Thông tin ebook
Tên truyện : Cuốn Sổ Lớn
Tác giả : Agota Kristof
Dịch giả: Hoàng Ngọc Tuấn
Thể loại : Văn học nước ngoài
———————————-
Nguồn : http://tienve.org
Convert (TVE) : santseiya
Ngày hoàn thành : 15/05/2007
Nơi hoàn thành : Hà Nội
Mục Lục
Vài ý nghĩ của người dịch khi đọc cuốn tiểu thuyết LE GRAND CAHIER
Chương 5 – Cánh rừng và dòng sông
Chương 7 – Bài thực tập cho thể xác cứng cáp
Chương 9 – Bài thực tập cho tâm hồn cứng cáp
Chương 11 – Mua giấy, sổ chi chép và bút chì
Chương 12 – Việc học của chúng tôi
Chương 13 – Bà hàng xóm và đứa con gái
Chương 19 – Ngôi mộ của Ông Ngoại
Chương 21 – Những đứa trẻ khác
Chương 27 – Những lời buộc tội
Chương 28 – Cô đầy tớ của cha xứ
Chương 31 – Cô đầy tớ và ông tuỳ phái
Chương 32 – Ông sĩ quan ngoại quốc
Chương 34 – Người bạn của ông sĩ quan
Chương 35 – Cuộc trình diễn đầu tiên của chúng tôi
Chương 36 – Việc phát triển các tiết mục trình diễn của chúng tôi
Chương 38 – Những cuộc báo động
Chương 40 – Những trái táo của Bà Ngoại
Chương 45 – Chị họ của chúng tôi
Chương 46 – Những món nữ trang
Chương 47 – Chị họ của chúng tôi và người tình của chị
Chương 48 – Cuộc ban phúc lành
Chương 52 – Cuộc ra đi của người chị họ
Chương 53 – Cuộc xâm nhập của những người ngoại quốc khác
Chương 55 – Chiến tranh kết thúc
Chương 56 – Trường học mở cửa lại
Chương 57 – Bà Ngoại bán vườn nho
Chương 58 – Cơn bệnh của Bà Ngoại
Chương 59 – Kho báu của Bà Ngoại
Chương 61 – Bố của chúng tôi trở lại
Đôi dòng về tác giả
Agota Kristof sinh năm 1935 tại Hungary, rời bỏ quê hương năm 1956 khi quân đội Liên-Xô tràn vào đàn áp cuộc nổi dậy của sinh viên và công nhân ở Budapest. Cùng chồng và đứa con gái 4 tuổi, bà sang tỵ nạn ở Neuchâtel, Thụy-sĩ. Sau 5 năm sống với cảm thức cô đơn và đau đớn của một người lưu vong, bà quyết định từ bỏ việc làm của một công nhân, ly dị với chồng, rồi bắt đầu học tiếng Pháp và viết truyện, viết kịch, viết tiểu thuyết và làm thơ. Sau nhiều năm vật vã với ngòi bút, Agota Kristof cho ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tay Le Grand Cahier [Cuốn sổ lớn] năm 1986. Tác phẩm này là một thành công, đoạt giải “Prix du Livre Européen”, và thúc đẩy bà tiếp tục viết thêm hai cuốn tiểu thuyết nữa để hoàn tất một bộ ba. Cuốn thứ nhì La Preuve [Bằng chứng] được xuất bản năm 1988, và cuốn cuối cùng của bộ ba tiểu thuyết là Le Troisième Mensonge [Lời nói dối thứ ba] được xuất bản năm 1991 và đoạt giải “Prix du Livre Inter” năm 1992. Sau đó, bà xuất bản tiểu thuyết Hier [Hôm qua] năm 1995, rồi tiểu thuyết L’Analphabète [Bà mù chữ] năm 2004.
Lời người dịch
Tôi chưa từng đọc Agota Kristof cho đến gần đây, khi nhận một gói quà từ Luân-đôn. Nhà thơ Nguyễn Đăng Thường gửi tặng tôi một chồng sách của George Steiner và Agota Kristof. George Steiner, vâng, thích lắm. Nhưng Agota Kristof? Ba cuốn tiểu thuyết của Agota Kristof được trình bày rất đẹp. Một bộ ba: Le Grand Cahier, La Preuve, và Le Troisième Mensonge. Tôi giở ra đọc và… bị cuốn theo những dòng chữ của Agota Kristof. Tôi đọc liên tục nhiều giờ, không dừng lại được. Tôi email cho anh Nguyễn Đăng Thường: “…mình muốn xăn tay áo lên dịch ngay ra tiếng Việt…”
Đọc là một lạc thú. Dịch cũng là một lạc thú. Đọc là nhận vào cho mình. Dịch là đem ra chia sẻ với người khác. Đọc một tác phẩm hay, cũng giống như xem một cuốn phim hay, thật khó mà thưởng thức một mình. Bởi thế, từ trước đến giờ, tôi vẫn cố gắng dịch và đem ra đăng những gì mình đọc và thích. Lần này, bộ ba tiểu thuyết của Agota Kristof cũng giục giã tôi ngồi xuống trước máy computer để chia sẻ cái cảm giác khoái trá của mình. Vâng, và như thế, từ hôm nay tôi sẽ nhẩn nha dịch và gửi đến độc giả mỗi tuần dăm ba chương tiểu thuyết của Agota Kristof, bắt đầu từ cuốn Le Grand Cahier… Cám ơn nhà thơ Nguyễn Đăng Thường đã cho tôi cái lạc thú này.
Sydney, 13/08/2006.
Vài ý nghĩ của người dịch khi đọc cuốn tiểu thuyết LE GRAND CAHIER
Tiểu thuyết Le Grand Cahier được viết dưới hình thức một cuốn sổ ghi chép của hai cậu bé sinh đôi. Trong thời gian về miền quê để tránh chiến tranh, hai cậu bé tự học cách mô tả những sự kiện xảy ra chung quanh và ở chính mình. Hai cậu tập làm văn trên những tờ giấy rời. Khi nào viết được một bài hoàn chỉnh, thì hai cậu chép nó vào một cuốn sổ lớn. Các chương của cuốn tiểu thuyết chính là những bài tập làm văn ấy.
Hai cậu bé sinh đôi đã tự quy định cho mình một nguyên tắc hành văn như sau: “Les mots qui définissent les sentiments sont très vagues; il vaut mieux éviter leur emploi et s’en tenir à la description des objets, des êtres humains et de soi-même, c’est-à-dire à la description fidèle des faits.” [Những chữ định tính các xúc cảm thì rất mơ hồ. Tốt hơn nên tránh dùng chúng, và hãy chú tâm vào việc miêu tả các vật thể, con người, và chính mình, nghĩa là miêu tả trung thành các sự kiện.] (trang 34, chương "Nos études" [Việc học của chúng tôi])
Đó chính là cái bút pháp độc đáo của cuốn tiểu thuyết Le Grand Cahier: đơn giản và vô cảm. Mọi sự kiện đều được nhìn qua con mắt của hai đứa trẻ, ghi lại bằng ngòi bút của hai đứa trẻ, và không bị diễn dịch theo bất cứ một định kiến nào. Và chính vì thế, độc giả sẽ thấy cuộc sống bày ra tất cả những góc cạnh lạ lùng nhất của nó. Một điểm độc đáo khác: suốt cả cuốn tiểu thuyết, hai đứa trẻ sinh đôi luôn luôn có cái nhìn hoàn toàn đồng nhất, luôn luôn có hành động hoàn toàn đồng nhất, và luôn luôn phát ngôn hoàn toàn đồng nhất. “Chúng tôi”, chứ không bao giờ “tôi”. “Chúng tôi thấy”, “chúng tôi làm”, “chúng tôi nói”… Điều này có nghĩa là gì? Phải chăng đó là một ẩn dụ? Câu trả lời sẽ dần dần hiện ra trong hai cuốn tiểu thuyết tiếp theo.
Hoàng Ngọc Tuấn
Sydney, 14/08/2006
Chương 1 - Đến nhà Bà Ngoại
Chúng tôi đến từ Phố Lớn. Chúng tôi đã đi suốt đêm. Đôi mắt của Mẹ đỏ ngầu. Mẹ mang một hộp các-tông lớn, và hai anh em tôi mỗi đứa mang một va-li nhỏ đựng quần áo, cộng với cuốn từ điển to kềnh của Bố mà anh em tôi thay nhau ôm cho đỡ mỏi tay.
Chúng tôi đi bộ rất lâu. Nhà Bà Ngoại ở xa trạm xe lửa, tận đầu bên kia của Phố Nhỏ. Ở đây không có xe điện, xe buýt hay xe ô-tô. Chỉ có vài xe vận tải của quân đội chạy loanh quanh.
Người qua đường không nhiều, phố này yên tĩnh. Chúng tôi có thể nghe tiếng bước chân của mình; chúng tôi bước đi trong im lặng, Mẹ đi chính giữa, hai đứa tôi hai bên.
Trước cổng vườn của Bà Ngoại, Mẹ bảo:
Đợi mẹ ở đây.
Chúng tôi đợi một lát, rồi chúng tôi đi vào trong vườn, bước quanh ngôi nhà, và bò xuống dưới một khung cửa sổ nơi chúng tôi có thể nghe những giọng nói. Giọng của Mẹ:
Ở nhà con không còn gì nữa để ăn, không bánh mì, không thịt, không rau, không sữa. Không có gì cả. Con không còn nuôi nổi lũ trẻ nữa.
Một giọng khác nói:
Vậy là mày nhớ đến tao. Suốt mười năm, mày không hề nghĩ đến tao. Mày không bao giờ đến thăm, mày không bao giờ viết thư.
Mẹ nói:
Má biết tại sao mà. Tại con thương ba của con.
Giọng kia nói:
Ừ, và bây giờ mày mới nhớ rằng mày cũng có một người mẹ. Mày mò đến đây để đòi tao giúp đỡ.
Mẹ nói:
Con không đòi hỏi bất cứ cái gì cho con hết cả. Con chỉ muốn mấy đứa con của con sống sót qua cuộc chiến này. Phố Lớn bị ! dội bom suốt ngày suốt đêm, và không còn thức ăn nữa. Người ta sơ tán trẻ con về miền quê để ở với ông bà hay với kẻ lạ, bất cứ nơi đâu.
Giọng kia nói:
Thế thì đem gửi chúng cho kẻ lạ, bất cứ nơi đâu.
Mẹ nói:
Chúng là cháu ngoại của má cơ mà.
Cháu ngoại của tao? Thậm chí tao cũng không biết chúng là ai. Có mấy đứa?
Hai. Hai đứa con trai. Sinh đôi.
Giọng kia hỏi:
Thế thì mày đã làm gì với những đứa khác?
Mẹ hỏi:
Những đứa khác nào?
Lũ chó cái mỗi lần đẻ bốn hay năm con chó con. Mày giữ một hay hai đứa, còn những đứa kia, mày trấn nước cho chết hết.
Giọng kia cười thật to. Mẹ không nói gì cả, và giọng kia hỏi:
Ít nhất chúng cũng có cha chứ? Mày đâu có lấy chồng, tao biết mà. Tao đâu có được mời ăn đám cưới.
Con có lấy chồng. Bố lũ nhỏ đang ở ngoài mặt trận. Đã sáu tháng nay con không có tin tức gì về anh ấy.
Thế thì mày có thể xoá sổ nó được rồi.
Giọng kia lại cười, Mẹ bắt đầu khóc. Chúng tôi chạy ra cổng trở lại.
Mẹ bước ra khỏi nhà với một bà già.
Mẹ nói với chúng tôi:
Đây là Bà Ngoại của các con. Các con sẽ ở với bà một thời gian, cho đến hết chiến tranh.
Bà Ngoại nói:
Có thể là một thời gian dài. Nhưng tao sẽ bắt bọn chúng làm việc, mày đừng có bất bình. Thức ăn ở đây cũng không phải là miễn phí.
Mẹ nói:
Con sẽ gửi tiền cho má. Trong hai cái va-li kia, có quần áo của lũ trẻ. Trong thùng các-tông, c�! � khăn t! rải giường và mền. Ngoan nhé, hai đứa nhóc. Mẹ sẽ viết thư cho các con.
Mẹ hôn chúng tôi và vừa ra đi vừa khóc.
Bà Ngoại cười rất lớn và nói với chúng tôi:
Khăn trải giường, mền! Sơ-mi trắng và giày đánh bóng! Tao sẽ dạy cho bọn mày biết đời là gì, chính tao!
Chúng tôi thè lưỡi ra trêu Bà Ngoại. Bà cười còn to hơn nữa và đập hai tay bôm bốp vào hai bên hông.
Chương 2 – Nhà Bà Ngoại
Từ những ngôi nhà cuối cùng ở Phố Nhỏ đến nhà Bà Ngoại mất năm phút đi bộ. Sau đó, không còn gì khác ngoài con đường đầy bụi đất, đi một quãng ngắn thì bị một cái rào chắn ngang. Không ai được đi quá cái rào chắn này, ở đó có một ông lính đứng gác. Ông ấy có một cây súng máy và cái ống nhòm, và khi trời mưa, ông vào núp mưa trong một trạm gác nhỏ. Chúng tôi biết bên kia cái rào chắn, khuất trong cây cối, có một căn cứ quân sự bí mật và đàng sau căn cứ ấy là biên giới và một đất nước khác.
Nhà Bà Ngoại nằm giữa một khu vườn, cuối khu vườn ấy là một con sông, rồi đến rừng.
Khu vườn trồng đủ thứ rau đậu và cây ăn trái. Tại một góc vườn, có một chuồng thỏ, một chuồng gà, một chuồng heo, và một cái lán cho bầy dê. Chúng tôi đã thử cưỡi lên lưng con heo to nhất, nhưng không thể nào ngồi vững được.
Bà Ngoại đem rau đậu, trái cây, thỏ, vịt, gà ra bán ngoài chợ, cùng với trứng gà, trứng vịt và phô-mai sữa dê. Heo thì bán cho ông đồ tể, và ông ấy trả bằng tiền mặt, nhưng cũng trả bằng thịt sườn và xúc-xích xông khói.
Trong vườn cũng có một con chó để rượt kẻ trộm và một con mèo để bắt chuột nhắt và chuột lớn. Chúng tôi không được cho con mèo ăn, để nó luôn luôn đói.
Bà Ngoại còn có một vườn nho ở bên kia đường.
Chúng tôi đi vào nhà xuyên qua căn bếp rộng và ấm. Ngọn lửa cháy suốt cả ngày trong lò củi. Gần cửa sổ, có một cái bàn to tướng và một băng ghế hình góc vuông. Chúng tôi ngủ trên băng ghế đó.
Từ căn bếp có một cửa lớn dẫn vào b! uồng của Bà Ngoại, nhưng cửa ấy luôn luôn được khoá lại. Chỉ một mình Bà Ngoại vào buồng đó ban đêm, để ngủ.
Còn một phòng khác có thể đi vào thẳng từ ngoài vườn, khỏi cần qua căn bếp. Đây là phòng trọ của một sĩ quan ngoại quốc. Cửa phòng cũng được khoá lại.
Dưới nền nhà, có một hầm đầy những thứ để ăn, và dưới mái nhà, có một gác xép nơi Bà Ngoại không còn trèo lên nữa từ khi chúng tôi cưa mất một nấc thang làm bà đã bị ngã đau. Lối vào gác xép ở ngay trên khung cửa lớn của phòng ông sĩ quan, và chúng tôi trèo lên đó bằng một sợi thừng. Đó là nơi chúng tôi giấu cuốn sổ tập làm văn, cuốn từ điển của Bố và những đồ vật khác mà chúng tôi buộc lòng phải giữ kín.
Chẳng mấy chốc chúng tôi chế tạo một chiếc chìa khoá mở được tất cả các cửa, và chúng tôi đục những cái lỗ trên sàn gác xép. Nhờ chiếc chìa khoá, chúng tôi có thể tự do chạy quanh quẩn trong nhà khi mọi người đều đi vắng, và, nhờ những cái lỗ, chúng tôi có thể quan sát Bà Ngoại và ông sĩ quan trong phòng của mỗi người, mà không làm họ nghi ngờ.
Chương 3 – Bà Ngoại
Bà Ngoại của chúng tôi là mẹ của Mẹ chúng tôi. Trước khi đến sống trong nhà bà, chúng tôi không hề biết Mẹ chúng tôi lại còn có một bà mẹ.
Chúng tôi gọi bà là Bà Ngoại.
Người ta gọi bà là Mụ Phù Thuỷ.
Bà gọi chúng tôi là “đồ chó đẻ”.
Bà Ngoại thì nhỏ nhắn và gầy. Bà phủ một tấm khăn choàng đen trên đầu. Y phục của bà màu xám sậm. Bà mang những đôi giày lính cũ kỹ. Khi thời tiết dễ chịu, bà đi chân trần. Mặt bà đầy những nếp nhăn, những nốt ruồi nâu và những cái mụt cóc có lông mọc ra. Bà không còn răng, ít nhất là không còn chiếc răng nào trông thấy được.
Bà Ngoại không bao giờ tắm rửa. Bà chùi miệng bằng góc chiếc khăn choàng đầu khi bà ăn xong hay uống xong. Bà không mặc quần lót. Khi bà muốn đái, bà chỉ dừng lại ở bất cứ nơi nào, dang hai chân ra và đái xuống mặt đất ngay bên dưới cái váy. Dĩ nhiên, bà không đái trong nhà.
Bà Ngoại không bao giờ cởi quần áo. Chúng tôi đã rình xem bà trong buồng ngủ vào ban đêm. Bà cởi một cái váy ra, lại có một cái váy khác ở bên dưới. Bà cởi áo khoác ra, lại có một cái áo khoác khác ở bên dưới. Bà đi ngủ như thế. Bà không cởi chiếc khăn choàng đầu.
Bà Ngoại ít nói. Trừ ban đêm. Ban đêm, bà lấy ra một cái chai trên kệ tủ, và nốc thẳng từ cổ chai. Chẳng mấy chốc, bà bắt đầu nói một thứ tiếng mà chúng tôi không biết. Đó không phải là thứ tiếng của những quân nhân ngoại quốc, đó là một thứ tiếng hoàn toàn khác.
! Bằng thứ ngôn ngữ vô danh đó, Bà Ngoại tự tra vấn và trả lời. Đôi khi bà cười, đôi khi bà nổi giận và gào thét. Cuối cùng, hầu như lúc nào cũng vậy, bà bắt đầu khóc, bà lảo đảo bước vào buồng, bà ngã gục lên giường, và chúng tôi nghe bà thổn thức mãi đến khuya.
Chương 4 - Công việc
Chúng tôi phải làm một số công việc nào đó cho Bà Ngoại, nếu không thì bà không cho chúng tôi ăn và bà để chúng tôi ngủ ngoài trời.
Đầu tiên chúng tôi không chịu vâng lời bà. Chúng tôi ngủ ngoài vườn, chúng tôi ăn trái cây và rau đậu sống.
Buổi sáng, trước khi mặt trời lên, chúng tôi thấy Bà Ngoại ra khỏi nhà. Bà không nói gì với chúng tôi. Bà đi rải thức ăn cho bầy gia súc, vắt sữa dê, rồi đem chúng đến bờ sông và cột chúng vào một cái cây. Rồi bà tưới vườn và hái rau, hái trái, chất lên một cái xe cút kít. Bà cũng bỏ thêm vào đó một rổ đầy trứng, một chiếc lồng nhỏ đựng một con thỏ và một con gà hay một con vịt với hai chân bịt trói vào nhau.
Bà đẩy xe cút kít ra chợ, cái đai xe quàng lên chiếc cổ khẳng khiu làm đầu bà gằm xuống. Bà lảo đảo dưới sức nặng. Những ổ gà trên mặt đường và những cục đá làm bà mất thăng bằng, nhưng bà cứ tiếp tục bước, hai bàn chân quặp vào trong, như con vịt. Bà đi lên phố, đến chợ, không nghỉ, không hề dừng xe cút kít một lần nào.
Khi đi chợ về, bà nấu một nồi xúp với những thứ rau đậu không bán hết và làm các thứ mứt với những trái cây thừa. Bà ăn, bà đi nghỉ một giấc trưa ngắn trong vườn nho, bà ngủ một tiếng đồng hồ, rồi bà làm việc trong vườn nho hoặc, nếu ở đó không có việc gì làm, bà trở về nhà, bà bửa củi, bà cho gia súc ăn một lần nữa, bà đem mấy con dê về, bà vắt sữa chúng, bà đi vào rừng, mang nấm và củi đóm về, bà làm phô-mai, bà phơi nấm và đậu, bà xếp các thứ rau đậu khác vào lọ, tưới vườn một lần nữa, xếp đồ đạc vào hầm kho, và c! ứ thế cho đến khi đêm xuống.
Vào buổi sáng ngày thứ sáu, khi bà ra khỏi nhà, chúng tôi đã tưới vườn xong. Chúng tôi bưng giùm bà những thùng nặng đựng đồ ăn cho heo, chúng tôi dắt lũ dê ra bờ sông, chúng tôi giúp bà chất đồ lên xe cút-kít. Khi bà đi chợ về, chúng tôi đang bửa củi.
Trong bữa ăn, Bà Ngoại nói:
Bọn mày hiểu rồi đó. Cái ở với cái ăn, phải có làm mới có hưởng.
Chúng tôi nói:
Không phải vậy. Làm lụng thì khổ sở, nhưng chỉ ngồi không mà nhìn người nào đó làm lụng, thì còn khổ sở hơn nhiều, nhất là người ấy lại già nua.
Bà Ngoại cười khẩy:
Đồ chó đẻ! Bọn mày muốn nói bọn mày tội nghiệp cho tao hả?
Không phải đâu, Bà Ngoại. Chúng con chỉ tự thấy xấu hổ.
Xế trưa, chúng tôi đi kiếm củi trong rừng.
Từ giờ trở đi chúng tôi làm tất cả những công việc mà chúng tôi có thể làm được.
Chương 5 - Cánh rừng và dòng sông
Cánh rừng thì rất lớn, dòng sông thì thật nhỏ. Để vào rừng, chúng tôi phải băng qua dòng sông. Khi nước không nhiều, chúng tôi có thể băng qua bằng cách nhảy từ hòn đá này sang hòn đá kia. Nhưng đôi lúc, khi trời mưa nhiều, nước lên đến hông, thì thứ nước ấy lạnh và đục ngầu. Chúng tôi quyết định dựng một chiếc cầu bằng những viên gạch và những miếng gỗ chúng tôi nhặt được quanh những ngôi nhà đổ nát vì bom.
Chiếc cầu của chúng tôi vững chãi. Chúng tôi khoe nó với Bà Ngoại. Bà đi thử, rồi nói:
Tốt lắm. Nhưng đừng đi quá xa vào rừng. Biên giới ở gần đó, bọn lính sẽ bắn tụi mày. Và trên hết, đừng đi lạc. Tao sẽ không đi tìm bọn mày đâu.
Trong lúc dựng cầu, chúng tôi thấy những con cá. Chúng trốn dưới những tảng đá lớn hay trong bóng rợp của những bụi rậm và những tàn cây đan vào nhau trên mặt sông. Chúng tôi chọn những con cá to nhất, chúng tôi bắt chúng và chúng tôi bỏ chúng vào cái thùng tưới cây được đổ đầy nước. Xẩm tối, khi chúng tôi mang chúng về nhà, Bà Ngoại nói:
Đồ chó đẻ! Làm sao bọn mày bắt được chúng?
Bằng tay. Dễ thôi mà. Chỉ phải đứng im và chờ đợi.
Vậy thì bắt cho thật nhiều. Nhiều chừng nào tốt chừng đó.
Hôm sau, Bà Ngoại đặt cái thùng tưới cây lên xe cút-kít và đem bán những con cá của chúng tôi ở chợ.
Chúng tôi thường vào rừng, chúng tôi không hề đi lạc, chúng tôi biết đi phía nào thì thấy biên giới. Chẳng mấy chốc, đám lính gác biết mặt chúng tôi. Họ không hề bắn chúng tôi. Bà Ngoại dạy chúng tôi phân biệt những loại nấm ăn được và những lo�! �i nấm độc.
Từ rừng, chúng tôi vác những bó củi trên lưng để mang về, còn nấm và hạt dẻ thì bỏ vào trong rổ. Chúng tôi xếp củi dựa ngay ngắn vào những chân tường dưới hàng hiên và chúng tôi nướng hạt dẻ trên lò nếu Bà Ngoại không có mặt ở đó.
Một lần, sâu trong rừng, cạnh một hố bom lớn, chúng tôi tìm thấy một người lính chết. Thân thể hắn vẫn còn nguyên vẹn, trừ đôi mắt bị mất vì lũ quạ. Chúng tôi lượm khẩu súng, những băng đạn và những trái lựu đạn của hắn: chúng tôi giấu khẩu súng trong một bó củi, nhét những băng đạn và những trái lựu đạn vào đáy rổ, dưới những cây nấm.
Về đến nhà Bà Ngoại, chúng tôi cẩn thận gói những vật này vào trong rơm và trong những bao đựng khoai, và chúng tôi chôn chúng dưới cái băng ghế trước cửa sổ của ông sĩ quan.
Chương 6 – Sự dơ bẩn
Ở nhà chúng tôi, trên Phố Lớn, Mẹ thường tắm rửa cho chúng tôi. Dưới vòi sen hay trong bồn tắm. Mẹ cho chúng tôi mặc áo quần sạch sẽ, Mẹ cắt móng tay cho chúng tôi. Để hớt tóc cho chúng tôi, Mẹ dắt chúng tôi đến tiệm hớt tóc. Chúng tôi quen đánh răng sau mỗi bữa ăn.
Ở nhà Bà Ngoại, không thể nào tắm rửa được. Không có buồng tắm, cũng không có cả vòi nước chảy. Chúng tôi phải đi bơm nước giếng ngoài sân và mang vào bằng một cái thùng. Trong nhà không có xà-phòng, không có kem đánh răng, không có bột giặt.
Mọi thứ đều dơ bẩn trong bếp. Sàn gạch đỏ, chỗ lồi chỗ lõm, dính vào hai bàn chân chúng tôi, cái bàn to tướng dính vào hai bàn tay và hai cùi chỏ chúng tôi. Lò nấu thì đen kịt vì cặn dầu, và bốn bức tường thì đen kịt vì bồ hóng. Mặc dù Bà Ngoại có dọn rửa, bát đĩa, thìa, dao vẫn không bao giờ thật sạch, và những cái chảo còn đóng một lớp chất dơ dày cộm. Những miếng giẻ lau bát thì ngả màu xám và có mùi hôi hám.
Thoạt đầu, chúng tôi thậm chí không muốn ăn, nhất là khi thấy cách Bà Ngoại nấu nướng, không rửa tay và quẹt mũi vào tay áo. Thế rồi, chúng tôi chẳng còn lưu ý đến điều đó nữa.
Khi trời ấm, chúng tôi đi tắm sông, chúng tôi rửa mặt và đánh răng với nước giếng. Khi trời lạnh, thì không thể nào tắm rửa đàng hoàng được. Trong nhà không có cái gì lớn đủ để đựng nước. Những tấm khăn trải giường, mền và khăn tắm đều biến mất. Chúng tôi chẳng bao giờ còn thấy cái thùng các-tông to lớn có đựng những thứ mà Mẹ đã mang đến đây.
Bà Ngoại đã bán hết tất cả.
Chúng tôi càng ngày càng ! trở nên bẩn thỉu hơn, quần áo chúng tôi cũng vậy. Chúng tôi lấy quần áo sạch ra từ trong hai cái va-li dưới băng ghế, nhưng chẳng mấy chốc quần áo sạch cũng không còn. Những thứ chúng tôi mặc thì càng ngày càng rách rưới, giày thì mòn lủng. Lúc nào thuận tiện, chúng tôi đi chân trần và chỉ mặc quần lót hay quần dài ống. Lòng bàn chân của chúng tôi cứng lại, chúng tôi không còn cảm giác gì với những cái gai và những mảnh đá. Da chúng tôi sậm lại, ống chân và cánh tay chúng tôi mang đầy những vết xước, những vết cắt, những cái vảy mủ, những vết côn trùng chích. Móng tay móng chân chúng tôi, không bao giờ được cắt tỉa, bị gãy đi, và tóc chúng tôi, gần thành màu trắng vì bị nắng đốt, dài xuống đến vai.
Hố xí thì ở cuối vườn. Không bao giờ có giấy. Chúng tôi chùi đít bằng những chiếc lá to nhất của những loại cây nào đó.
Chúng tôi bốc ra cái mùi hỗn hợp của cứt bò, cá, cỏ, nấm, khói, sữa, phô-mai, bùn, đất sét, đất thịt, mồ hôi, nước đái, và mùi meo mốc.
Chúng tôi hôi hám như Bà Ngoại.
Chương 7 – Bài thực tập cho thể xác cứng cáp
Bà Ngoại thường đánh chúng tôi, bằng hai bàn tay xương xẩu, bằng một cái chổi hay bằng một miếng giẻ ướt. Bà kéo tai chúng tôi và túm tóc chúng tôi.
Những người khác tát tai và đá đạp chúng tôi, thậm chí chúng tôi cũng không biết tại sao.
Những cú đánh ấy gây đau đớn và làm chúng tôi khóc.
Những lần té ngã, những vết xước, những chỗ đứt thịt, sự lao động, cái lạnh và cái nóng cũng gây đau đớn nữa.
Chúng tôi quyết định làm cho thể xác chúng tôi cứng cáp hơn để có thể chịu đựng sự đau đớn mà không khóc.
Chúng tôi bắt đầu bằng cách tát tai nhau, rồi đấm nhau. Thấy mặt chúng tôi sưng vù, Bà Ngoại hỏi:
Ai đánh bọn mày đấy?
Chính chúng con đấy, Bà Ngoại.
Bọn mày đánh nhau à? Tại sao?
Chẳng tại sao cả, Bà Ngoại. Đừng lo, đó chỉ là một bài thực tập.
Một bài thực tập? Bọn mày khùng thật rồi! Cũng chẳng sao, nếu bọn mày lấy đó làm vui…
Chúng tôi cởi trần truồng. Đứa này thay phiên quất đứa kia bằng dây nịt. Chúng tôi nói theo từng cú quất:
Không đau.
Chúng tôi quất mạnh hơn, càng lúc càng mạnh hơn.
Chúng tôi đút bàn tay vào lửa. Chúng tôi dùng dao cắt vào sườn chúng tôi, cánh tay chúng tôi, ngực chúng tôi, và đổ cồn lên những vết thương. Mỗi lần làm thế, chúng tôi nói:
Không đau.
Sau một thời gian, chúng tôi thực sự không còn cảm giác gì nữa. Đó là một kẻ nào khác bị đau, một kẻ nào khác bị phỏng lửa, bị cắt đứt da, chịu đựng hành hạ.
Chúng tôi không còn khóc nữa.
Khi Bà Ngoại nổi giận và gào thét, chúng tôi nói:
Đừn! g gào nữa, Bà Ngoại, hãy đánh đi.
Khi bà đánh chúng tôi, chúng tôi nói:
Đánh nữa đi, Bà Ngoại! Xem này, chúng con đưa cái má bên kia cho bà, như trong Thánh Kinh đã viết. Bà Ngoại cứ đánh thêm vào cái má bên kia.
Bà đáp:
Cầu cho quỷ nó bắt bọn mày cùng với cái Thánh Kinh và những cái má của bọn mày!
Chương 8 – Ông tuỳ phái
Chúng tôi nằm trên băng ghế hình góc vuông ở trong bếp. Đầu chúng tôi chạm nhau. Chúng tôi chưa ngủ, nhưng mắt chúng tôi nhắm lại. Có ai đẩy cửa vào. Chúng tôi mở mắt. Ánh sáng của một chiếc đèn pin làm chúng tôi loá mắt. Chúng tôi hỏi:
Ai đó?
Một giọng đàn ông đáp:
Không có sợ. Các bạn không có sợ. Hai người các bạn là hay tôi nhiều uống quá?*
Ông cười, ông thắp cây đèn dầu trên bàn và tắt đèn pin. Bây giờ chúng tôi có thể thấy ông rõ ràng. Ông là một người lính ngoại quốc, không cấp bậc. Ông nói:
Tôi là tuỳ phái của đại uý. Các anh làm cái gì đó?*
Chúng tôi nói:
Chúng tôi sống ở đây. Đây là nhà của Bà Ngoại.
Các anh cháu ngoại của Mụ Phù Thuỷ? Tôi chưa bao giờ thấy các anh. Các anh ở đây từ lúc nào?*
Được hai tuần nay.
À! Tôi thì đi phép về nhà của tôi, trong làng tôi. Cười nhiều.*
Chúng tôi hỏi:
Làm sao ông nói được ngôn ngữ của chúng tôi?
Ông nói:
Mẹ tôi sinh ở đây, trong nước các anh. Đến làm việc trong nước tôi, hầu bàn trong quán rượu. Gặp cha tôi, cưới với. Khi tôi nhỏ, mẹ tôi nói với tôi tiếng các anh. Nước các anh và nước tôi, là những nước bạn. Đánh kẻ thù cùng nhau. Hai anh đến từ đâu?*
Từ Phố Lớn.
Phố Lớn, nhiều nguy hiểm. Bùm! Bùm!*
Vâng, và không còn gì để ăn.
Ở đây, tốt để ăn. Táo, heo, gà, đủ thứ. Các anh ở lâu? Hay chỉ nghỉ hè?*
Chúng tôi ở đây đến khi hết chiến tranh.
Chiến tranh sớm hết. Các anh ngủ ở đây? Ghế trống, cứng, lạnh. Mụ Phù Thuỷ không muốn đem các anh vào phòng?*!
Chúng tôi không muốn ngủ trong buồng Bà Ngoại. Bà ngáy và bà hôi hám. Chúng tôi có mền và khăn trải giường, nhưng bà đã bán mất rồi.
Ông tuỳ phái lấy nước nóng từ cái vạc trên lò và nói:
Tôi phải chùi phòng. Đại uý cũng đi phép về tối nay hay sáng mai.*
Ông đi ra. Vài phút sau, ông trở lại. Ông mang cho chúng tôi hai cái mền xám của quân đội.
Không bán cái đó, Mụ Phù Thuỷ già. Nếu bà ấy quá tệ, các anh nói cho tôi. Tôi, bùm, bùm, tôi giết.*
Ông lại cười. Ông đắp mền cho chúng tôi, tắt đèn, và rời phòng.
Ban ngày, chúng tôi giấu hai cái mền trên gác xép.
Chương 9 – Bài thực tập cho tâm hồn cứng cáp
Bà Ngoại nói với chúng tôi:
Bọn chó đẻ!
Người ta nói với chúng tôi:
Lũ con của Mụ Phù Thuỷ! Đám con của đĩ!
Những kẻ khác nói:
Đồ ngu xuẩn! Quân đầu trộm đuôi cướp! Bọn hỗn láo! Đồ lỗ đít! Lũ bẩn thỉu! Đồ heo! Bọn mạt hạng! Lũ con hoang! Đồ cứt són! Quân chết tiệt! Nòi sát nhân!
Khi chúng tôi nghe những chữ đó, mặt chúng tôi đỏ lên, tai chúng tôi lùng bùng, mắt chúng tôi cay xót, đầu gối chúng tôi bủn rủn.
Chúng tôi không muốn đỏ mặt hay bủn rủn nữa, chúng tôi muốn quen với những lời nhục mạ, những chữ gây tổn thương.
Chúng tôi ngồi xuống đối diện nhau bên cái bàn trong bếp, nhìn thẳng vào mắt nhau, chúng tôi nói càng lúc càng nhiều chữ tàn độc hơn nữa.
Một đứa nói:
Cục cứt! Cái lỗ đít!
Đứa kia nói:
Đéo cái lỗ đít! Thằng con hoang!
Chúng tôi tiếp tục nói như thế cho đến khi những chữ ấy không còn chạm vào não chúng tôi nữa, thậm chí không còn chạm vào tai chúng tôi nữa.
Chúng tôi thực tập cách này chừng nửa giờ mỗi ngày, rồi chúng tôi ra ngoài đi bộ trên các đường phố.
Chúng tôi chọc cho người ta xúc phạm chúng tôi, và chúng tôi nhận thấy rằng bây giờ chúng tôi đã đạt đến trình độ bất chấp mọi thứ.
Nhưng còn có những chữ cũ.
Trước kia mẹ vẫn thường nói với chúng tôi:
Các con cưng của mẹ! Các con yêu quý của mẹ! Niềm vui của mẹ! Các con bé bỏng dễ thương của mẹ!
Khi chúng tôi nhớ đến những chữ đó, mắt chúng tôi đầy lệ.
Những chữ đó, chúng tôi phải quên, vì bây giờ không ai nói những chữ như thế với! chúng tôi và vì hồi ức của chúng tôi về những chữ đó là một gánh nặng quá sức chịu đựng.
Thế rồi, chúng tôi bắt đầu thực tập theo một cách khác.
Chúng tôi nói:
Các con cưng của mẹ! Các con yêu quý của mẹ! Mẹ yêu các con… Mẹ sẽ không bao giờ xa các con… Mẹ sẽ không bao giờ yêu ai ngoài các con… Mãi mãi… Các con là cả cuộc đời của mẹ…
Trước sức mạnh của sự lặp lại, những chữ này dần dần mất ý nghĩa của chúng, và sự đau đớn chất chứa trong chúng cũng nguôi đi.
Chương 10 – Trường học
Chuyện này xảy ra cách đây ba năm.
Lúc ấy vào buổi tối. Bố mẹ chúng tôi nghĩ chúng tôi đang ngủ. Trong một phòng khác, họ nói về chúng tôi.
Mẹ nói:
Chúng nó không chịu xa nhau.
Bố nói:
Chúng sẽ chỉ xa nhau trong giờ học mà thôi.
Mẹ nói:
Chúng không chịu.
Chúng sẽ phải chịu. Điều đó cần thiết cho chúng. Mọi người đều nói như thế. Các giáo viên, các nhà tâm lý. Thoạt đầu sẽ có khó khăn, nhưng chúng sẽ quen với điều đó.
Mẹ nói:
Không, không bao giờ. Em biết chúng nó mà. Chúng nó chỉ là một người và cùng là một người.
Bố nói lớn tiếng hơn:
Nói cho đúng, vậy là không bình thường. Chúng nghĩ cùng một điều, chúng làm cùng một việc. Chúng sống trong một thế giới khác. Trong một thế giới của riêng chúng. Mọi sự như thế là không lành mạnh lắm. Thậm chí nó làm anh lo lắng. Đúng thế, chúng nó làm anh lo lắng. Chúng nó thật kỳ quặc. Chẳng ai biết chúng nó suy nghĩ cái gì. Chúng nó quá già dặn so với tuổi chúng nó. Chúng nó biết quá nhiều.
Mẹ cười:
Anh sẽ không phiền trách chúng vì sự thông minh của chúng đấy chứ?
Chẳng có gì đáng buồn cười cả. Tại sao em lại cười?
Mẹ trả lời:
Trẻ sinh đôi bao giờ cũng có vấn đề, nhưng điều đó chẳng phải là một bi kịch. Mọi thứ rồi sẽ đâu vào đấy cả thôi.
Bố nói:
Đúng, mọi thứ sẽ đâu vào đấy nếu chúng ta chia cách chúng nó ra. Mỗi cá nhân phải có một cuộc sống của riêng mình.
Vài ngày sau, chúng tôi bắt đầu đến trường. Mỗi đứa ở một lớp khác nhau. Cả hai đứa đều ngồi hàng ghế �! �ầu.
Chúng tôi cách xa nhau bằng cả chiều dài của nhà trường. Khoảng cách ấy thật quái dị, nỗi đau đớn không thể chịu nổi. Giống như người ta cắt mất nửa thân thể của chúng tôi. Chúng tôi mất thăng bằng, chúng tôi chóng mặt, chúng tôi té xuống, chúng tôi bất tỉnh.
Chúng tôi tỉnh dậy trong chiếc xe cứu thương đang chở chúng tôi đến bệnh viện.
Mẹ đến tìm chúng tôi. Mẹ mỉm cười và nói:
Các con sẽ ngồi chung một lớp kể từ ngày mai.
Về đến nhà, Bố chỉ nói với chúng tôi:
Những thằng giả đò!
Chẳng bao lâu sau đó, ông ra mặt trận. Bố là một phóng viên, một đặc phái viên chiến trường.
Chúng tôi đi học được hai năm rưỡi. Các thầy giáo rồi cũng ra mặt trận; các cô giáo đến dạy thay cho họ. Sau đó, trường đóng cửa vì có quá nhiều lần báo động và máy bay thả bom.
Chúng tôi đã học đọc, viết, làm toán.
Ở nhà Bà Ngoại, chúng tôi quyết định tiếp tục học mà không cần thầy, chỉ tự học.
Chương 11 – Mua giấy, sổ chi chép và bút chì
Ở nhà Bà Ngoại, không có giấy, cũng không có bút chì. Chúng tôi đi tìm trong một cửa hiệu gọi là: “Tiệm Sách và Dụng Cụ Văn Phòng”. Chúng tôi chọn một xấp giấy, hai cây bút chì và một cuốn sổ lớn dày. Chúng tôi đặt tất cả những thứ đó lên cái quầy thu ngân trước mặt người đàn ông mập mạp đang đứng bên kia quầy. Chúng tôi nói với ông ấy:
Chúng cháu cần những vật này, nhưng chúng cháu không có tiền.
Ông bán sách nói:
Cái gì? Nhưng… chúng mày phải trả tiền.
Chúng tôi lặp lại:
Chúng cháu không có tiền, nhưng chúng cháu tuyệt đối cần những vật này.
Ông bán sách nói:
Trường đóng cửa. Không ai cần vở hay bút chì nữa.
Chúng tôi nói:
Chúng cháu học ở nhà. Chỉ riêng chúng cháu tôi, chúng cháu tự học.
Bảo cha mẹ chúng mày cho tiền.
Bố chúng cháu đang ở ngoài mặt trận, còn Mẹ chúng cháu đã ở lại Phố Lớn. Chúng cháu sống ở nhà Bà Ngoại, bà cũng không có tiền.
Ông bán sách nói:
Chúng mày không thể mua bất cứ thứ gì mà không trả tiền.
Chúng tôi không nói gì nữa, chúng tôi chỉ nhìn ông bán sách. Ông cũng nhìn chúng tôi. Trán ông ướt đẫm mồ hôi. Một lát sau, ông quát lên:
Đừng nhìn tao như vậy! Đi đi!
Chúng tôi nói:
Chúng cháu sẵn lòng phụ trợ cho một số công việc nào đó để đổi lấy những vật này. Tưới vườn cho ông, chẳng hạn, nhổ cỏ dại, khiêng hàng hoá…
Ông bán sách lại quát lên:
Tao không có vườn! Tao không cần chúng mày! Và trước hết, chúng mày nói năng bình thường không được sao?
Chúng cháu vẫn nói năng ! bình thường mà.
Ở tuổi chúng mày mà lại nói: “sẵn lòng phụ trợ”, nói năng như vậy là bình thường, hả?
Chúng cháu nói một cách chính xác.
Quá chính xác, đúng thế. Tao không ưa cái lối nói năng của chúng mày chút nào! Cả cái lối chúng mày nhìn tao nữa! Xéo ngay!
Chúng tôi hỏi:
Ông có nuôi gà không, thưa ông?
Ông bán sách chặm mồ hôi trên khuôn mặt trắng nhợt bằng một chiếc khăn mùi-soa trắng. Ông hỏi chứ không quát tháo:
Gà? Tại sao gà?
Tại vì nếu ông không có gà, chúng cháu có thể đem biếu ông một số trứng để đổi lấy những vật dụng mà chúng cháu không thể thiếu được.
Ông bán sách nhìn chúng tôi, không nói một lời.
Chúng tôi nói:
Giá trứng tăng từng ngày. Ngược lại, giá giấy và bút chì thì…
Ông bán sách ném xấp giấy của chúng tôi, hai cây bút chì của chúng tôi, cuốn sổ của chúng tôi về phía cửa và gào lên:
Cút ngay! Tao không cần trứng của chúng mày! Lấy hết các thứ ấy đi, và đừng trở lại nữa!
Chúng tôi lượm các vật dụng ấy một cách cẩn trọng và chúng tôi nói:
Rất tiếc, chúng cháu buộc lòng phải trở lại khi chúng cháu đã dùng hết giấy và bút chì.
Chương 12 - Việc học của chúng tôi
Để học, chúng tôi có cuốn từ điển của Bố và cuốn Thánh Kinh mà chúng tôi tìm thấy ở nhà Bà Ngoại, trên gác xép.
Chúng tôi có những bài học về chính tả, cách làm văn, tập đọc, tính nhẩm, đại số và những bài luyện trí nhớ.
Chúng tôi sử dụng từ điển để sửa lỗi chính tả, để tìm định nghĩa, nhưng cũng để học thêm những chữ mới, những từ đồng nghĩa và phản nghĩa.
Chúng tôi dùng Thánh Kinh để tập đọc, tập viết ám tả, và luyện trí nhớ. Vì thế chúng tôi đã học thuộc lòng nhiều trang Thánh Kinh.
Đây là cách chúng tôi tiến hành một bài tập làm văn:
Chúng tôi ngồi tại bàn trong bếp với xấp giấy có kẻ ô, hai cây bút chì, và Cuốn Sổ Lớn. Chỉ có hai đứa chúng tôi.
Một đứa nói:
Đề bài của anh là: “Đến nhà Bà Ngoại”.
Đứa kia nói:
Đề bài của anh là: “Công việc của chúng tôi.”
Chúng tôi bắt đầu viết. Chúng tôi có hai tiếng đồng hồ để xử lý đề tài và có hai tờ giấy để viết nháp.
Sau hai tiếng đồng hồ, chúng tôi trao đổi những tờ nháp của mình, đứa này sửa lỗi chính tả cho đứa kia bằng cách tra từ điển và viết xuống ở cuối trang giấy: “Tốt”, hoặc “Không tốt”. Nếu “Không tốt”, chúng tôi ném bài văn vào lửa và chúng tôi cố gắng xử lý đề tài đó một lần nữa trong buổi học kế tiếp. Nếu “Tốt”, chúng tôi có thể chép bài văn vào Cuốn Sổ Lớn.
Để quyết định là “Tốt” hay “Không tốt”, chúng tôi có một quy tắc rất đơn giản: bài văn phải trung thực. Chúng tôi phải miêu tả cái gì có thật, c! ái gì chúng tôi thấy, cái gì chúng tôi nghe, cái gì chúng tôi làm.
Ví dụ, không được phép viết: “Bà Ngoại giống như Mụ Phù Thuỷ”; nhưng được phép viết: “Người ta gọi Bà Ngoại là Mụ Phù Thuỷ.”
Không được phép viết: “Phố Nhỏ thì đẹp”, bởi Phố Nhỏ có thể đẹp đối với chúng tôi nhưng xấu đối với người khác.
Cũng thế, nếu chúng tôi viết: “Ông tuỳ phái thì dễ thương”, đó không phải là sự thật, vì ông tuỳ phái có thể có những ác ý mà chúng tôi không biết. Do đó chúng tôi chỉ viết: “Ông tuỳ phái cho chúng tôi vài cái mền.”
Chúng tôi viết: “Chúng tôi ăn nhiều quả hạnh”, chứ không viết: “Chúng tôi yêu những quả hạnh”, bởi chữ “yêu” là một chữ không chắc chắn, nó thiếu sự chính xác và sự khách quan. “Yêu những quả hạnh” và “yêu Mẹ” không có nghĩa giống nhau. Dạng thức thứ nhất chỉ một vị ngon trong miệng, và dạng thức thứ hai diễn tả một xúc cảm.
Những chữ định tính các xúc cảm thì rất mơ hồ. Tốt hơn nên tránh dùng chúng, và hãy chú tâm vào việc miêu tả các vật thể, con người, và chính mình, nghĩa là miêu tả trung thành các sự kiện.
Chương 13 – Bà hàng xóm và đứa con gái
Bà hàng xóm của chúng tôi là một người đàn bà ít tuổi hơn Bà Ngoại. Bà ở với đứa con gái trong cái nhà cuối cùng của Phố Nhỏ. Đó là một cái nhà lụp xụp mục nát, mái nhà thủng nhiều chỗ. Chung quanh nhà ấy có một mảnh vườn, nhưng nó không được chăm sóc như vườn của Bà Ngoại. Không có gì mọc ở đó trừ cỏ dại.
Bà hàng xóm ngồi suốt ngày trên một chiếc ghế trong vườn và nhìn thẳng về phía trước, nhìn cái gì chẳng ai biết. Ban đêm, hay khi trời mưa, con gái bà nắm tay dắt bà vào nhà. Đôi lúc, đứa con gái quên bà hay không có ở nhà, thì bà ngồi đó suốt đêm, bất kể thời tiết.
Người ta nói bà hàng xóm của chúng tôi bị điên, bị mất trí từ khi người đàn ông làm cho bà có thai đã bỏ rơi bà.
Bà Ngoại nói bà hàng xóm của chúng tôi chỉ đơn giản là lười biếng và muốn sống nghèo khổ chứ không chịu làm lụng.
Đứa con gái của bà hàng xóm không cao to hơn chúng tôi nhưng nó hơn chúng tôi vài tuổi. Suốt ngày, nó đi ăn mày trên phố, trước những quán giải khát, tại những góc đường. Ở chợ, nó lượm những thứ rau đậu và trái cây thối rữa mà người ta vất bỏ và nó mang về nhà. Nó cũng ăn cắp bất cứ thứ gì có thể ăn cắp. Nhiều lần chúng tôi đã phải đuổi nó ra khỏi vườn lúc nó đang rắp tâm ăn cắp trái cây hay trứng gà.
Một lần, chúng tôi bắt quả tang nó đang uống sữa bằng cách bú vú những con dê.
Khi nó thấy chúng tôi, nó đứng lên, chùi miệng vào mu bàn tay, bước lùi lại, và nói:
Đừng đánh tao!
Nó nói thêm:
Tao chạy nhanh lắm. Tụi mày không bắt được tao đâu.
Chúng tôi nhìn nó. Đây l�! � lần đầu tiên chúng tôi thấy nó ở khoảng cách gần. Nó có một cái môi sứt, mắt nó lé, mũi nó chảy nước thò lò và nơi khoé hai con mắt đỏ lừ của nó dính ghèn vàng khè. Chân tay nó đầy những cái mụn nước.
Nó nói:
Tên tao là Sứt Môi. Tao thích sữa.
Nó mỉm cười. Răng nó đen.
Tao thích sữa, nhưng tao thích nhất là bú cái vú con dê. Sướng lắm. Nó vừa cứng lại vừa mềm.
Chúng tôi không nói lời nào. Nó bước đến gần.
Tao cũng thích bú một thứ khác nữa.
Nó giơ tay ra, chúng tôi lùi lại. Nó nói:
Tụi mày không muốn à? Tụi mày không muốn chơi với tao à? Tao rất muốn. Tụi mày đẹp trai quá.
Nó cúi đầu xuống, nói:
Tao ghê tởm tụi mày.
Chúng tôi nói:
Không, chị không ghê tởm chúng tôi.
Tao biết rồi. Tụi mày còn nhỏ quá, nhút nhát quá. Nhưng, với tao, tụi mày không cần phải xấu hổ. Tao sẽ dạy cho tụi mày nhiều trò chơi vui lắm.
Chúng tôi nói:
Chúng tôi không bao giờ chơi.
Thế thì cả ngày tụi mày làm gì?
Chúng tôi làm việc, chúng tôi học.
Tao, tao ăn xin, tao ăn cắp và tao chơi.
Chị cũng bận rộn chăm sóc cho mẹ của chị nữa. Chị là một cô gái tốt.
Nó vừa nói vừa bước đến gần chúng tôi:
Tụi mày thấy tao tốt à? Thật không?
Thật. Và nếu chị cần bất cứ thứ gì cho mẹ của chị hay cho chị, chị chỉ cần hỏi chúng tôi. Chúng tôi sẽ cho chị trái cây, rau đậu, cá, sữa.
Nó bắt đầu gào lên:
Tao không cần trái cây của tụi mày, cá của tụi mày, sữa của tụi mày! Tất cả những thứ đó, tao ăn cắp được. Cái mà tao cần là tụi mày ! thương ! tao. Không có ai thương tao. Ngay cả mẹ tao. Nhưng tao cũng không còn thương ai nữa. Kể cả mẹ tao, kể cả tụi mày! Tao ghét tụi mày!
Chương 14 – Tập ăn xin
Chúng tôi mặc vào những thứ áo quần dơ dáy và rách rưới, chúng tôi cởi giày ra, chúng tôi bôi lem luốc mặt mũi và hai bàn tay. Chúng tôi đi ra đường. Chúng tôi dừng lại, chúng tôi chờ đợi.
Khi một viên sĩ quan ngoại quốc đi ngang qua trước mặt chúng tôi, chúng tôi nhấc tay phải lên chào và chìa tay trái ra. Thường thì viên sĩ quan cứ tiếp tục đi qua, không dừng lại, không thấy chúng tôi, không nhìn chúng tôi.
Rốt cuộc cũng có một viên sĩ quan dừng lại. Ông nói điều gì đó bằng một thứ tiếng mà chúng tôi không hiểu. Ông hỏi chúng tôi. Chúng tôi không trả lời, chúng tôi đứng bất động, một tay nhấc lên, tay kia chìa ra trước mặt. Thế rồi ông lục lọi trong túi quần, ông đặt một đồng xua hay một mẩu sô-cô-la lên bàn tay dơ bẩn của chúng tôi, và ông vừa bước đi vừa lắc đầu.
Chúng tôi tiếp tục chờ đợi.
Một người đàn bà đi qua. Chúng tôi chìa tay ra. Bà nói:
Tội nghiệp lũ trẻ. Cô không có gì cho các cháu.
Bà vuốt tóc chúng tôi.
Chúng tôi nói:
Cảm ơn.
Một bà khác cho chúng tôi hai trái táo, một bà khác nữa lại cho vài cái bánh bít-quy.
Một bà đi ngang qua. Chúng tôi chìa tay ra, bà dừng lại, bà nói:
Bọn mày đi ăn xin mà không xấu hổ à? Về nhà tao, có những việc nho nhỏ dễ dàng cho bọn mày. Bửa củi, chẳng hạn, hay quét sân. Bọn mày to xác và mạnh đủ để làm những việc như vậy. Sau đó, nếu bọn mày làm tốt, tao sẽ cho bọn mày ăn xúp và bánh mì.
Chúng tôi đáp:
Chúng tôi không muốn làm việc cho bà, thưa bà. Chúng tôi không muốn ăn xúp của bà, cũng không muốn ăn bánh mì của bà. Chúng tôi không ! đói.
Bà hỏi:
Thế thì tại sao bọn mày ăn xin?
Để biết nó có cảm giác thế nào và để quan sát phản ứng của người ta.
Bà vừa bước đi vừa gào lên:
Bọn ranh con lưu manh bẩn thỉu! Lại còn hỗn láo nữa!
Lúc đi về, chúng tôi vất bỏ những trái táo, những mẩu bánh bít-quy, sô-cô-la, và những đồng xu vào đám cỏ cao ven đường.
Cái vuốt tóc thì không thể nào vất bỏ được.
Chương 15 – Sứt Môi
Chúng tôi câu cá nơi dòng sông. Sứt Môi chạy qua. Nó không thấy chúng tôi. Nó nằm xuống cỏ, kéo váy lên. Nó không có quần lót. Chúng tôi thấy cặp mông đít phơi truồng của nó và nhúm lông giữa hai chân nó. Chúng tôi chưa có lông giữa hai chân. Sứt Môi có, nhưng rất ít.
Sứt Môi huýt sáo. Một con chó chạy đến. Đó là con chó của chúng tôi. Nó ôm con chó và nhào lăn với con chó trong đám cỏ. Con chó sủa, vuột ra khỏi tay nó, giũ lông, và chạy đi. Sứt Môi kêu con chó bằng một giọng dịu dàng trong lúc dùng các ngón tay tự vuốt ve cái hĩm của mình.
Con chó trở lại, ngửi cái hĩm của Sứt Môi dăm ba lần và bắt đầu liếm nó.
Sứt Môi dang hai chân ra, dùng hai tay ghì đầu con chó vào bụng mình. Nó thở rất mạnh và quằn quại.
Cu của con chó lòi ra, thon và đỏ, càng lúc càng dài. Con chó ngóc đầu, cố leo lên lưng Sứt Môi.
Sứt Môi xoay lại, lom khom bò trên hai đầu gối, đưa mông đít cho con chó. Con chó gác hai chân trước lên lưng của Sứt Môi, cặp chân sau run rẩy. Nó dò dẫm, càng lúc càng xáp đến gần hơn, lách vào giữa hai chân của Sứt Môi, áp sát vào mông đít của đứa con gái. Nó hẩy tới tui lia lịa. Sứt Môi kêu lên và, sau một lúc, ngã sấp xuống đất.
Con chó từ từ bước đi.
Sứt Môi nằm trên mặt đất một lát, rồi nó nhỏm dậy, trông thấy chúng tôi, nó đỏ mặt. Nó hét lên:
Bọn rình rập dơ bẩn! Tụi mày đã thấy cái gì?
Chúng tôi đáp:
Chúng tôi thấy chị chơi với con chó của chúng tôi.
Nó hỏi:
Tao có còn là bạn của tụi mày không?
Còn. Và chúng tôi cho phép chị chơi với con chó của chúng tôi bất cứ lú! c nào chị muốn.
Và tụi mày sẽ không kể cho ai nghe tụi mày đã thấy điều gì chứ?
Nó ngồi lên cỏ, nó khóc:
Chỉ có súc vật mới thương tao.
Chúng tôi hỏi:
Có phải thật là mẹ chị bị điên không?
Không. Bà ấy chỉ bị điếc và mù.
Cái gì đã xảy đến cho bà ấy?
Không có gì cả. Không có gì đặc biệt cả. Một ngày nọ, bà trở nên mù loà, rồi sau đó, bà trở nên điếc. Bà nói tao cũng sẽ bị như thế. Tụi mày đã thấy cặp mắt tao chưa? Buổi sáng, lúc tao thức dậy, hai hàng lông nheo của tao dính vào nhau, hai mắt tao đầy ghèn.
Chúng tôi nói:
Chăc chắn đó là thứ bệnh có thể chữa được bằng thuốc.
Nó nói:
Có lẽ. Nhưng làm sao đến gặp bác sĩ mà không có tiền? Nói cho cùng, cũng chẳng có một bác sĩ nào cả. Họ đều ở mặt trận.
Chúng tôi hỏi:
Còn hai cái tai của chị? Chúng có đau không?
Không, tao không có vấn đề gì cả. Và tao cũng nghĩ mẹ tao chẳng có vấn đề gì. Bà ấy giả vờ không nghe bất cứ điều gì để tránh trả lời những câu hỏi của tao.
Chương 16 – Tập mù và điếc
Một đứa trong chúng tôi làm thằng mù, đứa kia làm thằng điếc. Để thực hiện, trước hết, thằng mù lấy một tấm khăn choàng đen của Bà Ngoại buộc lên hai con mắt, thằng điếc thì nhét cỏ vào hai lỗ tai. Tấm khăn choàng hôi hám như Bà Ngoại.
Chúng tôi nắm tay nhau, chúng tôi đi lang thang trong lúc có còi báo động máy bay sắp dội bom, người ta đang trốn dưới gầm nhà, và đường phố vắng ngắt.
Thằng điếc miêu tả những gì nó thấy:
Con đường thì hẹp và dài. Hai bên đường là những ngôi nhà thấp, không có lầu. Chúng có màu trắng, xám, hồng, vàng và xanh. Ở cuối con đường, tôi thấy một công viên với cây cối và một bể nước phun. Bầu trời thì xanh, với vài đám mây trắng. Tôi thấy những chiếc máy bay. Năm chiếc oanh tạc cơ. Chúng đang bay thấp.
Thằng mù nói chậm rãi để thằng điếc có thể đọc được môi mình:
Tôi nghe những chiếc máy bay. Chúng đang tạo ra một âm thanh khục khặc trầm trầm. Bộ máy của chúng làm việc nặng nhọc. Chúng được chất đầy những trái bom. Bây giờ, chúng đã bay đi. Tôi nghe tiếng chim kêu trở lại. Ngoài ra, tất cả đều im lặng.
Thằng điếc đọc môi thằng mù và trả lời:
Đúng, đường phố trống trơn.
Thằng mù nói:
Chẳng được mấy chốc. Tôi nghe những bước chân đến gần từ con hẻm bên trái.
Thằng điếc nói:
Anh nói đúng. Đây rồi, một người đàn ông.
Thằng mù hỏi:
Ông ấy trông thế nào?
Thằng điếc trả lời:
Giống như tất cả những người khác. Nghèo, già.
Thằng mù nói:
Tôi biết thế. Tôi nhận ra bước chân của người già. Tôi! cũng nghe đó là hai bàn chân trần, vì vậy tôi biết ông ấy nghèo.
Thằng điếc nói:
Ông ấy hói đầu. Ông ấy mặc một cái áo khoác cũ của quân đội. Ông ấy mặc một cái quần ngắn củn. Hai bàn chân ông ấy bẩn thỉu.
Cặp mắt thì thế nào?
Tôi không thấy cặp mắt. Ông ấy nhìn xuống đất.
Còn cái miệng?
Cặp môi móm xọm. Chắc ông ấy đã mất hết răng.
Hai bàn tay?
Trong túi áo khoác. Những cái túi áo to tướng và đầy những thứ gì đó. Những củ khoai, hay những quả hạnh, chúng làm túi áo nổi lên từng cục u. Ông ấy ngẩng đầu lên, ông ấy nhìn chúng ta. Nhưng tôi không nhận ra màu mắt ông ấy.
Anh không thấy điều gì khác sao?
Những nếp nhăn, sâu như những vết sẹo, trên mặt.
Thằng mù nói:
Tôi nghe còi hụ báo hiệu đã hết đợt oanh tạc. Ta hãy về nhà.
Sau đó một thời gian, chúng tôi không còn cần tấm khăn choàng để bịt mắt hay cỏ để nhét tai. Đứa làm thằng mù chỉ cần xoay cái nhìn vào bên trong, đứa làm thằng điếc chỉ cần đóng hai lỗ tai trước mọi tiếng động.
Chương 17 – Kẻ đào ngũ
Chúng tôi phát hiện một người đàn ông trong rừng. Một người đàn ông còn sống, một người đàn ông trẻ, không mặc quân phục. Ông đang nằm dưới một bụi cây. Ông nhìn chúng tôi, bất động.
Chúng tôi hỏi ông:
Tại sao ông nằm ở đây?
Ông đáp:
Tôi không thể bước đi được nữa. Tôi đến đây từ bên kia biên giới. Tôi đã đi bộ suốt hai tuần. Đêm và ngày. Đặc biệt là đêm. Bây giờ tôi quá yếu. Tôi đói. Tôi không ăn đã ba ngày.
Chúng tôi hỏi:
Tại sao ông không mặc quân phục? Tất cả thanh niên đều mặc quân phục. Tất cả họ đều là lính.
Ông nói:
Tôi không muốn làm lính nữa.
Ông không muốn chiến đấu với quân thù nữa hay sao?
Tôi không muốn đánh nhau với bất cứ ai. Tôi không có kẻ thù. Tôi muốn về nhà.
Nhà ông ở đâu?
Vẫn còn xa lắm. Tôi sẽ không bao giờ về đến đó nếu tôi không tìm được cái gì để ăn.
Chúng tôi hỏi:
Sao ông không đi mua một cái gì đó đẻ ăn? Ông không có tiền hả?
Không, tôi không có tiền và tôi không thể để người ta thấy tôi. Tôi phải núp. Không ai được thấy tôi cả.
Tại sao?
Tôi rời bỏ đơn vị mà không có giấy phép. Tôi trốn đi. Tôi là một kẻ đào ngũ. Nếu người ta thấy tôi, tôi sẽ bị bắn hay treo cổ.
Chúng tôi hỏi:
Như một kẻ sát nhân?
Đúng, hoàn toàn như một tên giết người.
Thế nhưng, ông lại không muốn giết ai cả. Ông chỉ muốn về nhà.
Vâng, tôi chỉ muốn về nhà.
Chúng tôi hỏi:
Ông muốn chúng tôi mang đến cái gì để ông ăn?
Cái gì cũng được.
S�! ��a dê, trứng luộc, bánh mì, trái cây?
Vâng, vâng, bất cứ cái gì.
Chúng tôi hỏi:
Và một tấm chăn? Ban đêm trời lạnh và thường có mưa.
Vâng, nhưng các cậu đừng để cho ai thấy. Và các cậu không nói điều gì với bất cứ ai, có phải không? Ngay cả không nói với mẹ các cậu.
Chúng tôi đáp:
Sẽ không có ai thấy chúng tôi, chúng tôi không nói điều gì với bất cứ ai và chúng tôi không có mẹ.
Lúc chúng tôi trở lại với thức ăn và tấm chăn, ông nói:
Các cậu tử tế quá.
Chúng tôi nói:
Chúng tôi không muốn làm ra tử tế. Chúng tôi mang cho ông những cái này bởi vì ông tuyệt đối cần chúng. Thế thôi.
Ông lại nói:
Tôi không biết làm cách nào để tạ ơn các cậu. Tôi sẽ không bao giờ quên các cậu.
Nước mắt ông ràn rụa.
Chúng tôi nói:
Ông biết đấy, khóc chẳng ích gì. Chúng tôi không bao giờ khóc, tuy chúng tôi chưa thành người lớn như ông.
Ông mỉm cười và nói:
Các cậu nói đúng. Hãy thứ lỗi cho tôi, tôi sẽ không làm như vậy nữa. Chỉ vì quá kiệt sức đấy thôi.
Chương 18 – Tập nhịn đói
Chúng tôi thông báo cho Bà Ngoại:
Hôm nay và ngày mai chúng con sẽ không ăn. Chúng con chỉ uống nước.
Bà nhún vai:
Mặc kệ bọn mày. Nhưng bọn mày vẫn phải làm việc như thường lệ.
Tất nhiên, Bà Ngoại.
Ngày đầu tiên, bà giết một con gà và nướng nó trong lò. Buổi trưa, bà gọi chúng tôi:
Đến đây ăn!
Chúng tôi đi vào bếp, mùi gà nướng rất thơm. Chúng tôi hơi đói, nhưng không đói lắm. Chúng tôi xem Bà Ngoại chặt thịt gà.
Bà nói:
Thơm phức. Bọn mày có ngửi thấy nó thơm đến chừng nào không? Bọn mày muốn mỗi đứa ăn một cái đùi không?
Chúng con không muốn gì cả, Bà Ngoại.
Thật tội nghiệp bởi vì nó quả là rất ngon.
Bà dùng tay cầm thịt gà để ăn, liếm những ngón tay, quẹt chúng vào cái tạp-dề. Bà gặm và mút xương.
Bà nói:
Rất mềm, con gà tơ này. Tao không thể tưởng tượng cái gì ngon hơn nữa.
Chúng tôi nói:
Bà Ngoại, từ lúc chúng con ở nhà bà đến nay, bà chưa bao giờ nấu một con gà cho chúng con ăn.
Bà nói:
Thì hôm nay tao nấu một con gà đấy chứ. Vậy mà bọn mày lại không ăn.
Bà biết chúng con không muốn ăn bất cứ thứ gì vào hôm nay và cả ngày mai mà.
Đó chẳng phải là lỗi của tao. Đó lại là một trò bá láp khác của bọn mày.
Đó là một trong những bài thực tập của chúng con. Để làm chúng con quen chịu đói.
Thế thì tập cho quen đi. Chẳng có ai ngăn cản bọn mày cả.
Chúng tôi rời khỏi bếp và ra ngoài để làm việc trong vườn. Đến cuối ngày, chúng tôi rất đói. Chúng tôi uống thật nhiều nước. Ban đêm, chúng tôi tr�! ��n trọc khó ngủ. Chúng tôi nằm chiêm bao thấy thức ăn.
Hôm sau, vào giữa trưa, Bà Ngoại ăn hết phần thịt gà còn lại. Chúng tôi xem bà ăn mà thấy mắt mình như bị quáng. Chúng tôi không còn đói nữa. Chúng tôi thấy chóng mặt.
Buổi tối, Bà Ngoại làm những chiếc bánh kẹp với mứt và phô-mai trắng. Chúng tôi thấy buồn nôn và đau thắt trong bụng nhưng, khi nằm xuống, chúng tôi rơi vào một giấc ngủ sâu. Khi chúng tôi thức dậy, Bà Ngoại đã đi ra chợ. Chúng tôi muốn ăn điểm tâm, nhưng trong bếp không còn thứ gì để ăn. Không bánh mì, không sữa, không phô-mai. Bà Ngoại đã cất mọi thứ vào gầm nhà và khoá lại. Chúng tôi có thể mở khoá, nhưng chúng tôi quyết định không đụng vào bất cứ thứ gì. Chúng tôi ăn cà tây và dưa leo chấm muối.
Bà Ngoại đi chợ về, bà nói:
Bọn mày chưa làm việc sáng nay.
Đáng lẽ bà nên gọi chúng cháu dậy, Bà Ngoại.
Đáng lẽ bọn mày nên tự thức dậy. Nhưng, lần này là ngoại lệ, tao vẫn cho bọn mày ăn.
Bà nấu cho chúng tôi món xúp rau đậu với những thứ bán chưa hết ở chợ, như thường lệ. Chúng tôi ăn chút ít. Sau bữa ăn, Bà Ngoại nói:
Đó là một bài thực tập ngu xuẩn. Và không tốt cho sức khoẻ của bọn mày.
Chương 19 – Ngôi mộ của Ông Ngoại
Một hôm, chúng tôi thấy Bà Ngoại rời nhà với cái bình tưới cây và những dụng cụ làm vườn. Nhưng thay vì đi đến vườn nho, bà đi theo hướng khác. Chúng tôi đi theo bà, cách một quãng, để xem bà đang đi đâu.
Bà đi vào nghĩa địa. Bà dừng lại trước một ngôi mộ và đặt dụng cụ xuống. Nghĩa địa hoang vắng, không có ai ngoài Bà Ngoại và chúng tôi.
Núp sau những lùm cây và những tấm bia mộ, chúng tôi dần dần lẻn đến gần hơn. Bà Ngoại bị loà mắt và lảng tai. Chúng tôi có thể quan sát bà mà bà không biết.
Bà nhổ cỏ dại trên mộ, đào đất bằng một cái xẻng, cào đất, trồng những cây hoa, đi đến giếng để lấy nước, mang về tưới lên mộ.
Khi bà đã làm xong việc, bà gom dụng cụ lại, rồi quì gối xuống trước cây thập giá bằng gỗ, nhưng ngồi trên hai gót chân. Bà chắp hai bàn tay trước bụng như đọc một lời cầu nguyện, nhưng chúng tôi chỉ nghe hầu hết là những câu nguyền rủa:
Cứt… chó đẻ… con heo… quân chết tiệt… đồ súc sinh…
Khi Bà Ngoại rời khỏi nơi đó, chúng tôi đến xem ngôi mộ: nó được chăm sóc rất đàng hoàng. Chúng tôi nhìn cây thập giá: cái tên được viết trên đó là tên của Bà Ngoại, cái họ cũng là họ của Bà Ngoại trước khi lấy chồng. Tên lót là tên đôi, có dấu ngăn nối, và hai cái tên lót ấy là tên lót của chính chúng tôi.
Trên cây thập giá, còn có ngày sinh và ngày chết. Chúng tôi tính ra thì Ông Ngoại chết lúc bảy mươi bốn tuổi, cách đây hai mươi ba năm.
Tối hôm đó, chúng tôi hỏi Bà Ngoại:
Ông Ngoại của chúng con trông như thế nào?
Bà nói:
Thế n�! �o? Cái gì? Bọn mày không có Ông Ngoại.”
Nhưng trước kia chúng con có chứ.
Không, chưa bao giờ. Ông ấy đã chết trước khi bọn mày được đẻ ra. Cho nên bọn mày chưa bao giờ có Ông Ngoại.”
Chúng tôi hỏi:
Tại sao bà đánh thuốc độc cho ông chết?
Bà hỏi:
Bọn mày nói chuyện gì vậy?
Người ta nói bà đã đánh thuốc độc Ông Ngoại.
Người ta nói… người ta nói… Cứ để cho chúng muốn nói gì thì nói.
Bà không đánh thuốc độc ông hả?
Để cho tao yên, bọn chó đẻ! Không ai có bằng chứng gì cả. Người ta nói bất cứ thứ gì..
Chúng tôi tiếp tục:
Chúng con biết bà không thích Ông Ngoại. Thế thì tại sao bà lại chăm sóc cho ngôi mộ của ông?
Chính vì lý do đó đấy! Vì những gì người ta nói. Tao làm vậy để bọn chúng khỏi nói đi nói lại nữa! Và làm sao bọn mày biết tao chăm sóc mộ ông ấy, hả? Bọn mày đã rình rập tao, đồ chó đẻ, bọn mày lại còn rình rập tao nữa! Quỷ bắt bọn mày đi cho rồi!
Chương 20 – Tập sống tàn ác
Hôm đó Chủ Nhật. Chúng tôi bắt một con gà và cắt cổ nó như chúng tôi đã thấy Bà Ngoại làm. Chúng tôi đem con gà vào bếp và nói:
Bà phải nấu nó, Bà Ngoại.
Bà bắt đầu gào lên:
Ai cho phép bọn mày? Bọn mày không có quyền! Tao là người ra lệnh ở đây, nòi nhãi ranh cứt đái! Tao không nấu nó! Thà tao chết!
Chúng tôi nói:
Được thôi. Chúng con tự nấu.
Chúng tôi bắt đầu vặt lông con gà, nhưng Bà Ngoại giằng nó ra khỏi tay chúng tôi:
Bọn mày không biết làm! Đồ súc sinh bẩn thỉu, khổ nạn của đời tao, hình phạt của Chúa Trời, chính là bọn mày!
Lúc đang nấu con gà, Bà Ngoại khóc:
Nó là con gà đẹp nhất của tôi. Bọn nó cố tình bắt con gà đẹp nhất. Con gà vừa kịp lớn để đem ra phiên chợ ngày thứ Ba tuần tới.
Lúc chúng tôi ăn con gà, chúng tôi nói:
Thật ngon, con gà này. Chúng con sẽ ăn thịt gà vào mỗi Chủ Nhật.
Mỗi Chủ Nhật? Bọn mày điên rồi hả? Bọn mày muốn tàn hại tao hả?
Chúng con sẽ ăn một con gà vào mỗi Chủ Nhật, bất kể bà có thích hay không.
Bà Ngoại lại bắt đầu khóc:
Nhưng tôi đã có làm gì xấu cho bọn nó đâu? Sao mà khốn nạn thế này! Bọn nó muốn tôi chết. Một bà già nghèo khổ vô phương tự vệ. Tôi đâu có làm gì đáng tội. Tôi đã quá tốt với bọn nó cơ mà!
Đúng, Bà Ngoại, bà tốt, rất tốt. Bởi vì bà tốt nên bà sẽ nấu cho chúng con một con gà vào mỗi Chủ Nhật.
Đến khi bà hơi bình tĩnh ra một chút, chúng tôi lại nói với bà:
Khi nào cần giết một cái gì đó, bà phải kêu chúng con. Chúng con sẽ giết nó.
Bà nói:
Bọ! n mày thích giết chóc, hả?
Không, Bà Ngoại, thật ra, chúng con không thích giết chóc. Bởi vì vậy, chúng con phải tập giết chóc cho quen.
Bà nói:
Thì ra là vậy. Lại một bài tập mới. Bọn mày nói có lý. Cũng phải biết giết khi cần giết.
Chúng tôi bắt đầu giết cá. Chúng tôi chộp lấy đuôi cá và đập đầu chúng vào một hòn đá. Chẳng mấy chốc, chúng tôi quen giết những loại cầm thú dùng để ăn thịt như: gà, thỏ, vịt. Thế rồi, chúng tôi giết những giống vật không cần phải giết. Chúng tôi bắt ếch nhái, đóng đinh chúng xuống một tấm gỗ, và rạch toang bụng chúng ra. Chúng tôi cũng bắt bướm và ghim chúng vào một tấm cạc-tông. Chẳng bao lâu, chúng tôi có một bộ sưu tập đẹp.
Một hôm, chúng tôi treo cổ con mèo của chúng tôi, một con mèo đực đỏ hung, lên cành cây. Bị treo, nó dãn dài ra và phồng lên. Nó co giật, quằn quại. Khi nó không còn nhúc nhích nữa, chúng tôi cắt dây, thả xác nó xuống. Nó nằm dang bốn cẳng bẹp dí trên cỏ, bất động, rồi, thình lình, nó nhỏm dậy và phóng đi.
Kể từ đó, chúng tôi thỉnh thoảng thấy nó thấp thoáng đằng xa, nhưng nó không còn đến gần nhà nữa. Nó thậm chí không đến uống sữa trong cái dĩa nhỏ chúng tôi để trước cửa.
Bà Ngoại nói:
Con mèo đó càng ngày càng man dại.
Chúng tôi nói:
Đừng lo, Bà Ngoại, chúng con sẽ trị lũ chuột.
Chúng tôi làm những cái bẫy, và bắt được chuột, chúng tôi đem nhúng chúng vào nước sôi.
Chương 21 – Những đứa trẻ khác
Chúng tôi gặp những đứa trẻ khác ở Phố Nhỏ. Vì trường học đóng cửa, chúng la cà suốt ngày ngoài đường. Có những đứa lớn xác và những đứa nhỏ con. Một số đứa có nhà và mẹ ở đây, những đứa khác thì đến từ những nơi khác, như chúng tôi. Hầu hết là từ Phố Lớn.
Phần lớn những đứa trẻ này được gửi đến ở nhờ tại nhà của những người mà trước kia chúng chưa biết. Chúng phải làm việc trên những cánh đồng và trong những vườn nho; những người giám hộ của chúng không phải lúc nào cũng đối xử tử tế với chúng.
Những đứa lớn xác thường tấn công những đứa nhỏ nhất. Chúng lấy hết những gì bọn nhỏ có trong túi, và đôi lúc chúng lột luôn cả quần áo của bọn nhỏ. Chúng còn đánh bọn nhỏ nữa, đặc biệt những đứa đến từ nơi khác. Những đứa nhỏ ở đây thì được mẹ chúng che chở và không bao giờ ra khỏi nhà.
Chúng tôi chẳng được bất cứ ai che chở. Vì thế chúng tôi cũng học cách tự vệ trước những đứa lớn xác.
Chúng tôi làm vũ khí: chúng tôi mài nhọn những cục đá, chúng tôi nhồi cát và sỏi vào những chiếc tất. Chúng tôi còn có một lưỡi dao cạo, tìm thấy trong cái hộc trên gác xép, gần cuốn Thánh Kinh. Chúng tôi chỉ cần rút cái dao cạo ra là những thằng to xác liền bỏ chạy.
Một ngày nóng bức, chúng tôi ngồi bên bồn nước phun nơi những người không có giếng đến để lấy nước. Gần đó, vài thằng to xác hơn chúng tôi đang nằm trên bãi cỏ. Ở đây thì mát mẻ, dưới bóng cây, gần dòng nước chảy không ngừng.
Sứt Môi đến với một cái xô và nó đặt cái xô dưới một cái vòi đang rỉ ra ! một tia nước nhỏ. Nó đợi cho cái xô đầy nước.
Khi cái xô vừa đầy, một thằng trong bọn to xác đứng dậy và đến phun một bãi nước miếng vào trong cái xô. Sứt Môi đổ cả xô ấy đi, tráng nước và đặt nó trở lại dưới cái vòi.
Cái xô vừa đầy lại, thì một thằng khác nhỏm dậy và phun nước miếng vào đó. Sứt Môi lại đặt cái xô đã tráng nước vào dưới cái vòi. Nó không đợi cho đầy xô, nước chỉ mới vào có nửa xô thì nó đã vội vàng tìm cách chạy thoát.
Một thằng chạy theo nó, nắm lấy cánh tay nó và phun nước miếng vào cái xô.
Sứt Môi nói:
Đừng làm thế chứ! Tôi phải mang nước sạch về nhà để uống.
Thằng đó nói:
Nhưng nước này sạch mà. Tao chỉ phun nước miếng vào đó thôi. Mày muốn nói nước miếng tao dơ bẩn, hả? Nước miếng của tao còn sạch hơn tất cả các thứ trong nhà mày!
Sứt Môi đổ xô nước đi, nó khóc.
Thằng đó mở nút quần ra và nói:
Bú đi! Nếu mày bú cặc tao, tao sẽ để cho mày hứng đầy xô nước.
Sứt Môi quỳ xuống. Thằng đó bước lùi lại:
Mày nghĩ tao sẽ đút con cặc tao vào trong cái miệng ghê tởm của mày, hả? Con đĩ!
Nó đạp vào ngực Sứt Môi và cài nút quần lại.
Chúng tôi bước đến. Chúng tôi đỡ Sứt Môi đứng dậy, chúng tôi nhặt cái xô của nó, chúng tôi tráng nước cho sạch và chúng tôi đặt cái xô xuống dưới vòi nước của cái bể phun.
Một thằng trong bọn chúng nói với hai thằng kia:
Đi đi, bọn mình đi chơi chỗ khác.
Một thằng khác nói:
Mày khùng hả? Bây giờ mình mới bắt đầu có chuyện vui đây này.
Thằng thứ nhất nói! :
�! � Dẹp đi! Tao biết bọn nó. Bọn nó nguy hiểm lắm.
Nguy hiểm? Mấy cái thằng lồn đó hả? Để tao, tao săn sóc cho bọn nó. Rồi mày sẽ thấy.
Nó bước đến chúng tôi, muốn phun nước miếng vào cái xô, nhưng chúng tôi đứa thì hất cho nó trượt chân, đứa thì nện một cái bị cát lên đầu nó. Thằng to xác ngã xuống. Nó nằm trên mặt đất, sửng sốt. Hai thằng kia nhìn chúng tôi. Một thằng bước một bước đến phía chúng tôi. Thằng kia nói:
Coi chừng! Mấy thằng lỏi chó đẻ này có thể làm bất cứ điều gì. Có một lần, bọn nó rạch sứt trán tao bằng một cục đá. Bọn nó còn có cả dao cạo và bọn nó không ngại dùng. Bọn nó sẽ cắt cổ mày không gớm tay. Bọn nó hoàn toàn điên rồi.
Đám to xác bỏ đi.
Chúng tôi đưa cái xô đầy nước cho Sứt Môi. Nó hỏi chúng tôi:
Tại sao tụi mày không giúp tao ngay?
Chúng tôi muốn xem chị tự vệ thế nào.
Tao sẽ làm được gì để chống lại ba thằng to tướng đó?
Ném cái xô vào đầu, cào mặt, đá vào hai hòn dái, la lên, gào lên. Hoặc chạy thoát rồi sau đó mới trở lại.
Chương 22 – Mùa đông
Trời càng ngày càng lạnh hơn. Chúng tôi lục xới trong hai cái va-li và mặc vào người gần như tất cả gì chúng tôi tìm thấy: vài cái áo cổ chui, vài cái quần dài. Nhưng chúng tôi không thể mang thêm đôi giày thứ nhì bên ngoài đôi giày đi phố đã cũ và thủng lỗ. Nói đúng ra, chúng tôi chẳng có đôi giày nào khác nữa. Chúng tôi không có găng tay, cũng không có mũ. Bàn tay và bàn chân của chúng tôi đầy những chỗ sưng lên nhức nhối vì lạnh.
Bầu trời xám xịt, những đường phố trống vắng, dòng sông đóng giá, khu rừng ngập tuyết. Chúng tôi không còn đến đó được nữa. Vì vậy chẳng bao lâu nữa chúng tôi sẽ thiếu củi.
Chúng tôi nói với Bà Ngoại:
Chúng con cần hai đôi ủng bằng cao-su.
Bà đáp:
Và còn gì nữa? Chứ bọn mày muốn tao đào tiền ở đâu ra?
Bà Ngoại, gần hết cả củi rồi.
Thì phải tiết kiệm.
Chúng tôi không đi ra ngoài nữa. Chúng tôi làm đủ thứ bài tập, chúng tôi đẽo gỗ thành nhiều đồ vật, chẳng hạn những cái muỗng, những cái khay bánh mì, và chúng tôi học cho đến khuya. Suốt ngày Bà Ngoại nằm nghỉ trong giường. Bà rất ít khi vào bếp. Chúng tôi được yên ổn.
Chúng tôi ăn rất thiếu thốn, chẳng còn rau trái gì nữa, lũ gà mái cũng không còn đẻ trứng. Mỗi ngày Bà Ngoại mang ra một ít đậu khô và vài củ khoai từ dưới hầm nhà, nơi bà trữ đầy những tảng thịt xông khói và những lọ mứt.
Thỉnh thoảng có ông bưu tá đến. Ông reo chuông xe đạp cho đến khi Bà Ngoại bước ra khỏi nhà. Rồi ông liếm đầu bút chì, viết gì đó lên một mảnh giấy, đưa cây bút chì và mảnh giấy cho Bà Ngoại, và bà v! ẽ một dấu thập ở cuối mảnh giấy. Ông bưu tá đưa cho Bà Ngoại một món tiền, một gói đồ hay một lá thư, và ông vừa đạp xe về phố vừa huýt sáo.
Bà Ngoại mang gói đồ hay món tiền vào phòng và khoá cửa lại. Nếu có một lá thư, bà ném nó vào lửa.
Chúng tôi hỏi:
Bà Ngoại, tại sao bà ném lá thư mà không đọc nó?
Bà đáp:
Tao không biết đọc. Tao không bao giờ đến trường, tao chỉ biết làm lụng. Tao không hư hỏng như bọn mày.
Chúng con có thể đọc cho bà nghe những lá thư bà nhận được.
Không ai được đọc những lá thư tao nhận.
Chúng tôi hỏi:
Chứ ai gửi tiền? Ai gửi những gói đồ? Ai gửi thư vậy?
Bà không trả lời.
Hôm sau, trong lúc bà ở dưới hầm nhà, chúng tôi lục lọi phòng bà. Dưới giường bà, chúng tôi tìm thấy một gói đồ đã mở ra. Có những cái áo cổ chui, những khăn choàng cổ, những cái mũ, những đôi găng tay. Chúng tôi không nói gì với Bà Ngoại, vì nếu chúng tôi nói thì bà sẽ biết rằng chúng tôi có một cái chìa khoá mở cửa phòng bà.
Sau bữa ăn tối, chúng tôi chờ dịp. Bà Ngoại uống rượu xong, bước loạng choạng, đến mở cửa phòng bằng cái chìa khoá treo lủng lẳng nơi thắt lưng. Chúng tôi bươn theo bà, đẩy bà từ phía sau. Bà ngã lên giường. Chúng tôi giả vờ sục sạo và tìm thấy gói đồ.
Chúng tôi nói:
Như vầy là không được tử tế cho lắm, Bà Ngoại. Chúng con lạnh, chúng con thiếu quần áo ấm, chúng con không đi ra ngoài được nữa, nhưng bà lại muốn bán hết tất cả những thứ mà Mẹ chúng con đã đan và gửi cho chúng con.
Bà Ngoại không trả lời, bà khóc.
Chúng tô! i lại n! ói:
Chính Mẹ chúng con gửi tiền, Mẹ chúng con viết thư cho bà.
Bà Ngoại nói:
Không phải nó viết thư cho tao. Nó biết rõ là tao không biết đọc. Từ trước tới nay nó chưa bao giờ viết thư cho tao. Nay có bọn mày ở đây, thì nó mới viết. Nhưng tao không cần những lá thư của nó! Tao không cần bất cứ thứ gì của nó!
Chương 23 – Ông bưu tá
Từ đó, chúng tôi đợi ông bưu tá trước cổng vườn. Đó là một ông già đội một cái mũ lưỡi trai. Ông có một chiếc xe đạp với hai cái túi da gắn vào yên sau.
Khi ông đến, chúng tôi không để ông kịp rung chuông: rất lẹ làng, chúng tôi tháo cái chuông xe đạp của ông.
Ông nói:
Bà ngoại của bọn mày đâu?
Chúng tôi nói:
Đừng lo về bà ấy. Hãy đưa cho chúng tôi những gì ông mang đến đây.
Ông nói:
Không có gì cả.
Ông muốn quay đi, nhưng chúng tôi cho ông một cú huých. Ông ngã lên tuyết. Chiếc xe đạp của ông đè lên ông. Ông chửi thề.
Chúng tôi lục lọi hai cái túi da, chúng tôi tìm thấy một lá thư và một phiếu lãnh tiền. Chúng tôi lấy lá thư, chúng tôi nói:
Đưa tiền đây!
Ông nói:
Không. Nó mang địa chỉ của bà ngoại bọn mày.
Chúng tôi nói:
Nhưng nó được gửi cho chúng tôi. Đó là Mẹ của chúng tôi gửi cho chúng tôi. Nếu ông không đưa cho chúng tôi, chúng tôi sẽ bắt ông nằm đó cho đến khi chết cóng.
Ông nói:
Được rồi, được rồi. Đỡ tao đứng dậy, một cái chân của tao bị đè dập dưới xe đạp.
Chúng tôi nhấc chiếc xe đạp lên và chúng tôi đỡ ông đứng dậy. Ông rất gầy, rất nhẹ.
Ông lấy món tiền ra từ một trong những cái túi của ông và đưa cho chúng tôi.
Chúng tôi hỏi:
Ông cần một chữ ký hay một dấu thập?
Ông nói:
Dấu thập cũng được. Dấu thập nào cũng tốt như nhau.
Ông nói thêm:
Bọn mày đứng lên đòi quyền lợi như vậy là đúng. Mọi người đều biết bà ngoại của bọn mày là thế nào. Không có ai bần tiện hơn ! bà ấy. Thì ra mẹ của bọn mày gửi tất cả những thứ đó? Chị ấy dễ thương lắm. Tao biết chị ấy từ hồi chị ấy còn là một bé gái. Chị ấy đi khỏi chỗ này là khôn đấy. Cô ấy sẽ chẳng bao giờ lấy chồng ở đây được cả. Với đủ chuyện xầm xì…
Chúng tôi hỏi:
Xầm xì cái gì?
Chẳng hạn chuyện bà ấy đã bỏ thuốc độc để giết chồng như thế nào. Tao muốn nói, bà ngoại bọn mày đã đánh thuốc độc ông ngoại bọn mày. Đó là một câu chuyện cũ rích. Đó là lý do tại sao họ gọi bà ấy là Mụ Phù Thuỷ.
Chúng tôi nói:
Chúng tôi không muốn bất cứ ai nói xấu về Bà Ngoại.
Ông bưu tá xoay chiếc xe đạp:
Thôi được, được rồi, nhưng bọn mày cũng nên biết chuyện này chuyện nọ.
Chúng tôi nói:
Chúng tôi đã biết chuyện này chuyện nọ rồi. Từ rày trở đi, ông sẽ đưa thư từ cho chúng tôi. Nếu không thì chúng tôi sẽ giết ông. Hiểu chứ?
Ông bưu tá nói:
Bọn mày dư sức làm chuyện đó, bọn mày có mầm mống của bọn giết người. Bọn mày sẽ nhận thư từ, ai nhận thì cũng vậy thôi, đối với tao. Tao cũng chẳng cần bận tâm tới con Mụ Phù Thuỷ.
Ông đẩy xe đạp ra đi. Ông kéo lê cái chân để chứng tỏ rằng chúng tôi đã làm ông đau chân.
Hôm sau, với áo quần ấm áp, chúng tôi đi xuống phố để mua hai đôi ủng cao-su bằng món tiền Mẹ đã gửi cho. Lá thư của Mẹ, chúng tôi thay phiên nhau mang trong áo.
Chương 24 – Ông thợ đóng giày
Ông thợ đóng giày sống và làm việc trong căn hầm của một ngôi nhà gần trạm xe lửa. Căn hầm đó rất rộng. Ở một góc là cái giường của ông, ở góc kia là bếp. Nơi làm việc của ông hướng về phía cửa sổ dưới tầng hầm. Ông thợ đóng giày ngồi trên một chiếc ghế đẩu thấp, chung quanh ông đầy những đôi giày và đồ nghề. Ông nhìn chúng tôi qua khoảng trống phía trên cặp kính mắt, ông nhìn những chiếc giày da bóng đã quá nứt nẻ của chúng tôi.
Chúng tôi nói:
Chào ông. Chúng tôi muốn mua hai đôi ủng cao su, không thấm nước, ấm chân. Ông có bán không? Chúng tôi có tiền.
Ông nói:
Có, tao có bán. Nhưng loại da kép, ấm chân, thì rất mắc tiền.
Chúng tôi nói:
Chúng tôi tuyệt đối cần chúng. Chân chúng tôi bị lạnh.
Chúng tôi đặt tất cả món tiền chúng tôi có lên chiếc bàn thấp.
Ông thợ đóng giày nói:
Chừng ấy chỉ vừa đủ cho một đôi. Nhưng một đôi cũng đủ cho bọn mày. Bọn mày cùng một cỡ như nhau. Bọn mày có thể thay phiên nhau mà mang.
Không thể được. Chúng tôi không bao giờ ra khỏi nhà một mình. Bất cứ đi đâu chúng tôi cũng đi với nhau.
Thì hãy xin tiền của bố mẹ bọn mày.
Chúng tôi không có bố mẹ. Chúng tôi sống với Bà Ngoại, người mà người ta gọi là Mụ Phù Thuỷ. Bà không cho chúng tôi tiền bạc gì cả.
Ông thợ đóng giày nói:
Mụ Phù Thuỷ, bà ngoại của bọn mày đấy à? Tội nghiệp! Và bọn mày đi từ nhà đến tận chỗ này bằng những đôi giày rách nát ấy sao!
Vâng, chúng tôi đã đi như thế. Chúng tôi không thể sống qua mùa đông thiếu những đôi ủng. Chúng ! tôi phải kiếm củi trong rừng; chúng tôi phải dọn tuyết. Chúng tôi tuyệt đối cần…
Hai đôi ủng da ấm và không thấm nước.
Ông thợ đóng giày cười và đưa cho chúng tôi hai đôi ủng:
Mang vào thử xem.
Chúng tôi mang vào thử; cả hai đôi đều thật vừa chân.
Chúng tôi nói:
Chúng tôi sẽ giữ lấy cả hai đôi. Chúng tôi sẽ trả tiền đôi thứ nhì vào mùa xuân khi chúng tôi bán được cá và trứng. Hoặc nếu ông thích, chúng tôi sẽ mang củi đến cho ông.
Ông thợ đóng giày trả tiền lại cho chúng tôi:
Hãy cầm lấy. Giữ lại cái này. Tao không cần tiền của bọn mày. Hãy đi mua mấy đôi vớ tốt. Tao cho bọn mày hai đôi ủng vì bọn mày tuyệt đối cần chúng.
Chúng tôi nói:
Chúng tôi không thích nhận quà.
Tại sao lại không?
Tại vì chúng tôi không thích nói cảm ơn.
Bọn mày không cần phải nói gì cả. Đi về đi. Không. Khoan đã! Hãy lấy thêm mấy đôi dép và xăng-đan cho mùa hè, với mấy đôi giày đi phố nữa. Bền lắm đấy. Hãy lấy bất cứ thứ gì bọn mày muốn.
Nhưng tại sao ông cho chúng tôi tất cả những thứ này?
Tao không cần chúng nữa. Tao sắp đi xa.
Chúng tôi hỏi:
Ông đi đâu?
Ai mà biết? Họ sẽ mang tao đi và sẽ giết tao.
Chúng tôi hỏi:
Ai muốn giết ông, và tại sao?
Ông nói:
Đừng hỏi nữa. Hãy đi về ngay đi.
Chúng tôi nhặt lấy những đôi giày, những đôi dép, những đôi xăng-đan. Chúng tôi mang hai đôi ủng vào chân. Chúng tôi dừng lại ở ngưỡng cửa, chúng tôi nói:
Chúng tôi hy vọng họ không mang ông đi. Hoặc, nếu họ mang ông đi, họ sẽ không g! iết ôn! g. Xin chào ông, và xin cảm ơn ông, cảm ơn ông rất nhiều.
Khi chúng tôi về đến nhà, Bà Ngoại hỏi:
Bọn mày ăn trộm tất cả các thứ đó ở đâu vậy hả, lũ chết tiệt?
Chúng con không ăn trộm thứ gì cả. Đó là một quà tặng. Không phải ai cũng keo kiết như bà, Bà Ngoại ạ.
Chương 25 – Ăn cắp
Với hai đôi ủng và áo quần ấm áp, chúng tôi lại có thể đi ra ngoài. Chúng tôi lướt trên mặt sông đóng băng, chúng tôi đi kiếm củi trong rừng.
Chúng tôi mang theo một cái rìu và một cái cưa. Chúng tôi không còn lượm được củi khô nằm rải rác trên mặt đất nữa; lớp tuyết đóng quá dày. Chúng tôi trèo lên những thân cây, chúng tôi cưa đứt những cành chết và chúng tôi dùng rìu chẻ nhỏ ra. Trong khi làm việc, chúng tôi không thấy lạnh. Thậm chí, chúng tôi còn toát mồ hôi ra. Vì thế chúng tôi có thể tháo găng tay ra và nhét chúng vào túi để chúng khỏi bị mòn rách quá nhanh.
Một hôm, trong lúc đang vác hai bó củi về nhà, chúng tôi ghé sang thăm Sứt Môi.
Tuyết trước túp lều chưa tan, và không có vết chân đi vào. Ống khói không có khói.
Chúng tôi gõ cửa, không ai trả lời. Chúng tôi bước vào. Thoạt tiên, chúng không thấy gì cả, vì thiếu ánh sáng, nhưng mắt chúng tôi chẳng mấy chốc quen với bóng tối.
Đó là một căn phòng chỗ làm chỗ nấu ăn và chỗ ngủ. Trong góc tối nhất, có một cái giưòng. Chúng tôi bước đến gần. Chúng tôi gọi. Có một người nào đó nhúc nhích dưới những tấm chăn và mớ quần áo cũ; cái đầu của Sứt Môi thò ra.
Chúng tôi hỏi:
Mẹ của chị có ở đó không?
Nó nói:
Có.
Bà ấy chết rồi sao?
Tao không biết.
Chúng tôi đặt củi xuống và thắp lên một ngọn lửa trong lò, vì trong phòng cũng lạnh buốt như ở ngoài trời. Rồi chúng tôi đi về nhà Bà Ngoại và chúng tôi lấy một ít khoai và đậu khô từ dưới hầm nhà. Chúng tôi vắt sữa một con dê và mang trở lại nhà người hàng xóm. Chúng tôi ! hâm nóng sữa, chúng tôi hơ chảy một ít tuyết trong cái chảo và chúng tôi luộc đậu trong đó. Chúng tôi nướng khoai trong lò.
Sứt Môi nhỏm dậy và lảo đảo bước đến một cái ghế cạnh lò sưởi.
Người hàng xóm của chúng tôi chưa chết. Chúng tôi rót một chút sữa dê vào miệng bà ấy. Chúng tôi nói với Sứt Môi:
Khi các món này đã chín, hãy ăn và đút cho mẹ của chị một ít. Chúng tôi sẽ trở lại.
Với món tiền ông thợ đóng giày trả lại cho chúng tôi, chúng tôi đã mua vài đôi vớ, nhưng chúng tôi chưa xài hết. Chúng tôi đi vào một tiệm tạp hoá để mua một ít bột và lấy muối và đường mà không trả tiền. Chúng tôi cũng đến cửa hàng bán thịt; chúng tôi mua một tảng thịt sườn nhỏ và lấy một thỏi xúc-xích to mà không trả tiền. Chúng tôi trở về nhà của Sứt Môi. Nó và mẹ của nó đã ăn hết khoai và đậu. Bà mẹ đang nằm trong giường, Sứt Môi đang dọn rửa.
Chúng tôi nói với nó:
Chúng tôi sẽ mang cho chị mỗi ngày một bó củi. Một ít đậu và khoai nữa. Nhưng, để có các thứ khác, thì phải có tiền. Chúng tôi đã hết tiền. Không có tiền, thì không thể vào một cửa hàng nào cả. Phải mua một thứ gì đó để có thể ăn cắp những thứ khác.
Nó nói:
Bọn mày thật là khôn. Bọn mày nói đúng. Họ ngay cả cũng không cho tao bước vào các cửa tiệm. Tao chưa bao giờ nghĩ bọn mày có thể đi ăn cắp.
Chúng tôi nói:
Sao không? Đó sẽ là bài tập gian xảo của chúng tôi. Nhưng chúng ta cần chút ít tiền. Tuyệt đối như vậy.
Nó ngẫm nghĩ và nói:
Bọn mày hãy đi đòi ông cha xứ. Ông ấy thỉnh thoảng cho tao tiền khi tao cho ôn! g ấy xe! m lỗ hẻ của tao.
Ông ấy đòi chị làm chuyện ấy à?
Ừ. Và thỉnh thoảng, ông ấy đút ngón tay ông ấy vào chỗ đó. Rồi ông ấy cho tao tiền để tao khỏi kể cho bất cứ ai khác. Bọn mày hãy nói với ông ấy là con Sứt Môi và mẹ của nó cần tiền.
Chương 26 – Tống tiền
Chúng tôi đến nhà ông cha xứ. Ông ở cạnh giáo đường, trong một ngôi nhà to lớn mà người ta gọi là nhà cha xứ.
Chúng tôi kéo dây chuông. Một bà già mở cửa:
Các cậu muốn gì?
Chúng tôi muốn gặp cha xứ.
Tại sao?
Vì có người sắp chết.
Bà già đưa chúng tôi vào tiền sảnh. Bà gõ lên một cánh cửa:
Ông cha xứ ơi bà kêu lên có người cần lễ xức dầu cuối cùng.
Một giọng người đáp lại từ phía sau cánh cửa:
Tôi ra đây. Bảo họ đợi.
Chúng tôi đợi vài phút. Một người đàn ông cao và gầy, với một bộ mặt nghiêm trọng, bước ra khỏi phòng. Bên ngoài bộ y phục sẫm màu, ông khoác một thứ áo choàng màu trắng đính kim tuyến. Ông hỏi chúng tôi:
Ở đâu? Ai sai các con đến đây?
Sứt Môi và mẹ của chị ấy.
Ông nói:
Cha hỏi các con tên thật của họ là gì.
Chúng con không biết tên thật của họ. Người mẹ thì mù và điếc. Bà ấy sống trong cái nhà ở cuối phố. Họ đang chết vì đói và lạnh.
Ông cha xứ nói:
Mặc dù cha tuyệt đối không biết gì về những người này, cha vẫn sẵn sàng làm lễ xức dầu cuối cùng cho họ. Ta hãy cùng đi. Các con dẫn đường cho cha.
Chúng tôi nói:
Họ chưa cần phép rửa tội. Họ cần một ít tiền. Chúng con đã mang củi cho họ, với vài củ khoai, một ít đậu khô, nhưng chúng con không thể làm gì hơn nữa. Sứt Môi đã bảo chúng con đến đây. Cha vẫn thỉnh thoảng cho chị ấy một ít tiền.
Ông cha xứ nói:
Có lẽ thế. Cha bố thí tiền cho rất nhiều người nghèo. Cha không thể nhớ hết tất cả họ. Đây này!
Ông l�! �c lọi trong hai cái túi quần phía dưới tấm áo choàng và đưa cho chúng tôi vài đồng xu. Chúng tôi cầm lấy và nói:
Thế này thì còn ít. Quá ít. Ngay cả chưa đủ để mua một ổ bánh mì.
Ông nói:
Rất tiếc. Có quá nhiều người nghèo. Và những con chiên ngoan đạo thì hầu như đã ngưng cống hiến. Mọi người đều gặp khó khăn vào lúc này. Các con hãy đi đi. Cầu Chúa ban phước lành cho các con!
Chúng tôi nói:
Hôm nay chúng con tạm chấp thuận món tiền này, nhưng ngày mai chúng con sẽ phải trở lại.
Sao? Muốn nói cái gì? Ngày mai? Cha sẽ không để cho các con bước vào đây. Hãy ra khỏi nơi đây lập tức.
Ngày mai, chúng con sẽ rung chuông cho đến khi nào cha để cho chúng con bước vào. Chúng con sẽ gõ vào cửa sổ, chúng con sẽ đạp vào cửa lớn và sẽ kể cho mọi người nghe cha đã làm những gì với Sứt Môi.
Cha chưa bao giờ làm cái gì với con Sứt Môi cả. Thậm chí cha không biết nó là ai. Nó đã kể cho các con những chuyện nó bịa đặt. Những câu chuyện của một đứa nhỏ bị bệnh tâm thần thì không đáng quan tâm. Sẽ chẳng có ai tin lời các con. Tất cả những điều con bé đó nói đều là láo!
Chúng tôi nói:
Thật hay láo thì cũng chẳng thành vấn đề. Điểm chính là nó gây ra tai tiếng. Mà người ta lại yêu thích những chuyện tai tiếng.
Ông cha xứ ngồi phệch xuống ghế và lau mặt bằng một chiếc khăn mùi-soa.
Hết sức quái đản. Chúng con có biết cái việc mà chúng con đang làm thì có nghĩa là gì không hả?
Biết, thưa cha. Tống tiền.
Ở tuổi của các con… Thật là ghê tởm.
Vâng, thật ghê tởm rằng chúng con b! uộc lò! ng phải làm việc này. Nhưng Sứt Môi và mẹ của chị ấy tuyệt đối cần tiền.
Ông cha xứ đứng dậy, cởi áo choàng ra, và nói:
Đây là một sự thử thách do Chúa ban xuống cho ta. Các con cần bao nhiêu tiền? Cha cũng chẳng giàu có gì.
Mười lần nhiều hơn số tiền cha đã đưa cho chúng con. Mỗi tuần một lần. Chúng con không đòi hỏi nơi cha điều gì không thực hiện được.
Ông lấy tiền trong túi ra và đưa cho chúng tôi:
Hãy đến đây vào mỗi thứ Bảy. Nhưng đừng bao giờ tưởng tượng rằng cha làm điều này vì cha chịu thua cái trò tống tiền của các con. Cha làm điều này vì lòng từ thiện.
Chúng tôi nói:
Thật đúng như những gì chúng con mong đợi nơi cha, thưa cha xứ.
Chương 27 – Những lời buộc tội
Một buổi chiều, ông tuỳ phái bước vào nhà bếp. Đã lâu chúng tôi không gặp ông. Ông nói:
Các anh đến giúp chuyển đồ đạc khỏi xe jeep?*
Chúng tôi mang ủng, chúng tôi đi theo ông đến chiếc xe jeep đậu trên con đường trước cổng vườn. Ông tuỳ phái đưa cho chúng tôi những cái thùng và những hộp các-tông để chúng tôi mang vào phòng của ông sĩ quan.
Chúng tôi hỏi:
Đêm nay ông sĩ quan có đến đây không? Chúng tôi chưa thấy ông ấy.
Ông tuỳ phái nói:
Sĩ quan không đến đây mùa đông này. Có lẽ không bao giờ đến. Ông ấy gặp chuyện buồn trong tình yêu. Có lẽ sẽ tìm được một cô gái khác sau này. Quên đi. Không phải cho các anh những chuyện như vậy. Các anh mang củi vào để sưởi căn phòng này.*
Chúng tôi mang củi vào, chúng tôi đốt lên một ngọn lửa trong cái lò sắt nhỏ. Ông tuỳ phái mở những cái thùng và những hộp các-tông và đặt lên bàn những chai rượu nho, rượu mùi, bia, và nhiều thứ để ăn: xúc-xích, những lon thịt và rau đậu, gạo, bánh bít-quy, sô-cô-la, đường, cà-phê.
Ông tuỳ phái khui một chai rượu, bắt đầu uống, và nói:
Tôi, hâm thức ăn đóng hộp trong cái cà-mèn trên cái đồ đun bằng cồn. Đêm nay, ăn, uống, hát với các bạn. Mở tiệc mừng đánh thắng kẻ thù. Chúng tôi chẳng bao lâu nữa sẽ làm chủ cuộc chiến này bằng vũ khí mới mẻ thần kỳ.*
Chúng tôi hỏi:
Thế thì chiến tranh gần kết thúc rồi hả?
Ông nói:
Đúng. Rất nhanh. Tại sao các anh nhìn thức ăn trên bàn như thế? Nếu các anh đói, ăn sô-cô-la, bánh bít-quy, xúc-xích.*
Chúng tôi nói:
Có nhiều người đang chết �! �ói.
Thì đã sao? Đừng nghĩ đến chuyện đó. Nhiều người chết vì đói hay vì những điều khác. Chúng tôi không suy nghĩ. Chúng tôi ăn, và không chết.*
Ông cười. Chúng tôi nói:
Chúng tôi biết một người đàn bà mù và điếc sống với đứa con gái bên cạnh nhà này. Họ sẽ không sống qua mùa đông này.
Không phải lỗi của tôi.*
Phải, đó là lỗi của ông. Vì ông và vì đất nước ông. Các ông mang chiến tranh đến cho chúng tôi.
Trước chiến tranh, họ làm gì để kiếm ăn, bà mù và đứa con gái ấy?*
Trước chiến tranh, họ sống nhờ của bố thí. Người ta cho họ quần áo cũ, giày cũ. Người ta mang thức ăn đến cho họ. Bây giờ, không ai còn cho cái gì nữa. Người ta ai cũng nghèo khó hay họ lo sợ sẽ trở nên nghèo khó. Chiến tranh đã làm người ta bần tiện và ích kỷ.
Ông tuỳ phái la lên:
Tôi, tôi mặc kệ tất cả những chuyện đó! Đủ rồi! Các anh im đi!*
Đúng, ông bất cần, và ông ăn thực phẩm của chúng tôi.
Không phải thực phẩm của các anh. Tôi lấy nó từ trong kho của trại lính.*
Mọi thứ trên cái bàn này đều là của đất nước chúng tôi: những thức uống, đồ ăn đóng hộp, bánh bít-quy, đường. Chính đất nước chúng tôi nuôi quân đội của ông.
Ông tuỳ phái đỏ mặt lên. Ông ngồi lên giường, hai tay ôm đầu:
Các anh tưởng tôi muốn chiến tranh và đến với đất nước bẩn thỉu của các anh? Tôi ở đất nước tôi còn tốt hơn nhiều, yên lặng, làm những cái ghế và những cái bàn. Uống rượu nho địa phương, chơi đùa với những cô gái xinh đẹp ở xứ chúng tôi. Ở đây, mọi người đều tàn nhẫn, ! cả các! anh nữa, những đứa trẻ con. Các anh nói tất cả là lỗi của tôi. Tôi, có thể làm gì? Nếu tôi nói tôi không vào chiến tranh, không đến với đất nước các anh, tôi bị bắn. Các anh hãy lấy hết tất cả, lấy ngay đi, lấy hết mọi thứ trên bàn. Bữa tiệc chấm dứt, tôi buồn, các anh quá tàn nhẫn với tôi.*
Chúng tôi nói:
Chúng tôi không muốn lấy tất cả các thứ, chỉ vài hộp thức ăn và một chút sô-cô-la. Nhưng thỉnh thoảng, ít nhất vào mùa đông, ông cũng có thể mang cho chúng tôi chút ít sữa bột, bột mì, hay bất cứ thứ gì để ăn.
Ông nói:
Tốt. Điều đó, tôi làm được. Các anh với tôi ngày mai đến nhà bà mù. Nhưng các anh nhẹ nhàng với tôi, sau đó. Được chứ?*
Chúng tôi nói:
Được.
Ông tuỳ phái cười. Các bạn của ông đến. Chúng tôi rời phòng. Chúng tôi nghe họ hát suốt đêm.
Chương 28 – Cô đầy tớ của cha xứ
Một buổi sáng, vào cuối mùa đông, chúng tôi ngồi trong bếp với Bà Ngoại. Có tiếng gõ cửa; một phụ nữ trẻ bước vào. Cô nói:
Xin chào. Tôi đến để mua một ít khoai cho…
Cô ngưng nói, cô nhìn chúng tôi:
Bọn trẻ thật dễ thương!
Cô nhặt một chiếc ghế nhỏ, cô ngồi xuống:
Đến đây, cậu này.
Chúng tôi không nhúc nhích.
Hay cậu này.
Chúng tôi không nhúc nhích. Cô cười:
Cứ đến đây, lại gần đây. Tôi làm các cậu sợ hả?
Chúng tôi nói:
Chẳng ai làm chúng tôi sợ cả.
Chúng tôi đến gần cô; cô nói:
Trời ơi! Các cậu đẹp quá! Nhưng các cậu bẩn thỉu quá!
Bà Ngoại hỏi:
Cô muốn gì?
Một ít khoai cho cha xứ. Sao các người bẩn thỉu quá vậy? Các người không bao giờ tắm rửa à?
Bà Ngoại nói, cáu kỉnh:
Việc đó không can dự gì đến cô. Tại sao bà già không đến?
Người phụ nữ trẻ lại cười:
Bà già hả? Bà ấy còn trẻ hơn bà. Nhưng, bà ấy chết hôm qua. Đó là dì của tôi. Tôi làm thay cho bà ấy ở nhà cha xứ.
Bà Ngoại nói:
Bà ấy hơn tôi năm tuổi. Vậy đó, bà ấy chết rồi… Cô cần bao nhiêu khoai?
Mười ký, hay nhiều hơn, nếu bà có. Và táo nữa. Và thêm… Bà còn có những thứ gì? Cha xứ gầy như cái cào cỏ, và không có thứ gì trong chạn của ông ấy.
Bà Ngoại nói:
Đáng lẽ đã nên nghĩ về điều ấy từ mùa thu.
Mùa thu ấy à, tôi chưa có mặt ở nhà ông ấy. Tôi chỉ mới đến đó tối hôm qua.
Bà Ngoại nói:
Tôi báo trước cho cô, vào mùa này trong năm, mọi thứ đồ ăn đều mắc tiền.
Ngư�! ��i phụ nữ trẻ lại cười:
Cứ nói giá đi. Chẳng có cách nào khác. Chẳng còn gì bán ở các cửa tiệm cả.
Chẳng mấy chốc sẽ không còn bất cứ thứ gì ở đâu cả.
Bà Ngoại cười khẩy và bước ra ngoài. Chỉ còn chúng tôi với cô đầy tớ của cha xứ. Cô hỏi chúng tôi:
Tại sao các cậu không bao giờ tắm rửa?
Không có buồng tắm, không có xà-phòng. Không có cách nào tắm rửa được cả.
Và quần áo của các cậu! Thật là kinh hãi! Các cậu không còn bộ quần áo nào nữa à?
Chúng tôi có vài bộ trong va-li, dưới băng ghế. Nhưng những thứ ấy đều dơ dáy và rách nát. Bà Ngoại không bao giờ giặt những thứ ấy.
Bởi vì Mụ Phù Thuỷ là bà ngoại của các cậu chứ sao nữa? Quả là có những phép lạ!
Bà Ngoại trở lại với hai cái bao:
Cái này giá mười đồng bằng bạc hay một đồng bằng vàng. Tôi không nhận tiền bằng giấy. Chẳng bao lâu nữa nó sẽ mất giá, chỉ còn là giấy.
Cô đầy tớ hỏi:
Có thứ gì trong hai cái bao đó vậy?
Bà Ngoại trả lời:
Đồ ăn. Không lấy thì để lại.
Tôi lấy. Ngày mai tôi sẽ mang tiền đến. Bọn trẻ có thể giúp tôi mang cái bao chứ?
Bọn chúng có thể giúp nếu bọn chúng muốn. Không phải lúc nào bọn chúng cũng muốn. Bọn chúng không vâng lời ai cả.
Cô đầy tớ hỏi chúng tôi:
Các cậu muốn giúp tôi chứ? Mỗi cậu mang một cái bao, còn tôi xách hai cái va-li của các cậu.
Bà Ngoại hỏi:
Chứ chuyện gì mà lại dính líu đến hai cái va-li?
Tôi đem đi giặt quần áo dơ của bọn trẻ. Ngày mai tôi sẽ mang trở lại cùng với số tiền.
Bà ! Ngoại c! ười khẩy:
Giặt quần áo cho bọn chúng? Nhưng nếu thích thì cứ làm…
Chúng tôi ra đi cùng với cô đầy tớ. Chúng tôi bước theo cô đến nhà cha xứ. Chúng tôi thấy hai bím tóc vàng của cô nhún nhẩy trên tấm áo choàng đen, hai bím tóc dày và dài đến eo của cô. Hông cô đong đưa dưới tấm váy đỏ. Chúng tôi chỉ thấy thấp thoáng một chút ống chân của cô giữa gấu váy và đôi ủng. Cô mang đôi vớ dài màu đen, và chiếc bên phải bị sướt một đường chỉ.
Chương 29 – Cuộc tắm
Chúng tôi đến nhà cha xứ với cô đầy tớ. Cô đưa chúng tôi vào nhà bằng cửa sau. Chúng tôi đặt hai cái bao vào kho chứa thức ăn và chúng tôi bước vào phòng giặt. Trong đó có những dây phơi đồ giăng ngang dọc. Có đủ thứ thau chậu, cả một bồn tắm bằng kẽm với hình dạng kỳ quái, như một cái ghế bành lõm sâu xuống.
Cô đầy tớ mở hai cái va-li của chúng tôi, lấy quần áo của chúng tôi ngâm vào nước lạnh, rồi nhen lửa để đun nước trong hai cái vạt lớn. Cô nói:
Tôi sẽ giặt tất cả những gì các cậu cần ngay bây giờ. Trong khi các cậu tắm, những thứ ấy sẽ khô đi. Tôi sẽ mang những quần áo còn lại cho các cậu vào ngày mai hay ngày mốt. Cũng cần phải khâu vá chỗ này chỗ kia nữa.
Cô đổ nước nóng vào bồn tắm, cô đổ thêm nước lạnh vào:
Rồi đấy, cậu nào trước?
Chúng tôi không nhúc nhích. Cô nói:
Cậu này, hay cậu kia? Cởi quần áo ra ngay đi!
Chúng tôi hỏi:
Cô muốn ở lại đây trong khi chúng tôi tắm?
Cô cười thật lớn:
Chứ sao, tôi sẽ ở lại đây! Tôi sẽ chà lưng và gội đầu cho các cậu nữa. Các cậu sẽ không mắc cở trước mặt tôi đấy chứ? Tôi cũng sắp đến tuổi làm mẹ các cậu được rồi.
Chúng tôi vẫn không nhúc nhích. Thế rồi, cô bắt đầu cởi váy ra:
Thôi được. Thế thì tôi tắm trước vậy. Các cậu thấy đấy, tôi đâu có mắc cở trước mặt các cậu. Các cậu chỉ là những thằng bé con.
Cô hát âm ư trong miệng, nhưng mặt cô đỏ rần lên khi cô biết chúng tôi đang chòng chọc nhìn cô. Cô có cặp vú chắc nịch và nghếch lên như hai quả bong bóng bơm căng. Da cô rất t! rắng và cô có nhiều lông vàng óng ở mọi chỗ. Không chỉ ở giữa hai chân và dưới hai nách cô, mà còn ở trên bụng và hai bên đùi cô. Cô tiếp tục hát trong lúc vừa ngâm mình trong nước vừa kỳ cọ bằng một khăn tắm. Khi cô bước ra khỏi bồn tắm, cô nhanh nhẹn khoác lên mình một cái áo choàng. Cô thay nước trong bồn và bắt đầu rửa ráy trong lúc xoay lưng về phía chúng tôi. Thế rồi, chúng tôi cởi quần áo ra và cùng bước vào bồn tắm. Có chỗ đủ rộng cho cả hai chúng tôi.
Một lát sau, cô đầy tớ đưa cho chúng tôi hai cái khăn trắng to:
Tôi hy vọng hai cậu đã tự kỳ cọ sạch sẽ khắp nơi.
Chúng tôi ngồi lên một băng ghế, quấn mình trong khăn, đợi cho quần áo được hong khô. Nhà giặt thì đầy hơi nước và rất ấm áp. Cô đầy tớ đến với chiếc kéo:
Bây giờ tôi sẽ cắt móng tay cho hai cậu. Và đừng có làm bộ khó khăn; tôi không ăn các cậu đâu.
Cô cắt móng tay và móng chân cho chúng tôi. Cô cũng hớt tóc cho chúng tôi. Cô hôn lên mặt và cổ chúng tôi; và cô nói luôn miệng:
Ôi! Những bàn chân nhỏ bé xinh đẹp làm sao, dễ thương quá chừng, sạch sẽ quá chừng! Ôi! Những cái tai đáng yêu quá, cái cổ mềm mại làm sao, êm ái biết bao! Ôi! Ước gì tôi có hai đứa con trai nhỏ nhắn, xinh xắn, đẹp đẽ, chỉ của riêng mình! Tôi sẽ làm cho chúng nhột sướng khắp nơi, khắp nơi, khắp nơi.
Cô xoa nắn và hôn khắp thân thể chúng tôi. Cô lướt đầu lưỡi của cô trên da cổ chúng tôi, dưới hai nách chúng tôi, giữa hai mông đít chúng tôi. Cô quỳ xuống trước băng ghế và bú hai con cu đang phồng to và cứng lên trong miệng cô.
Rồi cô ngồi vào giữa hai c! húng tô! i; cô ôm siết chúng tôi vào thân thể cô:
Nếu tôi có hai đứa bé nhỏ nhắn xinh đẹp như hai cậu, tôi sẽ cho chúng uống thứ sữa ngon ngọt, ở chỗ này, đấy, đấy, như thế đấy.
Cô níu đầu chúng tôi vào hai cái vú cô đang nhô ra khỏi áo choàng, và chúng tôi bú hai đầu vú hồng đã trở nên rất cứng. Cô đầy tớ thò hai bàn tay xuống dưới tấm áo choàng của cô và tự xoa bóp giữa hai chân:
Thật là tội nghiệp các cậu không lớn tuổi hơn! Ôi! Sướng quá, chơi với các cậu sướng quá!
Cô thở dài, cô thở hổn hển, rồi thình lình, cô trân cứng người lên.
Lúc chúng tôi ra về, cô nói với chúng tôi:
Các cậu sẽ đến đây vào mỗi thứ Bảy để tắm. Các cậu sẽ mang theo quần áo dơ. Tôi muốn các cậu luôn luôn sạch sẽ.
Chúng tôi nói:
Chúng tôi sẽ mang củi đến để trả công cho cô. Và mang cá với nấm khi nào chúng tôi có.
Chương 30 – Cha xứ
Thứ Bảy tiếp theo, chúng tôi trở lại để tắm. Sau đó, cô đầy tớ nói với chúng tôi:
Hãy vào bếp. Tôi sẽ pha trà và chúng ta sẽ ăn bánh mì bơ.
Chúng tôi đang ăn bánh mì bơ thì cha xứ bước vào nhà bếp.
Chúng tôi nói:
Chào cha.
Cô đầy tớ nói:
Thưa cha, hai cậu này là em nuôi của con. Chúng là cháu nội của bà già mà người ta gọi là Mụ Phù Thuỷ.
Cha xứ nói:
Cha biết chúng. Hai con hãy đi theo cha.
Chúng tôi đi theo ông. Chúng tôi đi xuyên qua một gian nhà không chứa thứ gì ngoài một cái bàn tròn lớn có xếp ghế chung quanh, và một cái thánh giá trên tường. Rồi chúng tôi vào trong một căn phòng tối tăm có những cuốn sách xếp đầy kín bốn bức tường từ sàn nhà lên đến trần. Đối diện với cửa lớn, một bệ quỳ và một cây thánh giá; gần cửa sổ, một bàn viết; một chiếc giường nhỏ ở góc phòng, ba chiếc ghế xếp dọc theo tường: đó là tất cả những vật dụng trong phòng.
Cha xứ nói:
Các con đã thay đổi nhiều. Các con sạch sẽ. Các con trông như hai thiên thần. Hãy ngồi xuống.
Ông đẩy hai chiếc ghế đến đối diện với bàn làm việc của ông; chúng tôi ngồi xuống. Ông ngồi đàng sau bàn viết. Ông đưa cho chúng tôi một cái phong bì:
Đây là tiền.
Trong lúc nhận cái phong bì, chúng tôi nói:
Chẳng bao lâu nữa cha có thể ngưng cho tiền. Vào mùa hè, chị Sứt Môi tự kiếm ăn được.
Cha xứ nói:
Không. Cha vẫn tiếp tục giúp cho hai người đàn bà ấy. Cha xấu hổ vì đã không giúp họ sớm hơn. Và bây giờ, chúng ta nói chuyện khác chứ?
Ông nhìn chúng tôi; chúng tôi giữ im lặng. Ông! nói:
Cha chưa bao giờ thấy các con trong nhà thờ.
Chúng con không đến đó.
Thỉnh thoảng các con có cầu nguyện chứ?
Không, chúng con không cầu nguyện.
Những con chiên đáng thương. Cha sẽ cầu nguyện cho các con. Ít ra các con cũng biết đọc chứ?
Vâng, thưa cha. Chúng con có đọc sách.
Cha xứ đưa chúng tôi một cuốn sách:
Hãy cầm lấy, đọc cái này. Các con sẽ tìm thấy trong đó những câu chuyện đẹp đẽ về Giê-su Ki-tô và cuộc đời của các vị thánh.
Những câu chuyện ấy, chúng con đã biết. Chúng con có một cuốn Thánh Kinh. Chúng con đã đọc Cựu Ước và Tân Ước.
Cha xứ nhướng đôi lông mày rậm:
Cái gì? Các con đã đọc cả cuốn Thánh Kinh?
Dạ, thưa cha. Chúng con thậm chí thuộc lòng dăm ba đoạn.
Những đoạn nào, ví dụ?
Những đoạn trong Sáng Thế Ký, Xuất Ai-cập Ký, Giảng Viên, Khải Huyền, và những thiên khác.
Cha xứ im lặng một lát, rồi ông nói:
Thế thì các con biết Mười Điều Răn. Các con có tuân theo những điều ấy không?
Không, thưa cha, các con không tuân theo những điều ấy. Không có ai tuân theo chúng cả. Sách viết: “Ngươi chớ giết người” mà ai cũng giết người.
Cha xứ nói:
Than ôi…, đó là chiến tranh.
Chúng tôi nói:
Chúng con muốn đọc những cuốn sách khác ngoài Thánh Kinh, nhưng chúng con không có. Cha, cha có rất nhiều. Cha có thể cho chúng con mượn.
Những cuốn sách đó quá khó cho các con.
Chúng còn khó hơn cả Thánh Kinh sao?
Cha xứ nhìn chúng tôi. Ông hỏi:
Các con thích đọc loại sách nào?
Những sách về lịch s�! �� và đ! ịa lý. Những sách kể những điều có thật, chứ không phải những điều bịa đặt.
Cha xứ nói:
Từ bây giờ đến thứ Bảy tuần tới, cha sẽ kiếm những cuốn sách thích hợp cho các con. Bây giờ thì các con hãy để cho cha làm việc. Các con hãy trở về nhà bếp để ăn nốt những miếng bánh mì bơ.
Chương 31 – Cô đầy tớ và ông tuỳ phái
Chúng tôi cùng cô đầy tớ của cha xứ hái những quả anh đào trong vườn. Ông tuỳ phái và ông sĩ quan ngoại quốc đến nhà bằng xe jeep. Ông sĩ quan đi thẳng, ngang qua chỗ chúng tôi và bước vào phòng riêng của ông. Ông tuỳ phái dừng lại gần chỗ chúng tôi. Ông nói:
Chào các bạn nhỏ, chào cô gái xinh đẹp. Những quả anh đào chín rồi hả? Tôi yêu những quả anh đào lắm, tôi yêu cô gái trẻ đẹp lắm.*
Ông sĩ quan gọi từ cửa sổ. Ông tuỳ phái phải đi vào nhà. Cô đầy tớ nói với chúng tôi:
Tại sao các cậu không cho tôi biết có đàn ông trong nhà các cậu?
Họ là những người nước ngoài.
Thì sao? Thật là đẹp trai, ông sĩ quan ấy!
Chúng tôi hỏi:
Ông tuỳ phái thì cô không thích sao?
Ông ấy lùn và mập.
Nhưng ông ấy dễ thương và vui tính. Và ông ấy nói giỏi tiếng nước ta.
Cô nói:
Mặc kệ. Tôi chỉ thích ông sĩ quan.
Ông sĩ quan đến ngồi trên cái ghế trước cửa sổ phòng ông. Cái rổ của cô đầy tớ đã đầy những quả anh đào, cô đã có thể đi về nhà cha xứ, nhưng cô nán lại. Cô nhìn ông sĩ quan, cô cười thật lớn. Cô đu lên cành cây, cô đong đưa, cô nhảy, cô nằm trong cỏ và, cuối cùng, cô ném một bông cúc dại trúng vào bàn chân ông sĩ quan. Ông sĩ quan đứng dậy, bước vào phòng. Ngay sau đó, ông trở ra và lái xe jeep đi.
Ông tuỳ phái chồm người ra khỏi cửa sổ và kêu lên:
Có ai đến giúp đàn ông tội nghiệp quét dọn phòng rất dơ không?*
Chúng tôi nói:
Chúng tôi sẵn lòng giúp ông.
Ông nói:
Cần một phụ nữ giúp. Cần cô gái xinh đẹp.*
Chúng tôi nó! i với cô đầy tớ:
Đi. Ta hãy giúp ông ấy một chút.
Cả ba chúng tôi vào phòng của ông sĩ quan. Cô đầy tớ lượm cái chổi và bắt đầu quét. Ông tuỳ phái ngồi trên giường. Ông nói:
Tôi nằm mơ. Một nàng công chúa, tôi thấy trong mơ. Công chúa phải véo tôi để đánh thức.*
Cô đầy tớ cười, cô véo rất mạnh vào cái má của ông tuỳ phái.
Ông tuỳ phái kêu lên:
Tôi thức dậy rồi. Tôi cũng muốn véo công chúa độc ác.*
Ông ôm cô đầy tớ và véo vào cặp mông của cô. Cô đầy tớ giãy giụa nhưng ông tuỳ phái ôm cô thật chặt. Ông bảo chúng tôi:
Các cậu, ra ngoài đi! Và đóng cửa lại.*
Chúng tôi hỏi cô đầy tớ:
Cô có muốn chúng tôi ở lại đây không?
Cô cười:
Để làm gì? Tôi tự bảo vệ cho mình được mà.
Vì thế chúng tôi ra khỏi phòng, chúng tôi đóng cửa lại sau lưng. Cô đầy tớ bước đến cửa sổ, cô mỉm cười với chúng tôi, cô kéo rèm và đóng cửa sổ. Chúng tôi trèo lên gác xép và, xuyên qua những cái lỗ, chúng tôi xem những gì đang xảy ra trong phòng của ông sĩ quan.
Ông tuỳ phái và cô đầy tớ nằm trên giường. Cô đầy tớ hoàn toàn trần truồng; ông tuỳ phái chỉ còn cái áo sơ-mi và đôi tất. Ông nằm lên trên cô đầy tớ và cả hai người cùng đún đẩy tới lui qua lại. Ông tuỳ phái rên èng ẹc như con heo của Bà Ngoại và cô đầy tớ ré lên, như đang đau đớn, nhưng cùng lúc ấy cô lại cười và kêu lên:
Nữa, nữa, nữa, ôi, ôi ôi!
Từ hôm ấy, cô đầy tớ thường trở lại và đóng cửa tự nhốt cô với ông tùy phái. Thỉnh thoảng chúng tôi có xem họ, chứ không phải lúc nào cũng xem. Ông ! tuỳ phái thích cô đầy tớ khom người về phía trước hay bò bốn chân, và ông hích cô từ đàng sau.
Cô đầy tớ thích ông tùy phái nằm ngửa. Rồi cô ngồi lên bụng ông và cô nhún lên nhún xuống như cưỡi ngựa.
Ông tuỳ phái thỉnh thoảng tặng cho cô đầy tớ những đôi vớ dài hay nước hoa Cologne.
Chú thích
* Trong nguyên tác, ông tuỳ phái nói tiếng Pháp rất vụng, theo kiểu ghép từng chữ một, và hoàn toàn sai văn phạm.
Chương 32 – Ông sĩ quan ngoại quốc
Chúng tôi tập giữ cho thân thể bất động trong vườn cây. Trời nóng. Chúng tôi nằm ngửa dưới bóng mát của cây hạnh nhân. Xuyên qua những chiếc lá, chúng tôi thấy bầu trời, những đám mây. Lá cây không chuyển động; những đám mây dường như cũng đứng im, nhưng nếu chúng tôi nhìn chúng một hồi lâu, thật chăm chú, chúng tôi thấy chúng thay đổi hình dáng và kéo dài ra.
Bà Ngoại ra khỏi nhà. Khi bước ngang qua nơi chúng tôi nằm, bà đá một phát cho cát sỏi văng lên mặt và mình mẩy chúng tôi. Bà nói lẩm bẩm điều gì đó và đi vào vườn nho để ngủ trưa.
Ông sĩ quan cởi trần đến thắt lưng, nhắm mắt, ngồi trên băng ghế trước phòng của ông, đầu tựa vào bức tường vôi trắng, dưới nắng chang chang. Thình lình, ông bước đến chỗ chúng tôi; ông nói với chúng tôi, nhưng chúng tôi không trả lời, chúng tôi không nhìn ông. Ông quay trở lại băng ghế.
Một lát sau, ông tuỳ phái đến nói với chúng tôi:
Ông sĩ quan muốn các anh đến nói chuyện với ông ấy.*
Chúng tôi không trả lời. Ông lại nói:
Các anh ngồi dậy và đi đến đó. Sĩ quan tức giận nếu các anh không tuân lời.*
Chúng tôi không nhúc nhích.
Ông sĩ quan nói điều gì đó và ông tuỳ phái bước vào phòng. Chúng tôi nghe ông tuỳ phái vừa hát vừa quét dọn.
Khi mặt trời xuống đến mái nhà cạnh ống khói lò sưởi, chúng tôi đứng dậy. Chúng tôi bước đến chỗ ông sĩ quan, chúng tôi dừng lại trước mặt ông. Ông gọi ông tuỳ phái. Chúng tôi hỏi:
Ông sĩ quan muốn gì?
Ông sĩ quan hỏi vài câu; ông tuỳ phái thông dịch:
Ông sĩ quan hỏi tại sao các anh không cử động, kh! ông nói?*
Chúng tôi trả lời:
Chúng tôi tập giữ cho thân thể bất động.
Ông tuỳ phái lại thông dịch:
Ông sĩ quan nói các anh tập luyện rất nhiều. Lại có nhiều kiểu thực tập khác nhau nữa. Ông ấy đã thấy các anh đánh nhau bằng dây nịt.*
Đó là bài thực tập cho thân thể cứng cáp.
Ông sĩ quan hỏi tại sao các anh làm điều đó? *
Để quen với sự đau đớn.
Ông ấy hỏi các anh có sướng khi chịu đau không? *
Không. Chúng tôi chỉ muốn chế ngự cái đau, cái nóng, cái lạnh, cái đói, bất cứ thứ gì gây đau đớn.
Ông sĩ quan thán phục các anh. Ông ấy thấy các anh khác thường. *
Ông sĩ quan nói thêm vài lời. Ông tuỳ phái bảo chúng tôi:
Tốt, xong việc. Tôi phải đi bây giờ. Các anh cũng vậy, đi lẹ đi, đi câu cá đi. *
Nhưng ông sĩ quan nắm lấy cánh tay chúng tôi, mỉm cười và ra hiệu cho ông tuỳ phái đi chỗ khác. Ông tuỳ phái đi vài bước, ngoái lại:
Các anh, đi đi! Nhanh lên! Xuống phố đi dạo đi.
Ông sĩ quan nhìn ông tuỳ phái, và ông tuỳ phái bước về phía cổng vườn; đến đó ông còn kêu chúng tôi:
Lẹ đi, các anh! Đừng ở lại! Không hiểu hả, hai thằng đần!
Ông tùy phái đi khuất. Ông sĩ quan mỉm cười với chúng tôi, đem chúng tôi vào phòng của ông. Ông ngồi lên một chiếc ghế, ông níu chúng tôi lại, nhấc chúng tôi lên, đặt chúng tôi ngồi lên hai đầu gối ông. Chúng tôi khoác hai cánh tay quanh cổ ông, chúng tôi nép vào lồng ngực rậm lông của ông. Ông đong đưa chúng tôi trên hai đầu gối.
Dưới đít chúng tôi, giữa hai chân ông sĩ quan, chúng tôi cảm thấy có cái gì nong nóng nhấp ! nhô. Ch�! �ng tôi nhìn nhau, rồi chúng tôi nhìn vào mắt ông sĩ quan. Ông dịu dàng đẩy chúng tôi ra, ông vò tóc chúng tôi, ông đứng lên. Ông đưa cho chúng tôi hai cái roi và ông nằm sấp xuống. Ông chỉ nói một chữ và, mặc dù không biết ngôn ngữ của ông, chúng tôi hiểu.
Chúng tôi quất. Đứa này quất một roi, rồi đứa kia quất một roi.
Cái lưng của ông sĩ quan nổi lên những lằn đỏ. Chúng tôi quất càng lúc càng mạnh. Ông sĩ quan rên rỉ và, không đổi thế nằm, tụt quần dài và quần lót xuống đến hai mắt cá. Chúng tôi lấy hết sức quất vào hai cái mông đít trắng trẻo, vào hai bắp vế, vào hai chân, vào lưng, vào cổ, vào hai vai của ông, và mọi chỗ đều đỏ rực lên.
Mình mẩy, tóc tai, áo quần của ông sĩ quan, những tấm khăn trải giường, tấm thảm, bàn tay chúng tôi, cánh tay chúng tôi đều đỏ rực. Máu phun cả vào mắt chúng tôi, trộn lẫn vào mồ hôi chúng tôi, và chúng tôi tiếp tục quất cho đến khi người đàn ông ấy thốt lên một tiếng kêu cuối cùng, như tiếng kêu của con thú, và chúng tôi gục xuống, kiệt quệ, nơi chân giường của ông.
* Trong nguyên tác, ông tuỳ phái nói tiếng Pháp rất vụng, theo kiểu ghép từng chữ một, và hoàn toàn sai văn phạm.
Chương 33 – Ngoại ngữ
Ông sĩ quan mang đến cho chúng tôi một cuốn từ điển để chúng tôi học thứ tiếng của ông. Chúng tôi học các chữ cái; ông tuỳ phái chỉnh cách phát âm của chúng tôi cho đúng. Vài tuần sau, chúng tôi nói trôi chảy thứ tiếng mới ấy. Chúng tôi không ngừng tiến bộ. Ông tuỳ phái không cần phải thông dịch nữa. Ông sĩ quan rất hài lòng với chúng tôi. Ông cho chúng tôi một chiếc kèn harmonica. Ông cũng đưa cho chúng tôi một chiếc chìa khoá phòng của ông để chúng tôi có thể vào bất cứ lúc nào chúng tôi muốn (từ trước đến nay chúng tôi vẫn vào bằng chìa khoá của chúng tôi, nhưng lén lút). Bây giờ chúng tôi không cần phải lén lút nữa và chúng tôi có thể làm bất cứ thứ gì chúng tôi muốn trong phòng ấy: ăn bánh bít-quy và sô-cô-la, hút thuốc lá.
Chúng tôi thường vào phòng ấy, vì mọi thứ trong đó đều sạch sẽ, và chúng tôi ở trong đó yên ả hơn ở trong bếp. Đó là nơi chúng tôi thường làm những bài thực tập hơn.
Ông sĩ quan có một cái máy hát và những đĩa hát. Nằm trên giường, chúng tôi nghe nhạc. Một lần, muốn làm vui lòng ông sĩ quan, chúng tôi để một đĩa quốc ca của nước ông. Nhưng ông nổi giận và đập nát cái đĩa hát bằng một cú đấm.
Đôi khi, chúng tôi ngủ trên cái giường rất rộng của ông. Một buổi sáng, ông tuỳ phái thấy chúng tôi nằm ở đó; ông không hài lòng:
Ngu xuẩn! Đừng làm chuyện ngốc nghếch như vậy nữa. Cái gì xảy ra, nếu sĩ quan về nhà ban đêm?*
Cái gì xảy ra chứ? Còn đủ chỗ cho ông ấy nằm cơ mà.
Các anh rất ngốc nghếch. Một lần, các anh đã trả giá cho cái ngốc nghếch rồi. Nếu sĩ quan làm cá! c anh đau, tôi sẽ bắn ông ấy. *
Ông ấy sẽ không làm chúng tôi đau. Đừng bận tâm về chúng tôi.
Một đêm, ông sĩ quan về nhà và thấy chúng tôi đang ngủ trên giường của ông. Ánh sáng từ chiếc đèn dầu hôi làm chúng tôi thức giấc. Chúng tôi hỏi:
Ông có muốn chúng tôi đi ra nhà bếp không?
Ông sĩ quan xoa đầu chúng tôi và nói:
Ở lại. Cứ ở lại.
Ông cởi quần áo và nằm xuống giữa hai chúng tôi. Ông ôm chúng tôi vào hai cánh tay ông, ông nói thầm thì vào tai:
Ngủ đi. Tôi yêu các cậu. Ngủ ngon đi.
Chúng tôi ngủ trở lại. Sau đó, lúc gần sáng, chúng tôi muốn ngồi dậy, nhưng ông sĩ quan giữ chúng tôi lại:
Đừng cử động. Hãy ngủ tiếp đi.
Chúng tôi cần đi đái. Chúng tôi phải ra ngoài.
Đừng ra ngoài. Đái ở đây này.
Chúng tôi hỏi:
Ở đâu?
Ông nói:
Đái lên tôi. Vâng. Đừng sợ. Đái đi! Đái lên mặt tôi đi.
Chúng tôi đái lên mặt ông, rồi chúng tôi đi ra vườn, vì giường ướt nhẹp cả. Mặt trời đã hửng sáng; chúng tôi bắt đầu làm những công việc đầu ngày.
Chương 34 – Người bạn của ông sĩ quan
Thỉnh thoảng ông sĩ quan về nhà cùng với một người bạn một ông sĩ quan khác, trẻ hơn. Họ chuyện trò với nhau suốt buổi tối và người bạn ở lại ngủ qua đêm. Chúng tôi đã quan sát họ vài lần qua cái lỗ trên trần nhà.
Một buổi tối mùa hè. Ông tuỳ phái nấu món gì đó trên cái lò đun bằng cồn. Ông trải một tấm khăn lên bàn và chúng tôi cắm hoa trên đó. Ông sĩ quan và người bạn ngồi tại bàn; họ uống rượu. Sau đó, họ ăn. Ông tuỳ phái ngồi ăn gần cửa ra vào, trên một chiếc ghế nhỏ. Rồi họ lại uống rượu. Trong lúc đó, chúng tôi lo chuyện âm nhạc. Chúng tôi thay những đĩa nhạc và lên giây thiều cho cái máy hát đĩa.
Người bạn của ông sĩ quan nói:
Hai thằng nhỏ ấy làm tôi khó chịu. Bảo tụi nó đi ra ngoài đi.
Ông sĩ quan hỏi:
Ghen à?
Người bạn đáp:
Ghen với tụi nó hả? Điên thật! Chỉ là hai thằng nhóc man rợ.
Tụi nó đẹp trai, cậu không thấy à?
Có lẽ. Tôi chưa nhìn rõ tụi nó.
Vậy hả, cậu chưa nhìn rõ tụi nó. Thế thì, nhìn rõ tụi nó đi nào.
Người bạn đỏ mặt:
Anh muốn nói cái gì? Tụi nó làm tôi khó chịu vì cái vẻ lén lút của tụi nó. Có vẻ như tụi nó đang lắng nghe bọn mình, đang rình rập bọn mình.
Nhưng tụi nó đang lắng nghe bọn mình thật đấy. Tụi nó nói tiếng của bọn mình hoàn hảo. Tụi nó hiểu hết.
Người bạn tái mặt, hắn đứng dậy:
Thật là quá trớn! Tôi đi đây!
Ông sĩ quan nói:
Đừng giở trò ngốc nghếch… Ra ngoài chơi đi, hai thằng nhóc.
Chúng tôi rời phòng, chúng tôi trèo lên gác xép. Chúng tôi rình xem và lắng ngh! e họ.
Người bạn của ông sĩ quan nói:
Anh đem tôi ra làm trò cười trước mặt hai thằng nhỏ đần độn đó.
Ông sĩ quan nói:
Đó là hai đứa trẻ thông minh nhất mà tôi được gặp.
Người bạn nói:
Anh chỉ nói thế để làm tôi đau đớn, để làm tôi khổ sở. Anh làm bất cứ thứ gì để hành hạ tôi, để làm nhục tôi. Một ngày nào đó, tôi sẽ giết anh!
Ông sĩ quan ném khẩu súng lục của ông lên bàn:
Tôi chẳng đòi hỏi gì hơn! Cầm lầy khẩu súng đi. Bắn tôi đi! Bắn ngay đi!
Người bạn cầm khẩu súng lên và nhắm vào ông sĩ quan:
Tôi sẽ bắn. Anh sẽ thấy, tôi sẽ bắn. Lần sau mà anh còn nhắc đến nó, nhắc đến thằng đó, tôi sẽ bắn anh.
Ông sĩ quan nhắm mắt lại, mỉm cười:
Chàng ấy đẹp trai… trẻ… cường tráng… duyên dáng… tế nhị… dịu dàng… mơ mộng… dũng cảm… kiêu ngạo… Tôi yêu chàng. Chàng chết trên mặt trận miền Đông. Lúc ấy chàng mười chín tuổi. Tôi không thể sống thiếu chàng.
Người bạn ném khẩu súng lục lên bàn và nói:
Chó đẻ!
Ông sĩ quan mở mắt ra, nhìn người bạn của ông:
Thật là thiếu dũng cảm! Thật là thiếu tính cách!
Người bạn nói:
Vậy thì anh tự bắn anh đi chứ, nếu anh dũng cảm đến chừng ấy, nếu anh sầu khổ đến chừng ấy. Nếu anh không thể sống thiếu nó, thì anh chết theo nó đi chứ. Anh còn muốn tôi giúp nữa sao? Tôi không có điên! Chết quách đi! Chết quách một mình đi cho xong!
Ông sĩ quan nhặt khẩu súng lục và chĩa họng súng vào màng tang. Chúng tôi trèo xuống khỏi gác xép. Ông tuỳ phái ngồi trước c�! �nh cửa! lớn còn để mở. Chúng tôi hỏi ông:
Ông có nghĩ ông ấy sẽ tự sát không?
Ông tuỳ phái cười:
Các anh, đừng có sợ. Họ luôn luôn làm thế khi uống quá nhiều. Tôi đã tháo đạn khỏi hai cái súng rồi. *
Chúng tôi bước vào phòng, chúng tôi nói với ông sĩ quan:
Chúng tôi bắn ông nếu ông thật sự muốn thế. Hãy đưa khẩu súng cho chúng tôi.
Người bạn nói:
Hai thằng chó chết!
Ông sĩ quan vừa nói vừa mỉm cười:
Cảm ơn. Các cậu thật tử tế. Chúng tôi chỉ đùa thôi. Đi ngủ đi.
Ông đứng lên đóng cánh cửa lại sau khi chúng tôi bước ra, ông nhìn thấy ông tuỳ phái:
Ông còn ngồi đó sao?
Ông tuỳ phái nói:
Tôi chưa được phép rời chỗ.*
Thôi đi đi! Tôi muốn được yên! Hiểu chứ?
Xuyên qua cánh cửa chúng tôi còn nghe ông nói với người bạn:
Quả là một bài học cho cậu, đồ chết nhát!
Chúng tôi nghe tiếng động của một cuộc xô xát, tiếng những quả đấm, tiếng những chiếc ghế lộn nhào, tiếng người ngã, tiếng la hét, tiếng thở hổn hển. Rồi chỉ còn sự im lặng.
Chương 35 – Cuộc trình diễn đầu tiên của chúng tôi
Cô đầy tớ của cha xứ thường hát những bài dân ca xa xưa và những bài ca thời thượng mới mẻ nói về chiến tranh. Chúng tôi lắng nghe những bài ca ấy, chúng tôi nhái lại trên chiếc kèn harmonica của mình. Chúng tôi cũng đòi ông tuỳ phái dạy cho chúng tôi những bài ca của đất nước ông.
Một đêm, khá khuya, lúc Bà Ngoại đã vào giường, chúng tôi đi xuống phố. Gần toà lâu đài, trên một con đường cổ xưa, chúng tôi dừng lại trước một ngôi nhà thấp. Những tiếng ồn, những tiếng nói, và khói tuôn ra từ khung cửa lớn để mở trên một cầu thang. Chúng tôi men xuống những bậc tam cấp bằng đá và lọt vào trong một hầm rượu đã được sửa thành quán nước. Đám đàn ông, đứng lố nhố hay ngồi trên những băng ghế gỗ và những thùng rượu, đang uống rượu vang. Đa số là những ông già, nhưng cũng có vài người còn trẻ và ba người đàn bà. Không ai lưu ý đến chúng tôi.
Một đứa trong chúng tôi bắt đầu thổi kèn harmonica và đứa kia hát một bài ca về một người đàn bà đợi chinh phu trở về trong chiến thắng.
Dần dần người ta xoay về phía chúng tôi; những tiếng nói tắt đi. Chúng tôi hát, chúng tôi chơi nhạc càng lúc càng mạnh hơn, chúng tôi nghe giai điệu của mình vang lên, dội lại từ vòm trần của hầm rượu, giống như có người nào khác đang chơi nhạc và ca hát.
Bài ca của chúng tôi chấm dứt, chúng tôi ngước lên nhìn những khuôn mặt bơ phờ hốc hác. Một người đàn bà cười và vỗ tay. Một thanh niên cụt một tay nói khàn khàn:
Nữa. Chơi bài nào khác đi!
Chúng tôi đổi vai. Đứa đã chơi kèn harmonica rồi thì trao nó lại cho đứa kia và chú! ng tôi bắt đầu một bài ca mới.
Một người đàn ông gầy đét bước loạng choạng đến chúng tôi, hắn thét vào mặt chúng tôi:
Câm họng ngay, đồ chó!
Hắn xô chúng tôi một cách hung bạo ra hai bên, một đứa về bên phải, đứa kia về bên trái; chúng tôi mất thăng bằng; chiếc kèn harmonica rơi xuống. Người đàn ông vừa bước lên thang lầu vừa vịn vào tường. Chúng tôi còn nghe hắn gào trên đường phố:
Mọi người câm họng hết cả đi!
Chúng tôi nhặt chiếc kèn harmonica lên và lau nó. Có người nói:
Hắn bị điếc.
Người khác nói:
Hắn không chỉ điếc. Hắn hoàn toàn điên rồi.
Một ông già xoa đầu chúng tôi. Những giọt nước mắt chảy dài từ đôi mắt sâu hoắm, thâm quầng của ông:
Thật là khốn khổ! Cả thế giới khốn khổ! Tội nghiệp lũ trẻ! Tội nghiệp thế giới!
Một phụ nữ nói:
Điếc hay điên, ít ra hắn còn trở về. Anh cũng vậy, anh đã trở về.
Cô ta ngồi trên bắp vế của người thanh niên cụt một tay. Anh ta nói:
Em nói đúng, em xinh đẹp của anh, anh đã trở về. Nhưng anh sẽ làm lụng bằng cái gì? Làm sao anh cầm được một miếng gỗ để cưa? Cầm bằng cái ống tay áo rỗng của anh hay sao?
Một người thanh niên khác, ngồi trên một băng ghế, vừa cười vừa nói:
Tôi cũng đã trở về. Chỉ có điều là tôi bị tê liệt từ thắt lưng trở xuống. Cặp chân và mọi thứ khác. Tôi sẽ không bao giờ ngỏng lên được nữa. Chẳng thà tôi chết phứt ngoài đó cho xong, bỏ xác tại trận, chỉ một phát là hết chuyện.
Một phụ nữ khác nói:
Không bao giờ các anh vừa lòng. Tôi thấy những anh ! đang h�! �p hối trong bệnh viện đều nói, “Dù có ra sao đi nữa, tôi vẫn muốn sống sót, trở về nhà, gặp lại vợ tôi, mẹ tôi. Tôi sẵn sàng đánh đổi mọi thứ chỉ để được sống thêm một chút nữa thôi.”
Một người đàn ông nói:
Cô câm mồm đi. Đàn bà chưa hề thấy cái gì trong chiến tranh cả.
Người phụ nữ nói:
Chưa hề thấy cái gì hả? Đồ ngu! Chúng tôi phải làm lụng hết mọi thứ, lo lắng hết mọi thứ: nuôi nấng trẻ con, băng bó thương tích. Các ông, một khi mà chiến tranh đã hết, bọn đàn ông các ông đều là anh hùng cả. Chết: cũng anh hùng. Sống sót: cũng anh hùng. Què cụt: cũng anh hùng. Đó là lý do tại sao các ông đẻ ra chiến tranh, các ông, bọn đàn ông. Đó là chiến tranh của các ông. Các ông muốn nó, thì cứ đi theo nó luôn đi. Anh hùng cái lỗ đít tôi đây này!
Mọi người bắt đầu nói và gào. Bên cạnh chúng tôi, ông già nói:
Không ai muốn cuộc chiến này. Không ai cả, không ai cả.
Chúng tôi rời hầm rượu; chúng quyết định trở về nhà.
Ánh trăng soi sáng trên những đường phố và trên lối đi đầy bụi bẩn dẫn đến nhà Bà Ngoại.
Chương 36 – Việc phát triển các tiết mục trình diễn của chúng tôi
Chúng tôi tập tung hứng trái cây: những quả táo, những quả hạnh, những quả mơ. Đầu tiên với hai quả thì còn dễ, rồi ba, bốn, cho đến khi chúng tôi tung hứng được năm quả.
Chúng tôi phát minh một loạt những trò ảo thuật lẹ tay với những con bài và những điếu thuốc lá.
Chúng tôi cũng tập nhào lộn. Chúng tôi có thể nhảy lộn tròn liên tục về một bên, nhảy lộn tròn liên tục về phía trước, nhún hai tay bật ngược về đàng sau hay bật trở lại đàng trước, và chúng tôi có thể đi bằng hai bàn tay hoàn toàn thoải mái.
Chúng tôi mặc những thứ quần áo cũ bự quá cỡ mà chúng tôi đã tìm được trong cái hòm trên gác xép: những bộ veston vải sọc vuông thùng thình và rách rưới, những cái quần rộng mà chúng tôi phải dùng một sợi dây cột vào thắt lưng. Chúng tôi cũng tìm thấy một cái mũ đen tròn và cứng.
Một đứa trong chúng tôi gắn một quả ớt đỏ lên chóp mũi và đứa kia đeo một bộ ria giả làm bằng râu bắp. Chúng tôi kiếm được chút ít son và chúng tôi vẽ cho cái miệng rộng đến hai mang tai.
Hoá trang làm hai thằng hề như thế, chúng tôi đi ra chợ. Đó là nơi có nhiều hàng quán nhất và đông người nhất.
Chúng tôi bắt đầu cuộc trình diễn bằng cách thổi kèn harmonica ầm ĩ và gõ loạn xạ vào một cái trống làm bằng vỏ bí rỗng. Khi có đủ khán giả chung quanh chúng tôi, chúng tôi tung hứng những quả cà chua hay ngay cả những quả trứng. Những quả cà chua là những quả cà chua thật, nhưng những quả trứng thì rỗng và được nhồi bằng cát mịn. Người ta không biết điều này, nên họ reo lên, họ cười, họ vỗ tay lúc chúng tôi giả vờ su! ýt bắt hụt một quả.
Chúng tôi tiếp tục cuộc trình diễn bằng một loạt những trò ảo thuật lẹ tay và chúng tôi kết thúc bằng màn nhào lộn.
Trong lúc một đứa trong chúng tôi tiếp tục nhảy lộn tròn về một bên và nhảy lộn tròn về phía trước, thì đứa kia đi quanh khán giả bằng hai bàn tay, ngậm chiếc mũ cũ giữa hai hàm răng.
Buổi tối, chúng tôi trình diễn trong những quán nước và không cần hoá trang.
Chẳng mấy chốc chúng tôi biết tất cả những quán nước trong phố, những hầm rượu nơi chủ nhân bán thứ rượu vang tự sản xuất, những quầy rượu nơi người ta đứng mà uống, những quán cà-phê nơi những người khách ăn mặc tươm tất thường vãng lai và một vài sĩ quan đến để tìm gái.
Những kẻ uống rượu thì dễ dàng cho tiền. Họ cũng dễ dàng thố lộ tâm tư. Chúng tôi biết được tất cả những bí mật về mọi hạng người.
Thường thường, người ta cho chúng tôi uống rượu và, dần dần, chúng tôi quen với hơi men. Chúng tôi cũng hút những điếu thuốc lá người ta cho.
Ở đâu chúng tôi cũng rất thành công. Người ta cho rằng chúng tôi có giọng hát hay; họ vỗ tay tán thưởng chúng tôi và gọi chúng tôi đến thêm nhiều lần nữa.
Chương 37 – Diễn kịch
Thỉnh thoảng, nếu người ta chú ý, không quá say và không quá ồn, thì chúng tôi diễn cho họ xem một trong những vở kịch nhỏ của chúng tôi, chẳng hạn Chuyện anh nhà nghèo và anh nhà giàu.
Một đứa trong chúng tôi làm anh nhà nghèo, đứa kia làm anh nhà giàu.
Anh nhà giàu ngồi tại một cái bàn, hút thuốc. Anh nhà nghèo bước vào:
Tôi đã bửa củi cho ông xong rồi, thưa ông.
Tốt đấy. Tập thể dục thì tốt lắm. Trông mày rất khoẻ. Cặp má của mày đỏ au.
Hai bàn tay tôi lạnh cóng, thưa ông.
Đến đây! Đưa cho tao xem! Thật gớm ghiếc! Hai bàn tay của mày đầy những vết trầy trụa và lở loét.
Đó là những chỗ bị dị ứng vì trời lạnh, thưa ông.
Chúng mày, bọn nhà nghèo, chúng mày lúc nào cũng mang những thứ bệnh tật gớm ghiếc. Mày bẩn thỉu quá, thì mày ráng mà chịu. Cầm lấy, cái này để trả công cho mày.
Hắn ném một gói thuốc lá cho anh nhà nghèo; anh mồi một điếu và bắt đầu hút. Nhưng chỗ anh đang đứng gần cửa lớn không có cái gạt tàn, và anh không dám bước đến gần cái bàn. Thế nên anh phẩy tàn thuốc vào lòng bàn tay mình. Anh nhà giàu muốn anh nhà nghèo ra về ngay, nên giả vờ không thấy anh nhà nghèo đang cần một cái gạt tàn. Nhưng anh nhà nghèo không muốn rời khỏi chỗ này quá sớm vì anh đang đói. Anh nói:
Nhà ông thơm tho quá, thưa ông.
Mùi thơm của sự sạch sẽ đấy.
Có cả mùi thơm của xúp nóng. Cả ngày hôm nay tôi chưa ăn gì cả.
Đáng lẽ mày phải ăn rồi chứ. Còn tao, tao sẽ đi ăn tiệm vì tao cho thằng đầu bếp nghỉ xả hơi.
Anh nhà nghèo đánh hơi:
Vậy mà ở đây lại! có mùi xúp nóng ngon quá.
Anh nhà giàu thét lên:
Không thể có mùi xúp trong nhà này; không có ai nấu xúp trong nhà này; chắc là nó bay đến từ nhà hàng xóm, hay nó là xúp trong óc tưởng tượng của mày! Chúng mày, bọn nhà nghèo, chúng mày không nghĩ ngợi điều gì cả ngoài cái bao tử; đó là lý do tại sao chúng mày không bao giờ có tiền; chúng mày tiêu tất cả tiền kiếm được vào xúp và xúc-xích. Chúng mày là những con heo, đúng như vậy, và bây giờ mày làm dơ sàn nhà của tao bằng tàn thuốc lá của mày! Xéo ngay đi, và đừng bao giờ để tao trông thấy mày nữa!
Anh nhà giàu mở cửa, đá một phát vào anh nhà nghèo làm anh ta ngã sóng soài trên lề đường.
Anh nhà giàu đóng cửa lại, ngồi xuống trước một dĩa xúp, và vừa nói vừa chắp hai tay:
Tạ ơn Chúa Giê-xu đã ban cho chúng con mọi điều tốt lành.
Chương 38 – Những cuộc báo động
Hồi chúng tôi mới đến nhà Bà Ngoại, ở Phố Nhỏ có rất ít báo động. Bây giờ càng ngày lại càng nhiều hơn. Còi báo động rú lên bất cứ lúc nào kể cả ngày lẫn đêm, giống hệt như ở Phố Lớn. Người ta chạy tìm chỗ nấp, trốn vào những hầm rượu. Trong những lúc ấy, đường sá vắng ngắt. Thỉnh thoảng có những ngôi nhà và hàng quán để cửa mở. Chúng tôi lợi dụng cơ hội để chui vào và lặng lẽ ăn trộm những gì chúng tôi thích.
Chúng tôi không bao giờ nấp trong hầm rượu ở nhà. Bà Ngoại cũng không. Ban ngày, chúng tôi tiếp tục làm những công việc của mình; ban đêm, chúng tôi tiếp tục ngủ.
Hầu hết máy bay chỉ bay ngang qua phố chúng tôi để đi thả bom phía bên kia biên giới. Cũng có lúc một quả bom rơi trúng một ngôi nhà. Trong trường hợp đó, chúng tôi xác định nơi bị bom bằng cách theo hướng có khói và chúng tôi đến xem những gì đã bị tàn phá. Nếu còn thứ gì lấy được, chúng tôi lấy.
Chúng tôi để ý thấy khi một ngôi nhà bị bom thì những người trốn trong hầm lúc nào cũng chết sạch. Trái lại, cái ống khói bao giờ cũng còn đứng nguyên.
Cũng có lúc một chiếc oanh tạc cơ nhào xuống để nã đạn liên thanh vào những người ở ngoài đồng hay trên đường phố.
Ông tuỳ phái dạy chúng tôi phải cẩn thận khi máy bay đang tiến về phía chúng tôi, nhưng khi nó ở ngay trên đầu chúng tôi thì không còn nguy hiểm nữa.
Để tránh báo động, người ta cấm thắp đèn vào ban đêm trừ khi các cửa sổ đã được che hoàn toàn tối. Bà Ngoại nghĩ không thắp đèn là thực tế nhất. Lính tuần cảnh đi lòng vòng suốt đêm để giữ cho luật lệ đư! ợc tuân hành.
Trong một bữa ăn, chúng tôi kể về một chiếc máy bay chúng tôi thấy bốc cháy và rơi xuống. Chúng tôi cũng thấy ông phi công nhảy dù ra.
Chúng con không biết điều gì xảy ra cho ông ấy, ông phi công của phe địch.
Bà Ngoại nói:
Phe địch? Họ là bạn, là anh em của chúng ta. Chẳng bao lâu nữa họ sẽ đến đây.
Một hôm, chúng tôi đi dạo trong một cuộc báo động. Một gã đàn ông hốt hoảng chạy đến nói với chúng tôi:
Bọn mày không nên đi ra ngoài trong khi máy bay dội bom.
Gã nắm tay lôi chúng tôi đến một cánh cửa:
Đi vô, đi vô trong đó.
Chúng tôi không muốn.
Đó là chỗ núp. Bọn mày sẽ được an toàn trong đó.
Gã mở cửa và đẩy chúng tôi vào trước. Căn hầm đầy người. Một sự im lặng bao trùm nơi đó. Những người đàn bà ôm chặt những đứa bé vào lòng.
Thình lình, từ một nơi nào đó, có những quả bom nổ. Những tiếng nổ càng lúc càng gần hơn. Gã đàn ông lôi chúng tôi vào hầm bây giờ chạy đến một đống than ở góc hầm và ráng vùi mình xuống dưới đó.
Vài người đàn bà cười khinh bỉ. Một bà già nói:
Bộ thần kinh của nó hư rồi. Nó được cho nghỉ phép vì vậy.
Đột nhiên, chúng tôi thấy khó thở. Chúng tôi mở cánh cửa hầm; một mụ đàn bà cao lớn mập mạp đẩy ngược chúng tôi vào trong, đóng cửa lại. Mụ thét lên:
Bọn mày điên hả? Bọn mày không được đi ra ngoài bây giờ.
Chúng tôi nói:
Người ta luôn luôn chết trong hầm. Chúng tôi muốn ra ngoài.
Mụ mập dựa lưng vào cánh cửa. Mụ chìa cho chúng tôi xem cái băng đeo tay có hiệu Dân Vệ.
Tao là n! gười c! hỉ huy ở đây! Bọn mày đứng yên chỗ đó!
Chúng tôi cắn ngập hai hàm răng vào cặp tay nung núc của mụ; chúng tôi đá vào ống quyển của mụ. Mụ gào lên, cố đánh lại chúng tôi. Người ta cười ồ. Rốt cuộc, mặt mũi đỏ rần vì tức giận và xấu hổ, mụ nói:
Đi đi! Cút mẹ nó đi! Đi ra mà chết tiệt ngoài kia đi! Chẳng có ai mất mát gì cả.
Ra ngoài, chúng tôi hít thở thoải mái. Đó là lần đầu tiên chúng tôi cảm thấy sợ.
Những quả bom tiếp tục trút xuống như mưa.
Chương 39 – Bầy người
Chúng tôi đến nhà cha xứ để tìm quần áo sạch của mình. Chúng tôi cùng cô đầy tớ ăn những lát bánh mì trét bơ trong bếp. Chúng tôi nghe những tiếng la đến từ ngoài đường. Chúng tôi để bánh mì bơ xuống và bước ra ngoài. Mọi người đều đứng trước cổng nhà của họ; họ nhìn về hướng trạm xe lửa. Bọn trẻ con khoái trá chạy và reo:
Họ tới kìa! Họ tới kia kìa!
Tại khúc quẹo của con đường xuất hiện một chiếc xe Jeep quân đội chở những sĩ quan ngoại quốc. Chiếc xe Jeep lăn bánh chầm chậm, theo sau là những người lính vai mang súng trường. Đàng sau họ là một thứ gì trông như một bầy người. Những đứa trẻ con giống như chúng tôi. Những người đàn bà giống như mẹ chúng tôi. Những ông già giống như ông thợ đóng giày.
Chừng hai ba trăm người đi ngang qua, có lính canh giữ hai bên. Vài người đàn bà cõng những đứa bé trên lưng, vác chúng trên vai, hay ôm chúng vào ngực. Một người gục xuống; những cánh tay chìa ra đỡ lấy đứa bé và bà mẹ; họ phải được khiêng đi vì một người lính đã chĩa súng vào bầy người.
Không ai nói, không ai khóc; những đôi mắt của họ nhìn đăm đăm xuống mặt đất. Chúng tôi chỉ nghe tiếng gót giày đinh của những người lính.
Ngay trước mặt chúng tôi, một cánh tay gầy guộc thò ra từ đám đông, một bàn tay dơ bẩn mở ra, một giọng van xin:
Bánh mì.
Cô đầy tớ, mỉm cười, làm cử chỉ bố thí mẩu bánh mì bơ ăn thừa; cô chìa nó gần chạm vào bàn tay chờ đợi, rồi, cười rộ lên, cô rụt tay lại, đưa mẩu bánh mì vào miệng cô, cắn một cái và nói:
Tao cũng vậy, tao cũng đói!
Một ! người lính thấy hết cảnh ấy, bước đến vỗ vào mông cô đầy tớ một cái; hắn véo má cô, và cô vẫy khăn mùi-soa chào hắn cho đến khi chúng tôi chỉ còn thấy một đám mây bụi trong ánh chiều tà.
Chúng tôi trở vào nhà. Từ trong bếp, chúng tôi thấy cha xứ đang quỳ trước cây thập giá to tướng trong phòng của ông.
Cô đầy tớ nói:
Ăn cho xong phần bánh mì bơ của các cậu đi.
Chúng tôi nói:
Chúng tôi không đói nữa.
Chúng tôi bước vào phòng. Cha xứ xoay người lại:
Các con có muốn cầu nguyện cùng cha không?
Chúng con không bao giờ cầu nguyện, cha biết rõ mà. Chúng con muốn hiểu mọi việc.
Các con không hiểu được đâu. Các con còn quá trẻ.
Các con? Các con không quá trẻ. Vì thế nên các con hỏi cha: Những người đó là ai? Họ bị đem đi đâu? Tại sao?
Cha xứ đứng dậy, bước đến chúng tôi. Ông nhắm mắt lại và nói:
Hành trạng của Chúa thì khôn dò.
Ông mở mắt ra, đặt hai tay lên đầu chúng tôi:
Thật đáng tiếc là các con đã phải chứng kiến một cảnh như vậy. Các con run rẩy cả chân tay.
Cha cũng vậy, thưa cha.
Vâng, cha đã già rồi, cha run rẩy.
Còn chúng con, chúng con run vì lạnh. Chúng con đi mình trần đến đây. Chúng con sẽ mặc những chiếc áo sơ-mi mà người đầy tớ của cha đã giặt.
Chúng tôi đi vào bếp. Cô đầy tớ đưa cho chúng tôi mớ quần áo sạch. Mỗi đứa chúng tôi lấy một chiếc áo sơ-mi. Cô đầy tớ nói:
Các cậu quá nhạy cảm. Điều tốt nhất các cậu làm được là quên những gì các cậu đã thấy.
Chúng tôi không bao giờ quên bất cứ điều gì cả.
! Cô đẩ! y chúng tôi về phía cửa:
Đi đi, đừng lo lắng gì cả! Tất cả những điều đó không dính líu gì đến các cậu. Nó sẽ không bao giờ xảy đến cho các cậu. Những người đó chỉ là những con vật.
Chương 40 – Những trái táo của Bà Ngoại
Từ nhà cha xứ, chúng tôi chạy đến nhà ông thợ đóng giày. Những cánh cửa sổ vỡ nát; cửa lớn bị xô sập. Bên trong, tất cả đều bị xới tung lên. Trên các bức tường là những hàng chữ tục tĩu.
Một bà già ngồi trên một băng ghế trước nhà bên cạnh. Chúng tôi hỏi bà:
Ông thợ đóng giày đã ra đi rồi sao?
Lâu rồi, tội nghiệp ông ấy.
Ông ấy không có trong đám người đi ngang qua phố hôm nay chứ?
Không, những người đi ngang qua hôm nay đã đến từ những nơi khác. Trong những toa xe chở súc vật. Ông ấy, ông ấy đã bị giết tại đây, trong chỗ làm việc của ông ấy, bằng chính những dụng cụ của ông ấy. Đừng lo lắng. Chúa Trời thấy tất cả. Ngài sẽ nhận ra ai là Con Cái của Ngài.
Khi chúng tôi về đến nhà, chúng tôi thấy Bà Ngoại đang nằm ngửa, hai chân dang ra, trước cổng vườn, những trái táo vung vãi rải rác khắp chung quanh bà.
Bà Ngoại không nhúc nhích. Trán bà chảy máu.
Chúng tôi chạy vào bếp, chúng tôi nhúng ướt một miếng giẻ, chúng tôi lấy một chai rượu mùi trên kệ tủ. Chúng tôi đặt miếng giẻ ướt lên trán Bà Ngoại, chúng tôi đổ rượu mùi vào miệng bà. Một lát sau, bà mở mắt. Bà nói:
Nữa!
Chúng tôi đổ thêm rượu mùi vào miệng bà.
Bà chống hai cùi chỏ, nhổm dậy và bắt đầu gào lên:
Lượm táo đi! Bọn mày còn đợi gì nữa, đồ chó đẻ?
Chúng tôi lượm những trái táo trên lối đi đầy bụi đất. Chúng tôi bỏ chúng vào trong cái tạp-dề của bà.
Miếng giẻ rớt ra khỏi trán Bà Ngoại. Máu chảy xuống mắt bà. Bà chùi máu bằng một góc tấm khăn choàng.
Chúng tôi hỏi:
Bà có đau không, Bà Ngoại?
Bà cười khẩy:
Cái báng súng nện một phát thì tao chưa chết đâu.
Chuyện gì xảy ra vậy, Bà Ngoại?
Chẳng có gì cả. Tao đang lượm táo. Tao đến trước cổng để xem đám người bị áp giải. Cái tạp-dề của tao sút ra; táo rơi xuống, lăn ra ngoài đường. Lăn vào giữa đám người ấy. Đó đâu phải là lý do để chúng nó đánh tao.
Ai đánh bà vậy, Bà Ngoại?
Chứ bọn mày nghĩ là ai nữa? Bọn mày đâu có ngu. Chúng nó đánh người ta trong đám ấy nữa. Mà dẫu có đánh thì cũng có đứa ăn được những trái táo của tao rồi!
Chúng tôi đỡ Bà Ngoại đứng dậy. Chúng tôi dìu bà vào trong nhà. Bà bắt đầu gọt vỏ táo để làm mứt dẻo, nhưng bà ngã xuống, và chúng tôi khiêng bà lên giường. Chúng tôi cởi giày bà. Tấm khăn choàng bà tuột ra, để lộ một cái đầu hói trơ trụi. Chúng tôi phủ tấm khăn choàng lại cho bà. Chúng tôi ngồi bên cạnh giường bà rất lâu, chúng tôi nắm hai bàn tay bà, chúng tôi theo dõi từng hơi thở của bà.
Chương 41 – Ông cảnh sát
Chúng tôi ăn sáng với Bà Ngoại. Một người đàn ông bước vào bếp không gõ cửa. Ông giơ ra tấm thẻ cảnh sát.
Lập tức, Bà Ngoại bắt đầu la lên:
Tôi không muốn có cảnh sát trong nhà tôi! Tôi chẳng làm điều gì cả!
Ông cảnh sát nói:
Không, không gì cả, không bao giờ. Chỉ có chút ít thuốc độc chỗ này, chỗ kia.
Bà Ngoại nói:
Chẳng có bằng chứng nào hết. Ông không làm gì được tôi cả.
Ông cảnh sát nói:
Bình tĩnh nào, Bà Ngoại. Chúng tôi sẽ không đào những xác chết lên đâu. Chôn chúng cũng đủ mệt rồi.
Thế thì ông muốn gì?
Ông cảnh sát nhìn chúng tôi và nói:
Cái trái không rụng xuống quá xa cái cây.
Tôi cũng mong thế. Chứ bọn mày đã làm gì vậy, hai thằng chó đẻ?
Ông cảnh sát hỏi:
Tối hôm qua các cậu ở đâu?
Chúng tôi đáp:
Ở đây.
Các cậu không lảng vảng ở các quán nước như thường lệ sao?
Không. Chúng tôi ở nhà vì Bà Ngoại bị tai nạn.
Bà Ngoại nói thêm ngay:
Tôi đã té lúc đi xuống hầm rượu. Những bậc cầu thang đầy rêu, tôi trượt chân. Tôi va đầu vào cầu thang. Bọn trẻ khiêng tôi trở lên, chúng chăm sóc cho tôi. Chúng ngồi bên cạnh giường tôi suốt đêm.
Ông cảnh sát nói:
Bà có một cục sưng vù kia, tôi thấy rồi. Bà phải cẩn thận ở tuổi bà. Được. Chúng ta sẽ khám nhà. Cả ba người hãy đi theo tôi. Chúng ta bắt đầu khám hầm rượu.
Bà Ngoại mở cửa hầm; chúng tôi bước xuống. Ông cảnh sát lật xới mọi thứ, bao bị, lon hộp, thúng mủng, xới cả đống khoai lên.
Bà Ngoại thầm thì hỏi chúng tôi:
! Chứ hắn tìm cái gì vậy?
Chúng tôi nhún vai.
Sau hầm rượu, ông cảnh sát khám cái bếp. Rồi Bà Ngoại phải mở cửa buồng của bà. Ông cảnh sát xới giường bà lên. Không có gì ở trong giường hay trong cái nệm rơm, chỉ có một ít tiền dưới cái gối.
Trước cửa phòng ông sĩ quan, ông cảnh sát hỏi:
Cái gì trong này?
Bà Ngoại nói:
Đó là căn phòng tôi cho một sĩ quan ngoại quốc thuê. Tôi không có chìa khoá.
Ông cảnh sát nhìn cánh cửa gác xép:
Bà không có cái thang hả?
Bà Ngoại nói:
Nó gãy rồi.
Làm sao bà trèo lên đó?
Tôi đâu có trèo lên đó. Chỉ có bọn nhỏ trèo lên đó.
Ông cảnh sát nói:
Thế thì trèo lên đi, các cậu nhỏ.
Chúng tôi trèo lên gác xép bằng một sợi thừng. Ông cảnh sát mở cái rương nơi chúng tôi đựng những đồ dùng cần thiết cho việc học: cuốn Thánh Kinh, cuốn từ điển, giấy, bút chì, và Cuốn Sổ Lớn trong đó mọi chuyện được viết xuống. Nhưng ông cảnh sát không phải đến đây để đọc. Ông lục lạo đống quần áo cũ và mớ chăn mền thêm một lần nữa và chúng tôi trèo xuống. Khi đã xuống đến dưới nhà, ông cảnh sát nhìn quanh và nói:
Hiển nhiên là tôi không thể đào xới cả khu vườn. Thôi được. Các cậu đi với tôi.
Ông dẫn chúng tôi vào rừng, đến bên cạnh cái hố lớn nơi trước đây chúng tôi đã phát hiện một xác chết. Cái xác chết không còn ở đó nữa. Ông cảnh sát hỏi:
Các cậu đã từng đến đây rồi chứ?
Chưa. Chưa bao giờ. Chúng tôi ngại đi quá xa như thế này.
Chứ các cậu chưa bao giờ thấy cái hố này, cũng chưa bao giờ thấy m�! �t ngư�! �i lính chết à?
Chưa, chưa bao giờ.
Lúc người ta phát hiện người lính chết này, thì súng, đạn, lựu đạn của hắn đã biến đâu mất.
Chúng tôi nói:
Chắc là anh ta quá đãng trí và bất cẩn, anh lính ấy, nên đã đánh mất tất cả những thứ cần yếu của một người lính.
Ông cảnh sát nói:
Hắn đã chẳng đánh mất những thứ ấy. Chúng bị lấy trộm sau khi hắn chết. Các cậu thường đi vào rừng, các cậu nghĩ thế nào về chuyện này?
Không. Chẳng có ý nghĩ gì cả.
Thế nhưng, chắc hẳn có người đã lấy cái súng, những viên đạn, những quả lựu đạn.
Chúng tôi nói:
Ai mà dám đụng vào những vật nguy hiểm như thế?
Chương 42 – Cuộc thẩm cung
Chúng tôi đang ở trong phòng làm việc của ông cảnh sát. Ông ngồi tại một cái bàn, chúng tôi đứng thẳng người trước mặt ông. Ông sửa soạn giấy và bút chì. Ông hút thuốc. Ông hỏi chúng tôi:
Các cậu quen biết với cô đầy tở của cha xứ được bao lâu rồi?
Từ mùa xuân.
Các cậu gặp cô ấy ở đâu?
Ở nhà Bà Ngoại. Cô ấy đến mua khoai.
Các cậu mang củi đến nhà cha xứ. Các cậu được trả bao nhiêu tiền?
Không tiền bạc gì cả. Chúng tôi mang củi đến nhà cha xứ để đền ơn cô đầy tớ đã giặt quần áo cho chúng tôi.
Cô ấy có tử tế với các cậu không?
Rất tử tế. Cô ấy làm bánh mì bơ cho chúng tôi, cô ấy cắt móng tay và hớt tóc cho chúng tôi, cô ấy cho chúng tôi tắm.
Như một người mẹ, thật vậy. Và ông cha xứ, ông ấy có tử tế với các cậu không?
Rất tử tế. Ông ấy cho chúng tôi mượn sách và ông ấy dạy chúng tôi nhiều điều.
Lần sau cùng các cậu mang củi đến nhà cha xứ là khi nào?
Được năm ngày rôi. Vào sáng thứ Ba.
Ông cảnh sát đi loanh quanh trong phòng. Ông khép những tấm rèm cửa lại và thắp đèn trên bàn làm việc. Ông kéo hai cái ghế và bảo chúng tôi ngồi xuống. Ông soi đèn vào mặt chúng tôi:
Các cậu rất thích cô ấy, cô đầy tớ?
Vâng, thích lắm.
Các cậu có biết chuyện gì đã xảy ra cho cô ấy không?
Có chuyện gì đã xảy ra cho cô ấy sao?
Ừ. Một chuyện khủng khiếp. Sáng nay, như thường lệ, cô ấy nhen lửa và cái lò trong bếp nổ tung. Cô ấy bị nát cả mặt. Cô ấy đang ở trong bệnh viện.
Ông cảnh sát ngư! ng nói; chúng tôi không thốt một lời. Ông hỏi:
Các cậu không có gì để nói sao?
Chúng tôi nói:
Một cú nổ vào mặt như vậy thì phải đến bệnh viện và đôi khi vào nhà xác. May mà cô ấy không chết.
Cô ấy bị hỏng khuôn mặt suốt đời còn lại!
Chúng tôi im lặng. Ông cảnh sát cũng thế. Chúng tôi nhìn ông. Ông nhìn chúng tôi. Ông nói:
Các cậu không có vẻ gì buồn về chuyện đó.
Chúng tôi hài lòng rằng cô ấy còn sống. Sau một tai nạn như vậy!
Đó không phải là một tai nạn. Có người đã giấu một vật dễ nổ trong đống củi đốt lò. Một viên đạn từ một khẩu súng của quân đội. Người ta đã tìm được cái vỏ đạn.
Chúng tôi hỏi:
Tại sao lại có người làm chuyện đó?
Để giết cô ấy. Cô ấy, hoặc ông cha xứ.
Chúng tôi nói:
Người ta thật tàn ác. Họ muốn giết chóc. Chính chiến tranh đã dạy họ điều đó. Và những thứ dễ nổ nằm rải rác khắp nơi.
Ông cảnh sát bắt đầu gào lên:
Dẹp cái trò khôn vặt đó đi! Chính bọn mày mang củi đến nhà cha xứ! Chính bọn mày lang thang suốt ngày trong rừng! Chính bọn mày lục lọi đồ đạc của những xác chết! Bọn mày làm được bất cứ điều gì! Bọn mày mang cái mầm đó từ trong máu! Bà Ngoại của bọn mày cũng đang mang một cái án mạng trong lương tâm. Bà ấy đã giết chồng bằng thuốc độc. Bà ấy, thì bằng thuốc độc, bọn mày, thì bằng chất nổ! Thú nhận đi, đồ ranh con chó đẻ! Thú nhận đi! Chính là bọn mày!
Chúng tôi nói:
Chúng tôi không phải là những người duy nhất mang củi đến nhà cha xứ.
Ông nói:
Đúng vậy.! Còn có! một ông già nữa. Tao đã thẩm vấn ông ấy rồi.
Chúng tôi nói:
Ai cũng có thể giấu một viên đạn trong một đống củi.
Đúng, nhưng không phải ai cũng có đạn. Tao đếch cần biết cô đầy tớ của bọn mày! Cái mà tao cần biết là những viên đạn đó ở đâu? Những quả lựu đạn ở đâu? Cái súng ở đâu? Ông già ấy đã khai rõ hết mọi thứ. Tao đã hỏi ông ấy rất khéo nên ông ấy đã khai hết tất cả. Nhưng ông ấy không thể chỉ ra cho tao biết những viên đạn, những quả lựu đạn, cái súng ở đâu. Ông ấy không phải lá người phạm tội. Chính là bọn mày! Bọn mày biết những viên đạn, những quả lựu đạn, cái súng ở chỗ nào. Bọn mày biết, và bọn mày sẽ nói cho tao nghe.
Chúng tôi không trả lời. Ông cảnh sát đánh chúng tôi. Bằng cả hai bàn tay. Tay phải và tay trái. Chúng tôi chảy máu mũi máu miệng.
Thú nhận!
Chúng tôi câm nín. Ông cảnh sát tái nhợt người, ông đánh chúng tôi tới tấp. Chúng tôi ngã ra khỏi ghế. Ông đá vào xương sườn, vào lưng, vào bụng chúng tôi.
Thú nhận! Thú nhận đi! Chính là bọn mày! Thú nhận ngay!
Chúng tôi không còn mở mắt được nữa. Chúng tôi không còn nghe gì nữa. Thân thể chúng tôi bê bết mồ hôi, máu, nước đái, cứt. Chúng tôi ngất đi.
Chương 43 – Trong tù
Chúng tôi nằm trên nền đất cứng của một buồng giam. Qua khung cửa sổ nhỏ có song sắt, một chút ánh sáng hắt vào. Nhưng chúng tôi không biết lúc ấy là mấy giờ, buổi sáng hay buổi chiều.
Chúng tôi đau nhừ khắp thân thể. Một cử động nhỏ nhất cũng làm chúng tôi gần ngất đi. Mắt chúng tôi nhập nhoà, tai chúng tôi kêu ù ù, đầu chúng tôi nhức như búa bổ. Chúng tôi khát nước khủng khiếp. Miệng chúng tôi khô khốc.
Nhiều giờ trôi qua như thế. Chúng tôi không nói một lời. Sau đó, ông cảnh sát bước vào, ông hỏi chúng tôi:
Bọn mày cần gì không?
Chúng tôi nói:
Cần uống.
Hãy nói. Hãy thú nhận đi. Rồi bọn mày sẽ được uống, được ăn tuỳ thích.
Chúng tôi không trả lời. Ông hỏi:
Ông nội ơi, ông có muốn ăn gì không?
Không ai trong chúng tôi trả lời. Ông cảnh sát bước ra.
Chúng tôi nhận ra không phải chỉ có chúng tôi trong buồng giam. Thật cẩn thận, chúng tôi nhấc khẽ đầu lên và chúng tôi thấy một ông già đang nằm co quắp trong một góc. Chúng tôi rón rén bò đến ông, chúng tôi sờ ông. Thân thể ông cứng ngắc và lạnh. Chúng tôi bò về chỗ của chúng tôi ở gần cửa.
Khi trời đã tối, ông cảnh sát trở lại với một cái đèn pin. Ông rọi đèn vào ông già và nói:
Ngủ ngon đi. Sáng mai ông được cho về nhà.
Ông cũng rọi đèn thẳng vào mặt từng đứa chúng tôi:
Vẫn không nói gì cả à? Đối với tao thì chẳng sao cả. Tao có thì giờ. Bọn mày nói, không thì bọn mày bỏ xác ở đây.
Khuya hơn nữa, cửa lại mở ra. Ông cảnh sát, ông tuỳ phái và ông sĩ quan ngoại quốc bước vào. Ông sĩ quan cú! i xuống nhìn chúng tôi. Ông nói với ông tuỳ phái:
Gọi điện thoại về doanh trại bảo đem xe cứu thương đến đây!
Ông tuỳ phái đi ra. Ông sĩ quan xem xét ông già và nói:
Nó đánh ông già chết rồi!
Ông xoay sang ông cảnh sát:
Mày sẽ trả giá đắt cho chuyện này, đồ sâu bọ! Phải chi mày biết mày sẽ trả giá thế nào cho tất cả những chuyện này!
Ông cảnh sát hỏi chúng tôi:
Ông ấy nói gì vậy?
Ông ấy nói rằng ông già đã chết và mày sẽ trả giá đắt, đồ sâu bọ!
Ông sĩ quan xoa trán chúng tôi:
Các bạn nhỏ của tôi, các bạn bé bỏng của tôi. Nó dám hành hạ các cậu, con heo thối tha đó!
Ông cảnh sát nói:
Ông ấy sẽ xử tôi ra làm sao đây? Hãy nói với ông ấy là tôi có con nhỏ… Tôi đâu có biết… Ông ấy là cha của các cậu, hay là thế nào?
Chúng tôi nói:
Ông ấy là chú của chúng tôi.
Đáng lẽ các cậu phải nói cho tôi biết. Chứ làm sao tôi biết? Tôi xin các cậu tha lỗi cho tôi. Liệu tôi có thể làm gì để…
Chúng tôi nói:
Hãy cầu nguyện Chúa.
Ông tuỳ phái đến với những người lính khác. Họ đặt chúng tôi lên băng ca và chở chúng tôi đi bằng xe cứu thương. Ông sĩ quan ngồi bên cạnh chúng tôi. Ông cảnh sát bị vài người lính áp giải lên một chiếc xe jeep do ông tuỳ phái cầm lái.
Tại doanh trại quân đội, một ông y sĩ lập tức chẩn khám chúng tôi trong một gian phòng lớn màu trắng. Ông khử trùng những vết thương của chúng tôi, ông tiêm cho chúng tôi những thứ thuốc chống đau nhức và chống sài uốn ván. Ông cũng soi quang tuyến cho chúng tôi. Chúng tôi không bị g�! �y xươn! g chỗ nào cả, ngoại trừ vài cái răng, nhưng đó là những cái răng sữa.
Ông tuỳ phái chở chúng tôi về nhà Bà Ngoại. Ông đặt chúng tôi nằm trên chiếc giường rộng của ông sĩ quan và ông ngả lưng trên một tấm chăn bên cạnh giường. Sáng hôm sau, ông tìm Bà Ngoại và bà mang sữa nóng cho chúng tôi uống tại giường.
Khi ông tuỳ phái đã đi khỏi, Bà Ngoại hỏi chúng tôi:
Bọn mày có khai gì không?
Không, Bà Ngoại. Chúng con không có gì để thú nhận cả.
Tao cũng nghĩ vậy. Còn thằng cảnh sát, cái gì đã xảy ra cho nó?
Chúng con không biết. Nhưng chắc là ông ấy sẽ không còn đến đây nữa.
Bà Ngoại cười khẩy:
Bị tống cổ đi hay bị bắn, hả? Đồ con heo! Chúng ta sẽ ăn mừng chuyện này. Tao đi hâm lại con gà tao nấu hôm qua. Tao cũng chưa ăn con gà ấy một miếng nào.
Vào giữa trưa, chúng tôi ngồi dậy, chúng tôi vào ăn trong bếp.
Trong khi ăn, Bà Ngoại nói:
Tao thắc mắc tại sao bọn mày muốn giết cô ấy? Bọn mày có lý do của bọn mày, tao đoán vậy.
Chương 44 – Ông già
Ngay sau bữa ăn tối, một ông già bước vào nhà với một cô gái lớn tuổi hơn chúng tôi.
Bà Ngoại hỏi ông già:
Ông muốn gì?
Ông già xưng tên, và Bà Ngoại bảo chúng tôi:
Đi ra ngoài đi. Đi dạo chơi trong vườn đi.
Chúng tôi đi ra ngoài. Chúng tôi đi vòng quanh ngôi nhà và bò xuống dưới cánh cửa bếp. Chúng tôi lắng nghe. Ông già nói:
Hãy rủ lòng thương.
Bà Ngoại đáp:
Tại sao ông lại có thể đòi hỏi tôi làm một việc như vậy?
Ông già nói:
Bà đã biết bố mẹ nó rồi. Họ đã giao nó cho tôi trước khi họ bị trục xuất. Họ cho tôi địa chỉ của bà để nhờ cậy trong trường hợp nó không còn an toàn khi ở với tôi.
Bà Ngoại hỏi:
Ông có biết tôi sẽ phải chịu nguy hiểm như thế nào không?
Vâng, tôi biết. Nhưng đây là vấn đề sinh tử của nó.
Có một ông sĩ quan ngoại quốc ở trọ trong nhà này.
Đúng vậy. Cho nên sẽ không có ai đến tìm kiếm nó ở đây. Bà chỉ cần nói rằng nó là cháu ngoại của bà, nó là chị em họ của hai cậu bé.
Mọi người đều biết tôi không có đứa cháu ngoại nào ngoài hai thằng nhỏ ấy.
Bà có thể nói nó thuộc về phía gia đình của con rể của bà.
Bà Ngoại cười khẩy:
Ngay cả tôi cũng chưa bao giờ thấy mặt thằng con rể của tôi!
Im lặng một lúc lâu, ông già nói tiếp:
Tôi chỉ xin bà nuôi ăn con bé ấy chừng vài tháng. Cho đến lúc hết chiến tranh.
Chiến tranh có thể kéo dài nhiều năm nữa.
Không, nó sẽ không còn kéo dài lâu lắm nữa đâu.
Bà Ngoại bắt đầu sụt sùi than thở:
Tôi chỉ là một bà g! ià nghèo làm lụng đến chết xác. Làm sao mà tôi nuôi nổi chừng ấy miệng ăn?
Ông già nói:
Đây là tất cả số tiền mà bố mẹ nó có. Và đây là các món vàng ngọc gia bảo của họ. Tất cả để trả cho bà, nếu bà cứu giúp nó.
Một lát sau, Bà Ngoại gọi chúng tôi vào:
Đây là chị họ của bọn mày.
Chúng tôi nói:
Vâng, Bà Ngoại.
Ông già nói:
Các cháu, ba đứa, sẽ chơi với nhau chứ?
Chúng tôi nói:
Chúng tôi không bao giờ chơi.
Ông hỏi:
Vậy thì hai cháu làm gì?
Chúng tôi làm việc, chúng tôi học, chúng tôi tập luyện.
Ông nói:
Tôi hiểu. Hai cháu là những người nghiêm túc. Hai cháu không có thì giờ để chơi. Hai cháu sẽ trông nom chị họ của hai cháu chứ?
Vâng, thưa ông. Chúng tôi sẽ trông nom chị ấy.
Tôi cảm ơn hai cháu.
Chị họ chúng tôi nói:
Tôi lớn hơn các cậu.
Chúng tôi đáp:
Nhưng chúng tôi là hai người.
Ông già nói:
Hai cháu nói đúng. Hai người thì mạnh hơn nhiều. Và hai cháu sẽ không quên gọi cô bé là “chị họ” chứ?
Không, thưa ông. Chúng tôi không bao giờ quên bất cứ điều gì.
Tôi tin cậy vào hai cháu.
Chương 45 – Chị họ của chúng tôi
Chị họ của chúng tôi lớn hơn chúng tôi năm tuổi. Mắt chị đen. Tóc chị có màu đỏ hung vì nhuộm bằng chất thuốc henné.*
Bà Ngoại nói với chúng tôi rằng chị là con gái của em gái của Bố tôi. Chúng tôi nói y như vậy với bất cứ ai hỏi về chị họ của chúng tôi.
Chúng tôi biết rằng Bố không có em gái. Nhưng chúng tôi cũng biết rằng nếu chúng tôi không nói láo như vậy thì sinh mạng của chị sẽ gặp nguy hiểm. Và chúng tôi đã hứa với ông già rằng chúng tôi sẽ trông nom cho chị.
Khi ông già đã ra đi, Bà Ngoại nói:
Chị họ của bọn mày sẽ ngủ với bọn mày trong bếp.
Chúng tôi nói:
Trong bếp không còn chỗ nữa.
Bà Ngoại nói:
Thì bọn mày nằm duỗi thẳng ra.
Chị họ của chúng tôi nói:
Tôi sẵn sàng ngủ trên sàn nhà dưới bàn ăn nếu các cậu cho tôi một cái mền.
Chúng tôi nói:
Chị có thể nằm trên ghế mà ngủ và giữ lấy cái mền. Chúng tôi sẽ ngủ trên gác xép. Trời bây giờ cũng không quá lạnh.
Chị nói:
Tôi sẽ lên gác xép ngủ với các cậu.
Chúng tôi không cần chị. Chị không bao giờ được leo lên gác xép.
Tại sao?
Chúng tôi nói:
Chị có bí mật của chị. Chúng tôi cũng có bí mật của chúng tôi. Nếu chị không tôn trọng bí mật của chúng tôi, chúng tôi sẽ không tôn trọng bí mật của chị.
Chị hỏi:
Các cậu cấm tôi được à?
Nếu chị trèo lên gác xép, chị chết ngay lập tức. Rõ chưa?
Chị im lặng nhìn chúng tôi một chặp, rồi chị nói:
Tôi hiểu. Các cậu, hai thằng lỏi chết tiệt, hoàn toàn điên loạn cả rồi. Tôi sẽ không bao ! giờ trèo lên cái gác xép dơ bẩn của các cậu, tôi hứa.
Chị giữ lời hứa và không bao giờ trèo lên gác xép. Nhưng ở mọi nơi khác, lúc nào chị cũng làm phiền chúng tôi.
Chị nói:
Đem cho tôi mấy trái dâu dại.
Chúng tôi nói:
Đi vào vườn mà hái.
Chị nói:
Đừng đọc to tiếng nữa. Các cậu làm nhức hai lỗ tai tôi.
Chúng tôi tiếp tục đọc.
Chị hỏi:
Chứ các cậu nằm bất động trên sàn nhiều giờ đồng hồ để làm gì vậy?
Chúng tôi tiếp tục bài tập bất động ngay cả khi chị ném trái cây thối vào chúng tôi.
Chị nói:
Đừng im lặng như vậy, các cậu làm tôi phát điên lên!
Chúng tôi tiếp tục bài tập bất động, không trả lời.
Chị hỏi:
Tại sao hôm nay các cậu không ăn gì cả?
Hôm nay là ngày nhịn đói của chúng tôi.
Chị họ của chúng tôi không làm lụng, không học hành gì cả. Chị thường nhìn đăm đăm lên trời, đôi khi chị khóc.
Bà Ngoại không bao giờ đánh chị. Bà cũng không bao giờ chửi chị. Bà không đòi hỏi chị phải làm lụng. Bà không bảo chị làm bất cứ việc gì. Bà không bao giờ nói chuyện với chị.
* henné: một chất thuốc nhuộm màu đỏ hung, lấy từ lá cây hinnā', một loại cây có hoa trắng hoặc đỏ, ở Trung Đông. [chú thích của người dịch]
Chương 46 – Những món nữ trang
Ngay đêm đầu tiên chị họ của chúng tôi đến ở, chúng tôi đi ngủ trên gác xép. Chúng tôi lấy hai cái mền từ phòng của ông sĩ quan và chúng tôi trải rơm lên sàn gác. Trước khi ngủ, chúng tôi nhìn xuyên qua những lỗ hở. Trong phòng của ông sĩ quan không có ai cả. Trong phòng Bà Ngoại có đèn còn sáng, đó là điều hiếm khi xảy ra.
Bà Ngoại đã lấy cây đèn dầu từ nhà bếp và treo nó trên bàn trang điểm của bà. Đó là một cái bàn có gắn ba tấm gương soi. Tấm ở chính giữa được gắn cố định, hai tấm kia có thể di chuyển. Người ta có thể chỉnh chúng theo hướng thích hợp để nhìn thấy mình từ hai bên.
Bà Ngoại ngồi trước bàn trang điểm, soi mình trong gương. Trên đầu bà, phía trên tấm khăn choàng đen, bà đã đính một vật gì lấp lánh. Quanh cổ bà có vài sợi dây chuyền, hai cánh tay bà mang đầy những vòng xuyến, những ngón tay bà đeo đầy những chiếc nhẫn. Bà vừa ngắm mình trong gương, vừa nói một mình:
Giàu, giàu có. Làm đẹp thật dễ dàng với tất cả những thứ này. Dễ dàng. Bánh xe lăn đi. Bây giờ chúng là của mình, những món nữ trang này. Của mình. Cũng công bằng thôi. Nó lấp lánh kìa, lấp lánh như thế đấy.
Sau đó, bà nói:
Và nếu họ trở lại thì sao? Nếu họ đòi lại thì sao? Một khi nguy hiểm đã qua, thì họ quên hết. Họ hứa trăng hứa sao, thế rồi… Không, không, họ đã chết cả rồi. Cái ông già đó cũng sẽ chết. Ông ấy đã nói mình có thể giữ lấy hết mọi thứ… Nhưng đứa con gái… Nó đã thấy tất cả, đã nghe tất cả. Nó sẽ muốn mình trả lại. Chắc chắn là thế. Sau chiến tranh, nó sẽ đòi chúng lại. Nhưng ! mình không muốn, mình không thể trả chúng lại. Chúng là của mình. Mãi mãi…
… Nó cũng sẽ phải chết đi. Như thế thì chẳng còn bằng chứng gì cả. Chẳng ai thấy, cũng chẳng ai biết. Ừ, con nhỏ đó sẽ phải chết. Nó sẽ gặp một tai nạn. Ngay trước khi hết chiến tranh. Chẳng cần thuốc độc. Lần này thì chẳng cần. Một tai nạn. Chết đuối ngoài sông. Đè cái đầu nó xuống nước. Khó quá. Xô nó té xuống hầm rượu. Không đủ cao. Thuốc độc. Chỉ có thuốc độc. Một thứ gì chầm chậm. Đúng liều lượng. Một thứ bệnh làm nó chết mòn nhẹ nhàng, qua nhiều tháng. Không có thầy thuốc. Nhiều người chết như thế, vì thiếu sự chăm sóc, trong thời chiến tranh.
Bà Ngoại giơ nắm tay lên, đe doạ hình ảnh của bà trong tấm gương:
Mày sẽ không làm gì được tao! Không làm gì được cả!
Bà cười khẩy. Bà tháo những món nữ trang, đặt chúng vào trong một cái bao bố và nhét cái bao vào trong cái đệm rơm của bà. Bà đi ngủ, chúng tôi cũng thế.
Sáng hôm sau, khi chị họ của chúng tôi đã rời nhà bếp, chúng tôi nói với Bà Ngoại:
Bà Ngoại, chúng con có điều muốn nói với bà.
Chứ còn điều gì nữa đây?
Nghe cho kỹ, Bà Ngoại. Chúng con đã hứa với ông già là sẽ trông nom chị họ của chúng con. Vì thế, sẽ không có điều gì xảy đến cho chị ấy. Không tai nạn, cũng không bệnh tật. Không gì cả. Và cũng không có gì xảy đến cho chúng con.
Chúng tôi giơ ra cho bà thấy một cái bao thư dán kín:
Trong này, mọi việc đều được viết xuống. Chúng con sẽ đưa bức thư này cho ông cha xứ. Nếu có bất cứ điều gỉ xảy đến cho một trong ba đứa c! húng con! , ông cha xứ sẽ mở bao thư ra xem. Bà đã hiểu rõ chứ, Bà Ngoại?
Bà Ngoại nhìn chúng tôi, mắt bà gần như nhắm lại. Bà thở rất mạnh. Bà nói rất khẽ:
Đồ chó đẻ, con của đĩ, con của quỷ sứ! Cái ngày bọn mày lòi ra đời này là cái ngày khốn kiếp!
Buổi chiều, khi Bà Ngoại đi làm việc trong vườn nho, chúng tôi lục lạo cái đệm rơm của bà. Không có gì trong đó.
Chương 47 – Chị họ của chúng tôi và người tình của chị
Chị họ của chúng tôi trở nên nghiêm trang, chị không làm phiền chúng tôi nữa. Ngày nào chị cũng tắm trong cái chậu lớn mà chúng tôi đã mua bằng tiền kiếm được ở các quán nước. Chị rất siêng giặt váy và cả đồ lót nữa. Trong khi đợi quần áo khô, chị quấn người trong một tấm khăn hay nằm phơi nắng cho khô cái quần lót chị đang mặc. Da chị rất nâu. Tóc chị phủ dài xuống đến mông. Thỉnh thoảng chị xoay người nằm ngửa và che vú bằng mái tóc.
Tối đến, chị xuống phố. Chị ở dưới phố càng ngày càng lâu. Một đêm nọ, chúng tôi theo dõi chị mà chị không ngờ.
Gần nghĩa địa, chị cùng tụ tập với một nhóm trai gái, ai cũng lớn tuổi hơn chúng tôi. Họ ngồi dưới những tàn cây, họ hút thuốc lá. Họ cũng có những chai rượu vang. Họ uống thẳng từ cổ chai. Một người trong nhóm đứng canh chừng bên lề đường. Nếu có người lạ đến gần, người canh chừng huýt sáo một câu hát quen thuộc rồi lặng lẽ ngồi xuống. Nhóm trai gái tản ra và nấp trong những lùm cây hay sau những tấm bia mộ. Khi nguy hiểm đã qua, người canh chừng huýt sáo một câu hát khác.
Nhóm trai gái thầm thì nói chuyện về chiến tranh, và về những cuộc đào ngũ, về những cuộc trục xuất, về cuộc kháng chiến, về cuộc giải phóng.
Theo ý họ, những người lính ngoại quốc đang ở trên đất nước chúng tôi và giả vờ là đồng minh thật ra lại là những kẻ thù của chúng tôi, còn những người sắp đến đây và đánh thắng thì không phải là kẻ thù mà, trái lại, là những người giải phóng cho chúng tôi.
Họ nói:
Bố của tao đã đi theo phe bên kia. Ông ấy sẽ trở lại c! ùng với họ.
Cha của tao thì đã đào ngũ từ hồi tuyên chiến.
Ba má của tao đã theo quân kháng chiến. Lúc đó tao còn nhỏ quá nên không đi với họ được.
Bố mẹ của tao bị những thằng chó đẻ đó bắt đem đi. Bị trục xuất rồi.
Mày sẽ không bao giờ gặp lại họ, bố mẹ của mày. Và tao cũng vậy. Bây giờ họ đã chết cả rồi.
Không thể nói chắc như vậy. Cũng có những người sống sót chứ.
Và những người chết, bọn mình sẽ trả thù cho họ.
Bọn mình còn quá trẻ. Thật là tồi tệ. Chẳng làm gì được cả.
Mọi chuyện sắp hết rồi. Vài ba hôm nữa “họ” sẽ đến.
Bọn mình sẽ mang hoa ra đón họ ở Quảng Trường Lớn.
Đến khuya, nhóm trai gái giải tán. Ai về nhà nấy.
Chị họ của chúng tôi đi cùng với một người con trai. Chúng tôi theo dõi chị. Họ đi vào những con hẻm quanh toà lâu đài, biến mất sau một bức tường tróc lở. Chúng tôi không thấy họ, nhưng chúng tôi nghe họ nói.
Chị họ của chúng tôi nói:
Nằm lên em đi. Ừ, vậy đó. Hôn em đi. Hôn em đi.
Người con trai nói:
Ôi, em đẹp quá! Anh muốn em.
Em cũng muốn anh. Nhưng em sợ. Lỡ em có bầu thì sao?
Anh sẽ cưới em. Anh yêu em. Chúng mình sẽ cưới nhau sau ngày Giải Phóng.
Chúng mình còn trẻ quá. Chúng mình phải chờ đợi.
Anh không chờ đợi nổi.
Đừng anh! Anh làm em đau. Đừng làm thế, đừng làm thế, anh yêu của em.
Người con trai nói:
Ừ, em nói phải. Nhưng hãy vuốt ve anh. Đưa cho anh bàn tay của em. Vuốt ve anh ở đây này, đúng đấy, như thế đấy. Em xoay lại nhé. Anh muốn hôn em ở ch! ỗ đó,! chỗ đó, trong khi em vuốt ve anh.
Chị họ của chúng tôi nói:
Đừng, đừng làm thế. Em xấu hổ quá. Ôi! Nữa đi anh, nữa đi anh! Em yêu anh, em yêu anh nhiều quá.
Chúng tôi ra về.
Chương 48 – Cuộc ban phúc lành
Chúng tôi phải trở lại nhà cha xứ để trả những cuốn sách chúng tôi đã mượn.
Lần này cũng có một bà già ra mở cửa. Bà cho chúng tôi vào, bà nói:
Cha xứ đang mong các cậu.
Cha xứ nói:
Ngồi xuống.
Chúng tôi đặt những cuốn sách lên bàn làm việc của ông. Chúng tôi ngồi xuống.
Cha xứ nhìn chúng tôi một lát, rồi ông nói:
Cha vẫn mong các con đến. Từ lâu các con không đến.
Chúng tôi nói:
Chúng con cần đọc cho xong những cuốn sách. Và chúng con rất bận bịu.
Thế còn việc tắm thì sao?
Bây giờ chúng con đã có mọi thứ cần thiết để tự tắm rửa. Chúng con đã mua một chậu tắm, xà-phòng, kéo, và bàn chải răng.
Mua bằng gì? Các con lấy tiền ở đâu ra?
Mua bằng tiền chúng con chơi nhạc ở các quán nước.
Các quán nước ấy là những nơi sa đoạ. Đặc biệt đối với tuổi của các con.
Chúng tôi không trả lời. Ông nói:
Các con cũng chẳng đến để lấy tiền cho bà mù. Bây giờ, món tiền ấy đã khá nhiều. Các con hãy lấy đi.
Ông giao cho chúng tôi món tiền. Chúng tôi nói:
Cha hãy giữ lấy. Cha đã cho đủ rồi. Chúng con chỉ lấy tiền khi nào tuyệt đối cần thiết. Bây giờ chúng con đã kiếm đủ tiền để giúp cho chị Sứt Môi. Chúng con cũng đã dạy chị ấy làm việc. Chúng con đã giúp chị ấy xới mảnh vườn của chị ấy và trồng khoai, đậu, bí và cà chua. Chúng con đã cho chị ấy vài con gà tơ và vài con thỏ để nuôi. Chị ấy trông nom mảnh vườn và gia súc của chị ấy. Chị ấy không đi xin ăn nữa. Chị ấy cũng không cần tiền của cha nữa.
Cha xứ nói:
Thế th�! �, các con hãy lấy món tiền này để chi dùng. Nhờ đó các con sẽ không cần phải làm việc ở những quán nước nữa.
Chúng con thích làm việc ở những quán nước.
Ông nói:
Cha nghe các con bị đánh đập, hành hạ.
Chúng tôi hỏi:
Chuyện gì đã xảy ra cho cô đầy tớ của cha?
Cô ấy đi ra tiền tuyến để săn sóc cho người bị thương. Cô ấy đã chết rồi.
Chúng tôi không nói gì. Ông hỏi:
Các con có muốn giãi bày với cha không? Cha đã tuyên thệ giữ bí mật lời xưng tội. Các con không có gì phải sợ. Hãy thú nhận đi.
Chúng tôi nói:
Chúng con chẳng có gì để thú nhận.
Các con sai lầm rồi. Một tội ác như vậy thật khó mà mang trong lòng. Sự thú nhận sẽ làm các con khuây khoả hơn. Đức Chúa Trời tha tội cho tất cả những ai thành tâm sám hối về tội lỗi của họ.
Chúng tôi nói:
Chúng con chẳng ăn năn về điều gì cả. Chúng con chẳng có gì để sám hối.
Sau một hồi lâu im lặng, ông nói:
Cha đã thấy tất cả qua khung cửa sổ. Miếng bánh mì ấy… Nhưng phục thù là công việc của Đức Chúa Trời. Các con không có quyền thay Ngài làm công việc của Ngài.
Chúng tôi không nói gì cả. Ông hỏi:
Cha ban phúc lành cho các con được chứ?
Nếu Cha muốn.
Ông đặt hai tay lên đầu chúng tôi:
Lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng, hãy ban phúc cho con cái của Ngài. Dù chúng phạm tội gì đi nữa, hãy tha thứ cho chúng. Những con chiên đáng thương đã đi lạc đường trong một thế giới khủng khiếp, chính bản thân chúng là những nạn nhân của thời đại quái đản của chúng con, chúng không biết điều chúng làm! . Con xin! Ngài hãy cứu rỗi linh hồn của con cái của Ngài, thanh tẩy chúng trong thiện tâm vô hạn và lòng từ ái của Ngài. Amen.
Rồi ông lại nói với chúng tôi thêm một lần nữa:
Thỉnh thoảng hãy đến đây gặp cha nhé, ngay cả nếu các con không cần bất cứ điều gì cả.
Chương 49 – Cuộc chạy giặc
Ngày ngày, những tấm bích chương xuất hiện trên khắp những bức tường của Phố Nhỏ. Trên một tấm bích chương, người ta thấy một ông già nằm trên đất, thân thể bị đâm bằng lưỡi lê của một tên lính phe địch. Trên một tấm bích chương khác, một tên lính phe địch đang nắm hai chân một đứa bé để đánh một đứa bé khác. Trên một tấm khác nữa, một tên lính phe địch nắm chặt cánh tay của một người phụ nữ và, với bàn tay kia, gã xé toạc chiếc áo của cô ta. Người phụ nữ há miệng ra và nước mắt chảy dài.
Ai nhìn những tấm bích chương ấy cũng khiếp hãi.
Bà Ngoại cười, bà nói:
Toàn là bịa đặt. Các người đừng sợ.
Người ta nói Phố Lớn đã thất thủ.
Bà Ngoại nói:
Nếu bọn chúng đã vượt qua Sông Lớn, thì không có gì ngăn bọn chúng được. Chẳng mấy chốc bọn chúng sẽ đến đây.
Chị họ của chúng tôi nói:
Thế thì tôi có thể về nhà.
Một hôm, người ta nói quân đội đã đầu hàng, đã ngưng bắn và cuộc chiến đã kết thúc. Hôm sau, người ta lại nói đã có một chính phủ mới và cuộc chiến vẫn tiếp diễn.
Nhiều quân nhân ngoại quốc đến bằng xe lửa hay xe vận tải. Cả những người lính của nước chúng tôi nữa. Có rất nhiều thương binh. Khi dân chúng hỏi những người lính của nước chúng tôi về điều này điều nọ, họ trả lời rằng họ không biết gì cả. Họ đang chuyển quân ngang qua Phố Nhỏ. Họ đang đi sang nước khác bằng con đường bên cạnh doanh trại.
Người ta nói:
Họ đang chạy trốn. Họ thất trận rồi.
Những người khác lại nói:
Họ đang thu hồi lực lư�! ��ng. Họ tái tập kết phía bên này biên giới. Họ sẽ chặn đứng bọn chúng nơi ấy. Họ sẽ không bao giờ để cho quân thù tiến qua biên giới.
Bà Ngoại nói:
Để rồi xem.
Nhiều người đi ngang qua trước nhà Bà Ngoại. Họ cũng đang đi sang nước khác. Họ nói họ phải rời bỏ đất nước chúng tôi mãi mãi, vì quân địch đang đến và bọn chúng sẽ trả thù. Bọn chúng sẽ biến nhân dân của đất nước chúng tôi thành nô lệ.
Có những người đi tỵ nạn bằng chân, vác túi đồ trên vai; những người khác đẩy những chiếc xe đạp chất đầy các vật dụng: một tấm chăn, một chiếc vĩ cầm, một con heo sữa trong lồng, những thứ nồi niêu xoong chảo. Những người khác ngồi trên những chiếc xe ngựa: họ chở theo tất cả đồ đạc của họ.
Hầu hết họ đi từ phố của chúng tôi, nhưng cũng có một số người đi từ những nơi xa hơn.
Một buổi sáng, ông tuỳ phái và ông sĩ quan ngoại quốc đến chào từ giã.
Ông tuỳ phái nói:
Mọi chuyện xong hết rồi. Nhưng thà bại trận còn hơn là chết.
Ông tuỳ phái cười. Ông sĩ quan đặt một đĩa nhạc vào máy hát. Chúng tôi ngồi trên chiếc giường lớn, im lặng lắng nghe. Ông sĩ quan ôm chặt lấy chúng tôi, ông khóc.
Tôi sẽ không bao giờ gặp lại các cậu.
Chúng tôi nói với ông:
Ông sẽ có con cái của ông.
Tôi không muốn có con.
Ông nói thêm, chỉ tay vào những đĩa nhạc và chiếc máy hát:
Hãy giữ lấy những cái này để nhớ đến tôi. Nhưng đừng giữ cuốn từ điển. Các cậu sẽ phải học một thứ tiếng khác.
Chương 50 – Nầm mồ tập thể
Một đêm, chúng tôi nghe những tiếng nổ, tiếng pháo kích, và tiếng súng liên thanh. Chúng tôi ra khỏi nhà để xem việc gì xảy ra. Một đám cháy lớn bốc lên từ doanh trại. Chúng tôi tin rằng địch quân đã đến nhưng, sáng hôm sau, Phố Nhỏ vẫn yên tĩnh, chỉ có tiếng đại pháo vọng về từ xa.
Cuối con đường dẫn vào căn cứ quân sự, không còn có lính gác. Một đám khói dày có mùi hôi nồng nặc toả lên bầu trời. Chúng tôi quyết định đến đó xem.
Chúng tôi bước vào doanh trại. Hoàn toàn trống vắng. Không một bóng người. Vài căn nhà vẫn còn cháy. Mùi hôi thối quá sức chịu đựng. Chúng tôi bịt mũi và cứ tiếp tục bước tới. Một hàng rào thép gai chặn chúng tôi lại. Chúng tôi leo lên một vọng gác. Chúng tôi thấy bốn đống to đen ngòm nhô lên trên một khoảng sân rộng. Chúng tôi phát hiện hàng rào có một đoạn hở chui qua được. Chúng tôi leo xuống từ vọng gác và tìm lối vào. Có một cái cổng sắt to tướng, bỏ ngỏ. Trên cổng có một hàng chữ viết bằng tiếng nước ngoài: “Trại Chuyển Tiếp.” Chúng tôi đi vào.
Những đống đen ngòm mà khi nãy chúng tôi thấy từ trên cao là những đống xác người chết cháy. Vài xác đã cháy hoàn toàn, chỉ còn những khúc xương. Những xác khác chỉ nám đen. Có rất nhiều xác như thế. To và nhỏ. Người lớn và trẻ con. Chúng tôi nghĩ bọn chúng đã giết họ trước, rồi chất xác họ thành đống, tưới xăng lên và châm lửa.
Chúng tôi mửa. Chúng tôi chạy ra khỏi doanh trại. Chúng tôi về nhà. Bà Ngoại kêu chúng tôi vào ăn, nhưng chúng tôi lại mửa.
Bà Ngoại nói:
Bọn mày lại ăn bậy nữa rồi.
Chúng t! ôi nói:
Đúng đấy, ăn táo xanh.
Chị họ chúng tôi nói:
Doanh trại đã cháy rụi rồi. Bọn mình nên đi xem. Chắc chắn không còn ai ở đó.
Chúng tôi đã đến đó. Chẳng có gì thú vị cả.
Bà Ngoại cười khẩy:
Các đấng anh hùng đã chẳng quên gì cả sao? Họ mang theo với họ mọi thứ à? Họ chẳng để lại bất cứ cái gì dùng được à? Bọn mày có nhìn kỹ không?
Vâng, Bà Ngoại. Chúng con đã nhìn kỹ. Chẳng có thứ gì cả.
Chị họ của chúng tôi bước ra khỏi bếp. Chúng tôi đi theo chị. Chúng tôi hỏi chị:
Chị đi đâu?
Ra phố.
Sớm vậy sao? Thường thì đến tối chị mới đi chứ.
Chị mỉm cười:
Ừ, nhưng tôi có hẹn với một người. Hiểu chứ?
Chị họ của chúng tôi mỉm cười với chúng tôi một lần nữa, rồi chị chạy về hướng phố.
Chương 51 – Mẹ của chúng tôi
Chúng tôi đang ở trong vườn. Một chiếc xe Jeep quân đội dừng lại trước nhà. Mẹ chúng tôi bước xuống, theo sau là một ông sĩ quan ngoại quốc. Họ đi vội vã ngang qua vườn. Mẹ bế một đứa bé. Trông thấy chúng tôi, Mẹ kêu lên:
Đến đây! Trèo vô xe jeep lẹ lên. Chúng ta đi ngay. Nhanh lên. Vất hết mọi thứ, đến đây ngay đi!
Chúng tôi hỏi:
Đứa bé là con của ai?
Mẹ nói:
Đó là em gái của các con. Đến đây ngay đi! Đừng làm mất thì giờ.
Chúng tôi hỏi:
Chúng ta đi đâu?
Đến nước khác. Đừng hỏi nữa, đến đây ngay.
Chúng tôi nói:
Chúng con không muốn đi đến đó. Chúng con muốn ở lại đây.
Mẹ nói:
Mẹ phải đi đến đó. Và các con sẽ đi với mẹ.
Không. Chúng con ở lại đây.
Bà Ngoại bước ra khỏi nhà. Bà nói với Mẹ:
Mày làm cái gì vậy? Mày bế cái gì đấy?
Mẹ nói:
Con đến để tìm hai đứa con trai của con. Con sẽ gửi tiền cho má.
Bà Ngoại nói:
Tao không cần tiền của mày. Và tao không trả lại hai thằng nhỏ cho mày.
Mẹ bảo ông sĩ quan bắt lấy chúng tôi. Chúng tôi nhanh nhẹn bám lấy sợi dây thừng để trèo lên gác xép. Ông sĩ quan cố chộp lấy chúng tôi, nhưng chúng tôi đá vào mặt ông ấy. Ông sĩ quan chửi thề. Chúng tôi leo lên sợi dây thừng.
Bà Ngoại cười khẩy:
Mày thấy đó, bọn chúng đâu có muốn đi với mày.
Mẹ gào lớn:
Mẹ ra lệnh cho các con trèo xuống ngay lập tức!
Bà Ngoại nói:
Bọn chúng đâu có bao giờ theo lệnh của ai.
Mẹ bắt đầu khóc:
Đến đây, các con. Mẹ không thể đi mà thiếu các con! .
Bà Ngoại nói:
Đứa con hoang nước ngoài ấy chưa đủ cho mày à?
Chúng tôi nói:
Chúng con ở đây tốt lắm, Mẹ ạ. Hãy an tâm mà đi. Chúng con ở nhà Bà Ngoại rất là tốt.
Chúng tôi nghe trọng pháo và súng liên thanh. Ông sĩ quan choàng vai Mẹ, dìu ra xe. Nhưng Mẹ giằng ra:
Đó là hai đứa con trai của tôi, tôi cần có chúng! Tôi thương chúng!
Bà Ngoại nói:
Tao đây, tao mới cần bọn chúng. Tao già rồi. Còn mày, mày còn đẻ được những đứa khác. Có bằng chứng rành rành!
Mẹ nói:
Con van xin má, đừng giữ chúng lại.
Bà Ngoại nói:
Tao đâu có giữ bọn chúng lại. Ê, hai thằng nhỏ kia, leo xuống đây và đi theo mẹ chúng mày.
Chúng tôi nói:
Chúng con không muốn đi. Chúng con muốn ở với bà, Bà Ngoại.
Ông sĩ quan đưa hai tay nắm lấy Mẹ, nhưng Mẹ xô ông ấy ra. Ông sĩ quan bước ra ngồi trên xe jeep và mở máy. Đúng vào lúc ấy, có một tiếng nổ ầm trong vườn. Ngay tức khắc, chúng tôi thấy Mẹ nằm trên mặt đất. Ông sĩ quan chạy đến Mẹ. Bà Ngoại cố níu chúng tôi lại. Bà nói:
Đừng nhìn! Đi vào trong nhà!
Ông sĩ quan nguyền rủa, chạy đến xe jeep và rồ ga phóng vút đi.
Chúng tôi nhìn Mẹ. Ruột đổ ra khỏi bụng bà. Bà đỏ ối từ đầu đến chân. Đứa bé cũng thế. Đầu của Mẹ ngả xuống cái hố nơi trái lựu đạn nổ. Đôi mắt Mẹ mở lớn và còn đầy nước mắt.
Bà Ngoại nói:
Đi lấy cái xẻng!
Chúng tôi đặt một tấm chăn xuống đáy hố, chúng tôi đặt Mẹ nằm lên đó. Đứa bé vẫn còn dính chặt vào ngực Mẹ. Chúng tôi dùng một tấm chăn khác phủ lên họ, rồi chúng tôi lấp cái hố! .
K! hi chị họ của chúng tôi từ phố trờ về, chị hỏi:
Có gì xảy ra hả?
Chúng tôi nói:
Ừ, một quả lựu đạn nổ tạo nên một cái hố trong vườn.
Chương 52 – Cuộc ra đi của người chị họ
Suốt đêm, chúng tôi nghe những tiếng súng bắn, những tiếng nổ. Hừng đông, thình lình tất cả đều im lặng. Chúng tôi ngủ trên cái giường lớn của ông sĩ quan. Giường của ông ấy trở thành giường của chúng tôi, và phòng của ông ấy là phòng của chúng tôi.
Buổi sáng, chúng tôi đi sang nhà bếp để ăn điểm tâm. Bà Ngoại đang đứng trước cái lò. Chị họ của chúng tôi đang xếp những cái chăn.
Chị nói:
Tôi ngủ chẳng được gì cả.
Chúng tôi nói:
Chị hãy ra ngoài vườn ngủ đi. Không còn tiếng ồn nữa và trời thì ấm áp.
Chị hỏi:
Đêm qua các cậu không sợ à?
Chúng tôi nhún vai, không trả lời.
Có tiếng gõ cửa. Một người đàn ông mặc thường phục bước vào, theo sau là hai người lính. Hai người lính mang súng máy và mặc một thứ quân phục mà chúng tôi chưa từng thấy.
Bà Ngoại nói điều gì đó bằng thứ tiếng mà bà hay nói trong những lúc uống rượu. Hai người lính trả lời. Bà Ngoại quàng hai cánh tay qua cổ họ và vừa hôn từng người vừa tiếp tục nói chuyện với họ.
Ông mặc thường phục hỏi:
Bà nói tiếng của họ, phải không, thưa bà?
Bà Ngoại trả lời:
Đó là tiếng mẹ đẻ của tôi, thưa ông.
Chị họ của chúng tôi nói:
Họ có mặt ở đây rồi à? Họ đến lúc nào vậy? Chúng tôi muốn mang hoa đi chào đón họ ở Quảng Trường Lớn.
Ông mặc thường phục hỏi:
“Chúng tôi” là ai?
Là các bạn của tôi và tôi.
Ông mặc thường phục mỉm cười:
Thế nhưng, trễ quá rồi. Họ đã đến hồi tối hôm qua. Và tôi, tôi đến ngay sau đó. Tôi đi tìm m�! ��t cô gái trẻ.
Ông ta đọc một cái tên; chị họ của chúng tôi nói:
Vâng, đó là tôi. Cha mẹ của tôi đâu?
Ông mặc thường phục nói:
Tôi không biết. Tôi chỉ có nhiệm vụ đi tìm những đứa trẻ có tên trong danh sách của tôi. Trước hết chúng ta sẽ đi đến một trung tâm tiếp nhận ở Phố Lớn. Sau đó chúng ta sẽ cố gắng tìm cha mẹ của cô.
Chị họ của chúng tôi nói:
Tôi có một người bạn ở đây. Anh ấy cũng có tên trong danh sách của ông chứ?
Chị đọc tên người tình của chị. Ông mặc thường phục dò tìm trong danh sách:
Có. Cậu ấy đã đến tổng hành dinh của quân đội rồi. Cô và cậu ấy sẽ đi trong cùng một chuyến. Cô hãy sửa soạn đồ đạc.
Chị họ của chúng tôi, rất đỗi vui mừng, nhét quần áo vào xách tay và gói các thứ đồ vệ sinh vào trong chiếc khăn tắm của chị.
Ông mặc thường phục xoay sang chúng tôi:
Còn các cậu? Các cậu tên gì?
Bà Ngoại nói:
Đó là các cháu ngoại của tôi. Chúng ở lại đây với tôi.
Chúng tôi nói:
Vâng, chúng tôi sẽ ở lại với Bà Ngoại.
Ông mặc thường phục nói:
Tuy vậy tôi cũng muốn biết tên của hai cậu.
Chúng tôi đọc tên cho ông ta nghe. Ông nhìn vào hồ sơ:
Hai cậu không có tên trong danh sách của tôi. Bà có thể giữ hai cậu ấy lại, thưa bà.
Bà Ngoại nói:
Nghe hay nhỉ! Tôi “có thể” giữ hai cậu ấy lại!
Chị họ của chúng tôi nói:
Tôi đã sẵn sàng. Đi nào.
Ông mặc thường phục nói:
Cô chắc là đang nôn nóng lắm. Có lẽ it nhất cô cũng nên cảm ơn bà và chào tạm biệt hai cậu bé này.
! Chị h�! � của chúng tôi nói:
Hai cậu bé? Hai thằng ranh con đấy chứ.
Chị ôm lấy chúng tôi, ghì thật chặt:
Tôi không hôn hai cậu đâu, tôi biết hai cậu không thích thế. Đừng làm gì dại dột quá nhé, hãy cẩn thận.
Chị ôm chúng tôi chặt hơn nữa, chị khóc. Ông mặc thường phục nắm lấy cánh tay chị và nói với Bà Ngoại:
Thưa bà, chúng tôi xin cảm ơn bà về tất cả những gì bà đã giúp đỡ cho cô bé này.
Chúng tôi cùng bước ra ngoài. Trước cổng vườn, có một chiếc xe Jeep. Hai người lính ngồi băng trước, ông mặc thường phục và chị họ của chúng tôi ngồi băng sau. Bà Ngoại kêu lên một câu gì nữa. Hai người lính cười. Chiếc xe Jeep chạy đi. Chị họ của chúng tôi không ngoái lại.
Chương 53 – Cuộc xâm nhập của những người ngoại quốc khác
Sau khi chị họ của chúng tôi đã ra đi, chúng tôi vào phố để xem chuyện gì đang xảy ra.
Ở mỗi góc đường, có một chiếc xe thiết giáp. Trên Quảng Trường Lớn, có những xe vận tải, những xe Jeep, những xe mô-tô, những xe thùng gắn bên cạnh xe mô-tô, và, khắp nơi, có rất nhiều người lính Ở khu chợ phiên, trên nền đất không tráng xi-măng, họ đang dựng lều và làm những cái bếp lộ thiên.
Khi chúng tôi đi ngang qua, họ mỉm cười với chúng tôi, họ nói với chúng tôi, nhưng chúng tôi không hiểu họ nói gì.
Ngoài những người lính, không có ai trên các đường phố. Nhà nào cũng đóng cửa, khép kín màn. Các hàng quán hạ rèm xuống thấp.
Chúng tôi về nhà, chúng tôi nói với Bà Ngoại:
Hoàn toàn yên tĩnh ở dưới phố.
Bà cười khẩy:
Bây giờ thì bọn chúng nghỉ ngơi, nhưng đến chiều nay thì tụi mày sẽ thấy.
Cái gì sẽ xảy ra, Bà Ngoại?
Bọn chúng sẽ đi lục soát. Bọn chúng sẽ vào nhà của bất cứ ai và sục sạo. Và bọn chúng sẽ lấy tất cả những gì bọn chúng thích. Tao đã sống qua một cuộc chiến rồi, tao biết cái gì xảy ra. Chúng ta thì chẳng có gì phải sợ: ở nhà này chẳng có gì để lấy, và tao biết cách ăn nói với bọn chúng.
Nhưng họ tìm kiếm cái gì vậy, Bà Ngoại?
Gián điệp, vũ khí, đạn, đồng hồ, vàng, đàn bà.
Vào buổi chiều, quả nhiên, những người lính bắt đầu lục soát nhà cửa một cách có hệ thống. Nếu người ta không mở cửa, họ bắn một phát chỉ thiên, rồi họ đạp tung cửa.
Nhiều nhà hoàn toàn trống vắng. Cư dân của những nhà ấy đã đi mất biệt hoặc đang trốn kỹ trong r! ừng. Những nhà không cư dân vẫn bị sục sạo y như những nhà khác, cũng như tất cả những cửa tiệm và hàng quán.
Sau khi những người lính đã rời khỏi, thì những kẻ trộm xông vào các nhà và hàng quán bỏ hoang. Hầu hết những kẻ trộm là bọn trẻ con và những ông già, có cả một số đàn bà nữa; đó là những kẻ không biết sợ hay những kẻ nghèo đói.
Chúng tôi gặp Sứt Môi. Hai tay nó ôm đầy quần áo và giày dép. Nó nói với chúng tôi:
Lấy ngay đi trong khi còn những thứ để lấy. Tôi, đây là lần thứ ba tôi đi lấy đồ.
Chúng tôi vào Tiệm Sách, bước qua khung cửa đã bị đánh sập. Trong đó chỉ có vài đứa nhỏ tuổi hơn chúng tôi. Chúng đang lấy những cây bút chì và những hộp phấn màu, những cục gôm, những đồ chuốt bút chì, những cái cặp đựng sách vở.
Chúng tôi thong thả chọn lấy những thứ chúng tôi cần: một bộ bách khoa toàn thư gồm nhiều cuốn, những cây bút chì và giấy.
Trên đường phố, một ông già và một bà già đánh nhau để giành lấy một miếng thịt sườn xông khói. Chung quanh họ có một đám người đang chế nhạo họ và xúi giục họ. Bà già cào mặt ông già và, rốt cuộc, bà già lấy được miếng thịt sườn.
Bọn kẻ trộm uống những chai rượu lấy trộm cho đến say khướt, rồi đánh nhau, phá nát cửa sổ và cửa kính của những ngôi nhà và hàng quán mà chúng đã hốt sạch, đập vỡ các đồ sành sứ, vất xuống đất những thứ mà chúng không cần hay không thể vác đi được.
Những người lính cũng uống rượu và quay trở lại các ngôi nhà nhưng, lần này, để kiếm đàn bà.
Khắp mọi nơi có tiếng súng bắn và tiếng gào ! khóc c�! �a những người đàn bà bị hiếp dâm.
Trên Quảng Trường Lớn, một người lính kéo đàn accordéon. Những người lính khác nhảy múa và ca hát.
Chương 54 – Cuộc đốt nhà
Đã mấy hôm rồi, chúng tôi không thấy bà hàng xóm đi ra vườn. Chúng tôi cũng không gặp Sứt Môi. Chúng tôi sang xem họ thế nào.
Cái nhà xiêu vẹo để cửa mở. Chúng tôi bước vào. Những ô cửa sổ thì nhỏ xíu. Trong phòng tối om, mặc dù mặt trời chiếu sáng bên ngoài.
Khi mắt chúng tôi đã quen với bóng tối, chúng tôi nhận ra bà hàng xóm đang nằm trên bàn nhà bếp. Hai chân bà buông thõng, hai cánh tay bà vắt chéo trên mặt. Bà không cử động.
Sứt Môi nằm trên giường. Nó trần truồng. Giữa hai cái chân dang ra của nó có một vũng máu và tinh dịch đã khô. Mí mắt nó nhắm nghiền, cặp môi nó cong lên trên hàm răng đen thành một nụ cười vĩnh viễn; Sứt Môi đã chết.
Bà hàng xóm nói:
Đi đi.
Chúng tôi bước đến gần bà, chúng tôi hỏi:
Bà không bị điếc sao?
Không. Tao cũng không bị đui mắt. Đi đi.
Chúng tôi nói:
Chúng tôi muốn giúp bà.
Bà nói:
Tao không cần giúp đỡ. Tao không cần gì cả. Đi đi.
Chúng tôi hỏi:
Cái gì đã xảy ra ở đây?
Bọn mày thấy rõ rồi đấy. Nó đã chết rồi, phải không?
Đúng. Có phải vì bọn người ngoại quốc mới đến?
Ừ. Chính nó kêu gọi bọn chúng. Nó đi ra ngoài đường, nó vẫy tay kêu bọn chúng tới. Có khoảng mười hai hay mười lăm thằng. Và trong lúc bọn chúng chơi nó, nó luôn miệng gào lên: “Ôi tôi sướng quá! Sướng quá! Tới đây hết cả đi, tới đây, một người nữa, thêm một người nữa!” Nó chết sung sướng, đéo cho tới chết. Nhưng tao, tao chưa chết! Tao nằm đây, không ăn, không uống, không biết đã bao lâu rồi. Mà cái chết vẫn chưa tớ! i. Khi người ta kêu gọi cái chết, thì nó lại không tới. Nó thích hành hạ người ta. Tao đã kêu gọi nó bao nhiêu năm rồi mà nó vẫn không màng tới tao.
Chúng tôi hỏi:
Bà có thật tình muốn chết không?
Chứ tao còn muốn gì nữa? Nếu bọn mày muốn làm một cái gì cho tao, thì hãy đốt cái nhà này đi. Tao không muốn người ta thấy bọn tao ra nông nỗi này.
Chúng tôi nói:
Nhưng bà sẽ phải chịu đau đớn ghê gớm lắm.
Đừng bận tâm về chuyện đó. Đốt nhà đi, là xong, nếu bọn mày dám đốt.
Vâng, thưa bà, chúng tôi dám. Bà hãy tin vào chúng tôi.
Chúng tôi cắt cổ bà bằng một lưỡi dao cạo, rồi chúng tôi đi hút xăng từ một chiếc xe quân đội. Chúng tôi rưới xăng lên cả hai tử thi và trên những bức vách của cái nhà xiêu vẹo. Chúng tôi châm lửa và đi về.
Sáng hôm sau, Bà Ngoại nói:
Nhà bà hàng xóm bị cháy rồi. Cả hai mẹ con đều ở trong nhà. Chắc là đứa con gái đã để quên cái gì trên ngọn lửa, con nhỏ ấy quả là đồ khùng.
Chúng tôi trở lại đó để lấy mấy con gà và mấy con thỏ, nhưng những người hàng xóm khác đã lấy mất chúng từ đêm hôm trước.
Chương 55 – Chiến tranh kết thúc
Đã mấy tuần nay, chúng tôi thấy đi ngang qua trước nhà Bà Ngoại là những người lính ngoại quốc mới của đoàn quân chiến thắng mà bây giờ chúng tôi gọi là quân Giải Phóng.
Những chiếc xe tăng, những cỗ trọng pháo, những xe bọc thép, và những xe vận tải chạy xuyên qua biên giới suốt ngày đêm. Trận tuyến đang di chuyển càng lúc càng xa hơn vào lãnh thổ của nước láng giềng.
Từ hướng ngược lại, có một đoàn khác: những tù binh, những kẻ bại trận. Trong số đó, có rất nhiều người của đất nước chúng tôi. Họ vẫn còn mặc quân phục, nhưng họ đã bị tước hết súng đạn và quân hàm. Họ đi chân trần, gằm đầu xuống, bước về hướng nhà ga nơi họ sẽ bị đẩy lên những toa xe lửa. Sẽ đi về đâu và sẽ đi bao lâu, không ai biết.
Bà Ngoại nói họ sẽ bị đưa đi rất xa, đến một xứ lạnh lẽo và hoang vắng nơi họ bị bắt buộc phải lao động quá gian khổ đến nỗi không một người nào sẽ trở về. Tất cả họ sẽ chết vì lạnh, kiệt sức, đói, và đủ thứ bệnh tật.
Một tháng sau khi đất nước chúng tôi được giải phóng thì chiến tranh hoàn toàn chấm dứt, và những người Giải Phóng ở lại trên đất nước chúng tôi, mãi mãi, người ta nói thế. Vì vậy chúng tôi nhờ Bà Ngoại dạy cho chúng tôi thứ tiếng của họ. Bà nói:
Sao mà bọn mày lại muốn tao dạy thứ tiếng đó cho bọn mày? Tao đâu có phải là thầy giáo.
Chúng tôi nói:
Đơn giản thôi, Bà Ngoại. Bà chỉ cần nói với chúng con bằng thứ tiếng ấy suốt cả ngày, rồi cuối cùng chúng con cũng sẽ hiểu.
Chẳng bao lâu, chúng tôi biết đủ để làm thông ngôn cho dân ch! úng và những người Giải Phóng. Chúng tôi kiếm lợi bằng cách đổi chác để lấy những thứ mà quân đội có rất nhiều: thuốc điếu, thuốc lá tẩm, sô-cô-la, và chúng tôi đổi lấy những thứ mà dân chúng có: rượu vang, rượu mùi, trái cây.
Tiền không còn giá trị nữa; mọi người đều đổi chác mọi thứ với nhau.
Bọn con gái ngủ với đám lính để đổi lấy những cặp vớ lụa ống dài, nữ trang, nước hoa, đồng hồ, và những thứ mà đám lính đã ăn cắp trong các ngôi làng họ đã đi qua.
Bà Ngoại không còn đẩy xe cút-kít ra chợ nữa. Các bà ăn mặc sang trọng đến nhà Bà Ngoại đổi một chiếc nhẫn hay một cặp bông tai để lấy một con gà hay một khúc thịt dồi.
Những thẻ mua hàng được phát ra. Mới bốn giờ sáng người ta đã nối đuôi nhau trước cửa hàng thịt và tiệm bánh mì. Những hàng quán khác vẫn đóng cửa vì chẳng có gì để bán.
Ai cũng thiếu thốn mọi thứ.
Bà Ngoại và chúng tôi thì chẳng thiếu thứ gì.
Sau đó, đất nước chúng tôi lại có quân đội và chính quyền mới của mình dưới sự điều khiển của những người Giải Phóng. Cờ của họ phấp phới ở mọi địa điểm công cộng. Chân dung lãnh tụ của họ được trưng bày khắp nơi. Họ dạy cho nhân dân chúng tôi những bài hát và điệu múa của họ, họ chiếu những cuốn phim của họ trong những rạp xi-nê của đất nước chúng tôi. Các trường học bị bắt buộc phải dạy thứ tiếng của những người Giải Phóng, còn những ngôn ngữ khác đều bị cấm.
Mọi sự phê phán hay đùa giỡn đối với những người Giải Phóng hay đối với chính quyền mới đều không được phép. Chỉ thốt ra ! một l�! �i chỉ trích, bất cứ ai cũng có thể bị bắt giam không cần qua thủ tục, không cần phải xét xử. Có những người đàn ông và những người đàn bà biến mất mà không ai biết tại sao, và gia đình của họ sẽ không bao giờ còn gặp lại họ.
Biên giới được củng cố lại. Giờ đây không còn ai trốn đi được nữa.
Đất nước chúng tôi bị vây quanh bởi những hàng rào kẽm gai; nhân dân chúng tôi hoàn toàn bị cô lập với cả thế giới còn lại.
Chương 56 – Trường học mở cửa lại
Vào mùa thu, tất cả trẻ con đều trở lại trường học, trừ chúng tôi.
Chúng tôi nói với Bà Ngoại:
Bà Ngoại, chúng con không bao giờ muốn đi học nữa.
Bà nói:
Tao cũng mong vậy. Tao cần bọn mày ở đây. Vả lại, bọn mày còn học được gì thêm ở trường nữa?
Chẳng có gì cả, Bà Ngoại, tuyệt đối chẳng có gì nữa cả.
Không bao lâu sau đó chúng tôi nhận được một lá thư. Bà Ngoại hỏi:
Nó viết gì vậy?
Nó viết rằng bà chịu trách nhiệm về chúng con và chúng con phải đến trình diện ở trường.
Bà Ngoại nói:
Đốt lá thư đi. Tao không biết đọc và bọn mày cũng không. Chưa ai đọc lá thư đó cả.
Chúng tôi đốt lá thư. Chẳng bao lâu chúng tôi lại nhận bức thứ hai. Nó viết rằng nếu chúng tôi không đến trường, thì Bà Ngoại sẽ bị trừng phạt bởi pháp luật. Chúng tôi lại đốt cả bức thư ấy. Chúng tôi nói với Bà Ngoại:
Bà Ngoại, bà đừng quên là chúng con một đứa bị mù và một đứa bị điếc nhé.
Vài ngày sau, một người đàn ông đến nhà chúng tôi. Ông nói:
Tôi là cán bộ thanh tra của các trường tiểu học. Trong nhà bà có hai đứa trẻ ở lứa tuổi phải đi học. Bà đã nhận được hai lá thư cảnh cáo về việc này rồi.
Bà Ngoại nói:
Ông muốn nói đến những lá thư ấy hả? Tôi không biết đọc. Hai đứa trẻ cũng không.
Một đứa chúng tôi hỏi:
Ai vậy? Ông ấy nói cái gì?
Đứa kia:
Ông ấy hỏi chúng ta có biết đọc không. Ông ấy trông thế nào?
Ông ấy cao to và có vẻ ác ôn.
Chúng tôi cùng la lên:
Đi đi! Đừng đánh chúng tôi! Đ�! ��ng giết chúng tôi! Cứu tôi với!
Chúng tôi lủi trốn dưới gầm bàn. Ông thanh tra hỏi Bà Ngoại:
Lũ trẻ làm cái trò gì vậy? Chúng muốn gì vậy hả?
Bà Ngoại nói:
Ôi! Tội nghiệp, bọn chúng sợ tất cả mọi người! Bọn chúng đã trải qua những điều khủng khiếp ở Phố Lớn. Tệ hơn nữa, một đứa thì điếc và một đứa thì mù. Thằng điếc phải giải thích những gì nó thấy cho thằng mù, thằng mù phải giải thích những gì nó nghe cho thằng điếc. Nếu không thì bọn chúng không hiểu cái gì cả.
Dưới gầm bàn, chúng tôi tru tréo:
Cứu tôi với, cứu tôi với! Nó nổ to quá! Nó làm chói mắt quá!
Bà Ngoại giải thích:
Khi ai làm bọn chúng sợ, thì bọn chúng nghe và thấy những điều không có thật.
Ông thanh tra nói:
Bọn chúng có những ảo giác. Phải đem bọn chúng vào săn sóc trong bệnh viện.
Chúng tôi rống to tiếng hơn nữa.
Bà Ngoại nói:
Không còn gì tệ hại hơn! Bệnh viện chính là nơi sự bất hạnh đã xảy ra. Bọn chúng vào thăm mẹ đang làm việc trong đó. Khi bom trút xuống bệnh viện, thì bọn chúng có mặt ở đó, bọn chúng chứng kiến những người bị thương và những người chết; chính bọn chúng đã bất tỉnh suốt mấy ngày liền.
Ông thanh tra nói:
Hai đứa trẻ thật đáng thương. Chứ ba mẹ bọn chúng đâu rồi?
Chết hay mất tích rồi. Làm sao mà biết?
Chắc chắn hai đứa trẻ là một gánh rất nặng cho bà.
Làm gì khác bây giờ? Bọn chúng không còn ai ngoài tôi.
Khi ra đi, ông thanh tra bắt tay Bà Ngoại:
Bà là một phụ nữ rất dũng cảm.
Chúng tôi nhận được một lá thư thứ b! a trong �! �ó viết rằng chúng tôi được miễn đến trường vì bị khuyết tật và chấn thương tâm thần.
Chương 57 – Bà Ngoại bán vườn nho
Một ông sĩ quan đến nhà bà Ngoại hỏi mua cái vườn nho. Quân đội muốn xây trên miếng đất của bà một toà nhà cho lính biên phòng.
Bà Ngoại hỏi:
Và các ông muốn trả tôi bằng thứ gì? Tiền không còn giá trị nữa.
Ông sĩ quan nói:
Để đổi lấy miếng đất của bà, chúng tôi sẽ lắp hệ thống nước và điện trong nhà cho bà.
Bà Ngoại nói:
Tôi không cần điện và nước của các ông. Chúng tôi xưa nay vẫn sống chẳng cần những thứ đó.
Ông sĩ quan nói:
Chúng tôi cũng có thể lấy cái vườn nho của bà mà không cần đổi cho bà cái gì cả. Và đó là điều chúng tôi sẽ làm nếu bà không chấp nhận lời đề nghị của chúng tôi. Quân đội cần sử dụng miếng đất của bà. Đó là nhiệm vụ đối với tổ quốc, và bà phải thi hành.
Bà Ngoại mở miệng ra nói, nhưng chúng tôi xen vào:
Bà Ngoại, bà đã già nua và mệt nhọc rồi. Cái vườn nho đòi hỏi bà phải làm rất nhiều việc, mà thu hoạch lại chẳng ra gì. Ngược lại, giá trị ngôi nhà sẽ tăng lên rất nhiều nhờ có nước và điện.
Ông sĩ quan nói:
Hai thằng cháu của bà thông minh hơn bà, Bà Ngoại.
Bà Ngoại nói:
Đấy, dám nói như vậy đấy! Thì cứ bàn bạc với chúng nó. Đề chúng nó quyết định.
Ông sĩ quan nói:
Nhưng tôi cần chữ ký của bà.
Tôi sẽ ký bất cứ thứ gì ông muốn. Nói cho cùng thì tôi cũng chẳng biết viết.
Bà Ngoại thút thít khóc, bà đứng dậy, bà nói với chúng tôi:
Tao giao cho bọn mày đấy.
Bà đi ra vườn nho.
Ông sĩ quan nói:
Hình như bà ấy thương cái vườn nho quá, tội nghiệp cho bà già. ! Sao, đồng ý rồi chứ?
Chúng tôi nói:
Như chính mắt các ông cũng thấy đấy, miếng đất đó có giá trị tình cảm to lớn đối với bà, và chắc chắn là quân đội cũng không muốn chiếm lấy tài sản mồ hôi nước mắt của một bà già nghèo khổ, hơn thế nữa, bà lại sinh ra từ đất nước của những người Giải Phóng anh hùng.
Ông sĩ quan nói:
Ồ, vậy sao? Bà già là người gốc…
Đúng thế. Bà nói ngôn ngữ ấy hoàn hảo. Và cả chúng tôi nữa. Và nếu các ông cố tình lạm dụng…
Ông sĩ quan vội vã nói:
Không, không phải đâu! Vậy thì các cậu cần những thứ gì nào?
Ngoài nước và điện, chúng tôi cần một cái buồng tắm.
Chỉ vậy thôi sao! Nhưng các cậu muốn xây cái buồng tắm ấy ở đâu?
Chúng tôi đưa ông vào phòng chúng tôi và chỉ cho ông nơi chúng tôi muốn có cái buồng tắm.
Ngay chỗ này, có cửa thông qua phòng chúng tôi. Từ bảy đến tám mét vuông. Có bồn tắm xây bên trong, có chậu rửa mặt, vòi sen, nước nóng, cầu tiêu.
Ông nhìn chúng tôi một lúc lâu, ông nói:
Cái đó thì làm được.
Chúng tôi nói:
Chúng tôi cũng muốn có một cái máy nghe đài phát thanh. Chúng tôi không có cái nào cả, và không cách nào mua được một cái.
Ông hỏi:
Và thế là xong cả chứ?
Vâng, thế là xong cả.
Ông bật cười:
Các cậu sẽ có buồng tắm và cái máy nghe đài. Nhưng bây giờ tôi nên đi nói chuyện với bà ngoại của các cậu.
Chương 58 – Cơn bệnh của Bà Ngoại
Một buổi sáng, Bà Ngoại không ra khỏi phòng. Chúng tôi gõ cửa, chúng tôi kêu bà, nhưng bà không trả lời.
Chúng tôi đi ra đàng sau nhà, chúng tôi đập vỡ một khung kính cửa sổ để chui vào phòng bà.
Bà Ngoại nằm trên giường, bà không cử động. Nhưng bà còn thở và tim bà còn đập. Một đứa chúng tôi ngồi lại gần bà, đứa kia đi tìm một y sĩ.
Ông y sĩ khám Bà Ngoại. Ông nói:
Bà Ngoại của các cậu đã bị tai biến não mạch, xuất huyết não.
Bà có chết đi không?
Không thể biết được. Bà đã già, nhưng tim bà còn khoẻ. Hãy cho bà uống những thứ thuốc này mỗi ngày ba lần. Và bà cần có người săn sóc.
Chúng tôi nói:
Chúng tôi sẽ săn sóc cho bà. Cần phải làm gì?
Đút cho bà ăn, tắm rửa cho bà. Có lẽ bà sẽ bị tê liệt vĩnh viễn.
Ông y sĩ ra đi. Chúng tôi nấu một món xúp nước cốt rau đậu và đút cho Bà Ngoại ăn bằng một cái muỗng nhỏ. Khi đêm xuống, phòng bà có mùi rất hôi hám. Chúng tôi giở tấm chăn của bà lên: chiếc chiếu rơm của bà đầy cứt.
Chúng tôi xin một ít rơm từ một người nông dân và mua những cái quần cao-su và những chiếc tã em bé.
Chúng tôi cởi quần áo Bà Ngoại ra, tắm rửa bà trong chậu tắm của chúng tôi, và dọn giường bà sạch sẽ. Bà gầy ốm đến nỗi những chiếc tã em bé rất vừa với bà. Chúng tôi thay tã cho bà mỗi ngày vài lần.
Một tuần sau đó, Bà Ngoại bắt đầu cử động hai bàn tay. Một buổi sáng, bà chào chúng tôi bằng một tràng những lời chửi bới:
Bọn chó đẻ! Đi quay cho tao một con gà! Chứ bọn mày tưởng tao sẽ lấy lại sức với món rau đậu và xúp ! của bọn mày? Tao cũng cần sữa dê nữa! Tao hy vọng bọn mày chẳng bỏ bê mọi việc trong lúc tao bệnh!
Không, Bà Ngoại, chúng con chẳng bỏ bê bất cứ việc gì cả.
Đỡ cho tao đứng dậy, bọn vô dụng!
Bà Ngoại, bà phải ở trong giường, ông y sĩ dặn như vậy.
Y sĩ, y sĩ! Cái thằng khốn kiếp đó! Tê liệt vĩnh viễn! Tao sẽ cho nó biết tao bị tê liệt như thế nào!
Chúng tôi đỡ cho bà đứng dậy, chúng tôi dìu bà vào bếp, chúng tôi đặt bà ngồi trên ghế. Khi chúng tôi nấu xong món gà, bà ăn một mình hết sạch. Ăn xong, bà nói:
Chứ bọn mày còn đợi gì nữa? Làm cho tao một cái gậy chắc chắn, lẹ lên, bọn lười tận xương, tao muốn đi xem thử mọi việc có đâu vào đấy không.
Chúng tôi chạy vào rừng, chúng tôi tìm một nhánh cây thích hợp và, trong khi bà ngồi xem, chúng tôi cưa nhánh cây cho đúng cỡ của bà. Bà lập tức chộp lấy nó và doạ chúng tôi:
Bọn mày sẽ biết tay tao, nếu mọi việc không đâu vào đấy!
Bà đi ra vườn. Chúng tôi đi theo, sau bà một quãng. Bà đi vào nhà tiêu, và chúng tôi nghe bà càu nhàu:
Quần cao-su! Thật là một ý tưởng quái đản! Bọn chúng điên thật rồi!
Khi bà trở vào nhà, chúng tôi ra cầu tiêu xem thử. Bà đã ném những cái quần nhựa và những chiếc tã xuống hố tiêu.
Chương 59 – Kho báu của Bà Ngoại
Một buổi tối, Bà Ngoại nói:
Đóng chặt tất cả cửa ra vào và cửa sổ. Tao muốn nói chuyện với chúng mày, và tao không muốn bất kỳ ai nghe.
Không ai đi qua nơi này cả, Bà Ngoại.
Đám lính biên phòng đi rảo khắp nơi, bọn mày biết rõ mà. Và chúng có thể nghe lén qua cửa nhà mọi người. Đưa cho tao một tờ giấy với một cây bút chì.
Chúng tôi hỏi:
Bà muốn viết cái gì hả, Bà Ngoại?
Bà la lên:
Bảo sao thì làm vậy! Đừng thắc mắc!
Chúng tôi các đóng cửa sổ và cửa ra vào, chúng tôi mang giấy và bút chì ra. Bà Ngoại, ngồi ở đầu bàn bên kia, vẽ một cái gì lên tờ giấy. Bà nói thầm thì:
Đây là nơi giấu kho báu của tao.
Bà đưa tờ giấy cho chúng tôi. Bà đã vẽ trên đó một hình chữ nhật, một dấu thập và, dưới dấu thập, một vòng tròn. Bà Ngoại hỏi:
Bọn mày hiểu không?
Dạ, Bà Ngoại, chúng con hiểu. Nhưng chúng con đã biết rồi.
Sao, chứ bọn mày đã biết cái gì?
Chúng tôi thầm thì đáp:
Biết kho báu của bà được chôn dưới cây thập giá trên mộ Ông Ngoại.
Bà Ngoại im lặng một lúc, rồi bà nói:
Đáng lẽ tao phải nghi ngờ điều đó. Bọn mày biết đã lâu chưa?
Đã lâu lắm rồi, Bà Ngoại. Ngay từ lúc chúng con thấy bà thăm mộ Ông Ngoại.
Bà Ngoại thở hổn hển:
Chẳng có gì mà hớn hở. Rốt cuộc tất cả cũng để cho bọn mày. Bây giờ thì bọn mày đã đủ khôn để biết phải làm gì với cái đó.
Chúng tôi nói:
Lúc này thì chẳng làm gì được chuyện gì với cái đó.
Bà Ngoại nói:
Chẳng làm gì được. Bọn mày nói đúng. Phải chờ đợi. Bọn mày chờ đợi được không?
Được, Bà Ngoại.
Cả ba người cùng im lặng một lát, rồi Bà Ngoại nói:
Tao chưa nói hết. Nếu tao bị tai biến một lần nữa, hãy nhớ là tao không cần bọn mày tắm rửa, không cần quần cao-su, không cần tã em bé gì cả.
Bà đứng dậy, bà lục lạo trên kệ tủ, giữa những chai rượu. Bà quay lại với một cái chai nhỏ màu xanh:
Thay vì những món thuốc gớm ghiếc của bọn mày, bọn mày hãy rót hết chai này vào cốc sữa đầu tiên của tao.
Chúng tôi không trả lời. Bà hét lên:
Bọn mày có hiểu không, đồ chó đẻ?
Chúng tôi im lặng. Bà nói:
Có lẽ bọn mày sợ người ta khám nghiệm tử thi phải không, đồ nhãi ranh? Sẽ chẳng có khám nghiệm tử thi gì cả. Sẽ chẳng có ai mất công từ trưa tới chiều để khám nghiệm một bà già chết vì bị tai biến lần thứ nhì.
Chúng tôi nói:
Chúng con không sợ họ khám nghiệm tử thi, Bà Ngoại. Chúng con chỉ nghĩ là bà có thể hồi sinh một lần thứ nhì nữa.
Không. Tao sẽ không hồi sinh. Tao biết mà. Cho nên phải chấm dứt càng sớm càng tốt.
Chúng tôi im lặng. Bà Ngoại bật khóc:
Bọn mày không biết toàn thân bại liệt là thế nào cả. Thấy tất cả, nghe tất cả, mà không cử động được. Nếu bọn mày không làm được cho tao một việc nhỏ như vậy, thì bọn mày đúng là lũ vô ơn, lũ rắn rít mà tao đã uổng công nuôi nấng.
Chúng tôi nói:
Đừng khóc nữa, Bà Ngoại. Chúng con sẽ làm điều đó; nếu bà muốn chúng con làm, thì chúng con sẽ làm.
Chương 60 – Bố của chúng tôi
Khi Bố của chúng tôi đến nhà, ba bà cháu chúng tôi đang làm việc trong bếp vì trời mưa bên ngoài.
Bố dừng lại trước cửa lớn, hai tay khoanh trước ngực, hai chân dang ra. Bố hỏi:
Vợ tôi đâu?
Bà Ngoại cười khẩy:
Ối chào! Thì ra nó có chồng thật đấy chứ.
Bố nói:
Đúng, tôi là chồng của con gái của bà. Và kia là hai đứa con trai của tôi.
Bố nhìn chúng tôi, nói thêm:
Các con đã cao lớn hẳn lên. Nhưng các con vẫn không thay đổi.
Bà Ngoại nói:
Con gái của tôi, tức là vợ của anh, đã ký thác hai đứa trẻ cho tôi.
Bố nói:
Đáng lẽ cô ấy ký thác chúng cho người nào khác thì tốt hơn. Cô ấy đâu? Tôi nghe nói cô ấy đi nước ngoài. Có thật không?
Bà Ngoại nói:
Chuyện đó cũ rồi, toàn là chuyện cũ rích. Chứ từ đó đến giờ anh đi đâu?
Bố nói:
Tôi đã bị bắt làm tù binh. Và bây giờ tôi muốn tìm lại vợ tôi. Đừng cố tình giấu giếm với tôi điều gì cả, mụ phù thuỷ già.
Bà Ngoại nói:
Tôi rất ái mộ cái cách anh cảm ơn những gì tôi đã làm cho hai đứa con của anh.
Bố hét lên:
Tôi đếch cần! Vợ tôi đâu?
Bà Ngoại nói:
Anh đếch cần? Đếch cần hai đứa nhỏ và tôi? Thế thì được, tôi sẽ chỉ cho anh biết vợ anh ở đâu!
Bà Ngoại đi ra vườn, chúng tôi đi theo. Bà trỏ gậy vào luống hoa mà chúng tôi đã trồng trên mộ của Mẹ:
Kia kìa! Vợ anh ở chỗ đó. Dưới đất.
Bố hỏi:
Chết rồi ư? Vì sao? Lúc nào?
Bà Ngoại nói:
Chết. Vì một quả lựu đạn. Vài ngày trước khi hết chiến tranh.
Bố nói:
Chôn người tuỳ tiện bất cứ chỗ nào là vi phạm luật lệ.
Bà Ngoại nói:
Chúng tôi chôn nó nơi nó chết. Và đó chẳng phải là tuỳ tiện bất cứ chỗ nào. Đây là vườn của tôi. Cũng là vườn của nó hồi nó còn bé.
Bố nhìn những chiếc hoa ướt và nói:
Tôi muốn nhìn thấy cô ấy.
Bà Ngoại nói:
Anh không nên làm thế. Đừng quấy nhiễu người chết.
Bố nói:
Nói gì đi nữa, cô ấy cũng sẽ phải được chôn trong một nghĩa địa. Đó là luật lệ. Đưa tôi một cái xẻng.
Bà Ngoại nhún vai:
Đưa cho ông ấy một cái xẻng.
Dưới mưa, chúng tôi xem Bố tàn phá vướn hoa nhỏ của chúng tôi, chúng tôi xem ông đào đất. Ông chạm đến những tấm chăn, ông lôi chúng lên. Một bộ xương lớn nằm dưới đó, với một bộ xương bé tí dính vào ngực.
Bố hỏi:
Cái gì thế, cái gì trên cô ấy thế hả?
Chúng tôi nói:
Đó là một em bé. Em gái nhỏ của chúng con.
Bà Ngoại nói:
Tôi đã bảo ông hãy để cho người chết được yên. Vào rửa tay trong bếp đi.
Bố không đáp. Ông nhìn chằm chằm vào hai bộ xương. Mặt ông đầm đìa mồ hôi, nước mắt, và nước mưa. Ông leo ra khỏi cái hố một cách đau đớn và bỏ đi không hề ngoái lại, hai bàn tay và quần áo ông dính bùn bê bết.
Chúng tôi hỏi Bà Ngoại:
Mình sẽ làm gì?
Bà nói:
Lấp cái hố lại. Chứ còn làm gì nữa?
Chúng tôi nói:
Bà hãy đi vào chỗ ấm áp, Bà Ngoại. Chúng con sẽ làm việc này.
Bà đi vào nhà.
Chúng tôi dùng chăn gói lại, chúng tôi vác hai bộ xương lên gác xép, chúng tôi trải những khúc xương ra trên rơm cho khô ráo. Rồi chúng tôi trèo xuống và lấp cái hố nơi không còn ai nằm nữa.
Sau đó, suốt mấy tháng, chúng tôi lau chùi và đánh bóng cái sọ và những khúc xương của Mẹ và em bé, rồi chúng tôi cẩn thận ghép từng bộ xương lại bằng cách dùng dây kẽm nối các khúc xương vào nhau. Khi chúng tôi làm xong việc, chúng tôi treo bộ xương của Mẹ lên một cái đòn dông trên nóc gác xép và cho bộ xương em bé đu lên cổ Mẹ.
Chương 61 – Bố của chúng tôi trở lại
Chúng tôi không gặp lại Bố cho đến vài năm sau.
Trong thời gian đó, Bà Ngoại bị tai biến một lần nữa, và chúng tôi đã giúp bà chết như bà yêu cầu. Bây giờ bà được chôn trong cùng ngôi mộ với Ông Ngoại. Trước khi người ta mở mộ, chúng tôi đã lấy kho báu ra và đem giấu nó dưới cái băng ghế trước cửa sổ phòng chúng tôi nơi vẫn còn khẩu súng, những viên đạn và những quả lựu đạn.
Một đêm kia Bố trở lại và hỏi:
Bà Ngoại của các con đâu?
Bà đã chết rồi.
Các con sống một mình à? Làm sao mà xoay xở?
Tốt lắm, Bố.
Bố nói:
Bố đến đây để trốn. Các con phải giúp bố.
Chúng tôi nói:
Mấy năm nay chúng con chẳng có tin tức gì về bố.
Bố đưa hai bàn tay cho chúng tôi xem. Ông không còn cái móng tay nào nữa. Tất cả các móng tay đều đã bị nhổ tận gốc:
Bố vừa ra khỏi tù. Người ta đã tra tấn bố.
Vì sao?
Bố không biết. Chẳng có lý do gì cả. Bố là một cá nhân bị tình nghi về chính trị. Bố không được phép hành nghề chuyên môn của mình. Bố bị theo dõi liên tục. Người ta thường xuyên lục soát chỗ ở của bố. Bố không thể nào sống trong đất nước này nữa.
Chúng tôi nói:
Bố muốn vượt biên?
Bố nói:
Đúng. Các con ở đây, chắc các con phải biết đường biết lối…
Dạ, chúng con biết đường biết lối. Cái biên giới này không thể vượt qua được.
Bố cúi đầu xuống, nhìn hai bàn tay một lúc, rồi nói:
Phải có một chỗ nào sơ hở chứ. Phải có cách vượt qua chứ.
Nếu bố liều mạng thì được.
Bố thà chết còn hơn ở lại đây.
Bố phải tự quyết định sau khi nghe rõ mọi việc.
Bố nói:
Bố lắng nghe các con đây.
Chúng tôi giải thích:
Điều khó khăn trước hết là phải đi đến tận cái hàng rào kẽm gai đầu tiên mà không bị thằng lính tuần tiễu nào bắt gặp, cũng không bị bọn lính trên chòi canh nhìn thấy. Điều này thì làm được. Chúng con biết giờ giấc của lính tuần tiễu và vị trí của các chòi canh. Hàng rào thì cao một mét rưỡi và dày một mét. Bố phải có hai tấm ván. Một tấm để trèo lên hàng rào, tấm kia thì đặt lên trên hàng rào để đứng lên đó. Nếu bố mất thăng bằng, bố sẽ té vào kẽm gai và bố không thể nào gỡ ra được nữa.
Bố nói:
Bố sẽ không mất thăng bằng.
Chúng tôi nói tiếp:
Bố phải giữ lại hai tấm ván ấy để làm giống y như vậy mà vượt qua cái hàng rào thứ nhì dựng cách đó bảy mét.
Bố cười:
Đó là trò chơi của trẻ con.
Dạ, nhưng cái khoảng cách giữa hai hàng rào thì có gài mìn.
Bố tái mặt:
Thế thì… hết cách.
Không. Đó và vấn đề may rủi. Những trái mìn được gài theo chữ chi, trông như hình w. Nếu bố bước theo đường thẳng, có thể bố sẽ chỉ đạp lên một trái mìn. Nếu bước sải chân, thì hầu như tỷ lệ may rủi là một phần bảy.
Bố nghĩ ngợi một lúc rồi nói:
Bố đành liều.
Chúng tôi nói:
Nếu thế thì chúng con sẵn sàng giúp bố. Chúng con sẽ đi với bố đến cái hàng rào thứ nhất.
Bố nói:
Được lắm. Bố cảm ơn các con. Các con không có chút gì để ăn sao?
Chúng tôi mời ông ăn bánh mì và phó-mát sữa dê. Chúng tôi cũng mời ông uống một ít rượu nho đã làm từ vườn nho cũ của Bà Ngoại. Chúng tôi rót vào ly của ông vài giọt thuốc ngủ mà Bà Ngoại biết rành cách chế tạo từ các thứ thảo mộc.
Chúng tôi đưa Bố vào phòng chúng tôi và nói:
Chúc bố ngủ ngon. Chúng con sẽ đánh thức bố vào sáng mai.
Chúng tôi ngủ trên băng ghế ở góc bếp.
Chương 62 – Cuộc chia ly
Sáng hôm sau, chúng tôi thức dậy rất sớm. Chúng tôi xem lại để biết chắc rằng Bố đang ngủ say.
Chúng tôi chuẩn bị bốn tấm ván.
Chúng tôi đào kho báu của Bà Ngoại lên: những thỏi vàng và bạc, rất nhiều món châu ngọc. Chúng tôi đặt hầu hết những thứ ấy vào một túi vải. Mỗi đứa chúng tôi cũng mang theo một quả lựu đạn, phòng trường hợp bất ngờ gặp phải bọn lính tuần tiễu. Dẹp được bọn lính tuần tiễu, chúng tôi có nhiều thì giờ hơn.
Chúng tôi đi do thám một vòng gần biên giới để xác định vị trí tốt nhất: một góc khuất giữa hai chòi canh. Nơi đó, dưới một gốc cây to, chúng tôi giấu cái túi vải và hai tấm ván.
Chúng tôi trở về, chúng tôi ăn uống. Sau đó, chúng tôi mang thức ăn điểm tâm đến cho Bố. Chúng tôi phải lay ông để đánh thức ông. Ông dụi mắt và nói:
Đã lâu rồi bố mới được ngủ ngon như thế.
Chúng tôi đặt khay thức ăn lên hai đầu gối của ông. Ông nói:
Thật là một bữa tiệc! Sữa, cà-phê, trứng, dăm-bông, bơ, mứt! Những thứ này không thể tìm thấy ở Phố Lớn. Làm cách nào các con có được?
Chúng con làm việc. Ăn đi, Bố. Chúng con không có thì giờ để mời bố ăn một bữa nữa trước khi bố lên đường.
Ông hỏi:
Tối nay đi hả?
Chúng tôi nói:
Đi ngay bây giờ. Bố ăn xong thì đi ngay.
Ông nói:
Các con điên rồi hả? Bố từ chối vượt qua cái biên giới chó đẻ đó vào giữa ban ngày! Bọn chúng sẽ thấy.
Chúng tôi nói:
Chúng ta cũng cần phải thấy đường, Bố ạ. Chỉ có những người ngu mới cố vượt biên giới vào ban đêm. Ban đêm, mật độ tuần tiễu tăng gấp bốn lần và cả khu vực đó thường xuyên bị quét đèn pha. Ngược lại, sự canh gác trở nên lỏng lẻo vào khoảng mười một giờ sáng. Bọn lính biên phòng nghĩ rằng chẳng có ai điên mà vượt biên giới vào giờ đó.
Bố nói:
Các con tuyệt đối hữu lý. Bố trông cậy vào các con.
Chúng tôi hỏi:
Bố cho phép chúng con lục soát các túi quần túi áo của bố trong lúc bố ăn chứ?
Các túi của bố? Tại sao?
Bố không được để lộ danh tính. Nếu có điều gì xảy ra và bọn chúng biết bố là bố của chúng con, thì chúng con sẽ bị kết tội tòng phạm.
Bố nói:
Các con nghĩ đủ hết mọi chuyện.
Chúng tôi nói:
Chúng con phải nghĩ đến sự an toàn cho bản thân.
Chúng tôi lục soát quần áo của bố. Chúng tôi lấy những thứ giấy tờ, thẻ căn cước của Bố, sổ địa chỉ, một chiếc vé xe lửa, mấy cái biên lai và một tấm ảnh của Mẹ. Chúng tôi đốt tất cả trong lò bếp, trừ tấm ảnh.
Lúc mười một giờ, chúng tôi lên đường. Mỗi đứa chúng tôi mang một tấm ván.
Bố không mang gì cả. Chúng tôi bảo ông chỉ đi theo chúng tôi và gây ít tiếng động chừng nào tốt chừng ấy.
Chúng tôi đến gần biên giới. Chúng tôi bảo Bố nằm xuống sau một cây to và đừng nhúc nhích.
Chẳng mấy chốc, cách chúng tôi vài mét, có hai tên lính tuần tiễu đi ngang qua. Chúng tôi có thể nghe bọn chúng nói:
Tao tự hỏi sẽ được ăn món gì.
Thì cũng thứ cứt ấy như thường lệ.
Hết thứ cứt này đến thứ cứt khác. Hôm qua, đồ ăn rất ghê tởm, nhưng đôi khi cũng có bữa ngon.
Ngon? Mày sẽ không nói như vậy nếu mày đã ăn món xúp mẹ tao nấu.
Tao chưa bao giờ ăn món xúp mẹ mày nấu. Mẹ hả, tao, tao cũng chẳng có mẹ. Tao chưa bao giờ được ăn gì ngoài cứt đái. Trong quân đội, ít ra, tao cũng có lúc được ăn ngon.
Bọn tuần tiễu đi xa. Chúng tôi nói:
Đi, Bố. Chúng ta có hai mươi phút trước khi đám lính tuần tiễu khác lại đến.
Bố kẹp hai tấm ván dưới nách, bước tới, đặt một tấm ván dựa vào hàng rào, trèo lên.
Chúng tôi nằm úp mặt dưới gốc cây to, chúng tôi bịt hai tai, chúng tôi hả miệng.
Có một tiếng nổ.
Chúng tôi chạy đến hàng rào kẽm gai với hai tấm ván và cái túi vải.
Bố nằm gần hàng rào thứ nhì.
Đúng, có một cách để vượt qua biên giới: đó là cho một người nào đó đi trước.
Nhặt cái túi vải, bước theo dấu chân, rồi dậm lên cái xác cứng đờ của Bố, một đứa chúng tôi đi vào đất nước khác.
Đứa ở lại trở về nhà Bà Ngoại.
Đón đọc: BẰNG CHỨNG (La Preuve),cuốn thứ nhì trong bộ ba tiểu thuyết của Agota Kristof.
– Hết –
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét