KINH NGHIEÄM NIEÄM PHAÄT va NHƯNG CHUYEÄN LUAÂN HOÀI
Cư Sĩ DiệuÂmDiệuNgộ Phật Lịch 2547 – 2003
Mục Lục
1. Lời MởĐầu ………………………………………………………….7 ………………………………………………………………………….134
2. Nguyên Do Nào Khiến Tôi Niệm Phật ………………….12
3. Ý Nghĩa Tu Hành………………………………………………..14
4. Ý Nghĩa Bí Mật Của Câu A Di Đà………………………..18
5. Muốn Được Nhất Tâm Không Tu Xen Tạp ………….20
6. Niệm Phật Cách Nào ĐểĐược Nhất Tâm …………….24
7. Phát Tâm BồĐề………………………………………………….28
8. Những dấu hiệu trước khi được nhất tâm…………….29
9. Những dấu hiệu khi được nhất tâm ……………………..30
10. Biến Chuyển Sau Khi Được Nhất Tâm…………………33
11. Giải Tỏa Ba Nghi Vấn………………………………………….34
12. Cảnh Giới Nội Tâm……………………………………………..37
13.Đánh Đuổi Tâm Ma…………………………………………….43
14. Không Niệm………………………………………………………..48
15. Ý Nghĩa Diệu Âm………………………………………………..50
16. Ý ngh! ĩa câu "Nhất tâm bất loạn"…………………………51
17. Tại Sao Người Tu Lưu Lại Xá Lợi……………………….54
18. Niệm Phật Đại Thừa……………………………………………55
19.Đại Nguyện Thứ Mười Tám…………………………………59
20.Đạo Phật Không Phải Là Tôn Giáo………………………63
21. Hiểu Lầm Cúng Dường Và Lễ Bái……………………….66
22. Hiểu Lầm Hai Chữ Buông Xả………………………………71
23. Hiểu Lầm Hai Chữ Thanh Tịnh…………………………..73
24. Ý Nghĩa Thời Gian………………………………………………76
25. Niệm Phật Không Làm Mất Thời Gian Sinh Hoạt..79
26. Nuối Tiếc…………………………………………………………….82
27. Cách Niệm Phật Chung Với Con………………………….83
28. Niệm Phật thế……………………………………………………..86
29. Tự Quy Y Với Phật……………………………………………..89
30. Bố Thí Là Niềm Hạnh Phúc Vô Biên……………………92
31. Hiểu Lầm Trí Tuệ Của Phật……! …! 8230;……………………..94
32. Hiểu Lầm Lòng Từ Bi Của Phật ………………………….97
33. An Phận Là Tự Tại……………………………………………..99
34. Cứu Thần Thức…………………………………………………102
35. Cảnh Giác…………………………………………………………112
36. Tại Sao Niệm Phật Mà Vẫn Còn Khổ?……………….114
37. Tại Sao Không Di Cư Về Cõi Phật?……………………116
38. Hãnh Diện Cho Phụ Nữ, Thương Cho Nam Giới..118
39. Buồn Cho Những Chuyện Bất Công…………………..122
40. Ý Nghĩa Ngày Giỗ ……………………………………………..129
41. Thương Cho Người Đời Mâu Thuẫn…………………..131
42. Muốn Cứu Con Phải Dùng Tình Thương Cứng Rắn.
43. Xóa Tan Mặc Cảm…………………………………………….139
44. Hy Sinh Không Đúng Chỗ………………………………….142
45. Chuyển đau khổ thành bình an ………………………….144
46. Chuyển Tuyệt Vọng Thành Hy Vọng………………….147
47. Giấc Mơ Như Thật…………………………………………….149
48. Chuột Biết Trả Thù …………………………………………..156
49. Ba Kiếp Trong Một Đời……………………………………..161
50. Người Bị Chết……………………………………………………163
51. Người Chết Thành Rắn ……………………………………..170
52. Rắn Thành Người ……………………………………………..177
53. Tiên BịĐọa……………………………………………………….184
54. Phần Kết Luận ………………………………………………….195
55. Chư Phật Gia Hộ……………! ;………………………………….196
56. Lá Thư Tâm Sự…………………………………………………198
57. Lời Thỉnh Cầu…………………………………………………..209
58. PHẦN NHẮC NHỞ TỔNG KẾT……………………….219
59. Tin Giờ Chót……………………………………………………..223
60.Đúng Hay Sai?…………………………………………………..226
61. Lời chân thật …………………………………………………….230
62. Phần Liên Lạc …………………………………………………..232
Lời MởĐầu
Kính bạch: Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng
Tọa, Đại Đức, Tăng Ni.
Con pháp danh là Di ệuÂmDiệuNgộ. Nhờ Phật pháp cao siêu nhiệm màu, nhờ Chư Phật gia hộ, nên con đã niệm Phật được nhất tâm tam muội. Nhờơn trên đặt để cho con chứng kiến được những chuyện luân hồi. Nhờ trải qua nhiều sóng gió thăng trầm đau khổ của thế gian nên con đã hiểu thấu đời là vô thường, làm kiếp chúng sanh quá đau khổ. Nhờ Chư Phật gia hộ, duyên lành đưa đẩy, nay con có cơ hội được tỏ bày tâm nguyện. Tuy biết rõ khả năng con chưa đủđể viết văn hay làm kệ, chỉ vì bẩm tánh con thích khoe khoang và nhiều chuyện, nếu như con biết được một chút kinh nghiệm gì mà không được khoe với đại chúng, con sẽ cảm thấy có lỗi với lương tâm. Nên ởđây con xin viết một chút còn hơn không. Mục đích chính của cuốn sách này là con muốn khoe với tất cả mọi người: Phật pháp là cao siêu nhiệm màu, lời Phật dạy là vạn lần chân thật.
Khoe Khoang
Khoe khoang mong độđược người Khoe khoang không hại, ngại gì không khoe Khoe khoang lỡ chẳng độ người Khoe khoang cũng được tỏ tường lương tâm.
Trắng Đen
Ng ười đời nhiều chuyện khó ưa Con đây nhiều chuyện vì ưa thích người Người đời hung dữ kiện thưa Con đây hung dữ vì thương xót người
Ng ười đời khoe bạc, khoe danh Con đây khoe Phật đạo cao nhất trời!
Cảm tạ ân đức
Con xin cúi đầu đảnh lễ cảm tạ ân đức của Đấng Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, Chư Phật và Chư Bồ Tát đã đem ánh sáng trí tuệ Phật pháp soi đường dẫn dắt cho chúng con đi. Con xin cúi đầu đảnh lễ cảm tạ ân đức Lịch Đại Tổ Sư và chư Tăng Ni, cùng quý Phật tử trong quá khứ cũng như hiện tại đã dày công hoằng truyền chánh pháp. Nhờ quý Ngài, quý Phật tử mà Kinh Phật mới được tồn tại cho đến ngày hôm nay. Nhờ ân đức cao sâu của quý Ngài mà ngày hôm nay con mới có đầy đủ Kinh Sách để tu học. Con xin cúi đầu đảnh lễ cảm tạ ân đức của Ngài pháp sư Tịnh Không. Nhờ thầy mà con học hiểu được lời Phật dạy trong bộ Kinh Vô Lượng Thọ một cách thông suốt. Con xin cúi đầu đảnh lễ cảm tạ ân đức của thầy trụ trì Thích Chân Tính và Quý Đại Đức, Tăng ở chùa Hoằng Pháp, huyện Hốc Môn Việt Nam đã cho con niềm hạnh phúc vô biên. Tuy con không được phước vào dự Phật thất của quý chùa, con chỉđược coi qua cuồn băng video mà lòng con sung sướng cảm động tới bật khóc. Con thật không ngờ nước Việt Nam của chúng ta lại có được một ngôi chùa Hoằng Pháp lớn như vậy. Con xúc động không phải là vì ngôi chùa lớn mà vì trong thời mạt pháp vẫn còn nhiều vị bồ tát và nhiều chúng sanh Phật tử. Cảnh Phật thất của đêm Hoa Đăng làm cho con cứ tưởng như Phật đang còn tại thế, đang dẫn dắt chúng sanh dự hội Hoa Đăng. Lòng con hạnh phúc không chi sánh bằng. Nhờ lòng từ bi của quý thầy nên đâu đâu cũng có Phật thất, trong cũng như ngoài nước. Con xin cúi đầu đảnh lễ cảm tạ ân đức của bác cư sĩ
T ịnh Hải. Nhờ bác đem hết bằng chứng xá lợi nhiệm mầu của Phật pháp phơi bày ra đại chúng, lưu truyền khắp nhân gian. Nhờ vào những bằng chứng này mà con một lòng phát nguyện niệm Phật để thành Phật. Nhờ bằng chứng này mà khiến cho gia đình con ở Việt Nam ai nấy cũng đều niệm Phật, không uổng công con khuyên bảo bấy lâu. Qua bản thân và gia đình con mới hiểu điều chúng sanh muốn thấy đó là bằng chứng. Nhưng tiếc thay xưa nay quý thầy chỉđưa ra lý
thuy ết và thực hành của Phật pháp mà không đưa ra bằng chứng nhiệm mầu, nên lòng của chúng sanh hoang mang không dám tin vì không thấy bằng chứng. Nay nhờ có bằng chứng mà ai nấy đều vui vẻ buông xả tất cả một lòng hướng đạo. Công đức của bác thật không chi sánh bằng. Bác đã giúp huy động tu niệm Phật thất tại chùa lẫn tại gia, trong cũng như ngoài nước. Nhờ quý thầy con học hiểu thêm, muốn độ chúng sanh thì phải cần có ba yếu tố căn bản: lý thuyết, thực hành và bằng chứng vì bằng chứng là niềm tin. Con rất vui mừng khi thấy quý thầy đang cùng nhau hợp sức để đẩy mạnh bánh xe Phật pháp ngày càng vững mạnh hơn. Hiện tại con thấy quý thầy đang: ngày đêm thuyết pháp, dẫn dắt chúng sanh tu niệm Phật thất, kêu gọi tuyên dương bằng chứng nhiệm mầu của Phật pháp trong và ngoài nước để lưu truyền khắp nhân gian. Con thấy không còn bao lâu khắp nhân gian đâu đâu cũng là Phật thất. Tương lai địa ngục ngạ quỷ sẽ không còn tiếng than khóc đau khổ của chúng sanh.
Cảm Tạ Ân Đức
Lòng con sung s ướng tuyệt vời
Bao n ăm chờđợi sáng ngời từđây Nhân gian, Phật thất ngày nay Thầy sư, đại đức, tăng ni dắt dìu Chúng con Phật tử quy điều Nhất tâm niệm Phật dắt dìu nhau đi
A Di Đà Phật, khắc ghi Tây phương cực lạc một đi không về
(Không về, ý nghĩa không bịđọa luân hồi)
Nguyên Do Nào Khiến Tôi Niệm Phật
Sau n ăm 1975, gia đình tôi di tản vào Sài Gòn, cha thì già yếu, mẹ thì bệnh nặng, chị tôi thì đi thủy lợi, anh tôi thì đi nghĩa vụ, đàn em còn nhỏ dại, gia đình thì bữa đói bữa no. Lúc đó tôi chỉ có 14 tuổi, tôi mua bán đủ cách vẫn không sao cứu được gia đình. Tới năm 1980 vì thương gia đình nên tôi nhận lời lấy chồng để vượt biên hầu cứu vãn gia đình. Tôi đến Mỹ năm 1981 , vì nóng lòng lo cho ba mẹ và gia đình nên vừa đến Mỹ ngày trước, ngày sau tôi hỏi thăm để kiếm việc làm. May thay tôi kiếm được một việc làm ởđợ. Ngày đầu đến làm việc, tôi năn nỉ ông bà chủ cho tôi mượn trước một tháng lương. Ông bà chủđó tốt bụng thông cảm hoàn cảnh của tôi nên cho mượn. Tôi vội vã đi mua quà gởi về, đa số là tôi mua quà cho mẹ vì tôi thương mẹ tôi nhất, phần tôi biết mẹ tôi không còn sống được bao lâu. Gởi thùng quà xong tôi vô cùng sung sướng. Tôi đếm từng giờ từng phút mong sao thời gian qua cho lẹ. Mỗi ngày tôi đều tưởng tượng cảnh mẹ tôi khi nhận được thùng quà. Chắc mẹ tôi sẽ sung sướng lắm, các em tôi sẽ hớn hở vui mừng. Mẹ tôi sẽ có tiền chữa bệnh không còn bị cơn bệnh suyễn hành hạ. Mẹ tôi sẽ không còn rơi lệ khi thấy đám con của mình bữa đói bữa no. Tôi sung sướng mơ tưởng đủ thứ. Tôi nói thầm với mẹ: "Mẹơi! Từđây trởđi mẹ sẽ không còn chịu khổ nữa." Tôi vui sướng đến quên đi cả việc làm cực nhọc và thời kỳ thai ngén. Nhưng niềm hạnh phúc chưa được bao lâu thì nghe tin mẹ tôi mất. Khi nghe tin này tôi như bị sét đánh ngang tai tim tôi tan nát. Điều mà làm cho tôi vô cùng hối hận đó là: mẹ tôi mất cùng ngày l! ãnh được thùng quà của tôi. Mẹ tôi phút cuối cũng không nhìn được những món quà tôi gởi cho mẹ và thùng quà trở thành món quà làm mai táng. Từđó mỗi đêm tôi đều niệm Phật A Di Đà và Quán Thế Âm cầu xin cho mẹ tôi mau được siêu thoát. Tôi sợ mẹ tôi vì quá thương con của mình mà không chịu đi. Bên cạnh đó tôi cố gắng không thương khóc. Tôi dùng hết tình thương cho mẹđể làm việc ngày đêm, mong sao cứu vãn gia đình để mẹđược yên tâm. Thời gian lại trôi qua đến lượt ba tôi qua đời. Tôi tiếp tục mỗi đêm niệm Phật cầu siêu cho ba mẹ. Lúc đó, tôi không biết ba mẹ tôi có được siêu thoát không? Nhưng tôi vẫn niệm vì tôi tin lòng thành sẽđược cảm ứng và tôi cứ niệm mãi cho tới 17 năm. Rồi đến một hôm, tôi may mắn đọc được một bài báo nói về môn tu tịnh độ và niệm Phật có thể cứu độđược thân nhân, cha mẹđã chết hoặc còn sống. Khi hiểu được điều này tôi mừng lắm. Từđó, mỗi khi tôi lái xe đi làm,đi về hay đi công chuyện tôi không còn nghe nhạc ở trong xe mà chỉ thay vào đó những câu "Nam Mô A Di Đà Phật." Thậm chí những lúc ăn ngủ hay làm việc tôi cũng đều niệm Phật. Tối đến, tôi thắp nhang cầu xin cho cha mẹ mau được siêu thoát, cầu xin cho gia đình tôi ở Việt Nam luôn luôn mạnh khỏe bình an. Sau đó, tôi hồi hướng hết công đức niệm Phật cho ông bà cha mẹ trong hiện tại, quá khứ và các vong hồn khuất mặt được mau siêu thoát. Tôi cứ niệm Phật và hồi hướng mỗi đêm như vậy, tới nay là 22 năm. Trước đó 17 năm tôi không biết nên chỉ niệm Phật cầu xin cho cha mẹ, còn 5 năm sau này thì tôi niệm Phật đại thừa. (Đại th! ừa là ! niệm tinh tấn mỗi
ngày, niệm cho bản thân và niệm cho tất cả chúng sanh.)
Ý Nghĩa Tu Hành
Kính th ưa quý bạn! Xưa nay chúng ta thường nghĩ tu hành là một chuyện rất khó đạt, khó thành. Chúng ta luôn luôn nghĩ rằng Phật pháp quá cao siêu, muốn chứng quả thì phải có căn cơ cao, tu hành khổ hạnh thì mới có cơ hội vãng sanh. Vì sự hiểu lầm này mà chúng ta không dám nghĩđến hai chữ giải thoát chỉ còn nương vào hai chữ tu phước. Kính thưa quý bạn! Trước kia tôi cũng nghĩ như quý bạn vì không hiểu chân lý của sự thật nên tôi đã bỏ phí thời gian hơn nửa đời người. Nay được thức tỉnh tôi mong đem một chút kinh nghiệm tu tập của tôi để chia sẻ cùng quý bạn, để chúng ta cùng nhau di cư về Cõi Phật, hầu thoát khỏi thế giới ta bà đau khổ này. Ởđây tôi xin giải thích tóm gọn, đơn giản, dễ hiểu để chúng ta cùng nhau tìm hiểu. Trước khi tìm hiểu chúng ta nên bỏ cái tâm phân biệt, chấp trước của chúng ta qua một bên. Chúng ta chỉ dùng cái tâm bình thường để mà tìm hiểu đạo vì Phật dạy tâm bình thường là đạo! Tu: là tu sửa, hành: là hành vi. Hành còn có ý nghĩa là thực hành không chỉ nói suông. Vậy tu sửa chỗ nào? Thực hành từđâu? Hai câu hỏi này mới là gốc rễ. Trước khi muốn tu sửa chúng ta phải tìm ra căn nguyên chỗ nào sai và làm sao tu sửa? Cũng nhưống nước bị nghẹt, trước hết chúng ta phải tìm ra chỗ nào bị nghẹt. Khi tìm ra rồi thì chúng ta mới có cách làm cho nó thông. Tu hành cũng vậy. Giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu nguyên do bệnh căn. Trong chúng ta tuy mang một thân thể nhưng có nhiều tâm khác nhau. Chúng ta không cần tìm hiểu nhiều tâm khác làm gì cho nhọc. Vì càng tìm hiểu càng thêm nhiều phân biệt chấp trước (chấp trướ! c là: chấp đúng,
chấp sai, chấp không, chấp có). Chúng ta chỉ cần biết trong chúng ta có hai tâm. Tâm thật và tâm giả. Tâm thật là "chơn tâm Phật tánh của chúng ta" còn tâm giả là "tâm chúng ta đang sống hằng ngày". Chúng ta từ vô thủy kiếp đến nay không dùng tâm thật của mìnhđể sống, mà chỉ dùng tâm giảđể sống vì vậy chúng ta mới
bị luân hồi (Luân hồi là đầu thai trở lại vô số kiếp.) Nếu chúng
ta dùng tâm th ật thì chúng ta đã làm Phật lâu rồi, không còn có mặt ở trên trái đất này. Phật thấy chúng sanh đều có chủng tử Phật (nghĩa là hạt giống Phật) nên Ngài mới đến đây dẫn dắt, dạy dỗ cho chúng ta tu để thoát khỏi luân hồi.
Gi ờ chúng ta đem hai tâm ví dụ thành hai người, một người là ma, một người là Phật. Sau đó, chúng ta tìm coi ông Phật của chúng ta đang ởđâu? Kính thưa quý bạn! Ông Phật của chúng ta đã bị chúng ta bỏ quên nhiều kiếp nên ông Phật đã bị mê man bất tỉnh rồi. Vì ông Phật trong ta bất tỉnh nên ma trong người chúng ta mới tự tung tự tác, hoành hành điều khiển. Khiến cho chúng ta bị lặn hụp đau khổ luân hồi vô số kiếp. Hắn muốn chúng ta càng ngu si càng tốt để vô số kiếp tình nguyện làm nô lệ cho hắn. Nay hiểu rõ chân tướng, muốn thoát luân hồi, vãng sanh thành Phật thì chúng ta phải mau mau đánh thức ông Phật (Phật tánh) trong ta tỉnh lại. Không những cứu ông Phật trong ta tỉnh lại mà còn phải hợp sức trợ lực cho ông Phật trong ta có đủ thần thông để đánh đuổi ma (tâm ma) ra khỏi người chúng ta. Chúng ta hợp sức trợ lực bằng cách nào? Niệm Phật A Di Đà. Chỉ có câu Phật hiệu A Di Đà mới có đủ thần lực đánh thức ông Phật và đánh đuổi ma ra khỏi người chúng ta. Việc làm của chúng ta là chuyên tâm niệm Phật. Niệm mỗi ngày, không gián đoạn, không thối chuyển. Nếu chúng ta bỏ niệm Phật nửa chừng thì ông Phật trong ta sẽ bị ma đánh gục trở lại vì ma trong người chúng ta rất mạnh. Cũng như một người bệnh đang bị hấp hối cần sự
c ấp cứu. Nhưng chúng ta cấp cứu nửa chừng rồi bỏ cuộc. Vậy người hấp hối kia làm sao được tỉnh lại? Huống chi, bên cạnh người hấp hối còn có một kẻ thù lớn mạnh đang hành hạ ngày đêm. Vậy thử hỏi người hấp hối kia có thảm thương không? Người hấp hối kia là ai? Là ta, là ông Phật của ta! Thật đáng thương cho chúng ta xưa nay nhận giặc làm con. Không những bỏ đói chính ta, còn dẫn dắt chúng ma vềđánh ông Phật của ta. Vậy thử hỏi chúng ta có ngu si không? Vì thấy chúng sanh ngu si mà Phật thương xót. Cũng như chúng ta thương xót cho đám dòi ở trong thùng phân. Nay hiểu rõ chân tướng sự thật chúng ta phải siêng năng niệm Phật. Đem thần lực của câu A Di Đà trợ lực cho ông Phật trong ta thức tỉnh phát ra thần lực để đánh đuổi ma ra khỏi người chúng ta, cho trí tuệ của chúng ta được khai mở. Khi trí tuệ chơn tâmđược khai mở thì thân và hành vi của ta theo đó mà được thanh tịnh. Giờ chúng ta hiểu rõ, tu là tu sửa cho ông Phật trong ta trở lại nguyên thủy có đủ thần thông. Hành là trì niệm tinh tấn không thối chuyển. Luôn luôn trợ lực và bảo vệ cho ông Phật của chúng ta được an toàn không bị chúng ma hãm hại. Phút lâm chung, ông Phật của ta mới có đủ thần lực chiêu cảm được Chư Phật đến nơi tiếp dẫn sanh về Cõi Phật. Đây mới là ý nghĩa của hai chữ tu hành.
Ý Nghĩa Bí Mật Của Câu A Di Đà
Nam Mô A Di Đà Phật: Nam Mô: là quy y, đoạn ác, tu thiện, tu tịnh nghiệp. A Di Đà: là vô lượng giác, vô thượng, chí cực, đại
th ừa. A: là mười Phương, ba đời tam thế Phật. Di: là tất cả chư bồ tát. Đà: là tám vạn chư kinh giáo của Phật. Phật vì thương muốn cứu hết chúng sanh trong sáu
ngã m ười phương, nên Ngài đã dùng hết thần lực của Ngài tu trong nhiều kiếp nhiếp thọ vào trong câu Phật hiệu A DiĐà. Câu A Di Đà có rất nhiều ý nghĩa thậm thâm cao siêu bí mật vô cùng tận. Chúng sanh như chúng ta không thể nào hiểu được hết ý nghĩa cao siêu và dụng ý của Ngài.
Ởđây tôi chỉ hiểu được chút ít mong được chia sẻ
cùng quý bạn.
I- Ngài mu ốn chúng ta niệm đểđánh thức tâm Phật của ta hòa nhập vào tâm của Phật. Niệm Phật để thần thức thuần thục in sâu. Phút lâm chung chỉ nhớ Phật A Di Đà để Phật đến nơi tiếp dẫn. II – Một câu niệm Phật A Di Đà có thể trừ 80 ức kiếp trọng tội. Chỉ có câu Phật Hiệu A Di Đà mới giúp cho ta trừ sạch nghiệp tội vô thỉ kiếp, đây là phương pháp sám hối hữu hiệu nhất. III- Câu Phật hiệu A Di Đà làm cho chúng ma khiếp sợ, không đến phá nhiễu sự tu hành của ta, giúp cho ta không bị tẩu hỏa nhập ma. IV- Câu Phật hiệu A DiĐà có một thần lực mạnh mẽ vô biên. Khi chúng ta niệm, thần lực của câu A Di Đà vang rộng đến hết cả hư không, tới sáu ngã mười phương giúp cho chúng sanh nơi nơi đựơc thức tỉnh hồi đầu. V- Thời nay lẫn lộn chánh tà, khiến chúng ta không đủ trí tuệ phân biệt đâu là mađâu là Phật. Duy chỉ có câu Phật hiệu A Di Đà mới triệt để giúp cho ta phân biệt được đâu là chánh đâu là tà.
• Ph ật nói: Ma Vương có phép lực rất cao có thể hóa thành Phật để mê hoặc chúng ta nhưng Ma Vương không thể giảđược câu Phật hiệu A Di Đà. Vì hễ ai niệm câu Phật hiệu A Di Đà thì chúng ma phải tránh xa 40 dặm. Lấy từđiểm này chúng ta dùng trí tuệ mà phân biệt nhìn rõ, nhận diện ai là đệ tử Phật, ai là đệ tử ma. Nếu như có ai tự xưng là đệ tử của
Phật mà không niệm Phật (tức là không trở về tự tánh chơn
tâm của chính mình) thì đều là đệ tử ma giả dạng. Còn ai
tu mà có ni ệm Phật thì đều là Phật tử chơn chính.
• T ại sao? Vì chỉ có đệ tử ma mới sợ niệm câu Phật hiệu A DiĐà. Nên chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, luôn
luôn có đủ trí tuệđể phân biệt. Đừng uổng công phí cả
đời tu tập để rồi cuối cùng làmđệ tử của ma thì thật là
đáng tiếc.
Muốn Được Nhất Tâm Không Tu Xen Tạp
Tr ước kia tôi muốn tu học nhưng bị nhiều ràng buộc trách nhiệm, chưa một lần tụng kinh, chưa một lần tĩnh tọa tham thiền, ngày đêm chỉ biết chuyên tâm niệm Phật. Cuộc sống quá bận rộn không cho phép tôi chọn các môn tu khác. Trong cái xui có sự may mắn, nhờ tôi không có nhiều thời gian, nếu không tôi sẽ tu học đủ môn vì tính tôi thích tìm hiểu đủ thứ. Sau khi được nhất tâm, tôi mới ngộ và hiểu thấu câu nói của Ngài Pháp sư Tịnh Không. Ngài nói: "Trong 49 năm thuyết pháp của Phật, lời nói quan trọng nhất đó là: niệm cái gì thì thành cái nấy (mình niệm Phật sẽ thành Phật)" Khi thấu hiểu câu nói này tôi giật mình, cảm thấy may mắn và thầm cám ơn cuộc sống bận rộn của tôi. Qua quá trình tu tập tôi thấu hiểu chân lý của sự thật. Cũng như vàng vốn nguyên thủy là chói sáng. Nếu chúng ta trộn vàng lẫn với đồng thì sẽ làm mất đi bản thể chói sáng của vàng. Niệm Phật cũng vậy! Chúng ta niệm Phật là niệm cho ông Phật của ta, không phải niệm cho Chư Phật. Nếu chúng ta tu xen tạp thìđến bao giờ mới được nhất tâm? Cũng như chúng ta niệm Phật là mong công phu niệm Phật đạt thành một khối, đúc thành một niệm để thành nhất tâm chỉ còn một niệm. Nếu chúng ta không hiểu lại đi tụng đủ loại kinh hay tu xen tạp thì như vậy có khác gì vàng bị trộn lẫn với đồng? Thử hỏi đến bao giờ ta mới tìmđược bản thể của vàng? Đến bao giờ mới thấy được chơn tâm (Phật
tánh) của ta? Cũng như Ngài Pháp sư Tịnh Không có đưa ra một ví dụ: "Nhà của Phật A Di Đà có nhiều cửa khác nhau. Chúng ta muốn vào thì chỉđi vào bằng m! ột cửa. Khi vào được một cửa rồi thì các cửa khác đều thông. Nếu chúng ta muốn đi vào một lúc bằng hai ba cửa thì không có cách chi chúng ta vào được. Cũng như câu ông bà của chúng ta thường nói: "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". Chúng ta tu hành cũng vậy, chỉ một môn thuần thục viên mãn là sẽ thành Phật. Ngài Pháp sư Tịnh Không thuyết trong kinh Vô Lượng Thọ là: "Câu Phật hiệu A Di Đà đã niệm hết bađời, 10 phương Chư Phật; tụng hết tất cả kinh Đại Thừa của Phật; tu hết môn, tông, phái và Kinh Vô Lượng Thọ là kinh Trung
Chi Vương" (nghĩa là bộ kinh cao siêu nhất của Phật). Tại sao?
Vì bộ kinh này đã đúc kết tất cả tinh hoa, cốt tủy cao
thâm c ủa hết thảy kinh giáo của Phật.
T ại sao các môn tu khác phải cần niệm Phật, còn môn tu niệm Phật thì không cần tu thêm các môn khác? Vì môn tu niệm Phật là môn tu đệ nhất cao siêu của Phật, là môn tu vượt khỏi không gian và thời gian. Không có môn tu nào có thể so sánh và danh hiệu A Di Đà là một bằng chứng hùng hồn để cho chúng ta tin. Trước kia tôi không hiểu nên niệm danh hiệu A Di Đà ít, niệm danh hiệu Quán Thế Âm thì nhiều. Sau khi hiểu được câu Phật hiệu A Di Đà cao thâm thù thắng, tôi không còn niệm danh hiệu Quán Thế Âm mà chỉ niệm Phật hiệu A Di Đà. Tại sao? Vì Quán Thế Âm cũng là Phật, khi chúng ta niệm danh hiệu A Di Đà là đã niệm hết 10 phương Chư Phật và Chư Bồ Tát. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta niệm cho Chư Phật hay Chư Bồ Tát mà là niệm cho ông Phật trong tâm của ta và đồng thời ta cũng thâu nhiếp đựơc thần lực của mười phương Chư Phật, Chư Bồ Tát.
Ởđây tôi xin phân tích thêm cho quý bạn hiểu tại
sao Phật dạy niệm Phật sẽ thành Phật:
Ph ật thấy trong mỗi chúng ta tuy mang một thân thể nhưng có nhiều tâm khác nhau, nhưng chung quy chỉ có bốn tâm làm căn bản (nói về chủng tử tâm).
Tâm Ph ật, tâm người, tâm ma, tâm thú. Hằng ngày chúng ta niệm tâm gì thì chúng ta thành tâm nấy.
Ni ệmđồng nghĩa với chiêm ngưỡng và quán tưởng.
Ni ệm từ bi A Di Đà thì thành tâm Phật = sẽ thành Phật.
Ni ệm lương tâmđạo đức thì thành tâm người = sẽ thành người.
Ni ệm thần thông, tham sân thì thành tâm ma = sẽ thành ma.
Niệm ngu si thì thành tâm thú = sẽ thành thú.
Ph ần quan trọng:
Kính th ưa quý bạn! Ởđây tôi xin nêu ra vài sự xen tạp vi tế mà chúng ta đang vướng phải. Nếu chúng ta nhận diện được chúng rõ ràng, thì công phu tu niệm của ta mới được thành tựu viên mãn.
Đa số chúng ta đang còn bị lẫn lộn giữa niệm Phật tu
phước và niệm Phật tu vãng sanh.
Ni ệm Phật tu phước thì xen tạp làm sao cũng được, nhưng tu niệm Phật vãng sanh thì không thể có một chút xen tạp, dù là sự xen tạp của tiếng gõ mõđánh
khánh (nếu đánh khánh dẫn chúng thì không sao) Tại sao? Vì
khi gõ mõ đánh khánh làm thân tâm của ta bịđộng. Khi thân tâm bịđộng thì câu niệm Phật không được hợp nhất. Nếu câu niệm Phật không hợp nhất thì ta làm
sao tu được nhất tâm? (tiếng mõ, tiếng khánh giúp thân tâm của ta thức tỉnh, nhưng nếu dùng không đúng chỗ thì sẽ làm chướng ngại cho công phu tu tập của chúng ta).
Khi niệm Phật chúng ta nên bỏ hết hình thức không
cần thiết. Vì còn hình thức là còn xen tạp, còn xen tạp
là còn chướng ngại (Buông xả hình thức không phải buông xả
cách th ức) Tại sao? Vì khi niệm Phật thân tâm phải được hợp nhất, nếu thân tâm bị hình thức dẫn dắt thì thân tâm làm sao được hợp nhất? Nếu không hợp nhất thì đến bao giờ chúng ta mới niệm được nhất tâm? Tôi biết các bạn sẽ hỏi: Nếu niệm Phật không được gõ mõ, đánh khánh, vậy tại sao các băng niệm Phật của quý thầy đều có tiếng mõ, tiếng khánh? Kính thưa quý bạn! Nhạc niệm Phật khác với trì danh niệm Phật. Tại sao? Vì nhạc niệm Phật phải có tiếng mõ, tiếng khánh, vì nhạc phải có nhịp, đây gọi là nhạc và nhịp hợp nhất. Tóm lại, khi niệm Phật thân tâm phải hợp nhất, uyển chuyển tự nhiên, nhưng dũng mãnh như một dòng suối tuôn chảy vào tâm. Lâu ngày thân tâm sẽđược hợp nhất. Khi thân tâmđược hợp nhất thì ta sẽđược nhất tâm tam muội.
Ph ần nhắc nhở:
Khi ni ệm Phật chúng ta phải quyết tâm thành Phật nhưng không nên khởi tâm mong cầu mau được nhất tâm. Tại sao? Vì còn mong cầu là còn chướng ngại. Chúng ta cứ niệm tự nhiên, càng tự nhiên thì càng mau được nhất tâm.
Niệm Phật Cách Nào ĐểĐược Nhất Tâm
Niệm Phật có 48 cách niệm. Ởđây tôi chỉ xin chia
sẻ với quý bạn về cách niệm Phật của tôi mà thôi .
T ừ khi hiểu được môn tu niệm Phật, vì cuộc sống bôn ba bận rộn nên mỗi tối tôi không có nhiều thời gian để niệm phật. Vì vậy mỗi khi lái xe đi làm,đi về hay đi công chuyện tôi đều niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" (niệm ra tiếng). Thậm chí những lúc ăn ngủ hay làm công chuyện, tôi đều niệm Phật (niệm thầm). Khi niệm Phật tôi không lằn chuỗi, không đếm số, không câu nệ vào hình thức như: đi đứng hay nằm ngồi (nhưngở chùa
thì khác).
Khi ni ệm Phật, vọng tưởng kéo đến tôi cứ mặc kệđể cho nó đến, đến càng nhiều thì càng tốt, vì nếu chúng ta không để chúng tự nhiên đến thì chúng sẽ không tự nhiên đi. Khi chúng đến, chúng ta thương chúng như con, rồi dùng câu niệm Phật màđộ chúng. Nghĩa là ta cứ niệm tự nhiên rồi lâu ngày vọng tưởng
tự nhiên biến mất (biến mất không có nghĩa là diệt sạch mà là
chúng biến mất mỗi khi chúng ta niệm Phật.) Duy chỉ có hai
đ iều quan trọng là: khi chúng ta niệm thì dùng tánh nghe của tađể nghe câu niệm Phật, rồi đưa câu niệm Phật vào tâm, nhưng phải niệm một cách tự nhiên nhẹ nhàng uyển chuyển theo hơi thở, như chúng ta đang uống nước, đừng dồn nén lên đầu nhiều. Tóm lại, mỗi người tự tìm cho mình một cách thích hợp, nhẹ nhàng và tự nhiên. Kính thưa các bạn! Tôi đã dùng cách này rất là hữu hiệu, có thể giúp chúng ta dễđịnh tâm và phát nguyện một cách mãnh liệt. Mỗi khi chúng ta niệm Phật, niệm 6 chữ hay 4 chữ cũng được. Miễn sao niệm tới chữ "Đà Phật" thì tâm ta nghĩ chữ "Đà Phật" là "thành Phật". Nghĩa là miệng chúng ta niệm A Di Đà Phật, nhưng trong tâm thì mỗi câu Đà Phật đều nguyện thành Phật. Như vậy vừa niệm vừa nguyện cùng một lúc thì tâm của ta sẽđược tập trung hơn, không còn bị vọng tưởng phân tâm và cũng là một cách nhắc nhở cho ta niệm
Phật là để thành Phật. (Khi nghe nhạc niệm Phật chúng ta cũng
nguyện như vậy)
Khi m ới bắt đầu nguyện, chữ "thành Phật" trong tâm còn rời rạc. Nguyện lâu ngày, trong tâm chỉ còn lại một khối thành Phật. Khi chữ "thành Phật" đã đóng thành một khối thì dù ta cóđi đứng hay nằm ngồi, chữ "thành Phật" trong tâm cũng không hề thay đổi. Ngoài chuyên tâm niệm Phật ra, chúng ta phải biết buông xả. Điều này thì quý bạn đừng lo nhiều, vì khi niệm Phật lâu ngày quý bạn sẽ tự nhiên buông xả mà chính bản thân không hay biết. Nếu quý bạn muốn niệm Phật mau được nhất tâm thì chỉ có vào chùa tu
niệm Phật thất (thất là 7, nghĩa là vào chùa tu niệm Phật liên tục 7
ngày ) là hữu hiệu nhất . Sau 7 ngày niệm Phật tâm của bạn sẽ có sự thay đổi một cách không ngờ. Qua kinh nghiệm của bản thân tôi hiểu rõ, chỉ cần quý bạn quyết tâm buông xả, nguyện niệm Phật để thành Phật thì trong vòng ba năm bạn sẽ niệm Phật được nhất tâm
tam muội. (buông xả trên tâm không phải buông xả trách nhiệm)
Cách ni ệm Phật đối trị vọng tưởng:
Chúng ta ni ệm vô tư nhưđứa bé ba tuổi. Miệng niệm liên tục, tai nghe liên tục. Niệm theo lối Kim Cang Trì (niệm ra tiếng). Nghĩa là niệm sáu chữ hay bốn chữ cũng được. Điều quan trọng là niệm mỗi chữ phải liên tục nhau không gián đoạn, như bức tường thành chận đứng không cho vọng tưởng xen vào. Miệng ta niệm liên tục, tai nghe liên tục thì vọng tưởng không có cơ hội xen vào. Vọng tưởng càng nhiều, ta niệm càng lớn. Khi vọng tưởng bớt dần thì ta niệm thầm, khi vọng tưởng kéo đến thì ta niệm lớn (đây là cách đưa vọng tưởng
vào Niết Bàn, không phải chống lại vọng tưởng) Nếu chúng ta
kh ởi tâm chống lại, vô tình sẽ bị rơi vào phân biệt chấp trước, còn chấp trước thì còn chướng ngại. Tóm lại, khi niệm Phật thân tâm của ta phải uyển chuyển nhẹ nhàng như dòng nước chảy. Có như vậy thì câu niệm Phật mới được thâm nhập vào tâm (Khi bắt đầu tập niệm xin các
bạn đừng lo về vấn đềđưa tiếng niệm vào tâm chỉ niệm tự nhiên là đủ
rồi)
Niệm Phật khi đi kinh hành:
Chúng ta phải niệm từ từ theo bước chân (niệm ra
tiếng, niệm thầm hoặc nghe theo nhạc niệm Phật) Mỗi bước đi
ph ải chắc, thân phải thẳng, tâm phải nguyện: ta là Phật sẽ thành. Trong lúc đi kinh hành chúng ta luôn quán tưởng: mỗi bước chân ta đi là cứu độ chúng sanh, mỗi bước chân ta tới là cứu chúng sanh thoát khỏi lầm than. Chúng ta cứ nguyện như vậy lâu ngày thì tâm của ta sẽ từ bi như tâm Phật. Rồi đến một ngày tâm của ta và tâm của chư Phật được hòa nhập hợp nhất thì lúc đó ta sẽ nhập vào được cảnh giới nhất tâm tam muội. Muốn vào được cảnh giới tam muội thì tâm của ta phải đồng nguyện vàđồng từ bi như Phật.
Ph ần lưu ý:
Khi ni ệm Phật chúng ta đừng câu nệ về vấn đề nhắm mắt hay mở mắt. Chúng ta phải biết uyển chuyển theo thân thể và sức khỏe của mình (nghĩa là khỏe thì mở mắt he
hé, mệt thì nhắm mắt) Niệm Phật là tâm ta niệm không phải mắt và thân ta niệm. Tâm là chính, thân chỉ là phụ trợ lực cho tâm mà thôi. Điều quan trọng là khi niệm Phật tâm của ta phải luôn luôn thức tỉnh để giữ câu niệm Phật. Nếu chúng ta câu nệ vào hình thức quá nhiều, vô tình sẽ sanh ra phân biệt chấp trước. Còn phân biệt thì còn chướng ngại, còn chướng ngại thì không đạt đến an lạc tự tại. Tóm lại, chúng ta càng buông xả thì càng tự tại.
Phát Tâm BồĐề
Tr ước kia vì không hiểu nên mỗi đêm tôi thường niệm Phật để cầu xin cho cha mẹ. Sau khi biết môn tu tịnh độ thì tôi niệm Phật đại thừa. Tôi học kinh điển tuy hiểu rõ: niệm Phật thì phải phát tâm bồđề nguyện. Tuy tôi tin kinh và tin Phật nhưng tôi lại không tin chính bản thân, tôi lúc nào cũng nghĩ: tội chướng của tôi quá nặng, đường tu kiếp này không được toại nguyện thì nào dám phát nguyện niệm Phật để thành Phật. Tôi chỉ mong sao niệm Phật ngày đêmđể cầu xin cho cha mẹ mau được siêu thoát và làm mọi công đức để gieo nhân cho kiếp sau được trọn đường tu. May thay duyên phần đã đến, tôi may mắn được người bạn cho tôi một cuốn sách "Niệm Phật Lưu Xá Lợi" của bác cư sĩ Tịnh Hải. Mở cuốn sách ra tôi xem các hình màu xá lợi, lòng tôi sung sướng lạ thường. Tôi vội đọc câu chuyện của một bác cư sĩ tại gia. Bác niệm Phật ở nhà, không tới chùa tụng kinh, cũng không tham thiền mà bác cũng được vãng sanh và lưu nhiều xá lợi. Tôi hạnh phúc bật khóc và cảm xúc vô bờ bến. Tôi bật khóc là vì tôi có thể tu và vãng sanh ngay trong một đời. Sau khi đọc xong cuốn sách đó thì tôi liền phát nguyện niệm Phật để thành Phật. Tôi buông xả hết trần duyên, quyết tâm tu niệm một lòng tinh tấn. Sau đó vài tuần thì tôi được nhất tâm. Nếu như tôi không quyết tâm phát nguyện một cách thành khẩn triệt để tu niệm thì tôi khó được nhất tâm. Qua quá trình bản thân tôi mới hiểu sự tín nguyện và quyết tâm rất là quan trọng.
Phật dạy chúng ta: muốn được vãng sanh thì phải có
đầy đủ: tín, nguyện, trì danh (hạnh)
Tínlà tin sâu không một chút hoài nghi (tin Phật và tin
bản thân ta.)
Nguyệnlà nguyện niệm Phật để thành Phật. (nguyện
với tâm Phật của chúng ta, không phải nguyện với Chư Phật)
Trì danhlà niệm danh hiệu A DiĐà không thối
chuyển.
Những dấu hiệu trước khi được nhất tâm
M ột ngày trước khi tôi được nhất tâm, cả ngày hôm đó tim tôi nóng hổi, đầu của tôi cứng như một khối đá đặc. Tôi không thể nào bỏ câu niệm Phật vào đầu cả. Hôm đó, tôi niệm Phật với các con tôi ra tiếng thì không sao, nhưng niệm thầm trong đầu thì không được. Hôm đó, lồng ngực của tôi nóng hổi cứ chảy mồ hôi hoài, dù thời tiết của ngày hômđó không nóng. Tôi suy nghĩ rồi buồn và cứ tự hỏi tại sao bao nhiêu năm niệm Phật chưa bao giờ gặp phải tình trạng như thế này. Tôi giận quá dùng hai tay đập vào đầu, mong cho cái đầu của tôi được tỉnh lại, nhưng cũng không sao niệm được.
Những dấu hiệu khi được nhất tâm
C ảđêm hômđó vì buồn cho cái đầu của tôi nên tôi ngủ không được ngon. Sáng hôm sau vừa thức dậy, tôi vội thử dùng đầu để niệm. Tôi mới khởi niệm thôi thì bỗng nhiên tôi nghe cả trời niệm Phật. Lúc đó, tôi lại tưởng con tôi hay hàng xóm mở nhạc niệm Phật. Trong nhà tôi thì chắc chắn không có loại nhạc niệm bốn chữ này, còn hàng xóm toàn là người Mỹ thì mở nhạc niệm Phật Việt Nam làm gì? Lúc đó, cảm giác của tôi cho biết đây không phải là
nh ạc niệm Phật bình thường mà là tiếng niệm của Chư Phật. Tôi vừa lắng nghe vừa mừng trong bụng và nghĩ thầm không lẽ tôi may mắn có duyên nên mới nghe được Chư Phật niệm Phật ở trên trời? Tiếng niệm Phật làm lòng tôi thanh thản tự tại và an lạc. Tôi cứ nằm im lắng nghe rồi tự sung sướng mỉm cười mãi. Bỗng nhiên tôi khựng lại và nghĩ: Không được, tôi không được tham nghe coi chừng bị ma mê hoặc và tôi vội ngồi dậy chắp tay sám hối.
Sau khi sám h ối xong tôi tự nói với mình rằng phải siêng năng niệm Phật không được tham thần thông, không được mong cầu vì đây là điều cấm kị cho người tu. Rồi tôi lại khởi niệm Phật để quên đi chuyện hồi nãy. Bỗng nhiên tôi lại nghe được cả trời niệm Phật. Tôi thửđi vòng hết trong nhà, ngoài sân, hàng xóm, ngoài đường, đi đâu tôi cũng nghe. Sau đó, tôi nhớ lại lời các thầy thường nói: "Ma Vương có thể biến thành Phật để mê hoặc chúng ta, nhưng không thể nào giả được câu Phật hiệu A Di Đà. Vì câu Phật hiệu A Di Đà sẽ làm cho chúng ma tránh xa 40 chục dặm". Nghĩđến đây tôi an tâm. Sau đó tôi nghĩ: "Không lẽ tôi đã niệm được tới nhất tâm?" Tôi bắt đầu thử không muốn nghe thì nhạc niệm Phật dừng; tôi khởi niệm thì nhạc niệm Phật trỗi lên. Tôi cứ thử cả ngày như vậy. Thật đúng với câu: "nhất tâm chỉ còn một niệm". Trước kia tôi cứ thắc mắc tại sao có thể niệm đến nhất tâm chỉ còn một niệm và một niệm đó ra làm sao? Rồi tại sao lại: "niệm mà như không niệm, không niệm mà niệm"? Bây giờ, tôi mới hiểu thì ra khi chúng ta khởi lên một niệm, thì cũng như ta nhấn một cái nút rồi cái máy trong đầu của ta sẽ tựđộng niệm mãi cho ta nghe, nghe đến khi nào ta không muốn nghe nữa thì nó mới ngưng. Còn niệm mà như không niệm, không niệm mà
ni ệm: nghĩa là lúc đó chúng ta không còn dùng sức của mình để niệm mà trong đầu của mình như có cái máy tựđộng niệm thế cho ta. Việc làm của chúng ta là chỉ giữ tánh nghe để nghe câu niệm Phật. Lúc đó, tôi hiểu rõ là tôi đã niệm được tới nhất tâm nhưng tôi vẫn không dám tin là mình có thể chứng được. Có một điều tôi thắc mắc là: tại sao bao nhiêu năm tôi niệm Phật sáu chữ, sao bây giờ trong đầu tôi chỉ nghe được nhạc niệm bốn chữ? Vả lại dù tôi có tu được nhất tâmđi nữa, thì chỉ nghe được tiếng niệm của tôi thôi nhưng tại sao bây giờ tôi nghe được nhiều người niệm và có giọng nam lẫn nữ, y như tôi đang ở trong Phật thất? Điều này làm cho tôi cứ thắc mắc mãi. Còn một điều kỳ lạ nữa, là tiếng nhạc niệm trong đầu và trong tâm của tôi tựđộng lên xuống, lớn nhỏ tùy theo tiếng động ồn ào ở bên ngoài. Nghĩa là hễ tiếng động ở ngoàiồn bao nhiêu thì tiếng niệm Phật trong đầu và trong tâm của tôi càng lớn hơn bấy nhiêu. Tôi thích nhất là khi lái xe ở ngoài đường, xe cộ càng ồn ào thì tiếng nhạc niệm Phật càng lớn. Tôi cảm tưởng như là đang nghe được cả trời Chư Phật đang hộ niệm. Vừa chạy xe vừa nhìn trời xanh biết, thêm vào điệu nhạc niệm âm thanh huyền diệu, tôi cảm thấy thoát tục tự tại và an lạc. Ngôn ngữ không đủđể giải thích chỉ có ai tu nấy hiểu mà thôi. Cũng như ta uống nước nóng hay lạnh chỉ riêng ta hiểu mà thôi. Tóm lại, chỉ có một câu để giải thích là: Phật pháp cao siêu không thể nghĩ
bàn. (nghĩ: là không thể nghĩ tới. Bàn: là không thể luận bàn được)
Biến Chuyển Sau Khi Được Nhất Tâm
Sau khi được nhất tâm, những giấc mơ của tôi hoàn toàn khác hẳn xưa kia. Trước kia nằm mơ tâm của tôi bị vọng tưởng dẫn dắt. Sau khi được nhất tâm, tâm của tôi khống chế vọng tưởng. Trong giấc mơ tôi hiểu rõ tôi là ai. Thậm chí trong giấc mơ tôi có thể niệm Phật một cách tự tại. Mỗi một giấc mơ rõ ràng như ban ngày và mỗi một giấc mơđều có sự kỳ diệu. Giấc mơ có thể cho tôi biết sự tu hành đã tới cảnh giới nào. Sau khi được nhất tâm khoảng hơn một tháng, trải qua mấy giấc mơ kỳ diệu thì có một ngày trí tuệ của tôi tự nhiên bừng sáng, tôi thấy rõ hết pháp của thế gian (tâm tôi thấy
không phải mắt tôi thấy). Học kinh sách tôi biết thế gian là giả tạm. Hiểu thì hiểu vậy thôi nhưng xưa kia không thấy được chân tướng nên tôi không biết sợ. Giờ chân tướng sự thật đã hiển bày trước mắt, những thứ mà trước kia tôi cho là trân quý nguy nga, mỹ lệ tình nồng thì bây giờ tất cả chỉ là một đống rác vụn, không hơn không kém. Quá xúc động nên tôi bật khóc, thương cho thân tôi lâu nay sống mà như chết, có mắt mà như mù, lặn hụp bao nhiêu kiếp mãi đến bây giờ mới thấy được bờ giác. Tôi khóc cho tôi và cho Đấng Từ Phụ, Ngài đã hy sinh bao nhiêu kiếp để cứu độ chúng sanh. Ngài thương chúng sanh vô bờ bến. Ngài tìm ra môn tu niệm Phật cao siêu nhất đểđộ chúng sanh. Vậy mà thương cho chúng sanh vẫn còn mãi nghi ngờđể rồi phải chịu đắm chìm trong biển khổ, không biết đâu là bờ giác. Khiến cho Đấng Từ Phụ, Chư Phật và Chư bồ tát phải bôn ba đây đó không thể nhập Niết Bàn.
Sám Hối
Nay con xin sám h ối dập đầu Mong Từ Phụ niệm tình tha thứ
Con si mê bao ki ếp tâm ma, Thế gian khổ tưởng là vĩnh cửu Thân giả tạm, tưởng hắn là ta Uổng bao kiếp làm thân nô lệ Thức tỉnh, giờ hối hận vạn thiên Con bật khóc, cảm thương Từ Phụ Vì chúng sanh chẳng nhập Niết Bàn Con xin thề: đoạn bỏ cuồng si Nối hạnh Cha Từ Phụđộ tha Con nguyện độ muôn tăng kỳ kiếp!
Giải Tỏa Ba Nghi Vấn
Sau khi được nhất tâm tôi có ba điều nghi vấn. Tôi ngẫm nghĩ hết mấy tháng cuối cùng mới lãnh ngộđược chân lý của sự thật. Ởđây tôi xin được chia sẻ cùng quý bạn.
I. Tại sao trước một ngày đầu tôi cứng như một
khối đá đặc?
Là vì câu ni ệm Phật lâu năm đã ăn sâu vào đầu đóng thành một khối, đúc thành một niệm nên hômđó tôi không thể bỏ câu niệm Phật vào. Một niệm này quá lớn, lớn đến mức độ vượt khỏi không gian và thời gian. Đầu của chúng ta không thể nào chứa nổi một niệm siêu việt này vì vậy mà niệm này phải thoát ra ngoài. Khi thoát ra ngoài thì nó lan rộng khắp không gian. Vì vậy lúc đó tôi tưởng là tôi ngheđược cả trời niệm Phật. Sau này tôi mới hiểu tiếng nhạc niệm Phật đó là từ trong tâm của tôi phát ra, không phải ở ngoài như trước kia tôi tưởng. Tuy trong tâm của tôi phát ra nhưng bao phủ cả hư không vũ trụ.
II. Tại sao cả ngày tâm tôi nóng hổi? Cũng như câu nói của Ngài Hòa Thượng Thích Đức Niệm, Ngài nói: "Muốn nấu nước thì phải canh củi, lửa liên tục đầy đủ thì nước mới sôi". Ý Ngài muốn nói rằng: chúng ta niệm Phật cũng vậy! Muốn niệm được nhất tâm thì ta phải niệm tinh tấn đều đặn mỗi ngày không được gián đoạn. Cũng như chúng ta nấu nước mà củi lửa không được đầy đủ, tắt nửa chừng thì đến bao giờ nước mới được sôi? Sau khi được nhất tâm tôi mới thấy câu nói của Ngài bao hàm một ý nghĩa rất sâu. Nhờ tôi niệm Phật nhiều năm không gián đoạn nên đã nhiếp thọđược thần lực mười phương của Chư Phật gia trì. Nhờ vậy mà tâm Phật của tôi mới có đầy đủ thần lực đểđánh tan, đốt sạch tâm ma vọng tưởng của tôi. Sức mạnh của thần lực phá tan tăm tối để chơn tâm
(Phật tánh) của tôi được hiển hiện, hòa nhập vào tâm thức để thoát ra ngoài, chuyển thành một niệm âm ba huyền diệu.
III. Tại sao bao nhiêu năm tôi niệm Phật sáu chữ, nhạc niệm Phật trong nhà cũng chỉ có sáu chữ mà đến khi được nhất tâm thì trong đầu chỉ có nhạc niệm bốn chữ và có giọng nam, nữ niệm chung? Chuyện là như vầy, trước một đêmđầu và tâm tôi bị khác thường. Đêmđó, tôi có coi bộ Kinh Vô Lượng Thọ do Ngài pháp sư Tịnh Không thuyết giảng. Tới cuối cuộn băng thì có một khúc nhạc niệm bốn chữ. Lúc đó, tôi nghe thấy hay nên tôi niệm theo. Không ngờ những niệm mà tôi niệm theo đó lại là những niệm cuối cùng đểđược nhất tâm. Cũng như ly nước tới lúc đã đầy, chỉ cần bỏ thêm vài giọt thì nước sẽ bị tràn ra. Không ngờ những niệm cuối cùng này rất là quan trọng, nó có thể chuyển hóa hết tất cả những niệm bao nhiêu năm của tôi. Thật là hy hữu không thể nghĩ bàn. Sau khi được nhất tâm, nhận thức được mấy niệm cuối cùng của tôi đã chuyển hóa toàn bộ những câu niệm Phật lâu năm của tôi, làm cho tôi kinh hoàng sợ hãi. Tôi hiểu càng sâu sắc những lời Phật dạy trong kinh. Phật nói: "Nếu thần thức con người trước khi chết nghĩ ác thì đọa vào đường ác, nghĩ lành thì được sanh vào cõi lành. Tùy theo thần thức, nghiệp lực của ta dẫn dắt mà trôi lăn trong luân hồi." Giờ tôi mới hiểu rõ lời Phật dạy là vạn lần chân thật.
Cảnh Giới Nội Tâm
Kính th ưa quý bạn! Ởđây, tôi xin chia sẻ vài điều biến chuyển cảnh giới nội tâm mà tôi đã trải qua để quý bạn tìm hiểu thêm. Vì những điều này rất là quan trọng cho việc tu hành của chúng ta. Nếu hiểu rõ thì ta sẽ không còn bị thối chuyển. Nói về cảnh giới nội tâm thì là đa dạng vì mỗi người đều mang cái nghiệp nặng nhẹ và có tâm ma khác nhau. Ởđây tôi chỉ nói lên vài điều căn bản. Chỉ cần nắm được căn bản thì ta sẽ có cáchđiều ngự nội tâmđểđối phó với tâm ma của mình. Như phần đầu trong bài "Tu Hành" tôi có nói đến. Nếu muốn cứu ông Phật trong ta trở lại nguyên thủy có đủ thần thông thì ta phải hợp sức trợ lực cho tâm của mình. Ngoài chuyên tâm niệm Phật ra chúng ta cần phải có đầy đủ nghị lực đểđối phó với tâm ma của mình. Sau đây là những biến chuyển căn bản mà chúng ta sẽ phải gặp. Lúc bắt đầu niệm Phật ta sẽ cảm thấy thân tâm yên ổn thoải mái. Niệm một thời gian (ngắn hay dài
còn tùy theo nghiệp và tâm ma của mỗi người) thì chúng ta sẽ
n ằm mơ thấy ma hoặc thú dữ rượt đòi giết chúng ta. Nếu không hiểu chúng ta sẽ hiểu lầm rồi cho rằng vì niệm Phật mà nằm mơ gặp ác mộng (sự hiểu lầm nàyđã xảy
ra trong gia đình, con cái và bạn bè của tôi).
Kính th ưa quý bạn! Không phải vậy đâu mà là công phu tu niệm của chúng ta đã có hiệu quả. Tại sao? Vì một khi ông Phật trong ta đã được thức tỉnh thì tâm ma, tâm thú trong ta sẽ bị hoảng sợ. Chúng sẽ bắt đầu hợp sức đểđánh ông Phật trong ta (nghĩa là đánh chúng ta). Trong thời gian này rất là quan trọng, là thời gian thắng hay bại. Nếu chúng ta thối chuyển bỏ niệm Phật là chúng ta đã chịu thua tâm ma của chúng ta và cam tâm tình nguyện để tâm ma hành hạ khổ sở luân hồi tiếp tục. Muốn thắng được tâm ma thì ta phải quyết tâm dũng mãnh niệm Phật tinh tấn hơn, để ông Phật trong ta có đủ thần lực của Chư Phật gia trì. Lâu ngày, ông Phật trong ta sẽđánh đuổi được ma ra khỏi người chúng ta, nên sự quyết tâm rất là quan trọng. Vì thấy rõ điều quan trọng này mà Đấng Từ Phụ khuyên dạy chúng ta khi tu niệm Phật thì phải có đầy đủ Tín, Nguyện, Trì Danh. Nếu thiếu một trong ba điều này thì ta sẽ bị thất bại vì ma trong người chúng ta rất mạnh. Sau khi vượt qua những giai đoạn đánh đuổi được tâm ma, chúng ta sẽ bước vào giai đoạn nhất tâm. Sau khi nhất tâm chúng ta sẽ thấy được cảnh giới nội tâm hoặc cảnh giới bên ngoài. Cảnh giới nội tâm là những gì khi chúng ta ngủ mới thấy. Còn cảnh giới bên ngoài là khi chúng ta đang thức mà thấy. Khi thấy cảnh giới nội tâm, giấc mơ của chúng ta sẽ
hoàn toàn khác h ẳn với những giấc mơ bình thường trước kia. Tại sao? Vì giấc mơ của nội tâm rõ ràng y như thật và mỗi một giấc mơđều có sự kỳ diệu. Chữ kỳ diệu ởđây bao gồm nhiều ý nghĩa như là: đẹp, kỳ lạ, thần kỳ v.v. Tóm lại, khó có thể giải thích bằng lời để cho quý bạn hiểu hoặc tin vì cảnh giới đó không có ở thế gian chúng ta, chỉ có người nào tu mới hiểu được thôi. Ởđây, tôi xin nêu ra vài điều mà tôi đã thấy (chỉ nói về
c ảnh giới) để quý bạn có thể hình dung, còn tin hay không là tùy quý bạn. Trong giấc mơ tôi thường thấy đủ cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh. Tất cảđều to lớn, sông núi xanh tươi mát rượi thoải mái. Mặt nước yên tịnh, lấp lánh, trong suốt thấy tận đáy. Ánh nắng vàng nhu nhuyễn nhẹ nhàng an lạc thân tâm. Cả bầu trời đều là cầu vòng ngũ sắc, mưa ngũ sắc. Tượng rồng mỗi con đều làm bằng ngọc báu đủ màu khác nhau. Tượng nào cũng to lớn cả một góc trời. Bướm đủ màu to lớn bằng cái bàn. Chuỗi và chuông đều to lớn. Tóm lại rất nhiều, mỗi vật, mỗi động vật đều to lớn lạ thường. Trước kia tôi thường hay mơước là được đi coi danh lam thắng cảnh của thế gian. Nhưng từ khi có cảnh giới nội tâm tôi không còn muốn đi đâu nữa, vì trên thế gian này không có cảnh nào đẹp bằng cảnh giới của nội tâm. Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta tham đắm. Cảnh giới nội tâm tuy có nhưng chúng ta không nên chấp có hoặc chấp không. Vì cảnh giới nội tâm vốn có cũng vốn không. Có: là nói trên công phu tu tập đã có sự chứng đắc nên ta mới thấy được cảnh giới của nội tâm. Nghĩa là chúng ta đã chứng ngộđược một phần của chân như
(tức là thấy được một phần Phật tánh của mình).
Không: là nói trên cảnh của nội tâm. Cảnh tuy có nhưng không tồn tại, vì khi chúng ta thức giấc thì cảnh đó cũng tan. Tóm lại, chúng ta hãy để nó tự nhiên không nên phân biệt. Cứ coi như chúng ta đang trên đường đi tìm về Cõi Phật, dọc đường nhìn thấy được nhiều cảnh đẹp. Mỗi một đoạn đường chúng ta đi qua sẽ thấy nhiều cảnh lạ khác nhau. Vừa đi vừa ngắm không sao nhưng đừng để cảnh làm mê hoặc. Nếu bị mê hoặc thì đường tu của mình sẽ bị lạc vào ma đạo. Chúng ta cứ một lòng tiến bước đi nhanh về nhà để gặp Phật A Di Đà. Khi đến được Cõi Phật rồi thì có thiếu gì cảnh đẹp bảy báu trang nghiêmđể cho ta vui chơi, thưởng thức hưởng lạc vĩnh cửu. Kính thưa quý bạn! Có một chuyện này rất là quan trọng, tôi kể ra đây mong là câu chuyện này có thể giúp ích được phần nào cho sự tu tập của chúng ta. Có một đêm tôi nằm mơ, tuy nói là mơ nhưng không phải, vì sau khi thức dậy hồn của tôi còn hồi hộp tới gần một tuần mới được định tâm. Trong giấc mơ tôi thấy mình bước vào một căn phòng có tấm gương lớn. Tôi nhìn vào gương không thấy tôi. Lúc đó, tôi chưa kịp hốt hoảng thì hồn tôi tự nhiên xuất ra bay xuyên qua nóc nhà, qua xóm, qua phố, bay vào hư không. Tôi hốt hoảng hoang mang lo sợđủ thứ. Tôi sợ lỡ có aiđó vào phòng đem thân xác của tôi đi. Phần tôi lại sợ bị chúng ma hãm hại. Hồn của tôi chới với giữa hư không, thật là sợ hãi vô cùng. Sau đó, tôi dùng hết sức của mình để niệm Phật, niệm được một hồi thì hồn tôi đứng lại giữa hư không. Rồi tự nhiên tôi thức dậy thấy miệng tôi đang còn niệm Phật. Trong thời gian ! xuất hồn đó tôi thấu hiểu được nhiều điều. Trước kia tôi không hiểu tại sao quý Ngài Sư Tổ bên thiền tông cuối cùng đều khuyên đệ tử nên tu niệm Phật. Sau lần đó tôi mới hiểu vì cảm giác xuất hồn thật là sợ hãi. Hồn rất nhẹ, bay rất nhanh, dù một người có định lực cao cũng không thể khống chế, chưa nói là lỡ gặp chướng duyên. Cảm giác của tôi lúc đó như bị rơi vào cơn xoáy giữa hư không. Không điểm tựa, không phương hướng, hoang mang sợ hãi. Sau khi niệm Phật tâm của tôi tự nhiên cảm thấy an ổn và cảm giác an toàn, như người sắp chết đuối gặp được cái phao. Cảm giác đó khó có thể giải thích bằng lời. Qua lần xuất hồn đó tôi hiểu thêmđược một điều quan trọng nữa đó là: Nếu chúng ta hằng ngày niệm Phật được ăn sâu vào tâm thức. Dù phút lâm chung nghiệp nặng còn nhiều, không may gặp chướng duyên làm thể xác bịđau đớn sanh tâm thù hận quên đi niệm Phật, không được Phật đến tiếp dẫn ngay lúc đó. Nhưng sau khi chết dù hồn chúng ta có bị lưu lạc tứ phương hay bị chúng ma níu kéo. Trong lúc sợ hãi đó chúng ta sẽ nhớđến câu niệm Phật. Chỉ cần niệm Phật thì dù chúng ta đang ở trong địa ngục, Chư Phật cũng đến nơi tiếp dẫn. Nếu hằng ngày chúng ta không lo tu niệm Phật đểăn sâu vào tâm thức, khi bị nghiệp lực dẫn dắt sợ hãi hoang mang, chúng ta sẽ không dễ gì giữ được chánh niệm để niệm Phật.
Biến chuyển thân tâm
Khi b ắt đầu niệm Phật, thân tâm của ta cảm thấy yên tịnh. Niệm được một thời gian thì thân tâm của ta sẽ bị hồi hộp khó chịu khi thấy những cảnh đau lòng hay coi những phim sợ hãi. Lâu ngày, chúng ta sẽ không còn muốn coi những phim sợ hãi nữa. Tại sao? Vì ông Phật trong ta đã thức tỉnh nên thân tâm và hành vi của ta cũng bắt đầu được thanh tịnh, từ bi và trí tuệ khai mở, buông xả thamđắm theo thời gian mà chính bản thân của ta không hay biết. Đây là sự nhiệm màu thần diệu của câu A Di Đà. Sau khi qua giai đoạn hồi hộp, chúng ta sẽ bước vào giai đoạn định (tức định trên tâm vọng). Sau khi định chúng ta sẽ bước qua giai đoạn nhất tâm. Sau khi được nhất tâm chúng ta sẽ bước qua giai đoạn chánh định (tức là được nhất tâm tam muội). Khi tâm được chánh định thì dù đi đứng hay nằm ngồi đều an vui tự tại. Đặc biệt là những lúc tĩnh tọa niệm Phật. Chúng ta sẽ quên hết thân tâm, cảnh vật, quên cả thời gian và không gian. Chỉ còn lại mỗi câu Phật hiệu A Di Đà là
hi ện hữu (Có người được định trước, chứng sau. Có người được chứng trước, định sau tùy theo căn tánh của mỗi người mà có sự khác nhau).
Ph ần lưu ý: Sau khi được nhất tâm, chúng ta chỉ dùng tâmđể nghe tiếng nhạc niệm, không nên dùng đầu để nghe. Nghĩa là dùng tánh nghe để nghe tiếng nhạc niệm từ tâm phát ra, không phải dùng tánh nghe để nghe tiếng nhạc niệm trong đầu. Nếu chúng ta không hiểu dùng đầu để nghe thì lâu ngày sẽ bị nhức đầu và khó chịu. Tại sao? Vì niệm này quá lớn, lớn đến mức độ vượt khỏi không gian và thời gian, nên đầu của chúng ta không thể chứa nổi, chỉ có tâm Phật của ta mới chứa nổi một niệm siêu việt này. Và niệm này không phải chỉ thoát ra một lần rồi hết mà nó sẽ phát ra liên tục như một dòng suối tuôn chảy trong tâm không cùng tận sẽ theo chúng ta cho tới ngày vãng sanh (nếu chúng ta
không thối chuyển.).
Đánh Đuổi Tâm Ma
Kính th ưa quý bạn! Nói về tâm ma, tâm thú thì trong mỗi chúng ta đều có vô số tâm ma, tâm thú khác nhau. Có người tâm ma mạnh, có người tâm ma yếu, nhưng dù có tâm ma mạnh hay yếu cũng không quan trọng. Điều quan trọng là ý chí và tâm Phật của chúng ta có đủ mạnh đểđánh đuổi được tâm ma, tâm thú ra khỏi người chúng ta hay không? Ởđây, tôi xin kể cho quý bạn nghe một câu chuyện mà tôi đã trải qua khi đánh đuổi tâm ma, tâm thú để quý bạn hiểu thêm tâm ma, tâm thú trong ta như thế nào. Chỉ cần hiểu rõ thì chúng ta sẽ không sợ khi phải đối diện với chúng. Tuy mỗi người đều có tâm ma, tâm thú khác nhau. Nhưng cách đánh đuổi tâm ma, tâm thú trong ta thì chỉ có một: đó là ý chí dũng mãnh và quyết tâm niệm Phật không thối chuyển (chỉ có câu Phật hiệu A Di
Đà mới đánhđuổi được hết tâm ma, tâm thú trong ta).
Có m ột đêm tôi nằm mơ (giấc mơ của nội tâm), tôi đi vào một khu rừng có nhiều cây cối âm u rất lớn. Trong tâm tôi cho biết ởđây có nhiều rắn độc. Ý nghĩ trong tâm chưa kịp dứt thì tự nhiên có ba con rắn độc rất lớn nhào tới muốn giết hại tôi. Lúc đó, trong tay tôi tự nhiên có một sợi dây thừng rất lớn, trong tâm tôi cho biết chỉ có sợi dây thừng này mới đối phó được với chúng. Tôi dùng dây quất chúng túi bụi, vừa đánh trong tâm tôi vừa nghĩ phải tiêu diệt chúng. Nếu không, chúng sẽ hại tôi và hại vô số người. Đánh nhau một hồi chúng sợ bỏ chạy, tôi rượt theo đến hang của chúng. Hang của chúng rất lớn ở trong một hang núi. Tôi đứng núp một bên để rình. Trong hang âm u có một ngọn đèn lập lòe. Khi chúng vừa bò vào trong thì liền biến thành người. Chúng kề tai to nhỏ như bày mưu đểđối phó với tôi. Tôi đứng ở bên ngoài vừa sợ vừa quyết tâm phải tiêu diệt chúng, vì vậy tôi canh ở ngoài để chờ chúng bò ra. Một lát sau chúng biến thành rắn bò ra ngoài. Chúng vừa ló đầu thì tôi dùng dây thừng quất chúng tới tấp. Dây thừng quất tới đâu thì chúng đứt ra từng khúc tới đó. Nhưng chúng rất mạnh và có phép thuật, vì vậy dù bịđứt khúc chúng cũng tự nối và trở lại nguyên hình. Tôi càng đánh càng sợ hãi nhưng ý chí của tôi lúc đó tự nói rằng không được thua, nhất định phải thắng, nếu thắng không được thì bất quá ôm nhau chết chung. Ý nghĩ trong tôi chưa kịp dứt thì bỗng nhiên sợi dây thừng trên tay tôi biến thành con rắn. Tôi hốt hoảng vứt con rắn xuống đất và trong tâm tôi lúc đó nói với chúng rằng "Dù khôn! g có dây thừng tao vẫn chết sống với tụi bây" Không ngờ con rắn tôi vừa vứt xuống đất nó lăn tới quấn ba con rắn kia để chết chung, và sau đó chúng từ từ tan rã rồi tự nhiên có một dòng nước trong mát từđâu chảy đến làm tiêu tan hết những chất dơ bẩn tanh hôi, cây cối cỏ hoa cũng bắt đầu từ từ mọc lên xanh tươi hết cả khu rừng. Tâm tôi cũng từ từ mát rượi nhẹ nhàng và thoải mái. Lúc đó, tôi mừng đã thoát được một cơn sống chết nhưng tôi buồn và hối hận vì đã hiểu lầm sợi dây thừng, tôi cứ tưởng nó biến thành rắn để hại tôi. Nhưng không ngờ nó vì tôi mà liều mạng chết chung với ba con rắn kia. Trong lúc thương tiếc thì bỗng nhiên có một giọng nói đàn bà nhẹ nhàng thoảng qua tai "Con đã thắng rồi, con đã thắng rồi". Tôi giật mình thức dậy, tim tôi vẫn còn hồi hộp và suy nghĩ câu chuyện đó mãi. Qua mấy ngày sau thì tôi được nhất tâm. Sau khi được nhất tâm tôi mới hiểu được chân tướng của giấc mơđó. Thì ra ba con rắn độc kia là ba tâmđộc tham, sân, si của tôi (trong mỗi chúng ta,
ai cũng đều có ba tâmđộc này vì vậy mà chúng ta mới bị chúng hành
h ạđau khổ luân hồi vô số kiếp) Còn sợi dây thừng trong tay tôi chính là tôi. Vì vậy trong lúc tôi nghĩđến là sẽ ôm chúng chết chung thì sợi dây liền biến thành con rắn lăn tới ôm chúng chết chung. Còn khu rừng trước đó âm u, sau khi tiêu diệt ba con rắn độc thì khu rừng trở lại sáng sủa, xanh tươi mát rượi. Khu rừng là biểu tượng cho tâm thanh tịnh của chúng ta (nghĩa là tâm Phật) Tâm Phật của chúng ta lúc nào cũng trong sáng thanh tịnh, chẳng qua ba tâmđộc tham, sân, si trong chúng ta quá mạnh nên đã chôn vùi tâm Phật của chúng ta. Khiến chúng ta bị lặn hụp đau khổ luân hồi vô số kiếp. Nhờ niệm Phật nhiều năm không gián đoạn nên tâm
Phật của tôi mới cóđầy đủ thần lực và ý chí dũng
mãnh để tiêu diệt ba tâmđộc: tham, sân, si của tôi, để
tôi được nhất tâm (nhất tâm nghĩa là chỉ còn lại một tâm thanh
tịnh trong ta)
Kính th ưa quý bạn! Câu chuyện tôi vừa kểở trên chỉ là cách đối phó với tâm thú trong ta. Còn đánh đuổi tâm ma trong ta thì khác. Mỗi khi đối phó với tâm ma chúng ta chỉ cần niệm Phật thì chúng sẽ tự nhiên tiêu tan biến mất. Nhưng nếu muốn tâm ta niệm Phật được thuần thục thì ta phải siêng năng niệm Phật mỗi ngày không giánđoạn. Có như vậy thì tâm Phật trong ta mới có đủ thần lực niệm câu A Di Đà đểđánh đuổi tâm ma, tâm thú ra khỏi người chúng ta. Trong mỗi chúng ta ai cũng có 4 chủng tử tâm đó là: tâm Phật, tâm người, tâm ma, tâm thú. Khi chúng ta chết tâm nào trong chúng ta mạnh hơn thì tâmđó dẫn chúng ta đi đầu thai làm thân đó. Nghĩa là tâm thú của chúng ta mạnh hơn thì ta đi đầu thai làm thân thú. Tại sao? Vì tâm thú phải đi đầu thai làm thú đó là điều đương nhiên. Cũng như cuộc sống hằng ngày chúng ta thường thấy: người có tâm tốt thì đi tới những nơi làm việc từ thiện giúp người (tâm người). Người có tâm tham thì đi lường gạt trộm cướp (tâm thú). Người có tâm ác thì đi hãm hại giết người (tâm ma). Người có tâm Phật thì đi tu hành độ chúng (tâm Phật). Khi sống tâm chúng ta dẫn dắt chúng ta. Khi chết, tâm chúng ta cũng dẫn dắt chúng ta chớ không có trời Phật hay một đấng thiêng liêng nào có thể xếp đặt, trừng phạt hay ban phước cho chúng ta. Nếu chúng ta tốt biết tu hành độ chúng thì Chư Phật và Chư Bồ Tát lúc nào cũng gia hộ cho chúng ta. Gia hộ không có nghĩa là xếp đặt việc luân hồi của chúng ta mà là trợ lực cho chúng ta có đủ phương tiện, khả năng tựđộ và! độ tha. Dù Trời Phật có muốn xếp đặt việc luân hồi của chúng ta cũng không được. Tại sao? Vì tạo hóa có luật của tạo hóa. Nếu Trời Phật có thể xếp đặt thì Quý Ngài đã biến cõi ta bà đau khổ này thành thiên đàng vĩnh cửu hết rồi. Quý Ngài đâu cần phải cực nhọc xuống đây dạy dỗ chúng ta làm sao tu hành để giải thoát? Phật A Di Đà là người có pháp nhãn thần thông nên Ngài thấy rõ cõi Phật cõi trời, địa ngục, đâu đâu Ngài cũng thấy. Vì thấy nên Ngài hiểu rõ tại sao chúng sanh phải bị luân hồi đau khổ vô số kiếp. Ngài thương muốn cứu hết chúng sanh nên Ngài dạy dỗ chúng ta tu hành niệm Phật, để tâm Phật của chúng ta có đủ thần thông đánh đuổi được tâm ma, tâm thú ra khỏi người chúng ta. Để phút lâm chung tâm Phật của ta mới có đủ thần lực chiêu cảm được Chư Phật đến nơi tiếp dẫn sanh về cõi Phật.
Không Niệm
Sau khi được nhất tâm chỉ còn một niệm tôi càng tin sâu vào sự nhiệm mầu của Phật pháp. Tôi quyết tâm niệm tinh tấn hơn. Lâu ngày, không ngờ Phật pháp vô cùng hy hữu. Trước kia, khi nào tôi khởi niệm thì tôi mới nghe được tiếng niệm. Còn bây giờ tôi không cần khởi niệm chi cả mà tiếng nhạc niệm trong đầu tôi cũng tự nhiên trỗi lên và một điều kỳ lạ hơn là: nhạc niệm Phật này có linh tánh. Khi nào tôi suy nghĩ hay nói chuyện thì nó tạm ngừng, còn khi nào đầu óc tôi rảnh thì nó niệm. Sự hoạt động tay chân không làm trở ngại đến tiếng niệm. Nếu tôi suy nghĩ ít thì tiếng niệm vẫn tiếp tục. Chỉ khi nào tôi suy nghĩ thật sự thì nó mới tạm ngưng. Nói tóm lại, nghĩa là nhạc niệm trong đầu tôi không bao giờ ngừng. Nếu ngủ mê thì không nghe, nửa đêm lỡ giật mình thức giấc thì lại nghe. Thật ra không phải nhạc niệm Phật có linh tánh mà là khi chúng ta niệm Phật tới cảnh giới không niệm thì ông Phật trong ta niệm hoài không dứt (ý nghĩa không niệm ở
đây là nói chúng ta không khởi niệm mà tiếng niệm Phật trong tâm
vẫn trỗi lên). Chẳng qua khi chúng ta suy nghĩ hay tức
giận thì không còn đủđịnh tâm để nghe câu niệm Phật
(tức giận ởđây không phải là tham, sân, si).
Ch ắc có lẽ quý bạn sẽ nghĩ rằng: nếu nghe tiếng niệm Phật cả ngày lẫn đêm như vậy thì chán chết. Thật ra không phải vậy đâu. Ngược lại âm thanh thật là an lạc và tự tại không chi sánh bằng. Ở trên đời này không có điệu nhạc nào hay bằng nhạc niệm Phật. Trước kia tôi rất thích nghe nhạc vì nhạc là một phần sự sống của tôi. Nhưng bây giờ tôi không còn muốn nghe nhạc nữa
(nói về nhạc đời, khơng phải nói về nhạc đạo). Tại sao? Vì tiếng
nh ạc niệm trong đầu và tâm của tôi là một dòng suối mát, là khúc nhạc trời với âm thanh du dương huyền diệu; làm cho cõi lòng tôi thanh thản và thoát tục. Còn một điều kỳ diệu nữa là, khi chúng ta đã niệm tới cảnh giới "Không Niệm" thì có thể thayđổi từng nhạc niệm Phật trong tâm. Cũng như chúng ta nghe một điệu nhạc niệm hoài thấy chán. Muốn thay đổi thì chỉ cần nghe nhạc niệm Phật khác cho thâm nhập vào tâm, là sẽ có thêm nhạc niệm mới. Thậm chí, chúng ta có thể nghe một lúc hai hoặc ba loại nhạc niệm khác nhau, tùy theo chúng ta khởi niệm. Nhưng nếu muốn giữđược tiếng nhạc niệm trong tâm rõ ràng thì ta nên thường xuyên nghe băng niệm Phật. Nếu không, chúng ta chỉ còn lại một loại nhạc niệm nguyên thủy mà thôi. Đó là nói thời gian mới được nhất tâm. Qua một thời gian thì ta không cần nghe băng niệm Phật nữa mà vẫn có thể thay đổi được nhạc niệm Phật theo ý thích. (Ởđây
tôi chỉ nêu thêm vài điều nhiệm màu của Phật pháp. Trên thực tế khi
chúng ta đã tới cảnh giới không niệm thì sẽ không còn phân biệt)
Không
Mi ệng tôi khoe tâm tôi không động. Ý độ người mặc kệ chê khen. Khen, chê, chửi, trách chuyện của đời Đời là giả cần chi chấp trước.
Bút gi ả tôi đặt kệ viết bài Đã chấp nhận khen, chê, chửi trách Vốn thế gian tất cả là không Lời phiếm dị nhẹ hơn gió thoảng
Ý Nghĩa Diệu Âm
Tr ước kia, tôi nghe Ngài pháp sư Tịnh Không thuyết giảng trong bộ Kinh Vô Lượng Thọ. Ngài nói rằng: "Tất cảđệ tử của Phật đều được thọ ký pháp danh là Diệu Âm." Lúc đó tôi hiểu: Diệu là huyền diệu, Âm là âm thanh, cộng lại là âm thanh huyền diệu. Lúc đó hiểu là hiểu vậy thôi nhưng lại không hiểu được ẩn ý của Phật. Sau khi được nhất tâm tôi mới thấm được ý nghĩa cao thâm của hai chữ Diệu Âm. Thì ra, bất cứđệ tử nào của Phật khi được nhất tâm thì đều nghe được âm thanh huyền diệu này. Vì vậy mà Phật đặt pháp danh cho tất cả Phật tử là Diệu Âm, bao hàm một ý nghĩa cao thâm không thể nghĩ bàn. Vì chỉ có hai chữ Diệu Âm mới có thể diễn đạt một
cách chính xác s ự huyền diệu âm thanh mà hằng ngày tôi đang nghe được. Không những chỉ một niệm âm thanh huyền diệu mà còn là một dòng suối mát nhiệm màu tuôn chảy trong tâm không cùng tận. Âm thanh huyền diệu hòa nhập với dòng suối mát trong tâm, khiến cho tôi lúc nào cũng sống trong niềm an lạc tự tại, đúng với câu: Niết bàn giữa chốn Ta bà, cho tôi có một cảm giác thoát tục, như một đóa sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Ý nghĩa câu "Nhất tâm bất loạn"
Lúc mới học đạo có ba điều tôi luôn luôn suy nghĩ
th ắc mắc. Tại sao chúng ta có thể niệm đến: Nhất tâm bất loạn? Nhất tâm chỉ còn một niệm? Niệm mà không niệm, không niệm mà niệm? (Ở
đây chúng tôi chỉ giải thích câu này thôi, còn hai câu trên đã giải thích
trong bài "Những Dấu Hiệu Khi Được Nhất Tâm" rồi.)
Sau khi được nhất tâm tôi mới lãnh ngộđược ba ý
nghĩa cao thâm này.
L ời của Ngài Cưu-ma-la-Thập dịch: "Nhất tâm bất loạn". Câu này hoàn toàn chính xác. Không những chính xác mà còn có dụng ý thâm sâu, nên khiến chúng ta hiểu lầm, cho là Ngài dịch không được chính xác. Chúng ta đều có một câu hỏi rằng: Làm sao niệm
Ph ật có thểđạt đến nhất tâm bất loạn? Điều này vô cùng khó khăn, lỡ chúng ta niệm Phật cảđời mà vọng tưởng vẫn còn thì làm sao có hy vọng vãng sanh? Vì vậy mà chúng ta hoang mang không có tự tin. Chúng ta hoang mang là vì không hiểu được ý của Ngài (thật ra ý
Ngài dịch rất đơn giản vì chúng ta không hiểu nên trở thành phức tạp)
Ngài nói trên cái ch ơn tâm Phật tánh của chúng ta, không phải nói trên cái tâm vọng tưởng, chấp trước của chúng ta. Vọng tưởng và nghiệp chướng của chúng ta không bao giờ hết. Nếu có thể thì Phật đâu cần dạy chúng ta phương pháp tu đểđới nghiệp vãng sanh? (đới
nghiệp: là mang theo nghiệp. Vãng sanh: là thoát khỏi luân hồi để
sanh về cõi Cực Lạc. Luân hồi: là đầu thai trở lại)
Chúng ta x ưa nay bỏ quên tâm thật (tâm Phật) của mình mà chỉ dùng cái tâm vọng tưởng, chấp trước của thân giả tạm (tâm giả) để nhìn sự việc nên ta mới hiểu lầm ý của Ngài. Dụng ý của Ngài muốn nói là: khi chúng ta phát tâm niệm Phật để thành Phật thì chúng ta đã dùng tâm Phật của mình để mà niệm Phật. Lúc mới phát tâm tu niệm dĩ nhiên vọng tưởng kéo đến dồn dập. Niệm một thời gian thì tâm Phật của ta mới được thức tỉnh. Khi tâm Phật được thức tỉnh thì tâm của ta mới biết phân biệt được đâu là tốt xấu, chánh tà. Niệm tinh tấn lâu ngày chơn tâm của ta sẽ tự nhiên hiển hiện. Trí tuệ khai mở xua đuổi hết các tâm ma nhơ bẩn, xấu xa của ta, khống
chếđược vọng tưởng (khống chế không có nghĩa là diệt sạch).
Khi tâm hoàn toàn được thanh tịnh thì không còn bị các tâm loạn dẫn dắt mê hoặc (tâm loạn, không phải vọng
tưởng loạn). Quyết một lòng niệm Phật để thành Phật, dù cho vật đổi sao dời hay vũ trụ có sụp đổ thì tâm ta vẫn kiên định giữ câu A Di Đà.
Nh ất - Một lòng. Tâm - Chuyên tâm niệm Phật. Bất - Không thối chuyển. Loạn - Không bị loạn tâm mê hoặc. Vậy câu nhất tâm bất loạn của Ngài Cưu-ma-la
Thập dịch hoàn toàn chính xác, đúng với ý nghĩa kinh
điển của Phật.
Ngài Huy ền Trang Tam Tạng dịch: "Nhất tâm hệ niệm". Ngài nói trên cái căn cơ hiểu biết của chúng sanh. Ngài hoàn toàn không nói trên cái sự hiểu biết của Ngài, đây là khổ tâm và dụng ý của Ngài. Tại sao? Vì Ngài thấy câu nhất tâm bất loạn quá cao thâm. Ngài lo rằng căn cơ chúng sanh không hiểu suốt. Vì muốn độ chúng sanh nên Ngài dịch nhất tâm hệ niệm. Vì Ngài biết rõ chỉ cần chúng sanh Nhất tâm hệ niệm, thì chúng sanh sẽđạt đến Nhất tâm bất loạn. Một Ngài thì dịch trên tâm của chúng sanh còn một Ngài thì dịch trên căn cơ của chúng sanh. Nhập hai câu dịch của hai Ngài chung lại với nhau thì chúng ta sẽ thấy "Thập toàn thập mỹ". Hai câu này bổ túc và trợ lực cho nhau, giúp cho chúng sanh được nhiều sự lợi lạc hiểu biết từ phát tâm tu cho tới khi thành quả. Công đức của hai Ngài sư tổ thật là vô lượng vô biên.
Tại Sao Người Tu Lưu Lại Xá Lợi
Ph ật dạy chúng ta tu niệm Phật là niệm cho ông Phật của ta thức tỉnh. Khi tâm Phật của ta được hiển hiện thì tâm của ta sẽ tự nhiên hòa nhập vào tâm của Phật. Ánh sáng thần lực của Phật lúc nào cũng tỏa hết không gian, chỉ cần tâm Phật của chúng ta thức tỉnh hòa nhập vào được tâm của Phật thì sẽ thâu nhíp được thần lực của Chư Phật gia trì. Phật nói: "Tâm Phật và tâm của chúng sanh vốn đồng một thể không hai". Nếu tâm Phật của chúng sanh được hiển hiện thì sẽ cảm ứng được Ngài đang ở cạnh bên. Cũng như một cục nam châm bịđóng đất lâu năm sẽ mất đi sức hút. Nhưng nếu chúng ta rửa sạch cục nam châm thì nó sẽ thu hút được cục nam châmđối diện. Tâm Phật và tâm của chúng sanh cũng như hai cục nam châm đối diện. Ánh sáng thần lực của Phật lúc nào cũng bao phủ sáu ngã mười phương vô cùng tận. Chẳng qua tâm Phật của chúng ta bị chôn vùi vô thỉ kiếp, chỉ còn lại đầy rẫy tâm ma dơ bẩn vì vậy thần lực tâm Phật của ta không thể thu hút được ánh sáng thần lực của Ngài. Câu Phật hiệu A Di Đà có một thần lực vô song, có thể giúp chúng ta rửa sạch nghiệp tội để chơn tâmđược hiển hiện. Chúng ta niệm một ngày là một ngày rửa bớt đi tâm ma. Niệm càng nhiều thì tâm ma vọng tưởng càng bớt, tâm Phật càng tăng. Lâu ngày, nhờ thu hút được thần lực của Chư Phật mà tâm ta mới được định. Định lâu ngày tích lũy thành những viên xá lợi đủ màu. Màu sắc của xá lợi là nhờ thu hút được thần lực ánh sáng đủ màu của Phật. Nhờ thu hút được thần lực của Phật mà người niệm Phật tâm thần an định. Ánh sáng thần lực của Ngài t�! �� bi mát rượi, như dòng suối nhiệm màu tuôn chảy trong tâm. Lâu ngày tâm của ta sẽ từ bi như tâm Phật. Lúc đó ta sẽ cảm ứng được Ngài đang ở cạnh bên. Phút lâm chung chỉ cần khởi niệm thì Ngài và Chư Thánh ở ngay trước mặt tiếp dẫn ta sanh về Cõi Phật.
Niệm Phật Đại Thừa
Kính th ưa quý bạn! Ngoài phát tâm bồđề nguyện niệm Phật để thành Phật, chúng ta còn phải làm những hạnh nguyện như Phật dạy là tựđộ và độ tha (tựđộ: là tự
cứu mình. Độ tha: là cứu người). Chúng ta đang tu tịnh độ, nghĩa là chúng ta đang tu pháp môn đại thừa cao siêu nhất của Phật. Tịnh: là tịnh nghiệp và tịnh tâm.Độ: là tựđộ và độ tha. Đại thừa: là bao la vô cùng tận. Nghĩa là khi chúng ta tu niệm Phật đại thừa thì phải có tấm lòng bao la vô cùng tận như Phật. Độ người là công đức không phải là phước đức. Nếu chúng ta có tiền thì đem bố thí để tạo phước đức. Còn nếu chúng ta nghèo không có tiền thìđi khuyên người tu niệm Phật. Công đức thì lớn hơn phước đức. Nhưng công đức mà thiếu phước đức thì cũng không được hoàn toàn mỹ mãn. Không phải chúng ta bố thí nhiều tiền thì mới có nhiều phước đức, mà phải tính ở chỗ chúng ta làm hết sức của mình. Cũng như người giàu có, tuy họ bố thí nhiều tiền nhưng lại không lo tu niệm Phật thì họ cũng không được vãng sanh. Họ chỉđược kiếp sau làm người giàu có mà thôi, rồi cũng phải bị luân hồi sanh tử. Thời nay nhiều người chỉ lo tu phước không lo tu giải thoát, đây mới thật là đáng tiếc. Khi chúng ta phát nguyện niệm Phật để thành Phật thì phải một lòng buông xả, tinh tấn tựđộ và độ tha. Chúng ta phải quyết tâm tu để lấy được phẩm cao nhất. Quý bạn đừng hiểu lầm cho rằng chúng ta nghĩ như vậy là cống cao ngã mạn hay là tham. Thật ra không phải vậy mà đây là mục đích giúp cho ta phải quyết tâm tu đểđi đến viên mãn. Vì khi chúng ta! tu mà không có tín tâm quyết liệt, thì sẽ bị thối chuyển. Trên cõi Cực Lạc có chín phẩm vãng sanh: ba phẩm thượng sanh, ba phẩm trung sanh và ba phẩm hạ sanh. Nếu chúng ta được thượng thượng sanh thì sẽ biết trước ngày giờ vãng sanh và phút lâm chung sẽ thấy được Tam Thánh đem hoa sen ngàn cánh của ta tu bấy lâu có được trên ao báu rồi tiếp dẫn đưa ta về Cõi Phật. Khi đến Cõi Phật thì hoa sen của ta liền được nở ra và ta sẽ thấy được Phật A Di Đà. Ngay lúc đó ta sẽ có kim thân to lớn, có 32 tướng tốt, 80 vẻđẹp và 6 loại thiên thần thông giống y như Ngài. Còn nếu chúng ta chỉ tựđộ mà không có tấm lòng độ tha, không chịu bố thí để tạo phước đức thì chúng ta chỉđược hạ hạ sanh. Chúng ta sẽ không có được nhiều ưu điểm như người chứng quả thượng thượng sanh. Tuy nhiên, chúng ta cũng được vãng sanh về cõi Cực Lạc nhưng phải sống trong hoa sen một thời gian rất lâu để tu tập. Sau khi tu tập thành công thì chúng ta sẽ gặp được Phật A Di Đà. Lúc đó, chúng ta mới cóđủ kim thân vẹn toàn giống y như Ngài. Tuy nói là ở trong hoa sen tu tập nhưng cũng được sung sướng như cõi tiên, luôn luôn có Chư Bồ Tát ngày đêm dạy cho chúng ta tu hành. Ở cõi Cực Lạc không có thai sanh, không có luân hồi, chỉ có hoa sen hóa sanh nên khi hoa sen nở ra thì là ngày chúng ta thành Phật. Vì vậy mà Phật nói: "Bất luận chúng sanh nào tu niệm Phật đại thừa thì đều có một hoa sen mọc lên trong ao báu ở trên Cõi Phật". Hoa sen lớn hay nhỏ, màu sắc khác nhau và nhiều hay ít thần lực thì phải coi công phu tu tập và hạnh nguyện của mỗi người. Khi Chư Phật nhìn hoa sen thì sẽ biết! được! công phu cao thấp hạnh nguyện của mỗi người, chớ không có Chư Phật nào ngồi trên đó theo dõi hay để ý chúng ta mà chấm điểm thấp cao. Cũng như chúng ta trồng một chậu kiểng ở trong nhà mà siêng tỉa, tưới nước, chăm sóc thì nó sẽ mọc được tươi tốt, mau có nụ, nở hoa, màu sắc rực rỡ. Nếu bỏ bê thì hoa sẽ nhỏ, héo, xấu, thậm chí còn bị chết. Khi niệm Phật cũng vậy, một câu niệm Phật là một giọt nước thần tưới cho hoa sen của ta thêm tươi tốt. Nên khi niệm Phật chúng ta phải niệm tinh tấn không được thối chuyển, không bỏ nửa chừng. Nếu bỏ nửa chừng thì hoa sen sẽ bị chết và biến mất trong ao báu. Chúng ta có thể bỏăn, bỏ ngủ, bỏ làm nhưng không thể bỏ câu niệm Phật vì đây là tương lai vĩnh cửu của chúng ta, còn cuộc sống hiện tại của ta chỉ là tạm thời. Nên chúng ta hãy bình tâm mà suy nghĩ lại; đừng ham thân giả mà để mất thân Phật, cuối cùng hối tiếc sẽ không còn kịp nữa. Khi niệm Phật thì phải niệm mỗi ngày, không nên ba hồi niệm ba hồi không, lỡ hoa sen bị chết thì công phu tu niệm của mình cũng bị mất theo. Tại sao? Vì công đức khác với phước đức. Phước đức mình tạo bao nhiêu là có bấy nhiêu không bao giờ mất; còn công đức mà bỏ nửa chừng thì sẽ bị mất hết tất cả. Mất hết có nghĩa là mất hết công phu tu tập trước kia
nh ưng chủng tử của câu niệm Phật vẫn còn. Chỉ cần chúng ta quyết tâm tu lại thì chủng tử cũng như hạt giống nẩy mầm mọc lại. Tuy nói là nói vậy nhưng thử hỏi mạng sống của chúng ta rất là ngắn ngủi, nếu không cố gắng lỡ mất thân này rồi thì đâu còn cơ hội để mà trồng lại. Nếu lỡ trồng lại không kịp thì tới phút lâm chung thì chúng ta làm sao có hoa sen ngàn cánh để sanh về Cõi Phật, hầu xa lìa thế giới TA BÀ đau khổ này? Đức Từ Phụ từ bi thương chúng sanh vô bờ bến.
Ngài bi ết chúng sanh ngu si không đủ căn duyên, khó có thể tự tuđể giải thoát, nên Ngài tìm ra môn tu niệm Phật để giúp cho ta đới nghiệp vãng sanh (nghĩa là mang
theo nghiệp tội để mà sanh về Cực Lạc của Phật A Di Đà). Khi lên
đượ c Cõi Phật rồi thì cho dù chúng ta có ngu si cách mấy, cũng nhờ thần lực của Chư Phật gia hộ, giúp cho ta có đủ trí tuệđể mà tu thành Phật. Tại sao môn tu tịnh độ lại cao siêu đệ nhất? Vì chúng ta có nội lực và tha lực. Nếu không có thần lực của Chư Phật gia hộ thì chúng ta có tu bao nhiêu A tăng kỳ kiếp cũng không thể thành Phật, nói chi là một đời. Phật nói: "Môn tu Tịnh Độ là cao siêu khó tin, nếu ai tin được là người đó đã có tu nhiều kiếp nên kiếp này cơ duyên làm Phật mới được chín mùi, mới có đủ trí tuệ và chủng tửđể thâu nhập được huyền cơ cao thâm của nó". Ngài pháp sư Tịnh Không cũng nói: "Kiếp này chúng ta gặp được môn tu Tịnh Độ cao siêu này là chúng ta may mắn còn hơn là trúng số bạc tỷ. Gặp đã là khó mà tín sâu tu niệm thì lại càng khó hơn. Quý cũng như mò kim đáy biển ngàn năm một thuở". Ngoài môn tu này ra thiết nghĩ trên đời này không còn môn tu nào cao siêu, có thể tu trong một đời mà được
vãng sanh (vãng sanh đồng nghĩa với thành Phật).
Đại Nguyện Thứ Mười Tám
Vì th ương chúng sanh nên Đấng Từ phụ A Di Đà đã lập ra 48 đại nguyện (nghĩa là đại thề). Ởđây, tôi chỉ nêu ra đại nguyện thứ 18 của Ngài vì trong 48 đại nguyện thì đại nguyện thứ 18 là quan trọng nhất. Đây là đại nguyện thứ 18 của Đức Từ Phụ A Di Đà:
"Gi ả sử tôi thành Phật, chúng sanh mười phương hết lòng tin ưa mong muốn sanh về cõi nước của tôi, xưng danh hiệu tôi cho đến mười niệm mà chẳng được sanh, thời tôi không giữ ngôi chánh đẳng, chánh giác chỉ trừ những kẻ tạo tội nghịch, chê bai chánh pháp". Kính thưa quý bạn! Đó là đại nguyện thứ 18 của Phật. Ngài nói: "nếu chúng sanh trước khi chết mà niệm được mười niệm liên tục (nghĩa là mười hơi không cần
hơi ngắn hay dài) mà Ngài không đến nơi tiếp dẫn người đó sanh về Cõi Cực Lạc của Ngài thì Ngài thề không làm Phật. Qua 48 đại nguyện của Phật, chúng ta thấy Ngài thương chúng ta vô bờ bến. Cha mẹ chúng ta còn chưa thề thốt với chúng ta, vậy mà Ngài thề với chúng ta, điều này cho thấy nỗi khổ tâm và lòng từ bi của Ngài còn lớn hơn trời biển. Chúng ta là phàm phu còn coi nặng lời thề không dám thề bừa bãi, không lẽ lời thề của Đấng Từ Phụ chúng ta không dám tin sao? Vì thương chúng sanh si mê không có đủ lòng tin nên Ngài lập lời thềđể giúp chúng sanh có vững lòng tin. Ngài đã làm hết sức của Ngài rồi chẳng qua chúng ta không có đủ căn duyên phước phần tin sâu niệm Phật. Đây làđiều tội nghiệp cho chúng ta. Có nhiều người trong chúng ta nghi ngờ và nghĩ rằng: nếu một người trước khi chết mà niệm được mười niệm sẽđược vãng sanh về Cõi Phật, vậy thì trên thế gian này đâu còn ai?
Kính th ưa quý bạn! Nghe qua mười niệm dễ quá nhưng không dễ, vì có mấy ai trên đời này trước khi chết mà niệm được mười niệm liên tục? Tại sao? Vì khi một người sắp chết thần thức sẽ bị mê man, tứđại
tan rã (tứđại: tức là nói về thân của chúng ta có bốn thứ hợp lại đó
là : đất, nước, gió, và lửa) chúng ma giành giựt, oan gia trái chủ vây quanh đòi nợ, tâm thần hoảng hốt, luyến tiếc mạng sống, vợ con, tiền bạc và danh vọng v.v… Đó là chưa nói đến trước khi chết gặp chuyện không may thể xác bịđau đớn, sanh tâm oán hận thì làm sao có đủ sáng suốt để mà giữ chánh niệm? Nghe qua thấy dễ nhưng không dễ vì một người trước khi chết mà có thể niệm được mười niệm liên tục, là người đó đã có công phu tu niệm Phật nhiều năm, nên câu niệm Phật mới được thuần thục in sâu vào tâm thức. Nhờ niệm Phật nhiều năm mà tâm thần được an định, biết thân này là giả coi nhẹ bản thân buông xả tất cả, dù trước khi chết thể xác có bịđau đớn họ cũng không bị phân tâm, nhờ vậy mà người này mới có đủ sáng suốt giữđược chánh niệm để niệm liên tục mười niệm. Dù là một người đã niệm Phật nhiều năm, trước khi chết nghiệp nặng còn nhiều, không may bị sựđau đớn thể xác sanh tâm sân hận, không giữđược chánh niệm cũng khó được vãng sanh. Điều này chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ và lưu ý. Lỡ chúng ta có bị ai đâm chết thì ngay giây phút đó ta nên nghĩ rằng: đây là nghiệp của ta đã gieo, giờ ta phải trả lại cho người, không nên sanh tâm thù hận mà hãy giữ chánh niệm để niệm Phật cho đến khi tắt thở thì sẽđược Chư Phật đến nơi tiếp dẫn sanh về Cõi Phật. Còn nếu phút cuối chúng ta oán hận quên đi niệm Phật thì dù Phật có muốn cứu cũng cứu không nổi, mà lúc đó chúng ma sẽđến rước chúng ta. Cho nên thần thức trước khi chết rất là quan trọng, làm Phật hay làm ma chỉ cách nh! au một niệm suy nghĩ thần thức của ta mà dẫn dắt luân hồi. Vì thấy thần thức trước khi chết rất là quan trọng nên Đấng Từ Phụ mới khuyên dạy chúng ta nên tu niệm Phật, đây là khổ tâm và dụng ý của Ngài. Tại sao người tu niệm Phật trước khi chết cũng phải cần có thân bằng quyến thuộc hay bạn bè đồng tu giúp đỡ trợ niệm? Là vì tuy chúng ta niệm Phật đã nhiều năm nhưng có mấy ai dám chắc 100/100 giữđược chánh niệm trước khi chết? Nếu phút lâm chung có người giúp đỡ hay máy niệm Phật trợ niệm thì người chết sẽ nắm chắc 100/100 vãng sanh. Vì vậy mà người trợ niệm rất là quan trọng, không những người trợ niệm có thể giúp nhắc nhở thần thức của người sắp chết giữ được chánh niệm mà còn giúp xua đuổi đi những vong hồn oan gia trái chủđang vây quanh người sắp chết. Kính thưa quý bạn! Nếu chúng ta khuyên cha mẹ hay chồng con của mình niệm Phật mà họ không cóđủ căn duyên, phước phần để tin sâu niệm Phật thì ta phải cần niệm Phật tinh tấn và chuyên cần hơn. Tại sao? Vì lỡ trong gia đình chúng ta có người thân sắp chết. Lúc đó, chúng ta sẽ giữđược chánh niệm, bình tĩnh, dẫn dắt, khai thị và trợ niệm cho người sắp chết, khuyên họ niệm Phật thì chúng ta có thể cứu được vong linh của người thân. Còn nếu chúng ta có vãng sanh trước mà người thân thấy được sự vãng sanh ra đi tự tại của mình thì họ sẽ khởi tâm tin Phật và niệm Phật. Như vậy dù ta có đi trước hay đi sau thì cũng đều cứu được thân nhân của mình. Đây mới là tình thương chân thật.
Đạo Phật Không Phải Là Tôn Giáo
Đạ o Phật không phải là tôn giáo. Đạo Phật là giáo học dạy về chân tướng của vũ trụ, nhân sinh, đạo tâm và giải thoát. Phật A DiĐà là người có pháp nhãn thần thông và trí tuệ viên mãn. Ngài thấy khắp tận hư không hết pháp giới, đâu đâu Ngài cũng thấy. Vì thấy nên Ngài biết được lẽ tạo hóa luân hồi đau khổ của chúng sanh ở khắp mười phương. Ngài đến đây làm thầy, làm cha để dạy dỗ và dẫn dắt chúng ta lìa mê, giác ngộ thoát vòng sanh tử. Đạo Phật là đạo từ bi đã có gần 3000 năm nhưng chưa có một ai đổ một giọt máu vì đạo Phật. Phật dạy chúng ta: "Hãy nối hạnh của Ngài đem Phật pháp lưu truyền khắp nhân gian, để giúp chúng sanh giác ngộ lìa mê." Phật dạy trên đường lưu truyền Phật pháp, không tránh khỏi những chuyện không tin hay phỉ báng. "Nếu có ai phỉ báng chê bai thì đó là chuyện bình thường. Chúng ta không nên giận họ mà còn thương họ nhiều hơn." Tại sao? Vì họ không cóđủ phước duyên căn lành nên không thể lãnh ngộ nổi huyền cơ cao thâm của Phật pháp. Phật dạy: "Chúng ta phải biết thương cứu hết mọi loài, không nên phân biệt tôn giáo, chủng tộc, giàu nghèo, già trẻ, súc sanh hay là quỷ thần. Vì tất cả chúng sanh đều bình đẳng" Phật thấy tất cả chúng sanh dù là loài nhỏ như vi khuẩn đều có chủng tử Phật tánh. Trong những chúng sanh đó cũng có nhiều đời ông, bà, cha, mẹ của ta và chính bản thân của ta cũng đã trải qua làm thú thay hình đổi dạng vô số kiếp. Chẳng qua kiếp này chúng ta không nhớ nhưng chư Phật thấy và biết rõ. Nếu kiếp này chúng ta không mau giác ngộ tu hành để giải thoát thì kiếp! sau chúng ta sẽ là một chúng sanh trong sáu ngã luân hồi.
Tạo hóa của vũ trụ:
Tr ước kia, tôi tưởng trên trời chỉ có ông trời, Chư Phật và các Đấng Thiêng Liêng khác. Còn dưới đất thì chỉ có trái đất của chúng ta. Sau khi học hỏi kinh sách của Phật tôi mới hiểu: Trên trời có 28 tầng. Có tam thiên đại thiên thế giới khác nhau. Nói riêng về Cõi Phật thôi cũng đã có nhiều Cõi Phật khác nhau rồi nên mới gọi là 10 phương Chư Phật. Còn địa ngục thì có 18 tầng, mỗi tầng đều có hình phạt khác nhau. Còn trái đất mà chúng ta đang ở, so với mấy thế giới trên đó thì chỉ bằng hạt cát giữa sa mạc. Không phải chỉ có trái đất chúng ta là có chúng
sanh thôi đâu (chúng sanh nghĩa là sinh tử luân hồi) mà còn
nhi ều trái đất ở chung quanh trái đất của chúng ta cũng có chúng sanh. Phật không phải chỉ xuống trái đất này để cứu chúng ta thôi đâu mà Ngài mỗi giây mỗi phút đều đang đi khắp nơi 10 phương thế giới để cứu độ chúng sanh, nên tới giờ Ngài vẫn chưa nhập Niết Bàn. Tất cả vạn pháp ở trong vũ trụđều là do nghiệp báo của chúng sanh và do duyên hợp mà tạo thành, chớ không có riêng một Đấng Thiên Liêng nào tạo lên. Riêng chỉ có cõi Tây Phương Cực Lạc là do Phật A Di Đà đã dùng phép lực thần thông của Ngài tu từ trong nhiều kiếp để mà xây thành. Các Đấng Thiên Liêng khác cũng vậy, họ cũng đều có thế giới riêng của họ. Họ tới đây đều cùng một mục đích là: dạy cho chúng sanh làm sao thoát khỏi khổđau luân hồi (nói về chánh
đạo). Vì vậy, trên trái đất của chúng ta mới có nhiều đạo và tôn giáo khác nhau. Chẳng qua mỗi đạo và mỗi tôn giáo đều có đặc điểm riêng của họ. Trước kia chúng ta không hiểu rõ nên mới nghi ngờ. Nay hiểu rõ tạo hóa của vũ trụ thì ta nên dẫn dắt gia đình tu niệm Phật để di cư về Cõi Phật(ởđây chúng tôi chỉ nói tóm lựơc đơn giản theo sự hiểu biết bình thừơng của chúng ta thôi .Nếu qúy bạn muốn hiều tường tận về cảnh giới của Vủ Trụ thì đi tìm kinh điển của Phật để mà học hỏi thêm )
Hiểu Lầm Cúng Dường Và Lễ Bái
Tr ước kia chưa hiểu Phật pháp tôi thường hay thắc mắc là: tại sao Phật tử chúng ta phải cúng đèn, hương, hoa, quả và nước cho Chư Phật? Tôi nghĩ: Ngài là Phật thì Ngài đâu cần mấy thứ này để làm gì? Nếu Ngài cần mấy thứ này thì Ngàiđâu phải là Phật từ bi như người đời ca tụng. Vì thấy không đúng nên tôi đi tìm hiểu. Tôi hỏi nhiều bác lớn tuổi và luôn cả ba mẹ tôi. Nhưng có một số người thì nói rằng: cúng là để cho Chư Phật dùng, còn có một số người thì nói rằng cúng là để tỏ lòng thành kính. Tôi thấy hai lý do trên không hợp lý nên tôi hỏi họ vậy luật lệ này do Phật đề ra hay do người đời đặt ra?" Họđều nói rằng là do Phật đề ra. Thậm chí, tôi nghe nhiều người nói rằng: "Ồ! Tôi bây giờ bị khổ là vì bị Phật và mẹ Quán Âm trừng phạt, bởi vì năm trước tôi có đến xin Phật và mẹ Quán Âm phù hộ cho con tôi khỏi bệnh thì tôi sẽ cúng một mâm trái cây để trả lễ. Rồi sau đó con tôi được khỏe lại thì tôi lại không đi tạ lễ nên bây giờ bị tai nạn này là do trời Phật trừng phạt tôi." Tôi nghe riết rồi cũng hiểu lầm về Chư Phật. Tuy là tôi tin Phật nhưng trong tận đáy lòng tôi vẫn còn một chút hoài nghi: là tại sao Phật lại dạy chúng sanh phải mua hương, đèn, hoa, quả và nước để lên bàn thờ trước rồi mới lễ lạy sau? Dù tôi là người phàm phu mỗi khi giúp đỡ người tôi còn ẩn danh, tại sao Ngài là Phật lại dạy chúng sanh cúng dường, lỡ chúng sanh nghèo không tiền thì không được phù hộ hay sao? Như vậy hai chữ "Từ Bi" là giả không thật? Lúc đó, tôi thật muốn đến chùa tìm Tăng, Ni để giúp giải tỏa nghi v�! �n trong lòng tôi. Nhưng vì cuộc sống trôi nổi bôn ba nên không có dịp gặp được Tăng, Ni. Sau này cuộc sống của tôi được ổn định một chút, tôi tìm hiểu về kinh sách của Phật. Sau khi học hiểu tôi thật là xấu hổ và hối hận thấy tôi quá ngu si. Chỗ cần tìm hiểu thì không tìm hiểu; cứđi hỏi bá tánh ở ngoài mà đa số họ là đạo ông bà và ngoại đạo mê tín dịđoan, chính bản thân của họ còn tưởng họ là đạo Phật và bản thân tôi trước đó cũng như vậy, thật là đáng thương. Tội cho tôi bao nhiêu năm mỗi đêm cắm nhang lạy Phật nhưng lại không tin Phật thật lòng, cứ hoài nghi Chư Phật. Khi hiểu được mới thấy hổ thẹn và hối hận. Vậy mà bao nhiêu năm ai hỏi tôi đạo gì thì tôi đều trả lời rằng là tôi đạo Phật, thật đúng là ngu si đến đáng hận. Tôi nói tôi là đạo Phật, mà bản thân của tôi không hiểu gì vềđạo Phật cả, không chịu tìm hiểu học hỏi kinh sách của Phật mà chỉ biết nghe lời cha mẹ và những người mê tín ngoại đạo, rồi đi phỉ báng nghi ngờ, khiến cho các tôn giáo khác hiểu lầm vềđạo Phật. Thử hỏi tội lỗi của tôi có nhảy xuống mấy sông Hồng Hà rửa cũng không sạch. Sau khi hối hận, tôi tự sám hối và quyết tâm học hỏi Kinh Phật tìm ra lẽ thật để tuyên dương Phật pháp ra ngoài hầu đánh tan sự hiểu lầm về Chư Phật.
Ph ật dạy: "Chúng ta lập bàn thờ, khắc tượng và dùng năm thứ lễ vật để lên bàn thờ là không phải để cúng dường cho Chư Phật. Vì cho tất cả chúng sanh mà Ngài đặt ra năm thứ lễ vật này, trong đó bao hàm năm pháp của Phật có ngụ ý rất sâu." Ý Ngài là muốn chúng ta mỗi khi lễ lạy, nhìn thấy năm pháp này thì phải nhắc nhở mình hằng ngày siêng năng tu hành để mau thành chánh quả như Ngài. Mỗi một pháp có một ý nghĩa cao thâm của nó. Hoa: là tượng trưng cho Hoa Sen ngàn cánh và cũng là tượng trưng cho tâm bồđề của chúng ta (tâm bồđề
nghĩa là tâm Phật của ta.) Vì mỗi một người tu hành niệm Phật thì đều có một hoa sen ngàn cánh mọc trong ao báu ở trên Cõi Phật. Ai tu niệm càng nhiều thì Hoa Sen càng lớn, phẩm Phật càng cao. Một câu niệm Phật là một phép thần lực chuyển hóa tâm bồđề và nuôi dưỡng hoa sen ngàn cánh của chúng ta. Khi chúng ta chết sẽ không mang theo được bất cứ vật gì ở trên thế gian, luôn cả thân giả tạm này. Chúng ta chỉ mang theo được tâm bồđề và hoa sen ngàn cánh này thôi. Phút lâm chung, Chư Phật sẽđem hoa sen ngàn cánh của ta đến nơi tiếp dẫn. Lúc đó, chúng ta sẽ ngồi trên hoa sen này mà sanh về Cõi Phật.
Quả: là tượng trưng cho quả vị Phật. Sự tu hành của
chúng ta phải đạt đến thánh quả viên mãn.
H ương: là tượng trưng cho mùi hương thơm thanh khiết của hoa sen ngàn cánh và cũng là hương thơm tu hành giữ năm giới, tu thập thiện của chúng ta. Khi Chư Phật đến tiếp dẫn, mùi hương thơm của hoa sen ngàn cánh vẫn còn để lại trong nhà đến mấy ngày sau (không
ph ải người nào vãng sanh cũng có mùi hương thơm để lại mà còn tùy phẩm vãng sanh cao , thấp và mỗi người đều thấy được những điềm lành khác nhau). Đèn: là tượng trưng cho trí tuệ bát nhã của chúng ta. Trí tuệ là phá ngu si, như mặt trời phá tan màn đêm tăm tối. Chúng ta phải biết dùng trí tuệđể phân biệt đâu là chánh tà, hư thật. Bát nhã là thấy hiểu biết thế gian chỉ là giả tạm. Nước: là tượng trưng cho tâm thanh tịnh, tinh khiết không bị ô nhiễm. Nước còn tượng trưng cho một tấm lòng từ bi lai láng vô cùng tận, thấm nhuần tình thương đi khắp mọi nơi. Hình tượng của Chư Phật: là để chúng ta nhìn tưởng và noi gương các Ngài để mà tu tập. Khi thành chánh quả chúng ta sẽ có kim thân vẹn toàn giống như quý Ngài. Ý nghĩa cúng dường Chư Phật: Quý Ngài là Phật không phải là ma nên không cần dùng trái cây hoa quả của chúng ta cúng dường (nói như vậy không có nghĩa là
chúng ta dẹp bỏ bàn thờ hay không còn dâng hương, hoa, quả, đèn,
nước mà chỉ dẹp bỏ sự hiểu lầm của chúng ta về Chư Phật.) Ý nghĩa
cúng d ường ởđây là nếu chúng ta là đệ tử của Phật thì phải nghe lời Phật dạy, học hỏi Kinh sách của Phật, tu hành tựđộ và độ tha. Có như vậy là chúng ta đã cúng dường mười phương Chư Phật rồi. Quý Ngài hy sinh cho chúng ta đã nhiều kiếp mục đích là vì cái gì? Là vì mong chúng ta thoát khỏi luân hồi vãng sanh thành Phật. Nay thấy chúng ta siêng năng tu tập, dĩ nhiên là quý Ngài vô cùng hoan hỷ. Cũng như người làm cha mẹ nào có ham con cái làm nhiều tiền để nuôi chúng ta mà chỉ mong con cái được thành tài, nghe lời và làm người tốt thì bậc làm cha mẹđã vô cùng mãn nguyện rồi. Khi chúng ta tu hành và dẫn dắt cứu độ chúng sanh là đã gánh bớt một phần cực nhọc cho Đấng Từ Phụ, Chư Phật và Chư Bồ Tát.Đây mới là ý nghĩa cúng dường chư Phật. Lễ bái: Phật là thầy, là cha đến đây để cứu độ chúng sanh. Ngài không phải là giáo chủ môn phái hay là Đại Vương. Nên Ngài cũng không cần chúng ta quỳ gối bái lạy hay để vinh danh Ngài. Ngài chỉ muốn chúng ta cung kính Ngài như cung kính chính bản thân của chúng ta. Chúng ta cung kính Ngài nên mới tôn thờ bái lạy, điều này đúng không sai. Nhưng chúng ta không nên chỉ dùng hình thức ở bên ngoài, rồi hiểu lầm cho rằng là mình quỳ bái lạy càng nhiều càng tốt, chư Phật sẽ gia hộ cho chúng ta. Điều này hoàn toàn sai lầm không hiểu được ý của Phật. Khi chúng ta bái lạy, trong tâm không nhất tâm thành kính, không một lòng noi gương Ngài dạy bảo, không quyết tâm tu sửa. Dù bạn có quỳđến lủng sàn bể gối cũng chỉ vô dụng thôi, vì Phật có muốn cứu bạn Ngài cứu cũng không nổi. Tại sao? Vì Ngài là Phật, là đấng có trí t! uệ toàn năng viên mãn. Ngài thấy tất cả pháp là không, đã là không thì Ngài đâu còn chấp cái hình thức ở bên ngoài. Cái mà Ngài muốn thấy đó là tâm Phật của chúng ta. Ngài chỉ chấp nhận sự bái lạy từ tâm Phật của chúng ta, một lòng thành kính sám hối, noi gương của Ngài để mà tựđộ và độ tha. Có được cái tâm chân thật lễ bái như vậy thì chúng ta chắc chắn cảm ứng được với Chư Phật và được thần lực của Chư Phật gia trì. Điều này là vạn lần chân thật. Sám hối: trước kia tôi cũng hiểu lầm về sám hối. Sau này tôi mới hiểu, không phải chúng ta ngày đêm đọc tụng kinh sám hối hay sám hối với Phật là tội lỗi của chúng ta được vơi hay là hết. Vì Phật không có thể giúp chúng ta hết nghiệp mà bớt nghiệp hay không là do chúng ta tự biết sám hối. Nghĩa là: chúng ta tự sám hối với lương tâm của mình. Quyết tâm không tái phạm, quyết tâm niệm Phật đểđược tiêu trừ nghiệp tội của chúng ta. Phật nói: "Chỉ có câu Phật hiệu A Di Đà là giúp chúng ta sám hối hữu hiệu nhất". Trước kia tôi có nhiều tật xấu tưởng rằng tới chết sẽ mang theo không bao giờ sửa đổi được. Tôi đã dùng đủ cách nhưng không có hiệu quả. Sau này nhờ niệm Phật mà tật xấu của tôi đều bỏđược hết. Thật là thần diệu không thể nghĩ bàn.
Hiểu Lầm Hai Chữ Buông Xả
Tr ước kia tôi nghe quý thầy thuyết pháp thường nói rằng: chúng ta phải buông xả hết thì mới tu được, mới mong giải thoát. Tôi nghĩ: làm sao mà có thể buông xả, nếu buông xảđược thì chúng tađã vào chùa tu hết rồi? Tôi lại nghĩ: không buông xả thì không được giải thoát, vậy Phật cứu được bao nhiêu người? Sau này tôi mới hiểu thì ra hai chữ buông xả là ngụ ý nói tâm của chúng ta phải buông xả. Không phải buông xả sự việc hằng ngày của chúng ta. Công việc làm hằng ngày chúng ta vẫn giữ, trách nhiệm vẫn tròn không thay đổi, chỉ thay đổi tâm của chúng ta mà thôi. Tâm chúng ta phải biết buông xả không nên thamđắm danh, tiền, chấp trước, thị phi, lụy tình v.v. Chúng ta phải biết dùng trí tuệ nhìn rõ sự việc giả tạm của thế gian, một lòng phát nguyện niệm Phật để thành Phật. Trước kia tôi tưởng vào chùa mới buông xảđược. Thật sự không phải là như vậy. Hai chữ buông xảở đây không liên quan gì đến trong chùa hay tại gia mà chỉ liên quan đến tâm của chúng ta. Ý nói là tâm của chúng ta có chịu buông xả hay không? Không những chúng ta phải buông xả hết tham đắm của thế gian mà trong chuyện học kinh sách và tu hành cũng phải cần buông xả một cách rốt ráo. Nghĩa là trong việc tu hành thì ta nên buông xả hết hình thức không cần thiết. Còn khi học kinh sách thì ta chỉ cần tu học một bộ kinh cho thật thuần thục. Chỉ cần hiểu thông một bộ thì các bộ kinh khác đều thông. Khi học kinh sách chúng ta phải buông xả hết văn
ch ương, đối đãi, danh hiệu, hoàn cảnh v.v. Tóm lại, bỏ hết đối đãi từ ngữ ra ngoài chỉ tập trung vào ý nghĩa cao thâm gốc tủy của kinh. Cũng như chúng ta đọc một cuốn tiểu thuyết tình cảm, đừng để ý cô đó tên gì, cô đi từđâu đến mà chỉđể ý kết luận cô ta hạnh phúc hay đau khổ. Còn tên tuổi, đối đãi, chữ nghĩa v.v. chỉ là phương tiện giúp cho ta hiểu thông câu chuyện. Chúng ta càng buông xả thì càng tự tại (buông xả trên sự chấp,
không phải buông xả trên sự học hiểu)
Tôi bi ết các bạn sẽ nghĩ: nói thì dễ làm thì khó; Kính thưa quý bạn! trên đời này không có gì là khó. Nếu chúng ta quyết tâm thì sắt cũng có thể mài thành kim. Huống chi, Phật không để cho chúng ta một mình đơn độc đi tìm con đường giải thoát. Chỉ cần chúng ta chịu cất bước thì Chư Phật sẽ gia hộ dẫn dắt chúng ta đi tới bờ giải thoát. Huống chi, câu Phật hiệu A Di Đà có thể thay đổi tất cả.
Hiểu Lầm Hai Chữ Thanh Tịnh
Có r ất nhiều người trong chúng ta hiểu lầm về hai chữ "thanh tịnh." Mỗi khi tôi khuyên gia đình, bạn bè hay người chung quanh niệm Phật thì họđều nói với tôi rằng: tâm của họ chưa được thanh tịnh thì làm sao có thể niệm Phật. Tôi hỏi họ tại sao? Đa số họ trả lời rằng là nghe quý thầy giảng và trong kinh Phật có dạy: "Là phải dùng cái tâm thanh tịnh để mà niệm Phật". Tôi hỏi họ: "Vậy tâm thanh tịnh nghĩa là gì?" Họđều trả lời rằng: "Là tâm không được suy nghĩ hay vọng tưởng chi cả". Tôi hỏi họ: "Vậy chờđến bao giờ mới hết vọng tưởng, mới có cái tâm thanh tịnh?" Họđều ngập ngừng không trả lời được và nói rằng: "Niệm Phật sao khó quá mới khởi niệm thì vọng tưởng kéo đến dồn dập." Vì sợ mang tội với Phật nên họ không dám niệm Phật. Cũng vì sự hiểu lầm này mà khiến nhiều người không dám niệm Phật. Kính thưa quý bạn! Nếu tâm chúng ta được thanh
t ịnh thì chư Phật đâu cần đến đây dạy dỗ chúng ta làm sao tu hành để giải thoát? Chúng ta đã hiểu lầm hai chữ thanh tịnh của Phật dạy trong kinh rồi. Phật dạy: "Chúng ta phải dùng cái tâm thanh tịnh để niệm Phật". Ý Ngài là nói trên cái chơn tâm Phật tánh của chúng ta, không phải nói trên cái tâm vọng tưởng, chấp trước của chúng ta. Trong mỗi chúng ta đều có nhiều tâm khác nhau. Chúng ta không cần đi tìm hiểu nhiều tâm khác làm gì cho nhọc. Vì càng tìm hiểu chỉ càng làm ta thêm lộn xộn phân tâm rồi sinh ra phân biệt chấp trước.
Ở đây, tôi xin tóm lại còn hai tâm:
1. Chơn tâm Phật tánh (tâm thật của ta)
2. Tâm vọng tưởng chấp trước (tâm giả từ thân ta
mà có)
Khi chúng ta phát tâm ni ệm Phật là đã phát cái tâm thanh tịnh của ta rồi. Tại sao? Vì tâm thanh tịnh tức là tâm Phật của ta. Chỉ có tâm Phật của ta mới niệm được câu Phật hiệu A DiĐà. Còn tâm vọng tưởng, chấp trước là giả thì làm sao có thể niệm Phật? Chúng ta xưa nay cứ dùng cái tâm vọng tưởng, chấp trước rồi cho là tâm thật. Còn tâm thật của chúng ta thì cho là tâm giả rồi bỏ qua một bên không ngó ngàng chi cả. Vì vậy chúng ta mới hiểu lầm ý của Phật. Khi chúng ta niệm Phật, vọng tưởng kéo đến, chúng ta lại tưởng là vì mình niệm Phật nên có nhiều vọng tưởng. Thật ra không phải vậy, vọng tưởng của chúng ta lúc nào cũng nhiều vô cùng tận. Chẳng qua trước kia chúng ta dùng tâm giả nên không thấy chúng. Giờ chúng ta niệm Phật, tâm Phật của chúng ta được thức tỉnh. Tâm Phật là ánh sáng trí tuệ soi đường cho chúng ta thấy được vọng tưởng để mà tiêu diệt chúng, để chúng không làm cho chúng ta bịđau khổ luân hồi sanh tử nữa. Cũng như một viên ngọc bịđóng sình đất lâu năm thì ta phải cần đemđi rửa. Lúc bắt đầu rửa thì tay của ta sẽ bị dơ bẩn và thau nước cũng sẽ bịđen hôi. Nhưng chúng ta cứ tiếp tục thay nước và chấp nhận tay bị dơ bẩn thì sau khi rửa nhiều lần, tay của ta, nước và viên ngọc cũng sẽđược sạch sẽ thơm tho, chiếu sáng. Niệm Phật cũng vậy, vọng tưởng là dơ, câu Phật hiệu là nước thần rửa sạch tâm dơ bẩn của ta, để viên ngọc chơn tâm được hiển hiện. Khi ông Phật trong tâm được hiển hiện thì trí tuệ của ta theo đó mà cũng được thông, đây gọi là thần thông. Thần là thần lực ánh sáng từ tâm Phật của ta! phát ra làm tiêu tan tâm ma. Thông là trí tuệ bát nhã, nhờ có thần lực ánh sáng của tâm Phật mà trí tuệ của ta được thông, hiểu biết tất cả vạn pháp từ giả tới chơn.
Tâm Niệm
Tâm ta ni ệm nào ngoại cảnh niệm Chợđông người mặc kệ chợđông. Khen, chê, chửi, trách chuyện của người Mưa, nắng, đêm, ngày chuyện thiên nhiên.
Tâm ta ni ệm nào thân ta niệm Bận rộn đêm, ngày chuyện của thân Đi, đứng, nằm, ngồi không chướng ngại Thân mất, cảnh tàn vốn tự nhiên.
Tâm đã định ngại chi ngoại động Niệm niệm Di Đà, niệm tự tâm Trí tuệ, chơn tâm, thần thông đủ Cực lạc danh đề Phật vị lai! (Ta là Phật sẽ thành)
Ý Nghĩa Thời Gian
Đ a số chúng ta xưa nay hiểu lầm về hai chữ thời gian. Người đời thường ví: thời gian là vàng bạc. Vì vậy chúng ta ai nấy cũng tranh thủ làm cực khổ ngày đêmđể kiếm tiền, rồi cho thời gian là vàng bạc. Cũng vì cái hiểu lầm này mà mỗi lần tôi khuyên gia đình, bạn bè hay người chung quanh niệm Phật thì họđều trả lời với tôi rằng: "Là họ không có thời gian để niệm Phật." Họ còn nói rằng đợi đến bao giờ có thời gian họ sẽ niệm Phật sau.
Tôi h ỏi họ: "Đợi đến bao giờ mới có thời gian?" Họ đều trả lời rằng: "Đợi chuyện làm ăn, con cái, vợ chồng và gia đình được ổn định thì họ mới có thời gian." Tôi hỏi họ: "Đến bao giờ những chuyện đó mới được ổn định?" Họđều ngập ngừng không thể trả lời được, rồi họ còn nói sau này niệm Phật cũng chưa có muộn. Điều đáng thương là chúng ta không dámđối diện với cái chết, chúng ta luôn luôn tự gạt bản thân, luôn luôn nghĩ rằng mình sẽ sống thọ, sống đến răng long tóc bạc. Kính thưa quý bạn! Chúng ta thửđi tới nghĩa trang nhìn lên những bia mộ, đếm thử xem có bao nhiêu sơ sinh và trẻ tuổi bị chết? Chung quanh hằng ngày trước mắt chúng ta thấy có bao nhiêu người tóc bạc đưa người tóc xanh? Thời gian vốn không có để cho chúng ta chờđợi. Thời gian vốn ở trong tâm của chúng ta. Nếu chúng ta nghĩ có là nó có, nghĩ không là nó không. Chúng ta là người điều khiển thời gian, không phải thời gian điều khiển chúng ta. Duy chỉ có thân bệnh, già, chết là điều khiển chúng ta. Nếu như thần chết đã đến thì chúng ta có chạy đường trời cũng không thoát. Hai chữ thời gian là vàng bạc, ý nói thời gian mạng sống con người rất là ngắn ngủi. Nếu có thể thì chúng ta nên bỏ vàng bạc rađể mua thời gian. Không phải nói chúng ta dùng thời gian mạng sống quý báu này để làm nô lệ cho bạc tiền. Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta không đi làmđể kiếm tiền. Dĩ nhiên là chúng ta ai nấy cũng cần tiền, vì tiền là mạch máu, là lẽ sống để nuôi thân chúng ta. Nếu không có tiền thì thân ta sẽ bệnh chết, khi thân bị mất thì đường tu của chúng ta cũng s! ẽ không thành vì vậy thân ta rất quý! Nhưng chúng ta phải biết dùng chúng để tu thì tiền và thân giả này mới là ân nhân của chúng ta, còn nếu chúng ta không biết dùng chúng để tu, màđể chúng dùng ngược trở lại mình thì đây thật là khổ sở và tai hại. Cho nên chúng ta hãy bình tâm mà suy nghĩ lại, đừng để cảđời làm nô lệ cho chúng. Khi mất thân này rồi thì thật là đáng tiếc. Tiền không thể giúp cho ta tu giải thoát, duy chỉ có thời gian mới giúp cho ta tuđể thoát khỏi luân hồi. Phật nói: "Mạng sống con người rất là ngắn ngủi như hơi thở, chỉ cần mình thở ra được mà thở vào không được thì mình sẽ mất đi thân người này." Phật nói: "Con người chết đi được trở lại thân người ít như đất dính ở kẽ móng tay Phật. Còn số người chết đi bị đọa vào ba đường ác thì nhiều như cát sông hằng." Phật nói: "kiếp này chúng ta có được thân người, nghĩa là trong nhiều kiếp quá khứ chúng ta đã có tu. Vậy tại sao chúng ta không biết dùng cái thân giả tạm ngắn ngủi này để mà tu giải thoát? Lỡ mai nằm xuống mất đi thân người này thì làm sao còn cơ hội để mà tu giải thoát?" Kính thưa quý bạn! Tôi là người rất bận rộn không thua gì quý bạn, nhưng chúng ta có thể tu trong bận rộn. Tôi ví dụ, tôi là người bận rộn đến mức độ trong 24 tiếng đồng hồ không có một phút để nghỉ ngơi thì tôi vẫn có thể niệm Phật từ hai cho đến ba tiếng đồng hồ trong một ngày. Quý bạn thử nghĩ xem dù chúng ta có bận rộn như cái máy, thì mỗi ngày chúng ta cũng phải tắm rửa, vệ sinh, nấu nướng, ăn uống, lái xe đi làm hoặc đi về có phải vậy không? Trong thời gian làm n! hững c�! �ng việc này thì tay chân, miệng mắt của chúng ta bận, nhưng tâm và đầu của chúng ta đâu có bận? Niệm Phật là dùng tâm và đầu của chúng ta để niệm không phải dùng tay chân để niệm. Tại sao vọng tưởng hại chúng ta mà chúng ta cứ niệm chúng ngày đêm, thậm chí còn đem chúng vào giấc ngủ của chúng ta? Còn niệm Phật là cứu chúng ta thoát khỏi luân hồi, vậy mà chúng ta không chịu niệm, còn cứ hẹn lần hẹn mòn rồi bảo là không có thời gian. Vì cái tương lai giả tạm mà chúng ta ngày đêm làm chết sống, học cực khổ mấy mươi năm thì cho là sung sướng. Còn tương lai vĩnh cửu của chúng ta, chỉ cần mỗi ngày niệm Phật nửa tiếng đồng hồ thì cho là cực khổ làm không nổi. Thử hỏi chúng ta có khờ dại không?
Niệm Phật Không Làm Mất Thời Gian Sinh Hoạt
Kính th ưa quý bạn! Tôi là người rất bận rộn, tôi một mẹ nuôi ba con. Tôi vừa làm cha lẫn làm mẹ. Tôi đi làm một tuần sáu ngày, một ngày mười tiếng (giờ tôi chỉ
làm 5 ngày), bên cạnh không có một người thân giúp đỡ.
M ỗi ngày tôi bận rộn tới khuya, có lúc miếng ăn giấc ngủ không được tròn. Cả cuộc đời thân tôi như một cái máy. Cái máy vẫn còn may mắn hơn tôi vì nó ít ra lâu lâu cũng được người ta mở rađể thay đổi bộ phận, hay thay dầu nhớt. Còn thân tôi tiều tụy lão hóa theo thời gian. Mỗi một giây phút trôi qua là chúng ta sẽ mất đi một giây một phút. Thời gian không bao giờ trở lại, thân ta cũng vậy! Tôi kể ra đây không phải là than thân hay trách phận, vì mang thân người ai chẳng giống nhau, chỉ có khác là khổ ít hay khổ nhiều, nhưng dù khổ ít hay khổ nhiều thì cuối cùng cũng trở thành tro bụi. Tôi kể ra đây là mong quý bạn hiểu một điều. Niệm Phật không làm mất thời gian sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Nếu quý bạn có thời gian đến chùa tu niệm Phật thất đó là điều may mắn; còn nếu không có thời gian giống như tôi thì quý bạn chỉ niệm Phật trong tâm hay tu niệm ở nhà là đủ rồi. Vậy hoàn cảnh và thời gian không phải là phần chính mà phần chính đó là chúng ta có chịu khó tu niệm hay không? Nếu quý bạn vẫn còn chần chờ hoặc đợi đến khi nào có đủ thời gian mới tu niệm. Vậy thì quý bạn đợi đến chết cũng không có thời gian. Mà dù bạn có chờđược đến khi có đủ thời gian thì thần chết cũng không chịu chờ quý bạn. Huống chi hiện tại cái thế giới Ta Bà này mỗi ngày một thêm ô nhiễm: thiên tai khắp nơi, chết chóc nạn đói v.v. ôi thôi kể sao cho hết.
Th ời gian không còn đủ cho chúng ta chần chờ nữa. Vậy chi bằng ngay trong giây phút này chúng ta siêng năng niệm Phật. Hiện tiền được sống lâu khỏe mạnh, trẻđẹp, an lạc và tránh mọi tai ương. Đến khi nằm xuống được Phật đến tiếp dẫn, vậy có phải là thập toàn thập mỹ không? Không những vậy mà chúng ta còn cứu được thân nhân, cha mẹ, con cái và gia đình của chúng ta. Vậy thử hỏi chúng tađến kiếp nào mới tìm được môn tu đệ nhất cao siêu này?
Mong quý bạn hãy suy nghĩ lại.
Niệm Phật
Ph ật ở tự tâm hỏi đâu xa Hỏi bạn trì danh có một lòng?
Ni ệm niệm lâu ngày không thối chuyển. Phật tự tâm bạn trả lời thông!
Ni ệm Phật đâu ai bắt trả tiền Ngại gì không niệm mãi hoài nghi Tới giờ thần chết không bỏ sót Lặn hụp luân hồi kiếp nào ra? Chi bằng niệm niệm theo ngày tháng Hiện tiền khỏe mạnh định tâm an Đến ngày nằm xuống nợ trần dứt Tam thánh vui mừng ta vãng sanh.
Nuối Tiếc
Tuy tôi ni ệm Phật đã lâu nhưng về các con tôi thì từ lúc còn nhỏ tôi thường hay năn nỉ và thưởng tiền khuyên chúng niệm Phật nhưng các con tôi đều không chịu và tôiđã bỏ qua một thời gian rất lâu. Sau này tôi mới hiểu, không cần năn nỉ và cũng không cần thưởng tiền mà là bắt buộc. Tôi bắt buộc các con tôi cùng tôi niệm Phật mỗi đêm. Lúc đầu chúng nó giận và khóc nhưng tôi vẫn bắt chúng niệm. Niệm quen lâu ngày, bây giờ chúng nó rất vui vẻ niệm Phật. Nhưng cũng hơi trễ vì nếu tôi quyết tâm ngay từđầu thì đứa con trai của tôi không bịđi lầm đường lạc bước. Cũng may câu Phật hiệu nhiệm màu, cộng vào sự thành khẩn của tôi nên đã chuyển hóa con tôi từđen trở lại trắng. Mỗi tối chúng nó đều niệm Phật với tôi. Nhưng thời gian quá ngắn vì hai đứa con lớn của tôi: đứa thì sắp đi học xa, đứa thì có cuộc sống riêng nên không còn cùng tôi niệm Phật mỗi đêm, chỉ
còn lại đứa con gái út. (Nhưng dù con tôi cóở xa thì tôi vẫn
thường gọi phone để nhắc nhở)
Ch ắc quý bạn sẽ hỏi: tại sao niệm Phật lại có chuyện bắt buộc? Nếu quý bạn muốn cứu con của mình ngay trong kiếp này và làm Phật trong tương lai thì quý bạn phải bắt buộc chúng nó niệm. Chỉ cần chúng nó niệm ra miệng thì thần lực của câu Phật hiệu A Di Đà sẽ giúp cho lòng của chúng nó từ bi và làm người tốt. Cũng như chúng ta bỏ những hạt giống vào một mảnh đất, dù chúng ta cố tình trồng hay không cố tình thì những hạt giống này vẫn mọc. Tuy có cây chúng ta cố tình trồng thì nó mọc được tươi tốt, còn cây chúng ta không cố tình trồng thì nó sẽ mọc yếu ớt, còn hơn là vĩnh viễn không có. Dù chúng ta có để cho con của chúng ta một biển vàng bạc châu báu, cũng không bằng để cho chúng một nền tảng niệm Phật nhập tâm.
Cách Niệm Phật Chung Với Con
L ần đầu tôi bắt các con tôi niệm Phật, chúng nó không thích giận và khóc. Tôi dụ chúng rằng: "Chỉ niệm Phật có năm phút thôi." Lần đầu niệm chung với các con, tôi không muốn làm cho con tôi buồn chán. Vì vậy tôi niệm lớn tiếng và vừa niệm vừa hát lại vỗ tay theo nhịp.Đầu của tôi thì nhịp qua nhịp lại như một người đang hát nhạc vui. Thấy tôi niệm Phật tức cười, các con tôi quên đi giận rồi nín khóc. Sau đó chúng nó niệm theo tôi, thế là bốn mẹ con tôi niệm hợp ca, khi nhìn lại đồng hồ thì đã niệm được 15 phút. Thế là tôi quy định mỗi tối niệm 15 phút và các con cũng bằng lòng. Từđó mỗi đêm mẹ con tôi đều hợp ca niệm Phật. Có lúc chúng nó đi đứng hay nằm ngồi tôi đều để cho chúng nó tự nhiên, miễn sao câu niệm Phật không rời miệng. Qua một thời gian thấy con tôi niệm Phật được thấm nhuần thì tôi bắt đầu ngồi ngay thẳng niệm Phật để mặc các con tôi hợp ca.
Qua m ột thời gian các con tôi tựđộng không còn giỡn nữa mà bắt chước ngồi theo tôi để niệm. Lúc đó, tôi bắt đầu thuyết pháp cho các con tôi nghe. Các con tôi cũng rất vui vẻ nghe tôi thuyết pháp. Có những lúc niệm Phật thấy các con tôi có vẻ mệt nhọc hay buồn ngủ thì tôi niệm lớn tiếng đểđánh thức các con, thế là các con tôi hiểu ý niệm lớn tiếng theo. Có lắm lúc mẹ con tôi thi đua coi ai niệm lớn tiếng hơn, nhờ vậy mà quên đi mệt mỏi và buồn ngủ. Khi niệm Phật với các con chúng ta phải biết cách uyển chuyển theo từng tuổi tác và tâm lý của các con, không nên bắt buộc chúng nó vào một khuôn khổ nhất định. Nếu chúng ta làm cho chúng nó bực mình nhàm chán thì đây là một điều không tốt, vô tình sẽ hại các con của mình niệm Phật không được nhất tâm. Vì muốn niệm Phật được nhất tâm thì chúng ta phải buông xả hết chướng ngại và hình thức. Duy chỉ có một điều quan trọng là dẫn dắt và nhắc nhở chúng niệm Phật mỗi ngày. Sau khi chúng nó chịu ngồi yên một chỗđể niệm thì ta nên để hình Phật trước mặt để chúng nhìn và khuyên chúng phát nguyện: niệm Phật để thành Phật. Vì khi niệm Phật mà thiếu tín nguyện thì khó được vãng sanh (có đứa chịu nhìn
hình, có đứa không chịu cũng không sao, đừng bắt buộc vì Phật vốn ở
trong tâm)
Các con tôi nh ờ niệm Phật lâu ngày nên đã trở thành một thói quen. Mỗi đêm chúng đều niệm Phật dù không có tôi ở bên cạnh. Các con tôiđều nói rằng đêm nào chúng không niệm Phật thì ngủ không ngon và cảm thấy như thiếu một cái gì đó. Nên dù chuyện học hành có bận rộn đến nửa đêm thì chúng cũng ráng niệm Phật 15 phút trước khi đi ngủ. Từ ngày đặt bút viết cuốn sách này, tôi không có thời gian để niệm Phật với các con tôi, nhưng mỗi đêm nghe tiếng các con niệm Phật ở bên phòng mà lòng làm mẹ vô cùng sung sướng và hạnh phúc vô bờ bến.
Phần nhắc nhở:
Chúng ta nên mua nh ững sợi dây chuỗi thật đẹp cho chúng đeo vào tay (nhất là mấy đứa con ở xa) và nói với chúng rằng: Khi con thấy chuỗi là con thấy mẹ. Nếu con thương mẹ thì con hãy siêng năng niệm Phật. Chỉ cần con niệm Phật thì mẹ sẽđược yên tâm và hạnh phúc lắm. Khi các con nghe chúng ta nói như vậy thì chúng sẽ niệm Phật nhiều hơn. Việc làm này tuy nhỏ nhưng rất có hiệu quả.
Niệm Phật thế
Tôi có m ột đứa con trai, khi bước vào tuổi 16 nó theo bạn bè bỏ học và xa đọa vào chốn ăn chơi. Tôi ngày đêm niệm Phật thế cho con tôi. Nhờ câu Phật hiệu cao siêu nhiệm màu và lòng thành khẩn của tôi mà đã cứu con tôi từđen trở lại trắng. Ởđây, tôi xin chia xẻ cùng quý bạn về cách niệm Phật thế của tôi. Niệm Phật thế rất là đơn giản nhưng đòi hỏi phải một lòng thành khẩn tha thiết và kiên nhẫn. Mỗi sáng tôi đều khấn nguyện rằng: Con tên A hôm
nay con xin ni ệm Phật thế cho con của con tên B, mong con của con tin Phật niệm Phật. Ngoài niệm Phật thế tôi còn ráng làm mọi chuyện bố thí mà khả năng cho phép, rồi tối đến tôi hồi hướng hết phước đức và công đức niệm Phật của tôi đến cho con của tôi, mong con tôi tin Phật niệm Phật và làm người tốt. Mỗi ngày tôi đều làm như vậy cho tới khi nào chuyển hóa được thì mới thôi. Quý bạn không tin thì cứ thửđi. Không những quý bạn cứu được người thân mà chính bản thân của quý bạn cũng sẽđược chứng quả. Tại sao? Vì khi bạn niệm thế cho người thân là bạn đã có tấm lòng bồ tát độ tha rồi. Trong lúc niệm thế cho người nào đó thì bạn phải nghĩđến người đó và trong tâm tha thiết thành khẩn mong người đó trở thành người tốt. Ngoài niệm thế quý bạn nên kiếm những cuốn sách hay cho họđọc và kiên nhẫn từ từđộ họ. Quý bạn sẽ thành công vì lòng thành sẽ cảm ứng đến sự gia hộ của Chư Phật và Chư vị Bồ Tát. Nhưng trước khi niệm Phật thế cho người thân thì ta phải niệm cho bản thân của ta trước. Đến khi công phu tu niệm Phật của tađược thuần thục khả quan thì ta niệm thế sẽ có hiệu quả hơn. Tại sao? Vì công phu niệm Phật của ta càng cao thì càng có thần lực để chuyển hóa tâm linh của người thân. Cũng như chúng ta muốn cứu một người bịđuối thì bản thân của ta phải biết bơi. Nếu không thì cả hai đều bị chết. Muốn cứu chúng sanh cũng vậy, chúng ta phải lo tu cho thành Phật trước rồi sau đó ta mới có đủ khả năng để cứu vô số chúng sanh. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta đợi thành Phật xong thì mới cứu chúng sanh mà là phải! cứu chúng sanh ngay trong giây phút này nếu khả năng của ta cho phép. Kính thưa quý bạn! Có cách này rất là hữu hiệu. Mỗi đêm chúng ta đợi lúc gia đình ai cũng sắp đi ngủ. Chúng ta niệm Phật lớn tiếng vừa đủ cho gia đình nghe. Chúng ta phải niệm làm sao cho âm thanh rõ ràng, thánh thót và nhẹ nhàngđể tiếng niệm Phật của ta đi sâu vào tâm thức của người thân mà chính họ không hay biết. Rồi lâu ngày sẽ có người thân niệm Phật theo chúng ta. Còn những người thân khác chưa chịu niệm Phật cũng không sao. chỉ cần tiếng niệm Phật của ta được ăn sâu vào tâm họ thì sớm muộn gì họ cũng tin Phật niệm Phật. Tại sao? Vì chúng ta đã gieo chủng tử câu A Di Đà vào tâm của họ rồi, chẳng qua duyên phần của họ chưa được thuần thục chín mùi nên chưa chịu niệm Phật. Ngoài tự niệm Phật ra ta nên mở nhạc niệm Phật cho họ nghe nhưng không nên mở lớn quá sẽ làm cho họ bực mình. Chúng ta chỉ mở nho nhỏ nghe như văng vẳng xa xa, giúp cho người nghe cảm thấy nhẹ nhàng và an lạc. Lúc mới bắt đầu làm những hành động này dĩ nhiên
là chúng ta s ẽ bị những người trong gia đình cằn nhằn và than phiền. Nhưng chúng ta hãy nhẫn nại đừng bao giờ cho họ biết là chúng ta mở nhạc niệm Phật là để cho họ nghe. Quý bạn làm bộ năn nỉ họ thông cảm và nói cho họ biết rằng là bạn cần phải nghe nhạc niệm Phật mỗi ngày và khi niệm Phật phải cần niệm lớn tiếng thì câu niệm Phật mới được thâm nhập vào tâm. Khi nghe bạn năn nỉ như vậy thì người thân sẽ không bực mình, nhưng bạn phải biết khéo léo uyển chuyển tùy theo căn cơ và tánh tình của người thân không nên làm cho họ bực mình quá thì không tốt. Kính thưa quý bạn! Cách niệm Phật thếở trên rất là hữu hiệu. Cũng như trước kia chúng ta thường nghĩ rằng: người nào hút thuốc thì người đó mới bị hại đến sức khỏe, còn người nào không hút thuốc thì không sao. Sau này chúng ta mới hiểu: người ở bên cạnh người hút thuốc mới bịảnh hưởng nặng hơn. Lấy từ điểm này ta sẽ thấy cách niệm Phật thế rất là hữu hiệu và hợp lý. Huống chi, câu Phật hiệu A Di Đà có một thần lực vô song. Nhờ cách này mà có một cháu gái mười ba tuổi bạn của con gái tôi, vì thương bà nội muốn bà nội được vãng sanh như cụ bà Triệu Vĩnh Phương. Cháu đã nghe lời về nhà niệm Phật mỗi đêm, cuối cùng cháu đã độđược bà nội. Bạn bè của tôi cũng nhờ cách này mà độđược người thân. Chỉ cần có quyết tâm thì chúng ta sẽđộđược hết người thân và tất cả chúng sanh.
Cách c ứu con hữu hiệu nhất: Trong thời gian mang thai chúng ta nên niệm Phật cho con của chúng ta nghe. Khi sanh ra chúng ta lại tiếp tục niệm Phật ru cho chúng ngủ hay những khi chúng khóc. Khi chúng biết nói thì ta nên dạy chúng niệm và tập viết A Di Đà Phật. Nếu chúng ta ai nấy cũng làm như vậy thì tương lai con cháu của chúng ta đều là Phật A DiĐà.
Tự Quy Y Với Phật
T ừ nhỏ tôi được mẹ dẫn đi làm Phật tử và quy y. Được một thời gian thì ngưng vì sự thay đổi của đất nước. Sau khi định cư qua Mỹ tôi luôn luôn mong mỏi tìmđược thầy để thọ giới quy y lại. Tuy tôi đã được quy y từ nhỏ nhưng lúc đó tôi còn quá nhỏ, nên lo rằng là mình chưa có đủ thành ý. Vì vậy nhiều năm qua ai hỏi tôi pháp danh là gì thì tôi đều trả lời rằng là không có, vì cảm thấy mình chưa xứng đáng. Mãi đến khi tôi nghe được Ngài pháp sư Tịnh Không dạy về ý nghĩa quy y thì tôi mới lãnh ngộ.
Ngài nói: "Chúng ta không cần đi đâu xa để tìm thầy
quy y hay là thọ ký (thọ ký là làm chứng cho chúng ta) vì tất
c ả chỉ là hình thức. Tại sao? Vì cho dù ta có tìmđược một vị thầy mà ta tôn kính để quy y. Sau khi quy y xong chúng ta không giữ năm giới, không tu thập thiện thì chỉ làm mất thời gian mong mỏi của Chư Phật và quý thầy. Ý nghĩa quy y chân thật đúng cách nhất đó là: dùng cái tâm chân thật của mình để quy y với Phật, quy y với Pháp, quy y với Tăng. Khi chúng ta khởi cái tâm cung kính quyết tâm tu sửa, quyết tâm noi gương theo Đấng Từ Phụ; quyết tâm tìm hiểu và học hỏi kinh sách của Phật; quyết tâm làm những hạnh nguyện như Ngài Quán Thế Âm và Ngài Thế Chí Bồ Tát. Ngay giây phút chúng ta quyết tâmđó thì chư Phật đã chứng cho chúng ta rồi. Tuy Chư Phật ở xa nhưng không xa, chỉ cần chúng ta khởi niệm thì Chư Phật sẽ cảm ứng được ngay. Còn về pháp danh thì trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật A Di Đà đã thọ ký cho chúng ta rồi. Đức Phật nói: 'Phật tử nào làm đúng theo những lời Phật dạy là: từ bi, tựđộ và độ tha, thì đều là Phật tử Diệu Âm của Ngài.' Pháp danh Diệu Âm, là do chính Phật thọ ký cho chúng ta." Ngài pháp sư Tịnh Không còn nói: "Thời nay lẫn lộn chánh tà khiến cho chúng ta hoang mang không biết nên quy y thầy nào cho đúng, không biết nên nghe thầy nào cho phải. Nên cách duy nhất có thể giúp cho ta đi đúng đường thì chỉ có bái Phật Thích Ca làm thầy và học hỏi kinh sách của Ngài, làm theo hạnh nguyện của Chư Bồ Tát thì sẽ không sai, không còn hoang mang." Kính thưa quý bạn! Chúng ta tu là tu hành với Phật, với Chư Bồ Tát và tu cho bản thân của ta, không phải tu cho quý thầy. Ai tu nấy chứng, ai tội nấy mang. Chúng ta cứ một lòng niệm Phật và hướng về Phật. Khi ni�! ��m Phật thì ta phải một lòng quyết tâm kiên cố. Dù cho ai có nói ra nói vào thì chúng ta cũng giữ một lòng kiên định. Chúng ta chỉ tu hành theo kinh sách của Phật là đúng không sai. Nếu chúng ta không có phước vào chùa để tu thì có
th ể tu tại gia. Tu tại gia hay tu ở chùa đều là tu xuất gia không khác. Chỉ có khác ở chỗ là môi trường sinh hoạt mà thôi. Xuất gia ởđây không phải là bỏ hết tình cảm, gia đình, thân nhân hay bỏ nhà vào chùa thì mới gọi là xuất gia. Đó là hiểu sai ý Phật. Ý nghĩa của hai chữ xuất gia ởđây là xuất ra khỏi sáu ngã luân hồi. Chúng ta phải quyết tâm tu và dẫn dắt chúng sanh cùng nhau về cõi cực lạc để gặp Phật A Di Đà. Đây mới là xuất gia chơn chính. Ba bộ kinh lớn của Phật có thể giúp cho ta tu tập trong thời mạt pháp là: Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh A Di Đà. Nếu quý bạn không muốn mất nhiều thời gian để tìm hiểu thì kiếm bộ Kinh Vô Lượng Thọ 29 cuồn do Ngài pháp sư Tịnh Không giảng thì sẽ nắm hết tinh hoa cốt tủy kinh giáo của Phật. Đây mới là báu vật vô giá của thế gian.
Tâm Là Tất Cả
Nhà là chùa Tâm là Phật Kinh là thầy Tìm chi cho nhọc, thời gian không còn! A DiĐà Chuyên trì niệm Không thối chuyển Đường về Cõi Phật không còn bao xa! Phút lâm chung Tưởng nhớ Phật Phật tiếp dẫn Hoa sen nở rộ, thân kim vẹn toàn!
Bố Thí Là Niềm Hạnh Phúc Vô Biên
Không hi ểu đạo: Trước kia khi tôi giúp người hay bố thí thì đều có mục đích, đó là muốn được có tiếng, muốn được người ta khen mình là người tốt, muốn những người tôi giúp phải mang ơn tôi. Sau khi hiểu ý nghĩa bố thí tôi thật là xấu hổ vì lòng dạ bố thí của tôi quá hẹp hòi và ích kỷ. Tôi sám hối sửa đổi và trừ bỏ lòng ích kỷ hẹp hòi. Từ đó, mỗi khi giúp đỡ người hay bố thí thì tôi đều mang ơn người nhận sự bố thí của tôi. Tại sao? Vì nếu không có những người chịu nhận sự bố thí của tôi thì tôi làm sao có cơ hội tạo công đức và phước đức. Họ là những người giúp cho tôi có một hành trang trên đường đạo.
Hiểu đạo:
Sau khi hi ểu đạo tôi thật sự hiểu sâu ý nghĩa của hai chữ bố thí. Trước kia khi bố thí trong tâm của tôi còn có mong cầu, nên niềm hạnh phúc trong tâm không được hoàn toàn tự tại. Vì còn mong cầu thì còn chướng ngại, còn chướng ngại thì không thểđạt đến hạnh phúc an lạc tự tại, không đạt đến hai chữ từ bi. Ở trên đời này không có niềm hạnh phúc nào có thể so sánh với niềm hạnh phúc bố thí, độ tha!
Bố thí cách nào là hoằng pháp lợi sanh?
N ếu chúng ta có tiền thì dùng tiền để in kinh sách lưu truyền rộng ra. Không tiền thì dùng thời gian, công sức, thuyết pháp và dẫn dắt chúng sanh tu hành niệm Phật.
Hiểu Lầm Trí Tuệ Của Phật
Tr ước kia khi chưa hiểu đạo, tôi hiểu lầm về trí tuệ của Phật. Tôi thường nghĩ rằng: "Tại sao người đời nói Phật là Đấng Từ Phụ từ bi cứu khổ; nói Phật là có trí tuệ toàn năng viên mãn, là Phật cao nhất? Nếu thật sự Ngài có đủ trí tuệ như người đời ca tụng thì Ngài đã tìm ra cách tu đơn giản để hạp cho từng căn cơ của mỗi chúng sanh, giúp tất cả chúng sanh có cơ hội tu giải thoát." Tu ở chùa là những bậc có thượng căn, họ tu khổ hạnh mà còn chưa nắm được phần chắc vãng sanh, vậy những chúng sanh ở ngoài làm sao có cơ hội tu để giải thoát? Tôi nghi ngờ rồi thất vọng, không còn mong được tu giải thoát mà chỉ còn bám vào hai chữ tu phước, mong là kiếp sau được lại thân người và có phước phần hơn. Cũng vì vậy mà chúng ta xưa nay chỉ lo tu phước, không dám nghĩđến tu giải thoát, vì đường tu giải thoát quá xa vời. Đến khi biết được môn tu niệm Phật, nghe nói niệm Phật sẽ thành Phật. Tôi nghĩ thầm: "Trênđời này làm gì có chuyện dể dàng như vậy, nếu niệm Phật sẽ thành Phật thì thế gian này đâu còn ai?" Nhưng vì thương cha mẹ, phần hoàn cảnh của tôi không cho phép chọn các môn tu khác, nên tôi mới tu niệm Phật. Thật sự là trong tâm của tôi không dám nghĩđến phát nguyện niệm Phật để thành Phật. Đến khi thấy được bằng chứng thì tôi mới dám phát nguyện. Nhờ phát nguyện mà tôi niệm Phật được nhất tâm.
Sau khi t ỉnh ngộ hiểu được chân lý của sự thật, tôi mới hiểu ra tại sao mười phương Chư Phật phải cúi đầu đãnh lễ và tôn danh Phật A Di Đà là Phật Trung Chi
Vương? (nghĩa là Phật cao nhất ở 10 phương cõi Phật). Vì chỉ có
Ngài m ới có đủ trí tuệ viên mãn tìm ra môn tu niệm Phật cao siêu này. Một môn tu đơn giản đến mức độ thành không:
• Không ràng buộc • Không luật lệ • Không giới hạn • Không đòi hỏi căn cơ • Không đòi hỏi thời gian • Không đòi hỏi hoàn cảnh • Không đòi hỏi tu khổ hạnh… Không: không có nghĩa là không cần tu, chữ
"Không" ởđây là nói trên cái hình thức, căn cơ, hoàn cảnh và thời gian… Trong cái không tức nhiên phải có cái có. Cái có ở trong cái không mới là vĩnh cửu bất hoại. Cái có đó là chơn tâm (Phật tánh) của chúng ta. Tâm mới là chính, mới là tu, là gốc tủy của việc tu hành. Khi tâmđã tịnh thì thân theo đó mà được tịnh. Chúng ta tu mục đích chính là chuyển cái tâm Phật của chúng ta. Khi tâmđã chuyển thì tất cả pháp và thân đều chuyển. Vì vậy mà Phật dạy rằng: "tâm là tất cả, tất cả là tâm"; "không tức là có, có tức là không." Những cái có hình tướng mà chúng ta đang thấy hằng ngày đều trở thành không. Những cái không có hình tướng mới là những cái có tồn tại vĩnh cửu (Điển hình như
chơn tâm Phật tánh của ta).
Chúng sanh khi tu môn t ịnh độ sẽ không bị: • Không bị thối chuyển • Không bị loạn tâm mê hoặc • Không bị thế gian mê hoặc • Không bị hành động điên đảo • Không bịđọa luân hồi… Tóm lại, môn tu tịnh độ hạp cho sáu ngã mười phương chúng sanh mọi loài. Chỉ có môn tu này mới đạt tột đỉnh ý nghĩa từ bi và trí tuệ viên mãn của Phật A Di Đà. Sau khi tỉnh ngộ tôi mới hiểu dựơc ý nghĩa của hai chữ Phật pháp cao siêu. Ngụ ý nói rằng: phương pháp cứu chúng sanh của Đấng Từ Phụ A Di Đà quá cao siêu, cao siêu đến mức độ vượt ra ngoài tưởng tượng, tư tưởng của chúng sanh. Khiến cho chúng ta không dám tin đây là sự thật. Nếu như chúng ta ai nấy cũng tin được thì Phật đâu gọi môn tu này là môn tu cao siêu khó tin. Cũng như chúng ta thường cho: chữ nghĩa lời nói văn hoa bóng bẩy mới là cao thâm và tài giỏi có học. Chúng ta nào ngờ chữ nghĩa, lời nói mộc mạc mới là chân thật, dễ hiểu và hạp cho tất cả căn cơ của mỗi chúng sanh. Giờ tôi mới hiểu: càng đơn giản thì càng đạt đạo, càng phức tạp thì càng lạc vào ma đạo.
Hiểu Lầm Lòng Từ Bi Của Phật
Sau khi qua M ỹ tôi thấy các nước tây phương đa số họ là đạo Thiên Chúa và Tin Lành. Nứơc nào cũng to lớn giàu có và dân chúng đều được tự do, sung sướng, hạnh phúc. Suốt ngày trên TV, trên báo chí hay những người đi giảng đạo họđều nói rằng: "Đức Chúa trời đã tạo lên thế giới vũ trụ này. Nếu ai tin Chúa thì sẽ sống được hạnh phúc bình an, khi chết sẽđược lên thiên đàng vĩnh cửu." Họ còn nói rằng :ởđâu có Chúa thì ở đó sẽđược bình yên. Tôi nghe riết rồi thấy cũng có lý vì tôi thấy các nước tây phương đa sốđều là đạo Thiên Chúa và Tin Lành . Nước nào cũng có đầy đủ vật chất, bình yên và hạnh phúc. Còn các nước Á Đông đa số là đạo Phật, nước nào cũng đau khổ, chiến tranh, nghèo đói. Tôi nghĩ: theo Chúa có lợi hơn vì không cần tu khổ cực mà vẫn được lên thiên đàng. Thế là tôi đi nhà thờ tìm hiểu về Kinh Sách của Chúa. Sau khi tìm hiểu tôi cũng không tìm được những gì tôi muốn. Sau đó tôi nghĩ: tôi phải đi tìm hiểu đạo Phật. Nếu tôi chưa tìm hiểu rõ đạo Phật mà bỏđạo cha mẹđể theo đạo người thì thật là tội lỗi. Sau đó, tôi tìm Kinh Sách Phật để học hỏi. Sau khi hiểu rõ tôi thật xấu hổ và cảm thấy có tội với Đấng Từ Phụ. Tôi đã hiểu lầm về lòng từ bi của Ngài. Lòng từ bi của Ngài rộng lớn vô cùng tận. Ngài đã xả thân đểđi cứu độ chúng sanh không quản chi cực khổ. Ngài đi tới những nước có khổđau, binh đao, nạn đói, kỳ thị, bất công v.v. Ngài tới để dẫn dắt và dạy dỗ cho chúng sanh thoát khỏi biển lửa khổđau luân hồi. Nước đầu tiên Ngài tới là nước Ấn Độ. Nước này dân chúng phân biệt ! giai cấp nữ nam khắc nghiệt, bất công và đọa đày. Không những Ngài chỉđến các nước có khổđau mà Ngài còn đi sâu vào địa ngục và ngạ quỷđể cứu độ chúng sanh. Cũng như chúng ta thường tới những nơi đau khổ, nghèo đóiđể giúp đỡ người hoặc khuyên người tu hành đểđược giải thoát. Chúng ta nào có đến những nơi giàu có, sung sướng để giúp đỡ hay khuyên họ tu hành. Vì dù chúng ta có khuyên thì họ cũng không tin, thậm chí còn chửi chúng ta là làm phiền. Vì thấy rõ điều tai hại này mà Phật dạy chúng ta nên lo tu giải thoát không nên chỉ lo tu phước, cho dù có được làm tiên thì cũng phải bịđọa xuống luân hồi sanh tử. Tại sao? Vì khi chúng ta ở trên cõi trời làm tiên hưởng lạc sung sướng, không lo tu hành cứ lo tạo tác, đến khi hưởng hết phước báu thì nghiệp báo sẽ kéo đến rồi lại bị luân hồi tiếp tục. Lời Phật dạy không sai. Chúng ta thử nhìn xem những kẻ quá giàu có ở trong xã hội ngày nay, đa số họ đều làm toàn những chuyện kinh thiên động địa, tham dâm, sát sanh đầy dẫy, thâm tình tráo trở, danh tiền đảo điên, ăn chơi đọa lạc, bán rẻ lương tâm. Mỗi phút mỗi giây họđang tạo tác mà chính bản thân của họ không hay biết, hỏi như vậy có tai hại không?
An Phận Là Tự Tại
Kính thưa quý bạn!
Ở đời chúng ta thường thấy những người sống không an phận là những người đau khổ. Tại sao? Vì họ sống bon chen đua đòi vật chất, nên tự họ trở thành cái máy làm nô lệ cho đồng tiền. Khi chết họ còn bịđọa vào ba đường ác. Cái tham vật chất ở thế gian chúng ta dễ nhận diện, nhưng cái tham của người tu thì chúng ta khó nhận diện. Đa số chúng ta thường nghĩ rằng: học hỏi nhiều kinh sách của Phật, tụng thuộc đủ các loại kinh, tu đủ môn, tông, phái thì mới là người tài giỏi có trí tuệ và căn cơ cao. Thật ra ý nghĩ này hoàn toàn sai lầm đi sai ý của Phật. Phật dạy chúng ta: "Tâm bình thường là đạo" nghĩa là người tu hành phải biết tri túc và buông xả thì mới đạt đến cảnh giới an lạc và tự tại. Nhưng chúng ta xưa nay không chịu dùng cái tâm bình thường tu đạo, không chịu an phận trong vấn đề học hỏi đọc tụng kinh Phật, không chịu buông xả chấp trước và chướng ngại của hình thức. Chúng ta cứ ômđồm, học đủ loại kinh sách, tụng đủ loại kinh, tu hành xen tạp. Vì quá tham nên rốt cuộc tự mình đưa mình vào bí lối, hoang mang, phân biệt và chấp trước. Cuối cùng chúng ta không tìm ra được con đường giải thoát. Phật dạy chúng ta nhiều kinh sách và môn tu tông, phái khác nhau. Môn nào Phật cũng nói là cao siêu đệ nhất. Lời Phật dạy không sai, vì mỗi một môn tu của Ngài dạy cho chúng sanh đều cao siêu bất khả tư nghị. Nhưng ngoài lý thuyết và thực hành ra, chúng ta còn phải biết tùy căn cơ và áp dụng đúng thời thì mới đạt đến cao siêu đệ nhất. Còn nếu chúng ta vẫn cố chấp không chịu uyển chuyển theo căn cơ và thời thế của mình thì dù Ph�! �t pháp có cao siêu cũng không thể giúp chúng ta tu giải thoát. Phật nhìn thấy căn cơ chúng sanh không đồng, biết chúng sanh phải trải qua nhiều thời cuộc biến hóa đổi thay nên Ngài mới dạy cho chúng ta đủ loại kinh sách, môn tu khác nhau. Mục đích của Ngài là giúp cho chúng ta tùy theo căn cơ và thời thế mà tự chọn cho mình một môn tu thích hợp. Nhưng chúng ta không hiểu ý của Phật, ngược lại cứ ômđồm cố chấp, không chịu buông xả những môn tu không còn hạp căn cơ và thời thế vì vậy mà chúng ta mới khổ. Thời nay là thời mạt pháp không phải là thời chánh pháp hay tượng pháp, chúng ta phải biết thay đổi môn tu cho thích hợp thời cơ. Nếu chúng ta không mau buông xả sự cố chấp, kẻ bị thiệt thòi là chính bản thân của chúng ta. Cũng như thời nay là phản lực bay mà chúng ta còn cố chấp muốn tự mình đi bộ không chịu đi máy bay, vậy đến bao giờ chúng ta mới tới được mục đích? Huống chi, trên đường đi chúng mađầy dẫy, sợ chúng ta chưa kịp cất bước thì đã bị chúng ma hãm hại.
Ngài pháp s ư Tịnh Không thuyết trong bộ kinh Vô Lượng Thọ là: "Môn tu niệm Phật là môn tu cao siêu vượt cả không gian và thời gian, cấp tốc, trực chỉ, thẳng tắt. Một niệm A Di Đà có thể vượt qua ba đại A Tăng Kỳ Kiếp. Người tu niệm Phật không cần phải trải qua từng giai đoạn, từng bước như các môn tu khác." Ngài đưa ra một ví dụ: "Có một nhà lầu năm tầng. Các môn tu khác thì phải dùng sức đi bộ, leo từng nấc thang để lên đến lầu năm. Còn người tu môn niệm Phật không cần phải dùng sức để leo khổ cực mà chúng ta chỉ cần đi vào cầu thang máy nhấn một nút thì trong nháy mắt là chúng ta sẽ tới được lầu năm. Vì vậy mà chúng ta có thể vãng sanh ngay trong một đời(vãng sanh
đồng nghĩa với thành Phật)"
Ngài pháp s ư Tịnh Không là người có trí tuệ rất cao, Ngài nổi tiếng cả thế giới. Mỗi lần Ngài giảng kinh có cả hàng ngàn Phật tửđến nghe, không phải chỉ một ngày mà kéo dài cả tháng, nhưng số người đến nghe không bị giảm. Ai nấy cũng ngồi im lặng từđầu cho đến cuối. Thật là hy hữu! Ngài biết tu lúc Ngài 26 tuổi, nay Ngài đã gần 80, dung mạo trẻ trung, đạo mạo uy nghi. Ngài thuyết pháp đã mấy chục năm. Trước kia Ngài thường hay thuyết bộ kinh Hoa Nghiêm, nhưng nhiều năm sau này thì Ngài chỉ giảng một bộ kinh Vô Lượng Thọ vì bộ kinh Vô Lượng Thọ là cốt tủy của bộ kinh Hoa Nghiêm và NgũĐại Kinh. Ngài chuyên dẫn dắt chúng sanh tu niệm Phật. Đệ tử của Ngài vãng sanh rất đông.
Ngài là b ằng chứng để cho chúng ta tin. Dù chúng ta không tin trí tuệ của Ngài thì cũng phải tin lời đại nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà và tin ông Phật trong tâm của ta. Chỉ cần chúng ta phát tâm niệm Phật thì trong một thời gian ngắn ta sẽ có câu trả lời thỏa đáng. Kính thưa quý bạn! Người thế gian vì không an phận
nên thân tâm c ủa họ mới bị khổ. Còn người tu hành như chúng ta nếu không an phận trong vấn đề tu học kinh sách thì sẽ bị cái tham và phân biệt chấp trước làm chướng ngại, rốt cuộc tu cảđời chỉ uổng công.
Cứu Thần Thức
Kính th ưa quý bạn! Đây là những điều quan trọng và cấm kỵ mà chúng ta phải luôn luôn ghi nhớđể cứu thần thức của người thân trong giờ phút cuối. Chúng ta luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng vì mạng sống của chúng ta rất là ngắn ngủi, không ai có thể biết trước ngày mai chuyện gì sẽ xảy ra. Nếu chúng ta chuẩn bị trước, khi có tang sự chúng ta sẽ không bị bối rối. Chuẩn bị trước không có nghĩa là tiêu cực mà là ta có trí tuệ, can đảm, dámđối diện với cái chết và hiểu thấu đời là vô thường vì ai cũng phải chết. Chết không có nghĩa là hết mà là bắt đầu cho cuộc sống mới. Vậy tại sao chúng ta không dùng cuộc sống giả tạm đau khổ ngắn ngủi này, để chuẩn bị cho mình một đời sống mới trường thọ vĩnh cửu.
I. Những điều quan trọng khi có người thân
đang bị hấp hối:
• Đặt người thân nằm một chỗ thoải mái với một
tư thế thoải mái.
• Mở máy chíp niệm Phật (là cái máy nhỏ niệm Phật
không cần thay băng, quý bạn nên tới chùa để thỉnh) ngày
đêm bên cạnh người bệnh cho tới khi chôn hoặc
hỏa thiêu. (Chỉ dùng máy trong những lúc không có người
trợ niệm)
• Lấy hình Phật để trước mặt để họ yên lòng và
t ưởng đến Phật.
• Khuyên thân nhân trong nhà không được khóc. Điều quan trọng không phải là giữ lại thân xác của người thân mà là lúc rất quan trọng để cứu thần thức của người thân. • Khuyên mọi người trong nhà cùng nhau ngồi hoặc đứng chung quanh người hấp hối để niệm Phật trợ niệm. • Tiếng niệm vừa đủ nghe không được lớn quá hay nhỏ quá; nhanh quá hay chậm quá. Tóm lại, chúng ta trợ niệm làm sao giúp cho người sắp chết cảm thấy an lạc và thanh thản. • Trong nhà cần có một người hiểu biết một chút
v ề Phật pháp, luôn luôn kề tai người hấp hối để khuyên họ hãy buông bỏ hết trần duyên, tình cảm, bản thân… vì tất cảđều là giả không thật. Khuyên họ hãy mau mau niệm Phật để Phật đến tiếp dẫn về Cõi Phật. Khuyên họ biết nếu họ không chịu buông bỏ cứ nuối tiếc thì họ sẽ bị làm ma khổ sở và bịđọa luân hồi. Khuyên họ hãy niệm Phật vì gia đình ai cũng thương họ lắm, muốn họđược đi theo Phật. Nếu họ không niệm Phật, lỡ làm ma thì gia đình sẽ buồn lắm…Tóm lại, dùng lời khuyên để trấn an giúp thần thức của người sắp chết được yên tâm mà giữ chánh niệm. Vì trong lúc này người sắp chết đang hốt hoảng giằng co với tử thần, tứđại đang bị tan rã thật là khủng khiếp và sợ hãi vô cùng (tứ
đại là thân của ta gồm có bốn thứđất, nước, gió và lửa tạo
thành). Khi chúng ta trợ niệm chung quanh để khuyến tấn họ thì họ sẽ cảm thấy yên ổn an lòng mà rađi tự tại.
II. Nh ững điều cấm kỵ: • Nếu người thân chết trước khi chúng ta phát hiện thì không nên đụng hay di chuyển thân xác của họ. • Không nên la khóc um sùm vì sẽ làm trở ngại và hại thần thức của người sắp chết. Chúng ta khóc là hại người thân của chúng ta không được siêu thoát. • Không nên lôi kéo hoặc đụng đến thân thể của người chết hoặc tắm rửa thay quần áo mà phải đợi đến 12 tiếng đồng hồ sau. Tuy là người chết đã tắt thở, thể xác đã lạnh nhưng thần thức của người chết vẫn còn trong thân ngủấm trong vòng 8 tiếng. Chúng ta trợ niệm càng lâu càng tốt. Nếu chúng ta không hiểu đụng vào thân thể của họ thì vô tình làm cho thần thức của họđầu thai vào đường xấu thì đây là một điều tai hại.
(Sau 8 ti ếng nếu thân thể hoặc tay chân của người chết không được thẳng thì chúng ta dùng khăn thấm nước nóng đắp chung quanh khớp xương, vài phút sau thì có thể làm thân thể của người chết thẳng lại).
Vì khi ng ười chết đi vềđâu, chúng ta có thể biết được. Sau 8 tiếng đồng hồ chúng ta dùng tay dò hơi ấm của người chết. Nếu trênđỉnh đầu nóng là được vãng sanh; ngực nóng là sanh về cõi lành; lỗ rún, chỗ kín, đầu gối và dưới lòng bàn chân là bịđọa vào ba đường
ác (nghĩa là súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục). Cộng vào cách chết
c ủa họ, nếu hình tướng của họđược thanh thản nhẹ nhàng thì biết họđã lên được cõi lành. Nếu hình tướng của họ cau có khổ sở, co quắp thì bịđọa vào ba đường ác hoặc làm ma vất vưởng. Sau khi dò hơi nóng xong, biết người thân của mình bịđọa vào đường xấu thì cũng không nên nản lòng mà hãy buông xả hết mọi chuyện làmăn, ngày đêm tinh tấn niệm Phật. Tại sao? Vì trong bảy lần bảy bốn mươi chín ngày chúng ta còn có cơ hội để cứu vong linh của người thân. Vì người chết trong vòng 49 ngày họ sẽ không biết
là h ọđã bị chết. Vong hồn của họ còn ở trong nhà chung quanh người thân, chúng ta không thấy họ nhưng họ thấy chúng ta. Trong vòng 49 ngày này vong hồn của họ rất khổ sở, hoảng hốt, lo sợ, lạnh lẽo và đang bị chúng ma níu kéo. Họ kêu tên và đụng người thân nhưng người thân không ai thấy họ. Họ rất tức
gi ận và sợ hãi (không phải người nào cũng tới 49 ngày mới đi mà có người đi đầu thai sớm hơn hoặc trễ hơn, tùy theo thần thức nghiệp lực của mỗi người mà dẫn dắt. Nhưng chúng ta cố gắng trợ niệm cho tới 49 ngày thì mới được vẹn toàn) Trong 49 ngày này người thân không nên khóc. Máy chíp niệm Phật mở ngày đêm, người thân thay phiên trợ niệm. Bàn thờ, đèn nhang phải đầy đủđể người chết cảm thấy ấm cúng. Người thân trong gia đình luôn luôn kêu tên người chết, khuyên và nói cho họ biết rằng là họđã chết rồi. Khuyên họ hãy mau niệm Phật để Phật đến tiếp dẫn. Nói cho họ biết nếu họ không tin họđã chết thì hãy đi kiếm tấm gương rồi soi vào (người
chết khi soi gương không thấy bóng họ trong gương.) Sau khi họ
biết rõ là họđã chết thì họ sẽ nghe lời chúng ta dẫn dắt.
Duy ch ỉ có 2 loại người không có bảy lần bảy bốn mươi chín ngày đó là: người niệm Phật vãng sanh thành Phật. Người niệm Phật trong lúc hấp hối thì được Chư Phật đến nơi tiếp dẫn đưa thẳng về Cõi Phật, không phải chết rồi mới đi, nên thân thể của họ rất
mềm như còn sống (không phải người nào vãng sanh cũng có
thân mềm mại mà còn tùy theo phẩm vãng sanh cao thấp và mỗi người
đề u có điềm lành khác nhau). Còn loại người thứ hai là làm toàn chuyện ác, chưa kịp nhắm mắt thì đã bị quỉ sai tới kéo thẳng vào địa ngục. Còn phần này rất là quan trọng, nếu chúng ta biết rõ người thân sẽ bị chết thì không nên gọi cấp cứu, vì chỉ làmđau đớn thể xác và trở ngại người thân không được vãng sanh. Nếu người thân bị chết trong nhà thương thì ta nên xin nhà thương để cho người thân của mình nằm
yên đến 12 tiếng (trong 12 tiếng này chúng ta phải bên cạnh trợ
ni ệm) Sau đó mới chuyển thân xác của người thân đi chỗ khác. Nói cho họ biết đây là luật lệ tôn giáo, nếu họ nói nhà thương không cho phép làm như vậy thì chúng ta phải tranh luận tới cùng và phân giải cho họ hiểu rõ thiệt hơn, thì họ sẽ chấp nhận không làm khó chúng ta. Còn nếu chúng ta biết rõ người thân sẽ bị chết trong thời gian ngắn thì tốt nhất là nên đưa người thân về nhà, như vậy tốt cho cả mọi mặt và an toàn cho người thân của chúng ta.
III. Ph ần lưu ý: Trong nhà phải luôn luôn trữ sẵn vài cái máy chíp niệm Phật khác nhau. Sau đó, dò hỏi người trong gia đình, nhất là những cháu nhỏ, coi họ thích loại niệm Phật nào, vì điều này rất là quan trọng. Đến phút lâm chung, nếu chúng ta sơ ý để loại niệm mà chúng không thích hay khác với cách chúng niệm hằng ngày thì vô tình sẽ làm chúng bị phân tâm và nổi giận. Vì mỗi người thích niệm khác nhau: có người thì thích niệm sáu chữ, có người thì thích niệm bốn chữ. Chúng ta nên chìu theo ý của người hấp hối (chỉ dành riêng cho những
người chưa niệm được thuần thục, nếu đã thuần thục thì không còn
phân biệt).
Trong lúc tr ợ niệm, nếu có đông hơn 10 người thì chúng ta nên chia ra làm hai nhóm, mỗi nhóm trợ niệm một tiếng, không nên vây quanh người hấp hối quá đông sẽ làm cho họ bị ngộp thở và khó chịu. Chúng ta nên âm thầm thay phiên nhau niệm, nhưng tránh đừng để tiếng niệm Phật bị ngưng nửa chừng. Tóm lại, chúng ta phải cố gắng tùy theo hoàn cảnh mà uyển chuyển. Dù ở nhà thương hay ở nhà xác lúc nào cũng phải để máy chíp niệm Phật bên cạnh của người thân
(để loại niệm Phật không có tiếng nhạc và tiếng mõ).
IV. Không n ể tình: Kính thưa quý bạn! Phần này rất là quan trọng. Trong lúc người thân đang bị hấp hối hay là mới mất. Thân nhân hoặc bạn bè không biết tới nơi than khóc hay thương tiếc thì chúng ta nên mời họ ra ngoài ngay và nói cho họ biết rằng: "Nếu anh chị thương người nhà tôi thì xin anh chị niệm Phật trợ niệm. Còn nếu anh chị thương khóc thì vô tình sẽ hại thần thức của người nhà tôi không được siêu thoát." Nếu họ giận bỏđi về cũng không sao, điều quan trọng là cứu thần thức của người sắp chết, không phải là lúc sợ người thân hay bạn bè giận ghét. Muốn bảo vệ người thân đang bị hấp hối thì chúng ta không nên báo tin cho thân nhân hay bạn bè biết nhiều, vì chỉ làm rối loạn thần thức của người hấp hối mà thôi. Chúng ta chỉ cho những người hiểu đạo hay bạn đồng tu biết để họđến giúp đỡ trợ niệm là tốt nhất. Còn người thân hay bạn bè chúng ta cho biết sau cũng chưa có muộn. Kính thưa quý bạn! Chúng ta là người không phải là gỗđá. Khi người thân mất dĩ nhiên chúng ta đau buồn thương khóc, đây là chuyện tự nhiên của con người. Nếu chúng ta khóc để vơi đi nỗi đau thương ở trong lòng thì chúng ta cứ khóc (sau đám ma). Còn nếu chúng ta khóc mà trong tâm thương tiếc muốn người đó đừng bỏ mình thì không nên, vì vô tình sẽ hại thần thức của người chết không được siêu thoát. Tại sao? Vì tâm thức của những người thân rất mạnh có thể kéo thần thức của người chết ở lại. Huống chi, một thần thức của người chết làm sao có thể cưỡng lại sức kéo vô hình của nhiều tâm thức của người thân.
Tôi xin đưa ra một ví dụ:
M ẹ của chúng ta muốn đi chơi xa vài ngày đểđược thoải mái tinh thần sau những năm làm việc cực nhọc. Chúng ta không hiểu lại đi ngăn cản và năn nỉ: "Mẹơi, mẹđừng đi chơi xa tụi con sẽ nhớ mẹ lắm, mẹđừng đi nha mẹ". Vậy thử hỏi người làm mẹ làm sao màđi được? Cho dù có đi thì trong tâm cũng nặng trĩu và cảm thấy có lỗi với các con. Vô tình chúng ta làm con bất hiếu không hiểu được nỗi cực nhọc của mẹ mình
(mẹ mình là người không phải là cái máy.) Nếu chúng ta có
hi ếu thì không nên ngăn cản mà còn khuyên mẹ mình: "Mẹơi! mẹ cứđi chơi cho vuiđi, mẹđừng có lo cho tụi con và gia đình, mọi chuyện chúng con sẽ tự biết lo". Người làm mẹ khi nghe các con nói như vậy thì mới được yên lòng mà đi chơi một cách thoải mái nhẹ nhàng. Khi cha mẹ chúng ta chết cũng vậy, chúng ta không nên thương khóc mà chỉ niệm Phật và khuyên cha mẹ hãy mau niệm Phật để Phật đến tiếp dẫn, như vậy chúng ta mới là con có hiếu.
Kính th ưa quý bạn! Chúng ta có cảđời làmđể kiếm tiền nhưng vong linh của người thân rất cần chúng ta trong 49 ngày này. "Cứu một mạng người còn hơn xây bảy nấc chùa" không lẽ người thân của ta mà ta không cứu được sao? Vậy thử hỏi lương tâm của chúng ta để đâu? Huống chi trong 49 ngày niệm Phật sẽ có lợi cho bản thân chúng ta rất nhiều. Riêng chúng ta hãy tranh thủ ngày đêm niệm Phật, đừng bao giờ lệ thuộc vào người thân giúp đỡ, vì không ai cứu ta bằng chính ta cứu ta. Dù phút cuối không có người thân bên cạnh giúp đỡ trợ niệm thì chúng ta cũng giữđược chánh niệm. Vì một khi chúng ta niệm Phật đã ăn sâu vào tâm thức thì phút lâm chung sẽ giữđược chánh niệm mà vãng sanh tự tại. V. Cầu siêu: Kính thưa quý bạn! Khi chúng ta niệm Phật không
nh ững là sẽ cứu được bản thân, gia đình, người thân mà còn có thể cứu được vố số chúng sanh trong ba đường ác và những vong hồn đang vất vưởng đó đây. Đây là cách cầu siêu rất là đơn giản nhưng có hiệu quả vô cùng. Cũng là một thời gian niệm Phật nhưng chúng ta có thể cứu được bản thân, gia đình và chúng sanh. Mỗi tối hoặc mỗi sáng trước khi niệm Phật, chúng ta
nên kh ấn nguyện rằng: "con tên A hôm nay con cầu xin 10 phương Chư Phật và Chư Bồ Tát gia hộ cho tất cả chúng sanh trong ba đường ác và những vong hồn đang vất vưởng đó đây được tin Phật, niệm Phật." Sau đó, chúng ta nói ra tiếng và kêu gọi: "Hỡi những chúng sanh trong ba đường ác và những vong hồn đang vất vưởng đó đây, xin các bạn hãy niệm Phật theo tôi. Chỉ cần các bạn niệm A Di Đà Phật thì sẽđược Chư Phật đến nơi tiếp dẫn, các bạn sẽ không còn chịu đau khổ nữa". Sau đó, chúng ta tịnh tâm niệm Phật (niệm ra
tiếng). Sau khi niệm Phật xong thì chúng ta hồi hướng hết công đức niệm Phật của mình tới những chúng sanh trong ba đường ác và các hồn ma vất vưởng đó đây được thức tỉnh hồi đầu tin Phật niệm Phật. Tại sao chúng ta phải niệm ra tiếng? Vì chúng ta đang dẫn dắt họ niệm Phật, nếu chúng ta không niệm ra tiếng thì họ làm sao biết mà niệm theo? Huống chi, chúng ta niệm lớn tiếng là để gieo chủng tử câu A Di Đà vào tâm của họ (người sống lẫn người chết). Trong thời gian niệm Phật chúng ta nên kêu và khuyên họ nhiều lần. Thật ra những vong hồn khuất mặt họ lúc nào cũng đang ở chung quanh chúng ta, họ cũng có cuộc sống của họ. Chẳng qua chúng ta không thấy họ nhưng họ thấy chúng ta. Chúng ta nói gì họ cũng nghe được (đây
là s ự thật vì thời gian có hạn và sách cần phải ấn tống gấp nên tôi không kể cho quý bạn ngheđược những chuyện ma có thật ở trong gia đình tôi, xin hẹn lại cuốn sách thứ hai. Xin quý bạn hãyđón đọc cuốn sách thứ hai có tên là < Ý Nghĩa Hoằng Pháp Và Hộ Pháp >, vì cuốn sách thứ hai chúng tôi sẽ giải thích về Phật Pháp cao hơn và có đầy đủ
chi ti ết). Tôi biết quý bạn sẽ nghĩ rằng: vậy địa ngục và ngạ quỷở xa thì làm sao họ nghe được tiếng niệm Phật của chúng ta? Kính thưa quý bạn! thần lực của câu A Di Đà bao phủ tới 6 ngã 10 phương vô cùng tận. Nếu không phải vậy thì làm sao người niệm Phật khi được nhất tâm thì nghe cả trời niệm Phật?
Ph ần mai táng Kính thưa quý bạn! Về phần mai táng thì chúng ta nên hỏa thiêu là tốt nhất sẽ tốt cho cả mọi mặt. Tại sao? Thứ nhất: Người chết ra đi sẽđược nhẹ nhàng hơn vì họ không còn nuối tiếc thân xác của họ. Thứ hai: Nếu con cháu nghèo thì đỡ gánh nặng về chi phí và tinh thần. Thứ ba: Nếu con cháu có tiền thì dành lại số tiền chôn cất đó để in kinh sách lưu truyền rộng ra. Làm như vậy không những là cứu được vô số chúng sanh mà còn tạo thêm phước đức cho người quá cố. Thứ tư: Là bảo vệđược môi sinh không bị thân chúng ta làm ô nhiễm. Thứ năm: Chúng ta có thể nhường miếng đất chôn cất đó lại cho những người còn sống để cho họ có chổ nương thân. Như vậy, sự ra đi của chúng ta mới được tròn đầy công đức và phước đức (Nếu quý bạn muốn
biết thêm về vấn đề cứu thần thức và mai táng thì xin chờđọc cuốn
sách thứ hai).
Cảnh Giác
Kính th ưa quý bạn đồng tu! Khi chúng ta bước vào đường tu bất luận là tu về môn, tông, phái nào thì chúng ta không nên tham thích thần thông hay mong cầu thấy được Phật, vì đây là điều cấm kị cho người tu. Qua quá trình tu tập, bản thân của tôi đã bị vướng phải mấy lần, nhưng nhờ tôi đã kịp thời thức tỉnh, nếu không tôi cũng bị chúng ma mê hoặc.
Ph ật dạy chúng ta khi tu hành thì phải hoàn toàn buông xả, không nên tham hay mong cầu. Nhưng xin quý bạn chớ hiểu lầm rồi cho rằng khi chúng ta quyết tu thành Phật thì đã phạm vào cái tham làm Phật. Thật ra không phải vậy mà ta phải biết phân biệt cho rõ ràng. Khi chúng ta phát tâm bồđề nguyện niệm Phật để thành Phật, là chúng ta đã có sự quyết tâm tin xâu và mục đích. Ý nghĩ dũng mãnh này giúp cho chúng ta một lòng tu niệm để thành Phật. Đây là ý chí phi thường không phải là cống cao ngã mạn hay là tham hoặc mong cầu. Dù sau khi được nhất tâm, giấc mơ của chúng ta hoàn toàn khác xưa, nhưng cũng không nên mong cầu hay tham thấy. Sau khi được nhất tâm, chúng ta phải cần cảnh giác nhiều hơn và niệm Phật một lòng tinh tấn hơn, kiên định hơn. Về sự chứng đắc thì ta coi như là một phần thưởng khuyến khích, không nên coi nặng khiến lòng tham của ta khởi dậy. Khi chúng ta đã quyết tâm tu niệm Phật thì phải một lòng kiên định, dù cho có ai nói ra nói vào thì cũng không nên thối chuyển. Nếu được cái tâm kiên định như vậy thì đường tu của ta mới được thành công. Vì Phật ở trong tâm chúng ta có thể trả lời đúng hay sai. Cũng như khi gặp Phật hiện ra, thật hay giả tâm ta tự biết rõ. Tại sao? Vì khi gặp Phật hiện ra thật thì ánh sáng của Ngài làm cho thân tâm của ta cảm thấy an lạc và tự tại. Còn gặp Phật giả thì thân tâm của ta sẽ bị bồn chồn khó chịu. Nếu tâm chúng ta tham thì sẽ không phân biệt được, nhưng nếu tâm của chúng ta định thì sẽ cảm giác được ngay. Tóm lại, nếu chúng ta không khởi lòng tham thì sẽ không bị Chướng ngại chi cả mà Chư Phật, Chư Bồ Tát và ! Chư thiên hộ mạng lúc nào cũng ở bên cạnh chúng ta. Tại sao? Vì khi niệm Phật là chúng tađã là đệ tử của Phật A DiĐà rồi, nên 10 phương Chư Phật và Chư Bồ Tát lúc nào cũng bảo vệ cho chúng ta.
Tại Sao Niệm Phật Mà Vẫn Còn Khổ?
Kính th ưa quý bạn! Trước kia vì không hiểu rõ chơn tướng nên những lúc bịđau khổ dồn dập chán đời, tôi thường hay nghi ngờ câu Phật nói: "Niệm Phật sẽ trừ được nghiệp tội" nhưng tại sao tôi vẫn còn khổ mãi? Sau đó, nhờ tìm hiểu kinh sách của Phật nên tôi mới được hiểu thông. Tôi ví dụ: tôi thiếu một tỷđồng mà tôi mới trảđược có vài đồng thì thử hỏi số nợ của tôi có hết không? Niệm Phật cũng vậy, nghiệp tội của tôi đã tạo ra không biết bao nhiêu triệu tỷ kiếp. Vì nghiệp không có hình tướng, nếu như có hình tướng thì nghiệp của tôi đã chất đầy cả hư không. Tôi mới niệm Phật được một thời gian ngắn mà muốn nghiệp tội của tôi được tiêu trừ hết, vậy trên thế gian này đâu còn có cõi Ta bà hay nhân quả? Phật dạy: "Niệm Phật là một môn tu trừđược nghiệp tội nhanh nhất." Vậy mà khó có ai trong một đời có thể niệm Phật trừ sạch hết nghiệp tội trong vô số kiếp của mình. Vì vậy mà Phật dạy chúng ta cách tu đểđới nghiệp vãng sanh, nghĩa là chúng ta mang theo nghiệp để mà vãng sanh. Đến khi gặp Phật thì nghiệp của ta nhờ thần lực của Phật gia trì mà tự nhiên được tiêu sạch. Có người hỏi tại sao mấy người niệm Phật nói rằng: "Danh hiệu A Di Đà Phật là thần dược có thể trị bá bệnh, vậy tại sao có số người bị bệnh ung thư hay bệnh nặng trước khi chết?" Cũng như phần trên tôi đã thưa với quý bạn. Quý bạn mắc nợ quá nhiều, nhưng lại trả không được bao nhiêu mà muốn được hết nợ thì thế gian này sẽ có đầy dẫy tội lỗi và chúng ta sẽ không còn sợ nhân quả. Cũng như số nghiệp của chúng ta phải trả l! à mười
ki ếp, nhưng nhờ niệm Phật mà nghiệp tội được dồn lại để trả xong trong một kiếp. Nếu người hiểu đạo khi được dồn nghiệp thì họ sẽ rất vui mừng vì sự tu tập của họ có kết quả và họ chắc chắn sẽđược vãng sanh. Cho nên người hiểu đạo và người không hiểu đạo có cái nhìn khác nhau. Nhưng quý bạn hãy tìm hiểu kỹ thêm thì sẽ thấy số người chết bệnh nặng so với số người ra đi biết trước ngày giờ vãng sanh tự tại thì chỉ là số ít. Cũng như một người niệm Phật từ nhỏ, còn một người tới già mới niệm thì dĩ nhiên phải có sự sai biệt. Huống chi, mỗi người đều mang cái nghiệp nặng nhẹ khác nhau.
Tại Sao Không Di Cư Về Cõi Phật?
Tại sao chúng ta không dẫn dắt gia đình, con cháu di
cư về Cõi Phật mà cứ mong được di cư ra nước ngoài?
Sau khi hi ểu đạo tôi mới thấy tội nghiệp cho chúng ta. Ai nấy lâu nay hy sinh bản thân để chết sống vượt biên. Thậm chí, có nhiều người lừa dối cả tình cảm lẫn tiền bạc, bán rẻ lương tâm, mục đích cũng chỉ là muốn được ra nước ngoài. Trải qua mấy mươi năm nhiều giai đoạn đau khổ thảm khốc cho người Việt lưu vong. Chúng ta ai nấy cũng tưởng rằng ra được nước ngoài thì sẽđược sung sướng, hạnh phúc và giàu sang, nhưng thật sự không như chúng ta nghĩ. Tuy là về mặt vật chất thì được đầy đủ một chút, nhưng vẫn là một kẻ tha phương sống tạm nơi xứ người. Khi chết cũng phải bị đọa đày trong sáu nẻo. Chúng ta hy sinh cảđời là vì ai? Là vì cái gì? Tất cả chúng ta đều nghĩ là: cho bản thân, gia đình và con cái. Đến khi nhìn lại, không biết ta là ai? Ai là con của ta? Chúng ta tội nghiệp đến đáng thương, tưởng thân giả tạm này là của ta, đâu ngờ thân ta là bịch thịt thối, tưởng thế giới này là của ta, không ngờ thế giới này là
của tà ma đang làm chủ (nghĩa là bị Ma Vương đang khống
chế). Rồi cứ vậy mà cam tâm tình nguyện làm nô lệ
chịu mọi đau khổ luân hồi không thể thoát ly.
Su ốt ngày vì bịch thịt hôi thối này mà khiến cho chúng ta phải bon chen cực khổ kiếm tiền để mua thuốc no, thuốc khát cho nó. Nó đói thì ta khó chịu vội cho nó ăn. Nó khát thì vội lo cho nó uống, nó nóng lạnh thì mau mau điều hòa, nếu không chăm sóc nó kỹ lưỡng thì bị nó hành hạ bệnh hoạn thảm thương. Nhưng rồi làm nô lệ cho nó cảđời cũng không xong, nó không nể tình thương hại cho chúng ta. Vì nó là giả nên phải hư hao già nua theo ngày tháng. Cuối cùngnó phải bị tan rã và thúi nát. Thân giả tạm này còn thua sỏi cát, vì sỏi cát ít ra không bị hôi thối. Còn thân giả tạm này thì làm thối lây cảđất. Vậy mà chúng ta xưa nay cho thân này là trân quý, thử hỏi như vậy có đáng thương không? Khi thân giả tạm này bỏ ta mà đi thì chúng ta lại vì nghiệp mà bị lặn hụp đau khổ trong sáu ngã luân hồi, hết mượn thân giả này rồi đến mượn thân giả kia. Mỗi một thân là chịu mọi đau khổ khác nhau đời đời không cùng tận. Làm người ai nấy cũng muốn lìa khổđểđược vui. Cũng vì lý lẽ này mà con người chúng ta không ngừng bon chen cầu tiến. Mục đích cũng chỉ mong có một cuộc sống hạnh phúc và bình an. Vậy tại sao chúng ta không lo tu niệm Phật để di cư về Cõi Phật? Niệm Phật không có khổ, không hy sinh mạng sống, không bán rẻ lương tâm. Ngược lại, hiện tiền được sống lâu, mạnh khỏe và hạnh phúc. Chúng ta phải biết lợi dụng cái thân giả tạm này để mà đổi lấy thân kim Phật. Nếu chúng ta biết lợi dụng nó để tu thì nó chính là ân nhân của chúng ta. Còn nếu chúng ta không biết lợi dụng nó để tu thì thân giả tạm này chính là kẻ thù lớn nhất của chúng ta. Vì nó! mà ta ăn ngủ không yên, đọa lạc vào tù đội gông, luân hồi, đau đớn thể xác v.v. Tất cảđều là vì nó mà ra, nó không phải là kẻ thù vậy thì còn ai? Ngày nay, vẫn còn rất nhiều gia đình có con gái mới
l ớn, cha mẹđều mong con gái lấy được chồng nước ngoài. Trước làđỡ tấm thân, hai là có thể giúp đỡ cho gia đình. Cũng vì ý nghĩ này đã hại biết bao nhiêu cô gái trẻ phải chịu hy sinh hạnh phúc, dang dở cảđời. Cũng có nhiều cô vì ham vật chất xa hoa mà tựđọa lạc bản thân, tất cả khổđau cũng chỉ vì tiền. Nếu bậc làm cha mẹ như chúng ta muốn cứu gia đình thì chỉ có một cách duy nhất vẹn toàn vĩnh cửu đó là: dẫn dắt giađình, con cái tu niệm Phật để cùng nhau di cư về Cõi Phật, xa lìa thế giới TA BÀ đau khổ này. Đây mới là tình thương chân thật vĩnh cửu.
Hãnh Diện Cho Phụ Nữ, Thương Cho Nam Giới
Sau khi xem xong nh ững cuộn phim niệm Phật thất ở chùa Hoằng Pháp, huyện Hốc Môn Việt Nam và các phim Phật thất của các chùa trong lẫn ngoài nước, tôi thật là hãnh diện cho phụ nữ chúng ta thời nay phi thường, có trí tuệ và can đảm. Nhìn đâu đâu dù Phật tử đến chùa hay Phật tử tại gia, phụ nữ chúng ta đã chiếm kỷ lục tới 90/100, còn nam giới chỉ có 10/100.
Th ương là thương cho các ông thời nay vẫn còn ôm "cái ta" quá lớn, nhưng lại quên đi trách nhiệm lớn lao của mình, nên phụ nữ chúng tôi thời nay coi chuyện lấy chồng là một gánh nặng phiền phức, là khổ sai chung thân. Các ông không tự suy xét lại vội cho phụ nữ chúng tôi thời nay chỉ chạy theo phong trào và thời thế, đánh mất đi phẩm hạnh và trách nhiệm của một
người đàn bà (nếu phụ nữ chúng tôi đánh mất phẩm hạnh thì đâu
chiếm kỷ lục 90/100)
Đ a số chúng tôi xưa nay chưa bao giờđánh mất trách nhiệm. Không những vậy mà chúng tôi còn phải gánh luôn cái gánh nặng của các ông. Người đời thường ví đàn ông là bóng mát, là cột trụ, là điểm tựa để bảo vệđất nước, gia đình và vợ con. Vì vậy mà xưa nay phụ nữ chúng tôi lúc nào cũng mong lấy được một tấm chồng để mà nương tựa. Không ngờ sau khi lấy chồng chúng tôi không được bảo vệ, ngược lại còn mang thêm nhiều gánh nặng phiền phức. (xin các ông
đừ ng hiểu lầm cho là tôi quơđủa cả nắm, lời tôi nói hoàn toàn là sự thật. Các ông không tin thì đi tìm sự thống kê của thế giới. Không phải chỉ riêng phụ nữ Việt Nam chúng tôi thời nay sợ lấy chồng mà là phụ nữ của toàn thế giới, nhưng nước Nhật là trầm trọng nhất. Nên nhiều năm qua chính phủ Nhật lo sợ tương lai nước Nhật sẽ không còn thế hệ trẻ.) Xưa kia trong thời chiến loạn, các ông vì bảo vệđất nước, phụ nữ chúng tôi phải chịu mọi đau khổ gánh nặng đa đoan. Sau khi thời thế thay đổi, các ông không còn gánh nặng bảo vệđất nước thì ít ra cũng phải lo bảo vệ cha mẹ, vợ con và gia đình. Đằng này, một số lại làm ngơ. Chuyện xã hội, gia đình, con cái, v.v. đều do chúng tôi gánh lấy. Rồi hôm nay thế giới, vũ trụ loài người đang đối diện với biển lửa khổđau. Các ông không ủng hộ chung lo, vội cho chúng tôi đàn bà không làm lên cái trò trống gì, suốt ngày chỉ biết tụm năm tụm ba mê tín dịđoan, bỏ bê chuyện nhà, cứ lo tới chùa tụng kinh niệm Phật. Nếu các ông thật sự hiểu thời thế, có trách nhiệm với đất nước, cha mẹ và gia đình thì các ông đã dẫn dắt cha mẹ già, vợ yếu, con thơ tu niệm Phật ngày đêmđể vượt biên ra khỏi cái thế giới sắp tận thế. Các ông hãy nhìn thử xem:đâu đâu cũng là thiên tai, nạn đói, bệnh hoạn ngặt nghèo không thuốc chữa, độc tố tràn lan, tham dâmđầy dẫy, loạn lạc khắp nơi, khủng bố trong ngoài, đạo đức suy đồi, khí độc đầy trời, chúng ma nổi loạn, trong phá ngoại hợp, chúng sanh điên đảo lầm than. Đạo pháp từ từ bị tiêu diệt, loài người biến thành ma quái. Thay vì trư�! ��c kia các ông cầm súng xông pha chiến trường, mỗi một viên đạn là đánh đuổi kẻ thù. Bây giờ, các ông có thể dụng công niệm Phật, một câu Phật hiệu có thể cứu được vô số chúng sanh. Cứu gia đình, bản thân và cứu thân bằng quyến thuộc để cùng nhau thoát khỏi biển lửa đau khổ, về cõi Tây Phương an lạc vĩnh cửu. Đây mới là trang nam tử. (tôi viết bài này
với một tâm ý van xin và thành khẩn, hoàn toàn không có ý chỉ trích
hay phê bình mong các ông thông cảm cho)
Điên Đảo
Th ế gian nội, ngoại tà ma phá Con người đìên đảo bởi tiền danh
Ti ền, danh là lối vào ngạ quỷ Danh, tiền là địa ngục triền miên.
Ti ền, danh là những tờ giấy lộn Danh, tiền giả tạm lắm mùi tanh Một mai nằm xuống, danh, tiền mất Thân thành tro bụi đọa vềđâu?
Ni ệm Phật một câu đáng ngàn vàng Xây đài sen báu cõi Tây Phương Đổi thân giả tạm thành thân Phật Sen báu ta ngồi Tam Thánh ban
Giả Dối
Tr ước mặt khen đẹp, sang, tốt, quý; Quay lưng chê xấu, tệ, bần, cùng. Trước mặt vồn vã, thương, thân thiết, Quay lưng chửi bới chẳng chừa chi.
Ng ười đời giả dối không nhàm chán, Gạt cả lương tâm, gạt cả người. Danh, tiền, tình, bạn luôn giả dối. Thâm tình giả thật khó biệt phân.
Th ế gian giả dối không cùng tận
Đ óng kịch đêm ngày thật đáng thương. Cần chi trả tiền xem chiếu bóng Trước mặt hằng ngày kịch, hề, phim.
Buồn Cho Những Chuyện Bất Công
Lúc tôi còn nh ỏ, mỗi khi đến ngày giỗ, thường thấy ba mẹ tôi giết nhiều gà vịt để cúng ông bà. Lúc đó, tôi không hiểu gì vềđạo nhưng được mẹ hay dạy bảo là không nên sát sanh, vì nếu sát sanh thì sẽ có tội. Mẹ tôi thì dạy chúng tôi như vậy nhưng ngày tết hoặc ngày giỗ thì mẹ tôi lại cắt cổ nhiều gà vịt. Vấn đề này làm cho tôi thắc mắc và thấy mẹ tôi làm không đúng, vì mẹ tôi thường dạy là không nên sát sanh nhưng mẹ tôi lại giết gà vịt để cúng ông bà, vậy đã đi ngược lại lời dạy của Người. Tôi cứ suy nghĩ mãi nhưng không dám hỏi vì sợ mẹ la rầy. Nhưng vì bẩm tánh sanh ra là nhiều chuyện nên không chịu nổi, vì vậy tôi hỏi mẹ tôi: "Mẹơi! Tại sao đến ngày giỗ mà mẹ giết nhiều gà vịt như vậy, bộ mẹ không sợ ông bà mình mang tội hay sao?" Mẹ tôi lúng túng không muốn trả lời câu hỏi của tôi nên mẹ tôi nói: "Con còn nhỏ biết cái gì mà hỏi" rồi mẹ kêu tôi đi chỗ khác, vì mẹ tôi đang bận. Tôi bỏđi nhưng không cam lòng. Một hôm, thấy mẹ tôi được rảnh nên tôi lại gần hỏi: "Mẹơi! Tại sao đến ngày giỗ ông bà mà mẹ giết nhiều gà vịt, bộ mẹ không sợ ông bà mình mang tội hay sao?" Mẹ tôi lúng túng không biết làm sao để trả lời câu hỏi của tôi. Tôi muốn biết sự thật nên hỏi tiếp. Tôi hỏi: "Mẹ thường dạy tụi con không nên sát sanh, dù là những con vật nhỏ như con kiến, con nhện, mẹ cũng đều khuyên là không nên giết chúng, nếu tha được thì nên tha. Nhưng tại sao con gà, con vịt lớn như vậy mà mẹ cắt cổ tụi nó? Mẹ không sợ bị mang tội hay sao?" Mẹ tôi xúcđộng ứa nước mắt và nói: "Mẹ rất sợ con hỏi mẹ ! những lời này, vì chính mẹ cũng thấy không đúng. Nhưng từ ngày lấy ba của con, vì bổn phận làm vợ mẹ phải nghe theo. Thú thật với con là mẹ rất sợ giết gà giết vịt. Mỗi lần làm thịt chúng nó là đêm về mẹ ngủ không yên. Nhưng nếu không làm theo ý của ba con thì ba con sẽđánh mẹ." Mẹ tôi nói tiếp: "Lỡ sau này mẹ có mất nếu con có hiếu thì không nên giết gà vịt để mà cúng mẹ. Nếu thương mẹ thì chỉ cúng cho mẹ một con cua luộc và một chén muối tiêu." (dù cha mẹ có
dặn dò chúng ta cũng không nên làm theo, chỉ cúng chay là tốt nhất).
Khi nghe m ẹ tôi nói đến đây thì tôi liền bỏ chạy vì sợ mẹ thấy tôi khóc. Tôi chạy xuống bờ biển vì nhà tôi gần biển, tôi vừa khóc vừa hét cho vơi đi nỗi uất ức ở trong lòng. Tôi khóc cho sự bất công của mẹ tôi. Tại sao mẹ tôi lại bị khổ như vậy? Vì sợ chồng mà phải sát sanh, phải làm những chuyện mà mình không muốn làm. Tôi giận ghét ba tôi vì ba tôi là một người độc tài. Vì thấy ba hay đánh mẹ nên từ nhỏ tôi đã chán ghét cảnh vợ chồng; tôi ghét sự bất công (tôi kể chuyện của ba tôi
cho các b ạn nghe, không phải là tôi bất hiếu mà tôi mong các bạn hãy dừng tay lại, không nên gây thêm tội lỗi, vì vũ lực không giải quyết được vấn đề mà chỉ gây thêmđau khổ cho con cháu và tạo thêm ân oán cho kiếp sau).
gian và thấy đâu đâu cũng là đau khổ, đâu đâu cũng
giết gà, vịt, heo, bò để cúng tế.
Tu ổi đời càng lớn, hiểu biết càng nhiều, đau khổ càng tăng. Tôi nhìn cảnh đời không biết nên khóc hay nên cười. Lúc cha mẹ còn sống chúng ta không lo tròn chữ hiếu. Đợi khi cha mẹ chết thì lập bàn thờ cho lớn, đến ngày giỗ thì tựu họp gia đình, bà con, cúng cho thật nhiều để lấy tiếng là ta đây có hiếu. Sau đó chúng ta ăn uống, nhậu nhẹt cho thỏa lòng. Chúng ta vô tình biến ngày giỗ thành ngày ăn mừng và sát sanh. Chúng ta có bao giờ ngồi suy nghĩ hay lắng nghe những tiếng khóc than của cha mẹ chúng ta nơi địa ngục, hay tiếng than lạnh lẽo của các hồn ma không được siêu thoát? Chúng ta nghĩ cha mẹ chết được chôn mồ mảđàng hoàng làđã tròn chữ hiếu hay sao? Cũng có một số người có hiếu thật sự nhưng vì không hiểu đạo, chỉ thấy tổ tiên ông bà làm sao thì làm theo như vậy. Chúng ta không đi tìm hiểu Phật pháp, không tìm hiểu lý lẽ của lương tâm. Chúng ta cứ nghĩ ông bà tổ tiên của chúng ta là đúng. Nhưng chúng ta có dám bảo đảm rằng tổ tiên của chúng ta ai cũng đúng hết không? Tổ tiên của chúng ta có cái đúng, cũng có cái sai, vì tổ tiên của chúng ta cũng là người thường giống như chúng ta. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ thành tổ tiên của con cháu chúng ta sau này có phải vậy không? Nhưng bản thân của chúng ta hiện tại đã và đang làm sai mà chính bản thân cũng không hay biết. Vậy chúng ta có cần dùng lý trí, lương tâmđể mà suy xét lại không? Chuyện gì nên làm, chuyện gì không nên làm, hầu giúp cho thế hệ con cháu của chúng ta sau này. Chúng ta cúng cha mẹ là đúng không có sai. Điều sai là ở chỗ chúng ta ăn mặn là chuyện của chúng ta, còn cúng cha mẹ thì xin cúng chay! . Vì khi cúng mặn là chúng ta sát sanh, khiến cho ông bà cha mẹ bị mang tội thêm.Vậy có khác gì chúng ta làm con bất hiếu? Còn chuyện này thấy mà đau lòng. Vì muốn làmăn phát tài nên chúng ta cúng ông địa và Thần tài. Chúng ta tưởng làm như vậy thì ông địa và Thần tài sẽ phù hộ. Không ngờ chúng ta đang tạo tác mà không hay. Tại sao lại gọi là tạo tác? Là vì chúng ta đang đem Chư Phật ra làm trò hề và phỉ báng. Tại sao? Vì ông địa và Thần tài không phải là Phật. Nhưng nếu có ai hỏi thì đa số chúng ta trả lời là cúng Phật, khiến cho nhiều người ngoại quốc, các tôn giáo khác và con cháu của chúng ta có cái nhìn ác cảm vềđạo Phật. Vô tình chúng ta đã hại nhiều thế hệ trẻ và con cháu của chúng ta bỏđạo Phật để theo đạo người. Chúng ta hãy bình tâm mà suy nghĩ lại thì sẽ thấy sự tạo tác và tội lỗi mà chúng ta đang làm. Chúng ta hằng ngày đều đang thờ những tượng ông địa và Thần tài miệng thì cười toe toét, cổ thì đeo chuỗi, hai tay thì ôm thỏi vàng thật lớn giơ lên cao như dụ người ta tham tiền, có tượng còn cầm thuốc hút. Thậm chí, có người còn bỏ thuốc vào miệng cho ông địa hút. Hành động phỉ báng này quá trắng trợn nhưđem Chư Phật ra làm bia và đem thần linh ra làm trò hề. Nếu cha mẹ của chúng ta đứng trước mặt làm những hành động mất đạo đức đó thì thử hỏi chúng ta có kính phục không hay là cảm thấy xấu hổ? Chúng ta là người thường còn không thể chấp nhận được những hành động đó; vậy tại sao chúng ta lại đem Chư Phật ra làm bia để cho người ta hiểu lầm? Có nhiều người ngoại quốc lẫn giới trẻ Việt Nam và các tôn giáo khác, họ thư! ờng th�! ��c mắc hỏi tôi rằng: "Tại sao Phật lại dạy người ta tham tiền và hút thuốc, trong khi hai thứ này là hại người? Rồi tại sao Phật lại dạy người ta cúng đủ thứ, có cúng thì mới có phù hộ?" Mỗi khi tôi nghe họ hỏi, hay nghe những câu trả lời không hiểu biết của người Việt chúng ta. Tôi thật là đau lòng vô cùng, vì không có gì đau lòng bằng, khi thấy người đạo Phật đem Chư Phật ra phỉ báng. Vô tình chúng ta hại không biết bao nhiêu là chúng sanh. Chúng sanh đó là ai? Là con cháu của chúng ta. Chúng ta thờ ông địa và Thần tài không có sai; chỉ sai ở chỗ là chúng ta không nên thỉnh những hình tượng mất đạo đức đó, vì người đúc tượng chưa hẳn là đúng, họđang tạo tác mà họ không hay. Chúng ta nên thỉnh những hình tượng rõ ràng không được lẫn lộn. Nghĩa là: thần thì ra thần, Phật thì ra Phật. Không nên lẫn lộn Phật với thần, vì thần không có đeo chuỗi, còn Phật thì không có cầm vàng hay cầm thuốc hút. Còn cúng thì chỉ cúng trái cây và nước không nên cúng mặn. Nếu có ai hỏi chúng ta đang cúng ai thì chúng ta hãy trả lời cho họ biết rằng là cúng Thần làmăn. Chúng ta không nên trả lời là cúng Phật, vì Phật và Thần khác xa. Tại sao? Vì người còn cao hơn thần. Chúng ta làmăn nên mê tín dịđoan vậy thôi, thật ra không có Thần nào phù hộ cả. Nếu chúng ta muốn làm ăn phát tài, gia đình hạnh phúc thì nên niệm Phật, bố thí giúp người, chúng ta sẽ có phước đức và công đức. Thay vì số tiền mua trái cây, heo, bò, gà vịt để cúng ông địa và Thần tài thì chúng ta nên dành lại để bố thí cho những kẻăn xin thì phước đức còn nhiều hơn. Không những có phước đức h�! �n mà c�! �n tránh không bị mang tội phỉ báng Chư Phật và đụng chạm đến Thần linh. Có một số chúng ta si mêđến mức độđáng thương, vì muốn làmăn phát tài nên giết heo, bò, gà, vịt để cúng Trời, Phật và tế Thần linh. Chúng ta coi Phật và trời đất không ra gì. Đến khi làmăn thất bại không được như ý thì trách Phật, ông trời và Thần chẳng linh. Như vậy có phải tội lỗi không? Không những vậy mà còn một điều tai hại nữa là, nếu có ai hỏi chúng ta đạo gì thì chúng ta trả lời: "Tôi đạo Phật". Trả lời như vậy có oan ức cho Chư Phật không? Chúng ta nói chúng ta là đạo Phật mà chẳng hiểu gì vềđạo Phật cả. Nếu là đạo Phật thì cái căn bản nhỏ nhất đó là không nên sát sanh. Đằng này chúng ta cúng cả con bò, con heo. Nếu có ai hỏi chúng ta đang cúng ai? Thì chúng ta lại đi trả lời rằng là cúng Chư Phật và Thần linh. Như vậy có khác gì chúng ta đang phỉ báng Chư Phật và đụng chạm đến Thần linh?
Chúng ta vô tình làm cho các tôn giáo khác ngh ĩ rằng đạo Phật là đạo mê tín dịđoan, nghĩ Chư Phật là thánh mà còn ăn hối lộ, có cúng mới có phù hộ. Thử hỏi tội lỗi này, chúng ta làm sao gánh nổi? Cho nên trước khi trả lời thì chúng ta hãy nhìn lại hành động của mình, có xứng đáng là đệ tử của Phật hay là người của đạo Phật không? Có nhiều người đạo ông bà mà tưởng lầm mình là đạo Phật, vì đạo Phật không có mê tín dịđoan. Đạo Phật là vạn lần chân thật!
Thức tỉnh
Giàu sang, h ạnh phúc nhờ tạo phước Nào phải Phật, Thần phù hộ ta Khổ sở, bần cùng tại nghiệp báo Nào phải Phật, Thần trừng phạt ta Phật dạy danh, tiền là tạo tác Sát sanh là nghiệp báo triền miên Phật nào dạy tham tiền, hút thuốc Sao bạn đành đem Phật làm bia
B ạn ơi mau thức tỉnh hồi đầu
Đừ ng tham đắm, tạo thêm nghiệp oán Hại bao đời con cháu về sau Hại thân tađọa vào đường ác.
Ý Nghĩa Ngày Giỗ
Tôi là ng ười không có học thức cao, không có phước đọc được nhiều sách của thánh hiền, tôi chỉ làm theo lý lẽ và lương tâm.Ởđây, tôi chỉ nói lên cách nhìn riêng của tôi về ý niệm của ngày giỗ. Ngày giỗđối với tôi là ngày tựu họp con cháu gia đình, ngồi lại cùng nhau niệm Phật để cầu siêu cho cha mẹ mau được siêu thoát. Phần sau cùng là để có dịp nhắc nhở cho nhau nghe, sống sao cho đúng làm người vàđừng quên công ơn của cha mẹ. Riêng tôi, một năm có 365 ngày, ngày nào cũng quan trọng giống nhau, ngày nào cũng là ngày giỗ và ngày báo hiếu. Còn cúng là cúng cái tâm chân thật của chúng ta, không phải cúng vật chất hay mâm cao cỗđầy. Vì chúng ta cúng càng nhiều thì chúng ta ăn càng nhiều, cha mẹ chúng ta nào có ăn miếng nào đâu? Chúng ta cúng càng lớn thì sát sanh càng nhiều, không những bản thân chúng ta mang tội mà ông bà cha mẹ của ta còn mang tội nặng gấp đôi. Tại sao? Cha mẹ chúng ta mang tội là vì vô hình
chung t ại ngày giỗ của cha mẹ mà chúng ta mới giết gà vịt, heo bò để cúng. Có phải là cha mẹ chúng ta đã chết rồi mà vẫn còn hại người (súc vật vẫn là người đầu thai.) Vậy có khác gì chúng ta làm cho cha mẹ của mình bị mang tội thêm? Cũng là một việc làm nhưng một bên là có hiếu, còn một bên là bất hiếu. Chỗ khác biệt là: chúng ta ăn mặn là chuyện của chúng ta, còn cúng cha mẹ thì xin cúng chay. Nếu chúng ta không mau thức tỉnh thì kẻ bị hại kế tiếp sẽ là chính bản thân chúng ta. Tại sao? Vì chúng ta sẽ phải chết! Con cháu chúng ta lại tiếp tục sát sanh trong ngày giỗ. Vậy thử hỏi oan oan tương báo đến bao giờ mới dứt? Chúng ta không cầu siêu cho cha mẹđã là bất hiếu, vậy lòng dạ nào làm cho cha mẹ bị mang tội thêm? Người đời thường nghĩ: "Nếu mình không cúng đầy đủ thì cha mẹ sẽ bịđói; đốt giấy bạc, vàng mã là để cho cha mẹ có xài" Vậy một năm cúng một bữa, còn các bữa khác thì sao? Riêng tôi, nếu thật sự chúng ta có hiếu thì nên niệm Phật từ bây giờ. Niệm cho cha mẹ hiện tiền, niệm cho mười đời ông bà cha mẹđã mất. Không những vậy mà chúng ta còn niệm cho bản thân, gia đình, con cái và niệm cho tất cả chúng sanh. Làm những hạnh nguyện mà khả năng của ta cho phép, rồi đem hồi hướng cho cha mẹ và chúng sanh. Đây mới là đạo hiếu vẹn toàn.
Thương Cho Người Đời Mâu Thuẫn
Lúc tôi còn nh ỏ, mỗi khi đến ngày giỗ thì ba tôi thường hay bắt chúng tôi đứng ở trước bàn thờđể khoanh tay hầu. Đợi đến khi gần hết cây nhang thì mới kêu chúng tôi tới lạy. Trước lạy, sau là cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho mình được mạnh khỏe và bình an. Lúc tôi còn nhỏ không hiểu gì nên tôi làm theo. Đến khi hơi lớn một chút thì tôi thấy hàng xóm có người chết, làmđám ma. Tôi tò mò chạy qua coi thì thấy có nhiều thầy tu đang tụng kinh cho người chết. Lúc đó, tôi không hiểu nên hỏi mẹ tôi về vấn đề này. Mẹ tôi nói rằng: các thầy tới tụng kinh làđể cầu siêu cho vong hồn người chết mau được siêu thoát. Lúc đó, tôi không hiểu cầu siêu, siêu thoát là gì? Tôi hỏi thêm thì mẹ nói rằng: cầu siêu là để giúp cho vong hồn của mình được đi lên trời, hay đi đầu thai được suông sẻ, không còn bịở lại đây làm ma lạnh lẽo, đói khát. Sau khi nghe xong thì tôi cảm thấy có điều gì kỳ lạ, rồi tôi tự hỏi: tại sao ngộ vậy? Cha mẹ của mình chết thì mình mời các thầy tới tụng kinh để cầu siêu, mong cho cha mẹ của mình đi được dễ dàng, sợ cha mẹở lại đây sẽ bị làm ma lạnh lẽo, đói khát. Vậy tại sao ba mình lại dạy mình là cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho mình vậy đâu có đúng? Đáng lẽ ba phải kêu mình cầu xin Trời Phật phù hộ cho ông bà đi được càng sớm càng tốt mới đúng chứ. Tại sao kỳ vậy? Rồi tôi lại suy nghĩ: "Tại sao một mặt thì mời quý thầy tới cầu siêu cho họđược siêu thoát, còn mặt khác thì lại cầu xin họ ở lại bên cạnh để phù hộ cho mình, như vậy thật là vô lý quá? Mà cho dù họ có ở lại đây thì họ là ma làm sao! phù hộđược cho mình?" Vì mẹ mình thường nói: "Nếu họđi không được thì họ sẽ bị làm ma lạnh lẽo,đói khát." Vậy chính họ lo cho họ còn chưa xong thì làm sao phù hộđược cho mình? Vả lại, mỗi khi ba mình cúng thường hay đốt giấy vàng mã và nói rằng đốt là để cho ông bà có tiền xài, còn cúng là để cho ông bà có ăn. Như vậy ai phù hộ ai? Còn ai giúp ai? Thật là khó hiểu quá! Sau này lớn lên tìm hiểu rõ ràng, tôi mới thấy chúng ta thật là mâu thuẫn tức cười.Đi tới đâu, tôi cũng đều nghe người đời cầu xin ông bà hay cha mẹ phù hộ cho con thế này hay thế khác. Tôi không nghe thấy người đời cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay là những vong hồn khuất mặt được mau siêu thoát. Thậm chí, có một số người cha mẹ chưa kịp nhắm mắt thì đã vội dặn dò nào là : nhớ phù hộ cho con nghe, đừng bỏ con…. Hỏi người đời như vậy có đáng thương không? Không hiểu họ vô tình không biết hay là họ ích kỷ chỉ nghĩ cho bản thân, không nghĩ cho thân nhân của họ? Hay là họ thấy ông bà tổ tiên làm rồi làm theo? Họ không chịu dùng lý trí, lương tâmđể tìm hiểu thế nào là đúng, thế nào là sai. Hay họ biết đó là sai, nhưng lại không đủ can đảm để phá đi cái phong tục tội lỗi đó? Hay họ muốn dùng mấy chữ phong tục tổ tiên để che đi tội lỗi lương tâm của họ?
T ại sao lúc nào họ cũng nghĩ rằng những người chết có một mãnh lực thần thông gìđó, vượt hơn cả người sống nên những người còn sống cứ mong mỏi những thân nhân đã chết phù hộ cho mình. Tại sao chúng ta không nghĩ người sống phải có trách nhiệm niệm Phật để cầu siêu cho các vong hồn đã chết, mong cho họ mau được siêu thoát? Chết là gì? Chết là không thể thay đổi được bất cứ một điều gì. Cũng như một vật đã chết thì làm sao có thể thay đổi được vật còn sống? Người sống có thể niệm Phật để cầu siêu cho người chết, còn người chết bản thân của họ lo còn chưa xong thì làm sao phù hộđược cho người sống? Huống chi mỗi một người khi chết đi tùy theo nghiệp của mình mà đầu thai chuyển thế hay bị đọa vào ba đường ác. Cũng có những vong hồn vì quá thương người thân hay bị chết oan ức nên họở lại để phù hộ cho người thân hoặc để báo thù kẻđã hại họ. Họ phải sống chui sống nhủi, lạnh lẽo cô đơn cũng như những người sống ở ngoài vòng pháp luật, vĩnh viễn không có ánh sáng. Vậy lòng dạ nào mà chúng ta xin họ phù hộ cho mình? Vậy có khác gì chúng ta là người vô dụng? Tới người chết mà chúng ta vẫn còn muốn lợi dụng, vậy thử hỏi lương tâm của mình đểđâu? Có phải là mình quá ích kỷ không? Cho nên người chết cần chúng ta giúp đỡ còn nhiều
h ơn là giúp đỡ cho người sống. Còn những vong hồn nghĩ là: họở lại để phù hộ cho người thân hay để báo thù. Họ si mê nên nghĩ vậy thôi, chớ thật sự họ cũng chẳng làm được gì cho người sống cả. Trách nhiệm của chúng ta là phải niệm Phật và tụng kinh ngày đêm để cầu siêu cho họ. Vì trong những vong hồn không được siêu thoát đó, có biết bao nhiêu là thân bằng quyến thuộc của chúng ta.
Muốn Cứu Con Phải Dùng Tình Thương Cứng Rắn.
Tôi là m ẹ nên hiểu được nỗi khổ của người làm mẹ. Làm đàn bà như chúng ta khổ vì chồng còn có thể chịu đựng nổi, nhưng không có đau khổ nào bằng cái đau khổ vì con. Thời buổi ngày nay 10 gia đình thì hết 9 gia đình đau khổ vì con. Lúc con tôi còn nhỏ, tôi đã tập cho con tôi tánh mạnh dạn và tự lập, nên những lúc con tôi bị té, tôi không đỡ. Tôi để chúng nó tự mình đứng dậy. Đến khi con tôi biết nói rành thì chúng thường hỏi tôi: "Tại sao con té mà mẹ không đỡ?" Tôi nói với chúng rằng: "Bây giờ con té có một chút xíu mà tự đứng dậy không nổi; vậy sau này con còn phải đối diện với biết bao nhiêu sóng gió ở ngoài đời thì làm sao con chống nổi?" Từđó, mỗi khi bị té là các con tôi tựđộng đứng dậy, có lúc bị trầy chảy máu cũng không dám than vì sợ tôi la. Tuy tôi không đỡ những lúc con tôi bị té nhưng con đau một mẹđau mười phần. Vì muốn bảo vệ các con nên đã nhiều năm tôi không muốn bước thêm bước nữa. Tuy tôi đã cho con tôi đầy đủ vật chất và tình thương, nhưng trong tâm tôi vẫn cảm thấy có lỗi, vì tôi không cho các con tôi được một người cha tốt. Thời gian trôi qua, con trai tôi bước vào tuổi 16, theo bạn bè bỏ học sa đọa vào chốn ăn chơi, nó về nhà đòi hỏi đủ thứ. Nếu không cho nó những thứ nó muốn thì nó sẽ bỏ học. Lúc đầu, tôi không chìu vì bản tánh của tôi rất cứng rắn. Nhưng vì cảm thấy lỗi cũng tự nơi tôi đã không cho nó một người cha tốt để dạy dỗ. Phần tôi nghe lời bạn bè chung quanh họ khuyên là: tôi không nên nghiêm khắc quá sẽ làm cho con tôi bỏ nhà ra đi. Lúc đó, tôi biết là bạn bè tôi nói không đúng n! hưng họ cứ nói rằng: "Nó muốn gì thì cho nó đi miễn sao nó chịu học là được rồi." Sau đó vì lo con tôi bỏ học mà tôi từ từđánh mất chính tôi, còn con tôi lúc đó thì nắm được yếu điểm của tôi. Nó lợi dụng tình thương của tôi đểđiều khiển tôi. Bắt đầu nó đòi mua xe, giầy, quần áo…tất cảđều là những thứ mắc tiền. Nếu không cho thì nó đòi bỏ học và bỏ nhà ra đi. Đôi lúc không có tiền tôi cũng ráng mượn nợ mua cho con tôi. Nhưng rồi càng làm theo ý nó thì nó càng hư và tôi trở thành con rối để cho con tôi điều khiển. Tôi tưởng dùng tình thương mềm dẻo sẽ cảm động được lòng con, mong con hồi đầu thức tỉnh. Nhưng nó chưa thức tỉnh thì tôi đã bị khủng hoảng sống không nổi mà chết cũng không xong. Trong cuộc đời tôi coi nặng nhất là các con của tôi; con là lẽ sống, là hy vọng của tôi. Vì con mà tôi có đủ can đảm vượt qua những bước đường chông gai nhất của cuộc đời. Đến khi thấy con tôi bị sa đọa, lẽ sống và hy vọng của tôi không còn. Tôi cảm thấy trên đời này không còn gì để sống. Tôi quẫn trí, cóđôi lần suy nghĩ thà tôi giết nó còn hơn là để nó hại người và tôi cũng muốn kết liễu đời tôi để khỏi còn đau khổ. Lúc đó, tôi quá đau khổ nên quên đi cả niệm Phật. Sựđau khổ mỗi ngày làm cho tôi như sống trong địa ngục và sựđau khổđó kéo dài gần hai năm. Một hôm, tôi tới đường cùng nên gọi cảnh sát. Tôi nói với họ rằng là hãy bắt tôi vào tù ngay, nếu không tôi sẽ giết người. Họ hỏi tôi giết ai? Tôi nói là giết con trai tôi và tôi. Họ sợ quá nên chạy lại liền. Sau đó ,họ đưa tôi đi bác sĩ tâm thần và hư�! �ng dẫn! tôi vào học lớp học tình thương cứng rắn. Đây là chương trình dành cho những cha mẹ bị con cái hành hạ và điều khiển. Họ dạy tôi làm sao đối phó với con tôi. Vào đây, tôi mới thấy những người chung quanh đều bị hoàn cảnh giống như tôi. Họ là những bậc cha mẹđau khổ, nhìn ai cũng đẫm lệ, thân tàn ma dại. Vào đây, tôi mới thấy có nhiều cha mẹ còn đau khổ hơn tôi. Sau khi học được hai khóa thì ra cách dạy con của tôi trước kia là đúng, vì nghe theo lời nói của bạn bè chung quanh mà tôi đã đánh mất chính tôi. Sau khi bừng tỉnh, tôi không còn sợ lương tâm cắn rứt. Tại sao? Vì trước kia, tôi lúc nào cũng nghĩ rằng là tôi có lỗi vì đã không cho con tôi một người cha tốt. Tôi cứ lo sợ nếu không chìu theo ý của nó, lỡ nó có bề gì thì tôi là người có tội. Ý nghĩđó của tôi hoàn toàn sai. Tôi không có lỗi vì tôi đã làm tròn bổn phận của người mẹ, còn hư là tự bản thân của nó không phải tự nơi tôi. Sau khi hiểu rõ, tôi quyết tâmđứng dậy và phải lấy
l ại hết khí phách, cương nghị làm mẹ của tôi đểđối phó với đứa con mất dạy này. Tôi không thể vì một mình nó mà kéo cả gia đình tôi xuống vực sâu. Nó đã làm cho cả gia đình tôi đau khổ, tôi thà mất một đứa còn hơn là mất cả ba. Ởđây, tôi xin chia sẻ một chút kinh nghiệm đã trải qua của tôi, mong là một chút kinh nghiệm này có thể giúp quý bạn tự tìm cho mình một con đường giải thoát. Chúng ta phải cho con của chúng ta nếm mùi "gậy ông đập lưng ông." Bước đi này sẽ rất là khó khăn, nhưng nếu muốn cứu con và gia đình thì ta phải can đảm. Chúng ta phải dùng cách nhà binh không nên coi chúng là con mà phải coi chúng là những binh lính. Làm như vậy thì mỗi khi chúng nó chửi, chúng ta sẽđỡ tức hơn. Muốn đối phó với chúng thì ta phải cần bình tĩnh thì mới làm cho chúng nó sợ. Chúng ta không cần la chửi chi cả mà chỉ cần hành động. 1. Về mặt tâm lý càng bình tĩnh càng tốt, không
nên để cho chúng nắm được yếu điểm của chúng ta.
2. Hành động phải cứng rắn, rõ ràng và không nhượng bộ.
3. Phải can đảm nhìn nỗi đau khổ của con mình.
Ph ải cho chúng gánh lấy mọi hậu quả của chúng gây ra, không giúp đỡ chúng bất cứđiều gì ngoài bổn phận làm cha mẹ. Nếu chúng về quá giờấn định thì khóa cửa để chúng ngủ ngoài đường. Bỏ học thì cứđể chúng bỏ học, nhưng bỏ học thì không được vào nhà. Mắc nợ thì tự chúng trả. Bị bắt thì vào tù, không nên đem tiền bảo lãnh chúng ra. Tóm lại, bất cứđiều gì chúng gây ra thì tự chúng phải gánh trách nhiệm. Chỉ có bịđau thì chúng mới thức tỉnh; cũng như kẻđang say rượu chúng ta có nói gì hắn cũng không nghe, không tỉnh được. Chỉ cóđánh hắn thật đau, tạt nước lạnh thật nhiều thì hắn mới tỉnh. Đối phó với con của chúng ta cũng vậy. Làm cha mẹ ai mà không đau khổ khi nhìn thấy con của mình bịđọa lạc tù tội. Con đau một, cha mẹđau mười phần. Nhưng thà là như vậy mà chúng ta mới cứu được con của mình. Lời của ông bà mình thường nói "Đòn đau nhớđời, té đau mới tỉnh". Trong lúc nhìn con của tôi đau khổ, tôi ngày đêm niệm Phật thế cho con tôi và cũng niệm cho chính tôi. Chỉ có câu Phật hiệu A Di Đà mới cứu và xoa dịu được vết thương trong lòng của mẹ con tôi. Cuối cùng, tôi đã cứu được con của tôi. Nó từđen trở lại trắng, rất siêng năng niệm Phật và làm người tốt. Tôi xin chúc quý bạn thành công, vơi đi nỗi đau khổ và tìm lại sự bình an trong tâm hồn.
Xóa Tan Mặc Cảm
Tr ước kia, vì nghèo khổ nên tôi luôn luôn tự ti mặc cảm, đi tới đâu cũng sợ người ta chê cười. Tôi luôn luôn hiểu câu ông bà mình thường dạy rằng: làm việc gì miễn không bị lương tâm cắn rứt làđủ rồi, sợ gì người ta cười. Hiểu thì hiểu vậy nhưng tôi vẫn sống giữa thiên hạ thì làm sao tránh khỏi sự tự ti mặc cảm. Không những mặc cảm cho riêng tôi mà còn mặc cảm cho cả các con và gia đình của tôi ở Việt Nam. Nói về giúp người hay bố thí thì tôi đã làm hết sức nhưng chẳng được bao nhiêu. Thấy người ta quyên tiền hay bố thí một lần bạc trăm, bạc ngàn, còn tôi vét hết tài sản mà chẳng được bao nhiêu. Người ta được đi đây đó để làm việc từ thiện, còn tôi chẳng giúp được gì. Nói về việc tu học thì người ta được đến chùa tu học, gần gũi với các bậc thầy thiện tri thức, gặp gỡ được bạn đồng tu; còn tôi một chút thời gian cũng không có. Nói về vật chất sinh hoạt cuộc sống thì tôi qua Mỹ hơn 20 năm. Người ta qua sau ai nấy cũng có nhà cao cửa rộng, xe cộ sang đời mới. Nhìn lại thân tôi: nhà thì không có, xe thì đời cũ nay nằm đường mai bị kéo. Bạn bè đồng nghiệp nay bộ này mai bộ kia, còn tôi thì cứ xào đi xào lại.
Sau này, nh ờđọc một câu chuyện trong bút ký, tôi mới hết mặc cảm về chuyện bố thí giúp người. Câu chuyện đó nói về một cô gái ăn xin không có tiền, nhưng lại muốn cúng dường Chư Tăng. Một hôm, cô nguyện sẽ dùng hết tiền ăn xin của ngày hôm đó để cúng dường. Xin cả ngày chỉđược vài cắc tiền, cô suy nghĩ không biết mua vật chi có thể cúng dường được hết Chư Tăng trong chùa. Cuối cùng, cô đã dùng số tiền đó để mua một bịch muối rồi đem đến nhờ thầy đầu bếp bỏ vào nồi canh. Làm như vậy là vị tăng nào cũng được dùng. Trên đường cô đi đến chùa, Ngài trụ trì đã biết trước nên kêu Chư Tăng đánh kẻng nghinh
đón Bồ Tát (nghĩa là cô ăn xin).
Nh ờ có tấm lòng Bồ Tát nên cô gái đó được thay đổi số phận. Duyên lành đưa đẩy, sau này cô lấy hoàng tử và làm hoàng hậu. Bà hoàng hậu này còn nhớ ngôi chùa xưa nên bà cùng người hầu đem cả xe vàng bạc, châu báu đến để cúng dường cho chùa. Nhưng lần này Ngài Trụ Trì và Chư Tăng không đánh kẻng nghinh đón bà như trước kia. Bà thắc mắc hỏi Ngài trụ trì thì Ngài đáp: xưa kia bà đến đây đem cả một tấm lòng bồ tát để cúng dường. Còn ngày nay những thứ bà đem lại không phải là do mồ hôi công sức của bà làm ra mà những thứ châu báu kia là của thần dân đóng góp. Đọc xong câu chuyện đó tôi mới thức tỉnh. Từđó,
tôi r ất hãnh diện và vui vẻ không còn mặc cảm vì tôi đã làm hết sức của tôi rồi. Thì ra giúp ít hay nhiều không quan trọng mà điều quan trọng là chúng ta có dùng hết sức của mình để giúp đỡ người hay không? Cũng như một người trong túi chỉ có 1 đồng mà giúp hết 1 đồng thì quý hơn người trong túi có 1000 đồng mà chỉ giúp có 100 đồng. Như vậy người giúp 1 đồng kia có tấm lòng Bồ Tát cao cả hơn người giúp 100 đồng. Sau khi hiểu được môn tu niệm Phật, tôi không còn mặc cảm là không được đến chùa tu học. Vì tôi đã có Phật, chùa và thầy ở tại gia. Từđó, tôi siêng năng tu niệm và dẫn dắt các con tôi. Nhưng thú thật là tôi đã vượt qua được hai cái mặc cảm: bố thí và tu học. Nhưng cái mặc cảm về nghèo khổ vật chất và phương tiện thì tôi thật khó vượt qua. Tôi học kinh sách Phật hiểu được tất cả thế gian là giả tạm. Hiểu là hiểu vậy thôi nhưng những lúc dọn nhà, xe bị nằm đường hay nghe bạn bè khoe khoang: nào mua thêm nhà, nào đổi xe mới, nào con học trường nổi tiếng, nào tài sản đồ sộđể của hồi môn … Tất cả những lời nói và ánh mắt của họ, làm cho tôi cảm thấy mặc cảm rồi tội nghiệp cho các con của tôi. Nhưng sau khi được nhất tâm, tôi như người chết đi sống lại; như người bị mù nhiều năm nayđược sáng mắt. Thương cho tôi lâu nay ngu muội, sống mà như chết, thấy mà như mù. Uổng cho tôi hơn nửa đời người nhận giả làm chơn, rồi luôn luôn sống trong tự tivà mặc cảm. Giờ tỉnh ngộ mới thấy thì ra tôi giàu nhất thế gian mà tôi không biết (so với những người không tu đạo.) Tại sao? Vì tôi đã có một đài ! sen ngàn cánh nhiệm màu nơi ao báu ở trên Cõi Phật và sẽ đựơc thành Phật.Tôi không còn cảm thấy có lỗi với các con tôi. Tuy là tôi không để cho chúng vật chất tiền tài của thế gian. Nhưng tôi đã cho chúng một trí tuệ, một đài sen đang được chúng hằng ngày bồi thêm công đức và một Cõi Phật đang chờđón chúng. Sau khi sống lại, tôi không còn mặc cảm mà lấy làm hãnh diện, vì con đường tôi lựa chọn cho bản thân, các con và giađình tôi ở Việt Nam là đúng không sai. Giờ tôi mới hiểu cho Đấng Từ Phụ tại sao Ngài bỏ cha mẹ, vợ con, bỏ cả ngai vàng để chọn con đường tu hành tìm con đường chân lý giải thoát cho ngài và cho tất cả chúng sanh. Nếu đạo Phật không có gì là cao siêu giải thoát thì Ngài đâu dại gì mà bỏ hết tất cả. Vì Ngài là người có trí tuệ viên mãn nên Ngài mới thấy được thế gian tất cảđều là giả tạm vì vậy mà Ngài buông xả. Sau khi tỉnh ngộ tôi thật là thương cho những ai vẫn còn mãi thamđắm với tình tiền, danh lợi của thế gian.
Hy Sinh Không Đúng Chỗ
Là thân đàn bà nên tôi hiểu được nỗi khổ của người làm vợ và làm mẹ. Tôi cũng là người vợ và người mẹ bất hạnh như quý bạn. Sanh ra làm thân đàn bà là đã biết phải chịu nhiều đau khổ, không ai có thể tránh khỏi quả báo luân hồi. Tôi thì bất hạnh hơn những người đàn bà khác. Trong lúc mang thì đã biết rõ tương lai con tôi sẽ không có cha. Vì thương con nên tôi ráng chịu đựng hy sinh để cho con được tròn cha mẹ. Nhưng nghiệp của tôi quá nặng, càng hy sinh thì càng tạo thêm nghiệp chướng. Cuối cùng tôi có ba đứa con. Mỗi một ngày trôi qua là một ngày tôi sống trong đau khổ. Lúc đó tôi cứ tưởng rằng con tôi có đầy đủ cha mẹ thì sẽ sống được hạnh phúc. Không ngờ sau khi thức tỉnh mới biết thì ra tôi đang hại con, đang đưa các con của tôi vào hố sâu thăm thẳm. Tôi vô cùng hối hận! Nếu như chúng có người cha tốt thì sự hy sinh của tôi có giá trị. Còn nếu là người cha xấu thì tôi chính là kẻ thù của con tôi. Cuối cùng ,tôi đành phải ôm bađứa con còn nhỏ dại rời xa người đàn ông không trách nhiệm và không lương tâm. Lúc ôm con ra đi thì tôi đã biết rõ bốn mẹ con tôi sẽ rớt xuống một cái hố sâu hơn hố hiện tại. Nhưng tôi biết rõ cuối đường hầm sẽ có tia hy vọng. Tôi kể chuyện đời của tôi cho quý bạn nghe, không phải là tôi mong quý bạn tội nghiệp hay thương hại. Mà tôi biết ngoài kia chung quanh tôi còn có biết bao nhiêu người đàn bà cũng đang bịđau khổ giống như tôi. Thời gian đó, tôi không hiểu gì về môn tu niệm Phật tịnh độ. Nếu như tôi biết thì cuộc đời của tôi sẽ không bị khổ nhiều. Vì một câu Phật hiệu A Di Đà có thể trừ đ! ược nhiều nghiệp tội của chúng ta. Hiện tiền thì có thể giúp cho ta mạnh khỏe, tâm thần an định và tránh mọi tai ương. Qua kinh nghiệm của bản thân tôi hiểu được câu A Di Đà quả là thuốc thần trị bá bệnh: có thể trừ nghiệp, bệnh tâm và bỏđược hết thói hư tật xấu. Mong quý bạn hãy tin sâu niệm Phật để tìm cho mình một con đường giải thoát.
Chuyển đau khổ thành bình an
Trong cu ộc sống hằng ngày của chúng ta, dù là ngoài xã hội hay trong gia đình đều có nhiều chuyện phức tạp thật là khó nhẫn nhịn. Mỗi người sanh ra trong cõi đời này là để trả nợ, đã là trả nợ thì tất cả chúng ta ai nấy cũng đều phải gặp những chuyện trái ngang phiền toái. Cuộc sống con người luôn luôn bị chung đụng với mọi hoàn cảnh đau khổ khác nhau. Chỉ nói chuyện trong nhà thôi cũng là một vấn đề nan giải không cùng tận: nào là mẹ chồng con dâu, vợ chồng, anh rể em vợ, nào là con anh con tôi.v.v. Nhìn tứ phía đâu đâu cũng đầy dẫy khổđau phiền não. Cây muốn lặng mà gió chẳng muốn ngừng. Người không ích kỷ sống chung với người ích kỷ lâu ngày cũng trở thành ích kỷ; người không ở dơ sống với người ở dơ lâu ngày cũng phải ở dơ. Kể thì không bao giờ hết, không bao giờ cùng tận, vì không cùng tận nên con người phiền não khổđau cũng không cùng tận. Có những chuyện chúng ta có thể thoát ly, có thể trốn tránh, nhưng cũng có rất nhiều chuyện chúng ta muốn tránh mà tránh cũng không được. Vì hoàn cảnh, vì ràng buộc, vì gia đình v.v. mà phải đành đối diện đương đầu chấp nhận, nhưng chấp nhận một cách đau khổ và oán hận trong lòng. Lâu ngày, trong tâm của ta chứa đầy khí độc, độc tâm âm thầm ăn sâu mọc rễ, não bộ hư hao, huyết quản động mạch rối loạn, thân thể suy yếu già nua. Sống như vậy đâu khác gì sống trong địa ngục trần gian? Nếu chúng ta hiểu được quả báo luân hồi và đời là vô thường thì chúng ta sẽ có cách chuyển đau khổ thành bình an. Đau khổ hay bình an chỉ cách nhau một niệm suy nghĩ của ta mà thôi. Trong nhà Phật thường có m�! ��t câu nói: "Hồi đầu là ngạn". Chỉ có chân lý của Phật pháp mới có đủ thần lực để chuyển hóa mọi đau khổ. Đó là lòng từ bi và trí tuệ bát nhã.
Tôi xin nêu ra một ví dụ:
Ta làm dâu, làm c ực khổ ngày đêm như thânđi ởđợ, nhưng mẹ chồng và em chồng không thông cảm còn nặng nhẹđủ lời. Vì thương chồng, thương con mà ta không thể thoát ly, không thể thay đổi cuộc sống nên hằng ngày phải chịu đựng với những sự bất công oán hận. Rốt cuộc, người đau khổ từ tâm thần cho đến thể xác cũng chính là ta. Đâu có ai thay thế cho ta! Nếu đã không thể thay đổi hoàn cảnh thì cách duy nhất là thay đổi nội tâm suy nghĩ của chính ta, biến hận thù đau khổ thành từ bi tha thứ. Thay vì trước kia hận mẹ chồng và em chồng vì họ
hành h ạ làm cho ta đau khổ. Trong tâm chứa đầy thù hận khiến cho ta hiện tại sống trong đau khổ và còn tạo thêm ân oán cho kiếp sau.Đến khi chết, thần thức
(chủng tử) thù hận của ta sâu dày.Cuối cùng thần thức của ta dẫn ta vào địa ngục, như vậy có phải đã khổ lại càng khổ thêm! Nay ta thức tỉnh hiểu được những chuyện ta đang làm hằng ngày là làm công quả cúng dường để tạo phước đức. Còn mẹ chồng và em chồng khắc nghiệt kia là Bồ Tát đang giúp cho ta tu hạnh nhẫn nhục để ta tạo công đức. Cũng là một việc làm nhưng một bên là gieo oán tổn đức, một bên là tạo công đức và phước đức. Một bên là đau khổđọa đày, một bên là an vui tự tại. Tôi biết quý bạn sẽ nghĩ rằng: nói thì dễ nhưng làm rất khó vì chúng ta không phải là thánh. Kính thưa qúy bạn, thánh hay phàm tuy hai mà một, tuy khó mà dễ. Khó hay dễ là ở chỗ chúng ta có chịu làm hay không? Vì câu Phật hiệu A Di Đà có thể chuyển phàm thành Phật, không lẽ chuyện nhỏ hằng ngày không chuyển nổi hay sao? Kính thưa quý bạn! Trước kia tôi rất ghét sự bất công và giận ghét ai gây nên đau khổ cho người khác. Nhưng sau khi hiểu đạo, tôi thương xót cho những người gây nên tội ác còn nhiều hơn là những người bị hại. Tại sao? Vì họđang đứng ngay cửa địa ngục mà họ không hay biết. Hỏi như vậy họ có đáng thương không? Trước kia, tôi hiểu lầm về làm công quả. Tôi tưởng rằng vào chùa giúp việc mới gọi là công quả, giúp tài thì gọi là cúng dường. Sau này tôi mới hiểu tất cả mọi chuyện mà chúng ta đang làm ngoài xã hội hay trong gia đình mà làm công không lãnh ti�! �n thì đều gọi là làm công quả và phước đức ngang nhau, không hơn không kém. Bố thí tài cũng vậy, cũng đều gọi là cúng dường. Trong các thứ bố thí thì bố thí pháp là cao nhất. Hằng ngày chúng ta nên đi khuyên người tu hành niệm Phật hay là ấn tống những cuốn kinh sách có ý nghĩa Phật pháp thì công đức và phước đức sẽ vô cùng to lớn.
Chuyển Tuyệt Vọng Thành Hy Vọng
Kính th ưa quý bạn !Trong cuộc đời của tôi đã trải qua nhiều lần tai nạn như là: tai nạn xe cộ, tai nạn té lầu và tai nạn lụt nước. Vì trải qua nhiều tai nạn nên xương chậu của tôi bị suy yếu. Tuy trải qua nhiều sóng gió và tai nạn nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy tuyệt vọng như là thời gian bị té trong lần lụt nước. Thời gian đó, tôi chỉ nằm một chỗ, con tôi đứa nào cũng bị bệnh, nhà bị ngập không ởđược, xe thì bị hư. Bên cạnh thì không có một người thân giúp đỡ và tiền thì không có. Tánh của tôi rất sợ làm phiền bạn bè nhưng cuối cùng cũng phải cầu cứu đến bạn bè. Dù bạn bè của tôi có tốt thì cũng chỉ giúp được một thời gian ngắn thôi, còn chuyện của tôi là chuyện lâu dài. Trước kia, tôi đã từng trải qua nhiều hoàn cảnh còn đau khổ hơn nhưng tôi không cảm thấy tuyệt vọng, vì ít ra những lúc đó tôi còn đi đứng được, còn kiếm ra tiền và còn chăm sóc được cho các con của tôi. Còn trong thời gian taì nạn lụt nước, tôi như "người sinh học" không đi lại được. Lúc đó, tôi vô cùng tuyệt vọng. Trong đời của tôi sợ nhất là bị tàn tật nằm một chỗ. Nếu như phải bị tàn tật tôi thà tự vận chết còn sướng hơn vì ít ra cũng được giải thoát. Nhưng sau khi hiểu đạo thấy được lẽ thật, tôi mới biết quý mạng sống của tôi. Ý nghĩ của tôi bây giờ và trước kia hoàn toàn khác hẳn. Bây giờ tôi không còn sợ bị tàn tật hay thành người sinh học nữa mà tôi chỉ sợ tôi mất đi lý trí và mất đi cái thân giả tạm này. Tại sao? Vì tôi đang dùng cái thân giả tạm của tôi làm chiếc thuyền để vượt biên về bên kia Cõi Phật.Hiện giờ tôi ch! ỉ mới đi được nửa đường thôi, nên tôi không muốn chiếc thuyền bị chìm vì thuyền chìm thì tôi sẽ bị chìm theo. Tôi thà chấp nhận chiếc thuyền bị hư hao xấu xí không còn đủ hình thù nhưng ít ra nó vẫn còn cái máy biết điều khiển hướng đi. Còn hướng đi thì tôi vẫn còn con đường giải thoát. Tôi biết ngoài kia có rất nhiều người đang bị hoàn cảnh giống như tôi, có rất nhiều người đang bị tàn tật và khổ sở. Nếu như chúng ta hiểu được chân lý đời là vô thường, đời là giả tạm thì chúng ta sẽ không vì cái thân tàn tật này màđau khổ. Thân tàn tật hay thân trọn vẹn đẹp đẽ khi chết rồi cũng thành tro bụi có khác biệt gì đâu? Tại sao chúng ta không dùng ngay giây phút này để mà niệm Phật? Dùng thân tàn khuyết giả tạm đểđổi lấy thân Phật kim sắc vẹn toàn? Đây mới là con đường giải thoát, mới là sống thật. Còn hơn những người có thân thể cường tráng đẹp đẽ mà không hiểu được cuộc sống vô thường, không lo tu hành để giải thoát; vậy đâu có khác gì sống mà như chết, thấy mà như mù. Trong cái xui có sự may mắn, nhờ tàn tật mà chúng ta mới có nhiều thời gian để tu hành niệm Phật. Phật nói: "Sống 100 năm không bằng một ngày hiểu đạo." Cũng như một người ăn xin bần cùng mà hiểu đạo còn giàu hơn kho báu của thế gian.
• M ột người ngu si đần độn mà hiểu đạo thì có trí tuệ
thông minh h ơn một vị vua cai trị cả nước. • Thân ta tuy tàn tật nhưng tinh thần của ta không bị
tàn t ật, tâm ta vẫn chói sáng, trí tuệ vẫn thênh thang. Đây mới là sống thật, là an lạc tự tại, là hạnh phúc vĩnh cửu.
Giấc Mơ Như Thật
Ngày 25-11-02, tôi n ằm mộng thấy một giấc mơ kỳ lạ. Tuy nói là giấc mơ nhưng y như thật. Trong giấc mơ, tôi thấy mình đi ngang qua một căn nhà lớn có hai tầng. Từ xa tôi đã nghe được tiếng của đông người vui cười nói chuyện. Trong đầu tôi lúc đó nghĩ rằng: hôm nay là ngày lễ TạƠn nên bà con hội họp ăn uống vui cười. Khi đi gần đến căn nhà đó, tôi nhìn vào thì thấy rất đông người họ đang vui cười ăn uống xôn xao. Tôi nhìn lên tầng trên thì thấy khoảng mấy trăm đứa bé khoảng 3-4 tuổi không mặc quần áo và chúng toàn màu trắng đang đi lủi thủi để sum họp với nhau . Chung quanh căn nhà đó vẫn còn nhiều đứa bé từ các nơi khác đang đi đến. Tôi ng lại nhìn những người ăn mừng ở dưới, rồi lại nhìn đám trẻ con đang âm thầm tựu họp ở trên. Lúc đó, tôi thắc mắc nên gạn hỏi mấy người đi qua đường. Tôi hỏi: "Mấy anh mấy chị có biết chủ nhà đó là ai không và tại sao trên lầu có nhiều con nít quá vậy?" Họđều nói với tôi rằng: "Đâu có thấy đứa con nít nào đâu". Lúc đó tôi cứ nói với họ rằng :"Có nhiều lắm". Họ nói là: "không có ai hết," rồi họ bỏđi. Lúc đó tôi nghĩ thầm: không lẽđám con nít này là ma nên không ai thấy? Rồi tôi lại nghĩ: thôi mình đi về ngày mai trở lại nói cho ông bà chủ nhà đó biết về chuyện đám con nít tựu họp ở trên lầu. Ngày hôm sau tôi đến căn nhà đó. Vừa tới trước cửa nhà thì tôi thấy có mấy người đang dọn dẹp bàn ghế. Tôi gặp một người đàn bà, tôi đoán bà ta là chủ nhà nên định bước vào để nói cho bà ta nghe. Lúc đó, tôi chưa kịp nói gì thì bà ta cứ ngó ra ngoài cửa, tôi cũng quay đầu n! hìn theo. Tôi thấy có một người đàn ông mình người mặt thú đang lấp ló. Tôi chưa kịp thắc mắc thì người đàn ông đó chạy tới trước mặt, đưa cho tôi một lá thơ và đứng đó chờ tôi mở ra xem. Tôi chưa kịp mở ra xem thì bà chủ nhà đó chạy lại giựt lá thơ trên tay của tôi rồi mở ra xem. Trong lúc mở ra xem thì bà ta cũng lịch sự cho tôi xem chung. Trong lá thơđó có ba tờ, hai tờ thì có chữ như xé ra từ một tờ báo nào đó, còn một tờ thì có hình. Lúc đó, tôi không để ý đọc hai tờ giấy có chữ, mà tôi chỉđể ý coi tờ giấy có hình thôi. Khi tôi nhìn vào thì bỗng nhiên tờ giấy hình đó biến thành một màn ảnh lớn cho tôi xem. Tôi thấy hai bên đường có nhiều người đang bày bán đủ loại thịt heo bò, gà vịt. Con nào cũng bị giết làm lông sạch sẽ còn nguyên chưa bị chặt ra. Lúc đó, có một đám người từđâu đi tới định mua thịt chúng đểăn. Tự nhiên tôi thấy mỗi một con vật đều xuất ra một bóng người ở truồng. Chúng đồng loạt ngồi dậy và đứng lên thành cảđám có cả: già trẻ, nam nữ (họ toàn là màu trắng); họ giận dữ rượt đám người định mua thịt của họđểăn. Thế là người mua lẫn người rượt chạy tứ tung. Sau khi thức dậy tôi thật là đau lòng, vì tôi hiểu được các vong hồn con nít đang tựu họp ở trên lầu đó chính là các vong hồn của những con gà tây bị giết trong dịp lễ TạƠn của nước Mỹ (đây là sự thật không phải là
tưởng tượng)
Ở nước Mỹ, mỗi năm có một ngày lễ TạƠn và họ coi lễ này rất lớn gần bằng với lễ Noel. Tới ngày lễ Tạ Ơn thì họđều tụ họp gia đình. Dù con cái ởđâu xa cũng phải vềăn mừng ngày lễ TạƠn. Nhà nào ai nấy cũng đều ăn gà tây vì đây là phong tục của ngày lễ. Trước ngày lễ TạƠn mấy tháng ở các nông trại họ phải bận rộn ngày đêm nuôi gà, giết gà, đông lạnh, chuyên chởđể kịp cung cấp gà tây cho toàn nước Mỹ. Ngày lễ TạƠn này quá ư là tàn nhẫn, là một ngày sát sanh thảm khốc. Mỗi năm đến ngày lễ TạƠn, cả nước Mỹ ai nấy cũng đều ăn uống no nê và vui vẻ. Có ai nghe được tiếng than khóc của bao nhiêu triệu vong hồn con gà tây đang bơ vơ, lạnh lẽo, oán hận và đau đớn.Không chừng trong những vong hồn đó có biết bao nhiêu là ông bà cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp của chúng ta. Gieo thù hận thì chuốc lấy diệt vong. Mỗi một năm vào ngày lễ TạƠn ở trên nước Mỹđã có biết bao nhiêu người bị chết: lớp vìăn gà tây bị trúng độc, lớp bị tai nạn xe cộ vì ăn nhậu quá chén. Tôi thật là không hiểu hai chữ "TạƠn" đối với họ có ý nghĩa như thế nào? Tôi chỉ thấy là một ngày đen tối sát hại vô số thú vật lẫn con người. Còn một chuyện lạ là tại sao người đàn ông mặt thú đó lại đưa cho tôi một lá thơ? Không lẽ ông ta muốn cho tôi biết thú là người, người sẽ thành thú? Đúng như lời Phật dạy ở trong kinh. Phật nói: "Súc vật là người đầu thai. Chúng có linh tánh và Phật tánh, vì nghiệp tội của kiếp trước nên kiếp này mới bị mang thân thú để trả." Phật nói: "Trong đám súc sanh đó đều là cha mẹ, anh em và con cháu nhiều ! đời nhiều kiếp của chúng ta." Tôi thấy lời Phật dạy là vạn lần chân thật. Chẳng qua, chúng ta không dám nhìn vào sự thật. Trong chúng ta cũng có rất nhiều người đã nghe được những chuyện người đầu thai làm thú, trong bút ký lẫn chuyện hiện tại của thế gian. Có một số chúng ta không thấy tận mắt nên không tin. Hoặc giả là tin nhưng lại sợ không còn được ăn ngon, hưởng thụ nên tự mình lừa dối lương tâm của chính mình. Chúng ta hãy bình tâm và lấy lương tâm của mình để mà tìm hiểu lại xem. Mấy con thú vật đó nó cũng có đủ bộ phận, máu đỏ giống như chúng ta, chúng chỉ khác ở chỗ là hình dạng bên ngoài, còn tất cảđều là giống như chúng ta. Chúng cũng biết thương yêu, giao hợp, mang nặng, đẻđau và bảo vệ con của chúng. Khi bịđuổi giết, chúng hoảng sợ, dãy dụa, đau đớn và hét la thảm thiết giống như chúng ta. Có một số chúng ta không chính mắt thấy chúng bị giết nên không cảm giác được nỗi đau đớn và sợ hãi của chúng. Ví thử nếu chúng ta bị cọp hay sói lang rượt bắt ăn thịt thì chúng ta sẽ sợ hãiđau đớn ra sao? Chúng cũng vậy chớ có khác gì? Có nhiều người trong chúng ta ăn thịt chúng một cách ngon lành, không một chút xót thương, ngược lại còn biện hộ cho rằng : ông Trời sanh chúng nó ra cho chúng ta ăn. Thật ra không có ông Trời nào sanh chúng nó ra cho loài ngừơi ăn thịt. Chẳng qua chúng ta ỷ mạnh nên ăn thịt chúng. Cũng như những con thú dữ ăn thịt chúng ta vì chúng nó mạnh hơn chớ nào phải ông Trời sanh con người ra để cho chúng nó ăn. Có một số người còn biện hộ cho rằng: Nếu chúng ta không ăn thịt chúng thì làm sao chúng được đi đầu tha! i? Nếu ! thật sự như vậy thì chúng ta là Bồ Tát hết rồi đâu còn gọi là oan gia truyền kiếp. Ởđời, oan oan tương báo trả hoài không dứt. Ngày nay chúng taăn thịt chúng, mai sau chúng ta thành thú lại bị chúng ăn thịt lại. Rồi cứ vậy màăn qua nuốt lại, đời đời kiếp kiếp không có cùng tận. Đây gọi là quả báo tuần hoàn. Trong nhà Phật có câu: "Lưới trời tuy thưa nhưng không bỏ sót một ai có vay ắt có trả." Trước kia tôi cũng thích ăn thịt lắm. Tôi học hiểu kinh Phật và bản thân tôi chứng kiến được cảnh luân hồi nên thật sợ lắm. Bao nhiêu lần tôi quyết tâm bỏăn thịt nhưng bỏđược một thời gian rồi ăn lại. Sau này nhờ niệm Phật mà tôi hoàn toàn bỏđược ăn mặn. Vì khi niệm Phật lâu ngày tâm của chúng ta sẽđược từ bi như Phật. Khi thấy thịt chúng ta sẽ cảm giác và thấy đó là thịt người, rồi sẽ thương xót chúng vô cùng, thương đến đỗi con kiến chúng ta cũng không muốn giết. Vì nghĩ một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ bị như chúng và trong đám thú lớn nhỏ kia có biết bao nhiêu là cha mẹ, anh em và con cháu của chúng ta. Nếu như chúng ta tha được thì nên tha. Tại sao trong nhà chúng ta có kiến, nhện, chuột…? Là vì chúng ta ở dơ nên chúng mới tới. Rồi khi chúng nó tới thì ta lại giết chúng. Lỗi là tại chúng ta kêu chúng đến chớ nào phải lỗi của chúng. Nếu chúng ta giữ vệ sinh sạch sẽ thì chúng đâu bao giờđến. Cũng như con người ngày nay lòng dạ ác độc, tham dâm đầy dẫy nên mới chiêu cảm chúng ma đến đây. Vì vậy tâm ma của chúng ta ngày nay quá mạnh. Tất cả cũng là lỗi của chúng ta chớ nào phải lỗi của chúng ma. Tôi không biết quý bạn có tìm hiểu hay! không? ! Riêng tôi thì từ nhỏđã có tánh tò mò nhiều chuyện nên đã tìm hiểu nhiều gia đình làm nghề sát sanh. Trong cuộc đời tôi chưa có thấy một người nào làm nghề sát sanh mà sống được thọ, mạnh khỏe và gia đạo bình yên. Trong kinh Phật nói chúng ta sát sanh càng nhiều thì tuổi thọ chúng ta càng ngắn, bệnh hoạn càng tăng, con cháu tổn đức. Phóng sanh càng nhiều thì tuổi thọ càng dài, sức khỏe càng tăng và con cháu có nhiều phước đức. Phật nói: "Chúng ta ăn thịt thú nhiều, lâu ngày chúng ta cũng thành thú." Lý lẽ này rất hợp lý vì thân chúng ta bồi dưỡng thịt máu của chúng thì thịt máu của chúng ta là thú đó là điều đương nhiên. Khi chúng bị giết thì bao nhiêu thù hận của chúng đều cô đọng lại trong thịt máu của chúng. Khi chúng ta ăn vào lâu ngày thì sẽ có tánh thú như chúng. Có tánh thú lâu ngày sẽ tích tựu thành tâm thú. Khi chết, tâm thú của ta sẽ dẫn
dắt ta đi đầu thai làm thú. (Đây là sự thật không phải là mê tín
dịđoan).
Tôi là ng ười có cả trăm nghìn tội lỗi. Trong quá khứ vô thỉ nhiều kiếp đã giết hại và ăn thịt chúng. Giờ tỉnh ngộ tôi thật vô cùng hối hận. Tôi mong dùng cuộc đời còn lại ngày đêm lo tu niệm Phật để giải bớt oán thù. Tôi niệm Phật là để cầu siêu cho chúng mau được siêu thoát, hầu mong chuộc lại một phần nào tội lỗi của bản thân. Các nước tây phương thịt là món ăn chính của họ. Họăn thịt mỗi ngày, ăn rồi mang cả một thân bệnh ung thưđầy dẫy, dâm loạn đứng đầu con nít cũng không tha, tâm thú lẫn tâm ma. Không phải chỉ riêng các nước Tây Phương mà ngày nay đã lan tràn cả thế giới. Thời nay, không riêng gì những người ăn thịt nhiều mới bị ung thư mà luôn cả những người ăn hải sản và rau cải cũng đều bị. Nhưng số người ăn chay thì chỉ bị thiểu số. Tại sao? Vì thức ăn và nước uống của chúng ta đang dùng hằng ngày đều đang bị những chất độc ô nhiễm. Nếu chúng ta tìm hiểu và đọc báo chí hằng ngày thì sẽ thấy có biết bao nhiêu người bị trúng độc vì thực phẩm. Bệnh của con người từđâu mà có? Là từăn uống mà ra. Nên chúng ta phải cẩn thận về vấn đềăn uống. Không những là trong thức ăn và nước uống có độc tố mà không khí chúng ta đang hít thở hằng ngày cũng đang bị nhiễm ô.
Chuột Biết Trả Thù
Tôi v ượt biên qua Thái Lan năm 1980, sau vài tháng thì chuyển qua trại tị nạn Batanan ở Philippin. Đây là một trại tị nạn rất lớn, được chia ra làm chín vùng. Mỗi một vùng có bốn dãy và có nhiều căn chung cư. Chúng tôi ở vùng sáu. Mỗi một căn chung cưđều có gác lửng và mỗi một căn đều chia ra cho bốn hoặc năm người ở. Căn của chúng tôi thì có bốn người: vợ chồng tôi và vợ chồng anh Thông. Ởđây không có cầu tiêu hay cầu tắm riêng nên phải xài chung ở công cộng. Vì vậy chúng tôi mới lấy cây ván để làm tạm một cái cầu tắm ởđằng sau nhà. Qua mấy tháng sau thì có một đám chuột chúng làm
ổ ở dưới gầm cầu tắm, bít lại đường mương để dẫn nước thoát ra ngoài. Chúng đội đất lên và làm cho miếng ván ở dưới cầu tắm bị xê dịch qua một bên. Một hôm, tôi không biết nên đi vào để tắm. Lúc đó,tôi thấy miếng ván ở dưới chân bị bung lên nên tôi dùng chân đểđạp nó xuống, không ngờ tôi nghe có nhiều tiếng chuột kêu chút chít ở dưới. Tôi hốt hoảng la lên và chạy nhanh vào nhà để kêu chồng tôi: "Anh à! Đi ra cầu tắm mà coi, có một đám chuột chúng đang làm ổở dưới cầu tắm, anh ra đánh và phá ổ của tụi nó cho emđi, nếu không em sẽ không dám xài cầu tắm đó nữa đâu."Vì từ nhỏ, tôi sợ nhất là mấy con chuột nên mỗi khi thấy chuột là tôi hét khiến cho ai nấy ở chung quanh tôi cũng đều phải hết hồn. Lúc đó,chồng tôi thấy tôi sợ hãii và hét thất thanh như vậy thì vội chạy ra ngoài đểđập tụi nó. Cũng trong khiđó, chị Thông trong nhà vội chạy theo ra cản lại và nói rằng: "Đừng có đập tụi nó, nếu không sẽ bị chúng nó trả thù đó"!. Tôi vừa nghe đến hai chữ trả thù thì cảm thấy tức cười nên tôi vừa cười vừa nói: "Chị Thông! Chị nói cái gì mà lạ vậy? Chuột làm gì mà biết trả thù?" Chị Thông chạy lại tính bịt miệng của tôi, nhưng tôi vội tránh qua một bên vì thấy cử chỉ của chị khác thường. Chị nói: "Lan à! Em không có ở nhà quê nên em không hiểu biết chi cả.Còn anh chịở nhà quê nên biết sự linh thiêng của mấy ông Tý." Khi nghe đến hai chữ "ông Tý"thì tôi lại càng tức cười đến không chịu nổi nên nói rằng: "Ông Tý cái gì mà ông Tý. Xưa nay, em chỉ nghe người ta gọi là mấy con chuột thôi. Bây giờ tụi ! nó làm em sợ, em chỉ kêu chồng em ra đánh và phá ổ của nó để tụi nó sợ mà dọn đi chỗ khác thôi,chớ emđâu có kêu chồng em giết tụi nó đâu mà chị sợ là tụi nó trả thù." Khi nghe tôi trả lời như vậy thì chị Thông nói: "Đừng có đánh ông Tý mà phải xin mấy ông dọn đi đừng có phá mình." Rồi chị nói tiếp: "Ở dưới quê chị mỗi năm tới mùa lúa thì dân chúng phải làm lễđể cúng tế ông Tý. Nếu không, sẽ bị mấy ông Tý phá hết mùa màng và dân chúng sẽ bịđói."Lúc đó, tôi nghe qua thấy vô lý nên không tin và tưởng là chị hù tôi nên càng tức giận và nói: "Chịđừng có hù em, em không sợ tụi nó đâu. Bây giờ, em kêu chồng em ra đập tụi nó, nếu như tụi nó có linh tánh hiểu được tiếng người thì vềđây trả thù emđi thì lúc đó em mới tin là ông Tý có linh tánh." Khi chị Thông nghe tôi nói như vậy thì vô cùng tức giận và nói: "Được! Để chị coi Lan bị trả thù bằng cách nào." Sau đó, chồng tôi đi ra phá ổ của tụi nó tan tành , làm chúng hoãng sợ bỏ chạy tứ tung. Chiều đến, sau khi tắm rửa xong tôi giặt đồ. Hôm đó, tôi giặt bốn bộđồ: hai bộ của chồng tôi và hai bộ của tôi. Trong lúc phơi đồ tôi nghĩ thầm: "Phơi quần áo của chồng tôi hai đầu, còn quần áo của tôi thì phơi ở giữa." Vì tôi nhớ chị Thông có nói là : chỉ có tôi bị trả thù thôi, bởi chính tôi kêu chồng tôi phá và chính tôiđã thách thức chúng. Cả buổi chiều tối hôm đó, lòng tôi cứ hoang mang
và lo s ợ mãi vì những lời nói chắc chắn của chị Thông . Sau khi phơi đồ xong tôi vào nhà, loay hoay một hồi rồi tới giờ ai nấy cũng đi ngủ ,còn riêng tôi thì cứ thấy lo ở trong lòng. Sau đó, tôi tự nhủ thầm với mình rằng: làm gì có chuyện chuột trả thù? Xưa nay mình chỉ nghe có rắn trả thù thôi. Thế rồi tôi ngủ thiếp hồi nào không hay. Mãi tới gần sáng thì bổng nhiên tôi nghe được nhiều tiếng chuột kêu chút chít, tôi hốt hoảng giựt mình thức dậy thì thấy có một đám chuột từ trong mùng của tôi đang chạy ra ngoài. Tôi sợ hãi la lên, khiến cho cả nhà ai nấy cũng giựt mình thức dậy.( Lúc đó vợ chồng tôi thì ở trên gác, còn anh chị Thông thì ở dưới nhà). Anh chị Thông nghe tôi hét như vậy thì vội hỏi lớn: "Lan! Có phải em bị mấy ông Tý trả thù không?" Lúc đó, tôi vì quá sợ hãi nên bật khóc, rồi bổng nhiên tôi cảm thấy mười ngón chân của tôi đau nhức. Tôi vội nhìn xuống thì thật không thể tưởng tượng được mười đầu ngón chân của tôi đều bị chúng cắn tới rớm máu. Lúc đó, tôi biết đây là một chuyện trả thù có thật, nên tôi vội chạy xuống nhà dưới để cầu cứu chị Thông giúp đỡ.
Anh ch ị Thông nói: "Lan hãy đi coi lại quần áo coi mấy ông Tý có cắn không?"Khi nghe chị nói như vậy thì tôi vội chạy ra nhà sau để coi , không ngờ tôi choáng váng cả mặt mày, vì thấy quần áo của tôi đều bị chúng cắn nát không còn một chỗ nào, dù là nhỏ bằng đốt ngón tay. Một điều mà làm cho tôi sợ hãi đó là; quần áo của tôi không bị xê dịch vẫn treo ngay thẳng. Tôi không hiểu chúng leo lên cắn bằng cách nào? Vì nếu chúng kéo xuống đất cắn nát thì tôi đỡ sợ, nhưng đằng này quần áo của tôi không bị xê dịch một chút nào cả. Còn quần áo của chồng tôi thì còn nguyên vẹn không bị cắn nát. Sau đó, tôi vội chạy lên gác để kiểm lại quần áo. Nhìn thấy thùng quần áo không bị mở ra tôi mừng , nhưng trong bụng cảm thấy không yên nên vội mở ra để xem thử. không ngờ quần áo của tôi vẫn xếp ngay thẳng không một chút xê dịch, vậy mà tất cảđều bị chúng cắn nát không còn một cái nào. Còn quần áo của chồng tôi thì vẫn còn nguyên. Trong khi đó chỉ còn mấy ngày nữa là tôi phải đi Mỹ, vậy mà tôi không còn bộ nào để mặc. Lúc đó, tôi không dám giận mà chỉ có sợ hãi. Tôi sợ là vì chúng nó có linh tánh hiểu được tiếng người. Sau dó, tôi vội chạy xuống nhà dưới để kêu chị Thông giúp đỡ. Anh chị dạy tôi đi mua trái cây, nến nhang đặt lên
m ột cái bàn nhỏđểởđằng sau nhà để làm lễ xin lỗi chúng . Chị dạy sao thì tôi làm theo như vậy. Sau khi đốt nhang xong, tôi nói: "Thưa ông Tý, tôi ngu muội không biết ông Tý có linh tánh. Bây giờ tôi xin lỗi mong ông Tý bỏ qua cho, tôi sẽ không dámđụng chạm đến mấy ông nữa." Sau khi xin lỗi chúng xong tôi vẫn còn lo nên hỏi chị Thông: "Chị Thông ơi! Chị có chắc là ông Tý không trả thù em nữa không?" Chị Thông nói: "Chắc chắn là không". Sau đó, chúng nó không còn phá tôi nữa.
Qua câu chuy ện đó cho tôi hiểu được những con vật nhỏ chúng cũng có linh tánh. Từđó, dù là nhỏ như con kiến hay con nhện tôi cũng đều không dám giết mà chỉ có nói chuyện hoặc năn nỉ chúng đi nơi khác và tôi ráng ở sạch sẽđể chúng không tới làm phiền. Lỡ thấy chúng ở trong nhà thì tôi kiếm cách đểđem chúng nó ra ngoài chớ không dám giết, vì thấy chúng nó tội
nghi ệp quá!. (Tôi viết bài này là để chứng minh súc vật cũng có linh tính, không phải khuyến khích quý bạn cúng tế ông Tý, xin quý bạn chớ có hiểu lầm).
Ba Kiếp Trong Một Đời
Tôi xin k ể cho quý bạn nghe câu chuyện luân hồi của đứa con gái lớn tôi. Nó đã trải qua ba kiếp trong một đời. Nghe qua quý bạn sẽ không tin và còn cho đây là chuyện hoang đường không có thật. Xin thưa với quý bạn rằng câu chuyện tôi kể sau đâylà hoàn toàn chân thật. Tôi không vì bịa đặt mà đem danh dự của bản thân và con gái của tôi ra cho quý bạn cười. Hơn nữa, nếu tôi nói xạo thì người mang tội sẽ là tôi. Thử hỏi, kể một câu chuyện hoàn toàn không có lợi, chỉ có hại cho bản thân thì có ai chịu làm chuyện dư thừa này không? Chắc chắn là không!
Câu chuy ện này nó quá chân thật, ngay đến bản thân của tôi cũng không dám tin, nhưng sự thật vẫn là sự thật. Tôi đã dấu con gái tôi gần 20 năm. Mới đây vì muốn viết cuốn sách này nên tôi đã kể cho con gái tôi nghe và nó bị chới với không thể chấp nhận đó là sự thật. Khi nghe tôi đem câu chuyện này kể ra ngoài thì nó hoàn toàn phản đối. Nhưng sau khi khuyên giải thiệt hơn thì cuối cùng con tôi đã bằng lòng. Mục đích của câu chuyện luân hồi này là để cho chúng ta tin: lời Phật dạy là vạn lần chân thật, không phải là chuyện hoang đường. Chẳng qua chúng ta tự lừa dối bản thân không dám nhìn vào sự thật, cũng như chúng ta chỉ thích nghe những lời suông tai nịnh bợ giả dối. Hễ ai nói lời thật thì làm cho chúng ta nổi sân rồi chửi mắng người ta ngay.Ở trên thế gian này có mấy ai chấp nhận được lời thật? Vì lời thật nghe chói taiđau lòng, nhưng đây mới là lời vàng bạc. Còn những lời giả dối nghe suông tai thích thú nhưng là những lời độc hại ngấm ngầm. Cũng như chúng ta thừơng cho giả là chơn, cho chơn là giả nên người đời mới có cái tên gọi là thế gian. Làm người đã khổ lắm rồi vậy mà suốt ngày chúng ta còn phải sống đau khổ, vui buồn vì những lời lẽ của kẻ khác, như vậy có khác gì mình đã đánh mất bản thân và là kẻ thù lớn nhất của chính mình. Điều này thử hỏi chúng ta có đáng thương không? Chuyện mình xấu hay tốt lương tâm của mình tự hiểu rõ, cần gì đến người khác nói thì mình mới biết. Kẻ có trí tuệ rất sợ lời giả dối còn kẻ ngu si chỉ thích nghe những lời giả dối hại người. Xin lỗi quý bạn tôi hơi dài d�! �ng, giờ tôi xin trở lại câu chuyện. Ởđây, tôi xin kể cho quý bạn nghe rõ từng câu chuyện một để quý bạn dễ hiểu.
1. Người bị chết
2. Người chết thành rắn
3. Rắn chết thành người
Người Bị Chết
Lúc tôi được khoảng mười tuổi thì mẹ tôi mang thai và bầu thai này nằm ở ngoài tử cung. Vì vậy, từ khi cấn thai mẹ tôi thường hay bịđau bụng. Mẹ tôi đi đủ mọi nơi, đủ bác sĩ khác nhau nhưng ai cũng nói rằng là mẹ tôi không có mang thai. Tất cả bác sĩ họđều nói rằng là: "Mẹ tôi có một cục máu bầm ở ngoài tử cung, phải cần chích thuốc để trục ra ngay, nếu không thì sẽ bị hại đến tánh mạng." Mẹ tôi không chịu nên đã tranh cãi hết bác sĩ này rồi tới bác sĩ kia. Mẹ tôi cứ nói rằng: "Các ông nói bậy nó là con của tôi không phải là cục máu bầm." Sauđó, mẹ tôi không còn muốn đi tìm bác sĩ nữa vì mỗi lần đi là mỗi lần thêm giận (thời điểm đó chưa
có máy siêu âm).
T ừđó, mẹ tôi ở nhà chờđợi cho bầu thai phát triển. Rồi ngày qua ngày mẹ tôi càng đau thêm, máu càng lúc càng ra nhiều, cái bụng càng ngày càng lớn. Mẹ tôi đau khổ tận cùng, chịu đựng cho đến hơn bốn tháng, nỗi đau làm cho mẹ tôi càng lúc càng thêm hao gầy, ăn ngủ không yên và thường bị xỉu lên xỉu xuống. Cuối cùng mẹ tôi bị bất tỉnh. Ba tôi đưa mẹ tôi vào nhà thương để cấp cứu. Bác sĩ nói với ba tôi rằng là: "Phải chích thuốc để trục cục máu bầm này ra ngay, nếu không thì mẹ tôi sẽ bị chết." Cuối cùng, ba tôi phải bằng lòng. Sau khi bác sĩ chích thuốc dục và làm cho mẹ tôi tỉnh lại xong, thì bác sĩ kêu ba tôi đưa mẹ tôi về nhà để nghỉ ngơi và bác sĩ dặn dò ba tôi thêm rằng: "Sau vài tiếng đồng hồ mẹ tôi sẽ trục ra cục máu bầm đó ,rồi đem cục máu bầm đó bỏđi và lo tẩm bổ lại cho mẹ tôi thì mọi chuyện sẽ không sao. Ba tôi sau khi nghe đựơc những lời dặn dò của bác
s ĩ thì yên tâm nên đưa mẹ tôi về. Vềđến nhà thì mẹ tôi nằm băng và trục ra được cục máu bầm. Lúc đó, ba tôi không biết tưởng đó là cục máu bầm nên sai chị Hai tôi đem nó bỏ vào thùng rác. Khiến xui sao chị tôi không bỏ vào thùng rác mà lại đemđi bỏ lên nóc cầu tiêu ở đằng sau nhà. Lúc đó, trong nhà chỉ có ba mẹ và chị Hai của tôi. Còn tất cả anh chị em của tôi thì đi học chưa về. Sau khi ba và chị Hai lo cho mẹ của tôi xong thì ba tôi yên lòng đi coi công chuyện làm ăn. Đi được khoảng nữa đường thì trong lòng của ba tôi cảm thấy nóng nảy, ray rứt và khó chịu như có điều chi không ổn. Lúc đó ba tôi cứ thẫn thờ suy nghĩ: "Không biết là chuyện gì đây?" Rồi tự nhiên ba tôi sực nhớ lại lời của mẹ tôi nói: "Nó không phải là cục máu bầm mà nó là con của tôi, mấy người đừng có giết nó!" Vừa nghĩđến những lời đó thì ba tôi hốt hoảng vội chạy trở về nhà, vừa chạy ba tôi vừa nghĩ thầm: "Nếu bịch máu bầm đó là con của mình thì ba tôi sẽ ân hận". Điều mà làm cho ba tôi sợ phát điên lên đó là khi nghĩđến: "Lỡ con chó hoặc con mèo ở trong nhà, tụi nó bươi thùng rác rồi ăn luôn đứa bé đó thì ba tôi sẽ hối hận suốt đời." Vừa về tới nhà thì ba tôi đã réo từ ngoài cửa réo vào. Ba tôi gọi: "Con Huệđâu? Mày bỏ cái bịch đó ởđâu?" Chị Hai tôi nghe, hốt hoảng chạy ra. Lúc đó ba tôi vừa níu kéo vừa hạch hỏi chị tôi dồn dập. Chị Hai tôi bẩm tánh hiền và khờ nên khi thấy ba tôi hốt hoảng hạch hỏi như vậy thì chị ú ớ không nhớ là mình đã bỏ bịch máu đó ởđâu? Sau đó Ba tôi vội chạy ra nhà sau để lục hết mấy thùng r�! �c nhưng đều không thấy. Càng tìm thì ba tôi lại càng chết điến cả người. Cuối cùng chị Hai tôi mới nhớ ra và nói với ba tôi rằng là chịđã bỏ lên nóc cầu tiêu ở sau nhà. Lúc đó ba tôi nghe xong thì mừng quá nên vội chạy lên để tìm, may thay bịch máu bầm đó vẫn còn chỉ có điều là nó hơi bị khô ở ngoài mặt vì trời nóng, lại bị bỏ trên mái tôn. Khi ba tôi đem bịch máu đó xuống thì ba tôi biết ngay là trong bịch máu đó có đứa bé. Vì vậy ba tôiđem nó vào nhà và lập một cái bàn hương đèn ở giữa nhà. Trong thời gian mẹ tôi xảy ra chuyện thì cũng là thời gian tôi bị nóng lạnh, nôn mửa và khó chịu. Tôi xin cô giáo cho tôi về nhà. Cô giáo cho hai người bạn đưa tôi về. Vềđến nhà thì tự nhiên tôi cảm thấy mình khỏe hẳn như không có chuyện gì xảy ra. Sau khi chia tay và cám ơn hai người bạn xong thì tôi vội chạy vào nhà. Vừa chạy đến cửa nhà thì tôi hốt hoảng khi thấy giữa nhà có bàn hương đèn; còn ba và chị Hai của tôi thì đang khóc. Tôi vội nhìn quanh để tìm mẹ nhưng tôi không thấy mẹ. Lúc đó, tôi tưởng rằng là mẹ tôi đã chết nên hốt hoảng chạy xông vào giường của mẹ tôi. Vừa chạy vào tới giường thì tôi thấy mẹ tôi nằm im không cửđộng, còn dưới gầm giường thì có nhiều lửa than, ở trên thì có cả chục cái mền đang đắp ở trên người của mẹ tôi. Lúc đó, tôi lo lắng nên vội lấy tay của mình sờ lên trán và dò hơi thở của mẹ . Thấy mẹ tôi vẫn còn sống tôi vui mừng đến rơi nước mắt. Sau đó, tôi vội chạy ra ngoài để tìm hiểu xem tại sao
ba và ch ị Hai của tôi lại khóc, không lẽ mẹ của tôi không còn sống được bao lâu? Khi nghĩđến đây thì tim của tôi đau nhói nên vội chạy lại hỏi: "Chị Hai! Tại sao chị và ba lại khóc?"Lúc đó chị tôi im lặng không trả lời chi cả. Tôi vội chạy lại hỏi ba của tôi nhưng ba của tôi cũng không trả lời chi cả. Hai người chỉ biết khóc và làm công chuyện. Sau đó, tôi vội chạy lại bàn hương đèn ở giữa nhà để tìm hiểu. Lúc đó tôi thắc mắc là: không hiểu tại sao ba tôi lại cúng cục thịt bầm kỳ cục này để làm gì? Phải nói là bọc thịt thì đúng hơn vì nó hình bầu dục, bề dài thì khoảng một gang rưỡi tay của người lớn, còn bề ngang thì bằng bàn tay xòe ra. Lúc đó, tôi vì tò mò muốn biết nên vội chạy lại hỏi chị tôi: "Chị Hai! Tại sao ba cúng cục thịt bầm kỳ cục này làm gì vậy và tại sao ba và chị lại khóc?"Khi nghe tôi hỏi như vậy thì Chị tôi vô cùng tức giận và quay qua la tôi: " câm miệng! cái gì mà cục thịt, nó là em của mình đó!" Sau khi nghe chị tôi la như vậy thì tôi chới với hết hồn và tưởng rằng là mình nghe lộn nên tôi vội hỏi lại: "Chị nói cái gì? Cái đó là em của mình hả?" Chị tôi nói ừ! tôi bắt đầu bật khóc, vì tôi không thể nào ngờđược bọc máu bầm đó lại là em của tôi. Cây nhang bắt đầu tàn rụi. Ba tôi kêu chị Hai và tôi tới để ba tôi xé bọc máu bầm đó ra coi mặt em của tôi. Trong giây phút này chúng tôi rất là hồi hộp và xúc động. Tay của ba tôi run run khi xé bọc máu bầm đó ra. Vừa xé ra thì cả nhà tôi đều khóc oà lên. Bên trong là một em bé gái bị chết bầm tím, nó đã có đủ hình hài. Tay chân của nó thon d�! �i và hai tay của nó đang ôm cái nhau nối dài từ dưới háng lên tới miệng như một đứa bé đang cầm bình sữa bú.Đứa bé nằm ngửa thẳng, mắt nhắm, từng nét ngón tay và ngón chân của nó đều thon dài và nhỏ xíu. Trước cảnh tượng đau lòng này thật suốt đời tôi không quên. Lúc đó ba tôi vừa khóc vừa nói: "Ba xin lỗi con, ba không biết bọc máu này là con, xém một chút là ba đã làm chuyện tội lỗi mà chính ba cũng không thể tha thứ cho ba. Bây giờ ba đặt tên cho con là Đồng ThịĐỏ vì con chết trong lúc còn đỏ hỏn." Cũng trong thời gian này, tất cả anh chị em của tôi cũng vừa đi học về và ai nấy cũng đều thương khóc. Còn mẹ của tôi lúc đó thì vẫn còn bất tỉnh mê man không hay biết gì. Nếu mẹ tôi thấy được cảnh này chắc mẹ tôi sẽ không sống nổi. Ba tôi dặn dò tất cả chị em chúng tôi rằng: "Không được đem câu chuyện ngày hôm nay nói ra ngoài ,vì e hàng xóm nói xàm rồi đồn bậy".Sau đó ba tôi còn cảnh cáo chúng tôi rằng : "Nếu như có ai trong nhà đem câu chuyện này nói ra ngoài thì ba tôi sẽ giết chết không tha." Chúng tôi xưa nay rất sợ ba của tôi, sợ tới mức độ: ba tôi ởđâu thì chị em chúng tôi không ai dámđến gần, nên từ nhỏ chúng tôi đã có khoảng cách rất lớn đối với ba của tôi. Lời của ba tôi dặn dò hôm nay, dĩ nhiên dù có chết chúng tôi cũng không dám nói ra. Sau khi dặn dò chúng tôi xong thì ba tôi đi lấy ván đóng một cái hòm nhỏ, sơn màu đỏ và bỏ em tôi vào. Rồi chờ cho đến nửa đêm, ba tôi và tất cả gia đình mới đưa đám em tôi qua một miếng đất hoang ở trước cửa nhà để chôn. Nhà của tôi tuy ở cạnh bãi biển, nhưng trước khi xuống bi! ển thì! phải đi qua một bãi đất hoang có diện tích cũng hơi lớn. Miếng đất này không có chủ và đã bị bỏ hoang nhiều năm. Ba tôi muốn chôn em tôi gần nhà nhưng lại lo sợ người ta biết ngôi mộđứa bé đó là của gia đình tôi. Vì vậy, gia đình tôi phải đợi đến nửa đêm thì mới len lén đem em tôi đi chôn. Đêm đó là một đêm buồn tĩnh mịch, hoang vu và lạnh buốt. Ba tôi đi đầu ôm một chiếc hòm nhỏ. Chúng tôi theo sau,còn anh tôi thì cầm cuốc. Đưa đám em tôi mà giống như là cả nhà tôi đang đi ăn trộm. Lúc đó ,ba tôi không cho cầm đèn mà chỉ dùng một cái đèn pin nhỏđể soi đường. Đêmđó ánh trăng tờ mờ lẫn lộn với tiếng sóng vỗ rì rào của biển, tiếng côn trùng kêu inh ỏi thảm thương, như khóc thương cho một vong hồn bạc mệnh. Em tôi thật là tội nghiệp, tới đưa đám chôn cất cũng không được nghi lễ bình thường. Em tôi chắc sẽđau lòng và hận khi thấy chúng tôi hành động như vậy.Lúc đó tôi thật là đau lòng và không hiểu tại sao ba tôi lại sợ hàng xóm biết? Từđó, gia đình tôi không còn ai dám tới gần ngôi mộđó. Mộ của em tôi không có nhang, thậm chí cỏ mọc đầy không người dọn dẹp. Chị em chúng tôi hầu như mỗi ngày đều chạy xuống bãi biển chơi. Đi ngang qua mộ em của tôi mà chúng tôi không dámđến gần, vì sợđến gần thì người ta sẽ biết, mà nếu để cho người ta biết thì sẽ bị ba tôi đánh chết. Rồi thời gian cứ lặng lẽ trôi qua, không ai biết đựơc ngôi mộđó là của gia đình tôi. Đến đầu năm 1974 thì có một bà lão dọn tới xóm nhà tôi. Bà ta nghèo nên đã qua khai hoang một khoảng đất trống để trồng khoai lang và khoai mì. Khi làm cỏ, bà ta phát h! iện ra ! một ngôi mộ nhỏ. Bà ta dọn dẹp sạch sẽ và thắp nhang cho em tôi và vái kêu nó phù hộ cho bà, đừng để cho mấy đứa nhỏ phá khoai lang và khoai mì của bà. Sau khi dọn dẹp xong bà trở về nhà. Đến đêm thì bà nằm mơ thấy có một chiếc hòm nhỏ từ xa bay lại, rồi đứng ngay trước mặt của bà. Có tiếng nói con nít từ trong hòm vọng ra: "Con cám ơn bà đã dọn dẹp cho con, bây giờ con mát mẻ và thoải mái lắm!." Sauđó, chiếc hòm nhỏđó xoay đầu lại rồi từ từ bỏđi mất dạng. Ngày hôm sau, bà lão đem câu chuyện đó đồn ra khắp xóm và bà muốn tìm hiểu xem ngôi mộđứa bé đó là của nhà ai? Tiếng đồn càng lúc càng xa. Bà con đổ xô tới coi mộ em của tôi. Cũng từ ngày đó, mộ em tôi lúc nào cũng được sạch sẽ. Nói là ngôi mộ nhưng thật ra không giống ngôi mộ vì nó không có xây gì hết. Chỉ có một đống đất cao lên, mặc cho mưa gió thời gian phủ lấp thật là đáng thương. Sau khi mất con, mẹ tôi mỗi ngày đều cúng cơm cho em tôi, cuộc sống của mẹ tôi lúc nào cũng đầy nước mắt.
Người Chết Thành Rắn
Bà lão c ực khổđã mấy tháng, tới lúc khoai mì và khoai lang có củ, thì trong xóm tôi có thằng Du Ca con của cô Hồng xóm trên, nó có tiếng là hay đi phá làng xóm. Biết khoai lang và khoai mì của bà lão có củ nên nó dẫn một đám phá phách trong xóm cùng đi theo để đào khoai của bà. Mỗi khi chúng đến phá thì đều có một con rắn đốm trắng đen rượt chúng nó bỏ chạy. Lâu ngày, chúng đâm ra thù ghét con rắn nên chúng rủ nhau đi giết rắn.Tiếng đồn truyền đi khắp xóm. Bà lão trong lòng nghĩ thầm : chắc là đứa bé trong mộ phù hộ cho bà nhưng bà không dám nói ra cho ai nghe. Một hôm, đám thằng Du Ca chúng bày mưu mang theo vũ khí để giết con rắn. Chúng cũng làm bộđến đào khoaiđể dụ con rắn bò ra ngoài. Cũng như mọi lần, con rắn bò ra rượt chúng. Nhưng kỳ này đám Du Ca nó có đông người và vũ khí trong tay, nên chúng bao vây đánh đập con rắn. Rắn sợ bỏ chạy, chúng nó rượt theo. Khi con rắn chạy đến mộ em của tôi thì biến mất. Lúc đầu, tụi nó nghĩ rằng là chuyện ngẫu nhiên, nhưng lần nào cũng vậy, khi con rắn vừa bị rượt tới mộ thì biến mất. Từđó, chúng đi đồn khắp xóm và nói rằng: "Đứa bé trong mộ là con rắn". Sau đó ba mẹ tôi nghe tới tai, dĩ nhiên là gia đình tôi không ai tin. Lúc đó, ba tôi sợ chị em chúng tôi đi gây chuyện thì hàng xóm sẽ biết ngôi mộđứa bé đó là của gia đình tôi.Còn tôi sau khi nghe xong những lời đồn đó thì vô cùng tức giận nên tôi liền đi kiếm Du Ca để hỏi cho ra chuyện. Sau đó tôi gặp nó ởđầu ngõ. Tôi hỏi: "Tại sao mày hay đi phá làng xóm quá vậy? Mộ của người ta đâu có mắc mớ gì tới mày mà mày đi đồn cái mộđó là con rắn?" ! Lúc đó, thằng Du Ca nó vô cùng ngạc nhiên vì xưa nay tôi chưa bao giờ gây đến hắn. Nó nói: "Tao không có nói bậy màđó là sự thật. Nếu mày không tin thì đi hỏi mấy đứa trong xóm này đi?" Lúc đó,tôi quá giận nên hét lớn: "Mày cầm đầu tụi nó, mày nói cái gì mà tụi nó không nói theo, tao không cần biết thật hay là giả mà tao chỉ muốn mày câm cái miệng của mày lại. Nếu không, tao sẽ kêu anh tao đánh mày cho xem." Lúc đó, thằng Du Ca nó rất tức giận nhưng lại không dám đánh tôi, vì anh tôi cũng là dân phá trong xóm nên nó sợ. Nói xong ,tôi đi về và trong lòng cũng cảm thấy đỡ tức đựơc phần nào. Lúc đó tôi tưởng rằng hăm nó thì nó sẽ sợ , nhưng không ngờ nó không sợ mà vẫn còn kéo một đám bao chung quanh mộ em của tôi để canh con rắn bò ra.Rồi đến một ngày tôi không nhịn được nữa nên kêu anh tôi đi đánh hắn, nhưng anh tôi không chịu.Cuối cùng tôi đi kiếm hắn, sau đó tôi và nó đánh lộn tơi bời. Trong lúc vừa đánh nó vừa nói: "Cái mộđó là cái gì của mày, tại sao mỗi lần tao nói động tới cái mộđó là mày chửi tao? Bây giờ mày còn đi đánh tao, bộ nó là em của mày sao mà mày hung dữ quá vậy?"
Lúc đó, tôi vừa bị nó đánh đau, phần lại giận ghét ba tôi lâu ngày nên tôi vừa khóc vừa hét, tôi nói: "Đúng! Nó là em của tao, không ai được đụng tới nó, nếu không, tao sẽ không tha cho đâu." Vừa nghe tôi hét tới đó thì nó hết hồn ngưng lại. Tôi nhìn quanh thấy cả đámđang đứng nhìn tôi và ai nấy cũng đều ngạc nhiên vì họ không ngờ cái mộ em bé đó lại là của gia đình tôi. Tiếng đồn thật dễ sợ, mới đó mà ba tôi đã sai người kêu tôi về. Trên đường về nhà tôi thật là run sợ, sợ ba tôi sẽ giết tôi chết. Lo sợ một hồi rồi tôi tự nói thầm với mình rằng : "Bất quá thì chết có sao đâu mình không có sai!" thế là tôi đi vào nhà. Lúc đó, ba tôi giận dữ như muốn giết chết tôi. Ba tôi cứ vừa đánh vừa la. Lúc đó, tôi bịđau và giận quá độ nên tôi hét lớn : "Tại sao ba sợ người ta biết mà ba không sợ em bé nó ghét ba và con cũng ghét ba?" Khi nghe tôi hét thất thanh như vậy thì ba tôi liền khựng lại và ngồi bệt xuống ghế, rồi kêu tôi đi ra ngoài. Mẹ tôi lúc đó vô cùng vui mừng và vội đem tôi vào nhà trong để xoa dầu. Xưa nay ba tôi đánh ai thì mẹ tôi đều không dámđến gần mà chỉ biết đứng một bên để khóc. Nếu mẹ tôi can hay là lên tiếng thì mẹ tôi cũng sẽ bị ba tôi đánh. Chuyện nhà chưa xong thì hàng xóm ùn ùn kéo đến hỏi thăm đủ chuyện. Cuối cùng, ba mẹ tôi thú thật. Từđó, đám Du Ca nó không còn dám đến phá mộ của em tôi nữa. Tiếng đồn gia đình tôi có đứa con rắn không bao lâu đã đồn khắp xóm.
Sau khi m ọi chuyện được êm xuôi thì tôi đi tìm Du Ca hỏi rõ từng giai đoạn một. Tánh tôi hay thích tìm hiểu nên khi tôi nghi vấn điều gì thì tôi phải tìm cho ra sự thật. Nó nói rằng những lời nó vừa kể là sự thật. Tôi cũng không tin em tôi là rắn. Có một hôm, tôi và chị sinh đôi của tôi tên là Ánh
Tuy ết đi xuống biển để bắt ốc chơi. Trên đường về, chúng tôi đi ngang qua mộ. Tôi nói với chị tôi rằng: "Mình ghé qua thăm mộ của em mình nghe." Vừa đi tôi vừa kể chuyện Du Ca nói về em của tôi cho chị tôi nghe. Tới mộ, hai chị em tôi tìm chung quanh mộđể tìm thử xem coi có hang rắn nào không? Nếu như có hang rắn thì em tôi đâu phải là rắn mà tại vì con rắn đó nó làm hang ở trên mộ em của tôi. Vừa tìm tôi vừa tự phân bua với mình như vậy mãi,
nh ưng tìm hoài mà cũng không thấy một lỗ hang nào cả. Sau đó chúng tôi bỏ ra về. Vừa đi được vài chục bước thì tôi thấy cây keo ở trước mặt có nhiều trái chín nên tôi reo lên: "Tuyết ơi! Cây keo hôm nay có nhiều trái chín quá." Thế là hai chị em tôi bỏ bao ốc xuống rồi chạy tới dành nhau để hái keo. Bỗng nhiên, tôi cảm thấy chân trái của tôi có con gì bò quanh quấn chân tôi lại. Lúc đó, tôi biết là mình đang bị rắn quấn, nhưng vì quá sợ hãi nên tôi không dám nghĩđó là sự thật mà nghĩ rằng là chị tôi muốn hù tôi thôi .Chị tôi lúc đó cũng bị giống như tôi nhưng chị thì bị quấn bên chân phải. Lúc đó tôi hoãng sợ quay qua la chị: "Màyđừng chơi tao nghe"! (vì từ nhỏ tôi không
chịu gọi chị sinh đôi của tôi bằng chị vàchị em của tôi thừơng hay hù
qua lại .) Chị tôi lúc đó cũng hoãng sợ và la ngược lại
tôi: "Mày đừng chơi tao nghe!."
Th ế là hai chị em tôi biết rõ là mình đã bị rắn quấn. Hai chị em tôi bấm gan nhìn xuống chân thì thấy có con rắn dài đốm trắng đen, nó đang quấn chặt hai chân của hai chị em tôi lại với nhau. Lúc đó, chúng tôi qúa sợ hãi nên hét thất thanh không ngừng, khiến cho hàng xóm họ chạy tới hỏi chúng dồn dập : chuyện gì vậy,chuyện gì vậy ? Lúc đó ,chúng tôi vừa khóc vừa hét: "Rắn! Rắn!" Họ nhìn xuống chung quanh rồi nói: "Đâu có con rắn nào đâu". Khi tôi nhìn xuống thì không thấy rắn mà chỉ thấy mắt cá chân của tôi có đầy bọt xanh nọc độc của rắn. Lúc đó vì qúa hoãng sợ nên tôi vừa nhảy vừa hét như kẻ mất hồn. Khi đó ,có một chú hàng xóm nghĩ rằng là tôi đã bị
r ắn cắn nên xé vội tay áo rồi cột chặt vào đùi của tôivà cõng tôi đi tìm bác sĩ. Ba mẹ tôi sau đó hay tin cũng chạy đến. Khi chú đó cõng tôiđến nơi thì từ ngoài bà con kêu réo um xùm: "Bác sĩơi! Cứu người! Có người bị rắn cắn." Bác sĩ vội chạy ra lấy khăn lau hết chất bọt xanh trên chân của tôi. Sau khi lau xong, bác sĩ tìm hoài vẫn không thấy có dấu cắn. Ai nấy cũng đều ngạc nhiên và nói rằng tôi chưa tới số chết. Họ hỏi tôi con rắn đó màu gì? Tôi nói thật, là con rắn đốm trắng đen. Sau chuyện đó cả xóm họđồn em tôi là con rắn đó là
s ự thật, không còn là chuyện đồn bậy nữa, gia đình tôi lúc đó bắt đầu mới tin. Thì ra con rắn đó nó quấn chân của hai chị em tôi lại với nhau là để mừng rỡ chớ không có ý hại. Một hôm có một bà bác mẹ của bác Tâm bên cạnh nhà, từ Sài Gòn vào thăm con. Bà bác đó ở chơi được mấy ngày thì nghe gia đình kể về chuyện đứa con rắn của gia đình tôi. Bà bác đó qua tìm mẹ tôi để nói chuyện. Sau khi nghe mẹ tôi thuật lại câu chuyện thì bà bác đó trách ba mẹ tôi làm không đúng. Bà bác đó nói: "Đứa bé là một thai nhi. Khi nó mất thì chỉ cần chôn cất đàng hoàng chớ không được than khóc hay cúng cơm kêu gọi tên nó mỗi ngày. Như vậy làm sao nó được siêu thoát?" Bà nói tiếp: "Không được
lập bàn thờ cho nó" (vì từ ngày em tôi mất, mẹ tôi lập bàn hương
để cúng cơm và kêu tên nó mỗi ngày). Bà bác đó yêu cầu mẹ
tôi d ẹp bàn hương, không cúng cơm hoặc làm giỗ, không thương khóc và không nên kêu tên nó về nhà ăn cơm. Phải quên nó và chỉ khuyên nó đi đầu thai thôi. Nếu mẹ tôi không làm theo lời bà nói thì em tôi sẽ thành tinh về nhà bắt từng đứa đi (Thật ra bà bác lúc đó chỉ
hù mẹ tôi thôi, chớ làm gì có chuyện thành tinh).
Sau khi nghe bà bác khuyên thì m ẹ tôi sợ dẹp bỏ bàn hương, không cúng cơm và không làm gì hết. Sau đó, mẹ tôi khuyên cả nhà không được thương nhớ mà phải quên. Rồi thời gian trôi qua, chiến tranh kéo đến, năm 1975 gia đình tôi di tản vào Sài Gòn. Từđó, trong nhà tôi không còn ai nhắc đến em tôi nữa.
Rắn Thành Người
Đế n năm 1980, tôi lấy chồng và vượt biên qua Mỹ. Tôi đến Mỹ năm 1981 .Vừa tới Mỹđược một tháng thì tôi cấn thai. Trước mấy tuần có thai tôi thường nằm mơ cùng một câu chuyện và câu chuyện này đã làm cho tôi sợ hãi không có giấc ngủ yên, vì mỗi đêm khi tôi nhắm mắt thì giấc mơđó lại hiện ra. Giấc mơ kỳ lạ, tuy nói là mơ nhưng không phải vì nó y như thật. Có một đêm tôi nằm mơ, trong giấc mơ tôi thấy có một đứa bé gái chạy theo gọi tôi bằng mẹ và đứa bé này khoảng một tuổi. Trong giấc mơ, tôi biết rõ là tôi chưa có thai thì làm sao có con. Tôi nói với đứa bé đó rằng: "Mày không phải là con của tao, tao chưa có bầu
thì làm sao có con." (Bình thường khi tôi thấy con nít thì tôi thương nhưng không hiểu tại sao khi gặp đứa bé này thì tôi có cảm giác sợ hãi nên tôi làm dữđểđuổi nó đi.) Tôi càng đuổi thì nó
càng chạy theo và nó cứ níu áo tôi gọi tôi bằng mẹ, nó
cứ nói: "Mẹơi! Mẹđừng có bỏ con."
Lúc đó ,tôi sợ quá nên hất nó qua một bên rồi cắm đầu cắm cổ bỏ chạy. Chạy về tới nhà, tôi tưởng rằng là đã được thoát nợ, không ngờ tôi bị nó đứng chặn ngay trước mặt. Tôi quá sợ hãi nên bỏ chạy ra ngoài và tôi chạy tứ tung, nhưng dù tôi có chạy đi đâu thì cũng bị nó chặn ngay trước mặt. Tôi hốt hoảng la hét um sùm. Khi đó, chồng của tôi đánh thức tôi dậy và hỏi: "Em
th ấy cái gì mà la dữ vậy?" Tôi thức dậy mồ hôi ướt đẫm và sợ hãi nói rằng: "Có một con bé nó cứ chạy theo em giống như là đòi nợ và cứ gọi em là mẹ. Em đuổi nó đi nhưng nó không chịu đi mà còn cứ níu áo của em và nói là đừng có bỏ nó." Chồng tôi lúc đó nói: "Nằm mơ thôi không có thật đừng lo quá, thôi hãy ngủ đi." Tôi nói: "Không phải nằm mơ vì nó y như là thật." Chồng tôi lúc đó nghĩ là tôi nói xàm. Tôi cũng mong là giấc mơđó không có thật.Rồi cảđêm hômđó tôi không dám ngủ vì sợ lại gặp nó. Liên tục suốt mấy đêm như vậy tôi đều nằm mơ găp nó và cùng một cốt chuyện,nó chỉ có khác hoàn cảnh mà thôi. Rồi có một đêm, tôi nằm mơ thấy nó chạy theo, trong tâm thức của tôi lúc đó rất giận đứa bé này vì nó đã làm cho tôi khổ sở. Nên tôi hù đòiđánh nó chết nếu nó cứ chạy theo. Nhưng cho dù tôi có hù nó cách nào thì nó cũng không sợ mà cứ níu tay tôi và còn nói rằng: "Mẹơi! Mẹđừng có bỏ con, bộ mẹ quên con rồi sao? Con là Đồng ThịĐỏđây!" Lúc đó, tôi không kịp nghĩ ra Đồng ThịĐỏ là ai nhưng sau đó tôi liền nhớ thì ra nó chính là đứa em bị chết của tôi, rồi tự nhiên tôi chợt nhớ lại những lời nói của bà bác năm xưa là: "Nó sẽ thành tinh về bắt từng người đi ." Rồi tôi lại nghĩ : nó đã thành rắn rồi mà, tại sao bây giờ lại thành người tới đây gọi tôi bằng mẹ? Khi vừa nghĩđược tới đó thì tôi vô cùng hốt hoảng nên vội hất nó té xuống đất rồi bỏ chạy .Tôi cứ vừa chạy vừa hét: "Ma quỷ! Ma quỷ!" Khi đó, chồng tôi vội đánh thức tôi dậy và hỏi dồn dập :chuyện gì ,chuyện gì ? Tôi thức dậy! mồ hôi ướt đẫm cả người vừa sợ vừa khóc và cứ lẩm bẩm một mình rằng : "Ma quỷ! Ma quỷ!" Chồng tôi lúc đó lo lắng không biết là chuyện gì mà tại sao mỗi ngày tôi càng thêm hốt hoảng và sợ hãi . Sau đó, chồng tôi hỏi lớn : "Chuyện gì? Chuyện gì?" Tôi nói: "Nó là ma quỷ đến đây đòi nợ." Chồng tôi hỏi: "Ai? Ai tới đây đòi nợ?" Tôi nói: "Là cái con bé mà mỗi đêm em gặp đó!" Sau đó tôi hỏi chồng tôi : "Anh còn nhớ hồi em mới quen anh ở Việt Nam, em có kể cho anh nghe vềđứa em bị chết của em nó tên là Đồng ThịĐỏ không?" Chồng tôi trả lời nhớ và hỏi: "Có gì không?" Tôi nói: "Bây giờđứa bé mà mỗi đêm em thấy, nó nói nó là Đồng ThịĐỏ." Khi nghe tôi nói đến đây thì chồng tôi nói: "Chắc em tưởng tượng thôi chớ làm gì có chuyện đó." Tôi nói: "Không có tưởng tượng vì chuyện đã qua lâu rồi thì làm gì có chuyện tưởng tượng. Mà dù có tưởng tượng đi chăng nữa thì cũng chỉ mơ có một lần thôi, đâu có lý nào hễ nhắm mắt là gặp được nó." Sau ngày đó tôi rất sợ ngủ, nhưng đôi lúc vì quá mệt rồi cũng phải ngủ. Tinh thần của tôi lúc đó bị khủng hoảng. Anh chị Haiở trong nhà cũng nghĩ rằng là tôi
tưởng tượng (thời gian đó tôi đang làm công ởđợ cho gia đình anh
chị Hai.)
R ồi ngày qua ngày, đến một hôm tự nhiên tôi không còn nằm mơ thấy nó nữa. Tôi bắt đầu lo sợ sờ bụng của tôi và nói: "Vậy là nó đã chui vào trong bụng của tôi rồi." Lúc đó tôi giận quá dùng hai tay đánh vào bụng của tôi và nói với nó rằng : "Con nhỏ kia! Mày hãy đi ra khỏi bụng của tao." Sau đó, tôi vội chạy đi kêu chồng tôi và nói: "Con nhỏđó nó đã chui vào bụng của em rồi." Chồng của tôi lúc đó nghĩ rằng là tôi bị khùng nên lắc đầu không trả lời chi cả. Tôi nói tiếp: "Chở em đi khám bác sĩđi vì emđã có thai rồi." Chồng tôi không chịu mà còn cho là tôi nói bậy. Tới kỳ tôi không có, chồng tôi chở tôi đi bác sĩ. Sau khi khám xong thì bác sĩ nói là tôi đã có thai. Lúc đó, tôi hốt hoảng vội nói với bác sĩ rằng là: "Tôi không muốn đứa bé này". Bác sĩ nghe tôi nói như vậy thì vô cùng ngạc nhiên và hỏi tôi tại sao ?. Lúc đó chồng tôi vội trả lời rằng : "không có gì đâu vì vợ tôi đang bị khủng hoảng". Sau đó tôi nghĩ: "chắc có lẽ tôi đã mắc nợ nó từ kiếp trước nên kiếp này nó đến đây đểđòi nợ tôi ". Thế là tôi phải đành chấp nhận.Còn con tôi nó biết tôi không thích nó nên nó hành hạ tôi thê thảm, ăn bao nhiêu thì cũng bị ói ra hết. Lúc đó, tinh thần của tôi bị khủng hoảng, cấn thai bị hành, phần mỗi ngày tôi phải dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, coi bốn đứa nhỏ và phải làm những món ăn cho anh chị Hai đi bán xe lunch (nghĩa là
xe bán thức ăn trưa cho các hãng xưởng). Hằng ngày, tôi phải
làm nhiều chả giò, chặt và ướp nhiều thịt gà, thịt bò,
và xắt khoai tây…
S ức khỏe của tôi bình thường đã không được tốt, giờ còn phải gánh chịu bao nhiêu là cực nhọc, còn chồng của tôi lúc đó không giúp được gì mà suốt ngày chỉ biết cờ bạc rượu chè. Thậm chí, lấy luôn tiền ởđợ của tôi đi đánh bài hết, đến đỗi không có chiếc xe để chở mẹ con tôi. Trong lúc chịu đủđiều khổ sở, phần lại nghe tin mẹ tôi mất, tinh thần của tôi lúc đó hoàn toàn sụp đổ. Còn con của tôi nó giận ghét tôi nên nó đạp không ngừng, hành hạ tôi cho đến ngày sanh. Khi sanh nó ra lại bị sanh khó, tôi đau tới gần 25 tiếng đồng hồ. Bác sĩ lo tôi không còn sức nên chích thuốc giục. Đến khi sanh nó ra thì nó có nhau choàng ba vòng. Bác sĩ nói: "Bây giờ tôi mới hiểu tại sao cô bịđau như vậy. Con so có nhau choàng ba vòng mà sanh được tự nhiên là may mắn lắm, xém một chút là phải mổ vì sợi nhau xiết chặt cổ của đứa bé." Vừa đỡđẻ cho tôi , ông ta vừa nói: "Cái con bé này sao nó lanh quá, mới sanh ra đã mở mắt nhìn tôi, nó nhìn luôn cả mấy cô y tá. Tôi đỡđẻđã nhiều năm nhưng chưa thấy đứa bé nào lanh như nó vậy." Ông ta còn nói tiếp: "Sao đứa bé này nó không chịu khóc?" Vừa nói ông ta vừa đưa nó lên cao và đánh vào đít của nó mấy cái, sau đó nó mới chịu khóc.Lúc đó,tôi càng nghe ông ta nói thì tôi càng thêm sợ. Sau khi tắm rửa cho đứa bé xong thì cô y tá đưa nó cho tôi. Tôi nhìn nó, nó nhìn lại tôi, tôi sợ quá nên nhìn qua chỗ khác. Lúc đó tôi nghĩ thầm: "đứa bé này không biết nó sẽđòi nợ mình bằng cách nào đây?" Rời nhà thương về nhà được mấy ngày thì sức
kh ỏe của tôi bị kiệt nên ngất xỉu. Anh Hai và chồng tôi vội đưa tôi vào nhà thương để cấp cứu. Lúc đó, anh chị Hai và chồng của tôi cứ tưởng rằng là tôi sẽ bị chết. Sau khi được cấp cứu và dưỡng bệnh xong thì tôi trở về nhà. Sau đó, tôi xin anh chị Hai nghỉ việc vì tôi phải lo cho con của tôi. Thế là chúng tôi phải dọn nhà đi nơi khác. Từ lúc sanh con tôi ra, tôi rất sợ cho nó bú và thay tã. Vì vậy, tôi thừơng năn nỉ với chồng của tôi là hãy ráng lo cho con của tôi một thời gian, đợi đến khi nào tôi hết sợ nó thì tôi sẽ lo sau. Nhưng chồng tôi là một người đàn ông vô trách nhiệm, nên lời cầu khẩn của tôi như gió thoãng qua tai, suốt ngày chỉ biết cờ bạc, rượu chè, đi từ sáng đến tối mới về. Rốt cuộc, tôi phải lo cho con của tôi. Càng lo cho nó thì tôi càng sợ và càng them khủng hoảng. Cứ mỗi khi nghe đến tiếng của con tôi khóc là tôi đều sợ phát run lên. Tâm trạng của tôi lúc đó nửa thì sợ, nửa thì bứt rứt lương tâm. Vì tôi cảm thấy làm mẹ giống như tôi thật là ác quá.! Lúc đó, tôi mong sao vượt qua đựơc nỗi ám ảnh để làm tròn trách nhiệm của người mẹ nhưng tôi làm không nổi. Rồi có một ngày, tôiđang làm thức ăn ở nhà bếp và lúc đó tôi đang cầm con dao để cắt cải thì nghe đựơc tiếng của con tôi nó đang khóc ở trong phòng ngủ.Lúc đó tôi vì hốt hoảng nên cầm luôn con dao chạy vào phòng. Thấy nó khóc lớn, tôi vì qúa sợ và lúc đó muốn ẳm nó lên gấp để dỗ cho nó nín, nên tôi đã quên là trên tay của mình đang cầm con dao. Không ngờ con dao trên taycủa tôi rớt xuống đâm vào đùi của con tôi. Nó hét thất thanh và khóc không ngừng. ! Cũng may là con dao nhỏ, nên đầu nhọn của mũi dao đâm trúng vào đùi làm thành một dấu; máu rướm ra. Lúc đó tôi vô cùng hốt hoảng và hối hận ôm con tôi xiết chặt vào lòng, rồi hai mẹ con khóc nức nở. Lần đầu tiên tôi mới ôm con tôi thật lòng và cũng là lần đầu tiên tôi cảm giácđược tình thương mẫu tử. Tôi thức tỉnh, hối hận và xin lỗi con của tôi. Trong tâm tôi lúc đó nghĩ thầm: "Cho dù đứa bé này có đến đây đểđòi nợ tôi đi chăng nữa, thì tôi cũng phải thương vì nó là con của tôi". Cũng từ ngày đó, tôi không còn sợ hãi hay nghi kỵ gì nó nữa. Cũng nhờ con dao vô tình đó màđã đánh thức được lương tâm tội lỗi của tôi. Rồi thời gian trôi qua, con tôi được khoảng một tuổi thì tôi lại mang thai đứa khác. Từ lúc con gái tôi biết đi thì nó phá không tưởng tượng được, nó phá tới mức độ không còn là đứa bé bình thường. Từđó, chúng tôi phải bị bôn ba khắp nơi vì mướn phòng nhà ai chưa quá ba ngày là bịđuổi, do không ai chịu nổi con của tôi. Trong cuộc đời tôi chưa thấy đứa bé nào phá như con của tôi. Nó đốt luôn cả nhà, may là kỳđó cứu kịp, nếu không thì hai đứa con tôi đều bị chết cháy. Tôi thường hỏi nó nhiều lần: "Tại sao con phá quá vậy thì nó trả lời với tôi rằng: "Tại vì mẹ ghét con, mẹ không có thương con." Tôi nói: "Mẹ thương con mà." Nó nhìn tôi với ánh mắt giận ghét và nói rằng : "Mẹ nói xạo, mẹ ghét con!" Mỗi khi nghe con tôi nói với tôi như vậy thì tôi chỉ biết im lặng, vì cảm thấy hối hận và xấu hổ. Sau đó, tôi nói với con tôi rằng : "Con không hiểu đâu! Khi nào con lớn lên thì mẹ sẽ kể cho con nghe, lúc! đó con! sẽ không còn giận mẹ nữa." Rồi thời gian trôi qua, con tôi được gần sáu tuổi thì nó không còn phá nữa mà suốt ngày chỉ thích vào phòng đểđọc sách. Nó rất là ham học và thông minh hơn đứa trẻ bình thường.
Tiên BịĐọa
Kính th ưa quý bạn! Ởđây tôi xin kể cho quý bạn nghe thêm một câu chuyện luân hồi của chị sinh đôi với tôi. Câu chuyện này rất là thần thoại. Đáng lẽ trong cuốn sách này tôi viết rất nhiều về câu chuyện của chị tôi nhưng vì bằng chứng đã mất nên tôi không thể kể nhiều. Điều này làm cho tôi rất buồn, tôi buồn là vì nếu còn bằng chứng thì câu chuyện của chị tôi sẽđộđược nhiều người. Câu chuyện của chị tôi thần thoại khó tin nhưng có thật ở thế gian. Lời Phật dạy là vạn lần chân thật. Vì bằng chứng đã mất nên tôi chỉ kể một chút để cho quý bạn nghe, còn tin hay không là tùy quý bạn. Chị tôi là tiên bịđọa. Mới sanh ra chị tôi đi tiêu lần đầu xuất hiện một viên ngọc nhỏ bằng 1/2 hột tiêu bắc, chung quanh có một sợi máu quấn ba vòng (chỉ có viên
ngọc và sợi máu, không có phân). Mẹ tôi không biết là hột gì, nên đem bỏ vào một miếng bông gòn rồi để vào một góc tủ. Hơn một năm sau, mẹ tôi chợt nhớ nên lấy ra coi lại. Không ngờ, cái hột đó lớn bằng hột tiêu bắc, làm cho ba mẹ tôi hết hồn. Khi chị tôi bập bẹ biết nói thì chị thường hay nói với mẹ tôi và gia đình rằng: "chị là tiên". Mẹ tôi thấy chị tôi nói chuyện lạ thường và viên ngọc lại biết lớn theo thời gian. Mẹ tôi nghĩ rằng chị tôi không phải là người thường, nên mẹ tôi đem viên ngọc và câu chuyện của chị tôi đi hỏi nhiều vị Cao Tăng. Chỉ cần biết ởđâu có cao tăng thì mẹ tôi đều tới hỏi. Tất cả quý thầy đều nói chị tôi là tiên bịđọa, còn viên ngọc đó là viên ngọc người vì trong người của chị tôi đi ra. Mẹ tôi hỏi quý thầ! y: "Vậy cuộc đời con gái của tôi sẽ ra sao?" Quý thầy đều nói rằng: "Nếu là bịđọa thì cuộc đời con gái của bà sẽ bị khổ hơn người bình thường." Sau khi nghe qúy thầy nói như vậy thì mẹ tôi rất buồn. Đến khi chúng tôi được gần 11 tuổi thì mẹ tôi gặp được một vị cao tăng. Ông ta khuyên mẹ tôi nên dẫn hai chị em tới chùa để quy y tam bảo, mong là chuyển được nghiệp duyên. Sau đó, mẹ dẫn hai chị em tôi tới chùa Từ Vân ở gần nhà để xin Ngài Trụ Trì Thích Giác Hạnh cho 2 chị em tôi quy y và làm Phật tử. Sau khi nghe mẹ tôi kể về câu chuyện của 2 chị em tôi và đưa cho thầy coi viên ngọc thì thầy đặt cho chị tôi pháp danh là Diệu Ngọc, còn tôi pháp danh là Diệu Ngộ. Sau này, tôi lấy thêm pháp danh là Diệu Âm. Từ nhỏ, tôi rất thích nghe chị tôi kể chuyện về những giấc mơ của chị. Có khi chị rất vui vì gặp được nhiều tiên và nhiều Phật; có khi chị rất buồn và khóc vì thấy địa ngục nhiều người bị hành hạ khổ sở. Cuộc đời của chị tôi thật ngộ lắm, chị thường biết trước được chuyện xảy ra và thường gặp mẹ Quán Âm. Nhưng càng lớn tuổi thì những giấc mơ kỳ diệu và sự linh nghiệm của chị càng lúc càng phai nhạt. Nếu kể hết câu chuyện ly kỳ của chị tôi thì phải mất mấy trăm trang. Trước khi viết cuốn sách này, tôi sực nhớ là chị tôi có nói qua rằng . Cách đây 12 năm, trước khi mẹ Quán Âm lấy lại viên ngọc thì chị tôi cóđem viên ngọc tới gởi cho một vị trụ trì. Tôi gọi về VN và hỏi chị tôi lại đầu đuôi. Sau đó, tôi kêu chị tôi đi đến Ngài trụ trì Thích Từ Giang ở chùa Linh Quang Tịnh Xá, đường Nguyễn Khoái, P3, TPHCM ! để xin! thầy làm chứng và viết một chứng thư là viên ngọc người của chị tôi là có thật. Tuy viên ngọc người của chị tôi có nhiều người thấy qua nhưng bằng chứng của thầy trụ trì thì sẽ làm cho đại chúng dễ tin hơn, vì người tu không dám nói dối. Nhưng không ngờ, bằng chứng cuối cùng cũng bị mất. Vì thầy nói rằng: "thầy không biết trong hộp đó có viên ngọc". Vả lại đồ của Phật tử gởi thì thầy đâu có mở ra xem làm gì. Vì không thấy nên thầy không dám làm chứng. Chuyện là như vầy, cách đây 12 năm, thời gian đó chị tôi đau khổ vì chồng nên ẵm con ra đi. Vì sợ viên ngọc bị mất nên chịđemđến chùa nhờ thầy giữ dùm. Khi tới nơi thì thấy thầy quá bận rộn vì nhằm dịp lễ Vu Lan nên chị tôi không kịp kể cho thầy nghe về câu chuyện của viên ngọc.Lúc đó, chị tôi chỉđưa cho thầy một cái hộp nhỏ và nói rằng : "Thưa thầy, giúp con giữ cái hộp này vì cái hộp này rất là quan trọng, con sợđể bên mình bị mất nên nhờ thầy giữ dùm." Lúc đó, chị tôi ôm con thơ không nơi trú ẩn, ẵm con
đ i như một kẻăn xin. Được thầy nhận lời giữ dùm là chị tôi được yên tâm. Lúc đó chị tôi nghĩ: đợi kiếm được nơi trú thân vàđợi thầy hết bận rộn thì chị tôi sẽ đến kể cho thầy nghe về chuyện viên ngọc, để thầy giúp mà cất kỹ hơn. Không ngờ qua hai tuần sau thì mẹ Quán Âm báo mộng mấy lần, kêu chị tôi tới chùa thỉnh lại viên ngọc. Sau đó chị tôi tới chùa và xin thầy cho thỉnh lại. Sau khi đem về nhà thì chị cất vào hộc tủ. Mấy ngày sau chị tôi coi lại thì viên ngọc đã bị mất. Còn tôi sau khi qua Mỹ, lúc nào cũng mong có dịp trở về Việt Namđể coi lại viên ngọc của chị tôi. Chờđợi mãi vẫn không có ngày trở lại. Vì nhớ viên ngọc nên tôi kêu chị tôi chụp hình viên ngọc gởi qua cho tôi xem. Không ngờ chị tôi nói rằng :"Viên ngọc đã bị mẹ Quán Âm lấy lại rồi.Lúc đó, tôi không tin nên nổi giận và cho là chị tôi nói xạo. Tôi liền hỏi chị tôi: "có người trong nhà đã ăn cắp viên ngọc của chịđem bán phải không?" Chị tôi nói không. Tôi nói: "Chị hãy nói đi, ai là người ăn cắp viên ngọc của chị, em nhất định sẽ không bỏ quađâu." Chị tôi nói: "Bộ em quên viên ngọc có linh tánh sao? Xưa nay viên ngọc bị mất nhiều lần, nhưng lần nào cũng tìm lại được." Sau khi nghe chị tôi phân giải thì tôi mới tin vì tôi nhớ lại có một lần nhà tôi bị cháy nhưng viên ngọc vẫn còn nguyên trong đống tro tàn. Có lần, có người ăn cắp viên ngọc. Sau đó, tự người đó đem đến trả lại. Chị tôi hay bị bệnh nên từ nhỏ mẹ tôi thừơng cho chị tôi đeo viên ngọc bên mình để hộ mạng. Tánh của chị tôi vô tư nên đã bị rơi mất nhiều lần, nhưng! lần nào cũng tìm lại được. Chị tôi nói: "từ ngày mẹ Quán Âm lấy lại viên ngọc thì cuộc đời của chị mới thấy được ánh sáng." Chị tôi thật là tội nghiệp lắm. Mỗi lần chị bị khổ tới đường cùng thì chị mới cầu cứu tôi bên này giúp đỡ. Nhưng lần nào cũng vậy hai chị em tôi đều bị rơi vào một hoàn cảnh giống nhau, nên tôi không giúp được chị tôi nhiều. Đây cũng là nghiệp báo! Từđầu đến cuối tôi kể viên ngọc cho quý bạn nghe
mà l ại quên không diễn tả viên ngọc đó như thế nào để quý bạn có thể hình dung. Viên ngọc đó lớn bằng đầu đũa lớn, rồi ngưng không lớn nữa. Viên ngọc trong suốt như một hạt sương mai buổi sángđọng trên lá. Khi bỏ viên ngọc vào lòng bàn tay thì ta tưởng là một giọt nước long lanh trong sáng. Nhưng khi đụng vào thì nó cứng như viên ngọc. Kính thưa quý bạn! Tôi kể hai câu chuyện luân hồi của gia đình tôi, nhưng lại không có đủ bằng chứng sẽ khó làm cho quý bạn tin. Nếu quý bạn không tin thì không chịu niệm Phật để tu giải thoát, vậy tâm nguyện của tôi có khác gì như cát đổ biển Đông. Nên ởđây, bắt buộc tôi phải viết thêm tiểu sử về gia đình, chỗở và tiểu sử của chị em tôi. Để quý bạn nào biết gia đình tôi, khi đọc cuốn sách này thì quý bạn sẽ nhớ lại chuyện năm xưa của gia đình tôi. Mong quý bạn sẽ là những người làm chứng cho những chuyện tôi kể là chân thật. Gia đình tôi ở Huyện Đá Bạc, thị xã Cam Ranh, tỉnh Cam Ranh. Gia đình tôi ở trong một cái xóm. Xóm này nằm trong khu quân sự. Vì là vùng quân sự nên dân cư không có đông. Xóm trên xóm dưới, cộng lại khoảng hơn 100 căn nhà. Chung quanh xómđược bao bọc bởi những khu quân đội có nhiều binh chủng khác nhau như là: Quân Cảnh, Quân Cảnh Tư Pháp, Đặc Khu Cam Ranh, Cảnh Sát, Phụng Hoàng và Xây Dựng Nông Thôn. Khu quân sự này nằm gần biển. Bãi biển này rất lớn và có hai dãy núi Hòn Rồng và Hòn Rùa
bao quanh (vì hai dãy núi này giống con rồng và con rùa nên người
đờ i gọi như vậy). Bên kia có nhiều đèn gọi là Bán Đảo Cam Ranh, là khu quân sự của Mỹ, giữa 2 dãy núi là cửa biển Quốc Tế. Trên cửa biển này lúc nào cũng có mấy chiếc hạm đội của Mỹ phòng thủ. Vì là vùng cấm địa và quân sự nên quanh năm ởđây thường hay bị pháo kích và gài mìn. Dân cưởđây, nhà nào cũng có hầm đểẩn núp những khi bị pháo kích. Vùng này tập trung nhiều binh chủng khác nhau nên thường hay gây ra đánh lộn. Mỗi khi đánh lộn thì họ thường dùng đến lựu đạn và súng ống. Dân chúng ở đây đã quen với cảnh chết chóc và bomđạn. Mạng sống của con người ởđây rất rẻ. Gia đình tôi ở gần khu núi đá, trên núi đá đó có một cái Lô Cốt. Nghe truyền thuyết rằng: hồi thời Pháp, họ đã giết và chôn sống nhiều người bỏ vào trong đó. Xóm trên có cô Hồng không tin trên đời này có ma, nên cô mặc kệ sự cản ngăn của hàng xóm. Cô mướn người tới đập Lô Cốt đó xuống để lấy gạch xây nhà. Trong lúc đập xuống thì cũng có mấy người trong xóm tới lấy gạch đểđắp nền nhà. Không ngờ sau khi Lô Cốt đó đập xuống không được bao lâu thì các hồn ma tràn ra cả xóm. Chúng đi đòi những kẻđập Lô Cốt và lấy
gạch trả nhà lại cho chúng (có một đêm mẹ tôi thấy có mấy con
ma không đầu, họđi lủi thủi và đứng, ngồi trên núi đá đó. Mẹ tôi rất là
đau lòng vì mẹ tôi biết chuyện đó sẽ xảy ra). Lúc đó ai nấy cũng
lo s ợ nên đem gạch trả lại cho chúng. Duy chỉ có cô Hồng là không chịu trả lại vì nhà cô đã xây xong. Cuối cùng, cô bị nhiều hồn ma nhập vào mình làm cô điên khùng than khóc ngày đêm. Mẹ của cô Hồng thỉnh thầy pháp đến đuổi ma nhưng đều bị thất bại. Cuối cùng bà ta thỉnh được một vị thầy cao tay.Vị thầy này khuyên chúng là hãy tha cho cô Hồng thì thầy hứa sẽ làm nhà lại cho chúng. Cũng từ ngày đó, trên núiđá đó mới có một ngôi miếu. Chuyện này rất là ly kỳ, quý bạn sẽ không bao giờ quên. Ở xóm, ai cũng gọi ba mẹ tôi là ông bà Thái hoặc "Gia đình ông bà có viên ngọc". Sau này, gia đình tôi có thêm một cái tên là "Gia đình có đứa con rắn". Trong vùng chỉ có gia đình tôi là họĐồng và chỉ có chị em tôi là chị em sinh đôi. Chị tôi tên là Ánh Tuyết, còn tôi tên là Kim Lan. Còn mộ em của tôi thì được chôn bên miếng đất hoang đằng sau nhà Hội Đồng Xã, gần con đường mòn đi xuống biển, bên kia là Xây Dựng Nông Thôn. Hồi nhỏ, chị em tôi thường hay lấy tròng mắt cá còn sống để gạt các bạn. Chị em tôi nói đó là viên ngọc để các bạn không còn tới năn nỉ chị em tôi ăn cắp viên ngọc của mẹ tôi cho các bạn coi. Lúc đó, các bạn tưởng là thật nên cứ năn nỉđòi mua. Có một lần, chị em tôi vì ham tiền nên gạt bán cho các bạn. Các bạn đem mắt cá đó về khoe với ba mẹ. Ba mẹ của các bạn biết đó là mắt cá nên tới mắng vốn ba mẹ tôi, làm cho hai chị em tôi bịđòn. Sau chuyện mắt cá đó, các bạn lên trường đồn rằng: "chị tôi có viên ngọc giả, không có thật như người ta nói". Lúc đó, tôi cứđi tranh cãi với các bạn rằng là chị tôi có ! viên ngọc thật. Các bạn cảđám nói rằng: "Nếu thật thì mày vềăn cắp viên ngọc thật cho tụi tao coi đi thì tụi tao mới tin." Lúc đó, tôi thật là khờ dại nên đi về nhà ăn cắp chìa khóa và lén lấy viên ngọc đem lên trường cho cô giáo và các bạn coi (vì chị tôi làm mất viên
ngọc nhiều lần nên thời gian đó mẹ tôi không cho đeo nữa mà cất nó
vào tủ khóa). Sau đó, vì có mấy chục người xúm lại giành
nhau coi nên viên ngọc của chị tôi bị mất.
T ới giờ tan trường ai nấy cũng ra về, còn hai chị em tôi thì ở lại sân trường ngồi đó khóc. Lúc đó chị tôi cứ la tôi rằng: "Ai biểu mày ăn cắp viên ngọc của mẹ làm gì?" Tôi vừa khóc vừa nói: "Vì tao không muốn tụi nó nói mày có viên ngọc giả." Sau đó, có một bạn học chạy đến trường trả lại viên ngọc cho chị em tôi và nói rằng : "Tôi xin lỗi bạn, vì thấy viên ngọc của bạn đẹp nên tôi ăn cắp đem về cho mẹ tôi coi. Sau khi coi xong thì mẹ tôi bắt tôi phải đem trả lại cho bạn gấp." Sau khi được người bạn này trả lại viên ngọc, hai chị em tôi quá vui mừng và cám ơn ngừơi bạn này lia lịa, rồi cùng nhau bỏ chạy về nhà. Thời gian chị em tôi học ở trường tiểu học Cam Linh là năm 1969-1974. Các bạn thường gọi chị em tôi là: "Chị em sinh đôi" hay là: "Chị em con nhỏ có viên ngọc". Chị em tôi là hai con nhỏ hay vũ, đóng kịch và thường giả Hùng Cường và Mai Lệ Huyền để hát những bản nhạc tình ca của lính. Mỗi khi chị em tôi hát và nhảy thì làm cho thầy cô và các bạn cười lăn ra. Tôi là con nhỏ mỗi sáng thứ Hai, hay hát bài quốc ca chào cờở trên loa. Chị em tôi cũng là hai con nhỏ hay kêu các bạn ôm cặp táp dùm ,để chị em tôi phụđẩy xe xích lô ở trước cổng trường. Còn một chuyện này rất là khó quên, tôi bảo đảm thầy cô, các bạn và những người ở chung quanh trường sẽ không bao giờ quên. Đó là câu chuyện cái giếng nước ở bên cạnh trường và chuyện con nhỏ học trò bị té xuống giếng. Con nhỏ học trò đó là tôi!. Cái giếng nước này trước đó đã làm cho thầy cô và những người dân ở chung quanh lo lắng. Vì giếng nước này rất sâ! u và có nhiều nước, nhưng thành giếng thì lại quá thấp chỉ có một bi. Vì vậy dân cư và thầy cô ởđây cấm con nít và học sinh không được đến gần. Giờ tôi xin kể lại một chút để các bạn biết. Hômđó, chị tôi khát nước mà nước trong bình mang theo đã hết. Tôi dẫn chị tôi tới giếng, thấy chiếc gầu quá nặng và dây thừng quá lớn. Lúc đó tôi nghĩ thầm: mình bỏ chiếc gầu này xuống khi nước chảy vào đựơc một chút thì mình kéo lên sẽ không sao. Nhưng không ngờ cái gầu quá nặng,tôi mới vừa bỏ nó xuống thì nước đã vào đầy, tôi kéo lên không nổi. Chị tôi lúc đó phụ tôi kéo mãi nhưng cũng không lên. Sau đó, chị tôi buông tay ra khóc và năn nỉ tôi rằng: "Lan ơi! Mày buông ra đi, nếu không mày sẽ bị té xuống giếng đó!" Tôi nói: "Không được! Vì cái giếng này chỉ có một cái gầu này thôi, nếu tao buông ra thì cái gầu sẽ bị chìm." Chị tôi nói: "Bị chìm thì bỏ, còn hơn là mày bị té." Lúc đó, tôi thật là khờ dại không nghe lời của chị tôi khuyên, tôi cứ cố gắng kéo cái gầu đó lên, không ngờ cái gầu quá nặng nên kéo tôi rớt ngược xuống giếng. Chị tôi lúc đó hốt hoảng vừa khóc vừa chạy đi để kêu ngừơi cầu cứu. Còn tôi lúc đó ở dưới giếng thật là sợ lắm vì tối thui. Sau đó, thầy cô và hàng xóm họ chạy lại bao quanh miệng giếng và tìm cách để cứu tôi lên .Lúc đó , họ bỏ dây thừng xuống cho tôi nắm để kéo tôi lên. Nhưng ba lần, họ vừa kéo tôi tới được gần miệng giếng thì tay của tôi bịđuối sức nên rớt xuống trở lại. Cuối cùng, có một chú leo xuống khoảng mấy bi với dây thừng cột ngang lưng. Còn tôi thì ráng sức để n�! �m sợi ! dây thừng đó, vừa lên đựơc tới gần miệng giếng thì chú đó nắm chặt lấy tay của tôi để kéo tôi lên. Nhờ vậy mà tôi được cứu. Lên tới nơi quần áo của tôi rách tả tơi, máu me tùm lum. Vì dưới đáy giếng đó có nhiều cái gầu, cây và mũ sắt của lính, nên mỗi lần từ trên cao rớt xuống thì đều bịđập vào những thứ này. Sau lần đó, có nhiều bạn học ở trường chế giễu tôi là ngu, vì chiếc gầu mà để bị té xuống giếng. Lúc đó, tôi thật là buồn lắm, nhưng sau khi thành giếng được xây lại an toàn thì tôi không còn buồn nữa. Vì chuyện ngu khờ của tôi cũng có ý nghĩa. Kính thưa thầy cô và các bạn! Năm 75 gia đình tôi di tản vào Sài Gòn. Sau đó thì tôi qua Mỹ. Còn thầy cô và các bạn bây giờ vẫn còn ởđó hay mỗi người một nơi. Riêng tôi đã hơn 27 năm rồi lúc nào cũng mong có một ngày trở lại Cam Ranh, nhưng chờ mãi mà vẫn không có cơ hội. Tôi mong cuốn sách nhỏ này đến được tay thầy cô và các bạn để chúng ta cùng nhau di cư về Cõi Phật.
Phần Kết Luận
Kính th ưa quý bạn! Qua hai câu chuyện luân hồi của con gái và chị tôi, thêm vào chuyện chuột biết trả thù cho chúng ta thấy: con người vốn có chuyện luân hồi. Dù là các loại thú lớn, nhỏ chúng đều có linh tánh và Phật tánh. Vì vậy mà Phật nói: "Tất cả chúng sanh đều đồng một thể và tất cả chúng sanh là Phật sẽ thành." Chúng ta trong quá khứđã trải qua vô số hình dạng khác nhau. Chẳng qua khi đầu thai chúng ta bị trải qua giai đoạn biến hóa của thai sanh nên đã quên hết chuyện quá khứ. Chúng ta tới đây là để báo ơn và báo oán. Cũng như con tôi có duyên với tôi nên ba kiếp của nó đều có sự liên hệ với tôi. Trước kia, tôi không hiểu tại sao em tôi thành rắn? Sau này tôi mới hiểu, vì thần thức phút cuối rất là quan trọng. Lúc đó, em tôi hận là vì bị người ta chích thuốc cho chết. Rồi sau khi chết lại bị ba tôi vì lo giữ tai tiếng mà vô tình đối xử em tôi thậm tệ. Vì quá hận, nên thần thức dẫn em tôi đầu thai thành rắn. Hai chị em tôi nhờ trải qua nhiều thăng trầm đau khổ của thế gian nên được thức tỉnh. Thấy cuộc sống vô thường làm người quá đau khổ, vì vậy mà hai chị em tôi quyết tâm tu để thoát khỏi luân hồi.
L ời Phật dạy là vạn lần chân thật! Chị tôi may mắn còn được trở lại làm người. Trong bút ký, có biết bao nhiêu chuyện sau khi làm tiên bịđọa thẳng vào ba đường ác. Vì thấy sự tai hại này màĐấng Từ Phụ luôn luôn nhắc nhở chúng ta đừng chỉ lo tu phước mà phải lo tu giải thoát.
Chư Phật Gia Hộ
Kính th ưa quý bạn! Trong thời gian viết cuốn sách này, có nhiều sự nhiệm màu của Chư Phật gia hộ, vượt qua ngoài tưởng tượng của tôi. Thật ra cuốn sách này được hoàn thành không phải là thành quả của tôi mà hoàn toàn nhờ vào Chư Phật gia hộ (vì tôi chỉ học tới lớp 6
thì làm sao có thể viết văn. Nhưng nhờ niệm Phật và Chư Phật gia hộ
mà tôi mới có đủ khả năngđể hoàn thành được cuốn sách này.Đây là
s ự nhịêm màu của Phật pháp). Ởđây, tôi xin đưa ra một câu chuyện bằng chứng hy hữu mà Chư Phật đã gia hộ cho chị em tôi để quý bạn tin sự gia hộ là có thật. Trong thời gian viết cuốn sách này, có một điều tôi luôn luôn nuối tiếc đó là: câu chuyện luân hồi của chị tôi không có đủ bằng chứng. Có đôi lần tôi thầm than thở với mẹ Quán Âm rằng : "Mẹ Quán Âm ơi! Tại sao mẹ lấy viên ngọc lại sớm quá, nếu trễ một chút thì câu chuyện của chị con sẽđộđược nhiều người." Không ngờ những lời than thở trong tâm tôi đã được Chư Phật cảm ứng. Ngày 26 tháng 5 năm 2003, tôi gọi về Việt Nam, gặp đựơc chị Hai tôi nói: "Chị Hai ơi! Cuốn sách em viết xong và đã đưa cho nhà sách để in rồi, vài tuần nữa là có sách em sẽ gởi về cho gia đình đọc ". Lúc đó tôi chưa kịp nói xong thì chị tôi cắt ngang với giọng nói hấp tấp: "Không được! Không được! Em phải ngưng lại ngay!" Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao thì chị tôi nói với giọng mừng rỡ rằng : "Viên ngọc đã có bằng chứng rồi". Tôi hỏi: Bằng chứng gì thì chị tôi nói rằng : "Con Tuyết nó đã tìm được thầy Thích Giác Hạnh, là người cách đây 30 năm làm lễ quy y và đặt pháp danh cho hai đứa".Lúc đó tôi nghe qua nửa mừng, nửa nghi và nói: "Không phải là thầy đã vãng sanh rồi sao?". Chị tôi nói: "Không! không! thầy vẫn còn sống và trẻ lắm, không già như chị em mình nghĩ
đ âu." (Vì chị em tôi lâu nay cứ nghĩ rằng là thầy đã vãng sanh, vì lúc quy y chị em tôi còn quá nhỏ nên không nhớ thầy Trụ Trì là ai. Nên cứ nghĩ là thầy đã lớn tuổi lắm rồi, cộng thêm vào cách đây 30 năm thì làm gì thầy còn sống. Vì vậy mà chị em tôi không nghĩđến là
đ i tìm thầy). Lúc đó tôi vội hỏi chị tôi: "Vậy thầy năm nay khoảng bao nhiêu tuổi?" Chị tôi trả lời: "Thầy 58 tuổi". Khi nghe chị tôi trả lời như vậy thì tôi thất vọng và nói: "Không thể nào, chị Tuyết đã tìm lộn thầy rồi"! Chị tôi vội nói :"Không,không lúc thầy làm Trụ Trì ở chùa Từ Vân, tỉnh Cam Ranh, thầy chỉ mới có 27 tuổi".Lúc đó tôi không tin nên nói: "Mới 27 tuổi thì làm sao có thể làm Trụ Trì một ngôi chùa lớn như vậy?". Chị tôi nói: "Lúc đầu, tụi chị cũng nghĩ như em vậy đó , nhưng cho tới khi nghe thầy kể về câu chuyện cách đây 30 năm, mẹ dẫn 2 đứa em tới chùa quy y gặp thầy ra sao và đưa cho thầy coi viên ngọc như thế nào". Lúc đó, tụi chị mới tin thì ra chính là thầy.
Sau khi nghe ch ị tôi thuật lại câu chuyện thì tôi mừng và xúc động đến bật khóc. Chị tôi nói tiếp: "Em có biết không? Con Tuyết nó mừng tới khóc luôn, rồi sáng nay nó và em Dung đi ra ngoài Vũng Tàu để tìm thầy rồi." Sau cuộc nói chuyện với chị, lòng của tôi cứ lâng lâng một niềm hạnh phúc không thể tả. Lúc đó, trong tâm tôi chỉước mong sao gặp được thầy, cảm giác có thầy thật là ấm cúng! Thật thương cho tôi bao nhiêu năm cứ lủi thủi một mình tự tu và tự học. Rồi tôi thừơng tủi thân và tự hỏi: "Tại sao mình vẫn chưa có duyên gặp được thầy?" Giờ gặp lại thầy mới thấy mình ngu khờ, giống như câu chuyện trong bút ký nói về một gã ăn xin có viên ngọc quý cột trong chéo áo mà không biết. Xin quý bạn hãy đọc trang kế tiếp, đó là lá thơ tâm sự của thầy Giác Hạnh và chị Diệu Ngọc của tôi gởi đến cho quý bạn. Ngoài ra, còn có hình ảnh của Thầy, chị Diệu Ngọc và chữ ký thị thực chứng minh lần quy y của chúng tôi cách đây 30 năm.
Lá Thư Tâm Sự
(Di ệu Ngọc kính gởi) Nam Mô A Di Đà Phật Kính gởi các bạn hữu! Tôi tên là Đồng Thị Ánh Tuyết, pháp danh là Diệu
Ng ọc. Em tôi là DiệuÂmDiệu Ngộ chúng tôi là chị em song sanh. Nay nghe em tôi viết một cuốn sách "Kinh nghiệm niệm Phật và những chuyện luân hồi" trong đó có kể về câu chuyện luân hồi của tôi. Trong thời gian em tôi viết cuốn sách này, hai chị em tôi rất là buồn ,vì viên ngọc không có bằng chứng rõ ràng thì sẽ khó làm cho các bạn tin. Nhưng cuộc đời của tôi hầu như mọi chuyện đều do ơn trên xoay chuyển và xếp đặt. Chính tôi cũng không thể nào giải thích hay diễn đạt hết sự nhiệm màu mà bản thân tôi đã trải qua, vì ngôn ngữ không đủđể giải thích. Mà dù tôi có cố gắng đi chăng nữa thì cũng khó có ai tin và sẽ cho câu chuyện của tôi là hoang đường. Vì vậy ởđây, tôi chỉ xin chia sẻ với các bạn một chút về sự gia hộ nhiệm màu của Chư Phật mà thôi . Có một điều cho tới bây giờ tôi cũng không hiểu tôi có nhân duyên may mắn gì mà luôn luôn được mẹ Quán Âm thị hiện, che chở và gia hộ cho tôi những lúc khổđau hay tuyệt vọng. Cũng như câu chuyện hy hữu mới đây, tôi không ngờđã tìm lại được thầy tôi sau 30 năm xa cách, người thầy mà chị em tôi cứ ngỡ là đã vãng sanh lâu rồi, nhưng không ngờ thầy vẫn còn sống. Ởđây tôi xin gởi đến các bạn vài hàng tâm sự, về sự ngẫu nhiên nào mà tôi đã tìm lại được thầy của tôi. Khoảng một năm qua em tôi là DiệuÂmDiêuNgộ có giao cho tôi làm một chuyện phật sựđó là : ấn tống cuốn sách :"Niệm Phật lưu Xá Lợi" của bác cư sĩ Tịnh Hải để gởi đi khắp nơi. Vì vậy trong một năm qua tôi thường lui tới nhà sách đểđặt sách và lấy sách. Nhờ gởi kinh sách nên tôi có duyên quen biết với thầy Th! ích Thông Châu. Thầy cho tôi biết là thầy ở thiền viện Thường Chiếu ở Bà Rịa. Có một lần chị Hai tôi dọn nhà, soạn lại một số giấy tờ và những hình ảnh đẻ trả lại cho tôi, vô tình tôi gặp lại tờ giấy quy y năm xưa, tôi thấy tên thầy tôi là Thích Giác Hạnh. Lúc đó, trong tâm tôi chợt nghĩ: "có khi nào thầy tôi còn sống mà tôi không biết?". Sau đó có lần nói chuyện với em Thoa của tôi, tôi có hỏi: "Em hay đi chùa, vậy em có bao giờ nghe thầy nào tên là Thích Giác Hạnh không?" Em tôi trả lời rằng : "Có! Là ông thầy hay kể những chuyện lạ của thế kỷ 21 trong băng cassette mà em đã đưa cho chị nghe cáchđây mấy năm trước". Tôi hỏi tiếp ,vậy thầy đó đang ởđâu thì em tôi trả lời rằng là thầy đó đang ở Vũng Tàu, nhưng em không biết là thầy ở chùa nào." Lúc đó, tôi nghe qua trong tâm cứ nghĩ rằng là trùng tên thôi, phần gặp lúc đang có nhiều chuyện xảy ra trong gia đình nên tôi chưa nghĩđến chuyện đi tìm thầy.
Mãi đến ngày 16 tháng 5 năm 2003, tôi bị ngã bệnh và nhập viện hết 7 ngày. Trong lúc bị cơn bệnh hành hạ chán đời, bỗng nhiên tôi chợt nhớđến thầy của tôi và cảm giác là thầy tôi vẫn còn sống, rồi lòng tôi cứ nôn nóng mong ngày xuất viện. Sau khi xuất viện, tôi liền gọi cho thầy Thích Thông Châu, vì thầy cũng ở Bà Rịa, mong là thầy có thể giúp được tôi. Thật không ngoài ý nghĩ của tôi, thầy đã cho tôi sốđiện thoại của thầy Thích Giác Hạnh. Cầm sốđiện thoại của thầy trong tay mà lòng tôi phập phồng cảm xúc. Tôi ngập ngừng không dám gọi, nhưng sau khi suy nghĩ một hồi tôi đã không còn đắn đo và liền gọi đến chùa. Khi nghe tiếng của thầy, tôi không biết là phải bắt đầu từđâu.Lúc đó tôi chỉ xin thầy hoan hỷ nghe tôi kể về một câu chuyện cách đây 30 năm.Sau khi nghe tôi kể xong thì thầy tôi quá bất ngờ và không nhớđược câu chuyện của 2 chị em tôi. Đến khi tôi nhắc đến viên ngọc thì thầy liền nhớ lại và thầy liền kể cho tôi nghe về câu chuyện năm xưa mẹ tôi dẫn hai chị em tôi đến gặp thầy và đưa cho thầy coi viên ngọc như thế nào. Sau khi nghe thầy thuật lại câu chuyện, tôi mừng và xúc động đến rơi nước mắt, không thể nào diễn tả bằng lời. Gặp lại thầy như gặp lại người cha thứ hai cho tôi pháp danh là Diệu Ngọc. Sau cuộc nói chuyện với thầy, tôi cứ mong gặp được thầy để coi hình dáng của thầy bây giờ ra sao. Đến khi gặp được thầy, long của tôi cảm xúc vô bờ bến như gặp lại người cha bấy lâu xa cách.Lúc đó, tôi cảm thấy hạnh phúc, có niềm tin và tâm sự cho thầy tôi nghe những chuyện đã xảy ra trong cuộc đời tôi hết mấ! y mươi năm. Giờ tôi mới thấm nhuần được ý nghĩa câu: "Lá rụng về cội". Kính thưa các bạn hữu! Mọi chuyện đều do ơn trên gia hộ. Nếu như tôi không ngã bệnh thì tôi chưa gặp lại thầy tôi. Trong thời gian nằm bệnh viện, tôi bị chích hết mũi kim này đến mũi kim khác, thân thểđau đớn và tôi cảm thấy làm người quá đau khổ! Càng bịđau đớn, tôi lại càng mong sớm được vãng sanh đểđược giải thoát. Trong lúc đau khổ tận cùng, tự nhiên tôi ao ước mong được gặp lại thầy dù tôi không nhớ thầy là ai. Lúc đó, trong tôi như có một sự thúcđẩy vô hình nào đó, thật là khó giải thích, khiến cho tôi cứ nôn nóng muốn đi tìm thầy. Sau khi gặp được thầy tôi mới biết thì ra cơn bệnh
v ừa qua là do ơn trên đặt để, khiến cho tôi quyết tâm phải đi tìm thầy, để thầy làm chứng cho viên ngọc và câu chuyện luân hồi của tôi. Vì chỉ có thầy mới là người duy nhất có thể làm chứng cho câu chuyện này để tâm nguyện của em tôi được tròn! Ởđây, tôi xin thưa với các bạn hữu một điều đó là: Chư Phật và Chư Bồ Tát lúc nào cũng ở bên cạnh chúng ta, chỉ cần chúng ta niệm Phật và có lòng thành thì chúng ta sẽ cảm ứng được sự gia hộ của Chư Phật và Chư BồTát. Diệu Ngọc Kính bút.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Đ ây là hình Sư Phụ Thích Giác Hạnh và chị Diệu Ngọc của tôi
VÌ K Ỹ THUẬT WEB BỊ TRỤC TRẶC, CHÚNG TÔI SẼĐƯA TỜ QUY Y CỦA ĐỒNG THỊ KIM LAN LÊN TRONG NAY MAI.
Cảm tạ ân đức Sư Phụ
Thích Giác H ạnh Con là Diệu Ngộ (Diệu Âm) Nay con xin cúi đầu đãnh lễ cảm tạ ân đức của sư phụ đã cho con được tròn tâm nguyện và con cám ơn thầy đã đặt cho con pháp danh là Diệu Ngộ, nhờ nhân duyên này mà con mới được ngộđạo.
Đ ây là duyên phần thầy trò có sẵn nên 30 năm sau, khi con viết cuốn sách đầu tay, chính thầy lại là người chứng minh và dạy cho con sửa những điều sai. Con cám ơn thầy đã cho con một niềm hạnh phúc ấm áp. Con xin sư phụ hãy giữ gìn sức khỏe trên đường đi hoằng truyền Phật Pháp.
Con xin kính chào S ư Phụ Con Diệu Ngộ (Diệu Âm) Nam Mô A DiĐà Phật
Lời Thỉnh Cầu
Kính th ưa quý bạn đồng tu tại gia! Tôi biết quý bạn có rất nhiều người niệm Phật đã chứng được nhất tâm tam muội và cũng có rất nhiều người biết, thấy hoặc nghe những chuyện luân hồi của thế gian. Chẳng qua quý bạn không muốn nói ra, không muốn khoe cho người ta biết, vì sợ người đời chửi chúng ta là tu mà còn tánh khoe khoang, tự cao hay là tham danh, v.v. Vì xưa nay người đời thường nói: "thùng rỗng thì kêu to", kẻ không ra gì thì hay khoe khoang. Người tu chứng thật sự là những người ẩn danh im lặng, còn những kẻ tu giả mới phô trương. Lời nói của ông bà xưa nay rất đúng, nhưng chỉ đúng trên cái đối đãi của thế gian. Còn trên Phật pháp, tu hành độ chúng thì chúng ta phải đi ngược với sựđối đãi của thế gian. Chúng ta xưa nay chỉđưa ra kinh sách và thực hành cao siêu của Phật pháp mà không dám đưa ra bằng chứng nhiệm mầu của Phật pháp. Bằng chứng là quan trọng nhất vì bằng chứng là niềm tin, là hy vọng mà tất cả chúng ta ai cũng đều muốn thấy. Quý thầy trong chùa xưa nay không phát huy, lưu truyền mạnh mẽ những bằng chứng nhiệm màu của Phật pháp ra ngoài đại chúng là vì quý thầy có nỗi khổ tâm của quý thầy. Tại sao? Vì quý thầy Tăng Ni ở chùa có trách nhiệm phải dẫn dắt cảđại chúng. Chùa thì nhiều phái tông khác nhau, đại chúng Phật tử thì đông. Mỗi chùa, mỗi thầy đều có cái nhìn kinh nghiệm tu tập khác nhau. Nếu như quý thầy đưa ra sự tu hành chứng đắc của quý thầy thì sẽ khiến cho đại chúng bị rối loạn, phân tranh, ganh tị. Vô tình sẽ làm tổn hại đến Phật pháp, chùa và Tăng Ni . Vì vậy mà xưa nay, bằng chứng nhiệm mầu của Phật pháp! không được lưu rộng khắp nhân gian mà chỉ phát huy nhỏ hẹp trong phạm vi của chùa. Còn chúng ta tu tại gia thì khác, vì chúng ta không bị ràng buộc bởi một nhóm hay là đại chúng. Vả lại, lời nói bằng chứng của chúng ta sẽ có hiệu quảảnh hưởng lòng tin của đại chúng nhiều hơn. Tại sao? Vì quý thầy tu ở chùa là những bậc có thượng căn, chuyện chứng đắc của quý thầy là chuyện đương nhiên, không có gì là lạđối với đại chúng tại gia. Còn chúng ta tu tại gia mà được chứng đắc, điều này khiến cho tất cảđại chúng tại gia có đủ niềm tin, hy vọng để mà tu giải thoát. Đây là một cách độ người có hiệu quả nhất. Chỉ cần độđược chúng sanh, chúng ta ngại gì bị người ta chửi. Chúng ta khoe Phật pháp nhiệm mầu nào có khoe bản thân mà chúng ta phải sợ. Miệng của ta khoe, tâm của ta không động là đủ rồi. Ngoài việc chúng ta đi khuyên người niệm Phật, chúng ta phải mạnh dạn khoe sự an lạc nhiệm mầu mà bản thân tađã có được từ nơi Phật pháp. Chúng ta phải cho tất cảđại chúng biết rằng: "Phật pháp là vạn lần chân thật". Còn nếu chúng ta khuyên người niệm Phật mà không dámđưa ra bằng chứng nhiệm mầu của Phật pháp, vậy chúng ta làm sao xứng đáng với hai chữđại thừa? Ý nghĩa của hai chữđại thừa là đem giáo học và bằng chứng nhiệm mầu của Phật pháp lưu truyền khắp nhân gian. Kính thưa quý bạn! Trong tâm tôi có một thỉnh cầu và ước mong: trong chúng ta nếu có ai biết trước được ngày giờ ra đi vãng sanh thì nên mời đài truyền hình hay báo chí tới nhà quay từđầu cho tới cuối. Còn nếu chúng ta không biết rõ ngày giờ thì nên nhờ người quen tới! quay r�! �i đưa ra đại chúng. Cũng như câu chuyện niệm Phật vãng sanh của cụ bà Triệu Vinh Phương 94 tuổi ở Trung Hoa Lục Địa vãng sanh năm 1999. Cụđã để lại cuộn phim thâu tất cả bằng chứng khi cụ vãng sanh ra đi tự tại. Để lại nhiều xá lợi, có xá lợi: mình là mẹ Quán Âm, đầu là Phật A Di Đà và một đài sen. Đây là bằng chứng hùng hồn, nhiệm mầu của Phật pháp. Cụ bà tuy đã vãng sanh nhưng cuộn phim của cụ bà đã độ không biết bao nhiêu là chúng sanh. Chỉ có cách này là độ người nhanh nhất, chỉ có cách này mới xứng đáng với hai chữđại thừa và là chứng minh hùng hồn cho cả thế giới biết Phật pháp là vạn lần chân thật! Nếu chúng ta ai cũng đều làm như vậy thì tương lai địa ngục và ngạ quỷ sẽ không còn tiếng than khóc đau khổ của chúng sanh. Kính thưa quý bạn! Tôi là người không có học vấn cao. Về Phật pháp thì bản thân chỉ hiểu được chút ít, nhưng vì muốn giải tỏa tâm sự nên tôi đã cố gắng viết một chút kinh nghiệm hiểu biết nông cạn của mình hầu mong góp một chút sức mọn, để cùng nhau đẩy mạnh bánh xe Phật pháp ngày càng vững mạnh hơn.
Tôi bi ết quý bạn có rất nhiều người học cao, hiểu thông Phật pháp và niệm Phật đã được nhất tâm tam muội. Nếu chúng ta cùng nhau hợp sức mỗi người một ít thì bánh xe Phật pháp sẽđược vĩnh viễn trường tồn. Xin kính chào quý bạn Diệu Âm (Diệu Ngộ)
PHẦN NHẮC NHỞ TỔNG KẾT
1. Niệm Phật không gián đoạn nghĩa là chúng ta tự đặt ra thời khóa tu niệm mỗi ngày, ít hay nhiều tùy theo hoàn cảnh của chúng ta. Khi đặt ra rồi thì cứ theo vậy mà giữ công phu tu niệm cho tới ngày vãng sanh, như vậy gọi là không giánđoạn. Nếu chúng ta niệm một ngày rồi bỏ cả tháng thì gọi là bị gián đoạn. 2. Ý nghĩa buông xả là buông xả trên tâm không phải buông xả trách nhiệm. Nếu chúng ta buông xả trách nhiệm thì thế gian này sẽ trở thành địa ngục trần gian. Cho nên chúng ta cần phải hiểu rõ ý nghĩa buông xả, không những là buông xả hết pháp thế gian mà Phật pháp cũng phải buông xả. Buông xả pháp thế gian nghĩa là khi niệm Phật thì buông xả hết vọng tưởng tham, sân, si, mạn, nghi v.v. Buông xả Phật pháp nghĩa là khi làm công chuyện nếu cần đến suy nghĩ hay tập trung thì ta phải buông xả câu niệm Phật xuống 100/100, chỉ tập trung vào sự việc chúng ta đang làmđể công việc được hoàn thành viên mãn, đây mới gọi là tu tâm thanh tịnh. Tu tâm thanh tịnh không phải chỉ niệm Phật mỗi ngày là đủ, mà mỗi hành động của chúng ta đang làm hằng ngày đều là làm trong chánh định và buông xả . 3. Điều cấm kỵ lớn nhất của người tu hành là không nên khởi tâm mong cầu, vì còn mong cầu là còn tâm tham, còn tâm tham là còn chướng ngại. Chúng ta tu phải quyết tâm thành Phật, nhưng không nên khởi tâm mong cầu mau được nhất tâm. Vì nếu còn mong cầu thì chúng ta niệm tới chết cũng không được nhất tâm. Chúng ta cũng không nên mong cầu gặp được Phật hiện ra, nếu chúng ta khởi tâm tham hay mong cầu thì sẽ bị chúng ma mê hoặc ngay. Chúng ta hãy nhớ một điều: "Tâm ta ! là Phật, là pháp, là Tăng". Tâm ta đã có đầy đủ tất cả. Chúng ta phải biết quay vào tự tánh để tìm ông Phật trong ta, phải thấy được ông Phật của chính ta, đây mới là ông Phật thật! Khi thấy được ông Phật trong ta thì ta chính là Phật, vậy cần chi mong gặp Phật ở ngoài? Mục đích tu hành niệm Phật là để thoát khỏi luân hồi vãng sanh thành Phật, không phải mong cầu sự cảm ứng. 4. Người tu hành niệm Phật thì phải niệm bằng tâm không, nghĩa là không mong cầu bất cứđiều gì cho chính mình. Trong tâm chỉ có một niệm vì tất cả chúng sanh. Niệm cho chúng sanh tức là niệm cho chính ta, vì tất cả chúng sanh và ta là một, không hai. Nếu niệm Phật được cái tâm không như vậy thì chúng ta chắc chắn nhập vào được cảnh giới tam muội (Tam muội nghĩa là được
chánh định). Muốn vào được tam muội thì chúng ta phải buông xả tất cả, buông xả tất cả là có tất cả
(trong câu A Di Đà đã có đầy đủ mong cầu rồi).
5. Là Phật tử thì phải tin sâu lời Phật dạy là có nhân, quả, luân hồi. Nếu chúng ta không tin có nhân quả, luân hồi thì chúng ta làm sao có thể tin được niệm Phật sẽ thành Phật? Nếu không có nhân, quả, luân hồi thì làm sao có Phật, có chúng sanh? Nếu không có nhân, quả, luân hồi thì tạo hóa của vũ trụ này làm sao được tồn tại, có sanh, có diệt, có vĩnh cửu? Tại sao? Vì nhân, quả luân hồi là định luật công bằng tự nhiên của vũ trụ. Nhờ có nhân, quả, luân hồi mà chúng ta mới có cái quyền tự chủ lèo lái tâm linh và vận mạng của chính mình, mới có khả năng chuyển phàm thành thánh. Khi hiểu được đạo lý này, chúng ta sẽ cảm ơn luật nhân, quả, luân hồi, cũng như chúng ta cảm ơn một đất nước có luật pháp, công bằng và công lý. 6. Khoe Phật pháp là khoe sự lợi ích chân thật nhiệm màu từ nơi niệm Phật mà ta đã có được, chứng được trí tuệ, tâm linh, sức khỏe và cuộc sống an lạc v.v. Không phải khoe những điều mê tín dịđoan. Mong quý bạn đừng hiểu lầm ý nghĩ khoe khoang này. 7. Chúng ta đang tu pháp môn niệm A Di Đà là pháp môn cao siêu nhất của Phật. Chúng ta phải một lòng tin sâu và kiên định, dù cho Phật hay Bồ Tát có hiện ra dạy chúng ta tu hành hay khuyên dạy những điều gì khác thì chúng ta phải biết đó là chúng MA đang giở trò mê hoặc chúng ta. Tại sao? Thứ nhất, vì ba Đại Tạng Kinh của Đức Phật Thích Ca còn đang trụ tại thế. Thứ hai, là chúng ta đang tu pháp môn niệm Phật A Di Đà là đúng chánh pháp. Thứ ba, nếu là chư Phật hay chư Bồ Tát thì quý Ngài thị hiện xuống đây làm người để giáo hóa cho hết thảy chúng sanh. Chớ không c�! � lý do gì, quý Ngài thị hiện âm thầm dạy riêng cho một mình ta. Điều này chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác. Tóm lại, khi tu hành chúng ta không nên khởi tâm mong cầu, vi còn mong cầu là còn tâm tham, tâm tham là tự mở cửa mời chúng ma vào. Nếu tự chúng ta mời MA vào, thì chư Phật có muốn cứu cũng cứu không nổi.Điều này chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ. Vì thời nay là thời mạt pháp, chúng MA rất đông nên chúng ta phải bảo hộ tâm của mình mỗi giây mỗi phút để ông Phật trong ta được an toàn. 8. Môn tu niệm Phật là nhiếp hết tất cả môn, tông, phái, nên khi chúng ta đi, đứng, nằm, ngồi hay lạy Phật đều là an trú trong chánh niệm, thiền định và tập trung. Nếu quý bạn không thể niệm thầm trong tâm thì quý bạn có thể lằn chuỗi, đếm số, đi kinh hành hay là lạy Phật thì dễ diệt được vọng tưởng hơn. Điều quan trọng không phải là niệm cách nào hoặc niệm nhiều hay ít mà điều quan trọng là niệm sâu hay cạn. Niệm sâu nghĩa là dùng chơn tâm để niệm, không phải chỉ niệm bằng miệng. Nếu muốn được nhất tâm, thì phải buông xả hết phân biệt chấp trước. Hết chấp trước thì ta là Phật, còn chấp trước thì ta là phàm phu. Tóm lại, Phật hay phàm chỉ cách nhau một niệm chấp trước mà thôi.
Tin Giờ Chót
Nh ờ nhân duyên đưa đẩy, tôi quen biết được một người bạn đồng tu mới qua một người quen giới thiệu. Chị pháp danh là Diệu Thanh ở San Francisco, ít đi chùa vì cuộc sống bận rộn. Chị chuyên tâm niệm Phật đã nhiều năm và chịđã chứng được nhất tâm tam muội nhưng chính chị không biết là chịđã chứng được nhất tâm tam muội. Chị chỉ biết là chịđã chứng được điều gì đó. Đến khi tôi hỏi vào chi tiết, thì ra chịđã chứng được giống như tôi và còn cao hơn nhiều. Còn một chuyện lạ nữa là chị có mẹ già và một số anh chị em còn ở Việt Nam. Gia đình chị ai nấy cũng đều niệm Phật. Mẹ chị pháp danh là Diệu Nhan. Khoảng nửa năm nay trong nhà mẹ chị thường phát ra một mùi thơm lạ từ bàn thờ rồi lan rộng ra khắp cả nhà. Chị Diệu Thanh có một người em gái cũng ở chung với mẹ. Em chị pháp danh là Diệu Phượng, cô là giáo sư dạy đại học. Có một lần bàn tay trái của chị có mùi thơm lạ kéo dài đến 5 ngày, ai cũng tưởng là chị xức dầu thơm. Điều lạ là bàn tay cầm phấn viết thì không thơm, còn bàn tay chùi bảng thì lại thơm. Mới đây, chị dẫn con qua Úc để thăm chồng. Trong lúc chị và con niệm Phật thì mùi thơm lại thoảng ra thơm cả nhà, nhưng mùi thơm chỉ thoảng qua không nhiều như là ở
Việt Nam (Tôi đã gọi qua Úc và được nói chuyện với chị Diệu
Phượng).
Ngày u biết chị Diệu Thanh thì cũng là ngày chị thu xếp để về Việt Nam gấp. Vì cáchđây 2 tháng, chị nằm mơ thấy chị mang hành trang dẫn mẹ chịđến sân bay đăng ký đểđi về Tây Phương Cực Lạc. Sau giấc mơđó chị biết mẹ chị sắp được vãng sanh. Mới đây nghe mẹ chị bắt đầu yếu dần, chị vội thu xếp công chuyện đi về Việt Nam gấp để giúp mẹ chị niệm Phật nhiều hơn và chuyến đi này chị rất mong mỏi độđược ba chồng của chị nay đã ngoài 90 nhưng không chịu niệm Phật. Điều này làm cho chị lo lắng và rất buồn. Vì thời gian có hạn, tôi không thể nào viết hết câu chuyện của chị Diệu Thanh và gia đình chị. Nhưng chị Diệu Thanh và chị Diệu Phượng đã hứa sau khi lo cho mẹ xong, hai chị sẽ viết hết câu chuyện đểđưa ra đại chúng, hầu mong đại chúng thấy được những sự nhiệm màu mà tin Phật niệm Phật. Câu chuyện này sẽ được bác Tịnh Hải thu thập và viết vào cuốn sách sắp ra của bác. Xin quý bạn hãy đón đọc những câu chuyện hy hữu này. Kính thưa quý bạn! Tôi biết quý bạn có rất nhiều người niệm Phật đã chứng được nhất tâm tam muội và thấy được nhiều sự nhiệm màu của Phật pháp, tại vì chúng ta ngại nên không dám nói ra. Cũng như câu chuyện của chị Diệu Thanh và gia đình của chị. Khi nghe tôi khuyên nên đem câu chuyện chị và gia đình đưa ra đại chúng, hai chị nói: sợ người ta không tin và sẽ cho là hai chị khoe khoang, nói chuyện hoang đường, tự cao tựđại. Cũng vì những ý nghĩ này mà chúng ta xưa nay không dám đưa bằng chứng nhiệm màu của Phật pháp ra ngoài đại chúng. Chúng ta đâu có khoe bản thân đâu mà chúng ta phải sợ. Chúng ta ch�! � khoe Phật pháp cao siêu nhiệm màu mà thôi. Tại sao? Vì dù chúng ta có chứng được nhất tâm tam muội hay là cao hơn đi nữa thì cũng không phải là chúng ta hay, mà là câu Phật hiệu A Di Đà hay và cao siêu nhiệm màu. Chỉ cần chúng ta phát tâm niệm Phật thì tất cả chúng ta đều hưởng được sự nhiệm màu của Phật pháp. Vì vậy mà Phật nói: "tất cả chúng sanh đều đồng một thể và tất cả chúng sanh là Phật sẽ thành". Vì đối đãi của thế gian nên tôi dùng chữ Khoe Khoang, thật ra đây không phải là khoe mà là nói nên sự thật. Nhưng khổ một điều là chúng ta nói thật thì thiên hạ cho chúng ta là khoe khoang. Vì vậy mà chúng ta hãy can đảm đứng ra nhận chữ Khoe Khoang này.
Khoe khoang
Khoe khoang m ới xứng đại thừa
Khoe khoang m ới độđược nhiều chúng sanh Khoe khoang tâm giữ tịnh thanh Khoe khoang như vậy mới là từ bi.
Đúng Hay Sai?
Kính th ưa quý bạn! Xưa nay chúng ta thường nghĩ: một người chứng đắc sẽ không bao giờ khoe lên sự chứng đắc của mình. Vì người chứng đắc phải đạt đến cảnh giới Không, nếu là không thì không có gì để khoe. Nếu khoe là không có chứng và người khoe sẽ phạm vào cái sai rất lớn ở trong nhà Phật. Ý nghĩ này của chúng ta xưa nay rất đúng, nhưng chỉ đúng trên cái đối đãi của thế gian và đúng trên các môn tu khác. Còn trên môn tu tịnh độ thì ý nghĩ này không hợp lý. Tại sao? Vì môn tu Tịnh Độ là môn tu có nhị lực, nghĩa là sự tu hành của chúng ta phải nhờ vào tha lực của chư Phật xoay chuyển (Tha lực nghĩa là Phật Lực,
Pháp Lực và Tâm Lực). Nếu không có tha lực của chư Phật thì người tu tịnh độ sẽ không bao giờđược chứng đắc. Còn người tu thiền không nhờ vào tha lực của chư Phật, chỉ nhờ vào tự lực của chính mình. Nên người tu thiền càng cao thì càng thấy cái không (nghĩa là không thấy
cái có của tha lực) Còn người tu tịnh độ càng cao thì càng thấy cái có. Cái có đó là tha lực của chư Phật gia trì là hiện hữu và một niệm tam muội A Di Đà là bất diệt. Nếu là hiện hữu, là bất diệt thì người chứng đắc làm sao có thể thấy cái Không? Mà phải thấy cái có, cái có đó là: chúng ta sẽ thành Phật. Người tu tịnh độ khi được nhất tâm sẽ thấy cái không, cái không đó là "cái ta" (cái ta giả) không còn hiện hữu, nên sự chứng đắc của chúng ta không phải là thành quả của chúng ta mà là thành quả của Đấng Từ Phụ A Di Đà. Nếu là thành quả của Ngài thì sự khoe khoang của chúng t! a không có gì là sai, mà phải nói là đúng! Vì đây là bằng chứng nhiệm màu của Phật pháp. Là chứng minh lời Phật dạy vạn lần chân thật. Là chứng minh cho sáu ngã, mười phương chúng sanh mọi loài và cả thế giới biết rằng: "oai lực cứu chúng sanh của Phật A Di Đà là cao siêu bất khả tư nghị". Xin quý bạn đừng vội phán đoán sự chứng tam muội của tôi đúng, sai, có hoặc không. Vì thời gian sẽ trả lời tất cả, chỉ cần quý bạn quyết tâm niệm Phật để thành Phật. Khi được nhất tâm thì mọi thắc mắc trong tâm bạn sẽđược thông. Tam muội không có hình tướng, đã không có hình tướng thì quý bạn đi tìm hiểu, thắc mắc làm gì? Chỉ tạo thêm chướng ngại cho chính mình. Người niệm Phật khi được nhất tâm tam muội là đoạn được kiến tư phiền não, nghĩa là không còn tham đắm vật chất, luyến ái, danh vọng của thế gian được tâm thanh tịnh, không phải được thần thông biến hóa của A LA HÁN. Xin quý bạn chớ có hiểu lầm. Người chứng tam muội có cao thấp khác nhau, cũng như có người đã đoạn được tham đắm vật chất, luyến ái, nhưng chưa đoạn được hư danh. (Tôi chỉ chứng được phẩm
tam muội thấp nhất)
Ng ười có tâm thanh tịnh không có nghĩa là người đó phải đi đứng khoan thai hay phải nói năng nhỏ nhẹ. Nếu hiểu như vậy thì chúng ta đã bị rơi vào chấp tướng, vì mỗi người đều có trách nhiệm, hoàn cảnh và sinh hoạt khác nhau. Người có tâm thanh tịnh là mỗi câu họ nói vì chúng sanh mà thuyết. Mỗi hành động họ làm vì chúng sanh mà chịu khổ. Đây mới là tâm thanh tịnh. Xin các bạn chớ có lẫn lộn. Kính thưa quý bạn! Tôi viết thêm bài này là để giải tỏa những thắc mắc đúng, sai trong tâm của quý bạn. Còn riêng tôi, từ ngày đặt bút viết cuốn sách này để nói lên sự chứng nghiệm của mình, tôi đã chấp nhận mọi hậu quả. Nên sựđúng hay sai, đối với tôi không còn quan trọng. Điều quan trọng đối với tôi là: làm sao khiến 10 phương thế giới chúng sanh tin lời Phật dạy, phát tâm niệm Phật để thành Phật, chỉ cần các bạn chịu niệm Phật thì dù hành động khoe của tôi có bị sai, bị đọa địa ngục hay hồn phách bị tiêu tan thì có đáng gì.
Nam Mô A Mi Đà Phật
Kính th ưa quý vị! Từđầu đến cuối cuốn sách này tôi dùng chữ bạn để tâm sự với quý vị, mong quý vịđừng hiểu lầm cho rằng là tôi mất lễ phép. Chữ bạn ởđây là cách xưng hô ở trong nhà Phật, không phải cách xưng hô đối đãi của thế gian vì trong nhà Phật tất cả chúng sanh đều bình đẳng. Khi chúng ta phát tâm niệm Phật thì tất cả chúng ta đều là đệ tử của Phật A Di Đà. Đã là đệ tử của Phật thì tất cả chúng ta là bạn đồng tu, đồng hành. Dù là đứa bé ba tuổi cũng là bạn của chúng ta. Không những là đứa bé ba tuổi mà luôn cả những con vật nhỏ như vi khuẩn cũng là bạn của chúng ta. Tuy bây giờ chúng chưa phải nhưng tương lai chúng sẽ. Vì vậy mà Phật nói: "Tất cả chúng sanh đều đồng một thể và tất cả chúng sanh là Phật sẽ thành (chúng sanh
bao gồm luôn cả vi khuẩn.)"
L t
Lời chân thật
m. Ngày nào
ng
m Phậ t
(t ưng vang rộ
kh
tôi cũng nghe được cả trời niệ
không)
i tôi trình bày về s chm Phật
và nhữ ng l ờ ứng
là ti ếng niệm từ tâm phát ra nh ư ng vang r ộng cả hư
nghiệm là chân thật. Nếu như tôi bịa đặt, xin cho tôi
không)
và những lời tôi trình bày về sự bịđọa địa ngục vĩnh vi ễn không đượ c siêu thoát hay chứng nghiệm là chân thật. Nếu như tôi bịa đặt, xin cho tôi bịđọa địa ngục vĩnh vi ễ n không Mong quý bạn hãy tin sâu niệ m Phật được siêu thoát hay hồn phách Nam Mô A MI ĐÀ Phật bị tiêu tan.
Tôi nguyện thề cho tớ i khi nào không còn một chúng sanh thì
mới h
Mong quý bạn hãy tin sâu niệm Phật
n lần
chân thật, không phải thềđể quý b ạ n tin tôi chứng được nhất
Nam Mô A Di Đà Phật
tâm tam muội.
(Tôi thềđể chứng minh lời Phật dạy là vạn lần chân thật, không
phải thềđể quý bạn tin tôi chứng được nhứt tâm tam muội)
Hồi Hướng
Nguy ện đem công đức này Hồi hướng cho tất cả chúng sanh Trong ba đường ác Và những vong hồn vất vưởng đó đây, Được thức tỉnh hồi đầu niệm Phật. Để Phật đến nơi tiếp dẫn sanh về cõi Phật. Nam Mô A Di Đà Phật.
Cảm ơn cư sĩ Minh Trí đã giúp cho chúng tôi hoàn thành được cuốn sách này. Cảm ơn hai cháu Nguyễn Hoàng Tuấn và Nguyễn Ngọc Thảo đã phụ trách phần đánh máy và điều chỉnh lỗi chính tả. Hoàn thành ngày 01 tháng 07 năm 2003 DiệuÂmDiệuNgộ
Sách này chúng tôi không giữ bản quyền, nên quý bạn có thểấn tống hay phát hành (Xin đừng tự ý sửa đổi nội dung).
Cùng nhau dán hiệu Mi Đà Lên khung cửa kiếng để mà độ tha Một câu Phật hiệu Mi Đà Hơn xây bảy nấc chùa đà bạn ơi
Liên Lạc
KÍNH TH ƯA QUÝ ĐẠO HỮU! MỌI THẮC MẮC, THƯ TỪ XIN QUÝ ĐẠO HỮU LIÊN LẠC VỀ NHỮNG ĐỊA CHỈỞ DƯỚI ĐÂY.
Việt Nam
Di ệu Ngọc hoặc Diệu Khai 34, Đường 42 Phường 4, Quận 4 T P Sài Gòn, Việt Nam Điện Thoại: 9-411-407 / 098-999-0509
www.dieuamdieungo.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét