Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Nghethuatsong3.html

Nghethuatsong3.html

Nghệ thuật sống

Nguồn: http://www.xitrum.net

Tổng hợp: ngvietduc(TVE)

3

Một chuyến xe


Tôi là một tài xế taxi. Không nhiều tài xế nhận làm việc ca đêm. Riêng tôi, vì cuộc hôn nhân mới tan vỡ với Rachael nên tôi đồng ý. Và vị khách của đêm cuối năm ấy để lại trong tôi một ấn tượng đặc biệt.

Tôi nhận được lời nhắn vào lúc 2:30 sáng. Tôi dừng xe, xung quanh vẫn tối đen, chỉ trừ ánh đèn hắt ra từ một cửa sổ nhỏ ở tầng trệt. Bình thường, cũng như mọi tài xế taxi khác, tôi chỉ bấm còi một hai lần, đợi một chút, nếu vẫn chưa thấy khách ra thì lái xe đi. Nhưng không hiểu tại sao lần này, tôi lại ra khỏi xe, bước lên bậc tam cấp. Không khéo người ta cần mình giúp, tôi nghĩ vậy và gõ cửa.

– ” Xin chờ một phút” – một giọng nói run rẩy cất lên. Sau một lát yên lặng, cửa mở. Một bà cụ nhỏ bé đứng trước mặt tôi, mặc một chiếc váy hoa, đội mũ nhỏ có mạng che mặt. Chiếc valy nhỏ đặt dưới chân.

Căn phòng phía sau lưng cụ trông như không có ai ở đã nhiều năm. Tất cả đồ đạc đều được phủ ga trắng.

– “Cậu mang đồ ra xe giúp tôi được không?” – bà cụ hỏi. Một tay tôi nhấc chiếc valy lên, nó còn nhẹ bẫng, còn tay kia thì khuỳnh ra cho bà cụ vịn. Chúng tôi đi rất chậm ra xe.

– “Cậu tốt quá!”, bà cụ nói nhẹ nhàng mắt không nhìn vào tôi, tựa như đang nói với một ai khác.

Khi chúng tôi vào xe, bà đưa cho tôi địa chỉ cần tới và nói:

– “Cậu có thể đi xuyên qua khu chợ cũ được không?”

– “Nhưng đó không phải là đường ngắn nhất, cụ ạ!”

&#! 8211; “Tôi không vội mà!”. Ngừng lại một lát, bà nói tiếp:” Tôi đang đến viện dưỡng lão!”

Mắt bà long lanh: “Thế cũng tốt! Đằng nào thì bác sĩ cũng nói rằng tôi không còn sống được bao lâu nữa.”

Tôi tắt đồng hồ đo cây số và hỏi: “Đầu tiên cụ muốn cháu đưa đi đâu?”

Hai tiếng đồng hồ, chúng tôi đi lòng vòng quanh thành phố. Bà cụ chỉ cho tôi tòa nhà bà từng làm việc, khu chung cư vợ chồng bà đã thuê khi họ mới cưới. Bà bảo tôi dừng lại trước một cửa hàng nội thất nơi trước đây là sàn nhảy, bà vẫn đến khiêu vũ khi còn thiếu nữ. Thỉnh thoảng bà bảo tôi đi chậm qua một tòa nhà hay một góc phố đặc-biệt-nào-đó dừng lại trong bóng tối và im lặng.

Khi những ánh mặt trời đầu tiên xuất hiện phía chân trời, bà cụ đột nhiên nói “Tôi mệt rồi, chúng ta đi thôi.”

Chúng tôi tới địa chỉ mà bà cụ đưa cho tôi mà không nói thêm câu nào. Đó là một viện điều dưỡng dành cho những người già không nơi nương tựa. Hai người hộ lý và một chiếc xe lăn đã chờ sẵn ngoài cổng. Bà cụ dừng bước, vừa rút ví ra, vừa hỏi tôi, dịu dàng:

– “Tôi phải trả cậu bao nhiêu?”

– “Không gì cả, cụ ạ!” – Tôi nói

– “Cậu cũng phải kiếm sống mà” – Bà cụ hỏi, giọng vẫn dịu dàng, tuyệt nhiên không có chút ngạc nhiên nào.

– “Sẽ còn những hành khách khác mà cụ” – Tôi trả lời.

Bất giác, tôi cúi xuống ôm lấy bà cụ. Bà cũng ôm chặt tôi.

– “Cậu đã cho tôi rất nhiều” &#! 8211; Bà! cụ nói – ” Cám ơn cậu”.

Tôi siết nhẹ tay bà cụ rồi quay ra. Trời vẫn còn mờ tối. Sau lưng tôi, cánh cửa viện điều dưỡng đã đóng lại. Đó cũng là âm thanh khép lại một cuộc đời.

Cả ngày hôm đó tôi không đón thêm một hành khách nào nữa, tôi lái xe đi lang thang, đắm chìm trong suy nghĩ, rồi băn khoăn tự hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu bà cụ gặp một tài xế dữ dằn, hoặc đang nóng vội trên chuyến xe cuối cùng? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi bóp còi rồi bỏ đi hoặc từ chối tuyến đường đặc biệt của bà cụ? Và bất giác tôi cảm thấy mình hạnh phúc xiết bao… ít ra tôi hiểu rằng sự cô đơn trong trái tim của một người từng bất hạnh như tôi vẫn còn rất nhiều yêu thương, và vì thế mọi cánh cửa vẫn chưa hề khép lại.

Cái nút áo


Giật mình thức giấc. Cảm thấy khát khô ở cổ, tôi lồm cồm ngồi dậy mở tủ lạnh nốc một hơi.

Nước lạnh làm tôi tỉnh người. Nhìn đồng hồ đã hơn 4g sáng. Tôi đến bên máy vi tính bật máy lên. Mở chương trình Nhật Ký định nhập vào những việc mình đã làm hoặc những suy nghĩ về một ngày đã qua. Nhưng chương trình lại bật lên thông báo nhấp nháy màu đỏ chói: “Tuần sau là đến ngày đầu tiên quen M”. Tôi chỉnh chương trình để xem lại cái ngày đầu tiên đó và mỉm cười khi thấy lúc đó mình trẻ con hết sức.

Tôi quyết định sẽ lục tung hết Internet để tìm ra một cái thiệp độc chiêu gửi nàng. Cuối cùng tôi cũng mãn nguyện với một cái thiệp nhiều ý nghĩa. Tôi kéo ngăn tủ ra để lấy cái đĩa CD hình mình để ghép vào thiệp, nhưng chợt nhìn thấy trong đó có một gói quà xinh xắn. Biết là của M tôi hồi hộp mở gói quà. Bên trên là một tấm thiệp to, còn bên dưới là một chiếc đồng hồ để bàn rất dễ thương và một cái nút áo. Hơi ngạc nhiên khi nhìn cái nút áo, tôi vội mở thiệp ra xem.

“Anh thân mến!

Thế là chúng mình quen nhau đã 3 năm rồi. Trong 3 năm qua em rất vui vì đã quen được anh. Em đã học được rất nhiều điều từ anh.

Anh là người rất giỏi, làm được rất nhiều việc lại sống rất tốt với mọi người. Anh sống hết sức chan hoà không câu nệ giàu nghèo, chức vị. Anh hết lòng với mọi người và được rất nhiều anh em bè bạn mến yêu, kính nể.

Tối nay, cũng như bao ngày em đến nhà anh, đã 9g tối anh vẫn chưa về nhà. Khi đến nh! à anh, em nhìn thấy mẹ đang khâu lại chiếc áo bị bỏng thuốc lá của anh. Nhìn mẹ chợt em nhớ đến anh, rồi nhớ đến những gì em đã thấy ở nhà anh.

Em xin phép được tặng cho anh cái đồng hồ với lời nhắn: “Thời gian luôn trôi đi lạnh lùng. Có những thứ ngày mai làm được, nhưng có những thứ ngày mai không thể nào làm được”.

Và một cái nút áo với lời nhắn chân tình: “Đôi khi người ta biết được rất nhiều điều nhưng lại không biết một điều đơn giản là áo mình đang mặc có bao nhiêu cái nút!”. Anh đã sống vì mọi người nhưng trong mọi người lại thiếu một người quan trọng nhất. Anh hãy xem tờ giấy bên dưới. Chúc anh luôn vui vẻ và thành đạt”.


Tôi cầm đồng hồ và cái nút lên, bên dưới có một tờ giấy xếp làm tư nằm ngay ngắn, tôi mở ra xem và thấy ngẩn ngơ với những dòng chữ dưới đây:

Em thấy anh rủ bạn về nhà cùng vui vẻ, làm xả láng mấy thùng Ken, anh em bàn tán chuyện đời, chuyện cơ quan, chuyện nhà sếp, chuyện quan trường, đủ thứ chuyện nhậu hoài bàn hổng hết.

Em thấy mẹ cặm cụi dọn dẹp thức ăn dư, lom khom nhặt từng vỏ lon xếp lại, sáng mai ra chợ đổi lấy chục chanh pha nước, cho thằng con tỉnh rượu mỗi khi say.

Em thấy anh sáng ra sạp gom gần hết báo, đọc ngấu nghiến từng bài từng mục. Ngẫm chuyện đời, chuyện quan liêu, chuyện cửa quyền, chuyện Mỹ, chuyện I rắc, chuyện SEA Games…

Em thấy mẹ cẩn thận sắp từng tờ báo, lựa riêng ra những phần quảng cáo rồi ngập ngừng hỏi cái này cân ký bán được hông con?

Em thấy anh chơi hết lòng với bạn, chẳng bỏ về dù tăng 4 hay tăng 3…

Em thấy mẹ cứ trằn trọc ra vô mãi, 2g rồi mà phòng nó vắng tanh

Em thấy anh sau một ngày làm mệt mỏi, về nhà bật máy lạnh, bật quạt, ngã lưng nằm thẳng chân, chẳng muộn phiền.

Em thấy mẹ ra hiên nằm những ngày trời nóng, rồi lẩm bẩm xem điện tháng này có quá định mức chưa.

Em thấy anh ghiền chơi vi tính, cứ băn khoăn hoài chuyện nâng cấp CPU lên 2 hay 3 Gb.

Em thấy mẹ rất ghiền xem cải lương, cứ chặm nước mắt, cứ cười vui thoải mái khi xem hoài cái tivi cà giật, cái Tivi từ lúc anh tắm mưa.

Em thấy anh chuyên viên vi tính, viết phần mềm để quản lý công ty, xem công nợ, lãi lỗ, bấm một phát là có ngay. Thế mà chẳng thể nào tính đúng được tình thương của người mẹ.

Em thấy mẹ chẳng cần vi tính, vẫn âm thầm lập trình cá, cơm, rau. Biết chị Hai cái áo ủi không ngay, còn anh nữa đôi giày cả tuần chưa chịu đánh!

Em thấy anh chuyện làm chuyện lớn mà quên đi những chuyện nhỏ xung quanh.

Em thấy mẹ suốt đời vụn vặt mà dạy con mình những bài học lớn lao…


o O o



Có bao giờ các bạn nghĩ rằng mình đã thật sự quan tâm đến ai đó chưa?

Có bao giờ các bạn đã quan tâm đến những chuyện dù chỉ là nhỏ nhặt?

Có bao giờ các bạn tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác?

Hi vọng qua câu chuyện này tôi và các bạn có thể tìm lại được những bài học về sự quan tâm mà các bạn đã lỡ đánh mất.

Hãy dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho những người người mẹ, người cha, những người luôn ở bên các bạn, luôn hướng sự quan tâm về phía các bạn mà không cần đòi hỏi điều đó từ các bạn!

(Truyện này chúng tôi không biết tác giả)

Xin thầy hãy dạy cho con tôi


(Trích thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học.

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố…

Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.

Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.

Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất…

Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách… nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.

Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm…

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với nh! ững người hòa nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp…

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã, xin hãy dạy cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.

Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yểm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình…

Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông đang gào thét… và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng…

Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên được những thanh sắt cứng rắn.

Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn.

Đôi tai của tâm hồn


Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa.

Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.

“Cháu hát hay quá!”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.

Hôm sau, khi cô bé tới công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Ông vỗ tay nói lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!” Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.

Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.

“Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay” – một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là mộ! t người không có khả năng nghe?

Nói bởi trái tim


Tôi đang đi tới quán cà phê, suy nghĩ lung tung về những công việc ở cơ quan mình vừa làm xong và lớp học chuyên môn buổi chiều mà tôi giảng dạy, thì bỗng thấy có ai đó đập nhẹ vào tay. Tôi dừng: không có ai cả. Tôi đi tiếp. Lại thấy có ai đập nhẹ vào tay. Lần này tôi quay hẳn người lại, và nhìn xuống. Thằng bé đứng ở đó. Mắt nó màu nhạt, cũng có thể đó là do tôi có cảm giác từ hai gò má nhem nhuốc và mái tóc đen rối của nó. Nó chưa thể quá 6 tuổi. Mặt mũi bẩn, đi chân đất, áo rách, tóc rối bù.

Nó chẳng khác gì mấy so với hàng trăm nghìn hoặc hơn thế trẻ em mồ côi lang thang trên đường phố khắp thủ đô Ri-ô-đờ-Ja-nê-rô.

– Bánh mì, ông ơi??

Nếu sống ở Braxin, chúng ta có nhiều cơ hội để mua một thanh kẹo hay một cái bánh mì cho những đứa bé vô gia cư và mồ côi này. Tôi bảo nó đi theo tôi và chúng tôi cùng vào một tiệm giải khát:

– Cà phê cho tôi và cái gì đó ăn được cho cậu bạn nhỏ này? – Tôi gọi.

Thằng bé chạy đến quầy hàng và lựa chọn. Bình thường, bọn nhỏ này sẽ cầm đồ ăn và bỏ đi luôn, quay trở lại đường phố, nơi chúng đang phải lang thang, mà không nói lời nào. Nhưng thằng bé này lại làm tôi ngạc nhiên. Quầy giải khát khá dài, người ta đặt cốc cà phê ở một đầu và một cái bánh mì ở đầu kia. Thường người ta cũng biết là bọn trẻ đường phố xin được khách hàng mua cho cái bánh rồi sẽ bỏ đi ngay, mà người ta cũng không muốn cho chúng ở lại vì trông chúng rách rưới và bẩn thỉu.

Tôi bắt đầu uống cà phê ! của mình và khi tôi uống xong, trả tiền, tôi nhìn ra cửa mới phát hiện ra nó đứng ở ngoài (vì nó không được ở lâu trong cửa hàng), kiễng chân lên, tay cầm bánh mì, mắt gí vào cửa kính, quan sát.

“Nó làm cái quái gì thế ?!” – Tôi nghĩ.

Tôi đi ra, nó nhìn thấy tôi và chạy vụt theo. Thằng bé đứng trước mắt tôi, chỉ cao đến thắt lưng. Đứa bé mồ côi người Braxin ngước nhìn khách lạ người Mỹ cao lớn, là tôi, mỉm cười (một nụ cười có thể làm trái tim bạn phải ngừng vài giây), và nói: “Cảm ơn chú?!” Rồi, có vẻ lo lắng, nó gãi bàn chân và kiễng chân lên, nói to hơn: “Cảm ơn chú nhiều lắm ạ !”

Lúc đó, nếu tôi có thể thì tôi đã mua cả tiệm ăn cho nó.Trước khi tôi nói được câu gì, nó đã quay người bỏ chạy đi mất Khi tôi viết bài này tôi vẫn đang ngồi bên ngoài quán giải khát, nơi tôi mua chiếc bánh mì cho thằng bé. Tôi đã muộn giờ lên lớp. Nhưng tôi vẫn còn cảm thấy xúc động và nghĩ về thằng bé. Và tôi tự hỏi: nếu tôi bị xúc động đến thế chỉ bởi một cậu bé đường phố nói lời cảm ơn tôi vì một mẩu bánh mì, thế thì mọi người sẽ xúc động đến đâu khi chúng ta nói những lời cảm ơn – thực sự cảm ơn – vì những gì họ làm cho chúng ta. Hãy dành thời gian để nói những lời cảm ơn, và đừng bao giờ tiết kiệm lời cảm ơn cả!

Mẹ tôi

(Một câu chuyện cảm động của một tác giả vô danh nhận được qua e-mail của một người bạn ở Malaysia, mong được chia sẻ với mọi người)




Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên, lúc nào tôi cũng ghét mẹ tôi. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề để bạn bè trong lớp chế giễu, châm chọc tôi.

Mẹ tôi làm nghề nấu ăn để nuôi tôi ăn học. Một lần bà đến trường để kiếm tôi làm tôi phát ngượng. Sao bà lại có thể làm như thế với tôi? Tôi lơ bà đi, ném cho bà một cái nhìn đầy căm ghét rồi chạy biến. Ngày hôm sau, một trong những đứa bạn học trong lớp la lên:

– Ê, tao thấy rồi. Mẹ mày chỉ có một mắt!

Tôi xấu hổ chỉ muốn chôn mình xuống đất. Tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi cuộc đời tôi. Ngày hôm đó đi học về tôi nói thẳng với bà:

– Mẹ chỉ muốn biến con thành trò cười!

Mẹ tôi không nói gì. Còn tôi, tôi chẳng để ý gì đến những lời nói đó, vì lúc ấy lòng tôi tràn đầy giận dữ. Tôi chẳng để ý gì đến cảm xúc của mẹ. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nhà, không còn liên hệ gì với mẹ tôi. Vì thế tôi cố gắng học hành thật chăm chỉ, và sau cùng, tôi có được một học bổng để đi học ở Singapore.

Sau đó, tôi lập gia đình, mua nhà và có mấy đứa con. Vợ tôi là con nhà gia thế, tôi giấu nàng về bà mẹ của mình, chỉ nói mình mồ côi từ nhỏ. Tôi hài lòng với cuộc sống, với vợ con và những tiện nghi vật chất tôi có được ở Singapore. Tôi mua cho mẹ một căn nhà nhỏ, thỉnh thoảng lén vợ gởi một ít tiền về biếu bà, tự nhủ thế là đầy đủ bổn phận. Tôi buộc mẹ không được liên hệ gì với tôi.

Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già trông có vẻ lam lũ đứng trước cửa, mấy đứa con tôi có đứa cười nhạo, có đứa hoảng sợ. Tôi vừa giận vừa lo vợ tôi biết chuyên, hét lên:

– Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ thế? Đi khỏi đây ngay!

Mẹ tôi chỉ nhỏ nhẹ trả lời

– Ồ, xin lỗi, tôi nhầm địa chỉ!

Và lặng lẽ quay đi. Tôi không thèm liên lạc với bà trong suốt một thời gian dài. Hồi nhỏ, mẹ đã làm con bị chúng bạn trêu chọc nhục nhã, bây giờ mẹ còn định phá hỏng cuộc sống đang có của con hay sao?

Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi nói dối vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé qua căn nhà của mẹ, vì tò mò hơn là muốn thăm mẹ. Mấy người hàng xóm nói rằng mẹ tôi đã mất vài ngày trước đó và do không có thân nhân, sở an sinh xã hội đã lo mai táng chu đáo.

Tôi không nhỏ được lấy một giọt nước mắt. Họ trao lại cho tôi một lá thư mẹ để lại cho tôi:

"Con yêu quý,

Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi về việc đã dám qua Singapore bất ngờ và làm cho các cháu phải sợ hãi. Mẹ rất vui khi nghe nói con sắp về trường tham dự buổi họp mặt, nhưng mẹ sợ mẹ không bước nổi ra khỏi giường để đến đó nhìn con. Mẹ ân hận vì đã làm con xấu hổ với bạn bè trong suốt thời gian con đi học ở đây.

Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, nên mẹ đã cho con con mắt của mẹ. Mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới, bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ.

Mẹ yêu con lắm,

Mẹ…”

Đừng tưởng mình ghê gớm


Booth Tarkington là nhà văn và nhà soạn kịch nổi tiếng của nước Mỹ thế kỷ 20. Hai cuốn tiểu thuyết "The Magnificent Ambersons" và "Alice Adams" của ông từng được tặng giải thưởng Pulitzer. Trong thời kỳ tên tuổi Booth Tarkington còn nổi đình nổi đám trên văn đàn Mỹ, ông thường hay kể một câu chuyện như sau.

“Chuyện xảy ra trong một triển lãm các tác phẩm nghệ thuật do Hội Chữ thập đỏ Mỹ tổ chức. Hôm ấy tôi tới với tư cách khách mời đặc biệt. Khi đang đứng trong gian trưng bày, bỗng tôi thấy có hai cô gái chừng 17-18 tuổi tiến lại trước mặt mình và chân thành xin tôi chữ ký.

– Rất xin lỗi là tôi không mang theo bút máy, liệu tôi có thể dùng bút chì để ký tên được không, thưa hai cô?

Thật ra trong bụng tôi thừa biết hai cô gái sẽ không từ chối việc tôi ký tên bằng bút chì, nhưng tôi chỉ muốn tỏ ra mình có phong thái đại gia – tuy là một nhà văn nổi tiếng mà vẫn khiêm tốn với các bạn đọc bình dân.

– Dĩ nhiên là được ạ!

Quả nhiên hai cô vé vui vẻ đồng ý. Nhìn thấy nét mặt hân hoan phấn khởi của họ, dĩ nhiên tôi rất khoan khoái, tự hào.

Một cô gái lấy ra từ ví cuốn sổ bìa cứng gáy mạ vàng rất xinh đẹp đưa cho tôi. Tôi rút bút chì, lịch lãm đề tặng mấy câu khích lệ họ rồi ký tên mình.

Sau khi nhìn thấy chữ ký của tôi, cô gái bỗng nhíu hai hàng lông mày chăm chú nhìn kỹ tôi rồi hỏi:

– Thế ra ông không phải là Robert Sherwood (1) ạ?".

– Ồ, không phải! – Tôi vô cùng ! tự phụ trả lời – Tôi là Booth Tarkington, tác giả cuốn Alice Adams, hai lần đoạt giải Pulitzer.

Cô gái liền quay đầu lại phía bạn mình rồi nhún vai bảo:

– Mary, cho tớ mượn cái tẩy của cậu một tý.

Giây phút ấy, tất cả mọi niềm kiêu hãnh, tự phụ của tôi lập tức tan như bong bóng xà phòng. Từ đó trở đi, tôi luôn tự nhắc nhở bản thân: Cho dù mình có tài giỏi đến đâu đi nữa thì cũng chớ bao giờ tưởng rằng mình ghê gớm lắm.”

1. Robert Emmet Sherwood (1896-1995): nhà soạn kịch Mỹ 4 lần đoạt giải Pulitzer với các vở kịch Idio's Delight (1936), Abe Lincohn in Illinois (1939), There Shall No Light (1940), và truyện tiểu sử Roosevelt and Hopkins (1949).

(Văn Nghệ số ra ngày 30/3)

Ba người thầy vĩ đại

Trí tuệ không phải là trí tuệ nếu chỉ được rút ra từ sách vởHorace




Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: "Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?"

Hasan đáp: "Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta.

Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà trong làng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: "Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với tên trộm".

Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm ông ta lại bảo: "Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!" Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: "Có trộm được gì không?" và ông ta đều đáp: "Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ." Ta chưa bao giờ thầy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc.

Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hàng đêm vẫn quả quyết: "Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!"

Người thầy thứ hai là! một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng là một con chó khác. Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gởi đến cho ta: con người phải biết chiến thắng nỗi sợ hãi trong lòng bằng hành động.

Người thầy cuối cùng là một đứa bé. Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé trên tay cầm một cây nến đã thắp sáng để đặt trong đền thờ.

Ta hỏi đứa bé: "Con tự thắp sáng cây nến này phải không?" Đứa bé đáp: "Thưa phải." Đoạn ta hỏi: "Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thóang sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?"

Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: "Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?"

Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó ta vất đi tất cả những tự hào về kiến thức của mình.

Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta không có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có th�! �. Điề! u thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật. Người thầy là người thông qua đó ta bắt đầu học cách học hỏi.

Chiếc đàn Piano màu gụ đỏ


Khi tôi 20 tuổi, tôi bán hàng thuê cho một hiệu đàn piano ở St. Louis. Một lần, chúng tôi lại nhận được một “đơn đặt hàng” là một bưu thiếp từ vùng Đông Nam Missouri. Trên bưu thiếp đó có viết “Xin hãy mang một chiếc đàn piano màu gụ đỏ tới cho cháu tôi. Tôi sẽ trả góp 10 đôla mỗi tháng bằng tiền bán trứng gà”. Qua nét chữ có thể đoán đó được người viết là một bà cụ. Bà ấy viết câu đó lặp đi lặp lại kín mít tấm bưu thiếp, viết cả ra những diềm giấy còn thừa ở mặt trước cho đến khi chỉ còn ra một khung nhỏ ghi địa chỉ.

Tất nhiên công ty chúng tôi không thể bán piano trả góp 10 đô mỗi tháng. Nên chúng tôi lờ tờ bưu thiếp đi.

Tuy nhiên, đến một ngày, ở vùng Đông Nam Missouri đó có thêm vài người đặt mua đàn piano và chúng tôi phải chở đàn đến đó. Vì tò mò, tôi muốn đến địa chỉ của bà cụ xem sao. Gần như giống hệt những gì tôi tưởng tượng: bà cụ sống trong một túp lều lụp xụp cạnh cánh đồng.

Sàn căn lều rất bẩn. Gà thì chạy lung tung: không xe, không điện thoại, không nghề nghiệp. Chẳng có gì cả trừ một mái nhà, và đó cũng không phải là một cái mái tốt. Cháu gái của bá cụ khoảng 10 tuổi, đi chân đất và mặc váy vá.

Tôi giải thích cho bà cụ rằng chúng tôi rất buồn vì không giúp được bà cụ. Nhưng dường như những gì tôi giải thích chẳng có hiệu quả. Cứ 6 tuần một lần, chúng tôi lại nhận được một cái bưu thiếp y như nhau. Cần có một cái đàn piano màu gụ đỏ, và thề thốt rằng bà sẽ trả 10 đôla/tháng. Khoảng hai năm sau, tôi mở được một công ty giao bán piano của riêng mình, và đôi khi tôi đăng quảng cáo t! rên báo địa phương Missouri. Tôi bắt đầu nhận được những bưu thiếp như từng nhận ở công ty cũ. Trong hàng tháng trời, tôi cũng lờ những tờ bưu thiếp đó đi, vì tôi biết làm gì cơ chứ?

Nhưng rồi, một hôm ở công ty tôi có nhập về một số đàn piano kiểu mới, trong đó có một chiếc đàn màu gụ đỏ. Dù biết mình có thể gây thua thiệt cho công ty, tôi vẫn quyết định đưa chiếc đàn lên xe ô tô chở tới nhà bà cụ và nói rằng nếu bà trả 10 đôla/tháng thì bà sẽ phải trả 52 lần. Tôi đặt piano vào nơi ít có khả năng bị dột nhất. Tôi cũng dặn bà và cháu bé giữ cho bọn gà đừng nhảy lên đàn piano. Rồi tôi lên xe về công ty đinh ninh rằng thế là coi như mình đã cho không một cây đàn.

Nhưng cứ 10 đôla được gửi đến cho tôi rất đều đặn mỗi tháng. Cả 52 tháng. Đôi khi không chỉ là tiền giấy mà là những đồng xu được dùng băng dính đính vào bưu thiếp.

Nhận đủ tiền tôi không có liên lạc gì với bà cụ nữa trong suốt 20 năm. Cho đến một ngày khi đi công tác ở Memphis, tôi ghé vào một nhà hàng để dùng bữa. Ở đó, tôi được nghe thấy tiếng đàn piano hay nhất mà tôi từng được nghe. Và do một cô gái rất xinh đẹp đang chơi.

Tôi lại gần cô ấy và đứng nghe nhạc. Khi chơi xong bản nhạc, chúng tôi nói chuyện với nhau, và thật như một điều kì diệu, đó chính là cô bé mặc váy vá trong căn lều nhỏ 20 năm trước.

Cô gái kể từ khi được bà đã đặt mua cho chiếc đàn piano màu gụ đỏ, cô đã giành được nhiều giải thưởng âm nhạc ở trường và địa phương. Bây giờ cô đã có gia đình còn bà cô đã mất.

Tôi hỏi cô có biết chiếc đàn piano màu gụ đỏ có ý nghĩa như thế nào không. Cô gái nói hồi đó cô còn quá nhỏ, chỉ biết có một chiếc đàn mà không hiểu gì nhiều. Nhưng tôi thì hiểu.

Cuối cùng, tôi bảo cô:

– Tôi rất mừng được gặp lại cô, còn bây giờ tôi phải đi về.

Và tôi thực sự phải đi về, vì bạn biết đấy, đàn ông không bao giờ muốn bị nhìn thấy mình khóc ở nơi công cộng.

"Hành động" và "ý định"


Mùa đông năm 1990, tôi được mời lên thủ đô để xuất hiện trong một show nói chuyện trên truyền hình. Vào cuối ngày trước ngày thu hình, khi đang chạy xe về khách sạn tôi đã trông thấy một điều…

Nằm ngay tại vỉa hè trên lớp tuyết dày lạnh cóng là một người đàn ông đang ngủ chỉ với một tấm giấy carton đắp trên người. Tôi thật sự xúc động khi nhìn thấy đôi chân trần của ông ta, không giày lẫn vớ.

Lúc đó, tôi đã nghĩ mình nên dừng xe và xuống giúp ông ta nhưng vẫn không chắc lắm về điều mình sắp làm. Thế rồi, đèn giao thông bật tín hiệu xanh, cuộc sống dường như đòi hỏi tôi phải chuyển động. Và tôi đã nhấn ga. Trở về khách sạn, tôi nhanh chóng quên đi người đàn ông bên vệ đường.

Ngày hôm sau, khi đang dùng cà phê chờ đến lượt trong sảnh lớn. Tất cả những nhân vật quan trọng đều rời khỏi sảnh, chỉ còn tôi và người lao công ở lại.

Tôi đã nhìn thấy anh ta lặng lẽ làm công việc hằng ngày của mình trong những ngày tôi ở đó. Anh ta không bao giờ nói gì khác ngoại trừ “Chào buổi sáng” hay “Tôi có thể giúp gì cho ông không, thưa ông?”. Anh ta luôn tươi cười với tất cả mọi người. Bắt chuyện với anh ta, tôi đã hỏi anh ta hôm nay anh ta cảm thấy như thế nào. Anh ta trả lời tôi rằng anh vừa mới đạp xe một vòng dưới trời tuyết và lấy làm buồn cho chính mình… cho đến khi anh trông thấy một người đàn ông nằm ngủ ngay góc đường chỉ với một tấm carton làm chăn và chân không giày. Tôi cảm thấy như tắc nghẹn nơi cổ họng khi nghe anh t! a thuật lại anh đã vòng xe nhiều lần như thế nào để mua cho người đàn ông khốn khổ kia một đôi giày và một đôi vớ.

Trong khi nghe câu chuyện của người lao công, tôi chợt nhớ lại hình ảnh một bức poster quen thuộc. Bức poster vẽ hình một đứa bé tay cầm một bông hoa đang cố nhón chân đưa nó cho một người lớn kèm lời chú thích: “Một hành động nhỏ vẫn có ý nghĩa hơn những ý định dù là cao cả”.

Tôi đã đứng đó và thầm ước gì mình chính là người đã mua giày và vớ cho người đàn ông bên vệ đường, khi người ta gọi tôi vào phòng thu hình.

Khi buổi thu hình kết thúc, tôi đã đi lại con đường ấy để tìm người đàn ông nghèo khổ nhưng ông ấy đã đi khỏi.

(Phương Thi dịch từ Hearwarmer)

Món quà ngọt ngào


Tôi tìm một ghế trống trong công viên dưới những tán cây liễu khẳng khiu để gặm nhắm cái cảm giác ê chề về cuộc đời, về cái thế giới như đang vùi dập đời tôi.

Và như thể tất cả những điều đó chưa đủ làm tôi khổ sở, một đức bé chạy đến hỗn hễn, mệt nhoài vì chơi đùa, nghiêng đầu nói: “Chị nhìn xem em tìm được cái gì”. Trong tay nó, một bông hoa tơi tả tội nghiệp với những đài hoa nhăn nhúm vì không đủ nước và ánh sáng. Để thằng bé mang ngay cái hoa tàn đi và trở lại với cuộc chơi của nó, tôi cười gượng và xua tay.

Thay vì quay đi, thằng bé đến ngồi bên cạnh tôi, đưa hoa lên mũi và reo lên sung sướng: “Mùi thơm tuyệt quá, chắc nó là một bông hoa xinh đẹp. Em hái tặng chị đó”. Bông hoa đang úa tàn và gần như khô héo trước mắt tôi chẳng còn màu sắc gì rõ ràng ngoài sự trộn lẫn giữa vàng đỏ và cam. Nhưng tôi biết phải nhận nó nếu không thằng bé sẽ chẳng để tôi yên. Tôi đưa tay lên nhận đoá hoa và làu bàu: “Hãy cho chị vậy”, nhưng thay vì đặt đoá hoa vào tay tôi, nó để đóa hoa chơi vơi giữa khoảng không một cách vô thức. Chính lúc đó tôi mới nhận ra rằng đứa bé không nhìn thấy được: nó bị mù. Tôi nghe giọng mình run rẩy khi thốt ra lời cảm ơn. Nó mỉm cười và trở lại cuộc chơi, không nhận ra nó đã làm xao động tâm hồn tôi.

Tôi ngồi yên và tự hỏi: làm sao thằng bé thấy được một phụ nữ tội nghiệp dưới tán cây, làm sao nó biết được hoàn cảnh bi đát mà tôi đang buông xuôi. Có lẽ từ trong trái tim đã cho nó ánh sáng ! thực sự. Bằng đôi mắt của một đứa trẻ mù, cuối cùng tôi đã có thể nhận ra rằng mọi khó khăn không phải trong thế giới này mà ở trong chính bản thân tôi. Và trong tất cả mọi khổ sở tự mình tạo ra đó, chính tôi mới là một kẻ mù lòa. Tôi nguyện phải nhìn thế giới này bằng vẻ đẹp đích thực của nó và trân trọng mỗi phút giây trong đời. Khi đó, tôi đưa đoá hoa lên mũi và tận hưởng mùi hương ngọt ngào của một đoá hoa hồng trinh nguyên.

Bánh nào ngon

Thương Huyền


Một người ăn mày lang thang đã hơn ngày mà chưa kiếm được miếng ăn. Đến một đầu phố nọ, ông ta ngửi thấy mùi bánh mì thơm bốc ra từ một ngôi nhà. Người ăn mày gặp may. Đây chính là lò bánh mì. "Ngài làm ơn cho kẻ bất hạnh này xin một miếng bánh ăn cho đỡ đói lòng", người ăn mày năn nỉ ông chủ lò bánh mì. "Ồ, ngươi là kẻ khôn ngoan. Ngươi đến đúng chỗ rồi đó – chủ lò bánh mì thao thao nói – Làm sao ngươi biết lò bánh của ta mà tới? Ai chỉ cho ngươi? Chắc chắn là bánh của ta rất ngon nên ai ai cũng biết. Ta tiết lộ cho ngươi một bí mật: Bánh của ta làm theo công thức gia truyền từ cụ tổ bảy đời kia đấy. Nó được ghi chép trong cuốn sách bìa da màu đỏ nằm trên kệ kia kìa. Ngươi thấy không?". Người ăn mày cố gượng cười: "Dạ thấy, nhưng thưa ngài, con đói lắm. Hơn ngày nay con chưa có tí gì trong bụng, con xin ngài làm phước. Con chỉ xin một mẩu bánh mì thôi ạ".

Không chú ý tới nét mặt nhăn nhó của người ăn mày, ông chủ tiếp tục rao giảng về bí quyết nhào bột. Ông ta kéo người ăn mày vào sát lò nướng. Từng mẻ bánh nóng giòn bốc mùi thơm phức. "Ngươi thấy chưa? Bánh mới đẹp, mới thơm làm sao. Nướng bánh là một nghệ thuật. Để có bánh ngon, bánh đẹp cần phải có lòng yêu nghề". "Nhưng thưa ông, con đói. Con xin ông…", người ăn mày lắp bắp. "Ngươi phải hiểu: Con người cần rất nhiều thứ, nhưng bánh mì là cái cốt yếu nhất. Không ai có thể sống được nếu thiếu bánh mì…", "Chính thế con mới phải gõ cửa ông…", người ăn mày rụt rè nói chen. "Khoan, nghe ta nói cái đã! , nhưng không phải ai cũng có đạo đức như ta. Ra đây".

Ông chủ lò bánh mì kéo người ăn mày ra cửa rồi nói tiếp: "Ngươi thấy không, cả dảy phố này, nhà nào cũng có lò nướng bánh mì. Nhưng chớ tin họ. Nhà thì pha thêm bột xấu, nhà thì cho nhiều muối quá, kẻ thì nướng quá lửa. Thế mà chúng nó dám bảo cái chúng làm ra là bánh mì!", "Thưa ngài, con chỉ xin một miếng bánh để ăn thôi ạ", người ăn mày mệt mỏi nhắc lại. "Nhưng điều ta sắp kể với ngươi mới là quan trọng nhất", ông chủ lò bánh vung tay nói tiếp. Bất chợt, người ăn mày quay lưng lầm lũi bỏ đi. "Này, ngươi không thích ăn bánh mì của ta sao? Bánh mì ngon nhất xứ này được làm theo công thức gia truyền từ bảy đời…", ông chủ lò bánh mì nói với theo. "Không, thưa ngài. Bánh mì ở chỗ khác có lẽ mặn hơn, làm bằng thứ bột xấu hơn, bị cháy sém nhưng nó làm tôi no bụng. Ở chỗ ngài, chỉ tai tôi no thôi".

Theo chickensoup.moviesboom.com

Ba câu hỏi

Leo Tolstoy


Ðó là chuyện ba câu hỏi khó của một nhà vua, do nhà văn hào Leo Tolstoy kể lại.

Nhà vua ấy, Tolstoy không biết tên. Một hôm đức Vua nghĩ rằng, giá mà vua trả lời được ba câu hỏi ấy thì vua sẽ không bao giờ bị thất bại trong bất cứ công việc nào. Ba câu hỏi ấy là:

1. Làm sao để biết được thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc?

2. Làm sao để biết được nhân vật nào là nhân vật quan trọng nhất mà ta phải chú trọng?

3. Làm sao để biết được công việc nào là công việc cần thiết nhất mà ta phải thực hiện?

Nghĩ thế, vua liền ban chiếu ra khắp trong bàn dân thiên hạ, hứa rằng sẽ ban thưởng trọng hậu cho kẻ nào trả lời được những câu hỏi đó.

Các bậc hiền nhân đọc chiếu liền tìm tới kinh đô. Nhưng mỗi người lại dâng lên vua một câu trả lời khác nhau.

Về câu hỏi thứ nhất, có người trả lời rằng muốn biết thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc thì phải làm thời biểu cho đàng hoàng, có ngày giờ năm tháng và phải thi hành cho thật đúng thời biểu ấy. Như vậy mới mong công việc làm đúng lúc. Kẻ khác thì lại nói không thể nào dự tính được trước những việc gì phải làm và thời gian để làm những việc ấy; rằng ta không nên ham vui mà nên chú ý đến mọi sự khi chúng xẩy tới để có thể làm bất cứ gì xét ra cần thiết.

Có kẻ lại nói rằng, dù vua có chú ý đến tình hình mấy đi nữa thì một mình vua cũng không đủ sáng suốt để định đoạt thời gian của mọi việc làm một cách sáng suốt, do! đó nhà vua phải thành lập một Hội Ðồng Nhân Sĩ và hành động theo lời khuyến cáo của họ.

Lại có kẻ nói rằng, có những công việc cần phải lấy quyết định tức khắc không thể nào có thì giờ để tham khảo xem đã đến lúc phải làm hay chưa đến lúc phải làm. Mà muốn lấy quyết định cho đúng thì phải biết trước những gì sẽ xẩy ra, do đó, nhà vua cần phải cần đến những nhà cố vấn tiên tri và bốc phệ.

Về câu hỏi thứ hai, cũng có nhiều câu trả lời không giống nhau. Có người nói những nhân vật mà vua cần chú ý nhất là những ông đại thần và những người trong triều đình. Có người nói là mấy ông Giám Mục, Thượng Tọa là quan hệ hơn hết. Có người nói là mấy ông tướng lãnh trong quân đội là quan hệ hơn hết.

Về câu hỏi thứ ba, các nhà thức giả cũng trả lời khác nhau. Có người nói khoa học là quan trọng nhất. Có người nói tôn giáo là quan trọng nhất. Có người lại nói: chỉnh trang quân đội là quan trọng nhất.

Vì các câu trả lời khác nhau cho nên nhà vua không thể đồng ý với vị hiền nhân nào cả, và chẳng ban thưởng cho ai hết.

Sau nhiều đêm suy nghĩ vua quyết định đi chất vấn một ông đạo tu trên núi, ông đạo này nổi tiếng là có giác ngộ. Vua muốn tìm lên trên núi để gặp ông đạo và hỏi ba câu hỏi kia.

Vị đạo sĩ này chưa bao giờ chịu xuống núi và nơi ông ta ở chỉ có những người dân nghèo; chẳng bao giờ ông chịu tiếp người quyền quý. Vì vậy mà nhà vua cải trang làm thường dân. Khi đi đến chân núi, vua dặn vệ sĩ đứng chờ ở dưới, và một mình vua, trong y phục một thường dân, vua trèo lên am c�! �a ông �! �ạo.

Nhà vua gặp ông đạo đang cuốc đất trước am. Khi trông thấy người lạ, ông đạo gật đầu chào rồi tiếp tục cuốc đất. Ông đạo cuốc đất một cách nặng nhọc bởi ông đã già yếu; mỗi khi cuốc lên được một tảng đất hoặc lật ngược được tảng đất ra thì ông lại thở hào hển.

Nhà vua tới gần ông đạo và nói: “Tôi tới đây để xin ông đạo trả lời giúp cho tôi ba câu hỏi. Làm thế nào để biết đúng thì giờ hành động, đừng để cho cơ hội qua rồi sau phải hối tiếc? Ai là những người quan trọng nhất mà ta phải chú ý tới nhiều hơn cả? Và công việc nào quan trọng nhất cần thực hiện trước tiên?”

Ông đạo lắng nghe nhà vua nhưng không trả lời. Ông chỉ vỗ vai nhà vua và cúi xuống tiếp tục cuốc đất.

Nhà vua nói: “Ông đạo mệt lắm rồi, thôi đưa cuốc cho tôi, tôi cuốc một lát”. Vị đạo sĩ cám ơn và trao cuốc cho Vua rồi ngồi xuống đất nghỉ mệt. Cuốc xong được hai vồng đất thì nhà vua ngừng tay và lập lại câu hỏi. Ông đạo vẫn không trả lời, chỉ đứng dậy và đưa tay ra đòi cuốc, miệng nói: “Bây giờ bác phải nghỉ, đến phiên tôi cuốc”. Nhưng nhà vua thay vì trao cuốc lại cúi xuống tiếp tục cuốc đất.

Một giờ rồi hai giờ đồng hồ đi qua. Rồi mặt trời bắt đầu khuất sau đỉnh núi. Nhà vua ngừng tay, buông cuốc, và nói với ông đạo:

“Tôi tới để xin ông đạo trả lời cho mấy câu hỏi. Nếu ông đạo không thể trả lời cho tôi câu nào hết thì xin cho biết để tôi còn về nhà”.

Ông đạo nghe tiếng chân người chạy đâu đây bèn nói với nhà vua: “Bác th! ử xem c! ó ai chạy lên kìa”. Nhà vua ngó ra thì thấy một người có râu dài đang chạy lúp xúp sau mấy bụi cây, hai tay ôm bụng. Máu chảy ướt đầm cả hai tay. Ông ta cố chạy tới chỗ nhà vua và ngất xỉu giữa đất, nằm im bất động miệng rên ri rỉ.

Vua và ông đạo cởi áo người đó ra thì thấy có một vết đâm sâu nơi bụng. Vua rửa chỗ bị thương thật sạch và xé áo của mình ra băng bó vết thương, nhưng máu thấm ướt cả áo. Vua giặt áo và đem băng lại vết thương. Cứ như thế cho đến khi máu ngừng chảy.

Lúc bấy giờ người bị thương mới tỉnh dậy và đòi uống nước. Vua chạy đi múc nước suối cho ông ta uống. Khi đó mặt trời đã bắt đầu khuất và bắt đầu lạnh. Nhờ sự tiếp tay của ông đạo, nhà vua khiêng người bị nạn vào trong am và đặt nằm trên giường ông đạo. Ông ta nhắm mắt nằm yên. Nhà vua cũng mệt quá vì leo núi và cuốc đất cho nên ngồi dựa vào cánh cửa và ngủ thiếp đi. Vua ngủ ngon cho đến nỗi khi Vua thức dậy thì trời đã sáng và phải một lúc sau Vua mới nhớ ra được mình đang ở đâu và đang làm gì. Vua nhìn về phía giường thì thấy người bị thương cũng đang nhìn mình chòng chọc, hai mắt sáng trưng.

Người đó thấy vua tỉnh giấc rồi và đang nhìn mình thì nói, giọng rất yếu ớt:

“Xin bệ hạ tha tội cho thần”.

“Ông có làm gì nên tội đâu mà phải tha ?”

“Bệ hạ không biết hạ thần, nhưng hạ thần biết bệ hạ. Hạ thần là người thù của bệ hạ, hạ thần đã thề sẽ giết bệ hạ cho bằng được bởi vì khi xưa, trong chinh chiến bệ hạ đã giết mất người anh của hạ thần và còn tịc! h thu gia! sản của hạ thần nữa”.

“Hạ thần biết rằng bệ hạ sẽ lên núi này một mình để gặp ông đạo sĩ, nên đã mai phục quyết tâm giết bệ hạ trên con đường về. Nhưng cho đến tối mà bệ hạ vẫn chưa trở xuống, nên hạ thần đã rời chỗ mai phục mà đi lên núi tìm bệ hạ để hành thích. Thay vì gặp bệ hạ, hạ thần lại gặp bốn vệ sĩ. Bọn nầy nhận mặt được hạ thần cho nên đã xông lại đâm hạ thần. Hạ thần trốn được chạy lên đây, nhưng nếu không có bệ hạ cứu thì chắc chắn hạ thần đã chết vì máu ra nhiều quá. Hạ thần quyết tâm hành thích bệ hạ mà bệ hạ lại cứu sống được hạ thần. Hạ thần hối hận quá. Bây giờ đây nếu hạ thần mà sống được thì hạ thần nguyện sẽ làm tôi mọi cho bệ hạ suốt đời, và hạ thần cũng sẽ bắt các con của hạ thần làm như vậy. Xin bệ hạ tha tội cho hạ thần”.

Thấy mình hòa giải được với kẻ thù một cách dễ dàng nhà vua rất vui mừng. Vua không những tha tội cho người kia mà còn hứa sẽ trả lại gia sản cho ông ta, và gửi ngự y cùng quân hầu tới săn sóc cho ông ta lành bệnh.

Sau khi cho vệ sĩ khiêng người bị thương về nhà, vua trở lên tìm ông đạo để chào. Trước khi ra về vua còn lặp lại lần cuối ba câu hỏi của vua. Ông đạo đang quỳ gối xuống đất gieo những hạt đậu trên những luống đất đã cuốc sẵn hôm qua.

Vị đạo sĩ đứng dậy nhìn vua: “Nhưng ba câu hỏi của vua đã được trả lời rồi mà”.

Vua hỏi: “Trả lời bao giờ đâu nào?”

“Hôm qua nếu Vua không thương hại bần đạo già yếu mà ra tay cuốc dùm mấy luống đất ! này thì! khi ra về nhà vua đã bị kẻ kia mai phục hành thích mất rồi, và nhà Vua sẽ tiếc rằng đã không ở lại cùng ta. Vì vậy thời gian quan trọng nhất là thời gian Vua đang cuốc đất; nhân vật quan trọng nhất lúc đó là bần đạo đây, và công việc quan trọng nhất là công việc giúp bần đạo. Rồi sau đó khi người bị thương nọ chạy lên, thời gian quan trọng nhất là thời gian vua chăm sóc cho ông ta, bởi vì nếu vua không băng vết thương cho thì ông ta sẽ chết và vua không có dịp hòa giải với ổng; cũng vì thế mà ông ta là nhân vật quan trọng nhất, và công việc vua làm để băng bó vết thương là quan trọng nhất. Xin vua hãy nhớ kỹ điều này: “Chỉ có một thời gian quan trọng mà thôi, đó là thời gian hiện tại, là giờ phút hiện tại. Giờ phút hiện tại quan trọng bởi vì đó là thời gian duy nhất trong đó ta có thể làm chủ được ta. Và nhân vật quan trọng nhất là kẻ đang cụ thể sống với ta, đang đứng trước mặt ta, bởi vì ai biết được là mình sẽ đương đầu làm việc với những kẻ nào trong tương lai. Công việc quan trọng nhất là công việc làm cho người đang cụ thể sống bên ta, đang đứng trước mặt ta được hạnh phúc, bởi vì đó là ý nghĩa chính của đời sống”

Cô gái có bông hồng


John Blanchard rời khỏi băng ghế, chăm chú nhìn dòng người đang ra khỏi nhà ga xe lửa trung tâm thành phố. Anh đang chờ người con gái mà trái tim đã rất quen thuộc với anh nhưng khuôn mặt thì anh chưa từng gặp, một cô gái với một bông hoa hồng.

13 tháng trước đây trong một thư viện ở Florida, khi nhấc một cuốn sách ra khỏi kệ anh bỗng cảm thấy bị lôi cuốn không phải vì nội dung cuốn sách mà vì dòng chữ viết bằng bút chì bên lề cuốn sách. Những hàng chữ mềm mại với nội dung chứa đựng một tâm hồn sâu sắc và một trí tuệ sáng suốt. Bên trong bìa cuốn sách, nơi ghi tên người mượn anh tìm ra tên chủ nhân của hàng chữ, đó là Hollis Maynell. Cô gái sống ở thành phố New York.

Sau đó anh viết cho cô gái một bức thư tự giới thiệu mình và mong cô trả lời, nhưng ngày hôm sau anh đã phải lên tàu ra nước ngoài tham gia cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ II. Trong vòng một năm và một tháng sau đó, hai người dần dần tìm hiểu nhau qua thư từ. Mỗi lá thư là một hạt giống được gieo vào trái tim nồng cháy. Một mối tình nảy nở. Anh đề nghị cô gái gửi cho mình một tấm hình nhưng cô gái từ chối. Cô cho rằng nếu anh thực lòng thì diện mạo của cô đâu có quan trọng gì.

Cuối cùng cũng đến ngày anh từ châu Âu trở về. Họ hẹn sẽ gặp nhau lần đầu tại nhà ga trung tâm thành phố New York vào lúc 19 giờ. Cô gái viết: “Anh sẽ nhận ra em vì em sẽ gài một bông hồng trên ve áo”.

Khi đó, anh thấy một người con gái bước lại phía mình, cô ấy có một thân hình mảnh mai thon thả. Những cuộn tóc vàng lộn xộn bên vành tai nhỏ nhắn. Cặp mắt cô ấy xanh như những đóa hoa. Đôi môi và cằm cô ta có nét cương quyết nhưng rất dịu dàng. Cô gái nở một nụ cười nhẹ nhàng hấp dẫn trên vành môi và nói nhỏ: “Đi cùng em chứ, chàng thủy thủ?”. Khi ấy hầu như không tự chủ được, Blanchard bước thêm một bước tiến về phía cô gái, và đúng lúc ấy anh nhìn thấy Hollis Maynell với bông hồng đứng ngay sau cô gái ấy. Đó là một người đàn bà đã ngoài 40 tuổi. Bà ta có mái tóc màu xám bên trong một chiếc mũ đã cũ. Bà ta có một thân hình nặng nề, đôi chân mập mạp trong đôi giày đế thấp. Khi đó cô gái trong chiếc áo màu xanh vội vã bước đi. Blanchard có cảm giác dường như con người anh lúc đó bị chia làm hai, một nửa mong muốn được đi theo cô gái và một nửa hướng tới người đàn bà mà tâm hồn đã thật sự chinh phục anh. Và bà ta đứng đó, khuôn mặt béo tốt với làn da nhợt nhạt nhưng hiền lành và nhạy cảm. Khi đó bỗng nhiên Blanchard không còn lưỡng lự nữa. Tay anh nắm chặt cuốn sách nhỏ cũ kỹ giống như cuốn sách trong thư viện trước đây để cô gái có thể nhận ra mình.

Đây không phải là tình yêu nhưng là một cái gì đó rất đáng quý, một cái gì đó thậm chí có thể còn hơn cả tình yêu, một tình bạn mà anh luôn luôn và mãi mãi biết ơn. Blanchard đứng thẳng chào người đàn bà, chìa cuốn sách ra và nói, mặc dù khi nói anh cảm thấy mình bị nghẹn lại cay đắng và thất vọng: “Tôi là trung úy John Blanchard và xin phép được hỏi chắc đây là cô Maynell? Tôi rất vui mừng là cô đã có thể đến đây gặp tôi hôm nay. Tôi muốn mời cô dùng cơm tối có được không?”.

Người đàn bà nở một nụ cười bao dung và trả lời: “Ta không biết việc này như thế nào con trai ạ, nhưng cô gái trẻ mặc chiếc áo vét màu xanh vừa đi kia đã năn nỉ ta đeo đoá hoa hồng này trên ve áo. Cô ấy nói nếu anh có mời ta đi ăn tối thì nói rằng cô ấy đang đợi anh ở nhà hàng lớn bên kia đường. Cô ấy nói đây là một cuộc thử nghiệm gì đó!”.

Quẳng gánh lo đi mà vui sống


Người dẫn chương trình giơ cao một ly nước và hỏi khán giả:

– Quí vị thử đoán xem ly nước này nặng bao nhiêu?

– Điều đó còn phụ thuộc vào anh cầm nó trong bao lâu chứ.

– Đúng vậy, nếu tôi cầm nó trong một phút thì không có gì đáng nói. Nhưng nếu tôi cầm nó trong một tiếng đồng hồ thì tay tôi sẽ mỏi. Còn nếu tôi cầm nó cả một ngày, quí vị sẽ gọi xe cấp cứu cho tôi. Cùng một khối lượng, nhưng mang nó càng lâu thì nó càng trở nên nặng hơn.

Trong cuộc sống cũng vậy. Nếu chúng ta cứ liên tục chịu đựng gánh nặng, nó sẽ càng ngày càng trở nên trầm trọng. Không sớm thì muộn chúng ta cũng gục ngã. “Điều quí vị phải làm là đặt ly nước xuống, nghỉ một lát rồi tiếp tục cầm nó lên.”

Thỉnh thoảng chúng ta phải biết đặt gánh nặng cuộc sống xuống, nghỉ ngơi lấy sức để còn tiếp tục mang nó trong quãng đời tiếp theo. Khi bạn trở về nhà, hãy quẳng lo âu về công việc ngoài cửa. Ngày mai bạn sẽ nhặt nó lên và tiếp tục mang. Còn bây giờ: Giải trí và thư giãn!

Bí quyết 90/10


Bí quyết đó là gì?

10% cuộc đời là những gì xảy đến đối với bạn.

90% cuộc đời là do những phản ứng của bạn đối với những chuyện xảy đến đó.

Thế nghĩa là sao? Giờ hãy thử xét một ví dụ :

Bạn đang dùng điểm tâm cùng với gia đình. Con gái bạn làm đổ cà phê lên áo bạn. Chuyện đó xảy ra bất chợt, bạn không kiểm soát được. Điều xảy ra tiếp sau đó là phản ứng thuộc quyền quyết định của bạn. Bạn mắng cháu. Cháu phát khóc. Bạn trách cả vợ mình đã đặt tách cà phê quá gần rìa bàn. Hai người bắt đầu cãi nhau một hồi. Bạn đùng đùng bước lên lầu thay áo. Khi bạn trở xuống con bạn vẫn còn khóc, chưa ăn xong để đi học. Cháu bị lỡ chuyến xe đưa rước. Vợ bạn phải hối hả đi làm. Bạn đi nhanh ra, đưa con gái đến trường. Sợ trễ, bạn chạy xe vượt tốc độ cho phép. Sau khi chịu phạt nặng, bạn đưa con tới trường trễ hết 15 phút. Con bạn chạy nhanh vào lớp không kịp chào bạn. Bạn đến văn phòng trễ 20 phút, lại thấy mình bỏ quên chiếc cặp ở nhà. Ngày của bạn đã bắt đầu một cách thật khủng khiếp. Chuyện càng lúc càng tệ hại tiếp tục xảy ra.
Buổi chiều bạn buồn chán trở về nhà để thấy vợ con không vui vẻ đón mừng mình như ngày hôm trước.

Tại sao bạn có một ngày buồn chán như thế?

A. Tại tách cà phê chăng?
B. Tại con gái bạn chăng?
C. Tại người cảnh sát à?
D. Do bạn gây ra đấy chứ?

Câu trả lời đúng là D. Bạn đã không làm chủ cái 90% thuộc quyền phản ứng của mình. Cách phản ứng chỉ trong năm gi! ây của bạn đã tạo nên một ngày bất hạnh.

Bạn cũng đã có thể phản ứng một cách khác. Khi tách cà phê đổ, cháu bé muốn khóc, bạn đã có thể nói: "Không sao đâu con, lần sau con nên cẩn thận hơn một chút". Bạn nhẹ nhàng lên lầu thay áo và mang theo chiếc cặp. Bạn xuống nhà vừa kịp vẫy tay chào lại cháu bé lên xe đưa rước. Vợ chồng bạn hôn nhau rồi cùng đi làm. Bạn đến văn phòng sớm năm phút và vui vẻ chào các đồng nghiệp buổi sáng. Có lẽ sếp cũng khen bạn về một ngày làm việc có hiệu quả.

Hãy nhớ rằng phản ứng của bạn rất quan trọng. Chuyện bất ngờ xảy ra chỉ chiếm 10%, quyết định phản ứng của bạn chiếm tới những 90%. Hãy nhớ và áp dụng bí quyết 90/10 cho mọi việc xảy ra trong ngày, bạn sẽ thấy cuộc đời bạn tốt hơn thật nhiều. Chúc bạn thành công!

Trái tim nhân hậu

W.W.Meade


Sáng nay, tôi vội vã lái xe về nhà sau khi làm xong mấy việc lặt vặt. Khi tôi quẹo phải vào khu phố tôi sống, chỗ hơi choáng tầm nhìn vì mấy bụi cây, thì một cậu bé mặc áo thun vàng băng vụt qua đường, ngay trước mũi xe tôi. Nó nhướn hết cả người trên pedal chiếc xe màu đỏ, gò chân đạp. Lù lù ngay trước mũi xe tôi, thằng bé vừa thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.

Đúng thế! Nó vù qua, cách cản xe tôi có vài phân. Tôi đạp mạnh bàn thắng, phản ứng hoàn toàn vô thức trong khi nó đã phóng đi mất hút. Run bần bật, phải mất một phút sau tôi mới thở lại được. Chỉ trong một tích tắc khủng khiếp thôi, thằng bé chắc chắn đã tiêu đời. Rồi cha mẹ nó sẽ đau khổ suốt đời, và cuộc sống của tôi sẽ mãi là một chuỗi ác mộng.

Vẫn tiếp tục xuôi dọc theo con phố, tôi nhớ lại gương mặt thằng bé thoáng sượt qua. Được cường điệu thêm bởi nỗi sợ, tôi nhớ như in đôi mắt mở lớn của nó, mang vẻ bạo dạn, lì lợm pha lẫn với vẻ sợ sệt. Lại còn nụ cười vênh váo hơi nhá lên bày tỏ sự chiến thắng cái thế giới hay lo lắng đến nhàm chán của người lớn nữa chứ. Hình ảnh nó sống động quá, chẳng mảy may đoái hoài đến nỗi kinh hãi của tôi. Thế là cảm giác hú vía vì suýt nữa giết chết nó được thay thế ngay bằng cơn giận phừng phừng.

Cáu sườn và bức bối vì sự bất cẩn của thằng bé chứ không phải của mình, tôi lái xe về nha! ̀. Nỗi ám ảnh đó cứ đeo đẳng tôi mãi khiến tôi không yên suốt cả ngày. Tới khi trời chạng vạng, tôi chợt nhớ lại chuyện về Mike Roberts, thằng bạn nối khố của tôi cách đây lâu lắm rồi.

Hồi đó, cha tôi là bác sĩ trong một thị trấn Sông Ohio nhỏ bé. Cha mẹ tôi và cha mẹ Mike là chỗ bạn bè thân tình. Thật ra, nhà của nó chỉ cách bệnh viện của cha tôi có một dãy phố.

Mikey, tên thân mật của Mike, rất gan dạ và thích mạo hiểm. Mẹ cậu ta, cô Judy, rất quý mến bọn con nít tụi tôi. Cô thường làm món bánh quy bơ đậu phộng đãi mọi người. Nhà họ không bao giờ khoá, tôi thường tới chơi và ở lại.

Vào thứ Sáu nọ, mẹ tôi đi Cincinnati để mua sắm nên bảo tôi tới nhà Roberts ở một ngày. Cô Judy đang chờ tôi tới.

Cho dù mẹ đã dặn là khôn được ăn quá nhiều bánh quy và không được đi xe đạp ra đường, nhưng khi mẹ vừa rời khỏi, tôi liền nhảy phóc lên xe đạp, phóng thẳng tới nhà Roberts. Cách chỗ cua dẫn đến khu phố nhà Mikey chừng 50 mét, chợt tôi nghe thấy một tiếng rít rợn người. Đó là tiếng bánh xe nghiến trên mặt đường lẫn với tiếng đạp thắng đột ngột. Âm thanh chỉ rú lên rồi im bặt mà tôi tưởng như nó kéo dài vô tận. Tiếp theo lá tiếng kim loại va vào nhau loảng xoảng. Trong nháy mắt tôi phóng xe hết tốc lực, quẹo vào góc phố nơi phát ra âm thanh đó.

Một chiếc xe tải nằm giữa đường, gần như quay ngang. Ngay trước tấm chắn bùn là chiếc Schwinn đỏ của Mike, gập oặt làm đôi, hai ! bánh xe! xẹp lép xếp chồng lên nhau.

Mikey đang nằm sóng xoài trên cỏ, một người đàn ông vạm vỡ cúi xuống nó. Tôi quăng xe đêp và chạy tới chỗ thằng bạn đang nằm bất động. Vừa lúc, cửa trước nhà Mikey mở to, cô Judy chạy ào ra. Tôi chưa từng bao giờ thấy ai chạy nhanh đến thế. Đồng thời, một cáng thương xuất hiện từ bệnh viện của cha tôi, theo sau là ông cùng một người đứng tuổi khác.

Người đi đường lập tức bu lại. Cô Judy quỳ xuống đầu Mikey và nhẹ nhàng xoa trán nó. Cha tôi bảo cô đừng di chuyển nạn nhân rồi cúi xuống khám cho Mikey. Gã tài xế xe tải lết ra ngồi phệt xuống đất cách đó vài mét. Một khối thịt nặng cả trăm ký là ít, bọc trong đồ bảo hộ màu xanh da trời và áo sơ mi đỏ. Hai vai u bắp chống cái cổ dày với những ngấn sâu nhuếnh ngoáng mồ hôi.

Gã ta ngồi trên cỏ điếng hồn, đầu gục xuống đầu gối, vai rũ xụi lơ, nhưng tôi không nghĩ là gã khóc.

Tôi nhìn trừng trừng người đàn ông, cố ý cho ông ta hiểu tôi căm giận tới mức nào. Đáng lẽ ông phải cẩn thận hơn chứ, tôi nghĩ. Vẻ ngại ngùng trước người lớn biến mất – họ thường không khiến tôi quan tâm. Người này vừa làm bạn tôi bị thương. Tôi muốn trả thù ông ta bằng cách kinh khủng nào đó.

Vài phút sau, Mikey tỉnh lại và bật khóc. Cha tôi giữ cho nó cố định trên tấm bạt rồi khiêng đặt lên băng ca. Cô Judy giữ tay Mikey. Tất cả cùng hối hả hướng về phía phòng cấp cứu. Chỉ còn lại mình tôi với ! người! tài xế xe tải, giờ đã đổi tư thế ngồi gục đầu vào cánh tay khoanh vòng. Toàn thân ông ta vẫn run rẩy như bị sốt rét.

Chúng tôi ngồi im lặng rất lâu. Rồi cô Judy ra khỏi bệnh viện, bước tới chỗ chúng tôi. Cô bảo Mikey không sao cả, chỉ cánh tay bị thương nhưng không đến nỗi nặng lắm.

Tôi nghĩ cô ấy sẽ tát ông tài xế hoặc chí ít cũng sẽ chửi ông ta xối xả. Nhưng điều cô làm khiến tôi kinh ngạc: cô mời ông ta vào nhà. “Cả cháu nữa”, cô bảo tôi.

Cô Judy hỏi tên ông tài xế, mời ông ta ngồi bên lò sưởi và đi pha cà phê. Ông ta khoát tay từ chối nhưng cô vẫn mang cà phê ra, phần tôi có sữa và bánh quy. Stan, người tài xế, không nuốt nổi thứ gì, cứ ngồi chìm lỉm, chặt cứng trong chiếc ghế bành xanh da trời. Chốc chốc ông ta lại run bắn lên. Cô Judy đặt tay lên vai ông ta, cất giọng nhẹ nhàng, “Không phải lỗi tại ông. Ông không chạy quá tốc độ. Mieky đã quá liều mạng. Thật ngu ngốc! Tôi rất hối tiếc vì chuyện đó. Ơn Chúa là nó không bị thương nặng. Tôi không đổ lỗi cho ông. Ông không nên tự trách mình”.

Tôi nghe cô một cách hoài nghi. Làm sao mà cô ấy nói được những lời như thế với người suýt giết con mình? Cô ấy có làm sao không nhỉ? Một lúc sau, ông ta đứng dậy rời đi.

Khi ra tới cửa, ông ta quay lại và bảo. “Tôi cũng có một thằng con trai. Tôi hiểu điều gì khiến cô giúp tôi”.

Còn tôi thì không sao hiểu nổi vì cớ gì mà cô Judy lại có thể xoa dịu ! và an u! ̉i người đàn ông… Cho mãi tới ngay hôm nay, khi tôi quẹo vào góc đường quen thuộc, và chỉ vài phân nữa là gây ra một tai nạn kinh hoàng.

Suốt ngày hôm ấy, tôi vẫn chưa hết bàng hoàng, nỗi sợ cứ đeo đẳng. Tôi nghĩ về mẹ của Mikey, về cái ngày mùa thu cách đây lâu lắm rồi. Mặc dù không có ai ở bên an ủi, nói rằng tôi không có lỗi, rằng điều tệ hại vẫn thường xảy ra cho dù ta có cẩn trọng đến thế nào chăng nữa, ký ức ngày ấy đã xuyên thời gian về giúp tôi nguôi ngoai.

Sự cảm thông của người mẹ – tựa món quà của lòng tốt – không bao giờ rời bỏ thế giới này. Nó có tác dụng xoa dịu và chữa lành vết thương. Và cứ tiếp tục như thế… mãi mãi.

(Hương Lan dịch)

(Truyện do thành viên BeamJade gửi đến xitrum.net)

Những câu chuyện ở đầu giường

Elaine Pondant


Như tấm bia kỷ niệm, lớp mặt ván đầu giường cũ mang những nét khắc. Những cái tên người. Những ngày tháng năm. Ngần ấy thứ sẽ chỉ là những vết xước làm xấu xí cái giường nếu như những vết khắc ấy không gắn liền với các biến cố và sự kiện trọng đại của một đôi vợ chồng gắn bó. Rồi chiếc giường trở thành di sản thừa kế cho con gái. Những nét khắc đã dẫn dắt người con trở về với hoài niệm, hồi ức của mẹ. Câu chuyện lạ lùng của Elaine Pondant cho thấy những nỗi buồn vui, được mất của gia đình trong quá khứ lại là chất keo kỳ dị gắn chặt các thành viên của gia đình lại với nhau, và nối thế hệ này tiếp với thế hệ sau; miễn là biết tìm một cách nào đó để lưu giữ và truyền lại cho nhau những kỷ niệm khó quên của cha mẹ và con cái.

Vài tháng sau khi ba qua đời, má giao lại cho tôi cái giường thì nó đã khoảng bốn mươi lăm tuổi rồi. Tôi quyết định tân trang lại để tặng con gái là Melanie. Ở đầu giường, mặt gỗ đầy những vết xước.

Ngay trước khi bắt đầu cạo sơn, tôi nhận ra một trong các vết xước là một ngày: 18.9.1946. Rồi tôi nhớ ra – đây là giường cưới của ba má!

Ngay phía trên ngày cưới đó là một cái tên và một ngày khác: “ Elizabeth, 22.10.1947″.

Má trả lời điện thoại. Tôi hỏi: “ Elizabeth là ai? và ngày 22.10.1947 có ý nghĩa gì?”

“Chị con đó”.

Tôi biết má đã mất một người con gái, và tôi thấy đây là một rủi ro đối với ba má. Sau cùng, ba má đã tiếp tục có thêm năm mặt con.

Tôi hỏi: "Má đã đặt tên cho chỉ?".

"Phải. Bốn mươi lăm năm qua, trên thiên đường Elizabeth vẫn đang dõi mắt trông theo gia đình mình. Chị con là một phần của má cũng y như bất kỳ đứa nào khác trong số các con".

"Má, trên đầu giường có nhiều ngày tháng và tên người, mà con không nhận ra được".

Má hỏi: "Ngày 08.6.1959 phải không?".

"Dạ, tên là Sam".

"Sam là người da đen làm việc cho ba con. Ba con rất đàng hoàng với mọi người, đối xử với ai dưới quyền cũng đều tôn trọng như nhau, không phân biệt màu da hay tín ngưỡng của họ. Nhưng hồi đó có nhiều căng thẳng về chủng tộc. Lại còn một vụ đình công của công đoàn và nhiều rắc rối khác.

"Một tối nọ những người đình công bao vây ba con trước khi ba con kịp ngồi vô xe. Sam đã xuất hiện cùng với nhiều bè bạn của anh ta, và đám đông giải tán. Không ai bị thương hết. Cuối cùng chấm dứt đình công, nhưng ba con không bao giờ quên Sam. Ba con bảo lời nguyện cầu của ba con đã cảm ứng vì Sam đã tới".

"Má ơi, đầu giường còn nhiều ngày khác nữa. Con về nhà hỏi thăm má về những chuyện đó nghe má?". Tôi cảm nhận rằng cái đầu giường ấy đầy ấp những mẩu chuyện. Tôi không thể nào cạo nhẵn chúng đi được.

Trong bữa ăn trưa, má kể tôi nghe về ngày 14.1.1951, là ngày má đánh mất cái bóp tiền nhỏ cầm tay tại một cửa hang bách hóa. Ba ngày sau, cái bóp trở về qua đường bưu điện. Lá thư của người phụ nữ nào đó tên Amy viết: "Tôi lấy năm đô la trong bóp để gửi trả nó về với bà. Tôi hy vọng bà sẽ hiểu.". Chẳng có địa chỉ hồi âm, vì thế má không thể cám ơn người ấy, và ngoài năm đô la ra má không mất gì h�! ��t.

Rồi là George. Ngày 15.12.1967, George bắn chết con rắn chuông đang chực mổ anh Dominick của tôi. Ngày 18.9.1971, ba má tôi kỷ niệm đám cưới bạc và lập lại lời thề chung sống bên nhau sau hai mươi lăm năm hương lửa.

Tôi biết về một y tá tên là Janet. Cô đã ở bên má tôi và cùng má tôi cầu nguyện sau khi chị Patricia của tôi chơi xích đu té suýt chết.

Tôi hỏi: "Còn Ralph là ai?".

"Ngày 18.2.1966, Ralph đã cứu sống anh con ở Đà Nẵng, Việt Nam. Hai năm sau, trong chuyến công vụ thứ hai, Ralph đã thiệt mạng".

Anh tôi chẳng bao giờ nói về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Những ký ức đã được chôn vùi sâu kín. Đứa con của anh tôi tên là Ralph. Giờ thì tôi đã hiểu vì sao.

Tôi nói: "Con suýt nữa đã cạo sạch những câu chuyện lạ lùng nọ. Sao má lại cho con cái giường này?".

"Ba má đã khắc cái ngày đầu tiên trên đầu giường vào đêm tân hôn. Từ đó về sau, nó là quyển nhật ký cuộc đời bầu bạn bên nhau. Khi ba con mất đi, cuộc sống chung của ba má không còn nữa. Nhưng ký ức chẳng bao giờ tàn lụi".

Khi tôi thuật lại cho chồng tôi nghe về cái đầu giường, ảnh nói: "Vẫn còn chỗ khắc thêm nhiều câu chuyện nữa".

Vợ chồng tôi đem cái giường với đầy ắp những kỷ niệm vào phòng riêng. Vợ chồng tôi đã khắc vào đó ba cái tên cùng với ngày tháng. Một mai kia, vợ chồng tôi sẽ kể cho Melanie những chuyện về cuộc đời ông bà ngoại và cuộc đời của ba má cháu. Và mai kia cái giường sẽ giao lại cho con gái chúng tôi.

(Lê Anh Dũng dịch)

Con lừa


Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.

Ông nhờ vài nguời hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.

Cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn. Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn. Chúng ta có thể thoát khỏi cái giếng sâu nhất chỉ đơn giản bằng cách đừng bao giờ đầu hàng.

Truyện này do bạn T.A.T sưu tầm (Email: an236mxt@yahoo.com) gởi đến Xitrum.net

Nhà gương


Ngày xửa ngày xưa, ở một ngôi làng xa xôi có một ngôi nhà lớn với 1000 chiếc gương. Một con chó nhỏ tính tình vui vẻ biết được điều đó và quyết định đi thăm ngôi nhà. Nó bước vào cửa với guơng mặt vui vẻ hạnh phúc, đuôi vẫy nhanh và tai dỏng lên. Con chó nhỏ hết sức ngạc nhiên vì có tới 1000 người bạn khác cũng đang nhìn và vẫy đuôi y như mình. Nó mỉm cười, và 1000 con chó kia cũng mỉm cười thân ái đáp lại. Khi rời ngôi nhà, con chó nghĩ : " Thật là một nơi tuyệt vời. Mình sẽ còn quay lại nhiều lần nữa".

Ở cùng một ngôi làng cũng có một con chó khác, không vui vẻ hạnh phúc lắm. Nó cũng quyết định đi thăm ngôi nhà gương. Nó chậm chạp trèo lên những bậc thang, đầu cúi gằm và nhìn vào phía trong. Khi nó thấy 1000 gương mặt không thân thiện đang nhìn mình, con chó sủa và lấy làm khiếp sợ khi thấy 1000 con chó kia cũng sủa lại. Và khi đi khỏi ngôi nhà gương, nó nghĩ thầm : "Thật là một nơi kinh khủng, mình sẽ không bao giờ trở lại đây nữa".

Tất cả những khuôn mặt trên đời này đều là những chiếc gương.

Và bạn, những gì phản chiếu trên gương mặt những người bạn gặp gỡ như thế nào?

Điều kỳ diệu trong cuộc sống


Ai đó yêu bạn không phải vì bạn là ai mà vì họ sẽ là ai khi họ đi bên cạnh bạn.

Không ai đáng giá bằng những giọt nước mắt của bạn. Và những người đáng giá sẽ không bao giờ làm bạn khóc.

Ðừng bao giờ cau mày hay nhăn mặt thậm chí khi bạn đang buồn. Chắc chắn sẽ có ai đó yêu bạn chỉ vì nụ cười của bạn thôi.

Với thế giới, bạn chỉ là một cá nhân, nhưng với một ai đó, bạn là cả thế giới.

Ðừng phí thời gian cho những ai không sẵn sàng dành thời gian của họ cho bạn.

Có lẽ Thượng Ðế muốn chúng ta gặp một vài người sai trước khi gặp đúng người để ta càng biết ơn người đó hơn.

Ðừng khóc vì mọi việc đã qua, hãy cười vì mọi việc đang chờ phía trước.

Luôn nhớ rằng bạn có hai cánh tay: một để tự giúp đỡ chính mình, một để giúp đỡ những người khác.

Ðừng kì vọng quá nhiều. Ðiều tốt đẹp nhất sẽ đến khi bạn ít trông chờ nhất.

Hãy nhớ: mọi việc xảy ra đều có nguyên do.

Truyện này do bạn Ttho và bạn Phuongkhanh gởi đến Xitrum.net

Cho chính ta


Ngày xưa có một người rất ghét láng giềng của mình. Vì sao vậy? Có lẽ láng giềng từng đắc tội với anh ta chăng? Nguyên do không rõ. Rồi hôm ấy con trâu nhà anh bỗng biến mất. Càng nhìn láng giềng, anh ta càng cảm thấy hắn chính là kẻ bắt trộm trâu của ta. Vài ngày sau con trâu từ đâu đó dẫn xác về. Lần này giáp mặt láng giềng, anh ta lại cho rằng, hình như hắn không phải là kẻ ăn cắp.

Các bạn sẽ hỏi, trọng điểm của câu chuyện này là ở chỗ nào và có liên quan gì đến chúng tôi. Xin bình tĩnh, nó đã mách bảo ta hai điều:

Thứ nhất, con người tuyệt nhiên không nên giữ thành kiến trong lòng. Cái gọi là thành kiến thì như câu chuyện vừa kể, nếu bạn giả định một người nào đó bắt trâu của mình, càng nhìn họ, bạn càng cảm thấy giống, mãi tới khi con trâu trở về, mọi nghi ngờ, oán giận mới được rửa sạch.

Thứ hai, điều bất hạnh là trong cuộc sống, chúng ta thường bị nghi oan đích thị kẻ bắt trộm trâu, mà khốn nỗi những con trâu đã vĩnh viễn không trở về và chẳng lẽ chúng ta một đời cứ bị xem như thằng ăn cắp? Tôi xin lỗi mà thưa rằng, đúng vậy. Và do đó lòng tin với chính mình là điều vô cùng quan trọng. Tôi không bắt trộm trâu, cho dù người ta xầm xì, đặt điều này nọ, cũng chẳng ảnh hưởng gì tới bản thân tôi và cả một hệ thống thế giới quan của chính tôi. Ấy mới thực là cao thủ, ấy mới thực là thông minh, bởi vì bạn sẽ không tự chủ được mình, nếu như chẳng hiểu mình, biết mình và tin mình.

Giàu có


Khi tôi còn nhỏ, gia đình tôi sống ở Minesota. Cả vùng ai cũng thích ăn dưa hấu. Chú Bernie, một người bạn của cha tôi, là chủ vựa dưa hấu lớn nhất trong vùng. Mỗi khi hè đến và những quả dưa hấu đầu tiên được “lăn” về từ ngoài đồng, thế nào chú Bernie cũng gọi điện thoại cho tất cả chúng tôi, lũ trẻ trong làng. Chúng tôi ngồi trên tường nhà kho, đung đưa chân khoan khoái và chờ. Chú Bernie sẽ lấy con dao to bổ quả dưa đầu tiên, mỗi người cầm một miếng to. Chúng tôi chỉ ăn phần “tâm” quả (ở giữa), phần đỏ nhất, ngọt nhất hầu như không có hạt và ngon nhất. Còn lại sẽ bỏ hết.

Cha tôi nói “Chú Bernie quả là một người giàu có”. Hồi ấy tôi đoán cha tôi nói như vậy vì chú ấy là một doanh nhân thành đạt. Nhiều năm sau, tôi nhận ra rằng bố tôi khâm phục sự giàu có vật chất của chú ấy thì ít, mà khâm phục việc chú ấy biết dừng công việc, tụ tập lũ trẻ và cùng chúng ăn “tâm” của những quả dưa hấu thì nhiều hơn.

“Giàu có”, chỉ là vấn đề tâm lí. Đa số chúng ta, dù nhiều tiền đến đâu, cũng không bao giờ thấy có đủ tiền và thời gian để ngồi ăn “tâm” của quả dưa hấu cả. Hy vọng rằng bạn vẫn còn đủ thời gian để tận hưởng thành quả của những gì mình đã cố gắng và cả những điều thú vị nho nhỏ mà cuộc sống tặng cho bạn. Đó chính là “tâm của quả dưa hấu”: ngon nhất, ngọt nhất, và bỏ những phần còn lại – những rắc rối, những bực tức… – đi thật xa.

Lời nói dối của trái tim


Có một người sưu tầm tranh già nua mù lòa sống ở một thị trấn nhỏ nghèo nàn của nước Đức sau chiến tranh. Ông coi những bức tranh trong bộ sưu tập của mình hơn cả sinh mệnh, hàng ngày vẫn “xem” chúng bằng tâm tưởng, ký ức.

Ông lão tội nghiệp không hay biết rằng, chiến tranh đã mang đến cảnh khốn cùng và vợ con ông đã buộc phải bán dần bán mòn ngững bức tranh để giúp gia đình sống qua những ngày đói rét.

Ông lão tội nghiệp sẽ tuyệt vọng đến mức nào nếu biết được điều kinh khủng này, khi mà sự thật có thể bị tiết lộ bởi một nhà buôn tranh đột ngột tìm đến hỏi mua vài bức trong bộ sưu tập của ông.

Nhưng nhà buôn tranh đã hết sức xúc động trước những lời khẩn cầu tha thiết của gia đình ông lão, và đồng ý nhập vai trong một màn kịch. Con người nhân hậu ấy đã làm tất cả để che giấu sự thật và ông đã thành công.

Ông lão yêu tranh đã tiễn người khách bất ngờ của mình ra về với niềm tin nguyên vẹn trong trí óc và niềm vui vẫn lấp lánh trong đôi mắt mù lòa. Còn người buôn tranh, người diễn viên bất đắc dĩ, cái ông mang về sau chuyến viếng thăm ấy không phải là một bức tranh cổ quý hiếm mà là một bài học về tình yêu thương của những con người khốn khổ.

Bạn có thể nói: “Đôi khi không phải sự thật mà là những lời nói dối đã giúp ta sống tốt hơn”. Nhưng tôi nghĩ rằng đằng sau những lời-không-trung-thực đó, chính tấm lòng chân thành, sự đồng cảm sâu sắc xuất phát từ trái tim mới làm nên điều kỳ diệu.

Những điều cuối cùng


- Một con mèo đã quá no nhưng trong đĩa vẫn còn đầy cá chăng? – Tôi hỏi kháy cậu ta khi thấy trên tay ông bạn thân nhất là chiếc kẹo cuối cùng trong hộp. Sự thật là cậu ta đã xơi một lèo hết sạch nguồn thức ăn cuối cùng của tôi. Trong cái buổi chiều ngập lụt những bài tập toán khó xơi này thì lọ kẹo ấy là niềm an ủi duy nhất.

– Đừng nói là cậu no quá không ăn nổi nữa đấy nhé!

– Không đơn giản thế đâu – Cậu ta nháy mắt – Đã bao giờ cậu nghe nói đến “quy luật cuối cùng” chưa?

Tôi biết thừa là cậu ta đang cố phong tặng danh hiệu cho hành động của mình.

– Cái kẹo cuối cùng này rất đặc biệt nên tớ không ăn nó vội. Tớ muốn giữ nó. Cậu hãy làm thử như thế và sẽ cảm thấy nó rất quan trọng.

– Vậy cả ngàn lẻ một cái kẹo khác mà cậu sẽ ăn rồi cũng trở nên quan trọng hay sao?

– Này, hãy suy nghĩ một cách nghiêm túc. Tớ muốn được nói về những lần được coi là “cuối cùng”. Khi đi mua ti vi, người bán hàng bảo rằng: “Đây là chiếc ti vi cuối cùng loại này được sản xuất”, thế nào cậu cũng thấy nó quý hơn hẳn vì cậu sẽ không có được cái TV như thế nữa nên sẵn sàng mua nó dù đắt hơn một hai giá. Hay lần cuối cùng một người bạn nấu ăn cho cậu trước khi người đó chuyển nhà đi xa, cậu biết sẽ không có hoặc lâu lắm nữa mới có một bữa ăn như vậy thì cậu có thấy nó quan trọng và ngon hơn hẳn…

Lần này thì có vẻ như cậu bạn tôi đã nói đúng. Tôi nhớ đến ngày Chủ Nhật cuố! i cùng mà cả gia đình đã ăn cơm cùng nhau trước khi bố đi công tác xa và không bao giờ trở về nữa. Tôi nhớ đến trận cãi lộn cuối cùng với một người bạn thân đã không kịp làm lành trước khi bạn ấy chuyển trường, tôi nhớ lần cuối cùng nhìn thấy con chó nhỏ bị ốm sau bức tường rạp chiếu phim, tôi đã mấy lần định đưa nó về nhưng lần cuối cùng là lần quyết tâm thì nó đã không còn ở đó nữa…

Tôi nhớ những lời cuối cùng một cô bạn cùng khối – người đã nổi tiếng khắp trường bởi sự can đảm đối mặt với bệnh máu trắng: “Xin các bạn cứ tiếp tục mong ước những điều tốt lành cho tất cả mọi người, chừng nào cuộc sống này vẫn còn trên Trái Đất…”.

Cậu bạn tôi nói đúng, khi ta thấy một thứ gì đó là “cuối cùng”, ta luôn trân trọng nó hơn. Hẳn bạn muốn nghe mọi người nói với nhau về bạn: “Lần cuối cùng tôi gặp cậu ấy, cậu ấy rất dễ chịu.” thay vì “Lần cuối cùng tôi gặp nó, nó cáu bẳn lắm.” và nếu bạn nghĩ như vậy, ngày hôm nay của bạn sẽ tuyệt vời hơn biết bao nhiêu, nếu bạn trân trọng, sẽ yêu quý nó hơn để làm những việc có ý nghĩa hơn.

Hãy nhớ rằng, điều cuối cùng bạn làm và câu cuối cùng bạn nói là những thứ ở lại trong lòng người khác lâu nhất.

Dựa vào bản thân


Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ của nó : “Mẹ ơi ! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được !”.

“Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh” – Mẹ nói.

“Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không cần đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”.

“Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.

“Nhưng em giun đất cũng không có xương và cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hóa được tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”.

“Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.

Ốc sên con bật khóc, nói : “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng không che chở chúng ta”.

“Vì vậy mà chúng ta có cái bình ! – Ốc sên mẹ an ủi con – Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta”.

Sức mạnh của lời nói


Một bầy ếch đi dạo trong rừng và có hai con bị rơi xuống một cái hố sâu. Tất cả các con ếch còn lại trong bầy đều bu quanh miệng hố để kéo chúng lên. Nhưng khi thấy cái hố quá sâu, cả bầy liền nói với hai con ếch rằng chúng chỉ còn nước chết mà thôi.

Hai con ếch bỏ ngoài tai những lời bình luận đó và cố hết sức nhảy lên khỏi hố. Những con ếch kia lại nói với chúng đừng nên phí sức, rằng chúng chỉ còn nước chết.

Sau cùng, một con ếch phía dưới nghe theo những gì cả bầy đã nói, nó bỏ cuộc và ngã lăn ra chết trong sự tuyệt vọng.

Con ếch còn lại tiếp tục cố gắng nhảy. Một lần nữa cả bầy xúm lại và thét lên khuyên nó hãy thôi. Nó càng nhảy mạnh hơn nữa. Cuối cùng nó nhảy được lên bờ. Cả bầy vây quanh và hỏi nó: “Anh không nghe tụi tôi nói gì hay sao?”. Thì ra con ếch này bị nặng tai. Nó tưởng cả bầy ếch đã động viên nó suốt khoảng thời gian vừa qua.

Có một sức mạnh sống và chết nơi miệng lưỡi chúng ta. Một lời động viên khích lệ cho một người đang bế tắc có thể vực người ấy dậy và giúp anh ta vượt qua khó khăn. Nhưng cũng lời nói có thể giết chết một người trong cơn tuyệt vọng. Do đó, hãy cẩn thận với những gì chúng ta nói ra. Bất kỳ người nào cũng có thể nói những lời hủy diệt để cướp đi tinh thần của những người đang ở trong hoàn cảnh khốn khó. Quý báu thay là những ai dành thì giờ để động viên và khích lệ người khác.

Truyện này do bạn SheepingChild (Email: minhphongcmvn@hotmail.com) gởi đến Xitrum.net

Bức tranh tuyệt vời


Một họa sĩ suốt đời ước mơ về một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: “Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin vì niềm tin nâng cao giá trị con người”.

Hoạ sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu”.

Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới trở về từ trận mạc. Được hỏi, người lính trả lời: “Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình là ở đó có cái đẹp.” Và họa sĩ đã tự hỏi mình: “Làm sao tôi có thể vẽ cùng lúc niềm tin, hòa bình và tình yêu ?…”

Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông ngập tràn hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là: “Gia đình”.

Thật vậy, gia đình là nơi đầy ắp tiếng cười của trẻ thơ, tiếng hát của người mẹ và sức mạnh của người cha. Nơi đó có hơi ấm của những con tim biết yêu, là ánh sáng của đôi mắt tràn đầy hạnh phúc, là sự ân cần, là lòng chung thủy.

Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải, niềm tin và lý t�! �ởng sống.

Đó là nơi chúng ta tìm về để được an ủi, nâng đỡ.
Đó là nơi những món ăn đơn sơ cũng thành mỹ vị.
Đó là nơi tiền bạc không quí bằng tình yêu.
Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm vui hạnh phúc.

Nếu có lòng


Mặt trời đỏ ối đang khuất dần sau rặng cây. Một chàng trai hối hả lái chiếc xe Pontiac cũ kỹ trên con đường rất hẹp. Sinh trưởng ở vùng này, con đường quen thuộc với chàng tới mức không cần nhìn chàng cũng biết từng gốc cây bên kia đường. Bóng đêm mịt mù phủ xuống, trời lất phất mưa, gió thổi lạnh ngắt.

Chợt chàng thấy bên kia đường một bà lão đứng cạnh chiếc xe hơi Mercedes. Không cần hỏi cũng biết nó bị trục trặc. Dừng xe lại, chàng trai bước tới, chiếc Pontiac của chàng vẫn nổ máy hổn hển. Bà lão mỉm cười với chàng nhưng ánh mắt đầy lo lắng. Bà đã đứng đây cả giờ đồng hồ, biết bao nhiêu xe chạy qua nhưng chẳng ai chịu dừng lại giúp bà. Liệu gã trai này có định hại bà? Trong bộ đồ tầm tầm và vẻ mặt thất thểu, hẳn anh ta nghèo khó và đang bị cái đói hành hạ. Chàng trai lên tiếng trấn an: “Cháu tới để giúp bà. Sao bà không ngồi chờ trong xe cho ấm, ngoài trời lạnh lắm. À quên, cháu tên là Joe”.

Tuy xe chỉ bị xẹp bánh nhưng đối với một bà lão, chuyện đó chẳng khác một thảm họa. Joe trải áo chui vào gầm xe. Chỉ 10 phút sau, chàng đã thay xong bánh sơ cua. Người chàng lấm lem, tay trầy trụa. Trong lúc chàng làm việc bà lão quay kính xuống, thò đầu qua cửa xe nói chuyện với chàng. Té ra bà sống ở St. Louis và mới đi qua đây lần đầu. Joe bối rối ngượng ngùng khi bà lão cảm ơn chàng và hỏi chàng định lấy công bao nhiêu tiền. Bà lão nói Joe đừng ngại, đòi bao nhiêu bà cũng trả. Nếu không gặp được chàng, không biết chuyện gì sẽ xảy ra với bà giữa đêm tối đường vắng như thế này. Thực lòng Joe chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện nhận tiền của bà lão. Sửa xe đâu phải nghề của chàng. Quả là chàng đang thất nghiệp nhưng chàng giúp bà lão chỉ vì thấy tội nghiệp. Vả lại, trong quá khứ biết bao người đã chìa bàn tay hào hiệp cho chàng. Joe từ chối: “Cảm ơn bà. Nếu quả bà có lòng, xin hãy giúp người khác”. Joe chờ xe bà lão đi khuất mới rẽ vào con đường về nhà.

Xe chạy được vài dặm, gặp một quán ăn nhỏ bên đường, bà lão xuống xe. Cô hầu bàn vội chạy lấy khăn cho bà lau mái tóc ướt. Cô vẫn niềm nở và ân cần cho dù đôi chân muốn cứng đờ vì đứng và chạy từ sáng tới giờ. Bà lão tỏ ra ái ngại cho cái bụng bầu chắc cũng đã tới ngày sinh của cô. Bà chợt nhớ tới lời Joe. Ăn xong, bà lão kêu tính tiền và đặt vào đĩa tờ 100 đôla. Khi cô hầu bàn đem tiền thối trở ra, bà lão đã biến mất. Trên bàn chỉ còn lại một mẩu giấy nhỏ. Cô gái rưng rưng đọc:

“Con đừng cảm ơn ta. Ta cũng đã từng được người khác giúp. Nếu con có lòng, xin hãy nhớ tới những người khác”.

Trên đường về nhà, cô hầu bàn nghĩ miên man. Làm sao bà lão biết được rằng vợ chồng cô đang gặp lúc khó khăn. Chồng cô thất nghiệp và tháng sau vợ chồng cô có con? Đi ngang qua công viên, cô gái thấy hai bóng người, một l�! �n một bé ôm nhau trên ghế đá. Tiếng ru khe khẽ nỉ non trong đêm. “Dù sao thì mình cũng có chỗ ngủ đêm, có việc làm”, cô gái chạnh lòng. Nàng dấn chân, thò tay vào túi rút ra mớ giấy bạc của bà lão tặng cô, đặt xuống bên cạnh người mẹ không nhà đang ru con.

“Đừng cảm ơn tôi. Nếu có lòng…”

Khi cô gái bước vào căn phòng chật hẹp của mình, chồng cô đã ngủ say. Khẽ cởi giày, cô leo lên giường, nhẹ nhàng hôn chàng và nằm xuống. “Về rồi hả cưng. Có chuyện gì không em?”, chồng cô tỉnh giấc khẽ hỏi.

“Không, anh yêu. Mọi việc ổn cả, Joe ạ”.

Anh trai


Nhân dịp lễ Giáng sinh, Paul được anh trai tặng một món quà tuyệt vời – một chiếc ô tô. Một ngày trước lễ Giáng sinh, Paul vừa ra khỏi văn phòng thì thấy một cậu bé đang đi vòng quanh chiếc xe với vẻ mặt rất ngưỡng mộ. “Ðây là xe của anh à?”, cậu bé hỏi. Paul gật đầu: “Anh trai tớ tặng nhân dịp Giáng sinh đấy!”. Cậu bé lấy làm kinh ngạc: “Thế có nghĩa là anh trai anh cho chiếc xe này và anh không phải trả một đồng nào? Ôi, giá mà em…”, cậu bé ngập ngừng, “…giá mà em được là người anh như vậy”. Paul nhìn cậu bé một cách đầy ngạc nhiên, và trong phút bốc đồng, anh nói: “Cậu có muốn đi chơi một chuyến trên chiếc xe của anh không?”. “Ồ vâng, em rất sẵn sàng”.

Sau một lúc đi lòng vòng, cậu bé quay sang với đôi mắt ngời sáng: “Anh ơi, anh có thể lái xe tới thẳng nhà em được không?”. Paul mỉm cười. Anh nghĩ cậu bé muốn cho những người hàng xóm thấy cậu về nhà trên một chiếc xe ô tô sang trọng. Nhưng một lần nữa Paul lại nhầm. “Anh đỗ lại ở chỗ hai bậc thang này nhé” – cậu bé đề nghị. Cậu chạy lên các bậc cầu thang. Một lúc sau Paul nghe thấy tiếng cậu quay trở lại, nhưng không vội vã như lúc trước. Cậu bé bế theo một đứa em tàn tật, đặt em ngồi xuống trên những bậc cầu thang, quàng tay âu yếm qua vai chú bé và chỉ vào chiếc xe: “Ðấy, nó đấy, giống như những gì anh đã nói với em lúc trước. Anh trai anh ấy tặng nhân dịp Giáng sinh và anh ấy không phải trả một đồng nào. Một ngày nào đó anh cũng s�! �� tặng em một chiếc xe như thế này, và em sẽ thấy được mọi thứ trong dịp Giáng sinh thật tuyệt vời như những gì anh vẫn kể với em”.

Paul bước ra khỏi xe và bế cậu bé tàn tật lên xe. Người anh với đôi mắt ngời sáng cũng leo lên xe và cả ba bắt đầu một chuyến đi chơi Giáng sinh thật đáng nhớ.

Noel năm đó Paul mới thật sự hiểu: “Khi đem hạnh phúc đến cho người khác, ta sẽ là người hạnh phúc hơn cả”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét