhiên em quên sạch sành sanh.
Quỳnh Dao đáp. Và nó vui vẻ nhận xét:
– Lạ quá hén thầy?
Quý ròm không nói gì, nhưng rõ ràng nó cũng cảm thấy rất lạ. Tuy nó chỉ gặp cô học trò nhỏ của mình mới có hai lần nhưng nó vẫn tin Quỳnh Dao là cô bé thông minh. Ðôi mắt tinh anh, láu lỉnh trên gương mặt lúc nào cũng rạng ngời của nó không cho phép bất cứ ai hoài nghi điều đó.
Nhưng niềm tin đó bây giờ bắt đầu bị lung lay. Một học trò thông minh thì không thể học bài vất vả đến thế. Hy con quỷ con này chỉ liến láu mồm miệng còn đầu óc thực ra lại mít đặc?
Ðể kiểm tra sự phỏng đoán của mình Quý ròm quên phắt mình đến đây để dạy toán. Nó lật cuốn sách khoa học, dở đại một trang, hỏi:
– Em học tới bài “Ong mật” chưa?
– Dạ, chưa, thầy.
– Vậy để anh đọc em nghe một đoạn nhé.
– Nghe chi v! ậy, th�! ��y?
– Em chú ý lắng nghe. Một lát anh hỏi, em ráng trả lời cho được.
Rồi không để Quỳnh Dao hỏi tới hỏi lui, Quý ròm nâng cuốn sách lên ngang tầm mắt, đọc thao thao một đoạn dài: “Con ong có 6 chân, 4 cánh, sống trong tổ rất có trật tự. Tổ ong có đến hàng vạn con nhưng chỉ có một ong chúa chuyên đẻ trứng…”
Ðọc một hơi, Quý ròm đặt cuốn sách xuống, ngó cô học trò:
– Em nghe kịp không?
– Dạ kịp, thầy.
– Vậy bây giờ anh hỏi em nhé!
– Dạ, thầy cần gì cứ hỏi. Cứ tự nhiên đi, thầy!
Quỳnh Dao đáp bằng cái giọng như thể Quý ròm là học trò còn nó mới là cô giáo.
Quý ròm vờ như không để ý đến giọng điệu của con quỷ con cúi nhìn vào sách hắng giọng:
– Em hãy cho biết ong đực và ong thợ làm những công việc gì?
– Dạ, ong đực và ong thợ chuyên việc hút nhuỵ hoa làm mật, xây tổ bằng sáp, canh gác và nuôi ong non ạ.
– Giỏi lắm! – Quý ròm gật đầu – Thế em có nhớ quá trình biến hình của ong không?
– Dạ, nhớ chứ ạ, khi nãy thầy có đọc qua rồi mà! – Quỳnh Dao lại thao thao. Ong đẻ trứng, trứng nở ra sâu ong, sâu hóa nhộng và nhộng lột xác thành ong.
Quỳnh Dao làm Quý ròm ngạc nhiên quá. Nó mới đọc qua có một lần, không ngờ Quỳnh Dao lại nhớ vanh vách, không sai một mảy. như vậy là con nhỏ này đầu óc thông minh sáng láng thật chứ đâu chỉ giỏi mồm mép.
Quý ròm liếm môi, hỏi tiếp:
– Thế người ta nuôi ong làm gì?
Quỳnh dao lại đáp ro ro:
– D�! �, ngư�! �i ta nuôi ong để lấy mật và sáp. Mật ong rất bổ, dùng làm thuốc, sáp ong dùng làm đèn thắp…
– Thôi, đủ rồi em.!
Quý ròm thình lình cắt ngang. Rồi nó nhìn thẳng vào mặt cô học trò, ngờ ngợ hỏi:
– Em chưa học qua bài này thật à?
Quỳnh Dao thô lố mắt:
– Ủa, khi nãy em nói với thầy rồi mà. Bộ thầy không tin em hả?
Quý ròm chìa tay ra:
– Em đưa tập cho anh xem nào!
Quỳnh Dao đẩy cuốn tập khoa học đến trước mặt Quý ròm:
– Thầy xem đi! Ai nói dóc với thầy làm chi!
Quý ròm cầm lấy cuốn tập, cẩn thận lật từng trang. Quả nhiên, lớp Quỳnh Dao chưa học tới bài “Ong mật”. Bài mới nhất trong tập là bài “Tằm”.
Phát hiện đó khiến Quý ròm ngẩn ngơ. Bây giờ thì nó tin rằng trí nhớ của Quỳnh Dao không thua gì nhỏ Hạnh, bạn nó. Nhỏ Hạnh có trí nhớ siêu phàm, từ năm lớp sáu đã được bạn bè dặt cho những biệt danh mỹ miều như “Nhà thông thái”, “Cuốn từ điển biết đi”…
Nhưng “nhà thông thái” Hạnh mỗi lần lên bảng đều kiếm điểm chín, điểm mười ngon ơ, chứ có đâu lẹt đẹt như “nhà thông thái ” Quỳnh Dao này.
Quý ròm băn khoăn nhìn cô học trò trước mắt:
– Em sáng dạ như thế mà trả bài không thuộc thi khó hiểu thật!
Quỳnh Da toét miệng cười:
– Thầy cô trên lớp cũng nói giống y như thầy.
– Thế khi thầy cô dò bài thì em quên sạch thật à? – Quý ròm nhíu mày.
– Nói đúng ra thì em vẫn còn nhớ lõm bõm được mấy câu.
! – Lạ thật đấy! – Quý ròm nhún vai – Mới học đêm hôm trước, sáng hôm sau chỉ còn nhớ có vài câu!
– Không phải đâu thầy! – Quỳnh Dao cãi – Ðêm hôm trước em đâu có học bài dó!
– Em nói sao? – Quý ròm hỏi lại, cảm thấy đầu óc càng lúc càng mơ hồ.
– Em nói là đêm hôm trước em học bài khác.
– Bài khác là bài nào?
– Là những bài thầy cô dạy ban sáng đó thầy.
Quỳnh Dao càng giải thích, Quý ròm càng thấy rối rắm. Phải mất thêm một hồi dò hỏi cặn kẽ, Quý ròm mới hiểu ra. Và khi đã hiểu ra, suýt chút nữa nó té xỉu ngay giữa nhà.
Thì ra từ trước đến nay, Quỳnh Dao không học bài theo thời khoá biểu. Buổi sáng thầy cô dạy bài nào, tối về nó cặm cụi học thuộc ngay bài đó. Nó không bao giờ học bài cho ngày hôm sau. Cho nên dù có trí nhớ tột đỉnh, nó không thể nào nhớ được những gì đã học một tuần trước đó.
Quỳnh Dao đã chứng minh cho Quý ròm thấy những kẻ thông minh đôi khi vẫn tỏ ra khờ khạo một cách khác thường. Hồi học lớp hai, chỉ một lần nghe được lời dặn dò bình thường của cô giáo “Các em về nhà nhớ xem kỹ và học thuộc bài cô dạy hôm nay nhé”, Quỳnh Dao đã nhớ như in, đã về nhà học ngay bài học hôm đó và đã áp dụng một cách sai lệch câu nói đó cho đến tận ngày hôm nay.
Cũng may Quỳnh Dao là một đúa có trí nhớ đặc biệt, nếu không, với kiểu học bài lạ đời kia, nó đã ở lại lớp hết năm này qua năm khác rồi.
– Em nhìn vào đây nè! – Quý ròm chỉ tay vô thời khoá biểu – Ngày mai thứ tư! phải k! hông? Thứ tư có những môn gì, tối nay em phải học môn đó, hiểu chưa?
Quỳnh Dao ngước nhìn Quý ròm với vẻ ngỡ ngàng:
– Ủa, phải học theo kiểu vậy hả thầy?
– Phải học vậy chứ! Ai lại học như em!
Quỳnh Dao gãi cổ:
– Em đâu có biết! Trước nay có ai nói với em chuyện này đâu!
Buổi dạy đầu tiên, Quý ròm chẳng dạy cho Quỳnh Dao được chữ nào. Nhưng việc nó khám phá và điều chỉnh cách học hành ngược đời của cô học trò có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Vì vậy, Quý ròm chẳng lấy gì làm ngạc nhiên khi hai ngày sau, nó vừa lò dò dắt xe qua cái cổng rào bằng gạch, đã thấy Quỳnh Dao chạy ùa ra, mặt mày hí hửng:
– Thầy chỉ em cách học bài hay ghê! Hôm qua em được một con mười. Hôm nay được con mười nữa là hai.
*
Thế là Quý ròm làm thầy, Quỳnh Dao làm trò. Thầy giáo Quý ròm kèm học trò Quỳnh Dao mỗi tuần ba buổi chiều, từ ba giờ đến năm giờ.
Ba Quỳnh Như lái tàu, quanh năm ở ngoài khơi. Mẹ Quỳnh Như là công nhân dệt, suốt ngày ở xưởng.
Những khi Quý ròm tới, nhà chỉ có hai chị em. Có hai chị em mà như có một người.
Trước khi chính thức thọ giáo Quý ròm, Quỳnh Dao ngoắt bà chị, giao hẹn:
– Lúc em ngồi học, chị không dược ngồi gần đấy nhé!
– Sao kỳ vậy?
Quỳnh Dao tuyên bố thẳng thừng:
– Có mặt chị, em không học được!
Hôm dạy học đầu tiên, Quý ròm ngạc nhiên khi không thấy Quỳnh Như đâu:
– Chị em đi vắng hở?
– Chỉ ở nhà sau.
– Sao chỉ không lên trên này?
– Em không cho lên đó thầy! – Quỳnh Dao chúm chím.
Quý ròm lắc đầu, nhìn đống bút thước Quỳnh Dao vừa bày ra bàn, ngạc nhiên lần thứ hai:
– Những thứ này sao mới tinh vậy?
Quỳnh Dao khoe:
– Dạ, chị em mới mua cho em.
Nó láu lỉnh nói thêm:
– Hôm nay khai giảng mà thầy.
– Bút thước nào mà chẳng học được! Bày vẻ cho cho tốn kém!
Quý ròm tặc tặc lưỡi, bắt chước câu nói cửa miệng của bà nó. Vừa nói nó vừa gật gà gật gù ra dáng một bậc sư phụ đạo cao đức trọng, bụng tiếc hùi hụi không có râu để vuốt.
Nhưng học trò Quỳnh Dao làm sư phụ Quý ròm cụt hứng quá xá. Sư phụ đang thuyết giảng về lối sống giản dị, tiết kiệm nghe cao xa, sâu sắc là thế, nào ngờ học trò trả lời nghe tr! ớt quớt:
– Không mua lấy chi mà học, thầy?
Quỳnh Dao làm Quý ròm ngẩn tò te:
– Chứ bút thước của em đâu?
– Hôm trước em làm mất hết rồi.
Quỳnh Dao giải thích nghe nhẹ như không. Cứ theo cái giọng của nó thì nếu không thường xuyên đánh mất những thứ trong cặp của mình thì dứt khoát chẳng phải là học trò.
Thái độ thản nhiên đó càng khiến Quý ròm thêm bực mình. Nó nhịp tay xuống bàn, hừ giọng:
– Hôm trước em làm mất sách, bây giờ lại tới bút thước, như thế là không được!
Có lẽ từ trước đến giờ Quỳnh Dao đã nghe những lời quở trách như thế quá nhiều lần nên nó chẳng tỏ vẻ gì lưu ý lắm. Mặc cho thầy giáo lớn tiếng phê bình, nó cứ ngồi chăm chú cắn móng tay, ra cái điều những chuyện nhảm nhí đó ta đây đã biết từ khuya rồi, ngươi đừng lải nhải nữa điếc tai ta lắm.
Quý ròm liếc vẻ lơ đãng của cô học trò, bụng tức sôi:
– Người học trò muốn giỏi thì phải giữ gìn, yêu quí dụng cụ học tập của mình, em biết không Quỳnh Dao?
– Biết chứ thầy!
Lần này thì Quỳnh Dao vừa đáp vừa ngọ ngoạy người và thò tay ra sau lưng gãi sồn sột.
Cho nên nó nói biết mà Quý ròm cảm tưởng là nó chẳng biết gì cả. Thế là Quý ròm lại tiếp tục gân cổ:
– Thế em có biết bút thước tập vở đối với học trò cũng quan trọng như vũ khí đối với người lính không hả?
– Dạ, cái này em cũng biết.
Quý ròm mím môi:
– Thế theo em người lính sẽ làm được gì nếu ra trận mà không đem theo v! ũ khí? !
Quỳnh Dao tỉnh rụi:
– Dạ, làm chỉ huy ạ.
Quỳnh Dao buông một câu khiến Quý ròm chết diếng. Bài giáo huấn nhập môn đầy hình ảnh bóng bẩy của nó bỗng chốc bị con oắt làm cho sụp đổ tan tành.
Quý ròm như không tin vào tai mình. Có đến một lúc lâu, nó nhìn sững cô học trò đang ngồi trước mắt, không dời mắt đi đâu được.
– Làm gì thầy nhìn em chằm chàm vậy? – Quỳnh Dao giương cặp mắt đen láy – Bộ em nói không đúng hở thầy?
– Ðúng cái mốc xì! – Quý ròm tức muốn xịt khói ra đằng mũi – Ai bày em trả lời như vậy?
– Ðâu có ai bày, thầy! – Quỳnh Dao hồn nhiên – Em xem tiết mục “Thư giãn” trên tivi, thấy người ta nói vậy đó thầy!
Trong một thoáng, Quý ròm bỗng muốn khóc quá. “Thư giãn” là tiết mục hài hước, con quỷ con lại đem ra “vận dụng”, bảo Quý ròm không dở khóc dở cười sao được.
– Người ta nói đùa đó em! – Quý ròm thở đánh thượt, rồi chẳng tha thiết gì đến bài thuyết giảng dang dở kia nữa, nó vội vã chuyển đề tài – Thôi, em giở tập ra học đi!
Quý ròm đã kịp kết luận rồi: tốt nhất là đừng dại dột lý sự với con nhỏ ưa lý sự này. Nó khờ thật hay giả bộ khờ để trêu chọc sư phụ nó, có trời mới biết.
Quỳnh Dao dường như chẳng để ý đến tâm trạng rối bời của thầy nó. Nó vừa lật tập soàn soạt vừa bô bô:
– Thầy dạy làm sao cho em được điểm cao nha thầy. Ở lớp em toàn được điểm 4, điểm 5 không hà.
Quý ròm nheo mắt nhìn cô học trò:
&! #8211; Em kém nhất môn gì?
– Dạ, môn gì em cũng kém.
Quý ròm nhíu mày:
– Môn đạo đức, môn sức khỏe, môn khoa học cũng kém?
Quỳnh Dao chép miệng:
– Những môn đó em càng tệ.
Quý ròm ngạc nhiên:
– Ðây là những môn chỉ cần học thuộc lòng thôi mà.
– Dạ.
– Có nghĩa là tối về em không học bài?
– Ðừng nói oan nha thầy! – Quỳnh Dao nghinh mặt – Thầy hỏi chị Quỳnh Như coi, tối nào em cũng học bài đến khuya lơ khuya lắc. Học đến đỏ kè con mắt luôn.
– Vậy sao khi trả bài em lại bị điểm kém?
– Em cũng không biết nữa. Khi thầy cô hỏi, tự nhiên em quên sạch sành sanh.
Quỳnh Dao đáp. Và nó vui vẻ nhận xét:
– Lạ quá hén thầy?
Quý ròm không nói gì, nhưng rõ ràng nó cũng cảm thấy rất lạ. Tuy nó chỉ gặp cô học trò nhỏ của mình mới có hai lần nhưng nó vẫn tin Quỳnh Dao là cô bé thông minh. Ðôi mắt tinh anh, láu lỉnh trên gương mặt lúc nào cũng rạng ngời của nó không cho phép bất cứ ai hoài nghi điều đó.
Nhưng niềm tin đó bây giờ bắt đầu bị lung lay. Một học trò thông minh thì không thể học bài vất vả đến thế. Hy con quỷ con này chỉ liến láu mồm miệng còn đầu óc thực ra lại mít đặc?
Ðể kiểm tra sự phỏng đoán của mình Quý ròm quên phắt mình đến đây để dạy toán. Nó lật cuốn sách khoa học, dở đại một trang, hỏi:
– Em học tới bài “Ong mật” chưa?
– Dạ, chưa, thầy.
– Vậy để anh đọc em nghe một đoạn nhé.
– Nghe chi v! ậy, th�! ��y?
– Em chú ý lắng nghe. Một lát anh hỏi, em ráng trả lời cho được.
Rồi không để Quỳnh Dao hỏi tới hỏi lui, Quý ròm nâng cuốn sách lên ngang tầm mắt, đọc thao thao một đoạn dài: “Con ong có 6 chân, 4 cánh, sống trong tổ rất có trật tự. Tổ ong có đến hàng vạn con nhưng chỉ có một ong chúa chuyên đẻ trứng…”
Ðọc một hơi, Quý ròm đặt cuốn sách xuống, ngó cô học trò:
– Em nghe kịp không?
– Dạ kịp, thầy.
– Vậy bây giờ anh hỏi em nhé!
– Dạ, thầy cần gì cứ hỏi. Cứ tự nhiên đi, thầy!
Quỳnh Dao đáp bằng cái giọng như thể Quý ròm là học trò còn nó mới là cô giáo.
Quý ròm vờ như không để ý đến giọng điệu của con quỷ con cúi nhìn vào sách hắng giọng:
– Em hãy cho biết ong đực và ong thợ làm những công việc gì?
– Dạ, ong đực và ong thợ chuyên việc hút nhuỵ hoa làm mật, xây tổ bằng sáp, canh gác và nuôi ong non ạ.
– Giỏi lắm! – Quý ròm gật đầu – Thế em có nhớ quá trình biến hình của ong không?
– Dạ, nhớ chứ ạ, khi nãy thầy có đọc qua rồi mà! – Quỳnh Dao lại thao thao. Ong đẻ trứng, trứng nở ra sâu ong, sâu hóa nhộng và nhộng lột xác thành ong.
Quỳnh Dao làm Quý ròm ngạc nhiên quá. Nó mới đọc qua có một lần, không ngờ Quỳnh Dao lại nhớ vanh vách, không sai một mảy. như vậy là con nhỏ này đầu óc thông minh sáng láng thật chứ đâu chỉ giỏi mồm mép.
Quý ròm liếm môi, hỏi tiếp:
– Thế người ta nuôi ong làm gì?
Quỳnh dao lại đáp ro ro:
– D�! �, ngư�! �i ta nuôi ong để lấy mật và sáp. Mật ong rất bổ, dùng làm thuốc, sáp ong dùng làm đèn thắp…
– Thôi, đủ rồi em.!
Quý ròm thình lình cắt ngang. Rồi nó nhìn thẳng vào mặt cô học trò, ngờ ngợ hỏi:
– Em chưa học qua bài này thật à?
Quỳnh Dao thô lố mắt:
– Ủa, khi nãy em nói với thầy rồi mà. Bộ thầy không tin em hả?
Quý ròm chìa tay ra:
– Em đưa tập cho anh xem nào!
Quỳnh Dao đẩy cuốn tập khoa học đến trước mặt Quý ròm:
– Thầy xem đi! Ai nói dóc với thầy làm chi!
Quý ròm cầm lấy cuốn tập, cẩn thận lật từng trang. Quả nhiên, lớp Quỳnh Dao chưa học tới bài “Ong mật”. Bài mới nhất trong tập là bài “Tằm”.
Phát hiện đó khiến Quý ròm ngẩn ngơ. Bây giờ thì nó tin rằng trí nhớ của Quỳnh Dao không thua gì nhỏ Hạnh, bạn nó. Nhỏ Hạnh có trí nhớ siêu phàm, từ năm lớp sáu đã được bạn bè dặt cho những biệt danh mỹ miều như “Nhà thông thái”, “Cuốn từ điển biết đi”…
Nhưng “nhà thông thái” Hạnh mỗi lần lên bảng đều kiếm điểm chín, điểm mười ngon ơ, chứ có đâu lẹt đẹt như “nhà thông thái ” Quỳnh Dao này.
Quý ròm băn khoăn nhìn cô học trò trước mắt:
– Em sáng dạ như thế mà trả bài không thuộc thi khó hiểu thật!
Quỳnh Da toét miệng cười:
– Thầy cô trên lớp cũng nói giống y như thầy.
– Thế khi thầy cô dò bài thì em quên sạch thật à? – Quý ròm nhíu mày.
– Nói đúng ra thì em vẫn còn nhớ lõm bõm được mấy câu.
! – Lạ thật đấy! – Quý ròm nhún vai – Mới học đêm hôm trước, sáng hôm sau chỉ còn nhớ có vài câu!
– Không phải đâu thầy! – Quỳnh Dao cãi – Ðêm hôm trước em đâu có học bài dó!
– Em nói sao? – Quý ròm hỏi lại, cảm thấy đầu óc càng lúc càng mơ hồ.
– Em nói là đêm hôm trước em học bài khác.
– Bài khác là bài nào?
– Là những bài thầy cô dạy ban sáng đó thầy.
Quỳnh Dao càng giải thích, Quý ròm càng thấy rối rắm. Phải mất thêm một hồi dò hỏi cặn kẽ, Quý ròm mới hiểu ra. Và khi đã hiểu ra, suýt chút nữa nó té xỉu ngay giữa nhà.
Thì ra từ trước đến nay, Quỳnh Dao không học bài theo thời khoá biểu. Buổi sáng thầy cô dạy bài nào, tối về nó cặm cụi học thuộc ngay bài đó. Nó không bao giờ học bài cho ngày hôm sau. Cho nên dù có trí nhớ tột đỉnh, nó không thể nào nhớ được những gì đã học một tuần trước đó.
Quỳnh Dao đã chứng minh cho Quý ròm thấy những kẻ thông minh đôi khi vẫn tỏ ra khờ khạo một cách khác thường. Hồi học lớp hai, chỉ một lần nghe được lời dặn dò bình thường của cô giáo “Các em về nhà nhớ xem kỹ và học thuộc bài cô dạy hôm nay nhé”, Quỳnh Dao đã nhớ như in, đã về nhà học ngay bài học hôm đó và đã áp dụng một cách sai lệch câu nói đó cho đến tận ngày hôm nay.
Cũng may Quỳnh Dao là một đúa có trí nhớ đặc biệt, nếu không, với kiểu học bài lạ đời kia, nó đã ở lại lớp hết năm này qua năm khác rồi.
– Em nhìn vào đây nè! – Quý ròm chỉ tay vô thời khoá biểu – Ngày mai thứ tư! phải k! hông? Thứ tư có những môn gì, tối nay em phải học môn đó, hiểu chưa?
Quỳnh Dao ngước nhìn Quý ròm với vẻ ngỡ ngàng:
– Ủa, phải học theo kiểu vậy hả thầy?
– Phải học vậy chứ! Ai lại học như em!
Quỳnh Dao gãi cổ:
– Em đâu có biết! Trước nay có ai nói với em chuyện này đâu!
Buổi dạy đầu tiên, Quý ròm chẳng dạy cho Quỳnh Dao được chữ nào. Nhưng việc nó khám phá và điều chỉnh cách học hành ngược đời của cô học trò có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Vì vậy, Quý ròm chẳng lấy gì làm ngạc nhiên khi hai ngày sau, nó vừa lò dò dắt xe qua cái cổng rào bằng gạch, đã thấy Quỳnh Dao chạy ùa ra, mặt mày hí hửng:
– Thầy chỉ em cách học bài hay ghê! Hôm qua em được một con mười. Hôm nay được con mười nữa là hai.
*
Quỳnh Như khen Quý ròm:
– Quý dạy giỏi ghê!
Quý ròm cười cười, biết mình “ngồi mát ăn bát vàng”.
Những điểm mười Quỳnh Dao gặt hái được mấy hôm nay xét cho cùng chẳng có công sức gì của nó. Từ lúc nắm được cách học bài theo thời khó biểu, Quỳnh Dao tự mình đi săn lùng điểm mười. Và con nhóc làm việc đó một cách vô cùng hăng hái và hiệu quả.
Không chỉ ở các môn học bài, ở các môn toán và ngữ pháp cũng thế. Sẵn trí thông minh, Quý ròm giảng tới đâu, nó hiểu tới đó. Chỉ bài tập nào, nó giải ngay bài tập đó. Ðiểm chín, điểm mười trong tập nó ngày một nhiều.
Chị nó sửng sốt. Mẹ nó sửng sốt. Thầy cô trên lớp cũng sửng sốt. Ai cũng xuýt xoa: “Quỳnh Dao lớn rồi, đã biết chăm học rồi!”. Chỉ Quý ròm biết: Thực ra đâu phải thế!
Rốt cuộc, Quý ròm đi dạy mà khoẻ re. Vì con nhỏ Quỳnh Dao xem ra đâu có cần kèm cặp gì nhiều. Trước nay sỡ dĩ nó học trầy trật là vì nó không biết cách học đó thôi. Biết cách rồi, tự nó thừa sức hoàn tất những phần việc còn lại.
Và cũng vì thế, những lúc gặp nhau gần đây hai thầy trò xem ra chơi nhiều hơn học.
Chẳng hạn như chiều nay, vừa ngồi vào bàn chừng mười lăm phút, Quỳnh Dao bỗng vươn vai:
– Nghỉ giải lao đi thầy!
– Mới học có chút xíu mà.
– Thầy cứ cho nghỉ đi! Rồi em chỉ thầy xem cái này hay lắm!
– Cái gì vậy?
Quỳnh Dao chỉ tay qua nhà hàng xóm:
– Thầy nhìn kỹ đi, xem có thấy cái gì không?
Quý ròm nhìn kỹ:
– Thấy cái nhà! .
– Cái nhà có cái gì?
Quý ròm ngập ngừng:
– Cái nhà có… cái mái nhà.
– Em đâu có kêu thầy tả cái nhà! – Quỳnh Dao nhăn mặt – Em muốn hỏi thầy là chung quanh cái nhà có cái gì kìa!
– À, cái vườn.
– Ðúng rồi, thầy thông minh lắm!
Quỳnh Dao reo lên. Nhìn nó gật gù khen ngợi, Quý ròm cừ tưởng trước mặt mình là cô giáo chủ nhiệm.
Trong khi Quý ròm đang phân vân không biết nên cười hay nên khóc thì Quỳnh Dao đã hỏi tiếp:
– Thế thầy có thấy mấy cái cây trong vườn không?
Quý ròm lại nhìn qua bên kia hàng rào:
– Thấy. Cây chuối, cây đu đủ, cây xoài…
– Cây mọc gần nhà mình nhất là cây gì?
– Cây mận.
Quý ròm đinh ninh Quỳnh Dao chỉ hỏi đố cho vui, nào ngờ lần này nó vừa trả lời xong, con quỷ con liền “ra lệnh”:
– Thầy leo lên hái mấy trái mận kia xuống cho em đi!
Quý ròm ngơ ngác:
– Mận của người ta mà.
– Dạ, mận của người ta.
– Như vậy là hái trộm?
Quỳnh Dao thản nhiên:
– Dạ, hái trộm.
– Í, như vậy đâu có được! – Quý ròm rụt cổ.
– Sao thầy nhát gan quá vậy? – Quỳnh Dao liếc Quý ròm bằng cặp mắt nheo nheo – Xưa nay em vẫn hái hoài mà đâu có sao!
Thấy con nhóc nhìn mình bằng ánh mắt khi dễ, Quý ròm tự ái quá xá. Nó hừ mũi:
– Anh không nhát gan. Anh chỉ không muốn hái trộm thôi.
Quỳnh Dao cười hí hí:
– Những người nhát gan đều nói y ! như th�! �y.
Quý ròm là tay tổ khích tướng. Nhưng lúc này nó rơi vào bẫy của học trò nó một cách dễ dàng. Chắc tại giọng cười của con quỷ con như chọc vào gan nó.
Nó đứng phắt dậy, đầu nóng phừng phừng:
– Anh không thích hái trộm, nhưng lần này anh sẽ hái cho em coi.
Nói vừa dứt câu, Quý ròm đã ở cạnh hàng rào.
Thấy ông thầy khom người dòm quanh quất, Quỳnh Dao chỉ tay vào lỗ hổng ở góc rào:
– Chui qua đây nè thầy.
Quý ròm vẹt mớ dây leo lòa xòa, rón rén trườn người qua lỗ hổng Quỳnh Dao chỉ.
Vừa đặt chân vào bên trong khu vườn, Quý ròm ngẩng đầu lên thận trọng quan sát.
Nó cảm thấy hơi run khi nhận ra khoảng cách từ chổ nó đứng đến bức vách của căn nhà hàng xóm sao mà gần quá. Khu vườn cũng không rộng như nó tưởng, dăm cây ăn trái mọc thưa thớt chẳng che chắn được gì. Cũng may lúc này trong nhà không có ai. Chắc là mọi người đã đi làm cả rồi! Quý ròm tự trấn an và dọ dẫm lần tới chỗ gốc mận.
– Thầy cứ leo lên đi, em đứng đây canh chừng cho! – Tiếng Quỳnh Dao xì xào bên kia hàng rào.
Quý ròm ngoảnh đầu ra phía sau, chưa xác định được con nhóc đứng ở đâu, đã nghe tiếng nó dặn dò tiếp:
– Khi nào nghe em hát bài Hổng dám đâu là thầy biết có người đi ra nghe thầy. Lúc đó thầy không được nhúc nhích à. Còn khi em hát bài Em là hoa hồng nhỏ tức là an toàn rồi.
Tuy không thấy rõ con nhóc, Quý ròm vẫn gật đầu lia lịa, ý nói ta đây đã nghe rõ cả rồi, nhà ngươi nhớ canh chừng cho kỹ kỹ chút.
Năm phút sau, Quý ròm! đã ở! trên cây mận. Nó ngồi vắt vẻo chỗ chạc ba, hai chân kẹp cứng cành cây, khoái chí hái từng chùm trái thảy xuống bên kia hàng rào cho Quỳnh Dao chụp bỏ vô giỏ.
Vẫn không một bóng người thấp thoáng trong suốt thời gian Quý ròm hăm hở hành nghề “đạo chích”. Cho nên nó bình tĩnh lắm. Vênh vênh nữa.
Nó vừa hái mận vừa nghĩ: Con nhỏ Quỳnh Dao này thật lắm trò! Việc quái gì phải canh chừng, lại còn “ám hiệu” này nọ nữa!
Ðang hiu hiu tự đắc, suýt chút nữa Quý ròm đã tuột tay rơi xuống đất. Tại vì ngay lúc đó, ở bên kia hàng rao tiếng hát của Quỳnh Dao bất thần cất lên:
- Trên cành cao chim hót mời em đi giữa mùa xuân…
Ðó là câu đầu bài Hổng dám đâu. Có nghĩa là Quỳnh Dao đang báo động. Có nghĩa là mình sắp bị bại lộ tới nơi. Tim đập binh binh, Quý ròm ôm chặt cành cây trên đầu, căng mắt ngó xuống.
Và nó chợt run cả người khi nhìn thấy một người đàn ông đang từ trong nhà đi ra. Lại đi xăm xăm về phía cây mận.
Nguy rồi! Té ra từ nãy đến giờ ông ta đã rình rập, đã trông thấy tất. Thế mà mình ngu ngốc tưởng trong nhà không có ai. Tự nhiên Quý ròm muốn đưa tay lên cốc đầu mình quá.
Còn vài bước nữa là người đàn ông tới được chỗ gốc mận. Quý ròm liền nhắm tịt mắt lại. Nó không muốn chứng kiến cảnh nó bị bắt. Nó không muốn nhìn thấy… cái chết đáng thương của mình.
Nhưng Quý ròm chờ hoài, chờ hoài vẫn chẳng thấy động tĩnh gì. Nó lấy làm lạ quá, liền he hé mắt dòm xuống.
Quý ròm không mở mắt còn đỡ. Mở mắt ra, nó muốn khóc q! uá chừ! ng.
Thì ra người đàn ông không phát hiện ra nó. Ông ra vườn chỉ để đi tè. Khỗ nỗi, tè đâu không tè, ông lại tè ngay vào gốc mận.
Mắt nhắm mắt mở, người đàn ông vừa tè vừa nói lảm nhảm. Nhìn bộ dãng xốc xếch kia, nghe cái lối nói năng lịu nhịu, lè nhè kia, Quý ròm biết người đàn ông đang say lắm.
Người say lắm cũng là người uống nhiều lắm. Cho nên ông đứng lâu thật lâu.
Quý ròm muốn đưa tay lên bịt mũi quá. Nhưng sợ gây ra tiếng động, nó đành ngồi im. Khi nãy Quỳnh Dao đã dặn nó rồi: Lúc đó thầy không được nhúc nhích à!
Quý ròm không nhúc nhích. Nhưng nó cố nính thở càng lâu càng tốt. Nó nín thở và mếu máo nghĩ: Lát nữa lúc tụt xuống, thế nào mình cũng dính “chất độc” ông ta vừa bôi vào gốc cây cho mà xem.
Rồi thời gian đằng đẵng cũng trôi qua. Cuối cùng, người đàn ông không còn lý do gì để nấn ná chỗ gốc mận nữa.
Ông lững thững quay vào nhà, nhìn buớc chân biết là nhẹ nhõm hơn lúc đi ra nhiều. Con nhóc Quỳnh Dao đứng bên kia hàng rào chắc chả nhìn thấy sự kiện kinh hãi vừa xảy đến cho Quý ròm, hí hửng cất tiếng hát:
- Em sẽ là mùa xuân của mẹ. Em sẽ là màu nắng của cha…
Lần này, phấn khởi thấy thầy giáo thoát hiểm, con nhóc hát to quá. Giọng nó vút lên lanh lảnh, đến mức không chỉ Quý ròm mà cả Quỳnh Như ở nhà sau cũng nghe thấy.
Quỳnh Như ngạc nhiên bươc ra sân
– Em làm gì ồn ào thế, Quỳnh Dao?
Quỳnh Dao chu miệng:
– Em hát mà chị kêu ồn ào.
– Sao đang ngồi học lại chạy ra đây đứng hát?!
– Thầy Quý cho em nghỉ giải lao.
Quỳnh Như đảo mắt nhìn quanh:
– Anh Quý đâu?
Thừa dịp bà chị ngó đi chỗ khác, Quỳnh Dao nhanh nhẹn lấy chân đẩy giỏ mận vào dưới đám lá um tùm chỗ chân rào:
– Thầy Quý hở? Thầy đang ngồi trong nhà chứ đâu!
Quỳnh Như nhìn vào trong nhà, kêu to:
– Quý ơi, Quý!
Quỳnh Dao đưa tay lên miệng suỵt khẽ:
– Chắc thầy đang ngủ. Chị đừng la lớn.
– Em đừng xạo! – Quỳnh Như cau mày – Ai lại ngủ vào giờ này!
Vừa nói Quỳnh Như vừa quay mình đi thẳng vào chỗ bàn học.
– Ê, ê! – Quỳnh dao hoảng hốt gọi giật – Hôm trước chị hứa gì với em, bộ chị quên rồi sao?
– Hứa gì?
– Hứa khi em ngồi học, chị không lên nhà trên!
– Nhưng lúc này em có đang ngồi học đâu!
Quỳnh Như nhún vai đáp và tiếp tục rảo bước.
Quỳnh Dao thấy mình đuối lý, chẳng biết làm gì hơn là lẽo đẽo chạy theo.
Thầy giáo Quý ròm ngồi nhấp nhổm trên cây, nhìn thấy hết mọi chuyện nhưng không biết làm sao cứu học trò mình, lòng nóng như lửa đốt.
Nó không dám tụt xuống, cũng không dám lên tiếng. Trong hoàn cảnh của nó bây giờ, bị nhà bên này hay nhà bên kia phát giác đều là tai họa.
Con quỷ con Quỳnh Dao nghịch ngợm, quậy phá không ai chịu nổi, đến mức mẹ nó định tống sang nhà ông cậu, cho nên Quý ròm mới xung phong nhận kèm. Bây giờ nếu phụ huynh Quỳnh Như biết được ông thầy không những không uốn nắn được học trò mà còn hào hứng nghe lời xúi bậy củ! a học t! rò chui rào qua nhà hàng xóm hái trộm mận, chắc nó xỉu quá.
Nghĩ vậy nên Quý ròm đành nín thinh. Ðành đu mình trên cây, nhướn cổ nhìn vào trong nhà dò la động tĩnh hệt như Tôn Ngộ Không đang nấp ngoài cửa động sốt ruột nghe ngóng xem Tam Tạng sau khi bị bắt vào hang sẽ đối phó với yêu quái ra làm sao.
Sở dĩ Quý ròm nơm nớp như vậy bởi nó đánh giá tài ứng phó của học trò mình quá thấp. Nó quên rằng giữa hai chị em, con oắt Quỳnh Dao xem ra hợp với vai yêu quái hơn.
Vào đến nhà, Quỳnh Như hỏi ngay:
– Anh Quý ngủ đâu mà ngủ! Ảnh đi đâu rồi?
Yêu quái Quỳnh Dao vờ ngơ ngác:
– Lạ thật! Thầy Quý mới ở đây mà.
Rồi nó cụp mắt xuống:
– Vậy chắc thầy có chuyện phải về nhà rồi.
Quỳnh Như không nghĩ Quý ròm lại ra về sớm thế nhưng nó không tìm ra cách giải thích nào hợp lý hơn.
Ðang gật gật đầu định đồng ý với lời phóng đoán của nhỏ em, ánh mắt Quỳnh Như chợt bắt gặp chiếc xe đạp Quý ròm dựng ngoài cửa:
– Không phải đâu! Xe của anh Quý còn dựng kia kìa!
Phát hiện bất ngờ của bà chị khiến Quỳnh Dao thót bụng lại.
Cặp mắt nó lập tức đảo lia. Nhìn vào hai tròng mắt đang chuyển động một cách khác thường đó, nếu tinh ý như tác giả, Quỳnh Như sẽ biết ngay là con oắt đang tìm cách đánh lừa mình.
Nhưng Quỳnh Như không phải là tác giả, nên nó chả biết cóc gì cả. Khi con quỷ con làm bộ “à” lên:
– Em đoán ra rồi! Như vậy là thầy Quý ra ngoài đầu đường mua thứ gì đó.
Nó liền ngẩn ngơ hỏi l�! ��i:
– Thứ gì đó là thứ gì?
Quỳnh Dao hiền khô:
– Làm sao em biết được!
Rồi con oắt ranh mãnh xúi:
– Hay chị chạy ra kêu ảnh vô đi!
Sau khi dùng kế “điệu hổ ly sơn” đẩy bà chị ra khỏi nhà, Quỳnh Dao tí tởn quay đầu sang phía nhà hàng xóm, định kêu thầy mình tụt xuống.
Nhưng tiếng kêu chưa kịp thốt lên, Quỳnh Dao bỗng ngậm chặt miệng. À quên, nói ngậm chặt miệng là không đúng. Nó vẫn mở miệng, nhưng là để chuyển qua hát bài ca báo động:
- Trên cành cao chim hót mời em đi giữa mùa xuân…
Ấy là vì ngay lúc đó, nó nhác thấy thằng nhóc con nhà hàng xóm đang thấp thoáng ngoài vườn.
*
Chả rõ thằng nhóc ra vườn tự khi nào. Lúc Quỳnh Dao cất tiếng, nó đang lui cui tìm kiếm vật gì đó dưới đất. Như vậy là nó chưa phát hiện ra Quý ròm. Ngược lại, Quý ròm chắc chắn đã nhìn thấy đối phương. Ở trên cao ngó xuống mà.
Nếu Quỳnh Dao kịp nghĩ ra điều đó thì đã chẳng cần lên tiếng. Khỗ nỗi, nó nhanh miệng quá. Cái khổ thứ hai là trong kho tàng âm nhạc khổng lồ của nhân loại, nó không chịu chọn bài nào khác, lại chọn ngay chóc bài Hổng dám đâu để làm tín hiệu báo nguy. Vì thế mới xảy ra rắc rối.
Thằng nhóc nghe tiếng hát, liền đứng thẳng người lên, ngoảnh mặt nhìn sang bên kia hàng rào:
– Gì đó mày?
– Hát chơi vậy thôi.
– Trưa nắng chang chang tự nhiên ra đứng giữa trời hát chơi? – Thằng nhóc khụt khịt mũi – Mày xiên xỏ gì tao hả?
Quỳnh Dao bĩu môi:
– Ai mà xiên xỏ!
Thằng nhóc lộ vẻ nghi hoặc. Nó dõi mắt qua các kẽ lá, quan sát xem đối phương định làm gì.
Biết thằng nhóc đang âm thầm dò xét, Quỳnh Dao vẫn tỉnh bơ. Rồi làm ra vẻ ta đây thích hát hò chứ chả có âm mưu gì khác, nó lại tiếp tục ngân nga:
- Trên cành cao chim hót…
Lần này, nghe Quỳnh Dao hát, thằng nhóc nhíu mày nghĩ ngợi. Tại nó vẫn không tin nhỏ bạn hàng xóm tinh quái kia tẹo nào.
Thằng nhóc lẩm bẩm: Con nhỏ này hát “trên cành cao chim hót” chắc là có ý gì! Thế là nó ngẩng đầu nhìn lên, lướt mắt qua các ngọn cây.
Và nó bỗng giật bắn mình khi thấy Quý ròm đang ngồi vắt vẻo trên cây mận.
– Trộm! Trộm, ba ! ơi!
Thằng nhóc hét toáng.
Ngay lập tức, ba nó từ trong nhà hối hả phóng ra. Trước sự cố nghiêm trọng , ông như tỉnh hẳn rượu. Ông phóng nhanh như một con mèo:
– Ðâu? Ðâu? Trộm đâu?
Thằng nhóc chỉ tay lên cây mận:
– Nó kìa!
Trong thoáng mắt, hai cha con bao quanh gốc mận.
Người đàn ông nheo mắt nhìn “tên trộm”, mặt lộ vẻ thất vọng:
– Trộm bé tí thế này à? Nào, leo xuống đi!
Quý ròm tái mặt:
– Chú ơi, cháu không phải là trộm!
Thằng nhóc cúi xuống nhặt ba, bốn hòn đá. Nó giơ tay nhứ nhứ:
– Có xuống không? Hay muốn vỡ đầu?
– Xuống! Xuống! Ðể tôi xuống!
Quý ròm rối rít đáp và quýnh quíu tụt xuống. Nó tụt nhanh đến xước cả tay nhưng lại chẳng nghe đau.
Quỳnh Dao lúc này mặt cũng không còn hột máu. Nó áp người vào hàng rào, giọng muốn khóc:
– Chú ơi, chú thả thầy cháu ra đi! Thầy cháu không phải là trộm đâu!
– Xạo đi mày! – Người đàn ông chưa kịp lên tiếng, thằng nhóc đã cười khảy – Thầy gì nhỏ xíu vậy?
– Thầy em thật mà.
– Chà, lần đầu tiên tao mới nghe mày xưng “em” với tao đấy! – Thằng nhóc nheo mắt nhận xét. Rồi nó nhún vai – Nhưng mày có xưng “em”, tao cũng không tin mày đâu! Ðây là trộm! Chỉ có trộm mới lẻn vào vườn nhà người khác.
Quỳnh Dao thút thít:
– Thầy em chỉ vào hái mận cho em thôi.
Thằng nhóc hừ mũi:
– Vậy là trộm rồi chứ còn gì!
Quỳnh Dao hai tay x! ách gi�! � mận đun qua hàng rào:
– Em trả lại hết đây nè.
Thằng nhóc kéo giỏ mận về phía mình, cười hề hề:
– Trả thì lấy, nhưng tao không thả thằng trộm này ra đâu!
Rồi quay sang ba nó, thằng nhóc hỏi:
– Thế nào hở ba?
Ba nó tặc tặc lưỡi, vẻ tỉnh táo vừa rồi biến mất, lúc này mắt ông lim dim như người vừa bị đánh thức đang muốn ngã lăn ra ngủ tiếp:
– Thả nó ra đi!
– Không được! – Thằng nhóc dậm chân bình bịch – Không thể thả dễ dàng thế được?
– Thôi, con muốn làm gì thì làm!
Ba nó buông một câu hờ hững rồi quay thẳng vào nhà.
Thằng nhóc toét miệng cười gian ác:
– Hà hà, con sẽ đem nó vào nhà tra khảo.
Quý ròm từ lúc đặt chân xuống đất tới giờ vẫn không nói một tiếng nào. Tại nó xấu hổ quá. Trong đời nó, đây là lần đầu tiên nó bị bắt về tội… ăn trộm. Lại bị bắt ngay trước mặt học trò nó.
Cho nên nó cứ đứng trơ ra đó, ngượng nghịu dí dí những ngón chân xuống đất, mặc cho Quỳnh dao mếu máo xin tha tội dùm nó.
Kể cả lúc thằng nhóc đòi đem nó vào nhà tra khảo, nó cũng chẳn phản đối hay năn nỉ.
Thế là người cha đi trước, thằng con đi sau, còn nó đi ở giữa, cả ba lầm lũi vào nhà.
Quý ròm không sợ bị bắt, không sợ bị tra khảo. Nó nghĩ nó chả phạm tội gì lớn. Chỉ có tiếng nức nở của học trò nó đuổi theo sau lưng làm nó muốn đứt ruột. Và nó nói thầm, khi chân đã bước qua ngưỡng cửa “phòng giam”: Ðồ đệ ơi, đừng khóc nữa!
Quý ròm! nói th�! ��m nên học trò nó đâu có nghe thấy. Nên học trò nó cứ sụt sùi mãi.
Cũng không ai ngờ con nhóc Quỳnh Dao mít ướt thế. Cứ tưởng nó chỉ trêu ghẹo, chọc phá là giỏi. Hóa ra nó khóc lóc cũng ghê, nhất là trước cảnh thầy trò “sinh ly tử biệt” thế này.
Quỳnh Như đẩy cổng vào, thấy con quỷ con ngồi khóc rấm ra rấm rứt, liền há hốc miệng:
– Gì thế hở em?
Quỳnh Dao ngước lên:
– Thầy Quý bị bắt rồi.
– Cái gì? – Quỳnh Như sửng sốt – Ai bắt? Sao lại bắt?
Quỳnh Dao quẹt nước mắt:
– Chú Tư bắt.
– Chú Tư nào? – Quỳnh Như vẫn chưa hiểu.
– Chú Tư hàng xóm chứ chú Tư nào.
Cặp mắt Quỳnh Như càng lúc càng thô lố:
– Tại sao chú Tư lại bắt anh Quý?
Quỳnh Dao liếm môi:
– Em kêu thầy Quý leo lên hái mận cho em.
– Ra vậy! – Quỳnh Như thở đánh thượt. Nó nhìn nhỏ em, lắc đầu – Em học không lo học, chỉ giỏi xúi bậy không hà.
Gặp lúc bình thường, con nhóc Quỳnh Dao đã ngoác miệng ra cãi rồi. Nhưng lúc này thầy nó không biết sống chết ra sao, nó chẳng còn bụng dạ nào nói qua nói lại. Nó cầm tay chị, lắc lắc:
– Chị nghĩ cách xin cho thầy Quý về đi.
Quỳnh Như ngồi xuống ghế:
– Chắc chú Tư chỉ dọa thế thôi. Lát nữa thế nào anh Quý cũng được thả về.
– Không đâu – Quỳnh Dao mếu xệch miệng – Thằng Kẹo thù thầy Quý ghê lắm. Nó bảo nó sẽ đem thầy vào nhà tra khảo. Chắc giờ này nó đang nhúng thầy Quý vào thùng nước s�! �i.
!
– Em chỉ giỏi tưởng tượng!
Quỳnh Như phì cười. Rồi thấy mặt mày con nhóc vẫn còn lo lắng, nó đặt tay lên vai em, hắng giọng:
– Em cứ tin chị đi. Chừng năm phút nữa thôi, anh Quý sẽ về.
Nghe chị trấn an, Quỳnh Dao hơi yên lòng một chút. Nó ngọ ngoạy người trên ghế, nhưng không giục giã nữa.
Hai chị em cứ ngồi lâu thật lâu vẫn chẳng thấy Quý ròm xuất hiện.
– Năm phút chưa hở chị? – Quỳnh Dao sốt ruột hỏi.
Quỳnh Như liếc đồng hồ trên tường, thấy đã mười phút trôi qua, miệng nói:
– Mới có bốn phút hà. Mình chờ thêm chút nữa đi.
Hai chị em chờ thêm chút nữa, Quý ròm vẫn bặt tăm.
Quỳnh Dao bắt đầu nhấp nhổm:
– Mấy phút rồi hở chị?
– Bảy phút.
Quỳnh Dao đã thôi khóc từ nãy, bây giờ thấy mũi cay cay trở lại:
– Em biết chị nói dối. Nãy giờ đã nửa tiếng rồi.
Tới phiên Quỳnh Như cảm thấy chột dạ. Nó có cảm tưởng sự thể nghiêm trọng hơn nó nghĩ. Nó leo lên ghế, nhướn cổ nhìn qua khu vườn bên kia hàng rào, cố hình dung xem chuyện gì đang xảy ra bên trong căn nhà im lìm kia.
– Hay mình đi tìm mẹ về, nhờ mẹ qua xin cho thầy Quý ra? – Quỳnh Dao sụt sịt hiến kế.
– Không được! – Quỳnh Như phản đối – Mẹ mà biết anh Quý như thế này, sẽ không cho anh Quý đến đây dạy em nữa đâu. Mẹ sẽ gởi em sang bên cậu ngay.
Lời nhắc nhở của bà chị khiến Quỳnh Dao im thít. Chẳng nghĩ ra cách nào khác, nó đành bước ra sân, đến cạnh hàng rào vạch lá dòm qua.
Qu�! �nh Như ! cũng tiến sát sau lưng nhỏ em, nghiêng tai nghe ngóng. Ðứng một lát, nó chép miệng nói:
– Chẳng nghe thấy gì cả!
Quỳnh Dao đồng tình:
– Ừ, im ru hà.
– Lạ thật! – Quỳnh Như nhíu mày – Nếu bị thằng Kẹo tra tấn, hành hạ, anh Quý phải kêu la ghê lắm chứ.
– Hay thầy Quý chết rồi?
Quỳnh Dao run run nói, mặt bất giác trắng bệt.
– Bậy! – Quỳnh Như nạt em – Chết sao được mà chết! Giết người là đi tù ấy chứ! Hơn nữa, chẳng ai giết người vì mấy trái mận cả!
Cặp mắt Quỳnh Dao bỗng chốc ầng ậng nuớc:
– Thế sao chẳng nghe thầy kêu lên tiếng nào?
Quỳnh Như không biết làm sao trả lời câu hỏi quá xá khó này, đành nói đại:
– Tại vì anh Quý gỏi chịu đau.
Khi tuyên bố như vậy, rõ ràng Quỳnh Như chẳng hiểu Quý ròm tí ti nào. Trời sinh ra Quý ròm không phải để làm anh hùng. Nó là chúa nhát, chúa sợ đau. Nếu thằng Kẹo thực sự đụng vào nó, dù chỉ với một ngón tay thôi, thì nãy giờ nó đã thét be be và làm náo động cả làng trên xóm dưới rồi.
Sỡ dĩ Quý ròm chẳng kêu la vì từ khi bắt nó vào nhà đến giờ, thằng Kẹo chẳng hề chạm vào người nó.
Thằng Kẹo chỉ hất đầu về phía chiếc bàn kê giữa nhà, nói trổng:
– Mày ngồi đó đi!
Rồi ung dung bỏ đi vô nhà trong.
Quý ròm ngồi xuống ghế, thấp thỏm nhìn theo đối phương. Nó chẳng hiểu thằng nhóc định đi lấy thứ gì: dao, kềm hay búa? Nó cũng chẳng hiểu tại sao thằng này thiếu cảnh giác với “tù binh” đến thế. Bây giờ n�! �u vùng ! chạy, Quý ròm thừa sức thoát về nhà.
Nhưng Quý ròm không có ý định chạy trốn trong lúc này. Nó tò mò chờ xem thằng nhóc định đối phó với nó như thế nào.
Thằng Kẹo đối phó với nó bằng cách từ nhà trong đi ra, tay cầm một ca nước. Thằng Kẹo đặt ca nước xuống trước mặt nó:
– Mày khát nước không? Uống đi!
Quý ròm láo liên mắt, ngạc nhiên thấy ngoài ca nước ra, thằng Kẹo không cầm theo “dụng cụ tra tấn” gì kkhác.
Chẳng lẽ đây là nước xà phòng? Quý ròm chợt giật mình nhớ lại các cuốn phim hình sự từng xem.
Nó bưng ca nước lên, chăm chú quan sát rồi thận trọng đưa lên mũi ngữi. Thấy thơm thơm, nó khẽ kê miệng uống một tợp. Hóa ra là nước xá xị. Quý ròm nghe mát ngọt tận cổ, liền nốc luôn một hơi.
– Mày tra khảo bằng nước xá xị như thế này, tao cho mày tra khảo đến tối! – Quý ròm đặt ca nước xuống, nhìn thằng Kẹo, cười nói.
Thằng Kẹo cũng cười:
– Tao đùa thôi, tra khảo quái gì! Tao cũng từng lẻn vào vườn người ta hái trộm xoài mấy lần.
Ðược lời như cởi tấc lòng, Quý ròm thở ra một hơi nhẹ nhõm và nhỏm người khỉ ghế:
– Thế ra là mày đùa! Vậy tao về nhé!
Quý ròm chắc mẫm đối phương sẽ đồng ý. Nào ngờ thằng Kẹo đưa tay cản lại:
– Mày chưa về ngay được! Ngồi thêm một lát đã!
Thằng Kẹo làm Quý ròm chưng hửng:
– Tao ngồi lại để làm gì?
– Chẳng để làm gì cả!
– Ngồi chơi vậy thôi?
– Ngồi chơi vậy thôi.
Quý ròm bứt tai! :
– Tao chả hiểu gì cả.
Thằng Kẹo nhe răng cười:
– Tao muốn con nhỏ Quỳnh Dao lo sốt vó chơi. Tao ghét con nhỏ đó.
Quý ròm buột miệng “à” lên một tiềng. Hóa ra thằng này chẳng căm ghét gì mình, nó chỉ muốn đối phó với nhỏ Quỳnh Dao. Chắc hàng ngày con quỷ con trêu ghẹo, chọc phá gì nó nên nó mới thù dai như vậy.
– Mày là thầy nó thật à? – Thằng Kẹo chợt lên tiếng hỏi.
Quý ròm liếm môi:
– Thầy gì! Tao chỉ kèm cho nó học thôi.
– Mày học cùng lớp với chị nó hở?
– Ừ.
– Thế sao chị nó không kèm nó mà nhờ mày kè,?
Quý ròm chép miệng:
– Thì mày cũng biết rồi đó!
Câu trả lời của Quý ròm không thể nào mơ hồ hơn. Nhưng thằng Kẹo hiểu ngay. Nên nó gật gù khoái chí:
– Ừ, con nhóc đó cứng đầu lắm.
Rồi để cho khoái chí hơn nữa, nó khuyên Quý ròm:
– Mày phải mạnh tay vào với nó!
Quý ròm thu nắm đấm đưa lên miệng thổi phù phù:
Thằng Kẹo mắt lé, nếu không cũng sắp sửa lé. Cho nên nó không thấy nắm đấm của Quý ròm chẳng dọa được ai. Với nắm đấm yếu ớt đó, đấm vào ai, người đấm chắc chắc sẽ đau tay đến ba ngày là ít. Và nếu thực sự xảy ra đụng độ giữa hai thầy trò, chắc chắn người khóc hoài sẽ là Quý ròm chứ không thể là nguợc lại.
Thằng Kẹo không thầy được sự thật phũ phàng đó. Nó nhìn vẻ hung hăng của Quý ròm, toét miệng cuời dễ dãi:
– Thôi, mày về được rồi!
*
Sau biến cố “kinh hoàng” đó, Quỳnh Dao hết ham xúi bậy thầy mình.
Nhất là sau khi “thoát chết” trở về, Quý ròm đã ai oán thuật lại cho nó nghe mình bị thằng Kẹo tra tấn dã man như thế nào.
– Nó lấy kềm kẹp các ngón tay anh! – Quý ròm xoè hai bàn tay ra trước mặt.
– Thế thầy có đau không? – Quỳnh Dao thót bụng.
Quý ròm nhắm mắt:
– Ðau thấu xương.
Quỳnh Dao nhìn lom lom hai bàn tay Quý ròm:
– Thế sao chẳng thấy chảy máu?
Quý ròm nhếch mép:
– Dân tra tấn chuyên nghiệp chẳng đời nào để cho nạn nhân bị chảy máu!
Quỳnh Dao nuốt nước bọt:
– Thế thằng Kẹo còn làm gì thầy nữa!
– Ôi, nó làm nhiều trò gian ác lắm! – Quý ròm rụt cổ.
– Nó có nhúng thầy vào nước sôi không?
– Tất nhiên là có…
Ðang hào hứng bốc phét, Quý ròm bỗng im bặt. Nhưng Quỳnh Dao đã kịp phát giác ra sự phi lý:
– Thế sao thầy không chết? Cũng chẳng bị phỏng chút xíu nào?
– Tại… tại… – Quý ròm ngắc ngứ – tại nó nấu vội quá, nước chưa kịp sôi, chỉ hơi âm ấm…
Trong khi Quỳnh Như ngồi bên cạnh tủm tỉm cười thì Quỳnh Dao áp tay lên ngực, thở phào:
– May ghê thầy há!
Tuy nghịch ngợm, bướng bỉnh và ưa lý sự nhưng Quỳnh Dao vẫn chỉ là một con nhóc ngây thơ. Lại vừa trải qua tâm trạng hoang mang lo lắng nên nó bị ông thầy tinh ranh cho vào xiếc dễ dàng.
Nhìn con nhóc đang nín thở ngồi nghe, Quý ròm mừng rơn trong bụng. Nó tin r�! �ng khi nghe xong câu chuyện tra tấn rùng rợn kia, con quỷ con sẽ hết dám xúi sư phụ mình làm những chuyện bá láp như bữa nay.
Quý ròm đoán đúng.
Quỳnh Dao hết dám xúi thầy mình làm những chuyện bá láp. Lần này, những chuyện bá láp do chính nó gây ra.
Một bữa, nó kêu lên:
– Thầy ơi, cây viết của em viết không ra mực.
– Sao lại không ra mực?
– Em không biết nữa. Chắc là tại bữa trước em làm rớt xuống đất.
Quý ròm chìa tay ra:
– Ðưa đây anh sửa cho!
– Em liệng vô thùng rác mất rồi.
– Sao lại liệng?
– Sao lại không liệng? – Quỳnh Dao hỏi lại bằng giọng ngạc nhiên gấp mấy lần thầy nó, còn bình luận thêm – Viết không ra mực giữ lại làm chi, thầy!
Quý ròm thở dài. Nó rút cây viết trong túi đưa cho cô học trò:
– Vậy em lấy cây này mà viết.
Quỳnh Dao nhe răng cười:
– Thầy cho em luôn hả thầy?
Quý ròm thở dài lần thứ hai:
– Cho luôn!
Nhưng nếu chỉ làm cho thầy mình thở dài có hai lần thì con nhóc Quỳnh Dao đâu còn là chính nó.
Mấy hôm sau, nó lại thản nhiên thông báo:
– Thầy ơi, cây viết hôm trước thầy cho em làm mất rồi.
– Ðể đâu mà mất? – Quý ròm hỏi, mặt nhăn như bị.
– Dạ, em kẹp trong cuốn sách tập làm văn.
– Vậy sao mất được?
– Sao không được thầy? – Quỳnh Dao vui vẻ giải thích cho thầy nó hiểu – Em làm mất cuốn sách tập làm văn thì mất luôn cây viết chứ khó gì đâu thầy!
!
! 211; Trời ơi là trời!
Quý ròm chỉ kêu lên được có bốn tiếng. Rồi ngã người ra lưng ghế, nó nhắm tịt mắt lại như thể chết rồi.
Quỳnh Dao ngoẹo cổ dòm thầy nó một hồi rồi cất giọng an ủi:
– Thầy đừng có buồn. Làm mất thì em kêu chị Quỳnh Như mua lại, dễ ợt chứ khó gì đâu!
Ðối với Quỳnh dao, trên đời này hình như chẳng có việc gì khó. Mua một món đồ quá dễ. Và làm mất món đồ đó xem ra càng dễ hơn.
– Ðiều quan trọng không phải là mua đi mua lại mà là đừng có làm mất thường xuyên như thế! – Quý ròm chán nản nói, vừa thều thào nó vừa từ từ mở mắt ra.
Quỳnh dao nhanh nhẩu đồng tình:
– Thầy nói đúng quá!
Khen xong, nó chứng minh liền:
– Mẹ em và chị Quỳnh Như cũng nói giống y như thầy!
– Thế sao em cứ làm mất hoài vậy? – Quý ròm chép miệng – Sách tập bút thước, mới có nửa tháng mà em đã đánh mất tới hai, ba lần rồi.
– Biết làm sao được, thầy! – Quỳnh Dao gãi gáy – Em giữ gìn đồ đạc cẩn thận ghê lắm. Nhưng mất vẫn mất, không hiểu tại sao. Chắc tụi bạn em nó đánh cắp đó thầy.
Cách giải thích của Quỳnh Dao khiến ông thầy khẽ nhăn mặt. Không muốn câu chuyện dẫn học trò mình đến chỗ nghi ngờ bạn bè, Quý ròm lật đật ngồi thẳng người dậy:
– Thôi, học tiếp đi!
– Viết đâu mà học thầy?
Quỳnh Dao hỏi, mắt nhìn lom lom vô vây viết giắt trên túi áo của thầy nó.
Quý ròm nhìn theo ánh mắt của con quỷ con, đau khổ rút cây viết ra:
– Nè!!
Như đọc được nỗi đau khỗ trong ánh mắt Quý ròm, Quỳnh Dao cầm cây viết, nói giọng rộng lượng:
– Thầy đừng lo. Lần này em chỉ mượn thôi. Lát học xong, em trả lại cho thầy.
Hôm đó, Quỳnh Dao trả cây viết lại cho thầy nó thật.
Rồi dường như không đủ can đảm nhìn thấy thầy nó lần thứ hai nằm thiêm thiếp như người sắp sửa chầu trời, suốt một tuần lễ sau đó, Quỳnh Dao không làm mất thêm cây viết nào nữa.
Thấy vậy, Quý ròm mừng lắm, hoàn toàn không biết mình mừng như vậy là hơi sớm.
Vì qua ngày thứ tám, Quỳnh Dao vội vã trở lại là chính mình sau một thời gian bấm bụng làm người ngăn nắp, vốn là một mẫu người có vẻ như hoàn toàn xa lạ với nó.
Lần này, Quý ròm vừa bước vào nhà đã thấy con quỷ con thu hai tay dưới gấm bàn, sung sướng khoe:
– Cây thước của em gãy rồi thầy ơi.
– Gãy là sao?
– Gãy mà thầy cũng không biết hả?
– Quỳnh Dao giương cặp mắt đen láy – Gãy tức là một cây thước dài tự nhiên biến thành hai cây thước ngắn đó thầy!
Vửa nói, nó vừa rút tay ra khỏi gầm bàn giơ lên, mỗi bên tay vung vẩy một mẩu thước ngắn ngủn.
Quý ròm định hỏi tại sao gãy nhưng rồi nó bỏ ngay ý định đó. Có hàng trăm cách để làm gãy một cây thước, có tìm hiểu cũng chẳng thể làm cho cây thước liền lại được.
Nó ngồi xuống, hờ hững nói:
– Gãy rồi thì thôi!
Quỳnh Dao toét miệng cười:
– Em cũng nghĩ y như thầy!
Rồi con nhóc hớn hở đứng lên:
– Thầy đợi một c! hút đ�! � em chạy ra đầu hẻm mua cây thước mới nha thầy!
– Không cần làng phí thế! – Quý ròm nghiêm nghị – Anh nghĩ mẫu thước kia vẫn còn dùng được.
Thấy ông thầy có vẻ bực bội, Quỳnh Dao không dám nằn nì. Nó tiu nghỉu ngồi xuống, nhìn mặt biết là cụt hứng lắm.
Suốt buổi học hôm đó, nó ngoan ngoãn vẽ các hình tam giác bằng mẫu thước gãy.
Thái độ phục tùng của cô học trò bướng bỉnh khiến Quý ròm vô cùng đắc ý. Nhìn con nhóc xoay ngang xoay dọc cây thước cụt, Quý ròm khoan khoái nhủ bụng: Ít ra trên cõi đời rộng lớn này nhà ngươi cũng phải biết vâng lời một người chứ.
Ngay lúc đó, Quý ròm không biết mình chỉ khoan khoái được có bốn mươi tám tiếng đồng hồ.
Buổi dạy kèm tiếp theo, Quý ròm chưng hửng khi thấy Quỳnh Dao rút từ trong ngăn bàn ra cây thuớc mới tinh.
– Thước ở đâu vậy em?
– Em kêu chị Quỳnh Như mua cho em đó thầy.
– Thước cũ đâu?
Quỳnh Dao cười tươi như hoa:
– Em liệng rồi.
Quý ròm hừ giọng:
– Anh bảo vẫn còn dùng được mà.
– Dạ, thầy dùng được nhưng em dùng không quen, thấy nó lóng ngóng thế nào!
Ðến lúc này thì Quý ròm vỡ lẽ là con oắt này chẳng coi lời khuyên hôm nọ của mình ra cái củ cà rốt gì.
Bảo nó, vui vui thì nó ngoắc miệng cãi chơi, buồn buồn thì nó làm thinh ra chiều nhất trí nhưng sau đó nó lại lặng lẽ làm ngược lại.
Quý ròm chán quá, hất đầu:
– Bài tập hôm trước em làm xong chưa?
– Xong rồi thầy.
Quỳnh Dao đáp và! nhanh nh! ẹn chìa cuốn tập ra.
Quý ròm cắm mắt vào tập, bụng mong cho học trò mình làm sai đến chết được. Có vậy nó mới có cớ để nổi cơn thịnh nộ cố nén nãy giờ.
Nhưng một lần nữa, Quỳnh Dao làm thầy mình thất vọng não nề.
Thấy nó giải câu nào câu nấy trúng phóc, Quý ròm xụi lơ:
– Giỏi lắm!
Thầy khen trò mà giọng sao nghe hiu hắt quá. Mặt thầy chỉ tươi lên khi trò cười hích hích:
– Nhờ thầy đó, thầy. Hồi chưa gặp thầy em học dốt ơi là dốt.
Câu nói hồn nhiên của Quỳnh Dao như dòng suối mát chảy qua hồn thầy nó.
Trong nháy mát, Quý ròm quên hết mọi bực bội. Quý ròm thấy người lâng lâng và trong trạng thái lơ lửng sảng khoái đó, nó chợt nhớ ra hồi còn nhỏ mình cũng hay làm mất bút thước, làm rách tập vở. Ừ, học trò nào mà chẳng thế! Vậy mà bây giờ mình nỡ trách con nhỏ đáng yêu này, bậy quá!
Quý ròm nhìn gương mặt xinh xắn, sáng sủa của cô học trò ngồi trước mặt, mỉm cười buột miệng:
– Chẳng qua là nhờ em thông minh thôi.
– Thầy mới thông minh.
– Nhưng em thông minh hơn.
Cái cảnh hai thầy trò khen qua khen lại không biết sẽ kéo dài đến bao lâu nếu lúc đó Quỳnh Như không ló đầu chỗ cửa thông, réo inh ỏi:
– Quý, Quỳnh Dao, lẹ lên! Chả giò chiên xong rồi nè!
*
Ðược Quỳnh Dao ca ngợi công trạng, khen thông minh, bữa đó Quý ròm sướng mê.
Sướng quá, nó ăn một hơi sáu cuốn chả giò. Nó thấy chả giò giòn rụm, thơm phức. Nó thấy trên đời này không gì ngon bằng chả giò. Nó thấy trên trái đất bao la này không có ai dễ thương hơn hai chị em Quỳnh Như, Quỳnh Dao.
Nhỏ chị chiên chả giò ngon nhất trần gian.
Nhỏ em “kính thầy yêu bạn” nhất thế giới.
Quý ròm vừa sung sướng vừa cảm động. Nó thấy nó nhận lời dạy kèm nhỏ Quỳnh Dao quả không uổng công. Xưa nay, Quý ròm chưa dạy ai thành công bao giờ. Nó kèm thằng Tiểu Long, kèm nhỏ Diệp. Một đứa là bạn nó, một đứa là em nó. Học mới ba buổi, bạn nó đùng đùng ôm tập bỏ về. Còn em nó nước mắt nước mũi sì sụt, dọa méc ba méc mẹ. Chẳng đứa nào biết ơn nó, còn trách móc, chì chiết, lên án nó tơi tả. Thật là một lũ chẳng có chút xíu tinh thần tôn sư trọng đạo nào.
Quỳnh Dao khác hẳn. Quỳnh Dao bảo “Hồi chưa gặp thầy, em học dốt ơi là dốt”. Chà, nghe mới du dương, thấm đẫm tình thầy trò làm sao!
Cho đến lúc dắt xe ra khỏi chiếc cổng rào bằng gạch, Quý ròm vẫn còn thấy lâng lâng. Ðôi chân như mọc cánh, nó đạp xe về tận nhà, chẳng thấy mệt mỏi tí ti nào.
Quý ròm đụng đầu nhỏ Diệp ngay phòng khách.
– Anh đi đâu về vậy?
Câu hỏi bất ngờ của con nhóc khiến Quý ròm chột dạ.
Quý ròm không thể không chột dạ. Trước nay, nó đi đi về về, chẳng bao giờ nhỏ Diệp thắc mắc. Hôm nay tự nhiên con nhóc ngoác mồm ra hỏi, hẳn có chuyện gì khác thường.
– Tao �! �i chơi..
Quý ròm đáp, giọng cố tỏ ra hờ hững.
Nhỏ Diệp nhìn ông anh bằng cặp mắt kỳ lạ:
– Anh chơi đằng nhà anh Tiểu Long phải không?
À, nó cố tình giăng bẫy mình đây. Quý ròm cười thầm trong bụng, và nhếch mép:
– Không. Tao chơi chỗ khác.
– Chỗ khác là chỗ nào?
Thấy con nhóc bắt đầu lấn tới, Quý ròm sa sầm mặt:
– Mày hỏi làm gì? Mày điều tra tao hả?
– Em chỉ tò mò thôi! – Nhỏ Diệp chớp mắt.
– Tò mò là một tính xấu, mày có biết không hả?
Vừa ra oai, Quý ròm vừa hếch mặt lên trời.
Nhưng nhỏ Diệp không để cho Quý ròm cao hứng lâu. Nó hỏi “độp” một phát:
– Anh đi đánh nhau phải không?
– Ai bảo mày vậy? – Quý ròm ngạc nhiên. Nó chìa hai cánh tay ra, cười khảy – Ốm nhom như tao mà đánh với đấm cái nỗi gì.
Quý ròm đừng cựa quậy còn đỡ. Nó vừa chìa tay ra, nhỏ Diệp đã chỉ ngay vết xước trên bắp tay nó, reo lên với vẻ đắc thắng:
– Vậy chứ vết gì đây?
Chắc con nhóc đã nhìn thấy những vết trầy trụa trên tay mình từ hôm trước! Quý ròm giật mình nghĩ. Nhưng là đứa bản lĩnh, nó chẳng thèm lúng túng mảy may.
Thậm chí nó còn gí sát cánh tay vào mắt nhỏ em:
– Mày nhìn kỹ đi! Vết trầy này đâu phải do đánh nhau.
– Chứ là vết gì?
– Ðó là do tao trèo cây bị xước.
Nhỏ Diệp căng mắt săm soi một hồi, rồi gật gù:
– Ờ há.
– Thấy chưa! – Quý ròm mặt nhơn nhơn – Mày ch�! � nghi ng�! �� bậy bạ là giỏi.
Quý ròm “phán” một câu nặng nề, mong con nhóc mắc cỡ mà “tắt đài” đi cho rồi. Nào ngờ nhỏ Diệp chẳng thèm mắc cỡ, cũng chẳng thèm “tắt đài”. Nó tiếp tục “nghi ngờ bậy bạ”, như để chứng minh lời nhận xét của ông anh là hoàn toàn xác đáng:
– Thế anh trèo cây làm gì?
– Nhỏ này hỏi lạ! Trèo cây dĩ nhiên là để hái trái cây rồi.
– Anh trèo cây gì?
– Cây mận.
– Cây mận mọc trong vườn nhà ai?
Tới đây thì Quý ròm chịu hết nổi. Nó ôm tập đi thẳng vô trong, sau khi gầm gừ buông một câu:
– Mày con nít hỏi gì hỏi lắm thế.
– Con nít thì con nít chứ! – Nhỏ Diệp bướng bỉnh nói vói theo – Chiều nào anh cũng ra khỏi nhà mà bảo em không hỏi hở?
Chiều nào đâu mà chiều nào! – Quý ròm quay lại, đỏ mặt tía tai – Mỗi tuần tao chỉ đi có mấy buổi thôi…
Ðang nói, sực nhận ra mình bị hớ, Quý ròm lập tức ngậm miệng, hấp tấp quay mình đi tuốt vô phòng.
Như vậy là con nhóc này bắt đầu để ý mình rồi! Quý ròm buông phịch người xuống nghế, lo lắng nghĩ. May mà mình không đánh nhau. Nếu không thế nào nó cũng méc với ba mẹ và mọi bí mật của mình chắc chắn sẽ vỡ lở ngay tút xuỵt.
Quý ròm không biết nó nghĩ như vậy là quá vội vàng.
Quý ròm vội vàng cũng phải. Vì ngay lúc đó, làm sao nó biết được hai ngày sau, khi nó đang ngồi chỉ bài cho Quỳnh Dao, con quỷ con lại đẩy nó vào một tình huống trớ trêu không thể tả.
Hôm đó, ngay từ đầu Quý ròm đ! ã cảm ! thấy có điều khác lạ. Quỳnh Dao ngồi học cứ nhấp nha nhấp nhổm, mặt mày láo liên như tên trộm gà.
Thấy con nhóc có vẻ không yên, Quý ròm không kềm được thắc mắc:
– Bữa nay em làm sao thế?
– Dạ có chi đâu, thầy!
Quỳnh Dao nói không có chi, Quý ròm càng tin chắc là có chuyện chi đó. Nhưng đó là chuyện gì thì nó không đoán ra.
Suốt một tiếng đồng hồ, con nhóc làm bài sai be sai bét. Tại nó có tập trung chút xíu nào đâu. Bằng chứng là cứ chốc chốc nó lại đánh mắt ra cửa. Ðến nỗi Quý ròm phải ngoảnh cổ dòm theo:
– Gì ngoài đó vậy em?
Quỳnh Dao lại chúm chím:
– Dạ, có chi đâu thầy.
Con nhóc làm Quý ròm nổi điên:
– Không có chi thì đừng nhìn ra ngoài nữa.
Quỳnh Dao tươi tỉnh:
– Vậy nếu có chi thì được quyền nhìn ra phải không thầy?
Quý ròm không ngờ con nhóc hỏi ngược ngạo như vậy, đành nhe răng cười gượng:
– Ừ.
Quý ròm đáp là đáp cho qua. Nào ngờ nó vừa nói xong, con quỷ con liền hấp háy mắt, chỉ tay ra cửa:
– Vậy bây giờ có chi rồi đó, thầy.
Quý ròm giật mình quay lại.
Ðập vào mắt Quý ròm là một thằng nhóc trạc tuổi Quỳnh Dao đang đứng vịn tay nơi cổng rào dáo dác nhìn vào trong sân. Một thằng nhãi lớn hơn đang đứng ngay sau lưng nó. Thằng này cũng đang sốt ruột ngoẹo cổ nghiêng ngó.
– Ai vậy em?
Quý ròm ngạc nhiên hỏi.
Quỳnh Dao không trả lời thẳng câu hỏi của Quý ròm, chỉ nói:
– Tụi nó đi tìm em với thầy đó.
Ngay l�! �c đó, ! thằng nhóc đứng trước ngoác miệng oang oang:
– Quỳnh Dao ới ời! Mày hẹn tao đến đây sao mày trốn biệt đâu thế?
Không đợi thằng nhóc gọi lần thứ hai, Quỳnh Dao vọt miệng:
– Tao ở đây nè.
Quỳnh Dao đứng dậy, kéo tay Quý ròm:
– Ði thầy!
– Ði đâu?
– Ra gặp tụi nó.
Quỳnh Dao vừa đáp vừa kéo thầy nó băng băng ra cửa.
Quý ròm chân bước, bụng bảo dạ: Chắc con quỷ con quảng cáo về tài nghệ của mình ghê quá nên mấy đứa bạn nó tới xin học chung cũng nên!
Quý ròm nghĩ chưa dứt, chân đã ra tới cổng. Nó vội sửa tướng, ưỡng bộ ngực lép kẹp ra phía trước cho ra dáng một bậc sư phụ oai phong, khả kính.
Thấy Quý ròm tới gần, thằng nhóc buông tay khỏi cổng rào, cảnh giác bước lui một bước. Nó nhìn chòng chọc Quý ròm một lúc rồi quay sang Quỳnh Dao, nhếch mép:
– Anh mày đó hả?
– Ừ, anh tao đấy! – Quỳnh Dao hãnh diện đáp – Ðâu phải chỉ mày mới có anh!
Thằng nhóc đảo mắt nhìn Quý ròm một lần nữa rồi cười khảy:
– Anh mày còm nhom như con khô mực thế kia thì chỉ gãi ngứa anh tao thôi!
Như vậy thằng lớn đứng phía sau đích thị là anh của thằng nhỏ đứng phía trước. Thằng anh nghe thằng em nói vậy liền tằng hắng một tiếng thật to. Tằng hắng to như vậy dĩ nhiên la để xác nhận thằng em mình nói đúng. Rằng cỡ Quý ròm chỉ đáng gãi ngứa cho nó thôi.
Bây giờ thì Quý rom đã đoán ra nhân vật trước mặt kia là ai, kéo đến đây làm gì. Rõ ràng con quỷ con đã gây sự gì đó với thằng nhó! c. Và th! ằng nhóc đã kéo anh nó đến đây để “tầm thù”, chứ chả phải để “tầm sư học đạo” gì sất.
Quý ròm đã tưởng bở. Quý ròm đinh ninh tài nghệ sư phạm của mình đã vang lừng bốn bể. Ðến mức thiên hạ nô nức rủ nhau đến xin thọ giáo.
Ðến khi hay ra hai thằng nhãi kia chỉ lăm lăm xin “thọ giáo võ công” thì Quý ròm xanh mét mặt, biết mình hết đường tháo chạy.
Xưa nay, Quý ròm đứng hạng bét về môn đánh nhau. Trời sinh ra nó không phải để thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Mỗi khi cần đánh nhau, nó bắt buộc phải cầu viện đến thằng bạn mập Tiểu Long của nó.
Chưa ai cầu viện Quý ròm đi đánh nhau bao giờ. Chỉ có con nhóc Quỳnh Dao.
Quỳnh Dao đã hẹn “kẻ thù” tới rồi lừa nó ra “võ đài”.
Hôm truớc Quỳnh Dao đã khăng khăng tôn nó làm “thầy”, nay lại tự động phong cho nó chức “anh”. Chắc để mong cho nó… chết sớm.
Quý ròm càng nghĩ càng run. Nó thấp thỏm liếc đối phương. Thằng em tuy trạc tuổi Quỳnh Dao nhưng tay chân chắc nịch. Ngay thằng này, Quý ròm nhắm sức mình đã không đương nổi, nói gì đến thằng anh to đùng đứng hờm sẵn sau lưng.
Quý ròm tính lợi tính hại một hồi, định lên tiếng giảng hòa, ai về nhà nấy cho rồi. Nhưng nó chưa kịp bày tỏ thiện chí hoà bình, nhỏ Quỳnh Dao đã láu táu cầm lấy cánh tay nó giơ lên, miệng thao thao hệt như quảng cáo viên trên tivi:
– Ðừng coi thường nha! Anh tao gầy sắt chứ không gầy nhôm đâu à nghen.
Thằng anh thắc mắc:
– Gầy sắt là sao, gầy nhôm là sao?
Q! uỳnh Da! o nheo mắt:
– Sắt với nhôm khác nhau như thế nào mà cũng không biết hả? Nhôm đụng vô là móp. Còn sắt đụng vô là gãy tay liền.
Thằng em cười hê hê:
– Gãy tay anh mày hở?
– Gãy tay anh mày ấy!
Quỳnh Dao không vừa, “đốp” lại ngay. Rồi không buồn để ý đến bộ dạng càng lúc càng khó coi của Quý ròm, nó vênh mặt thách thức:
– Không tin thì mày kêu anh mày đụng vào đi!
Tất nhiên là thằng em không tin. Nó huých khuỷu tay ra sau, đụng “bộp” vào bụng anh nó:
– Sợ gì! Chơi liền đi anh!
Bị thằng em giục, thằng anh bước lên một bước. Nhưng rồi nó bỗng trù trừ. Nó nhìn lom lom đối thủ, bụng bất giác dậy lên ngờ vực. Có khi thằng ròm này luyện cánh tay cứng như sắt thật cũng nên, nếu không thế, tại sao nó dám vác bộ xương còm ra đây khiêu chiến!
Thấy đối phương e dè dừng bước, Quý ròm hơi mừng mừng. Nó lập tức chộp lấy cơ hội:
– Nếu mày không muốn thử sức thì thôi, tao không ép. Bữa nay tao cũng không có hứng đánh nhau.
Quý ròm vừa nói vừa dòm chừng đối phương. Và nó nở từng khúc ruột khi thấy thằng nhãi to con kia gật gà gật gù như sắp sửa nhận lời bãi chiến tới nơi.
Khổ nỗi, đúng vào lúc thằng nhãi chuẩn bị mở miệng tuyên bố rút lui, con nhóc Quỳnh Dao thình lình cười hi hi, và câu nói xóc hông của nó chẳng khác gì dầu đổ ào ào vô lửa:
– Sợ rồi! Sợ rồi! Thôi, hai anh em mày mở miệng nhận thua đi rồi anh tao tha cho về.
Trong thoáng mắt, anh em thằng nhóc và Quý ròm, ba gương mặt tái đi vì gi! ận. Anh! em thằng nhóc giận vì bị hạ thấp quá đáng. Quý ròm ngược lại, giận vì được đề cao quá đà.
Thằng em lườm Quý ròm, bĩu môi “xì” một tiếng:
– Thua cái mốc xì!
Nó kéo anh nó, giục:
– Nhào vô đi anh!
Thằng anh không hiếu chiến bằng thằng em. Nhưng trước sự khích bác của đối thủ, nó không muốn tỏ ra nhu nhược. Thằng em đứng bên cạnh lại hối thúc chằm chặp khiến tay chân nó bất giác đâm ra ngứa ngáy.
Nó xăn tay áo:
– Ðược rồi! Tao cũng đang muốn thử xem gầy sắt là như thế nào.
Quýnh Dao huých vô lưng Quý ròm, hăm hở:
– Nó muốn xem thì cho nó xem đi anh!
Quý ròm ngoảnh nhìn gương mặt rạng rỡ của cô học trò, không rõ con quỷ con tin tưởng vào tài nghệ của mình thật hay đang âm mưu dưa mình vào chỗ chết.
– Thầy sợ hả thầy? – Thấy Quý ròm nhìn mình chăm chăm, Quỳnh Dao hạ giọng hỏi.
– Sợ gì!
Quý ròm đáp bằng giọng đau khổ. Rồi không muốn con nhóc nhận ra vẻ lo lắng của mình, nó quay về phía đối thủ, hùng hổ:
– Bộ mày muốn chơi nhau thật hả?
– Thật.
Quý ròm thu nắm đấm đưa lên miệng hít hà:
– Bộ mày không sợ quả đấm sắt này hả?
– Không sợ.
– Bộ mày không sợ gãy tay hả?
Lần này thằng anh tỏ ra ngần ngừ. Gãy tay ai mà chả sợ. Nó đưa mắt liếc thằng em rồi mím môi:
– Không sợ.
Biết không thể lùi được nữa, Quý ròm thở dài:
– Vậy mày ngon mày nhào vô đi!
*
Thằng anh nhào vô ngay. Nhanh đến mức Quý ròm vừa chớp mắt, chưa kịp nhìn rõ sự chuyển động của đối phương, đã lãnh một cú đấm trúng ngay con mắt trái.
Quý ròm đau đớn ôm mặt lùi lại, thấy rõ ba mươi sáu ông sao xẹt.
Bây giờ Quý ròm mới hối hận là đã không đề phòng. Thấy thằng anh chần chờ cả buổi, nó tưởng thằng này phải đấu mồm chán chê mới ra tay. Nào ngờ nó vừa kêu nhào vô, đối phương đã nhào vô ngay tắp lự.
Nhưng Quý ròm không có thì giờ để nghĩ ngợi lâu. Thằng anh sau khi ngơ ngác trước cú đấm trúng đích dễ dàng đã lại hăng hái xông tới.
Lần này, vừa thấy bóng người thấp thoáng, Quý ròm đã nhanh chân vọt tuốt ra xa.
– Rượt theo đi anh!
Tiếng thằng em cất lên đầy hào hứng.
Thằng anh không nói không rằng. Nó lầm lì nhảy bổ lại phía Quý ròm, tung một cú đá sấm sét.
Quý ròm luống cuống né qua một bên, nhờ vậy tránh được cú đá khủng khiếp của đối phương. Nó nghe tiếng gió vù qua tai, biết mình vừa thoát chết, hoảng vía co giò phóng tuốt vô nhà.
– Hà hà! – Thằng em cất giọng nhạo báng – Quả đấm sắt cất đâu rồi, sao không đem ra cho anh tao thưởng thức một tí?
Quỳnh Dao không ngờ Quý ròm đánh nhau ẹ đến thế, đỏ mặt kêu to:
– Anh Quý ơi, chạy đi đâu thế? Quay lại phản công đi chứ!
Thằng em toét miệng cười:
– Anh mày són ra quần rồi, kêu gì mà kêu!
Quỳnh Dao nhìn vô nhà, tức tối:
– Anh Quý ơi anh Quý!
Quỳnh Dao kêu năm lần bảy lượt, Quý ròm vẫn im ru.
Thằng em nh! eo nheo mắt:
– Thôi, đừng kêu nữa mỏi miệng. Anh mày chui xuống gầm giường trốn rồi!
Nó giơ tay chào:
– Về nhé! Nhớ đấy, lần sau đừng có dại dột trêu vào anh em tao!
Quỳnh Dao nghiến răng trèo trẹo:
– Ðợi đã! Anh tao vào băng bó vết thương rồi quay ra ngay bây giờ đấy!
Vừa dợm chân, nghe vậy, hai anh em thằng nhóc liền đứng lại, căng mắt nhìn vô nhà.
Nhưng lâu thật lâu, vẫn chẳng có động tĩnh gì bên trong. Quý ròm như chui đâu xuống đất.
Thằng em lại cười hì hì!
– Thôi, vào nhà săn sóc cho ông anh gầy sắt của mày đi!
Không buồn đợi Quỳnh Dao lên tiếng, lần này nói xong nó quay mình đi luôn. Thằng anh liếc vào trong nhà một cái, rồi lật đật chạy theo thằng em, bỏ mặc Quỳnh Dao đứng sững như trời trồng giữa sân.
Quỳnh Dao đứng chôn chân có đến một lúc lâu. Nó đang vừa tức lại vừa ngượng. Bữa nay sư phụ nó làm nó thất vọng quá. Sư phụ nó đánh đấm đã chẳng ra gì, lại không có chút khí phách nam nhi nào. Chưa ra được lấy một đòn đã cong đuôi chạy. Rõ là làm trò cười cho đối phương.
– Quỳnh Dao!
Có tiếng Quý ròm gọi khẽ từ bên trong.
Quỳnh Dao nguớc lên, thấy thầy mình đang lấp ló chỗ cửa, một tay ôm mặt, một tay ngoắt ngoắt.
Nó bước lại:
– Nãy giờ thầy nấp ở đâu thế?
– Nấp đâu mà nấp! Anh ngồi trong nhà.
– Sao em kêu cả buổi mà thầy không chạy ra?
Quý ròm méo xệch miệng:
– Ra làm chi! Thằng đó nó đánh đau quá!
Lúc này Quỳnh Dao mới ! để ý ! đến bàn tay đang bụm mặt của Quý ròm:
– Thầy bỏ tay ra coi!
Quý ròm vừa bỏ tay ra, Quỳnh Dao đã thét lên bài hãi:
– Trời đất, sao mắt thầy bầm tím, sưng vù vậy nè!
Quý ròm đưa tay lên miệng suỵt khẽ:
– Nhỏ nhỏ thôi! Coi chừng chị Quỳnh Như nghe thấy!
Quỳnh Dao hạ giọng, mắt vẫn nhìn lom lom vào con mắt sưng húp của thầy nó:
– Thằng đó đánh nhẹ hều mà thầy.
– Ở đó mà nhẹ! – Quý ròm hừ mũi, giọng hờn giận – Tay nó còn cứng hơn búa tạ!
Quỳnh Dao tự nhiên thấy bứt rứt quá xá. Nó có cảm giác nó đã vô tình làm hại thầy nó. Nó nhìn Quý ròm, giọng ái náy:
– Tại em tưởng thầy gầy sắt chứ đâu có biết thầy gầy nhôm!
Quý ròm nhăn nhó:
– Giờ này mà còn sắt với nhôm! Chạy đi pha cho anh một ca nước muối đi!
– Thầy đợi em một chút!
Quỳnh Dao chạy xuống nhà sau. Một lát, nó bưng ca nước lên.
Quý ròm thò tay vào nước, thấy âm ấm:
– Em mới đun nước hở?
– Không. Em rót trong bình thuỷ.
– Chị Quỳnh Như có thấy không?
– Có. Chỉ hỏi em lấy nước sôi làm gì.
Quý ròm nuốt nước bọt:
– Thế em bảo lấy nước sôi làm gì?
– Em bảo em pha sữa. Thế là chỉ tin ngay.
Quỳnh Dao vừa đáp vừa cười hì hì khiến Quý ròm phải ngượng gạo cười theo.
Nhưng mới cười có chút xíu, Quý ròm đã nhăn nhó cúi xuống vốc nước trong ca đập đập lên chỗ sưng.
Quỳnh Dao xích lại gần:
– Ðau lắm hở th! ầy?
– Ừ.
– Thầy để em làm cho.
– Em không đụng vào được đâu! – Quý ròm rối rít xua tay – phải nhẹ tay lắm mới được!
– Thế thầy kiếm mảnh vải nhúng vào ca nước rồi dắp lên.
– Ừ, hay đấy!
Vừa nói Quý ròm vừa đứng lên khỏi ghế.
– Thầy ngồi xuống đi! Ðể em đi kiếm cho!
Quý ròm bước ra cửa:
– Thôi, để anh về nhà anh tự làm. Ngồi ở đây chị Quỳnh Như trong thấy thì kẹt lắm!
Khi nói như vậy, Quý ròm quên phắt ở nhà nó có một nhân vật còn đáng sợ gấp mấy lần Quỳnh Như.
Ðó là nhỏ Diệp, em gái nó.
Quý ròm quên. Nên dọc đường về, nó không ghé mua một chiếc nón nào để chụp lên đầu và, kéo sụp xuống trán. Nên khi dắt xe vào trong sân, nó không đưa tay lên bụm mắt để che vết bầm.
Chỉ đến khi đụng đầu nhỏ Diệp ngay ngưỡng cửa, nó mới sực nhớ ra. Thì đã muộn.
– Ối, mắt anh sao thế?
Nhỏ Diệp kêu lên hoảng hốt.
– Có làm sao đâu!
Quý ròm cố giữ vẻ thản nhiên. Nó đưa tay lên xoa xoa chỗ sưng và nói tiếp với cái giọng như thể mắt con người ta thỉnh thoảng bầm tím và sưng vù lên như quả ổi là diều quá đỗi bình thường:
– Chuyện vặt ấy mà.
– Vặt sao mà vặt! – Nhỏ Diệp lo lắng – Anh đi đánh nhau với ai phải không?
– Mày làm như tao thích đánh nhau lắm ấy! – Quý ròm hừ mũi – Ðấy là do tao ngã xe thôi.
Nhỏ Diệp bán tín bán nghi:
– Ngã gì mà ghê thế!
– Ừ, ghê lắm.
Qu! ý ròm m! au mắn xác nhận. Vừa nói nó vừa lách qua nhỏ em để vào nhà.
Nhưng nhỏ Diệp đã kép tay nó:
– Gượm đã!
– Mày làm gì thế? – Quý ròm hất tay nhỏ em ra, gầm gừ – Bộ mày không tin tao hả?
Nhỏ Diệp không đáp. Nó dán mắt vào mặt ông anh, chăm chú quan sát. Rồi bất thần kết luận:
– Anh không ngã xe.
– Tao ngã xe.
– Không ngã.
– Ngã.
Thấy Quý ròm khăng khăng, nhỏ Diệp đành nhượng bộ:
– Anh nói thật đấy hở?
– Tao chưa bao giờ biết nói dối.
Tất nhiên nhỏ Diệp thừa biết Quý ròm là chúa nói dối. Và câu khẳng định vừa rồi là câu nói dối trắng trợn nhất. Nó biết, nhưng nó làm lơ:
– Anh ngã đập mặt xuống đường phải không?
– Ừ! – Mắt Quý ròm sáng trưng, nó hỏi lại bằng giọng khấp khởi – Sao mày biết?
– Em đoán thế! – Nhỏ Diệp liếm môi, thong thả tiếp – Em đoán anh đập mặt xuống đường và đập rất mạnh. Nếu không chẳng sưng to đến thế.
– Hoàn toàn chính xác! – Quý ròm nhanh nhẩu gật đầu, suýt chút nữa nó đã reo lên – Mày nhận xét tinh tường không thua gì thám tử Sherlock Holmes. Tao đập mặt xuống đường mạnh lắm.
Quý ròm áp tay lên ngực:
– May mà không nguy hiểm đến tính mạng.
Khi nói câu đó, Quý ròm lim dim mắt một cách khoái trá.
Nhưng Quý ròm chỉ tận hưởng được niềm vui đánh lừa em gái trong lúc nhắm mắt thôi. Khi mở mắt ra, sự phấn khởi trong lòng nó đột nhiên xẹp lép.
Tại khi mở mắt ra, nó th�! ��y trên! môi em gái nó xuất hiện một nụ cười tinh quái mà ít phút trước đó nó không hề nhìn thấy.
– Mày cười gì vậy? – Quý ròm bối rối hỏi.
– Em cười anh.
– Tao sao?
Nhỏ Diệp vẫn giữ nguyên nụ cười trên môi:
– Anh tưởng lừa được em.
Quý ròm vờ ngơ ngác:
– Tao lừa mày hồi nào?
– Nếu anh ngã xe, – nhỏ Diệp nói bằng giọng đắc ý – nếu mặt anh đập mạnh xuống đường, hẳn phải trầy trùa ghê lắm. Ðằng này chỉ có mỗi con mắt bị bầm, những chỗ khác không xây xát tẹo nào, chứng tỏ là…
Quý ròm xua tay:
– Thôi, mày đừng nói nữa.
– Sao lại không nói nữa?
Quý ròm xụi lơ:
– Mày đã nói đúng rồi còn nói nữa làm chi!
*
Bữa đó rốt cuộc Quý ròm đành phải thừa nhận là mình không ngã xe. Nhưng nó cũng không nhận vết bầm kia là do đánh nhau.
– Thế tại sao anh lại ra nông nỗi này?
– Có gì đâu! – Quý ròm phẩy tay – Tao đang đi thì va phải cột nhà…
– Nhà mình đâu có cột?
– Tao đâu có nói nhà mình. Nhà đây là nhà người khác cơ.
– Nhà ai vậy?
– Nhà ai mày hỏi làm chi! – Quý ròm hừ giọng – Chỉ biết đó là một cái nhà trong nhà có một cây cột và tao đập mặt vô cây cột đó.
Nhỏ Diệp cười khì:
– Anh lại phịa rồi! Chẳng lẽ anh không nhìn thấy cây cột? Cây cột chứ đâu phải cây kim!
– Mày ngốc quá! – Quý ròm nhún vai – Cây cột to thì to thật, nhưng lúc đó tao mải ngó chỗ khác, nó nhìn thấy tao nhưng tao không nhìn thấy nó, thế là “cốp” một cái…
So với chuyện đập mặt xuống đường thì va phải cột nhà là lý do khó bắt bẻ hơn nhiều. Cho nên nhỏ Diệp tuy nghi ngờ không để đâu cho hết vẫn phải kết thúc cuộc gạn hỏi trong ấm ức.
Xưa nay, ấm ức là thứ nếu để hoài trong bụng thì ăn không ngon mà ngủ cũng không yên. Do đó, ngày hôm sau nhỏ Diệp có bí mật tìm gặp Tiểu Long và nhỏ Hạnh thì cũng không có gì ngạc nhiên cho lắm.
– Chị Hạnh ơi! – Tóm được bà chị, nhỏ Diệp hăm hở méc ngay – Anh Quý dạo này sao sao ấy!
Nhỏ Hạnh đẩy gọng kính trên sống mũi:
– Sao sao ấy là sao?
– Ảnh lạ lắm…
– Lạ lắm là sao? – Nhỏ Hạnh đẩy gọng kính lần thứ ha! i, vì “lạ lắm” cũng chẳng rõ ràng hơn “sao sao ấy” là bao!
– Cứ chiều chiều là ảnh ra khỏi nhà.
Tiểu Long đứng cạnh buột miệng “à” một tiếng:
– Hèn gì dạo này ít gặp nó ghê.
Nhưng một đứa con trai chiều chiều tót ra khỏi nhà cũng không phải là sự kiện gì đáng để gọi là “lạ lắm” hay “sao sao ấy”.
Nhỏ Hạnh thở đánh thượt:
– Thế thôi hả?
Nhỏ Diệp hạ giọng:
– Em nghi ảnh ra đường đánh nhau với người ta.
– Ðánh nhau?
Cả nhỏ Hạnh lẫn Tiểu Long cùng kinh ngạc kêu lên. Từ khi cha sinh mẹ đẻ tới nay, chưa bao giờ tụi nó nghe điều gì lạ lùng hơn điều tụi nó vừa nghe. Nếu có ai bảo một con cá vừa đẻ trứng trên ngọn cây, chắc tụi nó cũng không sửng sốt bằng.
Thấy đôi môi ông anh và bà chị cứ há ra không chịu ngậm lại, nhỏ Diệp bối rối phân bua:
– Em chỉ nghi thôi mà.
Tiểu Long lắc đầu quầy quậy:
– Có nghi cũng không nghi như thế được!
Nhỏ Hạnh cẩn thận hỏi lại, mắt nhìn đăm đăm vô mặt nhỏ Diệp:
– Sao em lại nghi anh Quý đi đánh nhau?
Chỉ đợi có vậy, nhỏ Diệp hăng hái kể tuốt tuột những gì nó nhìn thấy mấy hôm nay. Rồi sốt sắng kết luận:
– Vậy là đánh nhau chứ gì nữa?
Tiểu Long ngần ngừ:
– Vết bầm trên mắt thì anh có nhìn thấy. Nhưng biết đâu Quý ròm chẳng va phải cột nhà thật!
– Không có chuyên đó đâu! – Nhỏ Hạnh phản đối – Nếu va phải cột nhà thì Quý việc ! gì phả! i nói trớ đi là té xe.
– Chị Hạnh nói đúng! – Nhỏ Diệp nói gần như reo – Cả hai chuyện đều phịa tất. Dứt khoát anh Quý đánh nhau với ai rồi!
Nhỏ Hạnh lộ vẻ trầm ngâm:
– Cũng không hẳn. Quý là chúa nhát, không thể chiều nào cũng lỉnh ra khỏi nhà đi đánh nhau được.
Nó nhìn nhỏ Diệp:
– Em bảo anh Quý chiều nào cũng ra khỏi nhà hở?
– Dạ, gần như vậy.
– Ảnh thường đi lúc mấy giờ?
– Khoảng hai giờ rưỡi.
– Ðược rồi! – Nhỏ Hạnh gật gù – Em yên tâm đi, chị và anh Long sớm muộn gì cũng sẽ biết được anh Quý em làm gì vào những lúc đó.
Chiều hôm sau, mới hai giờ, Tiểu Long đã chở nhỏ Hạnh lảng vảng ở khúc đường gần nhà Quý ròm.
Hai giờ mười lăm, nhỏ Hạnh đập tay lên lưng bạn:
– Kiếm chỗ nấp đi!
Tiểu Long đun đầu xe vô quán chè đậu đỏ bánh lọt bên đường.
Hai đứa kêu chè, vừa ăn vừa căng mắt nhìn ra đường.
Nhỏ Hạnh ăn một ly đã ngán, trong khi Tiểu Long chén liền tù tì hết ly này đến ly khác.
Nó ăn tới ly thứ ba thì Quý ròm phóng xe qua.
Tiểu Long lập tức dằn ly chè ăn dở xuống bàn, hấp tấp quay vô trong:
– Tính tiền giùm đi, chị ơi!
Một phút sau, nó đã gò lưng trên xe, cấm cúi đạp. Nhỏ Hạnh ngồi phía sau, nhắc chằm chặp:
– Chậm thôi, Long ơi! Coi chừng Quý thấy!
– Thằng ròm không quay đầu lại đâu! – Tiểu Long khụt khịt mũi – Xem ra nó có vẻ hấp tấp lắm.
Nhỏ Hạnh đưa tay vỗ vỗ trán, l�! �m bẩm:!
– Quý đi đâu vậy kìa?
Tiểu Long vẫn bậm môi đạp. Nó nghe câu hỏi của nhỏ Hạnh nhưng không đáp. Tại nó cũng không biết thằng ròm định đi đâu giữa trưa nắng chang chang như thế này.
Quý ròm ngoặt qua hết góc phố này đến góc phố khác quanh quẹo lâu thật lâu.
Ðến lúc Tiểu Long hết kiên nhẫn nổi, định lên tiếng càu nhàu thì Quý ròm tuôn vào một con đường đất đỏ lởm chởm đá sỏi.
Tiểu Long nhẹ nhõm:
– Chắc sắp tới rồi.
Nhỏ Hạnh níu áo bạn:
– Long đừng chạy gần quá. Trong hẻm vắng người, tụi mình dễ bị phát hiện lắm.
Thực tế chứng minh nhỏ Hạnh đã quá lo xa. Từ lúc ra khõi nhà đến lúc dừng xe trước cánh cổng rào bằng gạch, suốt quãng đường dài ngoằng đó Quý ròm tịnh không ngoái cổ lại lấy một lần. Chắc nó không ngờ sau lưng nó nãy giờ vẫn có hai cái đuôi đang lẵng nhẵng, ráo riết bám theo.
Tiểu Long nép xe vào bụi keo tây cách cổng rào một quãng xa, láo liến mắt:
– Nó đến nhà ai thế nhỉ?
Nhỏ Hạnh nhướn cổ dòm qua vai bạn, tặc tặc lưỡi:
– Lạ thật!
Lúc này, Quý ròm đã dắt xe vào bên trong cổng. Nhưng Tiểu Long và nhỏ Hạnh vẫn cảnh giác, không dám tới gần.
Hai đứa hết nhìn về phía căn nhà lạ lại đưa mắt ngó nhau, trong đầu dậy lên bao thắc mắc:
– Giờ tính sao? – Tiểu Long gãi tai hỏi.
Nhỏ Hạnh chẳng biết tính sao, đành nói đại:
– Cứ đứng đây đợi!
Tiểu Long ngơ ngác:
– Ðợi gì?
– Hạnh cũng chẳng biết đợi gì! ! 211; Nh�! � Hạnh thở ra.
Nhưng vừa thở ra, nó lại hít vào ngay. Vì ngay lúc đó, lời giải đáp thình lình xuất hiện.
Lời giải đáp xuất hiện trong hình thù một đứa con gái. Ðứa con gái tay cầm gà mên, đang hé cổng rào, lơn tơn bước ra.
Nhỏ Hạnh rú khẽ:
– Quỳnh Như!
Tiểu Long rú lớn hơn một chút:
– Chết rồi, nó đi về phía mình!
Tiếng rú vừa thốt khỏi cửa miệng, hai đứa lập tức ép sát cả người lẫn xe vào bụi keo tây. Nói chính xác thì người và xe lúc này đang lún vào giữa đám cành lá rậm rạp.
Tiểu Long thì thào và nghe tim mình đập binh binh:
– Vẫn không kín hết.
Nhỏ Hạnh trấn an bằng giọng hồi hộp:
– Nó không thấy tụi mình đâu.
– Nếu nhìn vào thì nó sẽ thấy.
– Nó không nhìn vào đâu.
Nhỏ Hạnh nói bừa, không ngờ trúng phóc. Quỳnh Như đi ngang qua, tay vung vẩy chiếc gà mên, mắt nhìn chăm chăm tới trước.
Ðợi con nhỏ đi một quãng xa, Tiểu Long mới dám cựa quậy:
– Chuồn thôi!
– Không được. Phải đợi Quỳnh Như quay vào, mình mới đi được. Bây giờ chạy xe ra là đụng đầu nó liền.
Cũng như lúc đi ra, khi đi vô, Quỳnh Như vẫn chẳng buồn trông ngang liếc dọc. Nó cắm cúi bước, chiếc gà mên bây giờ trĩu trên tay.
Chờ đến khi Quỳnh Như vào hẳn bên trong sân, Tiểu Long mới thở phào lôi chiếc xe ra khỏi mớ lá cành vướng víu.
Trên đường về, những thắc mắc được dịp tuôn ra như thác lũ:
– Quý ròm đến nhà Quỳnh Như làm gì?
– Sao nó giấu tụi mình?!
– Lại giấu cả em gái nó?
– Sao tự dưng bây giờ Quý ròm lại chơi thân với con nhỏ Quỳnh Như?
– Sao nhỏ Diệp bảo gần đây anh nó trở về mình đầy thương tích?
Suốt mười lăm phút, Tiểu Long và nhỏ Hạnh tha hồ hỏi qua hỏi lại. Hai đứa thi nhau hỏi. Và tất nhiên, chẳng đứa nào trả lời.
Tới phút thứ mười sáu, nhỏ Hạnh mới bắt đầu tìm cách vén màn bí mật:
– Hạnh đoán là…
– Hạnh đoán sao?
– Có điều gì đó trong chuyện này.
Câu giải đáp của nhỏ Hạnh làm Tiểu Long muốn khóc quá:
– Tưởng sao! Ðoán thế thì khù khờ như tôi cũng đoán được!
Phớt lờ lời châm chọc của bạn, nhỏ Hạnh tiếp tục trình bày sự phỏng đoán của mình bằng giọng chậm rãi:
– Trước đây Quý không bao giờ qua lại với Quỳnh Như, đúng không?
– Ðúng.
– Bây giờ đột nhiên qua lại với nhau, hẳn cả hai phải có mối quan tâm chung nào đó, đúng không?
– Quá xá đúng.
– Mối quan tâm đó là…
Tiểu Long láu táu:
– Ðứa này quan tâm đứa kia!
Tiểu Long ngứa miệng bông phèng cho vui. Nào ngờ nói xong, nó nghe tiếng nhỏ Hạnh vang lên rõ ràng sau lưng:
– Hạnh nghĩ là vậy.
Xác nhận của nhỏ Hạnh làm Tiểu Long suýt chút nữa ủi xe vô lề. Nó hỏi lại, cố ghìm chặt tay lái:
– Hạnh nói thật đấy hở?
– Thật.
Tiểu Long khụt khịt mũi:
– Nghĩa là thằng ròm từ lâu đã coi Quỳnh Như là “bạn đặc biệt”?
– Ừ, rất! “�! �ặc biệt”.
– Nghĩa là nó đã bắt đầu biết “rung động đầu đời”?
– Ừ, “rung động đầu đời”! – Nhỏ Hạnh cười khúc khích.
Tiểu Long buông một tiếng thở dài đầy cảm khái:
– Thì ra thằng ròm nay đã lớn!
– Chỉ có một điều Hạnh không hiểu! – Tiếng nhỏ Hạnh lại cất lên.
– Ðiều gì?
– Nếu đúng như tụi mình phỏng đoán thì những vết bầm trên mặt Quý ở đâu ra?
– Quỳnh Như cắn nó.
– Hạnh nói thật mà Long lại đùa.
Thấy nhỏ Hạnh lộ vẻ không hài lòng, Tiểu Long nhíu mày, cố tỏ ra nghiêm chỉnh:
– Theo như tôi đoán, trong xóm này còn một thằng nhóc khác “để ý” đến Quỳnh Như.
Nhỏ Hạnh mở to mắt:
– Ý của Long là…
– Tên du côn đó đã “cảnh cáo” thằng ròm nhà mình và để lại những dấu vết.
– Ôi, có chuyện đó thật sao? – Nhỏ Hạnh rùng mình kêu lên.
– Có chứ sao không! – Tiểu Long nói bằng giọng chắc như đinh đóng cột, hình ảnh cuộc chiến long trời lở đất nhằm tranh giành ảnh hưởng giữa hai “lãnh chúa” Dế Lửa và Tắc Kè Bông ngoài quê nó đang hiện lên sống động trong óc – Tại Hạnh không phải là con trai nên Hạnh không biết. Thế giới của con trai phức tạp và… máu lửa lắm! Bọn con trai không thích kẻ lạ xâm nhập vào “lãnh địa” của mình.
Nhỏ Hạnh là đứa siêu thông minh. Nhưng kẹt nỗi, nó không rành lắm về “thế giới con trai” nên Tiểu Long ba hoa tới đâu nó gật g! ù tới ! đó.
Nó tin như sấm. Nên nó bần thần chép miệng:
– Hèn gì Quý không dám nói cho Hạnh và Long biết. Tội Quý ghê!
Tiểu Long tự dưng thấy thương Quý ròm quá. Nó lái xe bằng một tay, còn tay kia thu nắm đấm:
– Tôi sẽ trả thù cho nó. Tụi mình sẽ mai phục quanh nhà Quỳnh Như để điều tra xem thủ phạm là ai.
Nhỏ Diệp mừng rỡ khi thấy Tiểu Long và nhỏ Hạnh thấp thoáng trước cửa:
– Anh Tiểu Long và chị Hạnh đã điều tra ra rồi hở?
– Ra rồi.
– Thế có phải anh Quý đi đánh nhau với người ta không?
Tiểu Long quệt mồ hôi trán:
– Không.
– Không thật hở?
– Thật! – Tiểu Long gật đầu – Quý ròm ra khỏi nhà không phải để đi đánh nhau mà vì một nguyên nhân khác. Và nguyên nhân đó đã dẫn đến đánh nhau.
Nhỏ Hạnh nhìn vẻ mặt ngơ ngác của nhỏ Diệp, mỉm cười:
– Anh Quý em đi “thăm” chị Quỳnh Như.
Nhỏ Hạnh không tiết lộ còn đỡ. Nó nói xong, nhỏ Diệp trông càng ngơ ngác hơn. Mặt nó thộn ra nom đến tội.
Nhỏ Hạnh dịu dàng đặt tay lên vai con nhóc:
– Chiều mốt, chị và anh Long sẽ dẫn em đến đó!
*
Quý ròm vẫn không hay biết đường đi nước bước của mình đang bị theo dõi chặt chẽ.
Nhỏ Diệp được Tiểu Long và nhỏ Hạnh căn dặn, không để lộ một câu nói hớ hênh nào. Ở trên lớp, Tiểu Long và nhỏ Hạnh làm bộ tỉnh rụi càng khiến Quý ròm đinh ninh việc nó thường xuyên ghé nhà Quỳnh Như vẫn còn trong vòng bí mật.
Ðúng vào buổi chiều Tiểu Long, nhỏ Hạnh hẹn với nhỏ Diệp, Quý ròm thức dậy vào lúc hai giờ rưỡi như thường lệ và đủng đỉnh đạp xe đi.
Bữa nay nhỏ Quỳnh Dao đón nó bằng vẻ mặt là lạ.
Quý ròm nhận ngay ra điều đó khi hai thầy trò ngồi vào bàn cả buổi rồi mà Quỳnh Dao vẫn chưa chịu lật tập ra. Ðã thế, con quỷ con cứ nhấp nhổm nhóng cổ ra trước cổng như mong ngóng ai.
Quý ròm hồi hộp liếc cô học trò:
– Gì ngoài đó thế em?
– Dạ, không có gì ạ!
Quỳnh Dao trả lời thầy nó bằng mẫu câu quen thuộc đến mức Quý ròm biết thừa “không có gì” tức là có chuyện gì kinh thiên động địa lắm sắp xảy ra.
Tim Quý ròm đập thình thịch. Nó hỏi mà bụng thót lại:
– Bộ hai thằng hôm nọ định đến đây gây sự nữa hả?
– Không phải đâu thầy! – Bắt gặp vẻ căng thẳng trên mặt Quý ròm, Quỳnh Dao lật đật trấn an – Bữa nay là mấy đứa khác.
Khổ nỗi, chẳng thà Quỳnh Dao đừng hó hé; nó trấn an kiểu đó, sư phụ nó còn run hơn nữa. Mặt Quý ròm méo xệch:
– Trời đất, hai đứa đã muốn chết, thêm mấy đứa nữa chắc…
Ba, bốn tiếng kêu vọng vào từ ngoài cổng cắt ngang lời than thở của Qu�! � ròm:
– Quỳnh Dao ới ời!
– Mày nấp ở đâu rồi, Quỳnh Dao?
– Mày hẹn tụi tao sao mày không ra tiếp hở?
Bỏ mặc thầy nó đang ngồi run như cầy sấy, Quỳnh Dao nhỏm phắt dậy, tông cửa chạy ào ra:
– Tao ở đây chứ đâu!
Quý ròm mím chặt môi, cắm mặt vô sách, không thèm ngước lên. Nó đã định bụng rồi. Lần này nó nhất quyết không nhận đóng vai “anh” của con quỷ con ưa gây sự này nữa.
Nhưng Quý ròm không ngước lên cũng không được. Ðám nhóc này xem ra còn hiếu chiến hơn hai thằng nhãi bữa trước. Chúng không thèm đứng đợi đối thủ ngoài cổng, cứ hung hăng tươn thẳng vô nhà.
Nghe tiếng lịch kịch ồn ào, Quý ròm giật mình ngẩng lên đã thấy Quỳnh Dao đi trước, sau lưng nó là bốn đứa nhóc lôi thôi lếch thếch.
Phản xạ tự nhiên của Quý ròm là nhỏm dậy. Nhưng Quỳnh Dao đã đưa tay ra:
– Thầy cứ ngồi đi thầy!
Rồi quay sang đám bạn, nó vui vẻ giới thiệu:
– Thầy tao đó.
Nghe Quỳnh Dao giới thiệu mình là “thầy” chứ không phải là “anh”, Quý ròm hơi yên tâm. Bây giờ nó mới bình tĩnh nhìn kỹ bọn nhóc. Ðứng lấp ló sau lưng Quỳnh Dao là ba đứa con trai và một đứa con gái, tay đứa nào cũng ôm kè kè tập vở bút thướt, như thể vừa ở trường về. Rụt rè như thế chắc không phải đi gây sự rồi! Quý ròm phán đoán và nhẹ thở ra.
– Thầy tao dạy hay lắm.
Quỳnh Dao lại hí hửng quảng cáo khiến Quý ròm tự nhiên cảm thấy cần phải sửa lại thế ngồi cho xứng đáng với sự đề cao đó, mặc dù nó v�! ��n chưa! rõ con quỷ con định làm trò gì mà rủ bạn bè về đầy nhà trong giờ học như thế.
Như đọc được thắc mắc của thầy nó, Quỳnh Dao “giải đáp” ngay:
– Thầy cho mấy đứa bạn em ngồi học chung với em nha thầy?
– Cái gì? – Quý ròm giật nảy.
– Tụi em sắp thi học kỳ rồi!
– Thì sao?
– Mấy bạn này học yếu lắm, lại nhà nghèo, không có tiền đi học thêm thầy ơi.
Chậc, con nhỏ này biết lo lắng cho người khác tự bao giờ thế nhỉ? Quý ròm ngạc nhiên quá. Rồi từ ngạc nhiên nó chuyển dang lo lắng. Quý ròm tự biết mình không có khiếu sư phạm. Nó biết nó không dạy dỗ được ai. Sỡ dĩ “đồ đệ” Quỳnh Dao của nó học tập ngày càng tiến tới, chẳng qua là do con nhóc có sẵn trí nhớ tuyệt vời, lại thông minh học một hiểu mười chứ thực ra phần đóng góp của nó chẳng có bao lăm. Tóm lại, Quỳnh Dao là một học sinh giỏi. Và Quý ròm hiểu rõ mình chỉ có thể thành công khi kèm một học sinh giỏi, nghĩa là chẳng phải kèm gì cả. Còn với những học sinh yếu cần được kèm cặp thực sự như Tiểu Long hay nhỏ Diệp thì Quý ròm càng kèm càng quát tháo và kết quả là giúp cho các nạn nhân đã yếu càng yếu thêm.
Cho nên bây giờ nghe Quỳnh Dao giới thiệu lũ nhóc đang đứng khep nép trước mặt mình “mấy bạn này học yếu lắm”, Quý ròm tự dưng muốn tháo mồ hôi hột.
Quỳnh Dao không hiểu được nỗi lòng của thầy nó. Thấy Quý ròm lưỡng lự, nó tưởng thầy nó chê đám học trò nghèo, liền năn nỉ:
– Thầy nhận lời nghe thầy! Nếu thầy không chịu kèm, chắ! c mấy b! ạn này ở lại lớp quá à.
– Thôi được! Mấy em ngồi xuống di!
Cuối cùng Quý ròm đành gật đầu, vì không thể không gật đầu, và khi bấm bụng đồng ý với đề nghị tha thiết của con quỷ con, thực bụng Quý ròm cũng không rõ nó sẽ giúp đám đệ tử mới này học hành khá lên hay là giúp chúng ở lại lớp mau hơn.
Trong khi Quý ròm đưa cặp mắt phiền não nhìn bốn đứa nhóc lục tục ngồi vào bàn, càng phiền não hơn khi nhận thấy đứa nào đứa nấy mặt mày hớn hở như được ngồi vào một bữa đại tiệc thịnh soạn, thì ở bên ngoài, Tiểu Long, nhỏ Hạnh và nhỏ Diệp đã lần tới sát cánh cổng rào.
– Chẳng thấy ai cả! – Tiểu Long thì thào trong lúc kiễng chân cố nhìn vào bên trong sân.
Nhỏ Diệp chớp mắy, hồi hộp hỏi:
– Nhà chị Quỳnh Như đây hở?
– Ừ! – Tiểu Long gật đầu, mắt vẫn láo liên quan sát động tĩnh.
– Thế anh Quý đến đây làm gì?
Thấy con nhóc hỏi một câu hóc búa quá xá, Tiểu Long ra vẻ ta đây điếc đặc, chẳng nghe thấy gì cả. Nó chỉ tay vào phía trong, hăng hái đề nghị:
– Hay mình vào trong sân đi!
Nhỏ Hạnh ngó quanh:
– Xe để đâu?
– Ðể ngoài này cho nhỏ Diệp giữ.
– Em không chịu đâu! Nhỏ Diệp giãy nảy – Em muốn đi theo anh chị cơ!
– Thôi, cứ dắt cả hai chiếc vào luôn! – Nhỏ Hạnh tặc lưỡi – Chắc không ai nhìn thấy tụi mình đâu!
Mặt mày lấm la lấm lét, Tiểu Long sè sẹ mở cổng. Rồi nó một chiếc nhỏ Hạnh một chiếc, cả hai rón rén dẫn xe vào bên trong. Nh! ỏ Diệ! p nhớn nhác bám theo phía sau, mừng rỡ khi không thấy con chó nào xồ ra.
Nhưng Tiểu Long không để nhỏ Diệp mừng quá mười giây. Ðang thận trọng dắt xe, nó bỗng hụp người xuống, lôi theo cả chiếc xe, giọng hốt hoảng:
– Ngồi cả xuống! Có người!
Nhỏ Hạnh và nhỏ Diệp ngay lập tức gần như nằm bò xuống đất.
– Người đâu? – Nhỏ Hạnh dáo dác, thì thào hỏi.
– Ở trong nhà! – Tiểu Long thì thào trả lời – May mà tụi nó không nhìn ra cửa sổ.
– Giờ làm sao?
– Bò về phía vách bên trái.
Tiểu Long và nhỏ Hạnh vừa bò lom khom vừa vất vả kéo theo hai chiếc xe đạp phía sau, cày trên mặt sân những đường ngoằn ngoèo. Trên con đường ngoằn ngoèo đó, nhỏ Diệp thấp thỏm bò theo.
Tất nhiên, nếu như lúc bọn Tiểu Long dắt xe vào trong sân, Quý ròm hoặc Quỳnh Dao hoặc bất cứ đứa nào trong bôn tên đệ tử mới nhập môn kia tình cờ ngước mắt nhìn ra, chắc chắn sẽ phát hiện ngay những kẻ đột nhập.
Nhưng may cho bọn Tiểu Long, đúng vào lúc tụi nó lơ đễnh phơi mình ra trước cửa sổ thì trong nhà bất ngờ xảy ra một sự cố khiến cho không một cái đầu nào trong sáu cái đầu kia nghĩ đến chuyện quay nhìn ra cửa.
Cái sự cố đó bắt đầu từ một cây viết.
Khi bọn trẻ bày tập vở bút thước ra bàn, Quý ròm thình lình kêu lên đầy kinh ngạc:
– A!
Năm đôi môi của đám đệ tử lập tức vẽ thành hình chữ O. Mười con mắt trố lên nhìn chòng chọc vào mặt sư phụ, ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì thì Quý ròm đã chồm người tới trước, thò tay! cầm l�! �n cây viết trước mặt thằng nhóc tóc xù.
– Cây viết này là cây viết của anh mà!
Quý ròm nói như reo, giọng xúc động như thể tình cờ gặp lại người bạn cũ đã thất lạc từ lâu. Nó tiếp tục săm soi cây viết, theo cái kiểu săm soi một con người để tìm một nốt ruồi quen thuộc ở cằm hay một vết tàn nhang trên chót mũi, rồi phấn khởi khẳng định một lần nữa, lần này thì không sợ nhầm:
– Ðúng là cây viết của anh! Có vết khắc đây nè!
Quý ròm nói có sách mách có… dấu, nhỏ Quỳnh Dao đành thở dài:
– Cây viết của thầy đó thầy.
Quý ròm tít mắt cười khoái trá:
– Như vậy là nó đâu có mất!
Quý ròm sung sướng quá, đến mức quên cả thắc mắc tại sao cây viết này hôm trước con quỷ con kêu mất bây giờ lại bất ngờ xuất hiện ở đây, lại trong tay một thằng nhóc lạ hoắc.
Thằng nhóc lạ hoắc đó là một thằng nhóc ngu ơi là ngu (hèn gì nó học kém). Thấy Quý ròm nhận ra vật cũ, nó sợ Quý ròm đòi lại, bèn bối rối thọc mười ngón tay vào mái tóc tổ quạ, lo lắng nói:
– Cây viết này bữa trước bạn Quỳnh Dao cho em rồi, thầy không được đòi lại nha thầy.
Trong khi Quỳnh Dao trừng mắt nhìn thằng nhóc (ánh mắt tức giận đó cho biết nếu thực sự đang đói bụng nó sẽ không ngại ngần gì mà không ăn tươi nuốt sống cái đứa mồm mép không đúng chỗ này), thì Quý ròm như bị đánh thức. Nó chớp chớp mắt:
– Ủa, cây viết này Quỳnh Dao cho em hả?
Quý ròm nhíu mày:
– Lạ thật! Anh nhớ Quỳnh Dao đã làm mất cây viết này mà!! – ! Quý ròm gõ gõ ngón tay lên trán – Ðúng rồi, hôm trước Quỳnh Dao bảo cây viết này kẹp trong cuốn sách tập làm văn. Quỳnh Dao làm mất cuốn sách, do đó cây viết cũng mất luôn…
Ðang nói, Quý ròm bỗng im bặt. Im bặt không phải vì đột nhiên không còn gì để nói mà vì có một diều gì đó bất thần thu hút sự chú ý của nó.
Quỳnh Dao tái mặt khi thấy ánh mắt thầy nó đang đưa qua đưa lại bỗng đứng yên và dính chặt vào cuốn sách tập làm văn đang đặt ngay trước mặt con nhóc mới nhập môn.
Con nhóc ngồi kế thằng nhãi tóc xù nên sách vở bút thước của nó cũng để ngay cạnh sách vở bút thước của thằng này.
Quý ròm đưa tay dụi mắt và kho nó bỏ tay xuống, “tang vật” vẫn còn nằm sờ sờ trước mặt.
Nó liền cầm cuốn sách tập làm văn lên, tò mò giở ngay trang đầu tiên và đúng như phỏng đoán của nó, tên của con quỷ con nằm chình ình ra đó.
Quý ròm giơ cuốn sách lên khỏi đầu, huơ qua huơ lại với vẻ hí hửng của một chiến binh khoe khoang chiến lợi phẩm, giọng đắc ý:
– Hà hà, cuốn sách này cũng không mất! Thì ra…
Lần thứ hai trong vòng năm phút, đang thao thao Quý ròm bỗng khựng lại. Lần này cái quấy nhiễu nó nằm ngay trong đầu. Trong óc nó, một ý nghĩ vụt loé lên, sáng lòe như một tia chớp, khiến nó có cảm giác một luồng điện vừa chạy qua người.
Ngay lập tức, Quý ròm quét mắt sang tên học trò thứ ba và không phải tìm kiếm lâu la gì, nó nhìn thấy ngay cây viết mà Quỳnh Dao đã khai báo “rớt xuống đất, viết không ra mực nên em đã liệng vô thùng rác mất rồi”. V�! � như đ! ể chứng minh những nghi ngờ trong đầu Quý ròm là không sai chạy vô đâu được, bên cạnh cây viết này, nửa khúc thước gãy hôm nọ cũng phô trương không thèm giấu giếm.
Tới nước này thì Quý ròm không thể ngăn mình buông một tiếng thở dài thườn thượt. Nó không buồn nhìn tới tên học trò thứ tư, vẫn biết thằng oắt này là chủ nhân của nửa khúc thước gãy còn lại chứ không ai.
Nó quay sang con quỷ con, lắc đầu:
– Ra vậy!
Trước cái nhìn của thầy nó, Quỳnh Dao làm một chuyện mà một đứa liến láu như nó ít khi nào làm là mím chặt môi lại, không thốt một tiếng nào, như thể cái lưỡi thụt đi đâu mất.
Bốn đứa bạn nó giương những cặp mắt hau háu nhìn nó, rồi nhìn qua Quý ròm rồi quay lại nhìn nó, không rõ tại sao con nhỏ này tốt bụng với bạn bè như vậy mà thầy nó làm mặt hình sự thấy ghê.
Thực ra Quý ròm mặt mày trông đăm đăm bởi vì lúc này nó đang lục lọi trong trí nhớ cái ngày nó bắt gặp Quỳnh Như buồn bã trên đường về và nghe cô bạn gái rầu rĩ liệt kê tội trạng của nhỏ em bướng bỉnh và ưa quậy phá của mình, những tội trạng mà lúc đó một đứa yếu bóng vía như nó nghe xong không khỏi thấy lùng bùng hai lỗ tai.
– Bây giờ thì anh hiểu rồi! – Quý ròm nheo mắt ngó Quỳnh Dao, tặc tặc lưỡi – Trước đây, chị Quỳnh Như than thở với anh là em thường đánh mất tập, bẻ gãy bút thước, compa, thậm chí còn đổ cả nước trà lên sách, nói tóm lại là những trò nghịch ngơm không ai chịu đựng nổi. Hóa ra đó không phải là hành động vô ý thức. Em cố ý làm như thế…
–! ; Thầy ! ơi! – Quỳnh Dao nhăn nhó kêu lên – tại các bạn trong lớp em nhà nghèo lắm…
Rồi sợ thầy nó không tin, Quỳnh Dao lần lượt chỉ tay vào từng đứa bạn:
– Ba bạn này đạp xe ba gác nè thầy, mẹ bạn này bán hột vịt lộn ngoài chợ, còn mẹ bạn này…
Quý ròm giơ tay cản lại:
– Anh tin em mà! Và anh có trách em về tất cả những chuyện đó đâu.
– Thầy không trách em? – Quỳnh Dao tươi mặt lên, và nó hỏi dồn, sự liến thoắng lúc nãy đi ăn giỗ tận đẩu tận đâu đột nhiên quay trở về với nó – Thầy nói thật hả thầy? Thầy không giỡn chơi chứ hả thầy?
– Nói thật.
– Kể cả chuyện em gạt thầy, em bảo mất thứ này thứ nọ…
Quý ròm mỉm cười, dễ dãi:
– Ừ, kể cả chuyện đó.
Nét mặt vui vẻ của Quý ròm khiến Quỳnh Dao mừng lắm. Từ nãy đến giờ nó vô cùng hối hận về sự sơ suất của mình, khi mải xin cho lũ bạn vào học mà quên khuấy mất việc phi tang những chứng cớ đang nằm rành rành trước mặt mỗi đứa kia. Nó đinh ninh khi phát hiện ra những trò dối gạt của nó trước nay, thầy nó sẽ quát tháo ghê lắm, bét ra mặt mũi cũng hầm hầm và không thèm mở miệng chuyện trò với nó ít nhất là một tuần lễ.
Nào ngờ Quý ròm vẫn tỉnh khô, còn cười với nó. Còn bảo không trách móc gì. Thầy nó tốt nghê!
Quỳnh Dao đâu có biết lúc này thầy nó đang cảm động không để đâu cho hết. Nói cho đúng ra, từ hồi nhận lời kèm cặp Quỳnh Dao đến giờ, Quý ròm đã nhiều phen bị con quỷ con làm cho dở cười dở khóc.
Con nhóc đã x! ui nó ch! ui rào hái trộm mận, bị chủ nhà bắt được tại trận, quê ơi là quê. Lại còn lừa nó ra “võ đài” thụi nhau với người ta, nói chính xác là đưa mặt cho người ta thụi, đau muốn nổ đom đóm mắt.
Rồi như để góp phần làm cho sự hỗn độn càng hỗn độn hơn nữa, con nhóc thỉnh thoảng liệng viết, bẻ thước và cứ dăm ba bữa lại quẳng sách đi đâu mất.
Với tất cả những tội trạng khủng khiếp đó, những tội trạng mà chị Quỳnh Như của nó chịu thua và mẹ nó dù thương con rất mực vẫn khăng khăng tống cổ nó sang nhà ông cậu, con nhóc xứng đáng bị Quý ròm bẹo tai, bứt tóc hoặc cốc cho bươu đầu sứt trán. Nhưng không hiểu sao Quý ròm lại không làm như vậy, Ðôi lúc, chính Quý ròm cũng ngạc nhiên về sự dễ dãi quá mức của mình.
Nhưng bây giờ thì Quý ròm hiểu. Nó biết rằng sở dĩ xưa nay nó chiều chuộng con nhóc nghịch ngợm này, chẳng qua vì nó thích thú trước trí thông minh đặc biệt của con nhóc, nhưng phần khác do nó vẫn tin Quỳnh Dao là một con bé ngoan, ít ra là ngoan hơn những gì người khác hình dung về nó. Dưới mắt Quý ròm, những trò quậy phá của Quỳnh Dao hoàn toàn không có ác ý, đó chỉ là sự tinh nghịch ngây thơ của một đứa trẻ hiếu động mà thôi.
Và đến ngày hôm nay, ông thầy Quý ròm càng thêm hài lòng về tình cảm trìu mến mà mình đã ưu ái dành cho cô học trò tinh quái, khi bất ngờ phát hiện ra động cơ thực sự của con nhóc đằng sau những hành vi đáng bị lên án tơi tả kia.
Nói tóm lại, Quý ròm đã hiểu tất cả. À quên, chỉ tưởng là hiểu tất cả thôi. Bởi vì trong khi nó đinh ninh mọi trò tinh quái của h�! ��c trò ! nó kể từ giờ phút này coi như đã được khép lại như người ta vẫn hân hoan khép lại một trang sử đầy rẫy những biến động, và với tâm trạng sung sướng đó, nó vui vẻ nhìn lướt qua những đôi mắt trong veo đang nhìn chằm chằm vào mặt nó, phấn khởi hắng giọng “Các em mở tập ra đi!” thì bất thần con quỷ con bỗng giơ tay lên:
– Ðợi tụi em chút đã, thầy!
Quý ròm đang ngơ ngác chưa biết Quỳnh Dao định giở trò gì thì con nhóc đã cầm lên hòn đá chặn giấy và nhìn bốn đứa bạn nó, hất đầu một cái.
Như quá quen với những mệnh lệnh kiểu này của Quỳnh Dao, bốn đứa kia lập tức thò tay quơ vội bút, thước trên bàn, thằng nhóc tóc bù xù còn rút trong túi ra thêm một cây compa, rồi cầm lăm lăm “vũ khí” trên tay, cả bọn hấp tấp rời khỏi chỗ ngồi, nhanh nhẹn bám theo Quỳnh Dao lần tới chỗ cửa sổ.
Quý ròm mắt trợn tròn:
– Ê, các em làm gì thế?
Ðể trả lời thầy chúng, cả năm đứa học trò không hẹn mà cùng chồm người ra cửa sổ, năm cánh tay đồng loạt vung lên, ném xối xả các thứ đang có vào bọn người đang nấp ngoài hè, miệng hét vang:
– Trộm! Trộm, bà con ơi!
Ngay cả khi bọn nhóc la toáng, Quý ròm vẫn không tin có trộm ở bên ngoài. Nó buồn bã nghĩ rằng lại thêm một trò nghịch ngợm mới của lũ tiểu yêu.
Nhưng rồi nó bỗng giật bắn khi nghe ngoài sân có tiếng kêu thất thanh:
– Ối!
– Ui da!
– Ái chà!
Rồi sau đó, thấy bọn nhóc hè nhau tông cửa chạy ra ngoài, Quý ròm liền đứng bật dậy, co giò đuổi theo.
Nh�! �ng nó v! ẫn chậm hơn Quỳnh Như một bước. Ở nhà sau, nghe tiếng la, Quỳnh Như ba chân bốn cẳng thoăn thoắt chạy lên, mặt mày hớt hơ hớt hải.
Vèo một cái, Quỳnh Như đã qua mặt Quý ròm, tới ngay sân trước.
– A!
Quý ròm chưa ra tới cửa đã nghe Quỳnh Như thốt lên một tiếng kêu đầy kinh ngạc, tiếp theo là một tràng rối rít:
– Ngừng tay lại! Ngừng tay lại! Không phải trộm đâu!
Quý ròm không biết chuyện gì, càng hối hả dấn bước. Và đến khi ra tới bên ngoài, nó sửng sốt đến mức không tin vô mắt mình.
Trước mặt nó lúc này là một cảnh tượng có nằm mơ cũng không thấy nổi: một bên là Quỳnh Dao và lũ bạn, ai nấy đều đằng đằng sát khí, bên kia là Tiểu Long, nhỏ Hạnh và nhỏ Diệp đang mặt nhăn mày méo. Dưới chân bọn Tiểu Long, bút thước vương vãi, kế đó là hai chiếc xe đạp đang nằm quay lơ.
Quỳnh Như chỉ tay vào các vị khách bất ngờ, vồn vã giới thiệu:
– Ðây là anh Tiểu Long và chị Hạnh, bạn cùng lớp với chị và anh Quý. Còn đây là…
Tiểu Long xoa xoa cánh tay đau, tiếp lời:
– Em gái của Quý ròm.
Quay sang Quỳnh Dao, Quỳnh Như mỉm cười:
– Còn đây là Quỳnh Dao, em gái mình đó.
Thấy chị mình nhìn lũ bạn đứng cạnh với vẻ bối rối, Quỳnh Dao vọt miệng:
– Còn đây là bạn cùng lớp với em, bữa nay tụi nó tới xin học với thầy Quý! – Rồi nó nhìn bọn Tiểu Long, áy náy nói tiếp – Khi nãy em nghe tiếng sột soạt…
Nhỏ Hạnh khoát tay:
– Không có gì! Hiểu lầm thôi!
Tiểu Long không giỏi tr�! �n tĩnh ! như nhỏ Hạnh. Nó trố mắt, kêu lên thảng thốt:
– Trời đất, Quý ròm tới đây là để dạy học hở? Thầy Quý mà dạy…
Ðang oang oang, bị nhỏ Hạnh huých một cái vào hông, Tiểu Long vội hạ giọng ngọt như mía lùi:
-… là nhất rồi!
Lời tán dương của Tiểu Long khiến nhỏ Diệp phải che mặt quay đi chỗ khác, vất vả lắm nó mới giữ cho đôi vai đừng rung lên.
Từ khi bước ra sân đến giờ, Quý ròm không nói gì. Nó đang vừa ngượng lại vừa tức. Bởi chỉ nhìn thoáng qua, nó biết ngay hành tung của nó đích thị là đã bị lũ bạn tinh quái âm thầm theo dõi mấy bữa nay rồi.
Cho nên nghe thằng mập nói năng vung vít, nó liền sa sầm mặt:
Buông một câu gọn lỏn, nó hậm hực quay lưng đi thẳng vô nhà, mặc chủ nhân Quỳnh Như niềm nở mời khách phía sau.
Thực ra Quý ròm chỉ làm bộ thế thôi. Vì bước chân nó không được quả quyết lắm. Vì hai tai nó đang còn phải dỏng lên xem tụi bạn có trêu chọc gì mình nữa không.
Và Quý ròm mừng rơn khi chẳng nghe đứa nào xiên xỏ gì mình. Nó chỉ ngạc nhiên thôi. Tại hai đứa bạn nó đối đáp với nhau những câu gì nghe lạ quá.
Tiểu Long nói:
– Hồi nãy nếu tôi không né kịp, chắc lãnh nguyên hòn đá của con quỷ con kia vô mặt rồi!
Nhỏ Hạnh cười hì hì:
– Tại Long chứ bộ! Ai bảo Long nhận xét sai be sai bét. Ðâu chỉ bọn con trai, ngay cả tụi con gái chúng cũng đâu có thích kẻ lạ xâm nhập vào “lãnh địa” của mình!
TP. HCM 2001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét