Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

KVH Tap 26 Tiet muc bat ngo.html

Tập 26: Tiết Mục Bất Ngờ

Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh

Tác phẩm: Kính Vạn Hoa

Tủ sách: Tuổi Hoa

Nhà xuất bản Kim Đồng, 1995

Sách 192 trang, khổ 10,2*15,2 cm

Giá: 3,000 đồng

Nguồn : www.thuvien-ebook.com

Đánh Máy : lynchluong

Tạo ebook : Huyền Trang

Chính tả: little angle


Mục Lục

Chương 01

Chương 02

Chương 03

Chương 04

Chương 05

Chương 06

Chương 07

Chương 08

Chương 09

Chương 10


Chương 01

   Trống đổi tiết vừa vang lên, thầy Hiếu ôm cặp bước ra chưa khỏi cửa, lớp trưởng Xuyến Chi đã lật đật đứng dậy quay mặt ra sau:

   - Đề nghị các bạn ở lại!

   Xuyến Chi vừa phát lệnh, hàng chục cái miệng đã nhao nhao phản đối:

   - Tiết thứ năm trống, ở lại làm gì?

   - Thi học kỳ 2 xong rồi, phải về sớm đi chơi chứ!

   Tiếng khóa cặp vang lên lách cách, vẻ như bạn muốn về nhà ngay.

   Mấy hôm nay, những cành phượng trước sân trường bắt đầu lốm đốm hoa đỏ. Những chú ve đi đâu biệt tăm từ năm ngoái đã rủ nhau trở về nấp trong các kẽ lá, kéo đàn nỉ non. Như vậy là mùa hè sắp về.

   Bọn học trò thi xong, chỉ còn chờ bế giảng. Trong tâm trạng nôn nao đó, chẳng đứa nào tỏ ra hăng hái với việc phải ngồi nán lại trong lớp tới giờ cuối cùng.

   Nhưng đó là nói l tụi nó chưa biết Xuyến Chi gọi ở lại để làm gì kia. Khi nghe Xuyến Chi nói tiếp:

   - Hôm nay chúng ta bàn về việc tổ chức buổi liên hoan văn nghệ cuối năm. Các bạn phải đóng góp ý kiến mới được!

   Lũ bạn mới thôi sốt ruột đòi về nữa. Chúng lục tục ngồi xuống. Đầu cổ ngoảnh tới ngoảnh lui nhặng xị và xì xào bàn tán với vẻ háo hức.

   Đỗ Lễ vỗ tay, pha trò:

   - Liên hoan văn nghệ, hay lắm! Tôi sẽ xin trình bày bản vọng cổ Tình anh bán chiếu!

   Tần ngứa miệng, quay qua:

   - Tướng mày bán chiếu chắc chẳng ai thèm mua!

   - Kệ tao!

    Đỗ Lễ “xì” một tiếng:

   - Tao bán chiếu còn hơn mày bán… ghẻ!

   Chuyện ghẻ chốc của Tần đã trôi vào quá khứ từ lâu. Nhưng mỗi khi “đụng độ” với Tần, tụi bạn ác miệng cứ lôi “quá khứ ghẻ” của nó ra để phản pháo. Mỗi lần như vậy, Tần tức anh ách mà chẳng làm gì được.

   Lần này cũng vậy, nghe Đỗ Lễ cà khịa, nó chỉ biết đỏ bừng mặt, lắp bắp:

   - Tao… t

   - Thôi, thôi! – Lớp trưởng Xuyến Chi kịp thời can thiệp – Các bạn đừng lạc đề nữa! Rồi nhìn lướt qua cả lớp, nó hắng giọng nghiêm nghị:

   - Lần này, buổi liên hoan văn nghệ cuối năm của lớp ta sẽ có sự tham dự của các thầy cô bộ môn. Cô Trinh muốn chương trình hôm đó phải thật hấp dẫn và vui nhộn. Vậy theo các bạn, chúng ta nên làm gì?

   - Tưởng gì chứ muốn vui nhộn thì dễ thôi! – Quốc Ân gật gù – Tôi đề nghị cứ làm như năm ngoái.

   Xuyến Chi cau mày:

   - Làm như năm ngoái là sao?

   Quốc Ân cười hề hề:

   - Tức là lớp phó trật tự lớp ta sẽ đứng ra trình bày bài Khúc ca mùa hè nửa chừng bỗng chuyển sang bài… “thường chỉ sau một liều hai viên Imodium” đó!

   Sự nhắc nhở của Quốc Ân khiến cả lớp cười ngặt nghẽo. Còn Minh Vương thì tái xạm mặt. Chả là trong buổi liên hoan văn nghệ năm ngoái, ca sĩ Minh Vương đang hát bài Khúc ca mùa hè một cách trơn tru, nửa chừng bỗng nhăn mày nhíu mặt leo xuống khỏi sân khấu bỏ đi đâu mất, không buồn hát tiếp lời hai, khiến khán giả ngẩn tò te, còn nhạc công Chí Mỹ đang ôm ghi-ta gảy tưng tưng cuống lên, cứ đảo mắt hoang mang ngó quanh ngó quất.

   Lát sau, thằng Phước phát hiện Minh Vương đang ôm bụng từ nhà vệ sinh lếch thếch đi ra, liền hô hoán lên, thế là vỡ lởThì ra hôm trước chả rõ ca sĩ nhà ta ăn xoài chua hay mít chín mà đang biểu diễn nửa chừng bụng dạ bỗng quặn thắt. Thế là ca sĩ đành phải bỏ micro chạy lấy người, không một lời tạm biệt.

   Sự cố của Minh Vương tưởng không ai còn nhớ, nay đùng một cái, Quốc Ân lôi ra, lại kèm theo câu quảng cáo thuốc trị tiêu chạy Imodium khiến lớp học cười nghiêng cười ngửa.

   Thấy Quốc Ân chơi trò phá bĩnh, nhỏ Xuyến Chi tức điên nhưng cũng không nhịn được cười. Phải cố lắm nó mới lấy lại được vẻ nghiêm trang:

   - Thôi, đề nghị các bạn tập trung bàn về chương trình văn nghệ năm nay đi!

   Nhỏ Hiền Hòa giơ tay:

   - An Dung, Việt Hà và tôi sẽ hát bài Hổng dám đâu!

   Quý ròm vỗ tay:

   - Hay lắm! Lớp mình sẽ có một ban “Tam ca áo trắng”!

   Đang khoái chí sau khi đem lại cho cả lớp một tràng cười vỡ bụng, Quốc Ân hăm hở phát huy khả năng “thọc lét”. Nó bô bô nhại lời bài ca:

   - Trên đường Tân Sơn Nhất, Triển Chiêu đi với người yêu. Bao đại nhân trông thấy, gọi Công Tôn Sách ra nhìn…

   Nó chưa kịp hát tiếp, Minh Vương đã sầm mặt nạt ngang:

   - Bạn Quốc Ân nghiêm túc lại nghe!

   Biết Minh Vương thù mình chuyện khi nãy nhưng Quốc Ân phớt lờ. Sắp nghỉ hè, nó chẳng còn ngán lớp phó trật tự. Nó nheo mắt ngâm nga tiếp:

   - Trên đường khuya thanh vắng, Minh Vương đi bán cà rem…

   - Đủ rồi nghe, bạn Quốc Ân! - Nhỏ Hạnh cau mày – Bạn có định đóng góp gì cho chương trình văn nghệ của lớp không vậy? Nếu không, đề nghị bạn ngồi im cho các bạn khác phát biểu!

   Lần này, thấy chẳng ai lên tiếng ủng hộ, cũng chẳng ai cười hưởng ứng như khi nãy, Quốc Ân lỏn lẻn ngó quanh một vòng rồi hậm hực hừ giọng:

   - Im thì im! Hừ, chỉ giỏi làm phác!

   Nhưng khổ nỗi, băng “tứ quậy” không chỉ có một mình Quốc Ân.

   Quốc Ân vừa im thì Quới Lương đã nhanh nhẩu lên tiếng:

   - Tôi đề nghị “thi sĩ Hoàng Hôn” sẽ tham gia chương trình bằng một bài thơ!

   Lớp phó văn thể mỹ Vành Khuyên vui vẻ:

   - Ừ, đọc thơ cũng hay đấy! Nhưng Lâm sẽ đọc thơ gì thế?

   Lâm hấp háy mắt:

   - Tất nhiên là bài thơ được độc giả bình chọn là xuất sắc nhất trong năm của kẻ hèn n

   Thấy thằng Lâm giở giọng bông đùa, nhỏ Vành Khuyên hơi chột dạ. Nó liếm môi:

   - Đó là bài gì vậy:

   Lâm nhìn sang chỗ Quý ròm ngồi:

   - Còn bài nào được yêu thích hơn bài Đám giỗ nhà em nữa! Hì hì!

   Đám giỗ nhà em là bài thơ lúc trước “thi sĩ Hoàng Hôn” làm ra để trêu “thi sĩ Bình Minh”. Trong đó có những câu chết cười như “Ba em nuôi một con mèo. Kế là con vịt, tiếp theo con cầy…”. Nay nghe nó nhắc lại, nhiều đứa che miệng cười khúc khích.

   Quý ròm cũng nhe răng cười tỉnh. Hồi mới đầu, bị thằng Lâm cà khịa, nó giận muốn nổ đom đóm mắt. Bây giờ thì nó quá quen với những trò như thế này rồi. Hơn nữa, từ ngày cùng Lâm thi phổ thơ, nhất là sau thời gian cùng Lâm đêm đêm kéo ra chợ phụ giúp Đặng Đạo, Quý ròm đã nhìn “thi sĩ Hoàng Hôn” bằng cặp mắt khác.

   Nhưng đó là nói về cặp mắt của Quý ròm. Còn cặp mắt của lớp trưởng Xuyến Chi lúc này vẫn đang long lên:

  - Các bạn đùa như vậy đủ rồi à nghen!

   Nhỏ Lệ Hằng giơ tay:

  - Tôi đề nghị bạn Lan Kiều sẽ đọc thơ!

  Nhiều đứa vỗ tay:

   - Đúng rồi! Hôm đó, nhà thơ của lớp ta sẽ ngâm một bài thơ mới nhất!

  Hải quắn nhăn nhở:

   - Và Quang sứt sẽ thổi sáo…

   Quang quay xuống, trề môi:

   - Môi tao hết sứt lâu rồi mày!

   Không thèm để ý đến những trò nhí nhố chung quanh, Xuyến Chi nhìn về phía Lan Kiều:

   - Bạn đồng ý chứ?

   - Đồng ý! Nhưng…

   - Nhưng sao?

   Lan Kiều liếm môi:

   - Nhưng lâu nay tôi không làm được bài thơ nào mới!

   - Không sao! – Nhỏ Vành Khuyên vọt miệng – Bạn đọc bài cũ cũng được! Bài Trường em ấy!

   Quý ròm đột lên tiếng:

   - Lan Kiều đọc bài cũ, còn tôi sẽ đọc bài mới!

   - Quý định đọc bài gì? – Sợ “thi sĩ Bình Minh” chơi trò phá bĩnh như “thi sĩ Hoàng Hôn”, nhỏ Vành Khuyên nhìn Quý ròm, giọng cảnh giác.

   - Tôi chưa bi

   Nhỏ Vành Khuyên nhíu mày:

   - Thơ của Quý sao Quý không biết?

   - Tôi đã làm đâu! Tôi chỉ mới nghĩ trong đầu thôi!

   Hải quắn cười hê hê:

   - Vậy mà cũng dám xung phong!

   Quốc Ân nhanh nhẩu phụ họa:

   - Nếu tới hôm đó “thi sĩ Bình Minh” vẫn chưa sáng tác xong bài mới, đề nghị đọc bài “Lớp em ca hát thật là hay ho…” đấy nhé!

   Quý ròm thản nhiên:

   - Được thôi! Nếu cần tôi sẽ đọc bài thơ Lớp em!

   Nhỏ Xuyến Chi đập hai tay vào nhau:

   - Như vậy chương trình văn nghệ đã có được hai tiết mục ngâm thơ, một tiết mục tam ca. Đề nghị các bạn khác tiếp tục đăng ký thêm!

  Dưỡng giơ tay:

   - Tôi sẽ hát bài “Tình bằng có cái trống cơm, khen ai khéo vỗ ố mấy bông mà nên bông, ố mấy bông mà…”.

   Dưỡng đang hào hứng thì Đỗ Lễ đã sầm mặt cắt ngang:

   - Muốn háhì đợi đến hôm liên hoan hẵng hát! Bữa nay chỉ là đăng ký tiết mục thôi, việc gì mày phải rống điếc tai thế hả?

   Đỗ Lễ làm Dưỡng tức muốn ứa gan. Nó quay xuống bàn chót, hất mặt:

   - Mày chỉ giỏi cà khịa người khác chứ đóng góp được cái quái gì cho lớp đâu mà làm tàng!

   - Ai bảo mày vậy? – Đỗ Lễ nghiến răng, rồi nó nhìn lên chỗ Xuyến Chi, oang oang – Tôi sẽ trình bày bài Trái tim mùa đông!

   - A ha! Trái tim mùa đông! – Dưỡng ôm bụng – Đó là nhạc dành cho người lớn chứ đâu phải dành cho học sinh! Mày hát bài đó, các thầy cô sẽ khóc thét!

   Dưỡng làm Đỗ Lễ đỏ mặt. Nó bặm môi:

   - Thế thì tôi sẽ hát bài Ngọn nến trong gió!

   Dưỡng lại gập người:

   - Ngọn nến trong gió cũng không được! Đấy là nhạc đám ma!

   Đỗ Lễ sừng sộ:

   - Nói bậy!

   - Chứ gì nữa! Đây là bài Candle in the wind do Elton John hát trong đám tang công nương Diana ai mà không biết!

   Đỗ Lễ khăng khăng:

   - Nhưng đó vẫn không phải là nhạc đám ma! Bài hngười ta thu đĩa và bán đầy ở các hiệu sách!

   Rồi nó nheo mắt nói thêm:

   - Mày hát Trống cơm thì tao hát Candle in the wind, chương trình phong phú thì phải có ta có Tây chứ!

   Dưỡng nhún vai:

   - Thế thì mày chả biết cóc khô gì cả! Hiện nay các đội kèn đám ma ở thành phố đã đưa bài này vào “chương trình biểu diễn” của họ rồi! Hôm qua lúc đi ngang Tang Nghi quán trên đường Trần Phú, chính tai tao nghe đội nhạc lễ thổi bài này rõ ràng!

   - Thôi, thôi, hai bạn đừng cãi nhau nữa! – Sau khi lắng tai nghe hai ca sĩ “dân tộc” và “hiện đại” cãi nhau chí chóe, lớp trưởng Xuyến Chi rối rít xua tay – Bài Ngọn nến trong gió dù có biến thành nhạc đám ma hay không, theo tôi cũng không hợp với chương trình của lớp mình!

   Rồi thấy Đỗ Lễ dường như vẫn muốn ngoác miệng cãi tiếp, Xuyến Chi vội đưa mắt nhìn lướt qua các dãy bàn:

   - Sắp hết giờ rồi! Đề nghị các bạn khác đăng ký nhanh nhanh lên align=”justify”>

CHƯƠNG 02

align=”justify”>   Xuyến Chi hỏi nhỏ Hạnh:

   - Hạnh thấy chương trình văn nghệ năm nay của lớp mình thế nà

   - Theo Hạnh là không đặc sắc bằng năm ngoái! – Nhỏ Hạnh đẩy gọng kính trên sống mũi, thong thả đáp

   - Năm ngoái có múa quạt, có màn ảo thuật của Quý.

  Nhỏ Xuyến Chi thở dài:

   - Năm nay Quý chả chịu biểu diễn ảo thuật, lại đòi đọc thơ. Lo ghê!

   - Lo gì? – Nhỏ Hạnh ngạc nhiên.

   - Chả biết Quý sẽ đọc thơ gì! Không khéo các thầy cô cười cho!

  Nhỏ Hạnh tủm tỉm:

   - Như thế lại càng vui nhộn chứ sao!

   Tiểu Long lo lắng hệt Xuyến Chi. Nó hỏi Quý ròm:

   - Bộ mày tính sẽ đọc thơ hôm liên hoan thật hả?

   - Ừ.

   Tiểu Long ngập ngừng một hồi rồi khụt khịt mũi:

   - “Thơ học tập” hả?

   - Thằng này hỏi lạ! Ai lại đọc “thơ học tập”!

   - Thế mày sẽ đọc thơ gì?

   - Thơ chứ thơ gì!

   Tiểu Long chớp mắt:

   - Mày đọc tao nghe thử xem!

   - Tao chưa làm.

   - Thế khi nào làm xong, mày đọc cho tao và Hạnh nghe trước nhé!

  Quý ròm nhìn bạn bằng ánh mắt nghi ngờ:

   - Sao tự dưng mày quan tâm đến “sự nghiệp thi ca” của tao quá vậy?

  Tiểu Long gãi cổ:

   - Ờ, không hiểu sao dạo này tao thích nghe thơ ghê!

   Quý ròm nhún vai:

   - Mày muốn nghe thì cố đợi đến hôm liên hoan! Tao không đọc trước đâu!

   Sau khi buông một câu “lạnh lẽo”, Quý ròm quay lưng đi thẳng.

   Nhưng Quý ròm tính không bằng… cô Trinh tính. Trước buổi liên hoan chính thức mười ngày, cô Trinh đề nghị ban văn nghệ lớp 8A4 tổng dượt cho cô xem.

   Đề nghị đột ngột của cô khiến ban cán sự và các “nghệ sĩ” của lớp trở tay không kịp.

   Về phần thơ, chỉ có mỗi thi sĩ Lan Kiều “độc diễn”. Lại là bài Trường em cũ mèm “Anh gạch – Đo đỏ – Nho nhỏ – Dễ thương – Sắp hàng – Trên tường – Dựng nên – Trường mới…”.

   “Thi sĩ Bình Minh” bất ngờ trước yêu cầu của cô Trinh, đành đứng dậy gãi tai:

   - Bài thơ của em vẫn chưa làm xong. Cô cho em vài hôm nữa…

   Phần ca nhạc èo uột không kém gì phần thơ ca.

   Ban “Tam ca áo trắng” Hiền Hòa, Việt Hà, An Dung bắt chước Quý ròm “hẹn ngày tái ngộ”, với lý do chưa có thì giờ tập chung.

   Rốt cuộc, trước vẻ mặt thất vọng của cô chủ nhiệm, chỉ có mỗi thằng Dưỡng nhảy lên sân khấu ông ổng hát bài Trống cơm.

   Hôm trước bị Đỗ Lễ cắt ngang cảm hứng, Dưỡng tức lắm. Nay được cô giáo cho phép, Dưỡng cười híp mắt, ngoác miệng rống hết cỡ.

   Dưỡng tưởng mình là ca sĩ top-ten. Nó không biết cái giọng ồ ề của nó khiến cô Trinh sợ xanh mặt. Cô đã mời các thầy cô dạy bộ môn đến dự buổi liên hoan văn nghệ của lớp. Nếu bị Dưỡng “tra tấn” như thế này, cô sợ các thầy cô yếu tim sẽ tăng huyết áp đột ngột và xỉu ngay giữa lớp.

   - Chương trình chỉ có thế thôi hở em? – Cô Trinh băn khoăn quay nhìn Xuyến Chi.

   - Dạ thưa cô… dạ thưa cô… các bạn chỉ đăng ký có thế thôi ạ!

   Xuyến Chi ấp úng phân trần, bụng tức sôi. Cái lớp 8A4 ồn ào của nó chẳng nghiêm túc tẹo nào khi góp ý cho chương trình văn nghệ, cả bọn chỉải đùa giỡn và cãi cọ khiến bây giờ nó phải đứng trơ ra trước ánh mắt nghiêm khắc của cô giáo, bảo nó không ấm ức sao được!

   Cô Trinh tặc lưỡi:

   - Chúng ta cần phải có những tiết mục sống động hơn em ạ!

   Nhỏ Xuyến Chi chớp mắt:

   - Em cũng muốn vậy nhưng các bạn…

   - Em đừng lo! – Cô Trinh dịu dàng trấn an – Cô sẽ đề nghị các tổ thi đua với nhau. Tổ nào cũng phải có tiết mục…

   Cô Trinh vừa nêu ý kiến lên, thằng Quang liền oang oang:

   - Tổ 1 của tụi em tham gia hai tiết mục, vượt chỉ tiêu rồi đó cô! Bạn Dưỡng hát bài Trống cơm để tạo cảm giác mạnh, sau đó ban “Tam ca áo trắng” sẽ trình bày bản Hổng dám đâu để giúp khán giả hoàn hồn lại ạ!

   Nghe Quang pha trò, cả lớp cười ầm. Dưỡng cũng toét miệng cười. Quen bị tụi bạn trêu như thế này nhiều lần nên nó chẳng mắc cỡ tí ti.

   Thằng Cung giơ tay:

   - Tổ em có bạn Quý đọc thơ rồi ạ!

   Cô Trinh nhìn Quý ròm:

   - Em định viết về đề tài gì thế?

   Quý ròm

   - Thưa cô, bài thơ em viết về lớp mình ạ!

   Hải quắn vọt miệng:

   - Bài “Lớp em không khí thật là trong lành, lớp em đá banh thật là bá phát” đó cô!

   Nghe Hải quắn “thuyết minh” quá sức rùng rợn, cô Trinh nhíu mày đưa mắt nhìn Quý ròm ra ý hỏi.

   - Thưa cô! – Quý ròm mím môi – Cô đừng nghe bạn Hải nói bậy ạ! Bài thơ của em không phải như thế!

   Cô Trinh thở phào:

   - Vậy chừng nào em mới làm xong?

   - Tới hôm liên hoan, thế nào em cũng làm xong ạ!

   - Thôi được, em ngồi xuống đi! – Cô Trinh vẫy tay, rồi quay sang dãy bàn đầu tiên cạnh cửa ra vào, cô hỏi –    Còn tổ 3?

   Tổ 3 là tổ của lớp trưởng Xuyến Chi và lớp phó văn thể mỹ Vành Khuyên, hai nhân vật chủ chốt trong việc tổ chức buổi liên hoan văn nghệ.

   Khi nghe cô hỏi, hai nhân vật quan trọng này bỗng ngớ ra. Đến lúc này, tụi nó mới sực nhớ tổ 3 vẫn chưa đăng ký tiết mục nào.

   Xuyến Chi ngập ngừng đứng lên:

   - Thưa cô…

   Xuyến Chi nói được haiếng rồi nín thinh đưa mắt liếc mấy đứa trong tổ, cầu cứu. Nhưng các thành viên tổ 3 dường như cũng chẳng nghĩ ra cách gì để “cứu” tổ trưởng của mình.

   Tổ 3 chỉ giỏi về học tập. Trừ Đặng Đạo hơi lép một chút, năm đứa còn lại đều là học sinh giỏi. Nhưng ngoài chuyện học, tụi nó chẳng có tí tài vặt nào. Thơ ca nhạc họa, tổ 3 mù tịt. À quên, trong bọn có nhỏ Tú Anh biết chơi đàn piano. Nó học đàn hơn hai năm nên chơi khá nhuyễn. Sinh nhật vừa rồi, nó dạo các bản Au claire de la lune và Fûr Elise hay tuyệt cú mèo. Nhưng khổ nỗi, Tú Anh chẳng thể khiêng cây đàn to đùng đó đến lớp để trình diễn được.

   Thấy nhỏ Xuyến Chi đứng “câu giờ” lâu lắc, cô Trinh sốt ruột:

   - Thế nào hở em?

   - Thưa cô… thưa cô…

   Nhỏ Xuyến Chi lại gãi má, ấp úng.

   - Thưa cô! – Thằng Bá đột ngột đứng dậy – Tổ 3 tụi em sẽ tham gia bằng một hoạt cảnh ạ! Trong khi mấy đứa tổ 3 mặt thuỗn ra vì ngơ ngác thì cô giáo mắt sáng trưng:

   - Hay lắm! Hoạt cảnh sẽ giúp chương trình thêm phong phú, đa dạng. Thế các em định dựng hoạt cảnh gì?

   Bá không ngờ cô giáo lại hỏi kỹ như thế. Thực ra, nó cũng chưa biết tổ nó sẽ dựng hoạt cảnh gì, thậm chí nó còn chưa biết mấy đứa trong tổ có đồng ý với kế hoạch của nó hay không.

   Chả là vừa rồi thấy nhỏ Xuyến Chi mặt mày thảm não đến tội, trong khi đó tụi thằng Quốc Ân, Hải quắn ngồi đằng sau cười hí hí đầy nhạo báng, Bá tức điên. Nó chợt nhớ hôm thi hoạt cảnh lịch sử, tổ nó đóng cảnh vua Quang Trung tiến đánh đồn Ngọc Hồi cũng không đến nỗi nào, bèn đứng phắt dậy đăng ký.

   Chính vì vậy, bị cô Trinh hỏi vặn, Bá đâm lúng túng. Nó khịt khịt mũi liên tục, ra vẻ ta đây đang bị hiện tượng El Nino làm cho cảm cúm ghê lắm.

   - Hoạt cảnh gì thế em? – Cô Trinh nhắc lại câu hỏi.

   - Thưa cô… thưa cô… – Cặp mắt Bá đảo lia – Tụi em chưa kịp đặt tên ạ!

   - Nhưng hoạt cảnh của các em nói về đề tài gì em phải biết chứ?

   Bá đáp bừa:

   - Thưa cô, về đề tài học tập ạ! Cô Trinh gật gù:

   - Các em cố tập dượt cho tốt nhé!

   - Dạ.

   Sau khi vẫy tay ra hiệu cho Xuyến Chi và Bá ngồi xuống, cô Trinh hướng mắt về cuối lớp:

   - Thế còn tổ 2 và tổ 5?

  Chí Mỹ láu táu:

   - Thưa cô, tổ 2 chúng em đã có bạn Lan Kiều đọc thơ rồi mà cô! Cô Trinh mỉm cười:

   - Chỉ có thế thôi

   Hải quắn đứng vụt dậy, hùng hồn:

   - Thưa cô, ngoài tiết mục của bạn Lan Kiều, tổ 2 và tổ 5 sẽ hợp tác dàn dựng một hoạt cảnh vô cùng đặc sắc và vui nhộn ạ!

   Tuyên bố bất ngờ của Hải quắn làm Minh Vương giật bắn. Tổ 2 đã bàn bạc gì với tổ 5 của nó đâu, không hiểu sao Hải quắn lại “phao tin bậy bạ” như thế!

   Nhưng Minh Vương không dám giơ tay đính chính. Tổ 5 của nó cho đến lúc này vẫn chưa nghĩ ra được tiết mục nào để đăng ký với cô giáo. Hôm trước, Đỗ Lễ xung phong hát hai bài. Nhưng cả Trái tim mùa đông lẫn Ngọn nến trong gió đều bị nhỏ Xuyến Chi bác thẳng thừng.

   Minh Vương ngọ ngoạy đầu và thấp thỏm liếc qua chỗ Lâm và Quới Lương. Thấy tổ trưởng nhìn mình ra ý hỏi, Quới Lương toét miệng cười. Còn Lâm thì hạ giọng xì xào:

   - Mày đừng lo! Khi nãy bốn đứa tao đã bàn tính kỹ rồi!

   Lâm bảo đừng không, Minh Vương càng lo tợn. Tưởng “bốn đứa tao” là bốn đứa nào chứ bốn đứa trong băng “tứ quậy” thì chẳng biết sẽ xảy ra những chuyện quỉ quái gì! Chuyện quan trọng như vậy mà tụi thằng Lâm chẳng thèm hỏi qua ý kiến của tập thể, thậm chí ngay cả hai tổ trưởng cũng không được biết mảy may về cái vụ “hợp tác dàn dựng” từ trên trời rơi xuống này thì quả là đáng hãi. “Số phận” của tổ 2 và tổ 5 mà giao phó vào tay băng “tứ quậy” thì đúng là chẳng khác nào giao trứng cho ác, khổ ơi là khổ!

   Càng nghĩ Minh Vương càng lo ngay ng

   - Thế tụi mày định dựng hoạt cảnh gì vậy?

   Lâm chưa kịp đáp thì cô Trinh đã hỏi. Cô hỏi hệt như Minh Vương:

   - Thế hoạt cảnh của các em nói về đề tài gì?

   Hải Quắn lễ phép:

   - Dạ, thưa, nói về thầy cô ạ!

   - Ừ, cuối năm mà nói về công ơn thầy cô là đúng lắm! – Co Trinh dặn dò với vẻ hài lòng – Các em cố gắng làm cho tốt nhé! Cô hy vọng buổi liên hoan văn nghệ của lớp ta sẽ vui nhộn và cảm động! Hôm đó, cô sẽ tặng một phần thưởng đặc biệt cho tiết mục nào xuất sắc nhất!

   Hải quắn cúi đầu:

   - Dạ, tụi em sẽ cố gắng không để phần thưởng cao quí đó lọt về tay tổ khác ạ! Hải quắn nói câu đó bằng vẻ mặt hết sức nghiêm trang khiến cả lớp phì cười.

   Cô Trinh cũng không nhịn được cười. Cô cười, và nói:

   - Cô chúc em được như ý! align=”justify”>

CHƯƠNG 03

   Tùng! Tùng! Tùng!span>

   Tiếng trống ra chơi vừa vang lên, Bá đã vội nhỏm người dậy. Nhưng nó mới dợm chân, chưa kịp phóc ra ngoài, lưng quần đã bị một bàn tay níu lại.

   - Buông ra! Đứa nào chơi gì kỳ vậy?

   - Tao đây chứ ai! – Đặng Đạo cười hì hì, vừa nói vừa thả tay ra. Bá quắc mắt:

   - Bộ mày hết chuyện đùa rồi hả?

   - Tao không đùa! Đây là lệnh của tổ trưởng.

   Bá ngoảnh sang Xuyến Chi, mặt hầm hầm. Nhưng nó chưa kịp mở miệng cự nự, Xuyến Chi đã chặn ngang:

   - Ai bảo với bạn là tổ mình sẽ dựng hoạt cảnh?

   Như va phải tường, Bá mất ngay vẻ hùng hổ.

   - Đâu có ai bảo! – Giọng Bá xụi lơ.

   Nhỏ Vành Khuyên tròn mắt:

   - Thế sao bạn dám đăng ký với cô giáo?

   Thấy mình vì lòng tốt lên tiếng “giải vây” cho cả tổ, vậy mà bây giờ lại bị hai con nhỏ “chức sắc” trong tổ xúm vào hạch hỏi, tra khảo. Bá nổi quạu

   - Chứ chẳng lẽ để bạn Xuyến Chi đứng trơ giữa lớp như ông phỗng đá à?

   Cú phản kích của Bá làm Xuyến Chi đỏ mặt. Nó gân cổ định cự lại tên tổ viên bướng bỉnh nhưng không hiểu nghĩ sao, cuối cùng nó thở đánh thượt:

   - Thôi được! Nhưng đã nói thì phải làm đấy!

   Bá hừ mũi:

   - Làm thì làm chứ!

   Nhỏ Tú Anh chớp mắt:

   - Thế Bá định dựng hoạt cảnh gì vậy?

   - Tôi đã nói rồi! Hoạt cảnh về học tập!

   - Thì về học tập! Nhưng nội dung của nó như thế nào?

   - Nội dung hả? – Bá gãi gáy – Nội dung thì… tôi vẫn chưa nghĩ ra!

   - Trời ơi là trời! – Phước kêu lên – Bộ mày tính giỡn mặt với cô Trinh hả Bá?

   Bá liếm môi:

   - Thì để từ từ tao nghĩ! Phước nheo mắt:

   - Thế nếu cuối cùng mày nghĩ không ra thì sao?

   - Nếu nghĩ không ra hở? – Hết gãi gáy, Bá lại gãi cằm – Nếu nghĩ không ra thì tổ mình sẽ… dựng lại hoạt cảnh vua Quang Trung tiến đánh đồn Ngọc Hồi!

   - Kiếm giùm tao chai dầu gió, Đặng Đạo ơi! – Phước bật ngửa người ra sau, rên rỉ – Thằng Bá làm tao sắp xỉu rồi!

   Đặng Đạo gục mặt xuống bàn:

   - Mày sắp xỉu nhưng tao thì đã xỉu rồi đây nè!

   Xuyến Chi không xỉu, cũng không sắp xỉu. Nhưng mặt nó xanh lè xanh lét. Nó nhìn Bá bằng ánh mắt hoang mang:

   - Bộ khi hứa với cô như vậy, bạn chưa chuẩn bị gì hết hả?

   - Đã chuẩn bị gì đâu! – Bá nuốt nước bọt – Tôi đã nói rồi. Tôi làm vậy là để tổ mình khỏi bị mất mặt với các tổ khác thôi.

   Nhỏ Vành Khuyên nhún vai:

   - Liều mạng đến thế là cùng! Bộ sáng nay bạn điểm tâm bằng mật gấu chắc?

   Nhỏ Tú Anh rụt rè lên tiếng:

   - Đằng nào cũng đã lỡ rồi! Bây giờ tụi mình phải cố nghĩ ra nội dung cho hoạt cảnh thôi!

   Trong tổ 3, nhỏ Tú Anh là đứa ít nói. Nhưng khi nó đã mở miệng, ý kiến của nó nghe mới hợp lý làm sao!

   Sáu cái đầu lập tức chụm lại bàn bạc sôi nổi. Tụi nó vừa phát biểu vừa cãi cọ vừa hăng hái chê bai lẫn nhau, nói chuốn nháo không thể tả.

   Nhưng so với sự náo loạn ở tổ 2 và tổ 5 lúc này, không khí ở tổ 3 dù sao cũng êm thấm hơn nhiều.

   Cũng như các thành viên của tổ 3, mười hai đứa trong hai tổ kia cũng chẳng đứa nào chịu ra chơi. Trống vừa nện “tùng, tùng” là tám cái đầu lập tức ngoảnh phắt lại chỗ ngồi của băng “tứ quậy”.

   Đỗ Lễ nóng nảy lên tiếng trước:

   - Này, tổ tao bàn chuyện hợp tác với tổ 2 hồi nào mà mày nói vung lên thế hở Hải quắn?

  Hải Ngọc hùa theo:

   - Ừ, Hải Ngọc cũng có nghe nói gì đâu!

  Minh Vương hừ mũi, giận dỗi:

   - Tao là tổ trưởng mà còn không biết nói gì người khác!

   Tổ trưởng tổ 2 Lan Kiều cũng không giấu vẻ ngạc nhiên. Nó nhìm lom lom vào mặt Hải quắn:

   - Sao khi nãy Hải lại xướng lên thế?

   Trước sự chất vấn tới tấp của mọi người, Hải quắn vẫn chẳng hề lộ vẻ bối rối. Nó dang rộng hai tay, điệu bộ trông rất kịch:

   - Bình tĩnh, bình tĩnh! Các bạn hãy bình tĩnh! Có gì thì “ngồi xuống uống miếng nước, ăn miếng bánh” rồi từ từ thương lượ

   Đỗ Lễ “xì” một tiếng:

   - Tưởng sao! Lại đi bắt chước câu nói cửa miệng của thằng Tiểu Long!

  Hải quắn trừng mắt:

   - Kệ tao mày! Tao mời mày uống nước ăn bánh chứ có mời mày nhảy vào họng tao mày ngồi chồm hổm đâu!

   Hải Ngọc giật áo Đỗ Lễ:

   - Thôi, bạn ngồi yên nghe bạn Hải giải thích đi!

   Sau câu nói của Hải Ngọc, cả bọn lập tức bấm bụng ngồi im, chong mắt chờ xem Hải quắn nói gì.

   - Bây giờ các bạn nghe tôi hỏi nè! – Hải quắn đảo mắt một vòng, giọng thản nhiên – Có phải cô Trinh muốn buổi liên hoan văn nghệ của lớp ta thật vui nhộn không?

   - Phải! – Nhiều đứa đáp.

   - Vậy theo các bạn, những tiết mục mà lớp ta đăng ký sáng nay có đáp ứng được mong mỏi của cô Trinh không?

   Nhỏ Lan Kiều chớp mắt:

   - Ờ… ờ…

   - Chẳng có gì phải “ờ, ờ” cả! – Hải quắn hừ giọng – Nói trắng ra là những tiết mục đó, kể cả màn đọc thơ của bạn, chẳng có chút gì gọi là vui nhộn cả! Minh Vương ché

   - Thôi được rồi, cứ coi như là không vui nhộn! Thế thì sao?

   Hải quắn cười toe:

   - Nếu đã vậy thì tổ 2 và tổ 5 có nghĩa vụ cùng hợp tác dàn dựng một tiết mục thật vui nhộn để cô giáo vui lòng chứ sao!

  Nhỏ Lan Kiều nhíu mày:

   - Nhưng hai tổ đã bàn bạc gì với nhau đâu?

   - Bạn yên chứ! – Hải quắn huơ tay – Tôi và Quốc Ân đại diện cho tổ 2, còn Lâm và Quới Lương đại diện cho tổ 5, bốn đứa tôi đã bàn bạc với nhau rồi.

  Lời “khai báo” của Hải quắn khiến Lan Kiều muốn té lăn ra đất.

   Phải cố gắng lắm nó mới trấn tĩnh được. Nó hỏi mà miệng méo xệch:

   - Thế sao các bạn không bàn qua trong tổ? Hoặc ít ra cũng phải trao đổi với tôi và Minh Vương chứ?

   Lâm vọt miệng đáp thay:

   - Chẳng qua là do bọn này vừa chợt nghĩ ra hoạt cảnh này thôi! Vì vậy không thể bàn bạc kịp!

   Nhỏ Bội Linh tò mò:

   - Các bạn nghĩ ra hoạt cảnh gì thế?

   Quới Lương xoay qua Bội Linh vẻ bí mật:

   - Hoạt cảnh này độc đáo lắm!

   - Độc đáo?

   - Ừ, có một không hai đấy! Chắc chắn ở trường ta chưa bao giờ có một hoạt cảnh vui nhộn như thế này!

   Minh Vương nhìn Quới Lương bằng ánh mắt nghi ngờ:

   - Chỉ giỏi tài nói khoác!

   Minh Vương nói với Quới Lương nhưng Quốc Ân lại nổi khùng. Nó quay lại:

   - Bọn này không thèm nói khoác đâu nhé! Hoạt cảnh này khi biểu diễn, bảo đảm khán giả sẽ cười lăn bò càng!   

   Minh Vương nhếch mép:

   - Hoạt cảnh gì mà ghê thế? Quốc Ân vung tay:

   - Chúng ta sẽ đóng giả thầy cô giáo!

   Tiết lộ của Quốc Ân khiến tụi bạn ngẩn tò te. Nhỏ Lệ Hằng nãy giờ ngồi làm thinh, lúc này không kềm được thắc mắc:

   - Đóng giả thầy cô giáo là sao?

   - Là thế này này! – Hải quắn “e hèm” một tiếng rồi chậm rãi giải thích – Dạy chúng ta năm nay ngoài cô Trinh chủ nhiệm, còn có những thầy cô khác nữa phải không?

   Đỗ Lễ châm ch

   - Rõ là một câu hỏi thừa!

   Hải quắn phớt lờ, tiếp:

   - Và mỗi thầy cô đều có một điểm đặc biệt, đúng không?

   Hải Ngọc nhăn nhó:

   - Hải Ngọc chả hiểu gì cả! Điểm đặc biệt là đặc biệt như thế nào?

   - Có vậy mà cũng không hiểu! – Đỗ Lễ cười hề hề – Chẳng hạn cô Kim Anh dạy hóa học nhưng không dạy toán, còn thầy Hiếu thì chỉ dạy toán mà không dạy sử, cô Nga dạy sử lại không dạy Anh văn…

   Hải quắn sầm mặt:

   - Tao không giỡn với mày nghe Đỗ Lễ!

   - Tao cũng đâu có giỡn! – Đỗ Lễ thè lưỡi.

  Lần thứ hai, Hải Ngọc giật tay bạn:

   - Bạn đừng trêu nữa! Để xem bạn ấy nói gì? Nhỏ Lan Kiều chớp chớp mắt:

   - Thế điểm đặc biệt mà Hải nói là những điểm gì vậy?

   Hải quắn không trả lời ngay thắc mắc của tổ trưởng. Nó nhìn quanh, trịnh trọng hỏi:

   - Thế theo các bạn, điểm đặc biệt nhất của thầy Hiếu là gì?

  Lệ Hằng vọt miệng:

   - Thầy dạy rất dễ hiểu!

  Quốc Ân “xì” một tiếng:

   - Điều đó chả có gì gọi là đặc biệt! Cô Kim Anh, cô Diệu Lý cũng giảng bài dễ hiểu vậy!

  Chí Mỹ reo lên:

   - A, tao biết rồi! Thầy rất nghiêm!

   - Lại sai bét! – Quôc Ân tiếp tục phản bác – Thầy Quảng, cô Hạ Huệ còn nghiêm hơn cả thầy Hiếu!

   So sánh của Quốc Ân hoàn toàn đúng sự thật. Vì vậy, bọn trẻ lại nhăn trán nhíu mày, cố tìm xem điểm đặc biệt của thầy Hiếu nằm ở chỗ nào.

   Chỉ có Hải Ngọc là không buồn nghĩ ngợi lâu lắc. Vốn là đứa không thích hành hạ đầu óc, nó bộp chộp hỏi ngay:

   - Thế điểm đặc biệt của thầy Hiếu là gì?

   Hải quắn chưa kịp mở miệng, Quới Lương đã sốt sắng giải đáp. À, nó chưa giải đáp ngay. Mà gật gù hỏi:

   - Đến một ngày nào đó phải rời khỏi trường này, khi nhớ tới thầy Hiếu thì bạn sẽ hình dung ra thầy như thế nào? Có nghĩa là hình ảnh đầu tiên giúp bạn nhớ rõ ràng về thầy là hình ảnh gì?

   Hải Ngọc cắn mô

   - Hình ảnh đầu tiên về thầy hở?

   Nhưng Hải Ngọc không phải phân vân lâu. Câu hỏi gợi ý quá xá cụ thể của Quới Lương khiến Hải Ngọc nhanh chóng sáng mắt:

   - À, Hải Ngọc nhớ ra rồi! Thầy Hiếu có điểm đặc biệt là không bao giờ dùng khăn lau bảng, toàn chùi bằng tay cho nhanh, do đó khi hết giờ hai tay thầy luôn dính đầy phấn trắng, đúng không?

   Hải quắn toét miệng cười:

   - Giỏi lắm! Bạn nói đúng phóc!

   Thấy con nhỏ Hải Ngọc lù khù ngồi cạnh mình được khen, Đỗ Lễ ức lắm. Nó gân cổ, quyết không chịu thua:

   - Thầy Hiếu còn một điểm đặc biệt nữa là rất hay nói câu “Trời ơi! Em làm toán như thế này là em giết tôi rồi!”.

   Khi nhắc lại câu nói của thầy Hiếu, Đỗ Lễ giả giọng ồm ồm khiến tụi bạn không nhịn được cười. Nhớ lại chuyện xảy ra hồi đầu năm, cả bọn càng cười ngặt nghẽo, cười đến chảy nước mắt khiến tụi tổ 3 đang ngồi “họp” ở bàn trên phải tò mò quay đầu dòm.

   Hồi đó mới nhập học, tụi học trò 8A4 còn chưa biết “đặc điểm” của thầy, bị thầy làm cho một phen vừa chết sợ vừa chết cười. Chả là hôm đó Tiểu Long bị kêu lên bảng giải toán, tất nhiên nó làm sai be sai bét. Thầy Hiếu nhìn vào bài giải của Tiểu Long, xong thầy quay qua nhìn sững nó:

   - Em định giết tôi hả Long?

   Tiểu Long vốn sợ môn toán như sợ hùm, bị kêu lên bảng tâm thần đã bất an, nay bỗng nhiên nghe thầy bất thần hỏi độp một câu đầy vẻ “hình sự”, mặt nó xám như chàm đổ:

   - Thưa thầy, em đâu dám… giết người ạ!

   - Còn chối nữa hả? – Thầy Hiếu giơ hai tay lên trời – Em làm toán như thế này là em giết tôi rồi còn gì!

   Cả lớp đang nín thở bỗng nổ ra tràng cười như chợ vỡ. Còn Tiểu Long thì mặt mày từ xanh chuyển qua đỏ, miệng mồm méo xệch, không biết nên khóc hay nên cười.

   Từ đó, mỗi khi nghe thầy “điều tra” xem có phải học trò định “ám sát” thầy không, học trò nhẹ nhõm biết thầy bực mình chuyện học hành chứ không phải thắc mắc chuyện “vụ án”.

   Đợi tụi bạn bớt huyên náo, Hải quắn quẹt nước mắt, khen:

   - Đặc điểm bạn Đỗ Lễ vừa nêu rất tuyệt. Đó đúng là câu nói ưa thích của thầy!

   Hải quắn “e hèm” một tiếng rồi tiếp tục nêu câu hỏi:

   - Bây giờ tới cô Nga. Theo các bạn thì cô Nga có đặc điểm gì nổi bậ align=”justify”>

 

CHƯƠNG 04

   Lần này, Hải quắn vừa nói xong, bốn năm cái miệng đã nhao nhao:

>

   - Cô Nga hả? Dễ quá, cô Nga chuyên môn mượn dầu gió của học trò!

   - Đó là cô giả vờ thôi!

   - Ai chả biết là cô giả vờ! Khi nào cả lớp làm ồn, cô dẹp mãi không yên, lại nói “Ã"i, cô nhức đầu quá! Em nào có mang theo chai dầu gió, cho cô mượn xem nào!”

   - Hì hì! Thế là cả lớp im phắt!

   - Biết là cô chỉ làm bộ thế thôi nhưng tụi mình vẫn thấy lo lo là!

   Ngược lại với sự háo hức của tụi bạn chung quanh, nghe Hải quắn thao thao một hồi, Minh Vương trong lòng cảm thấy thấp thỏm không yên. Nó nhìn Hải quắn, chột dạ:

   - Thế tụi mình đóng vai các thầy cô bằng cách diễn tả những cử chỉ và lặp lại những câu nói đó hay sao?

   Hải quắn gật đầu:

   - Thì vậy! Đã bảo là tiết mục này cực kỳ vui nhộn mà lại!

   - Ồ, không được đâu! – Minh Vương kêu lên – Làm như thế có khác nào tụi mình đem thầy cô ra giễu cợt!

   Tổ trưởng tổ 2 tán thành ý kiến của tổ trưởng tổ 5:

   - Tôi cũng thấy hoạt cảnh này không ổn! Học trò mà làm như vậy là vô lễ!

  Thấy Minh Vương và Lan Kiều đều phản đối, Quới Lương vọt miệng cãi:

   - Tôi chẳng thấy có gì nghiêm trọng như hai bạn nói cả! Đây là một tiết mục vui nhộn chứ chẳng hề có ý nhạo báng!

  Quốc Ân hắng giọng:

   - Quới Lương nói đúng đó! Cô Trinh đã dặn rồi. Chương trình văn nghệ của lớp ta phải sống động và vui nhộn!

   - Nhưng không thể vui nhộn theo kiểu như thế được! – Minh Vương khăng khăng.

   Lâm hừ mũi:

   - Chẳng có gì là không được! Và tao thấy cũng chẳng có gì là vô lễ!

   Minh Vương và Lan Kiều một phe, băng “tứ quậy” một phe, hai bên cứ cãi qua cãi lại nhùng nhằng, chẳng ai chịu ai.

   Những đứa còn lại cũng chia làm hai phe, phe ủng hộ và phe phản đối, ngoác miệng cãi nhau loạn xị.

   - Thôi, được rồi! – Cuối cùng Minh Vương nói – Đây không phải là chuyện đùa! Tao đề nghị toàn thể ban cán sự lớp cùng tham gia ý kiến!

   Thoạt đầu, băng “tứ quậy” định bác bỏ đề nghị của Minh Vương. Cô Trinh bảo cô sẽ chấm và trao giải thưởng cho tiết mục nào xuất sắc nhất, tụi nó không muốn để lộ bí mật cho các tổ khác biết. Nhưng suy đi nghĩ lại, tụi nó hiểu rằng nếu không được sự đồng tình của ban cán sự lớp, nhất là của hai nhà “đạo diễn chương trình” Xuyến Chi và Vành Khuyên, hoạt cảnh “độc đáo, xưa nay chưa từng có” của tụi nó sẽ chết ngay từứng nước và như vậy sẽ chẳng có dịp nào ra mắt khán giả.

   Vì vậy, sau khi trao đổi với Lâm, Quốc Ân và Quới Lương, Hải quắn quay sang Minh Vương, thở đánh thượt:

   - Sau tiết cuối, tụi tao sẽ ở lại!

   Lớp trưởng Xuyến Chi không ngờ cuộc tranh cãi ở tổ 2 và tổ 5 căng thẳng đến mức phải nhờ ban cán sự lớp làm trọng tài như thế.

   Theo yêu cầu của Minh Vương, trống tan học vừa vang lên, Xuyến Chi và Vành Khuyên thay vì tuồn ra cửa, lại ôm cặp đi thẳng xuống dãy bàn áp chót ngồi chung với nhỏ Hạnh.

   Vừa đặt cặp lên bàn, Xuyến Chi đã hỏi ngay:

   - Các bạn có chuyện gì thế?

   Minh Vương chưa kịp đáp, Quới Lương đã vọt miệng:

   - Chuyện như thế này này…

   Quới Lương hùng hồn diễn thuyết một tràng. Minh Vương bấm bụng chờ đại diện băng “tứ quậy” nói xong, mới hắng giọng trình bày ý kiến của mình.

   Xuyến Chi, Vành Khuyên và nhỏ Hạnh lặng thinh nghe, lông mày nhăn tít. Kế hoạch của băng “tứ quậy” quả độc đáo thật, nhưng sự băn khoăn của Minh Vương cũng không phải là vô cớ.

   Xuyến Chi đảo mắt một vòng:

   - Còn các bạn khá thấy thế nào?

   Xuyến Chi vừa hỏi xong, cả chục cái miệng nhao nhao. Hai phe chống đối và ủng hộ vừa choảng nhau một trận tóe lửa lúc ra chơi, giờ lại được dịp gân cổ cãi tiếp.

   Đợi sự ồn ào lắng xuống, Lan Kiều từ tốn nói:

   - Tôi đồng ý với bạn Minh Vương. Không nên dàn dựng một tiết mục bôi bác như thế!

   Lan Kiều là tổ trưởng tổ 2, tất nhiên tiếng nói có trọng lượng đáng kể. Cả hai tổ trưởng đều suy nghĩ giống nhau, sự phản đối càng đáng kể hơn nữa.

   Nhỏ Vành Khuyên gật gù:

   - Ừ, mình cũng thấy hoạt cảnh bạn Quới Lương nêu ra nó sao sao ấy!

   Câu nói của lớp phó văn thể mỹ Vành Khuyên khiến bộ mặt băng “tứ quậy” nhăn hí như cắn phải ớt. Tám con mắt đều hồi hộp dán vào Xuyến Chi, chờ ý kiến của lớp trưởng.

   Trong khi đó, Xuyến Chi dán mắt vào nhỏ Hạnh:

   - Hạnh thấy sao?

   - Bạn cứ nói ý bạn trước đi! – Nhỏ Hạnh mỉm cười.

  Xuyến Chi quay lại, ngần ngừ một thoáng rồi tặc lưỡi:

   - Theo tôi, hoạt cảnh này không phải là không dàn dựng được. Đó là một hoạt cảnh độc đáo và có ý nghĩa. Nháng qua thì nó có vẻ giễu cợt nhưng thực ra lại rất nghiêm túc, bởi đó chính là những hình ảnh sẽ mãi mãi khắc sâu vào ký ức chúng ta.

   Nhận xét của nhỏ Xuyến Chi lập tức làm dậy lên những tiếng xì xào. Lan Kiều bắt bẻ:

   - Nhưng kỷ niệm về thầy cô đâu chỉ có thế! Sao chúng ta không dựng hoạt cảnh về tình cảm và sự dạy dỗ tận tụy của thầy cô đối với chúng ta?

   - Chúng ta không thể đề cập đến mọi thứ trong một hoạt cảnh ngắn! – Nhỏ Hạnh đẩy gọng kính trên sống mũi, chen lời – Cần một vở kịch dài, một bộ phim hoặc một cuốn tiểu thuyết mới có thể diễn tả hết những điều bạn Lan Kiều đề nghị!

   Minh Vương gãi đầu:

   - Thế chúng ta vẫn dựng hoạt cảnh về… các tật xấu của thầy cô hay sao?

   Nhỏ Hạnh lắc đầu:

   - Ai bảo bạn đó là những tật xấu? Theo Hạnh thì đó là những hình ảnh đẹp. Từ bé cho đến khi trưởng thành, chúng ta học rất nhiều thầy cô, nếu không nhớ được đặc điểm riêng của từng người, chắc chắn chúng ta không thể hình dung ra sự khác nhau giữa các thầy cô, thậm chí chúng ta không thể nhớ lại đầy đủ các thầy cô đã từng dạy dỗ mình.

   Lập luận của nhỏ Hạnh khiến tụi bạn không ngớt gục gà gục gặc. Ngay cả Lan Kiều và Minh Vương cũng đưa tay bóp trán ra chiều tư lự.

   Nghĩ ngợi một hồi, Minh Vương lại ngẩng lên

   - Nhưng tôi vẫn cứ thấy lo lo là!

   - Bạn lo là đúng! – Xuyến Chi chớp mắt – Nếu chúng ta chọn lựa chi tiết không khéo hoặc cách diễn của chúng ta quá đà, hoạt cảnh này sẽ hóa thành giễu cợt.

   Lan Kiều tròn mắt:

   - Thế chúng ta phải làm sao?

   Khi nãy thấy ý kiến của Xuyến Chi và nhỏ Hạnh khác hẳn với mình, Vành Khuyên hơi lúng túng. Nhưng bây giờ thì nó đã lấy lại bình tĩnh. Nó nhoẻn miệng cười:

   - Chúng ta phải làm việc tập thể chứ làm sao?

   Hải quắn giãy nẩy:

   - Làm sao làm việc tập thể được! Đây là tiết mục riêng của tổ 2 và tổ 5 mà!

   Quốc Ân phụ họa:

   - Đúng rồi đó! Nếu dàn dựng tập thể, khi cô Trinh trao phần thưởng, ai sẽ đứng ra nhận?

   Đỗ Lễ khịt mũi:

   - Rõ là đồ tham lam! Chưa bắt tay vào việc đã nghĩ đến chuyện giành giật, chia chác rồi.

   - Kệ tao mày! – Quốc Ân ngoảnh phắt lại, gầm gừ – Mày là tổ viên tổ 5 mà lại chơi trò phá bĩnh

   - Thôi, thôi, các bạn đừng cãi nhau nữa! – Nhỏ Vành Khuyên lật đật lên tiếng – Vì đây là tiết mục đặc biệt nên trong quá trình dàn dựng cần phải có sự góp ý của tập thể. Còn khi nhận phần thưởng, vinh dự đó vẫn chỉ của riêng tổ 2 và tổ 5 thôi.

   Câu nói của Vành Khuyên khiến Lan Kiều và Minh Vương nhột nhạt quá xá. Minh Vương lườm Quốc Ân:

   - Mày nói toàn chuyện gì đâu không!


Chương 05

   Quý ròm hỏi nhỏ Hạnh:

   - Hôm qua Hạnh ở lại làm gì thế? Nhỏ Hạnh mỉm cười:

   - Tổ 2 và tổ 5 mời ban cán sự lớp ở lại bàn bạc. Quý ròm trố mắt:

   - Về hoạt cảnh văn nghệ ấy ư?

   - Ừ.

   - Lạ thật! – Quý ròm nhíu mày – Sao lại phải có ý kiến của ban cán sự lớp trong chuyện này kìa?

   Biết Quý ròm có nghĩ đến sói trán cũng không ra, nhỏ Hạnh liền nhanh nhẹn giải đáp bằng cách thuật lại cuộc tranh luận chiều hôm qua cho bạn nghe.

   - Hay đấy! – Nghe xong, Quý ròm gật gù.

  Nhỏ Hạnh không hiểu:

   - Quý bảo cái gì hay?

   - Tôi bảo Hạnh và Xuyến Chi hay!

   - Hay chuyện gì?

   - Làm bộ hoài! – Quý ròm nheo nheo mắt – Thì về chuyện hai bạn mạnh dạn bênh vực cho hoạt cảnh của tụi thằng Lâm chứ chuyện gì!

   Nhỏ Hạnh khịt mũi:

   - Quý cũng cho rằng hoạt cảnh này không có gì “phạm thượng” hả?

   - Tôi chả thấy có gì gọi là “phạm thượng”! – Quý ròm nhún vai – Tôi tin rằng khi xem hoạt cảnh này, các thầy cô sẽ rất thích thú.

   - Quý nói vậy thì Hạnh yên tâm rồi! – Nhỏ Hạnh thở dài – Thực ra, Hạnh vẫn cảm thấy chưa thực sự tự tin lắm. Thậm chí, có lúc Hạnh còn định xin ý kiến cô Trinh.

   - Nếu muốn khỏi băn khoăn thì Hạnh cứ đi gặp cô Trinh.

   Nhỏ Hạnh lắc đầu:

   - Nhưng Hạnh lại không muốn cô biết trước mọi chuyện. Hạnh muốn dành cho cô sự bất ngờ.

   - Hạnh lộn xộn quá! – Quý ròm nhăn mặt – Lúc thì muốn gặp cô lúc lại không muốn gặp!

   Nhỏ Hạnh nhoẻn miệng cười:

   - Bây giờ thì Hạnh không muốn gặp nữa. Nhưng như vậy, ban cán sự lớp phải bám sát tổ 2 và tổ 5 trong khi dàn dựng. Thế còn Quý?

   Câu hỏi đột ngột của cô bạn khiến Quý ròm ngẩn tò te.

   - Tôi đâu có định đi gặp cô Trinh!

   - Vô duyên! Ai hỏi chuyện đó hồi nào! – Nhỏ Hạnh cười khúc khích – Hạnh hỏi là hỏi bài thơ của “thi sĩ Bình Minh” kia! “Thi sĩ” đã làm xong bài thơ để đọc trước lớp chưa?

   - Chưa! – Quý ròm vò đầu – Mới được có hai câu à!

   - Quý nói gì! – Tới phiên nhỏ Hạnh sửng sốt – Quý mới làm được có hai câu thôi sao?

   - Ừ.

   Nhỏ Hạnh há hốc miệng:

   - Bây giờ mà mới có hai câu thế đến chừng nào mới làm xong?

   - Hạnh yên tâm đi! – Quý ròm huơ tay – Tuy chỉ mới có hai câu nhưng đã là phân nửa bài thơ rồi đấy!

   - Nghĩa là sao? Quý ròm cười hì

   - Nghĩa là bài thơ của kẻ hèn này chỉ có bốn câu thôi chứ sao!

   - Trời đất! – Nhỏ Hạnh kêu lên – Thơ gì mà ngắn ngủn vậy?

   - Hạnh chả biết gì mà cũng nói! – Quý ròm hừ mũi – Thơ hay đâu kể ngắn dài! Bốn câu của tôi là bốn câu đầy ý nghĩa, bốn câu chất lượng như vàng… bốn số 9 cơ đấy!

   Nghe Quý ròm quảng cáo thơ y hệt người ta quảng cáo bia Tiger trên ti-vi, nhỏ Hạnh đâm tò mò:

   - Thế Quý có thể đọc cho Hạnh nghe hai câu Quý đã sáng tác được không?

   - Không được! – Quý ròm nghiêm nghị – Khi nào làm xong cả bốn câu, tôi mới đọc cho Hạnh nghe được!

   Rồi làm ra vẻ bí mật, Quý ròm thấp giọng nói thêm:

   - Tôi chỉ có thể tiết lộ một điều thôi.

   - Điều gì?

   - Trong câu thơ đầu tiên có tên Hạnh đấy!

   - Có tên Hạnh? – Nhỏ Hạnh tròn xoe mắt.

   - Ừ

   Nhỏ Hạnh nhăn mặt:

   - Quý đưa tên Hạnh vào thơ làm gì

   - Rồi Hạnh sẽ biết!

   - Thôi, thôi, Hạnh không chịu đâu! Quý rút tên Hạnh ra đi!

   Quý ròm vỗ ngực:

   - Không chịu cũng phải chịu! Tên Hạnh hay như thế, nếu rút ra bài thơ sẽ dở ẹc liền!

  Rồi nó nhe răng cười hề hề:

   - Nếu Hạnh muốn “trả thù” thì Hạnh làm một bài thơ khác rồi đưa tên tôi vào!

   Nhỏ Hạnh bĩu môi:

   - Xì! Ai mà thèm đưa tên Quý vào thơ! Cái tên gì nghe xấu hoắc!

   Tiểu Long lo lắng không thua gì nhỏ Hạnh. Tổ 4 của nó chỉ có mỗi tiết mục của Quý ròm. Vì vậy, sắp tới buổi liên hoan văn nghệ, nó cứ đi theo gạ Quý ròm:

   - Mày đọc tao nghe bài thơ của mày thử xem!

   - Tao làm chưa xong!

   Tiểu Long liếm môi:

   - Chưa xong cũng được! Tao chỉ nghe khúc đầu thôi!

   Quý ròm thở hắt ra:

   - Khúc đầu chả có gì hay! – Đang nói, mắt Quý ròm bỗng sáng lên – À, chỉ có một điều độc đáo

   - Điều gì vậy?

   - Có tên của mày trong câu thơ của tao.

   - Tên tao?

   - Ừ.

   Tiểu Long ngơ ngác:

   - Mày đưa tên tao vào thơ chi vậy?

   - Rồi mày sẽ biết! – Quý ròm lặp lại câu trả lời bữa trước với nhỏ Hạnh.

  Tiểu Long ngẫm nghĩ một hồi rồi reo lên:

   - A, tao biết rồi! Mày đưa tên tao vào để khen tao phải không?

  Quý ròm chìa cùi chỏ:

   - Khen cái mốc xì!

  Tiểu Long chột dạ:

   - Chứ chẳng lẽ đưa vào để chê?

  Quý ròm khịt mũi:

   - Chả khen chê gì sất! Tao thích cái tên mày, thế là tao đưa vào thôi!

  Tiểu Long liếm môi:

   - Thế ngoài tao ra, mày còn đưa tên ai vào nữa

   - Nhiều lắm! Đứa nào tao thích, tao đều đưa vào tất!

   - À, phải rồi! – Tiểu Long gật gù – Bài thơ của mày là bài thơ viết về lớp mình mà lại!

   - Đúng vậy!

  Thấy Quý ròm xác nhận sự phỏng đoán của mình, Tiểu Long càng hăng hái:

   - Thế ra đây là bài Lớp em 2 đấy?

  Quý ròm giật thót:

   - Lớp em 2 là sao?

   Tiểu Long tỏ vẻ hiểu biết:

   - Thì bài thơ “Lớp em ca hát thật là hay ho… là bài Lớp em 1, còn bài thơ này là Lớp em 2! Mày làm tới hai bài thơ về “lớp em” lận mà!

   - “Một, hai” cái đầu mày! – Quý ròm gầm gừ – Bài thơ này chẳng liên quan gì đến bài thơ hồi trước cả, mày đừng có xâu vào!

   Thấy mình nhắc nhở chuyện quá khứ để ca ngợi “sự nghiệp văn chương” của bạn mà không hiểu sao mặt bạn lại xụ xuống một đống, Tiểu Long hết dám chứng tỏ mình là người thông minh. Nó nói, giọng ỉu xìu:

   - Không xâu thì không xâu!

   Không chỉ có nhỏ Hạnh và Tiểu Long “quan tâm” đến bài thơ của Quý ròm. Từ khi cô Trinh tuyên bố sẽ trao phần thưởng cho tiết mục nào xuất sắc nhấứa xưa nay vốn thờ ơ với chuyện văn chương như thằng Cung và hai con nhỏ Kim Em, Hiển Hoa cũng xúm lại gặng hỏi “thi sĩ Bình Minh” chằm chặp:

   - Thế Quý có chắc bài thơ của Quý sẽ đem giải thưởng về cho tổ mình không đấy?

   - Tôi không biết.

   Không thỏa mãn với câu trả lời của thi sĩ, nhỏ Hiển Hoa nhăn nhó:

   - Sao lại không biết? Quý phải tự tin lên chứ!

   Quý ròm bực mình:

   - Không tự tin tự tỉn tự tìn gì hết! Tôi làm thơ không phải để đoạt giải! Hê.

   Sự gắt gỏng đột ngột của Quý ròm khiến nhỏ Hiển Hoa thè lưỡi. Còn thằng Cung thì cười hê

   - Cứ làm ra vẻ ta đây! Thế đứa nào hôm trước ra sức giành giật “giải thưởng lớn” với thằng Lâm trong cuộc thi “phổ thơ” các bài học thế?

   Bị thằng Cung chơi trò “thọc gậy bánh xe”, Quý ròm tức anh ách. Thực ra, trong cuộc thi với thằng Lâm “thi sĩ Hoàng Hôn” bữa trước, ngay từ đầu Quý ròm đã muốn rút lui. Nó chả thích thú gì với chuyện tranh tài này. Nhưng nhỏ Hạnh cứ theo năn nỉ. Nhỏ Hạnh đưa ra đủ thứ lý do. Nào là Quý phải vì lợi ích chung. Nào là Quý phải biết thương bạn bè. Nếu Quý từ chối cuộc thi, “thi sĩ Hoàng Hôn” sẽ rảnh rỗi, sẽ lại đem tài làm thơ ra đặt vè châm chích người khác… Nghe riết, “thi sĩ Bình Minh” bùi tai, bèn chấp nhận sự thách thức, quyết đem tài hèn sức mọn ra thi thố vớ

   Quý ròm tham gia cuộc thi với “tình thương bao la” như vậy, và những bài thơ phổ công thức của nó và thằng Lâm sau đó còn giúp cho khối đứa thuộc làu các quy tắc hóc búa của các môn học, vậy mà bây giờ thằng Cung “ăn cháo đá bát” kia nỡ đem chuyện đó ra để giễu cợt, bảo Quý ròm không sôi gan sao được!

   Nó nhìn thằng Cung bằng cặp mắt như muốn ăn tươi nuốt sống:

   - Ai bảo mày là tao giành giật “giải thưởng lớn” với thằng Lâm? Cóc biết gì mà cũng nói!

   Cung bĩu môi:

   - Xì! Chuyện đó ai chẳng biết!

   Nhỏ Kim Em can:

   - Thôi, chuyện cũ bỏ qua đi! Hai bạn đừng cãi nhau nữa!

   Nhỏ Hiển Hoa gật đầu hùa theo:

   - Kim Em nói đúng đó! Bây giờ tụi mình chỉ bàn về bài thơ sắp tới của Quý thôi!

   Đang bực mình, Quý ròm gạt phắt:

   - Không có bàn tới bàn lui gì sất! Đợi tới hôm liên hoan, tôi sẽ đọc cho các bạn nghe!

   Nói xong, nó quay lưng đi thẳng một mạch, mặc cho ba đứa kia thộn mặt đén trông theo.


Chương 06

   Quý ròm quyết tâm giữ bí mật đến cùng. Tụi bạn dò hỏi vài lần mỏi miệng, đâm chán, chẳng thèm tọc mạch nữa.

   Ngược với tổ 4, hoạt cảnh về cô ở tổ 2 và tổ 5 được đem ra bàn bạc công khai, mười mấy cái miệng xúm lại cãi nhau chí chóe.

   Chỉ riêng việc phân công các vai diễn thôi, cả bọn đã làm ỏm tỏi. Lan Kiều nhất định không chịu đóng vai cô Trinh. Nó từ chối mà mặt nhăn mày nhó:

   - Eo ôi, mình không dám giả làm cô chủ nhiệm đâu! Mình sợ lắm! Để bạn Bội Linh đóng đi!

   Nhỏ Bội Linh lập tức giãy đùng đùng:

   - Thôi, mình cũng không đóng vai cô chủ nhiệm đâu! Mình đóng vai khác cơ!

   Hải quắn đổ quạu:

   - Mấy bạn không đóng thì ai đóng?

   Nhỏ Bội Linh chỉ lên bàn t

   - Lệ Hằng nè! Mình thấy bạn Lệ Hằng đóng cô Trinh là hợp nhất!

   Lệ Hằng chỉ lên bàn trên nữa:

   - Theo mình, chỉ có Quỳnh Như là thích hợp với vai này! Quỳnh Như trang nghiêm, ít nói nhất trong lớp, rất hợp với vai giáo viên chủ nhiệm!

   Thấy tụi con gái đùn qua đẩy lại nãy giờ, Quới Lương đã gai mắt. Nay nghe nhỏ Lệ Hằng nhận xét về cô Trinh sai bét, nó liền cong môi “xì” một tiếng rõ to:

   - Ai bảo bạn cô Trinh ít nói? Giáo viên chủ nhiệm mà ít nói, lớp học có mà loạn!

   Lệ Hằng là đứa xưa nay hiền lành. Ở tổ 2, nó ngồi cạnh hai đứa trong băng “tứ quậy” là Hải quắn và Quốc Ân nhưng chưa lần nào xảy ra tiếng nặng tiếng nhẹ. Nhưng bữa nay, nghe Quới Lương cà khịa, bỗng dưng nó nổi đóa. Nó hừ mũi:

   - Nhưng giáo viên chủ nhiệm mà nói nhiều như bạn, lớp học còn loạn hơn!

   Bị con nhỏ lù khù này phản kích, Quới Lương mặt mũi đỏ gay. Nó ngoác miệng tính trả đũa thì tổ trưởng Minh Vương đã cắt ngang.

   - Thôi, thôi, các bạn đừng cãi nhau nữa!

   Rồi nhìn Quỳnh Như, Minh Vương thấp thỏm hỏi:

   - Quỳnh Như thấy thế nào? Bạn có đồng ý đóng vai cô Trinh không?

   Tro nhỏ Quỳnh Như đang ngần ngừ thì một tiếng nói thình lình phát ra ngay bên cạnh Minh Vương:

   - Nếu các bạn ngại thì để Hải Ngọc đóng cho!

   Hải Ngọc không phải là con nhỏ nhanh nhẹn, lại chẳng có năng khiếu diễn xuất. Hôm thi hoạt cảnh lịch sử, nó chỉ được giao đóng vai “ba quân dạ dạ”, từ đầu đến cuối không nói được một câu, chỉ lót tót đi đằng sau “Lê Lợi” Minh Vương và “Lê Lai” Đỗ Lễ. Vậy mà bây giờ nó xung phong đóng vai cô Trinh, một vai không đứa nào dám nhận, thì quả là chuyện bất ngờ.

   Minh Vương quay phắt lại, mắt trố lên:

   - Bạn nói thật đấy hở?

   Hải Ngọc bẽn lẽn:

   - Thật.

   Lớp trưởng Xuyến Chi ngồi im lặng “dự khán” nãy giờ, phấp phỏng hỏi:

   - Thế bạn định đóng vai cô Trinh như thế nào?

   Không chỉ Xuyến Chi, cả nhỏ Hạnh, Vành Khuyên lẫn toàn thể tổ viên hai tổ đều dồn mắt vào Hải Ngọc, tò mò xem con nhỏ chậm ăn chậm nói này trả lời ra sao.

   Thấy mọi người nhìn xoáy vào mình, Hải Ngọc đỏ mặt ấp úng:

   - Hải Ngọc định… định…

   Thấy Hải Ngọc “định, định” cả buổi nhưng r cuộc chẳng biết nó “định” gì, Hải quắn sốt ruột:

   - Bạn định “câu giờ” cho đến tối chứ gì?

   - Không phải! – Hải Ngọc liếm môi – Hải Ngọc định sẽ… ho húng hắng…

   Đỗ Lễ cười hê hê:

   - Tưởng sao! Nếu lên sân khấu đứng ho khan thì ai đóng vai cô Trinh chả được!

   Chí Mỹ nhún vai:

   - Bạn đóng như thế, cô Trinh sẽ khóc thét! Cô sẽ nghĩ bạn đem bệnh tật của cô ra chế giễu!

   - Cô sẽ không nghĩ vậy đâu! – Nhỏ Hạnh bênh Hải Ngọc – Cô sức khỏe yếu, lại hết lòng dạy dỗ chúng ta, còn phụ đạo thêm ở nhà nên bệnh ho của cô vẫn chưa dứt! Diễn tả điều đó nhằm nói lên sự tận tụy của cô đối với học trò chứ không phải là giễu cợt!

   Được lớp phó học tập lên tiếng ủng hộ, Hải Ngọc thêm tự tin. Nó nói, mắt long lanh:

   - Nhưng Hải Ngọc không chỉ… đứng ho khan thôi đâu!

   Đỗ Lễ lại phá bĩnh:

   - Bạn định hắt xì hơi nữa chứ gì!

   Minh Vương quay sang tên tổ viên lắm mồm, trừng mắt:

   - Mày có thôi đi Đây không phải chuyện đùa đâu đấy!

   Hải quắn nhìn Hải Ngọc:

   - Bạn cứ nói tiếp đi, đừng thèm để ý đến thằng “để lỗ”

   Đỗ Lễ là thủ môn dự bị cho thằng Tần trong đội bóng lớp 8A4. Nó bắt bóng cũng tạm được nhưng thỉnh thoảng hay để thua những quả lãng xẹt, vì thế tụi bạn hay trêu nó là thằng “để lỗ”. Hồi đầu năm, đội bóng 8A4 đụng với đội hạng xoàng trong trường là đội 8A3, gặp lúc thằng Tần về quê ăn giỗ, Đỗ Lễ bắt thay, bị đối phương đá thủng lưới tới năm quả khiến đội nhà bị thua 4-5. Sau lần đó, “thi sĩ Hoàng Hôn” làm tặng Đỗ Lễ hai câu: “Bởi Đỗ Lễ chuyên môn “để lỗ”. Mình tốn tiền mua rổ đựng banh” khiến cả lớp được một phen nôn ruột.

   Bây giờ Hải quắn lôi cái “biệt danh” đó ra, Đỗ Lễ tức sôi nhưng biết càng đôi co càng bất lợi, nó đành ngậm bồ hòn làm ngọt và dỏng tai chờ nghe con nhỏ Hải Ngọc uống mật gấu này nói tiếp ra sao.

   Hải Ngọc nói:

   - Hải Ngọc nhớ có một câu cô Trinh hay hỏi chúng ta. Cô hỏi “Con công trang sức bằng bộ lông, còn con người thì trang sức bằng gì hở các em?”

   Cả chục cái miệng đua nhau đáp:

   - Thưa cô, con người trang sức bằng học vấn ạ!

   Thấy tụi bạn đồng loạt hưởng ứng, lại còn “thưa cô” với Hải Ngọc, Đỗ Lễ ngứa tai không thể tả. Nó nhếch mép cà kh

   - Giỏi ghê nhỉ! Thế sao lần đầu cô hỏi, các bạn không đối đáp thông minh như thế đi!

   Câu “bắt giò” của Đỗ Lễ khiến cả bọn đang hào hứng bỗng khựng lại. Chả là những tuần đầu mới nhập học, lớp 8A4 ồn như một cái chợ, cô Trinh phân công các tổ chấm điểm thi đua lẫn nhau nhưng chẳng ăn thua gì, mỗi lần vô lớp cô giảng bài đến rát cả cổ mà dường như lũ học trò nhí nhố kia chẳng để vào tai được mấy tí. La hoài không được, một hôm cô hỏi:

   - Các em có biết con công trang sức bằng cái gì không?

   Câu hỏi quá dễ, cả lớp đồng thanh:

   - Thưa cô, con công trang sức bằng bộ lông ạ!

   - Giỏi lắm! – Cô Trinh gật đầu – Thế còn con người? Con người trang sức bằng cái gì?

   Lần này thì câu trả lời rất phân tán. Nhỏ Tú Anh nhanh nhẩu nói trước:

   - Thưa cô, con người trang sức bằng dây chuyền và vòng vàng ạ!

   Kim Em bổ sung:

   - Bông tai nữa chi!

   Bội Linh không chịu thua:

   - Trâm cài tóc nữa!

   Lệ Hằng, Vành Khuyên, Hiền Hòa, Quỳnh Như cũng thi nhau thêm thắt:

   - Nơ nữa!

   - Băng-đô nữa!

   - Son phấn nữa, cô!

   Bọn con trai xem các đồ trang sức kia chỉ là thứ xoàng xĩnh. Thằng Lâm bô bô:

   - Thưa cô, đó là cà-vạt, giày da, cổ cồn, khuy cài tay áo, bi-dăng-tin xịt tóc, nón lưỡi trai…

   Lâm kê một lô một lốc, cứ như thể nó là chuyên viên quảng cáo cho các dịch vụ trang điểm chú rể.

   Đỗ Lễ cười mũi:

   - Những cái đó là chuyện vặt! Con người hiện đại phải trang sức bằng xe phân khối lớn và điện thoại di động cơ!

   Chờ cho bọn học trò cãi nhau chí chóe và cuối cùng ngồi thở hổn hển sau những cuộc cãi cọ bất phân thắng bại, cô Trinh mới từ từ nói:

   - Tất cả những điều các em liệt kê nãy giờ chỉ là những trang sức bề ngoài. Hình thức đẹp nhưng nội dung trống rỗng, sơ sài thì cũng chẳng giá trị bao lăm. Trang sức đáng quý nhất của con người chính là học vấn các em à!

   Nhìn lướt qua những bộ mặt ngẩn ngơ của học trò, cô thong thả nói tiếp:

   - Nếu không có học vấn thì trí tuệ kém phong phú, nghĩ suy kém sâu sắc, ứng xử kém khéo léo, và đã như vậy thì dù các em có ăn vận đẹp đẽ đến mấy cũng chẳngười nể phục!

   Cả lớp im phăng phắc nghe cô giảng giải. Trước nay, cô răn đe đủ thứ, bọn học trò chả sợ, nhưng bây giờ nghe cô kể ra những tai hại to lớn của việc lười học, khối đứa giật mình thon thót. Chẳng đứa nào muốn “trí tuệ kém mở mang, kiến thức kém phong phú, nghĩ suy kém sâu sắc, ứng xử kém khéo léo” vì vậy đứa nào đứa nấy “kém ồn ào” hơn hẳn thường ngày.

   Sau lần đó, lớp học nề nếp, trật tự hơn và tất nhiên là cô Trinh bớt khản giọng hò hét hơn. Kết quả bất ngờ đó khiến cô hài lòng quá đỗi, vì vậy hôm nào học trò của cô học tập có vẻ lơ là cô lại tủm tỉm hỏi:

   - Con công trang sức bằng cái gì hở các em? Tức thì hàng chục cái miệng tranh nhau:

   - Thưa cô, con công trang sức bằng bộ lông, còn con người trang sức bằng học vấn ạ!

   Cô mới hỏi câu thứ nhất, học trò của cô đã mau mắn trả lời nốt cả câu thứ hai, rõ bép xép còn hơn tép nhảy! Nhưng cô Trinh chẳng lấy thế làm phật ý. Cô gật đầu:

   - Vậy thì khi cô giảng bài các em nên im lặng hay nên ồn ào?

   Cả lớp lại đồng thanh:

   - Dạ, nên im lặng ạ!

   Bây giờ nghe nhỏ Hải Ngọc nhắc lại câu nói ưa thích đó của cô, Hải quắn khoái chí vô cùng. Phớt lờ sự phá đám của Đỗ Lễ, nó nhìn Xuyến Chi, cười hỏi: thấy thế nào?

   Dĩ nhiên ban cán sự lớp vui vẻ tán thành ngay đề nghị của Hải Ngọc. Nhỏ Vành Khuyên chỉ dặn:

   - Nhưng lúc nói câu đó, ai cười thì cười nhưng bạn Hải Ngọc cấm có được cười đấy nhé?

   Hải Ngọc chớp mắt:

   - Ừ, Hải Ngọc sẽ cố không cười!

   Việc phân công diễn viên chỉ khó khăn khi tìm người thủ vai cô chủ nhiệm. Bây giờ Hải Ngọc đã xung phong đứng ra nhận, những vai trò còn lại tương đối ít tranh cãi hơn. Lam Kiều sắm vai cô Kim Anh dạy hóa học, Minh Vương sắm vai thầy Đại dạy giáo dục công dân, Quốc Ân sắm vai thầy Đoàn dạy thể dục, Quỳnh Như làm cô Nga, Lệ Hằng làm cô Hạ Huệ…

   Bốn đứa trong ban cán sự lớp ngồi bên cạnh hỏi tới hỏi lui cặn kẽ và nhiệt tình góp ý cho từng vai diễn.

   Cuối buổi họp, mọi chuyện coi như xong. Bây giờ chỉ còn chờ khả năng dàn dựng của đạo diễn Hải quắn và tài nghệ diễn xuất của tập thể diễn viên vào ngày quyết định…

Chương 07

   Mới đầu giờ chiều, lớp 8A4 đã ồn ào, náo nhiệt. Buổi liên hoan cuối năm, bọn học trò bụng dạ nôn nao nên đứa nào cũng lật đật đi s

   Tổ trang trí dưới sự chỉ huy của “họa sĩ” Cung cắt vô số hoa bằng giấy mày dán la liệt bốn vách tường khiến căn phòng quen thuộc hằng ngày sáng rực hẳn lên, trông vô cùng lạ mắt. Đã thế, những dải kim tuyến sặc sỡ vắt từ góc này qua góc khác, óng a óng ánh ngay trên đầu mọi người khiến buổi liên hoan chưa bắt đầu mà không khí đã rộn ràng, náo nức.

   Trên các dãy bàn, bánh trái và nước ngọt được Hiền Hòa và Kim Em, hai nhân vật quan trọng trong tổ những công, bê ra sắp thành từng hàng dài.

   Nhỏ Hiền Hòa mới loay hoay bưng bê được một lúc, Việt Hà và An Dung đã chạy lại níu tay:

   - Đi!

   - Đi đâu?

   - Tụi mình phải kiếm chỗ vắng dượt lại bài Hổng dám đâu!

   - Hổng dám đâu! – Kim Em trừng mắt – Bạn Hiền Hòa còn đang phải phụ mình dọn bánh đấy!

   - Thôi mà, bạn nhờ người khác đi! – Nhỏ An Dung thấy Kim Em làm căng, bèn đấu dịu – Để tụi này dượt lại một tí, kẻo lát nữa trục trặc nửa chừng thì ngượng lắm!

   An Dung vừa nói vừa ranh mãnh nháy mắt với hai bạn. Kim Em không nhìn thấy vẻ tinh quái của An Dung, tiếp tục hùng hổ:

   - Không được! Hát hò là phải tập từ trước, ai lại để nước đến chân…

   Đang thao thao, chợt cảm thấy điều khác lạ, Kim ưng bặt và ngoảnh cổ sang bên cạnh. Mặt nó bỗng thuỗn ra khi thấy Hiền Hòa và Việt Hà biến đi đâu mất. Kim Em chớp chớp mắt một lúc rồi thở dài quay lại trách cứ An Dung. Nhưng An Dung cũng không còn ở chỗ cũ. Nhân lúc Kim Em đang sửng sốt, nó đã lén len qua đám đông chuồn ra cửa.

   Ngược lại với ban “Tam ca áo trắng” “ca sĩ ô-pê-ra” Dưỡng chẳng cần đi đâu xa. Nó đứng ở góc lớp, ngoác miệng rống bài “Trống cơm” đến đinh tai nhức óc.

   Thoạt đầu, tôn trọng một ca sĩ đang luyện giọng trước khi lên sân khấu, tụi bạn bấm bụng làm ngơ. Nhưng đến khi thằng Dưỡng hát đi hát lại bài hát đến lần thứ mười thì nhiều đứa chịu hết nổi.

   Đỗ Lễ hằm hè:

   - Thôi, tra tấn bạn bè thế đủ rồi mày!

   Thằng Cung đưa tay bịt tai:

   - Ngày mai chắc tao phải đến bệnh viện Tai Mũi Họng để kiểm tra lại màng nhĩ quá!

   Dưỡng chứng tỏ mình là một đứa lì lợm không ai bằng. Tụi bạn càng trêu, nó càng hét tợn. Chỉ đến khi nhỏ Vành Khuyên lại gần vờ nhỏ nhẹ:

   - Dưỡng phải giữ giọng để lát nữa hát chính thức chứ! Thì nó mới chịu vui vẻ “tắt đài”.

   Trong lúc đó, mấy đứa tổ 4 cứ bu quanh Quý ròm, gạn hỏi:

   - Bài thơ của Quý xong rồi

   - Dĩ nhiên! Đến giờ này mà chưa xong thì còn nói gì nữa!

   - Thế bài thơ đó như thế nào? – Nhỏ Hiển Hoa gạ gẫm – Quý đọc thử xem!

   - Làm gì sốt ruột thế? – Quý ròm nhún vai – Đằng nào lát nữa bạn cũng sẽ nghe kia mà!

   Nhỏ Hiển Hoa định hỏi xem Quý ròm có chắc sẽ giật giải trong buổi liên hoan này không nhưng sực nhớ bữa trước Quý ròm gầm gừ tuyên bố “Tôi làm thơ không phải để đoạt giải”, nó liền kịp thời tốp lại.

   Mấy đứa ở tổ 2, tổ 3 và tổ 5 dường như đã tập dượt kỹ lưỡng các hoạt cảnh nên chẳng thấy tụi nó lộ vẻ lo âu như những tổ khác. Tụi thằng Bá, Đặng Đạo, Tú Anh, Hải Ngọc chỉ mải lo giành giật nhau mấy cuốn lưu bút, cãi nhau chí chóe.

   - Học sinh nghiêm!

   Tiếng lớp trưởng Xuyến Chi thình lình vang lên khiến cả lớp lập tức im phắt, đứa nào đứa nấy lật đật đứng thẳng người và đổ dồn mắt ra cửa.

   Dẫn đầu là cô Trinh, theo sau là thầy Hiếu, cô Nga, cô Diệu Lý và các thầy cô khác, tất cả đang tươi cười chậm rãi tiến vào.

   Cô Trinh vẫy tay:

   - Các em ngồi xuống đi!

   Nhỏ Xuyến Chi ứng tiếng hô:

   - Học sinh nghỉ!

   Cả lớp lục tục ngồi xuống. Mấy đứa tổ 1 và tổ 3 dồn ra sau, chừa mấy dãy bàn đầu cho các “thượng khách”.

   Đợi ai nấy an tọa, “speaker” Hạnh từ từ tiến ra giữa bục điều khiển chương trình.

   Trước tiên nó mời lớp trưởng Xuyến Chi lên “tuyên bố lý do”. Tiếp theo, lớp phó văn thể mỹ Vành Khuyên được mời lên giới thiệu các tiết mục “hấp dẫn và đặc sắc”. Khi giới thiệu đến hoạt cảnh của tổ 2 và tổ 3, nhỏ Vành Khuyên không dám đọc câu “đặc sắc và vui nhộn chưa từng có” trong tờ giấy ghi sẵn. Cho đến lúc đó, mặc dù đã tự tin lên nhiều, Vành Khuyên vẫn chưa hình dung được phản ứng của thầy cô trước màn hoạt cảnh do bọn Hải quắn bày ra. Phớt lờ những bộ mặt nhăn nhó của băng “tứ quậy” ngồi bên dưới, nó cố tình cắt xén bớt những câu “quảng cáo” giật gân do thằng Lâm “thi sĩ Hoàng Hôn” đề nghị.

   - Bây giờ thi sĩ Lan Kiều sẽ mở đầu chương trình văn nghệ bằng bài thơ Trường em! – Vành Khuyên vừa bước xuống, nhỏ Hạnh đã dõng dạc – Xin thầy cô và các bạn cho một tràng pháo tay để động viên tinh thần thi sĩ!

   Tiếng vỗ tay lập tức vang lên rào rào.

   Lan Kiều bẽn lẽn bước ra “sân khấu”. Lan Kiều trước nay chỉ làm thơ đăng báo. Nó chưa bao giờ đọc thơ trước đám đông, nhất là trong đám đông đó có cả các thầy cô lúc này đang nhìn chòng chọc vào nó chờ đợi.

   Phải hắng giọng hai, ba lần, Lan Kiều mới mở miệng được. Nó ấp úng:

   - Thưa các thầy cô… thưa các bạn… Lan Kiều xin đọc…

   Rồi không nói rõ là đọc gì, nó hấp tấp “trình bày” luôn:

   - “Anh gạch – Đo đỏ – Nho nhỏ – Dễ thương…”

  Bài thơ này Lan Kiều làm đã lâu, lại bằng lối thơ hai chữ vần vèo dễ thuộc, nhưng lúc này nó đọc cứ vấp lên vấp xuống khiến mấy đứa trong tổ 2 nhăn như bị, chắc mẩm phen này mất đứt cái phần thưởng quý giá của cô Trinh.

   Nhưng dù Lan Kiều trình bày không được trơn tru lắm, bài thơ Trường em vẫn nhận được lời khen ngợi và những tràng pháo tay nồng nhiệt của các thầy cô.

   Chí Mỹ không biết nhặt được ở đâu một cành hoa ny-lông, hí hửng chạy lên sân khấu dúi vào tay thi sĩ khiến thi sĩ lỏn la lỏn lẻn và cuống quít chạy vội về chỗ ngồi.

   Ở trên bục, nhỏ Hạnh tiếp tục làm nhiệm vụ:

   - Để tiếp nối chương trình, ca sĩ Dưỡng sẽ trình bày bản dân ca quen thuộc Trống cơm. Xin các thầy cô và các bạn bình tĩnh thưởng thức!

   Lời giới thiệu của nhỏ Hạnh khiến cả lớp cười ồ. Thầy Quảng quay sang cô Diệu Lý, ngơ ngác:

   - Thưởng thức ca nhạc tại sao lại phải bình tĩnh hở cô?

   Cô Diệu Lý lắc đầu:

   - Điều này chắc thầy phải hỏi cô Trinh.

   Hôm trước, cô Trinh đã bị thằng Dưỡng làm mất vía một lần, tất nhiên cô biết rõ tại sao nhỏ Hạnh lại “cảnh báo” khán thính giả một cách nghiêm khắc như thế. Nhưng khi thầy Quảng và cô Diệu Lý thắc mắc, cô chỉ nhoẻn miệng cười không đáp.

   Cô Trinh không đáp, nhưng thằng Dưỡng đã tích cực giải đáp ngay.

   Nó phồng ngực, hai tay nắm chặt, gân cổ nổi vồng:

   - Tình bằng có cái trống cơm, khen ai khéo vỗ…

   Thằng Dưỡng làm các thầy cô giật nảy. Nếu đem cái “trống cơm” thật ra “vỗ” vào lúc này chắc cũng không thể khiến người nghe chóng mặt đến thế.

   Cô Kim Anh và cô Hạ Huệ ngậm chặt miếng bánh ăn dở, thầy Hiếu và thầy Thừa đặt vội ly nước ngọt xuống bàn, còn cô Trinh thì húng hắng ho.

   Cô Nga hấp tấp quay lại phía sau, nhìn lướt đám học trò, có lẽ cô định nói câu quen thuộc “Ã"i, cô nhức đầu quá! Em nào có mang theo chai dầu gió, cho cô mượn xem nào!” nhưng sực nhớ ra đây là buổi liên hoan văn nghệ cuối năm, chứ không phải đang tiết sử, cô liền thất vọng quay lên.

   May mà bản Trống cơm không đến nỗi quá dài. Khi Dưỡng hát xong câu cuối cùng, ai nấy đều thở phào như vừa thoát khỏi một trận oanh kích. Mừng “tai qua nạn khỏi”, mọi người vỗ tay như sấm.

   Đang mồ hôi mồ kê nhễ nhại, nghe tiếng vỗ tay, mặt mày Dưỡng tươi hơn hớn. Nó liếm môi, hăm hở

   - Nếu các thầy cô và các bạn còn muốn nghe nữa, em xin hát thêm bản thứ hai. Bản này có tên là…

   Sự hăng hái của Dưỡng khiến các khán giả mặt xám như chàm đổ. “Speaker” Hạnh hoảng hốt cắt ngang:

   - Cảm ơn nhiệt tình của ca sĩ Dương. Nhưng vì thời gian có hạn, xin bạn cảm phiền!

   Dương vẫn chưa chịu buông tha mọi người. Nó cứ đứng trơ, giọng nằn nì:

   - Bài này ngắn thôi mà…

   Nhỏ Hạnh càng quýnh. Không biết làm sao, nó đành nói thẳng:

   - Một lần nữa, xin cảm ơn bạn. Và… mời bạn về chỗ ngồi!

   Bị đuổi thằng cánh, Dưỡng hằm hằm bước xuống, bụng tức con nhỏ Hạnh “vùi dập nhân tài” kia không để đâu cho hết.

   Hôm trước thằng Quang nói với cô Trinh là tổ 1 của nó tham gia hai tiết mục, Dưỡng sẽ hát bản Trống cơm để tạo cảm giác mạnh, sau đó ban “Tam ca áo trắng” sẽ hát bản Hổng dám đâu để giúp khán giả hoàn hồn lại.

   Tưởng Quang nói đùa, không ngờ sự thực lại diễn ra đúng y như thế.

   Khi ba con nhỏ Hiền Hòa, Việt Hà và An Dung bước ra chào khán giả và cất giọng lảnh lót “Trên cành cao chim hót mời em đi giữa mùa xuân…” thì cô Kim Anh và cô Hạ Huệ mới nuốt trôi được miếng bánh nãy giờ còn nghẹn ngang cổ họng, thầy Hiếu và thầy Thừaới bình tĩnh cầm ly nước mà không sợ tuột tay làm rớt và cô Trinh mới thôi ho, cô Nga mới thôi nhấp nhổm quay đầu nhìn quanh quất.

   Không chỉ các thầy cô, khi ban “Tam ca áo trắng” cất lên bài hát quen thuộc, tụi bạn trong lớp tưởng như có một làn gió mát thổi ngang lớp học và không hẹn mà mấy chục cái miệng cùng đồng loạt hát theo, nhiều đứa còn vỗ tay đánh nhịp:

   - “Đá bóng với đá cầu, nhảy dây, bắn bi, trốn tìm. Ã"i hấp dẫn tuyệt vời nhưng mà em hổng dám đâu! Hổng dám đâu em còn phải học bài! Hổng dám đâu, em còn phải làm bài…”

   Tổ 3 tiếp nối chương trình bằng một hoạt cảnh, theo như lời thằng Bá đăng ký với cô Trinh, là hoạt cảnh về đề tài học tập.

   Cả lớp hồi hộp nhìn thằng Phước đeo râu, mang mục kỉnh, đạo mạo bước lên sân khấu. Năm đứa còn lại, kể cả lớp trưởng Xuyến Chi và lớp phó Vành Khuyên, lục tục bước theo sau và đứng dàn hàng ngang trước mặt Phước, vòng tay cúi đầu ngoan ngoãn ra phết.

   Đến khi thằng Phước cất lời:

   - Các con ơi!

   Và năm đứa kia dạ ran thì tụi bạn mới biết thằng Phước là “cha” của cả tổ nó.

   Đỗ Lễ cười hí hí, vọt miệng:

   - Cha ơi! Con đói bụng…

   Đỗ Lễ tính trêu thằng Phước một câu bá láp gì đó nhưng bắt gặp cái trừng mắt của nhỏ Hạnh, nó liền rụt cổ nín thinh.

   Phớt lờ sự phá bĩnh của Đỗ Lễ, Phước vẫn tiếp tục nói với “các con”, nó vừa nói vừa dang rộng hai tay, trịnh trọng, tha thiết:

   - “Việc học đối với các con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy! Cha chưa bao giờ trông thấy các con đi học với dáng điệu quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn. Các con thử tưởng tượng nếu các con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của các con sẽ trống trải biết là dường nào… Các con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập, cũng đem tập vở ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả…”

   Giọng thằng Phước càng lúc càng diễn cảm:

   - “Mỗi buổi sáng, lúc các con đến trường, các con hãy nghĩ cũng giờ ấy trong thành phố ta có tới ba vạn đứa trẻ cũng ngồi dán mình trong lớp bốn tiếng đồng hồ như các con để được mở mang trí tuệ. Các con hãy nghĩ: xấp xỉ giờ này, trẻ con trong các nước trên hoàn cầu cũng đều đi học cả. Các con hãy tưởng tượng những đứa trẻ lếch thếch trên những đường hẻm nhà quê, rảo bước trong các phố phường huyên náo, dưới bầu trời oi ả hay trong cơn mưa tuyết lạnh lùng, chúng đi thuyền ở những xứ lắm sông ngòi, cưỡi ngựa qua những cánh đồng mông quạnh hoặc ngồi xe trượt trên những bãi băng giá lạnh. Chúng xuống lũng lên đèo, chúng xuyên rừng lội suối, chúng vượt qua những ngọn đồi hẻo lánh hoang vu. Ăn mặc hàng ngàn lối khác nhau, nói bằng trăm thứ tiếng khác nhau, chúng đi một mình hay lũ năm lũ ba, sách cắp trong tay hay cặp đeo dưới nách. Từ ngôi trường cùng tột lấp trong ánh tuyết nước Nga cho tới nóc trường hẻo lánh lẩn trong khóm gồi xứ Ả Rập, có tới hàng triệu t đứa trẻ cùng học một điều bằng những thể thức khác nhau…”

   Hoạt cảnh của tổ 3 chẳng ra hoạt cảnh tẹo nào. Hoạt cảnh là phải có hoạt động, có diễn tiến, có kịch tính. Đằng này thằng Phước chỉ đứng nói khan. Nhưng lạ lùng thay, cả lớp im phăng phắc, mặt đứa nào đứa nấy đều lộ vẻ ngẩn ngơ, xúc động.

   Tất nhiên nhiều đứa biết thừa Phước đang đọc bức thư của cha Enricô gửi cho con, trích trong cuốn Tâm hồn cao thượng của Edmond de Amicis mà hồi ở cấp 1, tụi nó đã được học qua. Nhưng giọng điệu chân thành của lời văn khi đọc lên vẫn khiến người nghe cảm thấy nao nao khó tả.

   Hôm trước Phước lỡ ba hoa với cô chủ nhiệm là tổ nó sẽ dựng hoạt cảnh về học tập. Nhưng sau khi bàn tới tính lui đến nát óc, đứa nào cũng thấy đề tài học tập quá xá hóc búa, rốt cuộc nhỏ Tú Anh bèn đề nghị đọc lá thư này thay cho hoạt cảnh. Nhưng để cho cô Trinh và tụi bạn khỏi bắt bẻ và trách cứ, tụi nó vẫn phân vai cha vai con và bắt thằng Phước đeo râu, mang kính ra vẻ ta đây cũng chuẩn bị công phu lắm lắm.

   Các thành viên tổ 3 không ngờ tiết mục đơn giản của mình lại thành công ngoài sức tưởng tượng. Không những tụi bạn nghệt mặt ra vì xúc động mà ngay cả các thầy cô cũng bị đoạn văn làm cho xao xuyến. Bức thư người cha gửi cho Enricô khiến các thầy cô cứ chớp chớp mắt mơ màng nhớ lại thời cắp sách của mình.

   Giọng thằng Phước mỗi lúc một cất cao, hùng hồn:

   - “Các con hãy tưởng tượng trong cái tổ kiến học sinh gồm hàng trăm dân tộc khác nhau ấy, các con có hân hạnh dự phần… Các con hãy tự nhủ: ví phỏng một mai sự hoạt động ấy ngừng hẳn thì nhân lại sẽ trở lại đời mọi rợ, sẽ sa vào cõi tối tăm…”

   Ngay từ đầu, Phước đã nhận ngay ra hiệu quả của bài văn trên gương mặt mọi người. Ngay cả nó, nó cũng bị bài văn lôi cuốn. Đến đoạn cuối thì giọng nó đã khản đặc:

   - “Cố lên, hỡi những tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên, các con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, các con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát!”

   Phước chấm dứt bài “diễn văn” giữa mồ hôi nhễ nhại và giữa tiếng vỗ tay như sấm dậy của mọi người. Phước  thấy mình lâng lâng bay bổng. Nó tưởng mình đang lơ lửng trên chín tầng mây. Sung sướng quá, nó không chịu rời sân khấu, dù “hoạt cảnh” đã kết thúc. Giơ thẳng hai tay lên trời, nó cao hứng làm một chuyện không có trong kịch bản là ngoác miệng kêu tên từng “đứa con“:

   - Cố lên, Bá con, Đặng Đạo con! Cố lên Xuyến Chi con, Vành Khuyên và Tú Anh con!

   Sự “cương ẩu” của Phước quả là tai họa. Những cảm xúc bồi hồi mà bài văn đem lại đã bị Phước làm tan biến ngay tút xuỵt. Đang ngẩn ngơ, thấy Phước kêu tụi bạn trong tổ bằng “con” ngọt xớt, tụi bạn bỗng phá ra cười.

   Lớp trưởng Xuyến Chi tất nhiên phát hiện ngay ra sự bất lợi. Lúc về chỗ ngồi, nó không ngớt cằn nhằn Phước:

   - Hoạt cảnh đang thành công, bị bạn làm cho hỏng bét!

 Nhỏ Tú Anh phụ họa:

   - Ừ, nếu bạn Phước không cao hứng chọc cười, tiết mục của tổ mình đứng hạng nhất là cái chắc!

   Đặng Đạo cũng gật gù:

   - Thằng Phước này bậy ghê!

   Bị tụi bạn trong tổ tấn công tới tấp, Phước nổi khùng:

   - Bậy cái đầu mày! Tao làm cha, chẳng lẽ tao âu yếm kêu tên các con tao không được hả?

   Thấy thằng Phước nói ngang như cua, bọn Xuyến Chi chỉ biết lắc đầu ngó lơ chỗ khác.

Chương 0

   Xuyến Chi không ngó lơ còn đỡ, nó vừa quay mặt sang bên trái, đã gặp ngay thằng Dưỡng.

   Dưỡng cười hề hề:

   - Xuyến Chi con! Bây giờ tới tiết mục gì nữa vậy?

   Xuyến Chi nghiêm mặt:

   - Tôi không giỡn với bạn à nghen!

   Dưỡng nhăn nhở:

   - Cha cũng đâu có giỡn! Cha hỏi thật chớ bộ!

   Xuyến Chi nghiến răng:

   - Bạn muốn gì đây?

   Cuộc chiến tranh đang có nguy cơ bùng nổ giữa Dưỡng và Xuyến Chi thì may làm sao, nhỏ Hạnh đã kịp thời can thiệp:

   - Thưa các thầy cô, thưa các bạn! Sau đây bạn Quý sẽ đọc cho chúng ta nghe một bài thơ về lớp 8A4 thân thương…

   Lời giới thiệu của nhỏ Hạnh khiến cả lớp đang ồn ào chợt im phắt. Đã hơn mười ngày nay, tụi bạn nghe “thi sĩ Bình Minh” tuyên bố sẽ viết một bài thơ về lớp 8A4 nhưng chẳng ai biết nó viết gì. Ngay cả tụi bạn cùng tổ, thậm chí thân thiết như Tiểu Long và nhỏ Hạnh, dò hỏi đến khản cổ, thi sĩ nhà ta vẫn không chịu hé r

   Quý ròm khoan thai tiến lên bục, tay cầm tờ giấy, trịnh trọng hắng giọng:

   - Kính thưa các thầy các cô, thưa các bạn, nhân dịp kết thúc năm học, em xin đọc một bài thơ viết về lớp học của chúng ta…

   Hải quắn vọt miệng:

   - Bài “Lớp em ca hát thật là hay ho…” chứ gì?

   - Đây là bài khác! – Quý ròm vẫn điềm tĩnh – Bài thơ này có thể không hay, nhưng dù sao cũng ghi dấu một kỷ niệm…

   Tiểu Long quay sang nhỏ Hạnh:

   - Này, thằng ròm mắc cái tật dài dòng tự bao giờ thế nhỉ?

   Đỗ Lễ nói lớn:

   - Thôi, giới thiệu thế đủ rồi! Đề nghị thi sĩ Bình Minh đọc thơ đi!

   Nhiều cái miệng nhao nhao hùa theo:

   - Đúng rồi đó! Đọc thơ đi!

   Quý ròm đưa tờ giấy lên sát mắt, từ tốn:

   - Bài thơ này có tên là Chị Hằng.

   - A ha! – Quới Lương bô bô – Thi sĩ Bình Minh làm thơ tặng người đẹp Lệ Hằng mà dám bảo là viết về lớp

   Lệ Hằng đỏ mặt quay ra sau:

   - Bạn Quới Lương có biết giữ mồm giữ miệng là gì không vậy?

   Lời bình luận của Quới Lương khiến Quý ròm thoáng lúng túng. Nó khẽ hắng giọng hai ba cái rồi không dám kéo dài thời gian, sợ tụi “tứ quậy” ăn nói vung vít, nó lập tức lấy hơi đọc:

   - Anh Em Khuyên Hạnh Quý Long Vương – Dung Ngọc Như Hoa Lâm Mỹ Lương…

   Quý ròm mới đọc có hai câu, tụi bạn đã nghệt mặt. Quỳnh Như liếc Lan Kiều:

   - Thơ gì kỳ vậy hở Lan Kiều?

   Lan Kiều khẽ lắc đầu:

   - Mình cũng không rõ! Đợi Quý đọc hết cả bài xem sao!

   Nhưng ngay cả khi “thi sĩ Bình Minh” đọc nốt hai câu cuối:

   - Bá Đạo Linh Hà Cung Lễ Hải – Tần Kiều Ân Dưỡng Phước Hòa Quang

   Nhỏ Lan Kiều vẫn ngơ ngác lẩm bẩm:

   - Thơ của Quý khó hiểu ghê!

   Đỗ Lễ không lẩm bẩm như Lan Kiều. Nó đứng bật dậy, oang oang chất vấn:

   - Thơ gì mà “dung ư hoa”, “bá đạo linh hà”, tụi này chả hiểu gì cả! Lại có gì gì “Lâm Mỹ Lương” nữa! Nếu là “Lê Mã Lương”, tụi này còn biết là ai, chứ “Lâm Mỹ Lương” thì chịu!

   Nhỏ Vành Khuyên chớp mắt hỏi:

   - Hình như bạn Quý làm thơ bằng chữ Hán phải không? Nếu vậy thì bạn phải dịch sang tiếng Việt cho bạn bè hiểu chứ!

   - Đây không phải là thơ chữ Hán! – Quý ròm chưa kịp đáp, tiếng thằng Lâm đã vang lên – Nếu là thơ chữ Hán chắc chắn sẽ không có câu “Anh em khuyên Hạnh quý Long Vương”. Chỉ có điều câu thơ này hình như không chính xác!

   Nhỏ Vành Khuyên nhíu mày:

   - Không chính xác là sao?

   - Nếu câu thơ viết “Anh em khuyên Hạnh quý Minh Vương” thì còn có ý nghĩa, vì Minh Vương ở ngay đây, chứ khuyên Hạnh quý Long Vương thì Hạnh biết Long Vương ở đâu mà tìm!

   Nói xong, Lâm nhe răng ra cười hì hì. Trong lớp, ba bốn đứa lập tức cười theo. Quới Lương còn khoái chí đến mức thò tay vào ngăn bàn gõ thùng thùng.

   Minh Vương là tổ trưởng của Lâm, nhưng trước lối đùa cợt bặm trợn của thằng này, nó chỉ biết quay mặt nhìn đi chỗ khác, ra vẻ ta đây vừa rồi chả nghe thấy gì cả.

   Ở trên sân khấu, nhỏ Hạnh vẫn thản nhiên. Nó đưa mắt nhìn khắp lớp và thủng thỉnh nói:

   - Bài thơ của Quý chẳng phải là thơ chữ Hán, và thực ra cũng chẳng có một ý nghĩa nào cả…

   Nhỏ Hạnh mới nói đến đó, Quốc Ân đã vọt miệng cắt ngang:

   - Thơ chẳng có ý nghĩa thì đọc lên làm gì!

   Nhỏ Hạnh điềm tĩnh giải thích:

   - Tuy chẳng câu thơ nào có ý nghĩa nhưng toàn bài thơ lại có một ý nghĩa rất lớn.

   Dưỡng nhấp nhổm trên ghé:

   - Đề nghị bạn nói rõ một tí đi! Nói thế có thánh họa may mới hiểu!

   - Tôi sẽ nói rõ ngay đây!

   Nhỏ Hạnh gật đầu và lại gần Quý ròm, cầm lấy tờ giấy trên tay bạn, rồi quay xuống dưới:

   - Mỗi chữ trong bài thơ này là một tên người. Và toàn bộ bài thơ được ghép bằng tên của tất cả các bạn trong lớp…

   Nhỏ Hạnh quả thông minh siêu đẳng. Mặc dù Quý ròm giữ bí mật đến phút chót, nhưng chỉ nghe thoáng qua là nó đã khám phá ngay ra ẩn ý của bài thơ.

   Cả lớp lập tức “ồ” lên.

   Nhỏ Tú Anh thích thú:

   - À, thế ra chữ “Anh” trong câu thơ đầu tiên tức là Tú Anh đấy! Nhỏ Kim Em cũng tươi hơn hớn:

   - Còn “Em” đích thị là tên mình rồi!

   Đỗ Lễ oang oang:

   - Bây giờ tôi mới hiểu tại sao “Anh em khuyên Hạnh quý Long Vương”. Thì ra đó là Quý ròm, Tiểu Long và Minh Vương! Hà hà!

   Thấy tụi bạn nhao nhao tìm tên mình trong bài thơ, lại còn hăng hái giải thích giùm tác giả, Quý ròm cười tít mắt. Nhưng Quý ròm sung sướng nhất là khi nhìn xuống những dãy bàn đầu, nó thấy các thầy cô ai nấy đều gật gù vẻ tán thưởng.

   Nhưng Quý ròm chưa rời sân khấu ngay được. Nó vừa dợm chân, ba bốn cái miệng đã tranh nhau đề nghị:

   - “Thi sĩ Bình Minh” đọc lại bài thơ lần nữa đi!

   - Ừ, đọc lại đi! – Hải quắn nhăn nhó – Tao chẳng thấy tên tao đâu cả!

   Quý ròm đành phải đọc lại bài thơ một lần nữa.

   Hải quắn dỏng tai nghe. Khi Quý ròm đọc đến câu “Bá Đạo Linh Hà Cung Lễ Hải” thì nó toét miệng cười:

   - Ờ, ờ, bây giờ thì thấy rồi!

   Mấy đứa khi nãy chưa kịp nhận ra tên mình bây giờ cũng lần lượt reo lên:

   - Ờ, tao cũng thấy rồi!

   - Tao cũng thế! Tở tuốt sau đuôi nên lúc nãy tao nghe không ra!

   Chỉ có Lệ Hằng và Xuyến Chi là ngơ ngác:

   - Ơ, tên của Lệ Hằng đâu?

   - Ừ, trong bài thơ cũng chẳng hề có tên Chi

   Bài thơ của Quý ròm là loại thơ bốn câu, mỗi câu bảy chữ, tổng cộng hai mươi tám chữ, do đó chỉ ghép được hai mươi tám tên người. Nhưng khổ nỗi, lớp 8A4 của nó lại có tới ba mươi học sinh. Túng thế, thi sĩ nhà ta bèn giải quyết nạn “dư thừa dân số” bằng cách đưa tên Lệ Hằng và Xuyến Chi lên “tạm trú” ở nhan đề bài thơ.

   Lệ Hằng không nhớ điều đó nhưng Quới Lương nhớ. Nó cười hề hề:

   - Tên của bạn Lệ Hằng nằm chình ình trên đề bài, lại còn được tác giả kêu bằng chị, tụi này không khiếu nại thì thôi, bạn còn khiếu nại lôi thôi gì nữa!

   Lệ Hằng lỏn lẻn:

   - Ờ há! Thế mà Lệ Hằng quên mất!

   - Nhưng còn tôi! – Thấy Lệ Hằng tìm được danh tính, còn mình thì chưa, nhỏ Xuyến Chi sốt ruột – Quý giấu tên tôi ở đâu thế?

   Quý ròm gãi đầu:

   - Tên bạn hở? Tên bạn thì… thì…

   Xuyến Chi xịu mặt

   - Khi làm bài thơ này, bạn quên mất tôi chứ gì?

   - Không phải! – Quý ròm rối rít thanh minh – Tên bạn vẫn có trong bài thơ đó chứ!

   - Chỗ nào đâu? – Nhỏ Xuyến Chi ngẩn tò te – Sao tôi không thấy?

   - Ở ngay trong đề bài ấy!

   - Làm gì có! Đề bài chỉ có mỗi mội “chị Hằng” kia mà?

   - “Chị” tức là “Chi” đấy! – Quý ròm lúng túng giải thích.

   - “Chị” sao lại là “Chi” được! – Xuyến Chi vùng vằng – Tên bạn nào Quý cũng ghi đúng, riêng tên tôi Quý tự dưng thêm vào dấu nặng, tôi không chịu đâu! Quý ròm nhăn nhó.

   - Nhưng nếu đặt tên bài thơ là “Chi Hằng” thì không có nghĩa gì cả! – Rồi thấy Xuyến Chi vẫn chưa nguôi giận dỗi, Quý ròm hạ giọng năn nỉ – Thôi, bạn chịu khó một chút đi mà! Bạn là lớp trưởng phải biết… hy sinh cho tập thể chứ!

   Điệu bộ cầu khẩn của thi si nom đến tội, nếu không có các thầy cô ngồi trước mặt, chắc nó đã chắp tay lạy Xuyến Chi rồi.

   - Thôi, bạn Xuyến Chi đừng thắc mắc làm gì cho mệt! – Giọng thằng Lâm đột ngột vang lên – Phong cách của “thi sĩ Bình Minh” xưa nay vậy! Lúc làm bài thơ về cách tìm tỉ số lượng giác của góc nhọn, thi sĩ dám viết “chia đối” thành “chia đôi”, rồi giảng “đôi” tức là “đối”, thì nay thi sĩ viết “Chi “ thành “Chị” rồi bắt người đọc phải hiểu “Chị” là “Chi”, điều đó cì lạ đâu!

    “Thi sĩ Hoàng Hôn” khuyên giải Xuyến Chi nhưng rõ ràng là nhằm chế giễu “tài năng thơ” của “thi sĩ Bình Minh”. Quý ròm biết thừa điều đó nên mặc dù cuối cùng Xuyến Chi đã chịu rút lại lời khiếu nại và hậm hực ngồi xuống, nó vẫn chẳng thấy khoái trá tẹo nào. May mà cô Trinh đã kịp đứng lên. Cô đứng lên, đưa mắt nhìn khắp lớp và chậm rãi nói:

   - Theo cô thì bài thơ vừa rồi của Quý rất có ý nghĩa. Đó là một bài thơ độc đáo. Cô nghĩ các em nên chép bài thơ này vào tập và học thuộc. Mai này lớn lên, dù mỗi người tản mác một phương, khi đọc bài thơ này lên, các em sẽ hình dung ra được từng khuôn mặt bạn bè của lớp 8A4 thân thương…

   Lúc khám phá ra sự đặc biệt trong bài thơ của Quý ròm, tụi bạn chỉ thấy là lạ, và khoai khoái vì thấy có tên mình trong đó. Bây giờ nghe cô chủ nhiệm giảng giải, tụi nó mới cảm nhận hết giá trị của bài thơ. Vì vậy, cô vừa nói xong, cả lớp liền vỗ tay rần rần:

   - Đúng rồi đó! Quý đọc lại lần nữa cho bọn mình chép đi!

   - Đọc đi, “thi sĩ Bình Minh”!

   - Đọc chầm chậm thôi nhé!

   Quý ròm sướng rơn. Nó không ngờ cô Trinh đánh giá bài thơ của nó cao vòi vọi như thế. Cái tầm cao đó, thú thật là nó cũng không hề nghĩ tới khi sáng tác bài thơ “lắp ghép” này.

   Mặt mày hí hửng, Quý ròm định làm theo yêu cầu của tụi bạn. Nhưng nhỏ Hạnh đã kịp cắt ngang

   - Bài thơ này, lát nữa Quý sẽ đọc cho các bạn chép. Bây giờ để chương trình văn nghệ không bị ngắt quãng quá lâu, đề nghị các bạn giữ trật tự để thưởng  thức một hoạt cảnh vô cùng vui nhộn do tổ 2 và tổ 5 biểu diễn…

Chương 09

   Trừ mấy đứa trong ban cán sự lớp, các tổ còn lại chưa hình dung được cái hoạt cảnh nói về thầy cô mà tổ 2 và tổ 5 bí mật tập dượt mấy bữa nay là hoạt cảnh như thế nào.

   Vì vậy khi Minh Vương và Lan Kiều dẫn hai tổ bước ra, lại khệ nệ khiêng theo cả bàn ghế lên sân khấu thì đám khán giả đang yên lặng theo dõi kia bỗng nhốn nháo hẳn lên.

   Dưỡng quay sang Tần:

   - Tụi nó định làm gì vậy hở mày?

   - Tao cũng chẳng rõ!

   Ở dãy bên phải, Kim Em khều Hiển Hoa:

   - Các bạn ấy làm gì mà khiêng bàn ghế lên tuốt trên đó vậy hở Hiển Hoa? Nhỏ Hiển Hoa chớp mắt:

   - Chắc các bạn ấy định dựng cảnh một lớp học.

   - Dựng một lớp học? – Nhỏ Kim Em ngạc nhiên – Làm thế để làm gì?

   - Hôm trước bạn Hải bảo tổ 2 và tổ 5 sẽ dựng một hoạt cảnh về thầy cô. Có thầy cô, dĩ nhiên phải có lớp học rồi!

   Hiển Hoa không phải là con nhỏ giỏi suy luận. Nhưng lần này nó đoán trúng phóc.

   Ở trên sân khấu, saui kê bàn kê ghế đâu đó xong xuôi, mười một đứa xúm lại vừa chen chúc giành chỗ vừa cãi nhau chí chớ. Ở phía dưới, thằng Cung bĩu môi:

   - Mấy đứa này chả có trật tự kỷ luật tí ti ông cụ nào cả! Đến lúc diễn rồi mà còn giành giật, cãi cọ ầm ĩ, thật chả ra làm sao!

   Cung không biết tụi bạn nó đang đóng giả một lớp học mất trật tự. Nó tưởng mấy đứa kia cãi nhau thật. Nó tưởng hoạt cảnh chưa bắt đầu.

   Chỉ đến khi đứa thứ mười hai là nhỏ Hải Ngọc nãy giờ vẫn đứng tách riêng ra, vô hai tay vào nhau, cao giọng:

   - Các em yên lặng nào! Ồn ào như thế làm sao cô giảng bài được!

   Thì Cung mới biết là mình trách nhầm. Không chỉ Cung, nhiều đứa trong lớp đến lúc này mới biết Hải Ngọc đang đóng vai cô giáo. Cả bọn lập tức nín thở, nghếch mắt theo dõi.

   Nhưng mặc cho cô giáo la rầy, mười một đứa kia vẫn chen huých la ó, huyên náo không thể tả. Nhỏ Hải Ngọc cau mày, và lại đập hai tay vào nhau:

   - Các em có nghe cô nói không?

   Tất nhiên là tụi Đỗ Lễ “chẳng nghe cô nói”, bằng chứng là tụi nó vẫn hăng hái gây gổ bất chấp cô giáo cứ nhắc chằm chặp.

   Nhỏ Hải Ngọc dường như bất lực. La một hồi, nó đưa tay chặn ngực, húng hắng ho. Tiếng ho của Hải Ngọc khiến thằng Quang buột miệng r

   - A ha, tao biết rồi! Hải Ngọc đang đóng vai cô Trinh!

   Như để chứng minh tài nhận xét nhanh nhạy của Quang, nhỏ Hải Ngọc hắng giọng:

   - Này, các em im lặng nghe cô đố này! Em nào cho cô biết con công trang sức bằng cái gì?

   Đang ồn ào, nghe cô đố, tụi Đỗ Lễ lập tức ngưng bặt và ngước nhìn “cô giáo”:

   - Con công hở cô?

   “Cô giáo” mỉm cười:

   - Ừ, cô đố các em con công trang sức bằng cái gì?

   Lần này nghe rõ câu hỏi, mười một cái miệng đồng thanh đáp:

   - Thưa cô, con công trang sức bằng bộ lông ạ!

   Hải quắn ngứa miệng nói thêm:

   - Cô còn câu đố nào kho khó hơn không hở cô? Câu này dễ quá cô ơi!

   Nhỏ Hải Ngọc gật gù chưa kịp đáp, thằng Quang ngồi  dưới đã láu táu:

   - Thế còn con người khác con công ở chỗ nào? Con người trang sức…

   Đang bô bô, bắt gặp cái trừng mắt của nhỏ Hạnh, Quang liền im t

   Nhỏ Hải Ngọc phớt lờ thằng Quang lẻo mép, thản nhiên hỏi các “học trò”:

   - Con công trang sức bằng bộ lông, thế con người trang sức bằng cái gì hở các em?

   Cũng như đầu năm học, nghe “cô giáo” hỏi “dễ” quá, tụi tổ 2 và tổ 5 thi nhau trả lời loạn cào cào. Tụi con gái trưng ra các thứ thời trang, bọn con trai dẫn ra các tiện nghi hiện đại. Hai bên không ai chịu ai, cự cãi ì xèo khiến đám bạn ngồi dưới cười ngặt nghẽo.

   Ngay cả cô Trinh cũng không nhịn được cười. Cô không ngờ đứa học trò ngày thường rụt rè và ít nói là Hải Ngọc lại đóng giả cô giống quá thể. Nó ho húng hắng giống hệt cô. Và các cách hỏi đố vừa nghiêm nghị vừa muốn phá ra cười kia càng giống ơi là giống. Cô cũng không ngờ học trò lại dựng hoạt cảnh về thầy cô theo cái kiểu ngộ nghĩnh như thế, lại còn nhớ như in cái câu hỏi đố của cô, câu đố cô vẫn “áp dụng” những khi lớp học ồn ào khiến cô không tài nào giảng bài được.

   Cô Trinh cười, và trong lúc cười cô vẫn cảm thấy trái tim mình bồi hồi kỳ lạ, thậm chí cô phải chớp chớp mắt để che giấu sự xúc động đang khiến mặt cô nóng ra.

   Ở trên sân khấu, lớp trưởng Xuyến Chi, lớp phó văn thể mỹ Vành Khuyên và hai tổ trưởng Minh Vương, Lan Kiều vừa diễn xuất vừa liếc chừng về phía các vị khán giả đặc biệt để thăm dò phản ứng. Đến khi thấy các thầy cô ai nấy đều bật cười vui vẻ, tụi nó mới thở phào và yên tâm diễn tiếp.

   Quỳnh Như trông rõ nụ cười trên môi cô chủ nhiệm. Nụ cười giúp nó thêm tự tin khi tiếp tục chương trình trong vai cô Nga dạy sử

   Khi “cô Nga” bước ra, “lớp học” vừa mới lắng xuống bỗng ồn lên khủng khiếp. “Cô Nga” lại phải tìm cách “dẹp loạn”.

   Dĩ nhiên phương pháp của cô Nga khác hẳn cô Trinh. Cô Trinh dựa vào câu châm ngôn “con công trang sức bằng bộ lông, con người trang sức bằng học vấn”, còn cô Nga dựa vào… chai dầu gió.

   Không rõ con nhỏ Quỳnh Như có thường xuyên trúng gió hay không mà nó diễn vai cô Nga cực kỳ xuất sắc. Sau khi hò hét khản cổ vẫn không ăn thua, tụi Đỗ Lễ ồn vẫn cứ ồn, nhỏ Quỳnh Như đưa tay ôm đầu, giọng thảm não:

   - Ã"i, cô nhức đầu quá! Em nào có mang theo chai dầu gió, cho cô mượn xem nào!

   Lời than vãn của “cô Nga” khiến bọn học trò bên dưới vỗ tay rào rào và đồng thanh hét inh:

   - Cô Nga! Cô Nga!

   Còn các thầy cô thì che miệng cười khúc khích.

   Thầy Đoàn dạy thể dục ngồi kế cô Nga, quay qua tủm tỉm trêu:

   - Cách của cô hay thật đấy, hôm nào tôi phải bắt chước mới được!

   Cô Nga cười cười:

   - Môn của thầy dạy ngoài trời, chỉ sợ thầy trúng gió thật thôi!

   Khi thầy Đoàn trêu cô Nga, thầy không ngờ chỉ vài phút sau cô Nga đã có dịp trêu lại thầy. Bởi vì khi nhỏ Quỳnh Như vừa lui vàoQuốc Ân đã bước ra. Nhìn dáng đi mạnh mẽ của nó, người vô tâm đến mấy cũng biết ngay nó là “thầy Đoàn” dạy thể dục chứ không ai!

    “Thầy Đoàn” vừa bước ra chính giữa “lớp” đã giơ tay dõng dạc:

   - Thầy nói cho các em biết, thể dục không phải là môn học phụ, các em không được lơ là!

   - Rồi để cho thuyết phục hơn nữa, “thầy” nhấn mạnh – Các em đừng quên một trí óc minh mẫn chỉ có thể có trong một thân thể tráng kiện! Xưa nay vậy!

   Quốc Ân đang hùng hồn thì thằng Lâm đã giơ tay đứng dậy:

  - Thưa thầy…

  - Gì đó em?

   Lâm gãi đầu:

   - Ngày xưa thì em không biết nhưng ngày nay em thấy bạn Quý ròm có tráng kiện tí ti nào đâu mà sao bạn ấy vẫn học giỏi hơn em gấp nhiều lần đấy ạ!

   Thằng Lâm đột nhiên hỏi một câu cắc cớ khiến “thầy Đoàn” chợt khựng lại:

   - Ờ, ờ… Em Quý hở? Trường hợp em Quý là trường hợp ngoại lệ em à!

   Câu trả lời ấp a ấp úng của Quốc Ân làm “lớp học” bên trên lẫn lớp học bên dưới cười ầm.

   Riêng cô Trinh không cười. Bụng giật thon thót, cô khẽ liếc sang phía thầy Đoàn xem thầy có nổi giận ề màn trình diễn vừa rồi của học trò cô không. Cô Trinh không ngọ ngoạy còn đỡ, vừa quay sang, cô càng thêm điếng hồn khi nghe cô Nga đang chọc thầy Đoàn:

   - Cách trả lời của thầy cũng hay thật đấy, hôm nào tôi phải bắt chước mới được!

   Nhưng thầy Đoàn chẳng tỏ vẻ gì phật ý. Thầy nhìn lên sân khấu, nói lớn:

   - Này, hôm đó thầy còn nói thêm một câu nữa mà các em!

   Lời khiếu nại của thầy làm mọi người cười ồ. Ở bên trên, như để xác nhận lời thầy, Quốc Ân nghiêm nghị nói với “học trò”:

   - Tuy vậy, trong trường hợp phải đối diện với những đề toán hóc búa buộc phải vắt óc suy nghĩ hay gặp phải những cuộc thi căng thẳng, sức chịu đựng của em Quý không thể nào bền bỉ được. Mà một khi sức khỏe sút giảm, trí óc chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng…

   Cô Nga lại quay qua thầy Đoàn:

   - Ã"i, lần này thì thầy giải thích mới khoa học làm sao! Thầy Đoàn cười:

   - Cô đừng khen tôi nhiều quá, kẻo tôi lại phải tìm một chai dầu gió bây giờ!

   Tiếp sau “thầy Đoàn” là “cô Kim Anh”. Nếu căn cứ vào kịch bản đã chuẩn bị sẵn thì sau mỗi lần các nhân vật xuất hiện “speaker” Hạnh phải đứng ra hỏi:

   - Các bạn có biết nhân vật vừa rồi là thầy cô nà

   Nhưng nhỏ Hạnh đã không có dịp hỏi những câu như vậy. Hải Ngọc, Quỳnh Như và Quốc Ân mới bước ra nói một vài câu, tụi bạn đã thi nhau reo tên các thầy cô mà bọn trẻ thủ vai rồi.

   Lần này cũng vậy, nhỏ Lan Kiều vừa mở miệng hỏi:

   - Phân u-rê, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ dại do ai chế tạo ra hở các em?

   Đám học trò ngồi dưới đã hét ầm:

   - Cô Kim Anh! Cô Kim Anh!

   Đám học trò trên sân khấu cũng nhanh nhẩu không kém:

   - Chính các nhà hóa học đã chế tạo ra những thứ đó, thưa cô!

   Nhỏ Lan Kiều gật gù:

   - Thế vải lụa, len, dạ nhân tạo, nói tóm lại là những chất không có trong tự nhiên, do ai chế tạo ra?

   Tụi Đỗ Lễ lại đồng thanh:

   - Thưa cô, tất cả những thứ đó cũng do chính các nhà hóa học tạo ra ạ!

   Cô Kim Anh vui vẻ ngó cô Trinh:

   - Học trò của cô nhớ dai thật đấy! Cô Trinh mỉm cười:

   - Học trò của cô

   Nhưng Lan Kiều đóng vai cô Kim Anh không buồn cười bằng nhỏ Bội Linh đóng vai cô Diệu Lý.

   Cô Diệu Lý dạy môn vật lý nên vừa bước ra chính giữa “lớp”, nhỏ Bội Linh đã hăm hở “quảng cáo” các thành tựu của công nghệ hiện đại, từ chiếc điện thoại di động có thể gọi xuyên lục địa đến chiếc máy vi tính có thể dùng xem phim hay hát karaoke tùy thích, từ trạm không gian của Nga đến đường hầm xuyên eo biển Manche nối liền Anh và Pháp…

   Nhỏ Bội Linh nói một thôi một hồi rồi phấn khởi kết luận:

   - Với đà tiến đến chóng mặt của khoa học kỹ thuật, hiện nay trong mỗi gia đình, các phương tiện hiện đại, các loại máy móc tối tân không ngừng được trang bị…

   Rồi đột ngột chỉ tay vào Quới Lương, nó hào hứng hỏi:

   - Em Quới Lương, em hãy nói cho cô biết nhà em vừa sắm loại máy móc nào mới nhất?

   Quới Lương rụt rè đứng dậy:

   - Thưa cô, đó là… cái đồng hồ nước ạ!

   Câu trả lời bất ngờ của Quới Lương làm “cô Diệu Lý” đứng sững. Còn thằng Hải quắn ngồi cạnh bĩu môi “xì” một tiếng rõ to:

   - Tưởng gì! Cái đồng hồ nước xưa rích mà kể ra làm chi! Quới Lương vặc lại:

   - Nhưng cô hỏi loại máy móc nào mới nhất trong nhà cơ mà! Mẹ tao làm đơn xin cấp đồng hồ nước cả tám tháng nay, chiều hôm qua người ta mới chịu mang tới!

   Lời giải thích thật thà của Quới Lương khiến mọi người cười đau cả bụng. Quả thật, việc xin cấp đồng hồ nước hiện nay ở thành phố đúng là chuyện nhức đầu cho lắm gia đình. Nhưng nếu vì vậy mà cho đó là loại thiết bị gia dụng mới nhất của khoa học kỹ thuật thì quả là bôi bác các nhà sáng chế quá xá cỡ.

   Cô Diệu Lý dường như đã quên mất cuộc đối đáp giữa mình và Quới Lương hồi đầu năm học. Nay thấy học trò tái hiện lại câu chuyện oái oăm này ngay trước mắt, cô cười rung cả người.

   Cô nhìn cô Trinh, vừa quệt nước mắt vừa nói:

   - Cái lớp 8A4 này thật tinh nghịch quá cô à!

   Cô bảo “nghịch” nhưng giọng cô lại ra chiều âu yếm. Cô Trinh biết vậy nhưng vẫn vờ đáp:

   - Ừ, nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò mà!

Chương 10

   Cô Trinh bảo nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò không phải là nói quá. Sau Bội Linh đến lượt Lệ Hằng đóng vai cô Hạ Huệ dạy sinh vật, Minh Vương đóng vai thầy Đại dạy giáo dục công dân và hai đứa đã làm các khán giả bên dưới cười ngặt nghẽo.

   Nhưng t̕9;i khi Đỗ Lễ đóng vai thầy Sơn Cước dạy kỹ thuật mới khiến mọi người cười lăn bò càng.

   Sau khi giảng giải khản cổ về nguyên tắc an toàn điện, “thầy Sơn Cước” hỏi Chí Mỹ:

   - Nếu đang ngồi học bài, đèn trong phòng bỗng dưng tắt phụt, em phải làm gì để có ánh sáng một cách nhanh nhấ

   Chí Mỹ gãi cổ:

   - Thưa thầy… thưa thầy…

   - Sao? Em không biết làm cách nào à?

   Chí Mỹ liếm môi:

   - Thưa thầy, cách nhanh nhất là em ôm tập… chạy qua phòng của ba em ạ!

   Cái lối đối đáp ấm ớ của Chí Mỹ khiến cả lớp cười nôn ruột. Còn thầy Quảng quay qua thầy Sơn Cước:

   - Sao chuyện này nghe giống chuyện tiếu lâm quá hở thầy?

   Thầy Sơn Cước nhìn thầy Quảng bằng ánh mắt ngạc nhiên:

   - Ủa, hóa ra thầy không biết lớp 8A4 này là lớp hài hước nhất trường à? Chính tôi hôm nọ cũng suýt phì cười đó thầy!

   Thầy Quảng đầu hói, người thấp đậm, tính tình nghiêm nghị. Nghe thầy Sơn Cước nói vậy, thầy nhói mày cố đoán xem lát nữa đây đứa học trò nào sẽ đóng vai thầy và nó sẽ diễn lại cảnh vui nhộm gì. Thầy là người không thích đùa nên thầy lo lắm. Khi thấy một đứa trong băng “tứ quậy” là Quới Lương đủng đỉnh bước ra và đi tới đi lui trước mặt mọi người với dáng đi bệ vệ của thầy, thầy càng lo tợn.

   Nhưng rồi thầy yên tâm ngay. Thầy vốn nghiêm nghị nên Quới Lương phải nghiêm nghị theoó đứng trước mặt “bọn học trò”, tay chắp sau lưng, gật gù “diễn thuyết”:

   - Một con người bình thường bao giờ cũng biết được hình dạng, diện tích và vị trí của căn nhà mình ở, biết được trong nhà chỗ nào cao chỗ nào thấy, biết được láng giềng gần gũi với mình gồm những ai. Một công dân cũng thế. Là người dân của một nước, chúng ta không thể không biết hình dạng, diện tích, vị trí của đất nước mình, không thể không biết nước mình tiếp giáp với những nước nào, không thể không biết nước mình có những núi nào, sông nào, hồ nào. Tóm lại, hôm nay chúng ta học bài “Diện tích, vị trí, giới hạn, hình dạng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”…

   Quới Lương làm một tràng, cả lớp vỗ tay rần rần.

   Thầy Quảng ngồi dưới sướng mê. Thầy không ngờ tụi học trò nhớ như in những lời vàng ngọc của thầy như thế. Mà bài “địa lý nhập môn” của thầy, công bằng mà nói, cũng hay tuyệt. Bụng đắc ý, thầy ngoái đầu nhìn quanh, mặt mày rạng rỡ.

   Tất nhiên, thầy Quảng không hề hay biết hồi đầu năm khi thầy nói như thế, ở phía dưới thằng Quốc Ân đã tinh quái thì thào vào tai Hải quắn:

   - Tao cược với mày thầy Quảng không biết được diện tích của nhà thầy đâu!

   - Im nào! – Hải quắn gắt khẽ – Ã"ng thầy này trông nghiêm lắm, không đùa được đâu!

   Trong khi thầy Quảng nhấn mạnh sự quan trọng của môn địa lý bằng phương pháp so sánh, thì thầy Thừa đề cao môn ngoại ngữ bằng một câu chuyện khó thể nào quên

   Thằng Lâm sắm vai thầy Thừa, vừa bước ra nó đã láu táu “Good morning” mặc dù trời đang về chiều khiến tụi bạn cười khúc khích.

   - Các em im lặng! Im lặng! – Thằng Lâm giơ tay – Trước khi bắt đầu buổi học hôm nay, thầy sẽ kể cho các em nghe một câu chuyện!

   Ba bốn cái miệng tranh nhau hỏi:

   - Chuyện gì vậy thầy?

   - Chuyện cổ tích hả thầy?

   - Đúng rồi đó thầy! Thầy kể chuyện phim cho tụi em nghe đi!

   Thằng Lâm giơ tay lần thứ hai:

   - Các em giữ trật tự đi nào! – Rồi nó hấp háy mắt y hệt thầy Thừa – Chuyện thầy sắp kể hay hơn chuyện cổ tích, hay hơn chuyện phim nhiều!

   Nghe vậy, cả lớp ngồi im, giương mắt chờ đợi.

   Lâm “e hèm” một tiếng rồi hắng giọng:

   - Một ngày nọ, mèo mẹ dẫn nèo con đi dạo. Lúc ngang qua hang chuột, nghe tiếng lũ chuột đùa giỡn bên trong, mèo con hứng chí nhảy bổ tới. Mèo mẹ cản lại “Cửa hang bé tí, con không chui lọt được đâu?” Mèo con hỏi “Thế làm sao mẹ con ta bắt được chuột hở mẹ?”. “Yên chí”, mèo mẹ đáp, “Con xem đây!”. Nói xong, mèo mẹ giả tiếng chuột kêu lên “chít chít”. Quả nhiên, nghe tiếng kêu, lũ chuột con tưởng chuột mẹ đi chợ về liền ùa ra cửa hang. Mèo con phục mẹ quá xá và thu mình chuẩn bị phóng tới vồ lũ cột. Nhưng ngay lúc đó, tiếng chó sủa “gâu gâu” thình lình vang lên sát sau lưng hai mẹ con mèo khiến cả hai hốt hoảng cong đuôi chạy mất. Lũ chuột con thoát chết, nhìn về phía tiếng sủa, định lên tiếng cảm ơn bác chó ân nhân. Nhưng làm gì có bác chó nào. Chính chuột mẹ đi chợ về, thấy lũ con lâm nguy, bèn vội giả tiếng chó để hù dọa mẹ con chị mèo đó thôi…

   Kể xong, thằng Lâm đưa mắt nhìn tụi Đỗ Lễ:

   - Chuyện hay không các em?

   - Hay lắm thầy! – Nhỏ Bội Linh nhanh nhẩu – Chuyện tiếu lâm hở thầy?

   - Đây không phải là chuyện tiếu lâm! – Lâm lắc đầu, rồi nó đảo mắt một vòng, nghiêm trang hỏi – Bây giờ em nào cho thầy biết câu chuyện thầy vừa kể hay ở chỗ nào?

   Chí Mỹ láu íau giơ tay, nịnh nọt:

   - Thưa thầy, câu chuyện hay chính ở chỗ giọng kể của thầy. Thầy kể chuyện rất sống động, truyền cảm, nghe như mật rót…

   - Thôi, đủ rồi em! – Lâm lật đật xua tay – Thầy muốn các em nhận xét về câu chuyện chứ không phải nhận xét về… chất giọng của thầy!

   Nhỏ Lan Kiều đứng lên:

   - Thưa thầy, câu chuyện vừa rồi hay ở chỗ nêu bật được tình mẫu tử ạ!

   - Tình mẫu tử? – Lâm nhíu mày.

   - Đúng vậy, thưa thầy! – Nhỏ Lan Kiều liếm môi – Mèo mẹ và chuộ mẹ là những biểu hiện sinh động của tình mẹ yêu con ạ!

   Nhận xét bất ngờ của tổ trưởng tổ 2 khiến “thầy Thừa” gãi đầu:

   - Ờ, ờ… Cái đó cũng có thể kể là điều hay. Nhưng các em còn thấy điều hay nào nữa không?

   - Thưa thầy có ạ! – Hải Ngọc vọt miệng.

    “Thầy Thừa” mừng rỡ:

   - Điều hay nào thế em? Hải Ngọc đứng dậy:

   - Thưa thầy, câu chuyện này hay ở chỗ mèo và chuột đều nói được tiếng người ạ!

   Đỗ Lễ nhăn mặt kéo tay Hải Ngọc:

   - Ngồi xuống đi! Tưởng sao, nói vậy mà cũng đòi nói!

   “Thầy Thừa” tặc lưỡi:

   - Sao, các em không nhận ra ý nghĩa sâu xa của câu chuyện này à? Hải quắn gãi tai:

   - Thưa thầy, khó “nhận ra” quá ạ!

   “Thầy Thừa” khoa tay một vòng:

   - Nếu vậy thì để thầy nói cho các em biết! Ý nghĩa của câu chuyện này chính là nhằm nêu bật ích lợi của việc học ngoại ngữ, các em đã hiểu ra chưa?

   - Dạ chưa ra! – Tụi Đỗ Lễ ngoác miệng đáp rập ràng khiến đám bạn ngồi bên dười không nhịn được cười.

   Thấy khán giả vui vẻ, thằng Lâm nổi hứng ba hoa:

   - Ã"i, như vậy là các em chậm hiểu quá! Tiếc là em Lâm hôm nay nghỉ học, nếu không em Lâm sẽ hiểu được điều thầy nói. Ã"i, ước gì lớp ta ai cũng thông minh như em Lâm!

   Cú “cương ẩu” ngoài kịch bản của thằng Lâm khiến Xuyến Chi và Vành Khuyên xanh mặt. Nhưng đang đóng vai học trò, tụi nó không tiện cự nự “thầy”, chỉ có cách vờ ho khan để nhắc nhở, răn đe.

   Thấy lớp trưởng và lớp phó ho nhặng, Lâm hiểu ý ngay. Lại thêm thầy Thừa ngồi bên dưới vừa cười vừa nói vọng lên:

   - Câu vừa rồi là câu của em chứ không phải của thầy à nghen! Khiến Lân hết dám nói năng vung vít. Nó lấy lại vẻ nghiêm trang:

   - Bây giờ thầy hỏi các em nè! Con mèo kêu như thế nào?

   - Thưa thầy, kêu “meo meo” ạ! – “Lớp học” nhất loạt trả lời.

   - Đúng rồi, mèo kêu “meo meo”, nhưng khi nãy, lúc dụ lũ chuột con ra khỏi hang, mèo mẹ có kêu “meo meo” không?

   - Thưa thầy, không ạ! – Tụi Đỗ Lễ lại đồng thanh – Khi nãy mèo mẹ không kêu “meo meo” mà kêu “chít chít”. Mèo mẹ giả tiếng chuột ạ!

   Chỉ đợi có vậy, thằng Lâm vung tay:

   - Đấy, các em thấ chưa! Nếu không siêng học “ngoại ngữ”, mèo mẹ đâu có thể nói được tiếng chuột và dùng nó để dụ chuột ra khỏi hang!

   Kết luận hóm hỉnh của “thầy Thừa” khiến mọi người, kể cả các thầy cô, bưng miệng cười. Thằng Lâm chứng tỏ ta đây là một nhà giáo nghiêm túc. Lâm không cười. Nó tỉnh bơ nói tiếp:

   - Chưa hết! Trình độ “ ngoại ngữ” của chuột mẹ còn “siêu” hơn…

   Chí Mỹ hí hửng vọt miệng:

   - Thưa thầy, bây giờ thì em hiểu rồi ạ! Chính nhờ giỏi “ngoại ngữ” mà chuột mẹ đã nói được tiếng chó, cứu lũ con thoát chết trong đường tơ kẽ tóc ạ!

    “Thầy Thừa” gục gặc đầu, vẻ hài lòng:

   - Đúng! Hoàn toàn đúng! Thế qua câu chuyện này, các em rút ra được bài học gì nào?

   Được “thầy” khen, Chí Mỹ khoái chí cười tít mắt. Và nó ưỡn ngực hăm hở:

   - Thưa thầy, rút ra được bài học… tiếng Anh ạ!

   Chí Mỹ chắc mẩm lần này sẽ được thầy khen tiếp, thầy sẽ lại gật gù “Đúng! Hoàng toàn đúng!” như khi nãy.

   Nhưng “thầy Thừa” lắc đầu và thở đánh thượt:

   - Ối dào, sao lại có bài học tiếng Anh ở đây? Thầy muốn hỏi các em đã rút ta được kết luận gì từ câu chuyện này kia

   Nhỏ Xuyến Chi đứng dậy:

   - Thưa thầy, câu chuyện này cho chúng ta thấy những ích lợi to lớn của việc học ngoại ngữ ạ!

   - Đúng thế! – “Thầy Thừa” tươi nét mặt – Không cứ là tiếng Anh, những thứ tiếng khác như tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc… cũng vậy, các em biết thêm bất kỳ một ngoại ngữ nào cũng đều có lợi cho bản thân cả! Đó là điều thầy muốn nói với các em hôm nay!

   Buổi “thuyết trình” về sự lợi hại của môn ngoại ngữ kết thúc giữa những tràng pháo tay rầm rộ của khán giả.

   Lâm nhơn nhơn đi về chỗ ngồi, nhường lại “bục giảng” cho Hải quắn.

   Hải quắn vừa bước ra, chưa kịp làm bất kỳ động tác nào, tụi bạn ngồi dưới đã reo ầm:

   - Thầy Hiếu! Thầy Hiếu!

   Đơn giản là từ đầu đến giờ, các thầy cô khác đều lần lượt xuất hiện, chỉ có “thầy Hiếu” là chưa. Hơn nữa, thầy Hiếu có mái tóc xoăn, Hải quắn cũng có mái tóc xoăn. Và đến khi Hải quắn bước lại chỗ bảng đen, dùng tay chùi những dòng chữ chi chít trên bảng khiến hai bàn tay trong thoáng chốc đã dính đầy phấn trắng thì quả là trông nó giống thầy Hiếu quá mức.

   So với thầy Quảng và cô Hạ Huệ, thầy Hiếu ít nghiêm hơn. Ít nghiêm hơn nhưng vẫn là nghiêm. Vì vậy, dù hai bàn tay lấm lem của Hải quắn khiến những tiếng rúc rích nổi lên chung quanh, thầy vẫn không nhích môi một tí ti. Thầy ngồi khoanh tay trước ngực nhìn chăm chăm lên sân khấu, mặt mày nghiêm nghị.

   Nhìn thầy lúc này, không rõ thầy vui hay giận. Ở bên trên, Hải quắn vẫn thản nhiên hò hét “đứa học trò” đần độn là Quới Lương.

   Và đến khi Quới Lương giải sai be sai bét bài toán đơn giản “thầy” cho, “thầy” nổi giận quay sang nhìn trân trân vào mặt tên học trò kém cỏi:

   - Em định giết tôi hả Quới Lương?

   Quới Lương rụt cổ, mặt xanh như tàu lá:

   - Thưa thầy, em đâu dám… giết người ạ!

   “Thầy Hiếu” giơ hai tay lên trời, răng nghiến trèo trẹo:

   - Còn chối nữa hả? Em làm toán như thế tức là em giết tôi rồi còn gì!

   Màn diễn xuất của Hải quắn và Quới Lương khiến phòng học lớp 8A4 như muốn nổ tung. Không chỉ bọn học trò mà cả các thầy cô cũng đều cười rũ, cười chảy nước mắt nước mũi.

   Thầy Hiếu đưa mắt nhìn quanh, cảm thấy đầu ong ong. Cuối cùng không nén được, thầy đứng bật dậy khỏi chỗ ngồi, mặt không vui:

   - Này, này, các em đừng có mà bịa lung tun như thế! Tôi có bao giờ nói những câu thế đâu!

   Phản ứng đột ngột của thầy Hiếu khiến những tràng cười bỗng ngưng bặt. Cô Trinh nơm nớp liếc thầy Hiếu, cố đoán xem thầy giận thật hay chỉ là đùa chới bọn học trò. Các thầy cô khác mặt mày đều lộ vẻ căng thẳng. Còn bọn học trò thì khỏi nói, chúng dáo dác hết nhìn thầy Hiếu lại quay sang cô giáo chủ nhiệm như ngầm cầu cứu.

   Trong khi chưa ai biết phải làm gì trước tình huống bất ngờ này thì nhỏ Hạnh bước lên một bước:

   - Thưa thầy! – Nhỏ Hạnh lễ phép – Đó đúng là câu thầy hay nói với tụi em đấy ạ! Em nghĩ chính nhờ câu nói này mà tụi em không bao giờ dám lơ là khi học môn toán của thầy! Thấy nhỏ Hạnh “xung phong” bước ra trả lời thầy, tụi bạn dần trấn tĩnh và sốt sắng phụ họa:

   - Đúng rồi đó thầy! Mỗi lần làm toán sai, nghe thầy nói thế, tụi em cố làm sao cho lần sau không sai nữa ạ!

   - Nhờ vậy mà lớp em học toán khá hơn hồi đầu năm nhiều đó ạ!

   - Câu đó rõ ràng thầy có nói mà thầy! Bạn Tiểu Long là người đầu tiên nghe thầy hỏi câu đó, nhờ vậy mà bây giờ bạn ấy làm toán được toàn điểm 9, điểm 10 đó thầy!

   Thầy Hiếu thấy lòng mình dần dần dịu lại và trong một thoáng thầy chợt ngạc nhiên về phản ứng vừa rồi của mình. Thầy hắng giọng hai ba cái để che giấu sự bối rối và nói:

   - Thầy rất cảm ơn về việc các em đã học tốt môn toán của thầy. Nhưng thầy vẫn không nhớ được là thầy có nói cái câu… gì gì đó hay không. Nếu thầy thực sự không nói mà các em “dàn dựng” như vậy tức thị các em giết thầy rồi còn gì!

   Thầy Hiếu nói vừa dứt câu, mọi người cười ồ, còn Hải quắn thì hớn hở chỉ tay vào người thầy, giọngừng rỡ như bắt được vàng:

   - Đó kìa thầy! Thầy vừa nói cái câu đó kìa thầy!

   Thầy Hiếu tròn mắt:

   - Câu gì?

   Hải quắn huơ tay sung sướng:

   - Cái câu “các em giết thầy rồi còn gì” đó thầy! Thầy Hiếu nhíu mày:

   - Làm gì có! Chắc em nghe nhầm hay sao ấy!

   Cô Kim Anh tủm tỉm đáp thay Hải quắn:

   - Thầy nói rõ ràng, ai cũng nghe hết mà thầy!

   Thầy vừa nói “Nếu thầy thực sự không nói mà các em “dàn dựng” như vậy tức thị các em giết thầy rồi còn gì!”

   Khi lặp lại câu nói của thầy Hiếu, cô Kim Anh cố tình nói rõ từng tiếng khiến cặp lông mày thầy càng lúc càng nhăn tít. Thầy ngờ ngợ:

   - Ủa, tôi có nói vậy thật hả? – Rồi thầy gãi cổ – Ờ, ờ, bây giờ nghe cô nhắc lại, tôi chợt thấy nó quen quen…

   Thái độ của thầy Hiếu khiến các thầy cô khác không tài nào làm nghiêm được. Ai nấy đều bật cười. Bọn học trò cũng cười, nhưng lần này chúng cẩn thận lấy tay bụm miệng. Nhưng thầy Hiếu lúc này đâu có giống thầy Hiếu lúc nãy. Trên mặt thầy sự nhăn nhó biến mất, thay vào đó là vẻ cởi mở, dịu dàng.

   Thầy nhìn lên sân khấu, tươi cười nói:

   - Một câu nói ngay cả thầy cũng không nhớ mà các em lại nhớ như in, lại là câu nói động viên các em học tốt, đó là điều khiến thầy rất xúc động và tự hào. Không biết sang năm thầy có còn dạy các em nữa không, nhưng dù không còn được dìu dắt các em, thầy vẫn tin rằng các em sẽ mãi mãi nhớ đến thầy cũng như các thầy cô đã dạy các em năm nay. Trước khi chia tay, thầy xin cảm ơn các em, cảm ơn cô chủ nhiệm về buổi liên hoan đặc sắc hôm nay…

   Rồi thầy rút một bông hoa trong chiếc lọ trước mặt và tiến lên sân khấu, âu yếm đặt vào tay Hải quắn, hệt như khán giả hâm mộ tặng hoa cho nghệ sĩ ngôi sao. Thầy nói, giọng trầm ấm:

   - Cảm ơn em đã thể hiện rất cảm động hình ảnh của thầy!

   Hành động bất ngờ của thầy Hiếu được tán thưởng bởi hàng tràng pháo tay rôm rả.

   Việc thầy Hiếu tặng hoa cho đứa học trò đóng vai mình chắc là một hành động ngẫu hứng. Nhưng cử chỉ đẹp đẽ đó lập tức được các thầy cô khác hoan hỉ hưởng ứng.

   Thầy Hiếu vừa đi xuống, cô Nga đã đi lên. Cô cầm nhành hoa trên tay đến trước mặt Quỳnh Như, mỉm cười:

   - Cảm ơn em! Cảm ơn về những chai dầu gió của lớp 8A4 dễ thương!

   Sau cô Nga là thầy Đoàn. Sau thầy Đoàn là cô Diệu Lý. Cứ thế, các thầy cô lần lượt bước lên tặng hoa và nói lời cảm ơn với các học trò.

   Thật là chuyện kỳ lạ! Học trò chưa kịp cảm ơn thầy cô về sự dạy dỗ tận tụy trong năm, các thầy cô đã lên tiếng cảm ơn học trò. Người cuối cùng bước lên sân khấu là cô Trinh.

   Sau khi vui vẻ trao nhành hồng đỏ thắm vào tay đứa học trò thủ vai mình là nhỏ Hải Ngọc, cô quay mặt về phía chỗ ngồi của các thầy cô giáo, trang nghiêm nói:

   - Với tư cách là chủ nhiệm lớp 8A4, tôi xin cảm ơn các thầy cô đã đến tham dự buổi liên hoan cuối năm hôm nay. Và xin được ngỏ lời biết ơn sâu sắc về sự dạy dỗ hết lòng và tình cảm trìu mến mà các thầy cô đã dành cho học trò lớp 8A4 trong suốt năm qua!

   Rồi cô hướng đôi mắt long lanh về phía học trò, giọng cảm động:

   - Cô và các thầy cô xin cảm ơn chương trình văn nghệ sinh động, vui nhộn và nhiều ý nghĩa của các em. Nhân đây, cô và các thầy cô xin chúc các em một mùa hè vui vẻ, thú vị và đạt được nhiều kết quả trong năm học tới!

   Tiếp đó, cô giơ cao gói quà được bọc giấy mày nãy giờ vẫn cầm trên tay, mỉm cười nói:

   - Còn bây giờ đến phần trao phần thưởng! Theo các em tiết mục nào xuất sắc nhất trong buổi liên hoan hôm nay?

   Cả lớp đồng thanh:

   - Thưa cô, tiết mục của tổ 2 và tổ 5 ạ!

   Sợ bạn bè át giọng, thằng Dưỡng gân cổ bình luận:

   - Hoạt cảnh của tổ 3 cũng hay và bài thơ của bạn Quý ở tổ 4 cũng độc đáo, nhưng dù sao cũng không hay và độc đáo bằng hoạt cảnh của tổ 2 và tổ 5 ạ!

   Thằng Tần không chịu kém. Nó nheo mắt nhìn Dưỡng, miệng bô bô:

   - Bài hát Trống cơm do bạn Dưỡng của tổ em trình bày tuy gây “ấn tượng mạnh” không thua gì bom nguyên tử nổ nhưng theo em tiết mục của các bạn ở tổ 2 và tổ 5 vẫn xuất sắc hơn! Sau khi xem hoạt cảnh này, em tin rằng cho đến già tụi em vẫn không thể nào quên các thầy cô dạy chúng em năm nay đâu ạ!

   Nhận xét của tụi bạn khiến mấy đứa ở tổ 2 và tổ 5 như nở từng khúc ruột. Chúng cười toét miệng và gõ bàn thùng thùng để đón chào thắng lợi.

   Nhưng phấn khởi nhất có lẽ là lớp trưởng Xuyến Chi và lớp phó Hạnh, những đứa đã dám “liều mình” ủng hộ ý kiến táo bạo của băng “tứ quậy”.

   À quên, như thế thì nhỏ Hạnh và nhỏ Xuyến Chi không phải là những đứa phấn khởi nhất. Phấn khởi nhất phải là Hải quắn, Quới Lương, Quốc Ân và thằng Lâm.

   Hải quắn phấn khởi đến mức khi cô Trinh đề nghị đại diện tổ 2 và tổ 5 lên nhận phần thưởng, hai tổ trưởng Minh Vương và Lan Kiều chưa ai kịp đứng dậy, Hải quắn đã láu táu rời khỏi chỗ và lơn tơn đi lên.

   Đã vậy, sau khi nhận gói quà từ tay cô giáo, Hải quắn không chịu xuống ngay. Nó nhìn về phía các thầy cô, giọng hào hứng:

   ưa cô chủ nhiệm, thưa các thầy các cô! Lúc nãy cô chủ nhiệm đã cảm ơn các thầy cô, nay em xin thay mặt lớp 8A4…

   Hôm trước nghe Hải quắn tự xưng là đại diện của tổ 2, tụi bạn đã phát hoảng, nay nghe nó cao hứng đòi thay mặt cho cả lớp, tụi bạn càng sốt vó.

   Tuy nhiên, Hải quắn đã kịp trấn an bạn bè. Nó nói, từ tốn và chững chạc:

   - Em xin đại diện cho lớp 8A4 một lần nữa cảm ơn tất cả các thầy cô đã hết lòng dạy dỗ chúng em…

   Nhưng Hải quắn chỉ ăn nói chững chạc được có thế, nếu không tụi bạn đâu có liệt nó vào hàng “tứ quậy”. Lớp trưởng Xuyến Chi mới nhè nhẹ thở ra, chưa kịp hít hơi vào, đã phải giật bắn người khi nghe Hải quắn ngẫu hứng ba hoa:

   - Chúng em mến các thầy cô đến nỗi em ao ước phải chi cả lớp đều bị lưu ban hết ráo để có dịp học với các thầy cô thêm một năm nữa! Ã"i, nếu được vậy thì sung sướng biết mấy!

   Sự “ao ước” khủng khiếp của “đại diện lớp 8A4” khiến mọi người cười ầm, còn mấy đứa trong ban cán sự lớp thì méo xệch miệng.

   Đứng bên cạnh Hải quắn trên sân khấu là cô Trinh. Cô Trinh vốn không phải là người ưa khôi hài. Nhưng lúc này cô cũng phải đưa tay ôm đầu, và than thở bằng một câu được toàn thể khán giả vỗ tay hoan hô như sấm:

   - Em Hải ơi là em Hải! Nếu như ao ước của em lỡ thành sự thật, như vậy tức là em giết cô align=”justify”>

Hết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét