Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

CuocDoiThanhNu Jeanne dArc.html

CuocDoiThanhNu Jeanne dArc.html

'

Cuộc đời của Thánh Nữ Jeanne d'Arc

      TÀI LIỆU TỔNG HỢP- Wikipedia- NGUYỄN MẠNH QUANG

Jeanne d’Arc – Nữ anh hùng của nước Pháp (1412 – 1431)

                         TÀI LIỆU TỔNG HỢP

Cuộc đời và sự nghiệp của Jeanne d’Arc (Joan of Arc)

                      Wikipedia

Jeanne d’Arc – Trang phục và những điềm báo

                  TÀI LIỆU TỔNG HỢP

Kết cuộc chiến tranh trăm năm & Jeanne d’Arc trong thời đại ngày nay           Wikipedia

VỤ ÁN NỮ ANH HÙNG JEANNE D'ARC:

Lên Án Phù Thủy Gần 500 Năm Rồi Phong Thánh  -  Nguyễn Mạnh Quang

Jeanne d’Arc của Philippe-Alexandre Le Brun de Charmettes (L’Orleanide-1821). 3

Bối cảnh lịch sử.. 4

Cuộc đời và sự nghiệp của Jeanne d’Arc (Joan of Arc). 6

Sự thăng tiến.. 7

Lãnh đạo quân đội 9

Bị bắt giữ.. 13

Phiên tòa.. 13

Án tử hình.. 15

Phiên tòa xử lại 16

Jeanne d’Arc – Trang phục và những điềm báo.. 17

Trang phục. 17

Những điềm báo.. 18

Kết cuộc chiến tranh trăm năm & Jeanne d’Arc trong thời đại ngày nay.. 20

Chiến tranh Trăm Năm20

Jeanne d’Arc trong thời đại ngày nay.. 21

Biên niên sử của Thánh nữ Jeanne d’Arc. 22

Những bí ẩn về hài cốt của nữ thánh Jeanne d’Arc. 24

Vụ Án Nữ Anh Hùng Jeane D'Arc: Lên Án “Phù Thủy” Gần 500 Năm Rồi Phong Thánh   26

Thánh tích của Jeanne d'Arc là một mảnh xác ướp Ai Cập.. 29

VỤ ÁN NỮ ANH HÙNG JEANNE D'ARC: 29

http://i471.photobucket.com/albums/rr77/karlmarx01/461px-Jeanne_d_Arc_Orleanide.jpg
http://www.bacbaphi.com.vn/entertainment/showthread.php?t=262311

Jeanne d’Arc của Philippe-Alexandre Le Brun de Charmettes (L’Orleanide-1821)


Jeanne d’Arc hay Joan of Arc (sinh năm 1412, mất ngày 30-5-1431) còn được biết dưới cái tên "Thánh nữ Orleans", được phong là một vị thánh của đạo thiên chúa và là nữ anh hùng dân tộc của nước Pháp. Là một cô gái nông dân sinh ra ở miền đông nước Pháp, Jeanne đã lãnh đạo quân đội Pháp đi đến những thắng lợi quan trọng trong cuộc chiến tranh Trăm Năm (Hundred Years' War), tuyên bố mình được dẫn dắt bởi thần thánh, và gián tiếp góp phần đưa vua Charles VII lên ngôi. Cô đã bị người Anh bắt giữ, bị xét xử bởi một tòa án giáo hội và bị thiêu sống trên giàn hỏa thiêu khi cô mới 19 tuổi. 24 năm sau, Tòa Thánh xem xét lại quyết định của tòa án giáo hội, nhận ra rằng cô vô tội và tuyên bố cô đã tử vì đạo. Cô được ban phúc lành vào năm 1909 và sau đó được phong thánh vào năm 1920.

Jeanne đã quả quyết rằng cô nằm mơ thấy Chúa nói với mình rằng cô có thể lấy lại những vùng đất quê hương bị nước Anh chiếm đóng trong cuộc chiến tranh Trăm Năm. Vị vua chưa đăng quăng là Charles VII đã cử cô đến cứu viện cho thành Orleans đang bị bao vây. Cô trở nên nổi bật khi đánh bại các tướng chỉ huy kỳ cựu và đánh tan cuộc vây hãm chỉ trong vòng 9 ngày. Một vài chiến thắng mau lẹ nữa đã giúp Charles VII chính thức lên ngôi tại Reims và dàn xếp được những tranh chấp về quyền thừa kế ngai vàng.

Jeanne d’Arc giữ một hình ảnh quan trọng trong văn hóa phương Tây. Từ thời Napoleon cho đến thời đại hiện nay, các chính trị gia Pháp của tất cả mọi khuynh hướng đều tôn thờ cô. Nhiều nhà văn và nhà soạn nhạc nổi ti! ếng đã sáng tác về cô, bao gồm những người như Shakespeare, Voltaire, Schiller, Verdi, Tchaikovsky, Twain, và Shaw. Cô cũng hay được mô tả trong các bộ phim, trên truyền hình, trò chơi điện tử, bài hát và các điệu nhảy.


Bối cảnh lịch sử



Nhà sử học Kelly DeVries mô tả thời kỳ trước khi cô xuất hiện " Nếu có một điều gì đó có thể làm nản lòng cô, thì đó sẽ là tình trạng của nước Pháp vào năm 1429". Cuộc chiến tranh Trăm Năm bắt đầu vào năm 1337 như một cuộc tranh giành ngôi báu ở Pháp với những thời kỳ cách quãng tương đối yên bình. Gần như tất cả các trận đánh diễn ra ở Pháp, và người Anh sử dụng chiến thuật đánh tiêu hao để làm suy yếu nền kinh tế Pháp. Dân số Pháp vốn không hồi phục lại sau sự lây lan bệnh dịch hạch trong thế kỷ trước và việc giao thương với nước ngoài bị cắt đứt. Vào lúc cô bắt đầu sự nghiệp của mình, người Anh gần như đạt được mục đích trong việc áp đặt một nền quân chủ dưới quyền kiểm soát của nước Anh và quân đội Pháp thì không giành được một chiến thắng đáng kể nào. Theo nhận xét của DeVries thì "vương quốc của người Pháp không còn là cái bóng của chính nó ở thế kỷ 13".

Vị vua của nước Pháp trong thời gian Jeanne sinh ra là Charles VI, đã mắc chứng bệnh tâm thần và thường không có khả năng trị vì. Người anh em của vua là công tước Louis xứ Orleans và người anh em họ là John the Fearless, công tước xứ Burgundy, tranh chấp chức vị quan nhiếp chính nước Pháp và quyền giám hộ các con của vua. Cuộc tranh chấp này phát sinh ra nhiều chuyện như hoàng hậu Isabeau xứ Bavaria (vợ vua Charles VI) bị buộc tội ngoại tình và vụ bắt cóc những đứa trẻ hoàng gia. Sự việc này lên đến đỉnh điểm khi công tước xứ Burgundy ra lệnh ám sát công tước xứ Orleans năm 1407.

http://i471.photobucket.com/albums/rr77/karlmarx01/800px-Jeanne_dArc_Joan_of_Arc_at_Sa.jpg
Tượng Jeanne d’Arc tại cung điện ở San Francisco


Các phe cánh trung thành với 2 vị công tước được biết tới với cái tên phe Armagnacs và phe Burgundians. Vua của nước Anh, Henry V, nắm lấy cơ hội thuận lợi bởi sự rối loạn này để xâm chiếm nước Pháp, chiến thắng một trận ấn tượng ở Agincourt năm 1415, và chiếm giữ các đô thị phía Bắc nước Pháp. Vị vua tương lai của nước Pháp, Charles VII, nắm lấy tước hiệu thái tử với tư cách người thừa kế ngai vàng ở tuổi 14 sau khi tất cả 4 người anh của ông đều qua đời. Hành động chính thức quan trọng đầu tiên của ông là ký kết một hiệp định hòa bình với vùng Burgundy năm 1419. Điều này đã kết thúc trong thảm họa khi những người ủng hộ phe Armagnac giết chết John the Fearless trong một cuộc gặp gỡ dưới sự bảo đảm an ninh của Charles. Công tước mới của xứ Burgundy, Philip the Good, đổ lỗi cho Charles và gia nhập liên minh với nước Anh. Nhiều khu vực rộng lớn của Pháp đã bị xâm chiếm.

Năm 1420, hoàng hậu Isabeau xứ Bavaria ký hiệp định Troyes, chấp nhận rằng quyền thừa kế hoàng gia nước Pháp thuộc về Henry V và con cháu của ông chứ không phải là của con trai Charles của bà. Thỏa thuận này làm sống lại những tin đồn về chuyện tình cảm của bà với vị công tước quá cố xứ Orleans và tạo ra những nghi ngờ mới rằng thái tử là một đứa con hoang chứ không phải con trai của vua. Henry V và Charles VI đã lần lượt băng hà trong vòng 2 tháng năm 1422, để cho một đứa trẻ vừa mới sinh là Henry VI là quốc vương danh nghĩa của cả 2 đất nước. Em trai Henry V, John of Lancaster, công tước đầu tiên xứ Bedford, trở thành quan nhiếp chí! nh.

Vào đầu năm 1429, gần như tất cả miền bắc Pháp và một số nơi ở miền tây nam đã nằm dưới sự kiểm soát của ngoại bang. Người Anh cai trị Paris trong khi người Burgundy nắm giữ Reims. Thành phố thứ hai rất quan trọng bởi nó là vùng truyền thống cho các lễ đăng quang và cúng tế của Pháp. Quân Anh đã tiến hành bao vây Orleans, vốn là thành phố duy nhất ở phía bắc vùng Loire còn trung thành với Pháp. Vị trí chiến lược dọc theo dòng sông khiến nó trở thành trở ngại cuối cùng cho một cuộc tấn công vào trung tâm nước Pháp. Theo nhận xét của một nhà sử học hiện đại thì: "Số phận của Orleans mang theo toàn bộ vương quốc". Không một ai lạc quan rằng thành phố sẽ trụ vững được lâu trước cuộc vây hãm.

http://i471.photobucket.com/albums/rr77/karlmarx01/Hundred_years_war_france_england_14.jpg
Bản đồ các vùng lãnh thổ vào thời điểm chiến tranh trăm năm Anh-Pháp

__________________

Cuộc đời và sự nghiệp của Jeanne d’Arc (Joan of Arc)



Wikipedia

Cha mẹ Jeanne d’Arc tên là Jacques d'Arc và Isabelle Romée, sống ở Domrémy, một ngôi làng sau đó thuộc về công tước xứ Bar (và sau đó nữa lại được sáp nhập vào tỉnh Lorraine và đổi tên là Domrémy-la-Pucelle). Cha mẹ cô sở hữu khoảng 50 acre đất (20 hectar) và cha cô ngoài nghề nông ra còn giữ một chức vụ nhỏ trong chính quyền làng, thu thuế và đứng đầu đội tuần tra. Họ sống trong một khoảng đất riêng lẻ ở khu vực đông bắc đất nước, vẫn còn trung thành với vua Pháp mặc dù bị bao quanh bởi các vùng đất của Burgundy. Một vài cuộc tấn công xảy ra trong thời thơ ấu của cô và có một lần ngôi làng cô đã bị đốt cháy.


Nơi Jeanne d’Arc sinh ra hiện là một viện bảo tàng


Jeanne đã nói rằng cô 19 tuổi trong phiên tòa xử mình, vì thế cô sinh vào khoảng năm 1412, sau đó cô đã khai rằng cô gặp được điềm báo lần đầu vào khoảng năm 1424 lúc 12 tuổi khi cô ra ngoài một mình trên một cánh đồng và đã nghe thấy nhiều giọng nói. Cô nói cô đã khóc khi họ bỏ đi vì trông họ quá đẹp. Cô khẳng định rằng Thánh Michael, Thánh Catherine và Thánh Margaret bảo cô đánh đuổi người Anh và đưa thái tử đến Reims để làm lễ đăng quang.

Lúc 16 tuổi, cô nhờ một người bà con, Durand Lassois, đưa cô đến gần Vaucouleurs nơi cô thỉnh cầu người chỉ huy đội quân đồn trú ở đó, công tước Robert de Baudricourt, cho phép cô đến thăm cung điện hoàng gia Pháp ở Chinon. Câu trả lời chế nhạo của Baudricourt không làm cô nhụt chí. Cô trở lại vào tháng 1 tiếp theo và nhận được sự giúp đỡ của 2 người lính là Jean de Metz và Bertrand de Poulengy. Dưới sự bảo trợ của họ, cô đã có được cuộc gặp gỡ thứ 2 với Baudricourt, nơi cô đưa ra một lời tiên đoán đáng chú ý về kết quả của một trận đánh gần Orleans.


Sự thăng tiến


Robert de Baudricourt cử một đội hộ tống cô đến Chinon sau khi những tin tức từ mặt trận xác nhận cho những dự đoán của cô. Cô đã hành trình qua lãnh thổ của người Burgundy thù địch trong bộ dạng của đàn ông. Lúc đến cung điện hoàng gia, cô đã gây ấn tượng với Charles VII trong một cuộc họp kín. Nhà vua sau đó đã ra lệnh điều tra lý lịch và tiến hành một cuộc thẩm tra thần học ở Poitiers để xác minh lại những giáo lý của cô. Trong thời gian này, mẹ vợ của Charles là Yolande xứ Aragon cung cấp tài chính cho một đội quân viễn chinh đi giải vây Orleans. Jeanne đã thỉnh cầu được đi cùng với đội quân này và khoác lên mình những trang bị của một kỵ sĩ. Cô đã được tặng các món đồ cần thiết như áo giáp, ngựa, kiếm, cờ và các tùy tùng. Áo giáp của cô được kể lại là có màu trắng. Nhà sử học Stephen W. Richey giải thích rằng sức hút của cô như một nguồn hy vọng duy nhất cho một chế độ đã gần sụp đổ:
" Sau nhiều năm trời với các thất bại nhục nhã nối tiếp nhau, cả ban lãnh đạo quân sự và dân sự đều nản lòng và mất niềm tin. Khi thái tử Charles chấp nhận thỉnh cầu khẩn cấp của Jeanne được tham gia cuộc chiến và đưa cô lên đứng đầu quân đội của ông, quyết định ấy có lẽ phần lớn dựa trên những suy nghĩ rằng mỗi lựa chọn chính thống hay có lý trí đều đã được thử và cũng đều đã thất bại. Chỉ một chế độ đã tuyệt vọng đến bước đường cùng mới để ý đến lời của một cô gái nông dân mù chữ, người đã quả quyết rằng giọng nói của Chúa chỉ thị cho cô đảm đương quân đội c�! ��a đất nước và đưa họ đến thắng lợi."

Cô đã đi đến trận vây hãm Orleans vào ngày 29-4-1429, nắm quyền lãnh đạo gia đình quý tộc ở Orleans, những người này lúc đầu đã không chấp nhận cho cô tham gia hội đồng quốc phòng và không thông báo cho cô khi quân đội giao chiến với kẻ địch. Điều này không ngăn cản được cô hiện diện ở các trận đánh. Thực quyền của cô trong ban lãnh đạo quân sự là một đề tài tranh cãi của lịch sử. Các nhà sử học truyền thống như Edouard Perroy kết luận rằng cô là một người cầm cờ trận để nâng cao tinh thần binh sĩ. Phân tích này thường dựa vào bằng chứng trong phiên tòa kết tội cô, nơi mà cô đã tuyên bố rằng mình thích cầm cờ hơn là cầm kiếm. Các quan điểm khác lại tập trung vào việc phiên tòa này đã xác nhận rằng quân sĩ kính trọng cô với tư cách là một chiến lược gia khôn khéo và thành công. Ý kiến của Stephen W. Richey là một ví dụ: " Cô đã tiến lên vị trí đứng đầu quân đội sau một chuỗi những chiến thắng đầy kinh ngạc đảo ngược cục diện chiến tranh". Trong cả 2 trường hợp, các nhà sử học đều đồng ý rằng quân đội Pháp đã có được thành công to lớn trong suốt sự nghiệp ngắn ngủi của cô.


Dấu tích nơi gặp gỡ của Jeanne d’Arc với thái tử



Lãnh đạo quân đội


Trong vòng 5 tháng trước khi cô đến, lực lượng phòng thủ của Orleans đã một lần cố gắng thử tấn công phá vây và trận đánh đó đã kết thúc trong thảm họa. Vào ngày 4-5 (cô đến Orleans vào ngày 29-4), quân Pháp đã tấn công và chiếm giữ một pháo đài xa xôi hẻo lánh ở Saint Loup, và cô đã đi theo một cuộc hành quân đến pháo đài thứ 2 gọi là Saint Jean le Blanc. Đây là một chiến thắng không đổ máu vì pháo đài này không có người. Hôm sau, cô chống đối lại người đứng đầu thành phố là Jean d'Orleans tại hội đồng chiến sự, nơi cô đã yêu cầu phải mở một cuộc đột kích khác vào kẻ địch. D'orleans đã ra lệnh đóng chặt cửa thành để ngăn cản trận đánh, nhưng cô hiệu triệu người dân trong thành phố và những người lính để buộc ông phải mở cổng thành. Với sự giúp đỡ duy nhất từ một đại úy, cô đã chiếm giữ được pháo đài Saint Augustins. Tối hôm đó, cô được biết mình đã bị đuổi ra khỏi hội đồng quốc phòng và những người chỉ huy đã quyết định đợi quân tiếp viện trước khi hành động trở lại. Bất chấp quyết định này, cô khăng khăng yêu cầu phải tấn công vào pháo đài chủ chốt của quân Anh tên là "les Tourelles" vào ngày 7-5. Những người thời đó đã công nhận cô là người anh hùng của trận chiến sau khi cô chịu đựng được một vết thương ở cổ do tên bắn, nhưng vẫn lãnh đạo được cuộc tấn công cuối cùng.

Chiến thắng bất ngờ ở Orleans đã giúp đưa ra nhiều kế hoạch cho việc phản công. Sau chiến thắng không mong đợi đó, cô đã thuyết phục được Charles VII trao cho cô nắm quyền chỉ hu! y quân đội cùng với công tước John II xứ Alencon và hoàng gia chấp nhận kế hoạch của cô nhằm chiếm lại những cây cầu gần đó dọc theo vùng Loire, mở một con đường tiến tới Reims và tổ chức lễ đăng quang của nhà vua. Những dự định đó của cô là một đề nghị táo bạo bởi vì Reims cách xa gấp đôi so với Paris và nằm sâu trong lãnh thổ của quân thù.

Quân Pháp chiếm lại Jargeau vào ngày 12-6, Meung-sur-Loire vào ngày 15-6, tiếp đó là Beaugency vào 17-6. Công tước xứ Alencon đồng ý với tất cả các quyết định của Jeanne. Những người lãnh đạo khác như Jean d'Orleans đã bị ấn tượng với sự thể hiện của cô ở Orleans và trở thành một trong những người ủng hộ cô. Công tước Alencon biết ơn việc cô đã cứu sống ông ở Jargeau, khi cô báo cho ông biết một cuộc tấn công bằng pháo sắp xảy ra. Trong một trận đánh như vậy, cô đã bị một viên đạn đá rơi trúng mũ sắt khi cô leo lên thang (tức là thang để leo lên tường thành). Lực lượng tiếp viện của Anh đến vào ngày 18-6 dưới sự chỉ huy của Ngài John Fastolf. Trận Patay có thể được so sánh với trận Agincourt theo chiều ngược lại. Quân tiên phong của Pháp đã tấn công trước khi các cung thủ Anh có thể hoàn tất việc chuẩn bị phòng thủ. Sự tháo chạy tán loạn sau đó đã khiến bộ phận chủ lực của quân Anh bị tiêu diệt, hầu hết các tướng lĩnh bị giết hoặc bị bắt. Fastolf trốn thoát với một nhóm quân lính và trở thành người giơ đầu chịu báng cho sự nhục nhã của người Anh. Quân Pháp chỉ phải chịu tổn thất rất nhỏ.


Vị trí các vùng đất ở Pháp


Quân đội Pháp bắt đầu tiến về Reims từ Gien-sur-Loire vào ngày 29-6 và chấp nhận sự đầu hàng có điều kiện của lực lượng Burgundy trấn giữ thành phố Auxerre vào ngày 3-7. Mọi đô thị khác trên đường hành quân của họ đã trở về tay người Pháp mà không gặp phải sự chống cự. Troyes, khu vực bị bản hiệp ước tước khỏi quyền thừa kế của Charles VII, đã đầu hàng sau 4 ngày bao vây không đổ máu. Đội quân này bắt đầu khan hiếm lương thực khi tiến đến Troyes. Sau này, nhà văn Edward Lucie-Smith viện dẫn sự việc này như một ví dụ rằng tại sao lại nói Jeanne lại may mắn hơn hơn là tài trí: một thầy tu lang thang tên là Brother Richard trước đó đã thuyết giáo về sự kết thúc của thế giới ở Troyes và thuyết phục cư dân trong thành trồng đậu, một thứ có thể gặt hái sớm. Đội quân thiếu lương thực đến nơi đúng lúc những cây đậu này cho thu hoạch.

Cổng thành Reims được mở tung vào ngày 16-7. Lễ đăng quang được tổ chức vào buổi sáng ngay sau đó. Mặc dù Jeanne và công tước xứ Alencon thúc giục một cuộc hành quân mau lẹ tới Paris, triều đình lại theo đuổi một cuộc đàm phán ngừng chiến với công tước Burgundy. Công tước Philip the Good đã phá vỡ thỏa thuận, sử dụng nó như một mưu kế trì hoãn nhằm tăng cường lực lượng phòng thủ cho Paris. Quân Pháp hành quân qua những thị trấn gần Paris trong thời gian chuyển tiếp và các vùng này đều chấp nhận đầu hàng trong hòa bình. Công tước xứ Bedford lãnh đạo quân đội Anh và đối đầu một cách ngang ngửa với quân Pháp vào ngày 15-8. Người Pháp đã công kích Paris vào ngày ! 8-9. Mặc dù bị một mũi tên nỏ bắn bị thương ở chân, Jeanne vẫn tiếp tục dẫn đầu đoàn quân cho đến khi trận đánh trong ngày kết thúc. Sáng hôm sau, cô nhận được lệnh rút lui của hoàng gia. Hầu hết các nhà sử học đều đổ lỗi cho viên quan đại thần Georges de la Trémoille về những sai lầm chính trị xảy ra sau lễ lên ngôi của nhà vua.


Notre-Dame de Reims, địa điểm lên ngôi truyền thống của vua Pháp



Bị bắt giữ


Sau trận đánh nhỏ ở La-Charité-sur-Loire vào tháng 11 và 12, Jeanne đi tới Compiègne trong tháng tư tiếp sau đó để phòng thủ lại cuộc vây hãm của người Anh và Burgundy. Một cuộc giao tranh vào ngày 23-5-1430 đã khiến cô bị bắt. Khi cô ra lệnh rút quân, cô là một trong số những người cuối cùng rời khỏi chiến trường. Quân Burgundy đã bao vây hậu quân và bắt được cô.
Theo lẽ thường thì gia đình của một tù binh chiến tranh có thể chuộc lại họ. Nhưng thật không may, Jeanne và gia đình cô không có đủ tiền. Nhiều nhà sử học chỉ trích vua Charles VII đã không can thiệp vào việc này. Cô đã cố gắng chạy trốn một vài lần, trong đó có một lần cô nhảy từ một tòa tháp cao 21m ở Vermandois xuống mặt đất mềm của một đường hào khô. Chính phủ Anh cuối cùng đã mua cô từ công tước Philip của Burgundy. Giám mục Pierre Cauchon xứ Beauvais, một người theo phe nước Anh, đảm nhận vai trò chính trong những cuộc thương lượng này và trong phiên tòa xử cô sau đó.


Phiên tòa


Phiên tòa xét xử dị giáo này mang động cơ chính trị. Công tước xứ Bedford tuyên bố ngai vàng nước Pháp thuộc về cháu ông ta là Henry VI. Cô phải chịu trách nhiệm cho lễ đăng quang đối nghịch với Henry VI, và bị quy tội đã hủy hoại tính hợp pháp của vua. Vụ luận tội bắt đầu vào ngày 9-1-1431 ở Rouen, trụ sở của chính quyền chiếm đóng Anh quốc. Thủ tục của nó không đúng quy tắc ở một số điểm. Vào năm 1456, giáo hoàng Callixtus III tuyên bố cô vô tội trước những lời buộc tội dị giáo chống lại cô.

Tóm tắt một số vấn đề chính, thì quyền hạn xét xử của thẩm phán giám mục Cauchon là không hợp pháp. Ông ta được bổ nhiệm nhờ vào việc ông ta ủng hộ chính phủ Anh, vốn tài trợ cho toàn bộ phiên tòa. Nicolas Bailly, có nhiệm vụ thu thập các bằng chứng chống lại Jeanne, đã không thể tìm ra bất cứ thứ gì bất lợi cho cô. Không có những chứng cứ như vậy thì đáng lẽ tòa án không có đủ lý do để mở một phiên tòa. Dù sao thì phiên tòa cũng được tổ chức, tòa án đã vi phạm luật giáo hội vì đã từ chối quyền được có một luật sư của cô. Trong phiên thẩm vấn công khai đầu tiên, Jeanne than rằng những người hiện diện ở đây đều thuộc phe phái đối lập với cô và yêu cầu mời các giáo sĩ bên phía nước Pháp tới.

Hồ sơ của phiên tòa chứng tỏ khả năng lập luận xuất sắc của cô. Theo bản ghi chép lại cuộc tranh cãi nổi tiếng nhất "Được hỏi về việc cô có được ân điển của Chúa, cô đã trả lời: "nếu tôi không có, Chúa có thể đem đến cho tôi, còn nếu tôi có, Chúa có thể bảo vệ tôi"". Câu ! hỏi là một cái bẫy thâm hiểm. Học thuyết của giáo hội cho rằng không ai có thể hoàn toàn có được ân điển. Nếu cô trả lời có, thì cô sẽ tự kết tội mình là kẻ dị giáo. Nếu cô trả lời không, thì cô sẽ tự thú nhận sự dối trá của mình. Luật gia Boisguillaume chứng thực về thời điểm phiên tòa nghe được câu trả lời "Họ, những người đang thẩm vấn cô đã phải sửng sốt".

Một vài viên chức tòa án sau đó đã làm chứng rằng những phần quan trọng của bản ghi chép được sửa đổi theo hướng bất lợi cho cô. Nhiều giáo sĩ phụng sự do bị cưỡng ép bao gồm quan tòa dị giáo Jean LeMaitre, và một vài người đã bị người Anh dọa giết. Theo nguyên tắc của tòa án dị giáo, Jeanne sẽ bị giam giữ trong một nhà tù giáo hội và bị giám sát bởi những nữ cai ngục (tức là các nữ tu sĩ). Nhưng thay vào đó, người Anh lại giam cô trong một nhà giam do quân lính của họ canh giữ. Giám mục Cauchon từ chối kháng cáo của Jeanne tới Hội đồng Basel và giáo hoàng, điều mà sẽ chấm dứt vụ tố tụng của ông ta.

12 điều cáo trạng tổng kết lời tuyên án của tòa đã mâu thuẫn sửa đổi lại những ghi chép của phiên tòa. Bị cáo mù chữ ký vào một văn bản tuyên bố bội giáo mà cô không hiểu được, dưới mối đe dọa của một cuộc hành hình ngay lập tức. Tòa án đã thay thế bằng một văn bản khác trong hồ sơ chính thức.


Quang cảnh phiên tòa, được vẽ năm 1824



Án tử hình


Jeanne đã phải đồng ý mặc quần áo phụ nữ, từ bỏ cách ăn mặc giống nam giới của mình. Một vài ngày sau cô bị quấy rối tình dục trong tù. Cô trở lại mặc trang phục nam, để đề phòng bị làm phiền hay cũng có thể là, theo sự xác nhận của Jean Massieu, vì quần áo cô đã bị đánh cắp và cô không còn gì khác để mặc.

Những người chứng kiến tận mắt đã mô tả lại cuộc hành quyết bằng cách thiêu sống cô vào ngày 30-5-1431. Bị trói trên một cây cột cao ở Vieux-March, Rouen, cô yêu cầu 2 mục sư là cha Martin Ladvenu và cha Isambart de la Pierre, giữ một cây thánh giá trước mắt cô. Một nông dân cũng làm một cây thánh giá nhỏ mà cô đặt trước y phục của mình. Sau khi cô chết, người Anh bới đống than lên tìm thi thể đã cháy của cô để không ai có thể khẳng định cô đã chạy thoát, sau đó đốt cơ thể cô lần thứ 2 thành tro tàn để ngăn không cho ai thu nhặt di hài cô. Họ ném tro cốt của cô xuống dòng sông Seine. Đao phủ Geoffroy Therage sau đó đã nói rằng "anh ta cực kỳ lo sợ sẽ bị nguyền rủa".


Một nhà thờ dựng tại địa điểm Jeanne bị tử hình



Phiên tòa xử lại


Phiên tòa xét xử lại cho cô đã được tổ chức sau khi chiến tranh kết thúc. Giáo hoàng Callixtus III cho phép vụ tố tụng này, còn được biết với cái tên "phiên tòa hủy bỏ", theo yêu cầu của quan tòa dị giáo Jean Brehal và mẹ của Jeanne là bà Isabelle Romée. Mục đích của phiên tòa là để điều tra xem phiên tòa buộc tội và lời tuyên án của nó có công bằng và theo đúng luật giáo hội hay không. Cuộc điều tra bắt đầu với một lời thỉnh cầu của mục sư Guillaume Bouille. Brehal chỉ đạo một cuộc điều tra vào năm 1452. Một kháng cáo chính thức đưa ra tiếp sau đó vào tháng 11 năm 1455. Quá trình chống án bao gồm giới tăng lữ trên khắp châu Âu và tiến hành theo đúng thủ tục tố tụng tiêu chuẩn. Một nhóm các nhà thần học đã phân tích các lời khai từ 115 nhân chứng. Brehal viết bản tóm tắt cuối cùng của ông vào tháng 6 năm 1456, mô tả Jeanne với tư cách là một người tử vì đạo và ám chỉ Pierre Cauchon quá cố như kẻ dị giáo với việc kết tội một cô gái trong trắng. Tòa án tuyên bố sự trắng án của Jeanne vào ngày 7-7-1456.

Jeanne d’Arc – Trang phục và những điềm báo



Trang phục


Jeanne d’Arc mặc trang phục nam giới từ khi cô khởi hành từ Vaucouleurs cho đến lúc cô bị xử ở Rouen. Điều này gây ra những nghi vấn thần học trong thời đại của cô và cũng làm tăng thêm nghi vấn trong thế kỷ 20. Lý do để hành hình cô là từ luật y phục của kinh thánh, cấm phụ nữ mặc quần áo đàn ông. Cô tự cải trang như một thiếu niên để giữ an toàn trong cuộc hành trình xuyên qua lãnh thổ kẻ thù, và cô mặc áo giáp để bảo vệ mình trong trận đánh. Cuốn sách Chronique de la Pucelle nói rằng điều này ngăn cản sự quấy rối khi cô hạ trại trên chiến trường. Và cô tiếp tục mặc quần áo đàn ông trong tù vì lý do này. Việc giữ gìn trinh tiết là một lý do chính đáng khác cho cách ăn mặc của cô: y phục của cô khiến đàn ông không coi cô là một mục tiêu khêu gợi trong mọi trường hợp. Cô cũng cắt tóc ngắn trong các chiến dịch quân sự và cả trong nhà tù.


Jeanne d’Arc tại lễ đăng quang của Charles VII, vẽ bởi Jean Auguste Dominique Ingres (1854)



Những điềm báo


Những điềm báo mang tính tôn giáo của Jeanne d’Arc đã thu hút rất nhiều người. Các học giả đều nhất trí là niềm tin của cô là chân thật. Cô đã nhận ra Thánh Margaret, Thánh Catherine và Thánh Michael trong sách khải huyền của kinh Tân ước. Việc phân tích các điềm báo của cô là điều nan giải vì nguồn tư liệu chính của vấn đề này là bản ghi chép phiên tòa buộc tội mà ở đó cô đã không tuân theo các thủ tục thông thường của phòng xử án về một lời thề khi đối chất và từ chối trả lời mọi câu hỏi về các điềm báo này. Cô cho rằng một lời tuyên thệ như vậy sẽ mâu thuẫn với lời tuyên thệ mà cô đã đưa ra trước đó trong cuộc gặp với vị vua của mình. Người ta không biết được rằng những hồ sơ còn sót lại là sự bịa đặt của những viên chức tòa án thối nát hay chính cô bịa ra để bảo vệ bí mật quốc gia. Các tài liệu từ thời của cô và các nhà sử học trước thế kỷ 20 đều cho rằng hoàn toàn khỏe mạnh và tỉnh táo. Một số học giả thời gian gần đây đã cố gắng giải thích các điềm báo của cô về phương diện thần kinh. Những suy đoán có khả năng xảy ra bao gồm chứng động kinh, bệnh đau nửa đầu, bệnh lao và bệnh tâm thần phân liệt, nhưng không có suy đoán nào có được sự ủng hộ hoàn toàn.


Jeanne d’ Arc, của Eugene Thirion (1876)

Kết cuộc chiến tranh trăm năm & Jeanne d’Arc trong thời đại ngày nay



Chiến tranh Trăm Năm


Cuộc chiến tranh Trăm Năm còn tiếp diễn trong 22 năm sau khi cô chết. Charles VII đã thành công trong việc giữ ngai vàng hợp pháp của nước Pháp mặc dù một lễ đăng quang đối địch được tổ chức cho vua Henry VI vào tháng 12 năm 1431, ngày sinh nhật thứ 10 của vị vua trẻ. Trước khi nước Anh có thể tổ chức lại ban lãnh đạo quân đội và quân đoàn cung lớn (longbow) đã mất trong năm 1429 của mình, họ còn mất quan hệ đồng minh với Burgundy trong hiệp ước Arras năm 1435. Công tước Bedford chết cũng trong năm đó và Henry VI trở thành vị vua trẻ nhất của nước Anh trị vì mà không có một vị quan nhiếp chính và sự lãnh đạo yếu kém của ông có lẽ là yếu tố quan trọng nhất kết thúc cuộc xung đột. Nhà sử học Kelly DeVries lại cho rằng cách sử dụng pháo binh và công kích phía trước mặt của Jeanne d’Arc đã chi phối chiến thuật của Pháp trong phần còn lại của cuộc chiến.

Jeanne d’Arc đã trở thành một nhân vật mang tính huyền thoại trong 4 thế kỷ tiếp theo. Nguồn tư liệu chủ yếu về cô là từ các ghi chép biên niên sử. 5 bản viết tay gốc của phiên tòa xét xử cô lại xuất hiện trong những văn thư lưu trữ vào thế kỷ 19. Ngay sau đó các nhà sử học cũng xác định được những hồ sơ hoàn chỉnh của phiên tòa phục hồi danh dự cho cô, chúng có những lời khai được tuyên thệ từ 115 nhân chứng, và những chú thích gốc bằng tiếng Pháp của các ghi chép về phiên tòa buộc tội. Nhiều bức thư đa dạng của thời kỳ đó cũng xuất hiện, 3 trong số chúng có chữ ký "Jehanne" với những nét run rẩy bởi một bàn tay đang tập viết. Sự phong phú kh! ác thường của nguồn tài liệu nguyên gốc là một lý do để DeVries nói rằng "Không nhân vật nào ở thời Trung Cổ, dù là đàn ông hay đàn bà, lại là chủ đề cho nhiều nghiên cứu như vậy".


Bức vẽ Joan of Arc năm 1485



Jeanne d’Arc trong thời đại ngày nay


Việc ban phúc lành cho Jeanne d’Arc cuối cùng đã được thực hiện năm 1909 – sau khi bộ luật về tách giáo hội ra khỏi chính phủ của Pháp được thông qua vào năm 1905, vào thời gian mà người ta coi là sự sa sút lớn về vị trí của giáo hội Công giáo trong xã hội nước Pháp. Tiếp theo đó, cô được phong thánh vào năm 1920. Ngày kỷ niệm của cô là ngày 30-5. Với tư cách là thánh Jeanne d’Arc, cô trở thành một trong những vị thánh được sùng bái nhất của giáo hội công giáo Roma.

Jeanne d’Arc là biểu tượng chính trị của nước Pháp kể từ thời Napoleon. Những người theo chủ nghĩa tự do đề cao nguồn gốc thấp kém của cô. Những người bảo thủ trước đây lại nhấn mạnh sự ủng hộ đối với chế độ quân chủ. Còn những người bảo thủ sau này nhắc lại chủ nghĩa dân tộc của cô. Trong chiến tranh thế giới thứ II, cả chính phủ Vichy thân phát xít Đức và phong trào kháng chiến Pháp đều sử dụng hình ảnh của Jeanne d’Arc: phe Vichy tuyên truyền bằng chiến dịch của cô chống lại người Anh với áp phích cho thấy máy bay chiến đấu Anh ném bom vùng Rouen và lời chú thích: "Họ luôn luôn trở lại với những tội ác". Phe kháng chiến lại nhấn mạnh cuộc chiến đấu chống lại các lực lượng chiếm đóng ngoại quốc và nguồn gốc của cô ở tỉnh Lorraine, vùng nằm dưới sự kiểm soát của Đức Quốc Xã.


Lá cờ của chính phủ kháng chiến Charles de Gaulle’s, hình thánh giá Lorraine, biểu tượng dựa theo Jeanne d’Arc



Biên niên sử của Thánh nữ Jeanne d’Arc



Cuộc đời và sứ mệnh của Jeanne d’Arc quá ngắn ngủi, cô mất lúc 19 tuổi, hoạt động chỉ vỏn vẹn có hai năm, từ tháng hai năm 1429 đến 30 tháng 5 năm 1431. Hai năm trên có thể chia ra làm hai giai đoạn: Một năm đánh giặc và một năm bị bắt.

Giai đoạn đánh giặc

- Tháng 6/1428: Quân Anh tấn công Vaucouleurs. Jeanne và gia đình rời khỏi Domrémy và trú tại Neufchâteau. Công trường Vaucouleur kháng cự.

- 12/02/1429: Quân Pháp thua trận tại Orléans. Thủ lĩnh quân sự Robert de Baudricourt cho phép Jeanne đến Chinon để gặp thái tử Charles.

- 22/02 đến 4/03/1429: Jeanne đi Chinon.

- Cho tới 11/03/1429: Jeanne gặp thái tử.

- 11/03-24/03/1429: Jeanne đến Poitiers để chính thức hóa sứ mệnh của cô nhờ các giáo sĩ giúp.

- Cuối tháng 4/1429: Sau khi thành lập võ phòng, Jeanne đi Orléans.

- 8/5/1429: Quân Anh thua trận, mở vòng vây.

- 18/6/1429: Quân Anh thua tại Patay.

- 17/7/1429: Lễ đăng quang của Charles VII tại Reims.

- Từ tháng 7 tới tháng 9/1429: Jeanne khởi sự hướng về Paris.

- 10/7/1429: Vua ra lệnh hủy bỏ tấn công Paris. Quân đội giải tán.

- Tháng 11/1429: Lấy được Saint-Pierre-Le-Moûtier nhưng thua tại Charité sur Loire.

- Tháng 2 và 3/1430: Jeanne trải qua mùa Đông ở Sully-sur-Loire.

- Tháng 3 đến tháng 5/1430: Jeanne tiếp tục hướng về Paris.

Giai đoạn bị bắt

- 23/5/1430: Jeanne bị J! ean de Luxembourg, phe Bourguignon, bắt dưới thành lũy tại Compiègne.

- Từ 11/7 tới đầu tháng 11/1430: Jeanne bị giam trong lâu đài Beaurevoir, nơi này cô đã định vượt ngục bằng cách nhảy từ một cái tháp. Trong lúc đó, Jean de Luxembourg bán tù nhân của ông ta cho quân Anh với giá 10 ngàn bảng Anh.

- Từ tháng 11-tháng 12/1430: Jeanne bị chuyển từ Beaurevoir qua lâu đài Bouvreuil ở Rouen.

- Tháng 1/1431: Pierre Cauchon điều tra tại Domrémy và Vaucouleurs.

- 13/02/1431: Bắt đầu tại tòa án.

- Tháng 2 đến tháng 3/1431: ra tòa.

- Cuối tháng 3/1431: Viết 70 bản cáo trạng truy tố Jeanne.

- Tháng 4/1431: Định đầu độc.

- Đầu tháng 5/1431: Hăm dọa tra tấn.

- 24/05/1431: Trong nghĩa địa Saint–Ouen, Pierre Cauchon bó buộc Jeanne phải từ bỏ nam phục. Jeanne phải mặc đồ nữ giới.

- 28/05/1431: Jeanne mặc trở lại nam phục. Chỉ nhờ cớ duy nhất này mà Jeanne bị xem như tái phạm nên bị xử tử hình.

- 30/05/1431: Jeanne bị thiêu sống trên công trường Vieux-Marché ở Rouen.


Những bí ẩn về hài cốt của nữ thánh Jeanne d’Arc




Jeanne d’Arc ( Joan of Arc )


Kết quả nghiên cứu mới nhất của một nhóm các nhà khoa học Pháp thực hiện mới đây cho thấy một chiếc xương sườn và một mẩu vải còn sót lại sau khi Nữ thánh Jeanne d'Arc bị thiêu rụi có thể không phải là của bà.

Jeanne d’Arc là một vị thánh, vị anh hùng dân tộc của nước Pháp sống vào thế kỷ 15. Bà từng là tướng chỉ huy quân đội Pháp chiến đấu chống quân Anh xâm lược vào những năm 1430. Tuy nhiên, bà đã bị quân Anh thiêu sống tại Rouen ngày 30/5/1431.

Theo truyền thuyết, tro của nữ anh hùng Jeanne d”Arc đã được rắc xuống dòng sông Seine. Tuy nhiên, cho tới nay, cuộc đời cũng như cái chết của bà vẫn còn nhiều điều huyền bí, lôi cuốn các nhà khoa học khám phá, tìm hiểu.

Cách đây 6 tháng, nhóm nhiên cứu gồm 18 nhà khoa học, dẫn đầu là Tiến sĩ Philippe Charlier, đã sử dụng các công nghệ hiện đại nhất để bắt đầu chuỗi nghiên cứu về các mảnh xương và di vật hiếm hoi được cho là của Jeanne d’Arc còn sót lại sau khi bị thiêu lúc bà 19 tuổi.

Mặc dù nghiên cứu chưa kết thúc nhưng các kết quả ban đầu đã chỉ ra rằng có rất ít khả năng những tàn dư còn sót lại là của nữ thánh Jeanne d’Arc.

Tiến sĩ Philippe Charlier nói: "Mảnh vỡ nhỏ trong mẩu vải lanh từ thế kỷ 15 không phải bị đốt mà là bị nhuộm. Và những chất màu đen xung quanh chiếc xương sườn dài 6 inch không phải là phần hài cốt còn sót lại do không thấy dấu vết của carbon sinh ra khi thiêu mà giống những mảnh vụn của thực vật và khoáng chất, tựa như hợp chất dùng để ướp".

Chiếc xương sư�! �n và mẩu vải lanh còn sót lại của nữ thánh Jeanne d’Arc, do một người không xác định được danh tính thu hồi và chuyển cho một thợ bào chế thuốc bảo tồn cho tới năm 1867. Sau đó, chúng thuộc quyền sở hữu của Tổng giám mục Tours và hiện nay đang được lưu giữ tại một bảo tàng tại Chinon, cách Paris 150 dặm.

Năm 1909, qua một nghiên cứu "có độ tin cậy cao", một nhóm các nhà khoa học đã tuyên bố những di vật còn sót lại là của Jeanne d’Arc. Tuy nhiên, những phát triển mới trong công nghệ gene những năm gần đây đã thúc đẩy các chuyên gia tiến hành xác định lại liệu chúng có phải là di cốt của nữ anh hùng Pháp hay không.


Vụ Án Nữ Anh Hùng Jeane D'Arc: Lên Án “Phù Thủy” Gần 500 Năm Rồi Phong Thánh

Có những chi tiết thú vị về vụ xử Jeanne D’Arc của Giáo Hội Công Giáo là khi ra tòa, cô đã bị hỏi “gài độ” rằng: “Thượng Đế có ủng hộ ngươi hay không?” và cô đã trả lời nước đôi rằng: “Nếu không có, thì tôi cầu xin Thượng Đế hãy ủng hộ tôi. Nếu có, thì xin Thượng Đế hãy tiếp tục ủng hộ tôi.”

Nguyên văn: “Asked if she knew she was in God’s grace, she answered: ‘If I am not, may God put me there; and if I am, may God so keep me.”

Tại sao tòa Công Giáo hỏi cô câu đó? Vì nếu Jeanne trả lời là có thì cô sẽ bị xử chết vì tội theo ngoại giáo. Tín điều của nhà thờ Công Giáo bảo rằng không ai có thể biết được Thượng Đế ủng hộ việc mình làm. Nếu Jeane trả lời không, thì cô vẫn bị xử chết như thường vì cô đã tự thú nhận làm trái ý Thượng Đế. Thư ký tòa án Boisguillaume sau đó nói rằng khi nghe câu trả lời của Jeanne, đám người thẩm vấn đã bị thộn mặt ra.

Nguyên văn: “The question is a scholarly trap. Church doctrine held that no one could be certain of being in God’s grace. If she had answered yes, then she would have convicted herself of heresy. If she had answered no, then she would have confessed her own guilt. Notary Boisguillaume would later testify that at the moment the court heard this reply, “Those who were interrogating her were stupefied.”

Đây là một thí dụ cho thấy sự anh minh của “Giáo Hội Thánh Thiện” này!

Jeanne đã bị đốt cho đến khi vừa chết và người chịu trách nhiệm hành hình đã bới than ra cho dân chúng thấy được cái xác để không ai có thể đồn rằng bà trốn ! thoát. Sau đó họ tiếp tục đốt cái xác cho đến khi thành tro.

Xâm lược một quốc gia là một chuyện. Dập tắt tinh thần kháng cự, bình định người dân trong đầu của họ là một chuyện hết sức quan trọng khác. Bà Jeane là biểu tượng và hy vọng của người Pháp lúc đó nên “Giáo Hội Thánh Thiện” và người Anh phải giết chết cả thể xác và linh hồn của biểu tượng này để dập tắt hy vọng của dân Pháp! Giáo Hội “Thánh Thiện” đã giúp người Anh làm chuyện này vì một mình quân xâm lược thì lấy tư cách gì để mà “xử tội” người lãnh đạo kháng chiến? Cái hạ tiện hơn nữa là họ dám dùng danh nghĩa “Thượng Đế” để “xử tội” những người chống đối họ!

Vào những năm cuối thập niên 1420, Giáo Hội La Mã liên kết với chính quyền Anh đem quân xâm lăng nước Pháp. Bà Jeanne d'Arc lúc đó mới có 17 tuổi (sinh năm 1412) chiêu mộ được một số quân lính kháng chiến chống lại liên quân Anh-Vatican. Sau một thời gian chiến đấu anh dũng, Bà bị quân Anh bắt được. Người Anh đã tính phóng thích Bà, nhưng dưới áp lực của Giáo Hội La Mã, Bà bị đưa ra Tòa Án Dị Giáo rồi bị thiêu sống cho tới chết. Theo tài liệu của biographyonline:

"Người Anh và các ông tu sĩ Da-tô ủng hộ người Anh quyết định đưa Bà ra tòa án xử về tội là phù thủy. Trên nhiều góc độ, vụ án này là một màn kịch mà kết cục đã được dàn xếp một cách thông minh bởi Giám-mục Pierre Cauchon. Giám-mục Pierre Cauchon là người ủng hộ trung thành của quân Anh và thù ghét Jeanne d' Arc chỉ vì Bà đã làm sống lại lòng tự hào dân tộc của người Pháp. Bà b�! �� tuyên! án tử hình bằng cách đem thiêu sống trên cọc…”

Sách Men And Nations cũng viết:

"Cuối cùng Jeanne bị địch quân bắt được và nộp cho chính quyền Anh. Bà bị đưa ra tòa án của Giáo Hội La Mã xử tử hình về tội làm phù thủy. Sau đó người ta trói bà vào một cái cọc, rồi chụm củi khô và châm lửa thiêu sống cho đến chết vào năm 1431."

Thực ra, khi bắt được Jeanne d' Arc, người Anh muốn phóng thích Bà. Thế nhưng, Giáo Hội La Mã là đồng minh của quân Anh, khăng khăng đòi giữ lại và đưa Bà ra tòa để xử về tội mà Giáo Hội gán cho là "làm phù thủy". Vì nể tình Giáo Hội có những tín đồ người Pháp làm nội gián cho quân Anh, cho nên người Anh mới đành trao Bà cho Giáo Hội. Vì vậy mà Bà bị xử thiêu. Sát hại Bà rồi, sau đó, liên tục hết năm này qua năm khác, hết thế kỷ này đến thế kỷ khác, tính ra có tới hơn bốn trăm năm, Giáo Hội cũng như giới tu sĩ các cấp và giáo dân cuồng tín luôn luôn vu khống và nói xấu Bà bằng đủ mọi thứ ngôn từ hạ cấp để biện minh cho việc sát hại Bà một cách hết sức dã man như đã nói trên.

Dù cho Giáo Hội đã kết tội Bà là "con mụ phù thủy" hay "tà giáo" thì dân tộc Pháp cũng vẫn cương quyết tôn vinh Bà là nữ anh hùng dân tộc, và Bà mãi mãi vẫn được coi như một vị cứu tinh của đất nước (the savior of the country). Tại Viện Bảo Tàng Wax Museum ở thành phố Victoria, đảo Victoria (thuộc tỉnh Vancouver BC, Canada), chúng ta có thể thấy tượng hình của Bà Jeane d' Arc (1412-1431), tượng hình của Hoàng Đế Napoléon I (1769-1821) và tượng hình của Tổng Thống Charles De Gaulle (1890-1970), ở kế bên có hàng chữ "! the savio! rs of France" (những vị cứu tinh của nước Pháp).

Thế rồi, vật đổi sao dời.

Cách Mạng Pháp 1789 đã truất bỏ hết tất cả tài sản và quyền lực của Giáo Hội. Từ đó, Giáo Hội mất đi cái quyền bắt đưa ra tòa dị giáo xử tội "tà giáo" hay "phù thủy" đối với những người không chịu khuất phục Giáo Hội.

Đến đầu thế kỷ thứ 20, ở châu Âu không còn có phong kiến phản động nào nữa để cho Giáo Hội vận động thành lập liên minh thánh. Giáo hội kể như không còn quyền hành gì nữa ở Pháp cũng như ở Âu Châu. Cảm thấy không còn hy vọng đem quân tràn vào nước Pháp để tiêu diệt chính quyền Cách Mạng và tiêu hủy các công trình Cách Mạng 1789, Vatican quay ra phong thánh cho Bà Jeanne d' Arc để lấy lòng nhân dân Pháp với hy vọng sẽ được các chính quyền thực dân Pháp nể tình cho dự phần chia chác các quyền lợi tại các thuộc địa trong đó có Đông Dương.

Tự điển The American Heritage Dictinonnary Of the English Language viết về Bà như sau: "Joan of Arc, Saint. French name Jeanne d'Arc. Called "the Maid of Orléans," "La Pucelle" (1412-1431). French heroine and military leader, condemned for witchcraft and heresy and burned at the stake; canonized 1920."

Chúng ta không biết người dân Pháp nghĩ như thế nào về việc Giáo Hội La Mã phong thánh cho Bà Jeanne d'Arc, và cũng không biết khi được Giáo Hội La Mã phong thánh vào năm 1920, Bà Jeanne d' Arc có cảm thấy sung sướng và hãnh diện hay ghê tởm buồn bã phải ngồi chung với họ. Có lẽ cũng vì kinh nghiệm hơn ai hết về bài bản của Giáo Hội La Mã, ngày nay dân Pháp đã ra khỏi Giáo Hội và bỏ các nhà thờ vắng tanh.

Chuyện Bà Jean d'Arc và s! ự phán! quyết của Giáo Hội được ông Phan Đình Diệm (là Hội Trưởng Học Hội Đức Giê-su Ki-tô Phục Sinh) nhận xét như sau:

"Trong 7 chương tội của Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh (vào sáng ngày Chủ Nhật 12/3/2000), có nhiều tội danh phải kể là "vượt tội" mang cấp cộng hay cấp số nhân. Ví dụ: Giáo Hội phạm tội A, muốn giấu kín và bưng bít tội A, Giáo Hội nhắm mắt phạm thêm tội B để bảo vệ tính bí nhiệm của tội A. Giáo Hội bị cuốn hút vào quy luật đổ giây chuyền của những con bài domino, Giáo Hội phạm tội C để bảo vệ A + B (cả hai tội A và B)… Thử tưởng tượng từ ngày Giám-mục Pierre Cauchon thiêu sống Bà Jean d'Arc cho đến ngày Bà được phong thánh là 400 năm, các tòa giảng của Giáo Hội trên khắp cõi Âu Châu phải ăn gian nói dối và vu oan giá họa cho Bà bao nhiêu lần: Giết Bà cũng là Giáo Hội, phong thánh cho Bà cũng là Giáo Hội, nhưng có mấy ai được may mắn như Bà. Hầu hết các trọng tội Giáo Hội phạm tại các "Tòa Điều Tra Dị Giáo" là tội đẻ ra tội theo cấp số cộng và cấp số nhân."

Trong vụ án Bà Jeanne D’Arc, Giáo Hội phạm tội đầu tiên là vu cáo cho Bà là phù thủy và tà giáo. Tiếp đến tội thứ hai là thiêu sống Bà cho đến chết cực kỳ dã man… Hai tội này đẻ ra tội thứ ba là "từ ngày Giám-mục Pierre Cauchon thiêu sống Bà Jeanne D’Arc cho đến ngày Bà được phong thánh là 400 năm, các tòa giảng của Giáo Hội trên khắp cõi Âu Châu phải ăn gian nói dối và vu oan giá họa cho Bà bao nhiêu lần?" Chưa hết, tội thứ tư là diễn trò hề đạo đức giả để lừa bịp người đời bằng việc phong thánh cho bà vào năm 1920.

Những việc làm t! rên đâ! y cho chúng ta thấy cái “minh anh” của Giáo Hội La Mã quả thật là vô đối!

( tổng hợp )

Thánh tích của Jeanne d'Arc là một mảnh xác ướp Ai Cập

 



Các nhà nghiên cứu vừa khẳng định rằng các thánh tích của nữ anh hùng Pháp Jeanne d'Arc được cất giữ tại một viện bảo tàng ở miền Trung nước Pháp thật ra là những mảnh xương của một xác ướp Ai Cập có niên đại hơn 2.000 năm.

Kết quả nghiên cứu trên được công bố bởi Tạp chí Nature (Anh).

Trong suốt nhiều tháng, khoảng 20 nhà nghiên cứu do Tiến sĩ người Pháp Philippe Charlier dẫn đầu đã xem xét các thánh tích chứa trong một chiếc lọ đặt tại tòa tổng giám mục Tours: một xương sườn người bao phủ bởi một lớp màu đen như cháy thành than, các mảnh xương khác, những miếng gỗ và một mẩu vải nhỏ khoảng 15cm. Tất cả kèm theo một tờ giấy da có ghi dòng chữ "Hài cốt được tìm thấy dưới dàn thiêu Jeanne d'Arc, trinh nữ vùng Orleans".

Các nhà nghiên cứu đã áp dụng các kỹ thuật phân tích mô, quang phổ, kính hiển vi, quang tuyến X để kết luận rằng đây không phải là hài cốt của Jeanne d'Arc.

Các chuyên gia về nước hoa đã phát hiện mùi vani, mùi đặc trưng của xác chết bị phân hủy, trong khi Jeanne d'Arc đã bị thiêu sống trên giàn hỏa. Phân tích qua kính hiển vi đã tiết lộ sự có mặt của nhiều hạt thông thường dùng để ướp xác. Mẩu vải bằng lanh kèm theo thánh tích phù hợp với loại vải của thời Ai Cập cổ đại và đã được xác nhận nhờ việc định tuổi bằng carbone 14.

( tổng hợp )

http://www.bacbaphi.com.vn/entertainment/showthread.php?t=262311

VỤ ÁN NỮ ANH HÙNG JEANNE D'ARC:

Lên Án Phù Thủy Gần 500 Năm Rồi Phong Thánh

Nguyễn Mạnh Quang        08 tháng 11, 2009

Vào những năm cuối thập niên 1420, Giáo Hội La Mã liên kết với chính quyền Anh đem quân xâm lăng nước Pháp (giống như vào giữa thế kỷ 19, Giáo Hội liên kết với chính quyền Pháp đem quân tấn chiếm Việt Nam). Bà Jeanne d'Arc lúc đó mới có 17 tuổi (sinh năm 1412) chiêu mộ được một số quân lính kháng chiến chống lại liên quân Anh-Vatican. Sau một thời gian chiến đấu anh dũng, bà bị quân Anh bắt được. Người Anh đã tính phóng thích bà, nhưng dưới áp lực của Giáo Hội La Mã bà bị đưa ra Tòa Án Dị Giáo rồi bị thiêu sống bà cho tới chết. Theo tài liệu biographyonline.com:

"Người Anh và các ông tu sĩ Da-tô ủng hộ người Anh quyết định đưa bà ra tòa án xử về tội là phù thủy. Bằng nhiều cách việc xử án này cho thấy rằng là sự đạo diễn quỷ quyệt của Giám-mục Pierre Cauchon. Giám-mục Pierre Cauchon là người kiên quyết ủng hộ quân Anh và thù ghét mà Jeanne d' Arc chỉ vì Bà đã trở thành biểu tượng phi thường cho việc hồi sinh niềm tự hào dân tộc của người Pháp. Bà bị tuyên án tử hình và bị xử thiêu bằng cách đem trói vào một cái cọc, rồi chụm củi và châm lửa thiêu sống cho đến chết." [1]

Sách Men And Nations cũng viết:

"Cuối cùng Joan bị địch quân bắt được và nộp cho chính quyền Anh. Bà bị đưa ra tòa án của Giáo Hội La Mã xử tử hình về tội làm phù thủy. Sau đó người ta trói Bà vào một cái cọc, rồi chụm củi khô và châm lửa thiêu sống cho đến chết vào năm 1431." [2]

 

Thực ra, khi bắt được Bà Jeanne d' Arc, người Anh muốn phóng thích Bà. Thế nhưng, Giáo Hội La Mã là đồng minh của quân Anh, khăng khăng đòi giữ lại và đưa bà ra tòa để xử Bà về tội mà Giáo Hội gán cho tội danh là "làm phù thủy". Vì nể tình Giáo Hội có những tín đồ người Pháp làm nội gián cho quân Anh, cho nên người Anh mới đành trao Bà cho Giáo Hội. Vì vậy mà Bà bị xử thiêu. Sát hại bà rồi, sau đó, liên tục hết năm này qua năm khác, hết thế kỷ này đến thế kỷ khác, tính ra có tới hơn bốn trăm năm, Giáo Hội cũng như giới tu sĩ các cấp và giáo dân cuồng tín luôn luôn vu khống và nói xấu bà bằng đủ mọi thứ ngôn từ hạ cấp để biện minh cho việc sát hại bà một cách hết sức dã man như đã nói trên.

Dù cho Giáo Hội đã kết tội Bà là "con mụ phù thủy" hay "tà giáo" thì dân tộc Pháp cũng vẫn cương quyết tôn vinh Bà là nữ anh hùng dân tộc, và Bà mãi mãi vẫn được coi như một vị cứu tinh của đất nước (the savior of the country.) Hồi năm 1988, khi đến thăm Viện Bảo Tàng Wax Museum tại thành phố Victoria , đảo Victoria (thuộc tỉnh Vancouver BC, Canada), người viết thấy tượng hình của Bà Jean d' Arc (1412-1431), tượng hình của Hoàng Đế Napoléon I (1769-1821) và tượng hình của Tổng Thống Charles De Gaulle (1890-1970), ở kế bên có hàng chữ "the saviors of France" (những vị cứu tinh của nước Pháp).

Thế rồi, vật đổi sao dời.

Cách Mạng Pháp 1789 đã truất bỏ hết tất cả tài sản và quyền lực của Giáo Hội. Từ đó, Giáo Hội mất đi cái quyền bắt đưa ra tòa dị giáo xử tội "tà giáo" hay "phù thủy" đối với những người không chịu khuất phục Giáo Hội.

Đến đầu thế kỷ thứ 20, ở Âu Châu không còn có phong kiến phản động nào nữa để cho Giáo Hội vận động thành lập liên minh thánh. Giáo hội kể như không còn quyền hành gì nữa ở Pháp cũng như ở Âu Châu. Cảm thấy không còn hy vọng đem quân tràn vào nước Pháp để tiêu diệt chính quyền Cách Mạng và tiêu hủy các công trình Cách Mạng 1789, Vatican quay ra phong thánh cho Bà Jeanne d' Arc để lấy lòng nhân dân Pháp với hy vọng sẽ được các chính quyền thực dân Pháp nể tình cho dự phần chia chác các quyền lợi tại các thuộc địa trong đó có Đông Dương. Sự kiện này cho chúng ta thấy rằng bất kỳ vào thời điểm nào Giáo Hội La Mã cũng có dư thừa những thủ đoạn lưu manh và lừa bịp.

Việc phong thánh “vuốt đuôi” cho bà Jeanne d' Arc vào năm 1920 này chỉ là một trong muôn ngàn thủ đoạn lừa bịp người đời của Giáo Hội. Hành động ma giáo trong vở tuồng phong thánh cho bà Joan of Arc cho chúng ta thấy rõ một trong những thủ đoạn cao cường trong trò chơi tráo trở lá mặt lá trái của Giáo Hội để đánh lừa hậu thế. Tự điển The American Heritage Dictinonnary Of the English Language viết về bà như sau: "Joan of Arc, Saint. French name Jeanne d'Arc. Called "the Maid of Orléans," "La Pucelle" (1412-1431). French heroine and military leader, condemned for witchcraft and heresy and burned at the stake; connonized 1920."

Người viết không biết người dân Pháp nghĩ như thế nào về việc Giáo Hội La Mã phong thánh cho Bà Jeanne d'Arc, và cũng không biết khi được Giáo Hội La Mã phong thánh vào năm 1920, Bà Jeanne d' Arc có cảm thấy sung sướng và hãnh diện hay ghê tởm phải ngồi chung với những tên tội đồ khốn kiếp, phi nhân, phi luân, phi cầm, phi thú, phản dân, phản nước như 117 tên tội đồ chống lại tổ quốc Việt Nam được phong thánh vào ngày 19/6/1988, và 120 tên tội đồ súc sinh chống lại dân tộc và đất nước Trung Hoa được phong thánh vào ngày1/10/2000. Có lẽ cũng vì kinh nghiệm hơn ai hết về bài bản tráo trở của Giáo Hội La Mã, ngày nay dân Pháp đã ra khỏi Giáo Hội và bỏ các nhà thờ vắng tanh.

Riêng về phía người Việt Nam, ngoại trừ những phường vong bản, chúng ta cảm thấy vô cùng hãnh diện về câu nói của ông dân Chúa Giuse Phạm Hữu Tạo: "Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn là thánh của Đại Công Ty Rôma" (phỏng theo câu nói của Trần Bình Trọng ngày xưa: "Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc".)

Chuyện Bà Jean d'Arc và sự tráo trở lươn lẹo của Giáo Hội được ông Dân Chúa Phan Đình Diệm (cũng là Hội Trường Học Hội Đức Giê-su Ki-tô Phục Sinh) nhận xét như sau:

"Trong 7 chương tội mà Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh cáo thú (vào sáng ngày Chủ Nhật 12/3/2000), có nhiều tội danh phải kể là "vượt tội" mang cấp cộng hay cấp số nhân. Ví dụ: Giáo Hội phạm tội A, muốn giấu kín và bưng bít tội A, Giáo Hội nhắm mắt phạm thêm tội B để bảo vệ tính bí nhiệm của tội A. Giáo Hội bị cuốn hút vào quy luật đổ giây chuyền của những con bài domino, Giáo Hội phạm tội C để bảo vệ A + B (cả hai tội A và B)… Thử tưởng tượng từ ngày Giám-mục Pierre Cauchon (đồng âm với con heo "cochon") thiêu sống Bà Thánh Gioan Đác (Joan of Arc) cho đến ngày Bà được phong thánh là 400 năm, các tòa giảng của Giáo Hội trên khắp cõi Âu Châu phải ăn gian nói dối và vu oan giá họa cho Bà bao nhiêu lần: Giết Bà cũng là Giáo Hội, phong thánh cho Bà cũng là Giáo Hội, nhưng có mấy ai được may mắn như Bà. Hầu hết các trọng tội Giáo Hội phạm tại các "Tòa Điều Tra Dị Giáo" là tội đẻ ra tội theo cấp số cộng và cấp số nhân." [3]

Trong vụ án bà Jeanne D’Arc, Giáo Hội phạm tội đầu tiên là vu cáo cho Bà là phù thủy và tà giáo. Tiếp đến tội thứ hai là thiêu sống Bà cho đến chết cực kỳ dã man… Hai tội này đẻ ra tội thứ ba là "từ ngày Giám-mục Pierre Cauchon (đồng âm với con heo "cochon") thiêu sống Bà Thánh Gioan Đác (Joan of Arc) cho đến ngày Bà được phong thánh là 400 năm, các tòa giảng của Giáo Hội trên khắp cõi Âu Châu phải ăn gian nói dối và vu oan giá họa cho Bà bao nhiêu lần?" Chưa hết, tội thứ tư là diến trò hề đạo đức giả để lừa bịp người đời bằng việc phong thánh cho bà vào năm 1920.

Những việc làm tàn ngược, tráo trở và lật lọng trên đây cho chúng ta thấy cái tâm địa, miệng lưỡi và bộ thật của Giáo Hộ La Mã quả thật là vô cùng ghê tởm!

Việc Giáo Hội La Mã sát hại Bà Jeanne d' Arc một cách cực kỳ dã man rồi "ăn gian nói dối, vu oan giá họa" cho bà đủ điều xấu xa để che giấu và lấp liếm những rặng núi tội ác của Giáo Hội khiến cho chúng ta nhớ đến những khu rừng tội ác của Giáo Hội La Mã (gồm cả các con chiên người Việt) đối với dân tộc và tổ quốc Việt Nam trong đó có những hành động đánh phá và tiêu diệt các lực lượng nghĩa quân kháng chiến chống lại Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ – Vatican.

Tương tự như việc Giáo Hội và bọn con chiên cuồng tín người Pháp đối với Bà Jeanne d' Arc cả một thời gian dài hơn bốn trăm năm, từ mùa thu năm 1945, Tòa Thánh Vatican và bọn quạ đen cùng nhóm thiểu số con chiên cuồng tín người Việt cũng phóng ra những chiến dịch bới móc đời tư và thêm thắt xấu xa để hạ giá và sỉ nhục cụ Hồ Chí Minh chỉ vì Cụ đã thành công trong việc lãnh đạo cuộc chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và sau đó lại đánh đuổi Liên Minh Xâm Lăng Mỹ – Vatican để lấy lại miền Nam, đem giang sơn về một mối. Do đó chúng ta chẳng lấy làm lạ về việc bọn “tôi tớ hèn mọn” của Giáo Hội Chúa là linh mục Nguyễn Hữu Lễ và cừu non Trần Quốc Bảo đã thực hiện cuốn DVD mang tên “Sự Thật Về Hồ Chí Minh” (sic), để làm các việc đê tiện và bỉ ổi theo truyền thống đó của Giáo Hội.

Bà Anna Eleanor Roosevelt, đệ nhất phu nhân thời Tổng Thống Mỹ Franklin Roosevelt (1933 to 1945), cũng là một nhà tranh đấu cho dân quyền, đã từng nói “Great minds discuss ideas. Average minds discuss events. Small minds discuss people.” Những lớp dạy về nghiên cứu, phê bình, nhất là nhân vật lịch sử, cũng dạy học sinh "xét việc làm, chứ không xét đời tư cá nhân". Nội dung của cái DVD do linh mục Nguyễn Hữu Lễ và Trần Quốc Bảo thực hiện hoàn toàn không đá động gì đến đại công nghiệp của Cụ Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam, việc mà cả thế giới đều nể trọng, lại toàn kể những chuyện cá nhân, bươi móc những chuyện đời tư không liên quan đến sự nghiệp của ông.

Xin kể một vài thí dụ để làm sáng tỏ vấn đề.

Chu Nguyên Chương thuở bé là đứa trẻ mồ côi, sống đời lang thang, đi ăn mày rồi gia nhập vào đảng cướp. Tất nhiên, nếu xét đời tư của ông, thì người ta có thể gọi ông là một tên ăn mày hay một thằng ăn cướp. Nhưng vì sau khi ông đã thành công trong việc lãnh đạo một lực lượng đánh đuổi giặc Nguyên, giành lại chủ quyền độc lập cho người Hán, thì dân Trung Hoa tôn ông làm vị đại anh hùng của đất nước, và lập đền để thờ ông.

Khi ông đội Trịnh Văn Cấn chưa tham gia vào kế hoạch nổi loạn chống giặc Pháp của nhà ái quốc Lương Ngọc Quyến, thì người dân Việt Nam có thể xếp loại ông là một tên Việt gian phản quốc. Nhưng sau khi ông tham gia vào kế hoạch vùng dậy chiếm đồn giặc, phát động cuộc khởi nghĩa đuổi giặc để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, thì dân ta lại tôn vinh ông lên hàng anh hùng dân tộc và lập đền thờ thờ ông để đời đời ghi nhớ công ơn của ông đối với đất nước. Đối với nhà ái quốc Trịnh Văn Cấn mà dân ta còn tôn kính như vậy, thì lẽ tất nhiên là đối với Cụ Hồ Chí Minh, công nghiệp của Cụ đối với dân tộc có thể sánh với công nghiệp đuổi giặc Nguyên của Vua Trần Nhân Tông Và Đức Hưng Đạo Trần Quốc Tuấn, hay công nghiệp đuổi giặc Minh của Vua Lê Lợi và ông Nguyễn Trãi, hay công nghiệp đuổi giặc Thanh của Vua Quang Trung và ông Ngô Thời Nhiệm.

Thực ra, việc đánh đuổi liên minh Pháp-Vatican hay Mỹ-Vatican còn gian khổ hơn vì rằng phe giặc không những đã có nhiều ưu thế về vũ khí và phương tiện chuyển vận như không quân, hải quân, thiết vận xa,… mà còn cái khó nhất là họ có được thế lực thập tự quân bản địa làm nội ứng. Chính những kẻ này cấu kết làm gián điệp, chỉ đường chỉ lối cho giặc. Trong khi đó, các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, quân Minh, và quân Thanh đều được toàn dân hết lòng ủng hộ, không có một thế lực bản địa nào làm nội ứng tiếp tay cho giặc. NẾU dân tộc đã từng tôn vinh và lập đề thờ các vị anh hùng dân tộc như Vua Trần Nhân Tông, Đức Trần Hưng Đạo, Vua Lê Lợi, Vua Quang Trung, ông Ngô Thời Nhiệm, Bà Bùi Thị Xuân, cụ Nguyễn Trung Trực, ông Nguyễn Tri Phương, Cụ Hoàng Diệu, ông Đề Thám, ông Trịnh Văn Cấn, v.v.., THÌ việc tôn vinh Cụ Hồ Chí Minh và các đồng chí kề vai sát cánh với cụ lên hàng đại anh hùng dân tộc và lập đền thờ thờ Cụ để đời đời nhớ ơn Cụ cũng chỉ là những việc làm bình thường sống theo nếp sống văn hóa cổ truyền của dân tộc ta mà thôi.

Nực cười là linh mục Nguyễn Hữu Lễ, và ông Trần Quốc Bảo và những người đồng đạo của họ đều là những người vong bản, cam tâm làm "tôi tớ hèn mọn" và chỉ biết tuyệt đối trung thành với Tòa Thánh Vatican hay Giáo Hội La Mã, một thế lực thù địch cố cựu của dận tộc, đã từng cấu kết với Đế Quốc Pháp tấn chiếm và thống trị nước ta từ năm 1847 cho đến năm 1945 và chủ động mưu đồ tái chiếm Việt Nam, gây nên cuộc chiến 1945-1954, rồi sau đó lại cấu kết với siêu cường Hoa Kỳ cưỡng chiếm miền Nam, gây nên cuộc chiến 1960-1975.

Trong lịch sử, không phải chỉ có vị nữ anh hùng dân tộc của nước Pháp là Bà Jeanne D' Arc và Cụ Hồ Chí Minh, vị đại anh hùng của dân tộc Việt Nam, mới trở thành nạn nhân của Tòa Thánh Vatican cùng băng đảng quạ đen và bọn lâu la cừu non bản địa. Những người thấu hiểu lịch sử thế giới và lịch sử Giáo Hội La Mã đều thấy rằng tất cả những vị anh hùng dân tộc của các quốc gia bản địa dám chống lại bất kỳ thế lực xâm lăng nào có cấu kết với cái "tôn giáo ác ôn" này đều bị bộ máy tuyền truyền của Vatican chiếu cố và đều trở thành nạn nhân của chúng giống như các trường hợp của Bà Jeanne d' Arc và Cụ Hồ Chí Minh.

Bà Jeanne D’arc chỉ là một nữ nhi, và đã bị bắt trong tay, mà Giáo Hội La Mã còn có thể đối xử tàn ác đến thiêu sống bà, rồi còn bịa đặt ra đủ mọi chuyện xấu xa để bôi bẩn thanh danh bà cả hơn 400 năm như thế, huống gì đối với Cụ Hồ Chí Minh, người đã chiến thắng họ vẻ vang! Như vậy thì các con chiên nhận giặc Vatican làm Cha sẽ còn tiếp tục bới móc đời tư của Cụ và thêm thắt đủ điều để bôi bẩn Cụ không phải chỉ có 400 hay 500 năm nữa mà có thể kéo dài vĩnh viễn và truyền kiếp.

CHÚ THÍCH

[1] www.biographyonline.net/people/joan-of-arc.html: "The English and English supporting clergy decided to put her on trial for witchcraft. In many ways it was a show trial with the result cleverly orchestrated by Pierre Cauchon. Pierre Cauchon was a staunch supporter of the British and hated Joan of Arc for her miraculous revival of French national pride. Joan was found guilty and condemned to death by burning at the stake."

[2] Anatole G. Mazour and John M. Peoples, Men and Nations – A World History (New York: Harcourt Brace Jovanovich, 1975), p.236: "Eventually Joan was captured by enemy forces and turned over to English authorities. A Church council tried her for witchcraft and convicted her; she was burn at the stake by English in 1431."

[3] Phan Đình Diệm. "Mea Culpa" Bài 2 – Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh Cáo Thú Tội Lỗi ngàn năm." Ngày 12/3/2000. Nguồn: http://www.kitohoc.com/Bai/Net066.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét