Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

KVH Tap 7 Bi mat ke trom.html

Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh

Tác phẩm: Kính vạn hoa

Tập 7: Bí mật kẻ trộm

Tủ sách: TuổiHoa

Nhà xuất bản Kim Đồng, 1995

Khổ sách: 10,2 x 15,2 cm

Số trang: 192 trang

Giá sách: 3000 đ

Đánh máy: Que100

Chính tả: annsuri (TVE)

Thực hiện ebook: annsuri (TVE)

ooO TVE Ooo


MỤC LỤC

CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

CHƯƠNG 4

CHƯƠNG 5

CHƯƠNG 6

CHƯƠNG 7

CHƯƠNG 8

CHƯƠNG 9

CHƯƠNG 10


CHƯƠNG 1

   Tiểu Long vừa bật chân chống đánh tách, chiếc xe đang còn runh rinh, nhỏ Hạnh đã hối hả giục:

   - Lẹ lên đi! Quý chạy đâu mất tiêu rồ

   Tiểu Long nhét tấm vé gửi xe vô túi áo, thong thả:

   - Kệ nó! Mình cứ đi từ từ!

   Rồi vừa rảo bước ra khỏi bãi giữ xe, nó vừa lẩm bẩm:

   - Thằng ròm này, hễ thấy ở đâu có biểu diễn ảo thuật là nó cứ như bị ma ám!

   Chả là hôm nay Tiểu Long, Quý ròm và nhỏ Hạnh đi xem nhà ảo thuật X.15 biểu diễn ở công viên Lam Sơn.

   Công viên Lam Sơn chỉ là một công viên nhỏ trong thành phố. Ngày thường chỉ có vài chiếc ghế đá bày cạnh bãi cỏ dành cho người lớn và dăm chiếc đu quay, cầu tuột cho trẻ em nhảy nhót, leo trèo. Nhưng mỗi năm cứ đến dịp Tết, công viên Lam Sơn lại thay đổi bộ mặt. Chỉ trong vòng hai, ba ngày một công viên vắng vẻ đột ngột biến thành một khu giải trí náo nhiệt, sầm uất với những quầy vui chơi ken dày, người qua kẻ lại nhộn nhịp.

   Khu giải trí không chỉ có các trò chơi và các gian hàng. Người ta dựng một sân khấu bằng gỗ ngay chính giữa công viên để trình diễn ca nhạc, tấu hài, xiếc, ảo thuật… suốt trong mấy ngày Tết.

   Xem quảng cáo trên ti-vi, biết bữa nay nhà ảo thuật X.15 diễn ở đây, Quý ròm liền rủ Tiểu Long và nhỏ Hạnh đi xem.

   Công viên Lam Sơn nằm không xa nhà Văn Châu là bao nên khi đạp xe ngang qua ngôi biệt thự ở góc đường, bọn Quý ròm dừng lại đảo mắt nhìn vào bên trong cánh cổng sắt, dáo dác tìm xem có Văn Châu ở đó không để rủ nó theo chơi. Nhưng ngấp nghé một hồi, chẳng thấy ai thấp thoáng, bọn trẻ đành tặc lưỡi đạp xe đi.

   Khác với những công viên mà bọn Quý ròm thường lui tới, công viên Lam Sơn không nằm sát mặt đường mà thụt sâu vào bên trong. Từ bãi gi, phải băng qua một đoạn đường nhỏ rải sỏi mới đến cổng vào.

   Nhỏ Hạnh lật đật bước, miệng không ngớt thúc hối:

   - Lẹ lên, Long ơi! Người ta vào hết rồi kìa!

   - Yên chí! – Tiểu Long trấn an bạn – Ít ra phải nửa tiếng đồng hồ nữa nhà ảo thuật X.15 mới bắt đầu!

   - Nhưng dù sao vào sớm vẫn hơn! Hơn nữa, tụi mình còn phải tìm Quý! Vào trễ, nhỡ lạc mất Quý thì sao!

   - Trời đất! – Tiểu Long nhăn mũi – Thằng ròm đó có phải con nít đâu mà Hạnh lo dữ vậy! Vả lại chắc gì Quý ròm đã vào trước! Có thể nó đang đứng đợi tụi mình ở quầy bán vé!

   Tuy miệng nói vậy nhưng Tiểu Long vẫn dấn bước đuổi theo nhỏ Hạnh.

   - Xin chào!

   Một tiếng nói lảnh lót thình lình vang lên bên tai khiến Tiểu Long vừa khua chân hai, ba cái đã vội dừng ngay lại, nhớn nhác dòm quanh.

   Ðằng trước, nhỏ Hạnh cũng đang tròn mắt liếc ngang liếc dọc.

   Nhưng chả đứa nào thấy gì. Giờ này, mọi người đã vào cả công viên. Tít đằng xa, cuối con đường rải sỏi chỉ thấp thoáng dăm chú bé đang quanh quẩn chờ chui rào vào coi cọp.

   Ai vừa lên tiếng chào mình vậy kìa? Nhỏ Hạnh ngạc nhiên nhủ bụng, cặp mắt vẫn không ngừng láo liên quan sát:

   - Xin chào!

   Tiếng nói khi này lại thình lình cất lên, rõ mồn một như thể người vừa lên tiếng đứng ngay trước mặt hai đứa trẻ.

   Nhỏ Hạnh nghe có một luồng khí lạnh chạy dọc sống lưng. Nó vội vã xích sát lại phía Tiểu Long, mặt mày xanh lè xanh lét:

   - Long nghe thấy gì không?

   - Nghe! – Tiểu Long chớp mắt – Có người chào mình!

   Nhỏ Hạnh thắc thỏm:

   - Ai vậy?

   - Tôi không biết!

   Nhỏ Hạnh nín thở:

   - Hay là ma nhát?

   Tiểu Long liếc bạn:

   - Trước nay Hạnh vẫn không tin chuyện ma quỷ kia mà! – Rồi nó khịt khịt mũi, nói thêm – Nhưng chả bao giờ ma lại đi nhát người giữa lúc ban ngày ban mặt như thế này!

   Nhỏ Hạnh vẫn chưa hết sợ hãi:

   - Thế thì ai vừa chào mình?

   - Chắc là có người nào đó trêu mình! – Tiểu Long nhíu mày – Có thể họ nấp ở đâu đó…

   Ðang nói, Tiểu Long chợt buột miệng “a” lên một tiếng. Nó vừa phát hiện một thằng bé đang ngồi thu lu dưới gốc bã đậu ven đường.

   Thằng bé trạc mười, mười một tuổi, người gầy nhom, da đen nhẻm. Nó tròng dúm dó trên người một chiếc áo không rõ là màu cháo lòng hay màu cỏ úa, nom xơ xác cũ kỹ như nhặt từ đất lên. Chiếc áo thùng thình rộng quá khổ lại dài thậm thượt như muốn che khuất cả chiếc quần đen. Chiếc quần của nó cũng lạ, chấm ngang gối, không rõ là quần dài hay quần c

   Thằng bé ngồi bó gối dưới gốc cây, mặt mày ủ dột, toàn thân toát lên màu tối sẩm. Chính vì vậy mà ngay từ đầu Tiểu Long và nhỏ Hạnh không tài nào nhận ra.

   Sau tiếng kêu thảng thốt, Tiểu Long rảo bước về phía thằng bé.

   - Chào em! – Tiểu Long mỉm cười.

   - Xin chào!

   Thằng bé nhúch nhích môi đáp lễ. Nó lặp lai đúng hai tiếng khi này khiến Tiểu Long và nhỏ Hạnh giật thót. Nhưng trong thoáng mắt, cả hai nhanh chóng nhận ra sự khác biệt. So với tiếng chào thánh thót khi nãy, giọng của thằng bé khàn đục hơn nhiều.

   Tuy vậy Tiểu Long vẫn hỏi:

   - Khi nãy phải em lên tiếng chào tụi này không?

   - Không phải!

   Tiểu Long liếm môi:

   - Vậy em có biết ai chào không?

   - Biết! – Thằng bé gọn lỏn.

   Nhỏ Hạnh hồi hộp bước tới một bước:

   - Ai vậy em?

   Thằng bé chưa kịp đáp thì giọng nói lanh lảnh khi nãy bỗng cất lên:

   - Xin chào!

   Tiếng nói bí mật như phát ra ngay trên đầu thằng bé khiến nhỏ Hạnh bất giác thối lui một bước.

   Tiểu Long quét mắt lên cây bà đậu và kinh hoảng khi thấy trên cây không một bóng người. Ma thật rồi? Tiểu Long nuốt nước bọt đánh ực vàảm thấy bụng thót lại.

   - Kia rồi! – NhỏHạnh bỗng buột miệng reo lên.

   Tiểu Long hấp tấp quay sang:

   - Gì vậy?

   Nhỏ Hạnh chỉ tai lên cây bã đậu, mặt tươi rói:

   - Long nhìn kìa!

   Tiểu Long lật đật nhìn theo tay chỉ của nhỏ Hạnh. Và lần này thì nó phát hiện ra chiếc lồng chim treo lơ lững giữa các nhánh lá. Trong lồng, một con sáo mỏ vàng đang nhảy nhót. Thỉnh thoảng nó lại bám vào các nan tre, ngoẹo đầu nghiêng ngó ra ngoài, vẻ như đang tò mò quan sát.

   Mặt Tiểu Long thoát ngẩn ngơ:

   - Hạnh bảo chính con sáo này chào mình đấy hả?

   - Chính nó! – Nhỏ Hạnh đẩy gọng kính trên sống mũi – Ðây là một con sáo biết nói!

   Tiểu Long vẫn bán tín bán nghi:

   - Có đúng đây là con sáo biết nói không?

   - Ðúng! – Thằng bé đột ngột lên tiếng.

   Nhỏ Hạnh nhìn thằng bé:

   - Con sáo này của em hả?

   - Dạ.

   - Hay quá! – NhỏHạnh xuýt xoa, rồi nó nhìn về phía lồng chim – Em định mang nó đi chơi Tết hả?

   - Không! – Thằng bé buồn buồn – Em m đi bán!

   - Ði bán? – NhỏHạnh há hốc miệng – Bán một con sáo như thế này?

   - Dạ.

   Thằng bé khẽ đáp và cúi nhìn xuông đất.

   Nhỏ Hạnh liếc Tiểu Long:

   - Sao hở Long?

   - Sao là sao?

   Nhỏ Hạnh hít vào một hơi:

   - Mua con sáo này không?

   - Tùy Hạnh! – Tiểu Long khịt mũi – Nếu Hạnh thích thì mua!

   - Hạnh thích lắm! – NhỏHạnh chớp mắt.

   - Vậy thì mua!

   Tiểu Long đáp, và nó quay sang thằng bé:

   - Em bán con sáo này bao nhiêu vậy?

   Thằng bé ngẩng lên:

   - Một trăm ngàn!

   - Ðắt thế kia ư?

   Tiểu Long thộn mặt ra, trong thoáng chốc nó bỗng nhớ lại chuyện con gấu bông ngày nào.

   Thằng bé không buồn trả lời TiểuLong. Nó lại cúi mặt xuống đất và lẩm rẩm gì đó trong miệng.

   Nhỏ Hạnh

   - Hạnh nghĩ là không đắt đâu! Ở ngoài chợ chim người ta còn bán giá cao hơn nhiều!

   Tiểu Long nhăn nhó:

   - Nhưng vấn đề là mình đào ở đâu ra một trăm ngàn!

   - Hạnh có đây! Ðể Hạnh đếm xem!

   Vừa nói nhỏ Hạnh vừa thò tay vào túi lôi ra một nắm tiền mới tinh.

   - Tiền ở đâu nhiều vậy? – Tiểu Long tròn xoe mắt.

   Nhỏ Hạnh mỉm cười:

   - Tiền lì xì Tết đấy!

   Nhưng xấp tiền lì xì của nhỏ Hạnh không đủ để mua con sáo. Nó đếm tới đếm lui cũng chỉ có bảy chục ngàn.

   Thấy bạn mình cứ loay hoay với xấp giấy bạc trên tay hoài. Tiểu Long sốt ruột:

   - Sao? Ðủ không?

   Nhỏ Hạnh thở dài:

   - Còn thiếu tới những ba chục ngàn lận!

   Tiểu Long liền cho tay vào túi:

   - Ba chục ngàn thì tôi có đây!

   Nhỏ Hạnh sáng mắt lên:

   - Long cũng có tiền lì xì hả?

   - Ừ. Nhưng chỉ bằng phân nửa Hạnh.

   Tiểu Long cười đáp và chậm rãi móc xấp tiền trong túi ra nhét vào tay b

   Nhỏ Hạnh nheo mắt:

   - Có đúng ba chục ngàn không đấy? Nhỡ nhiều hơn thì sao?

   - Hạnh yên chí! Tôi đã đếm đi đếm lại bốn, năm lần rồi!

   Tiểu Long thật thà đáp. Con nhà nghèo, Tiểu Long ít bao giờ có tiền. Thỉnh thoảng có dịp rủng rỉnh, như vào những ngày Tết này chẳng hạn, chốc chốc nó lại lôi những tờ giấy bạc ra săm soi và lẩm nhẩm ngồi đếm. Vì vậy bao giờ Tiểu Long cũng biết đích xác số tiền trong túi mình.

   Nhỏ Hạnh ngần ngừ cầm lấy xấp tiền Tiểu Long đưa:

   - Thế còn Long?

   - Tôi sao?

   Giọng nhỏ Hạnh áy náy:

   - Long vét sạch túi đưa Hạnh, sắp tới lấy gì mà xài?

   Tiểu Long cười hiền:

   - Tôi có xài gì đâu?

   Rồi sợ nhỏ Hạnh đổi ý, nó quay sang thằng bé:

   - Em bán con sáo này cho tụi anh nghen!

   - Dạ!

   Thằng bé vừa đáp vừa đứng lên. Nó lặng lẽ gỡ chiếc lồng chim mắc trên nhánh cây xuống đưa cho nhỏ Hạnh.

   - Tiền của em đây!

   Nhỏ Hạnh một tay đỡ lấy chiếc lồng, tay kia chìa xấp tiền ra.

   Thằng bé cầm lấy xấp tiềui cui đếm. Ðếm xong, nó nhìn lướt qua Tiểu Long và nhỏ Hạnh nói khẽ “Xin chào” rồi lẹ làng quay gót, buồn bã bỏ đi.

   Nét mặt dàu dàu của thằng bé khiến nhỏ Hạnh vô cùng ngạc nhiên. Ðem con sáo đi bán nhưng khi bán được rồi chả hiểu sao thằng bé lại lộ vẻ không vui, nếu không muốn nói là phiền muộn. Nhưng nhỏ Hạnh không có thì giờ nghĩ ngợi lâu. Con sáo chợt cao hứng lảnh lót “Xin chào! Xin chào!” khiến nhỏ Hạnh quên ngay thắc mắc vừa chớm, toét miệng cười.

   Tiểu Long cũng cười, và nói:

   - Tiếng “xin chào” này, chắc con sáo bắt chước chủ của nó!

   Nhỏ Hạnh gật đầu:

   - Ừ. Thằng bé khi nãy cũng hay nói “xin chào”!

   - Xạo!

   Con sáo thình lình la lên khiến hai đứa trẻ chưng hửng.

   Nhỏ Hạnh nhăn mặt:

   - Nó nói bậy!

   Tiểu Long dứ dứ nắm đấm trước chiếc lồng:

   - Mày bảo ai xạo?

   Con sáo làm thinh. Nó nghiêng đầu liếc Tiểu Long, vẻ dò xét.

   Tiểu Long khoái chí:

   - Nó sợ rồi! Tôi vừa nạt một tiếng…

   Nhưng Tiểu Long chưa kịp nói hết câu, con sáo bỗng đập cánh:

   - Xạo! Xạo!

   Sự láu cá của con chio khiến Tiểu Long vừa tức vừa buồn cười. Nó nghiến răng:

   - Mày không sợ tao rô-ti mày hả?

   - Nó chả hiểu gì đâu! Nó chỉ bắt chước người khác thôi! Rồi từ từ mình sẽ “giáo dục” nó!

   Nhỏ Hạnh bênh con sáo. Rồi sực nhớ đến mục đích của cuộc đi chơi hôm nay, nó chợt la hoảng:

   - Chết rồi! Nãy giờ chắc Quý đợi tụi mình dài cổ!

   Lời nhắc nhở của nhỏ Hạnh làm Tiểu Long giật thót. Mải loay hoay với con sáo, nó quên béng mất chuyệng đi xem biểu diễn ảo thuật. Kiểu này thì đến điếc tai với thằng ròm mất! Tiểu Long bồn chồn nhủ bụng và không đợi nhỏ Hạnh giục, nó co giò vọt lẹ.

   Ðằng sau, nhỏ Hạnh cũng cuống quít xách lồng sáo tập tễnh chạy theo.


CHƯƠNG 2nt size=”4″>

   Khi Tiểu Long và nhỏ Hạnh chạy đến quầy bán vé trước cổng công viên thì Quý ròm đã không còn ở đó.

   Tiểu Long nhìn quanh quấy một hồi rồi chép miệng:

   - Chắc đợi mình lâu qua, Quý ròm vào trước rồi!

   Nhỏ Hạnh lo lắng:

   - Chết rồi! Làm sao giờ?

   - Thì mua vé vào chứ sao! Vào trong đó thế nào chả tìm thấy nóMặt nhỏ Hạnh méo xẹo:

   - Nhưng lấy gì mua vé? Hạnh hết tiền rồi!

   Lời thú nhận của Hạnh làm Tiểu Long điếng người. Nó sực nhớ nó cũng chẳng còn một xu nào. Có ba chục ngàn, khi nãy nó đã dốc túi đưa hết cho bạn.

   - Tôi cũng vậy! – Giọng Tiểu Long xụi lơ.

   - Gay thật!

   Nhỏ Hạnh tặc lưỡi. Rồi nó nhíu mày tính kế nhưng nghĩ mãi vẫn chẳng ra được kế nào.

   Tiểu Long nhìn bạn lom lom:

   - Hạnh tìm ra cách chưa?

   - Chưa! – NhỏHạnh đưa tay vỗ vỗ trán – Chỉ có một cách là đứng đây chờ đợi!

   - Trời đất! – Tiểu Long gãi gáy – Biết đợi đến bao giờ!

   Nhỏ Hạnh thở dài:

   - Ngoài cách đó ra, Hạnh cũng chẳng biết phải làm sao!

   - Xạo!

   Con sáo đột nhiên lên tiếng, y như muốn chọc quê người chủ mới của nó. Trong khi Tiểu Long ôm bụng cười thì nhỏ Hạnh lườm con sáo:

   - Ðủ rồi nghen mày! Tao đang rối cả ruột lên đây, mày ở đó mà bép xép!

   Không biết Quý ròm có nghe được lời than thở của nhỏ Hạnh hay không mà tiếng gọi của nó bất thần vang lên từ đằng xa:

   - Tiểu Long! Hạnh! Các bạn làm gì mà giờ này mới tới?

   Nghe tiếng Quý ròm, Tiểu Long và nhỏ Hạnh mừng như bắt được vàng. Cả hai quay phắt lại, mặt rạng lên.

   Quý ròm đang từ trong công viên đi ra. Nó tiến đến sát hàng rào, mặt nhăn như bị:

   - Sao chưa vào mà còn đứng đó?

   Tiểu Long ấp úng:

   - Tụi tao không có vé vào cổng!

   - Không có vé thì mua vé! – Quý ròm kêu lên – Mày với Hạnh có phải trẻ con đâu đợi người lớn mua giùm!

   - Nhưng tao… hết tiền rồi! – Tiểu Long bối rối đáp.

   - Hết tiền? – MiệngQuý ròm há hốc – Chứ ba chục ngàn mày mới khoe tao đâu?

   - Tao đưa hết cho Hạnh rồi! – Tiểu Long thu nắm tay quẹt mũi – Cả Hạnh cũng  không còn một đồng! Tụi tao dốc túi mua… con sáo này!

   Ðến bây giờ Quý ròm mới phát hiện ra chiếc lồng chim trên tay nhỏ Hạnh. Nó nhún vai, ngán ngẩm:

   - Mua vé vào xem ảo thuật thì không mua, tự dưng lại đi mua sáo!

   Tuy nói vậy nhưng Quý ròm vẫn tò mò nhìn con sáo đang nhảy tưngtưng trong lồng:

   - Bao nhiêu tiền vậy?

   Tiểu Long khịt mũi:

   - Một trăm ngàn.

   - Một trăm ngàn? – Quý ròm trợn tròn – Mày và Hạnh có điên không? Tự dưng lại b một trăm ngàn để mua một con chim bé tẹo như thế này!

   - TạiQuý không biết đó thôi! – NhỏHạnh nhẹ nhàng nói – Con sáo này nó biết nói tiếng người đấy!

   - Nói tiếng người? – Quý ròm lộ vẻ nghi hoặc.

   - Chứ sao! Sáo là loại chim có thể học nói kia mà!

   Quý ròm nheo nheo mắt:

   - ThếHạnh đã nghe con sáo này nói tiếng nào chưa?

   - Tất nhiên là nghe rồi! Nếu không Hạnh dại gì mua nó tới những một trăm ngàn!

   Quý ròm vẫn chưa tin hẳn. Nó lại hỏi, giọng nghi ngờ:

   - ThếHạnh nghe nó nói những gì?

   Nhỏ Hạnh chưa kịp đáp thì con sáo đã láu táu:

   - Xin chào! Xin chào!

   Trong khi Quý ròm kinh ngạc đến thuỗn mặt ra thì nhỏ Hạnh nhoẻn miệng cười sung sướng:

   - Quý thấy chưa! Hạnh đã bảo nó biết nói mà!

   Tiểu Long không bỏ dịp may để phân trần:

   - Với một sáo như vậy, một trăm ngàn đâu có đắt!

   Quý ròm không nói gì. Nó nhìn sững con sáo một hồi rồi ngẩn ngơ buột miệng:

   - Tuyệt thật! Một con sáo biết nói!

   Tiểu Long khoái chí:

   - Mày thích không?

   - Thích.

   - Bây giờ mày có công nhận mua nó là đúng không?

   - Công nhận.

   Chỉ đợi có vậy, Tiểu Long toét miệng cười hì hì:

   - Vậy mày đưa tiền cho tao với Hạnh mua vé vào xem ảo thuật đi!

   Biết bị hố, Quý ròm tức anh ách:

   - Mày học cái trò gài bẫy đó của ai vậy?

   - Học của mày chứ học của ai? – Tiểu Long tỉnh khô đáp, và nó chìa tay ra – Ðưa tiền đây! Hai vé mười bốn ngàn!

   Khi bọn Quý ròm vào đến nơi thì nhà ảo thuật X.15 đã trình diễn tới màn thứ ba. Quý ròm hít hà:

   - Mới quay ra quay vô đã xong béng màn thứ hai! Tiếc thật!

   Câu nói của Quý ròm không có ý trách cứ nhưng Tiểu Long và nhỏ Hạnh vẫn cảm thấy áy náy. Hai đứa chăm chú dán mắt lên sân khấu, vờ như không nghe lời than thở của Quý ròm.

   Lúc này, ảo thuật X.15 đang diễn màn “khăn tay đẻ trứng”.

   Nhà ảo thuật đặt ngửa chiếc mũ trên bàn. Trên chiếc mũ trải rộng một mảnh khăn màu đen. Nhà ảo thuật nhẹ nhàng cầm mảnh khăn lên và lần lượt xoay cả hai mặt về phía khán giả:

   - Quý ông quý bà xem rõ cả rồi đấy nhé! Ðây chỉ là một tấm vải suông! Chả có giấu vật gì ở đây cả!

   Ngưng lại một chút để người xem có thì giờ nhìn thật kỹ, nhà ảo thuật chậm rãi và trịnh trọng tuyên bố:

   - Và bây giờ thì quý ông quý bà xem đây!

   Nhà ảo thuật lại trải khăn lên vành mũ.

   - Xem gì cơ? – Một người nôn nóng hỏi.

   - Xem cái này này!

   Vừa nói, hai tay nhà ảo thuật lại từ từ nâng tấm khăn lên, cuốn lại và nghiêm nghị nặn ra… một quả trứng. Quả trứng trắng chui ra từ tấm khăn đen quả là ấn tượng!

   - Tài thật! – Khán giả, đặc biệt là các khán giả nhí, ồ lên thán phục.

   Sau đó, nhà ảo thuật còn lặp đi lặp lại trò “khăn tay đẻ trứng” thêm nhiều lần nữa. Lại đặt khăn xuống, lại nhặt lên và lại đẻ ra trứng. Tấm khăn “đẻ” được quả trứng nào, nhà ảo thuật lại bỏ vào chiếc mũ lật ngửa trước mặt. Chỉ trong vòng mười phút, đã có ít nhất hai chục quả trứng nằm trong mũ.

   Tiểu Long chắc lưỡi tấm tắc:

   - Ðẻ trứng nhanh hơn gà mái thế này, hẳn ông X.15 này ngày nào cũng xơi bánh mì ốp-la!

   - Ðã gọi là ảo thuật mà lại! – NhỏHạnh nhún vai – Có phải là đẻ trứng thật đâu!

   - Không thật thì là gì! – Tiểu Long ngoác miệng cãi – Không lẽ Hạnh bảo đó là những quả trứng giả?

   Câu hỏi vặn của Tiểu Long làm nhỏ Hạnh cứng họng. Tất nhiên là nó thừa biết những gì nó dang nhìn thấy trên sân khấu chỉ là chuyện giả tạo. Nhưng giả ở điểm nào, có phải ở những quả trứng hay không, thì nó không thể khẳng định. Vì vậy, sau một lúc lúng túng, nó đành quay sang Quý ròm:

   - Sao hở Quý? Những quả trứng trên kia là những quả trứng giả phải không?

   Quý ròm lắc đầu:

   - Không phải.

   Nhỏ Hạnh ngơ ngác:

   - Không phải ư? Chẳng lẽ đó là những quả trứng thật?

   - Thì thật chứ sao! – Tiểu Long hí hửng vọt miệng – Tôi đã bảo rồi mà Hạnh cứ cãi!

   Nhưng nụ cười vừa vẽ ra trên mặt Tiểu Long đã lập tức tắt ngấm. Quý ròm khịt mũi:

   - Thật nhưng mà giả!

   - Là sao? – Tiểu Long gãi tai.

   Quý ròm thủng thỉnh:

   - Nghĩa là đây là quả trứng rỗng!

   - Quả trứng rỗng?

   - Ừ. Quả trứng này chỉ còn cái vỏ. Lòng trắng lòng đỏ bên trong đã được rút hết ra rồi!

   - Sao mày biết? – Tiểu Long không kềm được thắc mắc – Chẳng lẽ người ta lại rút ruột mấy chục quả trứng?

   - Làm quái gì đào ra được mấy chục quả trứng! – Quý ròm nhếch mép – Nhà ảo thuật X.15 trước sau chỉ biểu diễn với mỗi một quả duy nhất thôi!

   Không những Tiểu Long mà cả nhỏ Hạnh cũng ngẩn ra trước lời k định của Quý ròm. Cả hai cùng buột miệng:

   - Nãy giờ chỉ có mỗi một quả trứng thôi ư?

   - Ừ.

   - Thế mấy chục quả trứng đang ở trong mũ kia thì sao?

   - Chả có quả trứng nào trong đó cả! Ðó là ta tưởng thế thôi!

   Nhỏ Hạnh và Tiểu Long đang bán tín bán nghi thì nhà ảo thuật X.15 đã nhanh chóng chứng minh những nhận xét của Quý ròm.

   Ã"ng cuộn tròn tấm khăn nhét vào túi rồi hai tay khệ nệ bưng chiếc mũ giơ cao lên trước mặt, dõng dạc:

   - Thưa quý ông quý bà! Từ nãy đến giờ quý ông quý bà tâm mắt chứng kiến cảnh chiếc khăn đẻ trứng! Vậy bây giờ để thử trí nhớ của quý ông quý bà, xin quý ông quý bà nào cho biết hiện giờ trong chiếc mũ này có bao nhiêu quả trứng cả thảy!

   Khán giả đang ồn ào lập tức lặng đi trước câu đố của nhà ảo thuật. Ai nấy đều nhăn mặt nhíu mày cố nhớ xem từ nãy đến giờ nhà ảo thuật đã cho chiếc khăn “đẻ trứng” tổng cộng là bao nhiêu lần.

   Như để tăng thêm phần hồi hộp, nhà ảo thuật khẽ đong đưa chiếc mũ trên tay, cao giọng tuyên bố:

   - Quý ông quý bà nào nói trúng, tôi xin tặng luôn số trứng này làm… kỷ niệm!

Nhà ảo thuật vừa dứt lời, ở bên dưới đã có tiếng đáp:

   - Mười tám quả!

   Một giọng khác liền tiếp theo:

   - Hai mươi qu

   Một giọng ồ ề cãi lại:

   - Hai mươi đâu mà hai mươi! Có mười chín quả à!

   Nhà ảo thuật mỉm cười:

   - Còn quý ông quý bà nào khác?

   Ðám khác giả ở dưới bàn tán xôn xao nhưng mãi chẳng có ai lên tiếng. Có lẽ mọi người tin rằng số trứng trong mũ không ngoài ba co số đã nêu.

   Ðợi một hồi, nhà ảo thuật tặc lưỡi:

   - Nếu không ai có ý kiến gì khác thì xin mời ba vị vừa rồi bước lên trên này!

   - Lên trên sân khấu ư? – Cô gái nêu con số hai mươi rụt rè hỏi.

   - Chứ sao! – Nhà ảo thuật gật đầu vẻ rộng lượng – Cả ba vị cùng lên! Lên và đếm trứng! Vị nào đoán trúng thì được đem trứng về!

   Cô gái bẽn lẽn rời khỏi chỗ ngồi và tiến về phía cầu thang dẫn lênn sàn gỗ. Hai khán giả mau miệng khi nãy cũng lục đục đứng lên. Ðó là một chàng thanh niên và một ông già.

   Tiểu Long liếc Quý ròm:

   - Mày chắc chắn trong mũ không có quả trứng nào chứ?

   - Chắc như đinh đóng cột!

   - Thế sao mày không lên tiếng trả lời?

   Quý ròm ưỡn ngực:

   - Một nhà ảo thuật chân chính không bao giờ “lật tẩy” đồng nghiệp trước mặt khán giả

   Nhỏ Hạnh nheo mắt:

   - Oai ghê hén?

   Quý ròm nghinh mặt:

   - Chứ sao!

   Trong khi đó ở trên sân khấu, ba vị khán giả hồi hộp nhướn cổ nhìn vào chiếc mũ và đông loạt ồ lên:

   - Ã"i! Sao lại thế này?

   Thái độ của họ khiến những người dưới tò mò nhao nhao hỏi:

   - Thế nào? Có bao nhiêu quả trứng trong đó vậy?

   Chàng thanh niên quay xuống:

   - Chả có quả nào cả!

   Ðám đông sửng sốt:

   - Không thể được! Không thể như thế được!

   - Chẳng có điều gì là không thể!

   Giọng nhà ảo thuật huênh hoang, vừa nói ông vừa từ từ xoay lòng chiếc mũ về phía khán giả. Chiếc mũ rỗng không.

   - Thế những quả trứng khi nãy biến đi đằng nào rồi? – Nhiều người ngơ ngác buột miệng.

   Nhà ảo thuật thản nhiên:

   - Tất nhiên là chúng chui vào lại trong chiếc khăn!

   Câu giải thích của nhà ảo thuật tất nhiên không làm Tiểu Long thỏa mãn. Nó níu áo Quý ròm:

   - Mày bảo nhà ảo thuật X.15 biểu diễn với một quả trứng, tả trứng đó đâu rồi?

   - Thì như ông ta nói đó! – Quý ròm nhún vai – Quả trứng đang nằm chung với chiếc khăn trong túi áo!

   Tiểu Long cau mày, nó vô tình lặp lại câu nói của mọi người:

   - Không thể như thế được!

   - Chẳng có điều gì là không thể! – Quý ròm mỉm cười, nó cũng bắt chước y hệt giọng điệu của nhà ảo thuật X.15 – Bởi quả trứng kia thực ra đã được buộc nối vào chiếc khăn từ trước.

   Tiểu Long giương mắt ếch:

   - Nối bằng gì? Sao tao không nhìn thấy?

   Quý ròm hừ giọng:

   - Nếu để mày nhìn thấy thì còn gì là ảo thuật! Người ta nối bằng một sợi chỉ đen hay một sợi chỉ cước nào đó, họa có mắt thần mới hòng nhận ra!

   Nhỏ Hạnh đứng bên gục gặc đầu:

   - Bây giờ thì Hạnh hiểu rồi! Nhà ảo thuật nặn quả trứng ra giả vờ bỏ vào mũ nhưng khi nhắc chiếc khăn lên thì quả trứng nấp đằng sau chiếc khăn cũng được sợi dây kéo lên theo! Và cuối cùng khi ông ta cuộn chiếc khăn bỏ vào túi thì quả trứng cũng chui vào túi luôn!

   Ðến đây Tiểu Long mới bắt đầu vỡ lẽ:

   - Ờ há!

   Nhà ảo thuật X.15 dĩ nhiên không nghe thấy cuộc đối đáp của bọn Quý ròm. Nên ông vẫn ung dung vung vít:

   - Ðây là một trong những màn biến hóa nhất! Chiếc khăn đẻ ra hàng trăm quả trứng…

   Nhà ảo thuật vừa nói đến đó thình lình ở bên dưới một giọng lảnh lót thình lình cất lên:

   - Xạo!

   Trong khi mọi người cười ồ thì nhà ảo thuật đỏ bừng mặt:

   - Vị nào vừa lên tiếng đó! Nếu không tin thì tôi sẵn sàng…

   Tiếng nói khi nãy lại cắt ngang:

   - Xạo! Xạo!

   Tất nhiên cả nhà ảo thuật lẫn đám khán giả kia không biết kẻ vừa lên tiếng phá bĩnh là ai. Chỉ có bọn Quý ròm biết đó chính là con sáo nhỏ Hạnh mới mua. Vì vậy, mặt đứa nào đứa nấy xám ngoét, Tiểu Long thì thào:

   - Giờ tính sao đây?

   Nhỏ Hạnh cặp lông mày nhăn tít. Nhưng nó cũng chả biết phải làm sao. Nếu là người ta thì có thể la rầy, khuyên bảo hay thậm chí năn nỉ. Cùng lắm thì thò tay bịt mồm bịt miệng lại. Nhưng đây lại là một con sáo. Ðối phó với con sáo thì đúng là chẳng có cách gì!

   À, có một cách! Cách này không phải do nhỏ Hạnh mà chính Quý ròm nghĩ ra. Nó nói:

   - Tụi mình chuồn quách!

   Quyết định của Quý ròm khiến Tiểu Long chưng hửng:

   - Mày không xem tiếp nữa ư?

   Tiểu Long ngạc nhiên là phải. Ði xem ảo thuật, chưa bao giờ Tiểu Long trông thấy bạn mình bỏ về nửa chừng. Ðây là lần đầu tiên. Nhưng Quý ròm nói:

   - Nhà ảo thuật X.15 lần này xem r chẳng có ngón nào mới! Toàn là trò cũ, tao biết tỏng!

   Nói xong, không để Tiểu Long có thì giờ hỏi tới hỏi lui, Quý ròm quay lưng bỏ đi luôn. Tiểu Long và nhỏ Hạnh lật đật rảo bước theo.

   Nhưng nhà ảo thuật đã trong thấy. Lúc nãy ông đã kịp nhận ra tiếng nói khiêu khích kia phát ra từ góc khán đài chỗ bọn Quý ròm đứng, mặc dù không biết đích xác “thủ phạm” là ai. Nay bỗng dưng thấy ba đứa trẻ hấp tấp bỏ đi, đột nhiên ông sinh nghi. Từ trên cao, ông cao giọng gọi:

   - Này các bạn trẻ kia! Nếu đã bảo tôi “xạo” thì đứng lại đó…

   Nhưng lời đề nghị của nhà ảo thuật đã rơi tõm lại phía sau.

   Vừa nghe loáng thoáng khúc đầu, bọn Quý ròm đã hoảng hồn vắt giò lên cổ chạy biến.


CHƯƠNG 3

0″>

   Căn gác được chia làm đôi, phía trong kê hai chiếc giường nhỏ. Ðó là chỗ ngủ của Hạnh và Tùng. Phía ngoài là phòng học của Hạnh với một chiếc bàn rộng và những kệ sách đầy ăm ắp dựa lưng vào tường.

   Cửa sổ phòng học mở về hướng nam, bên ngoài lô nhô những mái ngói lún phún rêu xanh. Ngay trước cửa sổ, nhỏ Hạnh treo lủng lẳng những giò lan đủ loại đang độ ra hoa. Bây giờ, chiếc lồng sáo đang được treo ở đó.

   Hôm nhỏ Hạnh đem con sáo về, cả nhà thích lắm.

   Mẹ gật gù:

   - M sẽ dạy nó nói: “Xin vui lòng đợi một lát”. Thế là khách gọi cửa sẽ đỡ sốt ruột!

   Ba cười:

   - Khách sẽ không nghe thấy đâu! Nếu Hạnh treo chiếc lồng ở cửa sổ trên gác, chỉ có trộm mới nghe thấy thôi!

   Tùng hào hứng:

   - Thế là bọn trộm sẽ bỏ chạy cuống cuồng!

   - Hẳn nhiên rồi! – Ba xoa xoa cằm – Nhà dưới có Tai To canh gác, trên gác có con sáo trấn giữ, từ nay nhà ta ăn no ngủ kỹ!

   Câu nói nhuốm vẻ khôi hài của ba làm cả nhà bật cười. Nhưng mẹ chưa kịp dạy cho con sáo nói thì Quý ròm đã dạy trước.

   Từ ngày nhỏ Hạnh mua được con sáo biết nói, Tiểu Long và Quý ròm tới chơi thường xuyên hơn.

   Tiểu Long mất béng ba chục ngàn trong vụ mua bán này, vì vậy nó được nhỏ Hạnh xem như là “đồng chủ nhân” của con sáo. Quý ròm không góp đồng nào nhưng từ lúc nhỏ Hạnh và Tiểu Long sạch túi, nó phải gánh một “trách nhiệm cao cả” là bao cho cả bọn tiêu xài trong ba ngày Tết. Thế là ngày nào, hai đứa cũng tếch sang nhà nhỏ Hạnh, vui vui thì rủ nhau đi dạo các khu hoa xuân, buồn buồn thì ở nhà chơi với con sáo.

   Ðến chơi nhà nhỏ Hạnh khoảng một tuần thì Quý ròm chán nản nhận ra con sáo chỉ biết lặp đi lặp lại hai câu “Xin chào” và “Xạo”. Ngoài ra nó chẳng biết thêm cau nào khác.

   - Con sáo này mới học nói! – Quý ròm bảo nhỏ Hạnh.

   - Ừ! Hạnh cũng nghĩ vậy.

   Quý ròm đề nghị:

   - Vậy mình phải dạy cho nó

   - Nhưng dạy câu gì? – NhỏHạnh đẩy gọng kính trên sống mũi – Mấy hôm nay Hạnh nghĩ mãi vẫn chưa ra!

   - Ðược rồi! – Quý ròm gật gù – Ðể tôi nghĩ giùm Hạnh!

   Nói xong, nó đưa tay bóp bóp trán, vẻ suy tư. Nhưng loay hoay cả buổi, Quý ròm vẫn chẳng nghĩ được câu gì ra hồn.

   Chỉ đến khi nhỏ Hạnh theo dì Khuê đi chợ Tết, Quý ròm mới quay sang Tiểu Long “à” một tiếng:

   - Tao nghĩ ra rồi!

   Tiểu Long chớp mắt:

   - Câu gì vậy?

   Quý ròm láu lỉnh:

   - Câu “Bò viên ngon lắm”!

   Tiểu Long giật thót:

   - Ðừng! Mày dạy con sáo nói câu đó, Hạnh sẽ nghỉ chơi với mày đấy!

   - Không sao đâu!

   Quý ròm vẫn bướng bỉnh. Và ngay lập tức, trước vẻ nơm nớp của Tiểu Long, Quý ròm hí hửng bước lại trước chiếc lồng bắt đầu dạy cho con sáo cái câu quái quỉ đó.

   Nhỏ Hạnh hoàn toàn không hay biết về trò nghịch ngợm của Quý ròm. Vừa về đến nhà, nó lật đật đem giỏ đồ chợ xuống bếp rồi tót ngay lên gác. Nhưng Tiểu Long và Quý ròm đã không còn ở đó. Chỉ có con sáo thân yêu đang nhảy nhót trong lồng. Thấy cô chủ nhỏ xuất hiện, cao sáo liền nhanh nhẩu:

   -

   Nhỏ Hạnh khoái tít mắt. Nó bước về phía cửa sổ, giọng trìu mến:

   - Sáo của chị giỏi lắm! Em muốn chị thưởng gì nào?

   Con sáo ngừng nhảy. Nó đứng im, nghệt mặt ra chiều ngẫm nghĩ.

   Nhỏ Hạnh cười:

   - Làm gì mà nghĩ ngợi ghê thế? Chiều nay chị mua châu chấu về thưởng cho em nhé!

   Khi đem món châu chấu ra “quảng cáo”, nhỏ Hạnh đinh ninh con sáo của mình sẽ thích mê tơi. Nào ngờ con sáo chẳng tỏ vẻ gì quan tâm đến “món ăn truyền thống” đó. Mà lại bất thần kêu inh ỏi:

   - Bò viên ngon lắm! Bò viên ngon lắm!

   Nhỏ Hạnh bàng hoàng tưởng như nghe sét đánh ngang tai. Nếu không có chiếc kệ sách đỡ phía sau thì nó đã té xỉu xuống sàn gác rồi.

   Mãi một lúc sau nhỏ Hạnh mới từ từ trấn tĩnh. Tay áp vào ngực, nó nhìn con sáo với vẻ lạnh lùng:

   - Mày vừa nói gì thế?

   Không hiểu do đãng trí hay do giận cô chủ nhỏ không chịu kêu nó bằng “em” như khi nãy, con sáo chả buồn nhắc lại câu nói vừa rồi, mà cứ luôn mồm “Xin chào! Xin chào!”.

   - Tao chả cần mày chào hỏi! – NhỏHạnh mím môi – Chỉ cần mày bảo cho tao biết ai đã…

   Ðang nói, nhỏ Hạnh sực nhớ đến Quý ròm, liền im bặt. Thôi rồi! Cái trò phá bĩnh này ngoài ông bạn ròm của mình thì đâu còn ai vào đây! Hèn gì mình đi chợ chưa về tới, Quý ròm đã rủ Tiểu Long chuồn mất! Quý ròm ơi là Quý ròmươi sẽ biết tay ta!

   Nhỏ Hạnh vừa nghiến răng trèo trẹo vừa phóng xuống khỏi gác.

   - Ði đâu thế cháu?

   Thấy nhỏ Hạnh thò tay mở cửa, dì Khuê hỏi.

   - Cháu lại nhà bạn!

   Nhỏ Hạnh đáp gọn và xồng xộc bước ra khỏi nhà.

   Nhỏ Hạnh là đứa hiền lành nhưng một khi nó đã nổi giận phừng phừng như thế này, không có gì đảm bảo là nó sẽ không xé xác Quý ròm! Nhất là Quý ròm đã từng thề sống thề chết sẽ không bao giờ lôi cái “đề tài bò viên” này ra chọc nó.    Vậy mà bây giờ Quý ròm lại nuốt lời thề. Một kẻ vi phạm lời thề thì đương nhiên phải bị trừng phạt! Nhỏ Hạnh vừa đi vừa nghĩ ngợi. Càng nghĩ ngợi nó càng hầm hầm.

   Nhưng số Quý ròm là số hên. Lẽ ra ngày hôm nay đó nếu nó không bị nhỏ Hạnh “băm vằm” ra làm trăm nghìn mảnh thì bét ra nó cũng bị cô bạn của mình véo đến sứt cả tai. Nhưng rốt cuộc chẳng có chuyện gì xảy ra cả. “Vị cứu tinh” của Quý ròm xuất hiện kịp thời, ngay trên con đường nhỏ Hạnh đang xăm xăm đi tìm Quý ròm để hỏi tội. “Vị cứu tinh” đó có tên là Văn Châu.

   Nhỏ Hạnh nhìn thấy Văn Châu trước.

   Ðã lâu không gặp lại cô bạn tóc ngắn này, nhỏ Hạnh mừng rỡ gọi:

   - Văn Châu!

   Ðang lững thững rảo bước bên kia đường, Văn Châu ngạc nhiên ngoảnh lại:

   - Ồ, thì ra là bạn

   Nhỏ Hạnh chạy vội sang:

   - Bạn đi đây đây?

   - Tôi ghé lớp học cũ.

   - Bạn lại tiếp tục đi học thêm buổi chiều hả? – Giọng nhỏ Hạnh đượm mừng vui.

   Nhưng Văn Châu đã làm nó tiu nghỉu:

   - Không! Hôm trước đóng tiền mua mấy cuốn sách về tin học, bữa nay tôi ghé lấy!

   Nhỏ Hạnh nhìn chồng sách trên tay bạn:

   - Thế bây giờ bạn định đi đâu?

   - Ði về.

   Nhỏ Hạnh tự dưng cảm thấy nao nao trong dạ. Nó rất mến Văn Châu, mặc dù chỉ mới gặp đôi lần. Nó biết Văn Châu là một người bạn tốt. Nhưng người bạn tốt của nó không được tự do ra ngoài rong chơi như nó, Tiểu Long và Quý ròm. Ba mẹ Văn Châu cứ muốn nhốt con mình trong ngôi biệt thự kín cổng cao tường. Tội nghiệp nó ghê!

   Ngập ngừng một thoáng, nhỏ Hạnh chớp mắt rủ:

   - Hay là bạn ghé nhà Hạnh chơi! Chốc nữa hẵng về!

   Văn Châu ngần ngừ:

   - Nhà bạn gần đây không?

   - Gần xịt hà! – Ðang nói, nhỏ Hạnh chợt reo lên – Bạn ghé nhà Hạnh, Hạnh cho xem cái này hay lắm!

   - Gì vậy? – Văn Châu không giấu được tò m

   - Con Sáo Hạnh mới mua! – NhỏHạnh hớn hở khoe – Nó biết nói!

   Rồi trước cặp mắt mở to vì kinh ngạc của Văn Châu, nhỏ Hạnh mỉm cười quay mình dẫn đường. Nó quên béng mất chuyện đi kiếm Quý ròm.

   Thằng Tùng thấy chị mình xưa nay rất kén bạn, bữa nay tự dưng lại dẫn một ông bạn lạ hoắc lạ quơ tướng mạo lại bặm trợn về nhà, nó ngạc nhiên lắm nhưng vẫn khoanh tay lễ phép:

   - Chào anh ạ!

   - Chào em!

   Văn Châu gật đầu thản nhiên đáp trả. Nó đã quá quen với chuyên bị người nhìn lầm. Chỉ có nhỏ Hạnh là tủm tỉm. Nhưng nó vẫn làm thinh dẫn Văn Châu đi thẳng lên gác, chẳng buồn đính chính với thằng em đang nhíu mày đảo mắt trông theo.

   Nhỏ Hạnh và Văn Châu vừa ló người lên khỏi cầu thang, chưa kịp đặt chân lên gác, con sáo đã láu táu:

   - Xin chào! Xin chào!

   Thoạt đầu Văn Châu ngoảnh cổ dáo dác dòm quanh nhưng rồi chợt thấy chiếc lồng sáo treo toòng teng nơi cửa sổ, nó ngẩn người nhìn nhỏ Hạnh:

   - Có phải con sáo của bạn vừa lên tiếng không?

   - Ðúng rồi! – NhỏHạnh cười tươi – Nó chào bạn đấy!

   Văn Châu lại đánh mắt về phía con sáo, giọng nghi hoặc:

   - Nó biết nói thật ư

   - Tất nhiên rồi! Bạn cũng nghe rồi đấy!

   - Thế nó còn biết nói những câu gì nữa?

   Con sáo của nhỏ Hạnh chỉ mới biết có ba câu. Ngoài câu chào vừa rồi, nó còn nói được hai câu nữa. Nghe Văn Châu hỏi, nhỏ Hạnh đã định đem ra khoe nhưng sực nhớ trong hai câu còn lại có một câu “bậy bạ” con sáo vừa học được của Quý ròm, nó đành đáp lấp lửng:

   - Con sáo này mới học nói! Nó nói chưa được nhiều đâu!

   Nghe cô chủ nhỏ bảo mình chưa nói được nhiều, con sáo dường như ấm ức lắm nên nó thình lình buột miệng:

   - Bò viên ngon lắm! Bò viên ngon lắm!

   - Ã"i! Nó nói kìa!

   Văn Châu reo lên. Rồi như chưa biết sửng sốt, nó quay sang nhỏ Hạnh, thô lố mắt:

   - Con sáo của bạn biết ăn bò viên hả?

   - Ðâu có! – Mặt nhỏ Hạnh méo xẹo.

   - Chứ sao nó bảo bò viên ngon lắm?

   - Nó nghe người khác nói liền bắt chước nói theo vậy thôi!

   Nhỏ Hạnh vừa đáp vừa quay mặt đi chỗ khác, bụng tức Quý ròm anh ách.  Cũng may Văn Châu không hề biết mình mê món bò viên! Nếu biết, chắc nó sẽ cười lăn bò càng! Nhỏ Hạnh nhủ bụng và quay lại. Nó tìm cách lái câu chuyện sang đề tài khác:

   - Ã"ng bạn dạo này khỏe không?

   - Ã"ng khỏe lắm! – MVăn Châu sáng lên, quả nhiên nó quên ngay đề tài bò viên – Dạo này ông ăn tới những bốn, năm chén cơm mỗi bữa lận!

   - Ã"i! – NhỏHạnh thảng thốt – Ã"ng ăn còn nhiều hơn cả bọn mình nữa!

   Văn Châu vui vẻ:

   - Ừ, trước đây ông chỉ ăn mỗi bữa lưng hai chén cơm thôi! Chả hiểu sao gần đây ông lại tự dưng ăn khỏe đến thế!

   - Lạ quá nhỉ? – NhỏHạnh chép miệng nói, rồi chợt nhớ tới một bài báo mới đọc gần đây, nó ngờ ngợ hỏi – Thế gần đây ông có uống loại thuốc gì không?

   - Thuốc ư? – Văn Châu ngơ ngác – Không! Tôi chả thấy ông uống thuốc gì cả!

   - Xạo!

   Con sáo đột ngột cất tiếng làm Văn Châu đâm tẽn tò.

   - Mày có im mồm đi không!

   Nhỏ Hạnh ngoảnh cổ về phía con sáo nạt lớn rồi quay sang Văn Châu, nó nói với giọng phân trần:

   - Con sáo này hư lắm! Chả biết nó học được ở đâu cái từ hỗn láo kia, chốc chốt lại hét lên nghe bực cả mình! Hôm nào Hạnh phải phạt nó mới được!

   - Bỏ đi! – Văn Châu nhún vai – Nó nói nhưng nó có hiểu gì đâu!

   Rồi sợ bạn mình vẫn còn áy náy, Văn Châu nhìn nhỏ Hạnh nhoẻn miệng cười.

   Nụ cười thân thVăn Châu khiến nhỏ Hạnh cảm thấy yên tâm. Nó ngập ngừng một thoáng rồi tò mò hỏi tiếp:

   - Thế ông bạn có mập lên tí nào không?

   - Tôi cũng chả rõ! Hình như có mập lên một tí! – Văn Châu lại nhún vai, rồi nhìn vẻ mặt băn khoăn của nhỏ Hạnh, nó tặc lưỡi nói thêm – Tôi không nói dóc với bạn đâu! Hôm nào bạn đến chơi sẽ biết!

   Nói xong, Văn Châu quay mình rảo bước xuống cầu thang.

   Nhỏ Hạnh liền hối hả bước theo. Ra tới cửa, nó hạ giọng phân vân hỏi:

   - BọnHạnh tới chơi nhỡ ba mẹ bạn bắt gặp thì sao?

Văn Châu không trả lời thẳng câu hỏi của nhỏ Hạnh. Nó chỉ buông thõng:

   - Chủ nhật này ba mẹ tôi đi vắng!

   Nhỏ Hạnh định hỏi thêm hôm đó Văn Châu sẽ đợi tụi nó ở cổng hay là dặn dò trước để chị Thắm dẫn vào nhưng nó chưa kịp mở miệng thì Văn Châu đã biến mất đằng sau khúc ngoặt ở góc hành lang.


CHƯƠNG 4

pan>   Văn Châu tưởng nhỏ Hạnh không tin lời mình. Có lẽ vì nó thấy nhỏ Hạnh luôn miệng hỏi tới hỏi lui về chuyện ông nó, cặp mắt lại cứ tròn xoe, ngơ ngơ ngác ngác. Trong khi thực ra nhỏ Hạnh chẳng hề nghi ngờ gì về những điều bạn kể. Nó tin Văn Châu không phải là đứa bịa chuyện. V lại, nếu bịa chuyện chả ai lại đi bịa một câu chuyện dở ẹt như thế.

   Nhỏ Hạnh chỉ lấy làm lạ về ông của Văn Châu thôi.

   Nó và Quý ròm mỗi bữa chỉ ăn được hai chém cơm, hôm nào bị ba mẹ thúc ép, hai đứa cố lắm cũng ăn được hai chén rưỡi là cùng. Con nhà võ như Tiểu Long cũng chỉ ăn tối đa là bốn chén. Vậy mà một người già cả như ông của Văn Châu lại ăn mỗi bữa tới bốn, năm chén cơm bảo nó không trố mắt lên sao được! Hơn nữa, ông lại bị lòa, hấu như suốt ngày ngồi một chỗ chẳng hoạt động gì, vì vậy chuyện ông ăn khỏe như hùm lại càng khiến nó thêm thắc mắc.

   Hôm sau, Tiểu Long và Quý ròm vừa thò đầu vào, nhỏ Hạnh đã sốt ruột thông báo ngay:

   - Hôm qua có một chuyện lạ!

   Tiểu Long cười cười:

   - Tôi biết rồi!

   - Long biết? – NhỏHạnhchưng hửng.

   - Ừ!

   - Long biết chuyện gì?

   - Chuyện con sáo chứ chuyện gì!

   Nhỏ Hạnh không hiểu:

   - Con sáo sao?

   Tiểu Long quẹt mũi:

   - Nó khen… món ăn gì gì đó!

   Nhỏ Hạnh bất giác “hừ” một tiếng. Nôn nóng kể chuyện Văn Châu đến chơihỏ Hạnh quên béng mất “tội lỗi” của Quý ròm. Giờ nghe Tiểu Long nhắc, nó lập tức quay phắt sang phía “thủ phạm”, mắt long lên.

   Quý ròm bước lui một bước:

   - Làm gì Hạnh nhìn tôi như muốn ăn tươi nuốt sống thế?

   - Quý còn làm bộ ngây thơ nữa hả? – NhỏHạnh gầm gừ – Hôm qua Quý dạy con sáo nói bậy mà bây giờ định chối phải không?

   - Tôi dạy nó hồi nào? – Quý ròm vờ vịt.

   - Quý không dạy sao nó biết nói cái câu đó?

   Quý ròm nheo mắt ranh mãnh hỏi:

   - Câu đó là câu gì thế?

   - Là câu này này!

   Vừa nói nhỏ Hạnh vừa chồm tới cấu vào cánh tay bạn khiến Quý ròm phải loi choi nhẩy tránh, miệng la oai oái:

   - Nó khen “bò viên ngon lắm” chứ có chê “bò viên dở lắm” đâu mà Hạnh làm dữ thế?

   Mồm mép của Quý ròm khiến nhỏ Hạnh đang tức cũng phải phì cười. Nhưng nó vội nghiêm mặt lại:

   - Tha cho Quý đó! Hôm nay nếu không có chuyện quan trọng thì Quý đừng hòng yên thân với Hạnh!

   Quý ròm ôm lấy cánh tay, xuýt xoa:

   - Chuyện gì mà quan trọng ghê thế?

   Nhỏ Hạnh hắng giọng:

   - Hôm qua Văn Châu đến nhà Hạnh chơi!

   - Ái chà chà! – Quý ròm bật kêu – Thế này thì đúng là chuyện lạ.

   Tiểu Long liếm môi:

   - Làm sao Văn Châu biết nhà Hạnh?

   - Hạnh gặp Văn Châu ở ngoài đường. Thế là Hạnh rủ nó về nhà.

   - Văn Châu đi đâu ngoài đường thế? – Tiểu Long hồi hộp – Chẳng lẽ nó được ba mẹ cho ra ngoài chơi rồi sao?

   Nhỏ Hạnh lắc đầu:

   - Nó đến trung tâm tin học lấy sách chứ không phải đi chơi!

   - Ra là thế!

   Tiểu Long chép miệng và tự dưng cảm thấy bâng khuâng quá xá. Hình ảnh cô bạn ngổ ngáo và tốt bụng thoát hiện về trong óc nó. Nhớ đến lần gặp gỡ đầu tiên giữa nó và Văn Châu, đến chuyện nó thét lên kinh hoàng khi phát hiện ra Văn Châu là con gái, Tiểu Long bỗng nóng bừng hai má. Nó đưa mắt nhìn ra cửa, thở dài:

   - Chả biết bao giờ mới gặp lại nó được!

   - Ngày mai chủ nhật, Văn Châu rủ tụi mình đến chơi nhà ông nó!

   Lời thông báo của nhỏ Hạnh khiến Tiểu Long và Quý ròm tròn xoe mắt:

   - Văn Châu rủ tụi mình đến chơi thật sao?

   - Tất nhiên là thật!

   Tiểu Long phập phồng:

   - Thế còn ba mẹ Văn Châu? Bẹ nó cấm nó chơi với tụi mình kia mà?

   Nhỏ Hạnh mỉm cười:

   - Ngày mai ba mẹ nó đi vắng!

   - Ồ, hay quá!

   Quý ròm reo lên. Nhưng nó vừa buột miệng đã vội tốp ngay lại. Nhỏ Hạnh nhìn nó, giọng căng thẳng:

   - Nhưng có một chuyện làm Hạnh lo lắm!

   Quý ròm khịt mũi:

   - Hạnh sợ ba mẹ nó trở về thình lình hả?

   - Không phải! Chuyện này liên quan đến ông nó!

   Tiểu Long hồi hộp:

   - Ã"ng của Văn Châu bị ốm hay sao?

   - Không! Ã"ng không ốm! Nhưng tự dưng ông lại ăn mỗi bữa đến bốn, năm chén cơm!

   - Thế thì đáng mừng chứ sao lại lo? – Tiểu Long ngạc nhiên – tôi ăn mỗi bữa chỉ được bốn chén, ông lại ăn tới năm chén, như vậy sức khỏe của ông tốt quá rồi còn gì!

   - Hạnh lại nghĩ khác! – NhỏHạnh nhíu mày – Một người già cả như ông chẳng thể nào đột nhiên ăn nhiều lên như thế được!

   - Chứtheo Hạnh thì tại sao? – Quý ròm nheo mắt nhìn bạn.

   - Hạnh không biết! – Giọng nhỏ Hạnh ngập ngừng – Nhưng Hạnh nghĩ…

   - Nghĩ sao? Làm gì mà Hạnh cứ úp úp mở thế? – Vẻ đắn đo của Hạnh khiến Quý ròm sốt ruột.

   Nhỏ Hạnh chép miệng:

   - Hạnh nghi ông đang uống… “thuốc bảy màu”!

   - Thuốc bảy màu? – Quý ròm há hốc mồm.

   - Ừ.

   Tiểu Long gãi đầu:

   - Thuốc bảy màu là thuốc gì? Tôi chưa nghe bao giờ cả!

   - Tại Long không đọc báo nên Long không biết đó thôi! – NhỏHạnh đẩy gọng kính trên sống mũi, chậm rãi giải thích:

   - Báo chí lúc này đang lên án một loại thuốc độc hại đang bày bán lén lút ngoài thị trường. Người ta gọi thuốc này là “thuốc bảy màu” hoặc “thuốc mập”. Nó có tác dụng kích thích sự thèm ăn nên những người uống thuốc này thường ăn nhiều hơn bình thường và chẳng bao lâu mập lên thấy rõ!

   Quý ròm nhún vai:

   - Nếu vậy thì chả có gì gọi là độc hại!

   Nhỏ Hạnh tặc lưỡi:

   - Nhưng thực ra tác dụng chính của loại thuốc này là giữ nước lại trong cơ thể. Chính lượng nước được giữ lại này là nguyên nhân tạo ra “hiện tượng mập”. Vì vậy nhiều người lầm tưởng họ mập lên nhanh chóng là do ăn uống trong khi thực tế không phải như vậy. Vàtheo các nhà y học, loại thuốc này có thể gây ra bệnh mục xương!

   - Bệnh mục xương? – Tiểu Long rụt cổ – Eo ơi, ghê quá!

   Quý ròm lườm bạn:

   - Mày mập thù lù như vậy có phải do uống loại thuốc mục xương này không kia đấy?

   - Mày đừng có nói xui! – Tiểu Long vội vã xua tay – Tao chả dại gì uống những loại thuốc như thế đâu!

   Quý ròm đang định trêu tiếp thằng bạn mập của mình thì nhỏ Hạnh bỗng vọt miệng hỏi:

   - Quý nghĩ sao? Có thể nầo ông đang uống loại thuốc nguy hiểm này không?

   - Chuyện đó khó mà biết được! – Quý ròm cắm môi – Nhưng tôi chẳng thấy có lý do gì để ông phải uống loại thuốc này cả!

   Nhỏ Hạnh vỗ vỗ trán:

   - Biết đâu có một lý do đặc biệt nào đấy!

   - Lý do đặc biệt? – Quý ròm ngơ ngác.

   - Ừ! – NhỏHạnh trầm ngâm – Có thể ông muốn mập lên để mọi người yên tâm về sức khỏe của ông!

   Giả thuyết của nhỏ Hạnh không phải không có lý. Quý ròm đăm chiêu:

   - Cũng có thể! – Rồi nó nhún vai – Muốn biết rõ thực hư, tốt nhất là đến tận nơi!    Chiều mai tụi mình sẽ hỏi thẳng ông!

   - Nhỡ ông không chịu nổi thật thì sao? – NhỏHạnh nuốt nước bọt.

   - Yên chí! – Quý ròm nheo mắt – Còn chị Thắm nữa chi! Tụi mình sẽ “điều tra”

   Chị Thắm không biết bọn Quý ròm định “điều tra” chị. Chiều hôm sau, vừa nhác thấy ba đứa trẻ lấp ló ngoài cổng, chị đã nhanh chóng xách chùm chìa khóa chạy ra. Vẻ cảnh giác, đề phòng hôm nào đã biến mất. Chị vừa mổ cổng vừa đon đả:

   - Các em vào chơi đi! Văn Châu đợi các em từ sáng đến giờ!

   Văn Châu ngồi cạnh ông trên chiếc phản gỗ, thấy bọn Quý ròm lục tục bước vào, liền đứng bật dậy:

   - A, các bạn tới!

   Rồi nó lật đật quay sang ông:

   - Ã"ng ơi, các bạn cháu đến thăm ông đấy!

   - Long, Quý, Hạnh đó hả! – Ã"ng vui vẻ – Các cháu ngồi chơi đi!

   - Ã"i, sao ông biết tên tụi mình kìa? – Tiểu Long thì thầm vào tai nhỏ Hạnh.

   Tiểu Long nói nhỏ xíu nhưng ông vẫn nghe thấy. Ã"ng mỉm cười:

   - Các cháu là bạn thân của cháu ông dĩ nhiên ông phải biết tên chứ!

   Nhỏ Hạnh ngồi thu mình trên chiếc ghế mây góc phòng, tròn mắt nhìn ông. Nó cũng đang thắc mắc ghê lắm. Nhưng khác với Tiểu Long, nó không ngạc nhiên về chuyện tại sao ông biết tên tụi nó. Nó chỉ tự hỏi có thật là những ngày gần đây ông ăn mỗi bữa bốn, năm chén cơm như Văn Châu nói hay không. Bởi vì sau một hồi âm thầm quan sát, nó chẳng thấy ông có gì khác trước. Vẫn gầy gò trong bộ đồ lụng thụng màu xám tro, hai cánh tay khẳng khiu nhưng rắn rỏi, thỉnh thoảng lại phác ra những cử chỉ phụ họa cho lời nói trông ông chẳng giống nạn nhân của loại thuốc độc hại kia chút nào

   Quý ròm cũng có những cảm giác tương tự. Sau khi đưa mắt dò xé, nó quay sang nhỏ Hạnh, hạ giọng:

   - Ã"ng vẫn vậy!

   - Ừ! – NhỏHạnh gật đầu.

   - Ã"ng chẳng mập lên tí nào!

   - Ừ!

   - Như vậy ông không hê uống “thuốc bảy màu”?

   Nhỏ Hạnh lại “ừ”.

   Quý ròm chớp mắt:

   - Nghĩa là mỗi bữa ông không thể ăn tới bốn, năm chén cơm như Văn Châu kể?

Tới đây, nhỏ Hạnh không “ừ” nữa. Nó ngần ngừ:

   - Hạnh nghĩ Văn Châu không nói dối!

   Thoạt đầu Quý ròm định ngoác miệng cãi, nhưng không hiểu sao cuối cùng nó làm thinh, mày nhíu lại.

   Cuộc đối đáp giữa Quý ròm và nhỏ Hạnh vo ve như muỗi kêu nên ông không biết hai đứa trẻ nói với nhau những gì. Ã"ng hỏi:

   - Các cháu nói gì thế?

   - Dạ, không ạ!

   Quý ròm bối rối đáp. Rồi như nghĩ ra điều gì, nó vội vàng hỏi:

   - Dạo này ông có khỏe không hở ông?

   - Cảm ơn cháu. Sức khỏe ông dạo này tốt l

   Quý ròm lại hỏi, giọng tinh quái:

   - Thế ông ăn có được nhiều không ạ?

   - Dạo này ông ăn được lắm! – Ã"ng đáp, rồi không đợi Quý ròm hỏi tiếp “Thế mỗi bữa ông ăn được mấy chén?”, ông tươi tỉnh nói luôn – Ã"ng ăn mỗi bữa đến bốn, năm chén đấy cháu ạ!

   Sự nhanh nhẩu của ông làm Quý ròm tắc tị. Nó ngẩn người ra nhìn ông, chẳng biết phải hỏi thêm gì nữa.

   - Ã"ng nói thật đấy hở ông? – NhỏHạnh rụt rè hỏi.

   - Tất nhiên là thật! – Ã"ng trả lời bằng giọng điềm đạm – Chuyện đó có gì quan trọng mà phải thật với không thật hở cháu?

   Câu hỏi vặn có ý trách cứ của ông làm nhỏ Hạnh đỏ mặt. Nó nhìn xuống đất:

   - Cháu chỉ buột miệng vậy thôi! – Rồi nó lúng túng giải thích – Tại cháu sợ ông uống “thuốc bảy màu”! Những người uống thuốc bao giờ cũng đột ngột ăn nhiều gấp bội lúc bình thường!

   - Thì ra vậy! – Ã"ng gật gù – Nhưng cháu đừng lo! Ã"ng tự dưng ăn được vậy thôi, chứ chẳng có uống men gì đâu! Thậm chí ông còn không biết có một loại thuốc như thế!

   Nghe ông nói vậy, nhỏ Hạnh cảm thấy yên tâm phần nào. Nó quay sang Văn Châu, cười giả lả:

   - Ã"ng ăn khỏe thật đấy! Hạnh chưa từng thấy một người ở tuổi ông lại ăn khỏe như thế cả!

   Văn Châu

   - Thế mà hôm qua tôi nói bạn lại không tin!

   - Hạnh không tin hồi nào! – NhỏHạnh lắc mái tóc – Chỉ có con sáo của Hạnh là tỏ ý không tin thôi!

   Nghe nhỏ Hạnh nhắc đến con sáo lém lĩnh, Văn Châu liền cười khì. Rồi nó cao hứng nhại giọng con sáo:

   - Bò viên ngon lắm! Bò viên ngon lắm!

   Sự đùa giỡn vô tư của Văn Châu khiến bọn trẻ không thể nhịn cười. Tất nhiên không đứa nào cười giống đứa nào. Tiểu Long cười tủm tỉm. Quý ròm cười hả hê. Còn nhỏ Hạnh thì cười méo xẹo.


CHƯƠNG 5

   “>Bọn Quý ròm ở chơi với Văn Châu đến gần năm giờ chiều.

   Lần này, Văn Châu không đưa các bạn vào chơi trong phòng mình. Sau vụ đụng độ với chị Ngọc Diệu và thằng Bạch Kim, Văn Châu không muốn gây thêm rắc rối.

   Cả bọn quây quần trong nhà ông, Văn Châu lôi bàn cờ trong tủ ra rủ Quý ròm đánh. Nhỏ Hạnh và Tiểu Long ngồi ngoài mách nước. Nói cho đúng ra chỉ có nhỏ Hạnh lên tiếng chỉ trỏ. Tiểu Long đánh cờ chưa “sạch nước cản”, có cho vàng nó cũng không dám múa mép.

   Ðến lúc này, chị Thắm đã xem bọn Quý ròm như người nhà. Chị lặng lẽ xuống bếp lúi húi nấu chè bưng lên đãi b

   Các đấu thủ gõ cờ chan chát, vừa cãi cọ vừa húp chè sì sụp khiến ngôi nhà trước nay vốn vắng vẻ bỗng tưng bừng náo nhiệt như ngày hội.

   Chị Thắm vui lắm. Chị cứ cười luôn miệng, mặc dù đôi mắt không ngừng nơm nớp liếc về phía ngôi biệt thự. Chị sợ ba mẹ Văn Châu trở về bất chợt.

   Ã"ng cũng vui, chắc thế. Ã"ng không nói gì nhưng đầu ông cứ gật gà gật gù.

   Bọn trẻ thì khỏi nói. Quý ròm chúi đầu vào bàn cờ. Tiểu Long chúi mũi vào… chén chè. Còn nhỏ Hạnh thì “chúi” vào mỗi thứ một tí, đồng thời chốc chốc lại đánh mắt về phía ông – những lúc như vậy trán nó cau lại đầy tư lự.

   Quý ròm mải đánh cờ nên không phát hiện ra những diễn biến trên gương mặt nhỏ Hạnh. Chỉ có Tiểu Long là nhìn thấy vẻ băn khoăn của bạn. Lúc sắp ra về, nó lại gần nhỏ Hạnh, tò mò hỏi:

   - Hạnh nghĩ gì mà mặt nhăn mày nhó suốt buổi thế?

   - Hạnh nghĩ về ông! – NhỏHạnh không giấu giếm.

   - Về cái chuyện ăn khỏe ấy ư?

   - Ừ!

   Tiểu Long ngạc nhiên:

   - Chính miệng ông nói, chẳng lẽ Hạnh không tin?

   - Hạnh vẫn thấy ngờ ngợ sao ấy! – NhỏHạnh đăm chiêu.

   Tiểu Long gãi

   - Ngay cả Văn Châu cũng xác nhận kia mà?

   - Ừ.

   Tiếng “ừ” của nhỏ Hạnh không mang một ý nghĩa nào rõ rệt. Tiểu Long nhăn mặt:

   - “Ừ” là sao?

   - “Ừ” là Văn Châu có xác nhận chứ sao! – NhỏHạnh thở dài – Nhưng xác nhận không có nghĩa là đích mắt trông thấy!

   Tiểu Long ngẩn tò te:

   - Hạnh cho là như thế ư?

   Nhỏ Hạnh nhún vai:

   - Hạnh không biết chính xác! Hạnh chỉ nghĩ thế thôi!

   Tiểu Long đưa tay quẹt mũi:

   - Thế sao Hạnh không hỏi Văn Châu?

   - Lát nữa Hạnh sẽ hỏi!

   Quý ròm không chứng kiến cuộc trò chuyện của hai bạn mình nên lúc ra về nó vô cùng sửng sốt khi thấy đã ra tới cổng rồi, nhỏ Hạnh còn cố tìm cách “chất vấn” Văn Châu:

   - Nè, Hạnh hỏi chuyện này Văn Châu đừng giận Hạnh nghen!

   Thái độ của nhỏ Hạnh khiến Văn Châu thoáng ngạc nhiên nhưng nó nhanh chóng lấy lại vẻ bình thản cố hữu:

   - Bạn cứ hỏi đi! Tôi không giận đâu!

   Sau một thoáng ngần nghỏ Hạnh ấp úng hỏi:

   - Hạnh muốn biết là Văn Châu đã đích mắt trông thấy ông ăn một lúc năm chén cơm bao giờ chưa?

   Câu hỏi của nhỏ Hạnh làm Quý ròm nhăn mặt. Rõ vớ vẩn! – Nó làu bàu trong bụng – Tưởng sao, lại đi hỏi một câu lãng xẹt! NếuVăn Châu không tận mắt trông thấy thì…

   Nhưng Quý ròm không kịp nghĩ tiếp. Câu trả lời của Văn Châu khiến nó ngớ người ra:

   - Chưa! Tôi chỉ nghe ông bảo thế thôi!

   - Thì ra là vậy! – NhỏHạnh lẩm bẩm.

   - Nhưng điều đó thì quan trọng gì? – Văn Châu ngơ ngác – Ngay cả chị Thắm cũng bảo thế cơ mà!

   - ChịThắm cũng bảo thế ư? – NhỏHạnh hơi sững người.

   - Ðúng rồi! – Văn Châu gật đầu – Chị Thắm bảo gần đây ông ăn khỏe lắm!

   Ðôi mày nhỏ Hạnh cau lại:

   - Nhưng chắc gì chị Thắm đã chính mắt nhìn thấy điều đó?

   - Tôi không biết! – Giọng Văn Châu bắt đầu phân vân – Nhưng tôi nghĩ chị Thắm là người trực tiếp lo cơm nước cho ông, hẳn chị phải biết rõ!

   Nhỏ Hạnh bất giác cảm thấy hoang mang. Sự thật Văn Châu vừa nêu khiến nó đâm nghi ngờ chính sự nghi ngờ vừa nhen nhóm trong lòng Ừ nhỉ, Văn Châu ở nhà riêng, có lẽ nó không biết rõ thực hư chuyện ăn uống của ông. Nhưng chị Thắm không thể không biết. Chị lo cơm nước cho ông hằng ngày, ông ăn bao nhiêu uống bao nhiêu lẽ nào chị lại không hay! Nhưng nếu vậy, chẳng lẽ ông ăn lại khỏe đến thế? Thật là khó tin! Nhất là chuyện ông ăn mỗi bữa bốn, năm chén cơm chỉ mới đột ngột xảy ra gần đây thôi! Hơn nữa, nếu ăn khỏe như thế, hẳn ông phải hồng hào mập mạp, đằng này nom ông vẫn gần gò như ngày nào, chẳng một chút xíu thay đôi!

   Càng nghĩ nhỏ Hạnh càng thấy mọi chuyện rối tung.

   - Thôi, bọn này về! – Cuối cùng, nó đành nói lời từ biệt! – Nhưng bạn cũng nên hỏi lại chị Thắm xem!

   - Ðược rồi! Tôi sẽ hỏi!

   Văn Châu gật đầu đáp, mặc dù cho đến giờ phút này nó vẫn không hiểu tại sao nhỏ Hạnh lại quan tâm đến chuyện ăn uống của ông nó một cách đặc biệt như vậy.

   Bọn trẻ vừa ngoặt quanh góc đường, Quý ròm đã quay sang nhỏ Hạnh trách cứ ngay:

   - Hạnh làm trò gì vậy?

   - Hạnh chỉ muốn tìm hiểu sự thật! – NhỏHạnh thản nhiên.

   Quý ròm cằn nhằn:

   - Chính miệng ông đã nói như vậy, còn tìm hiểu tới tìm hiểu lui gì nữa! Hỏi như vậy có khác nào bảo ông nói dối!

   Nhỏ Hạnh chớp mắt:

   - Chẳng lẽ Quý không thấy gì lạ trong chuyện này sao?

   - Tôấy gì lạ cả! – Quý ròm rùn vai – Tụi mình chỉ sợ ông uống “thuốc bảy màu”, nay biết ông không uống, vậy là chẳng có gì đáng lo!

   - Nhưng nếu không uống “thuốc bảy màu” thì ông không thể thình lình ăn khỏe như thế được! – NhỏHạnh vẫn bướng bỉnh.

   - Trời ơi là trời! – Quý ròm vò đầu bứt tai – Thế Hạnh định tìm kiếm điều gì trong chuyện này thế? Một “vụ án” chăng?

   - Hạnh nghĩ thực ra ông không ăn nhiều như ông nói!

   - Rõ ràng Hạnh nhiễm phải cái máu “hình sự” của thằng Mạnh con cô Tư rồi! – Quý ròm đưa hai tay lên trời – Nếu ông ăn ít thì ông bảo ông ăn ít, việc gì ông phải hét lên bốn, năm chén! Rõ ngớ ngẩn!

   - Chẳng ngớ ngẩn tí nào cả! – NhỏHạnh bình tĩnh đẩy gọng kính trên sống mũi – Nhất định là có điều gì bí ẩn đằng sau vụ này!

   Trước thái độ khăng khăng của nhỏ Hạnh, Quý ròm chỉ biết thở dài. Nó nói, giọng giận dỗi:

   - Hạnh muốn làm gì tùy Hạnh! Nhưng nhớ đừng kéo tôi vào câu chuyện tưởng tượng này đấy!

   Nhỏ Hạnh mỉm cười:

   - Không có Quý, lấy ai đánh văng dao địch thủ?

   Quý ròm nghiến răng ken két:

   - Tôi không giỡn à nghen!

   TuyQuý ròm tuyên bố nhất định không dính dáng gì vào “câu chuyện tưởng tượng” của nhỏ Hạnh, cuối cù nó vẫn bị nhỏ Hạnh lôi vào cuộc lúc nào không hay.

   Chả là ngay chiều hôm sau, Văn Châu đã vội vã đến tìm nhỏ Hạnh.

   - Bạn đến chơi với con sáo hả? – Nhác thấy Văn Châu xuất hiện ngoài cửa lưới, nhỏ Hạnh mững rỡ chạy ùa ra, vồn vã hỏi.

   - Không! – Văn Châu lắc đầu, giọng căng thẳng – Tôi đến đây vì chuyện của ông!

   - Chuyện của ông? – NhỏHạnh bất giác buột miệng hỏi lại, nó nghe rõ tim mình đang đập rộn lên.

   - Ừ! – Văn Châu gật đầu – Ngay tối hôm qua tôi đã hỏi chuyện chị Thắm!

   Nhỏ Hạnh nín thở:

   - ChịThắm bảo sao?

   - Chị bảo chị cũng chả nhìn thấy ông ăn một lúc bốn, năm chém cơm bao giờ cả! Chị chỉ nghe ông nói vậy thôi!

   - Nếu vậy quả là khó hiểu! – NhỏHạnh nhíu mày – Chị Thắm là người gần gũi chăm sóc ông, chả lẽ lúc ông ăn cơm, chị lại không có mặt ở đó?

   - Tất nhiên chị Thắm cùng ngồi ăn với ông! – Văn Châu vội vã giải thích – Nhưng trong bữa cơm, ông vẫn chỉ ăn hai chén như thường lệ. Phần cơm và thức ăn còn lại, ông để dành. Ã"ng bảo ông sẽ ăn sau!

   Nhỏ Hạnh không giấu được thắc mắc:

   - Thế phần cơm đó ông ăn vào lúc no?

   - Ðiều đó thì chả ai biết rõ! – Văn Châu nhún vai – Ngay cả chị Thắm cũng không nhìn thấy! Nhưng bao giờ sáng hôm sau, cơm và thức ăn đựng trong tô cũng đều hết nhẵn!

   Nhỏ Hạnh liếm môi:

   - Thế chị Thắm không nghi ngờ gì à?

   - Không! Chị cho rằng ông đã ăn phần cơm đó vào ban đêm! Nửa khuya đói bụng đâu phải là chuyện lạ!

   Tới đây, nhỏ Hạnh không hỏi thêm gì nữa. Môi cắn chặt, nó đưa tay vỗ vỗ trán theo thói quen.

   Văn Châu giương cặp mắt thao láo lên nhìn bạn:

   - Chẳng lẽ bạn ngờ vực gì trong chuyện này à?

   - Không hiểu sao Hạnh cảm thấy có điều gì đó khác thường!

   Nhỏ Hạnh trả lời lấp lửng, có vẻ nó cũng không chắc chắn lắm về những phỏng đoán trong đầu mình.

   - Thế bây giờ sao? – Văn Châu nheo mắt hỏi.

   - Sao là sao?

   - Vào nhà chứ? – Văn Châu mỉm cười – Chẳng lẽ tụi mình đứng hoài ở đây?

   NgheVăn Châu trêu, nhỏ Hạnh mới giật mình nhận ra từ lúc mở cửa, hai đứa vẫn đứng trò chuyện ngay trước hiên. Nhưng nó chẳng tỏ vẻ gì muốn mời bạn vào nhà. Nó rủ:

   - Tụi mình qua nhà Quý

   - Chi vậy?

   - Kể cho Quý nghe chuyện vừa rồi! Biết đâu Quý chẳng nghĩ ra một manh mối nào đó!

   Văn Châu lộ vẻ ngần ngừ. Một lát, nó nói:

   - Thôi, bạn đi một mình đi! Tôi phải về!

   Nhỏ Hạnh băn khoăn:

   - Thế bao giờ tụi này có thể gặp lại bạn?

   - Khi nào cần gặp tôi bạn cứ đến vào khoảng sáu, bảy giờ tối. Giờ đó, ba mẹ tôi không đi ra khỏi nhà. Nếu không gặp tôi, bạn nhờ chị Thắm đi gọi.

   Chia tay Văn Châu, nhỏ Hạnh đi thẳng tới nhà Quý ròm.

   Nó vừa đặt chân qua ngưỡng cửa, Quý ròm đã chọc ngay:

   - Sao? Câu chuyện tưởng tượng của Hạnh đến đâu rồi? Ðã tìm ra dấu vết gì chưa?

   Nhỏ Hạnh chẳng buồn để ý đến vẻ cười cợt của bạn. Nó thản nhiên gật đầu:

   - Ðã tìm ra rồi!

   Quý ròm lập tức thu ngay nụ cười. Mắt nó trố lên:

   - Hạnh nói gì? Có ngoắt ngoéo bên trong câu chuyện này thật sao?

   - Ðúng vậy! Văn Châu vừa mới đến gặp Hạnh!

   Quý ròm nôn nóng:

   - Nó nói gì?

   rở nên nghiêm trọng:

   - Nó bảo trong nhà chưa có ai trông thấy ông ăn một lúc bốn, năm chén cơm cả!

   - Kể cả chị Thắm?

   Nhỏ Hạnh gật đầu:

   - Ừ, kể cả chị Thắm!

   Rồi trước vẻ mặt ngỡ ngàng của Quý ròm, nhỏ Hạnh ôn tồn thuật lại cuộc trò chuyện giữa nó và Văn Châu.

   - Thế thì lạ thật! – NhỏHạnh vừa dứt lời, Quý ròm liền lẩm bẩm – Nếu quả đúng như vậy thì rõ ràng đây là câu chuyện không bình thường!

   Nhỏ Hạnh nhìn lom lom vào mặt bạn:

   - Quý cũng không tin chính ông đã ăn phần cơm để dành kia sao?

   - Tất nhiên không phải ông rồi! – Quý ròm đáp bằng giọng quả quyết – Nếu chính ông ăn chẳng việc gì ông phải úp úp mở mở như thế!

   Nhỏ Hạnh ngơ ngác:

   - Nghĩa là sao?

   Quý ròm nhún vai:

   - Nghĩa là khi bảo “mỗi bữa ăn bốn, năm chén”, ông đã cố tình lấp lửng! Thực tế ông chỉ ăn có hai chén trong bữa cơm, còn sau đó ông có ăn thêm hay không, chẳng ai rõ! Nhưng ông vẫn cứ nói như thế để tránh sự tò mò dò xét của người khác!

   Nhỏ Hạnh gật gù:

   - Từ đó suy ra ông đã không đụng đến phần cơm chừa l

   - Tôi đoán vậy! – Quý ròm khụt khịt mũi – Có thể ông đã dùng phần cơm đó vào một việc khác! Như nuôi một con mèo hoang hoặc một con chó hoang chẳng hạn!

   Quý ròm nói đến đâu, nhỏ Hạnh gục gặc đầu đến đó. Suy luận của Quý ròm hoàn toàn hợp lý. Có thể những ngày gần đây một con chó hoang hay mèo hoang nào đó đi lạc vào nhà và trước sự đói khát của con vật, ông đã không cầm lòng được. Thế là ông phịa ra chuyện ăn nhiều để chị Thắm tăng suất ăn lên gấp đôi.

   Bữa ăn của ông được cung cấp từ nhà Văn Châu. Hằng ngày, trưa và chiều, chị Thắm xách gà mên qua tòa biệt thự lấy cơm về. Còn nhà bếp của ông chỉ dùng để đun nước pha trà hoặc thỉnh thoảng nấu nướng một vài món đơn giản nào đó. Chính vì vậy, bất cứ một thay đổi nhỏ nào của ông trong việc ăn uống, cả nhà đều biết. Nhằm che giấu tai mắt của mọi người, ông đành phải nghĩ ra câu chuyện tưởng tượng về sức ăn đột biến của mình để có thể tiếp tục lén lút nuôi nấng, bảo bọc cái con vật khốn khổ kia, một hành động mà ông e rằng đa số thành viên trong gia đình sẽ phản đối nếu chẳng may vỡ lở.

   Trong một thoáng, nhỏ Hạnh hình dung ra toàn bộ những tình tiết éo le của câu chuyện. Và một khi bí mật đã được khám pha, nỗi thấp thỏm bất an vẫn đeo đuổi nó mấy ngày nay bỗng dưng tan biến. Nó nhìn Quý ròm, giọng nhẹ nhõm:

   - Thế bây giờ mình phải làm gì?

   Quý ròm gãi đầu:

   - Tôi cũng chẳng biết.

   - Hay là mình đi kể với Văn Châu và chị Thắm?

   - Kể tuốt tuồn tuột bí mật của ông ư?

   - Ừ.

   - Chi vậy?

   Nhỏ Hạnh chớp mắt:

   - Ðể mọi người giúp đỡ ông! Hạnh tin là Văn Châu và chị Thắm sẽ đồng tình với hành động của ông! Và như vậy ông khỏi phải mất công giấu giấu giếm giếm nữa!

   - Có lẽ như vậy là tốt nhất! – GiọngQuý ròm bâng khuâng – Chỉ có điều không biết bao giờ ba mẹ Văn Châu mới đi vắng lần nữa để tụi mình có thể đến gặp nó!

   - Quý yên chí! – NhỏHạnh nhoẻn miệng cười – Hạnh đã có cách rồi! Sáu giờ chiều nay, Quý cứ ghé nhà Hạnh!


CHƯƠNG 6

   Thế là, một cách tự nhiên, Quý ròm đã bị nhỏ Hạnh lôi vào cuộc. Nó quên khuấy nó đã từng quả quyết sẽ không tham gia vào “câu chuyện tưởng tượng” của bạn mình.

   Ðúng sáu giờ chiều, nhỏ Hạnh và Quý ròm lò dò đến nhà ông của Văn Châu.

   Ðang lảng vảng trước hiên, thấy hai người bạn thấp thoáng ngoài cổng, Văn Châu chạy vụt ra. Nó vừa mở khóa vừa bô bô:

   - Biết thế nào chiều nay các bạn cũng đến nên tôi ở đây đợi!

   Rồi không đợi Quý ròm và nhỏ Hạnh lên tiếng, nó hấp tấp hỏi ngay:

   - Các bạn đã tìm ra được manh mối nào chưa?

   - Rồi! – Vừa nói, nhỏ Hạnh vừa thò tay giữ tay Văn Châu lại – Tụi mình đứng ngoài này nói chuyện, đừng vào trong kia!

   - Sao thế? – Văn Châu giương mắt ếch.

   Nhỏ Hạnh khẽ liếc vào trong nhà:

   - Coi chừng ông nghe thấy!

   Ðoán ra tầm quan trọng của vấn đề, Văn Châu không thắc mắc nữa. Nó nhẹ nhàng khép cổng lại và theo hai bạn bước hẳn ra hè phố, đứng nép sau hàng rào dâm bụt rậm rạp.

   Vừa khuất sau dãy cây lá, Văn Châu đã thấp thỏm vọt miệng:

   - Thế các bạn cho rằng không phải chính ông đã ăn phần cơm đó ư?

   - Tụi này cho là như thế!

   Nhỏ Hạnh khẽ đáp. Rồi lấy vẻ trịnh trọng, nó nghiêm nghị trình bày những suy luận của nó và Quý ròm.

   Văn Châu đứng nghe, há hốc mồm. Nó không ngờ mọi chuyện lại xoay ra như thế.

   Nhỏ Hạnh nói xong, liền hỏi:

   - Văn Châu nghì thế nào về những suy đoán của tụi này?

   - Có lẽ sự thật cũng gần như thế! – Văn Châu chép miệng, rồi nó bần thần nói thêm:

   - Thật là một chuyện bất ngờ!

   Quý ròm đột ngột lên tiếng:

   - Chẳng lẽ bạn không hề biết gì về những chuyện ông làm hay sao?

   - Tất nhiên là không! – Văn Châu nhún vai – Từ ngày chị Thắm về quê lên, buổi tối tôi phải về ngủ ở nhà!

   - Thế còn chị Thắm? Chị cũng không hay biết gì sao?

   Văn Châu lắc đầu:

   - ChịThắm rất say ngủ! Tám giờ tối chị đã lên giường, trời sập cũng không hay!

   Quý ròm lộ vẻ ngần ngừ. Nó hết nhìn Văn Châu lại dòm nhỏ Hạnh:

   - Bây giờ mình phải làm sao? Có nên nói cho ông biết là mình đã hay bí mật của ông không?

   Nhỏ Hạnh không trả lời Quý ròm mà quay sang Văn Châu:

   - Văn Châu nghĩ sao?

   Văn Châu cắn môi:

   - Có lẽ nên nói chuyện với ông! Tôi chẳng muốn ông phải khổ tâm giấu giếm như thế chút nào!

   Ðang nói, nó bỗng nhìn Quý ròm và nhỏ Hạnh, ngập ngừng:

   - Nhưng dù sao cũng không thể nói ngay bây giờ được! Cần phải đợi!

   - Ðợi gì?

   Văn Châu liếc mắt về phía sau:

   - Ðợi tôi dò xét xem sự vi đúng như các bạn đã suy đoán hay không đã!

   - Ừ, cẩn thận như thế là đúng! – NhỏHạnh vui vẻ tán thành – Nhỡ mọi sự không phải như mình nghĩ, bộp chộp nói ra, ông lại cười cho!

   Thực ra, Văn Châu không hề nghi ngờ gì về sự phỏng đoán của các bạn mình.    Trước nay, ông bảo sao, nó nghe vậy. Chẳng bao giờ ông dối gạt nó điều gì. Do đó, nó cũng chẳng bao giờ ngờ vực và tìm cách kiểm tra những điều ông nói. Ngay cả chuyện ăn uống này cũng vậy. Nghe ông ăn khỏe, nó mừng cho ông. Vậy thôi. Chả khi nào nó nghĩ đến chuyện có thật là ông đã ăn một bữa đến bốn, năm chén như ông đã phấn khởi thông báo hay không.

   Chỉ đến khi nhỏ Hạnh đặt ra nghi vấn, Văn Châu mới bắt đầu giật mình nghĩ ngợi. Và dần dà nó cảm thấy dường như có điều gì lắt léo trong chuyện này, nhất là khi ngay cả chị Thắm cũng thú nhận là chưa tận mắt nhìn thấy ông ăn phần cơm chừa lại bao giờ.

   Văn Châu là một đứa thông minh nhưng lại không quen suy nghĩ những chuyện rắc rối. Ở điểm này, nó rất gần với TiểuLong. Nó nặn óc suốt ngày không hiểu tại sao ông nó tự dưng lại đâm ra “bí ẩn” như thế. Vì vậy, nó mong ngóng nhỏ Hạnh và Quý ròm từng giờ, từng phút. Nó tin tưởng những người bạn “thông thái” kia sẽ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân giùm nó.

   Và hôm nay câu chuyện có tính chất suy đoán của nhỏ Hạnh và Quý ròm đã giải tỏa gần như hoàn toàn những thắc mắc của Văn Châu. Nó chẳng nghi ngờ gì về tính hợp lý của câu chuyện. Tuy nhiên trước khi đối diện với ông, nó muốn nắm được bằng cớ một cách chắc chắn.

   Tối đó, ăn cơm xong, Văn Châu chạy qua nhà ông, sè sẹ ngoắc chị Thắm ra ngoài hè.

   - Gì thế? – ChịThắm hỏi, thái độ kỳ lạ của Văn Châu khiến chị ngạc nhiên.

   - Ã"ng đang nuôi một con chó! – Văn Châu vào đề ngay.

   Tiết lộ của Văn Châu làm chị Thắm chưng hửng:

  - Sao em biết?

   - Em đoán vậy! Phần cơm ông vẫn để dành, ông không ăn, mà ông đem cho nó!

   Ðôi mắt chị Thắm vẫn mở tròn:

   - Ai bảo em vậy?

   - Cần gì phải biết ai bảo! – Văn Châu khịt mũi – Tối nay chị em mình theo rình là biết ngay.

   - Rình? – ChịThắm hỏi lại, giọng hoang mang.

   - Ừ! Chứ chẳng lẽ chị không muốn biết ông đã làm gì với phần cơm buổi tối sao?

   Chị Thắm thật thà:

   - Thì em đã nói rồi! Ã"ng đem cho một con chó!

   Văn Châu so vai:

   - Ðó chỉ là phỏng đoán thôi! Chị em mình cần phải nhìn thấy tận mắt!

   Chị Thắm bỗng dưng thấp thỏm:

   - Nhìn thấy tận mắt chi vậy?

   Vẻ lo lắngnh lên trong mắt chị Thắm khiến Văn Châu mỉm cười. Nó dịu giọng trấn an:

   - Nhìn thấy tận mắt để tìm cách giúp ông nuôi nấng con chó nọ chứ chi! Mắt ông lòa, không nên để ông loay hoay một mình với nó!

   Ðến đây thì chị Thắm thở phào. Chị ngoẹo cổ:

   - Nhưng rình ở đâu? Làm sao rình?

   - Mình sẽ nấp ở đằng sau cửa sổ! – Văn Châu vạch kế hoạch – Tai ông rất thính, mình nấp trong nhà, lờ cựa quậy một tí là ông biết liền!

   Bàn bạc đâu đó xong xuôi, chị Thắm quay trở vào nhà. Chị vào phòng trong giũ chiếu, mắc mùng, cố đụng mạnh vào giường để ông tưởng chị sửa soạn đi ngủ.

   Ðoạn, chị đóng cửa, tắt đèn và nhón trên đầu ngón chân rón rén chuồn ra cửa đằng sau bếp.

   Văn Châu đã nấp sẵn bên cửa sổ. Ðang thập thò nhìn vào trong nhà, thấy chị Thắm tới gần, nó vội vàng đưa ngón tay lên miệng suỵt khẽ.

   Chị Thắm chẳng xem chuyện rình xem ông cho chó ăn là chuyện gì quan trọng nhưng thấy Văn Châu làm ra vẻ bí hiểm, chị cũng đâm hồi hộp lây. Chị nín thở lần tới cạnh nó, nhướn mắt nhòm vào cửa sổ.

   Bên trong tối om om. Căn nhà ở cách đường lộ khá xa nên những tia sáng vàng vọt của bóng đèn cao áp bên ngoài không thể chiếu lọt qua khe cửa sổ khép hờ.    Hơn nữa, bóng đèn đường ngay trước cổng nhà không hiểu đã bị bọn gian nào gỡ mất nên cả một vùng quanh đó chìm trong một không gian nhờ nhờ, đục đục. Vì vậy trong nhà đã tối lại càng tối.

   Chị Thắm tám giờ đi ngủ đã quen, nãy giờ thêm dòm tới trông lui mỏi mắt nên rình rập một hồi chị lẳng lặng đi vào giấc điệp lúc nào chẳng hay. Văn Châu đang nhóng cổ đứng canh, bỗng nghe tiếng khò khò bên cạnh, giật mình quay sang đã thấy chị Thắm ngồi dựa lưng vào tường ngủ thẳng cẳng.

   Cảnh tượng trước mặt khiến Văn Châu mặt mày méo xẹo. Ðã mấy lần nó định đánh thức chị dậy nhưng sợ ông nghe thấy, đành tặc lưỡi đứng im.

   Thực ra Văn Châu cũng chẳng khá gì hơn chị Thắm. Ít khi thức khuya như thế, lại cứ dán mình một chỗ, cặp mắt nó cứ muốn díp lại. Nó phải dụi mắt liên tục và khẽ lắc lư người để giữ tỉnh táo.

   Thỉnh thoảng nhòm vào trong nhà, thấy ông vẫn nằm im lìm trên phản không buồn động cựa, Văn Châu sốt cả ruột. Cứ như thế này thì chả biết phải đợi đến chừng nào! Nó nhìn lên trời sao nhấp nháy, cố đoán xem bây giờ là mấy giờ nhưng không tài nào đoán ra. Có thể bây giờ là mười giờ hoặc hơn nữa cũng nên! Văn Châu lo lắng nhủ bụng và lại ngoảnh cổ dòm qua khe cửa.

   Ðang lúc đó, nó nghe tiếng mèo kêu.

   Tiếng mèo kêu vọng vào từ ngoài đường, lẫn trong tiếng xe cộ ầm ĩ nhưng vẫn nghe rõ mồn một.

   Thoạt đầu Văn Châu không để ý. Ở thành phố rất nhiều nhà nuôi mèo. Ðêm khuya thanh vắng chúng rậm rịch rượt đuổi nhau trên mái nhà và cất lên những tiếng kêu meo meo hoặc oe oe như trẻ con khóc là chuyện bình thường.

   Chỉ không bình thường là khi tiếng kêu của con mèo hoang nọ vừa cất lên, ông liền vội vã lồm cồm ngồi dậy.

   Cử động đột ngột của ông làm Văn Châu giật thót. Cơn buồn ngủ lập tức bay biến đâu mất. Nó bước lui một bước và cố mở căng mắt, hồi hộp quan sát.

   Ở bên trong, ông vẫn không hay mình đang bị theo dõi. Ã"ng thò chân xuống đất sờ soạng tìm dép và lẹp xẹp bước ra sau bếp.

   Chắc là ông đi lấy thức ăn đem ra cho con mèo. Văn Châu đoán vậy nhưng nó không dám đi theo. Ðã quen đường đi nước bước trong nhà, lại thuộc rõ vị trí của các đồ vật như thuộc lòng bàn tay, ông đi lại trong bóng tối ung dung như người sáng mắt đi giữa ban ngày. CònVăn Châu lại khác. Nó mà mon men theo ông không những va đầu vào tủ vào tường dập mũi bươu trán mà chắc chắn sẽ bị ông phát hiện tông tích ngay tắp lự.

   Nghĩ vậy, Văn Châu không dám rời khỏi bệ cửa sổ. Nó đứng chôn chân tại chỗ vừa canh chừng chị Thắm vừa phập phồng lia mắt vào bóng tối, dỏng tai nghe ngóng.

   Quả đúng như nó dự liệu, một lát sau ông đã xuất hiện ở đàng sau căn nhà. Có lẽ ông đi ra theo lối cửa bếp! Văn Châu nghĩ thầm, mắt vẫn dán chặt vào cái bóng đen gầy guộc của ông.

  Bằng những bước đi chậm rãi, ông thong thả tiến về phía cổng rào.

   Tới sát mép cổng, chỗ bụi dâm bụt um tùm che khuất, ông cúi xuống đặt một cái gì đó trên mặt đất. Tuy ở xa không trông rõ, Văn Châu vẫn đoán ra đó chính là phần cơm và thức ăn ông cất giấu từ chiều. Từ nãy, lúc ông di chuyển, Văn Châu đã nhìn thấy ông thủ hai tay trong vạt áo, có lẽ ông muốn che đậy những thứ này.

   Ðôi mắt Văn Châu vẫn nhìn chòng chọc về phía cổng. Tia nhìn của nó như muốn xuyên thủng cả bóng tối. Nó tặc tặc lưỡi, có vẻ lấy làm tiếc là không thể đến g. Nó sợ lò dò bám theo, nhờ đạp phải một chiếc lá khô hay một khúc gỗ mục, ông sẽ phát giác ra nó.

   Nhưng dù sao như vậy cũng đã quá rõ! – Văn Châu lẩm bẩm với vẻ hài lòng – Không phải chó, mà là mèo. Một con mèo hoang. Một con mèo hoang ốm đói, lang thang, xơ xác cách đây mấy ngày đã đi lạc vào nhà và tiếng kêu ai oán thảm não của nó đã làm ông động lòng. Thế là cứ tối tối ông lại bí mật đem cơm cho nó ăn…

   Trong khi mường tượng ra mọi tình tiết dẫn đến cảnh tượng mà nó đang nhìn thấy, Văn Châu chợt nhớ tới Quý ròm và nhỏ Hạnh và nó đâm phục lăn hai đứa bạn của mình. Tụi nó đoán mò mà trúng phóc, tài thật!

   Rồi chẳng dám nấn ná, cũng chẳng có lý do gì đển nấn ná, Văn Châu lập tức đánh thức chị Thắm dậy và lật đật lôi chị vào nhà.

   Chị Thắm mắt nhắm mắt mở, vừa lệt bệt đi theoVăn Châu vừa rối rít hỏi:

   - Ủa, chị thiếp đi lúc nào thế? Sao em không đập chị dậy? Từ nãy đến giờ đã có chuyện gì xảy ra chưa?

   Văn Châu suỵt khẽ:

   - Im lặng! Ã"ng đang ở ngoài vườn! Chị vào ngủ đi, mọi chuyện sáng mai hãy nói.

   Dặn dò chị Thắm xong, nhân lúc ông chưa kịp quay vào, Văn Châu liền ba chân bốn cẳng phóng vội về nhà mình, lòng lâng lâng thơ thới như vừa tìm ra đáp số của một bài toán khó mà đã mấy ngày nay nó loay hoay hoài vẫn không sao giải được.


   Tiểu Long, Quý ròm và chị em nhỏ Hạnh ngồi quanh chiếc lồng sáo.

t size=”3″ face=”"Times New Roman”">   Từ ngày con sáo được mua về, bọn trẻ thường tụ tập trên cao gác của nhỏ Hạnh thi nhau ngắm nghía và đùa nghịch với con sáo.

   Mấy đứa bạn cùng lớp nghe nói nhỏ Hạnh có con sáo biết nói cũng lũ lượt kéo tới tham quan.

   Thực ra con sáo của nhỏ Hạnh chỉ mới tập nói bập bẹ vài ba câu. Nó lại nói năng tùy hứng, chẳng liên hệ gì với cảnh huống chung quanh. Lúc vui, nó bảo “Bò viên ngon lắm”, lúc buồn nó kêu “Xạo! Xạo!”. Chỉ có câu “Xin chào” là con sáo sử dụng thuần thục, đúng nơi đúng lúc. Cứ thấy có người lại gần là nó vui vẻ cất tiếng chào khiến lũ bạn nhỏ Hạnh trầm trồ khen lấy khen để.

   Gần đây con sáo học thêm được hai câu mới. Câu đầu tiên là câu đàng hoàng. Nhỏ Hạnh dạy nó “Sáng rồi, dậy đi!”, ý muốn nó làm nhiệm vụ báo thức thay cho chiếc đồng hồ ầm ĩ nơi đầu giường. Nhưng con sáo lại nhiệt tình quá mức. Thấy cô chủ nhỏ tín nhiệm mình, nó muốn tỏ ra xứng đáng với sự tin cậy đó bằng cách cứ ba, bốn giờ sáng nó đã sốt sắng hét ầm “Sáng rồi, dậy đi! Sáng rồi, dậy đi!” khiến hai chị em nhỏ Hạnh lần nào cũng giật mình nhồm dậy, cứ tưởng đã trễ học tới nơi. Ðến khi liếc lên đồng hồ, thấy cây kim chỉ con số 4, mới biết là mình bị lỡm.

   Những lúc như vậy, nhỏ Hạnh chỉ cười khúc khích hoặc trách yêu con sáo vài câu rồi úp mặt vô gối ngủ tiếp. Chỉ có thằng Tùng là hậm hực. Bữa sau, nó tìm cách trả đũa bà chị bằng cách len lén dạy con sáo nói câu “Sáng rồi, ngủ đi!” Con sáo mới học nói, còn cứng lưỡi. Nó chưa nói được dấu hỏi, chỉ lảnh lót “Sáng rồi, ngụ đi! Sáng rồi, ngụ đi!” nghe tức cười không chịu được. Ðến khi nhỏ Hạnh phát giác ra thì con sáo đã nhập tâm câu nói cực kỳ “phản khoa học” đó, không cách gì bắt nó quên được. Từ đó con sáo lúc thì bảo “dậy” khi thì kêu “ngủ”, thích đâu nói đó, chẳng còn ra trật tự nề nếp gì nữa.

   Nhưng bắt chấp những chuyện trái khoáy đó, đám bạn của nhỏ Hạnh vẫn mê con sáo tít thò lò. Cả khối đứa gạ đổi. Thằng Tân có một rô-bô biết chơi đàn, nhỏ Tú Anh có bộ sưu tập những con tem in các loại hoa, nhỏ Xuyến Chi có bộ búp-bê Ma-dút-ca gồm đủ tám con từ lớn đến bé, nói chung toàn những của hiếm.  Nhưng sức hấp dẫn đặt biệt của con sáo khiến tụi kia sẵn sàng đứt ruột dốc ra những “bảo vật” của mình để đánh đổi. Nhưng bọn chúng chỉ công cốc.

   Mặc dù rất mê những món đồ chơi của các bạn, nhỏ Hạnh vẫn tỏ ra yêu quí con sáo lém lỉnh của mình hơn. Nó cương quyết từ chối mọi cuộc thương lượng:

   - Các bạn thích con sáo thì đến đây chơi, chứ Hạnh không đổi đâu!

   Quý ròm nghe chuyện, mỉm cười:

   - Giữ con sáo lại là đúng! Nó đi mất, lấy ai khen món bò viên!

   Hôm nay như thường lệ, cả bọn lại ngồi chầu quanh con sáo như triều thần chầu thiên tử. Nhỏ Hạnh nói:

   - Hạnh định dạy nó hát!

   Quý ròm “xì” một tiếng:

   - Học nói còn chưa xong mà hát với hò!

   Nhỏ Hạnh chớp mắt:

   - Nhưng hát dễ hơn! Hát có vần có điệu!

   - Chính có vần có điệu mới khó! – Quý ròm vẫn khăng khăng bài bác.

   Trong khi cả bọn đang cãi nhau chí chóe về việc có nên dạy hát cho con sáo hay không thì chuông cửa đột nhiên ré lên. Nhỏ Hạnh ngó Tùng:

   - DìKhuê về đấy!

   Không đợi chị nhắc đến lần thứ hai, Tùng phóng vèo xuống cầu thang.

   - Theo tôi – Quý ròm gật gù tiếp tục cuộc tranh cãi – Muốn dạy cho con sáo hát…

   Nhưng mới nói nửa câu, mắt nó bỗng trố lên. Tùng quay trở lên gác, đẫn theo một người. Người đó không phải dì Khuê, mà là Văn Châu.

   - Anh bạn hôm trước tới tìm chị!

   Lời thông báo của Tùng khiến Quý ròm và Tiểu Long không nhịn được cười.   Quý ròm đảo mắt từ Văn Châu qua Tùng, cười hì hì:

   - Nhầm rồi em ơi! Không phải anh, mà là chị!

   Trong khi Tùng kinh ngạc đến thộn mặt ra thì nhỏ Hạnh dán chặt mắt vào Văn Châu:

   - Bạn đã dò xét được gì chưa?

   - Rồi.

   Tiểu Long và Quý ròm lập tức chồm người tới:

   - Sự thật ra sao?

   - Ðúng như các bạn phỏng đoán! – Văn Châu tặc lưỡi – Ã"ng đang nuôi một con mèo h

   - Một con mèo hoang!

   - Ừ! Tối hôm qua tôi đã chứng kiến cảnh ông đem thức ăn ra cổng cho nó!

   Nhỏ Hạnh liếm môi:

   - Lúc đó khoảng mấy giờ?

   - Tôi không biết chính xác! Nhưng có lẽ vào khoảng mười giờ hoặc mười rưỡi!

   - Bạn trông thấy tận mắt chứ? – Quý ròm đột ngột hỏi.

   - Dĩ nhiên là tận mắt! Tôi nấp ngay sau cửa sổ, vừa nghe tiếng mèo kêu “meo meo” là đã thấy ông ngồi dậy đi ra! Tôi còn thấy ông cúi lom khom đặt đồ ăn xuống đất nữa!

   Quý ròm dường như vẫn chưa thỏa mãn. Nó tiếp tục thăm dò:

   - Thế lúc đó bạn bám sát theo ông à?

   - Không! – Văn Châu lắc đầu – Tôi vẫn đứng ở cửa sổ nhìn ra! Tôi không dám đi theo, sợ gây tiếng động!

   ThấyQuý ròm cứ cật vấn Văn Châu hoài, Tiểu Long sốt ruột vọt miệng:

   - Bámtheo ông hay đứng ở cửa sổ nhìn ra thì có gì khác nhau đâu!

   - Khác nhau xa chứ! – Quý ròm nhún vai – Khoảng cách từ nhà ông đến cổng rào khá xa, nếu ban đêm đứng ở cửa sổ nhìn ra, chưa chắc đã trông thấy rõ hình dáng của con mèo!

   - Ừ! – Văn Châu mau mắn xác nhận – Quả là tôi chẳng nhìn thấy con mèo nọ hình thù ra thật!

   - Nhưng cần gì phải tận mắt nhìn thấy! – Tiểu Long nhăn mặt – Chứ chẳng lẽ tiếng kêu “meo meo” đó là của một… con chó?

   Quý ròm hừ mũi:

   - Con chó tất nhiên không thể kêu “meo meo”! Nhưng ngoài con mèo ra, còn một con có thể kêu “meo meo” y hệt con mèo!

   Câu nói úp mở của Quý ròm khiến Tiểu Long đực mặt ra:

   - Còn một con?

   - Ừ.

   - Con gì thế?

   Quý ròm tinh quái:

   - Con rồng!

   - Ðừng dóc mày! – Tiểu Long lườm bạn – Trên đời này làm quái gì có rồng!

   - Thế mà có đấy! – Quý ròm cười toe – Tiểu Long chẳng phải là “con rồng” là gì!

   Ðến đây, Tiểu Long mới biết là mình bị lỡm. Nó nghiến răng ken két:

   - Tao không giỡn với mày à nghen!

   - Tao cũng đâu có giỡn! – Quý ròm bỗng nghiêm mặt lại – Nếu không tin, mày bắt chước tiếng mèo mày kêu “meo meo” thử xem! Tao nghĩ nó sẽ không khác tiếng mèo thật là bao!

   Tiểu Long có vẻ lưỡng lự trước đề nghị của Quý ròm. Nghĩ ngợi một hồi, nó ngượng nghịu từ chối:

   - Thôi tao không giả tiếng mèo đâu!

   - Sao vậy? – Quý ròm cười cười – Mày sợ mày giả quá giống chứ g

   Tiểu Long không trả lời Quý ròm. Nó ngồi im và thu nắm tay quẹt mũi để che giấu sự bối rối.

   Vẻ lúng ta lúng túng của Tiểu Long khiến Quý ròm, Văn Châu và cả thằng Tùng đều bật cười. Chỉ riêng nhỏ Hạnh không nhếch mép. Nó cảm thấy có một ẩn ý gì đó đàng sau những lời trêu chọc của Quý ròm. Không phải vô cớ Quý ròm lại bảo Tiểu Long bắt chước tiếng mèo kêu.

   - Quý này! – NhỏHạnh nhìn Quý ròm ngập ngừng hỏi – Có phải Quý nghĩ rằng những tiếng kêu “meo meo” tối hôm qua không phải do mèo mà do một người nào đó giả tiếng mèo phải không?

   Câu hỏi bất thần của nhỏ Hạnh khiến những người có mặt đều sửng sốt. Bọn trẻ không bao giờ nghĩ đến chuyện lạ lùng đó. Văn Châu lại càng không. Vì vậy, nó liếc Quý ròm mà bụng giật thon thót.

   Trước những cặp mắt mở to đang nhìn chòng chọc vào mình, Quý ròm bình tĩnh thừa nhận:

   - Tôi chỉ hoài nghi vậy thôi!

   - Mày dựa vào đâu mà nghi như vậy? – Tiểu Long nôn nóng hỏi.

   - Rất đơn giản! – Quý ròm thản nhiên giải thích – Thứ nhất, Văn Châu chưa hề trông thấy “con mèo” đó. Thứ hai, nếu đó là một con mèo đi kiếm ăn thì nó sẽ sục vào tận nhà chứ chẳng bao giờ biết “đứng đợi” ở ngoài cổng như thế!

   Văn Châu lẩm bẩm:

   - Thế thì lạ thật! Ã"ng suốt ngày ở trong nhà, đâu có quen biết ai!

   Tiểu Long nhíu mày:

   - Nế chỉ như vậy thì không đủ để khẳng định đó là người ta được!

   - Thì tao đâu có khẳng định! – Quý ròm khịt mũi – Tao chỉ ngờ ngợ thế thôi!

   Nhỏ Hạnh nãy giờ im lặng, bỗng lên tiếng:

   - Muốn biết thực hư không có gì là khó! Bây giờ Văn Châu chạy về nhà xem kỹ lại chỗ hôm qua ông cho mèo ăn. Nếu ở đó có cơm hoặc thức ăn rơi vãi thì có thể tin là mèo! Còn nếu không…

   Nhỏ Hạnh chưa dứt câu, Văn Châu đã cất giọng:

   - Bạn cho tôi mượn chiếc xe đạp đi!

   Tiểu Long trố mắt:

   Văn Châu định đi ngay bây giờ hả?

   - Ừ! Tôi chạy về xem. Rồi quay lại liền!

   Câu chuyện càng lúc càng diễn biến kỳ quặc khiến Văn Châu không giữ nổi bình tình. Ðánh mất vẻ lạnh lùng cố hữu, ánh mắt nó bắt đầu lộ vẻ hoang mang. Nóđi theo nhỏ Hạnh xuống nhà dưới lấy xe mà đầu óc để tận đâu đâu.

   Văn Châu đi một thoáng đã quay lại.

   BọnQuý ròm mới chụm đầu bàn tái dăm ba câu đã nghe tiếng chuông cửa inh ỏi đằng trước, liền chen nhau chạy xuống cầu thang.

   - Sao rồi?

   Quý ròm nhanh chân chạy ra cửa trước, lật đật hỏ

   - Ðúng là không phải mèo! – Giọng Văn Châu hổn hển – Chẳng tìm thấy một hạt cơm nào chỗ đó cả!

   Nhỏ Hạnh mở chốt cửa:

   - Bạn vào đi!

   Rồi nó quay sang Quý ròm:

   - Giờ phải làm sao hở Quý?

   Quý ròm khịt mũi:

   - Tối nay phải tiếp tục rình nữa chớ sao!

   - Ai rình? – NhỏHạnh băn khoăn – Mười giờ tối Hạnh sợ ba mẹ Hạnh không cho Hạnh ra khỏi nhà đâu!

   - Tiểu Long chắc cũng thế! – Quý ròm tặc lưỡi – Khuya khoắt như thế nó đừng hòng chuồn đi đâu được!

   Nghe vậy, Tiểu Long làm thinh. Nó chỉ ngọ ngoạy đầu một cách bất lực. Quý ròm nói đúng, ba mẹ và anh Tuấn anh Tú chẳng phải là những người nghiêm khắc. Nhưng nếu muốn ra khỏi nhà vào lúc mười giờ đêm, nó phải có lý do chính đáng. Nhỏ Hạnh là con gái, càng vô phương hơn nó. Chỉ có Quý ròm.

   Tiểu Long liếc bạn:

   - Thế còn mày? Mày có ra khỏi nhà được không?

   - Tao chưa biết! – Quý ròm thận trọng – Nhưng tao nghĩ tao sẽ tìm ra cách!

   Thấy bọn Quý ròm có vẻ khó xử, Văn Châu liền lên tiếng:

   - Không cần đâu! Tôi rình một mình cũng được! Tối hôm qua tôi vẫn rình một

   - Không được! – Quý ròm vội vàng phản đối – Hôm qua khác, hôm nay khác!  Nhỡ có chuyện gì…

   - Chuyện gì là chuyện gì?

   - Tôi không biết! Nhưng dù sao có hai người vẫn hơn! – Rồi nó hắng giọng dặn – Tối nay khoảng chín giờ rưỡi, bạn đợi tôi trước cổng nghen!

   Văn Châu ngạc nhiên:

   - Sao lại trước cổng?

   Quý ròm huơ tay:

   - Tối nay mình sẽ nấp ở bên ngoài!

   - Nấp ở bên ngoài?

   - Ừ! Nấp ở bên ngoài, nếu phát hiện ra điều gì khả nghi, mình có thể tiếp tục theo dõi! Nấp ở trong vườn xem như bó tay! Ðợi cho ông vào nhà mình mới lỉnh ra thì thủ phạm đã bay biến từ tám hoánh!

   Tới đây thì Văn Châu không thắc mắc nữa. Nó gật gù ra vẻ đã hiểu rõ ý định của bạn mình.


CHƯƠNG 8

   Khoảng tám giờ tối, Quý ròm khều nhỏ Diệp:

   - Diệp nè!

   - Gì thế anh?

   - Nhỏ Văn Châu ấy mà! – GiọngQuý ròm thủ

   - Chị Văn Châu sao?

   - Tội nó ghê.

   Lối nói lấp lửng của ông anh khiến nhỏ Diệp không nén được tò mò. Nó liếm môi:

   - Chỉ sao mà tội?

   Quý ròm buông một câu não nuột:

   - Ngày mai có lẽ mình không gặp nó nữa!

   - Chỉ đi xa hả?

   - Ừ.

   - Chỉ đi đâu vậy? – NhỏDiệp tiếp tục hỏi dò.

   GiọngQuý ròm vẫn rầu rầu:

   - Nó đi xuống… âm phủ!

   - Cái gì? – NhỏDiệp giật thót – Anh nói đùa kiểu gì nghe ớn vậy!

   - Tao không đùa! – Quý ròm nghiêm giọng – Tối nay nhỏ Văn Châu phải một mình chống chọi với bọn cướp!

   - Eo ôi! – NhỏDiệp ôm lấy vai – Sao anh biết?

   - Sao lại không biết? – Quý ròm hừ mũi – NhỏVăn Châu vừa báo cho tụi tao hồi chiều. Cả tuần nay, đêm nào bọn cướp cũng rình rập quanh nhà nó. Thế là tối nay Văn Châu quyết định sẽ ra NhỏDiệp thấp thỏm:

   - Thế bọn cướp có đông không?

   Quý ròm nhìn lên trần nhà:

   - Ðông lắm! Cả chục tên là ít! Tên nào tên nấy đều cầm lăm lăm dao găm, mã tấu trên tay! Chúng chặt trúng một phát thì mình coi như đầu lìa khỏi cổ!

   - Thế thì chị Văn Châu chết mất! – Nghe ông anh “hù dọa” một hồi, nhỏ Diệp tái mặt kêu lên.

   - Thì chết chứ sao! – Quý ròm cố cắn chặt môi – Cho nên tao mới bảo là ngày mai trở đi mình sẽ không gặp nó nữa!

   NhỏDiệp áp tay lên ngực:

   - Thế chị Văn Châu chắc chắn sẽ không thoát được sao?

   - Thoát thế quái nào được! – Quý ròm cười mũi – Một mình địch lại chừng ấy tên cướp cầm như chết chắc!

   Lần thứ hai, Quý ròm cố tình nhấn mạnh chữ “một mình”. Lần trước nhỏ Diệp không để ý, nhưng lần này thì nó nghe ra. Nó chớp mắt nhìn ông anh:

   - Thế sao bọn anh không giúp chỉ một tay?

   Thấy nhỏ em bắt đầu rơi vào bẫy của mình, Quý ròm như mở cờ trong bụng. Nhưng ngoài mặt nó vẫn làm bộ bất lực:

   - Tụi tao muốn giúp cũng chẳng giúp được! Mười giờ đêm bọn cướp mới tới. Mà giờ đó thì tao, Tiểu Long và nhỏ Hạnh đâu có ai ra khỏi nhà được!

   - Gay thật! NhỏDiệp nói, vẻ lo lắng.

   - Ừ, gay thật đấy! – Quý ròm liền hùa theo.

   NhỏDiệp chợt sáng mắt lên:

   - À, phải rồi! Mình gọi điện thoại báo cho công an! Công am mà ra tay, bọn cướp sẽ bị tóm ngay tắp lự!

   Quý ròm hoàn toàn bất ngờ trước đề nghị của nhỏ Diệp. Nó không ngờ câu chuyện lại xoay ra như thế. Loay hoay một lúc, nó mới nghĩ ra cách gỡ bí:

   - Tụi tao đã báo công an rồi! Họ bảo tối mốt họ sẽ tới. Nhưng nhỏ Văn Châu lại nôn nóng muốn giải quyết bọn cướp ngay tối nay! Thế mới rắc rối!

   - Chậc! Nếu thế thì nguy quá!

   NhỏDiệp tặc lưỡi lo âu, nó chẳng mảy may nghi ngờ gì về những lời bốc phét của Quý ròm. Nếu nhỏ Diệp biết công an chả bao giờ có cái tác phong lề mề, hẹn lần hẹn lựa như Quý ròm mô tả thì nó không đến nỗi phập phồng đến thế.

   Quý ròm kín đáo liếc nhỏ Diệp. Thấy cô em gái bồn chồn đi tới đi lui, hay tay bóp trán, nó mừng rơn, liền thở dài ra vẻ bất đắc dĩ:

   - Thực ra thì cũng có một cách cứu nhỏ Văn Châu.

   - Cách gì? – NhỏDiệp trúng kế ngay.

   - Tao phải đến đó! – Quý ròm nói nhanh.

   - Không được NhỏDiệp lắc đầu – Ba mẹ chẳng đời nào cho anh đi ra đường một mình vào giờ đó!

   Quý ròm hấp háy mắt:

   - Tao lén tao đi, ba mẹ sẽ không biết đâu!

   - Anh đi lén? – NhỏDiệp sửng sốt.

   - Ừ.

   - Nhưng làm sao anh có thể lén ra khỏi nhà được? Nếu lén ra được thì anh cũng không thể trở vào được!

   - Ðược, nếu mày giúp tao!

   - Em giúp? – NhỏDiệp kêu lên, giọng sợ hãi – Eo ôi, em không dám đâu! Ba mẹ hoặc anh Vũ biết thì chết!

   - Chả ai biết đâu! – Quý ròm trấn an em – Khoảng chín giờ, tao sẽ lẳng lặng chuồn ra khỏi nhà. Mày lấy chiếc gối ôm đặt lên giường tao rồi lấy mền đắp kín lại, ai hỏi thì mày cứ bảo là tao ngủ rồi. Ðợi đến khoảng mười một giờ, mày sè sẹ ra trước sân mở cổng cho tao vào!

   NhỏDiệp cắn môi nghĩ ngợi, nó có vẻ do dự trước kế hoạch liều lĩnh của ông anh. Thấy vậy, Quý ròm hắng giọng “bồi” luôn:

   - Tối nay nhỏ Văn Châu sống hay chết là hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của mày đấy!

   - Thôi, được rồi! – Cuối cùng, nhỏ Diệp thở ra – Em sẽ làm theo lời anh. Nhưng… nhưng…

   - Nhưng sao? – Quý ròm hồi hộp – Có gì cứ nói đại ra, làm gì màc nga ngắc ngứ vậy?

   NhỏDiệp gãi má, rụt rè:

   - Nhưng em vẫn không hiểu anh sẽ làm thế nào để giúp chị Văn Châu! ChịVăn Châu võ nghệ đầy mình còn khó bề địch nổi bọn cướp, ốm nhom như anh ăn thua gì!

   Giọng lưỡi chê bai của nhỏ em làm Quý ròm tức điên. Nó ưỡn ngực, định khoe khoang “thế võ Oshin” của mình nhưng rồi sực nhớ nhỏ Diệp từng tận mắt chứng kiến cảnh Văn Châu quật nó nằm thẳng cẳng bữa trước, Quý ròm hết ham khoe mẽ. Nó bèn khỏa lấp:

   - Mày ngốc quá! Thắng bại trên “chiến trường” chủ yếu là dựa vào mưu trí chứ đâu phải cậy vào sức lực!

   - Mưu trí?

   - Chứ sao!

   NhỏDiệp vẫn chưa an tâm:

   - Thế anh có mưu trí gì?

   - Tao hả? – Quý ròm gãi gáy – Mưu trí của tao thì nhiều lắm! Chẳng hạn lát nữa, khi bọn cướp kéo tới, tao sẽ… la làng!

   NhỏDiệp cười hích hích:

   - La làng mà la mưu trí!

   - Mày chả biết cóc khô gì cả! – Quý ròm sầm mặt – Nghe tao kêu cứu, thế nào các đội dân phòng lảng vảng gần đó và các xe công an tuần tra cũng sẽ ập tới!  Thế là bọn cướp bị tóm cổ, Văn Châu sẽ… thoát chết

   Viễn ảnh ông anh vẽ ra sáng sủa đến mức nhỏ Diệp không buồn vặn vẹo nữa. Nó ngoan ngoãn gật đầu:

   - Vậy thôi, anh đi đi!

   Chỉ đợi có vậy, Quý ròm lấm lét dòm quanh và rón rén bước ra cửa. Trước khi quay đi, nó còn cẩn thận dặn:

   - Lúc ra cổng đón tao, mày nhớ phải hành động thật khẽ, kẻo bà biết! Ai chứ bà là tỉnh ngủ lắm đấy!

   Văn Châu đón Quý ròm ngay góc hàng rào phía ngoài:

   - Mình nấp ở đây!

   - Không được! – Quý ròm phản đối – Nhỡ thủ phạm đến từ phía này, mình sẽ bị phát hiện ngay!

   - Thế phải nấp ở đâu?

   Quý ròm chỉ tay qua bên kia đường:

   - Mình qua bên kia! Nấp sau trụ đèn ấy!

   Hai đứa vội vàng băng qua đường, ngồi thu lu sau cột đèn. Nhưng lâu thật lâu vẫn chẳng có ai xuất hiện. Chỉ có những chiếc ba gác máy thỉnh thoảng chạy qua, phả khói mù mịt. Quý ròm bị muỗi đốt ba, bốn phát không dám đưa tay đập, sốt ruột càu nhàu:

   - Có chắc đêm nay “hắn” sẽ tới không?

   - Chắc chứ!

   - Sao lâu quá vậy?

   - Chờ thêm tí nữa đi! “Con mèo” sắp ra rồi.

   Quý ròm thở dài:

   - ong đó là con mèo thật để khỏi rắc rối!

   Quý ròm vừa dứt câu, từ đầu đường đã có năm, sáu bóng người lừ lừ tiến lại. Tướng tá người nào người nấy to lớn, đi đứng khệnh khạng. Bỏ xừ rồi! Chẳng lẽ là bọn cướp thật! Nhớ đến những lời mình vừa dọa nhỏ Diệp, Quý ròm bỗng nghe lạnh toát sống lưng. Người nó bất giác run lên.

   Bị đầu gối của Quý ròm chạm vào lưng, Văn Châu ngạc nhiên quay lại:

   - Làm gì mà bạn run dữ vậy?

   - Lạnh quá! – Quý ròm chối biến – Trời khuya lạnh quá!

   Văn Châu tỏ vẻ thương hại cho cái thân hình còm nhom của bạn:

   - Cố một tí đi! Quen rồi, sẽ hết thấy lạnh!

   Quả nhiên, ngồi thêm một lát, Quý ròm hết thấy lạnh thật! Nhưng chẳng phải do nó “cố” hay do nó “quen”. Chính hành tung của những bóng người trước mắt đã làm thay đổi “nhiệt độ” trong người nó. Những bóng đen đó không dừng lại ở cổng nhà ông Văn Châu mà thản nhiên lướt qua luôn. Khi họ đi ngang qua trước mặt, Quý ròm mới nhìn rõ đó là bọn đệ tử của LưuLinh. Họ ngất ngưỡng bá vai nhau, chân nam đá chân xiêu, người tỏa ra nồng nặc mùi rượu.

   - Hú vía, thế mà mình cứ tưởng! Quý ròm thở pào và quyết định “ăn mừng tai qua nạn khỏi: bằng cách cho phép mình thò tay ra sau mông đập muỗi.

   Nhưng khi bàn tay Quý ròm đập xuống, con muỗi đã chuồn mất. Còn bàn tay nó thì đột nhiên cứng đơ. Ngay trước cổng nhà ông Văn Châu tự bao giờ đã nhô lên một bóng người nhỏ thó

   Dưới ánh sáng mờ mờ, vàng đục của những ngọn đèn đường từ xa hắt lại, bóng người bí mật nọ nom xám xịt.

   Tim đập thình thịch, Quý ròm dán chặt mắt vào cánh cổng, cùi tay khẽ đụng vào lưng bạn. Văn Châu thì thào, không ngoảnh đầu lại:

   - Tôi thấy rồi!

   Ðằng kia, “thủ phạm” không biết mình đã rơi vào “tầm ngắm” của Văn Châu và Quý ròm. Hắn dáo dác nhìn quanh hai, ba lượt và khi không phát giác ra điều gì khả nghi, hắn liền đưa hai tay lên miệng. Ngay lập tức, những tiếng “meo meo” vang lên giữa đêm tối.

   Nhớ lại chuyện hôm qua, Văn Châu rít qua kẽ răng:

   - Hóa ra mình đã bị hắn lừa! Hừ!

   Văn Châu lẩm bẩm với chính mình nhưng Quý ròm vẫn nghe thấy. Nó khẽ lên tiếng an ủi bạn:

   - Hắn giả tiếng mèo giống hệt thế kia bố ai mà chẳng nhầm!

   Một lát sau, đúng như dự liệu của bọn trẻ, một bóng người từ trong chậm chạp tiến ra. Dù không trông rõ mày mặt, bọn trẻ vẫn biết ngay người đó là ông của Văn Châu.

   Những diễn biến tiếp theo giống hệt như những gì Văn Châu nhìn thấy tối qua. Ã"ng bước sát đến cổng, đưa tay sờ soạng cánh cửa sắt, nói khẽ gì đó với người đứng bên ngoài rồi cúi xuống đặt cái gà mên đựng cơm và thức ăn xuống đất.

Tất nhiên hôm qua Văn Châu không trông rõ cái gà mên cũng như không biết ông có nói chuyện với “con mèo” bên ngoài cổng. Nhưng hôm nay, quan sát tề đường đối diện, nó trông rõ mồn một.

   Bóng người bên ngoài ngồi thụp xuống, nép người vào bụi dâm bụt rậm rạp bên mép cổng và thò tay nhấc lấy cái gà mên, hối hả trút cơm và thức ăn vào chiếc túi ni-lông mang theo. Xong, hắn trả cái gà mên lại chỗ cũ cho ông cầm vào.

Những hình ảnh trước mắt khiến Văn Châu bần thần. Mặc dù Quý ròm và nhỏ Hạnh đã tiên đoán từ trước, khi sự việc xảy ra, nó vẫn cảm thấy bất ngờ. Hàng loạt những câu hỏi nảy ra trong cái đầu óc đơn giản của nó khiến nó cảm thấy mọi thứ đột nhiên rối tung. Nó ngoảnh cổ ra sau, xao xuyến hỏi:

   - Mình có cần chạy ra bắt quả tang không?

   Quý ròm không phải là người trong cuộc, nó tỉnh táo hơn Văn Châu. Hơn nữa, nó đã từng cùng với Tiểu Long, và nhỏ Hạnh tham gia nhiều “vụ án”, từ chuyện khám phá những bí mật quanh bài thơ kỳ quặc trên vách chùa Phật nằm đến việc điều tra xem Văn Châu là… con trai hay con gái, nên với những chuyện như thế này dù sao nó cũng có “kinh nghiệm” hơn cô bạn “non nớt” của mình.

   - Cứ ngồi im! Ðừng làm ông hoảng sợ! – Quý ròm suỵt khẽ – Ðây đâu phải là chuyện trộm cướp mà cần bắt quả tang!

   - Chẳng lẽ mình ngồi hoài ở đây? – Văn Châu lại ngớ ngẩn hỏi, đầu óc nó vẫn chưa hết choáng váng.

   - Mình sẽ theo dõi tên kia! – Quý ròm hắng giọng phán, từ khi phát hiện “bọn cướp” chỉ là một tên lóc chóc, nom còn ốm yếu hơn mình, Quý ròm bỗng “oai vệ” hẳn lên – Ðợi nó rời khỏi cổng, mình sẽ âm thầm bám theo!

   Nghe vậy, Văn Châu không hỏi nữa. Nó quay đầu lại và ngồi im giương mắt theo dõi ử nhất động của “đối phương”.

   Nhân vật bí mật nọ hành động rất nhanh. Nhoáng một cái, hắn đã trút xong mọi thứ vào túi của mình và hấp tấp rời khỏi chỗ nấp chạy vụt về phía cuối đường.

   Sợ bị lộ hành tung, đợi hắn đi một quãng khá xa, Văn Châu và Quý ròm mới lặng lẽ đuổi theo.

   Ðối thủ vừa đi vừa chạy lúp xúp, tốc độ không nhanh lắm nhưng vì ban đêm đường xá vắng vẻ, Quý ròm và Văn Châu không dám theo sát. Chúng vừa men theo bóng tối của các hàng hiên vừa căng mắt nhìn, lòng nơm nớp cứ sợ mất dấu đối phương.

   Quẹo tới cua đường thứ ba, đang đi Quý ròm đột nhiên cảm thấy có một vật gì đó chạm mạnh vào cẳng chân. Thần hồn nát thần tính, nó hoảng hốt nhảy cẫng lên, miệng hét tướng quên cả cảnh giác:

   - Bỏ xừ rồi! Coi chừng phía sau!

   Văn Châu phản xạ nhanh như chớp. Nó quay phắt người lại, co tay thủ thế. Nhưng rồi nó thõng tay xuống ngay, mặt thộn ra:

   - Có gì phía sau đâu!

   Quý ròm vẫn chưa hết hoảng sợ:

   - Hình như vừa rồi có ai gạt chân tôi!

   Vừa nói nó vừa nhìn xuống đất:

   - Ủa, mày đấy hả, Tai To?

   Văn Châu cũng vừa nhìn thấy con chó:

   - Con cún này là của nhà Hạnh mà! Sao nại ra đây?

   ThấyQuý ròm và Văn Châu nhận ra mình, con Tai To rít lên mừng rỡ, đuôi vẫy lia lịa. Hóa ra nãy giờ nó vẫn âm thầm chạy theo sau hai đứa trẻ.

   - Chủ mày đâu?

   Quý ròm bỗng hỏi, và nó nghi hoặc đảo mắt dáo dác dòm quanh. Chẳng lẽ nhỏ Hạnh lại có thể ra ngoài vào giờ này?

   Như để trả lời Quý ròm, một bóng người từ từ nhô đầu ra đằng sau gốc me cổ thụ ven đường. Hóa ra không phải nhỏ Hạnh, mà là thằng Tùng.

   - Trời đất! – Quý ròm sửng sốt – Em ra đây hồi nào vậy?

   - Em đi theo anh từ nãy! Hồi chiều nghe anh hẹn với chị Văn Châu, thế là em quyết định… tới xem! – Tùng ấp úng đáp.

   Quý ròm tròn mắt:

   - Khi nãy em nấp ở đâu sao tụi anh không thấy?

   - Em nấp chỗ cột đèn kế cột đèn anh với chị Văn Châu nấp!

   Câu trả lời của thằng Tùng khiến Quý ròm dở khóc dở cười. Nó chợt nhớ đến chuyện con chim và người thợ săn. Con chim rình bắt con ve, không biết người thợ săn đang rình bắn nó, trong lúc đó người thợ săn lại chẳng hay có một con cọp đang nấp trong bụi cây chuẩn bị vồ mình. Cũng may thằng Tùng không phải là người thợ săn hay con cọp.

   Quý ròm lom lom vào mặt Tùng:

   - Em ra đây ở nhà có ai biết không?

   - Không

   Quý ròm giật thót:

   - Ngay cả chị Hạnh cũng không biết?

   - Dạ không! – Tùng nuốt nước bọt – Em lẻn ra một mình!

   Lời thú nhận của thằng oắt làm Quý ròm tá hỏa. Mặt nó méo xẹo:

   - Thế này thì chết mất! Ba mẹ em mà biết thì em chỉ có tét đít!

   - Ba mẹ em không biết đâu! – GiọngTùng tự tin – Lúc ra khỏi nhà, em bấm ổ khóa bên ngoài. Lát nữa em sẽ tự mở cửa sè sẹ đi vô!

   Rồi nó hớn hở khoe:

   - Em có đem theo chìa khóa đây nè!

   ThấyTùng thọc tay vào túi định rút xâu chìa khóa ra để “minh họa”, Quý ròm lật đật xua tay:

   - Thôi, thôi, khỏi!

   Rồi nó quay sang Văn Châu mãy giờ vẫn đứng trố mắt bên cạnh:

   - Giờ tính sao Văn Châu? Có nên cho nó đi theo không?

   NgheQuý ròm hỏi vậy, Tùng giãy nãy:

   - Cho em đi theo với! Cho em theo với!

   - Thôi, được rồi! – Văn Châu cười – Ðã lỡ đi theo tới đây thì đi luôn! Nhưng nhớ phải tuyệt đối giữ im lặng và nhất là không được tự tiện làm ất cứ chuyện gì đấy!

   - Dạ, dạ, được mà! – Tùng rối rít – Em sẽ chẳng làm gì đâu! Em chỉ đứng xem thôi!

   Cái thằng! Mình đi truy tìm sào huyệt “bọn cướp” mà nó cứ làm như mình đi biểu diễn ca nhạc không bằng! Xem với lại xiếc, đúng là trẻ con! Quý ròm nhủ bụng và hừ giọng nói thêm:

   - Nhưng nhớ lần này là lần cuối cùng đấy nhé! Lần sau đi đâu phải được đồng ý của ba mẹ đàng hoàng, nếu không bọn anh sẽ không cho em đi theo đâu đấy!

   Nói xong, Quý ròm bỗng khụt khịt mũi, ngó lơ chỗ khác. Nó sực nhớ tối nay nó lẻn ra đây cũng chẳng hề được “ba mẹ đồng ý” tẹo nào cả.

   - Ối! – Ðang ngượng ngùng quay mặt đi, Quý ròm bỗng tái mặt kêu lên – Tên kia biến đi đâu rồi?

   Văn Châu cũng vừa kịp nhận ra sự biến mất đột ngột của đối phương.

   - Bỏ xừ rồi! Kiểu này thì công toi!

   - Mình ầm ĩ cứ như họp chợ thế này, chắc hắn đã trốn từ đời tám hoánh! – Quý ròm than thở, giọng xuôi xị.

   - Ðừng lo! – Tùng bình tĩnh chen lời – Mình còn có con Tai To đây mà sợ gì!

   Nói xong, nó ngồi thụp xuống vỗ vỗ lên lưng Tai To:

   - Tai To! Tên khi nãy đi đường nào rồi, mày tìm xem!

   Nãy giờ lẩn quẩn mãi một chỗ với cậu chủ nhỏ, có lẽ Tai To nóng ruột và chồn chân lắm. NênTùng vừa ra lệnh chưa dứt câu, nó đã phóng vọt lên trước, hăm dẫn đường.

   Bọn trẻ lập tức đi theo.

   Tai To dẫn bọn trẻ đi lâu thật lâu, quanh quanh quẹo quẹo. Nhưng bóng dáng đối phương vẫn bặt vô tăm tích.

   Ði một hồi, vừa mỏi chân vừa sốt ruột, Quý ròm quay sang Tùng:

   - Mũi con Tai To có thính không vậy hở Tùng?

   - Anh yên chí! Nó không bao giờ…

   Ðang nói, mặt Tùng bỗng dưng nghệt ra.

   - Em sao vậy?

   Hỏi xong, mặt Quý ròm cũng liền nghệt ra theo. Nó vừa kịp nhận ra con đường mà tụi nó đang đi là con đường dẫn về nhà Tùng. Mãi một lúc, Quý ròm mới mở miệng được:

   - Thế này là thế nào hở Tùng?

   - Em cũng chẳng biết! – Tùng vẫn chưa hết bàng hoàng.

   Văn Châu ngập ngừng nhìn Tùng:

   - Hay là Tai to không hiểu mệnh lệnh của em?

   Tùng không trả lời câu hỏi của Văn Châu. Mà ngoác miệng gọi:

   - Tai To! Lại đây bảo nào!

   Ðang mê mải dò tìm, nghe gọi, Tai To hơi có vẻ bực mình nhưng nó vẫn co giò phóng lại.

   Tùng ôm lấy cổ chú cún:

   - Tao bảo mày theo dấu “kẻ địch”, sao mày lại dẫn về nhà? Mày có khùng không vậ

   Tai To cựa quậy trong tay Tùng như muốn vùng ra, nhưng rồi không thoát được, nó chồm lên thè lưỡi liếm mặt cậu chủ ra vẻ muốn nói ta đây chẳng khùng một chút nào, mau thả ta ra đi.

   Rốt cuộc chẳng biết làm gì. Tùng đành thả Tai To ra. Vừa thoát khỏi tay chủ, Tai To phóng vèo vèo lại chỗ cũ, rồi vừa chúi mũi đánh hơi nó vừa ngoái đầu lại chỗ bọn trẻ đứng, kêu lên rin rít vẻ nóng nảy.

   - Nó giục mình đấy! – Tùng tặc lưỡi – Kệ, cứ theo nó một đoạn nữa xem sao!

   Văn Châu và Quý ròm chẳng còn cách nào hơn là tiếp tục lẽo đẽo đi theo Tai To, lòng cầu mong cho nó đừng rẽ ngoặt vào cầu thang dẫn lên nhà nhỏ Hạnh.

   Tai To không quẹo về nhà thật. Bọn trẻ mừng quýnh khi thấy lúc đi ngang qua nhà, Tai To vẫn phớt lờ, thản nhiên đi tiếp.

   Quý ròm thở phào:

   - Như vậy tên khi nãy đích thị chạy ngang qua đây!

   - Thấy chưa! – Tùng được kịp khoe khoang – Em đã bảo con Tai To thính mũi số dách mà anh không tin!

   Quý ròm vừa rồi đâu có bảo là không tin, nhưng nó chẳng buồn cãi. Thấy Tai To không để mất dấu đối phương là nó mừng rồi.

   Ði khỏi nhà nhỏ Hạnh một quãng, Tai To bất thần quẹo trái.

   Quý ròm kêu khẽ:

   - Nó đi về phía kinh TàuHủ!

   Quả thật, một lát sau bọn trẻ đã ở bên bờ kinh, trong gió đã thoang thoảng mùi bùn.

   Tai To vẫn cắm đầu lầm lì đi miết. Nó kiên trì rảo dọc theo dãy nhà chông chênh ken dày sát mép nước.

   Trong khi bọn trẻ đang lo âu tự hỏi không biết Tai To có nổi hứng dẫn bọn nó đi lang thang ngoài đường cho đến tận sáng hay không thì Tai To đột ngột dừng chân trước một chiếc “cầu ván” thấp lè tè gồm những tấm gỗ dài bắt hờ hững trên những chiếc cọc nhô lên từ dưới dòng nước đen sì, đặc quánh.

   Sau khi quay lại như tỏ ý bảo bọn trẻ đi theo, Tai To thận trọng đặt chân lên “cầu”. Cầu có nhiều nhánh, de ngang rẽ dọc. Nhưng Tai To đã có chủ định. Nó cứ phăm phăm đi thẳng tới căn nhà nhỏ nằm phía trái.

   Gọi căn nhà này là căn lều thì đúng hơn! Nó nhỏ tí, cũ kỹ và xiêu vẹo. Mái tôn thủng lỗ chỗ, phải bọc ngoài bằng giấy dầu, còn những tấm phên đan thì mốc meo, thưa rỉnh thưa rẻo, gió luồn vào thông thốc.

   Tùng suỵt khẽ ra hiệu cho Tai To im lặng rồi bước lại cạnh Văn Châu và Quý ròm nheo mắt nhìn qua kẽ phên hở.

   Trong nhà chẳng có đồ đạc gì nhiều nhưng chỗ ăn, chỗ ngủ, chỗ nấu nướng đều dồn vào một nơi nên nom vẫn rất chật chội.

   Trên chiếc chõng tre ọp ẹp, một con nhỏ khoảng tám, chín tuổi đang ngồi tựa lưng vào vách, mặt mày buồn thiu, xanh mét như vừa ốm dậy.

   Một thằng bé lớn hơn nó vài ba tuổi, có lẽ là anh nó, ngồi mé bên mép giường, một tay bưng cây đèn hột vịt, tay kia chìa tô cơm đến trước mặt nó, âu yếm nói:

   - Em ăn đi! Hôm nay có thức ăn ngon lắm!

   - Anh lại gặp ông nữa ư? – Ðôi mắt con bé vụt long lanh.

   Thằng nhóc gật đầu:

   - Ừ. Ã"ng tốt bụng lắm! Ã"ng giống hệt như ông Bụt mình vẫn nghe kể! Ã"ng thích giúp đỡ những người nghèo khổ!

   Mặt con bé lộ vẻ bâng khuâng:

   - Thế ông sẽ giúp anh em ta đến bao giờ?

   - Ðến chừng nào em khỏe hẳn! Lúc đó anh lại đi làm để nuôi em!

   Rồi sợ nhỏ em nghĩ vẩn vơ, thằng anh ấn tô cơm vào tay em:

   - Em ăn đi rồi đi ngủ!

   - Thế còn anh?

   - Anh ăn rồi!

   Thằng nhóc vừa đáp vừa quay mặt đi chỗ khác.

   Con bé không hỏi nữa, nó lặng lẽ và cơm. Nhưng con bé không ăn được nhiều, cũng có thể nó chẳng buồn ăn. Ăn khoảng được lưng chén cơm, nó đặt chiếc tô xuống chõng:

   - Em không ăn nữa đâu!

   Thằng anh cúi nhìn tô cơm còn đầy, năn nỉ bằng giọng dịu dàng:

   - Em ráng ăn nhiều thêm một tí nữa đi! Ăn như mèo thế kia bao giờ em mới khỏe lại được!

   Con bé vẫn uể oải lắc đầu.

   Thằng anh nhìn đăm đăm vào mặt em một hồi rồi khẽ chép miệng:

   - Ăn đi em! Nếu em cố ăn, anh sẽ tìm cho bằng được Út Cưng về cho em

   Nghe nhắc đến Út Cưng, con bé bỗng vùng vằng. Mặt nó xịu xuống”

   - Anh phải tìm Út Cưng về trước! Nhìn thấy Út Cưng là em khỏe lại liền!

   - Em yên tâm! Ã"ng đã hứa tìm giúp anh em ta rồi! Chẳng bao lâu nữa Út Cưng sẽ trở về!

   Thằng anh vội vã đáp và lần này nó quay mặt về phía bức vách bọn trẻ đang nấp. Mặt nó trông dàu dàu đến tội. Bọn trẻ còn nghe nó buông một tiếng thở dài.

   Tùng không nén được cảm xúc, nó khều Quý ròm:

   - Tội nghiệp anh em nó quá anh ạ!

   - Ừ.

   - Chắc là em tụi nó đi lạc!

   Quý ròm lại “ừ”. Nó cũng cảm thấy bùi ngùi không kém. Ngần ngừ một lát, nó quay sang Văn Châu:

   - Giờ tính sao?

   - Theo bạn thì sao? – Văn Châu bối rối hỏi lại.

   - Bạn nói ý bạn trước đi! – Quý ròm mỉm cười – Bạn là cháu nội của Bụt mà lại!

   Văn Châu cũng cười. Và quyết định:

   - Mình cứ gặp thằng bé rồi hẳng hay!

   Văn Châu vừa nói xong, Quý ròm chưa kịp có ý kiến, thằng Tùng đã láu táu đưa tay gõ bồm bộp vào vách.


CHƯƠNG 9

   Ðó là một gia đình nghèo trôi giạt. Người mẹ mất đã lâu, ba cha con sống lang thang nhiều năm trước khi tấp vào ven kinh TàuHủ, được một người hàng xóm hảo tâm nhường cho cái buồng tắm hư hỏng chờ tháo dở, làm nơi độ nhật.

   Cả ba cha con đều sống bám vào các bãi rác. Với chiếc túi vải trên vai và cù móc trên tay, cả ba suốt ngày lặn hụp trong các đống rác rưởi hôi tanh, bươi móc nhặt nhạnh các thứ chai lọ, hộp thiếc còn dùng được, các loại bao ni-lông, dép đứt, các thứ thau nhựa đã nứt toác nhưng vẫn có những người mua lại để nấu chảy, tái chế…

   Cho đến ngày người cha mệt mỏi ngủ quên ngoài bãi xe chở rác đêm vô tình cán chết, sau khi ôm nhau khóc đến sưng cả mắt, hai đứa bé mồ côi quyết định giã từ luôn cái nghề kiếm ăn bấp bênh và lắm rủi ro này.

   Thằng anh hì hục đóng một chiếc thùng gỗ, sau đó hai anh em moi hết túi quần túi áo gom được ít tiền còm đem mua hai hộp xi-ra và một cái bàn chải. Từ đó thằng anh ngày ngày lang thang qua các đường phố tập tễnh hành nghề đánh giày, chịu đủ thứ kèn cựa, hà hiếp kể cả đánh đập của các băng nhóm lỏi tì, để cắn răng kiếm tiền nuôi em.

   Nhưng thằng anh đi làm chẳng bao lâu thì con em ngã bệnh, một phần do hít thở không khí ô nhiễm ở bãi rác lâu ngày nhưng phần chính là do chấn động bởi cái chết đột ngột của người cha.

   Thiếu tiền chạy chữa, thằng anh phải giấu em đem con Út Cưng đi bán để có tiền lo liệu thuốc men cho em.

   Nhỏ em khỏi bệnh, nhưng khi hay ra Út Cưng đã bị đem bán, nó đâm ủ rũ từ sáng đến t chẳng buồn ăn uống. Thằng anh lo sợ, đành nhét chiếc thùng gỗ vào gầm giường, suốt ngày lủi thủi ở nhà an ủi, chăm sóc em.

   Nghề đánh giày tuy không kiếm tiền được bao lăm nhưng không có nó, hai anh em chẳng biết đào đâu ra cái ăn. Không đành lòng nhìn con em nằm mọp trên giường, một trưa nọ thằng anh lẻn ra khỏi nhà. Bụng lép kẹp, nó đi vòng vèo qua các phố, mắt đảo xuôi đảo ngược, cố nghĩ cách tìm một chút gì đó bỏ bụng và đem về cho em.

   Ðang vô kế khả thi, trong lúc lững thững đi ngang qua trước cổng nhà nọ, thằng bé chợt nhìn thấy một người phụ nữ xách chiếc gà mên từ trong ngôi biệt thự đi ra. Chiếc gà mên này chắc hẳn đựng đồ ăn! Thằng bé nuốt nước bọt nghĩ, mắt vẫn không ngừng láo liên dò xét.

   Nó thấy người phụ nữ nọ đem chiếc gà mên đến căn nhà nhỏ góc vườn, một chốc lại quay về tòa biệt thự, lần này đi hai tay không.

   Tưởng tượng đến những món ăn trong chiếc gà mên, thằng bé nghe bụng mình sôi lên. Nó nhìn đăm đăm vào căn nhà vắng vẻ, thầm nhủ chắc trong nhà không có ai. Thế là một ý nghĩ táo bạo nảy ra trong đầu: phải đánh xoáy chiếc gà mên kia!

   Ðói quá hóa liều, thằng bé loay hoay bám cổng trèo lên. Lọt được vào bên trong, nó liền khom mình lần đến căn nhà nọ, quanh ra phía cửa sau.

   Kể đến đây, thằng bé ngập ngừng đưa mắt liếc bọn Quý ròm. Nó là đứa trẻ cù cù bất, một quãng đời dài sống trên bãi rác, gặp lúc quẫn bách thỉnh thoảng cũng mở miệng xin ăn, nhưng chưa bao giờ nó là kẻ trộm. Hôm đó, không hiểu ma xui quỉ khiến thế nào, nó lại nảy ra ý định trèo cổng vào đánh thó chiếc gà mên. Lại vào ngay nhà ông của Văn Châu là “cái thằng” đang đứng khoanh tay chăm chú trước mặt nó.

   Khi nãy, lúc bọn Quý ròm xuất hiện, thằng bé vô cùng kinh hãi. Nhưng khi Văn Châu ôn tồn trấn an và ngoắc nó ra đường nói chuyện, nó mới hoàn hồn và bình tĩnh đi theo. Nội chuyện bọn trẻ lạ mặt này rủ nó ra khỏi nhà, không muốn cho em gái nó nghe thấy những hành vi không hay của nó, đủ khiến thằng bé cảm động và lập tức nó tin ngay đây là những người tử tế.

   Khi cả bọn lên tới mặt đường, Văn Châu giới thiệu ngay mình là ai, không úp mở. Nó cũng nói huỵch toẹt luôn bọn nó đã theo thằng bé tới tận đây trong trường hợp nào.

   Văn Châu chỉ nói vậy thôi. Nó không hỏi, cũng không “điều tra” gì thêm. Nhưng thằng bé giật thót và nó hiểu ngay mình cần phải làm gì.

   Thế là bằng một giọng đứt khúc và không ngừng khụt khịt, nó bùi ngùi kể cho bọn trẻ nghe về những gì đã xảy ra, theo một tuần tự mà không cần sắp xếp nó vẫn có thể kể một cách mạch lạc. Nhưng khi kể đến đoạn thủ vai kẻ trộm thì nó bỗng đăm ra ấp úng.

   - Em cứ kể tiếp đi! Ðừng ngại! – Văn Châu nói bằng giọng dịu dàng, cuộc đời của thằng bé khiến lòng nó mềm hẳn đi.

   - Thế là em lần vào theo cửa bếp! – Thằng bé ngượng ngùng đưa tay cào lên mớ tóc bù xù – Nhưng không ngờ trong nhà lại có người!

   - Ðó là ông của tôi đấy! – Văn Châu mỉm cười – May cho em, hôm đó nhằm vào mấy ngày Tết, khách khứa nhiều nên chị Thắm phải về phụ bên ba mẹ tôi! Nếu chị Thắm có mặt ở đó thì gay go to rồi!

   Hóa ra người phụ nữ xách gà mên là chị Thắm! Thằng bé nghĩ thầm và bất giác đỏ mặt lên.

   - Rồi sao nữa? – Quý ròm thấy câu chuyện bị ngắt quãng, sốt ruột giụ

   Thằng bé chớp mắt nhìn Văn Châu.

   - Vào được trong nhà, em sè sẹ đi lần lên trên. Nhưng vừa ló đầu ra khỏi bức rèm, em bỗng giật bắn cả người khi nhác thấy một bóng người đang ngồi xếp bằng trên phản. Lập tức em liền đứng im thít, thậm chí không cả thở. Trong khi em đang tính kế quay lui thì ông của anh thình lình buột miệng “vào đây bằng cách nào thế?”. Nghe vậy, em càng run bắn. Ã"ng nói trổng không nên thoạt đầu em dáo dác nhìn quanh em tưởng ông hỏi ai. Nhưng khi phát hiện trong nhà ngoài ông và em không còn một người nào khác thì em biết ngay là ông hỏi em.    Em vừa sợ hãi lại vừa ngạc nhiên. Từ đầu đến cuối, em hành động rất thận trọng không hề phát ra một tiếng động nhỏ vậy mà không hiểu sao không quay đầu lại ông vẫn biết em đang ở trong nhà. Lúc đó quýnh quá, thay vì chuồn lẹ, em lại lắp bắp “Dạ, cháu… cháu… trèo cổng vào ạ!”. Ã"ng vẫn nhìn thẳng ra phía trước, bình thản hỏi:

   “Thế cháu định trộm gì trong nhà ông thế?”. Khổ nỗi, ông càng bình tĩnh thì em càng hốt. “Dạ, cháu định trộm… cái gà mên ạ! Cháu đói quá!”. Ã"ng liền hỏi “Thế ba mẹ cháu đâu?”. “Mẹ cháu mất lâu rồi ạ! Ba cháu cũng vừa mới mất!”, em đáp và không kềm lòng được, em kể kể sơ qua hoàn cảnh của em cho ông nghe. Nghe xong, ông im lặng một lát rồi bảo “Cháu lấy cơm trong gà mên mà ăn cho đỡ đói”. Em hỏi “Cơm này này phần của ông ạ?”. Ã"ng trấn an “Cháu cứ ăn đi! Ăn một nửa, một nửa gói về cho em! Ã"ng sẽ bảo người nhà đem đến cho ông phần cơm khác!”. Ðang đói lả, thế là em làm theo lời ông. Ăn xong, em cám ơn và chào về thì ông chợt nói “Ã"ng không có tiền bạc gì để giúp cháu. Chỉ cơm nước là sẵn. Chừng nào cháu chưa thể đi làm thì mỗi ngày cứ đến đây, ông sẽ để phần cơm cho anh em cháu”. Em đang còn ngỡ ngàng thì ông dặn tiếp “Nhưng chớ đến ban ngày như hôm nay, coi chừng có người bắt gặp! Cháu nên đến khoảng mười giờ tối trở đi! Ðứng ngoài cổng làm hiệu gọi ông, ông sẽ ra”…

   Câu chuyện càng lúc càng rõ ràng và khi thằng bé kể đến đây thì mọi chuyện đã hoàn toàn sáng tỏ. Văn Châu thở phào và tự dưng cảm thấy thương ông quá thể. Ã"ng đã già yếu, lại mù lòa, bây giờ sống bằng sự chu cấp của dâu con nên hay lo nghĩ. Ngay cả một nghĩa cử như vậy ông cũng làm lén lút giữa đêm hôm, sợ người chung quanh hay biết. Thật là tội cho ông quá!

   Quý ròm có lẽ cũng đang nghĩ đến ông. Nên nó vụt hỏi thằng bé:

   - Thế em có biết là ông bị loà không?

   - Ã"i, ông bị lòa ư? – Thằng bé kêu lên bàng hoàng – Thế thì em không biết! Hôm lẻn vào nhà, em hãi quá nên không dám nhìn thẳng mặt ông. Những tối hôm sau, thấy ông sờ soạng, em chỉ nghĩ là ông mắt kém, lại trời tối, chứ chẳng biết là ông chẳng nhìn thấy gì! Ã"i, nếu biết thế thì em chả nghe lời ông để ông phải vất vả như thế làm gì!

   Giọng thằng bé ngập tràn hối hận. Rồi nó vùng nói thêm, vẻ quả quyết:

   - Từ ngày mai, em sẽ chẳng đến làm phiền ông nữa đâu!

   Văn Châu đặt tay lên vai thằng bé, giọng khẽ khàng:

   - Không làm phiền ông thì đúng rồi! Nhưng đến thì vẫn cứ đến, hiểu chưa?

   - Ðến làm gì cơ? – Thằng bé không hiểu.

   Văn Châu mỉm cười:

   - Ðến gặp tôi! Tôi sẽ thay ông “tiếp tế lương thực” cho em! – Rồi nó nheo nheo mắt nhìn thằng bé – Ðến gặp tôi thì đến vào ban trưa và không cần phải kêu “meo meo” đâu!

   Và trước vẻ mặt sượng sùng pha lẫn cảm động của thằng bé, Văn Châu quay sang Quý ròm vui vẻ hắng giọng:

   - Thế là xong! Tụi mình về!

   Nhưng Quý ròm chưa kịp quay lưng thì thằng Tùng đã thò tay níu lại:

   - Khoan đã anh Quý!

   Ðối với Văn Châu và Quý ròm thì “vụ án” coi như xong nhưng với Tùng thì vẫn còn dây dưa một tẹo. Vì vậy khi Quý ròm ngạc nhiên hỏi:

   - Chuyện gì vậy?

   Nó nhanh nhẩu nhắc:

   - Còn vụ Út Cưng gì gì đó!

   À! Chuyện đó mình đã định hỏi từ đầu mà lại đểng đoảng quên khuấy đi mất! Quý ròm đưa tay gõ trán và tặc lưỡi quay sang thằng bé:

   - Còn chuyện đứa em út của em thì sao?

   Thằng bé ngơ ngác:

   - Ðứa em út nào ạ? Em có còn đứa em nào nữa đâu!

   Câu trả lời của thằng bé khiến bọn trẻ chưng hửng:

   - Chứ còn Út Cưng nào đó! – Văn Châu nhíu mày.

   - À! – Thằng bé lại bối rối cào lên mớ tóc – Ðó không phải là đứa em nào cả! Ðó chỉ là một con…

   Thằng bé chưa nói dứt câu, Tùng đã vọt miệng ra vẻ hiểu biết:

   - Em hiểu rồi! Út Cưng chắc cũng giống như Tai To thôi! Ðó là một con chó phải- Không phải! – Thằng bé buồn bã lắc đầu – Út Cưng không phải là một con chó, mà là một con sáo! Em gái của em rất thương con sáo này nên thường gọi nó là    Út Cưng! Vì vậy khi biết em lén đem con sáo đi bán để lấy tiền mua thuốc, nhỏ em của em buồn đến mức chẳng thiết ăn uống gì nữa!

   Trong một thoáng, bọn trẻ vội vã đưa mắt nhìn nhau, mặt đứa nào đứa nấy đầu sửng sốt. Chẳng lẽ chuyện lại liên quan đến con sáo nhỏ Hạnh vừa mới mua?

   - Em bán con sáo khi nào? – Quý ròm hấp tấp hỏi.

   - Em bán cách đây khoảng mười hôm rồi!

   - Bỏ xừ rồi! Không khéo đúng là con sáo của bọn mình! Quý ròm thót bụng lại:

   - Thế em bán con sáo tại đâu?

   Không hiểu tại sao anh chàng này lại hỏi han kỹ lưỡng thế, thằng bé hơi lộ vẻ ngạc nhiên nhưng nó vẫn thật thà đáp:

   - Em bán tại công viên Lam Sơn!

   Tới đây thì Quý ròm không còn hồ nghi gì nữa. Nó khịt khịt mũi:

   - Ðó là một con sáo biết nói phải không?

   - Ủa, sao anh biết? – Thằng bé trố mắt.

   Quý ròm nhún vai:

   - Anh chỉ đoán vậy thôi!

   Rồi nó thở dài, vẻ tiếc nuối:

   - Anh nghĩ rằng trước sau gì nhỏ em của em cũng sẽ gặp lại Út Cưng!

   - Em cũng mong như vậy! – Thằng bé nói, mặc dù nó có vẻ không tin tưởng vàoiều đó.

   - Nhất định là như vậy!

   Tùng đột ngột chen lời. Giọng điệu chắc như đinh đóng cột của nó khiến thằng bé vô cùng cảm động. Thằng bé không biết khi quả quyết như vậy, Tùng cảm thấy lòng mình đau nhói. Nó rất yêu con sáo. Nó biết khi nó nói như vậy có nghĩa là sắp tới nó sẽ chẳng còn được nghe con sáo “Xin chào” hoặc láu lỉnh “Sáng rồi, ngụ đi” nữa. Vắng cái miệng ra rả của con sáo, nhà nó sẽ buồn tênh.    Nhưng Tùng không thể làm khác. Nó đã nhìn thấy đứa con gái trạc tuổi nó ngồi thu lu trên giường, mặt mày ủ dột trông đến tội.

   Lòng buồn vui lẫn lộn, trên đường về Văn Châu và Quý ròm hỏi gì Tùng cũng chỉ đáp qua loa, chiếu lệ. Nó chỉ muốn làm thinh lẽo đẽo đi theo Tai To cho đến tận nhà.


CHƯƠNG 10

   Sáng sớm, Quý ròm còn chưa tỉnh ngủ, nhỏ Diệp đã cầm mép chăn giật đùng đùng:

   - Dậy! Dậy! Sáng rồi!

   Quý ròm đổ quạu, đập chân xuống giường một cái “rầm”:

iv height=”0″>

   - Cái con ngốc tử này! Mày làm gì thế?

   - Ðập anh dậy chứ làm gì! Tối hôm qua anh chẳng bảo sáng nay anh sẽ dậy sớm để thuật cho em nghe “chuyện đó” là gì!

   Cái miệng bô bô của nhỏ Diệp khiến Quý ròm không dám nấn ná. Nótung chăn ngồi dậy và nhìn nhỏ em bằng ánh mắt như muốn ăn tươi nuốt sống:

   - Mày có vặn nhỏ cái “đài” của mày lại đi không, đồ ngốc!

   Lúc bình thường, bị ông anh mắng là “đồ ngốc”, nhỏ Diệp sẽ tru tréo ngay. Nhưng hôm nay bẩy được Quý ròm ra khỏi giường lúc sáu giờ sáng là một thành tích vô tiền khoáng hậu nên nhỏ Diệp không thèm chấp nhất làm gì ba chuyện “lặt vặt” đó. Nó toét miệng cười:

   - Ai bảo anh cứ nằm lì chi!

   Quý ròm không thèm đôi co. Nó cau có lê dép lẹp xẹp xuống nhà sau rửa mặt.

   Chả là tối hôm qua, Quý ròm mò về nhà trễ hoắc. NhỏDiệp buồn ngủ díp cả mắt nhưng phải ráng thức đến gần mười hai giờ khuya để mở cửa cho ông anh vào. Vậy mà nó mới mở miệng hỏi thăm một câu, Quý ròm đã gạt phắt “Ði ngủ đi! Sáng mai tao dậy sớm tao kể cho nghe!”. Vì vậy mới xảy ra cái chuyện mới sáng bảnh mắt, nhỏ em đã lại giường ông anh khua khoắng ầm ĩ khiến Quý ròm mặt sưng một đống.

   Một lát sau, Quý ròm xồng xộc đi lên:

   - Sao, hỏi gì hỏi lẹ lên, tao còn đi học!

   - Anh chỉ phịa! Trường em vẫn còn nghỉ Tết kia mà!

   Quý ròm nhăn mặt:

   - Mày chả biết gì hết cũng nói! Trường cấp hai phải khác trường cấp một chứ! Tụi tao là người lớn, đâu có nghỉ lâu như trẻ con tụi mày!

   Thấy ông anh giở giọng trịch thượng, nhỏ Diệp ức lắm. Nhưng sợ “hao hụt” khoản thì giờ quí báu, nó nén giận đi ngay vào đề tài chính:

   - Thế tối hôm qua anh có gặp bọn cướp không?

   - Hỏi với chả han! – Quý ròm hừ mũi – Ði bắt cướp mà không gặp bọn cướp thì còn gặp ai!

   - Thế rồi sao nữa?

   - Sao là sao?

   - Thế gặp bọn cướp thì anh làm gì?

   - Thì xông vào đánh nhau chứ còn làm gì! – Quý ròm vung tay – Chẳng lẽ lại giương mắt ra ngó?

   NhỏDiệp vặn ngay:

   - Anh bảo hơn nhau ở chỗ mưu trí sao anh còn xông vào đánh nhau? Anh không “la làng” sao?

   Quý ròm giật thói. Nó lúng túng đưa tay gãi má:

   - La làng hả? Ờ, có, có! Tao có la! Nhưng chả ai nghe thấy cả! Thế là tao đành phải ra tay! Ðánh nhau một hồi, bọn cướp bỏ chạy hết ráo!

   - Anh lại phịa! – NhỏDiệp cười khì – Làm sao anh có thể đánh thắng bọn cướp được!

   - Ðâu phải mình tao đánh! – Quý ròm cố chống chế – CóVăn Châu nữa chi! Nó lo đánh phía trên, còn tao bò lom khom dưới đất… ngáng cẳng địch thủ! Bọn cướp bị tao ngáng té lịch bịch, chúng hoảng vía dông tuốt!

   - Xạo ơi là xạo! – NhỏDiệp lại ôm bụng cười ngặt nghẽo – Anh mà bò lổm ngổm dưới đất, bọn cướp đạp cho một phát là bẹp dúm như con gián ấy chứ!

   Giọng lưỡi nhạo báng của nhỏ Diệp làm Quý ròm đỏ mặt tía tai. Nó đùng đùng bỏ đi:

   - Mày la xạo thì thôi! Tao đi học đây!

   - Nè, nè…

   NhỏDiệp hớt hải kêu. Nhưng Quý ròm vẫn một mực giả điếc. Nó lẳng lặng đi thay đồ, soạn tập và hối hả ôm cặp phóng vù ra cửa. Thực ra, Quý ròm chỉ làm bộ thế thôi. Nó chả giận gì nhỏ Diệp. Nó vội vã đến mức bỏ cả bữa ăn sáng bà đã bày sẵn trên bàn chẳng qua nó sợ nấn ná một hồi, nhỏ Diệp hạch tới hạch lui, nó sẽ hết đường nói dóc.

   Tiểu Long và nhỏ Hạnh đón Quý ròm ngay trước cổng trường.

   - Sao rồi? – Cả hai cái miệng cùng hỏi.

   Quý ròm liếc nhỏ Hạnh, thấy bạn mình mặt mày bồn chồn thấp thỏm, nó biết hành tung của thằng Tùng tối hôm qua đã không bị phát hiện và thằng này sau khi trở về trót lọt cũng khôn hồn giấu nhẹm luôn mọi chuyện. Nghĩ đến thằng Tùng tinh ranh này, Quý ròm bất giác buột miệng “hì” một cái.

   Thái độ của Quý ròm khiến hai đứa kia sốt cả ruột. Nhỏ Hạnh nhăn nhó:

   - Kết quả thế nào, sao Quý không nói? Vui gì mà cứ nhe răng “hì hì” thế không biết!

   Lời trách móc của nhỏ Hạnh khiến Quý ròm chột dạ. Không khéo thì lộ bí mật của thằng oắt Tùng mất! Quý ròm nhủ bọng và tìm cách nói trở:

   - Vui gì đâu! Tôi cười là cười… đau khổ đó thôi!

   Câu nói bí hiểm làm Tiểu Long và nhỏ Hạnh tròn xoe mắt:

   - Cười đau khổ?

   - Ừ! – MặtQuý ròm vẫn xuôi xị – Công của mình bỗng chốc hóa thành công cốc, không đau khổ sao được!

   Hai đứa kia vẫn chẳng hiểu Quý ròm muốn nói gì:

   - Công gì mà thành công cốc?

   Quý ròm chép miệng:

   - Công dạy cho con sáo nói bốn chữ “Bò viên ngon lắm” ấy! Bây giờ Hạnh sắp  sửa đem cho con sáo đi rồi, bảo tôi vui làm sao tôi vui nổi!

   Nhỏ Hạnh ngơ ngác:

   - Làm gì có chuyện Hạnh sẽ đem cho con sáo! Ai bảo với Quý thế?

   - Chả ai bảo cả! – Quý ròm thở dài – Nhưng Quý biết Hạnh sẽ làm như thế…

   Lần này, không đợi hai bạn giục, Quý ròm thong thả thuật lại những gì xảy ra tối hôm qua, bắt đầu từ lúc nó và Văn Châu nấp đằng sau cột đèn. Lời kể của Quý ròm dĩ nhiên trung thực và chính xác đến 99%. Sở dĩ có con số 99 này bởi vì có 1% Quý ròm không tiện nói. Ðó là sự tham gia của thằng Tùng và Tai To trong cuộc truy lùng.

   Quý ròm đoán đúng.

   Khi nghe xong câu chuyện, Tiểu Long không ngừng thu nắm tay quẹt mũi:

   - Tội nghiệp anh em thằng bé ghê!

   Còn nhỏ Hạnh thì ngồi thừ người, lẩm bẩm:

   - Có lẽ phải làm như thế! Hèn gì hôm đó trông thằng bé buồn

   Và cũng vì Quý ròm đoán đúng mà tối đó, hai anh em thằng bé chết sững như trời trồng khi bọn Quý ròm đột ngột kéo một lô một lốc vào nhà và trên tay nhỏ Hạnh lủng lẳng chiếc lồng sáo quen thuộc.

   Sau một thoáng sững sờ, nhỏ em gái lập tức nhảy xuống khỏi chõng chạy lại chiếc lồng sáo, rạng rỡ kêu:

   - ÚtCưng của chị! Út Cưng đã về đấy à!

   Con sáo dường như cũng kịp nhận ra người chủ cũ. Nó nhảy thoăn thoắt giữa các nan tre, lảnh lót:

   - Xin chào! Xin chào!

   Trong khi con sáo nhận ra nhỏ em thì thằng anh cũng vừa nhận ra Tiểu Long và nhỏ Hạnh. Nó ngỡ ngàng:

   - Thì ra là…

   Nhỏ Hạnh đánh mắt về phía Quý ròm và Văn Châu, mỉm cười ngắt lời:

   - Tụi này là bạn của nhau! Em chẳng có gì phải ngạc nhiên!

   Nghe vậy, mặt thằng bé rạng lên. Nhưng rồi nó bỗng cụp mắt xuống. Thằng bé đột nhiên lộ vẻ lúng túng, các ngón tay cứ bấu mãi vào mép quần. Những cử chỉ lóng ngóng của nó không qua được mắt nhỏ Hạnh.

   Biết nó có điều gì khó nói, nhỏ Hạnh vội đưa chiếc lồng sáo cho nhỏ em rồi quay sang thằng anh:

   - Có chuyện gì thế em?

   Thấy thằng bé ngẩn ngừ, mấy lần mở miệng định nói lại thôi, nhỏ Hạnh dịu giọng trấn an:

   - Có gì khó khăn em cứ nói chị nghe đi! Ðừng sợ!

   Thằng bé nuốt nước bọt, nó cố thu hết can đảm:

   - Em lỡ xài hết tiền rồi!

   Nhỏ Hạnh gật gù:

   - Ồ, em đừng lo! Em cần bao nhiêu tụi này sẽ tìm cách quyên góp giúp đỡ em!

   - Không phải ạ! Thằng bé lật đật thanh minh – Không phải em muốn… xin tiền!

   Nhỏ Hạnh thoáng ngẩn người:

   - Em vừa bảo là em xài hết tiền kia mà!

   Thằng bé gãi đầu, khổ sở:

   - Hết tiền là hết tiền kia kìa! Tiền một trăm ngàn hôm trước em bán con sáo ấy! Em đã lấy tiền đó mua thuốc hết rồi! Vì vậy bây giờ… bây giờ…

   Nói đến đây, thằng bé lại ngắc ngứ. Nhưng nhỏ Hạnh không cần nghe hết. Nó dịu dàng đặt tay lên vai thằng bé, mỉm cười nói:

   - Con sáo này là chị đem tặng cho nhỏ em của em! Chứ có phải chị bắt em chuộc lại đâu mà tiền với nong!

   Câu nói của Hạnh làm thằng bé lặng người, không nói được một lời. Chỉ có đôi mắt nó bỗng dưng ươn ướt.

   Nhỏ em không nhìn thấy vẻ mặt xúc động của thằng anh. Trên chiếc chõng tre ọp ẹp, nó đang hồn nhiên và vui vẻ đùa giỡn với con sáo:

   - ÚtCưng! Út Cưng! Gọi tên chị đi! Tên chị là gì nào, em còn nhớ không?

   Con sáo nhảưng tưng:

   - Xạo! Xạo!

   Nhỏ em bây giờ chẳng có vẻ gì là một người bệnh. Nó cười như nắc nẻ:

   - Giỏi quá! Út Cưng giỏi quá!

   Trong khi đó, bọn Quý ròm kinh ngạc đến há hốc miệng:

   - Em tên Xạo thật à? – Tiểu Long sửng sốt hỏi.

   - Không phải! – Con nhỏ cười tươi – Em tên Xảo. Nhưng con sáo này không nói được chữ Xảo. Nó toàn kêu là Xạo không hà!

   NgheXảo giải thích, bọn trẻ đều phì cười. Và sực nhớ con sáo này không phát âm được dấu hỏi! Hèn gì! Vậy mà trước nay cứ tưởng nó nói bậy!

   Văn Châu cười hỏi:

   - Em tên Xảo, còn anh em tên gì?

   - Anh em tên Nở! – Rồi nó thật thà nói thêm – Nhưng anh em không tập cho con sáo gọi tên ảnh, nó kêu thành “Nợ” xui lắm!

   Lần này thì cả bọn trẻ lẫn thằng bé – bây giờ là thằng Nở – đều gập bụng lại mà cười.

   Nở nín cười trước tiên. Nó đứng thẳng người dậy, huơ tay:

   - Trước đây thì em sợ, nhưng bây giờ em hết sợ rồi!

   Rồi nó quay qua con sáo:

   - ÚtCưng! Nói chữ Nở đi! Nếu mày đừng nói thành dấu nặng tao sẽ cho mày… cho mày

   Nói đến đó, sực nhớ không có cái gì để cho con sáo, Nở nhìn quanh quất. Nhác thấy mấy cục bò viên trong tô cơm Văn Châu mới giúi vào tay nó hồi trưa đang đặt trên chõng, nó liền nhón lấy một cục đưa qua đưa lại trước chiếc lồng:

   - Nếu này nói đúng, tao sẽ cho mày cục bò viên này! Mày đã biết món bò viên mùi vị như thế nào chưa?

   Nghe Nở nhắc đi nhắc lại hai, ba lần tiếng “bò viên”, con sáo quên béng mất yêu cầu của chủ, mà hí hửng vọt miệng:

   - Bò viên ngon lắm! Bò viên ngon lắm!

   Câu đối đáp thình lình của con sáo khiến Nở giật bắn, cục bò viên rớt bộp xuống đất.

   Còn nhỏ Xảo thì hớn hở vỗ tay bôm bốp:

   - Ã"i, hay quá! Hay quá! Út Cưng của chị thông minh quá! Lại có vẻ bắt đầu mê món bò viên này rồi đấy!

   Trong khi nhỏ Hạnh mặt nhăn mày méo thì Quý ròm vừa cười hinh hích vừa tông cửa chạy ra ngoài để tránh sự “truy kích” bất thần của cô bạn gái. Tiểu Long cũng cười híp cả mắt nhưng lịch sự hơn Quý ròm, nó đưa tay lên che miệng để “âm thanh phát ra vừa đủ nghe, không làm phiền lòng người khác” như đài truyền hình tối tối vẫn hay nhắc nhở.

   Trong bọn, chỉ có Văn Châu là cười nửa miệng. Một phần do nó không hiểu “sự tích bò viên” của nhỏ Hạnh, phần khác do nó bất chợt nghĩ đến ông nó. Nó đang lo lắng không biết lát nữa đây nó sẽ nói với ông như thế nào để ông có thể yên tâm đi ngủ mà không phải thao thức chờ đợi tiếng “meo meo” quen thuộc.

 

Thành HồChíMinh 1996

                                     HẾT                 


1 nhận xét:

  1. Thank you so much for giving everyone such a spectacular possiblity to read critical reviews from this website. It can be so pleasant and packed with fun for me and my office colleagues to search your web site at the very least three times in 7 days to read the new guidance you will have. And definitely, we're at all times motivated with the incredible strategies you serve. Certain 4 facts in this posting are surely the most effective we have all ever had.
    Buy on Sharesies NZ

    Trả lờiXóa